Wednesday, August 16, 2017
Những ngày cuối đời của
Đại Tướng Cao Văn Viên
Bài viết của chúng tôi về đại tướng Cao Văn Viên gồm có ba phần, ghi nhận vào ba thời gian khác nhau. Năm 2003, năm 2005 và năm 2008.Mon General: (Tháng 10-2003) Mùa Ðông năm nay, niên trưởng Cao Văn Viên sẽ trải qua những ngày băng giá khó khăn. Năm nay 82 tuổi, ông mới bị té ngã. Tưởng đã quỵ luôn, nhưng một lần nữa y khoa Hoa Kỳ đã đỡ vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng của QLVNCH đứng lên để tập cho ông đi lại từng bước ngắn.
Chắc chắn là các bác sĩ và chuyên viên Mỹ đều không biết vị cao niên Á Châu này là người đã từng làm chức vụ gì ở Việt Nam. Bởi vì hàng ngày cũng không có nhiều người đến thăm ông. Sau trận té gẫy xương chậu, chân ông đã sưng thật to, nhưng mãi cả mấy tuần lễ sau ông mới có cơ hội chiếu điện và chữa trị chính thức. Trước đó ông tự soa lấy bằng dầu nóng và mùi Nhị Thiên Ðường thơm ngát cả căn phòng tại khu chung cư cao niên lầu hai của quận Fairfax miền Virginia. Ông đang cố gắng đứng lên tập đi trở lại trong một chương trình hồi phục để tránh phải ngồi xe lăn là điều mà tuổi già rất quản ngại.
30 năm trong quân ngũ, ông Cao Văn Viên chỉ sống với cấp trên và cấp dưới. Riêng cá nhân ông, gần như không có nhiều bằng hữu tương giao để chén tạc, chén thù. Gần 30 năm sống cuộc đời di tản, vị Ðại Tướng đứng đầu Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bây giờ cũng vẫn tiếp tục độc hành. Ông luôn luôn cố tránh liên hệ vào các tranh chấp chính trị ngay từ lúc còn trong quân đội cũng như trong hoàn cảnh di dân tỵ nạn hiện nay.Từ khi người vợ quán xuyến của ông qua đời, rồi đến người con trai duy nhất của ông cũng vắn số, ông Cao văn Viên đã trải qua những mùa đông cô độc ở Nữu Ước, hoàn toàn xa cách mọi người. Ông đi chợ nấu ăn lấy, đóng vai ông già Á Châu vô danh giữa chốn đô thị phồn hoa đông đảo nhất thế giới. Những năm gần đây ông dọn về ở luôn trong một căn hộ của khu chung cư ở miền Ðông Hoa Kỳ, bên cạnh Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn.
Nơi đây đa số là người già Ðại Hàn. Ông tiếp tục đi chợ và nấu ăn lấy. Cô con gái lớn trưởng thành của ông đã tốt nghiệp luật, đi dạy học, lập gia đình và làm việc ở nơi xa. Ðời sống đã không cho phép cha con được gần nhau và vị tướng già cũng đã quen sống như thế. Bây giờ thực ra ông cũng không có nhiều nhu cầu. Người già ở Hoa Kỳ lợi tức thấp hoặc không có lợi tức được lãnh bao nhiêu thì niên trưởng Viên của tôi cũng lãnh được bằng đó. Số tiền này đã dành trả hết cho gian phòng ông đang cư ngụ. Trung tá Tâm là một sĩ quan hiếm hoi trong số các thân hữu quân ngũ còn lại quanh ông. Vâng, chính cái anh Tâm đó đang tìm cách xin cho niên trưởng của anh vào một
Nursing Home có người săn sóc ngày đêm. Ðó là nhu cầu thực tế và là một ước mơ nhỏ bé của một con người đã một thời mang hình ảnh lớn lao của quân đội chúng ta. Vào đầu thập niên 50, gặp nhau tại tiểu khu Hưng Yên, bên bờ sông Hồng Hà có 3 sĩ quan Việt Nam còn trẻ. Trung úy Nguyễn Văn Thiệu, quê Phan Rang miền Trung, lém lỉnh tinh ranh. Ðại úy Trần Thiện Khiêm quê miền Nam, ít nói, thâm trầm. Trung úy Cao Văn Viên, quê miền Bắc, cao lớn, trắng trẻo và đẹp trai nhất. Nếu coi đây là nhóm bạn đầu đời quân ngũ thì quả thực họ đã từng là chiến hữu. Và Trung úy Cao văn Viên lại là niên trưởng.
Ông Viên tuy người Bắc nhưng thực ra vì cha mẹ làm ăn bên Lào nên ông ra đời tại Vạn Tượng và Thủ Ðô Vientian là dấu ấn của thân phụ đặt tên cho con trai. Vào thời còn trẻ trung, các sĩ quan quốc gia bắt đầu trưởng thành trong vòng tay của quân đội Liên Hiệp Pháp. Các ông quan một, quan hai còn đeo trên vai những gạch kim tuyến vàng chóe với tương lai mở rộng một đời binh nghiệp. Nhưng không ai có thể nghĩ rằng Trung úy Thiệu sẽ trở thành Tổng Thống. Ðại úy Khiêm trở thành Thủ Tướng và Trung úy Viên trở thành Ðại Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng. Ðó là chuyện sau này. Ðịnh mệnh quả nhiên đã có những ước hẹn với lịch sử. Cả ba người chiến binh Bắc Trung Nam, cùng thăng trầm với chiến tranh, với đất nước để cùng thăng tiến. Họ làm việc với nhau, họ chia nhau những chức vụ tối cao của quân đội và chính quyền. Cùng yểm trợ nhau, nhưng đồng thời cũng rất xa cách dù ở bên trong hay bên ngoài công vụ. Họ không còn ngồi với nhau những giây phút tửu hậu trà dư. Ông Viên đã nói rằng mối liên hệ của ông với Tổng Thống Thiệu hoàn toàn là công vụ. Các niên trưởng của tôi khi nói chuyện đều thưa gửi với nhau bằng chức vụ. Thưa Tổng Thống, Thủ Tướng, Ðại Tướng vân vân. Khách sáo vô cùng. Cái thời “toa moa” ngày xưa ở Secteur Hưng Yên bây giờ đã xa lắm rồi, chẳng ai còn nhớ nữa.
Với sĩ quan Cao Văn Viên, từ cấp Úy lên cấp Tá, ông luôn luôn là người cần mẫn và hòa nhã. Bước ngoặt của đời ông là cánh chim bằng nhảy dù trên ngực áo. Khi ông còn là Trung Tá tại Tham Mưu Biệt Bộ lúc đó ông Nguyễn Chánh Thi đang coi Liên đoàn Nhảy dù. Cả hai cùng là bạn cũ. Thi rủ Viên học nhảy dù để gột rửa bớt cái vẻ sĩ quan văn phòng. Nhảy thì nhảy. Trung tá Viên lấy bằng Dù và tiếp tục ngồi bên Tham Mưu Biệt Bộ thời kỳ ông Diệm còn đang tại chức. Ðảo chính xẩy ra, Ðại tá Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Dù chạy qua Cam Bốt. Tổng thống Diệm vừa thoát nạn, ngó tới ngó lui thấy ông sĩ quan thân cận gần gũi có bằng cấp nhẩy dù bèn đưa qua nắm liên đoàn Mũ Ðỏ. Từ đó ông Cao Văn Viên bắt đầu làm tư lệnh và cuộc đời đi vào khúc quanh mới. Nhảy dù vốn là đơn vị ưu tú của quân đội, nhưng mũ đỏ đang bị thất sủng vì cú đảo chánh hụt. Giai đoạn này là lúc thử thách của cả vị tư lệnh lẫn các tiểu đoàn nhảy dù. Hai bên thăm dò lẫn nhau. Ông Viên trở thành một vị Ðại Tá tư lệnh hăng hái xông xáo từ kỹ thuật nhảy dù đến các chiến trường trên khắp bốn quân khu. Ông lấy bằng huấn luyện viên Dù và nhảy biểu diễn tự điều khiển cùng với các cố vấn Hoa Kỳ. Cuộc đảo chánh ông Diệm lần thứ hai mới là giai đoạn đặc biệt của Ðại tá Cao Văn Viên. Trong khi hầu hết các tư lệnh quân đội đều ngả theo cách mạng thì riêng mình ông từ chối. Ðó là hành động mà sau này ông cũng không chắc là một thái độ khôn ngoan.
Ông Viên thực sự cũng không muốn đóng vai anh hùng, nhưng chỉ muốn giữ tấm lòng chung thủy. Ðã có những người chống đảo chánh bị giết chết như vị Tư lệnh Hải quân, Tiểu đoàn trưởng Nhảy dù và sau này chính anh em Tổng thống Diệm cũng bị giết chết. Nếu viên Tư lệnh Nhảy dù không chịu theo cách mạng mà bị thanh toán thì cũng là chuyện có thể xảy ra. Nhưng chính bà vợ quán xuyến và can đảm đã lên tiếng khi ông chồng bị giam riêng một chỗ. Bà Viên đã quyết liệt can thiệp trực tiếp với tất cả các tướng lãnh đảo chánh mà ngày hôm trước vẫn còn là anh em thân hữu với gia đình ông. Cho đến sau này ông Viên vẫn còn ghi nhớ thái độ mạnh mẽ của người vợ đã cứu sống ông trong năm đảo chánh. Ông cũng không ngần ngại mà nói thẳng ra như thế. Sau khi cách mạng thành công, ngôi sao bản mệnh của ông lại trở nên rực rỡ. Phe thân hữu của Ðệ Nhất Cộng Hòa tuy đang bị thất thế nhưng vẫn kín đáo ca ngợi thái độ của vị Tư lệnh Nhảy dù. Ngay cả các tướng lãnh và sĩ quan phe cách mạng cũng đều vì nể thái độ của ông. Ông Cao Văn Viên gần như là người duy nhất không theo cách mạng nhưng vẫn được tiếp tục về chỉ huy nhảy dù.
Ðịnh mệnh vẫn tiếp tục chiều đãi. Ông tham dự hành quân Cao Lãnh miền Tây đạt chiến thắng và bị thương. Thêm vào chiến thương bội tinh với ngôi sao đỏ, ông lên Thiếu Tướng với hai sao lấp lánh trên cổ áo và nón đỏ vẫn đội trên đầu.Trong thời gian đảo chánh ông Diệm xảy ra, ông Cao Văn Viên đã không có những kỷ niệm tốt đẹp với tướng Dương Văn Minh. Mấy năm sau, vào giai đoạn chỉnh lý bắt các tướng cách mạng giam lỏng trên Ðà Lạt và cô lập Big Minh thì cũng toàn là lính Nhảy dù của ông Cao Văn Viên. Vì vậy lại thêm một kỷ niệm không đẹp giữa hai người.
Ðó cũng là lý do mà sau này ông nghĩ rằng không thể ngồi lại trong chính phủ Dương Văn Minh. Phải chăng đây cũng là một cái cớ chính thức để có thể ra đi vào đúng thời điểm cần thiết. Tuy nhiên, đó là câu chuyện 75. Trở lại với giai đoạn giữa thập niên 60, từ giã nhảy dù, tướng Viên về làm Tư lệnh Quân đoàn III và sau cùng lên chức Tổng Tham Mưu Trưởng. Với chức vụ quan trọng nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tướng Viên là người có vóc dáng đường bệ nên trong các cuộc thăm viếng đơn vị, hình ảnh của ông cạnh các tướng lãnh Hoa Kỳ đem lại niềm hãnh diện cho các binh đoàn. Lớn tuổi hơn các tướng lãnh cùng thời, nhưng ông có khuôn mặt trẻ trung và giữ được thân thể gọn gàng của một cựu huấn luyện viên thể dục lúc còn niên thiếu. Và mặc dù có dư luận chê trách, nhưng tướng Viên vẫn thực sự là người hiếu học ngay từ lúc còn làm Tư lệnh Quân đoàn III. Ông rất chịu những bài giảng về triết học bay bướm của thầy Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa đã một thời là Trung úy Quân nhu. Phần lớn các tư lệnh quân chủng và các quân đoàn đều kính nể vị Ðại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng vốn từ bên Nhảy Dù đi lên. Ngay cả sau này khi các Tư lệnh Quân đoàn liên lạc thẳng với Tổng thống Thiệu những vẫn giữ lễ độ lịch sự với Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Viên có biệt nhãn với ngành Tiếp Vận vì ngày xưa ông đã từng là trưởng phòng 4 đầu tiên dưới thời quân đội quốc gia phôi thai năm 1954. Mặt khác, ông cũng giữ mối thiện cảm và theo dõi các hoạt động của binh chủng mũ đỏ mà ông luôn luôn hãnh diện đã góp phần trong binh nghiệp. Tướng Viên cũng được sự tin cậy và vị nể của các giới chức Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính ông cũng tự nhận thấy chưa bao giờ nghĩ đến ngày có thể lên đến chức tước lớn lao như vậy. Ông luôn luôn mong được làm tròn nhiệm vụ, nhưng ông không phải là hàng tướng lãnh nóng nẩy ồn ào, lấy gậy chỉ huy đập vào đầu sĩ quan, hay la hét thuộc cấp tối ngày. Tướng Viên cảm nhận vai trò phối hợp của một vị Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân như bên Ngũ Giác Ðài Hoa Kỳ chứ không phải là Tổng Tư Lệnh ban hành các lệnh trực tiếp. Như ông đã giãi bày trong tác phẩm mới xuất bản, khi nhận thấy bị Tổng thống Thiệu qua mặt dành trực tiếp quyền điều hành bộ máy chiến tranh thì ông lặng lẽ lui vào vai trò tư vấn cho đến khi xin từ nhiệm.
