Tuesday, November 7, 2017

Bức Tượng Thương Tiếc - Thơ Nhạc Cho Anh

 

Bức Tượng Thương Tiếc - Thơ Nhạc Cho Anh

 









Tiếc

Thương


Đi qua chốn cũ anh ngồi,
Còn đâu thấy nữa dáng người năm xưa.
Chiến tranh, dâu bể, nắng mưa,
Bụi thời gian đã phủ mờ rêu xanh.
Chừng trông vẫn tựa bóng anh,
Trong tâm ai đó còn dành "tiếc thương".

Đỗ Hoàng Ý

 

2

 

text-shadow:darkmagenta 2px 2px 2px; color: lightpink; font-family: 'Times'


 






Bức
tượng
"Thương
Tiếc"

 



Đi qua chốn cũ anh ngồi,
Còn đâu thấy nữa dáng người năm xưa.
Chiến tranh, dâu bể, nắng mưa,
Bụi thời gian đã phủ mờ rêu xanh.
Chừng trông vẫn tựa bóng anh,
Trong tâm ai đó còn dành "tiếc thương".

Đỗ Hoàng Ý






3

 

cellPadding="3" text-shadow:brown 6px 2px 2px; color: sandybrown;

 



Bức
tượng
"Thương
Tiếc"

 

 

4

B cellPadding="6" text-shadow:brown 6px 2px 2px; color: sandybrown;

 



Bức
tượng
"Thương
Tiếc"

 

5




Tiếc Thương

Đi qua chốn cũ anh ngồi,
Còn đâu thấy nữa dáng người năm xưa.
Chiến tranh, dâu bể, nắng mưa,
Bụi thời gian đã phủ mờ rêu xanh.
Chừng trông vẫn tựa bóng anh,
Trong tâm ai đó còn dành "tiếc thương".

Đỗ Hoàng Ý


 

6

 






Bức
tượng
"Thương
Tiếc"

 



Đi qua chốn cũ anh ngồi,
Còn đâu thấy nữa dáng người năm xưa.
Chiến tranh, dâu bể, nắng mưa,
Bụi thời gian đã phủ mờ rêu xanh.
Chừng trông vẫn tựa bóng anh,
Trong tâm ai đó còn dành "tiếc thương".

Đỗ Hoàng Ý






 

7

 


Bức
tượng
"Thương
Tiếc"

 

 


a - You Tube

 


b - nhạc của tui

 


c - other

 

Nhấn cùng một lúc hai keys ALT+SHIFT, VPS sẽ hoán chuyển từ tiếng Việt sang tiếng địa phương (Anh, Pháp...) hay trái lại.

 

https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/Pho%20tng%20liacutenh_zpswsp1b18j.jpg

 




Tiếc
Thương


Đi qua chốn cũ anh ngồi,
Còn đâu thấy nữa dáng người năm xưa.
Chiến tranh, dâu bể, nắng mưa,
Bụi thời gian đã phủ mờ rêu xanh.
Chừng trông vẫn tựa bóng anh,
Trong tâm ai đó còn dành "tiếc thương".

Đỗ Hoàng Ý






 

 

 



Photo:

Tiếc Thương

Đi qua chốn cũ anh ngồi,
Còn đâu thấy nữa dáng người năm xưa.
Chiến tranh, dâu bể, nắng mưa,
Bụi thời gian đã phủ mờ rêu xanh,
Chừng trông vẫn tựa bóng anh,
Trong tâm ai đó còn dành "tiếc thương".

Đỗ Hoàng Ý



 


Photo:

 




 photo Tiic Thng_.jpg

 

 



Đọc thêm: Tượng Đài "Thương Tiếc"
http://caybut2.blogspot.com/2016/04/tiec-thuong.html

 

Đọc thêm: NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BỨC TƯỢNG “THƯƠNG TIẾC”
https://caybut2.blogspot.com/2016/04/tiec-thuong.html

 

Bức Tượng Thương Tiếc - Thơ Nhạc Cho Anh
https://caybut2.blogspot.com/2016/12/buc-tuong-thuong-tiec.html

 

 

http://caybut2.blogspot.com/2016/12/buc-tuong-thuong-tiec.htmlnoreply@blogger.com (Thanh)0tag:blogger.com,1999:blog-6323486108513169739.post-8646158532505375592Thu, 01 Dec 2016 07:30:00 +00002016-12-06T19:34:45.121-08:00

 

Thêm Chuyện 70 Năm Trước: Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu 1945


Nguồn: http://www.vietthuc.org/them-chuyen-70-nam-truoc-tran-doi-thang-ba-nam-at-dau-1945/

 

"Chuyện Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, lợi dụng nạn đói tháng ba năm Ất Dậu, xúi giục các nông dân vô tội nổi loạn cướp phá các kho thóc gạo rồi sau đó theo đảng này cướp chính quyền với những hứa hẹn chia ruộng đất và không còn phải đóng thuế nữa, là một điều dễ hiểu."

 

http://caybut2.blogspot.com/2016/11/them-chuyen-70-nam-truoc-tran-oi-thang.htmlnoreply@blogger.com (Thanh)0tag:blogger.com,1999:blog-6323486108513169739.post-9081176059236425709Wed, 30 Nov 2016 07:13:00 +00002017-07-22T10:46:45.296-07:00Tiếng Việt tiếng vẹmVNCHCHIÊU HỒI NGÔN TỪ

 


 Từ ngữ VC


 Từ ngữ VNCH

ấn tượng

đáng ghi nhớ, đáng nhớ

bác sỹ, ca sỹ

bác sĩ, ca sĩ

bang

tiểu bang

bảo quản

che chở, giữ gìn

bài nói

diễn văn

bèo

rẻ tiền

bóng đá

túc cầu

bổ sung thêm

bổ túc

bồi dưỡng (hối lộ?)

nghỉ ngơi, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ

bức xúc

dồn nén, bực tức, lo lắng

bất ngờ

ngạc nhiên

cách ly

cô lập

cảnh báo

báo động, lưu ý

chất xám

trí tuệ, thông minh

chế độ

quy chế

động thái

động lực

động não

vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ

hoành tráng

nguy nga, tráng lệ, đồ sộ

huyện

quận

lý giải

giải thích (explain)

nâng cấp

nâng hoặc đưa giá trị lên

nhà khách

khách sạn

nhất quán

luôn luôn, trước sau như một

thị phần

thị trường

xác tín

chính xác





 




CHIÊU HỒI NGÔN TỪ

Tâm Thanh


(Na Uy)



Người tỵ nạn ra đi không mang theo hành lý nào ngoài chút di sản tinh thần, trong đó có ngôn ngữ. Trong gia đình, ta vẫn nói tiếng Việt, suy nghĩ như người Việt, và vì lý do nọ lý do kia, vẫn tiếp xúc với tiếng Việt nơi quê cũ. Người yêu tiếng Việt và để ý một chút các hiện tượng ngôn ngữ, sẽ đau lòng thấy tiếng Việt nơi đất Việt xuống dốc thê thảm. Hình bên cho thấy 10 người làm văn hóa tại Việt Nam tươi cười giữa màu đỏ chói cách mạng dưới khẩu hiệu “bánh trưng.” Một lỗi chính tả như thế trước hằng trăm (hay ngàn?) con mắt mà không ai thấy, tố cáo sự ngu dốt, nhưng ngu dốt không phải là một tội lỗi. Coi thường di sản tinh thần dân tộc mới là tội lỗi. Ráng vận động cho Vịnh Hạ Long được liệt vào hàng kỳ quan thế giới, trong khi bỏ bê tiếng mẹ đẻ, là phô trương cái cành mà hủy lấp cái gốc của văn minh - tiếng nói. Họ cử cán bộ ra ngoại quốc mở lớp Việt ngữ cho con em “Việt kiều,” trong khi cán bộ nói tiếng Việt sai, ngọng, chứng tỏ họ không định bảo tồn tiếng Việt, mà chỉ để đầu độc con nít.

Mục đích của bài này là trình bày sự bê bối của tiếng Việt tại Việt Nam bây giờ; sau đó, đặt vấn đề nên xử sự như thế nào, trong đó tôi chủ trương “chiêu hồi” - không vất bỏ những chữ ta quen đóng dấu là “từ Việt cộng,” mà trả chúng về vị trí ngôn ngữ nguyên thủy của chúng, và sử dụng chúng một cách đúng đắn.

Nhưng trước hết những chữ nào đã bị đóng dấu lầm?

1. Những từ ngữ bị đóng dấu lầm

Tôi chọn bảng “Ðối chiếu từ ngữ VC và từ ngữ VNCH” (trong bài Nỗi buồn tiếng Việt sau 1975, Diễn đàn Ðiện tử Việt Nam) của tác giả Trần Văn Giang, làm khởi điểm bàn luận, vì nó phong phú nhất, tác giả là người nghiên cứu và viết nhiều về văn hóa, chính ông đã kêu gọi góp ý cho bảng đối chiếu công phu của ông.

Ðôi khi tôi bắt chước ông, dùng chữ “VC” và “VNCH.” Nhưng tôi thích ý niệm “miền ngôn ngữ” hơn - để chỉ một bên là tiếng Việt, bên kia là đặc ngữ XHCN. Tôi cũng xin cáo lỗi trong phần chú thích ngoại ngữ tôi dùng tiếng Na-uy là tiếng quê hương mới của tôi, nhưng để độc giả ở xứ khác cũng thông cảm, tôi thêm tiếng Anh là tiếng tôi biết lõm bõm.

Trong hơn 200 cặp từ ngữ của ông Trần Văn Giang, tôi trích 25 cặp gồm 10 cặp đầu tiên, sau đó nhặt tình cờ.


Từ ngữ VC

Từ ngữ VNCH

ấn tượng

đáng ghi nhớ, đáng nhớ

bác sỹ, ca sỹ

bác sĩ, ca sĩ

bang

tiểu bang

bảo quản

che chở, giữ gìn

bài nói

diễn văn

bèo

rẻ tiền

bóng đá

túc cầu

bổ sung thêm

bổ túc

bồi dưỡng (hối lộ?)

nghỉ ngơi, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ

bức xúc

dồn nén, bực tức, lo lắng

bất ngờ

ngạc nhiên

cách ly

cô lập

cảnh báo

báo động, lưu ý

chất xám

trí tuệ, thông minh

chế độ

quy chế

động thái

động lực

động não

vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ

hoành tráng

nguy nga, tráng lệ, đồ sộ

huyện

quận

lý giải

giải thích (explain)

nâng cấp

nâng hoặc đưa giá trị lên

nhà khách

khách sạn

nhất quán

luôn luôn, trước sau như một

thị phần

xác tín

thị trường
chính xác



Nhận xét:

“Ấn tượng”: tiếng của hai miền. Từ hồi còn nhỏ, tại Sài Gòn, tôi đã đọc, nghe “trường phái ấn tượng, ấn tượng còn đậm trong trí cô Tư, bản nhạc gây ấn tượng quê hương.” Cái khác là ngày nay trong nước dùng “ấn tượng” vừa như danh từ vừa như động từ. Ngày xưa ta nói “Bản nhạc gây ấn tượng,” ngày nay người trong nước nói “Bản nhạc ấn tượng,” chỉ bớt đi chữ “gây”! “Ðáng ghi nhớ, đáng nhớ” không phải là tiếng Việt tương đương cho “ấn tượng.”

“Bác sỹ”: viết y dài là sai, nhưng - cũng như trường hợp “bánh trưng” - không phải nhà cầm quyền chủ trương như vậy. Cứ giở sách báo hai miền ra đọc, ta sẽ thấy cả hai miền đều nhiều người viết đúng, ít người viết sai.

“Bang”: Ta quen nghe “tiểu bang” khi nói về state của Mỹ, nên thấy không thuận tai khi nghe người Hà Nội gọi tắt là “bang.” Nhưng “bang” (đứng một mình) đã được dùng ngay từ thời Trạng Trình - “Sấm động Nam bang/Vũ quá Bắc hải.”

“Bảo quản”: Việt Nam Tự điển Lê Văn Ðức, “bảo-quản động từ (Pháp): Bảo thủ và quản xuất, giữ sổ bộ, đăng bộ, điền thổ, cải chính và cấp phát bản sao.”

“Bài nói”: Tôi gặp “bài nói chuyện, bài tham luận, bài phát biểu” ở cả hai miền, mà chưa gặp “bài nói” đứng một mình bao giờ (nhưng tôi tin rằng tác giả Trần Văn Giang có gặp nên mới chép vào bảng đối chiếu). Ngược lại, chữ “diễn văn” tôi thấy nhan nhản trên báo chí Việt cộng, VNCH và hải ngoại. Như vậy “diễn văn” là chữ Việt thông dụng ở mọi miền.

“Bèo” là nói tắt thành ngữ dân gian “rẻ như bèo,” tiếng lóng, chưa thấy trong văn bản chính thức của cộng sản. Và tất nhiên “rẻ” được dùng rộng rãi ở cả hai miền ngôn ngữ.

“Bóng đá”: Ðào Ðăng Vỹ, trong Pháp Việt Từ điển, dịch football là: môn bóng tròn, túc cầu, đá bóng, đá banh. Vậy nói “bóng đá” không sai, nhưng ngày nay trong nước dùng thay cho “túc cầu.”

“Bổ sung” ta cũng dùng rất thường trong Nam - “bổ sung quân số,” “lần tái bản này đã được bổ sung.” Vậy “bổ sung” và “bổ túc” được dùng ở cả hai miền ngôn ngữ.

“Bồi dưỡng” được dùng ở cả hai miền (Miền Nam, xin coi Việt Nam Tự điển Lê Văn Ðức, chẳng hạn). Cán bộ cộng sản nói “kỳ hè giáo viên đi bồi dưỡng” nghe kỳ cục, nhưng nếu nói “bồi dưỡng chính trị” thì về phương diện ngữ pháp, không có gì sai cả. Tác giả Trần Văn Giang có lý khi cho rằng “tẩm bổ” là chữ tương đương; những chữ còn lại (nghỉ ngơi, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ) là mô tả chi tiết chứ không phải danh từ tương đương với “bồi dưỡng.”

“Bất ngờ” “ngạc nhiên” đều được dùng ở cả hai miền. Nhưng hai chữ có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn.

“Bức xúc” là tiếng đặc thù trong xã hội VN bây giờ. Nhưng ông Trần Văn Giang đưa hai chữ “dồn nén” và “bực tức” làm chữ tương ứng của VNCH, thì không đúng.

“Cách ly” “Cô lập” đều được dùng ở cả hai miền ngôn ngữ. Việt Pháp Từ điển Ðào Ðăng Vỹ: “cách ly, cách biệt: séparé l'un de l'autre.” “Cách ly” và “cô lập” không đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, thí dụ trong câu sau, còn nghịch nhau là đàng khác: “Cần cách ly bệnh nhân này, nhưng đừng cô lập họ.”

“Cảnh báo” “báo động” được dùng ở cả hai miền. Thí dụ Miền Nam: Việt-Pháp Từ điển Ðào Ðang Vỹ viết “Cảnh báo”: signaler, avertir. Tân Ðại Tự điển Việt Anh Nguyễn Văn Tạo: “Cảnh báo: alarm.” Chính xác hơn, cảnh báo là báo trước nguy cơ có thể tới để đề phòng; báo động là báo khi nguy cơ bắt đầu xảy ra để tránh thoát.

“Chất xám” vẫn được dùng tại Miền Nam (môn vạn vật lớp đệ tứ và đệ nhị) với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (trí thông minh). Cả hai đều được dùng tại VNCH. Bảo “chất xám” chỉ được Việt cộng dùng, là sai.

“Chế độ” “quy chế”: cả hai được dùng tại Miền Nam, với ý nghĩa khác nhau.
“Chế độ”: thể chế chính trị, ăn theo chế độ, chế độ cũ/mới, chế độ thuế khóa.
“Quy chế”: quy chế công chức, quy chế nghiệp đoàn. Không hiểu căn cứ vào đâu mà bảo rằng chữ “chế độ” của Việt cộng có nghĩa tương đương với “quy chế” của VNCH.


“Ðộng thái” “động lực” hoàn toàn khác nhau, nhất là trong lãnh vực tâm lý, một đàng biểu lộ ra, một đàng tiềm tàng bên trong.
“Ðộng thái” hay “tác phong”: (Anh: behavior, Na-uy: atferd): hành vi biểu lộ ra bên ngoài quan sát được; ta có chữ “trường phái tâm lý học động thái/ tác phong” (behaviorism).
"Ðộng lực": (Anh: motive; motivation; Na-uy: motiv) là sức ngầm thúc đẩy hành vi. Thí dụ: “Cảnh sát chưa tìm ra động lực của vụ giết người.” Cả hai chữ đều được dùng tại Miền Nam; nếu chúng không được phổ biến là vì chúng thuộc lãnh vực chuyên môn.


“Ðộng não” cũng là danh từ quen thuộc tại Miền Nam (ít nhất trong môn tâm lý sư phạm). “Vận dụng trí óc” gần đúng với “động não,” nhưng không phải là chữ của Miền Nam thay cho “động não.” Còn “suy luận, suy nghĩ” đều được dùng ở cả hai miền, với nghĩa hơi khác với “động não.”

“Hoành tráng” theo Tự điển Lê Văn Ðức đồng nghĩa với “hoành lệ” nghĩa là “rộng lớn, đẹp đẽ” (đúng như ông Trần Văn Giang hiểu). Như vậy “hoành tráng” thuộc kho tàng ngữ vựng Việt Nam, không nên hiến cho Việt cộng độc quyền. (Tại sao ta có khuynh hướng dị ứng với chữ này và nhiều chữ khác, tôi sẽ có vài dòng giải thích ở phần hai).

“Huyện” “quận” là danh từ chỉ đơn vị hành chánh qua bốn thời đại, Pháp, Quốc Gia (Bảo Ðại), VNCH và VN XHCN.
Thời Pháp, huyện nhỏ gọi là “huyện” (đứng đầu là tri huyện), huyện lớn gọi là “phủ” (đứng đầu là tri phủ hay đốc phủ sứ).
Thời Bảo Ðại, tương tự.
Thời VNCH tất cả đều gọi là “quận,” không phân biệt lớn hay nhỏ, thành thị hay nông thôn, đứng đầu là “quận trưởng.”
Ngày nay dưới chế độ cộng sản, ở thành thị đơn vị hành chánh này gọi là “quận,” ở nông thôn gọi là “huyện.”


“Lý giải” “giải thích” Cả hai đều được dùng từ lâu ở cả hai miền. Hai chữ có nghĩa khác nhau. Giải thích là cắt nghĩa. Lý giải là giải nghĩa, giảng giải tường tận có chứng minh cho ra lẽ. Lý giải thường dùng trong toán học.

“Nâng cấp” đúng là từ ngữ riêng của Việt cộng và phần nào có nghĩa là “nâng/ đưa giá trị lên” như tác giả Trần Văn Giang nói. Nhưng chữ tương đương phía Việt Nam thì tùy trường hợp - nếu VC nói:
“nâng cấp cái ô tô” ta nói “trùng tu cái xe hơi”;
VC nói “nâng cấp đường sá,” ta nói “tu bổ đường sá”;
VC nói “nâng cấp khuôn mặt” ta nói “sửa mặt.”
Tóm lại linh động là một đặc tính của tiếng Việt; máy móc là một đặc tính của tiếng Việt cộng.


“Nhà khách” đối với “khách sạn”: điều này tôi miễn bàn, độc giả tự nhận thấy ngày nay còn bao nhiêu hotel tại Việt Nam được gọi là “nhà khách.” Hơn nữa, theo qui ước ngành du lịch; “nhà khách” hay “nhà trọ” có tiêu chuẩn thấp hơn “khách sạn.”

“Nhất quán” không phải là từ ngữ riêng của Việt cộng, và “luôn luôn, trước sau như một” không phải chữ tương ứng của VNCH. Ông Lê Văn Ðức định nghĩa rất chính xác, gọn mà thâm thúy: “Nhất quán: một lẽ mà suốt cả mọi lẽ."
Thí dụ: "lý thuyết nhất quán.” Chữ “nhất quán” quý lắm, không thể bán rẻ cho Việt cộng được!


“Thị phần” theo các nhà kinh tế trong nước ngày nay là bách phân mà VN chiếm được trên thị trường thế giới, thí dụ họ nói “Cà phê Việt Nam có thị phần rất nhỏ trên thị trường thế giới.” Theo sự hiểu biết nông cạn của tôi, VNCH không có chữ “thị phần.” Còn chữ “thị trường” được phổ biến ở cả hai miền.

“Xác tín” là tin chắc, “chính xác” là đúng y, hai chữ không liên quan gì tới nhau, và được dùng đề huề ở cả hai miền (thậm chí có thể Miền Nam dùng “xác tín” nhiều hơn Miền Bắc).

Miền Nam còn dùng “thâm tín” nữa.

Kết luận:

Rất nhiều từ ngữ mà chúng ta cho là của VC, thực ra là của Việt Nam. Vậy tiếng nào là tiếng VC?

2. Ðặc trưng ngôn ngữ XHCN

Nhiều vị coi đảo ngữ là một đặc tính của ngôn ngữ XHCN. Tôi không đồng ý, bởi vì cụ Nguyễn Du đã đảo ngữ (“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”); Tự lực Văn đoàn đảo ngữ nhiều hơn; Sáng Tạo đảo ngữ nhiều và độc đáo. Tác dụng của đảo ngữ là thay đổi nhịp điệu và cả ý tứ nữa.
Không hoàn toàn giống nhau giữa “đơn giản” và “giản đơn,” giữa “bảo đảm” và“đảm bảo,” giữa “thành hình” và “hình thành,” giữa “mến yêu” và “yêu mến.” Trong khi đó “Úc Châu” hay “Châu Úc” không khác nhau lắm về tác dụng ngữ học (tôi đoán họ viết Châu Úc vì cho rằng trong tiếng Việt, chủ ngữ đứng trước thuộc ngữ.
Còn Việt cộng viết ngược lại là theo trật tự Hán Việt). Tôi cũng không thấy Việt cộng sản nói tắt càng lúc càng nhiều hơn chúng ta. Họ nói “căng” thay vì “căng thẳng,” nói “gay” thay cho “gay go,” “ganh” thay cho “ganh tị.” Cũng không phải vì thấy một số người trong nước viết “Mỹ” thành “Mĩ” mà người Việt hải ngoại ta cũng viết i-ngắn như là Việt cộng!
Y-dài i-ngắn cải bị Việt cộng cách sau năm 1975 làm cho thêm rối lên, còn trong vòng tranh cãi chưa ngã ngũ ở cả hai miền, ta tạm gác qua.


Tóm lại, i-ngắn y-dài, đảo ngữ và nói tắt, không còn là tiêu chuẩn thực sự phân biệt ngôn ngữ hai miền. Vậy cái gì có thể giúp ta nhận ra những dấu hiệu của ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa?

Phát xuất từ chủ nghĩa xã hội

Những danh từ sau đây là chính cống cộng sản, nhưng nhiều chữ không bị đóng dấu vì người ta coi là một đương nhiên - khi nói về chủ nghĩa xã hội thì phải dùng từ ngữ kinh điển XHCN:

Ðấu tranh giai cấp, bóc lột, giá trị thặng dư, tư bản, tư sản, phong kiến, tích cực, tiêu cực, tồn tại, đề cương, phương án, phương tiện sản xuất, làm chủ tập thể, cải tạo công thương nghiệp, tập trung cải tạo v. v...

