Sunday, December 24, 2017

1960 - so sánh tổng sản lượng của miền nam Việt Nam1960 - so sánh tổng sản lượng của miền nam VN, miền bắc VN, Nam Hàn và Trung cộng Lúc này Mỹ chưa đưa quân vào miền nam. 1965 quân đội Hoa Kỳ và đồng minh mới đem quân vào miền nam tham chiến vi cường độ du kích VC luồn theo đường mòn HCM xâm nhâm vào miền nam gia tăng.


 photo 1908293_800334336643714_663549150224856297_n.jpg












Hồi 1951, Việt cộng "đánh Mỹ", mà hồi đó có Mỹ nào tại Việt Nam? Sau khi phát động chiến tranh, Việt cộng đánh rát khắp vùng ven Sài Gòn, kéo dài ròng rã mãi đến 1965, thì quân đội Mỹ và đồng minh mới vào giúp, giống như quân đội đồng minh vào giúp Nam Hàn chống Bắc Hàn xâm lăng nam Hàn trước đó.

“Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền Diệm - Thiệu ác ôn".

 photo M-46-beyt-hatotchan-1.jpg

Pháo M-46 130 mm là loại lựu pháo dã chiến nòng dài (dã pháo hạng nặng) do Liên Xô thiết kế và chế tạo vào thập niên 1950. NATO nhận được thông tin về loại vũ khí này vào năm 1954, nên đặt tên mã cho nó là M1954. Năm 1959, Trung Quốc được cấp phép chế tạo thứ vũ khí này và đặt tên là Kiểu 59-1. Chiều dài nòng pháo bằng 52 lần cỡ nòng (caliber) - dài lạ thường so với các loại pháo đương thời, pháo bắn rất xa, xấp xỉ 27,5 km đối với đạn thường.
Không có đại bác 130 ly vào VN bắn phá khắp nước TRƯỚC HÀNG CHỤC NĂM, thì làm gì có quân Mỹ vào.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1o_130mm_M46

Sài Gòn - Những hình ảnh thời 1960 - 1964

1954 chia đôi hai miền đất nước theo yêu cầu của cộng sản Hà Nội, bên quốc gia Việt Nam không ký, nhưng đành chấp nhận sự yêu cầu từ phía công sản bắc Việt.

1954 tới năm 1964 trong 10 năm, miền nam xây dựng kinh tế, đặt thủ đô tại Sài Gòn.
Miền nam vừa xây dựng kinh tế đất nước vừa phải chống trả những cuộc vượt Vĩ Tuyến 17 xâm lăng của công sản bắc Việt càng lúc càng gia tăng và khốc liệt.

Khi miền nam có nguy cơ bị tiêu diệt, quân đội Hoa Kỳ và quân đội đồng minh trong SEATO mới vào cứu nguy cho miền nam. Ngày 8 tháng 3 năm 1965 mới có những bước chân đầu tiên của quân đội Mỹ đặt lên miền nam Việt Nam.

Dưới đây là những hình ảnh miền nam trong 10 năm xây dựng kinh tế 1960 - 1964 trước khi quân đội Hoa kỳ đổ bộ trên miền nam.

 photo 1100agraveitruy1EC1nhigravenhSagraveiGograventh1EADpniecircn1960.jpg
Đài truyền hình Sài Gòn vào năm 1960


 photo 6894524398_8a6cb3285a_z.jpg
Tòa Đô Chánh Sài Gòn / Saigon 1964 - City Hall


 photo Saigon1964-11001EA1il1ED9Th1ED1ngNh1EA5t.jpg
Sài Gòn 1964 - Đại Lộ Thống Nhất


 photo Saigon1964-CaravelleHotel-VIP-goodrestarauntattop.jpg
Saigon 1964 - Caravelle Hotel - VIP - good restaraunt at top


 photo Saigon1964-RexMovieTheatre-onlyescalatorinVietnam.jpg
Saigon 1964 - Rex Movie Theatre - only escalator in Vietnam


 photo Saigon1964-ParkingLot.jpg
Saigon 1964 - Parking Lot


 photo Saigon1964-CaravelleHotelTop-SaigonRiverView.jpg
Saigon 1964 - Caravelle Hotel Top - Saigon River View


 photo Saigon1964-ARVNGeneralJointChiefofStaff.jpg
Saigon 1964 - ARVN General Joint Chief of Staff


 photo Saigon1964-TanSonNhut.jpg
Saigon 1964 - Tan Son Nhut


 photo Saigon1964-TanSonNhut-helicopterswitharmament.jpg
Saigon 1964 - Tan Son Nhut - helicopters with armament


 photo Saigon1964-BritishEmbassyEmbassy.jpg
Saigon 1964 - British Embassy Embassy


 photo LoNguyenTuDalat-danlambao.jpg
Lò Nguyên tử ở Đà Lạt


 photo avn1.jpg
Chiêu Đãi Viên Hàng Không Sài Gòn 1960


 photo avn3r.jpg


 photo avn.jpg


 photo 5385718025_ffcb202af4_b.jpg
Thiếu nữ Sài Gòn 1960


 photo n1EEFsinh.jpg


 photo thieu-nu-sai-gon-giaoducnet37.jpg
thiếu nữ Sài Gòn những năm 1960


 photo thieu-nu-sai-gon-giaoducnet25.jpg
thiếu nữ Sài Gòn những năm 1960


 photo thieu-nu-sai-gon-giaoducnet23.jpg
thiếu nữ Sài Gòn những năm 1960


 photo Thi1EBFun1EEFSG1960.jpg
thiếu nữ Sài Gòn những năm 1960


 photo thieu-nu-sai-gon-giaoducnet31.jpg
Nam thanh nữ tú Sài Gòn những năm 1960


 photo Ph1EE5n1EEFSagraveiGogravenn1030m60.jpg
Nam thanh nữ tú Sài Gòn những năm 1960


http://namrom64.blogspot.com/2013/06/hinh-xua-ngay-phu-nu-3031960-tai-sai.html
http://honngocviendong.vn/hinh-anh/ngay-phu-nu-viet-nam-nam-1960
Ngày lễ Hai Bà Trưng / Ngày phụ nữ Việt Nam năm 1960




1
 photo sagraveigograven.jpg
2
 photo Saigon_Old22-1.jpg
3
 photo SagraveiGogravenTown.jpg
4

 photo 834d07c6-2bd1-4589-851d-70f85a394e6c.jpg



Sài Gòn những năm 1960 - Hòn Ngọc Viễn Đông

http://youtu.be/IlmGVeAeMQc



Saigon 1961





Saigon 1950



Sài Gòn Xưa Đón Tết Canh Dần, 1950




http://nguyenus90.blogspot.com/2014/09/1960-so-sanh-tong-san-luong-cua-mien.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)2tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-2526220338450539361Sat, 20 Sep 2014 23:02:00 +00002014-10-05T14:26:51.438-07:00ương Trắng Miền Quê Ngoại" sẽ vĩnh viễn là một bí mật trừ phi có thêm chứng cớ mới đáng tin cậy.

Vì tác giả thực sự của bài hát chưa được xác định rõ rệt, tôi sẽ không viết thêm về tiểu sử tác giả. Bạn đọc có thể đọc tiểu sử Đinh Miên trên mạng (Wikipedia 2014). Tuy nhiên, cái tên Đinh Miên Vũ là danh xưng không ai phủ nhận. Do đó, tôi sẽ dùng Đinh Miên Vũ là tên tác giả, cho dù đó là Đinh Miên hoặc ba người Đinh Trụ, Miên Thành, và Võ Hữu Bình.

Với vỏn vẹn một bài hát và tác giả chưa được xác định, rất khó viết về ý tưởng và các nhận xét khác về bài hát. May thay, như đa số các bài hát khác của miền Nam Việt Nam trước 1975, bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" tự nó có đầy đủ chứng cớ cho một bài hay với nội dung đầy tình cảm và cách diễn tả tuyệt vời tuy có vài khuyết điểm, mà không cần tra cứu gì thêm về tác giả. 

Tôi đã viết về bài "Về Đâu Mái Tóc Người Thương" (Cao-Đắc 2014a) và "Một Mai Giã Từ Vũ Khí" (Cao-Đắc 2014b). Trong bài này tôi sẽ không lập lại những gì đã viết về hai bài đó. 

Phẩm chất hoặc giá trị của một bài hát thường dựa vào hai khía cạnh: nhạc (music) và lời (lyric). Khía cạnh nhạc thường gồm có ba yếu tố: giai điệu (melody), hòa âm (harmony), và nhịp điệu (rhythm). Khía cạnh lời gồm có nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu ca, từ ngữ, cách dùng chữ, cú pháp, cách hành văn. Ngoài hai khía cạnh trên, còn có các khía cạnh khác như nhạc cụ, ca sĩ, nhạc cảnh, phụ diễn (vũ công, người mẫu, v.v.). Tôi tin rằng những bài hát hay cần phải hay cả nhạc lẫn lời. Có những bài hay vì khía cạnh nhạc, nhưng lời không xuất sắc lắm. Một thí dụ điển hình là bài "Những bước chân âm thầm" của Y Vân. Có rất ít bài hay chỉ vì lời. Lý do đơn giản là âm nhạc dựa vào âm thanh, và âm thanh chỉ có thể cảm nhận bằng nghe, chứ không thể bằng đọc hoặc nhìn được. Nếu ai chỉ muốn thưởng thức lời thì họ có thể tìm được ở một bài văn hoặc một bài thơ. Tuy nhiên, lời nhạc đóng góp một phần quan trọng trong giá trị của bài nhạc. Nhiều khi chỉ một câu trong bài nhạc cũng đủ làm cho người nghe xao xuyến. Thí dụ như câu "Hồn lỡ sa vào đôi mắt em" như tôi phân tích trước đây.

Bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" hay cả nhạc lẫn lời, tuy lời chỉ xuất sắc ở phần đầu như sẽ được phân tích sau. Như trong hai bài trước, tôi sẽ chỉ chú trọng về khía cạnh văn chương của lời nhạc.

Nguyên văn lời bài hát như sau.

Lội bùn dơ băng lau lách xuyên đêm
Sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm
Chim muông buồn rủ nhau bay về đâu 
Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau

Nào những khi ôm thép súng tê tay
Đăm mắt theo bao hư ảo thở dài
Nơi chốn xa buồn thương mẹ quàng gánh
Em còn khêu sáng ánh đèn từ sương mai

Mẹ biết bây giờ con ngồi hố nhỏ, gió hẹn mưa thề 
Một khi con về quê ngoại xưa, để mẹ nhắn lời thăm
Đường làng cũ năm nào, 
khi con còn bé nhỏ theo mẹ đến trường
Giờ đây con đường xưa còn đó
Tóc liễu vờn gió ru buồn...

Bận hành quân nên chắc khó thăm nhau
Nhưng có nhau như hơi thở vào đời
Tóc em còn có thơm hương cỏ may
Để anh nói chuyện ngày mai

Bạn bè anh theo lớp tuổi ra đi
Dăm đứa thân nghe tin chẳng trở về
Xin có em nguyện cầu cho đời anh
Đá mềm chân cứng để mẹ còn tương lai...

Như đa số nhiều bài hát khác, lời nhạc thường bị ghi chép sai lầm, hoặc ca sĩ sửa đổi lời nhạc, vô tình hay cố ý. Có những sửa đổi vô hại, nhưng có những sửa đổi làm mất ý nghĩa của câu. Trong bài, có vài chỗ lời bị thay đổi. Thí dụ như "buốt" thay vì "ướt" trong câu "Sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm," "cuộc đời" thay vì "buồn thương" và "quẳng" thay vì "quàng" trong câu "Nơi chốn xa buồn thương mẹ quàng gánh," "phố" thay vì "hố" trong câu "Mẹ biết bây giờ con ngồi hố nhỏ," "liều" thay vì "liễu" và "hoài" thay vì "buồn" trong câu "Tóc liễu vờn gió ru buồn," "đôi khi" thay vì "nghe tin" trong câu "Dăm đứa thân nghe tin chẳng trở về." Tất cả những sửa lời này làm mất, và có khi còn làm trái ngược, ý nghĩa của bài hát. Thí dụ như "quẳng gánh" là vất gánh xuống, trong khi "quàng gánh" là vác gánh lên vai. Câu ca đang nói về ban mai, khi người mẹ gánh hàng ra chợ bán, cô em còn "khêu sáng ánh đèn từ sương mai" thì làm sao mà quẳng gánh được?

Tình yêu thương mẹ được thể hiện tuyệt vời với lối diễn tả đơn giản nhưng táo bạo và độc đáo 

Nội dung bài hát là lời nói của anh lính xa nhà. Trong lúc đi hành quân trong vùng núi rừng, anh nhớ đến mẹ anh và hồi tưởng ngày thơ ấu đi theo mẹ đến trường. Anh có người yêu, và anh muốn người yêu cầu nguyện cho anh để anh hoàn thành sứ mạng. 

Bài hát không chú trọng vào cốt chuyện duy nhất về người mẹ. Anh lính đề cập đến cuộc sống lính tráng của anh, chuyện tình, và bạn bè của anh. Vì vậy, người nghe có thể bị phân tán, và có cảm tưởng tình tiết không được chặt chẽ. Tác giả cố móc nối chuyện tình anh với mẹ anh bằng câu chót, nhưng ý nghĩa câu chót mơ hồ và sự móc nối lỏng lẻo nên không tạo được tính chất mạch lạc chặt chẽ của các ý tưởng. Tuy nhiên, với kỹ thuật diễn tả điêu luyện và cách dùng chữ tài tình, tác giả đã làm nổi bật lòng thương yêu mẹ và tình quê ngoại của anh lính. 

Mở đầu, anh lính nói đến cuộc hành quân của anh. Anh phải "lội bùn dơ" và đi ngang qua đám lau sậy trong nước chằng chịt khiến anh phải cố lách qua và phải đi như vậy suốt cả đêm. Nơi anh đi chắc phải là vùng rừng núi. Sương rơi trên vai làm ướt áo anh. Chắc là anh không đi một mình và có các bạn đồng đội đi theo. Nhưng anh và đồng đội anh phải đi qua lạch đầy bùn và lau sậy một cách yên tịnh, có thể vì sợ quân địch khám phá, vì anh có thể thấy đàn chim bay và nghe tiếng khỉ vượn hú.

Nơi anh đi hành quân ở đâu? Dựa vào nhan đề bài hát "Sương trắng miền quê ngoại" và "sương trắng rơi vai" anh "ướt lạnh mềm", ta có thể hiểu được là anh đang đi hành quân ở miền quê ngoại. Vì vậy anh nhớ đến mẹ và em anh. Mẹ và em anh đang ở "nơi chốn xa" và không ở miền quê ngoại. Trong lúc hành quân, anh phải ngồi chờ, có thể chờ quân địch hoặc chờ chỉ thị hoặc tiếp viện. Ngồi trong "hố nhỏ" trong cơn mưa gió, anh nhìn về phía xa xa và tưởng tượng hình ảnh gia đình anh lúc đó. Bấy giờ là sáng sớm, mẹ anh đang vác gánh lên vai để mang hàng ra chợ bán. Em của anh đang khêu đèn để có ánh sáng vì mặt trời chưa mọc.

Chắc anh cũng thường xuyên liên lạc thư từ với mẹ anh, nên mẹ anh biết anh đang "ngồi hố nhỏ" trong cơn mưa gió trong khung cảnh hoang vu của rừng núi ("Mẹ biết bây giờ con ngồi hố nhỏ"). Với chi tiết anh biết mẹ anh đang quàng gánh lúc sáng sớm mai, và mẹ anh biết anh đang ngồi hố nhỏ trong chuyến hành quân, tác giả cho thấy mối liên hệ mẹ con của anh lính rất mật thiết, kể lể tâm sự với nhau nhiều lần. (Để ý là "mẹ biết" có thể là một câu hỏi: "Mẹ có biết... không?" Cho dù đó là câu hỏi, ta vẫn thấy anh lính kể lể mọi chuyện về anh cho mẹ anh nghe.) Mẹ anh còn nhắn lời thăm họ hàng quyến thuộc vẫn còn ở quê ngoại khi anh có dịp đi qua quê ngoại.

