Thursday, November 9, 2017

 

Bách Việt Sử: Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử - Phần 1

Bách Việt Sử: Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử (1)

Khảo cứu Bách Việt Sử: Những Lớp bụi mờ của lịch sử... (1)
Hàng hàng lớp lớp bụi mờ phủ lên trên bề dầy lịch sử Bách Việt...



Người Việt Nam ngày nay khi viết chữ Việt với vần A B C thì người ta gọi là chữ Việt, khi người ta gặp chữ tượng hình 越 (Việt) thì đa số người ta nói là chữ Tàu! Người Quảng Đông ngày nay khi viết hai chữ 越 南 (Việt Nam) thì họ đọc là "Duyệt-Nàm", và khi phát âm đọc lên hai chữ đó theo giọng nói địa phương Quảng Đông thì họ gọi tiếng của họ là Việt Ngữ... Xin kể một chuyện xảy ra hiện nay tại một trường Đại Học ở California - USA:

Một sinh viên người Việt Nam biết chút ít tiếng Quảng Đông, tự giới thiệu mình với một sinh viên đến từ Tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc rằng:

- "Ngọ hầy Duyệt-Nàm dành" (Tôi là người Việt Nam).

Người Sinh Viên kia cũng tự giới thiệu:

- "Ngọ hầy Duyệt dành" (Tôi là người Việt);

Thế là người sinh viên Việt Nam ngớ ngẩn!!!... Hả?... Ủa? Sao kỳ vậy?


Tuổi trẻ ngày nay ít biết được lịch sử Bách Việt, nhiều người lớn tuổi mà còn không biết! Vì không muốn biết, vì không được biết v v… thì nói chi đến lứa tuổi sinh viên hiện giờ! Vì sao? Đó là vì có sự ngộ nhận "Hoa-Hạ"- "Hán" và "Việt"...


Từ khi nào thì có chuyện người ta tự xưng là "Hoa-Hạ" hay "Hán" tộc?

- Điều nầy khá phức tạp, nếu như thiếu dẫn chứng hoặc trình bày quá..."đơn giản" thì khó hiểu ngọn nguồn!

Hôm nay tôi tìm cách trình bày những trường thiên dài lê thê của mấy ngàn năm bằng cách ngắn gọn, nhưng, cũng phải kể ra những chi tiết quan trọng theo tuần tự. Những chi tiết sẽ được trình bày rõ ràng theo từng bài khảo cứu tiếp theo sau nầy; rất mong quí vị... cũng như tôi sẽ cố gắng để khảo cứu thêm chi tiết và viết thành nhiều bài để giải thích một cách khoa học và nghiêm túc.


Khảo Cứu: Những chi tiết quan trọng... thời Cổ Sử và Cận Đại:

- Cổ thư được gọi là "Việt Tuyệt Ký" hay "Việt Tuyệt Thư" (*thời Xuân -Thu Chiến Quốc: trước Sử Ký của Tư Mã Thiên), trong đó ghi chép Vua Việt là con cháu của vua Vũ thuộc triều nhà Hạ; Việt Tuyệt Thư viết bằng chữ tượng hình như "Việt Cổ Văn" và "Trung Văn", ngày nay, sách phải dùng bằng bản phiên dịch qua Trung Văn bởi những học giả Việt Học xưa nay, vì cổ Việt văn có một số từ ngữ của cổ ngữ mà ngày nay người ta sẽ khó hay không hiểu khi đọc!... Ví dụ chữ "Cuấy" hay "Cuây" là "Hội", "kây " là "kế"; "cuấy kây" chính là "hội-Kế" , "Cuấy - kây"... mà viết theo chữ tượng hình xưa thì mấy ai biết được bây giờ?

Đa số sẽ đọc là "Hội-kế", (Lại có một giọng Cối-Kê = Cuấy Kây = Hội-Kê.. là Hàn-Châu ngày nay), chữ 會計(Hội-Kế) là: 會稽 ngày xưa, Chữ "Hội" với chữ "kế "nhưng lại đọc là Cuấy-kây với dần "C-hay K" đó là nét đặc biệt của vùng Giang Đông và Phiên Ngung (bên bờ biển Đông - Thái Bình Dương).

Nhờ Việt Tuyệt Thư mà sau nầy "Sử Ký" (Của TƯ MÃ THIÊN) và nhiều sách sử khác có tài liệu về nguồn gốc Bách Việt bên cạnh những truyền thuyết...


Truyền thuyết...***Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn, Đế Thuấn truyền ngôi cho Vua Vũ, Vua Vũ lên ngôi rồi truyền ngôi cho con là "Khải" - lập nên triều "HẠ", triều Hạ là của Việt tộc. VIỆT TUYỆT THƯ chép rằng bởi vì "Vua Vũ được chôn cất ở Mao Sơn (Cuấy kây - Hội kê), con cháu trong nhà phải có người theo ở đó để giữ đất mộ của Vũ gia cho tròn đạo hiếu, và rồi lập ra Việt Quốc.". Vậy, theo VIỆT TUYỆT cổ thư: Hạ và Việt là một nhà, đã là một nhà thì "Hạ" ngữ hay "Việt" ngữ là một, có ai cần tranh luận điều nầy không?

Chú ý: Nghiêu, Thuấn, Hạ là Truyền Thuyết... nhưng "Việt Tuyệt thư" là cổ thư thời Xuân Thu - chiến Quốc được lưu lại cho đến ngày nay mà nội dung được ghi chép thật rõ ràng, cổ thư nầy mang tên "Việt Chép" và chép lại sử Việt; sau nầy "Hoa" văn không có chữ "chép" nên dùng chữ "Chóe, chóe: 絕yue"/ đọc theo Hán-Việt ngày nay là "Tuyệt"... có phát âm na ná để thay chữ "chép"; xin đón đọc: sẽ nói rõ về VIỆT TUYỆT THƯ ở những bài khảo cứu tiếp theo sau nầy.

