Joint Chief Staff
Bo Tong Tham Muu / QLVNCH
Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,
Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.
Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.
Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.
---------------
Lịch-Sử Quân-Sự Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa :
Chương I: Bối cảnh khai sinh Quân Đội Việt-Nam Và Những cảm nghĩ về các tổ-chức Quân-Đội Việt-Nam giữa Thế kỷ 20
Chương II: Sơ Lược Tổ Chức Của Hải-Quân Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân
Chương III: Vùng Sông Ngòi_Hành-Quân Lưu-Động
Chương IV: Những Chiến Dịch Trong Vùng Sông Ngòi_Hải Quân Phối Hợp Với Quân Bạn
Chương V: Vùng Duyên Hải_Hành-Quân Lưu-Động Biển*
Chương VI: Từ Mật Khu Vũng Rô Đến Những Diễn Tiến Trước Khi Xảy Ra Hải Chiến Hoàng Sa và Hải Chiến Hoàng-Sa Ngày 19-01-1974
Chương VII: Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ (1)
Chương VIII: Những Biến Chuyển Quân Sự Và Các Cuộc Rút Quân Bằng Đường Thủy
VÙNG II DUYÊN-HẢI;
VÙNG III DUYÊN-HẢI (1);
Vùng IV và Vùng V Duyên Hải (1);
VÙNG IV SÔNG-NGÒI (1);
VÙNG III SÔNG-NGÒI (1);
KẾ HOẠCH PHÒNG THỦ BỘ-TƯ-LỆNH HẢI-QUÂN VÀ HẢI-QUÂN CÔNG XƯỞNG (1);
CHUYẾN RA KHƠI BI HÙNG (1);
PHỎNG VẤN NHỮNG NHÂN VẬT LIÊN HỆ (1) ĐẾN CHUYẾN-RA-KHƠI-CUỐI-CÙNG CỦA HẢI-QUÂN VIỆT-NAM CỘNG-HÒA;
NHỮNG VỊ ANH HÙNG (1) HẢI-QUÂN VIỆT-NAM CỘNG-HÒA*;
***
Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa
Biên khảo sử Lịch Sử Quân Sự Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa Chương VI từ Mật Khu Vũng-Rô Đến Những Diễn Biến Trước Khi Xảy ra Hải Chiến Hoàng-Sa và Hải Chiến Hoàng-Sa Ngày 19-01-1974 do nhà văn Điệp-mỹ-Linh thực hiện nhân tưởng-niệm 40 năm hải chiến Hoàng-Sa 19-01-1974_19-01-2014. Ngoài ra, Hội Sử-Học Việt-Nam bổ túc hình ảnh lịch sử của trận hải chiến này vào cuối bài. Lưu ý là tổng số anh-hùng tử-sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa hy sinh trong trận chiến chống quân Trung cộng xâm lược Hoàng-Sa ngày 19-01-1974 là 75 vị (theo tường trình Ủy Khúc/Tài Liệu do Hải Quân Trung tá Vũ-hữu-San sưu tập, bổ túc và phổ biến).
Hội Sử-Học Việt-Nam
***
Chương VIII: Lịch-Sử Quân-Sự Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà
Từ Mật Khu Vũng Rô Đến Những Diễn Tiến Trước Khi Xảy Ra Hải Chiến Hoàng Sa và Hải Chiến Hoàng-Sa Ngày 19-01-1974
Xin Cảm Tạ
Khi thực hiện cuốn Tài Liệu Lịch Sử “Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975” Điệp-Mỹ Linh hân hạnh được phỏng vấn Cựu Hải-Quân Đại Tá Lê Quang Mỹ, Tư Lệnh đầu tiên của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa (V.N.C.H.).
Cựu Tư Lệnh Hải-Quân Lê Quang Mỹ trả lời câu cuối cùng trong bài phỏng vấn rằng: “Tôi chỉ tiếc một điều là từ lâu ‘họ’ đã không khai thác tiềm năng của Hải-Quân, không xử dụng đúng mức một lực lượng tinh nhuệ và hùng hậu nhất nhì trong vùng Biển Thái Bình Dương”.
Dù tiềm năng không được khai thác và dù không được xử dụng đúng mức, lịch sử non trẻ của Quân Lực V.N.C.H. đã chứng minh rằng Hải-Quân V.N.C.H. cũng đã tạo nên những chiến công lẫy lừng.
Với 5 Vùng Duyên Hải, 2 Vùng Sông Ngòi, Hạm Đội, Lực Lượng Duyên Phòng, Lực Lượng Thủy Bộ, Lực Lượng Tuần Thám, Lực Lượng Trung Ương, Lực Lượng 99, Lực Lượng Hải Thuyền, Liên Đoàn Người Nhái, Giang Đoàn Xung Phong, Lực Lượng Hải Tuần, v. v…thì không biết bao nhiêu cuộc đụng độ đã xảy ra giữa Hải-Quân V.N.C.H. và Cộng Sản Bắc Việt.
Tuy nhiên, vì vấn đề bảo mật, những chuyến vượt sóng của Lực Lượng Hải Tuần xuyên vỹ tuyến 17 đều chưa được tiết lộ hoặc ghi lại. Điệp-Mỹ-Linh nghĩ rằng, trong tương lai, thế nào cũng có người sẽ viết về Lực Lượng ưu tú này của Hải-Quân V.N.C.H.. Lúc đó Điệp-Mỹ-Linh sẽ nghiên cứu và bổ túc sau.
Riêng về những cuộc hành quân của các đại đơn vị tác chiến khác của Hải-Quân đã được ghi lại như là “Tự Truyện” hoặc “Ký Sự” – thiếu những chi tiết chính xác như ngày, tháng, năm, tên họ của những nhân vật trực tiếp tham chiến, v.v... – cho nên Điệp-Mỹ-Linh không thể trích dẫn những bài “Tự Truyện” hoặc “Ký Sự” đó. Và cũng vì thời gian quá lâu, những nhân chứng trong các cuộc đụng độ giữa Hải-Quân V.N.C.H. và Cộng Sản Bắc Việt cũng không thể giúp Điệp-Mỹ-Linh những chi tiết cần và đủ để viết lại như là “Những Chi Tiết Lịch Sử”.
Có thể nhiều người không biết “Những Chi Tiết Lịch Sử”, nhưng dân tộc Việt-Nam và cả thế giới đều biết – cũng như đặc biệt quan tâm – 3 sự kiện vô cùng quan trọng đã xảy ra trong lãnh hải của V.N.C.H.. Đó là Mật Khu Vũng Rô, Trận Hải Chiến Hoàng Sa và Chuyến Ra Khơi Cuối Cùng.
Chuyến Ra Khơi Cuối Cùng, quý độc giả có thể đọc vào chương cuối của Quân Sử Hải-Quân V.N.C.H.
Trận Hải Chiến Hoàng Sa đã được Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa biên khảo rất công phu; do Tổng Hội Hải-Quân và Hàng Hải V.N.C.H. phát hành. Quý độc giả muốn thấu triệt một cách tường tận về Trận Chiến Hoàng Sa, xin liên lạc về: Ủy Ban Hoàng Sa – P.O. BOX 6005 – Torrance, CA. 90504 – USA.
Hội Sử-Học Việt-Nam và Điệp-Mỹ-Linh xin thành thật đa tạ Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa đã cho phép trích những phân đoạn cần thiết về Chiến Sử Hải Chiến Hoàng Sa, 19-1-1974 để đăng vào Quân Sử Hải-Quân V.N.C.H.
Nhân đây, Điệp-Mỹ-Linh cũng xin biết ơn những tác giả có bài đăng trên báo, trong sách hoặc Internet mà Điệp-Mỹ-Linh đã trích dẫn làm tài liệu trong Quân Sử Hải-Quân V.N.C.H..
Theo thứ tự thời gian, kính mời độc giả đọc bài “Mật Khu Vũng Rô”.
MẬT KHU VŨNG-RÔ
Trận chiến phá hủy mật khu Vũng Rô được đặt dưới sự chỉ huy của Hải-Quân Thiếu Tá Hồ Văn Kỳ Thoại, Chỉ Huy Trưởng Hải-Quân Vùng II Duyên Hải.
Các đơn vị tham chiến gồm có:
- HQ 405 – Hải Vận Hạm Tiền Giang – Hạm Trưởng: Hải-Quân Thiếu Tá Nhan Chấn Toàn
- HQ 08 – Hộ Tống Hạm Chi Lăng II – Hạm Trưởng: Hải-Quân Thiếu Tá Trịnh Quang Xuân
- HQ 502 – Dương Vận Hạm Thi Nại – Hạm Trưởng: Hải-Quân Thiếu Tá Ngô Khắc Luân. (Chiến hạm này về sau mới được Bộ Tư Lệnh Hải-Quân tăng phái)
- HQ 04 – Hộ Tống Hạm Tụy Động – Hạm Trưởng: Hải-Quân Đại Úy Trần Văn Triết
- Duyên Đoàn 24
- Một Đại Đội Biệt Kích Dù
- Không Quân
- Hai Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 49 thuộc Sư Đoàn 23 Bộ-Binh (1)
- Người Nhái Lê Đình An, Người Nhái Đạt (Gồ). Khi chiến trận bùng nổ, Bộ Tư Lệnh Hải-Quân tăng cường thêm 15 Người Nhái và cố vấn Người Nhái, Đai Úy Franlin W. Anderson từ Saigon ra, với đầy đủ trang bị. (2)
Ngày 1 tháng 2 năm 1965, Đảng Ủy, Bộ Tư Lệnh Hải-Quân Cộng Sản Hà Nội, trực tiếp là Đoàn 125 triễn khai giao nhiệm vụ cho tàu 143 gồm 18 nhân viên, dưới sự điều động của:
- Ông Lê Văn Thêm – thuyển trưởng
- Ông Nguyễn Văn Thu – thuyền phó
- Ông Hồ Sảnh – thuyền phó
- Ông Phan Văn Bảng – chính trị viên
Tàu 143 được lệnh chở 63 tấn vũ khí, rời Hải Phòng tiến vào Bình Định để “xuống hàng” tại bến Lộ Diêu. Nhưng vì tình hình bến Lộ Diêu không thuận lợi, Sở Chỉ Huy Cộng Sản Hà Nội quyết định tàu 143 không cập bến Lộ Diêu mà phải chuyển hàng vào Phú Yên để “xuống hàng” tại Vũng Rô.
Tối 15 tháng 2 năm 1965, khoảng 23 giờ, tại Vũng Rô, lực lương du kích xã Hòa Hiệp và Tiểu Đoàn 83 thuộc bộ đội chủ lực Quân Khu 5 Cộng Sản tập trung, sẵn sàng bốc dỡ hàng để di chuyển vào núi. (3)
Khuya 16 tháng 2 năm 1965, lúc 2 giờ, tàu 143 kéo neo để trở về Bắc; nhưng vì tời neo bị hỏng, nhân viên phải sửa chữa đến 5 giờ sáng mới xong. Không đủ thời gian rời bến, quân Việt Cộng địa phương phải chặt cây phủ lên tàu, ngụy trang như một mõm núi.
6 giờ sáng cùng ngày, thuyền trưởng cho 6 nhân viên lên bờ ẩn nấp để tránh thương vong, nếu giao tranh xảy ra. (4)
10 giờ 30 sáng cùng ngày, Trung Úy James S. Bowers, thuộc một đơn vị Bộ Binh Hoa Kỳ, lái trực thăng tản thương, loại UH-1B, từ Qui Nhơn về Nha Trang. Khi trực thăng đến Đại Lãnh trong vịnh Vũng Rô – thuộc tỉnh Phú Yên – Trung Úy Bowers thấy lùm cây lớn di động. Trung Úy bay trở lại và nhận ra “lùm cây lớn di động” là một tàu nhỏ đánh cá được ngụy trang.
Trung Úy Bowers báo về Bộ Chỉ Huy của Ông. Bộ Chỉ Huy của Trung Úy Bowers thông báo ngay cho Thiếu Tá Harvey P. Rodgers, cố vấn của Bộ Chỉ Huy Vùng II Duyên Hải. Thiếu Tá Rodgers báo cho Hải-Quân Thiếu Tá Hồ Văn Kỳ Thoại, chỉ Huy Trưởng Vùng II Duyên Hải.
Thiếu Tá Thoại liên lạc với Thiếu Tá Nguyễn Huy Ánh, Chỉ Huy Trưởng Không Đoàn tại Nha Trang. Một phi tuần được gửi đi. (5))
Khoảng 12 giờ trưa, phi cơ trinh sát đến khu vực và thả khỏi màu chỉ điểm.
Khoảng 12 giờ 05, hai phi cơ AD6 đến, ném bom xăng vào mục tiêu. Lớp cây ngụy trang bị cháy. Tàu 143 lộ nguyên hình. Thủy thủ đoàn và cả thuyền trưởng của tàu 143 nhảy xuống biển, bơi vào bờ. Không Quân V.N.C.H. gửi tiếp hai B57 đến ném bom và bắn rockets khiến tàu 143 bị chìm về phía trái.
5 giờ chiều, 17 nhân viên của tàu 143 bơi được vào bờ, ẩn núp trong một hang đá. Sau đó, tình cờ, nhóm người này mới tìm ra được thuyền trưởng Lê Văn Thêm bị thương nặng. (6)
Trong khi Bắc quân đưa thuyền trưởng Lê Văn Thêm đi cấp cứu thì, tại Nha Trang – sau khi xin Chuẩn Tướng Lữ Mộng Lan tăng phái một Trung Đoàn thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh, từ Tuy Hòa đến Vũng Rô; và sau khi chỉ thị Duyên Đoàn 24 tại Tuy Hòa đến Vũng Rô, chờ lệnh – Hải-Quân Thiếu Tá Hồ Văn Kỳ Thoại lên Hải Vận Hạm Tiền Giang, HQ 405, trực chỉ Vũng-Rô.
Tối 16 tháng 2 năm 1965, từ HQ 405, Thiếu Tá Thoại xin Không Quân cho phi cơ thả trái sáng tại chỗ tàu 143 bị chìm. Phi cơ báo cáo: Thấy ánh đèn từ nơi tàu chìm và có sự hoạt động giữa tàu 143 và bờ.
Ngày 17 tháng 2 năm 1965, Hải Vận Hạm Tiền Giang, HQ 405, đến Vũng Rô. Khi chiến hạm tiến vào vịnh Vũng Rô, từ bãi biển phía Bắc, Việt Cộng tác xạ dữ dội vào HQ 405. (7)
Tối 17 tháng 2, Quân Khu Việt Cộng phái một tiểu đội Công Binh dùng một tấn bộc phá, quyết phá tan tàu 143 để phi tang. Nhưng, sau khi giật nổ bộc phá, tàu 143 chỉ vỡ đôi.
Thời điểm này lực lượng Việt Cộng trong vùng Vũng Rô gồm có:
- Một Trung Đội Du Kích Hòa Hiệp
- Hai Tiểu Đội Bộ Đội Địa Phương Huyện
- 18 nhân sự của tàu 143 – kể cả thuyền trưởng Thêm bị thương.(8)
Ngày 18 tháng 2 năm 1965, lúc 6 giờ sáng, HQ 08, HQ 04 và HQ 405 đồng loạt tiến vào bờ và tác xạ.
8 giờ sáng cùng ngày, khu trục cơ của Không Quân Việt-Nam Cộng Hòa đến oanh tạc những mục tiêu nghi ngờ.
Hai Người Nhái Lê Đình An và Đạt (Gồ) xử dụng chiếc Yabuta của Duyên Đoàn 24 với mục đích vào thám sát tình hình trong vịnh. Khi ghe Yabuta còn cách bờ khoảng 300 thước, Việt-Cộng dùng thượng liên và súng tự động cá nhân bắn xối xả vào ghe. Người Nhái phản công và báo cáo về HQ 08. Hai Người Nhái được lệnh rút lui. (9)
Trong thời gian này, tại Nha Trang, một phiên họp quan trọng gồm có:
- Tướng William E. DePuy, thuộc phái bộ viện trợ quân sự Hoa Kỳ (MACV)
- Sư Đoàn 23 Bộ Binh
- Lực Lượng Đặc Biệt Việt-Nam
- Không Quân
- Hải-Quân Vùng II Duyên Hải, do Hải-Quân Đại Úy Phạm Gia Luật đại diện Hải-Quân Thiếu Tá Hồ Văn Kỳ Thoại.
Kết quả cuộc họp được phân định:
- Sư Đoàn 23 Bộ Binh chỉ thị Trung Đoàn 49 cho hai Tiểu Đoàn ngăn chận từ Đèo Cả dọc theo Quốc Lộ I xuống phía Nam
- Một Đại Đội Biệt Kích Dù sẽ được trực thăng vận đến
- Thiếu Tá Thoại chỉ thị Hộ Tống Hạm Chi Lăng II, HQ 08, nhập vùng hành quân
Thiếu Tá Thoại chuyển sang Hộ Tống Hạm Chi Lăng II, HQ 08. HQ 08 trở thành Soái Hạm.
Thiếu Tá Thoại ra lệnh HQ 405 đến Đại Lãnh rước Đai Đội Biệt Kích Dù.Thiếu Tá Thoại cũng điều động Hộ Tống Hạm Tụy Động, HQ 04, đến vùng hành quân.
Bộ Tư Lệnh Hải-Quân tăng phái Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 505. (10)
Khoảng 11 giờ cùng ngày, 15 Người Nhái và cố vấn Người Nhái, Đại Úy Franlin W. Anderson nhập trận.
Chiếc xuồng cao su Zodiac chở toán Người Nhái nương theo sau các chiến hạm rồi vượt nhanh lên, tiến thẳng vào bờ, dưới làn mưa đạn của địch và của hải pháo từ các chiến hạm bắn yểm trợ. Toán Người Nhái, với vũ khí cá nhân, nằm rạp trên chiếc Zodiac. Khi chiếc Zodiac vừa chạm bờ, ngay tức khắc, toán Người Nhái dàn đội hình, vừa bắn vừa tiến nhanh vào sườn núi, mở rộng vòng đai an toàn trên bãi đáp, lập đầu cầu cho chiến hạm đổ quân.
Hải Vận Hạm Tiền Giang, HQ 405, ủi vào bờ. Cửa đổ bộ (Ramp) hạ xuống. Đại Đội Biệt Kích Dù tràn lên bờ, tiến sâu vào sườn núi để chiếm mục tiêu.
Toán Người Nhái trở lại xuồng Zodiac, trực chỉ tàu 143 của Việt Cộng.
Tàu 143 của Việt Cộng chìm cách bờ khoảng 50 thước, nghiêng theo vách núi. Sau khi đổ bộ, toán Người Nhái lập vòng đai, lục soát khu vực và tìm thấy: Hai khẩu cao xạ phòng không; nhiều vũ khí cá nhân đủ loại; một số tài liệu và giấy bạc $500.00 tiền của V.N.C.H.; nhiều xác chết – có mấy xác bị xiềng chân vào 2 khẩu cao xạ.
Ba tổ Người Nhái mang bình hơi, lặn xuống thám sát tàu 143. Từ chiếc tàu cho đến những dụng cụ trên tàu đều được khắc hoặc in chữ Tàu. Ba tổ Người Nhái vớt lên được một số súng, đạn và thuốc men.(11)
Chiều 19 tháng 2 năm 1965, Đại Đội Biệt Kích Dù bị Việt Cộng tấn công. Việt Cộng quyết ngăn chận, không để quân V.N.C.H. đến gần tàu 143 và những hang đá cất giấu vũ khí đã được vận chuyển vào Vũng Rô trước biến cố tàu 143.
Từ ngày 20 đến 24 năm 1965, quân V.N.C.H. vẫn tiến hành những cuộc lục soát tìm vũ khí của Việt Cộng, dưới sự yểm trợ hải pháo của chiến hạm Hải-Quân.