Anh chợt nhớ đến ngày thơ còn bé. Mẹ anh dắt anh đi trên con đường làng tới mái trường xưa. Bây giờ con đường đó vẫn còn, nhưng hình ảnh mẹ anh đi trên con đường đó lúc mẹ còn trẻ không còn nữa, vì mẹ anh hiện đang ở xa. 

Đây có lẽ là đoạn cao đỉnh của bài hát. Tác giả dùng lời lẽ thật bình thường nhưng vẽ ra một hình ảnh có tác dụng mãnh liệt: "Đường làng cũ năm nào khi con còn bé nhỏ theo mẹ đến trường." Chỉ với nhóm chữ/ cụm từ "theo mẹ đến trường," tác giả cho thấy hình ảnh thơ ngây của cậu bé, lẽo đẽo đi theo mẹ trên con đường làng. Hình ảnh đó cho thấy cái nhỏ bé, ngơ ngác, sợ sệt, dè dặt của một cậu bé phải dựa vào sự chăm sóc, lo lắng của mẹ. Một hình ảnh chứa chan tình cảm tràn trề, có tác dụng trên tất cả mọi người thương yêu mẹ. Cho dù bạn không đi theo mẹ đến trường lúc còn bé, hoặc không đi trên đường làng, bạn vẫn có thể hình dung ra được và có nỗi cảm xúc bồi hồi. Có những nhóm chữ/ cụm từ rất đơn sơ, nhưng rất tượng hình, tượng thanh, và gây xúc động mạnh. Thí dụ như "con níu chân cha" trong "Trộm Nhìn Nhau" của Trầm Tử Thiêng, "mẹ lần mò" và "nắm áo người xưa" trong "Ngày trở về" của Phạm Duy, và "lá ngủ thật mê say" trong Hoa Trinh Nữ của Trần Thiện Thanh.

Anh nhớ gì về mẹ anh nhất trong khoảng thời gian đó? Một cách bất ngờ và độc đáo, tác giả vẽ ra một hình ảnh kỳ diệu: "tóc liễu vờn gió ru buồn." Ít có người con trai nào nghĩ đến mẹ mình qua những sợi tóc rũ dài bay theo làn gió nhẹ thoảng. Cậu bé còn cắp sách tới trường đó đã là một thi sĩ! Ta có thể hình dung hình ảnh người mẹ dắt cậu bé đi học trên con đường làng tới trường. Mẹ cậu bé, có lẽ có lúc đi nhanh hơn cậu bé, và cậu bé đi sau mẹ nên mới có dịp ngắm tóc mẹ rũ dài bay theo làn gió. Cậu bé không biết cách diễn tả ra sao, nhưng chỉ ghi nhận hình ảnh đó mãi mãi trong đầu óc, để cho đến khi cậu bé trưởng thành, trở thành một thi sĩ, nhạc sĩ và có đủ ngôn từ diễn tả, anh mới bật ra "tóc liễu vờn gió ru buồn." Để hiểu cái độc đáo của tình yêu thương anh lính dành cho mẹ anh, bạn hãy tự hỏi bạn có giữ hình ảnh gì của mẹ bạn từ lúc bạn còn bé.

Tác giả rất táo bạo khi dùng câu "tóc liễu vờn gió ru buồn" để tả những sợi tóc mẹ. Sự táo bạo đó có thể khiến người nghe không hiểu. Vì hình ảnh đó thật đột ngột, và "tóc liễu" thường dùng để tả một cô gái, ít ai có thể hiểu được anh đang tả mẹ anh lúc bà còn trẻ. Do đó, rất nhiều người hơi ngỡ ngàng khi nghe câu này. Ngoài ra, với lối tả như thể đó là hình ảnh trong hiện tại, người nghe không nhận ra được ý anh muốn nói là "Giờ đây con đường xưa còn đó" nhưng "tóc liễu vờn gió (ru buồn)" của mẹ không còn nữa, vì mẹ anh không còn ở quê ngoại, hoặc vì mẹ anh đã trở thành người đàn bà trung niên làm việc lam lũ và không còn tóc liễu nữa. Tuy nhiên, vì "theo mẹ đến trường" và "tóc liễu vờn gió (ru buồn)" quá mạnh, tạo ấn tượng sâu đậm trên người nghe, sự mơ hồ này không có ảnh hưởng lắm và người nghe dễ dàng bỏ qua. 

Quả thật vậy, theo tôi nghĩ, cả toàn bài, hình ảnh cậu bé theo mẹ đến trường trên con đường làng và tóc liễu bà mẹ vờn gió là hình ảnh đẹp đẽ và thơ mộng nhất. Cái ý tưởng cậu bé ghi nhận hình ảnh tóc mẹ bay trong gió từ lúc còn bé ngây thơ theo mẹ đến trường cho đến lúc anh trưởng thành, trở thành một chiến sĩ xông pha trận mạc, lội bùn lách lau sậy trên đường hành quân, tay ôm súng thép, bảo vệ non sông, là một ý tưởng không những thơ mộng, hồn nhiên, mà còn gây xúc động mãnh liệt. Chính cái hình ảnh này khiến người nghe muốn nghe đi nghe lại bài hát, đưa hồn vào giọng ngân cao dài của ca sĩ diễn tả. Chỉ đoạn đó thôi làm người nghe quên hết tất cả những lỗi nhỏ nhặt khác. 

Rồi ý nghĩ anh lính miên man tiếp tục. Anh nhớ tới người yêu anh. Tác giả đổi cảnh một cách đột ngột. Từ hình ảnh người mẹ, anh chuyển sang người yêu. Tuy chuyện đó rất là bình thường cho một người lính ngồi trong hố nhỏ miên man nghĩ đến những người thương yêu, tác giả khiến người nghe ngỡ ngàng, hơi bị "chưng hửng" vỉ đang bị cảm xúc mạnh sau hình ảnh đẹp đẽ và thơ mộng còn đang vương vấn. Sau khi được nốt nhạc đưa lên cao với "tóc liễu vờn gió ru buồn", người nghe mong mỏi một chuyển tiếp nhẹ nhàng, có thể là một hình ảnh khác, một cảm tưởng khác về bà mẹ. Tiếc thay, anh lính đổi cách xưng hô vì anh chuyển sang nói với người yêu anh. Đang từ "mẹ con" biến thành "anh em." Chưng hửng là còn nhẹ. Người nghe có thể thất vọng. Có thể tác giả cố tình, có thể tác giả thiếu kinh nghiệm. Dù do lý do gì, tác giả không giữ được sự liên tục của các hình ảnh cho người nghe.

Với người yêu, anh không mô tả nàng. Anh chỉ cảm thấy ấm cúng vì "có nhau như hơi thở vào đời." Nhưng anh không rõ người yêu anh còn trông chờ anh hay không. Ở đây, tác giả dùng "thơm hương cỏ may" để ám chỉ sự trung thành, trang tiết của cô gái chờ đợi người yêu. Cỏ may thường được kết hợp với câu chuyện một cô gái đi tìm người yêu nhưng sau đó chết vì mòn mỏi kiếm mãi không thấy anh khắp nơi (Xem, thí dụ như, Dân 2007). Ý nghĩa của câu chuyện đó thường liên kết với tình yêu mạnh mẽ và trung thành. Trong bài hát này, anh lính mong là người yêu anh vẫn còn trông đợi anh và anh sẽ "nói chuyện ngày mai" về tương lai hai đứa.

Rồi anh lính nhắc đến các bạn học đã đi lính như anh. Vài đứa bạn thân đã "nghe tin chẳng trở về." Anh nhờ người yêu anh cầu nguyện cho anh, không phải vì anh sợ chết mà anh muốn sống để hoàn thành nhiệm vụ "đá mềm chân cứng" để mẹ có tương lai. Tác giả dùng sự ra đi biệt tin của những người bạn thân anh để dẫn đến chuyện anh mong người yêu cầu nguyện cho anh. Cách chuyển đổi hơi gượng ép và khiến người nghe hơi bị "chưng hửng" lần nữa vì sự móc nối không được tự nhiên. Tác giả không cần phải dùng sự ra đi biền biệt của mấy người bạn anh, vì chuyện anh ta là lính đủ cho biết anh sống chết ngày nào không biết. 

Câu chót "Đá mềm chân cứng để mẹ còn tương lai" có nhiều vấn đề. Trước hết, "đá mềm chân cứng" có ý nghĩa lạ lùng. Ý nghĩa dễ hiểu nhất là anh lính tiếp tục đi hành quân, bước trên những con đường sỏi đá nhiều đến độ chân anh trở nên chai cứng và đá sỏi phải mềm đi vì bước chân của anh. Nhóm chữ/ cụm từ này cũng xuất hiện trong bài "Một lòng đợi bạn" (Anh ra đi đá mềm chân cứng/ Em ở nhà hãy vững như đồng). Nó cũng có thể ám chỉ sự kiên tâm trì chí. Nhưng trong bối cảnh anh lính đi hành quân, ý nghĩa bước chân đi khắp nơi trong các cuộc hành quân có lẽ đúng nhất.

Nhóm chữ/ cụm từ "để mẹ còn tương lai" hơi yếu ớt, như thể tác giả chợt nhớ là bài hát này là cho mẹ nên cố móc nối lại hình ảnh người mẹ. Quan trọng hơn, cách diễn tả của câu chót rất khó hiểu và kỳ quặc. Làm sao mà "đá mềm chân cứng" có thể đem tương lai cho mẹ anh? Từ "đá mềm chân cứng" tới "mẹ còn tương lai" người nghe phải đi qua nhiều giai đoạn suy luận:

Đá mềm chân cứng → Đi hành quân nhiều → Đem chiến thắng → Hòa bình trở lại → mẹ có tương lai.

Lối diễn giải có chuỗi suy luận gồm có nhiều mệnh đề luận lý như trên thường được coi là "ngụy biện luận lý" (logical fallacy) trong lý thuyết về tranh luận (argument). Một cách bình dân, ta có thể nói đó là lối "chuyện bé xé to." Trong lối diễn giải này, nhiều mệnh đề luận lý được chắp nối vào nhau trong đó phần kết luận (conclusion) của một mệnh đề là phần giả thuyết/thiết (premise) của mệnh đề được chắp nối kế tiếp, theo một cách mà từ phần giả thuyết/thiết của mệnh đề đầu tiên đến phần kết luận của mệnh đề cuối cùng là một bước nhảy luận lý vĩ đại (giant leap of logic). Sau đây là một thí dụ:

Nếu trời mưa, tôi ở nhà.

Nếu tôi ở nhà, tôi vào trang mạng Dân Làm Báo.

Nếu tôi vào trang mạng Dân Làm Báo, tôi đọc các lời phê bình của dư luận viên cộng sản.

Nếu tôi đọc các lời phê bình của dư luận viên cộng sản, tôi dễ nổi giận.

Do đó, tổng kết lại, nếu trời mưa thì tôi dễ nổi giận. Cái sai lầm của ngụy biện này rất hiển nhiên.

Kiểu ngụy biện luận lý trên được gọi là dốc trơn (slippery slope) hoặc Domino fallacy (Xem, thí dụ như, Damer 2009, 185). Khi bạn tuột xuống một dốc trơn, bạn sẽ lôi kéo cả một đống vật cản trở dọc đường, và cuối cùng thì các vật này dồn lại thành một đống vĩ đại, tương tự như phản ứng dây chuyền do bởi những miếng dominoes ngã lên nhau.

Lẽ dĩ nhiên, đây là một bài hát, không phải là một bài dùng luận lý. Nhưng văn thơ nhạc dựa vào suy diễn tương tự như luận lý. Các biến dạng của suy diễn này là nghĩa đen/ nghĩa bóng và ẩn dụ. Văn sĩ hoặc thi sĩ rất thường dùng kiểu suy diễn này để diễn tả ý tưởng một các gián tiếp. Nhưng các suy diễn nên đơn giản, thông thường, được nhiều người chấp nhận, hoặc chỉ cần một hay hai bước suy diễn. Không ai muốn diễn tả quá phức tạp làm ý nghĩa trở nên khó hiểu hay kỳ quặc. Ở đây, "đá mềm chân cứng" là một nhóm chữ/ cụm từ it ai dùng. Từ "đá mềm chân cứng" để suy ra nghĩa bóng là "đi hành quân nhiều" đòi hỏi một trí tưởng tượng không nhỏ. Từ "đi hành quân nhiều" để suy ra "chiến thắng trên chiến trường" là hơi vất vả. Cứ thế, bạn sẽ thấy tác giả khiến người nghe phải có trí tưởng tượng thật là phong phú mới hiểu được tại sao "đá mềm chân cứng" sẽ cho "mẹ còn tương lai."

Ngoài chuyện suy diễn cực nhọc đó, cái kết luận "mẹ còn tương lai" có vẻ mơ hồ. "Tương lai" có vẻ mơ hồ. Anh lính chắc cũng khoảng lứa tuổi hai mươi. Mẹ anh, chắc cũng còn trẻ (dựa vào câu "tóc liễu vờn gió ru buồn" hàm ý mẹ anh khoảng hai, ba mươi tuổi khi anh lên 6, 7 còn cắp sách theo mẹ đến trường), có thể bốn, năm mươi tuổi lúc ấy. Do đó, tương lai cũng còn dài. Nhưng tương lai gì? Anh lính muốn tương lai mẹ anh thế nào? Không còn cực khổ gánh hàng tần tảo? Sống lâu khỏe mạnh? Lập lai gia đình? Tác giả không cho chi tiết đặc thù và chỉ muốn cho một ý tưởng đại khái. 

Chuyện đó không có gì sai, nhưng thiếu hiệu quả. Như tôi trình bày trong bài "Một Mai Giã Từ Vũ Khí," một kỹ thuật viết hiệu quả là chú trọng vào chi tiết rõ rệt, dù chi tiết đó chỉ là một trong nhiều chi tiết khác. Cho một chi tiết rõ rệt giúp người nghe tưởng tượng ra được các chi tiết khác. Thí dụ như thay vì nói, "Hôm nay tôi cảm thấy sung sướng," bạn có thể nói, "Hôm nay tôi huýt gió trong giờ làm việc làm mấy đồng nghiệp ngạc nhiên." Chỉ với chi tiết đó người nghe biết là bạn đang sung sướng và còn biết thêm vài chi tiết về bạn nữa. Trong bài này, câu "mẹ còn tương lai" quá mơ hồ và không đem lại tác dụng mạnh. Người nghe có thể sẽ bỏ qua và không có chút gì suy nghĩ thêm, và tác giả đã thất bại trong việc lôi cuốn người nghe. Người nghe xong bài hát sẽ không "huởn" mà cố suy nghĩ mẹ có tương lai gì.

Theo tôi nghĩ, tác giả dùng "mẹ" trong câu chót không phải chỉ mẹ anh lính. Có vẻ tác giả muốn dùng "mẹ" để ám chỉ mẹ Việt Nam, hàm ý tổ quốc. Với nhóm chữ/cụm từ "đá mềm chân cứng," tác giả nhấn mạnh ý chí chiến đấu của anh lính đem lại hòa bình cho đất nước. Do đó, mục đích chiến đấu của anh là cho tổ quốc, cho mẹ Việt Nam, chứ không phải cho mẹ anh. Tuy nhiên, cách diễn giải đó cũng chưa chắc đúng. Hoặc tác giả cố tình mơ hồ để người nghe muốn hiểu sao thì hiểu. Dù diễn giải thế nào, tôi nghĩ nhóm chữ/ cụm từ "mẹ còn tương lai" rất yếu.

