Saturday, December 9, 2017

Bảng 25

 


Bảng so sánh đối chiếu chữ

VC

VNCH

1    phản ánh    phản ảnh
Đặt câu:
Những gì trong xã hội đã phản ảnh đời sống thật của người dân.

2    chất lượng

  phẩm chất
Đặt câu:
bia số 33 có phẩm chất tuyệt hảo.
3    neo đơn   đơn chiếc
Đặt câu:
bà lão sống đơn chiếc làm nghề gánh bán qua ngày.
4    đột xuất   bất ngờ
Đặt câu:
Cơn lốc bất ngờ từ đâu đến thổi tung những mái nhà ven biển.
5    thi thoảng   thỉnh thoảng
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
6    đại trà    cỡ lớn, qui mô, diện rộng
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
7    tư liệu    tài liệu
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
8    tư vấn    cố vấn
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
9    tiếp cận    tiếp xúc
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
10    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
11    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
12    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
13    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
14    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
15    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
16    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
17    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
18    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
19    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
20    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
21    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
22    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
23    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
24    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
25    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
26    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
27    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
28    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
29    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
30    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
31    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
32    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
33    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
34    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.
35    diễu hành    diễn hành
Đặt câu:
Cô ấy thỉnh thoảng có đến đây.

 

 

Có nên dùng ngôn ngữ của Việt Cộng?

Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (Miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có cộng sản - cũng đã có “tiếng Việt trong sáng” đã học nó, đã xử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, đài phát thanh hoặc liên mạng toàn cầu lại xuất hiện một loại ngôn ngữ bắt chước VC: Đó là dùng hai chữ "Thông Tin" để thay cho hai chữ Tin hoặc "Tin Tức!

1) Về hai chữ Thông Tin (Sự loan truyền tin tức)

Ở dưới xã ngày xưa chúng ta có:

- Phòng Thông Tin.

Ở Trung Ương (Sài Gòn) chúng ta có:

- Bộ Thông tin

và các:

- Phòng Thông Tin Quốc Ngoại

tại các tòa đại sứ.

Chữ Thông Tin ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức.

Vậy rõ ràng Thông Tin là một Động Từ (verb). Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là "sự loan truyền, sự gửi đi tin tức".

Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói “Thông tin cho nhau”.

2) Còn tin tức/tin = news.

Các hãng thông tấn gửi đi bản tin chứ không gửi đi Bản thông tin. (Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm được.

Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó. Hai chữ hoàn toàn khác nhau).

- Tin vắn, tin ngắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn.

- Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.

- Tin khẩn cấp chứ không phải 'thông tin khẩn cấp'.
- Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.

- Tin nước ngoài, tin ngoại quốc chứ không phải 'thông tin ngoại quốc'.

- Các ký giả đi săn tin chứ không đi 'săn thông tin'.

- Tin nhảm nhí chứ không phải 'thông tin nhảm nhí'.

Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.

- Tin mừng chứ không phải 'thông tin mừng'.

- Tin vui (như cưới hỏi) chứ không phải 'thông tin vui'.

- Tin hành lang chứ không phải 'thông tin hành lang'.
- 'Thông tin hành lang' là đi săn tin ở ngoài hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo...
- Còn "tin hành lang" là 'tin nghe lóm được từ hành lang'.
'Thông tin hành lang' và "tin hành lang" là hai thứ hoàn toàn khác nhau.

... & ...

Do đó, khi chúng ta nói 'thông tin chó cán xe' có nghĩa là chúng ta làm công việc 'đưa tin về con chó cán xe! Như thế là sai, mà phải nói là 'tin chó cán xe'.

Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi “Anh có tin tức, hoặc có tin gì mới lạ không!”; Nếu chúng ta nói “Anh có thông tin gì không...”; thì người ta sẽ ngạc nhiên hoặc không hiểu. Hoặc người nào hiểu biết có thể nghĩ rằng:

1) Thằng cha này nó muốn hỏi mình có đi loan truyền tin tức gì không;

2) Hoặc, thằng cha này chắc ở ngoài Bắc với Việt cộng lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngữ của Việt cộng!

---o0o---

Dùng hai chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói:

- Con sâu mỡ để thay cho "cái lạp xưởng".

- Cái nồi ngồi trên cái cốc để thay cho "cà- phê phin".

- Đồng hồ hai cửa sổ thay cho "đồng hồ chỉ ngày và giờ".

- Khẩn trương để thay cho "nhanh lên".

- Xưởng đẻ thay cho "nhà bảo sanh".