Việt Tuyệt Thư và những chữ viết được khắc trên xương (Giáp Cốt Văn) và những đỉnh bằng kim loại đồ đồng (Chung Đỉnh Văn) thời nhà Thương và Chu mà khảo cổ học khám phá ra đã bổ túc và minh chứng cho truyền thuyết, và vì vậy Việt Tuyệt Thư càng thêm giá trị.

Triều Hạ bị lật đổ do triều Thương, Thương là con cháu của Đế Nghiêu, lấy họ Chử, người Việt không xa lạ với họ Chử qua câu chuyện "Chử Đồng Tử "... Thương không phải là Việt tộc? Hay là Việt tộc? (Xin xem bài tiếp theo) - Đọc giả sẽ tự có câu trả lời: Vì Đế Nghiêu truyền ngôi cho đế Thuấn, Đế Thuấn truyền ngôi cho vua Đại Vũ của nhà Hạ... Sau nầy nhà Thương của họ Chử (子 - đọc là Chử khi là họ, chứ không đọc là Tử) lớn mạnh và lật đổ triều Hạ, và chữ viết và văn hóa của Thương đều là kế tục của nhà Hạ: Những chữ viết trong Chung Đỉnh Văn và Giáp Cốt Văn của Khảo Cổ Học chứng minh được điều nầy...
Nhà Thương thôn tính và Đồng hóa Người Siberia da trắng là "Trung Sơn Quốc": gọi là "Bạch-Địch". Nói chung - nhà Thương bao gồm Việt tộc và những ngoại tộc bị Việt tộc đồng Hóa... ngay cả tên của Trụ Vương... cũng được ghi chép lại là Đế Tân theo văn phạm Việt… chứ không phải là Tân Đế!

Triều nhà Chu cũng bị Việt tộc đồng Hóa. Tộc Chu là Tộc Khương đã liên kết với những tộc khác tiêu diệt nhà Thương, trước khi lật đổ nhà Thương, thì trên bước đường đông tiến từ cao nguyên phía tây tiến về Trung Nguyên là họ đã bị Việt Đồng Hóa rồi, và họ đổi tên, xưng là: Chu 周, Chu: có nghĩa là Điền 田- Khẩu 口, ráp chữ Điền để phía trên và Khẩu chung sẽ thành chữ 周 – Chu. Chu là: khẩu sống nhờ Điền- (ruộng lúa)... và triều Chu tự xưng là con cháu đích tôn của vua Vũ nhà Hạ để được "Chính Danh". Chu tự xưng là "Hạ" hay là "Hoa" - vì lẫn lộn phát âm giữa chữ Hoa và Hạ của tiếng Việt. Tiếng Khương của dân tộc Khương vẫn tồn tại cho đến ngày nay, cho nên khi đối chiếu tiếng Khương với cổ sử và Tứ Thư, Ngũ Kinh v v... thì sẽ thấy rõ Chu đã Bị văn hóa Việt của nhà Hạ và nhà Thương đồng Hóa... Bởi vì Triều Chu đã không còn dùng tiếng Khương như người dân tộc Khương hiện nay vẫn tồn tại và nói tiếng Khương, và ngay cả việc nhà Chu phải nhận thầy và học hỏi từ nước Sở cũng ̣được ghi rõ ràng trong chính sử, (điều nầy ghi rõ trong Sử Ký của Tư Mã Thiên).

Nhà Hạ được xem là chính danh, là Hoa. Hoa nghĩa là "hoa lệ", là "quí phái", là tiến bộ, là quí tộc, là thống lĩnh, là chính thống ở Trung Nguyên. Cho nên khi mà Chu muốn gồm thâu thiên hạ qui phục với Chu thì phải tự xưng là "Hoa-Hạ", ngay cái tên "Hoa-Hạ" đã tự bộc lộ là bị Đồng Hóa rồi!... Vì lẫn lộn "Hoa" Và "Hạ"!!!

Bởi vì là bị đồng hóa mà vẫn khó phân biệt phát âm của một ngôn ngữ "mới" đối với họ, cho nên họ không phân biệt được "Hạ" là tên gọi Hoàng Triều, và "Hoa" là tên gọi của quí tộc theo lối phát âm tiếng Việt, nên mới có việc tự xưng vừa Hoa lại vừa Hạ... trong khi lẽ ra chỉ cần xưng là HOA, hoặc chỉ xưng là Hạ... là được rồi! (Hoa = 華, Hạ=夏)

- 華 - 夏 Tiếng Việt cổ đại Hoa và Hạ đọc rất là giống nhau...

- 華 - 夏 Tiếng Việt ở Việt Nam ngày nay: đọc "Hoa"-"Hạ"... Phát âm rất giống nhau, chỉ vì dùng cố định dấu nặng trong chữ Hạ theo qui định ngày nay của phiên âm a, b, c, theo Latin mà tạo nên khác biệt hơi nhiều.

- 華 - 夏Tiếng Việt ở Quảng Đông nay: Đọc: "Hòa" - "Hà"... Phát âm rất giống nhau.

- 華 - 夏Tiếng Mân-Việt Triều/Phước Kiến: đọc: "Hoe"-"he"... Phát âm rất giống nhau.

... Mãi cho đến sau nầy qua nhiều triều đại sau nhà Chu nữa, khi nhiều dân tộc khác tiếp tục bị người Việt đồng hóa nữa thì dần dần mới có sự "lai căng" văn hóa khác mà đổi phát âm chữ "Hạ" đọc thành "seaé" hay "Xié", và phiên âm theo tiếng Anh/English ngày nay 夏 là "Xia". Ngày nay tiếng Bắc Kinh đọc 華 - 夏 là "Hỏa-Xié" / (là "HUA-Xia" khi dùng English phiên âm).

Chính vì vậy mà có từ ngữ Hoa-Hạ 華 - 夏 đọc thành "Hỏa-xié" theo tiếng "Quan Thoại" ngày nay để tự cho rằng: ta là "truyền nhân" đích tôn của của nhà Hạ!!!


