“Re-Constructing - Identity and Place - in the Vietnamese Diaspora”
Do William Joiner Center
Thuộc trường Đại Học Massachusetts Boston thực hiện
Nguyễn Hữu Luyện
William Joiner Center (WJC) thuộc University of Massachusetts Boston (UMB) dùng một số tác phẩm văn học do văn công Việt cộng xuất bản tại hải ngoại, áp dụng vào chương trình nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản nhằm "hòa hợp hòa giải" giữa người Việt tỵ nạn Cộng sản và chế độ cộng sản tại Việt Nam ngày nay".
I. Giới thiệu chương trình:
Chương trình nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản do WJC/UMB đặt tên là "ReConstructing Indentity and Place in the Vietnamese Diaspora và cũng do WJC/UMB dịch ra tiếng Việt là Diễn Trình (Tái) Xây Dựng Diện Mạo Và Quê Hương Của Người Việt Ở Nước Ngoài".
Theo tập tài liệu Rockefeller Foundation Humanities Fellowship - UMass Boston Program Plan (Grant Proposal) và nói một cách đại cương, chương trình này sẽ viết những vấn đề sau đây:
1. Khảo sát việc xây dựng và diễn giải lịch sử Việt Nam. Ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử như cuộc chiến tranh chống Pháp, tù cải tạo sau 1975, Vùng Kinh Tế Mới, và vượt biên đối với Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản trong vấn đề tái xây dựng nét đặc thù.
2. Khảo sát nền văn học, ngôn ngữ, văn hóa và vai trò của nhà văn, nghệ sĩ, đặc biệt là những tiếng nói đang nổi lên của nền văn học hải ngoại trong vấn đề tái xây dựng nơi cư trú, gia đình và những đặc trưng của cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản.
3. Khảo sát về những tác động của chính sách đổi mới, khuynh hướng thiên về nền kinh tế thị trường của nhà nước Cộng Sản Việt Nam đối với cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản.
II. Nhận xét về nghĩa của chữ và mạch văn (semantics & contextual meanings) trong đề tài “ReConstructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora".
1."Diaspora" lấy từ chữ Hy lạp, có nghĩa là rải rác, phân tán. Chữ Jewish Diaspora được dùng lần đầu tiên vào năm 586 trước Công Nguyên để chỉ người Do Thái bị đày ải lên thành Babylonia. Trong suốt chiều dài lịch sử của Do Thái, cho tới sau thế chiến thứ hai, được trở về lập quốc, chữ Diaspora chỉ người Do Thái sống bên ngoài lãnh thổ Palestine và bây giờ là Israel (Theo Encarta ® 97 Encyclopedia).
Diaspora còn có nghĩa là một nhóm người sống rải rác bên ngoài lãnh thổ của mình (World Book History).
Tập tài liệu "UMass Boston Program Plan" định nghĩa "Diaspora" khác với "Immigration" vì "Diasporra" là những người bị lịch sử ngược đãi, có lòng mong đợi ngày hồi hương, và không gì có thể thay thế được sự ngự trị của quê hương cũ trong tâm hồn họ.
(ReConstructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora, p 4). Hoàn cảnh chính trị của người Do Thái ngày xưa và của cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản ngày nay không khác nhau. Do đó, chữ "Vietnamese Diaspora" contextually và semantically phải dịch là "cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản" vì trên 99% người Việt sống ở nước ngoài ngày nay là người tỵ nạn Cộng sản. Hoa Kỳ cũng như toàn bộ các quốc gia khác của thế giới tự do, sau sự kiện tháng tư 1975, đã đón nhận người Việt Nam vào quốc gia của họ dưới danh nghĩa "tỵ nạn chánh trị hay là 1. “Diaspora”.
Nếu dịch như UMass Boston là "người Việt sống ở nước ngoài", người đọc có thể hiểu là những công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam đang sống ở nước ngoài, và vào cuối thế kỷ 20, không hề có cuộc ra đi ồ ạt và vĩ đại nhất trong lịch sử tỵ nạn và đấu tranh của nhân loại. Như vậy là chương trình đã đi ra ngoài mục đích tài trợ của Rockefeller Foundation - nghiên cứu về nền văn học của cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, một nền văn học rất đa dạng và hoàn toàn khác biệt với nền văn học trong nước. Văn học hải ngoại thực chất là văn học VNCH sau hơn một phần tư thế kỷ tiếp xúc trực tiếp với nền văn học phương Tây, và đã có những biến trạng quan trọng cần được nghiên cứu: đó là mục đích của Rockefeller Foundation khi đứng ra bảo trợ chương trình này.
Cách diễn dịch hoàn toàn sai trái của UMass Boston không thể nào chấp nhận được về mặt dịch thuật, chưa nói tới mặt chá? người Việt
Di sản văn hóa của miền Nam Việt Nam đã được những người tỵ nạn mang ra hải ngoại sau sự kiện lịch sử 1975. Đảng Cộng sản đã thực hiện thống nhất vể chánh trị và quân sự, nhưng về mặt văn học thì các văn hóa phẩm kể cả âm nhạc của miền nam đã bị gom lại và đốt hết. Việt cộng dùng pháp luật để trừng phạt những ai còn lưu dụng các tác phẩm văn học, âm nhạc của VNCH. Hát nhạc vàng là nhạc của VNCH bị ghép tội "văn hóa đồi trụy" và bị đưa đi tập trung cải tạo. Bài này sẽ trình bày và dẫn chứng WJC/UMB nhìn nền văn học Việt Nam hải ngoại dưới góc độ nào? Và đã đặt nền tảng cho việc thực hiện chương trình nghiên cứu này dưới nhãn quan sát nào?
