Monday, February 5, 2018

LỄ TỊCH ĐIỀN MỘT LỄ HỘI QUAN TRỌNG VÀO 
ĐẦU XUÂN CỦA VIỆT TỘC

Cổ nhân nói: Ngũ cốc là sinh mệnh của muôn dân, vật quí báu quan trọng của quốc gia. Xã tắc còn có nghĩa là quốc gia, Xã là đất chỉ thần đất, Tắc là lúa chỉ thần lúa, trong Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh định nghĩa như sau:Thuở xưa dựng nước tất quí trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập Xã để tế thần Hậu Thổ; dân cần có lúa để ăn nên lập Tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất Xã Tắc, nên Xã Tắc cũng có nghĩa là quốc gia. Từ ngàn xưa, người Việt cổ đã biết quí trọng nghề nông và coi đó là mạch sống chính của Việt tộc,  đến các thời đại tiếp nối sau này đều coi nông nghiệp là lãnh vực quan trọng vừa để nuôi dân vừa là trọng tâm cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Việc trồng cây lúa là một quá trình rất dày công của nhà nông.

Tháng giêng thì lúa xanh già
Tháng hai lúa trổ, tháng ba lúa vàng
Tháng tư cuốc đất trồng lang
Tháng năm cày cuốc tiếng nàng hò lơ
Tháng sáu làm cỏ dọn bờ
Tháng bảy trổ cờ, tháng tám chín thơm
Gặt về đạp lúa phơi rơm
Mồ hôi đổi lấy bát cơm hàng ngày
Lúa khô giê sạch cất ngay
Chỗ cao ta để phòng ngày nước dâng
Mùa đông mưa bão nhiều lần
Nàng xay, chàng giã cùng ngân tiếng hò
Tháng mười cày cấy mưa to
Trông trời, trông đất cầu cho được mùa
(ca dao)

NGƯỜI VIỆT CỔ BIẾT TRỒNG CÂY LÚA TỪ BAO GIỜ?

Theo các bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như Đại Việt Sử Ký, Khâm Định Việt Sử, An Nam Chí Lược, Việt Sử Lược thì nguồn gốc dân tộc Việt Nam như sau “Vua Minh cháu bốn đời vua Thần Nông, nhân đi tuần thú phương nam, đến núi Ngũ Lĩnh, kết hôn với một nàng tiên đẻ ra một người con tên là Lộc Tục. Vua lập đài tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam…" (Trần Đại Sỹ, Từ Triết Học Đến Huyền Thoại Nguồn Gốc Tộc Việt, Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại, tr.1046). Thần Nông sống cách đây vào khoảng 5.000 năm và là người đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (tức Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc.  nhiên, cũng cần nhác lại sách" Hậu Hán thư, quyển 176, Liệt truyện, Nhâm Diên"có đề cập đến việc hai tên thái thú Tích Quang và Nhâm Diên (đầu thế kỷ 1 thời Bắc thuộc lần I), đã dạy cho dân Việt chúng ta trồng lúa và dụng cụ canh tác. Đây là một sự xuyên tạc và đánh tráo lịch sử rất trắng trợn của Đại Hán. Một điều đáng buồn là trong sách sử của Trần Trọng Kim, quyễn I, trang 38 cũng ghi điều này. Như vậy, cho thấy sử gia Trần trọng Kim  ông vì thiếu các sử liệu để tham khảo và nghiên cứu, nên vô tình tiếp tay với các sử gia TH viết sai về việc người Việt học được nghề làm ruộng từ hai tên thái thú Tích Quang và Nhâm Diên. Cho tới nay một số sử của CHXHCNVN viết cũng chép lại từ những cái sai của các sử gia đi trước. Người Việt cổ đã biết trồng lúa gạo từ trước khi Tích Quang và Nhâm Diên đến làm thái thú ở VN trên 2700 nàm, vì là dòng dõi của Thần Nông. Mặt khác VN chính là cái nôi của nền văn minh lúa nước của thế giới, người Hán đã học cách trồng lúa nước từ người Việt cổ. Các nhà nghiên cứu khoa học như  Tiến sĩ Wilhelm G. Solheim II (1924-2014) đã từng phát biểu rằng: Tôi đồng ý với Sauer là việc gây giống cây lúa nước đầu tiên trên thế giới đã được thực hiện bởi người dân thuộc nền Văn hóa Hòa Bình ở vùng Đông Nam Á. Chẳng phải là điều ngạc-nhiên đối với tôi nếu như thành tích đó đã khởi sự sớm, từ 15.000 năm TCN.
Về nguồn gốc, dân Việt là con cháu họ Thần Nông này đã có nhiều học giả Việt Nam tranh luận. Có nhiều học giả cho rằng Thần Nông là người Tầu, ngược lại, rất nhiều chứng minh cho thấy Thần Nông là người Việt. Tóm lại: qua những chứng minh từ phạm trù tín ngưởng, ngôn ngử Việt,  Thần Nông-Viêm Đế là vị thần sáng thế của Việt Nam, không phải của Trung Hoa, xem chứng minh: http://www.mevietnam.org/HuyenSu/nxq-thannong.html
Người Việt rất quí thóc gạo. Ngay từ thời lập quốc lúa gạo đã được nói đến. Trong Đại Việt sử ký toàn thư tr 131, có nhắc đến năm Nhâm Tuất (2.879 năm trước Công nguyên): Kinh Dương Vương tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông; Thần Nông là người dạy cho dân biết cày bừa, trồng trọt thóc lúa…Gạo nếp được đề cập trong truyện cổ tích Bánh chưng bánh dày thời Hùng Vương, hàng năm vào ngày hội đều có giữ tục cúng các vua Hùng bằng xôi nhuộm đỏ, xôi nhuộm tím có ý nghĩa tượng trưng cho nhiều giống lúa khác nhau.

Năm 111 trước Công nguyên, nước ta đã biết sản xuất lúa gạo, dùng làm quân lương. Sử xưa còn ghi lại: “Vào năm Hán Nguyên Đỉnh thứ 6: Mùa đông, Dương Bộc nhà Hán đem 9 nghìn tinh binh vây hãm Tam Hiệp, phá Thạch Môn do Lữ Gia dựng lên trên sông và cướp đi thuyền thóc của ta…”.

LỄ TỊCH ĐIỀN NGÀY XƯA ĐƯỢC TỔ CHỨC VÀO ĐẦU XUÂN

Lễ Tịch điền thường được tổ chức vào mùa xuân. Trong bộ Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ gồm có 262 quyển thì quyển số 81 dành viết riêng về cày ruộng Tịch điền gồm có các chương: Điền lệ cày ruộng Tịch điền, công việc cày ruộng Tịch điền, lời chúc cho lúa tốt…Tịch điền là một lễ lớn quan trọng của Việt tộc vào dịp đầu xuân, mang ý nghĩa khuyến nông do các vị vua trực tiếp thực hiện.

Rủ nhau bước xuống ruộng vàng
Nơi lộng tiếng hát, nơi vang tiếng cười
Những trông lúa chín mà vui
Bông ngã bông cúi, bông thời gió lay
Lưỡi liềm bán nguyệt cầm tay
Lúa vàng nghìn gốc, muôn cây thu về
Bõ khi mưa nắng dãi dề
Bõ công dậy sớm, thức khuya bấy chầy
Trồng cây ăn quả có ngày
Đất kia đâu phụ công này mà lo
(Ca dao)


Lễ Tịch điền là một lễ hội mang tính khuyến nông do nhà vua đích thân khai mạc và chủ lễ.  Khởi đầu là vua sẽ xuống ruộng  đi cày ba đường , các quan trong triều cũng lần lượt xuống ruộng cày một vài đường nhằm khích lệ nông dân chăm lo sản xuất, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển lúa nước.


Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục thời Nguyễn cũng có đoạn ghi: “Mùa xuân. Nhà vua cày ruộng tịch điền. Ban đầu, nhà vua cày ruộng ở Đội Sơn, được một lọ vàng; sau lại cày ở núi Bàn Hải, được một lọ bạc; do đó đặt tên là "ruộng Vàng, ruộng Bạc". 

Đội Sơn hay Đọi Sơn, Long Lĩnh là tên gọi khác của núi Long Đội nay thuộc  xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Còn núi Bàn Hải (hay núi Bà Hối) thì không rõ ở đâu nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì chỗ đó có thể gần với khu vực núi Đọi Sơn

Lễ Tịch Điền đầu tiên trong lịch  sử VN được ghi nhận đã là do vua Lê Đại hành tổ chức vào  đầu xuân năm 987. Sau đó đến thời nhà Lý, lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của triều đình vào mùa xuân. Đến đời Trần, do nạn giặc nhà Nguyên nên lễ điền không mấy quan trọng như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, nhà vua vẫn đích thân làm lễ. Đến các thời nhà Hồ, thì hầu như phong tục này không còn được giữ nguyên vẹn và trịnh trọng như lúc ban đầu. Sang thời nhà Nguyễn, vua Gia Long đã quy định ruộng tịch điền và vua Minh Mạng khôi phục lại nghi lễ này và coi như một đại lễ quan trọng

Lê Đại Hành tên thật là Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (941), xuất thân từ nhà thường dân, cha là Lê Mịch làm nghề đơm đó, mẹ là Đặng Thị Sen, bà làm công quả quét sân chùa, do đó với có câu truyền tụng về vua như sau: “Cha đó cá, mẹ lá chùa”. Sách Đại Việt sử lược, tác phẩm sử học cổ nhất còn giữ được đến ngày nay có đoạn cho biết về sự kiện cày tịch điền như sau: “Năm Đinh Hợi, hiệu Thiên Phúc năm thứ 7 (987) vua bắt đầu cày ruộng tịch điền ở Đội Sơn, được một lọ vàng bạc, cày ở núi Bà Hối được một lọ nữa, vua đặt tên đất đó là ruộng Kim Ngân”.

Tóm lại lễ Tịch Điền là một lễ lớn và quan trọng vào đầu xuân của người Việt chúng ta, được đích thân người lãnh đạo đất nước chủ lễ . Việc làm này của các vua quan ngày xưa, cho thấy  từ thời lập quốc cho đến các thời quân chủ phong kiến sau này, vua quan biết đưa việc phát triển nông nghiệp lên hàng đầu ( quốc sách), nên đã cố gắng tạo ra một hình ảnh rộn rịp vào đầu xuân nhằm khuyến khích và nhắc nhở người dân phải luôn biết chú trọng đến việc phát triển cây lương thực chính cho Việt tộc. 

Trong nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa người lãnh đạo của nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa  cũng đã chú ý đến tầm  quan trọng của cây lúa nước, chính Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu cũng đã từng xuống ruộng để cấy mạ trong ngày lễ cấp phát bằng khoán cho nông dân được tổ chức tại Cần Thơ ngày 26.3.1970. Nói về sự xuất cảng về lúa gạo của miền nam VN trong nền đệ nhất cộng hòa trong những năm chưa bị bọn cộng sản phá hoại đã đạt đến mức xuất cảng hàng nhất nhì thế giới. 


