Sunday, July 9, 2017

Sài Gòn Thứ Bảy và những bài hát về Lính Dù VNCH
http://www.youtube.com/v/kf51iKQVZ7k

 

 

Sài Gòn Thứ Bảy - Bảo Tuấn

 

Những bài hát và hình ảnh về lính Dù - Thiên Thần Mủ Đỏ VNCH

 

 

Thiên Thần Mũ Đỏ - Angels in Red Hats  photo Paratrooper_Hoagraveng_Ngc_Giao_the_5h_Airborne_Battalion_1967.jpg

Chuẩn bị lên máy bay nhảy saut  photo airborne020b.jpg

Thiên Thần Mũ Đỏ


Thiên Thần Mũ Đỏ

 

Không gian Hoa Dù nở
 photo Hoa dugrave bung.jpg

 

Hoa Dù
 photo airborne017.jpg Dù Hoa Lạc Lối

 

Trời xanh in dấu giầy  photo hoa Dugrave.jpg

 

Lính Dù hành quân vào cổ thành Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972
 photo In Memories of Pre-1975 Vietnam_zpskq8kwaeb.jpg

 

Lịch Sử Về Lính Nhảy Dù VNCH



Lược Sử Các Đơn Vị Nhảy Dù


Giai đoạn I - Từ 1952 đến 1955

Từ năm 1946 đến năm 1954 là giai đoạn các đơn vị Nhẩy Dù Việt Nam ra đời, gồm các tiểu đoàn 1, 3, 4, 5, 6, 7; tuy nhiên lúc đó các cấp chỉ huy của các đơn vị lúc đó phần đông là người Pháp. Riêng TÐ4/ND/VN sau khi giao tranh với một trung đoàn Việt Minh, bị tổn thất nặng nề tại Trung Lào (đầu năm 1952) và không hiểu tại sao cấp trên lại không bổ sung quân số cho đơn vị này, mà cho giải thể TÐ4/ND/VN và lấy quân số bổ sung cho hai Tiểu Đoàn 1, và 6 Nhẩy Dù Việt Nam.

Cho tới năm 1954 Hiệp Định Genève chia đôi lãnh thổ Việt Nam, miền Bắc thuộc quyền kiểm soát của đảng Cộng Sản Việt Nam, Miền Nam thuộc về những người yêu chuộng Tự Do; Các Tiểu Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam đang đồn trú tại miền Bắc gồm các đơn vị:

- Tiểu Ðoàn 3 Nhẩy Dù, Tiểu Ðoàn Trưởng T/U Phan Trọng Chinh.
- Tiểu Ðoàn 5 Nhẩy Dù, Tiểu Ðoàn Trưởng Ð/U Le Chaud.
- Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù, Tiểu Ðoàn Trưởng Ð/U Trịnh Xuân Nghiêm.

Các đơn vị này được không vận từ Hà Nội vào đồn trú tại Nha Trang.

Tại đây, vì nhu cầu thành lập Liên Ðoàn Nhẩy Dù và Tiểu Ðoàn Trợ Chiến Nhẩy Dù, nên Groupement Aéroportée Parachutiste No. 3 (PAP 3) và Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù phải giải thể.

Ngày 9 tháng 9 năm 1954 tức ngày kỷ niệm (Saint Michael) Thánh Tổ Nhẩy Dù Pháp và Việt Nam; Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam ra đời, kể từ ngày này, các cấp chỉ huy Pháp chính thức bàn giao quyền chỉ huy đơn vị cho các sĩ quan Việt Nam tại sân cờ của GAP3 tại Nha Trang.

Nằm trong chương trình trao trả chủ quyền Quốc Gia lại cho người Việt Nam. Lúc đầu Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam chờ đón cấp chỉ huy Việt Nam đầu tiên là Ðại Tá Lam Sơn do Phủ Thủ Tướng đề nghị, nhưng Bộ Tổng Tham Mưu do Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh nắm quyền lại bổ nhiệm Trung Tá Ðỗ Cao Trí về nhận chức vụ Tư Lệnh Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam. Thành phần tổ chức Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam như sau:

Tư Lệnh: Trung Tá Ðỗ Cao Trí.
Tiểu Ðoàn Yểm Trợ: TÐT Ð/U Nguyễn Thọ Lập.
Tiểu Ðoàn 1 ND: TÐT Ð/U Vũ Quang Tài.
Tiểu Ðoàn 3 ND: TÐT Ð/U Phan Trọng Chinh.
Tiểu Ðoàn 5 ND:TÐT Ð/U Le Chaud.
Tiểu Ðoàn 6 ND:TÐT Ð/U Thạch Con.

Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù khi vận chuyển bằng đường hỏa xa từ Nha Trang vào Sài Gòn sắp sửa ra quân đánh Bình Xuyên Ð/U Le Chaud mới bàn giao đơn vị cho Trung Úy Cao Văn Viên, và sau đó Tr/U Viên được đặc cách lên Ð/U.

* Đất nước bị chia đôi, lòng người bị ly tán, các thế lực thao túng Nam Việt Nam. Quân Đội Quốc Gia thì trong giai đoạn phôi thai chỉ vỏn vẹn 8 tháng trời để củng cố lại chỉ huy và huấn luyện, cuối tháng 4-1955 các chiến sĩ Nhẩy Dù tưởng đã nhòa nhuệ khí, nhưng trái lại, họ lại lên đường với một nhiệm vụ mới.

Ngày 25 tháng 3 năm 1955 Toàn bộ Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam có mặt tại Sài Gòn, Bộ Tư Lệnh đóng tại Trại Quân Cụ (cạnh chợ cá Trần Quốc Toản) Trung Tá Ðỗ Cao Trí được Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm vinh thăng Ðại Tá; và theo lệnh của Thủ Tướng ngày 1 tháng 5 năm 1955 Liên Ðoàn Nhẩy Dù xuất quân trong vòng bốn ngày đã quét sạch lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1955 toàn bộ lực lượng Bình Xuyên kể cả Công An Xung Phong của họ bị đánh tan tác. Tổng Hành Dinh Bình Xuyên bên kia cầu chữ Y bị các chiến sĩ Nhẩy Dù chiếm đóng. Chiến công đầu tiên của Binh Chủng Nhẩy Dù đã làm sống lại ý chí quật cường của một Việt Nam tự do sau này, với nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

LƯỢC SỬ CÁC ĐƠN VỊ NHẢY DÙ


Khối Bổ Sung. (kbs)

Là một đơn vị ngoài bảng cấp số trực thuộc Phòng 3 Sư Đoàn Nhảy Dù. Hình thành như một Trung Tâm Huấn Luyện các tân binh tình nguyện về Nhảy-Dù. Khối Bổ Sung được thành lập từ khi Liên Đoàn Nhảy Dù trở thành Sư - Đoàn Nhảy Dù năm 1965.

Vì nhu cầu chiến trường gia tăng, cần phải đào tạo nhiều binh sĩ ưu tú qua hai giai đoạn:

1 Từ một người thanh niên trở thành một người lính chiến.
2 Từ một người lính chiến trở thành người lính nhảy dù chuyên nghiệp.

Các Đơn Vị Trưởng liên tục:

1 Trung Tá Nguyển Văn Tư.
2 Đại Úy Phạm Thái Hóa.
3 Thiếu Tá Trần Như Tăng.
4 Trung Tá La Trịnh Tường.

Khối Bổ Sung được tổ chức như một đơn vị biệt lập gồm có 5 ban:

1 Ban 1 Quân Số.
2 Ban 2 An-Ninh.
3 Ban 3 Điều Hành.
4 Ban 4 Tiếp Liệu.
5 Ban 5 Tâm Lý Chiến.

Khối Bổ Sung nằm trong căn cứ Hoàng Hoa Thám của BTL/SĐND có thể thu nhận khoảng 2,000 tân binh nhảy dù cùng một lúc. Khối Bổ Sung có nhiệm vụ:

1. Tuyển mộ: Phối hợp với Phòng 3 SĐND tổ chức các toán tuyển mộ đi các quân khu tuyển mộ thẳng các thanh niên trong tuổi thi hành quân sự thích đi lính Nhảy Dù, hoặc các quân nhân của các đơn vị Bộ Binh tình nguyện về phục vụ trong quân chủng Nhảy Dù.