2. Identity and Place là hai terminologies dùng trong ngành "Nhân Văn Humanities". Nếu hiểu hai chữ này theo nghĩa thông thường của tự điển thì sẽ không dịch được cái nghĩa mà nó bao hàm trong khuôn khổ của chương trình nghiên cứu. Vì Việt Nam, từ thời VNCH cho tới nay, chưa có Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ nên những chữ này rất khó để có sự đồng nhất về cách dịch giữa chúng ta. Trong giai đoạn gần đây, kể từ khi chúng ta phản đối WJC/UMB, đã thấy xuất hiện trên báo chí và "network" nhiều cách dịch khác nhau, mặc dù cách dẫn giải có thể không khác nhiều. Chữ "identity" đã được dịch là "căn cước", "bản sắc", "bản chất", "đặc tính", và trường UMass Boston dùng chữ rất táo bạo là "diện mạo". Chữ "place" được dịch là "nơi cư trú", "nơi sinh sống", "mảnh đất tạm dung", "vị trí", và UMass Boston thì dịch táo bạo hơn là "quê hương". Bài viết này trình bày về ý nghĩa mà "identity" và "place" bao hàm trong khuôn khổ của khoa nhân văn, và được dùng trong chương trình nghiên cứu nà “network”
"Identity" trong cuốn Dreams in the Shadow, Mandy Thomas (Tiến Sĩ Nhân Chủng Học) có bàn về "identity" như “Identity” trong cuốn “Dreams in the Shadow”:
- Identity liên quan tới sự biểu hiện của bản thân, và những định nghĩa về bản thân được gắn liền với không gian (trong khái niệm về thời gian và không gian của sự việc).
- Identity là một quá trình xây dựng và thực hành của bản thân. Các quá trình này không bao giờ hoàn tất và hình thành trong phạm vi của sự biểu hiện.
- Bản chất của Identity là hay thay đổi.
Qua ba khái niệm trên, chữ Identity có thể dịch ra là "đặc trưng", "đặc thù" vì "Identity" chỉ biểu hiện nét đặc biệt nào đó và luôn luôn thay đổi theo điều kiện của không gian. Mỗi người đều có rất nhiều "identities": "identity về học vấn", "identity về nghề nghiệp", "identity về giới tính: bisexuality; homosexuality; heterosexuality" v. v...
Trong một buổi hội thảo về "identity", một cô người Mỹ có chồng là người Na Uy kể một câu chuyện về American identity của cô như sau: trong một khu shopping sang trọng của thủ đô Na Uy, không khí thật là yên tĩnh và trang nghiêm, cô chợt thấy một nhóm du khách người Mỹ rất trẻ, vừa đi vừa đùa giỡn, xô đẩy nhau ồn ào lớn tiếng có vẻ như coi thường người chung quanh. Cô thấy nhiều người nhìn nhóm thanh niên Mỹ đó với con mắt khó chịu. Cô chợt thấy hổ thẹn và cầu xin sao cho những người chung quanh cô sẽ không một ai biết rằng cô là người Mỹ.
Vài ngày sau, khi thăm viếng Viện Vật Lý Na Uy, tại đây đang có một chương trình nghiên cứu do Mỹ bảo trợ. Khi đi vào sảnh đường, cô thấy lá cờ Mỹ được đặt ở một vị trí trang nghiêm trong phòng. Cô thấy rất tự hào rằng mình là người Mỹ, và cô thầm ước mong rằng mọi người sẽ biết cô là người Mỹ. Cô rất sung sướng với cái American identity của cô.
Theo đó thì "Identity" lệ thuộc và thay đổi theo không gian. Do đó, "identity" không thể là bản chất, đặc tính, hay bản sắc và cũng không thể là diện mạo như UMass Boston đã dịch. Diên mạo không thể thay đổi, trong khi đó thì "identity" thay đổi.
"Place:"
Theo Mandy Thomas thì sự xây dựng lại đặc trưng của mình sau khi nhập cư có một ý nghĩa quan trọng về không gian, bởi vì người nhập cư [di dân và tỵ nạn] luôn luôn có cảm tưởng bị lạc lõng cho nên họ cố gắng tạo cho mình một cảm giác dễ chịu trong cái "place" mới của mình như ở quê nhà. Đây chính là quá trình hội nhập vào nền văn hóa mới (acculturation hay là adaptation), trong đó người nhập cư đã mặc nhiên xây dựng lại identity của mình. Qua nhận định này, chữ "place" chỉ nơi mà người tỵ nạn cư trú được gặp điều kiện chánh trị, kinh tế và xã hội thích hợp với sự mong đợi, thì người tỵ nạn sẽ có cảm giác ấm cúng như ở quê cũ.
Một thí dụ khác liên quan đến place: xét “Place”: Theo "identity Thomas thì sự xây dựng" thì khi còn ở trong nước (place: Việt Nam) thì có thể điều kiện chánh trị không cho phép, nên không tham dự lập hội trong công việc xã hội.
Khi "place: Việt Nam" thay đổi thành "place: Hoa Kỳ" thì "identity của phụ nữ Việt Nam" người tỵ nạn vừa được bình đẳng với chồng trong việc phân công trách nhiệm gia đình, ra ngoài xã hội làm việc có income/lợi tức như chồng, khi tham dự công việc xã hội kèm theo điều kiện chính trị trong xã hội đó nhiều hơn là khi còn ở Việt Nam. Sự việc này nhấn mạnh thêm rằng "place"bao hàm nghĩa "nơi cư trú người tỵ nạn có cơ hội và điều kiện hơn khi ở trong nước Việt Nam."..
