I-Dẫn Nhập :
Con người phát triển trước
tiên tiếng nói để thông hiểu nhau trong đời
sống hằng ngày, trao đổi nhau tư tưởng
để xây dựng xã hội tiến bộ và một
nền văn minh tốt đẹp cho ngày mai. Khi loài người đã tiến đến
một trình độ khá cao, con người phát minh ra
chữ viết để ghi lại tư tưởng và
quan niệm cho con cháu hậu thế. Việt tộc
có một nền văn hóa cao như khảo cổ đã
chứng minh, nhưng con cháu chưa bao giờ thấy
chữ viết của cha ông để lại mặc dù cổ
sử Trung Quốc chép nước Việt Thường
dâng Đế Nghiêu (2358 TCN) một con rùa 1000 năm trên mai có chữ
khoa đẩu (chữ con nòng nọc) kể lại
sự tạo thiên lập địa trở về sau và
viết sách để lại cho thế hệ con cháu trong
tiến trình dựng nước và giữ nước. Chữ
Hán chính thức nhìn nhận có vào năm 1300 TCN cuối
đời Thương, tức là 1058 năm sau chữ
khoa đẩu. Nhiều nhà trí thức
Việt Nam
cũng quả quyết rằng Việt tộc có chữ
viết riêng trước khi người Tàu xâm chiếm
nước ta. Nhưng không một ai có bằng
chứng thuyết phục cả! Giáo sư Vũ Văn
Mẫu trong sách “Cổ Luật Việt Nam và Tư Pháp Sử” (Saigon 1973) đã viết “Người
Việt chúng ta có một lối chữ viết riêng
(chữ khoa đẩu) trước khi người Tàu xâm
lược nước ta…”. Nhà học giả Trương Vĩnh Ký cũng có
cùng một ý kiến và thêm rằng chữ viết ta là
chữ tượng thanh (phonetic). Giáo sư
Lương Kim Định viết rằng đất Trung
Nguyên có nhiều kiểu chữ viết mà nổi hơn
cả là “chữ nòng nọc” và trước nữa là chữ
chân chim (điểu tích tự). Hai chữ này
tượng trương cho hai vật biểu Rồng Tiên
của dân ta có từ họ Hồng Bàng. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu
nước cuối cùng cũng thống nhất chữ
viết luôn. Ông ra lệnh đốt
tất cả sách Phật giáo viết bằng chữ khoa
đẩu của Việt tộc và chôn sống Nho sĩ
nào cố cất giữ các sách cổ đó. Trên
đường tìm chữ viết, chúng tôi đặc
biệt chú ý đến hai sử kiện quan trọng sau
đây:
1-Lý do nào người Tàu không bao giờ cho dân
Việt biết hình dáng của chữ viết của dân
Việt?
2-Lý do nào Tần Thủy Hoàng ra lệnh
đốt tất cả sách viết bằng chữ khoa
đẩu của Việt tộc và chôn sống Nho sĩ
nào cố cất giấu các sách cổ đó?
Những sự thật này có thể là
ngọn hải đăng dẫn đường chúng ta
tìm được lại chữ viết của Việt tộc.
Nghiên cứu cổ sử Trung Quốc, các chứng tích
khảo cổ học do các nhà khảo cổ Trung Quốc
tìm được ở Trung Quốc và Madelaine Colani ở
vùng Văn Hóa Hòa Bình Việt Nam năm 1923, chữ viết
trên đồ đồng Đông Sơn, chữ Việt
bộ Mễ và chữ Việt bộ Tẩu, sách “Nghiên
cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt 1989” của Giáo
sư Vũ Thế Ngọc và chữ viết Việt
tộc được tìm lại tại tỉnh Vân Nam Trung
Quốc năm 2010 cho phép chúng tôi tin tưởng chắc
chắn rằng chữ viết Việt tộc đã
được tìm lại. Chúng tôi trình bày sự hiện
hữu của chữ viết Việt tộc (chữ khoa
đẩu) bằng những chứng vật do khảo
cổ học đào quật ở vùng Văn Hóa
Ngưỡng Thiều ở Trung Quốc, vùng Văn Hóa Hòa
Bình ở Việt Nam, chữ viết trên các đồ
đồng Đông Sơn và lệnh của Chu Tuyên
Vương (827 TCN-782 TCN) sai Thái sử Trửu thêm bớt
lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ
Đại triện (tiền thân của chữ Hán).
II-Chữ viết Việt tộc trong
cổ sử Trung Quốc :
Cổ sử Trung Quốc nói
nhiều về chữ viết của Việt tộc
nhưng không bao giờ cho dân Việt biết hình dạng
của chữ đó như thế nào cả suốt hơn
3.000 năm.
1-Khổng An Quốc cháu 12 đời Khổng Tử
viết trong lời tựa sách Thượng Thư (Kinh
Thư):
“… thời Lỗ Công Vương,
thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà của
Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong
tường nhà tìm được Thư, phần Ngu,
Hạ,Thương, Chu
cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh, đều
viết bằng chữ khoa đẩu cổ văn do ông
cha chúng tôi cất giấu. Lối chữ khoa đẩu
bỏ từ lâu, người đương thời không
ai đọc được nữa, phải lấy sách
nghe được ở Phục Sinh khảo luận
văn nghĩa, định chỗ nào đọc
đươc, dùng lối chữ lệ cổ viết sang
thẻ tre, nhiều hơn sách của Phục Sinh hai
mươi lăm thiên”
(Khổng
Tử, Kinh Thư- Bản dịch của Trần Lê Sáng và
Phạm Kỳ Nam)”.
Ta nhận thấy chữ hoa đẩu
được gọi là Cổ Văn. Nó đã
được dùng để viết sách quan trọng
như Kinh Thư, Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu
Kinh trước Khổng Tử.
2-Hậu
Hán thư-Lô Thực truyện viết :
“Cổ Văn khoa đẩu: Nhan Sư
xưa có chú : Cổ Văn là sách trong vách nhà Khổng
Tử. Văn tự ấy hình nó giống con khoa
đẩu (nòng nọc) nên lấy con ấy mà đặt
tên gọi là chữ khoa
đẩu.” Chữ khoa đẩu
cũng gọi là Cổ Văn.
3-Tân thư Vệ Hằng
truyện có nói :
“Thời Hán Đế, Lỗ Cung
Vương phá nhà Khổng Tử lấy được
Thượng thư, Xuân thu, Luận
ngữ, Hiếu kinh. Người đương thời
không biết khôi phục lại chữ viết cũ
của họ Hùng nên họ gọi là chữ khoa đẩu
(Lãn Miên, Dân gốc bản
địa Đài Loan có chữ viết không?).
Vậy chữ khoa đẩu là chữ
viết cũ của
Hùng Vương. Thêm nữa, Xuân thu là sách do
Khổng Tử soạn thảo bằng chữ khoa
đẩu. Vậy chúng tôi có lý do chính đáng tin rằng
chữ chữ Hán thời đó là chữ khoa đẩu.
Đó là “Lổ Hổng Lịch sử Trung Quốc” trong âm mưu
che giấu chữ viết Việt tộc vì họ sợ
lộ tẩy sự thật rằng chữ khoa đẩu
chính là chữ người Tàu mượn để gọi
là chữ Hán.
4-Khâm
Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục có
ghi: “Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý
Tường chép rằng : Năm
Mậu Thân đời Đường Nghiêu (2357 TCN-2358 TCN)
Việt Thường thị sang chầu, dâng con rùa
thần.” Các sách cổ của Tàu cũng chép rõ :
“Trên mai rùa thần này có chữ
viết liên hệ đến nguồn gốc Kinh Dịch. Vậy
Kinh Dịch có trước Đế Nghiêu. Sách “Thông
Chí” của Trinh Tiếu đời Tống (960-1270) viết : “Rùa thần này có lẽ sống
tới ngàn năm. Trên lưng có văn khoa
đẩu ghi lại việc từ khi trời đất
mới mở mang về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy,
gọi là Qui Lịch (Lịch Rùa).” Nếu
vua Nghiêu là vua Tàu thì ông không có chữ viết để chép
lại Lịch Rùa. Nếu lịch rùa
được chép lại thì phải dùng chữ khoa
đẩu chứ không phải chữ Hán nào cả. Suốt đời nhà Thương (1600 BC -1050 BC)
không có sử viết để lại chứng minh là
chữ Hán được phát minh ở thời đó.
Lịch sử nhà Thương được
viết lại nhiều thế kỷ sau khi nhà
Thương bị tiêu diệt. Sự thật thì
sử viết của Trung Quốc được viết
lại đầu tiên do Tư Mã Thiên năm 109 BC.
5- Chu Tuyên
Vương (827 TCN- 782 TCN) sai Thái Sử Trửu thêm bớt
lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ
Đại triện. Đó là sự bắt
đầu của chữ Hán. Chúng tôi có thể
chứng minh rằng chữ Đại triện chính là
chữ khoa đẩu bằng toán học hay tam đoạn
luận.
6-Truyện
Thủy Hử có ghi lại các anh hùng Lương Sơn
Bạc tìm được bia đá có
khắc chữ “Thiên Thư”. Tống Giang
thấy chữ ngoằn ngoèo khác hẳn lối
thường, không còn ai biết nghĩa lý ra sao cả.
Đạo tràng Diệu Thông dịch các chữ khoa
đẩu trên bia đá giúp Tống Giang,
(Hoàn
Tuấn trong văn minh Lạc Việt 2007).
7-Kiếm
Câu Tiễn (498 TCN-465 TCN): Năm 1965, người ta đào
được một thanh bảo kiếm bằng
đồng sâu dưới đất trên 2.000 năm. Nhưng kiếm vẫn còn sắc bén và bóng láng.
Sau hai tháng thảo luận sôi nổi, các nhà khảo cổ
nổi tiếng Trung Quốc gồm cả Quách
Mạc Nhược đồng ý
tám chữ khắc trên kiếm là “Việt Vương Câu
Tiễn Tự Tác Dụng Kiếm” viết bằng chữ
Mân ngữ. Sau khi nước Việt bị
nước Sở thôn tính, con cháu Việt Vương Câu
Tiển tiếp tục triều đình ở Phúc Kiến
gọi là Mân Việt. Tự điển
hiện tại và văn khố ngày xưa đều ghi rõ
Mân là Việt, là Mân Việt. Tiếng Mân Việt
trải dài từ Hàng Châu, Phúc Kiến, Triều Châu, bán đảo
Lôi Châu, qua Đài Loan, đảo Hải Nam…nước
Việt Nam và đảo quốc Singapore. Mân ngữ là
một ngôn ngữ địa phương mạnh nhất
trong 8 phương ngữ ở Trung Quốc. Vậy
chữ viết trên kiếm là chữ Việt (khoa
đẩu) viết theo lối
“Điểu Trùng Văn” (“birds and worms characters”), kiểu
chữ khó đọc. Ta nhận thấy dạng chữ
khoa đẩu “Vương” lộ ra (Hình 1c)
nếu ta cắt bỏ phần trên của chữ
Vương trên kiếm (Hình 1b) :
Việt Vương Câu Tiển Tự Tác
Dụng Kiếm (498 TCN-465 TCN) (a)
b
(c)
Chữ khoa đẩuVương↑(b)
Chữ khoa đẩu
Vương (c)
(Chữ kiểu Điểu
Trùng Văn) (Dạng chữ
Vương hiện ra khi cắt (a) bỏ phần trên của
chữ Vương kiểu
Hình 1 : Việt Vương Tự Tác
điểu trùng văn trên kiếm)
(Bốn chữ trên kiếm
của Việt Vương Câu Tiễn
viết theo kiểu chữ “Điểu Trùng
Văn”)
Chữ viết trên chiếc
bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn này là
nhân chứng hiếm hoi còn lại về hình dáng chữ khoa
đẩu của Việt tộc mà người Tàu tìm
mọi cách giấu kín hơn 3.000 năm. Cổ sử của
Trung Quốc là nhân chứng cho lịch sử của chữ
viết Việt tộc hiện hữu thật sự và
được dùng viết sách truyền lại cái văn
hóa cho con cháu.
III-Lịch Sử
Văn Hóa và Chữ Viết ở Trung Nguyên Trước Nhà
Thương Đến Nhà Hán:
Nhiều nhà cổ sử
Trung Quốc nhất là Chu Cốc Thành trong “Trung Quốc
Thông Sử” viết : “Viêm tộc
(Việt tộc)có mặt khắp Trung Hoa cổ đại
trước khi các dòng tộc khác tràn vào nên viêm tộc kể
như chủ đầu tiên. Khi Viêm tộc định
cư rồi thì Hoa tộc còn sống đời sống du
mục tại Tân Cương, Thanh Hải, rồi mãi về
sau đến đánh chiếm đất của Viêm tộc
và bị Si Vưu lãnh tụ của Viêm tộc chống cự.
Chu Cốc Thành dẫn sách “The State”
của Franz
Oppenheimer chứng minh rằng
từ cổ chí kim dân định cư
nông nghiệp luôn luôn có văn cao nhưng võ kém. Sau khi Si
Vưu tử trận, Hiên Viên lãnh tụ Hoa tộc bá chiếm
sáu tỉnh lưu vực sông Hoàng Hà mà lập ra nước
Tàu. Ông liền phỏng theo sinh hoạt của
Viêm tộc mà tổ chức xã hội Hoa tộc.”
Vậy Hoa tộc là một
bộ lạc bán khai, du mục, gốc Turk lai Mông Cổ, với
một nền văn hóa truyền khẩu (không có chữ viết),
đến từ Tây Bắc, sống đời sống du
mục tại Tân Cương và Thanh Hải. Mãi
về sau mới đánh chiếm đất của Bách Việt
kể từ 1600 TCN.
Giáo
sư Lương Kim Định tóm tắt hai sách mới nhất
“The Origin of the Chinese Civilization (Berkely 1980) và “The Chinese
Heritage” do ông K.C. Wu (1982). Ông viết: “Văn hóa đời nhà
Thương phát xuất từ Hoài Di, tức là Di Việt. Cho đến hết nhà Thương chưa có gì gọi
là văn hóa Tàu. Tất cả còn là Di”
.
1-
Việt
Tuyệt thư :
Ông Đổ Thành, người
Triều Châu, viết trong “Bách Việt Sử
: Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử”cho
biết Việt Tuyệt thư hay Việt Tuyệt
ký là tài liệu thời Xuân Thu-Chiến Quốc (770
TCN – 480 TCN), trước Sử Ký của Tư Mã Thiên
(100 TCN), viết bằng chữ tượng hình như “Việt
Cổ Văn” và “Trung Văn” ngày nay. Cổ thư
này còn mang tên là Việt Chép và chép lại sử của
Việt tộc. Nhờ Việt Tuyệt thư
mà sau này Tư Mã Thiên và nhiều sách sử khác có tài liệu
về nguồn gốc Bách Việt bên cạnh những truyền
thuyết. Tài liệu này viết: “Chữ viết và
Văn hóa của nhà Thương đều là kế tục
của nhà Hạ.” Chữ viết trong Chung Đỉnh Văn và
Giáp Cốt Văn của khảo cổ học chứng
minh được điều này. Kẻ chiến
thắng chiếm đoạt tài sản của kẻ chiến
bại là việc đương nhiên gồm cả bắt
dân Việt làm nô lệ, chiếm đất nước và
thổ sản thiên nhiên, văn hóa và chữ viết như
quân La Mã chiếm đoạt vần A, B, C của dân bị
trị Etruscan để phiên âm tiếng nói dân La Mã ở Âu
Châu. Nhà Thương thôn tính và
đồng hóa người Siberia da trắng “Trung Sơn Quốc”
gọi là “Bạch Địch” … Nói chung nhà Thương bao
gồm Việt tộc và những ngoại tộc bị Việt
tộc đồng hóa…, ngay cả tên của Trụ
Vương… cũng được ghi chép lại là Đế
Tân theo văn phạm Việt chứ không phải là Tân
Đế theo văn phạm Tàu. Triều nhà Chu cũng bị Việt tộc đồng
hóa. Tộc Chu là tộc Khương đã liên kết
với những tộc khác tiêu diệt nhà Thương.
Trước khi lật đổ nhà Thương, trên
đường Đông tiến từ cao nguyên phía Tây về
Trung Nguyên là họ đã bị Việt đồng hóa rồi.
Họ đổi tên xưng là Chu 周.Chữ Chu
gồm chữ Điền 田ở trên + chữ
khẩu口ở dưới,
tức là miệng sống nhờ lúa. Nhà Chu không nói tiếng
Khương nữa như dân tộc Khương hiện tại.
Họ nói tiếng Việt gọi vào thời
đó Nhã Ngữ (Nhã là đẹp). Tiếng
Khương của dân tộc Khương vẫn còn tồn
tại đến ngày nay. Đối chiếu tiếng
Khương với cổ sử, Tứ thư
và Ngũ kinh cho thấy nhà Chu đã
bị văn hóa Việt của nhà Hạ và nhà Thương
đồng hóa. Triều Chu tự xưng là con cháu đích
tôn của vua Vũ nhà Hạ để được
“chính danh”. Hạ là tên Hoàng Triều. Hoa (hoa lệ) là tên quí tộc. Khi
nhà Chu muốn thiên hạ quy phục
mình, họ tự xưng là “Hoa-Hạ”. Vì văn hóa và
ngôn ngữ Việt đã đồng hóa Thương, Chu, Yến và Ngụy (người Siberi thời
Xuân Thu-Chiến Quốc) cho nên tiếng Việt có thêm một
nhánh mới phía bắc mà ngày nay người ta gọi là tiếng
Bắc Kinh hay Mandarin. Hai thứ giọng pha
trộn gây ra biến âm khó thông với nhau. Người
ta chọn tiếng Việt phía nam làm tiếng “tiêu chuẩn”
cho tiếng “phổ thông” dùng cho thời đó. Tiếng
Việt để “phổ thông” thời đó được
gọi là Nhã Ngữ . Khổng
Tử dạy học bằng tiếng Nhã ngữ. Vậy Khổng Tử viết và nói tiếng Việt.
Ngài soạn sách Xuân Thu của
ngài bằng chữ khoa đẩu theo Tân
thư Vệ Hằng truyện. Nhã ngữ
còn tồn tại cho đến ngày nay ở tỉnh Quảng
Đông. Sách “Thuyết Văn” của Hứa
Thận biên soạn thời Hán phải đọc phần
đánh vần bằng tiếng Việt. Nếu ai
đọc sách đó
theo giọng Quan thoại-Bắc Kinh-Madarin thì sẽ
không đánh vần được rất nhiều chữ.
Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ thì tiếng
Việt Nhã Ngữ được Triều đình “qui định”
để dùng thống nhất hóa chữ viết và tiếng
nói cho toàn thể Trung Quốc. Ông Đổ Thành kết luận
“Quá nhiều bằng chứng và quá rõ ràng là trước
đây từ Hán, Tần, Xuân Thu-Chiến Quốc, Chu,
Thương, Hạ, Ngũ Đế, Tam Hoàng, vân… vân… xa
xưa, văn hóa và ngôn ngữ là Việt.
2-Chữ
Việt tượng hình cái Rìu đời Thương :
Chữ Việt tượng
hình cái rìu đời Thương (Hình 2) do người
Tàu tráo đổi bằng
cách “khéo léo” tách rời phần
dưới (cái móc) của chữ Việt này là chữ thứ nhì
trong thư tịch Trung
Hoa (ta gọi là chữ Việt bộ Mễ, nhưng Tàu gọi
chữ Việt bộ Nguyệt).
Chữ Việt bộ Mễ vào đời nhà
Thương phải là chữ khoa đẩu của Việt
tộc mà nhà Thương thừa hưởng sau khi diệt
nhà Hạ (Việt Tuyệt thư). Mục đích của
sự tráo đổi chữ Việt bộ Mễ này thành
chữ Việt tượng hình cái Rìu đời
Thương (Hình 2) để gây ảo tưởng là : 1- Nhà Thương cũng phát minh ra chữ
tượng hình. 2- Họ đã đặt tên Việt cho
dân Việt. Tên Việt có lâu đời từ
trước trong tên nước Việt Thường, chủng
Bách Việt. 3- Che giấu sự thật là Việt tộc
đã có chữ Việt bộ Mễ (lúa) ở trên và cái móc
hình lưởi hái (dùng để cắt lúa) ở dưới
từ lâu trước khi nhà Thương chiếm đất
của Bách Việt vì Việt tộc phát minh lúa nước
trước nhất thế giới nên tổ tiên Việt
thể hiện cái lịch sử vinh quan đó trên chữ
Việt. 4-Đưa các học giả Việt
Nam
gồm cả Bình Nguyên Lộc vào cạm bẫy về giả
thuyết cái tên Việt có liên hệ đến cái Rìu ở
Quốc Oai.
Hình 2 : Chữ
Việt tượng hình đời Thương là sự
tráo đổi bằng cách chỉ lấy cái móc (hình lưỡi
hái) của chữ Việt bộ Mễ của Việt tộc.
Ngoài Việt Tuyệt
thư, qua “Lỗ Hổng Lịch Sử Trung Quốc”,
chúng tôi nhận thấy có nhiều dấu hiệu trong
đời sống hằng ngày thời đó đưa
đến kết luận rằng tất cả các nước
ở Trung Nguyên như Sở, Lỗ, Việt, Ngô, Tần, Tề…
đều có cùng một thứ chữ viết và một
ngôn ngữ với một số biến đổi tùy theo
mật độ hợp chủng và pha trộn văn hóa của
từng địa phương. Bằng chứng là : a- Tất cả nhà học giả trước,
đồng thời và sau Khổng Tử đều biết
đọc và viết chữ khoa đẩu của Việt
tộc một cách thành thạo. b- Nhiều sách cổ quan trọng
như Kinh Thư, phần Ngu (Đế Thuấn), Hạ,
Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu
Kinh đều viết bằng chữ khoa đẩu. c- Chính Khổng Tử soạn thảo sách
Xuân Thu của ngài bằng chữ khoa đẩu theo Tân
thư Vệ Hằng truyện. Chúng tôi có lý do chính
đáng tin rằng cái gọi là chữ “Hán” đang xử dụng
đương thời thật sự là chữ khoa đẩu (Việt
Tuyệt thư). d- Các học giả ở nước Lỗ,
Sở, Việt, Ngô, Tần, Tề… đều thấm nhuần
tư tưởng của Khổng Tử thì họ phải
có cùng một chữ viết và tiếng nói với nước
Lỗ. e- Khổng Tử dẫn học trò đi chu du khắp
Trung Nguyên để phổ biến tư tưởng của
ngài và xin phục
vụ cho các vương quốc khác nhau. Nếu
các vương quốc và dân chúng của các nước
đó không có cùng chữ viết và tiếng nói như nước
Lỗ thì ngài phổ biến tư tưởng của ngài
cho
ai? và phục vụ cho
vương quốc nào? Đó là tình hình văn hóa và chữ viết trên thực
tế từ trước nhà Thương xâm chiếm đất
của Bách Việt cho đến sau thời nhà Hán.
Thực tế văn hóa
này được Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia chứng nhận
với bài “Chữ Hán và Ký hiệu” (Chinese Scripts and
Symbols) : “…
trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất chữ
viết năm 221 TCN, các nước ở Trung Nguyên (China)
có cùng một thứ chữ viết mà mà họ có thể hiểu
lẫn nhau (mutually comprehensible) và một số chữ ngoại
lệ của mỗi nước (deviations)”. Tài liệu
này minh chứng hùng hồn rằng giả thuyết của
chúng tôi là đúng, nghĩa là tất cả các nước ở
Trung Nguyên xử dụng cùng một thứ chữ viết
và nói một thứ tiếng nói với vài thay đổi
theo từng địa phương. Tần Thủy Hoàng
không tiêu diệt chữ viết của một nước
nào cả mà chỉ thống nhất các chữ ngoại lệ
cuả các nước đó thôi. Tóm lại Chữ
viết, Văn hóa và Ngôn ngữ của Việt tộc
được các nước ở Trung Nguyên xủ dụng
từ trước nhà Thương đến nhà Tần và
nhà Hán.
IV- Lịch Sử và Nguồn
Gốc Chữ Hán :
Lịch sử chữ Hán
có nhiều uẩn khúc pha trộn chuyện
thần thoại với giả thuyết trái ngược của
các nhà khảo cổ làm cho người đọc không biết
đâu là thật đâu là giả.
Truyền thuyết Trung Quốc cho rằng Hoàng Đế,
Thương Hiệt (sứ quan của Hoàng Đế) và Phục
Hi phát minh ra chữ Hán vào khoảng 2650 TCN. Nhưng
chưa bao giờ khảo cổ học tìm thấy chữ
Hán trước 1300 TCN cả. Tất cả
phương pháp khoa học chứng minh rằng Hoàng Đế,
Đế Nghiêu, Đế Thuấn là những nhân vật
thần thoại tạo dựng lên vào cuối đời
nhà Chu (Giáo sư Lương Kim Định).
