Việt cộng và Chữ Việt sau 1975
|
"Chữ Việt" và "Tiếng Việt"
là hai vấn đề
(█ ██)
Tiếng Việt chỉ có thể viết bằng chữ Việt.
Nhưng Chữ Việt ngoài việc dùng để viết Tiếng Việt, nó còn có thể viết được tất cả những thứ Tiếng thuộc hệ Latin khác. Chữ Việt có thể viết được Tiếng Pháp, Tiếng Anh, Tiếng Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức... Nhưng những Chữ Anh, Pháp, Ý, Đức... không thể viết được Tiếng Việt.
Đó là một ưu điểm độc đáo!
Nhưng sau 1975, Việt cộng cho cải cách chữ nghĩa, dân ta hoàn toàn đánh mất ưu điểm này (cũng như đánh mất các ưu điểm về văn hóa, văn minh, kinh tế, chính trị khác) chỉ vì sự đóng khung Chữ Việt vào trong vòng Tiếng Việt. Sự hạn hẹp Chữ vào trong vòng Tiếng là một sự tự hủy hoại.
"Ta" đã bỏ hẳn những chữ cái "ngoại lai" và bảo rằng có một Bảng Chữ Cái Tiếng Việt (lạ! Bảng "chữ cái" của "tiếng", sao không gọi là Bảng Chữ Cái Việt) gồm đầy đủ các âm (không phải chữ cái) chỉ dùng trong tiếng Việt, bảng này chỉ thiếu âm mang thanh (à, á, ả...) mà thôi. Những chữ cái "ngoại lai" vốn đã tồn tại trong văn bản Việt từ thế kỷ 17, đến thế kỷ 20 thì bỏ đi. Hành động này chỉ có thể giải thích bằng mục đích "tự tách mình ra khỏi cộng đồng của mình để nói lên dân tộc tính của mình", hóa ra là dân tộc tính "cận thị".
"Ta" cũng bỏ hẳn "cách dùng chữ ngoại lai", bảo rằng đó là "phụ âm ngoại lai" như trường hợp các chữ L đứng sau nguyên âm. "Ta" thay L bằng N: Albany bị viết thành An-ba-ni. Chung số phận với L là B, F, PH, V (bị thay bằng P), D (bị thay bằng T) , G, K, Q (bị thay bằng C), những chữ H ngay sau nguyên âm của người ta thì bị "ta" bỏ hẳn.
Lạ lùng là những chữ S, bị cưỡng hiếp thành nhiều quái thai, như có khi thành X, khi khác lại thành SỜ, lại có khi thành XÌ, mà bị đổi thành T mới quái đản hơn nữa.
Còn các tổ hợp phụ âm thì bị "ghép hộ", cứ giữa hai vợ chồng người ta thì "ta" nhét ngay một đứa lại cái vào giữa. dr thành đờ-r, tr thành tờ-r, bl thành bờ-l (hi-đờ-rô, ni-tờ-rô, bờ-lóc, bờ-lao...).
Đọc các văn bản của những kẻ chỉ đạo văn hóa, từ ông Hồ Chí Minh đến nay và từ chủ tịch nước đến vị giáo sư dạy mẫu giáo, thì hóa ra là viết như thế cho nó thuần Việt, và (theo họ) nhờ thuần Việt thì BẤT CỨ người Việt nào cũng đọc được.
Tất cả, vâng tất cả từ ông Hồ danh nhân văn hóa thế giới đến cô giáo mẫu giáo vừa dạy học vừa ăn vụng kia, kể cả các tu sĩ Công Giáo đã in ra cuốn Thánh Kinh theo đúng tiêu chuẩn "bỏ chữ và cách dùng chữ ngoại lai", đều quên một điều. Họ quên tự hỏi câu: "Những con chữ đã viết ra là viết CHO AI?"
