Wednesday, July 26, 2017

 

Triệu Phong




 photo TD1-TQLC-TRANS_zps60e7eb80.gif


Triệu Phong máu đổ hồn một nửa,
Một nửa hồn kia đã chơi vơi,
Xác địch, xác ta không ai đếm,
Máu lửa tơi bời máu thịt rơi.
Nước không đủ uống môi tê lạnh,
Sống quá ba ngày mới thảnh thơi.

Ít có trận đánh nào mà mà nhiều xác rơi, máu đổ như thế. Triệu Phong một địa danh mà hầu hết những Cọp Biển đều phải Khắc Cốt ghi Tâm: Không lấy được Triệu Phong, không chặn được tiếp tế của địch; không giữ được sông Vĩnh Định, không giữ vững được chiến trường.

Ngày vào Triệu Phong là một ngày căng thẳng nhất của đời lính chiến. Chưa bao giờ TĐ1 được yểm trợ khủng khiếp như vậy, B-52 trải thảm, rồi chiến đấu cơ từ Hạm Đội Mỹ, tiếp theo là Hải Pháo liên miên. Mang tiếng là Quận, nhưng xem như đã bình địa, tan hoang không còn gì sau nhiều tháng ngày bom đạn. Chúng tôi, từng Trung Đội leo lên chiếc Chinook CH-46 và CH53 nhẩy vào Triệu Phong, hơn 30 chục chiếc từ Hạm Đội bay vào chuyển quân, phi cơ yểm trợ bay rợp trời.

Từng Trung Đội leo lên chiếc Chinook CH-46 và CH53 nhẩy vào Triệu Phong


Thấy vui vui, vì chưa bao giờ chúng tôi đánh trận theo kiều này, phần đông là dùng UH1B Trực Thăng chở từng Tiểu Đội. Câu nói dí dỏm, bình dân của mọi người lính là “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” thì lần này quả thật là máu đổ thịt rơi. Thôi thì “Trời kêu ai nấy dạ”.

ĐĐ1 lãnh trách nhiệm đổ đầu tiên, T/Úy Cường lên chiếc Chinook sau cùng, chúng tôi rời khỏi Điền Môn-Vân Trình bay về Triệu Phong. Tàu kéo bửng sau lên, bên trong kín mít, tạm thời chúng tôi “mù” nên có được ít phút bình yên trước khi “trình diện Diêm Vương” trong vài phút sau đó. Trực Thăng bay là là mặt đất, cánh quạt thổi gió bụi mịt mù, nóc nhà bị tróc bay tứ tung, phía dưới không ai thấy được gì cả.

Máy bay võ trang Cobra Không Quân yểm trợ tối đa
Bồng Sơn đã quay lại nắm ĐĐT/ĐĐ1 thay vì Trưởng Ban 3/TĐ. Cũng yên tâm, tôi tự nghĩ. Tiếng quạt ầm ĩ, chuẩn bị đến bãi đáp. Anh em trong Trung Đội vẫn có tiếng cười. Duy có T/Úy Cường từ nãy đến giờ anh không có nụ cười “lén” như thường lệ. Không biết anh nhớ nhà, nhớ Sài Gòn hay nhớ người yêu… mà cũng chẳng phải riêng anh, chúng tôi ai cũng xuống ký, ở ngoài này lâu quá, năm ngoái còn về Hậu Cứ cả tháng, dưỡng quân năm nay “ở trên” ăn hiếp, bắt Cọp Biển xa nhà “mí chỉ ”. Con bồ nhỏ ở Cống Bà Xếp cả năm không thấy tôi về, chắc tưởng tôi đã đi “bán muối”, có thể đã sang sông tìm bến khác.

Tàu há mồm, Trung Đội úa ra. Cha Mẹ ơi sao mà khủng khiếp, súng nổ khắp mọi nơi, cát bụi mịt mù bởi cánh quạt Chinook, tôi nhìn được những viên đạn Đỏ và Xanh từ các khẩu Đại Liên M-60 của ta và 12.7 ly phòng không của địch. ĐĐ1 hạ cánh xuống một bãi ruộng trống lốc. Dù bị Phi, Pháo liên miên từ sớm, hỏa lực địch vẫn mạnh.

