Thursday, August 24, 2017

CHUYỆN 30 NĂM

http://hoiquanphidung.com/CBNS/thumbnail.php?file=VBDL_685026640.jpg&size=article_medium

Có lẽ các bác thì thầm cái chuyện Tân Khoá Sinh nó xưa lắm, xưa đến cả 30 năm, thì hẳn là thế, nhưng phải để tôi kể ra, là vì tôi lục nó ra từ cái ba lô của cái anh chàng nào đó trong truyền thuyết bao nhiêu năm. Các bác biết không nhỉ?

Truyền thuyết kể lại rằng, khi rời khỏi trường Võ Bị, có người còn đang bị đứng nghiêm gặp cằm ở cột cờ Trung đoàn Sinh Viên. Đến lúc phải di tản, những người khoá đàn anh đã đi mất hút nên không có ai ra lịnh cho anh ta thao diễn nghỉ hay tan hàng. Đến bây giờ bóng của anh ta, giờ này vẫn còn đứng với cổ ba ngấn và ba lô tác chiến số 6 ở nơi sân cỏ Trung đoàn năm xưa. Các bác cùng tới đây để tôi dở ba lô cuả anh chàng này ra đọc, rồi mình xem những người ngày xưa nay đã trôi dạt ra sao.

Photo Trần Hoài Việt …một thời trai trẻ

Những ngày cuối năm, khi mùa đông giá lạnh của Đà lạt bắt đầu thì trường Võ Bị lại có thêm chừng 250 người trai tráng ưu tú, của cả miền Nam được tuyển chọn vào để được huấn luyện thành Sinh Viên Đà Lạt.

Họ có đến 2 tháng trui luyện trong sự nhọc nhằn để làm hành trang cho suốt 4 năm đại học quân sự. Ngày thứ nhất các anh lớn làm quen với họ, bằng cách cho họ chạy nhảy, bò trong những giao thông hào, sình bùn ướt lạnh và kèm theo những tiếng la hét đến bàng hoàng. Đêm đầu tiên đó, đi ngủ lúc nào, đố mấy ai còn nhớ. Có nhớ chăng là nhớ tiếng kèn dậy sáng. Tiếng kèn mở đầu một ngày kinh khủng khác.

Năm 1966, một toán Thiếu sinh quân Vũng Tàu ghé thăm trường Đà Lạt, tôi được tháp tùng theo mấy anh lớn lớp 11, 12. Năm ấy tôi vừa mới học đệ ngũ, tuổi chừng 13, 14 thế mà đã quyết định vào Võ Bị từ đó. Nếu giả thử không vào thì có lẽ cả đời ấm ức, không biết Dalat Tân khoá sinh như thế nào. Như thế tôi đã là người độc nhất vào Võ Bị Đà Lạt từ trường Thiếu Sinh Quân năm 1971.

Điều lạ lùng hi hữu là năm 1971, tôi ở ngay cái phòng mà tôi đã ở vào năm 1966 và nằm ở cùng cái giường . Cái hi hữu rợn người, rợn người như tiếng nói của Trung đội Trưởng 13 Huỳnh Thương. Âm thanh gì, mà cứ như là tiếng của hai thanh nứa cứa kèn kẹt vào nhau. Nghe da gà nổi lên chạy trong người. Trần Tường E28, vừa chạy vừa thì thầm với tôi:

– Chắc chỉ 1, 2 tuần thôi chứ kéo dài, làm sao mình chịu nổi

Có Tân khoá sinh nào ngờ đâu, lột xác gì kéo dài cả hai tháng.

Sau hai tháng huấn nhục, khoá 28 mất một số người. Người vì sức khoẻ, người vì học vấn. Một người bị phạt cho đến chết, riêng Đại đội E mất thêm một người: Trương Văn Minh, vừa hết tuần lễ huấn nhục, anh ta tự tử bằng súng. Đại đội E, khóa 28 phải thức đêm, thức ngày đứng nghiêm gác đúng một tuần. Hai người gác, hai bên quan tài cho đến khi người nhà của Minh từ miền trung tới nhận xác.

Cách luyện kim và kiếm quý của Nhật bản thì sắt phải trui từ nhiệt độ thấp đến nhiệt độ thật cao, phần sắt phần kẽm phải tách ra hoàn toàn, cho đến khi thép tinh tuyền rồi mới trui trong nước. Người Nhật bản sau này đã dùng thêm hoá chất để nhúng lưỡi kiếm vào. Làm sao, khi nhúng vào nước hoá chất xong, lưỡi gươm sẽ cực kỳ bén mà thanh gươm vẫn còn độ đàn hồi. Phải bén đến nỗi để sợi tóc vào mà thổi thì sợi tóc bị đứt đôi. Nhưng vẫn còn sức đàn hồi đến nỗi khi búng vào thanh, mũi kiếm vẫn rung lên bần bật. Mục đích rèn và trui là để bén để chặt các loại thép tạp khác được mà vẫn không bị thô cứng để khỏi bị gãy.

Từ ngày đầu đến ngày cuối của 2 tháng huấn nhục chúng tôi đã được nung rèn và có những người đàn anh khác thì trui để hoàn tất. Những người trui tính tình hiền hoà, điềm đạm và hiền hoà, có thể kể điển hình như là thủ khoa khoá 25, NT Lê Xuân Thảo và NT Trần Hữu Hạnh F25.

Ngày xuống tóc 1 phân, nhìn thấy hỡi ôi. Cái đầu tươm tất trở thành trọc lóc, nhếch nhác, và khiếp đảm. Liên đội EF ở ngay bìa của Trung đoàn sinh viên sĩ quan, gần Quân Sự Vụ. Làm cái gì cũng thua thiệt cả, từ chạy nhảy đến ngay cả hớt tóc cũng phải đợi ban đêm đổ xuống mới được vào hớt tóc. Trời thì lạnh đến cái gì cũng phải teo, chỉ có cây súng Garant M1 lạnh lẽo, nặng chình chịch là không teo thôi.

https://c2.staticflickr.com/8/7266/7540642738_47d251532c_b.jpg

Phạm Công Thành, người bạn cùng phòng sau khi hớt xong thì tự mình xoa đầu cười bẽn lẽn để bạn bè cùng nín cười theo. Chắc chắn là ngày xưa còn bé, chàng bị đậu mùa nên đầu bị thẹo như B52 cày đều đặn từng hố. Thoạt nhìn Thành ai cũng thấy ngầu lắm, nên bạn bè đặt chàng cái tên là Thành B52. Ngày học gỡ và ráp súng Garant, Thành đánh đâu mất cái chốt giữ súng, không biết đến giờ có tìm ra chưa! Lúc tìm không ra, Thành thở dài nói lưng lửng ‘Bỏ mẹ rồi, chắc là Nghiêm Như Cẩu làm thịt tao quá, có cúng kiếng, giỗ chải, thì từ nay nhớ đến ngày’.

Thành B52 đã qua Mỹ, dẫu cày nát rừng nhưng nghe bạn bè mời gọi cũng đã đón xe bus vượt cả bao dặm đường tới chơi. Cái tình bằng hữu nghĩ đâm thương.

Cũng đêm đầu tiên đó, ở khu hớt tóc Đinh Hoàng Tiến E28, chàng dám xưng danh rồi nói hung thần Huỳnh Thương:

– Tui không muốn làm sinh viên Võ Bị nữa. Xin thưa trả lại súng !

Thế là trời sầu đất thảm.

– Chỗ này đâu phải là cái thùng rác, cái khu chợ gia binh ai muốn ra, muốn vô ra là được đâu. Muốn ra là phải thân tàn phế, mới ra được.

Gặp Huỳnh Thương, người hung thần số 1, thì còn gì nữa mà khóc với cười, thế cứ như là xử tử Đinh Hoàng Tiến làm gương, ai nấy từ đó vào lề, vào phép. Cái dốc nhựa lên khu hớt tóc, khu trạm xá sao mà kinh hoàng thế không biết. Kể từ đêm đó, ai cũng hiểu ra là một người làm có thể gây ra vô số những hiệu quả cho cả tập thể, tuỳ theo tốt hay xấu.

Năm thứ 4, khi làm Đại đội trưởng huấn luyện tôi có hỏi chuyện với em trai Niên trưởng Huỳnh Thương. Tên thằng nhỏ K31 này là Huỳnh Tường, nó có ngón đá Đảo Sơn Liên Hoàn Cước. Trong các tài tử đóng film bấy giờ từ Vương Vũ, Khương Đại Vệ, Lý Tiểu Long, Trần Tinh thì chỉ có Địch Long mới giỏi đá ngược, liên tục như cái quạt như thế.

Nếu ai mà hỏi nó là ‘Huỳnh Tường, kể cho tôi biết, gia đình anh có những ai là Sinh Viên Võ Bị Đà lạt? Chắc chắn là bạn sẽ té ngửa ra mà nghe:

‘Anh em nhà họ Huỳnh chúng tôi, quê ở Nha Trang. Trước tiên thì có Huỳnh Hương Khoá 23, tới Huỳnh Thương Khoá 25, Huỳnh Nhượng Khoá 28, còn tôi là Huỳnh Tường Khoá 31.’

Nếu bạn cắc cớ hỏi thằng nhỏ Huỳnh Tường là anh gọi mấy ổng là gì. Nó sẽ thừa sức khôn mà trả lời ‘Thưa Đại đội trưởng tôi gọi họ là Niên Trưởng’ Kinh nghiệm đến 4 đời rồi mà.’ Thế là hết cớ để phạt vả lại Huỳnh Tường K31, khí phách đã đủ để thành cấp chỉ huy giỏi sau này, cho nên không có cần phải huấn luyện riêng hay trấn nước.

Sau tôi có gặp NT Huỳnh Thương tại Nha Trang. Tôi thấy ngoài khả năng gầm thét từ khi kèn đồng thổi lên dậy chạy sáng đến trời tối, ổng còn biết …khè khè, hì hì và biết kể chuyện nữa!

Thực ra, liên đội EF, khoá 28 còn thấy ông cười trước đó một lần. Cái lần mà Tân Khoá Sinh Nguyễn Thế Lương đang chạy trong hàng, xưng danh to sang sảng và xin được đi cầu.

– Giờ này mà đi cầu gì anh. Tự thắng nghe không!
– Xin nói tự thắng.

Một vài phút sau, về đến doanh trại. Huỳnh Thương gọi Nguyễn Thế Lương ra khỏi hàng và cho phép lên lầu làm vệ sinh thì Nguyễn Thế Lương cũng vẫn thái độ hùng dũng, ưỡn ngực, xưng danh như thường lệ và nói:

– Thưa khỏi cần !

Huỳnh Thương ghé sát mặt vào, gần như nhảy xổ luôn vào người Nguyễn Thế Lương mà quát:

– Khỏi cần cái gì anh? anh nói khỏi cần cái gì ?
– Xin nói khỏi cần, vì nó ra rồi.

Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời chúng tôi thấy Huỳnh Thương nhảy dạt ra, tít cả hai mắt quay sang chỗ khác mím chi cười. Một kỷ niệm tuyệt vời mà cả liên đội EF không bao giờ quên. Nguyễn Thế Lương còn thường hát bài ‘Như cánh vạc bay’ của Trịnh Công Sơn. Lời hát sao mà dễ thương lạ lùng, nếu sau này gặp nhau, chuyện trò thì thế nào các bác cũng nên hỏi Nguyễn Thế Lương hát lại cho nghe.

Làm một bãi trong quần thì ít, chứ đái trong hàng thì đếm làm sao mà hết. Cứ hễ đứng nghiêm một hồi lâu, để nghe dạy cơ bản thao diễn 1, 2 một hai, 1, 2, một hai ba bốn. Trời lạnh như cắt không quen thì đâm ra buồn tiểu. Khi hàng quân bắt đầu di chuyển thì lại có những bãi nước lêng láng để lại đằng sau. Cái này thì phải hỏi Nguyễn Minh Thu E28. Thu xoay sở chỗ nào cũng được. Trốn tù đến cả 2 lần. Từ Sàigòn đến Nam Vang đi đường sông, xông đường bộ, leo đường núi, qua Thái Lan. Nếu qua Mỹ phải bằng thứ gì đó, chứ không phải bằng máy bay, thì chắc Thu cũng qua được. Ở Nam Vang mài kiếng đeo mắt, kiêm nghề chữa trĩ nội ngoại. Qua Mỹ học xong Nhãn khoa, mở nơi rửa xe, mở nhà hàng bán rượu. Đố ai nằm ngủ không mơ !

https://c1.staticflickr.com/9/8283/7579384828_8b5c2d63a8_c.jpg

Trong số bạn bè cùng đại đội, tôi còn nhớ hai người mỗi lần xưng danh lên là ai cũng phải tủm tỉm cười trong bụng là:

Tân Khoá Sinh Huỳnh Toàng có G Trí, Tân Khoá Sinh Lê Khán thiếu G Chiến.

Lê Khán Chiến sau đi sư đoàn 25 và bị chết cũng trong giờ thứ 25. Khi dẫn quân ra lộ thì bị bắn tẻ ở Thủ Thừa Long An. Huỳnh Toàng Trí có cái miệng hay cười tới mang tai, người này đi buôn thì số dách. Bây giờ nghe nói chàng vẫn còn ở Việt Nam. Đổi đời, nhiều người mất mát, chàng cũng mất mát. Nghe nói tên tuổi chàng từ đó đã mất chữ G.

Đẹp như con gái nhất, có lẽ là Nguyễn Tấn Công. Tóc để như mấy tay chơi nhạc trong band Beatles. Nguyễn Tấn Công bị mấy con sư tử khoá 25 gầm thét, trêu chọc kinh hồn. Thậm chí Nguyễn Tấn Công phải mang tác chiến số 0 đầu tiên. Nhằm ngày ông Táo về trời, chàng Công là người đầu tiên bị đội mũ đi hia, chẳng mặc quần, đi từ hành lang này sang hành lang kia. Tôi nghe kể lại là một khoá K20s nào đó, ở đại đội F, khi huấn nhục, đã phải tuân lịnh để cuả quý cương cứng mang cái nón sắt đầy nước đi suốt hành lang dài ngoằng ngoặc ở lầu 3 liên đội EF, mà không được đổ ra một giọt nào. Chuyện có thật hay không thì tôi không biết, sẵn kể đây để biết đâu, có người kiểm chứng cho rõ.

Suốt thời kỳ Tân Khoá Sinh (TKS), Công ở trong phái đoàn thiện chí muôn năm, cho nên bị đổi danh lại là Nguyễn Tiến Lùi. Về sau vì văn hoá yếu, Nguyễn Tấn Công ra trường cuối năm thứ hai cùng với Đào Thanh Bình, Nguyễn Văn Sáng.

Yểu điệu nhất, hát hò nhiều nhất phải là Hoàng Như Cầu E28. Cầu cũng dính liền với bịnh xá và phái đoàn thiện chí với cái chân cà nhắc, bịnh tứ muà. Nay Hoàng Như Cầu đang ở Mỹ, có đến 5 đưá con. Cho đến bây giờ, suýt soát cả 30 năm, qua những lá thư từ Mỹ cuả Cầu gởi cho, tôi tin rằng nếu phải cho điểm trong hệ thống tự chỉ huy, chắc chắn Hoàng Như Cầu vẫn cho tôi điểm cao nhất.

Đẹp trai và duyên dáng, trong khoá chắc lọt vào tay Lưu Đức Sơn E28. Quê của Sơn ở Đơn Dương, lúc hết những tuần lễ TKS , leo núi Lâm Viên và lễ gắn Anpha. Trong đêm văn nghệ, Sơn đóng vai giả gái, mặc áo ba tằm. Đóng với Phạm Văn Hùng là ông Nảng Ông Nang:

Ông Nảng, ông Nang ông ra đầu đình, ông gặp cô Nỉnh cô Ninh. Cô Nỉnh cô Ninh, cô ra đầu đàng cô gặp ông Nảng ông Nang

Thế rồi:

Khớp con ngựa, ngựa ô ngựa ô ăn khớp, ăn khớp kiệu giang.. là đưa, ý a đưa nàng, đưa nàng, anh đưa nàng dìa dinh

Thuở đó, NT Lý Công Pẩu K26, xếp đặt huấn luyện và văn nghệ cho K28. Một người tài hoa nhưng vận số ngắn ngủi.

“Hồng hà, bao la sông nước, chưá muôn phù sa Hồng hà, bao la nước phù sa.”

“Đất cho ta sống, quê hương ta bồng. Đất cho ta chết, quê hương ta về. Rồi ngày mai nước ta vươn lên màu đất mới, rồi ngày mai nước ta tươm lên hồng môi cười, rồi ngày mai quê hương xanh lên màu sông núi, và ngày mai dân ta quyết sống vì đất này.”

Ba của Phạm Văn Hùng K28, thương tôi và Lưu Đức Sơn lắm. Ông đã thường xuyên thăm hỏi và viết thơ cho cả hai đứa chúng tôi. Sau này, vào năm 1976. Lưu Đức Sơn bị mất trong lúc trốn ra khỏi trại giam Đơn Dương. Phạm Văn Hùng, còn gọi là ông Cố Lội, vì tính Hùng ngang bướng và hay nói ‘nộn’ chữ L ra chữ N. Khi về Sàigòn, học nhảy dù, một vài chúng tôi đã ghé nhà Hùng. Trong hình ảnh tâm khảm của cả gia đình này, họ đã in hằn một cảm tình tốt đẹp về Võ Bị Đà Lạt. Về sau có đổi đời, cực kỳ hàn vi, miếng cơm chỗ ngủ không có, khi tôi cùng kiệt ghé thăm, họ vẫn đối với những người bạn của con trai mình như những chàng trai Sinh Viên má đỏ, môi cười ngày nào.

Huấn luyện TKS K28 đợt 1 ở đại đội E:

– Đỗ Viết Toán, Đại đôi Trưởng
– Huỳnh Thương, Trung đôi Trưởng trung đội 13
– Đào Công Một, Trung đội Trưởng trung đội 14
– Nghiêm như Cẩu, Trung đội Trưởng trung đội 15
– Ngô Đề Chiến, Đại đội phó

Không biết có phải là người ta nhìn sang bãi cỏ của nhà hàng xóm thường xanh tươi hơn bên nhà mình không chứ đại đội E rất thấy toàn là Hung thần còn đại đội F sao toàn là những hiền thần. Huấn luyện TKS K28 đợt 1 ở đại đội F:

– Đinh Văn Quế (SVSQ cán bộ DDT/TKS-DDF)
– Hà Quốc Hùng (SVSQ cán bộ DDP/TKS-DDF)
– Đỗ Văn Điền (SVSQ cán bộ TrDT/TKS-TrD16)
– Ngô Đức Khoa (SVSQ cán bộ TrDT/TKS-TrD17)
– Lương Vinh (SVSQ cán bộ TrDT/TrD18)

Còn Huấn luyện TKS K28 đợt 2 đại đội E, thì có:

– Trần Kiến Võ, Đại đội trưởng
– Lê Quang Bình, Đại đội phó,
– Trần Việt Doanh, Trung đội Trưởng trung đội 15
– Cao Văn Thi

Tay còn tay có, tay vó tay không, sông đời ngũ thập, ai còn ai mất, ai nhớ ai không?

Người huấn luyện mà chúng tôi, khoá 28 đại đội E, kính mến nhất là NT Trần Việt Doanh. Ông ta huấn luyện TKS với cả tấm lòng của người đàn anh.

Niccolo Machiavelli trong cuốn Quân Vương có nói: ‘Thưa đức ngài, một chính quyền lý tưởng là một chính quyền làm cho dân thương và sợ, nhưng nếu phải chọn lựa giữa thương và sợ thì nên chọn làm cho dân sợ , chính quyền đó cai trị lâu dài hơn… so benefits should be granted little by little, so that they may be better enjoyed.’