III. Tuyển nghiên cứu viên:
Chương trình kéo dài ba năm. Năm thứ nhất đặt nền tảng nghiên cứu cho hai năm còn lại (UMass Boston Program Plan, p.2) và chọn bốn học giả để nghiên cứu. Hai từ Hà Nội tới là Ông Hoàng Ngọc Hiến, nguyên là Giám Đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du Hà Nội, trường này của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người thứ hai là Ông Nguyễn Huệ Chi, nguyên là chủ nhiệm Ban Nghiên Cứu và Lý Luận Văn Học thuộc Viện Văn Học Việt Nam tại Hà Nội. Người thứ ba là cô Michele Janette, tiến sĩ Mỹ da trắng, khoảng ngoài 30 tuổi. Người thứ tư là cô Carolin Kiều Linh, người Mỹ gốc Việt, theo gia đình di tản sang Mỹ năm 1975, lúc đó mới có bốn tuổi. Hai cô này viết những vấn đề không quan trọng. Riêng hai học giả Việt cộng thì WJC công bố là sẽ viết những vấn đề sau đây:
"Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu văn phong, chủ đề và các nguồn sáng tác hải ngoại, với sự chú trọng đặc biệt vào tình yêu và sự gắn bó với tổ quốc [Việt Nam].
Ông Nguyễn Huệ Chi sẽ thu thập và phân tích các tác phẩm phê bình về văn hóa cổ của Việt Nam - sự nối tiếp, thay đổi và biến thái trong môi trường hải ngoại". (Thông cáo báo chí của WJC/UMB ngày “Ông Hoàng Ngọc Hiến"
Vì cả Hoàng Ngọc Hiến lẫn Nguyễn Huệ Chi đều không am hiểu gì về nền văn học và đời sống hải ngoại nên đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng khi chọn các tác phẩm để nghiên cứu. Hai học giả này không hề phân biệt được tác phẩm nào là tiêu biểu cho tuyệt đại đa số người Việt tỵ nạn, tác phẩm nào chỉ thể hiện quan điểm của một thiểu số không đáng kể, hoặc chỉ là những tiếng nói lẻ loi mà không tiêu biểu cho một khuynh hướng nào ở hải ngoại hết. Sự nhầm lẫn vì không có một chút hiểu biết nào về đời sống thực tế của người Việt hải ngoại đã dẫn đến cách mô tả cực kỳ thê thảm khi Hoàng Ngọc Hiến viết về thế hệ trẻ hải ngoại với lời nhận xét của ông ta xen lẫn vào phần trích dẫn như sau:
"Trong bài thơ Nguyễn Bính của Nguyễn Bá Chung [Giám Đốc chương trình nghiên cứu], hai câu thơ:
"Nửa đời mới biết công danh hão,
Giày cỏ, gươm cùn đến trắng tay."
Có thể hiểu với ý nghĩa thời sự là tác giả mượn thân phận của nhà thơ giang hồ họ Nguyễn để cảm khái tâm trạng vỡ mộng của mình và những chàng trai cùng thế hệ hiện đương long đong nơi đất khách quê người. (Việt Báo Online Mục Lục Lưu Trữ “Trong.
Chỉ cần nêu lên một điểm: Nếu tuổi trẻ hải ngoại mà như vậy, thì lấy đâu ra tiền mà gửi về Việt Nam mỗi năm hàng hai, ba tỷ đô la! Hậu quả của sự lựa chọn nghiên cứu viên một cách "bừa bãi" của WJC/UMB đã dẫn đến kết quả tai hại, chỉ vì người nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản lại là đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản nên mới có nhầm lẫn giống như một người mù, sờ tai con voi rồi mô tả "con voi giống cái quạt". Đoạn trích dưới đây chứng minh rõ ràng Hoàng Ngọc Hiến không hiểu gì về Người Việt hải ngoại đã chọn bừa bãi” của WJC/UMB đã trình bày.
Trong truyện Tật Nguyền của Nguyễn Ý Thuần (16), sau 5 năm ở Mỹ, nhân vật xưng tôi có cảm tưởng chung về trạng thái nhân thế trong cộng đồng người Việt ở Mỹ như sau: Năm năng vật lộn với đủ thứ nghề và lang thang trên những vùng đất xa lạ, tôi đâm ra ngán ngẩm sau khi tiếp xúc với một số cộng đồng tỵ nạn. Hầu hết đều khoác lên người một thứ gì đó - như lớp quần áo giấy - để sống. để khỏi khuất lẫn vào đám đông. Bằng quá khứ cũng có, bằng chức vụ hay bằng cấp. Nhưng tựu trung chỉ nằm trong vòng thỏa mãn tự ái cá nhân hay khỏa lấp mặc cảm. Nói cho cùng, tôi vẫn gặp một số người sống bằng cả tấm lòng. Ở thiểu số này, ranh giới giữa suy nghĩ riêng tư và cuộc sống ở đây hoàn toàn cách biệt. Họ âm thầm thực hiện hoài bảo. Như những đốm lửa lạc loài trong đểm văn minh quá mức. Với họ - những đốm lửa nhỏ nhoi đó - điểm ra đi là nơi trở về (Đọc Văn Học Hải Ngoại của Hoàng Ngọc Hiến do Nguyễn Quốc Trụ giới thiệu và đăng trên Việt Báo Online Mục Lục Lưi trở 7/31/2001).
Đối với chúng ta thì đây chỉ là những mẩu chuyện nói năng lảm nhảm, nhưng những thế hệ sau, khi cần nghiên cứu về chúng ta, sẽ vào các thư viện nghiên cứu và các văn khố để sao lục và dùng những tài liệu NGUYÊN THỦY (PRIMARY SOURCES) như thế này để viết lại và khuếch tán hơn nữa để nói về chúng ta thì quý vị nghĩ sao? Con cháu của chúng ta sẽ nghĩ gì về cha ông chúng? Sẽ nghĩ gì khi biết rằng chúng đả được sinh ra bởi những hạng người như chúng ta (theo cách mô tả của Hoàng Ngọc Hiến như mẩu chuyện trên)? Thật ra không ai trách Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi, người phải chịu trách nhiệm về những sai trái này là WJC/UMB, cơ quan đã mời hai học giả Việt cộng để viết về người tỵ nạn Cộng sản là một đề tài mà họ hoàn toàn không có một sự hiểu biết nào hết.