- Nhà ỉa thay để thay cho "cầu tiêu".

- Chùm ảnh để thay cho "một loạt những hình ảnh", "một vài hình ảnh", "những hình ảnh".

- Anh muốn quản lý đời em thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.

- Tham quan để thay cho chư "du ngoạn", "thăm viếng".

- Sự cố thay cho chữ "trở ngại", "trục trặc".

- Tranh thủ thay cho "cố gắng", "ráng lên", "gắng lên".

- Anh muốn liên hệ tình cảm với em để thay cho câu: "anh muốn làm quen với em", "muốn kết bạn với em".

- liên lạc = contact, còn chữ liên hệ = interrelationship
- Gọi điện thoại để liên lạc, gởi thư để liên lạc cho nhau.
- liên hệ là có sự liên quan, trao đổi, tiếp xúc... như người A có liên hệ tình ái với cô B, hoặc cơ quan chức quyền điều tra mối liên hệ của gia đình đó với anh A. Nhà chức trách nghi ngờ việc liên hệ của tổ chức đó với nhóm....

- Phản ánh là sai, mà là chữ phản ảnh
- phản ảnh = reflection
Phản ảnh thí dụ: hình ảnh trong xã hội đã phản ảnh sự thật tình hình hiện thời, hành động của nó đã phản ảnh nội tâm

- Phản ánh = phản chiéu ánh sáng, thí dụ: dòng sông phản chiếu ánh sáng mặt trăng nên làn nước như sáng lên, sóng sánh như một dãi lụa.

- Phản ứng = interaction. Không dùng chữ "phản ánh" hay "phản ảnh" để chỉ việc "phản ứng" là sai.
- phản ứng dư luận trong và ngoài nước trước tin thay đổi tiền tệ....
- Người dân đã lên tiếng phản ứng việc đó.
- Người dân đã đưa là những lời, hoặc hành động phản ứng mạnh mẽ.


- Căn hộ thay cho "căn nhà".

- Tư liệu thay cho "tài liệu".

- Đại trà để thay cho "cỡ lớn", "quy mô", "diện rộng".

- Đại táo để thay cho "nấu ăn tập thể", "ăn chung".

- Kênh phát sóng thay cho "Đài": - Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN, đài Youtube cá nhân…

- Phi Khẩu Tân Sơn Nhất thay cho "Phi Cảng Tân Sơn Nhất", (Khẩu là cửa sông chính để ra vào, không thể dùng cho một phi trường được).

- Chữ khả năng và chữ "có thể" rất khác nhau, như: - Trời hôm nay có khả năng mưa thay vì câu: “hôm nay trời có thể mưa”.

- Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa - thay cho câu: “Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa”.

- Đồng Bào Dân Tộc để thay cho chữ: "Đồng Bào Sắc Tộc". (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic).

- Lính gái thay cho nữ quân nhân.

- Thu nhập thay cho lợi tức (lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..) Thuế lợi tức (income tax).

- Vietnam Air Traffic Management, ngày xưa chúng ta dịch là: Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố Việt cộng dịch là: Trung Tâm Quản Lý đường Bay Dân Dụng Việt Nam!!! Thật điên đầu và không hiểu gì cả!

- Đầu Ra, Đầu Vào (input, output) Việt cộng đã thay cho chữ "Xuất Lượng" và "Nhập Lượng".

- Rất ấn tượng thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ. Ân tượng là danh từ, không dùng cho động từ.

_ Phẩm chất thì Việt cộng thay đổi ra là "chất lượng"

- Đăng ký thay vì chữ :ghi tên, ghi danh, đăng bạ, đệ đơn, nộp đơn. Có thấy Việt cộng làm nghèo ngôn ngữ Việt Nam không, và chữ "đăng ký" này xuất hiện rất nhiều sau 1975.

- Các anh đã quán triệt chưa; Thay vì các anh đã hiểu rõ chưa.

- Học tập tốt thay vì học giỏi.
Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc. Nào là: - Học tập tốt,
- lao động tốt,
- báo cáo tốt,
- tư tưởng tốt,
- quán triệt tốt,
- quản lý tốt,
- quy hoạch tốt,
- sản xuất tốt,
- quan hệ tốt,
- cảnh giác tốt…

Cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu:
Ăn tốt,
nói tốt,
đái tốt,
ngủ tốt,
ỉa tốt
đẻ tốt...
nữa là xong!
Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau:
- “Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình và đi dạy mình nữa, mới đau chứ!”