Có lẽ, với khoá 25, chúng tôi có kính và sợ thì đúng nhất, còn thương và kính thì chỉ có dành cho một số NT như Trần Việt Doanh. Vào những ngày cuối tuần, trong những tuần lễ cuối cùng của huấn luyện, chỉ còn Trần Việt Doanh vẫn còn gắn bó, chạy bộ với chúng tôi vòng này sang vòng khác, ngay cả những lúc thực tập tác chiến ban đêm hoặc những ngày cuối tuần. Khi chạy với nhau, đếm mãi thấm mệt, ông ta mới cho chúng tôi bài học rằng, TKS chính là bài học đầu đời về đời lính. Lính nhà nghề phải là những người lính biết tuân lịnh thi hành, còn bản thân những người huấn luyện cũng phải chạy bộ, thức đêm thức khuya để huấn luyện như thể trải qua thêm một mùa TKS thôi.
Khi đầu mùa hè đỏ lửa năm 1972. Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan đã nghe tin ông tử trận ở Chu Pao. Chúng tôi lặng người đứng mặc niệm. Khi có dịp đi ngang ở ranh giới KonTum và Pleiku, Tôi vừa chạy, vừa leo, băng vượt lên đồi cao, như thời kỳ huấn luyện mà nhớ đến ông. Tôi không phải là người mê tín dị đoan, nhưng sao tôi có cảm giác, như có bao nhiêu người quen bên cạnh, cái cảm giác cực kỳ mạnh và rùng rợn như lúc tôi lên Chuà Cọp, ở Khánh Dương. Nơi mà bộ chỉ huy lữ đoàn 6 nhảy dù làm cứ điểm, vì vừa gần đường lộ, vừa có khoảng trống để tiếp vận trực thăng, nhưng không ngờ là điểm tập trung tác xạ tiên liệu của Cộng Sản. Cả tiểu đoàn mất liên lạc từ đó. Tôi thầm hưá sẽ có ngày nào tôi mang rượu và bánh đến thăm thêm một lần nữa.

Có nhiều người rất hiền hoà, như NT Cao Văn Thi K25 có thế đời mới đỡ khốn khó. Đời sống như những dòng sông chia thành nhiều nhánh mà trí nhớ càng ngày càng mất. Tôi nghe tên nhiều NT khác thân quen lắm, không biết sau này chén tạc chén thù, có còn nhớ đến nhau?

Thuở đó, đâu đã có đào người yêu gì. Sau này đi ra công tác miền Trung mới bắt đầu có vớ va vớ vẩn. Thế mà mấy NT trong đội thiện xạ như NT Hồ Ngọc Hiệp K25, Trưởng khoa Thiện xạ bắt lên coi bia xem có trúng được viên nào không, cứ đổ thừa là chúng tôi đạn bắn gởi đào hết trơn vì có người bắn 3 viên để điều chỉnh tầm tác xạ mà chẳng trúng được một viên. Lờ quờ nhất là Nguyễn Thế Hân, đang nằm tác xạ, cầm ngay khẩu súng đứng lên đưa qua, đưa lại ngó phát gớm.

– Thưa cán bộ, tại sao súng của ’em’ bắn không được. Đây nè ! bóp nó không nổ.
– ??!!

Nguyễn Thế Hân xưng ‘Em’ giọng Bình Định quê ta thế là hôm đó buổi trưa, bị Đại đội trưởng lên bục gầm lên:

– Đại đội E, thậm chí, có người đã xưng em.

Lập tức các Trung đội trưởng của 10 đại đội, 30 tiếng cùng gào lên cùng một lượt, nghe sao muốn xón ra quần.

– Trời ơi, xưng em !
– Em nào thế? mang em lên bục cho tôi.

Em ơi là em. Chết đại đội E đã đành, chết rụm luôn cả khoá 28. Em Nguyễn Thế Hân ơi, chết mấy anh rồi, Thế Hân em ôi !

– Bắn súng gởi đào, lại tình tứ xưng em đó, Đại đội trưởng.

Đại đội E bị phạt tưng bừng ở dốc B52. Trời ơi, 45 độ, còn cách nói khác là độ dốc 100%, cứ phải tấn công lên rồi lăn xuống. Khi lăn rồi, muốn stop cũng không được. Có hết đâu, về lại doanh trại, mệt muốn chết đi không nổi, rồi cũng lại Nguyễn Thế Hân lên tiếng:

– Thưa cán bộ, lau cầu tiêu xong có được bấm nút không?

Thế là cả bọn bị bò từ cầu tiêu về phòng, vì câu hỏi lờ quờ. Phía bên này phòng vệ sinh, xưng danh hỏi:

– Thưa cán bộ, vòi nước bị hư.

Phía bên kia phòng vệ sinh, lại có người xưng danh hỏi

– Thưa cán bộ, xin phép được giật nước.

Sau này mới biết, nếu không vừa chỉ cho cách làm, vừa phạt cả lũ thì chắc Cán bộ bị Tân khoá sinh quay tới, quay lui như dế.

Chẳng trách được, hồi đó ai cũng sợ Nguyễn Thế Hân mở miệng thế không biết. Cũng từ đó đã sinh ra cái tên ‘Phong Càm Ràm’, Lương Đình Phong đứng trong hàng cằn nhẳn, cằn nhằn:

‘Giời ạ ! Sao mà có người ngu thế không biết, ngu mà không để đại đội khác ngu bớt, bao nhiêu cái ngu, đại đội mình cứ lấy hết mẻ nó rồi, thì chả trách sao không bị bò miết!’

Phong hay nấu Hà Thủ ô mùi nực mũi. Bây giờ Phong ở đâu? Chỉ biết là đơn vị cuối cùng của Phong cùng với lữ đoàn 258 Thuỷ quân lục chiến (Tqlc) với tôi. 8 giờ sáng, tháng 4 ngày 30 vẫn còn trong hàng ngũ nghiêm chỉnh ở ngã 3 Long Thành.

Luờ quờ cùng với Nguyễn Thế Hân E28 là Võ Hữu Lợi E28 và Trần Thái Lập E28. Cả ba cùng có cái tật là đi chân nào, đánh tay nấy, thế là thêm một một màn, đi ve vẩy cho cả làng coi. Trần Thái Lập vừa đi vừa run lập cập, đánh luôn hai tay ra phía trước cho chắc cú. Ai nhìn ba ông đi thì cũng bật cười liền.

– Kìa kìa, Đại đội E, cơ bản thao diễn đi như ve vẩy trong chợ Hoà Bình. – Đi như vậy có đẹp không?

Bị mồi là phải binh vực cho bạn mình, do đó khi trả lời cho Đại đội trưởng, cả đại đội E, phải rống lên:

– Đẹp!
– Chời chời ! Mấy ông đi, như đi bán dép, mà đẹp hả chời? muốn bò tới phạn xá phải không?

Đại đội trưởng lên bục lại gầm lên hỏi:

– Đi như vậy có đẹp không?
– Không !

Trần Thái Lập cập đã mất vào năm 1998. Anh bị đau tim (chắc là vì khoá 25 quá). Chị Lãm Thuý, vợ một người khoá đàn anh, lên tiếng xin những người bạn khoá 28 dùm cho Lập, mổ tim một lần, sống thêm được vài năm. Bạn bè K28 đã giúp thêm lần nữa cho gia đình Lập. Thôi sống chết là số mạng nhé Trần Thái Lập.

Nói là không ai có người yêu là không đúng hẳn. Thực ra Nguyễn Đức Nhâm người nhỏ con, có bờ vai bị tật đi hơi lệch, ai để ý lắm mới nhận ra. Nhâm còn có vết thẹo trên thái dương trái, là người độc nhất có người yêu đến thăm mỗi tuần. Chàng Nhâm và nàng Hoa yêu nhau thắm thiết. Nguyễn Đức Nhâm hay chạy đến tôi nói những chuyện mà anh đã khám phá ra, từ phương trình đến kết quả của bài tập kéo thước tính. Những chuyện mà cho đến bây giờ tôi vẫn thấy hữu dụng. Chẳng hạn như nếu mình mang giầy và đừng để cơ thể chạm đất, thì cho dù mình có chạm dòng điện dương xoay chiều thì cũng không bị giật. Tôi thí nghiệm và đúng như Nhâm nói, sau này mới biết trong trường hợp này thì cơ thể mình không bị giật vì đã trở thành vật sợi dây nóng. Tương tự như các con chim trời bay đậu lên dây điện cao thế.

Nhâm khắc tên nàng Hoa cùng với tên cuả mình khắp bàn học. Có một hai thằng quỷ nào muốn ghẹo, bèn bảo nhau khắc dùm thêm hai chữ “made in” Nhâm Hoa khắp mọi nơi, mọi chốn. Từ khe cửa ở Khu văn hoá vụ đến Khu tác xạ đều có hai chữ Nhâm Hoa. Thậm chí cánh cửa cầu tiêu cũng made in Nhâm Hoa.

Như đã nói, Đại đội E là nơi quan khách hay ghé, nên bị phạt kỹ lưỡng đã đành mà địa thế chẳng có ngon chút nào, toàn là đứng đằng sau người ta thì làm sao mà chạy về nhất được. Từ tấn công hai apartments, đến tấn công về Phạn xá toàn là về hạng ruồi bu, tức là chẳng ai thèm chạy nữa thì mình mới về được trong số 10 người chạy về đầu.

Ấy thế mà Vũ Quang Phát E28 lại ngon lành hơn cả thảy. Cái giò nó dài, quê nó ở ngay Đà Lạt, nên chạy như gió. Chả hiểu thế nào, mà Vũ Quang Phát len làm sao qua được cả 250 người đứng đằng trước mà cứ về được trong số 10 người chạy về nhất mới lạ. Phạm Ngọc Châu E28 chạy cũng rất khá. Theo lời của Minh F28 thì Châu trong đơn vị nhảy dù, tử trận ngay tại ngã Tư Bảy Hiền, Sàigòn trong ngày cuối cùng của cuộc chiến.

Chạy thì phải thở, tội nghiệp Phạm Kim Sơn cứ phải đeo núm vú mà chạy, cho nên cả đời có bao giờ chạy được hạng nào đâu. Mấy chàng tèng tèng trong đại đội E như Nguyễn Hữu Nhẫn (đá banh), Nguyễn văn Sáng (mất tích khi trốn trại học tập ở Tây Ninh), Nguyễn Hữu Thạnh, Hồ Hữu Trí (Judo), Phạm Văn Trường, Nguyễn Hữu Dụng cuả đại đội E28, thì coi như ẩn được trong đám đông.

Huỳnh Văn Châu K25, dạy coi phương giác, chấm điểm đứng. Có 3 cách chấm điểm đứng căn bản. Bài học cần thiết nhứt của đời lính mà lại dạy vào buổi trưa buồn ngủ muốn lịm người đi. Mắt vẫn mở nhưng mờ đục. Bài học chưa xong, mấy ông kiến càng đã đợi để a lê hấp ra bò bò cho tôi, bò hết nổi thì lăn, nên có nhớ gì đâu.

Về sau tôi được một niên trưởng khoá 27, ở lữ đoàn 258 Thủy quân lục chiến (Tqlc), thẩy cho cuốn cẩm nang. Tôi học lại từ đầu:

– Tìm 3 điểm đặc biệt ngoài địa thế bằng mắt thường có thể nhìn thấy, lấy phương giác nghịch, giao điểm của 3 điểm đó trên bản đồ là điểm đứng của mình.
– Tìm 1 điểm đặc biệt như ngọn núi và ước chừng khoảng cách, từ đó phỏng chừng điểm đứng. Dùng con đường hay con sông để kiểm soát lại điểm đứng.
– Vào ban đêm, nhờ pháo binh bắn đạn khói hoặc trái sáng ở một toạ độ chuẩn, từ đó tìm ra phương giác và điểm đứng.

Trong thời kỳ TKS nhiều người đã luyện được môn tà công gọi là Ngủ Trong Hàng. Ngủ khi đang chạy bộ, ngủ trong khi đang ngồi học, ngủ khi gác, ngủ trong xe khi chở vợ con đi shopping, ngủ bất cứ chỗ nào cũng được. Thậm chí khi ngủ gục còn ngáy ù ù được nữa. Nguyễn Thành Hướng E28 (làm nghề họa sĩ sau này), đã ngủ gục khi đang ngồi học mà còn ngáy. Bạn bè ngồi bên cạnh bèn cùng ngáy phụ cho lớn. Giáo sư văn hoá vụ, đưa hai tay lên trời than:

– Úi mẹ ơi ! cha sinh viên này siêu quá rồi! Ngủ gục mà còn ngáy nữa.

Sau này, khi vào đại học bên xứ người, nhiều người chứ không hẳn riêng một mình tôi, đã phát huy được khả năng ngủ trong hàng của thời kỳ huấn luyện là ngồi mắt mở to nhìn giảng viên mà hồn người thì đã siêu thoát trong cơn mộng du.

Ấy, giảng viên, dạy thì thì cứ dạy, giảng gì thì cứ giảng, chỉ cần biết có mỗi topic thôi, còn bao nhiêu để đó về ban đêm đọc sách, cần quái gì lắng nghe cho đầy óc. Vả lại ai mà có thể dạy được hai ba chương sách trong vòng 1, 2 tiếng. Chỉ cần biết được đúng chỗ giảng đường để vào ngồi, biết được tên người dạy là thằng Bâu thì đã khoẻ rồi, thế là áp dụng ngay môn công phu Ngủ Trong Hàng. Phải trầy da, tróc vẩy mới biết người dạy tên Bâu, tiếng Anh nó là Paul. Còn phải tìm cách thân thiết cái thằng nhỏ người Việt nói tiếng Anh nhanh như vẹt, tên nó là Lóc Lóc, tiếng Việt vỡ lẽ ra là Lộc! ối ối ! chữ nghĩa lờ quờ thế mà cũng qua được cầu văn hoá xứ người. Tân Khoá Sinh mà còn qua được thì cái Diploma, cái Bachelor này làm gì mà không qua.

Kể đến người bạn Thái Văn Ngộ E28. Khi ra đơn vị, tôi cùng đại đội với Thái Văn Ngộ nhưng khác trung đội. Chỉ trong vòng 1 tuần, một buổi trưa nắng vào hè, nghe nói có 3 đưá lính đánh bài, ở tiền đồn, có lẽ lấy mìn chống chiến xa ngồi đánh bài, bị kích hoả, bay mất xác. Thật hư chưa biết, trưa hôm sau, lại nghe nói trung đội khác, có người lính gác hồi đêm đánh bạc thắng, gác ngủ gục, bị cắt cổ khi đang gác giữa ban ngày.

Tin chưa nguội, thì Thái Văn Ngộ, tội nghiệp anh là người bị phạt nhiều nhất trong đại đội E vì ánh mắt cận thị của Ngộ rất ăn khách với hai chữ tiểu xảo. Ba khoá ra trường, cách nhau chỉ mấy tháng. Khoá 28, 29 ra vào tháng 4 năm 1975. Khoá 27 ra tháng 12 năm 1974, cách nhau vài tháng, tất cả đều đeo lon thiếu uý, cho nên cách hay nhất về xưng hô, mà không cần ai dạy ai là gọi nhau là niên trưởng như cách đó vài tháng còn ở trong trường Võ Bị. Ban trưa, Thái Văn Ngộ xách xẻng đi vào bụi, rồi đủng đỉnh về, để cái xẻng nhỏ xuống như cơ bản thao diễn, rồi nghiêm trang báo cáo với NT Khoá 27, Trung đội trưởng là ‘Thưa Niên trưởng, tụi nó là ai mà đang đào gần mình lắm, mà nhìn thì nón hổng phải của mình’.

Đang ngồi chơi với ông, người NT K27 nhìn qua tôi và nói trống không ‘Về lại trung đội đi’. Người tôi bốc lên, chân cơ hồ không chạm đất, khi về lại trung đội, thì đã nghe tiếng đạn vang rền. Một đêm hôm trước, đứng nhìn xem trận đánh ở trường Thiết giáp, có chiếc máy bay thả trái sáng, đuôi bị dính hoả châu. Nay ban trưa chỗ mình, trận đánh cận chiến đã mở màn cuộc đời binh nghiệp.

Cuộc đời binh nghiệp ngắn ngủi như ánh lửa cuả cái nến chưa thắp sáng đã tắt, trong đêm trao nón và cầu vai An Pha đỏ ở lầu 3 đại đội E. Hỡi Phạm công Thành B52, đọc đến đây, ngươi có nhớ đêm hôm đó không?

Trung đội 1, đánh sát nách, đánh xáp lá cà. Tôi nghe trong PRC25 điều chỉnh đạn pháo binh kéo gần lại 200 mét rồi kéo gần lại 100 mét, rồi gần 50 mét sát tuyến của Trung đội1. Trung đội 2 cuả tôi, đóng cách xa 100 mét, cũng bắt đầu bị ghẻ. Một người khoá 29 cùng trung đội bị mảnh sướt nhẹ ở cổ, chảy máu, tôi cho phép anh đi theo trực thăng tải thương. Bấy giờ, tôi thầm lo cho Thái Văn Ngộ và người NT Khoá 27 tốt bụng này vô cùng. Chừng 3 giờ chiều, viên Đại đội phó, dẫn quân còn lại dàn hàng ngang xung phong lấy lại mục tiêu. Trung đội tôi bắn yểm trợ. Tôi nghe lính nói lại là Thái Văn Ngộ không bị trầy sứt gì, còn người NT K27 kia, từ đó không nghe nhắc đến nữa nhưng từ đó đến 30 năm sau, không hề ai gặp lại Thái Văn Ngộ. Ba đêm sau đó, tiểu đoàn Ó Biển cùng với Lữ đoàn 258, rút theo thế chân vạc về lại ngã 3 Long Thành.
Buổi trưa TKS, bị phạt tơi tả nhưng chẳng hề thấy đói. Vào Phạn xá là đã nghe trăm tiếng, tiếng hò, tiếng chỉ dạy: chỉ dạy cách ăn vuông góc, ngồi cho vuông góc, chân vuông góc, không vừa nhai vừa nói, không ngó ngang ngó dọc, không gãi không cạy mũi. Vừa ăn vừa phải bật nhạc để nghe cho nó ra vẻ lịch lãm, nhưng nhạc quân hành thì không cho nghe, chỉ nghe thấy toàn nhạc điệu Bolero, chách chách chách, chách chùm, chách chum: ‘…Trời đêm dần tàn, tôi tới sân ga đưa tiễn người trai đi về làng, cầm chắc đôi tay, tôi hỏi nàng đêm nay lạnh không, chuyến xe đêm lạnh không, để người yêu vừa lòng….’ chách chách chách, chách chùm, chách chum.

Trời thì lạnh, xác thì chỉ có chạy, chẳng bao giờ biết đi. Nghe nhạc thì âm thanh muốn não cả ruột, cái bà Thanh Thuý, giọng sao mà khàn khàn khiếp đảm đến thế. Chẳng biết từ khoá nào, ai là người chủ trương những bài hát không có một chút quân hành này. Từ đó, cứ từ khoá này sang khoá khác, ai cũng phải nghe cho nhớ nỗi khổ cuộc đời. Mà kỳ cục, nghe hoài cũng không thuộc hết bài hát.
Tôi phải để ít dòng kể về một người bạn tên là Trần văn Sự, đại đội E năm thứ nhất. Là một người rất nhỏ bé hiền lành, không đẹp trai, ốm lắm, được cái hay nhăn răng ra cười. Dẫu TKS, trong tuần lễ huấn nhục, bị phạt tơi bời, gìờ ăn mà cứ phải, chạy vòng quanh, vì cái miệng cứ như là cười. Vừa bị chạy vừa phải rống to “Đời có gì vui đâu mà cười”.

Hồi đầu năm 1999 một người AET khoá 29 , tên là Hoàng Thanh Tùng tới Western Australia chơi thăm gia đình. Gặp tôi, Tùng kể lại là anh gặp được Trần văn Sự E28 ở kinh tế mới Trị An.

Câu chuyện kể lại rằng Sự đang mang lúa và thồ bằng xe đạp ăn công. Sự thồ chừng 4, 5 bao lúa. Mỗi bao lúa còn nặng, bề thế hơn cái vóc dáng nhỏ bé của Sự nữa. Cái xe đạp thồ cao lồng ngồng, có hai cái cây nối dài ra để lái. Khi có tiếng xe gắn máy từ xa, thì Sự phải tìm cách nép vào đường trước. Chiếc xe đạp đã xập xuống ổ gà và đã đổ xuống trên con đường cái, nơi vắng vẻ. Trời bấy giờ, tháng 5 xứ mình, nắng chang chang. Mỗi lần có xe đi qua là để lại bụi đỏ mịt mờ đằng sau. Bụi đỏ cực kỳ nhuyễn như chơi dỡn với trò chơi ấp chụp, khi bụi lắng xuống thì dấu đi những ổ gà trên đường. Ông già Sự không làm cách gì xoay sở lên được, chỉ đứng ngó những bao lúa với cái cười cố hữu.

