Mười hai giờ trưa ngày 30/4/75. Tổng thống VNCH Dương Văn Minh đọc
trên Ðài Phát Thanh Sài Gòn, ra lệnh cho Quân Lực VNCH buông súng,
chờ giao chính quyền cho Cộng Sản. Như cơn sét đánh bên tai, tôi
bàng hoàng trong giây lát. Miền Nam mến yêu đâu còn nữa, qua bao
năm chiến đấu tốn không ít máu xương, giờ phải chịu buông súng đầu
hàng?
Tôi chào từ biệt vị Tiểu Đoàn Trưởng TD/229/ÐP Nguyễn Hữu Tiến và
anh em trong đơn vị, tìm đường trở về quê Chợ Lầu, Phan Rí thăm mẹ
già và vợ cùng hai con. Tôi băn khoăn mãi không biết nên đi bằng
đường bộ hay bằng ghe và khi về thì phải trình diện ở đâu. Chợ Lầu
tuy là quê tôi nhưng mà tôi đã gây ân oán giang hồ với Việt cộng nằm vùng
rất nhiều, vì khi còn ở Đại Đội 118/Ðịa Phương Quân. Tôi đã chỉ huy binh sĩ làm cỏ
bọn du kích nằm vùng nhiều quá, có thể chưa kịp nhìn thấy vợ con
thì đã bị trả thù cũng có.
Tôi cũng vừa nhận được tin ba tôi đã tự
tử chết tại nhà, mãi đến ba ngày sau ông ngoại tôi lên xã xin đem
chôn mới được “Cách Mạng” đồng ý.
Ngày 17/4/75 sau khi Bắc Bình Thuận bỏ ngỏ. Việt cộng từ trong rừng tràn
về chiếm chánh quyền, Ba tôi không chịu trình diện tại Xã để chúng
sai khiến. Tối đó ông quyết định uống độc dược quyên sinh. Trước
khi chết ông dùng sơn viết lên tường nhà hàng chữ để lại cho các con. “ba thà làm phân xanh cho cây cỏ còn hơn sống chung với Cộng Sản.”
Chúng kết tội ông là CIA phản động. Với chức vụ nhỏ nhoi là phụ tá
cho Chi Chiêu Hồi Hòa Ða, chính quyền vừa cướp được lấy làm tức tối, vì có một tên cực kỳ phản động dám công khai dùng cái chết để phỉ nhổ vào mặt chúng.
Thế là cả bọn kéo đến đầy nhà, lục soát lấy đi những gì mà không
thuộc về chúng, như một lũ kên kên cướp cạn, chỉ thiếu một điều là
không ăn xác chết. Và tôi cũng nhận được tin Th/sĩ Nguyễn Thìn, Cảnh
Sát Ðặc Biệt Chi Khu Phan Lý Chàm bị chúng bắt trói đem vào rừng
giết man rợ còn hơn thời Trung Cổ.
Cuối cùng tôi quyết định dùng ghe từ Long Hải để về Phan Rí Cửa và
trình diện tại đây, dầu sao cũng đỡ hơn tại Chợ Lầu, nơi cạm bẫy
đang rình rập tôi, muốn một lần nhìn lại người thân rồi thì thân xác
này có bị ra sao thì mặc. Tôi biết Việt cộng sẽ trả thù lên thân
xác, và gia đình những chiến sĩ QLVNCH, trong đó có tôi.
Sáng sớm ngày 3/5/75 tôi đã về đến nhà bình yên. Tôi đi trình diện
ngay theo lời khuyên của gia đình ở Thôn Song Thanh, nằm trong
Trường Tiểu Học Thanh Lộc. Những lời chửi bới của tên Kỷ Thôn trưởng
mà sau mấy mươi năm còn văng vẳng bên tai, trước đây hắn là cơ sở
nằm vùng vừa mới ngoi lên mấy ngày nay. Chúng để tôi yên ổn cho đến
sáng ngày 5/5/75 thì cho một du kích nguyên trước đây là Nhân Dân Tự
Vệ dưới quyền chỉ huy của tôi đến thông báo là trưa nay trình diện
tại Thôn lúc 1 giờ để đi học tập.
Tôi không có nghe bảo đem cơm gạo, chỉ nhận lệnh tập trung. Vì nghĩ
là đi học tập nên cần gì phải đem đồ nhiều, cần gì thì sau này
người nhà sẽ mang cho, từ giã vợ con tôi lên đường nhưng thực tâm
biết rõ là khó có ngày về. Hơn 12 giờ trưa tôi đã có mặt tại thôn
với một ít hành trang. Tên thôn Trưởng sai du kích đem nhốt tôi vào
trong một lớp học, ánh sáng lờ mờ qua khe cửa. Một lúc sau thì có
mặt đầy đủ khoảng mười người.
Ðiểm danh sơ qua tôi thấy có Ấp Trưởng Song Thanh là Nhu, Tr/Úy
Tăng Văn Ðồng Tr/Ban 5 Chi Khu Hòa Ða, Th/úy Trần Văn Xuân Trưởng
ban Nhân Dân Tự Vệ/H Ð, tôi Cao Hoài Sơn Đại Đội Trưởng/Đại Đội 4/Tiểu Đoàn/229/Ðịa Phương, số còn lại là
nhân viên xã ấp và Cảnh Sát viên.
Trong lúc chờ đợi xe đến chở đi, tôi được người thân báo cho biết
qua khe cửa sổ, có một nhóm định đánh chúng tôi khi trên đường ra xe.
Khi tên Thôn Trưởng có mặt tôi liền phản đối thì được hắn trả lời là nhân dân phẫn nộ không can thiệp được.
Thì ra chính bọn này mang danh "nhân dân" để tổ chức đánh chúng tôi. Thật quá ư là hèn hạ, chỉ có chế độ cộng sản "ưu việt" mới sản sinh ra giống người này, chuyên môn đánh người ngã ngựa.
Lúc này dân chúng đến xem chật cả sân trường, chỉ chừa một lối đi
nhỏ. Nhìn ra không phân biệt được bạn thù, trong số này cũng có
rất đông thân nhân đang ra sức ngầm bảo vệ cho chúng tôi lên đường.
Xe đã đến nhưng chúng tôi không ai chịu đi cả, cuối cùng Trưởng Ấp
Nhu thí mạng già đi đầu, đám đông chỉ chen lấn. Tôi có ngay quyết
định là phải chạy thật nhanh ra xe. Vừa được nửa đường thì vòng vây
khép lại, bất chợt một tên chen vào đấm vào mặt tôi, với giỏ xách
trên tay, tôi phản ứng nhanh bằng cách quất mạnh vào mặt nó thật
mạnh. Một tên khác giơ cao cái mõ lếch loại lớn nhắm đầu tôi đánh
xuống. Không còn cách nào khác đành ném cái túi xách giơ hai tay bảo
vệ cái đầu. Nhát đánh thật mạnh, làm bầm cả tay và trượt xuống
trúng đầu sưng một cục lớn.
May mắn cho tôi, người nhà can thiệp kịp thời bảo vệ lên xe. Nhìn
xuống bên dưới một cảnh hỗn loạn xảy ra, hai anh Xuân và Ðồng bị
tràn ngâp trong đám đông, kẻ đánh người đạp đến chừng lên được xe
thì máu me đầy mình, đấy là nhờ có thân nhân bảo vệ không thi có lẽ
khó mà toàn mạng.
Lúc này bên dưới có hai phe đánh nhau kịch liệt, một bên gồm thân
nhân chúng tôi ra sức bảo vệ, bên còn lại cố đánh chúng tôi cho bằng
được theo lệnh. Bọn du kích phải bắn chỉ thiên loạn xạ để giải tán.
Ngày ra đi như vậy, tôi hình dung ra một ngày về thật ảm đạm.
Nhưng mà còn đỡ hơn mấy anh em ở Chợ lầu. Ngày ra đi bị một nhóm
lão già có con bị phơi xác cho Bác và Ðảng quang vinh chận xe lại
leo lên xe dùng gậy đánh vào đầu từng anh một, cho đến khi mệt lừ mới
thôi. Ðây mới thật sự là nhân dân phẩn nộ.
Việt cộng đã trưng dụng các xe chở hàng để chở chúng tôi. Xe của các Thôn
Giang Hải, Hải Tân, Phú Ninh, Phú Hải đã tập trung về đầy đủ trước
Thôn Song Thanh. Bọn du kích 30/4 hăm hở, đạn lên nòng áp giải
chúng tôi lên đường. Tôi còn nhớ nét mặt tên Thôn Trưởng Song
Thanh, tên KỶ đã hân hoan đưa tiễn chúng tôi đi như vừa lập được
chiến công hiển hách.
LAO XÁ PHAN THIẾT
Ðoàn xe đi về hướng Phan Thiết và dừng lại trước Lao Xá. Chúng tôi
bi lùa vào tập trung ở sân lớn để điểm danh và học nội quy. lúc
này, tôi thấy có đầy đủ các sĩ quan, cảnh sát, Xã, Ấp trưởng và hầu
hết các Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân. Tôi chợt thấy Trúc Viên Trương
Gia Kỳ Sanh, cựu Dân Biểu VNCH, người đã thiên về Việt cộng chống lại
chính quyền miền nam, đã từng đâm sau lưng chiến sĩ. Người đã dày
công tranh đấu chống lại chính quyền Miền nam qua chiêu bài đối lập
cuội, làm lợi cho chế độ bạo tàn, đang ngồi bó gối trước một phòng
nhỏ gần sân tập trung. Ðó là ân huệ duy nhất mà đảng đã ban phát,
ông ta khỏi phải bị nhốt chung trong những dãy nhà tập thể chật chội. Không biết lúc đó và sau này tới khi qua đời, ông ta nghĩ gì và có thấm thía cho cuộc đời lầm lạc đã qua không?
Dãy nhà trước đây thời VNCH chỉ nhốt 50 người, nay thì chứa hơn 120
người, nên vô cùng chật chội và nóng. Hàng ngày chúng tôi chỉ mặc
độc nhất cái quần đùi, khi nào ra sân ăn cơm mới mặc đồ vào. Ngày
được cách mạng/Việt cộng cho ăn ba lần, mỗi lần một chén cơm với muối hột.
Buổi chiều được cho ra sân tắm ở giếng nước.
Tôi thấy có mặt Th/Tá Thổ Thêm người hùng Bình Thuận, Trung Tá Diệp
Sắn Cảnh Quận/CKT Hải Ninh và hầu hết những sĩ quan trình diện ở
Bình Thuận. Tôi nghe anh em nói Ð/Ú Lê Văn Trò Ðại Ðội trưởng Trinh
Sát Tỉnh bị bắt đem lên Tân Ðiền, khi anh vừa mới từ Sài Gòn trở về. Sau khi đọc bản án trước cái gọi là tòa án nhân dân, anh bị đem đặt lên vĩ sắt nướng cho chết. Sau đó thi thể lại bị Việt cộng đâm nát bấy
và dìm xuống ruộng, mấy ngày sau nhờ các em chăn trâu phát giác, thân nhân mới xin đem về chôn. Không biết có phải anh đã chết thảm khốc như vậy không? Nếu sự thật như vậy thì không còn gì để nói.
TRẠI TÙ CÀ TÓT
Ngày 10/5/75 chúng tôi được tập trung tại sân lao xá, phân chia
thành hai nhóm Ngụy quyền và Ngụy quân. Không biết tại sao anh Tăng
Văn Ðồng lại được sắp xếp vào nhóm Ngụy quyền mặc dù anh là TR/Úy
Trưởng ban 5 CK/Hòa Ða. Chỉ it ngày sau anh chết tại Cà Lon vì vết
thương của trận đòn thù khi đưa tiển lên đường và bệnh sốt rét.
