Thursday, July 27, 2017

Trần Văn Khỏe

SaiGòn những năm cuối thập niên 70, nhà nhà vượt biển, người người tìm đường vượt biên. Người Sài Gòn những năm đó có câu “Cây cột đèn có chân nó cũng đã đi rồi.” Đường biển thì đi bằng tàu, đường bộ thì vượt biên giới qua Cămbốt, Lào để đến Thái Lan. Những câu chuyện vượt biên vượt biển được truyền nhau bí mật, truyền cho nhau kinh nghiệm trong chỗ bạn bè, thân nhân ruột thịt. Nhưng cũng có những câu chuyện thương tâm bị cướp biển Thái Lan hảm hiếp, bắt về bán cho các động mãi dâm ở Thái. Năm 1979 có những chuyến đi “bán chánh thức”, người Hoa bị xua đuổi về Tàu. Người ta đóng ghe công khai, có những nguời dắt mối, mỗi đầu người 9 cây…những từ ngữ trở thành quen thuộc “Yanma Đầu Bạc” “ba lốc, bốn lốc” (block). Rạch Chanh ở Long An là một trong nhiều chỗ đóng ghe đi bán chánh thức. Có người bị gạt, cũng có người đi được, cũng có những chuyến bị “bán” và bể khi ra khỏi cửa sông làm mồi cho cá. Một dạo, có một chuyến đi bán chánh thức từ BiênHòa, đến khi vào sông Lòng Tảo bị bể tàu và người chết, xác nổi lên tấp vào bến phà Cát Lái, Nhơn Trạch, người ta đi vớt xác cũng có, mà người ta đi vớt của cũng không thiếu. SàiGòn vượt biên…những câu chuyện vượt biên không kém phần hấp dẫn như tiểu thuyết.

Trốn tù ra trong những ngày cuối tháng sáu, 1979. Đã hơn 4 năm sống cách biệt với thế giới bên ngoài, tinh thần tôi khủng hoảng và sợ sệt, tôi về tịnh dưỡng dưới quê nhà anh rể tôi vùng Rạch Kiến, Long An. Được vài tháng quen cách sống bình dân, tôi trở lên lại Saigon liên lạc được một số bạn bè cũ,biết được Phan V. Đuông. thằng bạn cùng khóa chung TĐ5/TQLC cũng ly đòn trốn trại tù như tôi nên tìm nhau để dựa lưng mà sống, có tình đồng đội thì dù tiền tuyến hay hậu phương, dù trong lòng địch thì chúng tôi vẫn thấy an tâm hơn.Len lõi sống qua ngày, Đuông thi bơm hột quẹo ga chợ Sai Gòn, tôi vá bánh xe đạp khu Hải Quân Công Xưởng kiếm ăn, đồng thời nghe ngóng tin tức để tìm đường vượt biển.

Vài tháng sau, gặp được Nguyễn Văn Phải cũng khóa 4/71 bên Binh Chủng Nhảy Dù được VC thả về trước ba năm,bà mẹ già anh về quê để lại căn nhà nhỏ bên hông trường Đại Học Sư Phạm, thấy bạn bè không nơi nương tựa, Phải kéo một đám về cho tá túc hằng đêm, sau này có thêm Sơn, Lâm BĐQ tất cả độ khoảng trên dưới năm bảy thằng toàn là SQ trong 3 binh chủng TQLC, ND, BQĐ.

Ban ngày tủa ra đường kiếm ăn, đêm thì ghé lưng được vài ba tiếng, chúng tôi thường tranh nhau chỗ ngủ trên gác gần máng xối, để khi đêm về có động tỉnh thì hồn ai nấy giử, trổ máng xối chui ra mà chạy.Tháng ngày trôi qua, ngoài cái đói và phập phòng lo sợ hàng đêm, những thằng trốn tù như tôi và Đuông phải nỗ lực ráo riết tìm đường vượt biển.

Nghe Phải nói về tổ chức vượt biên của anh Sáu (Khoái Th/tá ND). Đuông và tôi thì trên răng dưới “lựu đạn” tìm đâu ra một hai cây vàng mà đi? Nhưng tôi cũng bậm gan nhờ Phải hỏi dùm “đi trước trả sau” cầu mong anh Sáu đồng ý. Vài tuần sau, nghe được trả lời còn một chổ cho tôi đi trong chuyến “Chín Thu” Tôi không biết mặt anh Sáu nhưng tôi thầm phục một đàn anh, cảm thông và giúp đở đàn em trong cảnh khốn cùng, như một tia sáng vươn lên hòa lẫn trong niền hy vong. Vài hôm sau, ngày đổ bãi đã đến, tôi được anh Hai Nhất tới dẫn đi Vĩnh Long. Trên xe đò, tôi tò mò hỏi “Hai Nhất có phải tên thật của anh không? Và “Chín Thu” là ai? Mấy anh gọi nhau bằng ám danh tôi không hiểu ra tên ai hết .

_Tôi là HSQ đàn em của anh Sáu, tôi thường hay đi trước nên mệnh danh Hai Nhất.

Tôi hỏi tiếp, như vậy còn Chín Thu, anh hai Nhất trả lời:

_ Chín Thu làTh/tá Mai B.T, chồng cũ ca sĩ K.L, hiện anh đang giữ con cá lớn, là bạn thân của anh Sáu yên chí đi.

Tôi thầm nghĩ số tôi quá ư là may mắn, cái danh “Mai B.T” vang bóng một thời nổi tiếng dân chơi của Biệt Đoàn .., nay được anh tới đón là điều không thể tưởng.
Tới Vĩnh Long đã chiều, anh Hai Nhất và tôi ăn vội dĩa cơm lót dạ, rồi đón xe lôi chạy thẳng về điểm hẹn. Tôi không còn nhớ rõ nơi nào, một căn nhà nhỏ độ vài mươi mét vuông, cạnh bờ rạch nhỏ, vào bên trong nhà, tôi ngã lưng trên chiếc võng sau nhà. Anh Hai Nhất đi tìm người liên lac. Giờ phút đến theo dự trù khoảng độ 10 giờ đêm. Tôi hồi họp chờ đợi, rồi 11 giờ tôi thấy anh Hai Nhất lầm lũi trở về trong bực tức anh chửi thề:

_“ĐM.. thằng Chín Thu chỉ rước đám ca sĩ Ngọc M.., bỏ lại cánh mình”

Lòng buồn vô hạn, nhưng cũng an ủi, vì đâu đã mất tiền, có lẽ đây là cách chơi của đàn anh, chuyến vượt biên đầu coi như hoàn toàn thất bại, tôi lểu thểu trở lại Saigon .

Thời điểm 1979 bấy giờ, vượt biên, vượt biển là đề tài chính. Lường gạc, lừa đảo lẫn nhau là chuyện bình thường. Vợ tôi khi tới Úc cũng cực khổ, cố gắng làm gởi tiên về gia đình nhưng chỉ đủ cho thằng em trai tuổi nghĩa vụ đóng tiền vượt biển.

Đầu năm 1980, tôi tình cờ gặp anh Phan Thành Nam, trước kia anh là đ/úy trưởng phòng truyền tin Phủ Tổng Thống ở chung trại tù lúc còn ở Trảng Lớn, anh bây giờ đồng cảnh ngộ như tôi, nhưng anh may mắn hơn có được Chị Thu, người vợ rất lanh lẹ và quán xuyến công việc mọi đàng.

Anh Nam cho biết đã đóng tiền một chỗ đi rất tin tưởng, chiếc ghe đang kéo lên ụ tàu Cầu Rạch Ong sửa chữa, sẽ được xuống nước trong thời gian ngắn. Làm cách nào tôi đào ra 2 cây vàng để đưa cho chủ ghe để được có phần trong chuyến đi cùng anh Nam sắp tới.

Tôi liên lạc với má vợ tôi thường xuyên, bà rất thương tôi, chạy lòng vòng vài chỗ hỏi mượn cho tôi đến khi vợ tôi gởi tiền về thì hoàn trả lại, cũng may có người bạn cùng xóm của vợ tôi cho mượn. Được 2 cây vàng lòng mừng không diễn tả được, nhưng bấy giờ lại sợ bị mất tiền.Tôi đòi hỏi thấy chiếc tàu đồng thời được làm thủy thủ. Người chủ tàu đồng ý lời tôi. Khi đưa xong vàng, đi sâu vào nội bộ thì biết ra có 2 phe cánh đang tranh nhau làm chủ, một bên chủ máy và một nửa của chủ vỏ ghe. Cuối cùng, bên bỏ tiền mua máy tàu làm chủ, vì chủ vỏ ghe đã lấy quá nhiếu vàng. Tôi và anh Nam cũng may được hai bên đồng ý cho làm thủy thủ đoàn vì họ đang cần người chăm sóc chiếc ghe. Với tôi thêm một chỗ ngủ mới cho tôi thay đổi, trong thời gian trốn tránh. Tôi thường phụ thợ máy mỗi khi làm hộp số. Khi rảnh rỗi thì tới nhà Diệp Phi Hùng tìm anh Sơn để học hỏi lý thuyết về cách lái ghe, khi gặp sóng biển lớn, và những ký hiệu phao nổi ngoài cửa biển. Anh Sơn chỉ vẽ rất tận tình vì trước kia anh là dân lái giang thuyền PCF, anh Sơn luôn căn dặn:

_ Nhớ lúc nào cũng đi sóng 6/4 hay 7/3, không bao giờ chẻ sóng 5/5

Những danh từ thường dùng cho dân HQ, tôi chưa bao giờ nghe, rồi anh giải thích.

_ Sóng 6/4 là mũi ghe và sóng biển với góc 60 độ và 40 độ, 7/3 là 70 và 30 độ, còn 5/5 là sóng biển và mũi ghe góc vuông 90 độ, phải nên tránh trường họp này. Tôi cẩn thân ghi chép từng đoạn, vẽ hình từng loại phao đặt ngoài cửa biển. Trước đây khi còn trong tù, tôi cũng học hỏi sơ qua của mấy thằng bạn HQ chung trại nhưng có bao giờ nghĩ tới có dịp thực hiện bao giờ.

Khoảng tháng 3/1980 chiếc ghe hạ thủy, với 14m dài, gần 3m chiều ngang, vỏ nghe đi sông biến thành ghe biển. Lúc đang chờ hợp đồng tôi và anh Nam lấy ghe chạy thử, lái thì dễ nhưng cập bến là vấn đề khó khăn, hơn nữa tôi nghỉ đâu phải là trách nhiệm của tôi. Vài tuần sau, khi có giấy phép hợp đồng chở cát về xã Lý Nhơn thuộc Quận Nhà Bè, cũng là dịp để thử chiếc ghe, thì đám tài công chính xuất hiện, một th/Sĩ HQ làm tài công chính, một ch/úy và hai người khác tôi không nhớ rỏ, tất cã đều là phe ta, có lẽ ngoài tài công ra, đoàn thủy thủ này toàn bộ “amateur” như tôi và anh Nam.

Sau ba chuyến đi hơp đồng coi như suông sẻ, qua sông Nhà Bè rồi tới xã Lý nhơn. Kế hoach bàn thảo sẽ đổ quân vào chuyến thứ tư với hợp đồng nước đá Huyện Cần Giờ, nhưng khi ra cửa sông lớn lái gần bên phải để bốc quân bên Vàm Láng.

Vào cuối tháng Tư, theo dụ trù sẽ tất cả chờ trên cá nhỏ (ghe nhỏ), sẵn sàng ngoài cửa sông Vàm Láng, chờ khi trời sụp tối cá lớn (ghe lớn) đến bốc rồi thẳng ra cửa biển trong đêm. Mỗi nhóm một phận sự trên bờ ông chủ ghe điều động bốc người, phần chúng tôi là làm thế nào để đưa ghe lớn “cá lớn” tới điểm hẹn an toàn và bốc người đầy đủ.

Ghe rời ụ xuất phát khoảng lúc 8 giờ sáng, chạy sang cầu chử Y rước bà chủ ghe, lúc chờ đợi tôi lội xuống kiểm soát chân vịt lần cuối. Ghe bắt đầu rời bến, lúc đi “hợp đồng” thì không gì lo sợ, không hiểu lúc này sao lại run chân, chạy ra khỏi vùng sông Saigon, rồi khu vực Nhà Bè, xuyên qua những con rạch nhỏ tôi không còn đinh hướng được vì qua các khúch rạch cong queo, tôi vào cabin nhìn qua tấm hải đồ định hướng. Anh tài công chỉ vào hải đồ, tôi thấy đã hơn nửa đoạn đường, chúng tôi cho ghe chậm lại lúc đó độ hơn 1 giờ trưa, lòn lách trong những con rạch nhỏ. Tôi không hiếu tại sao anh tài công lại đi đường tắt này rất dễ lộ diện. Nếu là tôi lái thì sẽ đi con đường chính, cũng may là không ai phát hiện, tà tà chạy tới, con sông bắt đầu rộng dần, rồi tới rộng lớn mênh mông, anh tài công lái ra chinh giữa, nhìn qua hai bên bờ qua xa, cả đoàn thủy thủ trên ghe mừng hớn hở, hy vọng đã vươn cao, gần tới chỗ bốc người, trời cũng xế chiều.