Việt Tộc thống lĩnh Trung Nguyên từ xa xưa, mà nổi bật là nhà Hạ, Việt, Bách Việt...

Ngày nay xét kỹ thấy rằng: các ngôn ngữ của người da trắng vùng SIBERIA đã lập ra "TRUNG SƠN Quốc" rồi bị nhà Nhà Thương thôn tính, rồi Chu thôn tính Thương; rồi loạn Hung Nô thời Tấn v v... Xét kỹ ngôn ngữ Siberi, Turky, Khương, Mông Cổ v. v... vẫn tồn tại đến bây giờ, để người ta có thể đối chiếu và thấy khác với các tiếng nói địa phương Việt và tiếng Quan Thoại-phổ thông: Đó chính là một bằng chứng người Siberi thời nhà Thương và luôn cả nhà Chu đã bị Việt đồng hóa: vì họ đã không còn dùng những ngôn ngữ "Hung Nô" nêu trên...

Vì đã bị Việt Đồng Hóa mà họ tự xưng là dân tộc "Hoa-Hạ" 華夏 là con cháu của nhà "Hạ夏"!

Cũng vì văn hóa và ngôn ngữ Việt đã đồng Hóa Thương, Chu, và Yến, Ngụy (Người Siberi Thời Xuân Thu - chiến quốc) v v... cho nên tiếng Việt có thêm "một nhánh mới phía bắc" mà ngày nay người ta gọi là tiếng Bắc-Kinh hay Mandarin, khi có thêm tiếng phía bắc thì hai tiếng Việt Nam Bắc khác giọng và biến âm khó thông với nhau nên người ta chọn tiếng Việt phía nam là tiếng xưa - "có sẵn từ trước" và là tiếng "tiêu chuẩn" để làm tiếng "phổ thông" dùng cho thời đó, và tiếng Việt để "phổ thông" thời đó đã được gọi là "Nhã Ngữ 雅 語": thời Xuân-Thu Chiến Quốc đã gọi Việt Ngữ là Nhã Ngữ, Nho Giáo thời đó đã phát triển mạnh, lịch sử đã được ghi lại khá hoàn chỉnh, cho nên người ta có thể kiểm chứng rõ ràng 100% chuyện nầy.

"Nhã Ngữ 雅語" mặc nhiên trở thành tiếng để dùng chung "phổ thông" phổ cập vào thời xuân thu-chiến quốc và được gọi là "Nhã ngữ" vì nghĩa là: Nhã: là Đẹp, văn nhã; Khổng Tử Dạy học cũng dùng "Nhã Ngữ" (雅語).

- Nhã Ngữ là Việt Ngữ 粵 語 (粵 hay 越 hoàn toàn giống nhau, xưa dùng chung cả hai chữ nầy là "Việt") tồn tại cho đến ngày nay ờ tỉnh Quảng Đông và nước Việt Nam.

Nhưng tiếng Việt Nam lại mang giọng nam nhiều hơn vùng Phiên-Ngung/Quảng Châu và sau nầy lại biến giọng khi tiếp xúc nhiều với tiếng Mường, rồi lại biến âm nhiều khi dùng A, B, C để phiên âm.

Tiếng Quảng Đông chỉ biến giọng rất ít dù và vì bởi tiếng Bắc-Kinh ngày càng phát triển mạnh
nhưng vì không dùng Latin a, b, c để phiên âm, nên không có "sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng" cố định cho nên giữ được nhiều âm thanh cổ... điều nầy có thể kiểm chứng được khi so sánh với phương cách thuyết văn giải tự của thời Hán đã được Hứa Thận biên soạn trong sách "Thuyết-Văn".

Người ta có thể phục chế ngôn ngữ bằng cách nắm vững quy luật biến hóa của ngôn ngữ, người ta nghiên cứu một vùng "Việt" ngày xưa bị "Hung nô " xâm chiếm rồi biến âm và trở thành sử dụng ngôn ngữ mới... khác âm như thế nào, rồi lại đối chiếu với ngôn ngữ của những nhóm Việt chạy xa... xuống phương nam, người ta lại tổng hợp, rồi phân tích một từ ngữ đã biến thành nhiều âm của các phương ngôn khác nhau: để tìm ra một từ gốc gác căn bản nhất đã biến hóa thành nhiều phương ngôn mà lại rất giống nhau vì cùng một gốc...

Nhưng tiếc thay... nhóm nghiên cứu phục chế ngôn ngữ còn ít... lại rất "bí mật" và không được "công bố" để phổ biến!
Trong thế gíới của Blogger tiếng Hoa ngày nay - thông tin gần như là duy nhất và được rò rỉ một cách vô tình hay cố ý của nhóm phục chế CỔ Hán NGỮ thì Từ ngữ "Thén Thỉnh" Của Tiếng Bắc Kinh, "Thín thìn" của Tiếng Quảng Đông, "Thenn thénn" của tiếng Triều Châu... là: Với kết quả của "phục chế Cổ Hán Ngữ" thì những chữ đó ngày xưa có phát âm là "THIÊN_ĐÌNH -天庭": Nếu như có hàng trăm hay hàng ngàn nhóm nghiên cứu "phục chế Cổ Hán Ngữ" thì kết quả sẽ to lớn và hùng tráng hơn nhiều, và cũng sẽ... không còn gì là "bí mật" hay lạ lùng nữa!

Khi Tần Thủy Hoàng thâu tóm "thiên hạ" thì tiếng Việt-Nhã Ngữ được Triều đình "qui định" để dùng thống nhất hóa về chữ viết và tiếng nói; nhà Tần ra qui định thống nhất về chữ viết, đơn vị đo lường... nhưng tồn tại chỉ có 15 năm thì bị người Việt của vùng Sở và vùng Việt (Giang Đông) liên kết lật đổ... rồi lập nên Triều Hán.