Ðoàn xe chở chúng tôi gồm 105 người rẽ vào Tỉnh Lộ 8 hướng về Ma Lâm
Thiện Giáo. Ra khỏi Ma Lâm đi theo Tỉnh Lộ 8 về hướng tây chừng
chục cây số. Xe rẽ trái vào con đường sỏi đá. Ðường càng đi độ dốc
càng cao, phía trước mặt là núi thấp, rừng lim. Con Sông Quao hay
sông Cái phát nguyên từ Di Linh nằm bên phải đường, tới đây dòng
sông bi mất hút vì rặng núi Bà che khuất. Vùng này là rừng già đầy
tre nứa, và cây lớn. Bao trùm luôn cả Quận Tánh Linh, Hoài Ðức của
Tỉnh Bình Tuy. Vùng này có nhiều mật khu Việt cộng, nhờ ẩn nấp kín đáo
trong rừng tre bạt ngàn, che kín những con đường mòn chằng chịt
chạy dọc theo con sông La Ngà lên tới đèo Chuối trên Quốc Lộ 20 tại Quận
Ðịnh Quán (Long Khánh )
Có tiếng thì thào chuyền cho nhau nghe CÀ TÓT. Ðoàn xe GMC chở
chúng tôi dừng lại ở một lán trống, tất cả xuống xe chuẩn bị đi bộ. Ðoàn người đi hàng một trong im lặng. Súng AK của du kích áp tải chỉa lăm lăm vào đoàn người. Tội nghiệp cho TR/Úy SÉT là thương phế
binh bị mất một chân quá gối phải đi chân giả, một mắt đui, mắt
còn lại chỉ thấy lờ mờ, làm sao anh có thể đi theo kịp đoàn người.
Vì vậy anh bị chửi bới thậm tệ và chúng hăm bắn bỏ. Anh Sét trước
đây đã từng là một Ðại Ðội Trưởng oai hùng. Năm 1969 anh là
Ðại Ðội Trưởng/Ðại Ðội/118/Ðịa Phương Quân đóng quân tại xóm Châu Hanh bên kia Sông Lũy, bên
này là Bò Phèn.
Việt cộng đã đem Trung Đoàn 820/Ðịa Phương của chúng, quyết san bằng đại đội này với một đoàn
Xây Dựng Nông Thôn đang công tác tại đây. Trực thăng võ trang đã đến chi viện kịp
thời, và pháo binh của Mỹ tại Lương Sơn đã bẻ gãy cuộc tấn công của
địch. Theo tin tình báo lúc đó cho biết địch chết 80 tên và tên chỉ
huy trận đánh bị cách chức. Có lẽ mối hận chưa nguôi, nên giờ này
mặc dù anh đã bị tàn phế vẫn còn bị hành hạ. Một tên du kích đi sau
với anh.
Trong đoàn có một Tr/Sĩ tên On người Phan Rí thành (Hòa Đa), không
biết vì có thù oán gì với các quan chức cách mạng Việt cộng địa phương mà được
các ngài phong lên TR/Úy nên cũng bị bắt theo chúng tôi lên đây, sau
này anh bị bệnh gần chết. Mãi hơn 10 giờ đêm đoàn người mới tới được
trại. Qua ánh đèn dầu leo lét chúng tôi chả thấy được gì. Chúng
tôi được tập trung ngoài sân để nghe thủ trưởng lên lớp.
Thủ trưởng ở đây tên Hoa, người Ðức Nghĩa Phan Thiết, tươm tất
trong bộ quân phục với nón cối dép râu, khẩu K54 đeo ngang hông và
mang quân hàm Thiếu Tá. Một lần nữa, Thủ trưởng Hoa chửi bới chúng
tôi không còn lời lẽ gì để nói. Những danh từ xấu xa nhất được gán
ghép cho đám tù binh VNCH. Nào là ôm chân đế quốc, ăn bơ thừa sữa
cặn, lũ giết người không gớm tay... Sao không chạy theo chủ MỸ
lại quay về đây. Cá đã nằm trên thớt biết làm sao đây, giờ chúng
tôi thấy hối hận vì tin lời Việt cộng ra trình diện.
Sau khi đọc danh sách 105 ngụy quân chúng tôi, hắn chợt bắt gặp tên
Thổ Thêm. Ngó thẳng vào hàng quân quát lớn “Anh nào là Thổ Thêm
bước ra khỏi hàng”, trong đầu tôi nghĩ nhanh chắc là tụi nó thanh
toán ông Thêm ngay tại đây để trả thù đây.
Từ trong hàng Th/Tá Thổ Thêm nói “có” và bước ra khỏi hàng, hắn
dùng đèn Pin rọi từ đầu đến chân để coi thật kỹ con người đã đi vào
huyền thoại này. Hắn không tìm ra được một chút nào bơ thừa sữa cặn, ôm chân đế quốc, trên thân thể gầy guộc của ông mà hắn vừa chửi khi lên lớp. Không nói tiếng nào, hắn phất tay cho ông Thêm về hàng.
Cũng nên nói thêm về ông. Th/Tá Thổ Thêm đã giãi ngũ gần hai năm.
Những ngày tháng 4/75. ông về sống tại Xã Hậu Quách. Ngày 17/4 sau
khi làm chủ Bắc Bình Thuận. Chúng lo thanh toán ân oán giang hồ với
những người cho là Ác ôn của chế độ cũ. Ông bị giam vào lao xá từ
đó đến nay, đói khát triền miên, nên con người vốn ốm o lại càng
hóc hác.
Từ khi là Ðại Đội Trưởng Đại Đội/888/Ðịa hương Quân và là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn/230/Địa Phương
hoạt động tại Thiện Giáo. Ông là một thiên tài về quân sự. Từ cấp
nhỏ nhất lên cấp Th/tá, ông đã trãi qua bao trận đánh kinh hồn.
Chỉ có thắng chứ chưa hề chiến bại. Ông có hai Bảo Quốc Huân Chương
và hơn 80 Huy Chương đủ loại. Cộng quân nghe đến đơn vị ông là chỉ
có đường chạy. Mật khu Tam Giác Sắt và Cà Tót này, đơn vị ông chi
huy đã giẫm nát nhiều lần, gây cho địch không biết bao nhiêu thương
vong. Nếu không phải là người Chàm chắc ông đã bị tử hình.
Tối hôm đó, chúng tôi nằm ngủ ngay trên nền đất ẩm ướt. Muỗi rừng
như trấu vãi tấn công chúng tôi không thương tiếc. Sáng hôm sau, khi
mặt trời vừa hừng sáng, chúng tôi thấy lố nhố ở ba dãy nhà hình chữ U
giữa là một sân rộng. Có khoảng trên 4000 ngàn người ăn bận lôi
thôi lếch thếch, nhiều người phải chống gậy mới đi nổi. Cách đó
40m là con suối lớn, hàng ngày tù binh tắm giặt ở đây.
Ðược biết Tỉnh Ủy Bình Thuận của Việt cộng đặt tại đây, trong ba túp lều
núp dưới tàn cây lớn để trốn máy bay của ta. Bộ Chỉ Huy chỉ le que vài
mạng, không đủ người canh đám tù, nên môt trung đội du kích thành
lập hồi 30/4 được điều động lên đây canh giữ. Trung đội này mấy ngày đầu
thì hùng hổ, chửi bới chúng tôi không tiếc lời, qua chừng 20 ngày
không còn thằng nào đủ sức lếch đi vì bị bệnh sốt rét.
Nhìn xung quanh rừng núi âm u, không gian vắng lặng một cách đáng
sợ. bốn bề là núi cao, trại nằm trong một thung lũng chết. Ðây là
nơi tử địa chứ nào phải nơi học tập lao động như lời chúng nói ở Lao
xá. Thì ra dã tâm của bọn Việt cộng là muốn giết toàn bộ chúng tôi nhưng sợ
thế giới lên án là bọn đồ tể, giống như tụi khờ me đỏ. Nên đem lên
đây mượn tay sốt rét rừng, cùng bỏ đói khát cho chết lần mòn để trả
thù rửa hận.
Chừng 8 giờ sáng, chúng lục soát tịch thu tất cả mền mùng võng.
Tóm lại những gì có liên quan tới quân đội là bi tich thu. Chúng
thấy cái mền Poncho light là chộp ngay làm của riêng, không nghĩ
những người tù họ đắp bằng gì giữa trời lạnh giá của núi rừng nghiệt
ngã... Thực phẩm, thuốc men ít ỏi mang theo cũng bị vét sạch. Giày
dép bình đựng nước tập trung lại một đống lớn, khi nào đi lao động
mới cho mang. Chỗ ở thì sơ sài lợp bằng cỏ tranh. Giường nằm là
những thanh tre được bện lại bằng dây mấu. Dưới chân giường là hàng
cùm bằng gỗ như thời trung cổ. Ba dãy nhà hoàn toàn không có vách
che, mặc cho gió rừng lạnh buốt xuyên qua.
Những đêm mưa bão bùng. Gió đập phành phạch như muốn thổi tung mái
lá. Cây rừng ngã đổ, may mà không đè lên mái. Gió lạnh buốt thổi
từng cơn qua những hình hài tàn tạ, đang co ro trong những chiếc
mền mỏng còn sót lại. Bữa ăn thì toàn khoai mì với ít gạo ẩm mốc.
Ðọt khoai mì, măng rừng nấu với muối hột là món ăn chính. Không ai
có thể sông quá ba tháng nếu bị ngã bệnh rét rừng. Nơi đây thật sự
là địa ngục trần gian.
Ngay ngày hôm đó gần như toàn bộ hạ sĩ quan, binh sĩ, nghĩa quân,
cảnh sát, nhân viên xã ấp... Bị bắt khi di chuyển từ Lâm Ðồng về
Phan Thiết vào đầu tháng 4/75, cùng cán bộ hành chánh của Bình
Thuận cấp thấp được thả về. Bị bắt chưa đến một tháng mà hình hài
quá đỗi tang thương, anh em dìu nhau đi giũa rừng núi âm u mà lòng
buốt giá. Ôi thê thảm xiết bao! Mạng người đâu phải cầm thú, hỡi
những tên dã man không tánh người mang danh cách mạng/cộng sản.
Trong ngày 11/5/75 tại Cà Tót chỉ còn lại khoản 1000 người. Cấp bậc
cao nhất là Thiếu tá, Chỗ ở trở nên rộng rãi , Những người bị bắt
trước đã bắt đầu ngã bệnh nằm la liệt , không thuốc men gì cả . Ðến
cuối tháng toán 105 người chúng tôi lên từ Lao xá đã có người bị
bệnh sốt rét.
Ngày nào cũng có người chết, tôi không biết tên vì là từ các đơn vị
khác từ Lâm Đồng chạy về theo Tỉnh Lộ 8. May mắn cho chúng tôi là vợ
đã tìm được đường lên thăm. Thật là vất vả gian nan cho các chị.
Qua hai ngày lội suối băng rừng, tối đến các chị phải leo lên cây ngủ
vì sợ cọp.
Cuối cùng nhờ sự chỉ đường của các người Thượng, các chị mới tìm
được đến nơi. Lúc đãu tên Trại trưởng không đồng ý cho gặp chồng.
cuối cùng chúng tôi được gặp các Bà vợ vào lúc hoàng hôn và chỉ một
tiếng đồng hồ. Chúng tôi nhận được một số thuốc trị sốt rét cùng
thực phẩm, áo quần... Nhất là gặp lại người vợ mà chỉ tưởng thấy
trong mơ. Qua hai đêm ở rừng Cà Tót, mười một chị lên thăm chồng
trở về tất cả đều ngã bệnh sốt rét nhưng may mắn không ai chết. Chỉ
có chị vợ của Anh Xã Ngọc ở Phan Rí Cửa lên thăm anh ở Cà Lon về bị
bệnh chết.
Ngày 19/6/75, chúng chọn ngày Quân Lực của VNCH, toàn bộ sĩ quan còn
sót lại, kể cả giáo chức biệt phái, được Việt cộng gọi là Giáo gian. Tất
cả bị hốt hết lên đây, không ít anh em có cha chú nằm vùng có ám
số, là liệt sĩ, và con em gia đình có công với cách mạng. Trong số
này có nhà văn Quân Đội Hải Triều (Lê Văn Hai). Ðây là một cố tình
bôi nhục ngày quân lực của ta.
Lúc này số người tăng lên hơn 3000 người, trong số này có hơn 10 vị
Bác Sĩ Quân y tài ba nhưng cũng đành bó tay vì không có thuốc. Chúng
tôi được phân thành Tổ Ðội. TH/Tá Ðỗ Phương Gia đại diện trại viên
để nhận lệnh từ BCH trại. Ð/úy Lâm Sĩ quan trợ y của CK/Thiện giáo
coi về y tế . Th/úy Trần văn Xuân nhận trưởng bếp lo việc ăn uống
cho toàn trại . Tôi và sáu anh em khác được phân công vào toán đào
khoai mì, sắn măng, hái rau rừng cho toàn trại . Còn lại làm các
công việc linh tinh như làm cỏ hai đám bắp, chặt tre , gỗ tu sửa lán
trại, ngoài ra không có việc gì để làm .Ngoài việc làm bản khai Lý
lịch , phải khai ba đời và tội ác đã gây ra với nhân dân và Cách
mạng .
