Saturday, December 2, 2017

Vietnam War refugee

• Vietnam War refugee becomes the military's first Vietnamese-born general


In 1975, when Viet Luong was nine years old, he, along with his parents and seven sisters, escaped Vietnam for the safety of an American aircraft carrier, just a day before the fall of Saigon. Almost 40 years later, Luong has become the first Vietnamese-born general in the United States military.
Brigadier Gen. Luong's journey from the chaos of war to the highest echelons of the Army brass began from the earliest moments on the Navy carrier that brought his family to the U.S. "That was such a profound moment for me, to see our service men and women and get an appreciation for what they did," Luong told Army Times. In his 27-year military career, Luong has seen combat leading paratroopers from the 82nd Airborne Division in Iraq and the storied Rakkasans infantry regiment in Afghanistan.



Reflecting on his improbable story, Luong noted, "It's a testament to what this nation stands for, and her ideals, and the opportunities my family has gotten."- - Mike Barry

---------------------------------

Brig. Gen. Viet Luong's family escaped Vietnam when he was 9, shortly before the fall of Saigon. He is the first Vietnamese-American general officer in the U.S. military's history. (Army)

Col. Viet Luong pinned on his first star during a ceremony Wednesday at Fort Hood, Texas, becoming the first Vietnamese-born general officer in the U.S. military.

Luong, the 1st Cavalry Division’s deputy commanding general for maneuver, and his family escaped Vietnam in 1975 as political refugees. The infantry officer and 1987 graduate of the University of Southern California has commanded a battalion of 82nd Airborne Division paratroopers in Iraq and led the 101st Airborne Division’s 3rd Brigade Combat Team, the storied Rakkasans, into combat in Afghanistan.

“It’s a personal honor for me to be promoted to the rank of general officer, but I don’t want the promotion to be too much about me,” Luong told Army Times. “It’s a tribute to my soldiers and [noncommissioned officers], the folks who’ve worked to get me where I am.”

Luong said he is grateful for the opportunities granted to him as a U.S. citizen.

“It’s a testament to what this nation stands for, and her ideals, and the opportunities my family has gotten,” he said.
Luong, the only son in a family of eight kids, was born right outside Saigon, now named Ho Chi Minh City.

His father served in the Vietnamese Marine Corps, so “during a time of war, my dad was always away,” Luong said.
He was 2 during the 1968 Tet Offensive, one of the largest military campaigns of the Vietnam War.

“I don’t remember much about it but images of explosions and bad things happening,” Luong said. In 1975, when Luong was 9, his family escaped the chaos in Vietnam. “My family made the escape the day before the fall of Saigon,” he said. “We barely escaped.”

They were taken to the USS Hancock, a now-decommissioned Navy aircraft carrier, and eventually to Fort Chaffee, Arkansas, which was set up to receive refugees from Vietnam. Luong and his family stayed there for about two months, until one of his father’s friends helped the family resettle in Los Angeles. The family, starting from nothing, worked hard, and “over time, we were able to send all the kids to college,” Luong said.

The family’s experience has made him and his sisters “very patriotic,” Luong said.

“As a transplanted American, or an immigrant coming from a different country, there’s no sense of entitlement as far as earning that citizenship, and working hard to contribute to our nation,” he said. “There’s a sense of service, for me, to be able to give back to our nation for all the opportunities it’s given us, saving us from harm’s way but also the opportunity to assimilate and move up through education.”

Luong said his father, “the biggest influencer in my life,” inspired him to serve in the military. But he knew he would serve even as he stood on the deck of the USS Hancock, Luong said. “That was such a profound moment for me, to see our service men and women and get an appreciation for what they did,” he said.

Luong initially considered joining the Marine Corps to become an infantryman like his father. Then he met an ROTC instructor, an airborne-qualified sergeant major, who told him about the opportunities offered by the Army and ROTC.

His 27-year career has been highlighted by the opportunity to command troops in combat, Luong said. “Those were the most challenging times for me,” he said. “I’ve lost so many soldiers, and that has always been part of what the future has in store for me, in trying to really get people to understand that freedom comes at a pretty high price. For us who’ve lost troops in combat, it’s very personal.”

The wars in Iraq and Afghanistan have changed all of those who served in them, he said, and Luong is preparing to return to Afghanistan later this year.

The 1st Cavalry Division headquarters is already deployed to Afghanistan and is running Regional Command-South.

When RC-South, as part of the ongoing transition and drawdown in Afghanistan, is converted into a one-star Train, Advise and Assist Command, Luong will deploy to lead the new organization.

---------------------------------

Promotion of Col Viet Luong to Brigadier General
Colonel Viet Xuan Luong emigrated from Vietnam with his family to the United States in 1975 as a political refugee. He began his military career upon graduating from the University of Southern California. 


 

His first assignment was with 1st Battalion, 8th Infantry Regiment at Fort Carson, Colorado, where he served as Rifle Platoon Leader, Anti-Tank Platoon Leader, Company Executive Officer, and Battalion Maintenance Officer. In 1993, Luong was assigned to Fort Bragg, North Carolina and served in the 2nd Battalion, 325th Airborne Infantry Regiment, 2nd Brigade, 82nd Airborne Division, as the Battalion Assistant S-3 (Operations) and Commander of Alpha Company. While commanding Alpha Company, he deployed to Haiti in support of Operation Uphold Democracy as the Commander of the Theater Quick Reaction Force. Following his assignment at Fort Bragg, he was assigned to the Joint Readiness Training Center in Fort Polk, La., as an Observer Controller.

Following his assignment at JRTC, Luong attended the Command and General Staff College and then was assigned to the Southern European Task Force (SETAF). Luong served as SETAF G-3 Chief of Plans, and the Operations Officer and Executive Officer of 1st Battalion, 508th Parachute Infantry Regiment, 173d Airborne Brigade, in Vicenza, Italy. During his assignment at Southern European Task Force, Luong deployed to Kosovo and Bosnia-Herzegovina on several occasions as part of the NATO Strategic Response Force.

Following this assignment, Colonel Luong was assigned to Joint Task Force North at Fort Bliss, Tx., where he served as a plans officer and Chief, Targeting and Exploitation Division in support of the Department of Homeland Defense. In 2005, he assumed command of the 2nd Battalion, 505th Parachute Infantry Regiment, 3d Brigade Combat Team, 82d Airborne Division. During this command, Luong deployed his battalion in September 2005 as the Division Ready Force 1, in support of Operation American Assist, the Hurricane Katrina Relief efforts in New Orleans, and Operation Iraqi Freedom 06-08, in support of the War on Terror.

In February 2009, Colonel Luong assumed command of the 3rd Brigade Combat Team (Rakkasans), 101st Airborne Division (Air Assault). In January 2010, 3rd BCT deployed to Afghanistan for Operation Enduring Freedom 10-11. Following BCT command, Luong attended Stanford University as a National Security Fellow and subsequently served as the Deputy Director, Pakistan Afghanistan Coordination Cell, J5, The Joint Staff.

Colonel Luong holds a degree in Biological Sciences from the University of Southern California and a Master of Military Arts and Science.
http://nguyenus90.blogspot.com/2014/08/vietnam-war-refugee-becomes-militarys.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-4537390226205864666Thu, 07 Aug 2014 04:59:00 +00002014-08-06T22:00:35.047-07:00

Ngày nay, Việt Nam là “con cưng” của Hoa Kỳ và đã nhận được vài chục tỷ đô la tiền viện trợ hoặc cho vay, đầu tư từ Liên hiệp quốc (UNDP), các nước phát triển, các định chế tài chánh quốc tế (IMF, WB, ADB), các nhà đầu tư ngoại quốc và ba triệu người gốc Việt tại hải ngoại, GDP của Việt Nam hiện nay chưa tới 53 tỉ Mỹ kim.

Căn cứ theo bản Chỉ Số Phát Triển Thế Giới 2007 của Ngân Hàng Thế Giới, năm 2005, lợi tức đầu người của Việt Nam chỉ là $620 USD thua xa rất nhiều quốc gia Đông Nam Á và Nam Á:


  Lợi tức đầu người năm 2005
- Indonesia (150 triệu dân): $1,280 USD,
- Thái lan: $2,700 USD,
- Malaysia: gần $5,000 USD,
- Trung quốc (1 tỷ 300 triệu dân): $1,700USD,
- Đại Hàn  
- Đài loan: $15,000 USD,
- Hong Kong: $23,000 USD,
- Singapore: $25.000 USD.


http://nguyenus90.blogspot.com/2014/08/ngay-nay-viet-nam-la-con-cung-cua-hoa.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-5191239327916888930Wed, 06 Aug 2014 02:51:00 +00002014-08-23T19:44:13.701-07:00Trốn Trại
BBT: Xin gởi đến quý độc giả bài viết "Trốn Trại" thật cam go, may mắn và cảm động của anh Nguyễn Ngọc Thạch, K20 hiện sống ở Minnesota. BBT cám ơn anh và mong được anh cũng như quý độc giả đóng góp bài vở, để website ĐH/VB 19 được phong phú hơn .
alt
Sau khi ở tù cải tạo đuợc 5 năm, khi tôi đang ở trại Suối Máu Biên Hòa, thì có một số tù đuợc đua lên trại Tống Lê Chân gần An Lộc Bình Long. Tôi mừng thầm là nếu đưa tôi lên Tống Lê Chân thì tôi có rất nhiều hy vọng để trốn trại, vì tôi biết rất rõ vùng đất này. Đon vị đầu tiên khi tôi mới ra truờng là Đại đội 11 thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 5 Bộ Binh đóng gần sân bay An Lộc Bình Long. Và trong suốt thời gian phục vụ từ cấp Trung đội lên đến cấp Trung đoàn tôi vẫn ở trong vùng rừng xanh đất đỏ này.
Giữa tháng 5 năm 1980, họ chuyển tôi từ trại Suối Máu Biên Hòa lên trại Tống Lê Chân. Đây là một trại tù ở giữa rừng, gồm các dãy nhà tranh với mấy lớp hàng rào kẻm gai bên ngoài và một lớp hàng rào tre bao bọc bên trong che kín, không nhìn thấy đuợc bên ngoài. Ở bốn góc và ngay cổng ra vào là các chòi canh đuợc trí súng đại liên. Sau khi lên đến trại Tống Lê Chân, chúng tôi liền nghiên cứu ngay kế hoạch để trốn, vì phải trốn càng sớm càng tốt.
Khi ở trại Suối Máu Biên Hòa tôi có luợm được một cục nam châm hình trụ to bằng đầu ngón tay. Theo nguyên tắc của địa bàn thì khi một thanh nam châm đuợc treo trên sợi chỉ, đuợc quay tự do thì một đầu luôn luôn chỉ về huớng Bắc, còn đầu kia là huớng Nam. Vì hai đầu giống nhau nên tôi phải dùng dầu hắc nhựa đuờng để làm dấu đầu huớng Bắc.
Trong thời gian ở tù chung nhau qua các trại, tôi có quen thân và hay tâm sự với Thu, một nguời cùng thuộc Sư đoàn 5 Bộ Binh truớc đây và có cùng chung một quyết tâm là sẽ cùng nhau trốn trại khi có dịp. Thu cũng cho biết là có thêm một nguời bạn nữa cũng muốn nhập bọn đó là Bình. Bình là một nguời rất tháo vát, lanh lợi và đã từng đổ đầu khóa học “Rừng Núi Sình Lầy” ở trường Biệt Động Quân Dục Mỹ, Nha Trang. Bình đã làm đuợc một cái kềm để cắt kẻm gai. Kềm này làm bằng hai quai xách của cuộn kẻm gai concertina, hai quai xách này bằng thép rất cứng. Khi một đầu đuợc đập dẹp, mủi mài nhọn và đục lổ, thì trông giống nhu luởi dao. Nhưng khi hai cái luởi dao ghép chập vào nhau và dùng một cây đinh làm trục xỏ xuyên qua hai lổ, thì biến thành một cái kềm để cắt kẽm gai.
Để chuẩn bị cho việc trốn trại, mỗi nguời may một túi vải nhỏ bằng loại vải ngụy trang để đựng đồ mang theo như lon guigoz, mì gói, gạo muối v.v…Mỗi nguời mang theo một bộ đồ thật tốt, quần tây áo sơ mi bỏ trong bọc nylon thật kín cho khỏi uớt, để bên trong áo truớc ngực, mặc đồ trận áo lính cũ bên ngoài. Ngoài ra tôi còn may thêm một cái túi vải nhỏ để cất giữ cái địa bàn, có dây choàng qua cổ để khỏi rớt mất. Mỗi lần đo là tôi rút một sợi chỉ từ lai áo trận và nhờ tôi có làm dấu đầu huớng Bắc bằng dầu hắc nhựa đuờng nên tôi sờ vào là biết để đi cả ban đêm. Chúng tôi phải kiểm soát lẫn nhau cho thật kỹ, quần áo mặc, túi vải, đồ đạc mang theo tất cả đều phải đuợc ngụy trang cho tiệp với màu cây lá trong rừng và không được gây ra tiếng động chạm nào. Ngoài ra chúng tôi còn sắp đặt những gì sẽ bỏ lại, thật ít đồ bỏ lại, cố ý ngụy tạo như là có ý định sẽ đi xa, tức là sẽ đi về huớng Bắc để qua biên giới Kampuchia.
Buổi chiều hôm đó tôi và Thu cùng ăn chung nhau, đem tất cả những gì ngon đem ra ăn, ngốn cho thật đầy bụng để lấy sức tối đi. Tất cả đồ còn lại đem cho hết hoặc chôn dấu. Thu đem cả túi balô quần áo cho bạn bè. Tôi có cho một nguời bạn cùng khóa là Lương Văn Thìn mấy gói mì, mà bạn tôi không hiểu tại sao, tuyệt nhiên tôi không có đá động gì tới chuyện trốn trại.
Suốt trong ba tuần lể liền, Thu đã phải theo dỏi thật kỹ các toán tuần tra canh gác, giờ nào đi tuần, giờ nào đổi gác v.v…Sau cùng chúng tôi đã đi đến quyết định giờ xuất phát là 9 giờ tối, khi máy phát điện vừa tắt thì bắt đầu chui ra. Ở đây mỗi tối có máy phát điện cho công an coi truyền hình, đến 9 giờ thì tắt. Sau đó họ về sửa soạn độ 15 phút sau là bắt đầu đi tuần. Và theo như chúng tôi dự tính là phải mất 10 phút để cắt kẻm gai và 5 phút chót phải bò thật nhanh qua con đuờng tuần tra là khoảng đất trống bên ngoài. Địa điểm thuận lợi nhứt để chui ra là khoảng giữa hai chòi canh phía sau trại. Ban đêm họ đứng gác trên chòi canh cao nên không thể thấy rõ ở duới đất đuợc, theo đúng nguyên tắc canh gác ban đêm là phải ở duới thấp. Còn ngày đi thì chúng tôi chọn vào cuối tuần trăng, để khi chui ra thì trời còn tối, đến nửa đem trăng lên dễ thấy đuờng để đi. Chúng tôi chọn đêm 22 ta, âm lịch, vì tin dị đoan sợ đêm 23 ta là không tốt.
Đúng 8 giờ ruởi tối đêm 22 tháng 4 âm lịch tức là ngày 3 tháng 6 năm 1980, chúng tôi bắt đầu theo đúng kế hoạch ra ngồi ngoài cầu tiêu, để chuẩn bị cắt dây lạt của lớp hàng rào tre truớc, để đến đúng 9 giờ khi máy phát điện vừa tắt là chui ngay. Nhưng không ngờ khi đó chúng tôi thấy ở ngoài suối có ánh đèn của công an đang đi bắt cá ở duới suối, nên chúng tôi phải ngưng lại ngay và trở vô ngủ như thuờng lệ.
Qua đêm hôm sau bắt buộc là phải đi chớ không thể nào chần chờ được nữa, vì sợ nếu để lâu dể bị bại lộ. Lần này cũng đúng 8 giờ ruởi là ra cầu tiêu, vì cầu tiêu là chổ tốt nhứt để tới sát hàng rào mà không ai để ý. Bình bắt đầu cắt dây lạt của lớp hàng rào tre và cố vạch ra một lỗ để sẳn sàng chui ra. Lớp hàng rào tre này đuợc chôn sâu duới đất và sát khít nhau bằng hai lớp tre đan chéo vào nhau dầy đặc. Vì vậy rất khó gở ra, phải đào sâu xuống đất mới vạch ra một lỗ vừa chui và phải làm thật chậm thật kỹ vì sợ ở chòi canh nó có thể thấy lúc lắc ở đầu ngọn tre. Khi máy phát điện vừa tắt bầu trời chụp tối đen là lúc chúng tôi bắt đầu chui, thì bất ngờ có hai nguời đợi chui trốn theo. Thật hết sức bất ngờ và không thể nào từ chối đuợc nên chúng tôi đành phải lo bảo bọc nhau cùng trốn. Bình chui ra truớc là để cắt kẻm gai rồi đến tôi chui kế, tiếp theo là hai nguời trốn chui theo và Thu là nguời chui sau cùng.
Sau khi chui ra khỏi lớp hàng rào tre thì gặp lớp hàng rào kẻm gai thứ nhứt. Nhưng phía duới lớp hàng rào kẻm gai này là rãnh thoát nuớc với đất bùn xình hôi thúi, nên chui lòn qua đuợc mà khỏi phải cắt. Đến lớp hàng rào kẻm gai thứ hai thì Bình bắt đầu cắt. Hàng rào kẻm gai của VC rào thì họ có quá nhiều kinh nghiệm cho nên họ cho rào rất kỹ. Họ bắt phải đào một cái rảnh sâu xuống đất rồi mới trồng cột sắt lên và rào kẻm gai ngay từ phía duới rào lên, rồi lấp đất lại, nên không có cách nào vén lên để chui lòn qua đuợc, mà chỉ có cách duy nhứt là phải cắt thì mới chui ra đuợc. Mà cái kềm cắt kẻm gai của Bình biến chế nên không cắt dễ dàng nhanh chóng đuợc. Khi đang nằm chờ trong đám cỏ tranh giữa mấy lớp hàng rào với quần áo đầy bùn xìn hôi thúi, tôi nhìn lên bầu trời đầy sao, cảm thấy như bình tâm chấp nhận những gì đến sẽ đến, vì không còn cách nào hơn để lựa chọn đuợc nữa.
Bình cắt xong hàng rào này cũng mất 5 phút mới qua đuợc và còn một lớp sau cùng cũng mất 5 phút nữa. Và cuối cùng chúng tôi chui qua đuợc hết và phải bò thật nhanh, chỉ dùng cùi chỏ và đầu gối bò thật sát mặt đất như bò hỏa lực, vuợt thật nhanh qua khoảng đất trống, rồi truờn mình xuống suối. Lúc đó tôi có cảm giác như tim tôi đập quá mạnh như muốn vỡ lồng ngực. Tiếng thở dồn dập hổn hển mà tôi nghe rất rõ, và gợn lên sóng nuớc khi ngâm mình trong nước để lội qua suối.
alt
Qua bên kia bờ suối chúng tôi phải bám theo rể cây để leo lên vì lòng suối sâu hẩm. Lên khỏi suối là băng mình qua đám rừng tre, rồi băng qua con đuờng mòn. Con đuờng mòn này đi ra chuồng bò nên chúng tôi phải tránh xa nơi đây gấp vì sợ có nguời lui tới. Bất ngờ Thu bị lọt xuống một hố sâu có lẽ là hố rác, tụi tôi phụ nhau kéo Thu lên. Vừa lên xong là đâm đầu chạy vô phía rừng rậm.

Không bao lâu sau, bỗng nghe tiếng súng đại liên từ các chòi canh nỗ ran trời và sau đó là những tiếng quát tháo hò hét của đám công an chạy túa ra về phía chúng tôi, càng lúc nghe càng gần. Tiếng lên đạn súng AK47 nghe rớp rớp, tiếng hò hét vang động khắp nơi, tiếng chửi rủa hăm dọa “địt mẹ ra đi không tao bắn chết mẹ hết bây giờ”, nghe rất gần ở ngoài con đuờng mòn mà chúng tôi vừa mới chạy qua. Vì vậy chúng tôi hết đuờng chạy, sợ chạy sẽ gây ra tiếng động dễ bị lộ, nên 5 đứa tụi tôi đành phải chui vô một bụi rậm, nằm rút trong đó. Sau này được biết là sau khi chúng tôi chui ra khỏi hàng rào, thì lại có nguời chui trốn theo, nên bị phát giác bị bắt và bị đánh chết tại hàng rào và họ liền truy đuỗi theo để bắt chúng tôi.

Chúng tôi cố nằm yên không động đậy. Một lúc sau nghe tiếng máy điện chạy trở lại và nghe tiếng lào xào ở trong trại, chắc là VC đang ra lệnh tập hợp điểm danh. Một hồi lâu sau thấy yên tịnh, không hiểu là họ vẫn còn lục soát hay ngồi núp rình đâu đó hay là đã đi chổ khác. Nhưng trong lúc đó chúng tôi quyết định là phải bò đi vì không thể chần chờ ở đây lâu đuợc.

Chúng tôi 5 đứa bắt đầu bò đi thật chậm, hai tay rồi lại hai chân, đưa lên đặt xuống thật nhẹ nhàng, nếu lở có một tiếng động nhỏ như tiếng lá cây kêu sột soạt hay một tiếng cành cây gãy là ngưng lại ngay nghe ngóng rồi mới bò tiếp. Bò đuợc một lúc lâu chừng một tiếng đồng hồ, tôi nghi là chưa đi đuợc bao nhiêu, chân tôi bị đứt ngang ở ống quyển máu ra ướt xuống tới vớ, tôi rờ thấy ướt mới biết, nhưng cũng chẳng thấy đau đớn gì. Sau đó chúng tôi bắt đầu đứng dậy để đi cho nhanh ra khỏi chổ này, nhưng vẫn đi hết sức thật cẩn thận, buớc đi thật nhẹ nhàng im lặng. Tôi lấy thẳng huớng Nam mà đi, đi ngược với huớng Bắc là hướng qua biên giới. Chúng tôi giữ đúng hướng, không đi theo đuờng mòn hay chổ trống, bất kể là băng qua các đám ôrô duới suối hay bụi lùm gai góc. Và càng lúc nghe tiếng máy điện ở phía sau lưng càng nhỏ dần.

Khi đó nghe có tiếng xe molotova, loại xe chở quân của VC, chạy đổ ra tứ phía. Chúng tôi phải đi chậm lại, sửa soạn đồ đạc cho thật gọn gàng, tuyệt đối không đuợc gây tiếng động và phải quan sát cho thật kỹ. Mỗi nguời nhìn một huớng, khi đến chổ trống hay gặp đuờng mòn là dừng lại lủi ngay vô bụi rậm gần nhứt rồi từ từ quan sát sau. Có nhiều lúc gặp họ đang đi bằng xe đạp, chạy ngang qua rất gần mà họ không thấy. Mỗi khi muốn băng qua đường mòn hay trảng trống, chúng tôi dừng lại nghe ngóng quan sát rất kỹ rồi mới chạy nhanh qua từng nguời một. Bỗng đâu có một tốp nguời Thuợng, vợ chồng con cái vừa đi vừa nói chuyện lào xào, nên chúng tôi lủi tránh kịp thời.
Lúc trời sáng hẳn chúng tôi đổi huớng đi về phía Đông tức là huớng ra quốc lộ 13. Đi trong rừng hoang vắng nhưng thỉnh thoảng nghe có tiếng đốn cây chặt củi, chúng tôi phải tránh xa ra. Đi tới chiều thì gặp con đường lộ đá đỏ, đó là đường vô Minh Thạnh. Chúng tôi chuẫn bị kỹ rồi băng qua đường cho thật nhanh và lủi vô sâu trong rừng một khoảng xa rồi dừng lại nghỉ. Chúng tôi lựa chổ kín đáo để dừng lại nghỉ, bởi vì từ đêm tới giờ gần một ngày tròn đã đem hết sức lực để cố vuợt thoát xa vùng nguy hiểm, nên bây giờ thấy thấm mệt, nhứt là vấn đề nước uống rất là khan hiếm. Tôi mang theo lon guigoz đựng nuớc uống nhưng đã bị đỗ mất hết vì nắp đậy của lon guigoz không kín chắc, giờ thấy khát rát cỗ họng. May sao Bình tìm đuợc một giếng nuớc bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, nhìn xuống giếng tối om không thấy nuớc, nhung khi thòng lon guigoz xuống, múc lên đuợc những lon nuớc thật trong veo, uống thật ngon thật đã, nhờ đó chúng tôi ăn mì gói với nuớc lạnh. Xong rồi lấy thêm đầy nuớc rồi đi ngay, tiếp tục lấy hướng Đông để ra Quốc lộ 13.
Trời bắt đầu tối, nhưng khi tiếp tục đi thì nghe có nhiều tiếng súng trong rừng, chắc có lẻ là họ đi săn, mà cũng có thể là bọn công an, vì vậy chúng tôi phải dừng lại để tìm cách lẫn tránh. Chúng tôi ra giữa đám trảng tranh lớn cao quá ngang đầu, vạch đuờng ra ở giữa đám tranh, trải một tấm nylon để nằm nghỉ lưng và canh chừng mọi động tĩnh chung quanh. Nếu có nguời đi tới thì chúng tôi sẽ thấy dễ dàng để tìm đường lẫn tránh, nhưng nguợc lại họ sẽ không thấy chúng tôi đuợc vì tranh cao quá khỏi đầu. Khi đó hỏi chuyện nhau mới biết tên hai nguời đi chui theo, đó là Tuờng phi công phản lực A37 và một nguời nữa tên là Thạch, hình như là nguời Việt gốc Hoa, tôi không biết đơn vị, cả hai anh đều mang dép nên rất khó đi.
Sáng sớm hôm sau chúng tôi tiếp tục lên đuờng sau khi xóa mọi dấu vết. Khi đi thỉnh thoảng gặp các bẩy của nguời Thuợng rất là nguy hiểm, như bẩy cò ke, nếu vuớng chân vào thì cần bật sẽ bung lên rất là mạnh, có thể làm bị thương, hay bẩy bắn tên khi đụng vào cần bật thì bao nhiêu mủi tên tẫm thuốc độc sẽ bắn xuống. Vì vậy khi thấy khả nghi là phải dừng lại xem xét cho thật kỹ rồi tránh xa ra. Chúng tôi rất khát nuớc vì đi cả ngày mồ hôi ra nhiều mà không có miếng nuớc uống nên khát dữ lắm. Gặp một cây nói là trái gấm, Bình leo lên hái xuống ăn thử, vừa ngứa miệng, vừa khát nước thêm. Có lần gặp được nước đọng trong các lằn bánh xe bò và trên những lá cây khô còn đọng nuớc của những trận mưa truớc, chúng tôi góp nhặt lại hớp những giọt nước đó cho đở khát.

Đến chiều thì trong lúc đang đi bất chợt gặp một em bé trai độ 11, 12 tuổi đang lang thang trong rừng. Chúng tôi giả dạng như là cán bộ đi khảo sát địa chất và hỏi em bé ở đâu có suối, thì em bé đó chỉ về huớng truớc mặt, đi thêm vài chục thuớc là thấy suối, một con suối rất lớn. Nhìn ở phía xa kia là một khu rừng đã đuợc phát quang và có các cây to bị đốt cháy nám đen, một đám nguời đang cuốc đất làm rẩy, chắc là dân vùng kinh tế mới. Chúng tôi lội xuống suối uống một bụng nước thật no nê. Sau đó chúng tôi tìm chổ bụi lùm kín đáo để nấu cơm, nấu bằng lon guigoz, hai đứa thay phiên nhau quạt để khói đừng bốc lên cao. Chúng tôi ăn bửa cơm này thật là ngon, ăn cơm nóng với bột ngọt trong gói mì.

Sau khi ăn xong, trời đã xế chiều, chúng tôi thấy đoàn nguời làm rẩy đi về nhà đi theo hướng Đông, như vậy là ra Quốc lộ 13, nên chúng tôi đợi cho họ đi hết rồi mới men theo con đuờng mòn đó để đi cho nhanh. Đi độ chừng một tiếng đồng hồ thì ra tới ấp, tôi đoán chừng là vùng Tân Khai hay Tàu Ô, nằm cạnh Quốc lộ 13. Thấp thoáng nhìn từ xa thì thấy có lớp hàng rào tre bao bọc, và hình như có cổng ra vào, giống nhu một trại tập trung, nên chúng tôi không dám đến gần và cũng không muốn vô đó làm gì.
Sau khi trời xụp tối thì chúng tôi tiếp tục đi, chúng tôi dự định đi trong bìa rừng theo đuờng rầy xe lửa Sài Gòn - Lộc Ninh nằm song song với Quốc lộ 13 để đi, dự định sẽ đi qua khỏi quận Chơn Thành, rồi mới ra đuờng đón xe. Riêng hai nguời trốn theo là Tuờng và Thạch thì không dám đi nữa, mà họ có cho địa chỉ nếu ai về đuợc đến Sài Gòn thì nhắn dùm gia đinh họ lên đón. Chúng tôi ba đứa đi lần mò trong đêm và vì trời tối quá nên không đi đuợc bao xa, mà đành phải dừng lại nghỉ qua đêm.

Sáng sớm hôm sau lên đuờng đi tiếp, đi cho đến trưa thì dừng lại nghỉ bên cạnh một cái ao nhỏ xung quanh có cây cối um tùm, dễ ẩn náo để nấu cơm ăn. Xong rồi lại đi tiếp, đến chiều chạng vạng tối thì đến một cái ấp khác, một xóm nhà lô nhô ngoài gần quốc lộ, chúng tôi ở bìa rừng trốn trong hầm hố cũ đuợc che phủ bỡi những lùm tre rất kín đáo. Buổi chiều dân trong làng đi lao động về, họ đi ngang qua khá gần chổ chúng tôi đang trốn, tiếng chó sủa dữ dội nhưng họ không để ý mà chỉ lo đi cho mau về nhà.

Chiều hôm đó nằm nghe tiếng chó sủa, tiếng trẻ con đùa giởn trên đuờng, nhìn khói lam chiều từ một mái nhà tranh quyện bay lên không trung mà lòng tôi cảm thấy buồn vô hạn. Chạnh lòng nhớ đến vợ con, thầm nghĩ đến một mái ấm gia đình bên vợ hiền con thơ mà tôi uớc mơ đuợc như họ. Được sống đầm ấm trong một căn nhà tranh vách đất ở một miền thôn quê rừng núi nào đó. Nhưng nghĩ lại thân phận tôi là một người tù trốn trại, tương lai rất mờ mịt, không biết ngày mai sẽ ra sao. Một uớc muốn tầm thuờng, đuợc làm một nguời dân bình thuờng để sống mà lo cho gia đinh nuôi vợ nuôi con cũng không đuợc. Tôi buồn cho thân phận bơ vơ lạc lõng của tôi trong cái xã hội mới này. Hoàn cảnh của tôi thật đúng với câu “nước mất nhà tan, gia đình ly tán”.
Đêm đó chúng tôi khát nước vô cùng, cồn cào lên cổ họng. Bình với ý định lẻn vô nhà dân để xin nuớc uống, nhưng tôi với Thu cản lại, vì bao công trình giờ rủi ro vô gặp phải nhà của công an thì nguy khốn, đành chịu nhịn khát qua đêm. Nhưng không ngờ đến khoảng nửa đêm thì trời đỗ xuống một trận mưa thật lớn. Chúng tôi mừng quá lấy tấm nylon ra căng để hứng nuớc uống. Uống no bụng xong rồi, đỗ đầy vô lon guigoz mà trời vẫn tiếp tục mưa càng lúc càng lớn. Chúng tôi bị lạnh quá phải ôm lấy nhau trên đầu phủ tấm nylon và mỗi đứa phải lo ôm thật chặt bộ quần áo tốt ở trong bọc nylon, ôm kỹ ở truớc ngực để giử cho khô. Trận mua này thật lớn thật lâu sau cùng rồi cũng dứt hẳn. Vì không thể đi tiếp trong rừng cho đến quân Chơn Thành, vì đuờng còn xa mà đường rầy xe lửa thì không còn nguyên như truớc nữa, mà chỉ còn là những đám rừng tre che phủ um tùm rất là khó đi, chỉ có thể chui lòn duới đám tre gai, cho nên chúng tôi quyết định là sẽ chia tay nhau ở đây, phân tán ra mỗi nguời tự tìm cách để đi về Sài Gòn rồi sẽ gặp lại nhau sau.

