Thursday, August 17, 2017





THIẾT VẬN XA M-113 và nón săt Ở MIỀN NAM KHI XƯA

 

Photo


- Trên thiết xa M113 thì chỉ trưởng xa mới đeo cáp.

- Một cái speaker (loa) được gắn ngay chỗ tài xế để cho tất cả xa đội nghe lệnh.

- Sĩ quan chỉ huy cầm cây để điều khiển tài xế

- Các xạ thủ bắn mà không cần dùng intercom/liên lạc



Chiếc nón sắt của Thiết giáp

Trên thiết xa M113 thì chỉ trưởng xa mới đeo cáp.
Chiếc nón sắt dây cap
Photo: Nón Sắt dây cáp hình 1
Photo:

Nón Sắt dây cáp hình 2
Photo:

Nón Sắt dây cáp hình 3
Photo:

Nón Sắt dây cáp hình 4
Photo:

Nón Sắt dây cáp hình 5
Photo:

Nón Sắt dây cáp hình 6
Photo:

Nón Sắt dây cáp hình 7
Photo:

Thiết Xa M-113

M-113 có khối lượng chiến đấu 12, 3 tấn; vỏ nhôm dày 12-38mm, đội ngũ chiến đấu hai người và có thể chở theo một tiểu đội bộ binh. M-113 được trang bị một đại liên 12, 7 mm và hai trung liên 7, 62mm bắn được về phía bên sườn. Với vỏ thép có thể chịu được các loại đạn bộ binh thông thường cùng các cửa sổ nhỏ bên sườn, M113 đã trở thành một lô cốt di động khá lợi hại, bộ binh trong xe có thể chiến đấu trực tiếp khi xe đang chạy.

 photo thit giaacutep_zpsvbaiervu.png

M-113 thiết giáp được thiết kế khá nhỏ gọn, động cơ mạnh, M113 càng ngày càng trở thành một loại thiết giáp đa năng, nó có thể đi bất cứ nơi nào trong toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, kể cả những nơi tưởng rằng rất khó sử dụng cho thiết giáp như ở miền Tây sông ngòi chằng chịt.
Ưu thế của M-113 là - bất cứ địa thế hiểm trở nào, M113 cũng có cách thích ứng ngay được.

Nón Sắt Thiết Giáp.
Trên chiến xa, mỗi người lính Thiết Giáp đều phải mang nón sắt. Nón sắt của lính Thiết Giáp VNCH giống như cái headphone, nhưng có microphone để nói (gọi là cáp) và một cái công tắt/switching (gọi là con rùa).
Có hai vị trí: Một để dùng vô tuyến, một dùng intercom/hộp đàm. Có một hộp control/điều khiển, hộp này có chức năng phát âm thanh ra cho mọi người có thể nói và nghe, và có một vị trí dành cho cấp chỉ huy nói và nghe nhưng còn lại chỉ nghe, mà không nói được.

Khi di chuyển ngoài quốc lộ thì đeo cáp rồi đội nón sắt lên trông gọn gàng và dễ coi hơn. Trong hình tài xế và xạ thủ chỉ đội nón sắt mà không đeo cáp.

Trên Thiết Xa M113 thì chỉ trưởng xa mới đeo cáp. Một cái speaker/loar được gắn ngay chỗ tài xế để cho tất cả nhân viên xa đội nghe lệnh. Sĩ quan chỉ huy cầm cây để điều khiển tài xế và các xạ thủ bắn mà không cần dùng intercom/ hộp đàm.

Một Tiểu Đoàn M113 có gần 20 chiếc tức là 20 đài. Nếu không khéo thì chả ai nghe hay nói gì được mà khi đụng trận thì lu bu thứ, nào là báo cáo, liên lạc, lệnh lạc... sẽ rối bung không ăn khớp; vì thế cho nên những sĩ quan mới vào nhận việc thường gặp khó khăn trong vấn đề liên lạc, nhận lệnh và ra lệnh.

Đeo cáp rất bất tiện vì khi có súng nổ không nghe hoặc nghe rất nhỏ trở ngại cho việc tác chiến, không phân biệt được loại súng và hướng súng của địch quân cho nên khi tác chiến cáp chỉ được đeo một bên tai còn tai kia thì để nghe tiếng đạn.

Phần đông xe được trang bị ghế cho các trưởng xa. Có hai cây minigun tức đại liên sáu nòng.


**
TƯỚNG TRÍ THỊ SÁT MẶT TRẬN


--------------------------------------





NGƯỜI XƯA CẢNH CỦ. ẢNH VỀ THIẾT VẬN XA M-113 TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ NGÀY NAY

HÌNH ẢNH MỘT ĐÁM MA CỦA MỘT GIA ĐÌNH CHẾT TRONG CUỘC CHIẾN; VỪA CÓ TRẺ EM LẨN NGƯỜI LỚN. TÔI LẤY TỪ TRÊN 1 WEBSITE CỦA THIẾT GIÁP VN NHƯNG KHÔNG THẤY CÓ CHÚ THÍCH/CAPTION. NHƯNG CÓ THỂ NÓI ĐÓ LÀ 1 GIA ĐÌNH CỦA 1 SQ TRONG NGHÀNH THIẾT GIÁP VÌ CÓ VÀI SQ THAM DỰ ĐỘI NÓN BÊ RÊ ĐEN. KHÔNG BIẾT CÓ PHẢI ĐÂY LÀ ĐÁM TANG GIA ĐÌNH TRUNG TÁ THIẾT GIÁP NGUYỂN TUẤN   Ở TRẠI PHÙ ĐỔNG, GÒ VẤP, BỊ THẢM SÁT BỞI VC TRONG TRẬN MẬU THÂN 1968.

CHỞ BẰNG C-130


CHỤP TẠI TÂY NINH

TVX M-113 CỦA SĐ 9 BỘ BINH MỶ DÀN HÀNG NGANG TRÊN ĐƯỜNG PHẠM THẾ HIỂN , BÊN KIA CẦU CHỬ Y TRONG TẾT MẬU THÂN 1968 .




=======================================

LƯỢC SỬ KỴ BINH THIẾT GIÁP VNCH
(Vài Nét Về Binh Chủng Mũ Đen)
Ảnh: duyệt binh

Khởi đầu từ các đơn vị thiết giáp bảo vệ các trục lộ giao thông liên lạc và các khu vực trọng yếu trong chiến tranh Đông Dương 1945-1954, Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 4/1955 và phát triển với 4 Trung đoàn mang số 1, 2, 3 và 4 trú đóng trên 4 vùng chiến thuật với trang thiết bị cũ do quân đội Pháp để lại như chiến xa nhẹ M24 và các xe thiết giáp M3 và M8. Sau khi quân đội Pháp rút lui, với quân viện và cố vấn của Hoa Kỳ, các Trung đoàn thiết giáp được tái tổ chức tương đương với một Tiểu đoàn thiết giáp quân đội Hoa Kỳ với mỗi trung đoàn gồm có một Chi đoàn chiến xa M24 và 2 Chi đoàn xe bọc thép M3 và M8.

Đầu năm 1962 Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm thiết vận xa M113 trang bị đại liên 12.7 ly, có khả năng cơ động cao và lội nước ở Việt Nam với Đại Đội 7 và Đại Đội 21 Cơ Giới (yểm trợ cho Sư Đoàn 7 và 21 BB) ở đồng bằng sông Cửu Long để bảo vệ Quốc lộ 4. Mỗi đại đội được trang bị 15 thiết vận xa M113. Đại Đội 7 Cơ Giới do Đại Úy Lý Tòng Bá chỉ huy sau đó đã tham gia trận đánh Ấp Bắc nổi tiếng trong tỉnh Định Tường. Hai đơn vị này đã chứng tỏ hiệu quả cao trong các trận đánh ở khu vực đồng ruộng sình lầy ở miền tây Nam phần nên 6 đại đội mới được tổ chức thêm vào cuối năm 1962.

Đến giữa năm 1963, mỗi Trung đoàn thiết giáp có 4 Chi đoàn: Một Chi đoàn chiến xa M24, một Chi đoàn xe bọc thép M8 và hai Chi đoàn thiết vận xa M113. Sau đó danh xưng Trung đoàn thiết giáp được đổi tên thành Thiết đoàn kỵ binh, bố trí như sau: Thiết Đoàn 1 (Vùng 3 Chiến Thuật), Thiết Đoàn 2 (Vùng 4 Chiến Thuật), Thiết Đoàn 3 (Vùng 2 Chiến Thuật) và Thiết Đoàn 4 (Vùng 1 Chiến Thuật). Việc thay đổi từ cơ cấu Trung đoàn sang Thiết đoàn cũng gây bất mãn cho một số chỉ huy đơn vị, do nay phải đứng dưới Trung đoàn trưởng bộ binh trong các cuộc hành quân. Cuối năm 1963, binh chủng Thiết Giáp thành lập thêm Thiết Đoàn 5 và 6 Kỵ Binh là lực lượng trừ bị cho Bộ Tổng Tham Mưu. Đầu năm 1965 Hoa Kỳ thay thế các chiến xa M24 lỗi thời bằng các chiến xa nhẹ M41-A3 trang bị đại bác 76 ly, thích hợp với điều kiện chiến trường và khả năng hoạt động và bảo trì của binh chủng Thiết Giáp VNCH.

Đến năm 1966, 4 Thiết đoàn mới được thành lập: Thiết Đoàn 7 (Đông Hà), Thiết Đoàn 8 (Ban Mê Thuột), Thiết Đoàn 9 (Sóc Trăng) và Thiết Đoàn 10 (Củ Chi). Trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, các đơn vị Thiết Giáp VNCH đã góp phần đắc lực trong nỗ lực phản công đánh bật Cộng quân ra khỏi các khu vực thành thị miền Nam: Thiết Đoàn 1 (Phan Thiết, Vùng 3 Chiến Thuật), Thiết Đoàn 2 (Trà Vinh, Vĩnh Long), Thiết Đoàn 3 (Pleiku), Thiết Đoàn 4 (Chu Lai, Huế), Thiết Đoàn 5 (Saigon, Vùng 3 Chiến Thuật), Thiết Đoàn 6 (Mỹ Tho), Thiết Đoàn 7 (Đông Hà, Huế), Thiết Đoàn 8 (Ban Mê Thuột), Thiết Đoàn 10 (Saigon, Vùng 3 Chiến Thuật).

Với thành tích chiến đấu xuất sắc sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, binh chủng Thiết Giáp VNCH thành lập thêm 7 Thiết đoàn mới: Thiết Đoàn 11 (Đông Hà), Thiết Đoàn 12 (Cần Thơ), Thiết Đoàn 14 (Kontum), Thiết Đoàn 15 và 18 (Biên Hòa), Thiết Đoàn 16 (Long Xuyên) và Thiết Đoàn 17 (Hội An).

(M-113 hành quân ở Trảng Bàng.)

Từ năm 1969 các Thiết đoàn Kỵ binh trong mỗi vùng chiến thuật được gom lại tùy theo tình hình chiến thuật thành Lữ đoàn Kỵ binh, là đơn vị trừ bị cơ động của Quân đoàn hoạt động phối hợp với các đơn vị bộ binh. Trong năm 1969 Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh được thành lập đầu tiên để hoạt động ở Biệt Khu 44 trong Vùng 4 Chiến Thuật, tiếp theo là Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh ở Vùng 1 Chiến Thuật. Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh được thành lập ở Vùng 3 Chiến Thuật trong năm 1970 và sau cùng là Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh ở Vùng 2 Chiến Thuật trong năm 1971.

Đầu năm 1970 Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh với 2 Thiết đoàn phối hợp với Biệt Động Quân và Địa Phương Quân-Nghĩa Quân mở chiến dịch tảo thanh kéo dài hai tháng thành công lớn dọc theo bờ biển Vùng 1 Chiến Thuật. Sau đó trong tháng 4/1970, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh mở chiến dịch mang tên Hành Quân Toàn Thắng 41 tấn công vào khu vực Angel?Ts Wing. Tiếp theo là Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh với 3 thiết đoàn và 3 tiểu đoàn Biệt Động Quân cũng tấn công vào khu vực Elephant?Ts Foot. Ngày 29 tháng 4/1970, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh mở chiến dịch mang danh hành quân Toàn Thắng 42 vào tỉnh Svay Riêng với 3 Chiến đoàn Đặc nhiệm. Ngày 2 tháng 5/1970 Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh cũng mở chiến dịch vượt biên vào khu vực Mỏ Vẹt (Parrot?Ts Beak) trong tỉnh Svay Riêng từ phía nam trong thế gộng kềm với 250 thiết vận xa M113 của các Thiết Đoàn 2, 6, 9, 12 và 16 Kỵ Binh. Sau đó hai Lữ đoàn Kỵ binh tham gia giải tỏa Kompong Cham đang bị Sư Đoàn 9 CSBV phong tỏa. Thiết Đoàn 5, 15 và 18 Kỵ Binh của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh gây thiệt hại nặng cho Sư Đoàn 9 CSBV trong khu vực đồn điền Chup.

Đầu năm 1971 Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh với Thiết Đoàn 11 và 17 Kỵ Binh vượt biên sang Hạ Lào khai diễn hành quân Lam Sơn 719 để cắt đứt trục đường tiếp vận (đường mòn Hồ Chí Minh). Trong khu vực Bản Đông (A Lưới) và phía bắc Quốc lộ 9 đã diễn ra các trận xa chiến đầu tiên. Để duy trì trục giao thông liên lạc và tiếp tế đường bộ cho mặt trận Hạ Lào, Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh đã được tăng cường thêm Thiết Đoàn 4 và 7 Kỵ Binh, sử dụng tổng cộng 5 Chi đoàn chiến xa M41-A3 (75 chiếc) và 6 Chi đoàn M113 (130 chiếc). Ngày 19 tháng 3/1971 đơn vị bắt đầu cuộc triệt thoái đẫm máu về lãnh thổ Việt Nam bằng QL 9, vượt qua nhiều chốt phục kích của Bắc quân cũng như những khó khăn địa hình. Thiết Đoàn 19 Kỵ Binh được thành lập trong năm 1971 ở Pleiku là thiết đoàn sau cùng của QLVNCH.

Cho đến giai đoạn này, binh chủng Thiết Giáp có 18 Thiết đoàn kỵ binh (11 Thiết đoàn là đơn vị cơ hữu của 11 Sư đoàn bộ binh, 7 Thiết đoàn độc lập) và 1 Thiết đoàn 20 chiến xa do Hoa Kỳ chuyển giao. Cấu trúc của một Thiết đoàn kỵ binh gồm có bộ Chỉ huy và các thành phần yểm trợ, một Chi đoàn chiến xa M41-A3 và 2 Chi đoàn thiết vận xa M113. Do điều kiện địa hình không thuận tiện cho việc sử dụng chiến xa M41-A3, 5 Thiết đoàn kỵ binh ở Quân Khu IV (2, 6, 9, 12 và 16) có 3 Chi đoàn M113. Mỗi Chi đoàn có cấp số 15 chiến xa hay thiết vận xa cùng một đại đội bộ binh tùng thiết bảo vệ. Thiết Đoàn 20 chiến xa, đơn vị chiến xa hạng trung đầu tiên của binh chủng Thiết Giáp VNCH, có 3 Chi đoàn chiến xa M48-A3 gồm 44 chiến xa thay vì cấp số đầy đủ 54.

(Đến năm 1975 VNCH còn khoảng 2000 xe tăng xe bọc thép các loại trong đó khoảng một nữa là M-113) Một Vài Hình Ảnh Của Các chiến Sĩ Mũ Đen Trong Thời Chinh Chiến:








========================



Trận Xa Chiến Giữa Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh và Chiến Xa Địch

Đã hơn bốn mươi năm qua giờ ngồi viết lại những ngày cuối của cuộc chiến mà tưởng chừng như mới hôm qua. Những ngày chiến đấu bi thương không có quân tiếp viện, không tải thương, chiến đấu đơn độc hình anh đó vội vã trở về trong trí nhớ như những thước phim chiến tranh khốc liệt. Trận chiến trước khi tan hàng này hơn cả mùa Hè đỏ lửa 1972 tái chiếm An Lộc, tái chiếm Quảng Trị.

Ngày 27/4/1975: Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh (-) chỉ có Chi Đoàn 1/5 CX và Chi Đoàn 2/5 TK chuyển quân tới Trảng Bom nằm trên QL1 nối liền Hố Nai, một thị trấn rất nhỏ xung quanh bao bọc bởi rừng cao su xanh mướt, hướng đi Long Khánh. Dân cư ở đây di tản hết mấy ngày trước chỉ còn lính. Thị trấn bây giờ thật trống vắng, đìu hiu! Trong ngày Thiết Đoàn đóng dọc theo bên phải Quốc Lộ, 8 giờ tối di chuyển qua bên trái Quốc Lộ ngụỵ trang trong vườn chuối. Trong binh thư thì đây là một thế trận nghi binh tuyệt vời!

Ngày 28/4/1975: Lúc 1 giờ sáng trận chiến bắt đầu, vị trí đóng quân hôm qua chúng tôi đã bỏ đi cách vị trí mới khoảng 300m, địch không ngờ được, vị trí đó đã bị hoả tập bằng đại pháo 130 ly và hoả tiễn 122 ly. Hàng trăm đạn pháo địch đã bắn vào đây, một vị trí bé nhỏ mà bọn chúng tưởng rằng đủ để Bộ Binh và Thiết Giáp nơi đây tan nát. Tất cả mọi người chúng tôi tại đây đều căng mắt ra chờ đợi để tiếp chiêu với một lực lượng mà ban 2 Thiết Đoàn cho biết có cả một Sư Đoàn chính quy CSBV cùng nhiều chiến xa T54, đại pháo 130 ly phối hợp.

Thời gian chờ đợi đã đến, khoảng 3 giờ sáng có nhiều bóng người xuất hiện khoảng 200 m và vị trí chúng tôi được che khuất bởi những hàng chuối, cỏ tranh cao tới cổ. Bỗng nhiên trong hệ thống truyền tin, Th/Uý Trự, Chi Đội Trưởng báo cáo lên Chi Đoàn:

- “Báo cáo Phi Hổ tôi nghe tiếng người nói tăng ta hay tăng địch, nhận rõ trả lời.” Phi Hổ đáp: “Cho con cái anh bấm mìn Claymore và Taxi (Tác xạ) ngay.”

Các bạn thử tưởng tượng một Trung Đoàn địch hơn 2000 quân đi ngang qua một Thiết Đoàn Thiết Giáp gần 60 chiếc M113 và M41 với một khoảng cách rất ngắn chừng 200m. Chúng tôi xóa sổ hết cả một Trung Đoàn địch. Trước đầu xe chỉ huy M113, một tên địch giơ cao khẩu B40 lên đầu hàng, tôi bảo anh xạ thủ đừng bắn nhưng vì nòng súng Đại Liên 50 ly nóng quá nên kích hỏa, một viên đạn nổ ghim vào người anh chết luôn. Thây giặc phơi đầy trên mặt đất không đếm được.

Đich tiếp tục tấn công bằng một Sư Đoàn 341, Sư Đoàn thiện chiến nhất của Quân Đoàn 4, địch có nhiều chiến xa T54, đại pháo 130 ly yễm trợ. Lúc này thì TĐ 5 KB tứ bề thọ địch. Chi Đoàn chúng tôi dàn đội hình tác chiến thế chân vẹt cạnh đường rầy xe lửa. Lực lượng địch tập trung tấn công chúng tôi, địch muốn dứt điểm sớm để tiên nhanh vào Sài Gòn. Tình hình Thiết Đoàn vô cùng nguy kịch vì rất nhiều T54 bám sát rồi bắt đầu khai hỏa, những tiếng đạn 100 ly của T54 nổ đi nghe rợn người, từng cục đạn lửa bay vút qua đội hình của Chi Đoàn và Thiết Đoàn. Đơn vị phải dùng hết hoả lực cơ hữu chống trả dữ dội.

Không biết quân địch ở đâu mà đông quá trời, hết lớp này ngã xuống thì lớp khác tiến lên. Tôi nghĩ nhanh chỉ có một phép lạ mới ngăn được biển người tấn công này. Và phép mầu thật sự đã tới, hai phi tuần Skyraider xuất hiện mang theo những quả bom Napalm trút ngay lên đầu địch, một giòng thác lửa cuồn cuộn bùng lên cạnh Thiết Đoàn, một độ nóng khủng khiếp rất gần tưởng chừng như thiêu rụi cả hai bên.

Nhờ bức tường lửa này mà sự tiến quân của chúng phải dừng lại ngay vì chết rất nhiều, thiệt hại rất nặng. Nếu không có hai phi tuần này thì TĐ 5 KB chúng tôi phải tan nát! Tôi nhìn lên bầu trời thì bốn chiếc khu trục đã rời vùng. Tôi thầm cám ơn khâm phục những chàng Pilot tài ba của Không Lực VNCH.

Kết quả trận chiến vừa rồi thì phía chúng tôi 1 M41, 2 M113, 1M132 (xe phun lửa) đổi lấy 3 T54 của địch. Chuyện thắng bại đến giờ phút này tất cả không thành là vấn đề nữa, chúng tôi đã chiến đấu với tinh thần DANH DỰ, TRÁCH NHIỆM, TỔ QUỐC và chúng tôi đã chiến đấu đến cùng, đã làm chùn bước trước sức tiến quân vũ bão của một lực lượng CSBV cấp Sư Đoàn có chiến xa, đại phào yễm trợ.

