Monday, April 30, 2018

 

Anh hùng bất tử Đặng Phương Thành
- Tác giả Trần Anh Tú
https://youtu.be/0rsuZYGoBWk



Trận đánh chi khu Thiện Giáo - Trần Kim Bằng
https://youtu.be/U8_qUCcVnxo





Trận đánh cuối cùng của ĐPQ, quận Thủ Thừa Long An
- Quốc Thái
https://youtu.be/aBaR_4rDu0o





Trận đánh cuối cùng của Thiết Giáp Binh VNCH - Tướng Trần Quang Khôi
https://youtu.be/WSTdUxfOQaA





30 tháng 4 Những trận đánh cuối cùng tại thủ đô - Tài liệu sưu tầm
https://youtu.be/GsGqwip_F9s

Một trận đánh tuyệt vời dùng chiến xa leo lên núi phá chốt địch - phối hợp nhịp nhàng giữa bộ binh và thiết giáp. Chiêu “nhị thức” (bộ binh – thiết giáp) đã san bằng các chốt địch trên đỉnh Chu Pao.

Trận đánh chiến xa thần kỳ trên đỉnh Chu Pao
- Mũ đen Lê Quang Vinh
https://youtu.be/BhIN7eIsXO0

TRẬN ĐÁNH CHIẾN XA THẦN KỲ TRÊN ĐỈNH NÚI NHỔ CHỐT ĐÈO CHU PAO

Posted on June 16, 2016 by dongsongcu

Lê Quang Vinh

Huy hieu thiet doan 8 ky binh..jpg

Quốc lộ 14 nối Kontum và Pleiku là đoạn huyết mạch chiến lược cần phải giữ. Chi Đoàn 1/8 Thiết kỵ được giao giữ an ninh trục lộ và mở đường. Đường từ buôn Pleiboi, qua khỏi căn cứ hỏa lực 42 tới phía đông bắc của căn cứ hỏa lực 41 dưới chân núi Chu Pao. Qua khỏi núi Chu Thoi (đối diện núi Chu Pao, phía Nam quốc lộ 14 chừng 2Km là tới đồi Sao Mai rồi sau đó là tới Tân Phú. Đoạn đường đến đây là khá an toàn. Từ Chu Pao tới Tân Phú do Biệt Động Quân phụ trách.

Rừng núi âm u, sương mù lảng đảng phủ chụp quấn quít từng chiếc chiến xa mờ ảo. Mỗi sáng sớm, khi rừng xanh còn ngái ngủ, Chi Đoàn đã cho xe lăn xích rời vị trí, lục soát và an ninh đoạn đường trách nhiệm trước 8 giờ sáng cho đoàn xe tiếp tế lên Kontum. Thường thì việc mở đường và an ninh trục lộ do các đơn vị Địa Phương Quân đảm trách. Công việc nguy hiểm và nhàm chán, sáng đi, chiều rút… Thời gian lâu không có chi xẩy ra, anh em hay ỷ lại và coi thường. Từ đó, địch điều nghiên thói quen của các đơn vị mở đường để rồi có một ngày mưa bụi âm u, địch ra tay tấn công chớp nhoáng… Thường là đơn vị mở đường bị thiệt hại nặng trong tình huống bất ngờ đó.

Không theo vết xe cũ của các đơn vị bạn, tôi chỉ thị các Chi Đội luôn luôn thay đổi vị trí, đội hình phòng thủ an ninh cũng di chuyển luôn trong ngày. Và nhờ vậy, Chi Đoàn đã bảo toàn khả năng tác chiến và an ninh vùng trách nhiệm trong suốt thời gian cấp trên giao phó.

Cuối tháng 4. 1972, địch bất ngờ tập trung quân và hỏa lực tấn công và đánh bật đơn vị Biệt Động Quân trên đỉnh Chu Pao, rồi đào hầm hố, bám trụ, đóng chốt trên đó với đại bác không giật 75 ly, các loại cối và đại liên phòng không. Ý đồ của Bắc quân rõ ràng là cố ý cắt đứt quốc lộ 14, chận đoàn xe tại eo núi Chu Pao và Buôn làng không tên dưới chân núi để cô lập và cắt đường tiếp tế cho Kontum.

https://c1.staticflickr.com/3/2518/3771752100_896c8a213c_z.jpg?zz=1

Khi xe dẫn đầu đoàn xe vừa tới chân núi Chu Thoi, đại bác, cối và các loại súng của địch từ trên đỉnh Chu Pao ồ ạt tác xạ tới tấp vào đoàn xe. Hai chiếc đầu trúng đạn bốc cháy, các xe đi sau phóng vào các rừng chồi cạnh đường để tránh tầm quan sát của các ổ tác xạ địch, đoàn xe ở giữa và cuối quay đầu lại chờ lệnh.

Nhìn lên đỉnh Chu Pao, tử thần như đang múa may, quay cuồng. Giữa cái âm u của núi rừng, giữa cái khét lẹt của súng đạn, viễn tượng Kontum bị cô lập chuẩn bị bước tiến quân kế tiếp của các sư doàn Bắc quân sau khi gây tổn thất nặng cho quân ta ở Tân Cảnh, Sư Đoàn 23 BB quyết định phá thế địch, lệnh cho Biệt Động Quân phải tái chiếm Chu Pao và Thiết Giáp phải bả o vệ đoàn xe bằng mọi giá. Nhận lệnh “Mặt Trời”, hiểu được cái căng cứng của tình thế, ngước nhìn đỉnh núi lờn vờn bóng địch, tôi quay sang người hiệu thính viên:

– Cậu gọi Đại úy Chi Đoàn phó (Phan Chánh Hảo) gặp tôi gấp!