Ngày 21 tháng 2 năm 1965, Đại Tướng Westmoreland yêu cầu Bộ Tư Lệnh Liên Quân Thái Bình Dương và Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương gửi đại diện đến Saigon họp khẩn cấp vào ngày 3 tháng 3 năm 1965 để tìm giải pháp ngăn chận sự tiếp tế của Việt Cộng bằng đường biển (12)
Ngày 24 tháng 2 năm 1965, một trái đạn hải pháo của Hải-Quân bắn trúng một hầm đạn trên núi. Hầm đạn nổ tung, vang dội cả một vùng. (13)
Tối 24 tháng 2 năm 1965, Việt Cộng dùng mìn phá nổ các hang đá có chứa vũ khí rồi tổ chức vượt thoát. (14)
Đại Tướng Nguyễn Khánh, Tổng-Tư-Lệnh Quân Đội, đến Vũng-Rô thị sát mặt trận và nghỉ đêm trên Hộ Tống Hạm Chi Lăng II, HQ 08. (15)
Kết quả cuộc hành quân Vũng Rô: Tìm thấy hai hang động giấu vũ khí, thuốc men và thung lũng Đá Bí. Tổng cộng khoảng 100 tấn vũ khí như AK47, AK50, B40, B41, v.v… Tất cả vũ khí đều còn mới, được quấn vải, tẩm dầu và bó lại từng bó. (16)
Sau trận Vũng Rô, trong khi Đại Tướng Westmoreland triệu tập một buổi họp để tìm biện pháp hữu hiệu chống Việt Cộng xâm nhập bằng đường biển thì Đại Tướng Việt Cộng Võ Nguyên Giáp chỉ thị Hải-Quân Cộng Sản Việt-Nam ngưng ngay việc vận chuyển vũ khí vào miền Nam để tổ chức rút kinh nghiệm từ các cơ quan chỉ huy đến đơn vị tàu và “khẩn trương” nghiên cứu phương thức vận chuyển mới. (17)
Chú thích-. 1-5-7-10-12-13-15: Can Trường Trong Chiến Bại của Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.
2-9-11-16: Hành Quân Phá Hủy Mật Khu Vũng Rô của Người Nhái Lê Đình An
3-17: Vẫn Chạy Về Phương Nam và Tàu Không Số của Ngô Minh
4-6-14: Nhân Chứng Sống Sự Kiện Vũng Rô của Hoài Trần – Phúc Thắng
8: Bài viết phía C.S.V.N. trên Vietbao.vn
Những Diễn Tiến Trước Khi Xảy ra Hải Chiến Hoàng-Sa 19-01-1974
HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA PHẢN KHÁNG LUẬN ĐIỆU CỦA TRUNG QUỐC
Vào những ngày đầu tháng giêng năm 1974, Trung Quốc liên tiếp đưa ra những lời tuyên bố xác nhận chủ quyền Hoàng Sa là của họ. Phía Việt-Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.) phải đưa ra những công bố phản bác lời lẽ của Trung Quốc và những bằng chứng lịch sử chứng tỏ Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. Trong phạm vi nhiệm vụ, Bộ Ngoại Giao V.N.C.H. đã góp phần vào cuộc tranh đấu của toàn quân toàn dân miền Nam Việt Nam để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Sự đóng góp ấy đã thể hiện dưới nhiều hình thức, trước cũng như sau ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Ngày 11/1/1974
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đột nhiên tuyên bố rằng Quần Đảo Tây Sa (chỉ Quần Đảo Hoàng Sa của Việt-Nam Cộng Hòa) và Quần Đảo Nam Sa (chỉ Quần Đảo Trường Sa của Việt-Nam Cộng Hòa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Lời tuyên bố ngang ngược này chính là khởi điểm của mưu mô thôn tính bằng vũ lực một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. Quả vậy, sau đó Trung Quốc đã cho một số tàu đánh cá có vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ bộ người lên những hòn đảo không có quân lực V.N.C.H. đồn trú.
Ngày 12/01/1974
Ngoại Trưởng V.N.C.H., Vương Văn Bắc, chính thức và cương quyết lên tiếng bác bỏ lời tuyên bố vô căn cứ của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc và lên án hành động gây hấn của nước này.
Ngày 16/1/1974
Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc đã gửi công điện cho ông Chủ Tịch Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (H.Đ.B.A./L.H.Q.) để lưu ý Hội Ðồng Bảo An tới tình hình căng thẳng nghiêm trọng gây ra bởi lời tuyên bố ngang ngược và những hành vi trái phép của Trung Quốc trong vùng Hoàng Sa, có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh tại vùng này.
Ngày 17/1/1974
Nội Các V.N.C.H. họp, bàn về vấn đề Hoàng Sa và đưa ra những quyết định liên quan đến vụ Hoàng Sa. Chính Phủ V.N.C.H. đã khẩn gửi văn thư yêu cầu Hôi Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ban bố mọi biện pháp thích nghi để cải thiện tình hình.
HẢI-QUÂN VÙNG I CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC TẠI HOÀNG SA
1.- Kế Hoạch Bảo Vệ Hoàng Sa Của Bộ Tư Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên Hải (B.T.L./H.Q./V.1.D.H.)
Nhận thấy tình hình bất ổn, B.T.L./H.Q./V.1 D.H. triệu tập một buổi hội để thảo luận kế hoạch bảo vệ Hoàng Sa. Buổi hội gồm có:
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh Hải-Quân
V. 1 D.H., chủ tọa
- Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Không Quân (S.Ð.1 K.Q.)
- Đại Tá Hà Mai Việt, Trưởng Phòng 3 Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn I-Quân Khu 1 (B.T.L.Q.Đ.I-Q.K.1)
- Đại Tá Nguyễn Văn Chung, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn I
- Trung Tá Nguyễn Cầu, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Điều Khiển và Kiểm Soát Không Lưu Panama
- Các sĩ quan trưởng phòng của bộ tham mưu thuộc B.T.L./H.Q./V.1 D.H..
Chung cuộc, một kế hoạch bảo vệ Hoàng Sa được thành hình do B.T.L./H.Q./V.1 D.H. soạn thảo và thi hành. Kế hoạch này được sự yểm trợ của [6]:
- Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Không Quân (B.T.L./S.Đ.1/K.Q.): Phi cơ F5E [6a].
- Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Ðoàn 1 (B.C.H./P.B./Q.Đ.1): Đại bác 175 li.
- Bộ Chỉ Huy Panama [6b]: Thám sát không phận Hoàng Sa - Vân Nam.
Trong khi đó tại Saigon, ngày 14/1/1974, Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển chỉ thị B.T.L./V.1 D.H. cho một chiến hạm đến đảo Hoàng Sa với nhiệm vụ quan sát tình hình đồng thời đón ông trưởng ty khí tượng bị trọng bệnh về Ðà Nẵng.
Quân lực V.N.C.H. phòng thủ trên đảo Hoàng Sa
2.- Những Phát Hiện Sơ Khởi
Ngày 14/1/1974[7]
B.T.L./V.1 D.H. gởi HQ16 đi công tác thăm dò tình hình Hoàng Sa. Trong chuyến đi này, B.T.L./Q.Ð.I-Q.K.1 gửi theo một phái đoàn Công Binh để nghiên cứu việc thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa. Phái đoàn Công Binh gồm có 7 người, Thiếu Tá Hồng, đại diện Phòng 3/Quân Ðoàn I làm trưởng toán, Đại Úy Trần Kim Diệp, trưởng Phòng 2 thuộc B.T.L./H.Q./V. 1 D.H., 2 Trung Úy và 2 Binh Sĩ thuộc liên đoàn Công Binh chiến đấu và một nhân viên dân sự Mỹ của D.A.O. tên là Gerald E. Kosh.
Ngày 16/1/1974[8]
HQ16 phát hiện trên đảo Quang Hòa một dãy nhà sườn gỗ còn đang xây cất dở dang, chỉ có sàn nhà, chưa có mái. Một vài người mặc thường phục đi lại trên đảo. Buổi trưa, HQ16 phát hiện một chiến hạm Trung Quốc xuất hiện trong vùng. B.T.L./H.Q./V.1 D.H. chỉ thị HQ16 dùng quang hiệu yêu cầu chiến hạm Trung Quốc rời khỏi lãnh hải V.N.C.H.. Chiến hạm Trung Quốc không trả lời. Ðến chiều, chiến hạm Trung Quốc vận chuyển gần HQ16 và nhiều lúc sát gần HQ16 với tính cách khiêu khích.
BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN TẠI SÀI GÒN CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC
1.- Khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kinh lý Quân Đoàn I- Quân Khu 1, có đến thăm B.T.L./V.1 .D.H.. Tại đây, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh H.Q./V.1 D.H. thuyết trình về tình hình Hoàng Sa và cho biết hiện có hai tàu đánh cá Trung Quốc vũ trang đại liên đang hoạt động trong hải phận của ta. Chiến hạm của ta đuổi họ ra nhưng họ từ chối với hành động khiêu khích.
Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho Phó Đề Đốc Thoại phải giữ vững Hoàng Sa và đuổi tàu Trung Quốc ra khỏi hải phận [9]. Vì vậy, Bộ Tư Lệnh Hải-Quân (B.T.L./H.Q.) gửi thêm cho B.T.L./H.Q./V.1 D.H. hai chiến hạm nữa (HQ4 & HQ5) để tăng cường lực lượng bảo vệ Hoàng Sa.
Tư Lệnh Phó Hải-Quân, Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh được lệnh tức tốc bay ra Ðà Nẵng để thị sát và giúp đỡ Tư Lệnh/V.1 D.H. [10].
Tư Lệnh Hải-Quân chỉ thị Phó Đề Đốc Thoại áp dụng luật quốc tế đuổi tàu đánh cá ngoại quốc ra khỏi hải phận, trường hợp họ phản đối, áp giải họ về Ðà Nẵng [11].
2.- Tư Lệnh Hải-Quân chỉ thị khối hành quân và B.T.L. Hành Quân Biển báo cáo tình hình lên bộ Tổng Tham Mưu.
3.- Chiều 16/1/74, Tư Lệnh Hải-Quân tham dự phiên họp khẩn cấp của Hội Đồng Nội Các [12]. Đại Tá Ðỗ Kiểm, Tham Mưu Phó Hành Quân, đại diện cho Hải-Quân thuyết trình về tình hình Hoàng Sa và khả năng của Hải-Quân V.N.C.H. lên Thủ Tướng và Hội Đồng Nội Các, nội dung như sau:
- Hải Quân V.N.C.H. chưa bao giờ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ là kẻ thù trong trận chiến cho nên không có kế hoạch nào chống sự xâm lăng của Trung Quốc cả.
- Với lực lượng của Trung Quốc hiện đang có mặt ở Hoàng Sa, Hải Quân V.N.C.H. có thể đánh nhưng phải hành động ngay, nếu để chậm trễ Trung Quốc sẽ kịp thời mang quân tăng viện. Chiến hạm VNCH có thể đánh thắng chiến hạm Trung Quốc nhưng chúng ta không có khả năng giữ đảo.
4.- Ngay sau đó Bộ Tư Lệnh Hành Quân Lưu Động Biển (B.T.L./Hh.Q/L.Đ./B.) được lệnh thiết lập kế hoạch hành quân tái chiếm Hoàng Sa [13].
Ngày 17/1/1974
Bộ Tư Lệnh Hải-Quân ban hành Lệnh Hành Quân số 042/H.Q./Hh.Q./L.Đ./B. (còn gọi là Kế Hoạch Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47) cho B.T.L./H.Q./V. 1 D.H. thi hành. B.T.L./H.Q./V.1 D.H. phối hợp với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I-Quân Khu 1 và Sư Đoàn 1 Không Quân để xin lực lượng tăng phái và xin không yểm, không thám [14].
Căn Cứ Hải-Quân Đà Nẵng (Vịnh Tiên Sa). Đây là nơi đặt B.T.L./H.Q./V.1 D.H. năm 1974.
Sơ lược Kế Hoạch Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47 như dưới đây [15] với lực lượng tham dự gồm hai thành phần:
Thành phần tham chiến gồm có:
- Khu Trục Hạm Trấn Khánh Dư, HQ4
- Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng, HQ5
- Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ16
- Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ10
- 2 toán Biệt Hải gồm 31 nhân viên do Sở Phòng Vệ Duyên Hải tăng phái
- 4 toán Hải Kích gồm 60 nhân viên của Liên Đoàn Người Nhái.
Thành phần yểm trợ và trừ bị gồm có:
- 1 Đại Đội Địa Phương Quân và 4 trực thăng do B.T.L. Quân Đoàn I tăng phái.
- Dương Vận Hạm Mỹ Tho, HQ800
- Dương Vân Hạm Cần Thơ, HQ801
- Hộ Tống Hạm Chí Linh, HQ11
- Tuần Duyên Đỉnh Thương Tiên, HQ709
- Tuần Duyên Đỉnh Đào Văn Đăng, HQ711
- Tuần Duyên Đỉnh Nguyễn Kim Hưng, HQ723
- Tư Lệnh Hải-Quân chỉ huy tổng quát Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47
- Tư Lệnh Hải-Quân V.1 D.H. chỉ huy trực tiếp [16].
HẢI ĐOÀN ĐẶC NHIỆM BẢO VỆ HOÀNG SA
B.T.L./H.Q./V.1 D.H. thành lập một Hải Ðoàn Ðặc Nhiệm Bảo Vệ Hoàng Sa, gồm các chiến hạm và các sĩ quan được tăng phái từ B.T.L./H.Q. tại Saigon như sau:
1.- Chỉ Huy Trưởng Hải Ðoàn Ðặc Nhiệm
Hải-Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc đang là Chỉ Huy Trưởng Hải Đội 3 Tuần Dương; nhưng do nhu cầu, Ông được tăng phái cho B.T.L./H.Q./V.1 D.H. từ khoảng cuối năm 1973 [17].
Sau khi Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc tố cáo Trung Quốc xâm nhập lãnh hải và vi phạm chủ quyền của V.N.C.H. tại Quần Đảo Hoàng Sa, Tư Lệnh H.Q./V.1 D.H. chỉ định Ðại Tá Hà Văn Ngạc làm Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn Đặc Nhiệm Hoàng Sa (C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S.) [18].
Ngày 17/1/1974
Sáng sớm, Đại Tá Ngạc khẩn cấp bay ra Ðà Nẵng, trình diện Tư Lệnh V.1 D.H.. Tin tức tình báo tại đây cho Ông biết rằng có thể Trung Quốc đang tạo ra tình thế rắc rối ngoài hải đảo, cố ý phân tán lực lượng của Hải-Quân V.N.C.H. để giúp quân Cộng Sản Bắc Việt có cơ hội tràn xuống dưới vĩ tuyến 17. Ông lập tức điều động lực lượng Hải Đoàn Đặc Nhiệm ra Hoàng Sa đối phó với tình hình.
2.- Tuần Dương Hạm HQ16
HQ16 đang có mặt tại Hoàng Sa, được lệnh gia nhập Hải Ðoàn Ðặc Nhiệm Hoàng Sa (H.Ð.Ð.N./H.S.)
Hỏa lực HQ16:
1 hải pháo 127 li phía trước mũi, tốc độ bắn phát một, điều chỉnh bằng tay là 1-2 viên/phút, tầm xa 17 km, trái đạn nặng 25 kg.
2 hải pháo 40 li đơn bên tả và hữu hạm tại sân sau, tốc độ bắn 120-160 viên đạn/phút, tầm xa 12.7 km [19].
1 hải pháo 40 li đôi ở trên sân thượng phía trên khẩu 127 li.
2 khẩu đại bác 20 li ở hai bên hông đài chỉ huy, tốc độ bắn 800 viên đạn/phút, tầm xa 2 km
Cấp số thủy thủ đoàn: 200 người [20]
Vận tốc 21 hải lý/giờ.
Tuần Duyên Hạm Lý Thường Kiệt, HQ16 của H.Q./V.N.C.H.
3.- Khu Trục Hạm HQ4
Ngày 16/1/1974
Lúc 21:30H, HQ4 được lệnh gia nhập H.Ð.Ð.N./H.S., rời Ðà Nẵng chở theo 27 Biệt Hải thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải và 1 nhiếp ảnh viên trực chỉ Hoàng Sa.
Hỏa lực HQ4 [21]:
1 hải pháo 76.2 li ở sân trước có pháo tháp, tốc độ bắn phát một, điều chỉnh bằng tay là 1-2 viên/phút, tầm xa 12 km
1 hải pháo 76.2 li ở sân sau lộ thiên, tốc độ bắn tự động là 15 viên/phút và 1-2 viên/phút bắn phát một, điều chỉnh bằng tay, tầm xa 12 km.
3 đại bác 20 li tốc độ bắn 800 viên đạn/phút, tầm xa 2 km.
Cấp số thủy thủ đoàn: 175 người
Vận tốc 21 hải lý/giờ.
Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4 của H.Q./V.N.C.H.
4.- Tuần Dương Hạm HQ5
Tối 17/1/1974
Tuần Dương Hạm HQ5 có mặt tại quân cảng Ðà Nẵng cùng với biệt đội Hải Kích.
Ngày 18/1/1974
Lúc 00:20H, Ðại Tá Ngạc và một sĩ quan phụ tá tên Nguyễn Chí Toàn nhập hạm và ra lệnh HQ5 cùng HQ10 rời bến, trực chỉ Hoàng Sa. HQ5 chở theo 49 quân nhân Hải Kích dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Nguyễn Minh Cảnh.
B.T.L/H.Q./V.1 D.H. cũng đã dự trù chở 1 đại đội Ðịa Phương Quân trên HQ5 và HQ10 để tăng cường cho lực lượng đổ bộ nhưng vì đại đội này chưa sẵn sàng nên không kịp lên tàu mặc dù đã có lệnh của bộ Tổng Tham Mưu từ lúc 15:30H ngày 16/1/1974.
Hỏa lực HQ5:
1 hải pháo 127 li phía trước mũi, tốc độ bắn phát một, điều chinh bằng tay là 1-2 viên/phút, tầm xa 17 km, trái đạn nặng 25 kg.
2 hải pháo 40 li đơn bên tả và hữu hạm tại sân sau, tốc độ bắn 120-160 viên đạn/phút, tầm xa 12.7 km.
1 hải pháo 40 li đôi ở trên sân thượng phía trên khẩu 127 li.
2 khẩu đại bác 20 li ở hai bên hông đài chỉ huy, tốc độ bắn 800 viên đạn/phút, tầm xa 2 km.
Cấp số thủy thủ đoàn: 200 người
Vận tốc 21 hải lý/giờ
Tuần Duyên Hạm Trần Bình Trọng HQ5 của H.Q./V.N.C.H.
5.- Hộ Tống Hạm HQ10
Ngày 18/1/1974
Lúc 00:20H, đang tuần tiễu tại cửa khẩu Ðà Nẵng, HQ10 được lệnh cùng với HQ5 trực chỉ Hoàng Sa.
Hỏa lực HQ10:
1 hải pháo 76.2 li ở sân trước, tốc độ bắn phát một, điều chỉnh bằng tay là 1-2 viên/phút, tầm xa 12 km
2 hải pháo 40 li đơn bên tả và hữu hạm tại sân sau, tốc độ bắn 120-160 viên đạn/phút, tầm xa 12.7 km.
Cấp số thủy thủ đoàn: 80 người
Vận tốc 14 hải lý/giờ [22].
Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10 của H.Q./V.N.C.H.
6.- Hệ Thống Liên Lạc Truyền Tin Của H.Ð.Ð.N./H.S. [23]
H.Ð.Ð.N./H.S. dùng chung một tần số với các chiến hạm tuần dương trên máy giai tần đơn (S.S.B.= Single Side Band) để liên lạc và báo cáo với B.T.L./H.Q./V.1 D.H. và B.T.L./H.Q./Trung Tâm Hành Quân. Máy này có thể dùng âm thoại (voice mode) để ra lệnh hoặc báo cáo hay dùng điện báo (Morse) để chuyển và nhận điện văn.
Trong vòng từ 10 đến 15 hải lý, các chiến hạm trong H.Ð.Ð.N./H.S. dùng máy PRC25 hoặc máy VRC46 để liên lạc với nhau.
HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI ĐOÀN ĐẶC NHIỆM HOÀNG SA TRƯỚC CUỘC HẢI CHIẾN
A. Hoạt động của toán Công Binh trên đảo Hoàng Sa (Pattle)
Ngày 16/1/1974
Buổi sáng, HQ16 dùng xuồng đổ bộ của chiến hạm đưa toán công binh của Quân Khu 1 lên đảo Hoàng Sa. Khi toán thám sát công binh hoàn tất công tác, HQ16 đón toán công binh này và đón thêm 1 nhân viên thuộc đài khí tượng lên chiến hạm [24].
Ngày 18/1/1974
17:25H: Theo lệnh của Ðại Tá Ngạc, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S., HQ5 thả xuồng đưa 1 toán hải kích qua HQ16 (16 người) và đón nhận toán Công Binh thuộc Quân Đoàn I gồm 1 thiếu tá, 2 trung úy, 2 binh sĩ, 1 người Mỹ, Đại Úy Trần Kim Diệp thuộc Phòng 2/B.T.L./V.1 D.H. và 1 nhân viên thuộc đài khí tượng về HQ5.
21:00H: Ðể khỏi gây trở ngại và theo lời yêu cầu của người Mỹ trong toán thám sát Công Binh, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. cho đổ bộ 7 người nhận từ HQ16 lên đảo Hoàng Sa, riêng Đại Úy Trần Kim Diệp được lệnh ở lại HQ5 [25].