Sách "Thuyết Văn" (説文) của Hứa Thận - 許 慎 biên soạn và viết ra thời Hán: phần đánh vần của thuyết văn phải đọc bằng tiếng Việt... (nếu như ai đọc sách đó mà đọc theo giọng "Quan Thoại-Bắc kinh-Mandarin" thì sẽ không đánh vần được rất nhiều chữ); đó là tiếng Việt cổ đại thời Hán và thời Tần và trở về trước nữa... bởi hoàn cảnh và điều kiện kịch sử:
Tiếng Việt Cổ là tiếng còn lưu lại được ở Quảng Đông và Việt Nam ngày nay, thời Nam Việt Vương Triệu Đà thì Quảng Đông - Việt Nam ngày nay là chung một nước và ngôn ngữ rất là tương đồng giữa các vùng bắc và nam, đông và tây dù có khác giọng Âu, Lạc, Mân... Còn tiếng Việt gần biển đông Thái Bình Dương ở phía bắc là Sơn Đông, Tô Châu, Thượng Hải sau nầy bị ảnh hưởng mạnh của giọng Bắc-Kinh nên trở thành một nhánh riêng được gọi là Ngô-Việt Ngữ; Phía nam Ngô-Việt ngữ là vùng Phước Kiến, Triều Châu lại bị ảnh hưởng của giọng nói Ngô Việt mà trở thành một nhánh riêng gọi là Mân Việt Ngữ; lại có riêng một nhánh của người Bộc Việt ở Trung Nguyên thời xa xưa qua bao lần loạn lạc vì chiến tranh mà di cư khắp nơi, nhưng vẫn giữ được phần căn bản ngôn ngữ của bộ tộc họ, mà lại trộn lẫn ảnh hưởng các ngôn ngữ địa phương khắp nơi trên đường di cư nên hình thành tiếng Hẹ/Khách-Gia (Hakka) ngày nay. Mân Việt Ngữ trên Đảo Hải-Nam thì có quá nhiều dân của bộ tộc Lê /"Cữu-Lê", Lê-Việt ngày xưa nên hình thành tiếng Hải Nam, và Việt-Nam thì độc lập và tách riêng trở thành tiếng Việt - Việt Nam; Những Vùng Ngô, Sở và phía bắc thì ngày nay đã bị phát âm Bắc-Kinh/Quan thoại/Mandarin ảnh hưởng gần như là toàn diện bởi lịch sử xâm chiếm của "Hung Nô" và vì đa số triều đình của các triều đại đều đặt tại những vùng đất "Trung Nguyên" nầy trong mấy ngàn năm lịch sử, nên việc sử dụng quan thoại trở thành chuyện đương nhiên.

Toàn bộ văn hóa Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu - Chiến Quốc, Ngô, Việt, Sở, Văn Lang, Mân, Âu, Lạc Việt, Tần, Hán... là văn Hóa Việt.

Tại sao gọi là văn hóa Việt? Vì quốc hồn, quốc túy đã mang tên Việt! Việt đã là tên của truyền thống dân tộc cho nên các vương triều mới có tên là Việt chiếm đa số như: Sở, Tần, HÁN, NGÔ VIỆT, MÂN VIỆT, ĐÔNG VIỆT, DƯƠNG VIỆT, NAM VIỆT, ÂU VIỆT, LẠC VIỆT v. v...

Triết học và địa danh của sử xưa từ xa xưa đã được định hình và lưu lại cho đến ngày nay... chữ viết đã lưu lại là Đế Đoan Hạn, Đế Cảo, Đế Nghiêu, Đế Thuấn... chứ không phải là Thuấn Đế, Nghiêu Đế v v... và địa danh là Sơn Đông chứ không phải Đông Sơn, Hà Nam chứ không phải Nam Hà, Thượng Hải chứ không phải Hải Thượng, Quảng Đông chứ không phải Đông Quảng và đảo Hải Nam chứ không phải Nam Hải v. v....

Chỉ đến khi nhà Hán mất, thời nhà Tấn có nhiều bộ tộc phương bắc tràn xuống chiếm cứ cái nôi văn Hóa Việt vùng Hoàng Hà, Thái Sơn, sông Hoài, sông Lạc, sông Phần v. v... thì văn Hóa Việt cổ ở Trung Nguyên mới bị biến đổi và chỉ có phương nam là còn giữ lại được văn hóa Việt gần nguyên vẹn, ở phía nam là vùng: sông Trường Giang và Ngũ Lĩnh, phương nam...
Từ thời xa xưa đã có người da trắng di cư xuống nam và lập ra Yến Quốc. Đến khi thái tử Yên Đan dùng Kinh Kha mưu Sát Tần Thủy Hoàng là Yến đã bị Việt Hóa lâu rồi, ngành Khảo Cổ ở bán Đảo Sơn Đông cũng đào được mộ của người da trắng; loạn thời Tấn cũng là một lần nữa làm xảy ra việc văn Hóa Việt Đồng Hóa thêm một số nhiều - rất nhiều - người Turky và và nhiều tộc Hung Nô - Siberi, nhưng vẫn chính là vì vậy mà văn hóa và ngôn ngữ phía Bắc đã đổi khác thật nhiều với sự lai căng mạnh mẽ bởi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Siberia, Hung nô - Chitan/Khiết Đan v. v… do đó mà có tiếng "phổ thông-quan thoại" ngày nay khác xa về văn phạm với Việt ngữ bằng cách Đảo ngược văn phạm Việt, nhưng phát âm thì lại tương đương Việt... ví dụ: Hoa trở thành Hỏa, "Diệt" trở thành "yué", "to" lớn trở thành "ta" hay là chỉ đọc giọng cao hơn là "Tá,Tó" v v...
Sau khi nhà Tấn mất phân nửa đất phía bắc, thì phía bắc có quá nhiều chủng tộc và ngôn ngữ khác nhau, những chủng tộc của người mới xâm chiếm trung nguyên thành lập nhiều quốc gia với tình trạng đa chủng tộc và đa ngôn ngữ, thì bắt buộc phải chọn và bị đồng hóa bởi tiếng "Phổ thông", chứ mạnh ai nấy giữ tiếng Turky, Mông Cổ, Nga, Tạng v. v… thì sẽ quá nhiều khó khăn khi giao tiếp... và sau nhiều đời thì đã bị văn hóa Việt đồng hóa, nhưng vì văn hóa Việt nầy thời đó đã mang danh là nhà "Hán" và "Tiền Hán" - thì khi đã bị đồng hóa rồi thì họ cũng xưng là "Hán"...

