Monday, August 14, 2017

Một Thuở Kaki

 

Chiến Sĩ VNCH dù tử danh bất tử (Phần 1)



Nguyễn Lộc Yên


Mỗi năm đến ngày 30 tháng Tư, tâm tư của người Việt Quốc gia có lẽ hầu hết cảm thấy luyến tiếc miền Nam Việt Nam đã một thời được sống tự do mà ngày nay đã bị cướp mất! Tự do dân chủ là lẽ sống tất yếu của con người, không có một thế lực nào có đủ khả năng ngăn cản bước tiến của nhân loại. Bất cứ kẻ nào, bất cứ đảng phái nào ngăn cản bước tiến của nhân loại thì chắc chắn sẽ bị đào thải sớm hay muộn mà thôi! Riêng Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không khỏi lưu luyến một thời hào hùng, can trường đã qua! Sự hào hùng, can trường thuở nào của Chiến Sĩ VNCH, dù có nhiều người đã tuẫn tiết hay đã lẫm liệt hy sinh, nhưng tên tuổi sẽ mãi mãi trường tồn bất tử. Vì sao? Vì “Vị Quốc vong thân” thì tên tuổi mãi mãi bất tử vậy.
Sự thật đã minh chứng rằng trong suốt 20 năm chiến tranh, những nơi đã xảy ra chiến trận lẫy lừng, Chiến Sĩ VNCH đã biến những địa danh: Bình Long An Lộc (1972), Cổ Thành Quảng Trị (1972). Đồi Charlie, Đắk Tô, Tân Cảnh (1972). Hải Chiến Hoàng Sa (1974). Phòng tuyến Xuân Lộc (1975)... thành những địa danh nổi tiếng trong Quân sử thời cận đại. Mỗi khi nhắc nhở đến những địa danh này đã làm sống lại tinh thần chiến đấu can trường của Chiến Sĩ VNCH. Trong 20 năm chiến tranh, Chiến Sĩ VNCH đã can trường chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc trước nạn xâm lăng của Cộng sản. Dẫu biết rằng: “Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu. Cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi”
(Say nằm trận địa đừng cười. Xưa nay chinh chiến mấy người hồi hương).
Dù biết chiến trường là hiểm nguy, nhưng Chiến Sĩ VNCH đã quyết tâm xông pha hay quyết tâm tử chiến với quân thù, nên có biết bao người đã lẫm liệt hy sinh!
Để minh chứng lòng kiên trung của Chiến Sĩ VNCH, dù lẫm liệt chiến thắng hay can trường chiến bại! Tôi tưởng cần nêu lên một trong những trận chiến hào hùng vừa nêu trên, xin đơn cử Trận Hải Chiến Hoàng Sa vào ngày 19 tháng Giêng năm 1974, để thấy vì sao “Chiến Sĩ VNCH dù tử, danh bất tử”
. So sánh về tương quan lực lượng thì Hải quân của Tàu cộng chẳng những đông đảo mà vũ khí sử dụng để xâm lược cũng tối tân và đầy đủ hơn. Dù vậy, Hải quân VNCH cũng đã giáng cho quân xâm lược 4 tàu bị hư hại nặng, 18 quân Tàu tử thương còn số quân Tàu bị thương thì không rõ. Về phía Hải quân VNCH thì 74 chiến sĩ đã hy sinh, trong đấy Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 bị trúng đạn ở phòng máy và phòng chỉ huy. Cả hạm trưởng Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà và hạm phó Đại úy Nguyễn Thành Trí đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, Hạm trưởng lo lắng cho sinh mệnh của đồng đội, nên ra lệnh cho thủy thủ đoàn dùng bè thoát nạn vì đang nguy ngập. Anh em Hải quân không thể để Hạm trưởng còn lại trên tàu, nên tha thiết mong Hạm trưởng cùng rời tàu, nhưng Hạm trưởng vẫn khẳng khái, cương quyết ở lại tử tiết theo tàu, nêu cao tinh thần “Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm”.
Thương tiếc thay! Sự hy sinh hào hùng của Thiếu tá Ngụy Văn Thà có khác nào sự hy sinh lẫm liệt của anh hùng Trần Bình Trọng, Lê Lai... Thế mà ngày nay có những kẻ mang lon tới cấp Đại tướng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng của Cộng Sản Việt Nam (CSVN), mà lẽ ra Bộ Quốc phòng là một cơ quan có nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội. Nhưng họ chỉ biết quỵ lụy thiên triều (Tàu), nhục nhã đầu hàng quân xâm lược trước khi giao chiến, đấy là:
a) Đại tướng Lê Đức Anh vào năm 1988 giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, mà Thiếu tướng Lê Mã Lương đã gián tiếp tiết lộ: “Kẻ thủ phạm tiếp tay cho quân Tàu Cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam, chính là đồng chí lãnh đạo cấp cao”
. Trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988, quân đội Việt Nam đã phải nhận lệnh oái oăm: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”.

Phẫn nộ trước hành động bán nước! Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: “Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?”
Do đấy, ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị thiên triều ra lệnh Đảng CSVN cách chức.
Sau khi quân xâm lược Tàu cướp được đảo Gạc Ma, đã xây sân bay quân sự trên đảo này để uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam. Ngoài ra, tài liệu còn tiết lộ sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, Đại hèn tướng Lê Đức Anh đã “đi đêm” với Trung Cộng, đưa đến Hội Nghị Thành Đô năm 1990, từ đấy Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Tàu cộng.
b) Đại tướng Phùng Quang Thanh đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong khi giàn khoan HD 981 của Tàu Cộng đang xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trắng trợn từ ngày 1-5-2014, Đồng bào Việt Nam đã quyết liệt biểu tình phản đối, có người còn lẫm liệt tự thiêu để phản đối quân xâm lược. Thế mà, vào trưa ngày 31-5-2014 tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Đại hèn tướng Thanh đã trơ trẽn phát biểu: “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau, còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”
.
Thứ đến, vào ngày 29-12-2014, Đại hèn tướng Thanh còn trơ trẽn phát biểu tại hội nghị của Chính phủ với địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”
.
Từ xưa, Tiền nhân ta, Đồng bào ta ghét hay giận quân xâm lược mới đánh đuổi chúng khi xâm lăng nước ta, chứ không phải Người Việt thù hận nhân dân Tàu. Đại hèn tướng Thanh đúng là loại ăn lương của Đồng bào Việt Nam lại làm quan cho Tàu?!.
Với 2 Đại hèn tướng vừa nêu, nếu người viết dùng từ hạ cấp để chỉ về họ, thì tự mình cảm thấy thẹn vì dùng từ thiếu lịch sự, nhưng không có từ nào khác để gọi chính xác về hành động hèn hạ của họ?! Nên phải gọi 2 Đại hèn tướng này là: “Mặt người dạ thú” vậy?! Dù họ đã mang quân hàm đại tướng, đã/đang giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng CSVN. Nhưng họ không, không đủ tư cách để so sánh với lòng dũng cảm và hy sinh lẫm liệt của 74 chiến sĩ Hải quân nói chung và cựu Thiếu tá Ngụy Văn Thà của quân lực VNCH nói riêng?! Vì sao vậy? Vì “Trận Hải Chiến hoàng Sa” Chiến Sĩ VNCH vị quốc vong thân, nên hằng năm vào ngày 19 tháng Giêng, đã được người Việt khắp nơi (hải ngoại và trong nước dù ở miền Nam hay Bắc Việt Nam) long trọng tổ chức lễ tưởng niệm các vị anh hùng đã lẫm liệt hy sinh. Từ đấy xác định rằng: “Cựu Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng 73 chiến sĩ dù tử nhưng danh bất tử”
. Kính phục anh hùng vị quốc vong thân, xin thắp nén hương lòng bằng mấy vần thơ:
"Bảy tư Chiến sĩ, nhớ nhung tâm!
Tử chiến Hoàng Sa, há ngại ngần
Tử tiết trung trinh, danh bất tử
Ngụy Văn Thà, Tổ quốc tri ân!"

Mỗi năm đến ngày 30 tháng Tư, Đồng bào Việt Nam, nhất là anh em Chiến Sĩ VNCH, chẳng những u uất ngày quốc hận suốt 40 năm qua, mà còn thao thức bàng hoàng ngày 30-4-1975 đã buông súng tức tối, nỗi niềm ray rứt ấy khó khăn nguôi! Trong ngày và gần ngày 30-4-1975, Chiến Sĩ VNCH đã bị bức tử nhưng danh mãi mãi bất tử. Người viết xin được kính cẩn nghiêng mình kể đến tên tuổi một số vị anh hùng mà đồng bào luôn nhắc nhở và tri ân, trước nhất là “Ngũ Hổ Tướng Tuẫn Tiết!
”.
1) Tướng Nguyễn Khoa Nam
, người gốc làng An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh tại Đà Nẵng năm 1927. Năm 1953, Ông nhập ngũ khóa 3 Thủ Đức, sau đấy gia nhập binh chủng Nhảy dù. Năm 1969, Ông giữ chức Tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ binh kiêm Tư lệnh Khu Chiến thuật Tiền Giang. Năm 1972, Ông được thăng thiếu tướng. Tháng 11 năm 1974, Tướng Nam được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân Đoàn 4, Vùng IV Chiến Thuật. Ngày 30-4-1975, tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng. Rạng sáng ngày 1-5-1975, Tướng Nguyễn Khoa Nam dùng súng tuẫn tiết. Trước khi mất, Ông đã khẳng khái nói: “Chúng tôi làm tướng mà không giữ được nước thì chết theo nước”.
Kính phục, xin thắp nén hương lòng bằng mấy vần thơ đến người anh hùng tuẫn tiết:
"Tướng Nam, tên tuổi rạng xa gần
Tâm huyết lo lường bảo bọc dân
Non nước nguy vong, đành tuẫn tiết!
Đồng bào lưu luyến nhớ nhung ân!

2) Tướng Lê Văn Hưng
sinh năm 1933, tại Hóc Môn. Năm 1955, tốt nghiệp khóa 5 Trường Sĩ quan Thủ Đức. Năm 1970, Ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Phong Dinh. Năm 1971, Tướng Hưng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Trận chiến Bình Long bắt đầu ngày 4-4-1972. Sau hai tháng tử chiến chống lại lực lượng Cộng quân đông đảo. Tướng Hưng vẫn giữ vững căn cứ và cuối cùng QLVNCH phản công quyết liệt đã đem về chiến thắng oanh liệt. Đến năm 1974, Ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4. Ngày 30-4-1975, tại văn phòng Tư lệnh phó của Quân Đoàn 4 đóng tại Cần Thơ, sau khi Ông nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả anh em quân nhân có mặt tại bộ chỉ huy, người “Anh hùng tử thủ An Lộc”, đã dùng súng lục tử tiết vào lúc 20 giờ 45 phút. Nhớ Tướng Hưng tuẫn tiết hào hùng, xin dâng mấy vần thơ thành kính!:
"Tướng Hưng, lo lắng giữ non sông
An Lộc can trường, rạng chiến công
Nối chí Tiền nhân, chan chứa nghĩa
Noi gương Hoàng Diệu sắt son long"

3) Tướng Trần Văn Hai,
sinh năm 1929, tại Cần Thơ. Đời binh nghiệp của Ông bắt đầu vào khóa 7, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, tốt nghiệp năm 1951, Ông tình nguyện vào binh chủng Nhảy Dù. Năm 1965, Ông được thăng trung tá và bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Phú Yên, Ông là một Tỉnh trưởng làm việc tận tụy và thanh liêm, nên dân chúng Phú Yên rất kính trọng. Trong thời gian Ông làm Tỉnh trưởng Phú Yên; Cộng sản Bắc Việt đã dùng đường biển chở một số lớn vũ khí từ miền Bắc vào Vũng Rô ở gần Đèo Cả, CSBV muốn lén lút đưa vũ khí vào Vũng Rô để cung cấp cho chiến trường miền Nam. CSBV không qua mặt được cơ quan tình báo Quốc gia, nên tỉnh đã điều quân phục kích và vây đánh, thu trọn số vũ khí khổng lồ này. Đây là một trong những thắng lợi to lớn của Ông. Tháng 5 năm 1968, Đại tá Trần Văn Hai được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Năm 1970, Tướng Hai rời ngành cảnh sát với cấp bậc chuẩn tướng để giữ chức vụ Tư lệnh Biệt Khu 44. Năm 1971, Tướng Hai giữ chức Chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Động Quân. Năm 1973, Tướng Hai làm chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ. Năm 1974, Ông giữ chức vụ Tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Sau khi nghe ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, Tướng Hai ôn tồn khuyên bảo thuộc cấp trở về với gia đình, nhưng có một số quân nhân vẫn quyết tâm ở lại bảo vệ vị chủ tướng của mình. Chiều ngày 30-4-1975, Tướng Hai đã uống thuốc độc tuẫn tiết tại văn phòng Bộ Tư lệnh Sư Đoàn. Xin thành kính thắp nén hương lòng đến vị anh hùng đã tuẫn tiết vì nước bằng mấy vần thơ:
"Trí dũng Tướng Hai, cung kính lòng
Thanh liêm, khí khái thiết tha trông
Chiến công hiển hách, ngời kim cổ
Tuẫn tiết hào hùng, rạng núi sông!"

4) Tướng Lê Nguyên Vỹ,
sinh năm 1933, quê tỉnh Sơn Tây. Ông học khoá 2 Trường Sĩ quan Việt Nam
ở Đập Đá, Huế. Năm 1972, lên Đại tá giữ chức Phó Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đóng tại An Lộc, nơi đây ông đã sát cánh chiến đấu cùng Tướng Lê Văn Hưng là Tư lệnh Sư Đoàn. Những chiến xa T-54 của Cộng quân đang hùng hổ tiến vào Bộ Chỉ huy Tiền phương của Sư Đoàn. Đại tá Vỹ can trường đứng thẳng người, bắn một quả M72 trúng chiếc T-54 đi đầu, xe tăng Cộng quân phực cháy. Binh sĩ lên tinh thần, theo gương Đại tá Vỹ, xông xáo diệt tăng nên nhiều xe tăng Cộng quân bị tiêu diệt. Sau 68 ngày đêm tử thủ An Lộc, thị xã này được giải toả. Khoảng giữa năm 1973, Ông được đề cử làm Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đóng ở căn cứ Lai Khê, tỉnh Bình Dương. Năm 1974, Ông được thăng chuẩn tướng. Cuối tháng 4 năm 1975, Cộng quân từ nhiều ngả tiến về Saigon, nhưng ở hướng Đông Bắc, Cộng quân không thể vượt qua căn cứ Lai Khê do Tướng Vỹ chỉ huy phòng thủ, mặc dù lực lượng Cộng quân đông hơn gấp nhiều lần. Sáng ngày 30-4-1975, tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh ra lệnh quân đội VNCH buông súng đầu hàng. Tướng Vỹ triệu tập sĩ quan và binh sĩ dưới quyền, Ông khẳng khái: “Tôi là tướng chỉ huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lệnh này. Tôi nghĩ rằng thân làm tướng, đã được hưởng ít nhiều vinh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em, nên tôi phải chọn lấy con đường đi cho riêng tôi!”.
Nói xong, ông dõng dạc bước ra sân, nghiêm trang đứng dưới cột cờ Bộ Tư lệnh, rút súng tuẫn tiết vào lúc 11 giờ sáng ngày 30-4-1975. Quá cảm phục tinh thần dũng cảm của Tướng Vỹ, xin được tỏ lòng thành kính bằng mấy vần thơ:
"Tướng Vỹ sắt son quyết vẫy vùng
Đồng bào bảo bọc, giữ kiên trung
Lo lường non nước tròn tình nghĩa
Tuẫn tiết hào hùng trọn thủy chung"

5) Tướng Phạm Văn Phú,
sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Năm 1953, Ông tốt nghiệp trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, Ông tình nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù Quân đội Liên hiệp Pháp. Năm 1954, Ông được đề cử giữ chức Tiểu đoàn phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Ngày 7-5-1954, trận Điện Biên Phủ thất thủ, Ông bị Cộng quân bắt giam. Ngày 20-7-1954, Hiệp định Genève ký kết, sau đó Ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Đến tháng 8 năm 1970, Tướng Phú được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Ông được thăng Thiếu tướng tại mặt trận. Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Tướng Phú đã điều động Sư Đoàn 1 Bộ binh giữ vững phòng tuyến Tây Nam Huế. Từ năm 1973 đến tháng 10 năm 1974, Ông giữ chức chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Tháng 11 năm 1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh cử Tướng Phú giữ chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn 2, Quân khu II, thay thế trung tướng Nguyễn Văn Toàn. Trận chiến Ban Mê Thuột bùng nổ ngày 10-3-1975, mặc dù Tướng Phú đã cố gắng chống lại Cộng quân quyết liệt, nhưng vẫn thất bại. Ngày 14-3-1975, trong một cuộc họp đặc biệt tại Cam Ranh, tổng thống Thiệu đã ra lệnh Tướng Phú triệt thoái toàn bộ Quân Đoàn 2 khỏi cao nguyên.
Sau khi lực lượng Quân Đoàn 2 triệt thoái khỏi Nha Trang, 1 giờ 45 trưa ngày 2-4-1975, Tướng Phú đã bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” ở Phan Thiết để chờ thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh Phó Quân Đoàn 3, tới nhận bàn giao phần lãnh thổ cuối cùng của Quân khu II, để sát nhập vào Quân Khu III. Tại đây, Tướng Phú đã có quyết định tự sát, Ông rút khẩu súng ngắn nòng ra khỏi vỏ rất nhanh, đại tá Đức kêu thất thanh: “Thiếu Tướng”! Khẩu súng trên tay Tướng Phú bị đại tá Đức gạt rơi xuống đất. Sự việc này xảy ra quá bất ngờ! Giữa tháng 4 năm 1975, Tướng Phú lâm bệnh nặng, phải đưa vào điều trị tại Tổng Y viện Cộng Hòa. Sáng ngày 29-4-1975, tại căn nhà riêng ở đường Gia Long, Tướng Phú bảo vợ và các con đến hướng Trường đua Phú Thọ để tìm cách di tản. Tướng Phú ở nhà uống một liều thuốc độc cực mạnh để tử tiết. Khi hay tin, cả gia đình quay về nhà, Tướng Phú được đưa vào bệnh viện Grall để nhờ các bác sĩ Pháp cấp cứu. Tướng Phú mê man, mãi đến trưa ngày 30-4-1975, Ông mới tỉnh được giây lát, giọng Ông yếu ớt hỏi Bà Phú đang ngồi bên cạnh: “Tình hình đến đâu rồi?”
Bà Phú thành thật: “Tướng Minh vừa nhận chức vụ Tổng thống, ông ra lệnh QLVNCH buông súng đầu hàng và Cộng quân đã cưỡng chiếm Sàigòn!”
Nghe xong, Tướng Phú vẻ mặt phẫn uất, rồi nhắm mắt và ra đi vĩnh viễn: Quá cảm phục! Kính cẩn thắp nén hương lòng đến người anh hùng tuẫn tiết vì nước bằng mấy vần thơ:
"Tướng Phú, ngăn thù chốn núi non!
Quân dân di tản, mãi lo toan!
Vùng hai nguy ngập, băn khoăn dạ!
Độc được quyên sinh, giữ sắt son!"
Chiến Sĩ VNCH đã sắt son đem xương máu giữ gìn Tổ quốc là vậy! Thế mà, CSVN là kẻ chiến thắng lại cúi đầu quỵ lụy thiên triều (Tàu Cộng) đã và đang lần lượt dâng hiến mảnh da thịt của Tổ quốc cho kẻ thù truyền kiếp Bắc phương?! Kể từ tháng 2-1999, Giang Trạch Dân của Tàu Cộng đã tròng được vào đầu Lê Khả Phiêu và các nhân vật Đảng CSVN bằng 16 chữ mạ vàng “Sơn thủy tương liên; Lý tưởng tương thông; Văn hóa tương đồng; Vận mệnh tương quan”
đã được Đảng CSVN ráng sơn son phết vàng 16 chữ này rằng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Viết đến đây, người viết lại nghĩ “16 chữ vàng”
sao giống cái “vòng kim cô”
trong truyện “Tây Du Diễn Nghĩa”, sư phụ Đường Tăng cho Tôn Ngộ Không cái mũ là “vòng kim cô”, Ngộ Không hí hửng đội vào đầu, từ đấy mỗi khi Ngộ Không làm điều gì phật ý Đường Tăng, thì Đường Tăng niệm thần chú, đầu của Tôn Ngộ Không bị đau đớn vô cùng, khi đấy Tôn Ngộ Không muốn lấy cái mũ là “vòng kim cô” ra khỏi đầu thì không được nữa, phải lạy lục thầy, mới được tha là Đường Tăng không niệm thần chú nữa.
Ngày nay, người Tàu còn lập phố Tàu, trường đại học Tàu, “Học viện Khổng Tử” tại trường đại học Hà Nội, mưu đồ của chúng là muốn biến nước ta thành tỉnh Quảng Nam của chúng! Trong khi đấy, Chính quyền CSVN hiện nay quá nhu nhược, đã dùng lá cờ từ năm sao (ngũ tinh hồng kỳ) của Tàu Cộng, tự nâng lên thành 6 sao, mà sao nhỏ thứ 6 theo chủ ý của Đảng CSVN là biểu tượng nước Việt Nam nhập Tàu?! Ngày 21-12-2011, CSVN đã cho các em nhỏ cầm cờ 6 sao, đón Phó Chủ tịch nước Tàu Cộng (nay là Chủ tịch) Tập Cận Bình ở phủ Chủ tịch nước tại Hà Nội?! Đây không phải là lần đầu chính quyền Hà Nội cho sử dụng lá cờ 6 sao của Tàu Cộng; mà trước đấy, khi đưa tin Tổng Trọng sang Bắc Kinh ngày 11-10-2011, đài truyền hình VTV1 cho đọc bản tin trên, đã có xuất hiện lá cờ Tàu cộng 6 sao rồi?! Đau đớn thay! “Tổ quốc lâm nguy” thật rồi?!
Tổ Quốc Lâm Nguy

"Tổ quốc lâm nguy, há lạnh lùng?!
Sao đành lặng lẽ, sống ung dung?!
Đất đai, Tàu Cộng xâm nhiều chỗ?!
Việt cộng, biển Đông hiến mấy vùng?!
Tổ quốc lâm nguy, sao hãi hùng?!
Đồng lòng dọn dẹp kẻ thù chung
Nhìn gương Ai Cập, mong nghiền ngẫm(*)
Gẫm đuốc Tunisia, nhớ nấu nung(*)
Tổ quốc lâm nguy, khắp đó đây!
Tấc lòng son sắt, chớ lung lay?!
Tây Nguyên, bô xít nhiều chua chát
Bản Giốc, Nam Quan lắm đắng cay!
Tổ quốc lâm nguy, hận tháng ngày!
Biểu tình mạnh mẽ, kể từ nay
Thông tin nhanh nhẹn, dùng vi tính
Liên lạc lẹ làng, điện thoại tay
Tổ quốc lâm nguy, đau đớn thay!
Quốc hồn thống thiết, tận trời mây!
Tiền nhân dựng nước bằng xương máu
Việt Cộng hiến dâng, gây đọa đày!
Tổ quốc lâm nguy, bởi lỗi lầm!
Công an đàn áp khắp xa gần!
Cớ sao hành hạ người yêu nước?!
Muối mặt lụy Tàu, hãm hại dân?!
Tổ quốc lâm nguy, sao ngại ngần?!
Núi sông gìn giữ, kẽo hao dần
Tự do bị mất, quê còn mất?!
Hợp sức đấu tranh, ngẫm nghĩ cần?!

Nguyễn Lộc Yên
(*) - Ngày 18-12-2010, Mohamed Bouazizi tự thiêu, từ đấy biến thành cuộc nổi dậy cách mạng lật đổ chế độ độc tài. Mùa Xuân Ai Cập, Tổng thống độc tài Ai Cập Hosni Mubarak bị dân lật đổ.
- Cách mạng Hoa Lài, lật đổ Tổng thống độc tài Zine El Abidine Ben Ali ở Tunisia.