Ðại úy Thông Ngộ (người Chàm) Ðại Đội Trưởng DD/888/ÐPQ lừng danh,
Thay thế ông Thêm khi lên nắm Tiểu đoàn Trưởng 230/ÐP . Không biết
anh khai lý lịch thế nào mà bi chúng kêu lên chửi bới thậm tệ và bắt
cùm trên sạp tre . Hai tay còn bị cột chặt xuống vạt tre 2 ngày, mặc
cho muỗi mòng thiêu đốt , thật tàn bạo hết nói . Ðại úy Thông ngộ đã
vượt trại ở Hàm trí và mất tích từ đó đến nay cùng Ð/úy Ðặng Phiên .
Nhiều người khác cũng bị kêu lên làm đi làm lại nhiều lần cho đến
khi gọi là “Ðạt “. Trong thời gian này, Huyện ủy Mười Trung về làm
trại trưởng . Thấy chúng tôi bệnh chết nhiều quá nên cũng cảm thấy
ít nhiều ân hận . Hàng ngày thường xuyên xuống chỗ anh em đang bệnh
nằm, khuyến khích đứng dậy đi tập thể dục.
Ðám tù già như Thổ Thêm, Nguyễn Văn Thứ cho vào tổ xay lúa, sàng
gạo lấy cám cho heo ăn. Lâu quá rồi chưa có miếng thịt nào vào bụng
nên thèm vô cùng. Thấy ông Thêm đứng nhìn mấy con heo, tôi lại gần
thì ông hỏi. Sơn mày có muốn ăn thịt heo không? Tôi cười cười đáp,
thịt ở đâu mà ăn, Ông chỉ và mấy con Bồ Cạp đang bò ở vỏ cây gần đó. Tôi chợt hiểu và nói khẽ, cẩn thận chú, nó biết được thì mệt.
Hôm sau chúng tôi có thịt heo ăn, tôi biết ngay đây là tác phẩm của
ông Thêm. Một hôm nọ, tay Th/sĩ Việt cộng tên Hợi đi bắn được một con khỉ
đột thật lớn vác về quăng giữa sân, hắn nói anh nào muốn ăn thì lấy
về làm thịt. Tôi cùng vài anh bạn đem về làm thịt ăn, hầu hết rất
đói đều muốn ăn nhưng ngại thịt khỉ thành ra còn lưỡng lự. Tay đang
cầm cái đùi khỉ vừa nướng chín, tôi nghe tiếng thì thào gọi tên tôi. Sơn cho anh một miếng, quay lại thấy Th/Tá Phạm Minh Trung Tâm
Trưởng /TT/TVYT/BT, ngày 4/4/75 tôi đã cùng anh cầm vòi rồng cứu
chợ Phan Thiết và Phố Gia Long.
Anh đang nằm trên sạp tre đi không nỗi vì cơn sốt rét. Tôi đưa cho
anh ngay cái đùi khỉ, mãi đến hôm nay tôi không quên hình ảnh đó.
Còn Th/tá Trịnh Vĩnh Bình đang nhăn nhó vì con đau bao tử đang hành
hạ, ông chết khi bị chuyển ra Bắc tại trại Vĩnh Phú năm 1977.
Lúc này chúng tôi đã sức tàn lực kiệt vì cơn bịnh sốt rét, ngày nào
cũng có người chết. Trong số bạn bè thân có ba người ra đi. Tr/úy
Ðặng Văn Hai TD/229, Tr/úy Nguyễn Văn Biên Trưởng ban 5/CK/ Tuy
Phong. Th/Úy Pháo Binh Nguyễn Phong người Chợ Lầu.
Các anh đã chết đi trong cô lạnh, thân thể được quấn trong cái mền
và bảy nẹp tre, chôn bên gốc cây, không mộ bia. Trong gần 100 ngày
sống ở đây đã có hơn 40 người nằm xuống. Nếu không về Sông Mao kịp
thời chắc chúng tôi phải bỏ mạng tại đây.
Những tiếng thét đầy ma quái vang lên đột ngột trong đêm vắng , đánh
thức mọi người trong cơn ngái ngủ. Tiêng rên rỉ, tiếng run lập cập
của người bạn nằm bên, cho ta cái cảm giác rờn rợn... Cái chết tới
thật bất chợt không ai ngờ. Hai nguyên nhân chính dẫn đến những cái
chết đau thương là sốt rét và đói triến miên.
Cuối tháng 6/75 cấp Thiếu tá được chuyển ra Bắc, từ Ðai Úy đến
chuẩn úy còn ở Cà Tót. Không hiểu lý do gì giữa tháng 8/75 Việt cộng đã
chuyển chúng tôi về Sông Mao. Cấp chuẩn Úy được cho về học tập và
quản lý tại địa phương. Trong số anh em lên ngày 19/6/75, tôi quen
với một trung sĩ cảnh sát, trước đây anh làm việc ở vùng Bình An,
Bình Lâm. Anh có biệt danh là Tư Búa, một hôm anh nói nhỏ với tôi,
chắc tụi nó tử hình tôi nay mai thôi, vì dân Việt cộng ở đó chúng lập tòa
án nhân dân kết án tôi rồi. Mặc dù biết cái chết sẽ đến trong nay
mai nhưng anh vẫn xem thường. Quả thật sáng hai ngày sau anh bị
trói thúc ké dẫn đi, gặp tôi anh gật đầu chào như một lời giả biệt
Giữa tháng 8/75, tức là sau khi bị nhốt ở Cà Tót chừng một trăm
ngày, không biết vì lý do gì tất cả chúng tôi được lệnh chuẩn bị rời
trại. Thật quá đổi vui mừng vì thoát khỏi địa ngục này.
Ðoàn xe chở chúng tôi đậu cách BCH trại chừng 1 km, nhưng đám người
chúng tôi đa số đi không nỗi, phải chống gậy quần áo tả tơi tê hơn
đám ăn mày. Ðể khỏi mất măt vì sợ nhân dân thấy cảnh đối xử tàn tệ
với tù binh. Chúng ra lệnh cho chúng tôi phải quăng gậy gộc mới cho
ra đi. Vì muốn thoát khỏi địa ngục này càng nhanh càng tốt, nên
anh em người còn mạnh dìu người yếu cố dìu nhau đi trong tang thương. Hình ảnh này đã không phai nhòa trong tâm tri tôi cho đến hết cuộc
đời.
TỔNG TRẠI 8 SÔNG MAO
Tổng trại 8 Sông mao lấy căn cứ của Trung Đoàn 44/Sư Đoàn 23/BB làm
trại tù. Khu gia Binh thì nhốt khối B (trung úy) và khối C (thiếu úy) ngăn đôi bởi một hàng rào kẽm gai. Khối A từ Ðại Úy trở
lên nằm tại khu nhà tiền chế, trước đây TD/229/ÐP dùng làm doanh
trại
Tổng trại 8 do Trung đoàn 482 của Việt cộng Bình Thuận quản lý, thuộc Quân
khu 6 với chính trị viên là Trung Tá Loan. Trại A có 4 khối. Khối
1 dành cho cấp thiếu tá không đi bắc. Khối 2 Bình Thuận khối 3 Bình
Tuy, Khối 4 dành cho Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tuyên Ðức. Chúng
tuyển lựa đám có dây mơ rễ má, có cha là nằm vùng, Liệt sĩ, hoặc
có công với cách mạng làm khối trưởng, đội trưởng. Nhà văn quân
đội Hải Triều Lê Văn Hai là một trong số khối trưởng, nên ở trại rất
ít ngày và về sớm nhất, chỉ thua Đại Úy Lê Dũng (Bình Tuy) là cháu
gọi Lê Duẩn là cậu ruột.
Trại B Trung Úy được chia làm 5 khối. Khối 1 Lâm Đồng, Khối 2 Bình
Tuy, Khối 3 Ninh Thuận, Khối 4 Bình Thuận Khối 5 Tuyên Đức và Ðà
Lạt. Cũng có vài người ở lẩn lộn. Khối trưởng khối 4 là Nguyễn Văn
Tánh, có cha là huyện ủy Việt cộng. Khối 5 là nhà giáo Lưu Hữu Ðược có cha
là Huyện ủy đã chết khi kháng chiến chống Pháp.
Trại tù ở Sông mao so với Cà tót là thiên đường. Tôi nhớ ngày mới
về, tối đó được cho ăn cơm trắng với cá khô, dù không được no lòng
nhưng tôi cứ tưởng trong mơ. Những ngày đầu tất cả còn ở chung với
nhau tại khu gia binh. Chúng tôi tự bầu lấy người chỉ huy trong lao
động. Tôi được các anh bầu chọn làm người coi về phân công lao động
vì thành tích trước đó ít ngày dám bạt tai giáo gian con một huyện
ủy VC được VC chỉ định quản lý nhà kho, vì tên này dám ỷ thế coi
thường chúng tôi.
Khi Tôi từ Cà Tót về đây thì trại này đà có trên vài ngàn. Các anh
từ Lâm Đồng, Bình Tuy, Phan Rang, Ðà Lạt... đã tập trung về đây. Không biết chính xác nhưng ước lượng ba trại có khoảng 5000 ngàn
người. Thân nhân những người tù từ Cà Tót hàng ngày lên đứng ngoài
vòng rào kẽm gai dòm vào tìm xem thân nhân của mình còn hay mất.
Không ai được biết tin gì cả. Tất cả Chuẩn Úy được cho về đều bị
cảnh cáo trước không được tiêt lộ tin tức chết tai Cà Tót. Không
biết tại sao tin anh Ðặng Văn Hai bị chết lại đến tai vợ anh. Gia
đình lên Xã Chợ lầu hỏi thì bị chối phăng. Họ nghi ngờ anh Chuẩn Úy
Nguyễn Hai tiết lộ, vì nhà anh sát nhà vợ anh Hai. Thế là anh
Nguyễn Hai phải lãnh đủ, thiếu điều bắt nhốt anh. Việt cộng thật hèn hạ,
đã có gan giết người lại còn muốn bưng bít, qua 35 năm chứng nào tật
ấy vẫn còn. Thôi thì để lịch sử phán xét vậy.
Chúng tôi chiều chiều ra đứng trên các hồ chứa nước bằng xi măng rất
cao để thân nhân nhìn thấy biết mình còn sống. Chỉ được vài ngày ,
BCH Trại quyết định chấm dứt tình trạng này , bằng cách điều toàn bộ
chúng tôi lên phi trường Sông mao cách đó hơn 1 km khiêng loại vĩ
sắt làm phi đạo về rào kín mít , đến nỗi gió cũng bị cản lại . Sông
mao là địa danh có tiếng nóng nhất Bình thuận , nay như cái lò lửa .
Tình trạng khô hạn không đủ nước sinh hoạt , mặc dù chúng tôi đã đào
hàng trăm giếng nước . Một tuần một lần được lên đập É Chiêm ở trên
con sông mao tắm giặt.
Cuộc vượt trại đầu tiên xảy ra trong tháng 9/75, do ba anh em ở khối
C (thiếu úy) thực hiện. Cầm đầu nhóm là Thiếu Úy Tám, biệt danh
Tám đặc công, trước đây anh là một đặc công Việt cộng hồi chánh, được mang
cấp bậc Th/Úy của QLVNCH, và là trưởng toán Thám Báo tại Chi
khu/Hòa Đa. Nhân việc đi khiêng vĩ sắt về rào khu trại, anh đã lôi
kéo anh Trần Văn Xuân và một số anh em khác cùng trốn vào rừng lập
chiến khu.
Nhưng cuối cùng chỉ có anh Ðoàn tiến Xe (người Chàm thuộc Ðại Đội
118/ÐPQ) và anh Bá Tự là Bá Lé người Phan Thiết là vượt thoát. Hai
anh Xe và Bá, bị bắt lại, riêng anh Tám đặc công là một người có võ
nghệ cao cường, lại từng là đặc công Việt cộng, nên anh trốn thoát dễ dàng
và cướp súng của du kích địch, hoạt động tại vùng phía tây Hòa Đa.
Anh đánh phá Việt cộng hơn một năm làm cho chúng nhiều tổn thất, cuối cùng
anh bị Việt cộng bao vây bắn chết kéo xác về cho dân chúng Hòa đa coi.
Nguồn an ủi duy nhất là chiều về leo lên hồ nước để hy vọng nhìn
thấy vợ con nay chấm dứt Khối A Ð/úy chuyển lên khu nhà tiền chế.
