Monday, July 10, 2017

 



Tượng Đài "Thương Tiếc"




Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sài Gòn--Biên Hòa và lối vào Thủ Đức, mọi người có thể nhìn thấy. Ngay từ lối vào, sừng sững bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garand M1 để trên đùi. Đó là tác phẩm điêu khắc "THƯƠNG TIẾC” của Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu.

Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, cấp bậc Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người lãnh trách nhiệm thực hiện tượng đài kỷ niệm “THƯƠNG TIẾC” cho Nghĩa Trang Quân Đội. Mới đầu nghệ Sĩ Thu tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những “mẫu” Tượng Đài nhưng vẫn chưa hài lòng tác phẩm nào cả.

Tình cờ một hôm, Đại Úy Thu đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn III Nhảy Dù. (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thu cư ngụ trong doanh trại ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (Sau này là Bệnh Viện Vì Dân). Nhưng trước khi vô nhà bạn, Thu ghé vào quán giải khát trước cổng, Lúc vào quán Đại Úy Thu chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu La De (bia). Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhau. Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù vẫn không quên cụng ly bia đối diện và nói:

- Uống đi mày, uống đi mày…

Tiếng cụng ly, lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh ta. Thoạt đầu, Đại Úy Thu nghĩ là anh này đã say nên không kềm chế được hành động, nhưng nhìn xung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẽ họ đã hiểu tâm sự của anh.

Anh Hạ Sĩ lại tiếp tục, tay cụng ly, miệng nói:

- Uống đi mày…

Ông Thu hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ Sĩ điềm tĩnh trả lời:

- Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngày. Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn III. Nay… người bạn thân đã chết ở trận địa…

Nói tới đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngào. Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly, cụng vào ly bên kia và miệng lại nói:

- Uống đi mày… Có Đại Úy đang uống với tao đây.

Sau đó anh nói tiếp:

- Từ ngày bạn tôi mất tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó?

Người Hạ Sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho Nghệ Sĩ Thu một xúc động tràn ngập, vô bờ. Từ giao cảm thiên thu đó, nhà điêu khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm người mẫu để ông hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm. Bức tượng “THƯƠNG TIẾC” được hoàn thành đầu tiên bằng xi-măng.

Sau đó, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyết liệt ở Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế giới với người bạn cố tri ngày nào. Anh Hạ Sĩ sầu vời vợi vĩnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng ta.

Nguồn

 



Anh Đã Ngủ Yên Trên Quê Hương

Sáng tác: Trần Duy Đức

Ngoài trời vẫn còn mưa,
Người nằm dưới mộ sâu,
Ôi thiên thu phôi phai hình hài,
Hỡi người ơi tủi lòng,
Hỡi người ơi tủi lòng...
Bao năm tháng cô đơn nằm đây,
Bên bia xanh ai qua từng ngày,
Cơn mưa xuống nuôi xanh cỏ hoang,
Trên quê hương xương khô mộ gầy.
Đã ngủ yên một ngày,
Anh đã ngủ yên một đời.

Ngoài trời vẫn còn mưa,
Người nằm Dưới mộ sâu,
Trong âm u thương thay phận người,
Hỡi người ơi tủi lòng,
Hỡi người ơi tủi lòng...
Anh có biết quê hương giờ đây,
Đang điêu linh tang thương từng ngày.
Anh có biết anh em giờ đây,
Đang lao lưng mang thân tù đầy.
Sống lầm than nhọc nhằn,
Ôi sống lầm than nhọc nhằn.

Ngoài trời mưa chưa kịp tạnh,
Người nằm im trong huyệt lạnh,
Buổi chiều mưa chưa kịp tạnh,
Lòng nào chưa nguôi hờn căm?
Lạy trời cho mưa kịp tạnh,
Để người vơi cơn hận sầu,
Nguôi ngoai hận sầu.

Ngoài trời vẫn còn mưa,
Người nằm vẫn nằm đây,
Nơi hoang vu u linh nghẹn ngào,
Hỡi người ơi tủi lòng,
Hỡi người ơi tủi lòng.
Tôi đã khóc cho anh chiều nay,
Trong cơn mưa, mưa rơi lạnh đầy,
Ai sẽ khóc cho anh ngày mai?
Dâng hai tay tôi xin nguyện cầu,
Dẫu niềm tin phụ người...
Ôi dẫu niềm tin phụ người.