Trận xa chiến TĐ 5 Kỵ Binh.

Tại Trảng Bom suốt ngày 28/4/75 TĐ 5 KB (-) chỉ có CĐ 1/5 CX và CĐ 2/5 TK đọ sức với SĐ 341 CSBV có chiến xa. Tới xế chiều Hỏa Long dàn trận phục kích chiến xa địch thật tuyệt vời như sau, Hỏa Long cho CĐ 1/5 CX ém quân vào những bụi cây hai bên một trảng trống, tạo một chiến trường lý tưởng thiết giáp cho Bắc quân, Hỏa Long cho M 113 của CĐ 2/5 Thiết kỵ dụ chiến xa T54 địch rượt theo, khi chiến xa địch lọt vào thế trận phục kích thì những khẩu đại bác 76 ly khai hỏa. Hai chiếc T 54 đi đầu bốc cháy, tùng thiết địch bị các khẩu ĐL 50, 30 từ những M 113 của CĐ 2/5 Thiết Ky làm cỏ.

Tiếp theo ngày 29/4/75 địch tung thêm quân và chiến xa để phục thù thì gặp sự kháng cự TĐ 5 KB (-) cùng Lữ Đoàn 468 TQLC tại tuyến phòng thủ Hố Nai. Lữ Đoàn Trưởng TQLC, Trung Tá Nguyễn Đằng Tống (Khóa 16 VBĐL) bắt tay với Hoả Long, Trung Tá Trần Văn Nô, Thiết Đoàn Trưởng TĐ 5 KB chống trả mãnh liệt và bắn hạ thêm 6 chiếc T 54 cùng tùng thiết địch chết không đếm được.

Đây là thắng lợi của trận đánh cuối cùng một chọi năm, sáu so với địch quân mà Lữ Đoàn 468 TQLC cùng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh đã làm nên chiến sử vẻ vang cho QLVNCH.

HN11

http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?221257-Tr%E1%BA%ADn-Xa-Chi%E1%BA%BFn-Gi%E1%BB%AFa-Thi%E1%BA%BFt-%C4%90o%C3%A0n-5-K%E1%BB%B5-Binh-v%C3%A0-Chi%E1%BA%BFn-Xa-%C4%90%E1%BB%8Bch


=========================================



Một trận đánh tuyệt vời dùng chiến xa leo lên núi phá chốt địch - phối hợp nhịp nhàng giữa bộ binh và thiết giáp. Chiêu “nhị thức” (bộ binh – thiết giáp) đã san bằng các chốt địch trên đỉnh Chu Pao.

Trận đánh chiến xa thần kỳ trên đỉnh Chu Pao
- Mũ đen Lê Quang Vinh
https://youtu.be/BhIN7eIsXO0

TRẬN ĐÁNH CHIẾN XA THẦN KỲ TRÊN ĐỈNH NÚI NHỔ CHỐT ĐÈO CHU PAO

Posted on June 16, 2016 by dongsongcu

Lê Quang Vinh

Huy hieu thiet doan 8 ky binh..jpg

Quốc lộ 14 nối Kontum và Pleiku là đoạn huyết mạch chiến lược cần phải giữ. Chi Đoàn 1/8 Thiết kỵ được giao giữ an ninh trục lộ và mở đường. Đường từ buôn Pleiboi, qua khỏi căn cứ hỏa lực 42 tới phía đông bắc của căn cứ hỏa lực 41 dưới chân núi Chu Pao. Qua khỏi núi Chu Thoi (đối diện núi Chu Pao, phía Nam quốc lộ 14 chừng 2Km là tới đồi Sao Mai rồi sau đó là tới Tân Phú. Đoạn đường đến đây là khá an toàn. Từ Chu Pao tới Tân Phú do Biệt Động Quân phụ trách.

Rừng núi âm u, sương mù lảng đảng phủ chụp quấn quít từng chiếc chiến xa mờ ảo. Mỗi sáng sớm, khi rừng xanh còn ngái ngủ, Chi Đoàn đã cho xe lăn xích rời vị trí, lục soát và an ninh đoạn đường trách nhiệm trước 8 giờ sáng cho đoàn xe tiếp tế lên Kontum. Thường thì việc mở đường và an ninh trục lộ do các đơn vị Địa Phương Quân đảm trách. Công việc nguy hiểm và nhàm chán, sáng đi, chiều rút… Thời gian lâu không có chi xẩy ra, anh em hay ỷ lại và coi thường. Từ đó, địch điều nghiên thói quen của các đơn vị mở đường để rồi có một ngày mưa bụi âm u, địch ra tay tấn công chớp nhoáng… Thường là đơn vị mở đường bị thiệt hại nặng trong tình huống bất ngờ đó.

Không theo vết xe cũ của các đơn vị bạn, tôi chỉ thị các Chi Đội luôn luôn thay đổi vị trí, đội hình phòng thủ an ninh cũng di chuyển luôn trong ngày. Và nhờ vậy, Chi Đoàn đã bảo toàn khả năng tác chiến và an ninh vùng trách nhiệm trong suốt thời gian cấp trên giao phó.

Cuối tháng 4. 1972, địch bất ngờ tập trung quân và hỏa lực tấn công và đánh bật đơn vị Biệt Động Quân trên đỉnh Chu Pao, rồi đào hầm hố, bám trụ, đóng chốt trên đó với đại bác không giật 75 ly, các loại cối và đại liên phòng không. Ý đồ của Bắc quân rõ ràng là cố ý cắt đứt quốc lộ 14, chận đoàn xe tại eo núi Chu Pao và Buôn làng không tên dưới chân núi để cô lập và cắt đường tiếp tế cho Kontum.

https://c1.staticflickr.com/3/2518/3771752100_896c8a213c_z.jpg?zz=1

Khi xe dẫn đầu đoàn xe vừa tới chân núi Chu Thoi, đại bác, cối và các loại súng của địch từ trên đỉnh Chu Pao ồ ạt tác xạ tới tấp vào đoàn xe. Hai chiếc đầu trúng đạn bốc cháy, các xe đi sau phóng vào các rừng chồi cạnh đường để tránh tầm quan sát của các ổ tác xạ địch, đoàn xe ở giữa và cuối quay đầu lại chờ lệnh.

Nhìn lên đỉnh Chu Pao, tử thần như đang múa may, quay cuồng. Giữa cái âm u của núi rừng, giữa cái khét lẹt của súng đạn, viễn tượng Kontum bị cô lập chuẩn bị bước tiến quân kế tiếp của các sư doàn Bắc quân sau khi gây tổn thất nặng cho quân ta ở Tân Cảnh, Sư Đoàn 23 BB quyết định phá thế địch, lệnh cho Biệt Động Quân phải tái chiếm Chu Pao và Thiết Giáp phải bả o vệ đoàn xe bằng mọi giá. Nhận lệnh “Mặt Trời”, hiểu được cái căng cứng của tình thế, ngước nhìn đỉnh núi lờn vờn bóng địch, tôi quay sang người hiệu thính viên:

– Cậu gọi Đại úy Chi Đoàn phó (Phan Chánh Hảo) gặp tôi gấp!

– Bravo! 51 gọi!

– Bravo nghe 51!

– Lệnh Alpha mời Bravo tới 51 họp! – Nhận rõ 51! Tôi gặp Phan Chánh Hảo, cho biết một số tình hình và chỉ thị của thượng cấp. Hảo chăm chú ghi từng chỉ thị ban ra – Chi Đội 3 tăng cường thêm phân đội chiến xa chỉ huy, tiến lên ngang núi Chu Thoi, hướng đại bác lên đỉnh Chu Pao dập thẳng vào những vị trí đặt súng của địch khi chúng bắn xuống đường!

– Nhận rõ!

Hảo lui ra và chúng tôi phóng lên xe và tiến hành kế hoạch tạm thời bịt miệng tiếng súng địch. Khi chiến xa chúng tôi dàn trận di chuyển nhô ra khỏi vị trí, các loại hỏa lực địch từ đỉnh Chu Pao phóng xuống, và vị trí chúng bị lộ, chúng tôi dập tối đa hỏa lực đại bác và đại liên vào vị trí địch, dìm địch không ngóc đầu được, nhờ vậy, phần đầu của đoàn xe kẹt trong rừng thưa phóng được ra đường an toàn và hướng đầu về Pleiku. Chi Đội chỉ huy sau đó rút xuống phía Nam căn cứ hỏa lực chừng 2 Km, án ngữ bên kia con suối. Chi Đội 1 và 2 chia nhau giữ các khúc quanh nguy hiểm, chiếm các cao điểm chế ngự quanh vùng. Và sau đó, toàn Chi Đoàn cũng được lệnh rút sau khi đoàn công voa vượt khỏi khu vực trách nhiệm.

Đỉnh Chu Pao, nút chặn oan nghiệt, hiểm hóc lởn vởn bóng tử thần nhìn xuống quốc lộ 14. Đại tá Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư Đoàn 23 lòng như lửa đốt. Đại tá Đạt, hình ảnh con mãnh sư sa cơ trên vùng Tân Cảnh chờn vờn trong đầu ông. Biệt Động Quân không chiếm lại được đỉnh Chu Pao, Lý Tòng Bá, con mãnh sư còn lại trên Cao Nguyên đầy khói lửa, vùng vẫy không chịu bó tay, ông đập tay xuống bản đồ hành quân:

– Phải nhổ chốt Chu Pao bằng mọi giá!

Bộ Tư Lệnh SĐ23BB giao trách nhiệm nhổ chốt Chu Pao lại cho Trung Đoàn 45 BB và Chi Đoàn 1/8 Chiến Xa giữ nhiệm vụ yễm trợ hỏa lực, đồng thời án ngữ đoạn đường từ Căn cứ Hỏa Lực 41 tới núi Chu Pao. Được sự yểm trợ tối đa của không quân và pháo binh, Bộ Binh và Thiết giáp đã tấn công dữ dội các chốt kiên cố của địch trên đỉnh núi. Súng đạn vang trời suốt 7 ngày đêm, cái chốt ác hiểm này vẫn còn nằm nguyên trong tay địch. Những cơn gió núi vẫn thổi, sương mù vẫn giăng những sáng tinh sương, và tiếng súng địch vẫn còn thách thức. Bắc quân nghĩ chắc như nêm là các chốt trên đỉnh Chu Pao là thành đồng vách sắt, bất khả xâm phạm….Thiet giap truy lung dich quan tai Kontum.

Sáng ngày 26.04.1972, khi các Chi Đội bố trí xong đôi hình thì bất ngờ có lệnh triệu tập ban tham mưu Chi Đoàn 1/8 Chiến xa. Phiên họp diẽn ra tại “Buôn không tên” dưới chân núi Chu Pao. Ngoài tôi ra, trong buổi họp còn có Đại Tá Nguyễn Văn Chà, Trung Đoàn trưởng Trung đoàn 45 BB. Ban 3 Trung Đoàn báo cáo lên Đại tá Tư Lệnh Sư Đoàn về tình hình địch, tình hình bạn và và những khó khăn mà Bộ Binh đã phải đối đầi và không vượt qua được. Đại tá Lý Tòng Bá bóp trán. Ông xoay người nhìn khắp núi rừng, nhìn lên đỉnh Chu Pao, bỗng mặt ông nghiêm lai một cách cương quyết khi ông nhìn qua tôi, và như một thứ lệnh bất ngờ từ trên trời, vị Tư Lệnh Sư Đoàn nói như đinh đóng:

– Toàn thể gia đình Tài Lực 1/8 (danh hiệu Chi Đoàn trương 1/8) phải nhổ xong chốt Chu Pao nội trong ngày nay! Không cần đợi phi pháo!

Tôi choáng váng và bất ngờ:

– Thưa Đại tá Tư lệnh! Nhổ bằng cách nào?

– Cho chiến xa leo lên đỉnh Chu Pao! Chi Đoàn sẽ sử dụng con đường mòn xe be kéo gỗ khi xưa ở hướng đông bắc Chu Pao để tiến lên đỉnh núi! Con đường không sủ dụng đã lâu đó nay đã ngập cây rừng nhưng chiến xa có thể càn qua được. Địch không thể ngờ ta dùng con đường này! Anh cho anh em thám sát ngay và hành động gấp cho tôi!

Sau khi nhận lệnh, tôi đờ người ra, đầu óc xoay tròn những ý nghĩ không có đáp số. Lần đầu tiên trong đời binh nghiệp với xích sắt, với chiến xa, tôi mới nghe và nhận một cái lệnh cho chiến xa leo núi tấn công địch. Cái này sách vở không dạy, binh pháp không thấy đề cập. Nếu vị Tư lệnh Sư Đoàn không phải là Đại Tá Lý Tòng Bá, một sĩ quan cao cấp kỳ cựu của binh chủng Thiết Giáp, đã từng du học về Thiết Giáp tại trường Thiết Giáp Saumur của Pháp và Fort Knox của Hoa Kỳ, có lẽ tôi đã từ chối chấp hành cái lệnh lạ đời này, và chấp nhận luôn hậu quả của việc ra tòa án quân sự. Nhưng không. Tôi không có sự lựa chọn nào khác. Tôi chấp hành lệnh.

Người tôi như lửa bỏng, tôi về Chi Đoàn đích thân lựa 5 binh sĩ gan dạ và nhanh nhẹn theo tôi đi thám sát địa hình con đường chuyển quân. Thầy trò chúng tôi âm thầm như những bóng ma, len lỏi trong rừng cây dưới chân núi, vòng về phí Đông ngọn núi, chúng tôi quả thật tìm ra được con đường mòn xe be kéo gỗ lúc xưa đúng như Đại tá Lý Tòng Bá đã nói. Vì chiến tranh, con đường trở thành hoang vu, không sử dụng, cỏ cây rừng mọc phủ xanh rì nhưng chỉ là những cây non không đủ sức cản chiến xa. Con đường này cộng quân không hề biết, không hề ngờ. Bây giờ tất cả là rừng bao phủ Chu Pao như một chiếc áo xanh lục, âm u theo tháng năm dài, theo những cơn mưa đổ trút xuống rừng xanh…

Từ chân núi lên đỉnh núi xa khoảng không tới một cây số, nếu là địa hình đồng bằng thì có thể không đầy 2 phút, chiến xa có thể phóng qua công sự phòng thủ địch, nhưng ở đây, trước mặt chúng tôi là con đường mòn dốc cao đầy cây rậm, ngoằn nghèo chữ chi khi lên dốc, có khoảng rất hẹp bên cạnh là vực sâu, chiến xa chạy không ngay hay lệch tay lái là có cơ rơi xuống vực. Sau khi thẩm sát và lượng định địa hình, chúng tôi xuống núi. Nhìn lại núi Chu Pao , một vùng núi rừng trùng điệp so vai chạy dài từ Đông Nam sang Tây Bắc theo quốc lộ 14 với đỉnh cao đầy hầm hố và các hốc đá ẩn chứa cả một Tiểu Đoàn Bắc quân đóng chốt để cô lập Kontum.

Tôi nghĩ bụng: “Tư Lệnh Sư Đoàn đã phóng mũi lao lên đỉnh núi thì mình phải theo lao, phải chấp hành lệnh.” Đếm từng bước dài về lại Chi Đoàn, tôi cho họp toàn bộ sĩ quan để bàn kế hoạch đưa chiến xa M41 leo lên núi tấn công mục tiêu. Tiếng Tư Lệnh Sư Đoàn như còn văng vẳng bên tai tôi:”Phải nhổ xong chốt Chu Pao nội trong ngày nay! Không cần đợi phi pháo!” Khi mục tiêu được chỉ định, lệnh ban ra, hầu hết các sĩ quan trong Chi Đoàn đều kinh ngạc về sứ mạng hiểm nghèo này. Đại úy Hảo, Chi Đoàn phó phá tan bầu không khí nghẹt thở :

– Tại sao Alpha không từ chối cái lệnh quái ác này

Tôi trầm tĩnh nhìn hết anh em đang căng thẳng chờ câu trả lời:

– Xin anh em nhớ Đại tá Tư Lệnh Sư Đoàn là một sĩ quan Thiết Giáp lừng danh, kinh nghiệm trận mạc từ cấp nhỏ, ông có một cái lý nào đó khi ban lệnh. Chúng ta không có quyền từ chối lệnh này, mặc dù theo tôi, trước mắt chúng ta chỉ có khoảng 20 phần trăm hy vọng chiếm được mục tiêu! Anh em có ý kiến gì hay không?

Sứ mệnh vô cùng nguy hiểm, hầu như bất khả thi, nên mọi người im lặng, không một ai lên tiếng. Tôi nhìn hết anh em, tôi đảo mắt nhìn núi rừng và sau cùng, mắt tôi dán lên đỉnh Chu Pao. Rừng thiêng thúc giục, đỉnh cao thách thức, sứ mệnh là máu, là lửa, là đạn, là trách nhiệm đối với Tổ Quốc và có thể cũng là niềm tự hào: Lần đầu tiên trong chiến sử, chiến xa M41 tiến lên đỉnh núi giải quyết chiến trường. Tôi hít mạnh, buồng phổi căng ra, và cuối cùng, chính tôi chọn phương án tiến quân trong đầu: Hình thành một Chi Đội hổn hợp để làm mũi nhọn tấn kích mục tiêu địch, tất cả thành phần còn lại sẽ dàn quâ tập trung hỏa lực tối đa đổ lửa vào mục tiêu để đánh lạc hướng địch.

Công tác tấn kích trên đỉnh Chu Pao cực kỳ nguy hiểm, nên thành phần tham dự ngoài xe Chi Đoàn trưởng, Chi Đội trưởng Chi Đội trực còn kèm theo 3 xe tình nguyện. Tất cả thành phần còn lại, Chi Đoàn phó, theo kế hoạch, sẽ cho chiến xa bố trí trong rừng, sát phía Nam Quốc Lộ 14 với nhiệm vụ là hướng tất cả các loại súng lên núi, tác xạ tối đa vào mục tiêu khi Chi Đội vượt tuyến tấn kích trên Quốc Lộ 14 để leo lên núi bằng con đường mòn.

Phía sau núi Chu Thới có một bãi lầy chiến xa M41 không qua được nhưng M113 thì không trở ngại. Tôi lệnh cho 2 xe M113 của Chi Đội chỉ huy vượt qua bãi lầy, nối cáp dài kéo từng chiếc M41 qua bên nay bãi, sau đó, toàn bộ len lỏi trong rừng tiến về hướng Đông Bắc Chu Paọ Tôi chia đội hình và kế hoạch tấn công như sau:

– Chiến xa M41 mang số 21 do Thượng sĩ Tôn chỉ huy dẫn đầu có nhiệm vụ dò đường, mở đường và soi đường. Khi vừa tới đỉnh sẽ phóng chiến xa đánh thẳ ng tốc tới phía trước nơi vị trí địch đạt khẩu đại bác 75 ly không giật chế ngự QL14.

– Chiếc kế là chiến xa chỉ huy, khi tới đỉnh sẽ đánh tràn qua hướng Tây để bảo vệ sườn cho chiến xa 21 dẫn đầu.

– Chiếc thứ 3 là chiến xa M41 mang số 11, khi tới đỉnh Chu Pao sẽ vượt qua yên ngựa đánh thẳng về hướng Đông Bắc.

– Chiếc thứ 4 là chiến xa M41 của Chi Đội trưở ng Chi Đội 2, Trung úy Chính, sẳn sàng tiếp ứng khi có lệnh.

– Chiếc thư 5 là chiến xa M41 của Thiếu úy Chi, Chi Đội phó Chi Đôi 3, khi đến đỉnh phải vượt qua đèo yên ngựa cùng với chiến xa 11 mở rộng đội hình dồn địch xuống núi.

– Một Đại Đội của Tiểu Đoàn 4/45 tùng thiết do Đại úy Cẩm, Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy sẽ bám sát chiến xa để bảo vệ và đánh cận chiến với Bắc quân.

Từ tuyến xuất phát dưới chân núi che kín bởi rừng xanh, khi chiến xa số 21 vừa băng ngang QL14 thì từ những vị trí đã bố trí sẳn, Đại úy Hải cho lệnh khai hỏa tối đa lên đỉnh Chu Pao. Địch không hề hay biết gì về sự chuyển quân của toán xung kích đang âm thầm leo núi, mỗi phút một gang tấc gần về mục tiêu địch. Chiến xa chỉ huy theo sát xe dẫn đầu để rồi từng chiếc thay nhau mất hút trong rừng cây.

Là một tín đồ Công giáo, tin ở Chúa Ba Ngôi và Đức Mẹ Maria, tôi làm dấu thánh giá lần chót để cầu xin sự bình anh cho anh em trong những giây phút phải lao vào tuyến lửa, trước khi đoàn xe biến mất trong mầu xanh dày đặc của núi rừng. Từ giây phút này, đầu óc tôi căng thẳng, tôi quên tất cả Mẹ già, gia đình, quên anh chị em, quên những người thân thương, và quên đi cả bản thân mình, trong tâm trí tôi chỉ còn lại có một điều quan trọng sinh tử: “Phải đè bẹp địch ngay trong những phút giây đầu tiên khi phóng vào tuyến địch. Nếu không làm được chuyện này, tất cả anh em sẽ phải bỏ xác trên đỉnh Chu Pao, và chiến xa sẽ vùi chôn dưới vực thẩm oan nghiệt dưới chân núi.”

