Sunday, July 30, 2017

Song Chùy 213


4
Tổ Quốc Không Gian

















 

=====================

 

*5

 





Avatar

Song Chùy 213
- Kỷ Niệm Đời Phi Công

 photo doorgunner_zpsghfcvtou.png

 

 

 

**************************************************************************

Chân dung của chiếc trực thăng Kingbee 213 - Song Chùy

**************************************************************************

 

 photo HQPD_1363365136_zpsit69dhwg.jpg
https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/HQPD_1363365136_zpsit69dhwg.jpg

 

 

Song Chùy

 photo UH1_VNAF17_zpsqph7ifzy.jpg
https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/UH1_VNAF17_zpsqph7ifzy.jpg

 

Hình ảnh kỷ niệm -
Phi công VNCH trong Phi Đoàn tác chiến Thần Chùy -- Liên Đoàn 33 Tác Chiến đang sửa soạn cho một chuyến phi vụ
 photo than chuy_zpsukwnadus.jpg
https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/than%20chuy_zpsukwnadus.jpg

 

 





    Song Chùy 213



    - Kỷ Niệm Đời Phi Công

    Avatar


    HQPD hân hạnh giới thiệu bài viết của Niên Trưởng Hoàng Văn Thư, Đ/U Phi Đội Trưởng thuộc Phi Đoàn 213 đã viết về một thời đầy ắp những kỷ niệm vui buồn và hào hùng của Phi Đoàn 213, thấp thoáng trong đó là hình ảnh đáng kính của những vị chỉ huy thuộc Không Đoàn và Phi Đoàn cũng như các bậc đàn anh mà nhiều bạn bè thuộc HQPD đã hân hạnh được cùng sát cánh, chia xẻ ngọt bùi. Bài đăng lại từ Cánh Thép (www.canhthep.com), xin chân thành cám ơn anh Thư và quý Niên Trưởng.

    NHỚ MÃI NHỮNG PHI VỤ (1)

    Ngày xưa khi mới về phi-đoàn tôi đươc huấn luyện bay gunship; các đàn anh cũng mới từ H-34 chuyển qua UH-1 và hệ thống tổ chức chưa được chia ra thành các phi đội như sau này. Hạ Lào là chiến trường đầu tiên để chúng tôi thao luyện.

    HQ/LAM SƠN 719 đến trong sự hồì hộp lẫn với niềm hãnh diện của những phi công thời chiến. Đúng hơn, có lẽ đó là khí phách ngang tàng của tuổi trẻ lúc bấy giờ. Vì nhu cầu chiến trường, các đàn anh đề nghị cho mấy đứa chúng tôi dùng giờ HQ thế cho huấn luyện và tôi cũng vui vẻ chấp nhận ngay. Cả đời bay cuả tôi từ HTC đến TPC và IP đều thay thế bằng giờ HQ, với những kỷ niệm không bao giờ quên của một đời phi công dù đã gần 40 năm qua đi.