Cộng sản chủ nghĩa cũng mượn nhiều ngữ vựng từ Hegel như biện chứng, đề, phản đề, hợp đề, tư duy... và thay đổi đi, thí dụ duy vật biện chứng.

Chữ “quá độ” là đặc biệt nhất của cộng sản. Nó bao hàm cái gì hơn chữ “giao thời” hay “chuyển tiếp” mà ta quen dùng.

Chữ “vong thân” là một đặc ngữ cộng sản. Rất may nó xuất hiện trong danh từ triết học từ trước, nên nó là Việt.

Chữ “giải phóng” là một trong những chữ bị lạm dụng nhiều nhất. Tôi không nói sự lạm dụng chính trị, vì “giải phóng” kiểu Quốc tế Cộng sản, tự nó là một sách lược (trong đó chiêu bài và phỉnh lừa coi như vũ khí tất yếu), như “giải phóng Miền Nam.” Tôi muốn nói họ máy móc dùng “giải phóng” cho cả những thứ lặt vặt. Ðĩa cứng trong máy vi tính đầy quá, ta “xóa bớt,” họ gọi là “giải phóng”; ta nói “giải tỏa một khu gia cư để làm đường,” họ nói “giải phóng...”; bớt việc cho một công nhân để họ đi tăng cường cho chỗ khác, họ gọi là “giải phóng lao động cơ hữu...”

* Trên đây là chữ XHCH chính cống, không nhầm lẫn vào đâu được. Có bao nhiêu ngàn chữ loại này, tôi không rõ.

Lai Tầu

Hồ Chí Minh ôm tập Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa, mà khóc tại Paris, được huấn luyện tại Nga, nhưng thực tập áp dụng tại Tầu. Trọn bộ chữ nghĩa như đấu tố, quy thành phần, xét lại, trăm hoa đua nở, cách mạng văn hóa, hộ khẩu, hộ chiếu, biên chế, điểm và diện, tam cùng, cục, phân cục, chủ nhiệm, sự cố, khắc phục v.v. đều là sao chép chữ tiếng Tầu.

Ðến một lúc họ nhớ mình là người Việt, bớt chữ Hán. Nhưng họ chỉ Việt hóa những chữ liên quan tới “địch,” như “máy bay lên thẳng,” “lầu năm góc,” “Nhà Trắng.” Ngược lại, trong nội bộ đảng thì ngôn ngữ càng ngày càng lệ thuộc Trung Quốc vỹ đại nhiều hơn.

Sự ấp úng giữa tiếng Tầu và tiếng Việt đưa tới hiện tượng ngôn ngữ lai căn - “cơ cấu lại vốn,” trong đó “cơ cấu” là Hán, “lại” và “vốn” là Nôm.

Cùng ý niệm kinh tế này, miền Nam đã dùng năm âm tiết toàn Hán, nhưng quen thuộc, “tái tổ chức tư bản.” Miền Nam lại theo nguyên tắc tự do, cả trong ngôn ngữ, do đó một ý niệm có thể có nhiều cách phát biểu, như có thể nói “xếp đặt lại vốn liếng,” ai cũng hiểu cả.

* Vậy một đoạn văn tràn ngập chữ Tàu, là dấu hiệu đáng nghi văn Việt cộng.

Lai Tây

Các học sinh Marie Curie hay Jean-Jacques Rousseau, khi gặp nhau, xổ tiếng Tây, là chuyện thường. Các ký giả, trí thức gặp nhau bên tách cà phê, nói “toa toa moa moa” cũng là thường. Nhưng tại miền Nam ít khi ta viết tiếng Tây trên sách báo. Trái lại báo chí và cả sách giáo khoa cộng sản VN đầy dẫy đầu Ngô mình Sở:

- Lô-gích (tiếng Pháp logique = luận lý): “Cơ cấu lại nền kinh tế: Lô-gích hành động và cách tiếp cận” (trích báo trong nước). Viết như vậy để lòe thiên hạ chứ không phải để cho người ta hiểu.

- Gu (tiếng Pháp goƯt = khiếu): “Thử thách gu thẩm mỹ style mix trùng họa tiết” (trích báo trong nước). Ba đế quốc Tầu, Tây, Mỹ hiện diện trong một câu... thần chú, người thường không hiểu gì cả.

- Mô típ (tiếng Pháp motif = đối tượng): “Mô típ trong nghệ thuật kiến trúc Chăm” (trích báo trong nước).

- Boa (tiếng Pháp pourboire = tiền tặng, tiền thưởng): “Xù tiền boa, khách nhậu bị đâm đứt cổ” (trích báo trong nước).

- Sô vanh nước lớn (Chauvin: tên người lính “yêu nước” của Napoléon).

- Ðixcua (Pháp: discours, có hai nghĩa 1: lời, 2: bài diễn văn): các nhà ngữ học VN XHCN lấy nghĩa thứ nhất để nói về ý niệm “câu đơn.”

Có vẻ như ở VN, ai không nhét vào bài viết của mình được một vài tiếng Tây bồi, không phải trí thức xã hội chủ nghĩa. Nhưng tôi ngạc nhiên tại sao họ không viết thẳng discours? Kỳ cục hơn nữa, tên riêng họ cũng phiên âm mà không kèm theo chữ gốc, Thấy một bản văn có “Humphây, Xitavit, Xtôntenbe, Cặctơ” ta chẳng biết ai vào ai, nhưng ta biết ngay ai là tác giả.

Biến chứng của căn bệnh lai Tây là... dịch!

Ðiển hình nhất là chữ “kịch tính” dịch từ “dramatic.”

Nhân mùa bầu cử tổng thống Mỹ, một tờ báo Việt Nam viết: “Cuộc tranh cử đầy kịch tính giữa Clinton và Obama.” Hai chữ “kịch tính” khiến ta hình dung ra hai tay hề lố bịch trên sân khấu chính trị. Tiếng Việt trong sáng sẽ nói “cuộc tranh cử gay cấn...,” đâu có cần dịch một cách nô lệ chữ dramatic của Tây Mỹ.

Nhân Ngày Giới trẻ Thế giới 2008, Giám Mục Bùi Văn Ðọc, trả lời phỏng vấn của Vietcatholic, mô tả ÐGH Benedicto XVI là, “Ngài không xuất hiện trước giới trẻ một cách đẹp đẽ và kịch tính như vị Giáo hoàng trước, nhưng...” Tội nghiệp, ÐGH Gioan Phaolô, tuy hồi còn trẻ thích kịch nghệ, viết kịch và đóng kịch, nhưng không bao giờ ngài mang bộ mặt kịch tính với bất cứ ai. Cái nguy hiểm là một người nói sai, cả nước nói sai theo, cả đài BBC cũng nói sai theo. Một trận đấu bóng đá sôi động quý ông bà Ban Việt ngữ BBC cũng nói “đầy kịch tính”!

* Viết như me tây đầu thế kỷ 20 là một dấu hiệu ngôn ngữ XHCN.

Nói phét

Nói phét - hay hoa ngôn - là bệnh của từng cá nhân cán bộ, chung của đảng, lan sang dân, làm hỏng ngôn ngữ:

“Siêu sao chân dài,” “bánh đa siêu mỏng,” “máy siêu cao kỹ,” “tầu siêu tốc.”

Tiếng Việt có nhiều chữ để diễn tả sinh hoạt lý trí: trí khôn, thông minh, tinh thần, trí tuệ. Trí tuệ là trình độ cao nhất. Phật giáo coi trí tuệ là bước tới tuệ giác. Người cộng sản đại ngôn, cái gì cũng choảng trí tuệ vào.

“Chủ nghĩa Mác Lê-nin đỉnh cao trí tuệ loài người”

“Trò chơi trí tuệ tại Hội chợ Ðà Lạt”

“Con chó trí tuệ”

“Game trí tuệ”

- Muốn diễn tả cái gì siêu việt hơn nữa, bắt buộc họ phải leo lên Trời (nơi họ không tin là có.

“Ðảng thần thánh”

“Cuộc chiến đấu thần thánh của nhân dân ta”.

- Tôi muốn nói hơi dài về chữ “hoành tráng.” Nó đã bị đóng dấu oan. Thực ra nó là Việt Nam rặt. Như phần một đã nói, “hoành tráng (như hoành lệ) là rộng lớn đẹp đẽ.” Bình thường hoành tráng thích hợp cho một dãy núi hùng vĩ, một cảnh hoàng hôn rực rỡ, lâu đài Taj Mahal diễm lệ. Nhưng tại sao quý vị và tôi cảm thấy khó chịu khi nghe hai chữ đó? Ðơn giản lắm - vì nó được dùng bừa bãi trong nhu cầu khoa trương, thí dụ một câu quảng cáo thương mại “Hoành tráng trong chiếc váy đầm”! Người nói tiếng Việt, cao hứng lắm, cũng chỉ dám nói “lộng lẫy” là cùng.

- Trước khi Ðảng Cộng Sản ra đời, nhiều nhà cách mạng đã viết: “Toàn dân tranh thủ độc lập.” Chữ “tranh thủ” không phải do các ông Minh Ðồng Giáp chế ra. Nhưng người nói tiếng Việt cảm thấy tức cười khi nhận được một thư xin tiền từ Việt Nam mở đầu, “Cháu tranh thủ viết thư thăm chú thím.”

- “Digital signal processing” mà dịch là “xử lý tín hiệu số,” không phải là dở. Nhưng chữ “xử lý” trở thành lố bịch khi người ta bỏ nó vào tô phở. Người chạy bàn trong một tiệm phở tại Hà Nội đã hô cho nhà bếp như sau: “Xử lý hai bát phở tái nước trong! Khẩn trương lên!”

- Chữ “bức xúc” không lai Tàu, không lai Tây, tượng thanh, tượng hình, có thể là một chữ hay. Nhưng nó đã “hư” ngay từ khi người ta nói: “Ai bức xúc thì khẩn trương đi ỉa.” Ðây là một chữ thượng thời đại, loại như “nổi cộm,” “trăn trở.”

Nhiều chữ khác mà người Việt hải ngoại chúng ta nghe thấy khó chịu, thật ra đã xuất hiện trước khi mấy anh du kích cộng sản biết nói. Nhưng ta khó chịu vì họ dùng sai chỗ và dùng dao mổ trâu giết ruồi.

* Tóm lại, khắc phục, bồi dưỡng, tranh thủ, động viên, đột xuất, khẩn trương, tự giác v.v. nguyên thủy là tiếng Việt Nam thuần túy và hay ho, bỗng biến thành lố bịch, bỗng nhiên làm người Việt bình thường chừng mực ngại dùng. Ðây là loại từ ngữ thượng hạng VC.

Nói sảng

- Trong học thuyết cộng sản có hai ý niệm đối nghịch “chất” (quality) và “lượng” (quantity). Ai đi tù cải tạo đều phải học câu mác-xít “Lượng biến thành chất.” Nay người cộng sản ghép “chất” và “lượng” để nói về “phẩm chất” (quality). Một củ khoai lang ngon ta nói “củ khoai ngon,” người trong nước nói “củ khoai chất lượng.”

- “Lợi nhuận” đúng ra là “lợi tức trừ chi phí,” còn gọi là “lợi tức thuần” hay “lợi tức ròng” (Quỳnh Lâm, Từ điển chính trị, hành chánh, kinh tế, pháp luật). Nhưng từ ngày cộng sản chiếm trọn nước, người ta dùng “lợi nhuận” để chỉ lợi tức. Họ thường nói, “Chế độ tư bản chỉ biết chạy theo lợi nhuận.” Nhưng tư bản xanh hay đỏ đều chạy theo lợi lộc, chứ có bao giờ vừa chạy vừa làm tính trừ chi phí đâu!

- “Biện lý” có nghĩa là bảo vệ công lý; “Biện lý cuộc” hay “công tố viện” là cơ quan thay mặt xã hội truy tố người vi phạm luật pháp. Hai danh từ luật pháp đầy đủ ý nghĩa như vậy của Chính quyền Quốc Gia (Bảo Ðại) và VNCH, đã bị thay thế bằng chữ “viện kiểm sát nhân dân.” Hai chữ “kiểm sát,” trong ngữ cảnh luật pháp, không nói được gì cả.

- “Heo dân tộc”: tránh nói “heo mọi” là một cố gắng đáng khen, nhưng nhắm mắt lấy công thức “người dân tộc” để áp dụng cho con heo núi, là xúc phạm đồng bào thiểu số thượng du.

* Trong khi tật đại ngôn làm mất giá những chữ hay sẵn có, thì sự dốt nát sanh ra những chữ mới vô nghĩa.

Nói vẹt

Học thuộc lòng và lập lại như con vẹt là chiến lược sống yên trong xã hội cộng sản. Lá bùa “Nhờ ơn Bác và Ðảng” ngày nay không còn được dán nhiều trên cửa miệng người dân, nhưng vẫn gián tiếp lấp lóe trên các cơ quan tuyên truyền. Nhưng còn nhiều công thức khác rất vô nghĩa:

- Kinh tế tương đối (có tiền)

- Có trình độ (trình độ học thức cao)

- Nói chung: câu mở mồm của 90% người Việt trung bình trong nước. Câu buồn cười nhất mà tôi được nghe và đã cho vào một truyện ngắn là “Nói chung tôi không có cha mẹ”

- Nhất định (nào đó): “khả năng nhất định”

- Hạn chế (thiếu sót): “năm ấy bộ đội Bác Hồ còn hạn chế”

- Chủ yếu (chính) “Bữa ăn cải thiện chủ yếu là khoai mì”; “Chủ tịch Nước tham quan Châu Âu chủ yếu là Pháp”; “Bà ta lấy chồng ngoại, chủ yếu để đi nước ngoài.”

Nói đểu

Dưới một bề mặt bình yên giả tạo, Việt Nam ngày nay thực chất là một xã hội đại loạn - loạn chính, loạn pháp, thương luân bại lý và loạn ngữ. Nói nhẹ nhàng là nói đểu.

Hình bên ghi nhận một phong thái ĂN và NÓI dưới chế độ cộng sản. Nói đểu, nói xách mé, chửi thề, nói tục tĩu và nói dối... tuy không phải do chỉ đạo công khai từ Trung ương Ðảng, nhưng Ðảng - “người lãnh đạo độc nhất và thần thánh” - có trách nhiệm hoàn toàn về sự sa đọa ngôn ngữ của đảng viên và toàn dân. Trên thế giới không một dân tộc nào suốt ngày đem mẹ ra mà đụ, địt liên miên, trong công sở, ngoài đường, ngoài chợ, trong trường học, như xã hội Việt Nam ngày nay. Không một nước nào mà con người - từ đứa bé bán vé số tới tổng bí thư đảng và cơ quan truyền thông, báo chí - có thể nói trắng thành đen, nói đen thành trắng, như tại Việt Nam.

Chữ đểu cáng nhất trong ngôn từ cộng sản là chữ “ngụy.” Trong chiến tranh hai bên có thể chửi mắng nhau thậm tệ - Tổng Thống Ngô Ðình Diệm gọi Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam là “Mặt trận côn đồ,” ngược lại Hà Nội gọi Việt Nam Cộng Hòa là “ngụy.” Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, người cộng sản đã báo thù “nợ máu” bằng tước bỏ quyền công dân, hành quyết, giam cầm, đày ải, tịch thu tài sản, cướp vợ, hiếp con người chiến bại, nhân danh bản án “ngụy”; thế là đểu, cái đểu của những tên ăn cướp. Nay họ rêu rao chính sách hòa hợp hòa giải, nhưng vẫn coi người của chế độ VNCH là “ngụy”; mỗi ngày 30 tháng 4 họ lại khơi dậy tình thần thù ghét “ngụy.” Mà “ngụy” là gì? Là theo Mỹ. Bây giờ họ cầu cạnh Mỹ hơn VNCH - thế có phải chữ “ngụy” là đểu ngay từ đầu không?

* Dùng ngôn ngữ như khí cụ che đậy chân lý hoặc lừa đảo, là đặc tính tệ hại nhất cùa văn hóa và ngôn ngữ cộng sản.

3. Thái độ của những người yêu tiếng mẹ

Phục hồi vốn ngữ vựng bị dùng sai.

Gia tài của tiền nhân để lại, không lẽ ta để cho CS phá hoại? Vậy trước hết đừng né tránh những chữ người cộng sản dùng sai, mà phải sửa lại và dùng đúng hơn họ.

Người cộng sản (rồi bây giờ cả nước) dùng các chữ khẩn trương, động viên, khắc phục, tranh thủ, yêu cầu... một cách lệch lạc:

- Họ viết sai: “Các yêu cầu của một nền kinh tế bền vững.”

Ta sửa lại: “Các điều kiện của một nền kinh tế bền vững.”

Và ta viết lại chữ “yêu cầu” trúng cách: “Yêu cầu Nhà Nước ngưng bán nước!”

- Họ viết đại ngôn, “Khẩn trương đi cầu xí.”

Ta sửa lại, “Mau mau đi cầu!”

Và ta viết lại chữ “khẩn trương” trúng cách: “Tình hình Trường Sa Hoàng Sa rất khẩn trương!”

Hãnh diện vì kho ngữ vựng phong phú của dân Việt và VNCH

Chúng ta biết chắc điều này: về phương diện ngôn ngữ và văn hóa, Miền Nam Việt Nam là dòng chính.

VNCH giữ sự liên tục từ Chữ Nôm đến chữ Quốc Ngữ, từ Alexandre de Rhodes tới Trương Vĩnh Ký, tới Tự Lực Văn Ðoàn, tới Sáng Tạo, Bách Khoa, những viện đại học, những viện nghiên cứu độc lập, những tổ chức văn hóa, ngôn ngữ, hằng chục tờ báo ngày độc lập, hằng trăm tập san... Và trên hết, nền tự do tư tưởng và ngôn luận. Trong khi đó Bắc Việt độc tôn Stalin-Mao, trù dập trí thức, bách hại Nhân Văn Giai Phẩm, phủ nhận công lao Alexandre de Rhodes, cấm đoán Tự Lực Văn Ðoàn, vào Nam đốt sách giam học trò. Ngày nay họ đã cho in lại TLVÐ để kiếm tiền và nhận vơ, mở lại trường Luật, nhưng lỗ hổng văn học lớn còn đó, văn hóa và ngôn ngữ trước sau vẫn chỉ là khí cụ tuyên truyền. Trí thức miền Bắc nhiều người lần đầu tiên đọc Nhân Văn Giai Phẩm là khi vào Nam sau năm 75!

Trên 5000 danh từ chuyên môn luật pháp, chính trị, kinh tế, tài chánh của Miền Nam đã được một nhóm cựu luật sư và thẩm phán chế độ cũ thu thập thành cuốn Từ Ðiển Pháp Luật (Nhà XB KHXH Hà Nội, 1992).

Sau 25 năm không có hoạt động tư doanh, không có đại học tự trị, không có phân khoa luật, không có nghề luật sư và thẩm phán chuyên nghiệp... Muốn xây dựng một quốc gia (ít nhất bề ngoài) có quy củ, họ phải dùng lại toàn bộ ngữ vựng của VNCH.

Một vài thí dụ trong số trên 5000 danh từ nói trên:

- “Cảnh sát” thay thế “công an”

- “Trương mục” đã được xếp trước “tài khoản” trong tự điển và sử dụng nhiều hơn trong thường nhật. Nhưng dường như họ không phân biệt, “trương mục” là một cái túi vô hình trong ngân hàng để ta bỏ tiền, trong khi “tài khoản” là số tiền nằm trong đó; tài khoản còn là số tiền dành cho một khoản chi/thu trong ngân sách.

- “State” (Mỹ) được dịch là “tiểu bang” trong tự điển tuy báo chí vẫn dùng “bang.”

- Trong cơ cấu tổ chức chính quyền, họ vẫn dùng “Viện Kiểm Sát Nhân Dân,” nhưng ý niệm “công tố” đã được khôi phục trong từ điển nói trên.

- Dần dần trong nước đã dùng “bảo hiểm” thay cho “bảo hành.”

Ngoài các danh từ chuyên môn về luật pháp, kinh tế, hành chánh, ngôn ngữ thường nhật cũng đổi giọng:

- “Máy bay trực thăng” đã thay thế “máy bay lên thẳng.”

- “Hàng không mẫu hạm” được dùng song song với “tàu sân bay.”

- “Hoa Kỳ” thay “Mỹ.”

Người cộng sản lạ lắm - thời Thế Chiến II, khi cần nịnh Mỹ thì họ gọi “Hoa Kỳ” (“đèn Hoa Kỳ” là dấu tích một mở màn bang giao không thành giữa Mỹ và Việt Minh); khi thù ghét thì họ gọi “Mĩ”; bây giờ một điều “Hoa Kỳ” hai điều “Hoa Kỳ.” Trong chế độ cộng sản, chữ nghĩa thay đổi theo bạn thù, mà bạn thù thay đổi theo quyền lợi Ðảng, chứ không phải quyền lợi Tổ Quốc hay nhân dân.

Không phải mọi chữ mới đều là chữ Việt cộng

Vào năm, 1975 cả miền Nam chỉ có dăm ba máy vi tính (một tại Phủ Thủ Tướng, một tại Bộ Tổng Tham Mưu, một của USAID, một của hãng IBM. Có thể nhiều nơi khác có, tôi không biết). Giới hữu trách chuyên môn có soạn ra một cuốn ngữ vựng Anh-Việt, nhưng chỉ giải thích ý niệm, không tạo từ nhiều. Các chuyên viên và nhân viên làm việc trao đổi với nhau bằng tiếng Anh, tiện hơn.

Ngày nay, vì nhu cầu giáo dục, người ta cố gắng tạo từ. “Người ta” đây có thể là các chuyên gia trong nước, có thể là các chuyên gia người Việt ở hải ngoại, đã và đang chế ra các danh từ chuyên môn. Dù lúc đầu bỡ ngỡ, ta nên công minh xét, chữ nào hay và đúng, ta dùng, chữ nào sai ta điều chỉnh. Tôi thấy không có gì sai hay lố bịch, thí dụ, trong các chữ dao diện, hiển thị, kích hoạt, phần cứng, phần mềm... Liên quan tới danh từ kỹ thuật, tôi lấy thí dụ “thông số” hay “biến số” (variables) là hai chữ có từ trước, nhưng “biến số” được dùng nhiều trong sách giáo khoa Miền Nam nên trở thành quen thuộc hơn. Ngày nay trong nước dùng “thông số”; nếu bảo là “từ Việt cộng” thì oan cho nó.

Trong trào lưu toàn cầu hóa, danh từ chuyên môn hay là chữ nào có nội dung chính xác (lột ý), nhưng hình thức của nó giúp ta đoán ngay được tiếng tương đương trong Anh, tiếng Pháp, tiếng Na-uy.

“Cứng/mềm” hay “cương/nhu,” chữ nào giúp ta liên tưởng tới“hard/soft” nhanh hơn? Tùy người. Nhưng chữ Việt và chữ Hán cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Danh từ chuyên môn dài lòng thòng cũng không tiện.