B.- Hoạt động thám sát các đảo của HQ16 [26].
Trong khi chờ đợi để đón toán thám sát Công Binh đang công tác trên đảo Hoàng Sa, HQ16 đi thám sát các đảo:
Ngày 15/1/1974
10:00H: Neo tại Đông Nam đảo Hoàng Sa, HQ16 nhổ neo đi tuần tiễu và phát giác trên đảo Cam Tuyền (Robert) có cắm cờ Trung Quốc và gần đó có 1 tàu đánh cá Trung Quốc, tàu này màu xanh xám, mang tên Nam Ngư, số 402, trang bị đại bác 25 li. HQ16 dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi đảo nhưng tàu này không trả lời.
17:05H: Tàu Trung Quốc rời khỏi đảo, HQ16 trở về neo tại 1 hải lý Đông Nam đảo Hoàng Sa.
Ngày 16/1/1974
01:00H: HQ16 nhổ neo đi tuần tiễu các hải đảo và ghi nhận, đảo Quang Hòa (Duncan) đã bị Trung Quốc chiếm đóng, trên đảo có chòi canh, vọng gác cao, gắn cờ Trung Quốc. Một chiếc tàu võ trang, di chuyển quanh đảo. Ðảo Duy Mộng (Drummond) không có người nhưng có hai tàu nhỏ ở gần trong sát bờ.
07:40H: HQ16 rời đảo Quang Hòa và đảo Cam Tuyền, đến đảo Vĩnh Lạc (Money).
11:00H: HQ16 đổ bộ 16 nhân viên cơ hữu lên đảo để thám sát. Toán thám sát phát hiện trên đảo có 6 nấm mồ, trước mỗi nấm mồ có gắn bia đá đề chữ Hán. Nhân viên còn tìm thấy 1 vỏ lựu đạn Trung Quốc, 1 hầm trống làm bằng thùng đạn. Toán thám sát cắm 2 lá cờ V.N.C.H. và trở về tàu.
15:35H: HQ16 tiếp tục di chuyển về phía đảo Cam Tuyền (Robert). HQ16 ghi nhận tại Tây Nam đảo Cam Tuyền khoảng 1.5 hải lý, có hai tàu đánh cá Trung Quốc có võ trang, mang số 402 và 407, neo cách nhau khoảng 20 thước. Chiếc 407 dùng xuồng di chuyển khoảng 1 trung đội qua 402.
16:00H: B.T.L./H.Q./V.1 D.H. chỉ thị HQ4 chở theo 27 Biệt Hải ra tăng cường vùng Hoàng Sa và ra lệnh cho HQ16 sử dụng 1 tiểu đội nhân viên cơ hữu chiếm đảo Vĩnh Lạc (Money).
19:15H: HQ16 đến đảo Vĩnh Lạc nhưng vì trời tối nên chỉ tuần tiễu bên ngoài.
Tàu tiếp tế võ trang được các tiểu đỉnh hộ tống của Trung Quốc
Ngư thuyền võ trang, tiếp tế của Trung Quốc
C.- HQ16 đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc (Money) và HQ4 đổ bộ lên đảo Cam Tuyền (Robert)
Ngày 17/1/1974
07:45H: HQ16 đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc (Money), toán đổ bộ gồm 15 nhân viên cơ hữu của chiến hạm, phần lớn được lựa chọn trong ngành trọng pháo, dưới quyền chỉ huy của Trung Úy Lâm Trí Liêm (Khóa 10 O.C.S.). Toán đổ bộ mang theo súng ống, đạn dược cá nhân đầy đủ, cùng thực phẩm lương khô trong vòng vài ba ngày. Toán này có nhiệm vụ triệt hạ các tấm mộ bia và tổ chức phòng thủ trên đảo [27].
11:00H: HQ16 đổ bộ xong toán nhân viên cơ hữu của chiến hạm lên giữ đảo Vĩnh Lạc (Money).
15:00H: HQ16 rời đảo Vĩnh Lạc đến đảo Cam Tuyền (Robert). HQ16 án ngữ tại phía Đông Nam đảo để yểm trợ cho HQ4 đổ bộ 27 Biệt Hải lên phía Tây đảo Cam Tuyền (Robert) trong khi 2 tàu Trung Quốc 402 và 407 đang ở phía Nam đảo Cam Tuyền, cách bờ khoảng 1,000 thước.
15:00H: Khi thấy HQ4 hạ xuồng đổ bộ thì hai tàu TQ này cũng hạ xuồng đổ bộ, nhưng được nửa chừng lại kéo lên. Trên mỗi tàu có khoảng 35 thủy thủ mặc đồng phục xanh. Tàu trang bị súng 25 li phòng không, 1 khẩu đã lắp sẵn 1 thùng đạn, còn các khẩu khác được bao kín nên không rõ số lượng.
Toán Biệt Hải đổ bộ lên đảo tìm thấy:
- 1 lá cờ Trung Quốc đã cũ mục.
- 1 miếu nhỏ có khắc ngày tháng (23 tháng 11 năm 1963)
- 1 tấm bia theo kiểu đài chiến sĩ mỗi bề 3 thước, cao hơn mặt đất 40 phân có ghi hàng chữ “Ðệ Nhất Trung Ðoàn Ðổ Bộ L.Ð./T.Q.L.C.” và có hình ngôi sao trắng lồng trong 1 vòng tròn màu đen, dưới ngôi sao có ghi “L.Ð. 42.”
- 2 bể nước bằng xi măng ghi “Nước Uống” và một hàng chữ đã mờ ghi “Ngô Tổng Thống.”
- 1 tấm bia ghi “T.Ð.3/.T.Q.L.C. ngày 5 tháng 12 năm 1963.” Sau đó toán Biệt Hải dựng cờ V.N.C.H.
- 1 tấm bảng bằng gỗ thông sơn đỏ còn mới có ghi 17 chữ Hán: “Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Thần Thánh Lãnh Thổ, Tuyệt Bất Dung Thử Xâm Phạm.” Cờ và bảng gỗ đã được HQ4 tịch thu. Ngoài ra còn ghi nhận những vết tích của Việt Nam có từ trước.
16:00H: Hai tàu Trung Quốc 402 và 407 nhổ neo ra xa cách đảo 6 hải lý rồi di chuyển vòng quanh đảo. Một tàu buồm ở gần hai tàu này.
Biệt Hải V.N.C.H. đổ bộ lên đảo Cam Tuyền, tịch thu lá cờ Trung Quốc và bảng gỗ ghi 17 chữ Hán. Có lẽ bảng gỗ này được Trung Quốc dùng như tấm bia chủ quyền nhận vơ Quần Đảo Hoàng Sa là của họ.
17:00H: HQ16 được lệnh rời đảo Cam Tuyền (Robert) để đi tiếp tế cho toán nhân viên cơ hữu đổ bộ trên đảo Vĩnh Lạc (Money).
18:02H: HQ4 phát hiện hai tàu Trung Quốc Kronshtadt 271 và 274 trang bị hải pháo 100 li và 37 li từ đảo Quang Hòa (Duncan) tiến về đảo Cam Tuyền (Robert). HQ4 tiến cận các tàu này, thả xuồng cao su chở nhân viên biết nói tiếng Trung Hoa qua tiếp xúc, nhưng các tàu này không cho cặp vào.
Tàu đánh cá có võ trang của Trung Quốc khiêu khích bằng cách xấn ngang mũi chiến hạm H.Q./V.N.C.H. bất chấp luật Hàng Hải Quốc Tế.
Tàu đánh cá võ trang của Trung Quốc ngoan cố không chịu rút lui đã bị HQ4 cảnh cáo bằng cú húc nhẹ vào tả hạm khiến tàu này phải bỏ chạy.
Chiến hạm HQ4 gửi quang hiệu yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi vùng, tàu Trung Quốc cũng dùng quang hiệu trả lời là các đảo này thuộc chủ quyền của họ và yêu cầu các chiến hạm ta tránh xa. Sau đó các tàu Trung Quốc chạy quanh HQ4 và vận chuyển chặn đầu chiến hạm, bất chấp quy luật hàng hải quốc tế.
Nội dung các bản văn của tàu Trung Quốc chuyển cho HQ4 bằng quang hiệu nguyên văn như sau:
- 17:17H: “This is People Republic of China territorial water, you should leave out!”
- 17:18H: “Since ancient time Suisha Island has been China territorial. This is a fact no one can deny. You leave at once!”
- Lúc 17:19H: “From the Navy of the People Republic of China, you should off territorial water.”
Cũng trong ngày, Tư Lệnh Hải-Quân chỉ thị Đại Tá Khuê, Tham Mưu Trưởng Hành Quân Biển, chuyển khẩu lệnh đến Tư Lệnh V.1 D.H:
“Dùng phương pháp phô trương lực lượng để làm áp lực ôn hòa buộc Trung Quốc rời khỏi đảo và ra khỏi hải phận VNCH, tuyệt đối tránh hành động khiêu khích và chỉ khai hỏa khi bị địch tấn công trước.
Bằng mọi giá, lực lượng Hải Quân phải chiếm lại Quần Đảo Hoàng Sa, đuổi địch ra khỏi đảo và dựng cờ V.N.C.H. trên các đảo. Nếu họ dùng vũ lực, Hải Quân toàn quyền hành động.”
19:30H: HQ 16 hoàn tất công tác tiếp tế cho toán nhân viên cơ hữu đổ bộ trên đảo Vĩnh Lạc (Money).
23:00H: Tư Lệnh V.1 D.H. chỉ thị HQ4 rút 14 Biệt Hải trên đảo Cam Tuyền (Robert) để đổ bộ lên đảo Duy Mộng (Drummond) trong đêm, trước khi trời sáng, dùng áp lực ôn hòa buộc toán Trung Quốc rời khỏi đảo, tránh mọi hoạt động khiêu khích, chỉ sử dụng vũ khí khi bị tấn công. Hạm Trưởng HQ4 báo cáo việc thi hành bị trở ngại vì hiện ở đảo Duy Mộng có tàu địch, nếu ta đổ bộ, thì sẽ có đụng chạm và số nhân viên của ta không đủ.
23:06H: Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển chỉ thị V1DH liên lạc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I để xin Ðịa Phương Quân.
Ngày 18/1/1974
HQ4 phải sử dụng Biệt Hải được rút từ đảo Cam Tuyền (Robert) cho đổ bộ chiếm đảo Duy Mộng theo như kế hoạch. Lấy 1 tiểu đội Ðịa Phương Quân ở đảo Hoàng Sa (Pattle) sang giữ đảo Cam Tuyền.
03:05H: Tư Lệnh V.1 D.H. ra lệnh cho HQ4 rút ngay nửa toán Biệt Hải trên đảo Cam Tuyền (Robert) xuống chiến hạm và chờ lệnh.
03:27H: HQ16 rời đảo Vĩnh Lạc (Money) di chuyển đến phía Bắc đảo Duy Mộng (Drummond), thấy 1 tàu Trung Quốc đang đi vòng quanh đảo Quang Hòa (Duncan), tàu này có lẽ đang chuẩn bị đổ bộ.
04:30H: Một trong 4 tàu địch rời đảo Quang Hòa (Duncan) tiến về HQ4. Khi tàu địch còn cách 4 hải lý, HQ4 dùng quang hiệu chuyển tới tàu địch: “This is our territorial water.” Tàu địch cũng trả lời bằng quang hiệu y như câu trên. Nhưng sau đó khi HQ4 tiến gần tới sát tàu địch thì tàu này rút lui về phía đảo Quang Hòa (Duncan) [28].
08:45H: HQ16 phát hiện thêm 1 tàu Trung Quốc di chuyển đến sát phía Đông Nam đảo Duy Mộng (Drummond). Tàu thuộc lọai tiếp tế có ba cần trục, nghi ngờ đổ bộ và chuyển hàng lên đảo. Trên đảo địch đã dựng cờ Trung Quốc mới, có thể từ đêm qua hay sáng sớm nay. Ngoài ra còn thấy 1 tàu hai cột buồm đang di chuyển ở hướng Tây Nam, xuống đảo Robert.
09:20H: HQ16 trở về đảo Cam Tuyền (Robert), thả trôi tại hướng Đông Nam đảo để yểm trợ cho HQ4 thay quân. Tại đây HQ16 thấy tàu Trung Quốc 407 neo cách đảo Cam Tuyền 2 hải lý về phía Đông Nam.
10:27H: HQ4 hoàn tất công tác đổ bộ 15 nhân viên cơ hữu lên đảo Cam Tuyền (Robert) và rút tất cả 27 Biệt Hải trở về chiến hạm thay vì lấy 1 tiểu đội Ðịa Phương Quân trên đảo Hoàng Sa (Pattle), đổ bộ lên đảo Cam Tuyền và chỉ rút 1 nửa số Biệt Hải trên đảo Cam Tuyền về chiến hạm (lệnh của Tư Lệnh V.1 D.H. lúc 23:06H ngày 17/1/1974).
Trong khi HQ4 đang thi hành công tác thay quân trên đảo Cam Tuyền thì tàu Trung Quốc 407 nhổ neo tiến về HQ16, sau đó thả trôi cho tàu tiến gần vào đảo Cam Tuyền.
Vì vùng gần bờ rất cạn nên HQ16 phải cố gắng vận chuyển rất cẩn thận và chính xác để ngăn cản tàu địch tiến gần đảo.
D.- Các hoạt động của C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. từ lúc nhập vùng Hoàng Sa
Ngày 18/1/1974
15:00H:Đại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng H.Ð.Ð.N./H.S. và Soái Hạm HQ5 đến Hoàng Sa. Đại Tá Ngạc liên lạc bằng âm thoại với Hạm Trưởng HQ4 là Trung Tá Vũ Hữu San – sĩ quan thâm niên hiện diện – để thông báo về sự hiện diện của C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S., yêu cầu báo cáo mọi chi tiết về tình hình của ta và của địch. Lực lượng H.Q.V.N. lúc đó gồm cỏ 3 chiến hạm HQ4, HQ5 và HQ16; riêng HQ10 vì máy kém (chỉ một máy khiển dụng, radar bị hư) nên chưa đến. Lực lượng HQ/TQ gồm có 2 Kronshtadt K271 và K274, 1 tàu võ trang, 1 tàu vận tải và 1 ghe buôm. Kể từ lúc đó ông thay thế nắm quyền chỉ huy mọi hoạt động tại Hoàng Sa.
Sau khi được thuyết trình và nắm vững tình hình giữa ta và địch, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. quyết định ngay một cuộc thao diễn chiến thuật tập đội để phô trương lực lượng và thăm dò phản ứng của địch. Hải đoàn gồm có HQ4, HQ5, HQ16 tiến về đảo Quang Hòa với hy vọng là có thể đổ bộ toán Hải Kích lên đảo này. Hai tàu Trung Quốc 271 và 274 tiến tới chặn hướng đi của hải đoàn V.N.C.H.. Hai bên liên lạc quang hiệu, xác nhận Hoàng Sa là lãnh hải của mình và yêu cầu phía bên kia phải rời ngay lập tức. Với hành động cố tình chặn đường tiến của H.Ð.Ð.N./H.S., có thể gây ra đụng tàu, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. ra lệnh cho hải đoàn trở về phía Nam đảo Hòang Sa, tiếp tục theo dõi chiến hạm Trung Quốc.
15:50H: B.T.L./Hành Quân Biển chỉ thị V.1 D.H. tái chiếm 2 đảo Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond) bằng mọi giá. Dùng biện pháp ôn hòa trước, nếu địch kháng cự mới tiêu diệt. Phải thi hành thật nhanh, nếu để lâu địch sẽ có thêm tăng viện.
17:00H: Tư Lệnh Hải-Quân đích thân chỉ thị Tư Lệnh Hải-Quân V.1 D.H thi hành gấp kế hoạch tái chiếm đảo Quang Hòa (Duncan). Ðổ bộ Hải Kích chiếm đảo. Nếu địch tấn công, ta sẽ tiêu diệt địch để tự vệ.
17:25H: C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. chỉ thị HQ5 thả xuồng đưa 1 toán Hải Kích qua HQ16 (16 người) và đón nhận toán thám sát Công Binh thuộc Quân Đoàn I về HQ5.
19:15H: HQ5 phát hiện thêm hai chiến hạm Trung Quốc loại T43 cải biến mang số 389 và 396.
19:20H: HQ5 xác nhận đã nhận được Lệnh Hành Quân số 004/H.Q./V.1 D.H./P.3 tái chiếm đảo Quang Hòa vào lúc 06:00H ngày 19/1/1974.
20:00H: HQ16 đến đảo Vĩnh Lạc (Money) để tiếp tế lương thực và đạn dược cho toán đổ bộ.
23:00H: C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. hoàn tất nhận lệnh hành quân tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa bình. Ngay sau khi hoàn tất nhận lệnh hành quân từ B.T.L./H.Q./V.1 D.H., C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. bàn luận về kế hoạch tái chiếm đảo Quang Hòa (Duncan) dự trù sẽ thi hành vào sáng ngày 19/1/1974.
Ngày 19/1/1974:Chuẩn bị tái chiếm đảo Quang Hòa .
Lực Lượng Trung Quốc tại Hoàng Sa:
Lúc bấy giờ C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. đã nắm được đầy đủ dữ kiện về lực lượng thật sự của địch ở Hoàng Sa như sau:
Hai chiến hạm Kronshtadt 271 và 274
Hỏa lực mỗi chiến hạm [29]:
- 1 hải pháo 100 li ở sân trước, tốc độ bắn 15 viên đạn/phút, tầm xa 20 km
- 2 đại bác 37 li ở sân sau, tốc độ bắn 180 viên đạn/phút, tầm xa 8.5 km
- Cấp số thủy thủ đoàn: 65 người
- Vận tốc 24 hải lý/giờ
- Hai chiến hạm loại T43 cải biến mang số 389 và 396
Hỏa lực mỗi chiến hạm:
- 1 hải pháo 100 li, tốc độ bắn 15 viên đạn/phút, tầm xa 20 km
- 4 đại bác 37 li, tốc độ bắn 180 viên đạn/phút, tầm xa 8.5 km
- Cấp số thủy thủ đoàn: 40 người
- Vận tốc 17 hải lý/giờ
- Hai tàu đánh cá võ trang đại bác 25 li
- Một tàu chuyển vận loại trung.
Kế Hoạch Đổ Bộ Lên Đảo Quang Hòa:
C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. chia hải đoàn ra làm hai phân đoàn đặc nhiệm [30] và phân nhiệm như sau:
1.- Phân Đoàn 1: Là nỗ lực chính gồm HQ4 và HQ5 do Hạm Trưởng HQ4 chỉ huy.
Nhiệm vụ của Phân Đoàn 1 là phải có mặt tại Nam đảo Quang Hòa vào lúc 06:00H ngày 19/1/1974 để đổ bộ hai toán Hải Kích và Biệt Hải lên phía Tây Nam đảo Quang Hòa.
2.-Phân Đoàn 2: Là nỗ lực phụ gồm HQ10 và HQ16 do Hạm Trưởng HQ16 chỉ huy.
Nhiệm vụ của Phân Đoàn 2 là giữ nguyên vị trí trong lòng chảo Hoàng Sa để tiến về đảo Quang Hòa vào buổi sáng, yểm trợ việc đổ quân.
Toán Biệt Hải của Sở Phòng Vệ Duyên Hải
3. Chỉ thị cho Đại Úy Nguyễn Minh Cảnh, chỉ huy Biệt Ðội Hải Kích, là khi lên tới đảo, không được nổ súng, cố gắng liên lạc với lực lượng TQ và yêu cầu họ rời đảo một cách hòa bình.
4. Nếu cuộc đổ bộ không thành thì sẽ dùng hỏa lực hai khẩu hải pháo 76.2 li tự động trên HQ4 tiêu diệt hai chiến hạm chủ lực của địch (271 và 274) và sẽ điều động HQ4 vượt vùng hơi cạn, trực chỉ hướng Bắc vào thẳng vùng lòng chảo để tăng cường cho Phân Đoàn 2 nếu cần, còn quân của Trung Quốc trên đảo sẽ là mục tiêu thanh toán cuối cùng.
Một toán Biệt Hải của H.Q./V.N.C.H.. Biệt Hải và Người Nhái là hai lực lượng xung kích được huấn luyện đặc biệt, rất tinh nhuệ của H.Q./V.N.C.H.
Một toán Người Nhái chuẩn bị Diễn Hành tại Sài Gòn năm 1974
Ðổ bộ lên đảo
1. Đêm 18/1/1974, Phân Đoàn 2 rút ra ngoài lòng chảo, làm tối chiến hạm, theo dõi hoạt động của tàu Trung cộng.