Chiếc xe gắn máy của Tùng đã chạy qua, Tùng thoáng nhìn ái ngại, bắt gặp nụ cười không thể quên được. Đi qua chừng 10 phút sau, Tùng quyết định quay lại trong cát bụi mịt mờ đã đi qua và thương cảm kêu lên thảng thốt ‘Niên trưởng’

Tùng nói ‘ Để tôi đỡ lên dùm Niên trưởng, sao mà tội thế này, để tôi qua được Mỹ, tôi nói dùm K28 cho niên trưởng’ . Sự không nói lời nào cả. Dù bụi hay không, vì không có khoá 25, bắt ngậm miệng cho kín lại, nên nụ cười của Sự vẫn không thay đổi.

– Đời có gì đâu mà không cười!

Nghe Tùng kể, tôi bỗng chạnh lòng. Những người bạn nhỏ bé, cam chịu, cô đơn như Trần văn Sự có lẽ sẽ không bao giờ dám mong đợi, hoặc mơ ước một ngày nào đó, sẽ có những bạn bè từ mấy bờ đại dương, quan tâm, vượt bao ngàn dặm ghé đến tận căn nhà xiêu vẹo mà quàng tay qua vai ôm, thăm mà hỏi “mạnh giỏi không mày?”

Khi nghe tôi kể lại trong một Email. Năm ngoái, Nguyễn Minh Thu E28 đã về thử tìm, nhưng không gặp được Sự. Đời người như dòng nước, cuốn trôi đi bạn bè, và vận nước cuốn trôi cả dòng đời. Mấy ai bắt gặp lại cái đám lục bình trôi ở dòng nước cũ.

Những người K28 trên chỉ là một số trong 35 người ở Đại đội E trong thời kỳ Tân Khoá Sinh của liên đội EF. Đến năm thứ 4. Liên đội EF nếu so với những liên đội khác, đã xuất sắc hơn rất nhiều. Nếu chỉ riêng Đại đội E đã đào tạo được rất nhiều người trong ban tự Lãnh đạo Chỉ Huy. Trong số đó có cả Thủ khoa khoá 28: Hồ Thanh Sơn .

Bắt chước NT Đỗ Viết Toán, khi làm Đại Đội Trưởng TKS, tôi cũng cố dạy TKS K31, thắt cà vạt, ăn ngồi, đứng, nói chuyện, cư xử như ông đã dạy chúng tôi:

Dạy câu Kiều lẩy, dạy khúc Lý kinh, dạy khi lên xe, xuống ngựa, ăn ngồi phải phép, dạy những lúc cao lâu, chiếu rượu, ăn nói cho sành. (Thơ Trần Tế Xuyên)

Thành phố Đà lạt ở một độ cao 1475 mét. Nằm trong cao nguyên thứ ba và cao nhất của vùng đất Tây Nguyên. Ngọn đồi trường Võ bị ở độ cao 1515 mét so với mặt biển. Càng cao độ thì Oxigen càng ít trong không khí. Máu con người phải thích ứng môi trường, mà tự sinh ra nhiều hồng huyết cầu hơn để hấp thụ dưỡng khí O2. Do đó khi xuống nơi thấp hơn như Sàigòn hoặc Huế thì lượng hồng huyết cầu thặng dư, nên ai nhìn cũng tựa như má đỏ môi hồng.

Tuổi hai mươi, thần mắt trong vắt của mấy chàng sinh viên Đà Lạt như thể cái gương, mấy cô có thể soi mặt mà chải tóc. Miệng các chàng luôn tươi cười, nói năng lịch sự hỏi ai mà không dễ phải lòng. Do đó, khi xuống đồng bằng có rất nhiều mối tình nẩy nở rất nhanh.

Trong số những người bạn bấy giờ cùng Đại đội E, mà đến bây giờ tụi tôi vẫn thân là Nguyễn Tương Phùng. Phùng người Bến Tre dáng cao dong dỏng, thích thơ văn. Những năm đó mà Phùng đã đọc cho tôi những bài thơ mà tôi còn nhớ một đôi bài:

Mùa xuân con chim hót,
vui xuân em điểm trang,
chuá xuân sầu sa mạc,
mừng xuân anh lang thang.

Trong khi ở trong trại giam học tập, câu “mừng xuân anh vun lang” thì đúng hơn.

Chung với nhau đi công tác chiến tranh chính trị năm 1973, năm hiêp định Paris vừa mới ký kết. Ra ngoài Huế, chúng tôi ở ngay thôn Vỹ Dạ. Hằng ngày, Phùng dạy thằng có tay chân cục mịch nghe nhạc, đánh đàn.

Tôi bơi qua sông Hương, còn Phùng đứng trên bờ quan sát, để chàng quen cô em. Hai người hò hẹn nhau ở bến sông Hương. Tội nghiệp cho mấy bộ đồ đẹp như thế mà mỗi buổi chiều cứ bị giặt đi, giặt lại hoài. Đến lúc Phùng khe khẽ hát bài ‘Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình. Tóc nào hãy còn xanh, cho ta.. chút hồn nhiên’ thì cô em chịu đến ôm cột đèn. Tới một ngày nọ, nàng nhờ Phùng nói cho ông cụ bà cụ biết.

– Thương em đi mà, nói năng chi cho ba mệ một lần anh ơi ! mà anh Phùng nì nhớ nghe ! ba em lãng tai, có nói chi thì nói cho lớn.

Rồi đến lúc Phùng cũng chìu lòng, bèn bạo dạn mà thưa với cả ông lẫn bà:

– Thưa hai bác, con.. con là Phùng, con.. con thương con gái bác.
– Cậu nói cái chi, tôi nghe không được mô.

Phùng lên giọng thiệt lớn, như hét:

– Dạ, con là PHùNG, con…CoN Thương Con GÁi báC.
– Cậu nọi cái chi rứa, mụ khôn nghe được mô.

Thấy coi mòi không xong, Phùng lui ra. Hôm sau khi ông bà cụ còn lo ra với ruộng nương thì chàng lại bén mảng đến. Thấy vắng vẻ, chàng đi đến tận bếp mà lên giọng 6 câu vọng cổ rằng:

‘Em Vy ơi, em có thương anh thì cho anh mượn đỡ ..ơ.. trái tim.. ừ.. nàng. từng, từng, tưng tưng tứng’. Đang đờn miệng thì đúng lúc đó, bà già ở đâu đi về hỏi, với giọng sông Hương núi Ngự:

– Cậu Phùng muốn mượng cái chi rứa?

– Dạ ! con hổng, có muốn mượng cái chi hớt.

– Đó rưá..ứa đó! Nếu cậu không muống mượng, không muốn nợ nầng thì.. đừng làm em nó khộ !

Hôm đó, nàng khóc khô cả nước mắt. Đến hôm sau, Phùng nói hờn nói mát:

– Sao em nói là ba má em bị điếc?
– Em có nói ai điệc hồi nào đâu, ba em ông bị lãng tai, chứ đâu nói mạ!
– Chèng ơi! anh ca vọng cổ, bả nghe hớt trơn.
– Rứa cho đáng! Thôi nì Phùng ơi! đến đây em đền.

Về sau nữa, nghe hàng xóm bắn tiếng lại là ông có một cô con gái lớn, cô ta lấy chồng lính, đi luôn không hề thấy mặt. Nay chẳng thà chặt làm 3 khúc, 1 khúc trôi sông, 1 khúc đem chôn, 1 khúc thả giếng thì còn thấy mặt. Chứ gả cho lính thì biệt tăm tích. Đà Lạt với Bến Tre là cái xứ mô mô, ai mà biết. Còn nàng Vy thì thút thít với mạ nàng:

– Mạ ôi ! ảnh hiền khô à!
– Hiền khô, hay hiền ướt gì cũng là lính thứ thiệt đó con ơi.
– Thì ai cũng lấy chồng lính, chứ chạy mô mà chự.
– Tau biết mi thương nọ rồi mà, nọ lên nhà mi lên nhà. Mi xuống bếp, nọ theo xuộng bếp. Con ơi, lính đẹp là lính thứ dự không. Sao con không biết sao con! Cá không ăn muội..cá ươn..

Khi phải di chuyển ra Thuận An, ngày ở xã ni, tối ngủ ở xã tê, di hành qua bao nhiêu đảo nhỏ, suốt gần cả tháng như thế. Đêm trăng tôi dạo với Phùng lặng lẽ dọc theo bờ biển gió bạt ngàn, nơi đó có ánh trăng vàng tuyệt đẹp đi theo từng bước chân.

Đêm nay trăng sáng quá em ơi! Sao ta ngăn cách bởi dòng sông, bạc mái đầu.

Ánh trăng phản chiếu trên sóng nước bạc đầu, vỗ thành vô vàn mảnh vụn lấp lánh như sao trời. Mặt biển Thuận An làm cho trái tim Phùng vỡ nát và nguôi ngoai từ đó.

Thế là ‘đành đoạn thôi những ngày hẹn ước’ . Cho đến những năm sau này khi tôi gặp lại, Phùng vẫn còn nhắc với tôi đến những sợi tóc dài trong trí nhớ nhỏ nhoi. Những năm sau này, tôi cởi cho Phùng chiếc nhẫn vàng Võ bị khắc tên tôi, như cho nhau cái tình quý nhất còn gìn giữ.

Mấy mươi năm sau, tôi quay lại nơi cũ, tìm cách vào tận trong trường Võ Bị Đà Lạt xưa. Vật đổi sao dời, Hồ Than thở ngày xưa, nơi dùng poncho để thực tập vượt sông, vượt hồ. Đến mùa cạn thuở đó hồ đã biến thành ao Than Thở. 30 năm quay lại, hồ đã biến thành vũng. Vũng than ôi và cái nghĩa địa có ngôi mộ Cô Thảo, có rặng thông già, nay đã biến thành nơi trồng trọt.

Ra phố Đà Lạt, khi bắt chuyện, tôi có gợi đến một vài Sinh Viên Đại Học Đà Lạt, nếu họ biết trước kia có một trường Võ Bị Đà Lạt huấn luyện sĩ quan nổi tiếng ở đây không. Những thanh niên thiếu nữ trẻ tuổi, họ ngẩn người ra một lúc nói có nghe người lớn kể, nhưng rất mơ hồ và khi tôi buột miệng nói với họ là ngày xưa tôi là sinh viên của ngôi trường đó, thì họ nhìn tôi như thể huyền thoại. Huyền thoại như chính mình, nghe ai đó, nói về trường Võ Bị Hoàng Phố.

Trần Việt Hoài

Hình Ảnh Nha Kỹ Thuật


























































Lời Tòa Soạn: VNCH đã giữ vững được cuộc sống tự do trong suốt 21 năm ngắn ngủi nhưng đầy gian truân, máu và nước mắt, đầy sự hy sinh của biết bao nhiêu người.
Trong số những sự hy sinh đó, phải nói tới sự hy sinh của người lính Biệt Kích Dù hoạt động tại Bắc Việt. Số phận của họ rất bi thảm khi bị kẹt tại Bắc Việt. Bảng tổng kết sơ khởi cho biết trong số những Biệt Kích Dù được thả ra miền Bắc có 7 người đã bị CS tuyên án tử hình và đã bị hành quyết, 9 người tử trận, 21 người chết trong các trại tù khổ sai miền Bắc, 7 người chết sau khi được thả về, 2 người mất tích khi thi hành nhiệm vụ, 11 người bị chỉ định phải định cư tại các nông trường hay hợp tác xã miền Bắc. Đa số những người còn lại đều bị tra tấn dã man và bị bắt lao động khổ sai trong những trại tù khắc nghiệt nhất. Tại sao hầu hết các biệt kích thả xuống miền Bắc đã bị CS bắt?

Bài viết sau đây là của Trung tá Nguyễn Văn Vinh, người trực tiếp phụ trách các toán Biệt Kích Dù được thả xuống Bắc Việt, sẽ cho chúng ta biết những nét đại cương về tổ chức các đơn vị Biệt Kích, các hoạt động của họ và cách thức điều hành của cơ quan tình báo Hoa Kỳ.

* * * * *

Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt

Ít ai biết đến các tên P45, Sở Bắc hay Sở Khai Thác, tiền thân của Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưụ Đó là những bí danh của một cơ quan tình báo chiến lược, được thành lập từ cuối năm 1958, đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống và nằm trong mạng lưới chỉ huy của Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt VNCH. Cơ quan này được Hoa Kỳ yễm trợ cả về tài chánh lẫn các phương tiện cần thiết để thực hiện cuộc chiến tranh không quy ước chống miền Bắc CS.

Sau Hiệp dịnh đình chiến Geneva, vĩ tuyến 17 được chọn làm vùng phi quân sự và sông Bến Hải là biên giới thiên nhiên, ngăn cách 2 miền Nam Tự Do và Bắc CS. Quân đội viễn chinh Pháp, dưới áp lực của Hoa Kỳ, đã phải kéo cờ tam tài xuống khỏi dinh Norodom, nhường chỗ cho quốc kỳ VN tung bay tại dinh Độc lập vừa được đổi tên và đổi chủ. Để đáp lại, quân đội Pháp đã không nương tay, xóa sạch mạng lưới tình báo mà họ đã khổ công gầy dựng trong nhiều năm tại miền Bắc. Đây là một sự thiệt hại khá lớn cho ngành tình báo non trẻ của miền Nam. Trong khi đó, CS đã để lại tại miền Nam vô số cơ sở tình báo mà họ đã gầy dựng trong suốt thời kỳ chống Pháp, trong đó phải kể đến các thân nhân của các cán bộ và bộ đội tập kết. Thêm vào đó, các khuyết điểm to lớn chồng chất của 2 chế độ lỗi thời Thực dân dân và Phong kiến đã làm mồi nuôi dưỡng các phong trào chống đối trong nội bộ miền Nam, rất thuận lợi cho các cán bộ CS nằm vùng khai thác.

Dù vậy, ngành tình báo miền Nam, tuy phải xây dựng trễ và phải đặt nền móng từ đầu, nhưng lại được hưởng ứng nồng nhiệt vì đa số người Việt thời ấy, nhất là đồng bào di cư, các bộ lạc dân tộc thiểu số, các đảng phái chính trị và tín đồ các tôn giáo, đã thấy rõ bộ mặt gian dối của CS. Có người đã chứng kiến những vụ tàn sát hay đấu tô dã man các thành phần quốc gia yêu nước nhưng bất đồng chính kiến với CS và có khi họ chính là thân nhân của các nạn nhân đó. Ngoài ra, những tài liệu sống động như cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống đã gây được một ấn tượng ghê tởm CS trong mọi tầng lớp nhân dân miền Nam.

Nắm được các yếu tố thuận lợi trên đây, Sở Bắc đã gấp rút gửi nhân viên đến các trại định cư, liên lạc với các vị lãnh dạo tinh thần cũng như các bộ lạc dân tộc thiểu số, chiêu mộ các thanh niên nhiệt tình yêu nước còn thân nhân ở tại miền Bắc, để cấp tốc đưa về huấn luyện và tạo vỏ bọc thuận lợi, đưa họ về quê quán hoạt động.

Từ những năm đầu tiên đến năm 1966, các toán xâm nhập miền Bắc thường xử dụng một trong những phương cách sau đây:

- Nhảy dù đêm vào vùng mục tiêu.

- Xâm nhập đường biển bằng thuyền mẹ, và từ đó xử dụng thuyền con bơi vào vùng công tác.

- Xâm nhập vào vùng phi quân sự, vượt sông Bến Hải và lén lút đi bộ vào điểm công tác, móc nối với thân nhân đã nằm vùng, hoặc giới chức được tín nhiệm tại địa phương. Trường hợp sau này thường phải xử dụng “bona fides” để nhận nhau.

- Cử chuyên viên phục vụ tại Tòa Đại sứ của một vài nước thứ 3 như Lào, Cam-bốt, Pháp, Thái Lan hay Hong Kong...rồi từ đó tuyển mộ và huấn luyện các công tác viên có khả năng, và tạo cho họ cái vỏ bọc thích hợp cũng như giấy tờ hợp lệ để họ dễ dàng xâm nhập vào miền Bắc hoạt động. Phương pháp này đã được điều nghiên tỉ mỉ, nhưng vì quá tốn kém nên chỉ được thực hiện từng giai đoạn.

Tuy có nhiều hình thức xâm nhập khác nhau như vừa trình bày trên, nhưng trong bài này, tôi (Trung tá Nguyễn Văn Vinh) chỉ xin đề cập đến những toán Biệt Kích xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng không mà thôi, vì đây la phần việc mà chính tôi đã đảm nhận trong nhiều năm tại cơ quan tình báo chiến lược này.

Những chuyến bay đêm

Các toán Biệt Kích Dù thường được thả xuống miền Bắc vào những đêm trăng. Mùa trăng thuận lợi cho công tác này bắt đầu từ ngày mồng 10 - 20 âm lịch hằng tháng. Giờ giấc được chọn tùy thuộc vào điều kiện an ninh và thời tiết tại vùng công tác. Để có đủ phương tiện đối phó với các bất trắc có thể xảy ra khi toán chạm đất, các nhân viên Biệt Kích Dù phải mang theo các trang bị cá nhân khá nặng nề. Ngoài súng tiểu liên Swedish K. của Thụy Điển hoặc Sten của Anh hay Uzi của Do Thái có trang bị ống giảm thanh và 3 đơn vị hỏa lực, họ còn phải đèo thêm các dụng cụ khác trên 20 món, nào bidon nước, bản đồ vùng mục tiêu, địa bàn, lựu đạn, 3 ngày lương khô, đèn bấm, pamean, dao găm, túi cứu thương cá nhân, cà mèn, pháo hiệu (pen flare), đồng hồ đeo tay, radio, v.v...

Các dụng cụ này thường được mua ở các nước thứ 3 và không một trang cụ nào được mang nhãn hiệu Hoa Kỳ hay miền Nam VN. Các đồ trang bị tập thể nhưng dụng cụ phá hoại, đồ cứu thương, lương thực dự trữ dùng cho 3 tháng, v.v...đều được đóng thành kiện. Máy truyền tin dự trữ và máy beacon là máy phát tín hiệu có tầng số nhất định, được đặt tại kiện hàng só 1. Các toán viên khi nhảy dù xâm nhập vào đêm, chiếc dù có thể bị ảnh hưởng của gió, bạt ra xa cách bãi thả 1-2 km. Nhưng nhờ các radio cá nhân, họ có thể dễ dàng bắt tín hiệu từ máy beacon phát ra, để đi về hướng tập trung.

Thông thường, các nhân viên quê quán vùng vào được thả về mục tiêu vùng đó. Để đảm bảo an ninh cho công tác, mục tiêu và nhiệm vụ của toán chỉ được thuyết trình vào giờ chót, trước khi lên máy baỵ Các chuyến xuất phát trong những năm đầu đến năm 1964, chính cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ đã yểm trợ cho các chuyến bay bí mật này và lộ trình duy nhất được xử dụng là Tân Sơn Nhất - Đà Nẵng - Vùng mục tiêu.

Tại Đà Nẵng, đợi lúc trời tối, phi cơ cỡi bỏ hết mọi huy hiệu trước khi khởi hành xâm nhập vào vùng hành quân. Phi cơ được xử dụng là loại DC7 hoặc DC6. Phi hành đoàn thường là người Trung Hoạ Tuy nhiên, cũng có lúc phi hành đoàn là người VN, được tuyển chọn trong số sĩ quan có khả năng và được tín nhiệm nhất của Không Quân Việt Nam. Phó TT Nguyễn Cao Kỳ hồi còn mang lon Đại úy, đã nhiều lần làm phi công chính thức cho các phi vụ đặc biệt này. Đến cuối năm 1966, Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ rút vào bóng tối, nhường chỗ cho MAC-SOG, một cơ quan tình báo quân sự, thay thế yểm trợ cho Nha Kỹ Thuật.

Khi cường độ chiến tranh VN đi đến giai đoạn khốc liệt nhất thì nhu cầu tin tức gia tăng cao, do đó số toán Biệt Kích Dù hoạt động phải được tăng cường nhiều hơn. Các phương tiện xâm nhập cũ được thay thế bằng C123 hoặc C130 và nơi phát xuất được chuyển sang Nakor-Phanum, một sân bay nằm sát biên giới Thái-Lào hoặc sân bay don nằm ở phía Đông -Bắc Thái Lan. Từ các nơi đó các toán Biệt Kích Dù được chuyển qua trực thăng CH3 để bay băng qua lãnh thổ Lào, tiến về vùng mục tiêu nằm trên ranh giới Lào-Việt. Cũng có lúc mục tiêu được lựa chọn nằm sâu trong nội địa Bắc Viêt.