Bỗng hàng loạt AK50 bắn ròn rã vào hướng ghe chúng tôi đang chạy. Biết bị lộ, trên ghe cả đám mất tinh thần, lúc này tôi ra lệnh cứ tiếp tục chạy, coi như không nghe biết gì, anh th/sĩ tài công cũng nghe theo, chạy thẳng qua hướng về Vàm Láng. Tiếng AK50 nổ dòn và dữ dội hơn kèm theo M79 nổ ầm ầm trước sau con tàu. Bà chủ ghe quá sợ, kêu chúng tôi quay vào, còn đang suy nghỉ thì 2,3 trái M79 nổ ầm, ầm sát bên ghe. Anh tài công hốt hoảng quay mũi tàu hướng về phía Công An. Rồi nghe tiếng AK bắt đầu bớt lại, khi thấy ghe chúng tôi hướng thẳng vào bờ.

Cửa biển quá rộng mà tôi lại không rành địa thế, làm sao tôi dám nhảy sông, nghĩ bụng đợt này mình chết chắc, bao nhiêu lần may đều thoát nạn giờ thì đã hết vận may. Có thể trong đoàn thủy thủ tôi là người tội nặng nhất, trốn tù, giấy tờ giả, thêm tội vượt biên. Cả đoàn thủy thủ mỗi người ngồi một góc, có thể họ cũng đang tìm lời đối đáp với bọn công an.

Chiếc ghe từ từ lũi vào chỗ cạn, một đám công an cầm súng nhảy lên ghe, trói tay tất cả, bắt lội xình vào trong xã, rồi quỳ một hàng như những tội phạm đang đợi giờ xử bắn.
Bà chủ ghe cũng bị đưa vào trong đó hỏi cung, và trình giấy hợp đồng bà đang giữ.

Tên công an xã quát lên:
_Hợp đồng buôn nước đá này là giả, hợp đồng vượt biên thì đúng hơn.

Bà chủ ghe cũng cãi lại:
_Trên ghe không bằng chứng vượt biên

Tên công an cười mỉn rồi nói tiếp:
_Bà có biết ai tên là Nguyễn Thị Quí không? Chủ máy của chiếc ghe này, chính bà ấy lên tận sở công anh thành phố thưa bà đó. Công văn, công điện chúng tôi nhận được từ lúc 12 giờ trưa hôm nay, và bà ấy đã cho biết bà Lê Thi Hồng cướp ghe vượt biển. Ghe này có phải mang số: SS0167 không? Nói xong tên công an quăng ra bản công điện nhận từ sở công an Thành Phố, trên đó có ghi rõ tên chủ ghe, chủ máy, và những lời tố cáo hợp đồng giả mạo để vượt biên, nên bà chủ ghe cứng họng.

Trời vừa sụp tối, chúng giải giao tù về huyên Cần Giờ, đoạn đường này phải mất cả
Tôi không còn nhớ tên xã, nhưng biết là xã cuối cùng của Huyện. Sáu tên công an áp tải với 3 khẩu AK47, 2 khẩu M16 và 1 cây M79. Nhìn những khẩu súng trên tay 6 tên công an đang giữ, trong số các loại này tôi chỉ sợ khẩu M79.

Chúng tôi được mở trói lúc trên ghe rồi bị đẩy tất cả xuống bon tàu, chỉ chừa lại một tài công điều khiển.Ghe chạy được một đoạn ngắn, anh th/sĩ tài công buồn chán nản, cho gọi tôi lên điều khiển con tàu. Tôi nhảy lên phòng lái, nhanh mắt quan sát, thấy cách công an bố trí, rồi thoáng nghỉ chắc đời mình hết chạy, một tên công an ngồi trên mũi ghe, một sau lái, một trên nóc, 2 bên hông và một ngồi cạnh bên tài công để hướng dẫn đường. Như con chim bị nhốt trong lòng, cố tìm lỗ trống bay ra, cầm tay lái nhưng đầu tôi luôn suy nghỉ. Hơn 8 giờ đêm, trên trời mặt trăng tròn hơn nửa mảnh, ánh sáng trăng chiếu trắng bon tàu. Bỗng tên công an ngồi cạnh tôi lên tiếng hỏi.

_Trên ghe các anh có gì ăn không?

Tôi suy nghĩ một chút và trả lời:
_Trên ghe có gạo,muối, cá khô sặc, cá khô đuối, nếu các anh đói bụng thì tôi đi nấu cơm, gọi thằng đàn em lên cầm lái thế tôi một đoạn, cho tôi đi bắc nồi cơm. Khi bước ra sau ghe gặp tên công an sau lái hỏi.

_Anh làm gì đi ra đàng sau này?

_Đi nấu cơm, anh ngồi trong phòng lái bảo tôi đi nấu cho các anh ăn

Tên công an này yên lặng, thì ra công an trong phòng lái với tôi làm trưởng toán, nấu cơm xong tôi nướng cá khô sặc kèm theo khô cá đuối. Mùi cá khô làm thơm phức cả tàu, tôi thấy cả mấy tên đói bụng chờ ăn. Nấu cơm, nướng cá khô xong hơn 9 giờ đêm, tôi dọn ra phía trước giữa bon tàu, rồi mời tất cả vào ăn một lượt. Sáu tên công an tụm lại ngồi ăn.

Không biết được điểm đứng, nhưng đây là dịp ngàn năm một thuở, bằng mọi giá tôi phải thoát khỏi con tàu này. Chui vào phòng lái dặn dò thằng đàn em, thấu hiểu được hoàn cảnh của tôi, nên đã như lời tôi dặn. Con sông rộng độ chừng 100m, tôi thì quờ quạng không lội được xa.

Ghe bắt đầu lạc dần bên phải, thấy anh Đ/úy Nam trưởng phòng truyền tin PTT nằm ngoài cạnh bon tàu. Tôi nói nhỏ vào lỗ tai anh ấy, trốn không? Đã tới lúc.
Anh trả lời với giọng buồn thiu:
_Bạn đi đi, giấy tờ tôi đầy đủ, hơn nữa giờ này vợ con tôi không biết ra sao ngoài cửa biển, good luck”.

Biết anh không đi, tôi vội vàng lòn qua khung cửa sổ bên hông tàu, rồì thả nhẹ minh trầm xuống nước. Chân vịt phía sau tàu giúp đẩy thẳng tôi ra một đoạn, cố nín thở, lặn sâu xuống nước, nhưng không hiểu sao lúc này đầu cứ lại trồi lên, cách chiếc ghe độ chừng 10 mét, tiếng máy ghe cứ đều đều nổ, không một nghi ngờ phát hiện, thật cám ơn thằng đàn em, rồi nín thở cắm đầu lặn tiếp, lặn mấy hơi mà ghe cũng thấy còn gần, vừa lặn tôi vừa quạt về bên phải để vào bờ. Lúc này, tôi sợ nhất là khẩu M79, lỡ khi phát giác bọn công an dùng khẩu đó để bắn chụp xuống sông, chắc tôi sẽ bỏ xác vì tức nước, AK47 và M16 thì tôi đã biết rỏ tầm tác hại, xui lắm tôi mới dính đạn này.

Cám ơn Thủy Quân Lục Chiến.
Cám ơn Quảng Trị chiến trường.
Kinh nghiệm đó tôi lấy làm cản bản.
Để đối phó cùng thực tế đêm nay.

Ghe vẫn chạy tà tà trong đêm trăng sáng, khi tôi bám được bờ thì tiếng máy đã xa dần, nhảy lên bờ tìm chỗ núp, phòng khi phát hiện ghe trở đầu tìm kiếm. Nằm yên lặng trong mấy gốc chàm hơn nửa tiếng với quần xà lỏn áo thun. Muỗi (B52) bắt đầu quần thảo khi đã đánh hơi, tôi cố tìm một khoảng trống bằng mặt để nghỉ lưng, nhưng tìm mãi vẫn không sao có được. Cuối cùng phải đành nằm trên đống chàm u lồi lõm. Chịu không nổi với đám muỗi rừng quần thảo, tôi trầm mình xuống nước để giải vây, vừa đứng yên tay chân không quậy nước, một đàn cá bay vào phập tới tấp chân tôi. Chưa bao giờ tôi nghĩ cá cắn đau như vậy.Tôi sợ một hồi nó phập luôn“thằng nhỏ” nên nhảy phóng lên bờ thà chiụ đựng B52 còn hơn. Không chịu nổi B52 thì cho tàu lặn cắn. Tôi không chợp mắt chút nào từ 10 giờ đêm tới 4,5 giờ sáng.

Ánh sáng mờ mờ từ hướng Đông, chung quanh thật yên tỉnh. Lạnh và đói, tôi ước gì có ly rượu đế ấm lòng. Tôi bâng khuâng nhớ lại những đêm lạnh nước ngập trong lúc trung đội đi tiền đồn ở thôn Gia Đẳng, nhớ lại đêm trốn trại ở Bù Gia Phúc năm rồi trong rừng Phước Long. Nhưng rừng cao nguyên khác xa rừng tràm ngập mặn của vùng Rừng Sát. Những ngày đó, tôi còn đồng đội, còn anh em. Bây giờ đứng đây, một mình, “tứ đầu đối địch”.

Bỗng tôi nghe đàng xa trong bờ rừng bên phải từng hồi kẻng vang lên đánh thức đoàn người thức dậy, loại kẻng này với tôi không lạ. Tránh đầu này thì nghe kẻng đầu kia. Biết mình bị lọt vào khu vực trại cải tạo nửa rồi, nhưng tôi không biết được nó là ở nơi nào. Điều trước hết là phải lội qua bên kia sông rồi tính tiếp. Tôi đi tới đi lui một hồi tìm không ra khúc sông hẹp, lu bu tìm kiếm thì trời mờ sáng, từ đàng xa tôi thấy một ông già ngN#7891;i trên chiếc xuồng nhỏ chăn vịt, tôi lò mò đi tới khi thấy tôi ổng liền hỏi:

_Cậu làm gì ở đây?

Tôi phải đành nói thật:
_ “ Dạ cháu đi vượt biên bị bắt khi ghe chạy tới đây rồi nhảy trốn”.

_ À thì ra chiếc ghe chạy qua đây hồi tối.

Tôi vội hỏi thăm dò tiếng kẻng.
_Ông trã lời:

_“Đây là Đặc Khu Rừng Sát, quanh đây toàn trại cải tạo, phục hồi nhân phẩm xì ke ma túy”.

_”Vậy bên kia sông có trại cải tạo nào không”

_”Không, chỉ bên này thôi”

_Bác làm ơn đưa cháu qua sông được không, vì cháu lội không rành.

_ “Không được không được, cậu có thấy một đàn vịt gần 2000 con tôi đang chăn, đưa cậu qua sông đàn vịt của tôi thất lạc biết đâu mà tìm. Thôi cậu ráng mà lội qua đi.

Lòng buồn thất vọng, nhưng cũng hiểu cho ông vì đàn vịt đó là sự sống của ông. Tôi đi tới, đi lui vài lần dọc theo bờ sông, xình, bùn, cỏ lác trộn lẫn những gốc chàm vànước ngập hơn nửa gối để tìm chỗ nào hẹp nhất để lội qua, nhưng dường như không khác chổ nào. Dòng sông nước chảy xiết rộng chừng gần 100 mét. Tôi lội được hơi xa từ lúc dự định trốn tù nhưng chỉ lội tới lui trong con suối nhỏ,giờ đụng phải con sông quá rộng, lúc này tôi ước gì lội được như thằng Sinh, thằng Mỹ hai đứa nó dạy tôi lội lúc rảnh rỗi buổi chiều. Suy nghĩ bâng quơmột hồi trời sáng hẳn, đã tới lúc tôi phải quyết định lội qua, bằng mọi giá phải rời xa khu cải tạo.

Nhớ lời thằng Sinh nói, điều quan trọng nhất là khi mệt phải thả ngửa,chân đạp nhe nhàng, đừng để vọp bẻ, khi đở mệt thì lội tiếp. Tôi lấy lời thằng Sinh như bài kinh cho mình để vượt qua con sông này.

Lấy hết bình tĩnh, tôi bắt đầu lội,lúc đầu còn khỏe, thì lội sải cố gắng lắm được khoảng 20 mét, nước sông chảy xiết, quá mệt tôi thả ngửa mặc cho dòng nướcđẩy, hơi đỡ mệt tới phần lội nhái, cứ sải, ngữa, rồi nhái tới được giữa sông, thả ngửa nghỉ mệt.

Nghĩ tới vợ và đứa con gái còn chưa thấy mặt, nhưng dẫu sao vợ con tôi đã đến được bên bờ tự do, cóbiết tôi đang sắp chết đuối để đi tìm. Tiềm thức cũ, cứ lần lược tung ra trong lúc đó, có lẽ là dấu hiệu của những người sắp vĩnh viễn ra đi.

Bỗng nhiên tôi sực nhớ tới câu truyện “Anh phải sống” của Khái Hưng, hai vợ chồng chèo xuồng ra giửa sông vớt củi, trời mưa, sóng lớn, rồi bị lật xuồng, vợ chịu chết đuối cho chồng sống nuôi 3 con, thằng Bò, cái Bé, cái Lớn “Anh phải sống”, không lẽ tôi bị chết chìm như người vợ trong câu truyện này.

Ý chí tôi trở nên mạnh hơn “Tôi phải sống để tìm Tự Do”, trở người lại, tôi sải thêm một đoạn rồi nhái, ngủa, liên tục hai ba lần thì sắp tới bờ bên kia… thả ngửa, nghỉ mệt lần cuối rồi lội tiến thẳng vào bờ. Gần tới bờ tôi quá mệt, với nắm được cành tre nằm thòng đưa ra ngoài mé, mừng quá tôi đu lên để kéo người vào bờcho lẹ, cành tre không chụi nổi sức nặng thân tôi, gãy kêu rôm rốp. Nghe tiếng động, tôi chợt thấy 3 dáng người chạy thẳng vào hướng tôi. Vội vàng tôi lặn xuống chui vào gốc tre lẫn trốn, rồi ngóc đầu quan sát.Thấy 3 thanh niên với trang phục áo quần bộ đội, tôi mất hồn định lặn trốn xa, thì tôi nghe tiếng của một thanh niên trong đám.