Tóm lại, bài hát có ý nghĩa thật hay và táo bạo trong phần đầu (2/3). Phần sau (1/3) không đem lại hoàn mỹ cho bài hát mà lại còn có thể làm loãng ý. Tuy nhiên, bài hát vẫn có giá trị nhờ lối tả cảnh và cách dùng chữ thật độc đáo ở phẩn đầu như được trình bày sau đây.

Lối tả cảnh và cách dùng chữ thật sáng chói trong phần đầu lấn át vài khuyết điểm trong phần sau

Tương tự như phần nội dung và ý tưởng, có sự không đồng đều trong kỹ thuật diễn tả và cách dùng chữ. Tuy nhiên, những điểm đặc sắc quá sáng chói làm lu mờ những khuyết điểm. 

Ngay lúc mở đầu, tác giả có lối tả cảnh tuyệt vời. Tác giả tận dụng những kỹ thuật hay nhất trong chuyện viết để trình bày cảnh anh lính đang đi hành quân và nghĩ đến mẹ anh. Người nghe tưởng tượng ra được ngay cảnh anh lính đang hành quân trong vùng núi non rừng rú. Tác gỉả dùng hai kỹ thuật tôi trình bày trong bài "Một Mai Giã Từ Vũ Khí": "Cho thấy, đừng kể" và "Chú trọng vào chi tiết rõ rệt." 

Tác giả cho thấy cuộc hành quân qua cảnh "lội bùn dơ," "băng lau lách," "xuyên đêm," thay vì kể lể hành quân cực khổ thức khuya cả đêm. Ngoài ra, tác giả còn dùng các chữ/từ mạnh (lội, băng, xuyên, sương trắng rơi, rủ nhau, gọi nhau, tê tay, đăm mắt, hư ảo) làm sống động hình ảnh. Đi theo với cách cho thấy, tác giả dùng những chi tiết rõ rệt của cuộc hành quân qua vùng núi non rừng rú vắng vẻ: lội bùn, băng lau, xuyên đêm, đàn chim bay, khỉ vượn hú.

Tác giả dùng "sương" hai lần: "sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm" và "Em còn khêu sáng ánh đèn từ sương mai." Ngoài ra "sương" còn được dùng trong nhan đề. Ta phải hiểu rõ hai loại sương. Tiếng Việt mơ hồ trong chữ/ từ "sương." Tiếng Anh phân biệt rõ các loại sương: dew (sương mai/ đêm), mist (sương mù mỏng), fog (sương mù dày). Trong "sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm," tĩnh từ "trắng" cho thấy đó là sương mù vì không ai tả giọt sương mai/ đêm màu trắng. Giọt sương mai/ đêm trong như giọt nước. Chỉ có sương mù mới tạo ra hình ảnh trắng đục. Ngoài ra, sương mai/ sương đêm tạo ra do bởi cô đọng (condensation) và thường xuất hiện trên các vật mỏng lộ ra như cỏ, lá cây, hoa, mui xe. Ngược lại, sương mù tạo ra khi hơi nước đọng lại thàng những giọt nước li ti trong không khí. Chỉ có sương mù mới "rơi" xuống, chứ sương mai/ sương đêm không có rơi xuống. Câu "sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm" có ít nhất hai tác dụng: thiết lập quy chiếu về thời gian (cộng thêm với "xuyên đêm") là sáng sớm, và cho thấy chuyến đi hành quân lâu đến nỗi vai anh lính thấm sương trở nên lạnh mềm.

"Chim muông buồn rủ nhau bay về đâu" vẽ ra hình ảnh các đàn chim bay trên trời không có định hướng. "Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau" gợi ra cảnh tượng đám khỉ vượn kêu réo nhau một cách vô tư (ngẩn ngơ) chứ không phải hỗn loạn phá phách.

Bốn câu đầu dàn dựng bối cảnh của câu chuyện. Tác giả xác định rõ không gian (vùng núi non rừng rú) và thời gian (sáng sớm) và những diễn tiến của cuộc hành quân. Cách diễn tả rất tài tình tạo ra một hình ảnh sống động và cho người nghe có ý niệm rõ rệt.

Không những thế, tác giả còn dùng một kỹ thuật viết rất hiệu quả trong việc tả cảnh hoặc tình cảm là dùng nhiều giác quan trong ngũ quan (nhìn, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc/ cảm nhận/ va chạm). Bằng cách dùng nhiều giác quan, người viết lôi cuốn độc giả vào cảnh vì độc giả liên tưởng đến những hình ảnh, mùi, vị, âm thanh, và cảm giác trong lúc tưởng tượng ra cảnh tượng hoặc tình cảm.

Anh lính nhìn thấy đàn chim bay trên trời (Chim muông buồn rủ nhau bay về đâu), nghe tiếng khỉ vượn hú (Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau), tiếp xúc/ va chạm sương rơi ướt lạnh và súng ̣đến tê tay (Sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm/ Nào những khi ôm thép súng tê tay). Chỉ thiếu ngửi và nếm nhưng đủ lôi cuốn người nghe. Dùng nhiều giác quan quá không nhất thiết là hay vì con người thường cảm nhận cùng lúc chỉ qua hai, ba giác quan mà thôi. Rất ít có tình trạng nào mà bốn hay năm giác quan được dùng. Người viết cũng phải nên cẩn thận, và đừng lạm dụng các giác quan. Chỉ nên dùng bốn, năm giác quan trong trường hợp thật đặc biệt. Thí dụ như trong bài "Uy Lực" (Cao-Đắc 2014c), tôi dùng cả năm giác quan khi tả cảnh sáu con sư tử trở vể lãnh thổ chúng (thấy cây bao báp cổ, ngửi mùi hương quen thuộc của những bụi cây keo, nếm không khí khô hoài cổ, nghe tiếng gió xào xạc trên bãi cỏ, và cảm nhận bãi đất núi lửa mềm gợi nhớ). Lý do là tôi muốn nhấn mạnh dùng các con sư tử trẻ là ẩn dụ cho tuối trẻ Việt Nam, trong nước và hải ngoại, đã bị mất nước dưới nền đô hộ cộng sản với lý thuyết ngoại bang, và họ trở về để lấy lại đất nước và khôi phục lại chính nghĩa. Vì đó là bài thơ văn xuôi nên tôi có thể kéo căng cái nhấn mạnh đó.

Như trình bày ở trên, hình ảnh tuyệt vời nhất của cả bài nhạc là hình ảnh cậu bé đi theo mẹ đến trường trên con đường làng. Tác giả dùng chữ đơn giản, không cầu kỳ, nhưng có tác dụng mạnh. 

Để ý tác giả dùng "theo mẹ đến trường" thay vì "mẹ dẫn con đến trường." Tác giả vẽ ra cảnh tượng dưới góc nhìn của cậu bé, để chuẩn bị cho hình ảnh "tóc liễu vờn gió ru buồn" ngay sau đó. Trong việc viết, chọn góc nhìn (viewpoint) cho nhân vật rất quan trọng. Người nghe hay người đọc sẽ đứng vào vị trí của góc nhìn đó để tham gia vào cảnh tượng. Người viết nên giúp người nghe/ đọc đứng ở vị trí trong suốt cảnh một cách nhất quán. Thay đổi góc nhìn trong một cảnh dễ tạo ra lẫn lộn và làm giảm tác dụng trên người nghe/ đọc, trừ phi người viết cố tình chuyển góc nhìn. 

Đinh Miên Vũ dùng góc nhìn của anh lính một cách đồng nhất khi tả cảnh anh nhớ lại ngày xưa còn bé. Anh lính nhớ "khi con còn bé nhỏ" và "theo mẹ đến trường." Nhờ vậy anh mới ghi nhận được hình ảnh tóc mẹ bay trong gió. Bằng cách dùng góc nhìn của anh lính (thay vì một người bàng quan nào đó đứng trên đường), tác giả chuẩn bị cho hình ảnh sau đó.

Hình ảnh tóc mẹ anh bay trong gió được mô tả sống động với câu "tóc liễu vờn gió ru buồn." Cũng như câu "Hồn lỡ sa vào đôi mắt em" trong bài "Về Đâu Mái Tóc Người Thương" của Hoài Linh, câu "tóc liễu vờn gió ru buồn" có lối dùng chữ sâu sắc và gợi hình thật tuyệt diệu.

Trước hết, "tóc liễu" thường được dùng để tả mái tóc dài rũ xuống của các cô gái trẻ. "Liễu" là loại cây có lá thuôn dài và cành mảnh dẻ. Liễu rũ thường dùng làm cảnh trồng bên bờ hồ hoặc bờ sông. Liễu thường được dùng để ám chỉ phái nữ (liễu yếu đào tơ, phận liễu). Tóc liễu mô tả mái tóc chảy dài có những nhánh chẻ ra và không phải dày dặc. Rất nhiều thi sĩ dùng "tóc liễu" để tả mái tóc cô gái. 

Tóc liễu xanh xanh vẫy tóc người,
Tay em cầm nhẹ lấy tay tôi...
Lần đầu ân ái trao bằng mắt
Rồi để tình thương đến trọn đời
(Tình Xa - Hồ Dzếnh)

Suốt trời hôm ấy thê lương quá,
Tóc liễu bờm xơm, sóng vỗ hồ,
Mây rối trên trời, cây rối lá,
Giường cô xuân nữ gối chăn xô...
(Thu - Hồ Dzếnh)

Môi khô tóc liễu thân gầy, 
Anh xa, em kẻ lông mày với ai? 
(Không hẹn ngày về - Nguyễn Bính)

Vừa rồi tỏ mặt Hằng Nga 
Mây vương tóc liễu son pha má đào.
(Tỳ bà truyện - Nguyễn Bính)

Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều 
Bên màu hoa mới thắm như kêu; 
Nỗi gì âu yếm qua không khí, 
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu
(Nụ Cười Xuân - Xuân Diệu)

Với chuyện "tóc liễu" được các thi sĩ dùng nhiều, "tóc liễu" trong "tóc liễu vờn gió ru buồn" có gì hay hơn? Thực ra, trong bối cảnh của bài hát, "tóc liễu" có tác dụng khác hẳn với "tóc liễu" trong các bài thơ. Tác giả để anh lính dùng "tóc liễu" để tả tóc mẹ mình dựa vào trí nhớ của anh về mẹ mình lúc anh còn bé. Tuy không nói rõ, ta có thể hiểu là mẹ anh không còn có tóc liễu nữa. Mẹ anh phải buôn tảo bán tần, gánh hàng ra chợ hoặc đi bán rong ngoài đường, và bây giờ chắc cũng khoảng it nhất là tứ tuần hay ngũ tuần, thì làm sao mà còn tóc liễu được nữa. Quan trọng hơn, nếu mẹ anh vẫn còn tóc liễu thì tại sao anh có ý nói là tóc liễu vờn gió nay còn đâu. Anh lính rất luyến tiếc tóc liễu đó. Chỉ một chi tiết đặc thù đó, ta có thể hiểu là anh lính rất thương mẹ. Đây là một thí dụ cho thấy dùng một chi tiết rõ rệt làm nổi bật được toàn diện ý tưởng.

Anh lính nhớ mái tóc liễu đó thế nào? Ở đây, tác giả biểu lộ tài năng dùng chữ tuyệt diệu. Những sợi tóc liễu của mẹ anh "vờn gió"! Động từ "vờn" hàm ý đưa đẩy, đùa giỡn (mèo vờn chuột), nhảy múa. Tự nó, "vờn" là một động từ mạnh mẽ (mạnh mẽ đây là chỉ tác dụng diễn tả, không phải là sức mạnh của hành động) để diễn tả cảnh tượng đùa cợt. Quan trọng hơn, tác giả dùng "tóc liễu" là chủ từ của động từ vờn, nhân cách hóa những sợi tóc đó như thể những sợi tóc có tâm trí riêng của chúng. Hay hơn nữa, những sợi tóc liễu vờn gió. Làm sao mà tóc lại có thể vờn được gió? Chính gió mới thổi tóc bay lên chứ? Nhưng không, với cậu bé 6, 7 tuổi, cậu ta không thấy gió thổi tóc mà chỉ thấy những sợi tóc dài nhảy múa đùa giỡn với gió. Còn gì tuyệt diệu và thơ mộng bằng?


Hậu quả của những sợi tóc nhảy múa đùa cợt với làn gió là gì? Một cách bất ngờ, tác giả mô tả cảnh tượng đó "ru buồn." Một lần nữa, tác giả nhân cách hóa cảnh tượng tóc nhảy múa với gió, cho cảnh tượng đó có khả năng phát ra âm thanh như hát bài ru ngủ. Có phải chăng gió thổi những sợi tóc tạo nên âm thanh khi những sợi tóc quyện với nhau hoặc vướng vào tay, cổ, nón, áo của mẹ anh? Âm thanh đó chắc nhỏ như tiếng ru khe khẽ của mẹ. Tiếng ru đó chắc đều đều và tạo ra một giai điệu rù rì văng vẳng từ đâu đến. Nhưng tại sao ru "buồn"? Ở đây, tác giả dùng "ru" một cách khác thường. "Ru" thường được dùng là ru ngủ, nhưng tác giả dùng "ru" như là một động từ với ý nghĩa phát ra âm thanh đều đều nhẹ nhàng êm ả, gợi lên một cảm xúc hay tác dụng nào đó, không nhất thiết là cho ngủ. Với cách dùng đó, ta có thể dùng "ru buồn," "ru vui," "ru nhớ," "ru sầu," "ru hạnh phúc," "ru khổ," v.v. Tuy nhiên, không phải túc từ nào cũng thích hợp với "ru." "Vui" thường hàm ý náo nhiệt, dùng "ru vui" rất gượng gạo vì làm sao mà giai điệu đều đều êm ả lại có thể đem lại niềm vui. Nới rộng thêm nữa, "ru" không nhất thiết dính líu đến âm thanh, và có thể Đinh Miên Vũ không có ý định cho những sợi tóc bay theo gió tạo ra âm thanh ru buồn mà chỉ có hình ảnh đó ru buồn cậu bé. Với cách dùng chữ như vậy, ta có thể viết những câu như "Ánh mắt nàng long lanh ru tôi vào giấc ngủ triền miên," "Bầu trời xanh cao với các cụm mây trắng lờ lững ru niềm hân hoan tràn trề," v.v. Sau đây là một cách giải thích khác cho "ru buồn."

Tại sao lại "buồn"? Anh lính thấy buồn lúc nào? lúc anh là cậu bé theo mẹ đến trường hay là bây giờ khi anh nghĩ lại hình ảnh đó? Ý nghĩa trực tiếp từ câu "tóc liễu vờn gió ru buồn" có sự mơ hồ. Tuy ta biết chắc "tóc liễu vờn gió" không còn nữa, ta không biết chuyện "ru buồn" xảy ra lúc nào. Một diễn giảng là cảm xúc buồn đó xảy ra với câu bé. Nhưng tại sao cậu bé buồn? Ở đây, ta không rõ. Anh lính không nói thêm. Anh chỉ nhớ là những sợi tóc bay nhảy với gió đã khiến anh buồn lúc anh là cậu bé theo mẹ đến trường. Có thể vì cậu bé muốn ở nhà với mẹ, không thích đi học. Có thể vì cậu bé thương mẹ phải lặn lội dẫn mình đi học. Có thể có một chuyện gì đó về mái tóc mẹ. Ta không biết. Dưới một diễn giảng khác, anh lính có ý nói vì "tóc liễu vờn gió" không còn nữa nên hình ảnh đó ru buồn. Nghĩa là anh lính buồn sau này, không phải lúc là cậu bé đang ngắm tóc mẹ vờn gió. Theo tôi nghĩ, cách diễn giảng này có vẻ hợp lý hơn. Thứ nhất, sự kiện một cậu bé buồn vì tóc liễu mẹ vờn gió là một chuyện khá kỳ quặc Thứ nhì, một giải thích có thể làm phù hơp mọi chuyện. Giải thích đó là cậu bé thực ra rất thích và rất vui khi nhìn tóc mẹ vờn gió, vì vậy mà cậu bé giữ mãi hình ảnh đó. Do đó, khi mẹ không còn có "tóc liễu vờn gió" nữa, cậu bé và sau này trưởng thành là anh lính, cảm thấy buổn. Chuyện đó cũng giải thích tại sao Đinh Miên Vũ dùng động từ "ru" vì cái mất mát đó xảy ra nhiều lần, đều đều ngày này qua ngày khác, như một giai điệu lập đi lập lại như lời ru.

