Bách Việt là ai
[font size="5" color="navy" style="line-height: 30pt"]
I. Bách Việt là ai và ở đâu?
Vào thời thượng cổ, từ đời nhà Thương 商朝 (khoảng 1600-1046 TCN), trong văn tự thì chỉ có một chữ Việt 戉 (nghĩa là cái rìu), cũng là tên chung cho tộc người ở phía Nam không phải là người Trung Hoa, do tộc người này sử dụng rìu (Việt) làm công cụ.
Về sau, vào thời Xuân Thu Chiến quốc 春秋 戰國 (722-221 TCN) bắt đầu trong văn tự có hai chữ Việt là 越 và 粤, đều chỉ bộ tộc Việt, dùng như nhau (Sách cổ viết là 越粵互通-Việt Việt Hỗ Thông), ta hay gọi 越 là Việt bộ tẩu 走 (đi, chạy) và Việt 粤 là Việt bộ mễ 米-(lúa).
Trong Hán ngữ cận, hiện đại, hai chữ Việt này (có thể từ sau đời Minh) thì dùng có phân biệt rõ ràng.
Việt bộ tẩu 越
Chữ Việt bộ tẩu 越 là ghi tên tộc Việt của nước Việt có lãnh thổ ở vùng Bắc Triết Giang, ngày nay là vùng Thượng Hải, Ninh Ba, Thiệu Hưng (Cối Kê 會稽 xưa). Một loại ca kịch cổ ở vùng này vẫn còn tên là Việt Kịch 越剧. Chữ Việt bộ tẩu này cũng là tên của tộc Nam Việt (Triệu Đà) Âu Việt và Lạc Việt (Việt Nam ngày nay), Mân Việt (Phúc Kiến), Điền Việt (Vân Nam, Quảng Tây)…
Việt 粤 bộ mễ 米
Chữ Việt 粤 bộ mễ 米 ngày nay dùng ghi tên dân cư vùng Quảng Đông, Hồng Kong, Ma Cao… những dân cư dân này sử dụng ngôn ngữ gọi là tiếng Quảng Đông (Cantonese).
(Ai đến Quảng Châu đều thấy bảng số xe hơi của họ đều bắt đầu bằng chữ 粤 là vì vậy).
Bách Việt
Xưa có đến hàng trăm tộc Việt, cho nên sử sách gọi chung là Bách Việt 百越 hoặc 百粤. Tên gọi Bách Việt xuất hiện trong văn sách lần đầu tiên trong bộ Lã thị Xuân Thu 吕氏春秋 của Lã Bất Vi 呂不韋 (291–235 TCN) thời nhà Tần.
Trong lịch sử Trung Hoa, toàn bộ vùng đất Giang Nam (tên gọi vùng Nam Sông Dương Tử), rộng bảy tám ngàn dặm từ Giao Chỉ đến Cối Kê, từ trước thời Tần Hán đều là nơi cư ngụ của các tộc Bách Việt.
Thời nhà Hạ gọi là Vũ Việt 于越,
Đời Thương gọi là Mân Việt 蛮越 hoặc Nam Việt 南越,
Đời Chu gọi là Dương Việt 扬越, và Kinh Việt 荆越.
Từ thời Chiến quốc gọi là Bách Việt 百越.
Sách Lộ Sử của La Bí (1131 – 1189) người đời Tống viết:
Việt thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu ngai, Thả âu, Tây âu, Cung nhân, Mục thâm, Tồi phu, Cầm nhân, Thương ngô, Việt khu, Quế quốc, Tổn tử, Sản lí (Tây Song Bản Nạp), Hải quý, Cửu khuẩn, Kê dư, Bắc đái, Phó cú, Khu ngô (Cú ngô), gọi là Bách Việt.
Hai nước Ngô – Việt là những tộc Bách Việt được ghi chép rất sớm trong sử sách.
Nước Ngô 吴国,còn gọi là Cú Ngô 句吴, Công Ngô 工吴,攻吾… lập quốc vào thời Chu Vũ Vương (thế kỷ 12 TCN), kinh đô ở Tô Châu 苏州 ngày nay, từ thủy tổ là Ngô Thái Bá 吳太伯 truyền đến Phù Sai 夫差 thì bị diệt vong bởi nước Việt (473 TCN).
Được ghi chép sớm nhất trong sử sách là Vũ Việt 于越, tiền thân của nước Việt 越 国 thời Chiến quốc.
Nước Việt đã tồn tại rất lâu nhưng được ghi trong sử sách cũng từ thời nhà Thương, không tham gia vào sự kiện Vũ Vương Phạt Trụ (1046 TCN), nhưng sử có ghi là khá lâu trước đó đã làm tân khách của Chu Thành Vương 周成王(1132 – 1083 TCN).