Tổ đội khối được thành lập để chuẩn bị học tập. Trước khi học tập,
toàn trại làm bản Tự khai lý lịch.Lần này có kinh nghiệm ở lần làm
trên Cà Tót,tôi chép lại y chang nên thông qua trước tổ và trại dễ
dàng. Một số rất đông cứ làm đi làm lại hoài mà không được thông
qua.
Chỉ tội cho nhóm giáo chức biệt phái và các anh làm việc văn phòng, không biết lấy tội ở đâu ra mà nhận, đành phải bịa ra những tội
thật ngớ ngẫn để được thông qua. Hơn nửa tháng trời mới xong phần
lý lịch và được phát giấy đặc biệt cùng mực Cửu Long để chép vào đem
nộp. Tôi nghiệm ra một chân lý, trong nhà tù cộng sản tay nào nói
dốc hay thì được đánh giá là học tập tốt, nhưng ở tù lâu hơn.
Trước khi bước vào học tập chính trị gồm cả thảy 10 bài. BCH trại
quyết định cho chúng tôi thăm nuôi để lên tinh thần. Khu rạp hát cũ
kế lầu nước được chọn làm chỗ thăm nuôi. Anh em tôi hăng hái tình
nguyện xin đi ra đó quét dọn mục đích được ngắm cảnh người qua lại
và tìm người quen.
Nhà tôi chỉ cách đây 3km nên rất nhiều người quen biết. Nhiều lúc
họ lén ném thuốc lá vào cho vì khu này chỉ cách con đường Tự Do một
hàng rào kẽm gai thấp. Ðang quét dọn, tôi bỗng nghe một tiếng nổ
lớn, quay lại thì thấy anh Trần Quang Ảnh (em ruột dược sĩ Trần
Quang Tuấn), Trưởng ban 4 CK/ PLC nằm ngã bên cạnh. Môt bàn chân đã
bị nát, máu me cùng mình, tôi vội sốc anh lên lưng cõng chạy về
trại cấp cứu. Anh được chuyển đi bệnh viện và sau đó về luôn nhà.
Sau gần 5 tháng mới gặp lại người thân, thật vui mừng không kể siết. Một giờ thăm nuôi quá ngắn ngủi nhưng có còn hơn không. Nhờ gia đình tiếp tế đầy đủ các vật cần thiết, nhất là thuốc trị sốt rét nên sức khỏe có khá hơn trước.
Ngày đầu tiên được học tập ai nấy cũng hâm hở, áo quần nghiêm chỉnh, giấy bút đầy đủ để ghi chép. Tôi hoàn toàn thất vọng khi biết ban
giảng huấn là ai. Trưởng ban là Ðại Úy Việt cộng tên Phong người Phan Rí,
Trước khi tập kết là giáo viên trường làng. Chính trị viên Tiểu
Ðoàn... anh em đặt cho biệt danh là Phong gió, vì tài nói phéc có
hạng. Phụ tá cho chính trị viên Phong người Xuân Hội, Chợ Lầu cũng
mang cấp bậc Ð/Úy. Tôi quên mất tên chỉ nhớ biệt danh “LÀ” mà anh
em lén đặt. Chúng tôi gọi hắn là Đại Úy Là, bởi vì ăn nói cà lăm
và trong hai tiếng lên lớp tôi thấy hắn dùng chữ Là cũng có trên vài
trăm lần. Thường trong khi lên lớp chúng tôi thường đếm hôm nay y
nói bao nhiêu tiếng Là. Nguyên gốc của hắn xuất thân từ chăn trâu
cho gia đình phú hộ. Sau bị dụ dỗ vào bưng tập kết ra bắc nay trở
về làm ông lớn, nhưng cái gốc dốt nát làm sao chửa được nếu không
được đi học. Không biết tại sao Việt cộng lại chọn một người có trình độ
như vậy làm chính trị viên, hèn nào cấp dưới tay nào cũng đạt trình
độ siêu nhân...
Thành phần quản giáo đa số là người địa phương đi tập kết ra Bắc nay
trở về. Gồm Tr/Úy Thanh người Chợ Lầu, Th/Úy Cảnh Phan Rí, Th/Úy
Tùng Phan Rí, Th/Úy Bảng người Hà Nội. Chuẩn Úy Xây trước đây là
lính Sư Đoàn/22/BB nội tuyến, sau chạy theo Việt cộng lập nên công trạng được
phong cấp bậc chuẩn úy. Nhin chung vì là người địa phương nên cũng
đôi chút dễ dãi, chỉ phải vì sống, hoc tập chung lâu ngày với cộng
sản nên tiêm nhiễm cái tật cố hữu của cán binh cộng sản là bốc phéc
không chê vào đâu được.
Ngày học đầu tiên, chúng tôi bị ngay tên CTV Phong gió phán một câu
nghe nhức nhối. Các anh chưa phải là thành phần Trí thức, các anh
chỉ tạm thời là người gọi là có học. Ðây là đòn đánh phủ đầu để che
giấu cái dốt của bản thân hắn, vì rất nhiều trong chúng tôi biết gốc
gác tam đời cổ đại nhà hắn. Ngồi phía dưới chúng tôi ngơ ngác không
hiểu hắn nói gì. Trong chúng tôi quy tụ cả tinh hoa miền nam. có
cả Bác sĩ, luật sư, cao học. người nào ít nhất cũng là ông Tú,
đủ sức dạy dỗ tất cả các tên cán ngố như hắn.
Những đầu đề các bài học nghe thật kêu , nhưng đầy lố bịch và rỗng
tuếch
_ Ðế quốc Mỹ là tên Xâm lược và là Sen Ðầm quốc tế .
_ Ngụy Quân ngụy quyền là tay sai của Ðế quốc Mỹ
_ Xã hội chủ nghĩa nhất định thành công .
_ Hồ chí Minh Vỹ đại, vị cha già cứu tinh của dân tộc
_ Ðảng cộng sản việt nam quang vinh , đời đời sống mãi trong sự
nghiệp của chúng ta.
_ Chính Sách khoan hồng của Ðảng và Nhà nước trước sau như một ..
Ðại loại những bài như vậy, trong học tập phải đào sâu tư tưởng,
Phát biểu đúng trọng tậm Sau khi lên lớp về thảo luận ở tổ gồm 18
người cho thật nhuần nhuyễn. Mỗi bài chúng tôi phải thảo luận bốc
phéc trong một tuần. Trong học tâp khi thảo luận phải nghiêm chỉnh, tự đánh giá bản thân là người có tội, được cach mạng khoan hồng tha chết, đem về đây cho cải tạo thành người hữu ích mai sau. Ðể
đền ơn Bác và đảng. Chúng tôi phải học tập tốt, lao động tôt. Sẵn
sàng tố giác bất cứ ai có hành vi cử chỉ, lời nói chống lại chính
quyền cách mạng. Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối chính sách của
đảng.
Vì căng thẳng quá nên có một anh ở Lâm đồng tối ngủ cắt đứt mạch máu
tự tử chết. Lúc đi vệ sinh trong giờ giải lao, anh Nguyễn Hoành
biệt kích nói móc họng “ tụi mày nhớ đái cho đúng trọng tâm “. Có
vậy thôi mà anh bị kiểm điểm trước tổ rồi đội. Anh Lê văn Vinh
trong lúc đánh Domino với chúng tôi, vô tình nói “đừng nghe lời
mấy thằng Việt Cộng”. Thế là mang đại họa vào mình. Thời gian hoc
tập chỉ có hai tháng rưỡi, nhưng cảm thấy nó dài vô tận, đầu óc
như mụ mẫm vì phải vắt óc nói láo theo đơn đặt hàng. Thế rồi cũng
qua cơn gây go, chờ ngày đi lao động.
Trong một đêm tháng 11/75 vào khoảng 11 giờ đêm, cả trại đang ngủ.
Bỗng hốt hoãng vì những tràng đạn bắn như sát bên tai. Một bóng
người từ cửa sau lao vào leo lên sạp nằm kế bên tôi, chuyện gì đã
xảy ra? Chừng mười phút sau. Quản giáo và vệ binh ập vào phòng
chúng tôi bắt đi anh Vinh. Thì ra anh đã cùng một nhóm ở Lâm đồng
tổ chức Vượt trại. Trong khi vượt rào kẽm gai, bị phát giác nên
cảnh vệ trên chòi canh bắn chết một anh, số còn lại may mắn chạy
được vào phòng. Tổng cộng số người chết ở Sông mao vì di chứng của
Căn bệnh Sốt rét ở Cà Tót lên đến hơn 20 chục người.
Sau khi học tập xong, Một số đông trên 1000 ngàn người được cho về. Hầu hết là các anh có thân nhân có công với cách mang. Có cha chú tập kết trở về bảo lãnh, hoặc giữ những chức vụ không gây nợ máu
với nhân dân, trong lần này có nhà văn quân đội Hải Triều (Lê Văn
Hai) và hầu như những anh em có thân nhân đi tập kết trở về đều được
cho về.
Cái tết đầu tiên đến với tù cải tao trong buồn tẻ, người nhà lại
được phép thăm nuôi. Chúng tôi được lệnh tổ chức đêm văn nghệ thật
“hoành tráng” để đón xuân. Về thể thao thì có các đội bóng chyền
ở Chợ Lầu và Hải Ninh được phép vào thi đấu. Với Tuyển thủ từ Bốn
quân khu về đây, Ðội bóng chuyền tổng trại 8 đã hạ dễ dàng các đối
thủ vô trại thi đấu.
Về văn nghệ, Trại B phối hợp với trại C, cùng tổ chức đêm văn nghệ
ngoài trời. Tất nhiên chương trình phải được thông qua trước. Với
sự tham dự của toàn thể trại viên cùng ban quản giáo. Hầu như tất cả
vệ binh và gia đình đều có mặt để xem cái tụi ngụy quân này trình
diễn ra sao. Ðêm văn nghệ rất thành công về mặt nghệ thuật. Cán bộ
quản giáo phải thừa nhận trong tù cải tạo có nhiều nhân tài. làm cái
gì cũng hay cũng giỏi. Những vở kịch, mặc dù đã kiểm duyệt trước,
nhưng khi trình diễn mấy anh đã cương vào nói xỏ siêng vào chính
sách, nên ngày hôm sau toàn bộ nghệ sĩ và trưởng ban văn nghệ Khối
phải làm bản kiểm điểm.
Ngoài ra chúng tôi còn có tờ bích báo, nội dung rất súc tích, trong
đó có những bài viết có những ẩn ý sâu xa, nhưng vì trình độ cán bộ
kiểm duyệt quá thấp, không thấy được nên cho đăng. Về ăn uống, tuy
có thiếu thốn nhưng nhờ có thăm nuôi nên cũng tạm đủ, chúng tôi tận
dụng. tất cả đất trong khu gia binh còn trống để trồng thêm rau
xanh, trong những tháng có mưa.
Ðể chuẩn bị đi lao động, chúng tôi lại phải học thêm bài lao động
là vinh quang. Sau tết, toàn bộ chúng tôi rời sông mao để bước vào
cái gọi là lao động quang vinh. Chả thấy quang vinh ở chổ nào chỉ
thấy chúng nó vắt kiệt mồ hôi của người tù cải tạo, sau khi đã bẻ
gãy bằng tinh thần qua các buổi học tập. Ðại bộ phận làm việc tại
Nông trường Bông vải Lương Sơn. Nông trường này kéo dài từ Ðập Ðồng
mới tới Suối Nhum, chạy sát với sông Lũy và nằm bên kia bờ. Khu vực
này trước đây thời Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa còn làm Tỉnh Trưởng đã khai
quang phát đất cho dân Quảng Ngãi vào định cư ở xã Nghĩa Thuận nằm
sát Ðập Đồng mới.
Hai trăm người, trong đó có tôi di chuyển đến đóng quân tại Dốc Bà
Chá. Nơi đây trong đêm 16 rạng 17/ 4/75. DD/1/212/ÐP của Ðại Úy
Vĩnh đã gài địch vào trận địa mìn chống chiến Xa. Tiêu diệt bảy chiếc
làm rối loạn hàng ngũ địch, tiêu diệt bảy chiếc tank, và chậm bước
tiến của địch trên đường tiến về Phan Thiết. Chúng còn bỏ lại tại
chỗ ba chiếc, bên bờ sông chúng tôi dùng làm nhà cầu. Nhiệm vụ của
Ðội chúng tôi là đắp một con đường bằng đất rải đá từ Quốc Lộ1 đến bờ
sông có bến phà qua sông, mục đích là chuyển số bông thu hoạch khi
mùa mưa đến.