Trực thăng là phương tiện xâm nhập vừa rẻ tiên vừa tiện lợi nhưng lại là phương tiện kém an toàn nhất, vì tiếng động cơ quá lớn, địch dễ phát hiện. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân thất bại của công tác Biệt kích tại miền Bắc? Vấn đề này đã được phía VN quan tâm và nêu lên nhiều lần trong các phiên họp Việt-Mỹ, nhưng phía đối nhiệm không quan tâm.

Số phận những con chim lạc loài

Đến cuối năm 1968, trong số gần 40 toán được cho xâm nhập bằng đường hàng không và đường bộ để hoạt động dài hạn, chỉ con có 5 toán là còn giữ được liên lạc với Trung ương, đó là các toán Tourbillon (1962), AreÀs (1962), Remus (1963), Easy (1963) và Eagle (1963). Theo đánh giá chung của các chuyên viên hữu trách Việt - Mỹ. thì cả 5 toán này hình như đã bị địch kiểm soát, nhưng cá nhân tôi vẫn còn tin tưởng một toán, đó là toán Ares. Sự tin tưởng này có thể đúng vì lý do sau đây:

Vào những năm đầu ở trại cải tạo, tôi thường bị cán bộ, không biết thuộc cơ quan nào và cấp nào, đã thay nhau thẩm vấn tôi về các toán Biệt Kích. một trong những lần thẩm vấn ấy, tôi bị 3 tên cùng một lúc thay nhau hạch hỏi suốt buổi sáng, khiến tôi không còn sức chịu đựng, tôi đã bị gục ngã vì tức giận và xây xẩm. Họ cho người dẫn tôi về phòng, nhưng 2 giờ sau lại kéo tôi lên tiếp tục thẩm vấn. Họ dùng đủ trò ma giáo “hỉ, nộ, ái, ố”,...lúc thì mời tôi hút thuốc lá “có cán” (tức loại thuốc có đầu lọc, một loại thuốc cao cấp vào thời ấy), lúc lại đập bàn quát mắng, khinh bĩ. Họ chưa bao giờ đánh đập tôi lúc thẩm vấn, nhưng họ đã dùng những lời rất cộc cằn và thô lổ để áp đảo tinh thần tôi.


Một điều làm tôi quan tâm hơn cả là họ hỏi tôi rất nhiều về toán Ares, như trưởng toán tên gì, quê quán ở đâu, tuổi tác độ bao nhiêu, dáng điệu bên ngoài như thế nào, có những đặc điểm gì, những liên hệ gia đình, địa chỉ của các người thân lúc ở miền Nam, v.v... Tôi thầm nghĩ nếu Ares đã thật sự nằm trong tay họ thì mắc mớ gì họ phải hỏi tôi những chuyện thừa thải ấy. Tôi có lý do để không trả lời họ, vì Ares đã xuất phát năm 1962, trước khi tôi được thuyên chuyển về Sở Bắc. Tuy nhiên, hôm nay tôi xin nói ra đây những gì tôi có thể nói ra được. Một vài chi tiết khác tôi thấy chưa thể tiết lộ lúc này vì có thể phương hại đến sự an toàn của toán đó, nếu quả thật toán đó đến nay vẫn còn dấu được tung tích.

Ares hay Hạ Long có tên thật là..., một cán bộ trung cấp và là đảng viên CS bị khai trừ vì bất mãn. Anh đã theo đoàn người di cư vào Nam năm...và được một giới chức miền Nam báo cáo lên ông Ngô Đình Nhu, Tổng Thống Diệm và ông Nhu đã lưu tâm và giúp đỡ cho người này. Sau dó, Sở Bắc đã cử người đến tiếp xúc thuyết phục và bố trí cho anh trở về Bắc hoạt động. Anh đã đồng ý và đã được đưa xâm nhập vào Vịnh Hạ Long năm 1962, rồi từ đó tiến dần về cảng Hải Phòng và nhà máy điện Uông Bí. Đây là 2 mục tiêu mà anh có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo mọi sinh hoạt. AreÀs tỏ ra rất tích cực trong mọi nhiệm vụ giao phó, và điều rất kỳ lạ là anh đã mộ mến Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cách khác thường. Hàng năm, trước ngày Song Thất hoặc 26/10, anh đều có đánh điện chúc mừng TT Diệm và nguyện trung thành phục vụ tổ quốc. Khi nghe tin TT Diệm bị giết qua đài phát thanh, anh rất thắc mắc và sau khi được Trung ương xác nhận, anh đã tỏ ra chán nản tột độ. Dù vậy, anh vẫn thi hành mọi công tác giao phó một cách chu đáo. Những chuyến tàu cập bến Hải Phòng, nhất là các tàu chở vũ khí hay quân dụng, đã được anh theo dõi và báo cáo khá chi tiết. Ngoài nhiệm vụ trên, anh còn báo cáo kết quả oanh tạc của một số mục tiêu khác nhau như cầu Hàm Rồng và nhà máy điện Uông Bí ở quanh vùng Hải Phòng.

Để giúp anh thi hành nhiệm vụ trong thời gian anh bị bị bịnh sốt rét, Trung ương đã chấp thuận đề nghị của anh, tuyển mộ thêm người em ruột và một hai người khác trong họ hàng, để phụ anh thực hiện quan sát các mục tiêu ở xạ Trong những năm 1966, 1967 và 1968, bệnh sốt rét của anh trở nên trầm trọng, nhưng Trung ương không tiếp tế cho anh được vì địa điểm nhận tiếp tế của anh nằm trong Vịnh Hạ Long đã bị lộ. Thêm vào đó, vùng biển Hải Phòng bị Mỹ gài mìn khiến mọi cố gắng tiếp tế bằng thuyền cho anh đều không thể thực hiện được.

Khoảng giữa năm 1968, do lời yêu cầu của phía VN, Hoa Kỳ đã tìm được kế hoạch tiếp tế cho AreÀs. Trung ương báo ngay cho ahn tọa độ một số bãi thả tiếp tế và yêu cầu toán đến tận nơi nghiên cứu và báo ngay địa điểm ưu tiên được chọn. Sau khi nhận phúc đáp, Trung ương đã hướng dẫn các chi tiết mà toán phải thi hành để có thể nhận tiếp tế đúng như dự liệu. Đến ngày N, giờ G, một đoàn phản lực đã xuất hiện bắn phá một số mục tiêu ở Hải Phòng, cùng lúc đó một phản lực cơ khác đã bắn một thùng “container” đựng hàng tiếp tế xuống thửa ruộng đã ấn định và được AreÀs đánh dấu bằng 2 cụm khói trắng như đã chỉ thị. Cách tiếp tế này đã được thực tập 2 lần tại trại Long Thành và cả 2 lần đều đem lại kết quả mong muốn. Trong container đựng hàng tiếp tế, ngoài lương thực, thuốc men, áo quần còn có 10 khâu vàng để toán trao đổi thực phẩm hoặc thuốc men mỗi khi cần đến. Ngoài các vật dụng trên, còn có 4 lá thơ, trong đó có một lá thơ thăm hỏi của Trưởng công tác, còn 3 lá thơ khác được dán bì kín. Toán được chỉ thị dán tem vào và tuần tự gởi đến một địa chỉ trung gian tại Thái Lan. Mỗi thơ đều có dấu hiệu riêng mà toán không được biết lý do.

Chỉ trong một thời gian ngắn, 2 thơ có nội dung thường đã đến tay người nhận, thơ còn nguyên si không bị mở, nhưng thơ thứ 3 có “gài” một tài liệu bí mật giả tạo lại không đến tay người nhận. 2 tháng sau, khi dược Trung ương hỏi về lá thơ này thì toán cho biết, trên đường di tới bưu điện, bị còi báo động, đương sự phải chạy tìm hầm trú ẩn, không may đánh rơi lá thơ xuống vũng bùn nên đương sự đã không gửi. Lý do này đã khiến bạn đồng minh Hoa Kỳ nghi ngờ lòng trung thành của Ares

Nhiệm vụ mới

Đến năm 1968, sau đợt tấn công của địch vào dịp Tết Mậu Thân, Nha Kỹ Thuật phải lãnh nhận thêm rất nhiều công tác ngoại biên với những toán mới được thành lập : - Các toán STRATA là những toán quân nhân được huấn luyện thuần thục để thi hành những công tác đột kích hay phá hoại các căn cứ địch nằm trên lãnh thổ Bắc Việt. - Các toán PICK-HILL là những toán người Miên gốc Việt hoạt động trong lãnh thổ Cam-bốt, có nhiệm vụ quan sát và phá hoại các căn cứ địa của VC nằm trên lãnh thổ nước láng giềng Cam-bốt. - Các toán EARTH-ANGEL, còn được gọi là Đề Thám, là những toán được thành lập với thành phần tù binh bộ đội Bắc Việt hồi chánh. Các toán này hoạt động rất đắc lực, được trang bị như bộ đội chánh quy miền Bắc. Nhờ đó họ len lỏi vào vùng địch khá dễ dàng và đã nhiều phen lập được nhiều thành tích đáng kể. Một số toán viên sau dó đã gia nhập Quân đội VNCH. - Các toán SINGLETON hoạt động riêng biệt từng cá nhân. Họ là những Việt kiều từng sống nhiều năm tại Cam-bốt, được móc nối trở lại hoạt dộng nằm vùng tại Mimote, Krek, Sihanoukville, Kratié, Ba Thu, v.v... Đây là những nơi địch đặt căn cứ quân sự và hoạt động rất mạnh. Các nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi, báo cáo hoạt động địch và hướng dẫn phi cơ oanh tạc lúc cần thiết.

Ngoài các toán hoạt động như trên, còn có chương trình công tác lừa địch và ly gián địch, được gọi là chương trình Borden, mà toán viên là những tù binh bộ đội Bắc Việt cứng đầu. Họ được học nhảy dù vài hôm trước khi được trang bị như một toán viên rất trung thành của miền Nam : một bản đồ, lệnh hành quân, thơ giới thiệu, v.v... Các thứ này được dấu kín trong áo nhảy và chỉ được trao cho toán viên tù binh cứng đầu mặc vào trước khi được thả dù xuống vùng địch chiếm đóng.

Các chương trình mới này đã đem lại những kết quả hết sức khích lệ, nên phía Hoa Kỳ đã yêu cầu phía VN chấm dứt liên lạc với 5 toán còn lại ở miền Bắc, bằng cách ra lệnh cho các toán ấy tìm cách xâm nhập qua Lào, trinh diện với bộ đội Vang Pao hoặc rút về miền Nam... Tuy nhiên, nhiều tháng sau khi lệnh được ban hành, không một toán nào xuất hiện.

Hướng về những người anh em kiêu hùng

Các Biệt Kích Dù bị CS bắt đã phải chịu đủ thứ cực hình. Tuy vậy, họ vẫn giữ vững tinh thần quốc gia và đồng đội. Thái độ cương quyết của họ đã phải làm các cán bộ CS khâm phục và gọi họ là những người “không cải tạo được”. Mãi đến một thời gian lâu sau khi VNCH bị chiếm đóng, CS mới tuần tự tạm trả tự do cho các tù nhân Biệt Kích. Người được trả sớm nhất đã phải ở tù suốt 15 năm và người lâu nhất trên 20 năm. Khi họ trở về, chúng ta đã biết thêm được nhiều chuyện đã xảy ra khi họ công tác tại Bắc Việt. Tuy nhiên, vẫn còn một số toán bặt tin, trong đó có toán VOI do anh Trần Hiếu Hòa làm trưởng toán cùng với 4 toán viên. Toán AreÀs mà tôi đã đề cập ở trên và một vài toán khác nữa, cũng đang nằm trong danh sách những toán mất tích này. Phải chăng họ đã bị thủ tiêu hay đã hy sinh trên đường thi hành nhiệm vụ. “Hy sinh trong bóng tối, tất cả vì Tổ quốc”, đó là phương châm hành động mà mọi Biệt Kích đã chấp nhận khi gia nhập vào binh chủng này.

Tôi còn nhớ năm 1970, các sĩ quan trong Bộ chỉ huy Nha Kỹ Thuật đã được xem một cuốn phim mà một đơn vị VNCH vừa tịch thu được của bô đội Bắc Việt khi tấn công vào một căn cứ địch ở Mimot, Cam-bốt. Cuốn phim ghi lại phiên tòa xét xử một toán Biệt Kích mang tên toán Jackson, hoạt dộng tại vùng Nghệ Tĩnh. Bản cáo trạng rất dài, luận tội rất nặng “nào là tay sai đế quốc Mỹ, tay sai Ngô Đình Diệm, nào là xúi dục nhân dân lật đổ chính quyền và phá hoại tài sản nhân dân, v.v...

Toán Jackson đã bị bắt toàn bộ với tất cả vũ khí và chất nổ khi toán phá chiếc cầu thứ 2 tại Cửa Lò. Hầu hết toán viên đã lãnh án tử hình, chỉ 1-2 người lãnh án chung thân. Điều làm anh em chúng tôi xúc động và hãnh diện, là được chứng kiến thái độ hiên ngang và bình tĩnh của các toán viên khi bản án tử hình được tuyên đọc. Theo lời một nhân chứng quê ở Thọ Ninh, bà con với một toán viên cho biết, 6 người lãnh bản án tử hình đã bị bắn ngay sau đó, và lời nói cuối cùng của họ là : Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! Tổng Thống Ngô Đình Diệm muôn năm!
Anh em chúng tôi là nững người đã đi qua nhiều trại cải tạo ở miền Bắc và đã được nghe nói rất nhiều về những việc làm đáng phục của anh em Biệt Kích. Trong số đó có các vị linh mục, đại đức tuyên úy, các bạn bè của tôi đã sống chung trại với các anh ấy. Ngoài ra, các tù hình sự miền Băc mà đa số chúng tôi thường gọi họ bằng danh từ “bọn hình sự”, vì phần đông họ thuộc thành phần bất hão, trộm cướp, đâm chém, giết người...khi được hỏi về anh em Biệt Kích thì họ tỏ vẻ rất khâm phục. Họ nói với tôi :”Các anh Bê Ka là những người rất hào hùng, cán bộ trại cũng phải nể, các anh ấy rất kỹ luật và đoàn kết với nhau, họ thương nhau và giúp đỡ nhau. Khi một người bị biệt giam được thả hay bị ốm, là các anh khác tìm cách giúp đỡ. Dù ai cũng đói, nhưng họ nhịn bớt phần ăn để bồi dưỡng cho anh em bị bệnh hay bị ốm. Đã có những anh Bê Ka cướp súng bắn cán bộ rồi chạy thoát, có nơi các anh toàn bộ đứng lên làm reo tuyệt thực không đi lao động, nhưng cán bộ trại cũng đành phải làm ngơ...”

Riêng cá nhân tôi, trong 13 năm cải tạo, đã không may mắn gặp lại các anh em Biệt Kích, nhưng tôi không bao giờ quên những con người hào hùng cùng chung lý tưởng đã cùng chung sống với nhau trong tình huynh đệ chân thành. Tôi là người đã từng sống chung với họ ở trại huấn luyện Long Thành và lúc họ lên đường đi công tác., tôi đã tiễn chân hoặc nhiều khi đã cùng vói họ bay vào vùng mục tiêu xâm nhập, đưa tay vẩy chào họ khi họ rời máy bay... Những kỷ niệm đó khó quên được.

Những kỷ niệm khó quên

Tôi nhớ lại năm xưa, có lần trước ngày lên đường công tác, tôi lái xe đưa một nhân viên của tôi đến thăm lần cuối người bạn gái, hay nói đúng hơn, một người yêu, có nhà ở hẽm xứ Bùi Phát, trên đường Trương Minh Giảng, nay đổi tên là Lê Văn Sỹ. Đến nơi, người thanh niên ấy vội vã bước xuống xe như muốn tận dụng những giây phút ngắn ngủi và quý báu còn lại... Khoảng 10 phút sau, anh trở ra với người bạn gái đi theo tiễn chân, trên tay anh còn mang một gói quà nhỏ mà tôi đoán chắc đó là quà kỷ niệm của người yêụ Họ nhìn nhau, mắt đẫm lệ, và tôi chỉ biết im lặng cảm thông nỗi buồn chan chứa đang xâm chiếm 2 tâm hồn... Xe chạy được một quãng đường, người thanh niên ấy quay nhìn tôi, vừa nói vừa mở món quà :”Đây, anh xem, quà cô ấy tặng em”. Tôi liếc nhìn, thấy một nắm tóc thề được gói trong một chiếc áo lót. Cả hai chúng tôi đều im lặng trên đường về trại.

Lần khác, một nhân viên của tôi cũng sắp lên đường, anh đến gặp tôi và trao cho tôi một chồng thơ khá dày đã đề bì sẵn và nói :”Anh Dũng, anh biết em là con một, em đi nhưng em đã không dám nói thật với mẹ em. Vì vậy, em nhờ anh mỗi tháng đến thăm mẹ em và trao cho em. em một bức thơ này, nói là em đang đi học ở ngoại quốc gửi về để mẹ em yên tâm”.
Tôi xúc động nhìn người thanh niên ấy với tất cả lòng yêu thương và mến phục. Tôi đã nhận thơ anh giao và hàng tháng, tôi đã đến thăm mẹ em và trao cho bà quả phụ ấy bức thư của con bà... Nhưng đau đớn thay, lá thơ cuối cùng của anh đã được trao mà “khóa học” của anh vẫn chưa mãn.

Hai nhân viên Biệt Kích mà tôi vừa kể trên đây, cả 2 đều trở về từ cõi chết, sau gần 20 năm sống trong lao tù CS, một anh hiện đang sống ở Cali, đó là anh Lâm, em ruột của anh Nguyễn Ngọc Trâm, còn người kia, trước ngày tôi rời Saigon, anh ấy đang vất vã hành nghề thợ mộc ngoài Vũng Tàu. Hy vọng một ngày không xa, anh Độ cũng như bao nhiêu anh hùng Biệt Kích khác còn ở VN sẽ được đoàn tụ với chúng ta tại quê hương thứ hai này.


Trung Tá Nguyễn Văn Vinh

Wednesday, August 12, 2009

Kế-hoạch 37 (Oplan 37) Biệt-hải.


Bắt đầu từ những tháng đầu năm 1961, cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) điều khiển những trận tấn công bất ngờ, phá hoại căn cứ quân sự dọc theo bờ biển miền Bắc. Các cuộc đột kích kể trên do những toán Biệt Hải đảm trách (Marops). Ðến mùa thu năm 1962, sau khi đã đọc bản báo cáo kết qủa về những cuộc hành quân trên. Ðô Ðốc Harry Felt hết ý-kiến, cơ-quan CIA có-lẽ đã hết trò chơi... các cuộc hành quân biệt-hải không gây thiệt hại nào đáng kể cho chính quyền miền Bắc. Vị tư-lệnh Lực-Lượng Hoa- Kỳ trong vùng Thái-Bình- Dương hiểu biết về vấn đề hành quân biển hơn ai hết.

Những toán biệt-hải do cơ quan CIA tuyển mộ xử dụng những chiếc tầu nhỏ mong manh, trang bị hỏa lực yếu kém. Ngay cả việc lái chiếc tầu nhỏ đến mục tiêu đã là một vấn đề khó khăn. Thực ra, trùm Xiạ (CIA) Bill Colby, người chịu trách nhiệm chỉ làm theo lệnh của Washington.
Ðến tháng Bẩy 1962, vị tư lệnh hành-quân biển, Ðô-Ðốc George Anderson được mời tham gia tổ chức những trận đột kích quấy rối bờ biển miền Bắc. Kế hoạch này nhằm mục đích làm cho Bắc Việt không còn đủ sức yểm trợ cho quân Việt-Cộng trong miền Nam.

Người trực tiếp chịu trách nhiệm cho kế hoạch này la xịa (CIA) Tucker Gougelmann. Ông ta lập căn cứ nơi Ðà-Nẵng trong name 1961 và bắt đầu đưa những toán biệt hải ra ngoài Bắc. Kế hoạch hành quân biển (Marop) do cơ quan CIA điều khiển chỉ có tầm hoạt động giới hạn.
Nhiệm vụ chính là lấy tin tức, dò-thám bờ biển miền Bắc. Theo những tài liệu đã hết thời gian bảo mật, giai đoạn đầu trong kế hoạch rất lặng-lẽ, tránh đụng độ với Hải-Quân Bắc Việt. Năm 1962, Gougelmann đưọc lệnh của Washington bắt đầu những trận đột kích phá hoại để trả đủa cho những hoạt động gia tăng của quân đội Bắc-Việt, và cũng để xây đựng những ổ kháng chiến nơi miền Bắc trong tương lai.

