Saturday, July 22, 2017

Image

ImageImage

Zoom in (real dimensions: 800 x 133)Image

ImageImage
Huy Hiệu, Huy Chương

Image
Cấp hiệu là qui ước có hình thức tuy nhỏ, đơn giản
nhưng biểu lộ quyền chỉ huy tuyệt đối với thuộc cấp.
‘Huynh đệ chi binh’ là mối tương quan trong đời
quân ngũ, nhưng trong hệ thống quân giai, chỉ khác
một vạch, mầu sắc bạc vàng đủ cho thuộc cấp phải
nghiêm cứng người, đủ để tuân lệnh nhẩy vào lửa đạn.

Zoom in (real dimensions: 600 x 589)Image
Gắn huy chương trên hiệu kỳ


Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng Tổng Trừ Bị của QLVNCH .
Trong quá trình 20 năm thành lập, phát triển vừa chiến đấu để kháng lại cuộc xâm chiếm miền Nam của Cộng sản VN
Khởi đầu từ năm 1954, Binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến được chỉ huy tuần tự bở nhiều vị Chỉ huy Trưởng, cho đến ngày thành lập Sư đòan năm 1968:


Image

-Trung tướng Lê nguyên Khang, vị Tư lệnh đầu tiên và lâu nhất .

Image

-Thiếu tướng Bùi thế Lân, vị Tư lệnh Sư đòan cuối cùng từ năm 1972-1975 .


Binh chủng TQLC được chính thức thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1954.
tuy nhiên vào tháng 8 năm 1954, Tiểu đoàn 1 Quái Ðiểu, con Cọp Biển đầu đàn thành lập tại Nha Trang,

Image
Căn cứ Sóng Thần, Đại Bản Doanh của Binh Chủng TQLC/QLVNCH

Image
Ngày 6 tháng 12 năm 1955) Lễ bàn giao Tiểu Ðoàn 1 tại Căn Cứ Tiểu Ðoàn


Kế từ sau năm 1960, các đơn vị TQLC đều đồn trú tại khu rừng cấm phía Tây- Bắc Thị xả Thủ Ðức, giáp ranh Quận Dí An-Biên Hòa, ngoại trừ Tiểu đòan 4 tại Thị xả Vủng Tàu,
Bộ Tư lệnh Sư đoàn cùng một vài đơn vị yểm trợ tại Thị Nghè và sàigòn .

Song song với đà phát triển của QLVNCH, đến năm 1960, Tiểu đòan 3 Sói Biển, Tiếu đoàn 4 Kình Ngư được thành lập ;

Image

“ Đại-Tá-Đoàn Tương-Lai của TQLC” từ trái sang phải:
Trung úy Phạm Văn Chung, Trung úy Ngô Văn Định,
Trung úy Nguyễn Năng Bảo, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu,
Đại úy Nguyễn Thành Yên, Đại úy Cao Văn Thịnh,
Đại úy Nguyễn Văn Hay, Đại úy Hoàng Văn Nam
tại sân tập đổ-bộ trực thăng ở Thủ-Đức năm 1961.



Và TQLC cải biến thành Lử đoàn vào năm 1961 .
Ðể yểm trợ đặc biệt cho các cuộc hành quân thủy bộ, Ðại đội Yểm Trợ Thủy Bộ,
Ðại đội Vận Tải, Ðại đội Truyền tin, Ðại đội Quân Y v.v…

kế tiếp nhau ra đời .
Năm 1962, Tiểu đòan 1 Pháo binh thành hình gồm 2 Pháo đội 75 ly và 1 Pháo đội 105 ly .
Sang năm 1963, Lực lượng TQLC được tách rời khỏi sự yểm trợ tiếp vận của Bộ Tư lệnh Hải Quân, trực thuộc thẳng Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH về cả chỉ huy, điều động tác chiến và yểm trợ tiếp vận .

Tuần tự,. Tiểu đoàn 5 Hắc Long ra đời năm 1964, vì nhu cầu chiến thuật thời bấy giờ nên 2 bộ chỉ huy Chiến đoàn A & B được tổ chức để chỉ huy trực tiếp các Tiểu đoàn TQLC đang tăng phái hành quân tại lảnh thổ các Quân đoàn và Vùng Chiến thuật .

Trong 2 năm 1965 và 1966 kế tiếp, Tiếu đoàn 6 Thần Ưng, Tiểu đoàn 7 Hùm Xám được thành hình .

Giửa năm 1968, TQLC được cải danh thành cấp Sư đòan , 2 Bộ chỉ huy Chiến đòan thành 2 Bộ chỉ huy Lử đoàn 147 và 258 .Các đơn vị yểm trợ tăng thành cấp Tiểu đoàn Yểm trợ Thủy Bộ, Tiểu đoàn Truyền tin, Tiểu đoàn Vận tải, Tiểu đoàn Công binh, Tiểu đoàn Quân Y .v.v…

Ðại đội huấn luyện trở thành Trung tâm Huấn Luyện Sư đoàn, khả năng cung cấp hàng ngàn Tân binh cho các Tiểu đoàn tác chiến sau khi được huấn luyện thuần thục căn bản bộ binh tác chiến và hành quân đặc biệt Không, Thủy, Bộ .
Năm 1969, Tiểu đoàn 8 Ó Biển, Tiếu đoàn 9 Mảnh Hổ, Tiếu đoàn 2 Pháo binh ra đời .
BCH Lử đoàn 369, Tiếu đoàn 3 Pháo binh được thành lập năm 1970 .
Bệnh viện Lê hửu Sanh thuộc Tiểu đoàn Quân Y,

Zoom in (real dimensions: 640 x 624)Image


Các cấp chỉ huy TQLC thường xuất thân từ 2 trường sí quan Vỏ bị Quốc gia Ðà lạt hoặc sỉ quan trừ bị Thủ Ðức, nhưng đến 80% đều tốt nghiệp các khóa Căn bản, Trung cấp hoặc Chỉ huy Tham Mưu cao cấp TQLC Hoa kỳ .

Image

Thủy Quân Lục Chiến, Lực lượng Tổng Trừ Bị nòng cốt của Quân đội VNCH


Image


Toàn bộ Sư đoàn chỉ tham gia các cuộc hành quân qui mô lớn như :
-Cuộc hành quân Lam Sơn 719 vượt biên sang Hạ Lào năm 1971 do Quân đoàn I chỉ huy .
-Cuộc hành quân Lam Sơn 72 tái chiếm Thị xả Quảng Trị do Quân đoàn I chỉ huy .
Trên đây là sơ l ược diển tiến vừa thành lập, trưởng thành trong khói l ửa, vừa chiến đấu chống lại Cộng sản Việt nam của binh chủng TQLC Việt nam từ ngày 1 tháng 10 năm 1954 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 .