Làm việc thật nặng nề, lúc đầu vừa cuốc đất vừa khiêng về đổ. Sau
được tăng cường một xe chở đất. Chúng tôi phải đi xuống đồi đá ở
xóm nùng Ðập đồng mới để cuốc đá sỏi. Sau ba tháng làm việc nặng
nhọc, con đường hoàn thành. Một việc đáng tiếc xảy ra là một quả
mìn chống chiến xa đã phát nổ, một em bé chăn bò đã biến mất trước
mắt chúng tôi. Trước khi chyển chỗ khác chúng tôi được cho thăm
nuôi.
Chúng tôi tập trung về nông trường Bông để thu hoạch cho đến gần tết. Trại C (thiếu úy) một số anh em khoảng 20 người tổ chức vượt
trại, Trưởng nhóm là Th/úy Trần Văn Xuân và các anh Hoàng Văn Toàn,
Nguyễn Phương, Phạm Thời v. v... Công việc bị Việt cộng phát hiện vì có ai
đó mật báo, các anh vừa lội qua Sông trong đêm để qua Lương Sơn định
phân tán mỏng, thì lọt vào ổ phục kích của Vệ binh trại do Chính
trị viên Hồng dẹo chỉ huy. Các anh toàn bộ bị bắt, may mà không có
ai bị bắn chết. Anh Trần văn Xuân chủ chốt nên bị bắt cùm một năm
tại Giếng triềng, Tà dôn, mãi khi về đến Hàm trí mới được thả ra đi
lao động.
Gần tết một nhóm khá đông gần 400 người được cho về, gây cho chúng
tôi thêm niềm hy vọng dù mong manh. Tết 1976 lại đến chúng tôi lại
tổ chức văn nghệ vui xuân, lần này Quản ca Hoàng bị làm kiểm điểm vì
cho rằng dám ví quản giáo như con cò ngóng cổ nghe trong câu hát ca
dao sau đây “Ở đây không hát thì hò. hò lơ. Chẳng phải con cò mà
ngóng cổ nghe”.
ÐẬP TRÀN SÔNG LŨY
Trước khi đi Làm việc ở chỗ khác chúng tôi được cho biết là cố gắng
lao động tốt sau ba năm sẽ được cho về. Vì vậy niềm hy vọng tăng
thêm, tin tưởng ngày về đã gần kề. Sau khi ăn tết xong vài ngày,
Ðại bộ phận đi ngược dọc con sông lũy lên đầu nguồn, qua đêm ở trong
rừng ngày hôm sau đến vị trí đóng quân. Chúng tôi mới biết nhiệm vụ
mới là làm con Ðập tràn trên thượng nguồn Sông lũy, và đào con
mương dẫn nước về tưới cho cánh đồng Bông Lương Sơn. Một bộ phận
vài trăm người đến Giếng Triềng gần núi Tà Dôn để khai khẩn ruộng, sản xuất lúa gạo nuôi quân.
BCH chỉ cho một ngày để làm chỗ ở, may mà chúng tôi qua thời gian
làm việc nặng nhọc đã chân cứng đá mền mới làm kịp. Cán bộ thủy lợi
Ðoàn 8 chịu trách nhiệm thiết kế, đo đạc. Tù cải tạo chịu trách
nhiệm thi hành. Việc khảo sát địa chất vùng này được thực hiện vội
vã, hay sự bất tài của kỹ sư thiết kế dự án mà khi đào mương gặp
phải lớp đá nằm dưới mặt đất chừng một mét. Không thể nào đào bằng
dụng cụ thông thường và bằng sức người. Quân khu 6 tại Ðà Nẵng phải
cung cấp chất nổ để chúng tôi đánh đá đào mương. Làm kéo dài thời
gian và không hoàn thành được.
Con Ðập đã làm xong nhưng nước thì cứ bị rò rỉ, nước không tràn qua
được. Ngày khánh thành con dập đã đến, các Kỹ sư trách nhiệm bí
quá đành phải hỏi ý kiến chúng tôi xin giúp đỡ. Sau khi hội ý chúng
tôi giải quyết trong một đêm , bằng cách lặn xuống đáy dùng đá nhỏ
chèn lại các lổ rò rỉ, nước tràn qua đập. Ngày hôm sau Ðại tá Sư
trưởng đến khánh thành đập, hết lời tán dương đoàn 8, nhưng quên
nhắc đến công lao đám tù cải tạo đã đổ mồ hôi, thậm chí cả máu để
hoàn thành đúng kỳ hạn con đập.
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều sáng kiến như chế tạo cần cẩu theo
nguyên tắc đòn bẩy để chuyển đá lên bớt cực nhọc, và năng xuất tăng
rất cao, nhưng vì con mương nằm trên vĩa đá, nên đến giờ này con
Ðập thì làm xong nhưng con mương không hoàn thành được. Uổng công
cho chúng tôi đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi, công sức. Ðúng với câu
“nước sông công tù”. Gần đó đám Thanh Niên Xung Phong được đưa
lên đây làm không được đành bó tay. Các em than thở là bị bắt buộc
đi Thanh Niên Xung Phong. Một số lớn đã trốn về nhà vì không chịu
nỗi công việc nặng nhọc và cái nắng nóng như thiêu như đốt.
Ðoàn quay phim của nhà nước lên quay đám này về làm phim tài liệu
tuyên truyền, nhưng có khúc nào mà đám thanh niên xung phong làm ra
hồn, nên tới mượn chỗ chúng tôi làm để quay về tuyên truyền. Tù cải
tạo thì bắt trốn kỷ vào rùng, thật xảo trá hết chỗ chê.
Thấm thoát Tết lại đến. Hơn chín tháng không được thăm nuôi, lại làm
việc trong điều kiện quá tồi tệ. Ngày thì nắng cháy da người, đêm
thì lạnh buốt xương. Ăn uống đói khác, nên ai nấy đều hóc hác thấy
rõ. Có lần phải ăn củ nần bị trúng độc xém chết cả đội. Ðể chuẩn
bị ăn tết, Ban Chỉ Huy trại cho Tù Cải tạo thăm nuôi, để thân nhân tiếp tế
thực phẩm cho tù cải tao có thêm thực phẩm mà có sức cày tiếp.
Ngày thăm nuôi thật rộn rịp. Bên bờ sông, từng gia đình quây quần
trên bãi cỏ ăn cơm. Một anh bạn Ðai Úy viết một lá thư trao cho vợ
gởi về cho mẹ bị cán bộ quản giáo bắt được. Tối đến bức thư được
đem ra đọc cho toàn trại nghe, vì lâu quá nên tôi chỉ nhớ đại ý.
Ðầu thư là gởi lời thăm gia đình sau đó có đoạn viết than thở về sự
cực khổ ở đây. Ðồng thời cho biết là có hy vọng là sẽ được về nay
mai. Trong thư có đoan viết “Ðêm thì trăng sao, ngày thì nắng
rọi. Con nay đã ở cuối đường hầm, con đã thấy vài tia sáng le lói
ở cuối đường.” Cả đám tù như lặng câm, cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, ngồi im lặng và càng thấm thía cho kiếp tù, giận thay lũ Việt cộng ngu
xuẩn, đem cảm xúc ý nghĩ thành thật của một tù nhân ra làm trò đùa... Bức thư này được cho là phản động, nên bắt anh phải kiểm điểm nhận lỗi.
Tết năm đó ăn tết trong buồn tẻ. Mai rừng nở rộ tô điểm cho rừng
hoang thêm sắc màu. Nhưng lòng người càng ảm đạm. Càng ngày mương
dài ra và gặp toàn đá, công trình bị châm lại, không biết bao giờ
mới xong. Sau tết hơn 200 tù cải tạo được về. Không biết vì lý do
gì toàn bộ rút về Hàm Trí. Các anh em làm ruộng ở Giếng Triềng cũng
tụ hết về đây.
HÀM TRÍ LONG HOA
Ngay trước đồn NORA Long Hoa có con đường đất nối liền QL 1 với Hàm
Trí chừng 3km . Vùng này khô cằn đất đai không được màu mỡ , cách
chỗ trại đóng chừng 2 km mới có vài ngôi nhà và có một giếng nước.
Trong phạm vi trại có con suối cạn chảy qua . Khi có mưa thì có nước
hết mưa thì khô can . Chúng tôi phải làm đập chận nước lại mà phải
đào giếng dưới lòng suôi cũng không có nước .
Trại A ở cách trại B + C một quãng đường ngắn, nhưng ít khi thấy
nhau. Hai trại được rào lại bằng cây rừng cao 3 mét. Mỗi trại được
lệnh phải cất một hội trường. Không có dụng cụ và đinh để đóng tole.
Bộ Chỉ Huy trại điều một đội khối Ðại úy ra đồn Nôra lấy Concertina về
chặt làm đinh. Sáng hôm đi như đi vào cõi chết, đoàn người phải
mang theo võng để khiêng người, có thể có người chết vì vòng rào
Ðồn toàn mìn , may mà không ai có việc gì. Việt cộng đã coi mạng những
người Tù cải tạo VNCH không ra gì, thua mấy cây đinh.
Tại đây, chúng tôi phá rừng làm Rẫy, trồng bắp, Cao lương, Lúa,
Ðậu phụng, Ðậu xanh... Một đội lên rừng lấy gỗ về cưa xẻ thành từng
miếng đóng sạp cung cấp cho Quân Khu 6. Nói chung, Trại trung úy và
thiếu úy có phần dễ dãi. Bên đại úy bị kềm kẹp một cách tàn độc.
Toán đầu tiên vượt trại là nhóm của Ðại Úy Nguyễn Văn Ba, Thông
Minh Xê (gồm bốn người). Sau đó không lâu, nhờ sự giúp sức của gia
đình thêm một Ðại úy vượt trại thành công, gây tức tối cho Bộ Chỉ Huy trại, các anh càng bị khe khắt hơn.
Trung tuần tháng 3/78. Một toán đại úy khoản 20 anh vai mang ba lô
đi ngang qua trại B, gặp lúc chúng tôi đang làm việc sát đường nên
hỏi các anh đi đâu đó, các anh cho biết là đi chặt tre. Tôi thấy
trong toán có những người tôi quen như Ðại Úy Nguyền Văn Ngư. Thông
Ngộ, Ðặng Phiên.... Hôm sau thì nghe tin các anh vượt trại thành
công. Riêng Ðại úy Ngư trở về Ðồng trên Sông mao giả làm thầy Chang
làm ruộng. Vì bị tố giác nên anh bị bắt nhốt tại Ðồn Công an Bắc
Bình (tại CK/ Hải Ninh) năm 1981.
Sau đó Trại B cũng tổ chức vượt trại nhưng bất thành, các anh bi
bắt cùm chân biệt giam cho đến khi được chuyển ra A30 Phú Khánh.
gồm Hoành Biệt kích, Lê quang Nồng, Trác, Qúy...
Ðể răn đe, BCH trại cho tập họp toàn thể trại viên để nghe lời Thú
tội của Ðại tá Ngô Tấn Nghĩa gởi đến toàn thể Quân Dân Cán Chính
Tiểu Khu Bình Thuận . Thât là láo khoét, lúc này Ðại tá Nghĩa đã
vượt biên được qua Thái Lan và đang định cư tại Mỹ . Không biết Ðai
tá Nghĩa nào đây . Qua giọng nói rè rè nghe không rõ . Giọng Ðại tá
dõm , kêu gọi tất cả mọi người an tâm học tập . Chính bản thân ông
cũng đang được nhà nước khoan hồng cho cải tạo .
Ðai úy Thông minh Xê , người thượng vượt trại trước đó về sống ở
buông thượng trên Buôn mê thuộc bị bắt lại đem về dằn mặt chúng tôi
. Lúc này Cộng sản VN đã tấn công và chiếm Cam Bốt. Kế tiếp là chuẩn
bị đánh nhau với Trung công, anh em môi hở răng lạnh dạy cho VN bài
học . Chúng tôi được lên lớp cho biết bọn Bá quyền Tàu đỏ xâm lăng
nước ta . Không còn tình hữu nghị gắn bó Môi hở răng lạnh như trong
lúc học tập mà đảng đã rêu rao .
Ðầu năm 1979, còn một tháng nữa là Tết Âm lịch . Không phải ngày Lễ
mà trại làm bò cho ăn . Chắc có chuyện gì đây , và quả nhiên như vậy
. Sáng sớm tất cả mang toàn bộ hành lý tập trung ngoài sân .Danh
sách đọc chia làm 3 nhóm . Một trăm người được cho về, 400 đi trại
Sông cái Phan Rang .Số còn lại hơn 600 lên xe ra quốc lộ 1 trực chỉ
về Bắc cùng với trại A đai úy . Ðây toàn là thành phần cực kỳ ác ôn
còn sót lại sau bao lần sàng lọc .theo lời kết tội của VC.