Có người cho “nguyên tử” là chữ Việt, “hạch tâm” là chữ VC. Tôi cho rắng cả hai là chữ Việt, “nguyên tử” để dịch “atomic,” “hạch tâm”: “nuclear.” Có đủ danh từ Việt tương đương với từng danh từ quốc tế, là một điều cần thiết cho việc giao dịch, trao đổi, giảng dạy và dịch thuật.

Chữ “căn hộ” Trường Sinh ngữ Sài Gòn trước 75 đã dùng rồi, nhưng không phổ biến rộng, vì ta không có nhu cầu (hình thức gia cư này chỉ hạn chế ở vài nơi như Cư xá Thanh Ða, Chung cư Nguyễn Văn Thoại, Chung cư Nguyễn Thiện Thuật). Nay chúng ta nghe “căn hộ” thì cho là “từ VC,” nhưng có lẽ chúng ta chưa có chữ nào hay hơn để dịch “apartment.” “Căn chung cư” không ổn vì có nhiều apartment không nằm trong chung cư. “Căn nhà” càng không ổn, vì đã được dùng để chỉ “house” tiếng Anh, “hus” tiếng Na-uy.

Chữ “thông tin” không mới mẻ gì và được dùng ở cả hai miền. Nhưng ở hải ngoại nhiều người dị ứng với chữ thông tin trong câu sau: “Muốn biết thêm thông tin xin liên lạc với Sở Di Trú.” Bề ngoài ta lý luận rằng “thông tin” là động từ, không được dùng như danh từ. Nhưng nguyên do thực là ta không thích dùng cái gì Việt cộng mó tay vào. Thông dịch viên đành sửa lại. “Muốn biết thêm chi tiết...” hoặc “Muốn biết thêm tin tức...”

Nhưng trong bụng anh thông dịch viên nghĩ rằng chữ nào phải ra chữ đó - details: chi tiết, news: tin tức và information: thông tin. Anh ta cũng dư biết rằng chữ thông tin có thể vừa dùng làm danh từ vừa làm động từ.

Trước khi bác bỏ một chữ dở, nên đề nghị một chữ hay hơn.

Cloning là một lãnh vực khoa học mới mẻ. Trong nước dịch cloning: nhân bản vô tính. Thật khó hiểu, phải ngồi phân tích một hồi mới vỡ lẽ ra là: làm ra nhiều bản sao, không qua đường truyền giống. Nhưng có lẽ các nhà chuyên môn trong nước sao chép chữ Tầu, nên bốn chữ thành tối om, chưa kể nhiều người giật mình khi nghe nhóm chữ “nhân bản vô tính người.” Vì chữ “nhân” trong tiếng Việt có ít nhất hai nghĩa: người và làm ra nhiều, người hán không rộng phải bỡ ngỡ mấy phút tự hỏi - lấy con người làm gốc mà lại không có tính người, là thế nào? Một chữ gây bối rối không cần thiết là một chữ không đạt.

Khi cảm thấy một chữ dịch không hay, tôi thường thử tự dịch lại trước khi phê bình. Trường hợp cloning, tôi dịch thử là “sao sinh vật.” Từ đó ra “human cloning: sao người,” Dolly là một con “cừu sao - cloned sheep.” Hiện trên thế giới chưa có “người sao” vì chưa được phép “sao người.”

“Processing” (Na-uy: behandling) là một chữ tôi chịu thua không dịch được nếu không dùng chữ “xử lý.” Text processing: trong nước dịch “xử lý văn bản,” chưa có chữ nào hợp hơn. Có người đề nghị “soạn thảo văn bản,” nhưng soạn thảo là viết ý ra lời, còn đưa lời lên chữ và trình bày trên máy vi tính, là việc khác. Vấn đề phức tạp hơn nữa khi ta cần diễn tả bằng một danh từ chung cho cả một tiến trình – lấy thí dụ nghề mộc – bào, đánh bóng, quang dầu một tấm ván mà tiếng Na-uy gọi là behandle và tiếng Anh treat, thì có lẽ không tránh được chữ “xử lý.” Một số tự điển dịch là “chế biến,” tôi thấy có lúc hợp, có lúc không. Không hợp trong trường hợp “Inmate Processing Center” không thể dịch là “Trung tâm chế biến tù nhân” được.

Cá nhân tôi đã dùng chữ “xử liệu” thay cho các trường hợp phải dùng “xử lý” (như khoa học, cơ khí, hành chánh). Còn thường ngày, chữ “liệu” là tuyệt nhất, thí dụ vợ nói với chồng, “Anh cứ lo đưa con đi học đi, cơm để em liệu.”

Một chữ khác, “kế toán sự nghiệp” trong nước dùng để chỉ kế toán của các tổ chức bất vụ lợi. Tôi thấy khó hiểu nhưng không hiểu ý chữ “sự nghiệp” muốn nói gì, nên không dám phê bình.

Thái độ với tiếng lóng

Cũng cần vài hàng cho tiếng lóng. Mỗi thời, mỗi môi trường xã hội có cách ra dấu riêng với nhau, vì thế có tiếng lóng. Vài tiếng lóng điển hình của thời đại kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa là: đại gia, đồ khủng, hàng độc, đồ đểu, chân dài (lấy cái cẳng để đo toàn diện nhan sắc - một điều vô lý, nhưng tiếng lóng không có lý luận, nó được quăng vào một môi trường, thích hợp thì tồn tại), máu (mê), phết (ra phết), bèo (rẻ như bèo). Với tiếng lóng, ta không cần khen chê, bởi vì không có tiêu chuẩn khách quan.

“Bảo tồn tiếng Việt - không dùng chữ Việt Cộng”

Tôi hoàn toàn tán đồng vế thứ nhất - bảo tồn tiếng Việt là một sứ mạng cao cả của những người may mắn được hưởng tự do tư tưởng và phát biểu. Chính ta phải tránh những cái sai của người cộng sản, viết và nói một thứ tiếng Việt chuẩn và đẹp. Quảng bá sách vở và tư tưởng truyền thống Việt Nam và thế giới nhân bản. Cho con em học tiếng Việt nơi trường lớp Việt Nam. Tránh xa những sinh hoạt do cơ quan lãnh sự Việt cộng chủ trương (ta không lường được tác hại của một lớp tiếng Việt, một khóa học làm đèn trung thu hay một trại hè do Ðại Sứ Quán Việt cộng tổ chức).

Nhưng tôi muốn cẩn thận với vế thứ hai: hầu hết những chữ ta tưởng là chữ XHCH đều là tiếng Việt thuần túy. Ta không nên tránh né những tiếng họ đã dùng sai, mà cần “chiêu hồi” những ngôn từ ấy.

Ðó là một hành vi yêu nước trong tầm tay của chúng ta.


Tâm Thanh


(Na Uy)



 

***

 

http://www.diendantheky.net/2011/12/chieu-hoi-ngon-tu.html

 

*********************************


 Từ ngữ VC


 Từ ngữ VNCH

ấn tượng

đáng ghi nhớ, đáng nhớ

bác sỹ, ca sỹ

bác sĩ, ca sĩ

bang

tiểu bang

bảo quản

che chở, giữ gìn

bài nói

diễn văn

bèo

rẻ tiền

bóng đá

túc cầu

bổ sung thêm

bổ túc

bồi dưỡng (hối lộ?)

nghỉ ngơi, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ

bức xúc

dồn nén, bực tức, lo lắng

bất ngờ

ngạc nhiên

cách ly

cô lập

cảnh báo

báo động, lưu ý

chất xám

trí tuệ, thông minh

chế độ

quy chế

động thái

động lực

động não

vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ

hoành tráng

nguy nga, tráng lệ, đồ sộ

huyện

quận

lý giải

giải thích (explain)

nâng cấp

nâng hoặc đưa giá trị lên

nhà khách

khách sạn

nhất quán

luôn luôn, trước sau như một

thị phần

thị trường

xác tín

chính xác





 

***************************************************

 

Đọc thêm

Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời Cộng Sản
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs12082015vi.html

 

Việt cộng và Chữ Việt sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/viet-cong-va-chu-viet-sau-1975-viec-sua.html

 

Chữ Nghĩa Việt Cộng
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chu-nghia-viet-cong.html

 

Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

 

Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html

 

 

http://caybut2.blogspot.com/2016/11/chieu-hoi-ngon-tu.htmlnoreply@blogger.com (Thanh)0tag:blogger.com,1999:blog-6323486108513169739.post-5317121491589512406Sat, 26 Nov 2016 22:35:00 +00002017-07-22T09:34:52.930-07:00Việt cộng phá hoại

 

Việt cộng và Chữ Việt sau 1975

 




—  Việc sửa đổi cách viết, chữ viết, cách đặt dấu chữ viết của các bậc tiền bối, Việt cộng đang tìm mọi cách để chứng minh là những gì—tất cả những gì—mà các bậc tiền bối và cha anh các bậc tiền bối đã làm đều sai, đều dở, đều tệ hại và cần phải được bọn chúng Việt cộng sửa lại.

—  Họ thay đổi không chỉ vì họ muốn thay đổi, nguyên nhân sâu xa của cái ý muốn thay đổi mọi thứ của họ chẳng qua chỉ là sự kiêu ngạo, muốn được xã hội vinh danh là những người có những cải tạo lớn lao cho văn hóa nước nhà.

–  Khi mọi người đều sai, thì cái đúng sẽ bị đào thải. Cái đẹp, cái hay, và sự tiến bộ mà cha ông đã dày công xây dựng trước đó... sẽ lùi dần và suy thoái...


 

 

 

 

 




Đừng TỰ NÔ LỆ vào VĂN HÓA Việt Cộng


Từ khi bọn Việt Cộng cưỡng chiếm được Miền Nam, chúng đã ra sức tiêu hủy tất cả những gì gọi là Văn Hóa của Miền Nam Việt Nam. Chúng đã cấm dùng sách giáo khoa, đốt hết tất cả các sách báo, phim ảnh, tài liệu trong văn khố, và đặt ra những từ ngữ riêng của chúng để bắt chúng ta phải nghe, phải dùng.

Khi chúng ta dùng những danh từ, chữ dùng của cộng sản, chúng ta đã:

- TỰ NÔ LỆ VĂN HÓA VỚI VIỆT CỘNG.

- TỰ GIẾT CHẾT NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM CỘNG HÒA.

- MAI ĐÂY, THẾ HỆ SAU CÓ CÒN AI BIẾT TỚI VIỆT NAM CỘNG HÒA NỮA HAY KHÔNG?

Chúng ta đã chối bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, đã hy sinh mạng sống của mình để vượt biên tìm tự do, chúng ta phải hãnh diện về hành động này, phải luôn luôn tự hào chúng ta là con dân của một chế độ CỘNG HÒA, TỰ DO, DÂN CHỦ, chúng ta có văn hóa riêng và phải có nhiệm vụ gìn giữ nền văn hóa này.

Chúng ta phải có nhiệm vụ giữ gìn lại tất cả những gì còn lại, để chứng tỏ rằng, bọn Việt Cộng không thể tiêu diệt được nền Văn Hóa của chúng ta.
Nếu chúng ta không phản ứng, một ngày nào đó, Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa Sẽ Mất Đi.

Trần Văn Giang


 

 

 

 

 




    Chữ "Từ"


    Chữ "từ" đưọc dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.

    Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:

    1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.

    2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ.

    3. Trong văn phạm từ là giới từ.

    Ngoài ra tất cả chữ "từ" phải đi với một chữ khác, như: danh từ, tĩnh từ, động từ, từ ngữ, từ tốn, từ từ, từ đâu, từ đầu v. v... vì chữ "TỪ" là tiếng Hán-Việt nên phải đi theo với chữ khác, chứ không đúng một mình, và ta phải theo đúng quy luật của nó.

    Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ.
    Ngày trước, khi chưa bị thay đổi chính thể cộng sản trong nam, không ai dùng chữ "TỪ" để thay thế cho chữ "CHỮ" bao giờ.
    Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, 150 .v. v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".

    Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
    Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.

    Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ giản dị gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.

    Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
    Việt cộng thay thế chữ “chữ” là chữ “từ”. là sai vì chữ 'từ' không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa gì cả, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:

    - làm từ từ
    - từ đâu
    - từ ngữ
    - từ chuyện nầy sang chuyện khác...
    - từ khi, từ khi nào...
    - trở lại từ đầu .v. v...

    Nguồn:
    http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75


 

 

 




"Chữ Việt" và "Tiếng Việt"
là hai vấn đề


(█ ██)

Tiếng Việt chỉ có thể viết bằng chữ Việt.

Nhưng Chữ Việt ngoài việc dùng để viết Tiếng Việt, nó còn có thể viết được tất cả những thứ Tiếng thuộc hệ Latin khác. Chữ Việt có thể viết được Tiếng Pháp, Tiếng Anh, Tiếng Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức... Nhưng những Chữ Anh, Pháp, Ý, Đức... không thể viết được Tiếng Việt.

Đó là một ưu điểm độc đáo!

Nhưng sau 1975, Việt cộng cho cải cách chữ nghĩa, dân ta hoàn toàn đánh mất ưu điểm này (cũng như đánh mất các ưu điểm về văn hóa, văn minh, kinh tế, chính trị khác) chỉ vì sự đóng khung Chữ Việt vào trong vòng Tiếng Việt. Sự hạn hẹp Chữ vào trong vòng Tiếng là một sự tự hủy hoại.

"Ta" đã bỏ hẳn những chữ cái "ngoại lai" và bảo rằng có một Bảng Chữ Cái Tiếng Việt (lạ! Bảng "chữ cái" của "tiếng", sao không gọi là Bảng Chữ Cái Việt) gồm đầy đủ các âm (không phải chữ cái) chỉ dùng trong tiếng Việt, bảng này chỉ thiếu âm mang thanh (à, á, ả...) mà thôi. Những chữ cái "ngoại lai" vốn đã tồn tại trong văn bản Việt từ thế kỷ 17, đến thế kỷ 20 thì bỏ đi. Hành động này chỉ có thể giải thích bằng mục đích "tự tách mình ra khỏi cộng đồng của mình để nói lên dân tộc tính của mình", hóa ra là dân tộc tính "cận thị".

"Ta" cũng bỏ hẳn "cách dùng chữ ngoại lai", bảo rằng đó là "phụ âm ngoại lai" như trường hợp các chữ L đứng sau nguyên âm. "Ta" thay L bằng N: Albany bị viết thành An-ba-ni. Chung số phận với L là B, F, PH, V (bị thay bằng P), D (bị thay bằng T) , G, K, Q (bị thay bằng C), những chữ H ngay sau nguyên âm của người ta thì bị "ta" bỏ hẳn.

Lạ lùng là những chữ S, bị cưỡng hiếp thành nhiều quái thai, như có khi thành X, khi khác lại thành SỜ, lại có khi thành XÌ, mà bị đổi thành T mới quái đản hơn nữa.

Còn các tổ hợp phụ âm thì bị "ghép hộ", cứ giữa hai vợ chồng người ta thì "ta" nhét ngay một đứa lại cái vào giữa. dr thành đờ-r, tr thành tờ-r, bl thành bờ-l (hi-đờ-rô, ni-tờ-rô, bờ-lóc, bờ-lao...).

Đọc các văn bản của những kẻ chỉ đạo văn hóa, từ ông Hồ Chí Minh đến nay và từ chủ tịch nước đến vị giáo sư dạy mẫu giáo, thì hóa ra là viết như thế cho nó thuần Việt, và (theo họ) nhờ thuần Việt thì BẤT CỨ người Việt nào cũng đọc được.

Tất cả, vâng tất cả từ ông Hồ danh nhân văn hóa thế giới đến cô giáo mẫu giáo vừa dạy học vừa ăn vụng kia, kể cả các tu sĩ Công Giáo đã in ra cuốn Thánh Kinh theo đúng tiêu chuẩn "bỏ chữ và cách dùng chữ ngoại lai", đều quên một điều. Họ quên tự hỏi câu: "Những con chữ đã viết ra là viết CHO AI?"

Viết cho người mù chữ chăng, điên! Viết tên hóa chất cho trẻ lên tám lên chín đọc chăng, cũng điên! Hay viết để anh dân chài nào đó đọc "được" tên của một nhà bác học hay tên của một thành phố xa lắc nào đó ở Pháp, Mỹ gì chăng, để làm gì! Vì có đọc to lên được hay là chỉ thấy mấy cái tên đó như một đống lằng ngoằng các ký hiệu thì đối với anh dân chài đó cả hai đều như nhau. Anh chỉ biết đó là một chữ đã được viết ra.

Kể ra cũng có một số người tuy không đủ sức, nhưng cũng thích bàn chuyện này nọ, đôi khi họ muốn khoe rằng họ rành chuyện thế sự, thì cái cách "viết phiên âm" tiếng "ngoại quốc" cũng giúp họ có thể "phát ngôn" lại những gì họ đọc được. (Đây chính là biện pháp Việt Cộng dùng để tuyên truyền.) Thế nhưng ta có chắc không, rằng một khi ai đó đã không mù chữ, lại có chút quan tâm mà lại không thể phát âm được gần đúng cái chữ lạ mà anh ta đang đọc. Còn nếu muốn họ phát âm đúng thì dù có phiên âm cách nào đi nữa họ cũng không thể. Thí dụ chữ Wylson phiên thành "Uyn-sơn" thì ai có chút học vấn dám bảo rằng sẽ có người phát âm đúng tên vị tổng thống Mỹ đó.

Muốn nói trúng, phải nghe đã.

H. Đ.
Jul 26, 2011 (reply)




 

SĨ và SỸ

Nếu theo con đường học hành, chữ đầu tiên thường gặp là sĩ số trên bảng đen để điểm danh.

Bước vào cửa ải đầu tiên gọi là sĩ tử, chịu khó phấn đấu sẽ thành thạc sĩ rồi lên tiến sĩ và tột đỉnh trong lãnh vực nghiên cứu là tiến sĩ khoa học.

Học thành tài mà đóng góp với đời bằng kiến thức thì xưa là sĩ phu, còn nay là nhân sĩ.

Người có học thường được gọi là kẻ sĩ. Được thế giới công nhận thì thành viện sĩ.

Nếu theo đường binh nghiệp bước đầu là chiến sĩ hay binh sĩ.

Tiếp tục phấn đấu sẽ thành hạ sĩ quan từ hạ sĩ lên trung sĩ rồi thượng sĩ. Chịu khó phấn đấu tiếp sẽ thành sĩ quan.

Đánh giặc dũng cảm thì được gọi là dũng sĩ. Chẳng may chết trận sẽ nằm trong số tử sĩ. Nếu hy sinh một cách vinh quang sẽ được phong là liệt sĩ.

Đi theo con đường chính trị thì bước đầu chỉ là tay chân trên bàn cờ thế sự gọi là sĩ tốt.

Tiếp theo thành kẻ nấp sau lưng bầy mưu tính kế gọi là mưu sĩ. Lên đến đỉnh trở thành nghị sĩ, cụ thể hơn là hạ nghị sĩ hoặc thượng nghị sĩ.

Còn theo ngành nghệ thuật thì người làm thơ gọi là thi sĩ, viết văn sẽ là văn sĩ (ưu ái phụ nữ nên có chữ nữ sĩ mà không có nam sĩ), người sáng tác nhạc gọi là nhạc sĩ còn hát (nhạc) thì được gọi là ca sĩ.

Chán đời xuất thế sẽ là ẩn sĩ, đi tu thì thành tu sĩ. Theo đạo của Lão tử sẽ là đạo sĩ còn theo các đạo khác sẽ thành giáo sĩ.

Khi sức khỏe hơn người gọi là lực sĩ, ra ta cứu giúp người bị nạn hiếp đáp thì gọi là hiệp sĩ,còn chẳng may vào bệnh viện sẽ có các bác sĩy sĩ “phục vụ”.

Ta được các nha sĩ chăm sóc nhiều hơn, vì các bộ phận trên thân thể người ta chỉ có từ một đến hai cái và hoạt động rất bền, ngoại trừ răng có tới 32 cái x 2; do đó, phải thay hết một lượt răng sữa nên răng phải được chăm sóc luôn.

Người ta nên có sĩ diện, nhưng không lo học và làm mà chỉ nghĩ mình hay sẽ là “đại sĩ”.



 

 

 


Nên chú ý:

 

 

 photo b du_zpsnkjxnvpn.jpg

 

 

 

 photo note pad2_zpspsrrb1oh.jpg

 

 

 

 photo d423985a-8d96-4cdb-bf2c-0f0dde0e9929_zpslnsfzxu9.png

 

 photo i vagrave y_zpsojluvxvr.jpg

 

 

Đọc thêm

Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời Cộng Sản
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs12082015vi.html

 

 photo doubledot-5.jpg Việt cộng và Chữ Việt sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/viet-cong-va-chu-viet-sau-1975-viec-sua.html

 

 photo doubledot-5.jpg Chữ Nghĩa Việt Cộng
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chu-nghia-viet-cong.html

 

 photo doubledot-5.jpg Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

 

 photo doubledot-5.jpg Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html

 

 

http://caybut2.blogspot.com/2016/11/viet-cong-va-chu-viet-sau-1975.htmlnoreply@blogger.com (Thanh)0tag:blogger.com,1999:blog-6323486108513169739.post-8938200295144364401Sat, 19 Nov 2016 04:15:00 +00002017-07-22T10:24:13.926-07:00Tiếng ViệtVNCH -

 





Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời Cộng Sản

Thế hệ của những người xấp xỉ tám mươi ở Nam kỳ lục tỉnh thuộc địa trực trị của Pháp đều bị bó buộc phải học tiếng Pháp như chuyển ngữ (langue véhicule, vehicle language) ở trường công lập. Mãi khi chánh quyền được trao trả lại cho người Việt, lên đại học mới được học chương trình bằng tiếng Việt. Công lao của quí vị giáo sư tiền bối xuất thân từ trường Pháp giúp Việt Nam hóa nền giáo dục phổ thông và chuyên môn thật là vô lượng.

Những danh từ luật học, triết học, khoa học, quân sự, hành chánh, chánh trị, kinh tế, v. v... căn bản dịch ra từ Pháp văn làm nền tảng cho chương trình giáo dục Việt Nam xuất hiện trong giai đoạn này thật phong phú và đa dạng. Đa số là do những giáo sư, học giả dịch từ Pháp văn mà ra; nên văn phạm và chánh tả tiếng Việt của người học chương trình thuộc địa Pháp trước đó có thể nói rất yếu vì chỉ học lóm chớ trường Việt thời Pháp hầu như không có dạy, mà có thì tiếng Việt bị coi là “sinh ngữ”, một tuần hai giờ là cao ở trung học. Trong khi đó tiếng Pháp trong chương trình Đông Dương (DEPSI, Diplôme d' Etudes Primaires Supérieures Indochinoises như bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp chương trình Việt).

Học sinh nào viết nghị luận luân lý Pháp mà trật ba lỗi chánh tả, văn phạm thì bài bị loại, thầy không chấm bài nữa. Lên đệ nhị cấp chương trình Pháp, học hai năm Seconde và Première thi Bac 1 (Tú Tài 1) và một năm Termnale nữa thi Bac 2 (Tú Tài 2), ai mà bị ba lỗi khi viết luận văn học hay triết học thì cũng bị loại, coi như đợi thi kỳ hai hay năm sau thi lại.

Những người của thế hệ 80 bây giờ nhờ tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, đã nghe từ trong bụng mẹ, nhập tâm suốt cả đời và nhờ mấy năm học đại học tiếng Việt rồi ra làm việc đọc, viết công văn tiếng Việt, tự mò mẫm chánh tả, văn phạm Việt Nam, chánh yếu là tự học mà khá lên.