Image
Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh chào Quốc, Quân Kỳ, Quân phục TQLC,

Image
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tham Mưu Trưởng Tư Lệnh SĐTQLC Bùi Thế Lân.
Tiểu đoàn đầu tiên của sư đoàn TQLC là tiểu đoàn 1 Quái Điểu.

Image

Image

Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu TQLC tham gia trận Đêm Hưu Chiến tại khu
vực Rạch Cái Thia, Giáo Đức tỉnh Định Tường đêm 31-12 Năm 1967


Năm 1967, trận Đêm Hưu Chiến tại khu vực Rạch Cái Thia, Giáo Đức tỉnh Định Tường đêm 31 tháng 12 năm 1967 của Tiểu Đoàn 1 Thiếu Tá Phan Văn Thắng TĐT và Tiểu Đoàn 2 Thiếu Tá Ngô Văn Định, Trung Tá Tôn Thất Soạn Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn B chỉ huy tăng phái cho Sư Đoàn 7 Bộ Binh.
Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 2 đã gây tổn thất nặng cho Tiểu Đoàn 261 và 262 chủ lực phía Việt cộng, khi chúng tấn công vào vị trí Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 2 do Đại Đội 2 của Đại Uý Đinh Xuân Lãm bảo vệ.
Ta tịch thu rất nhiều vũ khí. Đã được triển lãm ở sân Quận lỵ Giáo Đức.

Sau chiến thắng trên kinh Cái Thia trong đêm hưu chiến, chiến đoàn B vẫn tiếp tục tăng phái cho SĐ7/BB.
Vùng hành quân gồm các quận Giáo Đức, Cái Bè, Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường.
Không có những đụng độ lớn. Rồi Chiến đoàn ra nghỉ quân dọc theo quốc lộ 4 từ Giáo Đức đến Cai Lậy.
Những ngày giáp Tết, BCH/chiến đoàn B và Tiểu Đoàn 2 dừng quân ở Cai Lậy,
dọc theo hai bên cây cầu đôi và hai đầu sông Ba Rài.

Image

Tiểu Đoàn 1 đóng ở Bình Phú trên rạch Bà Tồn,
cách Cai Lậy khoảng 7 Km về hướng Giáo Đức.

Image


Tại Bình Phú, vc đã lợi dụng những người dân về quê ăn tết và những ghe xuồng tấp nập trên những kinh rạch Bà Tồn, nhộn nhịp buôn bán, VC đã xâm nhập vào các vị trí của các ĐĐ thuộc Tiểu đoàn 1 Quái Điểu.
Nhưng âm mưu của chúng đã bị phát giác kịp thời bởi trung úy Tôn Thất Trân ( K20 ĐL ) và thiếu úy Nguyễn Tri Nam ( K22 ĐL ).
Trước tiên là một cuộc xô xác bằng tay chân và sau đó là một trận cận chiến đã xảy ra ác liệt.
Toàn bộ quân nhân TĐ1 đã được báo động và phản ứng kịp thời.
VC đã bỏ chạy, một số nhảy lên những chiếc xuồng, một số nhảy lên những chiếc xe đò đang chạy qua nhưng đa số bị bắt và bị bắn hạ tại chỗ.
Nguyễn tri Nam đã bị thương khá nặng trong trận này.

Image


Thái độ cảnh giác và sự chiến đấu dũng cảm của niên trưởng Trân và Nam đã gây một ấn tượng hết sức tốt đẹp cho những sĩ quan xuất thân từ trường võ bị.
Image


Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC Lê Nguyên Khang có đến thăm anh em ớ Chiến đoàn và dặn dò mọi người cẩn thận đề phòng những âm mưu tráo trở của VC trong dịp hưu chiến nhân 3 ngày Tết Mậu thân, những ngày lễ tết linh thiêng của Dân tộc..

Và đúng như lời của Tướng Lê Nguyên Khang dặn dò mọi người cẩn thận đề phòng
âm mưu tráo trở của VC.

Đúng 1 tháng sau là đêm giao thừa của Tết Mậu Thân, 30 tháng 1 năm 1968,
HCM đã đọc ám hiệu mở đầu “ tổng công kích và tổng nổi dậy” bằng lời chúc tết trên đài phát thanh Hà Nội :


Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà,
Nam bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên toàn thắng ắt về ta.


Buổi chiều ngày mồng 2 Tết, ngày 1 tháng 2 năm 1968, Tiểu đoàn 1 Quái Điểu
TQLC. Giã từ Cai Lậy về thủ đô

Image


Nhập ngay vào đánh giải toả trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới Gia Định xong.
Rồi về nằm dọc đường Ngô Tùng Châụ Mười hai giờ khuya họp Tiểu đoàn.

2 giờ sáng có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhứt, 4 giờ sáng lên máy bay đi, đi đâu không biết.
Đồ khô và tái trang bị không lãnh kịp.
Cứ lên phi trường rồi haỵ Đó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu lủng lẳng trên bầu trờị Tôi để lại đàng sau một Sài Gòn mang nặng bộ mặt chiến tranh.
Những chiếc máy bay C 130 khổng lồ nuốt gọn 800 Quái Điểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.

Mười giờ sáng, đoàn GMC đưa chúng tôi về Huế.
Qua Gia Lệ, đồng bào hỗn loạn, nét lo âu hiện rõ trên nét mặt của mọi người.
Tới An Cựu, dân chúng thưa thớt, nhà hai bên đường đóng kín cửạ Dọc quốc lộ 1 từ Huế về Phú Bài,
binh sĩ Nhảy Dù từng toán dìu nhau âm thầm đếm bước.

Image
Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến trở ra Huế năm 1968 Mậu Thân


Thời tiết quá xấụ, vc giết đồng bào vô số và đã chiếm hết thành phố, Đại Nội, Gia Hộị, chỉ còn cái lõm nhỏ ở Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 1 tại Mang Cá.
Trong đó thì Tướng Trưởng kẹt nặng nên đại bàng Lê Quang Lưỡng, Lữ đoàn trưởng LD Nhảy Dù đã xua quân đi bộ từ cây số 17 về Huế để cứu Tướng Trưởng.
Thật kính phục cho cái tình nghĩa huynh đệ,và LD của đại bàng Lưỡng cũng hao hụt nặng nề.
Đoàn xe dừng lại bên hông DH Văn Khoa, cách con đường là trường Kiểu Mẫu mới xây, đối diện là Đài phát thanh Huế.
Và trước mặt là cầu Trường Tiền, chiếc cầu tượng trưng cho xứ sở Huế,

Image
Một nhịp cầu Trường Tiền đã sập gãy đổ trong
biến cố Tết Mậu Thân. Ngày 19 tháng 2 năm 1968.