Lối mòn lên đỉnh Chu Pao dài không tới một cây số mà hôm nay tôi tưởng nó kéo dài ra vô tận. Mười phút trôi qua mà tôi tưởng như cả đời người. Cho đến hôm nay, hơn 30 năm trôi qua, khi nhớ lại trận đánh kỳ lạ này, tuy vẫn còn những cảm giác hãnh diện và thích thú, nhưng dường cảm giác ớn lạnh trên tuyến đầu lửa đạn trong trận đánh vẫn còn chạy trên gáy tôi như mới vừa xẩy ra trên đỉnh núi ngày nào.

https://c2.staticflickr.com/8/7193/6820093954_8f91e3960e_b.jpg

Nối đuôi nhau, âm thầm, trừ tiếng vang nhẹ của xích sắt, chiếc này bò theo chiếc kia, xích sắt chiếc sau lăn chính xác in đè lên vết xích chiếc trước, bộ binh tùng thiết in vết dày theo vết chiến xa. Tất cả đều đạn lên nòng, căng cứng, cẩn trọng khi đối diện với tử thần. Tử thần là địch, tử thần là mìn, tử thần là vực thẳm cận kề vết xích lăn của chiến xa, sai một ly là đi một dậm xuống đáy chân đồi.

Tiếng đại bác, đại liên qua lại từ dưới bắn lên, từ trên nả xuống kéo dài liên tục nhận chìm rừng núi trong một âm thanh điên cuồng, hổn loạn. Tiếng xích sắt chuyển động của đoàn chiến xa leo núi biến mất trong tiếng đạn nổ liên hồi. Chiến xa cứ bò lên, vượt thêm một đoạn nữa, tôi chợt thấy một phần của đỉnh Chu Pao, phần yên ngựa, nơi thấp nhất nối liền mõm núi phía Đông và rặng núi phía Tây. Tất cả hệ thống vô tuyến đều im lặng, gương mặt chiến binh lạnh lùng trên pháo tháp, lạnh lùng theo vết chân tùng thiết, chờ đợi một cuộc xung phong tập kích quyết liệt bất ngờ vào tuyến địch. Thời tiết trên đỉnh Chu Pao còn rất lạnh nhưng áo trận của tôi vẫn đẫm ưới mồ hôi.

Đứng trong vị trí của trưởng xa, khẩu đại liên 50 đã được nối với 5 thùng đạn. Một thùng lựu đạn được tháo khỏi hộp, sẳn sàng sử dụng khi chiến xa ủi thẳng tới hầm địch khi đại bác và đại liên không còn hiệu quả mà chỉ có lựu đạn và lưỡi lệ Bên phải tôi, Thượng sĩ Bào thuộc phân đội chiến xa chỉ huy mặt đanh lại, hai tay ghìm chặc khẩu đại liên 50 sẳn sàng nhả đạn. Tôi hồi hộp nhìn theo chiến xa dẫn đầu mang số 21, khoảng cách lên tới đỉnh núi một lúc một rút ngắn, tim tôi muốn vỡ tung trong lồng ngực khi chiến xa đầu vừa lên khỏi dốc. Bắc quân vẫn không hay biết gì về sự có mặt của những con cua sắt định mệnh trên đỉnh Chu Pao ngay sát nách hầm hố của các chốt. Bỗng Tôn hét trong hệ thống âm thoại:

– Mục tiêu hướng 12 giờ! Khoảng cách 50 mét! Bắn!

Tiếng đại bác và đại liên của xe đầu dệt thả m lửa vào các mục tiêu địch. Chợt hai tiếng nổ liền nhau từ hướng 3 giờ của xe mang số 21, nó bị khựng lại, tôi hét lớn trong máy.

– 21 lao thẳng vào mục tiêu! Để hướng 3 giờ cho tôi thanh toán!

Hai tiếng nổ tiếp theo, chiếc 21 bốc cháy. Ngay lúc đó xe chỉ huy vượt qua chỗ đất bằng, ép qua bên phải, đại bác và đại liên càn quét tất cả khu vực trước mặt, cây cối thi nhau rạp ngả, cách xe chi huy chừng 20 mét là khẩu đại bác 75 ly không giật đặt trên tảng đá cao quay nòng về xe chỉ huy. Trong gang tấc chết sống, tôi tung hai qua lựu đạn về hướng địch. Địch khai hỏa thẳng vào xe chỉ huy, đạn trúng bên hông pháo tháp, Bào bị thương, máu văng tung tóe vào mặt tôi. Tôi hét:

– Kéo Bào vào trong! Nạp thêm đạn!

Tôi chụp khẩu đại liên 50 đẩy gần hai thùng đạn vào vị trí khẩu 75 ly địch. Trong nháy mắt, ba chiến xa sau vọt tới, tôi điều động gấp rút qua âm thoại:

– 11 vượt qua yên ngựa, tấn công mục tiêu hướng 3 giờ! Chính số 2 phối hợp 11 mở rộng đội hình càn quét mục tiêu! 34 tấn công hướng trước mặt xe 21!

Lệnh ra như một cái máy. Các chiến xa nhận lệnh phóng ào vào mục tiêu và hướng chỉ định. Lúc này ta và địch sát nhau, có chỗ địch kẹt dưới hầm, chiến xa cán lên trên, có nơi địch và ta cài răng lược, cận chiến, đại bác, đại liên trở thành vô dụng, lựu đạn được dùng tối đa. Địch bám chốt cả một tiểu đoàn, quân dố quá đông, địa thế lại chật hẹp, khó xoay trở, mình tung lựu đạn xuống, địch tung lựu đạn lên. Tôi chụp máy hét:

– Cẩm cho con cái nhào vô tiếp sức gấp!

Liền đó, Đại Đội tùng thiết của Đại úy Cẩm từ mé rừng tràn vào hai hướng tấn công của chiến xa và một trận đánh cận chiến vô cùng hào hùng và ác liệt đã diễn ra. Lưỡi lê tuốt trần, lựu đạn nổ khắp nơi. Ta và địch quyện nhau trong trận tử chiến kinh người ngay trên đỉnh Chu Pao. Có bộ binh yễm trợ, Trung úy Chính, Chi Đội trưởng Chi Đội 2 tức tốc dẫn hai chiến xa tràn qua mõm bên kia của yên ngựa, nơi mà trước đó bộ binh sau gần một tuần quần thảo với Bắc quân đã không chiếm được. Giờ này, chiến xa và bộ binh đang cày nát từng công sự phòng thủ của địch. Cùng lúc đó, tại yên ngựa, chiến xa đã ủi sập một một số hần chữ A chống phi pháo của Bắc quân. Một số chết chôn tại hầm, một số còn sống không còn chỗ trú ẩn, tàn quân địch thoát chạy xuống triền phía Bắc của núi Chu Pao, liều mạng chống trả bằng B40, B41 và lựu đạn, nhưng cuối cùng đã bị đánh bật khỏi vị trí, bỏ của, bỏ vũ khí và xác đồng chí… để chạy lấy người. Trong đời binh nghiệp, chưa bao giờ tôi được chứng kiến và trực tiếp tham dự một trận đánh tuyệt vời của sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ binh và thiết giáp như lần này. Chiêu “nhị thức” ( bộ binh – thiết giáp) đã san bằng các chốt địch trên đỉnh Chu Pao, điều mà các tướng Bắc quân đã bàng hoàng và không bao giờ nghĩ tới. Làm sao, có sĩ quan nào trong binh sử nghĩ tới chuyện dùng chiến xa leo lên núi phá chốt địch?!

Đứng trên đỉnh núi, tôi ngẫng mặt nhìn trời, thầm nghĩ: “Chiến công này là của tất cả anh em! Là niềm vui của Chi Đoàn /18. Là niềm tự hào của quân lực, của Sư Đoàn 23 và của tôi!” Nhưng rồi, những vết máu của Thượng sĩ Bào khô lại trên mặt, trên áo chiến của tôi đã làm tôi đau xót về những thương vong, mất mát của thuộc cấp, của anh em thiết kỵ cũng như bộ binh trên đỉnh Chu Pao oan nghiệt mà suốt đời tôi cũng không thể nào quên. Lòng tự hào trong tôi, người lính tác chiến vừa hoàn thành nhiệm vụ khó khăn được thương cấp ủy thác, bị nguội lạnh và vơi đị

Chiến thắng nhổ nguyên một tiểu đoàn Bắc quân đóng chốt trên đỉnh Chu Pao đã giữ cho Kontum sống, đã làm buồng ngực của anh em thiết kỵ và Sư Đoàn 23 BB căng phồng niềm tự tin và tự hào, và điều này môt phần đóng góp cho chiến thắng trong trận ác chiến giải tỏa Kontum sau nàỵ..

Sau khi báo cáo kết quả trận đánh lên Sư Đoàn, Đại tá Tư Lệnh chỉ thị cho Tiểu Đoàn 4/45 BB ở lại giữ đồi Chu Pao, Chi Đoàn 1/8 Chiến xa rút vế Pleiku để nhận tiếp tế và vài ngày sau đó lại nhận lệnh di chuyển lên Kontum, để rồi trở thành đơn vị Thiết Kỵ duy nhất có mặt trong các trận ác chiến giải vây thành phố này

Chiếc trực thăng của Tư Lệnh Sư Đoàn quần trên vòm trời chiến địa. Đỉnh Chu Pao đã im tiếng súng. Cờ vàng ba sọc phất phới trong gió trên mõm đá một mà trước đó mấy giờ, 75 ly không giật của Bắc quân còn uy hiếp Quốc Lộ 14. Đại tá Tư lệnh Lý Tòng Bá gởi qua âm thoại lời khen và chào mừng anh em. Từ trực thăng, ông nhìn xuống những mõm đá tử thần trên đỉnh Chu Pao, niềm tự hào về cánh quân Thiết Kỵ của Chi Đoàn 1/8 tràn ngập tim ông. Ông nghĩ đến cái lệnh ban đầu phải nhổ chót Chu Pao bằng mọi giá, và anh em đã hoàn thành sứ mệnh trong một trận đánh tuyệt vời trong chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông nói như để mình ông nghe: “Chú Vinh! Gia đình Tài Lực của chú số một!”

Lê Quang Vinh

(Edit: Hải Triều)

Ghi chú:

Báo cáo kết quả trân đánh lên Sư Đoàn:

Thiết Giáp:

– 1 chiến xa bị phá hủy.

– 2 tử trận.

– 4 bị thương.

Bộ binh:

– 7 tử trận.

– 12 bị thương.

Bắc quân:

– 30 tử thương bỏ xác tại chỗ.

– Một số chết bị chôn lấp dưới hầm sập không đào lên được.

– Thu 17 súng đủ loại, trong đó có 2 đại bác không giật 75 lỵ

Lê Quang Vinh

Khóa 19 VB Thủ Đức

Binh chủng Thiết Giáp. Chi đoàn trưởng Chi Đoàn 1/8 Chiến Xạ

Đơn vị và chức vụ cuối cùng: Thiết Đoàn Phó Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh Thiết Giáp

http://viteuu.blogspot.com.au/2013/12/tran-anh-chien-xa-than-ky-tren-inh-nui.html





=======================================================



Photo

 

Hồi ký Năm Ngày Cuối Của Cuộc Chiến Tranh Việt Nam
- Trần Quang Khôi | Vietlove
https://youtu.be/PmnJ3Xe0XGU

 

 

 

https://i2.wp.com/vnafmamn.com/ARMOR/ARVN_armor81.jpg

Kỵ Binh Đặng Hữu Xứng

 

Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày trận đánh Cửa Việt xảy ra. Tất cả những người trong cuộc có lẽ đều có chung ý nghĩ đây là trận đánh cuối cùng trước giờ ngưng bắn! Nhưng thật sự, sau hơn 38 năm, trận đánh Cửa Việt vẫn còn hừng hực lửa “Chiến Thắng“ trên những đặc san, hồi ký hoặc bút ký chiến trường của cả các sĩ-quan, tướng lãnh của 2 phe tham chiến. Ai cũng cho mình là người chiến thắng, là kẻ anh hùng dù đơn vị dưới quyền chỉ huy của mình bị đối phương đánh cho tả tơi, tan tác… nhưng vẫn hiên ngang mà tuyên bố “Can trường trong chiến bại” chứ chưa bao giờ nghe ai tự nhận trách nhiệm về mình sau cuộc chiến!!…Riêng tôi là một trong hàng trăm chiến sĩ của QLVNCH có mặt trong trận đánh đó. Ở đây tôi không dám lạm bàn về Anh Hùng hay Bại Tướng mà chỉ muốn nóí lên niềm tự hào của môt người lính Thiết Giáp trên chiến trường giới tuyến vì đã tham dự nhiều trận chiến trong Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 và trận đánh ác liệt, đẫm máu, phá tan tuyến phòng thủ kiên cố nhất, mở đường cho những trận tái chiếm tỉnh lỵ và Cổ thành Quảng Trị, và lại có mặt trong cuộc hành quân tái chiếm Cửa Việt: Một cuộc hành quân thần tốc do Thiết Giáp làm Lực Lượng Tấn Công chính, phải chiếm cho bằng được mục tiêu trong vòng 24 tiếng đồng hồ, vượt qua đoạn đường hơn 10 cây số với vô vàn chốt và tuyến chặn của địch mà trước đó các đơn vị bạn đã phải mất hàng tháng trời, khó khăn lắm mới tiến lên được vài trăm mét, sau cùng vẫn bị đẩy lui về vị trí ban đầu…….

“Truth is the only merit that gives dignity and worth to history.”
Lord Acton

Toàn bộ quá trình kế hoạch Hành Quân mang tên Tango bắt đầu từ buổi họp hành quân đặc biệt vào lúc 09:00 giờ ngày 26/01/1973 tại Phòng Họp Hành Quân BTL/Lữ Đoàn 147/TQLC tại Hội Yên, Hải Lăng, Quảng-Trị, gồm có:

– Tr/tướng Ngô-quang-Trưởng (TL/QĐ1)
– Ch/tướng Bùi-thế-Lân (TL/SĐ/TQLC)
– Đ/tá Nguyễn-thành-Trí (TLP/SĐ/TQLC)
– Các TL Lữ Đoàn 147, 258, và 369 TQLC
– Các Thiết Đoàn trưởng gồm:

– Tr/tá Ng-văn-Tá (Th/Đoàn trưởng Th/Đoàn20CX),
– Tr/tá Nguyễn-xuân-Dung (Th/Đoàn trưởng Th/Đoàn17KB),
– Th/tá Phan-văn-Sĩ (Th/Đoàn trưởng TĐ18KB)

– Các T/Đoàn trưởng TQLC
– Và Đ/u Đặng-hữu-Xứng (C/Đoàn trưởng CĐ1/20CX)

NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT

Lệnh của Tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu:

– Phải chiếm lại Cửa Việt trong vòng 24 giờ, tức là trước 08:00 giờ ngày 28/01/1973 (ngày ký Hiệp Định Paris)

TỔNG CHỈ HUY CUỘC HÀNH QUÂN TANGO

Đ/tá Nguyễn-thành-Trí (TLPhó/SĐ/TQLC)

CHỈ HUY CÁC CÁNH QUÂN

1. Cánh A (Nổ lực chính)

Do Đ/u Đặng-hữu-Xứng ((khóa 19 TBB/TĐ), C/Đoàn trưởng C/Đoàn 1/20CX chỉ huy. C/Đoàn phó là Tr/u Lê-văn-Điệp (khóa 1/69 TBB/TĐ).

Nhưng khi tham chiến thì Tr/u Lê-văn-Điệp được Đ/u Xứng cho ở lại tiền cứ là căn cứ Hòa Mỹ (Camp Evans – Phò-Trạch, Phong Điền) vì phải giải quyết chuyện cá nhân, và Tr/u Tống-huy-Kính (cựu C/Đội trưởng C/Đội 2/1/20CX) được Đ/u Xứng chỉ định thay thế.

Lực lượng gồm:

– C/Đoàn 1/20 CX M-48. Chỉ đoàn tham chiến chỉ gồm 12 CX [(BCH/C/Đoàn gồm 2 CX Chỉ huy + 1 M.577 – xe Truyền tin- + M.113) + Chi Đội 3/1/20CX của Th/u Đặng-văn-Quang (5 CX) + Chi Đội 3/3/20CX của Th/u Nguyễn-văn-Sa từ Chi Đoàn 3/20CX tăng phái (5 CX)]

Đơn vị tăng phái cho Đ/u Xứng:

– Chi Đoàn 2/17TK (22 xe M.113), C/Đoàn trưởng là Đ/u Trần-Cảnh (khóa 22B TVBQG/VN). C/Đoàn phó là Tr/u Thi (khóa 26 TBB/TĐ)

– ĐĐội4/TĐoàn2TQLC (Trâu Điên) của Tr/u Trần-đinh-Công (khóa 26 TBB/TĐ)

Nhiệm vụ: Tấn công càn lướt các mục tiêu dọc bờ biển để tiến chiếm Cửa Việt trước giờ ngưng bắn, tức là 8 giờ sáng ngày 28/01/1973: ngày ký Hiệp Định Paris.

2. Cánh B (Nổ lực phụ)

Do Đ/u Lê-bá-Nam (khóa 20 TBB/TĐ), C/Đoàn trưởng C/Đoàn 3/20CX chỉ huy. C/Đoàn phó là Tr/u Nguyễn-thanh-Hiền (khóa 23 TBB/TĐ).

thiet-doan-20-chien-xa-m48-tai-quang-tri-nam-1972

Lực lượng gồm:

– C/Đoàn 3/20CX (- 1 C/Đội của Th/u Ng-văn-Sa) gồm12 CX M.48 + M.113

Đơn vị tăng phái cho Đ/u Nam:

– C/Đoàn 3/18TK (gồm 22 xe M.113) C/Đoàn trưởng là Đ/u Nguyễn-quang-Minh (khóa 14 TBB/TĐ). C/Đoàn phó là Tr/u Nguyễn-văn-Quyến (khóa 24 TVBQG/VN).

– ĐĐ3/TĐoàn4TQLC (Kình Ngý) của Tr/u Mai-văn-Hiếu (khóa 23 TVBQG/VN)

Nhiệm vụ: Tiến quân dọc theo các làng mé ruộng phía tây, song song nhưng tiến chậm hơn và cách Cánh A chừng gần 01 km, hổ trợ theo yêu cầu của Cánh A, cùng tiến chiếm mục tiêu Cửa Việt.

3. – T/Đoàn 4 (-) TQLC của Tr/tá Nguyễn Đằng Tống (khóa 16 TVBQG/VN), có nhiệm vụ phải tiến quân theo sau Cánh A, điền trám vào những mục tiêu đã được Thiết Giáp càn lướt qua và diệt những ổ kháng cự còn sót lại trong các mục tiêu.

– T/Đoàn 2 (-) TQLC của Th/tá Trần-văn-Hợp (khóa 19 TVBQG/VN) được tăng cường 3 Đ/Đội của T/Đoàn 9 TQLC do Th/tá Phạm-Cang (khóa 20 TVBQG/VN) chỉ huy, từ tuyến Long Quang, có nhiệm vụ phải tiến chiếm các mục tiêu dọc mé ruộng lên hướng bắc.

Giờ G (xuất phát tấn công): 07:00 ngày 27/01/1973

– Không tiếp tế, không tải thương, tức là, nếu TQLC hay TG bị thương thì bỏ lại tại chỗ cho đơn vị theo sau lên săn sóc tải thương.

– Không cần thu chiến lợi phẩm hay bắt tù binh.

– Không cần giao chiến khi gặp địch mà chỉ cần càn lướt, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng.

– Hoàn toàn không có Không Quân yểm trợ.

– Chỉ có Pháo Binh yểm trợ.

– Lương thực mang theo gọn nhẹ cho 3 ngày.

– Mỗi quân nhân đều phải mang theo 5 lá cờ VN nhét vào trong nón sắt hay balô để cắm vào mục tiêu chiếm được tại Cửa Việt để phân ranh giới.

Cuộc Hành Quân Tango phải được giữ bí mật cho đến trước giờ xuất phát tấn công.

Sau khi Đ/tá Trí thuyết trình xong, tôi (Đ/u Đặng-hữu-Xứng) đã đứng lên trình bày:

“Thưa Đại tá, có lẽ tôi sẽ phải mất một khoảng thời gian chưa xác định được để vượt qua tuyến chặn đầu tiên của địch, vì đã hơn 1 tháng, các T/Đoàn TQLC đã nhiều lần thay phiên nhau tìm cách đánh thủng tuyến này nhưng vẫn không có kết qủa. Điều này chứng tỏ đây là một tuyến chặn rất vững của địch.”

Và Ch/tướng Lân nói:

“Tình hình là như thế nhưng giá nào cũng phải hoàn thành nhiệm vụ giao phó.”

Buổi họp Hành Quân kết thúc sau hơn 1 tiếng đồng hồ. Tôi nói với Tr/tá Tá bảo Đ/u Nam tăng phái Chi Đội của Th/u Ng-văn-Sa cho tôi và Th/u Sa cùng C/Đội của mình phải có mặt tại điểm tập trung này (tôi chỉ trên bản đồ lúc 17 giờ cùng ngày. Tôi nói với Tr/tá Dung bảo Đ/u Cảnh (C/Đoàn trưởng 2/17TK) cùng C/Đoàn 2/17TK cũng đến đó cùng ngày giờ.