Theo biểu đồ, vào thời điểm 1960, trong số 10 quốc gia Á châu, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, South Vietnam, 223$) có GDP đầu người đứng sau Singapore (395$), Malaysia (299$), Philippines (257$), nhưng nhiều hơn Nam Hàn (155$), hơn gấp đôi Thailand (101$), gấp 2,4 lần Trung quốc (92$), gấp 2,7 lần Ấn độ (84$), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (North Vietnam, 73$). Trong thời gian từ 1954 đến 1975, năm 1960 là năm VNCH có nền kinh tế huy hoàng nhất. Vào năm này VNCH xuất cảng (xuất khẩu) tổng cộng 84 triệu US$, gồm 2 sản phẩm chánh là cao su (40 triệu US$) và gạo (27,7 triệu US$). Riêng về xuất cảng gạo, năm 1960 là đỉnh cao nhất kể từ 1955 với khoảng 340.000 tấn. Vào những năm đó Bác Việt phải nhập cảng gạo của Trung Cộng để ăn.


Đến nay, sau 43 năm chiếm đóng miền nam, các đầu lĩnh bất tài Ba Đình và những đỉnh cao trí tuệ vì không thể qui hoạch một chiến lược phát triển tổng thể vùng đồng bằng sông Cữu Long trong việc chăm sóc cây lúa nước nên tới nay VN vẩn chưa có một thương hiệu uy tín trên thị trường lúa gạo thế giới, gạo VN đã bị đẩy lùi khắp mọi nơi trên thế giới, thua luôn các thương hiệu như Campuchia và Lào về một món hàng xuất khẩu mà từ lâu luôn dẩn đầu thế giới. Gạo thành phẩm của VN hiện nay đều thua xa các mặt hàng gạo của Thái lan, Cam Bốt và Lào.
Bất hạnh cho VN, bị một đám chăn bò cai trị nên môi sinh bị phá hủy, nên kinh tế quốc dân đang bị phá sản toàn diện. Nợ công vượt trần, các ngân hàng được đảng bảo kê cho khai phá sản để quỵt tiền của dân. Nhà nước tìm hết cách này đến cách khác để vơ vét tiền đô và vàng trong dân. Tương lai VN là một đường biểu diễn đang tuột từ đỉnh cao nhất của Parabol về hướng thấp nhất.Đây là nguy cơ dẩn đến mất nước vào tay của Trung Cộng nếu đồng bào chúng ta không sớm thức tỉnh đê giải thể chế độ bất tài hại dân bán nước làm tay sai cho Tàu Cộng.

XEM THÊM:
MIỀN NAM NGƯÒI CÀY CÓ RUỘNG -MIỀN BẮC NGƯỜI CÀY CHO ĐẢNG
http://kimanhl.blogspot.de/2014/06/mien-nam-nguoi-cay-co-ruong-mien-bac.html

Nguyễn Thị Hồng, 28.1.2018
http://vothilinh.blogspot.com/2018/01/le-tich-ien-mot-le-hoi-quan-trong-vao.htmlnoreply@blogger.com (Kim Anh Le)0tag:blogger.com,1999:blog-6891472580813346961.post-5617940938378659166Sun, 28 Jan 2018 15:04:00 +00002018-01-28T07:04:51.454-08:00LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ VNCH
LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ VNCH
43 năm nhìn lại để thương tiếc và chúng ta cần vinh danh sự oai hùng của nền Túc Cầu VNCH, so với sự xuống dốc thê thảm của nền bóng đá thời cộng sản ngày nay, thể thao có liên quan tới chính trị không ? dạ xin thưa là CÓ. Cộng sản và những kẻ có dã tâm, chúng lúc nào cũng tìm đủ mọi cách để giấu nhẹm hết những việc làm rạng danh dưới thời VNCH, trong đó có lãnh vực thể thao, cho tới ngày hôm nay, chúng không bao giờ cho thế hệ trẻ và những người đang sống ở cái XHCN này biết rằng: trước 1975 miền nam Việt Nam đã làm cho hầu hết các nước ở khu vực Á Châu rất ngưỡng mộ và khâm phục chúng ta về môn thể thao này, đó là hành động chính trị, một hành động đê tiện và bạc nhược chúng ta cần phải lên án, bởi vì với cộng sản cái gì của VNCH đều là xấu đều là không tốt, dân tộc chúng ta thật là bất hạnh, và ánh sáng của bầu trời VN sẽ không bao giờ sáng, nếu vẫn bị cộng sản xỏ mũi trâu dẫn dắt, hay khi đói được chúng quẳng cho miếng xương như chó gặm, thì còn lâu chúng ta mới thấy được ánh sáng dưới bầu trời này..........
Tôi xin dừng tại đây vì bài viết này chủ yếu tập chung vào nền Túc Cầu dưới thời VNCH (miền Nam Việt Nam)
Tại miền Nam Việt Nam, vào cuối thập kỷ 1950, đội bóng của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã trở thành một trong 4 cường quốc bóng tròn châu Á (có 10 đội tham dự), khi lọt vào vòng chung kết giải Vô địch châu Á 1960 cùng với Nam Hàn, Israel, Trung Hoa (do Hồng Kông đại diện).
Năm 1954, đội Ngôi sao Gia Định giải tán, nhóm cầu thủ về đầu quân cho AJS (Association de la Jeunesse Sportive), hoặc đội Cảnh Sát.
Đội bóng của VNCH đã đoạt chiếc huy chương vàng bộ môn bóng đá tại SEA Games 1959 và dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên Karl-Heinz Weigang người Đức, đã đoạt Cúp Merdeka lần thứ 10 do Malaysia tổ chức năm 1966.
Đội AJS, đội Cảnh Sát, đội Tổng Tham mưu (của Quân lực Việt Nam Cộng hòa) và đội Quan Thuế luân phiên thống trị bóng đá miền Nam cho đến năm 1975.
Giải vô địch thế giới
Năm 1974: Vòng loại cho Giải thế giới, khu vực châu Á
VNCH - Hàn Quốc: 0-4
VNCH - Hồng Kông: 0-1
VNCH - Thái Lan: 1-0
(năm này là năm cuối cùng của miền nam VN về thể thao, chúng ta phải lo đối phó với giặc thù cộng sản, có lẽ vì thế mà chúng ta ta không dốc hết tâm để thi đấu cho giải này, đó cũng là nỗi bất hạnh của dân tộc VN)
Việt Nam Cộng hòa tại Olympic Melbourne Australia 1956
Thế vận hội

Năm 1963: Vòng loại cho Thế vận hội Tokyo 1964
VNCH - Israel: 0-1 (tại Sài Gòn)
Israel - VNCH: 0-2 (tại Tel Aviv)
Hàn Quốc - VNCH: 3-0 (tại (Seoul)
VNCH - Hàn Quốc: 2-2 (tại Sài Gòn)
Năm 1968: Vòng loại cho Thế vận hội México 1968
VNCH - Philippines: 10-0
VNCH - Đài Loan: 3-0
VNCH - Liban: 1-1
Nhật Bản - VNCH: 1-0
Hàn Quốc - VNCH: 3-0
Giải vô địch châu Á
Lần 1: năm 1956 (tại Hồng Kông), VNCH chỉ cần thắng Malaysia để vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết:[1]
VNCH - Israel: 1-2
VNCH - Hồng Kông: 2-2
VNCH - Hàn Quốc: 3-5
VNCH xếp hạng 4


Lần 2: năm 1960 (tại Hàn Quốc), VNCH đứng đầu bảng ở vòng loại, tại vòng chung kết:[2]
VNCH - Hàn Quốc: 1-5
VNCH - Đài Loan: 0-2
VNCH - Israel: 1-5
VNCH xếp hạng 4
Á vận hội (ASIAD)
Kỳ I: năm 1951, (tại New Delhi), VNCH không tham dự
Kỳ II: năm 1954, (tại Manila), VNCH không vượt qua vòng loại:
VNCH - Philippines: 3-2
VNCH - Hồng Kông: 1-2
Kỳ III: năm 1958, (tại Tokyo)
VNCH - Pakistan: 1-1
VNCH - Malaysia: 6-1
Kỳ IV: năm 1962, (tại Jakarta), VNCH đứng thứ 4
VNCH - Ấn Độ: 2-3 (ở trận bán kết)
VNCH - Malaysia: 1-4 (ở trận tranh huy chương đồng)
Kỳ V: 1966, (tại Băng Cốc), VNCH không vượt qua vòng loại
Kỳ VI: 1970, (tại Băng Cốc), VNCH không vượt qua vòng loại
Cúp Merdeka

Cựu tuyễn thủ bóng đá VNCH
Cúp Merdeka do Malaysia tổ chức, thường mời một số đội mạnh châu Á nên có giá trị như một giải châu Á thu nhỏ.
Kỳ 10, năm 1966, 12 đội mạnh nhất Á Châu tham dự: VNCH đoạt cúp. Huấn luyện viên: Karl-Heinz Weigang (Đức).

SEA Games
Kỳ I: năm 1959, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương vàng
VNCH - Thái Lan: 3-1 (về nhất và đoạt cúp vô địch)
Kỳ II: 1961, (tại Rangoon), VNCH đoạt huy chương đồng (về hạng ba)
VNCH - Thái Lan: 0-0
VNCH - Lào: 7-0
Kỳ III: 1965, (tại Kuala Lumpur), VNCH đoạt huy chương đồng
VNCH - Singapore: 4-1 (về hạng ba)

Kỳ IV: năm 1967, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương bạc
VNCH - Miến Điện: 0-1 (về hạng nhì)
Kỳ V: năm 1969, (tại Rangoon), VNCH hoà Thái Lan, đoạt huy chương đồng (về hạng ba)
Kỳ VI: năm 1971, (tại Kuala Lumpur), VNCH hoà Thái Lan, huy chương đồng (về hạng ba)
Kỳ VII: năm 1973, (tại Singapore), VNCH đoạt huy chương bạc
VNCH - Miến Điện: 2-3 (về hạng nhì )
Kỳ VIII: năm 1975, (tại Bangkok), Việt Nam Cộng hòa không tham dự (nếu năm này mà VNCH còn có thể đoại cúp và vô địch Á Châu một lần nữa cũng không chừng, vì năm 1973 trong trận tranh chung kết đã đoạt được huy chương bạc về nhì)
Xin quí vị tìm hiểu thêm những link dưới đây, và hãy coi những video để xem coi những sự huy hoàng mà VNCH đã làm cho dân tộc VN chúng ta, mong lắm thay một ngày gần đây dân tộc VN cũng giống như VNCH năm xưa.
Theo Tho Nguyen
http://vothilinh.blogspot.com/2018/01/lich-su-bong-vnch-43-nam-nhin-lai-e.htmlnoreply@blogger.com (Kim Anh Le)0tag:blogger.com,1999:blog-6891472580813346961.post-2076190187939606372Fri, 26 Jan 2018 15:00:00 +00002018-01-29T06:10:54.074-08:00CÂY MÙA XUÂN CHIẾN SĨ NĂM XƯA
CÂY MÙA XUÂN CHIẾN SĨ NĂM XƯA
Tết đến không chỉ là vui chơi hưởng thụ mà còn là dịp để con cháu nhớ đến ông bà tổ tiên, nhớ đến công lao giữ nước của người xưa , nối lại những huyền thoại của chiến thắng Ðống Ða một nghệ thuật giử nước của ông cha. Và cũng là dịp để người hậu phương chia sẻ ân tình, ngọt bùi với những chiến sĩ bảo quốc an dân đang hành quân vào lúc xuân về khắp nơi trên 4 vùng chiến thuật. Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ là một nét văn hóa đẹp trong ngày tết của đại gia đình QL.VNCH. Đó chính là tấm lòng của hậu phương gởi đến từng anh lính chiến ngoài tiền tuyến, nó còn là một sinh hoạt tết của người dân miền Nam, nói lên tình quân dân khắn khít, người hậu phương hướng về người lính xa trường trong dịp xuân về để chia sẻ những gian nguy nhọc nhằn với người chiến sĩ Cộng Hòa. Cây mùa xuân chiến sĩ nói lên sự thương mến của hậu phương với những người lính khi mai vàng nở nhưng không thể về để xum họp với gia đình vì họ đang phải bôn ba ngày đêm, khắp nơi trên lãnh thổ 4 vùng chiến thuật để ngăn cản sự phá hoại của Cộng sản phương Bắc.
Người lính chiến vào những năm chiến tranh, hầu hết là ăn Tết trên chiến trường, rất ít khi được cùng gia đình hưởng những ngày Xuân nên chính quyền VNCH đã cùng Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH tổ chức ra những Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ tại nhiều tỉnh, thị xã để người hậu phương có dịp chia sẻ buồn vui cùng người lính đang giữ an ninh cho đồng bào hậu phương được hưởng sự an vui.”
Mừng xuân tôi không quên bóng anh
Từ lâu bao nhiêu mến thương
Ơ tình thương hai ta cùng lo giữ quê hương
Tay súng thép cứng giữa non xanh
Bước anh đi trên nhịp đàn.....