Tháng 10-2003 khi dịch giả Nguyễn kỳ Phong cho phát hành bản Việt ngữ tác phẩm của Ðại tướng Cao Văn Viên, phóng viên BBC Luân Ðôn có hỏi đi hỏi lại Kỳ Phong nhiều lần một câu hỏi. Ðó cũng là thắc mắc của rất nhiều thính giả và độc giả. Tại sao Ðại Tướng bị thất sủng, xin từ nhiệm lại không được chấp thuận. Dịch giả Kỳ Phong không thể thay mặt tác giả mà trả lời cho suôi câu hỏi phức tạp này. Quả thực đã có lúc ông Thiệu muốn tìm người thay ông Viên nhưng không phải là dễ dàng. Chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng phải lựa chọn trong các Tư lệnh Quân đoàn xuất sắc. Tướng Ngô Quang Trưởng với sự yểm trợ của phía Hoa Kỳ cũng không phải là người làm ông Thiệu an tâm. Tướng Ðỗ Cao Trí cũng đã được phía Hoa kỳ tiến cử trong danh sách nhưng ông Trí vừa nghe tin đã tuyên bố lăng nhăng nên đã làm ông Thiệu quản ngại và gạch tên ngay cả trước khi trực thăng của ông Trí lâm nạn.
Ðối với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, việc thay thế tướng Cao Văn Viên chưa phải là nhu cầu cấp thiết. Ông Thiệu hoàn toàn yên tâm với một vị Tổng Tham Mưu Trưởng dứt khoát không chịu tham dự vào các cuộc đảo chánh chính trị. Ông không sợ ông Viên làm phản. Trước sau như một tướng Viên đã kiên định như thế. Thông thường ông Viên thân với tướng Kỳ hơn là gần gũi ông Thiệu. Nhưng không bao giờ ông Kỳ rủ được ông Viên tham gia đảo chánh ông Thiệu, ngay như vào giờ thứ 25 của thời điểm năm 75.Ông Thiệu và ông Viên, như trên đã viết ra, các niên trưởng của tôi sinh hoạt xa cách và khách sáo. Không có cái kiểu như thời kỳ còn ở Hưng Yên: “Này, Moi làm ở État Major lâu quá, thôi Toi kiếm thằng khác để Moi nghỉ một thời gian. Việc gì Toi cũng chơi thẳng với các Quân đoàn như thế thì còn cần Moi ở đây làm gì?” Không, các Xếp của tôi không ăn nói lăng nhăng như vậy. Ðại Tướng thưa rằng xin Tổng Thống cho tôi tạm nghỉ vì sức khỏe. Tổng Thống nói là xin Ðại Tướng vui lòng tiếp tục ở lại một thời gian. Bây giờ là lúc khó khăn, quân đội cần ổn định v.v… Và Ðại tướng Viên có lúc đã nhờ quân nhu tìm cho một số dụng cụ làm vườn để thực sự chuẩn bị vui thú điền viên, nhưng khi ông Thiệu nói như vậy đành chần chờ ở lại Bộ Tổng Tham Mưu cho qua ngày.
Cũng phải ghi lại là trong chức vụ cao cấp nhất của quân đội, tướng Viên đã có lần phác thảo kế hoạch tấn công ra Bắc và đó là một trong các phương cách tự vệ mãnh liệt nhất. Tuy nhiên chắc chắn rằng phía Hoa Kỳ hoàn toàn không yểm trợ và ông Thiệu không thể nào đơn phương quyết định được. Thêm vào đó, một trong các quyết định quan trọng nhất của tướng Cao Văn Viên là xử dụng tướng Ðồng Văn Khuyên từ Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận lên Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Tiếp Vận rồi là Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Ông Khuyên đã không phụ lòng tin cậy của tướng Viên trong các chức vụ này và đặc biệt ông cũng được Hoa Kỳ hoàn toàn yểm trợ. Và chính guồng máy Tiếp Vận với viện trợ Mỹ là con bài tẩy của chiến tranh Việt Nam.
Trong phần ghi chú của tác giả Cao Văn Viên viết trong tác phẩm Việt ngữ mới phát hành, một đề nghị chiến lược tối mật quan trọng nhất cho chiến tranh Việt Nam là việc bỏ đất, triệt thoái do Tổng Cục Tiếp Vận, Tổng Tham Mưu soạn thảo. Hoàn toàn dựa vào bài toán quân viện, nghiên cứu khả năng thực sự giữ đất, giữ dân, Việt Nam Cộng Hòa muốn tồn tại thì phải thu về các vùng đồng bằng và duyên hải. Kế hoạch phải áp dụng ngay từ sau Hiệp Ðịnh Paris chứ không thể căng mỏng quân lực ra khắp nơi theo kiểu dành dân lấn đất và chôn chân các đơn vị Tổng Trừ Bị tại các tiền đồn. Ðại tướng Viên đã chỉ thị tướng Ðồng Văn Khuyên lên trình riêng Tổng Thống để rồi không hề nghe được bất cứ một chỉ dấu gì của ông Thiệu cho đến những ngày đau thương 30 tháng 4-1975.
Chuyến đi thăm: (Tháng 4-2005)
Ba mươi năm trôi qua như một giấc mộng dài. Tháng tư năm 2005 từ San Jose CA, chúng tôi lên thủ đô tổ chức họp mặt anh em chiến hữu trại Trần Hưng Ðạo. Ðây chính là tổng hành dinh của bộ Tổng tham Mưu ngày xưa. Ba mươi năm hội ngộ, gặp lại lần đầu nhưng ai cũng biết đây là lần cuối. Ðại tướng lấy lý do già yếu nên không đến được. Hội họp xong, tôi nhờ trung tá Tâm đưa đến thăm ông. Tháng tư là tháng không vui mà cảnh trí nơi ông ở trông thật là buồn. Tâm nói rằng, đại tướng rất đúng hẹn và rất nguyên tắc. Khi chúng tôi bước vào phòng khách của khu cao niên Á châu, “Mon General” đã đứng chờ sẵn, quần áo chỉnh tề. Hình ảnh của vị tướng lãnh cao lớn mang 4 sao, áo hoa dù, mũ đỏ không còn nữa.
Ðại tướng của tôi bây giờ là một cụ già tóc bạc lưng còng, vóc dáng nhỏ bé, chỉ còn lại cặp mắt long lanh, và tiếng nói dịu dàng. Chúng tôi ngồi xuống bên nhau nói chuyện không có chủ đề. Trung tá Tâm ngồi một bên luôn luôn để ý săn sóc cho ông cụ.
Bao nhiêu câu hỏi cần tìm hiểu vị niên trưởng mà tôi đã chuẩn bị bây giờ buông suôi hết. Nào là rút quân, nào là tử thủ, từ chuyện ông Thiệu đến chuyện ông Kỳ, chuyện Mỹ, chuyện Tàu. Trong cái buổi chiều buồn và ảm đạm đó, tôi chợt thấy tất cả đều trở nên vô nghĩa. Toàn quân, toàn dân, cấp trên cấp dưới, bây giờ không quá khứ, chẳng vị lai.
Lời người xưa còn vẳng bên tai. Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng. Tướng lãnh thua trận, không thể nói mạnh. Bây giờ là tháng tư, 30 năm sau ngồi đây mà đổ tội cho ai. Nhất tướng công thành, vạn cốt khô. Mà công thành, có thành công cho cam. Tôi không hỏi và ông cũng chẳng nói. Tôi đưa cả hai tay cho ông nắm thật chặt. Hình như có một lời ca từ 50 năm trước trong bài Tình Lính: Thương nhau, tay nắm lấy bàn tay; Ông nắm thật chặt và Ông bắt đầu giảng cho tôi về Thiền Tông và Phật Pháp. Chẳng có thu thanh, thu hình phỏng vấn gì cả.
Đ/Tướng Cao văn Viên đi giữa hai thân hữu
Hai mươi năm chinh chiến điêu linh và ba mươi năm lưu lạc tù đầy của cả đạo quân nay bỏ qua một bên để ngồi bàn về đường đi của Phật. Trước khi chia tay, tôi ngỏ lời xin đại tướng một di vật cho viện Bảo tàng. Ông nói: Tôi có còn gì đâu. Bèn hỏi rằng hôm niên trưởng ra đi đem theo cái gì. Ông cho biết có cầm cái cặp. Bên trong có cuốn sách viết về đạo Phật. Tôi xin ông cuốn sách đó, có bút tự ghi dấu của đại tướng. Quay sang anh Tâm, tôi xin xác nhận, khi nào… Chúng tôi ra xe, ông cụ đứng ngó theo… Giữa những người lính trẻ ngày xưa, cuộc ra đi nào cũng có thể là lần cuối.
Bây giờ chúng tôi là những người lính già, chắc chắn phải hẹn nhau gặp lại ở nơi khác.
Lần cuối. (Tháng Giêng 2008)
Giây phút .. khi nào.. đã đến. Ðại tướng Cao văn Viên ra đi ngày 22 tháng 1 năm 2008 tại Fairfax, VA. cũng không xa nơi ông cư ngụ những ngày sau cùng. Gia đình tuy đơn chiếc nhưng chiến hữu rất đông đảo.
Những vị niên trưởng lừng lẫy của tôi, quý vị do thời thế tạo nên. Lúc còn trẻ tôi có thể đã kỳ vọng và trách cứ quý vị rất nhiều, nhưng bây giờ cấp dưới chúng tôi cũng già rồi, tôi đã suy nghĩ khác đi nhiều. Quả thực chúng ta không thay đổi được định mệnh và không vượt qua được thời thế. Tôi cũng đã từng là anh Thiếu Úy trẻ Bắc kỳ của mùa thu 54, bây giờ cũng đã cao niên như mọi người. Tôi bao dung với chính tấm thân già của mình.
Nhìn cuộc đời nhẹ nhàng hơn và tôi thông cảm với niên trưởng Cao Văn Viên. Tôi vẫn hình dung những buổi chào cờ đầu năm ở Bộ Tổng Tham Mưu. Lá cờ sao của Ðại Tướng Tổng Tư Lệnh bay trên nhà lầu chính. Tướng Cao Văn Viên đội mũ đỏ, áo hoa dù đứng giữa hàng quân để đọc nhật lệnh tại Vũ Ðình Trường Tổng Tham Mưu mênh mông. Hàng chục ông tướng xếp hàng ngang. Trên 50 cấp Ðại Tá xếp hàng dọc. Các sĩ quan, HSQ và binh sĩ của các phòng sở với đủ mọi loại quân phục Liên Quân. Bên trái là đoàn xe với quân cảnh hộ tống thật uy nghi lẫm liệt. Phía xa là trực thăng riêng đậu chờ sẵn.
Cách đó thật xa hơn nữa về cả không gian lẫn thời gian là hình ảnh Trung úy Cao Văn Viên trẻ trung của Secteur Hưng Yên trên chiến trường Bắc Việt. Rồi đến những ngày qua khi niên trưởng Cao Văn Viên sống một mình từ Nữu Ước đến DC. Ông chậm chạp đi bộ từ chợ về nhà, leo lên lầu hai của căn phòng nhỏ, tự mình chuẩn bị bữa ăn. Sáng nay ông ăn món gì? Bánh mì trứng hay trứng bánh mì? Ông có uống sữa hay không? Ông còn nhớ gì đến chuyện di tản ở miền Bắc 54.