Từ đầu đường Trần Hưng Đạo đến cuối đường không một bóng ngườị, bên phải là cầu Gia Hội cũng vắng tanh.
Cả thành phố Huế đã chết, nhà cửa phố chợ đổ nát tan tành.

Image

Image


Một chặng đường xương máu đã vượt qua, bây giờ mục tiêu chính, mục tiêu của niềm hãnh diện, là Kỳ Đài Huế.

Đây là nơi tượng trưng cho linh thiêng của dân tộc nói chung và cho Huế nói riêng.

Lệnh của Trung tướng Lê Nguyên Khang: " Một người lính TQLC duy nhất còn sống sót cũng phải dựng lại cho được ngọn cờ vàng tại Phú Văn Lâu".

Và Trung-Tá Chiến-Đoàn-Trưởng Chiến-Đoàn A Hoàng Tích Thông, người đã lập đầu cầu cho Tiểu- Đoàn 1 Quái-Điểu kéo cờ trên đỉnh Phú Văn Lâụ

Những người Lính Thủy Quân Lục Chiến cố gắng tiến chiếm 6 cây súng thần công to lớn, từ đó dùng hoả lực kềm địch ở cửa Ngọ Môn, và Phản ứng của địch bắt đầu yếu, 5 giờ 12 phút chiều, màu áo rằn ri Thuỷ Quân Lục Chiến đã làm chủ Kỳ Đàị kéo lá cờ xanh đỏ sao vàng đầy hận thù còn ở trên không xuống.

Một người lính rút đâu trong người ra 1 lá cờ vàng ba sọc đỏ thật lớn.

Zoom in (real dimensions: 640 x 518)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 516)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 513)Image
Niềm hân hoan vui sướng của những người Lính VNCH lúc tái chiếm được cố đô


Trong niềm vui sướng cùng tột, Hạ sĩ Hạnh hét lớn: Thuỷ Quân Lục Chiến!
Xong lấy trái hỏa châu đập mạnh định bắn pháo bông lên trời ăn mừng.
Trong cơn say chiến thắng, Hạnh xoay ngược đầu hỏa châu vào mình, hỏa châu nổ xuyên bụng. Hạnh cười tươi:" Em không sao Đại úy!". Phán nghĩ thằng em này tỉnh táo quá, chắc nó chết. Và nó chết thật.

Sánh hôm sau ngày 24/2/1968. Phạm văn Định dẫn 1 đơn vị của SD 1 từ cửa Thượng Tứ lên làm lễ thượng kỳ.

Zoom in (real dimensions: 640 x 491)Image
Lá Cờ Vàng phất phới trên nền trời màu xám của Huế.

Image
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăm Huế sau khi tái
chiếm lại được cố đô Huế. Ngày 25 tháng 2 năm 1968.


Cuộc tấn công Tết Mậu Thân Đợt Hai, tháng 5 năm 1968

Trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân (đợt 1), mặc dù bị thiệt hại rất nặng về nhân mạng lẫn vũ khí, vào tháng 5/68 Việt cộng với sự trợ lực của Cộng sản Bắc Việt vẫn cố gắng tung ra cuộc tấn công thứ hai vào vài tỉnh, thành phố. Đặc biệt là Sài Gòn – Chợ Lớn. Mục tiêu của Cộng sản là dù thắng hay thua, thiệt hại nhiều hay ít chúng cũng không quan tâm, mà chỉ cố tạo một tiếng vang trong dư luận quốc tế là Cộng sản vẫn mạnh và đang làm chủ chiến trường. Trái ngược hẳn với nhận định của quân đội Hoa Kỳ là ta đang đạt thắng lợi, Cộng sản không còn đủ sức để phát động chiến tranh ở miền Nam nữa.

Image


Trước ngày Cộng sản tung ra cuộc tấn công đợt 2, các cơ quan tình báo của ta đã không ghi nhận được một tin tức nào, như hồi Tết Mậu Thân, kể cả phía quân đội Hoa Kỳ.
Phương cách tổ chức, làm việc kém hiệu năng, lại thêm yếu tố chủ quan khinh địch đã giúp chúng đột nhập vào thành phố Sài Gòn một cách dễ dàng.
Đáng lẽ ta phải khám phá ra sớm để ngõ hầu bẻ gãy âm mưu của chúng từ lúc xuất phát.
ở đây cần phải nêu lên vấn đề trách nhiệm.
Từ cuộc tấn công đợt 1 đến đợt 2, những người lo về an ninh, tình báo từ cấp cao đến cấp thấp,
đã không làm tròn nhiệm vụ giao phó.
Lẽ ra phải có biện pháp trừng phạt để duy trì kỷ cương quân đội, nhưng kết cuộc vẫn “hòa cả làng”, không một ai bị ra trước vành móng ngựa hay bị khiển trách “nội bộ”.
Đôi khi lại còn được thăng thưởng thật vô lý. Cuối cùng chỉ người dân vô tội là hứng đủ và binh sĩ phải hy sinh xương máu !

Image


Cuộc tấn công đợt 2 của địch được thực hiện bằng 2 mũi: Một xuất phát từ khu Tam giác sắt, tiến qua khu vực Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương) rồi vượt sông Sài Gòn (ở khu vực cầu Bình Lợi) để đột nhập vào khu vực kế cận Tiểu khu Gia Định và Đồng Ông Cộ.
Mũi thứ hai từ khu Rừng Thơm (quận Đức Huệ) để tiến vào Chợ Lớn.
Lợi dụng đêm tối cùng sự sơ hở của các đơn vị phòng ngự ngoại vi thành phố, một cánh quân Cộng sản đã tiến khá sâu vào khu Chợ Lớn. Còn ở Gia Định, cánh kia đã gần tới ngã ba Cây Thị.

Sáng sớm ngày hôm sau thì Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến được gửi tới để thanh toán địch.
Trước đó Chiến đoàn A đang trong thời gian nghỉ dưỡng quân sau khi hành quân ở Cần Thơ (vùng 4) trở về.
Bộ chỉ huy Chiến đoàn đặt tại tòa nhà 2 tầng bỏ trống cạnh cây xăng ngã ba Cây Thị.
Trực thăng có thể đáp xuống trên sân thượng của nhà này.
Tiểu đoàn 1 đánh dọc theo đường phố xuống gần tới khu Sân vận động Gia Định mà địch đã chiếm giữ.
Dân chúng hầu như đã chạy lánh nạn hết từ đêm qua.