Trực thăng đổ quân
Tôi nhìn quanh, tìm vị chỉ huy của mình và đồng đội. Kinh nghiệm tác chiến nhiều năm cho tôi biết “sống hay chết” là ở lúc này. Trung Đội 3 nói riêng và ĐĐ1 đang đứng làm bia cho địch bắn. Bồng Sơn vừa rời khỏi chiếc Chinook sau chúng tôi, ông ngồi nhìn quanh, đứng dậy tay cầm bản đồ phất phất, miệng hét to nhưng vì tiếng ồn của Chinook, chúng tôi không biết ông nói gì. Bồng Sơn và BCH/ĐĐ chạy về phía bờ làng sát với dòng sông Vĩnh Định. Tôi thấy Trung Sĩ Phước Thường Vụ nhào tới xô Bồng Sơn té lăn xuống đất, sau này mới biết Bồng Sơn “xung phong bằng bản đồ” vào ngay họng súng phòng không 12.7 ly của địch. H/S Hùng tự “Hùng Sumacô” tổ Biệt Kích thay ông ăn mấy viên đạn đó nhưng may mắn không kilô “chết”.

Cũng nhờ ông lanh trí chiếm ngay bờ làng, bằng không ĐĐ chúng tôi cũng chẳng còn mấy mạng trở về. Riêng Trung Đội 3 chúng tôi nhào lên bên phải của ĐĐ, liều mạng “tìm sinh lộ trong tử lộ”. Bọn quân Bắc Việt thấy chúng tôi “khùng” nên bỏ tuyến chạy, phóng mình xuống sông Vĩnh Định. Cây M-60 làm việc thoải mái. Hôm đó dòng sông Vĩnh Định đỏ máu quân thù, sơ khởi hơn 10 khẩu phòng không 40 và 37 mm và 12.7 mm vào tay ĐĐ, còn AK 47,50 chúng tôi không muốn xách về nữa vì mệt và đói.

Nằm chịu trận ba ngày, ăn Pháo địch không nghỉ, lúc địch ngưng pháo thì chúng tấn công, chúng tôi bắn trả từng viên một, có dấu hiệu khó tiếp tế lương thực và đạn dược. Phòng Không địch vẫn mạnh. Xe Tank nhiều lần muốn nghiền nát chúng tôi, nhưng may có các khẩu pháo 105 ly hữu hiệu và bên Không Quân yểm trợ tối đa nên không có phòng tuyến nào bị lủng.

Xe tăng VC bị bắn cháy
Đánh ba ngày ba đêm chúng tôi bắt tay được với ĐĐ 3 và sau đó là Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên tiến lên bắt tay được với chúng tôi, giúp Công Binh lập cầu phao nối liền hai bờ sông Vĩnh Định mới tải thương và mang xác tử sĩ về được. Nghe nói sau này, lúc đổ quân, một chiếc bị phòng không địch bắn cháy, mấy chục anh em bị chết trong khoang tàu, chỉ một người sống sót nhưng phỏng nặng, một chiếc không đáp xuống được nên đành mang 30 Quái Điểu bay ra Đệ Thất Hạm Đội nghỉ dưỡng sức gần một tuần lễ mới quay về đơn vị với balô đầy thức ăn và thuốc lá do Hải Quân Mỹ cung cấp.

Tiểu Đoàn vừa chết vừa bị thương hơn 300 binh sĩ, tôi bị thương nhẹ nhưng vẫn ở lại với anh em. Chỉ có điều, ba ngày, đêm đó, ăn không ra ăn, ngủ không ra ngủ. Tất cả chúng tôi biến thành các thây ma biết đi, mắt sâu hỏm, chỉ cần cho lệnh ngủ, tôi không cần đến 30 giây. Nếu được về nhà thăm Má, thì khi bước vào Má tôi sẽ hỏi rằng: “Cậu muốn kiếm ai?”. Mùi hôi thối của đồng đội ba ngày chưa mang được xác ra, làm cho nặc mùi tử khí, căng thẳng, lo sợ không thể nào tránh khỏi.

.................................................

Cọp Biển đánh giặc như vậy để rồi… Thua. Ai hiểu, ai thấy. Máu xương của đồng đội tôi đã trải ra… thành vô ích. Uất hận này nào ai có hay!