Qua Mỹ mấy chục năm sống với cộng đồng người Việt, đọc viết bằng tiếng Việt, nhờ anh em trong tòa soạn hiểu hoàn cảnh, thương tình nên sửa chánh tả, t hay c, v hay d, hỏi hay ngã, v. v... dùm.

Dù trình độ chánh tả, văn phạm tiếng Việt yếu do học lóm nhiều hơn học ở trường, thế mà người viết bài này cũng cảm thấy rất buồn cho tiếng Việt trong thời Việt cộng, có thể nói là tiếng Việt trong thời Việt cộng quá tệ. Vì nhiệm vụ của một người viết bình luận cho báo nên hàng ngày phải theo dõi tình hình trong nước, phải xem hình ảnh, nghe lời nói của đồng bào trong nước, thấy tiếng Việt trong 50 năm nằm trong gọng kềm cộng sản, sao tàn lụi không thể tưởng tượng nổi.

Sau 50 năm thời cộng sản, tiếng Việt vốn là con thuyền chuyên chở văn minh Việt, nguyên là cái tâm, cái hồn Việt, tiếng Việt còn thì người Việt còn, nay không còn nữa. Cách nói tiếng Việt thời cộng sản trong nước quen nói nhanh như muốn cướp lời người khác. Chữ Việt là đơn âm, chớ không phải đa âm, nên ông bà chúng ta ăn nói chậm rãi, chỗ, chữ quan trọng ngâm nga ra như ngâm thơ, lên bổng xuống trầm giọng điệu để nhấn mạnh, để diễn cảm nên người Pháp, người Mỹ thường nói tiếng Việt phát âm như một bài hát, với các dấu không, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Chữ Việt là đơn âm, một vần (monosylabic) chớ không phải đa âm nhiều vần như chữ Pháp, Anh; nên nếu nói nhanh thì chữ này gần như nuốt chữ kia, như người Tàu nói xí xô xí xào, lắng tai nghe, nín thở nghe mà vẫn không kịp.

Cách nói nhanh nuốt âm của Việt cộng ảnh hưởng cách nói của người Việt một phần do cái loa của xã ấp, khóm phường, mỗi ngày nhồi nhét cách nói dai, nói dài, nói nhanh nuốt chữ một ngày ba lần, một tuần bảy ngày, một năm 365 ngày, thành tiếng Việt mất thanh, sắc, chữ nghĩa của tiếng Việt.

Thêm vào đó CSVN chiếm được Miền Bắc trước Miền Nam cả hai chục năm, nên cán bộ, đảng viên, bộ đội gốc nông thôn tràn vô Hà Nội và các thành phố sau năm 1954.
Sau 1975 số ấy từ Miền Bắc tràn vào Miền Nam và chiếm hầu hết các vị trí then chốt khi “tiếp thu” (cưỡng chiếm) chánh quyền của Miền Nam từ Bến Hải xuống Cà Mau. Nên ảnh hưởng Việt cộng Bắc Việt gốc nông thôn phủ lắp cả Miền Bắc rồi Miền Nam. Chữ nghĩa địa phương, cách phát âm, cách nói chuyện của những người cộng sản Bắc Việt này theo cán bộ, đảng viên, bộ đội cũng tràn ra khắp nước từ chữ nói đến chữ viết.

Để bên cạnh những “chữ của Việt cộng” do Việt cộng lấy từ chữ Hán, chữ Tàu thay cho tiếng Việt đã có, đã dùng:

Để chứng tỏ Việt cộng là người cách mạng vô sản, thay cũ đổi mới.

Để phân biệt người Việt Quốc Gia và người Việt cộng sản,

Để chữ của người Việt Quốc gia thành tử ngữ.

Như chữ 'bảo đảm' đã có và đã dùng quá lâu, quá quen rồi trong tiếng Việt thì Việt cộng đổi thành chữ “đảm bảo”, 'đồng ý' thành “đồng tình”. Hay những chữ ăn cắp tiếng Tàu như “hồ hởi, phấn khởi, sự cố, hoành tráng, bức xúc...”. Việt cộng Bắc Việt đem vào không bao lâu sau kể cả người Việt cộng Miền Nam cũng không nói vì mắc cỡ miệng.

Còn một số chữ địa phương, hay thổ ngữ ở miền Bắc, đa số là miền thượng du Bắc Việt gần Tàu, theo chân của cán bộ, đảng viên, bộ đội Việt cộng vào Nam cai trị, thành những lỗi chánh tả, văn phạm, phát âm sai, biến tiếng Việt không còn là quốc ngữ chuẩn của Việt Nam nữa. Một vài thân hữu công tâm, không kỳ thị bắc nam gì cả, nêu ra một số phát âm sai những phụ âm đầu như:

— CH/TR (huân chương thành huân “trương”),

— L/N (Hà Nội thành Hà lội), R/GI (Rác / Giác!)

— X/S (Xảy /Sảy)...

là hoàn toàn của đồng bào bên kia kia vĩ tuyến 17 đem vào Nam trong cuộc di cư 1954.

Hai thời kỳ VNCH, và quân đội VNCH, trường học VNCH chuẩn hóa lại hết. Những thổ ngữ của người Miền Nam Miệt Vườn cũng được chuẩn hóa rất nhiều sau khi số đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam. Người Nam dân Miệt Vườn khoái ăn giá sống, mắm và rau như người viết bài nầy cũng bớt hay hết phát âm sai chữ “r” thành chữ “g” với câu chọc cười hồi nhỏ chơi cho “dui dẻ”: bắt con cá “gô” bỏ vô “gổ”, nó nhảy nghe “gột gột.”

Nhưng thời Việt cộng thì khác. Do phải tuân theo cách thức chỉ đạo thượng tôn của cộng sản Bắc Việt, mà những sai phạm địa phương không được chuẩn hóa, mà lại bành trướng, nằm chình ình tại những nơi chữ nghĩa lẽ phải hết sức đúng chuẫn mực quốc gia. Tiêu biểu như cái lỗi chính tả to tổ bố, nó lại nằm trần trụi ngay trên biểu ngữ của Đại Học Sư Phạm Hà Nội. Trường đào tạo ra giáo chức để dạy chữ nghĩa cho lớp trẻ mà lại trương một biểu ngữ là Đại Học “Hà Lội”, chữ “chuyên ngành” viết thành chữ “chuyên nghành” (có chữ h giữa vần nga) trong lễ tốt nghiệp, trao bằng cho sinh viên. Trong một cuộc thi hoa hậu, quan trên trông xuống, người dân xem vào, tên Việt Nam lại viết thành “Việt Nem” trên dây băng đeo vắt ngang người đẹp.

Còn những bảng quảng cáo, bảng cấm thì quá nhiều chữ sai:

— Bán “bún chả” viết là “bún TRẢ”;

— "Vệ sinh chung” viết “vệ sinh TRUNG”;

— Trao “huân chương” viết “huân TRƯƠNG”;

— “Hạ giá” viết lại thành "hạ DÁ”;

— “Đổ rác” thành "đổ GIÁC”;

— “Xẩy ra” thành “SẨY ra”,

— “Trước nhà thành” “CHƯỚC nhà”.

Tất cả những sai chánh tả này do phát âm địa phương Miền Bắc vùng xa xôi hẻo lánh mà ra. Tất cả những thí dụ nêu trên đều có hình ảnh đăng lên làm tiêu biểu hoặc dẫn chứng. Có người làm thơ, phổ biến, gởi đọc cho “dui”, để cười ra nước mắt cho chữ nghĩa Việt Nam sau 50 năm cộng sản! /.

https://vietbao.com/a241473/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs

Vi Anh

12/08/2015



 

 





Không dùng ngôn ngữ của Việt cộng


Dù xa quê hương hơn 20 năm, và môi trường tôi đang sống không cần phải dùng tiếng Việt nhiều, nhưng tôi vẫn thường xuyên đọc sách báo tiếng Việt và nói tiếng Việt ở trong gia đình hàng ngày hay với bạn bè vào mỗi cuối tuần và đều đặn nghe đài phát thanh Việt ngữ địa phương.

Tôi nghĩ tiếng Việt của tôi chưa đến nỗi mất mát đi nhiều, nhưng giờ đây sau khi đọc nhiều bài viết, tin tức, thông báo, tài liệu đăng trên báo hay nghe trên đài phát thanh tiếng Việt, tôi cảm thấy rất khó chịu và phải nói là nghe chướng tai gai mắt. Tôi không tài nào hiểu nổi nhiều từ ngữ mới lạ. Bài viết trích sau đây là một ví dụ (xin lỗi là tôi không thể nêu rõ nguồn gốc hay xuất sứ của bài viết).

“Theo dõi những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta những ngày tháng gần đây, chúng tôi thấy có một vài thông tin vào loại nhạy cảm, nhưng lại được đưa tin có vẻ trái chiều nhau hoặc đang có một sự thật xảy ra trong tác nghiệp của các cơ quan báo chí: cơ quan này đưa tin này nhằm mục đích ngấm ngầm cải chính thông tin mà cơ quan báo chí kia đưa nhằm cầu lợi cho khuynh hướng chính trị nào đó của mình. Đó là một sự thật, mặt trái, mặt sau đời sống của xã hội-thông tin- báo chí.

Khách hàng tiếp nhận thông tin luôn đòi hỏi được cung cấp sản phẩm nguyên chất, nguyên gốc, nguyên bản, tức là chính xác, khách quan…

Cũng giống như đời sống xã hội, xã hội thông tin cũng đòi hỏi sự phong phú đa chiều để khách hàng có quyền được chọn lựa và định đoạt việc mình sẽ chấp nhận thứ, loại hàng hóa thông tin nào?” Phải chăng tiếng Việt của chúng ta đã thay đổi quá nhiều, thay đổi nầy phát xuất từ đâu và từ lúc nào?

Sau 30 tháng 4 năm 1975, ngày Việt Cộng xâm chiếm miền Nam Việt Nam, họ đã mang theo hàng loạt những từ ngữ mới lạ thật khó nghe và chát tai. Điển hình như “đảm bảo” thay vì “bảo đảm”. Lạ làm sao là họ dùng cả hai “đảm bảo” và “bảo đảm” cùng một ý mới là lạ chứ! Nếu họ chỉ dùng “đảm bảo” không thì họ cho người miền Nam nói ngược cũng đành. Có lẽ VC hay ăn ngang nói ngược nên thích nói ngược hơn nói xuôi, hay nói ngược cũng được, nói xuôi cũng được – tùy lúc, tùy sự việc, tùy đối tượng, v.v… Hơn nữa, lúc đầu VC lại cố tránh dùng chữ Hán Việt để tuyên truyền là tranh đấu cho dân tôc Việt Nam được độc lập. Họ sáng chế ra những chữ không thể nào nghe được, như “xưởng đẻ”.

Gần đây Việt cộng tự lột mặt giả dối yêu nước và hiện rõ ra là nô lệ Trung cộng qua cách sính dùng chữ Hán Việt theo Trung Cộng và đẻ ra những từ ngữ mới, từ những câu bốn năm chữ. Họ bớt đi những chữ phụ, lấy một vài chữ chính, rồi ghép lại thành một chữ mới, thí dụ như:

– thụt lùi và lạc hậu thì gom lại thành "tụt hậu",

– điều tra và nghiên cứu thì gộp lài thành "điều nghiên",

– dùng chữ đại trà để thay vào chữ qui mô, rộng lớn v. v...

Những chữ như thế được tung lên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình TV, người ta nghe riết rồi cũng quen và trở nên phổ biến cho dù sai bét be.

Ví dụ danh từ “tham quan” nghĩa đúng là chỉ các quan chức Việt Cộng tham nhũng hay tham lam. Trong khi nhóm chữ “tham quan” dùng với nghĩa là “xem” dưới thời Việt Cộng thì là quái thai của câu: “thăm viếng quan sát”; thí dụ như phái đoàn nghệ sĩ đi thăm viếng hí viện và quan sát cách dựng cảnh kịch. “Đi tham quan” thật dài dòng, quan liêu, trịch thượng và sai so với nhóm chữ “đi xem” trước giờ người Việt không Việt Cộng vẫn dùng. Cũng trong lối nói cầu kỳ trịch thượng bắt chước Trung Cộng, Việt Cộng dùng chữ “báo cáo” và “khẩn trương” giữa bạn bè hay người thân với nhau thay vì chữ “nói” hay “thưa”, thí dụ:
Việt cộng ‘giai’ nói với Việt Cộng gái:

— “Anh khẩn trương báo cáo với em hôm nay anh ăn tiểu táo 2.”

Nghe muốn buồn nôn, tưởng Việt Cộng ‘giai’ khoe chuyện táo bón nặng với Việt Cộng gái, hóa ra là vội khoe được ăn nhiều (tiểu táo) đến nỗi táo bón.

Những từ ngữ mới nầy hầu như được dùng khá phổ biến ở thế hệ trẻ trong nước và nay bắt đầu lan tràn sang hải ngoại trên báo chí, Internet và đài phát thanh. Một nếp sống và ăn nói rởm không thể chấp nhận được. Dưới đây là bài viết của tác giả Đào Văn Bình phân tách các chữ Việt Cộng dùng và các chữ thay thế. Và theo bài viết của Châu Đậu “Nỗi Buồn Tiếng Việt”, ông ta khuyên:

... "chúng ta nên dùng tiếng Việt cho Việt Nam một chút, chớ nên dùng tiếng Việt như Việt Cộng nghe buồn cười lắm. Nếu chúng ta tìm không được chữ ngoại quốc trong tiếng Việt, thì chúng ta có thể dùng tiếng ngoại quốc và hay Việt hóa nó cũng được."

Hiện nay chúng ta đang sống trong xã hội văn minh, cuộc sống của chúng ta nay ít nhiều đã gắn liền với xã hội Tây phương. Một xã hội mà những phát minh mới về khoa học kỹ thuật và điện tử hầu như hàng ngày. Song song với những phát minh đó, thì những từ ngữ mới cũng sinh ra. Nếu chúng ta chưa tìm ra chữ mới cho tiếng Việt để dịch cho đúng nghĩa, thì có thể tạm thời dùng chữ ngoại quốc cũng chẳng sao.

Chúng ta không nên miễn cưỡng dịch cho sát nghĩa từ ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt nghe không hay mà lại kỳ cục nữa. Thí dụ: Quần bò (quần Jean ) Nón nồi (nón bê rê /beret) như những từ ngữ chúng ta đã dùng thời Pháp thuộc vậy và đến nay chúng ta vẫn còn dùng và Việt hóa nó, ví dụ: savon = xà bông, salon = ghế xa lông.

Không riêng gì Việt Nam, mà hầu hết các nước trên thế giới, họ cũng dùng từ ngữ ngoại quốc, còn hơn chúng ta cố gắng dịch sang tiếng Việt rồi ghép lại những từ ngữ như VC nghe không mấy văn chương chút nào. Câu hỏi ở đây là tại sao chúng ta không dùng những từ ngữ Việt Nam hay nói rõ hơn là từ Việt cộng chế ra? Câu trả lời là: Việt cộng thường hay thay đổi bất thường, tùy ý, tùy tiện muốn gì làm nấy, không cân nhắc, không có căn bản, không có luật lệ gì cả, hôm nay thì vậy, ngày mai thì kia.
Đây không chỉ nói về văn chương hay từ ngữ, mà ngay cả những luật lệ, chính sách của họ cũng vậy – tùy lúc, tùy thời, tùy tiện. Xuôi cũng được, ngược cũng xong. Đó là bản chất của Việt cộng. Như vậy thì làm sao chúng ta dùng từ ngữ của VC chế ra được!

Chúng ta nên kỹ lưỡng khi dịch những từ ngữ ngoại quốc sang tiếng Việt. Điều quan trọng là cần phải hiểu rõ và chính xác cái nghĩa gốc của nó trước khi dịch, không thì sẽ sai lệch đi cái ý chính của nó. Trong nhiều ngôn ngữ, một chữ thường có nhiều nghĩa, chưa nói đến nghĩa bóng và nghĩa đen. Do đó, chúng ta nên thận trọng khi dịch từ của một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Ví dụ hai chữ Internet và www (World Wide Web) là hai chữ và ý khác nhau. Internet là hệ thống của những máy điện toán toàn cầu (Networks of networks connected world wide), trong khi đó www. gồm những máy điện toán lưu trữ những tài liệu, hình ảnh, thâu thanh, phim, v. v. dùng phương tiên Internet để chúng ta tìm kiếm những tài liệu cần thiết. Việt cộng gọi chung (Internet và www) là “mạng”, thật không chính xác khi chỉ cả hai.

Khi nói về điện chữ “positive” dịch là “dương tính”, còn chữ “negative” là “âm tính”. Nhưng khi nói đến một người bịnh khi thử bị “positive” một vi trùng gì, thì chúng ta không nên gọi là người đó có “dương tính” được, nhất là khi một cô gái bị ghi trong hồ sơ là có dương tính thì thật là dùng chữ nghĩa quái đản. Chúng ta nên nói là họ có triệu chứng, có bịnh, bị lây hay là nhiễm… dễ hiểu hơn hay khi thử một lực sĩ bị “positive” một loại thuốc cấm nào đó, thì chúng ta không thể nói - anh hay cô ấy có “dương tính…” được, mà chúng ta nên nói là - anh hay cô ta đã có triệu chứng có loại thuốc đó trong người.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất với ngôn ngữ là Việt Cộng dùng ngôn ngữ có mục đích tuyên truyền chính trị có lợi cho Việt Cộng và có hại cho người Quốc gia. Người Việt tỵ nạn Cộng Sản nên luôn cảnh giác không dùng các chữ theo lối Việt Cộng dùng. Thí dụ, người tỵ nạn Cộng Sản không thể nói “sau ngày giải phóng” khi nói đến sau ngày 30-4-1975, vì từ ngày đó người miền Nam tự do bị áp bức, kiềm chế, kiểm soát, theo dõi tại nhà, tại phường tại xóm, nghĩa là vào nhà tù nhỏ và nhà tù lớn của Việt Cộng chứ không được giải phóng gì cả.
Nếu người tỵ nạn nói: Sau 30-4-1975 là sau giải phóng thì họ không có lý do gì xin tỵ nạn ở ngoại quốc, vì họ đã công nhận Việt Cộng giải phóng họ cho họ tự do.

Người miền Nam tự do không nên dùng chữ Ngụy để nói về mình như trong các chữ lính Ngụy, dân Ngụy, ngay cả khi nói đùa; thí dụ như “Tụi mình là dân Ngụy với nhau” chữ Ngụy có nghĩa là gian dối, chữ nhà Ngụy của Tào Tháo. Dù có một số nhược điểm nào đó nhưng đa số dân chúng miền Nam thật thà và trung thực hơn Việt Cộng gian dối, lừa đảo, sống giả, sống hèn. Việt Cộng dùng chữ Ngụy để chỉ miền Nam là để tuyên truyền rằng Việt cộngcó chính nghĩa khi đi xâm chiếm một đất nước chúng cho là giả dối xấu xa. Người miền Nam tự do có tự trọng, không tự nhận và chấp nhận chữ 'Ngụy' cho chính mình, như thế, đảo ngược tư cách của mình. Chữ Ngụy phải dành cho chế độ Việt Cộng mới là nói đúng, viết đúng.

Trong chiều hướng mô tả thực tế chúng ta nên gọi chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ xếp hàng cả ngày rất chính xác của người dân bình thường dùng. Xin đọc tác phẩm 1984 xuất bản năm 1949 để thấy văn hào George Orwell diễn tả cách Cộng Sản dùng ngôn ngữ đảo ngược với thực tế với mục đích để tuyên truyền tẩy não và nhồi sọ dân chúng, nói đen thành trắng.

Người viết chỉ mong đóng góp những ý kiến để xin mọi người lưu tâm luôn ý thức dùng tiếng Việt cẩn thận để diễn tả thực tế chính xác, gọn gàng, trong sáng và đơn giản. Sau đây là vài từ ngữ Việt cộng hay dùng mà người Quốc Gia không cộng sản nên cẩn thận dùng hay tránh. Kèm đó là những chữ tương đương tiếng Việt hay tiếng Anh.

VNCH

Việt cộng

0- 30-4-1975/
1- Quốc Hận (ngày)
2- Việt Nam Cộng Hòa
3- Đi tù
4- Chung
5- Thợ
6- Xin liên lạc (contact)
7- Bực mình, khó chịu
8- Xem, viếng
9- Thưa, trình, nói, kể
10- Phẩm chất
11- thỉnh thoảng
12- Giải quyết, đối phó
13- trang chính, trang nhà
14- khích lệ, khuyến khích

0- 30-4-1975/
1- Giải phóng (ngày)
2- Ngụy
3- Đi học tập
4- chung chung
5- Nghệ nhân
6- Xin liên hệ
7- Bức xúc
8- Tham quan
9- Báo cáo (report)
10- Chất lượng
11- Thi thoảng
12- Xử lý
13- trang chủ
14- động viên


1 Sính: Thích đến mức lạm dụng quá đáng, để tỏ ra hơn người khác.
2 tiểu táo: quy chế ăn uống của cán bộ cao cấp trong quân đội, phân biệt với trung táo, đại táo (Từ diển tiếng Việt nha xuất bản khoa học xã hội – Hà Nội 1994).

*

Source: http://lyhuong.net/viet/index.php?op…viet&Itemid=67

Người Tỵ Nạn (1982)

Úc Châu, tháng 7 năm 2009



 

 

Đọc thêm

Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời Cộng Sản
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs12082015vi.html

 

Việt cộng và Chữ Việt sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/viet-cong-va-chu-viet-sau-1975-viec-sua.html

 



Chữ Nghĩa Việt Cộng
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chu-nghia-viet-cong.html

 

Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

 

Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html

 

http://caybut2.blogspot.com/2016/11/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs12082015vi.htmlnoreply@blogger.com (Thanh)0tag:blogger.com,1999:blog-6323486108513169739.post-991781468460454547Fri, 18 Nov 2016 08:06:00 +00002017-07-26T20:50:27.901-07:00Tiếng ViệtVNCH

 




    Tiếng Việt và Chữ Vẹm
    Hay là Chữ Nghĩa Việt Cộng    




Chữ Vẹm cũng là chữ Việt, nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LUẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm.

Tiếng Việt ta không biết có từ bao giờ. Có thể là bốn ngàn (4000) năm tức là kể từ khi chúng ta có văn hiến hay hơn nữa. Nhưng chữ Việt(1) thì chắc chỉ mới có khoảng hơn trăm (100) năm nay nghĩa là từ khi nước ta bị người Pháp đô hộ hoặc hơn một chút, từ khi có những ông Cố Đạo tới nước ta để truyền bá đạo Thiên Chúa.

Với trên một ngàn năm bị người Tầu đô hộ, dĩ nhiên văn hóa của chúng ta, nói chung, tiếng Việt của chúng ta, nói riêng, không thể không bị ảnh hưởng, mà trái lại còn bị ảnh hưởng rất sâu xa và nặng nề của chữ Hán. Ông Văn Tấn Trường trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự” đã viết: “Tiếng Hán Việt(2) chiếm 60 - 70 % trong ngôn ngữ Việt Nam, loại trừ tiếng Hán Việt để làm trong sáng tiếng Việt thì quả thật là một "mission impossible".