Trời hừng sáng chúng tôi thay bộ đồ thật tốt thật tươm tất, đồ đạc còn lại đem chôn dấu trong bụi, xong chờ cho đến khi nghe có tiếng xe chạy là lần luợt ra đuờng, lựa khoảng trống giửa hai nhà mà ra đón xe. Bình lên đuờng trước tiên, một lúc sau thì đến Thu, và tôi là nguời ra đuờng sau cùng. Khi buớc ra quốc lộ 13 tôi lấy bình tỉnh đi men theo bên đường chờ đón xe. Tôi không thấy Bình đâu hết mà chỉ thấy Thu đang đi phía truớc tôi một khoảng xa. Có chiếc xe Lam (xe ba bánh chở hành khách hiệu Lambretta) chạy trờ tới tôi liền đón để đi, vì xe đã đầy nguời nên tôi phải đeo theo xe đứng ở phía sau. Thu cũng lên đuợc chiếc xe đi truớc tôi. Xe chạy qua cầu Tàu Ô và như vậy là đêm qua chúng tôi đã ngủ ở giửa khoảng Tàu Ô - Tân Khai. Trước kia, đây là đoạn đuờng nguy hiểm nhứt của quốc lộ máu mang số 13 và cũng chính nơi đây đã xảy ra những trận chiến vô cùng ác liệt, mà dấu vết các hầm hố còn lại rất nhiều, dọc theo bìa rừng trông ra quốc lộ.

Khi xe vô quận lỵ Chơn Thành tôi xuống xe ở đầu ấp Chơn Thành 2 để đi bộ vô, vì sợ vô tới bến xe sẽ gặp công an. Đi bộ dọc theo con đuờng vào quận lỵ, tôi nhớ lại các nơi mà ngày xua quen biết như Trại cưa Lê Quang, Trại cưa Mai Chấn Hung, Lò than ông Năm Thãnh, sau này ông Năm Thãnh cũng lập thêm trại cưa. Đi gần đến chợ là đến bến xe và tại ngả tư đường đi Đồng Xoài có một đồn cảnh sát hồi xưa, bây giờ là đồn công an Việt Cộng. Tôi dự định đi bộ ra khỏi quận lỵ rồi mới đón xe để đi Bình Dương. Tôi đi ngang qua dãy phố chợ mà ngày xua có các tiệm ăn như Nghĩa Thành, Bạch Tuyết, nổi tiếng với món canh chua cá lóc, cá kho tộ. Đi ngang qua ngôi chùa, qua cây cầu là gần đến đầu quận lỵ. Tôi nhìn thấy Thu đang đi phía truớc bỗng dưng đổi huớng qua trái tấp vô một quán nước. Tôi nhìn kỹ về phía truớc phía bên phải thì thấy có một trạm kiểm soát nên tôi cũng đổi hướng qua trái tấp vô một quán nuớc. Tôi nhớ mài mại hình nhu đây là quán của bà Năm Chích, có cô con gái ra tiếp. Tôi kêu một ly cà phê, ngồi uống để quan sát coi trạm kiểm soát đó nó hoạt động như thế nào. Tôi thấy rõ hai thằng công an coi tù ở trong trại ra đây chận xét xe để nhìn mặt bắt chúng tôi, hai tên này đứng bên cạnh trạm kiểm soát tài nguyên. Mỗi khi xe đến đó, tài xế vô trình giấy tờ cho trạm kiểm soát tài nguyên ở bên trong, thì hai tên công an đứng bên ngoài đi ra lục soát xe.
Tôi đoán chắc là nó sẽ bố trí chận xét ở đây để bắt tù trốn trại, vì đây là quân lỵ gần nhất, mà muốn ra khỏi quận thì phải đi ngang qua trạm kiểm soát này. Nếu đi bằng xe đạp, xe thồ, mặc đồ như nguời đi làm cây làm củi trong rừng thì mới lọt qua đuợc. Còn nếu bây giờ băng vô trong rừng để đi bọc qua thì cũng sợ gặp phải nguời lạ mặt họ dể nghi ngờ, vì mình mặc đồ sạch sẽ tươm tất quá. Tôi còn đang phân vân không biết phải làm cách nào để qua khỏi trạm kiểm soát này, thì thấy Thu đi nguợc trở lại, ngang qua chổ tôi. Thu trở lại bến xe để đón xe đi, còn Bình thì không còn thấy tâm dạng đâu hết, chắc là đã đi thoát rồi.
Tôi ngồi chờ một hồi thì thấy chiếc xe lô chạy trờ tới, tôi nhìn thấy Thu ngồi ở băng sau cùng. Xe tới trạm kiểm soát thì ngừng lại, trong khi nguời tài xế vô trình giấy tờ thì một tên công an đi ra nhìn vào xe, một lúc sau thì tài xế trở ra và nó cho xe chạy đi. Tôi mừng cho Thu đã thoát nạn, giờ đây chỉ còn lại một mình tôi, tôi không còn biết cách nào khác hơn là trở lại bến xe để đón xe đi. Đây là chổ nguy hiểm nhứt mà tôi cố tránh nhưng không đuợc nên đành phải liều mạng.
Khi vô bến xe thì thấy có một chiếc xe lô, loại xe nhỏ để chở khách, tôi thấy xe trống trơn chưa có ai, tôi lên ngồi băng sau cùng. Ngồi một lúc lâu thấy nóng ruột nên mới hỏi bác tài là xe chừng nào chạy, ông ta nói chờ khách lên đầy thì đi, mà thuờng là khách ở trong Minh Thạnh ra nhiều. Tôi hơi lo vì khách ở trong Minh Thạnh ra có thể là công an trong trại ra đi phép. Ngồi một hồi lâu thì chợt có một tốp người đi buôn than họ lên gần đầy. Bỗng tôi thấy có hai đứa nhỏ độ hơn muời tuổi tay cầm một con gà, tay xách một giỏ đồ, tôi liền nhanh miệng kêu hai em bé đó vô ngồi gần bên tôi và tôi phụ xách dùm đồ, làm như vậy thấy đở trống trải vì có hai em nhỏ che đở phần nào.

Khi xe chạy tới trạm kiểm soát thì dừng lại, bác tài vào trình giấy tờ trong trại kiểm soát tài nguyên. Tôi thấy một thằng công an, đứng bên cạnh trạm kiểm soát, buớc ra để nhìn mặt nguời trên xe. Nó nhìn vào băng truớc, trên đó có hai nguời ngồi, tôi nghe tiếng quát tháo của tên công an là hai nguời ngồi đằng truớc là “tại sao đầu tóc để dài bù sù nhu cao bồi du đảng, đâu đưa giấy tờ coi”. Sau khi coi xong giấy tờ hai người phía truớc là nó liệng vô xe rồi ra lệnh cho đi một cách thật oai quyền. Cũng vừa lúc bác tài đã trở ra xe, bác tài liền rồ ga cho xe chạy đi, mà lòng tôi vui mừng khắp khởi vì vừa thoát được một trạm kiểm soát thật là vô cùng nguy hiểm.

Xe chạy qua khỏi Tham Rớt, Bầu Bàn, Bầu Lòng rồi đến quận Bến Cát, ở đây cũng có trạm kiểm soát nhưng là trạm kiểm soát tài nguyên nên không có gì trở ngại. Xe chạy về tới Chánh Hiệp Bình Dương, một trạm kiểm soát rất lớn, nơi cửa ngỏ vô thành phố nên xe đậu nối đuôi nhau rất dài. Chiếc xe tôi đi là xe nhỏ chở than lậu nên tài xế đã biết cách vô trình giấy tờ và nộp tiền mải lộ là xong ngay. Xe đi tiếp vô thành phố vào đậu ở bến xe, tôi xuống xe cũng vẫn còn nắm tay hai em bé vô mua giấy xe để về Sài Gòn, vì hai em bé đó cũng về Sài Gòn. Tôi thấy người ta sắp thành hàng dài để chờ mua vé xe, tôi cũng sắp vô hàng chờ đợi. Nhưng khi tôi nhìn kỹ lại thì thấy mỗi nguời khi mua vé xe đều phải trình ra một thứ giấy tờ gì đó, hình như là giấy phép đi đuờng hay là giấy căn cuớc, mà trong mình tôi thì không có thứ giấy tờ nào nên tôi hơi sợ, nên mới nói với hai em nhỏ là cứ sắp hàng để mua vé về Sài Gòn truớc đi còn tôi thì sẽ đi sau. Tôi bỏ ra ngoài tìm đường khác để đi, chớ khi mua vé họ hỏi đến giấy tờ là mình không biết trả lời ra sao, vì trong mình tôi không có thứ giấy tờ nào hết. Tôi vào quán nước kêu ly nuớc đá chanh vừa uống vừa quan sát để tính kế. Bỗng chợt thấy xe Honda ôm, tôi liền nghĩ ra phương cách hay nhứt để đi về Sài Gòn là bằng xe ôm. Tôi dự định là sẽ về nhà của chị Đồ ở Phú Thọ. Trong những lần đi thăm nuôi, vợ tôi thường đi chung với chị Đồ nên hai gia đinh rất thân nhau và trước khi trốn trại tôi có dọ hỏi anh Đồ địa chỉ nhà cho thật kỷ, thật đầy đủ chi tiết đuờng đi nước buớc, làm sao vô nhà, đi vô ngỏ hẻm nào v.v….Tôi chỉ hỏi chơi chơi chứ không cho anh biết ý định trốn trại của tôi.
Anh lái xe ôm ra giá đi Sài Gòn là 50 đồng, tôi không có đủ tiền nhưng tôi nói với anh là đưa tôi về đến nhà tôi lấy tiền rồi trả sau. Sau khi bằng lòng giá cả anh ta mới đi đổ xăng và trở lại đón tôi. Trên đuờng đi tôi cũng nói thêm với anh là tôi vừa ở vùng kinh tế mới về, bị mất hết giấy tờ nên nhờ anh chạy làm sao để tránh các trạm kiểm soát. Anh ta nói là tụi công an nó chỉ xét coi có buôn đồ lậu, chứ như ông đi mình không, thì không có gì để xét thì đừng có lo. Tôi nghe mừng trong bụng và trong lúc đi đuờng tôi có hỏi chuyện thì anh có cho biết hồi truớc anh là lính của Sư đoàn 5 Bộ Binh. Nghe biết vậy thôi chứ tôi cũng không có hỏi thêm gì về chuyện ngày trước. Xe chạy qua các trạm kiểm soát Búng, Lái Thiêu rồi Bình Triệu. Thấy xe kẹt đậu dài dài để chờ xét, còn xe Honda ôm này chạy qua hết mà không bị hỏi han gì và sau cùng vô Sài Gòn qua ngả cầu cư xá Thanh Đa rồi qua cầu Phan Thanh Giản và chạy trên đường Phan Thanh Giản để về Phú Thọ.
Nhìn quang cảnh thành phố Sài Gòn sau 5 năm trở lại, tôi cảm thấy như bơ vơ lạc lỏng, như lạc vào một thế giới nào xa lạ lắm. Đây không phải là thủ đô Sài Gòn năm xua, một thời đã từng đuợc mệnh danh là một “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Nay tôi thấy trên đuờng toàn là xe đạp, mà nguời nguời trông lam lũ tả tơi, không cuời không nói, với dáng vẻ buồn thiu ảm đạm, thật đúng với câu “nguời buồn mà cảnh có vui đâu bao giờ”.

Khi đến Phú Thọ, xe Honda chạy vào con hẻm nhỏ, một số con nít chạy theo. Khi xe vô đúng số nhà mà tôi đã học thuộc lòng, tôi gỏ cửa và chị Đồ ra mở cửa. Khi thấy tôi chị buột miệng la lên: “Ủa anh Thạch mới đuợc thả về, còn ông Đồ của tôi đâu”. Tôi lật đật nói nhanh là tôi mới đuợc thả về và xin muợn chị 50 đồng để trả tiền xe. Chị vô lấy tiền cho mượn ngay để trả tiền xe. Khi xe đi rồi và đám con nít đa tản đi hết rồi thì tôi mới nói thiệt với chị là tôi trốn trại và nhờ chị về báo tin cho vợ tôi hay. Chị hốt hoảng cho biết là mới vừa tuần truớc đây thằng em trai của chị vừa mới vuợt biên đã đi thoát được. Nhà chị đang bị công an phường khóm điều tra theo dỏi, cho nên chị không dám chứa tôi trong nhà, mà bảo tôi ra ngoài đuờng đón xe autobus để ra bến xe Xa Cảng miền Tây, ở Phú Lâm, rồi sẽ tính sau. Truớc khi đi tôi còn hỏi muợn chị đôi giày, vì đôi giày tôi đang đi là loại giày đi rừng nên đi trong thành phố coi không tiện. Chị cho tôi muợn đôi giày sandal và còn đôi giày đi rừng của tôi thì chị nói là chị sẽ đem lên cho anh Đồ trong lần thăm nuôi tới.

Tôi ra khỏi hẻm ra ngoài đuờng thì thấy có một quán hủ tiếu, tôi liền tấp vô ăn một tô hủ tiếu, uống một ly cà phê sửa, rồi mới ra đón xe autobus để đi ra Xa Cảng miền Tây. Khi ra đến bến xe Xa Cảng miền Tây, tôi thấy cả một rừng nguời hỗn độn la liệt khắp nơi. Họ trải chiếu, trải tấm nylon hay kê tấm ván tùm lum tứ tung không theo một lề lối nào cả. Hỏi ra mới biết đây là những nguời bỏ vùng kinh tế mới trở về, nhà cửa bị tịch thu không nơi nương tựa đành phải sống lang thang đầu đuờng xó chợ bến xe. Sau khi thấy cảnh hổn độn này tôi nghĩ thầm là mình có thể trà trộn để ngủ tạm qua đêm ở đây.
Trong khi đó thì chị Đồ đạp xe đạp từ Phú Thọ vô Gia Định để báo tin cho vợ tôi biết. Sau này gia đinh kể lại là khi chị Đồ vào nhà, chị rất lo sợ có nguời theo dõi, nên chị kéo vợ tôi ra phía sau nhà, không cho mấy đứa con tôi lại gần, rồi chị mới nói cho vợ tôi hay là tôi đã trốn trại. Tôi đang ngồi uống nuớc đá chanh ở xe nuớc đá và định chổ ngủ qua đêm, thì bỗng thấy chị Đồ đạp xe đạp ra tới. Chị đưa cho tôi 50 đồng và một giấy cử tri của vợ tôi gởi và căn dặn tôi sáng mai ra mua vé xe đò để về Mỷ Tho.

Sáng sớm hôm sau trước khi ra bến xe tôi đi tìm nhà của Thạch, là một trong hai nguời trốn chui theo. Thạch và Tường thì còn ở lại trong rừng và có dặn là nếu ai có thoát về đuợc Sài Gòn thì báo tin cho gia đình họ biết tin, để tìm cách lên đón. Địa chỉ của Thạch thì tôi nhớ lờ mờ là ở gần Phú Lâm nên tôi sẳn dịp ghé qua báo tin. Lúc đó trời còn lờ mờ chưa sáng hẳn, đuờng vắng vẻ. Khi đi ngang qua trạm xe chửa lửa có vài tên công an đang đứng nói chuyện ở phía truớc, tôi cố giử bình tỉnh khi đi ngang qua. Sau cùng tôi tìm đuợc nhà của Thạch, tôi gỏ cửa một hồi thì có nguời ra mở cửa nhưng với dáng vẻ bực bội vì tôi đánh thức họ quá sớm. Tôi hỏi có phải là nhà của Thạch không, thì họ không trả lời mà đóng ập cửa lại làm tôi ngần ngừ một lúc, vì tiếc là không báo tin cho gia đinh Thạch được. Tôi cũng không biết là có đúng nhà không, hay là họ sợ không dám tiếp tôi. Cho đến sau này tôi cũng không biết tin tức gì về hai nguời trốn chui theo, có thoát đuợc không và bây giờ ra sao.

Tôi trở ra bến xe ngồi xếp hàng chờ để mua vé xe về Mỷ Tho, trong túi có 50 đồng và thẻ cử tri nên thấy hơi yên tâm. Một hàng rất dài ngồi chờ mua vé xe rồi từ từ nhích lần lên. Tôi ngồi chòm hỏm hai tay bó gối gục đầu rồi thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng đâu có nguời vỗ vai kêu tên tôi, tôi giật mình nhìn lên thì thấy chị Đồ, chị bảo tôi vô quán nước ở bên kia đuờng để gặp bà xã tôi. Vừa mừng vừa lo, chỉ sợ công an theo dõi vợ tôi để đón bắt tôi nên tôi hơi luỡng lự. Chị Đồ vô đứng thế chổ tôi để mua vé xe.

Tôi vô quán để gặp bà xã tôi, vợ tôi đã kêu đủ thứ đồ ăn nào hủ tiếu, bánh bao, xiếu mại v.v…. Bà xã tôi kêu tôi ăn đi ăn đi. Tôi hỏi coi có ai biết hay theo dõi gì không, thì thấy không có dấu hiệu gì. Ba đứa con tôi đang ở nhà chưa hay biết gì về chuyện này. Sau này kể lại mới biết là chúng nó đói khổ lắm, đâu có được ăn hủ tiếu bánh bao như thế này. Từ ngày tôi đi tù tới giờ gia đình suy sụp, có bao giờ dám ăn các món cao lương mỹ vị này đâu và tôi cũng quên hỏi mời vợ tôi cùng ăn, bà xã tôi cứ kêu tôi ăn đi ăn đi. Phần thì lo sợ công an nó theo dõi, phần thì không biết là về Mỷ Tho rồi sẽ làm gì, nên tôi cố nhét cho đầy bụng rồi đi liền. Tôi dặn vợ tôi là đừng có xuống Mỷ Tho, mà nên ở nhà lo cho mấy đứa con còn nhỏ dại, đừng để bị nguy hiểm cho cả hai, rồi không ai lo cho các con.

Tôi trở ra chổ mua vé xe thì chị Đồ đã mua vé xong xuôi và chị còn cẫn thận mua cho tôi tờ báo Nhân dân, chị bảo lên xe đọc báo này nguời ta tưởng là cán bộ. Tôi lên xe ngồi gần băng phía sau. Xe chạy qua hết các trạm kiểm soát một cách dễ dàng vì ở mỗi trạm bác tài đều biết thủ tục đầu tiên, là tiền đâu. Qua Bình Chánh, Bến Lức, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Trung Lương rồi vô thành phố Mỹ Tho.
Xe vô đến bến, tôi xuống xe và vô tìm đứa em gái tôi. Vợ tôi có cho biết là em gái tôi bây giờ làm ở tổ hợp may mặc phuờng 4 ở bến xe này. Mới vừa vô gặp mặt em tôi, nó mừng rỡ rồi la lớn “Ủa anh Tư mới đuợc thả về”. Tôi hơi bối rối vì sát bên cạnh tiệm may là đồn công an phường 4, có một số công an đang đứng gần đó sợ nó nghe được. Tôi giả bộ như thiệt nói một hơi là anh mới đuợc thả về bây giờ em có rảnh ra quán uống nuớc. Em tôi lật đật xin phép bà hội truởng hợp tác xã rồi đi liền. Ra tới quán nuớc tôi mới nói thiệt với em tôi là tôi trốn trại. Em tôi giật mình mặt tái xanh vì quá bất ngờ. Tôi dặn dò em tôi về nhà cho má hay và coi chung quanh có ai không rồi cho anh biết để anh về nhà. Em tôi đạp xe đạp chạy về báo tin xong trở lại làm việc, còn tôi một mình đi bộ về nhà. Má tôi đã biết truớc nên đã mở cửa sẳn chờ. Khi vô nhà tôi đi thật nhanh và đi thẳng ra phía sau nhà vì sợ lối xóm nhìn thấy.
Sau đó em tôi đi làm về có mua cho tôi một dĩa cơm suờn và hôm sau là cơm tấm bì chả và mua hủ tiếu bánh bao v.v…. toàn là các món ăn ngon đắt tiền mà tôi cũng quên hỏi là em tôi đi may lương tháng bao nhiêu. Má tôi thì già yếu không có làm gì ra tiền. Hồi truớc Má tôi đi may đồ quần áo ở trong nhà thương Mỷ Tho, nhưng đã nghỉ lâu rồi. Sau này mới biết là ở nhà không có đủ tiền để mua gạo, đôi khi còn phải bán máu để đổi lấy mấy bát cơm, thì nói gì đến thức ăn sang trọng. Thì ra em tôi chạy qua Chợ Củ để xin Cô tôi. Cô Ba tôi có mở tiệm ăn, Cô rất thương tôi, vì vậy khi hay tin tôi về, cô tôi liền gởi cơm và đồ ăn rất ngon qua cho tôi.
Ở đây đuợc mấy ngày thì vợ tôi xuống thăm tôi làm cho tôi càng thêm lo sợ, vì sợ công an theo dõi. Tôi mới tính tìm đuờng vuợt biên chớ ở đây lâu thế nào cũng bị bại lộ. Mà tìm đuờng dây để vượt biên không phải là chuyện dễ dàng. Phần thì không có tiền, phần thì không dám đi lại nên cũng không biết cách nào để vuợt biên, mà tội vuợt biên lúc đó bị coi như là tội phản quốc, chạy theo đế quốc, bọn công an biên phòng bắt đuợc là chỉ có chết. Hồi đó đã có xảy ra những cảnh vuợt biên bị đổ bể, bị công an tàn sát như ở cầu Chữ Y Sài Gòn, như ở bãi biển Vũng Tàu, nhu ở kinh Chợ Gạo hay ở cửa biển Gò Công v.v…. Họ tàn sát không nương tay, mặc cho tiếng khóc trẻ thơ, hay những lời van xin lạy lục, của những nguời khốn khổ cùng đuờng. Tôi dự định nếu không tìm được đuờng đi bằng ghe tàu, thì như đã hẹn với Thu và Bình, là sau một tháng chúng tôi sẽ gặp lại nhau, để bàn tính để đi bằng đuờng bộ.

Vợ tôi lại xuống một lần nữa và lần này có cả đứa con gái đầu lòng của tôi. Coi như vậy là tôi ở đây đuợc một tuần lể và vợ tôi đem tiền xuống lần này là để mua vé xe cho tôi đi Cà Mau vào sáng sớm mai, vì hy vọng ở Cà Mau dễ kiếm đuờng vượt biên hơn. Bất ngờ ngay buổi chiều hôm đó vào khoảng 7 giờ, thì có một người anh bà con cô cậu, đi cùng với một nguời bạn, xuống thăm để từ giã Má tôi, để sáng sớm mai họ lên đường đi Kampuchia, và từ đó sẽ tìm đuờng vuợt biên, và anh muốn xin địa chỉ của em tôi, hiện đang sống ở Mỹ, để anh liên lạc khi cần. Thật là một điều quá may mắn cho tôi vì sau khi anh biết tôi vừa mới trốn về nên anh kéo tôi đi theo luôn.

Thế là phải trở về Sài Gòn ngay trong đêm nay để sáng sớm mai lên đuờng đi Kampuchia. Tôi từ giã Má tôi và để đứa con gái đầu lòng ở lại với Bà Nội. Tôi và vợ tôi đi theo Long và Nghĩa ra đón xe để về Sài Gòn. Tôi ra đi mà lòng buồn vô hạn, rồi không biết sẽ đi tới đâu trên buớc đuờng bôn ba vô định này. Ở lại Mỷ Tho thì không được, mà đi qua Kampuchia thì cũng không biết ra sao, thật là đau lòng truớc cảnh chia tay, rồi đây không biết có còn được gặp lại nhau. Trong đêm đó hai bà cháu đã tụng niệm suốt đêm để cầu nguyện cho chuyến đi của tôi được bình an. Trời đã tối lúc đó khoảng 9 giờ đêm nên không còn xe chạy về Sài Gòn. Chúng tôi đón chiếc xe lôi đạp để đi vô ngã ba Trung Lương, hy vọng ở đó sẽ có nhiều xe miền Tây lên, dể đón hơn. Ông xe lôi, đạp không muốn nổi, vì trên xe có tới 4 nguời, nên chúng tôi phải thay phiên nhau nhảy xuống để đẩy phụ, nhứt là khi lên dốc cầu Trung An, thì phải nhảy xuống hết rồi qua cầu mới nhảy lên lại.
Vô tới ngã ba Trung Lương là trời đã tối, nên không còn thấy xe miền Tây nào hết, mà chỉ thấy có một chiếc xe hàng bị hư máy và nguời tài xế đang sửa chửa. Chúng tôi mon men lại gần tìm cách làm quen rồi dọ hỏi xin quá giang về Sài Gòn, nhưng ông tài xế nhìn chúng tôi như nghi kỵ điều gì nên lắc đầu trả lời một cách sẳn giọng là xe đang hư mà làm sao cho quá giang đuợc, vì vậy chúng tôi lại lủi thủi đi tiếp. Ở đây có một trạm công an khá lớn để xét xe từ miền Tây lên, nên có nhiều công an ở đồn bót này, nên trong đêm tối mà đi lang thang ở đây cũng nguy hiểm lắm. Tình cờ có một chiếc xe lô chạy từ Mỷ Tho lên huớng về Sài Gòn, chúng tôi mừng quá đón ngoắc lại nhưng xe không ngừng mà chạy luôn một khoảng, rồi bỗng đâu xe dừng lại và lùi lại cho chúng tôi quá giang. Bác tài chỉ cho đi quá giang một quãng đuờng lên đến Tân Hương để đón xe khác mà đi, vì xe này đi về nhà để nghỉ nên không có đi Sài Gòn.
Trong khi xe đang chạy và qua tài giao thiệp của anh Long, cũng là lơ xe, nên anh biết nhiều nguời trong nghề xe đo nên câu chuyện dần dần trở nên thân mật và bác tài dần dần có cảm tình với chúng tôi. Và sẳn đó anh Long đề nghị bao xe đi Phú Lâm rồi bận về anh sẽ phụ giúp tìm khách cho chuyến trở về. Vợ tôi móc trong túi ra đếm còn 200 đồng nên đề nghị bao xe 200 đồng và nhờ anh Long nói thêm vô, nên sau cùng bác tài chịu đi Phú Lâm với giá 200 đồng. Thật là hết sức may mắn, chớ nếu tới Tân Hương chưa chắc gì có xe để đi, mà nếu không lên kịp Sài Gòn trong đêm nay thì ngày mai xe sẽ đi sớm rồi, sẽ mất đi một dịp may hiếm có ngàn vàng.
Khi xe chạy qua khỏi trạm công an Tân Huong một quảng, thì gặp một tốp công an ra chận đuờng. Tôi thấy nguy vì trên xe không có ai khác, chỉ có gia đinh tôi, nên rất khó xoay sở trà trộn. Tôi có ý dò hỏi bác tài coi tính sao, nhung bác tài cho biết là xe không có ngừng đâu vì tụi này là tụi chuyên chận xe dọc đuờng để ăn cuớp, bác tài rất rành về bọn này. Tôi nghe thế cũng thấy mừng thêm, vì thà là chạy luôn nó có bắn theo cũng khó trúng. Bác tài cho xe giảm tốc độ rồi khi đến gần bọn chúng thì tống hết ga vuợt nhanh qua, nên chúng trở tay không kịp, nên xe chạy vuợt qua một cách êm xuôi. Nhưng tôi lại lo cho trạm kiểm soát kế tiếp sợ tụi nó gọi máy báo lên chận bắt xe lại thì còn nguy hiểm hơn. Tôi hỏi ý bác tài thì bác tài nói là tụi nó đâu có máy móc gì đâu mà báo đừng có lo, nên tôi càng yên tâm tin tuởng bác tài muôn phần. Xe qua khỏi Tân An, Bến Lức, Bình Chánh rồi vào Phú Lâm một cách êm xuôi.
Sau khi trả tiền xe xong xuôi là chúng tôi chạy đi ngay vì trời đã tối rồi mà còn phải chạy lo kiếm mượn tiền để đi. Chúng tôi về nhà của Nghĩa cũng ở gần đó, vợ chồng tôi muợn chiếc xe đạp để đạp vô Phú Thọ. Vô tới nhà chị Đồ là đúng nửa đêm, giờ giới nghiêm. Chị Đồ không có sẳn vàng chị rút chiếc nhẩn đang đeo trên tay 2 chỉ vàng đưa cho tôi mượn đở. Tôi đạp xe đạp chở vợ tôi trở về nhà của Nghĩa trong lúc đã quá giờ nghiêm nên cũng sợ bị hỏi giấy tờ hay bị bắt lại thì trể chuyến xe sáng sớm mai đi. Tôi đạp xe lên dốc cầu Minh Phụng không nỗi, vợ tôi phải xuống xe đẩy phụ qua cầu, nguời của tôi lúc đó rất là ốm yếu xanh xao.
Về tới nhà Nghĩa, là chúng tôi phải đi ngay đến chổ đậu xe, để kịp chui vô trong xe sắp xếp truớc khi trời sáng. Đây là chiếc xe hàng dân sự bị VC trưng dụng để chở chiếu qua Nam Vang tiếp tế cho bộ đội VC bên Kampuchia. Long là lơ xe của chiếc xe này nên mới dấu Nghĩa và tôi vô trong đống chiếu mà tài xế không hay biết gì. Sau khi sắp lại đống chiếu, vạch ra một lổ vừa đủ để hai đứa tôi chui vô, xong rồi Long mới gát hai cây gỗ đà ngang trên đầu rồi sắp chiếu phủ kín lên như cũ rất là kín đáo. Chúng tôi đem theo một bình nước và hai ổ bánh mì với một gói muối.
Ngoài hai chỉ vàng của chị Đồ cho muợn, vợ tôi đưa luôn chiếc nhẫn cuới đang đeo ở tay đưa cho tôi, như vậy tôi mang luôn hai chiếc nhẫn cuới. Lúc đó cũng khoảng 3,4 giờ sáng, vợ tôi và má của Nghĩa cũng vẫn còn ngồi đâu đó để chờ sáng ra xe chạy. Long ngồi ở ngoài nên có cho tụi tôi biết là vợ tôi và má của Nghĩa khóc nhiều lắm, vì không biết chúng tôi đi làm sao, vì không ai có tiền hay có vàng đem theo, không biết rồi sẽ đi đến đâu. Riêng tôi thì tôi quyết ra đi mặc dầu không biết ra sao, nhưng vẫn còn tốt hơn là ở lại Việt Nam.

Sáng sớm hôm sau xe rời bến để đi Nam Vang, nhìn qua khe ván ở sàn xe trời còn lờ mờ nghe tiếng nguời nói lao xao mới biết là vừa qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền. Khi đến trạm kiểm soát biên giới thì họ chỉ xét qua loa vì đây là chuyến xe công tác chở đồ cho bộ đội VC. Xe chạy càng nhanh đống chiếu trên đầu càng đe nặng, vì cây gỗ chận trên đầu không còn ở nguyên vị trí củ, mà vì sự lúc lắc của chiếc xe đa làm lệch đi và hai đứa tôi phải đưa lưng chống đở sức nặng bên trên đè xuống. Tệ hại hơn nữa là dọc đuờng VC đón xe đi quá giang nên họ ngồi trên đầu chúng tôi. Nghe tiếng họ nói chuyện với nhau thì biết là VC đang ngồi ở ngay trên đầu mình. Chúng tôi phải rán đưa lưng ra chịu đựng, vì chỉ sợ nó sụp xuống thì bị lộ ngay, rất là nguy hiểm. Khi tiểu tiện thì phải đợi lúc xe chạy nhanh rồi mới dám tiểu qua khe hở của ván sàn xe mà phải tiểu từ từ để bên ngoài không thấy không biết.