Viết cho người mù chữ chăng, điên! Viết tên hóa chất cho trẻ lên tám lên chín đọc chăng, cũng điên! Hay viết để anh dân chài nào đó đọc "được" tên của một nhà bác học hay tên của một thành phố xa lắc nào đó ở Pháp, Mỹ gì chăng, để làm gì! Vì có đọc to lên được hay là chỉ thấy mấy cái tên đó như một đống lằng ngoằng các ký hiệu thì đối với anh dân chài đó cả hai đều như nhau. Anh chỉ biết đó là một chữ đã được viết ra.
Kể ra cũng có một số người tuy không đủ sức, nhưng cũng thích bàn chuyện này nọ, đôi khi họ muốn khoe rằng họ rành chuyện thế sự, thì cái cách "viết phiên âm" tiếng "ngoại quốc" cũng giúp họ có thể "phát ngôn" lại những gì họ đọc được. (Đây chính là biện pháp Việt Cộng dùng để tuyên truyền.) Thế nhưng ta có chắc không, rằng một khi ai đó đã không mù chữ, lại có chút quan tâm mà lại không thể phát âm được gần đúng cái chữ lạ mà anh ta đang đọc. Còn nếu muốn họ phát âm đúng thì dù có phiên âm cách nào đi nữa họ cũng không thể. Thí dụ chữ Wylson phiên thành "Uyn-sơn" thì ai có chút học vấn dám bảo rằng sẽ có người phát âm đúng tên vị tổng thống Mỹ đó.
Muốn nói trúng, phải nghe đã.
H. Đ.
Jul 26, 2011 (reply)
Nhưng Chữ Việt ngoài việc dùng để viết Tiếng Việt, nó còn có thể viết được tất cả những thứ Tiếng thuộc hệ Latin khác. Chữ Việt có thể viết được Tiếng Pháp, Tiếng Anh, Tiếng Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức... Nhưng những Chữ Anh, Pháp, Ý, Đức... không thể viết được Tiếng Việt.
Đó là một ưu điểm độc đáo!
Nhưng sau 1975, Việt cộng cho cải cách chữ nghĩa, dân ta hoàn toàn đánh mất ưu điểm này (cũng như đánh mất các ưu điểm về văn hóa, văn minh, kinh tế, chính trị khác) chỉ vì sự đóng khung Chữ Việt vào trong vòng Tiếng Việt. Sự hạn hẹp Chữ vào trong vòng Tiếng là một sự tự hủy hoại.
"Ta" đã bỏ hẳn những chữ cái "ngoại lai" và bảo rằng có một Bảng Chữ Cái Tiếng Việt (lạ! Bảng "chữ cái" của "tiếng", sao không gọi là Bảng Chữ Cái Việt) gồm đầy đủ các âm (không phải chữ cái) chỉ dùng trong tiếng Việt, bảng này chỉ thiếu âm mang thanh (à, á, ả...) mà thôi. Những chữ cái "ngoại lai" vốn đã tồn tại trong văn bản Việt từ thế kỷ 17, đến thế kỷ 20 thì bỏ đi. Hành động này chỉ có thể giải thích bằng mục đích "tự tách mình ra khỏi cộng đồng của mình để nói lên dân tộc tính của mình", hóa ra là dân tộc tính "cận thị".
"Ta" cũng bỏ hẳn "cách dùng chữ ngoại lai", bảo rằng đó là "phụ âm ngoại lai" như trường hợp các chữ L đứng sau nguyên âm. "Ta" thay L bằng N: Albany bị viết thành An-ba-ni. Chung số phận với L là B, F, PH, V (bị thay bằng P), D (bị thay bằng T) , G, K, Q (bị thay bằng C), những chữ H ngay sau nguyên âm của người ta thì bị "ta" bỏ hẳn.
Lạ lùng là những chữ S, bị cưỡng hiếp thành nhiều quái thai, như có khi thành X, khi khác lại thành SỜ, lại có khi thành XÌ, mà bị đổi thành T mới quái đản hơn nữa.
Còn các tổ hợp phụ âm thì bị "ghép hộ", cứ giữa hai vợ chồng người ta thì "ta" nhét ngay một đứa lại cái vào giữa. dr thành đờ-r, tr thành tờ-r, bl thành bờ-l (hi-đờ-rô, ni-tờ-rô, bờ-lóc, bờ-lao...).