Image


Bộ Chỉ huy Chiến đoàn đã xử dụng loa phát thanh kêu gọi địch đang trú ẩn trong làng ra đầu hàng. Một hồi sau, chắc thấy không còn hy vọng gì thoát thân nên chúng đã bảo nhau ra trình diện từng đợt với vũ khí. Có một chuyện vui là khi thấy một tên Việt cộng nhỏ tuổi chạy ra không có vũ khí, tôi kêu hắn hỏi vũ khí đâu thì hắn thưa:“Dạ, để em vào trong kia lấy ra”. Nói xong hắn chạy đi và trong chốc lát mang ra cây AK đưa cho binh sĩ ta.
Tôi thấy cũng đáng thương, phần lớn bọn chúng còn treœ vào bộ đội vì nghĩa vụ quân sự và mới từ ngoài Bắc vào lớ ngớ như Mán trong rừng ra tỉnh, nên khi bị vây đánh không biết tiến thoái làm sao. Điều tra thêm thì chúng nói cấp trên bảo dân miền Nam đã nổi dậy chiếm chính quyền rồi, chúng chỉ vào tiếp thu thôi. Sau khi Việt cộng đã ra trình diện hết, tổng cộng khoảng 15O tên, có một số bị thương, tôi cho chuyển về Bộ chỉ huy Chiến đoàn để săn sóc . ở đây chúng được đối xử rất thân thiện, cho ăn uống, hút thuốc lá thoải mái.
Trước khi chuyển giao cho Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, tôi đã cho chúng ngồi trên quân xa chạy vòng vòng vài đường phố, dưới sự hướng dẫn và bảo vệ của Quân cảnh Thủy Quân Lục Chiến.

Sự đầu hàng của Việt cộng ở cầu Băng Ky là giai đoạn chót của trận chiến tại Tiểu Khu Gia Định và vùng Chợ Lớn, đồng thời cũng là cuộc tổng tấn công đợt 2 của Cộng sản vào Thủ đô Sài Gòn. Hơn một tuần lễ giao tranh, sự thiệt hại của Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến được coi như là nhẹ. Sau trận tấn công đó, Cộng sản gần như không đủ sức để tiếp tục nữa, cuộc chiến dần dần bớt sôi động và quân ta hoàn toàn làm chủ chiến trường.


MX Hoàng Tích Thông



Image
Ngày 22 tháng 3 năm 1968 Cầu Trường Tiền làm tạm cho người dân qua lại

Image
Người Dân Huế trở về lại khu nhà giờ đã đổ nát của họ sau khi kết
thúc chiến sự kéo dài một tháng trong dịp tết Mậu Thân 1968.

Image Tiểu-Đoàn 1 Quái Điểu TQLC tại mặt trận Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Image
Trung tá Nguyễn Đăng Hòa Tiểu Đoàn Trưởng
Tiểu đoàn 1 Quái Điểu Thủy Quân Lục Chiến.


Trung tá Nguyễn Đăng Hòa Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 1 Quái Điểu Thủy Quân Lục Chiến...
Xin được làm một nhân chứng nói lên sự thật oai hùng của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nói riêng và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, đã tạo được lịch sử trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Và để tô đậm thêm Quân sử hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


... Phá Tam Giang vào một sáng mù sương Ngày 11 tháng 7 năm 1972

Image


Dù đang là mùa hè nhưng trời Huế vẫn còn sương mù, một làn khói mỏng giăng đầy, bao phủ cả một vùng Vân Trình rộng lớn.
Trên cánh đồng vừa mới gặt, mùi rạ thơm thoang thoảng, nếu có thêm vài cô thôn nữ xinh xắn của mẹ Việt Nam nữa là ta đã có một hình ảnh đồng quê thanh bình của bao năm cũ....
Gia đình Quái Điểu hơn 7OO tay súng đã sẵn sàng tại bãi bốc chờ lên trực thăng đi vào đất địch.
Những chàng Kinh Kha thời đại đang ưu tư về cuộc đời và đang chờ đón một tương lai không mấy rạng rỡ.

Đúng 7 giờ sáng, chiếc trực thăng HUIB của chỉ huy đáp xuống cạnh nhà thờ 2 chuông Điền Môn, bốc tôi và cố vấn Mỹ bay thẳng ra biển Đông.
Để tránh phòng không địch, trực thăng đã phải bay trên biển và ở cao độ vừa tầm cho chúng tôi quan sát thành phố Quảng Trị và quận lỵ Triệu Phong, nơi Tiểu đoàn 1 Quái Điểu sẽ phải đổ bộ để tái chiếm.
Quận Triệu Phong nằm về phía Đông Bắc cổ thành Quảng Trị khoảng 2 cây số, là quê hương của tên đồ tể Lê Duẩn, môn đệ kế vị già Hồ đã về chầu Diêm Vương. Vì vậy không dễ gì địch để QLVNCH nhất là những chàng Quái Điểu TQLC chúng tôi tái chiếm lại Triệu Phong.

Image


Những túi lửa B-52 chiều ngang 1 cây số và chiều dài 3 cây số được lóe lên từng chập, và khi các chùm bom chạm đất thì lửa bốc cháy cùng những tiếng nổ phụ rền vang một góc trời....
Tại đây địch cũng sẵn sàng nghêng đón chúng tôi.
Đơn vị bạn gần nhất vẫn còn ở tuyến sau Mỹ Chánh mịt mù. Chúng tôi sẽ phải nhảy trên đầu địch, đánh thọc sâu vào lòng địch, bóp ngay yết hầu chúng, buộc chúng phải nhả Cổ thành Quảng Trị mà chúng đã chiếm giữ hơn 3 tháng qua.
Sư đoàn Dù đã gặp phải muôn vàn khó khăn và thiệt hại nặng nề khi tái chiếm Quảng Trị.
Có lẽ thượng cấp quên đi cửa ngõ Triệu Phong, nơi mà việt cộng phải giữ với bất cứ giá nào, để bảo vệ huyết lộ dẫn ra Cửa Việt bằng đường bộ và đường thủy dọc theo sông Thạch Hãn.
Nhờ huyết lộ này mà chúng có thể tiếp tế cũng như tải thương và thay quân rất dễ dàng.

Lúc đúng 12 giờ 5 phút ngày 11 tháng 7 năm 1972, ngày mà suốt đời tôi không bao giờ quên được.
Trước khi lên máy bay, Tướng Trưởng và Tướng Lân đến bắt tay và chúc chúng tôi thành công.
Lời nói của Tướng Lân, Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến như một luồng điện chạy dài theo xương sống tôi:

- Danh dự này, tôi giao cho anh và Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến.