 



Nguồn: Tượng Đài "Thương Tiếc

https://caybut2.blogspot.com/2015/06/tuong-ai-thuong-tiec.html

Đọc thêm: Tiếc Thương

http://caybut2.blogspot.com/2016/04/tiec-thuong.html

https://caybut2.blogspot.com/2016/12/buc-tuong-thuong-tiec.html

 

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BỨC TƯỢNG “THƯƠNG TIẾC”

 

 photo tthng_zpsmfhffjui.jpg

 





NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ
BỨC TƯỢNG “THƯƠNG TIẾC”


Những câu chuyện này đã được nhiều người chính mắt thấy tai nghe kể lại, chung qui đều là những chuyện “huyền bí” nói về một linh hồn uẩn ức trong cái pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là truyện giải trí, bịa đặt, hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói: “Một bức tượng vô tri vô giác thì làm gì có linh hồn, sự uẩn ức nào chứ?”.

Vâng! Ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của họ, chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng, nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tổ quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương.

Kiệt tác trở thành một thực thể có sinh khí, tượng “Thương Tiếc” đã hóa thành thần linh chăng?

Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức của người lính chiến đã bị bức tử một cách vô tình, hay là sự uẩn ức của người dân miền Nam Việt Nam bị mất nước vào tay Việt cộng. Với bất cứ lý do nào đó, tượng anh lính chiến với đề tài “Thương Tiếc”, có nét mặt trầm buồn ưu tư sâu thẳm, mà lại có vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã gây cảm xúc sâu đậm lòng người. Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy những thổn thức tâm can của những con người tiếc nuối, mong chờ... Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như kiệt tác tạo nên ở nơi chúng ta qua sự giao cảm của tâm hồn đồng tình với sự thưởng lãm nghệ thuật; lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng “Tiếc Thương” đã hóa thành thần linh chăng?

Sau đó, biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là:

**** Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.

**** Một việc khác xảy ra ở Biên Hòa.
Số là vào buổi sáng kia một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…

**** Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là thường. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống anh lính ở tượng đài Thương Tiếc đến như thế?

Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lại. Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài THƯƠNG TIẾC, cụ cho rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hãy còn dính đầy đôi giầy trận.

Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một đi xem rồi về -- một đồn mười, đồn trăm… lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa, họ đổ nhau đi coi tượng đài THƯƠNG TIẾC làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng Nghĩa Trang.

**** Nào là những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng Nghĩa Trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt bức tượng THƯƠNG TIẾC đi lại trên Xa Lộ!

Truyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Đội.

**** Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Úy Thường Vụ, Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghe. Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:

Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm sau. Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng điệu cố hữu của một “Thượng Sĩ” Đại Đội:

– Ê mày! Mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơi.

Nói xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc chung sự. Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài một giờ chiều. Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm quá thức khuya. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm, nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:

– Ai phá nhà tao đó?

Tiếng gõ cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậy. Khi mở cửa, tôi bật ngữa, thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đứng chình ình trước cửa nhà tôi và nói:

– Chuẩn Úy Thường Vụ bê bối quá, kêu 2 giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ. Tôi nhậu với ai?

Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoài. Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, dần dần tiếng chân xa đi rồi im bặt.

**** Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hòa kể trường hợp ông gặp tượng “THƯƠNG TIẾC” ngồi sau xe Jeep của ông:

Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào cho họ đỡ mỏi chân.
Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe lại đón một Hạ Sĩ xin quá giang.

BỨC TƯỢNG “THƯƠNG TIẾC”

Khi anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm một tí nào… Tôi quay lại sau, định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức tượng “THƯƠNG TIẾC” đang ngồi phía sau. Tôi chưa phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:

– Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi…

Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng phía sau cũng biến mất.”

**** Vị Thiếu Tá còn kể một chuyện khác:

Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, quá quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay trở lại xem hình dáng người tán tỉnh mình ở sau lưng ra sao. Cô nghe tiếng người lính hỏi:

– Cô có biết tôi là ai không?