--------------------



Nguyễn Lộc Yên


Có lẽ bạn đọc đã xem qua “Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử: Phần 1”
mà người viết đã trân trọng trình bày về “Ngũ Hổ Tướng Tuẫn Tiết!”,
thứ đến là chính quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) quá nhu nhược đã và đang gây cho đất nước bị hao hụt và lâm nguy. Trong bài này, người viết xin trân trọng kể đến những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã tuẫn tiết hay bất khuất không đầu hàng khi bị sa cơ thất thế, lòng can trường của Chiến Sĩ VNCH, Đồng bào sẽ vĩnh viễn lưu luyến tiếc thương.
II. Những vị Chiến Sĩ VNCH đã tuẫn tiết trước và sau ngày 30 tháng Tư năm 1975!”:

6. Ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành
: Nguyên là luật sư; thời Đệ nhất VNCH làm Bộ trưởng tại phủ Thủ tướng năm 1954; làm Bộ trưởng Bộ Thông tin năm 1955. Thời Đệ nhị VNCH, Ông là Nghị sĩ và chức vụ sau cùng là Tổng trưởng ngoại giao. Sau khi nghe tin tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, Ông đã uống thuốc độc tử tiết tại nhà để phản đối Việt cộng xâm chiếm miền Nam Việt Nam và tự chọn cho mình một cái chết hào hùng tròn tiết nghĩa. Cảm phục thay! Kính cẩn xin thắp nén hương lòng bằng mấy vần thơ đến người anh hùng tuẫn tiết:
Tổng trưởng Ngoại giao Trần Chánh Thành
Tận tâm giúp nước được phồn vinh
Giang sơn, Việt cộng gây tang tóc
Tuẫn tiết hào hùng, rạng rỡ danh?!

7. Đại tá Nguyễn Hữu Thông
: Khóa 16 Sĩ quan Võ Bị Đà Lạt. Trung đoàn trưởng 42 Bộ binh, Sư đoàn 22 Bộ binh của QLVNCH. Trong khi hầu hết các Tiểu đoàn của ông đã lên tàu thủy để triệt thoái, thì còn một tiểu đoàn khác đang giao tranh ác liệt với Cộng quân tại khu vực nghĩa trang gần bờ biển, ở hướng tây nam của thành phố Qui Nhơn. Ông lo lắng binh sĩ của mình còn lại, nên xuống tàu bơi vào bờ để chiến đấu. Sau đó, Việt cộng tràn ngập thành phố, ông dùng súng colt 45 tuẫn tiết tại hải cảng Qui Nhơn ngày 31-3-1975. Thương tiếc thay!:
Đại tá can trường Nguyễn Hữu Thông
Thương yêu binh sĩ thiết tha lòng
Lo lường nòi giống, lo non nước
Tử tiết hào hùng đượm núi sông!

8. Trung tá Nguyễn Văn Hoàn
: Trưởng đoàn 67, đơn vị 101 Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
9. Trung tá Nguyễn Đình Chi:
Phụ tá Chánh sở 3 An ninh quân đội. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Cục An Ninh quân đội.
10. Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương
: Tuẫn tiết vào đầu tháng Tư năm 1975, cùng phu nhân là bà Lê Thị Kỳ Duyên, 2 người con và người cháu, tại phòng Văn Hóa Vụ ở Nha Trang.
11. Trung tá Phạm Đức Lợi
: Khóa 5, Sĩ quan Thủ Đức. Phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh Phòng 2 Bộ TTM. Ông là nhà văn, nhà thơ, soạn kịch, bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên Trường Sinh ngữ quân đội. Tuẫn tiết ngày 1-5-1975.
12. Trung tá Phạm Thế Phiệt
: Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
13. Trung tá Nguyễn Xuân Trân
: Khoá 5 Thủ Đức, Ban ước Tình báo Phòng 2, Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 1-5-1975.
14. Trung tá Vũ Đình Duy
: Trưởng đoàn 66 đơn vị 101, Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
15. Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long
: Chánh Sở Ty Cảnh Sát Quốc Gia Đà Nẵng. Ngày 28-3-1975, rời Đà Nẵng vào Sàigòn. Sáng ngày 30-4-1975, tuẫn tiết bằng súng dưới tượng đài Thủy Quân Lục Chiến, ở trước trụ sở Quốc Hội tại Sàigòn.
16. Thiếu tá Đặng Sĩ Vĩnh
(có một số tài liệu ghi cấp bậc của ông là đại tá hoặc trung tá?): Trưởng Ban Bình Địa Phòng 2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát Quốc Gia. Sau khi nghe tin ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Vào lúc 2 giờ ngày 30-4-1975, thiếu tá Vĩnh tuẫn tiết bằng súng lục tại nhà riêng ở Sàigòn cùng gia đình gồm vợ và 7 người con, tất cả 9 người!.
17. Thiếu tá Không quân Nguyễn Gia Tập
(1943-1975), Phi-đoàn Khu trục 514-518 Biên Hoà, đặc trách khu trục tại Bộ tư lệnh Không quân. Tuẫn tiết bằng súng lục trước sân cờ, trong căn cứ Bộ Tư lệnh Không quân ngày 30-4-1975.
18. Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc
: Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân, Tiểu khu Hậu Nghĩa. Tuẫn tiết ngày 29-4-1975.
19. Thiếu tá Lương Bông
, Phó ty An ninh quân đội tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ). Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
20. Thiếu Tá Trần Thế Anh
: Đơn vị 101 Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
21. Hải quân Thiếu-tá Lê Anh Tuấn
(1943-1975): Khóa 14 Sĩ quan Hải quân, là bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang. Ông là Chỉ Huy Trưởng Giang đoàn 43. Ngày 30-4-1975, khi nghe tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh gọi buông vũ khí, giao miền Nam cho Việt cộng, Ông đang đứng trên chiếc soái đỉnh, quá xót xa cảnh nước mất nhà tan, đã dùng súng colt tuẫn tiết, thân ông ngã trên tấm bản đồ hành quân.
22. Thiếu Tá Đỗ Văn Phát
: Quận trưởng kiêm Chi Khu trưởng Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên. Tuẫn tiết ngày 1-5-1975.
23. Thiếu tá Mã Thành Nghĩa
(Liên): Tiểu đoàn trưởng 411 Địa phương quân, Tiểu khu Bạc Liêu, khoá 10 Võ Bị Quốc gia Đà Lạt. Tuẫn tiết cùng vợ, ngày 30-4-1975.
24. Thiếu Tá Đỗ Minh Hoàng
: Chỉ Huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Quận Bình Phước, tỉnh Long An. Tuẫn tiết tại Cầu Quay thuộc Mỹ Tho, ngày 30-4-1975.
25. Đại-úy Nguyễn Hòa Dương
: Trường Quân Cảnh Vũng Tàu. Tuẫn tiết tại trường ngày 30-4-1975.
26. Đại úy Vũ Khắc Cẩn
: Ban 3, Tiểu khu Quảng Ngãi. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
27. Đại uý Tạ Hữu Di
: Tiểu đoàn phó 211 Pháo binh, thuộc Tiểu khu Chương Thiện. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
28. Đại úy Phan Hữu Cương
: Tuẫn tiết bằng thuốc độc vào tối ngày 1-5-1975, cùng vợ là trung úy Nữ Quân nhân Trần Mai Hương, nhưng sáng hôm sau trung úy Mai Hương được cứu sống, do người cháu phát hiện và đưa đi cấp cứu. Bảy năm sau, bà Mai Hương đã mang ba đứa con trai vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ, tất cả đều lớn khôn và thành đạt.
29. Đại uý Nguyễn Văn Hựu
: Trưởng Ban Văn khố Phòng 2, Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Phòng 2 của Bộ TTM.
30. Đại úy Nguyễn Ánh Tướ
c: Khóa III/Thủ Đức, An Ninh Quân Đội. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
31. Trung uý Nghiêm Viết Thảo
: Khóa 1/70 Trường Sĩ quan Thủ Đức, An Ninh Quân Đội. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Kiến Hòa.
32. Trung uý Đặng Trần Vinh
(con của thiếu tá Đặng Sĩ Vĩnh): Phục vụ tại Phòng 2 Bộ TTM. Tuẫn tiết cùng vợ con ngày 30-4-1975.
33. Trung uý Cảnh sát Quốc gia Nguyễn Văn Cảnh
: Trưởng cuộc Vân Đồn, quận 8, tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
34. Trung uý Nguyễn Văn Hoàng
: Đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 31 Biệt Động Quân cùng người yêu tự sát ngày 01-5-1975, tại Mương Chuối Nhà Bè (Nhà Bè vào thời VNCH thuộc tỉnh Long An, kể từ năm 1976 huyện Nhà Bè thuộc thành phố Sàigòn).
35- Thiếu uý Nguyễn Thanh Quan
(Khóa 72): Phi công Phi đoàn 110 Quan sát. Tuẫn tiết vào chiều ngày 30-4-1975.
36. Thiếu úy Nhảy Dù Hoàng Văn Thái
: Khóa 5/69 Thủ Đức. Tuẫn tiết tại ngã 6 Chợ Lớn, thiếu uý Thái cùng một nhóm 7 Chiến hữu Nhảy Dù, mỗi người một quả lựu đạn, họ cùng mở chốt để tuẫn tiết tập thể vào ngày 30-4-1975. Các Chiến sĩ Nhảy Dù về bảo vệ Đài-phát-thanh và Đài Truyền-hình Việt Nam.
37. Thiếu uý Nguyễn Phụng
: Cảnh sát đặc biệt, tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Thanh Đa, Sàigòn.
38. Chuẩn uý Đỗ Công Chính
: Tiểu đoàn 12 Nhảy dù. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại cầu Phan Thanh Giản.
39. Thượng sĩ Bùi Quang Bộ
: Trường Truyền tin Vũng Tàu. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu.
40. Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh
: Trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Vũng Tàu.
41. Trung Sĩ I Trần Minh
: Quân Cảnh tại Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
42. Hồ Chí Tâm
: Binh nhì, Tiểu đoàn 490 Địa phương quân, Tiểu khu Ba Xuyên (Cà Mau). Tuẫn tiết bằng súng M16, vào trưa ngày 30-4-1975, tại Đầm Cùn, Cà Mau.
43. Ông Cao Hoài Cải
: Phụ Tá Trưởng Chi Chiêu Hồi, Quận Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận. Tuẫn tiết ngày 7-4-1975.
II. Những vị Chiến Sĩ VNCH đã can trường chiến đấu, khi bị Việt cộng bắt khảng khái không hàng, Việt cộng đã hành quyết:

44. Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
: Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện. Mặc dù nghe đài phát thanh Sàigòn kêu gọi buông súng, nhưng ông vẫn can trường chỉ huy tiếp tục chiến đấu, gây tử thương nhiều Cộng quân. Thế cùng, ông bị Cộng quân bắt và đem hành hình tại sân vận động Cần Thơ ngày 14-8-1975. Trước lúc bị hành hình, Việt cộng hỏi ông có nhận tội không. Đại tá Cẩn dõng dạc trả lời: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản, Việt Nam muôn năm”
. Kính phục thay:
Hồ Ngọc Cẩn gìn giữ thổ cương
Pháp trường dõng dạc, dạ kiên cường
Quân thù hung hãn, nghe khâm phục
Lẫm liệt hy sinh, luôn tiếc thương!

45. Trung tá Võ Văn Đường
: Trưởng ty Cảnh sát tỉnh Chương Thiện. Tại pháp trường ở sân vận động Cần Thơ, ngày 14-8-1975. Việt cộng kết tội ông có nợ máu với nhân dân, ông bình thản và khẳng khái trả lời: “Tôi không có nợ máu với Đồng bào, Tôi bảo vệ đất nước, bảo vệ miền Nam Việt Nam”
. Việt cộng tức tối nhào lại đánh và bịt miệng ông, tắt micro để Đồng bào không nghe được tiếng của ông đang nói hào hùng.
46. Thiếu-tá Trịnh Tấn Tiếp
: Quận trưởng Kiến Thiện, tỉnh Chương Thiện, là một Quận trưởng can trường thương dân lo nước. Ông đã bị Việt Cộng thảm sát tại sân vận động Cần Thơ ngày 14-8-1975.
47. Thiếu Tá Lê Phó
: Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia, Tỉnh An Giang bị Việt cộng bắt và đem hành hình ngày 3-5-1975.
48. Thiếu tá Không quân Trương Phùng
: Sanh năm 1943 tại Thừa Thiên-Huế, học khóa 64B SVSQ/TTHLKQ Nha Trang, phục vụ tại Phi Đoàn 110 Quan Sát Đà Nẵng, rồi Phi Đoàn 518 Phi Long tại Tân Sơn Nhất. Vào lúc 4 giờ sáng ngày 29-4-1975, dưới mưa pháo của Cộng quân, Thiếu tá Phùng vẫn dũng cảm cất cánh Khu trục A-1 cùng với một Khu trục A-1 khác thuộc Phi Đoàn 518 Phi Long, để dập tắt trận địa pháo của Cộng quân. Nhờ vậy, Saigon đã tránh được thảm hoạ. Nhưng đi hai, về một, chiếc AD-5 Skyraider của phi tuần trưởng Thiếu tá Phùng thì biến mất, mãi 33 năm sau mới tìm thấy di cốt của Thiếu tá Phùng bị Cộng quân xử bắn ngày 29-4-1975, hiện nay di cốt được thờ tại chùa Bửu Quang.
49. Đại úy Phạm Văn Bé
: Đại đội trưởng Đại đội Trinh sát tỉnh Chương Thiện, Việt cộng đem hành hình tại sân vận động Cần Thơ, ngày 14-8-1975.
50. Thiếu úy Trần Đình Thoại
: Sĩ quan thuộc tỉnh Chương Thiện, bị Việt cộng đem bắn, sau ngày giết hại Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, vì trước đó vài tháng trong một cuộc hành quân phối hợp giữa quân đội và Cảnh sát Dã chiến, Thiếu úy Thoại đã phá vỡ một căn cứ quan trọng của Việt cộng.
51. Thượng Sĩ Nhơn
: Cảnh sát Quốc gia tỉnh Ba Xuyên bị Việt cộng bắt và thảm sát!
52. Trung sĩ Vũ Tiến Quang
: Sinh năm 1956, Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện, ông đã kiên cường chiến đấu cho tới khi bị Cộng quân bắt, ông vẫn không chịu đầu hàng, nên bị Việt Cộng đem ra bắn trước dân chúng lúc 3 giờ chiều ngày 30-4-1975.
53. “Thảm sát hãi hùng” tại tỉnh Phú Yên
: Ngày 1 tháng 4 năm 1975, Cộng quân chiếm tỉnh Phú Yên, sau đấy kêu gọi “nguỵ quân nguỵ quyền” học tập 10 ngày. Anh em tin lời, đã trình diện tại tỉnh Phú Yên, họ bắt 125 người, trong đấy có nhiều người trong đảng Đại Việt. Họ dẫn đến Núi Đất thuộc xã Hòa Định, quận Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tại bờ mương dẫn thủy số 1, gần chỗ Lù Đôi, tay bị trói chặt phía trước và cột lối xâu chuỗi từ tay người này đến tay người kia. Hôm đó, là đêm 3 tháng Tư năm 1975 (22 tháng 2 năm Ất Mão), nên trời không trăng. Họ đã dùng súng trung liên và AK bắn xối xả. Mấy ngày sau, thân nhân của anh em bị thảm sát mới hay tin, tìm đến nơi thấy cả một đống người chết chồng chất, những thân xác bị khô đét thật thảm thương! Thân nhân phải tỉ mỉ tìm tòi từng chân răng kẽ tóc hoặc dấu vết đặc biệt của người quá cố, mới biết ai là người thân của mình bị thảm sát ở đấy! (Copy đề tài: “Thảm sát hãi hùng: Tỉnh Phú Yên
” Click vào Google sẽ xem đầy đủ chi tiết).
Những Chiến sĩ VNCH bị Việt cộng “thảm sát hãi hùng tại Phú Yên”, được biết một số nhân vật:
- Ông Nguyễn Khánh, chủ tịch xã Hòa Thắng.
- Ông Nguyễn Phúc (em ruột ông Khánh), trưởng ban quân xa Ty Cảnh sát Phú Yên.
- Trung úy Nguyễn Văn Nê (em ruột ông Khánh) là Cuộc trưởng thị xã Tuy Hòa.
- Nguyễn Phương (rể ông Khánh) là cuộc phó xã Hòa Đa.
- Châu Văn Hiển là Cảnh sát viên Ty Cảnh sát Tuy Hòa.
- Nguyễn Hai là Cán bộ Xây dựng Nông thôn.
- Ngô Văn Bộn là Cán bộ Xây dựng Nông thôn...
Thảm thiết thay! Gia đình ông Nguyễn Khánh, bị thảm sát đến 4 người một lúc. Còn nhiều Quân nhân, Cảnh sát, Xây dựng Nông thôn và các vị làm việc Hành chánh, không sao biết hết?!.
Người viết đã tìm tòi và tham chiếu những tài liệu sẵn có hoặc đã hỏi han bà con, bằng hữu để biết tên tuổi các Chiến Sĩ VNCH đã tuẫn tiết hay đã lẫm liệt hy sinh vào khoảng ngày 30-4-1975 cho bài viết này. Tuy nhiên, chúng ta nên tiếp tục tìm hiểu những Chiến Sĩ đã tuẫn tiết hay đã lẫm liệt hy sinh để tri ân.
Nhìn lại, trong suốt 20 năm (1954-1975) chiến tranh tàn khốc đã gây ra số tử thương rất lớn: Quân đội của VNCH bị tử thương khoảng: 250.000 người. Quân độ CSVN bị tử vong khoảng: 1.100.000 người, trong số này bao gồm chết vì chiến trận, chết vì bị máy bay trên đường xâm nhập vào Nam và chết vì bệnh tật. Thường dân Việt Nam bị chết khoảng: 3.000.000 người. Và hai nước láng giềng là: Cao Miên bị chết khoảng 70.000 người, Lào bị chết khoảng 50.000 người. Tổng kết quân đội các bên, kể cả quân Mỹ giúp miền Nam; quân Tàu giúp miền Bắc và thường dân Việt Nam, Miên và Lào, đã bị chết ước tính khoảng 4.480.000 người.
Thế mà, sau khi CSVN là kẻ chiến thắng, làm chủ toàn nước Việt Nam lại cai trị đất nước khắc nghiệt, tham nhũng và tệ hại hơn là qui phục Tàu cộng đã gây cho đất nước chúng ta nguy ngập, lý do nào có hiện tượng này?! Người viết nghĩ có thể do 2 lý do chính.
1. Chính quyền CSVN quá tham lam và nhu nhược
:
- Ngày 30-12-1999, CSVN dâng cho Tàu cộng khoảng 700 km vuông lãnh thổ Việt Nam, trong đấy có thác Bản Giốc, ải Nam Quan.
- Ngày 25-12-2000, CSVN dâng cho Tàu cộng khoảng 11.000 km vuông vịnh Bắc Việt.
- Ngày 1-11-2007, thủ tướng CSVN là Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 167, cho Tàu cộng khai thác quặng bô xít tại Tây Nguyên, với hàng ngàn người Tàu đến ở địa bàn này, là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh và quốc phòng của nước ta?! Theo tiết lộ WikiLeaks: “Vụ Bauxit Tây Nguyên, chính quyền Tàu đã mua đứt Nông Đức Mạnh (cựu Tổng bí thư đảng CSVN) 300 triệu USD, Nguyễn Tấn Dũng 150 triệu USD”.
- Từ ngày 7 đến ngày 10-4-2015, Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Tàu cộng để gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình. Nguyễn Phú Trọng đã ký 7 giao ước và 3 mật ước với họ Tập. Một trong những mật ước rất nguy hiểm tới AN NINH QUỐC GIA là “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA HÀNG HẢI”. Theo báo Ba Cây Trúc ngày 8-4-2015, trong bài viết “Con đường tơ lụa của Tập Cận Bình nguy hiểm hơn cả trái bom nguyên tử thả xuống Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Thùy Trang đã cho biết: “Số tiền Tập Cận Bình biếu Bộ Chính Trị Đảng CSVN là 4 tỉ đô, trong số đó Nguyễn Phú Trọng sẽ được 500 triệu đô. Để được đổi lại thì phía Việt Nam phải cho Trung Quốc sử dụng T.P và Cảng Hải Phòng để làm đầu cầu thay vì phải bắt đầu đi từ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến. Các Hàng Hóa của Trung Quốc từ các tỉnh phía Nam sẽ chuyển bằng xe lửa và đường bộ tới Cảng Hải Phòng, và sau đó sẽ SỬ DỤNG đường biển thuộc chủ quyền Việt Nam đi ngang qua trạm đầu tiên là VŨNG ÁNG (HÀ TĨNH) và sau đó chạy dọc theo Duyên Hải sát cạnh Việt Nam để hướng nam đến eo biển Malacca. Sự Nguy Hiểm cho An Ninh Quốc Phòng Việt Nam là Trung Quốc sẽ ngang nhiên ‘SỬ DỤNG hợp pháp’ đường Biển sát bờ của Việt Nam để chuyển hàng hóa Dân Sự và Quân Sự”
(hết trích).
Nếu dâng vùng đất Tây Nguyên (Bauxit) cho Tàu cộng mà cựu Tổng bí thư Đảng CSVN là Nông Đức Mạnh nhận bỏ túi riêng 300 triệu USD và đương kim Tổng bí thư Đảng CSVN là Nguyễn Phú Trọng nhượng đường bộ Bắc Việt, cảng Hải Phòng và đường biển của Việt Nam cho Tàu cộng được tự do chuyển hàng hóa Dân Sự và Quân Sự, Trọng nhận bỏ túi riêng 500 triệu đô; thì Job (việc làm) của Tổng bí thư Đảng CSVN kiếm bạc dễ dàng quá, vì không cần làm việc chỉ cần bán nước sẽ trở thành triệu phú hay tỉ phú?! Do đấy, mọi người trong Đảng CSVN tranh giành quyết liệt chức Tổng bí thư Đảng CSVN, chúng ta đừng ngạc nhiên.
2. Tàu cộng luôn rình rập thôn tính Việt Nam, vì xem thường Đảng CSVN
- Chiến tranh biên giới năm 1979, Đặng Tiểu Bình (Dèng Xiăopíng) là lãnh tụ của Tàu cộng đã khinh rẻ Đảng CSVN, hắn thẳng thắn nói: “Dạy cho Việt Nam một bài học”
. Và chiến tranh đã gây cho khoảng 20.000 Bộ đội Việt Nam bị tử thương và bị thương, thế mà ngày nay thân nhân hay đồng bào thắp một nén hương cho liệt sĩ cũng bị Đảng CSVN cấm đoán hay bắt bớ?!.
- Ngày 14-3-1988, quân Tàu cộng đánh cướp đảo Gạc Ma của Việt Nam. Trong khi đấy, Đại hèn tướng CSVN là Lê Đức Anh đã ra lệnh oái oăm: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”?!.
- Vào đầu tháng 5-2014, Giàn khoan HD-981 của Tàu cộng xâm phạm vào vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
- Tờ trang mạng Hoàn Cầu Thời Báo
của Trung cộng đã viết: Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì, trong cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 18-6-2014, đã nói rằng: “Chính quyền CSVN tự kiềm chế trước khi quá muộn”
và nhắn nhủ đảng CSVN: “Thúc giục đứa con hoang đàng trở về nhà”

. Thật là ngang ngược và trịch thượng, thế mà Đảng CSVN vui vẻ chấp nhận?!
Từ các dẫn chứng trên, đã có nhiều người đặt câu hỏi: “Tàu cộng chẳng những đã/đang ngấm ngầm xâm lăng Việt Nam mà còn hách dịch, vì sao CSVN lại quỵ lụy Tàu cộng như vậy?!” Không lẽ, Đảng CSVN đem quân đánh chiếm miền Nam Việt Nam để dâng toàn nước Việt Nam cho Tàu cộng ư???! Không lẽ ba (3) triệu Đảng viên Đảng CSVN lại hèn hơn một cô gái ăn sương vì cô biết đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên cả nhân phẩm của mình, nên cô đã khẳng định: “Bán trôn không bán nước
”?!.

Càng ngày càng thấy rõ tính buôn dân bán nước của Đảng CSVN, từ đấy càng kính phục Chiến Sĩ VNCH đã can trường giữ gìn từng tấc đất của Tổ quốc hay miền Nam Việt Nam tự do dù phải hy sinh. Cũng từ lòng dũng cảm “vị quốc vong thân”
mà “Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử
” là vậy.
Người viết xin kính cẩn nghiêng mình ghi tạc tất cả những “Tữ Sĩ đã vị quốc vong thân”
bằng mấy vần thơ như thắp nén hương lòng đến những anh linh đã lẫm liệt hy sinh vì nước:
Tiếc Thương Tử Sĩ

Hồn Tử sĩ phiêu diêu vũ trụ!
Ẩn chập chờn tinh tú gió sương
Lo nhà, giúp nước can trường
Nghĩa đài kính cẩn, khói hương phụng thờ
Công hiển hách, sa cơ vì nước
Dạ trung trinh, lỡ bước vì nhà
Đồng bào cung kính thiết tha
Đất trời lưu luyến, cỏ hoa cũng sầu!
Dù tuẫn tiết biển sâu, núi thẳm
Dù hy sinh rừng rậm, sông ngòi
Vì non nước, bởi giống nòi
Nghìn thu nhung nhớ, muôn đời biết ơn!
Xưa Chiến sĩ núi non lặn lội
Giữ tự do, vượt suối, băng rừng
Nhớ người son sắt kiên trung
Nhớ ơn báo quốc, hào hùng chiến công!
Nhìn thăm thẳm lên không lồng lộng!
Thấp thoáng xa những bóng anh linh!
Nhớ ra người đã hy sinh
Sao còn lẫm liệt, rập rình tiếng quân?!!!
Ngày nào mất, mộ phần không biết?!
Ngưỡng mộ người, thương tiếc, tiếc thương!
Nguyện cầu Tử sĩ muôn phương
Thảnh thơi cực lạc, thiên đường an vui!