Bách khoa toàn thư Wikipedia
viết (16-09-2009) : “Triện thư là
chữ cổ của thư pháp Trung Quốc . Nó có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời
Chu (1050 TCN-256 TCN) và phát triển ở
nước Tần (221 TCN - 207 TCN) trong thời Chiến Quốc
(480 TCN - 221 TCN). Đó là chữ viết
chính thức cho toàn thể Trung Quốc dưới thời
nhà Tần và nhà Hán”.
Đây là một nhận
định thiếu căn bản lịch sử và không có
cơ sở khoa học, vì chữ giáp cốt còn nằm sâu
dưới đất từ 1300 TCN đến 1899. Từ
1050 TCN đến 1899 là 3.050 năm chưa ai biết có chữ
giáp cốt thì làm sao Triện thư có nguồn gốc từ
chữ giáp cốt đời Chu được?
Cổ
sử chép Chu Tuyên Vương (827 TCN - 782 TCN) ra lệnh cho
Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu
đặt ra lối chữ Đại triện để
viết lịch sử Tàu. Tự Điển Việt Hán Nôm giới
thiệu sơ lược lịch sử văn tự Hán
Nôm viết : “Chữ Triện ra đời
vào khoảng năm 826 TCN - 827 TCN, là sản phẩm của
quan Thái sử Trửu thời Chu
Tuyên Vương sáng tạo ra”.
Giáo sư Vũ Thế Ngọc
viết trong sách “Nghiên cứu chữ Hán vá tiếng Hán Việt
1989” rằng “Khoảng 800 TCN, Thái sử họ Lưu
nhà Chu goị Cổ Văn (chữ
khoa đẩu) bằng Đại triện và dùng chữ này vào việc
viết sử”. Ba nguồn cổ sử này chứng minh
chữ Hán xuất
hiện với
sự ra đời của chữ Đại triện vào
năm 827 TCN. Tuy nhiên, người Tàu không bao
giờ nhận sự thật này. Từ cuối đời
Đông Hán, các học giả Trung Quốc như Liu Desheng
(147-188),
Wang Xizhi (151-230), Ouyang Xun (157-641) tiếp tục cải thiện
và hoàng tất chữ Hán mà ta thấy ngày nay. Năm 1909, Lu Feikui đề
nghị đơn giản hóa chữ Hán. Đến
năm 1956 và 1964, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
cho phát hành hai Bản Hán
Tự
giản thể. Vậy ta thấy rõ cho đến nước Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Quốc chữ Hán mới bắt đầu
thoát ly khỏi chữ khoa đẩu.
V- Khám Phá Chữ Giáp Cốt
Năm 1899 :
Năm 1899, ông Wang Yrong một
viên chức Bắc
Kinh ngã bệnh được cho toa mua thuốc có
“xương rồng” (dragon bone). Ông tình cờ
thấy xương rồng có khắc chữ viết giống
chữ Hán. Vậy ông Wang Yrong là người
Tàu đầu tiên thấy chữ Giáp Cốt. Sự tình
cờ này đã dẫn đến sự khám phá chữ Giáp
Cốt (Oracle Bone Scripts) ở Anyang tỉnh
Henan.
Giáo sư Vũ Thế Ngọc trong sách “Nghiên cứu chữ
Hán và tiếng Hán Việt 1989” viết: “Khảo cổ
học đã khai quật gần 5.000 chữ Giáp Cốt ở
cuối đời nhà Thương 1300 TCN. Những chữ
này đã đạt đến giai đoạn “hội ý” mà
không qua các giai đoạn căn bản thuần túy tượng
hình và chỉ sự nào cả… Thật ra cho đến nay,
gần thập niên cuối cùng trước khi bước
sang thế kỷ 21,vấn đề
nguồn gốc chữ Hán vẫn là một vấn đề
chưa được giải đáp trọn vẹn.
Nhưng phân tách thì ta thấy một số lớn chữ
đó đã được viết theo nguyên tắc nghiêm ngặt : chữ đã phát triển tới
giai đoạn hội ý, vượt xa giai đoạn
căn bản thuần túy tượng hình và chỉ sự.
Vì vậy chữ này phải có một giai
đoạn tiền thân sơ khai hơn nữa. Nhưng cho đến nay (1987) chúng ta còn chưa
phát hiện ra.
“Cho đến những
năm gần đây thì giới khảo cổ học,
đặc biết là ở Lục địa Trung Quốc
vẫn đang cố gắng tìm kiếm câu trả lời
dứt khoát về nguồn gốc chữ Hán và người
ta đã tưởng là tìm được. Nguyên là khi khảo
cổ học tìm ra các chứng tích cổ vào hạng nhất
Trung Quốc được gọi chung là nền Văn Hóa
Ngưỡng Thiều cổ đến 4000 năm trước
Tây Lịch . Trong một số
đồ đất người ta nhận thấy có một
số hình vẽ và ký hiệu rất có thể có khả
năng là cơ sở cho các chữ tượng hình nguyên thủy.
Nhiều nhà khảo cổ và cổ ngữ học
Trung Quốc đã cho rằng những hình vẽ hoặc
hoa văn này chính là tiền thân của các chữ tượng
hình Trung Quốc”.
Các nhà
khảo cổ quốc tế và một số nhà khảo cổ
Trung Quốc như Qiu Xigui (2000 tr.31) không chấp nhận là
chữ Hán có liên hệ với nền Văn Hóa Ngưỡng
Thiều. Qiu Xigui viết
: “Chúng ta không có căn bản nào để nhận
những hình vẽ trên đồ gốm, xương thú hay
mai rùa là chữ viết và lý do nào để kết luận
chúng là nguồn gốc của chữ viết đời
Thương”.
VI- Khảo Sát Chữ
Giáp Cốt Trên Căn Bản Lục Thư :
Ngoài sự thiếu hoàn
toàn chữ tượng hình, Giáo sư Vũ Thế Ngọc
cũng không thấy bước
sơ khởi nào đi đến phát minh chữ giáp cốt
trong vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều, ông viết : “Tuy
nhiên kể từ thời Ngưỡng Thiều đến
đó, là gần 3.000 năm mà trong suốt 3.000 năm ta
không thấy bất cứ một chứng liệu nào chứng
tỏ sự sáng tạo liên tục từ các hình vẽ hay
dấu hiệu thời Ngưỡng Thiều tiến đến
các lối văn tự xuất hiện gần cuối
đời Thương (1300 TCN). Khoảng trống
3.000 năm đó đủ đánh đổ giả thuyết
có sự liên hệ giữa hai bên”.
Sự phân tích khoa học này chứng
minh hung hồn rằng chữ giáp cốt không được
phát minh trong vòng 3.000 năm tại vùng văn hóa Ngưỡng
Thiều mà có lẽ chúng được để lại
đây bởi một dân tộc nào khác. Vậy
người Tàu không phát minh ra chữ giáp cốt cuối
đời Thương như họ tự nhận.
Để
giúp cho dễ hiểu tiến trình phát minh chữ viết,
chúng tôi xin vắn tắt trình bày cách thành lập chữ viết
chung cho mọi dân tộc trên thế giới và riêng cho chữ
Hán.
1-Cách thành lập chữ viết
chung cho mọi dân tộc :
Con người nguyên thủy
hợp lại từng nhóm lớn nhỏ khác nhau. Họ phát ra những âm thanh mà không ai hiểu ai cả.
Họ chỉ giao dịch với nhau bằng cách ra dấu tay hay dấu
chân. Dần dần một
người có uy tín trong nhóm chỉ vào một cái cây và phát
ra một âm thanh như “cây”. Cả nhóm nhận
đó là tên của cái cây. Cứ như thế với
thời gian họ tạo ra một ngôn ngữ cho gia
đình hay bộ lạc. Hằng ngày họ giao dịch với
nhau và truyền cho nhau cái hiểu biết, kinh nghiệm, những
suy tư hiện tại hay tư tưởng sáng kiến
cho ngày mai. Khi con người phát triển một nền
văn hóa cao, họ phát minh ra chữ viết để
lưu lại những tư tưởng quan trọng cho
con cháu hậu thế. Cũng
như phương pháp tạo tiếng nói, con người
“vẽ ra một cái cây thật đơn giản” để
tượng trưng cho chữ viết của cái “cây”. Ta gọi
nó là chữ tượng hình (pictogram). Rồi muốn diễn
tả cái rừng, con người vẽ hai cái cây sát nhau theo một thể lệ mà cả nhóm chấp
thuận. Đó là chữ “hội ý” (ideogram).
Mỗi dân tộc có một phương pháp
riêng để tạo chữ viết của họ. Trong sự phát minh ra chữ viết, con người
dù ở nơi nào trên trái đất đều bắt
đầu vẽ ra một hình thật đơn giản
để diễn tả cái ý họ muốn viết ra.
Các hình đó được gọi là chữ
tượng hình (pictogram). Rồi theo
một thể lệ chung, con người phối hợp lại
hai hay nhiều chữ tượng hình với nhau để
tạo chữ mới phức tạp hơn và được
gọi là chữ “hội ý” (ideogram). Đó là phương thức
căn bản nhất để tạo chữ viết mà
không một dân tộc nào bỏ qua được giai
đoạn này, tuy mỗi dân tộc có cách riêng để
phát minh ra chữ viết đặc biệt của họ.
Với thời gian, họ đơn giản hóa tối
đa các hình vẽ nói trên đôi khi chỉ còn lại một
cái ký hiệu nào đó mà ta gọi là chữ tượng
hình hoặc tượng thanh riêng cho mỗi bộ lạc
hay dân tộc.
2-Cách thành lập chữ Hán :
Chữ Hán khác với các
chữ viết theo vần. Cách thành lập chữ Hán được khẳng
định trong Lục Thư (sáu cách thành lập chữ
Hán). Chúng tôi áp dụng chữ giáp cốt vào lăng kính Lục Thư để xem chữ
giáp cốt có theo đúng lục thư không? Lục thư gồm có các chữ
sau đây :
1-Tượng
hình, 2-Chỉ sự, 3-Hội ý, 4- Hình thanh, 5-Chuyển chú,
6- Giả tá.
1-Chữ tượng hình :
là những chữ gốc rễ của văn tự Trung
Quốc. Chúng là những chữ cơ bản
“thấy sao vẽ vậy”. Ví dụ :
Mộc là cây, vẽ hình cái cây
木. 2-Chữ
Chỉ sự : là loại chữ “trông mà biết
được, xem thời rõ ý” Ví dụ : chữ Mộc
(cây) nếu ta thêm một gạch ngang ở trên thì ta có chữ
Mạt (ngọn) 末 , nếu ta thêm một gạch ngang ở
dưới thì ta có chữ Bản (gốc) 本 . Hai chữ
tượng hình và chỉ sự này là những chữ
căn bản nhất của chữ Hán để tạo
ra các chữ mới khác. 3-Chữ
hội ý : được thành lập bởi
cách phối hợp hai hay nhiều
chữ căn bản để tạo a chữ mới.
Ví dụ: : Chữ Lâm (rừng) 林 , thành lập bởi phối hợp hai chữ
Mộc. Chữ Sâm (rừng rậm) 森 . thành lập bởi phối hợp ba chữ Mộc.Vậy chữ hội ý phải có chữ tượng hình mới thành lập
được. Nhưng chữ giáp cốt cuối đời
Thương không có chữ tượng hình. Nếu chữ hội ý của
giáp cốt văn có thể thành lập được mà
không qua chữ tượng hình thì Lục Thư trở thành “Vô Dụng”. Sự
thật này chứng minh rằng Lục Thư và chữ hội
ý không do người Tàu phát minh vì không một dân tộc
nào mà không bắt đầu vớí chữ tượng hình
khi mới phát minh ra chữ viết cả. Vậy nguồn
gốc chữ giáp cốt lộ rõ khi chữ giáp cốt
được cứu xét qua lăng kính Lục Thư. Do đó chữ giáp cốt có thể do một
dân tộc nào khác đã để lại vùng Văn Hóa
Ngưỡng Thiều chữ viết hoàn hảo của họ
như Giáo sư Vũ Thế Ngọc khảo sát và phát hiện
ở trên. Dân tộc đó sẽ được phát hiện
ra ở khảo cổ học thứ nhất, thứ hai và
hai chữ Việt bộ Mễ và chữ Việt bộ Tẩu
mà nhà Thương thừa hưởng sau khi nhà
Thương chiếm đất của Bách Việt.
Vì một lý do gì không rõ hay
vì người Tàu quen dùng chữ viết của Việt tôc
trong nền hành chánh cai trị sau nhiều
năm nên họ quyết định lấy chữ viết
Việt tộc tạo ra chữ Hán.
Việc làm này tỏ ra thực
dụng cấp thời và dễ dàng hơn là chờ đợi
một thiên tài Tàu nào đó phát minh ra chữ Tàu trong nhiều
thế kỷ hay thiên kỷ trong tương lai. Lịch sử
cho thấy trường hợp tương tự là dân La
Mã cưởng đoạt vần A, B, C của dân bị trị
Etruscan để phiên âm tiếng nói của dân La Mã ở Âu
Châu.
VI- Bằng Chứng Chữ
Việt Tộc Tại Tỉnh Vân Nam Trung Quốc Năm 2010 :
Cổ sử
Trung Quốc chép Chu Tuyên Vương (827 TCN-782 TCN) sai Thái sử
Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt
ra lối chữ Đại triện đẻ viết sử
Tàu. Chúng tôi thâu thập một
số chữ viết Việt cổ ở các chùa nhỏ tỉnh
Vân Nam Trung Quốc năm 2010. Chữ khoa đẩu
“Phật” (Hình 3a) được người Bắc Kinh
đọc là “Phỏ” và người Quảng Đông đọc
là “Phật” y như người Việt đọc vậy.
Chữ khoa đẩu “Phật” sửa thành chữ
Hán “Phật” (Hình 3b) cũng phát âm “Phỏ” (âm Bắc Kinh) và
“Phật” (âm Quảng Đông). Dân Vân Nam, Bắc
Kinh và Quảng Đông đều nhìn nhận chúng là chữ
Hán cổ. Du Miên tác giả sách “Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh
Phương Đông” viết Vân Nam là vùng đất mà truyền
thuyết nói rằng Mẹ Âu Cơ dẫn năm
mươi con lên núi. Cổ sử Trung Quốc
ghi chép dân Điền Việt (môt nhóm trong Bách Việt) sinh sống
ở Vân Nam.
Chữ khoa đẩu “Phật” (Hình 3a) bắt
đầu bằng hai sổ thẳng đứng nối với
nhau ở đầu trên. Một trong hai nét đó
được thay thế bằng một phết từ phải
sang trái nằm trên nét thẳng đứng còn lại. Cách sửa
đổi này tìm thấy trong 28 chữ khác trong số 1.000
chữ khoa đẩu mẩu của sách “Nghiên cứu chữ
Hán và tiếng Hán Việt 1989” của Giáo sư Vũ Thế
Ngọc. Chữ “Phật” trên hình (3b) và (3c) giống nhau hoàn
toàn ngoại trừ chữ viết tay (Hình 3b) và chữ in
(Hình 3c). Việc Chu Tuyên Vương (827 TCN – 782 TCN) sai Thái sử
Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt
ra chữ Đại triện (14 VN) hoàn toàn ăn
khớp với sự sửa đổi chữ khoa đẩu
“Phật” thành chữ Hán “Phật” trình bày ở đây.
→
→
Hình 3: a- Chữ khoa đẩu
b-Chữ khoa đẩu đổi
c-Chữ Hán “Phật”
“Phật” thành chữ Hán “Phật” hiện đại
VII-Bằng Chứng Khảo
Cổ Học Thứ Nhất :
Khi thảo
luận về văn minh cổ Á châu trước 1900, các
nhà khảo cổ Tây phương chỉ biết có Trung Quốc
và Ấn Độ mà thôi. Họ khinh khi các dân tộc khác trong vùng là lạc hậu
và dã man. Năm 1923, Madelaine Colani (1866-1943) một nhà khảo
cổ nổi danh Pháp khai quật một số hang động
tại một vùng Bắc Việt Nam. Bà nhận
thấy những chứng vật đào được khác
với các nền văn minh trên thế giới nên bà đề
nghị “Một Nền Văn Hóa Hòa Bình”. Cả thế giới đều chấp nhận
đề nghị của bà. Cùng năm 1923, trong khi bà
đào quật
một hang động
vùng Văn Hóa Hòa Bình, bà tìm thấy hai chiếc điã gốm
nhỏ ở chân núi Lam Gan có khắc hai chữ Sĩ và chữ
Thượng.Nhưng niên đại cuả hai chiếc
điã nhỏ ấy là
8000 TCN, thời
gian mà người Tàu chưa có chữ viết, chưa có mặt
tại Á Châu. Chữ
Sĩ và chữ Thượng phải là chữ viết
của dân tộc Hòa Bình. Hai chứng tích này làm điên
đầu các nhà khảo cổ vì chữ Hán được
chấp nhận xuất hiện vào 1300 TCN, tức là 6.700
năm sau chữ viết trên hai điã nhỏ này.
Chữ Sĩ (4a)→
Chữ Sĩ (4b)→
Chữ Thượng (4c)→
Chữ Hạ (4d)→
Hình 4 : Chữ
Sĩ và chữ Thượng .
(Trích từ sách Nghiên cứu chữ Hán
và tiêng Hán Việt 1989”của Giáo sư Vũ Thế Ngọc.)
Lúc mới
khai quật lên, hai chữ viết này không được
chú ý lắm vì bị lầm tưởng là hoa văn trang
trí. Nhưng khi
xét kỹ mới khám phá ra hai chữ này có dạng chữ
Sĩ và chữ Thượng trên Bản Hán Tự Thượng
Hải (Shanghai Chinese Text). Hai chứng tích này là bằng
chứng khảo cổ học thứ nhất quả quyết
rằng người Tàu đã lấy chữ viết Việt
tạo ra chữ Hán hoàn toàn ăn khớp với lệnh cuả
Chu Tuyên Vương (827 TCN-782 TCN) và chữ giáp cốt cuối
đời Thương không do người Tàu phát minh. Ta thấy
chữ Sĩ (Hình 4a) có cách sửa đổi giống trong
chữ “Phật” thảo luận ở trên. Chữ Sĩ
(Hình 4b) không có sửa đổi nào ở
kiểu chữ Lệ và Chân. Đoạn
ngoằn nghèo của nét thẳng đứng trong chữ
Thượng (Hình 4c) được thay thế bằng một
đoạn thẳng thôi ở chữ Lệ và chữ Chân.
Chữ Hạ (Hình 4d) có
cùng một cách sửa đổi với chữ
Thượng. Sau đây là hình chụp (Photo) thực của
hai chữ Sĩ và Thượng trên hai đĩa gốm nhỏ
do Madelaine Colani đào được (Hình 5).
Chữ Thượng Chữ Sĩ
Hình 5 : Hình chụp hai chiếc đĩa gốm
nhỏ do Madelaine Colani đào quật ở chân núi Lam Gan vùng
Văn Hóa Hòa Bình Việt Nam năm 1923
Hai chữ Sĩ và chữ
Thượng này minh chứng cho giả thuyết của
Giáo sư David Keightley (Berkely 1983) rằng :
“Nền văn minh Trung Quốc không phát xuất từ
phía bắc sông Wei (sông Vị) như đã lầm
tưởng. Nó phát xuất từ phía nam sông Dương tử
(Yangtze river). Sự phát triển của dân Việt và các dân lân
bang khác cho thấy nguồn gốc văn hóa và thể thức
từ đó nền văn minh sớm nhất của Trung
Quốc được thành hình. Khảo cổ học,
ngôn ngữ học và nhân chủng học cho phép đưa
ra giả thuyết rằng một dân tộc phía nam Trung Quốc
vào thời đồ đá mới (Neolithic) nắm giữ
vai trò căn bản trong Trung Tâm Văn Hóa Hòa Bình đã di dân
vào thiên kỷ thứ năm TCN qua tỉnh Szechwan đến
bờ sông Wei lập ra nền văn minh thời đồ
đá mới Trung Quốc (The Origin of the Chinese Civilization
1983, Đại học Berkely).
Giả thuyết này cho chúng tôi tin
tưởng hơn rằng dân Hòa Bình đã để lại
vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều những chữ giáp cốt
hoàn hảo khi họ di dân qua đó.
VIII-Bằng Chứng Khảo
Cổ Học Thứ Hai (Chữ viết trên đồ
đồng Đông Sơn) :
Năm 1979, khi khảo sát những
di vật thuộc văn hóa Đông Sơn do nhà khảo cổ
học Thụy Điển O. Janse khai quật được
ở Thanh Hóa, hiện để ở bảo tàng Guimet,
Paris, Giáo sư Hà Văn Tấn thấy một công cụ bằng
đồng mà
các nhà khảo cổ học quen gọi là lưỡi cày
cánh bướm, đặc trưng cho vùng sông Mã – có hai ký hiệu
ở hai bên họng tra cán (Hình 4, hàng trên). Hai ký hiệu này
do không đối xứng với nhau, có nhiều khả
năng là chữ viết. Chữ thứ nhất
là chữ Tài (tài giỏi), chữ thứ hai là chữ Dĩ
(xử dụng).
↓ ↓
Mộc
Mộc
Hình 6 : Hàng trên: Chữ
viết trên lưỡi cày hình cánh bướm ở Thanh
Hóa.
Hàng dưới: Chữ
viết trên chiếc qua ở vùng sông Mã, Thanh Hóa.
Trong số đồ đồng
ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội), Giáo
sư Hà Văn Tấn gặp một chiếc qua, một thứ
vũ khí cổ, tìm được ở vùng sông Mã Thanh Hóa,
trên thân có khắc
năm ký hiệu (Hình 4, hàng dưới). Cặp chữ số
4 là chữ “Lâm” (rừng) lập thành bởi
phối hợp hai chữ” Mộc” (cây). Giáo sư Hà Văn Tấn xác định “Chữ
viết trên lưỡi cày văn hóa Đông Sơn thì hẳn
là chữ của người Việt cổ.” Cái qua đồng vừa tìm thấy ở vùng sông
Mã Việt Nam,
lại vừa tìm thấy ở phía nam sông Dương tử.
Ông nghĩ rằng chữ viết trên
cái qua là chữ viết của người Lạc
Việt. Ở Trường Sa (Hồ Nam),
người ta tìm thấy trong một ngôi mộ Sở một
con dao găm có cán hình người. Đó là sãn phẩm của
văn hóa Đông Sơn. Giáo sư Hà Văn Tấn kết luận : “Ảnh hưởng của
văn hóa Đông Sơn lên phía bắc theo lưu vực sông
Nguyên, sông Tương đến đất Sở là rõ
ràng”. Giờ đây có thể nói rằng :
“có một hệ thống chữ
viết Việt cổ thời kỳ văn minh Đông
Sơn phát triển rực rỡ ở khoảng thế kỷ
IV trước công nguyên, trước khi người Hán vào
xâm lược, đô hộ đất
nước cuả người Việt cổ hơn
một nghìn năm, và đến năm 938 đã bị
đánh đuổi về phương bắc.”
Dưới đây là cách
người Tàu sửa đổi chữ khoa đẩu
thành chữ Đại triện (chữ Hán) :
Chữ khoa đẩu Chữ Hán
(Chữ cuả người Lạc Việt)
Hình 7 : Chữ
khoa đẩu “Mộc” (cây) sửa thành chữ Hán “Mộc”
Trích từ
sách “Nghiên cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt 1989”của
Giáo sư.Vũ Thế Ngọc, trang 280, cột 15.
Chữ khoa đẩu “Mộc”
được sửa thành chữ Hán “Mộc” theo lệnh của Chu Tuyên Vương (827
TCN-782 TCN) trong kế hoạch chiếm thu chữ viết Việt
tộc. Nét cong ngửa mặt lên trên của
chữ khoa đẩu Mộc được thay
thế bằng một nét thẳng nằm ngang và nét cong úp mặt
xuống được thay thế bằng hai nét xéo ra hai
bên. Nét sổ thẳng đứng ở
giữa giữ nguyên.
Hình 8 cho thấy cách tạo
chữ khoa đẩu mới được tạo thành
theo Lục Thư :
Chữ khoa đẩu Chữ Hán
Chữ Mộc (cây)
→ Chữ
Lâm (rừng)
┃
┃ → Chữ Sâm (rừng
rậm)
Hình 8 : Lục Thư : Cách thành lập chữ “hội
ý” từ chữ tượng hình “Mộc”.