    Vùng Hỏa Tuyến, địa đầu giới tuyến... những danh từ thật hấp dẫn với lứa tuổi thanh niên điếc không sợ súng. Buổỉ sáng cất cánh từ Đông Hà, một thành phố sa mạc như Casabalanca bên Phi Châu thời Đệ Nhị Thế Chiến với tất cả màu sắc của chiến tranh. Quốc lộ 1 chia Đông Hà làm hai: hướng Tây là các đồn bót và căn cứ quân sự của TQLC Mỹ, phiá đông nhà dân chúng sống lẫn lộn với chợ búa và hàng quán. Quân xa và thiết giáp vận chuyển suốt ngày đêm,đất đỏ mù mịt như sương mù bao trùm cả thành phố. Ở giữa chợ còn một chiếc T-54 có lẽ là di tich sau Tết Mậu Thân để cho trẻ em làm đồ chơi giải trí. Miền Trung, những ngày đàu xuân mưa phùn gió bấc, lạnh run cầm cập, gió lùa vào thân tầu. Từng đoàn trực thăng nối tiếp nhau trên bầu trời như những toa xe lửa bò theo con thung lũng ngoằn ngèo cắt ngang Trường Sơn dẫn vào KHE SANH, một trong những căn cứ hỏa lực quan trọng và lớn nhất của MỸ nằm sát biên giới LÀO Nhờ bộ đồ ấm mới mang từ MỸ về, laị thêm khăn lông quàng cổ và áo jacket còn thơm mùì tiếp-liệu mà vẫn không hết lạnh. Tự hỏi lòng mình trời lạnh hay lạnh cẳng? Vùng trời Hạ Lào ngày nắng cháy, đêm sương lạnh thấu da thịt y như Đông Hà, Quảng Trị. Đèo LAO BẢO đánh dấu biên giới giữa hai nước. Quốc lộ 9 dẫn qua đèo tượng trưng cho sự giao dịch hai bên những ngày chưa có chiến tranh . Cây lá phủ kín chằng chịt cùng hệ thống đường mòn HCM lúc ẩn lúc hiện đâm sâu vào nội điạ Lào, âm u và bí ẩn đầy cạm bẫy đang chờ đón bước tiến của quân ta. Ngày đầu vượt biên tôi bay với anh Trần L.Tiến hộ tống cho hai đơn vị thiết giáp và Dù một lượt xuất hành qua đèo Lao Bảo trên QL9. Các địa danh kế tiếp như Bravo, Alpha, Alưới, Sophia đều nằm cạnh đường số 9 ,và Tchepone là mục tiêu cuối cùng. Bản đồ HQ phát cho ngày hôm ấy chỉ giới hạn theo đà tiến của các đơn vị bạn. Những bước chân gian nan chậm chạp của người chiến binh BB tiến mãi mà chẳng được bao xa, chúng tôi phải vòng mấy tours mới kịp. Âm thanh rộn ràng, âm ĩ của trực thăng trên trờì và thiết vận xa dưới đất phá tan không gian tĩnh mịch của vùng núi đồi Hạ Lào; mình cũng can đảm hơn lên, vui nhiều hơn sợ. Ngày còn học quân trường tôi rất mê môn Địa Hình, bây giờ là lúc trắc nghiệm khả năng. Các anh Thanh, Châu, Tiến đều thích tôi bay chung. Nơi xứ lạ các anh yên trí cầm tay lái còn tôi chấm đường bay, anh em rất hợp rơ. Một hôm, CT/UBHP/TƯ Nguyễn Cao Kỳ ra thăm. Ông mặc bộ đồ lãnh tụ (Model của HCM & CHU Â.LAI) màu trắng toát nổi bật hẳn lên giữa vùng đồn điền café đãt đỏ bùn lầy. Đám cận vệ đàn em của ông thì mặc đồng phục đen như những tên Ninja, mặt đầy sát khí còn chĩa súng thẳng vào mặt Phi hành Đoàn đang chờ phi vụ. Ông quên những thằng đàn em ngày đêm hy sinh gian lao nơi chiến trường để bảo vệ Quê Hương và các đàn Anh ở hậu phương. Nỗi tủi hận tràn dâng vì người anh bạc bẽo! Cái máu ái mộ V.C cuả ông ngày ấy đã có sẵn nhưng chưa có dịp lộ diện như bây giờ. Sau này quen dần, mỗi lần qua Lào chẳng cần bản đồ nữa. Đường mòn HCM chằng chịt như lưới nhện, quân ta chiếm cứ các cao điểm Tchepone, Đồi 30, Đồi 31 v.v... Chúng tôi thường xuyên nhận phi vụ túc trực yểm trợ tác xạ cho các đơn vị DÙ trên vùng trờì Căn Cứ Hoả Lực 31 , hướng Tây Bắc cách Khe Sanh độ 20 phút bay. Một hôm chờ cả buổi sáng không có missions nào, bay lòng vòng chờ đợi buồn chán. Buổi trưa về Khe Sanh đổ xăng và ăn trưa xong rồì lên vùng lại. Vẫn cảnh chờ đánh không gì chán bằng làm nản chí ngươì trai chinh chiến. Chiến trường hôm ấy sao yên lặng lạ thường. Đến chiều, trước khi ra về, anh Hg N.Châu (TPC) liên lạc vơí DÙ để kiếm mục tiêu gọi là điều-chỉnh-tác-xạ ,anh em thao dợt cho đỡ buồn. Target là ngọn đôì nho nhỏ dưới thung lũng phiá Tây Nam cuả CC/31. Anh để tôi dợt trước. Sau khi đã định hướng mục tiêu và điều chỉnh gunsight, lao mình sẵn sàng nhả đạn thì anh đòì takes over control, nghi tôi nhắm trật. Tôi vội bấm nút release thật lẹ, không ngờ từ dưới chân đồì lửa và khói bùng lên một góc rừng. Quân bạn xác định mục tiêu phá huỷ là kho nhiên liêụ của địch. Sau LAM SƠN 719, báo Chiến Sĩ Cộng Hoà có ghi thành tích cuả Không-Quân VN đã phá huỷ một kho dự trữ nhiên liệu của địch tại Hạ Lào. Một đóng góp nho nhỏ của Trực Thăng bên cạnh những chiến công lẫy lừng cuả các anh A-37 và F5 {?} .Quả là trường hợp "chó ngáp phải ruồì" nhưng là true story. Và là kỷ niệm sống mãi trong lòng tôi. Nhớ Mãi Những Phi Vụ (2) Sáng hôm ấy ,một buổi sáng muà Đông năm 1972, bầu trời Đà Nẵng quang đãng mát mẻ. Mỗi lần ra HUẾ mà trờì không mây lòng mình cũng thoải mái nhẹ nhõm. Từ Đà Nẵng cất cánh ,lấy hướng North West một chút và băng qua đèo HẢI VÂN rồi Phú Lộc nữa là có thể thấy phi trường Phú Bài và Huế. Vừa qua khỏi đèo, nhìn xuống chân núi, khu Lăng Cô xinh xắn rải rác vài xóm nhà mái ngói đỏ chói bên những hàng cau xanh tươi xen lẫn với hàng dương liễu trải bóng dài trên mặt đầm lai láng, tựa hồ như bức tranh sơn thủy thiên nhiên tuyệt đẹp mà ngườì hoạ sĩ tài ba nào đó, còn khéo léo linh động thêm vơí chiếc UH-1 lơ lửng giữa nền trờì trong xanh. Vùng bờ biển Lăng Cô sáng nay lô nhô những bao ụ gì đó có vẻ khả nghi lạ thường. Tôi đảo một vòng low level rồi đáp xuống, thì ra dân chúng đang lượm những bao đồ trôi lềnh bềnh trên mặt biển. Năm ấy hải cảng Hải Phòng bị Mỹ phong toả (blockage) vào dịp NOEL. Những bao gạo cuả Trung Cộng bọc bằng nylon được thả cho trôi vào miền Bắc nhưng laị dạt xuống bờ biển miền Trung. Chúng tôi cũng lượm 2 bao chở tới Phú Lộc đổi ra tiền rồi bay tiếp ra Huế, phi vụ trực HQ cho BTL Tiền Phương QĐ1 trong nội thành Mang Cá, một cổ thành còn laị từ thơì Pháp . Ngoài PHĐ hôm ấy còn có một em gái hậu phương nho nhỏ xinh xinh xin ra Huế ghi danh học . Với tuổi trẻ bấy giờ ai nỡ lòng từ chối được! Tôi mượn xe Jeep của anh L.V.BiNH (T/Tá TPHQCC/QD) bên Không Trợ1. Vì là hàng xóm cùng khu cư-xá Bắc Phạt lại thân tình nữa nên anh vui vẻ giao cho chìa khoá xe. Tôi giao cho Vân (ngố) lái với CP/XT nữa đưa em ra phố, xài tiền vừa đổi 2 tạ gaọ. Còn mình tôi ngồì đọc sách chờ phi vụ và cứ đinh ninh bọn hắn sẽ về kịp. Chừng nửa giờ sau tôi nhận phi vụ đưa một trung tướng KQ Mỹ từ BCH/Tiền Phương /QĐ1 về Đà Nẵng. Không dám nhìn kỹ, chỉ thấy 3 sao sáng chói trong bộ quân phục xanh xếp ly thẳng mướt. Còn tôi vơí bộ Nomex đã cũ , nhăn nhó hôi hám (2 ngày chưa giặt một lần để bớt phai màu). Lúc mới về trình diện phi đoàn Tiếp-Liệu cho ký lãnh mỗi ngườì một bộ đồ bay, một đôi giầy ,và một Jacket. Sau đó hình như TL cũng giả quên luôn chẳng bao giờ phát lại. Hằng năm phải tự ra phố mua thêm mới đủ mặc. Riêng tôi nhiều lúc còn không có tiền mua lon. Áo bay tôi không có phù hiệu, ngoại trừ cái nón calô. Đờì lính năm xưa rất nghèo nên tôi chọn chuyện HQ làm vui, ra ngoàì tha hồ ngang tàng phá phách. Cái chuyện rất may cho tôi hôm ấy là Ông (tướng) đi không có SQ Tùy Viên nên không có ai hạch hỏi gì thêm. Tôi không dám ngó thẳng coi Ông bay loại gì? Một mình solo, không P.H.Đ. lại không mang lon nên Ông không biết tôi cấp bậc gì mà dám liều kiểu này, có thể vậy mà Ông bớt sợ? Tàu tôi HQ không trang bị ghế VIP hai cửa mở rộng thênh thang. Gió núi lồng lộng lùa vào boong tàu có thể đã cho Ông những cảm giác thú vị mới lạ khác với những lần đi tàu VIP cửa kín bít bùng nóng nực. Tôi vẫn bình tĩnh giữ nụ cười xã giao chào Ông sau khi đã êm ái hạ tàu trước bãi VIP của SƯ ĐÒAN. Và thấy bớt lo khi Ông cườì với lời ''Thank You'' trước khi chạy lại xe đón đang chờ sẵn. Trên đường bay trở ra Mang Cá có giờ suy nghĩ, bây giờ tôi mới biết sợ cho sự liều lĩnh cuả mình. Khi bay ngang qua phiá Đông phi trường Phú Bài, con tàu tự dưng rung mạnh như có vật gì rớt khỏỉ phi cơ. Sau khi đáp xuống Mang Cá tôi phát hiện đã rớt mất thùng đạn đaị-liên phiá sau. May mắn thay khẩu đại liên vẫn còn nguyên. Nếu không tôi đã đi tù trước khi có chương trình cải tạo. Thầm tạ ơn Trời phù hộ. Thùng đạn có lẽ đã rớt giữa những thửa ruộng vuông vức như những ô cờ bên cạnh phi trường PHÚ BÀI. Chiều hôm âý Tr/T. Hoạt (xếp cuả anh BÌNH) Trưởng Phòng K.TR/QDI đã biết được. Chắc Ông Tướng kể lại cho ai nghe và báo cáo lên Quân Đoàn nên Tr/T Hoạt liên lạc qua tần số kêu tôi vào trình diện tối nay, tôi trả lời phải trở về Đà Nẵng vì trời sắp tối. Thế là tôi thoát nạn. Về tới gần Đà Nẵng, tôi liên lạc xin đáp. Đang tà tà thả hồn mơ mộng theo dòng sông Hàn để vào đường bay 35N (Phi đạo DNG có 2 đường 170s và 350n ) thì một trực thăng khác kè sẵn bên nách không chiụ nhả. Tôi cắm mũi múc một màn ngoạn mục ngay dưới bụng và luì về sau để coi tàu nào? Sau khi vô ụ parking, tiếng ĐT/KĐT từ HQCC liên lạc ra hỏi : "Thằng nào khi nãy dám ngon MÚC tao, còn chở gái nữa? Vô trình diện gấp!" Tôi vô chào xin lỗi NT. Lợi dụng Phòng Kế Hoạch mới cho học tập về sự phòng ngừa phi cơ địch sau vụ MIG của BV đã có lần vô dò thử trên vùng trời DNG ? Tôi tưởng phi cơ địch nên phải nhào lộn để né tránh. Thế mà Ông tin và tha cho. Giờ này nghĩ laị thấy thương Ông như ngườì Cha Già trong đại gia đình KD51CT năm xưa, rất ít khi phạt đàn em. Ông hay chửi thề (miền Nam) xong rồi cơn giận cũng nguôi theo. Cả KĐ, mỗi phi đoàn trực thăng đều như một gia đình, các anh em luôn mến thương vui vẻ cả nhà. Ngày cuối cùng di tản khỏi ĐNG tôi cứ lưu luyến lẩn quẩn mãi trên bầu trời cho đến hết xăng mà không đành giã từ, chút xíu nữa đã ở laị làm tù binh! Từ ngày qua đây tôi vẫn mong tìm được cuốn Hồì Ký của vị Tướng KQ Mỹ năm xưa mà không biết tên để xem Ông viết gì về kỷ niệm ấy? Có lẽ Ông còn LIỀU hơn khi dám tự tin giao mạng sống cho tôi mà không hề thắc mắc hỏi han điều gì. Ngày 27/01/1973 ngày Hiệp Định PARIS chính thức có hiệu lực. Buổi chiều hôm trước , sau khi hoàn tất mấy phi vụ tiếp tế & tải thương cho TQLC ở Hải Lăng và Hương Điền vùng phía Bắc Huế, vị sĩ quan Alô cho biết lệnh cuả HQCC yêu cầu chúng tôi trở lại đáp xuống CHARLIE, BCH/TP/Dù nằm taị cây số 17 bên cạnh QL1 để nhận lệnh tiếp. Vị SQHQ Dù nhấn mạnh với chúng tôi " đây là giờ thứ 25 ", kêu goị sự hy sinh của anh em cùng với các đơn vị Dù đêm nay làm tròn sứ mệnh mà Tổ Quốc giao phó. Nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ lãnh thổ cố đô Huế vì tầm quan trọng của Huế cũng không thua gì Saìgòn và Hanoi . Nếu mất Huế chúng ta sẽ không thể dành lại theo thỏa ước ngưng chiến da beo mà 2 bên đã thỏa thuận. Mỗi phe sẽ làm chủ những phần đất mà mình chiếm đóng trước 12.00 giờ đêm nay. Suốt đêm hôm ấy, sau bữa cơm tối vội vã, chúng tôi liên tục di tản chiến thuật hết tiểu đoàn Dù từ trong vùng núi phía Tây THÁNH ĐIA LAVANG về Charlie vừa để phòng thủ Huế vừa bảo vệ BTL, phòng ngừa trường hợp địch làm một màn tấn công chót trước giờ đình chiến . Dưới ánh trăng mờ sáng, sương đêm phủ trên các ngọn đồi bạc trắng long lanh như tuyết phủ, Tạ Nhất Chí (PĐ233) gunship theo hộ tống, báo cáo vừa bị bắn thì cũng vừa lúc tôi cất cánh chuyến chót nên ra lệnh cho anh em nghỉ luôn. Tuy mệt mõi nhưng mọi ngườì đều vui mừng hãnh diện vì được đóng góp vào giây phút thiêng liêng của lịch sử. Sau hiệp định Paris, bắt đầu có những phi vụ bay cho Uỷ Ban Liên Hợp Quân Sự, với tàu không trang bị súng đạn còn sơn màu cam (orange) ở mũi và bụng. Những vùng ngày xưa gọi là mật khu VC, mỗi lần hành quân tha hồ tác xạ tự do dù tìm mãi mà không thấy thằng nào. Ngược lại bây giờ chúng tự do bò ra như kiến vỡ tổ, vừa canh tác ruộng rẫy vừa dựng chòì canh gác phòng thủ. Vẫn mang bộ đồng phục kaki Nam Định màu lúa xanh cố hữu và chân dép râu, đầu đội nón cối. Một lần tôi chở ĐT Cảo và các SQ phe ta trong BLH/Vùng 1CT vào họp với chúng trong vùng mật khu phía Tây của TIÊN PHƯỚC, khu rừng quế ngày xưa (đã một thời nổi danh cả nước với vụ Quế Tướng Công). Cùng đi chung trong phái đoàn của ta còn có một nàng Nữ Quân Nhân trẻ đẹp. Trong buổi họp mặt xã giao đầu tiên của 2 phe cô ngồi giửa tôi và anh T/Tá VC. Tôi liếc thấy bàn tay thèm thuồng cuả hắn cứ tự do HQ trên cặp đùì nõn nà cuả nàng mà tâm thần tôi cũng bồn chồn theo. Sau buôỉ họp, tôi hỏỉ hắn: "Bên các anh có Nữ Quân Nhân không?" Hắn hưá lần tới vô lại, hắn sẽ mời tôi ở lại đêm và sẽ mang các em tới. Hoá ra hai kẻ đồng tâm nói ít mà hiểu nhiều. Rãt tiếc ít lâu sau đó ĐT Cảo bị chết vì tai nạn ngày Ông về SAIGON, trên một chuyến AIRVN bị không tặc là một thiếu tá CSQG từ Đà Nẵng vô SAIGON đã đòi phi cơ bay ra HÀ NÔI và sau đó hắn cho phi cơ nổ trên không phận PHAN RANG. Những ngày ĐT Cảo còn sống, thỉnh thoảng vào muà Hè Ông cho gia đình ra Huế chơi. Ông có cô con gái đang tuổi 17,18 rất xinh đẹp. Sau đó các phi vụ cho BLH/QS/Vùng 1 cũng chấm dứt luôn. Tôi chẳng bao giờ có dịp gặp những nàng Nữ QN mà anh T/T VC đã hứa cho tôi gặp. Anh chàng quê Quảng Ngãi đã ra tập kết ngoài Bắc nhiều năm nên nói giọng Bắc sành sõi nhưng khi nói chuyện riêng thỉnh thoảng hắn vẫn không mất giọng Quảng. Hắn tặng tôi một chai rượu Lúa Mới (Vodka VN) sản xuất ở Nam Định gần quê tôi ở Thái Bình. Hắn thân mật khơi lại hình ảnh thân yêu của quê tôi với giọng tuyên truyền "Thái Bình Năm Tấn", ý nói quê tôi là nơi lúa gạo trù phú của miền Bắc. Sau phi vụ ấy, về phi đoàn tôi bị PĐT cảnh cáo liền. Có một Sĩ Quan An Ninh nào đó bên QĐ cùng đi chung trong phái đoàn đã để ý sự thân mật cuả tôi, đòi tôi nạp lại các hình ảnh lưu niệm ở mật khu mà tôi đã mang theo máy để chụp. SONGCHUY /T.HG chimtroi's Avatar chimtroi said: 05-19-2009 01:44 AM Default Kỷ Niệm Đời Phi Công - Song Chùy 213 (phần 2) NHỚ MÃI NHỮNG PHI VỤ (3) Kỷ Niệm Đời Phi Công Sau Hạ Lào thì tôi chuyển qua bay Slick thú vị hơn vì tính chất đa dụng cuả nó, đồng thời cũng vừa lúc tôi ra HTC một lượt với Tài (meó) và Hoàng (guitar). Ba đứa chúng tôi về trình diện Phi Đoàn một lượt ngày 6 tháng 8 năm 1970 . HQ Lam Sơn 720 nối tiếp sau Lam Sơn 719, với những trận đánh đẫm máu khốc liệt ngay trong lòng Trường Sơn. Không biết vì lý do gì sử sách rất it nhắc đến Lam Sơn 720. Ta đã dồn địch về nội địa để diệt hết những tàn quân còn sót laị hay Địch dí theo Ta sau cuộc triệt thoái từ Hạ Lào? Chờ hơn một tuần lễ sau mới vô tải thương được thì xác đã rữa ra, giòi bọ giăng tung toé lên bubbles, áo bay , và helmets v.v.. Các cưả trước sau đều tháo gỡ hết mà vẫn không tránh khỏi mùi hôi. Nghĩ thương cho mình thì ít mà tội nghiệp cho những ngươì bạn bất hạnh thân xác gói gém trong những ponchoes màu olive xanh đậm, chất đầy trên sàn tàu. Trận chiến kéo dài cả tháng mới dứt, suốt theo biên giới Lào Việt từ giáp vĩ tuyến xuống tới mật khu Ba Lòng ở phía Nam. Đường vào Ba Lòng thâm sâu hiểm hóc như vào hang cọp. Hai bên là những vách đá sừng xững như núi chẻ làm đôi .Thung lũng âm u lờ mờ uốn mình theo con đường mòn nối dài với Ashau ở phiá Tây Nam Huế. Con tàu bé bỏng như con chuồn chuồn tí teo đang bị nuốt trửng giữa núi đồi trùng điệp . Vừa bay vừa nhớ lại câu nói của thằng bạn tên Mai ngày còn chung quân trường. Nó luôn tự hào lải nhải câu văn của Danh Nhân nào đó: " Vũ trụ bao la nhưng bé nhỏ trong tầm tay người phi - công". Sư Đòan 3BB được thành lập sau HQ Lam Sơn 719 để án ngữ vùng địa đầu giới tuyến và Ba Lòng là tuyến phòng thủ nặng nhất nhưng quân số chỉ đủ phân tán mỏng cho mấy tiền đồn lạc lõng giữa núi rừng bao la. Các cao điểm phía Tây Bắc như Sarge, Fuller, Rockpile đều bỏ dần. Bản doanh BTL/SĐ ở tại Ái Tử, một căn cứ của TQLC Mỹ để lại nằm giữa hai thị xã Đông Hà và Quảng Trị. Những LZ nhỏ bé , loe tròn trên miệng núi, chỉ đủ tầm cánh quạt. Phải hover cho chính xác, xong thả lỗ xuống là cách đáp duy nhất. Con tầu mất hút như vừa bị nuốt sống sau mỗi cú landing. Một hôm trời lạnh bay chung với Phù C. Thuận, núi cao mà Hắn mở heater- on quên tắt. Lúc đáp, từ cao độ tàu tự nhiên rớt rất lẹ như mất power. May mà phản ứng kịp không thì 2 thằng đã bị nuốt trửng trong chốn núi rừng ấy như hạt cát giữa sa mạc, bạn bè không tài nào tìm được. Từ độ cao mấy ngàn bộ mà khó tìm một khoảng trống khả dĩ có thể đáp emergency. Núi và rừng lúc nào cũng như đua nhau vươn lên trời cao, chen lấn chập chùng bao la bất tận. Nhiều năm qua đây có mấy lần còn ác mộng mơ mình bay lạc trong vùng Ba-Lòng vừa bị hoả lực địch bắn xối xả cắm mũi chạy! Nhờ giật mình thức giấc mới thoát khỏi giấc mơ kinh hoàng. Hôm nay nhớ đến Thuận với những kỷ niệm năm xưa. Hắn chung ĐĐ52/ĐTH ở Quang Trung nhưng học bay sau mấy khoá và may mắn lại cùng phi đoàn. Hắn giỏi văn thơ âm nhạc, cùng gốc Huế và dòng máu văn nghệ như TCS. Hắn với Xuân Điềm từng viết nhạc cho ĐĐ tập hát lúc ở quân trường. Một lần khác cũng hai đứa bay chung: phi vụ chở nhóm Bác Sĩ và Y Tá người Đức thuộc tàu Bệnh Viện HOPE là một bệnh viện nổi và từ thiện của Tây Đức ở ngoài khơi Đà Nẵng. Họ muốn bay lòng vòng quanh vùng ĐNG/HÔI AN để ngắm nhìn lần chót trước khi từ giã về GERMANY. Tãt cả đều mặc đồng phục trắng nõn nà, nhất là những nàng Y Tá đẫy đà bơ sữa. Khi các nàng trèo lên tàu, quần bó sát quá chịu không nổi đã bung ra làm đôi , để lộ một vùng LZ hồng hồng đen đen sau lớp màn satin trắng mỏng hấp dẫn tột cùng làm cho thần kinh 2 thằng như muốn vỡ tung! Thuận phát giác trước, Hắn thèm thuồng chiêm ngưỡng đã mắt rôì mới nhường cho tôi. Trao tay lái cho hắn xong tôi quay lại say mê quan sát mục tiêu... Cô nàng tức quá bèn mượn đỡ cái nón Calô cuả tôi đang để trên dash board úp che chỗ Âý gọn gẽ vừa vặn. Tội nghiệp cái nón tôi thương! Còn tôi từ ngày đó thành thân tàn ma dại. Về nhà bị thua xiễng liễng vì cờ bạc, đánh đâu thua đó! Sau cùng một hôm (trong khu cư xá Butler) tôi đành kê 2 hòn gạch làm bếp, ban đêm mang cái nón thiêu chung với cặp bông mai sáng chói để xả cho hết ám khí của Nàng. Ở Vùng 1 Chiến Thuật, phiá Bắc đèo Hải Vân gồm các thành phố Huế, Quảng Trị và Đông Hà thường "HOT" hơn nên Không Đoàn giao cho PĐ213 phụ trách. Những khi có hành quân lớn thì phối hợp chung cả Không Đoàn. Tuần lễ cuối