Saturday, August 12, 2017

Nghiệp Duyên- Đại lộ Kinh Hoàng 1972


  Bút Ký :  Định Mệnh 9

  Đại Lộ Kinh Hoàng 1972

  Tác Giả: Thanh Hiền- Dị Nhơn

  Bell thành phố sương mù 2016

  Xuất bản năm 2004






   
Bảy hai Quảng Trị liệt oanh
Giòng sông Thạch Hản máu tanh đỏ dòng
Đêm qua tiếp đạn cho chồng
Cay mù thuốc súng rực hồng châu mai !

  Tỉnh Quảng Trị nằm ngay địa đầu giới tuyến ngăn đôi đất nước bởi dòng Bến Hải. Đây là con sông nhỏ phát nguyên từ dãy trường Sơn, chảy ra Đông Hải tại cửa Tùng. Phía Bắc giáp quận Vĩnh Linh phía bên kia giới tuyến, Tây giáp Lào, phía Nam là tỉnh Thừa Thiên và phía Đông là biển. Rừng núi Trường sơn chiếm 2/3 lãnh thổ tỉnh Tỉnh có 3 sông chính là Bến Hải, Thạch Hãn và Mỹ Chánh mà cả ba vô tình qua sự sắp xếp của lịch sử, trở thành ba con sông biên giới trong các giai đoạn chiến tranh VN. Tỉnh có 2 quốc lộ 1 và 9, cũng là hai chứng tích lịch sử về việc đồng bào chiến nạn Quảng Trị bị thảm sát.



Giòng sông Bến Hải đau thương
Qua sông Mỹ Chánh thịt xương tan tành
Giòng sông Thạch Hãn liệt oanh
Bảy hai Quảng Trị cổ thành lui binh!



mùa hè đỏ lửa 1972


   Trước khi xảy ra trận mùa hè năm 1972, tỉnh Quảng Trị có diện tích 3966 km2, dân số là 270.984 người. Sau khi kết thúc trận chiến mùa hè vào tháng 9/1972, diện tích Quảng Trị chỉ còn có 164.900 km2, với 3 quận Triệu Phong, Mai Lĩnh và Hải Lăng. Vì là đất cổ của Đại Việt, nên Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử như đền thờ Trần Nhật Duật, thành Tân Sở nơi vua Hàm Nghi xuất bôn xuống hịch Cần Vương chống Pháp vào năm 1885, Vương Cung Thánh Đường La Vang (Mai Lĩnh), cổ thành Đinh Công Tráng.
  Từ năm 1069 khi vua Lý Thánh Tôn thân chinh đánh Chiêm Thành bắt được vua Chế Củ. Để chuộc mạng, vua dâng 3 châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính (tức Quảng Bình và một phần Quảng Trị ngày nay). Sau đó vào năm 1306 Huyền Trân công chúa gả cho vua Chế Mân, đem về cho Đại Việt 2 châu Ô Và Lý. Hai châu này sau đó được vua Trần Nhân Tôn đổi thành đất Thuận Hoá vào năm 1307. Các quận Triệu Phong, Mai Lĩnh và Hải Lăng ngày nay là đất Hoá thời nhà Trần. Quảng Trị cũng là đất khởi nghiệp của nhà Nguyễn, khi chúa Nguyễn Hoàng được vào trấn thủ Thuận Hoá vào tháng 10 năm Mậu Ngọ (1588) Ông lập dinh Ái Tử , quận Triệu Phong.




  Ngày 30 tháng 3 năm 1972, tôi dọn về số 120 đường Phan Chu Trinh, thì cũng  vào ngày này vào buổi trưa  Cộng quân  mở cuộc tấn công mạnh mẽ, đồng loạt vượt sông Bến Hải , tràn qua khu phi quân sự, pháo tập và tấn công vào lực lượng quân đội Hoa Kỳ và VNCH đóng tại Quảng Trị.

Hải Lăng, Mai Lĩnh, Triệu Phong
Bảy hai máu đổ đỏ dòng Hiền Lương
Đông Hà thành bãi chiến trường
Bá Hô,  Cam Lộ  ven đường thây phơi !


  Cộng quân dùng 2 Sư đoàn 304 và 308 (khoảng 30.000 quân) với hổ trợ của các Trung đoàn xe tăng và pháo binh. Để mở đường qua sông , vượt vỹ tuyến 17, cũng là con sông Bến Hải. Cộng quân đã dùng các loại 130 ly cũng như hoả tiển 122 ly, từ Vĩnh Linh bên kia câu Hiền Lương, đồng loạt bắn phá các căn cứ hoả lực của Việt Nam Cộng Hoà. Cộng quân pháo kích dữ dội căn cứ Carrol, Mai Lộc, Sarge, núi Bá Hô, Alpha 2 và 4, Chalie 1 và 2.




Ngày 28/4/1972, trong 2 ngày khoảng 7.000 đạn
pháo của Cộng quân pháo dữ dội vào tuyến thủ 
của Biệt Động Quân ở thị trấn Đông Hà



Tiểu đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến với Tiểu đoàn trưởng 
Thiếu Tá Lê Bá Bình được lệnh tử thủ Đông Hà bằng mọi giá.


Lệnh ra tử thủ Đông Hà 
Thuỷ Quân Lục Chiến Cộng Hoà liều thân
Hứng nghìn đạn pháo cộng quân
Chiến xa bốn hướng tiến gần mục tiêu

  Thêm vào đó, từ phía Tây của tỉnh Quảng Trị, Cộng quân với Sư đoàn 324B, với xe tăng T54,T55, PT 76 hổ trợ, theo đường 9 từ nước Lào vượt qua Khe Sanh, tiến vào thung lũng sông Thạch Hản. Các trận pháo của CSBV gồm( pháo tầm xa 122 ly, 130 ly, pháo phòng không 37 ly, 57 ly và đặc biệt hoả tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger cùng hoả tiễn địa không tầm nhiệt SA-7 Strela). 
  Vì thời tiết xấu nên giảm thiểu sự yểm trợ của Không Quân (miền Nam và Hoa Kỳ). đã dẫn đến lần lượt 11 căn cứ hoả lực của VNCH phải thất thủ. (căn cứ Bá Hô Holvomb, Sarge, Fluuer 2, Khe Gió, Carrol, Mai Lộc, Ái Tử...)


 Khe Sanh, Thạch Hãn, Bá Hô
Nghìn... nghìn đạn pháo Carrol  điêu tàn
Biển người quân cộng hàng hàng
Vượt sông Bến Hải giặc tràn Alpha !





  Ngày 31 tháng 3, căn cứ hoả lục của Tiểu Đoàn 4 Thuỷ Quân Lục Chiến tại núi Bá Hô và Sarge bị tràn ngập, phải di tản vào lúc  9 giờ 40 tối sau khi bị tổn thất nặng. Ngay lúc 2 Trung đoàn 2 và 56 Sư đoàn 3 Bộ Binh đang hoán chuyển vùng, nên bị tổn thất nặng nề về nhân mạng, đồng thời làm cho binh sỉ nhất là Trung đoàn 56 giao động mạnh và hoảng sợ. Sau đó Bộ Binh, chiến xa CSBV, từ bốn hướng tấn công đồng loạt, mục đích không cho QLVNCH tiếp ứng lẫn nhau, khiến cho các căn cứ hoả lực lần lượt thất thủ, vì pháo kích và các cuộc tấn công biển người.




  Tuy nhiên, Cộng quân cũng vấp phải sự chống cự mãnh liệt khắp nơi, nhất là tại các căn cứ của Lữ đoàn 147 TQLC và trung đoàn 2 Bộ Binh trấn giữ. Đại chiến long trời lở đất khắp nơi tại Quảng Trị, dù được khẩn báo về Sài gòn và Đà Nẳng, nhưng lúc đó dường như cả hai cấp chỉ huy quân sự cao nhất, vẫn chưa tin là Hà Nội dám vượt qua sông Bến Hải. Chính điều này đã làm cho bao nhiêu sinh mạng vừa đồng bào và người lính, chịu thương vong oan khiên trên các đường di tản, trước biển giặc.

                                      Rền trời đại pháo phòng không
Carrol giặc chiếm Ba Lòng rút binh
Hải Lăng, Ái Tử điêu linh
Xác người đen sạm giầy đinh rã rời...






   Ngày 1 tháng 4, các căn cứ Đông Hà, Cam Lộ, Ái Tử bị pháo kích nặng nề nhưng nhờ hải pháo của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ nên Cộng quân vẫn chưa chiếm được. Tuy nhiên trước sức tấn công mạnh mẽ của Cộng quân, lần lượt các căn cứ hoả lực A-1, A-2, A-3, A-4 do Sư Đoàn 3 Bộ Binh trấn giữ, bị tấn chiếm, còn căn cứ Fuller và Khe Gió thì phải "di tản chiến thuật". 





Tiểu đoàn 4 Thuỷ Quân Lục Chiến triệt thoái khỏi 2 cứ điểm 
núi Bá Hô và Sarge ngày 1/4-1972

  Mãi đến 6 giờ chiều ngày 30 tháng 3 năm 1972, Lữ đoàn 258 TQLC và Thiết đoàn 20 chiến xa M 48, được tăng cường cho Sư đoàn 3 Bộ Binh tại mặt trận Đông Hà. Ngay lúc đó, Sư đoàn 308 CSBV đang tấn công Tiểu đoàn 4 TQLC tại hai căn cứ Sarge và đỉnh núi Bá Hô. Còn Sư đoàn 304 CSBV thì tấn công Tiểu đoàn 8 TQLC tại căn cứ Holcomb, bị Cộng quân tràn ngập lúc 12 giờ 30 khuya đêm 2 tháng 4 năm 1972.





  Căn cứ hoả lực của Sư đoàn 3 Bộ Binh 
   tại Carrol (Tân Cảnh 1972)


  Sư đoàn 3 Bộ Binh phòng thủ vĩ tuyến, Trung đoàn 56 Bộ Binh đóng trong căn cứ hoả lực Carrol lớn nhất tỉnh, do Trung tá Phạm Văn Đính chỉ huy có trách nhiệm phòng thủ các căn cứ Fuller, Khe Gió tiếp cận với Lữ đoàn 147 TQLC. Trung đoàn 2 Bộ binh đóng tại căn cứ A-4 (Cồn Thiên) và Trung đoàn 57 Bộ Binh trách nhiệm căn cứ c-1 (Gio Linh), chạy tới cầu Hiền lương trên quốc lộ 1, về tới căn cứ Ái Tử. Phía bên kia quốc lộ tới biển, do lực lượng Địa phương Quân và Nghĩa quân tỉnh Quảng Trị bảo vệ.
   Thời tiết lại quá xấu nên Không quân không thể yểm trợ hoả lực cho các căn cứ trên, còn hải pháo cũng chỉ yểm trợ  tới các căn cứ hoả lực ở phía đông gần biển mà thôi. Riêng các pháo đội đại bác 105,155 kể cả 175 ly của VNCH, cũng không thể đương đầu nổi với hàng trăm khẩu pháo nặng 130 ly của CSBV.





Pháo binh Thuỷ Quân Lục Chiến tại mặt trận Quảng Trị- 1972

   Ngày 2 tháng 4/1972  Tiểu đoàn 3 TQLC và thiết đoàn 29 chiến xa M 48 được lệnh giữ cầu Đông Hà. trận chiến trờ nên ác liệt, vì CSBV và chiến xa chuẩn bị vượt cầu Đông Hà. Ngày 3/4/1972 Trung đoàn 2 Bộ Binh bị Cộng quân BV truy đuổi khi rút về Cam Lộ, nên không kịp dùng mìn phá cầu. Tại căn cứ Carrol  do Trung tá Phạm Văn Đính chỉ huy, gồm Trung đoàn 56 Bộ Binh, vác pháo đội, Tiểu đoàn 1 pháo binh TQLC, tổng cộng quân số trên 2.000  binh sỉ kéo cờ trằng đầu hàng quân CSBV.  Đây là trường hợp duy nhất trong cuộc chiến Đông Dương lần 2. Tình hình qua nguy ngập, nên cầu  Đông Hà được lệnh giật sập, chận được bước tiến của giặc trong mộ thời gian ngắn . Lữ đoàn 369 TQLC lại được tăng cường thêm cho Quảng Trị.





Chiến xa lội nước PT-76 ở hướng Đông
dọc theo bờ biển tiến xuống hướng Cửa Việt.

   Ngày 4/4/72, Lữ đoàn 147 cũng phải bỏ luôn căn cứ mai Lộc, vì không chịu nổi pháo kích và chiến thuật tấn công biển người. Vì quân số bị hao hụt quá nhiều nên Lữ đoàn này được lệnh về Huế để bổ sung và tái trang bị. Riêng Tiểu đoàn 8 TQLC vì quân số còn nguyên vẹn nên được lệnh giữ con đường quyết mạch quốc lộ 1, từ Hải Lăng về Mỹ Chánh. Về phía Tây chỉ còn có Tuểu đoàn 1 TQLC trấn giữ căn cứ Phượng Hoàng, làm tiền đồn bảo vệ thành phố mà thôi.
 




Gio Linh, Cam Lộ tiêu điều
Hứng nghìn đạn pháo quá nhiều thương vong
Với dân bảo vệ hết lòng
Trên đường đạn pháo phòng không chẳng ngừng !

    Rồi thì căn cứ Ái Tử, nơi đặt bộ chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 3 Bộ Binh cũng bị pháo kích nặng nề. Đồng bào từ các quận Cam Lộ, Hương Hoá, Gio Linh, Đông Hà...bất kể Kinh hay Thượng, ùn ùn bỏ làng xóm, tài sản, kéo nhau chạy về thành phố Quảng Trị để tránh chiến hoạ. Trên đường đào sanh, hằng ngàn người đã làm mồi cho đạn pháo binh và thiết giáp của CSBV, gây thêm rối loạn cho các đơn vị của ta, vì vừa bảo vệ cho dân chúng, vừa lại phải chiến đấu trong cơn nguy ngập. Đạn pháo của địch càng lúc càng dữ tợn, dung tàn, phá hết tất cả xóm làng chùa, nhà thờ, dân lính, thành phố đông người. Trong phút chốc, những khu đông dân như Cam Lộ, Đông Hà trở thành địa ngục trần gian. 





Cộng Sản Bắc Việt đã pháo kích vào ngay các khu dân cư tại
3 quận ở phía Bắc Quảng Trị (Gio Linh, Đông Hà,Cam Lộ)

  Ngày 31-3-1972 căn cứ hoả lực của Tiểu đoàn  4 TQLC tại núi Bá Hô và Sarge bị tràn ngập, phải di tản vào lúc 9 giờ 40 tối, sau khu hứng chịu nhiều thương vong. Ngày 1-4-1972 các căn cứ Đông Hà, Cam Lộ, Ái Tử bị pháo kích nặng nề nhưng Cộng quân chưa chiếm được, nhờ hải pháo của đệ thất Hạm Đội Hoa Kỳ, Quảng Trị bắn vào yểm trợ. Năm tuần dương hạm Hoa Kỳ đã luân phiên yểm trợ hải pháo, 2 hàng không mẫu hạm Constellation và Kilty Hawak đã được lệnh trở lại Nam Hải để tăng cường cho 2  hàng không mẫu hạm Corral Sea và Hancok. Ngày 5 tháng 4 năm 1972 chỉ có 5 tuần dương hạm Hoa Kỳ quanh Cửa Việt, đến ngày 17 tăng lên đến 20 tàu tuần dương và khu vực yểm trợ hải pháo tại đây.  Ngày 15, phi đoàn 35 chiến thuật của Không Quân Hoa Kỳ cùng với phi đoàn F-4 của Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã được gửi sang Việt Nam. Tổng số B-52 tại 2 căn cứ Anderson firld (Guam) và Utapao (Thái Lan) đã được gia tăng đến 138 phi cơ.




hàng không mẫu hạm Kilty Hawk 1972

   Quốc lộ 9  từ Đông Hà đi Cam Lộ bị cắt đứt. Ngày 3/4/1972 , Quân lực VNCH  chỉ còn giữ được tuyến từ Cửa Việt  dọc theo sông Cam Lộ  ở phía Bắc, căn cứ Carrol và Mai Lộc ở phía Tây và Pedro về phía Nam. Bộ Tư lệnh tiền phương của Sư đoàn 3 Bộ Binh được lệnh về thành phố Quảng Trị, Lữ đoàn 258 TQLC được tăng cường thêm Tiểu đoàn 3 pháo binh/TQLC và Tiểu đoàn7/TQLC, lãnh thêm nhiệm vụ phòng thủ căn cứ Ái Tử. Trong khi đó căn cứ hoả lực Carrol của Trung đoàn 56 Bộ Binh bị vây khổn nhưng không có quân tiếp viện. Trung đoàn 57 cũng được lệnh bỏ căn cứ Gio Linh, rút về bờ Nam Đông Hà, để lại cho giặc nhiều đại bác 155 ly.
   


Carrol hoả lực giặc vây
Tuyến từ Cửa Việt đạn bay rợp trời
Xác thân nay đã nặng mùi
Máu khô trên những xác người tanh hôi




  Lữ đoàn 147 Thuỷ Quân Lục Chiến được giao trọng trách nắm giữ các căn cứ chiến lược, núi Bá Hô, Sarge, Holcomb và Mai Lộc, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn 147 TQLC.




    Cổ thành trong trận đánh Quảng Trị chính là toà thành cổ có tên Đinh Công Tráng, được xây dựng vào năm 1823 thời vua Minh Mạng. Sơ khởi thành này được xây bằng đất nện cho đến năm 1838 thì được xây lại bằng gạch. Các tài liệu nói là thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2000m, cao 9,4m, dưới chân dầy 12m. Bao quanh có hệ thống hào rộng 4m, sâu 8m, bốn góc thàn là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Khi trận Quảng Trị xảy ra thì trong cổ thành là bản doanh của Tiểu khu Quảng Trị và bộ Tư Lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh (Bộ chỉ huy Tiền phương của Sư đoàn thì đóng ở căn cứ Ái Tử).



  
  Quân dân Quảng Trị di tản theo quốc lộ 2 về hướng Nam , Cộng quân đã dùng Trung đoàn pháo binh Bông Lau có số hiệu 38 pháo kích vào người dân chạy loạn gây nên cái chết cho hàng ngàn ... ngàn thường dân vô tội trên đoạn đường 9m, khai sinh ra cái tên
"Đại Lộ Kinh Hoàng". Người chết vương vãi từng mảnh thịt, chết lăn lốc rã rời trên đầu ngọn lá, từng xác, từng xác  người chết không toàn , từng vết máu đen xạm dưới ánh nắng gay gắt đã nặng mùi. Hàng trăm, trăm xác xe kéo dài đến hàng dậm, có chiếc chổng bánh vỡ sườn, loang lổ vết đạn. Vùng đất chết, vạn vật cùng chung số phận trên đại lộ tử thần.