Nước Việt đã có một văn hóa dân tộc đặc sắc, gọi là Văn hóa Mã Kiều 馬橋文化, mà các chứng tích đã tìm thấy khi khai quật di chỉ Thái Hồ 太湖地區.
Nước Việt định đô ở Cối Kê 會稽 (Thiệu Hưng ngày nay) truyền đến đời Câu Tiễn句踐 (496 – 464 TCN) thì bành trướng lên phía Bắc, năm 473 TCN sau khi diệt nước Ngô, mở rộng bờ cõi Bắc chiếm Giang Tô 江蘇, Nam đoạt Mân Đài 閩台 (tức Phúc Kiến ngày nay), Đông giáp Đông Hải 東海, Tây đến Hoàn Nam 皖南 (phía Nam An Huy ngày nay), hùng cứ một cõi Đông Nam.
Đến năm 306 TCN, nước Sở 楚國 nhân nước Việt, triều vua Vô Cương, nội loạn, bèn liên kết với nước Tề 齊國 tiến chiếm nước Việt, đổi thành quận Giang Đông, nước Việt tuyệt diệt và bị Sở hóa từ đó. Những sự kiện này được ghi chép tỉ mỉ trong bộ sử Ngô Việt Xuân Thu 吳越春秋 do Triệu Diệp 赵晔 thời Đông Hán soạn (~năm 25).
Các nhà khoa học thế giới ngày nay cũng đã phục dựng đầy đủ lịch sử này, xem Eric Henry4.
Đến đây cần nói rõ,
Sở là gốc nhà Hạ, Hoa Hạ hay là Bách Việt,
Người Hạ này là người Việt nhưng đã bị người Hán chiếm dất và bị lai giống với Hán tộc (sau này gọi hoa Hạ và bị gán là người Hán.
Dân Hoa Hạ tộc Viêt. Tộc Hoa Hạ lai giống intermarriage với Hán. tự nhận mình là con cháu của Tam Hoàng, Ngũ Đế.
Tam Hoàng thì rất mơ hồ, Ngũ Đế có vẻ cụ thể hơn.
Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên thì đó là năm chi: Hoàng Đế (黃帝) (hán tộc), Chuyên Húc (顓頊)(hán tộc), Đế Cốc (帝嚳) Việt tộc, Đế Nghiêu (帝堯)Việt tộc, Đế Thuấn (帝舜)Việt tộc.
Dân nước Sở tự nhận thuộc chi Chuyên Húc, họ Cao Dương 高阳 tức là tộc Hoa Hạ lai giống intermarriage với Hán.
Đất nước Sở nằm ở đoạn giữa sông Trường Giang, vùng Nam Bắc Hồ Động Đình, quen gọi là vùng Kinh Sở (Hồ Bắc – Hồ Nam của Trung Hoa ngày nay).
(Map)
Trước khi con cháu Cao Dương là tộc lai giống Hoa Hạ nam thiên đến đây, dân bản địa là tộc nào? Nước Sở lập quốc vào cuối đời Thương đầu đời Chu (1042 TCN). Sách Sử Ký – thiên Sở Thế gia viết rằng người Sở là dân Man (Sở Man), vua Sở nhận mình là dân Man Di. Man là chữ
Những khai quật khảo cổ ở vùng Kinh Sở gần đây cũng cho thấy rằng cư dân tối cổ ở vùng Kinh Sở có nguồn gốc Tam Miêu, một dân tộc thuộc nhóm Bách Việt. Đây có thể là nhóm Âu Việt ở phía Tây nên còn gọi là tộc Tây Âu, để phân biệt với Đông Âu là tộc Âu Việt phía Đông, tức vùng Mân – Đài (Phúc Kiến).
Tộc Tây Âu, theo các nhà dân tộc học, có thể là tổ tiên các tộc H’mông, Lào, Miến, Thái… hiện nay, ít nhiều cũng có cùng huyết thống người Việt Nam cổ. Như vậy là quá trình Trung Hoa hóa dân Man (Miêu tộc bản địa) đã bắt đầu từ cuối Thương đầu đời Chu rồi.
thế lực nước Sở bành trướng đến Trùng Khánh, Quý Châu, về sau sang tiếp phía Đông, trở thành một trong thất hùng thời Chiến quốc.
