Monday, August 7, 2017

 

BIET DONG QUAN HISTORY
Advisors to ARVN Rangers (Biet Dong Quan)

During 1951, the US Central Intelligence Agency (CIA) suggested to General De Lattre (Jean de Lattre de Tassigny – Commander in chief Indochina) that the French should form"counter–guerilla" warfare groups to operate in Vietminh – controlled areas. The French command rejected the concept of unconventional warfare units, although they did establish a Commando School at Nha Trang. By 1956, the US Advisory Group would turn this facility into a physical training and ranger–type school.

As the seriousness of the insurgency became more apparent during the early weeks of 1960, American and South Vietnamese leaders began to consider what measures might be adopted to deal with the deteriorating security situation. President of the Republic of Vietnam, Ngo Dinh Diem had his own solution. On 16 February 1960, without consulting his American military advisors, he ordered commanders of divisions and military regions to form ranger companies from the army, the reserves, retired army personnel and the Civil Guard.

In the Beginning

Activated in 1960, Army of the Republic of Vietnam (ARVN) Rangers (Biêt Dông Quân [BDQ]) initially organized into separate companies to counter the guerilla war then being waged by the Viet Cong (VC). From the beginning, American Rangers were assigned as advisors, initially as members of Mobile Training Teams (MTTs), deployed from the U.S., at training centers, and later at the unit level. A small number of promising Vietnamese Ranger leaders were selected to attend the U.S. Army Ranger school at Fort Benning. As a result of their common experiences, lasting bonds of mutual respect were formed between the combat veterans of both nations. During the early days, Ranger missions focused on raids and ambushes into such VC zones as War Zone D, Duong Minh Chau, Do Xa and Boi Loi (later to be called the"Hobo Woods" by the American forces) to destroy the VC infrastructure. The well–known shoulder insignia, bearing a star and a Black Panther's head, symbolized the courageous fighting spirit of the Vietnamese Rangers.

Training

Ranger courses were established at three training sites in May 1960: Da Nang, Nha Trang, and Song Mao. The original Nha Trang Training course relocated to Duc My in 1961 and would become the central Ranger–Biêt Dông Quân–Company and Battalion sized unit training was later established at Trung Lap; to ensure a consistently high level of combat readiness, BDQ units regularly rotated through both RTC's. Graduates of the school earned the coveted Ranger badge with its distinctive crossed swords. Ranger Training Centers conducted tough realistic training that enabled graduates to accomplish the challenging missions assigned to Ranger units. Known as the 'steel refinery ' of the ARVN, the centers conducted training in both jungle and mountain warfare.

South Vietnamese combat reconnaissance was a responsibility of the Ranger Training Command and ARVN reconnaissance units and teams were trained at either the Duc My RTC Long Range Reconnaissance Patrol (LRRP) course or at the Australian–sponsored Long Range Patrol (LRP) course of the Van Kiep National Training Center; graduates were awarded the Reconnaissance Qualification badge (a pair of winged hands holding silver binoculars).

Operations

In 1962, BDQ companies were grouped to form Special Battalions: the 10th in Da Nang, the 20th in Pleiku, and the 30th Battalion in Saigon. These Special Battalions operated deep inside the enemy controlled regions on"Search and Destroy" missions. By 1963 the war expanded as main force North Vietnamese Army (NVA) units began invading the South, launching battalion and regimental–size attacks against ARVN units. To cope with the escalation by the Communists, Ranger units were organized into battalions and their mission evolved from counter–insurgency to light infantry operations. During the years 1964–66, the Ranger battalions intercepted, engaged and defeated main force enemy units. During July 1966, the battalions were formed into task forces, and five Ranger Group headquarters were created to provide command and control for tactical operations. This afforded the Rangers better control and the ability to mass forces quickly and strike more rapidly. ARVN combat divisions as well as Regional and Popular Force (RF/PF) units had a territorial security orientation that tied them to a limited geographic area. Ranger units assumed the responsibility of providing the primary ARVN mobile reaction force in each Tactical Zone a far larger geographical operating area.

When the VC and NVA forces opened the 1968 Tet Offensive in the major cities of Vietnam, the maroon beret soldiers were rushed to the scene and were an active force in defeating the Communists threat. The 3d and 5th Ranger Groups defended and secured the capitol, Saigon and the 37th Battalion fought alongside the U.S. Marines at Khe Sanh. Rangers continued to distinguish themselves on battlefields throughout Vietnam as well as the 1970 incursion into Cambodia and Operation"Lam Son 719" in Laos. As American ground forces reduced their tactical role and began to withdraw from Vietnam, an additional mission was assumed by the BDQ. On 22 May 1970, the Civilian Irregular Defense Group (CIDG), formerly under the operational control of 5th U.S. Special Forces Group, integrated into Ranger forces, along with responsibility for border defense. With the conversion of CIDG camps to combat battalions, Ranger forces more than doubled in size.

When the NVA launched major attacks on three fronts on Easter Sunday of 1972 in an all–out effort to gain a decisive military victory Ranger units once again answered the call to defend the fatherland. Near the DMZ in Quang Tri Province, Rangers, together with ARVN, Marine and Regional Forces units, stopped the enemy after a 22–day fight in which 131 NVA tanks were destroyed and approximately 7,000 NVA soldiers were killed. At An Loc, Ranger, ARVN and Regional Force units stopped four NVA Divisions, reinforced with armor and artillery in what was probably one of the bloodiest battles of the Vietnam War. In Kontum Province, the Rangers participated in the battle of Tay Nguyen, in which still another multi–division NVA attack was smashed.

At the time of the"cease–fire," 28 January 1973, Ranger High Command estimated that the Rangers had killed 40,000 of the enemy, captured 7,000 and assisted 255 to rally to the government side. It was also reported that 1,467 crew–served weapons and 10,941 individual weapons had been captured. Of course, there was no true cease–fire, and the war continued. In 1973, the role of the Ranger Advisor was curtailed. As individual advisors rotated back to the United States, they were not replaced. Finally, by the end of 1973 the last Ranger Advisor was quietly ordered home.

During 1973, 1974 and 1975, the Rangers continued to be employed in a variety of critical combat roles, performing intelligence and reconnaissance missions and providing the ARVN with a quick reaction force. In addition, their mission of border security continued. In the last days of the war, the BDQ fought to the end, units totally destroyed in battles from the North to Saigon, many of the Ranger units fought back independently against orders – refusing to surrender – bloodying the advancing Communist forces. In Tay Ninh province the Rangers fought until Saigon fell. In Saigon, Rangers fought until the morning of 30 April when they were ordered to lay down their arms.

When the war finally ended with the fall of Saigon in 1975, most of the Ranger leaders were considered too dangerous by the communist government, and sentenced to long periods of incarceration in the dreaded"reeducation camps." As an example, General Do ke Giai, the last commander of Ranger forces spent more than 17 years imprisonment for his fervent anti–Communist resistance.

The Role of the Advisor

The experiences of the American advisors (and a few Australians) to the BDQ were unique from other advisors and definitely different from their U.S. unit counterparts. Their mission and the force structure of the units they advised demanded more experienced and thoroughly trained individuals. Officers were almost all Ranger qualified, and after 1966 most were on a second or subsequent combat tour. The Non–Commissioned Officers were arguably the most talented Sergeants that the Army had to offer. Many of these Sergeants were experienced cadre from the Ranger Department at the Infantry School, or experienced small unit leaders with Infantry, Special Forces or Marine backgrounds; some had fought in World War II and / or Korea. It was fairly common for the more senior NCOs to serve as Ranger advisors between tours at one of the Ranger Training Camps.

According to the Military Assistance Command–Vietnam Joint manpower authorization documents, advisory teams were fairly robust. Each was authorized eight personnel to perform the support mission. The authorized grades for the Ranger battalion and group Senior Advisor were Major and Lieutenant Colonel respectively. This was usually not the case however, as a battalion advisor team routinely consisted of an experienced Captain, a Lieutenant, two NCOs and a RadioTelephone Operator (RTO). It was not uncommon to field teams of two or three personnel. The Ranger Group Headquarters advisor team was comprised of a Major, one or two Captains, two or three NCO's, and an RTO.

Living and military operations experience for the Ranger advisor varied dramatically from area to area, unit to unit, and year to year. Operations were normally conducted by Ranger battalions, but were often smaller in some locales. Frequently, multi–battalion operations were conducted under the command and control of the Ranger Group headquarters. In addition to being selected for tactical and technical proficiency, many Ranger advisors were graduates of the Military Assistance and Training Advisory Course (MATA) and Vietnamese Language School. However, the tactical requirements always exceeded the number of school slots, and most advisors depended upon lessons learned the hard way, and the good luck to have a Vietnamese counterpart who understood English. Each team was authorized a local interpreter / translator, however these proved to be of varied skills and reliability.

The primary mission of an advisor was to counsel his Vietnamese counterpart on development and implementation of operational plans as well as the tactical execution of military operations. The advisor coordinated any available combat support from U.S. forces such as artillery, armored vehicles, air strikes, helicopter gunships, naval gunfire, and medical evacuation. Additionally, the advisor was expected to escort and directly communicate with a variety of specialist teams that might accompany the unit on operations, such as artillery forward observers, Air Force forward air controllers (FAC), naval gunfire teams, canine handlers, or combat correspondents.

While differences were evident from team to team, the Ranger advisors led a unique life under an unusual set of circumstances. The highly mobile advisory team was with the Vietnamese unit at all times when it was in the field on military operations, which could last for days or weeks. Living conditions were Spartan and arduous. Frequent and intense combat was the rule for Ranger units. The team survived on limited supplies and rations (resupply in the field was sporadic at best), often with a limited knowledge of the operational plan and enemy intelligence situation. The team's communications lifeline and link was often a single PRC–25 tactical radio. Despite, or because of these circumstances and conditions, the Ranger advisors became very adept at accomplishing their responsibilities and fulfilling their missions.

Awards and Honors

Vietname se Ranger units and individual soldiers received a wide range of awards for valor and heroism from both the Republic of Vietnam and the United States. The 42nd and 44th Battalions were awarded their country's National Order Fourragere, the 43rd Battalion the Military Order Fourragere, and the 21st, 37th, 41st and 52nd Battalions the Gallantry Cross Fourragere. Twenty–three Ranger units were awarded the Vietnamese Gallantry Cross with Palm unit award, with the 42nd Battalion receiving the award seven times, the 44th Battalion six times, and the 1st Group and 43rd Battalion each four times.

Eleven U.S. Presidential Unit Citations (PUC) were awarded to Vietnamese Ranger units. The 37th Battalion three times, the 39th and 42d twice, and the 1st Ranger Task Force, 21st, 44th and 52nd Battalions each received the PUC once. The U.S. Valorous Unit Award was awarded to the 21st, 32d, 41st, 43d, 77th and 91st Ranger Battalions. Large numbers of individual Vietnamese Rangers were presented U.S. awards such as the Silver Star, Bronze Star, and Army Commendation Medals for acts of valor in the face of enemy forces.