Trên đường số 9 xác phơi
Xác trên ngọn cỏ xác rơi mặt đường
Bảy hai máu đổ sa trường
Chảy từ Bình Định máu tuôn qua đèo 
Trên đầu nghe tiếng đạn reo
Dưới chân tử lộ vùi theo thây người

  Đại Lộ Kinh Hoàng  là tên mà nhà báo Ngy Thanh (Đạn phái viên của báo Sóng Thần trong thời điểm đó) đặt cho đoạn đường dài độ 9km trên quốc lộ 1 từ  cầu Bến Đá tới cầu Trường Phước trong quận Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
  Quảng Trị là tỉnh giới tuyến miền Nam VNCH và không ai nghĩ hoặc là sẽ có ngày CSBV sẽ vượt làn ranh giới tuyến quy ước  (sông Bến Hải cầu Hiền Lương), để công khai xâm lăng miền Nam, vì thế nên miền Nam Cộng Hoà chỉ để Sư đoàn 3 Bộ Binh phòng thủ miền giới tuyến này . Sư đoàn 3 Bộ Binh (Tư lệnh là Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai) là một Sư đoàn tân lập( và tháng 10 năm 1971) gồm 3 Trung đoàn (2,56 và 57) Trong  3 Trung đoàn này thì chỉ có Trung đoàn 2 là có nhiều kinh nghiệm chiến trường vì đã được tách ra từ Sư đoàn 1 Bộ Binh và 2 Trung đoàn 56,57, còn lại thì yếu kém về huấn luyện và kinh nghiệm tác chiến( có các thành phần gốc đào binh trong đơn vị). Chính vì vậy, tỉnh Quảng Trị được chánh quyền miền Nam VNCH tăng phái thêm 2 Lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến (147 và 258) nhằm để bảo vệ mặt phía tây của tỉnh ( giáp với nước Lào).



      Ngày 8/4/1972, sau mấy ngày bọ tổn thất vì mưa pháo, Tiểu đoàn 3 TQLC hoán chuyển về Ái Tử và BĐQ ra thay thế giữ bờ Nam Đông Hà. Tại căn cứ Phượng Hoàng, CSBV đã thảm hại khi trực chiến với Tiểu đoàn 6 TQLC, bị thiệt hại hơn 1 Trung đoàn bộ đội, 21 chiến xa T-54 bị cháy, phần lớn do Không Quân Việt-Mỹ oanh kích,  cùng pháo binh. hai chiếc t54 khác bị bắt sống đem về thành phố Quảng Trị. Nhưng sau đó, Tiểu đoàn 6 TQLC cũng được lệnh bỏ căn cứ Phượng Hoàng vào ngày 12/4/1972.




   Một cuộc hành quân đại quy mô, do Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm chỉ huy, mang tên Quang Trung 729, khai diễn ngày 14/4 với mục đích tái chiếm các căn cứ phía Tây đã mất. Nhưng cùng lúc, CSBV đã mở 3 cuộc tấn công lớn vào Ái Tử, Đông Hà và căn cứ Anne ở phía Nam, đối diện với quận Hải Lăng. Mục đích là muốn cắt đứt con đường huyết mạch của QLVNCH, từ Quảng Trị về Huế.

Hải Lăng, Ái Tử giặc tràn
Bờ tây Thạch Hãn  thiết đoàn chiến xa 
Bộ Binh trấn giữ Đông Hà
Thông hào chịu đạn đêm qua thủ thành !

  Để chống lại âm mưu trên, Tướng Giai chia các lực lượng đang tham chiến tại đây thành 5 chiến đoàn Đặc nhiệm:  Trung đoàn 57 BB giữ bờ Nam sông Đông Hà. Thiết đoàn 1+20+ 2 Liên đoàn 4 và 5 BĐQ do Đại tá chỉ huy trưởng Liên đoàn 1 chỉ huy tái chiếm căn cứ Carrol. Lữ đoàn 258 TQLC từ Ái Tử, tái chiếm căn cứ Mai Lộc. Trung đoàn 2 BB giữ mặt trận từ Ba Lòng tới bờ Tây sông Thạch Hản, ngăn không cho CSBV tấn công thành phố. Cuối cùng là Liên đoàn 1 BĐQ, gồm các tiểu đoàn 21,35 và 77, giữ con đường huyết mạch từ Quảng Trị đến Hải Lăng.




cầu sắt Quảng Trị và tháp canh tại bờ Bắc sông Thạch Hãn 1972

  Chiến cuộc thật sự bùng nổ lớn, tất cả cánh quân đều chạm địch và bị pháo kích nặng nề. Bởi vậy thay vì quân ta tấn công, lại bị giặc đẩy ngược về phía thành phố. Trong số này, nguy khổn nhất là cánh quân Lữ Đoàn 5 BĐQ và Thiết đoàn 20 chiến xa. Tuy nhiên tính đến ngày 18/4, các đơn vị của QLVNCH vẫn còn giữ vững được các vị trí trách nhiệm.





  Ngày 22/4, Lữ đoàn 147 TQLC sau khi được bổ sung và tái trang bị, được lệnh trở ra Quảng Trị, thay thế Lữ đoàn 258 TQLC phòng thủ căn cứ Ái Tử. Trong đêm CS pháo kích kho tiếp liệu của Sư đoàn 3 BB tại La Vang, trong đó có kho xăng dầu và cả một đoàn xe tiếp tế quân trang của Bộ chỉ huy 1 Tiếp vận từ Đà Nẳng tới. Ngày 23/4, bất chấp mọi thiệt hại to lớn trong những ngày đụng độ vừa qua với QLVNCH, Không quân hải pháo của Việt-Mỹ, CSBV vẫn điên cuồng tấn công khắp nơi bằng biển người, bất chấp sinh mạng con người cả hai phía, trong đó phần lớn là đồng bào chạy lánh nạn.
  




   Trong lúc đó gần tháng qua, người lính miền Nam các cấp, từ Thuỷ Quân Lục Chiến Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Bộ Binh, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân... ngày đêm thiếu ăn mất ngủ, chỉ đứng dưới giao thông hào, chịu đạn giữa trời mưa gió. Trong lúc đó khắp nẻo đường Quảng Trị, càng lúc càng chết chóc thê thảm, bởi cảnh pháo kích bừa bải của CSBV. Quảng Trị đã thật sự trở thành địa ngục trần gian thứ hai sau địa ngục An Lộc.






Cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo Tiểu đoàn trưởng 11 Nhảy Dù


  Người ở lại Charlie

   Đồi Charlie, gọi theo phiên âm Việt là đồi Sạc Ly , là một địa  danh nằm tiếp giáp giữa ba huyện Sa Thầy, Đăk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kontum, miền Nam Việt Nam. Địa danh này nổi tiếng với nhiều trận giao chiến khốc liệc giữa Quân lực Việt Nam Cộng Hoà và đồng minh Quân đội Hoa Kỳ với quân Cộng Sản Bắc Việt.
  Từ trung tâm thành phố Kontum theo đường 14 đi khoảng 45 km, tới ngã ba Tân Cảnh, cách địa danh Charlie khoảng 10km. Vị trí đỉnh đồi Charlie có cao độ xấp xỉ 900m so với mực nước biển, nằm tại khu vực giáp ranh giữa các xã Rờ Khởi (huyện Sa Thầy), PôKô, Tân Cảnh (Đăk Tô) và các xã SaLoong, Đắk Sú (Ngọc Hồi). Hai điểm cao cạnh bên là Ngọc Ring Rong và Ngọc Rinh Rua, có  cao độ  là 800m, từng được mệnh danh là "chân cột cờ" của khu vực đồi Charlie.





  Do vị trí điểm cao, từ đây  có thể có vị trí chiến lược có tầm quan sát rộng, đỉnh đồi từng được quân đội Hoa Kỳ và quân lực Việt Nam Cộng Hoà xử dụng để xây dựng một cứ điểm quân sự để kiểm soát cả một vùng rộng lớn ngã ba Đông Dương.
  Vị trí cứ điểm nằm trong một dãy cứ điểm liên hoàn của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù VNCH, được đặt tên theo các chữ cái A,B,C, D, đến Y, nhằm bảo vệ phi trường Phượng Hoàng và tuyến phòng thủ  ngoại vi cho căn cứ Tân Cảnh, tức bản doanh bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ Binh. Theo thông lệ của quân đội Hoa Kỳ và VNCH, mỗi cứ điểm đều có tên đặt theo các chữ cái này bằng tiếng Anh và tiếng Việt, như Alfa, Anh Dũng, hoặc Yankee, Yên Thế. Chính vì vậy, cứ điểm trên ngọn đồi được đặt tên theo chữ cái C, được gọi là đồi C, hay đồi Chalie.



 đồi Charlie 

  Trận chiến khốc liệt tại cụm phòng tuyến Charlie, tỉnh Kontum, đã diễn ra từ 11 tháng 4/1972 giữa Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù- đơn vị có biệt danh chiến trường là Song Kiếm Trấn Ải, và 2 Trung đoàn Cộng quân thuộc sư đoàn 320 CSBV. Chiến đấu trong một tình thế vô cùng nghiệt ngã, không có sự yểm trở của Không Quân,, tương quan lực lượng là 1 người lính Dù đối đầu với 6 C Q và cả Tểu đoàn phải chịu trận mưa pháo của 1 Trung đoàn pháo CSBV, chưa tính đến 1 Trung đoàn phòng không của đối phương đã khống chế các phi vụ trực thăng tiếp tế, tải thương. Cuối cùng, để bảo toàn quân số, với khoảng 150 chiến binh còn lại, Tiểu đoàn đã phá vòng vây để rút về tuyến sau.
  Trước khi trình bày cuộc rút quân đầy bi tráng của Tiểu đoàn Song Kiếm Trấn Ải, xin được lược ghi về 4 ngày bão lửa của những người lính Nhảy Dù của Tiễu đoàn Song Kiếm Trấn Ải tại cụm đồi hoả lực Charlie:



trận địa Charlie 1972

Charlie tiếng pháo ru dài
Đông Hà, Cam Lộ  bom cày nát tan

  Ngày 11 và 12 tháng 4/1972, Cộng quân đã mở trận hoả công với hàng ngàn quả đạn:130 ly, 122 ly và hoả tiển đủ loại vào các cứ điểm 960, 1020, 1050 thuộc hệ thống  phòng ngự của căn cứ Charlie. Gần 9 giờ sáng ngày 12 tháng 4/1972, Cộng quân tiếp tục pháo loại đạn nổ chậm. Trung Tá Nguyễn Đình Bảo-Tiểu Đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù bị trúng nguyên một trái đạn xuyên qua hầm. Thiếu Tá Lê Văn Mễ , Tiểu đoàn phó được bộ chỉ huy Lữ đoàn thay thế chức vụ Tiểu đoàn trưởng.




Người ở lại Charlie, Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo (phải)
Tiểu đoàn trưởng Song Kiếm Trấn Ải, Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù
Đại Uý  Dù Đoàn Phương Hải  (trái)

Nguyễn Đình Bảo gọi tên anh
Người hùng mũ đỏ liệt oanh oai hùng

  Ngày 13 tháng 4/1972, Đại đội 111 của Trung uý Thinh (từ đỉnh đồi 960 rút về đỉnh đồi 1020 trong ngày 12), được lệnh tung quân đi tìm nguồn nước và làm bãi đáp trực thăng để di tản thương binh và quân nhân tử trận. Cả Đại đội 111 chỉ còn hơn 50 chiến binh, tất cả tuột đồi 1020 để đổ xuống hướng Đông Nam. Di chuyển được 200 mét thì Cộng quân bố trí sẳn để phục kích. Trong lúc đang điều động quân sĩ chống trả, Trung uý thinh bị một tràng đạn Ak bắn vào người.Đại đội trưởng tử trận, Chuẩn uý Ba, một Trung đội trưởng đã nhào lên điều động quân sĩ bắn trả để vượt thoát vòng vây nhưng cũng bị trúng đạn tử trận. Quân nhân có cấp bậc cao nhất lúc đó là Thiếu uý Khánh- sĩ quan tiền sát viên Tiểu đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù đã chỉ định Trung sĩ Lung dẫn tổ khinh binh xung phong mở đường máu để phá vòng vây. Người hạ sĩ quan can trường đã cầm đại liên quạt tứ phía để mở đường cho đồng đội rút lui. Cuối cùng, Trung sĩ Lung đã bị 1 quả B 40 bắn vào người.



Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo (người ở lại Charlie- 1972)

Nguyễn Đình Bảo chết hôm qua
 Khí hùng bất tử trường sa chôn mình

   Ngày 14/4, Cộng quân mở đợt tấn công mới, một phòng tuyến phòng ngự của Đại đội 114 bị địch quân tràn chiếm. Vào lúc này đã hết đạn và cạn lương thực. Trước tình hình vô cùng nguy kịch, để bảo toàn quân số còn lại. Thiếu tá Lê văn Mễ đã quyết định cho rút quân. Anh đã xin bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Nhảy Dù nửa giờ sau cho bắn đạn nổ chụp ngay trên đồi 1020, rồi sau đó ra lệnh cho các Đại đội rời cao điểm 1020 đi về hướng Đông Bắc, phương giác 800 để tìm đường rút về Tân Cảnh thay vì về Võ Định (nơi đóng quq6n của bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Nhảy Dù), vì vị tí này quá xa căn cứ Charlie. Ba Tiểu đoàn Cộng quân tràn lên chiếm Charlie thì bị 6 chiến phi cơ B 52 xuất trận hàng ngàn tấn bom, Cộng quân bị tan nát dưới trận mưa bom này.




Thiếu tá Lê Văn Mễ (dang rộng tay) cùng đồng đội của 
Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù trên đồi Charlie trước cơn bão lửa Hè 1972

  5 giờ chiều cả Tiểu đoàn đồng loạt xuống núi theo sườn thoai thoải. Những trái bom đầu tiên từ B 52 đã nổ xuống khi người lính cuối cùng của Đại đội 112 vừa xuống đến chân núi.  Đoàn quân di chuyển hàng một và đi suốt đêm. Rạng sáng ngày 15 tháng 4/1972, Tuểu đoàn đi tới một bãi lau sậy trống trải. Qua sát địa hình,Thiếu tá Mễ thấy khu vực này có thể làm bãi đap để trực thăng xuống bốc nên cho lệnh dừng quân. Anh điều động một toán qua suối để bảo vệ cạnh sườn, và dặn các Đại dội chia ra từng toán 8 người đợi trực thăng đến bốc. Sau đó, Thiếu tá Mễ cho Thiếu tá Duffy-cố vấn trưởng Tiểu đoàn, vị trí điểm dừng quân và yêu cầu vị cố vấn này gọi  trực thăng Hoa Kỳ đến bốc đoàn quan về Võ Định. Liên lạc với Không Quân, cố vấn Duffy báo cho Thiếu tá Mễ biết là khoảng 15 phút nữa trực thăng sẽ đến.


Thiếu tá Duffy (cố vấn trưởng Tiểu đoàn) 
người bạn Đồng Minh đầy nghĩa khí can đảm  và tốt bụng

Anh là người lính đồng minh
Đầy lòng nghĩa khí với tình quân nhân
Vì bạn chẳng nghĩ đến thân 
Chẳng màng sống chết địch quân cận kề


  Nhưng không còn thời gian chờ đợi nữa, Cộng quân đã phục sẵn quanh bãi đáp và tràn ra tấn công. Đại uý Nho, Đại đội trưởng đại đội 110 đã điều  động binh sĩ chống trả để bảo vệ ban chỉ huy Tiểu đoàn. Anh tả xung hữu đột để chống trả các toán Cộng quân vây kín anh. Địch kêu anh đầu hàng nhưng Nho không chịu khuất phục, người Đại đội trưởng ấy ấn tay vào cò súng, ria từng loạt về phía đối phương. Trong khi đang chiến đấu, một báng súng Cộng quân đập trúng đầu, anh bị bất tỉnh và sau đó bị địch bắt.Nhờ sự chiến đấu can trường của Đại đội trưởng Nho, nên ban chỉ huy của Thiếu Tá Mễ vượt thoát được vòng vây của địch. Trung uý Long, trưởng ban 2, kiểm điểm lại quân số chỉ còn 37 người. Ngay sau đó, có 3 trực thăng Mỹ bay vào vùng, một chiếc hạ xuống bốc người, hai chiếc kia nhờ xung quanh có lau sậy thấp nên các xạ thủ phi hành quan sát thấy rõ địch quân, họ đã tác xạ liên tục vừa đại liên vừa rocket để đuổi Cộng quân ra khỏi khu vực ban chỉ huy Tiểu đoàn.




   Về  Thiếu tá Mễ , do bị ảnh hưởng bởi quả lựu đạn của địch ném ngày hôm trước, nên lúc di chuyển phải nhờ Trung uý Long đỡ phụ, nhưng khi trực thăng xà xuống để đón, Thiếu tá Mễ nói:
  -Mình là cấp chỉ huy và có máy truyền tin nên cần phải đi chót!
  Trung uý Long sắp xếp cho toán 7 người bị yếu sức và bác sĩ Tô Phạm Liệu- y sĩ trưởng tiểu đoàn di chuyển đầu tiên, số còn lại vừa chạuy vừa trông chờ trực thăng xuống, họ yêu cầu cố vấn Duffy gọi trực thăng bay nhanh hơn vì địch quân cận kề. Khi trực thăng trở lại thì phi công yêu cầu cố vấn Duffy lên trước, nhưng vị sĩ quan Hoa Kỳ này đã khẳng khái từ chối và  nói với phi hành đoàn:
 -Tôi đi rồi thì các anh đâu chịu trở lại cứu các bạn Nhảy Dù của tôi!



  Chuyến thứ 4 bốc thêm một số người, còn lại 5 người là Thiếu tá Mễ, Thiếu tá hải- trưởng ban 3- Thiếu tá  Duffy cố vấn- Trung uý Long- Hạ sĩ Long "đệ tử" của Thiếu tá Mễ. Chuyến chót vừa đến thì Cộng quân đã theo sát, mọi người cố gắng trèo nhanh lên trực thăng. Vừa lên hết thì nghe một loạt đạn, nguyên một tràng AK bắn trúng trực thăng, phi công phụ và 1 xạ thủ phi hành bị chết ngay, tiêng Thiếu tá Hải bị trúng đạn ngay bàn chân, cả người anh rớt khỏi máy bay ở cao độ 3 mét. Lập tức Thiếu tá Duffy nhảy theo để đở Thiếu tá Hải, vì nếu ông không nhảy xuống thì phi công có thể vì hốt hoảng mà bay đi luôn. Từ trực thăng, Trung uý Long nhìn thây Thiếu tá Duffy đang đứng bơ vơ phía dưới, anh vừa khâm phục vừa cảm mến người bạn Đồng minh tốt bụng và vô cùng can đảm này. Long tự nghĩ nếu trực thăng không đáp anh cũng sẽ nhảy xuống cùng sống chết để bảo vệ người bạn Mỹ đầy lòng nghĩa khí này.




  Trực thăng hạ thấp, cố vấn Duffy bồng Thiếu tá Hải đưa lên sàn phi  cơ, Trung uý Long và Thiếu tá Mễ giơ tay cố kéo Thiếu tá Duffy. Lên tới , cố vấn đã vội kéo xạ thủ phi hành vừa bị trúng đạn định băng bó nhưng anh đã chết. Còn viên phi công phụ, theo lời Thiếu tá Hải kể lại, anh đã được về Mỹ, nhưng hôm đó thiếu người, nên anh đã đi bay thế.


 Bạn anh chẳng có ngày về
Địch quân bốn phía bốn bề bủa vây
Người xạ thủ chết trên tay
Anh bên các bạn chuyến bay cuối cùng 
Rền trời đạn pháo chẳng ngưng 
Charlie máu nhuộm anh hùng vinh danh !