Sự khờ dại và ngây ngô của Nguyễn Huệ Chi còn buồn thảm hơn nữa. Ông Chi được WJC chỉ định nghiên cứu về cổ văn hải ngoại. Vậy mà Ông Chi cũng nhảy vào giới văn học hiện đại để thực hiện chủ trương hòa hợp văn học mà Hà Nội và WJC đã cấu kết với nhau từ khi viết kế hoạch đề nghị xin ngân khoản của Rockefeller Foundation. Đây là đoạn trích của bài viết của Nguyễn Huệ Chi đăng trong tạp chí Văn Học của Nguyễn Mộng Giác - mộttác giả có sách xuất bản tại Việt Nam.
... thì đông đảo các nhà văn trẻ - mà số lượng nữ khá vượt trội - lại mải mê ghi lại vô vàn cảnh ngộ lý thú, nực cười của cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới, nhiều nhà văn trẻ khác dồn năng lực tìm tòi cách viết mới, cách đặt câu xếp chữ tân kỳ, cách ẩn dụ bằng biểu tượng cho văn chương thêm đa nghĩa, và cũng không có ít nhà văn không chút thờ ơ trước luồng gió đổi mới từ trong nước, đang cố gắng thoát ra khỏi những mặc cảm quá khứ, chủ động lên tiếng hợp lưu để cùng với dòng văn học đổi mới từ trong nước hợp chung thành một dòng văn học Việt có trong, có ngoài trong sự cảm thông giữa những người cầm bút (Văn Học, số 184, thán tiếng "hợp lưu" để...
Trước khi sang Mỹ, Hoàng Ngọc Hiến đã thận trọng dùng quyền lực của Đảng và nhà nước, dạy các thế hệ cầm bút phải viết những gì và viết như thế nào để duy trì nền tảng triết học duy vật và thực hiện lời dạy của "Hồ Chủ Tịch". Ông Hiến đã xuất bản cuốn sách nhan đề: "VĂN HỌC VÀ HỌC VĂN" dày 277 trang, do nhà xuất bản Văn Học Hà Nội phát hành năm 1999, liền trước khi sang Mỹ để nghiên cứu về nền văn học hải ngoại. Ra hải ngoại thì hai học giả "cò mồi" này lại lớn tiếng kêu gọi hải ngoại hòa hợp với nền văn học đổi mới ở trong nước. Học giả cộng sản cũng không thoát khỏi bản chất lừa bịp của chế độ. Ba đoạn trích sau đây chứng minh hai học giả này là ai và họ đã lừa bịp trắng trợn như thế nà thực
1. Cứ như Hồ chủ tịch trình bày về mục đích viết của mình thì mục tiêu của người nghệ sĩ cách mạng trước hết phải hướng về sự cải tạo cách mạng xã hội, mục tiêu đó phải trở thành nguyện vọng thiết tha, ham muốn tột bậc của người nghệ sĩ (Văn Học và Học Văn nguyện vọng thiết).
2. Văn học là sự phản ảnh thực tế. Tìm hiểu quan điểm tiếp cận thực tế của Hồ chủ tịch có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn quan điểm tiếp cận văn học của người. (Văn Học và Học Văn, trang 11)
3. Văn học xã hội lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở triết học (Văn Học và Học Văn, trang 13)
Như vậy mà Kevin đã trả lời phỏng vấn của báo The Boston Globe ngày 26-10-2000, rằng nếu họ [Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi] là những học giả trực tiếp với đường lối của đảng, thì Kevin đã không mời họ. Như vậy Kevin không hiểu gì về Hoàng Ngọc Hiến hay là Kevin cố tình lường gạt dư luận? Thái độ của WJC/UMB đối với việc thực hiện chương trình nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản như thế nào, chọn ai để viết chương trình này, đã bộc lộ rõ ràng trong đoạn trích dưới đây.
... trong toàn bộ tập "Grant Proposal", không hề có một chữ nào nói tới việc dự tính mời các nhà văn và bộ tập “Grant Proposal".
"Trong suốt ba năm[của chương trình Rockefeller] chúng tôi chủ trương kết hợp càng nhiều càng tốt, các chương trình đang thực hiện với các nhà văn và các học giã từ Việt Nam tới với chương trình Rockefeller và tìm kiếm các phương tiện thích hợp để xuất bản và phổ biến những bài viết, những phản ảnh của các học giả này trên báo chí, và các phương tiện điện tử ở khắp nơi" Trong suốt ba năm[của chương trình
Một hành động rất "ngộ nghĩnh" một cách trái thường là trong tập "UMass Boston Program Plan" WJC/UMB mời Ngụy Ngữ từ Hà Nội sang Mỹ và giới thiệu Ngụy Ngữ là tiêu biểu của QLVNCH. Trên thực tế thì Ngụy Ngữ là một chuẩn úy thuộc QLVNCH đã đào ngũ theo Cộng sản và đang phục vụ trong guồng máy tuyên truyền của Hà Nội. Khi WJC/UMB mời đại tá Lê Lựu, một nhà văn "lỗi lạc" (nguyên văn) của quân đội Cộng sản sang Mỹ, và WJC/UMB muốn có một nhà văn của QLVNCH cùng hiện diện với Lê Lựu nên đã gắn danh hiệu QLVNCH cho Ngụy Ngữ, để cùng hiện diện với Lê Lựu cho có đủ màu sắc của cả hai miền Nam và Bắc. Đoạn trích dưới đây vạch rõ thái độ rất "hài hức" rất quái dị
Trung tâm (WJC) đã bảo trợ cho việc trao đổi các nhà văn, nghệ sĩ, học giả và giáo giới của Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1987, khi đó còn ít cơ quan lưu tâm tới Việt Nam - với cuộc thăm viếng lịch sử của Lê Lựu, [nhà văn quân đội Cộng sản cấp đại tá] và Ngụy Ngữ [chuẩn úy QLVNCH, dào ngũ theo CS], hai nhà văn quân đội lỗi lạc của miền Bắc và miền Nam, thuộc Quân Đội Nhân Dân và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa... (UMass Boston Program Plan, p. 7)
Đây rõ ràng là WJC/UMB đang làm trò "quỷ thuật" chứ không phải là nghiên cứu đại học (Academic research)! Tại sao WJC/UMB không mời một nhà văn quân đội thực sự là quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đang sống tại Hoa Kỳ và đang kêu gọi WJC cho giới viết văn hải ngoại được tham gia hội luận quốc tế hàng năm do WJC tổ chức với tư cách là hậu quả chiến tranh Việt Nam, vì WJC/UMB chỉ mời có CSVN mà thôi.