Riêng Đại tá Bảo, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 147 nhìn chúng tôi như một người cha nhìn những đứa con thân yêu đang đứng bên bờ vực thẳm.
Ông rơi nước mắt nói với tôi lời giã biệt:

- Mày cố gắng giữ gìn anh em, khuyên họ nên đọc kinh cầu nguyện theo đạo giáo của họ!

Image


Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến với biệt danh Quái Điểu được trực thăng bốc từ nhà thờ 2 chuông Điền Môn bay ra Triệu Phong, bất thần đổ trên đầu địch, giữa những đám ruộng trước quận lỵ.
Tuy bãi đáp đã được B-52 dọn cỏ suốt 2 tiếng đồng hồ, với 33 phi vụ đã cày nát từ Đông Hà đến Quảng Trị, mà gia đình Quái Điểu vẫn được con cháu Bác và Đảng dàn chào long trọng.
Súng phòng không 23 và 37 của địch bắn lên như pháo bông.
Đại đội 4 Tiểu đoàn 1 do Đại úy Trịnh Văn Thềm chỉ huy, lãnh nhiệm vụ đổ bộ trước.
Hai chiếc trực thăng khổng lồ CH-54 chạm đất một cách bất ngờ nên thoát được phòng không địch.

Image


Có 32 chiếc trực thăng đổ quân, gồm 17 chiếc CH-53 chở được 6O người và CH-46 loại Chinook chở được 2O người. Chiếc của tôi đi bị lãnh 4 viên phòng không, tưởng chừng như rớt.
Vừa rời khỏi trực thăng, tôi đã được chào mừng bằng một trái 57 ly không giật, vì chung quanh tôi là một rừng antenne truyền tin.
Tôi bị thương ở đùi phải, máu ướt đẫm.
Viên Trung úy Hải quân Mỹ bị lòi ruột ra ngoài trông thật khiếp, nhưng vẫn còn sống.
Đau đớn cho Tiểu đoàn chúng tôi là 1 chiếc trực thăng bị rớt và nổ tung sau đó 2 phút lại chở nguyên Trung đội Quân y, 6O người chỉ sống sót 12 trong đó có Bác sĩ Hoàn.

Image


Ông đã lao được ra ngoài cửa cấp cứu, nhưng phải 2 ngày sau mới bò về được Bộ chỉ huy Tiểu đoàn với thân hình cháy phỏng nặng.
Chúng tôi không lấy được xác những người bị chết vì chiếc máy bay này thuộc Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và đã mang theo 47 trái mìn chống chiến xa và tất cả đã tan tành theo chiếc máy bay.
Đáng lẽ tôi đã gởi xác theo chuyến đó rồi, nhưng tới phút chót cố vấn Mỹ lại rủ tôi đi trên chiếc CH-46 để khi xuống bãi thoát ra thật nhanh, tránh được phòng không địch.

Ngay phút đầu, sau khi hoàn tất cuộc đổ quân, chúng tôi đã bị thiệt hại hơn 2OO người vừa chết vừa bị thương.
Người cố vấn Mỹ còn cho tôi biết trong số 32 máy bay trực thăng, có 29 chiếc trúng đạn và 2 chiếc rớt, một nổ tại chỗ và một rớt ngoài biển.
Cuộc đổ bộ này đã được báo chí xem như cuộc đổ bộ Inchon tại Đại Hàn năm xưa.
Tướng Lân được triệu về dinh Độc Lập để thuyết trình về cuộc đổ quân cho Hội đồng An ninh Quốc Gia.
Mọi người hồi hộp theo dõi bước chân của bầy Quái Điểu gan lì.

Image


Cánh đồng Triệu Phong đã trở thành bãi chiến trường khốc liệt. Xe tăng việt cộng phối hợp với bộ binh của chúng bắt đầu rời vị trí phòng thủ để rượt đánh chúng tôi, và những chiếc trực thăng vũ trang Cobra của phe ta đã táo bạo săn đuổi chúng như những con diều hâu hung dữ.
Riêng Tiểu đoàn 1 Quái Điểu lúc bấy giờ tan tác như bầy gà lạc mẹ, mạnh ai nấy đánh, dùng chiến thuật cá nhân phối hợp từng tổ nhỏ cố bám lấy bờ sông Vĩnh Định là chi nhánh của sông Thạch Hãn để làm điểm tựa, giữ lấy mạng sống mong manh.

Image
Nhánh Sông Vĩnh Định

Image
Sông Thạch Hãn


Hai con sông này đã nuôi dưỡng quận lỵ Triệu Phong, làm cho nó trở nên trù phú và sầm uất nhất tỉnh Quảng Trị, giờ đây đang ôm ấp che chở cho những toán Quái Điểu lạc bầy.

Nhờ vào súng M-72 chống chiến xa ta đã bắn hạ được một số tăng địch, có những chiếc bốc cháy cách xa ta chỉ 5O thước, làm cho anh em an tâm hơn và tin tưởng vào loại vũ khí cá nhân hiện đại và tối tân này, mỗi Đại đội chỉ được trang bị 12 trái thôi.
Những hố bom trở thành vị trí chiến đấu lý tưởng cho binh sĩ mình.
Họ đứng thẳng, tỳ súng vào miệng hố nhắm vào từng đợt sóng biển người của bọn Việt cộng khát máu mà bắn.
Đại đội 1 của Đại úy Bùi Bồn đã dùng con sông Vĩnh Định như một chỗ tựa tốt để chống trả từng đợt xung phong của địch cũng như yểm trợ cho các Đại đội 2, 3 và chỉ huy còn đang phơi mình trên bãi đáp.
Kết quả sơ khởi Đại đội 1 đã tịch thu 1O cây súng 37 ly phòng không của địch đã đặt hàng ngang tại bìa làng.

Trời đã vào đêm, bóng tối đồng lõa với tội ác của địch qua những đợt cắn lén nhưng cũng là người bạn chân tình che chở cho chúng tôi, hạn chế tầm quan sát của địch nên chúng chỉ dùng pháo đe dọa vu vơ.
Đến 1O giờ Tiểu đoàn mới nắm được tay nhau, lập thành một phòng tuyến tạm thời.
Chỉ còn Đại đội 4 của Đại úy Thềm bị cô lập phải tự phòng thủ bảo vệ riêng, nhưng xét về mặt chiến thuật thì rất có lợi cho Tiểu đoàn.
Một cái chốt khổng lồ làm tiền đồn cho đơn vị tại Chợ Sãi, dùng Pháo binh và Hải pháo ngăn chận sự di chuyển của địch từ Cổ thành Quảng Trị qua quận Triệu Phong, cũng như quan sát được thủy lộ dẫn ra Cửa Việt.
Chiếm và giữ được Triệu Phong thì sớm muộn gì tỉnh Quảng Trị cũng sẽ trở về vùng đất Tự do.