Mừng xuân tôi không quên chốn xa
Người đi trong muôn sắc hoa
Ơ cành hoa thương yêu đầy sương gió bao la
Sau tấm áo lớn sắc cây xanh
Khắp quê hương hay rừng già
Biết bao mến thương dâng trong mùa hoa
(nhạc Y vân sáng tác, ca sĩ Ngọc Minh)


Người chiến sỉ VNCH có được 20 mùa Xuân, trong đó chỉ vỏn vẹn 4 mùa xuân là đầm ấm, hạnh phúc và thanh bình với gia đình trong những năm đầu của hiệp định Genève 1954. Đó chính là những mùa Xuân Dân Tộc đích thực trong thuyền thống nhân văn của mấy ngày đầu năm của miền Nam VN. Bao nhiêu năm đã qua đi, người lính VNCH xưa ít khi được hưởng Tết trong không khí đoàn tụ gia đình, nay cho dù có phải ở ngoài nước, yên ấm với người vợ hiền chung thủy, với những đứa con có đứa đã theo nghiệp binh đao như cha anh, nhưng vẫn không quên được những giây phút giao mùa trong Ðêm Trừ Tịch nơi chiến trường xưa, xúc động trước chiếc bánh còn ấm hơi người hậu phương, trước lá thư kín 4 trang giấy học trò của người em gái hậu phương chưa một lần gặp mặt.

“Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ xưa” là hình ảnh đậm nét trong lòng một thế hệ mà nay đều đã trọng tuổi. Mùa xuân về là những lúc hình ảnh đẹp của một thời chinh chiến lại trở về, “người em gái hậu phương,” những cô nữ sinh trinh trắng, những cô thôn nữ dịu hiền trên khắp đồng ruộng miền nam cặm cụi viết từng lá thư, gom góp từng đồng bạc quà sáng, tất tả trong các chợ Tết để mong có được một chút quà Tết cho những người lính chiến VNCH “Xuân này con không về” có được chút hơi ấm gia đình nơi tiền đồn heo hút hay trấn giữ trận địa mà địch quân lúc nào cũng có thể vi phạm lệnh hưu chiến mà cả hai bên đã đồng thuận để người dân VN được hưởng cái Tết trong thanh bình, để hậu phương nơi nơi đều nghe được tiếng pháo ròn tan thay vì “đêm đêm phải nghe tiếng đại bác”. Những người lính ấy, có thể là người anh trong gia đình, người em vừa ra khỏi cổng trường trung học, người yêu chưa kịp cưới, người chồng vừa “cưới nhau xong là đi”... Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ là một hộp thư lớn gom góp biết bao ân tình giữa người hậu phương với người nơi tiền tuyến.


Nỗi niềm Xuân xưa!
( Thơ của thi sĩ Trần Tố Ngọc)
Một thời Xuân thắm tự do
Đón Xuân với cả trời mơ thanh bình!
Một thuở Việt Nam Quang Vinh!
Hậu phương Tiền tuyến nghĩa tình gởi trao!
Mùa Xuân thơ nhạc ngọt ngào
Quân Dân - Cá Nước... Đồng bào yêu thương!
Tết Xuân chiến sĩ biên phòng
Hậu phương chăm chút ấm lòng đồn xa!!!
Lính quên được nỗi nhớ nhà
Mẹ Cha con vợ... đợi chờ đoàn viên!
Tình yêu Tổ quốc thiêng liêng
Người chiến sĩ gác niềm riêng gia đình
Sẳn sàng vì nước giữ gìn
Mậu Thân sáu tám hy sinh lặng thầm!!!
Chúng ta mãi mãi tri ân
CÂY MÙA XUÂN CHIẾN SĨ cần mỗi năm!
Người khuất dâng nén hương tâm!
Thương binh cơ cực Việt Nam đói nghèo
Dẫu nơi đất khách dõi theo
Chút tình ơn nghĩa trong veo tấm lòng!

Để Xuân vẫn mang sắc hồng
Tin yêu hy vọng nồng nàn ngày Xuân!
Những mùa xuân yên ấm của miền nam bị biến mất kể từ khi Hồ chí Minh nhận lệnh của Đệ Tam Quốc Tế bắt đầu mở cuộc chiến xâm lược miền nam.Từ năm 1959 họ Hồ đã cho thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh, tức đường Trường Sơn, để đem quân và vũ khí vào miền Nam VN, thực hiện bước đầu mộng nhuộm đỏ toàn vùng Đông Nam Á. Và đến năm 20.12.1960 cs BV đã cho ra đời một công cụ ngoại vi gọi là " Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam", chiến cuộc tại miền Nam lần lần leo thang một cách khốc liệt mãi cho đến ngày 30.4.1975.
Thời gian nầy những người chiến sỉ VNCH đã phải hy sinh dáng xuân của ngày đầu năm mới để bảo vệ sự ấm áp cho đồng bào mình trong lúc mai vàng nở rổ và khoe sắc trên khắp nẻo đường đất nước. Nhìn lại tất cả mùa Xuân từ năm 1954 đến năm 1975 mới thấy người chiến sỉ cộng hoà mất mát rất nhiều những mùa xuân dân tộc, vì tình nước trên trên tình nhà.

NIỀM VUI TỪ KÝ ỨC 

Cứ mỗi độ xuân về tết đến
Hình ảnh cây mai vàng lại gợi nhớ quê hương

Cây mùa xuân Chiến Sĩ 
Một danh từ yêu thương
Vẫn tồn tại trong tâm thức 
Người Miền Nam xưa cũ 

Thương những câu chúc hậu phương gởi tiền tuyến
Làm ấm lòng chiến sĩ trấn biên cương
Quyết một lòng gìn giữ quê hương
Cho mẹ, cho em, cho đồng bào được yên vui no ấm

Cây mùa xuân Chiến Sĩ 
là nỗi niềm biết ơn sâu lắng
Là sự yêu thương vô hạn bến bờ
Như niềm thôi thúc trên những bước quân hành
Của người lính Việt Nam Cộng Hòa chính khí

Dù đã qua mấy mươi năm dài phiêu dạt
Người em gái hậu phương xưa vẫn giữ mãi trong tim
Bài thơ ân tình muốn gởi đến các anh
Chờ tết đến treo lên ... 
Bóng hình người CHIẾN SĨ   
Trên cây mùa xuân 


( Con Gái Huế TNMT )

Mừng xuân Mậu Tuất 2018, không quên nhớ về các thương phế binh, cô nhi quả phụ tử sỉ VNCH đang còn sinh sống cơ cực tại quê nhà, kính chúc quý Bác, Chú, Cô, Dì...cựu chiên binh có một năm mới đầy sức sống và một niềm tin vững chắc vào ngày toàn thắng của người Việt tự do trên quê hương VN. Dân chủ tự do và mùa xuân truyền thống nhất định sẽ trở lại về trên quê hương VN.
Chúng ta, những công dân VNCH không quên đốt nén hương lòng, tưởng nhớ đến công ơn của các chiến sỉ của chúng ta đã vị quốc vong thân trong suốt cuộc chiến vừa qua.
Hậu duệ VNCH Lê Kim Anh 26.1.2018

http://vothilinh.blogspot.com/2018/01/cay-mua-xuan-chien-si-nam-xua-tet-en.htmlnoreply@blogger.com (Kim Anh Le)0tag:blogger.com,1999:blog-6891472580813346961.post-2971463340260536572Wed, 24 Jan 2018 15:38:00 +00002018-01-24T09:14:23.083-08:00TẠI SAO ĐẢNG VẨN LUÔN LO SỢ TIẾNG PHÁO ĐẦU NĂM?
TẠI SAO ĐẢNG VẨN LUÔN LO SỢ 
TIẾNG PHÁO ĐẦU NĂM?
Người Việt cho ràng tiếng pháo là một âm thanh rộn rã làm vui nhà vui cửa trong ba ngày Tết. Không có tiếng pháo ầm ĩ, không khí Tết như thiếu thốn một thứ gì đó khó tả, có người còn cho mùi pháo chính là mùi của Tết, không có pháo là không có Tết.
Người tin dị đoan còn cho rằng đốt pháo cũng là một cách dự đoán tương lai. Nhà ai đốt pháo không nổ đều, rời rạc thì việc làm ăn trong năm mới sẽ không suôn sẽ thuận lợi, tiếng pháo pháo nổ giòn tan, xác pháo đỏ thì mọi việc trong năm mới sẽ nhiều thành công ..... Đám cưới mà đốt pháo không nổ cũng là một điềm xui. Trong đám cưới, người ta đốt pháo khi họ nhà trai đến họ nhà gái, và khi họ nhà gái đưa dâu đến nhà trai. Trong lễ mừng thọ, mừng thăng quan, mừng sinh con trai, mừng tân gia, người ta đốt pháo trước khi cử hành lễ hoặc đốt pháo khi có những quan khách quan trọng đến. Trong ngày Tết, người ta đốt pháo lúc giao thừa và sau đó là suốt ba ngày Tết. Khi đến nhà ai chúc Tết, khi vào cổng, khách cũng có thể đốt một phong pháo để chúc mừng. Rồi từ ngày đảng chiếm miền nam tiếng pháo đã lặng lẽ ra đi..
Đúng là đảng quỉ... âm binh 
Ngày xuân rất sợ pháo đình đùng vang! 
Xua đi cái lũ hung tàn
Rước Xuân về với vô vàn Tết vui! 

Mậu Thân sáu tám bùi ngùi 
Giao thừa pháo nổ... vập vùi mùa Xuân!!! 
Cái đảng cộng sản lưu manh 
Phá bỏ qui ước để giành chiến công! 

Sợ gậy ông đập lưng ông? 
Nên cấm đốt pháo tưng bừng ngày Xuân! 
Tiếng pháo âm ỉ lòng dân
Làm sao đảng diệt Mậu Thân não nùng!!! 

Năm mươi năm còn hãi hùng!!! 
Củi đậu nấu đậu... Huế vùng tang thương!!! 
Bốn ba năm Xuân thê lương!!! 
Bao giờ mới thật quê hương thanh bình??? 

Đón Xuân dân tộc lung linh 
Đì đùng tiếng pháo tự tình niềm vui??? 
Người phương xa hết bồi hồi 
Con không xa Mẹ... Cha cười cùng con!!! 