Một mặt:
- WJC làm ngơ trước lời kêu gọi của giới viết văn hải ngoại thuộc QLVNCH,
mặt khác:
- WJC đem Cộng sản từ Hà Nội qua và giới thiệu là nhà văn quân đội thuộc QLVNCH!
Thật không còn có một trò lừa bịp nào trắng trợn hơn hành động này quỷ thuật chứ!
Còn một vấn đề quan trọng trong chương trình này chưa được nêu ra, nhưng vì khuôn khổ của một bài viết trong tạp chí không thể dài hơn được nữa.
Nghiên cứu về việc làm của WJC/UMB mà chưa xét tới phần "Tiểu Luận về Khái niệm về chương trình Học Bổng Nhân Văn của Rockefeller Foundation" của WJC/UMB thì chưa thấy được nền tảng triết lý của chương trình này như thế nào. Do đó chưa thấy được những âm mưu đen tối của WJC/UMB khi dự trù xin ngân khoản để thực hiện chương trình nghiên cứu này nhằm mục đích xóa sạch tội ác chánh trị của Việt cộng trước sự phán xét của lịch sử.
MẶT TRÁI CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NHÂN VĂN ROCKEFELLER
Rockefeller Foundation tài trợ $250,000 cho UMass Boston để thực hiện một chương trình nghiên cứu mang tên: "Tái Xây Dựng Đặc Trưng và Nơi Cư Trú của Người Việt Tỵ Nạn Trên Khắp Thế Giới". Chương trình kéo dài ba năm và năm thứ nhất sẽ đặt nền tảng cho sự triển khai của hai năm còn lại. (UMass Boston Program Plan, trang 2) vì vậy năm thứ nhất có tầm quan trọng trọng hơn và có ý nghĩa quyết định cho toàn bộ chương trình, và đã được thực hiện xong bởi hai học giả của đảng Cộng sản là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi.
- Hoàng Ngọc Hiến nguyên là giám đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du Hà Nội. Khác với chúng ta ở đây, những nhà văn có uy tín ở Việt Nam phải là những người xuất thân ở trường này vì đây là trường Đảng.
- Nguyễn Huệ Chi là chủ nhiệm Ban nghiên cứu và lý luận văn học của Viện Văn Học Việt Nam tại Hà Nội. Tiến sĩ Kevin Bowen khẳng định rằng chỉ có một mình Hiến là đảng viên thôi. Chúng ta không thể nào thẩm tra được lời nói này. Tuy nhiên, đây là một kinh nghiệm về thủ đoạn của Việt Cộng.
Nguyễn Huệ Chi ngồi ở ghế CHỦ NHIỆM ỦY BAN NGHIÊN CỨU VÀ LÝ LUẬN VĂN HỌC là vị trí chủ chốt của guồng máy khống chế tư tưởng của cả nước mà lại không phải là đảng viên thì thật là buồn cười.
Trước đây, tại Hội Nghị Paris năm 1972, khi báo chí Pháp hỏi bà Nguyễn Thị Bình về Đảng Tịch, hay nói nôm na là bà có phải là đảng viên đảng cộng sản không, thì bà Bình thề sống thề chết rằng bà không phải là đảng viên, và bà còn đưa ra nhiều lý luận để bảo đảm bảo lời đã nói. Nhưng mới đây, khoảng hai, ba năm trước, báo chí ở trong nước và cả các hệ thống thông tin khác cũng đều loan báo là bà Nguyễn Thị Bình đã được trao tặng huy chương cao nhất nhân dịp kỷ niệm 40 năm tuổi đảng của bà.
Đem hai viên chức cao cấp trong guồng máy tuyên truyền của nhà nước cộng sản Việt Nam sang Mỹ để MÔ TẢ người Việt tỵ nạn cộng sản là một nghịch lý chưa từng thấy trong lịch sử văn học của thế giới. Bản thông cáo báo chí của WJC/UMass Boston đề ngày 15-4-2000 đã xác định:
"Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu về văn phong, chủ đề, các nguồn viết văn hải ngoại với sự chú trọng đặc biệt vào lòng yêu nước và sự gắn bó với tổ quốc [Việt Nam] của “Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu về văn phong,"
Đã hơn một năm qua, đồng bào ta đã liên tục đấu tranh để bảo vệ phẩm giá của cộng đồng người Việt tỵ nạn. Chúng ta cương quyết không cho WJC/UMass Boston thực hiện mưu đồ đen tối của họ. Tài liệu do UMass Boston viết để xin ngân khoản của Rockefeller Foundation cho thấy rằng Hà Nội đã trực tiếp chi phối chương trình nghiên cứu này từ khi còn trong trứng nước. Đoạn trích sau đây nói rõ vấn đề này:
Mới đây các học giả ở Việt Nam cũng bắt đầu chú ý tới cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Ngoài việc đánh giá tiềm lực kinh tế trong nước - do bởi ưu tiên tối hậu dành cho việc tái thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá, và vì lập trường chống đối chính phủ một cách gay gắt của nhiều người tỵ nạn sống trong cộng đồng hải ngoại. Nhưng tình hình đang thay đổi... (Re-constructing identity and Place in the Vietnamese diaspora, p.4)
Bọn cộng sản Hà Nội nhận định rằng tinh thần chống Cộng của đồng bào hải ngoại đang thay đổi có lợi cho bọn chúng, nên chúng đã cấu kết với WJC/UMass Boston để dựng lên cái gọi là HÒA HỢP giữa người tỵ nạn cộng sản với cộng sản Hà Nội. Đoạn trích sau đây để lộ âm mưu của chúng:
... đồng thời cũng nối những nhịp cầu nhận thức và tập quán với ngành Việt Nam Học [của UMass Boston] nhằm thiếp lập những hinh thức linh hoạt để giải thích những thựctế phức tạp trong nhiều mối quan hệ tình cảm của người Việt lưu vong và tạo ra những khả năng hòa hợp không những giữa người Việt lưu vong và tổ quốc của họ, mà còn.... (Re-Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora, trang 4).