Cho dù cách diễn giảng nào, câu "tóc liễu vờn gió ru buổn" thật là tuyệt diệu trong bối cảnh anh lính nghĩ đến ngày thơ ấu theo mẹ đến trường. Đinh Miên Vũ đã thành công trong việc tạo ra một ấn tượng sâu đậm về lòng thương yêu mẹ của anh lính.

Tiếc thay, cách diễn tả xuất sắc đó không đồng đều. Cái diễn tả tuyệt vời về tình yêu thương mẹ của anh lính bị cắt đứt đột ngột khi tác giả để anh lính chuyển ý nghĩ sang người yêu anh. Trong khi phần đầu rất là tuyệt vời, phần sau trở nên tầm thường, nếu không muốn nói là yếu kém, gượng gạo, và thiếu mạch lạc. Như đã trình bày ở trên, ngoài lối chuyển tiếp đột ngột từ mẹ sang người yêu, tác giả có lối suy diễn kỳ quặc của "đá mềm chân cứng" và mơ hồ tả ước vọng anh lính là để cho "mẹ còn tương lai."

Chúng ta không hiểu tại sao có sự chênh lệch giữa hai phần trong cùng một bài hát. Nếu Đinh Miên Vũ là một người, ta có thể giải thích là ông viết phần sau trong trạng thái khác với phần đầu, như thể ông muốn viết cho xong. Nhưng nếu Đinh Miên Vũ là ba người, thi ta biết là người viết phần đầu khác với người viết phần sau.

May thay, có hai yếu tố cứu vãn bài hát. Yếu tố thứ nhất là nhạc điệu. Giai điệu bài hát rất hay, có lối kể lể gây xúc động. Hòa âm và nhịp điệu cũng rất xuất sắc, trầm bổng nhịp nhàng. Nếu bạn nghe nhạc không lời, bạn vẫn thưởng thức bài hát, nhất là khi các nhạc cụ phối hợp nhau như guitar, sáo, và trống phụ họa (Xem, thí dụ như, Phạm 2014). Yếu tố thứ hai là sự nổi bật ở phần đầu khiến người nghe quên đi hoặc không nhận ra cái yếu kém ở phần sau. Ngoài ra, tuy phẩn sau yếu kém so với phần đầu, nó cũng không đến nỗi tệ, và cũng đóng góp được hoàn thành câu chuyện anh lính đang muốn diễn tả.

Bài hát nói lên sức mạnh của âm nhạc miền Nam trước 1975 qua cách diễn tả tình yêu thương mẹ nồng ấm

Có nhiều bài hát về tình mẹ con. Thí dụ như Lòng Mẹ, Bà Mẹ Quê, Bông Hồng Cài Áo, Bà Mẹ Trị Thiên, Bà Mẹ Gio Linh. Những bài này chỉ nói về người mẹ thuần túy, ca ngợi mẹ và tình yêu mẹ dành cho con. Cũng có nhiều bài hát về người lính VNCH và mẹ. Thí dụ như Xuân Này Con Không Về, Cảm Ơn. Tuy nhiên, bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" có lẽ là bài hát hay nhất về tình yêu thương của người lính VNCH dành cho mẹ anh. Bài hát này là một thí dụ cho thấy tính chất nhân bản của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trước 1975.

Như tôi đã trình bày trong các bài trước, âm nhạc miền Nam trước 1975 không ủy mị, yếu đuối như phe cộng sản thường chê bai. Ngược lại, âm nhạc miền Nam trước 1975 rất mạnh mẽ, hào hùng, và kích động ý chí. Neil Jamieson, một học giả Hoa Kỳ, gán sức mạnh của hai miền Nam Bắc là Âm Dương, với miền Bắc Dương và miền Nam Âm. "Các trận đánh lớn lúc Tết khiến cho chiều âm này một động lực mạnh mẽ trong VNCH" (Jamieson 1993, 320). Tôi không nhất thiết đồng ý với cách phân loại đó, nhưng khái niệm âm dương hoặc nhu cương giúp ta có chút hiểu biết về tính chất của hai miền Nam Bắc trong chiến tranh. 

Một điểm quan trọng mà nhiều người, nhất là phe cộng sản, quên, là miền Bắc là kẻ xâm lăng trong khi miền Nam chỉ phòng thủ. Người lính VNCH có gia đình, cha mẹ, vợ con, và họ phải bảo vệ những người thân yêu. Sức mạnh của họ không phải là tấn công giết giặc, mà là tình yêu. Chính tình yêu giúp họ mạnh mẽ và chiến đấu chống trả quân thù. Do đó âm nhạc miền Nam trước 1975 phản ảnh cái sức mạnh đó. Gọi tình yêu cha mẹ, vợ con, người tình ủy mị yếu đuối là thiếu hiểu biết, mất cá tính nhân bản. Quân đội Bắc Việt, dưới sự lãnh đạo của cộng sản, không coi trọng cái tình yêu đó. Họ bi tẩy não chỉ biết phục vụ Đảng cộng sản Việt Nam và yêu thương Bác Hồ hơn cả cha mẹ, vợ con. Ngược lại, những người lính VNCH lúc nào cũng có tình yêu thương gia đình. Bản nhạc "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" thể hiện tình thương yêu mẹ của anh lính trẻ một cách nồng ấm. Tình yêu thương đó được bộc lộ chân thành qua chi tiết cậu bé theo mẹ đến trường trên con đường làng, ấp ủ hình ảnh những sợi tóc mẹ bay nhảy theo cơn gió thoảng trong suốt mười mấy năm.

Đinh Miên Vũ, dù là Đinh Miên hay Đinh Trụ, Miên Thành, và Võ Hữu Bình, lúc sáng tác bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" chỉ là một người lính trẻ ở tuổi đôi mươi. Kinh nghiệm viết nhạc coi như không có vì bài này là bài duy nhất được sáng tác trước năm 1975. Tuy nhiên, bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" cho thấy mức sáng tạo thật cao, có những kỹ thuật viết thật điêu luyện. Một lần nữa, bài này là một thí dụ cho thấy xã hội và thể chế tự do của VNCH đã giúp phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật trong miền Nam trước 1975.

Kết Luận

"Sương Trắng Miền Quê Ngoại" là bản nhạc duy nhất của Đinh Miên Vũ trong kho tàng âm nhạc miền Nam trước 1975 và là một trong những bài hay nhất, nếu không muốn nói là bài hay nhất, về tình yêu thương mẹ. 

Tuy có nhiều bài về tình yêu mẹ dành cho con, rất it bài nói về tình yêu con dành cho mẹ. Bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" còn xuất sắc ở cách diễn tả độc đáo qua một cảnh tượng bình thường, đem lại cảm xúc mạnh cho người nghe. Cách diễn tả độc đáo đó và khía cạnh tha thiết của nhạc điệu khiến người nghe quên đi vài khuyết điểm trong lời nhạc. 

Một lần nữa, "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" là một bằng chứng hùng hồn cho mức sáng tạo phong phú trong xã hội tự do của chính thể VNCH và sức mạnh của nền âm nhạc miền Nam trước 1975. Chúng ta lắng tai nghe bài hát, thưởng thức nhạc điệu và lời ca ru hồn; nhưng chúng ta không quên cảm thấy xót xa cho nền âm nhạc của miền Nam trước 1975.

Cảm tạ

Tôi xin có lời cảm tạ anh Vũ Đông Hà và các bạn dân lành, Sài gòn, PHO, binh, Cau Ho, buồn cho tiếng Việt của trang mạng Dân Làm Báo đã có lời khích lệ trong các bài về âm nhạc trước và giúp tôi có ý định viết bài này, đặc biệt là lời yêu cầu của Sài gòn.



____________________________________

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/suong-trang-mien-que-ngoai.html
http://nguyenus90.blogspot.com/2014/09/suong-tra-mie-que-ngoa-cao-tua.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-7042307105878688723Sun, 31 Aug 2014 00:39:00 +00002014-09-03T22:45:10.353-07:00

Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa


Mặt tiền tòa nhà hành chánh Viện Đại Học Sài Gòn, cơ sở giáo dục đại học lớn nhất miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa
Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng.[1]
Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và quy định "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", "nền giáo dục đại học được tự trị", và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn".[2] Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Tổng quát

Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Lào cùng Cao Miên. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào ngày 17 tháng 4 năm 1945,[3] chương trình học của Việt Nam - còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn ban hành trong khoảng thời gian từ 20 tháng 4 đến 20 tháng 6 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam - được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc. Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ nhất Cộng hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.[4]

Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa, những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị.[5] Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số.[4] Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chánh và ở các trường đại học cộng đồng).[6]

Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm, từ 1955 đến 1975, bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển. Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam.[4]

Triết lý giáo dục

Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961.

Năm 1958, dưới thời Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... Ba nguyên tắc "nhân bản", "dân tộc", và "khai phóng" được chính thức hóa ở hội nghị này.[7][8] Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

  1. Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
  2. Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
  3. Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.[1]

Mục tiêu giáo dục

Số liệu giáo dục bậc tiểu học[9]
Niên họcSố học sinhSố lớp học
1955400.8658.191
1957717.198[10]
19591.115.000[11]
19601.230.000[10]
19631.450.67930.123
19641.554.063[12]
19702.556.00044.104

Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đề ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại?

  1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
  2. Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
  3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.[1]

Những quy định trong hiến pháp

Điều 26, Hiến pháp năm 1956: "Quốc gia cố gắng cho mọi người dân một nền giáo dục cơ bản có tính cách bắt buộc và miễn phí. Mọi người dân có quyền theo đuổi học vấn. Những người có khả năng mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn. Quốc gia thừa nhận phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thể và tư nhân có quyền mở trường theo điều kiện luật định. Quốc gia có thể công nhận các trường tư thục đại học và cao đẳng chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định. Văn bằng do những trường ấy cấp phát có thể được Quốc gia thừa nhận."[13] Điều 10, Hiến pháp năm 1967: "1- Quốc gia công nhận quyền tự do giáo dục. 2- Nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí. 3- Nền giáo dục đại học được tự trị. 4- Những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn. 5- Quốc gia khuyến khích và nâng đỡ các công dân trong việc nghiên cứu và sáng tác về khoa học, văn học và nghệ thuật." Điều 11 phát biểu: "1- Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản. 2- Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục."[2]

Giáo dục tiểu học và trung học

Tên gọi năm lớp bậc tiểu học
trước 1970sau 1970
lớp nămlớp một
lớp tưlớp hai
lớp balớp ba
lớp nhìlớp tư
lớp nhấtlớp năm
Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp
lớp đệ thấtlớp sáu
lớp đệ lụclớp bảy
lớp đệ ngũlớp tám
lớp đệ tứlớp chín
Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
lớp đệ tamlớp mười
lớp đệ nhịlớp 11
lớp đệ nhấtlớp 12

Giáo dục tiểu học

Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ nhất Cộng hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất). Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).[14] Từ thời Đệ nhất Cộng hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học.[15] Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học "đúp", tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác. Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra hai ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều. Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, 82%[16] tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi[17] theo học ở 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long, và Sa Đéc).[18]

Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục.[19] Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn quốc văn; 2 giờ bổn phận công dân và đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục).[20] Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ sử ký và địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn quốc văn, công dân và sử địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.[21] Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng . Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).[22]

Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức 24%[16] tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18;[17] có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh LongSa Đéc).[18] Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Pétrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat, Quốc Học (Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)... 1960 - so sánh tổng sản lượng của miền nam Việt Nam1960 - so sánh tổng sản lượng của miền nam VN, miền bắc VN, Nam Hàn và Trung cộng Lúc này Mỹ chưa đưa quân vào miền nam. 1965 quân đội Hoa Kỳ và đồng minh mới đem quân vào miền nam tham chiến vi cường độ du kích VC luồn theo đường mòn HCM xâm nhâm vào miền nam gia tăng.


 photo 1908293_800334336643714_663549150224856297_n.jpg












Hồi 1951, Việt cộng "đánh Mỹ", mà hồi đó có Mỹ nào tại Việt Nam? Sau khi phát động chiến tranh, Việt cộng đánh rát khắp vùng ven Sài Gòn, kéo dài ròng rã mãi đến 1965, thì quân đội Mỹ và đồng minh mới vào giúp, giống như quân đội đồng minh vào giúp Nam Hàn chống Bắc Hàn xâm lăng nam Hàn trước đó.

“Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền Diệm - Thiệu ác ôn".

 photo M-46-beyt-hatotchan-1.jpg

Pháo M-46 130 mm là loại lựu pháo dã chiến nòng dài (dã pháo hạng nặng) do Liên Xô thiết kế và chế tạo vào thập niên 1950. NATO nhận được thông tin về loại vũ khí này vào năm 1954, nên đặt tên mã cho nó là M1954. Năm 1959, Trung Quốc được cấp phép chế tạo thứ vũ khí này và đặt tên là Kiểu 59-1. Chiều dài nòng pháo bằng 52 lần cỡ nòng (caliber) - dài lạ thường so với các loại pháo đương thời, pháo bắn rất xa, xấp xỉ 27,5 km đối với đạn thường.
Không có đại bác 130 ly vào VN bắn phá khắp nước TRƯỚC HÀNG CHỤC NĂM, thì làm gì có quân Mỹ vào.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1o_130mm_M46

Sài Gòn - Những hình ảnh thời 1960 - 1964

1954 chia đôi hai miền đất nước theo yêu cầu của cộng sản Hà Nội, bên quốc gia Việt Nam không ký, nhưng đành chấp nhận sự yêu cầu từ phía công sản bắc Việt.

1954 tới năm 1964 trong 10 năm, miền nam xây dựng kinh tế, đặt thủ đô tại Sài Gòn.
Miền nam vừa xây dựng kinh tế đất nước vừa phải chống trả những cuộc vượt Vĩ Tuyến 17 xâm lăng của công sản bắc Việt càng lúc càng gia tăng và khốc liệt.

Khi miền nam có nguy cơ bị tiêu diệt, quân đội Hoa Kỳ và quân đội đồng minh trong SEATO mới vào cứu nguy cho miền nam. Ngày 8 tháng 3 năm 1965 mới có những bước chân đầu tiên của quân đội Mỹ đặt lên miền nam Việt Nam.