Chẳng còn Tết đến héo hon
Nhìn Mai trên ảnh lệ hồng tuôn rơi!!! 
Xứ người Xuân đến buồn ơi! 
Hẹn Xuân năm tới đất trời Việt Nam!!!
(Thi sĩ Trân Tố Ngọc)

PHÁO XUÂN MIỀN NAM VN TRƯỚC NĂM 1968
Theo lời kể của các bác, Cô, Chú, dì sống ở miền nam trước năm 1968, đều cho rằng đó là những năm có những mùa xuân yên bình, khi hoa mai bắt đầu nở, vào dịp giao thừa và 3 ngày đầu xuân nhà nhà.. nơi đâu cũng có tiếng pháo đì ..đùng từ thành thị tới thôn quê. Hình ảnh của đầu xuân yên vui đã bị đảng và đoàn quân gọi là "giải phóng" đã lợi dụng gây tang tóc đau thương cho người dân, chúng đã từ dạo đó cướp mất đi cái mùi Tết thiêng liêng đầy tình tự dân tộc của người miền nam, sau đó chỉ còn lại những cái tết buồn vì chiến tranh ngày càng leo thang. Người lính VNCH cũng mất cảnh yên bình hạnh phúc trong những dịp xuân về ...những ngày đầu xuân là những ngày phải hành quân đi khắp đó đây để bảo vệ sự an bình cho người dân ăn Tết
".... Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui
Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
Bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
Trông bánh chưng ngồi chờ sáng
Đỏ hây hây những đôi má đào....."
(bày hát "Xuân nầy con không về")

CỘNG SẢN SỢ TIẾNG PHÁO ĐẦU NĂM
Kể từ năm 1995 đến nay là 23 năm dân VN cũng không được đảng cho phép đốt pháo mừng xuân nại lý do để giữ gìn trật tự an ninh mội trường không bị xâm hại. Đây là lý do cùn của các tên khát máu Ba Đình, đất nước thanh bình không chiến tranh mà dân không được có cái hạnh phúc tối thiểu là đốt pháo đón tết trong 3 ngày đầu xuân.
Đám đầu lĩnh Ba Đình sợ pháo vì trước 1975, vào những dịp đầu xuân ngươi miền nam đốt pháo cúng giao thừa và đốt trong 3 ngày đầu năm, bọ người khát máu này đã lợi dụng tiếng pháo để đi cướp bóc phá hoại hoặc ám sát các quân nhân , cán bộ quan trọng trong bộ máy cầm quyền miền nam. Cao điểm là đầu năm Mậu thân 1968, lợi dụng tiếng pháo giao thừa của đồng bào miền nam ăn tết, bọn người phi nhân này đã theo lệnh của tên đồ tể HCM tấn công 41 tỉnh thành phố miền nam VN. Tuy phía cộng sản đề nghị hưu chiến ngày đầu năm để đồng bào ăn tết, nhưng sau đó chúng bất chấp hiệp định được ký kết với VNCH ngưng bắn trong mấy ngày đầu năm 1968, chúng tấn công khắp mọi nơi trong toàn lảnh thổ VNCH. Gây không biết cảnh chết chóc tàn phá khắp nơi, nặng nhất là thành phố Huế với trên 5000 người dân vô tội bị giết chết. Đoàn quân khát máu cs Bắc Việt này đã điên cuồng giết hại 14.000 thường dân khắp miền nam. Đó là không tính số quân nhân thiệt mạng của đôi bên, 84.983 nhà của bị hư hại chưa kể các thiệt hại về kinh tế.
Sau khi chiếm được miền nam ngày 30.4.1975, bao nhiêu oan hồn chết oan dưới tay bọn đồ tể nầy tới nay vẩn chưa được giải oan. Vết thương của người dân Huế trong Tết Mậu thân 1968 tới nay vẩn chưa khô máu. Hôm nay dù cho chúng có ngụy biện như thế nào về hành động cấm đốt pháo của chúng, chúng chỉ lừa được các thế hệ trẻ sinh sau đẻ muộn chứ không thể nào gạt được người miền nam từng sinh sống trước 1975, nhất là đồng bào Huế. Vào những ngày đầu năm, chính là ngày giỗ tập thể lớn nhất của những gia đình có thân bị chúng sát hại ở Huế và các nơi khác trên khắp các tỉnh thành ở miền nam.
50 năm qua, vì xấu hổ với những việc chúng đã làm nên đảng vẩn cố tiếp tục che đậy và chối quanh về việc tàn sát những nạn nhân này. Chúng còn phun nọc ngược lại và cho đó là đạn của đồng minh và QL.VNCH bắn vào người dân (?!). Đúng là luận điệu càn rỡ của loài vượn Pắc Pó. Hàng triệu dân Huế và hơn 20 triệu dân miền nam là những nhân chứng sống về tội ác này của cs Bắc Việt chúng chối cũng không được.
Người cộng sản và đám đầu lĩnh Ba Đình trước năm 1975 mừng đảng mừng xuân trên những xác người, xác của dân miền nam và xác của thanh niên miền Bắc đã lầm nghe theo đảng vượt Trường Sơn để rồi bỏ xác ở miền nam. Sau 1975 người cs mừng đảng mừng xuân trên mồ hôi nước mắt và tiếng than khóc của hàng trăm ngàn dân oan bị đảng cướp mất đất đai, nhà cửa và tài sản. Tội ác này cần được nhắc lại trong mổi dịp xuân về, để những người trẻ lớn lên trong chế độ cộng sản thấy được những góc khuất của lịch sử đang bị che đậy và tội ác trời không dung đất không tha của đảng csVN .
Tiếng pháo không còn hiện diện trong mấy ngày Tết từ 1994 cho đến nay, vì đám đầu lĩnh Ba Đình sợ các lực lượng đấu tranh dân Chủ trong nước cũng sẽ dùng tiếng pháo để tổng tấn công chúng giống như chúng đã từng làm trong năm 1968. Thế nên, bọn này rất sợ gậy ông đập lưng ông...Có vay có trả đó là qui luật, chỉ có quỷ đỏ mới sợ tiếng pháo vì tay đã nhúng chàm. Thời gian sẽ trả lời cho đám người này biết thế nào là quả báo nhản tiền, cái ác không bao giờ tồn tại được lâu. Ngày xưa chúng gieo nhân nào thì tương lai chúng sẽ gặt quả nấy, tiếng pháo DÂN CHỦ rồi đây sẽ nổ vang trong các ngày đầu Xuân để tiễn đưa bầy quỷ đỏ về với tổ tiên của chúng, lấy lại công đạo cho dân oan và những nạn nhân đã từng bị chúng giết hại trong những ngày đầu năm và trong suốt cuộc chiến từ năm 1955 đến 1975.

Vo Thilinh 24.1.2018
http://vothilinh.blogspot.com/2018/01/tai-sao-ang-van-luon-lo-so-tieng-phao.htmlnoreply@blogger.com (Kim Anh Le)0tag:blogger.com,1999:blog-6891472580813346961.post-6217651078753311109Mon, 22 Jan 2018 23:31:00 +00002018-01-24T09:30:07.321-08:00TẾT QUANG TRUNG với chiến thắng Xuân Kỷ Dậu 1789
TẾT QUANG TRUNG
với chiến thắng Xuân Kỷ Dậu 1789
Mùa Xuân Kỷ Dậu 1789 là mùa xuân huy hoàng nhất của Việt tộc vào cuối thế kỷ 18, cách đây 229 năm, với một chiến thắng thần tốc nhằm răn dạy và đanh tan đoàn quân xâm lược nước lớn "môi hở răng lạnh, với 4 tốt và 12 chử vàng" một bài học nhớ đời! Chiến thắng của Vua Quang Trung đã làm người bạn láng giềng xấu nết từ bỏ mộng xâm lăng VN hơn 200 năm, đúng với những gì mà vua Quang Trung đã nói trước ba quân, trước khi khởi binh ra giải phóng Thăng Long:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.


Tạm dịch:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác (một cái bánh xe cũng không thể trở về)
Đánh cho nó mảnh giáp không còn (một mảnh giáp cũng không toàn vẹn)
Đánh cho nó biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ"
Người viết thấy cần phải đưa ra những con số cụ thể để cho đám đầu lĩnh Ba Đình biết mà tự xấu hổ với HỒN QUANG TRUNG. Đừng làm xấu thêm nhiều thế hệ nửa về tinh thầy yêu nước và quật cường của Việt tộc.
Để có cái nhìn tổng thể về dân số và diện tích thời Mản Thanh với Đại Việt chúng ta, thời mà vua Quang trung đánh Tàu Mản Thanh, chúng tôi sẽ đưa ra những con số cụ thể của đôi bên, để những người trẻ trong nước có sự nhận định và so sánh đúng đắn về cái chiến thắng mà người Việt chúng ta gọi là lớn lao này vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1789.
Năm 1789 diện tích nước Trung Hoa rộng 14.000.000 km² với dân số là: 301.000.000 người, còn dt của VN tương đương với bây giờ, nhưng dân số chỉ vào khoảng trên 10 triệu. Nguồn: https://halongvandan.wordpress.com/…/dan-so-vn-phong-tinh-…/.
Nếu như diện tích TC ngày hôm nay là: 9.598.086 km2 dân số là 1,385,538,300 người, trong khi diện tích VN: 331212 km2 dân số chúng ta 92,7 triêu người, như vậy VN quá nhỏ bé trước TC về diện tích lẩn dân số.Nguồn: Wikipedia
Vua Quang Trung một anh hùng dân tộc, một dũng tướng trong việc điều binh diệt giặc thần tốc. Chiến thắng của Quang Trung đã làm tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử. So với sức mạnh của Đại Việt (ĐV) và quân nhà Thanh củng chênh lệch rất nhiều. Quân Thanh là 290.000 quân còn quân ĐV chỉ có 100.000 tức là khoảng 1/3 của quân Thanh. (Con số thiệt hại quân ta 8000, còn quân Thanh trên 20.000 và 3.400 bị bắt là tù binh, sau nầy giao lại cho nhà Thanh). Quang Trung và 10 tướng đã chỉ huy trận đánh lịch sử nầy, để đáng bại Tướng Tôn Sỉ Nghị và 10 tướng khác của nhà Thanh. Ông đã để lại cho hậu thế ngày nay một bài học về tinh thần không biết cúi đầu để giử nước.

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho ngựa xe tan tác

Đánh cho mảnh giáp không còn
Đánh cho nó biết được rằng
Nước Nam anh hùng có chủ!!!

Lời QUANG TRUNG rền sấm vang
Chạm hồn sông núi sử vàng khắc ghi!
Hơn hai trăm năm qua đi
Vẫn còn vọng mãi tiếng người trước quân!

Danh tướng cũng giống Mỹ nhân
Cuộc đời ngắn ngủi... ngàn năm lẩy lừng!
Tây Sơn hào khí hẩy hừng
Napoleon sánh cùng Quang Trung!!!

Tự hào con cháu Hùng Vương
Quang Trung Đại Đế... Bắc phương co vòi!!!
Đảng quen thân phận tôi đòi???
Chúng ta quyết giữ đất trời Việt Nam!!!

Đại Việt khởi quốc Văn Lang
Tuy là bé nhỏ... vững vàng biết bao!
Nguyên Mông cũng phải cúi chào
Mãn Thanh vỡ mộng đánh vào nước ta!!!

Mồng năm Tết... trận Đống Đa
Sầm Nghi... treo cổ... Ta tha giặc chuồn!!!
Dẫu quân Thanh đông ba lần
VẪN THUA CHÍNH NGHĨA... BẠO TÀN XÂM LĂNG!!!