– Bravo! 51 gọi!

– Bravo nghe 51!

– Lệnh Alpha mời Bravo tới 51 họp! – Nhận rõ 51! Tôi gặp Phan Chánh Hảo, cho biết một số tình hình và chỉ thị của thượng cấp. Hảo chăm chú ghi từng chỉ thị ban ra – Chi Đội 3 tăng cường thêm phân đội chiến xa chỉ huy, tiến lên ngang núi Chu Thoi, hướng đại bác lên đỉnh Chu Pao dập thẳng vào những vị trí đặt súng của địch khi chúng bắn xuống đường!

– Nhận rõ!

Hảo lui ra và chúng tôi phóng lên xe và tiến hành kế hoạch tạm thời bịt miệng tiếng súng địch. Khi chiến xa chúng tôi dàn trận di chuyển nhô ra khỏi vị trí, các loại hỏa lực địch từ đỉnh Chu Pao phóng xuống, và vị trí chúng bị lộ, chúng tôi dập tối đa hỏa lực đại bác và đại liên vào vị trí địch, dìm địch không ngóc đầu được, nhờ vậy, phần đầu của đoàn xe kẹt trong rừng thưa phóng được ra đường an toàn và hướng đầu về Pleiku. Chi Đội chỉ huy sau đó rút xuống phía Nam căn cứ hỏa lực chừng 2 Km, án ngữ bên kia con suối. Chi Đội 1 và 2 chia nhau giữ các khúc quanh nguy hiểm, chiếm các cao điểm chế ngự quanh vùng. Và sau đó, toàn Chi Đoàn cũng được lệnh rút sau khi đoàn công voa vượt khỏi khu vực trách nhiệm.

Đỉnh Chu Pao, nút chặn oan nghiệt, hiểm hóc lởn vởn bóng tử thần nhìn xuống quốc lộ 14. Đại tá Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư Đoàn 23 lòng như lửa đốt. Đại tá Đạt, hình ảnh con mãnh sư sa cơ trên vùng Tân Cảnh chờn vờn trong đầu ông. Biệt Động Quân không chiếm lại được đỉnh Chu Pao, Lý Tòng Bá, con mãnh sư còn lại trên Cao Nguyên đầy khói lửa, vùng vẫy không chịu bó tay, ông đập tay xuống bản đồ hành quân:

– Phải nhổ chốt Chu Pao bằng mọi giá!

Bộ Tư Lệnh SĐ23BB giao trách nhiệm nhổ chốt Chu Pao lại cho Trung Đoàn 45 BB và Chi Đoàn 1/8 Chiến Xa giữ nhiệm vụ yễm trợ hỏa lực, đồng thời án ngữ đoạn đường từ Căn cứ Hỏa Lực 41 tới núi Chu Pao. Được sự yểm trợ tối đa của không quân và pháo binh, Bộ Binh và Thiết giáp đã tấn công dữ dội các chốt kiên cố của địch trên đỉnh núi. Súng đạn vang trời suốt 7 ngày đêm, cái chốt ác hiểm này vẫn còn nằm nguyên trong tay địch. Những cơn gió núi vẫn thổi, sương mù vẫn giăng những sáng tinh sương, và tiếng súng địch vẫn còn thách thức. Bắc quân nghĩ chắc như nêm là các chốt trên đỉnh Chu Pao là thành đồng vách sắt, bất khả xâm phạm….Thiet giap truy lung dich quan tai Kontum

Sáng ngày 26.04.1972, khi các Chi Đội bố trí xong đôi hình thì bất ngờ có lệnh triệu tập ban tham mưu Chi Đoàn 1/8 Chiến xa. Phiên họp diẽn ra tại “Buôn không tên” dưới chân núi Chu Pao. Ngoài tôi ra, trong buổi họp còn có Đại Tá Nguyễn Văn Chà, Trung Đoàn trưởng Trung đoàn 45 BB. Ban 3 Trung Đoàn báo cáo lên Đại tá Tư Lệnh Sư Đoàn về tình hình địch, tình hình bạn và và những khó khăn mà Bộ Binh đã phải đối đầi và không vượt qua được. Đại tá Lý Tòng Bá bóp trán. Ông xoay người nhìn khắp núi rừng, nhìn lên đỉnh Chu Pao, bỗng mặt ông nghiêm lai một cách cương quyết khi ông nhìn qua tôi, và như một thứ lệnh bất ngờ từ trên trời, vị Tư Lệnh Sư Đoàn nói như đinh đóng:

– Toàn thể gia đình Tài Lực 1/8 (danh hiệu Chi Đoàn trương 1/8) phải nhổ xong chốt Chu Pao nội trong ngày nay! Không cần đợi phi pháo!