Chuyện di tản ở miền Nam 75. Trung úy Thiệu ngày xưa nay đã đi xa rồi, Ðại úy Khiêm ngày xưa vẫn im lìm như thuở nào. Và Trung úy Viên ngày xưa mãi mãi vẫn cô đơn. Tuổi trẻ và danh vọng rồi cũng qua đi. Ai rồi cũng chỉ còn lại một mình. Khi ra đi lần cuối cũng chỉ có một mình. Tất cả quý niên trưởng và chúng tôi ai cũng muốn sống lại cái thời đeo lon cấp Úy của tuổi hoa niên. Phải mà được làm lại từ đầu thì chúng ta sẽ làm biết bao nhiêu điều tử tế hơn, đẹp đẽ hơn, cho bản thân, cho chiến hữu và cho đất nước.“ Tuổi hoa niên cùng mặc áo chinh y. Lòng mở rộng giữa dòng đời ấm áp. Tám mươi năm, kiếp người như gió thoảng. Chiều cô đơn về chậm hồn cao niên.”
Giao Chỉ – San Jose General (Four-Star)
https://alchetron.com/Cao-V%C4%83n-Vi%C3%AAn-2050482-W
Spouse(s) Tao Thi Tran (died 1991)
Children Cao Anh Tuan (died 1996); Cao Anh Dzung (missing); Lan Cao
Allegiance State of Vietnam and South Vietnam
Years of service 1949 – October 25, 1955 (Vietnamese National Army) October 26, 1955 – April 30, 1975 (Army of the Republic of Vietnam)
Died 22 January 2008, Annandale, Virginia, United States
Education United States Army Command and General Staff College
Awards National Order of Vietnam, Silver Star, Legion of Merit
Service/branches Vietnamese National Army, Army of the Republic of Vietnam
Books The Final Collapse [Illustrate, Reflections On The Vietnam, Leadership (US Army Center for, The US Adviser (US Arm, The US Adviser
Similar Trần Thiện Khiêm, Ngô Quang Trưởng, Trần Văn Đôn, Nguyễn Văn Thiệu, Đỗ Cao Trí
Cao Văn Viên (December 21, 1921 – January 22, 2008) was a South Vietnamese soldier who served in the Army of the Republic of Vietnam (ARVN) and rose to the position of Chairman of the South Vietnamese Joint General Staff. Considered one of "the most gifted" of South Vietnam's military leaders, he has been called "absolutely a key figure" and one of "the most important Vietnamese military leaders" in the U.S.-led fighting during the Vietnam War. Along with Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, and Trần Thiện Khiêm he was one of only four four-star generals in the entire history of South Vietnam.
Early life
Viên was born to Vietnamese parents in Vientiane, Laos, in December 1921. His father was a merchant. Hearing rumors of a gold rush in the Mekong Delta, he moved to what was then called Cochinchina to become a prospector. Although he became a follower of Ho Chi Minh's struggle against French colonial rule, he soon concluded that Ho's movement was more communist than nationalist, and joined independent fighter groups. He was captured by the French, released, and enrolled at the University of Saigon where he obtained a bachelor's degree in French literature. His schoolmate was Lâm Quang Thi.
Military career
Viên attended the French-run Cap Saint Jacques Military School, graduating with a commission in the Vietnamese National Army as a second lieutenant in 1949. He rose quickly through the ranks, becoming a battalion commander in 1953 and major in 1954. He attended the Vietnamese National Military Academy as a lieutenant, where he met and became friendly with many of South Vietnam's later military leaders. He twice served in military intelligence (in 1953 and 1954), and twice as a military logistics officer. After the formation of the Army of the Republic of Vietnam (ARVN) in 1955, he was appointed chief of military logistics for the ARVN Joint General Staff. He graduated from the United States Army Command and General Staff College in 1957. By 1960, he had completed parachute training with both the Vietnamese and American military, earned his Vietnamese combat pilot's license, and earned his American combat helicopter pilot's license. Viên was promoted to lieutenant colonel and appointed Chief of Staff of the Special Military Staff in the office of the President of the Republic in 1956. He and his family moved to a modest home in the Cholon neighborhood of Saigon (where he lived until April 1975). He was promoted to colonel in 1960 and named Commander of the Vietnamese Airborne Division in November 1960. This came after Colonel Nguyễn Chánh Thi and Lieutenant Colonel Vương Văn Đông, the two highest-ranking paratroopers led a failed coup attempt against Diem and fled into exile in Cambodia. Based on his experiences, Viên concluded in 1961 that the Viet Cong were no longer acting alone but were being led and reinforced by regular units of the People's Army of Vietnam (PAVN).
Viên refused to participate in the 1963 coup against South Vietnamese President Ngô Đình Diệm. He was one of several military leaders who were unaware of the coup. When called to a lunchtime meeting with other senior officers and informed of the coup d'état, he reportedly broke down in tears and resigned, refusing to go along with the putsch. Vien was not aware of the plot, and the generals had discussed whether to assassinate him during their planning phase because they knew he was a Diem admirer. His loyalty to the conspirators now suspect, a rifle was thrust into his back and he was moments from being killed. But Major General Tôn Thất Đính had spoken with General Dương Văn Minh during the planning for the coup and convinced Minh to save Viên's life. Dinh played mahjong with Vien's wife, and had convinced Minh that Vien would not oppose the coup. Vien had planned with Diem to allow the president to take refuge at his home in the event of a coup, but the offer could not be taken up because the rebels surrounded Vien's house after taking him into custody. Another account has him accepting the coup after being informed of it. General Lâm Quang Thi later recalled that Viên was a Diem loyalist, but remained neutral during the coup. Viên was briefly imprisoned and stripped of his command, but reinstated a month later.
Col. Viên was a critical supporter of the 1964 South Vietnamese coup in which President Dương Văn Minh was toppled by General Nguyễn Khánh, plotting with him to overthrow Minh and successfully ordering his Airborne Division troops to help secure the capital. By March 14, Viên had been promoted by the new regime to brigadier general.
Sponsored Links |
Viên was named Commander of III Corps, which held the critical region around Saigon. While commanding troops during action in Kiến Phong Province (now Đồng Tháp Province) in March 1964, his unit was ambushed and surrounded on three sides. Viên was wounded in the upper arm and shoulder, and was decorated by the United States with the Silver Star and by the Republic of Vietnam with the National Order of Vietnam (Knight). The Silver Star citation said that while leading his men in an anti-communist assault, and despite "the confusion and inferno of enemy fire" from both sides and an arm and shoulder wound, Vien "continued to exercise command vigorously and effectively until the enemy had been routed". Viên was the first senior South Vietnamese military officer to be wounded in the field. His actions won him widespread respect from American military officers.
Viên was appointed Chief of Staff of the Joint General Staff (JGS) on September 11, 1964, after President Khanh dismissed General Nguyễn Văn Thiệu in order to win Buddhist support for his government. As Chief of Staff of the JGS, he controlled troop movements around the capital and assigned officers to a few critical positions. He supported Khanh and helped suppress a counter-coup by Major General Dương Văn Đức on September 14, 1964. He helped put down another coup on September 27. Along with General Nguyễn Chánh Thi, Air Commodore Nguyễn Cao Kỳ, General Nguyễn Văn Thiệu, and Admiral Chung Tấn Cang, he supported a coup against Prime Minister Trần Văn Hương in December 1964. He led the then-biggest helicopter attack of the war in February 1965. When Viet Cong forces launched a mortar attack on the city of Đồng Xoài on June 10, 1965, Viên held U.S. forces from attacking—keeping the U.S. out of the war at a time when the United States was still attempting to avoid active involvement in the war. When President Phan Khắc Sửu resigned on June 17, 1965, and now-Air Marshall Nguyễn Cao Kỳ succeeded him, Viên was made a member of the military council which acted as a de facto cabinet.
Joint General Staff
Viên was promoted to Chief of the Joint General Staff (JGS) on October 1, 1965. He was promoted to major general on November 1, 1965, during the celebrations accompanying the second anniversary of Diem's assassination, and by January 1966 had been promoted again to lieutenant general. Viên seemed an unlikely choice for such a high position, but he was one of the few generals who could not be accused of having cooperated with the French colonial regime, his loyalty to the Diem regime and his role as a coup leader made him acceptable to conservatives and liberals alike, and he was remarkably apolitical. The appointment may also not have been as important as it appeared, for the JGS was almost routinely excluded from command decisions (which were often made by South Vietnam's military presidents). He had no authority to promote colonels to general, or promote generals to higher rank. At least one historian has characterized his tenure as JGS Chief as "ineffectual". An American general later said he believed that Viên used presidential interference in JGS decision-making as a means of avoiding blame and therefore did not challenge presidential decisions as much as he might otherwise have done. Major General Hoàng Xuân Lãm (Commander, I Corps) and Lieutenant General Lê Nguyên Khang (Commander, III Corps) were both particularly loyal to Viên, and helped the South Vietnamese government retain some degree of political stability. His control over the Corps was further strengthened when Prime Minister Kỳ appointed Brigadier General Nguyễn Văn Mạnh, another Viên loyalist, Commander of IV Corps in November 1966. With this appointment, Viên (along with Kỳ, Khang, and director of information Lt. Gen. Nguyễn Bảo Trí) was considered by American observers to be one of the most powerful people in the government.
Viên nonetheless attempted to be an active strategic thinker and reformer as JGS Chief. In 1965, he proposed invading Laos and establishing a defensive line across the southern portion of that country in order to cut off the Viet Cong's flow of supplies coming down the Ho Chi Minh trail. He met with U.S. President Lyndon B. Johnson in Guam in February 1966 to discuss the plan, but Johnson refused to authorize U.S. military support for the campaign and it never went forward. In September 1966, Viên sought and won command of the Vietnamese Navy and for the first time integrated naval plans into JGS planning, but this arrangement lasted only two months. Viên also worked to improve the relationship between his military leaders and their American advisors. When a leading general complained that American advisors were interfering in the chain of command, Viên held a meeting of all senior military leaders to smooth over the differences and reassure his commanders. Unlike many senior South Vietnamese military leaders, he was not shy of strongly criticizing units and commanders which he felt did not perform well. He said the 25th Division, led by Brigadier General Phân Trường Chinh, was "the worst division in ARVN, and possibly the worst division in any army." He instituted modern accounting systems to improve the payment of salaries and benefits, and fought for and won a harsh new law designed to catch and punish deserters. He also retained a limited role in commanding troops in the field. At the command of Prime Minister Kỳ, he personally led troops to Da Nang and Huế during the Buddhist Uprising of April 1966 and helped crush the rebellion of General Chánh Thi. He also instituted new fire control procedures designed to reduce air and artillery strikes against civilian targets. Even as late as 1968, he was in the field assessing the use of modern weapons (such as heavy helicopters and advanced missiles) by the enemy.
Defense Minister
On January 26, 1967, Prime Minister Kỳ announced that Lt. Gen. Nguyễn Hữu Có had been replaced as Defense Minister by Lt. Gen. Viên. Viên did not, however, assume the post of Deputy Prime Minister as the Defense Minister usually did. Viên was promoted to full General on February 5, 1967. In his role as Defense Minister, General Viên and Lt. Gen. Nguyễn Văn Vy were appointed to a committee to investigate and root out corruption among the top South Vietnamese military leadership. More than 50 ARVN officers were removed from service in the campaign's first push. (After the war ended, however, Viên was accused of refusing to act on accusations of corruption presented to him.) Viên also strongly criticized in a letter to General William Westmoreland (the senior U.S. military commander in South Vietnam) what he saw as an over-pessimistic and derogatory article by the U.S. news media about South Vietnamese troops and combat actions. Gen. Westmoreland subsequently assigned "military-information advisors" at the corps and division level to smooth over relations.
The summer of 1967, Viên played a critical role in helping overcome a political crisis in the government. In September 1966, South Vietnamese voters elected a Constituent Assembly which was charged with writing a new constitution for the Republic of Vietnam. The new constitution was promulgated in March 1967, and local elections held. A presidential election was scheduled for September 3, 1967, but Air Marshal and Prime Minister Nguyễn Cao Kỳ and Head of State Gen. Nguyễn Văn Thiệu both sought the presidency. With the U.S. military preparing for a major expansion in its armed forces in Vietnam, American diplomats and senior military officers made it clear that they would not tolerate another military coup or interference in the electoral process. Under the pretense of holding a meeting of the Armed Forces Council (an informal body of senior army, navy, and air force leaders to discuss military policy), Lt. Gen. Viên forced the military to resolve the crisis by unofficially backing one of the two candidates. With the assent of Prime Minister Kỳ, the support was unofficial so that if the military's candidate did not win the loss would not be seen as a public lack of confidence in the armed forces. After a three-day meeting, the military agreed to support Thiệu for president and Kỳ for executive vice president. Viên may have supported a Kỳ candidacy at first. According to Ky, Viên was for a short time considered for the presidency, but Viên refused and no majority formed behind his candidacy. Viên subsequently traveled to Thailand and met with exiled general Dương Văn Minh, warning him not to return to South Vietnam in an attempt to seek the presidency.