(- Lý do tôi chỉ định Chi đội của Th/u Sa cũng rất dễ hiểu, vì Th/u Sa là một sĩ-quan đã từng phục vụ ở Ch/Đoàn 3/20CX kể từ ngày thành lập Th/Đoàn 20CX nên đã được huấn luyện kỹ từ khi Cuộc Chiến tại Quảng-Trị và Đông-Hà bùng nổ, cũng như đã trải nghiệm chiến trường.

– Còn Chi Đoàn Phó của tôi là Tr/u Lê-văn-Điệp lại nằm trong trường hợp đặc biệt: Vợ của anh ta đã từ Sàigòn ra thăm chồng, mang theo cái bầu bự hơn 3 tháng. Dân gian thường có câu: vợ mà có bầu thì chồng thường gặp điều xui xẻo. Có đúng như vậy hay không thì tôi chưa biết, nhưng trong trường hợp này thì tôi lại cho là đúng nên đã cho Tr/u Điệp ở lại tiền cứ và bảo liên lạc thường xuyên để biết tình trạng của 2 Chi Đội là Chi Đội 1 và Chi Đội 2 của tôi đang được tăng phái cho các T/Đoàn Nhảy Dù tại các tuyến ở hướng núi phía Tây Quốc lộ 1. Để thay thế, tôi chỉ định Tr/u Tống-huy-Kính (cựu C/Đội trưởng Chi Đội 2/1/20CX) phụ tá cho tôi trong cuộc hành quân này. Riêng tôi thì vợ tôi chỉ còn chừng gần 1 tháng nữa là sinh thêm cho tôi một đứa con, nhưng vì là “Đầu tàu” thì đành phải chịu thôi.)

Trên đường về, ngồi trên xe jeep, lòng tôi cứ ngổn ngang những thắc mắc không tìm được lời giải đáp:

– Tại sao lại chỉ định mình (chỉ với cấp bậc Đại-úy) chỉ huy Cánh A làm Nổ Lực chính trong một cuộc hành quân qui mô như thế này?

– Tại sao không để cho mình chỉ huy C/Đoàn (-), tức là 2 C/Đội cơ hữu của C/Đoàn mà chỉ để lại cho mình 1 C/Đội và lại tăng phái cho mình 1 C/Đội của C/Đoàn 3/20CX? Như vậy, chỉ huy một đứa em ruột với khả năng mình biết rõ và một đứa em nuôi mình chưa biết rõ thì làm sao có được sự nhịp nhàng và ăn khớp trong việc chỉ huy và điều động?

– Còn nói về tâm trạng riêng của tôi (và nhất định là tâm trạng chung của những quân nhân các cấp thuộc 2 Binh chủng TG và TQLC trong lực lượng tham chiến) thì khó có thể diễn đạt hết được. Chỉ còn hơn 1 ngày và 1 đêm nữa thì Hòa Bình rồi, vậy ai mà không muốn mình còn sống sót để hưởng những giờ phút quý báu nhất trong đời lính như thế chứ?.

Về đến tiền cứ, tôi bảo Th/u Đặng-văn-Quang kiểm tra C/Đội 3/1/20CX của anh để sẵn sàng di chuyển khi có lệnh, và nói 17 giờ sẽ họp, sẽ có cả Th/u Ng-văn-Sa và Đ/u Trần-Cảnh của C/Đoàn 2/17TK. Nghe như thế, Quang dĩ nhiên là lộ vẻ ngạc nhiên. Tôi liền nói luôn là C/Đoàn có nhiệm vụ đặc biệt và lực lượng sẽ có Th/u Sa từ C/Đoàn 3/20CX tăng phái cùng với C/Đoàn 2/17TK và 1 Đ/Đội TQLC của T/Đoàn 2 Trâu Điên tùng thiết, và dặn Quang không được tiết lộ với bất cứ ai.

Đến 16:00, từ tiền cứ tại căn cứ Hòa Mỹ (Camp Evans), BCH/C/Đoàn 1/20CX cùng C/Đội 3/1/20CX của chúng tôi bắt đầu di chuyển đến Hải Lăng và tiếp tục đến Mỹ Thủy, chuyển qua hướng bắc đến Thôn Thuận Đầu (vị trí của BCH/TĐoàn 4 TQLC), bung ra nủa vòng tròn bố trí, dành nửa vòng tròn còn lại cho C/Đội CX M.48 của Th/u Sa, còn C/Đoàn 2/17TK M.113 thì sẽ bố trí xen kẻ giữa những chiến xa.

Khoảng 17:20, các C/Đội và C/Đoàn TG đã đến đủ và bố trí xong và lo cơm nước buổi tối. Tôi gọi các sĩ-quan TG tham chiến đến và trình bày lại những gì đã nghe được trong buổi họp tại Lữ Đoàn 147/TQLC, nhưng dặn phải chỉ nói với anh em thuộc cấp rằng đây chỉ là một cuộc hành quân bình thường để giữ an toàn cho các đơn vị ở tuyến đầu mà thôi. Tuy nhiên, họ phải nổ lực và cẩn thận y như các cuộc hành quân họ đã từng tham dự. Riêng Đ/Đội TQLC tùng thiết sẽ có mặt vào sáng sớm ngày hôm sau trước 06:00 (ngày 27/01). Đến lúc đó mới có kế hoạch chi tiết

Tôi báo cáo về BTL/Hành Quân/SĐ/TQLC cho biết tình trạng và vị trí.

DIỄN TIẾN TRẬN ĐÁNH

Khoảng 05:30 ngày 27/01/73, Đ/Đội 4/TĐ2 TQLC của Tr/u Công đến trình diện. Tôi gọi Đ/u Cảnh, Tr/u Kính, Th/u Quang, Th/u Sa và Tr/u Công đến họp ngay sau xe M.113 thuộc Phân đội chỉ huy của tôi. Tôi chỉ vào bản đồ vị trí hiên tại, vị trí quân bạn, tuyến xuất phát, tiếp đến nói ngắn gọn về kế hoạch tiến quân của Cánh A, và mục tiêu chính là Cửa Việt. Cũng nói sơ về Cánh B (nổ lực phụ rôi bảo Tr/u Công cho lệnh TQLC tùng thiết lên M.113 của C/Đoàn 2/17TK và chờ lệnh.

Chúng tôi chỉ họp trong vòng khoảng 20 phút. Vào lúc này thì Pháo binh đủ loại bắt đầu TOT (time on target) vào các làng dọc theo bờ biển trên trục tiến quân của Cánh A của tôi.

Khoảng 06:20 ngày 27/01, tôi gọi về BTL/Hành Quân/ SĐ/TQLC để họ báo cho T/Đoàn 4TQLC ra lênh cho Đ/Đội TQLC đang giữ tuyến đầu rút lui để chúng tôi tiến đến tuyến xuất phát.

Khi Cánh A của tôi đến tuyến xuất phát, Pháo binh vẫn còn hoạt động. Chỉ tiếc một điều là đạn pháo chỉ rơi vào bên trong các làng mà VC thì lại đào giao thông hào để bố trí kháng cự hoàn toàn ở ngoài khoảng cát trống nhưng có những ụ cát mấp mô, rải rác những cây bụi nhỏ, phía trước làng. Tôi cho C/Đội CX của Th/u Quang dàn hàng ngang bên phải (song song và cách mé biển chừng 100m), và Th/u Sa dàn hàng ngang bên trái, mỗi chiến xa cách nhau chừng 50m vì còn phải có khoảng trống để cho những M.113 của C/Đoàn 2/17TK dàn hàng ngang xen kẻ giữa những chiến xa nhưng lui về phía sau với cự ly chừng 20m.

Tôi chưa kịp ra lệnh tấn công thì địch đã dồn dập nổ súng từ trong làng kèm với đạn cối 82 ly rơi nổ ngay trên tuyến xuát phát. Tôi tức tốc cho lệnh tấn công ngay, dồn hỏa lực đại liên 30 ly M.73 song hành và đại liên 50 ly của Chiến xa và của M.113 vào mục tiêu đầu tiên (làng Gia đẳng

1). Nhưng địch vẫn bắn trả rất mảnh liệt bằng thượng liên và súng chống chiến xa AT-3 cũng như B-41. Điều này khiến tôi hồi tưởng đến trận đánh ở Quảng Tín (Quảng Nam) vào đầu Tết năm 1970, lúc tôi còn làm C/Đoàn Phó C/Đoàn 2/17TK.

(Đây là cuộc Hành Quân mang tên Dương Sơn 3 do Lữ Đoàn 1 KB cùng với Liên Đoàn 1 BĐQ do Đ/tá Phan-hòa-Hiệp (TL/Lữ Đoàn 1KB hồi đó) chỉ huy. Khi C/Đoàn tôi đang dàn hàng ngang trước mục tiêu chừng 100m và bắt đầu tiến vào mục tiêu thì địch đã tấn công trước vì chúng đã đào hầm hố và giao thông hào trước mục tiêu chừng 50m. Yếu tố bất ngờ này khiến C/Đoàn lúng túng, nhưng tôi đã ra lệnh tiếp tục tấn công bằng cách dùng đại liên 50 bắn vào mục tiêu, còn 2 khẩu đại liên 30 gắn 2 bên hông phía trên xe M.113 thì bắn vào các ụ đất và lùm cây nhỏ trên trục tấn công. Nhờ vậy mà C/Đoàn đã diệt được các chốt phía ngoài trống và xông thẳng vào chiếm được mục tiêu. Sau đó thì thả BĐQ xuống vào sâu lục soát tiêu diệt tiếp. Và tôi đã được thăng cấp Đại Úy đặc cách mặt trận do Đ/tướng Cao.văn-Viên gắn lon tại BTL/Hành Quân/Lữ Đoàn 1KB đóng tại đồi Hương Sơn, Quảng Tín).

Chính vì thế mà tôi ra lệnh cho Chiến xa M.48 và M.113 tấn công bắn phá theo chiến thuật đó. Đặc biệt là Chiến xa vẫn tiến liên tục cán luôn lên hầm hố và giao thông hào của địch, còn M.113 của C/Đoàn 2/17TK vẫn tiến theo sau, đồng thời thả TQLC trên xe xuống để dùng súng cá nhân thanh toán địch trong những hầm hố và giao thông hào đã bị Chiến xa cán lướt qua. Tiến được chừng hơn 200m thì lính TG trên M.113 thuộc Phân đội Chỉ huy của tôi đã nhảy xuống bắt sống một tên địch với khẩu súng bắn tỉa có máy nhắm. Tôi mới chợt nhớ ra tại sao hai bên tai của tôi đã có những tiếng nổ toác toác. Đó là đạn phát ra từ khẩu súng bắn tỉa này. Mục đích là muốn tỉa rụng cấp chỉ huy trước. Tôi nhảy xuống khỏi Chiến xa và hỏi tên địch: “Anh thuộc đơn vị nào?” Tên tù binh mặt mày xanh mét, trả lời, giọng miền Bắc run run: “Em thuộc Z6/304. Xin các anh cho em sống. Xin các anh cho em sống!” Tôi cho lệnh chở tên tù binh về phía sau để được khai thác tiếp, rôi lại tiếp tục tiến quân.

chien-xa-m48-thuoc-thiet-doan-20-tai-quang-tri-nam-1972

Kể lại phần này thì chỉ mấy dòng và như chuyện đã xảy ra trong thoáng chốc, nhưng trên chiến trường, thời gian cần thiết để thực hiện bước tiến qua từng thước đất của địch rất khó xác định.

Cánh quân của tôi đã vượt qua được khoảng 400m, cách làng Gia Đẳng I khoảng70m, thì pháo 130 ly của địch bắt đầu dập xuống, tức là địch pháo chặn đường tiến của cánh quân do tôi chỉ huy, đồng thời cũng thí luôn quân của họ đang chống cự ngoài khoảng cát trống, còn trong làng thì địch vẫn liên tục bắn ra.

Ngay vào lúc này, Th/u Đăng-văn-Quang, C/Đội trưởng C/Đội 3/1/20CX, gọi máy báo đã bị thương. Mới bước đầu mà tôi đã mất đi một sĩ-quan thiện chiến rồi. Tôi lập tức ra lệnh cho Tr/u Tống-huy-Kính cùng với Chiến xa của anh lên thay thế và cho M.113 chở Th/u Quang về phía sau gần tuyến xuất phát để được tải thương sau khi đã liên lạc thông báo với T/Đoàn4TQLC đang tiến lên từ phía sau để điền vào phần đất cánh quân của tôi đã chiếm được nhưng rất chậm do pháo của địch cứ dồn dập.

Nhìn vào đồng hồ đeo tay, lúc này đã hơn 10:40, tôi ra lệnh cho Tr/u Kính và Th/u Sa tạt xéo về hướng Tây cách xa làng Gia Đẳng chừng 70m, chuyển thành hàng ngang như cánh cung rồi tiếp tục tiến, riêng Th/u Sa phải ra lệnh cho 2 chiến xa phía tận cùng bên phải tác xạ vào làng bên phải (làng Gia Đẳng, dọc sát bờ biển) bằng đại liên M.73 song hành (với đại bác) và đại lên 50 hướng về phía làng, vừa tác xạ vừa tiến về hướng bắc chứ không tấn công. Còn C/Đoàn 2/17TK của Đ/u Cảnh thì nhanh chóng cho TQLC tùng thiết lên M.113 tiến dọc phía bên trái (phía bên trái tức là phía tây thì đã có Cánh B của Đ/u Nam, vả lại chỉ là khoảng trống nên không có gì nguy hiểm.)

Cánh A của tôi, kể từ tuyến xuất phát, đã tiến được hơn 2km vào khoảng 13:00. Tôi liên lạc với cánh B để biết vị trí của họ thì biết họ cũng đang gần đến ngang với Cánh A của tôi (Dĩ nhiên Cánh B là nổ lực phụ, tức là phải hổ trợ cho cánh quân của tôi khi cần, nên dù không chạm địch cũng không được tiến nhanh hơn Cánh A, và qủa thật thì cánh B chẳng gặp trở ngại gì nhiều trên đường tiến quân vì bên phía trái của họ đã có T/Đoàn2 và T/Đoàn9TQLC trong các làng thuộc mé ruộng).

Tôi tự nghĩ: mới mức độ tiến quân như thế này thì khó có thể đến được Cửa Việt vào buổi chiều tối. Vả lại địch quân vẫn bắn trả ráo riết. Tôi ra lệnh tiếp tục tiến quân càng nhanh càng tốt, dù biết những làng dọc mé biển vẫn còn địch quân. Chính vì thế mà T/Đoàn4TQLC không thể nào hoàn thành nhiệm vụ điền trám quân kịp thời vào những mục tiêu mà cánh quân của tôi đã càn lướt qua.

Bỗng chiến xa của Th/u Sa bị súng chống chiến xa AT-3 của địch bắn nổ sớt qua pháo tháp nhỏ (của đại liên 50 ly) và nhân viên xa đội của anh báo Th/u Sa đã bị thương. Tôi bèn ra lệnh cho C/Đoàn dừng lại chuyển thành hàng ngang tác xạ vào làng Gia Đẳng 3 và Ba Lăng bên phải (dọc biển) để cho M.113 thuộc BCH/C/Đoàn của tôi (có y tá đi trên xe này) đến băng bó tạm thời cho Th/u Sa. Tôi hỏi tình trạng thì biết anh bị thương ở mắt và gãy cánh tay trái, tóc bị cháy xém. Sau khi Th/u Sa nhảy ra khỏi chiến xa lại còn bị miểng pháo 130 ly chém gãy luôn chân trái. Dù lệnh là không tải thương, nhưng cũng giống như tình trạng của Th/u Quang (C/Đội trưởng C/Đội 3/1/20CX của tôi), vả lại khoảng cách với tuyến xuất phát chỉ hơn 2km, tôi ra lệnh cho C/Đoàn 2/17TK của Đ/u Cảnh bung rộng yểm trợ cho M.113 chở Th/u Sa về phía sau và báo cho T/Đoàn 4 TQLC tiếp nhận tải thương. Nhưng vào lúc này thì họ lại điền trám quân chưa kịp với tốc độ tiến quân của chúng tôi nên hơn 40 phút sau xe M.113 mới trở lại. Và Th/u Thăng thay thế chỉ huy C/Đội của Th/u Sa (sau khi đã trực tiếp nói chuyện với Th/u Sa để hỏi tên của sĩ-quan này). Như vậy, C/Đoàn 1/20CX (-) của tôi chỉ còn Tr/u Kính là sĩ-quan kỳ cựu mà thôi. Chưa tiến quân được bao nhiêu cây số mà tôi đã thiếu vắng 2 sĩ-quan thiện chiến rồi. Thật không may chút nào!

Đến khoảng 17:40 thì Cánh A của tôi đã tiến được khoảng 5km. Trời đã sẩm tối vì đang là mùa đông. Tôi bèn cho lệnh ngưng tiến quân và tìm nơi bố trí đồng thời gọi cho Cánh B lên cùng phối hợp bố trí đóng quân (ngang với làng Long Quang).

Sau khi bố trí xong thì quân lính bắt đầu ăn uống vì đã không ăn trưa. Lúc này tôi mới gặp Th/tá Hoàng-Kiều, Th/Đoàn Phó Th/Đoàn20CX và mới biết được ông đã được lệnh đi theo để chỉ huy các cánh quân. Còn có cả Th/tá Phạm-văn-Tiền, T/Đoàn Phó T/Đoàn4TQLC nữa. Trời đât! Vậy mà trước đó tôi đã không được thông báo gì cũng như trong hệ thống liên lạc, tôi không nghe ông ra lệnh gì cả, vì BCH/Th/Đoàn 20CX đi theo Cánh B cho an toàn. Ông hỏi tôi: “Sao anh không tiếp tục tiến quân?” Tôi nói: “Trời sắp tối rồi thì TG làm sao mà tấn công được chứ. Vả lại, sáng mai là ngưng bắn, là Hòa Bình rồi. Mình đã chiếm được khoảng hơn 5km là tốt lắm rồi.” Ông chẳng nói gì thêm. Tôi nói: “Vậy bây giờ tôi báo cho Th/tá biết tọa độ vị trí đóng quân của toàn bộ 4 C/Đoàn để Th/tá báo về cho Đ/tá Trí.” Tôi lấy bản đồ và chỉ vị trí xong rồi nói tiếp: “Nếu họ bảo mình tiếp tục tiến quân thì Th/tá cứ nói là TG không hành quân vào ban đêm được.”

Tôi về lại BCH/C/Đoàn và nghĩ rằng ý kiến và lý do của mình nghe rất hợp lý trên mặt chiến thuật, cũng hy vọng là cuộc hành quân tạm thời có thể chấm dứt.

Nào ngờ, khoảng 20:45, Th/tá Kiều đi bộ đến BCH của tôi và nói: “Sý Đoàn TQLC ra lệnh bằng bất cứ giá nào cũng phải tiếp tục tấn công và chiếm cho được Cửa Việt trước 8 giờ sáng mai (tức là sáng ngày 28/01/1973), đúng theo lệnh ban đầu.” Ông chỉ nói có thế mà thôi.

Mọi suy nghĩ và hy vọng của tôi trước đó đều tan biến trong phút chốc. Nhưng đã là lệnh thì phải thi hành thôi. Tôi gọi máy cho Đ/u Nam, Cảnh, Minh cùng với các Đ/Đội trưởng TQLC tùng thiết đến xe tôi để họp khẩn cấp, đồng thời bảo họ cho các C/Đoàn và TQLC tùng thiết chuẩn bị.

Trong khi chờ đợi, tôi vào xe M.577, rọi đèn pin vào bản đồ suy nghĩ cho kế hoạch tiến chiếm Cửa Việt. Khi cả 3 Ch/Đoàn trưởng và 2 Đ/Đội trưởng đến, tôi nhắc lại lời của Th/tá Kiều về lệnh của Sý Đoàn TQLC rồi rọi đèn pin vào bản đồ và nói:

“- Mình chỉ còn cách Cửa Việt khoảng hơn 5km về hướng bắc, cách bờ biển chừng hơn 400m về hướng đông (sát nước biển). Muốn chiếm Cửa Việt thì bắt buộc phải tấn công bằng tốc độ mới kịp, tức là phải tiến ra sát bờ nước biển rồi phóng nhanh về hướng bắc.

chien-xa-m48-thiet-doan-20-tai-quang-tri

– Trên đường tiến quân ra sát biển, tất cả mọi loại súng trên Chiến xa M.48 và M.113 đều phải xen kẻ quay về bên trái và bên phải. Chỉ có những xe hướng súng về phía trái, tức là hướng bắc, mới tác xạ khi cần. Còn về hướng nam, tức là bên phải, thì phải cẩn thận vì có thể sẽ gây thiệt hại cho quân bạn, tức là T/Đoàn4TQLC, dù tôi biết họ không thể nào điền trám quân kịp.