Tổng-Thống Kenedy thúc nay cơ-quan CIA gia tăng những hoạt động bí mật ra ngoài miền Bắc Việt-Nam. Ðơn-vị Biệt-Hải dưới quyền Gougelmann xử dụng loại thuyền máy cũ-kỹ đóng ở trong miền Nam cho các trận đột kích. Ðiều này làm Ðô Ðốc Felt không đồng ý, thuyền máy đã cũ không thể dùng để tấn công bất ngờ. Loại hành quân này cần tốc độ và bí mật. Khi Washington ra lệnh gia tăng các cuộc hành quân biệt hải, Hải-Quân Hoa-Kỳ được lệnh yểm trợ, cung cấp đồ trang bị cho cơ quan CIA để cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ.


Tháng Tám 1962, Tướng Harkins tư-lệnh Bộ Chỉ-Huy Quân-Viện dự trù xử dụng loại tầu Torpedo (phóng thủy lôi) được căn cứ tiếp vận hải quân ở Ðà-Nẵng yểm trợ cho những hành quân biệt hải ra ngoài Bắc. Kế hoạch này được chính quyền Kenedy chấp thuận vào cuối tháng chín. Hải-Quân Hoa-Kỳ bắt đầu cứu xét, tìm loại tầu thích hợp cho các hành quân biệt-hải. Tháng Mười, phụ-tá Tổng- Trưởng Quốc-Phòng Hoa-Kỳ Roswell Gilpatric ra lệnh cho Ðô-Ðốc Anderson giao hai loại Topedo đóng từ năm 1950 PT-810, PT-811 cho cơ-quan CIA.
Hai loại này trang bị hai đại bác 40 ly, hai đại bác 20 ly, và được đặt tên mới là PTF-1, PTF-2 (Tầu tuần tiễu nhanh - Patrol Type Fast)..
Ðầu năm 1963, Hải-Quân Hoa-Kỳ mua hai loại tầu Nasty (PTF-3, PTF-4) của Hải-Quân Na-Uy, loại này chạy rất nhanh và tránh được radar. Mặc dầu chuyện bí mật, Ðô-Ðốc Anderson gửi hai loại tầu Nasty đến Washington biểu diễn hành quân và yểm trợ đổ bộ. Cuộc biểu diễn trên sông Potomac do các toán biệt kích Người-Nhái SEAL, cũng mới thành lập đảm trách. Cơ quan CIA nhận được những chiếc tầu Nasty trong những tháng cuối năm 1963. Ðể lái loại tầu này xâm nhập hải-phận Bắc Việt-Nam, cơ quan CIA tuyển mộ lính đánh thuê người Na-Uy và Ðức. Trợ lức cho cơ-quan CIA, Hải- Quân Hoa-Kỳ cho mượn đơn vị SEAl để huấn luyện biệt kích quân Việt-Nam về hành quân phá hoại và cung cấp đồ tiếp vận cũng như bảo trì các loại tầu PTF.

Trong khi chương trình đang tiếp diễn, Tổng Thống Kenedy ra lệnh xúc tiến kế hoạch Ðổi-Lui (Switch Back). Tất cả các hoạt động của cơ quan CIA nơi miền Bắc Việt Nam được bàn giao cho Ngũ- Giác-Ðài, Bộ Tổng-Tham- Mưu Quân-Lực Hoa-Kỳ, kể cả chương trình Hành-Quân
Biệt-Hải. Mới đầu nằm trong kế-hoạch 34-A, một bộ phận trong Ðoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát (SOG). Ðầu name 1964 đơn vị SOG thành lập Ban Cố-Vấn Hải-Quân, danh xưng cho kế-hoạch 37 ở Ðà- Nẵng. Ban Cố-Vấn Hải-Quân thực sự làm việc từ đầu tháng Giêng năm 1964, nhiệm vụ bao gồm các hành quân biệt hải bí mật. Năm sau, một văn phòng liên lạc được thành lập trong đơn vị SOG trông coi kế hoạch 31 (OP-31) văn phòng này lo về nhân viên, Ban Cố- Vấn Hải-Quân (NAD) là cánh tay hành động. Nằm dưới quyền chỉ huy của SOG. Tìm một sĩ-quan hải-quân cấp bậc đại-tá trong Quân-Lực Hoa- Kỳ không khó, tuy nhiên viên sĩ quan này phải rành về Chiến-Tranh Ngoại-Lệ mới có thể làm việc cho đơn vị SOG. Kết qủa là Ban Cố-Vấn Hải-Quân thay cấp chỉ huy liên tục, Vị chỉ huy đầu tiên là Jack Owens được một năm, Ðại-Tá Bob Fay lên thay. Không như sĩ-quan hải-quân thuần túy Owens, Fay xuất thân từ đơn vị Người Nhái.

Ngày 28 tháng Mười năm 1965, chiếc xe Jeep chở ông ta trúng đạn pháo kích của Việt- Cộng và là sĩ quan Hoa-Kỳ đầu tiên trong đơn vị biệt-hải tử trận trên chiến trường Việt- Nam. Ðại-Tá Fay mới chỉ huy NAD được sáu tháng, những cấp chỉ huy kế tiếp cũng không rành về chiến tranh ngoại lệ, họ đều mang cấp bậc Hải-Quân Ðại-Tá. Sau Fay, NAD được chỉ huy bới các vị sĩ quan William Hawkins, Willard Olson, Robert Terry và Norman Olson. Kế-Hoạch 37 do NAD đảm trách được giao cho trách nhiệm tấn công, phá hoại những mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc.

Vùng hoạt động từ vĩ-tuyến 17 ra đến vĩtuyến 21, và trong vòng 30 dặm dọc theo bờ biển, Theo lệnh hành-quân, khu vực hoạt động của các toán biệt hải nằm dưới hải cảng Hải- Phòng. Sáu loại nhiệm vụ được giao phó, 'Ngăn chận và
quấy phá' bao gồm ngăn chận, bắt tù-binh, thẩm vấn, tiêu-hủy v.v... tất cả các loại tầu võ trang, tiếp vận của miền Bắc.
Phá hoại đường tiếp vận biển, tiếp tế cho Việt- Cộng trong miền Nam. Bắn phá các mục tiêu dọc theo bờ biển.
Ðột kích lên bờ, tấn công các căn cứ quân, dân sự.

Thả biệt-kích, điệp viên xâm nhập miền Bắc. Tâm-lý chiến, thả truyền đơn, radio, qùa tặng cho nhân dân miền Bắc. Mặc dầu đơn vị SOG tài trợ, huấn luyện, tất cả những cuộc hành quân biệt hải, vượt tuyến đều do biệt-kích, người nhái Việt Nam đảm trách. Trong năm 1964, Ban Cố- Vấn Hải-Quân (NAD) gồm bẩy ban, những ban quan trọng lo việc huấn luyện thủy thủ đoàn lái tầu Nasty, và các toán biệt-hải. Kế hoạch 37 phối hợp giữa đơn vị SOG và Nha Kỹ-Thuật QL/VNCH. NAD soạn thảo kế hoạch hành quân, huấn luyện thủy thủ, biệt-kích và tài trợ cho kế hoạch.

Sở Phòng-Vệ Duyên- Hải trực thuộc Nha Kỹ-Thuật lo những vấn đề yểm trợ khác, sở này có năm toán 15 quân nhân biệt-hải, mười toán nhân viên thủy thủ đoàn lái tầu Nasty và toán bảo trì.
Tất cả nằm trong kế-hoạch 37. Nhiệm vụ chính của sở là tuyển mộ thủy thủ, biệt-kích quân. Tất cả mọi cuộc hành quân biệt-hải đều phải được sự chấp thuận của giới chức thẩm quyền ở thủ-đô Washington D.C. Cơ-quan NAD chọn mục tiêu, soạn thảo kế-hoạch hành quân, phối hợp và điều khiển cuộc hành quân. Từ tháng Tư cho đến tháng Mười Hai năm 1964, các toán biệt hải vượt tuyến tất cả 32 lần tấn công, phá hoại các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc như trạm kiểm soát, cầu, các đảo nhỏ, đài radar.

Ngày 12 tháng Sáu, biệt hải phá hủy một nhà kho, cuối tháng phá xập một cây cầu ở ngoài Bắc. Trong tháng Bảy, phá hủy một nhà máy bơm nước, đánh chìm ba tầu nhỏ. Ngày 30 tháng Bảy, bốn chiếc PTF chạy ra ngoài bắc bắn phá. Họ đến điểm hẹn đông nam Hòn Me (19 độ Bắc, 106 độ 16' đông). Từ đó chia tay, PTF-3 và PTF-6 hướng về Hòn Me, PTF-5, PTF-2 đi về Hòn Niêu. Cả hai đến bắn phá binh trạm, xưởng ráp súng, đài tiếp liên trước khi chạy về hướng nam do tầu Swatows của Hải Quân Bắc Việt đuổi theo.

Chuyện này liên quan đến vụ chiến hạm Maddox ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Cuối năm 1964, đơn vị SOG ra lệnh cho NAD gia tăng các chuyến hành quân biệt-hải. Kết qủa trong năm 1965, có 170 chuyến vượt tuyến bắn phá, quấy rối hải phận miền Bắc Việt-Nam. Năm 1966, NAD tổ chức 126 hành quân chính và 56 phụ. Hà-Nội đã tăng cường lực lượng duyên phòng dọc theo bờ biển gây trở ngại nguy hiểm cho các toán biệt-hải. Càng khó khăn hơn cho những trận tấn công đột kích lên bờ, trong 34 trận tấn công loại này chỉ có bốn trận được coi như thành công.
Bắt đầu từ năm 1967, các hành quân biệt hải trong kế hoạch OP 37 giảm đi cường độ. Năm 1967 chỉ có 151 cuộc hành quân, hoàn tất 125, hủy bỏ 19 vì vấn đề thời tiết, 7 bị hư hại tầu bè hoặc nhân viên. Ngày 1 tháng 11 năm 1968, mọi cuộc hành quân vượt tuyến trong kế hoạch OP 37 đều đình chỉ. Ðến tháng Bảy năm 1971, Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các chuyến hành quân biển.