On August 10, 1967, Viên held his first press conference since becoming Chief of the JGS or Defense Minister, and accidentally revealed the existence of a secret, major bombing campaign against Viet Cong and PAVN troops in Cambodia. Since 1965, the United States had been making increasingly regular bombing raids on suspected Viet Cong and PAVN staging and supply areas throughout Cambodia. In his press conference on August 10, Gen. Viên briefly discussed the existence of the secret bombings, and declared them a failure. The U.S. government immediately and categorically denied that any such bombings had taken place. Gen. Viên was the first high military official in either South Vietnam or the United States to admit that the U.S. was bombing Cambodia.
Thiệu had initially signalled that he would replace Viên as Defense Minister with Lt. Gen. Vy if he won the presidency. But when Thiệu won the presidential election on September 3, he agreed to keep Viên as Defense Minister even though most of the cabinet would now be civilians rather than military personnel. He was also a member of the National Security Council, a body created by the new constitution to advise the President and Prime Minister on issues of national importance. He continued to act as a chief military strategist for the government, working with Gen. Westmoreland on the Combined Campaign Plan for 1967. In his role as Chief of the JGS and Defense Minister, Viên was the highest-ranking government official to greet President Johnson at Cam Ranh Bay when he made his second battle-zone trip to Vietnam in December 1967.
As Defense Minister, Gen. Viên also attempted to reform the government's pacification campaign. The failure of the Strategic Hamlet Program (an attempt to separate peasants from the Viet Cong by moving the population into fortified villages) by 1963 led to a re-emphasis on a military solution by 1965. The Phoenix Program, designed to identify and either capture or kill Viet Cong insurgents, was implemented and the South Vietnamese government began to focus on the "Revolutionary Development" program of economic development. In 1966, Viên and Westmoreland agreed to train ARVN troops in "clear and hold" pacification tactics. Although the American and South Vietnamese governments both realized the importance of pacification, the pacification program showed few results and was close to collapse by mid-1967. In September 1967, Major General Nguyễn Đức Thắng, Viên's deputy at the JGS, was appointed Minister of Construction and Development to revitalize the pacification program. Thắng proposed and Viên approved a plan for reform that would: 1) Require provincial chiefs to report to the Ministry of Construction and Development and the Minister for Pacification in Saigon and not military Corps commanders; 2) Strip Corps commanders of their ability to appoint province chiefs; 3) Transfer the role of Government Delegate for each province from Corps commanders to civilian political leaders; and 4) Transfer control of ARVN battalions engaged in pacification campaigns from Corps commanders to the Minister for Pacification. Viên sought the advice of Gen. Westmoreland, who agreed that the plan should be implemented. But President Thiệu repeatedly refused to implement the plan, fearing the loss of political support. Angry at Thiệu's action, Maj. Gen. Thắng resigned in January 1968 and became Viên's personal assistant.
Thiệu replaced Viên as Defense Minister with Lt. Gen. Nguyễn Văn Vy on November 98, 1967. Viên's departure was not seen as a snub or loss of political power, but rather as a way of relieving him of the less important duties of Defense Minister so that he could focus on prosecuting the war.
Role during Tet Offensive
Viên played a critical role in the Tet Offensive of January 31, 1968. Fearing an attack during Tết (the Vietnamese New Year), Westmoreland had advised Viên to limit the traditional Tết cease-fire to just 24 hours. Viên tried but failed to win approval for this limitation. Viet Cong and PAVN forces attacked I and II Corps shortly after midnight on January 31, and Saigon and III Corps at about 3 AM local time. Not alerted to the extent of the battle but realizing after several hours that a major attack on Saigon was under way, Viên was forced to drive himself through the back streets of Saigon at 7 AM to reach JGS headquarters at Tân Sơn Nhứt Airport. JGS Headquarters was one of six critical targets for the communist forces, and elements of the C-10 Sapper Battalion were assigned to attack the building. Shortly after his arrival, enemy combatants seized control of Gate 4 at the airport and were threatening to attack JGS Headquarters. By sheer luck, two armed and supplied battalions were at Tân Sơn Nhứt awaiting transport to I Corps. Viên immediately ordered their dispersal throughout the city of Saigon, preventing a collapse in the city's defense. Retaining two companies, he ordered a counter-attack against the enemy elements controlling access to the airport and threw them back. Due to the severe lack of personnel, Vien used almost his entire staff as combat personnel and took personal command of them in the field to repel the communist attack on the air base. Majors and colonels led platoons and captains and lieutenants acted as privates. Thanks to Gen. Viên's actions, JGS Headquarters remained the only secure military location in Saigon. Kỳ and most of the top generals in the city spent the next several days in Viên's office coordinating the counter-attack, sleeping on his office rug at night. Viên coordinated the city's defense throughout the first critical hours of the Tet Offensive, ordering JGS officers and staff into the streets to personally lead combat divisions throughout Saigon. Most of the fighting in the city ended by dawn the next day, although small elements of communist forces held out until March 7. Viên personally led troops in Operation Tran Hung Dao, the counter-offensive which began on February 3.
In the aftermath of the Tet Offensive, Viên became convinced that North Vietnam intended to cut South Vietnam in two by occupying the Tây Nguyên, or Central Highlands. Westmoreland disagreed, and reinforced Khe Sanh more than 185 miles (300 km) to the north. On April 1, 1968, Viên attended a meeting at Nha Trang called by Gen. Westmoreland and attended by Westmoreland, Lt. Gen. Lê Nguyên Khang (Commander of III Corps), Gen. Creighton Abrams (who was due to succeed Westmoreland on June 10, 1968), and Deputy Ambassador to Vietnam Samuel D. Berger. Berger made an impromptu speech declaring the Tet Offensive a great victory for South Vietnam and urging support for President Thiệu (rumors of another coup were rife). But angry at what he perceived as President Thiệu's lack of aggressive prosecution of the war and exhausted by his duties, Viên allegedly attempted to resign on April 3, 1968. Viên then denied he had done so, instead saying that he threatened to do so if U.S. and South Vietnamese forces were put under a unified command.
Vien later criticised the U.S. and South Vietnam for not pressing home their advantage and going on a large-scale offensive in an attempt to totally defeat the communists immediately.
Post-Defense Minister role
Thiệu considered replacing Viên as JGS Chair in June 1968, but kept him in the position. Viên remained a strong supporter of Executive Vice President Kỳ, who remained a very powerful figure in the government and had the support of nearly 1 million Roman Catholic refugees in the country. Viên (like Kỳ) opposed the appointment of Trần Văn Hương as Prime Minister, and Kỳ signalled to President Thiệu that he would not like to see Viên or the other generals who supported Kỳ removed from their positions. Viên subsequently accompanied Thiệu to Hawaii for yet another meeting with President Johnson in July 1968 and to an eight-day state visit to Taiwan and South Korea in May 1969. Viên's political position remained unstable, however. Several times in 1969 and 1970, Prime Minister Trần Văn Hương advised Thiệu to replace Vien with Lt. Gen. Đỗ Cao Trí.
Lt. Gen. Viên continued to act as chief strategist for South Vietnamese armed forces, but his influence was increasingly impaired. In June 1968, he advocated that the U.S. resume bombing of North Vietnam. In September 1968, he advocated the invasion and occupation of Cambodia, Laos, and southern North Vietnam. But as President Johnson and later President Richard Nixon began implementing the policy of Vietnamization (under which there would be gradual American troop withdrawals and extensive re-arming and training of ARVN forces with the aim of leaving the war completely in the hands of the South Vietnamese), Viên and other South Vietnamese military leaders were rarely consulted or informed ahead of time about these decisions. For example, when the U.S. considered an immediate halt to all bombing of North Vietnam in October 1968, only President Thiệu was consulted. Viên nonetheless was forced to help implement Vietnamization. Based on the conversations in Hawaii six months earlier, he held the first JGS discussions on American troop withdrawals in January 1969. Viên remained silent about his views of the American policy, but his aides were extremely pessimistic about its success. Viên did, however, support Ambassador Ellsworth Bunker's "One War" strategy (under which pacification, counter-insurgency, and Vietnamization all took equal importance) and assisted Gen. Abrams with developing the Combined (US/SVN) Strategic Objective Plan of 1969. The plan involved the transfer of hundreds of aging American military camps to the South Vietnamese armed forces. Many ARVN officers criticized Viên's plan to base ARVN troops in these static positions, arguing that it isolated the Army from the populace, hurt morale, and reduced mobility. Lt. Gen. Viên accompanied President Thiệu to Midway Atoll in June 1969, where the two men learned of President Nixon's intention to withdraw 25,000 American troops from South Vietnam within 60 days. In what became the then-largest single transfer of military equipment to South Vietnam, Lt. Gen. Viên received 64 river patrol boats from the United States just days later.
Viên was awarded the Legion of Merit, Commander, in December 1969.
Vietnamization
Viên continued to worry about the prosecution of the war effort. He told the press and his American military advisors that he expected the United States to maintain a force of at least 250,000 troops on the ground for the next several years, and that if the U.S. did not he did not expect South Vietnam to survive. Beginning in 1970, he asked to be relieved as Chief of the JGS and assigned command of the Airborne Brigade, but President Thiệu refused each time (wishing to retain the apolitical general in this critical role). As Vietnamization continued, Viên clamped down once more on the American press. He led JGS staff in exercises in determining how much territory ARVN could defend with varying amounts of U.S. aid. He also began planning independent military operations to cope with the effects of Vietnamization. Although Gen. William B. Rosson met with him in April 1970 to warn against it, Viên began planning for ARVN troops to engage in cross-border attacks into Cambodia to strike at Viet Cong and PAVN staging and supply areas. He also reorganized the ARVN command structure, providing for joint command of III and IV Corps while operating inside Cambodia and the establishment of a Cambodian military liaison officer to the JGS.
At a high-level meeting of cabinet officials and generals in October 1970, Viên again sought and won support for a plan (Operation Lam Son 719) to send ARVN troops into Laos to cut the Ho Chi Minh Trail. Viên and President Thiệu met with United States Secretary of Defense Melvin R. Laird on January 11, 1971, and proposed their plan. With Laird's tentative approval, Viên met with Gen. Creighton Abrams and worked out the military details. Viên had proposed an invasion of Laos "countless" times since 1965, making it one of his top strategic goals. But the invasion was a disaster. Poor roads, rough terrain, and a much higher than expected number of PAVN artillery and machine gun positions (which interdicted airborne resupply efforts) brought the invasion to a halt halfway to its intended target of the city of Tchepone by the first of March. A worried Viên met with Gen. Abrams, President Thiệu, and U.S. Ambassador Ellsworth Bunker on March 3 to discuss a change in tactics, and concluded that ARVN airborne forces would make an assault on the abandoned town of Tchepone and occupy it. The assault was successful, and two days later a withdrawal began. The withdrawal turned into an undisciplined, panicked retreat with very heavy losses which was completed on April 6, 1971.
In an example of what he called "pure psywar", Viên also spread rumors that ARVN troops might invade across the Vietnamese Demilitarized Zone and invade North Vietnam (rumors intended to keep three PAVN brigades pinned down there). General Viên met with U.S. Secretary of Defense Laird, Chairman of the Joint Chiefs of Staff Admiral Thomas H. Moorer, and Commander-in-Chief, Pacific Command (CINCPAC) Admiral John S. McCain, Jr. in November 1971 to discuss the effect of military aid cuts.
General Viên's role as Chief of JGS became more advisory after 1971. After PAVN's success during the early months of the Easter Offensive in March and April 1972—during which the city of Quảng Trị and the provinces of Bình Định and Kon Tum were lost to communist forces—President Thiệu consulted with Gen. Viên but continued to personally direct the war without general staff assistance. Viên still believed ARVN capable of defeating the insurgents if his military forces were given enough supplies. As the Easter Offensive ended in October, speculation was rife that the Thiệu government might not be able to survive. Viên was among the individuals who South Vietnamese and American officials felt might be able to form a coalition government with the Viet Cong, if such an action were necessary.