A number of American Ranger Advisors were decorated for gallantry under fire, the best known is SFC Gary Lattrell, an advisor to the 23d Ranger Battalion, who was awarded the Medal of Honor for valor on 4 – 8 April 1970. Additionally, Colonel Lewis L. Millett, a Medal of Honor recipient during the Korean War, was a member of the first Vietnamese Ranger MTT. Staff Sergeant David Dolby who was previously awarded the Medal of Honor while serving with the First Cavalry Division in 1965, was an advisor to the 44th Ranger Battalion in 1970. LTC Andre Lucas, who served as Senior Advisor, 33d Ranger Battalion in 1963, later received the Medal of Honor posthumously while commanding an infantry battalion in the 101st Airborne Division in 1970. First Sergeant David H. McNerney, who was an advisor with the 20th Special Battalion in 1962, was later awarded the Medal of Honor while serving with Company A, 1st Battalion, 8th Infantry, 4th Infantry Division for actions on 22 March 1967. More than two dozen Ranger Advisors received the Army Distinguished Service Cross or the Navy Cross, the second highest valor award. Finally, nearly 50 American Advisors were killed while fighting alongside their Vietnamese Ranger counterparts. Theirs was the ultimate sacrifice in the performance of their duty.

Memorial

On 11 November 1995, more than 20 years after the fall of Saigon, American Ranger Advisors and their Vietnamese Ranger counterparts gathered at Arlington National Cemetery to unveil a living memorial and bronze plaque to honor their comrades. The plaque reads,"Dedicated to the honor of the Vietnamese Rangers and their American Ranger Advisors whose dedication, valor and fidelity in the defense of freedom must never be forgotten."

Airborne Beret




https://vnafmamn.com/Rangers/ARVNranger_icon.jpg

--------------------------------------------------------------------------------

Sư Đoàn 5
Đời Lính – michaelpdo.com http://michaelpdo.com HOME Sat, 05 Aug 2017 21:58:11 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.8.1
Bảo Vệ Danh Dự QLVNCH Qua Vấn Đề Sử Dụng Quân Phục
http://michaelpdo.com/2016/03/bao-ve-danh-du-qlvnch-qua-van-de-su-dung-quan-phuc/

Sun, 13 Mar 2016 02:05:06 +0000 http://michaelpdo.com/?p=1015





Kính mời nghe buổi hội luận trên Đài Phát Thanh Việt Nam chiều thứ Bảy 12/3/2016 về vấn đề sử dụng quân phục để bảo vệ danh dự của QLVNCH. Với sự tham dự của Thiếu Tá Trần Vệ (Thủy Quân Lục Chiến), Đại Úy Đoàn Trọng Hiếu (Biệt Động Quân), và Đại Úy Đỗ Văn Phúc (Bộ Binh)

]]>



<b>Lễ Phủ Cờ, Có Nên hay Không?</b> <br><br> http://michaelpdo.com/2016/03/le-phu-co-co-nen-hay-khong/ Tue, 08 Mar 2016 17:35:27 +0000 http://michaelpdo.com/?p=995 Nếu Có, thì Phải Nghiêm Trang, Đúng Cách! Lễ phủ cờ trên quan tài là một ân sủng mà chính phủ thay mặt quốc dân, tỏ lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc. Những chiến sĩ này là quân nhân tại ngũ đã hy sinh ngoài chiến trận … Continue reading Lễ Phủ Cờ, Có Nên hay Không? ]]> Nếu Có, thì Phải Nghiêm Trang, Đúng Cách!
phuco


Lễ phủ cờ trên quan tài là một ân sủng mà chính phủ thay mặt quốc dân, tỏ lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc. Những chiến sĩ này là quân nhân tại ngũ đã hy sinh ngoài chiến trận hay bị giết bởi quân địch trong những trường hợp khác. Cũng có thể quân nhân đã hưu trí nhưng từng có nhiều công trận đặc biệt, cũng có thể là các cán bộ, công chức bỏ mình khi thi hành công vụ – những điều sau này chúng tôi không chắc lắm.

Lễ phủ cờ chắc chắn phải do những văn bản hợp pháp như Công Lệnh, Quyết Định của các giới chức có thẩm quyền. Nghi lễ có những thủ tục diễn tiến do chính phủ quy định trong các văn bản lập quy. Đại cương, quan tài của tử sĩ có thể quàn ở nhà hay tại nơi công cộng để gia đình cử hành nghi lễ tôn giáo và để các đại diện chính quyền, quân đội đến thăm viếng, truy tặng huân chương hay huy chương, truy thăng cấp bậc tùy theo công trạng

Hiện nay, chúng tôi không biết rõ hết các nghi lễ ra sao nên không viết ra đây.

Nhưng chúng tôi còn nhớ là luôn luôn phải có ít nhất hai quân nhân đồng cấp đứng nghiêm chỉnh hai bên quan tài. Thường là quân nhân cùng đơn vị, binh chủng. Thời bình, họ phải mặc tiểu lễ; thời chiến họ có thể mặc quân phục tác chiến và phải được ủi thẳng thắn. Quan tài được phủ quốc kỳ bởi một toán quân nhân danh dự và quốc kỳ chỉ được xếp lại trước khi hạ huyệt. Trừ trường hợp bên Thiên Chúa Giáo; khi đưa quan tài vào thánh đường để làm lễ thì phải tạm thay bằng tấm khăn trắng có thêu các hình ảnh tôn giáo.

Chúng tôi còn thấy trên quan tài những người dân là nạn nhân của sự khủng bố do Cộng Sản gây ra cũng có phủ lá Quốc Kỳ (như nạn nhân bị Việt Cộng thảm sát hồi Tết Mậu Thân đã được cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban lệnh phủ cờ). Nhưng không rõ họ có hưởng được những lễ nghi long trọng như đối với người chiến sĩ vị quốc vong thân hay không?

Ngày nay, việc phủ cờ được sử dụng trong hầu hết những tang lễ của các cựu quân nhân dù họ qua đời vì bệnh, vì tuổi già hay tai nạn. Không cần biết trong thời gian còn tại ngũ họ đã phục vụ như thế nào, có những chiến tích ra sao.

Và cũng không rõ chức quyền nào ban hành các công lệnh, quyết định để làm lễ phủ cờ.

Việc phủ cờ cũng tiến hành mỗi nơi một cách khác nhau. Các hội địa phương tự bày ra cách này hay cách nọ. Có nơi mua các cây súng gỗ để trang bị cho toàn dàn chào danh dự! Nhiều nơi đem cả Quốc Kỳ, Quân Kỳ ra hành lễ!

Từ khoảng 10 năm nay, xuất hiện một nhóm người Việt Nam tự xưng là Lực Lượng Trừ Bị Tình Nguyện Lục Quân Hoa Kỳ (US Army Volunteer Reserve). Tại mỗi thành phố lớn, họ lập thành một Lữ đoàn gồm khoảng 10 đến 20 người, có một người tự phong là Chuẩn Tướng làm Tư lệnh. Số còn lại ai cũng mang cấp Đại Tá, Trung Tá cho đến Đại Úy. Không có ai là Hạ Sĩ Quan hay Binh Nhì! Họ tự mua sắm quân phục lục quân Mỹ, từ huy hiệu trên nón kết cho đến bộ tiểu lễ màu cứt ngựa, đến các cấp hiệu, phù hiệu… đều là của Lục quân Hoa Kỳ. Nhưng họ không phải là quân nhân Mỹ, mà chỉ là những người Việt Nam bình thường. Họ họp nhau trong các tiệm ăn, quanh bàn rượu thịt. Họ có thể là những người thợ trong hãng xưởng, có thể làm nghề tự do, có thể đã về hưu… Đa số họ là các cựu quân nhân VNCH. Công việc chính của họ với danh nghĩa Lực Lượng Trừ Bị Tình Nguyện Lục Quân Hoa Kỳ là đến gia đình những người cựu quân nhân VNCH qua đời để xin được làm lễ phủ cờ. Vì thế, người ta nói châm biếm những người lính lạ này là “Lính Nhà Đòn”. Trong khi đó, cũng có những hội đoàn quân đội trong địa phương cũng dành công việc này.

Thật là hình ảnh lạ lùng khi trong tang lễ một người cựu lính Việt Nam lại có một nhóm mặc quân phục Mỹ đến làm lễ phủ cờ. Những ông già, thân hình thì nhỏ nhắn thấp lùn mà lại mặc áo quần của Mỹ dài và rộng, vừa lụng thụng vừa nhăn nhúm, đi đứng không đều chân theo nhịp, khi chào tay thì người đưa lên, kẻ hạ xuống, quay qua quay lại dáo dác; làm cho cuộc lễ trở thành hợm hĩnh, lố lăng rất buồn cười.

Nhờ những lời bình phẩm mỉa mai của công chúng, mà tình trạng “lính nhà đòn” này hiện đã bớt đi rất nhiều. Xin nói thêm về cái gọi là Lực Lương Trừ Bị này. Đây là những tổ chức do người Mỹ, người Tàu lập ra, mà trang web Wikipedia cho hay không thống thuộc bất cứ đơn vị quân đội nào. Báo LA Times thì nói rằng họ là những đơn vị dỗm, một thời thấy xuất hiện trong các lễ hội và diễn hành, nay thì đã rút lui vào im lặng. (The United States Army Volunteer Reserve Association is a volunteer organization unaffiliated with any military unit or reserve unit. The Los Angeles Times called it a “Phony Army unit” and referred to them as “faux military units”. The group was once very visible in parades and civil ceremonies, but politicians and the Reserve Association now stays on a low key)


https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_Army_Volunteer_Reserve_Association

Có nhiều vị ủng hộ việc phủ cờ như là một hình thức để vinh danh những người đã khuất, gây một tác động tâm lý cho gia đình họ; mà còn là vinh danh và lưu giữ hình ảnh lá Quốc Kỳ mãi mãi sống trong cộng đồng người Việt tị nạn.

Chúng tôi không phản đối việc này, nhưng xin góp thêm những ý kiến xây dựng để việc phủ cờ có tầm vóc giá trị.

Trước hết, liệu việc phủ cờ này có chính danh hay không đối với một vài cựu chiến sĩ? Vì người cựu quân nhân trên quê người không chết vì công vụ, không bỏ mình vì Tổ quốc… Biết đâu trong thời gian tại ngũ trước 1975, có người là lính kiểng, có người vi phạm những tội về quân kỷ hay hình sự, có người tham ô nhũng lạm, … thì họ có xứng đáng được vinh dự phủ lên lá quốc kỳ không? Chúng tôi còn biết có nhiều người ở Mỹ hàng chục năm không hề có chút đóng góp vào sinh hoạt của các hội đoàn, cộng đồng; có người đi về Việt Nam như đi chợ để vui chơi, làm ăn, lấy vợ bé…

Đối với những loại người kể trên, vìệc phủ lá Quốc Kỳ lên quan tài của họ là một sự mỉa mai, là sự sỉ nhục đối với những cựu quân nhân từng chiến đấu hào hùng và hiện còn mang trong mình lý tưởng và đã trọn lòng trung thành với lý tưởng đó.

Chúng tôi biết được cố Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng và vài cựu Tướng lãnh VNCH đã dặn dò gia đình không được làm lễ phủ cờ, vì theo họ, “Xin mặc đồ đen, không mặc quân phục, nếu muốn đến tiễn đưa tôi lần chót”. “Tôi làm Tướng không bảo vệ được nước, khi nước mất tôi đã không dám chết theo nước, nên khi tôi chết già yêu-cầu đừng phủ quốc-kỳ lên quan-tài tôi, vì tôi biết mình không xứng-đáng được hưởng nghi lễ nầy.”