_ Đã thấy anh rồi, đừng sợ, tụi em trốn nghĩa vụ, không phải bộ đội.

Nghe tiếng nói của người miền Nam, khi nhìn thấy tụi nó trẻ, chắc là nói thật, tôi liều mạng lội ra bò lên bờ. Ba thanh niên dẫn tôi tới căn chòi nó đang ngồi ăn cơm và bắt đầu phỏng vấn.

_Anh làm gì ở đây?

_Đi vượt biên, ghe bị bắt ngoài cửa biển, công an giải về Cần Giờ, tới đây anh nhảy trốn.

_Em có nghe tiếng ghe chạy ngang đây đêm qua nhưng không nghĩ là ghe bị bắt.

Thanh niên ngồi đối diện tôi nói:
_Anh này gan thiệt, anh có biết đây là “Đặc Khu Rừng Sát” nổi tiếng cá sấu trên con sông này không?Tuần vừa rồi có đàn trâu lội ngang sông, có một con trâu nghé bị cá sấu cắn đứt một giò.

Tôi trố mắt hỏi lại “thiệt hôn” vậy mà từ tối qua tới giờ tôi cứ lên xuống nước liền liền, có biết đâu mà sợ. Quả thật là số tôi vẫn còn may mắn, đúng là điếc không sợ súng, nghĩ lại rùng mình. Hồi lúc nhỏ khi chưa đi lính tôi thường nghe nói về “Đặc Khu Rừng Sát” này, nhưng không nghĩ đươc ra là địa thế quằn quèo và hiểm trở như thế này, rất lý tưởng cho VC dể dàng phục kích.
Thấy mấy đứa ăn cơm với vài cục muối hột, tôi quá đói không mắc cở, mở lời.

_Cho anh xin nửa chén cơm được hôn.

_Được. Thằng ngồi bên cạnh bới cho tôi gần một chén cơm nguội.

Tôi đớp ngon lành, cắn hột muối mà tưởng như cục đường khi nhai cơm một hồi trở thành quá ngọt, cảm giác này chưa có trong đời. Vừa ăn tôi vừa hỏi chuyện, tụi em ở đây từ bao lâu rồi?
_Hơn sáu tháng

_Có về thành phố chơi không?Nhà ở đâu? Tôi hỏi

_Thỉnh thoảng nhớ nhà, ra cửa sông lớn có giang ghe về Nhà Bè, trốn về chơi vài ngày rồi trở lại.

_Anh muốn về cầu Rạch Ông thì làm sao đi?

Thanh niên ngồi cạnh tôi bên trái nói:
_Cách đây không xa lắm, tui em biết có một bà nhà ở gần khu cầu Rạch Ong xuống đây giăng câu, nhưng lâu lâu bà ấy mới về. Tụi em dẫn anh tới đó cho anh năn nỉ, may ra bà ấy về sớm.

Nói chuyện với ba đứa thanh niên trẻ, tôi tìm hiểu để rõ thêm khu vực này. Gần mười giờ sáng, ba đứa dẫn tôi đi, qua những đoạn rừng chàm, lên đê, xuống ruộng, rồi bờ rừng chừng hơn 2 cây số, tôi nhìn thấy xa kia bắt đầu tới cánh đồng ruộng chạy dọc theo những đường kinh nhỏ, và căn chòi nhỏ mập mờ. Tôi hỏi có phải căn chòi đó không?

_Đúng rồi, tụi em dẫn anh tới đó rồi quay về.

_Cám ơn mấy em nhiều lắm, nếu không gặp tụi em thì anh biết ai mà nhờ.

Tới khúc đê quẹo vào trong chòi, 2 đứa đưng lại còn một dẫn tôi đi thẳng vào trong để hỏi.
_Dì Tư, có anh nầy muốn quá giang về cầu Rạch Ông, khi nào Dì về giúp dùm.

Tôi trình bày sơ qua cây chuyện vượt biên của tôi cho Dì Tư rõ.Rồi thanh niên quay lại chào tôi “Thôi em về”. Sau khi mấy thanh niên vừa khuất cua quẹo căn chòi, Dì Tư nhìn tôi rồi nói với giọng hốt hoảng:
_Thôi chết tôi rồi cậu ơi, ba đứa đó là điềm chỉ viên của công an thôn này. Chúng muốn hại tôi nên đưa cậu đến nhờ tôi, rồi đi báo công an để bắt luôn tôi. Thôi cậu đi tìm cho khác đi, tôi sợ lắm.

_Biết đâu mà đi bây giờ, cả khu vực này chỉ thấy có một căn chòi,tôi tiếp tục năn nỉ dì. Thấy tôi năn nỉ quá, dì tư xiêu lòng.

_Thôi được, tôi sẽ giúp cho có giang về cầu Rạch Ong nhưng cũng phải vài hôm nữa, bây giờ thì cậu không được ở trong chòi mà phải ra bờ rừng mà ở, khi nào tôi về sẽ cho thằng con ra kêu như vậy an toàn cho cậu và cũng an toàn cho tôi.

Rồi Dì tư chỉ hứơng trước mặt chòi là khu rừng chàm dầy đặc, cách đó độ vài trăm thước, tôi nghe dì nói cũng có lý nên nghe theo, hơn nửa cũng không còn cách khác. Có người nhận giúp lúc là vô cùng ơn phướcNghe tiếng động, tôi chợt thấy 3 dáng người chạy thẳng vào hướng tôi. Vội vàng tôi lặn xuống chui vào gốc tre lẫn trốn, rồi ngóc đầu quan sát.Thấy 3 thanh niên với trang phục áo quần bộ đội, tôi mất hồn định lặn trốn xa, thì tôi nghe tiếng của một thanh niên trong đám.

_ Đã thấy anh rồi, đừng sợ, tụi em trốn nghĩa vụ, không phải bộ đội.

Nghe tiếng nói của người miền Nam, khi nhìn thấy tụi nó trẻ, chắc là nói thật, tôi liều mạng lội ra bò lên bờ. Ba thanh niên dẫn tôi tới căn chòi nó đang ngồi ăn cơm và bắt đầu phỏng vấn.
_Anh làm gì ở đây?

_Đi vượt biên, ghe bị bắt ngoài cửa biển, công an giải về Cần Giờ, tới đây anh nhảy trốn.

_Em có nghe tiếng ghe chạy ngang đây đêm qua nhưng không nghĩ là ghe bị bắt.

Thanh niên ngồi đối diện tôi nói:
_Anh này gan thiệt, anh có biết đây là “Đặc Khu Rừng Sát” nổi tiếng cá sấu trên con sông này không?Tuần vừa rồi có đàn trâu lội ngang sông, có một con trâu nghé bị cá sấu cắn đứt một giò.

Tôi trố mắt hỏi lại “thiệt hôn” vậy mà từ tối qua tới giờ tôi cứ lên xuống nước liền liền, có biết đâu mà sợ. Quả thật là số tôi vẫn còn may mắn, đúng là điếc không sợ súng, nghĩ lại rùng mình. Hồi lúc nhỏ khi chưa đi lính tôi thường nghe nói về “Đặc Khu Rừng Sát” này, nhưng không nghĩ đươc ra là địa thế quằn quèo và hiểm trở như thế này, rất lý tưởng cho VC dể dàng phục kích.
Thấy mấy đứa ăn cơm với vài cục muối hột, tôi quá đói không mắc cở, mở lời.
_Cho anh xin nửa chén cơm được hôn.

_Được. Thằng ngồi bên cạnh bới cho tôi gần một chén cơm nguội.

Tôi đớp ngon lành, cắn hột muối mà tưởng như cục đường khi nhai cơm một hồi trở thành quá ngọt, cảm giác này chưa có trong đời. Vừa ăn tôi vừa hỏi chuyện, tụi em ở đây từ bao lâu rồi?
_Hơn sáu tháng

_Có về thành phố chơi không?Nhà ở đâu? Tôi hỏi

_Thỉnh thoảng nhớ nhà, ra cửa sông lớn có giang ghe về Nhà Bè, trốn về chơi vài ngày rồi trở lại.

_Anh muốn về cầu Rạch Ông thì làm sao đi?

Thanh niên ngồi cạnh tôi bên trái nói:
_Cách đây không xa lắm, tui em biết có một bà nhà ở gần khu cầu Rạch Ong xuống đây giăng câu, nhưng lâu lâu bà ấy mới về. Tụi em dẫn anh tới đó cho anh năn nỉ, may ra bà ấy về sớm.

Nói chuyện với ba đứa thanh niên trẻ, tôi tìm hiểu để rõ thêm khu vực này. Gần mười giờ sáng, ba đứa dẫn tôi đi, qua những đoạn rừng chàm, lên đê, xuống ruộng, rồi bờ rừng chừng hơn 2 cây số, tôi nhìn thấy xa kia bắt đầu tới cánh đồng ruộng chạy dọc theo những đường kinh nhỏ, và căn chòi nhỏ mập mờ. Tôi hỏi có phải căn chòi đó không?
_Đúng rồi, tụi em dẫn anh tới đó rồi quay về.

_Cám ơn mấy em nhiều lắm, nếu không gặp tụi em thì anh biết ai mà nhờ.

Tới khúc đê quẹo vào trong chòi, 2 đứa đưng lại còn một dẫn tôi đi thẳng vào trong để hỏi.
_Dì Tư, có anh nầy muốn quá giang về cầu Rạch Ông, khi nào Dì về giúp dùm.

Tôi trình bày sơ qua cây chuyện vượt biên của tôi cho Dì Tư rõ.Rồi thanh niên quay lại chào tôi “Thôi em về”. Sau khi mấy thanh niên vừa khuất cua quẹo căn chòi, Dì Tư nhìn tôi rồi nói với giọng hốt hoảng:
_Thôi chết tôi rồi cậu ơi, ba đứa đó là điềm chỉ viên của công an thôn này. Chúng muốn hại tôi nên đưa cậu đến nhờ tôi, rồi đi báo công an để bắt luôn tôi. Thôi cậu đi tìm cho khác đi, tôi sợ lắm.

_Biết đâu mà đi bây giờ, cả khu vực này chỉ thấy có một căn chòi,tôi tiếp tục năn nỉ dì. Thấy tôi năn nỉ quá, dì tư xiêu lòng.

_Thôi được, tôi sẽ giúp cho có giang về cầu Rạch Ong nhưng cũng phải vài hôm nữa, bây giờ thì cậu không được ở trong chòi mà phải ra bờ rừng mà ở, khi nào tôi về sẽ cho thằng con ra kêu như vậy an toàn cho cậu và cũng an toàn cho tôi.

Rồi Dì tư chỉ hứơng trước mặt chòi là khu rừng chàm dầy đặc, cách đó độ vài trăm thước, tôi nghe dì nói cũng có lý nên nghe theo, hơn nửa cũng không còn cách khác. Có người nhận giúp lúc là vô cùng ơn phướclớn.Tôi vội vàng cám ơn dì Tư rồi tiến về rừng. Đi gần tới đám rừng chàm tôi nghe tiếng động rào rào dưới đất phía trước mặt, đưa mắt nhìn xuống tôi thấy hàng ngàn con còng đỏ chạy chui vào hang lẩn trốn khi nghe tiếng động của chân tôi bước đi đạp lên trên đám lá khô.Vào bờ rừng chừng năm ba thước, tôi lựa chổ mát nhất trong  đám chàm khô, nằm kê đầu vào nhánh rễ lớn. Mệt lã, tôi nằm yên thiêm thiếp, tưởng là xác chết, một đám còng bò ùa ra cấu xé tay chân tôi. Tôi vùng dậy đám còng văng ra tứ phía, tưởng rằng đâu chúng sợ khi biết tôi không là xác chết.Khi thiếp đi thì chúng nó lại xông vào cắn tiếp, chẳng ngủ yên được với đám còng đỏ này.

Cả đêm ngâm nước, giờ thì trời nắng chang chang trong người tôi bắt đầu lên cơn sốt, lạnh rung cầm cập giữa buổi trưa, nhắm mắt nằm co rút như con tôm cho đỡ lạnh. Nghe có tiêng động trên nhánh chàm nho nhỏ, tôi mở mắt nhìn lên thấy một con rắn lớn bằng cườm tay đang cuộn mình bò xuống. Tôi nhắm mắt nằm yên không nhúc nhích, để mặc rắn cắn hay mổ gì cũng được. Con rắn bò qua cạnh đầu tôi rồi chui vào đám rác.
Nằm ngoài rừng được vài ba tiếng, tôi nghĩ lúc đó đô khoảng 2 giờ trưa. Chịu hết nổi cơn sốt, tôi đi liều trở vào chòi. Dì Tư thấy tôi vào vội hỏi:
_Cậu vào đây làm gì?Đã nói cậu phải ở ngoài rừng.

_Cháu bị sốt lạnh, ngoài đó nắng quá chịu không nổi, rồi tôi tiếp tục năn nỉ dì Tư.
Suy nghĩ một hồi rồi Dì Tư nói:
_ Tôi có thể giúp đưa cậu tới xã Lý Nhơn, rồi từ đó đi bộ dọc theo đê chừng 5-7 cây số, qua phà, rồi đón xe về cầu Rạch Ong, nhưng đưa qua cửa biển rộng này phải mất hơn 2 tiếng.