Sáng sớm ngày 19/1/1974, Phân Đoàn 2 tiến vào trong lòng chảo, án ngữ tại phía Tây Bắc đảo Quang Hòa yểm trợ cho Phân Đoàn 1 đổ quân.
2. Ðúng 06:00H ngày 19/1/1974, Phân Đoàn 1 đã có mặt tại Tây Nam đảo Quang Hòa, HQ5 nằm gần bờ hơn một chút để đổ bộ Hải Kích. Hai tàu Trung Quốc 271 và 274 đã luồn ra khỏi khu lòng chảo vào đêm qua; cũng đang hiện diện ở đây. Không hiểu là 2 chiến hạm địch bất ngờ có mặt tại đây hay là họ đã âm thầm theo dõi ta như hình với bóng.
3. 07:00H cùng ngày: HQ4 đổ bộ 27 Biệt Hải lên bờ Nam đảo Quang Hòa trong khi HQ5 đổ bộ 22 Hải Kích lên bờ Tây Nam đảo Quang Hòa. Cũng trong thời gian này, tàu Trung Quốc 402 và 407 đổ bộ tăng cường khoảng 2 đại đội lên bờ Đông Bắc đảo Quang Hòa (Duncan). Một đại đội Trung Quốc giàn hàng ngang tiến về phía Biệt Hải, đại đội còn lại cũng giàn hàng ngang tiến về phía Hải Kích.
4. 07:45H: toán Hải Kích đặt chân lên đảo. Hải Kích Ðỗ Văn Long là người đầu tiên tiến vào đảo, nên đã bị thượng liên của lực lượng TQ từ công sự phòng thủ trên bờ bắn ra, bị tử thương ngay tại bãi biển. Toán Hải Kích bắn yểm trợ bằng M16 và M79 cho Trung Úy Lê Văn Ðơn tiến lên thâu hồi tử thi của tử sĩ Ðỗ Văn Long. Tuy nhiên, hỏa lực của Trung Quốc cũng bắn Trung Úy Đơn tử thương ngay gần xuồng nên xác của vị sĩ quan này được thâu hồi lập tức.
5.- Khoảng 09:30H: việc đổ bộ thất bại được báo cáo ngay về B.T.L./V.1 D.H.
10:06H: trước hỏa lực quá mạnh của lực lượng Trung Quốc, C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. ra lệnh rút cả 2 toán Hải Kích và Biệt Hải về chiến hạm. Toán Hải Kích được triệt thoái về tàu mà không thể thu hồi xác tử sĩ Ðỗ Văn Long, vì tránh gây thêm thương vong.
6.- Trong thời gian thi hành lệnh đổ bộ và rút hai toán Hải Kích và Biệt Hải, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. đã nhận được những lệnh:
8:50H: Tư Lệnh V.1 D.H. chỉ thị C.H.T./H.Đ.Đ.N.
H.S. cho các chiến hạm bắn trọng pháo tối đa vào đảo; nếu cần thiết, triệt hạ luôn các chiến hạm địch. C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. có toàn quyền sử dụng vũ lực để thi hành nhiệm vụ.
- 10:00H: Tư Lệnh V.1 D.H. lại chỉ thị C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. cho khai hỏa tối đa vào đảo, chuẩn bị để tái chiếm đầu cầu, nếu chiến hạm địch tấn công, dùng mọi khả năng để chống trả. C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. báo cáo về B.T.L./V 1 D.H. là sẽ khai hỏa sau khi rút hết các toán đổ bộ về chiến hạm.
- Nhận thấy chỉ thị này sẽ gây bất lợi cho ta vì chiến hạm địch có thể dùng toàn lực tấn công chiến hạm ta trước, trong lúc hỏa lực của chiến hạm ta bị phân tán, nên C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. đề nghị Tư Lệnh V.1 D.H. cho triệt hạ tàu địch trước. Tư Lệnh V.1 D.H. đồng ý và chỉ thị C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. thi hành kế hoạch trên nếu Trung Quốc ngoan cố không rút lui khỏi lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam.
7.- Đích thân Tư Lệnh HảiQuân V.1 D.H. ra lệnh “Khai Hỏa” bằng bạch văn cho C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. [31].
- Khoảng 10:15H: Biệt Hải và Hải Kích hoàn tất rút về HQ4 và HQ5.
- C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. sẵn sàng thi hành lệnh khai hỏa vào chiến hạm địch, không còn bận tâm với lệnh cũ là phải tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa bình nữa.
CHÚ THÍCH
[1] Lời nhận xét của cựu Phó Đề Đốc Thoại trong tài liệu “Phỏng Vấn Phó Đề Đốc Thoại” ngày 9/10/2005 của Ủy Ban Hoàng Sa.
[2] Trong cuộc họp báo tại Hoa Thịnh Đốn ngày 19/1/1974, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng: “We do not take any position” (“chúng tôi không đứng về phe nào cả.” Ông John F. King, viên chức phụ trách về vấn đề công chúng trả lời: “of course, we do strongly desire a peaceful settlement,” (“dĩ nhiên, chúng tôi rất mong có một sự giàn xếp hòa bình”) nhưng ông ta cũng nói rõ “we’re not involved” (“chúng tôi không can dự”).
[3] Sau khi 4 bên liên hệ đến chiến tranh Việt Nam ký kết vào bản Hiệp Định Ba Lê ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hoa Kỳ phải rút hết quân đội ra khỏi Việt Nam. Đối với Hoa Kỳ, Chiến Tranh Việt Nam coi như đã chấm dứt. Nhằm ngăn cấm Hành Pháp có thể tái can thiệp, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật gọi là “Case Church” ngày 26/01//1973 cấm ngặt Hoa Kỳ tái sử dụng quân đội vào chiến trường ba nước Việt-Miên-Lào mà không được sự cho phép trước của Quốc Hội. Dự luật này được Nghị Sĩ Clifford Case (R, NJ) và Frank Church (D, IN) đưa ra đánh dấu sự chấm dứt can thiệp trực tiếp về quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, Dự Luật Case-Church được thông qua mà Quốc Hội Hoa Kỳ không hề biết đến một sự thật là TT Nixon đã hứa với TT Nguyễn Văn Thiệu sẽ oanh tạc trở lại trên cả hai miền VN nếu ông ta thấy đó là điều cần thiết để bảo vệ việc thi hành Hiệp Định Ba Lê.
[4] Theo tài liệu phỏng vấn ông Nguyễn Văn Ngân, cựu Phụ Tá Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 11/3/2006.
[5] Theo tài liệu phỏng vấn cựu Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc ngày 2/1/2007 và Luật Sư Trần Thanh Hiệp ngày 8/1/2008.
[6] Theo tài liệu “Hoàng Sa và Phòng 3 - BTL/HQ/V1DH” của Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Giang.
[6a]Trong buổi họp với BTL/HQ/V1DH, Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư Lệnh SÐ1KQ, nói F5E có đủ khả năng tác chiến ở Hoàng Sa. Tuy nhiên, khi cuộc hải chiến xảy ra, Trưởng Phòng 3 liên lạc với Không Quân để xin yểm trợ thì được nơi này trả lời không thể gởi F5E tới ngay được vì khả năng phi cơ này tham chiến không an toàn khi thiếu thời gian chuẩn bị. (Tài liệu “Hoàng Sa và P.3-B.T.L./V.1 D.H.” của Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Giang).
[6b] Theo tài liệu “Kế Hoạch Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47,” H.S.T.T., trang 302 thì Quần Đảo Hoàng Sa nằm cách Ðà Nẵng 170 hải lý, ngoài tầm hướng dẫn của Đài Kiểm Báo Panama (Tiên Sa) nên phản lực cơ F5 của K.Q/ V.N.C.H. không thể hoạt động hữu hiệu được.
[7] Theo Hải Sử Tuyển Tập, trang 298. Nếu chiến hạm HQ16 hải hành với tốc độ trung bình 15 hải lý/giờ thì từ Tiên Sa, Đà Nẵng ra tới Hoàng Sa, sẽ mất khoảng hơn 10 giờ.
[8] Theo tài liệu “Kế Hoạch Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47” của Đại Tá Phạm Mạnh Khuê, HQ16 báo cáo về B.T.L./V.1 D.H. ngày 15/1/74, Tư Lệnh Hải-Quân chỉ thị Tư Lệnh V.1 D.H. trình bày trực tiếp lên Tổng Thống Thiệu nhân dịp Tổng Thống đến thăm B.T.L./H.Q./V.1 D.H. ngày 16/1/1974.
[9] Phó Đề Đốc Thoại nhận lênh trực tiếp từ Tổng Thống Thiệu phải giữ vững Hoàng Sa và đuổi tàu Trung Quốc ra khỏi hải phận Việt-Nam.
[10] Phó Đề Đốc Tánh đang đi công tác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì được lệnh bay ra Ðà Nẵng để theo dõi cuộc hải chiến Hoàng Sa. Đề Ðốc Tánh vội trở về Sàigòn, sáng ngày 19/1/1974, lên phi trường Tân Sơn Nhứt, lấy máy bay ra Ðà Nẵng, nhưng khi tới nơi thì cuộc hải chiến Hoàng Sa đã xảy ra rồi.
[11] Lệnh của Ðề Ðốc Trần Văn Chơn (Theo Hải Sử Tuyển Tập, trang 279).
[12] Phó Đề Đốc Thủy, Tham Mưu Trưởng Hải-Quân cho biết, ông cùng Tư Lệnh Hải-Quân bay ra Phan Rang để họp khẩn cấp với Tổng Thống Thiệu. Cuộc họp này có cả Thủ Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng và Không Quân. Tổng Thống Thiệu ra chỉ thị “tàu của mình phải kè theo tàu của Trung Quốc, và chỉ nổ súng khi nào Trung Quốc nổ súng trước” (Theo tài liệu của U.B.H.S. phỏng vấn Phó Đề Đốc Thủy).
[13] Lệnh của Ðề Ðốc Chơn (Theo Hải Sử Tuyển Tập, trang 279).
[14] Thiếu Tá Hồ Kim Giàu, Phi Đoàn Trưởng Không Đoàn 538, đóng tại Đà Nẵng đã được lệnh chuẩn bị tham chiến sau khi trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra. Các chiến đấu cơ F5E đều được trang bị thêm bình xăng phụ để bay ra Hoàng Sa đánh bom các chiến hạm Trung Quốc tại đây. Dù có thêm bình xăng phụ, chiến đấu cơ F5E cũng chỉ có thể yểm trợ khoảng 10-15 phút trên vùng trời Hoàng Sa mà thôi. Suốt ngày 20/1/1974, Phi Đoàn 538 đã túc trực, sẵn sàng cất cánh; thế nhưng, đến gần trưa hôm sau 21/1/1974 thì nhận được lệnh hủy bỏ công tác này.
[15] Ðại Tá Phạm Mạnh Khuê, Trung Tá Lê Thành Uyển và các sĩ quan tham mưu trong B.T.L./Hh. Q. Biển thảo kế hoạch hành quân này.
Ðại Tá Ðỗ Kiểm, Tham Mưu Phó B.T.L./H.Q./Khối Hành Quân và Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh Phó Hải- Quân cho biết không nhận được kế hoạch “Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47.”
[16] Sáng 19/1/1974 Đề Đốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh Hải-Quân, bay từ Đà Lạt ra Ðà Nẵng để chỉ huy cuộc chiến nhưng khi tới nơi thì cuộc hải chiến Hoàng Sa đã xảy ra trước đó vài tiếng đồng hồ.
[17] Trong Hải Sử Tuyển Tập, trang 245, dòng 13 và Nguyệt San Đi Tới, trang 6, dòng 34 đều ghi Ðại Tá Ngạc được BTL/HQ chỉ định tăng phái cho BTL/HQ/V1DH từ khoảng cuối năm 1972 đầu 1973. Nhưng theo HQ Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí cho biết thì ông và Ðại Tá Ngạc cùng trình diện tăng phái V1DH vào khoảng cuối tháng 11 năm 1973 (dữ kiện này hợp lý hơn).
[18] Phó Đề Đốc Thoại xin Tư Lệnh Hải-Quân cho ông đích thân ra Hoàng Sa chỉ huy cuộc chiến nhưng không được Tư Lệnh Hải-Quân chấp thuận.
[19] Theo tài liệu Hạm Đội Hải Quân V.N.C.H., tr. 123 của Bảo Biển.
[20] Theo tài liệu “Tuần Dương Hạm HQ16” của Đại Úy Ðào Dân, sĩ quan hải hành HQ16, thủy thủ đoàn HQ16 có mặt tại chỗ khoảng 100 nhân viên, 1/3 quân số đi phép trong đó có cả hạm phó là Thiếu Tá Trần Văn Hoa Em.
Theo Ðại Tá Khuê thì trước khi rời Ðà Nẵng ngày 18/1/1974, HQ16 có khoảng 80% quân số tham chiến so với quân số thực hiện.
[21] Theo Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa, trang 51 của Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng HQ4 thì “2 khẩu hải pháo 76.2 li không có hệ thống radar kiểm xạ, hỏa lực của HQ4 lúc đó chỉ tương đương với HQ10, yếu hơn HQ5 và HQ16.”
[22] Theo tài liệu “Soái Hạm HQ5 và Trận Hải Chiến Hoàng Sa” của ông Bùi Ngọc Nở, sĩ quan hải hành HQ5 và Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa, trang 65 của Trung Tá San, Hạm Trưởng HQ4, thì một máy chánh của HQ10 bị bất khiển dụng. Trên đường đi Hoàng Sa, HQ5 đã phải rời đội hình, bỏ HQ10 lại phía sau vì chạy quá chậm.
Nhưng theo Đại Tá Khuê, người thảo “Kế Hoạch Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47” thì V.1 D.H. báo cáo hai máy chánh của HQ10 khiển dụng trước khi rời Ðà Nẵng ngày 18/1/1974.
[23] Theo tài liệu “Trận Hải Chiến Hoàng Sa” của ông Hồ Hải, sĩ quan truyền tin của H.Ð.Ð.N./H.S. trên HQ5: “cuộc hành quân Hoàng Sa không có kế hoạch hành quân nên không có đặc lệnh truyền tin, không có tần số riêng dành cho cuộc hành quân, vì vậy hệ thống có lúc ồn, liên lạc khó khăn tưởng như có người phá rối.”
[24] Theo tài liệu “Bên Lề Trận Hải Chiến Hoàng Sa” của Đại Úy Trần Kim Diệp, là thành viên toán thám sát Công Binh đảo Hoàng Sa.
[25] Theo phúc trình của Hạm Trưởng HQ5 báo cáo lên B.T.L./H.Q./V.1 D.H. ngày 21/2/1974.
[26] Theo tài liệu “Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47,” trang 298 của Đại Tá Phạm Mạnh Khuê trong “giai đoạn điều động và đổ bộ”
[27] Theo tài liệu “Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt,” H.S.T.T., trang 268 của Đại Úy Ðào Dân, sĩ quan hải hành HQ16 thì: “Chiều ngày 17/1/1974, HQ4 đổ bộ người Nhái lên đảo Vĩnh Lạc (Money) còn HQ16 chuẩn bị 1 xuồng đổ bộ 15 nhân viên cơ hữu lên đảo Cam Tuyền (Robert) tối ngày hôm đó.”
[28] Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng (HQ5) và Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo (HQ10) tới Hoàng Sa vào ngày 18 tháng 1 thì Trung Quốc cho các ngư thuyền bám sát chiến hạm V.N.C.H. để cản đường, khiêu khích ta. Về những hành động khiêu khích trên biển, tài liệu Trung Quốc tường thuật:
“Sáng ngày 18 tháng 1, sau khi tuần tiễu vùng Hoàng Sa, các chiến hạm VNCH một lần nữa lại có những hành động thù nghịch, tiến gần ngư thuyền 407 và dùng loa phóng thanh đuổi ngư thuyền này ra khỏi vùng... Khi thấy ngư thuyền 407 vẫn không bỏ đi, chiến hạm Trần Khánh Dư trở nên giận dữ, dùng hết tốc lực đụng vào khiến phòng lái ngư thuyền 407 bị thủng một lỗ lớn.”
Trung Quốc nói Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư (HQ4) “dùng hết tốc lực” đụng vào ngư thuyền võ trang 407 là quá đáng. Theo H.Q. Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng HQ4, cho biết lúc đó tình hình rất căng thẳng, các ngư thuyền Trung Quốc cố ý vận chuyển chận đường các chiến hạm V.N.C.H., ngăn cản không cho lại gần hải đảo. Thoạt đầu HQ4 đã dùng mọi biện pháp “ôn hòa” đúng theo luật đi biển yêu cầu họ rời khỏi lãnh hải Việt-Nam, nhưng các ngư thuyền này vẫn ngoan cố, nên Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư cố ý ủi nhẹ vào ngư thuyền 407 như một hành động cảnh cáo có tính toán, khiến ngư thuyền 407 của TQ phải rời vùng sau đó.
Đại Úy Ðào Dân hiện diện trên TDH Lý Thường Kiệt (HQ16) được chứng kiến tận mắt, thuật lại:“...Có lẽ không còn kiên nhẫn được nữa, HQ4 nổ máy đâm thẳng ngang hông tàu địch, đẩy nó ra khơi. vì vận tốc chậm, có lẽ khoảng 2 máy tiến 1, nên không có thiệt hại nào cho bên địch...”
[29] Theo tài liệu Hạm Đội Hải Quân Q.L./V.N.C.H., trang 113 của Bảo Biển.
[30] Theo tài liệu “Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa” của Đại Tá Ngạc, H.S.T.T., trang 249.
[31] Phó Đề Đốc Thoại, Tư Lệnh V.1 D.H. xác nhận chính ông ra lệnh “Khai Hỏa” cho C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S.
Đề Đốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh Hải-Quân, xác nhận ông không ra lệnh khai hỏa.
Trận Hải Chiến Hoàng-Sa Giữa Hải-Quân/V.N.C.H Và Hải-Quân/T.Q. Ngày 19-01-1974
Thật ra, Trung Quốc xâm chiếm Quần Đảo Hoàng Sa vào hai đợt.
Đợt đầu, từ năm 1945, lợi dụng dịp sang giải giới quân Nhật tại miền Bắc Việt Nam gồm cả Quần Đảo Hoàng Sa, Trung Quốc (chưa chia thành Quốc-Cộng) phái một hải đội chiếm cứ đảo Phú Lâm thuộc nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) vào năm 1946 [1]. Hải-Quân Pháp liền gửi hạm đội đến, yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Hoàng Sa, lấy lý do là Quần Đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ lâu đời và nay do Pháp bảo hộ, nhưng không thành công.
Đến tháng 1 năm 1947, quân đội Trung Quốc chiếm đóng toàn thể nhóm An Vĩnh nằm ở phía Đông và Việt-Pháp trấn đóng trên nhóm Nguyệt Thiềm nằm ở phía Tây Quần Đảo Hoàng Sa. Trong đợt thứ hai, cũng lợi dụng thời điểm nhiều thuận lợi sau khi Quân Đội Hoa Kỳ rút lui khỏi miền Nam Việt Nam, Hải-Quân Trung Quốc lại toan lấn chiếm nốt nhóm Nguyệt Thiềm từ tay V.N.C.H.. Tuy biến cố Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và đổ bộ chiếm một số đảo ngày 15/1/1974 nằm ngoài dự liệu của V.N.C.H., nhưng trước hành vi xâm lược, Hải-Quân V.N.C.H. đã quyết tâm bảo vệ Hoàng Sa bằng mọi giá, dù địch thủ mạnh hơn mình gấp bội.
I.- HẢI-QUÂN V.N.C.H. CHUẨN BỊ TẤN CÔNG
Sau khi hai toán Hải Kích và Biệt Hải đã rút về, các chiến hạm thuộc Phân Đoàn 1 và Phân Đoàn 2 di chuyển đến vị trí ấn định, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. ra lệnh chuẩn bị tấn công. Các chiến hạm Trung Quốc cũng chia thành 2 toán bám sát chiến hạm ta, 1 đối 1. C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. liên lạc bằng âm thoại với các hạm trưởng HQ4, HQ5, HQ10, HQ16 và ra lệnh:
1.- Mỗi chiến hạm của ta sẽ tấn công một chiến hạm địch, bám sát địch trong tầm hải pháo 40 li (3km) và phải khai hỏa cùng một lúc để lợi dụng yếu tố bất ngờ. Mục tiêu của HQ16 là chiếc hộ tống hạm loại T43 mang số 389 (T389); HQ10 là T396; HQ4 là chiếc Kronshtadt 271 (K271); và HQ5 là K274.