Gen. Viên nearly became a signatory to the Paris Peace Accords in 1973. A tentative agreement between the United States and North Vietnam was reached in late October 1972, but President Thiệu rejected the accord and demanded 69 changes. Concerned that the Hanoi government might pull out of the negotiations altogether and seek to defeat the South Vietnamese, President Nixon ordered the heavy aerial bombing (Operation Linebacker II) of North Vietnam in December 1972. Although American losses were light overall and damage in North Vietnam heavy, American public opinion and Congressional anger ran high against the bombing campaign. The Hanoi government agreed to return to the bargaining table, and Nixon suspended operations against North Vietnam on December 29, 1972. Nixon offered repeated, private assurances (which did not have the weight of formal diplomatic guarantees) to President Thiệu several times during the first two weeks of January, but could not get him to agree to sign the peace document. When President Thiệu continued to balk, Nixon told him that he would independently sign the peace accord on January 23 with or without South Vietnamese consent. Thiệu capitulated. By January 22, however, it was unclear if Thiệu would actually send a delegate to Paris to sign the documents. Gen. Viên offered to go to Paris to initial the peace agreement without Thiệu's consent, but President Nixon vetoed the idea.
General Viên was the most senior South Vietnamese official to represent the government as General Frederick C. Weyand and the final contingent of U.S. ground troops left Vietnam on March 28, 1973.
Viên ordered heightened security for the 1974 Tết holiday, and in April 1974 traveled to the United States to plead (unsuccessfully) for more military aid. He was appointed a member of the Presidential Military Council in 1975 along with generals Trần Thiện Khiêm and Dạng Văn Quảng. He also promoted Lt. Gen. Đổng Văn Khuyên, a close friend and Commander of the Central Logistics Command, to act concurrently as Chief of Staff of the JGS. In the opinion of Major General Homer D. Smith, the U.S. defense attaché, Khuyên's appointment enhanced operations and personnel operations while diminishing the managerial efficiency of logistics and creating jealousy among other military commanders.
Role during government's final days
Viên was present at the fateful meeting in March 1975 which led to South Vietnam's collapse. At the end of February 1975, President Thiệu (accompanied by Gen. Viên and Prime Minister Gen. Trần Thiện Khiêm) made a brief visit to Cam Ranh Bay to assess the military situation in South Vietnam's northernmost military zone. At an assembly of top generals on March 11, 1975, President Thiệu declared he would abandon the Central Highlands—trading land in order to achieve a more defensible concentration of population and troops around Saigon and the Mekong Delta. Viên had long believed consolidation was necessary, yet also felt the war would be unwinnable if the Central Highlands were abandoned. He had long remained silent about his support of consolidation, however. Accounts of Viên's participation in the March 11 meeting vary. In some versions, Viên remained silent when Thieu announced his decision. In another version, he supported Thieu's plan. Whichever version is correct, the government did not prepare the army, its allies, or the public for the decision, nor did it anticipate how the decision might affect the war effort. Although Gen. Viên met with Maj. Gen. Homer D. Smith shortly after the March 11 meeting, he did not inform him about President Thiệu's decision—leaving the Americans unprepared for what followed. Thiệu's decision led to widespread panic among the public, and the collapse of the Army of the Republic of Vietnam. As panic set in and ARVN troops refused to fight or deserted in large numbers, Gen. Viên tried to rally his nation's troops: "We have only one way and that is to fight for our survival. The historic hour has come." But privately he expressed his belief that the Thiệu government could no longer prosecute the war effort effectively. General Viên, President Thiệu, Vice President Trần Văn Hương, and Prime Minister Gen. Trần Thiện Khiêm consulted with Gen. Weyand (visiting South Vietnam on a fact-finding mission) on April 1. Also present were U.S. Ambassador Graham Martin and Maj. Gen. Homer D. Smith. Weyand delivered a personal message from President Gerald Ford indicating that limited amounts of critical supplies and equipment were coming, but that the South Vietnamese army had to hold its ground.
General Viên met with Gen. Trần Văn Đôn, the new South Vietnamese Defense Minister, on April 16 and advised him that ARVN troops would no longer fight. To Australian Army Brigadier Ted Serong, this was a sign that Gen. Viên himself was abandoning the fight. But Maj. Gen. Homer D. Smith felt that Viên and the JGS staff were working very hard to reconstitute forces which had fled and wanted to continue to fight. On April 21, Gen. Viên issued a statement that said he would not resign and intended to stay and fight. On April 27, Viên helped brief members of the National Assembly on what was likely to happen once the city fell. Air Marshal Nguyễn Cao Kỳ later said he called Gen. Viên on April 27 and offered to lead a tank column so that they could open the road to the west and help tens of thousands of people flee the city, but Gen. Viên dissuaded him. Viên's next actions are unclear. Some accounts say that Gen. Viên then resigned, telling President Trần Văn Hương that he could not serve under Gen. Dương Văn Minh (who had returned to the country in 1968 and would be named President on April 27). But other versions of the fall of Saigon have Gen. Viên leaving Vietnam on April 28 without resigning, leaving the JGS in turmoil.
Saigon fell to PAVN forces on April 30, 1975.
Assessment
Assessments of Cao Văn Viên's military career are generally positive. In his memoir, A Soldier Reports, Gen. William Westmoreland concluded, "Never have I known a more admirable man: honest, loyal, reserved, scholarly, diplomatic." Historians have said his strategic and command skills compared favorably with those of American General Earle G. Wheeler, and that Gen. Creighton Abrams respected Viên deeply. Maj. Gen. Homer D. Smith said, "I was most impressed with this gentleman. Our relationship was one of complete candor on the matters he chose to discuss. ... I never heard him say an unkind thing about anyone. Despite the obvious facts of too little support and the failing prospects of getting more support, he was never bitter. He was a very gracious person." In a top secret report in July 1970, Colonel John K. Singlaub said he had "a very warm personal working relationship" with Viên, and described the general as a "major factor in getting things done".
There are some critics, however. General Lâm Quang Thi called him a "colorless" man who preferred practicing yoga over leading troops. Los Angeles Times reporter George McArthur called him "something of a prima donna." Nguyễn Tiến Hưng described him as "a mediocre staff officer, without imagination."
Post-war life
Cao Văn Viên left South Vietnam for the United States on April 28, 1975. He arrived in the U.S. on April 29, 1975, aboard a C-141 Starlifter aircraft which landed at El Toro Marine Air Station. He was met by Marine Brigadier General R. W. Taylor and taken to an undisclosed location before being reunited with his family. The Viên family had strong ties to the U.S. already: In 1973, Gen. Viên's oldest son was a doctoral student at American University and his second-oldest son was attending high school in Washington, D.C.
The Viên family settled briefly in New Jersey, where his wife Tran Thi Tao ran a dry cleaning business. The Viên family then moved to Falls Church, Virginia, His wife started an export-import business. For a time, Gen. Viên was paid $1,500 by the U.S. Army to write monographs about the conduct of the Vietnam War. His most comprehensive analysis was The Final Collapse, in which he argued that cutbacks in military assistance and a lack of U.S. air power led to the defeat of the South Vietnamese government. After finishing his work for the U.S. Army, Gen. Viên considered teaching French literature, but he suffered from rheumatoid arthritis and was unable to work. Viên was a lifelong adherent of Buddhism; fluent in English, French, and Laotian; never smoked tobacco or drank alcohol; and loved birds. He became an American citizen in 1982. He kept bees and allowed them to sting him to dull the pain of his arthritis, but this unorthodox remedy was only temporarily effective.
Viên's wife died in 1991. His daughter, Lan Cao, became a professor of law at the College of William and Mary. His son Cao Anh Tuan died in 1996, and his son Cao Anh Dzung disappeared and has never been found. Cao Văn Viên lived his last years at Sleepy Hollow Manor, an assisted living facility in Annandale, Virginia. He died there of cardiac arrest on January 22, 2008. He was survived by his daughter and five grandchildren.
Controversy over wealth
At the time that he left South Vietnam, the American press believed that Viên was one of the wealthiest generals able to escape the country. The Los Angeles Times reported that "repeated American complaints" had prevented Viên himself from accumulating wealth or engaging in corruption.
Viên's wife, Tao Thi Tran, was the daughter of one of the largest landowners in the Mekong Delta. Her father was executed by the Viet Cong and her family's land confiscated. A savvy businesswoman, she built a large number of businesses while her husband was in the military. She owned and ran bars and hotels that catered to U.S. military personnel and diplomats, as well as a number of other businesses at different times including a Pepsi-Cola bottling franchise, a San Miguel beer distributorship, and a construction company that built approximately 20 to 30 homes each year. She also owned extensive tracts of land, and, for a time after moving to the US, she ran an import-export business which specialized in Vietnamese handicrafts. She was also said to sell favors and military and political promotions.
Accusations were also frequently made that General Viên's wife had enriched the family due to her husband's position, although there was almost no evidence to support such claims. In September 1970, a member of the National Assembly accused Gen. Viên of extensive corruption. After the fall of Saigon, Nguyễn Văn Ngái (a former Minister of Rural Development and former Senator in the National Assembly) also accused the Viêns of corruption. Another unsubstantiated claim was that the Viêns had deposited $1 million in a bank in Guam during their flight from South Vietnam.
Other awards
In addition to his National Order of Vietnam, Silver Star, and Legion of Merit, General Viên was awarded eight other medals from the governments of the Philippines, the Republic of China, South Korea, and Thailand. He also received the following honors from the Republic of Vietnam as of 1967:
Nom: Cao Van Vien
Date et Lieu de Naissance: 11 décembre 1921, Vientiane, Laos
Famille: Marrié, quatre enfants
Education:
Position Présente: Chef, Etat Major Général, ARVN, 14 otobre 1965
Anciennes Positions:
Who's Who In Vietnam
Vietnam Press, Saigon 1967
Fourni
par Adam Sadowski
Bài viết trình bày các dữ kiện liên quan đến Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Tuy ông là một tướng lãnh thuần túy, nhưng chắc chắn việc làm của ông có ảnh hưởng đến việc hình thành nền Đê Nhị Cộng Hoà, và sau này. Xin dành quyền nhận xét nhân vật lịch sử này cho quý vị độc giả.
Ông Cao Văn Viên sinh ngày 11-12-1921 tai Vientiane (Vạn Tượng), thủ đô Vương Quốc Lào. Cha mẹ của ông là ông Cao Văn Tý và bà Nguyễn Thị Võ, thương gia người Việt đã sinh sống lâu đời tại đây.
Lúc nhỏ, ông Viên theo học chương trình Pháp ở bậc tiểu học và trung học tại Vientiane, đậu bằng diplome (Trung Học Đệ Nhất Cấp) năm 1938, và vào học tại trường Cao Đẳng Thể Dục Thể Thao. Ra trường ông được bổ nhiệm làm huấn luyện viên thể dục ở một trường trung học tại tỉnh Paksé. Trong thời gian này, ông đậu bằng Tú Tài I.
Đầu năm 1949, khi gia đình ông hồi cư về Sài Gòn, ông đã theo học khoá I trường Võ Bị Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Cùng theo học với ông có các ông Nguyễn Chánh Thi (trung tướng), Nguyễn Hữu Hạnh (chuẩn tướng), Trần Văn Xội (đại tá, Cục Quân Vận), Vũ Quang Tài (đại tá Nhảy Dù, cục Ttrưởng Cục Xã Hội).
Tốt nghiệp thủ khoa với cấp bậc thiếu úy, ông được thuyên chuyển về Trung Đoàn 11 Bộ Binh Thuộc Địa (11è Regiment Infanterie Coloniale – gọi tất là 11è RIC), bản doanh đóng ở Cần Thơ. Tại đây, ông gặp và kết thân với Thiếu Úy Trần Thiện Khiêm lúc hai người còn độc thân và ăn cơm chung. Thời gian sau, ông Viên kết hôn với bà Cecile Trần Thị Tạo năm 1925 tại xã Nhơn Mỹ, quận Kế Sách, Sóc Trăng. Trong khi đó, ông Khiêm kết hôn với bà Đinh Thuý Yến, quê ở Rạch Giá.
Năm 1951, ông được thăng trung uý, rồi được cử đi học khoá Chỉ Huy Chiến Thuật tại Trung Tâm Huấn Luyện Chiến Thuật tại Hà Nội. Trung Uý Nguyễn Văn Thiệu đã cùng học chung với ông. Mãn khóa, ông được cử giữ chức vụ Trưởng Phòng 2 Khu Chiến Hưng Yên. Trong khi đó, Trung Uý Thiệu thì được thuyên chuyển về trường Võ Bị Đà Lạt làm sĩ quan cán bộ cho khoá 5.