_Cháu trong mình còn vỏn vẹn 80 đồng, vừa nói tôi vừa móc trong túi quần sọt đưa dì hết cả 80 đồng. Dì Tư cầm lấy nhưng không hài lòng lắm, thấy mắt nhìn chiếc nhẫn cưới vàng 18K tôi đang đeo trên ngón tay áp út, hiểu ý dì Tư tôi tuột nhẫn ra đưa. Ngay sau đó, thái độ dì đổi khác.

_Thôi được, để tôi kêu 2 cháu chuẩn bị ghe đưa cậu về xã Lý Nhơn. Nhưng nè nghe tôi dặn, khi tới xã rồi cập trên đê mà đi qua phà chỉ tốn 3 đồng, đón xe về Rạch Ong 5 đồng là tám. Đây tôi cho lại cậu.

Dì Tư cho tôi lại đúng 8 đồng, tôi vội vàng cám ơn dì.
Hai thằng con tuổi chừng 13-15 đã chuẩn bị xuồng xong,rồi vào dẫn tôi ra con kinh nhỏ. Tôi thấy chiếc xuồng 3 lá, cùng đống lá chuối bên cạnh xuồng. Tôi vừa bước xuống ngồi yên trên xuồng, thì hai đứa nhỏ nói:
_Anh nằm xuống đi, để tụi em phủ lên người lớp lá chuối, để ra ngòai kia công an không để ý, tưởng tụi em đi chở ghe lá chuối.

Tôi nằm xuống theo lời hai đứa nhỏ, rồi nó phủ lên người mình mười mấy tấm lá chuối tươi. Thằng anh chèo mũi, đứa em chèo lái. Chiếc xuồng nhỏ chở tôi luồn từ kinh này qua kinh khác, hơn nửa tiếng mới qua hết đoạn kinh nhỏ trong khu Rừng Sát. Khi ra tới cửa con sông lớn, chiếc xuồng nhỏ bắt đầu gặp sóng đi chậm dần, thấy hai anh em đứa nhỏ tôi vô cùng tội nghiệp, giá tôi còn tiền cũng đưa hết cho hai em. Thỉnh thỏang tôi ngóc đầu lên nhìn xem còn bao lâu nữa.
Thằng em sau mũi nói “ đã hơn nửa đường, còn gần một tiếng nửa mới tới xã Lý Nhơn”
_Tụi em có thường chèo ra khu vực này không? Rồi bắt đầu tôi hỏi chuyện

_Thỉnh thoảng qua đây bán cá, tiện đường về thành phố mua những món đồ cần thiết.

_Tụi em chèo xuồng có mệt không?

_Quen rồi ngày nào mà không chèo, giăng câu, đi chợ, chèo về nhà mổi tuần còn xa gắp bao nhiêu lần đoạn đường chở anh đi.

Trò chuyện với hai đứa nhỏ một hồi thì xuồng đã tới xã Lý Nhơn. Hai đứa nhỏ nói tôi ngồi dậy đi, tới nơi rồi đó. Tôi chỉ nó cho tôi xuống chỗ tôi đổ cát hai tuần trước đó. Rồi chiếc xuồng chèo thẳng tới nơi. Trước khi xuống hai em căn dặn:
_Anh cứ đi thẳng trên đường đê này 5-7 cây số sẽ gặp bến phà, qua phà rồi đón xe về cầu Rạch Ong đừng sợ lạc anh cứ đi đi.

_Cám ơn hai em nhiều lắm, thôi hai đứa trở về nhà đi.

Lúc này đã hơn bốn giờ chiều, trong túi được dì Tư cho lại 8 đồng, cũng hồi hợp sợ không đủ tiền xe. Bước đi trên đê có một mình đơn độc, về tới đây tôi cũng bớt sợ rồi, quần sọoc, áo thun, đi chân không như người làm ruộng, phóng đi thật lẹ, được vài cây số vẫn không thấy bóng người. Tôi đâm ra lo sợ nhưng cũng phải bước đi, được vài cây số nữa thì tôi nhìn thấy được một dãy nhà từ đằng xa, thật mừng rỡ, có lẽ là tới bến phà
Vài chiếc ghe xuồng trước mặt đợi chở khách qua sông lấy giá 3 đồng. Quả thật dì Tư nói đúng. Trả 3 đồng qua sông là tới Nhà Bè, tới bên xe lam về cầu Rạch Ong tôi hỏi đúng giá 5 đồng. Tôi phóng lên ngồi cận bên bác tài, khi nhìn tôi lạ ông tài xế hỏi
_Đi đâu mà chân không, quần xà lỏn, áo thun vậy?

_Ghe đi hợp đồng bị bể hộp số ở xã Lý Nhơn, tôi phải lội bộ về nhà kêu thợ máy.

Thấy có lý bác tài không hỏi nữa. Khi xe chạy đến ngang cầu Rạch Ong tôi xin xuống. Hết tiền, tôi liều quắc đại Honda ôm kêu chở thẳng về ngã sáu chổ nhà bạn thân của thằng em, là một trong những nơi tôi thường tá túc. Về tới nhà cũng may, tôi xin được 10 đồng đem trả tiền xe.
Tá túc một đêm, sáng hốm sau đi sớm đón xe thẳng về Rạch Kiến, Long An, quê chồng bà chị hai tôi trú ẩn. Nơi đây, với tôi coi như một căn cư an toàn để tái phối trí, khi có sức rồi xuất quân đánh tiếp.

Mất hết tiền trong chuyến đi này nhưng an ủi là tôi vẫn còn mạng sống. Vượt biên quả thật là không đơn giản. Sau này khi trở lại Saigon để tìm đường vượt biển chuyến thứ ba mới vỡ lẽ cũng vì lòng tham của chủ nên chuyến thứ hai của tôi thất bại hoàn toàn.
Văn viết không hay, hơn 32 năm đã bao lần tôi định viết lại chuyến trốn tù, để cháu con tôi, hay đời sau được biêt, nguồn gốc ở đâu và vi sao chúng được tới nơi này.

Nhờ Lý Khải Bình cho tôi dịp gặp đuợc 2 NT trong buổi tiệc tân gia. Cám ơn NT Tô Văn Cấp, NT Phan Nhật Nam đã khuyến khích tôi cứ viết lên những gì tôi nghỉ, nên đã hoàn thành xong câu chuyện trốn tù..

Chuyến trốn thứ ba của đời tôi vô cùng ngoạn mục, cũng là chuyến cuối cùng tôi giã biệt XH-CNVN.


&&&&
Đã hơn 32 năm rồi kể từ mùa thu 1980, tiềm thức tôi không sao xóa được cuộc hành trình vượt biển, cứ mỗi lần tôi đi du lịch trên những chiếc tàu (Cruise) thật lớn nhìn biển nước bao la, là hình ảnh vượt biên sống lại trong đầu, nhớ từng chi tiết, tưng địa danh, từng đoạn đường, nhớ từng cơn sóng lớn đưa lên cao rồi đập xuống hãi hùng lẫn trong tiếng kêu gào, van xin khấn nguyện, có lúc sóng đập thật mạnh làm nước tràn vào gần ngập máy ghe, rồi mấy thằng em thay phiên tát nước, những hình ảnh đó làm tôi không sao quên được. Mông lung tôi nhìn mây đen lo sợ, đưa tay đo sức gió để đoán sóng cho tàu, mà quên rằng tôi đang đi trên con tàu mới hiện đại chưa đầy 3 tuổi (Oasis of the Sea), lẩm cẩm nghĩ thật buồn cười cho đời người khi bước vào thời kỳ của lứa tuổi 60 mươi. Nhưng có lẽ niềm suy tư lo lắng đó đã thấm sâu trong tiềm thức và sẽ theo tôi cho đến ngày tháng cuối cùng.

Giữa tháng 5, 1980 tôi trở lại SaiGon, mới vở lẽ lòng người chủ ghe tham lam nên chuyến vượt biên thứ hai của tôi thất bại. Tôi bỏ nghề vá bánh xe đạp, long nhong tối ngày hết thằng bạn này rồi phóng tới thằng kia. Đuông và tôi gặp nhau rất thường, bửa nào anh trúng mánh thì 2 thằng no nê ăn uống. Có lúc đói quá ghé ngã sáu Gia Long xin tiền thằng đàn em Lê Viễn Hồng K4/72 tiêu xài đở vã. Hồng cũng là Mũ Xanh, khi ra trường về TD5 sau tôi mấy tháng. Sau này chuyển qua Biệt Đội Sóng Thần lúc đơn vị mới vừa thành lập.

Thằng đàn em lúc này rất giỏi, chuyên môn mua bán hải bàn, ngồi vài tiếng là tiền vô như nước. Tôi nhớ có lần Hồng chở tôi đi giao cái hải bàn PCF, đặt chính giửa yên xe chổ 2 thằng ngồi, chạy qua đoạn đường Phan Thanh Giản khi gần tới trường Văn Học, bị nút chặn của một nhóm công an trước mặt. Tôi vừa nói “bò vàng nó chận”. Hồng nhanh mắt, lẹ chân chống xuống đất quay đầu xe 180 độ, rồi ngược chiều chạy trên lề bên trái, tiếng AK nổ dòn về phía chúng tôi. Như không để ý Hồng cứ phóng, trên chiếc Honda 65 màu đỏ, xoáy nòng cylinder 90 phân khối chạy lạng qua, lạng lại xen kẻ với đám thường dân đi bộ khiến công an ngần ngại không bắn thẳng vào. Tôi bảo nhỏ coi chừng bị bắn xâu táo, rồi hai thằng cười ha hả, cứ chạy tìm ngõ hẻm quẹo vô. Vừa thấy được hẻm nhỏ bên trái, hai thẳng mừng hết lớn, chui xe chạy vào rồi lòn ngõ khác đi ra. Giao xong cái hải bàn hai thằng thở phào nhẹ nhõm. Vắng đâu vài tuần, khoảng vào cuối tháng sáu 1980, tôi không gặp Phan Văn Đuông nên chạy đến chỗ quán bia hơi của em Đuông để hỏi thăm bạn mình, mới biết ra Đuông đã có mối đi vượt biên, cũng bi bể nên bị bắt giam đâu dưới khu vực Cần Thơ. Kể từ đó chúng tôi mất liên lạc, tôi trở về nhà bạn thằng em tôi tá túc. Gia đình này là dòng họ “Khúc” anh em họ hàng với bà “Khúc Thị Minh Thơ”, bác rất hiểu hoàn cảnh của tôi nên bằng lòng cho tôi ở tạm. Nhà có tiền nhưng bác cũng đông con,và đã đưa vượt biên thoát được 2 đứa, sáu đứa còn lại, thì chia hai đi làm 2 đợt. Tôi nghe bà nói đã đóng tiền chổ khác cho 3 đứa đi tiếp tục. Lúc đó tôi định hỏi mượn tiền của Hồng đi tiếp, nhưng quá ngại vì chuyến vượt biển vừa rồi tôi đã bị mất trắng 2 cây vàng.