Quý vị Tướng lãnh đó là những chiến binh có độ dày quân vụ đáng kể và có nhiều chiến công hiển hách đóng góp cho công cuộc chống Cộng bảo vệ tự do cho Việt Nam.

Tuy nhiên, chúng ta có thể phủ lên quan tài người quá cố lá Quốc Kỳ như để xác minh lý lịch VNCH của họ. Nhưng nếu quý hội đoàn quân đội vì tình chiến hữu, vì lòng mến thương kính trọng người quá cố mà quyết định phủ cờ; chúng tôi xin đề nghị quý vị tìm hiểu thật kỹ các nghi thức cho đúng, và toán danh dự phải tự chăm sóc quân phục và chịu khó bỏ thì giờ tập cho thuần thục để buổi lễ diễn ra nghiêm trang.

Bài viết này không nhằm chỉ trích đả phá trong nội bộ, mà chỉ muốn kêu gọi sự tôn trọng đối với lá Quốc Kỳ; vì đó là hồn thiêng núi sông, nên khi đem ra sử dụng phải đúng chỗ, đúng lúc và trong một không khí trang trọng.

—————————————————————————————————————–

Kính thưa quý vị,


Sau khi bài viết về Việc Phủ Quốc Kỳ được chuyển ra công luận, chúng tôi nhận một email trách rằng viết Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng không cho phủ cờ là sai sự thật, là ngụy tạo. Người gửi email có chuyển trang web http://lequangluong.blogspot.ca/ trong đó có một bài viết của Chiến Hữu Phạm Hoà, viết rằng Th/Tướng Lưỡng chỉ dặn làm tang lễ đơn sơ, mà không dặn cấm phủ cờ. Nhưng cùng trong trang web đó, bên dưới lại có bài của hai sĩ quan dù là Võ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên thì xác nhận việc cấm phủ cờ.

Trích:

Ngày 21/9/2005 Tướng Lê Quang Luỡng đã qua đời tại Bakefield California vì chứng bệnh Gan, thọ 73 tuổi, để lại nhiều luyến thương sâu xa cho đoàn quân Mũ Đỏ. Đến phút cuối, ông nhất định không cho phủ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lên “quan tài của một bại tướng lưu vong”, ông cũng trăn trối không nhận vòng hoa đưa đám, chỉ nhận tiền mặt để gởi về quê nhà giúp các đàn em thương tật.

Hết trích.

Vậy thì chẳng biết tin nào là đúng. Vậy, chúng tôi xin gửi ra để quý vị góp ý.

Trân trọng

]]>
SƯ ĐOÀN 5 HÀNH KHÚC http://michaelpdo.com/2016/03/su-doan-5-hanh-khuc/ Mon, 07 Mar 2016 03:25:23 +0000 http://michaelpdo.com/?p=980 Nhạc và lời Vũ Đức Nghiêm Chúng ta là đoàn trai xông pha phong sương Ra đi tươi cười vui hát khúc ca ly hương Chốn sa trường cười vang coi khinh đau thương Đất nước lâm nguy đoàn ta tiến nhanh lên đường Trong gian nan, tiến lên đi Sư Đoàn 5 Cứu muôn … Continue reading SƯ ĐOÀN 5 HÀNH KHÚC ]]>

Nhạc và lời Vũ Đức Nghiêm5thDiv1


Chúng ta là đoàn trai xông pha phong sương

Ra đi tươi cười vui hát khúc ca ly hương

Chốn sa trường cười vang coi khinh đau thương

Đất nước lâm nguy đoàn ta tiến nhanh lên đường

Trong gian nan, tiến lên đi Sư Đoàn 5

Cứu muôn dân thề xây ngày mai tươi sáng

Thu đông đây miền rừng hoang

Vươn lên bàn tay kiến thiết

Đấu tranh cho Việt Nam tự do

Ngày mai một ngày đẹp tươi

Toàn dân vang lời ca vang

Trên đường Bắc tiến cứu quê hương

Diệt quân hồ lang tan tác

Đi lên Sư Đoàn 5

Ca vang trên đường xa

Cùng nhau tiến lên oai hùng trong sương gió

Đi lên Sự Đoàn 5

Muôn dân đang chờ ta

Làm cho núi sông lừng danh Sư Đoàn 5.
SD5HK

]]>

Vấn Đề Hôm Nay: Quân Phục và Tư Cách http://michaelpdo.com/2016/03/van-de-hom-nay-quan-phuc-va-tu-cach/ Mon, 07 Mar 2016 02:39:39 +0000 http://michaelpdo.com/?p=975 Tình cờ, tôi nhận được một email có kèm video về lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực được các hội đoàn Quân đội tổ chức ngày 21 tháng 6, 2015 tại Tượng Đài Chiến Sĩ ở Houston. Trong hàng quan khách tham dự, thấy có cựu Đại Tá Trương Như Phùng và một vị mặc … Continue reading Vấn Đề Hôm Nay: Quân Phục và Tư Cách
]]>

TST2
Tình cờ, tôi nhận được một email có kèm video về lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực được các hội đoàn Quân đội tổ chức ngày 21 tháng 6, 2015 tại Tượng Đài Chiến Sĩ ở Houston. Trong hàng quan khách tham dự, thấy có cựu Đại Tá Trương Như Phùng và một vị mặc lễ phục trắng đeo cấp hiệu Chuẩn Tướng. Vị này được giới thiệu là Chuẩn Tướng TST của ngành Cảnh Sát, và dự lễ với tư cách chủ toạ!

Rất nhiều thư gửi đến hỏi ý kiến: “Tại sao một cuộc lễ của Quân Đội mà lại do một ông Cảnh Sát làm Chủ Toạ. Bộ Houston không có vị niên trưởng nào thâm niên xứng đáng hay sao?”. Quý vị gửi thư còn hỏi thêm về cách ăn mặc của ông Tướng Cảnh Sát này là đúng hay sai.

Chúng tôi xin trước hết minh định rằng:

1.- Ngành Cảnh Sát là một ngành bán quân sự. Khi còn là Tổng Nha Cảnh Sát, nó trực thuộc Bộ Nội Vụ. Sau khi cải danh là Bộ Tư Lệnh CSQG, thì không rõ có còn thuộc Bộ Nội Vụ hay thuộc trực tiếp Phủ Thủ Tướng. Nhưng CSQG không hề trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Vì thế, CSQG và Quân Lực VNCH là hai ngành riêng biệt, có quy chế, sắc phục khác nhau. Vì nhu cầu sinh hoạt, Cảnh Sát và Quân Đội có thể chung nhau trong một hội đoàn Cựu Chiến Sĩ. Nhưng không thể là Hội Cựu Quân Nhân, hay cựu Chiến Sĩ Quân Lực VNCH.


2.- Sắc phục Cảnh Sát hoàn toàn khác quân phục QLVNCH.
TST2


– Nếu ông TST là Tướng Cảnh Sát, ông phải đội nón két có bọc vải màu xám, và có gắn huy hiệu Cảnh Sát. Đàng này, ông TST đội chiếc nón kết cấp Tướng của của Quân Lực Hoa Kỳ với huy hiệu con ó của Quân Lực VNCH, và các hoa văn hình lá Olive thêu bằng kim tuyến trên vành nón và quanh đai nón thì đúng kiểu Mỹ (Khác với nón của cấp Tướng VNCH có các kim tuyến hình hoa mai trên vành nón và trên chiếc ribbon ở đai nón. Xem trong ảnh Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu để thấy sự khác nhau.)
PresidentThieu1


– Vai áo phải mang phù hiệu Cảnh Sát, cấp hiệu phải có nền màu xanh lá cây. Đàng này ông mang phù hiệu trường Bộ Binh Thủ Đức, và ngôi sao Chuẩn tướng trên nền nỉ đen của QLVNCH. Trên cầu vai cấp tướng, viền kim tuyến có chiều ngang lớn hơn cái viền trên cầu vai ông TST nhiều. Được biết ông TST có học khoá 16 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nhưng khi còn Chuẩn Úy, nhờ có bắng Cử Nhân Luật Khoa và từng làm Thẩm Phán, ông đã chuyển sang ngành Cảnh Sát để làm Quận Trưởng CS. Sau đó, ông lên cấp tướng theo hệ thống của CSQG.


-. Trên vai trái, ông đeo một dây biểu chương màu đỏ là màu Bảo Quốc Huân Chương, là loại dây cao cấp mà chỉ có một số đơn vị ưu tú của Quân Lực VNCH được ân thưởng. Ông lại đeo sai cách. Ngành Cảnh Sát, dù có đánh giặc giỏi như Dù, Biệt Động, thì cũng không thể được Tuyên Dương Công Trạng trước Quân Đội đến 6 lần và nhận dây màu đỏ được!

– Trên ngực ông đeo đến 7 hàng huy chương. Tuy không rõ nét, nhưng lờ mờ chúng tôi cũng nhận ra các loại huy chương quân đội. Chẳng biết ông cựu Chuẩn Úy (trước khi sang Cảnh Sát) đã ra trận, chiến đấu tài ba, can đảm thế nào mà có nhiều huy chương như thế?

Nói chung, trên bộ quân phục ông Tướng Cảnh Sát này chỉ thấy cái phù hiệu cảnh sát hình tròn trên túi áo bên phải. Còn ngoài ra thì hầm bà lằng cái thì của quân lực Mỹ, cái thì của quân lực VNCH

Tại Hoa Kỳ tình trạng ăn mặc lố lăng, sai quy cách như thế này đã lan ra hầu hết các nơi. Các vị bây giờ thích diện quân phục cả lúc đi ăn tiệc, nghe nhạc (như thấy trong hàng ghế khán gỉả các lần thu hình băng Video Asia, Paris By Night…). Có vị đeo những thứ mà họ không được ban thưởng, không có trong QLVNCH (như các phù hiệu của Hoa Kỳ). Có một Trung Úy từng làm Hội Trưởng Hội CQN một thành phố S. ở Tiểu Bang T. đã tự ý may thêm hai vòng ribbon vàng trên ống tay áo worsted 4 túi, là quân phục dạo phố mùa hè! Trong vài buổi lễ hay đại hội ở H. (Tiểu Bang T.) mà độ nóng lên tới 110 độ F, chúng tôi thấy có cả một số mặc quân phục dạo phố mùa đông (loại vải dày màu olive) , trong khi đó, thì có vị lại mặc bộ tiểu lễ mùa hè. Nhiều vị tóc tai dài như tài tử, có vị dùng cà vạt dân sự, có vị đi giày thể thao… khi mặc quân phục. Có vị chỉ mặc một phần trên, nhưng cũng đeo đủ cấp hiệu, phù hiệu. Có vị may luôn phù hiệu của Mỹ cho đầy áo (như phù hiệu MIA). Có vị tự thêu hay vẽ phù hiệu đơn vị mà màu sắc và kích thước không đúng. Có một vị phục vụ văn phòng một Bộ Tư Lệnh tại Sài Gòn từ ngày ra trường, nhưng cũng tự phong Thiếu Tá cái gọi là Lực Lượng Tình Nguyện Lục Quân Hoa Kỳ (mà dư luận châm biếm là “Lính Nhà Đòn”), đeo lên mấy hàng huy chương trong đó có đủ Anh Dũng BT, Chiến Thương BT; có lúc đội chiếc nón Jockey có gắn cánh bay phi hành. Theo lời ông DHD ở DC, vị này còn đeo luôn bằng dù của Mỹ! Thậm chí ông này còn đặt in tem phổ biến cho bạn bè. Chúng tôi có thấy xuất hiện tem này trên trang điện báo Vietland.