Đặc biệt là quý tộc Sở cổ đều có họ Hùng (熊 – con gấu), vua Sở là Hùng Vương, phải chăng có liên hệ gì đó đến Hùng Vương ở Việt Nam? Chỉ khác chữ Hán viết 雄 – hùng mạnh, (trong sử Trung Hoa cổ không tìm thấy ghi Hùng Vương 雄 này, có lẽ đây là do các nhà Nho Việt Nam viết lại sau này!).
Đến thời Khuất Nguyên, rồi sau đó là lúc Sở diệt nước Việt phía Đông, Ngô – Việt.
nền văn minh Ngô Việt sau khi nước Việt bị diệt và Sở hóa, đã theo dòng người Ngô Việt chạy ra biển sang Nhật Bản (tiếng Nhật Bản đọc Hán tự theo kiểu nước Ngô, nên gọi là ごおん - Go On- Ngô âm 呉音).
Dân Ngô Việt chạy xuống phía Nam hợp cùng Việt bản địa, thành ra văn minh Việt kéo từ Lĩnh Nam (phía Nam dãy Ngũ Lĩnh – tức Bắc Lưỡng Quảng ngày nay) đến Giao Chỉ.
Theo phát hiện của Jerry Norman và Tsu-lin Mei (Washington University và Cornell University) thì nhiều chữ cổ của tộc Việt nước Ngô Việt hiện vẫn thông dụng trong tiếng Việt ngày nay, ví dụ các chữ: chết; chó, đồng (trong đồng cốt), sông, khái (hổ), ngà (trong ngà voi), con (trong con cái), ruồi, đằm (trong đằm ướt), sam (con sam), biết; bọt, bèo… Điều này chứng tỏ rằng dân Lạc Việt ít nhiều có cùng huyết thống với dân Ngô Việt xưa.
II. Tại sao Việt Nam không bị Hán hóa.
Có nhiều lý do: do người Việt Nam theo chế độ mẫu hệ, người Hán nào lấy vợ Việt sinh con ra đều theo họ mẹ nên bị Việt hóa hết, thế là kế hoạch Hán hóa bị vỡ.
Hán hóa Bách Việt- Giai đoạn sau thời Tần-Hán
khi Tần Thủy Hoàng tiêu diệt được sáu nước, dẹp bỏ nhà Chu, thôn tính bách Việt (221 TCN) về Tần, thì dân Hoa Hạ chỉ chiếm lãnh dải đất từ Hoàng Hà xuống đến Ngũ Lĩnh, còn từ Ngũ Lĩnh trở về Nam (Lưỡng Quảng, Giao Chỉ, Hải Nam… gọi tắt là Lĩnh Nam) thuộc về Âu Việt (gọi chung Tây Âu và Đông Âu) và Lạc Việt.
Từ Kinh Sở trở về Tây, Tây Nam (Vân Nam) vẫn còn thuộc về Điền Việt, Tây Âu, Đại Lý… Vùng Bách Việt phía Tây Nam này (Vân Nam) thì mãi đến thế kỷ 12 còn độc lập, dù người Hán có tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm lẻ tẻ. Chỉ sau khi Mông Cổ chiếm Đại Lý (1253), Vân Nam, rồi sau đó chiếm nốt Trung Hoa, lập ra nhà Nguyên, thì Vân Nam mới nhập vào Trung Hoa. Năm 1381, Minh Thái Tổ mới chiếm xong Vân Nam.
Ngày nay hơn 61% cư dân Vân Nam là người Hán.
Thời Tần – Hán, chiếm Vùng lĩnh Nam làm đất Trung Hoa.
Lĩnh Nam có nhiều bộ tộc Việt lập quốc như Tây Âu, Lạc Việt… có nước Dạ Lang (nhưng không thấy chép Văn Lang!).
Âu và Lạc là một tộc Việt hay là hai tộc Việt khác nhau, cho đến tận ngày nay vẫn còn tranh cãi.
Sách “Hoài Nam Tử” (139 TCN) thì chỉ viết có Tây Âu không có nói đến Lạc chỗ nào cả.
Sách “Sử Ký” (94 TCN) muộn hơn một ít thì cũng có viết Âu, không tìm thấy chữ Lạc đứng riêng một mình, mà luôn luôn chỉ có chép Âu Lạc liền nhau. Tuy nhiên trong Lã thị Xuân Thu (291–235 TCN) sớm nhất thì có chép” Việt Lạc-越骆. Việt Lạc rất có thể chính là nước Lạc Việt trong sử sách sau này, Việt Lạc là ghi âm trực tiếp từ ngôn ngữ người Việt, theo ngữ pháp Việt, còn sau này ghi Lạc Việt là ghi chép qua thông dịch sang Hán Ngữ, theo ngữ pháp Hán.