Mùa Xuân Mậu Tuất ngoài sân
Ngồi ôn sử cũ... lặng thầm lệ rơi!
LÀM NGƯỜI PHẢI XỨNG GỌI NGƯỜI
CÚI ĐẦU THẸN ĐẤT - HỔ NGƯƠI NHÌN TRỜI!!!

Đồng bào ơi! Xuân đến rồi
Đông tàn chấm dứt... Dậy thôi lên đường!
Gái giòng con cháu Triệu Trưng
Trai làm sống lại kiêu hùng Quang Trung!!!

Việt Nam sắp mất cộng trung
Đứng lên giành lại non sông sơn hà
Chín mươi mấy triệu đồng bào
Đảng viên bốn triệu... làm sao sánh bằng???
(Thi sĩ Trần tố Ngọc)

Nhìn chiến thắng của Vua Quang Trung để thấy sự khiếp nhược của các đỉnh cao Ba Đình ngày hôm nay, trước sự xâm lăng chiếm đất biển, đảo của Bắc Phương. Chúng khiệp nhược đến nổi phải xây dựng tình hữu nghị và " không làm phức tạp thêm tình hình" với giặc??, những đỉnh cao này không có một động thái nào để lấy lại Hoàng Sa và một số đảo bị mất trong quần đảo Trường Sa. Chúng còn đưa ra một giàn loa với công xuất mạnh và 17.000 bút nô ra trận để để chống giặc, còn QĐND thì bám bờ làm kinh tế và đi dẹp người chống giặc Tàu trên đất Việt.

Cha ông ta đựng nước gìn giử tưng tiu từng thước đất thiêng liêng nầy trên 4800 năm, cần cù dùng xương máu mở rộng đường biên giới. Nhưng tiếc thay cho nước Việt, từ ngày có mặt họ Hồ và đảng csVn, sơn hà bị bọn người nầy đem cầm cố cho bắc phương, một kẻ thù truyền kiếp của Việt tộc từ hơn ngàn năm qua. Khởi đầu là Hồ chí Minh và Phạm Văn Đồng với công hàm 1958 dâng Hoàng-Trường Sa và vùng biển ngoài khơi VN cho đàn anh môi hở răng lạnh của đảng csVN; công hàm nầy được ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, tiếp theo sau đó là các hiệp định về lãnh hải về phân định đường biên giới được đàn em Linh, Mưòi, Phiêu, Mạnh, Trọng, Dũng, Sang.. ký sau nầy, mổi một tên là thẻo một miếng thịt mẹ VN đem triều công cho thiên triều.

*Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung cộng trong Vịnh Bắc Bộ ngày 25-12-2000 . Sự phân chia theo hiệp định vừa ký là: - 53,23% diện tích Vịnh Bắc Bộ thuộc Việt Nam - 46,77% thuộc Trung cộng. Tổng diện tích toàn Vịnh Bắc Bộ là: 126.250 km2. So với sự phân chia cũ, theo hiệp ước Patenôtre (1885) là 62/38.
Đáng lẽ ta có đủ lý lẽ để đòi thêm, dựa trên công pháp quốc tế về luật biển, thì ta đã bị Tàu cộng ép một cách vô lý để họ lấn tới. Diện tích bị mất thêm là gần 10.000 km2.
* Hiệp định về biên giới Việt Trung
Hiệp ước hoạch định biên giới được hai nước Việt-Trung chính thức ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 và 6 tháng sau Quốc hội Việt Nam mới theo lệnh đảng phê chuẩn ngày 6 tháng 6 năm 2000.
Biên giới trên đất liền Việt Nam - Tàu cộng dài khoảng 1.400 km tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung cộng.
Đám đầu lĩnh Ba Đình bán nước vui mừng khi 
nghe tin Hoàng Sa lọt vào tay Tàu Cộng

Sau khi ký HĐ nầy, VN đã bị thua thiệt rất nhiều qua việc phân định mới. Căn cứ trên "Bộ bản đồ đính kèm của HUBG 1999" mà nhà nước csVN tìm cách dấu diếm từ bấy lâu nay vừa được công bố bằng một nguồn tin không chính thức. Kết quả sơ lược cho thấy VN bị mất đất rất nhiều nơi trên đường biên giới :
- Bãi Tục Lãm.


- Làng Trình Tường.
- Núi Khấu Mai.
- Giải Âm Sơn và Lão Sơn.
- Mất đất khu vực sông Bắc Vong.
- Mất đất khu vực Nam Quan.
- Mất đất khu vực ải Chí Mã.
- Mất đất tại ải Nam Quan.
- Thiệt hại tại thác Bản Giốc.


Người xưa các lãnh đạo đất nước chúng ta anh dũng oai hùng như thế! Nhưng ngày nay nhìn lại bọn bán nước Ba Đình, khúm núm bưng bô cho thiên triều để giữ đảng, thật là một mối QUỐC SĨ chưa bao giờ có trong quá trình giữ nước chống ngoại xâm của Việt tộc. Chưa bao giờ thấy một bọn người HÈN vượt không gian và thời gian như vậy. Chúng sợ từng tiếng ho, tiếng rấm của người Hán, thật tộị nghiệp cho kiếp sống hèn của chúng! Cái hèn của đảng csVN và những tướng lãnh của QĐND đã làm linh hồn vua Quang Trung phải nuốt từng giọt lệ đau và căm hờn vì con cháu Lê Chiêu Thống trong đảng csVN, một bọn người khiếp nhược đã dâng đất cho giặc.
Trưỡc thềm Xuân Mậu Tuất 2018 không quên nhắc nhở gương giử nước của người xưa để soi rọi cho các ông, bà gọi là nhân sĩ trí ngũ Hà Thành và Sài Thành trong việc giử gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, những tướng lãnh hèn trong QĐND, đừng tiếp tục khoa trương thêm những quả đấm thép của Quốc Phòng VN (?), nên học tập tinh thần quật cường của Quang Trung hòn là học tấm gương và tư tưởng hèn của Hồ bán nước.
Mật Tuất 2018 sẽ là mùa Xuân quật khởi của toàn dân, hãy cùng nhau nổi trống Tây Sơn, đánh thức HỒN VIỆT hội tụ CHÍNH KHÍ tạo CHÍNH LỰC để đuổi bọn Tàu ra khỏi biển đông, dành lại chủ quyền thật sự cho thềm lục địa VN và các phần biển đảo và đất biên giới Việt trung đã mất bởi bọn Việt gian đã dâng cống cho giặc. Cuối cùng là phải giựt xập chế độ tay sai của Bắc Kinh thiết lâp một nước VN độc lập, dân chủ tự do và phú cường đưa VN lên tầm cao mới trong cộng đồng nhân loại.


Nguyen Thi Hong 22.1.2018
http://vothilinh.blogspot.com/2018/01/tet-quang-trung-voi-chien-thang-xuan-ky.htmlnoreply@blogger.com (Kim Anh Le)0tag:blogger.com,1999:blog-6891472580813346961.post-2410214963454052769Mon, 22 Jan 2018 23:08:00 +00002018-01-24T01:01:59.805-08:00TẢN MẠN VỀ MỘT LOÀI HOA CÓ TÊN LÀ MAI
TẢN MẠN VỀ MỘT LOÀI HOA CÓ TÊN LÀ MAI
"Trước Tết Mai là hoa
Sau tết Mai là củi
Trước bao nhiêu nâng niu
Sau bấy nhiêu hất hủi
Nâng niu Mai chẳng mừng
Hất hủi Mai không tủi
Nghìn trước ngẫm nghìn sau
Khe trong lồng bóng núi."
(không rõ tác gỉa)


Hoa mai được người Việt chưng trong những ngày Tết mang nhiều tên khoa học và dòng thảo mộc khác nhau như dòng Ochna, Eleaeocarpus, Discladium thuộc gia đình Ochnaceae.
Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang phú quý, mai còn là biểu tượng cho mai mắn trọn một năm mới. Với ý nghĩa đó, nên trong các gia đình ở miền nam nào cũng cố gắng trang trí một vài cây hoa mai nở rộ trong nhà với mong muốn bước sang năm mới có nhiều niềm hân hoan, hạnh phúc, tiền tài, công danh được nhiều hơn những năm qua.
Chữ mai, còn có nghĩa là buổi sáng sớm tinh sương, thường gọi là sớm mai, chỉ cho một ngày mới sau một đêm dài tăm tối. Từ cụm từ sớm mai, được ám chỉ cho một loài hoa nở vào đầu của một chu kỳ mới cho một năm, sáng sớm bắt đầu cho mùa xuân sau những ngày, tháng đứng im, rụng lá rồi tự nảy lộc, ra hoa nên còn gọi là hoa Mai.
Tên khoa học thường dùng cho hoa mai là Ochna harmandii, Ochna serrulata, Ochna integerrima, v.v. Theo từ nguyên Hy Lạp Ochna có nghĩa là trái lê rừng, ám chỉ hình dạng của hột của cây mai. Người Hoa Kỳ gọi mai là Mickey mouse plant vì màu đen bóng của hột hoa mai giống màu đen và đỏ của con chuột Mickey (hột đen, đài hoa đỏ). Người Trung Hoa gọi hoa mai là Jin Lian Mu (Kim Liên Mộc: cây sen vàng).
Cây mai không to và không cao. Chiều cao trung bình xê dịch từ 2 - 5m. Lá mỏng, cứng, có răng cưa nhuyễn màu xanh nhạt. Hoa 5 cánh màu vàng, nhụy màu vàng cam. Ong và bướm thích hút nhụy hoa mai. Chim thích ăn trái chín màu đen bóng dưới dạng hột. Mai là loại thảo mộc tăng trưởng rất chậm. Cành mai nhỏ nhắn, thanh nhã và rất dẻo.
Hoàng mai được người Việt chúng ta trân quí để chưng trong dịp tết nguyên đán vì màu vàng mang nhiều ý nghĩa, một biểu tượng tốt cho việc cầu phúc vào năm mới. Hoa mai có 05 cánh biểu tượng cho:
- 05 thành phần xã hội: Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh.
- Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
- Ngũ tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.