Cô gái không ngó lại, vẫn cắm cúi làm việc và trả lời:

– Ông là ai, kệ ông chứ, mắc mớ gì tôi…

Bỗng một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phía sau cô gái và nghe những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thì ôi thôi! Nguyên bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt cô, cô la hoảng, chạy vào khu làm việc. Kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ việc ngay ngày hôm đó…

Chú thích: Đó là những mẫu chuyện mà tôi đã nghe về bức tượng “Thương Tiếc” ở nghĩa trang quân đội, xin chia sẻ cùng các bạn. Tôi xin cảm ơn chú ruột tôi, Chi Lan, đang cộng tác cho tờ báo Viettime Bách Khoa, đã cung cấp cho tôi tài liệu cho những câu chuyện này.

Mac Nhien

 

Nhạc - bức tượng Tiếc Thương

 







Viên đạn ai thù oán,

Bắn nát pho tượng này.

Để giờ lật trang sử,

Run mười đầu ngón tay,

Run mười đầu ngón tay...










































Tiếc Thương

Nhạc: Anh Bằng
Thơ: Cao Tần


Không nhận ra người nữa,
Đầu người vỡ tan rồi.
Toàn thân đầy vết đạn,
Ôi tượng hình tả tơi!

Súng trận không còn đó,
Nón sắt vương nơi nào?
Bệ ngồi trơ sương gió...
Người ơi người về đâu?

Tôi vịn vào pho tượng,
Tượng trách non sông mình,
Rằng sao tàn lửa khói,
Hận thù vẫn sục sôi?






Linh hồn tôi rơi lệ,
Chạnh nhớ xưa nơi này,
Bao người vì quê hương,
Chết trong mộ tiếc thương.

Viên đạn ai thù oán,
Bắn nát pho tượng này.
Để giờ lật trang sử,
Run mười đầu ngón tay,
Run mười đầu ngón tay.

Viên đạn ai thù oán,
Bắn nát pho tượng này.
Để giờ lật trang sử,
Run mười đầu ngón tay...



 

 

 

 photo Tiic Thng_.jpg

Đi qua chốn cũ anh ngồi,
Còn đâu thấy nữa dáng người năm xưa.
Chiến tranh, dâu bể, nắng mưa,
Bụi thời gian đã phủ mờ rêu xanh,
Chừng trông vẫn tựa bóng anh,
Trong tâm ai đó còn dành "tiếc thương".

Đỗ Hoàng Ý

 

 

 

 photo tucc9bocc9bcca3ng-tt-trong-hoacc80ng-hocc82n.png

Đọc thêm: Tượng Đài Thương Tiếc
http://caybut2.blogspot.com/2015/06/tuong-ai-thuong-tiec.html

 

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BỨC TƯỢNG “THƯƠNG TIẾC”

 

 photo tthng_zpsmfhffjui.jpg

 





NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ
BỨC TƯỢNG “THƯƠNG TIẾC”


Những câu chuyện này đã được nhiều người chính mắt thấy tai nghe kể lại, chung qui đều là những chuyện “huyền bí” nói về một linh hồn uẩn ức trong cái pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là truyện giải trí, bịa đặt, hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói: “Một bức tượng vô tri vô giác thì làm gì có linh hồn, sự uẩn ức nào chứ?”.

Vâng! Ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của họ, chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng, nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tổ quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương.

Kiệt tác trở thành một thực thể có sinh khí, tượng “Thương Tiếc” đã hóa thành thần linh chăng?

Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức của người lính chiến đã bị bức tử một cách vô tình, hay là sự uẩn ức của người dân miền Nam Việt Nam bị mất nước vào tay Việt cộng. Với bất cứ lý do nào đó, tượng anh lính chiến với đề tài “Thương Tiếc”, có nét mặt trầm buồn ưu tư sâu thẳm, mà lại có vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã gây cảm xúc sâu đậm lòng người. Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy những thổn thức tâm can của những con người tiếc nuối, mong chờ... Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như kiệt tác tạo nên ở nơi chúng ta qua sự giao cảm của tâm hồn đồng tình với sự thưởng lãm nghệ thuật; lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng “Tiếc Thương” đã hóa thành thần linh chăng?

Sau đó, biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là:

**** Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.

**** Một việc khác xảy ra ở Biên Hòa.
Số là vào buổi sáng kia một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…

**** Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là thường. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống anh lính ở tượng đài Thương Tiếc đến như thế?

Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lại. Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài THƯƠNG TIẾC, cụ cho rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hãy còn dính đầy đôi giầy trận.

Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một đi xem rồi về -- một đồn mười, đồn trăm… lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa, họ đổ nhau đi coi tượng đài THƯƠNG TIẾC làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng Nghĩa Trang.