Sunday, August 9, 2009

HÀNH-QUÂN BIỆT-KÍCH Năm Khói-Lửa 1968


HÀNH-QUÂN BIỆT-KÍCH Năm Khói-Lửa 1968
- Mở Đầu
Đầu năm 1968, Khe-Sanh là một trại biên phòng Lực-Lượng Đặc-Biệt. Đơn vị SOG xử dụng trại này làm căn cứ hành-quân tiền-phương. Nơi đây trở nên tiền đồn bảo vệ phía tây vùng phi-quân-sự. Trong căn cứ có 6000 quân thuộc trung-đoàn 26 TQLC/HK và tiểu-đoàn 37 Biệt-Động-Quân QL/VNCH. Bên ngoài có sự hiện diện của 20000 quân cộng-sản Bắc-Việt. Tất cả mọi hỏa lực đều tập trung xung quanh căn cứ, pháo binh, phi cơ, kể cả B-52 yểm trợ ngày đêm. Sự có mặt, cũng như hành quân vượt biên của đơn vị SOG được bảo mật, không ai biết đến.
- Phần 2
Bên trong Khe-Sanh, đơn vị SOG gồm 50 quân nhân LLĐB/HK và khoảng 500 Dân-Sự Chiến Đấu sống dưới hầm cũng như binh-sĩ TQLC/HK chịu đựng 1500 quả đạn đại-bác, súng cối của địch bắn vào căn cứ hàng ngày. Bên ngoài Khe-Sanh, trên những ngọn đồi, tử thần rình rập, các toán biệt-kích SOG phát xuất từ căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB 1) ở Phú-Bài, xâm nhập tìm mục tiêu cho phi cơ oanh-kích, đặt máy nghe lén điện thoại, và đặt máy dò thám điện tử.
Nơi hướng tây căn cứ Khe-Sanh bên kia biên giới Lào-Việt, các toán biêt-kích SOG khác phát xuất từ 'cửa hâu' của đơn vị SOG, phi trường Nakhon Phanom (NKP) bên Thái-Lan. Tại đây, SOG có bẩy nhân viên làm việc với phi-đoàn 21 'Pony' Hành-Quân Đặc-Biệt thuộc Không-Lực Hoa-Kỳ, đơn vị anh-em của SOG phi đoàn 20 Green Hornets. Từ tháng Giêng 1967, Ponies yểm trợ cho các toán biệt-kích SOG hoạt động ngoài miền Bắc Việt-Nam, các hoạt động của cơ-quan CIA bên Lào và đến cuối năm thả các toán biệt-kích SOG xâm nhập vào đất Lào. Căn cứ bên Thái-Lan trở nên quan trọng từ đầu năm 1968 khi trực thăng của SOG không hoạt động được trên phi đạo bên trong căn cứ Khe-Sanh.
Một trong những mục tiêu thường xuyên của SOG bên Lào là rặng núi Cơ-Rốc, cao 1800 bộ về hướng tây Khe-Sanh, quân Bắc Việt, đào hầm hố, đục đá núi làm đường chuyển quân. Ngày 12 tháng Giêng năm 1968, toán biệt-kích Indiana bị phục kích trên một sườn núi. Toán chạy lạc, phân tán, toán phó là Trung-Sĩ Jim Cohron cùng hai biệt-kích Nùng tách rời khỏi toán. Phần còn lại chạy đến được một con đường mòn, tìm cách liên lạc với Cohron. Nhóm này thoát, còn nhóm Cohron mất tích.
Tình báo Hoa-Kỳ cho rằng, toán Indiana đụng phải trung-đoàn 'Đồng Nai' CSBV. Hệ thống kiểm thính bắt được tần số của địch cho biết Cohren bị địch bắt và bị hỏi cung. Cho đến nay, Hà-Nội vẫn trả lời không biết gì về người lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ, quê quán ở tiểu bang Iowa.
Cách căn cứ Khe Sanh năm dặm về hướng tây, trong bóng của rặng Cơ-Rốc bên kia biên giới là trại LLĐB Lang-Vei do Đại-Úy Frank Willoughby chỉ huy. Do áp lực của quân đội Bắc Việt vào đầu năm 1968, 282 quân biệt-kích người Thượng được tăng cường thêm một đại đội biệt kích Thượng và quân Mũ-Xanh Lực-Lượng Đặc-Biệt Hoa-Kỳ.
Phần còn lại của toán Indiana đến trại LLĐB Lang-Vei một buổi tối cuối tháng Giêng sau nhiều ngày bị địch săn đuổi trên ngọn núi Cơ-Rốc. Trưởng toán Rick Bayer thông báo cho người hạ-sĩ-quan LLĐB của trại Bill Craig rằng: Toán biệt-kích Indiana trông thấy dấu xích xe-tăng của địch! Thêm điều nữa, trong khi đi ngang qua sông Xe-Kong lúc trời xập tối, toán biệt-kích trông thấy quân Bắc Việt thăm dò mực nước sông và đánh dấu bãi chuẩn bị hành quân vượt sông. Bayer không hoài nghi chuyện quân đội Bắc Việt sẽ đem xe tăng vào chiến trường miền Nam.
Khi được đưa vào Saigon để báo cáo, Trung-Sĩ Bayer nhớ lại 'Họ cho tôi là thằng nói dóc!'. Cấp chỉ huy của anh ta trong FOB 1, Thiếu-Tá Ed Rybat cũng mất mặt không kém. 'Tụi tôi gửi báo cáo về, họ trả lời rằng không có gì hết, đó là dấu xe ủi đất'. T ôi đã phục vụ trong đơn vị Thiết-Giáp trước đây, tôi bìết thế nào là dấu xích xe tăng. 'Đó là dấu thiết vận xa lội nước PT-76 của địch'. Trong Saigon, trùm đơn vị SOG là Đại-Tá Singlaub tin rằng quân Bắc Việt chuẩn bị xe-tăng để tấn công. Bộ Chỉ-Huy Quân Viện Hoa-Kỳ MACV bỏ qua lời báo động của ông ta.
Vừa quá nửa đêm ngày 6 tháng Hai, binh sĩ TQLC nơi giao thông hào phiá tây căn cứ Khe-Sanh nghe tiếng động cơ theo gío đưa tới, nghe như tiếng cưa máy - Xe Tăng! Trong trại LLĐB Lang-Vei, mặt đất rung chuyển khi mười một chiến xa PT-76 cùng một tiểu đoàn bộ-binh Bắc Việt được pháo binh 152 ly yểm trợ tràn vào trại. Đại bác 76 ly trên chiến xa bắn xập các pháo đài bên trong. Hơn nửa Dân Sự Chiến Đấu Thượng chết tại vị trí chiến đấu, sau khi bắn hết đạn súng Carbine, đại liên vào các chiến xa đang tiến tới của địch. Lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ dùng súng cối 106 ly tiêu diệt hơn nửa số PT-76.
Trùm đơn vị SOG thông báo về vụ tấn công trại LLĐB Lang-Vei cho cơ-quan MACV, vị tướng trưởng phòng Nhì cơ quan vẫn từ chối không tin. 'Làm gì có xe tăng ở Việt-Nam'. Trong khi trận đánh nơi Lang-Vei vẫn đang tiếp diễn, đơn vị SOG trong Khe-Sanh chuyển lời cầu cứu của trại LLĐB cần viện binh. Đại-tá David Lownds chỉ huy trưởng căn cứ Khe-Sanh từ chối ' Tôi không muốn hy sinh sinh mạng người Hoa-Kỳ'. Biệt-kích SOG kể rằng 'Ông ta liếc qua tụi tôi chớp nhoáng như máy quang tuyến, rồi khước từ một cách dã man'.
'Đúng vậy, chúng tôi có thoả thuận rằng sẽ đi tiếp cứu trại LLĐB Lang-Vei trong trường hợp căn cứ này có thể bị dứt điểm' Thiếu-Tá Jim Stanton, sĩ quan điều hợp pháo-binh TQLC trong căn cứ Khe-Sanh đã xác định bằng lời nói trên. 'Tình trạng chiến đấu trong căn cứ đã xuống thấp, không ai dám bảo đảm vấn đề an-toàn cho họ'.
- Phần 3
Sĩ-quan tùy viên cho tướng Westmoreland đánh thức ông ta dậy hai lần trong đêm cho biết trận tấn công trại LLĐB Lang-Vei. Đại-Tá Francis Kelly, chỉ huy trưởng Liên-Đoàn 5 LLĐB/HK yêu cầu ông gửi quân tiếp viện cho Lang-Vei, nhưng tướng Westmoreland ngần ngại ra lệnh cho bộ tư-lệnh TQLC/HK. Cá nhân tướng Westmoreland xem chuyện từ chối không tiếp viện cho trại LLĐB do sự mâu-thuẫn giữa bộ chỉ huy MACV của ông ta và bộ tư-lệnh TQLC/HK. Ông ra lệnh triệu tập một buổi họp với các vị tướng lãnh TQLC/HK tại Đà-Nẵng sáng hôm sau.
Trong trại LLĐB Lang-Vei, quân Bắc Việt đã hoàn toàn làm chủ tình hình. Sĩ quan quân đội Bắc Việt ra lệnh tất cả quân nhân LLĐB/Việt-Mỹ mở cửa hầm chỉ huy và ra đầu hàng. Sĩ-quan Việt-Nam ra trình diện dường như bị bắn tại chỗ. Quân Bắc Việt dùng chất nổ phá cửa hầm, sức nổ làm tám quân Mũ-Xanh Hoa-Kỳ bất tỉnh.
Đến Đà-Nẵng, Tướng Westmoreland ra lệnh cho Trung-Tướng Robert Cushman cung cấp trực thăng đưa một đơn vị cấp cứu SOG trong căn cứ Khe-Sanh vào Lang-Vei ngay tức khắc. Sau này tướng Westmoreland biết được lệnh của ông ta không được thi hành. Ông ta viết 'Đó là điều xẩy ra trong thời gian tôi phục vụ tại Việt-Nam. Chuyện đó làm tôi muốn xin về hưu'.
Tại Khe-sanh, Thiếu Tá George Quamo, Thượng-Sĩ Charles 'Skip' Minnicks có thể nhìn thấy khói bốc lên từ trại LLĐB Lang-Vei. Quamo nói về sự nguy-hiểm đang chờ đợi họ, và hỏi 'Ai muốn đi?'. Một tá lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ xách tiểu-liên CAR-15, tập họp ba mươi biệt-kích Nùng, Thượng rồi leo lên trực thăng TQLC/HK ra đi.
Sự thờ-ơ của TQLC ảnh hưởng viên phi công lái trực thăng, không nhiệt tâm đi cứu. Kinh hoàng trông thấy xe tăng cháy, doanh trại đổ nát ở dưới, mất tay phi công CH-46 lái bay vòng vòng trên không. Cuối cùng Thiếu-tá Quamo ra lệnh 'vào' lúc đó họ mới hạ cánh.
Xuống tới đất, toán biệt-kích SOG, chia ra lục xoát các hầm hố, công sự phòng thủ tìm người sống sót. Hàng ngàn quân Bắc Việt trú ẩn xung quanh Lang-Vei sợ không-lực Hoa-Kỳ oanh-kích không tấn công tiếp. Hầu hết người Hoa-Kỳ sống sót nhờ Trung-Sĩ Nhất Eugene Ashley, chết sáng hôm đó trong những đợt phản công đẩy lui quân cộng sản ra khỏi Lang-Vei. Anh ta được ân thưởng huy chương Danh-Dự cao qúy nhất của chính phủ Hoa-Kỳ. Vài lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ thoát nhờ Thiếu-Úy Qúy lái xe Jeep xông vào trại đem họ đi.
Toán biệt-kích SOG gom tất cả những biệt-kích Hoa-Kỳ sống sót và đem thêm với khả năng của họ những biệt-kích quân Thượng bị thương ra bãi đáp chờ trực thăng bốc. Khi đoàn tầu bay lên, trưởng toán Alabama John Allen trông thấy một quân nhân Hoa-Kỳ chạy ra bãi đáp vẫy tay. Không thể quay trở lại, anh ta bị bỏ rơi cho số mệnh. Người biệt kích Hoa-Kỳ đó tên là Dennis Thompson, bị tù năm năm trước khi được trả tự do. Trong số hai mươi bốn quân nhân biệt-kích Hoa-Kỳ ở trại LLĐB Lang-Vei, Thiếu-Tá Quamo đem về được mười bốn, trong đó có một bị thương.
Đơn vị SOG đóng góp trong trận bao vây Khe-Sanh, cũng là thành quả lớn nhất của họ thâu thập bên Lào trong năm 1968, khám phá được căn cứ lớn, bộ chỉ huy, kho chứa đạn dược của địch gần rặng núi Cơ-Rốc. Phi vụ B-52 Arc Light được lệnh tiêu hủy mục tiêu này kết qủa gây ra nhiều tiếng nổ phụ trong vòng hai tiếng đồng hồ. Trong nhật ký của tướng Westmoreland, ông ta tin rằng trận đánh bom B-52 trúng bộ chỉ huy đầu não của địch trong trận bao vây Khe-Sanh. Hệ thống truyền tin của địch bị mất liên lạc trong vòng hai tuần lễ, chứng tỏ có sự bối rối trong hệ thống chỉ huy của địch, do đó quân Bắc Việt không mở trận tấn công lớn vào căn-cứ Khe-Sanh trong kỳ Tết Mậu-Thân.
Cuối tháng Ba, trong khi sư-đoàn 1 Không-Kỵ Hoa-Kỳ bắt đầu hành quân giải tỏa áp-lực của địch xung quanh căn cứ Khe-Sanh. Toán biệt-kích Asp xâm nhập khu vực cách Khe-Sanh 25 dặm về hướng tây bắc, theo dõi sự triệt thoái của các đơn vị Bắc Việt. Trưởng toán Asp là Trung-Sĩ Nhất George Brown, có Trung Sĩ Charles Huston và Alan Boyer. Toán Asp bị một đơn vị lớn của địch tấn công bất thần.
Một chiếc Kingbee vào cứu Brown và Huston bị hỏa lực địch bắn vào không được. Một chiếc Kingbee khác trông thấy Alan Boyer, thả thang dây xuống cứu anh ta, đạn bắn đứt thang dây, anh này rơi xuống vào giữa địch quân. Tất cả đều mất tích.
Hai trăm lẻ năm TQLC Hoa-Kỳ tử trận trong bẩy mươi bẩy ngày bao vây căn-cứ Khe-Sanh. Thiếu-Tá Quamo chỉ huy cuộc cứu nguy trại LLĐB Lang-Vei, lên máy bay của đơn-vị SOG bay về Đà-Nẵng. Chiếc máy bay cũng biến mất luôn vì thời tiết xấu. Xác Thiếu-Tá Quamo tìm được năm 1974. Vài tuần sau, căn cứ hành quân tiền phương (FOB) ở Khe-Sanh đóng cửa. SOG dời FOB qua trại LLĐB Mai-Lộc đông bắc Khe-Sanh.
Trong khi trận chiến dịu dần xung quanh căn cứ Khe-Sanh, các toán biệt-kích SOG khác vượt biên qua Cambodia, dò thám xem địch quân đã rút qua đất Miên hay chưa, sau trận Tổng-Công-Kích. Ngày 2 tháng Năm 1968, toán biệt-kích do Trung-Sĩ Nhất Leroy Wright làm trưởng toán xâm nhập vùng Lưỡi Câu. Trong toán có Trung-Sĩ Lloyd 'Frenchie' Mousseau, Brian O'Connor và chín biệt-kích Nùng.
- Phần 4
Buổi sáng lúc toán ra đi từ căn cứ Quản-Lợi, Trung Sĩ Nhất Roy Benavidez bạn của Wright ra tiễn đưa, cảm phục những người ra đi hoạt-động trong lòng địch. Chẳng bao lâu, khi xuống bãi đáp, toán chạm địch và chạy trở lại bãi đáp. Địch đuổi theo sát đuôi, bắn không cho toán biệt-kích ngóc đầu dậy và đuổi những chiếc trực thăng cấp cứu ra chỗ khác. Một trực thăng võ trang bị bắn rớt.
Địch đem thêm quân đến bao vây toán biệt-kích đang nằm chịu trận dưới hỏa lực súng cối, B-40, AK-47. Một loạt đạn AK trúng Wright vào đầu, anh ta chết ngay tức khắc. Mousseau và O'Connor bị thương nhiều chỗ. Tất cả các biệt-kích Nùng đều trúng đạn, nằm la liệt, bị thương hoặc chết. Không chạy được, hết thuốc chữa, toán biệt kích sắp sửa bị địch thanh toán.
Trong một túp lều dã chiến dựng lên nơi căn cứ hành quân tiền phương Quản-Lợi, Roy Benavidez lắng nghe những chuyện xẩy ra từ máy truyền tin, điện đàm giữa các phi công trực thăng võ trang, và phi công lái máy bay quan sát điều hành không yểm (FAC). Roy sốt ruột lo cho các chiến hữu của mình, Leroy Wright trúng đạn, Frenchie Mousseau trúng đạn, Brian O'Connor cũng trúng đạn và tất cả biệt-kích Nùng đều trúng đạn chết hoặc bị thương nặng. Một lữ-đoàn thuộc sư-đoàn 1 Bộ-Binh Hoa-Kỳ đang hành quân gần đó nhưng họ không được phép vượt rào qua Cambodia. Toán cấp cứu Bright Light cũng không có sẵn. Mình phải làm gì đây! Roy đứng ngồi không yên.
Bị mất nhiều máu, Brian O'Connor yếu đi, anh nghe tiếng trực thăng đến nhưng không di chuyển được. Chiếc máy bay hạ thấp rồi Roy Benavidez xách túi đựng dụng cụ y-khoa nhẩy xuống chạy thật nhanh vào bụi rậm nơi các biệt kích SOG nằm la liệt. Roy tình nguyện đi cứu toán một mình. Địch trông thấy trực thăng đáp xuống, bắn ra tới tấp, một viên trúng vào đùi Roy, chàng vẫn tiếp tục chạy, không dám ngừng lại. Vào đến nơi, Roy liếc thật nhanh, vị trí chiến đấu của toán biệt-kích, Wright đã chết, Mousseau trúng đạn vào đầu, nằm thẳng cẳng nhưng chưa chết, O'Connor bị thương nhưng vẫn còn bò lết được. Roy Benavidez băng bó cho bạn, phân phối đạn còn lại từ những biệt kích quân đã chết. Chàng lãnh thêm một viên AK nữa vào đùi phải trong khi điều khiển trực thăng oanh kích và trực thăng vào đem những người còn sống ra.
Khi chiếc trực thăng hạ cánh, Roy đưa khẩu AK cho O'Connor, chàng vác theo xác Wright. Một viên AK khác trúng vào phổi, Roy ngã xuống gần ngất đi. Chiếc trực thăng trúng đạn súng cối tiêu hủy, viên phi công và người xạ thủ đại liên chết. Roy lết lại chiếc trực thăng, giúp những người còn sống ra khỏi máy bay trúng đạn trước khi bốc cháy. Chàng tiếp tục điều khiển phản lực Phantom F-4 oanh kích, và lãnh thêm hai viên AK nữa. Địch bắn rớt thêm một chiếc gunship.
Rồi một chiếc Huey khác vào bãi đáp, trên máy bay có y-tá LLĐB Trung-Sĩ Ronald Samsons, anh ta giúp Benavidez kéo, dìu phi hành đoàn chiếc trực thăng trúng đạn, xác biệt kích quân lên máy bay. Trên đường về Benavidez bất tỉnh vì mất nhiều máu và kiệt sức, Mousseau chết vì vết thương quá nặng nơi đàu. Wright và Mousseau (chết) được lãnh huy chương Ngoai-Hạng (Distinguish Service Cross). Benavidez nằm bệnh viện gần một năm chữa bẩy vết thương đạn AK, hai mươi tám miểng B-40, cối 61 ly của địch. Roy Benavidez cứu tám người, tuy nhiên giấy tờ thất lạc. Mười ba năm sau, đã về hưu, Thượng-Sĩ Benavidez được máy bay quân đội đưa đi Washington và được tổng thống Reagan gắn huy chương Danh-Dự (Medal of Honor).
Sau ngày Benavidez cứu toán biệt-kích trong tháng Năm 1968 bên Miên. Toán Alabama xâm nhập Lào cách thung lũng A-Shau 15 dặm để gắn máy nghe lén điện thoại. Trưởng toán là Trung-Sĩ John Allen, cùng với Kenneth Cryan, Paul King và sáu biệt kích Nùng. T oán Alabama xâm nhập vùng tình nghi có sự hiện diện của một sư-đoàn Bắc Việt, đơn vị này rút qua Lào khi sư-đoàn Đệ Nhất Không-Kỵ Hoa-Kỳ mở cuộc hành quân càn quét khu vực xung quanh thung lũng A-Shau.
Khi trực thả toán biệt-kích bay gần đến bãi đáp, Allen trông thấy hầm hố, công sự phòng thủ của địch dưới rặng cây. Không thấy bóng dáng quân Bắc Biệt tại đîa điểm thả toán, Allen ra hiệu 'xuống' và toán biệt-kích bắt đầu làm nhiệm vụ. Họ di chuyển khoảng một tiếng đồng hồ, giác quan thứ sáu báo động cho Allen biết (Allen đã có kinh nghiệm đi 20 chuyến qua Lào và một chuyến Bright Light ngoài miền Bắc). Chàng hút-gió báo cho toán phó Ken Cryan biết 'Có điều gì nhìn không bình thường, ngửi cũng khác thường, có chuyện khác thường'. Allen cùng một biệt kích Nùng tiến tới đằng trước quan sát.
Hai người lên trước khoảng 250 thước, họ trông thấy khoảng đất rộng đã được dọn dẹp, những nhánh cây cao trên đầu cột lại che dấu khoảng đất trống ở dưới. Ở giữa có một căn nhà làm bằng tre, rõ ràng là bộ chỉ huy của địch với lính Bắc Việt ra vào. Xa hơn chút nữa có đường hầm rộng đủ hai người cùng đi đào sâu vào trong núi. Allen chụp mấy tấm ảnh rồi lùi về chỗ toán Alabama.
Toán phó Ken Cryan cho biết vài địch quân đi ngang qua, có lẽ toán lùng biệt-kích. Allen quyết định 'cắt đuôi', rồi cả toán nghe tiếng la lối, tiếng xục-xạo trong các bụi rậm trên lộ trình họ vừa di chuyển qua. Toán biệt-kích 'dọt', vài phút sau, biệt-kích hướng đạo (đi-đầu - Point man) dẫn toán băng qua một con đường mòn lớn, có lẽ dẫn tới bộ-chỉ-huy. Âm thanh truy kích của toán lùng biệt-kích chỉ cách phiá sau chừng 50 thước, Allen quyết định tăng tốc độ di chuyển. Họ băng qua một đường mòn nữa rồi nghe tiếng gọi nhau của địch phiá bên phải, và tiếng trả lời phiá sau. Toán biệt kích chạy 'hết tốc lực' lên một ngọn đồi. Súng AK của địch nổ vang dội, một biệt kích đáp lại một tràng CAR-15. Cryan qụy xuống ôm lấy đùi bên phải, Allen chạy lại xốc nách Cryan dìu đi mặc dù Cryan nói hãy chạy đi để chàng ở lại. Một biệt-kích Nùng trúng một viên AK ngay ngực gục xuống đất chết, được đồng đội cõng theo.
- Phần 5
Trong khi Paul King gọi máy cấp cứu, Allen tìm chỗ để phòng thủ, chàng thấy một hố bom chừng 50 thước trên đường lên núi. Ra lệnh cho toán viên bắn yểm trợ, Allen dìu Cryan di chuyển đến hố bom, rồi phần còn lại theo sau. Allen trải tấm Pa-nô (Panel) mầu cam giữa lòng hố bom đánh dấu vị trí toán biệt-kích cho phi cơ. Paul King lo cứu thương, người biệt kích Nùng đã chết, Cryan trúng đạn vào đùi bể xương, hèn chi anh ta đứng lên không nổi. Sợ phải cưa chân, King chích morphine cho Cryan đủ cho anh chàng này đỡ đau và còn tỉnh táo.
Allen cùng mấy biệt-kích chuẩn bị tuyến phòng thủ xong thì quân Bắc Việt xuất hiện tiến lên đồi. Nhờ vị trí trên cao, toán biệt-kích ném lựu đạn xuống làm địch phải lui lại. King gọi Allen 'Đã có phi cơ FAC lên vùng' và đưa máy cho anh ta liên lạc, King bước ra miệng hố thay cho Allen, một viên AK bắn trúng King ngay đầu, chết ngay tức khắc. Toán Alabama giờ có hai người chết.
Máy bay quan sát điều khiển các phi tuần đánh bom đẩy lui quân Bắc Việt ra xa, hết Phantom F-4, đến lượt Super Sabres F-100, rồi đến A-1 Skyraider. Rồi trực thăng đến, nhưng viên phi công nhát không dám xuống mặc dầu Allen đã trải pa-nô đánh dấu vị trí toán biệt-kích và đưa tay vẫy, sau đó chiếc trực thăng bay về vì hết nhiên liệu, hẹn hôm sau sẽ trở lại. Toán Alabama đành phải đợi sáng hôm sau, đêm đó họ phải chiến đấu suốt đêm, thêm một biệt kích Nùng bị thương nhẹ.
Sáng hôm sau, quân Bắc Việt vẫn tiếp tục bò lên tấn công, rồi một tiếng nổ lớn rung động hố bom. Allen định thần nhìn quanh, toán Alabama chín người lúc xâm nhập giờ đây còn lại mình chàng và một biệt-kích Nùng, số còn lại chết bị thương nằm la liệt trong hố bom. Đêm qua quân Bắc Việt đã đem súng phòng phông 12 ly 7, đại bác 37 ly đến xung quanh khu vực toán biệt-kích, họ biết máy bay Hoa-Kỳ sẽ đến tiếp cứu toán, nên đã chuẩn bị chiến trường.
Một chiếc Phantom bị bắn rớt, các chiếc khác phải lo tiêu diệt các ổ phòng không của địch. Đến chiều trực thăng cấp cứu CH-53 Jolly Green đến bốc toán Alabama. Sườn núi dốc chiếc CH-53 không đáp được thả dây cấp cứu xuống, Allen đặt Cryan lên một dây, dây bên kia cho một biệt-Kích Nùng ngồi vào, chàng nói 'Hẹn gặp ở Phú-Bài'. Chiếc CH-53 từ từ bốc lên, đạn AK bắn theo trúng cả hai, máu nhiễu xuống vào mặt Allen, chiếc trực thăng hoảng bay đi luôn. Q uân địch vẫn bắn theo, nhằm vào lính biệt-kích chứ không phải trực thăng. Hai xác chết buông xuôi tay, vẫn còn dính dây cấp cứu được trực thăng đem đi.
Allen nổi điên, chửi thề um-xùm. nói với FAC là sẽ tìm đường khác. Viên phi công lái FAC rất bình tĩnh 'John, anh định tìm đường nào?'. John Allen lấy thêm đạn từ những biệt kích chết, rồi ra khỏi hố bom chạy xuống núi, quân Bắc Việt không ngờ, không bắn không đuổi theo. Chạy được một quãng, chàng gọi FAC.
- Tôi đã ra khỏi. Trực thăng có chưa?
- Tôi vẫn theo bạn, sẽ có Kingbee đến đón.
- Còn mấy ông bạn của tôi sao?
- Y-tá nói họ OK! Họ OK! (Phi công FAC trấn an Allen)
Cuối cùng chiếc Kingbee do phi công tài ba Việt-Nam thuộc phi-đoàn 219 bốc Allen đưa về căn cứ hành-quân tiền-phương Phú Bài. Nhờ tài bình tĩnh của viên phi công lái FAC, nói dối để trấn an Allen, Cryan và biệt kích Nùng lãnh mỗi người ba mươi viên AK khi được trực thăng CH-53 bốc. Toán biệt-kích SOG Alabama còn mỗi mình Allen sống sót. Người biệt-kích ngồi ghế sau chiếc FAC là Trung Sĩ Nhất John Robertson tử trận khoảng 15 ngày sau khi đi theo Kingbee trong một sứ mạng cách toán Alabama xâm nhập khoảng 10 dặm. Quân Bắc Việt bắn rớt Kingbee bằng hỏa tiễn SA-7.
Ba ngày sau toán Idaho xâm nhập cách đó khoảng 5 dặm. Chiều hôm đó, trưởng toán Glen Lane, toán phó Robert Owen nói vắn tắt cho Covey (FAC) biết họ không báo cáo được vì quân Bắc Việt đã bao vây toán. Đó là lần cuối cùng toán Idaho báo cáo, không ai biết chuyện gì xẩy ra cho toán biệt-kích. Toán Oregon vào tìm toán Idaho, họ tìm được dấu vết lựu đạn nổ, chứng tỏ có chiến đấu và toán Idaho bị địch bắt. Đến phiên toán Oregon bị đơn vị chống biệt-kích tấn công, tất cả mọi người trong toán đều bị thương nhưng thoát hiểm.
Mùa Hè năm 1968, xếp mới đơn vị SOG là Đại-Tá Cavanaugh, Đoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát dồn nỗ lực qua Lào và Miên. Trong nội điạ, chỉ để ý thung lũng A-Shau, cách Đà-Nẵng 40 dặm về hướng nam. Thung lũng A-Shau rộng 25 dặm qua biên giới Lào về hướng tây bắc. Trong vùng này, quân đội Hoa-Kỳ bỏ rơi hai phi đạo ngắn và ba trại LLĐB.
Ngày 3 tháng Tám, toán Idaho mới lập lại do Wilbur Boggs làm trưởng toán xâm nhập vào thung lũng A-Shau cách chỗ toán Idaho cũ biến mất ngày 20 tháng Năm chừng mười dặm. Toán phó là John Walton, anh này rất thông minh, chơi xì-phé giỏi (sau này trở về hưởng gia tài do cha ông để lại những tiệm Wal-Mart), ngoài ra có thêm Tom Cunningham, biệt-kích Thượng.
Xâm nhập không lâu, toán bị tấn công, trưởng toán Boggs bị thương nặng, hai biệt-kích Thượng chết. Toán bị bao vây, không lối thoát. Walton gọi oanh kích ngay trên đầu toán. Nhờ vậy quân Bắc Việt lui ra, Walton lo cấp cứu những biệt kích bị thương, kể cả Cunningham, tất cả đều thoát.
Cùng trong tháng Tám, 3 giờ sáng ngày 23, đặc công cộng sản tấn công bộ chỉ huy Bắc (CCN), trận tấn công kéo dài ba tiếng đồng hồ. Kết quả, 15 sĩ-quan, hạ-sĩ-quan LLĐB/HK chết, con số tổn thất lớn nhất từ trước đến giờ, 16 biệt-kích quân Việt-Nam, Nùng, Thượng chết. Địch bỏ lại 38 xác, 9 bị thương làm tù binh. Trong số xác địch để lại có tên làm trong bếp, nội tuyến của địch gài vào.
Sau vụ Đà-Nẵng, toán biệt kích SOG vẫn tiếp tục xâm nhập qua Lào. Trong mùa Thu, không ai may mắn hơn Trung-Sĩ Lynne Black Jr. Ngày 5 tháng Mười toán của anh ta xâm nhập miền trung Lào, vào vùng đụng ngay, toán trưởng Trung-Sĩ James Stride chết trong loạt đạn đầu. Toán phân tán để chạy, Black cùng với hai biệt kích Thượng chạy ngang qua bộ chỉ huy quân Bắc Việt, chuyện xẩy ra nhanh chóng địch không phản ứng kịp.
Một chiếc CH-53 Jolly Green đến từ Thái Lan, Black cho hai người Thượng, và Mũ-Xanh thất lạc vừa tới lên trước. Nghe tiếng trực thăng, hai lính Bắc Việt chạy ra đụng Black, hai bên giằng co. Không hiểu sao, Black thoát được và được câu lên trực thăng. Đúng lúc đó chiếc trực thăng chao đi vì trúng B-40, viên phi công đáp an toàn xuống một rặng núi khác, rồi một chiếc CH-53 đến bốc tất cả về căn cứ an toàn. Xác trưởng toán Stride không tìm được.
- Kết Luận
Bill Copley không được may như Lynne Black. Vài tuần sau khi Black thoát hiểm, toán biệt kích khác xâm nhập vùng nam Lào, bị rượt. Copley bị thương, anh ta cầu cứu 'Giúp tôi, Tôi bị thương!'. Một toán viên cõng Copley chạy đến khi kiệt sức phải bỏ lại vì địch đuổi theo bén gót. Sau đó toán cấp cứu Bright Light vào tìm, chỉ thấy dấu máu nơi Copley nằm. Tổng kết năm 1968, ngoại trừ vụ đặc công tấn công bộ chỉ huy Bắc. CCN mất 18 Mũ-Xanh tử trận, 18 mất tích.
Ngày 16 tháng Ba năm 2000CCN/FOB Phú-Bài
Posted by NhaKyThuat at 3:29 PM