Dưới đây là những hình ảnh miền nam trong 10 năm xây dựng kinh tế 1960 - 1964 trước khi quân đội Hoa kỳ đổ bộ trên miền nam.

 photo 1100agraveitruy1EC1nhigravenhSagraveiGograventh1EADpniecircn1960.jpg
Đài truyền hình Sài Gòn vào năm 1960


 photo 6894524398_8a6cb3285a_z.jpg
Tòa Đô Chánh Sài Gòn / Saigon 1964 - City Hall


 photo Saigon1964-11001EA1il1ED9Th1ED1ngNh1EA5t.jpg
Sài Gòn 1964 - Đại Lộ Thống Nhất


 photo Saigon1964-CaravelleHotel-VIP-goodrestarauntattop.jpg
Saigon 1964 - Caravelle Hotel - VIP - good restaraunt at top


 photo Saigon1964-RexMovieTheatre-onlyescalatorinVietnam.jpg
Saigon 1964 - Rex Movie Theatre - only escalator in Vietnam


 photo Saigon1964-ParkingLot.jpg
Saigon 1964 - Parking Lot


 photo Saigon1964-CaravelleHotelTop-SaigonRiverView.jpg
Saigon 1964 - Caravelle Hotel Top - Saigon River View


 photo Saigon1964-ARVNGeneralJointChiefofStaff.jpg
Saigon 1964 - ARVN General Joint Chief of Staff


 photo Saigon1964-TanSonNhut.jpg
Saigon 1964 - Tan Son Nhut


 photo Saigon1964-TanSonNhut-helicopterswitharmament.jpg
Saigon 1964 - Tan Son Nhut - helicopters with armament


 photo Saigon1964-BritishEmbassyEmbassy.jpg
Saigon 1964 - British Embassy Embassy


 photo LoNguyenTuDalat-danlambao.jpg
Lò Nguyên tử ở Đà Lạt


 photo avn1.jpg
Chiêu Đãi Viên Hàng Không Sài Gòn 1960


 photo avn3r.jpg


 photo avn.jpg


 photo 5385718025_ffcb202af4_b.jpg
Thiếu nữ Sài Gòn 1960


 photo n1EEFsinh.jpg


 photo thieu-nu-sai-gon-giaoducnet37.jpg
thiếu nữ Sài Gòn những năm 1960


 photo thieu-nu-sai-gon-giaoducnet25.jpg
thiếu nữ Sài Gòn những năm 1960


 photo thieu-nu-sai-gon-giaoducnet23.jpg
thiếu nữ Sài Gòn những năm 1960


 photo Thi1EBFun1EEFSG1960.jpg
thiếu nữ Sài Gòn những năm 1960


 photo thieu-nu-sai-gon-giaoducnet31.jpg
Nam thanh nữ tú Sài Gòn những năm 1960


 photo Ph1EE5n1EEFSagraveiGogravenn1030m60.jpg
Nam thanh nữ tú Sài Gòn những năm 1960


http://namrom64.blogspot.com/2013/06/hinh-xua-ngay-phu-nu-3031960-tai-sai.html
http://honngocviendong.vn/hinh-anh/ngay-phu-nu-viet-nam-nam-1960
Ngày lễ Hai Bà Trưng / Ngày phụ nữ Việt Nam năm 1960




1
 photo sagraveigograven.jpg
2
 photo Saigon_Old22-1.jpg
3
 photo SagraveiGogravenTown.jpg
4

 photo 834d07c6-2bd1-4589-851d-70f85a394e6c.jpg



Sài Gòn những năm 1960 - Hòn Ngọc Viễn Đông

http://youtu.be/IlmGVeAeMQc



Saigon 1961





Saigon 1950



Sài Gòn Xưa Đón Tết Canh Dần, 1950




http://nguyenus90.blogspot.com/2014/09/1960-so-sanh-tong-san-luong-cua-mien.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)2tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-2526220338450539361Sat, 20 Sep 2014 23:02:00 +00002014-10-05T14:26:51.438-07:00ương Trắng Miền Quê Ngoại" sẽ vĩnh viễn là một bí mật trừ phi có thêm chứng cớ mới đáng tin cậy.

Vì tác giả thực sự của bài hát chưa được xác định rõ rệt, tôi sẽ không viết thêm về tiểu sử tác giả. Bạn đọc có thể đọc tiểu sử Đinh Miên trên mạng (Wikipedia 2014). Tuy nhiên, cái tên Đinh Miên Vũ là danh xưng không ai phủ nhận. Do đó, tôi sẽ dùng Đinh Miên Vũ là tên tác giả, cho dù đó là Đinh Miên hoặc ba người Đinh Trụ, Miên Thành, và Võ Hữu Bình.

Với vỏn vẹn một bài hát và tác giả chưa được xác định, rất khó viết về ý tưởng và các nhận xét khác về bài hát. May thay, như đa số các bài hát khác của miền Nam Việt Nam trước 1975, bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" tự nó có đầy đủ chứng cớ cho một bài hay với nội dung đầy tình cảm và cách diễn tả tuyệt vời tuy có vài khuyết điểm, mà không cần tra cứu gì thêm về tác giả. 

Tôi đã viết về bài "Về Đâu Mái Tóc Người Thương" (Cao-Đắc 2014a) và "Một Mai Giã Từ Vũ Khí" (Cao-Đắc 2014b). Trong bài này tôi sẽ không lập lại những gì đã viết về hai bài đó. 

Phẩm chất hoặc giá trị của một bài hát thường dựa vào hai khía cạnh: nhạc (music) và lời (lyric). Khía cạnh nhạc thường gồm có ba yếu tố: giai điệu (melody), hòa âm (harmony), và nhịp điệu (rhythm). Khía cạnh lời gồm có nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu ca, từ ngữ, cách dùng chữ, cú pháp, cách hành văn. Ngoài hai khía cạnh trên, còn có các khía cạnh khác như nhạc cụ, ca sĩ, nhạc cảnh, phụ diễn (vũ công, người mẫu, v.v.). Tôi tin rằng những bài hát hay cần phải hay cả nhạc lẫn lời. Có những bài hay vì khía cạnh nhạc, nhưng lời không xuất sắc lắm. Một thí dụ điển hình là bài "Những bước chân âm thầm" của Y Vân. Có rất ít bài hay chỉ vì lời. Lý do đơn giản là âm nhạc dựa vào âm thanh, và âm thanh chỉ có thể cảm nhận bằng nghe, chứ không thể bằng đọc hoặc nhìn được. Nếu ai chỉ muốn thưởng thức lời thì họ có thể tìm được ở một bài văn hoặc một bài thơ. Tuy nhiên, lời nhạc đóng góp một phần quan trọng trong giá trị của bài nhạc. Nhiều khi chỉ một câu trong bài nhạc cũng đủ làm cho người nghe xao xuyến. Thí dụ như câu "Hồn lỡ sa vào đôi mắt em" như tôi phân tích trước đây.

Bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" hay cả nhạc lẫn lời, tuy lời chỉ xuất sắc ở phần đầu như sẽ được phân tích sau. Như trong hai bài trước, tôi sẽ chỉ chú trọng về khía cạnh văn chương của lời nhạc.

Nguyên văn lời bài hát như sau.

Lội bùn dơ băng lau lách xuyên đêm
Sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm
Chim muông buồn rủ nhau bay về đâu 
Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau

Nào những khi ôm thép súng tê tay
Đăm mắt theo bao hư ảo thở dài
Nơi chốn xa buồn thương mẹ quàng gánh
Em còn khêu sáng ánh đèn từ sương mai

Mẹ biết bây giờ con ngồi hố nhỏ, gió hẹn mưa thề 
Một khi con về quê ngoại xưa, để mẹ nhắn lời thăm
Đường làng cũ năm nào, 
khi con còn bé nhỏ theo mẹ đến trường
Giờ đây con đường xưa còn đó
Tóc liễu vờn gió ru buồn...

Bận hành quân nên chắc khó thăm nhau
Nhưng có nhau như hơi thở vào đời
Tóc em còn có thơm hương cỏ may
Để anh nói chuyện ngày mai

Bạn bè anh theo lớp tuổi ra đi
Dăm đứa thân nghe tin chẳng trở về
Xin có em nguyện cầu cho đời anh
Đá mềm chân cứng để mẹ còn tương lai...

Như đa số nhiều bài hát khác, lời nhạc thường bị ghi chép sai lầm, hoặc ca sĩ sửa đổi lời nhạc, vô tình hay cố ý. Có những sửa đổi vô hại, nhưng có những sửa đổi làm mất ý nghĩa của câu. Trong bài, có vài chỗ lời bị thay đổi. Thí dụ như "buốt" thay vì "ướt" trong câu "Sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm," "cuộc đời" thay vì "buồn thương" và "quẳng" thay vì "quàng" trong câu "Nơi chốn xa buồn thương mẹ quàng gánh," "phố" thay vì "hố" trong câu "Mẹ biết bây giờ con ngồi hố nhỏ," "liều" thay vì "liễu" và "hoài" thay vì "buồn" trong câu "Tóc liễu vờn gió ru buồn," "đôi khi" thay vì "nghe tin" trong câu "Dăm đứa thân nghe tin chẳng trở về." Tất cả những sửa lời này làm mất, và có khi còn làm trái ngược, ý nghĩa của bài hát. Thí dụ như "quẳng gánh" là vất gánh xuống, trong khi "quàng gánh" là vác gánh lên vai. Câu ca đang nói về ban mai, khi người mẹ gánh hàng ra chợ bán, cô em còn "khêu sáng ánh đèn từ sương mai" thì làm sao mà quẳng gánh được?

Tình yêu thương mẹ được thể hiện tuyệt vời với lối diễn tả đơn giản nhưng táo bạo và độc đáo 

Nội dung bài hát là lời nói của anh lính xa nhà. Trong lúc đi hành quân trong vùng núi rừng, anh nhớ đến mẹ anh và hồi tưởng ngày thơ ấu đi theo mẹ đến trường. Anh có người yêu, và anh muốn người yêu cầu nguyện cho anh để anh hoàn thành sứ mạng. 

Bài hát không chú trọng vào cốt chuyện duy nhất về người mẹ. Anh lính đề cập đến cuộc sống lính tráng của anh, chuyện tình, và bạn bè của anh. Vì vậy, người nghe có thể bị phân tán, và có cảm tưởng tình tiết không được chặt chẽ. Tác giả cố móc nối chuyện tình anh với mẹ anh bằng câu chót, nhưng ý nghĩa câu chót mơ hồ và sự móc nối lỏng lẻo nên không tạo được tính chất mạch lạc chặt chẽ của các ý tưởng. Tuy nhiên, với kỹ thuật diễn tả điêu luyện và cách dùng chữ tài tình, tác giả đã làm nổi bật lòng thương yêu mẹ và tình quê ngoại của anh lính. 

Mở đầu, anh lính nói đến cuộc hành quân của anh. Anh phải "lội bùn dơ" và đi ngang qua đám lau sậy trong nước chằng chịt khiến anh phải cố lách qua và phải đi như vậy suốt cả đêm. Nơi anh đi chắc phải là vùng rừng núi. Sương rơi trên vai làm ướt áo anh. Chắc là anh không đi một mình và có các bạn đồng đội đi theo. Nhưng anh và đồng đội anh phải đi qua lạch đầy bùn và lau sậy một cách yên tịnh, có thể vì sợ quân địch khám phá, vì anh có thể thấy đàn chim bay và nghe tiếng khỉ vượn hú.

Nơi anh đi hành quân ở đâu? Dựa vào nhan đề bài hát "Sương trắng miền quê ngoại" và "sương trắng rơi vai" anh "ướt lạnh mềm", ta có thể hiểu được là anh đang đi hành quân ở miền quê ngoại. Vì vậy anh nhớ đến mẹ và em anh. Mẹ và em anh đang ở "nơi chốn xa" và không ở miền quê ngoại. Trong lúc hành quân, anh phải ngồi chờ, có thể chờ quân địch hoặc chờ chỉ thị hoặc tiếp viện. Ngồi trong "hố nhỏ" trong cơn mưa gió, anh nhìn về phía xa xa và tưởng tượng hình ảnh gia đình anh lúc đó. Bấy giờ là sáng sớm, mẹ anh đang vác gánh lên vai để mang hàng ra chợ bán. Em của anh đang khêu đèn để có ánh sáng vì mặt trời chưa mọc.

Chắc anh cũng thường xuyên liên lạc thư từ với mẹ anh, nên mẹ anh biết anh đang "ngồi hố nhỏ" trong cơn mưa gió trong khung cảnh hoang vu của rừng núi ("Mẹ biết bây giờ con ngồi hố nhỏ"). Với chi tiết anh biết mẹ anh đang quàng gánh lúc sáng sớm mai, và mẹ anh biết anh đang ngồi hố nhỏ trong chuyến hành quân, tác giả cho thấy mối liên hệ mẹ con của anh lính rất mật thiết, kể lể tâm sự với nhau nhiều lần. (Để ý là "mẹ biết" có thể là một câu hỏi: "Mẹ có biết... không?" Cho dù đó là câu hỏi, ta vẫn thấy anh lính kể lể mọi chuyện về anh cho mẹ anh nghe.) Mẹ anh còn nhắn lời thăm họ hàng quyến thuộc vẫn còn ở quê ngoại khi anh có dịp đi qua quê ngoại.

Anh chợt nhớ đến ngày thơ còn bé. Mẹ anh dắt anh đi trên con đường làng tới mái trường xưa. Bây giờ con đường đó vẫn còn, nhưng hình ảnh mẹ anh đi trên con đường đó lúc mẹ còn trẻ không còn nữa, vì mẹ anh hiện đang ở xa. 

Đây có lẽ là đoạn cao đỉnh của bài hát. Tác giả dùng lời lẽ thật bình thường nhưng vẽ ra một hình ảnh có tác dụng mãnh liệt: "Đường làng cũ năm nào khi con còn bé nhỏ theo mẹ đến trường." Chỉ với nhóm chữ/ cụm từ "theo mẹ đến trường," tác giả cho thấy hình ảnh thơ ngây của cậu bé, lẽo đẽo đi theo mẹ trên con đường làng. Hình ảnh đó cho thấy cái nhỏ bé, ngơ ngác, sợ sệt, dè dặt của một cậu bé phải dựa vào sự chăm sóc, lo lắng của mẹ. Một hình ảnh chứa chan tình cảm tràn trề, có tác dụng trên tất cả mọi người thương yêu mẹ. Cho dù bạn không đi theo mẹ đến trường lúc còn bé, hoặc không đi trên đường làng, bạn vẫn có thể hình dung ra được và có nỗi cảm xúc bồi hồi. Có những nhóm chữ/ cụm từ rất đơn sơ, nhưng rất tượng hình, tượng thanh, và gây xúc động mạnh. Thí dụ như "con níu chân cha" trong "Trộm Nhìn Nhau" của Trầm Tử Thiêng, "mẹ lần mò" và "nắm áo người xưa" trong "Ngày trở về" của Phạm Duy, và "lá ngủ thật mê say" trong Hoa Trinh Nữ của Trần Thiện Thanh.

Anh nhớ gì về mẹ anh nhất trong khoảng thời gian đó? Một cách bất ngờ và độc đáo, tác giả vẽ ra một hình ảnh kỳ diệu: "tóc liễu vờn gió ru buồn." Ít có người con trai nào nghĩ đến mẹ mình qua những sợi tóc rũ dài bay theo làn gió nhẹ thoảng. Cậu bé còn cắp sách tới trường đó đã là một thi sĩ! Ta có thể hình dung hình ảnh người mẹ dắt cậu bé đi học trên con đường làng tới trường. Mẹ cậu bé, có lẽ có lúc đi nhanh hơn cậu bé, và cậu bé đi sau mẹ nên mới có dịp ngắm tóc mẹ rũ dài bay theo làn gió. Cậu bé không biết cách diễn tả ra sao, nhưng chỉ ghi nhận hình ảnh đó mãi mãi trong đầu óc, để cho đến khi cậu bé trưởng thành, trở thành một thi sĩ, nhạc sĩ và có đủ ngôn từ diễn tả, anh mới bật ra "tóc liễu vờn gió ru buồn." Để hiểu cái độc đáo của tình yêu thương anh lính dành cho mẹ anh, bạn hãy tự hỏi bạn có giữ hình ảnh gì của mẹ bạn từ lúc bạn còn bé.