tháng Chạp trước Tết năm 1972, tôi dẫn 3 chiếc ra nằm trấn thủ phi trường Ái Tử, Quảng Trị, biệt phái cho SĐ3BB. Đa số các anh em trong PĐ gốc miền Trung nên ai cũng muốn gần gia đình mấy ngáy đầu Xuân, tôi vui vẻ nhường cho họ. Sau Hạ Lào và từ ngày có SĐ3BB, quân đội Mỹ đã luì dần về phiá Nam nên phi trường Ái Tử cũng bỏ ngỏ. Phi cơ fixed Wings ngưng đáp, chỉ còn trực thăng, không có Air Control mà báo cáo. Mùa đông, ban đêm sương mù ground fog dầy đặc sát mặt đất đi bộ còn đụng nhau. Mỗi đêm SĐ3BB cho một tiểu đội qua bảo vệ an ninh cho chúng tôi. Ranh giới phiá Đông Bắc và Đông Nam phi trường là con sông Thạch-Hãn nơi trao trả tù binh sau này. Chỉ có lớp rào kẽm gai sơ sài làm vòng đai bảo vệ phi trường. Hôm giao thừa , Phi Đòan gởi cho 10 ngàn để ăn Tết ở Biệt Đội. Trưa hôm ấy tôi dẫn 3 Phi Hành Đoàn (12 người) và mời thêm người tài xế SĐ3BB ra phố Quảng Trị ăn Tết với chúng tôi cho vui. Tôi không hề để ý con số 13 nhưng một người HSQ (tên NGẢI) đã để ý mà không nói trước. Khi tới tiệm ăn tôi mới phát giác thiếu một người. Ngãi đến sau cho biết: vì có 13 người nên hắn vô xóm tìm nơi xả xui vừa xong. Tôi đồng ý thay đổi lại để giải toả con số 13 bằng cách chia làm 2 bàn sáu (6) và bảy (7) rồi nói anh em tự chi tiền và tôi sẽ hoàn trả lại. Sau bữa cơm trưa vui nhộn, coi như biệt đội đã ăn Tết xong, chúng tôi trở về khu barrack vắng vẻ. Cả một căn cứ QS lớn cuả Mỹ ngày xưa giờ đây hoang phế điêu tàn chỉ có 12 đứa chúng tôi chiếm một căn với 3 phi cơ đậu ngay trước sân. Đến gần chiều mới có phi vụ liên lạc, qua BTL/SĐ3BB đón tướng Vũ Văn Giai đi uỷ lạo các đơn vị bạn đang tăng phái trong vùng lãnh thổ trách nhiệm của Ông. Tôi phái Đinh N.Hoàng/Ng. T.Sỹ cất cánh. Khi lên trời mới biết phi vụ thay đổi để chở toán phát lương TQLC tới Cam Lộ (Camp Carrol) ở phiá Tây Bắc phi trường Ái Tử chừng vài dặm. Một căn cứ nhỏ cũng do TQLC Mỹ để lại , có runway ngắn cho trực thăng và chinooks đổ xăng những ngày chiến trường còn sôi động. Sau khi Hoàng & Sỹ cất cánh rời Cam Lộ ít phút để trở về thì tàu bị nổ trên trời rớt xuống ngoài vòng đai phía Đông Nam. Tất cả PHĐ đều bị cháy theo với tàu, trong đó có NGẢI, người Xạ Thủ đã linh tính biết trước mạng số mình mà không làm sao tránh được. Ai cũng nghĩ con số 13 xui xẻo, có lúc Phi Đoàn gặp nạn nhiều quá muốn xin đổi số. Phần tôi con số ấy lại rất hợp nên tôi đã gặp nhiều vận may hơn rủi. Mỗi buổi chiều cắt bay lúc Đ/u Trần Lê Tiến (Trưởng Phòng Hành Quân) còn sống, trên bảng Phi Vụ Lệnh, gặp KingStar 13 bạn bè tìm cách tránh né, và Anh lại bỏ tên tôi vào. Mỗi khi thoát nạn rồi tôi mới nghiệm thấy con số 13 là con số hộ mạng cho tôi. Nhiều người tìm cách đổi đi các PĐ khác còn tôi cứ ôm lấy 213 như ôm người Mẹ hiền không muốn xa cách. Trong cuộc chiến vừa qua có ai dám tự hào sống sót vì Tàì mà chỉ vì sự hên may cuả mỗi người. Hoàng-Sỹ mất rồi mới phát giác tàu bị gài chất nổ. Ban đêm, lợi dụng sương mù và trời lạnh, toán lính phòng thủ cũng chui vào bunker ngủ hết, bọn du kich đã bò tới gài chất nổ trên phi cơ. Rất may, nếu chúng ném thêm một trái lựu đạn vào barrack thì biết đâu còn nhiều người đã mất mạng vaò ngày ấy rồi. Nhờ cái xui mình mới nhận ra điều hên. Ngày hôm sau Không Đoàn cho lệnh tôi rút biệt đội về Dạ Lê (Camp Eagle) ở phiá Tây Nam Huế, từ đó không còn Biệt Đội nào ra nằm ở Ái Tử nữa. Tình hình chiến sự cũng thay đổi đột ngột ... Vài tuần lễ sau đó Cộng Quân tràn qua vùng Phi Quân Sự, mở màn cho Muà Hè Đỏ Lưả: SĐ3BB rút lui, Quảng Trị thất thủ, Tướng Vũ Văn Giai bị cách chức v.v... PĐ 233 một chiếc đáp BTL/SĐ3BB bị pháo banh xác hình như Thanh (hô) & Sửu bay phi vụ ấy. Ngày Trần Thế Vinh bị bắn rớt, trời mù mây thấp, những phi tuần AD6 cuả các anh phải low level vào vùng ngang cao độ với trực thăng, chúng tôi được lệnh standby ở Hải Lăng, một quận lỵ bên bờ phiá Nam sông Thạch Hãn. Suốt đại lộ kinh hoàng từ Quảng Trị vô Huế hai bên cháy trụi xác xơ tiêu điều. Quân ta rút về hướng Nam sông Mỹ Chánh, con sông cắt ngang QL1, uốn khúc sau lưng quận Phong Điền, xác trôi lềnh bềnh ra Phá Tam Giang. Bên kia bờ hướng Đông là quận Hương Điền, phòng tuyến cuả BTL/HQ/TQLC được phân tán mỏng sau những lũy tre xanh, giống hệt hình ảnh quê tôi ở miền Bắc năm xưa khi lính Tây hành quân về làng hồi trước Hiệp Định Geneve. Trên khu đồi cát trải dài từ Hải Lăng về Hương Điền một trận chiến ác liệt đã để laị mấy chục xác Biệt Động Quân còn dấu xe tăng (VC) đè bẹp trên cát. Cát phủ xác người chỉ thấy mũi súng, ba lô và nón sắt nhấp nhô như đánh dấu cho chúng tôi đáp mà lượm (bay chung với Lê V.Tân ?).Tôi lượm mớ M16 về cư xá giữ phòng thân. Sau khi Tướng Ngô Q.Trưởng ra thế tướng Hoàng Xuân Lãm, Ông đặt nặng việc bảo vệ Cố Đô Huế nên các cuộc HQ cũng luì dần vào các tuyến phiá trong nhất là mặt núi phíaTây và Tây Bắc. Quân ta oai hùng lấy lại Cổ Thành Quảng Trị để rồi bỏ ngỏ, chỉ còn là một thành phố hoang tàn đổ nát. Ngày tái chiếm Quảng Trị, toàn bộ Không Đoàn Trưc Thăng túc trực ở Phú Bài. Tr/Tá Trương Văn Vinh leads, tôi theo chiếc trail. Mặt Trời chưa ló dạng chúng tôi đã cất cánh để giữ yếu tố bất ngờ. Hợp đoàn cả trăm chiếc nhưng không được mở đèn. Phi vụ hoàn tất trở về đáp Phú Bài rồi mặt Trời vẫn chưa mọc. Chiến thắng Quảng Trị là chiến thắng danh dự nhiều hơn vì chiến lược. Sau này chúng tôi không bao giờ có dịp trở lại thành phố thân yêu ấy với biết bao kỷ niệm còn vấn vương ... Với cuộc bố trí mới: TQLC ngăn chặn mặt Đông Bắc từ Cửa Việt xuống Hải Lăng, Hương Điền. Góc Tây Bắc là các đơn vị Dù (Mỹ Chánh, Camp Evans, c/c Barbara), vùng núi góc Tây Nam do SĐ1BB phòng thủ ngăn chặn sự tấn công của địch từ Ashau qua ngả Bastogne, King & Birmingham v.v... SĐ3BB di chuyển chiến thuật vào vòng tuyến Tây Nam phi trường Đà Nẵng và vùng Duy Xuyên, Đại Lộc, Thượng Đức phối hợp cùng Đặc Khu Quảng Đà (Quảng Nam-Hôị An). Quân bạn đến đâu cánh chim Song Chùy ở đó cùng nhau chia sẻ gian nguy cho đến giây phút cuối cùng của cuộc chiến. NHỚ MÃI NHỮNG PHI VỤ (4) Kỷ Niệm Đời Phi Công Thị Xã Đà-Nẵng ở phía Nam đèo Hải Vân, nằm giữa Huế và Quảng Ngãi, là trung tâm điểm chia vùng 1 Chiến Thuật làm hai phần cả về quân sự lẫn địa lý. Do đó Đà Nẵng luôn giữ một vai trò quan trọng trong chiến tranh VN và càng quan trọng hơn sau khi quân đội Hoa Kỳ đã rút lui. Bộ máy (Chi Huy) chiến tranh toàn Quân Khu 1 với vai trò ngăn chặn sự xâm lăng cuả QĐ Bắc Việt nơi vùng địa đầu giới tuyến được đặt tại Đà Nẵng gồm có Bộ Tư Lệnh/Quân Đoàn 1, Bộ Tư Lệnh/Hải Quân/Vùng I Duyên Hải, Sư Đoàn I Không Quân, Sư Đoàn 3 Bộ Binh, Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận I và các Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân, Bộ Chỉ Huy Pháo Binh, Biệt Động Quân Biên Phòng, Lực Lượng Biệt Hải-Lôi Hổ Vùng I v.v... Chỉ có cơ quan hành chánh như Toà Đaị Biểu Chính Phủ Vùng I thì nằm ở Huế. Sư Đoàn 3BB từ Quảng Trị di tản chiến thuật vào vùng phía Tây Phi Trường Đà Nẵng cùng với Biệt Khu Quảng Đà trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ cho Tỉnh Quảng Nam và đặc biệt Thị Xã Đà Nẳng. Tướng Nguyễn Duy Hinh được cử làm Tư Lệnh thay thế tướng Vũ Văn Giai vừa bị phạt ra Hội Đồng Kỷ Luật sau vụ triệt thoái khỏi Quảng Trị. Phi đoàn cắt anh Ng.H. H.Phước (kiêm TPAP/PĐ) bay chiếc VIP cho Ông. Tàu được chùi rửa tươm tất, có gắn 2 ngôi sao bạc bóng loáng ,PHĐ luôn chỉnh tề... Anh thuộc lớp đàn anh, đã bị thương trong một tai nạn trên sông Hương vào một ngày mưa gió lớn ở Huế, khi đó tôi còn là một hoa tiêu trẻ mới về. Một hôm anh Phước đi vắng về Saigòn khám sức khoẻ, tôi bay thế qua BTL/SĐ3BB. Không may tàu riêng cuả ông Tướng bị hư cần bảo trì. Tôi mang tàu hành quân qua đón, Ông tỏ vẻ không hài lòng lắm còn hạch hỏi tàu không có sao (**) và ghế VIP? Trong phi vụ thăm viếng mấy tiền đồn nho nhỏ quanh vùng Đại Lộc Duy Xuyên sau khi hoàn tất, Ông muốn tôi bay xa hơn xuống phiá Nam QL1 gần Baldy / Quế Sơn rồi sẽ vòng laị. Vị Sĩ Quân tuỳ viên truyền lệnh Ô. tướng muốn tôi giữ bên lề trái quốc lộ để Ông quan sát. Vốn sẵn đang bực mình vì sự hạch hỏi cuả Ông buổi sáng, tôi mời Thiêú tướng qua ghế trái cho tiện để tôi bay theo lề phải cho được an toàn vì không phải trong vùng Hành Quân. Ông nhất định không chịu. Suốt một tuần lễ sau đó, hễ thấy bản mặt dễ ghét của tôi qua đáp túc trực chờ ông trên ngọn đồi trọc phía sau BTL là ông cho SQTV mời tôi xuống bãi dưới, thà không đi và nhất định chờ đến khi anh Phước về. Ông báo cáo sự việc qua Quân Đoàn và Sư Đoàn. Rất may Trung tướng Ngô Quâng Trưởng mới biết bay trực thăng nên Ông đã bênh vực quyết định cuả tôi. Bùi M.Kim (mập) là pilot riêng cuả Ông, hắn nói lại cho hay và khuyên tôi đừng liều "lính mà dám chọi với tướng!". Đa số các phi vụ HQ thuộc SĐ1KQ đều nằm trong vùng rừng núi. Mặt Tây là Trường Sơn cao vút , dân chúng sống rải rác ven các thung lũng và phần đồng bằng gầ gò khô cằn sỏi đá chỉ vỏn vẹn trong tầm mắt, ruộng đất chia như những ô cờ vuông vức. Sau mỗi cuộc HQ bay ra vùng đồng bằng kể như an toàn, tâm hồn nhẹ nhõm thoải mái trở về hậu cứ. Ngày còn học Hunter, tập đáp núi bằng những pinnacles đắp ụ lên cỡ 100 feet đã khó khăn. Bây giờ thực hành trên chóp núi vời vợi quá trần mây, với cao độ 4-5 ngàn bộ còn thêm turbulences từ Biển Đông lùa vào và phòng không luôn chờ sẵn. Khi đáp thầy dậy collective down rồi flare lại một chút, cứ từ từ mà hạ cánh. Nếu vâng lời thầy không chắc mấy đứa còn sống sót. Vào vùng HQ sau khi đã nắm vững toạ độ xác định mục tiêu (LZ), cắm mũi lả lướt vài đường zig zag vừa tránh đạn vừa giảm cao độ và tốc độ một lượt. Vô short final cho lẹ làng xong còn rút lui, bất kể headwind hay tailwind. Nhiều LZ phải cất cánh ngược (backward) chỉ có một chiều an toàn để ra vô. Niềm hãnh diện nho nhỏ le lói trong tâm hồn sau mỗi phi vụ hoàn tất nếu may mắn vô sự. Chiến thuật bay low level và dùng thế zig zag, trong chiến tranh IRAQ, các phi công Trực Thăng Mỹ sau khi bị bắn tả tơi và cuộc chiến gần tàn mới chịu áp dụng cách đây mấy tháng. Một hôm, trong phi vụ tải thương cho một đơn vị BĐQ ở vùng An Hoà gần khu mỏ than Nông Sơn phiá Tây Nam Đà Nẵng, quân bạn dọn tạm bãi đáp dã chiến trên đỉnh một ngọn đồi, vừa đủ tầm xoay của cánh quạt. Gốc cây còn lổm chổm làm chỗ để gác tạm skids. Phải hover ngay trên đầu ngọn cây rồi thả lỗ mà xuống, xê xích trái phải đều sẽ chém cây. Sau khi gác nhẹ skids trên đám cành cây tạm bợ trong thế dập dình nửa vời, chẳng may môt càng skid móc vào nhánh cây như lưỡi câu, không cho cất cánh mà tắt máy cũng không được, thân tàu cứ dập dình muốn lật ngược. Cuối cùng tôi nghĩ chỉ còn cách cho Lê Quý Hiến (HTP) và PHĐ nhảy ra rồi sẽ tắt máy để tàu lăn xuống sườn núi, phó mặc định mệnh! Rất may con tàu giùng giằng đã tự gỡ khỏi cái móc cây, thế là tôi thoát nạn. Chút nữa đã phải mua giá kinh nghiệm bằng cặp giò không biết sau này phận số ra sao? Nông Sơn là một khu kỹ nghệ nhẹ khai thác mỏ than, còn goị bằng tên khu kỹ nghệ An Hoà. Mỏ than nằm ngay dưới chân núi bên cạnh sông Thu Bồn , nước suốí đục lờ đờ chảy ra biển. Có cây cầu Tự Do (Liberty Bridge) nối qua quận Đại Lộc và đường xe lửa đi từ Duy Xuyên bò theo sườn núi, ngang Trà Kiệu vào tới mỏ than thì chấm dứt. Nhìn lên hướng Đông Bắc một chút là khu Đỉnh Cối Xay. Hình bóng cái chết của Bùi Đ. Lưu & Lãm bị lãnh đủ trái pháo oan nghiệt trên Đỉnh Cối Xay như nhắc nhở thêm sự phòng ngừa. Giửa đỉnh núi là một phiến đá lớn bằng phẳng, nhẵn nhụi, quyến rũ!... Một LZ lý tưởng giữa những chóp nhọn cao vút mà anh em thường gọi bằng Đỉnh Gió Hú, làm sao không hấp dẫn? Không ngờ địch lúc nào cũng tinh ranh hơn trí tưởng cuả mình nên đã nằm chờ sẵn.. . Từ đỉnh nhìn xuống phiá bên kia là Quận Thượng Đức, nằm sát ven núi, với dòng suối hiền hoà từ thung lũng chảy ra như dòng sữa Mẹ nên mơí có tên goị Sông Vú Gia (?). Phi trường An Hòa nằm ở phiá Đông dưới chân Nông Sơn. Những ngày còn quân đội Mỹ rất nhộn nhịp. Trực thăng đổ xăng, C47, L19, C123 cũng có thể đáp được. Sau khi Mỹ rút, khung cảnh trở nên vắng vẻ đìu hiu rất it có cơ hội bay vào. Mãi đến tuần lễ cuối tháng Ba năm 1975 tôi mới có dịp trở laị không ngờ cũng là lần cuối cùng. Buổi sáng hôm ấy tôi vô đón Trung Tá Phất, CHT/Liên Đoàn BĐQ mà BCH nằm ngay trên đỉnh Nông Sơn. Núi đất trọc lóc, cao chừng ngàn bộ nằm trơ trọi một mình tách rờ với dãy Trường Sơn rậm rạp phiá sau . Buổi sáng sớm đã thấy dân chúng lũ lượt gánh vác chen chúc từ các làng mạc dưới chân đồi đi ra hướng Đại Lộc. Tôi nghĩ có lẽ là cảnh bình thường của miền quê nên không báo cáo về TTHQ... Hôm ấy trời quang và gió lớn, tôi đáp xuống helipad / BCH như thường lệ nhưng gió lớn quá làm rotors không chịu ngừng, phải quay máy lại để standby chờ. Chừng nửa giờ sau Ông cho tuỳ viên ra nói tôi về Đà Nẵng nếu cần ông sẽ gọi laị... Một vài giờ sau được hung tin BCH / BĐQ bị overun. Ông bị bắt hay bị tử thương trong cuộc chiến đấu cuối cùng ấy, giờ phút chót làm sao biết được. Một anh hùng vô danh và luôn là người bạn thân quen của 213. Hình như ông cùng khoá Đà Lạt với Tr/T Phi Đoàn Trưởng, có dịp ông thường ghé PĐ thăm. Nêú không nhờ phước may, biết đâu tôi đã bị bắt cùng với Ông hôm âý. Hơn tuần lễ sau cả Quân Khu 1 di tản vào Nam, để laị sau lưng cuộc chiến dang dở chưa phân thắng bại... Năm đầu khi mới từ Mỹ về, đa số các phi vụ Hành Quân Trực Thăng Vận gọi là đổ diều hâu (search & destroy) được thực hiện mỗi ngày tại vùng này với Trung Đoàn 51 Biệt Lập (ĐT.Thục) BCH trên đồi 55. Thỉnh thoảng sau mỗi phi vụ, các anh Tòan và Tiến lại show up vài cú đáp thật ngoạn mục và những đường bay lả lướt, anh em vỗ tay hâm mộ các huynh trưởng quá xá! Tuy Phi đòan mới chuyển từ H34 qua nhưng đã có rất nhiều tay lái UH "super" như các anh Trương V. Vinh, Nguyễn Anh Tòan, Trần Lê Tiến, Hg.N.Châu,Tr. G. Bào, Võ T. Hảo, Ng.V.Xuân v.v... Ngày mới trình diện PĐ, tủi thân chẳng ai để ý, chúng tôi không dám mơ ước có ngày bắt chước được những đường bay lả lướt như các đàn anh. Mỗi khi lên PĐ nhìn các anh oai hùng trong bộ đồ bay đen với khăn tím quàng cổ, quây quần bên bàn xập xám mà anh Vinh (PĐP) đang làm cái, sau bức màn mỏng káo ngang phòng khánh tiết PĐ, là lòng tôi thèm thuồng ao ước... Ngày nào được nhập bàn tức là được các anh công nhận sự hiện hữu cuả mình. Giấc mơ đơn sơ chỉ có thế nên tôi ráng học đánh bài. Đam mê qúa đến ngày mất nước chỉ còn chiếc xe đạp mini cuả đứa em vợ cho mượn đạp lên PĐ mỗi ngày, phải bỏ lại lúc di tản. Sau mỗi lần thua bài, lên trời tâm hồn nhẹ nhõm thoải mái lạ lùng, như đang du hồn vào cõi thần tiên nào khác. Một cảm giác thú vị nhất trong đời pilot trực thăng cuả tôi. Cái Tết cuối cùng năm 74, tình cờ đêm giao thừa, A/c Khôi kêu qua nhà chơi. Có A/c Thức (BS/KQ), Đ/T KĐT và A/c Luân (PĐT 253), lần đầu tiên tôi học thêm món bài gọi là "Xúp-Băng-Cô" gần giống vơí bài tiến lên của VC sau này. Mỗi năm Tết đến lòng tôi lại bùi ngùi nhớ Tết năm xưa, nhớ những người Huynh Trưởng tôi luôn mến thương, nhớ những cái Tết đơn sơ mà vui đời Lính, nhớ những người bạn đã bao năm cùng tôi chia xẻ gian nguy nơi chiến trường. Duyenhoang chimtroi's Avatar chimtroi said: 05-23-2009 01:47 AM Default Kỷ Niệm Đời Phi Công- Song Chùy 213 (Phần 3) NHỚ MÃI NHỮNG PHI VỤ (5) Kỷ Niệm Đời Phi Công Cùng với đà phát triển của QLVNCH nói chung và KQVN nói riêng, Sư Đòan I KQ được thành lập; Liên Đòan 51 Tác Chiến đổi thành Không Đòan 51 Chiến Thuật bao gồm 7 phi đòan trực thăng (PĐ213, 219, 233, 239, 253, PĐ257 tải thương và PĐ247 Chinook) Đại Tá Đặng Văn Phước khi ấy còn Th/Tá, mới nhận chức vụ KĐT-KĐ51 CT. Vào dịp Tết, Ông muốn qua vùng 2 thăm Biệt Đội 219 đang biệt phái ở vùng Dakto-Kontum. Tôi tháp tùng ông, phi cơ chỉ có hai người không mang theo cơ phi, xạ thủ. Niên Trưởng tuy giỏi về H-34 nhưng ít bay UH-I. Sau khi quay máy xong tôi để NT bay. Vừa hồi hộp để ý các phi cụ tôi quên ngó bên ngoài. Lúc cất cánh (17S) chút xíu nữa hai thày trò bị chiếc L19, đang quẹo ngược chiều vào đường bay 35N, đâm thẳng tới head on ,may mắn né kịp. Thời ấy ĐNG/ Air Control mới được chuyển giao cho VN và bắt đầu cho dùng Việt ngữ, có lẽ vì vậy mà có sự quờ quạng cho phi cơ đáp hai chiều. Ông hú hồn chửi thề: " Đà Nẵng đài, đây T/Tá Phước- KĐT/51 CT "... " Đ.M... có thằng L19 nào ẩu qúa, chút xíu nữa nó đụng tao rồi." Vào tới Quảng Ngãi tôi đổi tay lái, đáp đổ xăng xong, cất cánh. Vô tới quận Nghĩa Hành gần Mộ Đức tôi chọn phi trình ngắn nhất qua Minh Long, Ba Tơ, Gia Vực. Giữ cao độ thấp sát mặt rừng, băng núi lấy hướng West trực chỉ Dakto. Tôi không để lộ vẻ lo lắng gì trên nét mặt, mặc dù đây là lần đầu tiên tôi qua vùng II, nên Ông cũng yên trí phó mặc cho tôi. Khi ngang qua vùng thung lũng phân ranh giữa hai quân khu ( I & II, hình như đó là vùng thung lũng nối liền với An Lão/Hiếu Nhơn/Bình Định) con tàu bất ngờ chơi vơi giữa không trung mênh mông. Từ độ cao 4,5 ngàn bộ nhìn xuống thung lũng sâu thẳm, từng đoàn Motolova khá dài đang di chuyển theo hướng Nam Bắc, từ trái qua phải. Hoảng hốt, hai thày trò cắm mũi tối đa cho mau qua bờ núi bên kia để tránh né, nhưng con tàu bé bỏng cứ đứng yên như hover tại chỗ. Rất may, có lẽ vì muốn giữ bí mật nên chúng làm ngơ không gởi phòng không lên "hỏi thăm sức khỏe". Chúng tôi cấp tốc liên lạc Panama báo cáo, có lẽ ít nhất cũng phải đợi vài tuần sau mới có khu trục lên thì địch quân đã qua tới Lào hay về tới Hànội rồi. Hồi đó tự điển quân sự chưa có những từ ngữ gọi là "real time" như bây giờ, các phản ứng đều mất đi giá trị thời gian tính. Ngang qua hết rặng Trường Sơn thì vào lãnh thổ vùng II (Kontum). Rừng gìa cây thấp lưa thưa , đồi đất một màu đỏ chói trọc lóc. Vẫn giữ tầm bay ngang ngọn cây, từng đàn voi hốt hoảng chạy tán loạn vì tiếng động cơ và cánh quạt dồn dập như săn đuổi. Buổi