Đến chiều thì xe tới nơi đậu vào một chổ nào đó mà tôi nghe có tiếng nhạc của những bản nhạc ngày xua. Tôi mừng thầm vì được nghe lại những tiếng hát quen thuộc đầm ấm nồng nàn tràn đầy kỷ niệm của ngày truớc. Tiếng nhạc hòa lẫn tiếng nguời nói chuyện lao xao gần bên cạnh xe. Chúng tôi vẫn nằm im trong xe chờ khi nào có hiệu lệnh của Long thì mới ra đuợc. Một hồi lâu sau khi bên ngoài hoàn toàn im vắng và khi nghe ba tiếng hiệu lệnh của Long thì chúng tôi chui ra. Khi nhảy xuống xe, tôi không thể đứng được vì bị ngồi lâu trong thế co ro nên chân bị tê cứng, mà Long thì thúc hối phải đi khỏi nơi đây ngay vì sợ tài xế và an ninh đoàn xe họ biết, nên tôi và Nghĩa phải cố lết đi ra khỏi xe thật xa.
Nhìn chung quanh, đây là một bồn binh khá lớn ở cuối đại lộ, bên cạnh một sân vận động, xe đậu một đoàn dài chừng vài chục chiếc, tài xế và lơ xe khá đông, có nhiều xe họ mang theo cả gia đinh vợ con với đồ đoàn nồi niêu soong chảo, nên tôi thấy cũng dễ trà trộn ẩn thân. Tối đó tôi và Nghĩa ngủ ở một đám cỏ bên cạnh đường khoảng giữa đoàn xe và không dám gần xe nào cả vì sợ họ báo với an ninh đoàn xe.
Ngay tối hôm sau, tôi bán chiếc nhẩn cuới đuợc 75 đồng Riel, tiền Kampuchia, và nhờ Long môi giới mời một số tài xế lơ xe ra quán nuớc uống cà phê nghe nhạc, để tìm cách lân la làm quen gây cảm tình với họ. Tôi và Nghĩa đóng vai lơ xe, bạn với Long. Vì Nghĩa cũng là lơ xe nên nói chuyện dễ dàng, còn tôi thì cảm thấy hoàn toàn xa lạ, nên trong các câu giao tiếp tôi thuờng cuời nhiều hon là nói vì sợ bị bại lộ tông tích.

Ban ngày thì ra chợ Nam Vang, bữa đầu thì đi bằng xe lôi cho mọi nguời thấy, và vì không biết đường, mấy lần sau thì đi bộ. Đi ngang qua mấy con đuờng rất đẹp với hai hàng cây phủ mát bên đuờng, với những ngôi biệt thự sang trọng kiến trúc theo kiểu villa của Pháp, giống nhu khu đường Duy Tân, Yên Đổ ở bên xứ mình. Mấy ngôi nhà sang trọng đó bây giờ là dinh của VC, treo cờ đỏ sao vàng và có lính canh truớc cổng. Mỗi khi đi ngang qua thấy hơi chùng chân vì sợ nó hỏi giấy tờ bất tử.

Uống nuớc phong tên ở gần đó, ăn cơm thì mua của mấy gánh bán hàng rong, cơm một dĩa 10 đồng Riel. Ra ngoài chợ thì đi lòng vòng coi nhìn cái này cái nọ cho hết thì giờ, thỉnh thoảng công an chạy ruợt đuổi bắt người ở trong chợ, làm mình cũng sợ giật mình. Tôi thì có ý định tìm mua một quyển sách địa lý để coi bản đồ vùng Battambang, Siem Rệp, vùng biên giới Thái Lan. Họ bày bán sách cũ rất nhiều nhưng đều là tiếng Miên. Tôi lựa xem mấy cuốn sách có hình bản đồ rồi mua một quyển. Nhưng vì tôi không biết tiếng Miên mà mua sách Miên trong đó có hình bản đồ địa lý, nên họ có ý nghi ngờ. Mua xong tôi lật đật đi bộ về chổ đậu xe vì sợ họ báo với công an chợ. Sau khi nghiên cứu bản đồ để biết địa thế, đường đi nuớc buớc, cũng như khoảng cách bao xa. Tôi cố học thuộc lòng vùng Battambang, Siem Rep, vùng gần biên giới Thái Lan, rồi xé bỏ quyển sách đó ngay.
Lúc bấy giờ bên Miên hoàn toàn do VC kiểm soát, thỉnh thoảng có mấy tên lính Miên trẻ mặt còn non choẹt, mang khẩu AK dài đụng tới đất. Ở đây họ mắc loa phóng thanh cứ sáng sớm và chiều tối là nghe tiếng nhạc Miên, một âm điệu đều đều nghe buồn não ruột, nghe nhớ nhà, nhớ vợ nhớ con, nhớ quê hương mình vô cùng. Cuộc đời tôi cũng không ngờ lại lưu lạc đến noi đây, xứ lạ quê nguời, rồi cũng không biết ngày mai sẽ ra sao. Nghĩ lại thân phận mình, lêu bêu bình bồng, mà cảm thấy buồn vô hạn.

Tôi lân la mấy quán nuớc làm quen hỏi chuyện để tìm đuờng đi, thì đuợc biết là xe lửa chạy từ Nam Vang lên Battambang đã bị giật mìn không còn chạy nữa, bây giờ chỉ còn đuờng xe, nhưng VC đặt rất nhiều nút chận kiểm soát để chận bắt đào binh, nên rất khó mà lọt qua đuợc. Tôi ra phía đầu thành phố đường đi về huớng Battambang để xem trạm kiểm soát họ xét ra sao. Tôi thấy rất ít xe đi về phía đó và họ kiểm soát rất kỹ. Xe thì không thấy loại xe đò chở khách, mà toàn là xe chở hàng hay xe quân sự. Vả lại tôi không biết tiếng Miên nên rất ít hy vọng thoát qua đuợc, giá mà còn xe lửa thì tốt hơn.

alt
Ở đây đuợc ba ngày thì nghe tin đoàn xe được lệnh đi xuống hải cảng Kompong Som tức là Sihanoukville. Tôi không biết hải cảng này ra sao, nhưng nghe nói ở đó có tàu ngoại quốc ra vào. Trước đó tôi có dọ hỏi đuờng lên Battambang, thì họ nói là phải có nguời dẫn đuờng và phải trả bằng vàng, ít nhứt là hai lượng. Trong mình tôi chỉ đuợc hai chỉ vàng thì làm sao mà đi và hơn nữa chúng tôi không biết tiếng Miên nên rất khó khăn, thành ra tôi đã bỏ ý định đi lên Battambang. Bây giờ nghe tin đi xuống hải cảng Kampong Som thì tôi thấy cứ đi đại xuống đó rồi sẽ tính sau, dầu sao ở hải cảng cũng còn có hy vọng hơn.
Buổi trua hôm đó tôi và Nghĩa ra chợ mua một nải chuối, lên chùa Năm Tháp gần đó để cúng Phật, để cầu xin Đức Phật Từ Bi độ trì đưa đuờng dẫn lối cho chúng tôi thoát ra đuợc khỏi nạn cộng sản. Sau khi quỳ lạy cầu nguyện Đức Phật xong, khi đứng lên là không còn thấy nải chuối đâu hết, mà trong lúc chúng tôi quỳ lạy thì có nguời tới chớp nải chuối đi mất thật là nhanh.
Đêm đó suy tính cách theo xe để đi, vì Long bảo phải tìm xe khác mà đi, chứ không được đi theo xe cũ vì sợ tài xế biết. Trong thời gian mấy ngày ở đó tôi cũng đã quen biết nhiều nên họ nhận cho tôi đi theo. Đoàn xe đi đến trạm kiểm soát thì ngừng lại để xét truớc khi ra khỏi thành phố, nhưng vì đoàn xe này có sự vụ lệnh đi công tác xuống hải cảng để chở hàng cho bộ đội VC nên không bị lục soát hay hỏi han gì và qua trạm kiểm soát này một cách dễ dàng.
Trên đuờng đi VC đóng đồn dọc theo đường, thỉnh thoảng đón xe quá giang, nhưng tôi ngồi phía trước chung với tài xế và lơ xe, nên rất là yên tâm. Trên xe bác tài có khoe một khẩu súng AK47 đuợc phát cho mỗi xe, nhưng chưa chắc là bác tài đã biết sử dụng. Tôi nhớ bữa đó trời mua tầm tả và xe bị hư máy phải dừng lại để sửa chữa, nhưng bác tài rất rành nghề chỉ sửa một chút là xong ngay, nhưng phải câu một bình xăng phụ ở bên ngoài. Đến chiều thì xe đến hải cảng Kampong Som, xe dừng trước cổng trên con đường lộ đá dẫn vào hải cảng. Khi xe vừa đến nơi thì tài xế và lơ xe đi vô cổng một cách tự nhiên mà không bị hỏi giấy tờ gì hết, nên tôi, Long và Nghĩa cũng đi theo vô trong hải cảng một cách dễ dàng.

Hải cảng này ở xa khu dân cư, có mấy lớp hàng rào kẻm gai bao bọc chung quanh, và một trạm kiểm soát tại cổng chính ra vào, với một số công an biên phòng VC canh gác. Đóng trên một ngọn đồi gần đó là một đồn công an biên phòng. Bên trong hải cảng là một bến đá, xây bằng đá tảng, để tàu cặp bến. Tôi cố nhìn thật kỹ quanh bến tàu để tìm xem có chiếc tàu nào của nuớc tự do, nhưng tôi chỉ thấy toàn cờ đỏ búa lìềm, toàn cờ cộng sản, thật là thất vọng vô cùng. Gần bến tàu là hai nhà kho rất lớn bằng sắt cất theo kiểu tiền chế của Mỹ. Có một đuờng rầy xe lửa, và ở phía trong xó góc có vài toa xe lửa bỏ không, không thấy nguời lai vãng, gần đó có một phong tên nuớc. Ở phía ngoài cổng bên cạnh con đuờng lộ đá là một cái ao khá lớn, mà thỉnh thoảng thấy có công an đến câu cá. Chiều tối đó tôi trở ra xe để ngủ qua đêm.

Sáng sớm hôm sau xe vô đậu truớc nhà kho lớn để chất hàng lên. Họ chất lên những bao bắp hột do nhân đạo quốc tế viện trợ để cứu đói cho dân Kampuchia, nay thực phẩm đó đuợc dùng để nuôi ăn cho bộ đội VC. Tôi chỉ còn bửa nay để đi lại thong thả trong hải cảng này, đến sáng mai khi đoàn xe đi rồi thì tôi không còn chuờng mặt ra đây đuợc nữa, vì bọn công an thấy sẽ biết ngay.
Chúng tôi đang lân la trong hải cảng thì bỗng có một chiếc tàu tuần của công an biên phòng VC vào cặp bến để lấy nước ngọt ở cái phong tên nuớc. Khi đó họ có hỏi tụi tôi, có muốn mua mấy món đồ lậu như ruợu, thuốc lá, đồng hồ, máy radio cassette v.v….Chúng tôi làm bộ nhận chịu, nhưng hẹn với họ ngày mai sẽ gom tiền cho nhiều để mua một lần cho tiện. Họ nghe nói thế tuởng là trúng mối to. Sau khi lấy nuớc xong là họ đi, truớc khi rời bến họ rủ chúng tôi lên tàu. Long nhanh chân nhảy lên truớc, tôi còn đang luỡng lự ngần ngừ, vì không biết họ đi đâu và đi làm cái gì, họ không nói gì cả, chỉ rủ lên tàu để đi thế thôi. Long đã ở trên tàu rồi nên thúc hối tôi lên tàu. Khi tàu mở dây cột tàu sắp chạy và vì sự thúc hối của Long nên tôi cũng nhảy lên theo, còn Nghĩa thì không đi.
Tàu chạy ra ngoài, nghe họ kể về những chuyện đi bắt ghe tàu vuợt biên. Họ đã bắt rất nhiều ghe tàu vuợt biên và lên giọng rất là sắt máu. Nguyền rủa những nguời vuợt biên là bọn phản quốc, chạy ra nuớc ngoài, bám chân đế quốc để ăn bơ thừa sữa cặn v.v… Tôi thầm nghĩ đến những chiếc ghe tàu vuợt biên nếu bị chiếc tàu tuần này bắt, thì coi như là thân tàn ma dại. Có những chuyến ghe tàu vuợt biên bị công an VC xả súng tàn sát mặc dầu họ biết đa số là đàn bà con trẻ.
Họ dẫn chúng tôi xuống hầm tàu để quảng cáo mấy món hàng mà chúng tôi hứa sẽ mua. Tàu chạy một lúc rồi cặp bến vô đậu trong căn cứ hải quân của chúng, rồi bảo chúng tôi lên bờ. Tôi cứ tuởng là tàu trở lại bến cũ cho mình lên, ai dè lại vô căn cứ VC nên cũng hơi ngại ngại. Hai đứa tôi đi ra cổng và đi theo con đuờng lộ đá dẫn vô bờ. Căn cứ này nằm xa bờ chừng vài chục thuớc, có con đuờng lộ đá làm bằng những tảng đá núi mà xe loại lớn có thể chạy đuợc.
Vô tới bờ đi bộ nguợc trở về hải cảng, dọc theo bờ biển thấy có một xóm chài, có một số tàu đánh cá, hai đứa tôi vô hỏi thăm. Lên một chiếc tàu thì gặp một nguời có mang một khẩu súng AK47, lỡ rồi nên tôi làm bộ hỏi để mua cá. Anh này nguời Miên gốc Việt nên nói được tiếng Việt. Anh ta ngó tới ngó lui rồi hỏi tụi tôi có muốn vuợt biên không. Chắc có lẽ họ thấy bộ dạng mình vô đây là định tìm đuờng vuợt biên nên mới hỏi thẳng như vậy. Thấy anh ta có súng thì hơi sợ, nhưng trong bụng thì muốn tìm cơ hội để đi, nên tôi cũng trả lời lưng chừng là bây giờ mà tính chuyện vuợt biên đâu phải dễ, tụi tôi ở đoàn xe vận tải đang đi công tác ở hải cảng. Ông ta tiếp thêm là nếu muốn vuợt biên thì ba ngày nữa trở lại đây rồi họ sẽ đưa ra hải đảo, ở đó họ sẽ chuyển qua tàu đánh cá Thái Lan, mỗi nguời hai lượng vàng, ba ngày nữa tàu sẽ ra khơi, nếu muốn đi thì lại đây. Nói xong ông ta cho một con cá to và hối tụi tôi đi ngay, vì ở đây lâu không tiện dễ bị nghi ngờ.
Tôi và Long trở về hải cảng, trên đuờng đi thỉnh thoảng gặp các toán tuần tiểu của công an biên phòng, họ đi tuần tra dọc theo bờ biển. Chúng tôi giả vờ mò cua bắt cá trong các hóc kẻ đá, khi họ đi qua khỏi rồi thì tiếp tục đi. Đi bộ một đoạn đường khá xa chừng vài cây số. Khi về đến chỗ đậu xe thì thấy có gánh bán cơm, tôi đổi cho họ con cá để lấy hai dĩa cơm. Sau khi ăn xong, tôi bàn với Long và Nghĩa là tối nay phải vô ngủ ở trong hải cảng, vì sáng sớm đoàn xe sẽ chạy trở về Nam Vang, khi đó thì mình không còn có chỗ ẩn thân ở bên ngoài đuợc. Long và Nghĩa thì có ý định trở lại Nam Vang, rồi trở về Việt Nam kiếm thêm tiền, vàng rồi trở qua đây, để đi theo mấy ghe tàu đánh cá. Riêng tôi thì tôi quyết tâm ở lại, kiếm chỗ ẩn náu quanh đây, may ra có dịp tìm đường đi, chớ quay trở lại Việt Nam thì không thể đuợc. Tôi quyết tâm là sẽ đi tới mãi chớ không quay lui. Riêng Long và Nghĩa đều là lơ xe nên chuyện đi hay trở về đều không có gì là nguy hiểm cả. Sau khi bàn tính một lúc thì Long và Nghĩa đồng ý ở lại vì thấy tôi quá quyết tâm. Chúng tôi mua ba ỗ bánh mì và lấy theo một bình nuớc rồi vô trong hải cảng ngay, truớc khi trời tối.
Tôi đã để ý từ truớc thấy có mấy goong xe lửa bỏ không ở một xó góc không có nguời lui tới. Vì vậy chúng tôi đợi đến khi trời tối, kín đáo lẻn vô trong toa xe đó và trốn luôn trong đó. Ngồi trong goong xe nhìn qua khe ván thấy đồn công an canh gác ở cổng cũng không xa lắm, vì vậy chúng tôi phải giữ gìn thật hết sức im lặng, đề phòng thật kỹ luỡng. Trong những lúc nguy hiểm tôi thuờng cảnh giác thức suốt đêm, quan sát nghe ngóng mọi động tịnh bên ngoài. Sợ khi ngủ hết, lỡ mà có nguời nào ngủ mớ la hoảng hay phát ra tiếng ngáy thì nguy hiểm lắm.
Khi trời sáng hẳn, tiếng đoàn xe rời hải cảng để trở về Nam Vang. Lúc bấy giờ bên ngoài không còn nguời lui tới, không còn thấy bóng dáng tài xế hay lơ xe nữa, vì vậy chúng tôi phải ẩn mình cho thật kỹ. Chúng tôi nằm im trong toa xe lửa đó, buổi trưa trời nóng như thiêu, chúng tôi cởi trần, nhờ khe ván hở nên cũng không đến đỗi nào. Tôi chỉ sợ nếu có nguời muốn sử dụng goong xe này, họ đến kéo đi thì rất là nguy, chúng tôi sẽ bị phát giác ngay.
Cho đến chiều thì may quá có một đoàn xe khác xuống cùng vào đậu ở phía cổng như truớc. Tôi mừng quá vì lại có dịp ra ngoài trà trộn với đám tài xế lơ xe mà không ai để ý. Và cũng vào khoảng 4 , 5 giờ chiều hôm đó, bỗng đâu xuất hiện một chấm đen từ ngoài biển khơi đang tiến dần vô bờ, càng lúc càng lớn dần và sau cùng hiện rõ ra một chiếc tàu đang huớng vô hải cảng, rồi từ từ cặp vào bến đá. Một chiếc thương thuyền quá lớn mang tên PEP STAR, đặc biệt là lá cờ trên tàu không phải là cờ đỏ búa liềm, chắc chắn không phải là tàu cộng sản. Hơn nữa chữ PEP STAR có vẻ là tiếng Anh hơn là tiếng Nga.
alt
Sau khi tàu cặp bến xong xuôi, thấy có nhiều nguời đi lại gần chiếc tàu, khi đó tài xế và lơ xe ra vô tấp nập. Trời đã tối chúng tôi chui ra khỏi chỗ trốn và tìm cách lại gần chiếc tàu. Lúc đó có nhiều công nhân nguời Miên đang lên tàu, tôi liền hỏi nguời thủy thủ trên tàu họ cho biết là tàu của nuớc Đan Mạch, mà Đan Mạch là một nuớc ở Âu Châu, nên tôi yên trí chắc chắn không phải là một nuớc cộng sản, tôi mừng quá vì có thể xin tị nạn đuợc.
Trong bóng tối chúng tôi ngồi ở xa xa nhìn lên chiếc tàu thấy công nhân nguời Miên lên xuống theo chiếc cầu sắt cặp sát bên hông tàu. Ở trên tàu ngay chỗ đầu cầu lên xuống có hai tên công an đang đứng canh gác kiểm soát mọi nguời lên xuống rất là kỹ lưỡng. Tôi tập trung quan sát mọi hoạt động trên tàu để tìm cách lẻn trốn lên tàu, nhưng rất là khó khăn vì hai tên công an đang canh gác quá kỹ. Nếu lở lên tàu mà chúng bắt tại trận thì hết đuờng chối cãi chỉ có nuớc vô tù, mà riêng tôi thêm tội trốn trại nữa thì chắc chúng sẽ không tha.
Kể từ khi chui ra khỏi hàng rào ở trại tù Tống Lê Chân cho đến bây giờ là tôi đã vuợt đuợc một quảng đuờng khá xa, đã ra khỏi nuớc và ra đến biển và con đuờng duy nhất là phải lên cho bằng đuợc chiếc tàu này. Nhìn lên trên tàu mà thèm thuồng uớc gì mình đuợc trốn vô nằm trong chiếc thuyền cấp cứu đang treo lủng lẳng đong đưa trên đó thì quá kín đáo. Tôi cứ nhìn hoài, tàu này chở những chiếc xe truck, chỉ có phần đầu máy với cái suờn phía sau. Đây là những chiếc xe viện trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc. Cần trục trên tàu đang hoạt động liên tục đang bốc hàng xuống, mỗi lần một chiếc xe, cho nên rất là nhanh. Theo tôi nghĩ thì trong đêm nay sẽ bốc hàng xong và ngày mai tàu sẽ đi, mà tàu của các nuớc Âu Châu thì hiếm khi vào hải cảng của nuớc cộng sản này.
Trời tối dần mà Long và Nghia thì cứ hối thúc hoài, định leo đại theo dây cột tàu mà ra tàu. Nhưng đèn pha chiếu sáng khắp tứ phía thì làm sao mà leo ra đuợc, mà làm sao thoát hết đuợc ba đứa. Rồi Long lại tính đuờng nhảy xuống nuớc bơi qua bên kia thành tàu rồi tìm cách leo lên tàu. Tàu thì cao sừng sững đâu có dễ gì leo lên được, mà chung quanh đèn chiếu sáng choang, vừa nhảy xuống nuớc là bị bắn liền chứ đừng nói gì tới bơi ra tàu.
Tôi cứ chờ đợi dịp thuận tiện, mắt tôi cứ dán sát vào hai tên công an đang đứng gác trên tàu, một tên mang súng AK47, còn một tên mang K54 có lẽ là cán bộ. Quan sát theo dõi họ thật kỹ để mong tìm một chút sơ hở, nhưng mỗi lần có ai lên tàu là nó chận lại xét hỏi rất kỹ càng. Với lại mình không biết tiếng Miên, không giống nguời Miên, nên khó qua mặt đuợc nó.
Bỗng dưng trời xui đất khiến hai tên công an này đồng lúc rời bỏ vị trí buớc vô trong cabin tàu. Tôi vụt chạy lên tàu tức khắc kéo theo Long và Nghĩa. Khi lên đuợc trên tàu chúng tôi chạy băng qua bên kia thành tàu và tìm chỗ ẩn trốn, thì khi đó hai tên công an lại trở ra canh gác như cũ, nhưng chúng chỉ nhìn về phía cầu thang lên xuống, chứ không để ý gì về phía chúng tôi. Tôi nhìn quanh quất không thấy có chỗ nào để ẩn thân, không thể chui vô đống dây luột hay đống cây gỗ bên cạnh đó, vì dấu đầu lòi đuôi không thể che dấu hết ba nguời. Nhìn xuống hầm tàu thì thấy nhân công Miên đang làm ở duới đó và không thể lẫn quẫn ở đây lâu đuợc vì thủy thủ hay công nhân Miên bất chợt họ thấy họ sẽ nghi.
Ở trên tàu có hai cần trục một cần trục ở phía bên kia đang hoạt động liên tục, còn một cần trục phía gần bên tôi thì không hoạt động. Ở phía trên là phòng điều khiển bằng kiến, ở bên duới là phòng máy, có một lỗ tròn vừa nguời chun vô, tôi liền thử chui vô rồi kéo Long và Nghia vô theo. Tôi cố ép sát nguời vô trong để vừa đủ chỗ cho ba đứa ẩn mình. Lần lần tôi dọn dẹp các lon dầu, đồ đạt dụng cụ để chui sâu vào trong. Nếu có ai bất chợt đi ngang qua thì sẽ không thấy chúng tôi đuợc, nhưng nếu ló đầu vô trong thì sẽ thấy ngay. Hơi yên tâm một chút, lúc đó chắc cũng vào khoảng 11, 12 giờ đêm.
Cần trục bên kia vẫn còn đang tiếp tục hoạt động, độ một giờ sau thì chấm dứt. Sau đó công nhân lần luợt rời khỏi tàu, duy chỉ còn hai tên công an vẫn đi tới đi lui canh gác bên kia thành tàu. Sau đó nắp hầm tàu đuợc đóng lại, nắp hầm tàu làm bằng những lá sách bằng sắt nó chạy từ trong ra ngoài nghe rền vang. Sau khi nắp hầm tàu đậy xong, bây giờ chúng tôi có thể chui vô sâu thêm nằm truờn mình trên nóc hầm tàu và mọi sự trở lại vắng lặng hoàn toàn.
Tôi suy nghĩ, truớc khi tàu rời bến chắc chắn công an biên phòng và quan thuế sẽ kiểm soát rất kỹ, cho nên tôi phải tìm chỗ trốn khác kín đáo hơn, chớ không thể trốn ở đây đuợc. Lúc còn ở duới nhìn kỹ mọi hoạt động trên tàu, tôi thấy thỉnh thoảng có thủy thủ lên xuống ở phía truớc mủi tàu, như vậy phải có cầu thang lên xuống ở mũi tàu.
Đợi đêm thật khuya vắng lặng, tôi dặn dò Long và Nghĩa từng nguời một lần luợt chui ra và phải chờ khi nào công an quay lưng lại thì mới cho chui ra. Bò theo thành tàu, bò ra phía truớc mũi tàu để tìm cầu thang đi xuống hầm tàu. Trên tàu rất trống trải mà đèn thì sáng choang, do đó phải bò thật thấp để không thấy lộ hình lên trên nền trời. Sau cùng tôi đợi khi tên công an vừa xây lưng lại là tôi chui ra sau cùng, bò dọc núp duới thành tàu đến gần mủi tàu thì thấy có một cửa nhỏ, tôi mở chốt cửa rồi chui vào trong, có một cầu thang bằng sắt hình khu ốc, tôi lần theo xuống.
Xuống đến hầm tàu thì tôi thấy Long và Nghĩa nằm dài ở đó. Đây là khoang tàu nơi chứa hàng, sau khi hàng bốc đi rồi thì trống trơn không có chỗ nào để ẩn thân, mấy cây cột bằng sắt cũng không lớn đủ để che thân. Tôi thấy trốn ở đây không đuợc vì sẽ bị lộ ngay. Tôi lần theo cầu thang khu ốc để đi xuống nữa, thì khi xuống duới đáy hầm tàu, tôi thấy có một đống cây gỗ ở ngay mũi tàu, tôi mừng quá vì tìm đuợc chỗ trốn tốt. Tôi sắp lại đống cây gỗ để chừa ra một lỗ trống, đủ chỗ để cho ba đứa chui vào, xong rồi kéo thanh gỗ đậy lại, trông giống như cũ, không có dấu vết gì khả nghi. Lúc đó chắc khoảng 3, 4 giờ sáng, tôi nằm im trong đó, không dám ngủ và dặn kỹ Long và Nghĩa phải giữ thật im lặng, không được thở mạnh hay ho hen.
Độ khoảng 6 giờ sáng, tôi nghe tiếng lộp cộp đi xuống cầu thang, họ quét đèn lên trên đống cây, nhưng không thấy gì khả nghi, họ bỏ đi trở lên. Một lúc sau nữa tôi nghe tiếng còi tàu hụ lên ba tiếng, tôi mừng quá vì “tàu souffler ba là tàu ra cửa biển”. Một hồi sau tôi nghe tiếng sóng nước rào rào ở mủi tàu, tôi chợt biết là tàu đã chạy. Vì đang ở mủi tàu nên tôi không nghe tiếng máy tàu, mà chỉ nghe tiếng sóng nước đập vào thân tàu nghe rào rào và càng lúc càng mạnh. Đến một hồi nữa nghe ầm ầm, tôi biết là tàu đang chạy nhanh, đang rẽ sóng ra khơi. Một hồi sau chúng tôi chui ra khỏi đống cây gỗ.
Tôi định chờ một ngày một đêm rồi mới lên trình diện vì sợ nếu còn trong hải phận Kampuchia hay Việt Nam, thì họ có thể kêu tàu tuần đến bắt chúng tôi. Nhưng đến chiều thì Long bị ói mửa vì say sóng, càng lúc càng nặng, mặc dù trong bụng không còn thức ăn, chỉ ói ra nuớc, ói ra mật xanh. Sau cùng Long năn nỉ tôi phải lên trình diện, nếu không sẽ chết. Lúc đó tôi nghĩ là tàu đã chạy đuợc khoảng 8, 9 tiếng đồng hồ, chưa được xa lắm, chắc là còn trong hải phận Việt Nam, nhưng vì Long năn nỉ quá, nên sau cùng tôi đành phải lên trình diện.
Một mình tôi lên truớc, theo cầu thang khu ốc để lên và khi vừa chui ra khỏi cửa ở mủi tàu nhìn lên phía phòng lái bằng kính, tôi thấy nguời hoa tiêu đang nhìn xuống phía chỗ tôi, chỗ mũi tàu. Tôi tức tốc tìm cách đi thật nhanh lên đó ngay, vì sợ họ kêu tàu tuần đến bắt. Tôi đi thật nhanh, leo lên cầu thang lên tầng trên cùng và đi thẳng vô phòng lái.
Thấy tôi vừa buớc vô phòng hoa tiêu, ông ta nỗi giận dậm chân đùng đùng, bấm còi báo động. Ông hỏi tôi là ai, làm gì vô đây. Tôi liền trả lời tôi là sĩ quan Việt Nam trốn từ trại tù ở Việt Nam sang Kampuchia và trốn xuống tàu hồi đêm qua, tôi xin được tị nạn. Nhờ tôi nói bằng tiếng Anh, mặc dù không được trôi chảy, nhưng cũng hiểu đuợc phần nào. Lúc đó quần áo mặt mày tôi lem luốt dính đầy dầu nhớt, mạt cưa trông không giống ai. Tôi nói tiếp tên họ số quân của tôi và tôi đã học khóa Bộ Binh Cao Cấp tại truờng Fort Benning, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ và xin ông vui lòng liên lạc với tòa đại sứ Mỹ nào gần đây thì sẽ xác đinh đuợc lý lịch của tôi. Tôi xin ông một điều là nếu ông không nhận cho tôi tị nạn, thì xin ông bỏ tôi xuống biển, chớ đừng gọi tàu tuần đến bắt tôi, vì họ sẽ giết tôi.
Sau khi nghe tôi trình bày sự việc, tình hình bắt đầu lắng dịu, tôi liền nói thêm là hiện còn có hai nguời nữa còn đang trốn duới hầm tàu. Ông ta lại nỗi giận lên, kêu nguời đi xuống dẫn Long và Nghĩa lên. Long và Nghĩa đuợc dẫn lên ngồi trong góc, trông rất thãm não, mặt mày xanh xao, quần áo lem luốc bẩn thỉu. Xong rồi ông Thuyền truởng gọi báo về công ty, một lúc sau thì công ty chấp nhận cho chúng tôi tị nạn. Tôi mừng quá đỗi, coi như được sống lại và tôi có hỏi ông là hiện giờ tàu đang ở đâu, có còn trong hải phận Việt Nam không, thì ông chỉ cho tôi thấy một hòn đảo trông mờ mờ từ xa đó là đảo Thổ Chu của Việt Nam và ông cũng nói thêm rằng là kể từ bây giờ không ai có quyền lên tàu này để bắt chúng tôi lại, vì đây là tàu của Đan Mạch là đất nuớc Đan Mạch.
Một số thủy thủ đứng chung quanh, nghe thấy, dần dần họ có cảm tình với chúng tôi, họ đưa cho quần áo giày dép rồi dẫn chúng tôi đi tắm. Cho chúng tôi vô ở trong một căn phòng, đây là phòng của một ông kỹ sư đã đi phép. Trên giường nệm có hai tấm nệm tôi lấy một tấm đặt xuống sàn nằm ngã lưng xuống một cách thoải mái tuyệt trần. Một lúc sau chúng tôi được dẫn đi ăn, một bửa ăn thật tuyệt diệu trong đời, trong đó có cơm chiên dương châu và mấy khúc cá thu hấp rất thơm ngon chưa từng có. Đây là một bửa ăn tuyệt diệu nhất, tự do nhất, thoải mái nhất, mà tôi cảm thấy như đuợc sống lại sau bao nhiêu ngày trốn tránh lang thang vất vả căng thẳng tột cùng, có đôi khi gần nhu tuyệt vọng.
Sau khi ăn xong bửa cơm tuyệt diệu đó, chúng tôi đuợc dẫn đi thăm viếng tàu. Truớc hết đến phòng ông thuyền truởng, ông rót ruợu uống mừng cho chúng tôi đã thoát nạn cộng sản và chụp hình lưu niệm. Sau đó đi tiếp qua các phòng và được biết trên chiếc tàu này có nhiều nguời thuộc quốc tịch khác nhau như Hòa Lan, Đan Mạch, Ba Tây, Phi Luật Tân v.v….Các thủy thủ trên tàu cho chúng tôi xem hình ảnh gia đình của họ và chuyện trò rất là thân mật, thật là hết sức lịch sự và đầy tình nhân ái. Nghĩa có mang theo một số tiền Việt Nam không còn xài được nữa, nên mới đưa cho các thủy thủ. Họ rất tốt bụng đã cho lại chúng tôi mỗi nguời 20 US dollars và chọn cho chúng tôi mỗi đứa một bộ đồ vừa vặn đẹp đẽ để mặc khi lên bờ.
Chúng tôi được cho lên phòng hoa tiêu để ngắm nhìn hoàng hôn trong buổi chiều tàn, nhìn mặt trời lặn trong cảnh nuớc trời bao la, thật là tuyệt đẹp, mà tuởng chừng như trên chốn bồng lai tiên cảnh nào vậy, trong khi con tàu đang luớt sóng thật êm đềm. Đây là một chiếc thương thuyền rất lớn nên chạy thật là êm ái, khác xa với cảnh tuợng của những chiếc ghe vuợt biên bé nhỏ, chở đầy nguời, bập bềnh trên biển cả mênh mông, sóng gió hãi hùng, và còn phải lo sợ bị hải tặc hảm hiếp, cuớp của giết nguời thật là ghê rợn.
Buổi tối hôm sau tàu tiến vô một hải cảng với muôn ngàn ánh đèn rực rỡ, trong một vùng vịnh bao la, với vô số thương thuyền tàu bè đủ loại, trông thật hùng vĩ huy hoàng tráng lệ. Đó là hải cảng Singapore. Theo thủ tục của luật di trú thì chúng tôi phải vô trong phòng và thuyền truởng sẽ khóa cửa lại, để giử chúng tôi trong đó. Tuy nhiên nếu có cần gì thì cứ gọi, thỉnh thoảng có nguời đến thăm chừng, thật là hết sức lịch sự tử tế và chu đáo vô cùng.
Chừng vài tiếng đồng hồ sau thì có hai nhân viên của sở di trú Singapore đi xuồng máy ra lên tàu và mở khóa cửa phòng, thẫm vấn chúng tôi và làm thủ tục giấy tờ, xong rồi họ đi ngay. Sau đó thì có một phái đoàn của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, UNHCR, xuống phỏng vấn và làm thủ tục. Tôi trình bày bằng tiếng Anh, nhưng bất ngờ nguời đó trả lời bằng tiếng Việt và bảo tôi cứ nói bằng tiếng Việt Nam đuợc rồi. Tôi mừng quá vì đuợc gặp nguời đồng hương, sau này tôi đuợc biết đó là cô Bích làm việc trong văn phòng Cao Ủy Tị Nạn ở Singapore. Khi làm thủ tục giấy tờ, và trong nguyện vọng xin đi định cư nuớc nào, thì tôi xin đuợc đi Mỹ, vì hiện tôi có một đứa em đang ở Mỹ, và tôi cũng đã từng du học ở Mỹ, nên nghĩ rằng sẽ đuợc cứu xét dễ dàng hơn. Chúng tôi ngủ thêm một đêm trên tàu và sáng hôm sau thì có nguời của Cao Ủy Tị Nạn ra đón ba đứa tôi lên bờ, tôi còn nhớ đó là cô Robin, nguời nuớc New Zealand.
Sau một thời gian 22 ngày đêm vuợt thoát từ trại tù Tống Lê Chân, nay tôi được đặt chân lên một đất nuớc tự do là nuớc Singapore vào ngày 27 tháng 6 năm 1980. Chúng tôi đuợc đưa về tạm trú ở khách sạn YMCA. Ở đây hiện có chừng muời nguời Việt Nam tị nạn cũng mới đến chừng vài ngày truớc và họ giao nhiệm vụ cho tôi làm thông dịch viên. Điều đầu tiên là tôi ra Bưu điện để đánh điện tín về Việt Nam cho gia đình tôi biết tin. Vì có tiền 20 dollars nên tôi gọi taxi ra Bưu điện và gởi điện tín về cho vợ tôi với nội dung nhu sau: “Đã giải phẩu xong bình an” , đó là câu mật hiệu để cho vợ tôi biết là tôi đã thoát nạn và đã đến nơi an toàn. Điện tín này đã đến nhà tôi vào ngày 30 tháng 6 năm 1980. Vợ tôi hết sức vui mừng khi nhận đuợc điện tín này, phân vân không biết Singapore là nước nào ở đâu. Vợ tôi liền đi xuống Mỹ Tho để báo tin mừng và vô Trung Lương, nơi đất hương quả mồ mã tổ tiên để cúng tạ.
Chúng tôi ở khách sạn YMCA vài ba ngày để làm thủ tục. Buổi chiều rỗi rảnh chúng tôi dắt nhau ra chợ Tàu. Đi bộ chừng 15 phút là đến, một dãy kios quán ăn rất là đông vui và ngon miệng. Long biết nói tiếng Tàu nên rất dễ giao tiếp. Ở Singapore 80% là người Hoa, còn lại là nguời Ấn và người Mã Lai.
Sau đó chúng tôi đuợc đưa vào Trại Tị nạn Sambewang, còn gọi là trại Hawkins. Khi vừa buớc vô văn phòng trại tị nạn, tôi chợt thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ thật lớn treo trên tường mà lòng hân hoan vui mừng quá độ. Tôi và nhóm nguời mới tới đều vui mừng sung suớng đến rơi nuớc mắt, đuợc hôn lên Lá Cờ Quốc Gia Dân Tộc và biết chắc rằng mình đã thật sự thoát khỏi ngục tù cộng sản và đã đến đuợc bến bờ tự do.
Chúng tôi đuợc lãnh tiền trợ cấp mỗi nguời 2.50 đồng một ngày, một đồng Singapore lúc đó trị giá vào khoảng 0.8 dollar Mỹ. Ngoài ra còn đuợc phát mỗi nguời một chiếc chiếu, và cứ 6 nguời thì đuợc phát một cái lò nấu ăn. Đây là một trại lính với nhiều tòa nhà có hai tầng khang trang, trại viên trải chiếu trên sàn gạch rất mát mẻ sạch sẽ, không có ruồi muỗi. Phía ngoài là sân cỏ, đuợc giử gìn chăm sóc cắt xén rất đẹp như một tấm thảm xanh.
Cuộc sống ở trại tị nạn này rất là thoải mái, có khu chợ nhỏ ngay trong trại, đa số là nguời Ấn độ, bán đủ loại thực phẩm, rau cải, trái cây, đặc biệt là trái sầu riêng ở đây có rất nhiều. Ở ngoài vòng rào và cách trại chừng vài trăm thuớc, có một con rạch rất lớn, có nhiều cá, nhứt là cá rô Phi. Có nguời chui rào ra, luới đuợc rất nhiều cá, đem về bán chui qua các nhà.
Những nguời đuợc đưa về trại này thuờng là chỉ đuợc tạm trú ở đây khoảng 3 tháng, để làm thủ tục đi định cu, hoặc là những nguời từ trại đảo Galang đưa đến chờ máy bay để đi định cư. Hàng ngày công việc của trại là theo dỏi tin tức phát thanh trên loa, để biết khi nào đuợc gặp phái đoàn để đuợc phỏng vấn và khám sức khỏe.
Khi mới đến trại khai hồ sơ lý lịch, vì tôi đã từng du học bên Mỹ nên được Ban Chỉ huy trại giao nhiệm vụ làm Thông dịch viên. Công việc thường ngày của tôi là giúp thông dịch nếu có phái đoàn vô trại. Còn không thì phải đưa người đi ra các toà Đại Sứ Anh, Mỹ, Úc v.v…Hoặc đưa người đi bệnh viện, để khám sức khỏe để đi định cư. Ở trong trại cũng có bệnh xá để điều trị các bệnh nhẹ thông thường như ho, đau bụng, nhức đầu, nóng lạnh v.v…Lúc đó có Bác sĩ Rạng trách nhiệm bệnh xá, ông cũng là người tị nạn và trước kia ông từng là bác sĩ của Bệnh viện 3 Dã chiến ở Phú lợi Bình Dương.
Ở trong trại tôi thấy có nhiều hoàn cảnh rất là thương tâm. Có nhiều nguời mất vợ mất con mất cha mất chồng trên đường vượt biển. Như có một ông bác sĩ, tôi nhớ mang máng tên là Phùng, Bác sĩ Phùng, ông bị khủng hoảng tinh thần gần như điên loạn, vì cả gia đinh vợ con đều bị chết. Tôi thấy ông cứ đi lang thang nói nhảm suốt cả ngày. Vì ông mắc bệnh tâm thần như vậy nên không được phái đoàn nào phỏng vấn, rồi không biết sau này ra sao.
Sau khi đến trại đuợc một tuần, tôi liền gởi gói quà nhỏ đầu tiên về cho gia đình, trong đó có vài thước vải đen, chai dầu xanh và kẹo bánh. Ba tháng sau vào tháng 10 năm 1980 thì tôi được đi định cư qua Mỹ. Long và Nghĩa thì được định cư ở Đan Mạch.
Với lòng tri ơn sâu xa, tôi xin ghi lòng tạc dạ công ơn cứu tử của thuyền trưởng và toàn thể thủy thủ đoàn trên chiếc thương thuyền Pep Star, thuộc công ty hàng hải của nước Đan Mạch, đã cứu vớt tôi và giúp cho tôi thoát khỏi ngục tù cộng sản và cho tôi đến được bến bờ tự do. Đây quả là một công ơn quá lớn lao mà suốt đời tôi không bao giờ quên đuợc.
Tôi cũng không bao giờ quên nghĩa cử cao đẹp, đầy lòng nhân đạo của Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc UN/HCR và dân tộc các nuớc trên thế giới, đã mở rộng vòng tay cứu vớt, trợ giúp và cưu mang chúng tôi, những người tị nạn trốn chạy khỏi chế độ cộng sản bạo tàn phi nhân bản.
Sau khi đến Hoa Kỳ được một năm thì tôi đuợc vào quy chế thường trú, năm năm thì đuợc vào quốc tịch. Ngay khi đến Hoa Kỳ, tôi lo ngay việc nạp đon xin bảo lãnh gia đình qua chương trình ODP và 9 năm sau thì vợ tôi và ba đứa con đã đến được Hoa Kỳ. Sau hơn 14 năm xa cách kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản, nay gia đinh tôi đuợc đoàn tụ lại như xưa, đã thoát khỏi gông cùm cộng sản và được sống trên quê hương mới đầy lòng nhân ái bao dung.
Đây quả như là một phép lạ do Ơn Trên ban phuớc cho./.
Nguyễn Ngọc Thạch, K20
http://www.hoivobihoustontexas.com/index.php?option=com_content&view=article&id=15563:trn-tri&catid=245:hi-ky&Itemid=461 http://www.hoivobihoustontexas.com/images/10.2013/trontrai_1.jpeg http://nguyenus90.blogspot.com/2014/08/tron-trai.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-1619336087068115300Wed, 06 Aug 2014 02:35:00 +00002014-08-26T23:54:54.126-07:00


Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát

Nguyễn Tú

Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại "như một nén hương chiêu niệm chung."

Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.

Tang gia đã được phép để mang thi hài ra quàn tại chùa Xá Lợi và phát tang ở đấy vào ngày hôm sau, song phút chót, Hà Nội ra lệnh phải an táng ngay, vì ngày đó, 28 Tháng Tư 1979, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tới Sài Gòn; Việt Cộng sợ dư luận quốc tế - nếu biết đến cái chết bị bỏ mặc của một cựu Thủ Tướng Miền Nam - có thể ngó tới tình trạng giam cầm của hàng trăm ngàn người khác. Cũng bởi thế, rất ít người nghe biết đến sự đày đọa tù nhân Phan Huy Quát cũng như cái chết trong tù của ông - bên cạnh các trường hợp tương tự của các trí thức văn nghệ sĩ khác - của nhà cầm quyền Hà Nội.


Chí Hòa, Sài Gòn - Một ngày cuối Tháng Tư 1979

Hôm nay đến lượt bốn phòng 5-6-7-8-, gác 1, khu ED được đi tắm, giặt. Mọi người đều rộn rạo, hối hả chuẩn bị, cười hô hố. Cứ ba ngày rưỡi mới được sối nước trên thân thể hôi hám, ngứa ngáy và vò vội quần áo đã tích trữ kha khá mồ hôi, đất ghét, thì trước cái hạnh phúc nhỏ nhoi chỉ được phép hưởng hai lần mỗi tuần, ai mà không "vui vẻ, hồ hởi, phấn khởi" dù, trên lý thuyết, thời gian tắm được quy định 30 phút cứ bị cán bộ ăn bớt, chỉ còn vỏn vẹn 15 phút.

Cả bốn phòng đã lần lượt ra hành lang ngồi xổm sắp hàng đợi cán bộ gác đến điểm số. Lần đó, viện cớ bị cảm, tôi xin phép ở lại trong buồng. Tôi có mục đích riêng.
Kiểm tra xong số người ở lại mỗi buồng, cán bộ ra hiệu cho mọi người đứng dậy, tiến về phía cầu thang. Tiếng guốc, tiếng dép khua trên cầu thang, tiếng nói lao xao của đoàn người xa dần rồi lắng hẳn. Từ dưới sân đã bắt đầu vọng lên tiếng sối nước ào ào, tiếng nói oang oang, tiếng cười khanh khách thỉnh thoảng xen tiếng chửi thề thân mật, tiếng sặc nước, tiếng rú khoái trá của các bạn tù được làn nước mát như nước lũ chẩy dồn dập trên da. Hạnh phúc thật!

Buồng 5 chúng tôi ở đầu dãy, sát với đầu cầu thang, nơi đây đặt một cái bàn và một cái ghế cho cán bộ gác. Chỗ tôi nằm sát hàng song sắt. Tôi đứng dậy, nhìn về phía đầu cầu thang chỉ cách chừng ba thước rồi quay người, đảo mắt suốt dọc hành lang. Không có bóng cán bộ. Căn phòng vơi đi 58 người như rộng ra. Hơi nồng của 60 mạng tù tích tụ từ suốt ngày và đêm trước tự giải phóng dần dần đem lại một cảm giác thoáng khí hơn.

Căn phòng chỉ còn lại hai người không đi tắm là tôi và một người nữa đang nằm ở hàng giữa, sát tường, trên diện tích vỏn vẹn có 60 phân tức 2/3 của một chiếc chiếu hẹp. Ðó là khoảng không gian đã được chia rất đều cho 60 tù nhân mà Việt Cộng đã cải cho cái danh từ mỹ miều là "trại viên" Người đồng phòng này nằm, hai chân duỗi thẳng, hai cánh tay gập lại trên bụng, hai bàn chân chắp vào nhau, mắt nhắm, vẻ mặt bình thản. Ông bị bệnh đã hơn một tuần, không thuốc men. Nước da mặt đã chuyển sang màu tai tái càng nổi bật với màu trắng của chòm râu và mái tóc. Bệnh nhân nằm im, không cựa quậy, thân hình như đã quen đóng khung trong không gian 60 phân của chiếc chiếu. Ông là Bác Sĩ Phan Huy Quát đã từng là Tổng trưởng nhiều lần, chức vụ cuối cùng và cao nhất trong hoạt động chính quyền của ông là chức Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa vào Mùa Xuân 1965. Năm 1979 ông đã trên 70 tuổi.

Tôi đảo mắt một lần nữa suốt dọc hành lang, dõng tai nghe ngóng. Vẫn không một bóng người, không một tiếng động khả nghi nào trên tầng gác vắng lặng. Tôi bước vội tới chiếu của Bác Sĩ Quát rồi ngồi sát bên. Bệnh nhân vẫn nằm im, mắt nhắm, không một phản ứng nào chứng tỏ ông cảm giác thấy có người bên cạnh. Hơi thở yếu. Bộ đồ ngủ của ông bận có cũ nhiều nhưng không bị xô lệch. Ðôi ống quần được kéo thẳng tới cổ chân. Ðôi tà áo được khép gọn, ôm kín thân trên. Cánh tay áo trùm tới tận cổ tay. Chẳng phải vì cuộc sống tạm bợ trong tù rất nhiều hạn chế khắc nghiệt cộng thêm lâm bệnh nặng đã hơn một tuần - một trường hợp bất cứ ai cũng có thể buông thả, mặc cho thân phận nổi trôi và có thể kém đi nhiều, ít cảnh giác về cách phục sức và tư thế - mà Bác Sĩ Quát thiếu chững chạc. Và từ cái chững chạc này như toát lên một cái gì có vẻ nghịch lý đến độ vừa đau đớn vừa dũng mãnh giữa thân phận con người và hoàn cảnh.

Tôi khẽ lên tiếng: "Anh Quát! Anh Quát!"

Không một phản ứng của bệnh nhân. Tôi lắc nhẹ cánh tay bệnh nhân, hơi cao giọng: "Anh Quát! Anh Quát!" Vẫn không một phản ứng, tôi đưa ngón tay trỏ qua mũi bệnh nhân. Hơi thở quá yếu. Dưới sân, tiếng sối nước bắt đầu thưa dần. Thời gian tắm giặt sắp hết. Tôi không muốn mục đích khai bệnh giả của tôi bị lộ là cố ý ở lại buồng để đích thân nói ít điều cho là cần thiết với Bác Sĩ Quát và cả với tôi nữa.

Buồng 5 chúng tôi vẫn được Việt Cộng coi là một buồng "phản động" nhất trong số bốn buồng của lầu 1, khu ED vì chứa một cựu Thủ tướng, 3 cựu Tổng trưởng, nhiều sĩ quan cấp tá, một số ít dân sự "đầu chai đá, khó cải tạo, phần tử rất xấu, mất dậy." Một buồng "ngụy nặng" nên được Việt Cộng tận tình "chiếu cố" trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, còn phải kể tới một vài tên "ăng ten" tức chỉ điểm được cài trong buồng. Tóm lại, chúng tôi đều bị theo dõi rất sát, rất chặt. Tôi phải làm gấp. Tôi lắc mạnh hơn cánh tay bệnh nhân, cao giọng thêm: "Anh Quát! Anh Quát!"

Bệnh nhân vẫn lặng im. Phải làm thật gấp. Tôi xoay nghiêng mình, tỳ tay xuống chiếu, ghé miệng sát tai Bác Sĩ Quát, cố nói thật rành rẽ: "Anh Quát! Anh Quát! Nhận ra tôi không?" Lần này đôi mi bệnh nhân hơi động đậy rồi dướng lên, hé mở. Tôi thoáng thấy lòng trắng mắt vàng khè. Chẳng cần phải học ngành y mới biết bệnh gan của Bác Sĩ Quát coi mới nặng. Bệnh nhân vắn tắt thều thào: "Anh Tú!" Tôi hơi yên tâm. Miệng lại sát tai Bác Sĩ Quát, tôi nói: "Anh mệt lắm phải không?" Ðầu bệnh nhân hơi gật gật. Không hiểu lúc đó linh cảm nào xui khiến, tôi cố rót vào tai Bác Sĩ Quát, giọng hơi nghẹn: "Anh có nhắn gì về gia đình không?" Bệnh nhân cố gắng lắc đầu, mắt vẫn nhắm. Dưới sân không còn tiếng sối nước nữa. Có tiếng các buồng trưởng dục anh em tập hợp để điểm số lại trước khi lên buồng. Chỉ còn độ hơn một phút. May lắm thì hai phút. Tôi dồn dập bên tai Bác Sĩ Quát: "Ai đặt bày, lừa bắt anh? Ai phản anh? Thằng Liên phải không? Nói đi! Nói đi!" Ðôi môi bệnh nhân như mấp máy.

Tôi vội nhổm lên, ghé sát tai tôi vào miệng bệnh nhân. Một hơi thở khò khè, theo sau là vài tiếng khô khốc, nặng nhọc như cố trút ra từ một chiếc bong bóng đã dẹp hơi đến chín phần mười: "Thôi! Anh Tú ạ." Tiếng guốc, dép, tiếng cười, nói ồn ào đã bắt đầu từ chân cầu thang. Tôi chưa chịu buông: "Nói đi! Anh Quát! Nói đi!" Một hơi thở một chút gấp hơn, như làn hơi hắt vội ra lần chót! "Thôi! Thôi! Bỏ đi!" Tiếng guốc, dép, tiếng cười, nói ồn ào đã tới quá nửa cầu thang. Tôi vội nhổm dậy, bước nhanh về chiếu mình, nằm thẳng cẳng, vắt tay lên trán.

Ngoài hành lang, các bạn tù hối hả, xôn xao phơi quần áo mới giặt. Vài tiếng kỳ kèo nhau về chỗ dây phơi. Rồi như một đội quân đã chọc được phòng tuyến địch, họ ùa vào phòng, đứng lố nhố nghẹt lối đi quá nhỏ giữa ba hàng chiếu. Căn phòng như bị co hẹp lại. Tiếng cười đùa thưa dần khi tất cả đã về được chiếu mình. Khói thuốc lá bắt đầu tỏa. Ðây đó tiếng rít của vài bình thuốc lào nổi lên sòng sọc. Bây giờ thì mọi người, sau trận tắm thỏa thuê, đã ngả lưng trên chiếu. Cả phòng lặng tiếng.
Tôi ngồi dậy, hỏi vọng qua hàng chiếu giữa, phía sát tường: "Anh Châm! Anh coi lại xem anh Quát bệnh tình hôm nay ra sao?"

Bác Sĩ Hồ Văn Châm, cựu Tổng trưởng Thông tin, Chiêu hồi và Cựu chiến sĩ, có phần chiếu liền bên Bác Sĩ Quát. Ông Châm quay về phía Bác Sĩ Quát, tư thế nằm vẫn y như trước. Cảnh lộn xộn, ồn ào, ầm ĩ vừa qua của căn phòng không làm Bác Sĩ Quát động đậy chút nào. Cái gì đã như làm tê liệt bộ phận giây thần kinh điều khiển nguồn năng ý chí con người đến nỗi Bác Sĩ Quát không phản ứng gì, hay không còn muốn phản ứng gì dù chỉ là một phác họa - trước cảnh huống bên ngoài? Một hình ảnh buồn thảm lóe lên trong tưởng tượng; nếu không phải là mùa oi bức thì một tấm nền mỏng đắp lên người dong dỏng và gầy guộc của Bác Sĩ Quát thừa đủ để đóng vai trò một tấm khăn liệm.

Bác Sĩ Châm hướng về phía tôi, lắc đầu. Tôi lên tiếng với buồng trưởng: "Anh Phương! Báo cáo cán bộ xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá chứ!" Phương là hạ sĩ quan binh chủng nhẩy dù, tuổi khoảng 30. Tuy còn trẻ, tóc Phương đã trắng xóa, có lẽ vì "xấu máu." Anh em bèn dán cho cái nhãn hiệu "Phương đầu bạc." Phương lặng thinh, coi bộ ngần ngại. Nói cho ngay suốt hơn một tuần lễ Bác Sĩ Quát lâm bệnh Phương đã mấy lần báo cáo xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá, nhưng đều bị từ chối. Tôi quay về phía Bác Sĩ Châm: "Anh Châm! Nói cho Phương biết bệnh trạng của Bác Sĩ Quát đi!" Ông Châm bèn bảo: "Anh Phương! Báo cáo cán bộ ngay đi!" Phương không đáp, lộ rõ vẻ ngần ngại. Trong phòng bỗng nhao nhao nhiều giọng thúc giục, gay gắt: "Báo cáo đi! Chờ gì nữa? Bệnh như vậy mà không đi báo cáo, còn chờ gì nữa? Chờ người ta chết à?" Căn phòng đang im ắng, sống động hẳn lên.

Nhiều bạn đang nằm, nhóm người nhìn về phía Phương. Ðang cởi trần, Phương uể oải đứng dậy, bận áo, ra khỏi phòng, đi về phía đầu cầu thang. Một lát khá lâu, cán bộ gác tới, có Phương theo sau. Anh chàng cán bộ, mặt hơi khinh khỉnh, từ bên ngoài song sắt cộc lốc hỏi vọng: "Ðâu?" Bác Sĩ Châm nhích người qua một bên, chỉ vào Bác Sĩ Quát: "Ðây, cán bộ!" Nhìn một lát, cán bộ quay lưng, Phương lẳng lặng về chiếu mình. Những anh em khác lại đặt mình nằm. Căn phòng chìm trong im lặng hoàn toàn như thể hồi hộp chờ đợi một phán quyết sinh tử của trại.

Chừng 20 hay 30 phút sau, có tiếng lao xao ở đầu cầu thang. Hai bạn tù được làm ở bệnh xá, đem một băng ca tới cùng với cán bộ gác và một cán bộ khác, chắc là ở bệnh xá. Căn phòng lại náo động. Mọi người đều ngồi dậy hoặc đứng lên phần chiếu của mình.

Phương "đầu bạc" dẫn hai anh mang băng ca đến chỗ Bác Sĩ Quát. Bệnh nhân như mê man, tự mình không ngồi dậy được. Bốn anh em khỏe mạnh trong phòng xúm nhau nâng bệnh nhân đặt trên băng ca. Trong lúc đó Bác Sĩ Châm vội nhét vào một túi nhỏ vài đồ cần thiết cho Bác Sĩ Quát: Kem và bàn chải đánh răng, vài đồ lót, thêm một bộ đồ ngủ, đũa, muỗng, chén... Băng ca được khiêng đi. Bệnh nhân vẫn nằm, mắt nhắm, không một phản ứng. Dưới sân, một tiếng kêu lớn! "Lấy cơm!" Căn phòng trở lại cuộc sống đơn điệu hàng ngày của một trại tù. Lúc đó khoảng 10 giờ rưỡi.

Trưa hôm sau, khi lấy cơm trở về, anh em thì thầm rỉ tai nhau: "Bác Sĩ Quát chết rồi!" Cả phòng nhao nhao: "Hồi nào? Hồi nào? Chết mau quá vậy?" Một anh đáp: "Nghe nói, hồi trưa hôm qua thì phải."

Chỉ một lát cáo phó miệng của các bạn tù đi lấy cơm đã lan truyền khắp khu ED. Bữa cơm trưa hôm đó ít ồn ào hơn thường lệ. Có ai trong phòng thốt một câu: "Bệnh như vậy, suốt hơn một tuần xin đi bệnh xá, không cho. Ðợi gần chết mới cho thì còn gì!" Một điếu văn ngắn, gọn, hàm súc cho một bạn tù đã nằm xuống. Một lời ngắn, gọn, hàm xúc lên án chế độ bất nhân, ác nghiệt của Cộng Sản. Căn phòng gần như lặng đi. Không bao lâu sau bữa cơm, cán bộ gác tới, bảo buồng trưởng thu dọn đồ của Bác Sĩ Quát. Trước khi quay lưng, hắn còn nói với: "Nhớ làm bản kê khai, nghe không!" Ðối với tù nhân, đó là lời công nhận chính thức cái chết của bất cứ "trại viên" nào.

Lần này, là cái chết của một vị cựu thủ tướng.
Manh chiếu của Bác Sĩ Quát đã được gỡ đi theo giỏ đồ còn lại của ông xuống văn phòng khu. Chỗ nằm cũ của ông trơ ra phần sân xi măng đã xỉn đen thời gian, mồ hôi, đau khổ và uất ức dồn nén của hàng hàng lớp lớp thế hệ tù chính trị mà ông đã là một trong biết bao người kế tiếp bất tận. Trí tưởng tượng của ta có mặc sức tung hoành sáng tác biết bao nhiêu chuyện về trại tù và thân phận tù nhân dưới chế độ Cộng Sản, thì mảnh không gian xi măng đen kia thầm lặng mà hùng hồn nói lên còn hơn thế nữa. Những ngày kế tiếp, cái chết tức tưởi mang nhiều vẻ không rõ ràng của Bác Sĩ Quát còn là đề tài bàn tán của nhiều người trong phòng được tóm gọn trong hai chữ "nghi vấn." Nhiều người cho rằng nếu được đi bệnh viện sớm hơn, hoặc nếu không, mà được phép biên thư về nhà để thân nhân kịp thời gửi thuốc thì có thể Bác Sĩ Quát đâu ra đến nông nỗi đó.

Năm 1979 vẫn còn nằm trong thời kỳ mà Việt Cộng gọi là "rất căng." Cuộc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, nếu xuôi xẻ về mặt quân sự, thì về mặt dân tình và chính trị lại chẳng xuôi xẻ chút nào. Nhiều nơi đã nổi lên những phong trào chống đối vũ trang làm cho Việt Cộng vô cùng lo lắng trong việc ước lượng tầm cỡ của mỗi phong trào để liệu cơ đối phó. Ngay tại Sài gòn, năm 1976, vụ Vinh Sơn xẩy ra chưa đầy một năm sau "đại thắng Mùa Xuân" của Việt Cộng đã làm chúng thất điên bát đảo và mặc dù những người chủ trương và lãnh đạo vụ Vinh Sơn cùng với một số chiến hữu đã bị Việt Cộng thẳng tay đàn áp và thanh toán, dư âm và ảnh hưởng của vụ ấy vẫn còn kéo dài mãi tới 1979 và sau nữa. Lại thêm cuộc chiến với Trung Cộng Mùa Xuân 1979 ở miền Bắc và cuộc chiến với Căm Bốt ở miền Nam khởi sự từ 1978. Do đó Việt Cộng càng siết chặt kỷ luật đối với tù chính trị. Tuy không có bằng chứng rõ ràng, nhiều người trong phòng có cảm giác "ăng ten," tức chỉ điểm viên, đã được tăng cường.