Cũng nhắc thêm về Lễ Truy Điệu: Ngày trước. trong phần Truy Điệu, người ta chỉ xướng lên ngắn gọn “Sau đây là Lễ Truy Điệu các Chiến Sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc” Ngày nay, nhiều nơi chế thêm ra cho dài. Họ đọc đến hơn nửa trang: nào là Tưởng nhớ các bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước, các chiến sĩ QLVNCH…, các đồng bào bị chết trong Tết Mậu Thân, bị sát hại trong Mùa Hẻ đỏ lửa, bị chết trên đường vượt biên, các anh em chết trong trại tù, các cựu quân nhân chết trên đất khách quê người, vân vân và vân vân. Có vị vì không hiểu ý nghĩa chữ Truy Điệu, còn nói cương thêm, “để tưởng nhớ những nhà đấu tranh dân chủ đang bị tù đày… để tưởng nhớ những chiến sĩ Việt Mỹ đang chiến đấu trên chiến trường Iraq, Afghanistan…” Có nghĩa là họ truy điệu cho những người còn sống luôn.

Người viết bài còn có thắc mắc, tại sao ngày nay các hội đoàn Cựu Quân Nhân lại bao gồm Cảnh Sát mà trên nguyên tăc không trực thuộc Bộ Quốc Phòng hay Bộ Tổng Tham Mưu? Nếu vì tình đoàn kết và muốn sinh hoạt đông đảo, thì nên dùng danh xưng Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH (bỏ hai chữ Quân Lực), như thế có thể bao gồm bất cứ thành phần nào từng đứng chung chiến tuyến một cách chính danh.

Bốn mươi năm sau ngày mất miền Nam, QLVNCH tuy không hiện hữu như một đơn vị, nhưng tinh thần QLVNCH vẫn còn sống mãi. Những người quân nhân nay tuy già, nhưng vẫn nuôi dưỡng cái tinh thần đó. Chúng ta mặc lại bộ quân phục để gợi hình ảnh oai hùng xưa, hay để đóng góp vào các cuộc lễ hội của các Cộng Đồng địa phương, hay tham gia diễn hành trong những ngày kỷ niệm quân đội, ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ…Nhưng chúng ta không nên lạm dụng bộ Quân Phục trong những dịp không có tính cách nghi lễ. Và cũng phải biểu lộ sự tôn trọng bằng cách mặc đúng cách, đeo đúng cách những gì mà bản thân mình đã nhận được một cách chính thức từ Quân Đội. Xin đừng cho rằng bây giờ không còn giấy tờ gì nữa để bị đòi chứng minh lôi thôi. Chúng ta còn có nhiều bạn cùng đơn vị rải rác đây đó. Sự tiếm mạo cấp hiệu, huy hiệu, huy chương thế nào cũng có người phanh phui ra. Khi đó, còn gì xấu hổ cho bằng!


Chúng tôi thiết tha mong mỏi quý chiến hữu, vì danh dự chung của QLVNCH, mà mạnh dạn lên tiếng. Chúng ta không ngại mất lòng vì dám nói lên sự thật. Kẻ thù chúng ta là bọn Việt Cộng không từ cơ hội nào mà không lợi dụng để bêu rếu nếu chúng ta để cho tình trạng lố lăng, lạm dụng này tràn lan.


]]>
Dây Biểu Chương: Đeo thế nào cho đúng cách? http://michaelpdo.com/2016/02/day-bieu-chuong-deo-the-nao-cho-dung-cach/ Sun, 28 Feb 2016 15:59:31 +0000 http://michaelpdo.com/?p=906 Sau khi Đài Phát Thanh Việt Nam truyền đi buổi hội luận về việc tiếm mạo quân phục QLVNCH , có nhiều vị gọi điện thoại khích lệ và tán thành. Cũng có vị thắc mắc về việc đeo dây Biểu Chương vì họ thấy trong ảnh và đoạn video của nhóm chính phủ Đào … Continue reading
Dây Biểu Chương: Đeo thế nào cho đúng cách?
]]>

phuc2010_3
Sau khi Đài Phát Thanh Việt Nam truyền đi buổi hội luận về việc tiếm mạo quân phục QLVNCH , có nhiều vị gọi điện thoại khích lệ và tán thành. Cũng có vị thắc mắc về việc đeo dây Biểu Chương vì họ thấy trong ảnh và đoạn video của nhóm chính phủ Đào Minh Quân có một anh mang quân phục Nhảy Dù, trên nón Beret đỏ có đeo một sao (Chuẩn tướng), và bên vai đeo một lúc hai dây Biểu chương. Một dây màu đỏ, một dây màu vàng; và đặc biết hai dây đeo ngược chiều với nhau!. Vị thính giả này hỏi ý kiến rằng đeo như thế có đúng cách hay không.

Vì thế, nhân đây, chúng tôi xin trình bày sơ qua về việc đeo dây Biểu chương để quý vị tham khảo. Quý Niên trưởng nào thấy chỗ nào chưa đúng, xin vui lòng bổ khuyết. Xin cám ơn rất nhiều.

Thông thường, Anh Dũng Bội Tinh là loại huy chương để ân thưởng cho các quân nhân tỏ ra can trường, lập công đặc biệt trong khi chiến đấu. Anh Dũng Bội Tinh là tấm huy chuơng để đeo trên ngực trái, cùng một tấm bằng Tuyên Dương Công Trạng. Trước hết là một Công Lệnh ký bởi các vị Tư Lệnh tùy từng cấp. Tham chiếu bản Công Lệnh đó, Phòng Tổng Quản Trị sẽ làm bản Tuyên Dương Công Trạng cho từng cá nhân.
ADBT2
Tùy theo mức chiến công, mà quân nhân sẽ được tuyên dương công trạng từ cấp thấp nhất là Trung Đoàn (có kèm Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao đồng), kế đó là cấp Lữ Đoàn (cũng ngôi sao đồng), lên đến cấp Sư Đoàn (ngôi sao bạc), cấp Quân Đoàn (ngôi sao vàng), và cấp Quân đội là cao nhất (ADBT với Nhành dương liễu. Xem ảnh 1). Bản Tuyên Dương Công Trạng cấp Quân Đội và Công Lệnh phải được ký bởi Đại Tường Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH.

Trong bản Công Lệnh cấp chung cho tất cả các quân nhân đụợc ân thưởng, thì ghi chi tiết về chiến công, xảy ra lúc nào, ở đâu, đương sự đã làm gì, lập được công thế nào.

ADBT_DL

Trên tấm bằng cấp riêng cho từng người, có ghi rất rõ câu: Tuyên Dương Công Trạng trước (cấp nào) cho (tên họ, số quân, đơn vị quân nhân được thưởng) “về lòng dũng cảm mà đương sự đã biểu lộ trước hoả lực đối phương”. Như thế, rõ ràng, tấm bằng này và loại huy chương Anh Dũng Bội Tinh chỉ ân thưởng cho những quân nhân tỏ ra anh dũng trong chiến đấu, trước lằn tên mũi đạn quân thù mà thôi. (Ảnh bên).


TDCT
Nhưng sự Tuyên Dương này cũng dành cho các đơn vị các cấp, nếu đó là chiến công tập thể. Ví dụ, trong trận Mậu Thân 1968, nhiều đại đơn vị đều có công trận, đều được Tuyên Dương Công Trạng trước Quân Đội. Đơn vị nào được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ nhất, tất cả các quân nhân trong đơn vị sẽ được đeo trên túi áo bên phải tấm huy chương ADBT với nhành Dương Liễu nằm trong một khung mạ vàng (xem ảnh bên phải). Nếu đơn vị được thêm một làn tuyên dương cấp Quân Đội nữa, thì tất cả quân nhân trong đơn vị sẽ được đeo dây biểu chương màu vàng là màu Anh Dũng Bội Tinh. Khi đơn vị được 4 lần tuyên dương, sẽ đeo dây màu xanh lục (màu Quân Công Bội Tinh), và nếu được 6 lần tuyên dương, thì sẽ đeo dây màu đỏ (màu Bảo Quốc Huân Chương). Đến sau lần tuyên dương thứ 8, thì sẽ đeo dây có điểm đủ ba màu (màu tam hợp). Quân nhân trực thuộc đơn vị trong thời gian được tưởng thưởng sẽ được cấp giấy phép đeo dây biểu chương (vĩnh viễn? Xin quý niên trưởng xác minh giùm). Nhưng các quân nhân từ đơn vị khác thuyên chuyển đến đơn vị được tưởng thưởng, chỉ được đeo các dây biểu chương của đơn vị trong thời gian phục vụ ở đó mà thôi. Khi rời đơn vị đó, thì không được phép đeo nữa.

Cách đeo dây biểu chương:

Quân nhân chỉ đeo một dây nào có giá trị cao nhất mà thôi, và đeo ở vai trái.

phuc3
Dây biểu chương có hai phần chính và cách đeo như sau:

– Một cái vòng là dây lớn do ba dây nhỏ bện với nhau, một đầu cuối có ba vòng nhỏ kết như hình hoa thị; một đầu khác là sợi dây đơn ngắn mà cuối dây là một đũa đồng đầu nhọn. Khi đeo, vòng lớn này sẽ nằm dưới nách áo bên trái. Phần có hoa thị ở phía sau bên trên vai (chỗ chiếc nút cầu vai); phần dây ngắn có đũa đồng thả lỏng xuống ngực.

– Phần hai có hai vòng là dây chiếc. Hai dây chiếc này choàng qua trên cánh tay trái.

(Hình 4 trên là đúng cách, dưới là sai cách).

Tưởng cũng cần nói sơ về cách đeo các huy chương:

1.- Huy chương cá nhân đeo bên trên nắp túi áo trái, huy chuơng đơn vị, đeo trên nắp túi áo bên phải.

2.- Huy chương có giá trị cao đeo ở hàng cao, gần bên trái (gần trái tim) hơn huy chương giá trị thấp. Huy chương dân sự hay ngoại quốc, dù cao đến mấy cũng ở vị trí cuối cùng (hàng thấp và xa trái tim hơn).

Trong ảnh, theo thứ tự cao thấp về giá trị là: Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, ngôi sao vàng, ngôi sao bạc, ngôi sao đồng, Chiến Thương BT, Tham Mưu BT, Dân Vụ BT, Quân Phong BT, Quân Vụ BT, Chiến Trường Ngoại Biên BT, và Chiến Dịch BT.

Để bớtPicture1 rườm rà, quân nhân có thể gom hai ba huy chương Anh Dũng BT trên cùng một nền (ribbon). Ba ngôi sao đồng trên cái nền (ribbon) giữa trong hình trên tượng trưng ba ADBT với ngôi sao đồng. Trong ribbon bên trái có hai ngôi sao, một vàng một bạc là hai ADBT cấp Quân Đoàn và cấp Sư Đoàn.

