Sunday, February 4, 2018

Người lính Nhỏ Mà Chính Khí Lớn

- Yên tử cư sĩ Trần Đại Sỹ


Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.

Kiếp người xưa nay ai không chết?
Hãy để lòng son chiếu sử xanh.




https://youtu.be/HfMxKPf49dE


Photo:

Trường Thiếu sinh quân VNCH

Nơi đào tạo nam thiếu niên trên hai phương diện: Văn Hóa và Quân Sự của miền nam Việt Nam Cộng Hòa. Trường trực thuộc Bộ Quốc phòng. Chỉ tiêu của trường là đào tạo và huấn luyện cho lớp thiếu niên khi ra trường sẽ trở thành binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoặc trở thành những kỹ sư, bác sĩ, giáo viên v. v... để phục vụ trong quân đội. Đây là một cơ sở giáo dục cũng giống như những cơ sở giáo dục khác của Việt Nam Cộng Hòa nhưng thêm phần huấn luyện quân sự.

Sĩ quan VNCH xuất thân từ Thiếu sinh quân

• Sĩ quan cấp tướng.
Thống tướng Lê Văn Tỵ, Trung tướng: Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Là. Thiếu tướng: Trương Quang Ân, Hoàng Văn Lạc, Nguyễn Văn Quan, Đoàn Văn Quảng, Nguyễn Văn Vận, Đào Duy Ân và Chuẩn tướng Lý Tòng Bá.

• Sĩ quan cấp tá.
Đại tá: Nguyễn Văn Ưng, Huỳnh Văn Tư, Hồ Ngọc Cẩn[8], Đặng Phương Thành[9]...

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Người Lính Nhỏ Mà Chính Khí Lớn VŨ TIẾN QUANG

(Trích trong bộ Lịch Sử Thiếu Sinh Quân Việt Nam)



Former Junior Military Academy of South Vietnam

Vũ Tiến Quang sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con. Con trai lớn, Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.

Quang học tại trường tiểu học trong tỉnh. Tuy rất thông minh, nhưng Quang chỉ thích đá banh, thể thao hơn là học. Thành ra Quang là một học sinh trung bình trong lớp. Cuối năm 1967, Quang đỗ tiểu học. Nhân đọc báo Chiến Sĩ Cộng Hoà có đăng bài: “Ngôi sao sa trường: Thượng-sĩ-sữa Trần Minh, Thiên Thần U Minh Hạ”, bài báo thuật lại: Minh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Sau khi ra trường, Minh về phục vụ tại tiểu đoàn Ngạc Thần (tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, sư đoàn 21 Bộ Binh) mà tiểu đoàn đang đồn trú tại Chương Thiện. Quang nảy ra ý đi tìm người hùng bằng xương bằng thịt. Chú bé lóc cóc 12 tuổi, được Trần Minh ôm hôn, dẫn đi ăn phở, bánh cuốn, rồi thuật cho nghe về cuộc sống vui vẻ tại trường Thiếu Sinh Quân. Quang suýt xoa, ước mơ được vào học trường này. Qua cuộc giao tiếp ban đầu, Minh là một mẫu người anh hùng, trong ước mơ của Quang. Quang nghĩ: “Mình phải như anh Minh”.

Chiều hôm đó Quang thuật cho mẹ nghe cuộc gặp gỡ Trần Minh, rồi xin mẹ nộp đơn cho mình nhập học trường Thiếu Sinh Quân. Bà mẹ Quang không mấy vui vẻ, vì Quang là con một, mà nhập học Thiếu Sinh Quân, rồi sau này trở thành anh hùng như Trần Minh thì… nguy lắm. Bà không đồng ý. Hôm sau bà gặp riêng Trần Minh, khóc thảm thiết xin Minh nói dối Quang rằng, muốn nhập học trường Thiếu Sinh Quân thì cha phải thuộc chủ lực quân, còn cha Quang là địa phương quân thì không được. Minh từ chối:

- Em không muốn nói dối cháu. Cháu là Quốc Gia Nghĩa Tử thì ưu tiên nhập học. Em nghĩ chị nên cho cháu vào trường Thiếu Sinh Quân, thì tương lai của cháu sẽ tốt đẹp hơn ở với gia đình, trong khuôn khổ nhỏ hẹp.

Chiều hôm ấy Quang tìm đến Minh để nghe nói về đời sống trong trường Thiếu Sinh Quân. Đã không giúp bà Đức thì chớ, Minh còn đi cùng Quang tới nhà bà, hướng dẫn bà thủ tục xin cho Quang nhập trường. Thế rồi bà Đức đành phải chiều con. Bà đến phòng 3, tiểu khu Chương Thiện làm thủ tục cho con. Bà gặp may. Trong phòng 3 Tiểu Khu, có Trung Sĩ Nhất Cao Năng Hải, cũng là cựu Thiếu Sinh Quân. Hải lo làm tất cả mọi thủ tục giúp bà. Sợ bà đổi ý, thì mình sẽ mất thằng em dễ thương. Hải lên gặp Thiếu-tá Lê Minh Đảo, Tiểu Khu trưởng trình bầy trường hợp của Quang. Thiếu Tá Đảo soạn một văn thư, đính kèm đơn của bà Đức, xin bộ Tổng Tham Mưu dành ưu tiên cho Quang.

Tháng 8 năm 1968, Quang được giấy gọi nhập học trường Thiếu Sinh Quân, mà không phải thi. Bà Đức thân dẫn con đi Vũng Tàu trình diện. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Quang trở thành một Thiếu Sinh Quân Việt Nam.

Quả thực trường Thiếu Sinh Quân là thiên đường của Quang. Quang có nhiều bạn cùng lứa tuổi, dư thừa chân khí, chạy nhảy vui đùa suốt ngày. Quang thích nhất những giờ huấn luyện tinh thần, những giờ học quân sự. Còn học văn hóa thì Quang lười, học sao đủ trả nợ thầy, không bị phạt là tốt rồi. Quang thích đá banh, và học Anh văn. Trong lớp, môn Anh văn, Quang luôn đứng đầu. Chỉ mới học hết đệ lục, mà Quang đã có thể đọc sách báo bằng tiếng Anh, nói truyện lưu loát với cố vấn Mỹ.

Giáo-sư Việt văn của Quang là thầy Phạm Văn Viết, người mà Quang mượn bóng dáng để thay thế người cha. Có lần thầy Viết giảng đến câu:

“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”.


(Người ta sinh ra, ai mà không chết.
Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).

Quang thích hai câu này lắm, luôn miệng ngâm nga, rồi lại viết vào cuốn sổ tay.

Trong giờ học sử, cũng như giờ huấn luyện tinh thần, Quang được giảng chi tiết về các anh hùng : Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản, thánh tổ của Thiếu Sinh Quân, giết tươi Toa Đô trong trận Hàm Tử. Quang cực kỳ sùng kính Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, từ chối công danh, chịu chết cho toàn chính khí. Quang cũng khâm phục Nguyễn Biểu, khi đối diện với quân thù, không sợ hãi, lại còn tỏ ra khinh thường chúng. Ba nhân vật này ảnh hưởng vào Quang rất sâu, rất đậm.

Suốt các niên học từ 1969-1974, mỗi kỳ hè, được phép 2 tháng rưỡi về thăm nhà, cậu bé Thiếu Sinh Quân Vũ Tiến Quang tìm đến các đàn anh trấn đóng tại Chương Thiện để trình diện. Quang được các cựu Thiếu Sinh Quân dẫn đi chơi, cho ăn quà, kể truyện chiến trường cho nghe. Một số ông uống thuốc liều, cho Quang theo ra trận. Quang chiến đấu như một con sư tử. Không ngờ mấy ông anh cưng cậu em út quá, mà gây ra một truyện động trời, đến nỗi bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam, bộ Tư-lệnh MACV cũng phải rởn da gà! Sau trở thành huyền thoại. Câu chuyện như thế này:

Hè 1972, mà quân sử Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, giữa lúc chiến trường toàn quốc sôi động. Bấy giờ Quang đã đỗ chứng chỉ 1 Bộ Binh. Được phép về thăm nhà, được các đàn anh cho ăn, và giảng những kinh nghiệm chiến trường, kinh nghiệm đời. Quang xin các anh cho theo ra trận. Mấy ông cựu Thiếu Sinh Quân, trăm ông như một, ông nào gan cũng to, mật cũng lớn, lại coi trời bằng vung. Yêu cậu em ngoan ngoãn, các ông chiều… cho Quang ra trận. Cuộc hành quân nào mấy ông cũng dẫn Quang theo.

Trong môt cuộc hành quân cấp sư đoàn, đánh vào vùng Hộ Phòng, thuộc Cà Mau. Đơn vị mà Quang theo là trung đội trinh sát của trung đoàn 31. Trung đội trưởng là một thiếu úy cựu Thiếu Sinh Quân. Hôm ấy, thông dịch viên cho cố vấn bị bệnh, Quang lại giỏi tiếng Anh, nên thiếu úy trung đội trưởng biệt phái Quang làm thông dịch viên cho cố vấn là thiếu úy Hummer. Trực thăng vừa đổ quân xuống thì hiệu thính viên của Hummer trúng đạn chết ngay. Lập tức Quang thay thế anh ta. Nghĩa là mọi liên lạc vô tuyến, Hummer ra lệnh cho Quang, rồi Quang nói lại trong máy.