Ôi! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa! Việt cộng tràn vào thủ Đô Sài Gòn!

- Doanh nghiệp để thay cho công ty.
Công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá.
Ngày hôm nay tại Việt Nam hai chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho hai chữ Công Ty. Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104- 2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”

- Tiêu dùng thay vì chữ "tiêu thụ".

- Cây xanh thay vì cây (Cây nào mà lá chẳng xanh; Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ này chúng ta thấy khó khá nhiều cây lá màu nâu, nâu đậm. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ở hải ngoại đừng bắt chước VC dùng hai chữ cây xanh.)

- Quan chức để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngoại này chúng ta đưa tin như sau” Một số vị lãnh đạo các đoàn thể và cộng đồng tỵ nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngoại Giao.”

- Xử lý thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa... Vì Việt cộng ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng hai chữ xử lý: Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý.

- Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý.

- Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý.

- Bỏ tù người ta “mút mùa” cũng gọi là xử lý thích đáng!

- Bài nói thay vì bài diễn văn.

- Người phát ngôn thay cho phát ngôn viên.

- Bóng đi rất căng thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.

- Cú shock thay vì bàng hoàng, kinh hoàng.

- 'Tinh hình căng lắm' thay vì "tình hình căng thẳng".


Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation).

Việt cộng có tính làm ngang, đi tắc. Cái tính này cũng thấy ở cách dùng chữ. Những chữ căng thẳng, thì chặt đi thành ngắn ngủn, là "căng".

- Căng chặt đi cho ngắn, thay vì chữ "căng thẳng".
- xe vận tải, gọi ngắn đi là "xe tải"
- Xe gắn máy, gọi ngắn đi là "xe máy"
- Tiểu bang, thì gọi là "bang"
- "Anh nhớ điện thoại cho chúng tôi biết tin" thì VC nói: -"Anh nhớ 'điện' cho chúng tôi biết tin".
- Choáng vàng thì rút ngắn lại là "choáng" - khủng khiếp thì cho rút lại là "khủng" - Và còn nhiều nữa, cách rút ngắtn cắt bỏ vô tội vạ ngôn ngữ làm tối nghĩa, nghèo nàn ngôn ngữ và làm ngôn ngữ cụt lủn.

- 'Liên Hoan Phim' thay để cho "đại hội điện ảnh". Ngày xưa chúng ta dùng chữ "Đại Hội Điện Ảnh Canes".

Không hiểu sao chữ liên hoan lại gợi ra chữ 'giao liên', 'giao hoan' cái thời bưng biền, hố bò.

- Ô tô thay vì chữ "xe hơi", và chữ 'ô tô con' để thay cho chữ "xe du lịch".

- Ùn tắc để thay cho chữ "kẹt xe", "xe cộ kẹt cứng".

- 'Bức xúc' để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.

- Đề xuất để thay cho "đề nghị".

- Nghệ sĩ nhân dân; Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu 'Nghệ Sĩ Nhân Dân' là thứ nghệ sĩ gì; Xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.

Phẩm chất chứ không phải chất lượng, 'hàng hóa có chất lượng' là sai.

---o0o---

Đấy ngôn ngữ của Việt cộng là như thế đó! Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đống bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công- nông- trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình.
Trong xã hội này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn cục phân, cho nên văn hoá bị hủy diệt. Khi văn hóa bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.

Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao; Về Cổ Văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hoá từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hoàng của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn.

Rồi khi chữ Quốc Ngữ được phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hóa, đa dạng hóa, văn chương hóa bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy.

Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó. Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giả như: Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngoại giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như: Nguyễn Cao Hách, Đoàn Thêm, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc… Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc - mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn xót lại.

Ngôn ngữ cộng sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác. Nhìn ra ngoài thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật.
Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào; Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công hoặc Viện Mác Lê; Lãnh đạo thì như thế, “đội ngũ cán bộ văn hóa” thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế.

Bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hóa Việt cộng - mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng.
Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.

Đào Văn Bình
02/2009

Ghi chú:

Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia xẻ với:

- Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”

- Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”

- Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”

http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tiengviet/73-73



~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~





Tiếng Việt Cùn

Trần Việt Bắc

“Tiếng ta còn, nước ta còn.”

(Phạm Quỳnh)

Những cách “làm cùn” tiếng Việt.