– Sau khi ra đến sát bờ biển thì từng xe phải chuyển hướng qua trái và hướng mọi loại súng về bên trái vừa tác xạ vừa tiến theo hàng dọc (bên phải lúc đó là biển). Chỉ còn có một cách này mà thôi. Tôi sẽ không cho gọi Pháo binh bắn chiếu sáng vì như thế địch sẽ thấy rõ các xe của mình để nhắm bắn. Cũng không cần Pháo binh yểm trợ vì sẽ mất yếu tố bất ngờ. Chiến xa nào xuất phát đầu tiên ra hướng biển thì có thể dễ nhận ra đường đi vì là khoảng trống giữa 2 làng Bình An và Thanh Hội Phường, và chân trời phía biển thì mờ sáng. Khi ra đến bải cát sát bờ biển thì sẽ dễ thấy hơn nữa vì ban đêm thì cát thường sáng hơn (kinh nghiệm từ những lần đi tắm biển vào ban đêm của tôi).

– C/Đoàn của Đ/u Nam sẽ đi đầu, kế tiếp là C/Đoàn của tôi, sau đó là C/Đoàn 2/17TK và sau cùng là C/Đoàn 3/18TK. Khi di chuyển, mỗi xe chỉ cách nhau chừng 20m cho dễ thấy nhau. Bây giờ, tất cả trở về ra lệnh cho TQLC tùng thiết lên xe. Sau 40 phút sẽ xuất phát, tức là 22:40. Tất cả các C/Đoàn Trưởng đều phải vào hệ thống truyền tin của Th/Đoàn 20CX (ngoài hệ thống chi huy nội bộ của từng Ch/Đoàn)”

Cuộc họp khẩn cấp này chỉ gồm có 4 C/Đoàn trưởng và 2 Đ/Đội trưởng TQLC tùng thiết. Có lẽ vì quá vội, tôi quên mất Th/tá Kiều và Th/tá Tiền. (Thật ra thì ngay từ buổi họp tại Lữ Đoàn 147 TQLC, Đ/tá trí đã trực tiếp ra lệnh cho tôi chỉ huy Nổ lực Chính -Cánh A- chứ không đề cập gì đến việc có BCH/Th/Đoàn20CX đi theo. Vả lại, khi Th/tá Kiều chuyển lệnh của BTL/HànhQuân/SĐ/ TQLC cho tôi, ông cũng không đề cập gì đến vấn đề kế hoạch tiến quân).

Đúng 22:40 thì Ch/Đoàn 3/20CX của Đ/u Nam bắt đầu di chuyển, tiếp đến là những C/Đoàn khác đúng như kế hoạch.

Có lẽ vì địch quân không thể nào ngờ được TG lại tiến quân vào ban đêm. Lại không có Pháo binh bắn yểm trợ hay chiếu sáng, nên hoang mang và không trở tay kịp. Do đó hầu như địch không có phản ứng kịp thời để ngăn chặn bước tiến của TG trên đường tiến ra sát bờ biển.

Khi Đ/u Nam báo cáo C/Đội đi đầu đã ra sát bờ biển, tôi cho lệnh từng Chiến xa M.48 và M.113 sau khi ra sát bờ mới quay về trái và tiếp tục tiến, như vậy mới không mất đội hình di chuyển vào ban đêm. Và sau khi C/Đoàn 3/18TK báo cáo M.113 cuối cùng của họ đã quẹo trái, tôi cho lệnh nới rộng khoảng cách từng xe lên khoảng 30m, tất cả mọi loại súng đều hướng về bên trái, tức là vào dảy cây dương liểu dọc theo các làng dọc biển, cách bờ chừng 60 đến 70m và vừa di chuyển vừa tác xạ cầm chừng.

Tôi nhìn vào đồng hồ đeo tay, lúc này là 00:20 ngày 28/01/73 (tôi mang đồng hồ dạ quang kèm một địa bàn đeo tay do Cố vấn Mỹ đã tặng tôi năm 1970), ước tính chiều dài đội hình di chuyển của các C/Đoàn để biết khi nào thì Chiến xa đầu tiên đến Cửa Việt.

Đoàn TG tiến quân chừng hơn 1km thì địch bắt đầu khai hỏa mạnh. Đạn địch bay sớt qua các xe rơi lỏm bỏm ngoài nước biển. Tôi cho lệnh tất cả vẫn tiến quân và tác xạ nhiều hơn vào dọc các làng trên đường đi, đồng thời di chuyển nhanh hơn.

Đoàn quân tiến được hơn 1 km nữa thì Đ/u Nam báo cáo chiến xa đầu tiên bị sụp xuống giao thông hào địch quân đã đào trong đêm để chận bước tiến của chúng tôi. Tôi bảo Nam tiếp tục cho các chiến xa kế tiếp lách sát ra ngoài mé nước biển vượt qua chiến xa đó để tác xạ yểm trợ và cho Chiến xa khác đến dùng dây cáp ngắn để kéo xe lên (loại dây cáp ngắn này đều được trang bị trên mỗi Chiến xa M.48). Đoàn quân tạm thời phải dừng lại để giải quyết tình huống này.

Khi được bào cáo chiến xa bị sụp xuống giao thông hào đã được kéo lên, tôi ra lệnh cho đoàn quân tiếp tục tiến, nhưng bổng có một tiếng nổ lớn và ánh sáng chớp lên từ phía sau, và C/Đoàn 2/17TK báo cáo chiếc M.113 chỉ huy của Đ/u Cảnh đã bị bắn. Cũng may xe không cháy, vẫn còn chạy được và Đ/u Cảnh cũng chỉ bị thương nhẹ nên vẫn có thể chỉ huy (nếu bị thương nặng hơn thì cũng phải được mang theo mà thôi, vì không thể nào tải thương được), còn có 2 BS bị thương. Tôi cảm thấy yên lòng và bắt đầu tiếp tục di chuyển. Bổng một phát đạn chống chiến xa của địch trúng ngay vào xe tôi, chớp lên một bụm lửa sáng lóe, lọt vào khoang xe từ phía tài xế và chiến xa rung mạnh. Tôi búng người ra ngoài pháo tháp chiến xa, tiếp đến là HS Thẩm, xạ thủ chiến xa của tôi, trồi đầu ra báo HS Thìn, tài xế chiến xa, đã chết. Tôi bảo HS Thẩm cùng Binh 1 Đá, nhân viên nạp đan, kéo HS Thìn ra khỏi xe rồi nhảy vào lại trong pháo tháp và gọi máy cho xe M.113 của tôi đi theo sau đến để chở thi thể HS Thìn và ra lệnh cho đoàn quân tiếp tục tác xạ vào làng. Sau đó tôi bảo HS Thẩm nhảy vào lái chiến xa của tôi (điều này rất bình thường vì khi chỉ huy, C/Đoàn Trưởng thường kiêm luôn xa trưởng và có thể tác xạ thay cho xạ thủ bằng cò điện trên cần điều khiển của trưởng xa) Phát đạn chống chiến xa của địch đã trúng ngay vào mặt nạ đại bác và miểng đạn đã phủ xuống đầu tài xế, nhưng lại không xuyên thủng vào trong khoang chiến xa được vì giữa mặt nạ đại bác và thành pháo tháp còn có một khoảng hở. Chỉ kẹt một điều là đại bác xe tôi không còn hửu dụng vì không thể hạ thấp được do mặt nạ đại bác đã bị cong úp xuống chạm và thành pháo tháp. Như vậy thì cây đại lên 30 ly M.73 song hành với đại bác cũng không còn sử dụng được nữa.

Tôi bảo Đ/u Nam tiếp tục di chuyển với tốc độ nhanh hơn nữa, vì bây giờ đã là hơn 05:00 giờ (ngày 28/01/73).

Đoàn quân di chuyển thêm được khoảng 1km thì trời đã hừng sáng (ở vùng biển thì trời sáng sớm hơn trong đất liền), tuy nhiên sương mù dày đặc, tầm nhìn chỉ chừng 50m. Bổng nhiên Đ/u Nam báo là đã đến Cửa Việt. Tôi hỏi Nam: “Như vậy, chiến xa đầu tiên đã thấy được nước mênh mông trước mặt chưa?” Nhưng Nam lại khẳng định là Cửa Việt, còn nói là anh ta đã đến Cửa Việt nhiều lần hồi còn ở C/Đoàn 1/7CX M.41.

(Trước năm 1970, Th/Đoàn 7KB thường xuyên tăng phái một C/Đội chiến xa M.41 cho căn cứ Hải Quân Cửa Việt – Cảng Mỹ -, (Và hồi còn ở cấp Th/u thi Nam đã có thời gian ở C/Đoàn 1/7CX M.41) nhưng đãc biệt là hàng tháng thì hoán đổi với C/Đội CX M.41 khác. Lý thuyết thì thế, nhưng thực tế thì chỉ thay đổi nhân viên xa đội mà thôi, vì như thế sẽ đở tốn nhiên liệu và thời gian cho các CX M.41 di chuyển hoán đổi. Nói thật thì loại CX M.41, nếu di chuyển đường dài từ Huế ra đến Cửa Việt, thường bị hỏng hóc dọc đường).

Lúc này, đồng hồ của tôi đã là 06;35. Tôi lật bản đồ, sau khi tính tốc độ và thời gian di chuyển cùng với khoảng cách từng xe, tôi bảo Nam: “Phải hơn 1 clic (mỗi cạnh ô vuông trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 = 1km) mới đến mục tiêu”. Có lẽ vì có trục trặc gì đó, Nam đã không chịu tiến quân tiếp, tôi bèn bảo Nam: “Mày cứ ở đó đi để tao cho C/Đoàn tao qua mặt.”

Tôi ra lệnh cho Tr/u Kính tiến tiếp, qua mặt C/Đoàn 3/20 CX, đồng thời ra lệnh cho C/Đoàn 2/17TK theo sau. C/Đoàn 1/20CX của tôi và C/Đoàn 2/17TK vừa qua mặt C/Đoàn của Nam xong thì tôi cho lệnh tăng tốc. Trên đường tiến quân, Tr/u Kinh báo cáo có rất nhiều giao thông hào phía trước, nhưng tôi cho lệnh: “Thấy giao thông hào nào rộng thì lách ra mé nước để vượt qua, còn giao thông hào nào hẹp thì cho chiến xa cán qua luôn.”

Trời sáng dần và sương mù đã tan. Tr/u Kinh báo cáo đã nhìn thấy rõ cửa biển trước mặt. Tôi bảo; “Bây giờ mới đúng là Cửa Việt.” Rồi cho lệnh toàn bộ C/Đoàn cho chiến xa xoay về bên trái và nới rộng khoảng cách chuyển thành hàng ngang để cho M.113 của C/Đoàn của Đ/u Cảnh tiến lên và xen kẻ. Tôi cũng bảo Nam và C/Đoàn 3/18TK của Đ/u Minh cũng dàn quân y như thế và bắt đầu tấn công hướng về căn cứ Cửa Việt.

Đạn địch từ phía trước bay đến như mưa, nhưng điều này cũng là chuyện bình thường đối với một đơn vị xung kích như chiến xa. Toàn bộ 4 C/Đoàn đã tiến sâu vào đất địch được khoảng 400m thì tôi nghe Đ/u Minh, C/Đoàn trưởng 3/18TK, báo có chiến xa địch xuất hiện từ hướng trái, tức là hướng Tây Nam của chúng tôi, từ trong rừng dương. Dĩ nhiên, M.113 không thể chọi với Chiến xa của địch, dù có gắn đại bác không giật 106 ly (vì việc sử dụng đại bác này không đơn giản như lý thuyết, vả lại xoay xở rất chậm vì phải lệ thuộc vào hướng của xe). Tôi bảo Đ/u Nam theo dỏi để bắn hạ.

Thật ra thì đơn vị chiến xa của địch đang ở hướng nam từ trong làng mé ruộng bung ra để chạy về hướng bắc là căn cứ Cửa Việt. Với địa thế mấp mô lồi lỏm, nhắm canh chừng để bắn một mục tiêu di động không dễ chút nào, trừ phi phải có những xa đội M.48 đã từng hạ chiến xa địch. Vì những chiến xa của địch chạy rất nhanh nên C/Đoàn 3/20CX của Đ/u Nam đã không bắn kịp. Nhưng C/Đoàn của tôi, vì đang dàn hàng ngang xa về hướng bắc nên tôi đã tức tốc ra lệnh cho Tr/u Kính chỉ huy C/Đội đón bắn ngay (Tr/u Kinh là một trong những sĩ-quan nổi tiếng bắn đại bác rất hay kể từ ngày thành lập Th/Đoàn20CX vì đã được Mỹ huấn luyện rất kỷ và thực tập rất nhiều hồi ở căn cứ Ái-Tử. Với kinh nghiệm đã có, chính Tr/u Kính đã đón đầu bắn hạ 2 chiếc nằm im tại chỗ, chiếc còn lại bị một xa đội của C/Đội 3/1/20CX bắn hạ. (Những gì xảy ra trước mắt tôi nên không thể nào quên được).

Tôi liếc nhìn đồng hồ, lúc này là 07:43. Phía địch bắt đầu ngưng bắn nên tôi ra lệnh cho TQLC tùng thiết trên M.113 của C/Đoàn 2/17TK và 3/18TK nhảy xuống trước và bung ra phía trước cắm cờ, rồi bố trí, còn lính trên chiến xa và M/113 thì nhảy xuống sau và tiếp tục cắm cờ phía trước, cách chiến xa chừng 30m để phân ranh giới rồi lên chiến xa trở lại nạp đạn chài (canister- loại đạn đại bác dùng để chống biển người) vào đại bác để đề phòng. Chỉ trong thoáng chốc thì đồng hồ đã chi 07:57.

Không còn tiếng súng nổ. Tôi nhảy xuống khỏi chiến xa chỉ huy và vào xe truyền tin M.577 báo cáo thẳng về BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC là đã chiếm được Cửa Việt và đã cắm cờ, nhưng không thể tấn công vào căn cứ còn cách chừng hơn 500m được vì đã đến giờ ngưng bắn. Tôi hỏi tiếp vị trí của các cánh quân khác thì được biết cánh quân của T/Đoàn2 và T/Đoàn 9TQLC trong mé ruộng chỉ tiến vượt qua khỏi Long Quang chừng 200m, như vậy là cách chúng tôi khoảng 5km về hướng nam. Còn cánh quân của T/Đoàn 4 TQLC thì chỉ đến được gần Bình An. Như vậy thì còn cách chúng tôi đến hơn 5km.

Ngay lúc này, tôi nhìn ra biển thoáng thấy một chiếc L-20 đang bay lượn xa trên biển và bắn 2 qủa rocket xuống biển. Tôi gọi BTL/SĐ/TQLC và hỏi thì Đ/tá Trí bảo đó chỉ là bay ra để xác định chính xác vị trí đã chiếm được mà thôi.

Tôi cho Chiến xa chỉ huy của tôi cùng với chiếc M.577 truyền tin và chiếc M.113 lùi lại cách mé nước biển chừng 40m, báo cho các C/Đoàn vẫn lo việc canh gác như thường lệ, rồi cho lính pha cà phê trong C-ration (thùng lương khô) để uống và cho lo cơm nước.

Như vậy, BCH/C/Đoàn của tôi nằm xa nhất về hướng bắc. Lui về phía nam là BCH/C/Đoàn 2/17TK của Đ/u Cảnh, cách nhau chửng 70m. Xa hơn chừng 100m nữa về phía nam là BCH/C/Đoàn 3/20CX của Đ/u Nam + C/Đoản 3/18TK của Đ/u Minh + BCH/Th/Đoàn 20CX của Th/tá Kiều cùng với Th/tá Tiền, TĐP T/Đoàn 4TQLC và Tr/u Hiếu, Đ/Đội trưởng ĐĐ2/TĐ4TQLC tùng thiết cho C/Đoàn 3/18TK. Tôi bào Đ/u Nam phải cẩn thận đề phòng hướng nam vì chắc chắn còn lực lượng địch trong những làng mà trước đó chúng tôi chỉ dùng tốc dộ càn lướt qua mà không tấn công.

Tóm lại, chúng tôi chỉ có 2 mặt an toàn: phía biển Đông sau lưng và cửa biển bên phải về hướng bắc. Còn 2 mặt tây và nam thì đều có địch. Nếu cuộc chiến vẫn tiếp tục thì đường tiếp tế của chúng tôi đã bị chặn do TQLC không tiến kịp để điền trám các mục tiêu dọc trục tiến quân.

https://c1.staticflickr.com/3/2546/3771759290_1dde8df31b_z.jpg?zz=1

Dù sao thi Niềm Vui Hòa Bình đã đến, tức là không còn chiến tranh, không còn bắn giết, không còn phải chiếm mục tiêu này, mục tiêu nọ, không còn bị tấn công, không còn bị thương hay chết chóc, mà sẽ được cùng với người thân, bạn bè thoải mái vui chơi trong những ngày nghỉ phép, vân vân và vân vân…Tất cả đều được diễn đạt theo nhiều cách. Kẻ thì bộc lộ quá mức bằng cách reo hò, kẻ thì thầm lặng, dấu kín trong lòng và chỉ bộc lộ bằng nụ cười mỉm. Mùi thuốc súng chiến trường không còn lảng vảng trong bầu trời trong sáng và êm ả của vùng biển…

Khoảng 10:15, Tr/u Kính báo có cấp chỉ huy của địch muốn vào gặp cấp chỉ huy trận đánh này. Tôi gọi máy báo cho Th/tá Kiều, nhưng ông bảo là không nên gặp. Tôi nói: “Nhưng bây giờ là Hòa Bình rồi thì có gì phải sợ chứ.” Ông trả lời: “Câu muốn gặp thì gặp, nhưng phải cẩn thận.” Tôi bảo Tr/u Kính chỉ cho người đó và một lính truyền tin của ông ta vào mà thôi.

Khi họ đến, tôi xuống khỏi chiến xa và đến gần anh ta (lớn hơn tôi chừng hơn 10 tuổi), chưa kịp chào thì anh ta tự giới thiệu là T/Đoàn trưởng của đơn vị đang ở tuyến đối đầu với tôi, và hỏi tiếp có phải tôi là người chỉ huy cuộc tấn công này không. Tôi trả lời: Đúng như vậy. (Có lẽ anh ta ngạc nhiên khi thấy bộ mặt non choẹt của tôi mà lại chỉ huy một lực lượng lớn như thế. Còn hỏi tôi là người ở đâu. Tôi nói ở Huế. Anh ta nói là đã vào trong Thành nội Huế trong vụ Tết Mậu Thân. Anh ta tiếp tục hỏi tại sao tôi lại chiếm Cửa Việt. Vì đang trong tâm trạng vui vẻ nên tôi trả lời là tôi rất thích nơi này vì tôi rất thích tắm biển, nhất là nơi nào có cửa biển. Đặc biệt anh ta còn than phiền vì sao tôi lại cho lệnh bắn 3 chiến xa của họ. Tôi nói: vì lúc đó vẫn chưa đến giờ ngưng bắn. Tôi còn nói với anh ta nên cho vài người không được mang súng vào rồi đi xuống hướng nam để đào các giao thông hào đã bị chiến xa cán lướt xem ai còn sống thì mang về. Anh ta gật đầu và còn ngỏ ý mời tôi vào BCH/TĐoàn của anh ta chơi, đưa tay chỉ vào lùm dương cách vòng đai bố trí của chúng tôi chừng 500m. Tôi chỉ ừ è cho có lệ. Sau đó thì anh ta ra về. Tôi tà tà đi bộ dọc theo mé biển đến gặp Th/tá Kiều và kể lại chuyện này cho ông nghe. Ông nhắc nhở tôi phải cẩn thận vì ý đồ của anh ta có thể chỉ là vào để biết vị trí của BCH. Tôi chỉ nói: có thể là như vậy, nhưng Hòa Bình rồi thì lo làm gì cho mệt chứ.

Đến tối ngày 28/01/73, sau khi nhắc nhở toàn bộ 4 C/Đoàn trực máy và lo canh gác như thường lệ, thay vì ngủ trong xe M.577, tôi bảo lính căng ghế bố nằm bên hông chiến xa cho mát, nghĩ rằng bây giờ đã đến lúc phải hưởng một giấc ngủ êm ái nhất trong đời lính và hít thở không khí về đêm của biển, nhất là sau 1 ngày và 1 đêm vất vả chiến đấu và không ngủ.

Trong đời, thật chẳng ai biết được chữ ‘Ngờ’. Tôi đang ngủ say sưa thì bổng nhiên những tiếng nổ thật lớn khiến tôi bừng giấc, đứng vọt dậy từ chiếc ghế bố và phóng thật nhanh lên chiến xa chỉ huy, nhìn quanh, những tiếng nổ và chớp lòe khắp nơi. Tôi biết chúng tôi đang bị pháo. Lúc này tất cả đều đã vọt dậy phóng lên chiến xa và M.113. Tôi gọi các C/Đoàn thì tất cả cũng đã lên xe và nghe báo cáo đã có mấy anh em ở các C/Đoàn khác bị thương do bị pháo. Tôi ra lệnh tất cả sẵn sàng ứng phó, vì theo kinh nghiệm, địch có thể sẽ tấn công sau những đợt pháo.