Kết hợp hai chữ
tượng hình Mộc (cây) làm ra chữ hội
ý “Lâm”(rừng) và hợp ba chữ Mộc làm ra chữ
“Sâm”(rừng rậm) cho thấy dân Hòa Bình phát minh ra
Lục Thư. Việt tộc có hai cách viết chữ Sâm
là : a- Ba chữ Mộc sắp theo hàng ngang hoặc
b- Một
chữ Mộc chồng lên hai chữ Mộc khác sắp hàng
ngang ở
dưới (Hình 8).
Việt tộc viết
con số cũng khác với người Tàu (Hình 9) :
Hình 9 : Chữ số của Việt tộc
Việt tộc có ký hiệu
hình cái vỏ nghêu cho con số “KHÔNG”(zero).
Có lẽ Việt tộc thời tiền sử ưa ăn
ốc, nghêu… nên lấy cái vỏ nghêu trống không (sau khi
ăn ruột nghêu) làm ký hiệu
số “không”. Việt tộc và người
Maya ở Mỹ Châu có cùng một ký hiệu cho số
“Không”. Số
1, 2, 3. và 4, người Việt viết bằng 1, 2,
3,và 4 nét nằm ngang chồng lên nhau như 4 ngón tay của
bàn tay (trừ ngón cái). Số 5 : có ký hiệu
giống số 10 La Mã. Số 7 : có ký hiệu
giống chữ Thập. Số 10 : viết bằng một
đường sổ thẳng đứng. Việt tộc
dựa theo thiên tạo 10 ngón tay hay 10 ngón
chân mà phát minh ra hệ số đếm thập phân (10).
IX- Bằng Chứng Chữ
Khoa Đẩu Khác Sửa Thành Chữ Hán :
Chúng tôi trình bày vài chữ
khoa đẩu và chữ Hán giống nhau như hai anh em sinh đôi
đã thảo luận ở trên :
→Chữ Nhân (10a
Chữ
Hoàng (10b)
→Chữ Hỏa (10c
Chữ Đế (10d)
→Chữ
Vương (10e)
Hinh 10 : Chữ
khoa đẩu Nhân, Hoàng, Hỏa, Đế và Vương
Chữ khoa đẩu Nhân (Hình
10a) được thay thế bằng hai phảy qua bên phaỉ
và bên trái. Chữ khoa đẩu Hoàng (Hình 10b) hoàn toàn giống chữ
Hoàng trên cái triện của Tần Thủy Hoàng (Hình 11a) và
có thay đổi ở kiểu chữ Chân nhưng dạng
tổng quát còn giữ nguyên.
Hình 11 : Cái triện của Tần
Thủy Hoàng
→Hoàng (11a)
→Đế
(11b)
Chữ khoa đẩu Hỏa (Hình 10c) có
hai nét thẳng đứng hai bên nghiên hơn ở chữ Lệ
và chữ Chân. Chữ khoa đẩu Đế
(Hình 10d) không khác gì với chữ Đế (Hình 11b) trên
cái triện của Tần Thủy Hoàng. Ở
chữ Chân có thay đổi đáng kể nhưng dạng
tổng quát còn giữ nguyên. Chữ khoa
đẩu Vương (Hình 10e) có thay đổi không
đáng kể ở chữ Chân.
b- Chữ khoa đẩu trên trống
đồng ở Giám Tử Học tại thủ đô Huế
Việt Nam :
Hình 14 : Chữ khoa đẩu trên trống
đồng ở Giám Tử Học, Huế Việt Nam
[? Chữ Án
(bàn dài), …., Chữ sau cùng Nhân (người)].
Hình 15 : Chữ Khoa Đẩu Trên Trống
Đồng ở Quốc Tử Giám, Huế, Việt Nam.
[Từ trái
sang phải : … , Chữ Hạ (ở
dưới) và chữ Nhi (thế mà)].
X-Chữ Đại Triện
Lại Có Một Tên Khác Là Khoa Đẩu Văn :
Giaó sư Vũ Thế Ngọc
viết : “Cho đến 800 trước Tây lịch, Thaí sử
họ Lưu đời nhà Chu nhân vì để soạn lại
một bản liệt kê các từ ngữ đã có, để
cho dùng cho việc viết sử đã chỉnh đốn
lại Cổ Văn. Thứ chữ này gọi là Lưu
Văn hay Đại triện.
“Đại
triện lại có một tên khác là Khoa Đẩu Văn (chữ
hình con nòng nọc) – như người ta đọc thấy
trong truyện Hiệp Khách Hành của Kim Dung”.
Theo lệnh của Chu
Tuyên Vương (827TCN – 782 TCN), các Thái sử Tàu (họ
Lưu và Trửu) đã thêm bớt chữ khoa đẩu tạo
ra chữ Đại triện để viết sử Tàu
2.827 năm trước khi chữ giáp cốt được
đào quật lên năm 1899 ở vùng Văn Hóa Ngưỡng
Thiều. Vậy chữ Hán bắt đầu
với chữ Đại triện, tức là chữ khoa
đẩu sửa đổi dưới thời Chu Tuyên
Vương.
Hình 12 : Chữ
Đại triện
Năm 213 TCN, theo lệnh của Tần
Thủy Hoàng, Thừa Tướng Lý Tư chỉnh đốn
lại sự hổn độn văn tự, sắp đặt
lại cho thống nhất, giải thích cách cấu tạo,
ý nghĩa các chữ mà không sáng tạo thêm chữ mới nào
cả. Ông cho xuất bản 3.300 chữ
dưới tựa đề Tam Thương. Hệ thống
này goị là Tiểu triện (Hình 13). Vậy
Đại triện và Tiểu triện không khác nhau. Cả
hai viết bằng bút tre hay gỗ với nét đậm và
đều. Đại triện và Tiển triện
còn đậm màu chữ khoa đẩu. Trên hình 13, ta
còn nhận ra chữ khoa đẩu Bạch, Vương,
Đế và bên cạnh là
chữ Thổ. Triện thư được
dùng viết sử từ khoảng 827 TCN, tức là 2.827
năm sau chữ giáp cốt và là chữ chính thức cho toàn
thể Trung Quốc dưới thời nhà Tần và nhà
Hán. Suốt nhiều ngàn
năm lịch sử của Trung Quốc, người Tàu xử
dụng chữ viết Việt tộc (chữ khoa đẩu)
dưới ẩn danh là Triện thư.
Đây là một hệ thống viết bắt
buộc cho giới học giả thời đó.
→Bạch
→Vương
→Đế (kế
bên là chữ Thổ)
Hình 13 : Chữ Tiểu triện
XI-Một Thứ Chữ
Mang Hai Tên Khác Nhau :
Đây
là một chứng liệu lịch sử cho thấy lời
nói “Chữ Đại triện lại có một tên khác là
Khoa Đẩu Văn” là đúng. Giaó sư Vũ Thế Ngọc viết : “Tên này (chữ hình con nòng nọc)
có nguyên do bởi ông thế tử dốt chữ của nuớc
Lỗ. Vào khoảng thế kỷ thứ hai trước
Dương
lịch, khi người ta rỡ vách nhà của Khổng
Tử tìm ra được một số sách cổ (của
Khổng Tử, được giấu đi trong thời
Tần Thủy Hoàng). Sách được viết bằng
Đại triện, ông hoàng kia không biết bèn kêu là “hình con
nòng nọc” nên có tên tục từ đó.”
Cùng một thứ chữ trong cùng một số sách cổ giấu trong cùng một vách nhà
của Khổng Tử mang hai tên khác nhau “Đại
triện” bởi Giáo sư Vũ Thế Ngọc và “khoa
đẩu” bởi Khổng An Quốc cháu 12 đời cuả
Khổng Tử. Sau đây là lý do của sự khác biệt
đó :
·
Giáo
sư Vũ Thế Ngọc sinh ra đời hơn 2.000
năm sau khi Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt tất
cả sách Phật giáo viết bằng chữ khoa đẩu
và chôn sống Nho sĩ nào cố cất giấu các sách cổ
đó. Ông học với sách viết bằng chữ Nho (chữ
Hán) và theo sách mà gọi chữ Đại
triện thì chả có gì đáng trách cả!
b-Nhà học giả
Khổng An Quốc đời Hán có tài liệu (Phục
Sinh) và người đương thời biết đọc
chữ khoa đẩu giúp ông nên ông gọi bằng chữ
Khoa đẩu. Cái đáng chú ý là chữ Đại triện
chính là chữ khoa đẩu được sửa đổi
theo lệnh của Chu Tuyên Vương
(827 TCN-782 TCN). Chúng tôi có thể chứng minh bằng toán học
hay tam đoạn luận rằng chữ Đại triện
chính là chữ khoa đẩu. Khổng An
Quốc gọi chữ khoa đẩu là Cổ Văn. Hậu
Hán
thư-Lô Thực truyện viết : Cổ Văn khoa đẩu:
Nhan Sư xưa có chú : Cổ
Văn là sách trong vách nhà Khổng Tử. Văn tự ấy
hình nó giống con khoa đẩu (nòng nọc) nên lấy con ấy
mà đặt tên goị là chữ khoa đẩu.” Tân thư Vệ Hằng truyện
có nói : Thời Hán Đế, Lỗ
Công Vương phá nhà Khổng Tử lấy được
Thượng thư, Xuân thu, Luận ngữ, Hiếu kinh.
Người đương thời không biết khôi phục
lại chữ viết củ của họ Hùng nên gọi
là chữ khoa đẩu.”
Thái sử
họ Lưu đời nhà Chu goị
Cổ Văn là Đại triện.”
Chữ khoa đẩu =
Cổ Văn (Khổng An Quốc, Nhan Sư)
Chữ Đại triện
= Cổ Văn (Thái sử họ
Lưu đời nhà Chu)
Vậy
: Chữ Đại triện = Chữ
khoa đẩu
Tóm lại, người
Tàu đã xử dụng chữ viết của Việt tộc
(chữ khoa đẩu) suốt dòng lịch sử của
dân tộc họ hơn ba nghìn năm. Chữ
Hán (827 TCN) có nguồn gốc từ chữ viết của
Việt tộc (10.000 TCN-15.000 TCN).
XII - Chữ Viết
Người Lạc Việt ở Quảng Tây :
Lí Nhĩ Chân thuộc Hôi
Nghiên Cứu Văn Hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây thông báo chữ
viết cổ Lạc Việt được phát hiện ở
huyện Bình Quả tỉnh Quảng Tây ngày 22 tháng 12 năm
2011. Chữ cổ này tại
di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang, thị
trấn Mã Đầu, huyện Bình Quả, tỉnh Quảng
Tây được khắc trên mấy chục khối mảnh
vỡ xẻng đá lớn. Ngoài ra Hội Nghiên Cứu
cũng phát hiện phù hiệu và bản vẽ của
người Lạc Việt cổ ở núi Đại Minh, tỉnh Quảng
Tây. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm
Ủy viên Hội Giám định Văn vật Quảng Tây
là Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bản vẽ
này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người
Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới.
Bộ môn khảo cổ uy tín của nhà nước
giám định niên đại chữ viết này vào thời
văn hóa xẻng đá lớn (4000-6000 năm trước
Công Nguyên). Chữ viết của người Lạc
Việt sớm hơn chữ giáp cốt của nhà
Thương ở Trung Nguyên đến hơn 1000 năm,
cũng có niên đại sớm hơn so với tiền
thân của chữ
giáp cốt là chữ viết trên xương
thú của người Đông Di ở tỉnh Sơn
Đông và có nguồn gốc với chữ viết của
người Thủy.
Hình 14 a : Phiến đá có khắc chữ Lạc Việt
ở Bình Quả tỉnh Quảng Tây.
Hình 14b : Sơ
đồ hình (14a) phiến đá có khắc chữ Lạc
Việt ở Quảng Tây.
(a
= Mộc, b = Sĩ, c = Xuất, d = Chấp, e = Công)
Phía trên ngón tay cái cầm
phiến đá (Hình 14 b) có khắc :
a-Chữ
Mộc giống chữ trên cái qua đồng
Đông Sơn với niên đại 2000 TCN (Hình 6) mà Hà
Văn Tấn cho là chữ viết của người Lạc
Việt.
b-Chữ Sĩ giống chữ trên hai chiếc
đĩa gốm nhỏ (Hình 5) Madelaine Colani đào quật
ở chân núi Lam Gan trong vùng Văn hóa Hòa Bình bắc Việt
Nam năm 1923 với niên đại 8000 TCN thời gian
người Tàu chưa có chữ viết và sự hiện
diện ở Á Châu.
c- Chữ Xuất (đi
ra)
d-Chữ Chấp (hai
mươi, 20) có dạng hai chữ thập liền nhau.
e-Chữ Công (công việc,
người thợ).
Vậy chữ viết
của người Lạc Việt bao gồm chữ viết
trên đồ đồng Đông Sơn (Việt Nam), chữ
viết người Hòa Bình (trên hai chiếc đĩa gốm
nhỏ) chứng minh chữ giáp cốt hay sấm ngữ là
chữ khoa đẩu của Việt tộc. Do đó chữ
được gọi chữ Hán từ hơn 3000 năm
nay thật sự là chữ viết của Việt tộc
phát minh rồi người Tàu chiếm thu bằng bạo lực.
Ngày 22 tháng 11 năm
2011, Hội Nghiên cứu Văn hóa Lạc Việt tỉnh
Quảng Tây viết : Người
Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ
viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm
tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt
không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt
lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết
ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là
một trong những nguồn gốc trọng yếu của
Trung Hoa.
Hình 15 : Cái qua đá có khắc chữ
Lạc Việt ở sông Tả tỉnh Quảng Tây.
Vậy sự phát hiện
chữ người Lạc Việt chứng minh một cách
tuyệt đối rằng chữ giáp cốt (sấm ngữ)
cuối đời Thương do người Bách Việt
phát minh và để lại ở vùng văn hóa Ngưỡng
Thiều. Sự phát hiện chữ người Lạc Việt
là một nỗi mừng lớn lao cho nhà khảo cổ Việt
Nam. Nhưng đó không phải là sự đột ngột
quá bất ngờ vì họ đã có nhiều dữ kiện
sớm hơn về sự phát minh và phát triển của chữ
Việt cổ sau đây :
1-Văn bản trên bình
gốm ở di chỉ Bán Pha 2 tỉnh Sơn Tây có niên đại 12.000 TCN.
2-Những ký tự khắc
trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam có
niên đại 9.000 TCN.
3-Một số chữ
phát hiện rải rác ở vùng Sơn Đông.
4-Chữ Thủy của
bộ lạc Thủy, di duệ của Việt tộc với
250.000 người sống tại Quý Châu.
Theo Hà Văn Thủy, tất
cả các chữ đó có những đặc điểm
như sau :
a-Ký tự Bán Pha 2 và Giả Hồ
đều có niên đại trước cuộc xâm lăng
của Hiên Viên (2600 TCN) tức là trước khi người
Hoa Hạ ra đời. Điều này chứng tỏ
đó là sản phẩm của người Việt cổ,
tộc người đã sống trên Hoa Lục 40.000
năm trước.
b-Cả ký tự Bán Pha 2, ký tự
Giả Hồ và chữ viết bộ lạc Thủy đều
có sự gần gủi với giáp cốt văn và Kim
văn. Dựa trên quy luật đọc chữ giáp cốt,
các nhà chuyên môn người Mỹ đã đọc
được bản văn trên bình cổ Bán Pha 2.
c-Chữ xưa nhất và
đơn giản nhất cũng gần gũi hay “gợi nhớ” tới chữ muộn hơn có tự
dạng phức tạp hơn là giáp cốt văn. Điều
này cho thấy chữ tượng hình trên đất Trung
Hoa có sự phát triển liên tục, từ ít nhất 12.000
TCN tới 15.000 TCN.
Phân tích tự dạng
rìu Cảm Tang, ta thấy chữ Cảm Tang phức tạp
hơn chữ Bán Pha 2 và Giả Hồ, nhưng lại
đơn giản hơn giáp cốt và Kim văn. Điều
này cho phép giả thuyết hệ thống chữ Lạc Việt
có thể từ tự dạng Bán Pha 2 và Giả Hồ tiến
tới Cảm Tang. Câu hỏi đặt ra : Từ
đâu dẫn tới ký tự Bán Pha 2 ? Ta cần nhiều
hơn phát hiện khảo cổ học để thấy
tiến trình của chữ
Việt cổ. Nhưng dựa vào những dữ kiện
hiện có, ta có thể đoán rằng chữ Việt cổ
được bắt đầu bằng những ký tự
hiếm hoi trên bãi đá Sapa. Có thể là từ Sapa, một
nhóm Việt đi theo
hướng tây bắc mang chữ lên vùng Sơn Tây, Thiểm
Tây và lưu lại chữ viết trên bình gốm Bán Pha 2.
Những nhóm Việt
khác mang ký tự Sapa lên Quảng Tây, Quảng Đông rồi
vượt Dương Tử lên vùng Sơn Đông thành lập
trung tâm lớn của người Việt. Do ở giai
đoạn sớm nên chữ viết ở Bán Pha 2 và Giả
Hồ còn đơn giản. Ở thời kỳ muộn
hơn nên chữ Cảm Tang đã phức tạp hơn. Từ
đó, chúng tôi cho rằng , chữ giáp cốt và chữ viết
trên đồ đồng Ân Khư là sự phát triển sau
cùng của chữ viết tượng hình Lạc Việt.
Việt Tuyệt
thư hay Việt Tuyệt
ký (còn gọi là Việt Chép) là một tài liệu
thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 TCN – 480 TCN), trước
Sử Ký của Tư Mã Thiên (100 TCN). Tư Mã Thiên và
nhiều sử liệu khác đã lấy nguồn liệu về
Bách Việt Sử và các truyền thuyết đương
thời từ Việt Thuyệt thư. Tài liệu này
chép rằng đời nhà Thương đã nhận
gia sản chữ viết Việt, văn hóa Việt và ngôn
ngữ Việt từ nhà Hạ. Sử kiện này ăn khớp
với nhận định của Giáo sư Lương Kim
Định rằng hết đời Thương văn
hóa chưa có gì là Tàu cả mà vẫn còn là Di Việt. Khổng
Tử dạy học bằng tiếng Việt gọi là Nhã
Ngữ vào thời đó và viết sách Xuân Thu của ngài bằng
chữ khoa đẩu (Tân thư Vệ Hằng truyện). Tần Thủy Hoàng quy định
dùng Nhã Ngữ để thống nhất hóa chữ viết
và tiếng nói cho cả Trung Hoa cho đến nhà Hán. Khi
xuống phương Nam để dẹp cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện nói tiếng Việt và viết
chữ Việt. Sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng, Mã Viện đã tịch thu ở đây Bộ
Việt Luật bằng chữ vuông tượng
hình. Mã Viện đưa
300 gia đình quý tộc Việt đi an trí ở nam
Dương Tử. Chữ Việt bị tiêu diệt. Những
người Việt này phải học chữ vuông lại
từ đầu. Và chữ vuông lúc này được gọi
là chữ Hán ( !?). Chữ vuông tượng hình không
thay đổi, nhưng cái tên đổi thành chữ Hán! Điều
này cho thấy chữ Hán chính là chữ khoa đẩu mà giới
thống trị Tàu bắt buộc dân chúng gọi là chữ
Hán.
XIII- Liên Hệ Giữa
Giáp Cốt Văn và Âm Cổ Việt Ngữ :
Đây là một bằng
chứng người Tàu không những lấy chữ viết
của Việt tộc tạo ra chữ Hán mà còn vay mượn
luôn cả ngôn ngữ nữa. Giáo sư Vũ Thế Ngọc
viết ( tr.71): Ngày nay sự
khai thác kho tàng Giáp Cốt Văn và các công trình về Ngữ
Âm Học lịch sử Hán tự ta
còn có thể phục hồi
lại một số cổ âm Việt Ngữ là những chữ
đã được “Hán tự hóa”, để có thêm một
thứ chứng liệu lịch sử trong việc nghiên cứu
văn hóa cổ ở Việt Nam.”
Lời nói này cho thấy
một số cổ âm Việt Ngữ được “Hán tự
hóa” : Thật ra chính những
chữ khoa đẩu đó đã được nhà
Thương chiếm đoạt sau khi chiếm đất
của Bách Việt..
Người Tàu chỉ
“Hán hóa” giọng đọc các cổ âm Việt Ngữ
để dùng trong ngôn ngữ hằng ngày của họ
như Việt Tuyệt thư ghi chép vào thời Xuân
Thu-Chiến Quốc. Điều này rất ăn khớp với
lời phát biểu của ông Đổ Thành, người
Triều Châu, trong bài khảo cứu của Giáo sư
Lương Kim Định “Nước Việt của
Việt Vương Câu Tiển” : Người
Hán ở Bắc Kinh hiện nay nói tiếng Hán với giọng
lơ lớ tiếng Việt. Ví dụ : Người Việt
nói “phát minh” người Hán Bắc Kinh nói “phá ming”. Người
Việt nói “khảo cổ” người Hán Bắc Kinh nói
“khào của”. Sự thật lịch sử này đi ngược
với quan niệm của sử gia Nguyễn Phương
cho rằng người Việt có gốc Tàu và không có tiếng
nói riêng. Tiếng Việt là do nói trại từ tiếng Tàu
ra. Nhưng nhà ngôn ngữ học (Đỗ Thông Minh) nhận
thấy rằng tiếng Việt có 15.000 âm điệu trong
khi tiếng Tàu chỉ có 1.300 âm điệu thôi. Nguyễn
Phương đã phạm lỗi lầm đáng kể vì
thiếu nghiên cứu.
Chu Cốc Thành viết
“Hiên Viên liền phỏng theo sinh hoạt của Viêm tộc
(Việt tộc) mà tổ chức xã hội Hoa tộc”. “Hoàng
Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn là mhững
nhân vật thần thoại được tạo dựng
lên vào cuối đời nhà Chu (Kim Định)”. Vậy
chúng tôi có giả thuyết rằng những từ “Hoàng
Đế”, “Đế” và “Vương” người Tàu vay
mượn của Việt tộc và phong cho những nhân vật
thần thoại của Tàu các
tước vị như Hoàng Đế, Đế Nghiêu,
Đế Thuấn. Chữ Đế Nghiêu và Đế Thuấn
viết và đọc theo pháp ngữ của Việt Ngữ là bằng
chứng cho giả thuyết trên. Có thể cha của Đế
Minh có tước vị là Hoàng Đế mà sử Tàu không
chép lại.
XIV-Hai Chiếc
Đĩa Gốm Nhỏ ở Vùng Văn Hóa Hòa Bình :
Hai chiếc đĩa
gốm nhỏ do Madelaine Colani đào quật lên ở chân
núi Lam Gan vùng Văn Hóa Hòa Bình Việt Nam có một tầm
quan trọng rất lớn vì hai chứng vật đó chứng
minh một cách tuyệt đối là người Tàu lấy
chữ viết Việt tộc tạo ra chữ Hán. Chúng là sợi dây vô hình về nguồn
gốc dân tộc và văn hóa
giữa dân Bách Việt và dân Hòa Bình. Trước hết
chúng tôi xin kính cẩn nghiên mình trước di ảnh của
Bà Madelaine Colani (1866-1943), người có công viết lại
lịch sử nền văn minh cổ nhất Á châu và thế
giới của Việt tộc, đã bị chôn vùi dưới
đất sâu từ ít nhất 8.000 TCN đến 16,000 TCN. Bà
còn là nhân chứng cho sự “chiếm thu”chữ viết của
Việt tộc để tạo chữ Hán hơn 3.000
năm rồi.
1-Hai chiếc đĩa gốm
nhỏ có niên đại 8.000 TCN thì chữ viết Việt
tộc trên đĩa có thể xuất hiện ít nhất
8.000 TCN hay lâu hơn nữa, thời điểm người
Tàu chưa có chữ viết và chưa có hiện diện ở
lưu vực sông Hoàng Hà..
2-Chữ viết Việt tộc
là chữ viết cổ nhất trên thế giới với
niên đại ít nhất là 12.000 TCN. đến 15.000 TCN. Chữ
viết cổ thứ nhì là chữ viết Sumérian (écriture
cunéiforme ở Lưỡng Hà, Iraq) với niên đại
3.100 TCN. Chữ viết cổ thứ ba là chữ Ai Cập
ít lâu sau chữ viết
Sumérian.
3-Chữ Hán (827 TCN) có nguồn gốc
từ chữ viết Việt tộc (12.000 TCN – 15.000
TCN).
4-Hai chiếc đĩa gốm
nhỏ là sợi dây vô hình về dân tộc và văn hóa giữa
dân Bách Việt và dân Hòa Bình hay nói cách khác dân Bách Việt là chủ
thể nền Văn Hóa Hòa Bình.
