Wednesday, August 16, 2017

đại tá Đặng Phương Thành

 

1
Photo:
https://lh3.googleusercontent.com/d5f_STswDGzY6rgWwU812K9kPdc4FhoTcbiEP4Q6fBiobnbtZgpknrFM9wrE7fmsPhlD9jElrySZMXj4u6LSpw0pQm1cxeyzNbSLSA=w1280-h1024-rw-no


Photo:

Photo:

Photo:

Photo:

1
Photo:
https://lh3.googleusercontent.com/KaVfOH7eLvjRzX_Trb93sL0SLAGGLLzhjZMNp9AkjlD99ScXvWIqGfmLubvmP9gYH5WN2PUCNY7J8pzSBvX1Fx6Kq6xAkAyGt9Zk8A=w1280-h1024-rw-no

 

2
Photo:
https://lh3.googleusercontent.com/PCR0Ex7RJmTQb3VJkJp308WaYrs-BUCod8uiuu9ZgTtvQVDtPXy65WAPYCpPi-EhfdzW1amKZ8eUIZJ8jt3r49Gt4hh8pV0uMtM76C8=w318-h220-rw

 

3
Photo:

 

4
Photo:

 

5
Photo:

 

6
Photo:

 

7
Photo:

 

8
Photo:

 

9
Photo:

 

10
Photo:

 

11
Photo:

 

12
Photo:

 

13
Photo:

 

14
Photo:

 

15
Photo:

 

16
Photo:
https://lh3.googleusercontent.com/2jO0J57T63q1_0u5_HTyCRslJGVNupC77moXWhlrtiHz-CgzqoMIqnH9RWz38hCZzQ2m3NOzFw0pF3C6oJ9xy05-7shfVMRkZP0AwfU=w150-h92-rw
 

17
Photo:
https://lh3.googleusercontent.com/FAr-lQ2twwQB6PTXRIs32vst6OjoO92rW6z_LwDGv3N7wN1hoM-4UtkbtdAh_5rqUubcUilrZtC86aSI9xRQOuFwfJNXnAlDb_sRXho=w150-h92-rw
 

177
Photo:

 

18
Photo:

 

19
Photo:

 

20
Photo:

 

21
Photo:

 

22
Photo:

 

23
Photo:

 

24
Photo:

 

25
Photo:

 

26
Photo:

 

27
Photo:

 

28
Photo:
https://lh3.googleusercontent.com/uPnuq5znJc7hG7MEHMSmrJqaMsr6dvsiLGAKdebw7ITf56SMNB7euVzS3US8AiCNicMleZUoyWcpZaIGMKa2ki572vH2kQO15kL_8HU=s100-rw

 

33

Photo:

 

34Photo:

 

35
Photo:

 

36
Photo:

 

37
Photo:

 

38
Photo:
https://lh3.googleusercontent.com/m_XwCYvNoY0mQVI9kzBeoumc2IKlidgOHHnO2NvK3lxRqymoTh-zca0zGVz4nj813m1FCROsoP2pbF6Qk_7JXBVrzon6H5PMVeVnJlg=w517-h220-rw

 

39
Photo:

 

40
Photo:

 

41
Photo:
https://lh3.googleusercontent.com/1obqhsoZ06KPJtG1h5erKjfAyvwdCvVZemyy_mwqRgSOZgUQHXWc4_sXGC_0ulDJmD4Vh4Z6m6IWTCtJQgh-BnRii1yDfmtg9eCVhKY=w346-h220-rw

 

42
Photo:
https://lh3.googleusercontent.com/3ylR3wnXe8wV-JzOM6Po2Yj2SPaGA-G833safbsi1joKHbxYZ3Y9At0WwtU50g4k5iUNevBV356dwl5vgPHOjCrCxtkb22aD5Lz3p9I=w153-h220-rw

 

43
Photo:
https://lh3.googleusercontent.com/OjuJpcW9tjtzBWMgvkFPTRnIQV6RyxDZK0o3W0gpsDAbR_gW-0OkIhzfZRTsFXGOib4bBEPigcTmQS1wkbTKVmXsGJ7nkxAIWL-tdhg=w120-h32-rw

 

00
Photo:

 

11Photo:

 

22
Photo:

 

33
Photo:

 

44
Photo:

 

55
Photo:

 

66
Photo:

 

77
Photo:

 