Tôi choáng váng và bất ngờ:

– Thưa Đại tá Tư lệnh! Nhổ bằng cách nào

– Cho chiến xa leo lên đỉnh Chu Pao! Chi Đoàn sẽ sử dụng con đường mòn xe be kéo gỗ khi xưa ở hướng đông bắc Chu Pao để tiến lên đỉnh núi! Con đường không sủ dụng đã lâu đó nay đã ngập cây rừng nhưng chiến xa có thể càn qua được. Địch không thể ngờ ta dùng con đường này! Anh cho anh em thám sát ngay và hành động gấp cho tôi!

Sau khi nhận lệnh, tôi đờ người ra, đầu óc xoay tròn những ý nghĩ không có đáp số. Lần đầu tiên trong đời binh nghiệp với xích sắt, với chiến xa, tôi mới nghe và nhận một cái lệnh cho chiến xa leo núi tấn công địch. Cái này sách vở không dạy, binh pháp không thấy đề cập. Nếu vị Tư lệnh Sư Đoàn không phải là Đại Tá Lý Tòng Bá, một sĩ quan cao cấp kỳ cựu của binh chủng Thiết Giáp, đã từng du học về Thiết Giáp tại trường Thiết Giáp Saumur của Pháp và Fort Knox của Hoa Kỳ, có lẽ tôi đã từ chối chấp hành cái lệnh lạ đời này, và chấp nhận luôn hậu quả của việc ra tòa án quân sự. Nhưng không. Tôi không có sự lựa chọn nào khác. Tôi chấp hành lệnh.

Người tôi như lửa bỏng, tôi về Chi Đoàn đích thân lựa 5 binh sĩ gan dạ và nhanh nhẹn theo tôi đi thám sát địa hình con đường chuyển quân. Thầy trò chúng tôi âm thầm như những bóng ma, len lỏi trong rừng cây dưới chân núi, vòng về phí Đông ngọn núi, chúng tôi quả thật tìm ra được con đường mòn xe be kéo gỗ lúc xưa đúng như Đại tá Lý Tòng Bá đã nói. Vì chiến tranh, con đường trở thành hoang vu, không sử dụng, cỏ cây rừng mọc phủ xanh rì nhưng chỉ là những cây non không đủ sức cản chiến xa. Con đường này cộng quân không hề biết, không hề ngờ. Bây giờ tất cả là rừng bao phủ Chu Pao như một chiếc áo xanh lục, âm u theo tháng năm dài, theo những cơn mưa đổ trút xuống rừng xanh…

Từ chân núi lên đỉnh núi xa khoảng không tới một cây số, nếu là địa hình đồng bằng thì có thể không đầy 2 phút, chiến xa có thể phóng qua công sự phòng thủ địch, nhưng ở đây, trước mặt chúng tôi là con đường mòn dốc cao đầy cây rậm, ngoằn nghèo chữ chi khi lên dốc, có khoảng rất hẹp bên cạnh là vực sâu, chiến xa chạy không ngay hay lệch tay lái là có cơ rơi xuống vực. Sau khi thẩm sát và lượng định địa hình, chúng tôi xuống núi. Nhìn lại núi Chu Pao , một vùng núi rừng trùng điệp so vai chạy dài từ Đông Nam sang Tây Bắc theo quốc lộ 14 với đỉnh cao đầy hầm hố và các hốc đá ẩn chứa cả một Tiểu Đoàn Bắc quân đóng chốt để cô lập Kontum.

Tôi nghĩ bụng: “Tư Lệnh Sư Đoàn đã phóng mũi lao lên đỉnh núi thì mình phải theo lao, phải chấp hành lệnh.” Đếm từng bước dài về lại Chi Đoàn, tôi cho họp toàn bộ sĩ quan để bàn kế hoạch đưa chiến xa M41 leo lên núi tấn công mục tiêu. Tiếng Tư Lệnh Sư Đoàn như còn văng vẳng bên tai tôi:”Phải nhổ xong chốt Chu Pao nội trong ngày nay! Không cần đợi phi pháo!” Khi mục tiêu được chỉ định, lệnh ban ra, hầu hết các sĩ quan trong Chi Đoàn đều kinh ngạc về sứ mạng hiểm nghèo này. Đại úy Hảo, Chi Đoàn phó phá tan bầu không khí nghẹt thở :

– Tại sao Alpha không từ chối cái lệnh quái ác này

Tôi trầm tĩnh nhìn hết anh em đang căng thẳng chờ câu trả lời:

– Xin anh em nhớ Đại tá Tư Lệnh Sư Đoàn là một sĩ quan Thiết Giáp lừng danh, kinh nghiệm trận mạc từ cấp nhỏ, ông có một cái lý nào đó khi ban lệnh. Chúng ta không có quyền từ chối lệnh này, mặc dù theo tôi, trước mắt chúng ta chỉ có khoảng 20 phần trăm hy vọng chiếm được mục tiêu! Anh em có ý kiến gì hay không?