Luận theo sử sách chép, có thể thời tiền Tần thì Âu và Lạc là hai chi Việt khác nhau.
Thời kỳ chiến đấu chống lại Tần thì có thể hai chi Việt này liên minh lại với nhau thành một khối Âu Lạc. Lúc đó trung tâm là ở Nam Trung Hoa, vùng Vũ Minh Mã đầu (Nam Ninh – Quảng Tây ngày nay).
Chỉ sau khi Hán Vũ Đế bình Nam Việt của Triệu Đà thì hai chi này mới lại phân chia ra, và trung tâm dời về vùng quanh Hà Nội ngày nay.
Sách "Quốc Học Việt Nam" của GS Nguyễn Đăng Thục (trước 1975) nói nhiều về Bách Việt.
Cùng thời với nước Lạc Việt có nước Tây Âu hay Âu Việt mà người đứng đầu trong sử chép là Thục Phán.
Tuy nhiên Âu Việt lập quốc lúc nào và Thục Phán từ đâu ra thì sử sách không ghi rõ. Rất nhiều ý kiến cho rằng Thục Phán là hậu duệ của vương triều nước Thục.
Quả thực sử có chép một quốc gia tên là Thục Quốc, ở Tây Nam Trung Hoa ngày nay. Thường Cừ (347)người đời Tấn viết trong Sách “Hoa Dương Quốc Chí”: “Nước Thục Đông giáp nước Ba, Nam giáp Việt, Bắc phân giới với nước Tần, Tây tựa Nga Ba”.
Vị trí địa lý như vậy nên cư dân ở đây bao gồm người Khương, người Việt, người Hoa Hạ.
Dòng họ Khai Minh làm vua nước Thục, truyền được 12 đời, đến năm 316 TCN đời Chu Thận Vương thì bị nhà Tần diệt, hậu duệ chạy về phương Nam. Sử chép đến đây thì đứt đoạn, không nói gì tiếp.
Cho nên về sau nói Thục Phán là hậu duệ Khai Minh thị, cha Thục Phán là Khai Minh Chế chiếm lưu vực Diệp Du Thủy (tức thượng nguồn sông Hồng), xưng là An Tri Vương vua nước Tây Âu, sau truyền ngôi cho con là Phán, cũng chỉ là một giả thuyết, chép lại theo truyền thuyết của tộc dân Đại Y. Theo truyền thuyết là có nước Văn Lang ở phía trung và hạ lưu sông Hồng (trong cổ sử Trung Hoa không có tên nước Văn Lang, chỉ có tên một nước là Dạ Lang, liệu có liên quan đến Văn Lang không?), do dòng họ Hùng làm vua.
Việc Thục Phán là hậu duệ nước Thục, cũng như nước Văn Lang có vua Hùng trị vì 18 đời trong sử An Nam là ghi lại theo truyền thuyết.
Nhưng việc Thục Vương Tử tên Phán, Hùng Vương vua Lạc Việt, Thục diệt Hùng Vương chiếm lãnh thổ, xưng là An Dương Vương thì có ghi trong sử cổ Trung Hoa từ đầu Công nguyên.
Theo quyển “Việt sử lược”, của tác giả không rõ tên, có lẽ là người Việt Nam khắc in ở Trung Hoa vào quãng cuối đời Nguyên đầu đời Minh (~1360), có viết về nước Văn Lang, vua là Đối Vương 碓王, sau bị Thục Phán đánh đuổi, Phán xưng là An Dương Vương. Sách cổ “Thủy kinh chú” dẫn lại lời ghi trong “Giao châu ngoại vực ký” rằng19 “… Thục Vương Tử dẫn binh tướng ba vạn đánh lại Lạc Vương 雒王, Lạc hầu 雒侯, thu phục các Lạc Tướng. Rồi đó Thục Vương Tử xưng là An Dương Vương”.
Sách “Cựu Đường thư” dẫn lại “Nam Việt chí” chép “Đất Giao Chỉ vô cùng màu mỡ, xưa có vua xưng là Hùng Vương 雄王, có Lạc hầu phò tá. Thục Vương Tử dẫn quân tướng ba vạn tiến đánh, diệt được Hùng Vương. Thục xưng làm An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ”.
Như vậy thì sử sách có ba tên gọi cho vua nước Lạc Việt: Lạc Vương, Hùng Vương, Đối Vương.
Có nhiều ý kiến cho rằng ba tên gọi này là một, chính là Lạc Vương, các tên khác do về sau sao chép nhầm chữ Lạc 雒 của Hán ngữ mà thành.
Dầu sao thì cũng có hai lý giải về truyền thuyết danh xưng Hùng Vương, một là dòng dõi họ Hùng Vương nước Sở, hai là Lạc Vương vua của dân Lạc Việt.