Đêm nay, Sài Gòn không lạnh mà sao tôi lạnh, kỷ niệm và hình ảnh cũ mới như hôm qua. 39 năm rồi ư? Nhanh như vậy thật sao? Óc tôi gần như cứng lại. Bạn hữu tôi chết gần hết trong cuộc chiến, giờ kẻ lưu lạc tha phương, người đã về Vùng 5 Chiến Thuật. Mới biết tin anh Bồn còn sống, ngoài ra anh em ĐĐ1 gần như chẳng còn mấy ai. Cũng như mới biết người Trung Đội Trưởng gan lì nhưng dễ mến Thiếu Úy Vũ Mạnh Cường cũng không còn trên đời nữa, đọa đầy trong khổ ải, tù tội khiến anh mang bệnh qua đời. Tôi nhớ anh từng nét một qua thời chinh chiến. Người ta thường nói “Tài Hoa thì Bạc Mệnh”. Không tin thì cũng phải tin thôi. Nhưng anh Cường vẫn may mắn hơn tôi, vẫn có người “thuở ấy” luôn nghĩ đến anh, thương anh dù đã “lỡ một chuyến đò tình”. Cám ơn chị nhé, xin lỗi tôi không biết tên chị. Vẫn nhớ và thương người Trung Đội Trưởng cũ của tôi… Vũ Mạnh Cường.

Một thoáng hương xưa người đã khuất,
Tâm tư muôn thuở vẫn như xưa,
Thương ai ngày ấy còn dang dở,
Muôn kiếp không ai thể xóa mờ.


Phú Nhuận, Giáng Sinh 2012
Hạ Sĩ I Phan Văn Xinh
Tr/Đ3 ĐĐ1 Quái Điểu

Huế 1972 - binh sĩ TQLC Nam VN trước thành cổ Huế photo 6326998323_0339e4dca1_o.jpg
ĐĐ1/TĐ1/TQLCVN sau trận đổ bộ vào Triệu Phong - Quảng Trị đang tái trang bị, tiếp tục cuộc chiến tái chiếm lại Thành Phố Quảng Trị và Cổ Thành Đinh Công Tráng.

Phù hiệu binh chủng Thủy Quân Lục Chiến VNCH

Hạ Sĩ I Phan Văn Xinh - Tr/Đ 3 ĐĐ1 Quái Điểu

 

Nguồn: http://bongsonbui.blogspot.com/2015/10/du-am-cuoc-o-bo-trieu-phong-e-tai-chiem.html



 

Bản đồ trận địa Triệu Phong

photo

 

 

 



Tiếng Việt Trong Nước Hiện Nay Sai

Kính Thưa quý vị,

Một lần nữa, tôi minh xác rằng tôi chống từ ngữ cộng sản không phải vì tôi quá khích, nhưng vì loại từ ngữ nầy SAI (sai văn phạm hoặc dùng sai chỗ) hoặc vô nghĩa, hoặc không trong sáng.


Trước kia, ngôn ngữ Việt Nam rất trong sáng. Dùng sai nghĩa hoặc sai văn phạm là điều cần phải được bài bác và sửa chữa. Đối với những tiếng đúng, trong sáng và có sẵn, ta phải dùng và tuyệt đối bài trừ những tiếng SAI, ngây ngô và quái gở mà sau này Việt cộng dùng thay cho những chữ trong sáng này.

Tôi tin tưởng rằng ngôn ngữ cần được sáng tạo, bồi đắp, du nhập theo nhu cầu phát triển, tiến hóa một cách tự nhiên trong mọi lãnh vực: khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội v. v... Tuy nhiên, từ ngữ của Việt cộng không có tính cách bồi đắp, sáng tạo theo nhu cầu tiến hóa về mọi mặt, mà là những chế biến vô nghĩa hoặc dịch chữ ngoại ngữ một cách sai, bậy, và dễ dãi thiếu căn bản kiến thức. Thật vậy, sau đây là những thí dụ điển hình:

(1) Sai văn phạm:

* "Tôi kỷ luật anh": SAI - vì "kỷ luật" là danh từ chứ không phải là động từ.
Nói cho đúng, ta phải nói: "Tôi phạt anh".
* "Anh Ba liên hệ chị Tư": SAI - vì "liên hệ" là tĩnh từ chứ không phải là động từ.
Nói cho đúng, ta phải nói: "Anh Ba liên lạc chị Tư".