Năm 1952, ông được thăng đại uý, giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 10 Việt Nam, thay thế Đại Uý Huỳnh Bá Xuân (bị Việt Minh bắt khi đang đi hành quân). Cùng đơn vị với ông Viên có Thiếu Uý Nguyễn Viết Thanh, đại đội trưởng (sau này là cố trung tướng.) Cùng lúc, Đại Uý Trần Thiện Khiêm cũng làm tiểu đoàn trưởng một tiểu doàn khác, trong khi Đại Uý Nguyễn Văn Thiệu là Trưởng Phòng 3 Khu Chiến Thuật Hưng Yên.
Đầu năm 1954, ông thay thế Đại Uý Nguyễn Văn Thiệu làm trưởng phòng Phòng 3 Khu Chiến Thuật Hưng Yên. Đại Úy Thiệu được cử giữ chức Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Bộ Binh số 11.
Đầu năm 1955, ông được thăng thiếu tá và giữ chức trưởng phòng Phòng 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Cuối năm, ông bàn giao chức vụ cho Thiếu Tá Đồng Văn Khuyên, đi làm Tuỳ Viên Quân Sự ở Toà Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Năm 1957, sau khi mãn nhiệm kỳ tùy viên, thay vì phải trở về Việt Nam , ông được chỉ định ở lại học khoá Chỉ Huy Tham Mưu tại Fort Leavenworth, Kansas. Cùng học với ông có Thiếu Tá Nguyễn Văn Thiệu.
Ngày 1-2-1958, ông được thăng trung tá tạm thời và làm Trưởng Tham Mưu Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, thay thế Đại Tá Nguyễn Văn Là làm tổng giám đốc Cảnh Sát. Tháng 7-1958, ông đậu bằng Tú Tài Pháp.
Ông Viên đã kể lại rằng ông đã rất may mắn được chọn làm tham mưu trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống. Khi vừa mãn khoá Chỉ Huy Tham Mưu tại Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ, ông về Việt Nam vào tháng 1-1958 và chờ Bộ Tổng Tham Mưu bổ nhiệm về đơn vị mới. Đúng lúc đó, Tổng Thống Diệm bảo Đại Tướng Lê Văn Tỵ, tổng tham mưu trưởng, chọn một sĩ quan cấp tá có diện mạo sáng sủa, có học thức để trình diện ông. Đồng thời, tổng thống cũng bảo Tướng Trần Văn Đôn cũng chọn một người với cùng điều kiện. Đại Tướng Tỵ chọn ông Viên, trong khi Trung Tướng Đôn chọn Trung Tá Trần Ngọc Huyến. Khi ông Viên và ông Huyến vào trình diện Tổng Thống Phủ, ông Viên đã được chọn giữ chức tham mưu trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống.
Ngày 26-10-59, ông được thăng trung tá thực thụ.
Trong một dịp đặc biệt, ông Viên đã kể lại về cuộc đảo chính 11-11-60 cuả Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, như sau:
“Đêm 11-11-60, khi nghe tiếng súng nổ ở hướng dinh Độc Lập, tôi (ông Viên) đích thân lái chiếc Peugeot 202 mang số ẩn tế đến Phủ Tổng Thống. Khi đi vòng tới phiá sau vườn Tao Đàn, một người lính Nhảy Dù xuất hiện, hùng hổ la to bảo tôi dừng xe. Tôi chưa kịp quay kiếng xuống hỏi chuyện gì thì anh ta nổ súng khiến kiếng trưóc vỡ tan. May mắn tôi không bị thương. Khi bước xuống xe, tôi được lệnh đến ngồi dưới gốc cây với vài quân nhân cũng bị bắt ngồi như tôi. Sáng hôm sau thì khi những người lính Dù bỏ đi. Tôi vào dinh Độc Lập thì được lệnh bàn giao chức vụ tham mưu trưởng Biệt Bộ cho Trung Tá Lê Như Hùng, nguyên tỉnh trưởng Kiến Hoà.
Sau đó, tôi đã được cử đi giữ chúc vụ mới là tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù, thay thế Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đào thoát sang Cam Bốt. Ngay khi nhậm chức, tôi được thăng đại tá tạm thời. Rồi ngày Quốc Khánh 26-10-61, tôi được thăng đại tá thực thụ.
Ngày 1-11-1963, tôi bị bắt giữ ở Bộ Tổng Tham Mưu, cùng với một số sĩ quan được coi là trung thành với Tống Thống Diệm. Sáng ngày 2-11-63, khi ông Diệm và ông Như đã chết, tôi được cho về nhà nhưng bị quản thúc tại gia. Đến ngày 6-11-63, tôi được lệnh lên ngồi ở Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu chờ lệnh.
Ngày 8-11-63, tôi được Trung Tướng Trần Thiện Khiêm cho hồi phục chức vụ lữ đoàn trường Lữ Đoàn Nhảy Dù”.
Ông Viên kể thêm:
“Ngay khi trở về Lữ Đoàn Nhảy Dù, ông Khiêm đã gọi điện thoại cho tôi, nói:
– Tôi giúp anh về lại Lữ Đoàn Nhảy Dù nhưng chưa thông qua ông Minh. Sau này khi cần, anh phải giúp lại tôi.
– Chắc chắn rồi. Tôi trả lời”.
Sáng ngày 30-1-64, ông Khiêm gọi điện thoại cho ông Viên, với một câu ngắn gọn: “Tối nay nghe.” Hiểu ý ông Khiêm, buổi tối ông Viên đã đem lực lượng Nhảy Dù tham dự cuộc chỉnh lý do ông Khiêm điều động.
Ngày 1-3-64, ông bị thương trong cuộc hành quân ở Hồng Ngự, Cao Lãnh, lúc đang chỉ huy Tiểu Đoàn 1 và 8 Nhảy Dù xung trận.
Ngày 3-3-64, ông được thăng cấp thiếu tướng đặc cách tại mặt trận do Thủ Tướng Nguyễn Khánh gắn tại Tổng Y Viện Cộng Hoà (lúc này chưa ban hành sắc lệnh công nhận cấp chuẩn tướng). Vì không dự trù trước, Tướng Khánh, bất chợt đến thăm Tổng Y Viện Cộng Hoà, đã hội ý với Tướng Khiêm về việc thăng cấp cho Đại tá Viên. Vì không có sẵn lon thiếu tướng, nên Tướng Khánh đã dùng tạm lon của Thiếu Tướng Lâm Văn Phát, tư lệnh Quân Đoàn III, cùng đi chung để gắn cho ông Viên.
Tháng 8-1964, ông đỗ cử nhân Văn Khoa.
Ngày 15-9-64, ông giao lại chức lữ đoàn trưởng Nhảy Dù cho Đại Tá Dư Quốc Đống (lữ đoàn phó) rồi nhận chức tham mưu trưởng Liên Quân, thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Văn Thiệu đi giữ chức tư lệnh Vùng IV Chiến Thuật.
Ngày 12-10-64, ông bàn giao chức tham mưu trưởng Liên Quân cho Trung Tướng Trần Văn Minh (Minh “nhỏ”) để giữ chức tư lệnh Vùng III Chiến Thuật, thay thế Trung Tướng Trần Ngọc Tám đi làm tổng giám đốc Bảo An Dân Vệ.
Trong thời gian Thiếu Tướng Viên làm tư lệnh, Vùng III đã xảy ra 3 trận đánh lớn và đẫm máu: Trận Bình Giã vào cuối tháng 12-1964, trận Đồng Soài tháng 6-1965, và đồn điền cao su Michelin ở Dầu Tiếng vào tháng 6-65, khơi mào cho cuộc chiến đang trở nên ác liệt. Ngày 11-10-65, ông bàn giao chức tư lệnh Vùng III cho Thiếu Tướng Nguyễn Bảo Trị, để làm tổng tham mưu trưởng thay thế Trung Tướng Nguyễn Hữu Có (Tướng Có chỉ còn giữ chức bộ trưởng Bộ Quốc Phòng).
Ông được thăng trung tướng nhiệm chức ngày 1-11-65 và trở thành thực thụ ngày 19-6-66.
Lúc này Hải Quân khiếm khuyết chức vụ tư lệnh nên Trung Tướng Viên tạm thời kiêm luôn tư lệnh Hải Quân từ 14-9-66 đến 31-10-66, rổi giao lại cho Hải Quân Đại Tá Trần Văn Chơn.
Ngày 28-1-67, ông kiêm nhiệm Bộ Trưởng Quốc Phòng thay thế Trung Tướng Có bị cho lưu vong và giải nhiệm.
Ngày 4-2-67, ông được thăng cấp đại tướng nhiệm chức.
Đầu năm 1967, khi bản dự thảo Hiến Pháp sắp hoàn tất, có những dấu hiệu chia rẽ giữa hai ông Thiệu và Kỳ. Sự mâu thuẫn càng ngày càng trở nên gay gắt. Khi bản Hiến Pháp được chính thức công bố, cả hai ông đều tuyên bố ra tranh cử tổng thống. Đại Tướng Viên nhận thấy nếu không hàn gắn và kết hợp đuợc hai ông lại, quân đội sẽ bị chia rẽ. Không chừng cả hai ông đều bị thất cử.
Đại Tướng Viên thấy mình cấp bậc lớn nhất, và tuổi tác cũng lớn hơn các vị tướng khác nên đúng ra dàn xếp để kết hợp hai người lại với nhau. Một người trẻ hơn, chức vụ cấp bậc tuy nhỏ hơn nhưng trong tay có nhiều quyền lực, nhiều vi cánh hơn. Người kia dù không có nhiều uy quyền, nhiều tay chân, nhưng thâm trầm, khôn ngoan, và có thủ đoạn chính trị. Chính vì thế nên không ai chiụ nhường ai.
Các tướng lãnh đã họp liên miên tại Bộ TTM nhưng các cuộc họp không đi đến một kết quả. Không khí buổi họp đôi lúc căng thẳng và ngột ngạt. Đại Tướng Viên đã phải bay đến các tư lệnh các vùng để tìm giải pháp nhưng cũng không xong. Cuối cùng, hội đồng tướng lãnh đã dùng kỷ cương quân đội và hệ thống quân giai ép ông Kỳ chiụ đứng vai phó tổng thống. Đổi lại, ông Thiệu nhường quyền đề cử thủ tướng, và chọn lựa các tổng, bộ trưởng cho ông Kỳ.
Sau khi hai ông đồng ý các điều kiện được nêu ra, Trung Tướng Thắng được giao nhiệm vụ viết lời cam kết và đưa ông Thiệu ký tên.
Cuối cùng, Đại Tướng Viên dã giàn xếp êm thấm một vụ tranh dành quyền lực tưởng chừng như không thể dàn xếp được.
Chuyện của ông Thiệu và Kỳ vừa được giải quyết thì Đại Tướng Dương Văn Minh, đang ở Thái Lan, cũng tuyên bố sẽ về VN ứng cử làm tổng thống. Làm sao đây? Nếu ông Minh về ứng cử thì biết đâu ông Minh sẽ đắc cử?
Để bảo đảm cho liên danh của ông Thiệu và ông Kỳ đắc cử, Tướng Viên với tư cách là bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã ra thông cáo gởi cho Tướng Minh, như sau: “Vì lý do an ninh, chúng tôi không thể bảo đảm an toàn cho đại tướng về nước vận động tranh cử”. Thế là ông Minh rút lui.
Khi liên danh của ông Thiệu và ông Kỳ đắc cử, cả hai ông đếu muốn ông Viên vẫn giữ chức bộ trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm tổng tham mưu trưởng. Nhưng ông Viên nhứt định không nhận chức bộ trưởng Quốc Phòng nên giao cho Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ, lúc đó đang là tham mưu trưởng Liên Quân.
Ngày 1-11-67, ông Viên được thăng đại tướng thực thụ.
Rồi máu lửa Mậu Thân 1968 lan tràn khắp đất nước VNCH. Đêm mùng 1 rạng mùng 2 Tết, khoảng 2 giờ sáng, tiếng súng nổ vang khắp nơi. Người viết chưa kịp định thần là chuyện gì thì điện thoại reo. Người viết nhấc điện thoại, nói:
– Tư dinh Đại Tướng, Sỉ Quan Tùy Viên nghe. Xin lỗi, giới chức nào gọi?