XV-Thảo Luận và
Kết Thúc :
Hoa tộc là một bộ
lạc bán khai, gốc Turk lai Mông Cổ với một nền
văn hóa du mục truyền khẩu (không có chữ viết),
đến từ Tây Bắc, sống đời sống du
mục ỏ Tân Cương và Thanh Hải. Mãi về sau mới
đánh chiếm đất của Bách Việt, một dân tộc
định cư đã lâu đời
ở phía bắc sông
Hoàng Hà, với một nền văn hóa nông nghiệp tổng
hợp và biện chứng. Lẽ tất nhiên, kẻ chiến
thắng có toàn quyền chiếm đoạt đất
nước, tài sản, văn hóa và chữ viết của
Việt tộc. Nếu Hoa tộc chiếm đoạt chữ
viết và văn hóa của Việt tộc là việc dĩ
nhiên của dân tộc kém văn hóa bắt chước cái
tiến bộ của một dân tộc văn minh
hơn.
Chúng tôi có thêm tài liệu
chữ viết Việt Tuyệt thư, một tài liệu
thời Xuân Thu-Chiến Quốc (770 TCN – 480 TCN), có trước
cả Sử Ký của Tư Mã Thiên (100 TCN) để minh chứng
thêm cho cái việc tất nhiên đó. Tài liệu này viết : Chữ
viết và văn hóa của nhà Thương đều là kế
tục của nhà Hạ . Sự xác định
này đúng với sự nhận xét của Giáo sư
Lương Kim Định cho rằng Cho đến hết
đời nhà Thương
văn hóa không có gì gọi là văn hóa Tàu cả. Văn
hóa vẫn còn là văn hóa Di Việt. Giáo sư Vũ Thế
Ngọc phân tích kỹ lưỡng chi tiết các chứng vật
của cuộc đào quật chữ Giáp Cốt năm 1899
tại vùng văn hóa Ngưỡng Thiều chứng minh một
cách minh bạch là “Chữ giáp cốt không được
phát minh tại vùng văn hóa Ngưỡng Thiều trong 3.000
năm trước Công Nguyên mà có lẽ chúng được
để lại đó bởi một dân tộc nào khác khi
họ di dân qua vùng này. Vậy tất nhiên là người Tàu
không phát minh chữ giáp cốt vì họ sống trên
vùng đó có 300 năm (1600 TCN tới 1300 TCN), một thời
gian quá ngắn để có thể hoàn tất một hệ
thống chữ viết đòi hỏi cả thiên kỷ cho
việc làm đó.
Sự gỉa tạo
“chữ Việt tượng hình cái rìu đời
Thương” bằng cách tách rời cái đuôi của chữ
Viêt bộ Mễ của Việt tộc là một chứng
cớ không chối cãi được rằng nhà
Thương không có chữ viết riêng.
Sử viết của
nhà Thương được nhà Chu viết lại nhiều
thế kỷ sau khi nhà Chu diệt nhà Thương năm
1050 trước Công Nguyên chứng minh một lần nữa
nhà Thương không có chữ viết riêng.
Bài Chữ Hán và ký hiệu
(Chinese Scripts and Symbols) chép rằng cho đến
đời Tần Thủy Hoàng khắp Trung Nguyên còn dùng chữ
khoa đẩu chứng minh rằng nhà Thương không có
chữ viết riêng.
Sau nhiều năm cai
trị, người Tàu đã
quyết định đồng hóa dân Việt. Việc đầu tiên họ phải
làm là chiếm đoạt chữ viết của Việt tộc
để độc quyền viết sử cho Việt tộc.
Nhà Thương khởi
sự bằng cách tráo đổi
chữ Việt bộ Mễ này
của
Việt tộc thành cái gọi
là chữ Việt tương hình cái Rìu đời
Thương (Hình 2) mà Bình
Nguyên Lộc mô tả
như sau trong sách Nguồn
gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam của ông (trang
154-157) :
Chữ Việt nguyên thỉ
viết rất kỳ lạ : một nét ngang dài và một
cái móc ở dưới. Đó là chữ Việt cuối
đời nhà Thương, đầu đời nhà Chu, chớ
đời Hạ không ai biết nó ra sao cả, vì
không tìm được
cổ thư đời Hạ bao giờ, nếu đời
Hạ đã có chữ. Chữ Việt giản dị
đó, đích thị là cái đuôi của chữ Việt thứ
nhì trong thư tịch Trung Hoa, chữ Việt mà các nhà nho ta
gọi là Việt bộ Mễ, nhưng người Trung
Hoa gọi là chữ Việt bộ Nguyệt, và cái bộ
Nguyệt đó chính là khúc đuôi ấy, chớ không phải
là chữ Mễ trong cái khung vuông. Cho đến khi Khổng
Tử san định Kinh Thư thì mới thấy chữ
Việt bộ Mễ xuất hiện, chớ trước
đó thì chỉ có chữ Việt nguyên thỉ là cái đuôi
của chữ Việt bộ Mễ. Tại sao họ lại
viết như vậy ? Không thấy sách nào cắt
nghĩa cả, chúng tôi nghiên cứu riêng thì thấy rằng
chữ Việt nguyên thỉ và đơn giản đó có thể
có nghĩa là cái rìu… Một loại rìu như vậy đã
được đào lên ở Quốc Oai giữa Hà
Đông và Sơn Tây… » .
Câu hỏi đặt
ra là chữ Việt tượng hình cái rìu đời
Thương có phải do người Tàu phát minh ra hay không? Câu
trả lời là KHÔNG ! Người Tàu đời
Thương chỉ “khéo léo” tách rời cái
đuôi (cái móc) của
chữ Việt bộ Mễ
này mà
tạo ra chữ tượng
hình cái rìu đời Thương. Giới thống trị
Tàu bắt dân đọc chữ tượng hình cái rìu mới
tạo ra là chữ “Việt”.
Họ nhận thấy
phương pháp này có vẽ thành công nên Chu Tuyên Vương
(827 TCN – 782 TCN) ra lệnh cho Thái sử Trửu thêm bớt lối
chữ khoa đâu đặt ra lối chữ Đại
triện (14VN) dùng vào việc viết sử Trung Hoa.
Hình 2 : Chữ Việt tượng
hình cái Rìu đòi Thương do chỉ lấy cái phần
dưới, tức là cái móc hình lưởi hái gặt lúa của
chữ Viêt bộ Mễ (lúa) của Việt tộc.
Vì họ biết họ
không thể giấu sự thật nên họ cho biết dân
Việt có chữ viết khi nước Việt Thường
dâng cho Đế Nghiêu con rùa sống 1000 năm trên lưng
có khắc chữ khoa đẩu kể lại sự việc
khai thiên lập địa về sau. Nhưng họ không bao
giờ cho dân Việt thấy hình dáng của nó ra sao cả
hơn 3000 năm. Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt
tất cả sách Phật giáo viết bằng chữ khoa
đẩu và chôn sống Nho sĩ nào cố cất giấu
các sách cổ đó. Tội cất
giấu sách cổ đâu có phải là tội đáng bị
chôn sống ? Nhưng Tần Thủy Hoàng đã thi hành
hình phạt vô nhân đạo đó thì phải có một
nguyên do thâm sâu nào khác.
Người Tàu sửa
đổi chữ viết xong thì Khổng Tử, bậc hiền
triết đã tự nhận không sáng tác điều gì mới
cả mà chỉ lập lại lời của tiền hiền
đã truyền ra thôi, khởi sự biến đổi
(san định) văn hóa Việt tộc bằng cách biên soạn
lại các sách của Việt tộc như Kinh Thư, Tả
truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh, vv… bằng cái gọi
là chữ Hán. Vậy Khổng Tử chỉ lập lại
các tư tưởng cao siêu của tiền hiền Bách Việt
trong các sách cổ đó thôi. Nhưng sách Khổng Tử san định lại được
cho là tư tưởng của Khổng Tử ! Nhà Chu
đổi tên Kinh Dịch thành Chu Dịch. Trớ trêu thay chữ
Hán là chữ Đại triện (Hình 8) sửa đổi từ
chữ khoa đẩu.
Chữ Mộc, Lâm và
Sâm cùng các chữ số Việt tộc cũng được
tìm thấy trong các chữ giáp cốt 1300 TCN. Người
Tàu mượn số 1, 2, 3, 6, 8 và 9 của con số Việt
tộc. Việt tộc viết số 1, 2, 3,và 4 bằng những
nét nằm ngang chồng lên nhau như 4 ngón tay trong bàn tay trừ
ngón cái, số 5 bằng một ký hiệu giống số 10
La Mã ; số 7 bằng ký hiệu
giống chữ thập và số 10 bằng một nét thẳng
đứng. Việt tộc dùng ký hiệu vỏ nghêu cho
con số KHÔNG. Người Tàu không có ký hiệu cho số Không có
lẽ vì họ không có quan niệm toán học về số
Không. Số KHÔNG của Việt
tộc được khắc trên mai rùa và xương thú
(giáp cốt hay
sấm ngữ) từ
1300 TCN có nghĩa là ký hiệu
đó đã có trước năm 1300 TCN lâu hơn nữa. Người
Maya thổ dân Mỹ Châu cũng có cùng một ký hiệu hình
vỏ nghêu cho số KHÔNG cùng HAI VẬT BIỂU (chim và
rắn/rồng và tiên hay chim) và cùng Mitochondrial DNA. Ta có thể
kết luận Việt tộc và Maya là một dân tộc
anh em. Họ đã mang ký tự số Không
từ Á Châu sang thế
giới mới là Mỹ Châu. Người Maya dựa vào 10
ngón tay và 10 ngón chân để có số 20 trong Thánh Lịch
Zolkin (20 x 13 = 260 ngày). Lịch thường của họ có
365 ngày. Dân Việt lập hệ thống số thập
phân (10) dựa trên thiên tạo 10 ngón tay (hay 10 ngón chân).
Chữ giáp cốt ở
vùng Ngưỡng Thiều giống chữ viết trên hai
chiếc đĩa gốm nhỏ Madelaine Colani đào lên
được ở vùng Hòa Bình Việt Nam năm 1923. Hai
chiếc đĩa gốm nhỏ có niên đại 8.000 TCN,
tức là 6.700 năm trước chữ giáp cốt cuối
đời Thương (1300 TCN).
Chữ giáp cốt cuối
đời Thương (1300 TCN) cũng giống chữ viết
trên các đồ đồng Đông Sơn với niên đại
2.000 TCN, tức là 700 năm trước chữ giáp cốt.
Vậy chữ giáp cốt
hay sấm ngữ chính là chữ khoa đẩu của Việt
tộc mà dân Hòa Bình đã để lại tại vùng
Văn Hóa Ngưỡng Thiều khi họ di dân qua đó. Thêm
nữa, rùa không có hoặc có rất ít ở vùng lạnh. Ở
vùng Nam sông Dương tử trời ấm áp nên có nhiều
rùa. Vậy gần 5000 mảnh chữ viết giáp cốt
hay sấm ngữ ở vùng Ngưỡng Thiều có thể
được mang đến từ các vùng ấm miền
Nam sông Dương tử .
Chữ viết trên Việt
Vương Câu Tiển Kiếm (498 TCN – 465 TCN) là chữ Mân
Việt, một lối chữ đồng thời với
chữ viết thời Khổng Tử nhưng viết theo
kiểu “Điểu Trùng Văn” (Birds and worms characters), một
lối chữ khó đọc. Như đã thảo luận,
chữ viết từ trước nhà Thương xâm
lăng đến đời Hán là chữ khoa đẩu (Việt
Tuyệt thư). Khổng Tử soạn thảo sách Xuân
Thu của ngài bằng chữ khoa đẩu theo Tân
thư Vệ Hằng truyện. Do đó chữ Việt
trên bảo kiếm do vua Việt tự đúc lấy để
dùng (tự tác dụng kiếm) là chứng nhân hiếm
hoi còn sót laị sau 3000 ngàn năm người Tàu đã cố
công che giấu hình dáng chữ viết của Việt tộc.
Chữ viết đó cho chúng ta một ý niệm rõ rệt về
hình dạng của chữ khoa đẩu như thế nào
(xem Hình 1a, 1b, 1c, trang 3).
Cổ sử Trung Quốc
cho thấy rõ cái bình rượu là Tàu mà rượu bên trong
bình là Việt, tức là văn hóa, tiếng nói và chữ viết
… là Việt.
Người Tàu đồng
hóa chữ Hán với chữ giáp cốt cuối đời
nhà Thương (1300 TCN) là một sự mạo nhận
không có căn bản lịch sử. Chữ giáp cốt nằm
sâu dưới đất không một ai biết đến
từ 1300 TCN đến 1899 trong khi chữ Hán bắt đầu
với chữ Đại triện dưới thời Chu
Tuyên Vương năm 827 TCN..
Triện thư không có liên hệ gì với chữ giáp cốt
cả. Nó ra
đời với Thái
sử Trửu theo lệnh của Chu Tuyên Vương sửa
đổi chữ khoa đẩu tạo ra nó, nghĩa là nó
được xử dụng để viết sử Tàu
2.827 năm trước khi chữ giáp cốt được
khám phá. Người Tàu nhận
1.400 trong số 2.500 chữ giáp cốt được nhận diện
với chữ Hán sau này (can be identified with later Chinese
characters). Chữ Hán sau này là chữ Đại triện
sửa đổi từ chữ khoa đẩu.
Cũng vậy người Tàu về sau này vẫn tiếp
tục biện minh cho chữ Đai triện một cách vô
căn cứ và không có cơ bản lịch sử trong bài
đăng trên Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (16-09-2009) rằng Triện
thư là chữ cổ của thư pháp Trung Quốc. Nó có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời
Chu (1050 TCN-256 TCN) và phát triển ở
nước Tần (221 TCN-207 TCN) trong thời Chiến Quốc.
Ở thời nhà Thương, Chu,
Chiến Quốc, Tần và Hán…không một ai biết có chữ
giáp cốt cả. Vậy làm sao chữ
Đại triện (827 TCN) và cả Tiểu triện (213
TCN) có nguồn gốc tữ chữ giáp cốt mới
đào quật lên vào năm 1899 sau này được??!
.
Qua “Lỗ Hổng Lịch
Sử Trung Quốc” và tài liệu đáng tin cậy,
chúng tôi nhận thấy nhiều sử kiện cho phép kết
luận rằng trong suốt thời cổ trước
đời nhà Thương đến nhà
Hán, các
nước ở Trung Nguyên có cùng một thứ chữ viết
tuy không thống nhất.
Tóm tắt bài nghiên cứu, ông Đổ Thành, người
Tàu Triều Châu kết luận : “Quá
nhiều bằng
chứng và quá rõ ràng là
trước đây từ nhà Hán, Tần, Xuân Thu-Chiến Quốc,
Chu, Thương, Hạ, Ngũ Đế, Tam Hoàng, … xa
xưa, văn hóa và ngôn ngữ là Việt ».
Quả nhiên đúng
như thế : Bách khoa toàn thư Wikipedia
có bài về “Chữ Hán và Ký hiệu” (Chinese Scripts and
Symbols) viết rằng: “…trước khi Tần Thuỷ
Hoàng thống nhất chữ viết năm 221 TCN, mọi
nước ở Trung Nguyên (China) có cùng một thứ
chữ viết mà
họ có thể đọc hiểu lẫn nhau
(mutually comprehensible) với một số chữ ngoại lệ riêng cho mổi
nước (deviations)”.
Sau khi thống nhất
sáu nước cuối cùng, Tần Thủy Hoàng sai Thừa
Tướng Lý Tư chỉnh đốn lại sự hổn
độn văn tự, sắp đặt lại cho thống
nhất, giải thích cách cấu tạo, ý nghĩa các chữ
mà không sáng tạo thêm chữ mới nào cả. Vậy Tần Thủy Hoàng không loại bỏ chữ
viết của một nước nào cả mà chỉ thống
nhất một số chữ ngoại lệ riêng cho mổi
nước thôi (deviations). Vậy chúng tôi có thể kết
luận là khắp cả Trung Nguyên chữ viết Việt,
văn hóa Việt và ngôn ngữ Việt được mọi
nước xữ dụng với vài thay đổi theo từng
địa phương tùy theo mức độ pha chủng
và giao tiếp văn hóa khác nhau mà Tần Thủy Hoàng sai Thừa Tướng
Lý Tư chỉnh đốn cho toàn thể Trung Quốc.
Nếu xét về lịch
sử địa danh thì Chu Cốc Thành và nhiều nhà cổ
sử Trung Quốc khác xác nhận Viêm tộc (Việt tộc)
đã định cư sinh sống lâu đời tại
phía bắc lưu vực sông Hoàng Hà trước khi Hoa tộc,
một bộ lạc bán khai có gốc Turk đến từ
Tây Bắc sống đời sống du mục tại Tân
Cương và Thanh Hải. Mãi về sau, họ mới đến
đánh chiếm đất của Bách Việt,
một dân tộc định cư nông nghiệp
với văn cao nhưng vỏ kém và bị Si Vưu lảnh
tụ Viêm tộc chống cự. Sau khi Si Vưu tử trận,
Hiên Viên lảnh tụ Hoa tộc bá chiếm sáu tỉnh
lưu
vực sông Hoàng Hà mà lập ra nước Tàu. Ông
liền phỏng theo sinh hoạt của
Viêm tộc mà tổ chức xã hội Hoa tộc. Sử kiện
này làm cho địa thế Ngưỡng Thiều mất
giá trị lịch sử về
văn hóa của dân bán khai du mục Hoa tộc mới
đến sau này với văn hóa du mục truyền khẩu
(không có chữ viết) chưa có in dấu trên đất
phía bắc nước Tàu. Do
đó, Hoa tộc
không thể nào phát minh ra chữ giáp cốt, một
hệ thống chữ viết hoàn hảo đòi hỏi
đến cả hằng thiên kỷ để hoàn thành.
Thêm nữa, nghiên cứu chữ giáp cốt cho thấy chúng không
được phát minh ở vùng văn hóa Ngưỡng Thiều
trong khoảng thời gian 3.000 năm trước Công Nguyên.
Ông Wilhem G. Solheim II tại Đại học Hawaii quả quyết
rằng nền Văn Hóa Hòa Bình là nguồn gốc của nền
Văn Hóa Ngưỡng Thiều. Do đó quan niệm chữ giáp cốt
cuối đời nhà Thương (1300 BC) do người
Tàu phát minh không còn thế đứng vửng được
nữa vì nhiều lý do :
1-Chữ giáp cốt cuối đời nhà
Thương (1300 TCN) thiếu hoàn toàn chữ tượng
hình và đã phát triển đến giai đoạn hội
ý vượt xa giai đoạn căn bản thuần túy
tượng hình và chỉ sự (Giáo sư Vũ Thế Ngọc).
Không một chữ viết của bất cứ
dân tộc nào trên trái đất mà không qua giai đoạn
tượng hình khi khởi sự phát minh ra chữ viết
như đã chứng minh ở trên.
Các nhà khảo cổ Trung
Quốc không phát hiện, suốt trong khoảng 3.000 năm,
bất cứ một
chứng liệu nào chứng
tỏ sự sáng tạo liên tục từ các hình vẻ hay
dấu hiệu thời Ngưỡng Thiều tiến đến
lối văn tự xuất hiện ở gần cuối
đời nhà Thương (1300 TCN) chứng minh
hùng hồn rằng
các chữ giáp cốt hoàn hảo đó đã được
để lại vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều bởi
một dân tộc nào di dân qua đây và để lại chữ
viết của họ tại đây vì nhà Thương
cư trú ở đó 300
năm với gia tài “chữ viết Việt và văn hoá Việt”
do nhà Hạ để lại như “Việt Tuyệt
thư»” đã ghi lại. Sự khảo cứu của
Giáo sư David Keightley cho thấy đó là
một dân tộc phía nam
sông Dương tử (Yangtze River) nắm giữ một vai
trò căn bản trong Trung Tâm Văn Hóa Hòa Bình đã di dân vào
thiên kỷ thứ năm TCN qua tỉnh Szechwan đến bờ
sông Wei (sông Vị) lập ra nền văn minh thời đồ
đá mới của Trung Quốc. Khi họ
đi qua vùng Ngưỡng Thiều họ đã để lại
chữ viết hoàn hảo của họ trong đó không có dấu
vết nào của chữ tượng hình mà chỉ có chữ
hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá. Đây là
lý do thích đáng nhất và duy nhất có thể giải
thích được tại sao chữ giáp cốt giống :
**a- chữ viết trên
hai chiếc đĩa gốm nhỏ ở vùng Văn Hóa Hòa
Bình tại Việt Nam,
**b- chữ viết trên
đồ đồng Đông Sơn (Việt Nam) và
**c- hai chữ Việt bộ
Mễ và chữ Việt bộ Tẩu mà sau này cũng
được tìm lại trong Sấm
Ngữ hay Giáp Cốt Văn
vào năm 1899.
Rõ ràng người Tàu
không phát minh ra chữ giáp cốt cuối đời nhà
Thương (1300 TCN) như đã lầm tưởng và ngộ
nhận bởi người Tàu để che giấu sự
thật lấy chữ viết Việt tộc tạo ra chữ
Hán ngay từ thời Chu Tuyên Vương (827 TCN-782 TCN).
2-Chữ hội ý của giáp cốt
văn thành lập không cần chữ tượng hình là
trái với Lục Thư. Vậy Lục Thư trở thành
“Vô Dụng”. Nói
đúng hơn Lục Thư không phải do người Tàu
phát minh. Chữ hội ý cũng không phải
do người Tàu phát minh mà do một dân tộc nào khác phát
minh ra Lục Thư. Đó là dân Bách Việt như đã
trình bày trên Hình 8.
3-Chữ giáp cốt giống chữ viết trên hai
đĩa gốm nhỏ do Madelaine Colani đào quật ở
vùng Văn Hóa Hòa Bình tại Việt Nam với niên đại
8.000 TCN, tức là 6.700 năm trước chữ giáp cốt
cuối đời nhà Thương.
Vào thời điểm đó (8.000 TCN)
người Tàu chưa có chữ viết, chưa có lịch
sử ở Á châu, chưa có sự hiện diện ở
lưu vực sông Hoàng Hà. Nó cũng giải thích
được tại sao chữ giáp cốt không có chữ
tượng hình mà vẫn thành lập được chữ
hội ý vì chữ viết của dân Hòa Bình đã vượt
xa giai đoạn căn bản thuần túy tượng
hình đến giai đoạn cuối cùng là giả tá rồi.
4-Chữ giáp cốt cũng giống chữ viết
trên các đồ đồng Đông Sơn với niên đại
2000 TCN, tức là 700 năm trước chữ giáp cốt
cuối đời nhà Thương. Ta thấy rõ rằng chữ
giáp cốt, chữ viết trên đồ đồng
Đông Sơn và chữ trên 2 chiếc đĩa gốm
nhỏ tìm thấy ở Hòa Bình Việt Nam là một thứ
chữ viết. Chúng
thuộc về gia đình chữ khoa đẩu của Bách
Việt.
5-Nếu chữ giáp cốt cuối đời nhà
Thương (1300 TCN) là do người Tàu phát minh và xuất
hiện 250 năm trước khi nhà Thương bị tiêu
diệt vào năm 1050 TCN thì lịch sử nhà
Thương
phải được viết lại lâu rồi không phải
đợi nhiều thế kỷ sau nữa mới
được viết lại bởi nhà Chu. “Quan niệm chữ giáp cốt cuối đời
Thương 1300 TCN do người Tàu phát
minh” là chuyện hoan
tưởng mà người Tàu tạo dựng lên, không có giá
trị lịch sử, để che đậy việc họ
lấy chữ viết Việt tộc tạo ra chữ Hán
từ thời Chu Tuyên Vương. Họ không nhận chữ
giáp cốt là nguồn gốc của chữ Hán, mặc dầu
họ đồng hóa chữ Hán với chữ giáp cốt,
là bằng chứng hiển nhiên của sự hoang tưởng
đó.
Kết luận tất
nhiên là :
1- Chữ Lạc Việt (4000
TCN-6000 TCN) giống chữ dân Hòa Bình, chữ trên đồ
đồng Đông Sơn và chữ giáp cốt (sấm ngữ)
chứng minh một cách tuyệt đối là người
Tàu không phát minh ra chữ giáp cốt cuối đời
Thương và họ lấy chữ khoa đẩu cuả
Việt tộc tạo ra chữ Hán. Tác giả bài “Chữ
Hán và Ký hiệu” ( Chinese Scripts and Symbols)
thú nhận rằng “chữ giáp cốt 1200 TCN là một hệ
thống chữ viết rất phát triển. Một
hệ thống phức tạp và tân tiến như thế
phải có một lịch sử của nó nhưng cho đến
bây giờ chúng tôi còn chưa phát hiện ra dấu vết
nào của cái lịch sử đó cả”. Bài Chữ Hán và Ký Hiệu trực tiếp nhìn nhận
rằng chữ giáp cốt không được phát minh
trong vòng 3.000 năm trước Công Nguyên tại vùng Văn
Hóa Ngưỡng Thiều.