Nguyễn Lộc Yên





--------------------



Bé Dương
Đọc để thương để nhớ…
(Tất cả tên của những người lính VNCH và ba câu chuyện trong bài đều là tên thật, chuyện thật).
Trong bài thơ “Dưới chân đồi Chu Pao” của nhà thơ Lâm Hảo Dũng, viết về trận đánh trên Quốc Lộ 14 dẫn vào Kontum trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, có hai câu:
“Chu Pao ai oán hờn trong gió
Mỗi chiếc khăn tang một tấc đường”

Chỉ hai câu thơ này thôi cũng đủ nói lên sự tổn thất to lớn của những người lính cũ thi hành sứ mạng bảo quốc an dân.


Những người lính cũ? Họ là ai?
Họ là Lưu Trọng Kiệt, Lê Hằng Minh, Nguyễn Đình Bảo, Lương Quế Vượng, Mã Thành Cương, Lê Văn Khoắng, Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Viết Cần, Hoàng Ưng, Cao Hoàng Tuấn, Nguyễn Bá Tòng, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Mạnh Dũng, Dương Hữu Trí, Mai Gia Thược… đã nằm xuống trên những chiến trường miền Nam hay trong các trại tù cải tạo điểm đầy trên quê hương sau ngày tàn cuộc chiến. Họ là những người lính cho nổ lựu đạn tự sát, người sĩ quan Cảnh Sát đã tuẫn tiết dưới chân tượng Thủy Quân Lục Chiến, là Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai… Họ là Nguyễn Hữu Luyện, Lê Tuấn Ngô, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Tấn Sang, Huỳnh Văn Của, Trần Văn Nam, Nguyễn Văn Cầu… ngày nay đã xa cố quốc nhưng lòng vẫn luôn nhớ về các đồng đội ngày xưa. Họ chỉ là một con số rất nhỏ, trong số bao nhiêu người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã từng hy sinh trọn thời thanh niên chiến đấu để bảo vệ tự do, để cho người dân miền Nam được hưởng 21 năm tự do ngắn ngủi.
Bao nhiêu người lính VNCH đã nằm xuống để đổi lấy từng hơi thở tự do cho người dân. Họ và đồng đội đã hứng chịu bao gian nan khốn khổ cho hậu phương được những ngày bình yên. Mưa gió tầm tã miền tuyến lửa Đông Hà, nắng cháy rát mặt nơi Cao Nguyên, đất sình đen vùng Đồng Tháp dính nặng đôi giày sault không làm cho người lính sờn lòng. Họ vẫn luôn giữ vững tay súng bảo vệ từng phần đất tự do. Họ là những người lính Không Quân, Hải Quân. Họ là những người lính mũ đỏ, mũ xanh, mũ nâu… Họ là những người lính “bùn lầy còn pha sắc áo xanh” của Sư Đoàn 1, Sư Đoàn 5, Sư Đoàn 18, Sư Đoàn 21, Sư Đoàn 22, Sư Đoàn 25… Họ là những người lính Thiết Giáp, Pháo Binh, Truyền Tin, Quân Cảnh, Biệt Kích, Nha Kỹ Thuật, Biệt Đội Người Nhái, Công Binh, Nữ Quân Nhân, Quân Y… Họ là những người lính dân quê của Địa Phương Quân, Nghĩa Quân. Còn nhiều nữa, họ còn là những thương phế binh Nguyễn Văn Nhạn, Bùi Văn Bon… với tấm thân tàn phế, vẫn còn lê lết chuỗi ngày tàn trong một tương lai đầy ảm đạm.
Tướng Douglas MacArthur đã nói: “Old soldiers never die, they just fade away.” Nhưng riêng với chúng ta, người lính Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ bị phai nhạt và không thể bị phai nhạt. Vì họ là cha, là mẹ, là anh, là chị, là em, là bạn bè, là người láng giềng cùng xóm. Họ chính là chúng ta.
Vì vậy Nhớ Người Lính Cũ là điều chúng ta đã làm và phải làm hằng ngày, không phải chỉ qua một vài bài viết. Số báo nhỏ nhoi này chỉ là một nhắc nhở đến mọi người về nguồn cội của chúng ta, những người đang chịu ơn các vị anh hùng đó.


Người sĩ quan Quân Lực VNCH đó là một người lính dân quê, từng là Tiểu đoàn trưởng của một tiểu đoàn xuất sắc nhất của Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Trong một trận đánh vào đầu năm 1968 ông bị trúng thương nặng nhưng vẫn cố gắng chỉ huy binh sĩ cho đến khi tàn trận. Vết thương thập tử nhất sanh trên ngực buộc ông phải nằm trong phòng Hồi Sinh gần một tuần lễ. Sau một thời gian dưỡng thương ông được đưa trở lại nắm đơn vị cũ. Vết thương vẫn không bao giờ hoàn toàn lành lặn, thỉnh thoảng vẫn rỉ máu, và nhiều lần ông phải dùng thuốc cầm máu. Ông đã có thể từ chối thượng lệnh nhưng tinh thần trách nhiệm của người lính VNCH với đồng đội đã buộc ông chấp nhận không một lời kêu ca. Một thời gian sau ông được thăng cấp và chuyển đi nhận nhiệm vụ mới. Ngày ông rời đơn vị, trong buổi lễ bàn giao, nhiều người lính đã rơi nước mắt từ giã vị chỉ huy cũ. Ông là lính tác chiến trọn đời binh nghiệp nhưng ông phải hứng chịu nhiều bất công, và ông đã cắn răng không than van chỉ vì “còn nhiều người lính khổ hơn mình.”
Được giải ngũ vào đầu năm 1975, một người mà trọn đời binh nghiệp là lính tác chiến, tưởng đã có thể sống một đời yên ổn bên gia đình sau bao năm chinh chiến thì biến cố 30/4/1975 ập đến. Ông được mời di tản nhưng chỉ có chỗ cho một mình ông và ông đã từ chối vì không thể bỏ lại vợ con. Sau khi trình diện học tập cải tạo ông bị đưa ra miền Bắc như nhiều sĩ quan khác của Quân Lực VNCH. Trước khi đưa mọi người lên xe lửa ra Bắc, bọn người thắng trận đã ra lệnh tịch thu tất cả những gì họ xem là có thể giúp tù cải tạo trong việc đào thoát, trốn trại. Thuốc men của ông mang theo để dùng cho vết thương cũ bị tịch thu dù đã có lý do chánh đáng. Trong trại tại vùng Hoàng Liên Sơn, người tù cải tạo phải chịu những hành hạ lao lực. Mỗi ngày người tù phải kéo gỗ từ dưới sông về trại trong những ngày rét buốt. Sức khoẻ của ông ngày càng suy yếu vì lao lực quá độ. Một ngày kia ông vấp ngã, bị thân cây đè và vết thương cũ vỡ ra. Ông xin ban quản giáo trại cho lại số thuốc men đã bị tịch thu. Họ từ chối. Sau nhiều lần nài nỉ của ông và các bạn cùng trại, ông được phát cho vài viên APC (một loại aspirin của quân đội cũ). Vài ngày sau ông chết đi. Thi hài ông được bó bằng tấm chăn vải dù đã theo ông suốt cuộc đời chinh chiến và đem chôn ở một ngọn đồi gần trại.
Một điều tàn nhẫn cuối cùng, gia đình của ông không được thông báo về cái chết của ông, và giấy báo tử được Trưởng trại ký 18 tháng sau ngày ông mất. Mười sáu năm sau ngày ông mất, di cốt của ông đã được gia đình đem về an táng tại quê nhà.


Người lính già kể câu chuyện này thuộc một gia đình nông dân ở gần Phụng Hiệp. Thời trai trẻ, chỉ được học hành ít ỏi nhưng ông vui sống đời cày cấy bên thửa ruộng, con trâu như bao nhiêu người dân miền Nam chất phác khác. Lệnh Tổng động viên được ban ra, ông và người anh lớn sang Vĩnh Long đăng lính Nghĩa Quân, phục vụ dưới quyền của một người anh họ đang là Thiếu tá Quận trưởng của một quận tại đây. Hai anh em ông tham gia vào mọi cuộc hành quân tuần tiễu, công tác bình định trong quận và được tiếng là gan dạ, dũng cảm. Trong một trận Việt Cộng tấn công vào quận lỵ, hai người đã đẩy lui nhiều cuộc xung phong và bảo vệ cho người anh họ Quận trưởng khi địch chen vào được phòng tuyến quận đường.
Chiến tranh chấm dứt hai anh em trở về làng cũ. Dù chỉ là những người lính thường, không chức tước nhưng tại quê hương cả hai đều bị trả thù tàn khốc. Con cái bị cấm đến trường học, vợ bị cấm buôn bán tại chợ. Gia đình túng quẫn chỉ còn trông cậy vào mấy công ruộng nhà. Nhưng đám người chiến thắng vẫn không để yên cho họ. Hai người bị kêu trình diện mỗi đêm tại trụ sở công an.
“Tụi nó không làm gì mình hết, chỉ bắt mình ngồi đó độ mươi, mười lăm phút hay một vài tiếng đồng hồ rồi cho về. Vừa đến nhà nằm xuống, chưa kịp ngủ thì nó lại xuống gọi lên. Có đêm tụi nó làm như vậy vài lần. Ngày lễ của tụi nó thì mình phải lên ngồi cả ngày ở đó. Riết rồi không còn sức lực làm lụng gì được". Bị hành hà quá đến nỗi chú nói: “Mấy ông có muốn bắn muốn giết tụi tui thì cứ làm chớ đày đọa làm chi như vầy”. Nhưng tụi nó cũng không tha. Ruộng vườn cứ bán dần mà sống. Buồn quá, nhìn vợ con nheo nhóc mà không làm gì được chú chỉ còn biết mượn rượu giải sầu đến khi vướng phải bệnh ghiền lúc nào cũng không biết. Thấy anh em chú thân tàn ma dại, không làm gì được nữa tụi nó mới chịu tha. Cuộc đời của thằng lính thua trận như vậy đó con ơi!”
Người lính già nấc lên, nước mắt chảy ra, nói với người cháu trong một cơn tỉnh ngắn. Mắt đứa cháu cũng cay xè, ươn ướt.


Có một gia đình, cả hai vợ chồng đều là sĩ quan Quân Lực VNCH. Sau ngày 30/4/1975 cả hai người đều phải đi học tập cải tạo như bao nhiêu người lính khác của quân đội bại trận. Người chồng trình diện đi trước, người vợ chờ đi sau. Trong khi chờ đợi chị xin những người chiến thắng cho được ở lại để chăm sóc ba đứa con còn nhỏ vì không có người gởi gấm. Thật ra vào thời điểm lúc đó cũng chưa chắc đã người dám nhận. Lời khẩn cầu bị bác bỏ ngay, không được chấp nhận. Cũng vì “Với chánh sách khoan hồng của cách mạng chị chỉ đi học tập vài ngày rồi về thì có gì mà lo.”
Cả bốn mẹ con phải nhập trại vào Thành Ông Năm ở Hóc Môn. Trại này được chia làm hai phía: bên dành cho những người lính VNCH nam, bên dành cho các nữ quân nhân VNCH, ngăn cách nhau bằng một hàng rào kẽm gai. Khẩu phần ăn dù đã ít ỏi nhưng chỉ được phát cho người mẹ vì các con không phải là thành viên chánh thức của trại. Biết được hoàn cảnh thương tâm đó, nhiều người bên trại nam đã cố gắng ném các vắt cơm nhỏ qua để nuôi các cháu nhỏ. Về sau được tin là người mẹ qua đời vì lao lực, và các cháu cũng không biết trôi giạt về đâu. Người cha vẫn biệt vô âm tín.
Người kể chuyện này là một trong những người đã từng ném vắt cơm tình nghĩa nuôi các cháu.
Bé Dương





--------------------

Cao-Đắc Tuấn






Bài sau đây là đoạn văn, nhan đề "Trận Xuân Lộc," trong phần ghi chú lịch sử và sự kiện kèm theo truyện ngắn "Tôi Không Chết Đâu" (Cao-Đắc 2014, 200-244) trong tuyển tập truyện ngắn "Lửa Cháy Trong Mưa,
" (Cao-Đắc, Tuấn. 2014. Lửa Cháy Trong Mưa. Hellgate Press, Oregon, U.S.A.) Truyện "Tôi Không Chết Đâu" là một văn bản hư cấu dựa vào các sự kiện có thật tại miền Nam Việt Nam vào tháng Tư năm 1975. Một sự kiện quan trọng là trận Xuân Lộc xảy ra từ ngày 9 tháng 4 tới ngày 20 tháng 4. Đoạn này gồm có những ghi chú xác nhận những chi tiết và cảnh mô tả trong truyện và do đó không phải là một bài luận mạch lạc.


Trận chiến Xuân Lộc:


Các tác giả Mỹ và Việt Nam báo cáo trận Xuân Lộc khá đầy đủ (Nguyễn 2001, 783 - 797; Veith 2012; Veith và Pribbenow II 2004), mặc dù không hoàn toàn như các trận chiến khác (thí dụ, Huế trong cuộc Tổng tấn công Tết năm 1968, An Lộc trong cuộc Tổng tấn công Mùa Hè 1972). Báo cáo chi tiết nhất của trận đánh được cung cấp bởi George J. Veith và Merle L. Pribbenow II (Veith và Pribbenow II 2004).
Davidson (1988, 790) bình luận rằng Xuân Lộc cho ra một trong những trận chiến huy hoàng trong các cuộc chiến tranh Đông Dương, chắc chắn là một chận đứng quân thù anh hùng nhất của VNCH trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo Le Gro (2006, 174), tướng Smith báo cáo rằng quân đội VNCH đã cho thấy không thể nhầm lẫn sự quyết tâm, ý chí và lòng can đảm họ để chiến đấu mặc dù cơ hội lợi thế phản ngược nặng nề với họ. Tucker (1999, 185) bình luận rằng mặc dù họ kém quân số rất nhiều, lính của Đảo tiếp tục chiến đấu một cách can đảm trong việc chận đứng có lẽ anh hùng nhất trong bất kỳ sư đoàn VNCH nào của cuộc chiến. Le Gro (2006, 173) viết quân Nam Việt Nam chiến đấu xuất sắc tại Xuân Lộc trong khi chỉ huy cao cấp Bắc Việt dùng trận chiến như một "máy xay thịt," hy sinh các đơn vị của chính họ để tiêu diệt các lực lượng VNCH không thể thay thế được. Harry F. Noyes III (Noyes) bình luận rằng từ mọi báo cáo, trận Xuân Lộc hào hùng như bất cứ trận nào trong biên niên quân sử Hoa Kỳ.
Những người lính của Sư Đoàn 18 được ca ngợi là anh hùng Xuân Lộc (Dawson 1977, 315). Một số sĩ quan của Quân Lực VNCH cung cấp thông tin chi tiết về Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo (người được thăng Thiếu tướng ngay sau khi trận chiến) và chính trận chiến, gồm cả sự chuẩn bị; trận đánh nhau dữ dội; sự đóng góp hào hùng của các đơn vị QLVNCH khác như các lực lượng phòng thủ địa phương, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, và Thiết Giáp; và sự rút lui thật hữu hiệu (Bảo 2010; Hồ Đinh; Hứa 2011; Vương 2005). Tài liệu Mỹ cũng cung cấp thông tin về trận chiến, hoàn cảnh sau đó và hậu quả của nó (Dawson 1977, 233-236, 237 -240, 257-258, 267-268, 284-285, 301-302; Todd 1990, 254-256; Tucker 1999, 185-187).
Lực lượng của hai bên như sau: (1) 5-6,000 chiến sĩ của Sư Đoàn 18 QLVNCH và các binh sĩ hỗ trợ từ các đơn vị khác, và (2) 30-40,000 chiến sĩ của Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt (QĐND) (Maclear 1982, 329; Karnow 1997, 682; Bảo 2010; Duong 2008, 206). Ban đầu, tướng Trà của QĐND tung ba sư đoàn vào Xuân Lộc (341, 7, 6), và sau đó hai Sư Đoàn (325 và 312) với tổng số năm sư đoàn và trung đoàn 95B (Bảo 2010; Todd 1990, 254). Sư Đoàn 341 không phải là một sư đoàn ưu tú, một số binh sĩ thậm chí không tới 16 tuổi (Todd 1990, 255). Clodfelter (1995, 214) báo cáo 25,000 binh sĩ Nam Việt Nam được đưa ra phòng thủ Xuân Lộc. Con số này rõ ràng là sai lầm vì chỉ có một Sư Đoàn 18 thiếu thốn khoảng 5,000 lính, ba tiểu đoàn tăng cường từ Sư Đoàn Dù, và một lực lượng thiết giáp trên Quốc Lộ 1 (Clodfelter 1995, 214).


Hình 1: Phù hiệu của Sư đoàn 18 Bộ Binh
Biệt Động Quân (BĐQ) của VNCH là một trong những binh chủng được nể nang nhất trong quân lực Miền Nam Việt Nam (RVNHS, Vu 2011). Trong các đơn vị, Tiểu đoàn 82 BĐQ đóng góp vào việc phòng thủ Xuân Lộc một cách dũng cảm (Duong 2008, 204; Vương 2005; Veith 2012, 254, 441-442, 444). Với chỉ có 300 người (Veith 2012, 254), "tiểu đoàn 82 đánh với hai tiểu đoàn của trung đoàn 209 vào bế tắc và phá hủy thêm hai xe tăng nữa" (Veith 2012, 444). Đặc biệt, Thiếu tá Vương Mộng Long, người chỉ huy trưởng oai hùng của tiểu đoàn BĐQ (Duong 2008, 204), mô tả kỹ thuật ba giai đoạn dùng bởi những toán ba người để tiêu diệt xe tăng quân đội Bắc Việt (Vương 2005). Trước hết, súng 12.8 ly trên xe tăng phải bị hủy diệt im lặng. Thứ hai, lựu đạn lân tinh hoặc khói được ném ra để làm mờ mắt các pháo thủ trên chiếc xe tăng Bắc Việt gần đó để họ không thể bắn chính xác vào các lính BĐQ đang chạy tới gần. Thứ ba, súng M-72 được bắn nhắm vào phần sau xe tăng, nơi mà lớp thép bảo vệ mỏng nhất.
Vào ngày đầu tiên của trận chiến, QĐND bị 700 thương vong và VNCH 50 (Veith 2012, 445; Veith và Pribbenow II 2004, 190). Sau bốn ngày, các thương vong là 2,000 QĐND và vài trăm VNCH (Veith và Pribbenow II 2004, 199; Butler 1985, 256), với quân BV thiệt mạng và bỏ lại trên chiến trường hơn 1,200 người (Le Gro 2006, 174). Gần 30 xe tăng bị tiêu hủy (Le Gro 2006, 174). Thương vong cuối cùng của hai bên gồm khoảng 30% của các đơn vị tham gia QLVNCH và 60% của lực lượng 52 về phía Nam Việt Nam và 5,000 tới 6,000 thương vong về phía Cộng sản (Duong 2008, 206; Lam 2009, 236; Hứa 2011; Nguyễn 2001, 789). Tucker (1999, 185, 187) báo cáo Cộng sản bị 37 xe tăng phá hủy và hơn 5,000 chết, và Quân Lực VNCH bị 7,500 thương vong (tử vong và bị thương). Con số thương vong VNCH của Tucker có lẽ lấy từ Clodfelter (1995, 214), mà thổi phồng các con số. Con số thương vong 7,500 của Quân Lực VNCH rõ ràng là không thực tế bởi vì tổng số các đơn vị QLVNCH tham dự chiến đấu chỉ có một sư đoàn hao hụt nhân số và một vài tiểu đoàn từ các đơn vị khác. Ngay cả những người Cộng sản thừa nhận rằng trận chiến khốc liệt và quân Bắc Việt bị thất bại nghiêm trọng (trích dẫn từ Veith 2012, 445, 447; Văn 1977, 167).
Việc suy giảm các kho dự trữ nhiên liệu, vũ khí và đạn dược của Nam Việt Nam sau Hiệp định Hòa bình Paris được biết nhiều (Le Gro 2006, 84-86; Colvin 1996, 293; Veith và Pribbenow II 2004, 185). Khả năng thi hành của Sư Đoàn 18 và viên chỉ huy trưởng, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, được cho là tuyệt vời (Veith và Pribbenow II 2004, 163; Hosmer 1980, 242, Sorley 1999, 378; Willbanks 2008, 267). Đảo là một người hiếm có và "đã thực sự chiến đấu và giành được các huy chương mà ông không bao giờ thèm đeo trên ngực"
(Dawson 1977, 234).
Cuối cùng, Xuân Lộc không bị chiếm bởi quân đội Bắc Việt. Thay vào đó, hai bên quyết định rút khỏi Xuân Lộc vì lý do chiến thuật (Dawson 1977, 268; Nguyễn 2001; Veith 2012, 449-452; Veith và Pribbenow II 2004, 197, 207-208; Butler 1985, 508; Cao 2005, 132). Tướng Trần Văn Trà của QĐND quyết định di chuyển cuộc tấn công vào vùng ngoại vi bên ngoài theo hướng Biên Hòa (Veith 2012, 451; Văn 1977, 167; Todd 1990, 298; Duong 2008, 205).
Việc dùng M-72 và hỏa tiễn 2,75-inch để tiêu diệt xe tăng quân đội Bắc Việt được báo cáo đầy đủ (Veith 2012, 443; Veith và Pribbenow II 2004, 188). "Khi xe tăng dồn về phía trước, những người lính trung đoàn 43 có một bất ngờ đang chờ họ: hỏa tiễn 2,75-inch, thường được trực thăng vũ trang xài, gắn trên đế hai chân và bắn bằng cách dùng pin điện đơn giản" (Veith 2012, 443). Có báo cáo cho biết là hai thợ bất cẩn kích động hỏa tiễn bằng máy đo điện thế trong lúc đang cố tìm đường dây chạm điện trong một trong các chân đế (VNGear). Không rõ là QLVNCH có học cách bắn hỏa tiễn đơn giản này qua tai nạn đó hay không.