– Tôi là sĩ quan trực Trung Tâm Hành Quân Tổng Tham Mưu báo cáo: “Việt Cộng đang tấn công khắp 4 vùng chiến thuật. Chúng đang tấn công vào cổng số 4 Tổng Hành Dinh TTM. Đầu dây bên kia trả lời.
Người viết chưa kịp báo cáo thì Đại Tướng Viên bấm intercom:
– Chuyện gì vậy?
Sau khi nghe tôi báo cáo, ông ra lệnh chuẩn bị xe vào Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi liền gọi hỏi Tổng Hành Dinh (THD) xem Cổng Số 1 (cổng chánh) có an toàn hay không, để hiểu rõ tình hình, rồi chuẩn bị xe và lính hộ tống.
Chúng tôi đến Tổng Tham Mưu vào khoảng 3 giờ sáng. Chỉ Huy Trưởng THD,, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn Danh Dự Liên Quân đều không có mặt. Cổng Số 4 bị địch chiếm. Trường Sinh Ngữ Quân Đội và Trung Tâm Ấn Loát Phòng Tổng Quản Trị gần đó bị cháy. Nhận thấy không đủ binh sĩ để ngăn chận địch, đại tướng ra lệnh trại Hoàng Hoa Thám tăng cường một đại đội Dù (không hoàn chỉnh) làm lực lượng án ngữ không cho Việt Cộng tiến thêm để chờ viện binh.
Tờ mờ sáng, Thiếu Tướng Lê Nguyên Khang, tư lệnh Quân Đoàn 3 kiêm Tư Lệnh TQLC, điều động Tiểu Đoàn 2 TQLC tới phản công, giải toả Cổng Số 4. Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, đang thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, và Tiểu Đoàn 41 BĐQ, đang tái huấn luyện tại Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Củ Chi, Đức Hoà, cũng được điều động về Sài Gòn cùng một lúc.
Khi mọi người đang bận công việc, Phó Tổng Thống Kỳ tới gặp Tướng Viên và Tướng Khang nói chuyện. Khoảng 45 phút, ông Kỳ bỏ đi với vẻ mặt bực bội (chi tiết sẽ viết sau). Sau đó, Đại Tướng Viên ra lệnh cho tôi gọi Chuẩn Tướng Nguyễn Viết Thanh, tư lệnh Sư Đoàn 7 BB ở Mỹ Tho. Tôi chỉ nghe đại tướng nói:
– “Ráng tìm mọi cách đưa tổng thống về Saigon, càng nhanh càng tốt và bảo vệ an ninh tối đa cho tổng thống. Nếu có thể, anh cho đưa Tổng thống về trước. Toán cận vệ có thể về sau”.
Tiếp theo, Đại Tướng Viên bảo Trung Tá Nguyễn Hữu Bầu, Chánh Văn Phòng, gọi Phủ Tổng Thống. Đầu dây bên kia là một trung tá. Tôi chỉ nghe đại tướng nói:
-”Trung tá cố gắng phòng thủ dinh cho chặt chẽ. Tôi sẽ gửi lực lượng tới giải toả ngay. Tổng thống ở Mỹ Tho cũng sắp về tới”.
Thiếu Tướng Khang điều động ngay một đơn vị TQLC tới giải toả áp lực của địch, hiện đang chiếm một cao ốc bên hông phải Dinh Độc Lập, ngay góc đường Nguyễn Du và Thủ Khoa Huân, có thể bắn thẳng vào Dinh Độc Lập.
Tướng Viên và Tướng Khang đã ăn ngủ ngay trong Bộ Tổng Tham Mưu suốt thời gian dầu sôi lửa bỏng. Ban ngày, ông đi thị sát các mặt trận chung quanh Sài Gòn, Chợ Lớn. Ban đêm, ông về giải quyết các công điện, công văn có tính cách khẩn tới khuya.
Một hôm, Đại Tướng Viên, cùng Đại tá Trần Văn Hai, chỉ huy trưởng BĐQ, tới mặt trận ở hãng ruợu Bình Tây, do TĐ41 BĐQ đang đánh nhau với VC. Khi đứng ngay chỗ Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn, hai ông đã bị một loạt AK bắn. Loạt đạn này đã gây tử thương cho 1 binh sĩ và gây thương tích cho 3 quân nhân khác. Thấy vậy, tôi đã đem theo áo giáp cho đại tướng. Hôm sau, Đại Tướng Viên cùng Đại Tá Hai thị sát một TĐ BĐQ đang đánh nhau với VC tại mũi tàu Phú Lâm. Khi đứng ngay Ban Chỉ Huy TĐ, tôi đã đưa cho ông áo giáp. Ông đã gạt ngang và nói với tôi:
– “Chú nhìn xung quanh đây xem có ai mặc áo giáp đâu. Chú đưa tôi mặc coi sao được”.
Một buổi sáng, Đại Tướng Viên vừa lên xe Jeep để đi thị sát mặt trận thì gặp Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, cầm theo một tấm hình chụp tử thi của VC. Ông ta nói:
– Hình này là xác của Tướng VC Trần Độ. Bộ phận giảo nghiệm tử thi của Tổng Nha CS cũng xác nhận đây là xác của y. Đề nghị Đại Tướng tuyên bố cho báo chí v/v Tướng Trần Độ bị tử trận.
Đại Tướng Viên nói:
– Tôi chưa được Phòng 2 và Phòng 7 của Tổng Tham Mưu báo cáo về vụ này, vì thế tôi chưa đủ chứng cớ cụ thể. Nếu chỉ căn cứ vào tấm hình như vậy rồi tuyên bố một cách vô trách nhiệm, rồi Trần Độ lên tiếng thì còn gì mặt mũi cuả tôi. Nếu anh có đủ chứng cớ, anh, với tư cách tổng giám đốc CSQG, cũng có thể tuyên bố được.
Nói xong, Đại Tướng Viên đi thị sát mặt trận ở cầu Tham Lương, đang có một TĐ Dù trấn đóng và đang giao chiến với VC. Ngày nào cũng vậy, ông thị sát mặt trận và thăm các lực lượng chủ yếu giải tỏa thủ đô là Nhảy Dù, TQLC, và BĐQ. Hễ nơi nào giải tỏa xong thì giao cho Cảnh Sát tiếp nhận để ổn định dân chúng đang sống quanh vùng.
Một ngày vào giữa tháng 2-1968, do có nhiều công điện thượng khẩn, ông ở lại văn phòng mà không đi thị sát mặt trận. Ông đang làm việc thì đường dây điện thoại nóng (hotline) chợt reo. Tiếng của TT Thiệu từ dầu dây bên kia vang lên:
– Đại tướng có chỉ thị cho Tướng Loan mượn Thiết Giáp không? Sao có 6 chiếc M113 với Cảnh Sát Dã Chiến ngồi trên đó? Tôi đã ra lệnh cho Liên Đoàn An Ninh chận lại rồi. Đại tướng xem ai cho muợn?
Hoá ra là Đại Tá Trần Văn Trọng, cục trưởng Cục Quân Cụ, đang có trong tay mấy chiếc M113 do Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp gửi qua Lục Quân Công Xưởng để bảo trì. Thấy mấy xe này, Tướng Loan hỏi mượn. Vì tình cảm bạn bè cùng khoá 1 Thủ Đức, ông đã nể nang giao xe cho ông Loan. Hành động của ông đã vô tình vi phạm “Huấn Thị Điều Hành Căn Bản” của Bộ Quốc Phòng. Vì thế, ông bị cách chức.
Khi Mậu Thân Đợt 2 xảy ra, sau vụ “tai nạn” của BĐQ tại trường Phước Đức ngày 2-6-68, không biết TT Thiệu hiểu lầm hay nghi ngờ điều gì nên quyết định gọi Trung Tướng Đỗ Cao Trí, đại sứ VN tại Đại Hàn, về để thay Tướng Viên. Nhưng khi Tướng Trí về tới Sài Gòn, TT Thiệu lại cử Tướng Trí thay thế Tướng Khang, tư lệnh Quân Đoàn III.
Mặc dù không thay đổi Tướng Viên, nhưng TT Thiệu, không để cho ông đầy đủ quyền hạn theo đúng chức năng như trước, bằng cách từ từ lấy bớt quyền hành của ông. Từ đó, ông Viên buồn không còn tích cực nữa và cuối cùng làm đơn xin nghỉ.
Xin trích một đoạn ghi âm buổi nói chuyện giữa ông Viên và Luật Sư Lâm Lễ Trinh tháng 12-2004.
“Luật Sư Trinh hỏi:
– Trong “Hồi Ký Việt Nam Nhân Chứng” (trang 428-429), Tướng Trần Văn Đôn viết: “Có lần ông Thiệu than phiền ông Viên không làm việc nhiều, cứ ở mãi trong Tổng Tham Mưu làm việc mà không chịu đi ra ngoài thăm các đơn vị. Ông Thiệu nhờ tôi nói lại với Tướng Viên về vấn đề này. Ông Viên đã trả lời rằng ông đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp thuận. Ngoài ra, ông Thiệu còn lấy hết quyền, nên ông Viên cứ ở lại văn phòng làm việc mà thôi.” Mong anh (Đại Tướng Viên) xác nhận và giải thích.
Tướng Viên trả lời:
– Năm 1970, ông Thiệu ban hành một sắc lệnh thay đổi cơ cấu quân sự, tương quan giữa Bộ Tổng Tham Mưu với Quân Đoàn và Quân Khu. Với sắc lệnh mới, chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân vốn có một số quyền hành với Quân Đoàn, nay được đổi thành Tham Mưu Trưởng Bộ TTM và không có quyền hành với Quân Đoàn.
Khi lực lượng Biên Phòng giải tán để sát nhập với BĐQ, tôi đã đề nghị chọn vài liên đoàn BĐQ nòng cốt để thành lập một hoặc 2 sư đoàn BĐQ Tổng Trừ Bị, như Nhảy Dù và TQLC. Chỉ làm như vậy, Bộ TTM mới có lực lượng tiếp ứng quân đoàn khi cần thiết. Ông Thiệu đã trả lời là không cần thiết. Ông đã thay đổi ý kiến này khi gần mất nước. Thật là quá trễ!
Trước khi Hoà Đàm Paris tiến tới giai đoạn kết thúc, tình hình quân sự rất căng thẳng. TT Thiệu, với tư cách Tổng Tư Lệnh Quân Đội, đã tập trung hết quyền hành trong tay bằng cách cho đặt một hệ thống truyền tin tại dinh Độc Lập. Ông Thiệu đã liên lạc thẳng với các quân khu, điều động trực tiếp các đơn vị, bổ nhiệm trực tiếp tư lệnh vùng, tư lệnh sư đoàn, trực tiếp ra lệnh hành quân, mà không cần tham khảo với ai. Bộ TTM lần hồi bị đẩy vào vai trò tuân hành và thị chứng. Bộ Quốc Phòng chỉ còn là “hộp thơ” giữa Tổng Thống và Bộ TTM. Trong 3 năm sau cùng của chế độ miền Nam, quyền chỉ huy quân đội dã hoàn toàn bị thu gọn vào dinh Độc Lập.
Vì không có điều kiện làm việc như trước kia, tôi đã mấy lần đệ đơn xin từ chức. Ông Thiệu đã yêu cầu tôi nán lại đợi ông chọn người thay thế, nhưng rồi ông bỏ lơ luôn không quyết định. Mãi tới khi Tổng Thống Trần Văn Hương bàn giao cho ông Dương Văn Minh, tôi cương quyết xin giải ngũ vì tôi đã không phục ông Minh từ lâu. Tôi là nạn nhân suýt chết dưới tay ông Minh mà!
Ông Hương hiểu rỏ hoàn cảnh của tôi nên chấp thuận. Người đi nhận giấy giải ngũ cho tôi là Đại Tá Nguyễn Kỳ Nguyện, Chánh Văn Phòng của tôi. Ngày 27-4-75, tôi rời VN trong tình trạng hợp lệ. Khi định cư tại Mỹ, tôi có dịp nói chuyện điện thoại với Tướng Đôn ở bên Pháp. Ông Đôn cho tôi biết rằng khi Tướng Minh nhận bàn giao từ ông Hương, ông Minh đã bảo ông Đôn giữ tôi lại đừng cho đi. Ông Đôn đã trả lời:
-”Lui” đi từ hôm qua rồi”,
Có lẽ ông Minh muốn giao tôi cho Việt Cộng chăng? Ông Minh ghét tôi từ khi ông ta làm Cố Vấn Quân Sự cho TT Diệm. Lúc bấy giờ tôi làm Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ. Hồ sơ quân bạ của ông Minh, do ông Ngô Đình Nhu cất giữ, có ghi nhận xét về ông Minh bằng tiếng Pháp:
“Minh a la force d’un élephant mais cervelle d’un oiseau-mouche, un homme vénal et surtout n’entend rien à la politique.” (Minh có sức lực như một con voi, nhưng bộ óc của con chim sâu, con người dễ mua chuộc và nhứt là không biết gì về chính trị).
