Về di sản giáo dục tất cả các trường trung học lớn như Chu Văn An, Trưng Vương, Nguyễn Trãi, Trần Lục, v. v... đều di cư vào Nam. Viện Đại Học Hà Nội cũng di cư vào Nam, và cả Thư Viện Quốc Gia nữa.
Miền Nam với cái di sản đồ sộ về tinh thần mang được từ miền Bắc vào đã hòa hợp lẫn nhau xây dựng nên một nền văn hóa nhân bản và đầy dân tộc tính. Những thương gia, thầu khoán cũng di cư vào, cả dãy phố trên đường Gia Long song song với Lê Thánh Tôn xuất hiện những của hàng như "Cự Đà"... hàng ăn bên chợ Bến Thành của bà "Ba Bủng" cho tới món phở Bắc khắp các hang cùng ngõ hẻm chia xẻ với món hủ tíu và mì trong Nam. Những cuộc hôn nhân Nam Bắc rất dễ thương mà trong đó văn hóa hai miền giao lưu thật toàn vẹn.
Tại miền Nam, mặc dù trong tình trạng chiến tranh mà học thuật, lẫn nghệ thuật vẫn phát triển tốt đẹp không ngừng, những bản nhạc được sáng tác tại miền Nam lúc đó đã trở thành dòng nhạc ăn khách nhất cho các phòng trà, nhạc viện tại Việt Nam bây giờ.
H. Đ.
|
http://radiobolsa.com/audio/usnews.mp3. Ở 1:30 phút, Bà có thể nghe tiếng của Ông Nguyễn Văn Khanh và ở 6:54 phút , Ông ta chào tạm biệt thính giả như là một thông tín viên đặc biệt từ Hoa Thịnh Đốn.
No comments:
Post a Comment