chiều trở về bằng đường bay cũ, thung lũng đã lên đèn như con rắn lửa ngoằn ngoèo trong đêm tối. Về tới Đà Nẵng thì Trời đã khuya mà sinh hoạt vẫn nhộn nhịp. Sau này hay có pháo kích, phi trường mới có lệnh giới nghiêm lúc 12.00 giờ đêm. Những năm sau tôi không có dịp bay với Ông, nhưng một lần T/Tá Tôn T. Khánh (TP-An Phi-KĐ) liên lạc xuống phi đòan nhờ tôi kiếm cho Ông một tàu good để Ông bay. Tôi qua hangar trước mặt PĐ lấy một chiếc, quay máy xong sửa soạn hover qua sân KĐ cho Ông tôi mới phát giác tàu trống rỗng, kỹ thuật chưa gắn một phi cụ nào hết. May mà phát giác kịp không thì sẽ bị Niên Trưởng cho nghe tiếng "miền Nam..." mệt nghỉ. Nghĩ lại những năm đầu thanh bình , bay vào vùng núi thật là thú vị. Thung lũng phì nhiêu, hoa lá xanh tươi. Mỗi vùng, mỗi miền có nét vẻ đẹp riêng, của thiên nhiên ban cho. Sau này vô tới núi là phải cảnh giác đề phòng. Phòng địch và phòng không! Tỉnh Quảng Ngãi có rất nhiều quận trong vùng núi và thung lũng như: Trà Bồng, Khâm Đức, Hà Thanh, Minh Long, Ba Tơ, Gia Vực. Vùng nào cũng núi non trùng điệp, cao vời vợi. Có lần trực thăng Mỹ làm rớt khẩu đại bác 155 ly ở Trà Bồng, chúng tôi bay tìm mấy ngày không thấy. Núi cao rừng rậm biết mô mà mò? Ngày xưa hình như chiếc C-47 của anh Đỗ Thọ, tuỳ viên TT. Diệm cũng rớt mất tích trong vùng Trà Bồng năm 64, sau đảo chánh. Thượng nguồn sông Trà Bồng từ vùng núi chảy ra quận Bình Sơn, có xóm đạo hiền hòa bên dòng sông xanh xanh, nằm cạnh Quốc Lộ 1. Gần quận Bình Sơn có căn cứ Chu Lai Base của Mỹ và BCH/Trung Đoàn 6/SĐ2BB (Đ/Tá Lai) ở Tuần Dưỡng, bên cạnh Liên Đòan Thiết Gíap của Tr/Tá Phan H.Hiệp (lai) sau trở thành tướng TL/SĐ2BB. Khi ông còn chỉ huy Liên Đoàn Thiết Giáp, hễ có phi vụ mọi người lại nhường cho anh Ngọc (lai). Hai người cùng "lai" nên thân tình như cha con. Rất tiếc lúc ông lên tướng thì anh Trần v. Ngọc (Đ/u) đã chuyển qua chinook và đổi vào Phù Cát. Quận Hà Thanh nằm kế bên Trà Bồng, phía Nam sát hóc núi. Từ Quảng Ngãi vào Hà Thanh chỉ có phương tiện máy bay, bay qua tiền đồn Núi Tròn là đến. PĐ 213 hễ có phi vụ cho Tiểu Khu Quảng Ngãi (Đ/tá Lợi) thế nào cũng có dịp vào Hà Thanh . Xong phi vụ nghỉ ăn trưa ở BẮC HÀ, đặc biệt mùa Hè nóng nực vẫn có món "thịt đông" của Bắc Kỳ ăn với dưa chua. Có lần làm việc Hà Thanh, quân bạn tặng cho tạ gạo, Đ/uý Phạm Anh Tuấn (Trưởng Phòng Hành Quận) bay gunship lòng vòng trên Trời còn nhắn xuống "chia cho tao với". Về nhà đổi được 16 ngàn, đánh bài thua hết. Tới tháng lãnh lương phải giấu vợ để chia cho anh một nửa, đau lòng nhưng không muốn thất hứa. Phi Vụ Cuối Cùng vào lại núi Tròn tải thương (Biệt Đội Chu Lai tháng 3-75). Tiền đồn trong cơn hấp hối , ba mặt bị địch bao vây. Quân bạn báo cáo "địch quân đã điều chỉnh tọa độ bãi đáp". Đặng Hữu Hào & Đào Văn Tưa (gunships) escort. Từ quận Sơn Tịnh ba chiếc xà sát mặt đường, ngang tầm những hàng chuối đang mùa trổ bông, theo con lộ dẫn vào Hà Thanh. Xóm làng im lìm vắng vẻ, âm thanh vang dội, hùng hổ xông vào trận địa. Cơ phi xạ thủ trong thế sẵn sàng nhả đạn. Có Lê Tấn Đại mới thế cho Tr/u Luật, ngồi bên phải. Phía sau, Đặng Cường báo cáo "mấy thằng du kích hốt hoảng ôm súng chạy trốn!". Từ sườn núi múc lên bằng cyclic , lẹ làng vừa giảm tốc độ vừa lấy lại cao độ. Con tàu khựng lại trong thế sẵn sàng rồi nhẹ nhàng hạ cánh giữa khỏang trống bên cạnh những túp lều xiêu vẹo vì sức ép của cánh quạt. Hai gunships (Hào và Tưa) nhào lộn quanh mặt núi phía Tây để uy hiếp những ổ pháo đang sẵn sàng nhả đạn vào bãi đáp, bảo vệ cho đến lúc cất cánh. Đang kỳ biệt phái, Luật xin về Đà Nẳng? Gốc từ Phi Đoàn 233 đổi qua, khi còn ở PĐ cũ có một lần rớt tàu bị bắt sống. Nhờ giỏi Vovinam anh đã áp đảo bọn du kích vừa trốn thoát vừa lấy được vũ khí địch mang về, xứng đáng là anh hùng KQ . Mấy ngày bay chung, Luật thấy tôi liều quá có lẽ lo ngại có ngày sẽ bị nạp mạng cho bọn du kich lần nữa nên xin đổi? Và phi đòan gởi Đại ra thế. Ngược lại, thầy bói lại bảo với Đặng Cường phải đi chung với tôi mới tránh được tai ương. Thế là định mệnh cứ gắn liền chúng tôi với nhau, lang thang từ Chu Lai, Đà Nẵng xuống Cần Thơ, rồi Đệ Thất Hạm Đội đến Guam rồi Savannah (GA). Lên đến Subic Bay , Cường mới chịu vất đi lá bùa hộ mạng màu đỏ thầy bói cho còn giấu trong túi vai áo bay. Lính Mỹ tưởng giấu thuốc phiện đòi khám rồi bỏ thùng rác. Không ngờ Phi Vụ Cuối Cùng kết thúc đời HQ của tôi cũng tại nơi tôi đã bay phi vụ HQ đầu tiên năm xưa (tháng 8-70) với anh Võ T.Hảo trong một phi vụ đổ quân bên cạnh con suối khô cằn lổm chổm sỏi đá bắt nhánh vào sông Trà Khúc Quảng Ngãi. Từ núi Tròn nhìn xuống hướng Tây Nam độ 5 miles ngay khúc quẹo vào Hà Thanh. Mỗi lần có dịp bay qua tôi đều nhớ lại. Lần ấy tôi còn khờ khạo chưa biết phân biệt tiếng đạn AK bắn tới và M60 của mình bắn đi. Mỗi lần nghe tiếng súng xạ thủ bắn đi làm tôi giật mình, tim đập hoảng sợ! Ba quận Minh Long, Ba Tơ, Gia Vực khuất sâu trong miền núi phía Tây Nam tỉnh Quảng Ngãi. Sau này đường vào trắc trở phi vụ cũng ít. Mỗi quận có đơn vị BĐQ Biên Phòng bảo vệ an ninh. Trên ngọn núi phía Nam ngó xuống quận Ba Tơ có tiền đồn BĐQ do Th/tá Dư chỉ huy. Mỗi lần tiếp tế súng đạn thì ít, nhưng rượu thuốc thì nhiều. Đời lính tiền đồn ,niềm vui bay bổng trong khói thuốc và men rượu. Trong trận Ba Tơ bị bao vây, phi hành đoàn Tr/u Hoàng.V.Vũ & Toản (PĐ 239) tử nạn. Nhà Toản ngay đối diện nhà tôi trong khu cư xá Bắc Phạt. Sau đó v/c Chấn (PĐ233) dọn đến ở căn nhà của v/c Toản, Chấn người trắng trẻo hiền lành. Một hôm vào đêm giao thừa, bạn bè bên nhà tôi nhậu say, Ba Bụng (Phan N.Trước) xúi Dũng Mexico qua bưng trái dưa hấu của Chấn đang cúng giao thừa bên nhà đối diện. Hắn vừa cúi lạy, nhịp lên nhịp xuống... đến nhịp thứ hai thì Dũng bưng mất trái dưa hấu. Cả xóm cười ầm! Chấn tức quá mang M16 ra sẵn sàng nhả đạn. Tôi phải chạy qua vừa ôm vừa xin lỗi Chấn mới bỏ qua. Vài ngày sau phi vụ của Vũ & Toản , Không Đoàn cho mấy phi đoàn phối hợp đổ quân giải toả Ba Tơ . Tôi lead hợp đoàn 213 dẫn đầu, Trần Văn Hòa, Nguyển Văn Huyền... bay kế sau. Chỉ có Trần T. Sơn báo cáo bị "chip detector" nên cho nghỉ nằm chờ ở phi trường Đức Phổ. Tr/tá Nguyễn Anh Toàn (239) và Tướng Trần Văn Nhựt (TL/SĐ2BB) bay C/C (?). Quận lỵ Ba Tơ nằm trong vùng thung lũng, bốn bề núi rừng bao bọc. Tỉnh lộ duy nhất từ quận Nghĩa Hành vào nối liền 3 quận Minh Long, Ba Tơ, Gia vực với nhau. Khi bị bao vây, địch đã khôn ngoan chiếm giữ các cao điểm hai bên lối vào từ Nghĩa Hành, cắt đứt cả đường tiếp viện lẫn đường rút lui, chỉ còn trực thăng là phương tiện duy nhất có thể giải cứu Ba Tơ. Dựa theo tình hình lúc đó , tôi chọn đường bay mới từ Đức Phổ cất cánh, vòng xuống phía Nam ngang qua tiền đồn BDQ của T/tá Dư. Hợp đoàn (formation) như con rắn dài khổng lồ uốn mình trên mặt rừng bò vào hướng Tây quẹo lên phía Bắc rồi ngược trở lại hướng Đông theo thung lũng dẫn ra Ba Tơ lại. Đang lúc ấy, Tr./tá Cao Quang Khôi (PĐT 213) từ Đà Nẵng bay ra vùng HQ thăm anh em. Qua quận Nghĩa Hành, anh đâm thẳng vô Ba Tơ theo con đường quen thuộc ngày xưa. Rất may anh bay cao và lẹ nên đã né được một loạt ( 3 ) SA-7 như 3 sọc cờ màu cam nổi bật giữa nền Trời dí theo đuôi anh, từ sườn núi phía Đông phóng lên. Chúng tôi thấy nguy mà không biết sao liên lạc kịp thời. Tôi ra lệnh hợp đoàn bám sát triền núi để tránh đạn. Tới nơi từ núi đâm thẳng xuống đám ruộng ngay sát vòng đai. Phi vụ hòan tất tốt đẹp nhưng không biết quân bạn có giải tỏa được Ba Tơ hay không? Dần dần quân ta mất hết các quận lỵ hẻo lánh chỉ còn lại phần đồng bằng nhỏ nhoi. Sau này tình hình thay đổi ,chiến trận lan dần ra vùng đồng bằng như lớp dầu loang. Các quận Mộ Đức, Sa Huỳnh, Đức Phổ đâu đâu cũng đụng độ. Ngày ký Hiệp Định Paris (27-01-73), Cộng quân chiếm giữ Sa Huỳnh, cắt ngang QL1, mưu đồ tách rời vùng I với vùng II. Phi hành đoàn của Lã Q. Đức (Đ/u) & Bửu bị rớt tử thương trong mặt trận Đức Phổ. Trung tá Cao Quang Khôi (PĐT) , người anh cả của gia đình Song Chùy, bay xuống bốc xác các anh về mai táng. Trong đám hoa tiêu trẻ sau này, Đức là một trong những "top gun" của Song Chùy cùng với các tay "gun" cừ khôi khác như Phan T. Thành (cối), Đào Vinh Quang, Chiến, Huỳnh Hữu Nghị, Hoàng (T), Hào, Tưa v.v... Ngày Đức & Bửu mất tôi đang bận rộn với biệt đội ở tuyến phía Bắc, vùng Phú Bài - Dạ Lê - Huế . Anh em tiễn các anh về SAIGON với gia đình trong lớp quan tài bọc thép, thêm một cánh chim Song Chùy vừa vỗ cánh lìa đàn! SONG CHUY@T.HG chimtroi's Avatar chimtroi said: 06-18-2009 10:00 PM Lightbulb Song Chùy 213 & Vùng Trời Hỏa Tuyến Chimtroi vừa nhận được bài viết "Một Thời Để Nhớ" của niên trưởng Hoàng Van Thư, Đ/U Phi Đội Trưởng/ Phi Đoàn 213 viết về những giờ phút cuối cùng của Phi Đoàn 213 /KĐ51CT cũng như SĐ1KQ và thành phố Đà Nẵng. Xin chân thành cám ơn anh T.HG và xin trân trọng giới thiệu cùng quý NT và quý bạn . Một Thời Để Nhớ (Những Ngày Cuối - Tháng 3/75, phần 1) Tháng 3/75, không ngờ đó là những ngày tháng cuối cùng của các chiến sĩ vùng I Chiến Thuật , miền Địa Đầu Giới Tuyến , còn được mệnh danh là Vùng Hỏa Tuyến , một danh xưng nẩy lửa xuất hiện từ thời tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tư Lệnh Quân Đoàn I. Trong giờ thứ 25 của cuộc triệt thoái lịch sử khỏi Vùng I Chiến Thuật , Sư Đoàn I KQ nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trước tình thế lúc bấy giờ " Còn SĐ I KQ, Còn phi trường Đà Nẵng thì Còn Vùng I Chiến Thuật " ! Đà Nẵng là thành trì cuối cùng dưới con mắt người dân Vùng I Chiến Thuật. Mất phi trường Đà Nẵng , thành phố cũng mất theo ; tất cả dân quân thuộc Quân Khu I từ các nơi kéo về Đà Nẵng coi như không còn đường thoát... Phương tiện eo hẹp của Hải Quân Vùng I Duyên Hải được dành ưu tiên cho hai đơn vị Dù & TQLC . Quốc lộ I từ Đà Nẵng vô Nam đã bế tắc hoàn toàn sau khi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và căn cứ Chu Lai bị overun trước Đà Nẵng một tuần. Cộng quân coi như trọn quyền làm chủ toàn thể lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật ngay buổi chiều 29/3/75 , sau khi tiếp thu xong Phi Trường và Thị Xã Đà Nẵng . Hơn 5 giờ chiều 29/3/75 , còn một chiếc trực thăng cuối cùng mang số -107- cất cánh rời kho dầu ở cuối đường Trưng Nữ Vương (Chợ Mới) , chấm dứt hoàn toàn sự hiện hữu của SĐ I KQ trên Vùng Trời Hỏa Tuyến , bỏ lại sau lưng thành phố thân yêu đang âm thầm đi vào bóng đêm của hận thù, kinh hoàng và sợ hãi... Tội nghiệp cho những người còn kẹt lại ! Dọc theo con đường biển từ hướng Hội An về , dân chúng hân hoan (?) đón mừng " đám lính mới " có lẽ vừa chui ra từ những mật khu rậm rạp trong vùng Trường Sơn . Từng đoàn người , với cờ xí tung bay phất phới , dẫn đường cho mấy chiếc Motolova chầm chậm theo sau... đang tiến về Đà Năng ; đánh dấu sự sụp đổ toàn bộ Quân Đoàn I / QLVNCH ! Bóng tối như đồng lõa cùng tội lỗi , màn đêm buông sớm hơn mọi ngày ; bầu Trời u ám đầy khói mù từ phi trường thổi ra giăng đầy mặt biển xa mãi ngoài khơi vịnh Sơn Chà và Cù Lao Chàm . Cộng quân đã khôn khéo phối hợp hai yếu tố tâm lý và chiến lược để dứt điểm Quân Đoàn I bằng trận Đại Pháo khốc liệt với hàng loạt hỏa tiễn 130 ly liên tục rót vào phi trường Đà Nẵng từ 8 giờ tối 28/3 cho đến gần sáng ngày 29/3/75 . Phi trường trở nên tê liệt hoàn toàn ! Phi đạo, kho đạn , kho xăng... phá hủy rồi phi cơ cũng thành vô dụng . Không cấp chỉ huy thẩm quyền nào dám trực tiếp ban lệnh rút lui nên khi pháo kích tới mọi người tự động coi đó là hiệu lệnh cuối cùng , mạnh ai nấy cất cánh mà đi ! Không Đoàn 41CT với các phi đoàn khu trục và vận tải , đa số đã di tản trước ( Không biết do lệnh từ đâu?) . Còn lại các Không Đoàn Yểm Cứ / Kỹ Thuật / Kiến Tạo và Không Đoàn 51 Chiến Thuật với 6 phi đoàn trực thăng (213, 233, 239, 253, 257, 247) cố thủ cho đến giờ pháo kích... Sau đợt pháo đầu tiên vừa tạm ngưng , anh em tự động phóng ra khu bãi đậu . Từ phòng HQ phi đoàn ra tới các ụ parking cách nhau không quá 200 m mà phải nằm xuống tránh mấy đợt pháo mới leo lên được phi cơ. Vội vàng quay máy xong cứ thế từ trong các ụ bốc thẳng lên như bươm bướm vỡ tổ ! Rất may không có tai nạn nào xảy ra đêm ấy ; một lần cuối cùng chứng tỏ tài năng của các phi công Trực Thăng SĐ I KQ ! Suốt ngày 28/3/75 cầu không vận từ Sài Gòn đã chấm dứt nên không có chuyến C-130 nào ra đáp. Từ sáng đến chiều, HQ Chiến Cuộc không yêu cầu một phi vụ nào , lần đầu tiên phi trường Đà Nẵng vắng bóng phi cơ lên xuống . Buổi chiều khi nằng vừa xuống dìu dịu , mặt Trời đang mất dần sau dãy Trường Sơn xa xa ở hướng Tây ; anh Thái (Th/tá PĐP 213) lấy xe Jeep rủ tôi ra khu parking ngoài phi đạo phía trước Không Đoàn . Hai anh em rảnh rỗi ngồi tâm sự, ngắm dân chúng tấp nập rời phi trường vì có tin đêm nay sẽ bị pháo kích ; chắc cũng như những lần pháo kích khác , chẳng có gì lạ nên chúng tôi không mấy quan tâm! Một đàn cò trắng nhịp nhàng bay qua trên đầu , cũng theo formations đều đặn, xà xuống một đường lả lướt trên hai phi đạo dài song song theo hướng Nam Bắc trước khi bay đi , gợi nhớ một hình ảnh thanh bình rất quen thuộc đã vắng bóng lâu lắm trên Quê Hương VN đầy khói lửa ... Tội nghiệp! những ngày còn chiến tranh chim cò cũng bị phi cơ dành mất phần không gian . Nhân dịp Không Đoàn 51 sắp phải tăng phái cho chiến trường Pleiku , anh Thái nói nếu tôi lead biệt đội đi , anh sẽ đi với tôi . Rút kinh nghiệm chuyến biệt phái Chu Lai vừa qua làm tôi phải bỏ lại phi cơ mà chạy xuống bãi biển Kỳ Hà cho đến gần 3 giờ sáng mới được KĐ cho tàu 257 bốc về (đêm 24/03/75-HNT-). Tôi bàn với Anh nên cho anh em mang theo gia đình vợ con vì sợ rằng Đà Nẵng sẽ không còn khi mình trở về ( Nào ngờ chuyện ấy đã xẩy ra liền ngay đêm hôm ấy ) . Chúng tôi còn đang vui vẻ trong câu chuyện thì bất chợt có chiếc Boeing vào đáp...Phi cơ chỉ taxi vô hậu trạm dân sự gần PĐ 257 rồi quay trở ra liền ,vừa taxi chầm chậm trên phi đạo vừa mở cửa...Có chiếc xe Jeep chạy theo đưa người lên ... Sau đó chúng tôi mới biết là chuyến bay riêng ra đón một mình gia đình Tr/sĩ Phát , Tàu lai, có quán cafe nho nhỏ trong khu cư xá Vũ Khắc Huề , có cô vợ xinh xinh như Giao Linh, một thời hấp dẫn bao chàng phi công , nhất là sau những phi vụ trực đêm buồn tẻ chẳng có chỗ nào vui hơn. Thấy phi cơ cất cánh đi rồi bỏ lại chiếc xe Jeep bên cạnh phi đạo , anh Thái chở tôi ra lấy chiếc xe . Trên xe còn lại một chai Napoleon và ít gói khô mực Đại Hàn , chúng tôi gọi đùa là "chiến lợi phẩm". Tôi mượn xe lái qua hậu trạm quân sự bên Phước Tường , đón mấy đứa em vợ về lại cư xá ; còn anh Thái mang "chiến lợi phẩm" về PĐ nhậu với anh em thì cùng lúc còi hú báo động ... Khi loạt pháo kích đầu tiên ồ ạt phóng tới phi trường , tôi ngừng xe dẫn đám em chạy xuống núp dưới những giao thông hào bao quanh vòng đai phòng thủ để tránh đạn; phải qua mấy đợt pháo kích mới về tới khu cư xá Trần Văn Thọ . Gởi được đám em ở nhà Th/sĩ Úc ( KĐ Yểm Cứ, bạn với Ba vợ tôi) , xong tôi cấp tốc lên phi đoàn liền . Vừa tới ngã ba nằm giữa cư xá Butler và khu Vũ K.Huề thì bị chận lại. Tôi nhận ra viên Tr.úy QĐ I anh của Tr/sĩ Phát , muốn đòi lại xe Jeep . Tôi chở hắn lên tới PĐ rồi mới trả . Vào phi đoàn, điện coup tối om , tôi chui xuống hầm trú ẩn nằm ngay góc hông phải gần cửa vào . Trong bóng tối lờ mờ tôi nhận ra hai sĩ quan già của PĐ là Ch/úy Ng. Xuân Xinh và Ch/úy Đèo V.