Sau nầy, khi dân số phát triển và cùng với sự phức tạp của giọng Việt ở các miền khác nhau như vùng Thái Sơn, Sông Hoài, Sở, Dạ Lang, Mân, Lạc, Âu, An Huy, Hà Nam, Tô Châu, Hàn Châu, Phiên Ngung, Giao Châu v. v... đã bắt buộc mỗi triều đại các triều đình các đời sau luôn luôn phải dùng và bổ túc cách nói và cách viết chung "phổ thông" ở triều đình, đó là "tiếng Phổ Thông" chung cho bá quan văn võ mọi miền... bao gồm luôn những người mới đã bị đồng hóa: cho nên đã định hình và phát triển thành tiếng "Quan Thoại", là tiếng nói "mới" của chung của những người cũ và mới - đã bị đồng hóa… để "phổ thông", để dễ dùng chung cho tất cả các chủng tộc cũ và mới của Trung Nguyên... vì vậy: cho nên đã - hoàn chỉnh dần dần và chính thức, sinh ra tiếng "quan Thoại”, "phổ thông"; do đó - cần chú ý điều nầy: những cổ văn từ Hán, Tần... trở về trước thì không phải là "Quan Thoại" hay "Phổ Thông" mà là Việt Ngữ - Nhã Ngữ; dù "Quan-Thoại" đã được hình thành dần dần, nhưng chỉ đến đời nhà Tùy và Đường thì tiếng Phổ Thông mới được đầy mạnh và phát triển mạnh thêm một lần nữa, bởi vì
Tùy và Đường đều là gốc Hung Nô ở Siberia; tuy vậy, thời đó tiếng Phổ Thông chưa đủ mạnh để thay thế nổi cho Việt Ngữ, nên Đường thi là đa số phải đọc theo Việt ngữ thì mới đúng theo vần đã gieo trong Đường Thi (Chú ý: Thơ văn từ Tống - Đường trở về trước là Việt, phải đọc theo giọng Việt,
nhưng cũng có một số ít dùng theo tiếng "Phổ thông-Quan Thoại" do những người "mới" đã viết ra... mà truy nguyên ra sẽ thấy Họ là họ nhà làm quan cha truyền con nối nên đã chỉ rành và chỉ biết "quan thoại" hoặc những người này chính là dòng người Hung-Nô, Siberi... ví dụ như điển hình là nhà thơ Lý Bạch/Lý Bạch gốc Hung Nô-Siberia).

Sau nhà Đường là nhà Tống... Tống Từ và Đường Thi điều phải đọc theo giọng Việt... Bởi vì tiếng Việt "xưa" tiếp tục vẫn còn mạnh; nhưng rồi Nhà Tống bị mất bởi nhà Nguyên của tộc Mông Cổ... làm thay đổi lớn, Tiếng Bắc-Kinh/Phổ Thông lại lớn - và mạnh thêm...

Văn chương xa xưa từ trước là nhà Hán, Tần v. v... thì văn phạm Việt rõ ràng: Ví dụ - Người Mân Việt là người Triều Châu từ xưa đến nay vẫn dùng danh từ "CÔI - BÓ 雞 母" (Gà mẹ) cho đến ngày nay, "Côi" là "kê" của tiếng Việt cổ đại mà bên đạo Phật ở Việt Nam ngày nay vẫn còn nhiều người biết... ''côi 雞'' là Kê/Gà, ''Bó 母'' là ''Po'', là "a-phò", là "bà", "bà mẹ", "mẹ".

"Côi bó" là "gà mẹ"; đối chiếu "Côi bó" hay "gà mẹ" với văn chương tiền Tần-Hán thì thấy rõ văn phạm và phát âm bị gọi là "cổ Hán ngữ" đúng là như vậy và chính là Việt ngữ, và xa xưa thì sách thời tiền Hán đúng là dùng là: 雞 母.

- Côi Bó雞 母= Gà mẹ; chữ Gà là "kê"雞 - viết trước: Văn Phạm tiếng "Việt".

- Ngày nay tiếng Bắc kinh dùng là "Mẫu-kê 母雞" với chử Gà là "Kê" 雞 viết sau: văn phạm Bắc Kinh/ Phổ-Thông hiện giờ.

=> Rõ ràng thời Tần, Hán và trở về trước thì ngôn ngữ toàn là Việt.

- Xưa: tra cổ thư thấy viết là "bộ hành 步行": nghĩa là Bước Đi (chữ Hành 行 là "Đi"... phải viết phía sau), chứ không phải "hành lộ 行路" như hiện giờ (chữ Hành 行 là "Đi"... viết phía trước).

- Xưa viết là "Mắt" 目 chứ không viết là "nhãn tinh"-眼睛 như bây giờ v. v...

=> Quá nhiều bằng chứng và quá rõ ràng là trước đây là Hán, Tần, Xuân Thu-Chiến Quốc, Chu, Thương, Hạ, Ngũ Đế, Tam Hoàng v v... xa xưa là văn hóa và ngôn ngữ là Việt.