  Câu chuyện về hai Đại đội trưởng Hùng "móm", Hùng "mập" đã bị Cộng quân vây đánh. Đại dội trưởng Hùng mập quật ngã được vài Cộng quân nhưng do đối phương quá đông nên anh đành thúc thủ, bị bắt. Đến tháng 3/1973, anh mới được trao trả ở bờ sông Thạch Hãn theo hiệp định ngưng bắn ký  ngày 27/1/1973.
  Riêng Đại đội trường Hùng móm, anh và một số binh sĩ bị Cộng quân bắt ngay từ đầu, nhờ có kinh nghiệm về thoát hiểm mưu sinh, sau đó, anh đã vượt thoát và gom được anh em còn lại về đến gần Tân Cảnh và sau đó được trực thăng bốc. Một sĩ quan của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù là Trung uý Đinh  Viết Trinh bị Cộng quân bắt làm tù binh, nhưng khi đi ngang qua đám sậy gần ngã ba Tam Biên (biên giới 3 nước Đông Dương) đã nhanh chân nhảy vào bụi lùm và thoát được. Dù bị thương tích đầy mình, và nhịn đói nhiều ngày trong rừng nhưng cuối cùng anh đã về đến Võ Định.








Dù bị bắt làm tù binh 
Người hùng mũ đỏ Viết Trinh can cường 
Đầy mình là những vết thương
Nhiều ngày đói khát tìm đường đào vong!

  Bài hát "Người ở lại Charlie" được Nhật Trường Trần Thiện Thanh sáng tác nhằm tưởng niệm cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù của quân lực VNCH, tử trận ngày 12 tháng 4 năm 1972 vào mùa Hè đỏ lửa.
  Đại Tá Nguyễn Đình Bảo  và gia đình rời Hà Nội vào Nam năm ông 18 tuổi, 3 năm sau ông thi đậu Tú Tài và tình nguyện gia nhập binh chủng Nhảy Dù sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt khoá 14 (nhân vị). Xác ông cùng đồng đội nằm lại Charlie vào ngày 12 tháng 4 năm 1972,  năm ông 35 tuổi, người hùng Nguyễn Đình Bảo không có một nấm mồ.




Anh vừa nằm lại Chalie
Người hai lần chết còn gì thịt da


  Trong 14 năm lính, ông đã từng tham gia rất nhiều trận đánh lớn nhỏ khắp bốn vùng chiến thuật. Từ trận Ấp Bắc, giải vây đồn  Bổ Túc ở những năm 1960, mở đầu cho thời kỳ chiến tranh, ông đã "trưởng thành trong khói lửa" và thoát chết nhiều lần. Từ Trung đội trưởng Tiểu Đoàn 8, ông qua Tiểu đoàn 3 rồi làm Đại đội trưởng Tiểu đoàn 1 rồi Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 9.
  Tên tuổi ông gắn liền với nhiều trận đánh khốc liệt như: Năm 1965 giải vây Đức Cơ, 1966 Cheo Reo, Bồng Sơn. Năm 1967 hành quân khắp vùng Trị Thiên, Quảng Trị, từ sông Hương ra tới Phá Tam Giang, đèo Ba Giốc. Sau Tết Mậu Thân thì phó về vùng Ông Cộ, Hóc Môn , Bà Điểm. Sau đó Tống Lê Chân, Ka Tum, sông Vàm Cỏ, Khe Sanh, Hạ Lào.
  Từ tháng 5 năm 1971, ông nắm chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, cho đến lúc cuối nằm lại Charlie. Cái chết anh dũng của cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo, cũng như sự hy sinh lẫm liệt khí phách của biết bao vị anh hùng quân nhân đủ mọi cấp bực, binh chủng  thuộc QLVNCH. "Anh hùng tử, khí hùng bất tử"  và ngậm ngùi trong "Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu. Kỷ nhân chinh chiến kỷ nhân hồi" . Người anh hùng "da ngựa bọc thây" rồi sau đó thành tro bụi lại hứng chịu thêm lần nữa bởi bom B-52.

Anh hùng da ngựa bọc thây
Thịt xương tan tác bom cày nát tan
Charlie Song Kiếm tan hàng
Nghe cơn mưa pháo còn đang ru dài...








      Tiểu đoàn trưởng Trung tá Nguyễn Đình Bảo tử trận, tuần sau căn cứ Dù Delta cũng bị tràn ngập.Trung đoàn 47 Bộ Binh của VNCH phải rút từ Tân Cảnh về Đakto vì áp lực của địch. Charlie mất , Delta ở phía Nam do Tiểu đoàn 7 Dù phải rút lui. Ngày 24/4/1972, phi trường Phượng Hoàng, Tân Cảnh  và 2 căn cứ  Diên Bình, Zulu ở phía Nam lần lượt  tan rã. Bộ chỉ huy Sư Đoàn Dù và 1 Lữ đoàn được đưa về Sài gòn, Liên đoàn 6 Biệt Động Quân và Trung Đoàn 53 được đưa lên thay Nhảy Dù. Trong 2 tuần VC pháo Tân Cảnh-Dakto hằng ngàn quả mỗi ngày.
  Ngày 23/4/1972 , Sư đoàn 2 CSBV cùng 4 Trung đoàn độc lập thuộc mặt trận  B3 (Tây Nguyên) bắt đầu tấn công, cùng với xe tăng đại bác, CSBV xử dụng hoả tiến chống chiến xa At-3 Sagger gây nhiều thiệt hại cho các chiến xa  M-41 của ta và phá huỷ các công sự phòng thủ, các xe tăng M- 41 lần lượt bị bắn cháy. 
  Lực lượng VNCH gồm Trung đoàn 42, 2 pháo đội 105 ly và 155 ly, 1 chi đội thiết giáp M-41,M-113, 1 Đại đội công binh chiến đấu. Trung tâm hành quân của Sư đoàn cũng bị trúng đạn bốc cháy, lực lượng VNCH phải tháo chạy, hệ thống truyền tin bị thiêu huý. Cố vấn Mỹ giúp đỡ cho mượn máy móc thành lập trung tâm hành quân mới.



Tướng Ngô Dzu

   Lực lượng Quân đoàn 2 gồm Sư đoàn 22 Bộ Binh( có 4 trung đoàn 40, 41,42,47), Tư lệnh là Đại tá Lê Đức Đạt, Sư đoàn 23 (có 3 trung đoàn 44,45,53), Tư lệnh là Đại tá Lý Tòng Bá và Tiểu đoàn 11 Biệt Động Quân biên phòng đóng dọc theo biên giới Quân Khu 2. Tư lệnh Quân khu 2 là Trung tướng Ngô Dzu.

Đakto, Tân Cảnh giặc thù
Bao vây tứ phía quân khu điêu tàn

  Quân đoàn 2 bắt đầu tăng cường phòng thủ Komtum và Pleiku. Bộ Tư lệnh tiền phương Sư đoàn 22 được dời từ Bình Định lên Tân Cảnh-Dakto. Thiết đoàn 19 kỵ binh cũng được tăng cường đến tân Cảnh, Lữ đoàn 2 Dù được tăng cường cho quân đoàn 2. Các lực lượng của quân đoàn 2 chuẩn bị chờ VC. Địch tấn công căn cứ hoả lực Nhảy Dù đầu tháng1972 nhưng bị thảm bại, Công quân bị tổn thất nhiều vì không yểm B-52 nhưng vẫn bổ sung, Bắc cao nguyên căng thẳng chờ trận xung kích của địch chắc chắc sẽ tiếp theo Quảng Trị và Bình Long.


Đại tá Lý Tòng Bá
Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh- Quân Khu 2-1972

  VC gia tăng pháo kích, với sự yểm trợ của 18 chiến xa, địch tiến về Dakto và Tân Cảnh, lực lượng phòng thủ chống trả yếu ớt. Sau nhiều ngày bị pháo và thiệt hại nặng, Trung đoàn 42 bảo vệ Bộ tư lệnh bị rối loạn khi xe tăng T-54 tiến vào cổng doanh trại, toán cố vấn thoát được vòng vây lên trực thăng. Đại tá Tư lệnh Lê Đức Đạt, Tư lệnh phó Đại Tá Tôn Thất Hùng và vài sĩ quan tham mưu vẫn ở trong bộ chỉ huy, họ cố gắng phá huỷ máy móc và hồ sơ rồi nhân lúc trời đổ mưa đã trốn thoát, nhưng chỉ có Đại  tá Hùng về được Kontum số còn lại coi như mất tích hết.
  Tân Cảnh là trung tâm hành quân của Sư đoàn 22. Trung đoàn 47 VNCH tại Dakto cũng bị tấn công dữ dội, chi đội Thiết giáp tại Ben Hét được lệnh tới cứu nhưng bị lọt ổ phục kích VC,xe tăng bị bắn cháy hết. Bộ chỉ huy Trung đoàn 47 phải rút dần dần. Dakto-Tân Cảnh bị mất, Cộng quân  củng cố chiếm được, di chuyển 30 khẩu pháo của ta. Sư đoàn 320 CSBV tiếp tục tiến đánh các căn cứ hoả lực còn lại. Ngày 25 tháng 4 năm 1972, Tướng Ngô Dzu ra lệnh cho 2 căn cứ hoả lực 5, 6 di tản.


 Kontum 1972

Kontum mềm dưới chiến xa
Zulu tan rã giặc qua Diên Bình
Dakto loạn lạc đao binh
Quân dân chết thảm gia đình nát tan


  Ngày 27/3/1972, tất cả nòng súng đại pháo của CSBV đều tập trung vào tỉnh lỵ, căn cứ hoả lực Ái Tử, các quận Mai lĩnh, Hải Lăng. Trong lúc đoàn người tỵ nạn thay vì tập trung tại quảng Trị, lại ùn ù tiếp tực bỏ chạy về Huế tìm sinh lộ, gây cảnh hỗn loại trên quốc lộ 1. Các cánh quân cũng bắt đầu náo loạn vì vợ con tan tác chạy lánh nạn. Do đó nhiều đơn vị đã tự động di tản, làm cho Bộ Tư Lệnh  Sư Đoàn 3 BB cũng là đầu não chiến trường, mất liên lạc với một số lớn đơn vị trực thuộc.Đúng lúc, kho đạn lớn trong căn cứ Ái Tử phát nổ.




  Ngày 28/4/1972, trước áp lực của địch, cánh quân của Lữ đoàn 5 Biệt Động Quân và Tiểu đoàn 20 rút về phía bên kia cầu Vĩnh Phước,  nhưng bị pháo 130 của Cộng quân bắn sập cầu khiến nhiều xe M48 và đại bác 105,155 ly  phải bỏ lại bên bờ Bắc. Cũng từ phút đó, các cánh quân còn lại của Lữ đoàn 4, 5 BĐQ, Lữ đoàn 1 Thiết kỵ và Trung đàn 57 Bộ Binh, phải lui về phòng thủ căn cứ Ái  Tử và thành phố Quảng Trị.




Người người chết chẳng toàn thân
Con đường xương trắng dân quân phơi mình 
Hải Lăng, Ái Tử điêu linh
Bờ Nam Thạch Hãn , Bộ Binh tan hàng!  

  Ngày 29/4, lúc 2 giờ sáng CQ tấn công Trung đoàn 2 BB và Thiết đoàn 17, tại căn cứ ở phía Tây thành phố, trong lúc đó về phía bờ biển, CSBV có chiến xa lội nước PT-76, tấn công các Tiểu đoàn ĐPQ và NQ của Tiểu Khu Quảng Trị.Tình trạng hỗn loạn khắp nơi, khiến cho Tướng Giai phải quết định bỏ căn cứ Ái Tử, rút về bên bờ Nam Thạch Hãn phòng thủ. Lúc đó Trung đoàn 57 BB coi như tan hàng, vì hầu hết binh sĩ đã rã ngũ, đẻ chạy theo gia đình đang di tản về Huế. Quốc lộ số 1 đã bị CQ đóng chốt nhiều đoạn, từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, vì Tiểu đoàn 7 TQLC bị chuyển ra phòng thủ Ái Tử. Do đó đoạn đường huyết mạch, chỉ có 9 cây số, bị bỏ ngỏ để CQ đóng chốt, đã trở thành con đường xương trắng máu hồng, với cái tên là Đại Lộ Kinh Hoàng nơi mồ chôn tập thể của dân Quảng Trị trong trận chiến mùa hè đỏ lửa năm 1972.


Bảy hai đại lộ kinh hoàng
Mồ chôn tập thể ngàn... ngàn người dân





   Mặc dù đã chiếm được các căn cứ phía Bắc, CSBV đã không lợi dụng thắng lợi này để tấn công vào Kontum mà đợi tới 2 tuần sau, nhờ đó Sư đoàn 23 sau này đã tổ chức nội bộ, sắp xếp các đơn vị, hoàn chỉnh kế hoạch phòng thủ. Tại Bình Định Sư đoàn 3 BV chiếm quận Hoài An, Hoài Nhơn, Tam Quan.





Tướng Hoàng Xuân Lãm
Tư lệnh Quân Khu 1

  Trước áp lực quá mạnh của CSBV và VC miền Nam trong địa bàn Quảng Trị, ngày 30/4/1972 Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai mở phiên hộp các đơn vị trưởng thuộc quyền để bàn kế hoạch lui binh và việc lui binh đang khởi sự  thì  Tướng Hoàng Xuân Lãm Tư lệnh Quân khu 1 lại ra chỉ thị tử thủ Quảng Trị. Lệnh và phản lệnh giữa quân đoàn và sư đoàn khiến các đơn vị đã bất tuân thượng lệnh và chính vì đó mà hệ thống phòng thủ Quảng Trị đã bị gẫy đổ (vì các đơn vị tự động rời bỏ vị trí đóng quân để rút lui về hướng Nam).
  

Tướng Vũ Văn Giai- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu


   Do đó trong cuộc lui quân, Lữ đoàn 147 TQLC và Tiểu đoàn 2 Pháo binh TQLC, với số quân trên 2.000 binh sĩ, khi quân qua cầu Thạch Hản thì cầu bị sập, khiến cho một số lớn chiến xa, xe cộ,đại bác và quân trang quân dụng... phải bị bỏ lại bên kia cầu cho quân CSBV.  Lữ đoàn 369 TQLC được tăng cường, ranh giới với nhiệm vụ giữ mặt Tây từ sông Ô Khê tới đầu cầu Mỹ Chánh, ranh giới giữa 2 tỉnh Thừa Thiên- Quảng Trị. Đồng thời phải giải toả quốc lộ 1, đoạn từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, đang bị Công quân chiếm và đóng chốt, nhất là cầu sông Nhung, nằm giữa quốc lộ 1. Tình trạng này đã làm gián đoạn giao thông, đoàn xe di tản của dân và lính dài hơn 3  cây số. Đây là mục tiêu chính, để CSBV tha hồ tác xạ dữ dội và tàn nhẫn, bằng đủ loại súng lớn nhỏ, từ cá nhân, cộng đồng, đại bác, thiết giáp. Hàng ngàn xe cộ, quân xa cũng như xe dân sự, đồng bào, lính tráng chết thảm thương trong những xác xe cháy nằm la liệt khắp đường. Chỉ những kẻ biết bơi lội mới sống sót được khi bơi qua sông Nhung, chạy về Mỹ Chánh.


Hải Lăng, Mỹ Chánh máu loang
Giòng sông Thạch Hãn bàng hoàng sông Nhung
Thuỷ Quân Lục Chiến oai hùng
Thừa Thiên, Quảng Trị cùng chung số phần ! 



  Ngày 1/5/1972 , Tướng Vũ văn Giai tuyên bố bỏ thành phố Quảng Trị  và di tản chiến thuật.Tin trên chẳng những làm 17 triệu dân miền nam đau xót bùi ngùi, mà khiến cho toàn thế giới sửng sốt. Tất cả không ai tin được là tại sao tỉnh Quảng Trị lại lọt vào tay giặc một cách quá dễ dàng, nếu đem so sánh với sự kinh hồn bạt vía, trời long đất lở, hoàn cảnh nguy ngập tại 2 mặt trận Kontum và An Lộc lúc đó. Theo Trung tá Lê Huy Anh Vũ thuộc phòng điện ảnh quân đội, một nhân chứng trong 3 ngày cuối cùng tại Bô Tư lênh Sư đoàn 3 Bộ Binh, đã viết Tướng Giai có hứa với thuộc hạ là sẽ cùng với họ đi bộ. Nhưng cuối cùng Tướng Tư lệnh đã thất hứa, đã cùng với các cố vấn Hoa Kỳ và một ít sĩ quan tham mưu thân cận, lên trực thăng bay về Huế lúc 16 giờ 40 cùng ngày.
  Cổ thành Đinh Công Tráng-Quảng Trị một căn cứ hoả lực và phòng thủ vững chắc gấp 100 lần thị xã  An Lộc, bị bỏ ngõ và lọt vào tay CSBV tối ngày 2/5/1972. Sư đoàn 3 Bộ Binh tan hàng vào cuối tháng 4/1972, và Tướng Vũ văn Giai bị tướt đoạt binh quyền, vào tù tại khám Chí Hoà cho đến ngày mất nước.





  Giữa lúc đó, cánh quân còn lại tại Quảng Trị, gồm Lữ đoàn 147 TQLC, Liên đoàn BĐQ và các đơn vị của Sư đoàn 3 Bộ Binh, vừa phải bảo vệ dân chúng di tản, vừa mở đường máu, vừa đụng độ và lãnh đạn pháo của giặc nhưng cuối cùng cũng đã thoát được về Huế, sau khi lãnh chịu nhiều thương vong thê thảm. Như vậy tính đến ngày 2/5/1972, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn bị CSBV cưỡng chiếm.  Nhưng Cộng quân đã bị hoàn toàn chận đứng bên bờ sông Mỹ Chánh, bởi Lữ đoàn 368 TQLC do Đại tá Chung chỉ huy.
    Đến ngày 2/5/1972 lúc 14 giờ chỉ còn Lữ đoàn 147 TQLC tại phía Bắc sông Mỹ Chánh, và Lữ đoàn 368 TQLC bị Cộng quân tấn công. Ngày hôm sau cầu Mỹ Chánh được phá sập để cản bước tiến của cơ giới CS. 




   
    Tướng Ngô Dzu hối hận đã không tăng cường 2 trung đoàn còn lại cho Đại tá Đạt, Tướng Dzu lo sợ cho chính bản thân mình tại Plieku, vì mất tinh thần ông gọi điện thoại liên tục cho Tổng Thống Thiệu để xin lệnh.Bộ Tổng tham mưu và Tổng Thống Thiệu coi tướng Dzu không còn đủ khả năng của một Tư lệnh nên đã cử Thiếu tướng Nguyễn văn Toàn lên thay chức Tư lệnh Quân khu 2 vào ngày 10 tháng 5 năm 1972.