Các loại Huy chương của QLVNCH, theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất:

– Bảo Quốc Huân Chương (Đệ Nhất Đẳng đến Đệ Ngũ Đẳng), dành cho Sĩ Quan – Quân Công Bội Tinh, dành cho Hạ Sĩ Quan, – Lục Quân Huân Chương, – Không Quân Huân Chương, – Hải Quân Huân Chương, – Lục Quân Vinh Công Bội Tinh – Không Quân Vinh Công Bội Tinh – Hải Quân Vinh Công Bội Tinh – Biệt Công Bội Tinh – Anh Dũng Bội Tinh (Nhành Dương Liễu, Ngôi Sao Vàng, Bạc, Đồng) – Phi Dũng Bội Tinh – Hải Dũng Bội Tinh – Ưu Dũng Bội Tinh – Nhân Dũng Bội Tinh – Trung Chánh Bội Tinh – Chiến Thương Bội Tinh – Danh Dự Bội Tinh – Chỉ Đạo Bội Tinh – Tham Mưu Bội Tinh – Kỹ Thuật Bội Tinh – Huấn Vụ Bội Tinh – Dân Vụ Bội Tinh – Quân Phong Bội Tinh – Chiến Dịch Bội Tinh – Quân Vụ Bội Tinh – Không Vụ Bội Tinh – Hải Vụ Bội Tinh


Sau năm 1972, có ban hành Chiến Trường Ngoại Biên Bội Tinh dành cấp cho quân nhân tham dự các cuộc hành quân ngoại biên. Chúng tôi không rõ nó được xếp ở thứ tự nào. Nhất Trí Bội Tinh dành cho người ngoài dân chính có đóng góp đắc lực với Quân Đội. Vị Quốc Bội Tinh dành cho gia đình tử sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. HuânChươngBộiTinh

Slide3


Ghi chú: Đối với Hoa Kỳ, Danh Dự Bội Tinh là huy chương cao quý nhất, do chính TổngThống trao tặng những quân nhân có chiến công rất lớn. Nhưng trong QLVNCH, Danh Dự Bội Tinh có vị trí khiêm tốn. Những quân nhân có Quân Phong Bội Tinh hạng 4 (sau 8 năm quân vụ không vi phạm kỷ luật) sẽ được đề nghị ân thưởng Danh Dự Bội Tinh. Sau khi có Danh Dự Bội Tinh, nếu có tổng số điểm các huy chương đạt mức tối thiểu nào đó, sẽ được đề nghị ân thướng Lục Quân (hoặc Không Quân/Hải Quân) Huân Chương. Sau khi có loại Huân Chương này, sẽ được đề nghị ân thướng Bảo quốc Huân Chương (nếu là Sĩ Quan) hoặc Quân Công Bội Tinh (nếu là Hạ Sĩ Quan). Dĩ nhiên phải có đủ một số thâm niên quân vụ và điểm tổng cộng các huy chương ở mức tối thiểu do Bộ Tổng Tham Mưu ấn định.

Chúng tôi còn nhớ Anh Dũng BT với nhành Dương Liễu được 14 điểm, Vàng (13), Bạc (12), Đồng cấp Lữ Đoàn (11), Đồng cấp Trung Đoàn (10). Chiến Thương Bội Tinh (12 điểm)… Các bằng Tưởng Lục cũng có điểm (khoảng 5,6,7 điểm tùy theo cấp). Các điểm huy chương cũng được dùng khi dự tranh thắng cấp thường niên.

]]>
Tiếm mạo Quân phục của Quân Lực VNCH http://michaelpdo.com/2016/02/tiem-mao-quan-phuc-cua-quan-luc-vnch/ Sun, 28 Feb 2016 03:18:44 +0000 http://michaelpdo.com/?p=896 HỘI LUẬN “Hề hóa cuộc đấu tranh” (Chúng tôi chỉ có thể đưa các câu trả lời của ông Phúc. Xin quý vị nghe đoạn Audio để biết hết toàn bộ) Ảnh bên: những người đeo cấp tá, cấp tướng giả mạo của nhóm chính phủ tự phong Đào Minh Quân. Chú ý, ông “Thiếu Tướng” Nhảy Dù đeo một lúc cả hai … Continue reading Tiếm mạo Quân phục của Quân Lực VNCH ]]> http://michaelpdo.com/wp-content/uploads/2016/02/TGCD_2016-02-27.mp3

HỘI LUẬN “Hề hóa cuộc đấu tranh” Capture

(Chúng tôi chỉ có thể đưa các câu trả lời của ông Phúc. Xin quý vị nghe đoạn Audio để biết hết toàn bộ)

Ảnh bên: những người đeo cấp tá, cấp tướng giả mạo của nhóm chính phủ tự phong Đào Minh Quân. Chú ý, ông “Thiếu Tướng” Nhảy Dù đeo một lúc cả 2 dây biểu chương màu Bảo quốc Huân Chương (đỏ) và màu Anh Dũng Bội Tinh (vàng). Đúng ra chỉ đeo dây nào có cấp độ cao hơn mà thôi! Còn ông “đại tá” Không Quân thì đeo cả “cánh bay” trên nón calo!!!

Ông Hiếu: Kính thưa quý thính giả.

Hiện nay đã và đang xuất hiện một số hiện tương vô tình hay cố ý của một vài tổ chức cũng như cá nhân đã làm lu mờ, hoen ố hay nói đúng hơn là hề hoá cuộc đấu tranh chống CSVN của Người Việt Quốc Gia. Vấn đề này như thế nào chúng tôi kính mời quý thính giả theo dõi buổi hội luận của chúng tôi với hai vị khách là ông Đỗ Văn Phúc chủ tịchHĐCH. CĐNVQGHK, và ông Huỳnh Quốc Bình người phụ trách chương trình CT&TC trên ĐPTVN này, đồng thời ông cũng đã từng là chủ tịch CĐNVQG tiểu bang Oregon hơn 10 năm trước đây. Chúng tôi xin kính chào ông ĐVP và ông HQB và mời quý vị chào quý thính giả của đài.

1- Để tiện hội luận xin quý vị cho phép xưng hô bằng anh như chúng ta vẫn thường thân mật chuyện trò. Thưa hai anh trong cuộc diễn hành Tết Bính Thân 2016 vừa qua do CĐNVQG nam Cali tổ chức vào ngày 13-02-2016 trên ĐL Bolsa thuộc quận Cam,California. Có một tổ chức gọi là “ Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời” dẫn đầu là ông Đào Minh Quân ( thủ tướng tự xưng), cùng một số người mặc quân phục mang huy hiệu giống như của QLVNCH tham gia diễn hành. Sau khi hình ảnh này được đưa lên mạng đã khiến nhiều người tức giận và nhất là anh em cựu quân nhân QLVNCH.

Thưa anh Đỗ Văn Phúc, đứng trên quan điểm của một cựu quân nhân anh nhận định về cái sự kiện này thế nào?

Ông Phúc:

Mỗi quốc gia có một quân đội riêng, để bảo vệ tổ quốc và nhân dân chống lại ngoại xâm và góp phần bảo vệ trị an trong nước. Quân đội đó được hình thành và tổ chức theo những văn bản Hiến định. Quân phục, phù hiệu và cấp hiệu được ấn định trong các văn bản được Chính phủ ban hành. Đối với QLVNCH, thì đó là bản Huấn Thị Điều Hành do Bộ TTM soạn và ban hành.

Người lính khi gia nhập quân đội, được cấp phát quân phục, được phong cho một cấp bậc, là do quá trình huấn luyện cam go, đạt được yêu cầu tối thiểu để tốt nghiệp. Các loại huy chương cũng do từ những chiến công nếu là quân nhân chiến đấu, hay từ những thành quả đóng góp tích cực nếu làm việc tại văn phòng, hậu phương. Những thứ kể trên là do đạt được (earn) chứ không phải xin mà có, không phải bỏ tiền ra các tiệm bán huy chương, trang phục mua về đeo.

Ngày nay, tuy QLVNCH không còn hiện hữu, nhưng quá khứ đóng góp máu xương oai hùng trong cuộc chiến chống Cộng không hề phai mờ. Chúng ta hãnh diện là người lính VNCH, và mong muốn lịch sử VN sẽ có ngày được trong sáng về giai đoạn chiến tranh để thừa nhận sự đóng góp tích cực của QLVNCH trong cuộc chiến chống Chủ nghĩa CS và chống Trung Cộng. Do đó, chúng ta vẫn nuôi dưỡng hình ảnh oai hùng của QLVNCH, vừa là để giáo dục cho con em biết cha anh mình đã chiến đấu ra sao.

Những dịp lễ lộc, như Tết nguyên Đán, ngày Quốc Hận, ngày Quân Lực, ngày Cựu Chiến Binh… là dịp cho chúng ta phô diễn trước đồng hương và người Mỹ để làm cho hình ảnh QLVNCH được sống mãi. Vì thế, chúng tôi không có thắc mắc gì về việc anh em chúng ta mặc quân phục trong những ngày lễ này. Chỉ xin đề nghị quý anh em mặc đúng cách, đeo đúng cách và chỉ đeo vào những huy hiệu, phù hiệu chính thức của QLVNCH và cần nhất, phô diễn những gì mình có được trước đây khi phục vụ QĐ.

Hiện tượng tiếm mạo cấp hìệu và quân phục không phải hiếm hoi.

Trước 1975, vẫn có những dân chính mua quân phục mặc để lòe các cô gái, trong khi bản thân thì không dám tình nguyện nhập ngũ. Cũng có những trường hợp tiếm mạo cấp bậc, mà nguyên nhân cũng chỉ là để đi tán gái hay hù dọa người khác. Mỹ cũng không thiếu gì chuyện này. Cách đây hơn 10 năm, Đô đốcJeremy Michael Boorda từng bị tố cáo mang huy chương Ngôi Sao Bạc với chữ V (Ông có huy chương, nhưng không có kèm chữ V), cũng đã phải tự sát vì nhục nhã.

(Boorda, a Vietnam War veteran, died in May 1996, at the age of 56, when he committed suicide by shooting himself in the chest. The reason for his suicide was reportedly that he was upset about a media investigation into the legitimacy of his having worn on his uniform two service ribbons with bronze “V” (valor) devices which were generally perceived to indicate heroism in combat.)

John Kerry cũng bị Cựu CB Mỹ tố cáo về huy chương mà ông ta không có. Xin vào trang Stolen Valor sẽ biết nhiều chuyện.

Sau 1975, những người may mắn qua Mỹ tưởng rằng đám quân nhân còn kẹt lại đang ở tù dài năm sẽ chẳng bao giờ ra được khỏi trại tù, nói chi ra nước ngoài, đi Mỹ. Vì thế, có nhiều anh cựu quân nhân qua sớm xưng hùng xưng bá nơi đất khách,. Họ tự khoe các cấp bậc rất cao cho đến khi hàng chục ngàn cựu quân nhân được đến Mỹ ồ ạt qua chương trình Định cư cựu Tù Nhân thì hiện tượng này mới giảm.

Trở lại chuyện các tướng tá giả hiệu trong cái gọi là chính phủ Quốc Gia Lâm Thời của Đào Minh Quân.