Đến khi Mông Cổ thôn tính trung nguyên và lập ra nhà Nguyên quá lâu, thì tiếng Phổ Thông chiếm thượng phong. Nhà Minh lật đổ nhà Nguyên, cố khôi phục lại ngôn ngữ, nhưng khi dời thủ đô từ phía nam lên vùng Bắc-Kinh thì quan và triều đình lại phải dùng "Quan-Thoại". Nhưng... và rồi lại đến một nhánh Hung Nô khác là tộc Nữ Chân - của vùng Mãn Châu lập nên nhà Thanh, tiếng Phổ Thông - Bắc kinh tiếp tục "lên ngôi" và đồng hóa người tộc Mãn/Kim, Triều đình Mãn Thanh bắt buộc thi cử tuyển "Trạng nguyên", "tiến-Sĩ" v.v... là phải thi tuyển bằng tiếng Phổ-Thông/Quan Thoại...
vùng Lưỡng Quảng là Quảng Đông và Quảng-Tây chống đối, vẫn chỉ thi bằng tiếng Việt, Vùng Mân Việt là Phước-Kiến, Triều Châu thì dung hòa thi bằng song ngữ Quan-Thoại và Mân Việt Ngữ.

Nếu gộp chung lại là "Thương" - bị ảnh hưởng bởi Bạch Địch Siberia, "Chu", "Yến", Ngụy", "kim", "Liêu","Tây Hạ" v. v... thêm vào nhà "Nguyên" và "Mãn Thanh" tính chung cộng lại hàng ngàn năm bắc thuộc "Hung Nô" làm cho vùng Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông -Trung Nguyên đã bị... trở thành "Văn hóa Việt đồng hóa ngoại tộc" - trở thành văn hóa "phổ thông" - mà thành phần mới nầy lại rất là mạnh và xưng là dòng dõi của "Hạ";" Hán " xưng là "Hoa Hạ" tộc! "Hán" tộc với tiếng nói là tiếng Phổ Thông - Quan Thoại, và sau nầy còn có tên là tiếng "Bắc Kinh" hay là "Madarin- (Mandarin là do phiên âm từ chữ Mãn Đại của Triều Mãn -Thanh bởi người Tây Phương"... Họ đọc chữ Hạ夏 là "Xia"... TRONG KHI SỬ SÁCH CỦA "HẠ 夏" LÀ VIỆT TỘC VỚI VĂN PHẠM Và NGÔN NGỮ RÕ RÀNG...đọc là "Hạ".

Sau khi nhà Thanh bị mất bởi Tôn Dật Tiên làm cách mạng... nước "Trung-Hoa" mới được thành lập, Việt ngữ phương nam đã được cân nhắc làm tiếng Phổ Thông để dùng thống nhất, nhưng vì trong hàng ngũ tướng lãnh có quá nhiều người phương bắc sử dụng tiếng Phổ Thông, nên vì đại cuộc mà một lần nữa tiếng Phổ Thông-Quan Thoại - Mandarin lại được chọn làm tiếng "Phổ-Thông" và điều đó tiếp tục ảnh hưởng trở thành hiện trạng ngày nay...

Khi HỨA THẬN Biên soạn "TỰ ĐIỂN" THUYẾT VĂN Thời HÁN Thì chữ ''HẠ'' Vẫn là được ghi phiên âm là: 胡 雅 切= Hồ Nhã Thiết", hồ nhã thiết nghĩa là Hồ a hạ Hạ 夏", đó là tiếng Việt: Khác xa với "phổ thông là "Xia 夏".
Chú ý: Xin đón xem bài bài khào cứu "Thuyết Văn"...

Theo Tôi thấy:

=>Chỉ khi nào có việc sách THUYẾT VĂN... để giải tự của Hứa Thận thời nhà Hán mà lại đánh vần chử "HẠ" là " x-i -a -xie =xié", và toàn bộ những chữ khác trong thuyết văn phải đọc theo giọng "Phổ Thông-Bắc Kinh" thì người ta mới tin được là có một nền văn Hóa gọi là "Hoa-Hạ" hay "Hán" có trước văn hóa Việt.

=>Chỉ khi nào có việc triều Hán không nói tiếng Việt mà lại có riêng một thứ tiếng "Hán!" thì người ta mới nên nghĩ tới những lập luận 4: Hán ngữ 4, Hán tộc 4, Hán hóa những dân tộc khác 4, v. v.... Nhưng chỉ riêng một quyển "tự điển"/ "Thuyết Văn" của triều đại mang tên Hán 漢 do Hứa Thận biên soạn cũng đủ chứng minh tất cả Hán là Việt: 越/粵... bởi phát âm của tự điển, của ngôn ngữ là Việt 越; Vậy thật ra là Việt Hóa 越 化... các tộc khác.

=> Và đặc biệt là nên phải nhấn mạnh và lập lại điều nầy: tất cả NHỮNG CHỮ KHÁC trong TOÀN BỘ SÁCH "THUYẾT VĂN" của Hứa Thận thời nhà Hán PHẢI ĐỌC THEO TIẾNG VIỆT (đã biến thành mấy ngôn ngữ địa phương Việt ngày nay).

Nếu như đọc theo tiếng "Mandarin-Quan thoại" thì:

- Thứ nhất là đánh vần sẽ sai,
- Thứ nhì là đọc được một ít chữ trùng hợp thôi, và
- Thứ ba là có chữ sẽ không đánh vần phiên âm được: Điều nầy có thể kiểm chứng dễ dàng bằng cách mở sách "Thuyết Văn" của Thời Hán ra mà đọc thử...

=>Và ĐƯỜNG THI với TỐNG TỪ PHẢI ĐỌC THEO CÁC NGÔN NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VIỆT mới đúng vần, mới hay...

=> KHỔNG TỬ DẠY HỌC BẰNG NHÃ NGỮ tiếng VIỆT (雅語), NHÀ CHU VÀ NHỮNG NƯỚC THỜI XUÂN THU - CHIẾN QUỐC PHẢI DÙNG NHÃ NGỮ VIỆT ĐỂ LÀM TIẾNG "PHỔ THÔNG'' KHI GIAO THIỆP... LIÊN LẠC, tất cả những điều nầy được ghi trong nhiều cổ thư, bằng chứng vẫn còn đó và quá nhiều bằng chứng...

Tất cả sách diễn giải sử của từng thời đại đều khó thoát khỏi "tư tưởng sử" của THẾ LỰC CHÍNH TRỊ của mỗi một thời đại!