Truyền thuyết về Mai:
Tương truyền rằng: “Một ngày nọ trong tiết xuân, có ông nông dân thuộc dòng MA Tộc của Ma Xuân Trường, một tướng quân anh tài dưới đời Hùng Nghị Vương 17 ở Phú Thọ, vào triều Hùng Duệ Vương thứ 18 đương thời tại kinh đô Phú Thọ, xin dâng lên vua một cành cây xanh, ít lá trên đó có nhiều hoa vàng 5 cánh, thân nhỏ bằng đồng tiền. Sau những giây phút xem. Vua Hùng Duệ nói : “ đây là một loại cây nhưng, lại có hoa màu vàng, 5 cánh rất kỳ lạ chưa từng thấy, quý hóa lắm, có thể dâng lên bàn thờ tổ tiên, để cúng tế trong tiết xuân này”. Không quên, vua hỏi ông nông dân : “ Cây có hoa này, tên nó là gì ? Người nông dân vẫn cầm chặt cành hoa trong lòng tay, quỳ xuống thưa : “Kính thưa Hoàng Thượng, thứ dân hoàn toàn không biết “. Đức vua Hùng Duệ hỏi : “ Thứ dân tên họ gì ?” Dạ thưa Hoàng Thượng, thứ dân tên Ma Đình Mai”. Đức Hùng Duệ im lặng trong giây lát, liền nở nụ cười, nói: Được rồi, ta lấy tên MAI của nhà ngươi, đặt tên cho cây có hoa vàng 5 cánh này, là cây “Hoa Mai”, vì nhà ngươi đã có công tìm thấy nó ”. Từ đó cho đến ngày nay, trên bốn ngàn năm văn hiến, mà tên hoa Mai, chẳng những không bị mất, mà vẫn còn tiếp tục tồn tại trên đất mẹ Việt cứ mỗi độ xuân về, Tết đến nở trong tâm hồn dân tộc Việt, nơi bàn thờ Tổ tiên, phố xá thị thành, đâu đâu cũng đều có hoa Mai hiện hữu.
Cây Mai ở thuở ban đầu mới lên cây con, đều giống nhau là nhỏ bé, thân cứng như cây tâm tre dù cho mọc ở đâu. Sau đó thân cây mai sẽ biến dạng tùy vào mội trường sinh trưởng sẽ thay đổi toàn bộ. Có nghĩa là môi trường như thế nào, thân, cành, lá, hoa như thế đó : cao, thấp, to, nhỏ, èo ọt, sần sùi, nhẵn nhụi, nâu, xám, cành giòn, cành dai, lá dài, lá bầu, răng cưa, hoa vàng 5 cánh, 6 cánh dày, mỏng, vàng sậm, vàng nhạt, v.v… Từ đó hoa mai có tên:
Mai Sẻ, là mai ở vùng cát, gọi là Mai động, thân thẳng, cành nhỏ, hoa chi chít.
Mai Chủy, là mai mộc trong rừng, môi trường ẩm ướt thường xuyên trong 4 mùa, (mưa hè, thu, sương rơi đông xuân), nên chi hoa to, nở hoa thành chùm san sát nhau.
Mai Vĩnh Hảo, là mai luôn được có dòng nước ngầm chảy qua gốc rễ thân mai. Dòng nước đó có tên suối Vĩnh Hảo, được phất xuất từ trong núi, Nhờ đó mà những cây ở vùng Vĩnh Hảo; thân cao, to, lá bầu, hoa lớn gần bằng đồng tiền Tự Đức 4 lỗ, 5 cánh, 6 cánh, lâu tàn.
Mai Cà Ná, (Phan Rang), là xứ nắng đổ lửa, ít mưa. (Phan Rang lửa đốt trên trời, bao nhiêu than đỏ xuống đầu Phan Rang), làm cho thân mai nhỏ mà dai, dù èo ọt, hoa nhỏ, lá răng cưa, cành thì giòn…giai do đất trắng, cứng pha cát, và nắng nóng nhiều tháng trong năm, nhưng, sống được nhờ sương đêm. Có tên Mai Nam Bộ, là Mai có thân cao, cành to, lá lớn, hoa lớn nở vài lần trong năm, gọi là Mai tứ quý, do nước mát bốn mùa, v.v…Mai có rất nhiều loại khác nhau
Lá mai bám sát thân cây, thường trảy, (lảy) lặt lá khoảng Rằm tháng 10 âm lịch để hoa nở đúng vào dịp Tết. Phải biết cách lảy lá, lá liền lìa cành dễ dàng, bằng không, da Mai bị xước đi theo luôn với lá, làm đau lòng mai. Nói chung thân, cành, lá mai đều cứng do bản chất muôn đời như vậy.
Cây Mai, là loại cây như cây dẻ, cây sồi khi chưa có hoa, Nói về hoa, cây Mai là loài hoa quý, được người dân Việt ta đem dâng cúng lên bàn thờ Tổ tiên, ông bà vào dịp Tết và tế lễ Thánh Thần tại các Đình, Miếu vào tiết xuân (Tế xuân).
Mai có 3 loại : Mai vàng (huỳnh mai). Mai đỏ, hồng mai (Cây mộc qua) và trắng (bạch mai). 
Mai trắng được thấy tại tư gia của những người giàu có, quan quyền thường trồng nơi vách trước nhà. Bởi vì bạch Mai được xem là loài hoa quý. Quý ở chỗ; thân nó lớn, ít sần sùi như mai vàng, lá to, cành lớn, hoa trắng 5 cánh bầu tròn đều đặn, lớn hơn mai vàng cỡ chừng một ly. Do vì quý, cho nên không ai chặt một cành Mai trắng cắm vào bình để cúng tế, hay trưng bày nơi phòng khách. Chỉ để nguyên nơi vườn mà thưởng thức thôi. Mai trắng không thấy ở rừng núi, chỉ được thấy ở đồng bằng Cửu Long miền Nam.
Hoa Mai đỏ nở vào khoảng tháng 4 và tháng 5, mọc cùng lá non. Mai đỏ có khá nhiều lớp cánh dầy xếp chồng lên nhau trông giống hoa mai vàng thường thấy nhưng cụp hơn và đặc biệt là hoa có màu khác với mai vàng thường là màu đỏ cam tươi, nhưng có khi là màu trắng, hồng. Điều đặc biệt ở cây hoa mai đỏ là cây lâu tàn, hoa nở ban ngày và khép cánh lại vào ban đêm, ttừ lúc bắt đầu ra nụ tới khi hoa tàn cũng được khoảng 2 tháng, Thường hoa mai đỏ nở được tận 10 ngày
Mai vàng (Hoàng Mai) có khắp mọi nơi trên đất Việt; ở những nơi rừng rú, núi non…từ Yên Tử, Quảng Ninh, cho đến Khánh Hòa, Cao nguyên Trung Việt, xuống tận miền Nam. Nếu không nói rằng; hoa mai vàng là hoa của dân tộc Việt Nam, được thấy rất phổ biến nơi đình, chùa, tư gia các giới, đều ưa thích mai vàng. Có một vài chùa ở Bắc, trong Nam, ngoài Trung, hoa Mai vàng được trồng nơi hàng rào, sân chùa và kể cả trong những cái vại nhỏ ba chân, hay ở nơi góc tường rất lâu năm. Riêng Mai vàng trong những cái vại này, thân của chúng như thế nào; thấp, bành ra, sần sùi phần gốc, tròn dần lên ở phần thân, to bằng cây chuối con, cành to bằng cánh tay người lực sĩ, cong queo vô trật tự, uốn mình như rồng bay, phượng múa,… do ý muốn của người chủ tạo ra các hình thể dị biệt đó.
Nguyên Đán, thì những cây mai vàng kỳ cựu (cội mai già) này trong các Vại, nở đầy hoa, vàng rực chung quanh thân cây mai có những hình thù kỳ dị của chúng, trông rất đẹp mắt, được thấy tại các chùa và tư gia sành điệu chơi Mai. Họ trồng trước sân hay trong những cái vại to mầu gạch, chứ không có cội mai già trắng. Chính hai câu thơ sau cùng trong bốn câu của Thiền Sư Mãn Giác đời Trần sau đây : “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhứt chi mai”. (Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai), là cây hoa Mai vàng trước sân chùa.
Hoa Mai - cấp bậc của Sĩ quan QLVNCH:
Trước khi nói đến hai thứ bông mai vàng, trắng trên cầu vai, cổ áo, ngực của các cấp Sĩ quan : Úy, Tá nói riêng hai binh chủng Lục và Không quân VNCH từ Đệ I và II VNCH. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có cấp bậc riêng cho hai cấp Úy, Tá (Tiểu, Trung, Đại), đó là hoa Mai vàng và hoa Mai trắng cho Lục và Không quân. Cấp bậc binh chủng Hải quân không có hoa Mai, dùng hình ảnh mỏ neo (Anchor) làm cấp bậc. Lục quân (Bộ binh, BĐQ, Dù, TQLC, ĐPQ…) và Không quân. Cấp Úy : Một Mai vàng cấp Thiếu Úy, hai hoa Mai vàng cấp Trung Úy, ba hoa Mai vàng cấp Đại Úy. Cấp Tá : Thiếu Tá 1 hoa Mai Trắng, Trung Tá 2 hoa Mai Trắng, Đại Tá 3 hoa Mai Trắng. Cả 3 bông Mai trắng này được nằm trên gạch ngang bằng kim tuyến trên cổ áo trận hay là áo lễ. Phải nói rằng; cấp bậc cho 2 binh chủng Lục, Không quân VNCH bằng hoa Mai vàng, trắng rất trang nhã vàng rực, trắng xóa làm nổi bật hình ảnh người Sĩ quan QL.VNCH những anh tài, trí thức khoa bảng, văn hóa của QL.VNCH.
Hoa Mai trong văn hóa
Hoa Mai vàng là hình ảnh của mùa Xuân, người lính VNCH trên đường hành quân nhìn những nhành mai rừng nở mói biết là xuân đã về, hoa Mai là Xuân, Xuân là hoa Mai. Hình ảnh hoa Mai được hiện hữu ở những vật thể hiện thực và âm thanh mùa Xuân : Tấm thiệp chúc Tết đầu năm, bánh Chưng, bánh Tét, những hộp bánh, mứt Tết, trang bìa Đặc san báo Xuân, trước các cửa hiệu buôn ngày Tết, trên sân khấu văn nghệ mừng xuân, và trong hằng trăm bài hát. Phiên gác đêm xuân : Đón giao thừa một phiên gác đêm. Chào xuân đến súng xa vang rền…(NS N V Đông). Đồn Vắng Chiều Xuân : Đồn anh đóng ven rừng Mai, nếu Mai không nở, sao anh biết xuân về hay chưa !...(NS Trần T Thanh). Hạnh Phúc Đầu Xuân : Thắm thoát là đây, một mùa Xuân mới muôn ngàn cánh hoa vàng,…(NS Minh Kỳ, Lê Dinh). Xuân Đã Về : Xuân đã về, Xuân đã về. Kìa bao ánh Xuân về tràn lan mênh mông,…(NS Minh Kỳ) v.v… Cũng như trong các bài thơ nói về mùa xuân có hoa Mai những thi sĩ: Nguễn Du nói tiết Xuân : “Mùa Xuân con én đưa thoi,…Cỏ non xanh rợn chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa,…Chị em sắm sửa bộ hành chơi Xuân,…”. “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Tiền đình tạc dạ nhứt chi mai. Thiền sư Mãn Giác đời Trần (Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai ). Sột soạt gió trên tà áo biếc, trên giàn thiên lý bóng Xuân sang…(Hàn Mặc Tử). Đây cả mùa Xuân đã đến rồi. Từng nhà mở cửa đón vui tươi…( Nguyễn Bính). Những bài thơ về "Mai" mới sáng tác cùng thời gian với bài viết, của những thi sĩ thân hữu với người viết, xin được ghi lại để cùng thường thức
Vì sao Quân tử là Mai? 
Dẫu đông giá rét đúng ngày đầu Xuân!


Ngày Xuân chợt nhớ buâng khuâng 
Ba mươi năm trước tần ngần nỗi đau!!! 
Mùa xuân thổn thức úa nhàu
Người đi Học Tập Mẹ sầu đợi con!!!


Bao giờ trên phố Saigon
Mùa Xuân viên mãn non sông thái hòa??? 
Không còn người ở phương xa
Nhìn Mai trên ảnh nhớ nhà rưng rưng!!!


Thương người bão lụt miền Trung 
Mùa Xuân có ghé qua vùng thiên tai??? 
Việt Nam sống mãi đêm dài
Vẫn chưa thức tỉnh vươn vai trở mình!!!