TRẠI A 30 PHÚ KHÁNH
Qua một ngày môt đêm di chuyển liên tục , cửa bửng sau của xe tải bị
khóa chặt . Mỗi xe 50 người ngồi thờ thẫn trong thùng xe . Tiểu tiện
trong những thùng mang theo . Ðiều oái âm , không biết vô tình hay
cố ý , Món thịt bò ăn hôm ra đi , làm chúng tôi tiêu chảy khủng
khiếp . nếu muốn nhân lúc này chạy trốn cũng không nỗi .
Khuya hôm đó , xe dừng lại ở đỉnh đèo cả cho đi vệ sinh với sự canh
phòng nghiêm ngặt . Ðến Tuy hòa , xe quẹo trái trên Tỉnh lộ 7B (đại
lộ kinh hoàng ) . Chừng 10km , phía bên phải đường là xã Thạch Thành
. Bên trái là trại A 30 Phú Khánh khét tiếng. Phía trên chừng 2km là
Ðập Ðồng Cam lớn nhất miền trung . Trại nằm sát bờ Sông Ba . cách đó
3km dọc theo sông là Phân trại Bình Sơn .
Trước 75 khu này là Ðồn điền trồng mía của người Pháp . Hê thống dẫn
thủy nhập điền rất hiện đại , đất đai phì nhiêu . VC dùng nơi này
làm nông trường cho trại tù .Quá mệt mõi vì lái xe liên tục, một xe
chở tù lủi xuống mương nước , may không ai bị chết , xe vào trại lúc
9 giờ sáng , chúng tôi được bàn giao cho công an quản lý . Tiêu chảy
làm toàn bộ đuối sức, không còn đứng nỗi để tập họp bàn giao . Anh
em kéo ra ngồi tiêu chật kín cả hai đám ruộng lớn .
Trại A30 là một trại khét tiếng về mức độ tàn ác dã man của CSVN .
Chúng dùng tù hình sự làm toán trật tự đàn áp thẳng tay các vụ chống
đối . Ðứng đầu nhóm này là tên Ghe , trước đây là Xã đội trưởng VC
.Y đã lạm dụng quyền lực giêt chết người nên vào tù . Phụ tá là tên
Bình , tên Ðức , tên Sơn...Phân trại Bình Sơn dùng nhốt tù Hình sự
và phản động. Trại được chia theo các đội ngành nghề gồm có Ðội Rau
xanh , Ðội Mộc , Ðội cưa xẻ , Ðội gạch ngói , Ðội xây sát.....
Ðặc biệt có hai đội nữ hơn 400 chị em, tội phản động vượt biên hình
sự đều nhốt chung. Có hai đội nam, tuổi các em còn rất nhỏ có em chỉ
17 vì can tội vượt biên. Một nhà kỷ luật trang bị gông cùm chuyên
nhốt những tù chính trị cứng đầu. Bên cạnh đó là nhà giam các Linh
Mục. Tôi thấy có ba vị bị nhốt tại đây, trong một nhà riêng có rào
bao quanh không cho ai được tiếp xúc. Bên các sư Phật giáo có vài
Sư Tuyên Úy nhưng cho ở chung với thường phạm nhưng phải để tóc.
Chừng nửa tháng sau, các anh em của tổng trai 5 cũng bị dồn về đây. Số người tại đây tăng lên hơn 6000 người. Quả là kinh hoàng, nhưng cũng nhờ sống chung đụng như vậy mà tôi ghi nhận được nhiều
điều lý thú về chế độ tàn bạo này.
Nhà ở chật chội, tối ngủ phải nằm nghiêng mới ngủ đươc. Ăn uống rất
kham khổ, mà lao động làm theo chỉ tiêu nên chúng tôi có phản ứng
mạnh. Ðại tá Phó Trưởng Ty công an Phú khánh phải đến trấn an ngọn
lửa phản kháng gần như công khai qua các buổi họp đội có quản giáo
tham dư. Chúng tôi có đặt thẳng những câu hỏi như: Cách mạng có nói
láo hay không khi hứa với chúng tôi sau 3 năm lao động tốt sẽ cho về. Ðại Tá công an tim cách lẫn tránh, giải thích rằng tình hình biến
chuyển bên ngoài rất khó khăn, các anh ở đây an toàn hơn.
Lúc ở Tổng trại 8 cách xưng hô có phần tôn trọng phẩm giá con người, Dùng ANH và TÔI để xưng hô. nay phải xưng hô thưa cán bộ, Ban trưởng. Thằng công an cảnh vệ quèn cũng phải đứng cách ba bước trình
với thưa vì thế chúng tôi rất bực mình nên nổ ra các cuộc vượt trại. Gần 500 người của trung úy và thiếu úy và một ít đai úy được chuyển
lên Bình Sơn, vì tại đây mới được tân trang mở rộng. Ðội Nữ chủ yếu
là vượt biên cùng các em trai mang tội vượt biên, già thì cho về,
trẻ thì tống vào Thanh Niên Xung Phong.
Gần 600 mạng khi đến nơi giao quân chỉ còn mấy mạng vì sợ không dám
nhảy xe, hoặc vì lý do gì đó không dám trốn, số còn lại trốn mất
làm Ban trưởng Tr/ Tá Hạnh điên lên. Mới ra đây hơn tháng, Gặp bão
lớn ập vào, nước sông Ba lên cao, chúng tôi phải chạy lụt ra xã
Thạch thành. Ðội chúng tôi được ở chung với nhà Kỷ Luật trong một
ngôi trường. Phòng bên hơn 40 người bị xiềng chân lại với nhau.
Người gầy gò xanh xao hóc hác trông rất thương tâm. Trong đó có một
nữ tù nhân. Tôi hiểu ngay đây là những người tù chính trị, theo
cách gọi của đảng là phản động. Những ai chống lại chế độ, Không ca
tụng Bác Hồ vĩ đại đều là phản động.
Qua tìm hiểu tôi biết chị tên HỒNG. Sau ngày 30 tháng 4 chị gia
nhập phục quốc, thư ký cho nhóm Phục Quốc Quân tai Nha Trang. Giáo
sư Tháo Trường Võ Tánh Nha Trang làm Chủ Tịch Ðảng. Năm 1976 bị bắt
ra tòa ở tòa án Nha trang. Giáo sư Tháo bị kêu án 20 năm. Riêng
chị tám năm. Sau khi bị kết án, quan tòa cho phép chị nói lời cuối
cùng. Ðứng dậy, chị chỉ thẳng vào mặt tên quan tòa nói lớn. “Liệu chế độ của các ông có tốn tại tám năm nữa hay không mà các ông
kêu án tôi chừng đó” Ðây mới là Anh thư của thời đại. Bọn cò mồi
lập tức tuyên án chị lên 20 năm, và chị bị cùm tại nhà kỷ luật A30
Phú Khánh một năm. Sau khi được thả ra đội nữ, Chị tiếp tục kêu gọi
chị em trong đội không tham gia lao động và tỏ ra khinh miệt bọn
công an. Chúng lại tiếp tục đem chị vào cùm cho đến hôm nay.
Riêng giáo sư Tháo bị giam ở Bình Sơn trong Ðội phản động. Khi được
chuyển về Bình Sơn tôi ở chung với đội Phản Ðộng này. Cái Tết 1978
đến trong lặng lẽ, ngày tết hoặc lễ lớn, khẩu phần ăn của tù cải
tạo có thêm miếng thịt bằng ngón tay. Anh em sông được là nhờ cải
thiện thêm khi đi lao động và của gia đình thăm nuôi.
Ban trưởng là trung tá công an Trần Ðức Hạnh. người Bình Định, quê
mùa dốt nát không biết sao lên được trung tá, nghe cách ăn nói thì
đủ biết. Tay này rất thích hát bội, nên đội văn nghệ trại có thêm
gánh hát bội. Thật khổ sở cho đám tù cải tạo chúng tôi vô cùng. Hễ
có quan chức nào đến thăm viếng là mỗi lần gánh hát bội phải hát và
khán giả là đám tù mệt mõi. Có tuồng hát đến chục lần, đó là tuồng
Ngũ Hổ Bình Tây. Nhân vât chính là tên tướng Tàu Ðịch Thanh đời nhà
Tống. Một tên đã từng cầm quân xâm lược nước ta, vậy mà y không
biết lại hết lời ca tụng tên Ðịch Thanh là hiếu nghĩa vẹn toàn.
Ban Hạnh ưa Trình Diễn nên trại có đủ các bộ môn, Báo chí Thể thao,
văn nghệ. Có một đêm Ban ta ghé nhà thăm nuôi được các chị nói sao
không biết. Ban ta quyết định cho tất cả ai có thân nhân trong đêm
đó được ra nhà thăm nuôi ngủ với gia đình. Vì nặng phần trình diễn
nên Ban nhà ta tổ chức đám cưới rình rang cho một cặp ở ban văn nghệ. Trong ban văn nghệ có chi Hồng, ca sĩ đài Truyền hình Nha trang,
chị hát rất hay, nên Ban Hanh rất cưng. Chị xin về Nha trang chữa
bệnh viêm mũi và trốn vượt biên luôn .
Hai anh thuộc diện phản động vượt trại thành công nhưng sau một tuần
bi bắt lại môt anh. Ngay lập tức một tòa án được lập ra để xét xử
Nguyễn Ðỏ tại hội trường trại. Thành phần tham dự được giới hạn .
Anh Nguyễn Ðỏ lúc bấy giờ chừng 22 tuổi bị cái tòa án quái gỡ kết án
tử hình (án trước của anh là 20 năm vì tham gia phục quốc). Ba
ngày sau anh bị đem ra bắn tại chân Ðèo cả.
Trong nhóm Ðại Úy từ tổng trại 8 ra đây, các anh đã có kế hoạch
vượt trại chỉ chờ thời cơ. Nhân khi đi làm, các anh cướp súng đánh
và đầu tên cảnh vệ và đào thoát. Vụ này gây chấn động trong trại.
Bọn vệ binh trở nên sợ sệt và có lễ độ hơn với anh em. Trong toán
vượt trai hôm đó có Ðại Úy Trương Đức Tuấn (em ruột bà Trương Đức
Nghi vợ Thiếu Tá Trịnh Vĩnh Bình) và Ðại Úy Dậu.
Tháng sau nghe tin các anh bị bắt lại Khi tính vượt qua biên giới
Lào. Các anh bi giải về lại A30. Nhốt trong nhà kỷ luật, những
tên trật tự trại đánh các anh dã man, nhất là Đại Úy Tuấn. Riêng
Tr/úy Lương Hải người Chợ Lầu. Trong lúc đi rừng chặt cây anh đã có
hẹn với gia đình đưa bằng Honda về Sài Gòn. Ðược một năm sống không
có hộ khẩu, lại không đủ tiền chung cho công an khu vực, nên anh
bị bắt giải lai A30. Ngày anh ra nhà Kỷ luật, tôi thấy anh như một
thây ma biết đi. Khi qua được Mỹ theo diện HO. anh chêt năm 1995 vì
vết thương của đòn thù năm nào.
Tôi được ở chung đội với các anh tù chính trị, VC gọi là phản động
vì tham gia lực lượng Phục Quốc. Ngoài giáo sư Tháo ra còn có thêm
40 anh hùng, án từ 8 năm đến 20 năm. Có một giáo sư dạy pháp văn
mà tôi quên tên đã gần 80 tuổi. Bác Quang, chú Triển. Ðăc biệt
Th/sĩ Biệt kich Sạc lai... nhiều lắm những chiến sĩ vô danh cấp
bậc chỉ là Tr/sĩ, hạ sĩ, binh nhì mà có tinh thần yêu nước một
cách nồng nàn. Tôi tự thấy hổ thẹn cho bản thân vì không bằng được
một phần của các anh.
Một tù nhân đặc biệt, khi em vào đây chỉ mới 15 nay 18 tuổi. Ðược
em kể lại lý do vào đây, tôi càng cảm phục. Khi Việt cộng tiến chiếm Quận
Diên Khánh Khánh Hòa. Tuy em mới 15 tuổi, nhưng em căm thù Việt cộng vô
cùng. Em giấu lại một khẩu carbin M1 với vài băng đạn. Khi Phong
trào tham gia Phục Quốc lan rộng. Em cùng với một sô lính VNCH lên
rừng chống lại Việt cộng. Bị bao vây tất cả giơ tay đầu hàng giặc nhưng em
thì không. Em đã chiến đấu tới viên đạn cuối cùng và bị thương bất
tĩnh. Việt cộng nghĩ em đã chết nên không bắn bồi. Khi xác em được khiêng
về thì em tĩnh lại. Nếu em trưởng thành chắc đã lãnh án tử hình vì
có vài công an đã bỏ mạng trước mũi súng của em.