Image


Thường thường đánh nhau với những đơn vị chính quy tuy chém giết thả giàn mạnh được yếu thua nhưng thích hợp với người quân tử.
Một cuộc chiến tranh quy ước, có lúc đánh lúc nghỉ, ăn uống, tiếp tế, tải thương, thay đổi lối đánh cho phù hợp trận liệt, rồi trở lại đánh tiếp.
Nhưng với bọn Việt cộng, các cấp chỉ huy của chúng có được đào tạo ở một quân trường nào đâu!
Đã vậy đầu óc lại bị Bác Đảng nhồi nhét hận thù đầy ắp nên chúng hăng say chém giết... từ chú du kích nhỏ bé không biết gì gặp lúc đàn anh chết nhiều quá, cũng nhảy ra thay thế chỉ huy. Vì vậy Việt cộng chỉ biết dùng một chiến thuật rừng với lối đánh lén, cắn lén!

Triệu Phong lúc bấy giờ là vùng địch kiểm soát nên họ có nhiều lợi thế hơn ta.
Chúng rình rập, tấn công không ngơi nghỉ cốt làm cho quân ta mệt, tinh thần căng thẳng, quân số tiêu hao dần mòn.
Nếu không có tinh thần cao và khả năng điêu luyện sẽ bị chúng đốn ngã dễ dàng.
Tiểu đoàn 1 Quái Điểu đang đi trên đoạn đường chông gai ấy.
Đến 11 giờ đêm, quân ta tạm ngưng chém giết, mọi người lục ba-lô lấy cơm sấy ra nhơi.
Ngồi trong hố cá nhân, chẳng cần cấp chỉ huy ra lệnh hay kiểm soát đôn đốc, ai nấy cũng đề cao cảnh giác và sẵn sàng lâm chiến vì đã quá quen thuộc với những đòn đen tối hạ cấp của lũ chuột Việt cộng.

Đêm khuya yên tĩnh, bỗng có tiếng la hét vang dội từ phía Chợ Sãi, nơi Đại đội 4 của Đại úy Thềm phòng thủ riêng.
Một đoàn xe tăng địch với đèn pha sáng trưng, dàn hàng ngang cùng bộ binh chạy theo bên hông xe vừa bắn vừa hô xung phong.
Tôi đã chuẩn bị trước các yếu tố tác xạ tiên liệu Pháo binh và Hải pháo, 42 khẩu pháo 1O5 ly nhả đạn cùng lúc và liên tục cộng với hàng ngàn trái hải pháo loại 5OO cân Anh khổng lồ, khi nổ chụp lúc chạm nổ, trút lên đầu địch.
Vặn tần số truyền tin nội bộ của Đại đội 4 tôi theo dõi trận đánh, nghe các Trung đội trưởng liên lạc với Đại đội trưởng lòng tôi yên tâm được phần nào và cảm phục sự gan lì của họ.
Trên máy SCR-25 vang lên giọng nói bình tĩnh của Thiếu uý Tánh khi anh liên lạc với Đại úy Thềm:

- Thần Phong hãy yên tâm, chiếc tăng đầu còn cách chúng tôi 1OO thước, tôi đã ra lệnh từng tổ 3 người sẵn sàng M-72 nghênh chiến....
Hiện giờ chiếc gần nhất chỉ còn khoảng 5O thước, chờ kết quả, sẽ có một số cua rang muối (chiến xa địch) để tặng Thần Phong và Hương Giang (danh hiệu của tôi).

Image


Thiếu úy Tánh nói tiếp trong sự hồi hộp của tôi:

- Tôi bắn thử một viên M-72 chống chiến xa, kết quả tuyệt vời, chính tôi cũng không ngờ đạn vừa ra khỏi nòng là một tiếng nổ long trời, con cua trước mặt tôi đã nổ tung và bùng cháy.

Tất cả các Trung đội đều an tâm và phấn khởi, từng tổ tam tam chế đã dùng M-72 cải tiến để đưa đoàn cua của Bác vào chảo rang. Đại đội trưởng đã gọi máy về Tiểu đoàn tặng tôi có đến hàng chục con cua. Riêng Hạ sĩ Ích, Tiểu đội phó dùng M-79 phóng lựu, một mình anh đã rang 3 con cua ngon lành.

Song song với Đại đội 1 và 4, sự chiến đấu gan dạ của Đại đội 2 của Đại úy Duật và Đại đội 3 do Trung úy Vàng Huy Liễu chỉ huy đã tạo sức mạnh vô song cho gia đình Quái Điểu.
Sư đoàn 312 của Việt cộng với quân số gấp 1O lần hơn đã không nuốt được Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến kiên cường.

Qua hai ngày song đấu, địch đã được tăng viện nhưng không vì thế mà áp đảo được quân ta.
Cấp chỉ huy Việt cộng đã đánh giá sai lầm về Tiểu đoàn 1 Quái Điểu, và cho đấy là một miếng mồi ngon chúng chỉ cần nhe nanh là đã nuốt chửng được ngay.
Việt cộng đâu ngờ gặp phải một miếng mồi lửa, tạo nên bởi sự đoàn kết sắt đá, gắn bó keo sơn cùng sự chiến đấu bền bỉ gan dạ của anh em binh sĩ ta.
Và chúng cũng không lường được lòng yêu nước tràn đầy của những người lính Việt Nam Cộng Hòa trước sự tồn vong của đất nước.
Tiểu đoàn 1 Quái Điểu đã tổ chức được vị trí phòng thủ kiên cố bằng máu xương và sức mạnh tinh thần của mình cộng với sự yểm trợ hùng hậu mà chưa bao giờ Quân lực Hoa Kỳ xử dụng trên chiến trường Việt Nam.

Image
Image
Sĩ quan cố vấn Mỹ ..Larry Livingston.


Tôi đang liên lạc trên hệ thống Không lực để nhờ họ đánh phá căn cứ Ái Tử, (nơi mà địch đang đặt Bộ chỉ huy và căn cứ hỏa lực để yểm trợ cho chiến trường Quảng Trị) bằng những trận rải thảm B-52 tạo nên những biển lửa khổng lồ đốt cháy tham vọng điên cuồng của bọn Cộng sản cướp nước bạo tàn, thì Trung sĩ Ngữ cận vệ trung tín nhất của tôi chạy vào báo:

Image


- Trình Thiếu tá, Trung úy Kỳ thuộc Đại đội Viễn thám vừa bắt được 2 nữ du kích Việt cộng, tịch thu 2 khẩu súng các-bin tại nhà mình đang đóng quân!