Tôi nhìn đồng hồ: 23:25 (ngày 28/01/73). Như vậy là mình bị pháo lúc khoảng 23:10. Lo thì cũng có lo, nhưng đạn pháo thì giống như “Trời kêu ai nấy dạ” (câu chúng tôi thường đùa với nhau khi bị pháo, vì không sao né tránh gì được). Tôi tự hỏi: “Hòa Bình rồi thì tại sao chúng nó vẫn còn pháo mình. Như vậy là vi phạm Hiệp Định rồi còn gì!” Trên hệ thống truyền tin, tôi không nghe Th/tá Kiều lên tiếng gì cả bèn chuyển qua hệ thống của BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC và báo cáo cũng như nêu thắc mắc của tôi: “Hiện chúng tôi đang chịu những cơn mưa rất nặng hạt (bị pháo dữ dội). Như vậy là sao? Nếu chúng tấn công thì chúng tôi có được phép nổ súng không? Và điều này rất có thể xảy ra. Và thế thì mình có vi phạm Hiệp Định Paris không?” Ngay lúc này Tr/u Kính và Th/u Thăng báo lả đã thấy địch lố nhố phía trước nhờ ánh sáng của những lằn chớp của đạn pháo nổ. Tôi hỏi: “Cách xa bao nhiêu?” Tr/u Kinh nói: “Chừng 70m. Có bắn không, Hồng Nhạn?” Như vậy là cách tuyến của TQLC tùng thiết chừng 40m. Với phản ứng cấp thời, tôi nói: “Chưa nhận được lệnh. Nhưng nếu chúng nó tiến gần trong khoảng 50m thì phải nổ súng.” Lúc này Đ/tá Trí gọi máy và báo: “Nếu chúng nó tấn công và nổ súng trước thì phải chống trả”. Trời đất! Nếu chúng nó cứ ào ào tiến vào mà không nổ súng thì tình sao đây! Tôi biết tại BTL/Hành Quân/SĐ/TQLC, ai cũng có thể nghe và thấy được những tia chớp do đạn pháo nổ vì chỉ cách chúng tôi chừng hơn 8Km, vả lại đang là ban đêm, nhưng không biết rõ là do pháo hay do 2 bên đang giao chiến. Đây là lúc không cần và cũng không có thời gian để suy nghĩ vớ vẫn về Hòa Bình, về Hiệp Định Paris nữa, mà phải tùy cơ ứng biến thôi. Tôi báo cho Đ/u Nam (3/20CX) và Đ/u Minh (3/18TK) biết tình hình địch phía bên tôi và hỏi tình hình bên đó thì biêt là không có dấu hiệu địch hoạt động trước tuyến. Tuy vậy tôi vẫn bảo Nam và Minh phải cẩn thận quan sát. Đồng thời tôi cũng báo cho Tr/u Công (TQLC tùng thiết) là chỉ được nổ súng khi địch nổ súng tấn công trước. Tôi cũng thầm nghĩ: Chắc địch muốn tấn công vào tuyến phòng thủ của tôi trước vì là tuyến đầu nằm xa nhất về hướng bắc và còn ngay trước căn cứ Cửa Việt.

Tôi gọi về BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC và yêu cầu cho Pháo binh chuẩn bị để phản pháo vào những tọa độ tôi sẽ cung cấp, hy vọng địch sẽ vì thế mà giảm bớt cường độ pháo. Nhưng Đ/tá Trí bảo là không được. Tôi chẳng biết nói sao. Có lẽ ai cũng sợ vi phạm Hiệp Định và nếu thế thì số phận tương lai của cấp ra lệnh sẽ ra sao nếu bị kết tội. Pháo của địch vẫn dồn dập đủ loại vào vị trí của các C/Đoàn, ngoài loại 130 ly, còn có cả cối 82 ly. Cũng may chẳng có qủa nào rơi ngay trên Chiến xa M.48 hay M.113.
Tôi nhìn đồng hồ: đã là gần 05:00 ngày 29/01/73. Thời gian trôi thật nhanh khi người ta không cần để ý đến nó. Tôi mừng thầm và mong cho trời sáng nhanh hơn. Như vậy mới dễ quan sát và xoay xở hơn. Bổng Tr/u Công gọi máy báo địch chỉ còn cách tuyến của TQLC chừng hơn 10m. Tiếp là Tr/u Kính cũng báo địch đang tiến đến gần hơn nhưng lại không nổ súng. Không thể chần chừ được nữa, tôi bảo Tr/u Công cho lệnh TQLC bò lui về ngang với các Chiến xa M.48 ngay. Chỉ 3 phút sau, tôi bảo Tr/u Kinh và Th/u Thăng ra lệnh cho các xa đội bắn đạn chài và mỗi xe chỉ cần bắn 1 hay 2 qủa tùy phản ứng của địch. Một loạt đạn chài từ các các đại bác chớp sáng liền nhau. Tr/u Kính và Th/u Thăng lần lượt báo địch đã im lìm, không còn thấy lố nhố nữa. Tôi bảo: “Phải quan sát liên tục và cẩn thận hơn, vì chỉ còn chừng 1 giờ nữa là trời sáng rồi thì tụi nó chẳng dám tấn công đâu.” Cũng chừng hơn 5 phút sau thì Tr/u Kính báo đã quan sát thấy địch lại lố nhố nhưng hình như là đang tải thương vì chúng đang lùi lại. Tôi nói: “Thế thì tốt!”
Nhưng vẫn thầm lo không biết mình cho lệnh bắn như thế có vi phạm Hiệp định không. Mặc kệ! Với tình hình hiện tại, lo nghĩ vẫn vơ cũng vô ích. Phải tự cứu mình trước thôi! Không thể để “nước đến trôn mới nhảy”, như người xưa đã nói.

Địch vẫn pháo khắp vị trí của các đơn vị TG, nhưng vì lính TG đều ở trong chiến xa và M/113, và chỉ quan sát bằng tiềm vọng kính nên không bị gì. Còn TQLC thì đang ở gần sát với địch nên pháo hầu như không rơi nhiều ở tuyến này.

Trời bắt đầu sáng dần. Tôi nhìn đồng hồ: bây giờ là 06:30. Sương mù đã tan gần hết nên tầm quan sát xa và tốt hơn. Tôi cũng tạm thời yên lòng. Tôi gọi về BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC và báo cho biết những gì đã xảy ra trong đêm và hỏi xem có lệnh gì mới không thì Đ/tá Trí nói: “Tạm thời thì phải cố thủ. Sẽ có lệnh sau.”

Một điều đặc biệt là các đơn vị Pháo binh yểm trợ cho cuộc Hành Quân Tango hoàn toàn không phản pháo yểm trợ một viên đạn nào, ngoại trừ thời gian trước khi Cánh A của tôi bắt đầu xuất phát rồi thì ngưng luôn từ đó.

Mặt trời đã lên khá cao. Bây giờ là 08:05. Pháo địch bổng nhiên nổ thưa dần, rồi lâu lâu mới bay vào nổ 1, 2 qủa. Lính TG lợi dụng lúc này nhảy ra khỏi xe nấu nước sôi đổ cơm sấy, còn tôi thì chỉ cần cà phê nóng.

Đến khoảng 08:35 thì pháo địch ngưng hẳn. Tất cả chúng tôi đều thở phào nhẹ nhỏm. Tôi gọi máy cho Đ/u Cảnh, Nam và Minh và nói: “Có lẽ đã có sự can thiệp của mấy ông lớn về Hiệp Định Paris rồi nên tụi nó mới chịu ngưng pháo. Nhưng phải luôn cẩn thận đấy!” Tôi cũng gọi báo cho Đ/tá Trí về việc này.

Đến khoảng 09:15, sau khi nhắp hết cà phê được pha trong chiếc lon bằng thiếc trong xe M.577, tôi mồi điếu thuốc và hít vài hơi sảng khoái thì bổng nghe một tiếng nổ lớn trên tuyến và Tr/u Kính gọi báo 1 chiến xa M.48 của C/Đội 3/1/20CX đã bị trúng đan SS-11 (loại hỏa tiển chống chiến xa gọi là hỏa tiển địa-địa – surface-to-surface – và C/Đoàn chúng tôi đã từng bị bắn trong những cuộc hành quân với NDù trước đó). Tôi vọt ra khỏi M.577 và phóng lên chiến xa chỉ huy của tôi, ra lệnh cho Tr/u Kính và Th/u Thăng cho lệnh từng xa đội xả đại liên 30 ly M.73 song hành về phía địch nhưng chỉ cầm chừng vì phải tiết kiệm đạn sau khi đã sử dụng nhiều trên đường tiến quân. Th/u Thăng nói là không thấy địch, nhưng tôi bảo vẫn cứ bắn vì chúng đều ở trong hầm và giao thông hào nên mình không thấy được và phải bắn từng loạt để chúng không thể ngóc đầu lên để bắn mình. Tôi gọi luôn cho Đ/u Cảnh dùng đại liên 50 ly trên M.113 để bắn cầm chừng (vì vùng tác xạ hẹp hơn do xen kẻ và hơi thụt về phía sau các chiến xa.) Tr/u Kinh báo cáo toàn xa đội của chiến xa đã bị bắn đều bị thương: 1 nặng, 3 nhẹ. Tôi ra lệnh cho M.113 chỉ huy khiêng thi thể của HS Thìn (tài xế chiến xa của tôi đã chết trong đêm tiến quân) đặt xuống cát rồi chạy lên đến phía sau chiến xa bị bắn để cho y tá băng bó và báo cáo tình trạng bị thương. Tôi gọi cho Đ/u Nam và Đ/u Minh báo tình trạng này và nhắc nhở đề phòng.

Y tá báo 3 BS bi thương nhẹ còn tác chiến được, còn 1 BS bị ở chân năng phải chở về. Tôi cho lệnh chỉ chở BS bị năng về theo M.113. Vừa nói xong thì 1 chiến xa khác cũng bị trúng SS-11 và lại được báo cáo thêm 2 BS bị thương: 1 ở vai và 1 ở tay. Tôi cho lệnh y tá ở lại băng bó tiếp.

Rồi đến 1 chiến xa của C/Đoàn 3/20CX nằm giáp với tuyến của tôi cũng bị bắn. Đ/u Nam báo với tôi và tôi trả lời là tôi đã thấy rồi. Và tiếp đến thì pháo 130 ly lại của địch bắt đầu rơi nổ khắp nơi trên các vị trí của TG.

Lúc này đã là khoảng 11:00. Tôi thấy tình trạng này không ổn chút nào, vì địch chỉ muốn diệt các chiến xa M.48 trước bằng SS-11 vì là những hung thần chúng rợn nhất. Mà các chiến xa hiện giờ chỉ còn là những mục tiêu cố định nên rất dễ bị bắn, dù tôi đã cho các đại liên bắn cầm chừng để ngăn chặn vì còn phải giữ lại một số đan dược cho tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong khi chưa có tiếp tế.

Tôi gọi thẳng về BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC báo tình trạng này để xin được tiếp tế và tải thương. Đ/tá Trí nói: “Tôi đã biết tình trạng hiện giờ tại đó vì luôn theo dỏi hệ thống nội bộ của các C/Đoàn và BCH/Th/Đoàn 20CX kể từ lúc rời tuyến xuất phát. Nhưng giá nào anh cũng phải cố giữ vững tuyến. Sẽ có quân tăng cường.” Hy vọng lại nhen nhúm trong tôi. Tôi gọi báo cho các C/Đoàn biết tin này.

Pháo địch không còn liên tục như trước mà chỉ pháo từng đợt vào những giờ giấc không đoán trước được. Điều này sẽ không có lợi cho quân mình vì lính thường lợi dụng những lúc pháo địch ngưng để nhảy ra khỏi xe để nấu nướng hay cho những nhu cầu cá nhân cần thiết rồi không kịp nhảy vào xe trước khi pháo địch rơi xuống.

Tôi lại nhìn vào đồng hồ. Lúc này đã là gần 15:00 giờ. Tôi bảo lính pha cho tôi 1 xuất cà phê nữa và nhâm nhi cùng với những điếu thuốc nối đuôi. Đây đã là “lon cà phê” thứ 3 trong ngày 29/03/73 rồi. Lòng tôi cứ thấp thỏm chờ đợi tin tốt lành từ BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC, chốc chốc lại nhảy vào chiến xa để quan sát tình hình phía trước, rồi lại nhảy xuống vào M.577 nhâm nhi cà phê tiếp. Lính đưa cơm sấy và thức ăn khô đến nhưng tôi chẳng còn bụng dạ nào để ăn được.

Đến khoảng 16:30 thì nghe Th/tá Kiều gọi và báo tin: “BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC đã dự trù tăng cường 2 lần 2 râu (2 tiểu đoàn) cho chúng ta, nhưng vì biển hơi động nên không thể nào đổ bộ vào vị trí của chúng ta được. Tuy nhiên họ đang tính một kế hoạch khác.” Tôi nhìn ra biển, nói: “Có thấy tãm hơi chiếc tàu nào đâu. Biển như thế này mà gọi là hơi động sao?” Th/tá Kiều trả lời: “Họ nói như vậy thôi.” Dĩ nhiên, trên hệ thống này thì các C/Đoàn đều nghe được như thế. Thế là hết! Hy vọng đã biến thành thất vọng. Tôi tự hỏi: “Họ đang cố an ủi mình chăng?” Những suy nghĩ miên man của tôi lại bị ngắt Quảng bởi một đợt pháo khác của địch. Tôi lại phóng lên chiến xa chỉ huy của mình, tiếp tục quan sát toàn bộ tình hình.

Trời đã ngả màu hoàng hôn. Lúc này đã gần 18:00 giờ. Tôi gọi máy nhắc nhở các C/Đoàn và Đ/Đội/TQLC tùng thiết lo việc canh phòng cẩn mật. Để đề phòng địch có thể tấn công vào ban đêm, tôi dặn dò các C/Đoàn trưởng: “Hảy cẩn thận đề phòng vì địch có thể dùng pháo, rồi đến đặc công, sau đó mới tấn công. Vì thế các chiến xa M.48 phải thay phiên sử dụng Hồng ngoại tuyến dùng để bắn đại bác trên xe để quan sát, nhưng chỉ trong vòng vài phút thôi, nếu không thì

các bình điện sẽ không còn đủ cung cấp để nổ máy chiến xa cũng như để điều khiển hệ thống tác xạ bằng điện được. Tất cả đều phải thức suốt đêm để phản ứng cho kịp thời.”

(Trong thời gian thành lập Th/Đoàn20CX ở Ái-Tử, mỗi chiến xa M.48 đều được trang bị ống nhòm Hồng ngoại tuyến để cho các trưởng xa quan sát vào ban đêm. Nhưng sau khi mất Quảng-Trị và Th/Đoàn được tái thành lập ở Phú Bài – Huế để Tái chiếm Quảng-Trị thì các chiến xa không còn được trang bị loại ống nhòm này cũng như không còn Cố vấn Mỹ nữa).

Màn đêm đã buông xuống. Trong bóng đêm, chỉ có những khoảng trống có cát là vẫn sáng mờ. Còn nhìn vào hướng tây thì chỉ thấy một lằn đen kịt lô nhô tiếp giáp với chân trời xanh đen.

Pháo địch vẫn chỉ còn rơi lác đác, có lúc ngưng hẳn, rồi lại tiếp tục nhưng cường độ không cao. Tất cả chúng tôi đều không dám ngủ, chỉ chợp mắt vài phút do mệt mỏi. Những lo lắng của tôi (và cũng của tất cả vì thế lại cứ chồng chất vì chưa nghĩ ra được cách nào đối phó với tình huống hoàn toàn nằm trong thế bị động này.

Từng giờ phút nối tiếp trôi qua. Cứ khoảng chừng 30 phút, tôi lại gọi các C/Đội của tôi cũng như các C/Đoàn để nhắc nhở, đồng thời cũng để kiểm tra sự cảnh giác của họ. Pháo thì vẫn pháo, lo thì cứ lo, nhưng có lẽ có lúc tôi đã thiếp đi trong một giấc ngủ ngắn. Chỉ chắc chắn một điều là vào ban đêm thì địch chẳng thấy được chiến xa để bắn AT-3, SS-11 hay B-41.

Dần dần, bóng đêm nhường chỗ cho ánh sáng yếu ớt của ban mai. Tôi thức dậy bảo lính pha cà phê và lợi dụng thời gian ngưng pháo của địch để nấu nước sôi đổ vào cơm sấy. Từ trên Chiến xa chỉ huy, tôi quan sát khắp nơi và thấy lính của từng chiến xa M.48 và M.113 phóng lên rồi nhảy xuống xe của họ trong lúc nấu nước để đề phòng pháo bất ngờ rơi xuống. Điều này không thể nào tránh được. Ông bà mình thường nói: “Dỉ thực vi tiên” thật không sai chút nào. Ai biết được cuộc chiến sẽ như thế nào và sẽ kéo dài bao lâu nữa.

Tôi lại nhảy xuống khỏi chiến xa, ngồi ở xe M.577 để theo dỏi báo cáo trên máy và vừa nhắp cà phê, vừa hút thuốc, mắt nhìn đồng hồ đeo tay.

Phút chốc mà đã 07:50 ngày 30/01/73. Tôi tiếp tục suy nghĩ xem phải làm thế nào để thay đổi tình thế này. Thế rồi càng suy nghĩ lại càng lo, cứ thắc mắc hoài: “Không tiếp tế, không tải thương, rồi lại không có Pháo binh, Không quân yểm trợ. Như vậy là sao? Không lẽ họ bỏ rơi toàn bộ anh em mình?” Biết hỏi ai đây! Vì không thể gọi về BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC để lý lẽ với Đ/tá Trí. Biết đâu ông ấy cũng đang rối trí vì đến lúc này vẫn không có chỉ thị gì từ BTL/QĐ1 hay cấp cao hơn.

Đến khoảng 09:20, trong lúc tôi đang ở xe M.577 và nhân viên trong chiến xa chỉ huy đang ở bên ngoài xe để ăn cơm thì một tiếng xẹt kèm theo một tiếng nổ lớn. Tôi ngoái nhìn thì thấy chiến xa M.48 chỉ huy của tôi đang bốc khói từ trong pháo tháp. Trên máy, tôi nghe tiếng nói của Đ/u Nam: “Xe của Hồng Nhạn bị bắn cháy rồi, chắc Hồng Nhạn đã tiêu rồi.” Tôi bèn chộp ống nói và lên tiếng ngay: “Tao vẫn còn đây. Hảy bình tỉnh!” Tôi nhìn kỷ lại chiến xa của mình thì 2 cần ăn ten đã bị đứt cụt và khói vẫn tỏa ra nhưng không còn dày đặc như trước. Tr/u Kính và Th/u Thăng cũng gọi về hỏi và tôi nói sẽ kiểm soát lại và cho biết tình hình sau. Còn dặn dò họ phải cẩn thận hơn vì xe tôi đã bị SS-11.

Ngay lúc này, tôi đột nhiên cảm thấy sợ hãi khi một ý nghĩ dị đoan lẽn vào đầu óc: anten của máy truyền tin là linh hồn của đơn vị, hay nói đúng hơn là đơn vị trưởng. Nếu anten bị gảy hay đứt thì đơn vị trưởng cũng sẽ bị tiêu đời. Tôi tự hỏi: Không lẽ ngày 28/01 là sinh nhật của mình cũng là điềm gở báo trước ngày tử của mình sao? (tôi sinh vào ngày 28/01). Rồi tôi nhớ lại một

người bạn đã nói: “Đã nói là dị đoan thì nếu tin thì có mà không tin thì sẽ không có.” Do đó tôi cố gạt ý tưởng dị đoan này, nhưng thật không dễ chút nào.

Chứng 10 phút sau, bổng HS Thẩm đến đưa cho tôi xem đoạn dây màu trắng nhỏ xíu nhặt được từ phía trước chiến xa của tôi. Tôi nói: “Đây là dây điều khiển của loại Hỏa tiển chống chiến xa SS-11.” HS Thẩm lại nhảy vào trong chiến xa một lúc rôi nhảy xuống và nói: “Pháo tháp xe đã bị thủng và lỏi hỏa tiển đã xuyên vào 2 máy truyền tin VRC-46 và VRC-47 nên cả 2 máy đều bị cháy mới bốc khói như vậy.” Tôi bảo kiêm tra ‘núm điện chính’ (Power switch) của bảng điều khiển trước mặt tài xế thì HS Thẩm nói là vẫn còn hoạt động. Tôi nói: “Như vậy là xe vẫn còn nổ máy được.” Và bảo lính gở thêm 1 máy PRC-25 trong M.577 ra khỏi giá khung và đặt vào khoang tài xế chiến xa để cho tài xế sử dụng khi cần.

Như vậy, lúc này địch đã dùng hỏa tiển chống chiến xa điều khiển từ xa để diệt các cấp chỉ huy khiến cho các C/Đoàn trưởng lo lắng hơn. Tình hình càng lúc có vẻ càng nguy ngập nhưng tôi vẫn không báo cáo về cho BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC vì biết Đ/tá Trí luôn theo dỏi trên các hệ thống chỉ huy của các C/Đoàn và Th/Đoàn20CX.