(2) Dùng SAI chỗ:

* "Chiều nay tôi sẽ giải phóng con chó của tôi", thay vì "chiều nay tôi làm thịt (giết) con chó của tôi".
* "Tôi nhất trí với anh" thay vì "tôi đồng ý với anh".
* "Hàng cao cấp" thay vì 'hàng hạng nhất' hoặc 'hàng thượng hạng'.
"Cao cấp" chỉ dùng cho chức vụ như sĩ quan cao cấp.

(3) Dùng chữ vô nghĩa:

* "Thu nhập bình quân" thay vì "lợi tức trung bình": (SAI là bởi vì "quân bình" có nghĩa là cân bằng; theo danh từ kinh tế thì "điểm quân bình" = Equilibrium point, điểm mà "khúc tuyến cung cắt khúc tuyến cầu". Trong khi đó, số trung bình là ("the sum of X divided by n, where X is a variable and n is the number of observations, Sum(X)/n) = Tổng số chia cho số người (số trái, số lần...). Chữ "quân bình" bị VC cho đảo ngược thành "bình quân".
* "Mô hình vĩ mô": SAI - phải nói là: "Mô hình đại tượng" (macro model), chữ "vĩ mô" SAI bởi vì nó không có nghĩa gì cả, có lẽ Việt cộng sản nghĩ "macro model" là "mô hình vĩ đại" rồi viết ngắn lại là "mô hình vĩ mô"? Viết ngắn lại = Như câu "sinh viên du học" thì nói rút ngắn lại là "du sinh", tương tợ như "du đảng", "du c6n", "du thử, du thực"... Than ôi!

(4) Ghép ráp chữ không đúng - nửa Nôm, nửa Nho.

* "Siêu sao" thay vì "minh tinh" (tài tử), SAI ở chỗ là "Siêu" là chữ Nho, "Sao" là chữ nôm.
* Quái gở hơn nữa là "siêu súng", "siêu cướp", siêu xe, siêu trăng...

(5) Dịch SAI ngoại ngữ:

* "debt ceiling", Việt cộng dịch là "nợ trần" (Có thể làm độc giả nghĩ là "nợ trần ai", "nợ đời". Phải dịch là "mức nợ tối đa" hoặc "mức giới hạn của nợ".
* "Software"; Việt cộng dịch là "phần mềm". Đây là danh từ khoa học, cần có Hàn Lâm Viện để sáng tạo danh từ khoa học nầy. Software dịch là "phần mềm" theo nghĩa đen thì thật là mù mờ không rõ nghĩa và ngu ngơ. Chữ "software" nên dịch là "nhu liệu".
* "Nhà Trắng" (White House) dịch một cách ngu ngơ, làm giảm "uy tín" của dinh Tổng Thống Hoa Kỳ. White House được Việt Nam ngày trước gọi là "Tòa Bạch Ốc", vừa ngoại giao vừa lịch sự. Cộng sản hay dùng từ ngữ ngu ngơ quái dị để làm giảm uy tín của địch như "giặc lái", "lính thủy đánh bộ"....

Nói tóm lại, ngôn ngữ Việt Nam rất trong sáng. Dùng sai nghĩa hoặc sai văn phạm là điều cần phải được bài bác và sửa chữa. Tôi đồng ý là ta cần phải phát triển ngôn ngữ theo đà tiến hóa của nhân loại. Tuy nhiên, đối với những tiếng đúng, trong sáng và có sẵn, ta phải dùng và tuyệt đối bài trừ những tiếng SAI, ngây ngô và quái gở mà Việt cộng đã cho thay đổi những chữ trong sáng này.


    Nếu sau nầy tiếng Việt trong sáng bị mai một thì đó là do cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại bất lực trước chính sách ngu dân của Việt cộng vì ta đã bị khuất phục trong tư tưởng.