Nhưng hãy dùng khoa học nghiên cứu về NGÔN NGỮ, PHONG TỤC, khảo cổ, di truyền, tôn giáo, thiên văn, địa lý, toán học v. v... để lý giải bằng tinh thần Chân, Thiện, Mỹ thì lịch sử sẽ được sáng tỏ...

Chúng ta không có máy thu âm thời cổ sử để lưu lại tiếng Việt thời xưa: nhưng đã có VIỆT TUYỆT THƯ, và có thể tham khảo Chiến Quốc Sách, Ngô Việt Xuân Thu, Tứ Thư - Ngũ Kinh, Thủy kinh chú, Tiền Hán Ký, Hán Thư, Sử Ký, Tống Sử, Minh Sử, Thanh Sử - Tứ Khố Toàn Thư, Quảng Châu Ký v. v... và bên cạnh sách sử của nước Việt-Nam. Về văn hóa dân gian còn có những bài Đường Thi, Tống Từ, còn Việt Kịch của Giang-Tô, Chiết Giang, những văn hóa, và phong tục dân gian... và đặc biệt là có sách "Thuyết Văn " với ghi chú cách đánh vần Việt rõ ràng ở thời nhà Hán của Hứa Thận, cộng thêm có nhiều ngôn ngữ Bách Việt còn tồn tại cho đến ngày nay như Bộc Việt, Ngô Việt, Mân Việt, Lê Việt (tiếng của người dân sống trên đảo Hải Nam), Lạc Việt, Việt v v... Tất cả chi tiết trên đã là bằng chứng sống động cho thấy
Văn Hóa người Việt đã trải rộng và đồng hóa biết bao dân tộc khác ở Trung Quốc từ ngàn xưa cho đến hiện thời...

Những sự ngộ nhận và diễn giải sai lầm ý nghĩa chung quanh chữ Hoa và Việt bởi các thế lực chính trị để tranh giành vai trò "Chính Thống" và "Quyền Lực" đã làm gây ra phân ly và chiến tranh và đau khổ cho biết bao muôn dân của đại gia đình Bách Việt.

Có một thuyết cho rằng nước Việt của vua Câu Tiễn không phải là con cháu của vua Vũ nhà Hạ như Việt Tuyệt Thư đã ghi chép, vì vua Việt mang họ Mi, sau đổi họ Lạc, trong khi nhà Hạ mang họ 姒-Tự.

Lập luận nầy rất quan trọng và cần chú ý. Xưa hay đổi họ do được phong Quan và Đất v. v… Các đời tổ tiên trước của Vua Vũ cũng thay đổi Họ nhiều lần, Thuyết trên không đủ bằng chứng thuyết phục để bãi bỏ những gì đã được ghi chép trong Việt Tuyệt Thư, bởi vì Việt Thư ghi chép quá rõ ràng; muốn phủ nhận Việt Thư không phải là dễ.

Có thuyết cho rằng người Việt là thổ dân lâu đời ở một vùng rộng lớn, lập ra nhiều nước Việt nhỏ và trong đó có nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, thuyết nầy được các nhà nghiên cứu sử "tin cậy" hơn, bởi vì khảo cứu theo thực tế lịch sử thì nhóm Việt cư trú trên địa bàn quá rộng.

Tại sao người ta không nhập hai thuyết làm một? Và còn chuyện đổi họ vẫn đầy rẫy trong lịch sử xa xưa cũng như sau nầy, họ Mi, họ Lạc cũng đổi làm họ ÂU và Âu-Dương ở vùng Âu giang của Âu Việt, họ Mi cũng đổi thành Họ Sở... Họ Lạc khi chạy loạn cũng đổi thành họ LA, Họ Lai để giữ an toàn... Từ cổ xưa cũng thế thôi, ở đâu thì gọi theo tên đó lâu ngày thành họ mới, đất Trịnh, đất Triệu, đất Ngụy v. v... đều tạo ra họ mới; xưa có họ Cơ là vì sống ở sông Cơ, lâu ngày thì được gọi là Cơ, Họ Khương là vì ở sông Khương v .v...

Nên nghĩ đến là nhóm Việt trải rộng trên một địa bàn bao la bởi vì giỏi dùng ghe thuyền, cho nên theo bờ biển và theo dòng sông di chuyển, di cư rất dễ dàng? Dù không phải là du mục, nhưng còn phương pháp du canh đốt rừng làm rẫy, để tỉa lúa khô, trồng kê, bắp, đậu, khoai trên cạn... cũng đòi hỏi phải di chuyển hoài để đốt rẫy mới là có thu hoạch tốt hơn cho mùa trồng tỉa kế tiếp, như hiện nay chúng ta vẫn hiểu và thấy rõ qua lối du canh, du cư. Câu: "khoai đất lạ, mạ đất nhà." cũng là một lý do để phải "di cư", hiện nay thì việc trồng lúa và nuôi heo đã được xác định là của Việt tộc biết làm sớm nhất...