88
Photo:

 

99
Photo:

 

100
Photo:

 

101
Photo:

 

102
Photo:

 

103
Photo:

 

104
Photo:

 

105
Photo:

 

106
Photo:

 

107
Photo:

 

108
Photo:

 

109
Photo:

 

200
Photo:

 

201
Photo:

 

202
Photo:

 

203
Photo:

 

204
Photo:

 

205

Photo:

 

*Nỗi Buồn Quân Phục VNCH*   Hiện tượng “lạm dụng” hoặc “cổ súy” nhau trình diễn quân phục VNCH là đề tài đáng chú ý trong thời gian gần đây, nhất là kể từ khi nhóm Nguyễn Việt Dũng mặc bộ quân phục này cũng như đeo phù hiệu Quân Lực VNCH đi tuần hành ở Bờ Hồ. Không tự dưng mà một cá nhân không mắc bệnh tâm thần lại đi “trình diễn” quân phục của một quân đội đã không còn nữa nếu không có những kẻ cổ súy, đứng sau cổ vũ. Hiện tượng này có nguyên nhân và hệ lụy của nó. Cách đây hai năm, một người Mỹ gốc Việt Nguyễn Tài Ngọc bàn về “Nỗi Buồn Quân Phục” khi phải chứng kiến những cựu binh VNCH lạm dụng quân phục VNCH ở Mỹ. Ông Nguyễn Tài Ngọc cho rằng, dù sau 40 năm sống trên nước Mỹ gần 40 năm sau 1975, nhưng ông vẫn cứ phải chứng kiến các ông bà Việt Nam tận dụng mọi cơ hội mặc quân phục: *_“Nơi nào cũng mặc quân phục. Biểu tình mặc quân phục. Hát hò mặc quân phục. Lễ ở chùa mặc quân phục. Hội họp chẳng ăn thua gì đến quân đội mặc quân phục. Vào chợ mặc quân phục. Mở đại nhạc hội thu tiền túi mặc quân phục. Lên TV phỏng vấn mặc quân phục. Và bây giờ, lần đầu tiên tôi thấy vào quán ăn quyên tiền trong khi thiên hạ đang ăn cũng mặc quân phục”._* Tác giả bài viết “Nỗi buồn quân phục” cho rằng, chiếu theo chuẩn mực pháp luật của Hoa Kỳ hay bất cứ đất nước có chủ quyền nào, thì những cựu binh VNCH này đã phạm vào các trọng tội. “Qui Tắc Quân Đội Hoa Kỳ Army Regulation AR670-1 về mặc quân phục: *Quân nhân còn tại ngũ, kể cả giải ngũ và phòng bị, không được mặc quân phục trong những nơi sau đây:* *• Nơi hội họp có mục đích thương mại hay chính trị.* *• Khi làm việc cho các cơ sở tư nhân trong khi nghỉ phép.* *• Khi đọc diễn văn nơi công cộng, tham dự nơi biểu tình, được phỏng vấn, trừ khi đã dược cấp phép thỏa thuận của các cơ quan có thẩm quyền.* *• Khi tham dự một hội đoàn quá khích.* *• Khi vi phạm thanh danh của quân đội.* *• Ở những nơi luật lệ Quân Đội ghi chép rõ ràng cấm không được tham dự.* *Ai không là quân nhân mặc quần áo lính thì phạm Khinh Tội theo Section 125, Act of Congress, ban hành vào ngày 3-Tháng 6-1916.* *Người nào bị kết tội này sẽ bị phạt $300 dollars hay/và có thể phạt tù tối đa sáu tháng. Trong United States Code 10, Subtitle A, Part II, Chapter 45, Sections 772 cũng liệt kê một trường hợp ngoại lệ mà một người không ở trong quân đội có thể mặc quân phục: khi đóng trong một phim kịch.* Đại đa số cựu quân nhân VNCH, có thể là theo luật lệ quân đội cũ, hay là tự cảm thấy không cần thiết, không muốn phô trương, hoặc không muốn nhắc lại chuyện quá khứ, khi định cư trên nước Mỹ không còn đụng đến bộ quân phục ngoài phạm vi trong nhà. Thế nhưng một thiểu số mặc quần áo quân đội đi phô diễn khắp nơi. Điểm đáng nêu ra là bộ quân phục những người này mặc hiện thời không phải là bộ quân phục cũ mang theo vào năm 1975. Mọi người mập mạp hơn trước nên ai cũng ra tiệm may quân phục mới cho vừa kích thước của mình. Do đó, bộ quân phục mới họ mặc ra đường, lên TV phỏng vấn, dự những buổi chào quốc kỳ VNCH, hát ở Đại Nhạc Hội, không còn một giá trị kỷ niệm chân thật, mà chỉ là "một hình thức trình bày bên ngoài”. Luật pháp Mỹ còn quy định, người không phục vụ quân đội thì không được phép mặc quân trang.  