Tại sao ta để cho tiếng Việt trong sáng phải mai một và phải viết và nói cái ngôn ngữ tuyên truyền vô nghĩa và sai lệch của cộng sản? Đây là một nhược điểm của MỘT SỐ người quốc gia. Những người từng sống trong xã hội tự do và "yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời" qua mấy chục năm. Chỉ đi tù cộng sản hoặc sống trong xã hội cộng sản một vài năm mà lại thâm nhiễm từ ngữ cộng sản không thể xóa bỏ. Thậm chí có vài người sau khi "đi học tập cải tạo" ít năm mà ngày nay còn nói "phía ngụy mình"! hay "sau ngày giải phóng"! hoặc "sau ngày thống nhất"!
Thật đau thương cho Mẹ Việt Nam!

Có người cho rằng ta phải dùng từ ngữ Việt cộng để cho người trong nước hiểu. Tuy nhiên, nếu dùng từ ngữ Việt Nam (truyền thống) trong sáng mà người trong nước không hiểu thì chắc chúng ta phải sửa lại thơ KIỀU hoặc thơ của Bà Huyện Thanh Quan hoặc Nguyễn Công Trứ, hoặc sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra từ ngữ cộng sản để cho học sinh trong nước học sao?

Nếu sau nầy tiếng Việt trong sáng bị mai một thì đó là do cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại bất lực trước chính sách ngu dân của cộng sản. Nếu ta bị khuất phục trong tư tưởng thì nói chi chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc?

Tôi chân thành và long trọng mời gọi người Việt quốc gia hãy họp tác cùng nhau trong mặt trận bảo vệ Tiếng Nước Ta.
Kính,


 

 


Tiếng Việt Trong Nước Hiện Nay Sai

Kính Thưa quý vị,

Một lần nữa, tôi minh xác rằng tôi chống từ ngữ cộng sản không phải vì tôi quá khích, nhưng vì loại từ ngữ nầy SAI (sai văn phạm hoặc dùng sai chỗ) hoặc vô nghĩa, hoặc không trong sáng.


Trước kia, ngôn ngữ Việt Nam rất trong sáng. Dùng sai nghĩa hoặc sai văn phạm là điều cần phải được bài bác và sửa chữa. Đối với những tiếng đúng, trong sáng và có sẵn, ta phải dùng và tuyệt đối bài trừ những tiếng SAI, ngây ngô và quái gở mà sau này Việt cộng dùng thay cho những chữ trong sáng này.

Tôi tin tưởng rằng ngôn ngữ cần được sáng tạo, bồi đắp, du nhập theo nhu cầu phát triển, tiến hóa một cách tự nhiên trong mọi lãnh vực: khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội v. v... Tuy nhiên, từ ngữ của Việt cộng không có tính cách bồi đắp, sáng tạo theo nhu cầu tiến hóa về mọi mặt, mà là những chế biến vô nghĩa hoặc dịch chữ ngoại ngữ một cách sai, bậy, và dễ dãi thiếu căn bản kiến thức. Thật vậy, sau đây là những thí dụ điển hình:

(1) Sai văn phạm:

* "Tôi kỷ luật anh": SAI - vì "kỷ luật" là danh từ chứ không phải là động từ.
Nói cho đúng, ta phải nói: "Tôi phạt anh".
* "Anh Ba liên hệ chị Tư": SAI - vì "liên hệ" là tĩnh từ chứ không phải là động từ.
Nói cho đúng, ta phải nói: "Anh Ba liên lạc chị Tư".

(2) Dùng SAI chỗ:

* "Chiều nay tôi sẽ giải phóng con chó của tôi", thay vì "chiều nay tôi làm thịt (giết) con chó của tôi".
* "Tôi nhất trí với anh" thay vì "tôi đồng ý với anh".
* "Hàng cao cấp" thay vì 'hàng hạng nhất' hoặc 'hàng thượng hạng'.
"Cao cấp" chỉ dùng cho chức vụ như sĩ quan cao cấp.