Sứ mệnh vô cùng nguy hiểm, hầu như bất khả thi, nên mọi người im lặng, không một ai lên tiếng. Tôi nhìn hết anh em, tôi đảo mắt nhìn núi rừng và sau cùng, mắt tôi dán lên đỉnh Chu Pao. Rừng thiêng thúc giục, đỉnh cao thách thức, sứ mệnh là máu, là lửa, là đạn, là trách nhiệm đối với Tổ Quốc và có thể cũng là niềm tự hào: Lần đầu tiên trong chiến sử, chiến xa M41 tiến lên đỉnh núi giải quyết chiến trường. Tôi hít mạnh, buồng phổi căng ra, và cuối cùng, chính tôi chọn phương án tiến quân trong đầu: Hình thành một Chi Đội hổn hợp để làm mũi nhọn tấn kích mục tiêu địch, tất cả thành phần còn lại sẽ dàn quâ tập trung hỏa lực tối đa đổ lửa vào mục tiêu để đánh lạc hướng địch.

Công tác tấn kích trên đỉnh Chu Pao cực kỳ nguy hiểm, nên thành phần tham dự ngoài xe Chi Đoàn trưởng, Chi Đội trưởng Chi Đội trực còn kèm theo 3 xe tình nguyện. Tất cả thành phần còn lại, Chi Đoàn phó, theo kế hoạch, sẽ cho chiến xa bố trí trong rừng, sát phía Nam Quốc Lộ 14 với nhiệm vụ là hướng tất cả các loại súng lên núi, tác xạ tối đa vào mục tiêu khi Chi Đội vượt tuyến tấn kích trên Quốc Lộ 14 để leo lên núi bằng con đường mòn.

Phía sau núi Chu Thới có một bãi lầy chiến xa M41 không qua được nhưng M113 thì không trở ngại. Tôi lệnh cho 2 xe M113 của Chi Đội chỉ huy vượt qua bãi lầy, nối cáp dài kéo từng chiếc M41 qua bên nay bãi, sau đó, toàn bộ len lỏi trong rừng tiến về hướng Đông Bắc Chu Paọ Tôi chia đội hình và kế hoạch tấn công như sau:

– Chiến xa M41 mang số 21 do Thượng sĩ Tôn chỉ huy dẫn đầu có nhiệm vụ dò đường, mở đường và soi đường. Khi vừa tới đỉnh sẽ phóng chiến xa đánh thẳ ng tốc tới phía trước nơi vị trí địch đạt khẩu đại bác 75 ly không giật chế ngự QL14.

– Chiếc kế là chiến xa chỉ huy, khi tới đỉnh sẽ đánh tràn qua hướng Tây để bảo vệ sườn cho chiến xa 21 dẫn đầu.

– Chiếc thứ 3 là chiến xa M41 mang số 11, khi tới đỉnh Chu Pao sẽ vượt qua yên ngựa đánh thẳng về hướng Đông Bắc.

– Chiếc thứ 4 là chiến xa M41 của Chi Đội trưở ng Chi Đội 2, Trung úy Chính, sẳn sàng tiếp ứng khi có lệnh.

– Chiếc thư 5 là chiến xa M41 của Thiếu úy Chi, Chi Đội phó Chi Đôi 3, khi đến đỉnh phải vượt qua đèo yên ngựa cùng với chiến xa 11 mở rộng đội hình dồn địch xuống núi.

– Một Đại Đội của Tiểu Đoàn 4/45 tùng thiết do Đại úy Cẩm, Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy sẽ bám sát chiến xa để bảo vệ và đánh cận chiến với Bắc quân.

Từ tuyến xuất phát dưới chân núi che kín bởi rừng xanh, khi chiến xa số 21 vừa băng ngang QL14 thì từ những vị trí đã bố trí sẳn, Đại úy Hải cho lệnh khai hỏa tối đa lên đỉnh Chu Pao. Địch không hề hay biết gì về sự chuyển quân của toán xung kích đang âm thầm leo núi, mỗi phút một gang tấc gần về mục tiêu địch. Chiến xa chỉ huy theo sát xe dẫn đầu để rồi từng chiếc thay nhau mất hút trong rừng cây.

Là một tín đồ Công giáo, tin ở Chúa Ba Ngôi và Đức Mẹ Maria, tôi làm dấu thánh giá lần chót để cầu xin sự bình anh cho anh em trong những giây phút phải lao vào tuyến lửa, trước khi đoàn xe biến mất trong mầu xanh dày đặc của núi rừng. Từ giây phút này, đầu óc tôi căng thẳng, tôi quên tất cả Mẹ già, gia đình, quên anh chị em, quên những người thân thương, và quên đi cả bản thân mình, trong tâm trí tôi chỉ còn lại có một điều quan trọng sinh tử: “Phải đè bẹp địch ngay trong những phút giây đầu tiên khi phóng vào tuyến địch. Nếu không làm được chuyện này, tất cả anh em sẽ phải bỏ xác trên đỉnh Chu Pao, và chiến xa sẽ vùi chôn dưới vực thẩm oan nghiệt dưới chân núi.”

Lối mòn lên đỉnh Chu Pao dài không tới một cây số mà hôm nay tôi tưởng nó kéo dài ra vô tận. Mười phút trôi qua mà tôi tưởng như cả đời người. Cho đến hôm nay, hơn 30 năm trôi qua, khi nhớ lại trận đánh kỳ lạ này, tuy vẫn còn những cảm giác hãnh diện và thích thú, nhưng dường cảm giác ớn lạnh trên tuyến đầu lửa đạn trong trận đánh vẫn còn chạy trên gáy tôi như mới vừa xẩy ra trên đỉnh núi ngày nào.

https://c2.staticflickr.com/8/7193/6820093954_8f91e3960e_b.jpg

Nối đuôi nhau, âm thầm, trừ tiếng vang nhẹ của xích sắt, chiếc này bò theo chiếc kia, xích sắt chiếc sau lăn chính xác in đè lên vết xích chiếc trước, bộ binh tùng thiết in vết dày theo vết chiến xa. Tất cả đều đạn lên nòng, căng cứng, cẩn trọng khi đối diện với tử thần. Tử thần là địch, tử thần là mìn, tử thần là vực thẳm cận kề vết xích lăn của chiến xa, sai một ly là đi một dậm xuống đáy chân đồi.