Khoảng 10:10, trên hệ thống nội bộ của C/Đoàn tôi bổng có tiếng gọi Hồng Nhạn (danh hiệu của tôi) nhưng nghe giọng nói có vẻ khác lạ. Tôi cầm máy trả lời thì mới biết đó là tiếng của Đ/u Tạ-quang-Trung báo C/Đoàn 1/17CX M.41 của anh ta đang tiến gần đến vị trí của chúng tôi, mang theo lương thực tiếp tế. Tôi liền báo cho các C/Đoàn biết để thông báo cho TQLC tùng thiết. Tôi gọi tiếp Đ/u Trung và hỏi trên đường đi có gì không và Trung nói chỉ gặp vài loạt súng lẽ tẻ thôi nên C/Đoàn vô sự. Tôi hỏi có tùng thiết không thì Trung bảo là có 1 râu (1 đại đội TQLC- đó là Đ/Đội 2/TĐoàn2TQLC của Tr/u Từ đức-Thọ.

https://c1.staticflickr.com/1/577/32343284784_be602741a2_b.jpg

Khoảng 10:20, chiếc M.41 đầu tiên đến gần vị trí tận cùng phía nam của chúng tôi. Một đợt pháo nữa của địch, toàn là loại 130 ly, lại bắt đầu rơi xuống các vị trí. Tôi gọi và bảo Đ/u Trung cứ bình tỉnh tiếp tục cho C/Đoàn M.41 bố trí xen kẻ và nối thêm vào khoảng trống còn lại, quay đầu xe bố trí về hướng nam, còn BCH/C/Đoàn 1/17CX thì tiến thẳng về hướng bắc đến gần BCH/C/Đoàn 2/17TK và nằm ở đó. Tôi cũng báo cho các C/Đoàn cho anh em từng đợt đến nhận lương thực tiếp tế.
Dù muốn dù không, có thêm lực lượng tăng cường cũng khiến cho anh em vững tâm hơn. Nhưng tôi thì lại nghĩ khác: phòng tuyến vẫn rất vững vàng, địch không dám tấn công mà chỉ dùng pháo và súng chống chiến xa để làm tiêu hao quân mình, như vậy thì việc tăng cường lực lượng TG để phòng thủ có lẽ không có lợi lắm.

Như vậy, lực lượng TG đang cố thủ tại Cửa Việt kể từ 11:15 trưa ngày 30/01/73 gồm:

– C/Đoàn 1/20CX gồm 12 CX M.48 + M.113 + M.577 : 14 chiếc

– C/Đoàn 3/20CX gồm 12 CX M.48 + M.113 : 13 chiếc

– C/Đoàn 1/17CX gồm 15 M.41 + M.113 : 16 chiếc

– C/Đoàn 2/17TK gồm 22 M.113 : 22 chiếc

– C/Đoàn 3/18TK gồm 21 M.113 : 21 chiếc

– BCH/Th/Đoàn20CX gồm 5 M.113 + 2 M.48 : 07 chiếc

Tổng cộng: 93 chiếc

Và Lực lượng TQLC gồm:

– ĐĐội 4/TĐoàn 2 của Tr/u Trần-đình-Công tăng phái cho Đ/u Xứng

– ĐĐôi 3/TĐoàn 4 của Tr/u Mai-văn-Hiếu tăng phái cho Đ/u Nam

– ĐĐội 2/TĐoàn 2 của Tr/u Từ-đức-Thọ tăng phái cho Đ/u Trung

Tổng cộng: khoảng 200 người.

Khoảng 11:00, Đ/u Trung gọi máy báo cho tôi và các C/Đoàn trưởng khác đến M.113 của anh để lai rai vì có mang theo nhiều thức ăn đang chuẩn bị cho Tết. Chờ pháo địch ngưng rơi, chúng tôi chạy đến phóng vào xe M.113 của Trung, cùng nhau uống bia và ăn. Đã 1 ngày 1 đêm tôi chỉ uống cà phê và ăn bánh trong thùng lương khô, không thể nào nuốt nổi một muổng cơm sấy nào do vừa mệt vừa lo. Giờ lại có thức ăn tươi và anh em đầy đủ tôi mới ăn được mấy miếng. Th/tá Kiều và Th/tá Tiền không đến. Sau khi ăn xong, tôi dặn dò các C/Đoàn trưởng và các Đ/Đội trưởng TQLC: “Anh em phải rất cẩn thận và cố giữ vững tuyến. Với tình hình này, tôi sẽ báo cho Th/tá Kiều gọi xin lệnh rút quân và tôi cũng sẽ gọi thẳng về Đ/tá Trí xin lệnh rút. Đây là lúc tinh thần anh em BS không còn vững và ngay chúng mình cũng vậy. Tuy nhiên không ai trong chúng ta muốn trở thành một Phạm-văn-Đính thứ hai (Tr/tá Tr/Đoàn trưởng Tr/Đoàn 56/BB đã đầu hàng địch tại Carroll năm 1971). Còn nếu tự ý rút quân thì sẽ bị ra Tòa án quân sự và thế là ‘thân bại danh liệt’đó! Một điều rất quan trọng là: tất cả Chiến xa và M.113 tuyệt đối không được nổ máy xe, vì nếu chỉ có một xe nổ máy thì toàn bộ sẽ nghĩ là ‘bỏ chạy’ và sẽ chạy theo.”

Khoảng 25 phút sau, chúng tôi đều trở về BCH/C/Đoàn của mình. Tôi gọi và nói với Th/tá Kiều liên lạc với BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC xin lệnh rút quân vì nếu tiếp tục ở trong tình trạng bị động như thế này thì sớm muộn cũng chỉ bị thiệt hại thêm mà thôi. Và ông Kiều trả lời là sẽ gọi.

Từ khoảng 12:00 giờ đến gần 14:00 giờ ngày 30/01/73, pháo địch lại ngưng hẳn và cũng không nghe các C/Đoàn báo cáo bị hỏa tiển chống chiến xa. Tôi lại bảo lính pha cho tôi cà phê và vừa nhắp cà phê vừa phì phà thuốc, suy nghĩ: Ý nghĩ đầu tiên khá lạc quan, tức là, có lẽ mấy ông lớn đã thỏa thuận với nhau để xác định giá trị của Hiệp Định Paris nên ra lệnh cho tụi nó ngưng bắn. Như vậy là quá tốt! Rồi ý nghĩ thứ hai lại xen vào: biết đâu tụi nó đang dự trù một kế hoạch tấn công khác dử dội hơn hay đang cần thời gian để chuyển quân đến thêm hay đang vận chuyển thêm loại súng chống chiến xa để diệt Chiến xa và M.113 đang cố thủ và là mục tiêu cố định cho chúng nhắm bắn. Và chính ý nghĩ thứ hai này đã khiến tôi càng lo lắng hơn, nhưng cũng vẫn không kiếm ra cách giải quyết.

Chiến trường vẫn tiếp tục yên lắng. Ý nghĩ lạc quan của tôi chiếm chỗ của ý nghĩ bi quan và tiếp tục dâng tràn. Không lẽ mình đoán thế mà lại đúng sao? Tôi gọi BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC và báo cáo tình hình và hỏi xem có tin tức gì mới không, nhưng Đ/tá Trí nói là không có gì, còn nhắc nhở tôi cẩn thận cố giữ tuyến. Có lẽ Th/tá Kiều vẫn chưa liên lạc với Đ/tá Trí do tình hình im lắng của chiến trường trong mấy giờ liên tục.

Đến khoảng 15:05, bổng có một tiếng nổ lớn từ trên tuyến của C/Đội M.48 của Th/u Thăng và tôi nghe ông báo là 1 CX đã bị bắn bằng AT-3, tiếp đến là pháo 130 ly của địch rơi dày đặc và dử dội trên toàn vị trí của chúng tôi. Tôi bảo Th/u Thăng báo cho tôi biết chi tiết, nhưng ông bảo là không còn liên lạc được. Như vậy là hệ thống điện của CX đã bị bắn hỏng. Tôi ra lệnh cho Tr/u Kinh và Th/u Thăng cho dùng Đại liên 30 ly M.73 song hành bắn quét rộng phía trước rồi cho M.113 chỉ huy chở y tá phóng lên chỗ chiến xa bị bắn dưới cơn mưa pháo của địch. Chứng 10 phút sau mới nghe báo cáo toàn bộ nhân viên xa đội 4 người đều bị thương, kẻ ở chân, kẻ ở tay. Chiến xa này đã bị tê liệt toàn bộ hệ thống điện. Tôi ra lệnh: “Nhân viên nào trong xa đội còn leo lên chiến xa được thì dùng cuộn dây mang theo leo vào xe, cột chặt vào cần cò tay của đại bác rồi thả lần dây ra khỏi pháo tháp, kéo xuống phía sau chiến xa. Sau đó tất cả đều nằm vào dưới lườn chiến xa để tiếp tục quan sát phía trước. Chờ khi nào địch tấn công thì giật kéo dây cò bắn đạn chài đã nạp sẵn. Rồi leo lên nạp đạn tiếp và nhảy xuống. Như vậy thì an toàn hơn.” Chỉ phải như vậy thôi, vì không có nhân viên thay thế. Tôi bảo Th/u Thăng ra lệnh cho các xa đội bên phải và bên trái chú ý yểm trợ cho chiến xa đó.

Với tình hình hiện tại, một lần nữa tôi lại phải nhắc nhở các C/Đoàn bắn đại liên 30 và 50 ly rà quyết cầm chừng phía trước. (Không thể sử dụng đại bác khi không nhìn thấy mục tiêu phù hợp).

Bây giờ đã là gần 17:00 giờ, cũng gần hết ngày 30/01. Như vậy, chúng tôi đã chịu pháo và đạn chống chiến xa của địch 2 ngày và gần 2 đêm rồi. Riêng C/Đoàn của tôi bị tổn thất nhiều nhất do địch đặt trọng tâm vào đơn vị nằm ở tuyến đầu, xa nhất về hướng bắc. Và đã có 4 CX M.48 bị bắn AT-3 và SS-11 (2 của C/Đội 3/1/20CX + 1 của C/Đội 1/3/20CX + chiến xa của tôi). Có 9 HSQ và BS bị thương (1 nặng + 8 nhẹ -vẫn còn chiến đầu trên tuyến. Chưa nói đến thi thể của HS Thìn – tài xế chiến xa của xe tôi chết trong đêm tiến quân ra Cửa Việt)). Điều đặc biệt là không có M.48 hay M.113 nào bị cháy do bị bắn (chỉ không còn nổ máy hay liên lạc được nữa mà thôi). Nhờ vậy mà tinh thần anh em cũng không bị sa sút nhiều.

Lúc này tôi không muốn gọi các C/Đoàn báo cáo tổn thất vì nếu làm thế sẽ gây hoang mang và lo lắng thêm cho tất cả. Tôi lại gọi cho Th/tá Kiều nhắc ông xin lệnh rút lui, nhưng hình như ông không dám. Còn tôi thì vẫn còn do dự. Giá nào thì trời cũng sắp tối và như thế thì bớt bị đạn chống chiến xa hơn. Còn pháo địch thì như ‘cơm bữa’ rồi, lo lắng cũng vô ích. Tr/u Kính và Th/u Thăng thỉnh thoảng lại gọi tôi hỏi xem có lệnh gì khác không. Tôi đã đoán biết tâm trạng của họ, nhưng chỉ bảo họ cố gắng giữ tuyến, hy vọng tình hình sẽ chuyển biến tốt. Phải nói như vậy thôi, trong khi tâm trạng của tôi không tốt chút nào và tôi nghĩ rằng tất cả anh em các cấp cũng thế hoặc còn nản hơn.

Rồi màn đêm lại buông xuống. Một đêm nữa sắp đến và tất cả sẽ ra sao đây! Như một thói quen của một người lính đã từng lăn lộn trên chiến trường của vùng Hỏa tuyến, tôi lại gọi nhắc nhở các C/Đoàn cẩn thận và chịu khó thức để kịp đối phó ý đồ của địch. Cũng may, với chiến xa M.48, nguồn năng lượng của 6 bình điện trong xe tương đối dồi dào, có thể đã chịu nổi 2 ngày và gần 2 đêm mà hao hụt không nhiều, vì các máy truyền tin và hệ thống tác xạ đại bác cũng như đại liên 30 ly M.73 song hành đều cần có điện mới sử dụng nhanh được (dĩ nhiên là vẫn có thể sử dụng các loại súng bằng tay, nhưng máy tuyền tin thì không được). Ngoài ra, vào ban đêm thì phải dùng Hồng ngoại tuyến trên xe để quan sát. Rồi đạn dược dành cho đại liên 30 và 50 ly thì cũng đã gần cạn kiệt, dù các đạn đại bác vẫn còn, nhưng đạn chài (canister) chống biển người thì số lượng cũng hạn chế thôi. Hết lo cái này đến lo cái nọ để tìm cách giải quyết dự phòng! Có lẽ nhờ thế mà tôi không còn suy nghĩ vẫn vơ khiến mình lo lắng, sợ hãi.

Tôi nằm nghỉ trên xe M.577, tai luôn lắng nghe những động tỉnh trên các hệ thống truyền tin. Đến khoảng 21:00 giờ thì Tr/u Kinh và Th/u Thăng báo thấy địch dàn hàng ngang chuẩn bị tấn công chúng tôi, khoảng cách chừng 70m. Tiếp đến thì Đ/u Nam cũng báo cáo như thế. Tôi nhỏm dây ra lệnh cho Tr/u Công cho lính TQLC bò về ngang với chiến xa để cho chúng tôi đối phó. Tôi bảo Đ/u Nam cũng làm y như thế. Riêng C/Đoàn 1/17CX M.41 thì không bị như thế vì đang phòng thủ về hướng nam. Còn C/Đoàn 2/17TK và 3/18TK cũng chuẩn bị.

Tr/u Kính lại báo thêm là địch chỉ còn cách từ 40 đến 50m thôi, cứ tiến gần chúng tôi nhưng lại không nổ súng. Không cần suy nghĩ, tôi ra lệnh: “Nếu tụi nó đến gần trong khoảng 40m thì bắn đạn chài ngay, tiếp đến là sử dụng các loại súng đại liên.”

Pháo 130 ly của địch vẫn rơi đều trên khắp vị trí của chúng tôi, nhưng vào lúc này thì hầu như không ai còn để ý đến, vì đang phải lo đối phó với tình huống nguy hiểm trước mắt.

Đến khoảng 21:30, loạt đan chài từ các đại bác của chiến xa M.48 nổ rền, kèm theo từng loạt đại liên. Và phía địch cũng bắt đầu nổ súng nhưng rất yếu ớt, vì không chịu nổi hỏa lực của chúng tôi. Tr/u Kính báo cáo: “Đợt này ngả xuống thì chúng dàn hàng ngang đợt khác.” Tôi nói: “Cứ bình tỉnh. Tụi nó không chịu nổi đạn chài của mình đâu! Nhưng phải chờ chúng đến đúng tầm thì mới tác xạ!”

Phía C/Đoàn của Đ/u Nam cũng báo như thế và tôi cũng ra lệnh như thế. Để quan sát toàn bộ vị trí, tôi xách máy PRC-25 lên chiến xa chỉ huy (vì máy truyền tin trên chiến xa đã bị bắn hỏng) và chỉ nhìn thấy chớp sáng của những lằn đạn giao nhau từ phía địch và phía chúng tôi. Tôi lại nhảy xuống vào M.577 báo cáo tình hình về BTL/HànhQuân/ SĐ/TQLC và Đ/tá Trí nói: “Tôi vẫn đang nghe và theo dỏi. Phải cố giữ tuyến.”

Bây giờ đã gần 23:00. Bổng nhiên tiếng súng im bặt. Toàn bộ các đơn vị đều không bị tổn thất gì cả. Tất cả báo cáo đợt tấn công thứ hai của địch đã tiêu tùng và không còn thấy động tỉnh gì nữa. Tôi chỉ nhắc nhở như thường lệ vì có thể sẽ có những đợt tấn công khác. Riêng Tr/u Công thì tôi bảo phải chú ý hơn để diệt những tên địch còn sót có thể bò vào sát các chiến xa cũng như ngăn ngừa địch sử dụng những toán đặc công cảm tử.

Tiếng súng thì không còn, nhưng tiếng nổ của 130 ly vẫn còn lai rai.

Vào ngồi lại trong xe M.577, tôi miên man suy nghĩ: vừa mong cho trời nhanh sáng để địch không còn dám tấn công vì quá lộ liểu; vừa mong cho trời chậm sáng để địch không thấy rõ các chiến xa M.48 để bắn AT-3 hay SS-11. Đúng là mâu thuẩn!

Đến khoảng 02:15 ngày 31/01/73 thì đột nhiên tiếng 130 ly nổ dồn dập hơn. Còn có những tiếng nổ nhỏ hơn của cối 82 của địch. Tiếp đến thì Tr/u Kính và Th/u Thăng lại báo địch đang từng cụm bò vào. Tôi hỏi Đ/u Nam thì biết tình hình bên phía đó cũng như vậy. Tôi vẫn cho lệnh phản ứng như lần địch tấn công ban đầu trong đêm.

Chỉ khoảng 10 phút sau thì tiếng đại bác của chiến xa và đại liên nổ rền. Với loại đạn đại bác chống biển người thì địch dù đông bao nhiêu cũng không thể tràn qua tuyến phòng thủ của chúng tôi. Đợt trước ngả xuống thì lớp sau lại tiến lên, nhưng địch vẫn chẳng tiến được bước nào. Th/u Thăng còn báo 2 tên địch bò vào sát một chiến xa của C/Đội và định leo lên thì bị TQLC tùng thiết bắn hạ ngay.
Tiếng nổ của các loại súng rền vang trong khoảng hơn 15 phút rồi dần giảm bớt. Lúc này đã gần 03:00. Không cần các C/Đội và C/Đoàn báo cáo, tôi cũng biết địch đã không còn tấn công nữa. Chúng tôi vẫn không bị thiệt hại gì. Tuy nhiên, tinh thần anh em cũng có phần giảm sút, và ngay bản thân tôi cũng càng thêm lo lắng vì đạn dược dùng cho các loại đại liên trên chiến xa M.48 và M.113 cũng như của súng cá nhân của TQLC tùng thiết đang cạn kiệt dần, chưa nói đến sự giảm sút về sức lực sau hơn 2 đêm không chợp mắt. Tôi chỉ còn cách gọi nhắc nhở các C/Đoàn mà thôi và cũng không cần báo cáo về BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC vì chắc họ cũng đang theo dỏi nhưng không biết phải cho lệnh gì nữa.

Chỉ hơn 30 phút sau, khoảng 03:40, tiếng đại bác và đại liên của chúng tôi lại nổ rền một lần nữa. Địch lại tấn công lần thứ 3 trong đêm. Chỉ khác là lần này thì mức độ tấn công liên tục hơn. Súng nổ rền một chốc rồi lại giảm bớt rồi lại nổ rền. Quân địch, lớp này ngả gục lại đến lớp khác. Cho đến khi lớp thứ tý ngả xuống, chúng mới chịu ngưng. Tôi đoán biết phía địch đã tổn thất không nhỏ, mà chẳng thể nào phá thủng phòng tuyến của Chiến xa M.48 được. Tôi không gọi mà chỉ theo dỏi trên máy các C/Đội của tôi và của các C/Đoàn. Đãc biệt là hướng phòng thủ (hướng nam) của C/Đoàn 1/17CX M.41 của Đ/u Trung thì lại không bị tấn công do địa thế phía trước rất trống trải, chỉ là cát, không mấp mô những ụ cát và cũng không có những bụi cây nhỏ, còn cách xa ven làng Hà tây đến khoảng 400m.

Đồng hồ đeo tay của tôi đã chỉ 04:35. Nhận định tình hình, tôi đoán địch thế nào cũng cố chọc thủng phòng tuyến của chúng tôi để tràn ngập. Nhưng trời cũng sắp sáng rồi, không biết có lợi hay có hại đây! Lòng tôi cứ hoang mang vì không nghĩ ra được cách nào đối phó với ý đồ kế tiếp của địch.

Thế rồi thời gian cứ trôi qua. Pháo địch cũng giảm bớt và ngưng hẳn. Lúc này đã là 07:05 ngày 31/01/73. Sương mù đã tan hết từ lâu nhường chỗ cho ánh nắng ban mai. Tôi leo lên chiến xa M.48 chỉ huy quan sát kỷ toàn cảnh một lần. Phía trước mặt chúng tôi, quang cảnh trông hầu như không có chuyện gì xảy ra trong đêm ngoại trừ một số bụi cây nhỏ đã bị trốc gốc và một số đụn cát đã bị bắn banh ra. Có lẽ địch đã tải lính bị chết và bị thương trong đêm. Thật sự, tôi không thể đoán ra điều gì sẽ xảy ra.

Đến khoảng 07:40, tôi nghe máy gọi Hồng Nhạn và nhận ra tiếng của Binh 1 Thạch Minh, tài xế xe jeep của tôi. Tôi cầm máy, bảo: “Hảy qua số nhà cũ!” (đây là tần số riêng để tôi liên lạc về với gia đình khi cần). Binh 1 Minh nói: “Ở Huế, người ta đã loan tin rằng toàn bộ quân mình ở Cửa Việt đều đã bị bao vây, không ai về được cả. Chị rầt lo lắng nên bảo em ra Tiền cứ liên lạc với anh.” Dù trong lòng đang lo lắng, tôi vẫn điềm tỉnh trả lời (vì biết chỉ hai mươi mấy ngày nữa là vợ tôi đi sinh, nên không muốn gây lo lắng cho bà trước khi sinh): “Đừng nghe tin đồn bậy bạ. Anh vẫn bình yên. Nói với chị chuẩn bị đồ ăn mang ra cho anh và bạn bè lai rai. Khi nào anh gọi thì mang ra.” Đúng là chết đến nơi rồi mà vẫn còn nói xạo!