(3) Dùng chữ vô nghĩa:

* "Thu nhập bình quân" thay vì "lợi tức trung bình": (SAI là bởi vì "quân bình" có nghĩa là cân bằng; theo danh từ kinh tế thì "điểm quân bình" = Equilibrium point, điểm mà "khúc tuyến cung cắt khúc tuyến cầu". Trong khi đó, số trung bình là ("the sum of X divided by n, where X is a variable and n is the number of observations, Sum(X)/n) = Tổng số chia cho số người (số trái, số lần...). Chữ "quân bình" bị VC cho đảo ngược thành "bình quân".
* "Mô hình vĩ mô": SAI - phải nói là: "Mô hình đại tượng" (macro model), chữ "vĩ mô" SAI bởi vì nó không có nghĩa gì cả, có lẽ Việt cộng sản nghĩ "macro model" là "mô hình vĩ đại" rồi viết ngắn lại là "mô hình vĩ mô"? Viết ngắn lại = Như câu "sinh viên du học" thì nói rút ngắn lại là "du sinh", tương tợ như "du đảng", "du c6n", "du thử, du thực"... Than ôi!

(4) Ghép ráp chữ không đúng - nửa Nôm, nửa Nho.

* "Siêu sao" thay vì "minh tinh" (tài tử), SAI ở chỗ là "Siêu" là chữ Nho, "Sao" là chữ nôm.
* Quái gở hơn nữa là "siêu súng", "siêu cướp", siêu xe, siêu trăng...

(5) Dịch SAI ngoại ngữ:

* "debt ceiling", Việt cộng dịch là "nợ trần" (Có thể làm độc giả nghĩ là "nợ trần ai", "nợ đời". Phải dịch là "mức nợ tối đa" hoặc "mức giới hạn của nợ".
* "Software"; Việt cộng dịch là "phần mềm". Đây là danh từ khoa học, cần có Hàn Lâm Viện để sáng tạo danh từ khoa học nầy. Software dịch là "phần mềm" theo nghĩa đen thì thật là mù mờ không rõ nghĩa và ngu ngơ. Chữ "software" nên dịch là "nhu liệu".
* "Nhà Trắng" (White House) dịch một cách ngu ngơ, làm giảm "uy tín" của dinh Tổng Thống Hoa Kỳ. White House được Việt Nam ngày trước gọi là "Tòa Bạch Ốc", vừa ngoại giao vừa lịch sự. Cộng sản hay dùng từ ngữ ngu ngơ quái dị để làm giảm uy tín của địch như "giặc lái", "lính thủy đánh bộ"....

Nói tóm lại, ngôn ngữ Việt Nam rất trong sáng. Dùng sai nghĩa hoặc sai văn phạm là điều cần phải được bài bác và sửa chữa. Tôi đồng ý là ta cần phải phát triển ngôn ngữ theo đà tiến hóa của nhân loại. Tuy nhiên, đối với những tiếng đúng, trong sáng và có sẵn, ta phải dùng và tuyệt đối bài trừ những tiếng SAI, ngây ngô và quái gở mà Việt cộng đã cho thay đổi những chữ trong sáng này.


    Nếu sau nầy tiếng Việt trong sáng bị mai một thì đó là do cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại bất lực trước chính sách ngu dân của Việt cộng vì ta đã bị khuất phục trong tư tưởng.

Tại sao ta để cho tiếng Việt trong sáng phải mai một và phải viết và nói cái ngôn ngữ tuyên truyền vô nghĩa và sai lệch của cộng sản? Đây là một nhược điểm của MỘT SỐ người quốc gia. Những người từng sống trong xã hội tự do và "yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời" qua mấy chục năm. Chỉ đi tù cộng sản hoặc sống trong xã hội cộng sản một vài năm mà lại thâm nhiễm từ ngữ cộng sản không thể xóa bỏ. Thậm chí có vài người sau khi "đi học tập cải tạo" ít năm mà ngày nay còn nói "phía ngụy mình"! hay "sau ngày giải phóng"! hoặc "sau ngày thống nhất"!
Thật đau thương cho Mẹ Việt Nam!

Có người cho rằng ta phải dùng từ ngữ Việt cộng để cho người trong nước hiểu. Tuy nhiên, nếu dùng từ ngữ Việt Nam (truyền thống) trong sáng mà người trong nước không hiểu thì chắc chúng ta phải sửa thơ KIỀU hoặc thơ của Bà Huyện Thanh Quan hoặc Nguyễn Công Trứ, hoặc sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra từ ngữ cộng sản để cho học sinh trong nước học sao?

Nếu sau nầy tiếng Việt trong sáng bị mai một thì đó là do cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại bất lực trước chính sách ngu dân của cộng sản. Nếu ta bị khuất phục trong tư tưởng thì nói chi chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc?