Tiếng đại bác, đại liên qua lại từ dưới bắn lên, từ trên nả xuống kéo dài liên tục nhận chìm rừng núi trong một âm thanh điên cuồng, hổn loạn. Tiếng xích sắt chuyển động của đoàn chiến xa leo núi biến mất trong tiếng đạn nổ liên hồi. Chiến xa cứ bò lên, vượt thêm một đoạn nữa, tôi chợt thấy một phần của đỉnh Chu Pao, phần yên ngựa, nơi thấp nhất nối liền mõm núi phía Đông và rặng núi phía Tây. Tất cả hệ thống vô tuyến đều im lặng, gương mặt chiến binh lạnh lùng trên pháo tháp, lạnh lùng theo vết chân tùng thiết, chờ đợi một cuộc xung phong tập kích quyết liệt bất ngờ vào tuyến địch. Thời tiết trên đỉnh Chu Pao còn rất lạnh nhưng áo trận của tôi vẫn đẫm ưới mồ hôi.

Đứng trong vị trí của trưởng xa, khẩu đại liên 50 đã được nối với 5 thùng đạn. Một thùng lựu đạn được tháo khỏi hộp, sẳn sàng sử dụng khi chiến xa ủi thẳng tới hầm địch khi đại bác và đại liên không còn hiệu quả mà chỉ có lựu đạn và lưỡi lệ Bên phải tôi, Thượng sĩ Bào thuộc phân đội chiến xa chỉ huy mặt đanh lại, hai tay ghìm chặc khẩu đại liên 50 sẳn sàng nhả đạn. Tôi hồi hộp nhìn theo chiến xa dẫn đầu mang số 21, khoảng cách lên tới đỉnh núi một lúc một rút ngắn, tim tôi muốn vỡ tung trong lồng ngực khi chiến xa đầu vừa lên khỏi dốc. Bắc quân vẫn không hay biết gì về sự có mặt của những con cua sắt định mệnh trên đỉnh Chu Pao ngay sát nách hầm hố của các chốt. Bỗng Tôn hét trong hệ thống âm thoại:

– Mục tiêu hướng 12 giờ! Khoảng cách 50 mét! Bắn!

Tiếng đại bác và đại liên của xe đầu dệt thả m lửa vào các mục tiêu địch. Chợt hai tiếng nổ liền nhau từ hướng 3 giờ của xe mang số 21, nó bị khựng lại, tôi hét lớn trong máy.

– 21 lao thẳng vào mục tiêu! Để hướng 3 giờ cho tôi thanh toán!

Hai tiếng nổ tiếp theo, chiếc 21 bốc cháy. Ngay lúc đó xe chỉ huy vượt qua chỗ đất bằng, ép qua bên phải, đại bác và đại liên càn quét tất cả khu vực trước mặt, cây cối thi nhau rạp ngả, cách xe chi huy chừng 20 mét là khẩu đại bác 75 ly không giật đặt trên tảng đá cao quay nòng về xe chỉ huy. Trong gang tấc chết sống, tôi tung hai qua lựu đạn về hướng địch. Địch khai hỏa thẳng vào xe chỉ huy, đạn trúng bên hông pháo tháp, Bào bị thương, máu văng tung tóe vào mặt tôi. Tôi hét:

– Kéo Bào vào trong! Nạp thêm đạn!

Tôi chụp khẩu đại liên 50 đẩy gần hai thùng đạn vào vị trí khẩu 75 ly địch. Trong nháy mắt, ba chiến xa sau vọt tới, tôi điều động gấp rút qua âm thoại:

– 11 vượt qua yên ngựa, tấn công mục tiêu hướng 3 giờ! Chính số 2 phối hợp 11 mở rộng đội hình càn quét mục tiêu! 34 tấn công hướng trước mặt xe 21!

Lệnh ra như một cái máy. Các chiến xa nhận lệnh phóng ào vào mục tiêu và hướng chỉ định. Lúc này ta và địch sát nhau, có chỗ địch kẹt dưới hầm, chiến xa cán lên trên, có nơi địch và ta cài răng lược, cận chiến, đại bác, đại liên trở thành vô dụng, lựu đạn được dùng tối đa. Địch bám chốt cả một tiểu đoàn, quân dố quá đông, địa thế lại chật hẹp, khó xoay trở, mình tung lựu đạn xuống, địch tung lựu đạn lên. Tôi chụp máy hét:

– Cẩm cho con cái nhào vô tiếp sức gấp!