Nhìn hình ảnh những anh đứng xun xoe quanh DMQ mặc quân phục Không Quân, Nhảy Dù, LLĐB; đeo đến cấp bậc từ Tá đến Đại Tướng… Tôi lấy làm lạ tại sao ban Tổ Chức Lễ Hội lại chấp thuận cho họ tham gia vào chương trình diễn hành?

Tôi cầm chắc những người này là lính giả hiệu. Vì KLVNCH chỉ có chứng 5 vị Tướng, mà nếu còn sống thì cũng đã ở tuổi 80, 90. Vậy thì những anh này là tướng do một nhóm tự phong. Xứ Mỹ này tự do, ai muốn mặc gì cũng được, đeo gì cũng được. Cảnh sát không làm khó dễ gì miễn không làm phương hại đến trật tự công cộng. Các anh này, nếu thuộc một tổ chức không do hiến định của VNCH, thì họ cũng có quyền tự phong chức tước, tự lập quân đội. Nhưng họ nên chế ra kiểu quân phục, vẽ mẫu phù hiệu, cấp bậc riêng mà đeo. Như nhóm những người trong tổ chức từ thiện Salvation Army, họ mặc đồng phục riêng của họ và không ai thắc mắc.

Nhưng dứt khoát họ không được mặc quân phục và đeo phù hiệu của VNCH, vì họ không trực thuộc vào QLVNCH; không ai thừa nhận họ ngoài vài anh trong cái chính phủ Lâm Thời QGVN.

Mặc Quân phục của QLVNCH đi diễu ngoài công chúng một cách bừa bãi là sự sỉ nhục đối với những người từng dổ xương máu, mồ hôi, chiến đấu dưới lá quân kỳ cao

quý của QLVNCH.

2- Ông Hiếu Cũng sự kiện trên. Thưa anh Huỳnh Quốc Bình, đứng trên quan điểm của một người từng giữ chức vụ chủ tịch cộng đồng, nhận định của anh như thế nào về sự kiện trên?

3– Ông Hiếu: Thưa hai anh Đặc tính của một chính phủ lưu vong

Người ta có thể định nghĩa chính phủ lưu vong là một tổ chức chính trị tự xem mình là một chánh phủ hợp pháp nhưng không thể sử dụng quyền hạn hợp pháp của mình và phải cư ngụ trên một quốc gia khác. Những chính phủ lưu vong thường chuẩn bị một ngày nào đó có thể quay trở về quê hương của mình để dành lại quyền hành chính thức. Các chính phủ lưu vong được thành lập trong những trường hợp như quốc gia bị xâm chiếm trong thời gian chiến tranh, nội chiến, đảo chánh, hay cách mạng.

Một số yếu tố sau đây giúp người ta nhận biết thế nào là một chính phủ lưu vong:

  1. Một cá nhân hay một nhóm cá nhân tự cho mình có thẩm quyền tối cao đối với một quốc gia mà mình đã phải di tản.
  2. Một cá nhân hay một nhóm cá nhân có uy tín quốc tế và thành tích đáng kể được quốc gia bao dung công nhận rằng họ có thẩm quyền tối cao đó.
  3. Một cá nhân hay một nhóm cá nhân được tổ chức để thi hành một số hoạt động nhân danh một quốc gia.

Để chứng tỏ có thực quyền, một chính phủ lưu vong cần phải có khả năng để có thể thực hiện một số hoạt động như sau:

  1. 1. Được đại đa số dân ở trong và ngoài nước công nhận. 2. Được các quốc gia có chủ quyền công nhận ngoại giao. 3. Duy trì một lực lượng quân sự ở trong nước và/hay hải ngoại. 4. Tham dự vào những hiệp định song phương hay quốc tế. 5. Tu chính hiến chương của chính phủ lưu vong. 6. Phải có ngân sách hoạt động và có các văn phòng đại diện.

Theo chúng tôi được biết thì Chánh Phủ Quốc Gia Lâm Thời (CPQGVNLT) do Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ (PTVNTDC) vận động thành lập vào năm 1990. Vì bạo bệnh, ông Nguyễn Trân giữ chức vụ thủ tướng đầu tiên xin từ nhiệm. Ông Đào Minh Quân, Chủ Tịch PTVNTDC, cựu Trung Úy Chiến Tranh Chính Trị VNCH, lên thay thế và chánh thức giữ tân thủ tướng kể từ ngày 16-2-1991. CPQGVNLT khai báo đã thành lập được năm văn phòng đại diện ở năm quốc gia có đông người tị nạn và được chính phủ Hoa Kỳ công nhận về mặt ngoại giao nhưng không có một bằng chứng pháp lý nào chứng tỏ điều này. CPQGVNLT không đạt được thành tích nào đáng kể và trên nguyên tắc vẫn còn tồn tại đến ngày nay. CPQGVNLT tuyên bố rằng CPQGVNLT là tổ chức “duy nhất đại diện cho Quốc Gia Việt Nam và những người đang bị Cộng Sản cướp nước và được chính phủ Hoa Kỳ nhìn nhận hợp pháp tại Hoa Kỳ.”

Thưa anh Đỗ văn Phúc nghĩ sao về cái chính phủ của Đào Minh Quân này? Anh Bình có thể thêm ý kiến

Ông Phúc: Vì nhu cầu chính trị, đến một giai đoạn nào đó, cũng cần có một CP lâm thời để đại diện cho người Việt hải ngại (nếu còn nguyện vọng trở về tham chánh). Chúng tôi không câu nệ rằng phải là người có học vị, từng có quyền cao chức lớn ngày xưa mới đứng ra lập CP. Lịch sử thế giới từng cho thấy nhiều người xuất thân thấp kém, nông dân, công nhân,, từng lãnh đạo và thành công, lập ra những vương triều quang vinh. Nhưng ít ra, người đó phải chứng minh được dù trong quá trình ngắn ngủi, cái uy tín, khả năng và nhiệt tâm đối với sự nghiệp.

Tôi đã thưa ở trên. Tại Mỹ, anh nào cũng có thể đứng ra lập hội. Muốn hợp pháp, chỉ cần bỏ ra vài tram khai với chính quyền Tiểu Bang là xong. Có hàng tram ngàn hội đoàn lớn nhỏ ở Mỹ, hội có nhân lực uy tín cũng có, hội chỉ có vài mống cũng nhiều. Không dứt khoát là việc một Hội như các loại chính phủ VN Tự Do, chính phủ Lâm thời Quốc Gia VN có giấy phép thành lập là nhận được sự thừa nhận của chính phủ Hoa Kỳ về tính chất hợp pháp, đại diện cho nước VN.

Hơn hai chục năm trước, cũng có cái gọi là Chính Phủ VN Tự Do do Nguyễn Hữu Chánh lập ra. Không rõ tài lừa bịp ăn nói của anh này ra sao, mà anh ta lôi kéo được ba bốn vị tướng thật của QLVNCH. Một ông Trung Tướng được NHC phong cho Đại Tướng đã hí hởn đi mua cặp cấp hiệu 4 sao về đeo? Nói ra thì xấu hỗ chung; nhưng rõ rang mấy vị tướng này có thể vì ngặt nghèo tiền bạc hay vì scandal nào đó mà ngậm bồ hòn làm ngọt sau khi biết mình bị lừa Cái Chính phủ ma đó rồi cũng tàn lụi theo năm tháng.

Tôi có xem vài tài liệu do DMQ trình ra, nói rằng cái CP của anh ta được các TT Hoa Kỳ và Liên Âu thừa nhận. Thật ra, đọc kỹ các lá thư của TT Mỹ, hay vị lãnh đạo nào đó, chúng tôi chỉ thấy một sự trả lời kiểu xã giao. Vì bất cứ một công dân nào gửi cho TT Mỹ trình bày vế việc gí đó, đều được họ lịch sự trả lời, cám ơn và nói một cách chung chung là họ cnũg quan tâm… Tôi có thể trình cho quý vị những lá thư TT Clinton, Bush phúc đáp cho tôi 20 năm trước đây khi tôi cũng sốt sắng gửi thư cho họ.

Những tấm ảnh chụp chung vớI các vị lãnh đạo, dân cử, cũng chỉ là sự bình thường. Quý vị có thể gặp họ ở dịp nào đó, xin phép chụp ảnh chung, thường là họ vui vẻ nhận lời. Nhất là trong mùa vận động bầu cử. DMQ đưa ra tấm ảnh đứng đọc “diễn văn” trước một số quan khác Mỹ… trong dịp anh ta trao tặng Bằng Ghi ơn TT Nixon trao cho em ruột ông này. Chuyện này cũng thường thôi. Cứ lấy một danh xưng nào đó, đề nghị trao tặng một bằng khen, ghi ơn cho một nhân vật nào đó. Họ chẳng mất gì mà từ chối. Thế là có cuộc gặp gỡ, đọc diễn văn, chụp hình lưu niệm… Hai lá thư bình thường của Bill Clinton năm 1994 được ĐMQ phóng đại thành “Công Hàm”. Lá thư xã giao của ông Gerald Dejoue ký thay cho ông Van Rompuy (Chủ Tịch Liên Âu) ngày 17/4/2013 cũng chỉ là phúc đáp, cám ơn DMQ đã đưa ra vấn đề nhân quyền mà họ hứa sẽ quan tâm. Lá thư này được DMQ phóng đại lên thành sự thừa nhận CP của anh ta!!!

Những hình ảnh, thư từ mà DMQ đưa ra chẳng có giá trị pháp lý gì cả. Chúng chỉ dung để loè những người thiếu tìm hiểu về sinh hoạt ở Hoa Kỳ, những người nhẹ dạ, cả tin, hay những kẻ háo danh, ham phô trương sẵn sàng chạy theo DMQ để được một hư danh nào đó, mà thực chất chẳng là cái gì cả. Hôm trước mặc quân phục đeo tướng, đeo tá, sáng hôm sau ngủ dậy tỉnh cơn mơ, khoác vội chiếc quần Jeans chạy đến sở trở lại nguyên hình anh nhân công lắp ráp, quét dọn…

Ông Hiếu:

4 – Thưa hai anh, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, sự bùng nổ về tin học đã làm cho công cuộc đấu tranh thuận lợi hơn, sự liên kết trong và ngoài nước đã dễ dàng hơn, tuy nhiên đây cũng là một con dao hai lưỡi, CSVN cũng như bọn Việt gian tay sai cũng đã lợi dụng vào sự bùng nổ của tin học để xâm nhập vào hàng ngũ những người chống cộng, đồng thời tung những bài viết tấn công vào các tôn giáo nhằm gây chia rẽ tôn giáo, chúng dùng những ngôn từ tục tằn thô lỗ để tấn công những người chống cộng, chúng làm ô uế các diễn đàn khiến nhiều người đã có hành động tiêu cực là rút lui khỏi các diễn đàn đấu tranh. Thưa anh HQB anh nghĩ sao về sự kiện này? Anh Phúc góp ý thêm.