Tôi chân thành và long trọng mời gọi người Việt quốc gia hãy họp tác cùng nhau trong mặt trận bảo vệ Tiếng Nước Ta.
Kính,


 

 


4


Chữ "Từ"

Chữ "từ" được dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ 'từ' một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.
Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:
1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.
2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ.
3. Trong văn phạm chữ "từ" là giới từ, phải đi với một chữ khác.
Ngoài ra tất cả chữ "từ" phải đi với một chữ khác, như: danh từ, tĩnh từ, động từ, từ ngữ, từ tốn, từ từ, từ đâu, từ đầu v. v... vì chữ "TỪ" là tiếng Hán-Việt nên phải đi theo với chữ khác, chứ không đúng một mình, và ta phải theo đúng quy luật của nó.
Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ.
Ngày trước, khi chưa bị thay đổi chính thể cộng sản trong nam, không ai dùng chữ "TỪ" để thay thế cho chữ "CHỮ" bao giờ.
Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, tới 150 .v. v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".
Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.
Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ đơn giản gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.
Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
Việt cộng thay thế chữ “chữ” là chữ “từ” - là sai vì chữ 'từ' không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa gì cả, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:
- làm từ từ
- từ đâu
- từ ngữ
- từ chuyện nầy sang chuyện khác...
- từ khi, từ khi nào...
- trở lại từ đầu .v. v...
Nguồn:

http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75

 

Chữ "Từ"

 




    Chữ "Từ"


    Chữ "từ" đưọc dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ 'từ' một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.

    Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:

    1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.

    2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ.

    3. Trong văn phạm từ là giới từ.

    Ngoài ra tất cả chữ "từ" phải đi với một chữ khác, như: danh từ, tĩnh từ, động từ, từ ngữ, từ tốn, từ từ, từ đâu, từ đầu v. v... vì chữ "TỪ" là tiếng Hán-Việt nên phải đi theo với chữ khác, chứ không đúng một mình, và ta phải theo đúng quy luật của nó.

    Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ.
    Ngày trước, khi chưa bị thay đổi chính thể cộng sản trong nam, không ai dùng chữ "TỪ" để thay thế cho chữ "CHỮ" bao giờ.
    Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, 150 .v. v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".

    Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
    Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.

    Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ đơn giản gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.

    Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
    Việt cộng thay thế chữ “chữ” là chữ “từ” - là sai vì chữ 'từ' không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa gì cả, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:

    - làm từ từ
    - từ đâu
    - từ ngữ
    - từ chuyện nầy sang chuyện khác...
    - từ khi, từ khi nào...
    - trở lại từ đầu .v. v...

    Nguồn:
    http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75


 

 

Đừng TỰ NÔ LỆ vào VĂN HÓA Việt Cộng

 




Đừng TỰ NÔ LỆ vào VĂN HÓA Việt Cộng


    Từ khi bọn Việt Cộng cưỡng chiếm được Miền Nam, chúng đã ra sức tiêu hủy tất cả những gì gọi là Văn Hóa của Miền Nam Việt Nam. Chúng đã cấm dùng sách giáo khoa, đốt hết tất cả các sách báo, phim ảnh, tài liệu trong văn khố, và đặt ra những từ ngữ riêng của chúng để bắt chúng ta phải nghe, phải dùng.

    Khi chúng ta dùng những danh từ, chữ dùng của cộng sản, chúng ta đã:

    - TỰ NÔ LỆ VĂN HÓA VỚI VIỆT CỘNG.

    - TỰ GIẾT CHẾT NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM CỘNG HÒA.

    - MAI ĐÂY, THẾ HỆ SAU CÓ CÒN AI BIẾT TỚI VIỆT NAM CỘNG HÒA NỮA HAY KHÔNG?

    Chúng ta đã chối bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, đã hy sinh mạng sống của mình để vượt biên tìm tự do, chúng ta phải hãnh diện về hành động này, phải luôn luôn tự hào chúng ta là con dân của một chế độ CỘNG HÒA, TỰ DO, DÂN CHỦ, chúng ta có văn hóa riêng và phải có nhiệm vụ gìn giữ nền văn hóa này.