Ngày, tháng trôi qua thật nhanh, đã tới lúc 3 thằng em trong nhà khăn gói ra đi, lúc đó chừng đâu tháng 8, 1980. Nhìn tụi nó tôi thèm được đi trong chuyến, và em trai tôi cũng buồn vì sắp mất đi người bạn tốt. Nhưng tôi luôn cầu nguyện cho mấy thằng em đi được. Sáng ra, 3 đứa lớn được bà mẹ dẫn đi về vùng bốn, chỉ được độ vài hôm tôi thấy cả đám lại quay về.
_Bể nửa rồi hả bác? tôi hỏi:
_Không có nhưng coi như đã bể, tài công không tới và làm eo đòi thêm 8 lượng vàng và tổng số 10 người.
_Thuyền trưởng Hải Quân hả bác?
_Không, chỉ là HSQ Tr/sĩ nhất nói là lái tàu rất giỏi. Rồi bà bác hỏi tôi:
_Vậy con lái ghe được không? Biết coi cái cục “hải bàn” gì đó không? Nếu biết lái ghe bác sẽ tìm mọi cách nói để cho con được làm tài công trong kỳ đánh bãi tới. Có thể bác sẽ nói con là HQ vừa trốn trại.
_Tôi mừng quá, trã lời “ dạ con lái được, hướng đi bác khỏi lo con rành lắm.” Tôi nghỉ bụng ngày xưa tôi chấm điểm gọi pháo binh bắn hàng ngày còn được, mà phải chấm đúng điểm, huống chi bây giờ cả một bờ biển Thái dài hàng ngàn cây số mà chấm không trúng một điểm thì coi như… đi chết đi.
_Vậy, thôi được rồi, ngày mai bác đi sớm về Long xuyên gặp ông tám nói về chuyến này cho cháu và đòi thêm cho cháu dẫn được 2 người.
Thấy đôi mắt tôi mừng muốn khóc, tôi cảm động thương bà vì bà dám giao mạng sống cã ba đứa con mình cho tôi, một tài công “dỏm” bác nói tiếp, và coi tôi con như con ruột, vì tôi cùng tuổi với đứa con đầu lòng của bác. Đêm hôm đó tôi chẳng chợp mắt tí nào trên căn gác nhỏ phía sau nhà của bác. Suy nghỉ mãi, rồi tôi lo sợ ra ngoài gặp sóng lớn, mong trời sáng để đi vào nhà Diệp phi Hùng tìm anh Sơn học hỏi tiếp. Tờ mờ sáng tôi thấy bà đã dậy đón Honda ôm ra bến xe về Long Xuyên thật sớm. Còn tôi cã buổi sáng đó, anh Sơn nói tôi nên ôn lại hết những cái gì anh đã dạy, từ phao nổi ngoài khơi cửa biển, đến những lá cờ các nước tôi phải nhớ thuộc lòng, rồi hướng đi theo kiểu chử Z, bẻ góc độ thế nào để cuối cùng ghe chạy theo hướng tây 270 độ, vào thẳng bờ biển Thái Lan. Ngày hôm sau đó, tôi buâng khuâng chờ bà về để biết kết quả của chủ ghe đồng ý hay từ chối về những điều bác đòi hỏi. Tới chiều tối, nghe tiếng xe Honda ôm ngừng trước cửa. Bà bước vào trong với vẻ mặt vui tươi.
_Chủ ghe bằng lòng cho con làm tài công không bác? tôi hỏi
_Nghe bác nói con là HQ mà trốn trại về tìm đường vượt biển là ông tám đổ bãi và chủ ghe mừng hết lớn vì con đòi hỏi đi thêm chỉ có 2 người, nên họ đồng ý liền và muốn gặp con vào thứ bảy tuần tới, bác sẽ dẫn con đi về Long Xuyên để cùng gặp mặt.
Tôi mừng quá ôm chầm lấy bác, với thật nhiều lời lẽ cám ơn không diễn tã nổi lúc này, trong lòng tôi xúc động, làm sao tôi được cơ hội như vầy, dẩu biết rằng đường vượt biển với trăm ngàn cái khó. Suốt một tuần lễ chờ đợi ngày đêm dài đăng đẳng, tôi ôn hết lại những gì trong hiểu biết.
Tuần sau, sáng sớm Bác và tôi đón xe đò về Long Xuyên để gặp ông tám, người đổ bãi cũng là người quyết đinh ngày đi. Trên đường đi tôi cũng phập phòng lo sợ, nhưng tôi nghỉ là tôi sẽ làm được. Xe ngừng ngoài lộ cách xa nhà ông tám, theo ngỏ hẻm cong quẹo củađường vào nhà ông tám, khi vào rồi chưa chắc gì tôi biết lối ra. Gặp được ông tám lòng tôi bớt hồi hợp, nhìn ông tôi thấy vẽ người hiền hòa phúc hậu.

Vừa nói chuyện, ông dẫn tôi vào trong buồng đưa tôi coi chiếc hải bàn với tấm hải đồ ông đang giữ, sẽ giao cho tôi trong chuyến đi này. Tấm hải đồ 1/100,000 của vùng bờ biển Hà Tiên và chiếc hải bàn nhỏ bằng cái chén hiệu gì tôi quên mất. Nhìn tôi biết đây là đồ loại giã, mới cầm lên cây kim chỉ Nam Bắc đã quay lòng vòng, bọt nước đầy trong đó, tôi bảo ông tám trao cho tôi đem về Saigon cho bạn sửa lại, ông cũng hoàn toàn đồng ý với tôi. Hôm sau tôi và bác đem hải bàn về Saigon sửa chửa, xém một chút tôi bị bắt trên xe đò vì công an lên xe lục soát.
Về tới Saigon, Hồng nhìn cái hải bàn cười ngất “Đã đồ dỏm thì có bọt nước hay không gì cũng giống nhau thôi, rồi Hồng lấy ống chích chứa dầu hôi bơm vào cho hết bọt” lúc đó tôi mới nghỉ đúng là mình ngu thiệt.

Vài hôm sau, bác và tôi ôm cái hải bàn trở lại Long xuyên. Ông tám muốn thử tài nên cho tôi lái chiếc ghe nhỏ của ông, từ Long Xuyên qua núi Sập đến ngã ba Tham Lương rồi tới chợ Hà Tiên. Cầm tay lái ông chỉ đường tôi đi ngọt xớt, cũng may ghe ông tám nhỏ hơn chiếc ghe tôi lái trước kia nhiều nên không gì trở ngại, và ông cũng chỉ rỏ cho tôi chỗ nào ông đổ bãi, ghe lớn đậu chỗ nào, rồi ông sẽ bốc khách ra sao. Ghé chợ Hà Tiên neo ghe rồi đưa tôi lên núi, tôi hỏi ông tám rằng mình đi đâu lên núi Hà tiên.
_Ông trả lời “Xin xâm, cầu nguyện và cũng coi tuổi tôi có hợp với chuyến đi này”. Lên tới đỉnh tôi thấy một ngôi chùa nhỏ, vào bên trong có vài tượng

Phật Di Đà bên cánh trái là Quan Công, Quan Đế, bên phải có tượng Phật Bà. Tôi đốt nhang rồi quì khấn nguyện, xin cho con đi thoát khỏi chốn khổ này, tôi cũng lấy bó xâm đưa lên lắc, được it lâu thì có một cọng quẻ văng ra, tôi cầm lấy nó đưa cho ông tám đem ra ngoài có ông sư ngồi giải nghĩa. Tôi nghe nói tuổi tôi với quẻ này là quá tốt. “Rồng gặp nước làm sao ngăn cản được”. Tôi thấy nét mặt ông tám vui thấy rỏ, trong lần trước anh tài công bóc nhầm xâm hạ, quẻ giải ra thật xấu vô cùng. Ông vui vẽ bảo tôi thôi mình về đi cháu.

Xuống tới chợ Hà Tiên ông chỉ cửa biển ghe ra, và cho biết tình hình giờ giới nghiêm tuyệt đối, 9 giờ đêm là không một tiếng máy nổ của ghe nào. Chính giữa sông là rạn đáy giăng đầy, bên này chợ là hàng trăm ghe Quốc Doanh đánh cá, bên kia sông là vọng gác công an. Ông hỏi:
_Nếu theo cháu, thì ghe nên lái hướng bên nào,tôi quan sát kỷ rồi trã lời cho ông tám.
_Chính giữa sông không nên đi là tuyệt đối, rạn đáy giăng đày không có lối ra, còn bên này sông có hàng trăm cập mắt, bên kia sông công an vọng gác chỉ có một hai người. Như vậy cháu chọn lái ghe chạy về hướng đồn công an bên đó. Ông tám dòm tôi ngật đầu đồng ý,cháu là tài công thì hoàn toàn quyết định nhưng phải lái tới đó trước giờ yên tỉnh.

Bàn tính xong, ông tám và tôi ra ghe trở về Long xuyên, ghé ngang ngã ba Thâm Lương gặp ông hai để đinh ngày đổ bãi. Cũng may ghe ông hai vừa tới đó một vài giờ. Nhìn chiếc ghe Chà Dôm võ ngoài độ chừng 10 mét, vào trong ghe tôi dòm thấy máy biết ngay là máy xe hơi chế biến, trên Saigon khách đi vượt biên thường hay hỏi “Yama đầu bạc hay loại máy Gray” thấy tôi suy tư ông hai hỏi “cậu có sợ lấy ghe sông đi biển không”
_Tôi trả lời: “ghe nhỏ nào ra tới biển gặp sóng lớn cũng giống nhau thôi, có ghe đi là con vui rồi bác ạ.
_Ông hai nói tiếp: tôi là thợ máy, chiếc máy Mercedes đời 61 tôi mới mua sửa lại chạy được hơn 6 tháng nay, chạy rất tốt, đồ phụ tùng, đồ nghề tôi muathủ sẳn đầy đủ cậu đừng lo. Bàn thảo một lúc, rồi ông tám nói tôi vừa xin xâm rất tốt. Ông hai càng vui khi nghe được tin này, rồi ông gọi 2 thằng con đang tấm dưới sông lên nhổ neo cho tôi chạy thử, thằng lớn tên Lộc lên đề máy ghe, đạp “Âm brê gia” rồi sang số, tôi lui ghe chạy thử mấy vòng, lái ghe lớn trước, bây giờ ghe nhỏ thì tôi chạy thật dể dàng, chỉ ngại rằng ngoài kia sóng lớn. Nhưng tôi nghỉ con người có số, đời người ai không chết, tôi thoát bao nhiêu trận rồi giờ có chết cũng chẳng sao. Hơn nửa, trước kia giao mạng tôi cho người khác lái, còn giờ đây tôi quyết định hoàn toàn, nên tin tưởng số tôi còn may mắn.

Kế hoạch ông tám và ông hai bàn thảo xong, định ngày cuối tháng, 30-10-1980 là đỗ bãi. Ông tám và tôi từ giả ông hai hẹn ngày tái ngộ. Về tới Long Xuyên khoảng đô 8-9 giờ đêm, ngủ lại một đêm ở nhà ông tám, rồi sáng hôm sau hai bác cháu tôi trở lại Saigon.

Suốt hai tuần lễ, tôi nhờ má vợ tôi liên lạc với người bạn đã cho tôi vay nợ, để dẫn đứa cháu đi trừ nợ hai cây vàng, khi biết ra thì đứa cháu kia đã vượt biên đang bị bắt, cuối cùng khi tới ngày đỗ bãi tôi có một em trai cộng thêm thằng em thứ tư trong nhà tôi đang ở.

Ngày đỗ quân 6 anh em cùng trong nhà chia ra làm 3 cánh. Tôi đi một mình xuống Long Xuyên để đi cùng ông tám, còn lại 5 chia ra hai cánh xuống Rạch Giá để qua ngã ba Tham Lương, đúng hẹn 5 giờ chiều thì ông tám sẽ đón đưa ra ghe lớn. Tôi dặn dò kỷ lưởng nếu có đụng tr#7853;n (bể bãi) thì hồn đứa nào nấy giử, rồi tìm mọi cách trở về nhà. Tôi và ông tám từ Long Xuyên ra tới ngã ba Thâm Lương gặp ghe ông hai tại điểm hẹn, cách ngã 3 chừng vài trăm mét, thả tôi lên ghe lúc khoảng 3 giờ chiều, rồi trở lại đón người đưa ra điểm bốc cách chợ Hà Tiên chừng một hai cây số. Tôi ra ngoài ghe ngồi chờ 3 chiếc ghe nhỏ chay ngang qua, nếu đếm đủ số thì tôi nhổ neo xuất phát. Giây phút chờ đã qua 5 giờ hơn tôi thấy chiếc cá nhỏ (ghe nhỏ) chạy tà tà qua chổ tôi rồi đi thẳng, năm mười phút sau tới con cá thứ hai rồi thứ ba liền sau đó. Tôi, ông hai và hai thằng con nhổ neo xuất phát, đoạn đường đi từ ngã ba Thâm Lương ra Hà Tiên tôi không nhớ rỏ chừng bao nhiêu cây số,ghe tôi lái chậm tà tà chờ trời sụp tối để vừa đến chổ bốc người.

Tới điểm hẹn đúng lúc trời vừa tối hẳn, tôi cặp bờ sông bên phải, chỗ khúc sông hơi vắng nhà dân và ít ghe qua lại, ghe vừa đậu lại, thì từng chiếc một (cá nhỏ) cập sát đỗ người, trong chốc lát đã gần đầy ghe lớn, chiếc đỗ cuối là ghe ông tám,tôi đếm đủ 5 thằng em trên đó. Như một trận chiến đổ quân, thật vô cùng hấp dẫn, tôi thầm phục ông tám đã dàn quân, bố trận như một kế hoạch hành quân đổ lính rất an toàn. Chừng năm bảy phút đám quân nằm gọn trong lòng con cá lớn, cảm giác hồi hộp đầy thú vị này làm tôi nhớ lại lúc ngoài chiến trận dẫn trung đội đi tiền đồn, cũng hồi hợp trong nhiều lần bắn lộn với VC thức trắng đêm. Tôi bắt tay ông tám cám ơn với vài lời từ giả và ông cũng dặn tôi cẩn thận khi ra tới cửa biển Hà Tiên.

Cuối tháng mười, trời quá tối thêm nước ròng chảy rút ra cửa biển, theo kế hoạch thì để ghe nổ máy nhỏ rồi chống cho ghe trôi theo dòng nước rút ra ngoài, nhưng không ngờ nước rút quá lẹ, ghe tôi lái dường như bị mắc cạn trên lối đi vào cửa chợ Hà Tiên. Tôi vội vàng nhảy xuống để đo chiều sâu dòng nước, nước không lạnh mà mồ hôi làm tôi ướt lạnh,nước với bùn chưa qua khỏi gối tôi, trong đêm tối cùng 2 thằng con trai ông hai bước đi, lội ngang lội dọc, kiếm tìm cho ra chổ trủng hay mực nước sâu để đẩy ghe trườn về hướng đó, sấp 9 giờ đêm là giờ cấm ghe qua lại, tôi khấn nguyện ơn trên giúp tôi thêm lần nữa, rồi đi ngược về hướng sau ghe xéo góc 45 độ, đi tới một đoạn bỗng nhiên tôi bị sụp vào chổ hố nước sâu, mừng quá tôi đi ngược lại rồi cùng hai thằng con ông hai cố đẩy chiếc ghe đi vào chỗ nước sâu tôi vừa đi tới, cũng may ghe nhỏ, đáy ghe tròn như hột vịt nên dễ quay đầu xoay vòng lại, chúng tôi đẩy tiếp vài phút sau ghe lọt vào vùng nước chảy.