Biết bao hy vọng quang vinh
Một ngày đất nước lung linh huy hoàng! 
Ngày Xuân rực rỡ Quang Trung
Hoa Mai cùng với cờ vàng tung bay!!!
(T/g Trần Tố Ngọc)



QUÂN TỬ CHI HOA
Người xưa đạp tuyết tầm mai
Giữa truông tuyết lạnh dấu hài rét câm
Là hoa quân tử ngàn năm
Càng băng giá ... hương càng tỏa lang


Từ lâu, hoa có cánh vàng
Như màu cờ của miền Nam ngày nào 
Trong gian khó vẫn bay cao
Tỏa lan ý chí anh hào lạc long.
( Tôn Nữ Mậu Thân )


* hoa mai là loài hoa được người đời phong tặng là, Quân Tử Chi Hoa , vì tính vượt thắng, càng lạnh càng tỏa hương thơm*

Xuân về với chúng ta, phải chăng hoa mai đã phô sắc diễm kiều, hoa mai đã đóng góp một sắc thái văn hóa dộc đáo cho dân tộc VN. Sự rực rỡ của màu hoa mai đang nở rộ trong ba ngày Tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát mới là điềm thịnh vượng, phát lộc, phát tài và nó còn bao hàm ý nghĩa của sự hạnh phúc hay sung túc cho gia đình hay cho một đoàn thể hay một tổ chức thương mại nào đó nhân dịp đầu năm, khởi sự cho một chu kỳ mới của con người. Người người làm ăn phát đạt sung mãn của năm mới đang đến với xa hội nói chung. Mai là biểu tượng của một niềm hy vọng cho một tương lai mới. Người Việt tự do trong và ngoài nước, trong dịp tết đến xuân về đi tìm một nhành Mai thật đẹp trang trí trên bàn thờ gia tiên, là dịp đễ cầu hồn thiêng sông núi phù trợ cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ csVN sớm hoàn thành, để hạnh phúc như hoa mai nở rộ khắp nơi khi mùa Xuân tới, và cùng nhau nâng ly rượu mừng cho những ngày bừng sáng của Việt tộc thời hậu cộng sản, chấm dứt những ngày đen tối của đất nước.
Xem thêm: Mai trong tâm thức của Việt tộc, cùng tác giả:



Biên khảo Võ Thi Linh 21.1.2018
http://vothilinh.blogspot.com/2018/01/tan-man-ve-mot-loai-hoa-co-ten-la-mai_22.htmlnoreply@blogger.com (Kim Anh Le)0tag:blogger.com,1999:blog-6891472580813346961.post-3549620810001348985Sat, 20 Jan 2018 13:49:00 +00002018-01-20T05:49:14.945-08:00
 "VŨ ĐÌNH LIÊN" MỘT THI NÔ CỦA ĐẢNG
 BÀI THƠ  ÔNG ĐỒ

Xuân lại về để bắt đầu cho chu kỳ mới của một năm , người Việt chúng ta thường đón xuân ( ăn tết) rất trọng thể. Én, hoa mai hoa đào, ông đồ, tràng pháo, bánh chưng xanh...là những hình ảnh không thể nào thiếu trong các bức tranh tết hay trên các thiệp chúc xuân đầu năm. Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. 

Ngày xưa khi chử nho và chử nôm còn thịnh hành, ông Đồ là hình đẹp của ngày tết Việt truyền thống. Vũ Đình Liên , một tên tuổi được nhiều người miền nam trước năm 1975 biết qua bài thơ " Ông Đồ". Bài thơ này được đăng lần đầu trên báo Tinh Hoa  năm 1937, lúc ông chưa biết gì về người cs. Bài thơ đó của ông sau được một nhạc sĩ miền nam phồ thành nhạc. http://lyric.tkaraoke.com/21459/ong_do.html

Ông Đồ 

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phụng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Gió buồn mơn mặt giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên )

ÔNG ĐỒ LÀ GÌ?

Trong nền khoa cử Nho học vào triều Lê, người thi Hương đậu gọi là Cử nhân, Tú tài; đến đời Hậu Lê gọi là Hương cống, Sinh đồ; đời Gia Long cũng theo đời trước cho tới khi đến đời vua Minh Mạnh thì đổi gọi là Cử nhân và Tú tài. Người học sinh (anh khóa) phải trải qua thi qua 3 kỳ thi và nếu như đỗ được Tú Tài (trước năm 1828  tức là ở kỳ thi thứ nhất, được gọi là Sinh đồ) nhân gian gọi là ông Đồ. Sinh đồ là những người đổ đạt ở cấp thấp nhất tuy là đậu những kỳ thi cấp thấp, nhưng chưa đủ trình độ để  được triều đình bổ làm quan, họ hoặc là phải học thêm để thi những kỳ thi cao hơn được tổ chức sau đó (như là thi Hội và thi Đình). Trong khi chờ triều đình tổ chức khóa thi, những sinh đồ phải tạm kiếm sống bằng những nghề dạy học ( nên còn gọi là "thầy đồ"), viết thuê,... . Đến khi chử quốc ngữ phát triển thì chử nho và chử nôm bị đẩy lùi,  học sinh chỉ học chữ Quốc ngữ mà không còn học chữ Hán nữa. Những ông đồ không có việc làm đã sinh sống bằng nghề viết chữ thuê, như trong bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên. Ngày nay, chữ "ông đồ" cũng được dùng để gọi những người có liên quan hay là có tiếp xúc với chữ Hán, với nền văn hóa Nho giáo, chẳng hạn những người viết chữ thư pháp hàng năm vào dịp Tết hay là những người nghiên cứu Hán-Nôm. Một nét đẹp văn hoá sự tôn vinh giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta và hình ảnh "Ông Đồ" tới nay chỉ còn thấy xuất hiện trong dịp xuân về tết đết nơi các phố ông đồ.

Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên không bị chế độ VNCH cấm lưu hành và được nhạc sĩ Võ Tá Hân của miền nam phổ nhạc và sáng tác này của ông được giới ca sĩ miền nam yêu chuộng, thường hát trong những dịp xuấn về  ( nghe: https://www.youtube.com/watch?v=ytzJMwHO0bE ). Trên hệ thống truyền thanh truyền miền nam VN trong dịp xuân về tết đền.

Vũ Đình Liên (VĐL) sau gia nhập vào đảng csVN  đã trở thành một bồi bút như Xuân Diệu, Tố Hữu và 17.000 bồi bút khác được cấp giấy phép của nước CHXHCNVN hành nghề khắp nơi trên đất nước VN. Bài thơ của VĐL về "ông Đồ",  ông đã sáng tác vào lúc đất nước chưa có bóng dáng cộng sản. Nên bài thơ nầy còn được chấp nhận tại miền Nam và được lưu hành (viết theo lời kể của các bậc thức giả còn sống ở Hãi ngoại.). Trường hợp Vũ Đình Liên không khác gì trường hợp Lưu Hữu Phước với bản " Tiếng gọi Thanh Niên tức Quốc Ca VNCH sau nầy". Ngoài ra còn một số sáng tác của Văn Cao củng được lưu hành tại miền Nam, đó là những bản nhạc tiền chiến, những sáng tác có trước khi loài quỷ đỏ xuất hiện trên quê hương VN.

Vũ Đình Liên, sinh năm 1913 tại phố Hàng Bạc Hà Nội. Sau khi đậu tú tài ở trường Pháp Collège de protectorat ( Trường Bảo hộ tại Thụy Khuê, chính là Trường Bưởi, sau đổi thành Chu Văn An). Ông ta ghi danh học Luật một vài năm rồi bỏ ngang để dạy học tư và làm báo. Năm 1946, Vũ Đình Liên theo kháng chiến trong Hội Văn Nghệ Cứu Quốc Liên Khu 3, gia nhập vào Đảng Cộng Sản năm 1951, dạy học và biên soạn sách giáo khoa cho chế độ! Ông qua đời ngày 18/1/1996

Bài thơ “Ông Đồ” được Vũ Đình Liên sáng tác vào năm 1937, đăng trên báo Tinh Hoa. Ngoài ra ông còn những bài thơ khác nữa nhưng không nổi tiếng. Vì bài Ông Đồ làm cho tiếng tăm Vũ Đình Liên được vào danh sách những văn thi nhân có hạng, nên khi trở thành Đảng viên Cộng Sản, ông tiếp tục lấy hơi hám bài thơ nầy làm sườn cho ý tưởng ca tụng “ Đảng và Xã Hội Chủ Nghĩa” một cách rất ư là ngây ngô và nịnh hót! Ta hãy xem bài thơ sau đây, họ Vũ dựa vào bài “ông Đồ” để diễn tả “tấm lòng” theo đảng trung thành của mình như thế nào??:

Bài thơ “Thủy Chung” sáng tác năm 1977, Tết Đinh Tỵ nặc mùi gia nô  của VĐL:

Năm nay đào nỡ rộ,
Mừng hội Đảng, Hội Dân,
Bút ông đồ lại họa
Những nét chữ đẹp, thân.
Cờ biển ngập phố phường,
Cành đào bay thắm đỏ,
Như cả ngàn hoa xuân,
Nét hoa trên mỗi chữ.
Thấy trong lòng say sưa,
Dừng chân không muốn bước,
Nghe đọc những vần thơ
Ngợi khen những nét bút.
Xuân Cộng Hòa Xã Hội
Mai đào tươi thắm hoa
Một nguồn hạnh phúc mới
Trào ngọn bút dòng thơ...!

Đây là bài thơ tiêu biểu của thi nô VĐL, và bài nầy đã đưa VĐL lên đỉnh cao của hạng bồi bút, nó phản ảnh không biện bác được rằng, Vũ Đình Liên, trước sau cũng chẳng giữ được tiết tháo “kẻ sĩ”như Trần Dần. Nhà thơ họ Trần đã để lại cho đời mấy câu thơ ngắn cho một giai đoạn bị tù đày, trả giá mấy vần thơ do ông sáng tác.

Do đó khi đề cập đến bài thơ của VĐL" Ông Đồ", người viết phải kèm thêm những sự thật về chân dung của VĐL trước và sau khi sáng tác ra bài thơ nổi tiếng "ÔNG ĐỒ". Với bài thơ "Ông Đồ " và con người Vũ Đình Liên trước và sau khi gia nhập đảng cs, để mọi người chúng ta phân biệt được hai phạm trù Văn Hóa và con người, và lý do tại sao VNCH đã không bác bõ bài thơ ông Đồ tại miền nam VN trước năm 1975 là như vậy! VNCH không như người cộng sản, khi chiếm được miền nam, họ đã xoá bõ toàn bộ nền văn hoá nhân bản của VNCH, tất cã các văn, thơ, nhạc do các thi văn, nhạc sĩ sáng tác đều bị họ vất bõ trong cuộc cách mạng văn hoá song hành chung với cuộc đổi mới miền nam theo định hướng hận thù và đấu tranh giai cấp đúng theo học thuyết của Mao-Mác.