   


Tư Lệnh Quân Khu 2
Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn

  Sau khi chiếm Tân Cảnh, địch tiến về Kontum và bao vây cô lập thị xã này, trong khi chiến trận bùng nổ nhiều nơi, tăng cường cho Kontum là điều khó khăn. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh di chuyển 160 km từ Buôn Mê Thuộc đến Kontum để chỉ huy các lực lượng tại đây và tổ chức cuộc phòng thủ thị xã. Quân đoàn 2 đưa 4 Tiểu đoàn Biệt Động Quân đóng tại Võ Đình nằm ở 2 cây số phía Tây Bắc Kontum và dọc theo sông Pô Kơ phía Nam,  một Tiểu đoàn Biệt Động Quân tăng cường tại biên phòng. Trung đoàn 53 (Sư đoàn 23) phòng thủ thị xã trong khi Liên đoàn 2 và 6 Biệt Động Quân nhận nhiệm vụ đánh cầm chân VC trên quốc lộ 14 phía Bắc Kontum. Máy bay chiến thuật cũng như B-52 đã dội bom đánh phá các nơi địch quân tập trung.



phi trường Kontum 1972

Liền đoàn của Biệt Động Quân
Chiến trường sôi động cầm chân giặc thù
Quân Khu thay thế tướng Dzu
Kontum, Tân Cảnh, Plieku biên phòng !


  Đại tá Lý Tòng Bá Tư lệnh chiến trường chỉ huy 2 trung đoàn 45,53 của ông và các liên đoàn Dù, BĐQ... Những đơn vị tăng phái thường giữ liên hệ với các đơn vị gốc nên quyền hạn của ông ít được trải rộng. Tại Võ Đình Lữ đoàn Dù được lệnh đưa ra Quân Khu 1, Tiểu đoàn BĐQ tại đây bị VC tấn công nên được lệnh di tản. 




Tân Cảnh- 1972


  Từ tháng 3/1972 có tất cả 4.237 phi xuất hành quân không trợ tại miền Nam, con số này đã tăng lên đế 18.444 trong tháng 5/1972 đã thực hiện khoảng 700 chiến đấu cơ và 170 pháo đài bay B-52.
  Đến ngày 2/5/1972 lúc 14 giờ chỉ còn Lữ đoàn 147 Thuỷ Quân Lục Chiến tại phía Bắc sông Mỹ Chánh, và Lữ đoàn 368 Thuỷ Quân Lục Chiến bị Cộng quân tấn công. Ngày hôm sau cầu Mỹ Chánh được phá sập để cản bước tiến của cơ giới CSBV. Tỉnh Quảng Trị hoàn toàn lọt vào tay CSBV.

Bên cầu Mỹ Chánh máu loang 
Một vùng đất chết ngàn... ngàn thương vong 





Lữ đoàn 6 Biệt Động Quân Kontum 1972




Việt Nam Cộng Hoà Kontum 1972


   
        An Lộc địa sử ghi chiến tích

  

Bình Long đạn pháp rợp trời
Mùa hè đỏ lửa xác vùi Lộc Ninh
Thịt xương tan nát bãi mìn
Ngóng qua Đồi Gió tử sinh chuyển rồi !


    An Lộc, tỉnh lỵ của Bình Long, trước đây là một thị trấn nhỏ, gọi là Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Từ thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vì nhu cầu hành chánh, tỉnh Bình Long được thành lập gồm 3 quận là Chơn Thành, Hớn Quảng và Lộc Ninh. Từ ngày đó , quận Hớn Quản đổi thành quận An Lộc và tỉnh lỵ An Lộc nằm trong quận cùng tên này, trong phạm vi xã Tân Lập Phú.





  Bình Long giáp phía Bắc với Kampuchia, phía Đông giáp 2 tỉnh Phước Long và phước Thành, phía Nam là tỉnh Bình Dương. Tỉnh lỵ An Lộc cách Sài gòn 100 cây số về phía Bắc.  Tỉnh Bình Long nằm sát biên giới Kampuchia với 1 diện tích 2.240 km2  gồm trên 76.000 dân.  Riêng quận An Lộc gồm cả thành phố tỉnh lỵ rộng 740 km2 với khoảng 44.000 dân, đa số tập trung vàoTân Lập Phú. Toàn tỉnh Bình Long, chung quanh tỉnh lỵ và quận lỵ là những đồn điền cao su ngút ngàn, vài ngọn đồi  thpai thoải Đồi Gió, Đồi Đồng Long là những cứ điểm quân sự quan trọng bảo vệ thị trấn An Lộc.




   Từ quốc lộ 13 từ  Sàigòn đi ngược lên cắt đôi tỉnh Bình Long và xuyên qua tỉnh lỵ An Lộc dẫn dài tới biên giới Kampuchia, tới Snoul. Quốc lộ 13 phải vượt qua Lai Khê, Chơn Thành, Tàu Ô, Tân Khai, Xa Cát, Xa Trạch, Xa Cam rồi mới tới thành phố An Lộc. Quảng đường này đã trở thành chông gai trắc trở trong thời gian diễn tiếng cuộc chiến An Lộc. Các chiến sĩ VNCH phải khắc phục con đường này từ Nam lên Bắc và những người dân chạy loạn đã mệnh danh hơn 20 km quốc lộ này là "con đường máu".




  Điểm thứ nhất khiến CSBV nhắm vào An Lộc là vì tỉnh Bình Long nằm sát biên giới Campuchia nơi che dấu những căn cứ địa của CSBV trên xứ Campuchia. Thị trấn này về mặt chiến lược còn nắm vai trò chủ yếu phòng thủ cho Bình Dương và sau đó là thủ đô Sàigòn.  Khi CSBV quyết tâm tấn công An Lộc, họ cũng không ngờ rằng sẽ gặp phải một sức chiến đấu kiên trì anh dũng của quân dân tại đây. Sức chiến đầu này không phải chỉ một người ca tụng, một dân tộc ca tụng mà cả thế giới ngưỡng mộ và cảm phục.



 An Lộc là chiến địa tối quan trọng đối với QLVNCH vì đây là cửa ngõ Tây Bắc tiến về  thủ đô Sàigòn, sau khi quận Lộc Ninh rơi vào tay CSBV  vào ngày 7/4/1972.  Đợt 1 là cuộc tấn công Quảng Trị và Thừa Thiên thuộc quân khu 1 vào hạ tuần tháng 3. Đợt 2 là mặt trận Bình Long  thuộc Quân Khu 3 vào thượng tuần tháng 4. Và đợt 3 là cuộc tấn công Kontum và Pleiku thuộc cao nguyên  Trung phần Quân Khu 2 vào trung tuần tháng 4 theo chiến lược "đốt giai đoạn.


Nằm nghe bom nổ chiến hào
Xóm thôn tan nát xiết bao tội tình
Kontum, An Lộc điêu linh
Người dân khốn khổ Lộc Ninh điêu tàn !


  Phía CSBV được chuẩn bị từ lâu, gồm các  Sư đoàn Công Trường 5, CT 7, CT 9, CT Bình Long  cùng Trung đoàn 203 chiến xa từ vùng Lưỡi Câu của Kamphuchia  tràn qua, xuyên qua các rừng cao su dày đặc. Quân CSBV được pháo binh loại nặng bắn xa 130 ly và các loại phòng không cực kỳ tối tân yểm trợ. Tính ra, ít lắm cũng đến 40.000 quân CSBV tham dự mặt trận này.
  Phòng thủ thị trấn An Lộc, phía QLVNCH chỉ có Sư đoàn 5 Bộ Binh cùng lực lượng Nhân dân Tự Vệ và Địa Phương Quân tỉnh Bình Long.





Những người hùng Bộ Binh
Anh Biệt Kích, lính Dù
Biệt Động Quân anh dũng
Quyết bảo vệ Quân Khu

  Đợt tấn công đầu tiên do Sư đoàn 9 CQ khai pháo. Vì tin rằng sẽ chiếm được An Lộc, cùng ngày hôm đó tại Paris, Nguyễn Thị Bình đại sứ của Mặt trận Giải phóng miền Nam  tại hoà đàm Paris tuyên bố chỉ trong 10 ngày nữa An Lộc sẽ là thủ đô của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.



A 37 thả bom An Lộc 1972

  Trong trận đánh đầu tiên, CQ dồn toàn lực Sư đoàn 5 gồm 3 trung đoàn 174,275, một trung đoàn biệt lập, cùng với Trung đoàn pháp E 6. Trong trận đáng Lộc Ninh, CQ gặp sự kháng cự mãnh liệt của Chiến đoàn 9 gồm Trung đoàn 9 Bộ Binh và 30 chiến xa của THiết đoạn. Biệt Động Quân Biên phòng, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân ở Lộc Ninh cũng phản ứng không kém phần ác liệt. Do trận đánh kéo dài CQ lui trở ra, để rồi pháo kích ào ạt vào các ổ kháng cự của quân trú phòng.


  
  Giữa lúc chiến trường Lộc Ninh vẫn diễn ra ác liệt, 1 cánh quân khác của CT 9, đơn vị được coi là thiện chiến nhất trong số 4 Sư đoàn CSBV tham chiến tại Bình Long, bất ngờ tấn công vào tỉnh lỵ An Lộc từ 3 giờ chiều ngày 6/4/72, nhằm chặn đường tiếp viện cho Lộc Ninh. Đoạn đường từ An Lộc đi Lộc Ninh bị gián đoạn hoàn toàn, chỉ có thể liên lạc bằng điện thoại. Tình hình hết sức nghiêm trọng. Trận thế của CSBV đã bắt đầu hình thành.





  Công trường 5 quyết lấy Lộc Ninh, rồi chọc thẳng mũi dùi theo quốc lộ 13 tiến xuống phía Nam, công hãm mặt Bắc An Lộc.Cả 2 Sư đoàn CT& và CT 9 của CSBV cũng xuất phát từ vùng Lưỡi Câu Camphuchia, đánh ép vào mặt Tây An Lộc. Nhưng CT 9 đánh thẳng vào An Lộc, còn CT 7 thì giữ chặt quốc lộ 13 ở về phía Nam An Lộc, con đường bộ duy nhất tiếp tế cho thị trấn này, 1 cánh quân khác do CT Bình Long gồm chừng 2 Trung đoàn địa phương tiến từ mạn Đông Bắc xỉa xuống, chưa kể chiến xa, pháo binh, đại bác phòng không, cùng chỉa mũi dùi vào thị trấn không quá 4km2.






   Nếu đem rải đều 40.000 quân Bắc Việt trên diện tích 4km2 thì quân CS tràn ngập An Lộc, mỗi người cách nhau 19m, ngang cũng như dọc, với đủ loại vũ khí tối tân. 
  Lực lượng trú phòng chỉ có 1 Sư đoàn 5 BB. Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân Khu 3, tức tốc bốc Liên đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh về án ngữ phía Bắc An Lộc.




  Trong khi đó tại Lộc Ninh sau 3 ngày bị pháo không được tiếp viện, quân trú phòng được lệnh di chuyển dần dần về phía Nam, để lùi về An Lộc. Toàn bộ 30 chiến xa của VNCH, 1 số bị phá huỷ, 1 số đành bỏ lại. Trước áp lực mỗi ngày một mạnh từ mặt Bắc xuống, chiến đoàn 52 từ vùng cầu Cần Lê,15km Bắc An Lộc cũng phải lui dần về An Lộc. 




  Quân CSBV giăng sẳn 1 tuyến phục kích dài trên 3km toan nuốt trôi Tiểu đoàn 1/48 của Chiến đoàn 52 vào ngày 7/4/72, nhưng Tiểu đoàn này đã chiến đấu kịch liệt , mở một đường máu chạy về An Lộc, và chỉ thiệt hại nhẹ. Chính Tiểu đoàn này đã gở thể diện cho Trung đoàn 52 Bộ Binh.



     Chỉ trong vòng 3 ngày giao tranh, tại Lộc Ninh đã có đến 2.150 CSBV bị hạ sát. quân số của 1 Trung đoàn. Về phía QLVNCH có 600 chiến sĩ hy sinh, cùng với 30 chiến xa và  pháo đội 105 bị mất. Kể từ đây,An Lộc bó mình trong vòng đai phòng thủ, không có lấy 1 chiến xa để đối đầu với chiến xa địch có đến cả 1 trung đoàn hàng trăm chiếc. Tại mặt trận An Lộc, điểm đáng kể là quân trú phòng  không có đại bác.Nguyên 1 Tiểu đoàn pháo binh mang số 52 với 24 khẩu 105 ly cũng bị phá huỷ gần hết chỉ còn 1 khẩu duy nhất. Trọn 1 pháo đội 6 khẩu của quân Dù thả xuống Đồi Gió, 4km Đông An Lộc, mấy ngày sau cũng bị tiêu luôn.Tất cả còn lại chỉ là 1 ý chí chiến đấu (Hoặc sống trong tự do, hay chết đi để con cháu được sống tự do".

Trong vòng đai phòng thủ
Không có một chiến xa
Thương thay người lính Cộng Hoà
Lộc Ninh máu nhuộm trường sa chôn mình !




  Cuộc  hợp mật tại căn cứ Lai Khê giữa Trung tướng Dương Quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù, Trung tướng Nguyễn Văn Minh và Đại tá Lê Quang Lưỡng hết thúc mau chóng. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù dưới quyền Đại tá Lê Quang Lưỡng được Trung tướng Minh chọn, vì quả thật không có đơn vị nào tại mặt trận này làm hơn được Lữ đoàn 1 Nhảy Dù. sau 5 vòng bay quan sát, Đại tá Lưỡng chọn ấp Srok Ton Cui làm bãi đáp,  4km Đông An Lộc.



   Riêng trong ngày 11/4, 27 pháo đài bay B-52 trút gần 800 tấn bom xuống các vị trí địch. Sư đoàn 21 BB được tăng phái  Trung đoàn 15/9 và 1 Tiểu đoàn Dù khai thông quốc lộ 13.
  Trở lại An Lộc sau 30 giờ ác chiến đẩm máu bằng đủ mọi hình thức, từ xáp lá cà, cận chiến bằng lựu đạn, súng dài, súng ngắn thi nhau nổ, trong phân nửa thị xả phía Bắc, cuộc tấn công đợt 1 có chiến xa pháo binh hỗ trợ CSBC đã bị Đẩy lui, 2 bên đều thiệt hại nặng và kiệt lực, cần phải nghỉ ngơi và chỉnh đốn lại.

  

  Tiểu đoàn 6 Dù xuống trước dọn bãi đáp. Ngày hôm sau 15/4/72, 2 Tiểu đoàn 5,8 và Bộ Chỉ huy Lữ đoàn xuống theo Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù ở lại đoạn hậu, trấn giữ Đồi Gió, để 2 Tiểu đoàn bạn chia làm 2 cánh song song tiến vào An Lộc.



Đại Tá Lê Quang Lưỡng


  Lực lượng đầu tiên  được tăng viện đến Lai Khê ngày 5/4/1972 là Lữ đoàn 1 Nhảy Dù do Đại tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy gồm 3 Tiểu đoàn và Pháo đội Nhảy Dù. 
  Lực lượng tăng viện thứ 2 là Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù do Trung tá Phan Văn Huấn chỉ huy gồm 4 đại đội xung kích và 5 toán thám sát, và toàn bộ Sư đoàn 21 Bộ Binh, cùng Trung đoàn 15 của Sư đoàn 8 BB từ vùng sình lầy miền Tây cũng được bốc lên Lai Khê. Phi trường Lai Khê vắng từ 3 tháng qua, kể từ khi các đơn vị Hoa Kỳ rút đi, bỗng nhiên tấp nập trở lại. Các chuyến bay nối đuôi nhau chuyển quân hoặc tiếp tế cho chiến trường.
  


    Tuyên truyền của CSBV rêu rao là An Lộc đã được giải phóng, nên ngày hôm sau ngày 13/4 , chiến xa của chúng mở nấp khơi khơi tiến vào thị xã An Lộc. Khi xe bị bắn cháy, những tên lính CSBV gục chết mà gương mặt hết sức ngỡ ngàng. Các  chiến sĩ VNCH sau khi hạ được xe tăng địch đều khám phá CSBV đều bị  xiềng chân vào xe tăng, ban đầu chiến sĩ ta cứ tưởng CSBV can đảm cố thủ trong xe.
  Cũng trong ngày 15/4/72, Tướng Nguyễn văn Minh dời Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 lên Lai Khê để trục tiếp chỉ huy mặt trận. 1 lực lượng đặc nhiệm gồm 20.000 binh sĩ với Nhảy Dù, Bộ Binh, Thiết Kỵ được thành lập để giải toả quốc lộ 13.
  






Những thiên thần mũ đỏ
Súng trận với ba lô
Đở lòng chỉ có lương khô
Bình Long, An Lộc là mồ chôn thây





    Cuộc đổ quân của Lữ đoàn 1 gây thiệt hại cho cả 1 Tiểu đoàn trấn thủ Đồi Gió, Tiểu đoàn 6 Dù và 1 pháo đội 6 khẩu đại bác 105 ly bị thiệt hại nặng (sau 18 năm thành lập, Tiểu đoàn 6 Dù bị tan nát vào lúc 17 giờ ngày 21/4/1972. Tuy nhiên, sau này chính Tiểu đoàn này được bổ sung ngay tại chỗ, đã trả được mối hận đó, bằng cách đánh cú chót tuyệt kỹ, bắt tay với lực lượng bên trong An Lộc vào ngày 8/6/ 1972, kết thúc giai đoạn 2 tháng vây hãm như chiếc rọ tử thần An Lộc.





    Liên đoàn Biệt Kích Dù, đang hoạt động bên trong phòng tuyến đi6c, cũng được bốc hết về  An Lộc ngày 16/4/72, để tiêu diệt các tổ đặc công của địch lọt vào thành phố sau 2 cuộc tấn công vào thị xã. Lính Biệt Kích Dù được huấn luyện để đơn độc chiến đấu trong lòng địch, thuộc nằm lòng cả thói quen và cách tác chiến và vũ khí của CSBV để có thể  giả dạng quân "giải phóng", nên kỷ thuật tác chiến cá nhân rất cao, chính Biệt Kích Dù đã tỉa các đặc công CSBV cố bám vào dân, và nhờ đó, tránh một số thiệt hại cho số dân còn kẹt lại trong thành phố.




     Sau khi quân Dù bắt tay được với quân trấn thủ, liền nới rộng vòng đai về phía Nam. Không  Quân Việt-Mỹ hoạt động dữ dội pháo đài bay B-52  dội bom chỉ cách An Lộc 1km về phía Bắc, tiêu diệt trọn 1 Trung đoàn CSBV.
  Áp lực đã giảm bớt ngày 17/4/72, phần bị đánh bật ra ngoài quân trú phòng cố nới rộng vòng đai phòng thủ, đồng thời di chuyển khoảng chừng 2.000 dân chúng ra khỏi An Lộc chạy về Chơn Thành.




      Ngày 18/4/72, đợt tấn cống chiến xa lần thứ 3 đã đổ vào An Lộc, 1 chiến trường nặng ký gấp nhiều lần Điện Biên Phủ 18 năm trước đó. Quân trú phòng 1 lòng chiến đấu, hy sinh cuộc sống của  họ cho lẽ sống 17 triệu dân Miền Nam. Tướng Lê văn Hưng, Tư lệnh Sư đoàn 5 BB, chỉ huy toàn bộ lực lượng trú phòng, ông cam kết: "Ngày nào tôi còn, An Lộc còn ". Ông mặc áo thun, quần đùi tay thì cầm M 16, lựu đạn quanh mình, hoạt động 24/24, Tai của ông liên tục nghe báo cáo. An Lộc rất may mắn có vị Tướng tài này, chính ông là yếu tố quan trọng đã giữ vững được An Lộc.