Dù tên tuổi đúng sai thế nào, thì Hùng Vương không chỉ thuần túy là truyền thuyết của Việt Nam, mà cũng có ghi trong cổ sử Trung Hoa.
Nhân vật Thục Phán tuy nguồn cội chưa xác định, nhưng cũng có thật, đánh chiếm Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc xưng là An Dương Vương cũng là có thật, có ghi trong chính sử không chỉ của Việt Nam.
Lạc Việt chạy xuống phía Nam nhập với Mường, Mán, Chăm pa... nên tồn tại.
các Việt khác cũng chạy về cùng cùng và nhập vào Lạc Việt.
Tần diệt Sở, rồi đánh chiếm Lĩnh Nam.
Năm 204 TCN Triệu Đà bèn chiếm Lĩnh Nam lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu) và đánh chiếm Âu Lạc.
Sách “Giao Châu ngoại vực ký” chép: “Nam Việt Vương Úy Đà cử binh đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”.
Sách “Thái Bình Ngự Lãm” dẫn “Nhật Nam truyện” còn chép phóng đại hơn, nỏ một phát giết ba vạn người và còn kể tỉ mỉ chuyện tình Mỵ Châu Trọng Thủy, chuyện mất nỏ thần, dẫn đến An Dương Vương thất bại.
Nước Âu Lạc từ đó nhập vào nước Nam Việt.
Triệu Đà lập nước Nam Việt năm 203 TCN, giữ độc lập với nhà Hán được 92 năm, truyền 5 đời vua, đến đời Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia thì mất nước vào tay Hán Vũ Đế năm 111 TCN.
III. Lĩnh Nam và Đông Hải bị Hán chiếm và Hán hóa kéo dài hơn ngàn năm, ngoại trừ Lạc Việt
Một dãy Lĩnh Nam và Đông Hải bị Hán chiếm và Hán hóa kéo dài hơn ngàn năm, ngoại trừ Lạc Việt. Không những thế, Lạc Việt còn lại hoàn toàn trở thành Hán.
Lạc Việt, sau hơn 1000 năm nô lệ và bị người Hán đặt chính sách Hán hóa, vẫn giữ được bản sắc và nền văn minh Việt, cuối cùng thì giành được độc lập và trở thành Đại Cồ Việt, Đại Việt, Nam Việt và Việt Nam đến tận ngày nay.
Đó là một trường hợp duy nhất mà Trung Hoa không thể Hán hóa được.
.......................................
Lập luận
Sách "Thuyết Văn" (説文) của Hứa Thận - 許 慎 biên soạn và viết ra thời Hán: Phần đánh vần của thuyết văn phải đọc bằng tiếng Việt... (nếu như ai đọc sách đó mà đọc theo giọng "Quan Thoại-Bắc kinh-Mandarin" thì sẽ không đánh vần được rất nhiều chữ); đó là tiếng Việt cổ đại thời Hán và thời Tần và trở về trước nữa.
Còn tiếng Việt gần biển đông Thái Bình Dương ở phía bắc là Sơn Đông, Tô Châu, Thượng Hải sau nầy bị ảnh hưởng mạnh của giọng Bắc-Kinh nên trở thành một nhánh riêng được gọi là Ngô-Việt Ngữ.
Phía nam Ngô-Việt ngữ là vùng Phước Kiến, Triều Châu lại bị ảnh hưởng của giọng nói Ngô Việt mà trở thành một nhánh riêng gọi là Mân Việt Ngữ;
lại có riêng một nhánh của người Bộc Việt ở Trung Nguyên thời xa xưa qua bao lần loạn lạc vì chiến tranh mà di cư khắp nơi, nhưng vẫn giữ được phần căn bản ngôn ngữ của bộ tộc họ, mà lại trộn lẫn ảnh hưởng các ngôn ngữ địa phương khắp nơi trên đường di cư nên hình thành tiếng Hẹ/Khách-Gia (Hakka) ngày nay.
Mân Việt Ngữ trên Đảo Hải-Nam thì có quá nhiều dân của bộ tộc Lê /"Cữu-Lê", Lê-Việt ngày xưa nên hình thành tiếng Hải Nam, và Việt-Nam thì độc lập và tách riêng trở thành tiếng Việt - Việt Nam;
--------------------------------------------------
tai sao các thuộc địa của tây ban nha, bồ đào nha ngôn ngữ đồng hóa hết, VN là thuộc địa pháp bao lâu? tỉ lệ nói tiếng pháp được bao nhiêu?
No comments:
Post a Comment