United States Code 10 là gì? Theo Chương 45, Đoạn 771, Tiểu Mục 10 của United States Code (10USC771): _*“không một người nào, ngoại trừ một thành viên của Quân Đội Hoa Kỳ, được mặc quân phục hay mang bất cứ một thứ gì liên hệ đến quân phục của Quân Đội Hoa Kỳ, trừ khi luật pháp cho phép.”*_ _*(“In accordance with chapter 45, section 771, title 10, United States Code (10 USC 771), no person except a member of the U.S. Army may wear the uniform, or a distinctive part of the uniform of the U.S. Army unless otherwise authorized by law”).*_  Lý do của luật này là để ngăn chặn người khác làm xấu hổ quân đội, và ngăn chặn kẻ thù nghịch mặc quân phục trà trộn và làm hại quân đội Hoa Kỳ. Ngay cả trên phương diện quốc tế, Thỏa Hiệp Genève cũng ngăn cấm một người khác xứ mặc quân phục của một quốc gia khác. Từ đó, tác giả kết luận rằng: “Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa hiện nay không còn hiện hữu nên không còn một thẩm quyền nào kiểm soát hành động của cựu quân nhân theo quân luật. Bộ quân phục giống như tranh vẽ Picasso: Chỉ có những bức tranh nguyên thủy do Picasso vẽ thì mới đáng giá bạc triệu, còn những tấm vẽ lại chẳng có giá trị gì cả. Tôi có thể thấy kỷ niệm lưu luyến nếu bây giờ một người vẫn mặc bộ quân phục nguyên thủy chạy loạn từ năm 1975, Thế nhưng khi một người may một bộ quân phục khác với huy hiệu của binh chủng VNCH cho vừa kích thước của mình, mặc nó phô diễn nơi chốn công cộng thì ý nghĩa đã thay đổi. Nó đã trở thành hình thức, không còn là nội dung. Nó trở thành phô trương, không còn là kỷ niệm. Nó trở thành khoe khoang tuyên dương cá nhân mặc ai nấy làm, không còn đại diện cho một tập thể có kỷ luật gay gắt, và khi dùng nó trong những buổi hát nhạc để thu tiền túi cho riêng mình, cho ca sĩ, cho M.C., cho người tổ chức chương trình… thì nó trở thành thương mại cá nhân, không còn là lập trường quốc gia chân chính”. Việc trình diễn bộ quân phục VNCH vô tội vạ, kể cả những nơi mang tính “kinh doanh”, tự thân đã chứng tỏ những người sử dụng, khai thác như “món hàng” mà không thực sự trân trọng nó đúng như cái cách họ cố thể hiện. Một nhà báo Việt kiều khác là ông Nguyễn Phương Hùng (chủ trang KBC Hải Ngoại) cùng đề cập đến hiện tượng “lạm dụng” quân phục VNCH này. Trong bài viết “Khuyến nghị các cụ tướng tác cờ vàng Cali”, ông Nguyễn Phương HÙng phản ảnh hiện tượng các “cụ” VNCH thường tận dụng ngày “Quốc Hận) (chỉ 30/4) hàng năm để “ra chợ sida mua sắm binh phục, lon lá, súng nhựa và huy chương, cụ nào trước là lính trơn lính lác nay sắm lon úy, cụ nào trước úy nay sắm lon tá, còn tá thì tự tiện đeo lon tướng.”