2- Chữ gọi là Chữ Hán
hơn 3.000 năm lịch sử thực sự là chữ Lạc
Việt với niên đại 12.000 TCN – 15.000 TCN mà người
Tàu chiếm đoạt bằng bạo lực.
3- Chữ giáp cốt cuối
đời nhà Thương và Lục Thư không do người Tàu phát
minh.
4- Chữ Hán (827
TCN) có nguồn gốc với chữ Đại triện
dưới thời Chu Tuyên Vương.
5- Chữ viết Việt tộc
là chữ cổ nhất thế giới với niên đại
từ 12.000 TCN-15.000 TCN..
6- Chữ Hán (827 TCN) có nguồn gốc
từ chữ viết của Việt tộc (15.000 TCN) .
7- Dân Bách Việt là
chủ thể của nền Văn Hóa Hòa Bình.
8- Những thuyết cao siêu
như Kinh Dịch, Âm Dương, Hà Đồ, Lạc
Thư… có nguồn gốc từ nền Văn Hóa Hòa Bình.
XVI- Tài liệu tham khảo :
1-Vũ Thế Ngọc, Nghiên
cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt 1989, Eastwest
Institute, Ngôn
Ngữ Văn Tự Việt Nam,
Nhà In Mai Anh, 2148 Carobwood Lane, San Jose, CA 95132.
2-Lịch
sử chữ viết Việt Nam. Ficland Info Internet.
3-Lãn Miên, Dân gốc bản
địa Đài Loan có chữ viết không ?,
Trung Tâm Nghiên Cứu Lý
Học Đông
Phương, Internet.
4-Jonathan Fenby, China’s
Imperial Dynasties 1600 BC – AD 1912, Metrobooks, 122
Fifth
Avenue New York, N.Y. 10011.
5-Du Miên Lê Thanh Hoa, Việt
Nam
Suối Nguồn Văn Minh Đông Phương, Trung Tâm
Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, 10872
Westminster Avenue, Suite 214-215, Garden
Grove,
CA 92843,
USA.
6-Harry N. Abraham, Inc., Writing : The Story of Alphabets and Scripts,
100 Fifth
Avenue, New York, N.Y. 10011.
7-Đổ Thành, Bách Việt
Sử : Những Lớp Bụi Mờ của
Lịch Sử,
www.vietnamvanhien.net/bachviet su.html
8-Lê Văn Ẩn, Viet
linhnam,
http://www.mevietnam.org/Ngon Ngu/Iva-Viet.html
9- Lí Nhỉ Chân, Đại
‘Văn’ Chấn : tìm được chữ Lạc Việt
TT?, www.news cn.
Bác sĩ Nguyễn Thành Đệ
bài đã phổ biến ở
tập san Y Sĩ Canada, trước khi tác giả qua
đời.
Vuông Chiếu nhận từ bác sĩ Nguyễn
Ngọc Lang (Văn Ngọc) chuyển
Việt tộc có chữ viết không ?
Nguyễn Thành Đệ
Kính dâng bài khảo cứu này lên Tổ quốc Việt Nam
và Tổ Tiên Bách Việt
I-Dẫn Nhập :
Con người phát triển trước tiên tiếng nói để thông hiểu nhau trong đời sống hằng ngày, trao đổi nhau tư tưởng để xây dựng xã hội tiến bộ và một nền văn minh tốt đẹp cho ngày mai. Khi loài người đã tiến đến một trình độ khá cao, con người phát minh ra chữ viết để ghi lại tư tưởng và quan niệm cho con cháu hậu thế. Việt tộc có một nền văn hóa cao như khảo cổ đã chứng minh, nhưng con cháu chưa bao giờ thấy chữ viết của cha ông để lại mặc dù cổ sử Trung Quốc chép nước Việt Thường dâng Đế Nghiêu (2358 TCN) một con rùa 1000 năm trên mai có chữ khoa đẩu (chữ con nòng nọc) kể lại sự tạo thiên lập địa trở về sau và viết sách để lại cho thế hệ con cháu trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Chữ Hán chính thức nhìn nhận có vào năm 1300 TCN cuối đời Thương, tức là 1058 năm sau chữ khoa đẩu. Nhiều nhà trí thức Việt Nam cũng quả quyết rằng Việt tộc có chữ viết riêng trước khi người Tàu xâm chiếm nước ta. Nhưng không một ai có bằng chứng thuyết phục cả! Giáo sư Vũ Văn Mẫu trong sách “Cổ Luật Việt Nam và Tư Pháp Sử” (Saigon 1973) đã viết “Người Việt chúng ta có một lối chữ viết riêng (chữ khoa đẩu) trước khi người Tàu xâm lược nước ta…”. Nhà học giả Trương Vĩnh Ký cũng có cùng một ý kiến và thêm rằng chữ viết ta là chữ tượng thanh (phonetic). Giáo sư Lương Kim Định viết rằng đất Trung Nguyên có nhiều kiểu chữ viết mà nổi hơn cả là “chữ nòng nọc” và trước nữa là chữ chân chim (điểu tích tự). Hai chữ này tượng trương cho hai vật biểu Rồng Tiên của dân ta có từ họ Hồng Bàng. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước cuối cùng cũng thống nhất chữ viết luôn. Ông ra lệnh đốt tất cả sách Phật giáo viết bằng chữ khoa đẩu của Việt tộc và chôn sống Nho sĩ nào cố cất giữ các sách cổ đó. Trên đường tìm chữ viết, chúng tôi đặc biệt chú ý đến hai sử kiện quan trọng sau đây:
1-Lý do nào người Tàu không bao giờ cho dân Việt biết hình dáng của chữ viết của dân Việt?
2-Lý do nào Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt tất cả sách viết bằng chữ khoa đẩu của Việt tộc và chôn sống Nho sĩ nào cố cất giấu các sách cổ đó?
Những sự thật này có thể là ngọn hải đăng dẫn đường chúng ta tìm được lại chữ viết của Việt tộc. Nghiên cứu cổ sử Trung Quốc, các chứng tích khảo cổ học do các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm được ở Trung Quốc và Madelaine Colani ở vùng Văn Hóa Hòa Bình Việt Nam năm 1923, chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn, chữ Việt bộ Mễ và chữ Việt bộ Tẩu, sách “Nghiên cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt 1989” của Giáo sư Vũ Thế Ngọc và chữ viết Việt tộc được tìm lại tại tỉnh Vân Nam Trung Quốc năm 2010 cho phép chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng chữ viết Việt tộc đã được tìm lại. Chúng tôi trình bày sự hiện hữu của chữ viết Việt tộc (chữ khoa đẩu) bằng những chứng vật do khảo cổ học đào quật ở vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều ở Trung Quốc, vùng Văn Hóa Hòa Bình ở Việt Nam, chữ viết trên các đồ đồng Đông Sơn và lệnh của Chu Tuyên Vương (827 TCN-782 TCN) sai Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ Đại triện (tiền thân của chữ Hán).
II-Chữ viết Việt tộc trong cổ sử Trung Quốc :
Cổ sử Trung Quốc nói nhiều về chữ viết của Việt tộc nhưng không bao giờ cho dân Việt biết hình dạng của chữ đó như thế nào cả suốt hơn 3.000 năm.
1-Khổng An Quốc cháu 12 đời Khổng Tử viết trong lời tựa sách Thượng Thư (Kinh Thư):
“… thời Lỗ Công Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư, phần Ngu, Hạ,Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh, đều viết bằng chữ khoa đẩu cổ văn do ông cha chúng tôi cất giấu. Lối chữ khoa đẩu bỏ từ lâu, người đương thời không ai đọc được nữa, phải lấy sách nghe được ở Phục Sinh khảo luận văn nghĩa, định chỗ nào đọc đươc, dùng lối chữ lệ cổ viết sang thẻ tre, nhiều hơn sách của Phục Sinh hai mươi lăm thiên”
(Khổng Tử, Kinh Thư- Bản dịch của Trần Lê Sáng và Phạm Kỳ Nam)”.
Ta nhận thấy chữ hoa đẩu được gọi là Cổ Văn. Nó đã được dùng để viết sách quan trọng như Kinh Thư, Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh trước Khổng Tử.
2-Hậu Hán thư-Lô Thực truyện viết :
“Cổ Văn khoa đẩu: Nhan Sư xưa có chú : Cổ Văn là sách trong vách nhà Khổng Tử. Văn tự ấy hình nó giống con khoa đẩu (nòng nọc) nên lấy con ấy mà đặt tên gọi là chữ khoa đẩu.” Chữ khoa đẩu cũng gọi là Cổ Văn.
3-Tân thư Vệ Hằng truyện có nói :
“Thời Hán Đế, Lỗ Cung Vương phá nhà Khổng Tử lấy được Thượng thư, Xuân thu, Luận ngữ, Hiếu kinh. Người đương thời không biết khôi phục lại chữ viết cũ của họ Hùng nên họ gọi là chữ khoa đẩu
(Lãn Miên, Dân gốc bản địa Đài Loan có chữ viết không?).
Vậy chữ khoa đẩu là chữ viết cũ của Hùng Vương. Thêm nữa, Xuân thu là sách do Khổng Tử soạn thảo bằng chữ khoa đẩu. Vậy chúng tôi có lý do chính đáng tin rằng chữ chữ Hán thời đó là chữ khoa đẩu. Đó là “Lổ Hổng Lịch sử Trung Quốc” trong âm mưu che giấu chữ viết Việt tộc vì họ sợ lộ tẩy sự thật rằng chữ khoa đẩu chính là chữ người Tàu mượn để gọi là chữ Hán.
4-Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục có ghi: “Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường chép rằng : Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu (2357 TCN-2358 TCN) Việt Thường thị sang chầu, dâng con rùa thần.” Các sách cổ của Tàu cũng chép rõ :
“Trên mai rùa thần này có chữ viết liên hệ đến nguồn gốc Kinh Dịch. Vậy Kinh Dịch có trước Đế Nghiêu. Sách “Thông Chí” của Trinh Tiếu đời Tống (960-1270) viết : “Rùa thần này có lẽ sống tới ngàn năm. Trên lưng có văn khoa đẩu ghi lại việc từ khi trời đất mới mở mang về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là Qui Lịch (Lịch Rùa).” Nếu vua Nghiêu là vua Tàu thì ông không có chữ viết để chép lại Lịch Rùa. Nếu lịch rùa được chép lại thì phải dùng chữ khoa đẩu chứ không phải chữ Hán nào cả. Suốt đời nhà Thương (1600 BC -1050 BC) không có sử viết để lại chứng minh là chữ Hán được phát minh ở thời đó. Lịch sử nhà Thương được viết lại nhiều thế kỷ sau khi nhà Thương bị tiêu diệt. Sự thật thì sử viết của Trung Quốc được viết lại đầu tiên do Tư Mã Thiên năm 109 BC.
5- Chu Tuyên Vương (827 TCN- 782 TCN) sai Thái Sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ Đại triện. Đó là sự bắt đầu của chữ Hán. Chúng tôi có thể chứng minh rằng chữ Đại triện chính là chữ khoa đẩu bằng toán học hay tam đoạn luận.
6-Truyện Thủy Hử có ghi lại các anh hùng Lương Sơn Bạc tìm được bia đá có khắc chữ “Thiên Thư”. Tống Giang thấy chữ ngoằn ngoèo khác hẳn lối thường, không còn ai biết nghĩa lý ra sao cả. Đạo tràng Diệu Thông dịch các chữ khoa đẩu trên bia đá giúp Tống Giang,
(Hoàn Tuấn trong văn minh Lạc Việt 2007).
7-Kiếm Câu Tiễn (498 TCN-465 TCN): Năm 1965, người ta đào được một thanh bảo kiếm bằng đồng sâu dưới đất trên 2.000 năm. Nhưng kiếm vẫn còn sắc bén và bóng láng. Sau hai tháng thảo luận sôi nổi, các nhà khảo cổ nổi tiếng Trung Quốc gồm cả Quách
Mạc Nhược đồng ý tám chữ khắc trên kiếm là “Việt Vương Câu Tiễn Tự Tác Dụng Kiếm” viết bằng chữ Mân ngữ. Sau khi nước Việt bị nước Sở thôn tính, con cháu Việt Vương Câu Tiển tiếp tục triều đình ở Phúc Kiến gọi là Mân Việt. Tự điển hiện tại và văn khố ngày xưa đều ghi rõ Mân là Việt, là Mân Việt. Tiếng Mân Việt trải dài từ Hàng Châu, Phúc Kiến, Triều Châu, bán đảo Lôi Châu, qua Đài Loan, đảo Hải Nam…nước Việt Nam và đảo quốc Singapore. Mân ngữ là một ngôn ngữ địa phương mạnh nhất trong 8 phương ngữ ở Trung Quốc. Vậy chữ viết trên kiếm là chữ Việt (khoa đẩu) viết theo lối “Điểu Trùng Văn” (“birds and worms characters”), kiểu chữ khó đọc. Ta nhận thấy dạng chữ khoa đẩu “Vương” lộ ra (Hình 1c) nếu ta cắt bỏ phần trên của chữ Vương trên kiếm (Hình 1b) :
Việt Vương Câu Tiển Tự Tác Dụng Kiếm (498 TCN-465 TCN) (a)
b
(c)
Chữ khoa đẩuVương↑(b)
Chữ khoa đẩu Vương (c)
(Chữ kiểu Điểu Trùng Văn) (Dạng chữ Vương hiện ra khi cắt (a) bỏ phần trên của chữ Vương kiểu
Hình 1 : Việt Vương Tự Tác
điểu trùng văn trên kiếm)
(Bốn chữ trên kiếm của Việt Vương Câu Tiễn
viết theo kiểu chữ “Điểu Trùng Văn”)
Chữ viết trên chiếc bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn này là nhân chứng hiếm hoi còn lại về hình dáng chữ khoa đẩu của Việt tộc mà người Tàu tìm mọi cách giấu kín hơn 3.000 năm. Cổ sử của Trung Quốc là nhân chứng cho lịch sử của chữ viết Việt tộc hiện hữu thật sự và được dùng viết sách truyền lại cái văn hóa cho con cháu.
III-Lịch Sử Văn Hóa và Chữ Viết ở Trung Nguyên Trước Nhà Thương Đến Nhà Hán:
Nhiều nhà cổ sử Trung Quốc nhất là Chu Cốc Thành trong “Trung Quốc Thông Sử” viết : “Viêm tộc (Việt tộc)có mặt khắp Trung Hoa cổ đại trước khi các dòng tộc khác tràn vào nên viêm tộc kể như chủ đầu tiên. Khi Viêm tộc định cư rồi thì Hoa tộc còn sống đời sống du mục tại Tân Cương, Thanh Hải, rồi mãi về sau đến đánh chiếm đất của Viêm tộc và bị Si Vưu lãnh tụ của Viêm tộc chống cự. Chu Cốc Thành dẫn sách “The State” của Franz
Oppenheimer chứng minh rằng từ cổ chí kim dân định cư nông nghiệp luôn luôn có văn cao nhưng võ kém. Sau khi Si Vưu tử trận, Hiên Viên lãnh tụ Hoa tộc bá chiếm sáu tỉnh lưu vực sông Hoàng Hà mà lập ra nước Tàu. Ông liền phỏng theo sinh hoạt của Viêm tộc mà tổ chức xã hội Hoa tộc.”
Vậy Hoa tộc là một bộ lạc bán khai, du mục, gốc Turk lai Mông Cổ, với một nền văn hóa truyền khẩu (không có chữ viết), đến từ Tây Bắc, sống đời sống du mục tại Tân Cương và Thanh Hải. Mãi về sau mới đánh chiếm đất của Bách Việt kể từ 1600 TCN.
Giáo sư Lương Kim Định tóm tắt hai sách mới nhất “The Origin of the Chinese Civilization (Berkely 1980) và “The Chinese Heritage” do ông K.C. Wu (1982). Ông viết: “Văn hóa đời nhà Thương phát xuất từ Hoài Di, tức là Di Việt. Cho đến hết nhà Thương chưa có gì gọi là văn hóa Tàu. Tất cả còn là Di”
.
1- Việt Tuyệt thư :
Ông Đổ Thành, người Triều Châu, viết trong “Bách Việt Sử : Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử”cho biết Việt Tuyệt thư hay Việt Tuyệt ký là tài liệu thời Xuân Thu-Chiến Quốc (770 TCN – 480 TCN), trước Sử Ký của Tư Mã Thiên (100 TCN), viết bằng chữ tượng hình như “Việt Cổ Văn” và “Trung Văn” ngày nay. Cổ thư này còn mang tên là Việt Chép và chép lại sử của Việt tộc. Nhờ Việt Tuyệt thư mà sau này Tư Mã Thiên và nhiều sách sử khác có tài liệu về nguồn gốc Bách Việt bên cạnh những truyền thuyết. Tài liệu này viết: “Chữ viết và Văn hóa của nhà Thương đều là kế tục của nhà Hạ.” Chữ viết trong Chung Đỉnh Văn và Giáp Cốt Văn của khảo cổ học chứng minh được điều này. Kẻ chiến thắng chiếm đoạt tài sản của kẻ chiến bại là việc đương nhiên gồm cả bắt dân Việt làm nô lệ, chiếm đất nước và thổ sản thiên nhiên, văn hóa và chữ viết như quân La Mã chiếm đoạt vần A, B, C của dân bị trị Etruscan để phiên âm tiếng nói dân La Mã ở Âu Châu. Nhà Thương thôn tính và đồng hóa người Siberia da trắng “Trung Sơn Quốc” gọi là “Bạch Địch” … Nói chung nhà Thương bao gồm Việt tộc và những ngoại tộc bị Việt tộc đồng hóa…, ngay cả tên của Trụ Vương… cũng được ghi chép lại là Đế Tân theo văn phạm Việt chứ không phải là Tân Đế theo văn phạm Tàu. Triều nhà Chu cũng bị Việt tộc đồng hóa. Tộc Chu là tộc Khương đã liên kết với những tộc khác tiêu diệt nhà Thương. Trước khi lật đổ nhà Thương, trên đường Đông tiến từ cao nguyên phía Tây về Trung Nguyên là họ đã bị Việt đồng hóa rồi. Họ đổi tên xưng là Chu 周.Chữ Chu gồm chữ Điền 田ở trên + chữ khẩu口ở dưới, tức là miệng sống nhờ lúa. Nhà Chu không nói tiếng Khương nữa như dân tộc Khương hiện tại. Họ nói tiếng Việt gọi vào thời đó Nhã Ngữ (Nhã là đẹp). Tiếng Khương của dân tộc Khương vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đối chiếu tiếng Khương với cổ sử, Tứ thư và Ngũ kinh cho thấy nhà Chu đã bị văn hóa Việt của nhà Hạ và nhà Thương đồng hóa. Triều Chu tự xưng là con cháu đích tôn của vua Vũ nhà Hạ để được “chính danh”. Hạ là tên Hoàng Triều. Hoa (hoa lệ) là tên quí tộc. Khi nhà Chu muốn thiên hạ quy phục mình, họ tự xưng là “Hoa-Hạ”. Vì văn hóa và ngôn ngữ Việt đã đồng hóa Thương, Chu, Yến và Ngụy (người Siberi thời Xuân Thu-Chiến Quốc) cho nên tiếng Việt có thêm một nhánh mới phía bắc mà ngày nay người ta gọi là tiếng Bắc Kinh hay Mandarin. Hai thứ giọng pha trộn gây ra biến âm khó thông với nhau. Người ta chọn tiếng Việt phía nam làm tiếng “tiêu chuẩn” cho tiếng “phổ thông” dùng cho thời đó. Tiếng Việt để “phổ thông” thời đó được gọi là Nhã Ngữ . Khổng Tử dạy học bằng tiếng Nhã ngữ. Vậy Khổng Tử viết và nói tiếng Việt. Ngài soạn sách Xuân Thu của
ngài bằng chữ khoa đẩu theo Tân thư Vệ Hằng truyện. Nhã ngữ còn tồn tại cho đến ngày nay ở tỉnh Quảng Đông. Sách “Thuyết Văn” của Hứa Thận biên soạn thời Hán phải đọc phần đánh vần bằng tiếng Việt. Nếu ai đọc sách đó theo giọng Quan thoại-Bắc Kinh-Madarin thì sẽ không đánh vần được rất nhiều chữ. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ thì tiếng Việt Nhã Ngữ được Triều đình “qui định” để dùng thống nhất hóa chữ viết và tiếng nói cho toàn thể Trung Quốc. Ông Đổ Thành kết luận “Quá nhiều bằng chứng và quá rõ ràng là trước đây từ Hán, Tần, Xuân Thu-Chiến Quốc, Chu, Thương, Hạ, Ngũ Đế, Tam Hoàng, vân… vân… xa xưa, văn hóa và ngôn ngữ là Việt.
2-Chữ Việt tượng hình cái Rìu đời Thương :
Chữ Việt tượng hình cái rìu đời Thương (Hình 2) do người Tàu tráo đổi bằng cách “khéo léo” tách rời phần dưới (cái móc) của chữ Việt này là chữ thứ nhì trong thư tịch Trung Hoa (ta gọi là chữ Việt bộ Mễ, nhưng Tàu gọi chữ Việt bộ Nguyệt). Chữ Việt bộ Mễ vào đời nhà Thương phải là chữ khoa đẩu của Việt tộc mà nhà Thương thừa hưởng sau khi diệt nhà Hạ (Việt Tuyệt thư). Mục đích của sự tráo đổi chữ Việt bộ Mễ này thành chữ Việt tượng hình cái Rìu đời Thương (Hình 2) để gây ảo tưởng là : 1- Nhà Thương cũng phát minh ra chữ tượng hình. 2- Họ đã đặt tên Việt cho dân Việt. Tên Việt có lâu đời từ trước trong tên nước Việt Thường, chủng Bách Việt. 3- Che giấu sự thật là Việt tộc đã có chữ Việt bộ Mễ (lúa) ở trên và cái móc hình lưởi hái (dùng để cắt lúa) ở dưới từ lâu trước khi nhà Thương chiếm đất của Bách Việt vì Việt tộc phát minh lúa nước trước nhất thế giới nên tổ tiên Việt thể hiện cái lịch sử vinh quan đó trên chữ Việt. 4-Đưa các học giả Việt Nam gồm cả Bình Nguyên Lộc vào cạm bẫy về giả thuyết cái tên Việt có liên hệ đến cái Rìu ở Quốc Oai.
Hình 2 : Chữ Việt tượng hình đời Thương là sự tráo đổi bằng cách chỉ lấy cái móc (hình lưỡi hái) của chữ Việt bộ Mễ của Việt tộc.
Ngoài Việt Tuyệt thư, qua “Lỗ Hổng Lịch Sử Trung Quốc”, chúng tôi nhận thấy có nhiều dấu hiệu trong đời sống hằng ngày thời đó đưa đến kết luận rằng tất cả các nước ở Trung Nguyên như Sở, Lỗ, Việt, Ngô, Tần, Tề… đều có cùng một thứ chữ viết và một ngôn ngữ với một số biến đổi tùy theo mật độ hợp chủng và pha trộn văn hóa của từng địa phương. Bằng chứng là : a- Tất cả nhà học giả trước, đồng thời và sau Khổng Tử đều biết đọc và viết chữ khoa đẩu của Việt tộc một cách thành thạo. b- Nhiều sách cổ quan trọng như Kinh Thư, phần Ngu (Đế Thuấn), Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ khoa đẩu. c- Chính Khổng Tử soạn thảo sách Xuân Thu của ngài bằng chữ khoa đẩu theo Tân thư Vệ Hằng truyện. Chúng tôi có lý do chính đáng tin rằng cái gọi là chữ “Hán” đang xử dụng đương thời thật sự là chữ khoa đẩu (Việt Tuyệt thư). d- Các học giả ở nước Lỗ, Sở, Việt, Ngô, Tần, Tề… đều thấm nhuần tư tưởng của Khổng Tử thì họ phải có cùng một chữ viết và tiếng nói với nước Lỗ. e- Khổng Tử dẫn học trò đi chu du khắp Trung Nguyên để phổ biến tư tưởng của ngài và xin phục
vụ cho các vương quốc khác nhau. Nếu các vương quốc và dân chúng của các nước đó không có cùng chữ viết và tiếng nói như nước Lỗ thì ngài phổ biến tư tưởng của ngài cho
ai? và phục vụ cho vương quốc nào? Đó là tình hình văn hóa và chữ viết trên thực tế từ trước nhà Thương xâm chiếm đất của Bách Việt cho đến sau thời nhà Hán.