Tập tài liệu xin ngân khoản được viết bởi một nhóm tiến sĩ của trường UMass Boston, nhưng thật tình không ai có thể hiểu tại sao họ lại có thể nặn ra một kế hoạch để phản lại sự hiểu biết căn bản và tối thiểu về việc nghiên cứu văn học. Những ai đã từng biết sơ qua về việc nghiên cứu đều hiểu rằng: Nghiên cứu là tìm ra sự thật nhằm trả lời câu hỏi được đặt ra cho chương trình nghiên cứu. Ở đây câu hỏi là:
"ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI TỴ NẠN".
Nhưng UMass Boston KHÔNG TRẢ LỜI CÂU HỎI MÀ LẠI "TẠO RA NHỮNG KHẢ NĂNG HÒA HỢP", một khi đã cố tạo ra một cái gì đó trong quá trình nghiên cứu thì chương trình này không còn mang tính chất nghiên cứu nữa. Đây hiển nhiên là UMass Boston đang âm mưu thực hiện một kế hoạch HÒA HỢP của Cộng sản Hà Nội.
Mở một chương trình nghiên cứu về cộng đồng tỵ nạn Cộng sản, UMass Boston chỉ nói tới việc mời các học giả cộng sản từ Việt Nam, mà không có một lời nào về học giả tỵ nạn cộng sản. Như vậy làm sao chương trình này có thể phản ảnh trung thực về đời sống của cộng đồng người Việt tỵ nạn? Đoạn trích sau đây để lộ âm mưu của UMass Boston:
"Trong suốt ba năm [của chương trình Rockefeller nghiên cứu về người Việt lưu vong], chúng tôi chủ trương kết hợp càng nhiều càng tốt, các chương trình đang thực hiện với các nhà văn và các học giả từ Việt Nam tới với chương trình Rockefeller và tìm kiếm các phương tiện thích hợp để xuất bản và phổ biến những bài viết, những phản ảnh của các học giả này trên báo chí, và các phương tiện điện tử ở khắp nơ “Trong" suốt ba năm [của chương trình].
Khi nguồn tin về vụ WJC được phát giác, các tổ chức Cộng Đồng tại khắp nơi, các đoàn thể và rất nhiều cá nhân, trong đó có nhiều người Mỹ đã gửi kháng thư ồ ạt về Rockefeller Foundation (nơi cung cấp tiền cho chương trình nghiên cứu này), viện trưởng viện đại học UMass Boston và WJC.
Trong giai đoạn này có hai sự kiện đáng chú ý là:
1/ Cuộc họp giữa phái đoàn đại biểu của Cộng Đồng Việt Nam tại Massachusetts và WJC vào ngày 14-8-2000 nhằm đề nghị WJC phổ biến chương trình của họ để các
học giả, nhà văn Việt Nam tại Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới có thể tham dự, vì chương trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản mà lại đem Cộng sản từ Việt Nam qua để viết thì không thể chấp nhận được. Nhưng cuộc họp đã thất bại vì thái độ ngoan cố và ngạo mạn của WJC/UMass Boston.
2/ Cộng Đồng Người Việt tại Massachusetts đã tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 26-10-2000 gồm khoảng 300 đồng bào tham dự. Báo chí Mỹ, đài truyền hình Boston, và Fox News đã loan tin này. Nhưng chẳng những WJC tiếp tục làm ngơ mà còn cho một người Việt Nam mang danh nghĩa tỵ nạn và đang làm việc cho WJC viết những bài biện bạch đưa lên mạng lưới với những lời lẽ láo xược.
Trước tình cảnh quá đáng đó, một nhóm gồm 12 người là các ông:
1. Ông Bùi Diễm, nguyên Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ trước 1975
2. Ông Nguyễn Tú, ký giả đã từng viết cho tờ Chính Luận tại Saigon
3. Cô Theresa Vương Ý Như, Tiến Sĩ, Giáo Sư Đại Học tại Philadelphia
4. Ông Nguyễn Đạt Thịnh, nhà văn quân đội, nguyên trung tá QLVNCH
5. Ông Lê Phước Sang, Tiến Sĩ, nguyên Thượng Nghị Sĩ và Viện Trưởng Viện Đại Học Hòa Hảo tại An Giang
6. Ông Nguyễn Tường Bá, Luật Sư, nguyên Tổng thư Ký Luật Sư Đoàn của VNCH trước 1975
7. Ông Trần Minh Xuân, nguyên giáo sư Đại học tại Việt Nam
8. Nhà văn Phan Nhật Nam, nguyên sĩ quan thuộc binh chủng nhảy dù
9. Ông Lê Thanh Quang, chủ nhiệm nhật báo Thời Mới tại Philadelphia
10. Ông Nguyễn Thanh Liêm, tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên.
11. Ông Nguyễn Văn Chức, nguyên Luật Sư Tòa Thương Thẩm Sài Gòn, nguyên Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Định chế Thượng Viện VNCH, nguyên Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
12. Ông Nguyễn Hữu Luyện, nguyên là sinh viên Cao Học tại UMass Boston đã đứng đơn dùng tố quyền tập thể (class action) để khởi tố WJC/UMass Boston, và tới nay thì đơn khởi tố đã lên tới tòa thượng thẩm của tiểu bang Massachusetts.