Đức...Hầm đã chật cứng chỉ còn vừa mình tôi chui vô. Chờ cho tiếng đạn vừa nổ sau những tiếng hú rùng rợn của hỏa tiễn bay xé trong không gian , chúng tôi bắt đầu phóng ra ụ parking. Hễ nghe tiếng hú bay tới lại nằm xuông đất...Phải qua 2,3 đợt pháo kích mới bò tới được phi cơ . Tôi nhảy lên phi cơ thì nhận ra Tr/úy Huỳnh H. Nghị , một mình đã quay máy sãn ; trên tàu chật cứng phần đông là anh em Kỹ Thuật . Tất cả trực thăng được di tản qua phi trường Non Nước ở hướng Đông bên cạnh năm ngọn Ngũ Hoành Sơn , sát bờ biển Mỹ Khê (China Beach). Ngày còn quân đội Hoa Kỳ với tên gọi Marble Mountains Airfield là một trong những căn cứ quân sự rất quan trọng sau Đanang Air Base. Thời kỳ HQ Hạ Lào , một số hoa tiêu 213 & 233 được gởi bay huấn luyện HTC với phi đoàn Black Cat của Mỹ tại Non Nước hầu kịp cung ứng cho nhu cầu chiến trường . Sau này không còn Mỹ căn cứ bỏ không , phi trường dùng cho các phi vụ huấn luyện. Hồi năm 1973, đã xảy ra một tai nạn thảm khốc trong lúc huấn luyện giữa hai phi hành đoàn của Đ/úy Phan N.Trước ( TP/HL/213) và Th/uy Phúc (Pđ 239) làm tử thương cả hai bên. Phi cơ đâm đầu vào nhau ngay trên phi đạo , may mắn còn hai người sống sót là Tr/úy Quách G.Tịnh (TP/HL/ 239) và Th/úy Ng.V.Hồng (213) . Sáng hôm ấy tự nhiên như có điềm lạ khác với lệ thường nên không biết tai sao anh Trước lại giao cho tôi chiếc xe Yamaha màu đỏ và chìa khóa xe cũng như chìa khóa nhà của anh, rồi mới đi bay . Buổi tối hôm trước, tôi còn nhớ là một buổi chiều Thứ Tư trong tuần ,Trời oi bức nóng nực . Anh và tôi đang ngồi lai rai ngoài hiên nhà trong khu cư xá Bắc Phạt thì vô tình có Th/úy Phúc ( PĐ 239) đi qua . Anh mở miệng phê bình "thằng gì mà cao ốm như cây tre !" Nào ngờ buổi sáng hôm sau , hai người không hẹn mà gặp . Có lẽ là duyên nợ từ kiếp nào ! Kết quả hai người cùng tử thương trong tai nạn ấy. Ngày tiễn quan tài anh lên C130 về Sài Gòn mai táng , tôi không giữ nổi cảm xúc, bật khóc tự nhiên như đứa trẻ ! Ở thế giới bên kia không biết hai anh sẽ nói gì... với nhau ? Phi đoàn 213 được hãnh diện là một trong những phi đoàn trực thăng kỳ cựu nhất của KQVN, đồng thời với các phi đoàn 211, 215, 217, 219. Đặc biệt đối với KĐ51CT , trong vai trò "đàn anh" PĐ 213 bao giờ cũng tiên phong nhận lãnh bất cứ phi vụ nào được giao phó trên khắp lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật từ Gio Linh Bến Hải cho đến Sa Huỳnh Đức Phổ,giáp ranh với Bồng Sơn ở Vùng II. Bộ mặt phi đoàn thực sự thay dổi từ khi bắt đầu tiếp nhận thêm các toán hoa tiêu UH-I mới tốt nghiệp ở Mỹ về . Các đàn anh gốc H-34 thì nắm giữ những functions chỉ huy & tham mưu. Phi vụ được mở rộng tối đa cho phù hợp với nhu cầu chiến trường. Có cuộc HQ nào không có bóng dángTrực Thăng ! Từ tiếp tế tải thương , trực thăng vận , đến những phi vụ thám sát , đột kích , tác xạ...v.v. Ở đâu có quân bạn ở đó có trực thăng , gian nan cùng chia xẻ tức thời với các đơn vị Bộ Binh ; bất kể ngày đêm, mưa bão ,lụt lội gì cũng có trực thăng . Các phi đoàn Trực Thăng được coi như thành phần tác chiến nòng cốt của Không Lực VNCH. Sau này các cuộc HQ lớn nhỏ gì cũng chỉ thấy một mình trực thăng và Bộ Binh phối hợp với nhau là đủ. Trực thăng đã trở thành biểu tượng độc đáo của chiến tranh Việt Nam ! Riêng với PĐ 213 , chỉ với 5 năm ngắn ngủi trong " Chương Trình Việt Nam Hóa " chiến tranh (70-75) , gần 60 " cánh chim " Song Chùy ( 4X15 PHĐ ) đã anh dũng hy sinh trên khắp vùng Trời Hỏa Tuyến. Có lẽ không một đơn vị nào của KQVN đã hy sinh nhiều hơn ! Bao nhiêu sự hy sinh cao cả và hình ảnh oai hùng của bạn bè còn lưu lại . Không có cái chết nào được toàn thây , con tàu không bị nổ thành mảnh vụn giữa bầu Trời thì cũng gẫy làm hai ba khúc trước khi lao mình xuống núi hay đâm đầu giữa dòng suối. Xin được một lần Kính Cẩn Vinh Danh các Phi Hành Đoàn Song Chùy : Trần lê Tiến & Khanh ** Lê văn Thìn & ** Phan ngọcTrước ** Tạ Hòa & Diêu ** Trịnh đình Dũng & ** Phan công Soạn & Trung ** Phạm văn Phi & Nhiễu ** Nguyễn đức Lưu & Lãm ** Đinh như Hoàng & Sỹ ** Lã Quang Đức & Bửu ** Nguyễn thanh Tròn & Phấn ** Nguyễn đức Hoan & Khương ** Đinh như Nguyện & Đường ** Hoàng Tất Đắc & Hoàng **Đặng hữu Hào & Phúc ** và các HSQ còn nhớ được tên như : Lộc, Ẩn, Để , Đoài , Cần , Thiện, Ngãi , Cảnh , Phương ( trong các PHĐ của Th/tá Trương V.Hoàn & Tâm ** và Đ/úy Phan V.Niên & Phúc) Dù phải đương đầu với những hiểm nguy qua bao chiến trận nóng bỏng trên khắp chiến trường Vùng I , nhưng các hoa tiêu Song Chùy 213 vẫn luôn vui say trong nhiệm vụ " Lấy bầu Trời làm lẽ sống, đơn vị làm gia đình, bạn bè làm anh em ! " . Không ai nghĩ rằng những phi vụ tầm thường nhất trong tháng Ba/75 lại là những phi vụ HQ cuối cùng của PĐ 213 trước khi... Tan Hàng ! Ngay đêm 28/3 , sau khi đã di tản qua phi trường Non Nước, một số anh em nóng lòng cất cánh bay (đêm) vào Phù Cát để lánh nạn . Nhiều người bị trục trặc nửa đường vì thời tiết xấu ban đêm , phần vì thiếu xăng và tình hình an ninh đã thay đổi mà không biết. Đa số anh em 213 vẫn ở lại cho tới sáng hôm sau. Phần tôi, qua một đêm bay lòng vòng nghe ngóng tin tức và chờ lệnh , hy vọng hôm sau Trời sáng tình hình sẽ khả quan hơn . Anh Phạm anh Tuấn (TPHQ) rủ đáp xuống BCH Quân Vận I bên An Hải định chở nhóm ô.bà B/S Giàu và các vị Đại Biểu Chính Phủ Vùng I ra Hạm Đội nhưng hủy bỏ ... Cuối cùng mệt mỏi vì cả ngày chưa ăn uống gì , tôi đáp xuống Non Nước tắt máy , tìm giấc ngủ dưới bụng phi cơ trên bãi cỏ bên cạnh phi đạo đầy cát bụi . Anh Lễ (TPHL/KĐ) nằm cạnh , dặn tôi mai cho anh theo vì lâu không bay HQ không hiểu rõ tình hình an ninh ra sao... Buổi sáng 29/3 , sau giấc ngủ ngon lành qua một đêm mệt mỏi, tôi giật mình thức dậy khi Trời vừa sáng thì bạn bè đã bỏ đi hết... anh Lễ cũng đi rồi ; sau này nghe nói tàu anh bị rớt gần vùng Cù Lao Ré . Trên phi đạo Non Nước còn mấy chục trực thăng xếp hàng dài như sắp cất cánh HQ mà không có pilot , cảm giác rờn rợn như đang đứng giữa một phi trường " ma " . Một lúc sau , có chiếc Chinook của Tr/tá Nguyễn Văn Mai (PĐT 247) đáp xuống . Anh hỏi tôi sao chưa đi ? Sau đó tôi cất cánh trở lại phi trường để lấy thêm xăng . Vừa quẹo vào " short final " phi đạo 35 thì bị quân ta (?) ở dưới bắn lên không cho đáp, phải quẹo ra . Phi đạo quen thuộc ngày nào bây giờ trở nên lạnh lùng xa lạ chẳng còn âu yếm trông chờ chúng tôi trở về như sau những buổi chiều HQ năm xưa ! Tôi bay đi trong ngậm ngùi thương tiếc mà vẫn không đành giã từ . Trở lại Non Nước , Tr/úy Nghị cởi bỏ áo bay , muốn tôi thả xuống bãi cát bên ngoài hàng rào phi trường , gần bờ biển Mỹ Khê để trà trộn với lính TQLC rồi bơi ra tàu HQ đang neo ngoài khơi. Sau đó một số anh em Kỹ Thuật cũng xin xuống trở về gia đình , tôi lại chiều lòng đáp xuống khu bãi cỏ gần BTL/QĐ I , thế là xăng đã cạn lại càng cạn thêm. Không ngờ lúc ấy còn một trực thăng nữa của Đại úy Vui &Tưa cũng chưa đi. Thấy tôi solo một mình, Vui đáp xuống , cùng với Tr/úy Lương Viết Cang , Tr/sĩ Mai V.Đương và Lê V.Xiêm (CP-XT) bỏ tàu của Tưa chạy qua theo tôi. Cho Vui biết tàu tôi gần hết xăng mà phi trường không vào được, tôi đáp xuống kho Hải Quân gần cầu Trịnh Minh Thế để xuống thử mấy chiếc " xà lan " đã chật ních còn đang neo ở bến , rồi giao phi cơ cho Vui... Anh muốn trở lại phi trường thêm lần nữa xem sao . Hai HSQ Đương & Xiêm xuống theo tôi. Chúng tôi còn đang dò hỏi tình trạng mấy chiếc xà lan của HQ ra sao thì thấy cảnh hỗn loạn trước mắt : Một HSQ Không Quân bị hai lính BB (?) dí súng M16 sau lưng, dẫn độ như sắp mang đi xử bắn , với hai tay bắt giơ cao lên Trời. Biết nguy hiểm, chờ họ đi qua , ba chúng tôi chạy lẹ vô một trong những kho chứa hàng gần đó thì súng nổ đuổi theo , đạn bắn vào tường và mái tôn ầm ầm...Không biết có phải muốn bắn theo chúng tôi hay không ? Trong lúc bí quá, cả ba người chui vào 1 thùng phi để tránh đạn rồi thay quần xà lỏong với áo sơ mi , bỏ cả giầy , chân đất chạy ra ngoài... Vừa lúc ấy Đ/úy Vui bay trở lui , anh đáp xuống kho dầu SHELL gần chợ Mới ở cuối đường Trưng Nữ Vương. Chúng tôi bắt liên lạc lại với anh , tất cả mọi người cởi bỏ quân phục rồi tìm cách dẫn ống dầu chuyền vào phi cơ nhưng thất bại...Màn Trời tối sớm có lẽ vì khói xăng và khói đạn từ phi trường bay ra . Tôi cố gắng liên lạc bằng kiếng survival, dẫn được một chiếc Air America màu silver từ ngoài Cù Lao Chàm bay vào. Hắn rà thấp một vòng quan sát chúng tôi nhưng có lẽ thấy như đám trẻ nít bu quanh phi cơ , lại mặc quần đùi với sơ mi nên nghi ngờ rồi vẫy tay chào bay đi... Biết không còn hy vọng rời khỏi Đà Nẵng đêm nay (29/3) , chúng tôi bàn chuyện phải ra trình diện sẽ tính sao ? Lương V.Cang đề nghị tôi lên đáp trên đài kiểm báo Panama (Monkey Mountain) rồi lẩn trốn xuông rừng... Sau đó Vui rủ về nhà trọ của anh trong hẻm đường Phan Chu Trinh để kiếm chút gì ăn cho đỡ đói, may mắn chủ nhà đã di tản còn để lại mấy bao gạo xấy và thịt hộp . Ăn xong mọi người tỉnh táo hết mệt mỏi tinh thần hăng hái, chúng tôi nhất định trở lại phi cơ phải kiếm cho ra dầu để rời khỏi Đà Nẵng đêm nay . Dọc đường cố gắng lượm những ruột xe Honda bể , chúng tôi nối lại được một khúc. Trở lại kho dầu , anh em nối ống dẫn tới phi cơ , chỗ nào hở thì bóp lại bằng tay , dầu phun tung tóe lên đầy mặt mũi... Mọi người mừng rỡ dù chỉ có dầu lửa (kerozene) thay vì JP-4 . Trời đã gần 5 giờ chiều mà đường phố vẫn tấp nập dân chúng ngược xuôi chẳng biết đi đâu. Đám thanh niên choai choai tay lái Honda tay ôm súng M16 chạy toán loạn. Nghe đồn dân chúng mới cướp phá kho gạo và kho quân nhu ; tình trạng mỗi lúc thêm hỗn loạn ... Chúng tôi ráng lấy thêm một thùng phi nữa cho đầy rồi mới cất cánh . Lòng hân hoan nhẹ nhõm, Tôi bốc con tàu lên khỏi tầm bồn SHELL rồi cắm mũi lạng sát trên mặt sông Hàn để tránh né những lằn đạn từ kho HQ còn bắn đuổi theo . Qua khỏi cầu Trịnh M.Thế vẫn giữ tầm bay thấp , lách mình giữa những vách đá trong vùng Ngũ Hoành Sơn cho tới bờ biển . Nhờ lớp khói là đà trên mặt biển , chúng tôi bình yên ra đến Cù Lao Chàm mới lấy cao độ , quẹo phải trực chỉ hướng Nam bay vào Phù Cát ...Thấy đoàn biểu tình với xe Motolova hộ tống từ hướng Hội An về, tôi nói với Đ/úy Vui nếu bị chúng bắn theo , có bề gì tôi thà đâm xuống biển hơn để bị bắt , mọi người đồng ý ! Hai bàn chân không mang giầy đạp trên 2 pedals vừa lạnh vừa rung . Lòng nặng trĩu luyến tiếc , tôi bay đi mà không đành bỏ lại biết bao kỷ niệm còn vấn vương của một thời HQ ngang dọc trên Vùng Trời Hỏa Tuyên. Tháng 3/75, trong khi mặt trận Pleiku ở Vùng II đang hồi khốc liệt thì tình hình quân sự tại Vùng I Chiến Thuật tương đối lắng dịu một cách nghi ngờ mà chẳng có "nhà nghiên cứu quân sự " nào (của ta) biết tiên đoán trước . Bắt đầu thời gian từ sau Tết qua đến tháng Ba , các phi vụ dường như mỗi ngày một cắt giảm thưa thớt . Có lúc tôi lo sợ sẽ bị " thất nghiệp " không được bay nữa ! Anh em bàn tán chắc là "tiết kiệm nhiên liệu và đạn dược" . Bảng phi vụ lệnh ở phi đoàn mỗi ngày càng trống trơn , phải nhờ Hồ N.Thanh( Tr/úy ) vẽ thêm bông hoa cho bớt trống trải -Thanh có "khoa tay" viết và vẽ rất đẹp nên mỗi khi cắt bay xong tôi hay giao lại cho Thanh viết lên bảng phi vụ lệnh- Anh em rảnh không bay, buồn tình thì xúm nhau gõ Domino cho hết giờ ... Hoặc chơi bài "Dắt" . Trong phi đoàn có Đào V.Tưa , Nguyễn V.Sầm là những cao thủ Domino xuất sắc. Tôi chơi dở nên bị thua hoài, xong Sầm/Tưa cho mượn lại ; đến tháng lãnh lương phải để dành trả nợ cho bọn Hắn hết... Đời lính nghèo mà sao vẫn vui ! Tài sản cuối cùng tôi chỉ còn chiếc xe Mini của đứa em gái cho mượn đạp lên phi đoàn mỗi ngày đi bay , đã bỏ lại lúc di tản . Được lệnh biệt phái, tôi vui vẻ dẫn biệt đội ra vùng phía Bắc Đèo Hải Vân (Huế) như thường lệ . Chúng tôi đáp và tạm trú ở Phú Bài, phi trường duy nhất còn lại cho cả 3 tỉnh Đông Hà, Quảng Trị và Huế; nằm ở hướng Nam cách thành phố Huế không xa lắm. Phi trường dạo này vắng tanh, chẳng còn chút linh động của những năm nóng bỏng với các chiến trận từ Hạ Lào , đến Mùa Hè Đỏ Lửa , rồi Quảng Trị Kinh Hoàng... Chẳng còn cái không khí sôi động của những phi vụ chuyển quân hay tiếp tế phi cơ lên xuống nhộn nhịp mỗi ngày , hết C-130, C-123, L19, lại đến Trực Thăng mà vẫn không kịp đáp ứng các nhu cầu chiến trường! Trạm Tiếp Liên Hàng Không bây giờ trống trơn, ánh nắng ban mai chiếu qua những cửa kiếng chỉ thấy bàn và ghế ngổn ngang càng tăng thêm vẻ thê lương buồn chán. Bên cạnh những hiểm nguy chết chóc, chiến tranh có lẽ vẫn có những niềm vui "không tên" nào đó nên lòng mình có chút gì vương vấn nhớ nhung... Còn đâu CLB nho nhỏ của cô bé tên Quy , nữ sinh, con gái ông Đại/úy trưởng trại Phú Bài , với khuôn mặt hồng hồng bụ bẫm và mái tóc búp bê tựa như Phg.H.Tâm . Kỷ niệm một lần biệt phái , Tôi và Dũng Mexico, có Ng.T.Đức nữa, nhậu say rồi bắn lộn với toán Trinh Sát SĐIBB . Từ sau đó, mỗi lần thấy chúng tôi, ông Đ/úy chủ quán hay gọi bằng " Các Đại Ca ! ". Bây giờ quán đã niêm phong kỹ càng , cửa gài song sắt , im lìm đìu hiu. Buổi sáng , đi tìm mãi trong khu cư xá hoang tàn mới kiếm được một gánh bánh bèo duy nhất của bà cụ già nằm khuất sau mấy căn nhà vòm mái cong bằng nhôm của quân đội Mỹ để lại . Anh em điểm tâm vội vàng cho êm bụng rồi đi bay . Khu cư xá trống trơn rác rến bừa bãi khắp nơi , thì ra các đơn vị phòng thủ phi trường cũng đã dời đi hết. Trạm xăng lưu động di chuyển qua góc phía Đông Bắc sát với hàng rào. Đổ xăng xong nhìn wind sock lấy hướng, cất cánh ngược về hướng Nam. Khu đồi thông xơ xác đìu hiu ở cuối đầu phi đạo gợi nhớ kỷ niệm những ngày HQ nhộn nhịp Mùa Hè Đỏ Lửa... Ng. tấn Đức hay lên cầu cơ khấn vái gì ở trên ấy rồi về bịa ra chuyện ma quái cho anh em sợ thêm . Mỗi lần có dịp cất cánh đêm , bay qua tôi vẫn hay ngó xuống xem có thấy bóng ma nào xuất hiện hay không? Qua đáp bên sân VIP/Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, sát cạnh phi trường, để đón tướng Ng.H.Hạnh( CHT? ) đi kinh lý thám sát tình hình trong vùng lúc bấy giờ . Ngoài đường phố Huế , ngạc nhiên thấy dân chúng tấp nập ồ ạt trên đường như những đoàn biểu tình thời còn "Biến Động Miền Trung" năm nào. Bay qua vùng Gia Hội , Mang Cá rồi bay ra Quảng Điền, Phong Điền ...Trên Đại Lộ Kinh Hoàng , hình ảnh của Mùa Hè Đỏ Lửa như được tái diễn nguyên vẹn. Người và xe cộ trâu bò đông như kiến vỡ tổ , kéo về từ La Vang, Đông Hà, Quảng Trị , dồn dập như làn sóng đang tràn vào thành phố Huế... Vòng ra cửa Thuận An, trên con đường quanh co dẫn ra biển , xe và người nối đuôi nhau như đoàn tàu dài không bao giờ dứt... Ở bến Thuận An, các xe câu hàng nhộn nhịp vận chuyển người xuông bằng những giỏ lưới khổng lồ. Từng " túi người " như nhưng kiện hàng được bốc lên đổ xuống nhịp nhàng... Bây giờ tôi mới nhận thức được phần nào sự khẩn trương của tình hình, nhưng vẫn không hiểu nổi những sự thay đổi đột ngột bất ngờ mà chẳng nghe súng nổ , chẳng có giao tranh đụng độ , tại sao dân cứ bỏ chạy ? Sau này mới hiểu tất cả đều nằm trong kế hoạch tuyên truyền của địch, còn chúng ta không có kế "phản tuyên truyền " để đối lại . Hai ngày sau, Anh Tuấn (TP/HQ) gọi ra Phú Bài nói "Thấy mày vất vả tội nghiệp quá ! Chiều nay về vùng Trong (Chu Lai, Quảng Ngãi) , để tao ra thế cho " . Thế là tôi bay về Đà Nẵng, lấy thêm áo quần , xong hôm sau lại dẫn toán khác vào Chu Lai biệt phái tiếp thì nghe tin Huế mất ! Dân chúng bỏ lại tất cả, di tản vào Đà Nẵng bằng mọi phương tiện: đường thủy, đường bộ và máy bay...Có lẽ lo sợ tái diễn cảnh tàn sát như Tết Mậu Thân 1968. Đà Nẵng bất chợt thành "Trung Tâm Tị Nạn" chứa thêm cả mấy chục ngàn dân di cư. Tôi vẫn không tin Quân ta có thể bỏ Huế dễ dàng đến như thế ! Kỷ Niệm 34 năm - Một Thời Để Nhớ- Tháng Tư 2009. T.HG@SONGCHUY (mời xem tiếp phần 2) chimtroi's Avatar chimtroi said: 06-18-2009 10:00 PM Lightbulb Song Chùy 213 & Vùng Trời Hỏa Tuyến Một Thời Để Nhớ (Những Ngày Cuối - Tháng 3/75, phần 2) Giữa hai vùng biệt phái Chu Lai( vùng Trong,phía Nam) và Huế (vùng Ngoài,phía Bắc) tôi thích ra Huế nhiều hơn. Khác với vùng Trong gồm Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi , phần đông các tỉnh và quận từ Huế trở ra đều nằm xa núi , ở ngoài đồng bằng nên ruộng vườn phì nhiêu hơn và cảnh vật cũng tươi mát sáng sủa hơn. Dù biệt phái, những ngày không trực phi vụ anh em có thể ra phố chơi thoải mái. Ngoài ra , ở vùng ngoài có đến ba bốn nơi khác nhau cho phi hành đoàn thay đổi chỗ ở tùy theo mỗi thời kỳ HQ nên vui hơn. Hồi HQ Lam Sơn 719 / Hạ Lào , anh em nằm tại Đông Hà trong những doanh trại dã chiến của lính Mỹ để lại. Mùa Đông mưa phùn gió lạnh, mỗi tối hoàn tất phi vụ trở về vừa đáp xuống xong nhảy vô bàn rượu liền để tìm chút hơi ấm cho bớt lạnh. Anh em quây quần bên chai rượu với thịt hộp C-Rations mà cũng vui nhộn suốt đêm, quên cả hiểm nguy ban ngày! Phố chợ Đông Hà tuy nhỏ , bụi đất mù mịt suốt ngày đêm nhưng chứa đựng một sắc thái rất đặc biệt tiêu biểu cho một thành phố chiến tranh miền Giới Tuyến . Bất cứ người lính nào, bất kể binh chủng gì , đều có chút hãnh diện được đặt chân đến Đông Hà trong những ngày nóng bỏng của các mặt trận Hạ Lào và Quảng Trị. Vào dịp Tết 72 ,trước Mùa Hè Đỏ Lửa, lần cuối cùng tôi dẫn biệt đội ra biệt phái ở phi trường Ái Tử (Quảng Trị) . Phi trường đã bỏ ngỏ không có canh gác , ban đêm VC bò vào gài chất nổ . Phi hành đoàn của Đinh Như Hoàng và Lê Tấn Sỹ bị tử nạn đúng ngày tất niên . Phi cơ nổ lúc cất cánh rời phi trường Cam Lộ gần Đông Hà sau phi vụ chở toán phát lương của TQLC . Trong số PHĐ có Tr/sĩ Ngãi ( cơ phi) đã linh tính trước sự xui xẻo về con số 13 người đi ăn chung bữa cơm trưa , mừng Giao Thừa hôm ấy, mà cũng không sao tránh được mạng số . Hôm sau Không Đoàn cho lệnh tôi rút Biệt Đội về Dạ Lê (Camp Eagle-BTL /SĐIBB) , phía Tây Nam thành phố Huế . Tiếp theo đó chiến sự thay đổi với những ngày nóng bỏng của Mùa Hè Đỏ Lửa , Sư Đoàn 3 BB và thành phố Quảng Trị thất thủ ...