. “Đúng ngày đúng tháng thì các cụ lên sân khấu sụt sùi đọc đít cua, bày tỏ nỗi niềm “cuốc hận”. Đít cua bao giờ cũng mở đầu bằng việc kể lể những năm tháng bi thương và kết thúc bằng việc mời các quý huynh trưởng và quý đồng hương đến ủng hộ bữa cơm ái hữu tại nhà hàng XYZ với giá 30USD/ phần, nhằm gom tiền để “giải thể cộng sản và yểm trợ hải nội dân chủ”. Diễn xong vai “bi” thì các cụ sẽ chuyển sang vai “hùng”, hay nói chính xác hơn là vai “hài”. Ấy là các cụ sẽ “riễu binh” với súng nhựa và móm mém cười mỗi khi có dịp quay video hoặc chụp ảnh. Đến chiều thì các cụ phớn phở gọi nhau đi “ăn” tiệc “cuốc hận”. .. “Ăn” xong, tính tiền, còn thừa bao nhiêu thì các cụ lại dành cho sự nghiệp “giải thể cộng sản”, nghĩa là để lần sau”ăn” tiếp. Và nếu còn dư chút đỉnh thì các cụ mới dành cho “yểm trợ hải nội dân chủ”.” Chưa hết, không thiếu video trôi nổi trên mạng quay cảnh ngày “quốc hận” các cụ vẫn tuyên thệ, lễ lạt phong chức, tước, lên lon cho nhau “y như thật”. Dễ hiểu vì sao Nguyễn Viết Dũng tổ chức cho đồng bọn mặc quân phục VNCH, đeo phù hiệu Quân Lực VNCH giữa Thủ đô Hà Nội khiến các cụ Cờ vàng Cali nức nở cỡ nào. Dũng nhanh chóng trở thành “biểu tượng anh hùng” của họ, đám dân chủ trong nước thi nhau ca bài ca “tôn vinh” hành động này của Nguyễn Viết Dũng cùng dàn hợp xướng. Hành động này của Nguyễn Viết Dũng đã bị khởi tố theo Điều 245 gây rối trật tự công cộng vì đã xâm hại trực tiếp đến trật tự chung, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Trật Tự Công Cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo.  Trật Tự Công Cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa; tình trạng yên ổn, có trật tự, tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận. Hậu quả của hành vi do Nguyễn Viết Dũng gây ra là hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội… Sau vụ này, dư luận trên mạng hài hước cảnh báo nhau, nếu phát hiện cá nhân nào mặc quân phục không phải của QĐND Việt Nam tức là quân phục của nước ngoài, nên gọi điện báo ngay cho Kiểm soát quân sự đến xử lý, vì quân nhân nước ngoài ở trên lãnh thổ VN phải được phép của nhà nước VN, nếu “quân nhân nước ngoài không được phép mà ở trên lãnh thổ VN thì là giặc ngoại xâm!!! Sống ở bất cứ đâu trên quả địa cầu này cần tuân thủ “trật tự xã hội” nhất định. Các cựu quân nhân VNCH và những kẻ u muội, bị mê dụ theo “lý tưởng VNCH” khi trưng trổ bộ quân phục này đã không chỉ làm trò cười ở hải ngoại mà còn bị xem lạc lõng, tâm thần ở trong nước.  Còn những kẻ đầu óc bình thường, chỉ vì bị đám “cựu quân nhân VNCH” ở hải ngoại chăn dắt, cổ súy cho hành động của Nguyễn Viết Dũng thì cần xem lại động cơ với chính đồng bọn của chúng, nếu không vì dăm ba đồng bạc xanh thì chắc chắn là kẻ “huých chó bụi rậm”, xúi kẻ khác làm liều còn mình có cơ hội vỗ tay tán thưởng. Còn không, nếu muốn “phục quốc”, đem quân về “giải phóng đất nước” thì đương nhiên sẽ được đi chăn kiến theo Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ hoặc giám định tâm thần pháp y! https://phmvnthinh.wordpress.com/2015/05/08/noi-buon-quan-phuc-vnch/ ---------------------------------------------------- *(Hình 1)* Hai nữ quân nhân VNCH (thật hay giả có ai biết xuất xứ tấm hành này) Hình chụp truớc 1975. *(Hình 2)* Nam ca sĩ hải ngoại Bảo Tuấn trong bộ đồ quân phục để trình diễn nhạc xưa. Hình chụp sau 1975 Bảo Tuấn là ca sĩ, chưa bao giờ là một quân nhân. Nam ca sĩ Bảo Tuấn đặc biệt luôn chọn mặc áo quân phục lính Nhảy Dù và lính Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật để trình diễn.

No comments:

Post a Comment