Khi Việt cộng kêu gọi hòa hợp là lúc chúng đang muốn cho người quốc gia đút đầu vào cái thòng lọng của chúng. Cộng sản Hà Nội đang âm mưu tạo ra một hình thức HÒA HỢP VĂN HỌC để hậu thế nghĩ rằng không có vấn đề tỵ nạn cộng sản ở thế kỷ 20, để rửa sạch tội ác của chúng trước sự phán xét của lịch sử. Trước 1975, Việt cộng kêu gọi HÒA HỢP DÂN TỘC để làm suy yếu tinh thần chống cộng của người dân miền Nam. Nhưng sau 1975, chính những người đã buông súng để mong HÒA HỢP đã bị Việt cộng đưa vào nhà tù từ 10 tới 20 năm.
Chính Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi đang đóng vai trò HAI MẶT TRÁI NGƯỢC NHAU. Ở trong nước thì hai người này dùng quyền lực của Đảng và nhà nước để thúc ép giới việt văn duy trì triết lý DUY VẬT BIỆN CHỨNG, và viết theo lời dạy của "Hồ chủ tịch". Nhưng khi ra hải ngoại thì rêu rao về cái gọi là nền văn học đổi mới, và kêu gọi nền văn học của người Việt tỵ nạn cộng sản HÒA HỢP với cái gọi là văn học dân tộc của chúng. Một khi đã hòa hợp với bọn cộng sản Hà Nội rồi thì còn đâu là tư cách tỵ nạn cộng sản của đồng bào ta nữa? Như vậy chúng ta lấy gì để giải thích cho con cháu chúng ta hiểu vì sao chúng lại sinh ra trên mảnh đất này? Lấy gì để giải thích về nguyên nhân của sự ra đi trong muôn ngàn đau đớn, hiểm nghèo và thống khổ của ba triệu người Việt sau này theo
Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản cương quyết ngăn chặn bàn tay tội ác của WJC/UMass Boston bởi vì hòa hợp với cộng sản Hà Nội có nghĩa là phản bội hơn nửa triệu sinh linh đã chết trên biển cả, phản bội hàng chục ngàn thường dân đã chết trong cuộc thảm sát tết Mậu thân, và các cuộc thảm sát trên nhìn từ điểm đầu thế kỷ XXI (3-34) của Nguyễn Huệ Chi. Đoạn trích sau đây cho thấy ông Nguyễn Huệ Chi đã thủ vai trò như WJC/UMass Boston đã nêu lên trong UMass Boston Plan là tạo khả năng HÒA HỢP giữa văn học quốc nội và văn học hải ngoại như thế nào
... thì đông đảo các nhà văn trẻ - mà số lượng nữ khá vượt trội - lại mải mê ghi lại vô vàn cảnh ngộ lý thú, nực cười của cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới, nhiều nhà văn trẻ khác dồn năng lực tìm tòi cách viết mới, cách đặt câu xếp chữ tân kỳ, cách ẩn dụ bằng biểu tượng cho văn chương thêm đa nghĩa, và cũng không có ít nhà văn không chút thờ ơ trước luồng gió đổi mới từ trong nước, đang cố gắng thoát ra khỏi những mặc cảm quá khứ, chủ động lên tiếng "hợp lưu" để cùng với dòng văn học đổi mới từ trong nước "hợp chung thành một dòng văn học Việt có trong, có ngoài trong sự cảm thông giữa những người cầm bút" (Văn tiếng? hợp lưu? để cùng...
TÓM LƯỢC VỤ KIỆN WJC/UMASS BOSTON
Thủ tục "hành chánh" của vụ án WJC/UMass Boston đã xong, có nghĩa là MCAD đã kết thúc giai
đoạn điều tra. MCAD (Massachusetts Commission Against Discrimination) là chữ viết tắt của HỘI ĐỒNG BÀI TRỪ KỲ THỊ của tiểu bang Massachusetts.
HỘI ĐỒNG XÁC NHẬN KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ KỲ THỊ trong vụ án này. Tuy gọi là điềutra,
nhưng sự thật th Thủ hội đồng chỉ căn cứ vào lời khai của hai bên nguyên
và bị để ra quyết định mà không hề điều tra để xác định xem lời khai là
thực hay gian. Chúng ta đã có đủ chứng cớ về lời khai gian của WJC/
UMass Boston. Theo luật thì chỉ sau khi Hội Đồng tuyên bố quyết định,
thì bên nguyên đơn mới được phép đệ đơn khởi tố vào tòa án. Luật sư
Keane nói rằng quyết định của MCAD hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sự
xét xử của tòa án. Nhưng theo thủ tục tố tụng, thì những vụ án nào liên
quan tới vấn đề kỳ thị thì phải qua Hội Đồng này.
Ngày 28-09-2001, Luật sư James P. Keane & Alice J. Klein đã đưa vụ án này ra trước Tòa Thượng Thẩm (Superior Court) của tiểu bang Massachusetts. Đồng thời cũng đệ đơn lên Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp của tiểu bang Massachusetts để xin mở cuộc điều tra về hành động vi phạm luật pháp của WJC/UMass Boston. Nội dung đơn xin mở cuộc điều tra như sau:
Đầu năm 2000, WJC/UMass Boston bổ nhiệm hai người cộng sản vào chương trình nghiên cứu do Rockefeller Foundation tài trợ. Sự bổ nhiệm này là một vi phạm rõ ràng vào Luật của tiểu bang Massachusetts, chương 264, đoạn 20. Đính kèm đây là một bài của báo Far Eastern Economic Review, số ra ngày 30 tháng 9, 2000, trong đó Kevin Bowen, Giám đốc WJC nhìn nhận rằng một trong hai người đã bổ nhiệm là đảng viên đảng cộng sản. Bộ luật của tiểu bang Massachusetts đã xác định rõ ràng rằng 一 đảng cộng sản đã được công bố là một tổ chức có tính cách lật đổ và gây bạo loạn, do đó cấm gia nhập đảng (membership prohibited) và cấm thuê mướn các đảng viên (appointment to employment prohibited) chiếu theo bộ luật M.G.L. a. ch. 264, sec.16 A, 17, 19 et al.