Đ/úy Trần T.Vinh, Th/tá Nguyễn Du bên khu trục rồi một PHĐ 233 và nhiều PHĐ 213 đã hy sinh trên chiến trường ấy. Thời kỳ mặt trận Quảng Trị đang sôi động, cả Dạ Lê và Phú Bài có lúc không còn chỗ tạm trú cho các PHĐ , chúng tôi phải đáp ngủ đêm ở khách sạn Hương Giang bên bờ sông Hương gần khu Đập Đá . Toàn bộ Không Đoàn 51CT và một Biệt Đội L-19 nằm chung ở phi trường Phú Bài, không khí vui nhộn như đoàn quân viễn chinh chết chóc kề bên mà chẳng ai sợ hãi ! Trong Thành Nội Huế có một phi trương nhỏ nhưng không có cư xá, thậm chí không có chỗ đổ xăng nên chỉ dành training hoặc đáp chờ phi vụ mà thôi. Một hôm chúng tôi đang standby chờ phi vụ bên bãi cỏ cạnh phi đạo ở phi trường thì có chiếc L19 của Đ/uy Bôi (PĐ 110 ) bị chết máy sau phi vụ thả truyền đơn trong vùng núi về. Chong chóng đã ngừng thẳng đứng mà Anh vẫn dẫn phi cơ về tới phi trường bình an. Anh quẹo vào short final rất đẹp( Nghe nói Anh là một HLV xuất sắc của PĐ 110 ). Bỗng dưng không hiểu tại sao lúc phi cơ gần chạm đất thì anh lại bốc lên go-around thêm một vòng nữa. Khi anh quẹo lại có lẽ vì gắt quá nên phi cơ bị "stalled" cắm thẳng mũi xuống thửa ruộng bên cạnh phi trường . Phải chờ xe câu bên Quân Vận qua mới kéo được phi cơ và PHĐ lên. Cái chết kinh hoàng lẹ làng mấy tíc tắc giúp tôi học được chút kinh nghiệm đau thương trong nghề nghiệp để phòng thân sau này. Dịp ký kết Hiệp Định Paris năm 73, đêm 26/1/73 trước giờ Hiệp Định có hiệu lực, sau phi vụ HQ thường lệ cho TQLC ở Hương Điền chúng tôi mấy phi hành đoàn 213 và 233 bị giữ lại ở BCH-Dù tại căn cứ Charlie /Cây Số 17. Suốt đêm hôm ấy , dưới ánh trăng rằm lung linh ,chúng tôi phải di tản hết một Tiểu Đoàn Dù từ vùng núi gần Thánh Địa Lavang về bảo vệ cho BCH Dù và Cố Đô Huế , đề phòng địch phản phé giành đất theo kiểu ngưng bắn "Da Beo" vào giờ thứ 25 của lịch sử. Những năm sau Hiệp Định Paris, phi vụ mỗi ngày bắt đầu ít đi, đường bay cũng ngắn bớt lại với sự lùi dần của các đơn vị bạn , hình như chỉ lo bảo vệ Cố Đô Huế mà thôi . Bộ Chỉ Huy Dù nắm sát trong mặt núi còn TQLC trấn giữ mặt biển, từ vùng Cửa Việt vào Hải Lăng , Hương Điền . Cả hai đơn vị lúc này bận rộn với việc trồng khoai sắn hơn là thao dợt ! Do " Chỉ Tiêu Số 5 " của BTTM và Cục CTCT ban ra, các căn cứ quân sự trở nên xanh tươi như những nông trại phì nhiêu ở Blao/Lâm Đồng trên vùng Cao Nguyên . Phi trường Đà Nẵng cũng vậy, hai đầu phi đạo khoai sắn tốt quá phủ cả những hàng đèn xanh đỏ dẫn vào "cận tiến". Toàn quân không có một kế hoạch nào vĩ đại hơn để đương đầu với việc " cắt giảm viện trợ " của Mỹ ! Hậu quả dẫn đến ngày 30/4... Trong các nơi biệt phái, thành Mang Cá bên cạnh BTL/Tiền Phương QĐoàn I đã ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên đối với tôi : 1- Nằm trong khuôn viên thành Mang Cá, ngoài BTL/Tiền Phương/QĐ I còn có Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương cách nhau một cái hồ lớn đầy lục bình và bèo. Hồ có rất nhiều cá rô và ốc bưu , con nào cũng béo mập . Mỗi lần có dịp túc trực ở Mang Cá, Trương N. Quý (pilot 213) thường mang theo cần câu , có khi Hắn câu được cả thùng cá rô hoặc bắt được đầy thùng ốc thế nào mang về cũng tặng tôi một mớ vì biết tôi thích nhậu . Một hôm tình cờ tôi có người bà con từ trong Nam ra tìm xác thân nhân thuộc binh chủng TQLC mới tử trận. Tôi chở qua bệnh viện NguyễnTri Phương và theo họ tới khu nhà xác mới mang về. Xác chết bày la liệt trên sàn cement chờ tắm rửa rồi mới liệm vô hòm. Nước ấy lại chảy xuống hồ lênh láng ; có lẽ vì thế mà những con ốc và cá mà Quý mang về nó béo mập là phải . Từ đó cả Quý và tôi đều " chừa " không bao giờ dám ăn cá ốc ở hồ ấy nữa. 2- Bên cạnh ụ chi huy BTL tiền phương Quân Đoàn I có nhiều dây lầu dài song song từ thời Pháp để lại , được xây cất vuông vức như những dãy hotel . Mỗi lần biệt phái chúng tôi ở chung một phòng lớn và biệt đội Tải Thương (PĐ 257/ Cứu Tinh) ở một phòng. Một hôm có Biệt Đoàn Văn Nghệ Tâm Lý Chiến/Trung Ương ra giúp vui tiền tuyến , với đầy đủ nam nữ ca sĩ. Họ tạm trú bên dãy lầu đối diện nhưng khá xa , cách gần vài chục thước , nói chuyện không nghe rõ chỉ nhìn nhau mà thôi. Vậy mà , trong toán chúng tôi có một cơ phi tên Ng. Bare (Hắn lai Pháp, nhưng nhỏ con) không biết làm cách nào Hắn đã móc nối được một nàng ca sĩ trong nhóm TLC bên kia. Tối hôm ấy Bare không có tiền nên xin tôi 500$ ra phố chơi... Số tiền tôi cho chỉ vừa đủ tiền dẫn em đi ăn . Sáng hôm sau về Bare bá cáo đêm qua không còn tiền thuê phòng nên đã liều đưa nàng vô "nhà thủy tạ" , (Trong Thành Nội Huế có rất nhiều hồ sen , giữa hồ có dựng những nhà thủy tạ nho nhỏ , màu sắc rực rỡ như những cái miếu con) , ở đó hai đứa tận hưởng một đêm khoái lạc trên nền cement lạnh ngắt ! 3- Một lần biệt phái khác ở Mang Cá, trong toán có Tr/úy Phạm Cúc ( Pilot- Gốc PĐ 221 đổi ra - ) Sáng sớm Hắn xin đi đổ xăng (?) lúc trở về bay qua vùng Gia Hội thì nguyên một thùng đạn đại liên bị rớt xuống một ngôi chùa. Mái chùa bị lủng một góc lớn nhưng may mắn không trúng tượng Phật . Vì là loại mái ngói cổ xưa , nếu tháo ra sửa lại sẽ làm sụp giây chuyền(như Domino) thêm những chỗ khác. Các vị Đại đức trong chùa cứ nhất định đòi bồi thường toàn bộ mái mới. Với vai trò leader tôi phải gánh trách nhiệm. Rất may hai đàn anh cũ trong phi đoàn là T/tá Tạ Thái(PĐP) và Tr/tá Trần D.Kỳ (KĐP) cấp tốc bay ra can thiệp không muốn Đại Tá KĐT và Tướng Tư Lệnh SĐ biết. Hai anh dẫn tôi lên chùa Tỉnh Hội ( Chùa Từ Đàm ) gặp Hòa Thượng Thích T.Khiết(?) năn nỉ , ca bài ca " Hành Quân Bảo Vệ Cố Đô " ; Ngài mới chỉ thị các đại đức thông cảm bỏ qua.. Sau đó chúng tôi xuống tòa Tỉnh xin cố vấn Mỹ được một xe gỗ và tôn chở đến đền bù nhờ vậy mới yên chuyện . Ân tình của hai Niên Trưởng làm tôi ghi nhớ mãi ! 4- Hai lần khác đang túc trực HQ ở Mang Cá, tôi lỡ cho PHĐ đi chơi. Một lần bất ngờ có phi vụ chở Tr/tướng Hoàng V.Lạc (TLP/QĐI) ra Hương Điền họp HQ với Tư lệnh TQLC. Tàu hành quân không ghế VIP mà cũng chẳng có seatbelt. Phi hành đoàn lại thiếu chỉ có tôi và xạ thủ (Tr/sĩ Hết). Bí quá , tôi cho Hết lên ngồi ghế Co-pilot. Hắn thấy ông Tướng dòm ngó thì sợ bị lộ ; tôi phải móc lấy nón Ca lô có gắn hai bông mai sáng chói , từ từ đẩy qua cho Hết nhét vào túi cố để lộ cặp lon cho Ông thấy là SQ thứ thiệt. Lên Trời, tôi giao cần lái cho Hết giữ bình-phi tới gần Hương Điền mới đổi tay lái. Cái số may mắn, Tướng Lạc đã bỏ qua chuyện này không báo cáo về Sư Đoàn . Sau này T/s Hết trở thành xạ thủ riêng của Đ/tá Phước (KĐT) , anh là một trong những xạ thủ gan lì và già nhất của PĐ 213. Không biết vì tư thù sao đó, anh bị chúng bạn giết chết trong khu Gunfighter (cư xá HSQ) khoảng năm 74, trước khi mất Nước. Lần sau tôi cũng gặp một phi vụ VIP tương tự, cả cơ phi xạ thủ và co-pilot Th/uy Trương H. Vân (Ngố) đều vắng thì có phi vụ chở một Tr/Tướng KQ Mỹ từ BTL/QĐI ở Mang Cá về Đà Nẵng. Tôi đành một mình solo ,không copilot, không cơ phi xạ thủ . Nhìn ba sao bạc sáng chói trên nón ca lô của Ông làm tôi hết hồn vía không dám ngó kỹ thêm coi Ông bay loại gì và tên gì? Sau đó lấy lại vẻ bình tĩnh tự nhiên, tôi đưa ông về Đà Nẵng, đáp trước sân VIP nhẹ nhàng êm ái. Ông cười vui vẫy chào cám ơn làm tôi mới yên tâm. Khi bay trở ra Mang Cá lại, bất ngờ một thùng đạn đại liên bị rớt xuống giữa những thửa ruộng ngoài vòng đai phi trường Phú Bài. Có lẽ không ai bị thương nên sau này không nghe khiếu nại. Tôi rất tiếc không nhớ tên vị Tr/tg KQ Mỹ để sau này xem chắc thế nào Ông cũng ghi lại trong hồi ký kỷ niệm một lần bay với Vietnamese Helicopter Pilot ? Các phi vụ HQ vùng ngoài đa số thực hiện trong vùng núi nên sự nguy hiểm càng gia tăng gấp bội , nhất là những ngày gió lớn hay mây mù... vừa đề phòng địch vừa phải cẩn thận với thời tiết. Có một lần biệt phái ở Dạ Lê (BTL/SDIBB) hôm ấy Trời mưa phùn từ sáng sớm , được lệnh vô tải thương trong vùng núi phía Tây. Mới cất cánh lên đang lo tìm hướng vô thì gặp ngay tượng Phật Bà xừng xững đứng trên khu đồi phía Tây Nam . Tôi múc đầu lên để né tránh thì lọt vào tầng mây... Tiếng mây rào rạc như cát đập vào bubles càng làm cho hoảng sợ thêm. Với tầm nhìn (visibility) zero nên phản ứng tự nhiên là kéo cần lái cho chậm lại . Tàu mất dần tốc độ đến khi rung rung mới bình tĩnh từ từ cắm mũi lấy lại speed vừa phải rồi theo phi cụ mà bay nhưng chẳng biết bay đi đâu ! Chung quanh tứ bề đều là mây và núi bao bọc. Co-pilot ( Th/úy Phước ) mới về còn hoảng hơn nên không giúp được gì. Cơ phi xạ thủ phía sau cũng chịu trận. Chung quanh chỉ toàn là mây trắng xóa , không biết lúc nào sẽ đụng phải núi , mọi người đang chờ đợi cái chết bất thình lình ! Trong giờ phút ấy chỉ còn biết thầm cầu nguyện ơn Trên . Tôi liên tưởng đến tai nạn của PHĐ Phi/Nhiễu đụng phải Đèo Phú Lộc, sau phi vụ chở phu nhân tướng Hoàng X.Lãm ra Phú Bài trở về. Nghĩ rồi mình cũng sẽ chết tương tự , thất vọng chẳng thèm gọi " May Day ! " . Đâu có ai có thể cứu được mình trong tình huống này ! Cả vùng không gian rộng lớn mà không có lối thoát , càng lên cao mây càng dày đặc , dưới bụng cũng mây , bên trái cũng mây , bên phải cũng mây làm sao mà thoát ra ?. Mưa phùn mây không gom thành cụm mà lan rộng như khói bao trùm khắp mọi nơi, chiều cao cũng bất tận . Bay tiếp một lát , không biết làm gì hơn tôi thử nghiêng mình cho cơ phi xạ thủ ngó xuống đất xem sao ? Vừa nghe xạ thủ báo cáo " thấy bóng xanh xanh chạy ngoằn ngoèo phía dưới " lập tức tôi cắm mũi lao mình xuống ngay... Bắt gặp dòng suối trong vùng thung lũng Birmingham ( khu đồi Trần Lê Tiến ) tôi men theo trở ra. Cám ơn Thượng Đế chưa bắt tôi chết nên mới cho thoát nạn này mà thôi ! Tôi thầm nghĩ như vậy. Về nhà cả tháng trời vẫn còn giật mình ác mộng đêm ngủ không yên, sợ đến nỗi không dám kể lại cho ai nghe , cứ để nó tự tan biến dần trong tâm trí mà thôi . Ngày PHĐ Phan C.Soạn/Trung bị rớt trong phi vụ tiếp tế cho tiền đồn Bastogne, tôi bay sau và anh Tuấn (khi ấy còn SQHQ/ PĐ 233) bay chiếc C&C. Ngày hôm ấy tôi được nghỉ bay vì Soạn và tôi mỗi người lead một flight cùng biệt phái cho SĐ IBB ở Dạ Lê ; chúng tôi chia nhau mỗi flight bay một ngày. Soạn thuộc lớp đàn anh xuất thân từ trường bay Ft.Rucker . Buổi trưa về câu lạc bộ SQ/SĐIBB ăn trưa , gặp tôi Soạn nhăn nhó than " chắc tao chết mất, nó bắn quá vô không được! " Tôi nói với anh " nếu cần , xin thêm hỏa lực hộ tống " và hỏi anh "có muốn tôi cất cánh thay anh lead vô thử xem sao" . Anh đồng ý nhưng đến khi qua đáp sân tiếp tế sư đoàn họp chung với đám pilot Cobra của Mỹ (gunship hộ tống) thì anh nghĩ sao đó lại đổi ý. Lúc sắp cất cánh tôi còn nhét thêm hai người lính bộ binh theo tàu anh để giúp đẩy đồ xuông cho lẹ sợ vào bãi đáp bị pháo. Từ Birmingham, Anh giữ low level theo con đường mòn đất đỏ lởm chởm hố mìn và bom , bay vào ... Hai bên đường , rừng khô thưa thớt vì thuốc khai quang . Khi tới gần hàng rào phòng thủ tiền đồn Bastogne ,có lẽ lúc đang chậm lại sửa soạn đáp thì tàu bị trúng đạn nổ tung trên Trời , xác rơi lả tả ! Hai chiếc Cobra bay cover mà ở tuốt trên mây xanh đã lẹ làng dọt ra , còn báo cho nhau trên tần số " F..., S..., He's blown up over sky! ". Cùng lúc ấy chúng tôi formation đang quẹo phải trở lại để sửa soạn vô khi anh cất cánh ra ...Nhưng phi vụ được lệnh hủy bỏ. Đó là phi vụ trực thăng cuối cùng trong nỗ lực tiếp viện cho Bastogne. Cả tháng sau tình hình thay đổi xác các anh mới mang về được. Sự hy sinh cao cả của một leader ! Ngoài Vùng I , các phi vụ trong vùng núi thương đáp từng chiếc một nên leader phải hy sinh vô trước , an toàn bay ra rồi mới đến lượt các chiếc trail vô . Sau này quân bạn lùi vào ngọn đồi cao hơn ở bên trong , phía Tây Bắc chỉ cách Bastogne và căn cứ hỏa lực Kings một thung lũng ngắn . Địch quân không buông tha cứ bám theo , đơn vị lại cần tiếp tế và viện quân để thay thế cho hơn 70 thương binh mới bị thương. Hơn cả tuần lễ trực thăng của mình ( VN ) vô bị thất bại , mới nửa đường đã gặp hỏa lực chống cự mạnh phải quay ra, quân bạn báo cáo như vậy. Lý do có lẽ vì tránh Bastogne anh em đã chọn đường bay quá xa từ hướng Bắc bay xuống ( theo lối Barbara tức C/cứ Rạng Đông, cách 9,10 dặm ) , đường dài càng nguy hiểm thêm ! Sư đoàn I BB phải yêu cầu trực thăng Mỹ giúp nhưng các pilot Mỹ tới họp trên BCH/HQ rồi từ chối. Tôi vừa dẫn biệt đội 213 đáp xuống C/c Dạ Lê thì được mời lên họp liền. Ngang qua tư dinh tướng Tư Lệnh Phạm Văn Phú, gặp ông đang tư lự, hai tay bắt sau lưng đi lại ngoài hành lang , khuôn mặt khắc khổ gầy gò lo âu... Ông ưu ái hỏi thăm ! Chào ông ! Xong tôi lên thẳng Phòng HQ sư đoàn để họp . Vị Tr/ tá Sĩ Quan HQ cho biết các pilot Mỹ đã từ chối viện lý do không được phép trực tiếp thi hành các phi vụ HQ nữa , họ chỉ giúp trong trường hợp rescues mà thôi . Sau khi nghe thuyết trình tình hình bãi đáp, xác định rõ tọa độ , nắm vững vị trí bạn và địch cũng như nghiên cứu đường bay cũ của các PHĐ trước bị thất bại , tôi can đảm trả lời " Được , tôi sẽ vô một mình, nếu an toàn sẽ cho anh em vô sau" . Trả lời xong tôi cảm thấy chút hãnh diện trước đám phi công Mỹ và can đảm hơn lên . Tôi yêu cầu hai chiếc Cobra theo hộ tống và dặn họ quan trọng là phải kè sát hai bên cùng một cao độ với tôi khi vào vùng; đường bay và chiến thuật tôi làm sao hắn theo vậy. Lúc đầu các pilot Mỹ không chịu , lấy lý do bay sát và thấp quá sẽ không thể cover được . Đó là lý do thất bại trong phi vụ hộ tống cho Soạn trước đây, dù hỏa lực Cobra có mạnh mấy mà bay tận trên mây 4,5 ngàn feet thì địch cũng chẳng còn thấy sợ nữa . Nhờ kinh nghiệm sau cái chết của Soạn tôi nói chỉ cần bay thấp theo tôi cho địch thấy hỏa lực mà sợ thôi . Sau đó, từ BTL/SĐiBB ở Dạ Lê chúng tôi cất cánh vô vùng Birmingham rồi bám sát mấy sườn núi bên phải ,phía Đông căn cứ hỏa lực Kings. Gần đến nơi , hai chiếc Cobra theo tôi break ra khỏi formations . Mấy chiếc rescue của Mỹ và hợp đoàn còn lại vẫn ở ngoài vùng , quan sát tôi vô cách nào sẽ theo vậy mà vô sau . Tôi liên lạc quân bạn xác định lại tọa độ (LZ) lần chót bằng kiếng (mirror) thay vì thả khói màu (smoke) để tránh khỏi bị pháo kích và giữ yếu tố bất ngờ . Khi tới trên đầu C/c Kings , ba chiếc "bingo" một lượt cắm mũi , xoáy tròn như trôn ốc trong thế " spiral approach " để giảm cao độ cho lẹ , vừa thu hẹp vòng bay (circle) bám sát lấy Kings giả như đáp mà lấy điểm tựa rồi lẹ làng vượt qua thung lũng thẳng vô bãi đáp (LZ) . Bất chấp cả chiều gió và địa thế , gọn gàng lọt vào giữa những hàng cây cao vời vợi . Trong lúc tôi đáp, hai chiếc Cobra thay phiên nhau liên tục nhả đạn vào những điểm khả nghi ở ba mặt đồi còn lại để bảo vệ . Đường vô trắc trở bao nhiêu thì khi ra cũng nguy hiểm bây nhiêu . Gặp "hot LZ" , trước khi vô đã phải dự trù sẵn lối ra sao cho an toàn .Vừa lùi lại(backward) đủ thế quẹo , cắm mũi lẹ làng lao mình xuống thung lũng sâu thẳm để " gain speeds " cho mau mới có thể uyển chuyển lạng qua lại ( zig zag ) tránh đạn , bay ra ... Phi vụ đầu tiên hoàn tất tốt đẹp , từ đó hợp đoàn từng chiếc một cứ theo đường bay ây mà vô . Hôm ấy , chúng tôi vận chuyển hết thương binh ra và đổi 70 lính mới vào . Tội nghiệp , nhiều binh sĩ sợ quá trước khi nhảy xuông mục tiêu đã tu hết bìdong rượu để lấy can đảm ! Từ cái chết của Soạn, tôi đã học hỏi cho mình được những kinh nghiệm bay chung với Mỹ. Trước đây một lần tại vùng Quế Sơn, tỉnh Quảng Tín, trong một phi vụ tương tư tôi cũng đã gặp trường hợp pilot Mỹ từ chối. Khi ấy tướng Phan Hòa Hiệp ( Một nhân chứng lịch sử trong toán Thiết Giáp đón T.T Ngô Đ.Diệm vụ đảo chánh 1/11/63 ) còn giữ chức Tư Lệnh SĐ 2BB và BCH Trung Đoàn 6 nằm trong vùng núi giữa hai quận Quế Sơn và Hiệp Đức . Từ BCH Trung Đoàn 6 nhìn lên hướng Tây Nam là Căn Cứ Hỏa Lực West của quân đội Mỹ bỏ lại, được xây cất bằng bê-tông cốt sắt , chìm sâu xuống lòng núi rất kiên cố. Không hiểu tại sao lúc đầu quân đội Mỹ giao lại thì quân ta bỏ không giữ. Sau này VC dùng làm cứ điểm pháo xuông các tiền đồn của ta ở chung quanh. Trước đó , PĐ 213 đã đổ một đơn vị của Tr/Đoàn 6BB vào để chiếm lại nhưng thất bại. Th/tá Trương Văn Hoàn và Tâm( ruồi) bay chiếc lead lần ấy bị lãnh nguyên trái B-40 trên bãi đáp chính (Helipad) , tàu đứt làm đôi, Th/úy Đoàn H.Tâm bị thương nặng, cơ phi Tr/sĩ Cảnh tử thương tại chỗ. Phi hành đoàn lết ra nơi an toàn mới cứu được. Ít lâu sau có lệnh PĐ 213 vào lại , tới phiên tôi bay lead . Tướng Hiệp mời tôi lên BCH trên đồi đã có sẵn đám pilot Mỹ ở đó . Sau khi cho biết chi tiết phi vụ, Ông hỏi : " mấy phi công Mỹ từ chối, anh có dám vô không?". Biết từ chối không được sẽ mất mặt với đám pilot Mỹ, nên tôi chỉ xin được briefing cho kỹ tình hình bãi đáp. Ông đưa tôi nhìn qua telescope đã điều chỉnh sẵn vào bãi đáp , thấy rõ lá cờ MTGP màu săc rực rỡ phủ trên nắp bunker như thách đố khiêu khích ! Dưới giao thông hào bọn chúng cũng đang thủ thế chờ quân ta tiến vô . Cả hai bên dàn trận như film cine , tướng Hiệp từ ngọn đồi BCH Trung Đoàn 6 có thể quan sát theo dõi chúng tôi qua telescope...Ông ra lệnh cho tôi phải đột kích ngay trên lá cờ MTGP để Trinh Sát ném hơi ngạt vào các giao thông hào... Ông dặn PHĐ và binh sĩ phải mang sẵn mặt nạ chống hơi ngạt để phòng ngừa ngất xỉu nhưng tôi từ chối vì vương víu không dùng vô tuyến được. Ông chỉ thêm cho tôi đường thoát thân trong trường hợp phải bỏ tàu lại mà chạy ... Từ chân núi hướng Đông , một cánh quân ta sẽ tiến lên bằng đường bộ vừa để cứu PHĐ vừa hỗ trợ cho toán Trinh Sát nếu đột kích vào được. Tôi sửa đổi phi vụ lại theo ý mình cho dễ bề xoay sở . Tôi chia toán Trinh Sát (12) ra hai nhóm , giao cho Dương Tấn Long một nửa , bay chiếc số 2 theo tôi . Dự trù chiếc Số 1 đáp lẹ trên mặt hầm xong bốc lên cắm mũi xuống thung lũng liền để chúng không bắn theo được , còn chiếc số 2 đáp bất cứ chỗ nào trống phía sau , quan trọng là gần miệng hầm. Tôi yêu cầu hai Cobra của Mỹ cover , sợ 2 guns của mình nặng nề quá xoay sở không kịp . Anh Phan V.Niên bay C&C hướng dẫn hợp đoàn còn lại với 2 gunships của Nguyễn T.Tài(méo) và Vũ V.Hiền(mối) đề phòng rescues tôi hoặc Long nếu cần... Ông Tướng nói quan trọng là mang được tiểu đội Trinh Sát vào trước sau đó quân bạn có thể thanh toán mục tiêu dễ dàng . Nhận lệnh xong , tôi xuống khu parking để briefing lại cho anh em . Hôm ấy vô tình có ông bố vợ tôi bay chung (Y Tá Phi Hành- Th/sĩ Ph.V.Đúng) . Tôi để ông ở lại parking không dẫn theo , phòng lỡ bị bắn rớt hai cha con sẽ không phải chết chung một lượt ! Tôi còn nhớ mãi giọng Sài Gòn lè nhè của Tài Méo trấn an tôi trên tần số " Cứ yên trí, tụi tao không bao giờ bỏ mày đâu!" . Tôi và Tài cùng lớp lại rất thân nên tôi yên lòng . Chiếc số 2 tôi chọn Dương tấn Long bay theo vì biết hắn rất gan lỳ. Ngòai tình bạn chung phi đoàn, tuy lớp đàn em nhưng tôi rât khâm phục sư lì lợm của Long. Sau này Long đổi qua PĐ 257(Cứu Tinh) tải thương đêm & rescues , đã nhiều lần bay cứu các PHĐ Khu Trục trong chiến trận Mùa Hè Đỏ Lửa . Giờ khởi hành, hai chiếc Cobra vô trước dọn bãi đáp, rockets tới tấp phủ đầu trên mặt hầm xong thì tôi và Long vô liền ... Hai chiếc đang circle rất thấp trên xóm làng dưới chân núi không cho địch thấy , bất chợt từ chân núi móc lên vừa đủ cao độ flare lại vô đáp ngay trong lúc hai đại liên trên tàu xối xả bắn tiếp nối sau hai chiếc Cobra vừa break away không cho chúng chui đầu lên ... Không ngờ lúc hai thùng đạn vừa cạn không còn bắn được nữa ( chỉ còn cách mục tiêu vài mét ) thì bọn chúng bắt đầu phản công lại ... Không còn đạn chống trả đành chịu trận đưa cái bụng ngon lành ra đỡ ... Tàu trúng đạn lộp bộp ! lộp bộp !...May hồi đó chỉ có AK , nếu chúng biết xử dụng loại PG như bây giờ chưa chắc mình chạy thoát . Th/úy Ng.V.Thành (copilot) bị thương ở bàn tay , tôi liên lạc Long cùng quẹo phải break ra một lượt . Mục tiêu quá kiên cố, những trái rockets chẳng phá hủy được gì , lá cờ MTGPMN vẫn còn nguyên vẹn nằm khiêu khích trên nắp bunker ... Sau mỗi lần thất bại tôi đều suy nghĩ để tìm thêm kinh nghiệm cho những lần sau . Th/úy Thành bị thương ở tay , anh yên lặng chịu đựng nên tôi cũng giữ được bình tĩnh . Con tàu bị nhiều lỗ đạn bên phải và dưới tail boom nhưng còn bay về được an toàn. Cuộc HQ hủy bỏ ;sau đó quân ta bỏ luôn mục tiêu ấy không bao giờ chiếm lại nữa. PĐ 213 đã thi hành rất nhiều phi vụ trong các vùng Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Tín (Tam Kỳ) . Khu rừng quế trong vùng Tiên Phước là một trong những mật khu quan trọng sau này chúng dùng làm địa điểm họp với "Ban Liên Hợp QS Hai Bên ". Trở lại những ngày cuối tháng 3/75. Anh Tuấn ra Huế thay thế , tôi trở về Đà Nẵng cho anh em lấy thêm tiếp tế rồi bay vào Chu Lai (Một căn cứ lớn của Mỹ để lại, nằm giữa hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi). Tình hình chiến sự không có gì trầm trọng ,cũng lặng yên như vùng ngoài , phi vụ rất ít. Từ Chu Lai nhìn xa xa về hướng Bắc, các quận Thăng Bình( Baldy ) Quế Sơn và tỉnh Quảng Tín, rải rác có những cụm khói đen bốc cao như những trụ antenas sừng sững giữa bầu trời . Những vùng ấy có thể có giao tranh lẻ tẻ đâu đó mà sao không thấy xin tải thương hay tiếp tế ? Mấy ngày anh em rảnh rang chỉ xúm nhau đánh bài hoặc xuống CLB nhậu lai rai. Mãi tới ngày chót mới có một phi vụ vô tiền đồn Núi Tròn / Quảng Ngãi. Núi không cao lắm, lại trọc như cái đầu bằng đá nhẵn nhụi nên gọi là Núi Tròn , nằm lẻ loi bên con đường từ Quận Sơn Tịnh vào Quận Hà Thanh, cạnh sông Trà Khúc. Căn cứ trong cơn hấp hối, đang bị bao vây pháo kích nên xin vừa tiếp tế vừa tải thương ... Theo báo cáo của quân bạn bãi đáp chính không đáp được vì pháo kích . Tôi ( Lê T.