Liền đó, Đại Đội tùng thiết của Đại úy Cẩm từ mé rừng tràn vào hai hướng tấn công của chiến xa và một trận đánh cận chiến vô cùng hào hùng và ác liệt đã diễn ra. Lưỡi lê tuốt trần, lựu đạn nổ khắp nơi. Ta và địch quyện nhau trong trận tử chiến kinh người ngay trên đỉnh Chu Pao. Có bộ binh yễm trợ, Trung úy Chính, Chi Đội trưởng Chi Đội 2 tức tốc dẫn hai chiến xa tràn qua mõm bên kia của yên ngựa, nơi mà trước đó bộ binh sau gần một tuần quần thảo với Bắc quân đã không chiếm được. Giờ này, chiến xa và bộ binh đang cày nát từng công sự phòng thủ của địch. Cùng lúc đó, tại yên ngựa, chiến xa đã ủi sập một một số hần chữ A chống phi pháo của Bắc quân. Một số chết chôn tại hầm, một số còn sống không còn chỗ trú ẩn, tàn quân địch thoát chạy xuống triền phía Bắc của núi Chu Pao, liều mạng chống trả bằng B40, B41 và lựu đạn, nhưng cuối cùng đã bị đánh bật khỏi vị trí, bỏ của, bỏ vũ khí và xác đồng chí… để chạy lấy người. Trong đời binh nghiệp, chưa bao giờ tôi được chứng kiến và trực tiếp tham dự một trận đánh tuyệt vời của sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ binh và thiết giáp như lần này. Chiêu “nhị thức” ( bộ binh – thiết giáp) đã san bằng các chốt địch trên đỉnh Chu Pao, điều mà các tướng Bắc quân đã bàng hoàng và không bao giờ nghĩ tới. Làm sao, có sĩ quan nào trong binh sử nghĩ tới chuyện dùng chiến xa leo lên núi phá chốt địch?!

Đứng trên đỉnh núi, tôi ngẫng mặt nhìn trời, thầm nghĩ: “Chiến công này là của tất cả anh em! Là niềm vui của Chi Đoàn /18. Là niềm tự hào của quân lực, của Sư Đoàn 23 và của tôi!” Nhưng rồi, những vết máu của Thượng sĩ Bào khô lại trên mặt, trên áo chiến của tôi đã làm tôi đau xót về những thương vong, mất mát của thuộc cấp, của anh em thiết kỵ cũng như bộ binh trên đỉnh Chu Pao oan nghiệt mà suốt đời tôi cũng không thể nào quên. Lòng tự hào trong tôi, người lính tác chiến vừa hoàn thành nhiệm vụ khó khăn được thương cấp ủy thác, bị nguội lạnh và vơi đị

Chiến thắng nhổ nguyên một tiểu đoàn Bắc quân đóng chốt trên đỉnh Chu Pao đã giữ cho Kontum sống, đã làm buồng ngực của anh em thiết kỵ và Sư Đoàn 23 BB căng phồng niềm tự tin và tự hào, và điều này môt phần đóng góp cho chiến thắng trong trận ác chiến giải tỏa Kontum sau nàỵ..

Sau khi báo cáo kết quả trận đánh lên Sư Đoàn, Đại tá Tư Lệnh chỉ thị cho Tiểu Đoàn 4/45 BB ở lại giữ đồi Chu Pao, Chi Đoàn 1/8 Chiến xa rút vế Pleiku để nhận tiếp tế và vài ngày sau đó lại nhận lệnh di chuyển lên Kontum, để rồi trở thành đơn vị Thiết Kỵ duy nhất có mặt trong các trận ác chiến giải vây thành phố này

Chiếc trực thăng của Tư Lệnh Sư Đoàn quần trên vòm trời chiến địa. Đỉnh Chu Pao đã im tiếng súng. Cờ vàng ba sọc phất phới trong gió trên mõm đá một mà trước đó mấy giờ, 75 ly không giật của Bắc quân còn uy hiếp Quốc Lộ 14. Đại tá Tư lệnh Lý Tòng Bá gởi qua âm thoại lời khen và chào mừng anh em. Từ trực thăng, ông nhìn xuống những mõm đá tử thần trên đỉnh Chu Pao, niềm tự hào về cánh quân Thiết Kỵ của Chi Đoàn 1/8 tràn ngập tim ông. Ông nghĩ đến cái lệnh ban đầu phải nhổ chót Chu Pao bằng mọi giá, và anh em đã hoàn thành sứ mệnh trong một trận đánh tuyệt vời trong chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông nói như để mình ông nghe: “Chú Vinh! Gia đình Tài Lực của chú số một!”

Lê Quang Vinh

(Edit: Hải Triều)

Ghi chú:

Báo cáo kết quả trân đánh lên Sư Đoàn:

Thiết Giáp:

– 1 chiến xa bị phá hủy.

– 2 tử trận.

– 4 bị thương.

Bộ binh:

– 7 tử trận.

– 12 bị thương.

Bắc quân:

– 30 tử thương bỏ xác tại chỗ.

– Một số chết bị chôn lấp dưới hầm sập không đào lên được.

– Thu 17 súng đủ loại, trong đó có 2 đại bác không giật 75 lỵ

Lê Quang Vinh

Khóa 19 VB Thủ Đức

Binh chủng Thiết Giáp. Chi đoàn trưởng Chi Đoàn 1/8 Chiến Xạ

Đơn vị và chức vụ cuối cùng: Thiết Đoàn Phó Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh Thiết Giáp

http://viteuu.blogspot.com.au/2013/12/tran-anh-chien-xa-than-ky-tren-inh-nui.html





=======================================================

Chống Mỹ cứu nước của

Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng  và  Đảng CS Việt Nam  

HCM bí mật sang Quảng Tây ngày 16.01.1950.