Sau khi ghi tên tình nguyện tại địa phương, các tổ tuyển mộ xin phương tiện cho họ di chuyển về Khối Bổ Sung. Tại đây họ được lập các thủ tục hành chánh, lãnh quân trang, quân dụng và chia thành các đại đội.

2. Huấn Luyện: gồm hai giai đoạn.

a. Giai đoạn một - huấn luyện quân sự 3 tháng: Sau các thủ tục hành chánh, các tân binh được gởi đi thụ huấn quân sự tại Tiểu Đoàn Khóa Sinh Vương Mộng Hồng thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

b. Giai đoạn hai - huấn luyện Nhảy Dù thời gian 1 tháng: Sau thời gian thụ huấn quân sự ba tháng các tân binh nhảy dù được TĐ Vương Mộng Hồng chuyển trở lại Khối Bổ Sung. Tại đây hằng ngày các cán bộ Khối Bổ Sung hướng dẫn các Đại Đội tân binh sang Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong căn cứ Hoàng Hoa Thám để được huấn luyện về kỹ thuật nhảy dù.

Sau ba tuần lễ dưới đất thực tập mặc dù, khám dù, lên phi cơ, nhảy ra khỏi đài cao 11 thước, lấy thế đáp xuống đất, tránh dù lôi… Các tân binh được lên phi cơ thực hiện sáu saut dù tự động và một saut đêm. Từ đây các tân binh mới thật sự là một chiến binh nhảy dù chính thức, và họ sẽ được phân phối đến các đơn vị theo nhu cầu.

(La Trịnh Tường, Mủ Đỏ 34)
Tiểu Đoàn Khóa Sinh Vương Mộng Hồng:

Cũng là một đơn vị ngoài bảng cấp-số của SĐND trực thuộc Phòng 3 / Sư Đoàn Nhảy Dù gồm những cán bộ phụ trách quản trị và giám sát kỹ luật các Đại Đội tân binh nhảy dù và hằng ngày đưa họ sang thụ huấn quân-sự ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

Các Vị Tiểu Đoàn Trưởng liên tiếp của TĐ Khóa Sinh Vương Mộng Hồng:
1 Trung Tá Trương Kế Hưng.
2 Trung Tá Lê Minh Ngọc.
3 Trung Tá Phạm Kim Bằng.
4 Thiếu Tá Miên..

Sau ba tháng huấn luyện quân sự các tân binh được chuyển trở lại Khối Bổ Sung Nhảy Dù để được đưa sang Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù huấn luyện phần kỹ thuật nhảy dù.
(La Trịnh Tường - Đặc San Mủ Đỏ 34)

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN NHẢY DÙ


I. Sự hình thành và phát triển:

Sau Hiệp Định Geneve năm 1954, các Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù của Pháp tại Đà Nẵng và Hà Nội bị giải tán, riêng Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù tại Sài Gòn trong căn cứ Tân Sơn Nhất được chuyển giao lại cho Quân Lực VNCH vào ngày 1 tháng 5 năm 1955 và vị Huấn Luyện Viên người Việt Nam, phụ tá cho Chỉ Huy Trưởng, Trung Úy Huott, có cấp bậc cao nhất là Thượng Sĩ I Trần Văn Vinh được thăng cấp Chuẩn Úy và được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù Việt-Nam.

Cùng Với Chuẩn Úy Trần Văn Vinh, có khoảng 10 hạ sĩ quan Huấn Luyện Viên Việt Nam khác cũng được chuyển sang Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam. Vào năm 1954, Liên Đoàn Nhảy Dù cũng tuyển chọn một số sĩ quan và hạ sĩ quan từ các đơn vị gửi đi thụ huấn khóa HLV nhảy dù tại Hà Nội và Đà Nẵng trong số nầy có Thiếu Úy Lâm Quang Thới (TĐ1ND) Trung Úy Trương Quang Ân (TĐ3ND) Thiếu Úy Vũ Văn Giai (TĐ5ND) và Thiếu Úy Nguyễn Vỹ (TĐ7ND).

Đến năm 1975, số khóa dù huấn luyện lên dến trên 200 khóa và trên 50,000 khóa sinh tốt nghiệp. Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù còn đào tạo 7 khóa Huấn Luyện Viên với trên 200 sĩ quan và hạ sĩ quan tốt nghiệp.