2.- Từ HQ5, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. không nhìn thấy HQ16 và HQ10 vì Phân Đoàn 2 ở phía Tây Bắc đảo Quang Hòa; nhưng ông tin rằng Phân Đoàn 2 sẽ dễ dàng chế ngự được hai chiến hạm T389 & T396 và hai ngư thuyền võ trang 402 & 407 của Trung Quốc. Riêng hai chiến hạm HQ5 và HQ4 nằm ở mặt Tây Nam đảo, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông, đã nghiêm chỉnh thi hành lệnh.
3.- Trước khi ra lệnh khai hỏa, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. yêu cầu các hạm trưởng đích thân lên máy VRC46 báo cáo tình trạng sẵn sàng.
4.- 10:25H ngày 19/1/1974, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải-Quân Trung Quốc tại Hoàng Sa.
II.- DIỄN TIẾN TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA
A. Cuộc tấn công của Phân Đoàn 2 (HQ16 & HQ10) ở phía Bắc đảo Quang Hòa
1.- Sáng 19/1/1974, khi HQ16 và HQ10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa để yểm trợ cho HQ4 và HQ5 đổ quân lên đảo Quang Hòa thì đã thấy 3 chiến hạm Trung Quốc hiện diện gần đảo Duy Mộng [2]. Hai chiếc T389 và T396 cùng ngư thuyền võ trang liền tiến lên nghênh chiến với Phân Đoàn 2 ở phía Tây Bắc đảo Quang Hòa.
2.- HQ16 và HQ10 đều hướng hữu hạm về phía ba tàu Trung Quốc để tận dụng tất cả mọi ổ súng lớn, nhỏ từ mũi tàu ra sau lái, các xạ thủ ghìm cứng tay súng, bám theo mục tiêu, sẵn sàng nổ súng vào mục tiêu nào thuận lợi nhất. HQ16 cách HQ10 chừng 1 hải lý, cách 3 tàu Trung Quốc trong khoảng 1000-1500 yards.
3.- 10:25H, nhận được lệnh khai hỏa của C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S., HQ16 và HQ10 đứng yên một chỗ, tất cả mọi ổ súng đều nhắm bắn vào tàu Trung Quốc. Trận hải pháo giữa các chiến hạm V.N.C.H. và Trung Quốc trực xạ vào nhau tiếp diễn không ngừng.
Mười phút trôi qua, chưa thấy tàu Trung Quốc bị hề hấn gì.
10:45H: Tàu Trung Quốc số T389 bị trúng đạn, bốc cháy, khói mù mịt. Tàu T396 bị trúng đạn vào phòng máy, khiến tay lái bị hư nên cứ xoay lòng vòng [3].
Phân Đoàn 2 gồm chiến hạm HQ16 và HQ10
HQ16 và HQ10 chống với hai chiến hạm 389 & 396 loại T43 trong hình bên trái và ngư thuyền võ trang 401 & 407 như hình bên phải.
4.- Tiếp đến, HQ10 báo cáo: Đài chỉ huy bị trúng đạn, Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà bị trọng thương [4], hầm máy bị cháy và ngập nước. Trung Tá Thự, hạm trưởng HQ16 ra lệnh cho Hạm Phó HQ10 là Đại Úy Nguyễn Thành Trí lên thay quyền chỉ huy. Sau đó, không nghe HQ10 báo cáo gì thêm nhưng thấy tàu vẫn nổi bình thường, thăng bằng và súng trên tàu vẫn tác xạ ào ạt vào chiếc T396 của địch đang trôi đến gần.
10:54H: Tàu Trung Cộng, T396, không điều khiển được nên đụng cả vào HQ10 rồi lại giang ra xa, bị trúng thêm đạn bốc cháy, xoay lòng vòng vài lần rồi ủi vào bãi san hô Tây Bắc đảo Duy Mộng.
5.- Về phần HQ10 cũng bị thiệt hại nặng nề. Trung Úy Nguyễn Ðông Mai, sĩ quan thuộc HQ10 tham dự trận chiến kể lại: “Mươi phút sau khi khai hỏa, tôi (Trung Úy Mai) nghe được qua ear phone là đài chỉ huy bị thiệt hại nặng mặc dầu HQ10 hầu như vẫn bình thường, bao nhiêu hỏa lực của HQ10 vẫn ào ạt tấn công vào chiếc 396 của Trung Quốc, chiếc tàu này bị trúng đạn lóe sáng với cột lửa lớn trong tiếng reo hò của nhân viên. Cũng chính trong lúc này nhân viên ở hầm máy trước được kéo lên, mình mẩy nám đen, rên thét thảm khốc. Chiếc 396 dường như đang tiến lại gần, một số nhân viên bắt đầu hoang mang vì đạn nổ tứ tung và khói đen tuôn mịt mù khắp chiến hạm. Chạy ra sân sau, tôi nhìn thấy Trung Úy Cơ Khí Thành đang thở dốc từng hồi, hai chân của Thành hầu như lìa khỏi thân mình. Tất cả hệ thống liên lạc nội bộ không còn, chiến hạm tối đen. Nhân viên phòng tai báo cáo không dập tắt nổi ngọn lửa và nước đang vào hầm máy. Chạy lên sân giữa, tôi gặp nhân viên đang dìu Hạm Phó bị thương nặng. Hạm Phó ra lệnh nhiệm sở đào thoát. Một vài nhân viên chạy ra sân sau thông báo lệnh của Hạm Phó. Tôi cùng với nhân viên ở sân giữa nhảy xuống biển, lên bè cấp cứu để vượt thoát. Lúc đó là 11:07H.” [5].
6.- Trở lại HQ16, hầm máy hữu HQ16 báo cáo bị trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Trung sĩ điện khí Xuân bị thương. Nhân viên phòng tai tìm cách bịt lỗ thủng. Khoảng vài phút sau, tàu bị nghiêng. Hầm máy báo cáo chưa bịt lỗ thủng được vì nước vào quá mạnh, chỗ thủng nằm trong kẹt, không có chỗ cho nhân viên phòng tai dùng đà chống, tấm bố và tấm gỗ bịt lỗ thủng. Nước ngập đến đầu gối. Hạm Trưởng ra lệnh đóng nắp hầm máy lại nếu không bịt được lỗ thủng [6].
7.- Tàu chỉ còn một máy tả và một máy điện, phòng vô tuyến liên lạc truyền tin bị gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy tình thế khó thể tiếp tục chiến đấu được nữa, HQ16 vận chuyển quay trở ra theo cái “pass” (hải trình) để rời lòng chảo.
8.- HQ16 mỗi lúc một nghiêng thêm và chỉ còn một máy, vận chuyển rất khó khăn. Nhân viên dưới hầm máy hữu báo cáo phải rời hầm máy vì tàu sắp chìm. Thấy tàu nghiêng đến mức gần hết độ an toàn, Hạm Trưởng ra lệnh nhiệm sở đào thoát, nhưng ngay lúc đó, cơ khí trưởng lên đài chỉ huy báo cáo đang cố gắng làm cân bằng tàu. Hạm Trưởng giải tán nhiệm sở đào thoát, vào lại nhiệm sở tác chiến, tiếp tục lái tàu ra khỏi “pass,” ra lệnh hướng súng về đàng sau, đề phòng Trung Quốc truy kích.
9.- Ra khỏi “pass,” HQ16 chạy về hướng Ðà Nẵng. Khi trời bắt đầu tối, đã cách Hoàng Sa khá xa, HQ16 mới an tâm không sợ bị lực lượng tăng viện của Trung Quốc truy kích nữa. Lúc này hệ thống truyền tin vừa được sửa chữa xong, nhân viên vô tuyến báo cáo tình trạng chiến hạm về B.T.L./V.1 D.H.
10.- C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. nhận được tin tức qua máy âm thoại về tình trạng Phân Đoàn 2 khoảng chừng 25 phút sau khi khai hỏa, với HQ16 bị trúng đạn nơi hầm máy, tàu bị nghiêng, buộc phải rút ra ngoài vòng chiến để sửa chữa. HQ16 cũng không còn liên lạc được với HQ10 nên không biết rõ tình trạng bên trong HQ10 lúc đó ra sao, chỉ thấy chiến hạm bất khiển dụng và nhân viên đang xuống bè đào thoát [7].
B.- Cuộc tấn công của Phân Đoàn 1 (HQ5 & HQ4) ở phía Tây Nam đảo Quang Hòa
1.- Lúc 10:25H, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. ra lệnh tấn công. Ông vào Trung Tâm Chiến Báo, trực tiếp báo cáo về B.T.L./V.1 D.H. bằng máy siêu tần SSB, ông giữ ống nói để tiếng nổ của hải pháo cũng được truyền đi trong hệ thống này.
Phân Đoàn 1 gồm HQ4 và HQ5 của H.Q./V.N.C.H.
HQ4 và HQ5 chống với 2 Kronshtadt 271 và 274, loại chiến hạm săn tàu ngầm của Hải-Quân Trung Quốc.
2.- Mục tiêu của HQ4 là chiếc Kronshtadt 271, nhưng chẳng may hải pháo 76.2 li sân mũi (chỉ bắn phát một, điều chỉnh bằng tay nhưng có pháo tháp bảo vệ xạ thủ) bị trở ngại tác xạ ngay từ phút đầu tiên phải chờ sửa chữa. Thêm vào đó, khẩu 76.2 li ở sân sau, có thể bắn bằng điện pháo rất nhanh và chính xác thì bộ phận tác xạ tự động lại hư nên chỉ sử dụng được phần bắn từng phát một, điều chỉnh bằng tay, nặng nề và chậm chạp. Việc này đã làm đảo lộn các dự tính của Đại Tá Ngạc và khiến ông hơi bối rối. Vài phút sau, HQ4 bắn thử khẩu 76 li 2 sân mũi, nhưng vẫn bị trở ngại. Thêm vài phút sửa chữa rồi lại tác xạ lần thứ ba nhưng vẫn không có kết quả [8].
3.- Tuy vậy, HQ4 vẫn tận dụng hỏa lực còn lại, tiếp tục bám sát mục tiêu của mình trong tầm đại liên nên đã bị thiệt hại bởi hỏa lực của Kronshtadt 271. Khẩu 76.2 li của HQ4 ở sân lái, sau khi bắn được mấy chục viên [9] cũng bị trở ngại nên Ðại Tá Ngạc ra lệnh cho HQ4 triệt thoái khỏi vòng chiến và chỉ thị HQ5 yểm trợ cho HQ4 rút ra xa. HQ4 tuy bị trúng nhiều đạn của địch nhưng máy móc chính, nhất là hệ thống truyền tin vẫn trong tình trạng khiển dụng tốt [10].
4.- Mục tiêu của HQ5 là chiếc Kronshtadt 274, khi được lệnh khai hỏa, tất cả hỏa lực trên HQ5 đều tập trung và trực xạ vào Kronshtadt 274. Ðịch cũng xả tất cả súng vào ta, chiến hạm địch bị trúng nhiều đạn hải pháo 127 li, 40 li và 20 li của ta. Hai bên tiếp tục trực xạ vào nhau.
Sau khoảng 20 phút giao tranh, chiếc K274 bị trúng đạn, bốc cháy rồi ủi vô bờ san hô Nam đảo Quang Hòa. Thấy vậy, K271 lui dần về hướng đảo, chiến hạm địch tạo ra một làn khói ngụy trang làm cho ta khó nhận được chính xác mục tiêu.
10:50H, tất cả súng lớn trên HQ5 đều bị trở ngại tác xạ ngoại trừ khẩu 40 li tả hạm. Sĩ quan trưởng khẩu 127 li bị tử thương. Máy siêu tần số không còn liên lạc được vì giây trời bị sập rớt xuống sàn tàu, máy PRC25 trên đài chỉ huy cũng bị trúng đạn bể nát. Ðại Tá Ngạc phải vào Trung Tâm Chiến Báo dùng máy VRC46 chỉ huy.
Phân Đoàn 1 gồm HQ4 và HQ5 trong nhiệm sở tác chiến
5.- Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, có lẽ chiến hạm Kronshtadt 271 được T389 rút từ mặt trận phía Bắc xuống tiếp trợ, dù cả hai đều bị thiệt hại nặng, nhưng hợp lực quay lại tấn công HQ5 [11]. HQ5 bắt đầu bị trúng nhiều đạn địch nên phải di chuyển theo hướng Đông Nam để sử dụng tối đa hỏa lực khẩu 40 li tả hạm ở sân sau. HQ5 phản pháo chính xác khiến tàu địch trúng đạn, chùn lại.
11:00H: Nhận được tin báo lực lượng tăng viện của địch sắp đến nơi và thấy tình trạng bất lợi cho ta, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. ra lệnh cho HQ5 rút lui. Các chiến hạm địch K271 và T389 có lẽ đã kiệt quệ nên cũng rút về hướng Đông Bắc Hoàng Sa [12]. HQ5 cùng HQ4 triệt thoái về hướng Đông Nam Hoàng Sa rồi chuyển hướng trực chỉ Đà Nẵng.
Tuần Dương Hạm HQ5 phải mất gần hai giờ mới kéo lên được giây trời khẩn cấp để tái lập sự liên lạc bằng máy siêu tần SSB.
14:15H: HQ4 và HQ5 nhận được lệnh quay lại Hoàng Sa tiếp cứu nhân viên đào thoát từ HQ10; đồng thời cũng nhận được tin tức HQ16 sẽ được HQ6 hộ tống về Ðà Nẵng.
17:20H: HQ4 và HQ5 gần đến Hoàng Sa thì nhận được lệnh trở về Ðà Nẵng.
6.- Trong lúc trận chiến đang tiếp diễn, C.H.T./H.Đ.Đ.N./
H.S. nhận được tin: Hai chiến hạm mới của địch sắp nhập vùng và Hải-Quân Hoa Kỳ cho biết thêm hạm đội Trung Quốc gồm các chiến hạm trang bị hỏa tiễn và chiến đấu cơ MIGs đang trên đường tăng viện từ Hải Nam [13]. Với tình trạng HQ10 bất khiển dụng; HQ16 bị vào nước hầm máy, tàu bị nghiêng, HQ4 và HQ5, chỉ còn hỏa lực rất hạn chế, mà lực lượng tăng viện hùng hậu của địch sắp đến nơi; cho nên, C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. ra lệnh triệt thoái toàn bộ lực lượng Hải-Quân V.N.C.H. tham chiến ra khỏi vùng Hoàng Sa.
7.- Sáng 20/1/1974, lúc 07:00H, HQ16 về tới vịnh Tiên Sa, tàu dòng trợ giúp cặp cầu Quân Cảng Ðà Nẵng.
8.- 07:30H cùng ngày, HQ4 và HQ5 về cập cầu thương cảng Thống Nhất, Đà Nẵng. HQ5 được sửa chữa tạm thời rồi lại cùng HQ6 lên đường ra Hoàng Sa tìm kiếm và tiếp cứu nhân viên HQ10.
Sơ Đồ Trận Liệt Trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974
(căn cứ theo các phóng đồ trong Phúc Trình về diễn tiến trận Hải Chiến Hoàng Sa của H.Q./Đại Tá Phạm Mạnh Khuê)
C.- Phóng đồ vị trí các chiến hạm lúc bắt đầu khai hỏa (10:25H ngày 19/1/1974)
1.- Phóng đồ dưới đây trích từ tài liệu “Kế Hoạch Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47” của Đại Tá Phạm Mạnh Khuê, Tham Mưu Trưởng B.T.L./Hh.Q. Biển (Phóng đồ 1C, H.S.T.T. trang 307).
2.- Phóng đồ này trình bày vị trí các chiến hạm, phù hợp với sự phối trí của C.H.T./H.Ð.Ð.N./H.S. và báo cáo của phân đoàn trưởng Phân Ðoàn 2.
3.- Phân Đoàn 1 gồm HQ4 & HQ5 đối đầu với K271 & 274 ở vị trí Tây Nam đảo Quang Hòa.
4.- Phân Đoàn 2 gồm HQ16 & HQ10 đối đầu với T389 & T396 tại vị trí Tây Bắc đảo Quang Hòa.
Phóng đồ 1C: Vị trí các chiến hạm lúc mở màn trận chiến
Phóng đồ 1D: Vị trí các chiến hạm lúc 10:49AM
Phóng đồ 1E: Vị trí các chiến hạm lúc 10:54 AM
Phóng đồ 1F: Vị trí các chiến hạm V.N.C.H. di chuyển trong trận hải chiến
Khi trận chiến còn đang tiếp diễn trên bộ cũng như trên mặt biển, phóng viên James Markham của báo New York Times đưa tin rằng: “Cấp chỉ huy quân đội Saigon đã tường trình vào sáng nay rằng cuộc chiến đã bùng nổ giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa với Hải Quân Trung Quốc và cả lực lượng diện địa trên quần đảo tranh chấp trong Biển Nam Hải. Trung Tá Lê Trung Hiền, phát ngôn viên V.N.C.H. cho biết vào lúc 8:30 sáng ngày hôm nay, một đội Hải Kích Việt Nam đã đổ bộ lên Đảo Quang Hòa (Duncan) trong Quần Đảo Hoàng Sa và đụng độ với quân lính Trung Quốc. Cuộc giao chiến xảy ra và có 3 biệt hải Việt Nam bị tử thương, 2 bị thương, tổn thất của Trung Quốc không rõ.
Lúc 10:22 sáng, phát ngôn viên V.N.C.H. nói rằng một chiến hạm tuần tiễu nhỏ của Trung Quốc đã khai hỏa vào chiếc tuần-duyên-hạm V.N.C.H., và chiến hạm này đã bắn trả để “tự vệ (in self defense). Chiến hạm Trung Quốc bị trúng đạn bốc cháy, trong khi tuần-duyên-hạm Việt-Nam chỉ bị thiệt hại nhẹ. Trung Tá Hiền cũng cho biết theo báo cáo sơ khởi thì chiến hạm Trung Quốc có thể đã bị chìm…”
Tờ Los Angeles Times ngày 19 tháng 1, 1974 cũng đưa tin: “Giao tranh đã bùng nổ hôm nay giữa lực lượng Nam Việt Nam và Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Hoàng Sa, 250 dặm cách bờ biển Việt-Nam và các chiến hạm hai bên đã trực chiến, cấp chỉ huy Saigon cho biết. Trung Tá Lê Trung Hiền, phát ngôn viên chính của V.N.C.H. nói rằng có 3 chiến sĩ tử thương, 2 bị thương khi cuộc đụng độ xảy ra trên một đảo. Khu-Trục-Hạm Trần Khánh Dư đã bắn cháy một chiến hạm tuần tiễu của Trung Quốc…”
Bài báo này nói thêm: “Hải Quân V.N.C.H. trước đây báo cáo có 4 chiến hạm, 2 tàu võ trang, 1 tiếp tế và một thuyền buồm Trung Quốc hiện diện ở Hoàng Sa. Nguồn tin của Saigon cũng nói thêm, Hải Quân VNCH đã bám sát các chiến hạm Trung Quốc với 4 chiến hạm của mình…”
Phóng viên George McArthur của báo Times viết: “2 chiến hạm đã bị chìm với khoảng 150 quân nhân hai bên có thể đã bị thiệt mạng trong trận hải chiến xảy ra hôm thứ Bảy giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hòa tại một quần đảo xa xôi trong biển Nam Hải. Quần Đảo Hoàng Sa và xa hơn là Trường Sa ở về hướng Nam không có dân cư ngụ và chẳng giá trị gì. Nhưng vì có thể chứa một trữ lượng dầu lớn ngoài thềm lục địa, hai quần đảo này đã trở thành vùng hải đảo đắt giá…”
D.-Kế hoạch dội bom chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa của Không Quân V.N.C.H. [14]
Ngày 19/1/1974, khoảng 12 giờ trưa, Chuẩn Tướng nguyễn Đức Khánh, Tư Lệnh S.Đ.1 K.Q./V.N.C.H. nhận được lệnh từ Phủ Tổng Thống qua B.T.L./Q.Ð.1-Q.K.1, thiết lập kế hoạch hành quân tấn công bằng bom các chiến hạm TQ tại Hoàng Sa. Chuẩn Tướng Khánh chỉ định cho Thiếu Tá Hồ Kim Giàu chuẩn bị ngay một lệnh hành quân trong thời gian sớm nhất.
Kế hoạch tấn công ném bom chiến hạm Trung Quốc ở Hoàng Sa hoàn tất vào sáng sớm ngày 20 tháng 1 năm 1974 với các điểm chính như sau:
Lực lượng tấn công
- * 2 phi tuần ném bom đi đầu, mỗi phi tuần có 3 phi cơ F5E. Mỗi phi cơ mang thêm 2 bình xăng phụ dưới cánh, 1 bình xăng phụ dưới bụng, và 2 trái bom MK82, mỗi trái nặng 500 pounds. Hai phi tuần này có nhiệm vụ tấn công bất cứ chiến hạm nào của Trung Quốc có mặt tại Hoàng Sa. Ngoài bom, các phi cơ còn trang bị 2 hỏa tiễn không-không AIM-9J và đại bác 20 ly M39.