Thực tế văn hóa này được Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia chứng nhận với bài “Chữ Hán và Ký hiệu” (Chinese Scripts and Symbols) : “… trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất chữ viết năm 221 TCN, các nước ở Trung Nguyên (China) có cùng một thứ chữ viết mà mà họ có thể hiểu lẫn nhau (mutually comprehensible) và một số chữ ngoại lệ của mỗi nước (deviations)”. Tài liệu này minh chứng hùng hồn rằng giả thuyết của chúng tôi là đúng, nghĩa là tất cả các nước ở Trung Nguyên xử dụng cùng một thứ chữ viết và nói một thứ tiếng nói với vài thay đổi theo từng địa phương. Tần Thủy Hoàng không tiêu diệt chữ viết của một nước nào cả mà chỉ thống nhất các chữ ngoại lệ cuả các nước đó thôi. Tóm lại Chữ viết, Văn hóa và Ngôn ngữ của Việt tộc được các nước ở Trung Nguyên xủ dụng từ trước nhà Thương đến nhà Tần và nhà Hán.
IV- Lịch Sử và Nguồn Gốc Chữ Hán :
Lịch sử chữ Hán có nhiều uẩn khúc pha trộn chuyện thần thoại với giả thuyết trái ngược của các nhà khảo cổ làm cho người đọc không biết đâu là thật đâu là giả. Truyền thuyết Trung Quốc cho rằng Hoàng Đế, Thương Hiệt (sứ quan của Hoàng Đế) và Phục Hi phát minh ra chữ Hán vào khoảng 2650 TCN. Nhưng chưa bao giờ khảo cổ học tìm thấy chữ Hán trước 1300 TCN cả. Tất cả phương pháp khoa học chứng minh rằng Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn là những nhân vật thần thoại tạo dựng lên vào cuối đời nhà Chu (Giáo sư Lương Kim Định).
Bách khoa toàn thư Wikipedia viết (16-09-2009) : “Triện thư là chữ cổ của thư pháp Trung Quốc . Nó có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời Chu (1050 TCN-256 TCN) và phát triển ở nước Tần (221 TCN - 207 TCN) trong thời Chiến Quốc (480 TCN - 221 TCN). Đó là chữ viết chính thức cho toàn thể Trung Quốc dưới thời nhà Tần và nhà Hán”.
Đây là một nhận định thiếu căn bản lịch sử và không có cơ sở khoa học, vì chữ giáp cốt còn nằm sâu dưới đất từ 1300 TCN đến 1899. Từ 1050 TCN đến 1899 là 3.050 năm chưa ai biết có chữ giáp cốt thì làm sao Triện thư có nguồn gốc từ chữ giáp cốt đời Chu được?
Cổ sử chép Chu Tuyên Vương (827 TCN - 782 TCN) ra lệnh cho Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ Đại triện để viết lịch sử Tàu. Tự Điển Việt Hán Nôm giới thiệu sơ lược lịch sử văn tự Hán Nôm viết : “Chữ Triện ra đời vào khoảng năm 826 TCN - 827 TCN, là sản phẩm của quan Thái sử Trửu thời Chu Tuyên Vương sáng tạo ra”.
Giáo sư Vũ Thế Ngọc viết trong sách “Nghiên cứu chữ Hán vá tiếng Hán Việt 1989” rằng “Khoảng 800 TCN, Thái sử họ Lưu nhà Chu goị Cổ Văn (chữ khoa đẩu) bằng Đại triện và dùng chữ này vào việc viết sử”. Ba nguồn cổ sử này chứng minh chữ Hán xuất
hiện với sự ra đời của chữ Đại triện vào năm 827 TCN. Tuy nhiên, người Tàu không bao giờ nhận sự thật này. Từ cuối đời Đông Hán, các học giả Trung Quốc như Liu Desheng
(147-188), Wang Xizhi (151-230), Ouyang Xun (157-641) tiếp tục cải thiện và hoàng tất chữ Hán mà ta thấy ngày nay. Năm 1909, Lu Feikui đề nghị đơn giản hóa chữ Hán. Đến năm 1956 và 1964, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc cho phát hành hai Bản Hán
Tự giản thể. Vậy ta thấy rõ cho đến nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc chữ Hán mới bắt đầu thoát ly khỏi chữ khoa đẩu.
V- Khám Phá Chữ Giáp Cốt Năm 1899 :
Năm 1899, ông Wang Yrong một viên chức Bắc Kinh ngã bệnh được cho toa mua thuốc có “xương rồng” (dragon bone). Ông tình cờ thấy xương rồng có khắc chữ viết giống chữ Hán. Vậy ông Wang Yrong là người Tàu đầu tiên thấy chữ Giáp Cốt. Sự tình cờ này đã dẫn đến sự khám phá chữ Giáp Cốt (Oracle Bone Scripts) ở Anyang tỉnh Henan. Giáo sư Vũ Thế Ngọc trong sách “Nghiên cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt 1989” viết: “Khảo cổ học đã khai quật gần 5.000 chữ Giáp Cốt ở cuối đời nhà Thương 1300 TCN. Những chữ này đã đạt đến giai đoạn “hội ý” mà không qua các giai đoạn căn bản thuần túy tượng hình và chỉ sự nào cả… Thật ra cho đến nay, gần thập niên cuối cùng trước khi bước sang thế kỷ 21,vấn đề nguồn gốc chữ Hán vẫn là một vấn đề chưa được giải đáp trọn vẹn. Nhưng phân tách thì ta thấy một số lớn chữ đó đã được viết theo nguyên tắc nghiêm ngặt : chữ đã phát triển tới giai đoạn hội ý, vượt xa giai đoạn căn bản thuần túy tượng hình và chỉ sự. Vì vậy chữ này phải có một giai đoạn tiền thân sơ khai hơn nữa. Nhưng cho đến nay (1987) chúng ta còn chưa phát hiện ra.
“Cho đến những năm gần đây thì giới khảo cổ học, đặc biết là ở Lục địa Trung Quốc vẫn đang cố gắng tìm kiếm câu trả lời dứt khoát về nguồn gốc chữ Hán và người ta đã tưởng là tìm được. Nguyên là khi khảo cổ học tìm ra các chứng tích cổ vào hạng nhất Trung Quốc được gọi chung là nền Văn Hóa Ngưỡng Thiều cổ đến 4000 năm trước Tây Lịch . Trong một số đồ đất người ta nhận thấy có một số hình vẽ và ký hiệu rất có thể có khả năng là cơ sở cho các chữ tượng hình nguyên thủy. Nhiều nhà khảo cổ và cổ ngữ học Trung Quốc đã cho rằng những hình vẽ hoặc hoa văn này chính là tiền thân của các chữ tượng hình Trung Quốc”.
Các nhà khảo cổ quốc tế và một số nhà khảo cổ Trung Quốc như Qiu Xigui (2000 tr.31) không chấp nhận là chữ Hán có liên hệ với nền Văn Hóa Ngưỡng Thiều. Qiu Xigui viết : “Chúng ta không có căn bản nào để nhận những hình vẽ trên đồ gốm, xương thú hay mai rùa là chữ viết và lý do nào để kết luận chúng là nguồn gốc của chữ viết đời Thương”.
VI- Khảo Sát Chữ Giáp Cốt Trên Căn Bản Lục Thư :
Ngoài sự thiếu hoàn toàn chữ tượng hình, Giáo sư Vũ Thế Ngọc cũng không thấy bước sơ khởi nào đi đến phát minh chữ giáp cốt trong vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều, ông viết : “Tuy nhiên kể từ thời Ngưỡng Thiều đến đó, là gần 3.000 năm mà trong suốt 3.000 năm ta không thấy bất cứ một chứng liệu nào chứng tỏ sự sáng tạo liên tục từ các hình vẽ hay dấu hiệu thời Ngưỡng Thiều tiến đến các lối văn tự xuất hiện gần cuối đời Thương (1300 TCN). Khoảng trống 3.000 năm đó đủ đánh đổ giả thuyết có sự liên hệ giữa hai bên”.
Sự phân tích khoa học này chứng minh hung hồn rằng chữ giáp cốt không được phát minh trong vòng 3.000 năm tại vùng văn hóa Ngưỡng Thiều mà có lẽ chúng được để lại đây bởi một dân tộc nào khác. Vậy người Tàu không phát minh ra chữ giáp cốt cuối đời Thương như họ tự nhận.
Để giúp cho dễ hiểu tiến trình phát minh chữ viết, chúng tôi xin vắn tắt trình bày cách thành lập chữ viết chung cho mọi dân tộc trên thế giới và riêng cho chữ Hán.
1-Cách thành lập chữ viết chung cho mọi dân tộc :
Con người nguyên thủy hợp lại từng nhóm lớn nhỏ khác nhau. Họ phát ra những âm thanh mà không ai hiểu ai cả. Họ chỉ giao dịch với nhau bằng cách ra dấu tay hay dấu
chân. Dần dần một người có uy tín trong nhóm chỉ vào một cái cây và phát ra một âm thanh như “cây”. Cả nhóm nhận đó là tên của cái cây. Cứ như thế với thời gian họ tạo ra một ngôn ngữ cho gia đình hay bộ lạc. Hằng ngày họ giao dịch với nhau và truyền cho nhau cái hiểu biết, kinh nghiệm, những suy tư hiện tại hay tư tưởng sáng kiến cho ngày mai. Khi con người phát triển một nền văn hóa cao, họ phát minh ra chữ viết để lưu lại những tư tưởng quan trọng cho con cháu hậu thế. Cũng như phương pháp tạo tiếng nói, con người “vẽ ra một cái cây thật đơn giản” để tượng trưng cho chữ viết của cái “cây”. Ta gọi nó là chữ tượng hình (pictogram). Rồi muốn diễn tả cái rừng, con người vẽ hai cái cây sát nhau theo một thể lệ mà cả nhóm chấp thuận. Đó là chữ “hội ý” (ideogram). Mỗi dân tộc có một phương pháp riêng để tạo chữ viết của họ. Trong sự phát minh ra chữ viết, con người dù ở nơi nào trên trái đất đều bắt đầu vẽ ra một hình thật đơn giản để diễn tả cái ý họ muốn viết ra. Các hình đó được gọi là chữ tượng hình (pictogram). Rồi theo một thể lệ chung, con người phối hợp lại hai hay nhiều chữ tượng hình với nhau để tạo chữ mới phức tạp hơn và được gọi là chữ “hội ý” (ideogram). Đó là phương thức căn bản nhất để tạo chữ viết mà không một dân tộc nào bỏ qua được giai đoạn này, tuy mỗi dân tộc có cách riêng để phát minh ra chữ viết đặc biệt của họ. Với thời gian, họ đơn giản hóa tối đa các hình vẽ nói trên đôi khi chỉ còn lại một cái ký hiệu nào đó mà ta gọi là chữ tượng hình hoặc tượng thanh riêng cho mỗi bộ lạc hay dân tộc.
2-Cách thành lập chữ Hán :
Chữ Hán khác với các chữ viết theo vần. Cách thành lập chữ Hán được khẳng định trong Lục Thư (sáu cách thành lập chữ Hán). Chúng tôi áp dụng chữ giáp cốt vào lăng kính Lục Thư để xem chữ giáp cốt có theo đúng lục thư không? Lục thư gồm có các chữ sau đây :
1-Tượng hình, 2-Chỉ sự, 3-Hội ý, 4- Hình thanh, 5-Chuyển chú, 6- Giả tá.
1-Chữ tượng hình : là những chữ gốc rễ của văn tự Trung Quốc. Chúng là những chữ cơ bản “thấy sao vẽ vậy”. Ví dụ : Mộc là cây, vẽ hình cái cây 木. 2-Chữ Chỉ sự : là loại chữ “trông mà biết được, xem thời rõ ý” Ví dụ : chữ Mộc (cây) nếu ta thêm một gạch ngang ở trên thì ta có chữ Mạt (ngọn) 末 , nếu ta thêm một gạch ngang ở dưới thì ta có chữ Bản (gốc) 本 . Hai chữ tượng hình và chỉ sự này là những chữ căn bản nhất của chữ Hán để tạo ra các chữ mới khác. 3-Chữ hội ý : được thành lập bởi cách phối hợp hai hay nhiều
chữ căn bản để tạo a chữ mới. Ví dụ: : Chữ Lâm (rừng) 林 , thành lập bởi phối hợp hai chữ Mộc. Chữ Sâm (rừng rậm) 森 . thành lập bởi phối hợp ba chữ Mộc.Vậy chữ hội ý phải có chữ tượng hình mới thành lập được. Nhưng chữ giáp cốt cuối đời Thương không có chữ tượng hình. Nếu chữ hội ý của giáp cốt văn có thể thành lập được mà không qua chữ tượng hình thì Lục Thư trở thành “Vô Dụng”. Sự thật này chứng minh rằng Lục Thư và chữ hội ý không do người Tàu phát minh vì không một dân tộc nào mà không bắt đầu vớí chữ tượng hình khi mới phát minh ra chữ viết cả. Vậy nguồn gốc chữ giáp cốt lộ rõ khi chữ giáp cốt được cứu xét qua lăng kính Lục Thư. Do đó chữ giáp cốt có thể do một dân tộc nào khác đã để lại vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều chữ viết hoàn hảo của họ như Giáo sư Vũ Thế Ngọc khảo sát và phát hiện ở trên. Dân tộc đó sẽ được phát hiện ra ở khảo cổ học thứ nhất, thứ hai và hai chữ Việt bộ Mễ và chữ Việt bộ Tẩu mà nhà Thương thừa hưởng sau khi nhà Thương chiếm đất của Bách Việt.
Vì một lý do gì không rõ hay vì người Tàu quen dùng chữ viết của Việt tôc trong nền hành chánh cai trị sau nhiều năm nên họ quyết định lấy chữ viết Việt tộc tạo ra chữ Hán.
Việc làm này tỏ ra thực dụng cấp thời và dễ dàng hơn là chờ đợi một thiên tài Tàu nào đó phát minh ra chữ Tàu trong nhiều thế kỷ hay thiên kỷ trong tương lai. Lịch sử cho thấy trường hợp tương tự là dân La Mã cưởng đoạt vần A, B, C của dân bị trị Etruscan để phiên âm tiếng nói của dân La Mã ở Âu Châu.
VI- Bằng Chứng Chữ Việt Tộc Tại Tỉnh Vân Nam Trung Quốc Năm 2010 :
Cổ sử Trung Quốc chép Chu Tuyên Vương (827 TCN-782 TCN) sai Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ Đại triện đẻ viết sử Tàu. Chúng tôi thâu thập một số chữ viết Việt cổ ở các chùa nhỏ tỉnh Vân Nam Trung Quốc năm 2010. Chữ khoa đẩu “Phật” (Hình 3a) được người Bắc Kinh đọc là “Phỏ” và người Quảng Đông đọc là “Phật” y như người Việt đọc vậy. Chữ khoa đẩu “Phật” sửa thành chữ Hán “Phật” (Hình 3b) cũng phát âm “Phỏ” (âm Bắc Kinh) và “Phật” (âm Quảng Đông). Dân Vân Nam, Bắc Kinh và Quảng Đông đều nhìn nhận chúng là chữ Hán cổ. Du Miên tác giả sách “Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” viết Vân Nam là vùng đất mà truyền thuyết nói rằng Mẹ Âu Cơ dẫn năm mươi con lên núi. Cổ sử Trung Quốc ghi chép dân Điền Việt (môt nhóm trong Bách Việt) sinh sống ở Vân Nam. Chữ khoa đẩu “Phật” (Hình 3a) bắt đầu bằng hai sổ thẳng đứng nối với nhau ở đầu trên. Một trong hai nét đó được thay thế bằng một phết từ phải sang trái nằm trên nét thẳng đứng còn lại. Cách sửa đổi này tìm thấy trong 28 chữ khác trong số 1.000 chữ khoa đẩu mẩu của sách “Nghiên cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt 1989” của Giáo sư Vũ Thế Ngọc. Chữ “Phật” trên hình (3b) và (3c) giống nhau hoàn toàn ngoại trừ chữ viết tay (Hình 3b) và chữ in (Hình 3c). Việc Chu Tuyên Vương (827 TCN – 782 TCN) sai Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra chữ Đại triện (14 VN) hoàn toàn ăn khớp với sự sửa đổi chữ khoa đẩu “Phật” thành chữ Hán “Phật” trình bày ở đây.
→ →
Hình 3: a- Chữ khoa đẩu
b-Chữ khoa đẩu đổi
c-Chữ Hán “Phật”
“Phật” thành chữ Hán “Phật” hiện đại
VII-Bằng Chứng Khảo Cổ Học Thứ Nhất :
Khi thảo luận về văn minh cổ Á châu trước 1900, các nhà khảo cổ Tây phương chỉ biết có Trung Quốc và Ấn Độ mà thôi. Họ khinh khi các dân tộc khác trong vùng là lạc hậu và dã man. Năm 1923, Madelaine Colani (1866-1943) một nhà khảo cổ nổi danh Pháp khai quật một số hang động tại một vùng Bắc Việt Nam. Bà nhận thấy những chứng vật đào được khác với các nền văn minh trên thế giới nên bà đề nghị “Một Nền Văn Hóa Hòa Bình”. Cả thế giới đều chấp nhận đề nghị của bà. Cùng năm 1923, trong khi bà đào quật
một hang động vùng Văn Hóa Hòa Bình, bà tìm thấy hai chiếc điã gốm nhỏ ở chân núi Lam Gan có khắc hai chữ Sĩ và chữ Thượng.Nhưng niên đại cuả hai chiếc điã nhỏ ấy là
8000 TCN, thời gian mà người Tàu chưa có chữ viết, chưa có mặt tại Á Châu. Chữ Sĩ và chữ Thượng phải là chữ viết của dân tộc Hòa Bình. Hai chứng tích này làm điên đầu các nhà khảo cổ vì chữ Hán được chấp nhận xuất hiện vào 1300 TCN, tức là 6.700 năm sau chữ viết trên hai điã nhỏ này.
Chữ Sĩ (4a)→
Chữ Sĩ (4b)→
Chữ Thượng (4c)→
Chữ Hạ (4d)→
Hình 4 : Chữ Sĩ và chữ Thượng .
(Trích từ sách Nghiên cứu chữ Hán và tiêng Hán Việt 1989”của Giáo sư Vũ Thế Ngọc.)
Lúc mới khai quật lên, hai chữ viết này không được chú ý lắm vì bị lầm tưởng là hoa văn trang trí. Nhưng khi xét kỹ mới khám phá ra hai chữ này có dạng chữ Sĩ và chữ Thượng trên Bản Hán Tự Thượng Hải (Shanghai Chinese Text). Hai chứng tích này là bằng chứng khảo cổ học thứ nhất quả quyết rằng người Tàu đã lấy chữ viết Việt tạo ra chữ Hán hoàn toàn ăn khớp với lệnh cuả Chu Tuyên Vương (827 TCN-782 TCN) và chữ giáp cốt cuối đời Thương không do người Tàu phát minh. Ta thấy chữ Sĩ (Hình 4a) có cách sửa đổi giống trong chữ “Phật” thảo luận ở trên. Chữ Sĩ (Hình 4b) không có sửa đổi nào ở
kiểu chữ Lệ và Chân. Đoạn ngoằn nghèo của nét thẳng đứng trong chữ Thượng (Hình 4c) được thay thế bằng một đoạn thẳng thôi ở chữ Lệ và chữ Chân. Chữ Hạ (Hình 4d) có
cùng một cách sửa đổi với chữ Thượng. Sau đây là hình chụp (Photo) thực của hai chữ Sĩ và Thượng trên hai đĩa gốm nhỏ do Madelaine Colani đào được (Hình 5).
Chữ Thượng Chữ Sĩ
Hình 5 : Hình chụp hai chiếc đĩa gốm nhỏ do Madelaine Colani đào quật ở chân núi Lam Gan vùng Văn Hóa Hòa Bình Việt Nam năm 1923
Hai chữ Sĩ và chữ Thượng này minh chứng cho giả thuyết của Giáo sư David Keightley (Berkely 1983) rằng : “Nền văn minh Trung Quốc không phát xuất từ phía bắc sông Wei (sông Vị) như đã lầm tưởng. Nó phát xuất từ phía nam sông Dương tử (Yangtze river). Sự phát triển của dân Việt và các dân lân bang khác cho thấy nguồn gốc văn hóa và thể thức từ đó nền văn minh sớm nhất của Trung Quốc được thành hình. Khảo cổ học, ngôn ngữ học và nhân chủng học cho phép đưa ra giả thuyết rằng một dân tộc phía nam Trung Quốc vào thời đồ đá mới (Neolithic) nắm giữ vai trò căn bản trong Trung Tâm Văn Hóa Hòa Bình đã di dân vào thiên kỷ thứ năm TCN qua tỉnh Szechwan đến bờ sông Wei lập ra nền văn minh thời đồ đá mới Trung Quốc (The Origin of the Chinese Civilization 1983, Đại học Berkely).
Giả thuyết này cho chúng tôi tin tưởng hơn rằng dân Hòa Bình đã để lại vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều những chữ giáp cốt hoàn hảo khi họ di dân qua đó.
VIII-Bằng Chứng Khảo Cổ Học Thứ Hai (Chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn) :
Năm 1979, khi khảo sát những di vật thuộc văn hóa Đông Sơn do nhà khảo cổ học Thụy Điển O. Janse khai quật được ở Thanh Hóa, hiện để ở bảo tàng Guimet, Paris, Giáo sư Hà Văn Tấn thấy một công cụ bằng đồng mà các nhà khảo cổ học quen gọi là lưỡi cày cánh bướm, đặc trưng cho vùng sông Mã – có hai ký hiệu ở hai bên họng tra cán (Hình 4, hàng trên). Hai ký hiệu này do không đối xứng với nhau, có nhiều khả năng là chữ viết. Chữ thứ nhất là chữ Tài (tài giỏi), chữ thứ hai là chữ Dĩ (xử dụng).
↓ ↓
Mộc Mộc
Hình 6 : Hàng trên: Chữ viết trên lưỡi cày hình cánh bướm ở Thanh Hóa.
Hàng dưới: Chữ viết trên chiếc qua ở vùng sông Mã, Thanh Hóa.
Trong số đồ đồng ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội), Giáo sư Hà Văn Tấn gặp một chiếc qua, một thứ vũ khí cổ, tìm được ở vùng sông Mã Thanh Hóa, trên thân có khắc
năm ký hiệu (Hình 4, hàng dưới). Cặp chữ số 4 là chữ “Lâm” (rừng) lập thành bởi phối hợp hai chữ” Mộc” (cây). Giáo sư Hà Văn Tấn xác định “Chữ viết trên lưỡi cày văn hóa Đông Sơn thì hẳn là chữ của người Việt cổ.” Cái qua đồng vừa tìm thấy ở vùng sông Mã Việt Nam, lại vừa tìm thấy ở phía nam sông Dương tử. Ông nghĩ rằng chữ viết trên
cái qua là chữ viết của người Lạc Việt. Ở Trường Sa (Hồ Nam), người ta tìm thấy trong một ngôi mộ Sở một con dao găm có cán hình người. Đó là sãn phẩm của văn hóa Đông Sơn. Giáo sư Hà Văn Tấn kết luận : “Ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn lên phía bắc theo lưu vực sông Nguyên, sông Tương đến đất Sở là rõ ràng”. Giờ đây có thể nói rằng :
“có một hệ thống chữ viết Việt cổ thời kỳ văn minh Đông Sơn phát triển rực rỡ ở khoảng thế kỷ IV trước công nguyên, trước khi người Hán vào xâm lược, đô hộ đất
nước cuả người Việt cổ hơn một nghìn năm, và đến năm 938 đã bị đánh đuổi về phương bắc.”
Dưới đây là cách người Tàu sửa đổi chữ khoa đẩu thành chữ Đại triện (chữ Hán) :
Chữ khoa đẩu Chữ Hán
(Chữ cuả người Lạc Việt)
Hình 7 : Chữ khoa đẩu “Mộc” (cây) sửa thành chữ Hán “Mộc”
Trích từ sách “Nghiên cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt 1989”của Giáo sư.Vũ Thế Ngọc, trang 280, cột 15.
Chữ khoa đẩu “Mộc” được sửa thành chữ Hán “Mộc” theo lệnh của Chu Tuyên Vương (827 TCN-782 TCN) trong kế hoạch chiếm thu chữ viết Việt tộc. Nét cong ngửa mặt lên trên của chữ khoa đẩu Mộc được thay thế bằng một nét thẳng nằm ngang và nét cong úp mặt xuống được thay thế bằng hai nét xéo ra hai bên. Nét sổ thẳng đứng ở giữa giữ nguyên.
Hình 8 cho thấy cách tạo chữ khoa đẩu mới được tạo thành theo Lục Thư :
Chữ khoa đẩu Chữ Hán
Chữ Mộc (cây)
→ Chữ Lâm (rừng)
┃ ┃ → Chữ Sâm (rừng rậm)
Hình 8 : Lục Thư : Cách thành lập chữ “hội ý” từ chữ tượng hình “Mộc”.