Tôi không tin tiếng Hán Việt nhiều đến thế, nhưng nếu có ai nhờ tôi viết một bài văn hay làm giùm một bài luận hoàn toàn bằng tiếng Việt thì quả thật tôi chịu thua. Tôi không thể làm nổi vì nhiều chữ, quả thật tôi không biết đó là chữ Hán, chữ Hán Việt, hay chữ Nôm.(3) Mà dù có biết chăng nữa, nhiều chữ nếu chuyển sang chữ Việt nó cũng ngô nghê, tức cười, nhiều khi còn khó hiển hơn là dùng chữ Hán Việt.

Trước năm 1975, hầu như không có tranh cãi gì nhiều về tiếng Việt, chữ Việt, ngoại trừ một vài tranh cãi nhỏ về chữ I và Y (Thanh Thúy hay Thanh Thúi, lí do hay lý do, quý vị hay quí vị v.v…) hoặc có G hay không có G (sáng lạng hay xán lạn). Nhưng từ khi bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm được miền Nam, thì tiếng Việt, Chữ Việt đã bị Ngụy Quyền Cộng Sản Việt Nam thay đổi rất nhiều.

Thực ra thì chữ Việt đã được thay đổi từ lâu, ngay từ khi thời bọn Cộng Sản còn ẩn núp dưới hai chữ Việt Minh tức là từ ngày 19/8/1945, ngày bọn chúng cướp được chính quyền từ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Chính vì thế mới có chữ Vẹm và tiếng Vẹm. Nhưng dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chúng, không ai dám lên tiếng sợ bị chụp mũ là phản động. Mãi tới khi người Việt tỵ nạn ở hải ngoại bắt đầu bắt đầu xuất bản sách báo và nhất là khi các quân nhân và công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa phải đi “học tập cải tạo” được trở về và được ra đi định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình HO, vô tình mang theo một số tiếng Vẹm, thì vấn đề sử dụng tiếng Vẹm, chữ Vẹm đã được nêu lên và bàn luận rất nhiều.

Thế nào là Tiếng VẸM? Thế nào là chữ VẸM?

Thực ra thi tiếng Vẹm cũng là tiếng Việt, nhưng vì dùng chữ của Vẹm đặt ra để nói, nên được gọi là tiếng Vẹm. Cũng như tiếng Bắc, tiếng Trung, tiếng Nam cũng là tiếng Việt mà thôi. Nếu dùng chữ của miền Bắc mà nói thì ta bảo là nói tiếng Bắc, nếu dùng chữ của miền Trung để mà nói, thì ta bảo là nói tiếng Trung và nếu dùng chữ của miền Nam mà nói thì ta bảo là nói tiếng Nam. Thí dụ, ta hỏi: Đi mô? Chữ “mô” là chữ người miền Trung dùng. Ta nói “Đi mô” tức là ta đã nói tiếng Trung. Hoặc ta nói: “Tía nó chết rồi. Chữ “tía” là chữ miền Nam. Ta dùng chữ “tía” để nói, tức là ta đã nói tiếng Nam.

Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LUẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm.

Cũng trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự”, ông Văn Tấn Trường cho rằng “Có một dạo ở đầu thập niên 80, nghe nói chính phủ Việt Nam (ý nói Cộng Sản Việt Nam) đưa ra phong trào làm trong sáng tiếng Việt bằng cách thoát ly tiếng Hán Việt”. Nếu quả thật đã có phong trào này và phong trào này đã được đưa ra thì chắc phải nhiều người biết. Vậy mà chẳng thấy ai nói tới. Không biết ông Trường nghe tin này ở đâu. Thiển nghĩ, một khi bọn chúng muốn đưa ra một phong trào nào, một chính sách gì, bao giờ chúng cũng có chủ trương, có mục đích. Phong trào này, nếu có, thì chủ trương, mục đích của chúng là gì? Với chủ trương để “Thoát ly tiếng Hán Việt”? Với mục đích để bài Trung Quốc? Nếu đúng như vậy thì dân tộc ta đã khá, nước ta đã không bị bọn chúng đem đất, đem biển dâng cho Tầu.

Trong bài “Nỗi Buồn Tiếng Việt…”, ông XYZ cũng nghĩ rằng “Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn Cộng Sản (Việt Nam) nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức, trở thành thô tục như “xưởng đẻ” dùng cho “nhà bảo sanh”, “nhà ỉa” dùng cho nhà “vệ sinh”, hay “lính thủy đánh bộ” dùng cho “thủy quân lục chiến” v.v… và đặt ra nhiều chữ sai hẳn với nguyên nghĩa”.

Theo thiển ý, bọn Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra một số chữ khác thường mà ta gọi là chữ Vẹm vì những lý do sau:

1- Muốn tiêu hủy tất cả những gì mà chúng gọi là “tàn dư của Mỹ Ngụy”

Thực vậy, ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên mà chúng làm là bắt dân chúng phải tiêu hủy tất cả các văn hóa phẩm của miền Nam như sách báo, phim ảnh, băng nhạc v. v… Do đó, một số chữ của người Việt quốc gia dùng, dù hay ho, lịch sự tới đâu, chúng cũng muốn xóa bỏ. Thí dụ nơi để chúng ta bài tiết ra ngoài (tiểu tiện hoặc đại tiện), xưa ngưới Bắc gọi là nhà xí, người Nam gọi là nhà cầu. Hai tiếng này nghe không được lịch sự cho lắm nên đã được chúng ta đổi là nhà vệ sinh. Ấy vậy mà chỉ vì muốn khác người, bọn Cán ngố đã bỏ đi và thay thế bằng hai chữ nhà ỉa. Phải chăng đà tiến hóa theo chủ nghĩa xã hội của bọn Cộng Sản Việt Nam là như vậy? Chẳng trách dân Việt Nam được bọn chúng cai trị, được bọn chúng “giải phóng” đã mỗi ngày một khổ cực, mỗi ngày một ngu si, dốt nát.

2- Để dễ khám phá ra những thành phần mà chúng coi là “phản động hay đối nghịch”.

Bọn Cộng Sản Việt Nam, chúng chỉ muốn chữ chúng dùng phải khác người, hay nói cho đúng hơn, là khác chữ của người Việt quốc gia dùng mà thôi chứ không phải chúng muốn “thoát ly tiếng Hán Việt” như ông Văn Tấn Trường nói, hay “muốn nôm na hóa tiếng Việt” như ông XYZ đã nhận định. Điều này đối với bọn chúng rất quan trọng, nhất là trong thời chiến, vì giúp cho chúng dễ phân biệt người đang sống tại vùng chúng đang kiểm soát với những người đang sống ngoài vùng chúng kiểm soát để chúng dễ khám phá ra những thành phần mà chúng cho là đối nghịch, phản động.

Vì vậy, chữ chúng đặt ra hay dịch ra, chúng không cần biết là Hán hay Nôm, thanh hay tục, trong sáng hay tối tăm, xuôi hay ngược, đúng hay sai. Có chữ đang là chữ Hán Việt, chúng đổi sang chữ Nôm. Có chữ đang là chữ Nôm, chúng đổi sang chữ Hán Việt. Chúng chẳng theo một nguyên tắc hay quy luật nào cả. Thí dụ:

Chúng ta nói là “phát ngôn viên” thì chúng nói là: “người phát ngôn”.

Chúng ta nói là “thăm viếng” thì chúng nói là “tham quan”.

Chúng ta nói là “ghi danh” thì chúng nói là “đăng ký”.

Chúng ta nói là “đá bóng” thì chúng nói là “bóng đá”.

Chúng ta nói là “yếu điểm” thì chúng nói là “điểm yếu”.

Chúng ta nói là “trở ngại” thì chúng nói là “sự cố”.

Chúng ta nói là “xuất cảng” thì chúng nói là “xuất khẩu”.

Chúng ta nói là “liên lạc” thì chúng nói là “liên hệ”.

Chúng ta nói là “hiểu rõ” thì chúng nói là quán triệt”.

Chúng ta nói là “viên chức” thì chúng nói là “quan chức”.

Chúng ta nói là “chuyển âm” thi chúng nói là “lồng tiếng”.

Chúng ta nói là “dẫn giải” thì chúng nói là “thuyết minh”.

v.v…

Vì ngu dốt, nên khi chúng đảo ngược hay thay thế bằng một chữ khác mà chúng chẳng biết và cũng chẳng cần biết là đúng hay sai nữa hoặc lẫn lộn ý nghĩa của chữ này với ý nghĩa của chữ kia chúng cũng không rõ.

❖ Thí dụ 1:

Chữ “đơn giản” mà chúng đọc ngược lại là “giản đơn” hay “vui buồn” chúng cho đọc ngược lại là “buồn vui” tuy nghe có hơi lạ tai một chút, nhưng còn có thể chấp nhận được vì nghĩa của nó không khác nhau. Nhưng chữ “yếu điểm” mà sửa lại là “điểm yếu” thì không thể chấp nhận được vì nghĩa nó khác hẳn. Nhưng vì dốt nát, bọn chúng vẫn hiểu “điểm yếu” là “yếu điểm” và dùng chữ “điểm yếu” để thay thế cho chữ “yếu điểm”.

Chúng ta biết, về văn phạm, chữ Hán giống chữ Anh ở một điểm là tĩnh từ luôn luôn đứng trước danh từ, nên con ngựa trắng, người Anh gọi là white horse và người Tầu gọi là bạch mã. Chữ yếu điểm cũng vậy, yếutĩnh từ và có nghĩa là quan trọng; "yếu điểm" là chữ Hán Việt, có nghĩa là điểm quan trọng. Nhưng vì ngu dốt, bọn Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn nói khác với chúng ta nên nói ngược lại là "điểm yếu" và tưởng rằng chúng đã nôm hóa được chữ "yếu điểm" là chữ Hán Việt; hoặc "tối ưu" chẳng lẽ đổi thành "ưu tối"? Nên chúng thêm chữ "nhất" thành "tối ưu nhất". Thật lạ lùng! Đã "tối ưu" rồi đâu cần phải thêm chữ "nhất" vào làm gì?

Thế còn nhược điểm thì sao? Nếu nói ngược lại thì điểm nhược là điểm gì? Đúng là đã ngu lại hay nói chữ. Vậy mà ngày nay, nhiều nhà giáo Việt Cộng vẫn hiểu yếu điểm điểm yếu và dậy học trò như vậy.

❖ Thí dụ 2:

Chúng ta nói: “Xin các bạn cố gắng nhanh lên một chút vì tình trạng gấp rút/cấp bách lắm rồi”; thì chúng lại nói là “Xin các đồng chí tranh thủ/khẩn trương vì tình trạng khẩn trương rồi”.
Chúng ta dùng chữ cố gắng cho mệnh đề thứ nhất và chữ gấp rút cho mệnh đề thứ hai vì hai chữ này có ý nghĩa khác nhau. Nhưng đối với chúng thì ‘cố gắng’ cũng là ‘khẩn trương’ ‘gấp rút’ cũng là ‘khẩn trương’.


❖ Thí dụ 3:

Sau khi tham dự một buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, nếu là chúng ta, chúng ta sẽ hỏi người tham dự:
“Xin anh cho biết cảm tưởng/cảm nghĩ của anh sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”.

Nhưng nếu người hỏi là một tên Việt Cộng, thì chắc chắn hắn sẽ hỏi người tham dự:
“Xin đồng chí cho biết cảm giác của đồng chí sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”.

Trời đất! Đây chỉ là buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, đâu có phải là một buổi đấu tố ghê gớm gì mà hỏi cảm giác?

Nhiều khi chúng ghép hai ba chữ kép làm một khiến người đọc chẳng hiểu mô tê gì cả, như:

hùng vĩ hiểm trở, chúng ghép thành hùng hiểm

tương đươngthích hợp ghép thành tương thích

sinh viên du học ghép thành du sinh

quyết định sách lược thành quyết sách.

Thực ra thì không phải trong chế độ Cộng Sản Việt Nam không có người khá, người giỏi. Nhưng hầu hết những người này lại chẳng có quyền hành gì, trong khi đó thì hầu hết bọn lãnh đạo lại ngu dốt, độc tài và ngoan cố, nên chúng muốn nói ngang, nói dọc gì, ai cũng phải nghe theo, chẳng ai dại gì mà phê phán hay cải sửa để mà mang họa vào thân. Bởi vì:

"AK mã tấu kè kè,
Nói quấy nói quá, chúng (dân chúng) nghe rầm rầm".


3/ Để dễ ăn cướp tài sản của nhân dân và bao che cho người của bọn chúng có tội.
Thí dụ, người của bọn chúng “đi đêm”, “móc ngoặc” với gian thương, nhà thầu bất chính để ăn hối lộ, chúng nói là có quan hệ xấu hoặc làm lơ cho những bọn này làm điều phi pháp để được lợi lộc, chúng gọi là có hành vi tiêu cựcđể dễ giảm hoặc tha tội.

Không những chúng thay đổi CHỮ, chúng còn thay đổi cả NGHĨA. Thí dụ:

— Để cướp đất đai của các điền chủ, chúng gọi là cải cách ruộng đất

— Muốn cướp tài sản của các thương gia, chúng gọi là đánh tư sản mại bản.

— Muốn cấm người dân buôn bán, chúng gọi là cải tạo thương nghiệp.

— Muốn bỏ tù quân nhân, công chức của chế độ cũ (Việt Nam Cộng Hòa) chúng gọi là cải tạo.

— Muốn bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, chúng gọi là phản động.(4)


— Mít tinh, biểu tình đả đảo bọn Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam để biểu lộ lòng yêu nước chúng nói là “có sai phạm về tư tưởng và nhận thức chính trị”, hoặc là “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, là gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước anh em'’.


— Ra trát đòi một người nào đó để điều tra và có thể tống giam, chúng gọi là giấy mời.

Tóm lại, ngôn ngữ là phương cách để con người giao tiếp với nhau, thông tin cho nhau hay, hoặc diễn đạt tư tưởng của mình cho người khác biết. Ngôn ngữ gồm có tiếng nói và chữ viết. Ngôn ngữ cũng là một phần của văn hóa, là linh hồn của dân tộc.

Trải qua thời gian và không gian, ngôn ngữ không nhiều thì ít, đã thay đổi để cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và đà tiến hóa của xã hội. Vì vậy, việc thay đổi chữ cũ vì thô tục, vì không trong sáng hay tạo lập những chữ mới để thay thế những chữ cũ không còn hợp thời hay không có, không những là một việc nên làm mà còn là một việc phải làm. Nhưng nếu chỉ vì mục đích chính trị hay tự cao, tự đại hơn người hoặc vì tự ty mặc cảm ngu dốt hay để bao che cho nhau hoặc để bỏ tù người vô tội mà thay đổi một cách nhố nhăng, vô tội vạ làm cho chữ Việt trở nên thô tục, kỳ cục hoặc tối tăm, sai lạc ý nghĩa, thì đó không những là một điều sai lầm mà còn có tội ác đối với dân tộc.

Để tưởng niệm ngày 30/4/75
________________
Chú thích:

(1) Xưa kia, tổ tiên ta cũng có một loại văn tự riêng để dùng gọi là chữ Khoa Đẩu, gồm các ký hiệu và các hình tượng tạo nên. Nhưng loại chữ này chưa được phát triển và phổ biến thì nước ta đã bị người Tầu đô hộ một thời gian quá dài (một ngàn năm); hơn nữa, người Tầu lại muốn đồng hóa người Việt nên bắt người Việt phải học chữ Hán và dùng chữ Hán mỗi khi giao tiếp với họ, làm cho chữ cổ xưa của ta mai một và biến mất.

(2) Tiếng Hán Việt là tiếng Hán đọc theo âm Việt. Chữ Hán Việt là chữ Hán viết theo chữ Việt.

Thí dụ bốn câu thơ dưới đây là tiếng Hán được viết bằng chữ Việt:

Quân tại Tương giang đầu,
Thiếp tại Tương giang vỹ.
Tương tư bất tương kiến,
Đồng ẩm Tương giang thủy.

Nếu chuyển bốn câu thơ trên sang tiếng Việt thuần túy thì được viết như sau:

Chàng ở đầu sông Tương,
Thiếp ở cuối sông Tương.
Nhớ nhau mà chẳng thấy,
Cùng uống nước sông Tương.

(3) Tiếng Nôm là tiếng Việt chỉ khác nhau ở cách viết. Chữ Việt thì dùng mẫu tự Latin, còn chữ Nôm thì dùng chữ Hán, tức viết theo kiểu hình tượng, nhưng có thêm thắt đôi chút để khi đọc lên thì âm là âm Việt chứ không phải là âm Hán.

Thí dụ:
Chữ TAM, chữ Hán viết như sau: 三 và đọc là XÁM,
chữ Nôm thêm phần chữ, viết thành và đọc là BA.

Chữ THIÊN, chữ Hán viết như sau: 天,
chữ Nôm có thêm chữ ở dưới chữ THIÊN, viết như sau và đọc là TRỜI.

(4)Xin xem bài “Bây giờ chúng tôi đã hiểu thế nào là bọn phản động” của Nguyễn Tiến Nam, một sinh viên trong nước, đăng trong Đặc San Chu Văn An Bắc Cali năm 2008, trang 241.


Lê Duy Sang

Source: Phố Núi Pleiku



 

 

Đọc thêm

 photo 201560f0-6584-4871-88be-ce10ca9ddf52_zpsefa152c4.png Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

 

 photo 201560f0-6584-4871-88be-ce10ca9ddf52_zpsefa152c4.png Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html

 

http://caybut2.blogspot.com/2016/11/chu-nghia-viet-cong.htmlnoreply@blogger.com (Thanh)0tag:blogger.com,1999:blog-6323486108513169739.post-9159098839856405361Wed, 16 Nov 2016 03:10:00 +00002017-07-25T23:28:51.925-07:00Tiếng ViệtVNCH

 





Tiếng Việt và Tiếng Vẹm


Ở đâu cũng vậy, mọi ngôn ngữ đang được dùng đều là sinh ngữ. Là sinh ngữ, nó sẽ phát triển và thay đổi. Nhưng nó sẽ phát triển và thay đổi theo chiều hướng chính xác hơn, đơn giản hơn, và nhất là hợp lý hơn (vì con người là sinh vật có trí khôn, tuyệt đối không phải chỉ là động vật hai chân thuộc giống vượn người) chứ không phải phát triển hay thay đổi theo kiểu bạ đâu dùng đấy, vay mượn vô tội vạ. Một điều đáng lo hơn là đáng buồn cho tương lai dân tộc.

Từ ngữ sử dụng bừa bãi thì hệ lụy sẽ là thanh niên phát âm lộn xộn. Ý nghĩa ngôn từ đã trở nên mờ nhạt và tiếp theo sẽ là ngọng cả lũ. Đó là hiện tượng thoái hóa của sinh ngữ, nó sẽ không trở nên tử ngữ như chữ Latin, nhưng nó sẽ trở thành "tiếng Mọi".


Tiếng Việt và tiếng Vẹm

Con rắn Hổ Đất và Hổ Hành giống nhau về hình dạng, màu sắc, nhưng khác là Hổ Hành có mùi thơm như hành hương, thịt mềm hơn nên dân nhậu rượu đế vùng quê miền Nam thích đánh chén; nhưng cũng phải cẩn thận với loại rắn Hổ Lông cũng giống y như Hổ Đất và Hổ Hành, phải tinh ý và có kinh nghiệm miệt vườn, khi nhìn thấy những lông đen mọc xen kẽ những vẫy ở đầu là không nên ăn, nếu không biết, ăn vào bị trúng độc, lăn đùng ra chết không kịp ngáp, ở vùng nông thôn, có một số gia đình bị chết cả nhà chỉ vì ăn phải thịt nó. Con Trăn và Nưa giống nhau như “hai giọt nước”, nhưng Nưa cắn chết và Trăn thì không có nọc độc, một số người không biết, bắt con Nưa về nuôi, có khi bị chết vì nó.

Người tỵ nạn chính trị và kinh tế giống nhau: “đều bỏ nước ra đi” nhưng:

- Người tỵ nạn chính trị (Political refugee) với những lý do như xung đột tư tưởng, bất đồng chánh kiến, tôn giáo... bị bắt buộc phải ra đi, nếu không thì tánh mạng nguy hiểm, và sau khi ra đi, không thể trở về, do nhà cầm quyền vẫn còn cai trị, có thể bắt bớ, tù đày, ám hại bất cứ lúc nào.

- Người tỵ nạn kinh tế (Asylum seeker) là muốn ra đi ở nơi khác, như câu của Hồng Y Phạm Minh Mẫn thấy một số người Việt hải ngoại trở về mà quơ đũa cả nắm: “tha hương cầu thực”, những người nầy mong có được đời sống khá hơn và họ có thể quay về nơi mà mình bỏ đi mà không hề hấn gì.

- Chính những kẻ tỵ nạn kinh tế nầy đã làm tổn hại trường kỳ đến hàng ngũ những người tỵ nạn chính trị. Trong chiến tranh chống giặc Cộng thì họ không có mặt nhưng khi vượt biển là họ đi trước, khi Việt Cộng mở cửa, họ là những người tiên phong đóng vai áo gấm về làng về trước, nên sau nầy chính phủ các nước Dân Chủ không còn chào đón, khi đến nước họ đều bị nhốt trong các trại tạm giam, bị coi là tỵ nạn kinh tế, cá mè một lứa, sau chờ thanh lọc mới biết thật giả...

- Thành phần tỵ nạn kinh tế đã trở mặt, buôn bán, làm ăn với Việt Cộng, trở về theo diện TAM DU: “du lịch, du dâm, và du hý” và cũng chính họ đã và đang mang những “hạt giống đỏ” sang theo diện bảo lãnh hôn phối, ăn tiền, nên đây là những kẻ: “rước giặc Cộng vào nhà”, ăn cơm tự do, đội mo Cộng Sản, núp bóng tỵ nạn kết bạn với Cộng Sản.

Chùa Phật, Tiệm Phật hay Nhà Thờ và Cửa Hàng Chúa đều giống nhau về hình thức, cũng có tượng Phật, Chúa, đọc kinh, tu sĩ... nhưng khác nhau là những người hành đạo, khiến cho nhiều tín đồ Tam Tạng thời đại, con chiên mù quáng đến đóng góp, nuôi dưỡng nhũng kẻ “mượn đạo tạo tiền” làm hại uy tín đạo không nhỏ.

Tiếng Việt và tiếng Vẹm cũng giống nhau là có cùng mẫu tự La Tinh, 24 chữ cái, ghép vần, phát âm... nhưng khác nhau, nếu không phân biệt rõ ràng thì lầm tiếng Vẹm là tiếng Việt.

Tiếng Việt trở thành quốc ngữ là do một linh mục Công Giáo, Alexander Rhode, trong lúc sang truyền bá đạo giáo, phiên âm từ tiếng Nôm thành vần, viết theo mẫu tự La Tinh để cho các tín đồ hiểu thánh kinh và từ đó phổ biến trong dân chúng, do lối viết dễ, học.

Nếu không có sự đóng góp nầy, thì dù Hàn Thuyên có chữ viết khác với Trung Hoa, với bài thơ nôm “thần kỳ” đuổi được cá sấu ở sông Hồng, nhưng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng nét viết, tượng hình rập khuôn theo chữ viết của giặc Tàu xâm lăng đô hộ, mang sang với mục đích đồng hóa...