Quả bom kinh hoàng thả xuống Xuân Lộc:


Các chi tiết chính xác về quả bom hoặc những quả bom thả xuống Xuân Lộc vào lúc tàn trận không được biết chắc chắn. Trong khi người ta biết quả bom hoặc những quả bom gây ra tử vong đáng kể cho một trung đoàn quân Bắc Việt, danh tính của quả bom hoặc những quả bom vẫn chưa rõ. Những quả bom này đã được xác định lẫn lộn là bom Daisy Cutter (BLU-82), hoặc bom CBU-55, hoặc cả hai.
Sự định chỉ bom CBX-11 trong câu chuyện là hư cấu [CĐT: Trong truyện "Tôi không chết đâu," quả bom thả xuống Xuân Lộc có định danh hư cấu là CBX-11], tiêu biểu cho một loại bom có sức mạnh tàn phá hủy diệt và dùng vật liệu nổ nhiên liệu không khí (Fuel Air Explosives - FAE). Nó có thể được thả xuống từ một phi cơ bay cao, có hoặc không mang theo một đơn vị hướng dẫn. Quả bom hư cấu này có thể được xem như là một sự kết hợp của Daisy Cutter và CBU-55.
Daisy Cutter, hoặc BLU (Bomb Live Unit)-82 (biệt danh là "Big Blue 82"), và CBU (Cluster Bomb Unit)-55 là hai loại bom hoàn toàn khác nhau. Chúng khác nhau ở một số khía cạnh căn bản (Parsch):
(A) Kích thước và trọng lượng: Bom Daisy Cutter BLU-82/B lớn hơn và nặng hơn nhiều so với CBU-55. BLU-82/B: Chiều dài (không có mũi dò): 3,50 m, đường kính: 1,37 m, Trọng lượng: 6.800 kg (15.000 lb). CBU-55: CBU-55 dùng một thùng chứa gọi là SUU-49A/B, trong đó có ba BLU-73/B FAE bom. Kích thước SUU-49A/B: Chiều dài: 2,2 m, đường kính: 35,6 cm, Ngang cánh vây: 71,9 cm. Kích thước cho BLU-73/B: Chiều dài (không có mũi dò): 69,6 cm, đường kính: 34,5 cm, cân nặng: 59 kg (130 lb). Trọng lượng tổng thể của CBU-55: 340 kg (750 lb) hoặc 222 kg (490 lb) (Parsch).
(B) Vật liệu nổ: Daisy Cutter BLU-82/B dùng các chất nổ thông thường, gọi là GSX (Gelled Slurry Explosive) chất sền sệt (hỗn hợp của ammonium nitrate, bột nhôm và polystyrene). CBU-55 dùng ba đơn vị bom sống: BLU-73A/B. BLU-73/B là một FAE (chất nổ nhiên liệu không khí) bom chứa 33 kg ethylene oxide được thả từ các thùng chứa trên không, và được trang bị với một chiếc dù làm chậm và ổn định. Một ngòi nổ gần làm nổ chất nổ đầu tiên khoảng 9 m trên mặt đất để tạo thành đám mây phun nhiên liệu. Khi cái mũi dò kéo dài được của bom BLU-73/B dài 1,22 m chạm đất, một chất nổ thứ hai đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí.
(C) Cách thức thả bom: BLU-82/B chỉ có thể được thả xuống bằng máy bay vận tải Hercules MC-130 được biến đổi đặc biệt. Bom BLU-82/B được nạp vào cái giàn chứa, và được giữ trong chỗ chứa hàng hóa của chiếc MC-130. Cao độ thả tối thiểu là khoảng 1.830 m (6.000 ft) trên mặt đất (nếu không, chiếc MC-130 có thể bị nguy hiểm bởi sức nổ của bom). Sau đó, cái giàn chứa với quả bom được kéo ra khỏi máy bay bằng một chiếc dù kéo, sau đó bom tách ra khỏi cái giàn chứa và lao xuống trong một kiểu mũi xuống trước dưới sự ổn định và chiếc dù làm chậm riêng của nó. BLU-82/B được trang bị với một ngòi nổ nối dài, gọi là "Daisy Cutter," dài 96,5 cm trong mũi để kích hoạt nổ trên mặt đất. Việc này tối ưu hóa hiệu lực nổ và bớt tạo ra miệng hố không muốn. Cái tên "Daisy Cutter" bằng cách nào đó đã được dùng không chính xác để gọi bom thay vì hệ thống ngòi nổ (Parsch). Một đoạn video cho thấy sự thả bom BLU-82 được đăng tải trên YouTube (YouTube).
Bom CBU-55 dùng SUU-49/B chỉ có thể được mang bởi máy bay trực thăng hoặc máy bay tốc độ chậm. Phương pháp thả bom chính xác nhất là thả ngang ở mức khoảng 800 feet trên mặt đất (Above Ground Level - AGL), ở vận tốc 180-230 KIAS (Tốc độ bay cho thấy bằng Knots), với một chậm trễ một giây trên ngòi nổ (LASF 1972, 6).
(D) Sức tàn phá: Không rõ bom nào có sức mạnh tàn phá hơn. Tuy nhiên, bom CBU-55 được coi là vũ khí phi hạch tâm mạnh nhất trong kho vũ khí Mỹ (Clodfelter 1995, 215; Tucker 1999, 185). Ngoài chuyện thiêu đốt kẻ thù, nó cũng giết chết kẻ thù bằng cách lấy đi khỏi nạn nhân nguồn cung cấp không khí, hút khí oxy ra khỏi phổi, và để cho họ chết ngạt trong chân không (Clodfelter 1995, 215; Dawson 1977, 302; Snepp 2002, 416; Tucker 1999, 185).
(E) Ngày đầu tiên dùng trong chiến tranh Việt Nam: Daisy Cutter BLU-82/B lần đầu tiên được dùng vào tháng 3 năm 1970 (Parsch). CBU-55 lần đầu tiên được dùng vào tháng 5 năm 1971 (LASF 1972, 5).
(F) Cách dùng trong chiến tranh Việt Nam: BLU-82/B được dùng tại Việt Nam để khai quang bãi đáp lớn cho máy bay trực thăng trong rừng với một lần thả (Parsch). CBU-55 được dùng tại Việt Nam để làm nổ mìn (nổ mìn bằng áp suất của FAE nổ) và là một vũ khí chống người (LASF 1972, 5).
Không rõ khi nào Không Quân Nam Việt Nam có Daisy Cutter hoặc CBU-55, nhưng họ đã dùng Daisy Cutter và CBU-55 trước tháng Tư năm 1975. Có báo cáo Không Quân Nam Việt Nam thả một quả bom Daisy Cutter vào một nơi tập trung cung cấp của cộng sản vào tháng mười một năm 1974 (Mikesh 2005, 141) và Nam Việt Nam báo cáo được cung cấp với 17 Daisy Cutters và 15 quả bom trong số đó đã được dùng (sđd.). Có vẻ là Tư lệnh miền Nam Việt Nam biết được sự hiện hữu của Daisy Cutters trước tháng 4 năm 1975. Cho dù nếu ngày của tháng 11 năm 1974 không chính xác, ta cũng biết rằng Daisy Cutters đã được dùng bởi Mỹ vào tháng 3 năm 1970 (Parsch).
Tương tự như vậy, bom CBU-55 đã được dùng thường xuyên bởi toán Black Ponies (Ngựa Đen) Hoa Kỳ từ 1971-1972 trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo các tài liệu giải mật của Hải quân Mỹ, các bom nổ nhiên liệu không khí (FAE) CBU-55 đã được thường xuyên dùng bởi Phi Đội Tấn Công Nhẹ Bốn (Light Attack Squadron Four - LASF), VAL-4, của hải quân Mỹ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam trong thời gian 1971-1972 (LASF 1972, 5). Các phi công VAL-4, những người tự xưng là "Ngựa Đen" (Black Ponies) bay chiếc OV-10A Bronco đã thả bom FAE CBU-55, loại bom có dù làm chậm trong các cuộc không kích có chuẩn bị trước (Lavell 2009, 18, 21, 214-216) "Những cuộc không kích này thường được dùng để khai quang một khu vực bẫy, mìn, nhiên liệu, và lính địch trước khi QLVNCH càn quét hoặc gài quân" (LASF 1972, 5). "Được dùng lần đầu vào tháng 5 năm 1971, FAE CBU-55 đã chứng tỏ là một vũ khí cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn chặn kẻ thù" (sđd., 5). "CBU-55 là một đơn vị bom chùm, rơi tự do, được ổn định bằng dù, vũ khí nổ nhiên liệu không khí. Do áp suất cao được tạo ra trong lúc nổ của vũ khí này, CBU-55 là một vũ khí lý tưởng chống lại quân địch núp sâu trong rãnh hào hoặc hầm hố, cho việc chuẩn bị gài quân, và khai quang vùng bẫy và mìn" (sđd., 6). Khoảng cách an toàn tối thiểu từ các đơn vị bạn khi dùng CBU-55 là 500 mét (sđd., 8). Từ tháng 5 năm 1971, khi CBU-55 lần đầu tiên được dùng, cho đến tháng Ba năm 1972, tổng số lượng bom CBU-55 được thả xuống trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 1.199 (755 trong năm 1971 và 444 trong năm 1972). Quân đội VNCH biết rõ CBU-55 và "ngày càng yêu cầu nó được dùng để xâm nhập hầm hố, hang động, và đường hầm," và "thậm chí còn tạo ra một hội ưu tú từ những người làm việc với vũ khí đó, các hội viên được phân biệt bằng các dải băng vải dài màu đỏ và chốt an toàn trang bị vũ khí CBU mà họ đeo quanh cổ họ" (Lavell 2009, 213). Vì vậy, CBU-55 đã được biết đến bởi quân đội miền Nam, ít nhất là Sư đoàn 21 bộ binh và Quân Đoàn IV, từ năm 1971.
Cũng hình như là Không Quân Nam Việt Nam đã có kinh nghiệm dùng CBU-55 trước tháng 4 năm 1975. Có báo cáo rằng một phi công Nam Việt Nam, Thiếu úy Nguyễn Hàn, thả một quả CBU-55 lên một cột xe tăng quân đội Bắc Việt tại cầu Đông Hà vào ngày 1 tháng 5 năm 1972 trong cuộc Tổng tấn công Mùa hè năm 1972 (NgyThanh 2009). Mặc dù đó không phải là lần đầu tiên bom CBU-55 được dùng tại Việt Nam, có lẽ là lần đầu tiên nó được dùng bởi Không quân Nam Việt Nam. Cũng có báo cáo là Không Quân Việt Nam đã thả 9 quả CBU (lẫn lộn ghi là Daisy Cutters) ở Xuân Lộc (Trọng 2007).
Không có sự đồng ý giữa các nguồn liên quan đến các chi tiết chính xác rõ rệt về sự thả bom Daisy Cutter (BLU-82) và CBU-55 vào lúc tàn trận chiến Xuân Lộc, nhưng hầu hết các nguồn đồng ý rằng những quả bom này thật sự đã được thả xuống quân BV. Ngày 3 tháng Tư năm 1975, một yêu cầu Mỹ cho Daisy Cutter (BLU-82) và Eric Von Marbod, Phó phụ tá bộ trưởng quốc phòng, hứa sẽ gửi vài quả (Nguyễn và Schecter 1986, 300) hoặc 27 quả (Cao 2005, 127). Không có đề cập gì đến CBU-55. Tuy nhiên, Snepp (2002, 416) cho biết rằng chính CBU-55 là bom mà Von Marbod và tướng Weyan hứa vào đầu tháng tư.
Các nguồn tài liệu không đồng ý ở những điểm sau đây:
(A) số lượng bom CBU-55 hoặc bom BLU-82/B được thả: một (Clodfelter 1995, 215; Lam 2001, 386; Snepp 2002, 416; trích dẫn trong Veith 2012, 458; Veith and Pribbenow II 2004, 211) hoặc hai hoặc nhiều hơn một (Tucker 1999, 185; Karnow 1997, 682; Nguyễn 2001, 788; Duong 2008, 206).
(B) kết quả thương vong: từ 250 (Clodfelter 1995, 215; Dawson 1977, 302; Snepp 2002, 416) đến hàng ngàn hoặc cả một trung đoàn (Lam 2001, 387; Cao 2005, 133).
(C) danh tính viên chức yêu cầu chuyện thả bom: Chuẩn Tướng Đảo yêu cầu cho phép dùng BLU-82 (Lam 2009, 235; Hứa 2011; Trọng 2007); Tướng Toàn, chỉ huy trưởng QK III, đề nghị yêu cầu cho một cuộc tấn công B-52 cuối cùng, nhưng CBU-55 thay vì đó được dùng (Snepp 2002, 416); Thiếu tướng Homer Smith ra lệnh viên chức tiến hành (Dawson 1977, 301); Tướng Toàn ra lệnh thả hai Daisy Cutters (Nguyễn 2001, 788), Tướng Trần Quang Khôi ra lệnh dùng hai CBUs (Trọng 2007); Tướng Cao Văn Viên ra lệnh Không Quân Việt Nam thả hai quả bom Daisy Cutters (Duong 2008, 206). (Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng tuyên bố là ông yêu cầu thả bom, nhưng tuyên bố của ông có thể được bác bỏ ngay vì ông không tích cực tham gia vào sự chỉ huy trận chiến.)
(D) Loại bom thực sự được dùng: CBU-55 (Veith and Pribbenow II 2004, 211; Snepp 2002, 416; Lam 2001, 386; Tucker 1999, 185; Karnow 1997, 682; Vo 2004, 17) hoặc Daisy Cutters (BLU-82) (Lam 2009, 235; Nguyễn 2001, 788; Todd 1990, 215, 422 fn 1; Tran 2009, 199; Cao 2005, 127-128, 133; Hứa 2011; Duong 2008, 206).
(E) Ngày thả bom CBU-55 hoặc Daisy Cutter: 16 tháng tư (Lam 2009, 235; Nguyễn 2001, 788; Duong 2008, 206), 19 tháng tư (Darcourt 1976, 109; Dương 2007, 183; Lam 2001, 386), 21 tháng tư (Dawson 1977, 301), hoặc 22 tháng tư (Clodfelter 1995, 215; Snepp 2002, 416).
Có vẻ là Daisy Cutters được thả trước vào ngày 12 tháng 4 (Le Gro 2006, 174), và khoảng 7-10 ngày sau đó, CBU-55 được thả (Clodfelter 1995, 215; Darcourt 1976; Veith and Pribbenow II 2004, 203, 211; Snepp 2002, 416). Todd (1990, 298) viết rằng ba quả Daisy Cutters được giao vào ngày 16 tháng 4, cùng với một chuyên gia bom Mỹ. Thời điểm thả bom, Daisy Cutter hoặc CBU-55, được báo cáo là vào tối (Darcourt 1976, 109; Dương 2007, 193) hoặc 1:00 sáng (Cao 2005, 128). Vị trí được báo cáo là ngay trên đầu bộ chỉ huy của Sư đoàn 341 quân đội Bắc Việt (Snepp 2002, 416; trích dẫn từ Snepp Veith, 458). Số lượng trong kho dự trữ của CBU-55 hoặc Daisy Cutter được báo cáo là 6 (Cao 2005, 129;Todd 1990, 215, 422 fn 1) hoặc khoảng 1.000 CBU (Lam 2001, 387). Mặc dù số lượng 1.000 có vẻ cao, như đã nói ở trên, Hải quân Mỹ đã thả hơn 1.000 bom CBU-55 trong vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian 1971-1972.
Dawson (1977, 301-302) mô tả chi tiết sống động cuộc thả bom CBU-55. Theo Dawson, từ 20.000 feet, máy bay vòng quanh Xuân Lộc hai lần. Hai cánh cửa vỏ sò ở phía sau máy bay mở ra bằng thủy lực. Hai nhân viên phi hành tháo ra một miếng nâng nằm trên những bánh xe chạy trên mấy viên bi trên sàn máy bay và đẩy nó về phía sau máy bay. Chiếc dù kéo lê mở ra khi miếng nâng và quả bom CBU55 rơi ra không. Khi miếng nâng và bom chạm đất, cái nền gỗ vỡ ra thành từng mảnh. "Các phần của quả bom nổ tung ra, ném các phần khác nhau xa và rộng, xa tới 120 mét từ nơi nó chạm đất. Hộp khí mở ra, và propane và hỗn hợp bí mật tỏa ra trên một diện tích rộng bốn mẫu" (Dawson 1977, 301-302).
Tuy nhiên, mô tả của Dawson về quả bom và việc dùng phi cơ bay cao, có vẻ phù hợp với bom Daisy Cutter BLU-82/B, không phải bom CBU-55. Mặt khác, các nguồn tài liệu khác, mô tả hiện trường sau vụ nổ có vẻ phù hợp với bom CBU-55.
Pierre Darcourt, một nhà báo Pháp đến thăm Xuân Lộc vào ngày 19 tháng 4 vào lúc tàn cuộc chiến, báo cáo những gì xảy ra. Quả bom được thả xuống vào buổi tối. Darcourt (1976, 116) quan sát ba cơn nổ chớp sáng liên tục và ba tiếng nổ dữ dội bị chặn lại như lựu đạn nổ dưới nước. Sự quan sát ông về ba cơn nổ chớp sáng và tiếng nổ có vẻ phù hợp với ba đơn vị bom BLU-73A/B ở trong bom CBU-55. Sáng sớm hôm sau, Đại Tá Phước, viên tỉnh trưởng, đưa ông đến cảnh chết kinh hoàng. Theo Darcourt (Darcourt 1976, 117; Dương 2007, 194-195), hàng trăm lính Bắc Việt mất hình dạng nằm rải rác trong một lỗ khoảng 100 mét mỗi cạnh, và những xác chết không có dấu vết thương tích, chỉ một chút máu khô đọng quanh miệng và mũi. Có vẻ là họ bị bốc lên cao và ném bẹp xuống. Darcourt (sđd) cũng thấy một chiếc xe tăng bị quay lộn ngược và cây cối bị trốc gốc.
Là nhân chứng, Darcourt mô tả chuyện xảy ra sau đó với các chi tiết sống động. Báo cáo ông cho thấy rõ ràng là một quả bom CBU-55 đã thật sự được thả xuống một trung đoàn quân Bắc Việt, rất có thể một phần của Sư đoàn 341. Theo Darcourt, Đại Tá Phước có tọa độ chính xác vị trí của tập trung quân Bắc Việt từ một báo cáo của lực lượng đặc biệt trinh sát Lôi Hổ toán 6, và gọi điện về căn cứ không quân Biên Hoà (Darcourt 1976, 116; Dương 2007, 193). Khoảng mười phút sau, bom CBU-55 được thả xuống (Darcourt 1976, 116; Dương 2007, 193). Sự phản ứng nhanh chóng có vẻ cho thấy thật sự là bom CBU-55 chứ không phải Daisy Cutter vì thông thường mất nhiều thời gian hơn để đưa bom Daisy Cutter vào bên trong phi cơ C-130.
Vì bom Daisy Cutter và CBU-55 đã được dùng rộng rãi ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, sức phá hoại của chúng đã được quân đội Nam Việt và Bắc Việt biết đến trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trước tháng 4 năm 1975 cả hai bom Daisy Cutter và CBU-55 phần lớn được dùng cho khai quang rừng hoặc tiền kích ở những nơi mà tập trung quân địch không cao lắm. Hơn nữa, hầu hết các vụ dùng nhắm vào Việt Cộng và không phải là quân chính quy BV. Do đó, sự bất ngờ của quân BV về sức mạnh tàn phá của bom thả xuống Xuân Lộc ngày 19 tháng 4 (hoặc ngày 21/22 tháng tư) không có gì là lạ cả.
Người ta có thể phỏng đoán rằng quả bom hoặc những quả bom gây ấn tượng được thả xuống Xuân Lộc vào tháng Tư năm 1975 có thể không phải là CBU-55, hoặc có thể là CBU-55 với một loại chất nổ khác, hoặc được dùng kết hợp với BLU-82/B, hoặc có thể nhất là nó được thả xuống quân Bắc Việt có sự tập trung quân số cao độ. Độ cao 20.000 feet (khoảng 6.100 mét) của máy bay C-130, mô tả bởi Dawson và Snepp, cao hơn nhiều so với cao độ dùng trong thời gian 1971-1972 (800 feet đến 2,800 feet, khoảng 245 mét đến 850 mét), cho thấy rằng chiếc máy bay đó mang bom Daisy Cutter, và không phải bom CBU-55. Bom CBU-55 không phải là "một vũ khí dễ thả chính xác vì một cơn gió nhỏ có thể biến một cuộc thả bom lẽ ra là chính xác thành một thất bại sau khi [phi công] thả bom ra" (Lavell 2009, 213) Mặt khác, vào những ngày cuối trong trận chiến Xuân Lộc khi dân chúng đã được di tản và quân đội VNCH đã rút lui, để lại vùng tràn ngập với quân Bắc Việt, có vẻ là sự thả bom cực kỳ chính xác không cần thiết. Hơn nữa, theo báo cáo của Darcourt, có vẻ là bom CBU-55 đã được thả từ một phi cơ bay thấp.
Bất kể cho dù quả bom là BLU-82/B hoặc CBU-55, lý do tại sao nó được thả trong giai đoạn cuối của cuộc chiến không rõ ràng. Dawson (1977, 302) cho rằng chuyện đó là để "trừng phạt" quân BV. Những người khác tin rằng chuyện đó được thiết kế để làm chậm sự tiến quân của quân BV về hướng Sàigòn.
Quân BV khiếp sợ sức mạnh tàn phá của quả bom, nghĩ rằng chúng là những vũ khí hạch tâm (Colvin 1996, 286; Cao 2005, 202) hoặc vũ khí sinh học (Snepp 2002, 416). Hà Nội và thậm chí Trung Cộng kịch liệt phản đối và cáo buộc Mỹ và miền Nam Việt Nam là dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp (Snepp 2002, 416).
Người ta cũng tin rằng máy bay Mỹ thả thêm bom (Snepp 2002, 416). Những phi vụ bí mật này có thể đã được thực hiện mà Bộ Tư lệnh chỉ huy Việt Nam không biết và điều này có thể giải thích lý do tại sao một số sĩ quan miền Nam Việt Nam, kể cả các tướng lãnh, cương quyết là chỉ có bom Daisy Cutter được dùng và không phải bom CBU-55. Các sứ mạng được giữ bí mật vì Mỹ không muốn công chúng biết máy bay Mỹ đã được dùng.
© 2014 Cao-Đắc Tuấn
Tài Liệu Tham Khảo
1. Butler, David. 1985. The Fall of Saigon: Scenes from the Sudden End of a Long War
, Dell Publishing, New York, U.S.A.
2. Cao Van Vien. 2005. The Final Collapse,
University Press of the Pacific, Hawaii, U.S.A.
Reprinted from the 1983 edition.
3. Clodfelter, Michael. 1995. Vietnam in Military Statistics: A History of the Indochina Wars 1772-1991. McFarland & Company, Inc., North Carolina, U.S.A.
4. Colvin, John. 1996. Giap: Volcano Under Snow, Soho Press, New York, U.S.A.
5. Dawson, Alan. 1977. 55 Days: The Fall of South Vietnam.
Prentice Hall, U.S.A.
6. Darcourt, Pierre. 1976. Vietnam, qu’as-tu fait de tes fils? (Vietnam - What have you done with your children?)
. 2nd edition, Editions Albatros, Paris, France.
7. Davidson, Phillip B. 1988. Vietnam at War: The History:
1946-1975. Presidio Press, California, U.S.A.
8. Duong, Van Nguyen. 2008. The Tragedy of the Vietnam War - A South Vietnamese Officer’s Analysis
. McFarland & Company, Inc., North Carolina, U.S.A.
9. Dương Hiếu Nghĩa (Translator). 2007. Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên
. (Translated from VietNam, qu'as-tu fait de tes fils?
by Pierre Darcourt), Tiếng Quê Hương, Virginia, U.S.A.
10. Hosmer, Stephen T., Konrad Kellen, and Brian M. Jenkins. 1980. The Fall of South Vietnam, Statement by Vietnamese Military and Civilian Leaders
, Cane Russak, New York, U.S.A.
11. Karnow, Stanley. 1997. Vietnam; A History
, Second Edition, Penguin Books, New York, U.S.A.
12. Lam Quang Thi. 2001. The Twenty-Five Year Century: A South Vietnamese General Remembers the Indochina War to the Fall of Saigon
, University of North Texas Press, Texas, U.S.A.
13. 2009. Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that Saved South Vietnam
, University of North Texas Press, Texas, U.S.A.
14. Lavell, Kit. 2009. Flying Black Ponies
. Naval Institute Press, Maryland, U.S.A.
15. Le Gro, William E. 2006. Vietnam from Cease-Fire to Capitulation
, University Press of the Pacific, Hawaii, U.S.A.
16. Maclear, Michael. 1982. The Ten Thousand Day War: Vietnam: 1945-1975,
Avon Books, New York, U.S.A.
17. Mikesh, Robert C. 2005. Flying Dragons: The South Vietnamese Air Force,
Schiffer Military History, Pennsylvania, U.S.A.
18. Nguyen Tien Hung and Jerrold L. Schecter. 1986. The Palace File, Harper & Row
, New York, U.S.A.
19. Nguyễn Đức Phương. 2001. Chiến Tranh Việt Nam Toàn tập
(Complete Volume of the Vietnam War)
. Làng Văn, Toronto, Canada.
20. Sorley, Lewis. 1999. A Better War
, Hartcourt, Inc. Florida, U.S.A.
21. Snepp, Frank. 2002. Decent Interval
, University Press of Kansas, Kansas, U.S.A.
22. Todd, Oliver. 1990. Cruel April: The Fall of Saigon, translated from the French by Stephen Becker
, W.W. Norton and Company, New York, U.S.A.
23. Tran Van Nhut (with Christian L. Arevian). 2009. An Loc, The Unfinished War
, Texas Tech University Press, Texas, U.S.A.
24. Tucker, Spencer C. 1999. Vietnam,
The University Press of Kentucky, Kentucky, U.S.A.
25. Van Tien Dung. 1977. Our Great Spring Victory, An account of the liberation of South Vietnam,
Monthly Review Press, New York, U.S.A.
26. Veith, George J. 2012. Black April - The Fall of South Vietnam, 1973-1975
. Encounter Books, New York, U.S.A.
27. Veith, George J. and Merle L. Pribbenow II. 2004. “Fighting is an Art”: The Army of the Republic of Vietnam’s Defense of Xuan Loc, 9-21 April 1975
, The Journal of Military History, 68, January, 163-214.
28. Vo, Nghia M.. 2004. The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam,
McFarland & Co Inc, North Carolina, U.S.A.
29. Vu, Hieu D. 2011. Republic of Vietnam Army Ranger
. Kentucky, U.S.A.
30. Willbanks, James H. 2008. Abandoning Vietnam: How America Left and South Vietnam Lost Its War
, University Press of Kansas, Kansas, U.S.A.
Nguồn Internet:
Cần lưu ý rằng nguồn Internet có thể không vĩnh viễn. Một blog có thể gỡ bỏ bởi tác giả, một bài báo có thể bị xóa, hoặc một Website có thể bị đóng cửa.
Bảo Định. 2010. LỪA DỐI (The deceit).
http://bietdongquan.com/baochi/30thang4/thangtuden/luadoi.htm (truy cập 29-9-2013)
Hồ Đinh. Không rõ năm. Sư đoàn bộ binh và những ngày tử chiến tại Xuân Lộc
(The 18th Infantry
Division and the days at the Xuân Lộc battle). http://www.vn.net/article.php/20060607075138128 (truy cập 29-9-2013).
Hứa Yến Lến. 2011. Tuyến thép Xuân Lộc
(Long Khánh) Parts 1-5. 6-10-2011.
http://chiensitudonews.blogspot.com/2011/10/tuyen-thep-xuan-loc-long-khanh-part-1.html (truy cập 29-9-2013).
LASF (Light Attack Squadron Four). 1972. Light Attack Squadron Four Command History for 1971
.
http://www.blackpony.org/blackpony1971diary.pdf (truy cập 29-9-2013).
Laurie, Bill. 2006. The Republic of Vietnam Armed Forces 1968-1975
.
http://vnafmamn.com/ARVN_68-75.html (truy cập 29-9-2013).
NgyThanh. 2009. Chiến Hữu:
Kỷ Niệm Nhỏ Với Đồng Đội Chiến Trường Xưa…
(Comrades: A small souvenir with comrades in the old battle…).
http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/VNCH/QLVNCH/ChienHuu.htm (truy cập 29-9-2013).
Noyes III, Harry F. Không rõ năm. Heroic Allies
. http://www.vietamericanvets.com/Page-Records-HeroicAllies.htm (truy cập 29-9-2013).
Parsch, Andreas. Không rõ năm. CBU - Cluster Bombs.
http://www.designation-systems.net/usmilav/asetds/u-c.html#_CBU;
http://www.designation-systems.net/usmilav/asetds/u-b.html#_BLU73 (truy cập 29-9-2013).
RVNHS (Republic of Vietnam Historical Society). Insignia of the ARVN Rangers. http://rvnhs.com/museum/bietdongquaninsignia.html (truy cập 29-9-2013).
Trọng Đạt. 2007. Trận Xuân Lộc Chiến thắng cuối cùng của QĐVNCH (Xuân Lộc battle, the last victory of the ARVN) and Về quả BOM thả trong Trận Long Khánh (About the bomb dropped in the battle at Long Khánh)
. Đăng 23-5-2007.
http://ongvove.wordpress.com/2009/04/22/tr%e1%ba%adn-xuan-l%e1%bb%99c-chi%e1%ba%bfn-th%e1%ba%afng-cu%e1%bb%91i-cung-c%e1%bb%a7a-qdvnch/ (truy cập 30-9-2013).
VNGear. Không rõ năm. 2.75 Inch Folding Fin Aerial Rocket (FFAR).
http://www.vietnamgear.com/kit.aspx?kit=501 (truy cập 30-9-2013).
Vương Mộng Long. 2005. Tháng Tư Lại Về
(April re-returns
). Đăng 7-4-2005.
http://lengoctuyhuong.wordpress.com/2012/04/30/thang-t%C6%B0-l%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-h%E1%BB%93i-ky-c%E1%BB%A7a-v%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BB%99ng-long-k20/ (truy cập 30-9-2013).
YouTube. Unknown Date. BLU-82 Daisy Cutter.
http://www.youtube.com/watch?v=_upy14pesi4&feature=related (truy cập 30-9-2013).