Thursday, July 9, 2009

Chuyện Mật Của Một Đơn Vị Mật: Tuyển Mộ&Huấn Luyện Biệt Kích


LTS: Sau bài lịch sử người nhái của Nha Kỹ Thuật đã được đăng trong số báo ra ngày Thứ Bảy, 17 tháng 4/99, tòa soạn nhận được thêm chi tiết về nhiều “bí mật một thời” của các chiến sĩ Biệt Kích Quân của Nha Kỹ Thuật KT, do cựu Trưởng Công Tác Nguyễn Vinh viết lại. Xin mời độc giả theo dõi những bí mật của một đơn vị tham dự chiến tranh bất quy ước của QLVNCH, từ việc tuyển mộ, huấn luyện, xâm nhập, tiếp tế tới triệt xuất... của những toán biệt kích trên khắp các chiến trường Nam Bắc Việt Miên Lào, như sau.
Nhiệm vụ của NKT thay đổi tùy theo thời gian cũng như tình hình của địch. Trong thời kỳ khởi đầu đến cuối năm 1963, Sở Bắc hay phòng E-45 gởi nhiều toán điệp báo ra Bắc để thu nhập tin tức cũng như để liên lạc với một số nhân vật chống cộng có uy tín còn ở lại miền Bắc với mục đích tạo cơ sở nằm vùng, xây dựng ngầm một lực lượng nổi dậy làm đầu cầu cho đoàn quân Bắc Tiến Giải Phóng Miền Bắc khi tình hình chính trị cho phép.
Sau chính biến 1963, tiếp tục xâm nhập các Toán Biệt Kích qua đường hàng không, và Biệt Hải qua đường biển. Sở Phòng Vệ Duyên Hải (SPVDH) được tăng cường các chiến dịch PTF. Sở Tâm Lý Chiến (STLC) phát triển mạnh mẽ hệ thống phát thanh các công tác Chiến Tranh Chính Trị. Hai sở này hợp tác thả rất nhiều tặng phẩm cho dân chúng miền Bắc. Quà tặng thường là các nhu yếu phẩm, máy thâu thanh để đồng bào có thể nghe tiếng nói của Đài Tự Do, đài Gươm Thiêng Ái Quốc. Các tặng phẩm thường được thả dù từ phi cơ hoặc từ ngoài biển trôi vào. Trong thời gian này một số khá đông người dân miền Bắc được tàu của SPVDH đưa về một đảo bí mật thuộc “Mặt Trận Giải Phóng Miền Bắc” chiếm đóng. Ở đó họ được hướng dẫn đường lối giải phóng của phong trào rồi được giao phó vài nhiệm vụ khi họ trở về địa phương mình.
Ngoài ra STLC cũng dùng đài phát thanh để nhắn tin gia đình cho các Toán đang hoạt động tại miền Bắc. Vì biết chắc phía địch cũng đang theo dõi các buổi nhắn tin này nên Đoàn 68 đã lồng vào việc phát thanh nhắn tin gia đình cho các Toán có thật cũng như các Toán giả tạo, và để tăng thêm ngờ vực cho đối phương. Trung ương đã cho máy bay thả những kiện hàng tiếp tế xuống vùng các toán giả tạo, trong kiện hàng, ngoài vật dụng thường tiếp tế cho các Toán có thật còn có chứng từ giả tạo của gia đình, thân nhân gửi cho từng người trong Toán. Trong nhiệm vụ lừa địch còn có những Toán giả tạo xâm nhập vào những vùng hẻo lánh miền Bắc mà sự thật chỉ là 5,7 chiếc dù được cột vào tảng nước đá, với thời gian nước đá sẽ tan, chỉ còn những chiếc dù lơ lửng trên cây hoặc trên bờ bụi, khiến địch lầm tưởng đã có toán xâm nhập thật và huy động người đi lùng kiếm. Còn nhiều công tác ly gián bằng cách xử dụng các hồi chánh viên cũng như các tù binh chính quy Bắc Việt.
Trong thời kỳ từ 1969 đến 1975, tình hình chiến sự trở nên ác liệt hơn sau khi bộ đội Bắc Việt tấn công miền Nam, các Toán NKT tăng phái nhiều thêm cho Quân Đoàn để thám sát sau hậu tuyến địch, cung cấp những tin xác thật để khai thác.



TUYỂN MỘ
Để thi hành hiệu quả những nhiệm vụ khó khăn và cấp thời, việc tuyển mộ nhân viên để thi hành các kế hoạch trên đòi hỏi một sự cân nhắc lựa chọn hết sức tỉ mỉ.
Trước tiên, Toán viên công tác hay nhân viên nằm vùng phải hội đủ điều kiện học vấn, có khả năng về quân sự, hiểu biết về công tác bí mật và nhất là Tóan viên phải là người đã từng sống tại các vùng hoạt động là điều rất may mắn - vì như chúng ta đã biết, ngành tình báo nhân dân trong vùng cộng sản chiếm đóng rất bén nhạy - mọi sơ hở dù nhỏ bé đến đâu đều có thể làm cho Toán bị bại lộ. Do đó, nhân viên hoạt động nằm vùng phải hết sức thận trọng mỗi khi phải tiếp xúc với dân địa phương. Ngoài ra Toán viên phải thông suốt ngôn ngữ, tập tục cũng như màu sắc ăn mặc của người địa phương để bảo Toàn an ninh cho Toán.
Vì những lý do trên, nguồn nhân lực cung cấp cho Toán nằm vùng tại miền Bắc trước tiên là những quân nhân trong quân đội, những người đã sinh sống tại vùng mục tiêu, đã được huấn luyện nhuần nhuyễn đầy đủ về quân sự và sẵn có một tinh thần yêu nước và chống cộng triệt để, tiên khởi là Liên Đội quan sát I.
Nguồn nhân lực thứ hai là những thanh niên miền Bắc, di cư vào Nam sau Hiệp Định Genève, họ đã căm thù cộng sản và hiện sống tại các khu định cư Hố Nai, Canh Lâm, Ngã Ba Ông Tạ v.v...
Nguồn nhân lực thứ ba là các thanh niên thuộc các Bộ Lạc Sắc Tộc chống cộng đã phải di cư sang Lào hay vào Nam đang sống tại Tùng Nghĩa, Đức Trọng hay làng Hòa Bình ở Ban Mê Thuột.
Sau nầy, vào năm 1968, sau Tết Mậu Thân, nhiều Toán Phượng Hoàng và nhiều điệp viên Singleton đã được tung vào nội địa Kampuchia - để theo dõi hoạt động của đối phương. Việc tuyển mộ các Toán viên nầy được chọn lựa trong số Toán viên người Kampuchia thuộc lực lượng Mike Force của Mỹ và những thanh niên đang phục vụ trong đội Thám Sát P.R.4 tại Tây Ninh. Họ được huấn luyện thêm về công tác điệp viên và sau đó với vỏ bọc Việt Kiều buôn bán, tại chợ trời Gò Dầu Hạ hay Phước Tân. Họ được trang bị đầy đủ thẻ tùy thân, thẻ đảng viên Đảng “Sangum” là đảng của Sihanouk đang có thế lực ở Kampuchia.
Với những giấy tờ giả mạo do phía Hoa Kỳ cung cấp, họ di chuyển rất dễ dàng đến các mục tiêu chỉ định, nơi Việt Cộng đang chiếm đóng như Mimot, Kreek, Kratíc Ba Thu và hải cảng Sihanoukville là hải cảng xâm nhập vũ khí từ miền Bắc.
Cũng vào năm 1968, sau Tết Mậu Thân, nhiều cán binh bộ đội miền Bắc ra hồi chánh, Hoa Kỳ và Nha Kỹ Thuật đã phải khai thác đúng lúc lực lượng mới nầy, Đ 68/NKT đã phái người đến Trung Tâm Chiêu Hồi tiếp xúc để tuyển chọn cán binh chiêu hồi, thành lập nhiều toán Đề Thám.
Sau khi được huấn luyện, các cán binh chiêu hồi được trang bị như các binh sĩ trong Bộ Đội Miền Bắc. Họ được nhảy dù hoặc trực thăng vận hoặc xâm nhập vào đất Miên hoặc Lào, từ các đồn biên giới của LLĐB để thám sát hay đột kích vào các căn cứ địa của cộng sản, một số lớn Đề Thám đã hoạt động rất đắc lực, có Toán đã giải cứu tù binh Mỹ và Việt đang bị Việt Cộng giam giữ tại đất Miên.



HUẤN LUYỆN
Vì nhiệm vụ mà mỗi toán viên sắp đảm nhiệm, nhiệm vụ tối quan trọng, do đó việc huấn luyện cũng phải rất đầy đủ và chu đáo.
Để giảm thiểu thời gian huấn luyện, các toán viên đầu tiên được tuyển chọn trong các đơn vị quân đội. Họ được tập trung về Liên Đội Quan Sát I.
Mọi nhân viên quân đội hay dân sự đều phải trải qua phần căn bản quân sự, học nhảy dù, biết xử dụng địa bàn, bản đồ, vũ khí, vượt sông và mưu sinh thoát hiểm v.v... Mỗi Toán trước ngày xâm nhập phải có đủ:
- 2 nhân viên truyền tin còn gọi là hiệu thính viên
- 2 chuyên viên phá hoại (mìn, chất nổ)
- 1 hoặc 2 chuyên viên vũ khí
- 1 hoặc 2 chuyên viên cứu thương
- 1 hoặc 2 chuyên viên về tâm lý chiến
Trong những năm đầu, các Toán được ăn ở và được huấn luyện tại các nhà an toàn (mỗi Toán một nhà riêng) vì lý do ngăn cách cũng như để bảo mật tối đa cho công tác.
Đầu năm 1963, vì nhu cầu thành lập cấp bách, các Toán xâm nhập miền Bắc, nhà an toàn không có đủ để chứa các Toán mới. Do đó một trung tâm huấn luyện được thành lập tại Long Thành, Biên Hòa và lấy tên là trại Demo hay Trung Tâm Huấn Luyện Phá Hoại. Vài tháng sau, trung tâm này đổi tên là trại Yên Thế. Tất cả mọi Toán đều tập trung về trại này để huấn luyện, vì nơi đây có sân bay, có đầy đủ phương tiện để huấn luyện và thực tập.
Các Huấn Luyện Viên gồm một số sĩ quan trẻ ưu tú được tuyển chọn trong quân trường và được chuyên viên Hoa Kỳ trau dồi thêm phần chuyên môn. Ngoài số HLV Việt Nam, còn có nhiều Huấn Luyện Viên dân sự người Mỹ trong đơn vị tình báo mang tên Combined Studies do Tòa Đại Sứ Mỹ phái đến, cùng một Toán chuyên viên quân sự của LLĐB Hoa Kỳ cũng được tăng phái để hỗ trợ cho việc huấn luyện các biệt kích.
Sau khi được thành lập và bổ sung đầy đủ chuyên viên, các Toán được thực tập xâm nhập đêm vào một vùng rừng núi xa lạ với trang bị đầy đủ, không khác gì khi Toán xâm nhập vào miền Bắc trong tương lai. Trong mỗi lần thực tập đều có Trưởng công tác Việt và Mỹ tham dự để đánh giá khả năng của Toán và rút tỉa kinh nghiệm vùng rừng núi Bun-Enao, Bun-Sa-Pa, Dan Gia, Deep, Khâm Đức là những vùng rừng núi thuận tiện và thích hợp cho việc thực tập này. Cũng trong thời gian thực tập, thường kéo dài một tuần lễ. Mọi công tác Toán sẽ áp dụng tại miền Bắc đều đem ra thực tập như liên lạc tầm xa, lập căn cứ an toàn, chọn bãi và nhận tiếp tế v.v…
Số tới: Biệt Kích Hành Quân

Chuyện Mật Của Một Đơn Vị Mật: Biệt Kích Hành Quân Ra Bắc


II. Trước ngày tháng xâm nhập mỗi Toán được tập trung tại “khu cấm” để chờ lệnh hành quân. Được gọi là “khu cấm” vì nơi đây chỉ dành riêng cho toán sắp hành quân, mọi người không phận sự không được vào khu nầy.
Sau khi thu nhập đầy đủ tin tức về thời tiết cũng như về an ninh tại vùng mục tiêu, lệnh hành quân được ban hành.
Toán hành quân được cấp phát đồ trang bị cho cá nhân. Mỗi toán viên thường được cấp phát trang bị như sau:
- 1 Áo vest mang vào người để đựng các đồ trang bị cho cá nhân
- 1 súng tiểu liên Thụy Điển hoặc tiểu liên Sten của Anh hoặc Uzi của Do Thái hoặc tiểu liên Đức có nòng giảm thanh và ba băng đạn.
- 1 súng lục 9 ly của Thụy Điển
- 1 bi đông nước
- 1 túi cứu thương cá nhân
- 1 bộ đồ...
- 1 dao găm
- 1 mũ nồi
- 1 bộ đồ bà ba đen hoặc nâu
- 1 đôi giày nhảy
- 1 dao bỏ túi
- 1 pen place
- 1 kính chiếu để liên lạc với phi cơ hay trực thăng
- 1 đèn pin để di chuyển trong đêm
- 1 máy radio National
- 1 bao thuốc lá Aka và diêm quẹt
- 1 lược chải đầu
- 1 bàn chải đánh răng và thuốc đánh răng
- 1 bản đồ
- 1 địa bàn
- 1 cuốn sổ và bút chì
- 1 gamen
- 1 đồng hồ đeo tay hiệu Rado hoặc Seiko
- 1 chai thuốc trừ muỗi hay vắt
- 1 toile de tent
- 1 mền ngủ
- 1 túi xắc mang trên vai
- 1 panneau để liên lạc với phi cơ
- và 3 ngày lương thực dự trữ cho mỗi cá nhân
Riêng Trưởng Toán còn được cấp phát một 6.35 và hai nhân viên truyền tin còn phải mang theo máy truyền tin RC 1 khá nặng nhảy dù theo người. Đó là trang bị cá nhân.
Trang bị cho toán, nằm trong các kiện hàng thường có:
- 3 tháng lương thực dự trữ cho các Toán
- Máy truyền tin RC 1 (dự trữ)
- 3 tháng đạn dự trữ
- Áo quần, mền dự trữ
- Thùng đồ phá hoại
- Bộ đồ hớt tóc
- Thùng thuốc chữa trị các bệnh thông thường
Sau khi mỗi toán viên đã nhận lãnh và sắp xếp đồ trang bị áo veste và túi xắc mang vai của mình, Toán sẽ tập trung để nhận lệnh hành quân.
Trưởng công tác Mỹ và Việt thuyết trình chi tiết về lệnh hành quân và thường kèm theo không ảnh vùng mục tiêu để Toán biết vùng mới sắp nhảy dù xuống. Sau đó toán Trưởng sẽ thuyết trình lại cho toán viên, cùng lúc Trưởng Công Tác Việt Mỹ có cơ hội nhận xét và bổ khuyết thêm nếu xét ra cần thiết.
Sau khi nghe xong thuyết trình, Toán được đưa vào sân bay Tân Sơn Nhứt hoặc sân bay Long Thành.
Từ Long Thành hay sân bay TSN, Toán sẽ được không vận đưa ra sân bay Đà Nẵng. Tại đây, đợi lúc trời tối, phi cơ cởi bỏ mọi huy hiệu, bay ra biển, và từ biển bay thẳng đến vùng mục tiêu. 10 phút trước giờ bãi nhảy n/v PD0 theo Toán, sẽ báo hiệu- mọi người gắn móc dù mình vào dây cáp và đợi đèn xanh. Toán viên theo thứ tự gấp rút nhào ra cửa phi cơ để xâm nhập vùng địch.
Cũng có nhiều lúc toán xâm nhập miền Bắc sử dụng sân bay UDON hay NAKOR-PHANOM ở Thái Lan. Tuy nhiên mọi công tác xâm nhập miền Bắc bằng trực thăng vận sau nầy đều xử dụng hai sân bay nói trên.