Tiếng Việt là nét độc đáo của dân Việt, thế mà Trường Chinh, tên Cộng Sản dã man, đã muốn cho dân Việt bỏ tiếng quốc ngữ, và dùng tiếng Tàu làm ngôn ngữ, đúng là tên vong bản. Nhờ những người khai phá tiếng Việt như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Hoàng Ðạo, Nhất Linh, Khái Hưng... nên tiếng Việt càng phong phú.

Tại miền Nam sau 1954, với chính quyền quốc gia, tiếng Việt được phát triển như những loài hoa được trồng nơi phong thổ thích hợp, phân, nước đầy đủ với các trường đại học văn khoa ở Sài Gòn, Huế, Cần Thơ... nhiều giáo sư đại học có kiến thức, khả năng, những bộ tự điển tiếng Việt, làm cho nền văn hóa càng thăng tiến; tiếng Việt trở thành linh hồn của dân tộc, là tiếng được bập bẹ ngay trên đầu môi trẻ thơ, trong trường từ mẫu giáo đến đại học và ngày nay, dù cho đất nước bị giặc Cộng “cướp chính quyền”, nhưng người Việt tha hương vẫn cố gắng duy trì tiếng nói, viết ở các quốc gia tạm dung.

Trái lại ở miền Bắc sau 1954, dưới chế độ cai trị tàn độc của băng đảng siêu cướp Cộng Sản Việt Nam, do tên đại Việt gian Hồ Chí Minh lãnh đạo, áp dụng nền văn hóa ngoại lai, chế độ cai trị rập khuôn quan thầy Nga Tàu, nên chữ nghĩa cũng bị thay đổi từ ý nghĩa đến cách dùng chữ, trong chế độ Cộng Sản, cái gì cũng phải gắng liền với cái đuôi khỉ “xã hội chủ nghĩa” nên tiếng nói cũng phải phù hợp với chế độ, cũng giống như phụ tùng xe từng loại được lấp ráp, nếu không đúng, thì xe bị trở ngại máy móc, và các thứ khác. Ngoài Bắc, tiếng Việt thuần túy, văn hóa, văn chương.... bị thay thế dần bởi tiếng Vẹm, là ngôn ngữ dành riêng cho chế độ Cộng Sản, do đảng Cộng Sản đưa vào.
Cũng giống như các ngành, nghề chuyên môn, mỗi giới thợ thầy đều có những ngôn từ chuyên môn để gọi, viết, nên mới có những quyển tự điển như “khoa học, kỹ thuật, y khoa...”

Ngay cả trong giới anh chị giang hồ, xã hội đen, cũng có ngôn từ riêng, để đồng bọn dùng trong những việc bất chánh, đó là tiếng lóng, hay mã tự.... đảng Cộng Sản là băng đảng cướp, cướp có chính sách, có bài bản, có hệ thống, có luận lý dạy ăn cướp , nên bọn bất lương nầy cũng có tiếng nói riêng, hệ thống hóa thành thứ ngôn ngữ Cộng Sản.

Khi ngôn ngữ của giới ăn cướp quốc tế Cộng Sản có chính sách chiêu bài chuyền sang Việt Nam, trở thành tiếng Vẹm, được dựa theo trong kinh điển vô thần của Karl Marx, trích ra từ ba bộ “tà kinh”: Duy vật biện chứng, duy vật sử quan và tư bản luận.

Những ngôn từ Vẹm được áp dụng trong mục đích yêu cầu là làm cách nào để cướp của, giết người có bài bản: “cướp nhanh, giết mạnh, vét sạch, quơ hết...” nên đây là thứ “ngôn từ khủng bố” của băng đảng cướp, lũ bất lương, mà những kẻ dốt nát nát hay ít học, sau khi được nhồi sọ nằm lòng, rồi phát ra thành tiếng, không cần phải hiểu ý nghĩa, được đảng Cộng Sản chỉ đạo, thêm quyền hành, quyền lợi, trở thành “robot” giết người, cướp của hàng loạt, giống như những môn sinh phái võ “thần quyền”, bình thường không biết võ, nhưng sau khi đọc thần chú, thì bỗng biến thành “cao thủ võ lâm”, múa quyền y như võ sư vậy.

Những tiếng Vẹm được rút ra từ kinh điển Karl Marx như: cách mạng, vô sản chuyên chính, giai cấp tiên tiến, giai cấp tiến bộ, cao trào cách mạng, thoái trào cách mạng, hạ tầng cơ sở, thượng tầng kiến trúc, trung ương đảng, bộ chính trị, tổng bí thư, nhà nước, đấu tranh giai cấp, nhà nước vô sản chuyên chính, xã hội chủ nghĩa, thiên đàng Cộng Sản... được “bổ sung” (bổ túc) với những từ ngữ có “nghiệp chuyên” (chuyên nghiệp) dùng để kích động hận thù giữa con người trong xã hội, đấu tố, tịch thu tài sản, bắt dân làm nô lệ; những chữ mà Vẹm được nhồi nhét từ học đường, xã hội, trong tổ chức bộ đội, công an, xí nghiệp quốc doanh, nông trường, lâm trường... đâu đâu cũng có những “học tập chính trị”, phổ biến chính sách, thảo luận theo kiểu Cộng Sản với lý luận một chiều thường trực, bằng tiếng Vẹm, lối cấu trúc câu của vẹm và ý nghĩa cũng theo chính sách Vẹm, là cách mà đảng Cộng Sản Việt Nam thực thi đúng theo lời sư phụ Lenin: “tuyên truyền là nói láo, nói láo và tiếp tục nói dối”; khác với truyền thông trung thực: “nói thật, nói hết và nói có sách mách có chứng” nên các cơ quan truyền thông Tây Phương thường được tín nhiệm.

Do đó, người dân sống dưới chế độ Cộng Sản, hay những người có tiếp xúc, liên quan tới người Cộng Sản, về du lịch, gia đình có thân nhân, du học, bị ảnh hưởng tới, tiêm nhiễm thứ tiếng Vẹm phổ biến như: động viên, xử lý, chế độ, thời thượng, tình huống, phát hiện, sự cố, cơ sở, cơ bản, cự ly, phản động, phản cách mạng, dân chủ nhân dân, dân chủ tập trung, tư bản phản động, tư duy, chất lượng*... nói đúng hơn là tiếng Vẹm, chữ Vẹm, cách dùng câu nói của Vẹm, ý nghĩa chữ Vẹm... là thứ làm “ô nhiễm tiếng Việt”, không khác gì loại khí độc “Dioxine” làm dơ bầu khí quyển, mà các nhà bảo vệ môi sinh lưu tâm đặc biệt trong việc bảo vệ khí thải nhà kính, nhằm ngăn chận trái đất bị hâm nóng dần; nên việc bảo vệ tiếng Việt, chống lại ô nhiễm do tiếng Vẹm, là công tác hàng đầu của tất cả những người Việt Nam nào còn tấm lòng: “tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời...”

Người Cộng Sản vốn là băng đảng cướp, nên tiếng Vẹm được coi là “chất xúc tác” mở đường cho những hành vi bạo ác, gian manh; từ ngữ chính là “lực lượng đặc công văn hóa” mở đường cho những chính sách tuyên truyền của đảng Cộng Sản nhắm vào các đối tượng trong và ngoài nước, được coi là mục tiêu phải lôi cuốn, thuyết phục, hù dọa, khủng bố. Khi những nông dân dốt, bọn đầu trộm đuôi cướp thất học, được học thuộc lòng ngôn ngữ Vẹm, trở thành những con vẹt, nói năng ào ào mà không hiểu gì cả, rồi từ đó, ra tay giết người, cướp của, không chừa một ai kể cả gia đình, cha mẹ... tác động từ tiếng Vẹm thật kinh hoàng.

A.K, mã tấu kè kè.

Nói quấy nói quá, chúng nghe hà rầm.

Người Cộng Sản tự hào ngôn ngữ đặc thù của băng đảng, họ cho tiếng Việt mà dân Việt đang dùng, nhất là ở hải ngoại, lếu láo là “tiếng Việt cổ, tiếng Việt chết”, còn tiếng của đảng cướp là hiện đại, phổ biến, ăn nói ngược ngạo là bản chất của người Cộng Sản.

Tiếng Vẹm là ngôn từ riêng của những kẻ bất lương sử dụng với mục đích bất chánh.

Và còn tiếng Việt thể hiện nền văn hóa, phục vụ con người, nhân bản, là chất xúc tác văn học, khoa học, đưa đất nước tiến lên. Tuy nhiên, tiếng Vẹm núp bóng tiếng Việt, cũng như đảng cướp Cộng Sản núp bóng Việt Minh, các nhà “Phật giáo, Thiên Chúa Giáo” từ các tiệm Phật, cửa hàng Chúa, núp bóng chùa, nhà thờ để làm giàu, thu tiền, phục vụ cho bè cánh, nhất là các công an, cán bộ đội lớp tu sĩ nhiều đẳng cay của các tôn giáo ngày nay. Tiếng Vẹm núp bóng từ tiếng Việt mà lại muốn khống chế, biến tiếng Việt thành công cụ, phục vụ tiếng Vẹm, quả là tai hại lâu dài cho ngôn ngữ quốc gia.

Tiếng Vẹm du nhập từ tà kinh Cộng Sản và ảnh hưởng các nước Cộng Sản đàn anh nên mục đích của thứ ngôn ngữ Vẹm cũng nhằm phục vụ cho một băng đảng, đây không phải là thứ ngôn ngữ phục vụ con người, dân tộc, văn hóa.

Tại Việt Nam, sau khi Mao Trạch Ðông giúp, chỉ đạo cho Cộng Sản Việt Nam đánh thắng trận Ðiện Biên Phủ, thì tình hữu nghị ban đầu trở nên khắng khít như “răng với môi”, nên Hồ Chí Minh và đồng bọn cộng sản không ngần ngại dùng tiếng Vẹm được phiên dịch từ tiếng Tàu, để làm dịu tình hình, đổi tên Ải Nam Quan thành Hữu Nghị Quan, do đó ngay cả y phục, phổ biến là bộ đồ “đại cán” của bọn đểu cán Trung Cộng, thế là từ Hồ Chủ tặc đến trung ương, hạ tầng cơ sở, cán ngố, cán dốt... thi đua may mặc loại y phục “đặc trưng” của loài vượn thành người; ngày nay bộ trang phục "đại cán" vẫn còn được cán ngố, cán ngáo, cán đần, cán ác... yêu chuộng.

Tiếng Vẹm cũng phải “chuyên chở tình hữu nghị răng môi” mới “đời đời bền vững”. Rồi vì thấy quan thầy Liên Xô hùng mạnh, nên Hồ lơ là với Trung Cộng, từ tình “hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững, môi hở ranh lạnh” được kinh qua sang thời kỳ “quá độ”: “tình hữu nghị Việt Trung như dùi đục chấm nuớc mắm”. Hồ Chí Minh ra lịnh toàn đảng học tập sáng tạo ra tiếng Vẹm “đặc thù” của bọn “đặc đầu bùn”, nhằm tạo cho đảng cướp tiếng nói riêng. Thời đó xuất hiện những tiếng lạ như: Bộ đội trai, bộ đôi gái, kịch nói, múa rối...

Tuy nhiên tiếng Vẹm chưa phát huy đúng mức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nên chưa gọi “lính đực, lính cái” là rất hợp với “duy vật biện chứng” của tổ sư Karl Marx.

- Thủy Quân Lục Chiến là tiếng của “phản động” được đổi thành “NÍNH Thủy đánh bộ”
- Máy bay trực thăng
“Máy bay NÊN thẳng”,
- Hàng không mẫu hạm
thành “TÀU MẸ CHỞ TÀU CON” hoặc "tàu sân bay"
- Cà phê phin
thì gọi là CÁI NỒI NGỒI TRÊN CÁI CỐC
- Nghệ sĩ
thành nghệ nhân
- Văn sĩ
thành nhà văn
- Thi sĩ
thành nhà thơ
-
còn Họa sĩ chưa có "chế độ thay đổi" thành “nhà vẽ” cũng là thiếu sót lớn.
- Ca sĩ chưa được Vẹm hóa thành NGƯỜI HÁT
- Nhạc sĩ
NGƯỜI VIẾT NHẠC, NGƯỜI ÐỜN...

Trong tiến trình xây dựng và phát triển tiếng Vẹm “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Hồ Chí Minh chỉ thị cho gã môi vẩu Phạm Văn Ðồng, là “thủ tướng không người lái”, nặn óc khỉ viết ra quyển sách tựa đề: “Hãy giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt”; đúng ra là tiếng Vẹm, vì tên Ðồng Vẩu muốn núp bóng tiếng Việt để làm bình phong “giải phóng” tiếng Việt thành tiếng Vẹm, mượn tiếng Việt để phát triển tiếng Vẹm, song hành với việc tiêu diệt tiếng Việt, thật là thâm độc; không khác gì đảng vô thần đã và đang sử dụng đám tu sĩ quốc doanh, tiếm danh, về nguồn qua việc thành lập các giáo hội thân nhà nước để tiêu diệt các tôn giáo trong và ngoài nước.

Nhưng chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì đảng Cộng Sản Việt Nam chưa Vẹm hóa rập khuôn theo tiếng Tàu là: “ngụy quân thật là bậy bạ, không theo đúng chính sách nhất là “tư tưởng Hồ Chí Minh dạy đĩ”.

Ngay cả tên gian ác như Hồ Chí Minh, khi nhắc đến quân lực VNCH là rét, kính trọng, không dám kêu “ngụy quân”, chính hắn nói với đàn em, cùng các đồng chí cật ruột rằng: “Mỹ thua về Mỹ, anh em binh sĩ về đâu?”, chớ nào dám kêu ngụy như đám đàn em, đệ tử sau nầy.

Thế mà sau nầy, khi cướp chính quyền miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, đàn em của Hồ lại hỗn láo, dám kêu là “ngụy quân”, tức là không “nàm theo nời Bác dạy”, vậy mà còn lếu láo hô hào học tập cái gọi là: “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ngày nay, đảng Cộng Sản cử một số lính mọp gốc công an, sang các cộng đồng Công Giáo hải ngoại để thu tiền bằng các chiêu bài như: từ thiện, xây nhà thờ, dựng thánh giá, làm tượng Chúa... đã bị bể mánh khi gọi những con chiên đóng tiền là “Ngụy”, như vậy là các lính mọp nầy chưa “quán triệt tư tưởng và lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh” để làm công tác tôn giáo vận.
Dù một số từ ngữ “bành trướng Bắc Kinh” được Vẹm hóa, nhưng các “đỉnh cao trí tệ nòi người” vẫn còn giữ một số tinh hoa của quan thầy:
Người Việt nói cái nhà, thì tiếng Vẹm gọi là HỘ, CĂN HỘ, từ đó có HỘ KHẨU là lý do mà công an, cán bộ địa phương vin vào đó để đòi vàng, tiền, nếu muốn có hộ khẩu hợp lệ; khi sinh đẻ gọi là HỘ SẢN, nhưng bịnh viện bảo sanh gọi là XƯỞNG ÐẺ, khi ai muốn đi ra nước ngoài có hộ chiếu...

Tiếng Vẹm ngoài những” đỉnh cao trí tệ” ngôn từ, còn có lối diễn đạt ý nghĩa, đúng như bản chất của thứ tiếng dành riêng cho bọn cướp:

- Đi ăn chực gọi là ÐOÀN KẾT

- Tịch thu tài sản người dân gọi là HIẾN


- Giết người cướp đất gọi là CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT


- Ăn cướp gọi là làm CÁCH MẠNG


-Người giàu gọi là TƯ SẢN, nên từ đó mới có chiến dịch ăn cướp ở thành thị, gọi là ÐÁNH TƯ SẢN


- Nhà tù gọi là CẢI TẠO


- Biểu tình gọi là PHẢN ÐỐI TẬP THỂ


- Phạm tội tham ô bị đưa làm vật tế thần để bao che gọi là VI PHẠM HÀNH CHÁNH, LỢI DỤNG CHỨC VỤ (như vụ chìm xuồng PUM18 và mới đây vụ PCI)


- Cướp tiền gọi là XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


- Kích động hận thù trong xã hội cho là ÐẤU TRANH GIAI CẤP


- Đi ăn cắp là CẢI HOẠT


- Chôm chỉa là CẢI THIỆN


- Tham nhũng gọi là QUAN HỆ XẤU...

Còn rất nhiều tiếng Vẹm khác, như:
radio là ÐÀI, cái bao đựng Radio là VÕ ÐÀI (từng làm nhiều người dân miền Nam không hiểu khi những cán ngố mới từ rừng núi vào). Ở các trại tù, cán ngố quản giáo lần đầu vào Nam làm việc, khi nhìn thấy tù thăm nuôi, có lạp xưởng, thì “nấy nàm lạ nắm” hỏi: “con gì đỏ choét, không đầu không đuôi?”.

Khi nhìn thấy phim tình cảm có màn “thương nhau lắm, cắn lưỡi nhau lâu”, được những nhà “văn hóa tiếng Vẹm” gọi là “BÚ MỒM” cũng giống như trẻ bú vú, heo bò con bú vú mẹ...

Ngày nay, tiếng Vẹm đang bước sang giai đoạn “tạp nhạp 80, tức là những nhà “đỉnh cao cháy rụi” văn hóa, thuộc hàng: “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” trong đội ngũ “tiến sĩ Cầu Muối” hay là “khoa bảng bến xe, kỹ thuật chuyên gia bến tàu” và các “nhà báo tiên tiến của hơn 600 tờ báo” với công thức: “nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo, nói láo để lập công”, đã và đang biến chế thành Vẹm từ mới. Như động thái, đặc tình, đạo cụ, lao cải, giao hợp, điều kinh, điều phối, cơ chế... khiến cho tiếng Vẹm càng khó hiểu, nên những người từng học tiếng Việt, khi nghe tiếng Vẹm, cũng cần phải có “thông ngôn” kế bên để nắm vững; chớ tiếng Vẹm có nhiều “cạm bẫy” nên cũng gạt được nhiều người ngây thơ.

Tiếng Vẹm là “đỉnh cao trí tệ” nên chỉ có giới bất lương, đầu trộm đuôi cướp xài, dần dà lan ra dân chúng, làm “ung thối” một số tiếng Việt.

Một số người tỵ nạn, tình cờ hay cố ý (gián tiếp) mang theo hành trang tha hương những thứ tiếng Vẹm và một số cơ quan truyền thông do người Việt tỵ nạn chủ trương, cũng quảng bá tiếng Vẹm một cách rộng rãi trong các bài báo, đài phát thanh, truyền hình... ngay trong sinh hoạt, những người về du lịch, du học sinh, gia đình thăm viếng... đã và đang nói tiếng Vẹm, là thứ nọc độc cần phải bỏ càng sớm càng tốt, để tiếng Việt được bảo tồn.

Gần mực thì đen, nói tiếng Vẹm dễ bị ảnh hưởng thành “con vật” (animal), nên các cơ quan truyền thông nên bỏ loại ngôn từ có “nghiệp chuyên” (chuyên nghiệp) lừa đảo, khủng bố, hầu cho tiếng Việt được sạch sẽ, để mai nầy mang về rửa loại tiếng Vẹm, làm cho xã hội rối loạn, ung thối nền tảng đạo lý.

Phạm Quỳnh nói một câu chí lý: “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn”, thi ngày nay: “đảng cướp Việt Cộng còn là còn tiếng Vẹm”.

Nguyễn Văn Vĩnh cho là: “An Nam ta cái gì cũng cười, hay cũng hì, dở cũng hì...” và tiếng Vẹm cũng có sự kiện: “Tiếng Vẹm cái gì cũng CHẾ ÐỘ, chính trị cũng chế độ, ăn uống cũng chế độ, giá biểu hàng hóa cũng chế độ...” đây là thứ CHẾ ÐỘ lạm phát trong một chế độ phi nhân.

Tiếng Vẹm là thứ ngôn ngữ của băng đảng bất lương, có “nghiệp chuyên” cướp của, giết người, kích động thù hận, chém giết nhau... nên tốt nhất là đừng nên đọc bất cứ sách báo nào xuất bản tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nghe, xem truyền hình Việt Cộng và các cơ quan truyền thông tỵ nạn hãy cố gắng gạn lọc những “cặn bã” của tiếng Vẹm trước khi phổ biến với quần chúng, là một trong những cách để bảo tồn văn hóa dân tộc, ngăn chận nọc độc ngôn ngữ Vẹm.

Nếu các cơ quan nào vẫn cố tình dùng tiếng Vẹm thay tiếng Vẹm trong công tác truyền thông, thì rõ ràng đây là “cơ sở” của Vẹm được cài sang hải ngoại để làm công tác đầu độc ngôn ngữ, hầu dọn đường cho tiếng Vẹm nhuộm đỏ cộng đồng, làm hư tiếng Việt trong sáng truyền thống.

Từ ngữ là chất xúc tác, đưa đường dẫn lối cho các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế... nói tóm lại, ngôn ngữ chính là cái chìa khóa mở cửa cho nền văn minh nhân loại.

Băng đảng cướp Cộng Sản có thứ tiếng riêng, là “núp bóng” các ngôn ngữ, nơi mà họ “cướp chính quyền” và dần đà biến ngôn ngữ đó thành tiếng Cộng Sản. Nên tiếng Việt đã và đang bị Tiếng Vẹm làm ô nhiễm bằng những “áng mây mù từ ngữ”, lan tràn sang hải ngoại, là điều làm cho nhiều người quan tâm và lo ngại, sợ tiếng Vẹm làm hư tiếng Việt nếu không biết ngăn chận và thanh lọc “ô nhiễm ngôn ngữ Vẹm” ra khỏi tiếng Việt.

CÁI HỘ khẩu bày, CỐ HẠI dân.
HỘ KHẨU từ nay HẬU KHỔ dần.
HỠI HỒ chủ tặc, khi HỒ HỞI.
ÐỘNG CƠ bốc lột ÐỢ CÔNG nhân.
CÁN MẠCH nhân quyền, nào CÁCH MẠNG.
CHỈ TRÙ dân tộc, CHỦ TRÌ bàn.
THƯỢNG THỜI bán nước, ngay THỜI THƯỢNG.
CHẤT LƯỢNG bạo quyền, CHƯỚNG LẬT gian.

==================

Và đây, mình mới vừa đọc được một câu:

"Chúc các bạn một tuần thật hoành tráng nhá!"

Nếu không bảo là bừa bãi vô tội vạ thì bảo là gì. Từ "hoành tráng" vốn chỉ đi với không gian và phối trí nay đã bỏ "chồng" để đánh đĩ với thời gian và sự kiện rồi sao?

Ghi chú: Cộng Sản Việt Nam là hiện thân của Việt Minh. Việt Minh là một mặt trận liên minh được Hồ Chí Minh và đàn em, được thành lập với ý đồ lừa đảo để tước đoạt sức mạnh của các phong trào và mặt trận kháng Pháp thời trước. Việt Minh được viết tắt là VM đọc là Vê Em, vê em vem (cũng như vờ em vem) thêm dấu vào, dấu nặng là hay nhất, thành "Vẹm".