Tác giả rất táo bạo khi dùng câu "tóc liễu vờn gió ru buồn" để tả những sợi tóc mẹ. Sự táo bạo đó có thể khiến người nghe không hiểu. Vì hình ảnh đó thật đột ngột, và "tóc liễu" thường dùng để tả một cô gái, ít ai có thể hiểu được anh đang tả mẹ anh lúc bà còn trẻ. Do đó, rất nhiều người hơi ngỡ ngàng khi nghe câu này. Ngoài ra, với lối tả như thể đó là hình ảnh trong hiện tại, người nghe không nhận ra được ý anh muốn nói là "Giờ đây con đường xưa còn đó" nhưng "tóc liễu vờn gió (ru buồn)" của mẹ không còn nữa, vì mẹ anh không còn ở quê ngoại, hoặc vì mẹ anh đã trở thành người đàn bà trung niên làm việc lam lũ và không còn tóc liễu nữa. Tuy nhiên, vì "theo mẹ đến trường" và "tóc liễu vờn gió (ru buồn)" quá mạnh, tạo ấn tượng sâu đậm trên người nghe, sự mơ hồ này không có ảnh hưởng lắm và người nghe dễ dàng bỏ qua. 

Quả thật vậy, theo tôi nghĩ, cả toàn bài, hình ảnh cậu bé theo mẹ đến trường trên con đường làng và tóc liễu bà mẹ vờn gió là hình ảnh đẹp đẽ và thơ mộng nhất. Cái ý tưởng cậu bé ghi nhận hình ảnh tóc mẹ bay trong gió từ lúc còn bé ngây thơ theo mẹ đến trường cho đến lúc anh trưởng thành, trở thành một chiến sĩ xông pha trận mạc, lội bùn lách lau sậy trên đường hành quân, tay ôm súng thép, bảo vệ non sông, là một ý tưởng không những thơ mộng, hồn nhiên, mà còn gây xúc động mãnh liệt. Chính cái hình ảnh này khiến người nghe muốn nghe đi nghe lại bài hát, đưa hồn vào giọng ngân cao dài của ca sĩ diễn tả. Chỉ đoạn đó thôi làm người nghe quên hết tất cả những lỗi nhỏ nhặt khác. 

Rồi ý nghĩ anh lính miên man tiếp tục. Anh nhớ tới người yêu anh. Tác giả đổi cảnh một cách đột ngột. Từ hình ảnh người mẹ, anh chuyển sang người yêu. Tuy chuyện đó rất là bình thường cho một người lính ngồi trong hố nhỏ miên man nghĩ đến những người thương yêu, tác giả khiến người nghe ngỡ ngàng, hơi bị "chưng hửng" vỉ đang bị cảm xúc mạnh sau hình ảnh đẹp đẽ và thơ mộng còn đang vương vấn. Sau khi được nốt nhạc đưa lên cao với "tóc liễu vờn gió ru buồn", người nghe mong mỏi một chuyển tiếp nhẹ nhàng, có thể là một hình ảnh khác, một cảm tưởng khác về bà mẹ. Tiếc thay, anh lính đổi cách xưng hô vì anh chuyển sang nói với người yêu anh. Đang từ "mẹ con" biến thành "anh em." Chưng hửng là còn nhẹ. Người nghe có thể thất vọng. Có thể tác giả cố tình, có thể tác giả thiếu kinh nghiệm. Dù do lý do gì, tác giả không giữ được sự liên tục của các hình ảnh cho người nghe.

Với người yêu, anh không mô tả nàng. Anh chỉ cảm thấy ấm cúng vì "có nhau như hơi thở vào đời." Nhưng anh không rõ người yêu anh còn trông chờ anh hay không. Ở đây, tác giả dùng "thơm hương cỏ may" để ám chỉ sự trung thành, trang tiết của cô gái chờ đợi người yêu. Cỏ may thường được kết hợp với câu chuyện một cô gái đi tìm người yêu nhưng sau đó chết vì mòn mỏi kiếm mãi không thấy anh khắp nơi (Xem, thí dụ như, Dân 2007). Ý nghĩa của câu chuyện đó thường liên kết với tình yêu mạnh mẽ và trung thành. Trong bài hát này, anh lính mong là người yêu anh vẫn còn trông đợi anh và anh sẽ "nói chuyện ngày mai" về tương lai hai đứa.

Rồi anh lính nhắc đến các bạn học đã đi lính như anh. Vài đứa bạn thân đã "nghe tin chẳng trở về." Anh nhờ người yêu anh cầu nguyện cho anh, không phải vì anh sợ chết mà anh muốn sống để hoàn thành nhiệm vụ "đá mềm chân cứng" để mẹ có tương lai. Tác giả dùng sự ra đi biệt tin của những người bạn thân anh để dẫn đến chuyện anh mong người yêu cầu nguyện cho anh. Cách chuyển đổi hơi gượng ép và khiến người nghe hơi bị "chưng hửng" lần nữa vì sự móc nối không được tự nhiên. Tác giả không cần phải dùng sự ra đi biền biệt của mấy người bạn anh, vì chuyện anh ta là lính đủ cho biết anh sống chết ngày nào không biết. 

Câu chót "Đá mềm chân cứng để mẹ còn tương lai" có nhiều vấn đề. Trước hết, "đá mềm chân cứng" có ý nghĩa lạ lùng. Ý nghĩa dễ hiểu nhất là anh lính tiếp tục đi hành quân, bước trên những con đường sỏi đá nhiều đến độ chân anh trở nên chai cứng và đá sỏi phải mềm đi vì bước chân của anh. Nhóm chữ/ cụm từ này cũng xuất hiện trong bài "Một lòng đợi bạn" (Anh ra đi đá mềm chân cứng/ Em ở nhà hãy vững như đồng). Nó cũng có thể ám chỉ sự kiên tâm trì chí. Nhưng trong bối cảnh anh lính đi hành quân, ý nghĩa bước chân đi khắp nơi trong các cuộc hành quân có lẽ đúng nhất.

Nhóm chữ/ cụm từ "để mẹ còn tương lai" hơi yếu ớt, như thể tác giả chợt nhớ là bài hát này là cho mẹ nên cố móc nối lại hình ảnh người mẹ. Quan trọng hơn, cách diễn tả của câu chót rất khó hiểu và kỳ quặc. Làm sao mà "đá mềm chân cứng" có thể đem tương lai cho mẹ anh? Từ "đá mềm chân cứng" tới "mẹ còn tương lai" người nghe phải đi qua nhiều giai đoạn suy luận:

Đá mềm chân cứng → Đi hành quân nhiều → Đem chiến thắng → Hòa bình trở lại → mẹ có tương lai.

Lối diễn giải có chuỗi suy luận gồm có nhiều mệnh đề luận lý như trên thường được coi là "ngụy biện luận lý" (logical fallacy) trong lý thuyết về tranh luận (argument). Một cách bình dân, ta có thể nói đó là lối "chuyện bé xé to." Trong lối diễn giải này, nhiều mệnh đề luận lý được chắp nối vào nhau trong đó phần kết luận (conclusion) của một mệnh đề là phần giả thuyết/thiết (premise) của mệnh đề được chắp nối kế tiếp, theo một cách mà từ phần giả thuyết/thiết của mệnh đề đầu tiên đến phần kết luận của mệnh đề cuối cùng là một bước nhảy luận lý vĩ đại (giant leap of logic). Sau đây là một thí dụ:

Nếu trời mưa, tôi ở nhà.

Nếu tôi ở nhà, tôi vào trang mạng Dân Làm Báo.

Nếu tôi vào trang mạng Dân Làm Báo, tôi đọc các lời phê bình của dư luận viên cộng sản.

Nếu tôi đọc các lời phê bình của dư luận viên cộng sản, tôi dễ nổi giận.

Do đó, tổng kết lại, nếu trời mưa thì tôi dễ nổi giận. Cái sai lầm của ngụy biện này rất hiển nhiên.

Kiểu ngụy biện luận lý trên được gọi là dốc trơn (slippery slope) hoặc Domino fallacy (Xem, thí dụ như, Damer 2009, 185). Khi bạn tuột xuống một dốc trơn, bạn sẽ lôi kéo cả một đống vật cản trở dọc đường, và cuối cùng thì các vật này dồn lại thành một đống vĩ đại, tương tự như phản ứng dây chuyền do bởi những miếng dominoes ngã lên nhau.

Lẽ dĩ nhiên, đây là một bài hát, không phải là một bài dùng luận lý. Nhưng văn thơ nhạc dựa vào suy diễn tương tự như luận lý. Các biến dạng của suy diễn này là nghĩa đen/ nghĩa bóng và ẩn dụ. Văn sĩ hoặc thi sĩ rất thường dùng kiểu suy diễn này để diễn tả ý tưởng một các gián tiếp. Nhưng các suy diễn nên đơn giản, thông thường, được nhiều người chấp nhận, hoặc chỉ cần một hay hai bước suy diễn. Không ai muốn diễn tả quá phức tạp làm ý nghĩa trở nên khó hiểu hay kỳ quặc. Ở đây, "đá mềm chân cứng" là một nhóm chữ/ cụm từ it ai dùng. Từ "đá mềm chân cứng" để suy ra nghĩa bóng là "đi hành quân nhiều" đòi hỏi một trí tưởng tượng không nhỏ. Từ "đi hành quân nhiều" để suy ra "chiến thắng trên chiến trường" là hơi vất vả. Cứ thế, bạn sẽ thấy tác giả khiến người nghe phải có trí tưởng tượng thật là phong phú mới hiểu được tại sao "đá mềm chân cứng" sẽ cho "mẹ còn tương lai."

Ngoài chuyện suy diễn cực nhọc đó, cái kết luận "mẹ còn tương lai" có vẻ mơ hồ. "Tương lai" có vẻ mơ hồ. Anh lính chắc cũng khoảng lứa tuổi hai mươi. Mẹ anh, chắc cũng còn trẻ (dựa vào câu "tóc liễu vờn gió ru buồn" hàm ý mẹ anh khoảng hai, ba mươi tuổi khi anh lên 6, 7 còn cắp sách theo mẹ đến trường), có thể bốn, năm mươi tuổi lúc ấy. Do đó, tương lai cũng còn dài. Nhưng tương lai gì? Anh lính muốn tương lai mẹ anh thế nào? Không còn cực khổ gánh hàng tần tảo? Sống lâu khỏe mạnh? Lập lai gia đình? Tác giả không cho chi tiết đặc thù và chỉ muốn cho một ý tưởng đại khái. 

Chuyện đó không có gì sai, nhưng thiếu hiệu quả. Như tôi trình bày trong bài "Một Mai Giã Từ Vũ Khí," một kỹ thuật viết hiệu quả là chú trọng vào chi tiết rõ rệt, dù chi tiết đó chỉ là một trong nhiều chi tiết khác. Cho một chi tiết rõ rệt giúp người nghe tưởng tượng ra được các chi tiết khác. Thí dụ như thay vì nói, "Hôm nay tôi cảm thấy sung sướng," bạn có thể nói, "Hôm nay tôi huýt gió trong giờ làm việc làm mấy đồng nghiệp ngạc nhiên." Chỉ với chi tiết đó người nghe biết là bạn đang sung sướng và còn biết thêm vài chi tiết về bạn nữa. Trong bài này, câu "mẹ còn tương lai" quá mơ hồ và không đem lại tác dụng mạnh. Người nghe có thể sẽ bỏ qua và không có chút gì suy nghĩ thêm, và tác giả đã thất bại trong việc lôi cuốn người nghe. Người nghe xong bài hát sẽ không "huởn" mà cố suy nghĩ mẹ có tương lai gì.

Theo tôi nghĩ, tác giả dùng "mẹ" trong câu chót không phải chỉ mẹ anh lính. Có vẻ tác giả muốn dùng "mẹ" để ám chỉ mẹ Việt Nam, hàm ý tổ quốc. Với nhóm chữ/cụm từ "đá mềm chân cứng," tác giả nhấn mạnh ý chí chiến đấu của anh lính đem lại hòa bình cho đất nước. Do đó, mục đích chiến đấu của anh là cho tổ quốc, cho mẹ Việt Nam, chứ không phải cho mẹ anh. Tuy nhiên, cách diễn giải đó cũng chưa chắc đúng. Hoặc tác giả cố tình mơ hồ để người nghe muốn hiểu sao thì hiểu. Dù diễn giải thế nào, tôi nghĩ nhóm chữ/ cụm từ "mẹ còn tương lai" rất yếu.

Tóm lại, bài hát có ý nghĩa thật hay và táo bạo trong phần đầu (2/3). Phần sau (1/3) không đem lại hoàn mỹ cho bài hát mà lại còn có thể làm loãng ý. Tuy nhiên, bài hát vẫn có giá trị nhờ lối tả cảnh và cách dùng chữ thật độc đáo ở phẩn đầu như được trình bày sau đây.

Lối tả cảnh và cách dùng chữ thật sáng chói trong phần đầu lấn át vài khuyết điểm trong phần sau

Tương tự như phần nội dung và ý tưởng, có sự không đồng đều trong kỹ thuật diễn tả và cách dùng chữ. Tuy nhiên, những điểm đặc sắc quá sáng chói làm lu mờ những khuyết điểm. 

Ngay lúc mở đầu, tác giả có lối tả cảnh tuyệt vời. Tác giả tận dụng những kỹ thuật hay nhất trong chuyện viết để trình bày cảnh anh lính đang đi hành quân và nghĩ đến mẹ anh. Người nghe tưởng tượng ra được ngay cảnh anh lính đang hành quân trong vùng núi non rừng rú. Tác gỉả dùng hai kỹ thuật tôi trình bày trong bài "Một Mai Giã Từ Vũ Khí": "Cho thấy, đừng kể" và "Chú trọng vào chi tiết rõ rệt." 

Tác giả cho thấy cuộc hành quân qua cảnh "lội bùn dơ," "băng lau lách," "xuyên đêm," thay vì kể lể hành quân cực khổ thức khuya cả đêm. Ngoài ra, tác giả còn dùng các chữ/từ mạnh (lội, băng, xuyên, sương trắng rơi, rủ nhau, gọi nhau, tê tay, đăm mắt, hư ảo) làm sống động hình ảnh. Đi theo với cách cho thấy, tác giả dùng những chi tiết rõ rệt của cuộc hành quân qua vùng núi non rừng rú vắng vẻ: lội bùn, băng lau, xuyên đêm, đàn chim bay, khỉ vượn hú.

Tác giả dùng "sương" hai lần: "sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm" và "Em còn khêu sáng ánh đèn từ sương mai." Ngoài ra "sương" còn được dùng trong nhan đề. Ta phải hiểu rõ hai loại sương. Tiếng Việt mơ hồ trong chữ/ từ "sương." Tiếng Anh phân biệt rõ các loại sương: dew (sương mai/ đêm), mist (sương mù mỏng), fog (sương mù dày). Trong "sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm," tĩnh từ "trắng" cho thấy đó là sương mù vì không ai tả giọt sương mai/ đêm màu trắng. Giọt sương mai/ đêm trong như giọt nước. Chỉ có sương mù mới tạo ra hình ảnh trắng đục. Ngoài ra, sương mai/ sương đêm tạo ra do bởi cô đọng (condensation) và thường xuất hiện trên các vật mỏng lộ ra như cỏ, lá cây, hoa, mui xe. Ngược lại, sương mù tạo ra khi hơi nước đọng lại thàng những giọt nước li ti trong không khí. Chỉ có sương mù mới "rơi" xuống, chứ sương mai/ sương đêm không có rơi xuống. Câu "sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm" có ít nhất hai tác dụng: thiết lập quy chiếu về thời gian (cộng thêm với "xuyên đêm") là sáng sớm, và cho thấy chuyến đi hành quân lâu đến nỗi vai anh lính thấm sương trở nên lạnh mềm.