Với án tập trung cải tạo, không có ngày về. Còn nữa Anh Sơn, anh
Doan biệt kích cũng là những chiến sĩ kiêu hùng. Trên đường đi về
sau khi lao động, hai anh đã lẫn vào đám cỏ biến mất. Vài người có
biết nhưng không ai báo cho quản giáo. Ðến khi điểm danh vào cổng
mới thấy thiếu hai anh. Nừa tháng sau, nghe tin hai anh đã bị bắt
lại nhốt vào nhà Kỷ luật, khỏi phải nói hai anh lãnh đủ mọi đòn thù.
Ða số các anh trong nhóm phản động này đều xanh xao, và ho ra máu.
Các anh cho biết bi công an tra tấn khi bị bắt vì tham gia phục
quốc.
Vì vượt trại quá nhiều, ddể trấn an và tìm kế hoạch chận đứng. Ban
trưởng Hạnh cho triệu tập một cuộc họp gồm tất cả Quản giáo, Ðội
trưởng, đội phó và Thư ký đội (Trại có 54 đội) ngoài ra còn có
nhiều tổ biệt lập... Mở đầu, Ban Hạnh yêu cầu tất cả mọi người cho
biết sự thật, lý do tại sao gấn đây lại vượt trại nhiều. Ông ta
hứa danh dự là không bắt tội vì nói sự thật, có đụng chạm với Ban Chỉ Huy
trại.
Sau gần năm phút im lặng, một anh xin phát biểu như sau: Thưa Ban
và Quản giáo. Không có gì khó hiểu cả, lúc còn ở Tổng trại 8 có
hứa là sau ba năm sẽ giải quyết cho về. Nay trên không giữ lời hứa.
Là con người, chúng tôi có tình cảm. Vợ con ở nhà nheo nhóc, đói
khát. Có chị phải bán thân trong tuổi nhục mà nuôi con chờ chồng.
Ban có biết không. Các anh Ðại Úy nhìn thấy Th/Úy, Tr/Úy chưa về
thì đến bao giờ các anh mới được về đây? Chỉ còn con đường vượt
trại. Nếu một năm nữa mà không được về chắc bản thân tôi cũng phải
tự ra đi. Ban Hạnh đánh rầm một cái xuống bàn quát im ngay. Sau đó
ông ta hứa là sẽ cứu xét, đề nghị cho về, và đề nghị Trại viên an
tâm, chấm dứt việc vượt trại. May mắn sau đó Ban Hạnh giữ lời hứa
không truy cứu người phát biểu hôm đó.
Cái Tết năm 1979 lại qua trong lặng lẽ tại phân trại Bình Sơn.
Những đợt về thì nhỏ giọt tượng trưng vài chục mạng. Lao động càng
ngày càng gian nan, nên tiếp tục có những cuộc vượt trại.Tại Phân
trại Bình Sơn, Tr/Úy Hoành Biệt kích, hẹn cùng Quý người Ðà Lạt
cùng vượt trại. Ðây là nhóm hai người vượt trại ở Hàm Trí. Không
biết lý do gì anh Quý thất lạc với anh Hoành, nên chỉ mình anh
Hoành ra đi, còn anh Quý lẫn quẩn trong đêm bị công an trại truy
đuổi bắn chết khiêng về bỏ nằm trước trại cho tất cả thấy để dằn mặt.
Nhờ sư đấu tranh của Tù cải tạo mà Tháng 10/80. Năm trăm người được
thả về. Sau đó tháng 12 lại thả về vài trăm. Giừa năm 1981 coi như
gần hết các anh em ở tổng trại 8 Sông Mao đươc về. Người Tù có cấp
bậc cao nhất tai đây là Ðại Tá Lương, Ông ta đã bị cô lập không cho
chúng tôi tiếp xúc. Luôn luôn bị đám Trật tự rình mò theo dõi,
Không biết ông về thời gian nào.
Ra khỏi nhà tù nhỏ, bước chân vào nhà tù lớn hơn. Tất cả Chiến Sĩ
Quân Lực VNCH bị đầy đọa về thể xác lẫn tinh thần. Hận thù triền
miên do cộng sản tiếp tục gây ra biết đến bao giờ chấm dứt.
Ghi lại đây một đoạn đời bi thảm, không phải để kể lễ hay kêu than
cho số phận của người lính, người dân Miền Nam bị bán đứng, đến nổi
phải nát cửa tan nhà. Tất cả những dòng chữ trên đây đều là máu và
nước mắt của không riêng tôi mà là của tất cả bạn bè đồng đội đã
cùng bước vào cổng thiên đường xã nghĩa và một số may mắn trong số
này có tôi đã trở về để làm một nhân chứng trước lịch sử dân tộc.
Mục đích cũng chỉ thế thôi!
CAO HOÀI SƠN
Cựu Trung Úy QLVNCH
Lính Già 229/TKBT
Tôi sinh ra là một ngôi sao xấu trong những ngôi sao xấu nhất của bầu trời đất Việt.
Cha mẹ tôi nghèo lại phải sinh sống trong một miền quê hẻo lánh gần một vùng núi rừng heo hút, xa xôi, đất cày lên sỏi đá.
Tôi chưa bao giờ được cắp sách đến trường. Do đó, từ lúc mới lên bảy, tôi được một nhà phú hộ mướn chăn dê.
Với đàn dê 40 con, hằng ngày tôi phải lùa chúng vào các triền núi đá từ sáng sớm tinh sương đến chạng vạng tối mới về. Cả ngày chăn đàn dê gặm cỏ. Chiều đến tôi phải gom dẫn chúng về nhà phú hộ. Công việc chỉ đơn thuần như thế. Còn việc trả công, tôi không hề hay biết. Đó là việc của người lớn:
– Của cha mẹ tôi và nhà phú hộ.
Sáng sớm được mẹ đánh thức, tôi rửa ráy qua loa rồi rủng ra rủng rỉnh dẫn đàn dê vào núi cho chúng tự tìm thức ăn.
Sáng nào cũng vậy, mẹ trao cho tôi một nắm cơm vắt, đựng trong mo cau với một ít muối ớt, gói trong miếng lá chuối khô. Đó là bữa cơm trưa hàng ngày của tôi.
Tôi chưa bao giờ biết ăn sáng hay lót lòng bao giờ. Ngay cả buổi cơm cũng chỉ có muối ớt. Họa hoằn lắm mới được thay đổi bữa cơm với một con cá lép khô muối mặn bằng hai ngón tay. Đó là bữa ăn khá thịnh soạn, ngon miệng nhất đời chăn dê mà tôi đã hoan hỉ lắm rồi.
Ngồi ăn nghe tiếng lục lạc rủng rẻng trên cổ của bầy dê cũng vui tai quá đỗi.
Đời tôi thăng hoa hơn, năm 1973, vừa đúng 18 tuổi, tôi xin đăng vào Nghĩa Quân, được tuyển mộ và thăng chức ngay là Nghĩa Quân Viên - một cấp bậc nhỏ nhoi nhất trong hàng ngũ Nghĩa Quân. Tôi hãnh diện được xúng xính trong quân phục ‘lính áo đen’.
Đời tôi bắt đầu sáng lạn hơn thằng chăn dê rồi đó!
Tôi được dạy cho biết cách sử dụng súng trường Carbin M1 và trong khi đó, “Em Một” (Carbin M1) là ‘người tình’ đi theo tôi trong suốt quãng đời lính tráng này.
Tôi được phục vụ ngay tại địa phương nơi tôi chào đời và lớn lên trong đói nghèo, cơ cực. Tiểu đội của tôi gọi là ‘tiểu đội thám báo’.
Nói ‘thám báo’ cho oai, chứ thực ra, nhiệm vụ chính của tiểu đội là ban ngày canh gác trụ sở Xã, ban đêm tiểu đội thường xuyên di chuyển từ địa điểm này đến địa hình khác với mục đích tránh sự dòm ngó, quan sát theo dõi của địch, để khỏi bị tấn công sát hại.
Tuy tránh giao tranh với địch song anh tiểu đội trưởng gọi nhiệm vụ đó là ‘phục kích đêm’ để phá vỡ đường dây liên lạc của Việt Cộng.
Vào đầu tháng tư năm 1975, tiểu đội di chuyển đến một bờ ruộng. Tuy nói là ẩn núp, ngụy trang, che giấu để tránh sự quan sát của địch, song chúng tôi cũng phải chia phiên ra canh gác cẩn mật. Khi phát hiện địch, chúng tôi cố ý ẩn nấp để tránh giao tranh và sáng hôm sau sẽ báo cáo để thỉnh thị quyết định của thượng cấp.
Nào ngờ đêm hôm đó, cái đêm định mệnh của đời tôi và cũng là một đêm tận cùng của tên du kích Việt Cộng, từ rừng núi rình mò về thôn xóm để nhận tiếp tế. Đêm hôm đó, chẳng may hắn lơ đễnh thế nào mà đi lọt vào ổ phục kích của chúng tôi. Lúc đó là phiên gác của anh Cường nhưng anh ta ngủ gà ngủ gật, mắt nhắm mắt mở, khi tỉnh giấc anh thấy một bóng đen xuất hiện quá gần chỗ anh đang gác. Giật mình, anh Cường nổ súng bắn một băng tiểu liên và tên du kích ngã gục sau phát đạn khai hỏa đầu tiên của anh ta.
Sáng hôm sau, chúng tôi lật xác tử thi địch để nhận dạng và biết rõ tên du kích là một người dân trong xã vừa thoát ly gia đình theo Việt Cộng, khoảng vài tháng trước. Hắn ta theo du kích vào rừng và làm liên lạc viên cho đám du kích.
Sau đó chúng tôi được lệnh mang xác anh du kích về Xã để cho thân nhân anh ta nhận xác về chôn cất.
Đây là một chiến thắng đầu tiên kể từ ngày thành lập tiểu đội mang tên ‘thám báo’ của chúng tôi.
Lẽ dĩ nhiên một tiểu đội ‘áo đen’ làm gì có phương tiện tải thương để chuyên chở tử thi địch như các đơn vị Chủ Lực Quân hay Địa Phương Quân. Vì thế, hôm ấy chúng tôi phải dùng hai cây sào tre, rồi lấy áo đi mưa cá nhân, kết hợp làm băng ca, khiêng tử thi tên du kích về xã. Chúng tôi thay phiên nhau, hai người một, kẻ trước người sau, ì ạch khiêng cái xác từ bờ ruộng này đến bờ đê khác. Gần đến trụ sở Xã, chúng tôi được lệnh của anh trung đội trưởng cho đặt tử thi trước trụ sở Xã.
Rủi ro cho tôi khi khiêng tử thi về gần đến nơi, người bạn khiêng phía sau vừa bảo tôi vừa thả buông băng ca xuống:
Anh bạn vừa thả băng ca thì trời bất chợt đổ cơn mưa rào.
Tôi đem lòng thương hại kẻ xấu số nên cố nắm chặt hai cáng băng ca, lôi xác tử thi vào thẳng trong chợ để xác khỏi bị… mưa ướt.
Đó là lòng nhân từ của bất cứ ai cũng phải cư xử với người chết như thế.
Tôi vừa đặt tử thi xuống, bất ngờ một người đàn bà đập thình thịch vào lưng tôi, nhục mạ, chửi rủa om sòm:
– “Cái quân trời đánh! Chồng tao đi thăm ruộng về khuya. Bọn mày giết chồng tao!”
Tôi định giải thích nhưng nghĩ lại bà ta cũng có cái đau khổ của người vợ bị mất chồng, nên tôi đành cắn răng chịu đựng, bỏ đi mà không cần giải thích cặn kẽ cho bà ấy.
Một tháng sau, tháng tư đen năm 1975, đổ sụp về, tất cả các sĩ quan từ thiếu úy trở lên phải trình diện học tập cải tạo tại các trại tập trung lao động khổ sai.