Kết hợp hai chữ tượng hình Mộc (cây) làm ra chữ hội ý “Lâm”(rừng) và hợp ba chữ Mộc làm ra chữ “Sâm”(rừng rậm) cho thấy dân Hòa Bình phát minh ra Lục Thư. Việt tộc có hai cách viết chữ Sâm là : a- Ba chữ Mộc sắp theo hàng ngang hoặc
b- Một chữ Mộc chồng lên hai chữ Mộc khác sắp hàng ngang ở
dưới (Hình 8).
Việt tộc viết con số cũng khác với người Tàu (Hình 9) :
Hình 9 : Chữ số của Việt tộc
Việt tộc có ký hiệu hình cái vỏ nghêu cho con số “KHÔNG”(zero). Có lẽ Việt tộc thời tiền sử ưa ăn ốc, nghêu… nên lấy cái vỏ nghêu trống không (sau khi ăn ruột nghêu) làm ký hiệu số “không”. Việt tộc và người Maya ở Mỹ Châu có cùng một ký hiệu cho số “Không”. Số 1, 2, 3. và 4, người Việt viết bằng 1, 2, 3,và 4 nét nằm ngang chồng lên nhau như 4 ngón tay của bàn tay (trừ ngón cái). Số 5 : có ký hiệu giống số 10 La Mã. Số 7 : có ký hiệu giống chữ Thập. Số 10 : viết bằng một đường sổ thẳng đứng. Việt tộc dựa theo thiên tạo 10 ngón tay hay 10 ngón chân mà phát minh ra hệ số đếm thập phân (10).
IX- Bằng Chứng Chữ Khoa Đẩu Khác Sửa Thành Chữ Hán :
Chúng tôi trình bày vài chữ khoa đẩu và chữ Hán giống nhau như hai anh em sinh đôi đã thảo luận ở trên :
→Chữ Nhân (10a
Chữ Hoàng (10b)
→Chữ Hỏa (10c
Chữ Đế (10d)
→Chữ Vương (10e)
Hinh 10 : Chữ khoa đẩu Nhân, Hoàng, Hỏa, Đế và Vương
Chữ khoa đẩu Nhân (Hình 10a) được thay thế bằng hai phảy qua bên phaỉ và bên trái. Chữ khoa đẩu Hoàng (Hình 10b) hoàn toàn giống chữ Hoàng trên cái triện của Tần Thủy Hoàng (Hình 11a) và có thay đổi ở kiểu chữ Chân nhưng dạng tổng quát còn giữ nguyên.
Hình 11 : Cái triện của Tần Thủy Hoàng
→Hoàng (11a)
→Đế (11b)
Chữ khoa đẩu Hỏa (Hình 10c) có hai nét thẳng đứng hai bên nghiên hơn ở chữ Lệ và chữ Chân. Chữ khoa đẩu Đế (Hình 10d) không khác gì với chữ Đế (Hình 11b) trên cái triện của Tần Thủy Hoàng. Ở chữ Chân có thay đổi đáng kể nhưng dạng tổng quát còn giữ nguyên. Chữ khoa đẩu Vương (Hình 10e) có thay đổi không đáng kể ở chữ Chân.
b- Chữ khoa đẩu trên trống đồng ở Giám Tử Học tại thủ đô Huế Việt Nam :
Hình 14 : Chữ khoa đẩu trên trống đồng ở Giám Tử Học, Huế Việt Nam
[? Chữ Án (bàn dài), …., Chữ sau cùng Nhân (người)].
Hình 15 : Chữ Khoa Đẩu Trên Trống Đồng ở Quốc Tử Giám, Huế, Việt Nam.
[Từ trái sang phải : … , Chữ Hạ (ở dưới) và chữ Nhi (thế mà)].
X-Chữ Đại Triện Lại Có Một Tên Khác Là Khoa Đẩu Văn :
Giaó sư Vũ Thế Ngọc viết : “Cho đến 800 trước Tây lịch, Thaí sử họ Lưu đời nhà Chu nhân vì để soạn lại một bản liệt kê các từ ngữ đã có, để cho dùng cho việc viết sử đã chỉnh đốn lại Cổ Văn. Thứ chữ này gọi là Lưu Văn hay Đại triện.
“Đại triện lại có một tên khác là Khoa Đẩu Văn (chữ hình con nòng nọc) – như người ta đọc thấy trong truyện Hiệp Khách Hành của Kim Dung”.
Theo lệnh của Chu Tuyên Vương (827TCN – 782 TCN), các Thái sử Tàu (họ Lưu và Trửu) đã thêm bớt chữ khoa đẩu tạo ra chữ Đại triện để viết sử Tàu 2.827 năm trước khi chữ giáp cốt được đào quật lên năm 1899 ở vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều. Vậy chữ Hán bắt đầu với chữ Đại triện, tức là chữ khoa đẩu sửa đổi dưới thời Chu Tuyên Vương.
Hình 12 : Chữ Đại triện
Năm 213 TCN, theo lệnh của Tần Thủy Hoàng, Thừa Tướng Lý Tư chỉnh đốn lại sự hổn độn văn tự, sắp đặt lại cho thống nhất, giải thích cách cấu tạo, ý nghĩa các chữ mà không sáng tạo thêm chữ mới nào cả. Ông cho xuất bản 3.300 chữ dưới tựa đề Tam Thương. Hệ thống này goị là Tiểu triện (Hình 13). Vậy Đại triện và Tiểu triện không khác nhau. Cả hai viết bằng bút tre hay gỗ với nét đậm và đều. Đại triện và Tiển triện còn đậm màu chữ khoa đẩu. Trên hình 13, ta còn nhận ra chữ khoa đẩu Bạch, Vương, Đế và bên cạnh là
chữ Thổ. Triện thư được dùng viết sử từ khoảng 827 TCN, tức là 2.827 năm sau chữ giáp cốt và là chữ chính thức cho toàn thể Trung Quốc dưới thời nhà Tần và nhà Hán. Suốt nhiều ngàn năm lịch sử của Trung Quốc, người Tàu xử dụng chữ viết Việt tộc (chữ khoa đẩu) dưới ẩn danh là Triện thư. Đây là một hệ thống viết bắt buộc cho giới học giả thời đó.
→Bạch
→Vương
→Đế (kế bên là chữ Thổ)
Hình 13 : Chữ Tiểu triện
XI-Một Thứ Chữ Mang Hai Tên Khác Nhau :
Đây là một chứng liệu lịch sử cho thấy lời nói “Chữ Đại triện lại có một tên khác là Khoa Đẩu Văn” là đúng. Giaó sư Vũ Thế Ngọc viết : “Tên này (chữ hình con nòng nọc) có nguyên do bởi ông thế tử dốt chữ của nuớc Lỗ. Vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Dương
lịch, khi người ta rỡ vách nhà của Khổng Tử tìm ra được một số sách cổ (của Khổng Tử, được giấu đi trong thời Tần Thủy Hoàng). Sách được viết bằng Đại triện, ông hoàng kia không biết bèn kêu là “hình con nòng nọc” nên có tên tục từ đó.”
Cùng một thứ chữ trong cùng một số sách cổ giấu trong cùng một vách nhà của Khổng Tử mang hai tên khác nhau “Đại triện” bởi Giáo sư Vũ Thế Ngọc và “khoa đẩu” bởi Khổng An Quốc cháu 12 đời cuả Khổng Tử. Sau đây là lý do của sự khác biệt đó :
· Giáo sư Vũ Thế Ngọc sinh ra đời hơn 2.000 năm sau khi Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt tất cả sách Phật giáo viết bằng chữ khoa đẩu và chôn sống Nho sĩ nào cố cất giấu các sách cổ đó. Ông học với sách viết bằng chữ Nho (chữ Hán) và theo sách mà gọi chữ Đại triện thì chả có gì đáng trách cả!
b-Nhà học giả Khổng An Quốc đời Hán có tài liệu (Phục Sinh) và người đương thời biết đọc chữ khoa đẩu giúp ông nên ông gọi bằng chữ Khoa đẩu. Cái đáng chú ý là chữ Đại triện chính là chữ khoa đẩu được sửa đổi theo lệnh của Chu Tuyên Vương (827 TCN-782 TCN). Chúng tôi có thể chứng minh bằng toán học hay tam đoạn luận rằng chữ Đại triện chính là chữ khoa đẩu. Khổng An Quốc gọi chữ khoa đẩu là Cổ Văn. Hậu Hán
thư-Lô Thực truyện viết : Cổ Văn khoa đẩu: Nhan Sư xưa có chú : Cổ Văn là sách trong vách nhà Khổng Tử. Văn tự ấy hình nó giống con khoa đẩu (nòng nọc) nên lấy con ấy mà đặt tên goị là chữ khoa đẩu.” Tân thư Vệ Hằng truyện có nói : Thời Hán Đế, Lỗ Công Vương phá nhà Khổng Tử lấy được Thượng thư, Xuân thu, Luận ngữ, Hiếu kinh. Người đương thời không biết khôi phục lại chữ viết củ của họ Hùng nên gọi là chữ khoa đẩu.”
Thái sử họ Lưu đời nhà Chu goị Cổ Văn là Đại triện.”
Chữ khoa đẩu = Cổ Văn (Khổng An Quốc, Nhan Sư)
Chữ Đại triện = Cổ Văn (Thái sử họ Lưu đời nhà Chu)
Vậy : Chữ Đại triện = Chữ khoa đẩu
Tóm lại, người Tàu đã xử dụng chữ viết của Việt tộc (chữ khoa đẩu) suốt dòng lịch sử của dân tộc họ hơn ba nghìn năm. Chữ Hán (827 TCN) có nguồn gốc từ chữ viết của Việt tộc (10.000 TCN-15.000 TCN).
XII - Chữ Viết Người Lạc Việt ở Quảng Tây :
Lí Nhĩ Chân thuộc Hôi Nghiên Cứu Văn Hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây thông báo chữ viết cổ Lạc Việt được phát hiện ở huyện Bình Quả tỉnh Quảng Tây ngày 22 tháng 12 năm 2011. Chữ cổ này tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang, thị trấn Mã Đầu, huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây được khắc trên mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn. Ngoài ra Hội Nghiên Cứu cũng phát hiện phù hiệu và bản vẽ của người Lạc Việt cổ ở núi Đại Minh, tỉnh Quảng Tây. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội Giám định Văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bản vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới. Bộ môn khảo cổ uy tín của nhà nước giám định niên đại chữ viết này vào thời văn hóa xẻng đá lớn (4000-6000 năm trước Công Nguyên). Chữ viết của người Lạc Việt sớm hơn chữ giáp cốt của nhà Thương ở Trung Nguyên đến hơn 1000 năm, cũng có niên đại sớm hơn so với tiền thân của chữ
giáp cốt là chữ viết trên xương thú của người Đông Di ở tỉnh Sơn Đông và có nguồn gốc với chữ viết của người Thủy.
Hình 14 a : Phiến đá có khắc chữ Lạc Việt ở Bình Quả tỉnh Quảng Tây.
Hình 14b : Sơ đồ hình (14a) phiến đá có khắc chữ Lạc Việt ở Quảng Tây.
(a = Mộc, b = Sĩ, c = Xuất, d = Chấp, e = Công)
Phía trên ngón tay cái cầm phiến đá (Hình 14 b) có khắc :
a-Chữ Mộc giống chữ trên cái qua đồng Đông Sơn với niên đại 2000 TCN (Hình 6) mà Hà Văn Tấn cho là chữ viết của người Lạc Việt.
b-Chữ Sĩ giống chữ trên hai chiếc đĩa gốm nhỏ (Hình 5) Madelaine Colani đào quật ở chân núi Lam Gan trong vùng Văn hóa Hòa Bình bắc Việt Nam năm 1923 với niên đại 8000 TCN thời gian người Tàu chưa có chữ viết và sự hiện diện ở Á Châu.
c- Chữ Xuất (đi ra)
d-Chữ Chấp (hai mươi, 20) có dạng hai chữ thập liền nhau.
e-Chữ Công (công việc, người thợ).
Vậy chữ viết của người Lạc Việt bao gồm chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn (Việt Nam), chữ viết người Hòa Bình (trên hai chiếc đĩa gốm nhỏ) chứng minh chữ giáp cốt hay sấm ngữ là chữ khoa đẩu của Việt tộc. Do đó chữ được gọi chữ Hán từ hơn 3000 năm nay thật sự là chữ viết của Việt tộc phát minh rồi người Tàu chiếm thu bằng bạo lực.
Ngày 22 tháng 11 năm 2011, Hội Nghiên cứu Văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây viết : Người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của Trung Hoa.
Hình 15 : Cái qua đá có khắc chữ Lạc Việt ở sông Tả tỉnh Quảng Tây.
Vậy sự phát hiện chữ người Lạc Việt chứng minh một cách tuyệt đối rằng chữ giáp cốt (sấm ngữ) cuối đời Thương do người Bách Việt phát minh và để lại ở vùng văn hóa Ngưỡng Thiều. Sự phát hiện chữ người Lạc Việt là một nỗi mừng lớn lao cho nhà khảo cổ Việt Nam. Nhưng đó không phải là sự đột ngột quá bất ngờ vì họ đã có nhiều dữ kiện sớm hơn về sự phát minh và phát triển của chữ Việt cổ sau đây :
1-Văn bản trên bình gốm ở di chỉ Bán Pha 2 tỉnh Sơn Tây có niên đại 12.000 TCN.
2-Những ký tự khắc trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam có niên đại 9.000 TCN.
3-Một số chữ phát hiện rải rác ở vùng Sơn Đông.
4-Chữ Thủy của bộ lạc Thủy, di duệ của Việt tộc với 250.000 người sống tại Quý Châu.
Theo Hà Văn Thủy, tất cả các chữ đó có những đặc điểm như sau :
a-Ký tự Bán Pha 2 và Giả Hồ đều có niên đại trước cuộc xâm lăng của Hiên Viên (2600 TCN) tức là trước khi người Hoa Hạ ra đời. Điều này chứng tỏ đó là sản phẩm của người Việt cổ, tộc người đã sống trên Hoa Lục 40.000 năm trước.
b-Cả ký tự Bán Pha 2, ký tự Giả Hồ và chữ viết bộ lạc Thủy đều có sự gần gủi với giáp cốt văn và Kim văn. Dựa trên quy luật đọc chữ giáp cốt, các nhà chuyên môn người Mỹ đã đọc được bản văn trên bình cổ Bán Pha 2.
c-Chữ xưa nhất và đơn giản nhất cũng gần gũi hay “gợi nhớ” tới chữ muộn hơn có tự dạng phức tạp hơn là giáp cốt văn. Điều này cho thấy chữ tượng hình trên đất Trung Hoa có sự phát triển liên tục, từ ít nhất 12.000 TCN tới 15.000 TCN.
Phân tích tự dạng rìu Cảm Tang, ta thấy chữ Cảm Tang phức tạp hơn chữ Bán Pha 2 và Giả Hồ, nhưng lại đơn giản hơn giáp cốt và Kim văn. Điều này cho phép giả thuyết hệ thống chữ Lạc Việt có thể từ tự dạng Bán Pha 2 và Giả Hồ tiến tới Cảm Tang. Câu hỏi đặt ra : Từ đâu dẫn tới ký tự Bán Pha 2 ? Ta cần nhiều hơn phát hiện khảo cổ học để thấy
tiến trình của chữ Việt cổ. Nhưng dựa vào những dữ kiện hiện có, ta có thể đoán rằng chữ Việt cổ được bắt đầu bằng những ký tự hiếm hoi trên bãi đá Sapa. Có thể là từ Sapa, một
nhóm Việt đi theo hướng tây bắc mang chữ lên vùng Sơn Tây, Thiểm Tây và lưu lại chữ viết trên bình gốm Bán Pha 2.
Những nhóm Việt khác mang ký tự Sapa lên Quảng Tây, Quảng Đông rồi vượt Dương Tử lên vùng Sơn Đông thành lập trung tâm lớn của người Việt. Do ở giai đoạn sớm nên chữ viết ở Bán Pha 2 và Giả Hồ còn đơn giản. Ở thời kỳ muộn hơn nên chữ Cảm Tang đã phức tạp hơn. Từ đó, chúng tôi cho rằng , chữ giáp cốt và chữ viết trên đồ đồng Ân Khư là sự phát triển sau cùng của chữ viết tượng hình Lạc Việt.
Việt Tuyệt thư hay Việt Tuyệt ký (còn gọi là Việt Chép) là một tài liệu thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 TCN – 480 TCN), trước Sử Ký của Tư Mã Thiên (100 TCN). Tư Mã Thiên và nhiều sử liệu khác đã lấy nguồn liệu về Bách Việt Sử và các truyền thuyết đương thời từ Việt Thuyệt thư. Tài liệu này chép rằng đời nhà Thương đã nhận gia sản chữ viết Việt, văn hóa Việt và ngôn ngữ Việt từ nhà Hạ. Sử kiện này ăn khớp với nhận định của Giáo sư Lương Kim Định rằng hết đời Thương văn hóa chưa có gì là Tàu cả mà vẫn còn là Di Việt. Khổng Tử dạy học bằng tiếng Việt gọi là Nhã Ngữ vào thời đó và viết sách Xuân Thu của ngài bằng chữ khoa đẩu (Tân thư Vệ Hằng truyện). Tần Thủy Hoàng quy định dùng Nhã Ngữ để thống nhất hóa chữ viết và tiếng nói cho cả Trung Hoa cho đến nhà Hán. Khi xuống phương Nam để dẹp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện nói tiếng Việt và viết chữ Việt. Sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện đã tịch thu ở đây Bộ Việt Luật bằng chữ vuông tượng hình. Mã Viện đưa 300 gia đình quý tộc Việt đi an trí ở nam Dương Tử. Chữ Việt bị tiêu diệt. Những người Việt này phải học chữ vuông lại từ đầu. Và chữ vuông lúc này được gọi là chữ Hán ( !?). Chữ vuông tượng hình không thay đổi, nhưng cái tên đổi thành chữ Hán! Điều này cho thấy chữ Hán chính là chữ khoa đẩu mà giới thống trị Tàu bắt buộc dân chúng gọi là chữ Hán.
XIII- Liên Hệ Giữa Giáp Cốt Văn và Âm Cổ Việt Ngữ :
Đây là một bằng chứng người Tàu không những lấy chữ viết của Việt tộc tạo ra chữ Hán mà còn vay mượn luôn cả ngôn ngữ nữa. Giáo sư Vũ Thế Ngọc viết ( tr.71): Ngày nay sự khai thác kho tàng Giáp Cốt Văn và các công trình về Ngữ Âm Học lịch sử Hán tự ta
còn có thể phục hồi lại một số cổ âm Việt Ngữ là những chữ đã được “Hán tự hóa”, để có thêm một thứ chứng liệu lịch sử trong việc nghiên cứu văn hóa cổ ở Việt Nam.”
Lời nói này cho thấy một số cổ âm Việt Ngữ được “Hán tự hóa” : Thật ra chính những chữ khoa đẩu đó đã được nhà Thương chiếm đoạt sau khi chiếm đất của Bách Việt..
Người Tàu chỉ “Hán hóa” giọng đọc các cổ âm Việt Ngữ để dùng trong ngôn ngữ hằng ngày của họ như Việt Tuyệt thư ghi chép vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc. Điều này rất ăn khớp với lời phát biểu của ông Đổ Thành, người Triều Châu, trong bài khảo cứu của Giáo sư Lương Kim Định “Nước Việt của Việt Vương Câu Tiển” : Người Hán ở Bắc Kinh hiện nay nói tiếng Hán với giọng lơ lớ tiếng Việt. Ví dụ : Người Việt nói “phát minh” người Hán Bắc Kinh nói “phá ming”. Người Việt nói “khảo cổ” người Hán Bắc Kinh nói “khào của”. Sự thật lịch sử này đi ngược với quan niệm của sử gia Nguyễn Phương cho rằng người Việt có gốc Tàu và không có tiếng nói riêng. Tiếng Việt là do nói trại từ tiếng Tàu ra. Nhưng nhà ngôn ngữ học (Đỗ Thông Minh) nhận thấy rằng tiếng Việt có 15.000 âm điệu trong khi tiếng Tàu chỉ có 1.300 âm điệu thôi. Nguyễn Phương đã phạm lỗi lầm đáng kể vì thiếu nghiên cứu.
Chu Cốc Thành viết “Hiên Viên liền phỏng theo sinh hoạt của Viêm tộc (Việt tộc) mà tổ chức xã hội Hoa tộc”. “Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn là mhững nhân vật thần thoại được tạo dựng lên vào cuối đời nhà Chu (Kim Định)”. Vậy chúng tôi có giả thuyết rằng những từ “Hoàng Đế”, “Đế” và “Vương” người Tàu vay mượn của Việt tộc và phong cho những nhân vật thần thoại của Tàu các tước vị như Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Chữ Đế Nghiêu và Đế Thuấn viết và đọc theo pháp ngữ của Việt Ngữ là bằng chứng cho giả thuyết trên. Có thể cha của Đế Minh có tước vị là Hoàng Đế mà sử Tàu không chép lại.
XIV-Hai Chiếc Đĩa Gốm Nhỏ ở Vùng Văn Hóa Hòa Bình :
Hai chiếc đĩa gốm nhỏ do Madelaine Colani đào quật lên ở chân núi Lam Gan vùng Văn Hóa Hòa Bình Việt Nam có một tầm quan trọng rất lớn vì hai chứng vật đó chứng minh một cách tuyệt đối là người Tàu lấy chữ viết Việt tộc tạo ra chữ Hán. Chúng là sợi dây vô hình về nguồn gốc dân tộc và văn hóa giữa dân Bách Việt và dân Hòa Bình. Trước hết chúng tôi xin kính cẩn nghiên mình trước di ảnh của Bà Madelaine Colani (1866-1943), người có công viết lại lịch sử nền văn minh cổ nhất Á châu và thế giới của Việt tộc, đã bị chôn vùi dưới đất sâu từ ít nhất 8.000 TCN đến 16,000 TCN. Bà còn là nhân chứng cho sự “chiếm thu”chữ viết của Việt tộc để tạo chữ Hán hơn 3.000 năm rồi.
1-Hai chiếc đĩa gốm nhỏ có niên đại 8.000 TCN thì chữ viết Việt tộc trên đĩa có thể xuất hiện ít nhất 8.000 TCN hay lâu hơn nữa, thời điểm người Tàu chưa có chữ viết và chưa có hiện diện ở lưu vực sông Hoàng Hà..
2-Chữ viết Việt tộc là chữ viết cổ nhất trên thế giới với niên đại ít nhất là 12.000 TCN. đến 15.000 TCN. Chữ viết cổ thứ nhì là chữ viết Sumérian (écriture cunéiforme ở Lưỡng Hà, Iraq) với niên đại 3.100 TCN. Chữ viết cổ thứ ba là chữ Ai Cập ít lâu sau chữ viết Sumérian.
3-Chữ Hán (827 TCN) có nguồn gốc từ chữ viết Việt tộc (12.000 TCN – 15.000 TCN).
4-Hai chiếc đĩa gốm nhỏ là sợi dây vô hình về dân tộc và văn hóa giữa dân Bách Việt và dân Hòa Bình hay nói cách khác dân Bách Việt là chủ thể nền Văn Hóa Hòa Bình.
XV-Thảo Luận và Kết Thúc :
Hoa tộc là một bộ lạc bán khai, gốc Turk lai Mông Cổ với một nền văn hóa du mục truyền khẩu (không có chữ viết), đến từ Tây Bắc, sống đời sống du mục ỏ Tân Cương và Thanh Hải. Mãi về sau mới đánh chiếm đất của Bách Việt, một dân tộc định cư đã lâu đời
ở phía bắc sông Hoàng Hà, với một nền văn hóa nông nghiệp tổng hợp và biện chứng. Lẽ tất nhiên, kẻ chiến thắng có toàn quyền chiếm đoạt đất nước, tài sản, văn hóa và chữ viết của Việt tộc. Nếu Hoa tộc chiếm đoạt chữ viết và văn hóa của Việt tộc là việc dĩ nhiên của dân tộc kém văn hóa bắt chước cái tiến bộ của một dân tộc văn minh hơn.
Chúng tôi có thêm tài liệu chữ viết Việt Tuyệt thư, một tài liệu thời Xuân Thu-Chiến Quốc (770 TCN – 480 TCN), có trước cả Sử Ký của Tư Mã Thiên (100 TCN) để minh chứng thêm cho cái việc tất nhiên đó. Tài liệu này viết : Chữ viết và văn hóa của nhà Thương đều là kế tục của nhà Hạ . Sự xác định này đúng với sự nhận xét của Giáo sư Lương Kim Định cho rằng Cho đến hết đời nhà Thương văn hóa không có gì gọi là văn hóa Tàu cả. Văn hóa vẫn còn là văn hóa Di Việt. Giáo sư Vũ Thế Ngọc phân tích kỹ lưỡng chi tiết các chứng vật của cuộc đào quật chữ Giáp Cốt năm 1899 tại vùng văn hóa Ngưỡng Thiều chứng minh một cách minh bạch là “Chữ giáp cốt không được phát minh tại vùng văn hóa Ngưỡng Thiều trong 3.000 năm trước Công Nguyên mà có lẽ chúng được để lại đó bởi một dân tộc nào khác khi họ di dân qua vùng này. Vậy tất nhiên là người Tàu không phát minh chữ giáp cốt vì họ sống trên vùng đó có 300 năm (1600 TCN tới 1300 TCN), một thời gian quá ngắn để có thể hoàn tất một hệ thống chữ viết đòi hỏi cả thiên kỷ cho việc làm đó.