Khộng áo trận , quần đùi tay cầm súng
Trên  hai mươi bốn giờ tình thế nguy nan
Lưu đạn quanh mình kiên cường chiến đấu
Thà liều thân dù sống chết không màng 




   Lịnh thiết quân luật được ban hành trên khắp toàn quốc từ o giờ ngày 11/5/72. Chính vào giờ này. Bộ chỉ huy của CSBV muốn "dứt điểm" An Lộc và bắt sống Tướng Lê Văn Hưng. Cộng quân bắt đầu pháo tập khốc liệt và tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh Dông Đương vào An Lộc. ở ngã Đông Bắc, Cộng quân đột nhập vào khu Chợ Mới, sát phòng tuyến VNCH. Trận giao tranh tại đây càng lúc càng đẩm máu, kéo dài đến 8 giờ 30 sáng.


Nghìn... nghìn người chết phơi thây
Bom mù An Lộc chiều nay không về
An Lộc vây khổn bốn bề
Ngóng qua Đồi Gió , Lai Khê điêu tàn!




  Cộng quân pháo kích dã man vào nhà thờ và nhà thương cả 600 người đã chết tại bệnh viện Bình Long. Chuyến di tản lớn nhất vào ngày 12/6/72. Khoảng 12.000 đồng bào từ An Lộc tiến về hướng Nam Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch đến Tân Khai. Cộng quân đã chận bắn xối xả vào họ và khoảng chừng 2.000 người dân đã bỏ mạng.








Chiến tranh giết chết loài người
Tuổi thơ hao hụt mất rồi mẹ cha
Sáng qua gánh lúa hái cà
Chiều nay làm trẻ không nhà bơ vơ...

  Có những ngày khoảng 3.00 người dân chạy qua Tàu Ô về tới Chơn Thành chỉ còn lại 500, không gia đình nào toàn vẹn khi vượt qua lưới đạn ác nghiệt của CSBV để về vùng Quốc Gia.




  Mặt chính Bắc và Tây Bắc, Cộng quân huy động 1 lực lượng hùnh hậu có chiến xa dẫn đầu để tấn công, chọc thủng phòng tuyến Tây Bắc của lực lượng trú phòng. Theo sau là 2 Trung đoàn bộ chiến CSBV. Vì sợ hoả tiển chống chiến xa, nên đoàn xe tăng của  CS phóng qua nhanh, quân bộ chiến đi không kịp. Chiến xa tách rời bộ binh, liền lập tức bị quân trú phòng dùng hoả tiễn M-72 Xm 202 và cả B40 (tịch thu của CS) hạ luôn 1 hơi 8 chiếc, những chiếc còn lại bỏ chạy. Tuy nhiên, quân bộ chiến của chúng tràn đến kịp dùng chiến thuật biển người để áp đảo quân trú phòng.






 Dường như tiên đoán được cuộc tấn công quy mô nên Tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Quân khu 3 đã xin trước hoả lực yểm trợ của B-52 dội vào khu bực phía Bắc. Mãi đến 10 tiếng đồng hồ sau, nghĩa là đúnh lúc 2 trung đoàn CSBV từ mạn Tây Bắc tràn vào thành phố, liền bị hàng loạt bom B-52 thả trúng, cách bìa thành phố chỉ 1 km. Riêng trong ngày này, Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại Vn đã dành cho chiến trường An Lộc 20 phi vụ B-52 với 2.000 tấn bom đủ loại. Theo sự ước tính tại chỗ, có ít nhất 1 Trung đoàn địch bị tiêu diệt. Cuộc tấn công lập tức bị chặn lại.



  Mặc dù phải liên tiếp chiến đấu trong 3 ngày ròng rã, trong sự thiếu thốn lương thực lẫn đạn dược, nhưng với sự yểm trợ của Không Quân Việt- Mỹ với B-52 lẫn các khu trục, trực thăng võ trang, phản lực... quân trú phòng vẫn cầm cự được, và lần hồi bẻ gãy các mũi dùi tấn công, đánh bật quân CSBV ra ngoài rìa thành phố.


 Ngày 19/5/72 là ngày mà CSBV thường năm vẫn gây đổ máu khắp nơi tại miền Nam để mừng sinh nhật HCM. Bộ tham mưu cao cấp CSBV cố gắng đánh 1 trận nữa vào An Lộc, may ra có thể khích động tinh thần cán binh lần chót quyết chiếm thị trấn này vào ngày 19/5/72 để mừng sinh nhật "bác Hồ".
  Nhưng kế hoạch này đã bại lộ. 1 toán Biệt Kích được tung vào vùng tình  nghi, 16 km Tây Nam Bình Long. Nhận đúng toạ độ , toán Biệt Kích gọi về BCH hành quân. chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, 6 phi vụ B-52 liên tiếp dội bom xuống vùng này. Nguồn tin vho hay, 80% nhân mạng chung quanh Bộ tham mưu này của CSBV đã bị chôn vùi trong hố bom. Nhờ cuộc không tập này, quân CSBV đã không thể mở nổi trận đánh vào ngày 19/5/72 như chúng đã dự định.




      Tuy nhiên, đến ngày 23/5/72, từ rạng sáng cho đến xế chiều, Cộng quân lại mở liên tiếp 4 đợt tấn công bằng chiến xa vào các đơn vị VNCH tại khu vực Nam và Tây Nam An Lộc, cách thị trấn 1-5km, nhưng đều bị đẩy lui. Kết thúc trận đánh này có thêm, 13 chiến xa CSBV bị hạ gồm 5 chiếc T-54 và 8 PT76.



  Cũng ngày cuối tháng 5/72, Tổng Thổng Thiệu đã bay thị sát 2 mặt trận Kontum và Thừa Thiên, 2 mặt trận này đều đắm chìm trong lửa đạn, đồng thời phát động chiến dịch 18 ngày thi đua giết giặc mừng ngày quân lực 19/6. Kết quả : giải toả Kontum, khắc phục quốc lộ 13, mở đường tiếp viện cho An Lộc.





     Trong những ngày đầu tháng 6/72, đoàn quân có nhiệm vụ giải toả quốc lộ 13 tích cực hoạt động. Hai Trung đoàn 33/21 và 15/9 cùng Tiểu đoàn Dù  cùng song tiến lên, khởi từ Xa Trạch. Tiểu đoàn 6 Dù tan nát từ ngày 21/4/72 tại cùng Đồi Gió, đã được tái bổ sung. Chỉ trong vòng 1 tháng trời, với nỗ lực huấn luyện ngay tại chỗ các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn, đơn vị này đã trở lại chiến trường quyết trả mối hận Đồi Gió. Với sự hổ trở của 2 Trung đoàn bạn, Tiểu đoàn 6 Dù luốt đi như gió, càn quét các đơn vị CSBV cản đường, như 1 con hổ dữ, không hổ danh là những thiên thần mũ đỏ.



Những ngày đêm tử thủ
Những người hùng Biệt Kích
Tiểu đoàn phó Bằng bị "tung" một mắt
Đẫm máu tươi ráng giữ vững ngọn đồi
Đồi Gió mang tên Quốc Tuấn
Người lính truyền tin anh dũng
Chết oai hùng với số tuổi hai mươi ba 
Anh nằm lại chiến trường đổ nát hôm qua!



Một cánh dù đã mở
Giữa lưng trời quê hương
Đời thiên thần mũ đỏ
Hoa Dù nở tình thương !

  Chiều tối ngày 8/6/72, đại đội 62 của Tiểu đoàn 6 Dù bắt tay được với 1 đại đội của Tiểu đoàn 8 Dù trấn giữ vùng Nam An Lộc từ ngày 17/4/72. Hai Tiểu đoàn này cùng được đổ xuống ấp Srok Ton Cui ngày 15/5, nhưng lạc nhau kể từ đó. Đến nay gặp lại trên cửa ngõ An Lộc. Làm sao kể xiết nỗi vui mừng của cả 2 bên. 2 đoàn quân ôm chầm lấy nhau, mừng mừng, tủi tủi. Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu , Tư lệnh Sư đoàn 21 BB, chỉ huy lực lượng giải toả quốc lộ 13, thở phào nhẹ nhõm. Nhiệm vụ của ông vừa được hoàn tất.



  Tướng Hồ Trung Hậu cho hay, Tiểu đoàn 6 Dù đã làm ngạc nhiên tất cả các đơn vị bạn trong những trận đánh cuối cùng trước khi bắt tay quân phòng thủ An Lộc. Trung đoàn 15/9 và 33/21, những đơn vị kềm chặt Cộng quân để Tiểu đoàn 6 Dù tiến lên, cũng cử những đơn vị đại diện đến bắt  tay với lực lượng  bên trong. 





Tướng Hồ Trung Hậu 

  Ngày 6/6/72, lần đầu tiên kể từ 2 tháng qua, 1 đoàn trực thăng 23 chiếc hạ cánh an toàn xuống An Lộc, vừa tiếp tế vừa đổ quân, để rồi bốc thương binh, quân trú phòng phấn khởi tiến lên chiếm lại những vị trí của Cộng quân cố thủ phía Bắc An Lộc. Những tổ kháng cự bên trong thị trấn cũng lần lượt bị tiêu diệt. Cuộc tản thương binh và thường dân được tiếp dẫn điều đặn.







  Tiểu đoàn 36 Biệt Động Quân đã cắm ngọn cờ vàng 3 sọc đỏ đầu tiên tại trại gia binh pháo binh ngày 12/6/72. Kế đó Tiểu đoàn 52 BĐQ đánh lên mặt tây bắc, sát sân bay và cạnh đồi Đồng LongTiểu đoàn này đã chế ngự 1 cao điểm sát đồi Đồng Long để yểm trợ cho Biệt Cách Dù tấn công lấy luôn  đồi Đồng Long. Ngọn đồi này cao 128m, là nơi CSBV đặt pháo binh bắn vào An Lộc từ mấy tháng qua.

Những anh hùng mũ đỏ
Anh Biệt Kích can cường
Bộ Binh xác gửi sa trường
Sau cơn mưa pháo  thịt xương tan tành




  Sau cái bắt tay giữa 2 Tiểu đoàn Dù,  ngày 8/6/72 lực lượng trú phòng được tiếp tế đầy đủ dò dẫm tiến lên mạn Bắc quốc lộ 13 và nới rộng vòng đai phòng thủ. Ngày 12/6/72 khi cờ VN phất phới trên đỉnh đồi Đồng Long, Tướng  Lê Văn Hưng tuyên bố với phái viên Vô tuyến Việt Nam "thành phố An Lộc được hoàn toàn giải toả".
Đồng Long phất phới mầu cờ
Anh hùng An Lộc chưa mờ sử sanh
Đồi Gió đã mang tên anh
Bình Long chứng tích rạng danh người hùng







     Diện tích An Lộc chỉ chừng vài km2,  thế mà trong hơn 2 tháng  đã lãnh đủ trận "mưa pháo" của CSBV, có lúc đến gần 8.000 đủ mọi thứ đạn trong 1 ngày. Tính chung thì trung bình thành phố An Lộc đã chịu đựng hơn 200. 000 quả đạn đủ loại. 





  Trong hoang tàn đổ nát của một thành phố đã chịu đựng  trận mưa pháo cả mấy tháng dài, sức tàn phá của đạn bom. Hai câu thơ của cô giáo Pha Cô được Biệt Kích Dù cứu thoát khi bị thương, được khắc trên đài tưởng niệm trước nghĩa trang bên phố chợ đìu hiu, cô chẳng còn ai thân thích. Cô nghe những anh em Biệt Kích Dù kể tên những chiến sĩ trên mộ bia ở nghĩa trang Biệt Kích. Tất cả 68 nấm mồ của tử sĩ Biệt Kích Dù được chôn vội vã từng đêm khi chiến trận tàn khốc xả ra đã làm mủi lòng dân cả nước với lòng ngưỡng mộ và niềm cảm xúc vô biên.  

 An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích  Dù vị quốc vong thân

  68 ngày tử chiến với 68 Biệt Kích Dù hy sinh và trên 300 bị thương, trong mưa pháo kinh hoàng, ngày cũng như đêm không tròn giấc ngủ, đục tường, khoét vách, đào hầm để dành lại từng tất đất trong tay quân thù. Chiến đấu trong từng căn nhà, từng khu phố, từng đoạn đường lỗ chỗ hố bom, vùng lên diệt xe  tăng cũng như đồng loạt truy kích khi địch đã tàn hơi, và cuối cùng cắm lá Quốc Kỳ trên đỉnh Đồng Long tượng trưng cho sự chiến thắng, hình ảnh người chiến binh Biệt Kích Dù mãi mãi sông trong tâm hồn người dân An Lộc, hình ảnh dũng cảm, can trường biểu tượng cho sự bền bỉ, sức chiến đấu hào hùng của Quân Lực Viêt Nam Cộng Hoà.





Những chiến xa quân giặc
Nằm rải rác ven đường
Vào Nam tàn phá  quê hương
Giết người, thân xác máu xương chất chồng 



Anh đi gìn giữ quê hương
Ba lô áo trận chiến trường gian lao
Người anh tôi biết năm nào
Giờ không còn nữa chiến hào phơi thây !



Những nấm mồ mới đấp
Đạn pháo kích đào lên
Những mồ chôn dưới thấp
Người chết chẳng tuổi tên!

  Thành phố An Lộc điêu tàn đổ nát sau mấy tháng trường bị mưa pháo, , không một vật gì nguyên vẹn mà không ghi nhận dấu vết tàn phá của nghìn... nghìn quả đạn pháo kích. Dưới trận mưa pháo kinh hoàng, con người không chết chỉ 1 lần. Những cái hố tạm chôn vội vã, nhưng thi hài không toàn vẹn, mộ mới đấp lại bị đạn pháo tan tành lần nữa. Những tiếng nổ khủng khiếp liên hồi hàng ngày như tiếng ru buồn dịu vợi quen thuộc. Những đám dân sống sót, những đám trẻ mồ côi lạc loài qua cảnh đao binh.

Sáng nay còn học i tờ
Chiều nay em chết bên bờ ruộng xanh 
Sáng qua còn chị còn anh
Chiều nay mưa pháo tan tành thịt xương!




  Mùa hè với bão lửa ngụt trời, huỷ hoại tất cả sự sống của con người, những tiếng kêu đau thương, bi ai thống khổ, bão lửa hừng hực thiêu đốt xóm làng, thiêu đốt muôn vạn sanh linh của dân miền Nam tự do. Lửa, máu và nước mắt hoà với bom đạn đã cầy sới  tàn phá khắp quê hương miền Nam. Cả 100 ngàn vong linh của những người "sinh Bắc tử Nam", bỗng trở thành lũ âm binh lạc loài, vất vưởng tha hương mà gia đình của họ không bao giờ biết được. 




Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tướng Lê Văn Hưng, 
Đại tướng Cao Văn Viên,Đại tá Bùi Đức Điềm





Lê Văn Hưng người anh hùng mũ đỏ
Tử thủ trường kỳ An Lộc, Bình Long
Chí bất khuất không đầu hàng Cộng Sản
Gương tiền nhân tuẫn tiết chết theo thành !


   Ông sinh ngày 27 tháng 3 năm 1933 tại Hóc Môn, Gia Định. Ông mồ côi cha từ nhỏ, mẹ là cụ Trương Thị Đức và dưỡng phụ là cụ Trần Văn Kiển ( nguyên Trưởng Ty Quan thuế Biên Hoà).Ông học Trung học trường phổ thông Huỳnh Khương Ninh, Sàigòn, tốt nghiệp năm 1952 với văn bằng Tú Tài 1.
  Giữa năm 1954, thi hành lệnh tổng động viên, ông nhập ngũ vào Quân Đội Quốc Gia, mang số quân :53/115.100. Theo học khoá 5 Vì Dân tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức (Khai giảng ngày 16/6/1954, mãn khoá ngày 1/2/1955). Tốt ngiệp với cấp bực Thiếu Úy hiện dịch.
  Tháng 2 năm 1955 , ra trường ông nhận chức Trung đội trưởng trong Tiểu đoàn 13 Việt Nam (thành lập tại Cần Thơ ngày 11/4/1951), đồn trú tại Bình Mỹ,Châu Đốc. Đầu năm 1957, ông được thăng cấp Trung uý và giữ chức Đại đội trưởng của Tiểu đoàn 13. Đến giữa năm 1959, ông thuyên chuyển qua Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn 21 BB.
  Đầu năm 1961, ông được biệt phái qua lĩnh vực hành chánh làm Trưởng Ty Cảnh Sát tỉnh Vĩnh Bình, qua giữa năm 1962 ông giữ chức Quận trưởng quận Trà Ôn (Vĩnh Bình). Tháng 2 năm 1964, sau cuộc chỉnh lý nội bộ do Tướng Nguyễn Khánh lãnh đạo, ông được thăng cấp Đại uý tại nhiệm. Sau đó trở lại đơn vị cũ là Trung đoàn 31 BB làm Tiểu đoàn phó Tiêu đoàn 2/31. Cuối năm, ông lên làm Tiểu đoàn tưởng của Tiểu đoàn này. Đến ngày 1/11/1965, ông được thăng cấp Thiếu tá.
  Cuối năm 1966, ông nhận chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31. Đến ngày 19/6/1967 ông được thăng cấp Trung tá. Ngày 1/11/1968 thăng cấp Đại tá. Qua năm 1969, ông giữ chức phụ tá hành quân cho Tư lệnh Quân đoàn IV do Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh làm Tư Lệnh.




Tướng Nguyễn Viết Thanh


   Trung tuần tháng 7/70, một lần nữa ông được biệt phái làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ).  Thượng tuần tháng 6/1971, được lệnh bàn giao chức Tỉnh trưởng cho và Tiểu khu trưởng lại cho Đại tá Chương Dzềnh Quay (nguyên Tư lệnh phó Sư đoàn 21 BB).  Ông được bổ nhiệm chức Tư lệnh Sư đoàn 5 thay thế Tướng Nguyễn văn Hiếu.





 Tướng Nguyễn Văn  Hiếu

  Tháng 3/1972, ông được vinh thăng cấp bậc Chuẩn Tướng nhiệm chức tại Bộ Tư lệnh ở căn cứ Lai Khê, Bình Dương.  Sau chiến trận mùa hè đỏ lửa tháng 7 cùng năm ông được tặng thưởng tại mặt trận Đệ tam đẳng Bảo quốc huân chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu cùng ân thưởng huy chương đặc biệt mang danh hiệu Bình Long anh dũng . Qua tháng 9, ông được bàn giao chức Chỉ huy trưởng Tư lệnh Sư đoàn 5 lại cho Đại tá Trần Quốc Lịch, ông thuyên chuyển về Quân đoàn IV giữ chức Chỉ huy trưởng Lực lượng Đặc nhiệm của Quân đoàn kiêm phụ tá hành quân cho Tư lệnh Quân đoàn là Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi.





Tướng Trần Quốc Lịch

  Thượng tuần tháng 6 năm 1973, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh thay thế Đại Tá Chương  Dzềnh Quay được cử làm Tham mưu trưởng Quân đoàn IV. Ngày 1 tháng 11 năm 1974, được lệnh bàn giao Sư đoàn 21 lại cho Đại tá Mạch văn Trường (nguyên chánh thanh tra của Sư đoàn), để về lại Quân đoàn IV nhận chức Tư lệnh phó Quân đoàn do Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam làm Tư lệnh.