--------------------



Nam Nguyên


Chiến trường An Lộc năm 1972. Screen capture

(RFA): Lịch sử đã sang trang vào ngày 30/4/1975, nhưng những dấu ấn của chiến tranh khó phai mờ. Mùa hè 1972 chiến cuộc diễn biến ác liệt, quân Cộng sản Bắc Việt công khai vượt vĩ tuyến 17 mở các mặt trận lớn, đưa xe tăng, pháo binh và phòng không hiện đại tiến công lấn chiếm lãnh thổ VNCH. Ở phía Nam, địch quân từ Campuchia tràn sang mở mặt trận Bình Long, cuộc vây hãm thị xã An Lộc gần ba tháng là một chiến trường thách đố đối với các nhà báo. Nam Nguyên, lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia kể lại câu chuyện của mình.
Chiến trường thách đố

Báo chí gọi đây là chiến trường thách đố vì lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, 40,000 quân cộng sản phong tỏa hoàn toàn một thành phố của Nam Việt Nam cả trên bộ cũng như trên không. Đường bộ vào An Lộc theo QL 13 bị cắt, địch quân tạo lưới lửa phòng không và pháo kích không ngừng, trực thăng không thể đổ quân vì không có một bãi đáp nào đủ an toàn. Tiếp tế đạn dược và lương thực toàn thả dù với hơn phân nửa lọt vào vùng địch. Đối với các phóng viên vào An Lộc đã khó mà khi vào được rồi thì lại không có đường ra.
Nhật báo Sóng Thần ở Saigon vào năm 1972 có số phát hành kỷ lục, tờ báo vào thời gian này chú trọng tin tức phóng sự chiến trường và đầy ắp hình ảnh. Chúng tôi ngoài công việc chính ở Đài Phát thanh Saigon còn cộng tác với nhật báo này. Ông Uyên Thao lúc đó là Tổng thư ký báo Sóng Thần, từ Virginia ông phát biểu: “Trận An Lộc, phóng viên tại mặt trận đó của chúng tôi là anh Nguyễn Mạnh Tiến đưa về cho chúng tôi khá nhiều tài liệu hình ảnh như các xe tăng của cộng quân bị bắn phá, những hình ảnh đổ nát của mình. Cái đặc biệt nhất là hình ảnh nghĩa trang của Biệt Cách trong vùng đó với câu thơ ghi khắc "An Lộc địa sử lưu chiến tích. Biệt cách dù vị quốc vong thân." Chúng tôi đã là người đầu tiên phổ biến trong làng báo lúc đó.”
An Lộc tỉnh lỵ của Bình Long là cửa ngõ phía Tây Bắc và chỉ cách Thủ đô VNCH khoảng 60 km. Từ Saigon đi Thủ Dầu Một rồi theo Quốc Lộ 13 sẽ đến An Lộc. Đầu tháng 4/1972 sau khi chiếm được quận Lộc Ninh, đại quân cộng sản tiến về bao vây thị xã An Lộc. Tại Hội đàm Paris, Bà Nguyễn Thị Bình lúc đó tuyên bố trong vòng 10 ngày An Lộc sẽ là Thủ đô của Mặt trận Giải phóng, điều này đã không xảy ra. Những trận đánh ác liệt với quân số áp đảo có xe tăng và pháo binh yểm trợ với 7 trận tấn công quyết thắng, nhưng Bắc quân vẫn không chiếm được An Lộc.
An Lộc là câu chuyện của cuộc vây hãm, 40,000 quân cộng sản với xe tăng pháo binh đã vùi dập một thị xã diện tích 4 km2. Lực lượng VNCH tử thủ An Lộc gồm 6,350 quân, chủ lực là Sư Đoàn 5 BB với tướng Tư lệnh mặt trận Lê Văn Hưng, cùng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, hai tiểu đoàn của SĐ 18 và Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long. Ở ngày phong tỏa thứ 10, phía VNCH tăng viện cho An Lộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù. Các đơn vị này được trực thăng vận ngay trong vòng vây và vào được An Lộc.


Chiến trường An Lộc năm 1972. Screen capture.

Trong chiến dịch An Lộc VNCH đã tung lực lượng giải vây 20,000 quân để khai thông QL13 phá vòng vây An Lộc, nhưng cũng phải hơn 2 tháng lực lượng này mới bắt tay được với các đơn vị bên trong An Lộc. Yểm trợ quan trọng cho quân tử thủ An Lộc phải kể tới hàng ngàn phi xuất các loại của của không lực Việt Nam Cộng Hoà và Không lực Hoa Kỳ, trong đó có cả pháo đài bay B52. Xin nhắc lại trong giai đoạn này Hoa Kỳ đang rút quân khỏi Việt Nam, trận An Lộc quân bộ chiến của đồng minh không tham gia.
Sau nhiều tuần lễ hướng về An Lộc bằng đường bộ, trực thăng vận không thành công, kể cả chuyện máy bay bị trúng đạn phải đáp khẩn cấp trong vùng địch. Ngày 13/6/1972 chúng tôi đã thực hiện được mục đích của mình là vào An Lộc và từ đó gởi về bản tường trình tại chỗ với cuộc phỏng vấn tướng tử thủ Lê Văn Hưng. Sau đây là hồi ức của chúng tôi về chuyến đi này.
Số người lên trực thăng gồm Đại úy Nguyễn Văn Quý sĩ quan báo chí SĐ5 BB và nhóm báo chí gồm chúng tôi Nguyễn Mạnh Tiến Vô Tuyến Việt Nam, Dương Phục Đài Tiếng nói Quân Đội, Anh Thuần báo Tiền Tuyến, Tam Phong Slao Quắn SĐ5 và Gérard Hebert phóng viên tự do (Free lance) người Canada lúc đó có hợp đồng với UPI. Ít lâu sau chuyến vào An Lộc, ngày 22/7/1972 nhà báo 54 tuổi này đã tử thương ở mặt trận Quảng Trị. Sau này chúng tôi được biết những thước phim được đổi bằng sinh mệnh của người quay, đã được trình chiếu trên Truyền Hình Canada theo cách không có dẫn giải, các đạo diễn đã chọn hình thức phim không lời vì những hình ảnh khủng khiếp của địa ngục An Lộc Bình Long, của đại lộ kinh hoàng Quảng Trị Thừa Thiên đã nói thay bất cứ lời thoại nào cho phim.
Đoàn trực thăng 5 chiếc chở binh sĩ tiểu đoàn 2/31 SĐ 21 BB tăng viện cho mặt trận An Lộc đáp vội xuống Xa Cam lúc 11g sáng ngày 13/6/1972. Trực thăng chưa chạm đất đã nghe những tiếng xé gió, những tiếng nổ đinh tai nháng lửa, như thường lệ địch quân pháo kích mỗi khi trực thăng xuất hiện.
Địch quân chào 5 chiếc trực thăng và nhóm nhà báo chừng 15 trái đạn. Tất cả chúng tôi mạnh ai nấy chạy túa vào hai bên rừng cao su và lao mình xuống những hố đạn cũ gần nhất. Dứt tiếng pháo, chúng tôi chạy theo hai ven rừng cao su, phía trước là các toán quân vừa được trực thăng vận tới. Khi kiểm điểm nhân số thiếu Dương Phục và Slao Quắn, một lát sau hai người bắt kịp chúng tôi. Nhưng Dương Phục nói, trong khi chạy pháo kích văng mất chiếc túi đeo, sức ép của tiếng nổ và từ cánh quạt trực thăng đã làm những đồ vật trong túi bay như bươm bướm. Duơng Phục đã bị mất hết các vật dụng, ngoại trừ tìm được cái máy cassette đã trở thành vô dụng. Đó cũng là lý do tại sao ngày hôm đó bài tường trình từ An Lộc của chúng tôi được phát cùng lúc trên Hệ thống Truyền thanh Quốc gia và Đài Tiếng Nói Quân Đội.
An Lộc trong tầm mắt, nhiều xác T54 nằm rải rác, 1 chiếc xe be vàng chói đầy vết đạn pháo kích nằm vắt ngang con dốc. Đây là khúc quanh tử thần vì chỉ riêng tại nơi này hơn 200 thương binh và những người được phép di tản đã chết trên đường đón trực thăng ở bãi đáp.

Không một nhà nào còn nguyên vẹn

Leo hết con dốc tử thần là bắt đầu vào An Lộc, đồng hồ chỉ 11g 20, chúng tôi đã chạy trong 20 phút từ bãi đáp Xa Cam vào An Lộc. Càng vào sâu cảnh điêu tàn càng hiện rõ, trên con đường chúng tôi đi, không một thước vuông đất nào không ghi lại những vết tích của chiến tranh. An Lộc không một nhà nào còn nguyên vẹn, những mái nhà sụp đổ, thân tường nghiêng ngả lỗ chỗ vết miểng, những cột đèn siêu vẹo, dây điện đứt lung tung và điểm thể hiện duy nhất cho sự kiện An Lộc không chiến đấu cô đơn chính là những cánh dù tiếp tế phủ đầy mặt lộ.


Chiến trường An Lộc năm 1972. Screen capture.

An Lộc chẳng còn gì, nhưng tất cả những vết tích điêu tàn đổ nát chính là biểu hiện vững chắc nhất, cho tinh thần chiến đấu và sức chịu đựng tột cùng của tất cả những ai đã góp công giữ vững thành phố này vào năm đó.
Chúng tôi được hướng dẫn gặp tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh SĐ5BB kiêm tư lệnh mặt trận An Lộc trong hầm chỉ huy của ông. Ông tướng dáng vẻ xanh xao và có nụ cười hiền từ, tất cả bộ tham mưu của ông đều mặc áo thun hoặc ở trần. Vào buổi chiều, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng người hùng tử thủ An Lộc đã lên mặt đất để trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Những lời ông nói được thu vào máy cassette của tôi, tướng Hưng không nói về mình, chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của tất cả các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã giữ vững An Lộc và tình cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn Bình Long.
Tôi xin tướng Hưng cho dùng Hot Line Bộ Tổng Tham Mưu để chuyển bản tường trình có ghi âm lời ông về Đài Phát Thanh Saigon. Người trực tiếp nhận và phát bản tường trình này là ông Lê Phú Nhuận, lúc đó là Trưởng phòng Phóng viên. Từ Houston Texas ông Lê Phú Nhuận phát biểu: “Sau khi bản tường trình đặc biệt phỏng vấn tướng Lê Văn Hưng ngay tại mặt trận của Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến được phát đi trên hệ thống truyền thanh toàn quốc, thì hầu như tất cả mọi nơi đều hứng khởi. Phủ Tổng thống và đặc biệt lúc đó ông Hoàng Đức Nhã đã ra lệnh cho Hệ thống Truyền hình và Điện ảnh Quốc gia là phải vào ngay An Lộc và có trực thăng riêng để vào An Lộc làm phóng sự. Chính vì nhờ có chuyến bay đặc biệt đó mà Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến mới có thể đi ra khỏi An Lộc được.”
Chiều 13/6/1972, chúng tôi đi trong buổi hoàng hôn điêu tàn của An Lộc và bắt gặp ở khu phố chợ những dãy mộ mới vun đắp, một vài thánh giá đóng tạm bằng ván thùng, những cành hoa dại trên các ngôi mộ và đặc biệt trên một tấm bảng có câu thơ viết bằng sơn trắng “An Lộc địa Sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân”.

Ông Lê Đắc Lực cựu đại úy thuộc Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù hiện định cư ở Houston Texas nhớ lại: “Trong 68 ngày chúng tôi ở trong đó chiến đấu thì hơn 300 quân nhân của chúng tôi bị thương và 68 chiến sĩ đã nằm xuống tại chiến trường An Lộc. Chúng tôi vừa chiến đấu vừa đi thu những xác chết đồng đội của chúng tôi theo lệnh của Trung tá Phan Văn Huấn là không bỏ anh em nào cả, dưới làn mưa đạn chúng tôi đã chôn đồng đội bên hông chợ nhỏ của An Lộc… Cô Pha là một cô giáo dạy ở An Lộc, cô bị pháo kích bị thương nơi bắp chân, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã đưa cô về trạm xá và chữa trị cho cô, chúng tôi đã làm nạng gỗ để cho cô sử dụng. Từ trong ngôi nhà gọi là Tân Huệ Xương cô nhìn ra thấy bọn tôi cặm cụi đào hố chôn xác đồng đội dưới làn mưa đạn, cảm động cô mới viết ra câu thơ “An Lộc địa sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.”
Hai câu thơ “An Lộc địa sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân”
mà tác giả là người con gái Bình Long có cái tên mộc mạc giản dị đã đi vào huyền thoại.
Tại toàn bộ mặt trận Bình Long phía VNCH có 8,000 thương vong, riêng tại Thị xã An Lộc là 2,300 binh sĩ. Theo nguồn tin Hoa Kỳ, tổn thất về phía lực lượng cộng sản Bắc Việt gồm có 27 xe tăng bị bắn hạ ngay trong thị xã An Lộc, 10,000 binh sĩ chết 15,000 bị thương, tổn thất nhân mạng lớn là vì bị bom B52. Tuy vậy, phía cộng sản chỉ nhìn nhận 2,000 bộ đội chết và 5,000 người bị thương. Tổn thất của thường dân vào khoảng hơn 10,000 thương vong.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-01-01



--------------------



Nam Nguyên


Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (thứ 2 từ phải sang) đã có một quyết định dũng cảm, ông đi vào nơi nguy hiểm nhất để tôn vinh những chiến binh tử thủ An Lộc, ngày 7/7/1972. Hình chụp từ báo trước đây

Tháp tùng TT Nguyễn Văn Thiệu vào An Lộc

(RFA): An Lộc tỉnh lỵ Bình Long là một trong ba mặt trận ác liệt nhất trong mùa hè đỏ lửa 1972. Đại quân Cộng sản Bắc việt quân số 40,000 người có xe tăng pháo binh yểm trợ đã phong tỏa thị xã này trong gần ba tháng. Ngày 7/7/1972 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã có một quyết định dũng cảm, ông đi vào nơi nguy hiểm nhất để tôn vinh những chiến binh tử thủ An Lộc, thăm quân cán chính và người dân còn kẹt trong thị xã. Nam Nguyên lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia kể lại chuyến đi mà chỉ có mình anh là phóng viên tường thuật và một thu hình viên được tháp tùng.
Công tác đặc trách mặt trận An Lộc của tôi thực sự kết thúc vào ngày 7/7/1972 với kỷ niệm không bao giờ quên. Hôm đó tôi được lệnh vào Đài Phát Thanh Saigon rất sớm, lệnh trên là chuẩn bị máy cassette và băng pin đầy đủ… đi đâu làm gì không biết và thêm một lệnh đặc biệt nữa, từ lúc này không được điện thoại liên lạc với bất kỳ ai. Mọi việc dần dần sáng tỏ trong chuyến đi được bảo mật khác thường, tôi là hành khách của một trong hai chiếc trực thăng UH1D nhưng dành cho VIP có ghế đàng hoàng, người ngồi đàng trước tôi là Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng QL.VNCH. Máy bay bên kia là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông Hoàng Đức Nhã, Tổng trưởng Dân Vận Chiêu Hồi một người có nhiều ảnh hưởng với Tổng thống…
Cho đến khi nhận ra những hàng cây cao su bạt ngàn và màu đất đỏ, tôi biết mình đang một lần nữa bay vào An Lộc… Bởi vì những ngày tháng đặc trách mặt trận An Lộc, tôi đã từng bị rơi trực thăng trong rừng vào ngày 29/4/1972 cũng như đã vào được An Lộc ngày 13/6/1972 để gửi về bài tường trình tại chỗ có lời tướng tử thủ Lê Văn Hưng…
Lần này ngày 7/7/1972 cũng bãi B15 gần thị xã, trực thăng đáp an toàn, có lẽ vòng vây địch đã bị đẩy ra xa hơn, các cao điểm như đồi Đồng Long, đồi 100 đã được tái chiếm, nhưng Đồi Gió, phi trường Quản Lợi vẫn ở trong tay quân Bắc Việt. Nói theo các nhà quân sự, vòng vây đã dãn ra xa hơn nhưng địch quân vẫn chiếm những vị trí có thể quan sát thành phố An Lộc đổ nát… Địch không pháo kích lúc máy bay đáp xuống bãi B15 gần thị xã mà mật danh truyền tin là Khánh Ly, hơn nữa Không quân sẽ phải dọn vùng rất cẩn thận để bảo vệ Tổng thống. Cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường là một sĩ quan tử thủ An Lộc, lúc đó ông là Đại tá Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 8 SĐ5 BB. Ông Mạch Văn Trường và gia đình hiện định cư ở Houston Texas Hoa Kỳ, do sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn sau khi lâm trọng bệnh, cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường nói vắn tắt: “An Lộc là chiến trường cô đơn, nguyên thủ quốc gia đến thăm thì tinh thần quân dân ai cũng lên dữ lắm…”
Ngày 7/7/1972 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong tư cách Tổng tư lệnh quân đội đã có một chuyến đi lịch sử, ông đi vào nơi nguy hiểm nhất nơi mà ông đã ra lệnh tử thủ, thăm quân cán chính và người dân còn kẹt trong thị xã. Tôi đã chứng kiến những hình ảnh bi hùng, có lẽ Tổng thống Thiệu đã đọc bài diễn văn ứng khẩu hay nhất trong sự nghiệp chính trị của mình. Ông leo lên một chiếc PT76, một trong hàng chục chiến xa của địch bị bắn hạ ngổn ngang trên Dốc Tử Thần. Cử toạ của ông không phải là những nghị sĩ dân biểu com-lê cà vạt, họ là những chiến binh áo trận tả tơi, dân quân cán chính thiếu ăn ở Bình Long, những người sống sót sau những tháng dài bị vây hãm. Những tràng pháo tay này mới thực sự xuất phát từ trái tim, không phải những tràng pháo tay từng làm gián đoạn những bài diễn văn về chính sách quốc gia, khi ông đọc trước lưỡng viện Quốc hội. Ở những nơi chốn đó có những tràng pháo tay vì lợi nhuận chính trị, vì tham vọng quyền lực.


Nghiã trang Biệt Cách Dù bên hông chợ nhỏ An Lộc. Thời gian này, Liên đoàn 81 Biệt cách dù đã rời An Lộc nhưng trước khi đi họ đã xây dựng khu nghĩa trang tươm tất hơn, có đài tưởng niệm khắc hai câu thơ huyền thoại: “An Lộc địa sử lưu chiến tích. Biệt cách dù vị quốc vong thân.” Hình chụp từ sách của Lê Đắc Lực.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được tướng Lê Văn Hưng lái xe Jeep đưa đi thăm thị xã An Lộc, lúc ông đứng trên Đại lộ Hoàng Hôn địch quân đã pháo một lượt đạn vào An Lộc. Ông Nguyễn Văn Thiệu cười và nói đấy là họ chào mừng tôi. Tất nhiên vị nguyên thủ quốc gia đã không quên viếng thăm nghiã trang Biệt Cách Dù bên hông chợ nhỏ An Lộc. Thời gian này, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù đã rời An Lộc nhưng trước khi đi họ đã xây dựng khu nghĩa trang tươm tất hơn, có đài tưởng niệm khắc hai câu thơ huyền thoại: “An Lộc địa sử lưu chiến tích. Biệt cách dù vị quốc vong thân.”
Công việc của tôi trong chuyến đi đặc biệt ngày 7/7/1972 là tường thuật tại chỗ ghi âm ngay từ khi trực thăng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống bãi B15. Tường thuật liên tục ngoại trừ những khi Tổng thống phát biểu. Tôi được lệnh khi về Đài chỉ cắt đi những đoạn trống và cho phát ngay trên Hệ thống Truyền thanh toàn quốc. Đi cùng với tôi có một Cameramen và bên Đài Truyền hình được chỉ thị sử dụng toàn bộ bài tường thuật tại chỗ của tôi và hình ảnh lồng theo đó.
Địch quân đã không chiếm được An Lộc để làm Thủ đô cho MTGP, nhưng thị xã hoang tàn đổ nát này vẫn chưa hết nguy hiểm. Ngày 9/7/1972, sau chuyến đi của Tổng thống Thiệu hai ngày, tướng một sao Richard Tallman của Quân đội Hoa Kỳ đã tử thương tại bãi B15 vì đạn pháo kích, ngay khi ông vừa rời trực thăng. Ông là vị tướng cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tử trận trong chiến tranh Việt Nam.

Vì sao CS không thể chiếm An Lộc?