Đại -Copilot ) dẫn theo hai gunships (Đặng H. Hào và Đào V.Tưa ) escort . Cất cánh từ Chu Lai theo QL1 , qua quận Bình Sơn thì tới quận Sơn Tịnh . Từ Sơn Tịnh ba chiếc low level sát với mặt đường trong thế tấn công , cơ phi xạ thủ đại liên sẵn sàng... ầm ầm tiến vào mục tiêu . Âm thanh vang động cả xóm làng . Đặng Cường tay súng lên đạn sẵn mà khi thấy bọn du kích hốt hoảng ôm súng chạy trốn vô nhà thì lại tha không bắn ! Từ chân núi chúng tôi móc lên bất ngờ... Rôì " thả lỗ" vào ngay LZ mới nằm giữa những túp lều xiêu vẹo để tránh pháo kích trong lúc hai Guns của Hào và Tưa lẹ làng áp đảo những vị trí khả nghi chung quanh ngọn đồi kế bên để bảo vệ chờ tôi cất cánh ra...Hoàn tất phi vụ trở về biệt đội , thu xếp hành trang vì buổi chiều có toán mới của Đ/úy Phạm V.Vui vào thế. Trước khi về Đà Nẵng, anh em còn tiếc nuối ghé lại CLB uống thêm ly Cafe , đùa giỡn vui vẻ như thường lệ rồi mới cất cánh trở về Đà Nẵng . Mọi sinh hoạt vẫn bình thường lúc chúng tôi rời Chu Lai . Về đáp phi trường Đà Nẵng, trả phi cơ vô ụ xong ghé lại phi đoàn mấy phút rồi mới về nhà ở cư xá Sĩ Quan Bắc Phạt ăn cơm tối . Khu cư xá cũ kỹ, nhà thấp lè tè nhưng tất cả các cấp chỉ huy quan trọng của SĐ IKQ đều ngụ tại đó. Cái villas đẹp nhất ở đầu xóm thì nhưòng cho Ch./Tg Ng.Đ.Khánh(Tư Lệnh). Các Đ/tá Thái B.Đệ , Đ/tá Vượng bên khu trục và Đ/tá Đặng V.Phước(KDT 51CT), Tr/tá Cao Q.Khôi(PDT 213), Tr/tá Lê T.Định (KD/Yểm Cứ), Tr/tá Ng.V.Hòa (PT)... tất cả đều ở quanh đó. Đám sĩ quan nho nhỏ chúng tôi về sau nên chỉ còn mấy dãy tân lập mới xây được vài năm , nằm gần hàng rào phòng thủ . Căn nhà tôi ở tuy đơn sơ nghèo nàn nhưng bạn bè vui chơi thường xuyên , ghi dấu biết bao kỷ niệm thân thương . Để tránh pháo kích và tránh đạn lỡ bị tấn công , tôi kê luôn giường ngủ trong hầm cho tiện. Điện cư xá yếu quá không đủ sáng nhất là những nhà nằm cuối xóm. Tháng tháng nhiều lúc tôi đánh bài trừ tiền điện với Th/sĩ Mẫn(Kiến Tạo/Yểm Cứ?) . Nước cũng vậy, chảy yếu ớt đến dãy chót không còn sức rỉ ra nữa. May nhờ trong xóm có người bạn thân là Tr/úy Quách G.Tịnh(PĐ 239) rất khéo tay, đóng một cái giếng cho anh em xài chung. Nước đục như nước Sông Hồng nhưng bỏ phèn vô cũng thành trong vắt ! Anh em chấp nhận số phận chẳng ai phàn nàn. Đời sống trong cư xá thật vui nhộn sau mỗi ngày bay bổng gian nguy, hết nhậu lại đánh bài. Tư dinh tướng Tư Lệnh thì có Mạt Chược với các SQ bên Quân Đoàn I . Tư thất Đ.tá Vượng & Đ/tá Đệ cũng vậy. Còn đám SQ cấp Úy chúng tôi thì xập xám, sì phé v.v. Dãy này đối diện dãy kia , nhà nào cũng đèn sáng chưng thấu đêm . Vừa cởi bỏ áo bay đang ăn cơm tối dở dang thì phi đoàn cho gọi lên ...muốn tôi phải trở lại Chu Lai để tiếp sức cho Đ/úy Vui vì " Chu Lai vừa bị Overun ! " làm tôi thực sửng sốt . Một tuần lễ tôi lead biệt đội Chu Lai , hai giờ trước tôi còn ở đó tình hình bình thường không có dấu hiệu gì khác lạ... Ra phi đạo, anh Tuấn (TPHQ) lái chiếc gun theo hộ tống còn tôi bay chung với Vui. Vào đến Chu Lai khoảng 9,10 giờ tối, toàn bộ căn cứ đang rực lửa , cháy bừng bừng sáng cả một góc Trời ... Khu kho đạn ,kho xăng ,phi đạo , các doanh trại ,tất cả đều cháy nổ ầm ầm ... Khu biệt đội khi chiều còn nguyên vẹn , giờ đã cháy xụp thành đống tro tàn... Tôi không tài nào ngờ nổi, mọi sự xẩy đến quá đột ngột ! Tiếng súng dòn dã nổ vang khắp nơi, từ hướng núi cũng như mặt biển...Các doanh trại, từng dãy thi nhau xập dần dần, chỉ còn vài căn ở khu BTL trên đỉnh đồi chưa cháy tới mà thôi. Bao nhiêu SQ và binh sĩ còn lại dồn cả về gần sân VIP, núp trong các đường giao thông hào kế bên. Thấy phi cơ đến họ bu lên bãi đáp như ổ kiến. Tình trạng lộn xộn không thể xuống được , tôi ngăn cản Vui nhưng anh còn tiếc mấy chiếc Honda mới lượm buổi chiều ... Nhiệm vụ chúng tôi trở lại để bốc Đại táTư lệnh Phó (SĐ 2BB) và một số Sĩ Quan Tham Mưu còn kẹt lại. Tướng Tư Lệnh Trần V.Nhựt có tàu riêng đã dọt ra Cù Lao Ré , một hòn đảo lớn ở ngoài khơi phía Đông Nam Chu Lai cách hơn 10 miles . Tàu chưa kịp đặt xuống, lính đã tràn ngập trên sàn và bám hai bên hông như xe đò, lúc cất cánh lại đu theo skids. Quá nặng ! Cứ nhấc lên hover lại rớt xuống ! Sau ba bốn đợt thử vẫn không lên được, tôi yêu cầu các SQ giúp vãn hồi trật tự , hứa nếu trật tự tốt đẹp chúng tôi sẽ trở lại di tản hết...Các SQ giúp chúng tôi giữ trậ tự nhưng chỉ tốt đẹp được một lát... Hễ tàu vừa quay máy xong, các SQ đứng đầu hàng bỏ chạy lên trước thế là đám binh sĩ lại ùa theo , cứ thế mà tái diễn hoài không làm sao cất cánh nổi...Cuối cùng chúng tôi đành đầu hàng bỏ tàu lại, xách theo chiếc máy truyền tin PRC 25 và hai khẩu đại liên...Tôi ra dấu cho Đ/tá TLP và các SQTham Mưu theo tôi chạy xuống bãi biển Kỳ Hà ( Ở hướng Đông Bắc ) . Chúng tôi vào núp trong một hầm đá lớn dưới bãi biển rồi bắt liên lạc với chiếc Gun của anh Tuấn đang lòng vòng trên trời tìm kiếm ... Gần 3 giờ sáng, Không Đoàn mới cho chiếc rescue (PĐ 257 Cứu Tinh-Bình Batơ lái) ra bốc về . Tội nghiệp Đ/úy Vui về phi đoàn bị Th/tá Tạ Thái(PĐP) xà xể một trận tưng bừng . Sau Huế và Chu Lai thất thủ cả vùng I chỉ còn Đà Nẵng lẻ loi chờ đợi số phận. Tôi bay thêm phi vụ HQ cuối cùng vào tiền đồn Nông Sơn trong vùng Đại Lộc/ Thượng Đức, nơi BCH/BĐQ của Tr/tá Phất, một người rất quen thuộc với phi đoàn và là bạn thân với Tr/tá Khôi (PĐT) . Anh xuất thân từ trường Võ Bị Đàlạt, dáng oai hùng, mảnh khảnh cao ráo . Trên đường vào khu mỏ than Nông Sơn , tôi đã thấy dân chúng từ các làng mạc dưới chân núi quang gánh đi ra đông đúc mà không nghi ngờ tưởng là cảnh bình thương của miền quê . Hôm ấy Trời gió lớn , sau khi đáp tắt máy chờ standby mà cánh quạt không chịu ngừng , tàu dập dình như muốn lăn xuống núi.. Tôi phải quay máy lại, để idles chờ đợi thêm mấy phút , nóng ruột ! Tr/tá Phất cho tùy viên ra nói tôi trở về Đà Nẵng khi cần ông sẽ kêu vô lại . Sau khi về Đà Nẵng đổ xăng xong , báo cáo Hành Quân Chiến Cuộc.. thì nghe tin Nông Sơn đã bị overun ! Tôi tin vào mạng số của mình ...Hết Huế đến Chu Lai , bây giờ đến Nông Sơn, nếu hôm ấy Trời yên gió lặng tôi tắt máy ở lại trên đỉnh bãi đáp thêm nửa giờ nữa chắc chắn không bị pháo kích thì cũng bị bắt chung số phận với Tr/tá Phất và anh em BĐQ như trường hợp của các anh Bửu & Khánh (PĐ 219) trên đồi 31 trong trận Hạ Lào... Ngày ấy ( HQ Lam Sơn 719, Hạ Lào ) tôi bay (co-pilot) cho anh Phạm V.Thục trong phi vụ gunship hộ tống hai chiếc H-34 của PĐ 219 vào BCH/Lữ Đoàn 3 Dù trên đồi 31. Vì có sự chênh lệch tốc độ giữa H-34 và UH-1 nên chúng tôi cứ phải vòng lại chờ nhau rất khó chịu. Đến vòng thứ hai trở lại thì thấy chiếc lead ( Đ/úy Yên ? ) đã bị bắn rớt nằm nghiêng lưng chừng đồi nhưng PHĐ vô sự chạy lên hầm BCH Dù. Anh Thục đáp xuống vào BCH coi tình trạng thấy yên tâm vì ở căn cứ lớn an toàn không có gì đáng lo ! Rồi chúng tôi cất cánh để nhường chỗ cho chiếc thứ hai của A.Bửu / Bùi tá Khánh vào đáp. Bay quanh đồi thêm một vòng bay nữa thì nghe tiếng nổ lớn ngay dưới bụng làm phi cơ tôi dội lên hụp xuống như bị sức hút vô hình kéo xuống thật mạnh ! Anh Thục hốt hoảng không rõ chuyện gì vừa xẩy ra . Trao cần lái cho tôi để anh lấy lại bình tĩnh , lúc đó mới hay chiếc của anh Bửu/Khánh vừa bị pháo kích...nhưng tình trạng không khẩn trương lắm, các anh vào hầm BCH Dù để ẩn núp. Trong khu vực ấy , ngoài BCH Lữ Đoàn 3 Dù trên Đồi 31 còn có các tiền đồn nho nhỏ bao bọc chung quanh. Một trong những ngọn đồi phía Tây Nam 31 vẫn còn dấu vết cháy đen của kho nhiên liệu bị trúng mấy trái rocket tôi may mắn released bậy mà trúng thiệt trong một phi vụ thao dợt "điều chỉnh tác xạ" . Hôm ấy tôi bay co-pilot với anh Hoàng Ngọc Châu (Đại/úy TPC) . Chúng tôi bay về phi trường Khe Sanh đổ xăng và báo cáo xin phi vụ rescue vô bốc hai phi hành đoàn (H-34) ra. Nào ngờ chừng một giờ sau đã nghe tin BCH Dù (C/cứ 31) bị overun rồi. Hai phi hành đoàn 219 bị bắt chung với Đại tá Bảo và BCH Dù trên đồi 31...Đó cũng là cái may đầu tiên trong đời pilot của tôi, từ đó tôi vẫn tin mình hợp với con số "13 " nên sau này bạn bè xin đổi đi các phi đoàn khác an toàn hơn hoặc để tiến thân , còn tôi cứ ôm lấy 213 như người Mẹ Hiền làm nơi nương tựa . Sau Huế rồi Chu Lai , Quảng Tín, Quảng Ngãi mất , bây giờ đến BCH/BĐQ trên Nông Sơn thất thủ, toàn Vùng I cứ như thế cờ Domino mà đổ dần ! Đà Nẵng ngày càng cô lập thêm . Ba bốn ngày cuối cùng ( 26, 27, 28 tháng 3/75) phi trường xáo trộn như ngoài phố. Anh em KQ mang bà con thân nhân vô sẵn trong phi trường để tìm phương tiện gởi đi. Khu HậuTrạm bên phía West(Phước Tường) dân chúng nằm la liệt ra sát lề phi đạo, nôn nóng chờ đợi " cầu không vận " từ Sài Gòn ra ... Các chuyến C-130 liên tục đáp ngày đêm mà không vơi được bao nhiêu. Tôi lo cho vợ lên được chuyến C-130 vào đêm 26/3 chẳng biết đi đâu nhưng lòng cũng thấy nhẹ nhàng một chút. Còn lại gia đình vợ và đám em thì tôi dán sẵn cho mỗi đứa em một bảng tên với lý lịch sơ khởi phòng khi vô được Sài Gòn lỡ có thất lạc may ra hy vọng có người giúp liên lạc với người nhà hộ . Cuối cùng cả gia đình bị kẹt lại hết chẳng ai vô được . Trở về cư xá Bắc Phạt, nhà cửa trống trải hoang vắng... một số đã di tản, một số bỏ nhà ra ngủ gần phi đạo cho chắc ăn. Chó mèo, gà vịt chạy lung tung vì mất chủ...Đàn gà của anh chị Tịnh bên cạnh nhà tôi và mấy con vịt vợ tôi nuôi chưa kịp làm tiết canh , cắn mổ nhau inh ỏi cả xóm cho lòng dạ càng bồn chồn thêm. Tôi nhét vội các giấy tờ quan trọng và hình ảnh kỷ niệm vào 4 túi áo bay chật cứng rồi nhìn quanh nhà lần chót trước khi đi lên phi đoàn, lòng quặn đau buồn se sắt ! Lên phi đoàn, ngoài phi đạo chuyến bay nào cũng vậy, hễ mỗi chiếc C-130 vừa chạm đất mọi người đã ùa ra đuổi theo , vấp ngã bầm dập tội nghiệp. Phi cơ không dám parking mà chỉ taxi chầm chậm... cửa sau vừa mở là bà con đã lẹ làng phóng lên đầy ắp...Quang cảnh hỗn loạn vô trật tự! Anh em 213 ai có gia đình cũng mang vô phi đoàn ở cho chắc ăn. Tuy nhiên tất cả mọi diễn biến giờ phút này chỉ làm theo linh tính riêng của mỗi người chứ không ai dám ban lệnh rõ ràng. Ai cũng dựa vào "tin đồn" mà suy diễn! Có tin đồn là thân nhân SĐ IKQ sẽ được di tản về tạm trú ở phi trường Phan Rang(?) Đến ngày 28/3 các chuyến C-130 từ Sài Gòn đều ngưng hẳn . Bà con ngập ngừng người bỏ về, người khác cứ chờ đến tối vẫn không thấy chuyến nào ra... Lần đầu tiên phi trường Đà Nẵng vắng bóng phi cơ lên xuống , mất hẳn màu sắc quen thuộc của chiến tranh. Có chút gì buồn nhiều hơn vui... Rồi pháo kích tới là khởi điểm cho cuộc rút lui vô trật tự . Không có trận đánh nào khốc liệt mà tại sao phải chạy. Những chiến tích lẫy lừng hào hùng của quân ta qua bao chiến trận .... Bình Long Anh Dũng , Qủang Trị Kiêu Hùng ! Bây giờ chẳng còn ý nghĩa gì sao ? . Khoảng 6.00 giờ chiều 29/3/75 : Vào gần đến Phù Cát tôi gọi Đài xin đáp thì nghe tiếng Th/tá Hiền ( PĐP 253 ) trên tần số. Tôi nhờ anh báo cho Phù Cát biết chúng tôi phải ghé đổ xăng nhưng tất cả PHĐ trên tàu không có quân phục ! Anh quay lại chờ chúng tôi đi chung cho an toàn. Tình hình thay đổi bất ngờ không biết vùng nào còn hay mất ! Lúc từ biển quẹo vào Phù Cát, nhìn xuống tôi thấy rải rác mấy trực thăng bị rớt bên bờ ruộng hoặc ven bờ làng. Hình như có mấy PHĐ đang bị dẫn độ vào làng...Dù biết là anh em KĐ 51 mà chẳng giúp được gì , tàu không có súng đạn , pilots thì mặc xà lỏong áo sơ mi , chân không giầy ... Chỉ cầu mong nó làm ngơ cho mình được yên . Trước khi đáp , Phù Cát Đài ra lệnh cho tôi hover chờ cuối phi đạo cho xe Quân Cảnh và chiếc T48 bọc thép của Phòng Thủ tới hộ tống . Xe Jeep QC dẫn đầu , súng chĩa ngược vào phi cơ sẵn sàng nhả đạn nếu tôi có phản ứng gì khác thương . Phi cơ taxi chầm chậm ở giữa rồi đến chiếc T48 thủ súng nhắm sau đuôi , tất cả như một Hợp Đoàn Bất Đắc Dĩ từ từ vào ụ đổ xăng sau khi Th/tá Hiền đã xác nhận và Quân Cảnh khám xét giấy tờ mỗi người . Refill xong, chúng tôi bay tiếp vào tới Nha Trang . Đã định ở lại một đêm bữa sau đi Phan Rang tìm gia đình vì có tin đồn SĐIKQ được di tản vào Phan Rang. Lát sau nghe tin ngoài phố Nha Trang rất lộn xộn , lính mình bắn nhau . Tôi biết tình trạng sẽ như Đà Nẵng phải rút lui gấp. Chúng tôi theo chuyến C130 về Saigon . Quân Cảnh không cho vào phi đạo , tưởng chúng tôi là lính giả mạo ; thấy vậy , nhờ Xiêm ( XT) nổi nóng dương khẩu M60 ( gỡ từ phi cơ ra , no bullets ) đòi bắn QC nên anh em mới vô cổng được . Tôi còn nhớ ôm theo bộ đồ bay của Nghị để trao lại cho gia đình. Chào vĩnh biệt con tàu mang số 107 . Tôi nhớ mãi con tàu này ở Phi Đạo 213 . Ngày xưa mỗi lần HQ đáp núi mà gặp nó thì khổ sở . Thủy điều lúc nào cũng lỉ rỉ như thằng bé bị " són " , hai rotors thì rung như xe thổ mã ; Kỹ Thuật dán không biết bao nhiêu duct tapes mà vẫn cứ rung . Nào ngờ hôm nay nó là ân nhân đưa tôi đến bến Bình An! Chúng tôi vào tới Tân Sơn Nhất gần 11 giờ đêm , có lẽ là chuyến tàu chót . Tất cả hành khách đã bỏ về , hậu trạm trống trơn , chỉ còn hai thiếu nữ bé bỏng ngồi ủ rũ chờ chồng . Chị Nghị ngã lăn ra xỉu khi tôi vừa trao vào tay cái áo bay của Nghị, chưa kịp lời giải thích. Bà xã tôi ( Duyên ) cũng vậy , tôi chưa nói hết câu " mấy đứa em..." thì đã ngất xỉu bên cạnh chị Nghị như hai xác chết. Chúng tôi lo cứu hai bà xong mới xuống khu gia binh tìm chút gì ăn lấy lại sức 2 ngày không ăn uống ruột gan cồn cào dữ dội... Vợ chồng tôi tạm trú ở cư xá độc thân PĐ 718 trong phòng của một người em họ lái C47. Hôm sau gặp Nguyễn Tấn Phát (ANKQ), bạn rất thân gốc từ 213 /Song Chùy . Phát cho tôi bộ đồ Nomex để mặc tạm lấy lại chút dung mạo pilot đã mất và còn ưu ái cho thêm năm ngàn đồng . Sau tôi cũng nhờ Phát kiếm cho căn phòng ở cư xá SQ trong phi trường Tân Sơn Nhất cho chị Thái và các cháu tạm trú. Anh Thái (PĐP) bị rớt cùng với Chiến gần Phù Cát và bị bắt làm tù binh không vô được tới Sai Gòn. Hai vợ chồng tôi tìm cách lãnh lương thêm của "ông già vợ" mới đủ sống cho đến ngày 22/4/75 khi TT. Thiệu từ chức , tôi giắt vợ xuống Cần Thơ . Phạm V.Vui và Đặng Cường chung sống với chúng tôi trong căn phòng chật hẹp ở cư xá SQ / Phi đoàn 211 bên cạnh phòng Tr.tá Lâm ( PĐT). Ngày chót Vui bỏ đi đâu lúc nào tôi không hay biết. Những ngày cuối cùng, Sư Đoàn IKQ/ KĐ 51 dồn lại chỉ còn đủ quân số giữ được PĐ 213 di tản xuống Cần Thơ sát nhập vào SĐ4KQ với hai vị chỉ huy mới là T/tá Huỳnh V.Phố (PĐT) và Th/tá Hiền(PĐP). Anh em đều chán nản chẳng muốn lãnh tàu HQ thì lệnh đầu hàng đến ... Mai Côn (xạ thủ 213) đến hỏi tôi có đi không cho hắn theo? Tôi hoàn toàn không muốn đi tí nào . Vợ chồng Nguyễn Trà (Tr/úy 239/213) rủ tôi không đi , hai vợ chồng trèo rào vào phi đạo lấy phi cơ , bà xã Trà đang có bầu mà trèo qua hàng rào lẹ làng... Tôi chờ Th/tá Hiền về để mượn chìa khóa xe pick up chở mấy anh em ra bến xe đò đón xe về Sài Gòn để trở về nguyên quán ( Miền Trung ) nhưng chờ mãi không thấy. Bất chợt Tr/tá Lâm (PĐT 211) đáp ngay bên cạnh cư xá để bốc chị Lâm lên thế là Duyên kéo Đặng Cường và tôi lên theo ; lòng vẫn đinh ninh sẽ tìm một nơi nào khác để tử thủ ! ! ! Trên chuyến tàu của tôi có Đại Tá Thiện , Cựu Tư Lệnh Phó SĐIKQ, Cựu SQ Liên Lạc ở Lackland-69 , Cựu Trưởng Khối Trưc Thăng BTLKQ. Ông mất rất sớm khi mới đặt chân lên đất Mỹ ! Chúng tôi bay ra Côn Đảo rồi đáp xuống Đệ Thất Hạm Đội ngoài hải phận bắt đầu cuộc đời tỵ nạn...Đúng một tháng sau khi mất Đà Nẵng , toàn thể Miền Nam Việt Nam cũng không còn nữa ! Miền Trung với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Trường Sơn cao vút, núi đồi trùng điệp và biển xanh lai láng đã in sâu vào tâm trí tôi như tấm bản đồ HQ muôn màu. Mỗi LZ là một dấu vết kỷ niệm vẫn sống mãi trong tôi cho đến những ngày tận cùng của cuộc đời. Song chùy 213 như người Mẹ hiền ưu ái đã cho tôi tất cả niềm hãnh diện của một "phi công trực thăng" một đời tận hiến cho Tổ Quốc và Không Gian . Kỷ Niệm 34 năm - Một Thời Để Nhớ- Tháng Tư 2009. T.HG@SONGCHUY Một số hình ảnh cũ thuộc gia đình Song Chùy 213 Người đội nón: anh Phạm Vương Thục (mất tại Mỹ vì bệnh) Người bên phải là cố Thiếu tá Lả Quang Đức mất cuối năm 73 (lúc đó 24 tuổi) IP Phan T. Thành 233, năm 1974 Đ/u Nguyễn Anh Tuấn và anh Lập 213 https://hoiquanphidung.com/showthread.php?1814-Song-Ch%C3%B9y-213-K%E1%BB%B7-Ni%E1%BB%87m-%C4%90%E1%BB%9Di-Phi-C%C3%B4ng