- * 2 phi tuần hộ tống cho hai phi tuần ném bom, mỗi phi tuần có 2 chiếc, mỗi phi cơ mang 3 bình xăng phụ như trên. Khi không chiến với phi cơ địch thì các bình xăng phụ được ném bỏ để dễ bề xoay sở.
Chiến thuật
- * Các phi tuần mang bom cất cánh trước và bay lên đến 20,000 bộ, bình phi và bay thẳng ra Hoàng Sa. Chọn cao độ 20,000 bộ vì vừa tiết kiệm được nhiên liệu và thuận lợi cho việc tấn công tàu địch.
- * Các phi tuần hộ tống cất cánh liền sau đó.
- * Nhiệm vụ 2 phi tuần ném bom là khi đến mục tiêu, mỗi phi cơ chỉ thả 1 “pass” và giải tỏa về hướng Chu Lai – Phù Cát. Hướng này thuận lợi vì xa Hải Nam, căn cứ nhà của máy bay Trung Quốc, nếu chúng truy kích ta thì sẽ không đủ xăng quay về.
- * Nhiệm vụ của 2 phi tuần hộ tống và nghênh cản là bay sau và bay cao hơn, khoảng 3,000 bộ để quan sát vòm trời, tìm địch và đánh cản để bảo vệ các phi tuần ném bom.
Toán phi công F5E duy nhất thuộc KQ/VNCH được huấn luyện về không chiến tại Căn Cứ Không Quân Nellis, Las Vegas, Hoa Kỳ. Người đứng đầu tiên từ trái sang phải là Thiếu Tá Hồ Kim Giàu. (Nguồn: Tư liệu ảnh của Th/Tá Giàu).
Lực lượng yểm trợ
- * Về kỹ thuật, Không Đoàn 10 Kỹ Thuật thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa phối hợp cùng Không Đoàn Kỹ Thuật Tân Sơn Nhất đã chuyên chở ra Đà Nẵng ngay trong đêm 19/1 các vật dụng và vũ khí cần thiết yểm trợ cho cuộc hành quân để dự phòng cuộc chiến kéo dài.
- * Trung Tâm Kiểm Soát Không Lưu Panama theo dõi để phát hiện các phi cơ địch.
- * Tăng cường thêm:
- 2 trực thăng để cấp cứu khi cần.
- 1 máy bay vận tải C-130 bay ở độ cao 20,000 bộ trên không phận Chu Lai để làm trạm chuyển tiếp truyền tin.
- Xử dụng mạng lưới phòng không diện địa của Quân Ðoàn I để yểm trợ trường hợp có phi cơ địch truy kích vào nội địa.
- 1 chiến hạm Hải Quân V.N.C.H. để yểm trợ trên biển khi cần.
Về chỉ huy
Thiếu Tá Giàu là phi đoàn trưởng, sẽ bay dẫn đầu phi tuần ném bom và chỉ huy trực tiếp cuộc không tập. Khoảng 6 giờ sáng ngày 20 tháng 1, 1974, kế hoạch hành quân được trình lên T.L./S.Đ.1 K.Q., Chuẩn Tướng Khánh. Mọi thành phần tham dự đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ chờ lệnh xuất quân.
Trong lúc chờ đợi, các phi công được thuyết trình về quân báo để biết diễn biến tình hình ta và địch. Mãi đến gần trưa hôm sau, tức ngày 21 tháng 1, 1974, Tướng Khánh thông báo rằng Phủ Tổng Thống ra lệnh hủy bỏ cuộc hành quân đánh bom các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa [15].
E.- Nhận định về tài liệu của Trung Quốc viết về trận hải chiến Hoàng Sa [16]
Vài năm gần đây, một số quân nhân Trung Quốc tham dự trận hải chiến Hoàng Sa đã thuật lại biến cố này, tuy nặng phần tuyên truyền, tranh thắng, nhưng cũng tiết lộ một số chi tiết quan trọng và phần nào giúp chúng ta suy đoán được một cách khá chính xác về trận hải chiến qua quan điểm của phía Trung Quốc.
Kế hoạch chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc
Sách lược bành trướng tại Biển Đông đã được Trung Quốc chuẩn bị và thiết kế chu đáo. Chính phủ Trung Quốc từ các giới chức cao cấp nhất như Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình, Châu Ân Lai và toàn bộ Quân Ủy Trung Ương đã đồng thanh quyết định dùng biện pháp quân sự đánh chiếm Hoàng Sa. Tài liệu Trung Quốc tóm lược kế hoạch lấn chiếm này như sau:
“Kế hoạch này bao gồm việc tăng cường chiến hạm tuần tiễu và dùng biện pháp quân sự để giữ đảo. Đồng chí Đặng Tiểu Bình cùng giới lãnh đạo quân sự thảo kế hoạch đánh chiến hạm địch, tái chiếm các đảo bị Việt Nam Cộng Hòa xâm lấn, đồng thời kiểm soát hoàn toàn vùng Hoàng Sa.”
Ngày 11/1/1974, để mở đầu kế hoạch lấn chiếm, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng đòi chủ quyền tại Hoàng Sa; đồng thời, quân Trung Quốc cải trang ngư dân được lén lút đổ bộ lên chiếm đóng một số đảo do V.N.C.H. kiểm soát từ lâu. Trái lại, về phía V.N.C.H., trong lúc phải dồn mọi nỗ lực chống Cộng Sản Bắc Việt trong nội địa, việc tham chiến tại Hoàng Sa chỉ là một sự tình cờ.
Lực lượng Trung Quốc tham chiến
Về lực lượng tham chiến, phía Trung Quốc có 2 ngư thuyền võ trang mang số 402 và 407, hai trục lôi hạm mang số 389 và 396, hai chiếc Kronshtadt mang số 271 và 274 và hai Tuần Duyên Hạm 281 và 282 tăng viện. Trong số này, chỉ có 4 chiến hạm T389, T396, K271 và K274 trực tiếp tham chiến. Còn hai Tuần Duyên Hạm K281 và K282 tới Hoàng Sa vào hồi 11 giờ 49 ngày 19 tháng 1, lúc đó trận hải chiến đã kết thúc. Chính hai chiến hạm K281 và K282 đã bắn chìm Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ10. Hai tiềm thủy đỉnh mang số 282 và 289 cũng tới Hoàng Sa sau đó để tăng cường tuần tiễu và đề phòng lực lượng V.N.C.H. trở lại tái chiếm quần đảo [17].
Diễn tiến trận hải chiến tại mặt trận phía Nam
Tài liệu Trung Quốc tóm lược diễn tiến trận hải chiến như sau:
“Rạng sáng ngày 19 tháng năm 1974, các chiến hạm V.N.C.H. chia thành hai phân đội tấn công. Tuần dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ16 và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ10, hoạt động trong vùng lòng chảo, từ phía Bắc gần đảo Hoàng Sa tiến về hướngNam gần đảo Quang Hòa. Trong khi đó, Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư, HQ4 và Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng, HQ5, bọc từ phía ngoài biển cũng tiến về đảo Quang Hòa từ hướng Tây Nam...
Trước hỏa lực hùng hậu của V.N.C.H., các chiến hạm Trung Quốc lần lượt bị trúng đạn. Phía Trung Quốc lập tức phản công. Hai Hộ Tống Hạm K271 và K274 tấn công các Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư và Tuần Dương Hạm Trần Bình Trong của V.N.C.H., trong khi các TLH T396 và T389 đối đầu Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt và Hộ Ttống Hạm Nhựt Tảo. Các chiến hạm V.N.C.H. khai triển đội hình cố giữ khoảng cách lớn hơn hầu tận dụng hải pháo tầm xa, nhưng các chiến hạm Trung Quốc có vận tốc cao hơn nên khoảng cách đôi bên mỗi lúc mỗi giảm, có lúc gần như sát vào nhau. Vì vậy, các chiến hạm Trung Quốc tuy cỡ súng nhỏ, nhưng có nhịp bắn cao hơn nên chiếm được lợi thế...
Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư là Soái Hạm của Hải Đội V.N.C.H. nên bị hai H.T.H. K271 và K274 dồn nỗ lực vây đánh. Mặc dầu K.T.H. Trần Khánh Dư đã tận dụng hỏa lực dữ dội để mong làm chủ chiến trường, nhưng vẫn bị yếu thế vì hỏa lực Trung Quốc tập trung vào các giàn hải pháo chính và bị trúng đạn hư hại nhiều nơi khác, khói đen tỏa ra nhiều nơi, vì vậy phải rời vòng chiến. K274 không bỏ lỡ cơ hội, theo sát K.H.T. Trần Khánh Dư. Thấy vậy, T.D.H. Trần Bình Trọng vội chận đánh K274 ngay bên ngang hông để cứu nguy cho Soái Hạm.
Bị hỏa lực của hai chiến hạm V.N.C.H. tấn công cả hai phía trước và sau, K274 bị trúng đạn nhiều nơi, tay lái bị bất khiển dụng phải dùng hệ thống lái tay, nhưng vẫn chạy hết tốc lực, cuối cùng chiếm lại được thế thượng phong. Tuy được lợi thế trong lúc cận chiến, nhưng cũng dễ bị trúng đạn hải pháo của các chiến hạm V.N.C.H.”
Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư là loại chiến hạm tấn công, kiến trúc kiên cố nhất trong hải đội với 4 phòng hầm máy chánh và nhiều phòng kín nước khác, sức chịu đựng rất cao. Trái lại, loại Kronshtad kiến trúc tương đối mỏng manh, đài chỉ huy không được bọc sắt; do đó, khi bị trúng hải pháo 127 li và 76.2 li của hai chiến hạm HQ4 và HQ5, các chiến hạm Trung Quốc dễ bị thiệt hại nặng. K274 đã bốc cháy rồi ủi vào vùng san hô và K271 phải thả khói ngụy trang để rút lui về gần đảo.
Tuy thế, phần tường thuật của Trung Quốc về cuộc hải chiến viết khác:
“K274 bị một viên đạn bắn trúng đài chỉ huy khiến nhiều người chết và bị thương, hệ thống truyền tin bị rối loạn nên phải dùng thủ lệnh. Tuy vậy, chiến hạm vẫn phản công khiến K.T.H. Trần Khánh Dư bị trúng đạn tại nhiều chỗ, hiệu kỳ bị bắn đứt bay xuống biển.”
Chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc
Nhìn chung, các chiến hạm V.N.C.H. chiếm vị trí hình cánh cung bên ngoài đảo Quang Hòa, trong khi các chiến hạm Trung Quốc cũng dàn hình cánh cung đối đầu, nhưng nằm bên trong, gần đảo hơn. Các chiến hạm Trung Quốc tuy nhỏ, nhưng có vận tốc cao và nhịp bắn nhanh hơn nên đã sử dụng chiến thuật “cận chiến.” Tài liệu Trung Quốc mô tả như sau:
“Trong lúc cận chiến, các chiến hạm Trung Quốc cũng tuân hành chiến thuật và lời dạy của Mao Chủ Tịch dồn sức mạnh để tiêu diệt bộ phận đầu não địch, các chiến hạm 271 và 274 tập trung hỏa lực vào K.T.H. Trần Khánh Dư là soái hạm địch, trong lúc các TLH 396 và 389 hướng mọi họng súng vào T.D.H. Lý Thường Kiệt.”[18]
Diễn tiến trận hải chiến Hoàng Sa tại mặt trận phía Bắc
Tài liệu Trung Quốc tường thuật: “Xa hơn về hướng Bắc, thừa lúc các T.L.H. T396 và T389 dồn nỗ lực tấn công T.D.H. Lý Thường Kiệt, H.T.H. Nhựt Tảo tương đối rảnh rang liền bắn dữ dội vào hai chiến hạm Trung Quốc. Bị tấn công ác liệt, hai chiến hạm Trung Quốc chuyển xạ, tập trung hỏa lực nhắm vào H.T.H. Nhựt Tảo khiến hầm đạn bị phát nổ. Chiếc T389 liền bám sát và tác xạ liên tục vào chiến hạm đã bị thương này, không để chạy thoát.
Vì vậy, trong lúc hải chiến ác liệt, tuy H.T.H. Nhựt Tảo của V.N.C.H. bị trọng thương, nhưng T389 cũng bị chiến hạm V.N.C.H. bắn hư hại nặng. Đài chỉ huy hoàn toàn bị tiêu hủy, thủy thủ đoàn nhiều người chết và bị thương... Hầm máy cũng bị bắn trúng nên bị cháy dữ dội, khiến tàu vô nước bị nghiêng, không còn dưỡng khí khiến cơ khí phó và 5 cơ khí viên tử trận tại chỗ. Cả hai T389 và H.T.H. Nhựt Tảo đều bị thương nặng, không tự điều khiển được nên trôi lại gần, có lúc đụng cả vào nhau...
Trong lúc đó, T.D.H. Lý Thường Kiệt ở phía bên ngoài tác xạ dữ dội vào T389. Tuy bị thương nặng, hầm máy bị cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào, T.L.H. 389 vẫn chống trả mãnh liệt. Vì sợ bị bắn trúng, T.D.H. Lý Thường Kiệt rời vùng hải chiến, vận chuyển ra hướng ngoài biển. Thấy T.D.H. Lý Thường Kiệt bỏ đi, các chiến hạm V.N.C.H. Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng cũng rời vùng.”
Trong một trận hải chiến, ngoài hỏa lực hải pháo, việc vận chuyển mau chóng vào vị trí thích hợp là yếu tố vô cùng quan trọng. H.T.H. Nhựt Tảo không những là chiến hạm nhỏ, có hỏa lực yếu nhất trong Hải Ðội Ðặc Nhiệm mà tình trạng kỹ thuật cũng kém vì chỉ còn một máy chánh. Tuy là chiến hạm yếu nhất, nhưng H.T.H. Nhựt Tảo đã chiến đấu dũng cảm nhất, tác xạ chính xác vào chiến hạm Trung Quốc khiến T389 bị trúng đạn vào đài chỉ huy, hạm trưởng tử thương, phòng máy bị cháy. Chiếc T389 bị hư hại nặng, trôi nổi trên mặt biển, đụng cả vào H.T.H. Nhựt Tảo, như Trung Úy Nguyễn Ðông Mai thuộc H.T.H. Nhựt Tảo diễn tả trong bài viết “Lần Ðào Thoát Tại Hoàng Sa”: “Rồi chừng 15 phút sau, một tiếng va chạm mạnh khiến chúng tôi té nhào trên sàn tàu. Tôi chợt nghĩ đến chuyện tàu lên cạn vì vùng này có nhiều san hô. Sau này khi đào thoát tôi mới biết HQ10 đâm vào tả hạm chiếc 389.”
Thiệt hại hai bên
Về phần thiệt hại, tài liệu Trung Quốc cho biết:
“Tuy nhiên, chiến thắng nào cũng phải trả giá. Về phía Trung Quốc, tổng cộng có 18 người tử trận trong số này 1 hạm trưởng và 67 người khác bị thương. Chiếc T389 bị hư hại nặng, nếu không kịp ủi vào bãi san hô chắc chắn sẽ bị chìm. Ba chiến hạm khác đều bị trúng đạn, thiệt hại trung bình.”
Trận hải chiến khởi diễn lúc 10 giờ 25 phút và kết thúc vào khoảng 11 giờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974. Sau khi ba chiến hạm của H.Q./V.N.C.H. rời vùng, chỉ còn lại H.T.H. Nhựt Tảo bị hư hại không tự vận chuyển được, nhân viên đã xuống bè đào thoát.
Về những giây phút cuối của H.T.H. Nhựt Tảo, tài liệu Trung Quốc ghi: “Riêng H.T.H. Nhựt Tảo vì bị hư hại nặng chỉ còn trôi trên mặt biển nên bị bỏ lại không còn đủ sức tự vệ. Lúc đó, hai chiến hạm Trung Quốc tăng viện là Tuần Duyên Hạm (T.D.H.) loại Hainan mang ký số 281 và 282 thuộc phân đội chống tàu ngầm 74 do phân đội trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy cũng vừa tới vùng vào hồi 11 giờ 49, sau đó mở cuộc tấn công. Tuần Duyên Hạm 281 tiến gần H.T.H. Nhựt Tảo, tất cả các họng súng đều khai hỏa vào mục tiêu rõ ràng không còn tự vệ được.
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, lúc 2 giờ 52, H.T.H. Nhựt Tảo bị chìm tại vị trí chừng hai hải lý rưỡi về phía Nam của bãi san hô Antelope.”
Thực tế cho thấy các chiến hạm Trung Quốc trực tiếp tham chiến không còn khả năng đến gần đánh chìm HQ10 và bắt sống quân nhân V.N.C.H. trên bè đào thoát mà phải chờ lực lượng tăng viện gồm các T.D.H. 281 và 282 tới, mới bắn chìm được H.T.H. Nhựt Tảo hơn 3 tiếng đồng hồ sau khi trận hải chiến chấm dứt. Ðiều này nói lên một cách khá chắc chắn rằng các chiến hạm Trung Quốc đã bị thiệt hại quá nặng nề như bị chìm hoặc ủi vào bãi san hô hay không thể vận chuyển được nữa.
F.- Tóm Tắt Trận Hải Chiến Hoàng Sa
Khi trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra, vì tuân thủ những nguyên tắc ngoại giao phù hợp với tình hình chính trị, một số chi tiết quan trọng về trận hải chiến đã không được chính phủ V.N.C.H. tiết lộ một cách chính xác. Điển hình, trong cuộc họp báo chính thức, phát ngôn viên quân sự V.N.C.H. cho biết các chiến hạm Trung Quốc đã nổ súng trước nên phía V.N.C.H. phải bắn trả để tự vệ. Thật ra, năm 1974, Trung Quốc tung quân đánh trước, lấn chiếm thêm các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Cam Tuyền thuộc nhóm đảo Nguyệt Thiềm đang do Q.L./V.N.C.H. trấn giữ. Quân của Trung Quốc đã sát hại và bắn trọng thương một số chiến sĩ Biệt Hải của H.Q./V.N.C.H.. Ngoài biển, Hải-Quân Trung Quốc khiêu khích bằng cách gây hấn, kẹp sát hông hoặc xấn ngang mũi chiến hạm Hải-Quân V.N.C.H.. Trước tình thế đó, H.Q./V.N.C.H. đã quyết tâm bảo vệ giang sơn, khai hỏa trước chống quân xâm lược Trung Quốc, dù biết sẽ phải đối đầu với lực lượng địch mạnh hơn gấp bội.
Tổng hợp tất cả tin tức báo cáo của C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S., của Hạm Trưởng các chiến hạm tham chiến, của B.T.L./H.Q./T.T.Hh.Q./Biển, B.T.L./H.Q./V.1 D.H., nguồn tin Trung Quốc và các nhân chứng, tuy giờ giấc có xê xích đôi chút, diễn tiến trận hải chiến Hoàng Sa có thể tóm lược như sau:
Nguyên nhân
Ngày 15 tháng 1 năm 1974, lực lượng Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam Cộng Hòa khi đổ bộ và chiếm đóng các đảo Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond) và Cam Tuyền (Robert) trong Quần Đảo Hoàng Sa.
Giải pháp chọn lựa của H.Q./V.N.C.H.
Việt Nam Cộng Hòa dùng biện pháp ngoại giao ôn hòa trước mà không chủ trương dùng quân sự vì nhận thức rằng V.N.C.H. thua sút hẳn Trung Quốc về quân sự. Hơn nữa, dù có thắng trận đầu thì cũng không giữ được Hoàng Sa vì Trung Quốc sẽ mượn cớ đem toàn lực đến xâm lăng; lúc đó, Việt-Nam có thể mất nhiều hơn là chỉ có Hoàng Sa.
Điều chắc chắn, dù Việt-Nam phản ứng thế nào thì Trung Quốc cũng quyết chiếm đoạt Hoàng Sa trong ý đồ kiểm soát toàn thể Biển Đông theo kế hoạch đã sắp đặt trước vào thời cơ hiện đang thuận lợi nhất cho họ. Thế nên, Việt-Nam có thể chọn 1 trong 2 giải pháp: đối địch hay không.