🔘 Tiếng Việt trong nước

Ngôn ngữ là phương tiện của loài người dùng để truyền đạt tư tưởng. Loài người khác cầm thú ở chỗ có tư tưởng, biết suy nghĩ và có ngôn ngữ. Với những điều mới lạ, hoặc những phát minh trên mọi phương diện, con người càng ngày càng văn minh hơn, vì có tư tưởng tiến bộ. Tư tưởng tiến bộ được truyền đạt qua ngôn ngữ, nếu ngôn ngữ xuống dốc thì văn minh cũng xuống theo. Theo như nhận định của một số người, tiếng Việt ngày nay đang bị xuống dốc, hay bị “làm cùn” đi một cách thê thảm. Ngôn ngữ thay vì tiến lên thì lại bị thụt lùi, do một nền giáo dục thấp kém đã tạo nên một thế hệ lụn bại, “trồng người” ở chỗ nào?

Tiếng Việt dùng trong nước ngày nay đã bị “làm cùn” đi bởi nhiều cách khác nhau:
Dùng chữ có gốc Hán là “lệ thuộc” Trung Hoa?

Sau ngày 30/4/1975, người miền Bắc tràn vào miền Nam như những kẻ thắng cuộc “huênh hoang”, chê những chữ có gốc Hán, dùng những chữ thô tục, để thay thế những chữ đã có sẵn mà người miền Nam thường dùng,.

Thí dụ như “xưởng đẻ” để thay cho “bảo sanh viện”.

Rồi đến khi cả nước theo chính sách “kinh tế thị trường”, những viên chức đã trở nên giàu có bởi “nhiều cách”, với “khả năng giới hạn…” nhưng lại thích theo kiểu “trưởng giả học làm sang” nên “Hán hóa” tiếng Việt, tuy nhiên không hiểu rõ nghĩa nên dùng sai.

Thí dụ như, “quá trình đang thi hành” (“quá” là đã qua).

Dùng chữ có gốc Hán (Nho) để tạo chữ mới cũng hay, nhưng phải tạo cho đúng và thanh tao và khi dùng phải dùng cho đúng.

Tiếng Việt, hay nói rõ hơn là chữ Quốc Ngữ, cách dùng để viết và diễn tả ngôn ngữ của người Việt. Mặc dù đã bị ảnh hưởng nội thuộc Tàu cả ngàn năm, nhưng ngày nay chúng ta đã có một cách viết và nói riêng, khác hẳn với Hán tộc.

Ba quốc gia là Trung Quốc, Nhật và Đại Hàn dù đã nhiều lần muốn mà làm không được! Chỉ với 29 chữ và các dấu (5 dấu và chữ không có dấu) chúng ta gần như đã có đủ chữ để diễn tả mọi điều, ngoại trừ những chữ về khoa học hay kỹ thuật, mà ngôn ngữ không theo kịp với đà tăng trưởng lũy tiến của thời đại.

Phải nói rằng rất nhiều chữ trong tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ Hán. Tuy nhiên, một người Trung Hoa không thể hiểu chữ viết, hay phát âm tiếng Việt có ý nghĩa gì, nếu không biết tiếng Việt.

Tiếng Anh là một ngôn ngữ khá phổ thông trên thế giới ngày nay, cũng đã có sự du nhập từ các ngôn ngữ khác. Chúng ta thử nhận xét sơ lược về sự cấu tạo của tiếng Anh (English) ngày nay như thế nào.

Tỷ lệ các ngôn ngữ khác ảnh hưởng đến nguồn gốc của tiếng Anh: La Tinh (29%),

Pháp (29%),

Đức – chữ cổ (26%),
Hy Lạp (6%),
các ngôn ngữ khác và tên riêng (10%). (http://en.wikipedia.org/wiki/English_language).

Dù có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác, nhưng Anh ngữ vẫn là một ngôn ngữ riêng và rất phổ biến ngày nay. Không ai bảo là vì có nguồn gốc từ tiếng Pháp (29%) mà nói tiếng Anh “lệ thuộc Pháp”.

Tương tự như trường hợp của tiếng Anh, hay nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Việt cũng thế, không phải vì có nguồn gốc từ chữ Hán (hay Nho) mà bảo là “lệ thuộc Tàu”. Vậy chúng ta có nên chuyển âm từ chữ Hán Việt sang chữ thuần Việt hay Nôm?

Thí dụ “phi cơ trực thăng” thành “máy bay lên thẳng” hay

“thủy quân lục chiến” thành “lính thủy đánh bộ” mà

“thủy” và “bộ” cũng vẫn là chữ Hán Việt.