Ngoài việc đào luyện cho các quân nhân cơ hửu của đơn vị nhảy dù, Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù còn huấn luyện cho các quân nhân thuộc các quân binh chủng khác gởi tới thụ huấn để nâng cao tinh thần tác chiến cũng như nhu cầu cần thiết của đơn vị như:

- Lực Lượng Đặc Biệt.
- Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù.
- Các đơn vị trực thuộc Phủ Tổng Thống và Bộ Tổng Tham Mưu.
- Đơn vị Người Nhái Hải Quân.
- Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
- Một số phóng viên chiến trường thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
- Một số nhỏ các chuyên viên quân sự ngoại quốc.
- Một số Sĩ Quan cao cấp thuộc tất cả các Quân Binh Chủng khác.

II. Cấp Chỉ Huy Liên tiếp:

1/5/1955 Chuẩn Úy Trần Văn Vinh.
1956 Thiếu Úy Đỗ Đức Hạnh thay thế trong thời gian Chuẩn Úy Vinh đi học khóa sĩ Quan Trung Đội Trưởng.
1957 Thiếu Úy Trần Văn Vinh.
1973 Trung Úy Đỗ Văn Thuận. Thay thế Trung Tá Vinh về Khối Chiến Tranh Chính Trị.

III. Nhiệm Vụ:

Nhiệm vụ chính yếu của Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù là huấn luyện nhảy dù cho các quân nhân phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù và một số các đơn vị đặc-biệt trong QLVNCH với các khóa Huấn luyện căn bản và các khóa Huấn Luyện Viên nhảy Dù:

1. Khóa Huấn Luyện Căn Bản:

Tất cả quân nhân tình nguyện gia nhập binh chủng nhảy dù không phân biệt cấp bậc, ngành chuyên môn kể cả các vị Tuyên Úy tôn giáo đều phải qua giai đoạn huấn luyện nhảy dù và được cấp bằng nhảy dù.
Trước khi nhập khóa, các quân nhân phải trải qua một cuộc trắc nghiệm sức khỏe trong hai ngày và phải đạt được số điểm ấn định tối thiểu.

Ngày thứ nhất trắc nghiệm 8 môn thể dục chính của người quân nhân.
Ngày thứ hai chạy dã chiến 8,000 thước với trang phục hành quân, sau nghỉ 30 phút, tiếp tục chạy với tốc độ 1,500 thước.

Huấn Luyện giai đoạn I:

Tuần thứ nhất: Huấn Luyện dưới đất, gồm các môn:

- Cách thức mang dù và các trang bị hành quân.
- Cách thức nhảy ra khỏi phi cơ.
- Kiểm soát và lái dù theo ý muốn.
- Các thế đáp (té) để tránh bị thương tích khi từ trên không đáp xuống đất.
- Thu lượm và bảo trì dù sau khi đáp xuống đất.

Tuần thứ hai: Huấn Luyện trên các đài nhảy:

- Đài 4 thước, cách nhảy ra khỏi cửa phi cơ để làm quen ở độ cao trung bình.
- Đài 11 thước (thường gọi là chuồng cu) nhảy ra khỏi cửa phi cơ ở độ cao để làm quen cảm giác mạnh.
- Đài 12 thước (thường gọi là Dây Tử Thần) tập đáp xuống đất để làm quen với tốc độ va chạm mặt đất từ trung bình đến mạnh.
- Cách tránh dù lôi khi trời có gió, lúc đáp từ trên không trung xuống đất.

Huấn Luyện giai đoạn II:

Thực tập nhảy dù từ trên phi cơ ở độ cao 400 thước (1,200 feet) xuống đất gồm có:
- 6 lần nhảy ban ngày (1 lần với trang bị hành quân)
- 1 lần nhảy ban đêm.

Hai Khóa Huấn Luyện Viên Nhảy Dù:

Các sĩ quan và hạ sĩ quan khóa sinh Huấn Luyện Viên Nhảy Dù được tuyển chọn từ các cán bộ đã có kinh nghiệm nhảy dù và phải có ít nhất từ 30 lần nhảy trở lên, thuộc các đơn vị trong Sư Đoàn Nhảy Dù.