- Giai đoạn 1938-1945, Hồ Chí Minh hoạt động “cách mạng” tại Quảng Tây.
- Năm 1945 thực hiện cướp chính quyền tại Việt Nam.
- Năm 1950 tiếp tục sang Trung Cộng mưu cầu viện trợ vũ khí lương thực kháng Pháp

HCM là người trùm khăn đứng thứ hai bên phải hình. Việc qua lại giữa hai Đảng CS Trung-Việt liên tục diễn ra tại cổng Nam Quan. Tháng 10 năm 1953, Chánh Vụ Viện Trung Cộng đổi tên cổng Nam Quan thành “Mục Nam Quan” (chữ “Mục” có nghĩa là: hòa thuận, hòa hợp, thân mật, thân thiết…), đồng thời cả hai chính phủ Trung-Việt thành lập Ủy Ban Cửa Khẩu Mục Nam Quan. Cùng năm, thỏa thuận theo Chánh Vụ Viện Trung Cộng, Việt Nam mở cửa tự do cho hai cửa khẩu Bình Nhi – Nam Quan. Năm 1953 đã có 276.000 lượt qua lại cổng Nam Quan giữa hai bên.

- Tháng 2 năm 1954, hai bên chính phủ Hà Nội-Bắc Kinh soạn ra “Hiệp Định Mậu Dịch Biên Giới”.
- Ngày 26.09.1954, Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu CSVN xuất phát từ cổng Nam Quan tham dự hội nghị tại Nam Ninh.

HCM bang giao với TC tại cổng Nam Quan trong những năm 1950

 

- Ngày 10.11.1954, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VN là Phạm Văn Đồng đi từ cổng Nam Quan sang Bằng Tường tiếp tục đi Bắc Kinh ra mắt Chu Ân Lai.

Phạm Văn Đồng và lễ ra mắt Chu Ân Lai

 

HCM và Chu Ân Lai đãi tiệc tại Bắc Kinh tháng 06/1955

Trung cộng tiếp tục “chi viện” cho HCM  trong cuộc xâm lược miền Nam

 

- Ngày 26.02.1955, khánh thành tuyến đường sắt Hà Nội-Trấn Nam Quan.

 

Hồ Chí Minh đọc diễn văn chúc mừng tại cổng Nam Quan.

- Tháng 12.1958, hai huyện Ninh Minh, Long Tân kết hợp với Bằng Tường (Trấn Bằng Tường) thành lập huyện Mục Nam.
- CSVN phản ứng! Ngày 27.04 đến 02.05.1959, Trung-Việt hội nghị vấn đề biên giới tại Bằng Tường. Ngày 10.05.1959, chính phủ Trung Cộng quyết định xóa bỏ đơn vị “huyện Mục Nam”. Ninh Minh, Long Tân , Bằng Tường trở về đơn vị hành chính cũ.
- Ngày 04.09.1959, Chu Ân Lai đáp máy bay đến Bằng Tường hội đàm cùng Hồ Chí Minh vấn đề biên giới Trung-Việt.
- Năm 1960, Phạm Văn Đồng trồng cây si để làm mốc cho Km0 của Việt Nam.

 

Cây si do PVĐ trồng (???)

 

Cây si do PVĐ trồng (?) nhìn từ bên phía VN.

 

Vị trí tương ứng với khoảng cách của tường thành cổng Nam Quan cũ bên VN

Cây si PVĐ nhìn từ bên cổng Hữu Nghị Quan của TC

Cây si PVĐ nhìn từ trên lầu thành Hữu Nghị Quan. Cụm nhà trắng là Hải Quan TC xây lại trên nền “nhà tròn”.
Xa thẳm bên kia là cột Km0 hiện tại.

 

 

- Ngày 09.04.1961, Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh “hội đàm” tại lầu 2 của cổ thành Mục Nam Quan. “Hội đàm” về nội dung gì thì cả hai bên đều không công bố. Chỉ biết rằng cuộc “hội đàm” mờ ám tại Mục Nam Quan của hai lãnh đạo cộng sản Trung-Việt được viết trong sách giáo khoa của bọn Trung Cộng là “mở ra một trang sử mới cho quan hệ Trung-Việt”.

 

Lầu 2 tại Mục Nam Quan với nguyên trạng cuộc “hội đàm” giữa CÂL và HCM

 

 

 

Bảng vàng ghi lại sự kiện

 

Ngày 05.03.1965, Quốc Vụ Viện Trung Cộng và chính phủ CSVN cử hành lễ đổi tên “Mục Nam Quan” thành “Hữu Nghị Quan”. Tham dự phía bên Việt Nam có Tổng lãnh sự VN trú tại Nam Ninh và đoàn chính phủ VN đến từ Lạng Sơn.
…Và kể từ sau đó, chính phủ CSVN đã dâng trọn Ải Nam Quan cho Trung Cộng để tiếp nhận viện trợ vũ khí tiến đánh miền Nam-Việt Nam Cộng Hòa.