Cuộc sống tiếp tục trong bầu không khí càng ngày càng ngột ngạt. Việt Cộng "dư" lý lẽ để đối xử với tù nhân tàn nhẫn hơn, bất nhân hơn. Bác Sĩ Quát đã lâm bệnh trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó. Con trai út của ông là Phan Huy Anh bị bắt cùng với ông ngày 16 Tháng Tám 1975 không được ở chung cùng buồng, mà bị giam ở buồng 6 sát bên. Hai cha con chỉ trông thấy nhau những lần đi tắm, tức hai lần một tuần. Khi tắm cũng không được liên hệ với nhau. Huy Anh dù có muốn giúp bố giặt quần áo hay một vài việc vặt vãnh cũng không bao giờ được phép. Còn nói chuyện với nhau thì tuyệt đối cấm. Nếu bị bắt quả tang hay có người tố cáo, hai cha con sẽ bị cúp viết thư về nhà với hậu quả kèm theo là bị cúp thăm nuôi. Ấy là chưa kể có thể bị kỷ luật đưa đi biệt giam. Việc thăm nuôi của gia đình cũng tách rời, riêng biệt: không bao giờ hai cha con được thăm nuôi, gặp gỡ thân nhân cùng một lúc, cùng một ngày. Hai cha con sống sát buồng nhau mà còn hơn hai kẻ lạ. Hai kẻ lạ còn có thể xin phép trao đổi với nhau chút quà, nói với nhau dăm ba câu. Bác Sĩ Quát và Huy Anh luôn luôn bị từ chối và bị theo dõi kỹ. Khi được tin bố lâm bệnh, Huy Anh nhiều lần xin phép qua thăm và đem thuốc cũng không được. Chỉ tới phiên đi lãnh cơm, Huy Anh mới được bước ra khỏi buồng. Những lúc đó tôi thoáng bắt gặp ánh mắt buồn bã của Huy Anh kín đáo nhìn qua song sắt tới chỗ bố đang nằm lịm. Tôi còn nhớ hai ngày trước khi Bác Sĩ Quát được đưa đi bệnh xá, cán bộ gác mới cho phép Huy Anh đem thuốc cho bố, sau không biết bao nhiêu lần năn nỉ. Huy Anh chỉ được phép đứng ngoài cửa nhìn vọng vào. Thuốc thì do buồng trưởng nhận đưa cho Bác Sĩ Quát. Thuốc đến quá muộn, dù chỉ là thứ thuốc thông thường trị bệnh gan. Lần "nhìn thăm" thầm lặng được phép công khai đó dài không quá hai phút. Và đó cũng là lần chót Huy Anh được chính thức nhìn bố qua chiều dài gần 8 thước của căn buồng dưới đôi mắt cú vọ của cán bộ gác ngồi phía đầu cầu thang giám sát.

Hôm Bác Sĩ Quát được khênh đi bệnh xá, Huy Anh cũng không được phép ra khỏi buồng dù chỉ để nói ít câu thăm hỏi và nhìn bố nằm thoi thóp trên chiếc băng ca. Một ngày sau khi Bác Sĩ Quát chết, Huy Anh được trại cho phép về thọ tang bố. Nhiều người trong chúng tôi hi vọng sẽ có tin thêm về tang lễ và nhất là về cái chết quá đột ngột của Bác Sĩ Quát khi Huy Anh trở lại trại. Thói quen giấu diếm, bưng bít đã trở thành một thứ siêu vi trùng trong máu của Việt Cộng, thế nên khi Huy Anh trở về, chúng tôi chẳng biết tin gì thêm ngoài việc tang lễ đã xong xuôi. Sau này có tin là Huy Anh sẽ được thả nếu "thật tâm cải tạo tốt." Có nghĩa là không được tiết lộ bất cứ điều gì liên quan đến cái chết, đến tang lễ của bố, đến bất cứ những gì Huy Anh đã nhìn được, nghe được ở xã hội Sài Gòn bên ngoài trong thời gian được về nhà. Phải thừa nhận Việt Cộng rất "siêu" về thủ đoạn dọa nạt, nhất là đối với những ai đang bị gọng kìm của chúng siết chặt. Dù Bác Sĩ Quát đã chết, không còn là một mối lo chính trị đối với Việt Cộng, do vậy không còn cần thiết giữ Huy Anh làm con tin để đe dọa, đầy đọa tinh thần ông bố nữa, cũng phải đợi đến cuối năm 1979, Huy Anh mới được thả.

Trong thập niên 1940, Bác Sĩ Phan Huy Quát đã được nhiều người ở Hà Nội biết tiếng là một lương y. Bệnh nhân của ông, cả Việt lẫn Pháp, rất tín nhiệm ông vì tư cách đứng đắn và lương tâm nghề nghiệp rất cao của ông. Ngay cả một số người Pháp đã chọn ông làm bác sĩ gia đình của họ, một trường hợp rất hiếm trong y giới người Việt thời ấy. Một đề tài nghiên cứu y học của ông có liên quan đến bệnh đau mắt của Hoàng Ðế Bảo Ðại thời đó đã được tặng giải thưởng đặc biệt của Hoàng Ðế. Cuộc đời chính trị của ông chỉ thực sự bắt đầu sau khi cựu Hoàng Bảo Ðại đã ký hiệp ước Vịnh Hạ Long với Cao ủy Bollaert của Pháp ngày 8 Tháng Ba 1949. Trong chính phủ đầu tiên của quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng Bảo Ðại lãnh đạo, Bác Sĩ Quát tham chính với tư cách Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Sau đó ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng. Từ giữa năm 1953 trở đi, tình hình cuộc chiến với Việt Minh ở miền Bắc Việt Nam ngày càng tồi tệ. Thất trận của Pháp ngày 07 Tháng Năm 1954 ở Ðiện Biên Phủ mở màn cho Hội Nghị Genève về Ðông Dương với hậu quả là Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 do Hiệp Ðịnh Genève được ký kết giữa Pháp và Việt Minh ngày 20 Tháng Bảy 1954.
Ở Pháp, Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông Ngô Ðình Diệm làm thủ tướng. Ngày 7 Tháng Bảy 54, ông Diệm về nước. Ðược ủy toàn quyền lãnh đạo Việt Nam, ông Diệm thành lập nội các mới và kiêm nhiệm luôn Bộ Quốc Phòng.

Bác Sĩ Quát trở lại nghề cũ, mở một phòng mạch ở Dakao gần đầu cầu Phan Thanh Giản. Suốt chín năm ông Diệm cầm quyền, Bác Sĩ Quát không tham chính: ông khó có thể thuận với Tổng Thống Diệm về lề lối làm việc quá quan liêu, hống hách và độc đoán của gia đình họ Ngô. Thêm nữa ông là một thành viên trong nhóm Caravelle đã công khai đưa ra bản tuyên bố chỉ trích chế độ và đòi chính quyền Diệm thực hiện tự do, dân chủ. Cuộc đảo chính ngày 01 Tháng Mười Một 1963 do một số tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa lãnh đạo chấm dứt chế độ Ngô Ðình Diệm theo liền cái chết bi thảm của vị tổng thống và hai em ông là Ngô Ðình Nhu và Ngô Ðình Cẩn. Ðại Tướng Dương Văn Minh và Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ cầm quyền mới được ba tháng thì bị Tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh vùng II chiến thuật, chỉnh lý ngày 30 Tháng Giêng 64. Bác Sĩ Quát được mời làm Tổng Trưởng Ngoại Giao. Ông ở chức vụ này tới khoảng Tháng Chín, 1964 rồi lại trở về phòng mạch.

Cuộc đời chính trị của ông đạt tuyệt đỉnh danh vọng khi, vào giữa Tháng Hai năm 1965, ông được Tướng Nguyễn Khánh triệu mời thành lập nội các mới. Giữ chức thủ tướng được khoảng ba tháng thì ông trao quyền lại cho Hội Ðồng Quân Lực vì những mâu thuẫn khó bề giải quyết giữa ông và Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu. Ông lui về, trực tiếp điều khiển phòng thí nghiệm y khoa của ông ở đường Hai Bà Trưng. Hoạt động chính trị của ông thu hẹp lại trong khuôn khổ của Liên Minh Á Châu Chống Cộng mà ông là chủ tịch phân hội Việt Nam cho tới ngày Sài Gòn thất thủ 30 Tháng Tư 1975.

Nhưng ngày kết liễu nền Ðệ Nhị Cộng Hòa chưa phải là ngày chấm dứt hoạt động của Bác Sĩ Phan Huy Quát. Nó đưa hoạt động ấy sang một hướng khác, hoàn toàn xa lạ với con người vốn dĩ trong bao năm đã quen và chỉ quen hoạt động chính trị theo lối "chính quy," trong "đường lối chính quy." Và con người thận trọng trong ông đã lao vào một trận địa mà trước kia ông chưa từng một lần lưu tâm và nghiên cứu địa hình phức tạp, hết sức bất thường do vậy cũng hết sức bất ngờ: địa hình của trận địa hoạt động bí mật, mà vì tính chất của riêng nó, đòi hỏi một cách suy nghĩ khác, một thứ thông minh khác, một loại bén nhạy khác, thậm chí đến cái can đảm trong hoạt động bí mật cũng phải là cái can đảm khác. Vị cựu thủ tướng, tự thân, chưa được chuẩn bị kỹ càng cho hình thái hoạt động bí mật nó có những điều luật, những nguyên tắc đặc thù của riêng nó. Ðiều này cũng dễ hiểu: ông chưa từng thấy có nhu cầu đó. Hoạt động chính trị của ông từ trước không cần đòi hỏi ông có những nhu cầu đó. Vậy mà trước hoàn cảnh đất nước rối bời đang diễn tiến trước mắt, ông đã chọn dấn thân vào con đường mới mẻ này. Một quyết định dũng cảm của một con người ngày ấy đã gần 70 tuổi, và chắc chắn không phải là một quyết định dễ dàng.

Sau ngày Sai gon thất thủ 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Phan Huy Quát không đáp "lời mời" ra trình diện của Việt Cộng được phổ biến trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí của chúng cho tất cả "ngụy quân, ngụy quyền". Liền sau khi cộng quân ào ạt tuôn vào Saigon từ hai hướng Bắc và Nam ngày 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Quát đã dời tư thất ở đường Hiền Vương và bắt đầu cuộc đời "du mục" trong Saigon, quyết không để cho Việt Cộng bắt. Cứ đôi ba ngày các con ông thay phiên nhau dẫn ông đi thay đổi chỗ trú ngụ. Sau gần ba tháng trốn tránh như thế, ông có dấu hiệu mệt mỏi. Các con ông khuyên ông trốn "trụ" hẳn một nơi. Ông nhượng bộ, về nhà trưởng nữ trong một hẻm khuất ở quận Phú Nhuận.

Những ai đã sống ở Saigon sau ngày 30 Tháng Tư 1975 chắc khó quên cái không khí ồn ào, nhộn nhạo, hỗn tạp bao trùm khắp nơi, khắp chốn của cái thành phố hơn ba triệu người này hầu như ngày nào cũng hối hả tuôn ra đầy nghẹt đường phố. Vẻ mừng rỡ bề ngoài vì chiến tranh đã chấm dứt không che đậy nổi nhiều nỗi lo âu âm ỉ bên trong: Kẻ chiến thắng sẽ định đoạt số phận của Saigon như thế nào? Thái độ nào tốt nhất để đối phó với kẻ chiến thắng đang huênh hoang, ngạo mạn? Tùy hoàn cảnh và cương vị riêng của mỗi cá nhân, người thì chọn lối âm thần sống ẩn, người thì mặc, muốn ra sao thì ra, cứ sống "tự nhiên cái đã". Nhưng đại đa số thì tính chuyện trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển sau khi Mỹ đã vĩnh viễn phủi tay. Một số khác thì tính chuyện tiếp tục tranh đấu chống Cộng. Ðã manh nha những sự thăm dò, móc nối nhau, tìm ngõ ngách trong hai lãnh vực chính yếu: thứ nhất vượt biên, thứ nhì chống Cộng.

Hai lãnh vực này tưởng là hoàn toàn riêng biệt, trái lại, thường xoắn vào nhau khá chặt, bởi lẽ nhiều khi tìm đường vượt biển lại dẫn đến mối chống Cộng, tìm đường chống Cộng lại dẫn tới mối vượt biên. Bất cứ ai chọn dấn thân vào một trong hai lãnh vực này đều bị lôi cuốn vào cái vòng luẩn quẩn lưỡng nguyên bi hài kịch đó. Bác Sĩ Quát không ngờ sẽ rơi vào chính cảnh huống ấy. Trong thâm tâm, ông không muốn bỏ chạy: ông vốn nặng tình quê hương. Nhưng gia đình ông 14 người, mặc nhiên là một áp lực tinh thần, thầm lặng đấy, nhưng đáng kể, buộc ông không thể không nghĩ đến sự an toàn cho vợ, con, dâu, rể và các cháu nội ngoại, nghĩa là phải nghĩ đến chuyện vượt biên. Ngoài tình quê hương ông cũng nặng tình gia đình không kém.

Thực ra, khoảng một tuần trước ngày 30 Tháng Tư 1975 lịch sử, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã ra lệnh cho ông Ðại sứ của mình ở Saigon nhân danh chính phủ mời Bác Sĩ Quát qua Ðài Bắc trú ngụ nếu như phía Mỹ chưa lo liệu cho bác sĩ. Lúc đó Bác Sĩ Quát chưa quyết tâm ra đi nên chỉ cảm ơn và nói sẽ liên lạc sau. Về phía Mỹ, khi hay tin Bác Sĩ Quát còn ở Saigon, ngày 28 Tháng Tư 1975 đã liên lạc với ông, hứa đưa hai ông bà qua Mỹ. Bác Sĩ Quát trả lời không thể nhận sự giúp đỡ quý hóa ấy nếu tất cả gia đình ông gồm 14 người không được cùng đi. Phía Mỹ ngần ngại, nhưng rồi cũng thuận ý muốn của Bác Sĩ Quát và cho ông một điểm hẹn. Ðiểm hẹn này sau bị lộ. Thêm nữa ngày 29 Tháng Tư 1975, tình hình căng thẳng tột độ, chính phủ Dương Văn Minh ra tối hậu thư buộc Mỹ phải triệt thoái toàn bộ nhân viên D.A.O. tức bộ phận tùy viên Quốc Phòng của Mỹ trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ. Liên lạc giữa phía Mỹ và Bác Sĩ Quát bị tắc nghẽn. Chuyến trực thăng cuối cùng chở người Việt tị nạn không có Bác Sĩ Quát và gia đình.

Như đã nói, ông nặng tình gia đình, không muốn gia đình bị khổ trong vòng kìm kẹp của Cộng Sản và muốn gia đình sống một nơi an toàn. Ðồng thời ông cũng không muốn làm "kẻ bỏ chạy" vì ông cũng rất nặng tình quê hương, đất nước. Ông muốn, nếu đi thì cả nhà cùng đi. Nếu ở lại thì cả nhà cùng ở lại. Nhưng sau hai lần lỡ dịp di tản gia đình, Bác Sĩ Quát ý thức rất rõ hai mối tình song hành kia, tình gia đình và tình quê hương, đất nước, khó mà dung được với nhau và chỉ có thể chọn một. Và ông đã chọn.

Ông bằng lòng cho con trai út Phan Huy Anh đi thăm dò đường lối. Do một người bạn của Huy Anh giới thiệu, Bác Sĩ Quát thuận gặp một người tên Nguyễn Ngọc Liên. Liên tự xưng là một thành viên quan trọng của một tổ chức chống Cộng nhận nhiệm vụ bắt liên lạc với Bác Sĩ Quát, mời ông gia nhập tổ chức và nơi tổ chức có thể giúp gia đình ông vượt biên. Bác Sĩ Quát đồng ý về đề nghị thứ hai của Liên. Còn về đề nghị gia nhập tổ chức, ông nói sẽ có quyết định sau khi gặp người đại diện có thẩm quyền của tổ chức. Ðôi bên đồng thuận. Gia đình Bác Sĩ Quát gồm bà Quát, các con, cháu hơn mười người được dẫn đi trước xuống Cần Thơ, ở lại đó hai ngày. Hôm sau lên xe đi tiếp, dọc đường bị chận lại, đưa về khám Cần Thơ. Cả nhà biết là đã bị mắc lừa. Một tuần sau bị giải về trại giam Chí Hòa, Saigon. Bà Quát, tuy tuổi đã cao và mắc bệnh đau tim, vẫn bị biệt giam, điều kiện sinh hoạt rất khắc nghiệt. Do con, cháu bà năn nỉ mãi, Việt Cộng cho phép một cháu ngoại gái của bà mới 12 tuổi qua ở biệt giam để chăm sóc bà. Ðược mấy tháng, vì tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, bà Quát được đưa ra ở phòng tập thể với các con cháu. Ðược hơn một năm, có lẽ vì xét thấy gia đình bà Quát đại đa số là giới nữ và khai thác cũng không thêm được gì, Việt Cộng bèn thả hết. Riêng người con rể còn bị giữ lại, đưa đi trại cải tạo Hàm Tân, gần mười năm sau mới được thả.

Về phần Bác Sĩ Quát và con trai út của ông là Huy Anh thì được tên Liên đưa đi tạm trú tại một căn nhà kín đáo ở Chợ Lớn. Hai ngày sau, theo kế hoạch, tên Liên đưa Bác Sĩ Quát và Huy Anh ra khỏi Saigon. Khi xe ô-tô tới một điểm hẹn vắng vẻ thuộc tỉnh Biên Hòa thì đã có một xe ô-tô khác đậu bên đường, nắp ca pô mở sẵn theo mật hiệu đã quy định. Xe chở Bác Sĩ Quát và Huy Anh dừng lại. Một toán người đi tới, vây quanh xe, rút súng hăm dọa. Bác Sĩ Quát biết mình bị lừa. Ông và Huy Anh được giải về Bộ Tư lệnh Cảnh Sát, đường Võ Tánh, Saigon. Hôm đó là ngày 16 Tháng Tám 1975, khởi đầu cuộc thử thách chót trong đời vị cựu Thủ tướng. Một cuộc thử thách không giống bất cứ một thử thách nào ông đã đương đầu trước kia. Một cuộc thử thách mà chủ đích của Việt Cộng nhằm hạ nhục con người chỉ chấm dứt sau khi vị cựu Thủ tướng đã vận tất cả năng lượng vật chất và tinh thần ném hết vào cuộc đấu tranh cuối cùng của ông, lần này mới thực là mặt đối mặt với quân thù với không biết bao nhiêu căng thẳng, gay go về nhiều mặt. Cuộc đấu tranh riêng lẻ mà ông chưa từng có một ý niệm và không bao giờ ngờ có ngày phải tiến hành trong đơn độc, đã kết thúc vào trưa ngày 27 Tháng Tư 1979, đúng ba hôm trước ngày Kỷ niệm Saigon thất thủ.

Cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát đã vĩnh viễn nằm xuống sau ba năm, tám tháng đấu tranh không nhượng bộ trong gọng kìm Việt Cộng.

Ngày 30 Tết, năm Mậu Ngọ (dương lịch: 1978)

Gần một tháng trước Tết Mậu Ngọ tôi bị chuyển về phòng 1, gác 1, khu BC. Ba phòng 2, 3, 4 bỏ trống. Chỉ riêng phòng 1 có "khách hàng". Bác Sĩ Quát và tôi gặp lại nhau ở đó. Trong mấy ngày Tết, kỷ luật nới lỏng, mọi người được đi lại thăm bạn bè ở các phòng khác, gác khác trong cùng một khu. Bác Sĩ Quát và tôi không ra khỏi gác 1. Chúng tôi thường đi bộ dọc hành lang trống vắng vẻ, Bác Sĩ Quát bắt nhịp đi theo tiếng chống nạng của tôi lúc đó chân bị tê liệt. Mấy ngày Tết quả là một dịp hiếm có để có thể nói với nhau nhiều chuyện, khỏi sợ bị để ý hay soi mói quá đáng. "Ăng ten" cũng phải ăn Tết chứ! Bác Sĩ Quát đã tóm lược cho tôi nghe cuộc "phiêu lưu" của ông và gia đình. Tôi có hỏi ông về thời gian ông giữ tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát, đường Võ Tánh. Ông kể:

"Chúng bắt tôi viết bản tự khai tất cả những gì tôi làm khi tôi giữ chức Thủ tướng. Bản viết của tôi không dài quá một trang tôi viết vắn tắt là trong thời gian tôi ở cương vị Thủ tướng, tôi lãnh đạo việc nước, tôi chỉ đạo cuộc chiến chống Cộng. Tất cả mọi cấp, từ cấp thấp nhất, đến cao nhất gần gũi với Thủ tướng ở mọi ngành quân, dân, chính đều làm việc theo chỉ thị và mệnh lệnh của tôi. Một mình tôi trách nhiệm. Chúng không bằng lòng, bắt tôi viết lại. Tôi viết y như trước. Cù cưa như vậy đến hơn một tháng, gần hai tháng. Chúng bèn chuyển sang thẩm vấn. Hỏi câu nào tôi trả lới vắn tắt: Tôi trách nhiệm. Chúng đủ trò áp lực như anh biết đấy. Sau đó, để bớt căng thẳng, tôi nhận viết. Vả lại, thú thực lúc đó nhịp tim đập của tôi loạn xạ đã nhiều ngày, và tôi không có thuốc trợ tim. Tôi cảm thấy chóng mệt. Tôi cứ từ từ viết được hơn 70 trang, trong đó tôi nêu một số nhận định về thời cuộc, đưa ra một số đề nghị kiến thiết quốc gia. Trên trang nhất, tôi đề tên người nhận văn bản của tôi là Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Chúng bắt tôi xóa, chỉ được viết là bản tự khai. Tôi không chịu. Sau cùng chúng cũng nhận tập viết của tôi."

Tôi hỏi Bác Sĩ Quát: "Anh có tin là chúng chuyển tập viết của anh tới Nguyễn Hữu Thọ không? - Tôi ngờ lắm. Ông đáp. Nhưng không sao. Tôi mượn cớ đề tên Nguyễn Hữu Thọ để ngầm bảo chúng rằng tôi không biết tới Hà Nội trong khi tất cả chúng ta đều rõ là Nguyễn Hữu Thọ và Mặt trận Giải phóng Miền Nam chỉ là công cụ của Hà Nội và Hà Nội thừa biết điều đó hơn ai hết."

Tôi bật cười, Bác Sĩ Quát cũng cười theo. Chúng tôi hiểu nhau. Trong buồng có một vài bạn tù đứng đắn, chúng tôi có thể nói chuyện thẳng thắn, cởi mở, không nghi ngại. Tôi nhớ một lần, vẫn trong dịp Tết Mậu Ngọ, chúng tôi năm người đứng nói chuyện gần ở một góc hành lang, câu chuyện loanh quanh thế nào mà dẫn đến việc một bạn tù hỏi Bác Sĩ Quát về một vài cộng sự viên thân cận nhất của ông mà ông thật tâm tác thành cho: "Có thật hay không, tiếng đồn có người đá ngầm anh khi có dấu hiệu anh trên đà xuống dốc?" Bác Sĩ Quát mỉm cười, trả lời, giọng bình thản: "Tôi đã có nhiều dịp gần cụ Trần Trọng Kim khi sinh thời cụ. Tôi nhớ mãi một lời cụ dậy: sống ở đời phải cho nó chững. Tôi thường kể lại cho các con, cháu trong nhà nghe lời của cụ Trần, kẻo uổng." Câu nói của Bác Sĩ Quát không trả lời thẳng vào câu hỏi của anh bạn. Nhưng có vẻ như mấy bạn biết thưởng thức câu trả lời đó vì họ cười ha hả.

Sau Tết, chúng tôi bị chuyển sang phòng 5, gác 1, khu ED. Ðược vài hôm, phòng nhận thêm một tù nhân từ biệt giam qua. Người này, khi nhận thấy Bác Sĩ Quát thì tỏ vẻ lúng túng, ngượng ngập. Có chi lạ đâu? Hắn là Nguyễn Ngọc Liên, người mời chèo Bác Sĩ Quát vào khu để rồi rơi vào bẫy sập ở Biên Hòa. Trong phòng ngoài Bác Sĩ Quát và tôi, không một ai khác biết mối liên hệ giữa Bác Sĩ Quát và hắn. Bác Sĩ Quát cư xử rất tự nhiên, không tỏ vẻ gì khó chịu bực tức, nóng nẩy. Riêng tôi cũng không để lộ cho tên Liên rõ là tôi biết chuyện của hắn. Cuộc sống ở Chí Hòa đơn điệu, buồn tẻ, ngột ngạt.

Ngày này sang ngày khác, mọi người như chết đi trên 2/3 manh chiếu của mình. Không bao giờ tôi nghe thấy Bác Sĩ Quát thốt lên dù chỉ nửa lời than van về số phận của mình hay của gia đình về sự mất mát tài sản mà Việt Cộng đã tịch thu toàn bộ chỉ để lại cho ông hai bàn tay trắng. Ông sống lặng lẽ, trầm ngâm, kín đáo. Nhiều lần, cán bộ Việt cộng cố ý công khai làm nhục ông trước mặt mọi người. Ông giữ im lặng, cái im lặng kẻ cả. Không ai nhận thấy ở ông một vẻ gì kiêu kỳ, của một người đã từng giữ những chức vụ cao sang trong chính quyền cũ.

Ông biết hòa mình một cách đúng mức. Với anh em cùng cảnh ngộ và cái đúng mức không gượng ép ấy tự nhiên bảo vệ tư thế riêng của ông bằng một khoảng cách mà chẳng ai dám nghĩ muốn vượt qua. Ngay đối với tên Liên mà nhiều yếu tố trong vụ Biên Hòa đủ để được xứng đáng nhãn hiệu "tên phản bội, tên lừa bịp", ông vẫn giữ được cách lịch sự bao dung buộc kẻ kia tự mình phải có thái độ ăn năn, kính cẩn đối với ông. Thế nên tôi rất hiểu tâm địa ông khi ông thều thào: "Thôi! Bỏ đi!" để trả lời câu hỏi dồn ông về tên Liên bên chiếu bệnh. Ông biết vì ông mà vợ, con, cháu ông đang dũng cảm chịu khổ, chịu nhục, chịu thiếu thốn ở khu phụ nữ. Ông biết một cháu nội gái của ông, con gái đầu lòng của Huy Anh, mới ba tháng đã "được" Việt cộng bỏ tù vì bố mẹ và đang thiếu sữa.

Ông biết chừng nào Việt Cộng chưa bẻ gãy được ý chí đối kháng thầm lặng của ông thì gia đình ông, đa số là phụ nữ và con nít vần là những con tin hữu hiệu trong tay Việt Cộng dùng làm lợi khí đe dọa, đầy đọa tinh thần ông, nghiền nát những gì là nhân tính trong ông, buộc ông phải thốt lên một lời quỵ lụy quy hàng, Nhưng ông đã đứng được đầu gió.
Vì ông đã cứng.

***

Tôi thường nghĩ, trong suốt cuộc đời tham chính, thành tựu của Bác Sĩ Phan Huy Quát có ý nghĩa lớn lao nhất, có ích cho quốc dân nhất, do đó quan trọng vào bậc nhất vì trực tiếp liên quan sâu sắc nhất đến tiền đồ tổ quốc, là ông đã giành được chủ quyền cho ngành giáo dục Việt Nam, khi ông được Cựu Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục trong chính phủ đầu tiên của Quốc gia Việt Nam mới được Pháp thừa nhận nền độc lập. Do lòng trí kiên nhẫn, thái độ khéo léo, mềm dẻo nhưng không thiếu cương quyết trong thương thảo rất khó khăn, nhiều khi đến độ rất căng thẳng với phái đoàn Pháp mà một số thành viên lại là thầy học cũ của ông ở Ðại học Y khoa Hà Nội. Ông đã thuyết phục được phía Pháp trao trả Việt Nam trọn quyền của ngành giáo dục. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho việc dùng Việt ngữ là ngôn ngữ chính trong mọi giáo trình, mở đầu kỷ nguyên cải cách giáo dục toàn diện từ tiểu học, qua trung học, lên tới đại học và trên đại học mang tính chất hoàn toàn quốc gia mà dấu ấn căn bản và nguyên tắc đó không một ai, sau ông, có thể thay đổi được. Pháp ngữ đã lui xuống thứ hạng như bất cứ sinh ngữ nào khác được giảng dậy trong mọi cấp học trình. Thành quả tranh đấu gay go trong thầm lặng nhưng thật rực rỡ của ông với Phái đoàn Pháp và công cuộc tiến hành cải cách giáo dục của ông đã được báo chí thời đó xưng tụng và mệnh danh một cách rất xứng đáng là "Kế hoạch giáo dục Phan Huy Quát." Tên tuổi ông đã gắn liền với tương lai của biết bao thế hệ nam, nữ, thanh, thiếu niên trong lãnh vực giáo dục nó là chìa khóa của tiến bộ văn minh và phát triển văn hóa cho đất nước, cho dân tộc.

Thành công nào có thể đẹp hơn, lâu bền hơn thành công của ông trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người?

***

Một phòng lẻ loi dành cho lính gác ở ngoài vòng rào trại giam Chí Hòa đã được quét dọn khá tươm tất. Giữa phòng, một tấm ván gỗ khổ hẹp đặt trên đôi mẻ. Trên tấm ván một hình người nằm ngửa, chân duỗi thẳng, hằn rõ dưới tấm mền mỏng phủ kín từ đầu xuống chân.
Thi thể Bác Sĩ Phan Huy Quát, cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa nằm đó, cô đơn, lạnh lẽo giữa một buổi trưa hè nắng gắt, oi nồng. Cùng với tấm ván và đôi mẻ, thi thể ông là tĩnh vật trang trí độc nhất của căn phòng lính gác quạnh hiu. Chung quanh không một bóng người. Cái tĩch mịch của căn phòng như muốn thét lên mà bị nghẹn.

Tang gia được chính quyền Việt Cộng hứa cho phép quàn thi hài Bác Sĩ Quát tại chùa Xá Lợi. Ðến phút chót Việt Cộng bội hứa như chúng vẫn có thói quen đó đã trở thành quán tính. Chúng buộc tang gia phải chôn cất ngay ngày hôm sau tức là ngày 28 Tháng Tư 1979. Tìm hiểu ra mới biết ngày 28 là ngày ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới Saigon: cho đem thi hài Bác Sĩ Quát về quàn tại Chùa Xá Lợi có thể gây ra nhiều phiền phức, rối ren không lường được. Quái thật! Một chế độ luôn luôn tự vỗ ngực lớn tiếng huênh hoang ta đây "Anh hùng nhất mực" và "ra ngõ là gặp anh hùng" lại sợ đủ thứ!
Sợ từ đứa bé sơ sinh sợ đi nên phải bắt nó vào tù với mẹ nó cho chắc!

Sợ từ cái xác chết sợ đi, nên bắt chôn ngay sợ xác chết "thần giao cách cảm" với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thì rầy rà to. Ðám tang bị hối thúc rồi cũng chu toàn nhờ sự tận tình giúp đỡ của thân bằng, quyến thuộc.
Sau tang lễ đơn sơ, còn sót lại là nghi vấn về cái chết của vị Cựu Thủ tướng. Hồ sơ bệnh lý do Việt cộng chính thức đưa ra là "nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cùng viêm gan siêu vi trùng".
Hồ sơ vẫn nguyên vẹn là một nghi vấn.

***

Nếu tôi biết hát, tôi sẽ cất giọng ca vừa đủ nghe tù khúc:

"Anh nằm đây,
Bạn bè anh cũng nằm đây..."

Gọi là một chút để ấm lòng người đã khuất.

Nguyễn Tú

Ký giả Nguyễn Tú, nguyên đặc phái viên chiến trường Nhật báo Chính Luận tại Việt Nam trước 1975, cũng như của nhiều báo ngoại quốc, đã bị giam hơn mười năm trong lao tù Cộng Sản. Ông vượt biên tới Hong Kong năm 1990 và sau đó tới Hoa Kỳ. Hiện ông cư ngụ tại vùng Hoa Thịnh Ðốn.

 

CÁI CHẾT TRONG TÙ CS CỦA CỰU THỦ TƯỚNG PHAN HUY QUÁT

Nguyễn Tú

Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại "như một nén hương chiêu niệm chung."

media-viewer-candidate

Cựu Thủ Tường PHAN HUY QUÁT

Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.