Ông Minh đã hỏi tôi về lời phê của ông Nhu, nhưng tôi không dám tiết lộ. Vì thế, ông Minh để tâm ghét tôi từ đó.
Một câu hỏi khác của Luật Sư Lâm Lễ Trinh:
– Anh có nghĩ rằng rút bỏ miền Trung quá sớm, quá hấp tấp, và thiếu chuẩn bị không? Trung Tướng Trưởng từng xác nhận với tôi rằng vào đầu năm 1975, quân lực của ta ở Vùng I không yếu đến nỗi phải rút lui một cách hỗn loạn như vậy.
Đại Tướng Viên đáp:
– Dĩ nhiên là không có chuẩn bị. Với một đại đơn vị, việc rút quân cần chuẩn bị thật kỹ và phải có đủ thời gian. Tình hình thời cuộc biến chuyển khá nhanh và phức tạp nằm ngoài dự tính của Tướng Trưởng. Do đó, ông ta không thể xoay xở gì được.
Sau khi Ban Mê Thuột mất, dân chúng Vùng I nghe tin đồn chính phủ sẽ cắt đất nhường cho địch nên hoảng sợ, tự động kéo vào Nam mà không ai ngăn cản nổi. Vì thế, ngày 12-3-75, Tướng Trưởng ra Huế, họp với các viên chức Hội Đồng Tỉnh, tuyên bố giữ Huế để dân chúng an tâm.
Ngày 13-3-73, Tướng Trưởng được lệnh vào Saigon họp. Trong phiên họp tại phòng hành quân ở dinh Độc Lập, có sự hiện diện của Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang, và tôi (ông Viên) TT Thiệu lấy cây viết gạch trên bản đồ VN, xóa vùng Cao Nguyên và Vùng I, rồi vạch một đường từ Ban Mê Thuột đến Nha Trang, rồi nói rằng chúng ta sẽ còn giữ phần đất dưới đường này. Từ đèo Cả trở ra Quảng Trị là phần đất dành cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông Thiệu nói với ông Trưởng:
– “Đây là chỉ thị của tôi. Phải thi hành, nhưng giữ bí mật. Không được nói lại cho ai!” (có lẽ tin này bị tiết lộ ra ngoài).
Xong buổi họp, Tướng Trưởng theo tôi về văn phòng, có ý trình bày thêm về lệnh của ông Thiệu. Ông Trưởng nói:
-”Tôi không thể thi hành lệnh vừa rồi của tổng thống, vì tôi đã hứa với đồng bào ở Huế là tôi sẽ giữ Huế. Xin đại tướng chỉ thị một tướng khác để làm việc đó”.
Tôi trả lời việc này nằm ngoài quyền hạn của tôi. Tôi đề nghị Tướng Trưởng xin TT Thiệu được dự phiên họp ngày hôm sau, 14 tháng 3, tại Cam Ranh. Tướng Trưởng liền gọi điện thoại cho Đại Tá Võ Văn Cầm, Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống, để xin gặp TT Thiệu ở Cam Ranh.
Tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng nhưng không nhận được lời trả lời của Đại tá Cầm cho biết TT Thiệu có đồng ý gặp ông hay không?
Ngày 15-3-75, Tướng Trưởng lại bay vào Sài Gòn xin gặp TT Thiệu, xìn từ chức hoặc cho giữ Huế vì còn đủ khả năng và phương tiện.
Ông Thiệu nói: “Thôi thì giữ Huế”.
Tướng Trưởng về Đà Nẵng họp Bộ Tham Mưu Quân Đoàn thông báo quyết định của TT. Nhưng chiều hôm đó, TT Thiệu lại điện thoại cho Tướng Trưởng:
– “Tôi đã suy nghĩ lại. Cụ Hương là người không rành về quân sự mà cũng nói nếu chúng ta quyết giữ Huế thì phải hy sinh cỡ 30 ngàn quân. Thôi hãy bỏ Huế đi!”
Tướng Trưởng chưa ra lệnh rút quân, nhưng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương phụ trách phía Bắc đèo Hải Vân, đã di tản rồi.
o O o
Có người nói rằng, khi đương thời, ông đã không cáng đáng hết trách nhiệm, đến văn phòng cho có lệ, còn thừa thì giờ đi học lấy bằng cử nhân. Điều này không hoàn toàn đúng, vì ông đã có bằng cử nhân từ năm 1964, trước khi làm tham mưu trưởng. Những năm sau cùng ông trở nên ít nhiều thụ động. Phải chăng chính vì thái độ không hoàn toàn ngả theo ông Thiệu khiến ông bị hiểu lầm? Phải chăng chính vì thế nên ông Thiệu giới hạn quyền hành của ông khiến ông không thể làm việc theo đúng chức năng?
Ông Viên cũng không thích dấy binh tạo phản. Trong tất cả các lần binh biến của các Tướng Lâm Văn Phát, Dương Văn Đức, Phạm Ngọc Thảo, ông Viên đều không dính dáng.
Khi bà Viên mất, ông sống một mình trong chung cư dành cho người già ở 4435 N. Pershing Dr., Arlington, Virginia. Trong một lần người viết sang thăm, ông nói:
-”Ông Kỳ nhiều lần thuyết phục tôi đảo chánh ông Thiệu”
Lần đầu tiên vào sáng mùng 2 Tết, ngày đầu tiên của biến cố Mậu Thân 1968, Tướng Viên và Tướng Khang đang lo điều binh đối phó với VC trong TTM thì Tướng Kỳ thình lình tới đề nghị hai ông truất phế TT Thiệu lần đầu tiên, với lý do ông Thiệu nhẹ lo việc nước, nặng tình nhà, lo về quê vợ ăn Tết, bỏ bê đất nước đảo điên. Ông Kỳ cho biết ông ta đã viết lời hiệu triệu và nhật lệnh đã có sẵn trong túi. Nếu hai ông đồng ý, ông sẽ lên đài phát thanh tuyên bố truất phế TT Thiệu. (Lúc này, ông Thiệu còn đang ở Mỷ Tho.) Ông Kỳ cũng cho biết Tướng Loan đã đồng ý.
Đại Tướng Viên đã trả lời:
– “Tình hình như thế này, lo chống đỡ giặc ngoài muốn hụt hơi. Anh còn muốn gây thù bên trong nữa. Vậy anh giao đất nước này cho VC luôn đi!”.
Tướng Khang cũng nói:
– “Anh có điên không? Lúc nào cũng muốn mình phải là số 1 mới chịu. Đừng có hành động mù quáng”.
Đúng không hơn 5 phút, Tướng Kỳ tiu nghỉu đi ra.
Lần thứ hai, khi TT Thiệu không cho ông Kỳ quyền đề cử thủ tướng như lời cam kết trước đó. Ông Kỳ nói với ông Viên rằng ông Thiệu đã bội ước:
– “Đại Tướng phải làm sao đem lại sự công bằng chứ. Chính đại tướng chủ tọa buổi họp và đã chứng kiến ông Thiệu ký tờ cam kết đó mà. Đại Tướng phải tính sao chứ. Đâu thể để ông Thiệu nuốt lời hưá như vậy được”.
Ông Viên hiểu ông Kỳ muốn nói gì nên trả lời:
– “Bây giờ tôi không còn nhiều quyền như thời Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Hội Đồng Tướng Lãnh cũng đã giải tán vì không hợp hiến. Ông Thiệu bây giờ là Tổng Tư Lệnh tối cao. Tất cả tướng lãnh, kể cả tôi đều vào hàng, sau lưng Tổng Tư Lệnh. Tôi chẳng làm gì khác được”.
Lần cuối cùng vào đầu tháng 4-1975. Sau khi QĐ II thất bại trong vụ triệt thoái khỏi cao nguyên và Tướng Phú vào nằm ở bệnh viện Cộng Hoà, ông Kỳ đến gặp ông Viên, thúc dục (nguyên văn):
– “Anh và tôi (ông Kỳ) phải lật “thằng Thiệu”.
Ông Viên đã trả lời:
– “Ngày trước anh còn cầm cờ trong tay, khi anh phất có nhiều người theo. Bây giờ anh không có cờ, anh phất bằng tay không. Liệu có ai theo anh? Anh làm gì thì làm, tôi không tham gia”.
Nghe tôi khẳng định như vậy, trưóc khi về ông Kỳ giả lả đề nghị ông Viên:
– “Anh nói với ông Thiệu giao cho tôi hai sư đoàn Bộ Binh, một lữ đoàn Kỵ Binh, ba tiểu đoàn Pháo Binh, để tôi lấy lại Pleiku”.
Ông Viên đáp:
-”Còn quân đâu mà giao cho anh. Vả lại nếu còn quân thì thiếu gì tướng Bộ Binh có khả năng chỉ huy”.
Khoảng 15 phút sau, TT Thiệu trực tiếp điện thoại cho ông Viên và hỏi:
-”Ông Kỳ mới ghé thăm Đại Tướng”.
– “Có, đúng vậy. Ông Kỳ đề nghị xin trực tiếp cầm quân để lấy lại Pleiku”.
Ông Thiệu đã im lặng không hỏi thêm.
Ông Viên kết luận:
– “Như vậy chứng tỏ là trong Bộ Tổng Tham Mưu đã có sẵn “tai mắt” của ông Thiệu. Thử nghĩ xem, tôi đảo chánh để làm gì? Không lẽ để đưa ông Kỳ lên làm tổng thống?”
Làn sau cùng, người viết sang dự sinh nhật của Đại Tướng Viên vào tháng 12 năm 2007, vì được biết nếu không tham dự thì “không còn kịp”. Buổi hội ngộ này do anh Lý Thanh Tâm, cựu trung tá phụ tá Chánh Văn Phòng, tổ chức. Hôm đó có sự hiện diện của: Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và phu nhân, Đại Tá Nguyễn Hữu Bầu và phu nhân, và một số thân hữu.
Hình như linh cảm biết mình không còn sống được bao lâu nên lời phát biểu của ông Viên đã giống như những lời trăn trối sau cùng. Mọi người tham dự đều tỏ ra xúc động. Người viết còn nhớ lời nói của ông:
– “Dù sao thì tôi cũng là một trong những người chiụ trách nhiệm để mất nước. Vì thế, khi tôi chết, xin đừng phủ cờ. Tôi thấy không xứng đáng được phủ trên quan tài của tôi lá cờ biểu tượng của hồn thiêng đất nước VNCH. Tôi không phải chết cho Tổ Quốc.
– Tôi cũng có phần trách nhiệm đã để cho một quân đội, hùng mạnh nhứt Đông Nam Á, phải tan hàng một cách tức tưởi, dù tôi không phải Tổng Tư Lệnh Quân Đội. Vì vậy, tôi không xứng đáng được an táng theo nghi thức quân cách của QLVNCH dành cho các tướng lãnh.
– Cám ơn chú Lý Thanh Tâm đã giúp đỡ tôi trong lúc ốm đau, già yếu. Khi hữu sự, tôi muốn chú chỉ báo cho con gái tôi, rồi thiêu xác tôi ngay. Khi chú đã đem tro cốt của tôi rải ra ngoài biển xong thì mới báo cho mọi người.
Ngày 22 tháng 1 năm 2008, ông qua đời. Anh Tâm có nhắc lại ý nguyện của đại tướng cho anh Trân, em của bà Viên, rõ. Tuy nhiên anh Trân đã lý luận rằng:
– Chuyện một cựu đại tướng của QLVNCH chết lặng lẽ, không trống kèn, không người đưa tiễn là chuyện không hợp lý. Tụi VC ở trong toà đại sứ gần đây thấy vậy sẽ có cơ hội miả mai, bôi bác làm xấu mặt QLVNCH. Tôi xin phép cãi lịnh anh của tôi.
Thế là đám tang được tổ chức theo đúng nghi lễ của QLVNCH (trái ý ông Viên) để tiễn đưa linh hồn ông về cõi Niết Bàn, và để tiễn biệt một vị cựu Nguyên Soái của QLVNCH.
No comments:
Post a Comment