Mừng hết lớn, rồi ba thằng nhảy phóng trở lên ghe, lúc này chúng tôi cẩn thận hơn, tôi lái tiếp và bảo 2 thằng em lên phía trước lấy sào chống đo mực nước. Tôi để máy chạy nhỏ tà tà theo dòng nước rút kéo ra,tới ngang chợ Hà Tiên tôi lái qua bên trái để tránh sức nước đẩy ghe vào rạn đáy,đến sát đồn công an thì máy ghe bổng nhiên ngưng chạy, tôi đoán biết chân vịt bị kẹt kẻm gai giăng, trước khi nhảy xuống tôi nói nhỏ mấy thằng em tôi chuẩn bị bung, nếu có tiếng súng từ đồn công an bắn tới. Rồi tôi nhảy xuống nước lặn sâu mò tìm chân vịt, thấy nó bị vướng vào những hàng dây kẽm gai, được kéo dài vào bờ giữ mấy cây trụ chân rạn đáy,tôi cố đè dây kẽm gai cho chân vịt lướt qua, vật lộn với kẽm gai đâu vài ba phút,ghe trườn qua trôi tiếp ra ngoài, hai thằng nhỏ nắm tay tôi kéo lên cho lẹ. Tôi ra lệnh không nổ máy chóng sào ra cửa biển, lúc chân vịt bị vướng kẽm gai tôi thấy vài chiếc xuồng nhỏ với hai ba ngọn đèn dầu loe lóe,tôi nghỉ là dân đi gở cá bị mắc câu, không để ý đến họ, nào ngờ đâu họ chèo ngược vào trong báo cáo. Chúng tôi ráng dùng chèo bơi tránh xa vọng gác cao của công an bên cánh trái, ra tới cửa biển rộng mênh mông, theo hải đồ thì tôi biết khu vực này toàn là cồn cát, nếu mực nước này so với trọng lượng ghe tôi nhỏ xíu thì làm gì bị mắc cạn, nhưng tôi có cảm tưởng như ghe không còn chạy, thật không sai, thằng Lộc con ông hai chống sào đo nước. Nó la lên:
_ Anh tám Khỏe ơi ghe lại mắc cạn nửa rồi, tôi thứ tám tên Khỏe mấy thằng nhỏ hay trêu chọc gọi là “Anh Tám Khỏe” xin ly khai VC, tôi chẳng hiểu câu truyện cải lương này đại ý ra sao, nhưng tôi cũng cười để mấy thẳng em nó gọi. Tôi và thằng Lộc liền phóng nhanh xuống biển, quả thật mức nước biển tới chừng đầu gối, tôi càng tránh xa đồn công an biên phòng cuối cùng bên cánh phải thì vướng vào cồn cát nổi ngoài khơi, nước sông rút ra biển quá nhanh chính ông hai cũng không ngờ tới. À thì ra đó là lý do công an không canh gác bên mé cạn này, nhưng cũng may đầu mũi ghe chỉ mới vướng vào bãi cát. Thằng Lộc và tôi cố đẩy hông bên phải cho chiếc ghe vừa đủ nổi. Bỗng bên trong chợ, khu ghe Quốc doanh đánh cá, có tiếng la inh ỏi “Ghe vượt biên, vượt biên” vài ánh đèn pin rọi quạt qua, quạt lại như kiếm tìm xem ghe chúng tôi ở nơi nào, tiếng máy Yama đầu bạc một block bắt đầu cành cạch nổ. Thằng Khoa bên trong ghe cũng đề máy lên, tôi và thằng Lộc kéo nhau nhảy lên ghe thật lẹ,khi đã biết được cồn cát nằm bên cánh trái, thằng Khoa giao tay lái lại cho tôi, lúc này tôi bẽ thẳng về hướng đồn công an biên phòng cuối cùng mà chạy, được một đoạn khi tránh xa cồn cát rồi tôi đổihướng chạy trở ra. Chiếc một block chạy đuổi bám theo ghe tôi sát nút, trên ghe ông hai đọc kinh cầu nguyện cùng một đám người bên dưới hầm tàu.

Rồi vài loạt đạn AK bắt đầu bắn thẳng vào hướng ghe tôi đang chạy, mấy thằng em hốt hoảng nhảy xuống hầm trốn hết. Với tôi đây là chuyện nhỏ “nếu tài công HQ thứ thiệt gặp trận này tôi không rõ họ sẽ phản ứng thế nào, nhưng với loại HQ 4 chữ TQLC này thì mấy phát đạn bắn đó không nhát được tôi, cùng với kinh nghiệm vừa rồi của chuyến thứ hai mà tôi bị bắt, tự hứa với lòng bị bắn chết cũng chẳng quay đầu.

Trời thì tối, khoảng cách cũng hơi xa độ chừng vài trăm thước, tôi tỉnh bơ kêu thằng Khoa trả số 3, tống hết ga tôi chạy thẳng hướng tây, chiếc máy Mercedes thật quả “danh bất hư truyền” lao ù ù trên mặt biển, ghe đi sông “ Chà Dôm” giờ đang đối đầu cùng ghe đi biển, gần nửa giờ mà tôi cũng thấy tụi công an bám đít theo, bất chợt tôi cảm thấy như có điều phép lạ mặt biển mỗi lúc càng nằm yên lặng như mặt nước sông, thêm một áng sương mù phủ lên đường ghe tôi đang chạy. Tôi chợt nhìn qua phải thấy ống bô bên hông ghe xịt lửa, à thì ra tụi nó cố bám theo vì lửa ống bô tàu. Tôi kêu thằng Lộc chạy lên lấy vội tấm bao bố, nhúng nước trùm lên rồi mút nước biển tạt vào, một hồi sau ghe công an gần như mất dấu. Tiếng AK nổ vang vài lần nửa, nhưng lần này nghe xa lắc phía sau.

Mấy thằng em với tôi thở phào nhẹ nhỏm, bớt ga lại trung bình rồi chạy tiếp, chạy một đêm tới sáng 7-8 giờ thì cái máy ghe bị trục trặc, bốn máy còn lại ba, chiếc ghe bị sóng chạy không muốn nổi. Nhìn bên trái thấy đảo hòn Khoai còn sờ sờ nằm cạnh. Lúc này ông hai cho biết máy bị bể một ông bét dầu muốn ngừng lại sửa chửa hay để như thế nầy chạy tiếp, rất may là tôi biết được sự vận hành của máy, nếu để chạy thế này thì không lâu cái máy hoàn toàn hết chạy. Tôi ra lệnh cho thằng Khoa tắt máy cho ông hai tìm cách sửa ống dầu.

Chiếc ghe lênh đênh xập xình trôi trên biển bên cạnh hòn Khoai. Sợ công an hay ghe đánh cá nhận diện là ghe sông, tôi ra lệnh phá hết mui trên rồi lấy giây thừng buột vòng mấy trụ cột làm chổ tựa để giử người khi gặp sóng lớn hay mưa to. Mấy con cá chuồn nhỏ thấy ghe sát mặt biển tha hồ đùa, bay phóng qua phóng lại.

Ông hai cho tôi biết là bể chén chận bét ống dầu máy số một, mà ống core đó ông không có mua dự trử, nhưng hy vọng ông sẽ sửa được, cũng may máy không hư trong lúc công an đang rượt bắt, còn bây giờ thì sợ bị ghe quốc doanh đánh cá hay tàu tuần tiểu của công an. Ông hai lò mò mở sửa ông dầu chừng hơn một tiếng, rồi cã ghe quá mừng khi máy ghe chạy tròn vòng trở lại. Tôi vội vàng lấy hướng đảo Thổ Châu trực chỉ, biển vẫn yên sóng nhịp nhàng tôi lái theo lời anh Sơn đã dặn, sóng chẻ 7/3 hoặc 6/4 chạy êm đềm, các đoàn cá heo cứ đua nhau chạy bên hông ghe tôi đùa giởn, sóng vật một hồi, một số khách trong boong tàu thấy quá mệt, tôi cho thay phiên lên trên boong hóng gió. Biển, trời quá rộng mênh mong toàn nước với mây không thấy bóng một chiếc ghe hay tàu nào qua lại. Ghe chạy gần tới tối mới thấy gần ngang đảo Thổ Châu khi qua khỏi đảo tôi thấy năm bảy chiếc tàu ngoài khơi đèn sáng rực. Cả tàu mọi người mừng vui chui ra coi tưởng đâu là tàu buôn của Mỹ. Tôi lấy ống dòm ra nhìn về hướng mấy chiếc tàu, thấy toàn “BÚA, LƯỞI LIỀM” đặt trên nền màu đỏ cùng một đám lính thủy thủ đoàn đi qua lại trên tàu, may thật nếu không chết máy tôi chạy ngang đây lúc còn trời sáng là cả ghe toi mạng.

Đêm tối tôi chạy lòn vào kẻ 2 chiếc tàu nằm chính giửa, vài giờ sau ghe tôi qua khỏi mấy chiếc tàu lớn của Liên Xô, tôi biết chắc chạy qua hết đêm là ra tới Hải Phận Quốc Tế, vì đảo Thổ Châu là ngọn đảo cuối cùng. Trời thì quá tối chiếc ghe tôi cứ tà tà lướt sóng, cũng may cả đêm không mưa và không gió lớn nên sóng phập phòng độ khoảng cấp 2. Khi tới sáng nhìn nước đen mun như mực tôi biết rằng đã thoát được nửa đường, nhìn trái, phải tôi chỉ mấy thằng em những kỳ Cá Mập rải rác trong vùng ghe đang chạy, hoảng hồn cố chạy tránh xa nhưng làm sao tôi tránh khỏi khi đó là vùng cá mập, chỉ cầu trời rồi cho ghe tôi chạy lướt qua. Chạy tới trưa thấy nhiều lon Bia, Coca nổi trôi lều bều trên mặt biển. Cã đám khách trên tàu la reo vui Hải Phận Quốc Tế đã tới rồi,ghe chạy suốt ngày tới chiều tôi thấy đàng xa cuối chân biển một màu mây đen kịch, tôi định lại điểm đứng thấy là mình đang nằm trong hải phận của Thái Lan. Ông hai chủ ghe bảo tôi ráng tránh tàu Thai Lan vì nổi danh hải tặc, nên vừa thấy cột ghe Thái xuất hiện là tôi bẽ hướng tránh tối đa, cũng có lúc gặp tàu buôn nhiều nước khác nhau như Thụy Điển, Hòa Lan, Singapore. Chúng tôi làm dấu hiệu “ SOS” hay đốt lửa khoát tay, nằm lăn ra cầu cứu, nhưng không tàu nào ngừng lại hay để ý nhìn, khi còn ở nhà thì nghe đài radio nói ghe vượt biên được tàu buôn vớt, đem về Thụy Sĩ hoặc Hòa Lan, mà khi chúng tôi tới đây thì không thấy con tàu nào tới cứu. Tôi cũng nghe nói có vài dàn khoan dầu dọc theo hải phận Thái, tôi để ý hoài cũng chẳng thấy bóng dáng nơi đâu có chăng là mây với nước.

Trời khuya dần, gió thổi mạnh tôi biết là triệu chứng xấu, hơn 2 ngày rồi tôi không chợp mắt một chút nào, cố lèo lái cho ghe lướt qua những cơn sóng lớn, đít ghe bầu tròn như lòng trứng vịt, không thể chẽ sóng nên tôi phải chiều theo sóng. Trời hừng sáng thì gió to sóng lớn, mây đen kéo đến cả một bầu trời đen nghịt, rồi những cuộn sóng quá cao đẩy ghe lên cao rồi đập xuống, tiếng khóc la của một đám trẻ em, rồi đàn bà la hốt hoảng, ói mửa trong hầm tàu đầy ngập mùi hôi thúi, mọi người trong ghe gần như là xác chết, nhưng cũng không ngớt lời cầu nguyện, lớp người đạo chúa thì đọc kinh cầu Đức Mẹ, còn lại số kia thì niệm Phật A Di Đà. Còn tôi theo đạo Phật, thờ Ông Bà, lớn lên học trường đạo, nên Phật Chúa gì tôi cũng nguyện xin giúp đỡ, và dường như tôi luôn có người phù hộ, cứ mỗi lần thập tử nhất sanh là mỗi lần ơn trên che chở.