Trung đội tiến vào trong làng thì lọt trận điạ phục kích của trung đoàn chủ lực miền, tên trung đoàn U Minh. Trung đội bị một tiểu đoàn địch bao vây. Vừa giao tranh được mười phút thì Hummer bị thương. Là người can đảm, Hummer bảo Quang đừng báo cáo về Trung-tâm hành quân. Trận chiến kéo dài sang giờ thứ hai thì Hummer lại bị trúng đạn nữa, anh tử trận, thành ra không có ai liên lạc chỉ huy trực thăng võ trang yểm trợ. Kệ, Quang thay Hummer chỉ huy trực thăng võ trang. Vì được học địa hình, đọc bản đồ rất giỏi, Quang cứ tiếp tục ra lệnh cho trực thăng võ trang nã vào phòng tuyến địch, coi như Hummer còn sống. Bấy giờ quân hai bên gần như lẫn vào nhau, chỉ còn khoảng cách 20-30 thước.

Thông thường, tại các quân trường Hoa-kỳ cũng như Việt Nam, dạy rằng khi gọi pháo binh, không quân yểm trợ, thì chỉ xin bắn vào trận địa địch với khoảng cách quân mình 70 đến 100 thước. Nhưng thời điểm 1965-1975, các cựu Thiếu Sinh Quân trong khu 42 chiến thuật khi họp nhau để ăn uống, siết chặt tình thân hữu, đã đưa ra phương pháp táo bạo là xin bắn vào phòng tuyến địch, dù cách mình 20 thước. Quang đã được học phương pháp đó. Quang chỉ huy trực thăng võ trang nã vào trận địch, nhiều rocket (hoả tiễn nhỏ), đạn 155 ly nổ sát quân mình, làm những binh sĩ non gan kinh hoảng. Nhờ vậy, mà trận địch bị tê liệt.

Sau khi được giải vây, mọi người khám phá ra Quang lĩnh tới bẩy viên đạn mà không chết: trên mũ sắt có bốn vết đạn bắn hõm vào; hai viên khác trúng ngực, may nhờ có áo giáp, bằng không thì Quang đã ô-hô ai-tai rồi. Viên thứ bẩy trúng…chim. Viên đạn chỉ xớt qua, bằng không thì Quang thành thái giám.

Trung-tá J.F. Corter, cố vấn trưởng trung đoàn được trung đội trưởng trinh sát báo cáo Hummer tử trận lúc 11 giờ 15. Ông ngạc nhiên hỏi:

- Hummer chết lúc 11.15 giờ, mà tại sao tôi vẫn thấy y chỉ huy trực thăng, báo cáo cho đến lúc 17 giờ?

Vì được học kỹ về tinh thần trách nhiệm, Quang nói rằng mình là người lạm quyền, giả lệnh Hummer, thay Hummer chỉ huy. Quang xin lỗi Corter. Trung-tá J.F. Corter tưởng Quang là lính người lớn, đề nghị gắn huy chương Hoa Kỳ cho Quang. Bấy giờ mới lòi đuôi chuột ra rằng các ông cựu Thiếu Sinh Quân đã uống thuốc liều, cho thằng em sữa ra trận.

Đúng ra theo quân luật, mấy ông anh bị phạt nặng, Quang bị đưa ra tòa vì “Không có tư cách mà lại chỉ huy”. Nhưng các vị sĩ quan trong sư đoàn 21, trung đoàn 31 cũng như cố vấn đều là những người của chiến trường, tính tình phóng khoáng, nên câu truyện bỏ qua. Quang không được gắn huy chương, mà mấy ông anh cũng không bị phạt. Hết hè, Quang trở về trường mang theo kỷ niệm chiến đấu cực đẹp trong đời cậu bé, mà cũng là kỷ niệm đẹp vô cùng của Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Câu truyện này trở thành huyền thoại. Huyền thoại này lan truyền mau lẹ khắp năm tỉnh của khu 42 chiến thuật : Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Chương Thiện. Quang trở thành người hùng lý tưởng của những thiếu nữ tuổi 15-17!

Năm 1974, sau khi đỗ chứng chỉ 2 Bộ Binh, Quang ra trường, mang cấp bậc trung sĩ. Quang nộp đơn xin về sư đoàn 21 Bộ Binh. Quang được toại nguyện. Sư đoàn phân phối Quang về tiểu đoàn Ngạc Thần tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, tiểu đoàn của Trần Minh sáu năm trước. Thế là giấc mơ 6 năm trước của Quang đã thành sự thực.

Trung đoàn 31 Bộ Binh đóng tại Chương Thiện. Bấy giờ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tham mưu trưởng tiểu khu là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời. Cả hai đều là cựu Thiếu Sinh Quân. Đại-tá Cẩn là cựu Thiếu Sinh Quân cao niên nhất vùng Chương Thiện bấy giờ (36 tuổi). Các cựu Thiếu Sinh Quân trong tiểu đoàn 2-31 dẫn Quang đến trình diện anh hai Cẩn. Sau khi anh em gặp nhau, Cẩn đuổi tất các tùy tùng ra ngoài, để anh em tự do xả xú báp.

Cẩn bẹo tai Quang một cái, Quang đau quá nhăn mặt. Cẩn hỏi:

- Ê! Quang, nghe nói mày lĩnh bẩy viên đạn mà không chết, thì mày thuộc loại mình đồng da sắt. Thế sao tao bẹo tai mày, mà mày cũng đau à?

- Dạ, đạn Việt-cộng thì không đau. Nhưng vuốt anh cấu thì đau.

- Móng tay tao, đâu phải vuốt?

- Dạ, người ta nói anh là cọp U Minh Thượng…Thì vuốt của anh phải sắc lắm.

- Hồi đó suýt chết, thế bây giờ ra trận mày có sợ không?

- Nếu khi ra trận anh sợ thì em mới sợ. Cái lò Thiếu Sinh Quân có bao giờ nặn ra một thằng nhát gan đâu?

- Thằng này được. Thế mày đã trình diện anh Thời chưa?

- Dạ anh Thời-thẹo không có nhà.

Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời, tham mưu trưởng Tiểu-khu, uy quyền biết mấy, thế mà một trung sĩ 18 tuổi dám gọi cái tên húy thời thơ ấu ra, thì quả là một sự phạm thượng ghê gớm. Nhưng cả Thời lẫn Quang cùng là cựu Thiếu Sinh Quân thì lại là một sự thân mật. Sau đó anh em kéo nhau đi ăn trưa. Lớn, bé cười nói ồn ào, như không biết tới những người xung quanh.

Bấy giờ tin Trần Minh đã đền nợ nước tại giới tuyến miền Trung. Sự ra đi của người đàn anh, của người hùng lý tưởng làm Quang buồn không ít. Nhưng huyền thoại về Trần Minh lưu truyền, càng làm chính khí trong người Quang bừng bừng bốc lên.

Tại sư đoàn 21 Bộ Binh, tất cả các hạ sĩ quan cũng như các Thiếu Sinh Quân mới ra trường, thường chỉ được theo hành quân như một khinh binh. Đợi một vài tháng đã quen với chiến trường, rồi mới được chỉ định làm tiểu đội trưởng. Nhưng vừa trình diện, Quang được cử làm trung đội phó ngay, dù hầu hết các tiểu đội trưởng đều ở cấp trung sĩ, trung sĩ nhất, mà những người này đều vui lòng. Họ tuân lệnh Quang răm rắp!

Sáu tháng sau, đầu năm 1975 nhờ chiến công, Quang được thăng trung sĩ nhất, nhưng chưa đủ một năm thâm niên, nên chưa được gửi đi học sĩ quan. Quang trở thành nổi tiếng trong trận đánh ngày 1-2-1975, tại Thới Lai, Cờ Đỏ. Trong ngày hôm ấy, đơn vị của Quang chạm phải tiểu đoàn Tây Đô. Đây là một tiểu đoàn được thành lập từ năm 1945, do các sĩ quan Nhật Bản không muốn về nước, trốn lại Việt Nam…huấn luyện. Quang đã được Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn giảng về kinh nghiệm chiến trường:

“Tây Đô là tiểu đoàn cơ động của tỉnh Cần Thơ. Tiểu đoàn có truyền thống lâu đời, rất thiện chiến. Khi tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn chúng không hơn các đơn vị khác làm bao. Nhưng tác chiến cấp trung đội, chúng rất giỏi. Chiến thuật thông thường, chúng dàn ba tiểu đội ra, chỉ tiểu đội ở giữa là nổ súng. Nếu thắng thế, thì chúng bắn xối xả để uy hiếp tinh thần ta, rồi hai tiểu đội hai bên xung phong. Nếu yếu thế, thì chúng lui. Ta không biết, đuổi theo, thì sẽ dẫm phải mìn, rồi bị hai tiểu đội hai bên đánh ép. Vì vậy khi đối trận với chúng, phải im lặng không bắn trả, để chúng tưởng ta tê liệt. Khi chúng bắt đầu xung phong, thì dùng vũ khí cộng đồng nã vào giữa, cũng như hai bên. Thấy chúng chạy, thì tấn công hai bên, chứ đừng đuổi theo. Còn như chúng tiếp tục xung phong ta phải đợi chúng tới gần rồi mớí phản công”.

Bây giờ Quang có dịp áp dụng. Sau khi trực thăng vận đổ quân xuống. Cả đại đội của Quang bị địch pháo chụp lên đầu, đại liên bắn xối xả. Không một ai ngóc đầu dậy được. Nhờ pháo binh, trực thăng can thiệp, sau 15 phút đại đội đã tấn công vào trong làng. Vừa tới bìa làng, thiếu úy trung đội trưởng của Quang bị trúng đạn lật ngược. Quang thay thế chỉ huy trung đội. Trung đội dàn ra thành một tuyến dài đến gần trăm mét. Đến đây, thì phi pháo không can thiệp được nữa, vì quân hai bên chỉ cách nhau có 100 mét, gần như lẫn vào nhau. Nhớ lại lời giảng của Cẩn, Quang ra lệnh im lặng, chỉ nổ súng khi thấy địch. Ngược lại ngay trước mặt Quang, khoảng 200 thước là một cái hầm lớn, ngay trước hầm hai khẩu đại liên không ngừng nhả đạn. Quang ghi nhận vị trí hai khẩu đại liên với hai khẩu B40 ra lệnh:

- “Lát nữa khi chúng xung phong thì dùng M79 diệt hai khẩu đại liên, B40, rồi hãy bắn trả”.

Sau gần 20 phút, thình lình địch xả súng bắn xối xả như mưa, như gió, rồi tiếng hô xung phong phát ra. Chỉ chờ có thế, M79 của Quang khai pháo. Đại liên, B40 bị bắn tung lên, trong khi địch đang xung phong. Bấy giờ trung đội của Quang mới bắn trả. Chỉ một loạt đạn, toàn bộ phòng tuyến địch bị cắt. Quang ra lệnh xung phong. Tới căn hầm, binh sĩ không dám lại gần, vì bị lựu đạn từ trong ném ra. Quang ra lệnh cho hai khẩu đại liên bắn yểm trợ, rồi cho một khinh binh bò lại gần, tung vào trong một quả lựu đạn cay. Trong khi Quang hô:

- Ra khỏi hầm, dơ tay lên đầu ! Bằng không lựu đạn sẽ ném vào trong.

Cánh cửa hầm mở ra, mười tám người, nam có, nữ có, tay dơ lên đầu, ra khỏi hầm, lựu đạn cay làm nước mắt dàn dụa.

Đến đây trận chiến chấm dứt.

Thì ra 18 người đó là đảng bộ và ủy ban nhân dân của huyện châu thành Cần Thơ. Trong đó có viên huyện ủy và viên chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.

Sau trận này Quang được tuyên dương công trạng trước quân đội, được gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Trong lễ chiến thắng giản dị, Quang được một nữ sinh trường Đoàn Thị Điểm quàng vòng hoa. Nữ sinh đó tên Nguyễn Hoàng Châu, 15 tuổi, học lớp đệ ngũ. Cho hay, anh hùng với giai nhân xưa nay thường dễ cảm nhau. Quang, Châu yêu nhau từ đấy. Họ viết thư cho nhau hàng ngày. Khi có dịp theo quân qua Cần Thơ, thế nào Quang cũng gặp Châu. Đôi khi Châu táo bạo, xuống Chương Thiện thăm Quang. Mẹ Quang biết truyện, bà lên Cần Thơ gặp cha mẹ Châu. Hai gia đình đính ước với nhau. Họ cùng đồng ý: Đợi năm tới, Quang xin học khóa sĩ quan đặc biệt, Châu 17 tuổi, thì cho cưới nhau.

Nhưng mối tình đó đã đi vào lịch sử…

Tình hình toàn quốc trong tháng 3, tháng 4 năm 1975 biến chuyển mau lẹ. Ban Mê Thuột bị mất, Quân Đoàn 2 rút lui khỏi Cao Nguyên, rồi Quân Đoàn 1 bỏ mất lãnh thổ. Rồi các sĩ quan bộ Tổng Tham Mưu được Hoa Kỳ bốc đi. Ngày 29-4, trung đội của Quang chỉ còn mười người. Tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng bỏ ngũ về lo di tản gia đình. Quang vào bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện trình diện Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Cẩn an ủi:

- Em đem mấy người thuộc quyền vào đây ở với anh.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, viên tướng mặt bánh đúc, đần độn Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng-hòa buông súng đầu hàng. Tất cả các đơn vị quân đội miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào, về sống với gia đình. Một vài đơn vị lẻ lẻ còn cầm cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị Dù tại Sài-gòn ngừng lúc 9 giờ 7 phút.

Đúng lúc đó tại Chương Thiện, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông đang chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của Cộng quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến. Các quận trưởng chán nản ra lệnh buông súng. Chỉ còn tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh:

- “Dương Văn Minh lên làm tổng-thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng Tư Lệnh. Hãy tiếp tục chiến đấu”.

Nhưng đến 12 giờ trưa, các đơn vị dần dần bị tràn ngập, vì quân ít, vì hết đạn vì mất tinh thần. Chỉ còn lại bộ chỉ huy tiểu khu. Trong bộ chỉ huy tiểu khu, có một đại đội địa phương quân cùng nhân viên bộ ham mưu. Đến 13 giờ, lựu đạn, đạn M79 hết. Tới 14 giờ 45, thì đạn hết, làn sóng Cộng quân tràn vào trong bộ chỉ huy. Cuối cùng chỉ còn một ổ kháng cự từ trong một hầm chiến đấu, nơi đó có khẩu đại liên. Một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm, tiếng súng im bặt. Quân Cộng Sản vào hầm lôi ra hai người. Một là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng và một trung sĩ mớí 19 tuổi. Trung sĩ đó tên là Vũ Tiến Quang.

Bấy giờ đúng 15 giờ.

Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên đại tá chính ủy của đơn vị có nhiệm vụ đánh tỉnh Chương Thiện hỏi:

- Đ.M. Tại sao có lệnh đầu hàng, mà chúng mày không chịu tuân lệnh?

Đại Tá Cẩn trả lời bằng nụ cười nhạt.

Trung sĩ Quang chỉ Đại Tá Cẩn:

- Thưa đại tá, tôi không biết có lệnh đầu hàng. Ví dù tôi biết, tôi cũng vẫn chiến đấu. Vì anh ấy là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Anh ra lệnh chiến đấu, thì tôi không thể cãi lệnh.

Cộng quân thu nhặt xác chết trong, ngoài bộ chỉ huy tiểu khu. Viên chính ủy chỉ những xác chết nói với Đại Tá Cẩn:

- Chúng mày là hai tên ngụy ác ôn nhất. Đ.M. Chúng mày sẽ phải đền tội.

Đại Tá Cẩn vẫn không trả lời, vẫn cười nhạt. Trung sĩ Quang ngang tàng: - Đại tá có lý tưởng của đại tá, tôi có lý tưởng của tôi. Đại tá theo Karl Marx, theo Lénine; còn tôi, tôi theo vua Hùng, vua Trưng. Tôi tuy bại trận, nhưng tôi vẫn giữ lý tưởng của tôi. Tôi không gọi đại tá là tên Việt Cộng. Tại sao đại tá lại mày tao, văng tục với chúng tôi như bọn ăn cắp gà, phường trộm trâu vậy? Phải chăng đó ngôn ngữ của đảng cộng-sản?

Viên đại tá rút súng kề vào đầu Quang:

- Đ.M. Tao hỏi mày, bây giờ thì mày có chính nghĩa hay tao có chính nghĩa?

- Xưa nay súng đạn trong tay ai thì người đó có lý. Nhưng đối với tôi, tôi học trường Thiếu Sinh Quân, súng đạn là đồ chơi của tôi từ bé. Tôi không sợ súng đâu. Đại tá đừng dọa tôi vô ích. Tôi vẫn thấy tôi có chính nghĩa, còn đại tá không có chính nghĩa. Tôi là con cháu Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản mà.

- Đ.M. Mày có chịu nhận mày là tên ngụy không?

- Tôi có chính nghĩa thì tôi không thể là ngụy. Còn Cộng quân dùng súng giết dân mới là ngụy, là giặc cướp. Tôi nhất quyết giữ chính khí của tôi như Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, như Nguyễn Biểu.

Quang cười ngạo nghễ:

- Nếu đại tá có chính nghĩa tại sao đại tá lại dùng lời nói thô tục vớí tôi? Ừ! Muốn mày tao thì mày tao. Đ.M. tên Cộng Sản ác ôn! Nếu tao thắng, tao dí súng vào thái dương mày rồi hỏi: Đ.M.Mày có nhận mày là tên Việt Cộng không? Thì mày trả lời sao?

Một tiếng nổ nhỏ, Quang ngã bật ngửa, óc phọt ra khỏi đầu, nhưng trên môi người thiếu niên còn nở nụ cười. Tôi không có mặt tại chỗ, thành ra không mường tượng ý nghĩa nụ cười đó là nụ cười gì? Độc giả của tôi vốn thông minh, thử đoán xem nụ cưòi đó mang ý nghĩa nào? Nụ cười hối hận ? Nụ cười ngạo nghễ? Nụ cười khinh bỉ? Hay nụ cười thỏa mãn?

Ghi chú: Nhân chứng quan trọng nhất, chứng kiến tận mắt cái chết của Vũ Tiến Quang thuật cho tác giả nghe là cô Vũ Thị Quỳnh Chi. Cô là em ruột của Quang, nhỏ hơn Quang bốn tuổi. Lúc anh cô bị giết, cô mới 15 tuổi (cô sinh năm 1960). Hiện (1999) cô là phu nhân của bác sĩ Jean Marc Bodoret, học trò của tôi, cư trú tại Marseille.

Cái lúc mà Quang ngã xuống, thì trong đám đông dân chúng tò mò đứng xem có tiếng một thiếu nữ thét lên như xé không gian, rồi cô rẽ những người xung quanh tiến ra ôm lấy xác Quang. Thiếu nữ đó là Nguyễn Hoàng Châu. Em gái Quang là Vũ thị Quỳnh Chi đã thuê được chiếc xe ba bánh. Cô cùng Nguyễn Hoàng Châu ôm xác Quang bỏ lên xe, rồi bọc xác Quang bằng cái Poncho, đem chôn.

Chôn Quang xong, Châu từ biệt Quỳnh Chi, trở về Cần Thơ. Nhưng ba ngày sau, vào một buổi sáng sớm Quỳnh-Chi đem vàng hương, thực phẩm ra cúng mộ anh, thì thấy Châu trong bộ y phục trắng của nữ sinh, chết gục bên cạnh. Mặt Châu vẫn tươi, vẫn đẹp như lúc sống. Đích thân Quỳnh Chi dùng mai, đào hố chôn Châu cạnh mộ Quang.

Năm 1998, tôi có dịp công tác y khoa trong đoàn Liên Hiệp các viện bào chế Châu Âu (CEP= Coopérative Européenne Pharmaceutique), tôi đem J.M Bodoret cùng đi, Quỳnh Chi xin được tháp tùng chồng. Lợi dụng thời gian nghỉ công tác bốn ngày, từ Sài-gòn, chúng tôi thuê xe đi Chương Thiện, tìm lại ngôi mộ Quang-Châu. Ngôi mộ thuộc loại vùi nông một nấm dãi dầu nắng mưa, cỏ hoa trải 22 năm, rất khó mà biết đó là ngôi mộ. Nhưng Quỳnh-Chi có trí nhớ tốt. Cô đã tìm ra. Cô khóc như mưa, như gió, khóc đến sưng mắt. Quỳnh-Chi xin phép cải táng, nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, cuối cùng có tiền thì mua tiên cũng được. Giấy phép có. Quỳnh-Chi cải táng mộ Quang-Châu đem về Kiên Hưng, chôn cạnh mộ của ông Vũ Tiến Đức. Quỳnh-Chi muốn bỏ hài cốt Quang, Châu vào hai cái tiểu khác nhau. Tôi là người lãng mạn. Tôi đề nghị xếp hai bộ xương chung với nhau vào trong một cái hòm. Bodoret hoan hô ý kiến của sư phụ.

Ngôi mộ của ông Đức, của Quang-Châu xây xong. Tôi cho khắc trên miếng đồng hàng chữ: “Nơi đây AET Vũ Tiến Quang, 19 tuổi,
An giấc ngàn thu cùng
Vợ là Nguyễn Hoàng Châu
Nở nụ cười thỏa mãn vì thực hiện được giấc mộng”.

Giấc mộng của Quang mà tôi muốn nói, là: được nhập học trường Thiếu Sinh Quân, rồi trở thành anh hùng. Giấc mộng của Châu là được chết, được chôn chung với người yêu. Nhưng người ta có thể hiểu rằng: Quang thỏa mãn nở nụ cười vì mối tình trọn vẹn.

Paris ngày 13 tháng 4 năm 1999.
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ.



Former Junior Military Academy of South Vietnam

by anhusa 4/3/08

ADD A REPLY
Standing here once was the Junior Military Academy, the boarding school for the sons of the soldiers of the former Republic of South Vietnam. This was a millitary high school, the ages range for junior cadets were from 12 to 18. Most cadets entered school at the age of 12 and will have graduated at the age of 18. Just like any conventional high school, the cadets studied the regular curriculums that any high school students would study. However, the cadets wore military uniform everyday, and one day out of a week, they would be trained on military just like any soldier would. After graduation the cadet would pursue his military career in many branches of the armed forces, most chose to enter the Da Lat Military Academy, Naval Academy or Air Force Academy. The school's purpose was to generate military leaders for the South Vietnamese Armed Forces, and during the years of operation that ended in 1975 - when the Repubic of South Vietnam lost to the communist North - the academy had created so many officers for the South Vietnam military, the highest ranking and most prominent ex-cadet was General Le Van Ty - our big brother.

Reference:
Click here to watch a short video on YouTube about this Academy: Cadets marching on Military Day This short video demonstrated some aspects of our lives as cadets. Opening was the march in the then capital of Vietnam, Saigon, dunring the Military Day celebration. On this day, along with different units of South Vietnamese Armed Forces, we converged to SG for the show of forces and to celebrate the birthday of the former military of the Republic of Vietnam. I was one of the lucky cadets who got chosen to be in the march. It took a lot of training for this event. I remember we had to practice marching in front of our quarter for days, and in those days many cadets faced throwing out of the practice because they can't march correctly. Then in the video is an aerial picture of our school. The academy complex consisted of many buildings, but the main three big buildings, two of twhich were used for sleeping quarters and the other for classrooms, are visible in the photograph as the upside down L shape. Then next frame is the main gate of the school. The sign says "Truong Thieu Sinh Quan", it's Vietnamese for Junior Military Academy, and underneath is a welcome banner for the important visitor, a colonel from the military headquarter in Saigon - he happened to be an ex-cadet from this academy.

Former Junior Military Academy of South Vietnam by anhusa 4/3/08


ADD A REPLY
Standing here once was the Junior Military Academy, the boarding school for the sons of the soldiers of the former Republic of South Vietnam. This was a millitary high school, the ages range for junior cadets were from 12 to 18. Most cadets entered school at the age of 12 and will have graduated at the age of 18. Just like any conventional high school, the cadets studied the regular curriculums that any high school students would study. However, the cadets wore military uniform everyday, and one day out of a week, they would be trained on military just like any soldier would. After graduation the cadet would pursue his military career in many branches of the armed forces, most chose to enter the Da Lat Military Academy, Naval Academy or Air Force Academy. The school's purpose was to generate military leaders for the South Vietnamese Armed Forces, and during the years of operation that ended in 1975 - when the Repubic of South Vietnam lost to the communist North - the academy had created so many officers for the South Vietnam military, the highest ranking and most prominent ex-cadet was General Le Van Ty - our big brother.

Reference:
Click here to watch a short video on YouTube about this Academy: Cadets marching on Military Day This short video demonstrated some aspects of our lives as cadets. Opening was the march in the then capital of Vietnam, Saigon, dunring the Military Day celebration. On this day, along with different units of South Vietnamese Armed Forces, we converged to SG for the show of forces and to celebrate the birthday of the former military of the Republic of Vietnam. I was one of the lucky cadets who got chosen to be in the march. It took a lot of training for this event. I remember we had to practice marching in front of our quarter for days, and in those days many cadets faced throwing out of the practice because they can't march correctly. Then in the video is an aerial picture of our school. The academy complex consisted of many buildings, but the main three big buildings, two of twhich were used for sleeping quarters and the other for classrooms, are visible in the photograph as the upside down L shape. Then next frame is the main gate of the school. The sign says "Truong Thieu Sinh Quan", it's Vietnamese for Junior Military Academy, and underneath is a welcome banner for the important visitor, a colonel from the military headquarter in Saigon - he happened to be an ex-cadet from this academy.
More information on a former cadet's website

Community content may not be verified or up-to-date.
Replies
Press the enter key on a collapsed row to expand it.
thuhong's profile photo
4/8/08
Current row
thuhong said:
I'm very proud of my English teacher, Anh_usa, who is clever, kind and cheerful. He created the Lets Speak English or Vietnamese room over than 4 years ago on Paltak to help Vietnamese or anyone who wish to improve his English. I enjoy being in that room, I think you would to. Come on by whenever you like and check us out. Link: www.paltalk.com

hvnguyen's profile photo
4/8/08
hvnguyen said:
In Vietnamese, the Junior Military Academy is "Truong Thieu Sinh Quân". Once the cadet graduated from the academy, they become "ancient enfants de troup" or AET for short. AET have comprised by many walks of life and dispersed all over the world, especially after the invasion of the communists from the North Vietnam. The youngest AET would be 45 years of age today. In about 50 years or half of a century the AET community will face extinction but the legacy of Thieu Sinh Quân will live on forever.

tu_dau_troc's profile photo
4/9/08
tu_dau_troc said:
Thanks for posting this thread, anh-usa.
I heard from my dad that the Junior Military Academy had produced great officers for South Viet Nam, pre-1975. My brother said he almost went to this Academy, yet, he was too young. Freedom for Viet Nam & Freedom for Tibet.

anhusa's profile photo
4/9/08
anhusa said:
Thank you tu dau troc for replying, so you missed the opportunity to become one of those cadet. Three people in my family belonged to this Academy, I was one of them. We are a tight knit group, and treat each other as real brothers.

anhusa's profile photo
4/9/08
anhusa said:
thuhong,
I thank you very much for your kinds words. It is a good feeling to know someone enjoys our class. With a student like you, I don't feel like to waste my time, but I feel rewarded. Thanks again for posting.

emlinh's profile photo
4/10/08
emlinh said:
Thank you for sharing this post with the world, anh usa! It led me to look up and read further into depth the concept of "military academies" and its history. Knowing that it was first established in Vietnam made it an even more enjoyable read. It is commendable to all the Vietnamese cadets out there who were enrolled in the Junior Military Academy of South Vietnam, preserving the school and its integrity. It is a historical landmark and should be well-deserved with a place in history and the world. I definitely believe that it should earn a spot on Google Earth, for sure. By the way, you didn't mention anything about General Anh USA?

anhusa's profile photo
4/10/08
anhusa said:
Hi emlinh,
Thank you very much for your posting. You are so funny. General anhusa? You never know, I could've been a general by now had I stayed in the Air Force all those years, either that or I may rested in peace in some cemetery. Anyway, my original post was in "history illustrated" category but somehow it got moved here. I am little disappointed. Once again thanks for replying, keep on reading about Junior Military Academy.

hvnguyen's profile photo
4/10/08
hvnguyen said:
On April 30th, 1975 the invasion force of the communist of North Vietnam flooded the cities of South Vietnam, the Junior Military Academy was no exception. This day marked the darkest day in Vietnam history, and it also was the end of an era. The last battle was fought here and the last national anthem was sung here while the junior cadets lower the national flag. T'he country was in the state of anarchy while everyone was scrambled trying to get out of the country and of the persecution from the enemies, a handful of cadets, some of them as young as 12 years old decided to stay on to protect their school. They were no match for the communist forces, but their actions has shown the world the bravest tradition of these "thieu sinh quan". This has become the legacy of the academy. More information can be found on the net or on the link on anhusa's link.
Reference:
Audio clip about this story (in Vietnamese): Tran Danh Cuoi Cung - nha van Dao Vu Anh Hung. http://www.freewebtown.com/quy161/VNCH/Baiquoccacuoicung.htm
Article about this story in Vietnamese, hopefully someday I wll translate it to English:
The bloody defense of the Junior Military Academy on April 30th, 1975

Anh_Tran's profile photo
4/11/08
Anh_Tran said:
Rat cam on anhusa ve bai viet "Former Junior Military Academy of South Vietnam", vi qua bai nay da giup cho moi nguoi, dac biet la cac ban tre sinh ra va lon len sau cuoc chien co co hoi hieu biet them ... mot lan nua thanh that cam on anh. Chuc anh nhieu suc khoe.

anhusa's profile photo
4/11/08
anhusa said:
Hi Anh Tran,
Anh dinh thu dung unicode de viet chu Viet nhung lai doc khong duoc, khong hieu sao. Vi the anh phai edit lai cai replying nay
Anh thay co nhieu nguoi danh chu Viet duoc do.

anhusa's profile photo
4/11/08
anhusa said:
Anh Tran,
Cam on em nhieu da doc posting cua anh. Em noi rat dung, neu the he cua anh khong ghi lai nhung gi ve Truong Thieu Sinh Quan nhu la mot tai lieu lich su thi the he sau nay con chau chung ta se khong biet gi ve chung ta ca. Hy vong gap em o lop hoc. Thanks again.

anhusa's profile photo
4/12/08
anhusa said:
Cam on Anh Tran da doc va comment cai posting cua anh. That vay, neu chung ta khong viet lai, khong ke lai cho con chau chung ta thi the he sau nay se khong biet gi ve to tien cua ho. Mong gap lai em o lop hoc. Have a nice day.

anhusa's profile photo
4/12/08
anhusa said:
The Juior Military Academy compound consists of three huge three-story buildings along with numerous smaller buildings for adminstration offices, dining hall, kitchen, auditorium. These buildings were built during the French colony. Two of these big buildings used for sleeping quarters and one for classrooms.

HailuaChanga's profile photo
4/18/08
HailuaChanga said:
Salut General AnhUSA!! :-)

I guess I am too young or perhaps too "lua" to know of the school but it sounds really cool. I will come back here to learn more about it from other people's postings. I have frequent your Let's Speak English or Vietnamese room since the beginning and I have to give it to you. You're a great person. Anyone else would have bounced me from that room since day one. Through your room, I have met tons of friends and learned a lot. I guess you can do a lot with two hours or so a night and yet choose to share your knowledge with others. Thank you for putting up with all my nonsense all these years :-). Keep up the good work anh. Thanks again for being a big brother and a friend. Once a soldier, always a soldier rigth anh?

2lua_Changa

anhusa's profile photo
4/18/08
anhusa said:
Hi 2lua, It was great to see your posting up here. I am glad you still remember the link. Actually this Academy had been existing in VN for quite some time. Maybe you were too young then or not involved in military but it was well-known among the servicemen in the armed forces. By the way, thank you for your kind words and for being loyal to our group on PT. Looking forward to seeing you and your class on weekend.
"General" anh-usa

loire's profile photo
4/20/08
loire said:
Thanks anh_USA for sharing the Junior Military Academy to Google Earth Community. Your work might be useful for those who would like to know about Vietnam in the period before 1975. It might also help or encourage later generations can understand the whole of vietnam in the past as well. Before i read yours i have heard my father and some elder told about this school a couple times because of its characteristics. However, from yours i know more. And moreover, i tend to explore more information about the curriculum and the policy of this school. As a novice educator (teacher), i can not image how the school board and instructors could train cadets from 12 to 18 such as military and made cadets' parents really satisfy with their effectiveness.
I love and admire the way that elder people devote and enhance youngers to try their best for their livies and the people around them as well. I think with the work that you have been doing in the room "let's speak English or Vietnamese" is one of examples. Thanks again!

anhusa's profile photo
4/20/08
anhusa said:
Hi LoiRe,
Thank you for your posting. I am glad you have heard about this academy, if you venture into the link I posted the first time under "Website of a former cadet" and read through those articles in the website, you will understand more about our organization. I can't think of any soldier in any branch of the armed forces, in any training school endured such disciplinarity and training, for a long period of time (usually 6 years) at an early age as we did. This kind of background had molded us, nurtured us and got us well prepared by the time we reached 18 years old. When we face life, we were ready to handle anything we encounter.
By the way I think you made the right decision to become an educator. I think it is a very rewarding career. Good luck to you and see you around in LSEV.

https://productforums.google.com/forum/#!topic/gec-history-illustrated-moderated/Un_mGHTVfsc

====================

NGƯỜI LÍNH NHỎ CHÍNH KHÍ LỚN.

Trường Sơn – Sưu Tầm

Thiếu Sinh Quân 1

(Trích trong bộ Lịch Sử Thiếu Sinh Quân VN)

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Paris ngày 13 tháng 4 năm 1999.

Vũ Tiến Quang sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con.

ChienSiVNCH

Con trai lớn, Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.

Quang học tại trường tiểu học trong tỉnh. Tuy rất thông minh, nhưng Quang chỉ thích đá banh, thể thao hơn là học. Thành ra Quang là một học sinh trung bình trong lớp. Cuối năm 1967, Quang đỗ tiểu học.

Nhân đọc báo Chiến Sĩ Cộng Hoà có đăng bài: “Ngôi sao sa trường:

Thượng-sĩ-sữa Trần Minh, Thiên Thần U Minh Hạ”, bài báo thuật lại: Minh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Sau khi ra trường, Minh về phục vụ tại tiểu đoàn Ngạc Thần (tức Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 31, Sư đoàn 21 Bộ Binh) mà tiểu đoàn đang đồn trú tại Chương Thiện.

Quang nảy ra ý đi tìm người hùng bằng xương bằng thịt. Chú bé lóc cóc 12 tuổi, được Trần Minh ôm hôn, dẫn đi ăn phở, bánh cuốn, rồi thuật cho nghe về cuộc sống vui vẻ tại trường Thiếu Sinh Quân. Quang suýt xoa, ước mơ được vào học trường này. Qua cuộc giao tiếp ban đầu, Minh là một mẫu người anh hùng, trong ước mơ của Quang. Quang nghĩ: “Mình phải như anh Minh”.

Chiều hôm đó Quang thuật cho mẹ nghe cuộc gặp gỡ Trần Minh, rồi xin mẹ nộp đơn cho mình nhập học trường Thiếu Sinh Quân. Bà mẹ Quang không mấy vui vẻ, vì Quang là con một, mà nhập học Thiếu Sinh Quân, rồi sau này trở thành anh hùng như Trần Minh thì…nguy lắm.

Bà không đồng ý. Hôm sau bà gặp riêng Trần Minh, khóc xin Minh nói dối Quang rằng, muốn nhập học trường Thiếu Sinh Quân thì cha phải thuộc chủ lực quân, còn cha Quang là địa phương quân thì không được. Minh từ chối:

– Em không muốn nói dối cháu. Cháu là Quốc Gia Nghĩa Tử thì ưu tiên nhập học. Em nghĩ chị nên cho cháu vào trường Thiếu Sinh Quân, thì tương lai của cháu sẽ tốt đẹp hơn ở với gia đình, trong khuôn khổ nhỏ hẹp.

Huy Hiệu Thiếu Sinh Quân

Chiều hôm ấy Quang tìm đến Minh để nghe nói về đời sống trong trường Thiếu Sinh Quân. Đã không giúp bà Đức thì chớ, Minh còn đi cùng Quang tới nhà bà, hướng dẫn bà thủ tục xin cho Quang nhập trường. Thế rồi bà Đức đành phải chiều con. Bà đến phòng 3, tiểu khu Chương Thiện làm thủ tục cho con. Bà gặp may. Trong phòng 3 Tiểu Khu, có Trung Sĩ Nhất Cao Năng Hải, cũng là cựu Thiếu Sinh Quân. Hải lo làm tất cả mọi thủ tục giúp bà. Sợ bà đổi ý, thì mình sẽ mất thằng em dễ thương. Hải lên gặp Thiếu-tá Lê Minh Đảo, Tiểu Khu trưởng, trình bầy trường

hợp của Quang. Thiếu Tá Đảo soạn một văn thư, đính kèm đơn của bà Đức, xin bộ Tổng Tham Mưu dành ưu tiên cho Quang.

Tháng 8 năm 1968, Quang được giấy gọi nhập học trường Thiếu Sinh Quân, mà không phải thi. Bà Đức thân dẫn con đi Vũng Tàu trình diện. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Quang trở thành một Thiếu Sinh Quân Việt Nam.Trường Thiếu Sinh Quân

Trường Thiếu Sinh Quân – Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa – Vũng Tầu.

Quả thực trường Thiếu Sinh Quân là thiên đường của Quang. Quang có nhiều bạn cùng lứa tuổi, dư thừa chân khí, chạy nhảy vui đùa suốt ngày. Quang thích nhất những giờ huấn luyện tinh thần, những giờ học quân sự. Còn học văn hóa thì Quang lười, học sao đủ trả nợ thầy, không bị phạt là tốt rồi. Quang thích đá banh, và học Anh văn. Trong lớp, môn Anh văn, Quang luôn đứng đầu. Chỉ mới học hết đệ lục, mà Quang đã có thể đọc sách báo bằng tiếng Anh, nói truyện lưu loát với cố vấn Mỹ.

Giáo-sư Việt văn của Quang là thầy Phạm Văn Viết, người mà Quang mượn bóng dáng để thay thế người cha. Có lần thầy Viết giảng đến câu :

“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”

(Người ta sinh ra, ai mà không chết.

Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).

Quang thích hai câu này lắm, luôn miệng ngâm nga, rồi lại viết vào cuốn sổ tay.

Trong giờ học sử, cũng như giờ huấn luyện tinh thần, Quang được giảng chi tiết về các anh hùng : Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản, thánh tổ của Thiếu Sinh Quân, giết tươi Toa Đô trong trận Hàm Tử. Quang cực kỳ sùng kính Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, từ chối công danh, chịu chết cho toàn chính khí. Quang cũng khâm phục Nguyễn Biểu, khi đối diện với quân thù, không sợ hãi, lại còn tỏ ra khinh thường chúng. Ba nhân vật này ảnh hưởng vào Quang rất sâu, rất đậm.

Suốt các niên học từ 1969-1974, mỗi kỳ hè, được phép 2 tháng rưỡi về thăm nhà, cậu bé Thiếu Sinh Quân Vũ Tiến Quang tìm đến các đàn anh trấn đóng tại Chương Thiện để trình diện. Quang được các cựu Thiếu Sinh Quân dẫn đi chơi, cho ăn quà, kể truyện chiến trường cho nghe. Một số ông uống thuốc liều, cho Quang theo ra trận. Quang chiến đấu như một con sư tử.

Không ngờ mấy ông anh cưng cậu em út quá, mà gây ra một truyện động trời, đến nỗi bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam, bộ Tư-lệnh MACV cũng phải rởn da gà! Sau trở thành huyền thoại. Câu chuyện như thế này:

Hè 1972, mà quân sử Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, giữa lúc chiến trường toàn quốc sôi động. Bấy giờ Quang đã đỗ chứng chỉ 1 Bộ Binh. Được phép về thăm nhà, được các đàn anh cho ăn, và giảng những kinh nghiệm chiến trường, kinh nghiệm đời. Quang xin các anh cho theo ra trận. Mấy ông cựu Thiếu Sinh Quân, trăm ông như một, ông nào gan cũng to, mật cũng lớn, lại coi trời bằng vung. Yêu cậu em ngoan ngoãn, các ông chiều…cho Quang ra trận. Cuộc hành quân nào mấy ông cũng dẫn Quang theo.

Trong môt cuộc hành quân cấp sư đoàn, đánh vào vùng Hộ Phòng, thuộc Cà Mau. Đơn vị mà Quang theo là trung đội trinh sát của trung đoàn 31. Trung đội trưởng là một thiếu úy cựu Thiếu Sinh Quân. Hôm ấy, thông dịch viên cho cố vấn bị bệnh, Quang lại giỏi tiếng Anh, nên thiếu úy trung đội trưởng biệt phái Quang làm thông dịch viên cho cố vấn là thiếu úy Hummer.

Trực thăng vừa đổ quân xuống thì hiệu thính viên của Hummer trúng đạn chết ngay. Lập tức Quang thay thế anh ta. Nghĩa là mọi liên lạc vô tuyến, Hummer ra lệnh cho Quang, rồi Quang nói lại trong máy.

Trung đội tiến vào trong làng thì lọt trận điạ phục kích của trung đoàn chủ lực miền, tên trung đoàn U Minh. Trung đội bị một tiểu đoàn địch bao vây. Vừa giao tranh được mười phút thì Hummer bị thương. Là người can đảm, Hummer bảo Quang đừng báo cáo về Trung-tâm hành quân. Trận chiến kéo dài sang giờ thứ hai thì Hummer lại bị trúng đạn nữa, anh tử trận, thành ra không có ai liên lạc chỉ huy trực thăng võ trang yểm trợ. Kệ, Quang thay Hummer chỉ huy trực thăng võ trang. Vì được học địa hình, đọc bản đồ rất giỏi, Quang cứ tiếp tục ra lệnh cho trực thăng võ trang nã vào phòng tuyến địch, coi như Hummer còn sống. Bấy giờ quân hai bên gần như lẫn vào nhau, chỉ còn khoảng cách 20-30 thước.

Thông thường, tại các quân trường Hoa-kỳ cũng như Việt Nam, dạy rằng khi gọi pháo binh, không quân yểm trợ, thì chỉ xin bắn vào trận địa địch với khoảng cách quân mình 70 đến 100 thước. Nhưng thời điểm 1965-1975, các cựu Thiếu Sinh Quân trong khu 42 chiến thuật khi họp nhau để ăn uống, siết chặt tình thân hữu, đã đưa ra phương pháp táo bạo là xin bắn vào phòng tuyến địch, dù cách mình 20 thước. Quang đã được học phương pháp đó. Quang chỉ huy trực thăng võ trang nã vào trận địch, nhiều rocket (hoả tiễn nhỏ), đạn 155 ly nổ sát quân mình, làm những binh sĩ non gan kinh hoảng. Nhờ vậy, mà trận địch bị tê liệt.

Sau khi được giải vây, mọi người khám phá ra Quang lĩnh tới bẩy viên đạn mà không chết: trên mũ sắt có bốn vết đạn bắn hõm vào; hai viên khác trúng ngực, may nhờ có áo giáp, bằng không thì Quang đã ô-hô ai-tai rồi. Viên thứ bẩy trúng…chim. Viên đạn chỉ xớt qua, bằng không thì Quang thành thái giám.

Trung-tá J.F. Corter, cố vấn trưởng trung đoàn được trung đội trưởng trinh sát báo cáo Hummer tử trận lúc 11 giờ 15. Ông ngạc nhiên hỏi:

– Hummer chết lúc 11.15 giờ, mà tại sao tôi vẫn thấy y chỉ huy trực thăng, báo cáo cho đến lúc 17 giờ?

Vì được học kỹ về tinh thần trách nhiệm, Quang nói rằng mình là người lạm quyền, giả lệnh Hummer, thay Hummer chỉ huy. Quang xin lỗi Corter. Trung-tá J.F. Corter tưởng Quang là lính người lớn, đề nghị gắn huy chương Hoa Kỳ cho Quang. Bấy giờ mới lòi đuôi chuột ra rằng các ông cựu Thiếu Sinh Quân đã uống thuốc liều, cho thằng em sữa ra trận.

Đúng ra theo quân luật, mấy ông anh bị phạt nặng, Quang bị đưa ra tòa vì “Không có tư cách mà lại chỉ huy”. Nhưng các vị sĩ quan trong sư đoàn 21, trung đoàn 31 cũng như cố vấn đều là những người của chiến trường, tính tình phóng khoáng, nên câu truyện bỏ qua. Quang không được gắn huy chương, mà mấy ông anh cũng không bị phạt.

Hết hè, Quang trở về trường mang theo kỷ niệm chiến đấu cực đẹp trong đời cậu bé, mà cũng là kỷ niệm đẹp vô cùng của Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Câu truyện này trở thành huyền thoại. Huyền thoại này lan truyền mau lẹ khắp năm tỉnh của khu 42 chiến thuật : Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Chương Thiện. Quang trở thành người hùng lý tưởng của những thiếu nữ tuổi 15-17 !

Năm 1974, sau khi đỗ chứng chỉ 2 Bộ Binh, Quang ra trường, mang cấp bậc trung sĩ. Quang nộp đơn xin về sư đoàn 21 Bộ Binh. Quang được toại nguyện. Sư đoàn phân phối Quang về tiểu đoàn Ngạc Thần tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, tiểu đoàn của Trần Minh sáu năm trước. Thế là giấc mơ 6 năm trước của Quang đã thành sự thực.

Trung đoàn 31 Bộ Binh đóng tại Chương Thiện. Bấy giờ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tham mưu trưởng tiểu khu là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời. Cả hai đều là cựu Thiếu Sinh Quân. Đại-tá Cẩn là cựu Thiếu Sinh Quân cao niên nhất vùng Chương Thiện bấy giờ (36 tuổi). Các cựu Thiếu Sinh Quân trong tiểu đoàn 2-31 dẫn Quang đến trình diện anh hai Cẩn. Sau khi anh em gặp nhau, Cẩn đuổi tất các tùy tùng ra ngoài, để anh em tự do xả xú báp.

Cẩn bẹo tai Quang một cái, Quang đau quá nhăn mặt. Cẩn hỏi:

– Ê ! Quang, nghe nói mày lĩnh bẩy viên đạn mà không chết, thì mày thuộc loại mình đồng da sắt. Thế sao tao bẹo tai mày, mà mày cũng đau à?

– Dạ, đạn Việt-cộng thì không đau. Nhưng vuốt anh cấu thì đau.

– Móng tay tao, đâu phải vuốt?

– Dạ, người ta nói anh là cọp U Minh Thượng…Thì vuốt của anh phải sắc lắm.

– Hồi đó suýt chết, thế bây giờ ra trận mày có sợ không?

– Nếu khi ra trận anh sợ thì em mới sợ. Cái lò Thiếu Sinh Quân có bao giờ nặn ra một thằng nhát gan đâu ?

– Thằng này được. Thế mày đã trình diện anh Thời chưa?

– Dạ anh Thời-thẹo không có nhà.

Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời, tham mưu trưởng Tiểu-khu, uy quyền biết mấy, thế mà một trung sĩ 18 tuổi dám gọi cái tên húy thời thơ ấu ra, thì quả là một sự phạm thượng ghê gớm. Nhưng cả Thời lẫn Quang cùng là cựu Thiếu Sinh Quân thì lại là một sự thân mật. Sau đó anh em kéo nhau đi ăn trưa. Lớn, bé cười nói ồn ào, như không biết tới những người xung quanh.

Bấy giờ tin Trần Minh đã đền nợ nước tại giới tuyến miền Trung. Sự ra đi của người đàn anh, của người hùng lý tưởng làm Quang buồn không ít. Nhưng huyền thoại về Trần Minh lưu truyền, càng làm chính khí trong người Quang bừng bừng bốc lên.

Tại sư đoàn 21 Bộ Binh, tất cả các hạ sĩ quan cũng như các Thiếu Sinh Quân mới ra trường, thường chỉ được theo hành quân như một khinh binh. Đợi một vài tháng đã quen với chiến trường, rồi mới được chỉ định làm tiểu đội trưởng. Nhưng vừa trình diện, Quang được cử làm trung đội phó ngay, dù hầu hết các tiểu đội trưởng đều ở cấp trung sĩ, trung sĩ nhất, mà những người này đều vui lòng. Họ tuân lệnh Quang răm rắp!

Sáu tháng sau, đầu năm 1975 nhờ chiến công, Quang được thăng trung sĩ nhất, nhưng chưa đủ một năm thâm niên, nên chưa được gửi đi học sĩ quan. Quang trở thành nổi tiếng trong trận đánh ngày 1-2-1975, tại Thới Lai, Cờ Đỏ. Trong ngày hôm ấy, đơn vị của Quang chạm phải tiểu đoàn Tây Đô. Đây là một tiểu đoàn được thành lập từ năm 1945, do các sĩ quan Nhật Bản không muốn về nước, trốn lại Việt Nam huấn luyện.

Quang đã được Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn giảng về kinh nghiệm chiến trường:

“Tây Đô là tiểu đoàn cơ động của tỉnh Cần Thơ. Tiểu đoàn có truyền thống lâu đời, rất thiện chiến. Khi tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn chúng không hơn các đơn vị khác làm bao. Nhưng tác chiến cấp trung đội, chúng rất giỏi. Chiến thuật thông thường, chúng dàn ba tiểu đội ra, chỉ tiểu đội ở giữa là nổ súng. Nếu thắng thế, thì chúng bắn xối xả để uy hiếp tinh thần ta, rồi hai tiểu đội hai bên xung phong. Nếu yếu thế, thì chúng lui. Ta không biết, đuổi theo, thì sẽ dẫm phải mìn, rồi bị hai tiểu đội hai bên đánh ép. Vì vậy khi đối trận với chúng, phải im lặng không bắn trả, để chúng tưởng ta tê liệt. Khi chúng bắt đầu xung phong, thì dùng vũ khí cộng đồng nã vào giữa, cũng như hai bên. Thấy chúng chạy, thì tấn công hai bên, chứ đừng đuổi theo. Còn như chúng tiếp tục xung phong ta phải đợi chúng tới gần rồi mớí phản công”.

Bây giờ Quang có dịp áp dụng. Sau khi trực thăng vận đổ quân xuống. Cả đại đội của Quang bị địch pháo chụp lên đầu, đại liên bắn xối xả. Không một ai ngóc đầu dậy được. Nhờ pháo binh, trực thăng can thiệp, sau 15 phút đại đội đã tấn công vào trong làng. Vừa tới bìa làng, thiếu úy trung đội trưởng của Quang bị trúng đạn lật ngược. Quang thay thế chỉ huy trung đội.

Trung đội dàn ra thành một tuyến dài đến gần trăm mét. Đến đây, thì phi pháo không can thiệp được nữa, vì quân hai bên chỉ cách nhau có 100 mét, gần như lẫn vào nhau. Nhớ lại lời giảng của Cẩn, Quang ra lệnh im lặng, chỉ nổ súng khi thấy địch. Ngược lại ngay trước mặt Quang, khoảng 200 thước là một cái hầm lớn, ngay trước hầm hai khẩu đại liên không ngừng nhả đạn. Quang ghi nhận vị trí hai khẩu đại liên với hai khẩu B40 ra lệnh:

Xung Phong

” Lát nữa khi chúng xung phong thì dùng M79 diệt hai khẩu đại liên, B40, rồi hãy bắn trả “.

Sau gần 20 phút, thình lình địch xả súng bắn xối xả như mưa, như gió, rồi tiếng hô xung phong phát ra.

Chỉ chờ có thế, M79 của Quang khai pháo. Đại liên, B40 bị bắn tung lên, trong khi địch đang xung phong. Bấy giờ trung đội của Quang mới bắn trả. Chỉ một loạt đạn, toàn bộ phòng tuyến địch bị cắt. Quang ra lệnh xung phong. Tới căn hầm, binh sĩ không dám lại gần, vì bị lựu đạn từ trong ném ra. Quang ra lệnh cho hai khẩu đại liên bắn yểm trợ, rồi cho một khinh binh bò lại gần, tung vào trong một quả lựu đạn cay. Trong khi Quang hô:

-” Ra khỏi hầm, dơ tay lên đầu ! Bằng không lựu đạn sẽ ném vào trong.”

Cánh cửa hầm mở ra, mười tám người, nam có, nữ có, tay dơ lên đầu, ra khỏi hầm, lựu đạn cay làm nước mắt dàn dụa.

Đến đây trận chiến chấm dứt.

Thì ra 18 người đó là đảng bộ và ủy ban nhân dân của huyện châu thành Cần Thơ. Trong đó có viên huyện ủy và viên chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.

Sau trận này Quang được tuyên dương công trạng trước quân đội, được gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.

Anh Về Thủ Đô

Trong lễ chiến thắng giản dị, Quang được một nữ sinh trường Đoàn Thị Điểm quàng vòng hoa. Nữ sinh đó tên Nguyễn Hoàng Châu, 15 tuổi, học lớp đệ ngũ. Cho hay, anh hùng với giai nhân xưa nay thường dễ cảm nhau. Quang, Châu yêu nhau từ đấy. Họ viết thư cho nhau hàng ngày. Khi có dịp theo quân qua Cần Thơ, thế nào Quang cũng gặp Châu. Đôi khi Châu táo bạo, xuống Chương Thiện thăm Quang. Mẹ Quang biết truyện, bà lên Cần Thơ gặp cha mẹ Châu. Hai gia đình đính ước với nhau. Họ cùng đồng ý : Đợi năm tới, Quang xin học khóa sĩ quan đặc biệt, Châu 17 tuổi, thì cho cưới nhau.

Nhưng mối tình đó đã đi vào lịch sử…

Tình hình toàn quốc trong tháng 3, tháng 4 năm 1975 biến chuyển mau lẹ. Ban Mê Thuột bị mất, Quân Đoàn 2 rút lui khỏi Cao Nguyên, rồi Quân Đoàn 1 bỏ mất lãnh thổ. Rồi các sĩ quan bộ Tổng Tham Mưu được Hoa Kỳ bốc đi. Ngày 29-4, trung đội của Quang chỉ còn mười người.

Tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng bỏ ngũ về lo di tản gia đình. Quang vào bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện trình diện Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Cẩn an ủi :

-“Em đem mấy người thuộc quyền vào đây ở với anh.”

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, viên tướng mặt bánh đúc, đần độn Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng-hòa buông súng đầu hàng. Tất cả các đơn vị quân đội miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào, về sống với gia đình. Một vài đơn vị lẻ lẻ còn cầm cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị Dù tại Sài-gòn ngừng lúc 9 giờ 7 phút.

Đúng lúc đó tại Chương Thiện, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông đang chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của Cộng quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến. Các quận trưởng chán nản ra lệnh buông súng. Chỉ còn tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh:

“Dương Văn Minh lên làm Tổng-thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng Tư Lệnh. Hãy tiếp tục chiến đấu”.

Nhưng đến 12 giờ trưa, các đơn vị dần dần bị tràn ngập, vì quân ít, vì hết đạn vì mất tinh thần. Chỉ còn lại bộ chỉ huy tiểu khu. Trong bộ chỉ huy tiểu khu, có một đại đội địa phương quân cùng nhân viên bộ ham mưu. Đến 13 giờ, lựu đạn, đạn M79 hết. Tới 14 giờ 45, thì đạn hết, làn sóng Cộng quân tràn vào trong bộ chỉ huy. Cuối cùng chỉ còn một ổ kháng cự từ trong một hầm chiến đấu, nơi đó có khẩu đại liên. Một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm, tiếng súng im bặt. Quân Cộng Sản vào hầm lôi ra hai người. Một là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng và một trung sĩ mớí 19 tuổi. Trung sĩ đó tên là Vũ Tiến Quang.

Bấy giờ đúng 15 giờ.

Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên đại tá chính ủy của đơn vị có nhiệm vụ đánh tỉnh Chương Thiện hỏi:

-“Đ.M. Tại sao có lệnh đầu hàng, mà chúng mày không chịu tuân lệnh?

Đại Tá Cẩn trả lời bằng nụ cười nhạt.

Trung sĩ Quang chỉ Đại Tá Cẩn:

-“Thưa đại tá, tôi không biết có lệnh đầu hàng. Ví dù tôi biết, tôi cũng vẫn chiến đấu. Vì anh ấy là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Anh ra lệnh chiến đấu, thì tôi không thể cãi lệnh.”

Cộng quân thu nhặt xác chết trong, ngoài bộ chỉ huy tiểu khu. Viên chính ủy chỉ những xác chết nói với Đại Tá Cẩn:

-“Chúng mày là hai tên ngụy ác ôn nhất. Đ.M. Chúng mày sẽ phải đền tội.”

Đại Tá Cẩn vẫn không trả lời, vẫn cười nhạt. Trung sĩ Quang ngang tàng:

-“Đại tá có lý tưởng của đại tá, tôi có lý tưởng của tôi. Đại tá theo Karl Marx, theo Lénine; còn tôi, tôi theo vua Hùng, vua Trưng. Tôi tuy bại trận, nhưng tôi vẫn giữ lý tưởng của tôi. Tôi không gọi đại tá là tên Việt Cộng. Tại sao đại tá lại mày tao, văng tục với chúng tôi như bọn ăn cắp gà, phường trộm trâu vậy? Phải chăng đó ngôn ngữ của đảng Cộng-sản ?”

Viên đại tá rút súng kề vào đầu Quang:

-“Đ.M. Tao hỏi mày, bây giờ thì mày có chính nghĩa hay tao có chính nghĩa?”

-“Xưa nay súng đạn trong tay ai thì người đó có lý. Nhưng đối với tôi, tôi học trường Thiếu Sinh Quân, súng đạn là đồ chơi của tôi từ bé. Tôi không sợ súng đâu. Đại tá đừng dọa tôi vô ích. Tôi vẫn thấy tôi có chính nghĩa, còn đại tá không có chính nghĩa. Tôi là con cháu Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản mà.”

-“Đ.M. Mày có chịu nhận mày là tên ngụy không?”

-“Tôi có chính nghĩa thì tôi không thể là ngụy. Còn Cộng quân dùng súng giết dân mới là ngụy, là giặc cướp. Tôi nhất quyết giữ chính khí của tôi như Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, như Nguyễn Biểu.”

Quang cười ngạo nghễ:

-“Nếu đại tá có chính nghĩa tại sao đại tá lại dùng lời nói thô tục vớí tôi? Ừ! Muốn mày tao thì mày tao. Đ.M. tên Cộng Sản ác ôn! Nếu tao thắng, tao dí súng vào thái dương mày rồi hỏi: “Đ.M.Mày có nhận mày là tên Việt Cộng không? Thì mày trả lời sao?”

Một tiếng nổ nhỏ, Quang ngã bật ngửa, óc phọt ra khỏi đầu, nhưng trên môi người thiếu niên còn nở nụ cười. Tôi không có mặt tại chỗ, thành ra không mường tượng ý nghĩa nụ cười đó là nụ cười gì? Độc giả của tôi vốn thông minh, thử đoán xem nụ cưòi đó mang ý nghĩa nào? Nụ cười hối hận ? Nụ cười ngạo nghễ? Nụ cười khinh bỉ? Hay nụ cười thỏa mãn?

Ghi chú :

Nhân chứng quan trọng nhất, chứng kiến tận mắt cái chết của Vũ Tiến Quang thuật cho tác giả nghe là cô Vũ Thị Quỳnh Chi. Cô là em ruột của Quang, nhỏ hơn Quang 4 tuổi. Lúc anh cô bị giết, cô mới 15 tuổi (cô sinh năm 1960). Hiện (1999) cô là phu nhân của bác sĩ Jean Marc Bodoret, học trò của tôi, cư trú tại Marseille.

Cái lúc mà Quang ngã xuống, thì trong đám đông dân chúng tò mò đứng xem có tiếng một thiếu nữ thét lên như xé không gian, rồi cô rẽ những người xung quanh tiến ra ôm lấy xác Quang. Thiếu nữ đó là Nguyễn Hoàng Châu.

Em gái Quang là Vũ thị Quỳnh Chi đã thuê được chiếc xe ba bánh. Cô cùng Nguyễn Hoàng Châu ôm xác Quang bỏ lên xe, rồi bọc xác Quang bằng cái Poncho, đem chôn.

Chôn Quang xong, Châu từ biệt Quỳnh Chi, trở về Cần Thơ. Nhưng ba ngày sau, vào một buổi sáng sớm Quỳnh-Chi đem vàng hương, thực phẩm ra cúng mộ anh, thì thấy Châu trong bộ y phục trắng của nữ sinh, chết gục bên cạnh. Mặt Châu vẫn tươi, vẫn đẹp như lúc sống. Đích thân Quỳnh Chi dùng mai, đào hố chôn Châu cạnh mộ Quang.

Năm 1998, tôi có dịp công tác y khoa trong đoàn Liên Hiệp các viện bào chế Châu Âu (CEP=Coopérative Européenne Pharmaceutique) , tôi đem J.M Bodoret cùng đi, Quỳnh Chi xin được tháp tùng chồng. Lợi dụng thời gian nghỉ công tác 4 ngày, từ Sài-gòn, chúng tôi thuê xe đi Chương Thiện, tìm lại ngôi mộ Quang-Châu. Ngôi mộ thuộc loại vùi nông một nấm dãi dầu nắng mưa, cỏ hoa trải 22 năm, rất khó mà biết đó là ngôi mộ. Nhưng Quỳnh-Chi có trí nhớ tốt. Cô đã tìm ra. Cô khóc như mưa, như gió, khóc đến sưng mắt.

Quỳnh-Chi xin phép cải táng, nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, cuối cùng có tiền thì mua tiên cũng được. Giấy phép có. Quỳnh-Chi cải táng mộ Quang-Châu đem về Kiên Hưng, chôn cạnh mộ của ông Vũ Tiến Đức. Quỳnh-Chi muốn bỏ hài cốt Quang, Châu vào hai cái tiểu khác nhau. Tôi là người lãng mạn. Tôi đề nghị xếp hai bộ

xương chung với nhau vào trong một cái hòm. Bodoret hoan hô ý kiến của sư phụ.

Ngôi mộ của ông Đức, của Quang-Châu xây xong. Tôi cho khắc trên miếng đồng hàng chữ:

“Nơi đây AET Vũ Tiến Quang, 19 tuổi,

An giấc ngàn thu cùng Vợ là Nguyễn Hoàng Châu

Nở nụ cười thỏa mãn vì thực hiện được giấc mộng”

Giấc mộng của Quang mà tôi muốn nói, là: được nhập học trường Thiếu Sinh Quân, rồi trở thành anh hùng. Giấc mộng của Châu là được chết, được chôn chung với người yêu. Nhưng người ta có thể hiểu rằng: Quang thỏa mãn nở nụ cười vì mối tình trọn vẹn.

Thiếu Sinh Quân 2

Trường Sơn – Sưu Tầm

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
Paris, ngày 13 tháng 4 năm 1999.

No comments:

Post a Comment