Đọc các văn bản của những kẻ chỉ đạo văn hóa, từ ông Hồ Chí Minh đến nay và từ chủ tịch nước đến vị giáo sư dạy mẫu giáo, thì hóa ra là viết như thế cho nó thuần Việt, và (theo họ) nhờ thuần Việt thì BẤT CỨ người Việt nào cũng đọc được.
Tất cả, vâng tất cả từ ông Hồ danh nhân văn hóa thế giới đến cô giáo mẫu giáo vừa dạy học vừa ăn vụng kia, kể cả các tu sĩ Công Giáo đã in ra cuốn Thánh Kinh theo đúng tiêu chuẩn "bỏ chữ và cách dùng chữ ngoại lai", đều quên một điều. Họ quên tự hỏi câu: "Những con chữ đã viết ra là viết CHO AI?"
Viết cho người mù chữ chăng, điên! Viết tên hóa chất cho trẻ lên tám lên chín đọc chăng, cũng điên! Hay viết để anh dân chài nào đó đọc "được" tên của một nhà bác học hay tên của một thành phố xa lắc nào đó ở Pháp, Mỹ gì chăng, để làm gì! Vì có đọc to lên được hay là chỉ thấy mấy cái tên đó như một đống lằng ngoằng các ký hiệu thì đối với anh dân chài đó cả hai đều như nhau. Anh chỉ biết đó là một chữ đã được viết ra.
Kể ra cũng có một số người tuy không đủ sức, nhưng cũng thích bàn chuyện này nọ, đôi khi họ muốn khoe rằng họ rành chuyện thế sự, thì cái cách "viết phiên âm" tiếng "ngoại quốc" cũng giúp họ có thể "phát ngôn" lại những gì họ đọc được. (Đây chính là biện pháp Việt Cộng dùng để tuyên truyền.) Thế nhưng ta có chắc không, rằng một khi ai đó đã không mù chữ, lại có chút quan tâm mà lại không thể phát âm được gần đúng cái chữ lạ mà anh ta đang đọc. Còn nếu muốn họ phát âm đúng thì dù có phiên âm cách nào đi nữa họ cũng không thể. Thí dụ chữ Wylson phiên thành "Uyn-sơn" thì ai có chút học vấn dám bảo rằng sẽ có người phát âm đúng tên vị tổng thống Mỹ đó.
Muốn nói trúng, phải nghe đã.
H. Đ.
Jul 26, 2011 (reply)
SĨ và SỸ
Nếu theo con đường học hành, chữ đầu tiên thường gặp là sĩ số trên bảng đen để điểm danh.
Bước vào cửa ải đầu tiên gọi là sĩ tử, chịu khó phấn đấu sẽ thành thạc sĩ rồi lên tiến sĩ và tột đỉnh trong lãnh vực nghiên cứu là tiến sĩ khoa học.
Học thành tài mà đóng góp với đời bằng kiến thức thì xưa là sĩ phu, còn nay là nhân sĩ.
Người có học thường được gọi là kẻ sĩ. Được thế giới công nhận thì thành viện sĩ.
Nếu theo đường binh nghiệp bước đầu là chiến sĩ hay binh sĩ.
Tiếp tục phấn đấu sẽ thành hạ sĩ quan từ hạ sĩ lên trung sĩ rồi thượng sĩ. Chịu khó phấn đấu tiếp sẽ thành sĩ quan.
Đánh giặc dũng cảm thì được gọi là dũng sĩ. Chẳng may chết trận sẽ nằm trong số tử sĩ. Nếu hy sinh một cách vinh quang sẽ được phong là liệt sĩ.
Nếu theo con đường chính trị thì bước đầu chỉ là tay chân trên bàn cờ thế sự gọi là sĩ tốt.
Tiếp theo thành kẻ nấp sau lưng bầy mưu tính kế gọi là mưu sĩ. Lên đến đỉnh trở thành nghị sĩ, cụ thể hơn là hạ nghị sĩ hoặc thượng nghị sĩ.