Hồng Đức
California, 2008



 





Tiếng Việt và Tiếng Vẹm


Ở đâu cũng vậy, mọi ngôn ngữ đang được dùng đều là sinh ngữ. Là sinh ngữ, nó sẽ phát triển và thay đổi. Nhưng nó sẽ phát triển và thay đổi theo chiều hướng chính xác hơn, đơn giản hơn, và nhất là hợp lý hơn (vì con người là sinh vật có trí khôn, tuyệt đối không phải chỉ là động vật hai chân thuộc giống vượn người) chứ không phải phát triển hay thay đổi theo kiểu bạ đâu dùng đấy, vay mượn vô tội vạ. Một điều đáng lo hơn là đáng buồn cho tương lai dân tộc.

Từ ngữ sử dụng bừa bãi thì hệ lụy sẽ là thanh niên phát âm lộn xộn. Ý nghĩa ngôn từ đã trở nên mờ nhạt và tiếp theo sẽ là ngọng cả lũ. Đó là hiện tượng thoái hóa của sinh ngữ, nó sẽ không trở nên tử ngữ như chữ Latin, nhưng nó sẽ trở thành "tiếng Mọi".


Tiếng Việt và tiếng Vẹm

Con rắn Hổ Đất và Hổ Hành giống nhau về hình dạng, màu sắc, nhưng khác là Hổ Hành có mùi thơm như hành hương, thịt mềm hơn nên dân nhậu rượu đế vùng quê miền Nam thích đánh chén; nhưng cũng phải cẩn thận với loại rắn Hổ Lông cũng giống y như Hổ Đất và Hổ Hành, phải tinh ý và có kinh nghiệm miệt vườn, khi nhìn thấy những lông đen mọc xen kẽ những vẫy ở đầu là không nên ăn, nếu không biết, ăn vào bị trúng độc, lăn đùng ra chết không kịp ngáp, ở vùng nông thôn, có một số gia đình bị chết cả nhà chỉ vì ăn phải thịt nó. Con Trăn và Nưa giống nhau như “hai giọt nước”, nhưng Nưa cắn chết và Trăn thì không có nọc độc, một số người không biết, bắt con Nưa về nuôi, có khi bị chết vì nó.

Người tỵ nạn chính trị và kinh tế giống nhau: “đều bỏ nước ra đi” nhưng:

- Người tỵ nạn chính trị (Political refugee) với những lý do như xung đột tư tưởng, bất đồng chánh kiến, tôn giáo... bị bắt buộc phải ra đi, nếu không thì tánh mạng nguy hiểm, và sau khi ra đi, không thể trở về, do nhà cầm quyền vẫn còn cai trị, có thể bắt bớ, tù đày, ám hại bất cứ lúc nào.

- Người tỵ nạn kinh tế (Asylum seeker) là muốn ra đi ở nơi khác, như câu của Hồng Y Phạm Minh Mẫn thấy một số người Việt hải ngoại trở về mà quơ đũa cả nắm: “tha hương cầu thực”, những người nầy mong có được đời sống khá hơn và họ có thể quay về nơi mà mình bỏ đi mà không hề hấn gì.

- Chính những kẻ tỵ nạn kinh tế nầy đã làm tổn hại trường kỳ đến hàng ngũ những người tỵ nạn chính trị. Trong chiến tranh chống giặc Cộng thì họ không có mặt nhưng khi vượt biển là họ đi trước, khi Việt Cộng mở cửa, họ là những người tiên phong đóng vai áo gấm về làng về trước, nên sau nầy chính phủ các nước Dân Chủ không còn chào đón, khi đến nước họ đều bị nhốt trong các trại tạm giam, bị coi là tỵ nạn kinh tế, cá mè một lứa, sau chờ thanh lọc mới biết thật giả...

- Thành phần tỵ nạn kinh tế đã trở mặt, buôn bán, làm ăn với Việt Cộng, trở về theo diện TAM DU: “du lịch, du dâm, và du hý” và cũng chính họ đã và đang mang những “hạt giống đỏ” sang theo diện bảo lãnh hôn phối, ăn tiền, nên đây là những kẻ: “rước giặc Cộng vào nhà”, ăn cơm tự do, đội mo Cộng Sản, núp bóng tỵ nạn kết bạn với Cộng Sản.

Chùa Phật, Tiệm Phật hay Nhà Thờ và Cửa Hàng Chúa đều giống nhau về hình thức, cũng có tượng Phật, Chúa, đọc kinh, tu sĩ... nhưng khác nhau là những người hành đạo, khiến cho nhiều tín đồ Tam Tạng thời đại, con chiên mù quáng đến đóng góp, nuôi dưỡng nhũng kẻ “mượn đạo tạo tiền” làm hại uy tín đạo không nhỏ.

Tiếng Việt và tiếng Vẹm cũng giống nhau là có cùng mẫu tự La Tinh, 24 chữ cái, ghép vần, phát âm... nhưng khác nhau, nếu không phân biệt rõ ràng thì lầm tiếng Vẹm là tiếng Việt.

Tiếng Việt trở thành quốc ngữ là do một linh mục Công Giáo, Alexander Rhode, trong lúc sang truyền bá đạo giáo, phiên âm từ tiếng Nôm thành vần, viết theo mẫu tự La Tinh để cho các tín đồ hiểu thánh kinh và từ đó phổ biến trong dân chúng, do lối viết dễ, học.

Nếu không có sự đóng góp nầy, thì dù Hàn Thuyên có chữ viết khác với Trung Hoa, với bài thơ nôm “thần kỳ” đuổi được cá sấu ở sông Hồng, nhưng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng nét viết, tượng hình rập khuôn theo chữ viết của giặc Tàu xâm lăng đô hộ, mang sang với mục đích đồng hóa...

Tiếng Việt là nét độc đáo của dân Việt, thế mà Trường Chinh, tên Cộng Sản dã man, đã muốn cho dân Việt bỏ tiếng quốc ngữ, và dùng tiếng Tàu làm ngôn ngữ, đúng là tên vong bản. Nhờ những người khai phá tiếng Việt như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Hoàng Ðạo, Nhất Linh, Khái Hưng... nên tiếng Việt càng phong phú.

Tại miền Nam sau 1954, với chính quyền quốc gia, tiếng Việt được phát triển như những loài hoa được trồng nơi phong thổ thích hợp, phân, nước đầy đủ với các trường đại học văn khoa ở Sài Gòn, Huế, Cần Thơ... nhiều giáo sư đại học có kiến thức, khả năng, những bộ tự điển tiếng Việt, làm cho nền văn hóa càng thăng tiến; tiếng Việt trở thành linh hồn của dân tộc, là tiếng được bập bẹ ngay trên đầu môi trẻ thơ, trong trường từ mẫu giáo đến đại học và ngày nay, dù cho đất nước bị giặc Cộng “cướp chính quyền”, nhưng người Việt tha hương vẫn cố gắng duy trì tiếng nói, viết ở các quốc gia tạm dung.

Trái lại ở miền Bắc sau 1954, dưới chế độ cai trị tàn độc của băng đảng siêu cướp Cộng Sản Việt Nam, do tên đại Việt gian Hồ Chí Minh lãnh đạo, áp dụng nền văn hóa ngoại lai, chế độ cai trị rập khuôn quan thầy Nga Tàu, nên chữ nghĩa cũng bị thay đổi từ ý nghĩa đến cách dùng chữ, trong chế độ Cộng Sản, cái gì cũng phải gắng liền với cái đuôi khỉ “xã hội chủ nghĩa” nên tiếng nói cũng phải phù hợp với chế độ, cũng giống như phụ tùng xe từng loại được lấp ráp, nếu không đúng, thì xe bị trở ngại máy móc, và các thứ khác. Ngoài Bắc, tiếng Việt thuần túy, văn hóa, văn chương.... bị thay thế dần bởi tiếng Vẹm, là ngôn ngữ dành riêng cho chế độ Cộng Sản, do đảng Cộng Sản đưa vào.
Cũng giống như các ngành, nghề chuyên môn, mỗi giới thợ thầy đều có những ngôn từ chuyên môn để gọi, viết, nên mới có những quyển tự điển như “khoa học, kỹ thuật, y khoa...”

Ngay cả trong giới anh chị giang hồ, xã hội đen, cũng có ngôn từ riêng, để đồng bọn dùng trong những việc bất chánh, đó là tiếng lóng, hay mã tự.... đảng Cộng Sản là băng đảng cướp, cướp có chính sách, có bài bản, có hệ thống, có luận lý dạy ăn cướp , nên bọn bất lương nầy cũng có tiếng nói riêng, hệ thống hóa thành thứ ngôn ngữ Cộng Sản.

Khi ngôn ngữ của giới ăn cướp quốc tế Cộng Sản có chính sách chiêu bài chuyền sang Việt Nam, trở thành tiếng Vẹm, được dựa theo trong kinh điển vô thần của Karl Marx, trích ra từ ba bộ “tà kinh”: Duy vật biện chứng, duy vật sử quan và tư bản luận.

Những ngôn từ Vẹm được áp dụng trong mục đích yêu cầu là làm cách nào để cướp của, giết người có bài bản: “cướp nhanh, giết mạnh, vét sạch, quơ hết...” nên đây là thứ “ngôn từ khủng bố” của băng đảng cướp, lũ bất lương, mà những kẻ dốt nát nát hay ít học, sau khi được nhồi sọ nằm lòng, rồi phát ra thành tiếng, không cần phải hiểu ý nghĩa, được đảng Cộng Sản chỉ đạo, thêm quyền hành, quyền lợi, trở thành “robot” giết người, cướp của hàng loạt, giống như những môn sinh phái võ “thần quyền”, bình thường không biết võ, nhưng sau khi đọc thần chú, thì bỗng biến thành “cao thủ võ lâm”, múa quyền y như võ sư vậy.

Những tiếng Vẹm được rút ra từ kinh điển Karl Marx như: cách mạng, vô sản chuyên chính, giai cấp tiên tiến, giai cấp tiến bộ, cao trào cách mạng, thoái trào cách mạng, hạ tầng cơ sở, thượng tầng kiến trúc, trung ương đảng, bộ chính trị, tổng bí thư, nhà nước, đấu tranh giai cấp, nhà nước vô sản chuyên chính, xã hội chủ nghĩa, thiên đàng Cộng Sản... được “bổ sung” (bổ túc) với những từ ngữ có “nghiệp chuyên” (chuyên nghiệp) dùng để kích động hận thù giữa con người trong xã hội, đấu tố, tịch thu tài sản, bắt dân làm nô lệ; những chữ mà Vẹm được nhồi nhét từ học đường, xã hội, trong tổ chức bộ đội, công an, xí nghiệp quốc doanh, nông trường, lâm trường... đâu đâu cũng có những “học tập chính trị”, phổ biến chính sách, thảo luận theo kiểu Cộng Sản với lý luận một chiều thường trực, bằng tiếng Vẹm, lối cấu trúc câu của vẹm và ý nghĩa cũng theo chính sách Vẹm, là cách mà đảng Cộng Sản Việt Nam thực thi đúng theo lời sư phụ Lenin: “tuyên truyền là nói láo, nói láo và tiếp tục nói dối”; khác với truyền thông trung thực: “nói thật, nói hết và nói có sách mách có chứng” nên các cơ quan truyền thông Tây Phương thường được tín nhiệm.

Do đó, người dân sống dưới chế độ Cộng Sản, hay những người có tiếp xúc, liên quan tới người Cộng Sản, về du lịch, gia đình có thân nhân, du học, bị ảnh hưởng tới, tiêm nhiễm thứ tiếng Vẹm phổ biến như: động viên, xử lý, chế độ, thời thượng, tình huống, phát hiện, sự cố, cơ sở, cơ bản, cự ly, phản động, phản cách mạng, dân chủ nhân dân, dân chủ tập trung, tư bản phản động, tư duy, chất lượng*... nói đúng hơn là tiếng Vẹm, chữ Vẹm, cách dùng câu nói của Vẹm, ý nghĩa chữ Vẹm... là thứ làm “ô nhiễm tiếng Việt”, không khác gì loại khí độc “Dioxine” làm dơ bầu khí quyển, mà các nhà bảo vệ môi sinh lưu tâm đặc biệt trong việc bảo vệ khí thải nhà kính, nhằm ngăn chận trái đất bị hâm nóng dần; nên việc bảo vệ tiếng Việt, chống lại ô nhiễm do tiếng Vẹm, là công tác hàng đầu của tất cả những người Việt Nam nào còn tấm lòng: “tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời...”

Người Cộng Sản vốn là băng đảng cướp, nên tiếng Vẹm được coi là “chất xúc tác” mở đường cho những hành vi bạo ác, gian manh; từ ngữ chính là “lực lượng đặc công văn hóa” mở đường cho những chính sách tuyên truyền của đảng Cộng Sản nhắm vào các đối tượng trong và ngoài nước, được coi là mục tiêu phải lôi cuốn, thuyết phục, hù dọa, khủng bố. Khi những nông dân dốt, bọn đầu trộm đuôi cướp thất học, được học thuộc lòng ngôn ngữ Vẹm, trở thành những con vẹt, nói năng ào ào mà không hiểu gì cả, rồi từ đó, ra tay giết người, cướp của, không chừa một ai kể cả gia đình, cha mẹ... tác động từ tiếng Vẹm thật kinh hoàng.

A.K, mã tấu kè kè.

Nói quấy nói quá, chúng nghe hà rầm.

Người Cộng Sản tự hào ngôn ngữ đặc thù của băng đảng, họ cho tiếng Việt mà dân Việt đang dùng, nhất là ở hải ngoại, lếu láo là “tiếng Việt cổ, tiếng Việt chết”, còn tiếng của đảng cướp là hiện đại, phổ biến, ăn nói ngược ngạo là bản chất của người Cộng Sản.

Tiếng Vẹm là ngôn từ riêng của những kẻ bất lương sử dụng với mục đích bất chánh.

Và còn tiếng Việt thể hiện nền văn hóa, phục vụ con người, nhân bản, là chất xúc tác văn học, khoa học, đưa đất nước tiến lên. Tuy nhiên, tiếng Vẹm núp bóng tiếng Việt, cũng như đảng cướp Cộng Sản núp bóng Việt Minh, các nhà “Phật giáo, Thiên Chúa Giáo” từ các tiệm Phật, cửa hàng Chúa, núp bóng chùa, nhà thờ để làm giàu, thu tiền, phục vụ cho bè cánh, nhất là các công an, cán bộ đội lớp tu sĩ nhiều đẳng cay của các tôn giáo ngày nay. Tiếng Vẹm núp bóng từ tiếng Việt mà lại muốn khống chế, biến tiếng Việt thành công cụ, phục vụ tiếng Vẹm, quả là tai hại lâu dài cho ngôn ngữ quốc gia.

Tiếng Vẹm du nhập từ tà kinh Cộng Sản và ảnh hưởng các nước Cộng Sản đàn anh nên mục đích của thứ ngôn ngữ Vẹm cũng nhằm phục vụ cho một băng đảng, đây không phải là thứ ngôn ngữ phục vụ con người, dân tộc, văn hóa.

Tại Việt Nam, sau khi Mao Trạch Ðông giúp, chỉ đạo cho Cộng Sản Việt Nam đánh thắng trận Ðiện Biên Phủ, thì tình hữu nghị ban đầu trở nên khắng khít như “răng với môi”, nên Hồ Chí Minh và đồng bọn cộng sản không ngần ngại dùng tiếng Vẹm được phiên dịch từ tiếng Tàu, để làm dịu tình hình, đổi tên Ải Nam Quan thành Hữu Nghị Quan, do đó ngay cả y phục, phổ biến là bộ đồ “đại cán” của bọn đểu cán Trung Cộng, thế là từ Hồ Chủ tặc đến trung ương, hạ tầng cơ sở, cán ngố, cán dốt... thi đua may mặc loại y phục “đặc trưng” của loài vượn thành người; ngày nay bộ trang phục "đại cán" vẫn còn được cán ngố, cán ngáo, cán đần, cán ác... yêu chuộng.

Tiếng Vẹm cũng phải “chuyên chở tình hữu nghị răng môi” mới “đời đời bền vững”. Rồi vì thấy quan thầy Liên Xô hùng mạnh, nên Hồ lơ là với Trung Cộng, từ tình “hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững, môi hở ranh lạnh” được kinh qua sang thời kỳ “quá độ”: “tình hữu nghị Việt Trung như dùi đục chấm nuớc mắm”. Hồ Chí Minh ra lịnh toàn đảng học tập sáng tạo ra tiếng Vẹm “đặc thù” của bọn “đặc đầu bùn”, nhằm tạo cho đảng cướp tiếng nói riêng. Thời đó xuất hiện những tiếng lạ như: Bộ đội trai, bộ đôi gái, kịch nói, múa rối...

Tuy nhiên tiếng Vẹm chưa phát huy đúng mức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nên chưa gọi “lính đực, lính cái” là rất hợp với “duy vật biện chứng” của tổ sư Karl Marx.

- Thủy Quân Lục Chiến là tiếng của “phản động” được đổi thành “NÍNH Thủy đánh bộ”
- Máy bay trực thăng
“Máy bay NÊN thẳng”,
- Hàng không mẫu hạm
thành “TÀU MẸ CHỞ TÀU CON” hoặc "tàu sân bay"
- Cà phê phin
thì gọi là CÁI NỒI NGỒI TRÊN CÁI CỐC
- Nghệ sĩ
thành nghệ nhân
- Văn sĩ
thành nhà văn
- Thi sĩ
thành nhà thơ
-
còn Họa sĩ chưa có "chế độ thay đổi" thành “nhà vẽ” cũng là thiếu sót lớn.
- Ca sĩ chưa được Vẹm hóa thành NGƯỜI HÁT
- Nhạc sĩ
NGƯỜI VIẾT NHẠC, NGƯỜI ÐỜN...

Trong tiến trình xây dựng và phát triển tiếng Vẹm “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Hồ Chí Minh chỉ thị cho gã môi vẩu Phạm Văn Ðồng, là “thủ tướng không người lái”, nặn óc khỉ viết ra quyển sách tựa đề: “Hãy giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt”; đúng ra là tiếng Vẹm, vì tên Ðồng Vẩu muốn núp bóng tiếng Việt để làm bình phong “giải phóng” tiếng Việt thành tiếng Vẹm, mượn tiếng Việt để phát triển tiếng Vẹm, song hành với việc tiêu diệt tiếng Việt, thật là thâm độc; không khác gì đảng vô thần đã và đang sử dụng đám tu sĩ quốc doanh, tiếm danh, về nguồn qua việc thành lập các giáo hội thân nhà nước để tiêu diệt các tôn giáo trong và ngoài nước.

Nhưng chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì đảng Cộng Sản Việt Nam chưa Vẹm hóa rập khuôn theo tiếng Tàu là: “ngụy quân thật là bậy bạ, không theo đúng chính sách nhất là “tư tưởng Hồ Chí Minh dạy đĩ”.

Ngay cả tên gian ác như Hồ Chí Minh, khi nhắc đến quân lực VNCH là rét, kính trọng, không dám kêu “ngụy quân”, chính hắn nói với đàn em, cùng các đồng chí cật ruột rằng: “Mỹ thua về Mỹ, anh em binh sĩ về đâu?”, chớ nào dám kêu ngụy như đám đàn em, đệ tử sau nầy.

Thế mà sau nầy, khi cướp chính quyền miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, đàn em của Hồ lại hỗn láo, dám kêu là “ngụy quân”, tức là không “nàm theo nời Bác dạy”, vậy mà còn lếu láo hô hào học tập cái gọi là: “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ngày nay, đảng Cộng Sản cử một số lính mọp gốc công an, sang các cộng đồng Công Giáo hải ngoại để thu tiền bằng các chiêu bài như: từ thiện, xây nhà thờ, dựng thánh giá, làm tượng Chúa... đã bị bể mánh khi gọi những con chiên đóng tiền là “Ngụy”, như vậy là các lính mọp nầy chưa “quán triệt tư tưởng và lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh” để làm công tác tôn giáo vận.
Dù một số từ ngữ “bành trướng Bắc Kinh” được Vẹm hóa, nhưng các “đỉnh cao trí tệ nòi người” vẫn còn giữ một số tinh hoa của quan thầy:
Người Việt nói cái nhà, thì tiếng Vẹm gọi là HỘ, CĂN HỘ, từ đó có HỘ KHẨU là lý do mà công an, cán bộ địa phương vin vào đó để đòi vàng, tiền, nếu muốn có hộ khẩu hợp lệ; khi sinh đẻ gọi là HỘ SẢN, nhưng bịnh viện bảo sanh gọi là XƯỞNG ÐẺ, khi ai muốn đi ra nước ngoài có hộ chiếu...

Tiếng Vẹm ngoài những” đỉnh cao trí tệ” ngôn từ, còn có lối diễn đạt ý nghĩa, đúng như bản chất của thứ tiếng dành riêng cho bọn cướp:

- Đi ăn chực gọi là ÐOÀN KẾT

- Tịch thu tài sản người dân gọi là HIẾN


- Giết người cướp đất gọi là CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT


- Ăn cướp gọi là làm CÁCH MẠNG


-Người giàu gọi là TƯ SẢN, nên từ đó mới có chiến dịch ăn cướp ở thành thị, gọi là ÐÁNH TƯ SẢN


- Nhà tù gọi là CẢI TẠO


- Biểu tình gọi là PHẢN ÐỐI TẬP THỂ


- Phạm tội tham ô bị đưa làm vật tế thần để bao che gọi là VI PHẠM HÀNH CHÁNH, LỢI DỤNG CHỨC VỤ (như vụ chìm xuồng PUM18 và mới đây vụ PCI)


- Cướp tiền gọi là XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


- Kích động hận thù trong xã hội cho là ÐẤU TRANH GIAI CẤP


- Đi ăn cắp là CẢI HOẠT


- Chôm chỉa là CẢI THIỆN


- Tham nhũng gọi là QUAN HỆ XẤU...

Còn rất nhiều tiếng Vẹm khác, như:
radio là ÐÀI, cái bao đựng Radio là VÕ ÐÀI (từng làm nhiều người dân miền Nam không hiểu khi những cán ngố mới từ rừng núi vào). Ở các trại tù, cán ngố quản giáo lần đầu vào Nam làm việc, khi nhìn thấy tù thăm nuôi, có lạp xưởng, thì “nấy nàm lạ nắm” hỏi: “con gì đỏ choét, không đầu không đuôi?”.

Khi nhìn thấy phim tình cảm có màn “thương nhau lắm, cắn lưỡi nhau lâu”, được những nhà “văn hóa tiếng Vẹm” gọi là “BÚ MỒM” cũng giống như trẻ bú vú, heo bò con bú vú mẹ...

Ngày nay, tiếng Vẹm đang bước sang giai đoạn “tạp nhạp 80, tức là những nhà “đỉnh cao cháy rụi” văn hóa, thuộc hàng: “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” trong đội ngũ “tiến sĩ Cầu Muối” hay là “khoa bảng bến xe, kỹ thuật chuyên gia bến tàu” và các “nhà báo tiên tiến của hơn 600 tờ báo” với công thức: “nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo, nói láo để lập công”, đã và đang biến chế thành Vẹm từ mới. Như động thái, đặc tình, đạo cụ, lao cải, giao hợp, điều kinh, điều phối, cơ chế... khiến cho tiếng Vẹm càng khó hiểu, nên những người từng học tiếng Việt, khi nghe tiếng Vẹm, cũng cần phải có “thông ngôn” kế bên để nắm vững; chớ tiếng Vẹm có nhiều “cạm bẫy” nên cũng gạt được nhiều người ngây thơ.