"Chim muông buồn rủ nhau bay về đâu" vẽ ra hình ảnh các đàn chim bay trên trời không có định hướng. "Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau" gợi ra cảnh tượng đám khỉ vượn kêu réo nhau một cách vô tư (ngẩn ngơ) chứ không phải hỗn loạn phá phách.

Bốn câu đầu dàn dựng bối cảnh của câu chuyện. Tác giả xác định rõ không gian (vùng núi non rừng rú) và thời gian (sáng sớm) và những diễn tiến của cuộc hành quân. Cách diễn tả rất tài tình tạo ra một hình ảnh sống động và cho người nghe có ý niệm rõ rệt.

Không những thế, tác giả còn dùng một kỹ thuật viết rất hiệu quả trong việc tả cảnh hoặc tình cảm là dùng nhiều giác quan trong ngũ quan (nhìn, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc/ cảm nhận/ va chạm). Bằng cách dùng nhiều giác quan, người viết lôi cuốn độc giả vào cảnh vì độc giả liên tưởng đến những hình ảnh, mùi, vị, âm thanh, và cảm giác trong lúc tưởng tượng ra cảnh tượng hoặc tình cảm.

Anh lính nhìn thấy đàn chim bay trên trời (Chim muông buồn rủ nhau bay về đâu), nghe tiếng khỉ vượn hú (Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau), tiếp xúc/ va chạm sương rơi ướt lạnh và súng ̣đến tê tay (Sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm/ Nào những khi ôm thép súng tê tay). Chỉ thiếu ngửi và nếm nhưng đủ lôi cuốn người nghe. Dùng nhiều giác quan quá không nhất thiết là hay vì con người thường cảm nhận cùng lúc chỉ qua hai, ba giác quan mà thôi. Rất ít có tình trạng nào mà bốn hay năm giác quan được dùng. Người viết cũng phải nên cẩn thận, và đừng lạm dụng các giác quan. Chỉ nên dùng bốn, năm giác quan trong trường hợp thật đặc biệt. Thí dụ như trong bài "Uy Lực" (Cao-Đắc 2014c), tôi dùng cả năm giác quan khi tả cảnh sáu con sư tử trở vể lãnh thổ chúng (thấy cây bao báp cổ, ngửi mùi hương quen thuộc của những bụi cây keo, nếm không khí khô hoài cổ, nghe tiếng gió xào xạc trên bãi cỏ, và cảm nhận bãi đất núi lửa mềm gợi nhớ). Lý do là tôi muốn nhấn mạnh dùng các con sư tử trẻ là ẩn dụ cho tuối trẻ Việt Nam, trong nước và hải ngoại, đã bị mất nước dưới nền đô hộ cộng sản với lý thuyết ngoại bang, và họ trở về để lấy lại đất nước và khôi phục lại chính nghĩa. Vì đó là bài thơ văn xuôi nên tôi có thể kéo căng cái nhấn mạnh đó.

Như trình bày ở trên, hình ảnh tuyệt vời nhất của cả bài nhạc là hình ảnh cậu bé đi theo mẹ đến trường trên con đường làng. Tác giả dùng chữ đơn giản, không cầu kỳ, nhưng có tác dụng mạnh. 

Để ý tác giả dùng "theo mẹ đến trường" thay vì "mẹ dẫn con đến trường." Tác giả vẽ ra cảnh tượng dưới góc nhìn của cậu bé, để chuẩn bị cho hình ảnh "tóc liễu vờn gió ru buồn" ngay sau đó. Trong việc viết, chọn góc nhìn (viewpoint) cho nhân vật rất quan trọng. Người nghe hay người đọc sẽ đứng vào vị trí của góc nhìn đó để tham gia vào cảnh tượng. Người viết nên giúp người nghe/ đọc đứng ở vị trí trong suốt cảnh một cách nhất quán. Thay đổi góc nhìn trong một cảnh dễ tạo ra lẫn lộn và làm giảm tác dụng trên người nghe/ đọc, trừ phi người viết cố tình chuyển góc nhìn. 

Đinh Miên Vũ dùng góc nhìn của anh lính một cách đồng nhất khi tả cảnh anh nhớ lại ngày xưa còn bé. Anh lính nhớ "khi con còn bé nhỏ" và "theo mẹ đến trường." Nhờ vậy anh mới ghi nhận được hình ảnh tóc mẹ bay trong gió. Bằng cách dùng góc nhìn của anh lính (thay vì một người bàng quan nào đó đứng trên đường), tác giả chuẩn bị cho hình ảnh sau đó.

Hình ảnh tóc mẹ anh bay trong gió được mô tả sống động với câu "tóc liễu vờn gió ru buồn." Cũng như câu "Hồn lỡ sa vào đôi mắt em" trong bài "Về Đâu Mái Tóc Người Thương" của Hoài Linh, câu "tóc liễu vờn gió ru buồn" có lối dùng chữ sâu sắc và gợi hình thật tuyệt diệu.

Trước hết, "tóc liễu" thường được dùng để tả mái tóc dài rũ xuống của các cô gái trẻ. "Liễu" là loại cây có lá thuôn dài và cành mảnh dẻ. Liễu rũ thường dùng làm cảnh trồng bên bờ hồ hoặc bờ sông. Liễu thường được dùng để ám chỉ phái nữ (liễu yếu đào tơ, phận liễu). Tóc liễu mô tả mái tóc chảy dài có những nhánh chẻ ra và không phải dày dặc. Rất nhiều thi sĩ dùng "tóc liễu" để tả mái tóc cô gái. 

Tóc liễu xanh xanh vẫy tóc người,
Tay em cầm nhẹ lấy tay tôi...
Lần đầu ân ái trao bằng mắt
Rồi để tình thương đến trọn đời
(Tình Xa - Hồ Dzếnh)

Suốt trời hôm ấy thê lương quá,
Tóc liễu bờm xơm, sóng vỗ hồ,
Mây rối trên trời, cây rối lá,
Giường cô xuân nữ gối chăn xô...
(Thu - Hồ Dzếnh)

Môi khô tóc liễu thân gầy, 
Anh xa, em kẻ lông mày với ai? 
(Không hẹn ngày về - Nguyễn Bính)

Vừa rồi tỏ mặt Hằng Nga 
Mây vương tóc liễu son pha má đào.
(Tỳ bà truyện - Nguyễn Bính)

Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều 
Bên màu hoa mới thắm như kêu; 
Nỗi gì âu yếm qua không khí, 
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu
(Nụ Cười Xuân - Xuân Diệu)

Với chuyện "tóc liễu" được các thi sĩ dùng nhiều, "tóc liễu" trong "tóc liễu vờn gió ru buồn" có gì hay hơn? Thực ra, trong bối cảnh của bài hát, "tóc liễu" có tác dụng khác hẳn với "tóc liễu" trong các bài thơ. Tác giả để anh lính dùng "tóc liễu" để tả tóc mẹ mình dựa vào trí nhớ của anh về mẹ mình lúc anh còn bé. Tuy không nói rõ, ta có thể hiểu là mẹ anh không còn có tóc liễu nữa. Mẹ anh phải buôn tảo bán tần, gánh hàng ra chợ hoặc đi bán rong ngoài đường, và bây giờ chắc cũng khoảng it nhất là tứ tuần hay ngũ tuần, thì làm sao mà còn tóc liễu được nữa. Quan trọng hơn, nếu mẹ anh vẫn còn tóc liễu thì tại sao anh có ý nói là tóc liễu vờn gió nay còn đâu. Anh lính rất luyến tiếc tóc liễu đó. Chỉ một chi tiết đặc thù đó, ta có thể hiểu là anh lính rất thương mẹ. Đây là một thí dụ cho thấy dùng một chi tiết rõ rệt làm nổi bật được toàn diện ý tưởng.

Anh lính nhớ mái tóc liễu đó thế nào? Ở đây, tác giả biểu lộ tài năng dùng chữ tuyệt diệu. Những sợi tóc liễu của mẹ anh "vờn gió"! Động từ "vờn" hàm ý đưa đẩy, đùa giỡn (mèo vờn chuột), nhảy múa. Tự nó, "vờn" là một động từ mạnh mẽ (mạnh mẽ đây là chỉ tác dụng diễn tả, không phải là sức mạnh của hành động) để diễn tả cảnh tượng đùa cợt. Quan trọng hơn, tác giả dùng "tóc liễu" là chủ từ của động từ vờn, nhân cách hóa những sợi tóc đó như thể những sợi tóc có tâm trí riêng của chúng. Hay hơn nữa, những sợi tóc liễu vờn gió. Làm sao mà tóc lại có thể vờn được gió? Chính gió mới thổi tóc bay lên chứ? Nhưng không, với cậu bé 6, 7 tuổi, cậu ta không thấy gió thổi tóc mà chỉ thấy những sợi tóc dài nhảy múa đùa giỡn với gió. Còn gì tuyệt diệu và thơ mộng bằng?


Hậu quả của những sợi tóc nhảy múa đùa cợt với làn gió là gì? Một cách bất ngờ, tác giả mô tả cảnh tượng đó "ru buồn." Một lần nữa, tác giả nhân cách hóa cảnh tượng tóc nhảy múa với gió, cho cảnh tượng đó có khả năng phát ra âm thanh như hát bài ru ngủ. Có phải chăng gió thổi những sợi tóc tạo nên âm thanh khi những sợi tóc quyện với nhau hoặc vướng vào tay, cổ, nón, áo của mẹ anh? Âm thanh đó chắc nhỏ như tiếng ru khe khẽ của mẹ. Tiếng ru đó chắc đều đều và tạo ra một giai điệu rù rì văng vẳng từ đâu đến. Nhưng tại sao ru "buồn"? Ở đây, tác giả dùng "ru" một cách khác thường. "Ru" thường được dùng là ru ngủ, nhưng tác giả dùng "ru" như là một động từ với ý nghĩa phát ra âm thanh đều đều nhẹ nhàng êm ả, gợi lên một cảm xúc hay tác dụng nào đó, không nhất thiết là cho ngủ. Với cách dùng đó, ta có thể dùng "ru buồn," "ru vui," "ru nhớ," "ru sầu," "ru hạnh phúc," "ru khổ," v.v. Tuy nhiên, không phải túc từ nào cũng thích hợp với "ru." "Vui" thường hàm ý náo nhiệt, dùng "ru vui" rất gượng gạo vì làm sao mà giai điệu đều đều êm ả lại có thể đem lại niềm vui. Nới rộng thêm nữa, "ru" không nhất thiết dính líu đến âm thanh, và có thể Đinh Miên Vũ không có ý định cho những sợi tóc bay theo gió tạo ra âm thanh ru buồn mà chỉ có hình ảnh đó ru buồn cậu bé. Với cách dùng chữ như vậy, ta có thể viết những câu như "Ánh mắt nàng long lanh ru tôi vào giấc ngủ triền miên," "Bầu trời xanh cao với các cụm mây trắng lờ lững ru niềm hân hoan tràn trề," v.v. Sau đây là một cách giải thích khác cho "ru buồn."

Tại sao lại "buồn"? Anh lính thấy buồn lúc nào? lúc anh là cậu bé theo mẹ đến trường hay là bây giờ khi anh nghĩ lại hình ảnh đó? Ý nghĩa trực tiếp từ câu "tóc liễu vờn gió ru buồn" có sự mơ hồ. Tuy ta biết chắc "tóc liễu vờn gió" không còn nữa, ta không biết chuyện "ru buồn" xảy ra lúc nào. Một diễn giảng là cảm xúc buồn đó xảy ra với câu bé. Nhưng tại sao cậu bé buồn? Ở đây, ta không rõ. Anh lính không nói thêm. Anh chỉ nhớ là những sợi tóc bay nhảy với gió đã khiến anh buồn lúc anh là cậu bé theo mẹ đến trường. Có thể vì cậu bé muốn ở nhà với mẹ, không thích đi học. Có thể vì cậu bé thương mẹ phải lặn lội dẫn mình đi học. Có thể có một chuyện gì đó về mái tóc mẹ. Ta không biết. Dưới một diễn giảng khác, anh lính có ý nói vì "tóc liễu vờn gió" không còn nữa nên hình ảnh đó ru buồn. Nghĩa là anh lính buồn sau này, không phải lúc là cậu bé đang ngắm tóc mẹ vờn gió. Theo tôi nghĩ, cách diễn giảng này có vẻ hợp lý hơn. Thứ nhất, sự kiện một cậu bé buồn vì tóc liễu mẹ vờn gió là một chuyện khá kỳ quặc Thứ nhì, một giải thích có thể làm phù hơp mọi chuyện. Giải thích đó là cậu bé thực ra rất thích và rất vui khi nhìn tóc mẹ vờn gió, vì vậy mà cậu bé giữ mãi hình ảnh đó. Do đó, khi mẹ không còn có "tóc liễu vờn gió" nữa, cậu bé và sau này trưởng thành là anh lính, cảm thấy buổn. Chuyện đó cũng giải thích tại sao Đinh Miên Vũ dùng động từ "ru" vì cái mất mát đó xảy ra nhiều lần, đều đều ngày này qua ngày khác, như một giai điệu lập đi lập lại như lời ru.

Cho dù cách diễn giảng nào, câu "tóc liễu vờn gió ru buổn" thật là tuyệt diệu trong bối cảnh anh lính nghĩ đến ngày thơ ấu theo mẹ đến trường. Đinh Miên Vũ đã thành công trong việc tạo ra một ấn tượng sâu đậm về lòng thương yêu mẹ của anh lính.

Tiếc thay, cách diễn tả xuất sắc đó không đồng đều. Cái diễn tả tuyệt vời về tình yêu thương mẹ của anh lính bị cắt đứt đột ngột khi tác giả để anh lính chuyển ý nghĩ sang người yêu anh. Trong khi phần đầu rất là tuyệt vời, phần sau trở nên tầm thường, nếu không muốn nói là yếu kém, gượng gạo, và thiếu mạch lạc. Như đã trình bày ở trên, ngoài lối chuyển tiếp đột ngột từ mẹ sang người yêu, tác giả có lối suy diễn kỳ quặc của "đá mềm chân cứng" và mơ hồ tả ước vọng anh lính là để cho "mẹ còn tương lai."

Chúng ta không hiểu tại sao có sự chênh lệch giữa hai phần trong cùng một bài hát. Nếu Đinh Miên Vũ là một người, ta có thể giải thích là ông viết phần sau trong trạng thái khác với phần đầu, như thể ông muốn viết cho xong. Nhưng nếu Đinh Miên Vũ là ba người, thi ta biết là người viết phần đầu khác với người viết phần sau.

May thay, có hai yếu tố cứu vãn bài hát. Yếu tố thứ nhất là nhạc điệu. Giai điệu bài hát rất hay, có lối kể lể gây xúc động. Hòa âm và nhịp điệu cũng rất xuất sắc, trầm bổng nhịp nhàng. Nếu bạn nghe nhạc không lời, bạn vẫn thưởng thức bài hát, nhất là khi các nhạc cụ phối hợp nhau như guitar, sáo, và trống phụ họa (Xem, thí dụ như, Phạm 2014). Yếu tố thứ hai là sự nổi bật ở phần đầu khiến người nghe quên đi hoặc không nhận ra cái yếu kém ở phần sau. Ngoài ra, tuy phẩn sau yếu kém so với phần đầu, nó cũng không đến nỗi tệ, và cũng đóng góp được hoàn thành câu chuyện anh lính đang muốn diễn tả.