Các anh em hạ sĩ quan, binh sĩ và Nghĩa Quân được học tập tại địa phương 20 ngày thì được cho về sinh hoạt với gia đình. Riêng tôi lại bị vợ của tên du kích, nay là chủ tịch Ủy Ban Quân Quản kiêm Ủy Viên Chính Trị Xã, ra lệnh chuyển tôi từ địa phương ra trại cải tạo Lam Sơn với tội danh: Thành phần ác ôn, nguy hiểm, có nợ máu với nhân dân…
Những ngày đầu ở Lam Sơn, tôi cố tìm các anh em nghĩa quân khác mà tôi quen biết. Tôi đã không tìm thấy bất cứ ai, kể cả anh Cường, người Nghĩa Quân đã bắn chết anh du kích. Các ông trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, tôi cũng chẳng thấy ông nào. Thậm chí ngay cả các anh ‘linh áo đen’ đã đi phục kích đêm hôm đó, cũng chẳng có ai!
Tôi bị phân bổ vào nhà H.22 gồm 50 thiếu úy, chỉ có một mình tôi là Nghĩa Quân Viên.
Những ngày đầu, các ông thiếu úy cũng quá đỗi ngạc nhiên và hỏi tôi:
– Mày là thằng nghĩa quân quèn, sao lại trình diện vào đây để ngồi tù?! Ủa, mày muốn tình nguyện học tập hả?
Có người thì nói ôn tồn, thương hại. Có ông thì nhìn tôi sòng sọc, gặng hỏi:
Dù sao đi nữa, đời tôi cũng đã thăng hoa lắm rồi.
Ngày xưa, có bao giờ tôi được ăn chung, ngủ chung với các vị sĩ quan trẻ nàyđâu. Thiếu úy, ít ra các ông ấy cũng là trưởng ban, trưởng phòng, cuộc trưởng… gì đó trong chi khu, nên lúc nào tôi cũng kính nể, tôn trọng các vị sĩ quan ấy.
Lao động trong trại tù chừng gần hai năm, các ông thiếu úy lần lượt ra về.
Tôi lại bị dồn vào ở tù chung với trung úy và đại úy. Đời tôi sao được thăng cấp nhanh quá. Không bao lâu, chúng tôi bị chuyển ra trại Củng Sơn, Phú Yên. Khoảng ba năm có rất nhiều trung úy và đại úy lần lượt ra về. Trại lại nhốt chung tôi với các ông thiếu tá mà ngày xưa tôi chưa bao giờ dám xuất hiện gần các vị ấy vì các ông này ít ra cũng là các cấp chỉ huy của đại úy Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng của tôi.
Đời tôi lại thăng hoa, thăng cấp nhanh như chớp. Càng được sống gần các vị thiếu tá, tôi càng kính phục họ nhiều hơn. Các ông ấy hiền, đạo đức, xem tôi như em út trong trại tù.
Sau đó, chúng tôi lại bị dời về A.30.
Ở tù hơn 5 năm, hầu hết ai ai cũng được về đoàn tụ với gia đình. Cá nhân tôi lại được thăng cấp ở chung với một đại tá và 12 người tù chính trị khác mà trại gọi là ác ôn, có nhiều nợ máu với nhân dân.
Đời tôi tuy thăng hoa, thăng cấp nhanh, nhưng càng thăng bao nhiêu thì ngày về lại càng xa tít mù khơi bấy nhiêu. Tôi hết trông mong có ngày trở về gặp lại vợ con.
À, mà tôi quên kể cho quý vị nghe về gia đình, sự nghiệp, thân thế của tôi…
Năm 18 tuổi tôi cũng đã lập gia đình với con Nại. Cô gái này nhà cũng nghèo, cũng được phú hộ mướn chăn dê như tôi. Cả hai chúng tôi thường xuyên gặp nhau ở chỗ thả dê gặm cỏ. Không biết trời xuôi đất khiến thế nào khi tôi gia nhập ‘quân áo đen’ dưới ‘cờ vàng ba sọc đỏ’ thì Nại cũng vừa lớn, nó mắc cỡ không chịu chăn dê nữa. Mẹ tôi thấy nó siêng năng, hiền lành như búp măng bụ bẫm nên mẹ tôi đem Nại về và nó trở thành vợ tôi hồi nào tôi cũng chẳng hay biết gì!
Vợ chồng quê rất đơn giản, khỏi cần học những câu văn chương lãng mạn để trao cho nhau làm gì cho mất thì giờ.
Tôi cũng không nhớ rõ, cái đêm động phòng hoa chúc ấy… ra làm sao.. Tôi đã nói với Nại những gì… âu yếm Nại như thế nào.. nhưng sáng ra, tôi thấy Nại nằm trọn trong vòng tay tôi. Tôi biết ngay, bây giờ tôi đã có vợ. Gần một năm sau, Nại cho tôi hai đứa con trai sinh đôi rất khỏe mạnh. Một năm sau, Nại lại sinh đôi nữa. Đứa con gái chăn dê, nay là người mẹ bốn con. Hồi đó, ‘quân áo đen’ không được hưởng phụ cấp gia đình như anh em Chủ Lực Quân và Địa Phương Quân. Bản thân tôi, chỉ được lãnh lương 1.200 đồng mà phải nuôi sáu miệng ăn. Khi tôi đi tù, Nại một mình nuôi cha mẹ già tôi và bốn đứa con thật vất vả.
Suốt thời gian tôi bị tù, Nại thăm nuôi tôi được ba lần: lần đầu khi tôi mới bước chân vào trại Lam Sơn, lần thứ nhì tại trại A.30. Hồi đó, trại cho tôi được ngủ đêm với Nại trong nhà ‘thăm nuôi” và Nại sinh thêm đứa thứ năm. Lần thứ ba, khi được báo có người nhà thăm nuôi, tôi vội vàng ra cổng trại thì được biết một thảm kịch đã xảy ra lôi thôi cho gia đình tôi. Chiếc xe chở vợ của các tù nhân đi thăm nuôi chồng bị lật và có hai người chết, trong đó có Nại. Xác Nại vì không có thân nhân nhận nên địa phương nơi xảy ra tai nạn đã chôn xác Nại ven rừng.
Và năm đứa con tôi đưọc một người quen biết sinh sống cùng địa phương của Nại cũng đi thăm nuôi chồng, mang giùm mấy đứa nhỏ vào trại giao cho tôi.
Nại chết để lại 5 đứa con với một ràng bánh trán, một ít mắm ruốc kho…
Năm đứa con, ngồi khóc vì không có mẹ, nên trại cho tôi dẫn chúng vào trại để ở tù chung với tôi. Đời tôi bắt đầu rẽ một khúc quanh.
Nại chết, để lại hai đứa 7 tuổi, hai đứa 6 tuổi và một đứa chưa đầy hai tuổi. Lúc đầu sáu cha con tôi được anh em cùng tù giúp đỡ. Anh em bớt phần ăn ít ỏi của chính mình, chia sớt cho tôi để nuôi năm đứa nhỏ. Sau đó trại thấy bất tiện nên cho tôi một cái lều tranh cũng trong khuôn viên của trại tù và cấp ba tháng thực phẩm đầu tiên để tôi tự túc nuôi con sau này.
Cảnh gà trống nuôi con. Tình cảnh hụt hẫng. Thức ăn thiếu thốn. Cuộc đời dở khóc dở cười.
Một thời gian sau, nỗi sầu cũng đã lắng xuống nhiều, song hình ảnh của Nại vẫn còn lắng đọng trong tâm trí tôi. Ngày ngày tôi cuốc đất trồng khoai, trồng mì. Ba đứa con đầu cũng lẳng lặng theo sau tôi để phụ giúp công việc lắt nhắt. Còn lại một đứa sáu tuổi ở nhà trông em hai tuổi. Tối đến tôi bắt các con đi ngủ sớm. Tôi đã mất hẳn sự trầm tĩnh và muốn bỏ cuộc. Ban đêm, năm đứa co rúm lại trong một cái mềm rách trùm kín đầu ở một xó lều như muốn tránh những âm thanh dị kỳ, thét gào của gió mưa bên ngoài. Tuy làm lụng rất vất vả nhưng hoa màu thu hoạch cũng không đủ ăn. Thỉnh thoảng vào ban đêm, tôi dẫn con Thanh đi đào mì và hái bắp trộm của trại về cho bầy con ăn thêm để tránh cái đói đang hành hạ chúng.
Nào ngờ một đêm, tôi giật mình thức giấc thì thấy vắng mặt con Thanh - đứa con gái đầu lòng mà thỉnh thoảng tôi dắt nó đi hái trộm bắp.
Tôi nhìn ra ngoài, bầu trời đen nnư mực. Mưa gió đang gào thét…
Tôi nghi ngờ là con Thanh đang đi bẻ bắp trộm. Tôi vội vã lách mưa đi tìm Thanh.
Sau một hồi tìm kiếm khắp các ruộng bắp, tôi cũng chẳng thấy nó ở đâu.
Trời tối thui như mực. Mưa rơi xào xạc, át hẳn tiếng kêu của tôi:
“Thanh! Thanh! Con ở đâu?” Nhưng tiếng kêu của tôi bị mưa gào, gió cuốn mất hút trong không gian vô tận. Một chặp lâu sau, tôi nghĩ chắc giờ này con Thanh cũng đã về nhà rồi nên tôi trở về. Quần áo xài xạc, nhưng con Thanh vẫn chưa về nhà.
Đánh thức bốn đứa con, tôi gặng hỏi, mắng chửi cho một mẻ nhưng các con chỉ ngơ ngác không biết chuyện gì đang xảy ra.
Tôi bảo các con đi ngủ tiếp và một mình ngồi chờ con Thanh về.
Một chặp lâu sau, tôi nghe tiếng súng bắn inh tai… Không biết chuyện gì đã xảy ra thì khoảng nửa giờ sau, có tiếng la hét, hối hả của các ông cán bộ đang đứng giữa nhà.
– Đêm hôm khuya khoắt mà mày sai con đi bẻ trộm bắp… Anh em công an đi tuần tra, tưởng nhầm con mày là tù trốn trại nên đã bắn chết nó rồi… Khẩn trương theo tụi tao nhận xác nó về.
Điếng cả người, ruột gan tôi rối bời. Rụng rời tay chân, tôi vội chạy theo họ. Đến nơi, tôi thấy con Thanh nằm chết thê thảm bên vũng máu. Quanh bụng nó cột một sợi giây và nhét quanh mình chừng mười trái bắp và hai củ khoai mì mà nó vừa mới nhổ. Trong môi miệng nó còn đang nhai mấy hột bắp non. Do đó, tôi biết ban đêm vì đói, con Thanh ngủ không được nên lén tôi đi bẻ bắp về cho các em nhai, không ngờ bị bắn chết thê thảm như vậy.
Sáng hôm sau, tôi chôn Thanh mà lòng buồn rũ rượi. Tôi không còn một chỗ nào trong tâm trí để căm thù. Ngôi mộ của Thanh nằm ngay trong mảnh đất do cha con tôi khai phá. Ba ngày sau, tôi cúng mở cửa mả cho Thanh bằng hai trái bắp và hai củ khoai mì đã đổi sinh mạng của nó.
Suốt đời Thanh là một chuỗi ngày dài bất hạnh vì thiếu tình thương của cha, trong đói nghèo cơ cực của mẹ, và chết trong đói khát của cảnh tù đày mà trẻ thơ mới có bảy tuổi đã phải nằm tù, gỡ lịch từng ngày với cha. Thanh chỉ mong được ăn no, mặc cho đủ ấm, nhưng hoàn cảnh xã hội đã hất hủi, không thương yêu nó.
Ngay cả trước 1975, vợ con của anh em lính Chủ Lực Quân và Địa Phương Quân được lãnh phụ cấp gia đình, nên vợ con lính ai ai cũng đủ cơm ăn, áo mặc. Còn vợ con của ‘quân áo đen’ thì đi chân đất, đầu trần, quần áo tả tơi không một cấp lãnh đạo nào thèm quan tâm đến.
Hồi đó, anh em Nghĩa Quân chúng tôi cũng thuộc Q.L.V.N.C.H mà! Sao lại phân biệt đối xử với anh em chúng tôi như thế?!
Sau 1975, tôi cũng bị ghép vào ‘ngụy quân’, cũng bị tù, bị hành hạ như các anh em khác. Sao các ông ‘đỉnh cao của nhân loại’ không biết phân biệt hành xử để ‘quân áo đen’ như tôi không bị dẫn con vào trại tù và bị chết thảm như vậy?!
Bảy ngày sau, đúng vào ‘thất thứ nhất’, vào khoảng một giờ khuya, khi tôi đang ngồi buồn và nghĩ đến hoàn cảnh của gia đình và cái chết thê thảm của con Thanh…