Tại sao, với quân số 4 sư đoàn có xe tăng, pháo binh, pháo phòng không yểm trợ mà quân cộng sản Bắc việt lại không thể chiếm được An Lộc hoặc buộc quân tử thủ phải đầu hàng? Cựu Trung tá Bùi Quyền vào tháng 4/1972 mang cấp bậc Thiếu tá Trưởng ban 3 hành quân của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, đơn vị tăng viện trực tiếp chiến đấu bên trong An Lộc. 40 năm sau khi giã từ vũ khí, cựu Trung tá Bùi Quyền từ Bắc California Hoa Kỳ nhận định: “Giữ cho được phần đất của mình đấy là quan niệm cuối cùng của người lính. Khi đã ở trong đó rồi thứ nhất lệnh của ông Tổng tư lệnh là giữ cho bằng được… chết hết thì thôi và người dân cũng chấp nhận như vậy vì người ta không có lối chạy, còn quân đội bắt buộc phải ở tại chỗ rồi. Địch quân có thể tính lầm chuyện họ nghĩ với bom đạn pháo kích như vậy thì người lính sẽ nao lòng, sẽ phải bỏ ngũ mà họ quên rằng, bỏ ngũ cũng chết vì ra khỏi cái hố của mình thì có thể chết rồi. Đó là lý do mà dân cũng như quân đều chấp nhận. Có những người dân thuần túy như nhân dân tự vệ mấy em trong đó họ cũng cầm súng họ đánh như thường vì biết rằng không đánh thì cũng chết… Đó là lý do chính còn những danh dự trách nhiệm thì nó hơi cao, thực sự lúc đó trước cái chết thì ai cũng phải chống cự để mà sống. An Lộc vững là vì thứ nhất quân ở trong đó thừa lệnh giữ và thứ hai nữa là trên phương diện chiến trường địch bao vây chung quanh ra rồi còn chết dễ hơn ở trong đó.”


Chiến trường An Lộc 1972. Hình chụp từ sách của Lê Đắc Lực.

Với 7 trận tấn công thẳng vào An Lộc trong hai tháng 4 và 5/1972 quân CSBV tổn thất 27 xe tăng bên trong thị xã. Trong hồi ký “Trận An Lộc 93 ngày”, Cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường kể lại trong trận tấn công đầu tiên vào An Lộc ngày 13/4/1972 địch quân đã bị tổn thất 15 chiến xa, 3 chiếc do trực thăng vũ trang Cobra của Hoa Kỳ bắn hạ, còn 12 chiếc khác bị quân trú phòng hạ. Từ Houston Texas cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường phát biểu: “Trung Đoàn 8 của tôi, lúc đó là Trung đoàn mạnh nhất thành ra ông tướng Hưng giao cho Trung Đoàn 8 giữ mặt Bắc là hướng chính địch đánh từ Bắc xuống Nam từ Lộc Ninh xuống An Lộc. Thành ra tôi cũng có ý kiến là bây giờ nếu địch đánh cấp sư đoàn mà địch có chiến xa thì phải đối phó bằng cách nào? Chuyện đối phó bằng ly cách giữa bộ binh và chiến xa chuyện này nếu mà còn có sức để kể thì nghe hay lắm… có nhiều cái đặc biệt lắm tôi rất tiếc không có sức khỏe…”
Trong số các đơn vị VNCH bên trong An Lộc, chỉ có nhảy dù từng thử lửa với chiến xa địch ở mặt trận ngoại biên, tuy nhiên không phải ở mức độ qui mô như trong trận An Lộc. Cựu Trung tá nhảy dù Bùi Quyền nhận định về sự kiện xe tăng địch quân chạy vào bên trong An Lộc đều bị hạ. Ông nói: “Đánh xe tăng thì có thể các đơn bị bộ binh ở trong đó họ chưa đánh bao giờ nhưng nhảy dù thì đã đánh với xe tăng nhiều lần, từ Hạ Lào cho tới Cămpuchia… Thực sự cũng không có gì đáng sợ lắm vì nó (xe tăng) chỉ có hỏa lực thôi, nó không có bộ binh đi kèm thì chỉ là những mồi ngon thôi… nó đóng kín và chạy thì có thấy gì đâu, trong An Lộc xe tăng nó bắn nhưng không ngóc được đại bác lên trên cao cho nên ở trên những tầng lầu ‘sút’ nó… thứ hai An Lộc nhỏ lắm, bắn phía sau nó tất cả vũ khí bắn phía sau nó là nó tiêu, hoặc là bắn cháy xích nó thì nó tiêu… An Lộc nhiều hẻm lắm mà dân ở trong đó những toán đi diệt tăng là dân địa phương từ phía sau xịt M72 trúng là nó bị… sau này Mỹ đưa loại hỏa tiễn chống chiến xa trang bị trên trực thăng Cobra thì bắn trúng là tiêu.”
Cựu Đại úy Biệt Cách dù Lê Đắc Lực người từng được trực thăng vận vào An Lộc ngày 15/4/1972. Từ Houston Texas nơi quê hương tạm dung, ông Lê Đắc Lực hồi tưởng: “Từ trước tới nay chúng tôi chưa bao giờ chạm địch mà có chiến xa yểm trợ, là những người chuyên nghiệp trên các mặt trận chúng tôi có giao động một đôi phút đầu tiên thôi. Bọn tôi nhảy vào trong đó thấy được chiến trường lúc đó đã quá bi đát rồi, hơn nữa lại đụng phải chiến xa của địch, chúng tôi rất giao động, nhưng chúng tôi là lực lượng đưa vào để giải quyết và tiếp cứu chiến trường nên tinh thần chiến đấu vẫn vững vàng, dưới quyền chỉ huy của Trung tá Phan Văn Huấn chúng tôi đã được tác động rất mãnh liệt và không chùn bước chiến đấu diệt tăng, chúng tôi đã thành công với chiến thuật diệt tăng bằng những quả đạn đại bác nhét TNT vô và dùng con cóc của mìn Claymore để bắt vào đó và đặt trên đường. Khi chiến xa đi qua chúng tôi bấm cho nổ quả đạn, ngoài việc sử dụng XM 202 và M72 chúng tôi sử dụng cách đó rất có hiệu quả, xe tăng địch bị phá hủy và trên đường tạo ra những lỗ hổng lớn xe tăng tới sau không vượt qua được. Nhờ phát kiến của Trung tá Huấn cho nên xe tăng không còn là một trở ngại lớn đối với Liên Đoàn 81 Biệt Cách chúng tôi.”
Mặt trận An Lộc để lại những ký ức mà tôi không thể quên trong đời phóng viên. Từ việc trực thăng bị bắn rơi ở vành đai An Lộc ngày 29/4/1972 tới dấu ấn 13/6/1972 vào được An Lộc gởi về bài tường trình tại chỗ với cuộc phỏng vấn tướng Lê Văn Hưng và sau cùng là chuyến tháp tùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào An Lộc ngày 7/7/1972. Một giai đoạn lịch sử đã kết thúc, nhưng trong giấc ngủ đôi khi tôi nghe tiếng cánh quạt trực thăng phần phật gió và tiếng đạn pháo nổ nháng lên ánh lửa màu da cam.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-01-02



--------------------



Nam Nguyên


Quân đội Việt Nam Cộng Hoà được di tản bằng trực thăng tại Quảng Trị ngày 30 tháng 6 năm 1972. Ảnh minh hoạ. AFP photo

Ba phóng viên rơi trực thăng giữa rừng An Lộc
(RFA): Mùa hè năm 1972, An Lộc là chiến trường thách đố với các nhà báo, một thị xã nhỏ bé cách thủ đô VNCH non 60 km bị 40,000 quân Cộng sản Bắc Việt có xe tăng, pháo binh, pháo phòng không yểm trợ vây hãm tấn công gần ba tháng. Các phóng viên chiến trường ở Nam Việt Nam lúc đó đều muốn vượt vòng vây vào An Lộc để làm phóng sự. Ở giai đoạn ác liệt của mặt trận An Lộc, vào ngày 29/4/1972 chúng tôi lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống truyền thanh quốc gia (VTVN) đã cùng hai nhà báo khác đi vào An Lộc, nhưng trực thăng bị trúng đạn phải hạ cánh khẩn cấp trong vòng vây của quân Cộng sản.
Ngày 29/4/1972 là ngày thứ 22 An Lộc bị phong tỏa, đường bộ từ Chơn Thành theo QL13 bị cắt ở chốt Suối Tầu Ô xóm Ruộng, hỏa lực địch mạnh đến nỗi lực lượng giải vây với các đơn vị tinh nhuệ như nhảy dù, thiết giáp và bộ binh chịu nhiều thiệt hại nhưng đều không thể phá chốt được. Vì thế chúng tôi quyết định thử lửa với trực thăng của Phi đoàn 223 Sư Đoàn 3 Không quân VNCH. Nhóm anh em nhà báo gồm chúng tôi Nguyễn Mạnh Tiến thuộc Hệ thống truyền thanh quốc gia (VTVN), Thế Hải Đài Tiếng Nói Tự Do (VOF) và Dương Phục Đài Tiếng Nói Quân Đội. Chúng tôi đã lên tàu ở bãi đáp cạnh rừng cao su non Lai Khê. Lúc đó chúng tôi nghĩ là bay vào tử địa thì kiếm một chỗ ngồi bệt trên sàn trực thăng sẽ chẳng ai đuổi xuống. Nhưng không phải như vậy, ở mốc thời gian 41 năm sau chiến trường An Lộc, năm 2013 chúng tôi tình cờ gặp lại cựu Trung úy phi công Võ Văn Cơ, phi công chính của chuyến bay định mệnh tháng 4/1972 và mời ông thăm Đài RFA. Diễm Thi của Ban Việt Ngữ đã đề nghị cựu trung úy phi công Võ Văn Cơ cùng chúng tôi tham gia chương trình Video Cuộc Sống Quanh Ta với cuộc hội ngộ đầy bất ngờ và cảm động. Cựu Trung Úy phi công Võ Văn Cơ cho biết phi công phụ của chuyến bay là Thiếu úy Trương Phương Tuyên hiện cũng định cư ở Hoa Kỳ. Nhớ lại câu chuyện 41 năm trước cựu phi công Võ Văn Cơ nói: “Tư lệnh của chiến trường cấm tất cả các phóng viên sợ nguy hiểm cho họ, thứ nhất là để giữ bí mật quân số vì lực lượng đối phương lúc đó tới ba công trường với ý đồ của đối phương là chiếm lĩnh tỉnh Bình Long, cuối cùng thì họ không khuất phục được ý chí chiến đấu của mình, ta vẫn chiếm lại được. Ngày mà tôi gặp anh Tiến này tại bãi đổ quân của nhảy dù ở phi trường Lai Khê, khi anh lên phi cơ rồi thì tôi trình lại cấp trên là tại sao có phóng viên lên máy bay? cuối cùng ông Chỉ huy trưởng nói thôi được cứ cho phóng viên lên.”
Trong thời gian này áp lực của cộng quân đang mạnh nhất, đối phương đã mở đợt tấn công thứ 4 thứ 5 và trong tháng 5 /72 thì thêm vài đợt tấn công nữa, tất cả đều có xe tăng, pháo binh và pháo phòng không yểm trợ. Trước các đợt tấn công có lúc địch quân pháo tới hơn 8,000 quả đạn trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Cựu Trung tá nhảy dù Bùi Quyền lúc đó là Thiếu tá trưởng Ban 3 hành quân Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, đơn vị tiếp viện trực tiếp chiến đấu bên trong An Lộc. Từ Bắc California Hoa Kỳ ông Bùi Quyền kể lại là quân đội và thường dân thương vong rất nhiều vì các trận mưa pháo của của địch quân: “Thời gian đó trung bình cứ 2-3 giây là có một quả đạn rơi vào An Lộc rồi thành thử không chỗ nào không trúng.”
Trở lại chuyến đi ngày 29/4/1972 của nhóm nhà báo chúng tôi, tôi nhớ lại đường bay vào An Lộc rất gần, suốt dọc phi trình phi công bay sát đầu ngọn cây cao su để tránh hỏa tiễn tầm nhiệt SA7, tránh cao xạ phòng không đạn nổ hai lần, nhưng không tránh được đại liên và ngay cả súng AK. Hôm đó đoàn trực thăng trong đó có chiếc chở chúng tôi không đáp được xuống bãi Xa Cam, địch quân pháo kích mù trời, không một chiếc nào nào đáp được hẳn xuống đất để tản thương. Trực thăng giữ độ cao lơ lửng và bốc lên ngay, nhìn qua khoảng trống của chiếc UH1D chúng tôi nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng, một số thương binh còn đủ sức đã đu càng trực thăng, người chậm hơn yếu hơn lại nắm lấy cổ chân đồng đội, trực thăng bốc lên cùng với chiếc thang người đong đưa.
Cả ba chúng tôi Thế Hải, Dương Phục và Nguyễn Mạnh Tiến chưa kịp nhảy xuống thì trực thăng bốc lên, bên tai tiếng súng liên thanh bắn vào máy bay, tiếng đạn cối, hỏa tiễn 122 ly nổ liên hồi trên bãi đáp mù mịt khói lửa; hai xạ thủ trên trực thăng cũng khạc đại liên về hướng rừng cao su. Anh Thế Hải cựu phóng viên Đài Tiếng nói Tự do (VOF) hiện nay định cư ở Hawaii Hoa Kỳ, lần đầu tiên sau 40 năm tôi tìm được số điện thoại và liên lạc với anh. Anh Thế Hải rất xúc động kể lại câu chuyện cũ như hệt một đoạn phim quay chậm: “Lúc đến bãi Xa Cam nhìn một chiếc xuống trước, Việt Cộng họ pháo kinh khủng từ các đồi xung quanh kinh hoàng vô cùng, các thương binh ra để được chở đi pháo Việt Cộng ‘phơ’ tới bãi đáp tung bụi mù. Chiếc máy bay của mình với Tiến và Dương Phục đảo qua một cái thì phi công không thể xuống được vì máy bay đã bị trúng đạn. Trong lúc đó mình nhiệm vụ vừa là phóng viên truyền thanh VOF vừa cầm cái máy chụp hình vừa nói vào máy hình ảnh diễn ra tại đó… trong lúc bấm máy thì thấy máy bay trước mình binh sĩ họ nhào lên, họ bám vào càng trực thăng, máy bay bốc lên vì không thể chở nhiều thương binh… Lúc đó mình hoảng loạn rồi cứ thế bấm máy, phía xa thấy một máy bay tự nhiên có một móc xích mấy người binh sĩ bám vào càng rồi hai ba anh lại bám vào chân người bám vào càng nữa. Mình ghi được cảnh trực thăng bay cao lên, chắc là sức gió và sức chuyển động mạnh quá, có một anh đã rớt khỏi cái chân của anh binh sĩ bám trên càng đó. Mình bấm, ai ngờ về sau họ đưa lên tờ Stars and Stripes của quân đội Mỹ thì lúc bấy giờ mình mới biết hình ảnh mình đã ghi được.”



Trực thăng đổ quân Dù tăng viện, đồng thời vội vã tải thương binh ra khỏi mặt trận An Lộc năm 1972.

Cựu Trung úy phi công Võ Văn Cơ, trong cuộc hội ngộ với chúng tôi ở phòng thu hình của RFA năm 2013 đã làm rõ hơn về việc ông bị thương và máy bay bị hư hại nên không thể đáp xuống bãi đáp. Ông nói: “Khi tôi trúng đạn bên vai phải rồi thì tôi báo cho chiếc CNC liền xác nhận tôi bị thương rồi, máy bay tôi vẫn còn lơ lửng tôi thấy không đưa được phóng viên xuống, hỏa lực địch bắn rát, mũi phi cơ khói xịt lên như vậy trúng bình điện rồi, may mà nó không bị gián đoạn. Nhưng tôi nhận xét âm thanh máy bay vẫn còn đều nên tôi quyết định bay ra. Nếu tôi đáp xuống ở lại đó thì anh và tôi giờ này cũng là đống xương nằm đó thôi chứ không còn nữa! Địch bắt đầu pháo, nhảy dù cáng thương binh đi ra thì mấy chiếc kia bốc về luôn, chiếc nào ra được là đi chiếc đó không có chần chừ, vừa bị pháo mà hai bên ở thế cài răng lược với nhau không thể chần chừ được. Tôi cất cánh đi ra không dám bay trên QL13 nữa bởi vì đối phương hai bên đã án ngữ nhau rồi. Tôi lên khoảng 5 hoặc 6 dặm thì nhìn thấy ở Đông Nam tay trái có một khu rừng nguyên si chưa có vết bom đạn nào hết là tôi xuống liền. Khi tôi báo CNC trong hợp đoàn tôi họ nghe hết, lúc này tôi không còn liên lạc được với ai nữa, hệ thống vô tuyến đứt luôn rồi. Lúc đó có chiếc Gunship đã xả hết rocket và đạn mini gun rồi, nó nhẹ hơn và xà xuống sau lưng tôi liền. Nó bốc được cho tôi một copilot hai xạ thủ và 3 anh phóng viên này. Tới giờ này tôi vẫn nghĩ là nhờ ơn trên mà còn nguyên vẹn hết chỉ phải bỏ chiếc máy bay.”
Tôi nhớ lại Trung úy Võ Văn Cơ là người cuối cùng rời chiếc trực thăng bị trúng đạn bốc khói và phải đáp khẩn cấp, trong lúc người xạ thủ bên trực thăng vũ trang Gunship vẫy tay lia lịa gọi chúng tôi chạy qua mau. Trung Úy Cơ còn làm một số thao tác trên bảng điều khiển, tôi nghĩ là ông Cơ đã vô iệu hóa các tần số liên lạc.
Thật ra lúc đó mọi sự diễn ra nhanh lắm, bây giờ hồi tưởng lại như một khúc phim quay chậm hiện rõ sự khủng khiếp của chiến tranh. Lần đầu tiên liên lạc với anh Thế Hải sau 40 năm, anh Thế Hải đã kể lại tâm trạng của anh khi máy bay chở chúng tôi phải đáp khẩn cấp trong khu vực do địch quân kiểm soát. Cựu phóng viên VOF Thế Hải kể lại: “Mình nghĩ chắc đây là ngày cuối cùng của đời phóng viên rồi… Tôi lại sinh ngày 20/4 ngày bị nạn là 29/4, từ đó mình coi như ngày sinh nhật thứ hai của mình được sống lại. Lúc máy bay đáp khẩn cấp xuống một bãi cỏ, tôi còn nhớ rằng anh em mình hò nhau là phải ra khỏi máy bay sợ nó cháy. Rồi một chiếc Gunship từ đâu xà tới, một chiếc nó bắn yểm trợ xung quanh, một chiếc nó bốc anh em mình lên; trong lúc đó nghe tiếng súng AK nổ chát chúa cứ mỗi lúc một gần, mình nghĩ chắc là anh em mình kể như bị bắt rồi, trong lúc đó mình bảo thôi nếu bị bắt rất đau khổ thì thà rằng xin được chết ngay tại trận.”
Ngay từ khi lơ lửng ở bãi Xa Cam với cảnh pháo kích, tiếng súng của xạ thủ quạt lia lịa về hướng các bờ từng cao su, chúng tôi đã tường thuật vào trong máy, khi lên được chiếc Gunship tôi cũng tiếp tục nói vào máy. Khi về tới Lai Khê, cả ba chúng tôi xúm lại để phỏng vấn người phi công bị thương. Cả ba Đài Phát Thanh hôm đó đều có bài tường thuật sôi nổi. Sau đó, chúng tôi cũng viết bài phóng sự trên báo Sóng Thần. Cựu Trung úy phi công Võ Văn Cơ nhớ lại: “Sau chuyến bay ngày 29/4 và cứu được phóng viên rồi, thì ba ngày sau trên tờ báo Sóng Thần tôi đọc được bài viết ‘cảm ơn nhân viên phi đoàn 223 đã cứu mạng sống các phóng viên’ hôm đó tờ báo Sóng Thần ra ngày 2 tháng 5, tôi vẫn còn nhớ.”
Bay trực thăng vào An Lộc những ngày đó thật là nguy hiểm, sau chúng tôi hai ngày hôm 1/5/1972, Điện ảnh viên quân đội Nguyễn Ngọc Bình ở trong số 11 người kể cả phi hành đoàn, đã hy sinh vì trực thăng của họ bị bắn rơi trên phi trình vào An Lộc. Sau này, một đồng nghiệp của phóng viên Nguyễn Ngọc Bình là anh Đỗ Văn Mỹ đã theo cánh quân Trung đoàn 15 giải tỏa quốc lộ 13, anh đi bộ 15 km đường rừng từ Tân Khai theo hướng An Lộc và tìm thấy chỗ trực thăng bị bắn rơi. Di hài phóng viên điện ảnh Nguyễn Ngọc Bình chỉ còn xương cốt nhưng các reel phim 16 ly và máy quay cháy nám vẫn quàng trên xương ngực. Đỗ Văn Mỹ được biết nhiều hơn với tục danh Mỹ Voi vì người anh cao lớn, Mỹ Voi đã gom xương cốt người bạn thân vào hai thùng đạn súng cối và xin trực thăng tản thương chuyển về Saigon. Bà quả phụ Nguyễn Ngọc Bình sau đó xác nhận đúng là di cốt của chồng, nhờ một vết tích riêng ở răng của anh.
Sau chuyến bay định mệnh ngày 29/4/1972, phải 44 ngày sau tức 13/6/1972 chúng tôi mới vào được An Lộc phỏng vấn Tướng Lê Văn Hưng để gởi về bài tường trình tại chỗ và đến ngày 7/7/1972 chúng tôi trở lại An Lộc theo chân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Mặt trận An Lộc là một chiến trường đầy thách đố với các nhà báo. Riêng đối với chúng tôi nó là phần quan trọng nhất trong cuộc đời phóng viên của mình.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-01-02



--------------------

Phan Nhật Nam



Một
Cách đây 50 năm, tại Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp, Gia Định những buổi chiều mưa dầm Tháng 6 miền Nam, anh xoay xở quay quắt giữa những thây chết của những người lính thuộc đơn vị đầu đời, Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, Tiểu Đoàn 52 Biệt Động, Tiểu Đoàn 2/7 Sư Đoàn 5 Bộ Binh.. Những người chết của chiến trận Đồng Xoài, Bình Dương nổ ra từ những ngày đầu Tháng 6. Đối với một gã lính vừa qua tuổi 20 năm ấy, sự mất mát của hàng trăm chiến hữu chỉ được đưa về sau nhiều ngày kể từ khi tử trận quả là một sự đau thương quá lớn.. Thân thể người chết căng cứng, xanh đen, tím thẩm, dòi bọ lúc nhúc bò theo những vết thương sũng máu. Khoảng đất nghĩa trang đặc sánh bởi máu, thịt, con người chảy vữa, sênh sếch.. Trong đó có máu, thịt của bạn anh, Thiếu Úy Trần Trí Dũng, gã học sinh đã cho bạn cùng lớp và toàn Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng niềm hãnh diện.. Vô địch bóng bàn học sinh, thủ quân đội bóng rỗ, cũng là trung phong hàng đầu của hội tuyển bóng tròn trường trung học đá hay nhất miền Trung. Nhưng giờ đây, tất cả dạng hình tươi trẻ sống động của Dũng với lúm đồng tiền trên má không còn nữa.. Kéo fermeture bao đựng xác - Bạn anh, người bạn ấu thơ của Đà Nẵng hơn mươi năm trước bấy giờ chỉ là một thây xác sùi sụp nước nhờn tím thẩm hôi hám. Có chăng được phần an ùi. xác Dũng còn nguyên dạng hình chưa bị vữa nát. Buổi đá banh năm xưa ở Sân Vận Động Chi Lăng làm sao tưởng ra tình cảnh nầy Dũng ơi?!
Xóm nhà dân trước nghĩa trang phải di tản vì mùi hôi thối bốc kín đặc khoảng không. Tiếng kêu khóc của thân nhân tử sĩ âm âm oán thán, xót xa, xé cắt.. Có bà cụ vật vã thều thào bên chiếc poncho gói xác người vừa lật mặt.. Nam ơi! Nam ơi! Sao cháu bỏ bà.. Anh ngồi xuống bên cạnh bà cụ.. Bà ơi, con cũng tên Nam, cha mẹ con không còn, con gọi bà bằng bà thay anh Nam. Trở về hậu cứ đơn vị nơi phi trường Biên Hòa, sân cờ tiểu đoàn trắng màu khăn tang, con trẻ chạy thất thanh quanh những người mẹ đang nằm lăn trước bậc thang các văn phòng đại đội.. Thiếu úy ơi! Thiếu úy ơi! Hóa ra anh là sĩ quan còn sót lại của một tiểu đoàn nhảy dù mà từ tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó, 4 đại đội trưởng đồng tử nạn.. Không biết Đại Úy Phát, đại đội trưởng Đại Đội 74 và đám quân binh thất lạc nay đang ở đâu. Thế nên, những tưởng Tháng 6 năm 1965 đã quá sức chịu đựng của con người - Cho dẫu là người lính có khẩu hiệu Nhẩy Dù Cố Gắng!