Ông Phúc: Xã hội được hình thành bởi tram hạng người. Trong cuộc chiến đấu về truyền thông hiện nay, ai cũng tự ghi tên cho mình một nặc danh trên diễn đàn, email, groups… Người Quốc gia không chỉ đối phó với bọn gián điệp VC, mà còn những loại ma quỷ này mà có thể có đến 80% là bọn VC giả dạng người tị nạn để đánh phá. Số còn lại trong cộng đồng chúng ta, cũng là thành phần có tâm tính xấu xa, chuyên đánh phá những người có uy tín vì các lý do cá nhân khác. Đáng ngại là tâm lý chung của quần chúng thì lại thích theo dõi những chuyện bới móc đồ tư, bịa đặt, dựng chuyện chửi bới. Họ dư biết ai đúng ai sai, ai công chính, ai tà ngụy. Nhưng họ không buồn tiếp tay xóa bỏ hiện tượng này. Từ lâu nay, nếu ai quan tâm theo dõi, sẽ thấy có vài nhóm không rõ bao nhiêu người vì họ có thể một tên mà dung nhiều nặc danh. Bọn này mỗi ngày phóng ra hàng chục điện thư, với một nội dung lập đi lập lại để nhắm đánh phá vào những người tích cực đấu tranh chống Cộng. Cứ xem văn phong và nội dung thì biết rõ tư cách bọn này. Chúng tôi không hề quan tâm, cho các loại thư này vào thùng thư Spam và xoá ngay, khỏi mất công đọc.

Quý vị đang hoạt động CĐ, hội đoàn, đương nhiên là mục tiêu nhắm tới của bọn VC, Việt gian. Nếu VC, VG không đánh phá quý vị mới là điều lạ. Vì thế, đường ta ta cứ đi, coi những thứ trên chỉ là rác rưởi. Bận tâm làm chi chỉ mất thì giờ và rước vào phiền bực.

Ông Hiếu: – Thưa hai anh, chúng ta là những người tham gia hoạt động trong lãnh vực truyền thông nhưng không phải chuyên nghiệp. Hiện nay ở hải ngoại có rất nhiều cơ quan truyền thông ( báo chí, truyền thanh, truyền hình). Với phương tiện kỹ thuật tân tiến ngày hôm nay, chỉ cần một cái máy quay phim, một cái computer là đã có thể thành một cơ quan truyền thông. Ở hải ngoại cũng có một cái gọi là cơ quan truyền thông thực hiện trong cái garage và phát trên youtube, ông phó thủ tướng đặc trách người nước ngoài của CSVN cũng đã chui vào cái garage này để làm cái công tác tuyên truyền. Vừa mới đây trong đại hội 12 của cộng đảng, cái cơ quan truyền hình trong garage này đã được cộng đảng ưu ái cho vào bên trong hội trường Ba Đình để quay lúc chúng chưa họp để đưa hình ảnh ra hải ngoại. Thưa anh Phúc, anh đánh giá thế nào về việc VC đi hợp tác với cái loại truyền thông này, cũng như loại truyền thông này có đáng để đồng hương chúng ta xem hay không?

Ông Phúc:

Đúng thế, chỉ cần 1 computer với microphone, một internet account là có thể làm công tác tuyên vận được. Trong Youtube, không thiếu gì những đoạn phim của VC và Việt Gian. Chúng ta không có quyền gì, và khả năng nào ngăn chặn. Nhưng chúng ta có nhiệm vụ không truyền bá cho bạn bè. Không vì những hình ảnh các cô gái đẹp, các thắng cảnh bên VN mà vô tình làm công cụ cho bọn CS.

Thật ra, đau lòng mà nói thì Truyền thông VC đã chui vào phòng khách, phòng ăn của nhiều gia đình tị nạn từ lâu, thậm chí trong các gia đình cựu quân nhân, cựu tù nhân… Nguyên nhân là các cô, các bà thậm chí các ông cũng vì ham vui, thích những chương trình hài hước, ca nhạc, cải lương … mà dễ dãi, không giữ được lập trường. Họ cho rằng chúng nó vô thưởng vô phạt. Chính cái tâm lý hời hợt này đã góp phần cho tuyên vận VC trong thời gian chiến tranh, tạo cho chúng có những lợi thế trong cuộc đấu tranh chính trị. 40 năm sau, sự việc này lại tái diễn ở phần đất tự do Hoa Kỳ. Đã có lần, một vị đưa các đoạn video viếng Chùa Hương, mà hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là lá cờ đỏ sao vàng bay song song với lá cờ Phật Giáo.. Khi bị phê bình thì nghe câu trả lời rất xấc xược: “Bộ ông chống cộng hơn tôi à?” Chúng tôi không dám nhận mình hơn ai trong lãnh vực chống Cộng, nhưng chúng tôi có ý thức, biết những gì cần nói, cần trình bày mà không làm lợi cho Việt cộng.

 

]]>
Tôi vào lính! http://michaelpdo.com/2016/02/toi-vao-linh/ Sun, 07 Feb 2016 14:01:18 +0000 http://michaelpdo.com/?p=846 Đặng Kim Hoa Tuổi học trò ngây thơ. Ngày hai lần đến trường, vô tư lự, tôi chưa hề có một dự tính, ước mơ gì cho tương lai. Như hầu hết các thiếu nữ Việt Nam thời đó, có lẽ cuộc đời tôi rồi cũng theo một con đường thông thường là lấy chồng, … Continue reading Tôi vào lính! ]]>
Đặng Kim Hoa

Tuổi học trò ngây thơDAI HOI NQN KY 5 TAP 1 382.
Ngày hai lần đến trường, vô tư lự, tôi chưa hề có một dự tính, ước mơ gì cho tương lai. Như hầu hết các thiếu nữ Việt Nam thời đó, có lẽ cuộc đời tôi rồi cũng theo một con đường thông thường là lấy chồng, nuôi con, suốt năm quanh quẩn trong nhà tề gia, nội trợ mà thôi.

Nhưng không ngờ, chỉ một hình ảnh thoáng qua nhẹ nhàng mà đã làm thay đổi cuộc đời tôi.

Đó là sự tình cờ của một buổi chiều khi tôi chợt gặp gỡ một chị nữ quân nhân gọn gàng trong quân phục ngay trước nhà tôi ở, Ty Bưu Điện Đà Lạt. Trên túi áo chị có bảng tên Xinh, và chị cũng thật là xinh xắn. Chỉ một hình ảnh thóang qua đó thôi, mà đã ghi sâu trong tiềm thức của tôi, gợi lên trong lòng cô gái nhỏ những mơ ước không đắn đo về tương lai đời mình.

Năm đó, cuối niên học 1966-1967, tôi còn là một nữ sinh áo trắng của trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt, chuẩn bị bước vào năm cuối bậc trung học. Một hôm, đài phát thanh Đà Lạt loan tin Trường Võ Bị Quốc Gia đang tuyển mộ hai nữ trợ tá để làm việc tại Phòng Xã Hội của trường. Vì đang thời chiến tranh sôi động, ngày nào, trên đài phát thanh cũng phát đi những bài hát về tiền tuyến hậu phương. Những bài hát này cộng với hình ảnh của những người lính chiến ngày đêm gian khổ ngòai chiến trường gây xúc động mãnh liệt trong lòng tôi. Tôi cảm thấy cần làm điều gì đó để xoa dịu nỗi đau thương của người thương binh, hay ít ra góp phần giúp đỡ gia đình họ ở hậu phương. Hình ảnh người nữ quân nhân tên Xinh lại trở về trong tâm tưởng của tôi. Ôi! Bộ quân phục đơn sơ gọn gàng nhưng trông đẹp làm sao! Thế là tôi đã có một quyết định cho mình.

Người hướng dẫnTruong Chi Huy Tham Muu Dalat tôi làm thủ tục gia nhập quân đội là chị Hiền, Trưởng Phòng Xã Hội Trường Võ Bị Đà Lạt. Chị mang cấp bậc Thượng Sĩ, chắc đã đi lính lâu năm rồi. Có nhiều thiếu nữ như tôi cũng nộp đơn nhập ngũ, nhưng cuối cùng chỉ có hai người được chọn. Đó là chị Nghĩa và tôi. Sau ngày đầu tiên, hai đứa tôi nhanh chóng trở thành đôi bạn thân qua những tháng dài học tập và sau đó cùng về làm việc ở Đà Lạt.

Chị Hiền đã lo vé máy bay chu đáo cho chúng tôi để về Sài Gòn trình diện Cục Xã Hội kịp thời. Cục Xã Hội nằm trên đường Đồn Đất gần bờ sông Sài Gòn, gồm mấy dãy nhà gạch cổ lổ xây từ thời Pháp thuộc. Hai đứa con gái mới rời ghế nhà trường, bỡ ngỡ, bơ vơ nơi xứ lạ. giữa những người mới gặp. Vì thế chúng tôi bám lấy nhau trong mọi sinh họat, học tập. Được một điều là chị Võ Thị Vui tiếp đón chúng tôi tận tình, niềm nỡ và săn sóc chúng tôi trong tình chị em. Chúng tôi đỡ lo trong khi ở tại Cục chờ đợi khóa huấn luyện quân sự bên trường Nữ Quân Nhân khai giảng. Sau khi hòan tất chương trình căn bản quân sự, chúng tôi về lại Cục Xã Hội để học chuyên môn tại trường Xã Hội/QLVNCH. Trong thời gian thụ huấn, chúng tôi may mắn tham dự Ngày Quân Lực 19-6 năm 1967 trên đường Thống Nhất.

Mãn khóa về lại Đà Lạt, tôi cứ tưởng sẽ trở về trường Võ Bị làm việc với chị Hiền. Lòng tôi nao nức vô cùng. Nhưng thật ngạc nhiên, trên tờ sự vụ lệnh, đơn vị mới của tôi lại là trường Chỉ Huy Tham Mưu. Được hân hạnh trình diện Đô Đốc Chung Tấn Cang đang là Chỉ huy trưởng và Trung tá Trịnh Xuân Nghiêm, trưởng khối CTCT, tôi được đưa về phòng xã hội khi đó còn đóng cửa vì chưa có nhân viên làm việc từ mấy tháng qua. Sau đó, người ta mới kể cho tôi nghe chuyện hai chị nữ trợ tá của phòng Xã Hội cùng quê Kiến Hòa ăn Tết Mậu Thân và không ai trở lại. Một chị thì bị việt cộng sát hại, một chị khác tên Xuân Hoa, thì vì quá sợ, đã không dám trở về đơn vị. Người Nữ trợ tá hy sinh tại Kiến Hòa chính là chị Xinh mà tôi đã gặp trước đây và có chút duyên gì đó chăng mà tôi lại thay thế đúng vị trí của chị ở trường Chỉ Huy Tham Mưu.

Ngày nay, trên mảnh đất tự do này, hơn bốn mươi năm sau, tôi chợt nhớ đến chị để viết vài dòng ký ức, tưởng nhớ vong linh người mà tôi đã xem như hình ảnh thần
photo 3
tượng của thời niên thiếu mà tôi đã nối gót trên đường phục vụ quân ngũ và quê hương.


Còn bao nhiêu chị khác đã hy sinh hay đang âm thầm chôn chặt cuộc đời mình trong xã hội u ám của Việt Nam cộng sản!

Cầu mong sao đất nước sớm thóat khỏi hồi đen tối, vãn hồi tự do dân chủ để những phụ nữ Việt Nam được sống xứng đáng làm người tự do, có nhân phẩm.