Thì ra căn hầm cư trú của 2 cô bé du kích chỉ cách hầm đóng quân của tôi và cố vấn Mỹ độ 1O thước, trong vòng 24 giờ qua các cô muốn giết chúng tôi lúc nào chẳng được.
Vì thế tôi đến gặp 2 cô và được biết họ cũng như hầu hết thanh thiếu niên Quảng Trị bị kẹt lại sau khi quân ta rút về tuyến Mỹ Chánh đã bị Việt cộng đoàn ngũ hóa và trang bị thành tổ "dân quân chiến đấu".
Hai cô còn cho biết họ là nữ sinh trường trung học Nguyễn Hoàng và có người anh cả là Đại tá làm việc tại Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi liền cởi trói, bảo lãnh 2 cô và gia đình họ rồi hứa sẽ đưa ra vùng tự do sau cuộc đổ bộ này.
Từ đó 2 cô là những người phục vụ đắc lực cho đơn vị tôi về tình hình du kích tại địa phương.
Nhờ vậy mà chúng tôi đã thanh lọc và bắt giữ cũng như tịch thu rất nhiều tài liệu và vũ khí.
Thế mới hay, trong cuộc chiến, yếu tố "tranh thủ nhân tâm" cũng quan trọng không kém, và còn tiết kiệm được xương máu anh em.

Riêng Thiếu-Úy Lâm Văn Diệp, Trung-Đội-Trưởng trung đội 1, Đại Đội 3, Tiểu-Đoàn 1 Quái Điểu,
Trung đội của Thiếu úy Diệp thay vì nhảy xuống bãi đáp, trực thăng lại thả lộn vào... bộ chỉ huy một tiểu đoàn đặc công địch. Nên thay vì chơi nhau bằng súng, trung đội đành phải chơi bằng lưỡi lê và M26.
Trung đội của Thiếu-Úy Diệp là Trung đội của... thế kỷ 21, là Trung đội gốc toàn những tay sát thủ, nên chỉ chưa đầy cái chớp mắt, các quan lớn quan bé của bộ chỉ huy đặc công Vẹm đã được mời về thăm ông bà ông vải.
Rồi sau đó Trung đội xếp hàng 1, Thiếu úy Trung đội trưởng làm lính khinh binh đi đầu, Chuẩn úy Trung đội phó làm lính bắn xe tăng đi hàng thứ 2 và đơn vị mở đường máu, và đoàn quân đi trong vòng vây của giặc.
Sau mười mấy ngày đêm đánh đấm tưng bừng với vc,
Trung đội đến được bến sông Vĩnh Định, chi nhánh của sông Thạch hãn, bên kia sông là vùng an toàn, nơi đóng quân của Tiểu-Đoàn 2 Trâu Điên...

Sau 15 ngày chiến đấu quên ăn quên ngủ, Tiểu đoàn 2 Trâu Điên đã giao tiếp được với Tiểu đoàn chúng tôi nhưng cách nhau bằng con sông Vĩnh Định. Vì không dùng được trực thăng nên tôi phải nhờ đơn vị bạn này tải thương bằng những bè chuối buộc dây kéo qua sông!

Sau đó Tiểu đoàn 1 Quái Điểu được đưa về Huế, chúng tôi như những người về từ cõi chết, râu tóc rậm rạp như người rừng, mắt sâu như vực thẳm, tiều tụy như những bệnh nhân lâu ngày. Chúng tôi những người lính Thủy Quân Lục Chiến đã dành phần đời trai trẻ của mình cho những chuyến đi dài không mệt mỏi: từ tuyến đầu của con sông Thạch Hãn, được chọn làm giới tuyến ngăn địch cho đến vùng đầm lầy sông Ông Đốc, chặng đường cuối của quê hương hoặc lặn lội vùng biên giới Miên Lào với núi rừng trùng điệp... với một mục đích duy nhất là bảo vệ quê hương thân yêu khỏi lọt vào tay quân Cộng sản khát máu, bạo tàn.


Mũ Xanh Nguyễn Đăng Hòa


Image
Cầu Hiền Lương

Image
Quốc lộ 1 cầu Quãng Trị

Image

Image
Cầu Thạch Hãn

Image
Cầu Mỹ Chánh Quãng Trị
Nơi hậu cứ gần chợ Tam Hà Thủ Ðức, là nơi Tiểu Ðoàn 2 Trâu Điên TQLC thường về đây dưỡng quân, sau này còn được gọi là hậu cứ Lê Hằng Minh sau năm 1966.
Ðơn vị vừa mới trở về nghỉ dưỡng quân sau cuộc hành quân dài 3 tháng, tăng phái cho quân đoàn II giải vây áp lực địch tại Ðức Cơ.

Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên TQLC/VNCH hành quân An Lão 1967

Image

Image


Thung lũng An Lão thuôc tỉnh Bình Định, nối dài với thung lũng Vĩnh Thạnh rồi đi qua đèo An Khê, hoặc đổ ra Tam Quan, thuôc quận Bồng Sơn để ra tận bờ biền ở phía Đông.
Vì địa thế có vị trí chiến lược quan trọng, nên QLVNCH đã cho thành lập Chi Khu An Lão, cách quận lỵ Bồng Sơn 25 cây số về hướng Tây Bắc; mục đích ngân chận sự xâm nhập của các lực lượng cộng sản từ các mật khu ở ngã ba Biên Giới,
mật khu Đỗ Xá ... xuống vùng đồng bằng trù phú và đông dân cư của tỉnh Bình Định.

Image


Trung tuần tháng 3 năm 1966, tiểu đoàn lại có mặt tại chiến trường Bồng Sơn, Tam Quan cùng với chiến đoàn “A” TQLC. Lần nầy được tăng phái cho Sư đoàn 22 bộ binh trong một chiến địch hành quân hỗn hợp.
Nhiều sư đoàn địch trong số có Sư đòan “Sao Vàng” Cọng sản Bắc Việt đã có mặt tại đây trong nhiều tháng liền với ý định tiến chiến quận lỵ Bồng Sơn hầu chận yết hầu trên đoạn đường tiếp tế từ Qui Nhơn ra Quãng Ngãi.
Mục tiêu hành quân lần nầy là các vùng An Quý, Cự Tài, Trường Phước nằm về phía Tây QL1 khoảng 7-8 km đường chim bay.
Tiểu đoàn tấn công với đội hình 2 đại đội hàng ngang.