Nhìn lại việc làm rất khôi hài của những đỉnh cao văn hóa cộng sản, về việc cứu xét  cho lưu hành lại bản nhạc "Ly rượu mừng" một sáng tác của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương,  họ phải mất 40 năm nghiền ngẫm về nội dung, rồi mới cho hát lại, họ đúng là đỉnh cao chói lọi của nền văn học XHCN!! http://congan.com.vn/the-thao-van-hoa/giai-tri/cap-phep-ca-khuc-ly-ruou-mung-sau-40-nam_13286.html

Nguyen Thi Hong 20.1.2018
http://vothilinh.blogspot.com/2018/01/inh-lien-mot-thi-no-cua-ang-va-tho-ong.htmlnoreply@blogger.com (Kim Anh Le)0tag:blogger.com,1999:blog-6891472580813346961.post-6960471365013034345Fri, 19 Jan 2018 01:08:00 +00002018-01-19T16:03:44.874-08:00LỊCH TÀU CÓ NGUỒN GỐC TỪ LỊCH VẠN NIÊN VIỆT (Tết Nguyên Đán của Ta hay Tàu?)
LỊCH TÀU CÓ NGUỒN GỐC
TỪ LỊCH VẠN NIÊN VIỆT 
(Tết Nguyên Đán của Ta hay Tàu?)

Từ lâu người Trung Hoa thường hay chôm Credit ngân hàng văn hóa và trí tuệ Việt Nam chúng ta để bổ xung văn hóa Trung Hoa.
1. Tử Cấm Thành là một kiến trúc rất độc đáo, niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa, là chứng tích huy hoàng cho một thời phong kiến và là dấu ấn quyền lực của các vị hoàng đế Trung Quốc. Thế nhưng do kiến trúc sư Nguyễn An (1381-1453), người VN là trưởng công trình chỉ huy việc xây dựng tử cấm thành. Khám phá ra việc này từ những nhà nghiên cứu người Đức. Xin mời mời xem Video Clip nói về việc này bằng tiếng Đức có phụ đề Việt ngữ.
2. Ông tổ súng Thần Cơ của người Trung Hoa cũng là người VN. Trong “Vân Đài loại ngữ”, Lê Quý Đôn nhắc đến một tình tiết: “quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”.Súng thần cơ của Nguyên Trừng, là một súng lớn có đầy đủ các bộ phận cơ bản của loại súng thần công ở những thế kỷ sau này. Nòng súng là một ống đúc bằng sắt hoặc bằng đồng. Hồ Nguyên Trừng đặc biệt cho chế tạo nhiều loại thần cơ lớn gọi là “thần cơ pháo”.
Thần cơ pháo thực chất là cỡ lớn được đặt cố định trên thành hoặc trên xe kéo cơ động. Quân Minh bao phen kinh hoàng về loại súng này mà không hiểu nổi. Nhưng cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại và không được dân ủng hộ, trong lúc quân giặc giương cao cờ “phù Trần diệt Hồ”. Giặc Minh bắt được nhiều súng thần cơ, bắt được cả nhà sáng chế ra nó.

Nên nhớ lại rằng vào thời Hồ Nguyên Trừng, thế giới còn đang thai nghén về súng đại bác thì chúng ta càng tự hào về những sáng chế của ông.
3. Âm lịch của người Trung Hoa là một phó bản từ Âm lich vạn niên của người Việt cổ. Từ lịch vạn niên của người Việt mới biết được ngày Tết Nguyên Đán của chúng ta được tính theo Việt lịch hoàn toàn khác với lịch Tàu.


Chúng ta cần rõ tinh tường 
Lịch ta có gốc bắt nguồn từ đâu? 
Lịch Vạn Niên Việt có lâu 
Trống đồng Ngọc Lũ khắc câu trả lời:

"Đông Sơn - Vũ Đế khác đời"
Lịch tàu lấy Kiến Dần soi định hình 
Tết NGUYÊN ĐÁN... Tết của mình
Không dây với tết Bắc kinh bọn tàu! 

Cộng trung đừng tuyên truyền bừa
Dân đen chẳng biết bị lừa quàng xiên! 
Lịch tàu kế thừa Vạn Niên 
Đó là phó bản uyên nguyên giải trình! 

Tết ngày xum họp gia đình 
Rước Ông Bà chút nghĩa tình cháu con
Tết Cha tết Mẹ cho tròn
Tết Thầy sau rốt là xong ba ngày! 

Ngày xuân kể chuyện người tài
Việt Nam xưa có thua ai... ??? tàu phù!!! 
Tử Cấm Thành hoạch định trù
NGUYỄN AN là Kiến Trúc Sư công trình! 

Một tòa thành quách lung linh 
Tự hào Việt tộc sản sinh nhân tài
Tàu phù có muốn chối bai
Nước Đức còn giữ văn bài Nguyễn An

Hồ Nguyên Trừng chế súng thần
Gọi Thần cơ pháo vô vàn uy danh
Nhà Hồ bại trận nhà Minh 
Ông được trọng dụng thành Tả Thị Lang! 

Việt Nam đã có thần công
Thế giới đại bác trong vòng nghén thai
Việt Nam đáng tự hào thay
Phát minh rất sớm qua tay tàu phù!!! 

Ngày xuân kể việc đời xưa
Để con cháu biết kẻ thù bắc phương 
Để không lạc lối lầm đường 
Nghe tàu xuyên tạc quên ơn Vua Hùng!!! 

Quên mình con cháu Tiên Rồng
Quỳ dâng đất nước non sông cho tàu! 
Quên bao xương máu đồng bào
Thắm từng tấc đất ngọn rau ta dùng!!!
(Thi sĩ Trần Tố Ngọc)
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ ÂM LỊCH VIỆT


Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ , các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lịch vạn niên của người Việt. Lịch cổ truyền của người Trung Hoa “kiến Dần”, lấy tháng Giêng – tháng Dần – là chính sóc (sóc = ngày đầu năm mới) và hầu hết các sách báo hiện nay trong nước đều cho rắng âm lịch mà chúng ta đang sử dụng bắt nguồn từ lịch "kiến Dần" của người Hoa. Đó là một điều sai lầm tai hại về Âm lịch Việt và Âm lịch Tàu. Các nghiên cứu về Âm lịch Việt có trên mặt trống đồng Đông Sơn, đã phá bõ được các luận điệu của các sử gia Hán tộc, cho rằng nguồn gốc âm lịch của VN bắt nguồn từ thời Hán Vũ đế (140 TCN), còn gọi là lịch "kiến Dần". Trống đồng Ngọc Lũ của VN đã hiện diện trước thời Hán Vũ Đế rất xa.
Thật hãnh diện cho Việt tộc chúng ta trong thời ban sơ đã phát minh được một Âm lịch vạn niên cho người Việt. Xem ý nghĩa những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ

Tết Nguyên Đán của Việt Nam hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam
Ngày Tết là dịp để mọi người hân hoan chúc cho nhau những điều tốt lành nhất cho năm mới và bỏ qua hết những xích mích đã làm mất lòng nhau trong năm cũ. Ai ai cũng đều tay bắt mặt mừng và dành nhiều thì giờ đến thăm họ hàng, bạn bè, và bà con lối xóm. Ngày Tết còn là ngày khởi đầu cho một hy vọng mới, một cố gắng mới, và một cuộc đời mới trong tương lai.
Ngày Tết cũng là ngày đoàn tụ. Người đi làm ăn xa xôi đến mấy cũng cố trở về quê, tức là nơi mình được sinh ra hay quê quán của cha mẹ, để ăn Tết và cúng tổ tiên cùng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, và bà con lối xóm. Mọi người đều nghỉ ngơi và ăn chơi cho bỏ những ngày làm lụng vất vả. Những phong tục truyền thống của ngày Tết, làm sống lại Việt Tình qua cách "tế giao" để có sự hoà hợp với Trời Đất trước bàn thờ Tổ tiên.
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn


Những ai còn mang trong người dòng máu Lạc Hồng xìn hãy cùng nhau giử gìn Hồn Việt, giử gìn Văn Hoá truyền thống Việt và cần phải phân biệt cái nào là bản sắc văn hoá Việt và cái nào là của Tàu, yêu nước không chỉ đơn thuần bằng những tuyên ngôn nẩy lửa, bằng những lời nói dao to búa lớn trên các mạng xã hội, mà phải biết tự hào mình là người Việt, là con cháu Hùng Vương đích thực. Người giao chỉ không phài là người Tàu. Các nghiên cứu về Âm lịch Việt có trên mặt trống đồng Đông Sơn, đã phá bõ được các luận điệu của các sử gia Hán tộc, cho rằng nguồn gốc âm lịch của VN bắt nguồn từ thời Hán Vũ đế (140 TCN), còn gọi là lịch "kiến Dần". Trống đồng Ngọc Lũ của VN đã hiện diện trước thời Hán Vũ Đế rất xa.
Thật hãnh diện cho Việt tộc chúng ta trong thời ban sơ đã phát minh được một Âm lịch vạn niên cho người Việt. Xem ý nghĩa những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ

Tết Nguyên Đán của Việt Nam hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam
Ngày Tết là dịp để mọi người hân hoan chúc cho nhau những điều tốt lành nhất cho năm mới và bỏ qua hết những xích mích đã làm mất lòng nhau trong năm cũ. Ai ai cũng đều tay bắt mặt mừng và dành nhiều thì giờ đến thăm họ hàng, bạn bè, và bà con lối xóm. Ngày Tết còn là ngày khởi đầu cho một hy vọng mới, một cố gắng mới, và một cuộc đời mới trong tương lai.
Ngày Tết cũng là ngày đoàn tụ. Người đi làm ăn xa xôi đến mấy cũng cố trở về quê, tức là nơi mình được sinh ra hay quê quán của cha mẹ, để ăn Tết và cúng tổ tiên cùng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, và bà con lối xóm. Mọi người đều nghỉ ngơi và ăn chơi cho bỏ những ngày làm lụng vất vả. Những phong tục truyền thống của ngày Tết, làm sống lại Việt Tình qua cách "tế giao" để có sự hoà hợp với Trời Đất trước bàn thờ Tổ tiên.
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn


Những ai còn mang trong người dòng máu Lạc Hồng xìn hãy cùng nhau giử gìn Hồn Việt, giử gìn Văn Hoá truyền thống Việt và cần phải phân biệt cái nào là bản sắc văn hoá Việt và cái nào là của Tàu, yêu nước không chỉ đơn thuần bằng những tuyên ngôn nẩy lửa, bằng những lời nói dao to búa lớn trên các mạng xã hội, mà phải biết tự hào mình là người Việt, là con cháu Hùng Vương đích thực. Người giao chỉ không phài là người Tàu.
Hơn bao giờ hết, nếu bạn là người Việt chân chính, đang thao thức vì vận nước, thân phận của Việt tộc trước nạn Hán hoá, xin hãy tìm hiểu thật nhiều về văn hóa và lịch sử của Việt tộc, như thế chúng ta mới có thể tự hào là người Việt một dân tộc văn minh trước dân Đại Hán, hơn hẳn Đại Hán về nhiều mặt. Đánh Tàu không những ở chiến trường để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ mà chúng ta còn phài đánh chúng trên mặt trận văn hóa để tách cái TA trong cái TÀU, rồi đưa tất cả cái nào là của ta trở về lại đúng vị trí của nó, đừng để bị các sử gia Trung Hoa lừa phỉnh bôi bác về mặt sử liệu cũng như một số vấn đề mà người Tàu đang giấu diếm như người viết đã trình bày phía trên. Từ đây, chúng ta có thể nói thẳng với quân xâm lược Bắc phương :"Hoàng Sa Và Trường Sa là của VN" chứ không phải của Tàu và Tết Nguyên Đán là phong tục có từ lâu đời và được tính theo Âm Lịch Việt.
Xin mời xem tiếp nơi:
ĐỌC THÊM:
1.Trống đồng Ngọc Lũ 
2.Ý nghĩa những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ
3.những hình ảnh trống đồng Đông Sơn


?<


No comments:

Post a Comment