Trường hợp xâm nhập bằng trực thăng: Việc xâm nhập được thi hành như sau.
Sau khi toán được không vận từ Long Thành hay từ TSN đến UDON hay NAKOR- PHANOM, toán sẽ lên trực thăng loại CH1 (là loại có trữ lượng nhiên liệu lớn có thể bay xa mà không cần tiếp tế nhiên liệu) và được trực thăng vận băng qua không phận Lào để tiến vào vùng mục tiêu trong lãnh thổ Bắc Việt. (Có lúc vì mục tiêu quá xa, trực thăng CH1 phải đáp xuống căn cứ bí mật của tướng Vang-Pao để nhận tiếp tế nhiên liệu).
Hầu hết mọi cuộc xâm nhập bằng trực thăng vào lãnh thổ miền Bắc thường xảy ra lúc xế chiều. Trái lại các toán xâm nhập bằng nhảy dù đêm, chỉ được xâm nhập vào những đêm có trăng và mùa trăng bắt đầu từ ngày 10 đến ngày 20 âm lịch.
Như trên đã trình bày mỗi nhân viên công tác đều được trang bị một radio nhỏ, không những để giải trí khi nhàn rỗi mà nhất là để giúp toán viên dễ dàng tập trung sau khi cánh dù của họ xuống đất. Mọi người đều biết chiếc dù T-10 rất khó điều khiển khi gió lớn, do đó có lúc gió kéo dù rời xa bãi đáp năm bảy trăm thước. Vì lý do trên, Trung Ương phải trang bị một máy beacom, máy này được đặt trong kiện hàng chính, được đẩy ra phi cơ cùng lúc với Toán xâm nhập. Lúc xuống đất mỗi toán viên sẽ mở máy radio của mình và di chuyển tập trung theo tín hiệu của máy beacom đặt ở kiện hàng chính.
Ngoài những phương cách xâm nhập biệt kích bằng đường hàng không, sở Bắc còn cho xâm nhập nhân viên bằng đường biển, hoặc đường bộ, hoặc xâm nhập chính thức vào miền Bắc từ một nước thứ ba. Vì lý do bảo mật và ngăn cách công tác, nên người viết bài này không biết rõ hết chi tiết, xin được miễn trình bày.
TIẾP TẾ
Như trước đây đã trình bày. Mỗi toán khi xâm nhập thường phải đem theo ba tháng lương thực và súng đạn cũng như chất nổ. Tuy nhiên Trung Ương thường phải tiếp tế cho Toán trước thời hạn. Về lựa chọn bãi thả có lúc do Toán thám sát xong và báo cáo về T.W. Cũng có lúc T.W dựa vào phi cơ ảnh hoặc bản đồ chỉ thị cho Toán đến thám sát và báo cáo về T.W.
Điều kiện cần thiết khi chọn bãi thả gồm có:
1. An toàn, xa làng xã, xa các trục lộ
2. Rộng, dài, đất bằng càng tốt
3. Hướng gió thổi nhẹ, nếu chọn thung lũng càng tốt
Sau khi nhận báo cáo tham sát bãi thả của toán, Trung Ương sẽ cho toán biết quyết định của Trung Ương về:
1. Ngày giờ máy bay đến bãi thả
2. Hướng máy bay sẽ đến
3. Toán phải đánh dấu bãi thả như thế nào
(Chữ T năm ngọn đèn Pin, hay pháo hiệu hoặc chữ L v.v...)
4. Số kiện hàng được tiếp tế
Mọi toán khi nhận được tiếp tế hàng không đều biết:
1. Giờ bãi thả là giờ máy bay đến tận nơi bãi thả
2. Luật chỉ cho phép toán đánh dấu hiệu bãi thả trước 5 phút và kéo dài thêm 5 phút sau giờ bãi thả. Phi cơ có đến bãi thả sẽ không thả tiếp tế nếu toán không đánh dấu hay đánh dấu sai. Phi cơ sẽ không được quay lại lần thứ hai trên bãi thả nếu không thấy dấu hiệu của toán vào giờ ấn định.
Việc tiếp tế cho các toán ở miền Bắc cũng chỉ được thi hành vào mùa trăng, tức khởi sự từ 10 đến 20 âm kịch mỗi tháng. Tuy vậy, cũng có vài trường hợp đặc biệt như toán Hector của Đại Uý Luyện năm 1966- vì toán này bị lộ, bị địch bao vây, bị mất máy truyền tin riêng, phóng pháo cơ của TW đã đến giải vây, cùng lúc đã bắn nhiều thùng containers để tiếp tế lương thực và đạn dược. Toán Ares hoạt động tại vùng Quảng Yên (Hải Phòng) thường nhận tiếp tế bằng đường biển, những năm 67,68, hải cảng Hải Phòng bị Hoa Kỳ phong tỏa bằng ngư lôi nên Trung Ương không thể tiếp tế cho Toán bằng đường biển như trước, vì thế toán được tiếp tế bằng đường hàng không theo chỉ thị như sau:
Vào “ngày N giờ G” quy định, Toán sẽ đánh dấu bãi thả bằng ba ngọn khói hình tam giác đều cạnh trên một thửa ruộng khô ở tọa độ ấn định. Đến giờ ấn định, một đoàn phóng pháo cơ sẽ bay lượn bắn phá vùng hải cảng Hải Phòng, cùng lúc một chiếc sẽ bắn xuống bãi thả của Ares hai container lương thực và súng đạn. Trong kiện hàng còn có 10 khâu vàng 24 cara để toán trao đổi mua bán với người địa phương.
TRIỆT XUẤT
Trước năm 1963-1964, mọi toán công tác miền Bắc nếu được triệt xuất, họ chỉ có thể băng qua lãnh thổ Lào và trình diện với cấp Chỉ Huy Trưởng của Tướng Vang-Pao để xin hỗ trợ. Hoặc di chuyển đường bộ về Nam băng qua sông Bến Hải và vùng phi quân sự. Trường hợp sau nầy chỉ thành công khi toán di chuyển từng người một.
Nhưng từ năm 1965 trở đi, việc triệt xuất toán về Nam được thi hành dễ dàng hơn bằng hai cách sau đây.
1. Triệt xuất bằng trực thăng
Đến ngày giờ ấn định đã được báo trước cho Toán. Hai trực thăng xuất phát từ phi trường UDON hoặc NAKOR- PHANOM ở biên giới Thái-Lào. Có lúc bay thẳng tới vùng triệt xuất. Có lúc vì đường bay quá xa, phi cơ trực thăng phải đáp xuống căn cứ bí mật của tướng Vang-Pao để nhận tiếp tế nhiên liệu, xong trực thăng mới bay xâm nhập vào vùng triệt xuất. Sau khi đã liên lạc được với Toán, Trưởng Công Tác báo về cho Trưởng Công Tác Hoa Kỳ và sau đó hai khu trục được bay đến để yểm trợ cho việc triệt xuất. Sau khi khu trục bắn phá và tạo một vùng an ninh vây quanh, Toán được triệt xuất. Một trong hai trực thăng sẽ đáp xuống bãi để triệt xuất Toán.
2. Triệt xuất bằng C 130, còn được gọi là Sky-Hook.
Toán hoặc nhân viên được triệt xuất, trang bị mỗi người một túi xách trong đó có bình hơi và bong bóng khá lớn- Đến giờ quy định đã được báo trước, nhân viên được triệt xuất bấm bình hơi, bong bóng sẽ căng và bay lên trời, dây ny lông có sẵn, nối liền bong bóng và nhân viên được triệt xuất. Phi cơ C.130 được trang bị thêm hai râu trước mũi bay đến và kẹp mạnh vào dây nylon và bắt đầu kéo nhân viên được triệt xuất vào. Phương cách triệt xuất này cũng thường được áp dụng để cứu các phi công bị bắn hạ tại Bắc Việt.
LIÊN LẠC
Các Toán họat động tại miền Bắc liên lạc về TW bằng máy RC1, một loại máy có tầm họat động rất xa, tuy nhiên rất cồng kềnh và khá nặng.
Để bảo đảm an ninh cho việc liên lạc, mỗi Toán đều có đặc lệnh truyền tin riêng rẽ, và mỗi hiệu thính viên của Toán cũng có riêng nhóm an ninh của mình, mà chỉ có phòng truyền tin Trung Ương mới được biết, và sĩ quan Trưởng Công Tác của Toán cũng không có quyền tìm hiểu. Mỗi nhân viên trước khi đi công tác, nhịp đánh “manip” của mỗi hiệu thính viên được ghi băng, đề phòng lúc địch xâm nhập vào hệ thống, nhịp điệu thật hay giả được đối chiếu.
Mọi điện văn sau khi mã hóa chỉ được chuyển về TW qua nhiều tầng số. Không khi nào quá 5 phút ở một tầng số. Các điện văn gửi về TW không khi nào được gửi trực tiếp mà phải qua đài “BUZZ” ở Phi Luật Tân và sau đó đài BUZZ mới chuyển về TW tại Sài Gòn.
- Các Toán Hồi Chánh còn gọi là Toán Đề Thám được thành lập năm 1968, cũng như các Toán Phượng Hoàng người Miên đều được trang bị máy truyền tin nhỏ hơn để dễ di chuyển, nhưng khả năng liên lạc tầm xa luôn luôn được bảo đảm. Nếu bị trở ngại liên lạc với phi cơ bằng pháo hiệu Den Flare hoặc bằng Panel hoặc bằng kính chiếu, hoặc bằng đốt khói v.v...
- Các điệp viên hoạt động trên lãnh thổ Kampuchia
Họ liên lạc về TW qua hộp số sống tại chợ Trời Gò Dầu Hạ, nơi người Miên và Việt tụ tập mỗi ngày để buôn bán. Nhân viên làm hộp số sống luôn có mặt tại tiệm buôn của mình được mở ngay trong chợ, để nhận báo cáo mọi lúc cần thiết.
NGUYỄN VINH
Tiền Phi Hội Ngộ Ban Don "Buôn Đôn"
Nguyễn Hữu Toản A37, Kingbee Đặng Quỳnh, Kingbee Trần Khánh, 
Thần Tượng 215 Tôn Thất Kim, Lôi Hổ Huỳnh Ngọc Thương, 
NKT Phạm Hòa, Kingbee Dương Ngọc Như 
Ban Tổ Chức Hội Ngộ Thời Chinh Chiến Ban Don "Buôn Đôn" 


Không Ảnh Ban Don và trại LLĐB 66-70 sau đó bàn giao cho Biệt Động Quân Biên Phòng


 Kingbee Lực gặp gở các Kingbee tại VN


Quang Cảnh buổi Tiền Phi Hội Ngộ Ban Don

 Thiếu Nữ người Thượng hút ống điếu

 Nhà đồng bào Thượng vùng Ban Don



 Cigar "Cu Ba" Tôn Thất Kim / mùi thơm giống ống điếu cô gái Thượng


 Opened 15 years old bottle "Cabernet Sauvignon" 
for celebrating the re-union 


Trại Lực Lượng Đặc Biệt Ban Don


Tới luôn đi bác Tài, không xỉn không về 



 Kingbee Đặng Quỳnh preparing "Maui Meatball" Sandwich





Những Chiến Hữu của một thời Chinh Chiến 

Ban Don 

 CIDG và gia đình gần Ban Don

Em bé Thượng ở Ban Don

FOB6 / Nha Kỹ Thuật
 Tài liệu Mật Trại 233 Ban Don Special Forces






Danh Sách CIDG số quân và chức vụ 



LLDB với CAR 15


A-231 Tieu Arar Darlac Dec 67 30 Sep 70 converted to ARVN Ranger
A-233 Trang Phuc (Ban Don) Darlac Sep 66 30 Sep 70 converted to ARVN Ranger

Saturday, July 26, 2014

Ban Don "Bang Đông" "Buôn Đôn" Địa Danh của một thời Chinh Chiến

Bản đồ:Trước 1975 gọi là Ban Don- Ban Mê Thuột.
Nay đọc Ban = Buôn bỏ thêm dấu đờ thành Buôn Đôn-tỉnh Đắc Lắc, là địa danh nơi PHĐ. Quỳnh + Lực  + Xuân + Bổn bị trúng đạn 37 ly của CS Bắc Việt gần đường mòn HCM (màu vàng) ở địa điểm nào không rỏ.
  Nơi đây có 1 tiền đồn BĐQ trú đóng cách đường mòn HCM khoảng 15 -20 Km, căn cứ bố trí hình tam giác với 3 lớp kẽm gai và bẩy mìn, chỉ có một cổng ra vào hướng Tây Nam. Xung quanh nơi đây là rừng chồi, nơi đây có nhiều voi rừng và chim két xanh,...Tôi chỉ nhớ được bấy nhiêu, các anh bổ sung dùm.

Kb. Minh.



Ban Don trong Google Map ghi là Buôn Đôn, cách Ban Mê Thuột khoảng 50 Miles về hướng Tây-Bắc, gần biên giới Việt-Miên và đường mòn HCM, nơi đây 2 KBs Mai Thanh Xuân và Lê Văn Bổn đã tử thương. 
Kingbee Đặng Qùynh

 Tôi đã coi lại bản đồ in năm 1968. Ban Đon nằm ở hướng 315 đô của Ban mê Thuột và cách BMT 30 miles.
Kingbee Nguyễn Quý An


Ban don là đúng nhất, thời 1963,1964 huấn luyện các toán Sở Bắc đều thức tập nhẩy dù đêm tại vùng này, địa danh này gần Ban mê thuột.
Tình thân
TN/72 

Tôi nghĩ khi nhắc lại những chuyện của một thời chinh chiến cũ thì tên Ban Don là đúng nhất.
Ban Don là tên một buôn nhỏ ở Bắc Tây Bắc Ban mê thuột, cách khoảng 40/50 cây số.
Tại đây có một trại Biên phòng của LLĐB, mang cùng tên, sau này giao cho BĐQ Biên phòng đổi tên thành Trang Phục. Đây cũng là tuyến xuất phát mặt Bắc của CĐ3XK (mặt nam tại căn cứ Quảng Lợi - An Lộc )
Tôi đã thực hiện nhiều chuyến từ cứ điểm này. 
Anh có thể phối kiểm lại với anh Trung, anh Hữu, anh Điểu, anh Dựt, v/v mấy anh này cùng ở
CĐ3 khi tôi còn ở Toán.
Thân 
Tuyên


Hồi đó trước khi đi thả toán, trên phi đạo Ban Đôn, PHĐ và toán trưởng thường briefing về chi tiết mission... tôi nhớ mãi Th/úy Tuyên, toán trưởng,  mặt rất thư sinh, cao ráo, trắng trẻo đẹp trai, mũi cao như lai .. bao năm qua rồi, gặp lại anh ở San Jose, dáng anh vẫn thế, giọng nói anh vẫn thế..
Dq`



NGÀY XƯA BIỆT PHÁI BAN MÊ THUẬT Ở TRẠI B.50  NĂM 1970 SÁNG LÀM VIỆC TẠI TIEU O TA GẦN BĂNG ĐÔNG , MINH MẪN NHỚ LÚC ĐÓ CÓ ANH NGUYỄN HIỀN NHƠN , NHƯNG MM NGỒI TRÊN MÁY BAY ANH NGUYỄN THANH GIANG, CÓ BẮN MỘT CON VOI Ở GẦN BĂNG ĐÔNG, SAU ĐÓ NGƯỜI DÂN TỘC THƯA VỚI CHÍNH QUYỀN LÀ MÁY BAY MỸ BẮN VÌ H.34 SƠN RẰNG RI. NGƯỜI MỸ PHẢI BỒI THƯỜNG... CÓ VÀI TẤM HÌNH CHỤP TẠI TIEU O TA




Cám ơn quý anh đã gợi nhớ về những tháng ngày đáng nhớ cuả Tiền Doanh 5 (FOB 5-B50 BMT) với Đức Cơ- Pleijereng-Baker (mạn Bắc) ; Trung Tâm Chỉ Huy và Kiễm Soát  Nam  (CCS-B50 Banmethuot) với Ban Đôn - Tiêu A Ta - Đức Lập (mạn trung và Quản Lợi - Bù Đốp - Bù gia Mập (mạn Nam) của Chiến Đoàn 3 Xung Kích/SLL/NKT/B.TTM QLVNCH (SCU-TF3AE)...
Không biết quý anh ở đã từng nắm toán ở CĐ3XK  còn nhó câu nói vui của những chiến binh  ngày ấy : Người cày  thì có ruộng , thương phế binh thì có nhà và LÔI  HỔ THÌ CÓ RỪNG ...MÀ CÓ RỪNG THÌ RÁNG MÀ ĐI...
 
Thân kính...
 
NTĐiểu




Xin kể lại câu chuyện Mai thanh Xuân trước lúc hy sinh tại Ban Don- Ban Mê Thuột 1973.

Kính gởi các anh PĐ219

Gần trưa chủ nhật trước 1 tuần ngày PHD Quỳnh - Lực - Xuân - Bổn bị tai nạn .Anh Mai thanh Xuân ( nhà ở Mỹ Tho ) , Võ văn Hùng ( nhà ở Long An ) và tôi ở trong phòng trại Bắc Bình Vương đang soạn gạo và tiền gia đình anh Hùng gởi trong kỳ biệt phái Biệt Khu Thủ Đô mới ra .
Bấy giờ anh Xuân đang ở trần mặc quần đùi , tôi thấy trên lưng anh có mấy sợi lông dài như sợi tóc, trông ngứa mắt quá nhổ 1 sợi lông chơi , không nhè bị anh Xuân chửi cho một trận và nói rằng : Mầy hại tao rồi ! . Tôi nói : Tao hại gì ? nhổ có một sợi lông chứ có hại gì mà chửi dữ vậy !. Xuân nói : Hồi nhỏ ở nhà bị nhổ 1 sợi , theo chúng bạn tắm sông suýt chết đuối may nhờ lũ bạn kéo vào bờ kịp , bây giờ mai đi biệt phái BMT không biết xảy ra chuyện gì đây ?( xin chú thích anh Xuân ngoài tài đờn ca hay , còn biết bói toán rất hay , tôi thường hay nhờ xem bói bài mỗi khi đi biệt phái hành quân ).
Cùng lúc đó anh Xuân nói với anh Hùng ( mevo cùng khóa 1 với tôi ) : Tao nói thiệt , gia đình mầy.ngoài 1 giạ gạo mầy xin còn có gởi thêm cho 30.000 ngàn để xài , tao nói gia đình viết cái thư ghi là gởi 30.000 đồng để sợ anh em hiểu lầm tao ăn chận . Tao cũng dặn gia đình tao đừng nghe ai nói xin tiền gia đình mang về cho tao xài mà bị gạt , trừ khi có giấy báo tử .
Thứ 6 sau, PHD Quỳnh - Lực - Xuân - Bổn bị trúng đạn phòng không 37 ly và anh Xuân mất trong đêm hôm đó tháng 8/1973 . Khi nghe hung tin báo về PD tôi bàng hoàng , đêm đó tôi sợ quá không dám ngũ ở phòng 2 đứa ở chung mà qua tá túc phòng anh Hùng bên cạnh
Chủ nhật sau , tôi theo đội biệt phái Biệt khu thủ đô về Nha Trang và dọn đồ đạc qua phòng trống cách mấy căn ngó ra phi đạo ở . Đêm đó , trằn trọc không ngũ được , tôi thủ sẳn cây rulo P.38 và 1 cây M.16 lên đạn sẳn và tôi vái : anh Xuân ơi ! đừng có nhát tôi nhá , kẻo tôi bắn anh chết lần nữa thì đừng trách . Đêm đó trôi qua không có gì .
Ngày hôm sau , đêm xuống khoảng 10 giờ đêm tôi đang thêu thêu ngũ chợt nghe tiếng gõ cửa gọi : Minh ơi ! , tôi hỏi : Ai đó ! , Mầy mở cửa đi. Tôi ra mở cửa , thì một trái đạn khói đỏ thẩy vào phòng . Theo quán tính tôi nằm xuống , khói đỏ tràn ngập cả phòng và ngoài cửa bị chặn lại không thoát ra được . Biết mình bị chơi , tôi chửi đổng và nghi thằng Quan (mevo) chơi mình chứ không ai khác giọng nó mà ?.Sáng ra bọn thằng Quan , Vẹn , Phước , Lập (răng vàng) cứ nhìn tôi cười khúc khích mà không làm gì được bọn nó tức ghê .
Thời gian cứ trôi đi , và nữa thàng sau mẹ anh Mai thanh Xuân đến PD làm thủ tục lãnh tiền tử tuất của con, và tôi có trao nón bay đựng trong túi hemet của tôi cho mượn vấy đầy máu , quần áo đồ dung của anh Xuân mang về .
Không biết đây có phải điềm báo trước hay không ?
Xin cám ơn các anh đã đọc .

Kingbee Minh

Kính gửi các anh : Hiện nay tên gọi là Buôn Đôn hôm Tết Hải có làm hội chợ trong huyện Ea Sup cách Buôn Đôn khoảng 60km, đi ngang có ghé lại chơi, nhớ PHD Quỳnh Be Xuân Bổn quá.
Buôn Đôn chia làm 2 bản: Bản Đôn b có cầu treo đi qua khu du lịch có cho mướn Voi để cởi khoảng 400.000 đồng VN 1 giờ (vụ nầy chắc hạp với bác Như râu). Bản Đôn a có bến sông Tha Luống cạnh nhà nghỉ của vua Bảo Đại. 
Buôn Đôn ngày nay người Kinh  có phần nhiều hơn người  Thượng đa số người Bắc gốc Thanh Hoá.

Hùng Hải Trần / VN


E-mail của các Bạn đều đúng . Trại Ban-Don ( Anh Em mình thường gọi là '' Băng-Đong ''. Trại LLĐB Ban Don l,à Căn Cứ Yễm Trợ khi thả các Toán CĐ 3  .Đầu năm 1969 tôi thường bay Tiền không sát khi thả các Toán LH. ( Thời gian này chưa có BCH/32/CT /Quản Lợi ).Năm 1969 trưởng Trại LLĐB/VN là Thiếu Uý Trần duy Hoè .  Đêm Giáng sinh 1969 Tiểu Đoàn Thượng nổi loạn, bắt giữ cả Toán A ,LLĐB/VN . Tôi còn nhớ ngày hôm sau Chuẩn tướng Lam Sơn phải lên giải quyết .Sau đó Thiếu uý Ngô tùng Lam lên thay thế.
Làng Ban Don không có nhiều nhà dân, phần nhiều là người Thượng .  Người Kinh phần nhiều là Gia đình Binh sĩ trong Trại. Đặc biệt có 1 Hàng Tạp Hoá Cô Chủ là Người Lào. Cô Chủ cũng tạm gọi là Hoa Khôi ở chốn   ''Khỉ ho Cò gáy này  ''Tuy nhiên ở Ban Don có nhiều Ngôi nhà Thượng (Gọi là Nhà Rong) có từ hơn 100 năm. Hiện khu vực này đã trở thành Trung tâm Du Lịch. Riêng Trại Tiêu A Ta LLĐB cũng nằm gần Ban Don .
Gữi lời thăm hỏi tất cả các Huynh Đệ CĐ 3 và KingBee.
Thân mến .
Lê-Minh .