Sau khi tốt nghiệp, một số được giữ lại để bổ sung quân số huấn luyện viện tại TTHL/ND, số còn lại được trả về lại đơn vị để phụ giúp đơn vị trong các buổi nhảy dù thao dượt cũng như hành quân không vận của đơn vị.

Đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt thuộc bộ Tổng Tham Mưu vì nhu cầu bảo mật và lớn mạnh, nên cũng gởi các sĩ quan và hạ sĩ quan về thụ huấn các khóa Huấn Luyện Viên nhảy dù, sau đó trở về thành lập một Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù riêng của Lực Lượng Đặc Biệt ở Ba Ngòi Nha Trang thuộc Quân Đoàn II.

Vũ Văn Hưởng 4/2004
http://vnchttm.blogspot.com/2011/01/giai-oan-i-tu-1952-en-1955-tu-nam-1946.html


 

Lính Dù Lên Điểm - Đoàn Phi & Ánh Minh

 

Nụ cười thiên thần
 photo arvn_portrait6.jpg

 

Lính Dù dạo phố với mũ bê rê đỏ
 photo NhayDu_Ne31 1.jpg

 

Lính Dù (Lôi Hổ) trong thành phố với mũ bê rê đỏ
 photo Locirci H.jpg

 

Lính Dù - Toán hầu kỳ
Red Berets of South Vietnam Army

 

 photo Quc Quacircn K S oagraven Nhy Dugrave.jpg

SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ VNCH HÀNH KHÚC

 

Republic of Vietnam Airborne Division
South Vietnam Army
Active 1948 – 30 April 1975
The Vietnamese Airborne Division was one of the earliest components of the Republic of Vietnam’s Military Forces (Quân Đội Quốc Gia Việt Nam). The Vietnamese Airborne Division began as companies organised in 1948, prior to any agreement over armed forces in Vietnam. After the partition of Vietnam, it became a part of the Army of the Republic of Vietnam (Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa).

Quân binh chủng Nhảy Dù là một trong các binh chủng được thành lập sớm nhất của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, sau này đổi tên là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước kia khi có sự đồng thuận hợp tác của vua Bảo Đại/Quốc Trưởng Bảo Đại của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Sau khi Pháp trao lại nền độc lập cho nước Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại đại diện nhận lãnh vào năm 1949. Quân binh chủng Nhảy Dù trở thành binh chủng Sư Đoàn Nhảy Dù của QLVNCH

Thiên thần sát cộng
 photo images_zpsbvwl96lp.png

 

Lính Dù xung trận 1968

 

A Vietnamese paratroopers is taking away a wounded Viet Minh prisoner from combat zone.
Lính Dù Quân Đội Quốc Gia đang cứu giúp một cộng sản Việt Minh bị thương ra khỏi trong trận tuyến. Năm 1953 trận Điện Biên Phủ (?)
 photo A Vietnamese paratroopers is taking away a wounded Viet Minh prisoner from combat zone..jpg

 

Lính Dù VNCH cõng người Việt cộng đến trạm cứu thương năm 1968
 photo ff356891-871f-4f43-a3a9-b4443e85ecde_zpszf9pmz7x.jpg

 

Lính Biệt Cách Dù hành quân vào An Lộc 1972
 photo ti chin trng An Lc_zpsd6xstzag.jpg

 

 

Người Ở Lại Charlie - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

 

Anh Không Chết Đâu Anh

 

vid 1

 

 

vid 2

 

 

Quốc nạn 1975
 photo IMG_4991_zps8zzsdnln.jpg

Lo lắng và phẩn uất khi chưa đánh trận mà lệnh bắt người lính VNCH phải buông súng, bứt tử một quân đội. Người lính Dù cùng với những binh chủng khác đã phải gánh chịu nghiệt ngã cùng với những đòn thù đê tiện của Việt cộng. Thủ Đô Sài Gòn thất thủ 1975.

Trại Hoàng Hoa tung gió cánh hoa dù photo parachute 1.gifnay còn đâu!



 photo c141jumpSuper C-130 Aviation_zpsuq9rk9dq.gif

 

No comments:

Post a Comment