**** Nào là những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng Nghĩa Trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt bức tượng THƯƠNG TIẾC đi lại trên Xa Lộ!

Truyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Đội.

**** Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Úy Thường Vụ, Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghe. Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:

Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm sau. Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng điệu cố hữu của một “Thượng Sĩ” Đại Đội:

– Ê mày! Mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơi.

Nói xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc chung sự. Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài một giờ chiều. Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm quá thức khuya. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm, nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:

– Ai phá nhà tao đó?

Tiếng gõ cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậy. Khi mở cửa, tôi bật ngữa, thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đứng chình ình trước cửa nhà tôi và nói:

– Chuẩn Úy Thường Vụ bê bối quá, kêu 2 giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ. Tôi nhậu với ai?

Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoài. Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, dần dần tiếng chân xa đi rồi im bặt.

**** Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hòa kể trường hợp ông gặp tượng “THƯƠNG TIẾC” ngồi sau xe Jeep của ông:

Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào cho họ đỡ mỏi chân.
Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe lại đón một Hạ Sĩ xin quá giang.

BỨC TƯỢNG “THƯƠNG TIẾC”

Khi anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm một tí nào… Tôi quay lại sau, định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức tượng “THƯƠNG TIẾC” đang ngồi phía sau. Tôi chưa phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:

– Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi…

Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng phía sau cũng biến mất.”

**** Vị Thiếu Tá còn kể một chuyện khác:

Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, quá quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay trở lại xem hình dáng người tán tỉnh mình ở sau lưng ra sao. Cô nghe tiếng người lính hỏi:

– Cô có biết tôi là ai không?

Cô gái không ngó lại, vẫn cắm cúi làm việc và trả lời:

– Ông là ai, kệ ông chứ, mắc mớ gì tôi…

Bỗng một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phía sau cô gái và nghe những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thì ôi thôi! Nguyên bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt cô, cô la hoảng, chạy vào khu làm việc. Kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ việc ngay ngày hôm đó…

Chú thích: Đó là những mẫu chuyện mà tôi đã nghe về bức tượng “Thương Tiếc” ở nghĩa trang quân đội, xin chia sẻ cùng các bạn. Tôi xin cảm ơn chú ruột tôi, Chi Lan, đang cộng tác cho tờ báo Viettime Bách Khoa, đã cung cấp cho tôi tài liệu cho những câu chuyện này.

Mac Nhien

 

Nhạc - bức tượng Tiếc Thương

 







Viên đạn ai thù oán,

Bắn nát pho tượng này.

Để giờ lật trang sử,

Run mười đầu ngón tay,

Run mười đầu ngón tay...










































Tiếc Thương

Nhạc: Anh Bằng
Thơ: Cao Tần


Không nhận ra người nữa,
Đầu người vỡ tan rồi.
Toàn thân đầy vết đạn,
Ôi tượng hình tả tơi!

Súng trận không còn đó,
Nón sắt vương nơi nào?
Bệ ngồi trơ sương gió...
Người ơi người về đâu?

Tôi vịn vào pho tượng,
Tượng trách non sông mình,
Rằng sao tàn lửa khói,
Hận thù vẫn sục sôi?






Linh hồn tôi rơi lệ,
Chạnh nhớ xưa nơi này,
Bao người vì quê hương,
Chết trong mộ tiếc thương.

Viên đạn ai thù oán,
Bắn nát pho tượng này.
Để giờ lật trang sử,
Run mười đầu ngón tay,
Run mười đầu ngón tay.

Viên đạn ai thù oán,
Bắn nát pho tượng này.
Để giờ lật trang sử,
Run mười đầu ngón tay...



 

 

 

 photo Tiic Thng_.jpg

Đi qua chốn cũ anh ngồi,
Còn đâu thấy nữa dáng người năm xưa.
Chiến tranh, dâu bể, nắng mưa,
Bụi thời gian đã phủ mờ rêu xanh,
Chừng trông vẫn tựa bóng anh,
Trong tâm ai đó còn dành "tiếc thương".

Đỗ Hoàng Ý

 

 

 

 photo tucc9bocc9bcca3ng-tt-trong-hoacc80ng-hocc82n.png

Đọc thêm: Tượng Đài Thương Tiếc
http://caybut2.blogspot.com/2015/06/tuong-ai-thuong-tiec.html

 

No comments:

Post a Comment