Tôi buông máy nhảy ra khỏi M.577 nhìn ra phía trước thì thấy số anh em bị thương trước đó đang dìu nhau lò cò đi về phía BCH/C/Đoàn của tôi. Tôi bảo anh em lên và tiếp dìu họ về. Thấy vẻ mặt của họ, lòng tôi thật xốn xang, nhưng biết làm sao đây. Sau khi y tá thay băng và chích thuốc cho họ xong, tôi nói: “Với tình hình này thì anh em cũng sẽ chết và tôi cũng sẽ chết. Chỉ có một con đường sống mà thôi. Đó là tiếp tục chiến đấu. Anh em phải cố trở lên tuyến và làm theo những gì tôi đã hướng dẩn hôm qua. Tụi nó sẽ không làm gì được mình đâu. Còn nếu ở lại BCH/C/Đoàn thì không còn ai sử dụng đại bác trên chiến xa của anh em và thế thì phòng tuyến sẽ bị thủng. Lúc này, lời tôi nói là lời khuyên chứ không còn là lệnh nữa. Tùy anh em suy nghĩ. Không thể dùng xe M.113 đưa anh em lên tuyến được vì tất cả các xe đều không được nổ máy.” Tôi không ngờ được rằng chỉ trong vòng không đến 1 phút, tất cả các anh em đang bị thương, có 2 người bị thương đến 2 lần, đều nhỏm dậy dìu nhau bước hướng lên tuyến. Tôi buồn bả nhìn theo, tràn đầy khâm phục, thầm nói: họ mới đúng là những anh hùng thật sự.

Tôi lại nhìn đồng hồ: đã 08:20 (ngày 31/01/73). Bổng một tiếng nổ vang lên từ phía tuyến của C/Đoàn 3/20CX, và tiếng của Đ/u Nam: “Thêm một xe nữa đã bị bắn AT-3”. Tôi chụp máy nói ngay: “Cứ bình tỉnh! Hảy cho y tá chạy bộ lên chãm sóc anh em bị thương đi! Không được dùng M.113, vì không xe nào được nổ máy.”

Tôi lại leo lên chiến xa của tôi để quan sát. Lúc này pháo địch chỉ rơi rất thưa thớt. Chỉ khoảng 3 phút sau thì tôi thấy một vệt sáng xẹt vào hướng về BCH/C/Đoàn 1/17CX M.41 và trúng ngay vào chiến xa chỉ huy của Đ/u Trung, tiếp đến là 2 Binh sĩ phóng ra từ trong chiến xa. Tôi vội nhảy xuống vào xe M.577 gọi Đ/u Trung thì nghe được tiếng của anh báo là xe bị bắn nhưng lúc đó anh đang ở trong xe M.113. Nghe thế, tôi cũng yên lòng phần nào. Nhưng nổi lo sợ của tôi lại càng tăng khi chợt nghĩ đến viêc địch đang và có thể sẽ dùng toàn bộ súng chống chiến xa các loại để tiêu diệt chúng tôi. Vì không thể tấn công bằng bộ binh hay thiết giáp được, địch sẽ sử dụng chiến thuật này.

Và tôi đã đoán không sai. Chỉ chưa đến 8 phút sau thì một qủa đạn chống chiến xa nữa bay vào trúng vào một xe M.113 của BCH/Th/Đoàn20CX. Tôi vội nhảy lên chiến xa của tôi để quan sát và thấy được tình trạng hổn loạn của đám lính của xe M.113 đã bị bắn tranh nhau chạy leo vào các xe M.113 khác của BCH nằm cạnh đó. Tôi gọi ngay cho Th/tá Kiều và nói ông gọi về BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC xin lệnh cho rút quân. Và chỉ 2 phút sau, ông báo: “Lệnh phải cố thủ. Không được rút quân vì đây là mục tiêu của tonton (Tổng Thống) và chỉ có tonton ra lệnh rút thì mới được rút quân.”

Địch đã hầu như ngưng pháo, và chỉ sử dụng các loại súng chống chiến xa mà thôi. Và chiến thuật này đã có hiệu qủa vì vừa gây thiệt hại cho Thiết giáp vừa khiến cho tinh thần của các lực lượng đang phòng thủ sa sút.

Tôi lại nhìn đồng hồ: 08:45. Tôi rất muốn ra lệnh rút quân nhưng lại không dám. Tử thần cứ như lảng vảng trước mắt. Đang lúc rối trí thì lại nghe một tiếng xẹt và thấy chiến xa M.48 chỉ huy của Đ/u Nam bị trúng một qủa đạn chống chiến xa. Và chiến xa này đột nhiên nổ máy quay đầu phóng chạy về hướng nam (hướng quân bạn). (Thật ra thì khi chiến xa M.48 chỉ huy của Đ/u Nam bị bắn, anh đang ở trong xe M.113. Do đó, tài xế chiến xa của anh quá hoảng mới nổ máy phóng chạy.) Thế là các loại xe khác đều nổ máy chạy theo. Tôi gọi Th/tá Kiều, rồi Đ/u Nam, rồi Đ/u Cảnh, rồi Đ/u Minh nhưng hệ thống truyền tin đã im lặng. Ngay cả khi tôi gọi máy cho Tr/u Kính khi thấy chiến xa của anh chạy ngang qua mặt tôi, tôi vẫn không nghe trả lời.

Tôi tức tốc bảo HS Thẩm lên chiến xa và tôi cũng cho mang 1 máy PRC-25 vào khoang trưởng xa để liên lạc, đồng thời cho khiêng thi thể của HS Thìn (tài xế chiến xa cũ của tôi) lên M.577. Tôi nhìn quanh, tất cả những loại xe còn nổ máy được đã chạy hết, trên tuyến của tôi chỉ còn lại 4 chiến xa M.48 đã bị bắn trước đó còn nằm tại chỗ. Tôi đang định ra lệnh cho BCH/C/Đoàn của tôi bắt đầu chạy thì thấy cách tôi chừng 30m, các anh em đã bị thương đang cố dìu nhau chạy bộ về. Tôi tức tốc ra lênh cho M.113 và M.577 thuộc BCH/C/Đoàn của tôi phóng đến đón họ vào hết trong 2 xe và ra lệnh: “M.577 sẽ chạy song song phía bên trái chiến xa của tôi (tức là sát mé nước biển) để được che chắn vì xe này không có trang bị súng. Xe M.113 sẽ chạy sau tôi chừng 20 đến 30m và quay súng đại liên 50 và 30 ly về phía bên phải và bắn cầm chừng khi chạy ngang qua các làng dọc biển. Tất cả đều phải phóng rất nhanh.”

Lúc này tôi không còn suy nghĩ gì nữa ngoại trừ việc ra lệnh cho HS Thẩm, tài xế chiến xa của tôi, xe M.577, và M.113 còn lại của tôi khi cần mà thôi. Trên đường về tôi còn thấy chiến xa M.41 của Đ/u Trung bị bỏ lại. Tôi phải phóng khoảng gần 500m mới hết ranh giới vòng đai phòng thủ của chúng tôi, và tôi mới thấy lính TQLC, vì không kịp leo lên xe của các C/Đoàn, đang chạy bộ về hướng nam, nhưng cách xa tôi về phía tây chừng 200m. Tôi không thể nào dừng lại để đón họ được, dù lúc này tôi nhìn lại thì tuyến vẫn chưa bị địch chọc thủng vào. Có lẽ những chiến xa M.48, M.41 và M.113 đã bị bắn tê liệt còn nằm lại khiến địch nghi ngờ chúng tôi đang chuyển một số quân qua hướng khác.

Mấy cụ thường dạy: “Tấn công thì nên đi sau, còn chạy thì nên chạy trước” thật không ngoa chút nào. Vì tôi chạy sau một khoảng thời gian, có lẽ chừng 15 đến 20 phút, do vị trí ở xa nhất về hướng bắc và còn phải đón anh em bị thương từ tuyến chạy về, nên địch còn nằm ở các làng dọc biển có thời gian chuẩn bị đón bắn chúng tôi. Súng địch từ trong làng bắn ra liên tục. Dọc đường, tôi còn thấy rõ 2 tên địch ngang nhiên đứng giang chân kê B-41 lên vai định bắn vào chúng tôi, nhưng đại liên 30 ly bên hông M.113 đã quạt ngả chúng. (chiến xa M.48 chỉ huy của tôi thì không còn bắn ai được nữa sau khi bị bắn 2 lần, nhưng tôi vẫn không rời nó được)

Tôi nhìn địa hình và đoán mình đã vượt qua được chừng 5km. Tôi gọi báo cho xe M.113 biết sắp đến tuyến của quân bạn rồi, vì không còn thấy trong làng bắn ra, và ra lệnh ngưng tác xạ. Chỉ chừng 15 phút sau, tôi đã thấy phía trước lố nhố rất nhiều lính bạn đang đứng sát mé biển trông về hướng bắc. Khi chiến xa tôi đến, họ reo hò: ‘Đ/u Xứng đã về rồi! Đ/u Xứng đã về rồi!”.

Thở phào nhẹ nhỏm, tôi ra lệnh cho tải thương ngay những anh em bị thương và đưa thi thể HS Thìn về Bệnh viện. Tôi bảo Tr/u Kính kiểm tra quân số về được thì được biết còn thiếu B1 Hoàng-Hoàng (tài xế, đã chết ngay trong chiến xa vào giờ phút cuối nên không kịp mang theo về, còn số chiến xa M.48 thì tôi đã thấy tại tuyến nên đã biết được.

Sau đó, tôi lại leo lên chiến xa của mình đang hướng đầu về phía biển, ngồi xuống phía trước ngang với nắp tài xế, nhìn ra biển. Trời se lạnh vì chỉ còn mấy ngày nữa là Tết. Tôi bảo lính đưa cho tôi chiếc mền mỏng thường đắp, rồi quàng lên hai vai, cố hình dung ra một người lính của mình đã hy sinh và bị bỏ lại. Một cái tên rất khó quên. Họ là Hoàng và tên cũng là Hoàng. Và cũng suy nghĩ không biết phải nói gì khi Đ/tá Trí hỏi tại sao lại chạy về.

thuy-quan-luc-chien-va-thiet-giap-tai-quang-tri-nam-1972

Chừng 20 phút sau, Đ/u Nam và Đ/u Minh đến nói chuyện với tôi. Còn Đ/u Cảnh thì đã được tải thương. Ai cũng vẫn còn lo về việc tự ý bỏ vị trí chạy về sẽ bị hậu qủa gì, nhưng còn sống sót trở về là được rồi.

Còn về TQLC thì chỉ có 3 Ban Chỉ Huy Đ/Đội và BCH của Th/tá Tiền (đã ở sẵn trên các M.113 chỉ huy của các C/Đoàn) cùng một số thì đã nhanh chân kịp leo lên M.113 mới về được. Số còn lại thì hoặc chết hoặc bị bắt sống phải trên 100 người.

Ngay lúc này, lính đến báo với tôi là xe jeep của tôi đã ra đến, mang theo đồ ăn do bà xả tôi chuẩn bị. Tôi lại nhìn đồng hồ: đã 10:10 sáng ngày 31/01/73. Binh 1 Minh đã bày hết mọi thứ ra trên nắp máy xe jeep. Thế là chúng tôi đến ăn uống lai rai. Có cả Đ/u Trung, Tr/u Nga, Tr/u Lân của C/Đoàn 1/17CX M.41 và vài sĩ-quan các C/Đoàn nữa. Mỗi người chỉ nhấm nháp được 2,3 miếng là hết thức ăn, rồi chỉ nhâm nhi bia, nhưng niềm vui thoát được nguy hiểm đã tràn ngập tâm hồn.

Sau đó, Tr/tá Tá đến chúc mừng tôi. Tôi nói: “Chắc tôi phải về nhà nghỉ vài ngày. Việc lảnh chiến xa bổ sung và sửa chửa xe bị hỏng đã có Tr/u Điệp (C/Đoàn phó của tôi) lo.” Và ông đồng ý. Tôi vào BTL/HànhQuân/SĐ/TQLC gặp Đ/tá Trí. Ông bắt tay tôi và nói: “Tôi cứ ngở cậu không về được chứ. Nhưng theo dỏi trên máy vẫn còn nghe tiếng của cậu nên tôi vẫn hy vọng. Chúc mừng!” Tôi cảm ơn và cảm thấy yên lòng vì không nghe ông hỏi han gì về việc bỏ vị trí chạy về.

Trước khi lên xe jeep về nhà, tôi gọi Đ/u Nam và trả lại C/Đội chiến xa M.48 đã tăng phái cho tôi (nhưng giờ thì không còn đủ. Rồi dặn Tr/u Kính dẩn toàn bộ C/Đoàn với số chiến xa chỉ còn chừng 1 C/Đội về tiền cứ ở Hòa Mỹ.
Cuộc Hành Quân Tango đã kết thúc. Kể từ lúc Cánh A – Nổ lực chính- của tôi vượt tuyến xuất phát và C/Đoàn tôi đã đến Cửa Việt đầu tiên cho đến khi tôi là người trở về cuối cùng là 4 ngày + 4 đêm + khoảng 3 giờ 30 phút.

Ngang qua căn cứ Hòa Mỹ, tôi tạt vào dặn dò Tr/u Điệp những việc cần làm, nhất là phân phối cho anh em đi phép, rồi lên xe tiếp tục về Huế nghỉ ngơi để ngày hôm sau còn vào Bệnh viện thãm anh em bị thương và kiểm tra xem thi thể của HS Thìn đã được chuyển về quê nhà trong Nam chưa.

Vậy là tôi được nghỉ 3 ngày và ăn Tết tại nhà ở Huế, quá đầy đủ đối với một người lính tác chiến. Sau đó, tôi trở lại đơn vị tại tiền cứ tại Hòa Mỹ.

Khoảng 4 ngày sau, vào lúc gần trưa, tôi đang ở trong văn phòng C/Đoàn trưởng thì nghe có tiếng máy bay trực thăng. Tôi ra ngoài nhìn thì biết ngay là trực thăng của Ch/tướng Bùi-thế-Lân (TL/SĐ/TQLC). Tôi nghĩ rằng ông ghé xuống BCH/Th/Đoàn 20CX nên chẳng quan tâm gì. Không ngờ, chỉ mấy phút sau thì tiếng trực thăng đáp xuống vang lên rất gần, tôi nhìn ra và thấy trực thăng đã đáp xuống khoảnh đất trống trong vị trí của C/Đoàn tôi. Tôi vôi vả bước ra, chẳng kịp nai nịt súng ống gì cả, thì đã thấy Ch/tướng Lân và Tr/tá Nguyễn-kim-Để bước vào. Tôi chào và lúng túng kéo 2 chiếc ghế salon đóng bằng két đạn bằng gổ mời họ ngồi và kêu lính gọi nước uống từ Câu lạc bộ Th/Đoàn. Nhưng ông Lân khoác tay bảo không cần. Ông ngồi xuống và mỉm cười nói: “Bây giờ cậu muốn được thưởng gì đây? Muốn thăng cấp Thiếu tá hay nhận Bảo Quốc Huân Chương?” Tôi chẳng biết trả lời sao vì mọi chuyện xảy ra quá đột ngột. Tôi chỉ nói được: “Thưa Thiếu tướng, đơn vị tham chiến gồm 4 C/Đoàn và thêm 1 C/Đoàn tăng cường nữa. Và chúng tôi đã tự ý rút về.” Ch/tướng Lân nói: “TOC (Trung tâm Hành Quân) đã theo dỏi hệ thống truyền tin nội bộ của các đơn vị suốt cuộc hành quân. Cậu đã có kế hoạch và chỉ huy toàn bộ 4 C/Đoàn hoàn thành nhiệm vụ. Giai đoạn sau thì không tính.” Tr/tá Để xen vào: “Xin Thiếu tướng đề nghị thăng cấp Thiếu tá mặt trận cho Đại úy Xứng. Như vậy thì cụ thể hơn.” Và Ch/tướng Lân nói: “Như vậy cũng tốt. Chúc mừng cậu trước!” Ông đứng dậy bắt tay tôi. Tôi chỉ cảm ơn và mỉm cười. Chỉ trong khoảng 15 phút sau, tôi tiển ông và Tr/tá Để lên trực thăng bay luôn. Khi trở lại, tôi thấy Tr/tá Tá, nai nịt gọn gàng bước đến, hỏi tôi: “Ông Tướng xuống C/Đoàn anh có nói gì không?” Tôi nói dối: “Ông chỉ ghé xuống thãm và hỏi tình hình C/Đoàn mà thôi.” Và sau này ai hỏi, tôi cũng chỉ nói như vậy.

Chỉ khoảng hơn 2 tháng sau thì tôi (sĩ-quan duy nhất được thăng cấp) được mang cấp bậc Thiếu tá (thăng cấp đặc cách mặt trận) do SĐ/TQLC đề nghị.

Tôi chỉ đưa ra một Tổng kết tương đối chính xác của Lực Lượng Tấn Công Chính trong cuộc Hành Quân Tango như sau:

– Địch:

1 – Nhân mạng: 01 bị bắt sống. Chết và Bị thương khoảng trên 300 trên đường tiến quân của tôi và trong các loạt tấn công vào vị trí phòng thủ của các C/Đoàn tại Cửa Việt.

2 – Quân dụng: 3 T.54 hay T.59 bị bắn tê liệt

– Bạn (Lực Lượng Tấn Công Chính):

1 – Nhân mạng:

– Thiết giáp: 2 chết (1 bị bỏ lại Cửa Việt) khoảng 30 bị thương (trong đó có 2 sĩ-quan của Cánh A của tôi + 1 SQ của BCH /Th/Đoàn20CX)

– TQLC tùng thiết: Chết và Bị thương khoảng 30. Bị bắt sống khoảng trên 100.trên đường tháo chạy

2 – Quân dụng: -6 CX M.48 (4 của Cánh A và 2 của Cánh B); 1 CX M.41; 5 M.113 bị bắn tê liệt và bị bỏ lại tại Cửa Việt. Không có loại nào bị cháy.

Tổng cộng: 12 xe các loại.

– 3 CX M.48 bị bắn hư hỏng nhưng vẫn chạy về được.

– Phần đất Lực Lượng Tấn Công Chính đã tấn công càn lướt và TQLC theo sau đã điền trám được: hơn 5km (đến gần Bình An).

– Riêng về Kết qủa của các T/Đoàn TQLC thì tôi không rõ.

Mượn Tựa đề và Lời Mở đầu của Th/u Đặng-văn-Quang, tôi đã viết lại những hồi ức, mà lẽ ra đã muốn giấu kín trong lòng và giữ làm kỷ niệm cho quãng đời lính của mình, về Trận đánh Cửa Việt với toàn bộ sự thật, (nói là toàn bộ sự thật thì không đúng hẳn vì: thứ nhất, ngoài giờ giấc ngưng bắn là 07:57 ngày 28/01/73, các số giờ khác có thể có sự chênh lệnh về số phút nhưng không sai lệnh nhiều. Thứ hai, có một số chi tiết tương đối không quan trọng mà, vì tế nhị, tôi không tiện nêu ra vì muốn giữ lại những tình cảm rất đáng trân trọng của anh em thuộc cả 2 binh chủng đã dành cho tôi sau 36 năm dài dằng dặc) chỉ với mục đích xin dùng bài viết này thay cho:

– Ba nén nhang cắm vào trước mộ của HS Thìn, tài xế chiến xa chỉ huy của tôi, đã hy sinh trong đêm tiến quân ra Cửa Việt và đã phải được gói chặt trong poncho (áo mưa của lính) suốt hơn 3 ngày liền, nghe thêm tiếng pháo nổ đạn bay cũng như hòa quyện linh hồn mình với niềm vui và nổi lo của đồng đội trong cuộc chiến khốc liệt nhưng bế tắc này.

– Ba nén nhang cắm vào trước chiếc chiến xa M.48 của C/Đội 3/1/20CX do Binh 1 Hoàng- Hoàng làm tài xế và đã hy sinh anh dũng, yên nghỉ ngay trong khoang tài xế chiến xa của mình tại phòng tuyến Cửa Việt.

Xin cầu nguyện cho linh hồn hai em ở thế giới bên kia siêu thoát và cảm thấy thanh thản hơn, nếu đọc được bài viết này.

Bài viết này cũng để thay lời cảm ơn

– Th/u Đặng-văn-Quang, C/Đội trưởng C/Đội 3/1/20CX, đã bị thương ngay sau khi đã đánh tan tuyến chặn đầu tiên và kiên cố nhất của địch.

– Th/u Nguyễn-văn-Sa, C/Đội trưởng C/Đội 1/3/20CX, được tăng phái cho tôi, đã bị thương nặng trên đường tiến quân và sau đó phải giải ngủ.

– Tr/u Tống-huy-Kính, người đã cùng tôi vượt qua suốt chặng đường đầy cam go tiến chiếm Cửa Việt.

Kỵ Binh Đặng Hữu Xứng

https://saigonecho.com/index.php/lich-su-vn/chien-tranh-vn/9634-tran-cua-viet-ky-binh-vnch

thiết giáp

Kỵ binh QLVNCH: Trận Cửa Việt

http://nguyenvanguyen.blogspot.com/2018/02/tran-xa-chien-giua-thiet-oan-5-ky-binh.html

No comments:

Post a Comment