Hai

Từ trên trực thăng ở Quảng Trị đổ về Huế trong ngày Mồng Bốn Tết Âm Lịch anh đã thấy ra một Thành Phố Huế chết lặng. Người Huế chết khi ẩn núp sau những gốc cây bị pháo, hỏa tiễn cộng sản bắn lật ngược, cạnh hàng hàng rào chè cháy xém; trên lề đường với mỗi viên gạch đồng bị vỡ vụn, nơi sân nhà trước chiếc bàn thờ xiêu đổ.. Người chết đang qùy lạy ông bà, với áo mới thấm máu, xé rách, con trẻ còn cầm trong tay bao đỏ tiền lì xì đầu năm.. Tuy nhiên cảnh chết của Huế không chỉ xẩy ra trong khu Thành Nội, trên đường Mai Thúc Loan, Đinh Bộ Lĩnh, khu sân bay Tây Lộc, ở những cửa thành Thượng Tứ, Đông Ba.. Chết ở Huế trùm khắp, mọi chốn, tại mỗi phân đất tại vùng Bãi Dâu, bên cạnh Sông Hương, nơi sân Trường Gia Hội, Chùa Áo Vàng.. Và sau ngày quân cộng hòa chiếm lại Kỳ Đài, đám cán binh cộng sản gồm du kích, nội thành, và bộ đội miền Bắc bị đánh bật ra khỏi khu cố thủ Gia Hội, trên đường rút lui mang theo những tù nhân vốn chỉ là con trẻ vị thành niên, người già, phụ nữ.. Nhưng đối tượng làm con tin cho lần tháo chạy. thế nên cuối cùng, thì cảnh chết, sự chết đã hiện thực, vượt khỏi sự tưởng tượng của bất cứ ai còn có Nhân Tính - Bởi người Huế đã tiếp bị thảm sát do những kẻ cùng chung khu phố, chung xóm nhà cư ngụ. Không sót một người. Không trật một người. Người Huế bị giết do một Sự Ác được ngụy danh là “giải phóng”, để thỏa mãn mặc cảm vô dụng, hèn kém của những kẻ gọi là “trí thức cách mạng”, điễn hình đặc chất Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Pham, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn thị Đoan Trinh, Tôn Thất Dương Kỵ.. Người Huế chết chật hết những bụi lùm ở Khe Đá Mài vùng núi Ngũ Tây; sùm sụp bước chân của đoàn người tìm kiếm trong những ngày hè cùng năm năm 1968. Hơi thây chết bốc lên theo nắng đầu hè miền Trung ong óng như hờn oan. Nhưng hởi ôi! Chết ở Huế cũng chưa đủ cho cuộc đau thương của người Việt. Người Việt miền Trung chiếm đầu bảng đầu oán hận. Không phải đợi dài lâu.



Ba

Anh đang ở trên cây số 9 từ Quảng Trị kể đến, vùng thôn Mai Đẳng, xã Hải Lăng..Không thể dùng một chữ, một tĩnh từ, không thể nói, khóc, la, trước cảnh tượng trước mặt, chỉ có thể im lặng, chỉ có thể nghiến răng, bặm môi, dù răng vỡ, môi chảy máu tươi, tay luống cuống, mắt mờ nhạt, mũi phập phồng.Không có thể biết gì về thân thể đang mở ra trước sự tàn khốc trước mặt.Trời ơi! Hình như có tiếng kêu mơ hồ dội ngược ở trong lồng ngực, trong cổ họng, nơi óc não, hay chỉ là ảo giác của con người mất hết khả năng kiểm soát.Kiểm soát làm sao được nhịp đập của quả tim, không ai ngăn cản cơn chớp liên hồi của đôi mắt, tay nổi da gà, những sợi gân ở thái dương phồng lên đập xuống - Máu chảy ngúc ngắc trăn trở lăn lóc khô khan khó nhọc trong những gân căng đến độ chót … Cũng không phải như thế - Anh không biết, hoàn toàn không biết được gì của xác thân. Anh không còn là người đang sống, vì sống là sống cùng với người sống, chia xẻ vui buồn, đau đớn lo âu với người sống. Chung quanh anh trước mặt chỉ còn một hiện tượng, một không khí - Chết. Phải, chỉ có Sự Chết bao trùm vây cứng. Chỉ có nỗi chết đang tầng tầng phủ chặt kín không gian. Cho dù rằng, Tháng 4, 5, 1972 ở An Lộc với những ngôi mộ vô danh, mộ tập thể, những cái chết câm lặng đến độ chót của đau đớn kinh hoàng, người cha trầm tĩnh đi tìm từng cái chân, cánh tay của năm đứa con vừa bị tan thây vì quả đạn đại pháo, nhưng lại còn được một nấc chót - Bên cạnh người chết vẫn còn người đang sống - Ở An Lộc, anh thấy được loại người cuối đáy đau thương đó. An Lộc lại quá nhỏ, chỉ hơn một cây số vuông, cái chết cô đặc lại, ngập cứng vào người nhanh và gọn như nhát dao ngọt.Cái đau đến chớp mắt, người chưa kịp chuẩn bị thì đã ngập hẳn vào trong!
Nhưng ở đây, thôn Giáp Hậu, Mai Đẳng, Hải Lâm của Quảng Trị thì khác hơn An Lộc một bậc, hơn trên một tầng, tầng cao ngất chót vót, dài hơn An Lộc một chặng, dài hun hút mênh mông.sự chết trên 9 cây số đường này là 9 cây số trời chết, đất chết, chết trên mỗi hạt cát, chết trên đầu ngọn lá, chết vương vãi từng mảnh thịt, chết từng cụm xương sống, đốt xương sườn, chết lăn lóc đầu lâu, chết rã rời từng bàn tay cong cong đen đúa … Anh đi theo chiếc xe công binh ủi một đường dài, những xác chết, không, phải nói những bó xương bị dồn cùng áo quần, vật dụng, chạm vào nhau nghe lóc cóc, xào xạc, “đống rác” người ùn ùn chuyển dịch, một chất nhờn đen đen ươn ướt lấp lánh trên mặt nhựa - nhựa thịt người!!Trời nắng, đồng trắng, con đường im lìm, động cơ chiếc xe ủi đất - phải gọi xe ủi người mới đúng - vang đều đều, hơi nắng bốc lên từng đường trên mặt nhựa, hơi nặng mùi … Vạn vật chết trong lòng ánh sáng. Ánh sáng có mùi của Sự Chết. Nếu cảnh chết tập thể của người Do Thái ở các trại tập trung gây nên niềm bàng hoàng xúc động, vì thế giới chứng kiến, thấy ra được những “xác người,” chồng chồng lớp lớp. Chín cây số đường chết của Quảng Trị không còn được quyền dùng danh từ “xác chết” nữa, vì đây chết tan nát, chết tung tóe, chết vỡ bùng … Chết trân tất cả mọi cái chết.Không còn được “người chết” trên đoạn đường kinh khiếp đến tột độ của chốn quê hương thê thảm đọa đày.
Anh ra khỏi 9 cây số đường kinh hoàng đến La Vang Thượng, xuống đi bộ vào La Vang chính tòa, nơi Tiểu Đoàn 11 Dù đang chiếm giữ. Hai cây số đường đất giữa ruộng lúa xanh cỏ, anh đi như người sống sót độc nhất sau trận bão lửa đã thiêu hủy hết loài người.Đường vắng, trời ủ giông, đất dưới chân mềm mềm theo mỗi bước đi, gió mát và không khí thênh thang. Anh ngồi xuống vệ đường bỏ tay xuống ao nước kỳ cọ từng ngón một. Anh muốn tẩy một phần sự chết bao quanh? Có cảm giác lạ: Anh vừa phạm tội. Tội được sống.



Bốn

Nhưng cuối cùng..Hóa ra, Khổ Đau/Sự Chết nơi chiến trận Đồng Xoài 1965 chỉ là khúc dạo đầu phần bi thảm với những người lính tử trận. Cuộc tàn sát Mậu Thân, 1968 cũng trong giới hạn của ngàn người dân Thành Phố Huế bị đập đầu, chôn sống. Và cho dẫu ngọn lửa Mùa Hè 1972 gớm ghê khốc liệt bao nhiêu cũng chỉ bùng cháy, tiêu hủy các thị xã An Lộc, Kontum, Quảng Trị.. Hóa ra Địa Ngục Miền Nam không chỉ chứng ấy. Hóa ra khổ đau Miền Nam không chỉ với vài ngàn, vài chục ngàn người chết, những thị xã bị tiêu hủy.. Tai ương Việt Nam/Thảm Họa Miền Nam thăm thẳm vô bờ với mùa xuân uất hận không thể nào quên. dẫu hôm nay 40 năm sau 1975. Chúng ta hãy nhìn lại đoạn đường máu thẩm của một Dân tộc đọa đày trên quê nhà điêu linh.. Đầu xuân năm 1975, vào buổi Tháng Ba, thêm một lần người Miền Nam tự hỏi: Cộng sản sắp đánh ở đâu? Khi nào sẽ đổ ra thêm một trận máu xương với lực lượng cộng sản miền Bắc nhất quyết thực hiện bước cuối cùng cái gọi là sự nghiệp “giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”. Sự nghiệp cách mạng mà 40 năm sau 1975 bày ra tình cảnh nguy nan vô hạn với hiễm họa mất nước về người Hoa, và xã hội Việt Nam chìm ngập xuống vực thẵm băng hoại, suy vong.
Vào Tháng Ba năm 1975, lãnh thổ miền Nam đã bị mất một phần thuộc phía bắc sông Thạch Hãn, Quảng Trị của quân Khu I; ở Quân Khu II mất phần đất nằm về mặt bắc và tây của vùng Trường Sơn; Và quanh Sàigòn một vùng rộng lớn của miền Đông Nam Bộ từ thượng lưu sông Đồng Nai qua Phước Long, Bình Long, Tây Ninh về Long An, Hậu Nghĩa, xuống Kiến Tường, Định Tường thuộc châu thổ sông Cửu Long. Trong tình hình chung như vừa kể, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh Quân Đoàn II đóng ở Pleiku lúc ấy không thể quyết đoán cụ thể về kế hoạch quân cộng sản sẽ đánh ở đâu trong vùng Quân Khu II. Trong khi ấy, cộng sản Hà Nội lập kế hoạch, bắt đầu với chiến dịch Tây Nguyên từ 4 tháng 3 đến 3 tháng 4 năm 1975 mang mật danh là Chiến Dịch 275. Cuộc tiến công xử dụng các đơn vị cấp sư đoàn bộ binh Bắc Việt có chiến xa, đại bác nặng yểm trợ khởi cuộc nổ súng từ ngày ngày 10 Tháng 3 năm 1975 với mục tiêu là Ban Mê Thuộc, thành phố cực Nam của vùng cao nguyên. Bộ chính trị, quân ủy trung ương tại Hà Nội đã điều động thực hiện cuộc tấn công miền Nam với hai lợi điểm mà thật sự là hai ưu thế quyết định. Đấy là sự bất ngờ về tình báo thêm được bảo đảm bằng cái ô chính trị tuyệt đối an toàn tức là biết chắc Mỹ sẽ không bao giờ can thiệp lại vào Việt Nam. Cụ thể Hạm Đội Mỹ quay mặt trước lần hải quân Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH, tháng 1, năm 1974.
Trong cuộc họp mật của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng vào tháng 1 năm 1975 trước khi phát lệnh tấn công miền Nam theo kế hoạch Chiến Dịch 275, Ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa một bên ký kết Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình tại Việt Nam đã hân hoan tuyên bố: “Cho kẹo Mỹ cũng không dám trở lại Việt Nam!”
Ngày 10 Tháng 3 năm 1975, quân đoàn Tây Nguyên dưới quyền tổng chỉ huy của Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đến từ Hà Nội đồng loạt tấn công vào thị xã Ban Mê Thuộc với những sư đoàn 324, 324B, 320, 308, 316 và cả sư 341 tổng trừ bị của quân đội miền Bắc. Nhưng khi quân dân Ban Mê Thuộc đang trên bờ vực sống-chết thì báo chí thế giới, báo cộng sản ở Hà Nội, báo phản chiến ở Sàigòn đều đồng thanh phát biểu: “Cách mạng giải phóng miền Nam là do mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng và giai cấp phản cách mạng; giữa nhân dân tiến bộ và thành phần ngụy quân, ngụy quyền phản động; giữa lực lượng vũ trang cách mạng và tập đoàn quân phiệt, phát xít công cụ của chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ…”


Với sư đoàn F10 làm mũi nhọn được hai sư đoàn 320, 316 tăng cường, và sư 341 làm tổng trừ bị, lực lượng cộng sản có khoảng 25,000 người được pháo binh, chiến xa nặng yểm trợ phối hợp. Đối lại tại thị xã Ban Mê Thuộc phía VNCH chỉ có khoản 1,200 lính chiến đấu trong tổng số lính hậu cứ của Sư Đoàn 23 Bộ Binh, lực lượng Địa phương quân Tiểu khu Đắc-lắc, và Liên đoàn 22 Biệt động quân. Thế nên từ hai giờ sáng ngày 10 tháng Ba, giờ mở lệnh tấn công mà tướng Dũng ước tính chiến trận Ban Mê Thuộc sẽ chấm dứt sau một tuần nhưng chỉ đến 5 giờ 30 chiều cùng ngày, thị xã Ban Mê Thuộc hầu như thuộc về phần kiểm soát của quân Bắc Việt cho dù Biệt Động Quân và bộ binh vẫn tiếp tục chiến đấu. Dũng cứ tưởng như là giấc mơ. Và Dũng đã đi từ giấc mơ sang một vùng ảo giác vào những ngày sau khi được báo cáo: Quân đoàn II tháo chạy!
Cuộc di tản dọc Tỉnh Lộ 7 theo lộ trình Pleiku-Phú Bổn xuống Tuy Hòa quá lớn với mối đau thương dài đặt trên hai trăm cây số đường núi với hai trăm ngàn dân thường đi từ hai thành phố Kontum, Pleiku. Phải, chỉ là dân thường những người nghèo không đủ tiền mua vé máy bay vào những tuần, tháng trước. Trời cao nguyên buổi tàn xuân gây gây rét vào sáng, càng về trưa nắng cao và nóng khô khan, đường bụi mù tung đỏ bám vào thành xe, nòng pháo, khí cụ, tóc và da mặt ngưi, vạn tròng mắt đỏ rực. Những tròng mắt mệt mỏi lo âu, tuyệt vọng. Phía sau lưng, thị xã Pleiku bốc lửa ngọn, khói đen đặc ngật ngật bay lên cao hơn đỉnh núi Hàm Rồng. Lửa lóng lánh ánh sáng kinh dị trong đôi ngươi những người lính Liên Đoàn 7 Biệt động quân, thành phần hậu vệ đoàn di tản. Trời cao nguyên với thị trấn Pleiku thường chĩu lặng sương mù nay oằn thân vật vã trong màu lửa địa ngục. Lửa từ khối đống kim loại vũ khí, từ những kho quân nhu, quân cụ soi loang loáng chập chờn những đường dốc hun hút lẫn khuất dưới tàng thông. Tất cả đồng nhóm lên màu đỏ chói. Màu đỏ của máu lửa soi chập chờn đoàn người di tản thê thiết. Đoàn di tản qua được một ngày bình an. Bình an sống sót qua đói, khát, nhục nhằn và lo âu. Lính gục trên mũi súng, đàn bà, con trẻ nằm rũ lên hành lý, thành xe, đất cát. Được sống, được ngủ là hạnh phúc quá lớn hở trời? Còn biết kêu vào đâu? Với ai? Nhưng nỗi bình an này không kéo dài được, bởi người cộng sản chỉ trong ngày 16 tháng Ba đã tìm ra đáp số cho câu hỏi: Quân đoàn II đang tính gì sau chấn thương ngày 10 tháng Ba tại điểm bất ngờ Ban Mê Thuộc? Qua máy dò tìm làn sóng điện, Bộ Tư Lệnh Mặt trận B3 cộng sản khám phá những phi cơ C47, C130 xuất phát từ phi trường Cù Hanh (Pleiku) đi Nha Trang không có lượt bay về. Sự kiện nầy đã trút mối âu lo của Tướng Dũng về việc lực lượng VNCH có thể điều quân tái chiếm Ban Mê Thuộc. Thế nên Dũng ra lệnh cho Sư Đoàn 320 băng rừng truy kích đoàn di tản và Sư Đoàn 968 từ Lào về trên đường bôn tập về hướng Pleiku cũng được lệnh đâm ngang từ ngã ba Thanh An chuyển hướng hành quân dài theo Tỉnh Lộ 7 xuống đồng bằng vùng duyên hải miền Trung.
Ngày 16 tháng Ba, Một Chúa Nhật điêu linh tan nát dọc con đường đỏ sẫm đất núi và máu rây. Đoàn di tản bị chận ở phía đông Củng Sơn, bị cắt rời ở quận Phú Túc, bị đuổi dập từ tây quận lỵ Phú Bổn. Xe tăng cán ngang lên GMC, xe GMC hất xe đò chở thường dân xuống vực thẳm, cũng hất luôn những xe jeep nhỏ, cán qua những chiếc xe Dodge 4 của địa phương quân chở những người già và trẻ em tan tác. Chiếc vespa của một gia đình chạy lông lốc, xiêu vẹo trên sườn đồi, đứa con, người vợ rơi tơi tả, người chồng, người cha rơi cuối cùng với chiếc xe vỡ toang trên mỏm đá. Và súng nổ… 105, 155 pháo binh, hỏa tiễn TOW, XM72 của phía cộng hòa; 130 ly, 122 ly, B40, B41 của phía cộng sản tất cả cùng hòa vào nhau thành một luồng hỗn âm tan tác làm rung rinh sắc núi mờ nhòa ánh nắng. Mặt trời bị chìm khuất trong khói xám. Có xác bà già ngồi dựa bờ đất bên lề đường, người khô quắt không vết thương. Dấu hiệu sự chết chỉ được nhận biết nơi ổ mắt, mũi, miệng… Đám kiến rừng bò lúc nhúc quay quắt đánh hơi. Ba đứa trẻ mắt lạc thần ngồi nhìn đoạn đường hỗn loạn không cảm giác. Bé trai nhỏ nhất gục đầu trên gối chị ngủ lay lắt.


Bao trùm tiếng la khóc khản đặc của người có âm thanh của đạn súng sơn pháo nổ thật gần. Sư đoàn 320 Điện Biên bắn thẳng xuống đoàn di tản. Lính còn rõ phản ứng trú ẩn, chống cự, người dân chỉ biết đưa mắt nhìn lên nơi đặt súng, nơi có những tiếng nổ khô, ngắn trước khi bị bùng vỡ phá toang. Xác người tung lên theo đất bay bay.Cái chết không đơn giản, mau chóng bởi súng đạn. Chết còn bị nhận chìm từ từ trong lòng chiến xa khi chiếc xe tăng chúc đầu xuống đầu cầu nổi bắc qua sông Ba. Chiếc cầu bắc vội mỏng manh không th nào chứa nỗi sức nặng vạn con người, vạn chiếc xe.. Chiếc tăng M48 như khối đá ấn mạnh xuống lòng chén nứt vỡ. Trong lòng xe có tiếng người hét nghẹn, trên pháo tháp có đám người ngoi ngóp, người đạp lên đầu, lưng, vai người để được thở được sống thêm vài giây ngắn. Chiếc xe chìm xuống im lặng, kéo theo, mang theo, đè xuống rất nhiều thây xác. Xích sắt điên cuồng đào xoáy giòng sông máu sẫm làm quẫy lên, tung tóe những tay chân người kẹp dính đâu dưới lưn xe.
Cuối cùng đoàn di tản cũng về đến Tuy Hòa vào ngày 25 tháng Ba do Tiểu Đoàn 58 Biệt Động dẫn đầu. Hai-trăm ngàn dân theo lính chạy loạn từ Kontum, Pleiku nay còn khoảng sáu chục ngàn người. 200,000 trừ đi 60,000 vậy đã chết bao nhiêu? Không ai có thể tính chính xác được số dân thiệt mạng. Người chỉ biết và đau với trường hợp của từng người thân, của mỗi gia đình, của chính thịt da mình. Trên chiếc trực thăng từ phi trường Đông Tác (Tuy Hòa) về Nha Trang, viên thiếu tá ngồi ôm đứa con nhỏ, gục đầu nín thinh khi đứa bé chợt nhớ và hỏi nhỏ… Bà nội đâu hở ba? Trong đêm khuya nơi trại tạm cư ở đèo Rù Rì, nghe những lời than vãn rời rạc lẫn tiếng khóc nấc nghẹn ghìm ghìm. Trên bãi biển Nha Trang từng khối người ngồi chập choạng dưới trăng khuya. Trăng vàng chạch, đỏ nhừ nhừ như máu bầm. Trong lòng người di tản từ cao nguyên đồng bằng trong tháng Ba năm 1975 hầu như ai cũng đọng khối máu uất nghẹn đau thương. Khối máu oan hờn của một dân tộc điêu linh chỉ khác người dân miền Trung chịu sớm nhất. Đau nhất.


Mùa Chúa chịu nạn giải cứu thế gian diễn ra cùng lần bức tử miền Trung. Khởi đầu buổi Đồng Tế tàn cuộc miền Nam. Bắt đầu từ Ngày 10 Tháng Ba ở Ban Mê Thuộc, dọc TỈnh Lộ 7 B, con lộ máu dẫn về miền duyên hải. Hóa ra không cần đủ hết tháng Ba, để tiếp theo tháng Tư thấm máu toàn miền Nam sụp vỡ. Thế nên, người hôm nay phải viết lại, phải nói lên - Vì nếu không sẽ có tội - Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương. Của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.
Bốn Mươi Năm Trận Ban Mê Thuộc
Lần Khởi Cuộc Mất Quê Hương
(10 Tháng 3, 1975-2015)


Phan Nhật Nam

http://www.phonuipleiku.org/index.php?option=com_content&view=article&id=492:trong-la-gia-s-cht-tren-que-hng-phan-nht-nam&catid=45:tuy-but-&Itemid=96



--------------------

Sơn Tùng




(Bài viết đã khá lâu (1994), những giá trị, nhận định đúng vẫn và sẽ luôn tồn tại với thời gian.)
Quân đội VNCH chính thức buông súng và tan rã vào trưa ngày 30/4/75, sau nhật lệnh đầu hàng của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, một tên nằm vùng được Tổng thống 3 ngày Dương Văn Minh bổ nhiệm làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Đó là một ngày đen tối mà cho đến hôm nay, sau đúng 18 năm, hầu như vẫn còn in rõ trong tâm niệm của hàng triệu người lính cũ của quân đội miền Nam cùng với những cảm nghĩ cay đắng, đau xót. Những cảm nghĩ ấy có lẽ cũng được cả những người chết mang theo.
Mười tám năm sau khi tan hàng rã ngũ bằng một cuộc bức tử kinh tởm, chân dung thật của người lính VNCH vẫn còn bị che mờ sau những màn khói huyền thoại, phản bội và vô ơn. Có lẽ trong lịch sử thế giới, không có người lính nước nào phải chịu một số phận nghiệt ngã như người lính VNCH. Trong khi cầm súng chiến đấu và sau khi đã buông súng hằng chục năm, người lính ấy vẫn chưa thoát khỏi cái số phận nghiệt ngã bám theo mình.
Tuyên truyền CS vu cáo họ là "những tên lính đánh thuê", là bọn "ngụy quân" phản quốc, làm tay sai cho ngoại bang giết hại đồng bàọ. Báo chí phương Tây, kiêu ngạo và bất công - qua một số cấp chỉ huy thối nát, bất xứng - vẽ lên hình ảnh những người lính chỉ biết nhũng nhiễu dân, bỏ chạy trước địch quân, và "không chịu chiến đấu". Cuộc tan hàng thê thảm vào ngày 30/4/75 càng khiến người lính VNCH bị lăng nhục hơn nữạ. Kẻ thù, sau khi "lượm được chiến thắng", đã tận dụng mọi phương tiện để trả thù, đày ải, hạ nhục những người lính bại trận. "Bạn bè", khiếp sợ trước "chiến thắng thần thánh"của đối phương, cũng để tự bào chữa cho sự hèn nhát và phản bội của mình, tiếp tục trút mọi tội lỗi lên đầu những người lính đã bị bắt buộc phải buông súng.
Người lính VNCH: biểu tượng cho sự chịu đựng gan dạ và bền bỉ trong cuộc chiến chống cộng ròng rã suốt 3 thập niên.