Sự gỉa tạo “chữ Việt tượng hình cái rìu đời Thương” bằng cách tách rời cái đuôi của chữ Viêt bộ Mễ của Việt tộc là một chứng cớ không chối cãi được rằng nhà Thương không có chữ viết riêng.
Sử viết của nhà Thương được nhà Chu viết lại nhiều thế kỷ sau khi nhà Chu diệt nhà Thương năm 1050 trước Công Nguyên chứng minh một lần nữa nhà Thương không có chữ viết riêng.
Bài Chữ Hán và ký hiệu (Chinese Scripts and Symbols) chép rằng cho đến đời Tần Thủy Hoàng khắp Trung Nguyên còn dùng chữ khoa đẩu chứng minh rằng nhà Thương không có chữ viết riêng.
Sau nhiều năm cai trị, người Tàu đã quyết định đồng hóa dân Việt. Việc đầu tiên họ phải làm là chiếm đoạt chữ viết của Việt tộc để độc quyền viết sử cho Việt tộc.
Nhà Thương khởi sự bằng cách tráo đổi chữ Việt bộ Mễ này của Việt tộc thành cái gọi là chữ Việt tương hình cái Rìu đời Thương (Hình 2) mà Bình Nguyên Lộc mô tả
như sau trong sách Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam của ông (trang 154-157) :
Chữ Việt nguyên thỉ viết rất kỳ lạ : một nét ngang dài và một cái móc ở dưới. Đó là chữ Việt cuối đời nhà Thương, đầu đời nhà Chu, chớ đời Hạ không ai biết nó ra sao cả, vì
không tìm được cổ thư đời Hạ bao giờ, nếu đời Hạ đã có chữ. Chữ Việt giản dị đó, đích thị là cái đuôi của chữ Việt thứ nhì trong thư tịch Trung Hoa, chữ Việt mà các nhà nho ta gọi là Việt bộ Mễ, nhưng người Trung Hoa gọi là chữ Việt bộ Nguyệt, và cái bộ Nguyệt đó chính là khúc đuôi ấy, chớ không phải là chữ Mễ trong cái khung vuông. Cho đến khi Khổng Tử san định Kinh Thư thì mới thấy chữ Việt bộ Mễ xuất hiện, chớ trước đó thì chỉ có chữ Việt nguyên thỉ là cái đuôi của chữ Việt bộ Mễ. Tại sao họ lại viết như vậy ? Không thấy sách nào cắt nghĩa cả, chúng tôi nghiên cứu riêng thì thấy rằng chữ Việt nguyên thỉ và đơn giản đó có thể có nghĩa là cái rìu… Một loại rìu như vậy đã được đào lên ở Quốc Oai giữa Hà Đông và Sơn Tây… » .
Câu hỏi đặt ra là chữ Việt tượng hình cái rìu đời Thương có phải do người Tàu phát minh ra hay không? Câu trả lời là KHÔNG ! Người Tàu đời Thương chỉ “khéo léo” tách rời cái
đuôi (cái móc) của chữ Việt bộ Mễ này mà tạo ra chữ tượng hình cái rìu đời Thương. Giới thống trị Tàu bắt dân đọc chữ tượng hình cái rìu mới tạo ra là chữ “Việt”.
Họ nhận thấy phương pháp này có vẽ thành công nên Chu Tuyên Vương (827 TCN – 782 TCN) ra lệnh cho Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đâu đặt ra lối chữ Đại triện (14VN) dùng vào việc viết sử Trung Hoa.
Hình 2 : Chữ Việt tượng hình cái Rìu đòi Thương do chỉ lấy cái phần dưới, tức là cái móc hình lưởi hái gặt lúa của chữ Viêt bộ Mễ (lúa) của Việt tộc.
Vì họ biết họ không thể giấu sự thật nên họ cho biết dân Việt có chữ viết khi nước Việt Thường dâng cho Đế Nghiêu con rùa sống 1000 năm trên lưng có khắc chữ khoa đẩu kể lại sự việc khai thiên lập địa về sau. Nhưng họ không bao giờ cho dân Việt thấy hình dáng của nó ra sao cả hơn 3000 năm. Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt tất cả sách Phật giáo viết bằng chữ khoa đẩu và chôn sống Nho sĩ nào cố cất giấu các sách cổ đó. Tội cất giấu sách cổ đâu có phải là tội đáng bị chôn sống ? Nhưng Tần Thủy Hoàng đã thi hành hình phạt vô nhân đạo đó thì phải có một nguyên do thâm sâu nào khác.
Người Tàu sửa đổi chữ viết xong thì Khổng Tử, bậc hiền triết đã tự nhận không sáng tác điều gì mới cả mà chỉ lập lại lời của tiền hiền đã truyền ra thôi, khởi sự biến đổi (san định) văn hóa Việt tộc bằng cách biên soạn lại các sách của Việt tộc như Kinh Thư, Tả truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh, vv… bằng cái gọi là chữ Hán. Vậy Khổng Tử chỉ lập lại các tư tưởng cao siêu của tiền hiền Bách Việt trong các sách cổ đó thôi. Nhưng sách Khổng Tử san định lại được cho là tư tưởng của Khổng Tử ! Nhà Chu đổi tên Kinh Dịch thành Chu Dịch. Trớ trêu thay chữ Hán là chữ Đại triện (Hình 8) sửa đổi từ chữ khoa đẩu.
Chữ Mộc, Lâm và Sâm cùng các chữ số Việt tộc cũng được tìm thấy trong các chữ giáp cốt 1300 TCN. Người Tàu mượn số 1, 2, 3, 6, 8 và 9 của con số Việt tộc. Việt tộc viết số 1, 2, 3,và 4 bằng những nét nằm ngang chồng lên nhau như 4 ngón tay trong bàn tay trừ ngón cái, số 5 bằng một ký hiệu giống số 10 La Mã ; số 7 bằng ký hiệu giống chữ thập và số 10 bằng một nét thẳng đứng. Việt tộc dùng ký hiệu vỏ nghêu cho con số KHÔNG. Người Tàu không có ký hiệu cho số Không có lẽ vì họ không có quan niệm toán học về số Không. Số KHÔNG của Việt tộc được khắc trên mai rùa và xương thú (giáp cốt hay
sấm ngữ) từ 1300 TCN có nghĩa là ký hiệu đó đã có trước năm 1300 TCN lâu hơn nữa. Người Maya thổ dân Mỹ Châu cũng có cùng một ký hiệu hình vỏ nghêu cho số KHÔNG cùng HAI VẬT BIỂU (chim và rắn/rồng và tiên hay chim) và cùng Mitochondrial DNA. Ta có thể kết luận Việt tộc và Maya là một dân tộc anh em. Họ đã mang ký tự số Không
từ Á Châu sang thế giới mới là Mỹ Châu. Người Maya dựa vào 10 ngón tay và 10 ngón chân để có số 20 trong Thánh Lịch Zolkin (20 x 13 = 260 ngày). Lịch thường của họ có 365 ngày. Dân Việt lập hệ thống số thập phân (10) dựa trên thiên tạo 10 ngón tay (hay 10 ngón chân).
Chữ giáp cốt ở vùng Ngưỡng Thiều giống chữ viết trên hai chiếc đĩa gốm nhỏ Madelaine Colani đào lên được ở vùng Hòa Bình Việt Nam năm 1923. Hai chiếc đĩa gốm nhỏ có niên đại 8.000 TCN, tức là 6.700 năm trước chữ giáp cốt cuối đời Thương (1300 TCN).
Chữ giáp cốt cuối đời Thương (1300 TCN) cũng giống chữ viết trên các đồ đồng Đông Sơn với niên đại 2.000 TCN, tức là 700 năm trước chữ giáp cốt.
Vậy chữ giáp cốt hay sấm ngữ chính là chữ khoa đẩu của Việt tộc mà dân Hòa Bình đã để lại tại vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều khi họ di dân qua đó. Thêm nữa, rùa không có hoặc có rất ít ở vùng lạnh. Ở vùng Nam sông Dương tử trời ấm áp nên có nhiều rùa. Vậy gần 5000 mảnh chữ viết giáp cốt hay sấm ngữ ở vùng Ngưỡng Thiều có thể được mang đến từ các vùng ấm miền Nam sông Dương tử .
Chữ viết trên Việt Vương Câu Tiển Kiếm (498 TCN – 465 TCN) là chữ Mân Việt, một lối chữ đồng thời với chữ viết thời Khổng Tử nhưng viết theo kiểu “Điểu Trùng Văn” (Birds and worms characters), một lối chữ khó đọc. Như đã thảo luận, chữ viết từ trước nhà Thương xâm lăng đến đời Hán là chữ khoa đẩu (Việt Tuyệt thư). Khổng Tử soạn thảo sách Xuân Thu của ngài bằng chữ khoa đẩu theo Tân thư Vệ Hằng truyện. Do đó chữ Việt trên bảo kiếm do vua Việt tự đúc lấy để dùng (tự tác dụng kiếm) là chứng nhân hiếm hoi còn sót laị sau 3000 ngàn năm người Tàu đã cố công che giấu hình dáng chữ viết của Việt tộc. Chữ viết đó cho chúng ta một ý niệm rõ rệt về hình dạng của chữ khoa đẩu như thế nào (xem Hình 1a, 1b, 1c, trang 3).
Cổ sử Trung Quốc cho thấy rõ cái bình rượu là Tàu mà rượu bên trong bình là Việt, tức là văn hóa, tiếng nói và chữ viết … là Việt.
Người Tàu đồng hóa chữ Hán với chữ giáp cốt cuối đời nhà Thương (1300 TCN) là một sự mạo nhận không có căn bản lịch sử. Chữ giáp cốt nằm sâu dưới đất không một ai biết đến từ 1300 TCN đến 1899 trong khi chữ Hán bắt đầu với chữ Đại triện dưới thời Chu Tuyên Vương năm 827 TCN.. Triện thư không có liên hệ gì với chữ giáp cốt cả. Nó ra
đời với Thái sử Trửu theo lệnh của Chu Tuyên Vương sửa đổi chữ khoa đẩu tạo ra nó, nghĩa là nó được xử dụng để viết sử Tàu 2.827 năm trước khi chữ giáp cốt được khám phá. Người Tàu nhận 1.400 trong số 2.500 chữ giáp cốt được nhận diện với chữ Hán sau này (can be identified with later Chinese characters). Chữ Hán sau này là chữ Đại triện
sửa đổi từ chữ khoa đẩu. Cũng vậy người Tàu về sau này vẫn tiếp tục biện minh cho chữ Đai triện một cách vô căn cứ và không có cơ bản lịch sử trong bài đăng trên Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (16-09-2009) rằng Triện thư là chữ cổ của thư pháp Trung Quốc. Nó có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời Chu (1050 TCN-256 TCN) và phát triển ở nước Tần (221 TCN-207 TCN) trong thời Chiến Quốc. Ở thời nhà Thương, Chu, Chiến Quốc, Tần và Hán…không một ai biết có chữ giáp cốt cả. Vậy làm sao chữ Đại triện (827 TCN) và cả Tiểu triện (213 TCN) có nguồn gốc tữ chữ giáp cốt mới đào quật lên vào năm 1899 sau này được??! .
Qua “Lỗ Hổng Lịch Sử Trung Quốc” và tài liệu đáng tin cậy, chúng tôi nhận thấy nhiều sử kiện cho phép kết luận rằng trong suốt thời cổ trước đời nhà Thương đến nhà
Hán, các nước ở Trung Nguyên có cùng một thứ chữ viết tuy không thống nhất. Tóm tắt bài nghiên cứu, ông Đổ Thành, người Tàu Triều Châu kết luận : “Quá nhiều bằng
chứng và quá rõ ràng là trước đây từ nhà Hán, Tần, Xuân Thu-Chiến Quốc, Chu, Thương, Hạ, Ngũ Đế, Tam Hoàng, … xa xưa, văn hóa và ngôn ngữ là Việt ».
Quả nhiên đúng như thế : Bách khoa toàn thư Wikipedia có bài về “Chữ Hán và Ký hiệu” (Chinese Scripts and Symbols) viết rằng: “…trước khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất chữ viết năm 221 TCN, mọi nước ở Trung Nguyên (China) có cùng một thứ chữ viết mà
họ có thể đọc hiểu lẫn nhau (mutually comprehensible) với một số chữ ngoại lệ riêng cho mổi nước (deviations)”.
Sau khi thống nhất sáu nước cuối cùng, Tần Thủy Hoàng sai Thừa Tướng Lý Tư chỉnh đốn lại sự hổn độn văn tự, sắp đặt lại cho thống nhất, giải thích cách cấu tạo, ý nghĩa các chữ mà không sáng tạo thêm chữ mới nào cả. Vậy Tần Thủy Hoàng không loại bỏ chữ viết của một nước nào cả mà chỉ thống nhất một số chữ ngoại lệ riêng cho mổi nước thôi (deviations). Vậy chúng tôi có thể kết luận là khắp cả Trung Nguyên chữ viết Việt, văn hóa Việt và ngôn ngữ Việt được mọi nước xữ dụng với vài thay đổi theo từng địa phương tùy theo mức độ pha chủng và giao tiếp văn hóa khác nhau mà Tần Thủy Hoàng sai Thừa Tướng Lý Tư chỉnh đốn cho toàn thể Trung Quốc.
Nếu xét về lịch sử địa danh thì Chu Cốc Thành và nhiều nhà cổ sử Trung Quốc khác xác nhận Viêm tộc (Việt tộc) đã định cư sinh sống lâu đời tại phía bắc lưu vực sông Hoàng Hà trước khi Hoa tộc, một bộ lạc bán khai có gốc Turk đến từ Tây Bắc sống đời sống du mục tại Tân Cương và Thanh Hải. Mãi về sau, họ mới đến đánh chiếm đất của Bách Việt,
một dân tộc định cư nông nghiệp với văn cao nhưng vỏ kém và bị Si Vưu lảnh tụ Viêm tộc chống cự. Sau khi Si Vưu tử trận, Hiên Viên lảnh tụ Hoa tộc bá chiếm sáu tỉnh lưu
vực sông Hoàng Hà mà lập ra nước Tàu. Ông liền phỏng theo sinh hoạt của Viêm tộc mà tổ chức xã hội Hoa tộc. Sử kiện này làm cho địa thế Ngưỡng Thiều mất giá trị lịch sử về
văn hóa của dân bán khai du mục Hoa tộc mới đến sau này với văn hóa du mục truyền khẩu (không có chữ viết) chưa có in dấu trên đất phía bắc nước Tàu. Do đó, Hoa tộc
không thể nào phát minh ra chữ giáp cốt, một hệ thống chữ viết hoàn hảo đòi hỏi đến cả hằng thiên kỷ để hoàn thành. Thêm nữa, nghiên cứu chữ giáp cốt cho thấy chúng không được phát minh ở vùng văn hóa Ngưỡng Thiều trong khoảng thời gian 3.000 năm trước Công Nguyên. Ông Wilhem G. Solheim II tại Đại học Hawaii quả quyết rằng nền Văn Hóa Hòa Bình là nguồn gốc của nền Văn Hóa Ngưỡng Thiều. Do đó quan niệm chữ giáp cốt cuối đời nhà Thương (1300 BC) do người Tàu phát minh không còn thế đứng vửng được nữa vì nhiều lý do :
1-Chữ giáp cốt cuối đời nhà Thương (1300 TCN) thiếu hoàn toàn chữ tượng hình và đã phát triển đến giai đoạn hội ý vượt xa giai đoạn căn bản thuần túy tượng hình và chỉ sự (Giáo sư Vũ Thế Ngọc). Không một chữ viết của bất cứ dân tộc nào trên trái đất mà không qua giai đoạn tượng hình khi khởi sự phát minh ra chữ viết như đã chứng minh ở trên.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc không phát hiện, suốt trong khoảng 3.000 năm, bất cứ một
chứng liệu nào chứng tỏ sự sáng tạo liên tục từ các hình vẻ hay dấu hiệu thời Ngưỡng Thiều tiến đến lối văn tự xuất hiện ở gần cuối đời nhà Thương (1300 TCN) chứng minh
hùng hồn rằng các chữ giáp cốt hoàn hảo đó đã được để lại vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều bởi một dân tộc nào di dân qua đây và để lại chữ viết của họ tại đây vì nhà Thương
cư trú ở đó 300 năm với gia tài “chữ viết Việt và văn hoá Việt” do nhà Hạ để lại như “Việt Tuyệt thư»” đã ghi lại. Sự khảo cứu của Giáo sư David Keightley cho thấy đó là
một dân tộc phía nam sông Dương tử (Yangtze River) nắm giữ một vai trò căn bản trong Trung Tâm Văn Hóa Hòa Bình đã di dân vào thiên kỷ thứ năm TCN qua tỉnh Szechwan đến bờ sông Wei (sông Vị) lập ra nền văn minh thời đồ đá mới của Trung Quốc. Khi họ đi qua vùng Ngưỡng Thiều họ đã để lại chữ viết hoàn hảo của họ trong đó không có dấu vết nào của chữ tượng hình mà chỉ có chữ hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá. Đây là lý do thích đáng nhất và duy nhất có thể giải thích được tại sao chữ giáp cốt giống :
**a- chữ viết trên hai chiếc đĩa gốm nhỏ ở vùng Văn Hóa Hòa Bình tại Việt Nam,
**b- chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn (Việt Nam) và
**c- hai chữ Việt bộ Mễ và chữ Việt bộ Tẩu mà sau này cũng được tìm lại trong Sấm
Ngữ hay Giáp Cốt Văn vào năm 1899.
Rõ ràng người Tàu không phát minh ra chữ giáp cốt cuối đời nhà Thương (1300 TCN) như đã lầm tưởng và ngộ nhận bởi người Tàu để che giấu sự thật lấy chữ viết Việt tộc tạo ra chữ Hán ngay từ thời Chu Tuyên Vương (827 TCN-782 TCN).
2-Chữ hội ý của giáp cốt văn thành lập không cần chữ tượng hình là trái với Lục Thư. Vậy Lục Thư trở thành “Vô Dụng”. Nói đúng hơn Lục Thư không phải do người Tàu
phát minh. Chữ hội ý cũng không phải do người Tàu phát minh mà do một dân tộc nào khác phát minh ra Lục Thư. Đó là dân Bách Việt như đã trình bày trên Hình 8.
3-Chữ giáp cốt giống chữ viết trên hai đĩa gốm nhỏ do Madelaine Colani đào quật ở vùng Văn Hóa Hòa Bình tại Việt Nam với niên đại 8.000 TCN, tức là 6.700 năm trước chữ giáp cốt cuối đời nhà Thương. Vào thời điểm đó (8.000 TCN) người Tàu chưa có chữ viết, chưa có lịch sử ở Á châu, chưa có sự hiện diện ở lưu vực sông Hoàng Hà. Nó cũng giải thích được tại sao chữ giáp cốt không có chữ tượng hình mà vẫn thành lập được chữ hội ý vì chữ viết của dân Hòa Bình đã vượt xa giai đoạn căn bản thuần túy tượng hình đến giai đoạn cuối cùng là giả tá rồi.
4-Chữ giáp cốt cũng giống chữ viết trên các đồ đồng Đông Sơn với niên đại 2000 TCN, tức là 700 năm trước chữ giáp cốt cuối đời nhà Thương. Ta thấy rõ rằng chữ giáp cốt, chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn và chữ trên 2 chiếc đĩa gốm nhỏ tìm thấy ở Hòa Bình Việt Nam là một thứ chữ viết. Chúng thuộc về gia đình chữ khoa đẩu của Bách Việt.
5-Nếu chữ giáp cốt cuối đời nhà Thương (1300 TCN) là do người Tàu phát minh và xuất hiện 250 năm trước khi nhà Thương bị tiêu diệt vào năm 1050 TCN thì lịch sử nhà
Thương phải được viết lại lâu rồi không phải đợi nhiều thế kỷ sau nữa mới được viết lại bởi nhà Chu. “Quan niệm chữ giáp cốt cuối đời Thương 1300 TCN do người Tàu phát
minh” là chuyện hoan tưởng mà người Tàu tạo dựng lên, không có giá trị lịch sử, để che đậy việc họ lấy chữ viết Việt tộc tạo ra chữ Hán từ thời Chu Tuyên Vương. Họ không nhận chữ giáp cốt là nguồn gốc của chữ Hán, mặc dầu họ đồng hóa chữ Hán với chữ giáp cốt, là bằng chứng hiển nhiên của sự hoang tưởng đó.
Kết luận tất nhiên là :
1- Chữ Lạc Việt (4000 TCN-6000 TCN) giống chữ dân Hòa Bình, chữ trên đồ đồng Đông Sơn và chữ giáp cốt (sấm ngữ) chứng minh một cách tuyệt đối là người Tàu không phát minh ra chữ giáp cốt cuối đời Thương và họ lấy chữ khoa đẩu cuả Việt tộc tạo ra chữ Hán. Tác giả bài “Chữ Hán và Ký hiệu” ( Chinese Scripts and Symbols) thú nhận rằng “chữ giáp cốt 1200 TCN là một hệ thống chữ viết rất phát triển. Một hệ thống phức tạp và tân tiến như thế phải có một lịch sử của nó nhưng cho đến bây giờ chúng tôi còn chưa phát hiện ra dấu vết nào của cái lịch sử đó cả”. Bài Chữ Hán và Ký Hiệu trực tiếp nhìn nhận rằng chữ giáp cốt không được phát minh trong vòng 3.000 năm trước Công Nguyên tại vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều.
2- Chữ gọi là Chữ Hán hơn 3.000 năm lịch sử thực sự là chữ Lạc Việt với niên đại 12.000 TCN – 15.000 TCN mà người Tàu chiếm đoạt bằng bạo lực.
3- Chữ giáp cốt cuối đời nhà Thương và Lục Thư không do người Tàu phát minh.
4- Chữ Hán (827 TCN) có nguồn gốc với chữ Đại triện dưới thời Chu Tuyên Vương.
5- Chữ viết Việt tộc là chữ cổ nhất thế giới với niên đại từ 12.000 TCN-15.000 TCN..
6- Chữ Hán (827 TCN) có nguồn gốc từ chữ viết của Việt tộc (15.000 TCN) .
7- Dân Bách Việt là chủ thể của nền Văn Hóa Hòa Bình.
8- Những thuyết cao siêu như Kinh Dịch, Âm Dương, Hà Đồ, Lạc Thư… có nguồn gốc từ nền Văn Hóa Hòa Bình.
XVI- Tài liệu tham khảo :
1-Vũ Thế Ngọc, Nghiên cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt 1989, Eastwest Institute, Ngôn
Ngữ Văn Tự Việt Nam, Nhà In Mai Anh, 2148 Carobwood Lane, San Jose, CA 95132.
2-Lịch sử chữ viết Việt Nam. Ficland Info Internet.
3-Lãn Miên, Dân gốc bản địa Đài Loan có chữ viết không ?, Trung Tâm Nghiên Cứu Lý
Học Đông Phương, Internet.
4-Jonathan Fenby, China’s Imperial Dynasties 1600 BC – AD 1912, Metrobooks, 122
Fifth Avenue New York, N.Y. 10011.
5-Du Miên Lê Thanh Hoa, Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Đông Phương, Trung Tâm
Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, 10872 Westminster Avenue, Suite 214-215, Garden
Grove, CA 92843, USA.
6-Harry N. Abraham, Inc., Writing : The Story of Alphabets and Scripts, 100 Fifth
Avenue, New York, N.Y. 10011.
7-Đổ Thành, Bách Việt Sử : Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử,
www.vietnamvanhien.net/bachviet su.html
8-Lê Văn Ẩn, Viet linhnam,
http://www.mevietnam.org/Ngon Ngu/Iva-Viet.html
9- Lí Nhỉ Chân, Đại ‘Văn’ Chấn : tìm được chữ Lạc Việt TT?, www.news cn.
Bác sĩ Nguyễn Thành Đệ
bài đã phổ biến ở tập san Y Sĩ Canada, trước khi tác giả qua đời.
Vuông Chiếu nhận từ bác sĩ Nguyễn Ngọc Lang (Văn Ngọc) chuyển
No comments:
Post a Comment