Bài hát nói lên sức mạnh của âm nhạc miền Nam trước 1975 qua cách diễn tả tình yêu thương mẹ nồng ấm

Có nhiều bài hát về tình mẹ con. Thí dụ như Lòng Mẹ, Bà Mẹ Quê, Bông Hồng Cài Áo, Bà Mẹ Trị Thiên, Bà Mẹ Gio Linh. Những bài này chỉ nói về người mẹ thuần túy, ca ngợi mẹ và tình yêu mẹ dành cho con. Cũng có nhiều bài hát về người lính VNCH và mẹ. Thí dụ như Xuân Này Con Không Về, Cảm Ơn. Tuy nhiên, bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" có lẽ là bài hát hay nhất về tình yêu thương của người lính VNCH dành cho mẹ anh. Bài hát này là một thí dụ cho thấy tính chất nhân bản của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trước 1975.

Như tôi đã trình bày trong các bài trước, âm nhạc miền Nam trước 1975 không ủy mị, yếu đuối như phe cộng sản thường chê bai. Ngược lại, âm nhạc miền Nam trước 1975 rất mạnh mẽ, hào hùng, và kích động ý chí. Neil Jamieson, một học giả Hoa Kỳ, gán sức mạnh của hai miền Nam Bắc là Âm Dương, với miền Bắc Dương và miền Nam Âm. "Các trận đánh lớn lúc Tết khiến cho chiều âm này một động lực mạnh mẽ trong VNCH" (Jamieson 1993, 320). Tôi không nhất thiết đồng ý với cách phân loại đó, nhưng khái niệm âm dương hoặc nhu cương giúp ta có chút hiểu biết về tính chất của hai miền Nam Bắc trong chiến tranh. 

Một điểm quan trọng mà nhiều người, nhất là phe cộng sản, quên, là miền Bắc là kẻ xâm lăng trong khi miền Nam chỉ phòng thủ. Người lính VNCH có gia đình, cha mẹ, vợ con, và họ phải bảo vệ những người thân yêu. Sức mạnh của họ không phải là tấn công giết giặc, mà là tình yêu. Chính tình yêu giúp họ mạnh mẽ và chiến đấu chống trả quân thù. Do đó âm nhạc miền Nam trước 1975 phản ảnh cái sức mạnh đó. Gọi tình yêu cha mẹ, vợ con, người tình ủy mị yếu đuối là thiếu hiểu biết, mất cá tính nhân bản. Quân đội Bắc Việt, dưới sự lãnh đạo của cộng sản, không coi trọng cái tình yêu đó. Họ bi tẩy não chỉ biết phục vụ Đảng cộng sản Việt Nam và yêu thương Bác Hồ hơn cả cha mẹ, vợ con. Ngược lại, những người lính VNCH lúc nào cũng có tình yêu thương gia đình. Bản nhạc "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" thể hiện tình thương yêu mẹ của anh lính trẻ một cách nồng ấm. Tình yêu thương đó được bộc lộ chân thành qua chi tiết cậu bé theo mẹ đến trường trên con đường làng, ấp ủ hình ảnh những sợi tóc mẹ bay nhảy theo cơn gió thoảng trong suốt mười mấy năm.

Đinh Miên Vũ, dù là Đinh Miên hay Đinh Trụ, Miên Thành, và Võ Hữu Bình, lúc sáng tác bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" chỉ là một người lính trẻ ở tuổi đôi mươi. Kinh nghiệm viết nhạc coi như không có vì bài này là bài duy nhất được sáng tác trước năm 1975. Tuy nhiên, bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" cho thấy mức sáng tạo thật cao, có những kỹ thuật viết thật điêu luyện. Một lần nữa, bài này là một thí dụ cho thấy xã hội và thể chế tự do của VNCH đã giúp phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật trong miền Nam trước 1975.

Kết Luận

"Sương Trắng Miền Quê Ngoại" là bản nhạc duy nhất của Đinh Miên Vũ trong kho tàng âm nhạc miền Nam trước 1975 và là một trong những bài hay nhất, nếu không muốn nói là bài hay nhất, về tình yêu thương mẹ. 

Tuy có nhiều bài về tình yêu mẹ dành cho con, rất it bài nói về tình yêu con dành cho mẹ. Bài "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" còn xuất sắc ở cách diễn tả độc đáo qua một cảnh tượng bình thường, đem lại cảm xúc mạnh cho người nghe. Cách diễn tả độc đáo đó và khía cạnh tha thiết của nhạc điệu khiến người nghe quên đi vài khuyết điểm trong lời nhạc. 

Một lần nữa, "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" là một bằng chứng hùng hồn cho mức sáng tạo phong phú trong xã hội tự do của chính thể VNCH và sức mạnh của nền âm nhạc miền Nam trước 1975. Chúng ta lắng tai nghe bài hát, thưởng thức nhạc điệu và lời ca ru hồn; nhưng chúng ta không quên cảm thấy xót xa cho nền âm nhạc của miền Nam trước 1975.

Cảm tạ

Tôi xin có lời cảm tạ anh Vũ Đông Hà và các bạn dân lành, Sài gòn, PHO, binh, Cau Ho, buồn cho tiếng Việt của trang mạng Dân Làm Báo đã có lời khích lệ trong các bài về âm nhạc trước và giúp tôi có ý định viết bài này, đặc biệt là lời yêu cầu của Sài gòn.



____________________________________

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/suong-trang-mien-que-ngoai.html
http://nguyenus90.blogspot.com/2014/09/suong-tra-mie-que-ngoa-cao-tua.htmlnoreply@blogger.com (Hy Vọng)0tag:blogger.com,1999:blog-2648430305706719425.post-7042307105878688723Sun, 31 Aug 2014 00:39:00 +00002014-09-03T22:45:10.353-07:00

Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa


Mặt tiền tòa nhà hành chánh Viện Đại Học Sài Gòn, cơ sở giáo dục đại học lớn nhất miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa
Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng.[1]
Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và quy định "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", "nền giáo dục đại học được tự trị", và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn".[2] Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Tổng quát

Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Lào cùng Cao Miên. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào ngày 17 tháng 4 năm 1945,[3] chương trình học của Việt Nam - còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn ban hành trong khoảng thời gian từ 20 tháng 4 đến 20 tháng 6 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam - được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc. Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ nhất Cộng hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.[4]

Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa, những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị.[5] Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số.[4] Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chánh và ở các trường đại học cộng đồng).[6]

Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm, từ 1955 đến 1975, bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển. Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam.[4]

Triết lý giáo dục

Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961.

Năm 1958, dưới thời Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... Ba nguyên tắc "nhân bản", "dân tộc", và "khai phóng" được chính thức hóa ở hội nghị này.[7][8] Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

  1. Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
  2. Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
  3. Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.[1]

Mục tiêu giáo dục

Số liệu giáo dục bậc tiểu học[9]
Niên họcSố học sinhSố lớp học
1955400.8658.191
1957717.198[10]
19591.115.000[11]
19601.230.000[10]
19631.450.67930.123
19641.554.063[12]
19702.556.00044.104

Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đề ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại?

  1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
  2. Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
  3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.[1]

Những quy định trong hiến pháp

Điều 26, Hiến pháp năm 1956: "Quốc gia cố gắng cho mọi người dân một nền giáo dục cơ bản có tính cách bắt buộc và miễn phí. Mọi người dân có quyền theo đuổi học vấn. Những người có khả năng mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn. Quốc gia thừa nhận phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thể và tư nhân có quyền mở trường theo điều kiện luật định. Quốc gia có thể công nhận các trường tư thục đại học và cao đẳng chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định. Văn bằng do những trường ấy cấp phát có thể được Quốc gia thừa nhận."[13] Điều 10, Hiến pháp năm 1967: "1- Quốc gia công nhận quyền tự do giáo dục. 2- Nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí. 3- Nền giáo dục đại học được tự trị. 4- Những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn. 5- Quốc gia khuyến khích và nâng đỡ các công dân trong việc nghiên cứu và sáng tác về khoa học, văn học và nghệ thuật." Điều 11 phát biểu: "1- Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản. 2- Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục."[2]

Giáo dục tiểu học và trung học

Tên gọi năm lớp bậc tiểu học
trước 1970sau 1970
lớp nămlớp một
lớp tưlớp hai
lớp balớp ba
lớp nhìlớp tư
lớp nhấtlớp năm
Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp
lớp đệ thấtlớp sáu
lớp đệ lụclớp bảy
lớp đệ ngũlớp tám
lớp đệ tứlớp chín
Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
lớp đệ tamlớp mười
lớp đệ nhịlớp 11
lớp đệ nhấtlớp 12

Giáo dục tiểu học

Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ nhất Cộng hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất). Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).[14] Từ thời Đệ nhất Cộng hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học.[15] Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học "đúp", tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác. Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra hai ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều. Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, 82%[16] tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi[17] theo học ở 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long, và Sa Đéc).[18]

Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục.[19] Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn quốc văn; 2 giờ bổn phận công dân và đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục).[20] Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ sử ký và địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn quốc văn, công dân và sử địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.[21] Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng . Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).[22]

Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức 24%[16] tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18;[17] có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh LongSa Đéc).[18] Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Pétrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat, Quốc Học (Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)...

 






Nguyên Nhân Sâu Xa của
Hai Cuộc Chiến Tranh Việt Nam


Ngay từ năm 1962, chánh trị gia Ngô Đình Nhu, Cố Vấn Chánh Trị của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã có một nhận định chính xác về tương lai của nước Việt Nam. Trong quyển sách biên khảo rất công phu tựa đề “Chính Đề Việt Nam”,* tác giả Ngô Đình Nhu đã xác định rằng: "Trong cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt giữa Bắc Việt cộng sản (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) và Miền Nam tự do (Việt Nam Cộng Hòa), nếu Bắc Việt thắng thì cả nước Việt Nam sẽ lệ thuộc Trung Quốc". Lời tiên đoán nầy của nhà chánh trị Ngô Đình Nhu ngày nay đã trở thành một sự thật đau lòng cho tất cả người Việt, ở trong nước và ngoài nước.

Nguyên nhân sâu xa của hai cuộc chiến tranh Việt Nam

Hai cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 30 năm từ 1945 đến 1975 đã xảy ra trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh (Cold War) giữa Thế Giới Tự Do và hệ thống các nước Cộng Sản Quốc Tế - Xã Hội Chủ Nghĩa.

Theo tác giả Ngô Đình Nhu, nguyên nhân sâu xa của hai cuộc chiến tranh thảm khốc nầy là sự xung đột lâu đời của nước Nga với các nước Tây Âu và sự thù hận của Trung Quốc đối với các nước trong Bát Quốc Liên Quân (Tám Nước Đồng Minh) đã tấn công và xâu xé Trung Quốc trong thế kỷ 19. Thua kém các nước Tây Âu và Bắc Mỹ về mặt khoa học kỹ thuật, hai đế quốc cộng sản Liên Sô và Trung Quốc đã lợi dụng Chủ Nghĩa Cộng Sản của hai người Đức ở Tây Âu (Karl Marx và Frederic Engels) như một phương tiện để đánh phá các nước Tây phương từ trong nội bộ của các nước tư bản và từ các ở châu Á và châu Phi.


Riêng tại Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc đã sử dụng một cán bộ cộng sản đệ tam quốc tế, từ năm 1924 là Hồ Chí Minh để tiến hành chiến tranh đánh phá Pháp và Hoa Kỳ nhằm mục đích bành trướng chế độ cộng sản trên khắp ba nước Đông Dương và Đông Nam Á. Hai cuộc chiến tranh gọi là “giải phóng dân tộc” và “thống nhất đất nước” thật sự là hai cuộc chiến tranh “ủy nhiệm” do hai đế quốc cộng sản Nga-Hoa chỉ đạo và viện trợ vì quyền lợi của họ. Trong hai cuộc chiến tranh Việt Nam, vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc lớn hơn Liên Xô vì các lý do sau đây:


1) Giáp giới Việt Nam, Trung Quốc luôn luôn có tham vọng xác lập địa vị mẫu quốc đối với Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đã mất ảnh hưởng đối với Việt Nam từ giữa thế kỷ 19. Giúp đỡ cho đảng Cộng Sản Việt Nam tiến hành chiến tranh sau Đệ Nhị Thế Chiến tức là giúp đỡ cho Trung Quốc tái lập ảnh hưởng đối với Việt Nam.

2) Để tránh đụng chạm với Pháp, Liên Xô từ 1945 đến 1950 đã không công nhận chánh quyền Hồ Chí Minh; Josef Stalin năm 1951 chỉ đồng ý cho Trung Quốc viện trợ đảng cộng sản Việt Nam đánh Pháp nhưng từ chối viện trợ trực tiếp cho Hồ Chí Minh. Trái lại, ngay sau khi thống nhất Trung Quốc năm 1949, Mao Trạch Đông đã lập tức công nhận chánh quyền Hồ Chí Minh năm 1950 và viện trợ dồi dào cho đảng Cộng Sản Việt Nam về vũ khí, lương thực, thuốc men, nhân lực (cố vấn chánh trị, cố vấn quân sự, binh sĩ) và huấn luyện đào tạo các cấp chỉ huy Việt Minh viện trợ quân sự của Trung Quốc đã “giải tỏa Việt Minh khỏi vòng vây của quân đội Pháp”. Quân lính mang tên "Giải Phóng Quân" của Trung Quốc còn chủ động tham gia các trận đánh lớn ở Đông Khê, Thất Khê và Điện Biên Phủ dưới quyền chỉ huy của hai tướng Trần Canh và Vi Quốc Thanh.

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954 đã giúp cho đảng Cộng Sản Việt Nam chiếm được nửa nước Việt Nam.
(Xem tập tài liệu “Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp”, nhà xuất bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2002)
Trong cuộc chiến tranh gọi là “chống Mỹ, cứu nước” từ năm 1956 đến năm 1975, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ vô cùng hùng hậu cho cộng sản bắc Việt về phương tiện chiến tranh và chuyên viên phòng không, đồng thời cho quân Tàu trú đóng tại các tỉnh biên giới Việt-Trung để gìn giữ an ninh lãnh thổ giúp cho quân đội bắc Việt điều động xuống chiến trường miền nam Việt Nam. Liên Xô chỉ viện trợ (có hoàn lại) cho bắc Việt một số vũ khí nặng (phi cơ, chiến xa, đại pháo) trị giá 10 tỷ đô la.

3) Từ khi từ Moscowa về Diên An (thủ đô của Hồng Quân Trung Quốc) năm 1938 đầu quân Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh đã tận tình phục vụ Trung Quốc nhiều hơn Liên Xô (vì ông ta đã bị thất sủng trong một thời gian dài từ 1932 đến 1938 và suýt bị Stalin giết chết năm 1935). Theo tiết lộ của một nhân vật Tình Báo Tàu trong một cuộc họp mật giữa Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam, Hồ Chí Minh đã gia nhập đảng Cộng Sản Trung Quốc. Khi trở về hoạt động tại Hoa Nam và trong hang Pác Bó ở tỉnh Cao Bằng, ông Hồ đã thi hành công tác của một đảng viên do đảng cộng sản Trung Quốc giao phó. Ngoài viên chánh ủy Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam, một nhân vật cao cấp trong phái đoàn thương thuyết của Trung Quốc về ranh giới mới trên đất liền và biển cả giữa Trung Quốc và Việt Nam còn đe dọa Trung Quốc sẽ công bố các cam kết bí mật của Hồ Chí Minh với đảng Cộng Sản Trung Quốc để làm tiêu tan sự nghiệp (legacy) của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam.

PHẠM ĐÌNH HƯNG
Cựu Thẩm Phán Phạm Đình Hưng
California, ngày 19 tháng 7 năm 2009
Nguồn:



 

No comments:

Post a Comment