Gia đình, dòng họ, gia phả, xã hội, đời sống và thực phẩm phong phú, ở đâu có người Việt là ở đó có trái bầu, trái bí và rau quả v. v... văn minh nông nghiệp cũng tạo ra âm lịch và quan sát thời tiết, bầu trời, thiên văn-địa lý, sau nầy còn có đoàn quân Hổ và Voi ra trận xông pha chiến trường của Mạnh Hoạch và của Hai Bà Trưng. Đời sống thực tế của người Việt mới thật là lạ và hay cho những sáng kiến và ứng dụng, thuyết NHẤT NGUYÊN Thái Cực Sinh Lưỡng Nghi của vùng đất Sở thật là cao thâm khó lường, vẽ bùa và thần chú của vùng Mao-Sơn (Cối-Kê), yêu tinh hay thần thánh nhập xác người dùng cây nhọn xuyên gò má, xuyên lưỡi, cắt lưỡi lấy máu làm bùa vùng Phước Kiến - Triều Châu thật lạ lùng đặt biệt, gọi hồn, xem phong thủy địa lý, tử vi, bói toán thuật số, thư-trấn-yếm bùa đối với người và công trình xây dựng thật là huyền bí, nghiên cứu võ công, thế trận-binh thư, nhạc cụ, thi ca, tiên tri, khoa học v .v... chế tạo thuốc pháo, giấy, xe, ghe, nhà sàn, thành quách - cung đình, đền thờ - lăng tẩm, vũ khí, mỹ phẩm, y dược v. v... những người khảo cứu lịch sử Bách-Việt còn hay nhắc lại những phát hiện người Việt giỏi dùng ghe, thuyền di chuyển trên sông biển và trồng lúa, cắt tóc ngắn để dễ làm việc đồng án ở ruộng lúa nước? Có tục xâm mình, vẽ mặt, đội lông chim (điều nầy cũng thấy rõ ở thổ dân Châu ÚC và Châu Mỹ La-tin), quan niệm sống là "Thiên" và "Nhân" hợp nhất, khi làm lễ cúng tế thì ca hát và nhảy múa.

Những từ ngữ "chìa khóa" của tiếng Việt có liên hệ với nhóm ngữ hệ nam đảo Thái Bình Dương v. v... người ta ước tính rằng ngày xưa một chiếc thuyền buồm (không có máy móc cơ khí như hiện nay) nếu xuất phát từ vùng Cối-Kê/Hàn Châu thì chỉ trong vòng một tuần lễ là đến nước Nhật hiện giờ...

Tiếng Việt thời tiền sử là đa âm, rồi biến dần thành đơn âm, tôi không dám lạm bàn nhiều hơn, không dám đụng đến "chuyên khoa" ngôn ngữ học với mớ kiến thức Lơ-tơ-mơ của mình, "lang-thang" và "lênh-đênh" trên một biển tài liệu cổ sử Bách Việt, khảo cứu và đối chiếu với thực tế là sở thích của tôi để tìm cội nguồn tổ tiên, chuyện nầy rất là bình thường đối với tôi và với biết bao người khác, bài khảo cứu của tôi sẽ chẳng mang lại lợi lộc vật chất gì và cũng sẽ chẳng có danh hay lợi gì để bóp méo sự thật, chỉ là những lời tâm tình và chia sẻ công khai để mong những người có tâm huyết nghiên cứu sẽ đưa ra những bằng chứng mà phê phán cho tôi biết là tôi hiểu đúng hay là sai.

Khi quí vị đọc bài viết nầy: xin phép cho tôi nhắc lại ca dao Việt... để thấy người Việt ngày xưa với tiếng Việt đã từng sống ở đâu...

Gió Động Đình mẹ ru con ngủ,
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh.
Bống bồng bông, bống bồng bông,
Võng đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên.


... Và


Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chử hiếu mới là đạo con.


(Động Đình Hồ là hồ nước lớn chính giữa hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam. Thái Sơn là ngọn núi hùng vĩ ở bán đảo Sơn Đông).


Hồ Động Đình (vùng Dư Can)



Địa điểm của núi Thái Sơn (dấu chấm)

Và...

Nước đóng băng khi thời tiết băng giá, khi băng tan rồi thì băng lại là nước... với thành tựu khoa học và văn hóa khiêm tốn của nhân loại ngày nay cũng đã bắt đầu vén được bức màn bí mật của DNA và của lịch sử; trong tương lai thì lịch sử Việt hóa, và lịch sử Việt tiến hóa như thế nào từ xưa cho đến nay... cùng với những trang sử bị cải biên hay bị ngộ nhận chắc chắn sẽ được làm sáng tỏ rõ ràng.

Một ngày nào đó, tất cả tiếng Việt: gồm Hoa ngữ - Phổ Thông - Bắc Kinh của phương bắc, Bộc Việt-Hakka, Ngô Việt-Tô Châu, Thượng Hải, Dương Việt-Vùng Kinh Sở và Dương Châu, Giang Tây, Mân Việt-Phước kiến, Triều Châu, Lôi Châu, Lê Việt-Hải Nam, Việt-Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam, một ngày nào đó - vì lý do "toàn cầu hóa" - hay vì khoa học điện toán và "bàn phím đánh máy hóa" mà tất cả các tiếng Việt nêu trên được đánh vần chung một phương cách và bằng cùng mẫu loại mẩu tự La-tinh A B C... thì tất cả Việt ngữ nêu trên sẽ lại quay về một gốc Việt thống nhất. Và đó cũng là cách học và hiểu các Việt Ngữ khác biệt nhau hiện nay của tôi là cứ việc phiên âm tất cả trở thành tiếng Việt A B C... thì sẽ thấy được sự tương đồng hay tương đương với tiếng Việt gốc của cá nhân gia đình mình đang dùng - thì sẽ dễ học và dễ hiếu lắm!

Nhạn Nam Phi (Thanh Đỗ).

Kính bút: Cùng quí vị đọc giả...

- Đề tài "đồng hóa" rất dễ trở thành đụng chạm đến tinh thần "tự ái dân tộc", với tinh thần cầu toàn và xin tìm được sự thật khi khảo cứu lịch sử... xin trân trọng gửi lời chào quí mến - không phân biệt chủng tộc, vì sự thật khoa học - đến quí vị nào đã lưu tâm và đọc hết bài nầy. Tất cả mọi ý kiến đóng góp thêm, hay phê bình hoặc phản biện đều rất đáng quí...

Kính chào quí vị và xin sẽ bổ túc thêm những chi tiết và ý khác ở những bài khảo cứu sau...


Đỗ Thành
Bài Viết nhân ngày 09 /09 /2009

Nguồn: anviettoancau.net


Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.

Đỗ Thành
http://donguyeenthanhh.spaces.live.com/?_c11_BlogPart_BlogPart=blogview&_c=BlogPart&partqs=amonth%3d3%26ayear%3d2009




 

No comments:

Post a Comment