Saturday, February 25, 2017





    1. Sau năm 1954, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp Định Geneve đã được ký kết ngày 27/10/1954 chấm dứt chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất. Trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo chính quyền miền Bắc, tại sao một triệu người miền Bắc đã phải lên tàu đua nhau bỏ chạy vào miền Nam để cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp” mà không ở lại cùng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chủ tịch HCM?
    Số một triệu người này có thể còn nhiều lần hơn nếu nhà nước không dùng bạo lực ngăn chặn, không cho họ ra đi?


    Tại sao ngoại trừ một số các cán bộ đảng viên cộng sản tập kết ra Bắc, người dân miền Nam lại không đua nhau chạy ra Bắc theo chế độ cộng sản của chủ tịch HCM, mà đa số cứ nhất quyết ở lại cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp”? Theo Hiệp Định Geneve thì lúc đó mọi người được hoàn toàn tự do lựa chọn đi ra miền Bắc hay ở lại miền Nam cơ mà??




    2. Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðua nhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à?
































 


Để duy trì ách thống trị của mình, các cường quốc xâm lăng thường áp dụng, đối với các dân tộc bị trị, nhiều biện pháp, tuy có khác nhau về hình thức, nhưng chung qui vẫn thuộc hai loại chính:

  • Ngăn ngừa không để cho các quyền lợi kinh tế thuộc vào tay người bản xứ.

  • Kiềm hãm không để cho dân trí phát triển.

  • Các loại biện pháp thứ nhứt nhằm mục đích tiêu diệt tất cả các phương tiện vật chất của người bị trị.

  • Biện pháp thứ hai nhằm mục đích tiêu diệt những người có khả năng xử dụng các phương tiện vật chất trên.

Chính Đề Việt Nam

 

No comments:

Post a Comment