Đặng Kim Hoa

http://hon-viet.co.uk/DangKimHoa_ToiVaoLinh.htm

]]>


Có Nhau Suốt Đời http://michaelpdo.com/2016/01/co-nhau-suot-doi/ http://michaelpdo.com/2016/01/co-nhau-suot-doi/#comments Wed, 27 Jan 2016 18:14:54 +0000 http://michaelpdo.com/?p=801 Đặng Kim Hoa (Phòng Xã Hội,Trường Chỉ Huy Tham Mưu QLVNCH) Giữa đầu năm 1967, sau khi mãn khoá quân sự ở Trường Nữ Quân Nhân, chúng tôi được trả về Cục Xã Hội để chờ nhập khoá Nữ Trợ Tá. Cục Xã Hội nằm ẩn khuất trên đường Đồn Đất với những dãy nhà … Continue reading Có Nhau Suốt Đời ]]> Đặng Kim HoaHoaNTTXH

(Phòng Xã Hội,Trường Chỉ Huy Tham Mưu QLVNCH)

Giữa đầu năm 1967, sau khi mãn khoá quân sự ở Trường Nữ Quân Nhân, chúng tôi được trả về Cục Xã Hội để chờ nhập khoá Nữ Trợ Tá. Cục Xã Hội nằm ẩn khuất trên đường Đồn Đất với những dãy nhà ngói cũ kỹ thấp lè tè nhưng lại rất nhộn nhịp vì có các khoá sinh Nữ Trợ Tá lúc nào cũng cười nói ồn ào. Khoá chúng tôi khai giảng trễ một tháng nên trong lúc chờ đợi, chúng tôi được giao các công việc lặt vặt tại các văn phòng của Cục. Tôi và hai bạn Nghĩa (cũng dân Đà Lạt) và Mỹ (dân Thủ Đức) thì giúp cho Phòng Nhân Viên nhận, chuyển hồ sơ. Có khi lại được qua giúp bác sĩ Tôn Thất Thận để sắp xếp thuốc men trong kho vốn rất dồi dào.

Cũng có thời gian chúng tôi được biệt phái qua Trường Nữ Quân Nhân để tập diễn hành chuẩn bị cho ngày Quân Lực 19 tháng 6, 1967. Địa điểm tập diễn hành luân chuyển có khi thì qua Trường Quân Y vì nơi đây có sân rộng và tráng nhựa bằng phẳng, thẳng tắp. Những lúc di chuyển, Trung Úy Hồng, Trưởng Ban Quân Xa là người chịu trách nhiệm đưa đón. Ông vui tính và rộng rải, thỉnh thoảng dẫn chúng tôi đi ăn kem hoặc cho xe chạy một vòng dọc bến Bạch Đằng để ngoạn cảnh Sài Gòn lúc chiều về.

Còn vài hôm nữa là ngày diễn hành. Lòng chúng tôi vừa hồi hộp vừa thích thú, hãnh diện. Lại gặp lúc các anh khoá 1 Sinh Viên Sĩ Quan Đại Học Chiến Tranh Chính Trị cũng về Sài Gòn dự lễ. Họ tập trung trên khúc đường Cường Để để tập. Chúng tôi đi qua hàng ngũ các anh, thấy trên vai áo các anh những phù hiệu Lục Đại Chiến như phù hiệu chúng tôi. Chúng tôi đâm ra có cảm tình đặc biệt đối với những người cùng một ngành phục vụ. Cũng cần nhắc lại là khi Khoá 1 khai giảng ở ngọn đồi đối diện với trường Bùi Thị Xuân của chúng tôi, thì tôi cũng là một nữ sinh đang sắp sửa rời mái trường để gia nhập quân đội, chỉ vì quá mê màu thiên thanh của bộ đồng phục Nữ Trợ Tá.

Ngày diễn hành căng thẳng, mệt nhọc đã qua đi. Lúc này chúng tôi đang được phép đi dạo phố. Đảo lên, đảo xuống dọc đại lộ Lê Lợi nhìn những dòng người nam thanh nữ tú đủ màu đủ kiểu cũng thấy vui lây. Lại chạm mặt mấy ông Chiến Tranh Chính Trị, mà trong đó có một người dong dõng cao, khuôn mặt vừa sạm nắng thao trường, nhưng cũng còn mang đôi chút nét thư sinh. Anh ấy chặn tôi lại làm quen dễ dàng, nhanh chóng như “người Sài Gòn”. Tôi đọc vội bảng tên trên túi áo tiểu lễ và tự giới thiệu tên mình. Anh nghe không rõ – chắc là vì tôi ngượng ngập nói quá nhỏ chăng. “Cô là Thoa?” “Không, em là Hoa, Kim Hoa.”

Rồi chẳng thấy anh nói gì nhiều ngoài vài câu có vẻ xã giao. Chúng tôi đường ai nấy đi.

Mãn khóa xong, hai cô lính mới gốc Đà Lạt may mắn được về Trường Chỉ Huy Tham Mưu Đà Lạt nhận việc. Tôi phụ trách Phòng Xã Hội với một cô nhân viên vừa là bạn đồng khóa. Từ sau tết Mậu Thân, Khối CTCT của Trường Chỉ Huy Tham Mưu không đủ nhân sự, nên Phòng Xã Hội không có ai làm việc. Mãi khi chúng tôi về trường thì công việc dồn ứ từ nhiều tháng nên rất bân rộn. Tôi lại được về Cục Xã Hội nhiều lần để lo chuẩn bị thành lập Ấu Trĩ Viên, chăm sóc con cháu của các quân nhân trường CHTM.
PHUCHOA6


Bận thì bận, nhưng mối giao hảo với anh chàng sinh viên CTCT có nhiều dịp để kết sâu hơn. Hai quân trường chỉ cách nhau chứng vài cây số đường chim bay, nhưng đôi Ngưu Lang Chức Nữ phải chờ cuối tuần mới có dịp dung dăng dung dẻ trên các con đường êm mát của xứ anh đào. Nhưng mỗi ngày thì bưu tín viên cũng tìm đưa một lá thư từ KBC 4648 của chàng trai si tình. Qua năm sau, khi đã gắn thêm một gạch trên chiếc alfa, có ngờ đâu cái anh chàng xem mặt hiền lành đến thế, mà lại bạo gan hơn ai cả. Anh ấy nhảy rào ra phố gần như hàng đêm, đến nỗi sĩ quan cán bộ phải doạ cho ra trường với cấp bậc Trung Sĩ.

Ngày anh ấy mãn khoá, bắt thăm chọn về Sư Đoàn 5 Bộ Binh thì nỗi lo lắng càng dâng cao. Vì lúc đó, Sư Đoàn 5 là đơn vị chạm địch liên hồi, đánh những trận ngập máu ở chiến trường ba tỉnh phía Bắc Sài Gòn.

Chúng tôi phải làm lễ cưới gấp để mong cho anh có chút con trai nối dòng phòng khi…. Chả là anh ấy là con trai độc nhất của gia đình.

Thế là cô Nữ Trợ Tá giã từ đời binh nghiệp ngắn ngủi để theo chồng khắp các địa danh nổi tiếng miền Đông Nam Phần. Làm vợ người lính bộ binh thật gian nan. Đã có nhiều lần ông Tiểu Đoàn Trưởng thương tình cho trực thăng đưa vào tận căn cứ hoả lực nằm sâu trong lòng mật khu Long Nguyên, Hố Bò… Cũng chịu cảnh pháo kích trong khi đang lui hui nấu cho chồng nồi canh chua lá dang khô sặc. Cũng phải nằm đong đưa co quắp trên chiếc võng nylon trong căn hầm ẩm mốc. Những năm anh ở Bộ Binh là những năm đêm không ngủ yên giấc, phấp phỏng mong chờ và hồi hộp khi thấy người đưa thư tiến về phía nhà mình.

Rồi lại đến ngày 30 tháng 4, anh ấy bị đưa đi hết trại tù này, đến trại tù khác. Bắt đầu là khu vực Long Khánh, rồi xa hơn đến Hàm tân, và cuối cùng là địa ngục Xuân Phước. Mười năm chồng ở tù là 10 năm thân cò lặn lội kiếm ăn nuôi mẹ chồng và đàn con bốn đứa còn thơ dại. Mười năm, chỉ được thăm gặp chồng chừng vài lần. Có những lần đi hàng trăm cây số, vượt qua những khu rừng âm u, bang qua những dòng suối nước chảy siết để khi đến trại thì không được gặp chồng. Lý do của bọn cai tù: “anh P. này ngoan cố, chống đối không chịu học tập, chây lười lao động, vi phạm nội quy. Chị phải viết thư khuyến khích anh ấy chịu cải tạo thì lần sau trại sẽ cho gặp mặt.”

Trời cũng có mắt, trả công hậu hỉ cho người công chính, trung hậu.

Ngày nay gia đình chúng tôi định cư ở Texas. Con cái thành đạt, có đủ vợ chồng con cái hạnh phúc. Và đôi vợ chồng già vẫn gắn bó như đôi sam.

Nhanh thật! Kỷ niệm 50 năm các anh Khóa 1 nhập ngũ, cũng là đánh dấu của 47 năm tình nghĩa vợ chồng của hai người cùng đeo trên vai một phù hiệu Lục Đại Chiến, mà suốt thời son trẻ ít khi được gần nhau; phải chờ qua bao gian khổ, trầm luân mới được gắn bó.

Texas Tết 2016.



Đặng Kim Hoa

]]>


http://michaelpdo.com/2016/01/co-nhau-suot-doi/feed/ 1
Michael Do’s Military Career http://michaelpdo.com/2015/08/michael-dos-military-career/ Thu, 13 Aug 2015 17:38:57 +0000 http://michaelpdo.com/?p=588 Polwar College (1966-1969)

5th Infantry Division (1969-1971)

2nd Air Division (1972-1974)

 

 

 

]]>
Tài Liệu về Chiến Tranh Chính Trị http://michaelpdo.com/2015/07/quan-chung-chien-va-tinh-bao-chien/ Sat, 18 Jul 2015 13:29:27 +0000
http://michaelpdo.com/?p=549 https://youtu.be/7R30Cixqf_Q https://www.youtube.com/watch?v=7R30Cixqf_Q Kính thưa quý vị, Kính mời quý vị xem toàn bộ cuộc phỏng vấn ông Đỗ Văn Phúc, Sĩ quan tốt nghiệp Khoá I Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. https://youtu.be/7R30Cixqf_Q Ông Phúc nói về Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị và ngành Chiền Tranh Chính Trị trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc … Continue reading Tài Liệu về Chiến Tranh Chính Trị ]]>
https://www.youtube.com/watch?v=7R30Cixqf_Q
CTCT2
Kính thưa quý vị,
Kính mời quý vị xem toàn bộ cuộc phỏng vấn ông Đỗ Văn Phúc, Sĩ quan tốt nghiệp Khóa I Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.
https://youtu.be/7R30Cixqf_Q
Ông Phúc nói về Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị và ngành Chiền Tranh Chính Trị trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Cuộc phỏng vấn do Bùi Dương Liêm thực hiện vào ngày 6 tháng 7 năm 2015
tại Fairfax Public Access, Fairfax, Virginia.

Trân trọng,
Bùi Dương Liêm
THVN/HTĐ


]]>

 

No comments:

Post a Comment