Tiếng Vẹm là “đỉnh cao trí tệ” nên chỉ có giới bất lương, đầu trộm đuôi cướp xài, dần dà lan ra dân chúng, làm “ung thối” một số tiếng Việt.

Một số người tỵ nạn, tình cờ hay cố ý (gián tiếp) mang theo hành trang tha hương những thứ tiếng Vẹm và một số cơ quan truyền thông do người Việt tỵ nạn chủ trương, cũng quảng bá tiếng Vẹm một cách rộng rãi trong các bài báo, đài phát thanh, truyền hình... ngay trong sinh hoạt, những người về du lịch, du học sinh, gia đình thăm viếng... đã và đang nói tiếng Vẹm, là thứ nọc độc cần phải bỏ càng sớm càng tốt, để tiếng Việt được bảo tồn.

Gần mực thì đen, nói tiếng Vẹm dễ bị ảnh hưởng thành “con vật” (animal), nên các cơ quan truyền thông nên bỏ loại ngôn từ có “nghiệp chuyên” (chuyên nghiệp) lừa đảo, khủng bố, hầu cho tiếng Việt được sạch sẽ, để mai nầy mang về rửa loại tiếng Vẹm, làm cho xã hội rối loạn, ung thối nền tảng đạo lý.

Phạm Quỳnh nói một câu chí lý: “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn”, thi ngày nay: “đảng cướp Việt Cộng còn là còn tiếng Vẹm”.

Nguyễn Văn Vĩnh cho là: “An Nam ta cái gì cũng cười, hay cũng hì, dở cũng hì...” và tiếng Vẹm cũng có sự kiện: “Tiếng Vẹm cái gì cũng CHẾ ÐỘ, chính trị cũng chế độ, ăn uống cũng chế độ, giá biểu hàng hóa cũng chế độ...” đây là thứ CHẾ ÐỘ lạm phát trong một chế độ phi nhân.

Tiếng Vẹm là thứ ngôn ngữ của băng đảng bất lương, có “nghiệp chuyên” cướp của, giết người, kích động thù hận, chém giết nhau... nên tốt nhất là đừng nên đọc bất cứ sách báo nào xuất bản tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nghe, xem truyền hình Việt Cộng và các cơ quan truyền thông tỵ nạn hãy cố gắng gạn lọc những “cặn bã” của tiếng Vẹm trước khi phổ biến với quần chúng, là một trong những cách để bảo tồn văn hóa dân tộc, ngăn chận nọc độc ngôn ngữ Vẹm.

Nếu các cơ quan nào vẫn cố tình dùng tiếng Vẹm thay tiếng Vẹm trong công tác truyền thông, thì rõ ràng đây là “cơ sở” của Vẹm được cài sang hải ngoại để làm công tác đầu độc ngôn ngữ, hầu dọn đường cho tiếng Vẹm nhuộm đỏ cộng đồng, làm hư tiếng Việt trong sáng truyền thống.

Từ ngữ là chất xúc tác, đưa đường dẫn lối cho các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế... nói tóm lại, ngôn ngữ chính là cái chìa khóa mở cửa cho nền văn minh nhân loại.

Băng đảng cướp Cộng Sản có thứ tiếng riêng, là “núp bóng” các ngôn ngữ, nơi mà họ “cướp chính quyền” và dần đà biến ngôn ngữ đó thành tiếng Cộng Sản. Nên tiếng Việt đã và đang bị Tiếng Vẹm làm ô nhiễm bằng những “áng mây mù từ ngữ”, lan tràn sang hải ngoại, là điều làm cho nhiều người quan tâm và lo ngại, sợ tiếng Vẹm làm hư tiếng Việt nếu không biết ngăn chận và thanh lọc “ô nhiễm ngôn ngữ Vẹm” ra khỏi tiếng Việt.

CÁI HỘ khẩu bày, CỐ HẠI dân.
HỘ KHẨU từ nay HẬU KHỔ dần.
HỠI HỒ chủ tặc, khi HỒ HỞI.
ÐỘNG CƠ bốc lột ÐỢ CÔNG nhân.
CÁN MẠCH nhân quyền, nào CÁCH MẠNG.
CHỈ TRÙ dân tộc, CHỦ TRÌ bàn.
THƯỢNG THỜI bán nước, ngay THỜI THƯỢNG.
CHẤT LƯỢNG bạo quyền, CHƯỚNG LẬT gian.

==================

Và đây, mình mới vừa đọc được một câu:

"Chúc các bạn một tuần thật hoành tráng nhá!"

Nếu không bảo là bừa bãi vô tội vạ thì bảo là gì. Từ "hoành tráng" vốn chỉ đi với không gian và phối trí nay đã bỏ "chồng" để đánh đĩ với thời gian và sự kiện rồi sao?

Ghi chú: Cộng Sản Việt Nam là hiện thân của Việt Minh. Việt Minh là một mặt trận liên minh được Hồ Chí Minh và đàn em, được thành lập với ý đồ lừa đảo để tước đoạt sức mạnh của các phong trào và mặt trận kháng Pháp thời trước. Việt Minh được viết tắt là VM đọc là Vê Em, vê em vem (cũng như vờ em vem) thêm dấu vào, dấu nặng là hay nhất, thành "Vẹm".

Hồng Đức
California, 2008



 

 

Đọc thêm

Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html

 

http://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.htmlnoreply@blogger.com (Thanh)0tag:blogger.com,1999:blog-6323486108513169739.post-5245410258782336311Sat, 12 Nov 2016 10:47:00 +00002017-09-28T16:43:34.084-07:00Tiếng ViệtVNCH

 

Đánh Dấu Tiếng Việt Trước 1975 Và Sau 1975

 



Đ
á
n
h

D

u

T
i
ế
n
g

V
i

t

T
r
ư

c

1
9
7
5

V
à

S
a
u

1
9
7
5






Cách bỏ dấu truyền thống: “hóa, xòe, khỏe, súy, thủy, Thụy Sĩ, ủy mị...”

Sau 1975 Việt cộng cho thay đổi để khác đi của VNCH chứ không cần đúng hay sai, hay hoặc dở gì. Họ muốn phá tất cả những gì của VNCH và trước đó. Cách đánh dấu của Việt cộng:
hoá , xoè , khoẻ , suý , thuỷ , Thuỵ Sĩ, uỷ mị ...”


Thí dụ:
- Việt Nam Cộng Hoà là sai.
mà phải viết:
- Việt Nam Cộng Hòa.
Thuỷ Quân Lục Chiến là sai,
mà phải là
- Thủy Quân Lục Chiến.

Hãy trở lại truyền thống, không thể chơi ngông, làm ngu như Vẹm được.



 

**

 





    Tử sĩ hay Liệt sĩ?   




Tử sĩ và Liệt sĩ là những chữ đều được miền Nam dùng nhưng với hai nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Tử sĩ là người chiến sĩ chết vì Tổ quốc (vị quốc vong thân) nói chung, như chết trận, chết trong lúc thi hành nhiệm vụ bình thường như mọi người trong lúc chiến tranh.

Liệt sĩ là người chiến sĩ chết vì Tổ Quốc một cách oanh liệt rất đặc biệt nổi bật mà không phải ai cũng làm được.

Những người đánh trận chết hoặc bị giặc sát hại, cái chết mình không biết trước chắc chắn thì gọi chung là Tử Sĩ.

(Những) người vì một mục đích, một nhiệm vụ cao cả, quyết liều thân cho Tổ quốc sinh tồn, dám làm chuyện mà nhiều người không dám làm, biết chắc chắn mình sẽ chết, việc làm vô cùng oanh liệt thì gọi là Liệt sĩ. Thí dụ như Lê Lai đã chịu chết để cứu Lê Lợi, chúa (vua) và cứu luôn cả dân tộc.

Việt cộng dùng chữ "liệt sĩ" để chỉ người chết trận là sai, phải dùng chữ "tử sĩ" mới đúng. Như chiêu hồn tử sĩ, hay chiêu hồn các tử sĩ chứ ít ai nói chiêu hồn các liệt sĩ, vì rất hi hữu mới có một liệt sĩ.



 

*

 




    Chữ "Từ"


    Chữ "từ" đưọc dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.

    Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:

    1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.

    2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ.

    3. Trong văn phạm từ là giới từ.

    Ngoài ra tất cả chữ "từ" phải đi với một chữ khác, như: danh từ, tĩnh từ, động từ, từ ngữ, từ tốn, từ từ, từ đâu, từ đầu v. v... vì chữ "TỪ" là tiếng Hán-Việt nên phải đi theo với chữ khác, chứ không đúng một mình, và ta phải theo đúng quy luật của nó.

    Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ.
    Ngày trước, khi chưa bị thay đổi chính thể cộng sản trong nam, không ai dùng chữ "TỪ" để thay thế cho chữ "CHỮ" bao giờ.
    Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, 150 .v. v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".

    Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
    Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.

    Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ giản dị gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.

    Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
    Việt cộng thay thế chữ “chữ” là chữ “từ”. là sai vì chữ 'từ' không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa gì cả, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:

    - làm từ từ
    - từ đâu
    - từ ngữ
    - từ chuyện nầy sang chuyện khác...
    - từ khi, từ khi nào...
    - trở lại từ đầu .v. v...

    Nguồn:
    http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75


 

****

 




Tên Người và Địa Danh

Tên người, danh từ riêng hay tên của một địa danh không đem ra dịch, vì như thế thì vừa ngốc nghếch, vừa lẩm cẩm, thí dụ: Moscow mà dịch là Mát Cơ Va thì nghe thật kỳ quặc.

Nếu là tên mới có của một quốc gia hay địa danh mới có, thì ta nên dùng bản tiếng Anh của tên đó kèm thêm phiên âm bằng tiếng Việt cho lần đầu tiên. Bản tiếng Việt thường dùng thì vẫn dùng nhưng kèm theo bản tiếng Anh:

Sau đây là tên của những địa danh, danh từ riêng và tên người:

- Ngũ Giác Đài (The Pentagon)
- Tòa Bạch Ốc (The White House)
- Mạc Tư Khoa (Moscow)
- Do Thái (Israel)
- Bắc Kinh (Beijing)
- Thụy Điển (Sweden)
- Sông Cửu Long (Mekong River)
- Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan)
- Á Căn Đình (Argentina)
- Ba Tây (Brazil)
- Ba Lan (Poland)
- Mễ Tây Cơ (Mexico)
- Ba Tư (Iran)
- Hy Lạp (Greece)
- Chí Lợi (Chile)
- Ai Cập (Egypt)
- Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)
- Na Uy (Norway)
- Phần Lan (Finland)
- Hòa Lan (The Netherlands)
- Nam Dương (Indonesia)
- Tân Gia Ba (Singapore)
- Bỉ (Belgium)
- Lục Xâm Bảo (Luxembourg)
- Ái Nhĩ Lan (Ireland)
- Tô Cách Lan (Scotsland)
- Bồ Đào Nha (Portugal)
- Spain (Tây Ban Nha)
- Hung Gia Lợi (Hungary)
- Bảo Gia Lợi (Bulgaria)
- Địa Trung Hải (The Mediterranean Sea)
- A Lịch Sơn (Alexander)
- Hốt Tất Liệt (Kublai Khan)
- Tây Tạng (Tibet)
- Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya)
- Vạn Lý Trường Thành (The Great Wall)
- Thượng Hải (Shanghai)
- Mãn Châu (Manchuria)
- Quảng Đông (Canton)
- Miến Điện (Burma, Myamar)
- Ngưỡng Quang (Rangoon)
- Tân Tây Lan (New Zealand)
- Đài Bắc (Taipei)
- Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat)
- Biển Hồ (Tonle Sap)
- Vạn Tượng (Vientiane)
- Nam Vang (Phnom Penh)




 

 





Chữ Của vẹm...



Trong khi cộng sản có khuynh hướng Việt hóa các chữ Hán Việt (Lính thủy đánh bộ, tàu sân bay, xe bọc thép...), thì cũng chính họ lại có khuynh hướng sính dùng chữ Hán Việt trong khi các chữ Việt thuần túy nghe êm tai hơn.

Chúng tôi xin đưa ra vài thì dụ trong hàng trăm, hàng ngàn cách sử dụng sai trái của Việt Cộng.

Chắc quý vị còn nhớ các bảng hiệu “xưởng đẻ”, “nhà đái nam”, “cửa hàng thịt Thanh Niên” trong những năm sau 1975? Nghe mà tởm lợm, dựng tóc gáy.

Các chữ Hán Việt như “cự li” (khoảng cách = distance), “cách ly” (cô lập = isolate), “tiếp cận” (đến gần = approach) ngày trước chúng ta vẫn dùng; nhưng tùy theo từng trường hợp.

Cự li dùng trong quân sự, chữ thường là 'khoảng cách'.

Tiếp cận dùng trong toán học, chữ thường là 'tiếp xúc'.

Khi nói về những chuyện thông thường, người ta nói:

— “Khoảng cách giữa các xe...”.

— “Anh B. bị bạn bè cô lập....”.

— “Việt Nam tiếp xúc với nền văn minh Tây phương”.

— “Anh A. đến gần cô B.”

Nghe nhẹ nhàng dễ hiểu hơn nhiều.

Khi nói đến “chùm” (cluster, bunch), chúng ta hình dung đến chùm nho, chùm cau, chùm lông (hay túm lông), như người ta nói:

Một tập thơ.
Một xấp ảnh.
Một hợp ca (tam ca, tứ ca, hay đồng ca).

Thật là khó chấp nhận khi nghe hay đọc các chữ như: chùm thơ, chùm ảnh, tốp ca...

Chùm hay bó, hoặc cụm là những chữ cụ thể. Cụ thể là vất có thể sờ nắm lấy như: bong bóng, thì dùng chữ: chùm bong bóng.
Còn chữ "chùm thơ" là sai, vì thơ là chữ trừu tượng.
Chữ để chỉ triều tượng là chữ không thể nắm, sờ... cũng như dùng chữ "cụm chữ", chữ thuộc về phầ triều tượng, không thể nắm bắt hay đo, đong, đếm... nên không thể nói là 'cụm chữ', 'chùm thơ được, mà phải nói là "những bài thơ" và "câu (văn), câu (nói).

Chữ "cụm" dùng cho: "cụm mây" hay đám mây.
Thí dụ:
— Cụm mây tụ lại, báo hiệu thời tiết..".
— Cụm khói đang bốc lên được dẹp tắt."


Trong các bản tin do báo hải ngoại trích từ báo của Việt Cộng chúng tôi đã đọc:

— “Cái bánh chưng vĩ đại (được vào sách Kỷ Lục) này do bà Nguyễn Thị X. ‘thể hiện’”.

Ðúng ra, phải dùng chữ “thực hiện” hay đơn giản hơn dùng chữ “làm”, 'vĩ đại' thuộc về triều tượng (sự hy sinh cao cả và vĩ đại), bánh Chưng là chữ cụ thể, phải dùng chữ "khổng lồ" hoặc "to lớn, to tướng" khác thường... 'Thể hiện' có nghĩa là biểu lộ (express). Người ta nói “thể hiện sự ưu ái, thể hiện lòng ái quốc... Chính tự điển của Việt cộng cũng định nghĩa đúng thế.


— “Ca sĩ X ăn mặc 'ấn tượng'”. Ấn tượng là danh từ (impression). Phải nói cách ăn mặc của ca sĩ X. gây một ấn tượng tốt.

— Ðiểm nhấn: Trong cách ăn mặc, chiếc cà vạt là ‘điểm nhấn’. Ý tác giả muốn nói đến điểm nổi bật gây chú ý nhất (focus).

— Nổi cộm. Đề tài nổi cộm, vấn đề nổi cộm, Eo ôi! Tại sao không dùng chữ "nổi bật"?

— Bức xúc. Tiếng Việt có các chữ bứt rứt, ray rứt (worry) hoặc lo lắng. Chính trong tự điển Việt cộng cũng không có chữ 'bức xúc' này. Nhưng nhiều nhà hoạt động của người Việt hải ngoại vẫn cứ dùng chữ bức xúc một cách ngô nghê vô tội vạ.

— "Thống nhất ý kiến". Một vị bác sĩ đã có tuổi, sống hơn nửa đời mình ở miền Nam và có nhiều bài viết trên rất nhiều báo hải ngoại đã viết: sau khi hội ý, các bác sĩ đã thống nhất ý kiến. Tại sao không viết Sau khi bàn bạc, các bác sĩ đã cùng đồng ý?...

Những chữ do Việt cộng dùng để che giấu việc làm, ý đồ, hoặc đánh tráo chữ nghĩa, ý niệm, hoặc tư tưởng bất chính, vi hiến... của chúng như: Giải phóng, hòa hợp hòa giải, hiệp đồng, thống nhất, cách mạng, Mỹ Ngụy, bên thắng cuộc bên thua... Chúng ta phải phán đoán cho công bình và giành lại những chữ đúng đắn sự thật và đầy chính nghĩa về cho chúng ta, thí dụ như: Ngày 30 tháng tư là ngày Việt cộng cưỡng chiếm miền nam, mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, thay vì nói theo Việt cộng là QLVNCH thua trận vì sự thật ta không thua mà bị bắt phải buông súng, đó là bức tử.

Chúng ta không gọi Việt cộng chúng là quân 'giải phóng', vì rành rành chúng cướp chính quyền vi phạm luật ngưng bắn, vi hiến xâm chiếm lãnh thổ của ta, ta không gọi ngày 30 tháng Tư là ngày "giải phóng hay thống nhất" được. Việt cộng ngụy biện là việc của chúng, vì chính Việt cộng ký chia đôi đất nước với Tàu và Pháp, Quốc Gia Việt Nam không ký. Đừng nói theo chúng, hãy công bình mà dùng chữ cho đúng sự thật.


Sự dùng sai, vay mượn chữ do Việt cộng sử dụng bừa bãi của những người viết, của báo chí hải ngoại do thiếu ý thức hay nhân lực đã vô tình đi sai chức năng cao quý vị hướng dẫn quần chúng của báo chí truyền thông. Ngày trước, báo giới Việt Nam Cộng Hòa rất thận trọng. Họ làm báo như một nghề chính thức. Vì thế, các báo Việt Nam có cả một tòa soạn, ban trị sự, ban biên tập, người sửa bài. Họ duyệt bài tương đối kỹ, vừa về quan điểm vừa về văn phạm, lỗi hỏi ngã. Và nhất là họ không làm việc cắt dán, cóp py bài vở từ báo khác. Ngày nay, báo chí tại hải ngoại nở rộ. Có báo chỉ cần một người, một máy điện toán là đủ tạo nên một tòa soạn, ban biên tập. Bài vở thì phần lớn cắt và dán từ các trang web mà không hề đọc lại thật kỹ. Chính vì sự đói bài vở này, mà những bài viết từ Việt cộng có cơ hội xâm nhập ồ ạt vào sinh hoạt truyền thông hải ngoại, làm một công cụ tuyên truyền không công cho Việt Cộng.

Nếu chịu khó làm công việc vạch lá tìm sâu thì chúng ta sẽ thấy đã có nhiều cây viết hải ngoại cũng có ít hoặc nhiều lần, xài chữ sai từ phía Việt cộng.


Ðỗ Văn Phúc

http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=136303



 

Bài trên, tựa đề được thay đổi, và cho vào vài chữ sai nhưng hay dùng, và chỉ lấy phần quan trọng trong toàn bài viết của tác giả. Xin nhấn đường nối để đọc toàn bài và bài gốc của tác giả.

 

1

 


photo note pad2_zpsjkswnnfc.jpg

000
 photo b du_zps2yszt0lp.jpg

00
 photo i vagrave y_zpsaw0mt5wf.png

 

 photo i vagrave y_zpsgvg6m81b.jpg

 

SĨ và SỸ

Nếu theo con đường học hành, chữ đầu tiên thường gặp là sĩ số trên bảng đen để điểm danh.

Bước vào cửa ải đầu tiên gọi là sĩ tử, chịu khó phấn đấu sẽ thành thạc sĩ rồi lên tiến sĩ và tột đỉnh trong lãnh vực nghiên cứu là tiến sĩ khoa học.

Học thành tài mà đóng góp với đời bằng kiến thức thì xưa là sĩ phu, còn nay là nhân sĩ.

Người có học thường được gọi là kẻ sĩ. Được thế giới công nhận thì thành viện sĩ.

Nếu theo đường binh nghiệp bước đầu là chiến sĩ hay binh sĩ.

Tiếp tục phấn đấu sẽ thành hạ sĩ quan từ hạ sĩ lên trung sĩ rồi thượng sĩ. Chịu khó phấn đấu tiếp sẽ thành sĩ quan.

Đánh giặc dũng cảm thì được gọi là dũng sĩ. Chẳng may chết trận sẽ nằm trong số tử sĩ. Nếu hy sinh một cách vinh quang sẽ được phong là liệt sĩ.

Đi theo con đường chính trị thì bước đầu chỉ là tay chân trên bàn cờ thế sự gọi là sĩ tốt.

Tiếp theo thành kẻ nấp sau lưng bầy mưu tính kế gọi là mưu sĩ. Lên đến đỉnh trở thành nghị sĩ, cụ thể hơn là hạ nghị sĩ hoặc thượng nghị sĩ.

Còn theo ngành nghệ thuật thì người làm thơ gọi là thi sĩ, viết văn sẽ là văn sĩ (ưu ái phụ nữ nên có chữ nữ sĩ mà không có nam sĩ), người sáng tác nhạc gọi là nhạc sĩ còn hát (nhạc) thì được gọi là ca sĩ.

Chán đời xuất thế sẽ là ẩn sĩ, đi tu thì thành tu sĩ. Theo đạo của Lão tử sẽ là đạo sĩ còn theo các đạo khác sẽ thành giáo sĩ.

Khi sức khỏe hơn người gọi là lực sĩ, ra ta cứu giúp người bị nạn, hiếp đáp thì gọi là hiệp sĩ, còn chẳng may vào bệnh viện sẽ có các bác sĩy sĩ “phục vụ”.

Ta được các nha sĩ chăm sóc nhiều hơn, vì các bộ phận trên thân thể người ta chỉ có từ một đến hai cái và hoạt động rất bền, ngoại trừ răng có tới 32 cái x 2; do đó, phải thay hết một lượt răng sữa nên răng phải được chăm sóc luôn.

Người ta nên có sĩ diện, nhưng không lo học và làm mà chỉ nghĩ mình hay sẽ là “đại sĩ”.



 




  Bảo tồn tiếng Việt - không dùng chữ Việt Cộng


 

***************************************************

 

Đọc thêm

CHIÊU HỒI NGÔN TỪ
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chieu-hoi-ngon-tu.html

 



Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời Cộng Sản
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs12082015vi.html

 

 

Việt cộng và Chữ Việt sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/viet-cong-va-chu-viet-sau-1975-viec-sua.html

 

Chữ Nghĩa Việt Cộng
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chu-nghia-viet-cong.html

 

Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

 

Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html

 

http://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet-truoc-va-sau-1975_12.htmlnoreply@blogger.com (Thanh)0

No comments:

Post a Comment