Tổ Quốc Không Gian

















 

5

 



























 

6

 

















 

 

Song Chùy 213


4
Tổ Quốc Không Gian

















 

5

 



























 

6

 

































 

6

 

































 



Song Chùy 213

<br><br><br>4

<br> <table style="MARGIN: auto;" align="right" border="0" cellpadding=" " cellspacing="20" width="0"> <tbody> <tr> <td> <font color="powderblue" size="3"><img src="https://lh3.googleusercontent.com/GdUaamviFpI7B8TwsB5rY_EbWrmTWbLI-7QuumgiaXaNywxqNoCUnVmNksKJKoAnVh44E-IEfR20I1cdoOIPi39ol9Xdut52VrhaFg=s175-rw-no" alt="" height="130" border="1" hspace="3" vspace="3" width="125" style="box-shadow: 10px 10px 10px steelblue";></font> </td></tr> <tr> <td style="FONT-FAMILY: Arial;COLOR: #002060;FONT-SIZE: 10pt;" align="center"><font color="deepskyblue" face="Arial" size="2"><b><i>Tổ Quốc Không Gian</i></b></font> <br><br><br><br><br><br><br> </td></tr></tbody></table><br><br><br> </td> <td style="background: url(https://lh3.googleusercontent.com/n3CF7qPKwL8F-6QPdZ2r1GToWVGUj82mDDxWBs-llrIuW2mUaeVDv9OvbOQB5NM6C0JpxTI3yrhvR_iCkVOQEJqkRgv4Jf11rbuD5A=w142-h151-rw-no) repeat-y scroll 0% 0% transparent;" width="5"> </td> <td style="background: url(https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/trang%20saacutech_zpszbjflazm.jpg" alt=" photo hoahong2_zps418a22a2.jpg" border="0" width="12"><br><br><br><br><br><br><br><br> <p align="center">&nbsp;</p> 5 <p align="center">&nbsp;</p> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center" height="0" width="130%"> <tbody> <tr valign="top"> <td style="PADDING-LEFT: 105px;background:-webkit-linear-gradient(left,steelblue,#ADD8E6 4%,white);starts at the top to bottom;" ;box-shadow:"> <div style="border-left:3px solid deepskyblue"> <table border="0" bordercolor="#0000a0" cellpadding="0" cellspacing="15" align="center" background="https://lh3.googleusercontent.com/COiBiS8N7vy2v92e0VlOXRHKDfpKFEmfmRKnyM0aEPxFy6Fs6JOV6FKdMV3IJAGzPeE6B08wFpm3pvWUqEhGYVsd2x98WWQHQH5DpJc=w1280-h1024-rw-no" height=" " width="100%"> <tbody> <tr> <td valign="top"> <div style="border:1px solid deepskyblue;border-radius:0px 10px 10px 0px;padding-left: 10px;padding-right: 10px;padding-top: 10px;padding-bottom: 10px;"> <div style="border:0px dotted steelblue;border-radius:10px 10px 10px 10px;padding-left:3px;padding-right:3px;padding-top: 3px;padding-bottom:3px;"><br> <p style="TEXT-ALIGN: justify;MARGIN: 15pt 22.7pt 0pt 20pt;line-height:30pt" class="MsoNormal"><font size="6" color ="gray"><b></b></font></p> <table style="MARGIN: auto;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="3" width="1"> <tbody> <tr> <td style="FONT-FAMILY: Arial;COLOR: #002060;FONT-SIZE: 10pt;" align="center"><br><p style="TEXT-ALIGN: justify;MARGIN: 15pt 22.7pt 0pt 20pt;line-height:30pt" class="MsoNormal"> <font size="5" color ="silver"></font></p><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br> <br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br> </td></tr></tbody></table></div> </td></tr></tbody></table></div></div> </td></tr></tbody></table> <p align="center">&nbsp;</p> 6 <p align="center">&nbsp;</p> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center" height="0" width="130%"> <tbody> <tr valign="top"> <td style="PADDING-LEFT: 105px;background:-webkit-linear-gradient(left,steelblue,#ADD8E6 4%,white);starts at the top to bottom;"> <div style="border-left:3px solid white"><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br> </div> </td></tr></tbody></table><p align="center">&nbsp;</p>

No comments:

Post a Comment