    Chúng ta phải có nhiệm vụ giữ gìn lại tất cả những gì còn lại, để chứng tỏ rằng, bọn Việt Cộng không thể tiêu diệt được nền Văn Hóa của chúng ta.
    Nếu chúng ta không phản ứng, một ngày nào đó, Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa Sẽ Mất Đi.

    Trần Văn Giang

 

********************************************** https://img-fotki.yandex.ru/get/15504/65387414.960/0_16370c_1577223c_S

 

 




    Chữ "Từ"


    Chữ "từ" đưọc dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ 'từ' một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.

    Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:

    1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.

    2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ.

    3. Trong văn phạm từ là giới từ.

    Ngoài ra tất cả chữ "từ" phải đi với một chữ khác, như: danh từ, tĩnh từ, động từ, từ ngữ, từ tốn, từ từ, từ đâu, từ đầu v. v... vì chữ "TỪ" là tiếng Hán-Việt nên phải đi theo với chữ khác, chứ không đúng một mình, và ta phải theo đúng quy luật của nó.

    Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ.
    Ngày trước, khi chưa bị thay đổi chính thể cộng sản trong nam, không ai dùng chữ "TỪ" để thay thế cho chữ "CHỮ" bao giờ.
    Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, 150 .v. v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".

    Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
    Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.

    Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ đơn giản gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.

    Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
    Việt cộng thay thế chữ “chữ” là chữ “từ” - là sai vì chữ 'từ' không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa gì cả, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:

    - làm từ từ
    - từ đâu
    - từ ngữ
    - từ chuyện nầy sang chuyện khác...
    - từ khi, từ khi nào...
    - trở lại từ đầu .v. v...

    Nguồn:
    http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75


 

http://nhayduwdc.org/st/hhqlvnch/hhdpq/ndwdc_st_hhqlvnch_hh_dpqnqlvnch_2015JUN05.htm https://img-fotki.yandex.ru/get/15504/65387414.960/0_16370c_1577223c_S

 

5

 


Chữ "Từ"

Chữ "từ" được dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ 'từ' một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.
Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:
1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.
2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ.
3. Trong văn phạm chữ "từ" là giới từ, phải đi với một chữ khác.
Ngoài ra tất cả chữ "từ" phải đi với một chữ khác, như: danh từ, tĩnh từ, động từ, từ ngữ, từ tốn, từ từ, từ đâu, từ đầu v. v... vì chữ "TỪ" là tiếng Hán-Việt nên phải đi theo với chữ khác, chứ không đúng một mình, và ta phải theo đúng quy luật của nó.
Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ.
Ngày trước, khi chưa bị thay đổi chính thể cộng sản trong nam, không ai dùng chữ "TỪ" để thay thế cho chữ "CHỮ" bao giờ.
Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, tới 150 .v. v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".
Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.
Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ đơn giản gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.
Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
Việt cộng thay thế chữ “chữ” là chữ “từ” - là sai vì chữ 'từ' không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa gì cả, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:
- làm từ từ
- từ đâu
- từ ngữ
- từ chuyện nầy sang chuyện khác...
- từ khi, từ khi nào...
- trở lại từ đầu .v. v...
Nguồn:

http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75

 


4


Chữ "Từ"

Chữ "từ" được dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ 'từ' một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.
Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:
1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.
2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ.
3. Trong văn phạm chữ "từ" là giới từ, phải đi với một chữ khác.
Ngoài ra tất cả chữ "từ" phải đi với một chữ khác, như: danh từ, tĩnh từ, động từ, từ ngữ, từ tốn, từ từ, từ đâu, từ đầu v. v... vì chữ "TỪ" là tiếng Hán-Việt nên phải đi theo với chữ khác, chứ không đúng một mình, và ta phải theo đúng quy luật của nó.
Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ.
Ngày trước, khi chưa bị thay đổi chính thể cộng sản trong nam, không ai dùng chữ "TỪ" để thay thế cho chữ "CHỮ" bao giờ.
Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, tới 150 .v. v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".
Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.
Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ đơn giản gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.
Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
Việt cộng thay thế chữ “chữ” là chữ “từ” - là sai vì chữ 'từ' không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa gì cả, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:
- làm từ từ
- từ đâu
- từ ngữ
- từ chuyện nầy sang chuyện khác...
- từ khi, từ khi nào...
- trở lại từ đầu .v. v...
Nguồn:

http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75

 

No comments:

Post a Comment