Nếu chuyển những chữ Hán Việt sang chữ thuần Việt thì tiếng Việt sẽ bị mất đi khá nhiều chữ, cũng như không đủ chữ để chuyển âm. Hơn nữa những chữ chuyển từ Hán Việt sang thuần Việt sẽ rất ngô nghê, như “thủy quân lục chiến” thành “lính nước đánh đất”.

Dù có gốc Hán, nhưng chữ Hán Việt đã là tiếng Việt từ lâu và viết bằng chữ Quốc Ngữ, với những chữ có tính cách tượng thanh và không có nét tượng hình, đây là tiếng Việt, vì thế người Việt không có tiếng Hán Việt, chỉ có tiếng Việt và chữ viết là chữ Quốc Ngữ. Vậy thì chuyển ngữ làm gì?

Việc chuyển ngữ là điều không cần thiết, đây là cách “làm cùn” tiếng Việt. Hơn nữa, ngữ vựng chữ Việt còn được tạo ra từ những chữ có gốc tiếng Pháp như những chữ: tắc-xi, xích-lô, bù-lon, xi-măng, bê-tông, v. v….

🔘 Tiếng Việt tại Hải ngoại

Qua những đợt di tản (4/1975), vượt biên, đoàn tụ, HO (“Humanitarian Operation”, với tên chính thức là “Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program”), “Chương trình ra đi có trật tự ODP” (Orderly Departure Program), lao động tại Đông Âu, số lượng người Việt tại hải ngoại có khoảng 4 triệu người, với gần một nửa (1.8 triệu) ở Hoa Kỳ. Những người này thuộc các thế hệ khác nhau:

I. Thế hệ thứ nhất là đợt di tản đầu tiên (4/1975). Những người này đều thông thạo tiếng Việt và có ít nhiều trở ngại với ngôn ngữ nơi mình định cư.

II. Thế hệ “1.5” là những người trẻ, con cái của thế hệ thứ nhất, lớn lên ở hải ngoại . Họ đa số đều khá rành tiếng Việt và ngôn ngữ ở nơi sống cũng không có trở ngại. Mộ số đông có thể viết tiếng Việt thông thạo. Họ là lớp người khá thành công tại nơi định cư.

III. Thế hệ thứ hai là những con cái của thế hệ thứ nhất, nhưng sinh ra và lớn lên ở hải ngoại. Những người này, với họ tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ, tiếng Việt chỉ được dùng giới hạn trong phạm vi gia đình để đàm thoại với thế hệ thứ nhất. Viết câu văn tiếng Việt là một điều khó khăn hay gần như không!

Thế hệ thứ ba là những con cái của thế hệ “1.5” hay thế hệ thứ hai. Họ biết rất ít về tiếng Việt, ngôn ngữ chính trong đàm thoại là tiếng của bản xứ nơi họ sống. Chỉ có một số ít nói được tiếng Việt là do cha mẹ đưa họ đến những nơi dạy tiếng Việt, tuy nhiên viết tiếng Việt vẫn là một việc khó khăn.

Một điều mà nhiều người tại hải ngoại có lòng với quê hương lo lắng là sự mai một của tiếng Việt. Vì thế, ở chỗ có nhiều người Việt tụ tập, những trung tâm Việt ngữ đã được mở ra để dạy tiếng Việt cho lớp trẻ, như tại California có khoảng trên 50 chỗ dạy tiếng Việt. Tuy nhiên tại những vùng ít có người Việt, với thế hệ thứ hai, tiếng Việt đã gần như bị chìm vào quên lãng! Vì thế việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại là một việc khó khăn nhưng cần thiết.

Việc bảo tồn một ngôn ngữ là một điều rất quan trọng. Một thí dụ điển hình là trường hợp của người Do Thái, sau gần 2000 năm lưu lạc, họ vẫn duy trì tiếng nói của họ là Hebrews. Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng, đã tạo nên sự đoàn kết giữa những người Do Thái với nhau. Khi khôi phục lại nước và có độc lập (1948), họ đã cùng chung sức để chống lại kẻ thù, đã chiến thắng, dựng lại nước và trở nên cường thịnh rất nhanh, tạo nên một thế đứng vững mạnh bên cạnh các nước thuộc khối Ả Rập.

Một vấn đề khá quan trọng đáng được quan tâm là những chữ dùng sai, hay những tiếng “nghe không lọt tai”, như chữ “giải phóng”, “cải tạo”, “xuất khẩu”, “hải quan”, v. v… từ trong nước đang lan truyền ra hải ngoại. Ngay những cơ quan truyền thông tại hải ngoại cũng đã có lúc dùng những tiếng này. Có lẽ một phần do những người đã từng sống một thời gian dài, hay sinh ra dưới chế độ trong nước đã quen với chữ hay cách dùng này, mà ngày nay họ đang ở hải ngoại.