Tướng Nguyễn Khoa  Nam


  Ngày 30 tháng 4 năm 1975 vào lúc 8 giờ 45 sáng, khi được tin Tổng  thống  Dương Văn Minh ra lệnh cho quân lực Việt Nam Cộng Hoà buông vũ khí đầu hàng. Tại bộ Tư Lệnh Quân đoàn IV ông rất đau buồn, với tinh thần bất khuất không chịu đào thoát hoặc đầu hàng địch. Theo gương tiền nhân bảo toàn khí tiết, sau khi gặp mặt thuộc cấp dặn dò, tâm tình và vĩnh biệt gia đình, ông đã tuẫn tiết tại tư dinh 73 trại Lê Lợi. Cần Thơ, bằng cách dùng súng lục bắn vào tim tự sát vào lúc 20 giờ 45. Hưởng dương 42 tuổi.
  Trước khi nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc để vĩnh biệt, ông đã nói:

 (Tôi bằng lòng chọn cái chết, tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành )
  
   Lễ  an táng được tổ chức trong hoàn cảnh buồn thương tại khu đất của gia đình trên đường Nguyễn Viết Thanh (thị xã Cần Thơ).
  Phu nhân: bà Trương Kim Hoàng. Ông bà có 2 người con:1 trai, 1 gái.

  Tài liệu tham khảo và trích đăng :

  Việt Nam A History : Stanley Karnnoew
  In Retrospecti The Tragedy And Lessons Of Việt Nam
  ( Robert MC Namara)
  Những trận đánh lịch sử trong chiến tranh Việt Nam:
  (Nguyễn Đức Phương)
  Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà:
  (Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Luân, Lê Đình Thuỵ)
  An Lộc chiến trường đi không hẹn : Phạm Châu Tài
  Cuộc rút quân bi tráng của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù....
  (Vương Hồng Anh
  Mặt trận Kontum  1972 (Trọng Đạt)
   Tài liệu chiến sử Bình Long...






(Xin đón đọc  Định Mệnh 10
Đêm mưa pháo Đà Nẳng)




BĐQ Đỗ Như Quyên – BĐQ Trên Chiến Trường Quảng trị 1972

Lời Tác Giả:

Cách đây bốn mươi hai năm, cùng với An Lộc và Kon Tum, đồng bào tỉnh Quảng Trị đã trải qua một biến cố đầy kinh hoàng do CS gây ra. Từ ngày 30 tháng 3 đến 16 tháng 9 năm 1972, toàn tỉnh Quảng Trị trở thành một bãi chiến trường, được coi như tột đỉnh của “chiến tranh quy ước” vào thời đó. Kẻ trực tiếp gây thảm họa này là lính đánh thuê Cộng Sản Hà Nội, và địch cũng xác nhận rằng chúng là kẻ, “đánh cho ông Liên Xô, đánh cho ông Trung Quốc!” (Lời Lê Duẫn)

tác giả, 2012

Để ngăn chận sóng đỏ ở “Vùng Hỏa Tuyến”, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã làm những gì mình có để cứu dân và giữ nước. Bộ Tổng Tham Mưu/ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đưa ra lực lượng ưu tú nhất của mình gồm: Hải Quân, Không Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, và các đơn vị Bộ Binh. Đã có cả trăm ngàn người trai nước Việt thay nhau ra trận, chiến đấu với CSBV (Cộng Sản Bắc Việt) trên chiến trường Quảng Trị vào năm 1972. Trong đó có chúng tôi, những người may mắn còn sống lúc nhiều đồng đội đã ra đi.

Là những người có một thời gắn bó với chiếc Mũ Nâu, từng có những tháng ngày cam go qua vài mặt trận ở tỉnh Quảng Trị, chúng tôi thường tìm đọc các bài viết nói về chiến trường này vì một phần đời mình đã trải qua ở đây, một chiến trường đẫm máu và lệ. Phần lớn các bài viết chúng tôi đã tìm đọc là của quý chiến hữu người Việt cũng như Mỹ thuộc Hải Quân, Không Quân, Thiết Giáp, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Bộ Binh, vv… Phần còn lại được trích dẫn từ các vị có những biên khảo đặc biệt về các biến cố quân sự ở Việt Nam, bằng Việt ngữ và Anh ngữ. Chúng tôi rất biết ơn công trình trí tuệ của quý vị và nhận lỗi đã trích dẫn nhưng không xin phép trước.

Muốn viết cho tạm đầy đủ (hoặc một phần nào đó) về các Liên Đoàn 1, 4, 5, 6, 7 Biệt Động Quân ở Quảng Trị năm 1972, và nếu chỉ tìm kiếm trong sách, báo, tài liệu… thì chúng tôi chẳng thể làm được nếu không có các chứng nhân, là những chiến sĩ Biệt Động Quân từng xông pha trên chiến trường này. Hôm nay, 42 năm sau trận chiến đó, hầu hết các vị mà chúng tôi thăm hỏi đều có chung một nỗi niềm:

“Nay kể lại vì đây là một trách nhiệm trước lịch sử. Hy vọng thế hệ kế thừa sẽ có thêm dữ kiện để từ đó làm sáng tỏ những gì bị quên lảng, cũng như bị xuyên tạc và bóp méo lịch sử của Cộng Sản Việt Nam. Kể lại chẳng phải vì danh dự cá nhân hay màu cờ sắc áo của binh chủng mình, mà vì trách nhiệm, vì sự thương nhớ đến những đồng đội các cấp đã ra đi trong âm thầm, và nhớ thương các đồng đội nay đang thầm lặng sống tản mạn khắp bốn phương trời, danh tính và sự dấn thân vì đất nước của các vị đó đang bị lảng quên trong lịch sử.”

Qua những bài viết của nhiều tác giả, tài liệu chính thức… nói về Biệt Động Quân tại chiến trường Quảng Trị năm 1972, chúng tôi có rất ít dữ kiện, chi tiết, mặc dù Bộ Tổng Tham Mưu đã tăng cường cho Quảng Trị tất cả 5 Liên Đoàn/ Biệt Động Quân là 1, 4, 5, 6, 7. Điều thiếu sót đó làm chúng tôi rất bức rứt trong lòng, vì đây là một khoảng trống quan trọng trong quân sử QLVNCH nói chung và chiến trường Quảng Trị nói riêng. Từ sự trăn trở và ray rứt đó, chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm tài liệu, hỏi thăm và liên lạc những vị từng là Biệt Động Quân và chiến đấu ở Quảng Trị năm 1972. Hầu hết các vị ấy nay tuổi đời đã cao, ký ức có thể đúng, có thể sai vì vị trí mỗi người khác nhau trên chiến trường, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là các vị ấy cố nhớ và kể lại. Chúng tôi chỉ là người lắng nghe, ghi chép, so sánh, đối chiếu tài liệu tham khảo, tổng hợp lại để có bản văn này. Còn chuyện đúng hay sai hãy để cho người đọc dựa vào đó tìm hiểu thêm, giúp làm sáng tỏ các chi tiết, dữ kiện, diễn tiến… về chiến trường Quảng Trị năm 1972.

Chúng tôi xin trân trọng biết ơn những vị sau đây hết lòng góp tâm sức cho bài viết này:

Trần Kim Đại, Hoàng Phổ, Hồ Văn Hạc, Nguyễn Văn Gio, Lại Thế Thiết, Quách Thưởng, Đỗ Đức Chiến, Nguyễn Văn Măng, Giang Văn Xẻn, Trần Tiễn San, Kăng Tum Sơn, Hà Kỳ Danh, Nguyễn Văn Nam, Hà Mai Khuê, Nguyễn Trung Tín, Đỗ Văn Nai, Trần Văn Quy, Huỳnh Lập Quốc, Nguyễn Ngọc Ấn, Trần Thy Vân, Hồ Công Bình, Võ Văn Hiền, Trần Thương Quảng, Đỗ Minh Hưng, Bùi Quang Thắng,…

Nếu chúng tôi có ghi thiếu danh tính của vị nào thì xin được tha lỗi. Hy vọng sẽ có người lên tiếng đính chánh, bổ xung thêm những thiếu sót sau khi đọc bài viết này. Nếu được như vậy cũng chính là sự mong mỏi của chúng tôi và của những người trong cuộc.

BĐQ Đỗ Như Quyên.

PHẦN 1: SÓNG ĐỎ TRÀN BẾN HẢI CUỐI THÁNG 3 NĂM 1972

Khoảng 11 giờ trưa ngày 30/3/1972, quân CS Bắc Việt (CSBV) từ bờ Bắc sông Bến Hải bất ngờ đồng loạt pháo kích vào phía Nam vùng “Phi Quân Sự” của Việt Nam Cộng Hòa.

Pháo binh của địch tập trung khoảng 250 súng đại bác và hơn 200 giàn hỏa tiễn, bắn vào 17 trong tổng số 23 căn cứ phòng ngự, căn cứ hỏa lực lớn – nhỏ và 4 thị trấn dân cư là Cửa Việt; Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, từ phía Bắc kéo dài qua hướng Tây tỉnh Quảng Trị.

Suốt bốn giờ đầu, CSBV đã bắn gần 4.000 đạn đại bác 122 ly,130 ly, 152 ly và hỏa tiễn 122 ly (loại giàn phóng “Katyusha” đặt trên xe với 4 hộp chứa). Sau 24 giờ, địch đã bắn hơn 11.000 quả đạn các loại. Những căn cứ và địa điểm quân sự của Trung Đoàn 2, Trung Đoàn (TrĐ) 57/ Sư Đoàn 3 Bộ Binh, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, vv… ở hướng Đông Bắc và chính Bắc đều bị pháo kích nặng nề. Cùng lúc đó, căn cứ hỏa lực Tân Lâm (tên cũ Carroll) của TrĐ 56/ SĐ 3, căn cứ Mai Lộc của Lữ Đoàn 147/ Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) ở phía Tây và Tây Nam Đông Hà cũng bị đạn pháo địch vùi dập.

Khói lửa ngút trời ở những căn cứ như Alpha 1, A2, A3, A4 (Cồn Thiên), A5, Charlie1 (nơi đặt BCH/ TrĐ 57 BB), C2, C3, Gio Linh, Đông Hà, Cam Lộ, Fuller, Khe Gió, Tân Lâm (Đồi 241, tên cũ Carroll), Mai Lộc, Sarge, Holcomb, Núi Bá Hộ, vv… Phần lớn công sự chiến đấu ở những vị trí nêu trên đều bị hư hại nặng trong đợt pháo kích phủ đầu của địch.

Lực lượng pháo binh 105, 155, 175 ly của ta gần như bị địch vô hiệu hóa trong 24 giờ đầu. Ta đã không thể phản pháo vì khoảng cách chênh lệch nên giảm khả năng yểm trợ, các đơn vị tuyến đầu phải chiến đấu trong tình thế vô cùng bất lợi. (Đại bác 105 ly bắn xa 11 km, 155 ly – 15 km, 175 ly – 32 km, đại bác 122 ly của cộng sản bắn xa 16 km,130 ly – 27 km, 152 ly – 24 km, hỏa tiễn 122 ly bắn xa 25 km).

Mức độ bắn phá dữ dội, kéo dài nhiều giờ liền cuả CSBV làm dân chúng kinh hoàng tháo chạy trong hỗn loạn. Chiều ngày 30/3, đã có khoảng 50.000 người dân chạy trốn khỏi tầm pháo của CS. Trên Quốc Lộ 9 và Quốc Lộ 1 đầy những đoàn người hớt hải tìm cách thoát về thị xã Quảng Trị ở phiá Nam. QL 1 và QL 9 từ Gio Linh (Bắc); Cửa Việt (Đông),Cam Lộ (Tây) về Đông Hà (Nam) nhiều nơi bị gián đọan vì sự lẫn lộn giữa đoàn người chạy loạn (và chạy theo) với các đơn vị đang chuyển quân. Nhiều xe cộ dân sự trúng đạn bốc cháy, trong khi xác người nằm rải rác hai bên đường. Tiếng khóc la vang dậy khắp nơi.

Sau hai mươi bốn giờ pháo kích dai dẳng, bộ binh CSBV bắt đầu, cùng xe tăng T 54, T 59, PT 76, xua quân tràn tới giữa khói lửa ngút trời ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị, nghèo nàn và khốn khổ.

Ngày 31/3, các căn cứ tuyến đầu cuả SĐ 3 và TQLC đều bị tấn công, từ A đến Gio Linh ở phía Bắc, cho tới căn cứ Sarge và Núi Bá Hộ về hướng Tây, nhưng phòng tuyến các nơi này vẫn giữ vững sau nhiều đợt tấn công bằng biển người của địch.

Ngày 1/4, quân cộng sản gia tăng các cuộc tấn công bằng pháo binh và biển người vào những căn cứ A1, A2, A3, vv… Các đơn vị ở đây được lệnh phải bỏ căn cứ rút quân về Nam Đông Hà lập tuyến án ngữ khẩn cấp. Những toán chuyên viên về Không Trợ, Hải Pháo của Việt lẫn Mỹ tại những vị trí quan trọng trong vùng đã được trực thăng đến giải cứu đưa về Đông Hà và Ái Tử. Căn cứ hỏa lực A4 (Cồn Thiên), căn cứ Fuller của TrĐ 2 do Trung Tá Huỳnh Đình Tùng làm Trung Đoàn Trưởng, căn cứ hỏa lực Khe Gió cuả TrĐ 57 của Trung Tá (Tr/T) Nguyễn Hữu Cương sau nhiều lần bị tấn công cũng buộc phải rút quân về phía Nam lập tuyến phòng ngự. Đây là những căn cứ phòng thủ, căn cứ hỏa lực đầu tiên của SĐ 3 BB rơi vào tay quân CS sau 48 giờ đầu của cuộc xăm lăng.

Chiều ngày 1/4, sau nhiều lần chống trả mãnh liệt các cuộc tấn công của địch, cánh quân B của TĐ 4 TQLC, do Tiểu Đoàn Phó là Thiếu Tá Nguyễn Đăng Hòa chỉ huy, đã triệt thoái khỏi căn cứ Núi Bá Hộ. Lúc 3 giờ sáng ngày 2/4, cánh quân A của TĐ4 TQLC chỉ huy bởi Thiếu Tá (ThT) Trần Xuân Quang cũng triệt thoái khỏi căn cứ Sarge cùng với viên cố vấn TĐ 4 là Th/T Walter Boomer. Sau đó toàn bộ TĐ 4 TQLC về lập phòng tuyến tại căn cứ hỏa lực Mai Lộc, nơi đặt BCH/ Lữ Đoàn 147TQLC do Tr/T Nguyễn Năng Bảo làm Lữ Đoàn Trưởng. (Mai Lộc nằm về phía Nam căn cứ Tân Lâm khoảng 3 km.) Cũng trong ngày 1/4, trước mức độ pháo kích khốc liệt của địch vào Ái Tử, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai lệnh cho BCH Tiền Phương SĐ 3 BB trong căn cứ Ái Tử dời về bờ Nam sông Thạch Hãn.

Đại bác 130 ly tịch thu tại Quảng Trị

Khoảng 8 giờ tối ngày 1/4, dưới ánh sáng vàng rực của hỏa châu, lực lượng phòng thủ bờ Nam sông Miếu Giang báo động có xe tăng địch xuất hiện bên kia cầu. Khi chiếc T 54 dẫn đầu xuất hiện ngay đầu dốc đã bị chiến xa M 48 bắn hạ. Chiếc PT 76 phía sau cố lách qua tiến tới cũng bị TQLC bắn cháy bằng súng chống chiến xa XM 202. Hai chiếc thiết giáp này làm đoàn xe địch ở phía sau không thể tiến lên được. Trong đêm 1/4, địch đã cho nhiều nhóm đặc công cố vượt sông Miếu Giang, nhưng TQLC đã tiên liệu được chuyện này nên cho những toán quân nhỏ tuần tiểu dọc bờ sông, hầu hết các toán xâm nhập của địch đều bị bắn chết lúc còn đang bơi hoặc bị bắt sống lúc vừa lên bờ.

Ngày 2/4, khoảng 11 giờ trưa xuất hiện hai đoàn xe tăng của địch khoảng 28 chiếc tiến về thị trấn Đông Hà. Ở hướng Bắc, trên Quốc Lộ 1 có 10 chiếc PT-76 và 14 chiếc T 54 cùng lính bộ binh nhốn nháo chạy theo sau. Nơi hướng Đông dọc theo bờ Bắc sông Miếu Giang có 4 chiếc PT 76 cũng tiến về Đông Hà. Tiểu Đoàn 3 TQLC, Th/T Lê Bá Bình làm Tiểu Đoàn Trưởng (TĐT) và ThT Trần Kim Đệ Tiểu Đoàn Phó (TĐP), đang phòng ngự ở đây được lệnh giữ vững Đông Hà cùng Chi Đoàn 1/ Thiết Đoàn 20/ Chiến Xa M 48 do Đại Úy Đặng Hữu Xứng làm Chi Đoàn Trưởng (Thiết Đoàn 20/ CX do Tr/T Nguyễn Hữu Lý làm Thiết Đoàn Trưởng). Một toán chống chiến xa với bốn đại bác không giật 106 ly gắn trên bốn xe jeep, cũng được TĐ 6 TQLC từ Ái Tử đưa lên lên tăng cường cho TĐ 3 TQLC.

(Hai Thiết Đoàn 17 Kỵ Binh và 20 Chiến Xa thuộc Lữ Đoàn I Kỵ Binh, do Đại Tá Nguyễn Trọng Luật làm Tư Lệnh. Riêng Thiết Đoàn 20, vì có tới 44 chiến xa M 48 nên thiết đoàn này dự trù thành lập riêng một đại đội bộ binh trực thuộc với 270 quân nhân. Đại đội bộ binh này sẽ được chia cho mỗi chi đoàn 90 người, thường xuyên đi theo bảo vệ những chiếc M- 48 ở bất cứ nơi đâu).

Lúc quân CSBV bắt đầu tấn công vào Đông Hà từ bờ Bắc sông Miếu Giang, thì ở bờ Nam một bức tường hỏa lực dày đặc đã được tung ra từ Thiết Giáp, TQLC, Pháo Binh và hải pháo từ ngoài khơi bắn vào. Trước một hỏa lực quá dữ dội từ lực lượng phòng thủ, đội hình phía địch bắt đầu hỗn loạn, khi hững chiếc T 54 bắt đầu chạy quờ quạng. Xe tăng địch tách xa bộ binh, chạy tản ra thành từng nhóm nhỏ tìm cách vượt qua sông Miếu Giang.

Lúc đó thì M 48 với nòng súng 90 ly mới bắn từng chiếc xe tăng địch đang hướng về bờ sông. Khoảng 3 giờ chiều, bầu trời trở nên sáng rõ với một màu xanh, đó cũng là lúc các khu trục cơ A 1, AD 6 từ phi trường Đà Nẵng bay ra rượt đuổi xe tăng địch. Kết quả: 9 chiếc PT 76 và 2 chiếc T 54 bị xe tăng M 48 của Chi Đoàn 1 bắn hủy từ khoảng cách hơn 1.000 m, 4 chiếc PT 76 ở hướng Đông cũng bị hải pháo triệt hạ. Không quân bắn cháy 12. Trong số đó Đại Úy Trần Thế Vinh của Phi Đoàn 518/ Sư Đoàn III/ Không Quân, tăng phái cho SĐ I Không Quân, đã bắn cháy 5 chiếc T 54. (Phi Đoàn 518 có danh hiệu Phi Long 518, do Thiếu Tá Lê Quốc Hùng làm Phi Đoàn Trưởng). Chiếc khu trục của Đại Úy Trần Thế Vinh bị trúng đạn phòng không 12. 7 bên cánh trái, buộc phải rời chiến trường về đáp an toàn ở Đà Nẵng.