Tội nghiệp thằng Khoa, thằng Lộc thì phụ tôi kiềm tay lái, tôi cố gắng chỉ nó nhớ đi sóng theo lời anh Sơn dặn 6/4 rồi tới 7/3, vật lộn với sóng gần hai ba tiếng, nhiều lần ghe muốn bi lật ngang với những đợt sóng dồn đập liên hồi, quá mệt mõi cùng những lo âu, sợ hãi vì đối đầu với sóng ngọn quá cao, nếu những đợt sóng này liên tục vào lúc ban đêm thì ghe tôi cã đám, mọi người đã làm mồi cho cá mập. Như một phép mầu. Chúa hay Phật đã nghe được lời khấn nguyện. Bổng từ xa xuất hiện hướng trước mặt một đốm trắng bên phải, tôi đoán là tàu đánh cá Thái. Tôi báo ông hai biết để cùng nhau quyết định, lúc biển êm thì bảo tôi phải chạy làm sao tránh tối đa tàu Thái, lúc sóng vật một hồi thì tìm tàu Thái che thân. Ông hai không suy nghỉ bảo tôi chạy tới tàu xin cầu cứu. Tôi đổi hướng lấy điểm trắng ghe làm chuẩn rồi cho ghe mình chạy tới,khoảng một tiếng sau tôi mới đến gần con tàu. Tôi hy vọng sẽ gặp tàu tuần duyên của Thái, nào ngờ đâu ghe đánh cá Thái Lan, thấy ghe tôi chạy tới tàu Thái ngừng lại chờ để kiếm ăn, trên tàu là một đoàn thủy thủ trẻ ở trần mặc toàn quần “xì-líp” với thân người rắn chắc, đang chỉ chỏ vào ghe tôi không cho cập sát, có lẽ tụi Thái sợ nếu đám tôi có súng nhảy lên cướp tàu. Nhưng sóng quá lớn đẩy mũi chiếc ghe tôi đập vào bên hông tàu sắt Thái, nghe cái “RỐP” đầu mũi ghe chà dôm gãy nát, hộc nước ngọt dằng mũi cho ghe chạy đầm khi bị sóng cũng bị chảy hết ra ngoài. Tôi thấy tụi Thái ra dấu hiệu “quay vô lăng” muốn biết ghe tôi ai là ngưởi lái. Cã đám người trên ghe chỉ thẳng vào tôi, rồi tụi nó muốn đưa tôi qua bên đó nên kéo ghe tôi đến sát hông tàu. Tôi vừa phóng người lên trên boong tàu Thái, thì ghe tôi bị thã trôi ra tuốt ngòai sau chừng 15 mét. Một thủy thủ Thái móc cây dao mã tấu kê ngay vào cổ tôi, tay bên kia nó tướt lấy chiếc đồng hồ tôi đang đeo trên tay trái, tôi nghĩ lúc này nếu tôi phản ứng chóng lại có lẽ đầu tôi lìa cổ, và mọi người trên ghe tánh mạng khó an toàn, có thễ bị cướp bóc, hãm hiếp, đánh đập rồi đâm bể tàu, hoặc nếu trên ghe có súng thì tình hình trở nên đổi khác.
Xong nó đẩy thẳng tôi vào trong phòng tên thuyền trưởng và đóng xầm cửa lại. Trên ghe tôi, ông Hai cùng một số người la kêu cầu cứu tôi bằng tiếng Việt.
_ “ Đừng giết nó, đừng giết nó, mấy ông Thái Lan ơi”

Mấy thằng thủy thủ Thái tụi nó chẳng hiểu gì khi nghe người trên ghe la lên bằng tiếng Việt. Tôi bị đẩy vào trong phòng lái cho thuyền trưởng hỏi cung, tụi nó biết VN rất ít người biết tiếng Thái nên dùng tiếng Anh để hỏi, tôi thì quờ quạng còn thuyền trưởng Thái cũng chẳng rành, rồi hai thằng tôi cứ ú, ớ qua lại. Tôi thấy hai thằng Thái đen đứng ngoài cầm mã tấu dài nửa thước canh chừng tôi phản ứng.
Thuyền trưởng Thái quát to “You VC, you VC?”
_ No VC, no VC, I am Vietnamese. tôi trả lời
_You North VN?
_No, no South VN tôi trả lời.
_ You Where? you where?

Rồi nó chỉ vào tấm hải đồ đang nằm trải thẳng trong phòng lái, bên trên là cái hải bàn to tướng. Nhìn thấy hải bàn của nó mặt kim chỉ Nam, Bắc nhẹ nhàng từ từ di động mỗi khi có đợt sóng lớn đập vào tàu, còn hải bàn trên ghe tôi thì nó quay như chong chóng, ghe lắc là kim quay một hồi mới nghỉ. Tôi hiểu ý nó hỏi nên vội lấy tay chỉ vào nơi xuất phát cửa Hà Tiên và hướng Tây 270 độ tôi đi.Nó thử tôi chỉ vào hải đồ cửa biển ngoài miền Bắc rồi chỉ vào tôi xem phản ứng ra sao.Tôi cứ nhất định tôi ở miền Nam đưa tay chỉ vào chổ tôi vừa chỉ nó. Nói qua lại dùng hết “Miệng rồi Tay” tôi mỏi mệt, nhìn lên trên góc trái thấy nó thờ hình tượng Phật, tôi chỉ vào nào tới cứu. Tôi cũng nghe nói có vài dàn khoan dầu dọc theo hải phận Thái, tôi để ý hoài cũng chẳng thấy bóng dáng nơi đâu có chăng là mây với nước.

Trời khuya dần, gió thổi mạnh tôi biết là triệu chứng xấu, hơn 2 ngày rồi tôi không chợp mắt một chút nào, cố lèo lái cho ghe lướt qua những cơn sóng lớn, đít ghe bầu tròn như lòng trứng vịt, không thể chẽ sóng nên tôi phải chiều theo sóng. Trời hừng sáng thì gió to sóng lớn, mây đen kéo đến cả một bầu trời đen nghịt, rồi những cuộn sóng quá cao đẩy ghe lên cao rồi đập xuống, tiếng khóc la của một đám trẻ em, rồi đàn bà la hốt hoảng, ói mửa trong hầm tàu đầy ngập mùi hôi thúi, mọi người trong ghe gần như là xác chết, nhưng cũng không ngớt lời cầu nguyện, lớp người đạo chúa thì đọc kinh cầu Đức Mẹ, còn lại số kia thì niệm Phật A Di Đà. Còn tôi theo đạo Phật, thờ Ông Bà, lớn lên học trường đạo, nên Phật Chúa gì tôi cũng nguyện xin giúp đỡ, và dường như tôi luôn có người phù hộ, cứ mỗi lần thập tử nhất sanh là mỗi lần ơn trên che chở.

Tội nghiệp thằng Khoa, thằng Lộc thì phụ tôi kiềm tay lái, tôi cố gắng chỉ nó nhớ đi sóng theo lời anh Sơn dặn 6/4 rồi tới 7/3, vật lộn với sóng gần hai ba tiếng, nhiều lần ghe muốn bi lật ngang với những đợt sóng dồn đập liên hồi, quá mệt mõi cùng những lo âu, sợ hãi vì đối đầu với sóng ngọn quá cao, nếu những đợt sóng này liên tục vào lúc ban đêm thì ghe tôi cã đám, mọi người đã làm mồi cho cá mập. Như một phép mầu. Chúa hay Phật đã nghe được lời khấn nguyện. Bổng từ xa xuất hiện hướng trước mặt một đốm trắng bên phải, tôi đoán là tàu đánh cá Thái. Tôi báo ông hai biết để cùng nhau quyết định, lúc biển êm thì bảo tôi phải chạy làm sao tránh tối đa tàu Thái, lúc sóng vật một hồi thì tìm tàu Thái che thân. Ông hai không suy nghỉ bảo tôi chạy tới tàu xin cầu cứu. Tôi đổi hướng lấy điểm trắng ghe làm chuẩn rồi cho ghe mình chạy tới,khoảng một tiếng sau tôi mới đến gần con tàu. Tôi hy vọng sẽ gặp tàu tuần duyên của Thái, nào ngờ đâu ghe đánh cá Thái Lan, thấy ghe tôi chạy tới tàu Thái ngừng lại chờ để kiếm ăn, trên tàu là một đoàn thủy thủ trẻ ở trần mặc toàn quần “xì-líp” với thân người rắn chắc, đang chỉ chỏ vào ghe tôi không cho cập sát, có lẽ tụi Thái sợ nếu đám tôi có súng nhảy lên cướp tàu. Nhưng sóng quá lớn đẩy mũi chiếc ghe tôi đập vào bên hông tàu sắt Thái, nghe cái “RỐP” đầu mũi ghe chà dôm gãy nát, hộc nước ngọt dằng mũi cho ghe chạy đầm khi bị sóng cũng bị chảy hết ra ngoài. Tôi thấy tụi Thái ra dấu hiệu “quay vô lăng” muốn biết ghe tôi ai là ngưởi lái. Cã đám người trên ghe chỉ thẳng vào tôi, rồi tụi nó muN#7889;n đưa tôi qua bên đó nên kéo ghe tôi đến sát hông tàu. Tôi vừa phóng người lên trên boong tàu Thái, thì ghe tôi bị thã trôi ra tuốt ngòai sau chừng 15 mét. Một thủy thủ Thái móc cây dao mã tấu kê ngay vào cổ tôi, tay bên kia nó tướt lấy chiếc đồng hồ tôi đang đeo trên tay trái, tôi nghĩ lúc này nếu tôi phản ứng chóng lại có lẽ đầu tôi lìa cổ, và mọi người trên ghe tánh mạng khó an toàn, có thễ bị cướp bóc, hãm hiếp, đánh đập rồi đâm bể tàu, hoặc nếu trên ghe có súng thì tình hình trở nên đổi khác.

Xong nó đẩy thẳng tôi vào trong phòng tên thuyền trưởng và đóng xầm cửa lại. Trên ghe tôi, ông Hai cùng một số người la kêu cầu cứu tôi bằng tiếng Việt.
_ “ Đừng giết nó, đừng giết nó, mấy ông Thái Lan ơi”
Mấy thằng thủy thủ Thái tụi nó chẳng hiểu gì khi nghe người trên ghe la lên bằng tiếng Việt. Tôi bị đẩy vào trong phòng lái cho thuyền trưởng hỏi cung, tụi nó biết VN rất ít người biết tiếng Thái nên dùng tiếng Anh để hỏi, tôi thì quờ quạng còn thuyền trưởng Thái cũng chẳng rành, rồi hai thằng tôi cứ ú, ớ qua lại. Tôi thấy hai thằng Thái đen đứng ngoài cầm mã tấu dài nửa thước canh chừng tôi phản ứng.
Thuyền trưởng Thái quát to “You VC, you VC?”
_ No VC, no VC, I am Vietnamese. tôi trả lời
_You North VN?
_No, no South VN tôi trả lời.
_ You Where? you where?

Rồi nó chỉ vào tấm hải đồ đang nằm trải thẳng trong phòng lái, bên trên là cái hải bàn to tướng. Nhìn thấy hải bàn của nó mặt kim chỉ Nam, Bắc nhẹ nhàng từ từ di động mỗi khi có đợt sóng lớn đập vào tàu, còn hải bàn trên ghe tôi thì nó quay như chong chóng, ghe lắc là kim quay một hồi mới nghỉ. Tôi hiểu ý nó hỏi nên vội lấy tay chỉ vào nơi xuất phát cửa Hà Tiên và hướng Tây 270 độ tôi đi.Nó thử tôi chỉ vào hải đồ cửa biển ngoài miền Bắc rồi chỉ vào tôi xem phản ứng ra sao.Tôi cứ nhất định tôi ở miền Nam đưa tay chỉ vào chổ tôi vừa chỉ nó. Nói qua lại dùng hết “Miệng rồi Tay” tôi mỏi mệt, nhìn lên trên góc trái thấy nó thờ hình tượng Phật, tôi chỉ vàohình, rồi chỉ vào tôi, xong tôi chấp tay “lạy, xá xá”. Nó nhìn tôi như hiểu ý tôi muốn nói gì, suy nghỉ một hồi, nó vẽ hình 2 chiếc ghe Lớn, Nhỏ, kéo móc nhau chạy thẳng vào bờ. Rồi nó ra dấu hỏi tôi “tiền, đồng hồ, nhẫn, vàng, hột xoàn” tưởng tôi không hiểu nó diển tả làm đủ cách. Rồi đưa giấy cho tôi viết mấy lời kêu người trong ghe tôi đưa tiền, nử trang cho nó. Tôi viết một đoạn yêu cầu khách trên ghe hãy vì sự sống nên đưa ra tiền, vàng, hột xoàn nếu có để được Thái tụi nó kéo vào bờ.

Vừa viết xong, thằng Thái đen lực lưởng bỏ thư tôi vào túi nylon quấn lại rồi lao mình xuống biển trong lúc sóng lớn nhồi đập ầm ầm. Lúc đó chiếc ghe nhỏ của tôi neo ngoài sau bị sóng cao dồn dập nhồi lên, nhồi xuống, cã đám người nằm la liệt trên ghe chằng chịt cột nhau bằng những cuồn dây bố, vì sợ sóng nhồi văng ra ngoài biển. Chưa đầy một phút tôi thấy nó trèo lên ghe tôi đưa tấm giấy. Ông hai chủ ghe đọc lớn cho mọi người nghe lời kêu gọi, rồi ông lấy bao nylon bò đến từng người gom góp cả ghe. Trong lúc ghe tôi đang góp tiền thì thuyền trưởng cho áp tải tôi ra ngoài sau boong tàu chờ đợi, thằng Thái đen lấy cho tôi một bịch mì gói, đang đói bụng tôi xé ra cắn, nhai nuốt ngon lành, cọng mì thái lúc đó không hiểu sao tôi thấy hương vị thơm ngon, như chưa bao giờ tôi được ăn loại mì nào ngon như thế. Một vài phút sau tên thái đen bên ghe tôi bơi trở lại cắn trên miệng bị nylon tiền, nhảy lên tàu nó giao cho thuyền trưởng, thoáng nhìn thấy bịch nylon chứa tiền dầy cộm, cả đám thủy thủ Thái tưởng tiền “ĐÔ LA” mừng vui ra mặt, khi đổ ra chỉ thấy hình “BÁC GIÀ RÂU” với một số dây chuyền đồng hồ đa số toàn đồ giả. Tên thuyền trưởng giận lên chưa từng thấy, gom hết đóng tiền bỏ trở lại bịch nylon, đưa cho thằng thủy thủ đem đi trả. Liền lúc đó nó đạp tôi văng xuống biển, lấy mã tấu nó chặt đứt sợi dây neo. Ông hai chủ ghe thấy tôi bị đạp xuống biển, ra trước mũi ghe quì lạy bọn Thái trên tàu.