Tang gia đã được phép để mang thi hài ra quàn tại chùa Xá Lợi và phát tang ở đấy vào ngày hôm sau, song phút chót, Hà Nội ra lệnh phải an táng ngay, vì ngày đó, 28 Tháng Tư 1979, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tới Sài Gòn; Việt Cộng sợ dư luận quốc tế - nếu biết đến cái chết bị bỏ mặc của một cựu Thủ Tướng Miền Nam - có thể ngó tới tình trạng giam cầm của hàng trăm ngàn người khác. Cũng bởi thế, rất ít người nghe biết đến sự đày đọa tù nhân Phan Huy Quát cũng như cái chết trong tù của ông - bên cạnh các trường hợp tương tự của các trí thức văn nghệ sĩ khác - của nhà cầm quyền Hà Nội.

Chí Hòa, Sài Gòn - Một ngày cuối Tháng Tư 1979

Hôm nay đến lượt bốn phòng 5-6-7-8-, gác 1, khu ED được đi tắm, giặt. Mọi người đều rộn rạo, hối hả chuẩn bị, cười hô hố. Cứ ba ngày rưỡi mới được sối nước trên thân thể hôi hám, ngứa ngáy và vò vội quần áo đã tích trữ kha khá mồ hôi, đất ghét, thì trước cái hạnh phúc nhỏ nhoi chỉ được phép hưởng hai lần mỗi tuần, ai mà không "vui vẻ, hồ hởi, phấn khởi" dù, trên lý thuyết, thời gian tắm được quy định 30 phút cứ bị cán bộ ăn bớt, chỉ còn vỏn vẹn 15 phút.

Cả bốn phòng đã lần lượt ra hành lang ngồi xổm sắp hàng đợi cán bộ gác đến điểm số. Lần đó, viện cớ bị cảm, tôi xin phép ở lại trong buồng. Tôi có mục đích riêng. Kiểm tra xong số người ở lại mỗi buồng, cán bộ ra hiệu cho mọi người đứng dậy, tiến về phía cầu thang. Tiếng guốc, tiếng dép khua trên cầu thang, tiếng nói lao xao của đoàn người xa dần rồi lắng hẳn. Từ dưới sân đã bắt đầu vọng lên tiếng sối nước ào ào, tiếng nói oang oang, tiếng cười khanh khách thỉnh thoảng xen tiếng chửi thề thân mật, tiếng sặc nước, tiếng rú khoái trá của các bạn tù được làn nước mát như nước lũ chẩy dồn dập trên da. Hạnh phúc thật!

Buồng 5 chúng tôi ở đầu dãy, sát với đầu cầu thang, nơi đây đặt một cái bàn và một cái ghế cho cán bộ gác. Chỗ tôi nằm sát hàng song sắt. Tôi đứng dậy, nhìn về phía đầu cầu thang chỉ cách chừng ba thước rồi quay người, đảo mắt suốt dọc hành lang. Không có bóng cán bộ. Căn phòng vơi đi 58 người như rộng ra. Hơi nồng của 60 mạng tù tích tụ từ suốt ngày và đêm trước tự giải phóng dần dần đem lại một cảm giác thoáng khí hơn.

Căn phòng chỉ còn lại hai người không đi tắm là tôi và một người nữa đang nằm ở hàng giữa, sát tường, trên diện tích vỏn vẹn có 60 phân tức 2/3 của một chiếc chiếu hẹp. Ðó là khoảng không gian đã được chia rất đều cho 60 tù nhân mà Việt Cộng đã cải cho cái danh từ mỹ miều là "trại viên" Người đồng phòng này nằm, hai chân duỗi thẳng, hai cánh tay gập lại trên bụng, hai bàn chân chắp vào nhau, mắt nhắm, vẻ mặt bình thản. Ông bị bệnh đã hơn một tuần, không thuốc men. Nước da mặt đã chuyển sang màu tai tái càng nổi bật với màu trắng của chòm râu và mái tóc. Bệnh nhân nằm im, không cựa quậy, thân hình như đã quen đóng khung trong không gian 60 phân của chiếc chiếu. Ông là Bác Sĩ Phan Huy Quát đã từng là Tổng trưởng nhiều lần, chức vụ cuối cùng và cao nhất trong hoạt động chính quyền của ông là chức Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa vào Mùa Xuân 1965. Năm 1979 ông đã trên 70 tuổi.

Tôi đảo mắt một lần nữa suốt dọc hành lang, dõng tai nghe ngóng. Vẫn không một bóng người, không một tiếng động khả nghi nào trên tầng gác vắng lặng. Tôi bước vội tới chiếu của Bác Sĩ Quát rồi ngồi sát bên. Bệnh nhân vẫn nằm im, mắt nhắm, không một phản ứng nào chứng tỏ ông cảm giác thấy có người bên cạnh. Hơi thở yếu. Bộ đồ ngủ của ông bận có cũ nhiều nhưng không bị xô lệch. Ðôi ống quần được kéo thẳng tới cổ chân. Ðôi tà áo được khép gọn, ôm kín thân trên. Cánh tay áo trùm tới tận cổ tay. Chẳng phải vì cuộc sống tạm bợ trong tù rất nhiều hạn chế khắc nghiệt cộng thêm lâm bệnh nặng đã hơn một tuần - một trường hợp bất cứ ai cũng có thể buông thả, mặc cho thân phận nổi trôi và có thể kém đi nhiều, ít cảnh giác về cách phục sức và tư thế - mà Bác Sĩ Quát thiếu chững chạc. Và từ cái chững chạc này như toát lên một cái gì có vẻ nghịch lý đến độ vừa đau đớn vừa dũng mãnh giữa thân phận con người và hoàn cảnh.

Tôi khẽ lên tiếng: "Anh Quát! Anh Quát!"

Không một phản ứng của bệnh nhân. Tôi lắc nhẹ cánh tay bệnh nhân, hơi cao giọng: "Anh Quát! Anh Quát!" Vẫn không một phản ứng, tôi đưa ngón tay trỏ qua mũi bệnh nhân. Hơi thở quá yếu. Dưới sân, tiếng sối nước bắt đầu thưa dần. Thời gian tắm giặt sắp hết. Tôi không muốn mục đích khai bệnh giả của tôi bị lộ là cố ý ở lại buồng để đích thân nói ít điều cho là cần thiết với Bác Sĩ Quát và cả với tôi nữa.

Buồng 5 chúng tôi vẫn được Việt Cộng coi là một buồng "phản động" nhất trong số bốn buồng của lầu 1, khu ED vì chứa một cựu Thủ tướng, 3 cựu Tổng trưởng, nhiều sĩ quan cấp tá, một số ít dân sự "đầu chai đá, khó cải tạo, phần tử rất xấu, mất dậy." Một buồng "ngụy nặng" nên được Việt Cộng tận tình "chiếu cố" trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, còn phải kể tới một vài tên "ăng ten" tức chỉ điểm được cài trong buồng. Tóm lại, chúng tôi đều bị theo dõi rất sát, rất chặt. Tôi phải làm gấp. Tôi lắc mạnh hơn cánh tay bệnh nhân, cao giọng thêm: "Anh Quát! Anh Quát!"

Bệnh nhân vẫn lặng im. Phải làm thật gấp. Tôi xoay nghiêng mình, tỳ tay xuống chiếu, ghé miệng sát tai Bác Sĩ Quát, cố nói thật rành rẽ: "Anh Quát! Anh Quát! Nhận ra tôi không?" Lần này đôi mi bệnh nhân hơi động đậy rồi dướng lên, hé mở. Tôi thoáng thấy lòng trắng mắt vàng khè. Chẳng cần phải học ngành y mới biết bệnh gan của Bác Sĩ Quát coi mới nặng. Bệnh nhân vắn tắt thều thào: "Anh Tú!" Tôi hơi yên tâm. Miệng lại sát tai Bác Sĩ Quát, tôi nói: "Anh mệt lắm phải không?" Ðầu bệnh nhân hơi gật gật. Không hiểu lúc đó linh cảm nào xui khiến, tôi cố rót vào tai Bác Sĩ Quát, giọng hơi nghẹn: "Anh có nhắn gì về gia đình không?" Bệnh nhân cố gắng lắc đầu, mắt vẫn nhắm. Dưới sân không còn tiếng sối nước nữa. Có tiếng các buồng trưởng dục anh em tập hợp để điểm số lại trước khi lên buồng. Chỉ còn độ hơn một phút. May lắm thì hai phút. Tôi dồn dập bên tai Bác Sĩ Quát: "Ai đặt bày, lừa bắt anh? Ai phản anh? Thằng Liên phải không? Nói đi! Nói đi!" Ðôi môi bệnh nhân như mấp máy.

Tôi vội nhổm lên, ghé sát tai tôi vào miệng bệnh nhân. Một hơi thở khò khè, theo sau là vài tiếng khô khốc, nặng nhọc như cố trút ra từ một chiếc bong bóng đã dẹp hơi đến chín phần mười: "Thôi! Anh Tú ạ." Tiếng guốc, dép, tiếng cười, nói ồn ào đã bắt đầu từ chân cầu thang. Tôi chưa chịu buông: "Nói đi! Anh Quát! Nói đi!" Một hơi thở một chút gấp hơn, như làn hơi hắt vội ra lần chót! "Thôi! Thôi! Bỏ đi!" Tiếng guốc, dép, tiếng cười, nói ồn ào đã tới quá nửa cầu thang. Tôi vội nhổm dậy, bước nhanh về chiếu mình, nằm thẳng cẳng, vắt tay lên trán.

Ngoài hành lang, các bạn tù hối hả, xôn xao phơi quần áo mới giặt. Vài tiếng kỳ kèo nhau về chỗ dây phơi. Rồi như một đội quân đã chọc được phòng tuyến địch, họ ùa vào phòng, đứng lố nhố nghẹt lối đi quá nhỏ giữa ba hàng chiếu. Căn phòng như bị co hẹp lại. Tiếng cười đùa thưa dần khi tất cả đã về được chiếu mình. Khói thuốc lá bắt đầu tỏa. Ðây đó tiếng rít của vài bình thuốc lào nổi lên sòng sọc. Bây giờ thì mọi người, sau trận tắm thỏa thuê, đã ngả lưng trên chiếu. Cả phòng lặng tiếng. Tôi ngồi dậy, hỏi vọng qua hàng chiếu giữa, phía sát tường: "Anh Châm! Anh coi lại xem anh Quát bệnh tình hôm nay ra sao?"

Bác Sĩ Hồ Văn Châm, cựu Tổng trưởng Thông tin, Chiêu hồi và Cựu chiến sĩ, có phần chiếu liền bên Bác Sĩ Quát. Ông Châm quay về phía Bác Sĩ Quát, tư thế nằm vẫn y như trước. Cảnh lộn xộn, ồn ào, ầm ĩ vừa qua của căn phòng không làm Bác Sĩ Quát động đậy chút nào. Cái gì đã như làm tê liệt bộ phận giây thần kinh điều khiển nguồn năng ý chí con người đến nỗi Bác Sĩ Quát không phản ứng gì, hay không còn muốn phản ứng gì dù chỉ là một phác họa - trước cảnh huống bên ngoài? Một hình ảnh buồn thảm lóe lên trong tưởng tượng; nếu không phải là mùa oi bức thì một tấm nền mỏng đắp lên người dong dỏng và gầy guộc của Bác Sĩ Quát thừa đủ để đóng vai trò một tấm khăn liệm.

Bác Sĩ Châm hướng về phía tôi, lắc đầu. Tôi lên tiếng với buồng trưởng: "Anh Phương! Báo cáo cán bộ xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá chứ!" Phương là hạ sĩ quan binh chủng nhẩy dù, tuổi khoảng 30. Tuy còn trẻ, tóc Phương đã trắng xóa, có lẽ vì "xấu máu." Anh em bèn dán cho cái nhãn hiệu "Phương đầu bạc." Phương lặng thinh, coi bộ ngần ngại. Nói cho ngay suốt hơn một tuần lễ Bác Sĩ Quát lâm bệnh Phương đã mấy lần báo cáo xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá, nhưng đều bị từ chối. Tôi quay về phía Bác Sĩ Châm: "Anh Châm! Nói cho Phương biết bệnh trạng của Bác Sĩ Quát đi!" Ông Châm bèn bảo: "Anh Phương! Báo cáo cán bộ ngay đi!" Phương không đáp, lộ rõ vẻ ngần ngại. Trong phòng bỗng nhao nhao nhiều giọng thúc giục, gay gắt: "Báo cáo đi! Chờ gì nữa? Bệnh như vậy mà không đi báo cáo, còn chờ gì nữa? Chờ người ta chết à?" Căn phòng đang im ắng, sống động hẳn lên.

Nhiều bạn đang nằm, nhóm người nhìn về phía Phương. Ðang cởi trần, Phương uể oải đứng dậy, bận áo, ra khỏi phòng, đi về phía đầu cầu thang. Một lát khá lâu, cán bộ gác tới, có Phương theo sau. Anh chàng cán bộ, mặt hơi khinh khỉnh, từ bên ngoài song sắt cộc lốc hỏi vọng: "Ðâu?" Bác Sĩ Châm nhích người qua một bên, chỉ vào Bác Sĩ Quát: "Ðây, cán bộ!" Nhìn một lát, cán bộ quay lưng, Phương lẳng lặng về chiếu mình. Những anh em khác lại đặt mình nằm. Căn phòng chìm trong im lặng hoàn toàn như thể hồi hộp chờ đợi một phán quyết sinh tử của trại.

Chừng 20 hay 30 phút sau, có tiếng lao xao ở đầu cầu thang. Hai bạn tù được làm ở bệnh xá, đem một băng ca tới cùng với cán bộ gác và một cán bộ khác, chắc là ở bệnh xá. Căn phòng lại náo động. Mọi người đều ngồi dậy hoặc đứng lên phần chiếu của mình.

Phương "đầu bạc" dẫn hai anh mang băng ca đến chỗ Bác Sĩ Quát. Bệnh nhân như mê man, tự mình không ngồi dậy được. Bốn anh em khỏe mạnh trong phòng xúm nhau nâng bệnh nhân đặt trên băng ca. Trong lúc đó Bác Sĩ Châm vội nhét vào một túi nhỏ vài đồ cần thiết cho Bác Sĩ Quát: Kem và bàn chải đánh răng, vài đồ lót, thêm một bộ đồ ngủ, đũa, muỗng, chén... Băng ca được khiêng đi. Bệnh nhân vẫn nằm, mắt nhắm, không một phản ứng. Dưới sân, một tiếng kêu lớn! "Lấy cơm!" Căn phòng trở lại cuộc sống đơn điệu hàng ngày của một trại tù. Lúc đó khoảng 10 giờ rưỡi.

Trưa hôm sau, khi lấy cơm trở về, anh em thì thầm rỉ tai nhau: "Bác Sĩ Quát chết rồi!" Cả phòng nhao nhao: "Hồi nào? Hồi nào? Chết mau quá vậy?" Một anh đáp: "Nghe nói, hồi trưa hôm qua thì phải."

Chỉ một lát cáo phó miệng của các bạn tù đi lấy cơm đã lan truyền khắp khu ED. Bữa cơm trưa hôm đó ít ồn ào hơn thường lệ. Có ai trong phòng thốt một câu: "Bệnh như vậy, suốt hơn một tuần xin đi bệnh xá, không cho. Ðợi gần chết mới cho thì còn gì!" Một điếu văn ngắn, gọn, hàm súc cho một bạn tù đã nằm xuống. Một lời ngắn, gọn, hàm xúc lên án chế độ bất nhân, ác nghiệt của Cộng Sản. Căn phòng gần như lặng đi. Không bao lâu sau bữa cơm, cán bộ gác tới, bảo buồng trưởng thu dọn đồ của Bác Sĩ Quát. Trước khi quay lưng, hắn còn nói với: "Nhớ làm bản kê khai, nghe không!" Ðối với tù nhân, đó là lời công nhận chính thức cái chết của bất cứ "trại viên" nào.

Lần này, là cái chết của một vị cựu thủ tướng. Manh chiếu của Bác Sĩ Quát đã được gỡ đi theo giỏ đồ còn lại của ông xuống văn phòng khu. Chỗ nằm cũ của ông trơ ra phần sân xi măng đã xỉn đen thời gian, mồ hôi, đau khổ và uất ức dồn nén của hàng hàng lớp lớp thế hệ tù chính trị mà ông đã là một trong biết bao người kế tiếp bất tận. Trí tưởng tượng của ta có mặc sức tung hoành sáng tác biết bao nhiêu chuyện về trại tù và thân phận tù nhân dưới chế độ Cộng Sản, thì mảnh không gian xi măng đen kia thầm lặng mà hùng hồn nói lên còn hơn thế nữa. Những ngày kế tiếp, cái chết tức tưởi mang nhiều vẻ không rõ ràng của Bác Sĩ Quát còn là đề tài bàn tán của nhiều người trong phòng được tóm gọn trong hai chữ "nghi vấn." Nhiều người cho rằng nếu được đi bệnh viện sớm hơn, hoặc nếu không, mà được phép biên thư về nhà để thân nhân kịp thời gửi thuốc thì có thể Bác Sĩ Quát đâu ra đến nông nỗi đó.

Năm 1979 vẫn còn nằm trong thời kỳ mà Việt Cộng gọi là "rất căng." Cuộc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, nếu xuôi xẻ về mặt quân sự, thì về mặt dân tình và chính trị lại chẳng xuôi xẻ chút nào. Nhiều nơi đã nổi lên những phong trào chống đối vũ trang làm cho Việt Cộng vô cùng lo lắng trong việc ước lượng tầm cỡ của mỗi phong trào để liệu cơ đối phó. Ngay tại Sài gòn, năm 1976, vụ Vinh Sơn xẩy ra chưa đầy một năm sau "đại thắng Mùa Xuân" của Việt Cộng đã làm chúng thất điên bát đảo và mặc dù những người chủ trương và lãnh đạo vụ Vinh Sơn cùng với một số chiến hữu đã bị Việt Cộng thẳng tay đàn áp và thanh toán, dư âm và ảnh hưởng của vụ ấy vẫn còn kéo dài mãi tới 1979 và sau nữa. Lại thêm cuộc chiến với Trung Cộng Mùa Xuân 1979 ở miền Bắc và cuộc chiến với Căm Bốt ở miền Nam khởi sự từ 1978. Do đó Việt Cộng càng siết chặt kỷ luật đối với tù chính trị. Tuy không có bằng chứng rõ ràng, nhiều người trong phòng có cảm giác "ăng ten," tức chỉ điểm viên, đã được tăng cường.

Cuộc sống tiếp tục trong bầu không khí càng ngày càng ngột ngạt. Việt Cộng "dư" lý lẽ để đối xử với tù nhân tàn nhẫn hơn, bất nhân hơn. Bác Sĩ Quát đã lâm bệnh trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó. Con trai út của ông là Phan Huy Anh bị bắt cùng với ông ngày 16 Tháng Tám 1975 không được ở chung cùng buồng, mà bị giam ở buồng 6 sát bên. Hai cha con chỉ trông thấy nhau những lần đi tắm, tức hai lần một tuần. Khi tắm cũng không được liên hệ với nhau. Huy Anh dù có muốn giúp bố giặt quần áo hay một vài việc vặt vãnh cũng không bao giờ được phép. Còn nói chuyện với nhau thì tuyệt đối cấm. Nếu bị bắt quả tang hay có người tố cáo, hai cha con sẽ bị cúp viết thư về nhà với hậu quả kèm theo là bị cúp thăm nuôi. Ấy là chưa kể có thể bị kỷ luật đưa đi biệt giam. Việc thăm nuôi của gia đình cũng tách rời, riêng biệt: không bao giờ hai cha con được thăm nuôi, gặp gỡ thân nhân cùng một lúc, cùng một ngày. Hai cha con sống sát buồng nhau mà còn hơn hai kẻ lạ. Hai kẻ lạ còn có thể xin phép trao đổi với nhau chút quà, nói với nhau dăm ba câu. Bác Sĩ Quát và Huy Anh luôn luôn bị từ chối và bị theo dõi kỹ. Khi được tin bố lâm bệnh, Huy Anh nhiều lần xin phép qua thăm và đem thuốc cũng không được. Chỉ tới phiên đi lãnh cơm, Huy Anh mới được bước ra khỏi buồng. Những lúc đó tôi thoáng bắt gặp ánh mắt buồn bã của Huy Anh kín đáo nhìn qua song sắt tới chỗ bố đang nằm lịm. Tôi còn nhớ hai ngày trước khi Bác Sĩ Quát được đưa đi bệnh xá, cán bộ gác mới cho phép Huy Anh đem thuốc cho bố, sau không biết bao nhiêu lần năn nỉ. Huy Anh chỉ được phép đứng ngoài cửa nhìn vọng vào. Thuốc thì do buồng trưởng nhận đưa cho Bác Sĩ Quát. Thuốc đến quá muộn, dù chỉ là thứ thuốc thông thường trị bệnh gan. Lần "nhìn thăm" thầm lặng được phép công khai đó dài không quá hai phút. Và đó cũng là lần chót Huy Anh được chính thức nhìn bố qua chiều dài gần 8 thước của căn buồng dưới đôi mắt cú vọ của cán bộ gác ngồi phía đầu cầu thang giám sát.

Bác Sĩ Quát được khênh đi bệnh xá, Huy Anh cũng không được phép ra khỏi buồng dù chỉ để nói ít câu thăm hỏi và nhìn bố nằm thoi thóp trên chiếc băng ca. Một ngày sau khi Bác Sĩ Quát chết, Huy Anh được trại cho phép về thọ tang bố. Nhiều người trong chúng tôi hi vọng sẽ có tin thêm về tang lễ và nhất là về cái chết quá đột ngột của Bác Sĩ Quát khi Huy Anh trở lại trại. Thói quen giấu diếm, bưng bít đã trở thành một thứ siêu vi trùng trong máu của Việt Cộng, thế nên khi Huy Anh trở về, chúng tôi chẳng biết tin gì thêm ngoài việc tang lễ đã xong xuôi. Sau này có tin là Huy Anh sẽ được thả nếu "thật tâm cải tạo tốt." Có nghĩa là không được tiết lộ bất cứ điều gì liên quan đến cái chết, đến tang lễ của bố, đến bất cứ những gì Huy Anh đã nhìn được, nghe được ở xã hội Sài Gòn bên ngoài trong thời gian được về nhà. Phải thừa nhận Việt Cộng rất "siêu" về thủ đoạn dọa nạt, nhất là đối với những ai đang bị gọng kìm của chúng siết chặt. Dù Bác Sĩ Quát đã chết, không còn là một mối lo chính trị đối với Việt Cộng, do vậy không còn cần thiết giữ Huy Anh làm con tin để đe dọa, đầy đọa tinh thần ông bố nữa, cũng phải đợi đến cuối năm 1979, Huy Anh mới được thả.

Trong thập niên 1940, Bác Sĩ Phan Huy Quát đã được nhiều người ở Hà Nội biết tiếng là một lương y. Bệnh nhân của ông, cả Việt lẫn Pháp, rất tín nhiệm ông vì tư cách đứng đắn và lương tâm nghề nghiệp rất cao của ông. Ngay cả một số người Pháp đã chọn ông làm bác sĩ gia đình của họ, một trường hợp rất hiếm trong y giới người Việt thời ấy. Một đề tài nghiên cứu y học của ông có liên quan đến bệnh đau mắt của Hoàng Ðế Bảo Ðại thời đó đã được tặng giải thưởng đặc biệt của Hoàng Ðế. Cuộc đời chính trị của ông chỉ thực sự bắt đầu sau khi cựu Hoàng Bảo Ðại đã ký hiệp ước Vịnh Hạ Long với Cao ủy Bollaert của Pháp ngày 8 Tháng Ba 1949. Trong chính phủ đầu tiên của quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng Bảo Ðại lãnh đạo, Bác Sĩ Quát tham chính với tư cách Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Sau đó ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng. Từ giữa năm 1953 trở đi, tình hình cuộc chiến với Việt Minh ở miền Bắc Việt Nam ngày càng tồi tệ. Thất trận của Pháp ngày 07 Tháng Năm 1954 ở Ðiện Biên Phủ mở màn cho Hội Nghị Genève về Ðông Dương với hậu quả là Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 do Hiệp Ðịnh Genève được ký kết giữa Pháp và Việt Minh ngày 20 Tháng Bảy 1954. Ở Pháp, Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông Ngô Ðình Diệm làm thủ tướng. Ngày 7 Tháng Bảy 54, ông Diệm về nước. Ðược ủy toàn quyền lãnh đạo Việt Nam, ông Diệm thành lập nội các mới và kiêm nhiệm luôn Bộ Quốc Phòng.

Bác Sĩ Quát trở lại nghề cũ, mở một phòng mạch ở Dakao gần đầu cầu Phan Thanh Giản. Suốt chín năm ông Diệm cầm quyền, Bác Sĩ Quát không tham chính: ông khó có thể thuận với Tổng Thống Diệm về lề lối làm việc quá quan liêu, hống hách và độc đoán của gia đình họ Ngô. Thêm nữa ông là một thành viên trong nhóm Caravelle đã công khai đưa ra bản tuyên bố chỉ trích chế độ và đòi chính quyền Diệm thực hiện tự do, dân chủ. Cuộc đảo chính ngày 01 Tháng Mười Một 1963 do một số tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa lãnh đạo chấm dứt chế độ Ngô Ðình Diệm theo liền cái chết bi thảm của vị tổng thống và hai em ông là Ngô Ðình Nhu và Ngô Ðình Cẩn. Ðại Tướng Dương Văn Minh và Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ cầm quyền mới được ba tháng thì bị Tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh vùng II chiến thuật, chỉnh lý ngày 30 Tháng Giêng 64. Bác Sĩ Quát được mời làm Tổng Trưởng Ngoại Giao. Ông ở chức vụ này tới khoảng Tháng Chín, 1964 rồi lại trở về phòng mạch.

Cuộc đời chính trị của ông đạt tuyệt đỉnh danh vọng khi, vào giữa Tháng Hai năm 1965, ông được Tướng Nguyễn Khánh triệu mời thành lập nội các mới. Giữ chức thủ tướng được khoảng ba tháng thì ông trao quyền lại cho Hội Ðồng Quân Lực vì những mâu thuẫn khó bề giải quyết giữa ông và Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu. Ông lui về, trực tiếp điều khiển phòng thí nghiệm y khoa của ông ở đường Hai Bà Trưng. Hoạt động chính trị của ông thu hẹp lại trong khuôn khổ của Liên Minh Á Châu Chống Cộng mà ông là chủ tịch phân hội Việt Nam cho tới ngày Sài Gòn thất thủ 30 Tháng Tư 1975.

Nhưng ngày kết liễu nền Ðệ Nhị Cộng Hòa chưa phải là ngày chấm dứt hoạt động của Bác Sĩ Phan Huy Quát. Nó đưa hoạt động ấy sang một hướng khác, hoàn toàn xa lạ với con người vốn dĩ trong bao năm đã quen và chỉ quen hoạt động chính trị theo lối "chính quy," trong "đường lối chính quy." Và con người thận trọng trong ông đã lao vào một trận địa mà trước kia ông chưa từng một lần lưu tâm và nghiên cứu địa hình phức tạp, hết sức bất thường do vậy cũng hết sức bất ngờ: địa hình của trận địa hoạt động bí mật, mà vì tính chất của riêng nó, đòi hỏi một cách suy nghĩ khác, một thứ thông minh khác, một loại bén nhạy khác, thậm chí đến cái can đảm trong hoạt động bí mật cũng phải là cái can đảm khác. Vị cựu thủ tướng, tự thân, chưa được chuẩn bị kỹ càng cho hình thái hoạt động bí mật nó có những điều luật, những nguyên tắc đặc thù của riêng nó. Ðiều này cũng dễ hiểu: ông chưa từng thấy có nhu cầu đó. Hoạt động chính trị của ông từ trước không cần đòi hỏi ông có những nhu cầu đó. Vậy mà trước hoàn cảnh đất nước rối bời đang diễn tiến trước mắt, ông đã chọn dấn thân vào con đường mới mẻ này. Một quyết định dũng cảm của một con người ngày ấy đã gần 70 tuổi, và chắc chắn không phải là một quyết định dễ dàng.

Sau ngày Sai gon thất thủ 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Phan Huy Quát không đáp "lời mời" ra trình diện của Việt Cộng được phổ biến trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí của chúng cho tất cả "ngụy quân, ngụy quyền". Liền sau khi cộng quân ào ạt tuôn vào Saigon từ hai hướng Bắc và Nam ngày 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Quát đã dời tư thất ở đường Hiền Vương và bắt đầu cuộc đời "du mục" trong Saigon, quyết không để cho Việt Cộng bắt. Cứ đôi ba ngày các con ông thay phiên nhau dẫn ông đi thay đổi chỗ trú ngụ. Sau gần ba tháng trốn tránh như thế, ông có dấu hiệu mệt mỏi. Các con ông khuyên ông trốn "trụ" hẳn một nơi. Ông nhượng bộ, về nhà trưởng nữ trong một hẻm khuất ở quận Phú Nhuận.

Những ai đã sống ở Saigon sau ngày 30 Tháng Tư 1975 chắc khó quên cái không khí ồn ào, nhộn nhạo, hỗn tạp bao trùm khắp nơi, khắp chốn của cái thành phố hơn ba triệu người này hầu như ngày nào cũng hối hả tuôn ra đầy nghẹt đường phố. Vẻ mừng rỡ bề ngoài vì chiến tranh đã chấm dứt không che đậy nổi nhiều nỗi lo âu âm ỉ bên trong: Kẻ chiến thắng sẽ định đoạt số phận của Saigon như thế nào? Thái độ nào tốt nhất để đối phó với kẻ chiến thắng đang huênh hoang, ngạo mạn? Tùy hoàn cảnh và cương vị riêng của mỗi cá nhân, người thì chọn lối âm thần sống ẩn, người thì mặc, muốn ra sao thì ra, cứ sống "tự nhiên cái đã". Nhưng đại đa số thì tính chuyện trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển sau khi Mỹ đã vĩnh viễn phủi tay. Một số khác thì tính chuyện tiếp tục tranh đấu chống Cộng. Ðã manh nha những sự thăm dò, móc nối nhau, tìm ngõ ngách trong hai lãnh vực chính yếu: thứ nhất vượt biên, thứ nhì chống Cộng.

Hai lãnh vực này tưởng là hoàn toàn riêng biệt, trái lại, thường xoắn vào nhau khá chặt, bởi lẽ nhiều khi tìm đường vượt biển lại dẫn đến mối chống Cộng, tìm đường chống Cộng lại dẫn tới mối vượt biên. Bất cứ ai chọn dấn thân vào một trong hai lãnh vực này đều bị lôi cuốn vào cái vòng luẩn quẩn lưỡng nguyên bi hài kịch đó. Bác Sĩ Quát không ngờ sẽ rơi vào chính cảnh huống ấy. Trong thâm tâm, ông không muốn bỏ chạy: ông vốn nặng tình quê hương. Nhưng gia đình ông 14 người, mặc nhiên là một áp lực tinh thần, thầm lặng đấy, nhưng đáng kể, buộc ông không thể không nghĩ đến sự an toàn cho vợ, con, dâu, rể và các cháu nội ngoại, nghĩa là phải nghĩ đến chuyện vượt biên. Ngoài tình quê hương ông cũng nặng tình gia đình không kém.