Cuộc tấn công cuả địch quân vào Đông Hà bị thảm bại sau khi chiếc PT 76 duy nhất còn lại bỏ chạy về hướng Bắc. Riêng về thiết giáp, đây là lần đầu T 54 và PT 76 của CSBV gặp chiến xa M 48, nhưng địch chưa kịp thấy nòng đại bác 90 ly của nó thì đã bị bắn hạ. Cục diện chiến trường xảy ra nhanh đến nỗi viên chỉ huy thiết giáp của cộng sản hốt hoảng điện báo về BCH rằng đơn vị xe tăng của hắn ta bị triệt hạ từ những vị trí không thể nhìn thấy!

Khoảng 1 giờ trưa, thời tiết trở xấu hơn khiến lực lượng phòng thủ của ta tại Đông Hà gặp khó khăn hơn. Mưa tuy nhỏ nhưng trần mây xám phủ sát mặt đất, cản trở tầm nhìn của máy bay quan sát nên Không Quân chẳng thể yểm trợ. Lợi dụng vào thời tiết đó, địch đã cho thiết giáp mở đợt tấn công thứ hai vào Đông Hà nhưng lần này bị cản lại bởi một người là Trung Sĩ Huỳnh Văn Lượm, thuộc Đại Đội 1/ TĐ 3 TQLC. Khi chiếc T 54 dẫn đầu lăn xích đến đầu cầu bờ Bắc thì ở đầu cầu phía Nam, Trung Sĩ Huỳnh Văn Lượm bắn quả M 72 thứ nhất nhưng bị trượt bên hông xe. Viên đạn M 72 thứ hai được bắn tiếp nhưng cũng bị trượt hông pháo tháp. Bỗng nhiên, chiếc T 54 này khựng lại rồi rú máy chạy lùi thật nhanh.

Từ lúc này, quân CS không tấn công qua hướng cầu Đông Hà nhưng gia tăng pháo kích về bờ Nam sông Miếu Giang. Để ngăn cản đà tiến quân của địch, cầu Đông Hà và cầu xe lửa (đã hư) bắc ngang sông Miếu Giang được Công Binh SĐ 3 phá huỷ lúc 4 giờ 30 chiều bằng 300 kg thuốc nổ. Đại Úy John W. Ripley, cố vấn TĐ 3 TQLC và Th/T James E. Smock, cố vấn Thiết Đoàn 20 Kỵ Binh đã cố gắng làm chuyện này trong giờ phút căng thẳng nhất.

Trong hai ngày 1 và 2 tháng 4, sau nhiều lần tấn công vào căn cứ hỏa lực Tân Lâm (Carroll, Đồi 241) nhưng thất bại, quân CS bắt đầu bao vây căn cứ này và không ngừng pháo kích. Để tăng thêm áp lực tâm lý cho những người trong căn cứ Tân Lâm, TrĐ 38/ Pháo Binh (TrĐ pháo “Bông Lau”) của địch cho đại bác 130 ly, hỏa tiễn 122 ly bắn khoảng 240 viên đạn vào căn cứ Mai Lộc của TQLC. Chỉ có khoảng 30 quân nhân cùng các cố vấn Mỹ được một trực thăng CH- 47, sau khi tiếp tế đạn cho Mai Lộc, đến giải cứu. Khoảng 400 người khác tự mở đường máu thoát thân, trong đó có các quân nhân Thiết Giáp, các pháo thủ của TQLC và PB/ QĐ I.

Lúc nhận được tin căn cứ hỏa lực Tân Lâm đã vào tay giặc thì căn cứ hoả lực Mai Lộc của TQLC ở phía Nam Tân Lâm cũng đang bị pháo kích dồn dập. Bộ Chỉ Huy LĐ 147 TQLC ở đây nhận định khi Tân Lâm đã mất thì Mai Lộc sẽ là mục tiêu kế tiếp. Nếu bị tấn công thì căn cứ này sẽ bị thiệt hại nặng vì đã mất hỏa lực yểm trợ từ căn cứ Tân Lâm. Đêm 2/4, BCH/ LĐ 147 ở căn cứ Mai Lộc cho pháo binh bắn hết số đạn còn lại, phá hủy súng rồi cùng TĐ 2 Pháo Binh (Thiếu Tá Đặng Bá Đạt làm TĐT) và TĐ 4 TQLC băng rừng về hướng QL 1 phía Nam Đông Hà.

(Hai ngày sau, Lữ Đoàn 258 TQLC ra thay thế, LĐ 147 được đưa vô Huế tái bổ xung và trang bị. Ngày 23 tháng 4, lữ đoàn này ra trận đánh tiếp.)

Cũng trong ngày 2/4, TĐ 6 TQLC ở căn cứ Holcomb, trước mức độ tấn công của địch cũng được lệnh triệt thoái về căn cứ Phựợng Hoàng (Pedro) hướng Tây Nam căn cứ Ái Tử khoảng 7 km.

Trưa ngày 2/4, các đợt pháo kích chưa từng có của CSBV xen kẽ các cuộc tấn công đã gia tăng thấy rõ. Vào lúc này thời tiết lại quá xấu nên Không Quân Việt và Mỹ chẳng thể yểm trợ hữu hiệu cho quân bạn. Thêm vào đó, từng đoàn dân chúng chạy nạn trộn lẫn vào các đơn vị đang hành quân. Điều này khiến các đơn vị bị bó tay, không thể chiến đấu có hiệu quả, cũng như gây trở ngại rất nhiều trên các trục lộ. Ngoài ra, cũng có không ít các tiền sát viên pháo binh CS trà trộn trong làn sóng người chạy nạn.

Chiều ngày 2/4, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB cho thiết lập tuyến phòng thủ di động khẩn cấp từ khu vực Nam Đông Hà đến Tây Ái Tử, kéo dài từ bờ Nam sông Miếu Giang đến bờ Bắc sông Thạch Hãn. Đồng thời Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của sư đoàn ở căn cứ Ái Tử cũng hoàn tất việc dời về Bộ Tư Lệnh tại Trại Đinh Công Tráng trong cổ thành, ngoại ô thị xã Quảng Trị. Thiết Đoàn 11 Kỵ Binh trực thuộc SĐ 3 do Tr/T Nguyễn Văn Tá chỉ huy thì bảo vệ toàn khu vực thị xã. Trung Đoàn 2/ SĐ 3 BB của Tr/T Huỳnh Đình Tùng nhận lệnh về bảo vệ Đông Hà cùng TQLC và Thiết Đoàn 20/ Chiến Xa; Trung Đoàn 57/BB của Tr/T Nguyễn Hữu Cương trước đó cũng được lệnh rút quân khỏi Gio Linh về lập tuyến phòng ngự từ bờ Nam sông Miếu Giang, từ Đông Hà ra Cửa Viêt. Riêng Thiết Đoàn 17 KB của Tr T Nguyễn Xuân Dung (?) thì cùng Lữ Đoàn 258 TQLC của ĐT Ngô Văn Định và TĐ 3 Pháo Binh TQLC của Th/T Trần Thiện Hiệu được lệnh trấn giữ quanh căn cứ Ái Tử, thiết lập các vị trí án ngữ ở căn cứ Phượng Hoàng phía Tây Nam – Ái Tử.

Lữ Đoàn 369/ TQLC do Đại Tá Phạm Văn Chung chỉ huy, từ ngày 1/4 đã nhận lệnh sẵn sàng cho chiến trường mới. Ngày 2/4, toàn bộ Lữ Đoàn (LĐ) 369/ TQLC được không vận ra Phú Bài với nhiệm vụ:

Thiết lập một tuyến ngăn chận ở phía Nam thị xã Quảng Trị khoảng 10 km. Chu vi khu vực phòng thủ này rộng khoảng 200 km2 bao gồm những căn cứ Anne, Jane, Barbara, Nancy, v.v.

Phòng tuyến này cũng được coi là nơi tập trung các nhu cầu tiếp vận cho chiến trường phía Bắc Quảng Trị. Tuyến án ngữ của LĐ 369 bắt đầu từ bờ Nam Cầu Đá trên sông Nhùng của thôn Trường Phước, xã Hải Trường quận Hải Lăng, mở rộng vô hướng Tây QL 1 khoảng 4km. Từ đây LĐ rải quân vòng về bờ Bắc cầu Mỹ Chánh, thuộc xã Mỹ Chánh quận Phong Điền. Lúc LĐ 369 TQLC tới Phú Bài khoảng 12 giờ trưa, đã có hơn 200 xe “GMC” các loại của Quân Vận thuộc Bộ Chỉ Huy 1 Tiếp Vận, của TQLC và SĐ 1/ BB, v.v được huy động và chở trọn LĐ 369/ TQLC đến vị trí lúc 2 giờ chiều trong ngày 2/4/1972.

x X x

PHẦN 2: BIỆT ĐỘNG QUÂN VÀ TUYẾN ÁN NGỮ PHÍA TÂY QUẢNG TRỊ THÁNG 4/1972.

Ngày 3/4, Bộ Tổng Tham Mưu tăng cường cho mặt trận Quảng Trị:

1. Liên Đoàn 5 BĐQ với ba Tiểu Đoàn 30, 33, 38. Liên đoàn này đang hành quân ở hướng Tây Bắc tỉnh Tây Ninh thì nhận lệnh khẩn cấp tập trung về căn cứ Trảng Lớn trong vòng ba giờ. Sau đó toàn liên đoàn được Sư Đoàn 3 Không Quân không vận ra phi trường Phú Bài khoảng 7 giờ tối trong ngày. Suốt đêm 3/4, Liên Đoàn 5 BĐQ được xe Quân Vận, thuộc BCH 1Tiếp Vận, đưa đến căn cứ Hòa Mỹ (tên cũ Camp Evans) nằm sát bên trái QL 1, phía Bắc thành phố Huế khoảng 24 km để được trang bị bổ xung tối đa.

2. Liên Đoàn 4 BĐQ với hai Tiểu Đoàn 43 và 44 với Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Lê Hưng Phê; Thiếu Tá Liên Đoàn Phó Nguyễn Hạnh Phúc. Liên Đoàn 4 cũng đang hành quân nơi hướng cực Bắc tỉnh Prey Veng, Kampuchia thì được lệnh vượt biên giới về tập trung tại Thiện Ngôn (nơi gần nhất ở vị trí hành quân). Từ đây xe Quân Vận đưa đoàn quân này đến phi trường Trảng Lớn, cùng họp chung với BCH LĐ 5, nhận đặc lệnh hành quân và bản đồ tỉnh Quảng Trị. Suốt đêm 3/4, máy bay vận tải C 130 của Sư Đoàn 3 Không Quân đã đưa Tiểu Đoàn 43 và 44 và BCH/ LĐ 4 BĐQ đến Phú Bài.

(Riêng TĐ 42 thuộc LĐ 4 của Thiếu Tá Đặng Hữu Lộc làm TĐT, Đại Úy Giang Văn Xẻn làm TĐP thì ở lại Kampuchia vì đang bảo vệ bến phà Neak Loeung ở cực Nam tỉnh Prey Veng).

Sáng sớm ngày 4/4, TĐ 43 BĐQ tạm thời chuyển quân tới đóng dọc bờ sông Hương ở khúc thôn Vỹ Dạ, hướng Đông thành phố Huế khoảng 2 km. TĐ 44 và BCH/ LĐ 4 BĐQ tạm thời vào Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa gần Phú Bài, khoảng 16 km phía Nam Huế và cách Đông Hà khoảng 76 km.

3. Ngày 4/4, Liên Đoàn 6 BĐQ với ba Tiểu Đoàn 34, 35, 51 do Trung Tá Trịnh Văn Bé làm LĐT; Thiếu Tá Đào Trọng Vượng làm LĐP; Đại Úy Phùng Thanh Sơn làm Trưởng Ban 3. Liên đoàn này được không vận cùng một ngày với Thiết Đoàn 18, thuộc Lữ Đoàn III KB từ phi trường Biên Hòa. Lực lượng của LĐ 6 đến Phú Bài khoảng 3 giờ chiều và cũng tạm đóng quân trong Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa.

– Tiểu Đoàn 34 BĐQ với Th/T TĐT Đỗ Văn Mười, Đại Úy Tiểu Đoàn Phó Trịnh Trân.

– TĐ 35 BĐQ với Th/T Huỳnh Thiên Mạng TĐT; Đại Úy Lê Văn Đễ TĐP.

– TĐ 51 BĐQ do Th/T Hoàng Vĩnh Thái l m TĐT; Đại Úy Đinh Trọng Cường làm TĐP.

(Ba ngày sau, toàn bộ LĐ 6 BĐQ được đưa ra phía Nam căn cứ Hòa Mỹ khoảng 1 km. Riêng TĐ 51 thì tăng phái cho Sư Đoàn 1 BB, được đưa tới căn cứ Hoàng Đế. (Tên cũ căn cứ hỏa lực King), Tây Bắc Huế khoảng 25 km thay thế một tiểu đoàn cuả Trung Đoàn 1/ SĐ 1 BB. Trong bốn ngày ở căn cứ này, TĐ 51 BĐQ đã hứng chịu những đợt pháo kích nặng nề của địch. Ngày 12/4, toàn bộ LĐ 6 BĐQ cùng ba TĐ 34, 35, 51 trở lại Phú Bài và được không vận đến Pleiku, tăng cường cho chiến trường Cao Nguyên ở Quân Khu II.)

4. Cũng trong ngày 4/4, Thiết Đoàn 18 Kỵ Binh, thuộc Lữ Đoàn 3 KB) do Tr/T Bùi Văn Lộc làm Thiết Đoàn Trưởng cũng được không vận từ Biên Hòa đến Phú Bài, đơn vị kỵ binh M 113 này cũng tạm phòng thủ trong Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa với BĐQ.

(TĐ 18 Kỵ Binh do được điều động khẩn cấp nên để lại một chi đoàn ở mặt trận An Lộc. Thay vào đó, một chi đoàn M 41 của Thiết Đoàn 15 Kỵ Binh được tăng cường cho Thiết Đoàn 18 để cùng ra Quảng Trị.)

Ngày 5/4, Liên Đoàn 1 BĐQ do Trung Tá Lê Phú Đào làm LĐT đang hành quân ở Quảng Ngãi cũng được lệnh khẩn cấp ra QL 1. Quân Vận cuả SĐ 2/ BB được huy động để chở hai Tiểu Đoàn 21 và 37 BĐQ ra quận Mai Lĩnh nhận trách nhiệm bảo vệ hướng Tây – Tây Nam thị xã Quảng Trị.

(Riêng Tiểu Đoàn 39 BĐQ của Th/T Lại Thế Thiết (Tây Thi) thì được giữ lại bảo vệ Bộ Tư Lệnh/ Quân Đoàn I (Trại Nguyễn Tri Phương) ở ngoại ô phía Nam thành phố Đà Nẵng. LĐ 1 BĐQ ra Quảng Trị lần này chỉ có LĐT, chức LĐP còn để trống. Hai vị tiền nhiệm trước đó là Tr/T Lê Bảo Toàn LĐT; Th/T Nguyễn Hiệp LĐP thuyên chuyển về Quân Khu III cùng một lần, Tr/T Lê Phú Đào nhận chức không lâu thì đơn vị ra Quảng Trị.)

5. Ngày 6/4, Đại Tá Trần Công Liễu, Chỉ Huy Trưởng/ Bộ Chỉ Huy Trung Ương Biệt Động Quân nhận lệnh ra Huế lập Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Biệt Động Quân. Tuy nhiên, quyết định này từ Bộ Tổng Tham Mưu chỉ có tính cách tượng trưng hơn là vì nhu cầu thực tế của chiến trường. Từ ngày 12/4, ĐT Trần Công Liễu theo LĐ 6 BĐQ lên Pleiku rồi ông về Sài Gòn. Cuối tháng 4 đến giữa tháng 5, ĐT Trần Công Liễu đã trở ra Huế để đi thăm và khích lệ tinh thần các đơn vị BĐQ tại Quân Khu I.

x X x

Sáng ngày 4/4, Liên Đoàn 5 BĐQ cùng Thiết Đoàn 17 KB từ căn cứ Hòa Mỹ bắt đầu tiến quân ra Đông Hà tăng phái cho Lữ Đoàn 1 KB của ĐT Nguyễn Trọng Luật. Ngày 6/4, Liên Đoàn 4 BĐQ và Thiết Đoàn 18 Kỵ Binh cũng từ Đống Đa, Phú Bài ra phía Nam Đông Hà để tăng phái cho Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh. Hai Liên Đoàn 4 và 5 BĐQ phối hợp với hai Thiết Đoàn 17 và 18 Kỵ Binh thay thế TQLC và Tr Đ 5/ BB ở tuyến đầu. Vào lúc này, bên kia bờ Bắc sông Miếu Giang có 11 căn cứ đã rút bỏ, 53 súng đại bác các loại đã phá huỷ trước khi bỏ lại cho quân địch.

*Bộ Chỉ Huy LĐ 5 BĐQ do Tr/T Ngô Minh Hồng (78) làm LĐT; Tr/T Lê Văn Hòa làm Liên Đoàn Phó (không lâu sau đó ông tử trận trên trực thăng ở Sầm Giang); Thiếu Tá Steel cố vấn trưởng và một Đại Úy là cố vấn phó cho liên đoàn.

*Đơn vị đi đầu của LĐ 5 là TĐ 30 BĐQ do ThT Võ Mộng Thúy (Thủy Tiên) làm TĐT; Đại Úy Nguyễn Văn Nam (Hoàng Sa) là TĐP

(TĐ 30 BĐQ trong năm 1971 là đơn vị chiếm giải đầu cuả cấp tiểu đoàn xuất sắc nhất toàn quân).

Lúc tới thị trấn Đông Hà, TĐ 30 BĐQ cùng Chi Đoàn 1 (15 chiếc M- 48) thuộc Thiết Đoàn 20 Chiến Xa, do Đại Úy Đặng Hữu Xứng làm Chi Đoàn Trưởng, rời QL 1 tiến về hướng Tây. Trục tiến quân của đơn vị này nằm phía Nam QL 9 khoảng 2 km. Khi tới gần Hương Lộ 559, cách Đông Hà khoảng 6 km về hướng Tây, TĐ 30 BĐQ và CĐ 1 Chiến Xa dàn quân trên những đồi sim theo trục Bắc – Nam. Ba đại đội cùng hai chi đội chia nhau trấn giữ các ngọn đồi, vị trí xa nhất từ BCH khoảng hơn 1 km. Đại đội còn lại và một chi đội thì bảo vệ BCH/ TĐ 30 BĐQ và BCH/ CĐ 1 trên đồi Quai Vạc, ngọn đồi cao nhất ở vùng Động Lôn. Phòng tuyến này nằm về phía Đông Nam Cam Lộ khoảng 4 km và hướng Nam QL 9 khoảng 2 km, kéo dài đến thượng nguồn sông Vĩnh Phước ở phiá Nam. Phòng tuyến do BĐQ trấn đóng

*Tiểu Đoàn 38 BĐQ do ThT Vũ Đình Khang (Alpha) làm TĐT; TĐP Đại Úy Vũ Ngọc Chiêu (?), cùng Chi Đoàn 2 (M- 113; TĐ 18/ KB) của Đại Úy Nguyễn Ngọc Bích (Bắc Đẩu) phòng thủ ở phía Nam TĐ 30, tính từ bờ Nam thượng nguồn sông Vĩnh Phước. (Sông này chảy qua cầu Vĩnh Phước trên QL1, nằm giữa Đông Hà và Ái Tử trước khi nhập với sông Thạch Hãn ở hướng Đông.)