Nếu cương quyết đối địch, thì:
1.- Hoặc là Nam Việt-Nam phải đổ thêm quân giữ những đảo của mình, tái chiếm các đảo vừa bị quân Trung Quốc chiếm đóng và chấp nhận cuộc chiến mới chống Trung Quốc nếu Nam Việt-Nam thành công trong việc tái chiếm. Nếu chọn chiến lược này, một cuộc chiến mới giữa V.N.C.H. và Trung Quốc sẽ xảy ra. Nam Việt-Nam chỉ thắng lợi nếu có thể đánh bại Trung Quốc trong thời gian ngắn và có đủ khả năng tiếp tục bảo vệ được đảo sau đó. Nếu dằng dai, hậu quả thiệt hại về phía Nam Việt-Nam sẽ cao hơn Trung Quốc nhiều vì tiềm năng quân sự hai bên quá chênh lệch.
2.- Hoặc là đánh mạnh rút nhanh rồi dùng ngoại giao vận dụng áp lực quốc tế để bắt Trung Quốc rút lui. Trên thực tế, sau Hiệp Định Paris, Hoa Kỳ không còn muốn nhúng tay vào chiến trường Đông Nam Á nữa, thì phương thức ngoại giao cũng không thuận lợi cho Nam Việt-Nam khi thời thế và chiến lược Hoa Kỳ đã thay đổi.
Thế nên, trong bối cảnh chính trị bất lợi về mọi mặt, đánh hay không đánh thì Trung Quốc cũng chiếm nốt Hoàng Sa, Nam Việt-Nam đã chọn giải pháp thích hợp nhất trong hoàn cảnh đó: Quyết chiến! Dù yếu hơn Trung Quốc rất nhiều, Nam Việt-Nam vẫn bất khuất, khai chiến chống lại kẻ xâm lược và dùng yếu tố bất ngờ để mong thủ thắng lực lượng Trung Quốc hiện diện trong vùng mà giảm thiểu thiệt hại cho phía V.N.C.H.. Lý do thật chính đáng: ngoại bang xâm phạm chủ quyền quốc gia, chiếm đoạt giang sơn thì dù yếu thế, Q.L./V.N.C.H. cũng không thể hèn, mà phải đánh để chu toàn trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, sĩ diện quốc gia và danh dự Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [19]. Đây chính là cứu cánh của trận hải chiến Hoàng Sa.
Diễn tiến dẫn đến trận hải chiến
Sau những cố gắng liên lạc bằng mọi phương tiện truyền tin với các chiến hạm Trung Quốc, nhằm xác định chủ quyền và yêu cầu lực lượng Trung Quốc rút lui trong ôn hòa không thành công, lực lượng H.Q./V.N.C.H. trong vùng được lệnh đổ quân tăng cường phòng thủ các đảo mà quân của V.N.C.H. còn trấn giữ và tái chiếm các đảo vừa bị Trung Quốc chiếm đóng.
17/1/1974
11:00H: HQ16 hoàn tất đổ bộ toán 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Vĩnh Lạc (Money).
18/1/1974
10:27H: HQ4 hoàn tất đổ bộ toán 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Cam Tuyền (Robert).
19/1/1974
07:00H: Tái chiếm đảo Quang Hòa thất bại. HQ5 đổ bộ 22 Hải Kích lên bờ Tây Nam và HQ4 đổ bộ 27 Biệt Hải lên bờ Nam để tái chiếm đảo Quang Hoà. Lực lượng Trung Quốc trên đảo khai hỏa bắn tử thương Trung Úy Đơn và Hạ Sĩ Long.
09:30H: T.L./H.Q./V.1 D.H ra lệnh sẽ khai chiến sau khi rút 2 toán Biệt Hải và Hải Kích về chiến hạm.
10:15H: Hoàn tất rút 2 toán Biệt Hải và Hải Kích về HQ4 và HQ5. Các phân đoàn chuẩn bị tấn công tại các vị trí ấn định:
Phân Đoàn 1: Gồm HQ4 và HQ5 (Soái Hạm)
Đối đầu với 2 hộ tống hạm K271 và K274 tại phía Tây Nam đảo Quang Hòa.
Mục tiêu chính của HQ4 là chiếc K271.
Muc tiêu chính của HQ5 là chiếc K274.
Phân Đoàn 2: Gồm HQ16 và HQ10
Đối đầu với 2 hộ tống hạm loại T43 là T389 và T396 trong lòng chảo Hoàng Sa, tại phía Tây Bắc đảo Quang Hòa.
Mục tiêu chính của HQ16 là chiếc T389.
Muc tiêu chính của HQ10 là chiếc T396.
Hải Chiến Hoàng Sa
10:25H C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. ra lệnh khai hỏa. HQ4, khẩu 76.2 li tại sân mũi bị trở ngại tác xạ ngay từ phút đầu tiên, còn khẩu 76.2 li sau lái chỉ có thể điều chỉnh bằng tay vì bộ phận bắn điện tự động bị hư, nên hỏa lực HQ4 bị giảm hơn một nửa.
10:35H: HQ10 báo cáo Đài Chỉ Huy bị trúng đạn, Hạm Trưởng bị thương nặng. Nhân viên vẫn chiến đấu can trường với tất cả hỏa lực.
10:40H: Sau khi bắn được khoảng mấy chục viên đạn, khẩu 76.2 li sân sau lại bị trở ngại, HQ4 được lệnh rút ra ngoài vòng chiến để sửa chữa.
10:45H: T389 bị trúng đạn bốc cháy khói mù mịt, T396 không vận chuyển được cứ quay mòng mòng một chỗ.
10:49H: HQ16 bị trúng đạn, hầm máy hữu ngập nước, tàu bị nghiêng nên rút ra khỏi vòng chiến theo đường đã vào lòng chảo.
10:54H: K274 bị trúng đạn ủi vô bờ san hô Nam đảo Quang Hòa. Đa số súng trên HQ5 bị trở ngại, hỏa lực chính vẫn hoạt động mạnh là khẩu hải pháo 40 li tả hạm.
10:55H: Tại mặt trận phía Bắc, T396 ủi vào bãi san hô phía Tây đảo Duy Mộng.
11:00H Dù cả hai chiến hạm Trung Quốc đều bị thiệt hại, có thể K271 hợp với T389 vừa rút từ phía Bắc xuống cố gắng tấn công HQ5 (xin xem chú thích số [12] và [7]). HQ5 bị trúng thêm đạn địch, nhưng phản công dữ dội khiến T389 và K271 thiệt hại nặng phải chùn lại; cùng lúc, C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. nhận được tin lực lượng tăng viện Trung Quốc sắp đến [19]. Do đó, để bảo toàn các chiến hạm còn lại, C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. ra lệnh cho HQ5 triệt thoái về hướng Đông Nam.
11:07H: HQ10 bất khiển dụng bị bỏ lại, vẫn nổi lềnh bềnh. Hạm Trưởng và một số nhân viên tử thương. Hạm Phó ra lệnh nhiệm sở đào thoát.
Ba chiến hạm H.Q./V.N.C.H. bắt buộc phải triệt thoái trước khi lực lượng tăng viện Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc nhập vùng (T.D.H. 281 và 282 đến nơi sớm nhất, trong khoảng 30 phút sau khi chiến hạm V.N.C.H. rút lui).
15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ16 đương trấn giữ đảo Vĩnh Lạc (Money) bị kẹt lại [20].
15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ4 đương trấn giữ đảo Cam Tuyền (Robert) bị kẹt lại.
Các đảo của V.N.C.H. chỉ còn lực lượng quân đội trú phòng bảo vệ, không còn hải pháo yểm trợ.
Sau trận hải chiến
11:49H: Hai chiến hạm tăng viện của Trung Quốc là T.D.H. 281 và 282 vừa nhập vùng tiếp cứu các chiến hạm thiệt hại (chìm, ủi bãi, cháy) và nhân viên Trung Quốc bị thương và thiệt mạng (xin xem chú thích số [7] và [12]).
12:00H: S.Đ.1 K.Q./V.N.C.H. nhận được lệnh chuẩn bị cuộc hành quân đánh bom các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa.
14:15H: HQ4 và HQ5 triệt thoái vừa qua đảo Tri Tôn thì nhận được lệnh trở lại Hoàng Sa tiếp cứu nhân viên HQ10 đào thoát.
14:52H: T.D.H. 281 và 282 tiến đến vị trí HQ10 đang nằm bất động và đánh chìm chiến hạm này tại 2.5 hải lý phía Nam rặng đá ngầm Antelope (xin xem chú thích số [7] và [12]).
17:20H: HQ4 và HQ5 đang trên đường gần đến Hoàng Sa thì nhận được lệnh quay về Đà Nẵng.
20/1/1974
06:00H: Kế hoạch không tập các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa hoàn tất và lực lượng tham chiến thuộc Phi Đoàn 538 sẵn sàng chờ lệnh.
07:00H: HQ16 về đến vịnh Tiên Sa, cập cầu Căn Cứ Hải- Quân Đà Nẵng.
07:30H: HQ4 và HQ5 cập cầu Thương Cảng Thống Nhất, Đà Nẵng.
Hạm Đội Trung Quốc tăng viện xử dụng hải, lục, không quân tấn công và chiếm toàn bộ Quần Đảo Hoàng Sa, bắt 48 tù binh gồm 1 người Mỹ (ông Gerald Kosh).
21/1/1974
12:00H: Hủy bỏ kế hoạch dội bom các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa.
III. TỔN THẤT HAI BÊN
1.- Tổn thất của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa:
- 1 chiến hạm (HQ10) bất khiển dụng, bị bỏ lại rồi bị 2 tàu tăng viện TQ đến bắn chìm sau khi trận hải chiến kết thúc khoảng 3 tiếng đồng hồ.
- 3 chiến hạm (HQ4, HQ5, HQ16) bị hư hại nhưng vẫn tự vận chuyển về căn cứ được.
- 75 chiến sĩ hy sinh và 28 bị thương [21]
(Xin xem Danh Sách Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa trong phần Phụ Bản).
HQ16 của H.Q./V.N.C.H. bị hư hại phải trở về Đà Nẵng
2.- Tổn thất của Hải Quân Trung Quốc:
- 2 chiến hạm (K274 & T396) bị chìm hoặc phải ủi vào bãi san hô.
- 2 chiến hạm (K271 & T389) bị thiệt hại nặng.
- Số nhân viên bị tử thương và bị thương không rõ.
Tuy nhiên, theo tài liệu của GS Trần Đại Sỹ thì tổn thất về phía Trung Quốc cao hơn rất nhiều. Chi tiết này được GS Sỹ đại diện IFA (Institute de Franco Asiatique) điều trần trước Ủy Ban X tại Âu Châu ngày 10/1/2002 [22]:
- Tư lệnh mặt trận, bộ tham mưu và 4 hạm trưởng tử thương.
- Hộ tống hạm 274 bị chìm.
- Hộ tống hạm 271 và hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng phải ủi bãi, sau đó phải phá hủy.
Chiến hạm 396 của Trung Quốc bị cháy và chìm trong bãi san hô
Kronshtadt 274 của H.Q./Trung Quốc bị chìm trong trận hải chiến Hoàng Sa. Ít lâu sau, được tàu Trung Quốc trục vớt lên, sửa chữa và đẩy về bến.
(Nguồn: hai hình trên trích từ htttp://www.vnafmamn.com)
IV. NHỮNG NHẬN XÉT TIÊU BIỂU LIÊN HỆ ĐẾN TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA (trích đoạn hoặc lấy ý chính từ các tài liệu phỏng vấn)
1.- Nhận xét của cựu Đề Đốc Trần Văn Chơn Nguyên Tư Lệnh Hải-Quân V.N.C.H.
“Cuộc hải chiến giữa Hải-Quân V.N.C.H. và Trung Quốc tại Hoàng Sa chỉ là một cuộc tao ngộ chiến, đụng chạm nhau trên đường tuần tiễu bảo vệ hải phận quốc gia chớ chưa phải là một trận chiến có tổ chức, bởi vì chúng ta chưa nghiên cứu chính xác về địch tình, thiếu tin tức tình báo, thiếu không thám, thiếu không trợ, thiếu trận liệt. Chúng ta không biết rõ tại chiến trường có bao nhiêu chiến hạm trên nước, dưới nước, bao nhiêu khinh tốc đỉnh phóng lôi và hỏa tiễn, bao nhiêu máy bay chiến đấu v. v...”
2.
- Nhận xét của cựu Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh Nguyên Tư Lệnh Phó Hải-Quân V.N.C.H.
“Chúng tôi mong muốn rằng Ủy Ban Nghiên Cứu trận Hải Chiến Hoàng Sa hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách trung thực và để lại cho hậu thế những tài liệu lịch sử của H.Q.V.N.. Nói chung, Hải-Quân V.N.C.H. đã tỏ ra hăng hái làm trách nhiệm của mình, đã thành công khi đánh chìm 2 chiến hạm của Trung Quốc, để lại trong Sử Ký Việt-Nam, sau này con em chúng ta cũng hãnh diện. Hải-Quân, nói riêng, là một quân chủng rất có kỷ luật, rất có tài năng, xứng đáng là một Hải-Quân trong miền Ðông Nam Á Châu. Nhưng mà nếu chúng ta chỉ ngó về một khía cạnh đó, mình tự khen mình, tự đưa mình lên mà không thấy những cái yếu của mình thì điều đó cũng là một sơ sót.”
3.- Nhận xét của cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Nguyên Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải.
“Trung Quốc và đồng minh của chúng ta là Hoa Kỳ đã đặt Việt Nam Cộng Hòa trong một thế chẳng đặng đừng. Tôi và Ðại Tá Ngạc chỉ có thể chọn một trong hai quyết định: Một là không làm gì cả, chỉ hải hành quanh đảo cho đến khi Trung Quốc được tăng cường và sẽ áp đảo chiến hạm Việt- Nam, chừng đó chiến hạm ta bỏ chạy vì nếu nổ súng sẽ bị tiêu diệt toàn diện. Hai, là phải nổ súng ngay để chứng tỏ hành động của một “chủ nhà” và khi thấy tình hình cũng như cán cân lực lượng bất lợi cho ta thì chúng ta rút khỏi vòng chiến để giảm thiểu thiệt hại và tạo một cơ hội cho các thế hệ mai sau còn có bằng cớ đòi lại các hải đảo bị cưỡng chiếm.”
4.- Nhận xét của cựu Đại Tá Ðỗ Kiểm Nguyên Tham Mưu Phó B.T.L./H.Q. Khối Hành Quân
“H.Q.V.N. chưa bao giờ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ là kẻ thù trong trận chiến cho nên không chuẩn bị kế hoạch nào chống sự xâm lăng của Trung Quốc cả.
Với lực lượng của Trung Quốc hiện đang có mặt ở Hoàng Sa, Hải-Quân V.N.C.H. có thể đánh nhưng phải hành động ngay; nếu để chậm trễ, Trung Quốc sẽ kịp thời mang quân tăng viện. Chiến hạm V.N.C.H. có thể đánh thắng chiến hạm Trung Quốc nhưng chúng ta không có khả năng giữ đảo.”
5.-Nhận xét của cựu Đại Tá Phạm Mạnh Khuê NguyênTham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển
“Tôi chỉ nhớ đến ưu điểm quan trọng nhất của Hải-Quân V.N.C.H. là tất cả các chiến hạm: HQ10, HQ4, HQ5, HQ16 và các chiến sĩ tham dự hải chiến Hoàng Sa đã chiến đấu chống ngoại xâm một cách rất hào hùng và rất anh dũng.
Quốc dân Việt-Nam chỉ nhớ và lịch sử Việt-Nam sẽ chỉ ghi lại sự kiện chính là năm 1974 Việt-Nam Cộng Hòa đã chiến thắng Trung Quốc ở Hoàng Sa và đã triệt hạ 2 chiến hạm Trung Quốc. Chiến hạm HQ10 của H.Q.V.N. bị chìm và vị hạm trưởng là Hải-Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà đã tuẫn tiết theo chiến hạm, 71 chiến sĩ Hải-Quân đã hy sinh vì tổ quốc và nhiều chiến sĩ khác bị thương.”
6.- Nhận xét của cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc Nguyên Chỉ Huy Trưởng Hải Ðoàn Ðặc Nhiệm Hoàng Sa
“Trong trận hải chiến Hoàng Sa, việc chiến hạm HQ16 bị trúng một viên đạn của bạn (viên đạn 127 li của HQ5 bắn lạc) cộng với việc khẩu hải pháo 76.2 li tự động trên Khu Trục Hạm HQ4 đã bị trở ngại kỹ thuật ngay từ phút đầu của cuộc chiến, là hai nhược điểm chiến thuật của Hải-Quân Việt Nam Cộng Hòa. Nếu chúng ta không bị hai trở ngại kỹ thuật nêu trên thì chúng ta đã thắng trận đầu (trận hải chiến Hoàng Sa) nhưng cường lực Hải Lục Không Quân của Trung Quốc huy động ngày hôm sau không những đủ sức tràn ngập quân trú phòng mà lại còn đủ sức truy kích H.Q./V.N.C.H. trong một vùng rộng lớn.” (Trích từ “Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa” của ĐT Ngạc)
7.- Nhận xét của Luật Sư Vương Văn Bắc Cựu Ngoại Trưởng Việt-Nam Cộng Hòa
“Cũng nên nhận xét là những bản tuyên cáo, những văn thư, công hàm, những bài phát biểu để tố cáo xâm lược, xác định chủ quyền, nêu rõ quyết tâm giành lại những lãnh thổ quốc gia bị cưỡng đoạt phi pháp là những hành vi cần thiết, có giá trị và có hiệu lực bảo lưu chủ quyền của nước ta trên các hải đảo tranh chấp. Ðó là những chứng tích không thể phủ nhận được, cho thấy rõ là khi Trung Quốc kéo quân đến chiếm Hoàng Sa, họ đã không phát hiện được một mảnh đất vô chủ, hoặc đã được Việt-Nam ưng thuận nhượng chủ quyền. Nếu các chiến sĩ của Nam Việt-Nam đã không chiến đấu can trường chống những kẻ ngang ngược xâm phạm bờ cõi của nước ta, nếu chính phủ ta đã lẳng lặng cam chịu thì sau này chúng ta dựa vào đâu để chống lại lời biện bác của địch là chính Nhà Nước và nhân dân Việt Nam cũng không tin chắc mình có chủ quyền thực sự trên quần đảo tranh chấp và dầu sao thì cũng đã mặc nhiên chấp nhận sự kiện Trung Quốc tự nhận là chủ phần đất này.”
8.- Nhận xét của ông Nguyễn Văn Ngân Cựu Phụ Tá Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
“Biến cố Hoàng Sa xảy ra vào năm 1974, tức là sau khi chuyến công du của Tổng Thống Thiệu bị thất bại, “lập trường bốn không” bị vi phạm, biết được thực tâm của Mỹ muốn bỏ rơi V.N.C.H.. Dù không có bằng chứng hoặc tài liệu chứng minh, nhưng ông nghĩ rằng Mỹ và TQ đã thỏa thuận hoặc Mỹ cố tình làm ngơ để cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, trước khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm miền Nam, để tránh cho Trung Quốc và Cộng Sản Bắc Việt khỏi phải đối đầu với nhau ở Hoàng Sa. Trong bối cảnh đó, Tổng Thống Thiệu phải ra lệnh đánh để chứng tỏ cho thế giới biết rằng quân dân V.N.C.H. không hèn, không chịu chiến đấu để bảo vệ mình, một trong những lý do mà dư luận Mỹ gây ra để lấy cớ bỏ rơi V.N.C.H.”
V.- ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA
Nhược Điểm
1. Trong suốt hai mươi năm, H.Q./V.N.C.H. phải dốc toàn lực tuần tiễu, chiến đấu bảo vệ sông ngòi và duyên hải, ngăn ngừa sự xâm nhập của Việt Cộng từ phương Bắc. Chúng ta không có kế hoạch nào để phòng ngừa sự xâm nhập của Trung Quốc hoặc đối phó với Trung Quốc. Cho nên, khi phải đối đầu với lực lượng hải quân Trung Quốc mạnh hơn mình gấp bội chúng ta đành nhờ vào người bạn đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ. Tiếc rằng, chính sách và chiến lược Hoa Kỳ tại Đông Nam Á đã đổi thay và Hoa Kỳ từ chối trợ giúp V.N.C.H. về ngoại giao cũng như quân sự và ngay cả vấn đề nhân đạo.
2.- Khi bất ngờ khám phá ra sự xâm nhập của Trung Quốc tại Hoàng Sa mà đồng minh Hoa Kỳ [23] lại từ chối giúp đỡ, H.Q./V.N.C.H. đã phải đơn độc chiến đấu với lực lượng tại chỗ của đại cường Trung Quốc trong khi hạm đội tăng viện hùng hậu của Trung Quốc đang tiến đến gần. Chiến đấu trong tình trạng bị phân tâm, nửa lo diệt chiến hạm địch trước mặt, nửa lo lực lượng tăng viện địch nhập trận bất cứ lúc nào là một bất lợi cho H.Q./.V.N.C.H.