Thực ra, khoảng một tuần trước ngày 30 Tháng Tư 1975 lịch sử, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã ra lệnh cho ông Ðại sứ của mình ở Saigon nhân danh chính phủ mời Bác Sĩ Quát qua Ðài Bắc trú ngụ nếu như phía Mỹ chưa lo liệu cho bác sĩ. Lúc đó Bác Sĩ Quát chưa quyết tâm ra đi nên chỉ cảm ơn và nói sẽ liên lạc sau. Về phía Mỹ, khi hay tin Bác Sĩ Quát còn ở Saigon, ngày 28 Tháng Tư 1975 đã liên lạc với ông, hứa đưa hai ông bà qua Mỹ. Bác Sĩ Quát trả lời không thể nhận sự giúp đỡ quý hóa ấy nếu tất cả gia đình ông gồm 14 người không được cùng đi. Phía Mỹ ngần ngại, nhưng rồi cũng thuận ý muốn của Bác Sĩ Quát và cho ông một điểm hẹn. Ðiểm hẹn này sau bị lộ. Thêm nữa ngày 29 Tháng Tư 1975, tình hình căng thẳng tột độ, chính phủ Dương Văn Minh ra tối hậu thư buộc Mỹ phải triệt thoái toàn bộ nhân viên D.A.O. tức bộ phận tùy viên Quốc Phòng của Mỹ trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ. Liên lạc giữa phía Mỹ và Bác Sĩ Quát bị tắc nghẽn. Chuyến trực thăng cuối cùng chở người Việt tị nạn không có Bác Sĩ Quát và gia đình.

Như đã nói, ông nặng tình gia đình, không muốn gia đình bị khổ trong vòng kìm kẹp của Cộng Sản và muốn gia đình sống một nơi an toàn. Ðồng thời ông cũng không muốn làm "kẻ bỏ chạy" vì ông cũng rất nặng tình quê hương, đất nước. Ông muốn, nếu đi thì cả nhà cùng đi. Nếu ở lại thì cả nhà cùng ở lại. Nhưng sau hai lần lỡ dịp di tản gia đình, Bác Sĩ Quát ý thức rất rõ hai mối tình song hành kia, tình gia đình và tình quê hương, đất nước, khó mà dung được với nhau và chỉ có thể chọn một. Và ông đã chọn.

Ông bằng lòng cho con trai út Phan Huy Anh đi thăm dò đường lối. Do một người bạn của Huy Anh giới thiệu, Bác Sĩ Quát thuận gặp một người tên Nguyễn Ngọc Liên. Liên tự xưng là một thành viên quan trọng của một tổ chức chống Cộng nhận nhiệm vụ bắt liên lạc với Bác Sĩ Quát, mời ông gia nhập tổ chức và nơi tổ chức có thể giúp gia đình ông vượt biên. Bác Sĩ Quát đồng ý về đề nghị thứ hai của Liên. Còn về đề nghị gia nhập tổ chức, ông nói sẽ có quyết định sau khi gặp người đại diện có thẩm quyền của tổ chức. Ðôi bên đồng thuận. Gia đình Bác Sĩ Quát gồm bà Quát, các con, cháu hơn mười người được dẫn đi trước xuống Cần Thơ, ở lại đó hai ngày. Hôm sau lên xe đi tiếp, dọc đường bị chận lại, đưa về khám Cần Thơ. Cả nhà biết là đã bị mắc lừa. Một tuần sau bị giải về trại giam Chí Hòa, Saigon. Bà Quát, tuy tuổi đã cao và mắc bệnh đau tim, vẫn bị biệt giam, điều kiện sinh hoạt rất khắc nghiệt. Do con, cháu bà năn nỉ mãi, Việt Cộng cho phép một cháu ngoại gái của bà mới 12 tuổi qua ở biệt giam để chăm sóc bà. Ðược mấy tháng, vì tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, bà Quát được đưa ra ở phòng tập thể với các con cháu. Ðược hơn một năm, có lẽ vì xét thấy gia đình bà Quát đại đa số là giới nữ và khai thác cũng không thêm được gì, Việt Cộng bèn thả hết. Riêng người con rể còn bị giữ lại, đưa đi trại cải tạo Hàm Tân, gần mười năm sau mới được thả.

Về phần Bác Sĩ Quát và con trai út của ông là Huy Anh thì được tên Liên đưa đi tạm trú tại một căn nhà kín đáo ở Chợ Lớn. Hai ngày sau, theo kế hoạch, tên Liên đưa Bác Sĩ Quát và Huy Anh ra khỏi Saigon. Khi xe ô-tô tới một điểm hẹn vắng vẻ thuộc tỉnh Biên Hòa thì đã có một xe ô-tô khác đậu bên đường, nắp ca pô mở sẵn theo mật hiệu đã quy định. Xe chở Bác Sĩ Quát và Huy Anh dừng lại. Một toán người đi tới, vây quanh xe, rút súng hăm dọa. Bác Sĩ Quát biết mình bị lừa. Ông và Huy Anh được giải về Bộ Tư lệnh Cảnh Sát, đường Võ Tánh, Saigon. Hôm đó là ngày 16 Tháng Tám 1975, khởi đầu cuộc thử thách chót trong đời vị cựu Thủ tướng. Một cuộc thử thách không giống bất cứ một thử thách nào ông đã đương đầu trước kia. Một cuộc thử thách mà chủ đích của Việt Cộng nhằm hạ nhục con người chỉ chấm dứt sau khi vị cựu Thủ tướng đã vận tất cả năng lượng vật chất và tinh thần ném hết vào cuộc đấu tranh cuối cùng của ông, lần này mới thực là mặt đối mặt với quân thù với không biết bao nhiêu căng thẳng, gay go về nhiều mặt. Cuộc đấu tranh riêng lẻ mà ông chưa từng có một ý niệm và không bao giờ ngờ có ngày phải tiến hành trong đơn độc, đã kết thúc vào trưa ngày 27 Tháng Tư 1979, đúng ba hôm trước ngày Kỷ niệm Saigon thất thủ.

Thủ Tướng Phan Huy Quát đã vĩnh viễn nằm xuống sau ba năm, tám tháng đấu tranh không nhượng bộ trong gọng kìm Việt Cộng.

Ngày 30 Tết, năm Mậu Ngọ (dương lịch: 1978)

Gần một tháng trước Tết Mậu Ngọ tôi bị chuyển về phòng 1, gác 1, khu BC. Ba phòng 2, 3, 4 bỏ trống. Chỉ riêng phòng 1 có "khách hàng". Bác Sĩ Quát và tôi gặp lại nhau ở đó. Trong mấy ngày Tết, kỷ luật nới lỏng, mọi người được đi lại thăm bạn bè ở các phòng khác, gác khác trong cùng một khu. Bác Sĩ Quát và tôi không ra khỏi gác 1. Chúng tôi thường đi bộ dọc hành lang trống vắng vẻ, Bác Sĩ Quát bắt nhịp đi theo tiếng chống nạng của tôi lúc đó chân bị tê liệt. Mấy ngày Tết quả là một dịp hiếm có để có thể nói với nhau nhiều chuyện, khỏi sợ bị để ý hay soi mói quá đáng. "Ăng ten" cũng phải ăn Tết chứ! Bác Sĩ Quát đã tóm lược cho tôi nghe cuộc "phiêu lưu" của ông và gia đình. Tôi có hỏi ông về thời gian ông giữ tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát, đường Võ Tánh. Ông kể:

"Chúng bắt tôi viết bản tự khai tất cả những gì tôi làm khi tôi giữ chức Thủ tướng. Bản viết của tôi không dài quá một trang tôi viết vắn tắt là trong thời gian tôi ở cương vị Thủ tướng, tôi lãnh đạo việc nước, tôi chỉ đạo cuộc chiến chống Cộng. Tất cả mọi cấp, từ cấp thấp nhất, đến cao nhất gần gũi với Thủ tướng ở mọi ngành quân, dân, chính đều làm việc theo chỉ thị và mệnh lệnh của tôi. Một mình tôi trách nhiệm. Chúng không bằng lòng, bắt tôi viết lại. Tôi viết y như trước. Cù cưa như vậy đến hơn một tháng, gần hai tháng. Chúng bèn chuyển sang thẩm vấn. Hỏi câu nào tôi trả lới vắn tắt: Tôi trách nhiệm. Chúng đủ trò áp lực như anh biết đấy. Sau đó, để bớt căng thẳng, tôi nhận viết. Vả lại, thú thực lúc đó nhịp tim đập của tôi loạn xạ đã nhiều ngày, và tôi không có thuốc trợ tim. Tôi cảm thấy chóng mệt. Tôi cứ từ từ viết được hơn 70 trang, trong đó tôi nêu một số nhận định về thời cuộc, đưa ra một số đề nghị kiến thiết quốc gia. Trên trang nhất, tôi đề tên người nhận văn bản của tôi là Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Chúng bắt tôi xóa, chỉ được viết là bản tự khai. Tôi không chịu. Sau cùng chúng cũng nhận tập viết của tôi."

Tôi hỏi Bác Sĩ Quát: "Anh có tin là chúng chuyển tập viết của anh tới Nguyễn Hữu Thọ không? - Tôi ngờ lắm. Ông đáp. Nhưng không sao. Tôi mượn cớ đề tên Nguyễn Hữu Thọ để ngầm bảo chúng rằng tôi không biết tới Hà Nội trong khi tất cả chúng ta đều rõ là Nguyễn Hữu Thọ và Mặt trận Giải phóng Miền Nam chỉ là công cụ của Hà Nội và Hà Nội thừa biết điều đó hơn ai hết."

Tôi bật cười, Bác Sĩ Quát cũng cười theo. Chúng tôi hiểu nhau. Trong buồng có một vài bạn tù đứng đắn, chúng tôi có thể nói chuyện thẳng thắn, cởi mở, không nghi ngại. Tôi nhớ một lần, vẫn trong dịp Tết Mậu Ngọ, chúng tôi năm người đứng nói chuyện gần ở một góc hành lang, câu chuyện loanh quanh thế nào mà dẫn đến việc một bạn tù hỏi Bác Sĩ Quát về một vài cộng sự viên thân cận nhất của ông mà ông thật tâm tác thành cho: "Có thật hay không, tiếng đồn có người đá ngầm anh khi có dấu hiệu anh trên đà xuống dốc?" Bác Sĩ Quát mỉm cười, trả lời, giọng bình thản: "Tôi đã có nhiều dịp gần cụ Trần Trọng Kim khi sinh thời cụ. Tôi nhớ mãi một lời cụ dậy: sống ở đời phải cho nó chững. Tôi thường kể lại cho các con, cháu trong nhà nghe lời của cụ Trần, kẻo uổng." Câu nói của Bác Sĩ Quát không trả lời thẳng vào câu hỏi của anh bạn. Nhưng có vẻ như mấy bạn biết thưởng thức câu trả lời đó vì họ cười ha hả.

Sau Tết, chúng tôi bị chuyển sang phòng 5, gác 1, khu ED. Ðược vài hôm, phòng nhận thêm một tù nhân từ biệt giam qua. Người này, khi nhận thấy Bác Sĩ Quát thì tỏ vẻ lúng túng, ngượng ngập. Có chi lạ đâu? Hắn là Nguyễn Ngọc Liên, người mời chèo Bác Sĩ Quát vào khu để rồi rơi vào bẫy sập ở Biên Hòa. Trong phòng ngoài Bác Sĩ Quát và tôi, không một ai khác biết mối liên hệ giữa Bác Sĩ Quát và hắn. Bác Sĩ Quát cư xử rất tự nhiên, không tỏ vẻ gì khó chịu bực tức, nóng nẩy. Riêng tôi cũng không để lộ cho tên Liên rõ là tôi biết chuyện của hắn. Cuộc sống ở Chí Hòa đơn điệu, buồn tẻ, ngột ngạt.

Ngày này sang ngày khác, mọi người như chết đi trên 2/3 manh chiếu của mình. Không bao giờ tôi nghe thấy Bác Sĩ Quát thốt lên dù chỉ nửa lời than van về số phận của mình hay của gia đình về sự mất mát tài sản mà Việt Cộng đã tịch thu toàn bộ chỉ để lại cho ông hai bàn tay trắng. Ông sống lặng lẽ, trầm ngâm, kín đáo. Nhiều lần, cán bộ Việt cộng cố ý công khai làm nhục ông trước mặt mọi người. Ông giữ im lặng, cái im lặng kẻ cả. Không ai nhận thấy ở ông một vẻ gì kiêu kỳ, của một người đã từng giữ những chức vụ cao sang trong chính quyền cũ.

Ông biết hòa mình một cách đúng mức. Với anh em cùng cảnh ngộ và cái đúng mức không gượng ép ấy tự nhiên bảo vệ tư thế riêng của ông bằng một khoảng cách mà chẳng ai dám nghĩ muốn vượt qua. Ngay đối với tên Liên mà nhiều yếu tố trong vụ Biên Hòa đủ để được xứng đáng nhãn hiệu "tên phản bội, tên lừa bịp", ông vẫn giữ được cách lịch sự bao dung buộc kẻ kia tự mình phải có thái độ ăn năn, kính cẩn đối với ông. Thế nên tôi rất hiểu tâm địa ông khi ông thều thào: "Thôi! Bỏ đi!" để trả lời câu hỏi dồn ông về tên Liên bên chiếu bệnh. Ông biết vì ông mà vợ, con, cháu ông đang dũng cảm chịu khổ, chịu nhục, chịu thiếu thốn ở khu phụ nữ. Ông biết một cháu nội gái của ông, con gái đầu lòng của Huy Anh, mới ba tháng đã "được" Việt cộng bỏ tù vì bố mẹ và đang thiếu sữa.

Ông biết chừng nào Việt Cộng chưa bẻ gãy được ý chí đối kháng thầm lặng của ông thì gia đình ông, đa số là phụ nữ và con nít vần là những con tin hữu hiệu trong tay Việt Cộng dùng làm lợi khí đe dọa, đầy đọa tinh thần ông, nghiền nát những gì là nhân tính trong ông, buộc ông phải thốt lên một lời quỵ lụy quy hàng, Nhưng ông đã đứng được đầu gió. Vì ông đã cứng.

***

Tôi thường nghĩ, trong suốt cuộc đời tham chính, thành tựu của Bác Sĩ Phan Huy Quát có ý nghĩa lớn lao nhất, có ích cho quốc dân nhất, do đó quan trọng vào bậc nhất vì trực tiếp liên quan sâu sắc nhất đến tiền đồ tổ quốc, là ông đã giành được chủ quyền cho ngành giáo dục Việt Nam, khi ông được Cựu Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục trong chính phủ đầu tiên của Quốc gia Việt Nam mới được Pháp thừa nhận nền độc lập. Do lòng trí kiên nhẫn, thái độ khéo léo, mềm dẻo nhưng không thiếu cương quyết trong thương thảo rất khó khăn, nhiều khi đến độ rất căng thẳng với phái đoàn Pháp mà một số thành viên lại là thầy học cũ của ông ở Ðại học Y khoa Hà Nội. Ông đã thuyết phục được phía Pháp trao trả Việt Nam trọn quyền của ngành giáo dục. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho việc dùng Việt ngữ là ngôn ngữ chính trong mọi giáo trình, mở đầu kỷ nguyên cải cách giáo dục toàn diện từ tiểu học, qua trung học, lên tới đại học và trên đại học mang tính chất hoàn toàn quốc gia mà dấu ấn căn bản và nguyên tắc đó không một ai, sau ông, có thể thay đổi được. Pháp ngữ đã lui xuống thứ hạng như bất cứ sinh ngữ nào khác được giảng dậy trong mọi cấp học trình. Thành quả tranh đấu gay go trong thầm lặng nhưng thật rực rỡ của ông với Phái đoàn Pháp và công cuộc tiến hành cải cách giáo dục của ông đã được báo chí thời đó xưng tụng và mệnh danh một cách rất xứng đáng là "Kế hoạch giáo dục Phan Huy Quát." Tên tuổi ông đã gắn liền với tương lai của biết bao thế hệ nam, nữ, thanh, thiếu niên trong lãnh vực giáo dục nó là chìa khóa của tiến bộ văn minh và phát triển văn hóa cho đất nước, cho dân tộc.

Thành công nào có thể đẹp hơn, lâu bền hơn thành công của ông trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người?

***

Một phòng lẻ loi dành cho lính gác ở ngoài vòng rào trại giam Chí Hòa đã được quét dọn khá tươm tất. Giữa phòng, một tấm ván gỗ khổ hẹp đặt trên đôi mẻ. Trên tấm ván một hình người nằm ngửa, chân duỗi thẳng, hằn rõ dưới tấm mền mỏng phủ kín từ đầu xuống chân. Thi thể Bác Sĩ Phan Huy Quát, cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa nằm đó, cô đơn, lạnh lẽo giữa một buổi trưa hè nắng gắt, oi nồng. Cùng với tấm ván và đôi mẻ, thi thể ông là tĩnh vật trang trí độc nhất của căn phòng lính gác quạnh hiu. Chung quanh không một bóng người. Cái tĩch mịch của căn phòng như muốn thét lên mà bị nghẹn.

Tang gia được chính quyền Việt Cộng hứa cho phép quàn thi hài Bác Sĩ Quát tại chùa Xá Lợi. Ðến phút chót Việt Cộng bội hứa như chúng vẫn có thói quen đó đã trở thành quán tính. Chúng buộc tang gia phải chôn cất ngay ngày hôm sau tức là ngày 28 Tháng Tư 1979. Tìm hiểu ra mới biết ngày 28 là ngày ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới Saigon: cho đem thi hài Bác Sĩ Quát về quàn tại Chùa Xá Lợi có thể gây ra nhiều phiền phức, rối ren không lường được. Quái thật! Một chế độ luôn luôn tự vỗ ngực lớn tiếng huênh hoang ta đây "Anh hùng nhất mực" và "ra ngõ là gặp anh hùng" lại sợ đủ thứ! Sợ từ đứa bé sơ sinh sợ đi nên phải bắt nó vào tù với mẹ nó cho chắc!

Sợ từ cái xác chết sợ đi, nên bắt chôn ngay sợ xác chết "thần giao cách cảm" với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thì rầy rà to. Ðám tang bị hối thúc rồi cũng chu toàn nhờ sự tận tình giúp đỡ của thân bằng, quyến thuộc. Sau tang lễ đơn sơ, còn sót lại là nghi vấn về cái chết của vị Cựu Thủ tướng. Hồ sơ bệnh lý do Việt cộng chính thức đưa ra là "nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cùng viêm gan siêu vi trùng". Hồ sơ vẫn nguyên vẹn là một nghi vấn.

***

Nếu tôi biết hát, tôi sẽ cất giọng ca vừa đủ nghe tù khúc:

"Anh nằm đây, Bạn bè anh cũng nằm đây..."

Gọi là một chút để ấm lòng người đã khuất.

Nguyễn Tú

Ký giả Nguyễn Tú, nguyên đặc phái viên chiến trường Nhật báo Chính Luận tại Việt Nam trước 1975, cũng như của nhiều báo ngoại quốc, đã bị giam hơn mười năm trong lao tù Cộng Sản. Ông vượt biên tới Hong Kong năm 1990 và sau đó tới Hoa Kỳ. Hiện ông cư ngụ tại vùng Hoa Thịnh Ðốn.

 photo Phan_Huy_Quat.jpg

media-viewer-candidate

Dr. Nikita Levy was fired in February 2013.

http://nguyenus90.blogspot.com/2014/08/cai-ch-trong-tu-cs-c-c-th-t-phan-huy.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-9009464646256435545Tue, 05 Aug 2014 05:16:00 +00002014-09-08T14:31:21.564-07:00 Người Lính Xô Viết Bắn Rớt Máy Bay Của Ông John Mc Cain

Đài truyền hình Nga phỏng vấn người lính Xô Viết bắn rớt máy bay của ông John Mc Cain

 Đảng cộng sản Việt Nam còn nói láo nữa thôi? Đài truyền hình Nga phỏng vấn người lính Xô Viết bắn rớt máy bay của ông John Mc Cain





Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) - Từ trước đến nay, đảng CSVN luôn khoe khoang là quân dân miền Bắc đã bắn hạ máy bay của ông Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc Cain năm 1967, lúc đó còn là thiếu tá hải quân trong quân đội Mỹ. Thậm chí khi sang Mỹ ngoại giao, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị đã tặng ông John Mc Cain 2 tấm hình khổ A4 chụp tấm bia bên hồ Trúc Bạch, nơi máy bay của ông bị bắn rơi, khiến ông bị bắt làm tù binh và bị giam trong Hỏa Lò hơn 5 năm. Tấm bia bên bờ hồ còn ghi dòng chữ "Ngày 26 10 1967 tại hồ Trúc Bạch quân và dân Hà Nội bắt sống tên John sney ma can thiếu tá không quân Mỹ lái chiếc máy bay A4..."



Có người cho rằng ông Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc Cain đã bị sỉ nhục khi nhận món quà quái gở này, nhưng trên thực tế chính Phạm Quang Nghị và đảng CSVN mới bị sỉ nhục, vì họ không hề biết rằng từ năm 2008, một cựu sĩ quan Nga tên Yury Trushyekin, đã tuyên bố trên báo chí và truyền hình Nga rằng ông ta mới chính là người bắn hạ máy bay và bắt sống ông Mc Cain.


Mặc cho đảng CSVN tìm mọi cách giấu diếm việc quân đội Liên Xô và Trung Quốc đã trực tiếp tham gia chiến tranh VN suốt 1 thập niên từ 1960 đến 1970, Trung Quốc và Nga ngày nay chẳng ngần ngại nói ra sự thật đó.


Ông Yury Trushyekin cho biết trong suốt thập niên 1960 -1970, đã có hàng ngàn binh lính và sĩ quan Nga được điều động sang miền Bắc Việt Nam để giúp quân cộng sản Bắc Việt chống Mỹ. Đa phần làm công tác cố vấn, ngoài ra còn có mặt trực tiếp tại chiến trường để huấn luyện cho bộ đội CSVN cách sử dụng những vũ khí mà Nga cung cấp.


Ông trưng ra hình ảnh, hộ chiếu và cả 1 bằng khen của nhà nước CS Bắc Việt làm bằng chứng.



Riêng về việc bắn hạ máy bay của ông John Mc Cain, ông Yury Trushyekin cho biết bộ đội VN toàn bắn hụt, ngày hôm đó đã bắn hết 12 quả đạn tên lửa mà chẳng trúng quả nào! Khi chỉ còn 1 quả cuối cùng, ông đã phải thân chinh nhắm bắn mới hạ được phi cơ của ông Mc Cain.


Ông còn cho biết chính ông đã cứu mạng ông John, vì khi bộ đội CSVN vớt ông này lên, lúc đó đã bị gãy hết 2 tay và 1 chân, thì với lòng căm thù cao độ được huấn luyện sẵn, 1 đám đông đã nhào vào đánh đập, đâm ông này suýt chết. Ông Yury Trushyekin và đồng đội đã phải can thiệp và ra lệnh cho bộ đội ngừng tay và chỉ được bắt sống.


Trong cuốn hồi ký của mình, ông Mc Cain cũng kể lúc bị bắt, mặc dù bị trọng thương mình mẩy đầy máu và lúc ngất lúc tỉnh, ông đã bị hàng trăm tên bộ đội xông vào đấm đá, nhổ nước bọt và có ai đó còn cầm cả lưỡi lê đâm vào hông và chân ông!


Ông Yury Trushyekin kể tiếp rằng sau đó ông có vài lần vào thăm ông Mc Cain trong Hỏa Lò, nơi còn được gọi mỉa mai là "khách sạn Hà Nội Hilton". Ông nói CSVN đã cố gắng "cải tạo tư tưởng" cho ông John bằng cách bắt ông này đọc những quyển sách giáo điều cộng sản dày cộm, bao gồm cuốn của Karl Marx. Khi được hỏi nếu bây giờ gặp lại ông John Mc Cain thì ông sẽ nói gì? Ông Yury Trushyekin bảo ông sẽ hỏi ông John đã đọc hết cuốn Marx chưa!


Ông Yury Trushyekin và đài truyền hình Nga đưa tin



Riêng ông Mc Cain cho biết lúc đầu ông bị đối xử rất tệ hại, nhưng sau khi biết được ông là con trai và cháu nội của 2 vị tướng lừng danh của Mỹ thì ông được ưu đãi hơn, vì CS Bắc Việt biết ông có giá trị trao đổi. Lúc đó ông mới được chữa trị vết thương, và cái chân gãy được mổ, nhưng các bác sĩ làm việc quá dở làm dứt hết mấy sợi gân, khiến chân ông bị tật cho đến bây giờ.


Sao rồi đảng ơi? Còn nói láo nữa thôi? Đẹp mặt chưa? Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng à? Bách chiến bách thắng à? Thắng Mỹ thắng Pháp à? Không có Liên Xô và Trung Quốc thì làm gì thắng nổi ai!! Vì thế mà ngày nay phải "đời đời nhớ ơn" cái đám ngoại bang này và phải dâng đất dâng biển đảo cho chúng nó!!


Từ tướng Võ Nguyên Giáp bị cố vấn Trung Quốc viết hồi ký chê là kém mưu trí, chỉ biết nướng quân, đến "bộ đội cụ Hồ" cũng bị sĩ quan Liên Xô chê là toàn bắn hụt và hành xử với tù binh như côn đồ!


Ông Mc Cain biết rất rõ là lính Nga bắn rớt máy bay ông chứ không phải quân dân VN nào cả. Có lẽ vì vậy mà ông thoải mái cười ha hả khi nhận 2 bức hình quà tặng kia. Sau đó nếu ông có thể đọc hiểu được dòng chữ ghi trên tấm bia, thấy nói láo rằng quân dân CS Bắc Việt đã bắt sống được ông, lại còn viết sai tên ông và và binh chủng của ông thì chắc ông phải cười đến đau cả bụng!


Ngoc Nhi Nguyen
danlambaovn.blogs

 Xem thêm các links dưới đây để tham khảo:




 
Tướng 5 sao
 
Quỷ Đỏ Bán Nước • 5 phút trước
Đã bảo lủ súc vật cộng sản vn láo lếu đến độ khủng khiếp kinh hoàng, chúng nó có làm được cái quái gì đâu, chỉ toàn là nhờ cái mõm chó của chúng ra sủa để sống còn: nhờ Nga, Tàu trong chiến tranh mà lấy súng đạn đi giết người, nhờ Tư Bản trong thời bình mà xây nhà lầu ăn chơi đĩ thỏa. Trong cái thời mà 'ti vi chạy đầy đường, cà rem đem phơi khô' thì lấy gì mà đòi bắn hạ phi cơ Mỹ ? Có phải là nhờ chuyên viên của Nga, phi đạn của Nga thì mới bắn hạ được thôi, y như là vừa rồi ở Ukraina, chính Nga đã bắn hạ phi cơ dân sự của Hàng Không Malaisia đó, chứ quân nổi dậy Ukraina hôm nay còn chưa có đủ kỷ thuật cao siêu huống hồ chi lủ việt cộng của thời còn núp trong rừng bắn lén, thấy rõ chưa lủ vẹm láo ?

Free Duck17 phút trước Tôi chỉ biết nói là tôi cảm thấy rất đau lòng cho dân tộc tôi .
Tôi nhớ lời dặng dò của cha mẹ khi con nhỏ qua bài cầu nguyện mổi tối:
"Hôm nay con xin đến cuối đầu nguyền xám hối nhửng lổi xưa,
Con xin đức Thích Ca đem lòng từ bi mà xóa tội cho con
Đời con buồn thảm bởi bao mê lầm
Nhưng hôm nay lòng con đả thảnh thời
vì con biết quay về thành tâm để quy y
Và con xin hứa xóa hết lỗi lầm, tham vọng kiêu căng để noi gương từ bi đức Thích Ca"
Tôi may mắn không phải nghe sư hổ mang nói về đấn Lý Thường Kiệt đấnh Tàu là "hổn với anh". Tuy lời cầu nguyện rất thô sơ cho trẻ con nhưng nó vần dìu giắt tôi cho đến ngày nay.
Cái gì không phải là của mình mà minh cho là của mình thì sẻ gây đau khổ. Mình làm sai mà không nhận làm sai thì sẻ nuôi dưỡng cái sai, rồi nó se làm chủ mình, định đoạt đời sống của mình làm mình bất lực luôn luôn ở tình trang nang giải.
Sự mê lầm là tai hại nhất, sống trong mê lầm mà lại kiêu căng và tham vọng thì không chỉ hại chính mình mà cả hàng ngàn, hàng triệu người khác nếu mình nắm quyền định đoạt.
Đối với tôi đ ảng Công Sản Việt-Nam thiếu tự tin nên cái gì củng phải phòng to lên cho "oai" (vỉ đại). Sự mê lầm này khó xửa đổi lắm vì nguồn máy tuyên truyền không bao giờ ngưng.

Suong Cau33 phút trước Coi thử dlv phen này ní nuận ra sao? t/g viết đưa link đễ tham khảo, mong dlv hãy đọc trước khi tranh luận. cha nội Trúhyekin chắc là tức đám bộ đội VN , bắn 12 phát éo trúng. Ái dà , nếu ông này tranh công thì nhà nước nên kiện ông ta đi vì quân đội bách chiến bách thắng, bắn đâu trúng đó thì làm sao mà cần cha Trushekin nào đó bắn giùm. Hôm trước chẳng phải là Việt Nam đòi kiện và dẫn độ phóng viên BBC hay sao? Russia nó đưa lên truyền hình đó , kiện luôn đài truyền hình luôn đi....kakaka.
"cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá" thật không sai chút nào. Sự thật rồi sẽ dần dần phơi bày ra. Cảm ơn bác Ngọc Nhi Nguyễn.

Hoa Cải • 2 giờ trước Mỗi ngày phơi bày một bộ mặt thật của Việt cộng. Phơi bày hết, Việt cộng chết!
Cảm ơn tác giả đã tìm được sự thật của Việt cộng.

Việt Nam Dân chủ Tiến bộ • 2 giờ trước Lê thanh Hải bí thư tphcm, thách đấu với bộ chánh trị(http://danlambaovn.blogspot.co..., đưa tin thăm coopmart tỉnh Phú Yên có ý gì? ai chả biết Lê thanh Hải là 1 tên cướp( coopmart) từng cướp(cốp) chánh quyền thời Võ Văn Kiệt, khỏi cần tự xưng danh tánh như vậy đâu!(nồi nào vung đó) biết rằng Lê thanh hải là "tỷ Phú" đô la rồi, thế nhưng báo cho Hải tin buồn là: không được "Yên" với tôi đâu thưa ngài Chu Vĩnh Khang2. Phụ họa vuốt cu cho Hải là con phó bí thư Nguyễn thị thu Hà đi thăm và tặng quà cho ấp Trà Giựt, xã Đại Phước, huyện Càng Long( là tụi bây thành Vua một cỏi chứ gì? còn cao tay hơn "huyện Ba Vì xã vật lại" rồi, đồ chó) hãy đợi đấy " sống thấy mặt, chết thấy gì thì pa rõ rồi nhá?", ta thì quá rõ bộ cốt của ngươi rồi, "họa bì họa hổ năng họa gì?" thì pa biết rồi nhá:http://www.sggp.org.vn/chinhtr...
Chủ tịch nước gọi bọn COOPmart là cướp(cốp) chứ còn cái mẹ gì nữa, tụi bây đến Phú Yên ngao du thôi cu ơi, đồ “Man Rợ có thực chiến thắng Văn Minh không”? chứ mấy cái trò "tặng quà" này ta rành lém, ta cũng hay cùng mấy đại gia "tặng bò" ở "Lạng Sơn" mấy lần, trông cu cười..cười giống con Quyết Tâm chết mẹ:
http://www.co-opmart.com.vn/tr...
Tiếp:
https://www.facebook.com/tat.a...