Người viết sẽ có những thiếu sót hay có thể có vài điều sai lầm, xin bổ túc.


* Ghi chú: Vì lý do danh sách này khá dài với những nhận xét và thí dụ (35 trang khổ 8×11). Nếu độc giả muốn đọc, hay sao lại có thể vào blog

htxp://tranvietbac.blogspot.com/

Vào tiết mục “TIẾNG VIỆT CÙN”, sẽ có “link” để đọc hay sao lại toàn bài.

Tham khảo và những chữ viết tắt

Tự điển:

* Tự Điển Thanh Nghị (TĐ Thanh Nghị)

* Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh (HVTĐ ĐDA)

* Tự Điển Khai Trí Tiến Đức (TĐ KTTĐ)

* Tự điển Thiều Chửu

* Tự điển tiếng Việt – Nhóm biên soạn

Các bài viết:

1— “Bảng đối chiếu từ ngữ”, tác giả: Trần Văn Giang,

2— “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”, tác giả: Trịnh Thanh Thủy,

3— “Chiêu hồi” ngôn ngữ, tác giả Tâm Thanh,

4— “Có Nên Dùng Ngôn Ngữ của VC?”, tác giả: Đào Văn Bình,

5— “Giữ gìn tiếng Việt”, tác giả: Cao Xuân Hạo,

6— “Nên dùng từ ngữ nào”, tác giả Trần Ngọc Giang,

7—“Ngôn ngữ ngậm ngùi”, tác giả Lê Hữu,

8— “Người Việt mới, tiếng Việt mới”, tác giả: Hàn Lệ Nhân,

9— “Những Chữ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ Việt Nam” (Trích Triều Thành Magazine)

10— “Nỗi Buồn Tiếng Việt”, tác giả: Chu Đậu,

11— “Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng?”, tác giả: Đào Văn Bình,

12— “Tiếng Việt Kỳ Cục”, tác giả: Diệu Tần,

13— “Tiếng Việt mới”, tác giả: Yên Hà

1`4— “Tiếng Việt nào?”, tác giả: Nguyễn Hưng Quốc,

15— “Tiếng Việt tình tôi”, tác giả: Hàn Lệ Nhân,

16— “Tiếng Việt trong nước hiện nay sai”, tác giả (?)

Trần Việt Bắc

(Nguồn: vuhuyduc.blogspot.com)


CHIÊU HỒI NGÔN TỪ
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chieu-hoi-ngon-tu.html

 

Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời Cộng Sản
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs12082015vi.html

Việt cộng và Chữ Việt sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/viet-cong-va-chu-viet-sau-1975.html

Chữ Nghĩa Việt Cộng
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chu-nghia-viet-cong.html

Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet-truoc-va-sau-1975_12.html

Tiếng Việt Trong Nước Hiện Nay Sai
https://caybut2.blogspot.com/2017/07/tieng-viet-trong-nuoc-hien-nay-sai.html

 

=====================

Sự hạn hẹp Chữ nghĩa làm người ta khó diễn tả.
ngữ vựng chữ Việt còn được tạo ra từ những chữ có gốc tiếng Pháp như những chữ: tắc-xi, xích-lô, bù-lon, xi-măng, bê-tông, v. v…
[span style="background-color:rgb(223,255,191);"]Sự hạn hẹp [span style="border-bottom:2px dotted deeppink;"]Chữ[/span]làm người ta khó diễn tả.[/span]

 

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%

 

 

================================================

 

soạn ra bản dự thảo
chỉ số
Nhạc Giáng Sinh Hải Ngoại
https://caybut2.blogspot.com/2015/12/nhac-giang-sinh-hai-ngoai.html
tật đại ngôn/lộng ngữ của Việt cộng
Phục chế cổ Hán ngữ
phải đổi chiến thuật vì địa hình thế đất thay đổi đột ngột
Nho giáo đề cao lòng trung thành của cấp dưới với lãnh đạo. 
ba yếu tố Quốc gia - Gia đình - Cá nhân đều có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nho giáo xem cá nhân là yếu tố căn bản nhất cấu thành nên gia đình và xã hội. Mỗi cá nhân có đức hạnh tốt thì gia đình, xã hội sẽ tốt và ngược lại.


No comments:

Post a Comment