3.- Thiếu chuẩn bị kế hoạch khi đối đầu với Hải-Quân Trung Quốc đã gây cho H.Q./V.N.C.H. những nhược điểm sau đây:
- Vì cần phải gửi lực lượng tham chiến ra ngay Hoàng Sa, HQ10 chỉ có một máy khiển dụng, vận chuyển khó khăn, cũng được xung vào lực lượng đặc nhiệm vì lúc đó ở gần vùng hành quân nhất.
- Cũng vì cần đáp ứng với tình hình khẩn thiết tại Hoàng Sa do Trung Quốc bất ngờ đổ quân chiếm một số đảo của Nam Việt-Nam, H.Q.V.N.C.H. đã không kịp huy động lực lượng cần thiết đáp ứng nhu cầu chiến trường trên bộ cũng như trên biển. Chúng ta không thể chờ mang theo bộ binh ra giữ đảo mà phải sử dụng nhân viên cơ hữu của hai chiến hạm HQ4 và HQ16 lên tăng cường giữ đảo. Khi cuộc hải chiến xảy ra, hai chiến hạm trên không còn đủ nhân viên tác chiến.
- Cũng vì không thể chần chờ để cho lực lượng tăng viện của Trung Quốc kịp tới, H.Q./V.N.C.H. đã phải khai chiến và cuộc hải chiến xảy ra quá nhanh, chính lực lượng trừ bị của chúng ta cũng không tới kịp để tăng viện. Trong khi đó, lực lượng tiếp ứng khẩn cấp của Trung Quốc có thể đến ngay từ căn cứ Phú Lâm thuộc nhóm An Vĩnh bên cạnh; chưa kể hạm đội Trung Quốc tăng viện từ Hải Nam với chiến đấu cơ không trợ trong vòng tiếng đồng hồ.
- Không nghĩ đến trường hợp phải hải chiến thực sự chống HQ/TQ nên HQ/VNCH có lẽ đã thiếu chuẩn bị và tổ chức thao dượt một cách thích hợp cho mọi tình huống của một trận hải chiến từ thực tập tác xạ, bảo trì vũ khí đến phòng tai, tiếp cứu. Thế nên, mất hỏa lực chính là khẩu 76.2 li bắn tự động, mà chỉ có thể tác xạ từng phát một điều chỉnh bằng cách quay tay, hỏa lực của HQ4 sút giảm rõ rệt, ảnh hưởng đến hiệu năng chiến đấu rất nhiều.
Ưu Điểm
1.- H.Q./V.N.C.H. đã có hơn hai mươi năm tuần tiễu bảo vệ sông ngòi và duyên hải; tuy thiếu kinh nghiệm hải chiến thật sự trên đại dương, nhưng H.Q./V.N.C.H. đã quen với chiến tranh và giàu kinh nghiệm tác chiến.
2.- Đơn phương đối địch với Hải-Quân Trung Quốc, các chiến hạm H.Q./V.N.C.H. không còn chọn lựa nào khác là phải sử dụng hỏa lực hiện hữu, kết hợp với chiến thuật đánh bất ngờ, “lấy yếu chống mạnh” cố dành ưu thế ngay từ phút đầu, hy vọng diệt gọn hoặc gây thiệt hại tối đa cho lực lượng H.Q./T.Q. tại chỗ rồi rút lui, trước khi lực lượng tăng viện của địch đến kịp. Cho nên, trong ba mươi phút giao tranh đầu tiên, HQ/VNCH dù không thể phát huy hết hỏa lực cũng đã tiêu diệt được một nửa lực lượng HQ/TQ ở Hoàng Sa.
3.- Có thể nói rằng, nếu chúng ta không gặp hai điều rủi ro là hải pháo của HQ4 bị trở ngại tác xạ (đặc biệt là khẩu 76.2 li bắn tự động) và HQ16 bị trúng đạn lạc của HQ5 thì H.Q./V.N. không những đã tiêu diệt được toàn bộ lực lượng của địch tham chiến mà còn có thể tiếp cứu đuợc HQ10 và quân trú phòng trên đảo. Lúc đó, tình thế có lẽ đổi khác, tốt hơn hay xấu hơn, chúng ta cũng khó biết! Tuy nhiên, trong cái rủi ro lạc đạn ngoài ý muốn trong một cuộc cận chiến, cũng còn cái may là quả đạn hải pháo 127 li xuyên phá vào trong tàu mà không nổ; nếu không, sự thiệt hại thật khó lường. Nói chung, về kết quả trận hải chiến; xét ra, H.Q./V.N.C.H. có phần lấn lướt hơn Trung Quốc, nhưng về chung cuộc, kết quả không khác những gì ta đã tiên liệu: Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm trọn!
CHÚ THÍCH
[1] Theo tài liệu “A history fo Three Warnings” của Dr. Jose Antonio Socrates, Palawan Sun Online, Year 8 Issue 19, Jan 15-21, 2002, the First Part.
[2] Theo tài liệu “Sự thật về Trận Hải Chiến Hoàng Sa của cựu Hải-Quân Trung Tá Lê Văn Thự.
[3] Theo tài liệu “Hoàng Sa và Phòng 3/B.T.L./V.1 D.H.” của Thiếu Tá Giang và tài liệu “Kế hoạch Hành Quân Trần Hưng Đạo 47” của Đại Tá Khuê.
[4] Theo tài liệu “Trận Hải Chiến Hoàng Sa”, H.S.T.T., trang 256 của Đại Tá Ngạc thì nhân viên HQ10 đào thoát về cho biết: Hải-Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng HQ10, bị thương nặng, nhưng Ông đã từ chối di tản và quyết định ở lại tuẩn tiết cùng chiền hạm của Ông – theo truyền thống của một sĩ quan Hải-Quân và một nhà hàng hải.
[5] Theo tài liệu “Lần Đào Thoát Ở Hoàng Sa”, H.S.T.T. , trang 290 của Trung Úy Nguyễn Đông Mai.
[6] Khi về đến Đà Nẵng, toán Tháo Gỡ Đạn Dược thuộc Quân Khu I xuống tháo gỡ viên đạn còn kẹt trên HQ16. Lấy được viên đạn ra, toán Tháo Gỡ mới biết viên đạn đó là đạn 127 li, do HQ5 bắn lạc.
[7] Theo tài liệu Hải Chiến HOàng Sa, trang 72 của Trung Tá San, tra cứu tài liệu của Trung Quốc sau này, thì được biết, hai tàu tăng viện của Trung Quốc T.D.H 281 và 282 nhập vùng Hoàng Sa lúc 11:49H, tiến tới HQ10 và bắn chìm HQ10 tại vị trí khoảng 2.5 hải lý về phía Nam của bãi san hô Antelope lúc 2:52H chiều 19/1-1974.
[8] Đại Tá Ngạc, C.H.T./H.Đ.Đ.N/H.S., cho biết hai khẩu hải pháo 76.2 li của HQ4 đã bị trở ngại kỹ thuật ngay từ phút đầu của cuộc chiến. (H.S.T.T. trang 258)
- Thiếu Tá Giang, Trưởng P.3/B.T.L./H.Q./ V.1 D.H. cho biết báo cáo đầu tiên nhận được từ phân đoàn đặc nhiệm là: “Khẩu hải pháo 76.2 li của HQ4 trở ngại tác xạ ngay từ viên đạn đầu tiên chưa ra khỏi nồng súng.”
- Đại Tá Khuê T.M.T./B.T.L./HQ/Biển cho biết khẩu hải pháo 76.2 li trước mũi của HQ4 bị bất khiển dụng. HQ4 phải vận chuyển vế hướng Đông Nam để xử dụng khẩu 76.2 li sau lái. HQ4 tiếp tục tác xạ vào tàu 271 của Trung Quốc. Tàu 271 bị hư và vận chuyển vế hướng Bắc. (H.S.T.T.)
- Theo tài liệu Hải Chiến Hoang Sa, trang 67, của Trung Tá San, thì ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ vào tàu địch, hai khẩu hải pháo 76.2 li đã chuẩn bị từ lâu, khai hỏa chính xác trúng ngay tàu địch lúc đó nằm trong khoảng cách 1,600 yards. Chỉ trong vòng vài phút đầu, chiếc Kronshtadt 271 – là soái hạm của hải đội Trung Quốc – đã bị bắn cháy, không còn khả năng chiến đấu. U.B.H.A.có gửi thư chính thức xin phỏng vấn Trung Tá San, Hạm Trưởng HQ 4 và Trung Tá Quỳnh, Hạm Trưởng HQ5, nhưng không được đáp ứng. Tuy nhiên, U.B.H.S. có được bản Phúc Trình chính thức lên Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, T.L./H.Q./V.1 D.H. về trận hải chiến của Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, Hạm Trưởng HQ5.
[9] Lời của Hạm Phó HQ4, Thiếu Tá Nguyễn Thanh Sắc, người có trách nhiệm ở sân sau khi chiến hạm trong nhiệm sở tác chiến
[10] Vũ Hữu San và Trần Đỗ Cẩm, Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa (Nhóm Thân Hữu Hoàng Sa, Westminster, California, USA, 2005) trang 67.
[11] Sau khi tác xạ được mấy mươi viên đạn, khẩu hải pháo 76.2 li ở sân sau của HQ4 lại bị trở ngại tác xạ thì HQ4 được lệnh rút ra ngoài. Kronshtadt 271bị thiệt hại nặng, nhưng có lẽ đươc T389 đến tiếp trợ nên quay sang tấn công HQ5 đang rút lui (hoặc có thể chính 2 TDH K281 và K282 đã truy kích HQ5, xin xem thêm chú thích [12]
[12] Theo nhật ký – Lần Đào Thoát Ở Hoàng Sa – viết ngay sau trận hải chiến của ông Đông Hải (H.Q. Trung Úy Nguyễn Đông Mai) trên Đặc San Lướt Sóng Xuân Đinh Hợi, 2007 và H.S.T.T trang 291 thì 2 chiến hạm tăng viện TDH 281 và 282 nhập vùng vào lúc trận chiến tàn. Chính khi Trung Úy Nguyễn Đông Mai nằm trên bè đào thoát đã thấy TDH 281 và c282 chạy vòng quanh HQ10, nả nhiều loạt hải pháo rồi mới bỏ đi. Có lẽ cũng 2 chiếc này đã truy kích HQ5, bị HQ5 bắn trúng, thiệt hại mới quay lại Hoàng Sa tiếp cứu đồng bọn. Chi tiết trên hợp với tin tức của Trung Quốc nói rằng 281 và 282 bị thiệt hại nhẹ; tuy nhiên, không được kiểm chứng. Lúc trận hải chiến chấm dứt, HQ10 của H.Q./V.N.C.H. bất khiển dụng, vẫn nổi lềnh bềnh, nên 2 TDH 281 và 282 của Trung Quốc đến đánh chìm lúc 14:52H, gần 3 tiếng đồng hồ sau. HQ10 không bị bắn chìm trong trận hải chiến. Xin xem chú thích số 7.
[13] Chi tiết trong phỏng vấn Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Đại Tá Đỗ Kiểm và Thiếu Tá Phạm Ngọc Lộ. H.Đ.Đ.N./H.S. thấy có 2 chiến hạm mới của địch sắp nhập vùng và nhận được tin T.L./V.1 D.H. cho biết Hạm Đội Trung Quốc có cả Mig từ Hải Nam đang hướng về Hoàng Sa. (B.T.L./H.Q./T.T.Hh.Q. chuyển, do một vị Đại Tá Hoa Kỳ thuộc D.A.O. vào Trung Tâm Chiến Báo đưa tin của Hải-Quân HOa Kỳ.
[14] Theo tài liệu phỏng vấn Thiếu Tá Không Quân Hồ Kim Giàu, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn Nghênh Cản 538 ngày 27/4/1974.
[15] Theo “Hoàng Sa: Một Nỗi Buồn Lịch Sử” của Thanh Long (Trung Úy K.Q. Lý Văn Long, phi công F5 thuộc Phi Đoàn Nghênh Cản 538) thì vào khoảng 15:30H ngày 22/1/1974, (?) Đài Kiểm Soát Không Lưu Panama phát hiện 2 chiếc Mig của H.Q. Trung Quốc xuất phát từ đảo Hải Nam hướng về Đà Nẵng.S.Đ.1 K.Q/V.N.C.H. tại Đà Nẵng lập tức ra lệnh một phi tuần 2 chiếc F5E bay lên nghênh chiến. khi hai bên còn cách nhau khoảng 60 dậm trên vùng trời giữa Hải Nam và Đà Nẵng thì 2 chiếc Mig của Trung Quốc đổi hướng, bay trở về Hải Nam, tránh cuộc không chiến với Không Quân V.N.C.H.
[16] Ủy Ban Hoàng Sa được tác giả, cựu H.Q. Thiếu Tá Trần Đỗ Cẩm, chấp thuận cho xử dụng bài “Hải Chiến Hoàng Sa Theo Tài Liệu Trung Cộng” theo cách nào thích hợp nhất. U.B.H.A. đã trích đoạn và tóm tắt ý chính tài liệu nói trên. (Nhóm Thân Hữu Hoàng Sa, Website Nguyễn Thái Học Foundation).
[17] Về lực lượng tham chiến, tài liệu của Trung Quốc ghi rõ: Ngày 17 tháng 1, Quân Ủy Trung Ương ra lệnh cho Hạm Đội Nam Hải lập tức phái chiến hạm tuần tiễu Hoàng Sa, đồng thời ra lệnh Quân Khu Hải Nam gửi quân lính theo tàu ra giữ đảo. Theo lệnh Quân Ủy Trung Ương, Quân Khu Quảng Châu ra lệnh Hạm Đội Nam Hải phái 2 Trục Lôi Hạm 396 và 389 (gọi tắt là T396 và T389) thuộc Phân Đội Trục Lôi 10 căn cứ tại Quảng Châu và 2 Hộ Tống Hạm loại Kronshtadt 271 và 274 (tạm gọi tắt là K271 và K274 thuộc Phân Đội chống Tiềm Thủy Đỉnh (TTĐ) 73 căn cứ tại Yulin, lên đường ra Hoàng Sa vào ngày 17 và 18 để tuần tiễu. Ngoài ra, Quân Khu Hải Nam còn phái 4 đại đội Bộ Binh để chiếm đóng các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Quang Hòa. Thêm vào đó, căn cứ Hải Quân Quảng Châu còn phái 2 Tuần Duyên Hạm 281 và 282 thuộc Phân Đội chống TTĐ 74 tới Hoàng Sa sau đó làm thành phần tiếp ứng.
Toàn thể lực lượng được đặt dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh Phó Hạm Đội tên Wie Ming Sen, lúc đó có mặt tại căn cứ Hải-Quân Yulin nằm về phía Nam đảo Hải Nam. Bộ Tư Lệnh Hành Quân được đặt trên soái hạm K271 thuộc Phân Đội 73. Về không yểm,, quân khu Quảng Châu ra lệnh Phi Đoàn 22 thuộc Hạm Đội Nam Hải cử 2 phi cơ túc trực bao vùng, đồng thời yêu cầu Không Quân thuộc Quảng Châu sẵn sàng yểm trợ.
Tác giả Lu Qi Minh trong bài viết “Tiềm Thủy Đỉnh Trung Quốc Đầu Tiên Tham Dự Chiến Dịch” cho biết Trung Quốc cũng gửi 2 tiềm thủy đỉnh tham dự chiến dịch Hoàng Sa, nhưng 2 tiềm thủy đỉnh này đến sau khi trận chiến đã kết thúc: “Lúc đó trời bão, biển động mạnh nên các chiến hạm không rời bến được, do đó 2 tiềm thủy đỉnh được lệnh công tác tại Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên tiềm thủy đỉnh được dùng vào công tác chiến đấu nên phải có sự chấp thuận đặc biệt của Chủ Tịch Mao Trạch Đông. Hai tiềm thủy đỉnh dùng trong công tác mang số hiệu 282 và 289”.
[18] Vì suy đoán không chính xác, nên từ lúc khởi đầu trận chiến, các chiến hạm Trung Quốc đã bám sát “soái hạm” Trần Khánh Dư, HQ4 và “tập trung hỏa lực tiêu diệt các giàn hải pháo chính và thượng tầng kiến trúc khiến hện thống truyền tin bị hư hại”. Thật ra, Soái Hạm của Hải Đội V.N.C.H. là Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng, HQ5, vì C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. chỉ huy trận Hoàng Sa đi trên chiếc này. Đổi lại, soái hạm K271 của Trung Quốc cũng bị trúng đạn tại đài chỉ huy, gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng.
[19] Chi tiết trong bài phỏng vấn cựu Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc, cựu Phụ Tá Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là Nguyễn Văn Ngân, Luật Sư Trần Thanh Hiệp và các sĩ quan cao cấp Hải-Quân V.N.C.H.
[20] Toán 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ16 đào thoát khỏi đảo Vĩnh Lạc khi trận chiến đang diễn ra, sau 10 ngày lênh đênh trên biển, đã được ngư dân cứu tại Mũi Yến, Qui Nhơn, ngày 29/1/1974.
[21] Theo Danh Sách Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa trong Phần Phụ Bản, do cựu H.Q. Trung Tá Vũ Hữu San sưu tầm thì tổng số chiến sĩ Hải-Quân V.N.C.H. hy sinh là 75 người (kể thêm số chiến sĩ hy sinh mấy ngày sau trận hải chiến do bị thương nặng hoặc trong khi đào thoát) thay vì 71 người như báo cáo trong H.S.T.T.
[22] Theo tài liệu của Giáo Sư Trần Đại Sĩ.
1
https://lh3.googleusercontent.com/XmgldeiOWLj7lMfUAG0KYnZDLumWltYautSy-3PtENo8vNYTzhzLtVfxxEa75bJiEA7_iOPIeIhlKsJSFAbqlgRuEiAaEsyDd5wY4g=w1280-h1024-rw-no
2
https://lh3.googleusercontent.com/Kqi_RZ4mM76iJZCn8xZvgAu4qqsMpjpbpqoKk-tiI7v4O3hxXSkMiQ1vZO3_-N45_DJgDzsAxLYl0wnRwEcRvVOFkdSquJBy9LX_5w=w1280-h1024-rw-no
3
https://lh3.googleusercontent.com/fgqK2y5_0nmvtXPLI6I8yRKpg1Omnv5SiiVb87jZEDUR97j4SOkHGsl56Q_vao81JSQHKFwp4SewN5plC3s_T2uGD5YdIgIpwOu2Lg=w1280-h1024-rw-no
4
https://lh3.googleusercontent.com/Gvscr8I-nNq95B_Tcryr_cAh0TL6xGEIVjk5RRNiIAavFgWDwOnM_yIBKzstpRYLJamxF1PNZcb5gVf6thHFFbwTWyariv5F5pZVDw=w1280-h1024-rw-no
5
https://lh3.googleusercontent.com/5TNFFR1A6jHnRO2PtDcYcyeMMRnNsfDoM_PDTOSRvcVNZXLy8SeJJsa57BaPAhxc7OizUybedSKlMMgZy2_0FiDeF9bHVmQVvklj0w=w1280-h1024-rw-no
6
https://farm6.static.flickr.com/5049/5241471118_fd357f1d4d_z.jpg
7
https://s20.postimg.org/c69j4v2b1/QLVNCH_logo.jpg
8
9
https://s32.postimg.org/4hskjghjp/ztdal_bcdu_jpg_original.jpg
10
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjfwbBSnbqmwnexC_UFTxsnis8j2WpSu6tjKriJTjl5ZTVDezymYaUV0poVB3Rm1b7TtM8mXVIJq3WnRA9Py4St-EzA9aUeXnR2wgtovTpO0eAsb6GQN2rPSeEJcle79rkcLb-clIVU_kY/s1600/2476635200031690022CYEcGl_fs.jpg
14
114
115
Skyraiders A-1H of the 516th Fighter Squadron South Vietnam Air Force, at Da Nang Aug. 1967
F-5A Không đoàn 23 Chiến thuật KQVNCH
F-5A of 23rd TW South Vietnam Air Force - Bien Hoa
24
Chiến hạm HQ-611 của Hải Quân VNCH đang tuần tra tại đảo Trường Sa
Các sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa tại quân cảng Cam Ranh ngày 1 tháng 1 năm 1971
Các chiến đĩnh Monitor của HQVNCH thao diễn trên sông Sài Gòn.
http://www.vnafmamn.com/NAVYphoto/RVN_Navy_3.jpg
https://www.vnafmamn.com/NAVYphoto/RVN_Navy_3.jpg
No comments:
Post a Comment