Bútcùn • 2 giờ trước Bởi vậy bộ đội cu Hồ mới gọi là VẸM.Nói láo di truyền từ thời mấy ông cố tổ Các Mác cho đến cha già dâm tặc.Máy bay cuả Mc Cain không may bị tay Nga bắn rớt,thực tế máy bay Mỹ có khi bị bắt sống nửa cơ.Mấy tên lái Mig nằm mắc vỏng trên mây chờ cho máy bay cho ma,thần sấm (F5,F111)bay ngang là chúng nhảy ra đậu trên cánh bắt sống ngon lành.Thời đại @ này chuyện mấy đồng chí cở như cha già dâm tặc bị lộ,các quan đỏ bị lộ và đảng và bác cũng bị lộ nguyên con chuyện bán nước qua Con Hàm Henro Đồng và Hội nghị Thành Đô qua tài bán nước cuả đồng rận Nguyễn văn Linh.
Từ ngày có bác và đảng "đại dịch" láo và xạo ke lên tới đỉnh cao trí tuệ loài người rồi.Nó là cái nôi cuả VẸM ĐỎ.

  • Suong Cau Bútcùn21 phút trước
    hahaha. chuyện này cháu cũng nghe từ mấy ông bộ đội trước xóm kể lại. Nào là phe ta không những tiết kiệm đạn và còn tiết kiệm xăng dầu. Đậu máy bay trên mây, tắt máy cho địch không nghe...blabla...Dude còn hăng máu kể nào là bạn của anh ta thỉnh thoảng bắn 1 trúng 2. Lũ nhóc tụi cháu há hốc mồm . Là con nít đâu biết gì về nhà kể lại cho ba mẹ nghe , ba mẹ la cho 1 trận và cấm không cho ra ngoài nghe mấy trự "xạo mỏ". Thiệt tình. Có xạo thì cũng vừa vừa thôi, nhường cho người khác 1 chút .
Savugiong • 2 giờ trước Đúng là: Gian manh chẳng nại thật thà, lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy. Hay là : Honesty is the best policy. CS toàn một lũ ăn gian nói dối, lừa lọc đầu độc nhân dân, chuyên môn khôn lỏi, những tưởng dân đen không ai biết, nào ngờ thên bất dung gian đảng, ngày nay mọi sự dối gian của chúng đều được phơi bày nhờ thượng đế ban cho loài người cái mạng Internet để tiêu diệt gian Đảng và cứu khổ loài người.
Ha ha ha CS ơi các con đã tới số rồi!!!

trộn • 3 giờ trước OK! tao nhận quà của tụi bây vì phép lịch sự, nhưng tên tuổi này không phải của tao, tao là MCCain kia, và quân chủng chúng tao là quy tắc phân biệt rõ ràng, chứ không như tụi bây, quân đội nhân dân một cục nhưng mà thực chất là ND trung hoa.

Giăng Mắc Toi • 4 giờ trước Các nha sĩ khuyến cáo những người mang răng giả không nên đọc bài này.
Những trận cười không kềm chế được có thể làm cho hàm răng giả lọt xuống bao tử gây nguy hiểm đến tính mạng.



CS bịp bợm • 5 giờ trước
(Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives.).
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.
( Mikhail Gorbachev (Tổng Bí Thư Xô Viết)

anhnghi5 giờ trước < Đi đêm có ngày gặp ma > y chang ? ĐCSVN lấy vải thưa để che mắt thánh làm sao được ? chỉ có 1 ngày sau khi món quà " bức tranh ngoại giao " do đồng chí Phạm quang Nghị bí thư thành ủy HN trao tặng cho TNS John Mac Cain thì cả thế giới đều thấy cái xạo ke của đảng csvn ? , , , bức hình nếu biết nói sẽ lên tiếng < chúng bây là đồ vô liêm sĩ > . . . chỉ gạt được dân lành chớ đừng mong gạt cả thế giới nhé ? . . . kỳ này xin Mỹ bán vũ khí sát thương để bắn ai vậy ? . . csvn khôn nhưng không ngoan ? lòi ra cái đuôi chồn ( Hồ ly tinh ) => cáo già ???

Hết chối cãi • 5 giờ trước Vậy là đế quốc Liên xô và đế quốc Trung cộng đã từng xâm lược đất nước ta rồi nhé !

đại tướng cầm quần họ Võ • 6 giờ trước Đề nghị người dân Hà nội chụp hình cận cảnh 2 cái bia có liên quan đến John McCain (mà Nghị ngố đem sang Mỹ để làm quà ngoại giao) để cả thế giới cùng biết trò bịp ấy của CSVN. Cám ơn.
  • McKeno đại tướng cầm quần họ Võ5 giờ trước
    Ngày 26-10-1967 tại Hồ Trúc Bạch Quân và dân thủ đô Hà Nội bắt sống ten John Sney mà cần thiếu tá không quân Mỹ lái chiếc máy bay A4 rơi tại nhà máy điện Yên Phủ đây là một trong 10 chiếc máy bay bị bắn rơi cùng ngày.
    ---------------------------------------------------------------
    Dân thủ đô Hà Nội đâu có dốt đến nổi không phân biệt được tên thiếu tá không quân John Sney Ma Can nào đó thì không dính dáng gì đến tên thiếu tá John McCain của hải quân Mỹ?
    Sir McKeno
    (nguyên tư lệnh phó hãi quân Lèo)
đại tướng cầm quần • 6 giờ trước Hôm 17 tháng 9, 2013 ông McCain đã tuyên bố rằng, "chiến thắng" mà đại tướng cầm quần họ Võ có được đã trả một giá rất đắt (immense cost).

Choi Song Djong • 7 giờ trước Hệ thống SAM ( địa đối không ) khá phức tạp nên đã phải khiến người Nga trực tiếp điều khiển khi bắn hạ SU 25 và MH 17 tại biến giới phía Đông-Bắc Ucraina mặc dù ngày nay là 2014.Vậy thử hỏi năm 1967 bộ đội và cán ngố cu Hồ xử dụng được SAM-5,SAM-7 ? ( SAM-7 còn được gọi là SAM cải tiến-tức là SAM-5 )
Cái này hầu như ai cũng có thể cảm nhận ra được trừ Vẹm + láo và đội quân Dư Lợn viên hèn mạt.

Vẹm láo • 8 giờ trước Bọn vẹm nói láo quá hay làm dân theo cách mệnh tin đến há miệng chảy cả nước miếng !
Giờ đây hết đường nói láo nghe em . Báo Chí nó viết tùm lum nè em vẹm !

rùa đen8 giờ trước
VC nói láo từ thời "CỤ" lão Hồ ly ( trần dân tiên) cho đến thời "CU" (cụ không nặng) Nghị Ngố ... cường độ "láo như Vẹm" cũng còn giữ được mức tăng trưởng như "cấp số cộng" NHƯNG trường hợp "thất bại" (bị vạch trần & phản tác dụng ...) lại tăng theo kiểu "cấp số nhân" (láo , dóc 1 chuyện thì bị thiên hạ "moi & xì" ra thêm vài chuyện "dóc, láo" liên hệ khác... với hiệu quả dây chuyền)
Việt cộng đang bị PHÁ SẢN trong việc kinh doanh "lê văn tám". Các "doanh nhân" của thị trường LÁO sản & sản(g) sắp bị thất nghiệp rồi!
Hot News in USA today: US Senator, John McCain, sees/ visits his dentist today!

Nguyên nhân/ Lý do: Vì ông John McCain cười quá sức/ khả năng cho phép ... nên bị rụng mất mấy cái răng ...
Mắc cười thiệt !!!

trộn • 8 giờ trước Cái sáng kiến tặng quà bằng ảnh sỉ nhục MCCain là của bộ chính trị đó, do thằng Tàu khía vào. Không có một thằng ngẫn ngờ nào làm như thế cả, người rừng cũng còn văn minh hơn lũ Hà Nội cộng này.

  • rùa đen trộn4 giờ trước Theo như thấy, qua "sự kiện tặng quà" này, thì vc hông có "bộ chính trị" đâu ! (không đủ phẩm chất của chính trị gia) ... mà chỉ là 1 tập hợp của Bo Chet Tau, Bon Cho Tau, Bu Cac Tau, Bon Cuop Tau .... và "tương cận" mạo xưng, tiếm danh "chính trị" thôi !!!
Võ Thế Danh • 8 giờ trước
He.he.. Nói về cái nôi chủ nghĩa cộng sản Liên Xô ngày ấy với dân số 293.047.571 người, và cứ 1 người được 13,08 người/km² công chung tổng diện tích lên đến 22.402.200 km² (hạng 1). Nếu mà làm kinh tế kiểu XHCN là đào bới đất bán tài nguyên thôi cũng đủ là đại cường về kinh tế. Vậy mà lại là nước xứ này thời đó là quốc gia đói nghèo về mùa đông dân cư phải đói khổ không có bánh mì để ăn. Sau này tan rã đổi thành Liên bang Nga, còn gọi là Nga ngố dân số còn 143,5 triệu (Năm 2012) do uống rượu quá độ và chết sớm. Putin trở thành kẻ lãnh đạo, một chính khách nhà nòi theo chủ nghĩa cộng sản (KGB) mang nhãn hiệu tư bản (FSD), với diện tích 17.075.200 km² (hạng 1 thế giới).
Nền kinh tế chủ yếu sản xuất võ khí và đào bới đất bán tài nguyên theo kinh tế thị trường định hướng XHCN y như VN vậy. Bây giờ bị Tây phương cấm vận thằng Nga ngố chịu nhục qua TQ quỳ lạy thằng Tập Cận Bình với hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD với Trung Quốc, Nga hy vọng giảm sự lệ thuộc vào thị trường châu Âu..ha..ha... mà thằng TQ lại ăn bám vào tư bản giãy hoài không chết là Mỹ bằng cách mua lại trái phiếu Mỹ, tức cho Mỹ vay tiền hay ký gửi tài sản cho Mỹ để kiếm lời ở giữa. Bây giờ đã đến cái thế kỷ này mà bọn chóp bu CSVN bám theo cái định hướng XHCN để phát triển kinh tế thì trước sau cũng chui ống cống cả lũ. nếu mà thiên đường XHCN ưu việt tại sao thằng Nga ngô không xây dựng nó mà phải đi năn lỉ thiên hạ rằng: ANH MUA GIÚP EM VÕ KHÍ VÀ DẦU HỎA KHÍ ĐỐT ĐI Ạ, KHÔNG LÀ DÂN NGA NGÔ CHẾT ĐÓI CẢ LŨ!

Nguyễn • 8 giờ trước Xin kể câu chuyện về dzụ vc bắn hỏa tiển vuốt đuôi cho dui:
Sau cuộc chiến biên giới 1979, một đại tá cục cải tạo BNV xuống trại cải tạo Tân Lập, Vĩnh Phú tuyên dương thắng trận.
Mà mặt mày y xuôi xị, đến nỗi lầm lủi đọc tài liệu mà quên vỗ tay như thường lệ! Nghĩa thua thấy mẹ cho nên xụi lơ!
Để xỉ nhục cố vấn chệt giúp bắn hỏa tiển SAM, y kể:
Tụi " cố vấn " TQ " cuồng tín " lắm! Được tin từ càc tàu gián điệp của các đồng chí Liên xô báo B52 Mỹ cất cánh từ đảo Guam, các cố vấn TQ còn giở " Mao tuyển " ra đọc để học tập lời Mao chủ tịch dạy trước khi chuẩn bị bắn hỏa tiển. Thành ra các đồng chí ấy luôn luôn bắn vuốt đuôi máy bay Mỹ!
Tui chỉ kể lại lời cán bộ vẹm. Còn y nói thiệt hay xạo không biết được!
Có khi nói láo như vẹm cũng chưa biết chừng.

trộn • 8 giờ trước Vụ vịnh bắc bộ báo QDND cất tiếng gáy sau:
"Trước hành động của đế quốc Mỹ, Hải quân nhân dân Việt Nam đã cùng với quân và dân miền Bắc, chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc và bắn cháy 8 máy bay và bắn bị thương nhiều chiếc khác"
Theo Gs Nguyễn Văn Tuấn (FB Nguyen Tuan) thì:
"Chính phủ Bắc VN cho 3 tàu phóng ngư lôi tấn công Maddox. Tàu Maddox bắn trả đũa và gọi máy bay đến oanh kích.
Kết quả cả 3 tàu VN đều bị hư hỏng, 4 người chết, 6 bị thương; còn phía Mĩ thì tàu Maddox bị một vết đạn, chẳng ai bị thương, nhưng một máy bay bị hư hỏng. Tuy nhiên, báo chí VN mô tả đó là một ... chiến thắng của hải quân VN!
Cảm thấy bị thách thức, Đô đốc Thomas H. Moorer, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, ra lệnh điều thêm USS Turner Joy, một tàu khu trục lớn hơn và hiện đại hơn Maddox, đến vùng biển ngoài Bắc VN. Sứ mệnh của hai tàu là thu thập thông tin"
"Sự kiện ngày 2/8 và 4/8 rất quan trọng. Mĩ xem đó là một tấn công vào Mĩ, và họ phải có hành động. Ngày 7/8, Thượng viện Mĩ bỏ phiếu thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống Lyndon Johnson “dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng của Hoa Kì và ngăn ngừa sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt Nam”. Đầu năm 1965, Johnson có lí do gửi quân lính đến miền Nam VN, và bắt đầu một cuộc chiến tranh lâu dài, đẩm máu, và tốn kém."
Cười chết với ông Cộng Sản, hí hí.

Rờ mông Cu tê8 giờ trước Nhìn ảnh thấy ông Kên cười đau cả rốn, còn Nghị thì cười ngơ ngẩn như bị đao. So về độ lú thì rõ ràng chức TBT khó thoát khỏi tay Nghị.

myxuan le8 giờ trước
Lòi cái đuôi chuột rồi

Hoài Việt9 giờ trước Trong lịch sử tặng quà ngoại giao, có thể nói đây là món quà độc nhứt vô nhị. Nếu nói rằng việc tặng quà nầy là làm theo lệnh Bắc Kinh hay để làm đẹp lòng "sư phụ" Tập Cập Bình thì đảng cộng sản Việt Nam nói chung và tên Phạm Quang Nghị nói riêng quả là vô liêm sỉ.

  • rùa đỏ Hoài Việt4 giờ trước
    Vc thì làm gì có liêm sỉ. Bọn chúng là một bọn ăn ngược nói ngạo. Chuyện có nói không, lật long là nghề của chúng. Nếu chúng có liêm sỉ thì chúng ta đâu mất miền Nam một cách tức tửi. Hết bội ước Geneva Treaty 54 rồi đến Paris Treaty 73. Cũng như chúng đề nghị ngưng bắn 72 tiếng Tết Mậu Thân. Rồi chuyện gì xảy ra cả thế giới đều biết. Chúng là một lũ khốn nạn. Một lũ bán nước hại dân.
  Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=29929


view-source:http://maidayhoabnh.blogspot.com/2014/08/ai-truyen-hinh-nga-phong-van-nguoi-linh.html?m=1

****************************

Công Lao Đánh Mỹ Diệt Ngụy Là Của Nhân Dân Trung Quốc Và Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa

Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhân gởi 320.000 quân qua tham chiến ở Việt Nam trong năm 1965-1968 và viện trợ Hà Nội 20 tỷ đô la – Liên Xô viện trợ 11 tỷ đô la
Posted by hoangtran204 on 04/01/2014
Thế là đã rõ: Đảng CSVN không phải là lực lượng duy nhất có công lao chống Mỹ như lâu nay vẫn kể công. Ông HCM, Lê Duẩn, và Đảng CSVN đã mời 320.000 quân Trung Quốc đã qua VN trong thập niên 1960s. Đảng CSVN và Nhà Nước  đã mời TQ qua VN để chúng có cớ chiếm HS, TS, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Móng Cái, Núi Lão Sơn… và nhiều đất đai biên giới phía bắc. 
Đảng đã mời 320.000 quân Trung Cộng và một số lượng không rõ lính Bắc Triều Tiên, và Liên Xô đến Miền Bắc trong thời gian 1964-1975 để cùng nhau chống Mỹ. Trung Quốc “đã viện trợ 20 tỷ USD cho để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. “
Đánh Điện Biên Phủ thì đảng CSVN cầu viện quân đội Trung Cộng qua đánh giúp. Quân đội Trung Cộng và các tướng lãnh La Quý Ba, Trần Canh, đã giúp đánh trận Điện Biên Phủ 1954.

Chiếm được Miền Bắc năm 1954 là nhờ Trung Quốc điều đình với Mỹ và Pháp qua Hiệp Định Geneve 20-7-1054
Qua đến cuộc Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975, Đảng CSVN và ông HCM lại cầu viện ngoại quốc qua giúp đỡ đánh chiếm Miền Nam. Lần này, có quân Trung Cộng, quân Liên Xô, và quân lính Bắc Triều Tiên. Trung Quốc viện trợ 20 tỷ Mỹ kim, Liên Xô viện trợ cho VN nhiều hơn TQ nhưng chưa bao giờ tiết lộ, gần đây chỉ nhắc đến 11,5 tỷ Mỹ kim (xem cuối bài).
Tóm lại: Với nhiều sự kiện lịch sử ngày càng nhiều và cho thấy rằng: Đảng CSVN không phải là lực lượng duy nhất chống Mỹ và đánh chiếm Miền Nam VN như lâu nay vẫn kể công nhằm mục đích giành quyền lãnh đạo Việt Nam vô thời hạn!


Nguồn: bài báo được lưu lại ở đây news.google.com
Tin Reuters
H.N. NGUYEN

Tham khảo:

view-source:http://huynh-tam.blogspot.com/2014/08/cong-lao-anh-my-diet-nguy-la-cua-nhan.html


Sự can hệ của Nga trong chiến tranh VN


http://youtu.be/Ws4N_ZjJJtM


http://nguyenus90.blogspot.com/2014/08/ai-truyen-hinh-nga-phong-van-nguoi-linh.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-2164880819958362489Mon, 04 Aug 2014 01:21:00 +00002014-08-31T20:50:00.383-07:00

• Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh viếng thăm Melbourne

Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh viếng thăm Melbourne

Sau buổi Hội luận với Tuổi Trẻ cùng đồng hương ở Sydney hôm Chủ Nhật ngày 27 tháng 7 năm 2014 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng NSW, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh 

Sau buổi Hội luận với Tuổi Trẻ cùng đồng hương ở Sydney hôm Chủ Nhật ngày 27 tháng 7 năm 2014 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng NSW, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đến Melbourne để tiếp tục chương trình Hội Luận với đề tài Tuổi Trẻ với Thăng tiến nghề nhiệp và Tương Lai của Dân Tộc với Tuổi Trẻ và đồng hương Melbourne. 



 

Cô được đồng Hương Melbourne tiếp đón nồng nhiệp tại phi trường Melbourne hôm thứ Tư ngày 30 tháng 7. Những ngày kế tới cô sẽ viếng thăm Tượng Đài Chiến Sĩ, Tượng Đài Thuyền Nhân, Đền Thờ Quốc Tổ, …, và đặc biệt là sẽ tiếp xúc với Cựu Thủ Tướng Malcolm Frazer.
 

Phi trường Melbourne












Dương Nguyệt Ánh cùng phu quân


Tượng đài Thuyền Nhân Viêt Nam ở Melbourne








Đên Thờ Quốc Tổ
















Buổi nói chuyện của Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh vào ngày 3-8-2014 tại Victoria
lyhuong.net
tvq CHUYỂN
http://nguyenus90.blogspot.com/2014/08/khoa-hoc-gia-duong-nguyet-anh-vieng.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-5617371626576906529Sun, 03 Aug 2014 20:15:00 +00002014-10-15T21:49:49.523-07:00

The War of Words in China



The Chinese Communist Party employs vast numbers of freelance propagandists who “guide public opinion” through social media or in the online comment sections of articles. 
By ANDREW JACOBS

BEIJING — I DIDN’T ask for a Wikipedia page, but a few months ago, alerted by a friend, I found that someone had created one, ostensibly devoted to my journalistic achievements.
I was flattered. 
Until I opened the page.
“Since 2008, Jacobs has written over 400 articles, the vast majority of which portray China in a negative light,” read the entry, which went on to claim that many of those articles contained “journalistic distortions.”
A sympathetic friend edited the page, removing the assertion that I am devoted to smearing China’s good name. 
The very next day, the anonymous creator changed it back. 
The editing war, as such tussles are called, went on for months until Wikipedia put a stop to it.
These are challenging days for foreigners in China, who in the past year or so have increasingly found themselves caught up in a war of words that paint Westerners as conscripts in the army of “hostile foreign forces” seeking to thwart China’s rise. 
Multinational companies have also been placed in the cross hairs, especially iconic American brands that have been accused of charging too much (Starbucks), serving tainted meat (McDonald’s) or behaving like a monopoly (Microsoft).
Although there is no proof that the Chinese government was behind my Wikipedia page, the Communist Party is known to employ vast numbers of freelance propagandists who “guide public opinion” through social media or in the online comment sections of articles. 
Earlier this month, the advocacy group Free Tibet uncovered about 100 bogus Twitter accounts that used purloined photos of white people to tweet syrupy stories about contented Tibetans — ignoring the reality of those who are self-immolating to protest Beijing’s hard-line policies.
In newspaper columns, retired military officers portray the United States as an unrelenting nemesis of the Chinese people. 
Such threats are deconstructed and amplified in internal party documents, which warn of the dangerous influences seeping into China from abroad. 
Although journalists are near the top of the list, liberal Chinese scholars, Hong Kong democracy advocates and bloggers who seek to expose government malfeasance have been maligned as ideological foes, part of the Communist Party’s broad-based battle against those it believes are seeking to upend its six-decade hold on power.
Even Spider-Man and Superman, those quintessentially American purveyors of justice, have been implicated, according to a commentator in the state-run Guangming Daily, who earlier this month wrote that the United States was using them to “destroy Chinese moral models and replace them with American idols.”
In recent weeks, party-run newspapers have knocked the West for encouraging the noxious spread of dog ownership, accused Western spies of fomenting instability in Hong Kong and blamed Western values for China’s epidemic of official corruption.
Government-fanned xenophobia is nothing new in China. 
Mao Zedong took the demonization of all things foreign to destructive heights, beginning with the anti-rightist campaigns of the 1950s, which sought to purge society of “bourgeois” Western influences, and culminating in the disastrous Cultural Revolution of 1966-76, during which anyone with a predilection for James Joyce, Mozart or Monet was condemned as an enemy of the people.
But since the 1980s, when the pragmatic Deng Xiaoping urged his people to learn from the West in an effort to tackle endemic poverty, Chinese leaders have largely set aside the ideological cudgels. 
In the decades that followed, Adam Smith-style market economics turned former factory workers into millionaires, and it was China’s erstwhile foe, the United States, that smoothed the way for Beijing’s entry into the World Trade Organization.
In the meantime, hundreds of thousands of young Chinese, including the progeny of China’s revolutionary elite, flocked to American universities, often on full scholarships.
But since ascending to power last year, Xi Jinping has dusted off Mao’s playbook, starting with a secret document distributed among senior leaders that identified seven existential threats to the party, including “universal values” of human rights, Western-inspired notions of media independence and the advocacy of unrestrained free-market economics. 
“Western forces hostile to China and dissidents within the country are still constantly infiltrating the ideological sphere,” said the notice, known as Document No. 9, which began circulating last summer.
Such paranoia is not entirely unfounded. 
The United States has long been committed to exporting liberal democracy, and President Obama’s “pivot to Asia” — shifting military resources from the Middle East to the Asia-Pacific region — has been rightly perceived by Beijing as an effort to counter its increasingly aggressive territorial claims in the South and East China Seas.
But Chen Jian, an expert at Cornell University on American-Chinese relations, says the mounting anti-Western invective is largely a tactic aimed at shifting attention from the potential repercussions of a slowing economy, the glaring gap between rich and poor and the jaw-dropping accounts of official corruption that have become daily fare here. 
“There is a profound sense of vulnerability within the party, even a sense of crisis,” said Professor Chen, who experienced the excesses of the Cultural Revolution as an adolescent in China.
Yet Professor Chen and other analysts say the “hostile foreign forces” narrative is likely to have little impact on the generation of young Chinese weaned on Kobe Bryant and illegal downloads of “Seinfeld.” 
“Just look at all the students who want to study in the United States,” he said. 
“I don’t think these anti-American messages are convincing anyone.”
Perhaps, but it doesn’t make life any easier for foreigners living in China, especially journalists, who have endured growing hostility from the authorities. 
Visas have been denied, the website of The New York Times has been blocked for nearly two years, and even Chinese friends who have studied abroad remain convinced that the Western media is on a mission to harm their country through unflattering coverage.
The government’s anti-Western narrative does not always fall on deaf ears. 
Last spring, a Chinese friend invited me to join his family for the Lunar New Year holiday. 
I gladly accepted, but then came the bad news. 
His mother, a doctor, said it would be better if I didn’t come. 
“I’m sorry,” my friend said, “but she is convinced all foreign journalists are spies.”
http://nguyenus90.blogspot.com/2014/08/the-war-of-words-in-china-chinese.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-6830584491753887094Sun, 03 Aug 2014 06:15:00 +00002014-08-03T10:04:10.549-07:00 Âm mưu phá bỏ di tích Sài Gòn của việt cộng

Thứ Sáu, ngày 01 tháng 8 năm 2014

Âm mưu phá bỏ di tích Sài Gòn của việt cộng





SÀI GÒN BỊ BỨC TỬ LẦN 2...!
Xin chia sẻ bài viết và hình ảnh lên Blog Mai Đây Hòa Bình. Ghi lại những giây phút cuối cùng: " Âm mưu phá bỏ di tích Sài Gòn của việt cộng " Gây chấn động tâm tư, cãm xúc của người Việt SÀI GÒN XƯA & NAY: tự hào Hòn Ngọc Viễn Đông của nền Dân chủ Tự Do/VNCH- Rất cảm ơn Vnch Vẫn Còn Đây


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjAp77Y3tv8rLq6luFWOd2F_xPsva6A5YHIt-VH0LAqGyMiY9Kblnk5DatFPq6-A_68FUzpyHGxHuC3YTNanfMU2-_oKDlXf3xEnUyRk9HIxuPdjOxhX3fu6REi_CBrzKu-k8lvVbM2Hcxf/s1600/18082011197_1(2).jpg
 Huỳnh Mai St.8872


Âm mưu phá bỏ di tích Sài Gòn của việt cộng

LTS: - Đây là 1 trong những âm mưu phá bỏ di tích Sài Gòn của chính quyền Cộng sản nhằm muốn người dân miền Nam quên đi về những hình ảnh "Hòn Ngọc Viễn Đông" của VNCH! Không lâu nữa, một bức tượng ông Hồ Chí Minh sẽ được đặt trên nền của cái đài phun nước đã tan hoang như hôm nay.
Đứng nhìn cảnh những hàng cây cổ thụ trước nhà hát thành phố bị đốn hạ, dọn dẹp lấy đất cho việc xây nhà ga tàu điện ngầm đang làm dư luận người dân thành phố Sài Gòn đắng lòng.
Ở một đất nước mà chính quyền độc tài tự cho phép mình muốn làm gì thì làm, bất cần hỏi, bất cần biết ý dân, việc thay đổi hay phá hỏng di sản cảnh quan, kiến trúc của một đô thị như Sài Gòn là thứ độc tài khinh dân.
Các công trình như Công viên Lam Sơn trước nhà hát thành phố, cây xanh hai bên công viên, đài phun nước ở giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ, vòng xoay Quách Thị Trang, tượng đài Trần Nguyên Hãn... sẽ lần lượt được di dời giải tỏa.
Chúng tôi có mặt ở khu vực trung tâm Sài Gòn tan tành này vào ngày thứ hai của việc phá dọn mặt bằng. Nhìn những gốc dương liễu có tuổi đời năm sáu chục năm quanh đài phun nước bị bứng. Một người đàn ông lớn tuổi, xúc động nói. "Hồi tôi còn nhỏ, mỗi khi ra Sài gòn là chạy quanh bồn nước này, mua bong bóng, kẹo, bánh, chụp ảnh gia đình... Hồi đó đã có mấy cây dương liễu này rồi, bây giờ thấy nó chết tươi, mà chú có hiểu chết tươi là chết ra sao mới biết đau lòng cỡ nào."
Trước và sau chúng tôi, những người đi đường dừng xe lấy điện thoại ghi lại những hình ảnh cuối cùng của đài phun nước, của hàng cây dầu cổ thụ. Điện thoại trong túi tôi cũng rung, tôi mở ra đọc được tin nhắn của một người bạn thân có nội dung: Sài Gòn đang bị xóa đó anh! Tôi hiểu người bạn này muốn nói gì.
Sau biến cố 1975, ai cũng biết Sài Gòn đã mất vị thế lịch sử thủ đô của một chính thể dân chủ - tự do VNCH, giá trị văn hóa-văn minh của một đô thị kế thừa và thượng tôn ý thức dân tộc. Từ đó đến nay, Sài Gòn mất tên, đường phố thay danh... Sài Gòn bị chế độ cộng sản hành hạ bằng những thay đổi cực đoan và ấu trĩ, nhưng dù khu trung tâm Sài Gòn bị khoác hình thức và nội dung tuyên truyền nào, thì ít ra tinh anh Sài Gòn vẫn may mắn không bị xóa trắng như lần này.
Một bà vừa đi mua sắm ở chợ Sài Gòn ra, nói. "Tại sao họ không xây ga điện ngầm ở khu công viên 23/9 cho dễ coi. Tui nghe nói họ dẹp luôn tượng Trần Nguyên Hãn, rồi tới đây phá luôn chợ Sài Gòn để làm siêu thị cao cấp. Vậy là kể như Sài Gòn chết hết rồi."
Dưới chính thể VNCH, để tôn vinh những anh hùng dân tộc, Sài Gòn đã có những tượng đài đạt tầm nghệ thuật rất cao như những tượng đài An Dương Vương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ... Tượng Phan Đình Phùng ở bồn binh Cây Gõ đã bị lấy chỗ xây cầu vượt, và tới đây sẽ tiếp tục biến mất tượng Trần Nguyên Hãn.
Hẳn nhiên việc di dời hay xóa bỏ một tượng đài nào đó vì tuổi thọ công trình hay vì nhu cầu phát triển giao thông là điều không thể tránh khỏi, nhưng người Sài Gòn cảm thấy bị xúc phạm tình yêu nước và lòng kính trọng lịch sử dân tộc khi mà toàn bộ các công trình tượng đài mới được chế độ này xây chỉ để tôn vinh lãnh tụ và những anh hùng của chế độ Cộng Sản.
Chúng tôi tìm cách bắt chuyện với những người chứng kiến cảnh đốn hạ cây xanh khu trung tâm Sài Gòn. Họ đều buồn đến ngơ ngác! Với người Sài Gòn, cả cố cựu và người nhập cư đều cho là xâm phạm khu trung tâm trước nhà hát lớn để đào xới làm ga tàu điện ngầm là xâm phạm trái tim Sài Gòn và trái tim họ.
Ngay cả những người trẻ sinh sau năm 1975, vốn không mường tượng được thế nào là một Sài Gòn hòn ngọc viễn đông và không có xu hướng tưởng vọng về chính thể VNCH, một chính thể đã tạo ra một "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi!" cũng không dấu thất vọng trước việc phá nát cảnh quan khu trung tâm.
Một bạn trẻ đang làm trưởng phòng Marketing của một công ty Nhật, hỏi tôi. "Hồi chế độ trước, có ông Tổng Thống hay Thủ Tướng nào xây cho mình tượng đài không chú?" Tôi trả lời anh là không có. Anh cười gật gù. "Cháu chẳng hiểu chế độ đó nhiều, nhưng nếu họ không xây tượng đài cho mình là tự trọng."
Và không cần ai gợi ý mà cũng không cần nói ra, người Sài Gòn đều biết số phận của các tượng đài lãnh tụ xứ cộng sản, lãnh tụ ở các nước độc tài sẽ ra sao.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=192193&zoneid=431#.U9VOmhJUqFF


Nguồn: https://www.facebook.com/vietnamCH/posts/811238955555482 
http://nguyenus90.blogspot.com/2014/08/thu-sau-ngay-01-thang-8-nam-2014-am-muu.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0

No comments:

Post a Comment