Còn theo ngành nghệ thuật thì người làm thơ gọi là thi sĩ, viết văn sẽ là văn sĩ (ưu ái phụ nữ nên có chữ nữ sĩ mà không có nam sĩ), người sáng tác nhạc gọi là nhạc sĩ còn hát (nhạc) thì được gọi là ca sĩ.
Chán đời xuất thế sẽ là ẩn sĩ, đi tu thì thành tu sĩ. Theo đạo của Lão tử sẽ là đạo sĩ còn theo các đạo khác sẽ thành giáo sĩ.
Khi sức khỏe hơn người gọi là lực sĩ, còn chẳng may vào bệnh viện sẽ có các bác sĩ và y sĩ “phục vụ”.
Ta được các nha sĩ chăm sóc nhiều hơn, vì các bộ phận trên thân thể người ta chỉ có từ một đến hai cái và hoạt động rất bền, ngoại trừ răng có tới 32 cái x 2; do đó, phải thay hết một lượt răng sữa nên răng phải được chăm sóc luôn.
Người ta nên có sĩ diện, nhưng không lo học và làm mà chỉ nghĩ mình hay sẽ là “đại sĩ”.
SĨ và SỸ
Nếu theo con đường học hành, chữ đầu tiên thường gặp là sĩ số trên bảng đen để điểm danh.
Bước vào cửa ải đầu tiên gọi là sĩ tử, chịu khó phấn đấu sẽ thành thạc sĩ rồi lên tiến sĩ và tột đỉnh trong lãnh vực nghiên cứu là tiến sĩ khoa học.
Học thành tài mà đóng góp với đời bằng kiến thức thì xưa là sĩ phu, còn nay là nhân sĩ.
Người có học thường được gọi là kẻ sĩ. Được thế giới công nhận thì thành viện sĩ.
Nếu theo đường binh nghiệp bước đầu là chiến sĩ hay binh sĩ.
Tiếp tục phấn đấu sẽ thành hạ sĩ quan từ hạ sĩ lên trung sĩ rồi thượng sĩ. Chịu khó phấn đấu tiếp sẽ thành sĩ quan.
Đánh giặc dũng cảm thì được gọi là dũng sĩ. Chẳng may chết trận sẽ nằm trong số tử sĩ. Nếu hy sinh một cách vinh quang sẽ được phong là liệt sĩ.
Đi theo con đường chính trị thì bước đầu chỉ là tay chân trên bàn cờ thế sự gọi là sĩ tốt.
Tiếp theo thành kẻ nấp sau lưng bầy mưu tính kế gọi là mưu sĩ. Lên đến đỉnh trở thành nghị sĩ, cụ thể hơn là hạ nghị sĩ hoặc thượng nghị sĩ.
Còn theo ngành nghệ thuật thì người làm thơ gọi là thi sĩ, viết văn sẽ là văn sĩ (ưu ái phụ nữ nên có chữ nữ sĩ mà không có nam sĩ), người sáng tác nhạc gọi là nhạc sĩ còn hát (nhạc) thì được gọi là ca sĩ.
Chán đời xuất thế sẽ là ẩn sĩ, đi tu thì thành tu sĩ. Theo đạo của Lão tử sẽ là đạo sĩ còn theo các đạo khác sẽ thành giáo sĩ.
Khi sức khỏe hơn người gọi là lực sĩ, còn chẳng may vào bệnh viện sẽ có các bác sĩ và y sĩ “phục vụ”.
Ta được các nha sĩ chăm sóc nhiều hơn, vì các bộ phận trên thân thể người ta chỉ có từ một đến hai cái và hoạt động rất bền, ngoại trừ răng có tới 32 cái x 2; do đó, phải thay hết một lượt răng sữa nên răng phải được chăm sóc luôn.
Người ta nên có sĩ diện, nhưng không lo học và làm mà chỉ nghĩ mình hay sẽ là “đại sĩ”.
..
No comments:
Post a Comment