Trong đơn xin điều tra về hành vi phạm pháp của WJC/UMass Boston, Luật sư Keane có đưa ra một bằng chứng về tư cách đảng viên đảng Cộng sản của Hoàng Ngọc Hiến. Bằng chứng này là ba đoạn trích dẫn lấy từ cuốn sách VĂN HỌC VÀ HỌC VĂN của Hoàng Ngọc Hiến, xuất bản năm 1999, ngay trước khi ông được WJC/UMass Boston mời sang Mỹ để viết về cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản. Ông Hiến nguyên là Giám Đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội. Đó là trường của Đảng.
Về phía các luật sư của chúng ta thì tôi nhận thấy rõ là từ sau ngày Đại Hội Yểm Trợ Vụ Kiện WJC/UMass Boston, vào ngày 26-8-2001 tại Boston, cả ba vị luật sư đang phụ trách vụ án này đều tỏ ra rất phấn khởi. Trong cuộc họp báo tại văn phòng của Luật Sư Keane, các báo chí, truyền hình và radio từ các tiểu bang về đông đến nỗi chỉ có một nửa đứng trong phòng họp, còn một nửa phải đứng ngoài, và có cả tờ The Boston Globe là tờ báo lớn nhất của tiểu bang Massachusetts cũng tới dự. Sau buổi họp báo đó thì văn phòng này mới thấy rõ là họ đang biện hộ cho cả ba triệu người tỵ nạn.
Khi chuyển vụ án này ra tòa thượng thẩm, tôi có nói với Luật Sư Keane rằng nếu ông thấy cần thiết, ông hãy mời những luật sư nào nổi tiếng nhất nước Mỹ để phụ giúp ông. Chúng tôi có ba triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai trong chúng tôi lại có thể ngồi yên để cho bọn Việt cộng mượn tay một trường đại học lớn, mượn danh nghĩa một Foundation để dùng công trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế này để làm nhục chúng tôi. Chúng tôi không thể để con cháu chúng tôi nhìn hình ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn Việt cộng. Ba triệu người tỵ nạn cộng sản, mỗi người chỉ bỏ ra $1 là chúng tôi có thừa tiền để đưa vụ kiện này tới bất cứ nơi nào, bất cứ cấp nào vì tuy gặp khó khăn vì thế lực của trường UMass Boston rất mạnh tại tiểu bang Massachusetts, nhưng chúng tôi cũng vẫn tin tưởng vào luật pháp Hoa Kỳ. Luật Sư Keane trả lời tôi rằng ông không cần bất cứ một ai khác.
Khi tôi hỏi về thời gian chờ đợi xét xử, thì Luật Sư Keane cho biết trong vòng một năm. Tôi nhấn mạnh (insist) rằng thời gian là một yếu tố hoàn toàn bất lợi cho cộng đồng người Việt. Chúng tôi đã bị ghìm ở trong Hội Đồng bài trừ kỳ thị mất một năm rồi. Còn hai năm nửa, nếu chương trình nghiên cứu của UMass Boston làm xong, và khi họ đã công bố và cho xuất bản rồi thì dù có án lệnh của tòa án cũng không thâu hồi lại được. Như vậy trong lúc chờ đợi xét xử, chúng ta có đủ bằng chứng về sự gian lận và phạm pháp của trường UMass Boston rồi thì có thể xin án lệnh đình chỉ việc nghiên cứu để chờ phán quyết của tòa án được không?
Luật sư Keane trả lời rằng chỉ khi nào ra trước tòa, sau khi đã trình bày rõ mọi vấn đề thì mới xin tòa đình chỉ chương trình để đợi án lệnh thì mới được. Chưa có phiên xử thì không thể làm gì được hết. Tôi nhấn mạnh vào thời gian chờ xét xử để nhờ Luật Sư Keane SPEED UP ngày xử bằng tất cả những biện pháp chuyên môn mà ông có thể làm được. Luật Sư Keane hứa sẽ thúc đẩy việc xét xử trong vòng sáu tháng, và khuyên tôi không nên nóng nảy quá, để ông ấy lo, và nhờ tôi nói lại với đồng bào là ông ấy rất thông cảm với cộng đồng người Việt vì ngày xưa ông ấy đã sang Việt Nam chiến đấu rồi...
– –
|
Mỗi lần biên chế là mỗi lần trại phá bỏ những khuôn sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất của tù gây dựng được trong những tháng ngày qua. Đội mới, chỗ mới, bạn mới. Cái thân quen vừa tạo lập đã mất đi. Chủ trương của trại tù là luôn luôn bắt tù nhân ăn ở trong một tình trạng tạm thời, nghi ngờ, bất trắc.
==============================
"Identity" trong cuốn Dreams in the Shadow, Mandy Thomas (Tiến Sĩ Nhân Chủng Học) có bàn về "identity" như “Identity” trong cuốn “Dreams in the Shadow”:
- Identity liên quan tới sự biểu hiện của bản thân, và những định nghĩa về bản thân được gắn liền với không gian (trong khái niệm về thời gian và không gian của sự việc).
- Identity là một quá trình xây dựng và thực hành của bản thân. Các quá trình này không bao giờ hoàn tất và hình thành trong phạm vi của sự biểu hiện.
- Bản chất của Identity là hay thay đổi.
Qua ba khái niệm trên, chữ Identity có thể dịch ra là "đặc trưng", "đặc thù" vì "Identity" chỉ biểu hiện nét đặc biệt nào đó và luôn luôn thay đổi theo điều kiện của không gian. Mỗi người đều có rất nhiều "identities": "identity về học vấn", "identity về nghề nghiệp", "identity về giới tính: bisexuality; homosexuality; heterosexuality" v. v...
No comments:
Post a Comment