Image


Vượt tuyến xuất phát từ tờ mờ sáng, di chuyển qua những dãy rừng dừa cao rậm rạp, khoảng 9 giờ 30 sáng cùng ngày khi gần đến từ mức xung phong thì đơn vị bắt đầu chạm phải toán tiền đồn của địch.
Trung đội 4 có 2 binh sĩ bị thương.
Lệnh Ðại đội cho dừng lại để cũng cố lại đội hình và tìm cách thanh toán địch.
Trung đội 2 của Th/úy Tài bên phải đã phát hiện địch từ những ngọn dừa cao trước mặt, xa chừng 200m.
Tổ đại liên 30 do Hạ sĩ Nguyễn Nữa xạ thủ được điều động từ trung đội vũ khí năng phiá sau tới, hạ gục 2 tên tại chỗ cùng 2 khẩu CKC có ống nhắm chính xác.
Từ xã An Quý trước mặt, địch bắt đầu khai hỏa mãnh liệt vào đoàn quân đang di chuyển của ta, phi cơ bao vùng cũng cho biết là địch rất đông đang trú ẩn nằm chờ ở các hầm hố kiên cố!

Ðại Ðội 2 đã bám được vào con suối cạn nằm chơ vơ giữa đồng trống, ta và địch chỉ cách nhau khoảng ba bốn trăm mét qua một khoảng ruộng lúa mênh mông.
Ta bị bất lợi ở thế tấn công còn địch thì ưu điểm hơn về mặt phòng thủ .
Ðó là lúc khoảng 12 giờ trưa cùng ngày.
Pháo binh cơ hữu TQLC chưa đặt xong vị trí ở đồi 10, và vì vậy hỏa lực yểm trợ cho ta rất hạn chế!
Nằm chịu trận ở địa thế thấp đã là mục tiêu tác xạ tốt nhất cho địch. Số binh sĩ thương vong mỗi lúc một nhiều hơn,
riêng Trung đội tôi thì cũng mất gần 10 mạng từ sáng tới giờ.

Image


Lệnh tấn công chiếm mục tiêu bất cứ giá nào từ vị Tiểu đoàn trưởng là động cơ duy nhất hối thúc chúng tôi.
Tôi bắt đầu đứng dậy hô xung phong, nhìn quanh các tiểu đội không ai nhúc nhích.
Các anh hãy theo tôi “Xung phong, xung phong!” phóng qua khỏi mép suối bò lên qua phía bên kia, Hạ sĩ Nguyễn Văn On,
Binh I Nguyễn Trung đã bị gục tại chỗ khi cố theo sát tôi phía sau.

Hỏa lực yểm trợ chỉ nhờ mấy khẩu súng cối 81 ly từ Bộ chỉ huy tiểu đoàn.
Cuối cùng rồi trung đội còn lại không đầy 20 chục mạng cũng dàn được hàng ngang trên các bờ đê thấp.
Ở cạnh trái và phải còn các trung đội 1 của Th/u Vũ Ðoàn Dzoan và Trung đội 2 của Th/u Võ tấn Tài.
Tiếp tục hô và chạy về phía trước, vừa tác xạ vừa hò hét “xung phong! Xung phong!” được ngụy trang liên tục nhờ các quả khói màu.
Các khẩu M79 do hạ sĩ 1 Nhành và HS Nghêu tỏ ra rất công hiệu khi tiến gần sát mục tiêu.

Image


Mọi chuyện tải thương, tiếp đạn đều do trung sĩ 1 Nguyễn Văn Ðợi đảm trách, một trung đội phó gan dạ, nhanh nhẹn và sốt sắng đã giúp đỡ tôi trong mọi tình huống ngặt nghèo.

Bám sát được vị trí giao thông hào địch đầu tiên vào lúc 6 giờ chiều, một vài tên vừa mới chết còn máu tươi lênh láng bên khẩu thượng liên Tiệp Khắc mà chân vẫn còn xích chặt ở mấy gốc dừa. Lục soát và bung rộng mục tiêu, đại đội tìm thấy thêm nhiều xác chết và thu hơn 20 vũ khí đủ loại. Ở các cánh quân khác của Tiểu đoàn số thương vong cũng không ít ỏi gì so với Ðại đội tôi.
Trung úy Nguyễn Ngọc Ðiệp ÐÐT/ÐÐ3 bị tử thương, thiếu úy Hoàng Như Liêm thuộc đại đội 1 đã bị bắn gãy nát giò khi dũng mãnh hiên ngang điều động trung đội mình vào mục tiêu.
Lần đầu tiên Tiểu Đoàn 2 TQLC có số thương vong cao nhất trong một trận đánh, khoảng 40 người chết cùng 60 người khác bị thương.
Nhưng bù lại, đơn vị đã dành được chiến thắng, một chiến thắng nhiều “vành khăn sô” nhất của Tiểu Đoàn.

Image
Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu Tá Ngô Văn Định (Đồ-Sơn) và
Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu Tá Nguyễn Năng Bảo (Bắc-Ninh)

Image
Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu Tá Ngô Văn Định (Đồ-Sơn)
và Cố Vấn Trưởng: Đại Úy Thomas Campbell


Image


Image
Màn khói vừa chấm dứt, các Trâu Điên đã tràn lên xung phong vào mục tiêu.


Tháng tư năm 1968.

Image
Trung tướng Lê nguyên Khang gắn dây
biểu chương cho Hiệu kỳ cho Tiểu Đoàn 2


Ðầu tháng 4 năm 1966 trong một cuộc gắn huy chương và thăng cấp tại hậu cứ Tiểu Đoàn.
Trung tướng Lê Nguyên Khang, tư lệnh TQLC đề nghị là Tiểu Đoàn 2 nên có một biệt danh nào khác như tiểu đoàn 42 Biệt động quân “Cọp Ba đầu rằn” chẳng hạn.
Và cái tên “Trâu Ðiên” đã ra đời trong lúc nầy vì những chiến tích trước đây tại Bồng Sơn, Tam Quan, được kẻ thù coi là “đánh giặc không sợ chết như con bà phước và húc như trâu khùng”.
Chuẩn úy Nguyễn Văn Cầu trưởng ban 5 đã được lệnh thực hiện ngay huy hiệu nầy với tài họa sĩ của anh.
Các tên Quái Ðiểu, Sói Biển, Kình Ngư, Hắc Long, Thần Ưng, Mảnh Hổ, Ó Biển cũng được lần lượt chào đời.
Từ đó Tiểu Đoàn 2 có tên là....

Image


Image



Tháng 12 năm 1968.

Image

Image

Image
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn tướng lãnh đến viếng thăm
Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên TQLC tại hậu cứ Sóng Thần Thủ Đức.

Image
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thăm một đơn vị TQLC tại U Minh tháng 8,1969

No comments:

Post a Comment