*TĐ 33 BĐQ do ThT Hà Kỳ Danh làm TĐT; Đại Úy Nguyễn Hồng Quang làm TĐP được giao trách nhiệm bảo vệ thị trấn Đông Hà. Phòng tuyến TĐ trải dài về hướng Tây thị trấn này khoảng 2 km, Chi Đoàn 3 M- 48 của TĐ 20 Chiến Xa do Đại Úy Đoàn Chí Sanh làm CĐT được tăng cường cho TĐ 33 BĐQ. (Riêng Đại Đội Trinh Sát 5 thì bảo vệ BCH/ LĐ 5 BĐQ và BCH Thiết Đoàn 20/ CX ở hướng Tây Nam Đông Hà khoảng 3 km. Hai chi đoàn chiến xa của TĐ 20 cùng phòng thủ chung với LĐ 5 BĐQ ở khu vực quanh Đông Hà được ThT Hoàng Kiều chỉ huy tổng quát.

Thiết Đoàn Phó TĐ 20 KB (Chi Đoàn 2/ TĐ 20 Chiến Xa của Đại Úy Phạm Quang Anh làm CĐT, Đại Úy Hà Mai Khuê là CĐP thì trấn giữ quanh khu vực căn cứ Ái Tử, nơi đặt BCH/ LĐ 1/KB; BCH LĐ 258 TQLC của ĐT Ngô Văn Định LĐT và TrT Đỗ Đình Vượng LĐP. Trước đó một ngày (3 tháng 4), Đại Úy Phạm Quang Anh bị tử trận, Đại Úy Hà Mai Khuê lên làm CĐT/ Chi Đoàn 2 Chiến Xa). Vào lúc này, BCH Tiền Phương SĐ 3 đã rời Ái Tử cùng với các cố vấn của sư đoàn. Tuy nhiên tại Trung Tâm Hành Quân trong Ái Tử vẫn còn những cố vấn (Team 155) cấp quân đoàn như Th/T David Brookbank (cựu phi công B- 52 lo về Không Trợ); Th/T Joel Eisentein (Hải Pháo); Th/T J. F. Neary (Truyền Tin Yểm Trợ), và Th/T Jon Easley cố vấn cho LĐ 258 TQLC.)

*Ngày 6/4, Liên Đoàn 4 BĐQ với hai Tiểu Đoàn 43 và 44 do Tr/T Lê Hưng Phê làm LĐT; ThTá Nguyễn Hạnh Phúc làm LĐP, được Thiết Đoàn 18 KB của Tr/T Bùi Văn Lộc (Đại Lộc) đưa ra rải quân lập phòng tuyến ở hướng Nam TĐ 38 thuộc LĐ 5 khoảng 4 km. Bộ Chỉ Huy LĐ/ 4 BĐQ và BCH TĐ 18 KB đặt ở bờ Bắc cầu Vĩnh Phước trên QL1.

*Tiểu Đoàn 43 BĐQ do ThT Kăng Tum Sơn làm TĐT; Đại Úy Trần Hữu Danh TĐP; Đại Úy Sơn Đos Trưởng Ban 3 vào lập tuyến phía Đông Nam căn cứ Tân Lâm khoảng 4 km (Tây Bắc Ái Tử khoảng 6 km). Vị trí này không có thiết giáp yểm trợ, thay vào đó Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh tăng cường một toán cố vấn về hải pháo và không trợ.

*Nối tiếp là TĐ 44 BĐQ của Th/T Vũ Văn Thi cùng một chi đoàn M113 của TĐ 18 KB đến trấn giữ căn cứ Phượng Hoàng, thế TĐ 1 TQLC của Th/T Nguyễn Đằng Tống; Th/T Đoàn Đức Nghi TĐP, cố vấn Đại Úy Lawrence H. Livingston

(Phượng Hoàng là một căn cứ có vị trí quan trọng, ở đây kiểm soát và ngăn chận đường vào thị xã Quảng Trị và căn cứ Ái Tử từ hướng Tây. Đến ngày 8/4, TĐ 44 BĐQ được lệnh rời căn cứ Phượng Hoàng để ra vị trí mới ở phía Tây cầu Vĩnh Phước. Căn cứ Phượng Hoàng sẽ được TĐ 33 BĐQ đến thay thế. Tuy nhiên, lúc TĐ 33 BĐQ còn cách căn cứ Phượng Hoàng khoảng 2 km thì được lệnh trở ra Đông Hà. TĐ 6 TQLC sẽ là đơn vị đến phòng thủ căn cứ này. TĐT/ TĐ 6 TQLC do Th/T Đỗ Hữu Tùng là TĐT; Đại Úy Nguyễn Văn Sử TĐP, cố vấn là Th/T William Warren và Đại Úy William Wischmeyer.)

*Liên Đoàn 1 BĐQ từ Quảng Ngãi ra Quảng Trị tăng phái cho Bộ Tư Lệnh SĐ 3 BB với hai TĐ 21 và 37. Sau khi nhận hàng trăm quả mìn chống chiến xa ở chi khu Mai Lĩnh, liên đoàn này có trách nhiệm bảo vệ hướng Tây- Tây Nam thị xã Quảng Trị, dọc theo bờ Nam sông Thạch Hãn. BCH/ Liên Đoàn 1 BĐQ đặt tại nhà thờ La Vang với Tr/T Lê Phú Đào LĐT; Trưởng Ban 3 Đại Úy Hồ Dzơn.

*Tiểu Đoàn 21 BĐQ do Th/T Quách Thưởng (Trùng Dương) làm TĐT; Đại Úy Nguyễn Văn Gio (Giang Sơn) TĐP; Trung Úy Trần Văn Quy (Bạch Mã) Trưởng Ban 3. Tiểu đoàn này đóng quân về hướng Nam Hương Lộ 556, phía Tây nhà thờ La Vang khoảng hơn 3 km, từ đây các đại đội lập tuyến phòng thủ kéo dài vào dãy đồi của Động Ông Đô.

*Tiểu Đoàn 37 BĐQ do ThT Võ Nhơn (Nam Hải) làm TĐT; Đại Úy Nguyễn Cảnh Nguyên (Nam Tà) làm TĐP; Đại Úy Phạm Thuận (Tam Phong) làm Trưởng Ban 3. TĐ lập phòng tuyến yểm trợ phía Nam TĐ 21 khoảng hơn 1 km, kéo dài đến hướng Bắc căn cứ Barbara.

(*Động Ông Đô là một dãy đồi thấp nằm theo trục Tây Bắc – Đông Nam, ở về hướng Tây Nam thị xã Quảng Trị khoảng 10 km. Khu vực đồi nhỏ nhấp nhô này xen lẫn các khe, suối nhỏ và có rất nhiều các lùm cây thấp như sim, trâm, dẻ, bụi dây tơ hồng,… mọc rải rác trên các đồi. Ngọn đồi trọc “trụi lủi” duy nhất và cao nhất ở đây là căn cứ hỏa lực Anne ở hướng Nam phòng tuyến TĐ 21 BĐQ, cao khoảng 275 thước. Căn cứ Anne vào lúc đó không có đơn vị nào phòng thủ, quân CSBV vẫn chưa chiếm).

Sau khi cầu Đông Hà bị phá sập CSBV quay vô hướng Tây, chiếm cầu Cam Lộ trên QL 9 với toan tính xuống đánh cắt ngang tuyến phòng thủ cuả Thiết Giáp, BĐQ, TQLC. Để phá vỡ phòng tuyến này, quân địch đã huy động năm trung đoàn bộ binh của hai SĐ 304 và 324, hai trung đoàn chiến xa 203 và 204, hai trung đoàn pháo binh 38 và 48… chia ra làm năm mũi tấn công vào vị trí TĐ 30, TĐ 38, TĐ 43 (BĐQ), TĐ 6 (TQLC), TĐ 21 (BĐQ). (Tính theo trục từ Bắc xuống Nam.)

Lúc 7 giờ sáng ngày 9/4, sau đợt pháo kích kéo dài suốt đêm, một đoàn xe tăng khoảng 25 chiếc và khoảng hai tiểu đoàn bộ binh từ QL 9 tràn xuống tấn công vào vị trí TĐ 30 BĐQ ở Đồi Quai Vạc. Đơn vị của địch là TrĐ 88/ SĐ 308 BB và TrĐ 202 Chiến Xa. Dù được sương mù bao phủ, quân địch tuy ẩn hiện với đủ thứ “hoa lá cành” trên những đồi sim nhưng quân ta vẫn thấy rõ chiến xa địch dẫn đầu với khói xăng phun ra đen nghịt, bộ binh lúp xúp chạy theo sau. Th/T Võ Mộng Thuý và Đại Úy Nguyễn Văn Nam cho lệnh các đại đội vòng ngoài giữ vững vị trí phòng thủ, tập trung hỏa lực nhắm vào bộ binh địch, không được xung phong cận chiến để nhường xạ trường cho M 48 đối phó với T 54 của CS.

Ngay phát súng thứ nhất ở khoảng cách hơn 1.500 thước, viên đạn 90 ly từ nòng súng M 48 làm một chiếc T 54 bay pháo tháp và lăn xuống chân đồi, Chi Đoàn 1 Chiến Xa của Đại Úy Đặng Hữu Xứng đã làm địch sững sờ mất vài giây sau phát súng mở màn. Quân địch bắt đầu hò hét om xòm và ôm súng chạy “khơi khơi” lên vị trí của BĐQ trên những ngọn đồi. Suốt bốn giờ liền, các tay súng BĐQ của TĐ 30 với hoả lực cá nhân hùng hậu đã đè bẹp các đợt xung phong của địch. Trong khi đó, những chiếc M 48 quanh khu vực Đồi Quai Vạc thong thả bắn tỉa từng chiếc T 54 đang chạy tới từ phía xa.

Khoảng 9 giờ sáng trên bầu trời bỗng có thêm ba chiếc phản lực A 37 đến trợ chiến đúng lúc. Khoảng 11 giờ trưa, tiếng gào thét từ quân cộng sản không còn nghe nữa nhưng khói lửa từ 11 chiếc xe tăng T 54 đang bốc cháy thì thấy rất rõ. Chưa kể 4 chiếc khác trên đường chạy trốn đã phản lực A 37 của Không Quân bắn cháy. Khoảng 12 giờ trưa, đang lúc BĐQ và TG lo củng cố vị trí phòng ngự thì có ba chiếc xe tăng của địch bất ngờ từ dưới một khe suối rậm rạp phóng lên chạy vào phòng tuyến.

Đây là ba chiếc T 54 bỏ trốn tìm chỗ nấp vào buổi sáng lúc những chiếc khác bị bắn cháy. Đợi tới khi không còn tiếng súng, ba chiếc này tìm cách tẩu thoát nhưng vì mất phương hướng nên chạy vô ngay BCH/ TĐ 30 BĐQ. Trong vòng năm phút, hai chiếc bị BĐQ bắn hạ bằng M 72, trong khi chiếc thứ ba vì sợ quá nên địch quân nhảy xuống xe chạy trốn, bỏ lại xe còn nổ máy. Ngay sau đó, chiếc T 54 mới toanh cuả Nga Sô được anh em Thiết Giáp lái đưa về Huế trưng bày ở Phú Văn Lâu. Đây là chiếc xe tăng T 54 thứ nhất do TĐ 30 thuộc LĐ 5 BĐQ tịch thu được ở chiến trường Quảng Trị.

(Khi đưa về Phú Văn Lâu, vì LĐ 5 BĐQ là đơn vị tăng phái nên tấm bảng phía trước chiếc T54 này ghi là của SĐ 3/ BB tịch thu ở Cam Lộ.)

Khoảng 2 giờ chiều ngày 9/4, quân CS quay lại hò hét, xung phong lần thứ hai bằng biển người nhưng địch vẫn bị hỏa lực của BĐQ và TG đẩy lui. Tổng kết chiến trưòng lúc 5 giờ chiều trong ngày: TĐ 30/ BĐQ và CĐ 1 Chiến Xa có hơn 30 người tử trận, bị thương khoảng 50 người, 15 chiếc M 48 đều vô sự. Phía địch tổn thất gần 300 quân nằm quanh đồi Quai Vạc, bắt sống 3 tù binh tuổi thiếu niên (khoảng 15 – 16), 11 chiếc T 54 bị M 48 bắn cháy, 4 chiếc khác do Không Quân bắn cháy, 2 chiếc bị BĐQ trực tiếp triệt hạ và 1 bị BĐQ tịch thu. Vũ khí các loại thu được 227 súng cá nhân và cộng đồng gồm AK 47, B 40, B 41, mười súng “thượng liên” 12 ly 7 (tương đương đại liên 50 ly), 8 đại bác không giật 82 ly. (Đại bác ”sơn pháo” của Nga Sô.)

Cũng trong ngày 9/4, khoảng 7 giờ 30 sáng địch tấn công vào vị trí TĐ 38 BĐQ sau khi pháo kích suốt đêm. Tại hướng này, quân CS không có chiến xa yểm trợ nhưng bộ binh đông khoảng ba tiểu đoàn của TrĐ 24/ SĐ 304. Tuy nhiên địch không ngờ Th/T Vũ Đình Khang và Đại Úy Vũ Ngự Chiêu đã chia quân phòng thủ trên ba ngọn đồi liền, lập tuyến hình tam giác để có thể yểm trợ lẫn nhau. Tại mỗi vị trí đều được tăng cường một chi đội M 113 thuộc Chi Đoàn 2 thuộc TĐ 18 KB của Đại Úy Nguyễn Ngọc Bích.

Dù ở vào vị trí bất lợi là từ chân đồi chạy lên tấn công, quân CS vẫn điên cuồng xua quân tràn tới, dĩ nhiên địch bị đốn ngã dễ dàng từ hỏa lực cá nhân của BĐQ và đại liên 50 ly của M 113. Sau ba lần xung phong bằng biển người nhưng vẫn bị đẩy lui, khoảng 2 giờ chiều quân địch phải bỏ chạy lúc lực lượng phòng thủ tung ra một cuộc phản công truy diệt. Quanh khu vực TĐ 38 BĐQ đầy những xác người của địch bỏ lại. Có khoảng 200 thiếu niên (tuổi từ 15 tới 17) miền Bắc đã bỏ mạng tại đây vì mệnh lệnh sắt máu của các cấp chỉ huy điên dại CSBV. TĐ 38 BĐQ và CĐ 2 KB tịch thu khoảng hơn 150 súng các loại, trong đó có 3 súng cối 82 ly, 8 đại bác không giật 75 và 82 ly, 9 đại liên 12.7,… Phía bạn tử trận 20 người, bị thương khoảng 50 người mà phần đông là do bị đạn pháo binh của địch.

Lúc 7 giờ sáng ngày 9/4, sau một đêm bị pháo kích nặng nề như những nơi khác, TĐ 43 BĐQ bị địch tấn công cũng bằng chiến thuật biển người.

(Vào tháng này, tuy ít mưa lớn nhưng hầu như vùng đất gần chân núi phía Đông dãy Trường Sơn ở tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên thường có sương mù dày đặc, bao phủ sát đất từ khoảng 5 giờ chiều đến 7- 8 giờ sáng hôm sau. Sau giờ này sương mù có thể tan loãng ở gần mặt đất, nhưng trên cao lại tụ những lớp mây thấp u ám nặng nề cùng với các cơn mưa phùn lạnh buốt cả người). Chờ tải thương

Cánh quân B với hai đại đội do TĐP Trần Hữu Danh chỉ huy là nơi bị tấn công trước. Dù quân địch nhiều lần cố tràn lên chiếm nơi đây nhưng liên tiếp bị đè bẹp trước sự gan lỳ của chiến sĩ TĐ 43 BĐQ. Khoảng 8 giờ sáng địch tung quân đánh luôn vào cánh quân A do TĐT Kâng Tum Sơn chỉ huy. Sau vài lần xung phong thảm bại, phía CS lùi quân xa khỏi tầm đạn để pháo binh bắn phủ đầu chừng nửa giờ vào quân bạn. Nhưng địch không ngờ, lúc buổi sáng do hai bên quá gần nên hải pháo của ta không bắn được. Lần này do chạy lui hơi xa để tập trung quân, chờ xung phong lần nữa, thì cũng là lúc toán cố vấn yểm trợ hỏa lực đã điều chỉnh xong tọa độ cho hải pháo sẵn sàng.

Khi vừa chấm dứt đợt pháo kích, địch đã gào thét hô xung phong vang dậy rồi đầy những bóng nguời từ phía Tây chạy tới…. chỗ chết. Khi tiếng la hét xung phong của địch còn chưa ngưng thì đạn đại bác từ ngoài khơi bắn vào đã nổ vang khắp các nơi, và toàn loại đạn nổ chụp từ trên cao. Chỉ trong vòng 10 phút ngắn ngủi, bãi chiến trường nơi đây không còn nghe tiếng la hét, chỉ còn thấy xa xa thưa thớt những bóng người chạy lảo đảo về phía Tây. Hải pháo cũng ngưng bắn lúc quân phòng thủ cho các toán quân nhỏ ra “thu dọn” chiến trường. Một viên Thượng Sĩ của địch chấp nhận đứng lại đầu hàng vì quá sợ hãi không chạy nổi.

Ngày hôm sau và hôm sau nữa, quân địch quay lại tấn công tiếp nhưng bị tổn thất nặng trước sự kiên cường của BĐQ và sự yểm trợ của hải pháo. Tuyến phòng ngự của TĐ 43 BĐQ từ ngày 14/4 về sau không còn bị bộ binh địch tấn công, nhưng vẫn bị những cơn mưa pháo dai dẳng của đối phương đổ vào đây như muốn trả hận cho TrĐ 29/ SĐ 304.

(Kể từ phần này, chúng tôi sẽ hạn chế không ghi tổn thất của hai bên thêm. Qua con số đã kể về hai TĐ 30 và 38 BĐQ sau trận đánh, người đọc có thể hình dung, phỏng đoán số quân bị tổn thất của địch qua lối đánh “lấy thịt đè người” thật man rợ của CS.

Số xác chết của lính CSBV bỏ lại quanh khu vực như đã kể, sau vài ngày đã được BĐQ đào hố chôn lấp vì mùi thối nồng nặc khắp vùng. Riêng vũ khí tịch thu của địch, vài ngày đầu còn tập trung cho xe chở về Ái Tử nhưng sau đó chỉ gom lại phá hủy tại chỗ, vì quá nhiều và cũng không có thì giờ cho việc đó trong lúc địch không ngưng pháo kích).

(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment