Monday, February 5, 2018

LỊCH TÀU CÓ NGUỒN GỐC TỪ LỊCH VẠN NIÊN VIỆT (Tết Nguyên Đán của Ta hay Tàu?)
LỊCH TÀU CÓ NGUỒN GỐC
TỪ LỊCH VẠN NIÊN VIỆT 
(Tết Nguyên Đán của Ta hay Tàu?)

Từ lâu người Trung Hoa thường hay chôm Credit ngân hàng văn hóa và trí tuệ Việt Nam chúng ta để bổ xung văn hóa Trung Hoa.
1. Tử Cấm Thành là một kiến trúc rất độc đáo, niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa, là chứng tích huy hoàng cho một thời phong kiến và là dấu ấn quyền lực của các vị hoàng đế Trung Quốc. Thế nhưng do kiến trúc sư Nguyễn An (1381-1453), người VN là trưởng công trình chỉ huy việc xây dựng tử cấm thành. Khám phá ra việc này từ những nhà nghiên cứu người Đức. Xin mời mời xem Video Clip nói về việc này bằng tiếng Đức có phụ đề Việt ngữ.
2. Ông tổ súng Thần Cơ của người Trung Hoa cũng là người VN. Trong “Vân Đài loại ngữ”, Lê Quý Đôn nhắc đến một tình tiết: “quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”.Súng thần cơ của Nguyên Trừng, là một súng lớn có đầy đủ các bộ phận cơ bản của loại súng thần công ở những thế kỷ sau này. Nòng súng là một ống đúc bằng sắt hoặc bằng đồng. Hồ Nguyên Trừng đặc biệt cho chế tạo nhiều loại thần cơ lớn gọi là “thần cơ pháo”.
Thần cơ pháo thực chất là cỡ lớn được đặt cố định trên thành hoặc trên xe kéo cơ động. Quân Minh bao phen kinh hoàng về loại súng này mà không hiểu nổi. Nhưng cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại và không được dân ủng hộ, trong lúc quân giặc giương cao cờ “phù Trần diệt Hồ”. Giặc Minh bắt được nhiều súng thần cơ, bắt được cả nhà sáng chế ra nó.

Nên nhớ lại rằng vào thời Hồ Nguyên Trừng, thế giới còn đang thai nghén về súng đại bác thì chúng ta càng tự hào về những sáng chế của ông.
3. Âm lịch của người Trung Hoa là một phó bản từ Âm lich vạn niên của người Việt cổ. Từ lịch vạn niên của người Việt mới biết được ngày Tết Nguyên Đán của chúng ta được tính theo Việt lịch hoàn toàn khác với lịch Tàu.


Chúng ta cần rõ tinh tường 
Lịch ta có gốc bắt nguồn từ đâu? 
Lịch Vạn Niên Việt có lâu 
Trống đồng Ngọc Lũ khắc câu trả lời:

"Đông Sơn - Vũ Đế khác đời"
Lịch tàu lấy Kiến Dần soi định hình 
Tết NGUYÊN ĐÁN... Tết của mình
Không dây với tết Bắc kinh bọn tàu! 

Cộng trung đừng tuyên truyền bừa
Dân đen chẳng biết bị lừa quàng xiên! 
Lịch tàu kế thừa Vạn Niên 
Đó là phó bản uyên nguyên giải trình! 

Tết ngày xum họp gia đình 
Rước Ông Bà chút nghĩa tình cháu con
Tết Cha tết Mẹ cho tròn
Tết Thầy sau rốt là xong ba ngày! 

Ngày xuân kể chuyện người tài
Việt Nam xưa có thua ai... ??? tàu phù!!! 
Tử Cấm Thành hoạch định trù
NGUYỄN AN là Kiến Trúc Sư công trình! 

Một tòa thành quách lung linh 
Tự hào Việt tộc sản sinh nhân tài
Tàu phù có muốn chối bai
Nước Đức còn giữ văn bài Nguyễn An

Hồ Nguyên Trừng chế súng thần
Gọi Thần cơ pháo vô vàn uy danh
Nhà Hồ bại trận nhà Minh 
Ông được trọng dụng thành Tả Thị Lang! 

Việt Nam đã có thần công
Thế giới đại bác trong vòng nghén thai
Việt Nam đáng tự hào thay
Phát minh rất sớm qua tay tàu phù!!! 

Ngày xuân kể việc đời xưa
Để con cháu biết kẻ thù bắc phương 
Để không lạc lối lầm đường 
Nghe tàu xuyên tạc quên ơn Vua Hùng!!! 

Quên mình con cháu Tiên Rồng
Quỳ dâng đất nước non sông cho tàu! 
Quên bao xương máu đồng bào
Thắm từng tấc đất ngọn rau ta dùng!!!
(Thi sĩ Trần Tố Ngọc)
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ ÂM LỊCH VIỆT


Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ , các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lịch vạn niên của người Việt. Lịch cổ truyền của người Trung Hoa “kiến Dần”, lấy tháng Giêng – tháng Dần – là chính sóc (sóc = ngày đầu năm mới) và hầu hết các sách báo hiện nay trong nước đều cho rắng âm lịch mà chúng ta đang sử dụng bắt nguồn từ lịch "kiến Dần" của người Hoa. Đó là một điều sai lầm tai hại về Âm lịch Việt và Âm lịch Tàu. Các nghiên cứu về Âm lịch Việt có trên mặt trống đồng Đông Sơn, đã phá bõ được các luận điệu của các sử gia Hán tộc, cho rằng nguồn gốc âm lịch của VN bắt nguồn từ thời Hán Vũ đế (140 TCN), còn gọi là lịch "kiến Dần". Trống đồng Ngọc Lũ của VN đã hiện diện trước thời Hán Vũ Đế rất xa.
Thật hãnh diện cho Việt tộc chúng ta trong thời ban sơ đã phát minh được một Âm lịch vạn niên cho người Việt. Xem ý nghĩa những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ

Tết Nguyên Đán của Việt Nam hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam
Ngày Tết là dịp để mọi người hân hoan chúc cho nhau những điều tốt lành nhất cho năm mới và bỏ qua hết những xích mích đã làm mất lòng nhau trong năm cũ. Ai ai cũng đều tay bắt mặt mừng và dành nhiều thì giờ đến thăm họ hàng, bạn bè, và bà con lối xóm. Ngày Tết còn là ngày khởi đầu cho một hy vọng mới, một cố gắng mới, và một cuộc đời mới trong tương lai.
Ngày Tết cũng là ngày đoàn tụ. Người đi làm ăn xa xôi đến mấy cũng cố trở về quê, tức là nơi mình được sinh ra hay quê quán của cha mẹ, để ăn Tết và cúng tổ tiên cùng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, và bà con lối xóm. Mọi người đều nghỉ ngơi và ăn chơi cho bỏ những ngày làm lụng vất vả. Những phong tục truyền thống của ngày Tết, làm sống lại Việt Tình qua cách "tế giao" để có sự hoà hợp với Trời Đất trước bàn thờ Tổ tiên.
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn


Những ai còn mang trong người dòng máu Lạc Hồng xìn hãy cùng nhau giử gìn Hồn Việt, giử gìn Văn Hoá truyền thống Việt và cần phải phân biệt cái nào là bản sắc văn hoá Việt và cái nào là của Tàu, yêu nước không chỉ đơn thuần bằng những tuyên ngôn nẩy lửa, bằng những lời nói dao to búa lớn trên các mạng xã hội, mà phải biết tự hào mình là người Việt, là con cháu Hùng Vương đích thực. Người giao chỉ không phài là người Tàu. Để xóa nguồn gốc Việt tộc, Ban Tuyên Huấn đảng csVN đã phái tên sư quốc doanh Thích Chân Quang đi thuyết giảng nhiều nơi trên đất nước VN, những bài giảng điên đảo thị phi về nguồn gốc Lạc Việt, tên sư trọc nầy đang ra sức bóp méo về nguồn gốc Lạc Việt của người Việt cổ và còn phạm thượng đến Thần tướng Lý Thường Kiệt, cho rằng việc LTK đem quân đánh Tống là HỔN, xem:

Cuối năm 2017 đảng cho tên PGS.TS Bùi Hiền trình làng một bộ chử tiếng Việt cải tiến làm mẹ VN phải cau mài và dư luận nổi sóng. Một âm mưu thâm độc để chuẩn bị cho việc sát nhập vào Đại Hán.
Thích Chân Quang và PGS.TS Bùi Hiền là con cháu Lê Chiêu Thống đang thi hành chiến lược của Thiên Triều trên mặt trận Văn Hóa để chuẩn bị cho việc sát nhập VN vào Tàu, mà tên TBT bán nước Lê Khả Phiêu đã ký vào Hiệp Định Thành Đô năm 1990. Tên Thích Chân Quang thì chứng minh VN là em và Tàu là anh, nếu đem quân sang đánh Tàu tức là hổn, đây là một âm mưu thâm độc nhằm giết chết truyền thống chống Bắc phương của tổ tiên, đưa vào tâm thức nhân dân tư tưởng thần phục Đại Hán, Còn tên Bùi Hiền thì tính xóa toàn bộ chử quốc ngữ để thay bằng thứ tiếng Việt mà y gọi là cải tiến? nhưng thực chất thì để đồng hóa tiếng Việt với tiếng Tàu. Đảng bán nước cộng sản đang từng bước đưa Việt tộc vào mắt xích của Đại hán. Đảng csVN đã bán nước, bán luôn HỒN VIỆT một cách vô tội vạ để mua lòng Đại Hán về ngôi vị thái thú nước nam mặc kệ tương lai của Việt tộc.
Chúng ta những ai còn lưu tâm tới sự sống còn của đất nước thì phải luôn nhớ tới: tiếng Việt còn, nước Việt còn " nước Việt có minh châu trời đông hay không còn tùy thuộc vào việc biết giử gìn tiếng Việt trong sáng, nó sẽ là động cơ thúc đẩy con cháu chúng ta nối gót tiền nhân quyết tâm đòi lại đất nước. Như thế, dân tộc ta mới có đủ điều kiện phát huy truyền thống văn hóa Việt không đượm màu sắc ngoại lai theo kiểu cộng sản. Thế nên chúng ta phải biết cái nào là cái của TA và cái nào là của TÀU.
Bùi Hiền là vật tế thần 
Lão không ngu... chẳng tâm thần thế ni! 
Gọi Bùi phản động không sai
Tình báo trung cộng được gài thật sâu!

Đảng cộng bán nước cúi đầu 
Giao đất chưa hẳn phai màu Việt Nam 
Phải diệt quốc ngữ nước Nam
Cộng trung mới chiếm giang san vẹn toàn!

Bốn ngàn năm Văn hóa còn
Ngàn năm đô hộ chẳng đồng hóa ta! 
Vì ta có ngôn ngữ nhà
Hội nhập thế giới tiếng là Việt Nam!
( trích TIẾNG TA CÒN , NƯỚC TA CÒN của Thi sĩ Trần Tố Ngọc)

Hơn bao giờ hết, nếu bạn là người Việt chân chính, đang thao thức vì vận nước, thân phận của Việt tộc trước nạn Hán hoá, xin hãy tìm hiểu thật nhiều về văn hóa và lịch sử của Việt tộc, như thế chúng ta mới có thể tự hào là người Việt một dân tộc văn minh trước dân Đại Hán, hơn hẳn Đại Hán về nhiều mặt. Đánh Tàu không những ở chiến trường để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ mà chúng ta còn phài đánh chúng trên mặt trận văn hóa để tách cái TA trong cái TÀU, rồi đưa tất cả cái nào là của ta trở về lại đúng vị trí của nó, đừng để bị các sử gia Trung Hoa lừa phỉnh bôi bác về mặt sử liệu cũng như một số vấn đề mà người Tàu đang giấu diếm như người viết đã trình bày phía trên. Từ đây, chúng ta có thể nói thẳng với quân xâm lược Bắc phương :"Hoàng Sa Và Trường Sa là của VN" chứ không phải của Tàu và Tết Nguyên Đán là phong tục có từ lâu đời và được tính theo Âm Lịch Việt.
Xin mời xem tiếp nơi:
ĐỌC THÊM:
1.Trống đồng Ngọc Lũ 
2.Ý nghĩa những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ
3.Chùm ảnh trống đồng Đông Sơn
Bichthuy Ly 18.1.2018
http://vothilinh.blogspot.com/2018/01/lich-tau-co-nguon-goc-tu-lich-van-nien.htmlnoreply@blogger.com (Kim Anh Le)0tag:blogger.com,1999:blog-6891472580813346961.post-3685011142982478161Tue, 16 Jan 2018 20:16:00 +00002018-01-16T12:16:47.101-08:00NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA ( Cảnh đó người đây luống đoạn trường)
NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
( Cảnh đó người đây luống đoạn trường)

Hồi tưởng lại cảnh củ Nghĩa Trang Quân Đội VNCH làm tôi chợt nhớ tới tuyệt tác " Thăng Long thành hoài cổ" của bà Huyện Thanh Quan:
"Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đó người đây luống đoạn trường!".

Bà Huyện Thanh Quan đã nhớ về Thăng Long xưa mà luống đoạn trường cũng giống như người Chàm nhớ về Đồ Bàn xưa của triều đại vua Chế Bồng Nga...
Đồ Bàn miền Trung đường về đây... 
Máu như loang thắm chưa phai dấu 
xương trắng sâu vùi khí hờn căm...khó tan. 
Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp ! 
Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga... 
Người xưa đâu ?
( hận Đồ Bàn của Xuân Tiên)

Mặc dù Thăng Long thành , kinh đô VN (1010) có từ thời Lý Công Uẩn. Khi Nguyễn Ánh Gia Long lên ngôi và dời đô về Huế. Từ đó, Thăng Long một công trình kiến trúc được xây dựng trong thời Lý Công Uẩn, tuy còn đó nhưng chỉ còn trong ký ức của những người thương mến Thăng Long thành. Và đó cũng là ý chính trong tác phẩm của bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), được người viết mượn để diển tả nổi lòng của những người lính VNCH may mắn thoát khỏi lằn đạn ngoài chiến trường và vượt qua được những năm tháng trong lao tù cộng sản. Mổi khi lục lọi trong túi ký ức tìm lại những hình ảnh của một nghĩa trang lớn nhất của quân đội ngày xưa, nơi an nghỉ của đũ mọi cấp bậc trong các quân binh chủng của VNCH từ Đại tướng Đổ Cao Trí cho tới anh binh nhì...nơi mà người lính thường đùa gọi đó là vùng 5 chiến thuật. Hình ảnh của bức tượng "Thương Tiếc" là một huyền thoại mà bất cứ cấp bậc nào trong QL.VNCH đều biết đến. NTBH là một nghĩa trang có lối kiến trúc rất thanh lịch và đẹp. Mời xem những hình ảnh của NTBH trước khi bị cộng sản làm hư hại một số công trình kiến trúc: http://www.flickriver.com/…/1347648…/sets/72157622616552530/
Nay tạo hóa đã gây ra cuộc hí trường ngày 30.4.1975 .... bức tượng Thương Tiếc bị cộng quân phá hoại ngay từ giờ phút đầu chiếm miền nam. Đến nay thắm thoát mấy tinh sương, người chiến binh xưa nhìn cảnh củ mà thắt ruột và cau mặt với sự tang thương ngày nay tại nghĩa trang QĐVNCH tại Biên Hòa.

Quân, cán chính VNCH còn sống sau cuộc chiến, ngày nay nhìn cảnh vật tang thương tại NTBH cũng ngâm ngùi không kém bà Huyện Thanh Quan nhìn dấu xưa xe ngựa của Thăng Long thành. Nghĩa trang Biên Hòa nay là Nghĩa Trang ND Bình An hoang tàn với cổng kính cao tường, ra vào phải qua sự kiểm soát chặt chẻ bởi an ninh cộng sản. Không một ai trong chúng ta mà không đoạn trường khi thấy những mộ phần của đồng đội mình bị hư hại với thới gian,rất trầm trọng. Nên biết, quan khách đến thăm viếng NTQĐ-BH trước 1975 ra vào tự do, không có cổng và hàng rào ngăn cách giửa người chết và người sống. Hôm nay phe gọi là " Thắng Cuộc " lắp đặt một cổng vào nghĩa trang và ngăn cấm thân nhân người của các tử sĩ an nghỉ nơi đây đến thăm viếng và trùng tu các mộ phần của con em mình gần 3 thập niên từ sau khi chiếm được miền nam.

Người cộng sản tới nay vẩn còn giử quan niệm thù nghịch và luôn tìm cách phá hoại các truyền thống đạo lý Việt tộc về tín ngưỡng tâm linh, có phải dây là bản chất thật của những con người tam vô? nhân bản, văn hóa đỉnh cao của bên gọi là " Thắng Cuộc " thật tuyệt vời trong cung cách ứng xử kém văn minh với những thân nhân của các tử sĩ VNCH! Thế mà tên Thứ trưởng VC Nguyễn Thanh Sơn cứ phát loa ê a hàng ngày về việc Hòa Giải với người Việt Quốc Gia, ai có thể nghe được những gì cộng sản nói và làm? Thế hệ HCM ngày hôm nay vẩn là nòi giống di truyền của loài vượn Pắc Pó, càng không khác gì lúc sinh thời của vượn chúa HCM, vẩn man rợ, xảo trá, lộng ngôn... vốn dỉ là nền tảng căn bản của giai cấp vô sản. 

Tà quyền cộng sản thường mị dân với cụm từ Độc lập, Tự Do, Hạnh Phúc , một thứ bản sao từ ác bá Hồ chí Minh đã dùng trong bản tuyên ngôn độc lập mà y đã đọc khi xuất hiện lần đầu trước nhân dân Hà Nội vào ngày 2.9.1945, cụm từ đó cũng được ghi trong tờ khai sinh nước VNDCCH và các văn tự hành chánh. Nhìn vào chòi gác của an ninh cộng sản ngay trước cổng nghĩa trang Bình An để có thể mường tượng được thế nào là tự do, dân chủ, hạnh phúc của chế độ do người cs cầm quyền, những ngôn từ hoàn toàn mị dân mà người cs dùng để rêu rao qua loa phường, trên hệ thống truyền thanh truyền hình và 800 tờ báo của bọn văn nô chế độ đã lập đi lập lại hàng ngày hơn 4 thập niên, thật tởm lợm!
Hạnh phúc và tự do mà người cộng sản nói sẽ phải gởi lại cho an ninh tạm giử nơi cổng vào rồi mới được đi vào thăm hay thắp nhang cho các phần một tử sĩ VNCH. Nghĩa trang ND Bình An ( tên mới của NTQĐ-BH) ngày nay không còn là nơi tôn nghiêm đúng nghĩa của một nghĩa trang, giờ đây là nơi rất nhộn nhịp cho việc thương mại chính trị mà đám đầu lĩnh Ba Đình dùng để ngả giá với người Việt tự Do Hải Ngoại và phía Hoa Kỳ. Ngoài ra VC còn dùng nơi này để làm tiền trong việc thầu làm các mộ phần cho tử sĩ VNCH. Bọn tà quyền cộng sản nghiêm cấm tất cả mọi sự trùng tu của các thân nhân và các hội cựu quân nhân VNCH, chúng thầu độc quyền từ A-Z việc trùng tu mộ phần của các tử sĩ VNCH theo đồ án xây dựng, nguyên liệu và điều động nhân sự của chúng. Trong khi đó, các nghĩa trang khác chúng cho tư nhân thầu và thân nhân có quyền xây dựng theo các đề nghị của thân nhân người quá cố. http://cphaco.vn/…/mo…/nghia-trang-binh-duong-mo-phan-khu-b/.
Rất may mắn những mộ phần của tử sĩ VNCH tại NTBH được các đồng đội sinh sống ở hải ngoại, trong tình huynh đệ chi binh đã chung góp tài vật và gởi về VN chỉnh trang lại di tích lịch sử duy nhất trong cuộc chiến Quốc Cộng trước 1975. Theo nguồn tin từ Hội Cựu VAF và FVAFA ( Liên Hội Cựu Quân Nhân) cho biết, trên phân nửa ngôi mộ trong NTBH đã được tu bổ tái thiết sơn phết, và với nhiều triển vọng là các phần mộ còn lại sẽ được chỉnh trang và hoàn thành trong năm 2018. Đây là một tin mừng cho Quân, Cán, Chính và hậu duệ VNCH trong và ngoài nước. Công việc trùng tu NTBH vẩn tiếp tục với những công trình xây dựng nằm trong khu vực nghĩa trang trước đây, mà một số khác đã bị phá hủy bởi bầy sâu được ngụy trang bằng chiếc áo khoát và cái mặt nạ " Giải Phóng Miền Nam".

Nền cũ NTBH vẩn trơ gan cùng tuế nguyệt, cảnh đó hồn tử sĩ còn đây nhưng người dân miền nam khi tới thăm viếng nơi này, không khỏi chạnh lòng về cách hành xử kém văn minh và mọi rợ của bên " thắng cuộc". Nói như nhạc sĩ Trần Đức Lập, đảng cs là "Một bầy sâu phá làng thối xóm" chúng đang đục ruỗng cả quê hương.
Nhân dân VN muốn có một bửa còm lành.... muốn dân ta sống để thu hoạch trên các cánh đồng xanh phì nhiều thì phải biết chung tay tìm một liều thuốc diệt sâu thật mạnh, để sớm nhanh chóng trừ bầy sâu csVN, từ đó mới đẹp trời quê hương VN và minh châu trời đông.
Để kết thúc bài viết này người lính già xa quê hương mong sao các lãnh tụ các tôn giáo đang còn hiện diện trong nước, xin quí vị hãy cố gắng tạo điều kiện trong thời gian thích hợp nào đó, đến đây để cầu nguyện cho các hương linh của tử sĩ VNCH, công đức của quí vị chắc chắn sẽ được ghi nhận và tri ân. Đây là một việc làm rất ý nghĩa, nhưng tiếc rằng 43 năm qua không thấy bóng dáng của bất cứ một tôn giáo nào đến đây để làm lễ cầu hồn cho những người trẻ đã hy sinh để bảo vệ cho toàn dân miền nam được sống trong một xã hội tự do, thanh bình, ấm no, hạnh phúc đúng nghĩa. Ước ao này rất mong được quí vị lãnh đạo các tôn giáo lưu tâm, thành thật cảm ơn.
Người lính già xa quê hương
Trinh Khanh Tuan 16.1.2018
XIN MỘT LẦN ĐẾN ĐÂY ĐỂ SƯỞI ẤM HỒN TỬ SĨ TRONG DỊP XUÂN VỀ
XIN MỘT LẦN ĐẾN ĐÂY ĐỂ SƯỞI ẤM  
HỒN TỬ SĨ TRONG DỊP XUÂN VỀ


Hoa Kỳ khi cuộc nội chiến kết thúc, tử sĩ của cả hai miền đều được an nghỉ bên nhau tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở thủ đô Washington DC. Mỗi năm có gần 4 triệu người Mỹ đến viếng Arlington với lòng thành kính biết ơn những người đã nằm xuống cho đất nước đứng lên. Họ hoàn toàn không phân biệt tử sĩ là người của quân đội miền Nam hay miền Bắc. Nhưng  tại VN sau ngày 30.4.1975  là khởi điểm của những sự trả thù, cướp bóc, trù dập lên quân dân miền nam rất hô bỉ và tàn độc của phe gọi là " Thắng Cuộc " , đám người hèn hạ phi nhân này chẳng những phân biệt đối xử với người còn sống mà con kỳ thị luôn với những tử sĩ VNCH đã an nghỉ tại nghĩa trang quân đội VNCH ở Biên Hòa. Sau khi cướp được miền nam, những người thắng cuộc đã ra lệnh cấm những người có thân nhân đã được chôn cất tại đây, không được thăm viếng hay vào thắp nhang, lệnh này kéo dài trên 3 thập niên kể từ tháng 4/75 đến cuối thập niên 90 (t.k 20). 

Chúng tôi, những hậu duệ viết bài này với một ước mong là đánh động sự lưu tâm của cựu chiến sĩ,  hậu duệ và các công dân VNCH đang còn sống ở quê nhà về việc thăm viếng dù là một lần, để thắp một nén nhang cho những  tử sĩ VNCH đang còn nằm lại nơi đây và nếu có khả năng nhiều hơn nửa xin hãy tiếp tay với các hội cựu quân nhân VNCH hải ngoại để hoàn thành dự án " Tử Sĩ Trở Về" do người Việt Hải Ngoại thực hiện việc trùng tu các  ngôi mộ tại nghĩa trang này từ nhiều năm qua. Chương trình này dụ trù hoàn thành 100% các ngôi mộ xuống cấp  nội trong năm 2018. Tính tới tháng 5.2017 dự án đã xúc tiến trùng tu hơn 1/2 ( khoảng 7000) số ngôi mộ tại đây,  các ngôi mộ được trùng tu đến nay chắc đã vượt trên con số này rất nhiều, công việc vẩn tiếp tục tiến hành để hoàn thành các mộ phần còn lại nội trong năm 2018 này. Đây cũng là tin vui cho hàng ngũ VNCH của chúng ta trong và ngoài nước. Chi phí cho một ngôi mộ được trùng tu là 60 US đô la, rất cần sự tiếp tay chung của các công dân VNCH dù trong hay ngoài nước. 

Các chi phiếu xin gởi về:
FVAFA ( Liên Hội Cựu Quân Nhân)
Địa chì 1460 Tully Rd, # 601
San Jose, CA.95122
(Trùng tu mộ tử sĩ)

Dù không có khả năng giúp trực tiếp trong việc trùng tu mộ tử sĩ,  cũng xin hãy một lần đến đây thắp một nén hương, nhổ một cọng cỏ dại đang bám quanh mộ...Nghĩa cử cao cả này của quí vị sẽ làm tăng thêm sự ấm áp cho hồn tử sĩ VNCH trong dịp đầu năm Nhâm Tuất 2018, từ lâu đã bị phe thắng cuộc cản trở ngăn cấm.


TỤC TẢO MỘ NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT

Ở miền nam VN trước khi người bị cộng sản cưởng chiếm, vào những dịp Tết nguyên đán đến hay  dịp xuân về, thường hay có tục đi Tảo mộ và phong tục đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của miền nam VN. Đó cũng là dịp thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”. Như chúng ta biết “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” đó là ý nghĩa về sự hưng thịnh, khi biết đến nguồn gốc của gia tộc mình. Việc tảo mộ còn nói lên được ý nghĩa sâu sắc của câu ca dao:

Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.

Thế nên ai còn tụ hào là con dân VNCH, xin hãy một lần đến đây để thăm viếng hay thắp nén hương nhớ đến sự hy sinh của cha ông ta đã nằm xuống cho lý tưởng Tổ Quốc Danh Dự và Trách Nhiệm cho hạnh phúc của nhân dân miền nam.

Ý NGHĨA VIỆC TẢO MỘ

Theo quan niệm của ông bà, chính trong thời khắc thiêng liêng của sự giao mùa này, con người có thể hợp nhất với thiên nhiên, được lắng nghe từng hơi xuân len vào mạch sống và cảm ứng được với tổ tiên, những người đã khuất. Việc ăn Tết do vậy, không chỉ phản ánh mối tương quan xã hội, giữa những người còn sống với nhau mà còn là bổn phận của con cháu đối với ông bà khuất mặt.Tảo mộ là dịp con cháu đến chăm sóc mộ phần, một nét đẹp văn hoá thường được người dân Việt chú ý coi trọng, gìn giữ từ bao đời nay.

Cho dù là người thuộc tín ngưỡng tôn giáo nào, giàu hay nghèo, ở nông thôn hay thành thị thì ngày Tết trong mỗi nhà, đều được quét dọn gọn gàng, sạch sẽ và được trang hoàng khác hẳn ngày thường. Tươm tất nhất là trên bàn thờ gia tiên. Mâm ngũ quả, bánh trái, rượu mứt… được bày ngay ngắn, đẹp mắt. Bằng cả tấm lòng thành kính của mình, mỗi gia đình sẽ trọng thể đón rước ông bà về sum họp, ăn Tết. Nhưng trước khi trang hoàng nhà cửa, bày đặt bàn thờ chu đáo như vậy thì mọi nhà đều tổ chức đi tảo mộ. Đó là nét văn hóa về tín ngưởng tâm linh một truyền thống  của Việt tộc có từ ngàn xưa , vì người Việt tin rằng, khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ tù trong nhà đến nơi an nghỉ của ông bà, người thân.

Thời gian tảo mộ rầm rộ nhất là từ 20 đến 25 tháng Chạp cho đến hết năm, tùy theo điều kiện thời gian của mỗi gia đình.

Với người Việt thì việc tảo mộ chủ yếu vẫn được tiến hành vào dịp cuối tháng 12 âm lịch, với quan niệm là sửa sang mộ phần, đón người quá cố về ăn tết. Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ. 


VIỆC CHỈNH TRANG CÁC PHẦN MỘ TỬ SĨ VNCH

Trong thập niên 1990, những người tù cải tạo rời khỏi Việt Nam để đi định cư tại Mỹ. Khi họ trở về thăm quê hương, không ít người, bằng cách này hay cách khác, đã trở lại Nghĩa trang Quân đội để viếng, đốt một nén nhang cho các chiến hữu mình đã nằm xuống tại quê nhà.

Quân, cán, chính và các hậu duệ VNCH đang sống trong nước nghỉ sao về việc làm này của các HO.VNCH?  quí vị đã có lần nào đến thăm nơi này trong dịp xuân về?, gắn một nhánh bông hay thắp một nén nhang lên mộ phần của những người chiến sĩ bảo quốc an dân của chúng ta ngày xưa? Nếu chưa, thì xin quí vị hãy chuẩn bị trong dịp tết Mậu Tuất 2018 sắp đến, ghé lại đây để thăm lại những chàng trai trẻ của miền nam VN đã kém may mắn vĩnh viễn ra đi, để hồn tử sĩ của chúng ta ấm cúng  hơn với những tình cảm còn sót lại sau cuộc chiến. 


Thắp một nén nhang trong dịp xuân về , để đưa làn khói hương đến với những tử sĩ VNCH là một hành động cần thiết để đền đáp công ơn và sự hy sinh của những người trai miền nam trong cuộc chiến tự vệ trước đây, là một hành động nói lên được việc uống nước nhớ nguồn, ngoài ra còn nhắn nhủ ta nhớ về những người đã một lần chết cho chúng ta được sống. Trong những dịp xuân về đi tảo mộ trong nghĩa trang Bình An (Nghĩa Trang QĐVNCH cũ) là dịp để chúng ta, những con dân VNCH  tri ân công đức của các chiến sĩ VNCH năm xưa. Đồng thời, cầu nguyện người đã khuất phù hộ độ trì cho con cháu VNCH được thành công trong việc tiếp bước cha anh trong công cuộc cứu quốc và kiến quốc còn đang dở dang sau ngày 30.4.1975.  Đây chính là nghĩa tình của người sống với người đã khuất, một nét văn hóa không thể thiếu trong tư duy của con dân VNCH, một tục lệ luôn được người miền nam coi trọng”. Đến đây, để cùng nhau thành kính dâng lời cầu nguyện cho hơn 16,000 tử sĩ QLVNCH, đã vĩnh viễn yên nghỉ nơi đây trong nhiều thập niên qua… Đi tảo mộ cho dù trước hay sau khi đón tết nguyên đán Mậu Tuất là câu trả lời của chúng ta với  phe "thắng cuộc" biết là gia đình và thân nhân của quân, cán, chính VNCH không bao giờ quên sự hy sinh của những chàng trai đã nằm xuống vì chính nghĩa quốc gia, hành động của quí vị còn nêu cao được nét nhân văn cao đẹp của Văn Hóa VNCH đối với người chết.

Nhân dân đau thương
Ghi nhớ ơn của bao người
Chiến đấu dâng tấm thân cho nước nhà, cho giống nòi
Nhìn gương xưa tử sĩ nêu cao
Lòng sôi lên cương quyết noi theo
Nước mắt rớt xuống,
Bao xót thương bên nấm mồ
(Hồn tử sĩ-LHP)

Năm 1994, cơ quan IRCC, Inc. đã cử người về thăm lại Nghĩa Trang Quân Đội và ghi nhận phần lớn mộ phần còn tồn tại nhưng đang trong tình trạng hoang phế. Cuối năm 1997, chương trình tảo mộ hàng năm được bắt đầu thực hiện dưới hình thức thân hữu gia đình và làm từng toán nhỏ để tránh sự dòm ngó của chính quyền. Ngoài ra, anh em thương phế binh Sài Gòn cũng được hỗ trợ tiền bạc từ bên ngoài để âm thầm chăm lo cho những ngôi mộ vô chủ. Cũng cần nhắc lại hành động của tên Thứ trưởng VC Nguyễn Thanh Sơn đã từng dẩn một đám việt kiều yêu nước đến đây vào ngày 1.3.2013 để đóng vở tuồng hòa giải hòa hợp, chúng còn làm như rất quan tâm đến các mộ phần đang bị hoang phế nơi đây. Nhưng thực chất bọn người này đến thăm nghĩa trang QĐVH để trình diển hài kịch do Ban Tuyên Giáo sáng tác. Nên biết công việc thực hiệc trùng tu đã bắt đầu trước đó vào năm 1997 do cựu Thiếu tá VNCH Nguyễn Đạc Thành thực hiện, nhưng vì kinh phí còn eo hẹp  thêm vào đó là sự hạn chế của phía"phe thắng trận", nên công việc tiến hành rất chậm chạp.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bienhoa-so-army-cemtry-visit-by-us-consul-03102013143421.html

Nghĩa trang Quân Đội VNCH được thành lập từ năm 1965, là một nghĩa trang lớn nhất của quân đội VNCH, với quy hoạch 30.000 mộ phần, Nghĩa trang  tính đến năm 1975, đã là nơi an nghỉ của khoảng 16.000 tử sĩ. Trong số đó có hơn 10.000 quân nhân tử trận trong hai chiến trường đẫm máu nhất: Tết Mậu Thân năm 1968 và Mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Hội Người Mỹ gốc Việt (VAF) từ năm 2007 khởi xướng dự án " Tử Sĩ Trở Về" nhằm tìm kiếm hài cốt những người lính Việt Nam Cộng hòa đã nằm xuống trong các trại tù cải tạo và tu sửa lại Nghĩa trang Biên Hoà. Theo lời của Ông Nguyễn Đạc Thành, sáng lập viên VAF, một cựu thiếu tá Việt Nam Cộng Hoà may mắn sống sót từ những trại tù cải tạo của quân đội Bắc Việt, cho biết VAF đã giúp trùng tu được gần 7.000 ngôi mộ hoang tàn trong số 16.000 ngôi mộ tại đây. 

ĐỌC THÊM:
1.Kêu gọi trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa
https://www.voatiengviet.com/a/keu-goi-trung-tu-nghia-trang-bien-hoa/3160306.html
2.NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA DANH CHÁNH và DANH DỰ
http://ntqdbh.blogspot.de/2013/04/nghia-trang-quan-oi-bien-hoa-danh-chanh.html
3.Nghĩa trang quân đội Biên Hoà: Đừng để "người chết hai lần"!
https://www.youtube.com/watch?v=RQBBUCJmXxM
4.Hình Ảnh Nghĩa Trang Biên Hòa Tháng 10 năm 2016
http://ntqdbh.blogspot.de/

Nguyen Thi Hong 15.1.2018
http://vothilinh.blogspot.com/2018/01/xin-mot-lan-en-ay-e-suoi-am-hon-tu-si.htmlnoreply@blogger.com (Kim Anh Le)0tag:blogger.com,1999:blog-6891472580813346961.post-5265346594934513972Mon, 15 Jan 2018 00:48:00 +00002018-01-14T16:48:28.320-08:00Nỗi Buồn Chiến Tranh Qua Thi Ca Miền Nam (1960-1975) - Huy Phương

Nỗi Buồn Chiến Tranh Qua Thi Ca Miền Nam (1960-1975) - Huy Phương

Chiến tranh được định nghĩa như một cuộc tranh giành hơn thua, xung đột vũ trang vì quyền lực, chiếm đoạt lãnh thổ, áp đặt chủ nghĩa hay để trả thù, rửa hận. Nhiều nhóm người và dân tộc đã nhân danh nhiều thứ như tự do, độc lập, giải phóng... để mở cuộc chiến tranh. Dù với nhân danh nào, mục đích nào, giải phóng, áp đặt hay tự vệ hay bảo toàn lãnh thổ thì chiến tranh cũng đem lại chết chóc, tang tóc cho cả hai bên. Chúng ta đã thấy hàng trăm nghìn bia mộ, những vành khăn tang của cô nhi quả phụ, những nạng chống, những chiếc xe lăn của người thương tật, cùng với xóm làng điêu tàn, và những hậu quả để lại cho đời sống cả chục năm sau trên mặt địa cầu cũng như những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn con người.
“Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?”
“Say chốn sa trường xin chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về?”
Hai câu Ðường của Vương Hàn đã cho ta thấy nỗi xót xa của người chiến sĩ một lần đi không trở lại. Sau những khải hoàn môn kia, sau những vòng hoa chiến thắng, sau những ngày lễ khao quân, sau những ”tướng công thành” là những đống xương Vô Ðịnh, như hai câu sau đây của Bùi Hữu Nghĩa:
“Ðống xương vô định sương phơi trắng
Vũng máu phi thường nhuộm cỏ cây!”
Chúng tôi xin lấy thời điểm 1954 - sau khi đất nước chia cắt và sau đó vài năm chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc bộc phát khốc liệt. Trong thời gian này chúng ta đã đọc được nhiều bài thơ viết về chiến tranh, phần lớn là của những người cầm súng. Ở đây chúng tôi chưa có dịp để trình bày với các bạn những bài thơ trong thời gian gọi là chống Mỹ cứu nước với lòng căm thù hung hãn của những người làm thơ để “biểu diễn lập trường.”
Với cái nhìn tổng quát, tôi xin nói về thơ chiến tranh của những thi sĩ, trong cuộc chiến tranh để bảo vệ miền Nam trong hơn hai mươi năm. Cũng xin nói thêm về danh từ phản chiến. Chỉ có những kẻ buôn súng mới thích chiến tranh, còn ngoài ra không ai yêu chiến tranh, ai cũng chống lại chiến tranh, mà người ta gọi bằng danh từ “phản chiến.” Nhưng phản chiến không chỉ là đào ngũ, trốn lính, để trở thành hippy, bụi đời... mà phản chiến cũng có thể vẫn cầm súng và làm hết bổn phận công dân của mình.
Chúng ta có những nhà thơ phản chiến không mang danh nghĩa “bất phục tòng,” hiện diện trong quân đội, có mặt trên chiến trường và vẫn làm thơ lên án chiến tranh. Ðó là ưu điểm của nền văn nghệ miền Nam.
Trong những tác giả có thơ chiến tranh mà tôi trích dẫn nơi đây đã có người nằm xuống trong cuộc chiến, vì người thơ không sống nổi qua một cuộc chiến quá dài. Hiện nay việc sưu tập thơ trong chiến tranh đã gặp nhiều khó khăn và nhiều tài liệu đã thất lạc, qua bao nhiêu lần khổ nạn của đánh tư sản, thiêu hủy văn hóa phẩm, di tản, vượt biển.
Là người làm văn hóa, nhà văn, thi sĩ, họa sĩ, điêu khắc gia... chúng ta đã chia sẻ gì với đất nước, với con người về nỗi buồn của chiến tranh, cao hơn là nỗi đau đớn của chiến tranh.
Ðiều đáng ghi nhận là suốt trong những dòng thơ của những người miền Nam cầm súng, không thấy ai căm thù, không thấy ai cao giọng hô hào cho chủ nghĩa, không thấy ai đòi ăn gan uống máu quân thù. Họ coi chiến tranh như chuyện tất nhiên phải làm, một bổn phận đưa đẩy, thậm chí là một thứ trò chơi lớn, do đó những người thơ cầm súng cũng chấp nhận cái chết, sẽ đến bất ngờ, nếu có, một cách thư thái nhẹ nhàng.
Tôi ghi lại đây bốn cái nhìn về chiến tranh;
1. Thảm cảnh của chiến tranh,
2. Chiến tranh như một thứ trò chơi của số mệnh, 
3. Lòng nhân ái trong thơ của người lính miền Nam, 
4. Nỗi buồn của người lính sau chiến tranh.
1. Thảm cảnh của chiến tranh
Chiến tranh trước hết là địa ngục. Ở đó là máu lửa, bom đạn, chết chóc, mẹ góa con côi, què cụt... Mô tả chiến tranh thì mỗi người nhìn từ một góc cạnh, kẻ trực tiếp cầm súng làm chiến tranh, đối diện với kẻ thù, người là nạn nhân mất chồng, mất cha, người thấy chiến tranh hiện diện đe dọa cuộc sống bình thường trong thành phố. Chúng ta sẽ thấy nỗi bi thảm chiến tranh hiện diện thế nào trong thơ.
Mai Trung Tĩnh đã vẽ một bức tranh tổng thể về chiến tranh trên quê hương miền Nam, nơi ông đã sống và phục vụ trong quân đội trong bài thơ mang nhan đề “Quê Hương”:
“Những bình minh rớm máu
Những hoàng hôn nghĩa trang
Những ruộng đồng thi thể
Những núi đồi thịt xương
Khóc không còn nước mắt
Ăn không trọn bát cơm
Học chẳng thành ra học
Chơi không còn chỗ chơi
Tuổi trẻ uống đạn bom
Bao lần chưa biết đã
Bè bạn lá mùa thu
Rụng mỗi lần lả tả
Cái chết như tặng vật
Tình yêu quán nghỉ chân
Mười lăm trông mười bảy
Ba mươi nhìn năm mươi.”
Vào sâu từng hoàn cảnh, từng địa phương, chúng ta sẽ thấy chiến tranh nhìn từ mọi phía, nơi mặt trận đầy đạn bom, tại một đơn vị vừa có nhiều người cầm súng hy sinh, hay một góc nhà vĩnh biệt quạnh hiu. Với Trần Hoài Thư, người lính thám báo SÐ 22 BB, trực tiếp tham gia chiến tranh:
“Pháo chụp người gào khan cổ họng
Máy sôi tắt nghẹn chờ phi tuần
Miểng thép đâm xiên thằng bạn gục
Hỏa châu vàng thoi thóp triền sơn.”
Với Tô Thùy Yên, người lính làm thơ vùng sình lầy, sông rạch của miền Nam:
“Di tản khó - sâu dòi lúc nhúc
Trong vết thương người bạn nín rên
Người chết mấy ngày chưa lấy xác
Thây sình, mặt nát, lạch mương tanh,”
hay:
“Trời ơi những xác thây la liệt
Con ai, chồng ai, anh em ai?” (TTY)
Lan Sơn Ðài, một nhà thơ trẻ, đã viết những dòng thơ buồn sau đây trên tuần báo Khởi Hành năm 1969, khi chiến tranh tới hồi khốc liệt, lúc thoát chết mà không biết nên khóc hay nên cười:
“Khi tôi về theo đơn vị ở Tân Uyên,
đêm không bóng đèn, ngày chói chang nắng phủ
từng mùa trăng lùng địch tận chiến khu D,
những ngày nơi đây tôi không hy vọng được về
chết- nhất định tưởng rằng tôi sẽ chết
bao nhiêu đói rét - ôi nhọc nhằn hết sức,
vinh quang đâu - đời tôi đó hôm nay
bạn bè tôi, thằng hóa đá, đứa mây bay
đứa còn kẹt ở chiến khu một cánh tay, một bàn chân, dăm ba sợi tóc
điều không tưởng là tôi được thoát
nên biết cười hay nên khóc thế nào đây?”
Và với Trần Thuật Ngữ, chiến tranh là vô nghĩa và vô định:
“lòng theo chân bước mịt mờ
thịt xương ủ lạnh ngọn cờ đỏ tươi
từ đi theo vết máu người
ngủ trong tiếng nổ quên lời chim ca
người nằm trong đất xót xa
người đi trên đất xương da rã rời.”
Và đây, với Nguyễn Phúc Sông Hương, người lính đang thực sự chiến đấu trên mảnh đất đồng bằng Nam Bộ, thấy bạn bè ngã gục trước mắt mình:
“Ngày đầu nhảy xuống rừng An Lộc
Tuấn, Bé, Hùng, An đã giã từ
Ðành lấp hình hài khắc dấu đá
Quan tài chôn bạn chiếc poncho.”
“...Chỉ hai trăm mét mà xa lắm
Trảng trống đã rơi mấy chục người
Trảng trống, đời ta nhiều trảng trống
Và nhiều cao địa núi sông ơi!”
Ðây là câu hỏi của một người chiến binh khác, Ý Yên:
“Sau những đợt xung phong ào thác lũ
Còn lại gì, vườn trống cạnh nhà hoang?”
Ngy Hữu, một người lính làm thơ khác đã viết những lời trối trăng gần như tuyệt vọng:
“em biết không tháng ngày bom đạn phá
những thằng con trai chết tuổi hai mươi
anh nhìn lại bốn năm miền máu lửa
xót xa đầy hồn du tử em ơi.
“ngày mai anh về nghĩa trang quân đội
người lính còn ngồi ôm súng không em
xin đừng khóc nếu một lần em tới
vì với đời - anh tình nguyện quên tên.”

Cũng trong hoàn cảnh những chiếc quan tài người lính mới được đưa về hậu cứ hay ở quận lỵ heo hút, đôi khi chẳng có khói nhang, với cái nhìn của Tô Thùy Yên:
Áo quan phong quốc kỳ oanh liệt
Niềm thiên thu đầm cỗ xe tang
Quê nhà không tiện đường đưa tiễn
Nghĩa tận sơ sài đám lạnh tanh. (thơ TTY)
Nếu được vẽ một bức tranh về chiến tranh thì Thái Hải Ngạn sẽ vẽ như thế này:
“Vẽ quê hương khói đạn mù
Vẽ anh em với mắt thù bao năm
Vẽ em thơ chết trăng rằm
Vẽ đêm phố chợ điêu tàn gạch vôi.”
Ðối với Ðịnh Giang, không còn cả tương lai cho thế hệ mai sau:
“Mau lớn khôn đi con
Góp mặt cùng bè bạn
Ðêm nhìn nắng hỏa châu
Ngày nhìn mưa bom đạn”
... “Cha cuộc đời lính tráng
Mười năm vác súng rồi
Mỗi năm giờ sum họp
Ngắn hơn giờ chia phôi.”
Tống Châu An ghi lại nỗi buồn trong một đêm đi kích ở miền quê:
“Quê hương chinh chiến mù mù
Ðêm nghe chinh phụ à ời ru con.”
Trái với những người làm thơ ngoài mặt trận, Lê Thị Huệ nhìn chiến tranh ở hậu phương, trên phố phường qua những chướng ngại trên đường phố, đó là những lô cốt, với những cái nhìn phản chiến, hờn giận:
“Tôi lớn dậy cùng những lô cốt chắn đường,
Tử thủ phố phường ướt những đêm kinh con gái
Máu chảy lai láng chiến trường trong bản tin buổi sáng
Lô cốt. Lô cốt. Những hàng rào kẽm gai!
Gai đâm ngang mặt trời quê hương chiến tranh
Tôi không biết được mùi hương của những nụ hoa chanh
Nở cốm xanh trời Việt Nam những trưa hè lưu tán
Họ để lại lô cốt những cái bướu trâu
Móc u óc khắp tử cung tôi thời hậu chiến
Chúng nổi tự bao giờ làm sao tôi hiểu thấu
Những lô cốt còn lại từ một cuộc chiến tranh.”
Ðây cũng là cái nhìn về chiến tranh qua đời sống người dân ở một quận lỵ miền Nam, qua thơ của Thạch Nhân:
“Buổi sáng nhìn những chuyến xe đò chạy vào quận lỵ
những chuyến xe chạy chậm hơn rùa
những mô đất cao, những ổ gà có thể
là bóng tử thần đang chờ đợi chúng ta
Buổi sáng nhìn những mái nhà, những ngôi chùa sụp đổ
ôi quả đạn nào vừa rơi trúng đêm qua
những xác người, những trái tim ngừng thở
đứa bé nhà ai khát sữa kêu la...”
Không chia sẻ, làm sao hiểu được nỗi đau của người trong cuộc, khi mất đi một phần đời của mình như người quả phụ trong thơ Lê Thị Ý, chua xót với hình ảnh “anh lên lon mới giữ hai hàng nến trong”:
“Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để nhớ mình không là mình.
Ngày mai đi nhận xác anh
Cuồng si một thuở hiển linh bây giờ.”
và Linh Phương, một người mà chúng ta biết rất ít, hiện ra một lần, rồi biến mất, nhưng những âm thanh còn lại để đời qua nhạc Phạm Duy, một bài thơ với những hình ảnh xót xa nhất của chiến tranh, được coi như một bài thơ phản chiến:
“Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín đời anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô trên đầu vội vã, em ơi.”
2. Nhà thơ nhìn chiến tranh như một trò chơi
- Sống chết là số mệnh
Hầu hết những người làm thơ miền Nam là người cầm súng. Dù họ phản chiến, nghĩa là ghét chiến tranh, chống chiến tranh, hoặc coi chiến tranh như một điều phải làm, một điều không thể tránh. Bị động viên như một trạng thái thụ động, hay hăng hái tình nguyện vào lính vì yêu lý tưởng, vì không hèn, họ vẫn còn khí phách của những người trai. Ra trận, có nghĩa là cái chết đã gần kề, không nghe ai run sợ, mà vẫn nghe sự hào sảng, khí khái như Tô Thùy Yên sau đây
“Tới đây toàn những tay hào sảng
Sống chết khôn làm thắt ruột gan
Cũng không ai nhắc gì thân thế
Có vợ con mà như độc thân.
- Bạn hỏi thăm ta cho có lệ
Cuộc đời binh nghiệp - Ta cười bung
Còn mươi tháng nữa lên trung úy
Có thể ngày mai chữa biết chừng...”
Và đây, những suy nghĩ của Trần Hoài Thư trong một đêm chuẩn bị hành quân:
“Nửa đêm kẻng giục, quân ra trận
kinh động cả lòng đêm tối bưng
Nhận lấy chỉ ba ngày cơm gạo sấy
không buồn, chỉ một chút bâng khuâng.
Ðời ta là con số không vô tận
May trên đầu còn chiếc mũ rừng
mũ nhẹ nên coi đời cũng nhẹ
Chiến tranh. Thì cũng tựa phù vân (THT)
Nguyễn Bắc Sơn, người được coi như một nhà thơ phản chiến, cũng chỉ hơi thấy một chút buồn ngày ra trận:
“Ðêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu
Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Song Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Ðốt tiền mua vội một ngày vui. (Nguyễn Bắc Sơn)
Trong bài “Tiệc Tẩy Trần của Những Thằng Sống Sót,” Nguyễn Bắc Sơn đã viết:
“Các bạn cũ những thằng nào vô phước,
Mồ đang xanh vì cuộc chiến hôm qua,
Hãy về đây mà say khướt cùng ta
Này bóng mây cao, này vòm lá thấp.”
Ðôi lúc giận đời cũng muốn chửi thề một tiếng:
“Chửi thề mấy tiếng trong tầm pháo
Thế hệ sinh lầm thuở rối ren!” (NBS)
- Lòng nhân ái trong chiến tranh:
Người lính trong chiến tranh có buồn không? Xa xa, trên đường chinh chiến gian nguy, không biết cái chết đang rình rập đâu đây, nhưng thơ của người lính miền Nam vẫn hào khí và đầy lòng nhân ái, như những câu thơ sau đây của Nguyễn Phúc Sông Hương, một đêm trăng tròn trên chiến địa:
Mấy tiếng tù và vang dưới lũng
Chắc là địch lạc, thổi tìm quân.
...Ðỉnh cao ta chẳng cần xin pháo
Ðể cho người sống trọn đêm rằm.
Ai đi đánh giặc mà không muốn tìm và diệt đối thủ, nhưng ý tưởng của Nguyễn Phúc Sông Hương cũng gần gũi với Nguyễn Bắc Sơn, coi chiến tranh như tai trời ách nước, chết sống đều do số mệnh an bài:
“Ta vốn hiền khô là lính cậu
Ði hành quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem chiến cuộc như tai trời ách nước.
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi.”
Rõ ràng cuộc chiến như trò chơi, không căm hờn, không thù hận.
Trần Hoài Thư cũng đồng ý chiến tranh, chết sống là nghiệp số:
“Kẻ bỏ ra đi người ở lại
Chiến tranh thì cũng nghiệp oan chung.”
Tô Thùy Yên đã nói đến điều vô lý của chiến tranh trong bài thơ dài “Chiều Trên Phá Tam Giang”:
“Hỡi gã Cộng quân sốt rét, đói
Xích lời nguyền, sinh Bắc tử Nam.
Vì sao ngươi tới đây?
Vì sao ta tới đây?
Lòng xót xa, thân xác mỏi mòn
Dưới mắt ngươi làm tên lính ngụy.”
hay: 
“Hỏi nhau chơi cho thỏa tính bông đùa
Ngươi cùng ta ai thật sự hy sinh
Cho tổ quốc Việt Nam - một tổ quốc...?
Các việc người làm, ngươi tưởng chừng ghê gớm lắm.
Các việc ta làm, 
Ta xét thấy chẳng ra chi!”
Những nhà thơ miền Nam, không nghe ai kêu gào giết giặc như nhà thơ Chính Hữu của bên kia chiến tuyến, đó không phải là nỗi đau của chiến tranh, đó là hả dạ lòng căm thù:
“Mùa thu thây giặc chất sông núi,
Mùa hạ thây giặc phơi đầy đồng.”
Cùng một cái nhìn đối với những xác chết ngoài trận địa sau cơn giao tranh, Chính Hữu làm sao có được cái nhìn nhân ái đối với những con người đã nằm xuống ngoài trận địa, để có thể đặt câu hỏi như Trần Hoài Thư:
“Ai bạn ai thù sao quá thảm,
Trên một dòng cuồn cuộn oan gia”
hay pha chút đau đớn như Tô Thùy Yên:
“Trời ơi, những xác thây la liệt
Con ai, chồng ai, anh em ai?”
3. Chiến tranh chấm dứt những người thơ miền Nam nghĩ gì? Ðó là nỗi buồn chưa hết, nỗi buồn sau chiến tranh.
Rồi chiến tranh đột ngột chấm dứt, người ta dùng hình ảnh người lính bị bức tử phải buông súng, hay nói như nhà văn Cao Xuân Huy là gãy súng. Danh từ quân đội là tan hàng, danh từ điện ảnh là đứt phim. Sáu năm trước khi chiến tranh chấm dứt, Nguyễn Bắc Sơn đã nghĩ sẽ có một ngày:
“Cởi áo trận và hoa mai ném tuốt,
Xin giã từ đời vũ khí, huy chương
Xin trở về như một kẻ hoàn lương
Xin vứt hết, xin bắt đầu lại hết.”
và chúng ta, ai cũng có quyền mơ ước như Bùi Nghi Trang:
“ngày nào đó ta trả súng trở về
cha con ta vác sách thánh hiền, vác cần câu ra bờ ruộng.”
hay:
“ngày nào đó ta trả súng trở về,
ta sẽ kẽ lông mày cho hiền thê như Triệu Minh-Vô Kỵ”
Nhưng sau ngày 30 tháng 4, rõ ràng là những mơ ước đó không thành sự thật, và rất nhiều điều bất trắc đang chờ đợi người lính thất trận. Người lính không tiếc cấp bậc không tiếc danh vọng, nhưng có người đã tiếc một cuộc đời toan tính hy sinh cho hai chữ tự do, họ tiếc vì sự nghiệp nửa chừng dang dở. Giờ đây sau chiến tranh là nỗi nhớ chiến hữu, nhớ bạn, nhớ bè:
“Chiếc chiếu rượu bây giờ thành chiếu trống
Những người xưa giờ đã bỏ đi đâu
Còn lại mình tôi, cách nửa địa cầu
Con ngựa lạc đàn ngậm ngùi đất khách” (Trần Hoài Thư)
Ðẹp hơn cả, trong sự hối tiếc sau chiến tranh, là họ không còn che chở, chiến đấu được cho những người dân, những đồng bào trong vùng trách nhiệm, bất lực trước thời cuộc đổi thay quá nhanh chóng. 
Người lính miền Nam “chân theo đoàn quân rút đi, nhưng tấm lòng còn ở lại” như ý thơ của Nguyễn Phúc Sông Hương, trong bài Nửa Hồn Xuân Lộc mà tôi xin trích dẫn một vài đoạn sau đây để kết thúc cho bài này:
.......
Hồn ta là kiếm sao không chém
Rạp ngã rừng xanh, bạt núi đồi.
Hỡi ơi! chân bước qua Bình Giã
Cẩm Mỹ nhà ai khói, ngậm ngùi!
Lửa cháy, cả lòng ta lửa cháy
Xóm làng Gia Kiệm nhớ khôn nguôi
Ðêm nay Xuân Lộc, đoàn quân rút
Ðành biệt nhau, xin tạ lỗi người
Chao ơi tiếng tắc kè thê thiết
Kêu giữa đêm dài sợ lẻ loi
Chân bước, nửa hồn chinh chiến giục
Nửa hồn Xuân Lộc gọi quay lui
Ta biết dưới hầm em đang khóc
Thét gầm pháo địch dập không thôi...
Huy Phương
http://vothilinh.blogspot.com/2018/01/noi-buon-chien-tranh-qua-thi-ca-mien.htmlnoreply@blogger.com (Kim Anh Le)0tag:blogger.com,1999:blog-6891472580813346961.post-2149679107506819480Sun, 14 Jan 2018 14:29:00 +00002018-01-16T11:31:35.608-08:00BAN TUYÊN GIÁO TẮT ĐÀI VÌ CÁI BÁNH CHƯNG TRONG TẾT MẬU THÂN 1968
BAN TUYÊN GIÁO TẮT ĐÀI VÌ CÁI BÁNH CHƯNG

TRONG TẾT MẬU THÂN 1968

Người Việt Nam có tục lệ hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương tìm về với cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn. Ngày Tết đầu xuân là biểu tượng của đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành một nét văn hóa của ngày tết xưa: mang nặng tính nhân văn trong tình gia đình, tình thầy trò, bè bạn, chòm xóm láng giềng....
Mùng 1 Tết cha, 

Mùng 2 Tết mẹ, 
Mùng 3 Tết thầy”…


Đó là chính là cái khởi đầu của một năm để mọi người đi lại, thăm hỏi nhau trong 3 ngày tết, nó còn nhắc nhở tính hiếu đạo trong những ngày đầu xuân, một nét văn hóa truyền thống độc đáo có từ lâu đời của người Việt chúng ta. Ngày mùng 1 thiêng liêng nhất nên ai cũng về từ đường bên họ nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi và chúc tụng họ hàng. Nét văn hóa trở thành một thứ Việt Đạo bất thành văn có trong tâm thức của mổi một người Việt.
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
Nhưng tính nhân văn trong những ngày thiêng liêng này đã bị văn hóa Marx-Lenin tàn phá tận gốc rễ từ khi được họ "hồ" du nhập vào VN giửa thế kỷ 20 cho đến nay. Với hồ chí minh và người cộng sản, thì ngày tết là dịp tạo thế bất ngờ giành thắng lợi cho giai cấp vô sản, bất chấp các hòa ước đã ký với VNCH về việc đình chiến trong 3 ngày đầu năm 1968. Hồ chí minh đã lùa thanh niên miền Bắc vào nam với chiêu bài "giải phóng miền nam , hcm ôm mộng sẽ ăn Tết chiến thắng như Quang Trung vào ngày mồng 5 tết ở Sài gòn. Nhưng giấc mộng chiếm miền nam vào năm 1968 không thành, đã làm 58,373 thanh niên miền bắc tử trận trong dịp đầu xuân ở miền nam vì cái ngu xuẩn của y và đám đầu lĩnh Quân Ủy của chiến dịch Đông-Xuân, nên hồ ngã bệnh rồi lăn ra chết 1 năm sau đó.
MẶT TRẬN NGÃ TƯ BẢY HIỀN
Trong chiến dịch Đông Xuân 1967 – 1968, Cộng sản Bắc Việt, núp dưới danh nghĩa là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã huy động 220.000 quân chính quy và 57.000 quân MTGPMN, đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – Nam và cả quân đội đồng minh đã thoả thuận hưu chiến 36 giờ đồng hồ để người dân được yên hưởng một Tết truyền thống trong không khí hoà bình. Ngay sau khi ký kệnh hưu chiến ăn tết do csBắc Việt đề nghị, sau đó người cs đã bất chấp dư luận vi phạm ngay thoả ước đã ký chưa ráo mực, Việt Cộng tấn công toàn miền Nam VN, đúng vào giao thừa để dành phần bất ngờ. Có tổng cộng là 3 đợt tấn công: Đợt 1: 30-1 đến 28-3, Đợt 2: 5-5 đến 15-6, Đợt 3: 17-8 đến 30-9 năm 1968.
Tại mặt trận tại Sài Gòn, cộng sản Bắc Việt trong đợt 1, đã dùng 15 tiểu đoàn tấn công khắp nơi ngay trong đêm giao thừa, khi tiếng pháo bắt đầu nổ để chào mừng ngày giao mùa, phá tan không khí thiêng liêng đón tết của người miền nam. Những con người khát máu đã lợi dụng tiếng pháo giao thừa, đồng loạt nổ súng. Lúc đó tại Sài Gòn chỉ có 2 tiểu đoàn nhảy dù ( TĐ1 và 8) đang chuẩn bị tham chiến tại Khe sanh. Cộng sản đã chiếm được đài phát thanh Sài Gòn ngay từ lúc chiến trân bắt đầu nổ ra, nhưng 2 ngày sau Nhảy dù đã chiếm lại được và đánh bật những tên đặc công ra khỏi đài phát thanh. Trong 10 ngày giao tranh với 2 tiểu đoàn cộng quân, quân lực VNCH do Nhảy dù, Thuỷ quân lục chiến, Biệt động quân và Cảnh sát Dả chiến đánh bật gần hết bọn khát máu ra lhỏi thành phố.
MẶT TRẬN NGÃ TƯ BẢY HIỀN SÀI GÒN NĂM 1968 ( đợt 2)
Trong đợt tấn công lần 2 của csBắc Việt, ngày 6/ 5/1968 Việt Cộng lại mở mặt trận ngã tư Bảy Hiền. một đơn vị Việt Cộng xâm nhập từ hương lộ 14 qua đường Hồ Tấn Đức, Lê Văn Duyệt ngã tư Bảy Hiền vào nghĩa trang quân đội Pháp. Vào lúc 8 giờ 30 sáng, các khu trục cơ A-1 Skyraider KQVNCH được gởi đến.
Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù khởi sự xuất phát từ Ngả Tư Bảy Hiền, chia làm 2 cánh,, từ cuối đường Lê văn Duyệt tấn công vào khu nghỉa địa. Cánh trái do Trung Tá Lê Văn Ngọc TĐT, chỉ huy 3 Đại Đội, tiến chiếm khu trường trung học Đắc Lộ, và khu "nhà thợ dệt" phía sau trường học. Cánh phải do Thiếu Tá Lê Minh Ngọc TĐP, điều động 2 Đại Đội 71 và 73, tiến theo đường Nguyễn Văn Thoại, về hướng Lăng Cha Cả. Nửa đường, Đại Đội 73 do Trung Úy Nguyễn Viết Thanh chỉ huy bắt đầu chạm địch. Cộng quân từ các công sự kiên cố bằng bê tông cốt sắt trong khu nghĩa trang cũa của Pháp, khai hỏa dữ dội vào đoàn quân Mủ Đỏ...
Các chiến sĩ ĐĐ73 Nhảy Dù hiên ngang dàn đội hình tác chiến, dùng lựu đạn khói màu làm màn che, rồi xung phong đánh cận chiến chớp nhoáng với tiểu liên và lựu đạn, nhanh chóng chế ngự chiến trường, chiếm lại khu nghĩa trang, dưới sự chứng kiến và khâm khâm phục của dân chúng và các ký giả VN và ngoại quốc... 

Trận xung phong này kết thúc với 60 Việt Cộng bị hạ, 11 bị bắt sống, khoảng 100 nhà cửa của dân chúng ở ngã tư Bảy Hiền phía bên mặt đường Lê Văn Duyệt bị thiêu hủy. Cây xăng Shell cũng bị cháy và lực lượng Nhảy Dù tịch thu được 30 võ khí đủ loại trong đó có một súng phòng không và một khẩu đại bác không giật 75 ly.

Toán Việt Cộng xâm nhập vào nghĩa địa Pháp coi như hoàn toàn bị tiêu diệt. Còn những phần tử khác tẩu thoát về ngã Phú Thọ Hòa.
Cánh quân của TĐ7ND tiếp tục lục soát giải tỏa cho đến cổng Phi Long của BTL Không Quân... mãi sáng ngày 7 tháng 5/1968 các đơn vị VNCH mới thanh toán hết những cán binh Việt Cộng chạy tán loạn và ẩn núp trong trại chăn nuôi của Bộ Canh Nông. Vì vậy mà lần đầu tiên dân chúng trong khu Ông Tạ (đa số là dân di cư Công giáo Bắc Việt) phải chạy loạn. Con đường Nguyễn Văn Thoại tới ngày 8 tháng 5/1968 mới mở lại sự lưu thông đều hòa
Sau đó, TĐ7ND được lệnh đổi hướng, di chuyển ngược lại trên đường Nguyễn văn Thoại, hướng về Chợ Lớn giải tỏa khu "nhà thờ hầm", xong tiếp tục tiến chiếm vùng nghĩa trang Nhị Tỳ Quảng Đông. Nơi đây, quân Nhảy Dù đã gặp sự kháng cự rất mạnh. Cộng quân từ bên trong khu nghĩa trang, ẩn núp trong những công trình xây cất kiên cố, kẻm gai chằng chịt, bắn ra xối xả .. Đến tối, TĐ7ND tung khinh binh nương theo bóng đêm, len lỏi xâm nhập được vào bên trong nghĩa trang, rồi triển khai đội hình, thanh toán từng chốt địch, đến khuya mới làm chủ được tình hình nơi đây, rồi sáng hôm sau, bàn giao lại cho Cảnh Sát Dã chiến.
CÁI BÁNH CHƯNG TẾT CHO TÙ BINH CỘNG SẢN
Trong trận nầy các lực lượng Nhảy dù đã bắt sống được những tên đặc công từ trong các ống cống. Lính Nhảy dù đã đối xử rất tử tế. Một phóng sự được quay trực tiếp bởi các phóng viên chiến trường, ghi lại hình ảnh một người lính cộng sản đói khát sau nhiều ngày bị truy lùng vì bị bỏ rơi để tháo lui. Xem hình ảnh được ghi nhận nơi: https://www.youtube.com/watch?v=5uiYVCaNTms

Đây là những hình ảnh thay hàng ngàn lời nói về hành động nhân bản của người chiến sĩ quân lực VNCH đối với tù binh cộng sản. Nhìn người lính cộng sản đói khát nhiều ngày, được ăn cái bánh chưng từ lính Nhảy Dù đút cho, đũ thấy người lính cộng sản chiến đấu rất bơ vơ và cô độc trong đói khát vì không được tiếp tế. Những người bị đảng lừa bằng những giọng điệu xảo trá, ngon ngọt qua các mỹ từ "giải phóng miền nam"
Quan niệm của người chiến sĩ VNCH là dùng chiến tranh để khử chiến tranh, khử bạo, cãm hoá kẻ thù, mang hạnh phúc, yên bình đến cho đồng bào. Những hình ảnh thật từ Clip Video phóng sự chiến trường năm 1968, đã nói lên được bản chất và phong cách đối xử của quân đội VNCH với những người bên kia chiến tuyến. Họ luôn biết rằng mặt dù cộng quân là những người đối đầu trước lằn đạn của họ, nhưng vẩn biết đó là anh em cùng một dòng máu, những người lỡ lầm đi theo miếng mật của cộng sản, quay đầu lại với nhân dân miền nam. Ngày đầu xuân, chỉ vì tham vọng nuốt chửng miền nam để làm bàn đạp nhuộm đỏ toàn vùng Đống Nam Á theo đúng chiến lược của đệ tam quốc tế, đám đầu lĩnh Ba Đình đã không ngần ngại giết hại 58,373 thanh niên miền Bắc và 14 ngàn thường dân vô tội trong mấy ngày đần năm của Mậu Thân 1968.
Tóm lại truyền thông cộng sản, Ban Tuyên Giáo, và Dư luận Viên khi nhìn những hình ảnh thật về tính nhân bản này của QL.VNCH, đã vội tắt đài, im tiếng để khỏi hổ thẹn với những gì đã từng tuyên truyền xảo trá, đổi trắng thay đen về những người mà chúng từng mạ lỵ là ngụy quân. Cho tới nay, nhân dân VN đã biết ai là ngụy và ai chân sau 43 năm sống với cộng sản.
Nguyen Thi Hong 13.1.2018

No comments:

Post a Comment