Đau đớn hơn nữa là sự phản bội của một số những người chỉ huy cao cấp trong quân đội VNCH. Từ Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, cho đến gần đây nhất là Trần Văn Đôn. Chưa hết, còn sự vô ơn và phản bội của một số người Việt cầm bút, ở trong và ngoài nước, những người đã nhờ máu của người lính VNCH mà dược hưởng tự do trong hơn 20 năm để viết ra những gì họ nghĩ, cái tự do trong cái giới hạn trong một xã hội chiến tranh nhưng ít nhất họ cũng không bị trở thành những con ngựa trong chuồng như ở miền Bắc. Những nhà văn nầy đã và đang trả cái ơn ấy bằng cách khai thác và phóng đại những khuyết điểm của người lính VNCH, hay vô liêm sĩ hơn nữa, vu cáo những người chiến sĩ chính danh là những tên lính đánh thuê khát máu, không nhân tính, không lý tưởng. Đâu là chân dung thực của người lính VNCH?
Năm 1984, trước bộ phim được gọi là "tài liệu lịch sử" dài 13 giờ chiếu mang tên Vietnam: A Television History (Việt Nam: Một Bộ sử Truyền Hình) nhưng là một sự lăng mạ lịch sử, ông James Banerian đã viết một cuốn sách vạch trần những sai lầm ác ý của những người làm phim. Cuốn sách của ông nhan đề là Losers Are Pirates (Thua là giặc), rút từ câu tục ngữ Việt Nam"được làm vua, thua làm giặc"
. Cái tựa đề ấy đã xác nhận thêm số phận bạc bẽo cay nghiệt của người lính thua trận, và là một trong số hiếm hoi những tiếng nói lương thiện và trung thực trong "thế giới tự do" đã đóng góp vào việc tái tạo lại chân dung thực của người lính VNCH.
Cũng trong năm 1984, học giả Phạm Kim Vinh viết cuốn "Thiên Anh Hùng Ca Viết Cho Quân Lực VNCH, dùng những chất liệu lịch sử và những bài viết của các tác giả Tây phương lương thiện để bẻ gãy những sự vu cáo, bác bỏ những lời buộc tội bất công, xoá tan những huyền thoại, và phục hồi danh dự cho những người lính đã chiến đấu trong những điều kiện khắc nghiệt suốt hơn 20 năm, đi qua một con đường dài lịch sử mà ông cho là "kể về sự khắc khổ và chịu đựng còn vượt xa con đường Vạn Lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông, và về tính cách thiêng liêng, vị tha và cao quý còn vượt xa các cuộc Thánh Chiến Thời Trung Cổ.
Chân dung người lính VNCH được phác họa sống thực ngay ở bìa cuốn sách, với hình ảnh một người chiến binh gầy ốm, gương mặt chĩu nặng ưu tư mệt mỏi, nhưng chân vẫn bước đi với hai ống quần xắn lên tới đầu gối và cây súng thô sơ trên vai. Qua gần 300 trang sách với thật nhiều dẫn chứng cụ thể và những biện luận vững chắc, tác giả Phạm Kim Vinh đã đưa người đọc đi lại con đường dài mà người lính VNCH đã đi, từ những ngày đầu được khai sinh với nhiều bất hạnh, trưởng thành dần trong khói lửa với cuộc chiến đấu dũng cảm trong sự thiệt thòi bất công vô lường, cho đến cái chết tức tửi oan nghiệt vào ngày 30/4/75.
Những chiến xa T-54 của Cộng Sản bị bắn cháy gần phi trường Tân Sơn Nhất trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975.

Ngay sau khi người lính VNCH buông súng, trong đống sách báo phim ảnh trên thế giới nói về cuộc chiến VN cũng đã có rải rác những cái nhìn công bằng hơn về những người lính thua trận, qua những cuộc chiến đấu cuối cùng dũng cảm tuyệt vọng của họ
Hai ngày sau khi Saigon sụp đổ, Peter Kanh, nhà báo Mỹ đoạt giải Pulitzer, đã viết một bài bình luận dài trên tờ Wall Street Journal (2/5/75) tựa đề "Truy điệu Nam Việt Nam", trong đó có đoạn viết về Quân Lực VNCH như sau:
"...Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đã không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậỵ..Quân lực VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta còn nhớ, thí dụ như trận An Lộc Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ...
Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đã tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đã bị thương...Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đã thua rồi thì vẫn còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người tạ Phía mạnh hơn chưa chắc đã là phía tốt hơn".
Không phải đợi tới ngày nay, 18 năm sau, người ta mới khẳng định được rằng, "phía mạnh hơn không phải là phía tốt". Phía tốt hơn đã trở thành phía yếu hơn và đã bị đánh bại trên chiến trường chỉ vì đã trở thành nạn nhân của sự hèn nhát và phản bộị Người lính VN đã chiến đấu cho tự do đã bị trói tay buộc chân, cắt giảm viện trợ vào lúc hiểm nghèo nhất.
Trong cuốn "Not with guns alone", nhà báo lão thành người Úc Denis Warner đã lên án Quốc Hội Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự cho VNCH vào lúc cần phải gia tăng. Ông cho biết cả một tiểu đoàn QLVNCH bị tiêu diệt trong một trận đánh ở miền Tây sau khi bắn hết viên đạn cuối cùng.
Ở miền Trung, mỗi khẩu đại bác chỉ còn được cấp 4 viên đạn mỗi ngày, trong khi Cộng quân có khả năng nã vào các căn cứ quân sự miền Nam hàng ngàn quả đại pháo mỗi đêm.

Tác giả Mỹ Louis Ạ Fanning cũng viết như sau trong cuốn "Sự phản bội tại VN" (Betrayal in Vietnam):
"Trong khi quân lính Bắc Việt được tăng cường chiến cụ thì quân đội Nam Việt Nam lại bị cắt giảm thật nhiềụ Trước kia, mỗi khinh binh đi hành quân tuần tiễu được phát mười trái lựu đạn, nay chỉ còn được phát có một trái".
Những kẻ trói tay buộc chân người lính VNCH cũng chính là những kẻ đã kết tội người lính ấy "không chịu chiến đấu" trong khi cả "thế giới tự do" không hề có một lời lên án việc CSBV xé bỏ Hiệp Định Paris 1973, chiếm đoạt miền Nam bằng võ lực. Sự hèn nhát nầy đã bị nhà văn Nga lưu vong Solzhenitsyn coi là một sự vô đạo, vì ý chí tự vệ của phân nửa Âu Châu và ở 3/4 thế giới còn thua xa ý chí chiến đấu tự vệ của Nam Việt Nam, phần đất đã bị bỏ rơi với lời biện hộ "không thể bảo vệ những người không có ý chí để tự bảo vệ!"
Sự hèn nhát và vô đạo ấy đã làm thức tỉnh lương tâm một số người từng góp phần cổ võ cho CSBV xâm chiếm miền Nam, khi họ chứng kiến những trận đánh cuối cùng của một số đơn vị QLVNCH. Trong số nầy có 3 nhà báo Pháp Jean Larteguy, Jean Lacouture và Pierre Darcourt. Ba nhà báo nầy đã có mặt tại miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối của Saigon, có lẽ chờ đợi đón mừng "bộ đội giải phóng" để chứng kiến cái chết ô nhục của quân đội miền Nam mà họ đã phỉ báng trong suốt bao nhiêu năm. Nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, họ trở về Pháp, và đã làm cho cả thế giới ngạc nhiên với những gì họ viết ra
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa

Jean Larteguy ghi lại như sau khi tới thăm một đơn vị Dù cố thủ tại Saigon:
"Thứ Hai 28/4/75.
Saigon sáng nay yên tĩnh.
Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong các khu vườn. Họ không buồn rầu, và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một cuộc thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau, và liệng cho nhau những chai Coca-Colạ Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu nầỵ Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon.
Và những binh sĩ tuyệt vơì nầy vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra saọ
Ông trả lời:
- Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người chót chiến đấụ Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.
Sau khi Dương văn Minh đã tuyên bố đã đầu hàng. Lartéguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị QDVNCH tại Saigon, và ghi lại như sau:
"Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ Dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan nầy khuyên họ nên ngưng chiến đấụ. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe
Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết"
Lartéguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên Trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địạ
"Và trong những bộ đồng phục mới, giày chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Chỉ còn thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng".
Một đồng nghiệp của Lartéguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan:
- Các anh có biết là sắp bị giết chết không?
Một thiếu úy trả lời:
- Chúng tôi biết chứ.
- Vì sao?
- Tại vì chúng tôi không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản.
"...Các xe tăng đầu tiên của cộng sản vào Saigon từ phía Đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Hòạ.. Bộ binh thì tiến từ phía Bến cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn nầy chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiềụ.Từ ngày hôm trước, các đơn vị cộng quân nầy dã bị chặn tại gần Hốc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của sư đoàn Dù trấn giữ, dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị cộng quân bị thiệt hại nhiềụ. Sau đó, chúng còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon: một lần trước trụ sở Cảnh Sát Công Lộ; nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng cộng sản đè bẹp; lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê van Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính dù võ trang đại liên và bazooka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát.
Đến chiều tốị 400 chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Dến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đêm để rút về đồng bằng."
Darcourt cho biết đại tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.
Hai cái chết hào hùng khí phách của 2 vị tướng ưu tú của QLVNCH cũng được các nhà báo quốc tế chân chính thuật lạị
Nhà báo lão thành người Úc Denis Warner viết về cái chết của tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lịnh sư đoàn 5, như sau:
"...Trong buổi sáng ngày 30/4/75, sư đoàn 5 mất liê lạc với quân khu III tại Long Bình. Tư lệnh sư đoàn 5 là tướng Lê Nguyên Vỹ quyết định dùng mọi thứ xe cơ giới để tiến về Saigon. Toàn thể quân đoàn I của CS chận đánh đoàn xe của tướng Vỹ. Bị yếu thế về mọi mặt, đoàn xe ấy bị tiêu diệt. Tướng Vỹ hiên ngang tự sát".
Về cái chết của tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4, ký giả Mỳ Alan Daeson thuật lại:
"...Tại Cần Thơ, tướng 3 sao Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh vùng 4 và đồng bằng Cửu Long, rốt cuộc đành chịu nhận là cuộc chiến đã hết, khi ông ta nghe thấy tướng Minh nói trên đài phát thanh. Là một trong các tướng lãnh cương quyết ở lại, tướng Nam đã chiến đấu cho đến phút chót...Ông ra lệnh cho các sĩ quan tham mưu của ông không được rời bản doanh.
Ông ta còn đích thân đi quan sát tiền tuyến nữạ. Ông ta đã bắn viên tỉnh trưởng Sa đéc ở ngay phía đông Cần Thơ, vì kẻ ấy nhất định đòi đi theo người Mỹ chạy trốn. Khi viên tỉnh trưởng Kiên Giang trái lệnh của tướng nam, và dùng tàu rời khỏi Rạch Giá để đi về phía Nam thì tướng Nam cho 3 chiếc trực thăng võ trang đuổi theo, rồi bắn chìm chiếc tàu ấy bằng đại liên và hỏa tiễn.
Tướng Nam chẳng có gì để phải hổ thẹn khi chiến đấu những ngày chót của một chiến binh. Ông đã thật sự dâng cuộc đời mình cho cuộc chiến đấu ấỵ Trong vòng 30 phút, sau khi tướng Minh ra lệnh đầu hàng trên đài phát thanh, tướng Nam kề khẩu súng lục cỡ 45 vào mồm rồi bóp cò. Ông ta chết ngay tại chỗ."
Những trận đánh dũng cảm và những cái chết anh hùng trên đây là đoạn kết của một cuộc chiến bi tráng kéo dài trên 20 năm, trong dó theo viên tướng Pháp Vanuxem thì cứ mỗi 8 phút lại có một người lính VNCH hy sinh. Nhờ sự hy sinh ấy mà hơn 20 triệu người dân miền Nam được sống tự do trong 1/4 thế kỷ. Bao nhiêu cuộc đời êm ấm đã trôi qua trong thời gian ấy, bao nhiêu công danh sự nghiệp đã được "những con người may mắn" thủ đắc.
Và đây là cái "phần thưởng" mà xã hội miền Nam ngày trước đã đền đáp cho sự hy sinh của người lính sau mỗi cuộc hành quân, qua ngòi bút của Phan Nhật Nam:
"Người chồng không chết, và sẽ trở về. Người lính bơ phờ, gầy guộc, ngồi đếm đi đếm lại những tờ giấy bạc bằng những ngón tay cáu ghét, mơ ước bỗng nhiên xấp bạc trở thành nhiều hơn, một giấc mơ nhẹ nhàng, quên được cảnh đời với đôi chân lội ngập trong bùn, những tờ bạc có được sau 30 ngày đo chân bờ ruộng, trong rừng sâu, trên những cồn cát, 30 đêm ngủ võng, nằm hầm, mắt mở lớn sau một lớp cỏ ướt sương, và toàn thân ngâm chặt dưới nước bùn lạnh giá. Những tờ bạc chỉ đủ mua một phần gạo cho một người đàn bà và 4 đứa con trong tháng".
Đó là người lính không chết. Nếu người lính chết, thì đây là thân phận vợ con người lính:
"Người lính chết, chết là hết, nhưng không bao giờ hết cho người vợ lính. Không hết cho một chuỗi ngày tháng dài đăng đẵng sau lưng, cùng với một lũ con nheo nhóc; những đứa bé sẽ lang thang trên các đống rác chất ngất được đổ từ những chiếc xe nhà binh Mỹ; thằng bé sẽ mặt cái áo dài của bố nó, dài đến tận đầu gối, tóc rối, mắt khô, chân tay là những rễ cây khẳng khiụ.. Những người vợ lính, và đứa con lính sẽ dự phần vào cuộc đua khốn nạn, dấu chân trần sẽ vượt thật nhanh trên những chiếc hộp sắt bóng loáng, hay sét rỉ..."
Cuộc chơi rõ rệt không công bằng, nhưng nguời lính VNCH vẫn miệt mài chiến đấu và hy sinh. Cho đến khi hoàn toàn bị trói taỵ Cuộc chơi tàn. Nhưng người lành lặn bị lùa vào các trại cải tạọ. Đui, què, mẻ sứt...không còn được ai nhắc tới, biết tớị những người chết không yên, mồ mả bị đào xới lăng nhục.
Mười chín cái 30/4 đã trôi qua, hào quang của những kẻ đã chiến thắng nhờ sức mạnh súng đạn ngoại bang đã tắt lịm trong cái xã hội cực kỳ thối nát. Bao giờ lương tâm mới thức tỉnh trong những con người vẫn còn muốn ném bùn vào nét chân dung của người lính VNCH?
Sơn Tùng




Các Số Báo Trước:


12 ngày đêm trận chiến Xuân LộcMặc Lâm
Chuẩn Tướng Quân Lực VNCH Lê Nguyên Vỹ, Vị Anh Hùng Tuẫn Tiết Ngày Quốc Hận 30-4-1975 x...
Đại Tá Hồ Ngọc CẩnNguyễn Văn Khậy
Nguyễn Ngọc Hạnh - Triển lãm lần cuối cùngGiao Chỉ SJ
Khi con người muốn làm con bòHoàng Lân
Anh hùng Hồ Ngọc CẩnViệt Thái
Trận đánh cuối cùng của một Đại úy Bộ binh VNCHHòa Ái
Những ngày cuối cùng của Huế và Đà NẵngLê Hùng
Từ chiến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu ThânPhan Đức Minh
Tấm Thẻ Bàix…
Tâm bút: Cố Hải-Quân Trung Tá Hồ Quang Minh, một sĩ quan can trường, đảm lược của các đơn vị tác chiến H.Q./ V.N.C.H.Điệp Mỹ Linh
Hành trình HOMặc Lâm
Câu chuyện cảm động của một Đại Tá phi công Hoa Kỳ từng bị tù VCWilliam S. Reeder
Cho bác ăn thịt trâuBồ Tùng Ma
Mùa Xuân ở Suối MáuNguyễn Thiếu Nhẫn
Valentine trong di sản chiến tranhGiao chỉ San Jose
Tạp ghi văn nghệ: Thơ cảm khái cuối nămNguyễn Mạnh Trinh
Hành trình làm xin hưởng quyền lợi theo qui chế Quân Đội Đồng Minh của Hội Cựu Chiến Binh ÚcLương An Cảnh
Viết những dòng này…Trần Trung Tá
Một ngày Thủ Đức-Một đời Thủ ĐứcTrúc Giang MN
40 năm cuộc sống người thương phế binh VNCHGia Minh
Xuân về trên đầu súng! Lê Tường
19/1 ngày tưởng niệm Hoàng Sa nhuộm máuLê Thương
Bút ký chiến trường: Người lính dần đi xa... Phan Nhật Nam
19/1 ngày tưởng niệm Hoàng Sa nhuộm máuLê Thương
Bút ký chiến trường: Người lính dần đi xa... Phan Nhật Nam
Hải chiến Hoàng Sa dưới ký ức của một người tham chiếnMặc Lâm
Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại kể về hải chiến Hoàng Sa 1974 x…
Sau 39 năm, nhìn lạiNgô Đình Châu
Thằng nhỏ cầm cái lon…Minh Tạo
Phong Lôi HổĐiệp Mỹ Linh
Trần Công Minh, xạ thủ trực thăng chết trẻ Huy Phương
Giọt máu rơi của người lính chết trẻPhùng Annie Kim
Vĩnh Biệt Nguyễn SơnMũ Đỏ Út Bạch Lan
Biên trấnKiều Mỹ Duyên
Những ngày gãy vụn
Thanksgiving: Tạ ơn Chiến Sĩ Cộng HoàChu Tất Tiến
"Giã từ Sàigòn" Cao-Đắc Tuấn
Chiều dừng quân bên biên giớiKiều Mỹ Duyên
Chiều mưa trên đồi simKiều Mỹ Duyên
Người tù, chiếc lon gô và nhà kỷ luậtĐỗ Văn Phúc
Chuyện tình thời mất nướcLê Dủ Chân
Vui lây với ngày Hội Ngộ Quân Y Hải Quân toàn thế giới năm 2014Trúc Giang, MN
Người lính bảo vệ tự do - Trung tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?Đổng Duy Hùng
Khóa 10, CSQG những ngày cuối cùngNguyễn Minh Hùng (K10)
Hồi ký: Kỷ niệm hội ngộ Khóa 6/68 SV/TB Thủ Đức, 2014 và những hoài niệm riêngĐiệp-Mỹ-Linh
Vài kỷ niệm với Công Ty Đại DươngChu Tất Tiến
Gương bất khuất trong tù Đỗ Văn Phúc
Đằng sau cuộc chiếnPhạm Tín An Ninh
Ngu như lợnCao Xuân Huy
Vợ LínhNguyễn thị Thêm
Trả lại sự thật cho chiến sử VNCH một chiến công bị quên lãngĐỗ Văn Phúc
Như Hoa Cỏ RụngAn Phu Vang
Tại sao không giữ lời hứa với Mẹ tôiNguyen Bao Tuan
Lịch sử bức tượng “Thương Tiếc” Nguyễn Ngọc Chính
Người lính tiên phongGiang Văn Nhân
Người lính làm thơ mang bút hiệu Trạch GầmĐinh Lâm Thanh
Xin Tri ÂnHùng Biên
Người lính già không bao giờ chếtLê Nguyên Hằng & Nguyễn Thạch-Hãn
Tùy bút: Hai người em Sĩ Quan Thủ ĐứcĐiệp Mỹ Linh
Đồn Dak SeangTrường Sơn Lê-Xuân-Nhị
Ông giáo sư dạy SửVương Mộng Long
Đọc "Sau cơn binh lửa" của Song Vũ Nguyễn Kỳ Phong
Song Vũ, người vẫn chưa thể bước ra khỏi cuộc chiếnĐỗ Trường
Chuyện người lính trinh sátPhạm Tín An Ninh
Một kỷ niệm khó quên đêm 30/4/1975Tiêu Nhơn Lạc (MĐC67)
Phi vụ rọi ếchHồng Điểu Jo. Vĩnh SA
Thượng sĩ Nguyễn Ngọc Ánh: Người chết ở giờ thứ 25Đông Phương
Tạp ghi văn nghệ: Nói chuyện với nhà văn Song VũNguyễn Mạnh Trinh
Song Vũ và bút ký “Sau Cơn Binh Lửa”theo VienDongDaily
Ghi tạc Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng HòaNguyễn Lộc Yên
Hào hoa là lính không quânHoàng Khởi Phong
Tôi không chết đâu (1975) Cao-Đắc Tuấn
Thắp nén hương lòngMi Sa
Tháng Tư Đen, đọc lại “Thép Đen” của Đặng Chí BìnhNhư Hoa
Hương Bồ KếtHạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Mật khu và Chiến Khux…
Vài mẩu chuyện về Tướng Cao Văn Viên Người Lính Kèn (SA)
Hành trình HOMặc Lâm
30 tháng 04 - Đập cổ kính ra tìm lấy bóng... Nguoiduatin
Trận Chiến Đấu Bi Hùng của Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu Tháng 4, 1975CTSQ Nguyễn Anh Dũng và CTSQ Lâm A Sáng
15 ngày tử thủ Phan RangPhạm-Ngọc-Sang
Đem quá khứ, gửi tương laiGiao Chỉ San Jose
Bia đá đợi chờ - 39 năm sauGiao Chỉ SJ
30-4: Ngày tháng sau cùng, anh ở đâu?Captovan
Tấm Thẻ Bài Trần Thiện Phi Hùng
Lữ Đoàn 147: Từ một cuộc di tản chiến thuật 1975Mũ Xanh Phạm Văn Tiền
Tưởng niệm vị tướng của mùa hè đỏ lửa: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (1929-2007) Nguyễn Kỳ Phong
Thương tiếc Tinh Long 7 PĐ 821 bị bắn rớt trên không phận TSN sáng sớm ngày 29/4/1975!Thái Ngùng
Buổi dạy Việt Văn cuối cùngVương mộng Long
Tìm thấy 21 hài cốt quân nhân VNCH tại Thuận An, HuếHuy Phương
Trận chiến sau cùng của Tiểu Đoàn 9 Thuỷ Quân Lục ChiếnTân An Đoàn Văn Tịnh
Nợ Đời một nửa, còn một nửa nợ ơn emPhạm Tín An Ninh
Nợ Đời một nửa, còn một nửa nợ ơn emPhạm Tín An Ninh
Tạp ghi văn nghệ: Nhân ngày giỗ đầu của nhà truyền thông Vũ Quang NinhNguyễn Mạnh Trinh
Không một lời than thởGiao Chỉ, San Jose.
Tháng Ba không đềN.C.M
Tết lính nhìn lạiPhương Toàn
Con gái của người ta Trần Thiện Phi Hùng
Ba của người TaCon Gái của Trần Thiện Phi Hùng
Một chuyện tình không tên, có thật của một cựu phi công thuộc KQ/QL/VNCHPhạm Tín An Ninh
Thời thế, thiện, ác, và... con người Vương Mộng Long- K20
Phóng viên chiến trường Nguyễn CầuGiao Chỉ, San Jose
Nhớ nhàBác sĩ Nguyễn Sơ Đông
Đón xuân nầy nhớ xuân xưaHHS.Delta81BCND
Lễ hạ kỳ ngoài khơi Subic Bay 12 giờ trưa 7 tháng 5-1975Giao Chỉ, San Jose
Chuyện kể trong tù nhân một dịp Tết: Kho vàng của thượng tướng CSVN Chu Văn TấnVõ Đại Tôn
Tưởng nhớ Tướng Bùi Thế LânVăn Quang, Sàigòn
Tâm sự 40 năm với 4 Chiến hữu Người nhái đã hy sinh vì Hoàng Sa Đặng Đình Hiền
Nỗi uất hận của vị tướng thất trậnTopa
Một câu chuyện buồn 74 Nhóm Hành Khất
Kẻ sống sót trong trận Hải chiến Hoàng Sa Nhóm Hành Khất
Bút ký: Một cái Tết khó quênPhan Đức Minh
Lá thư Giáng Sinh không gởiĐinh văn Tiến Hùng
A Special Christmas Memory Phan Đức Minh
Tạp ghi văn nghệ: Đọc Saint Ex, nhớ một thời tuổi trẻNguyễn Mạnh Trinh
Nghệ thuật bỏ đói Huy Phương
Tấm thẻ bàiThanh Vân
Anh Linh Tử Sĩ VNCH còn mãi mãiNguyễn Thị Trúc Mây
Nhớ về người Tư Lệnh cũ Đỗ Văn Phúc
Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù trong những ngày cuối cùng tại miền Nam VNMũ Đỏ Nguyễn Văn Đỉnh
Phi vụ tử thầnLý Tống
Ngọn lửa hình như chưa nguội trong trái tim của người lính năm xưa Huy Phương
Trò chuyện với “một người lính viết văn”: Phan Nhật NamHoàng Lan Chi
Tiểu sử ngành Quân Nhạc QLVNCHx…
Người vợ lính ở Thủ ĐứcGiao Chỉ
Một chuyến điĐỗ Phương Khanh
Những con cào cào xanhDương Thịnh
Vượt tuyến Mỹ Chánh Song Chùy 11

No comments:

Post a Comment