Sóng biển lớn đánh tôi nổi lên, rồi chìm xuống, lặn hụp một hồi tôi may quá nắm được sợi dây thừng, mấy thằng em trên ghe kéo rút tôi vào đem lên ghe, rồi tôi giải thích cã đám khách đi đều run sợ, bọn Thái có thể sẽ đâm bể tàu, hoặc cho sóng biển đập một hồi cũng bể ghe, chưa kể là tụi nó bắt gái qua hãm hiếp.Nghe tôi nói thì vài ba cô gái trẻ đẹp đang nằm như chết, vội chui vào hầm lấy nhớt máy trét lên đày mặt mày và quần áo, nhưng tôi thấy cũng còn lộ nét trắng tươi. Thấy nói có lý bà con bảo tôi ra ngoài kêu Thái Lan trở lại, tôi ra ngoài mũi ghe đứng đưa tay ngoắc, còn ông hai thì vẫn còn quì trước ghe cầu nguyện. Ghe bị đánh trôi xa một đoạn,chiếc tàu Thái từ từ lùi lại tiến đến gần, một tên thái cắn bịt nylon lội quay trở lại,rồi đưa cho tôi cái túi để gom tiền. Tới lúc đó tôi thấy người Việt Nam thật tội, tại vì sao ra đến nổi nầy. Người thì moi tiền từ trong gấu áo, kẻ xé quần lấy mấy chiếc nhẫn đưa ra, trong quần xì líp, trong áo xú chen tất cã đều đem ra bỏ bịch, gom tổng cộng với tiền Đô La chừng vài ba lượng vàng. Tôi cột lại đưa cho thằng Thái đen lội về cho tên thuyền trưởng. Bọn nó đổ ra đếm, dường như là ăn đồng chia đủ, rồi lấy dây neo thả cột ghe tôi vào, chờ đêm xuống mới bắt đầu kéo, nó không dám kéo ban ngày sợ tàu tuần tiểu Thái Lan và Liên Hiệp Quốc.

Lúc trên tàu Thái tôi hỏi vị tri của ghe tôi trên biển, thuyền trưởng có chỉ tôi rồi ra dấu thêm một ngàynửa là ghe tôi sẽ đụng tới bờ. Như vậy thì tôi lái ghe đi cũng gần chính xác, cũng thật không ngờ tôi là tài công 4 chử TQLC cũng đưa được ghe ra tới chốn này. Chúng tôi nằm chịu sóng nhồi hơn 6 tiếng đòng hồ, từ hơn 10 giờ sáng đến gần 5 giờ. Biển lúc chiều dịu lại, tàu Thái Lan bắt đầu nhổ neo chạy, kéo thêm ghe tôi không nổ máy mà chân vịt quay ào ào, chiếc chà dôm lướt như bay trên mặt biển, rất nguy hiểm nếu gặp luồng sóng lớn, tôi lúc này cứ phó cho số mệnh, để đám Thái lôi còn hy vọng được tới bờ, còn không sóng lớn đánh một hồi thì ghe chìm liễm. Trời ngoài biển bây giờ tối đen như mực, tới gần 12 giờ đêm ghe tôi bị đức dây kéo, chúng tôi kêu la inh ỏi giửa đêm khuya, chắc máy tàu Thái Lan nổ lớn không nghe nó đành chạy tuốt, bỏ lại ghe chúng tôi giửa đêm khuya lững lờ nhấp nhô trên biển, đang suy nghỉ tìm định lại hướng đi thì lúc đó nó quay tàu lại, rọi đèn pha để tìm. Thấy đèn pha kiếm chúng tôi la lên tiếp, đám Thái nghe la lái tàu chạy tới, nối cột dây trở lại, lần này tàu kéo chậm lại có lẽ tụi nó biết chạy nhanh qua dây thừng ghe tôi không chịụ nổi, và cũng không cho ghe tôi nhảy sóng quá cao.

Tới khoảng 2 giờ sáng tôi thấy những giải đèn vàng mập mờ xuất hiện, nó kéo thêm một đoạn xa khi nhìn thấy rỏ hàng đèn. Rồi nó ngừng lại kêu tôi ra chỉ hướng đó bảo ghe tôi chạy thẳng tới, thấy còn xa nên tôi ra dấu là ghe hết chạy được rồi. Tên thuyền trưởng ra dấu tay sẽ bị còng khi police thấy, xong nó thảy qua 2,3 thùng mì gói, thấy lòng nhân đạo nên vài người trên ghe tôi móc đưa thêm cho nó một hai chỉ vàng. Rồi tàu nó nổ lớn máy phóng đi mất dạng. Quá may mắn cho chúng tôi gặp bọn Thái lấy tiền nhưng người còn có lương tâm làm điều không xấu.

Tôi bảo thằng Khoa, thằng Lộc vào tát nước dưới chân máy, rồi đề máy cho tôi lái chạy vào hàng đèn vàng trước mặt, lu bu một hồi sóng đánh trôi ghe mất dấu khu vực có nhiều đèn, thấy tưởng gần nhưng ghe tôi phải lái hơn một tiếng. Gần tới sáng khoảng 4 giờ ghe tôi đụng gần bờ biển, tôi muốn thã neo cho ghe nằm ngoài hóc núi, khi tới sáng, quan sát rồi hảy chạy vào bờ. Ông hai bảo tôi cứ kiếm chổ trống cho ghe tới bờ cho chắc.Nghe lời ông hai tôi chạy tiếp, thấy đàng trước có bãi trống tôi xỉa mũi chui vào, đêm tối quá tôi không thấy được bờ biển, thì đùng một cái đợt sóng lớn đánh chiếc ghe văng lên trên bờ biển cát. Lúc đó tôi không định được vị trí ghe mình là ở nơi nào, sợ ăn cướp nên tôi kêu hết đám thanh niên trên ghe xuống đảy ghe trở ra biển. Tôi đếm được có mười mấy thằng, còn bao nhiêu lại là con gái, đàn bà, con nít. Rồi cả đám đẩy ghe trở xuống nước, lừa khi sóng đập vào tôi kéo số de, được vài ba đợt sóng chiếc ghe lùi ra trở lại, tôi chạy lùi ra xa bãi cát, rồi ra ngoài một góc eo nhỏ, bỏ neo ngủ chờ trời sáng sẽ định tiếp hướng đi. Vừa chợp mắt khoảng một tiếng đồng hồ thì trời hừng sáng, dân trong làng Thái thấy ghe lạ thì họ biết chắc là ghe của VN. Bốn, năm chiếc xuồng nhỏ chèo phóng ra ăn cướp, thấy cầm dao tôi bảo thằng Lộc chặt bỏ neo, thằng Khoa đề máy sang số de xong tôi chạy tuốt ra ngoài khơi, chạy tới, chạy lui dọc bờ biển tìm chổ đông người,để cho ghe vào xin tỵ nạn nhưng không thấy chổ nào là đông đúc, mấy chiếc ghe con canh ghe tôi từng chút. Gần 9 giờ sáng tôi chạy vòng lại nơi khoảng trống mà lúc khuya ghe tôi bị sóng đánh văng lên cát. Chợt thấy một số người dường như không là dân Thái thêm mấy chiếc bườm xanh, đỏ đang kéo ra. Tôi lấy ống dòm nhìn thật kỷ, đúng là dân du khách nước ngoài. Tôi lấy lái chạy thẳng vào trong bãi, cã đám Tây hốt hoảng chạy lên bờ, tôi thấy vậy quẹo ghe qua bên trái cách xa chổ bãi tấm chừng gần 100 mét. Rồi la lệnh tất cã bỏ ghe nhảy xuống biển lội lên bờ.

Một đám dân cướp cạn, xỉa dao lấy đồng hồ, mò khám xét rồi nhào lên ghe lục soát tứ tung, thấy ông hai ôm cái hộp vuông không nhỏ, tụi Thái dựt lấy, và mở ra thấy vài cục đất khô, và nó tưởng ông giấu hột xoàn nằm trong đó, đưa vào miệng cắn nát mấy cục đất đen. Đất bể nát tụi nó không thấy gì trong đó, tức giận cứng người nó quăng luôn cái hộp xuống biển một cái đùng, tôi hỏi ông hai có cái gì trong đó. Ổng trã lời:
_Mấy cục đất sét của VN tao đem theo và cầu nguyện khi tới nơi tao cúng rồi quăng trở lại biển cho quê hương mình. Giờ thì tụi nó cắn nát cũng kể như tao đã cúng.

Lục xét xong, đám Thái ăn cướp lấy ghe ông hai phóng chạy mất khi thấy mấy người du khách ngoại quốc tới,không có người Mỹ, toàn là dân Tây. Trong số đó có một người Tây bảo chúng tôi cho biết bao nhiêu người, để ông đi bộ ra đồn cảnh sát báo. Lúc này tôi mới biết được ghe tôi tổng số có 34 người, đi trên chiếc chà dômdài 10 mét trải qua cuộc hành trinh dài 3 ngày 4 đêm từ cửa Hà Tiên VN đến đảo Sa Mui, Thái Lan ngày 3-11-1980.

Vài tiếng sau cảnh sát tới nơi dẫn bộ chúng tôi về đồn lập thủ tục, sau 3 tuần lưu lại nơi đảo “SA MUI” chúng tôi được đưa về trai ti nạn “Songkhla” Thái Lan ngày 25-11-1980.

Tôi biết chắc mình đã sống và đến bờ tự do. Một buổi chiều, lang thang trên bờ biển Songklha, lòng tôi chạnh nhớ quê nhà, rồi ghi vội vài dòng thư cho bạn mình vào trong nhật ký.

Nhiều lúc tôi đứng trên bờ biển Thái,
Hướng nhìn về bên kia vùng bờ biển nước Việt Nam.
Thương cho những bạn tù của tôi đang còn vác cuốc.
Ngày như đêm không biết được tương lai.
Tôi thật may mắn đứng bên nay vùng đất tạm.
Rồi mai đây tôi sẽ đến được nước thứ ba.
Tôi mong các bạn được một ngày sớm thả.
Tìm đến nơi đây hít thở không khí tự do.

Được sống tạm ở trại Songkhla một thởi gian gần ba tháng, thủ tục giấy tờ xong tôi được chuyển đến trại GalangII, Indonesia. Rồi đến Mỹ ngày 4 tháng 8, 1981 theo diện Sponsor chùa tới vùng Long Beach rồi San Jose là nơi tôi tá túc đến hôm nay.

Hơn 32 năm kể từ khi tôi thoát khỏi cảnh lao tù CS. Giờ đây ngồi ôn lại những gì còn trong ký ức. Thương cho những bạn tôi đã chết nơi lao tù, hay chiến trường khi còn quá trẻ. Tuổi ngây thơ trong đất nước chiến tranh. Tôi được may mắn cũng nhờ ơn trên phù hộ, thoát qua khỏi nhiều lần gian nguy, hiểm trở: vượt trại lao tù, trốn vượt biên và may mắn trong lần vượt biển. Rồi tới đất Mỹ với hai bàn tay trắng, tưởng rằng đâu tôi chỉ biết có “Bóp Cò” Đã trãi qua rất nhiều năm cực khổ: cắt cỏ, bỏ báo, hái dâu và đồng thời đi học vài ba năm tôi làm được job technician, thấy thích thú tôi lò mò học tiếp cuối cùng thì tôi cũng làm được kỷ sư trong nghành Networking.

Cám ơn nước Mỹ thật nhiều đã cho tôi cơ hội, nên đã đền đáp được những tấm chân tình của hầu hết những ân nhân, gia đình và bạn bè đã giúp đở tôi trong hoàn cảnh khốn cùng. Cám ơn bà mẹ nuôi “Phan Thi Hồng Hoa” đã cho tôi chổ ở, cơ hội cùng tất cã mấy đứa em: Phục, Phú, Phong, Phấn đã che giấu và giúp đở tôi trong lúc trốn tránh lao tù. Tôi không gặp lại ông hai kể từ khi qua Mỹ, nếu giờ này còn sống ông đã quá 90. Đã hơn 30 năm nhận nơi đây làm quê hương thứ hai để sống. Giờ đây hai đứa con tôi đã ra trường và đi làm việc.

Tôi dự tính sẽ về hưu sớm trong vòng hai năm tới. Một lần nửa cám ơn tất cã bạn bè, ân nhân đã giúp đở và cho tôi cơ hội. Once again “THANK YOU AMERICA.”





_Khỏe Trần (60) Engineer, _Nghiêm Trương (59) Prudential Insurance Agent, Retired 2009
_Thiện Lê (40) Engineer, _Dana N. Trần (36) Attorney at Law, _Athyna Lê &Taylor Lê (7) Second grade.
_John Trần (28) Engineer
&&&&
Sau đây là một vài hình ảnh chiếc ghe của vợ con tôi đi vượt biên vào tháng 8, 1978. Lênh đênh trên biển 14 ngày hết nhiên liệu do một HQ Tr/Úy lái từ Cần Thơ đi Mã Lai, cũng may trong lúc tuyệt vọng được tàu của Hải Quân Hoa Kỳ đi công tác thấy được, ngừng lại tiếp tế nhiên liệu, chỉ dẫn hướng đi, sau này người chị bà con được một quânnhân HQ Mỹ gởi tặng, nên chị đã trao lại cho gia đình tôi để làm kỷ niệm.

 

Chủ nhật, 27/03/2016
Mũ Xanh Trần Văn Khỏe
https://hon-viet.co.uk/MuXanhTranVanKhoe_LaoTuVaVuotBien.htm

 

No comments:

Post a Comment