 

 

Hữu Nghị Quan năm 1965.

 

Biểu ngữ của TC và hình Mao Trạch Đông phơi vào phần lãnh thổ VN

 

 

So sánh với hình ảnh Mục Nam Quan năm 1959.

 

Đoàn đại biểu CSTC lễ phép chụp ảnh tại cổng Nam Quan bên phía VN

 

Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan 1966

 

Năm 1966,công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan  làm nhiệm vụ và Thiết đạo binh:

 

Công binh đường sắt TC giả dạng bộ đội VN
 

Năm 1966. Quân chính qui Trung Cộng giả dạng bộ đội VN Sư đoàn 62 Cao Xạ Trung cộng

Trong ảnh là Sư đoàn 62 Cao Xạ Trung cộng
 

 

Năm 1966. Quân chính qui Tung cộng giả dạng bộ đội miền bắc tuyên thệ tại Hữu Nghị Quan trước khi nam tiến.

 

Hướng về TC đồng thanh hô lớn:

 

“Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Nguyện mang vinh quang trở về!”.

“  Sát cánh cùng nhân dân Việt Nam đánh đuổi đế quốc Mỹ tàn bạo,bất lương  ”

 

 

Tham gia tra tấn tù binh Mỹ tại VN

 

Tham gia bắt sống phi công Mỹ tại VN.

 

 

Người cầm ảnh là cựu chiến binh TC tham chiến tại VN

 

 

Huy chương “Đoàn Kết Chiến Thắng Giặc Mỹ” do chính HCM ký tặng hoặc do PVĐ ban thưởng.

 

Năm 1968, Hồ và  Mao đi từ Ải Nam Quan cùng mang vũ khí vào gây tang tóc cho dân miền Nam VN

 

 


 


Đẩy trẻ em vào phục vụ chiến tranh

 

Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn

“CƯƠNG QUYẾT TẬN DIỆT TRUNG CỘNG KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP CỦA DÂN TỘC”
Biểu ngữ của nhân dân miền nam VNCH

(Hình: Tù binh Cộng sản Bắc Việt (Các em xếp hàng mặc áo trắng) đang chuẩn bị được VNCH trao trả về miền Bắc)

 

 

“Xẻ dọc Trường Sơn, em vào Nam
Vượt rừng, bạt núi, rét căm căm
Em đi quên tháng quên năm
Tuổi xuân tan nát giữa hầm đạn bom!

 

Xẻ dọc Trường Sơn giải phóng ai?
Ôi em oan nghiệt tấm hình hài!
Hồn em trong gió thở dài
Xác em Hà Nội hay ngoài gió trăng?”

 

 

Mãi cho đến hôm nay Đảng Cộng sản dối trá vẫn tiếp xô đẩy tuổi thơ vào ló sát sinh

 

……………………………………….

 

 

Trên 80% quân đội nhân dân Trung Quốc đánh chiếm cao nguyên VNCH,


Trên 80% quân đội nhân dân Trung Quốc đánh chiếm cao nguyên VNCH, đưa tới mất Miền Nam là lính Trung Quốc ngụy trang đưa vào Việt Nam; Tại Sao???

Chúng tôi phỏng vấn anh Nguyễn Hoàng Việt về sự kiện nầy.

Thu Hiền: Anh cho biết thêm về sự việc lính Trung Quốc cải trang lính Quân Đội Bắc Việt để đánh chiếm Miền Nam?

Hoàng Việt: Tôi biết được chuyện nầy qua những tài liệu và các nhân chứng cả hai phía VNCH và CSVN. Lính Trung Quốc đánh vào Miền Nam VN bắt đầu trận chiến chiếm cao nguyên, chú tôi hiện đang ở VN là lính Biệt Động Quân trong quân đội VNCH, ông ta chỉ là lính tác chiến Binh Nhất, không phải là sĩ quan, ông cho biết là trong những cuộc đụng độ “Lính Bắc Việt” vào năm 1975, ông nghe họ nói, hò hét bằng tiếng Tàu và bạn của ông cũng nói như vậy. Tôi đang chờ những người lính VNCH có biết chuyện nầy hãy nói lên cho mọi người biết. Đây là một sự sắp xếp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nếu họ không nói thì khó có tài liệu chứng minh, tuy nhiên mình có thể viết lại trang sử qua những nhân chứng sống. Phía những người mà tôi biết được từng là lính thuộc Quân Đội Nhân Dân họ cũng tiết lộ như vậy. Những nhân chứng nầy chỉ là cấp nhỏ nên dầu họ có đứng làm nhân chứng thì cũng không đủ điều kiện nhưng nếu chúng ta may mắn khi có được Hồ Sơ Mỹ được giải mã thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn.

Tôi đang gom góp nhiều tài liệu để chứng minh cho sự kiện CSVN dùng quân Trung Quốc để đánh chiếm Miền nam Việt Nam, những sự kiện nầy phải cần những người lính VNCH trong trận chiến 1975 họ đã nghe được lính “Bắc Việt” nói tiếng Tàu thì hãy đứng ra làm nhân chứng cho sự kiện nầy. Càng nhiều người đứng ra thì sự kiện càng dễ thuyết phục người khác nhất là thế hệ trẻ, chúng ta phải cho họ biết về sự kiện quan trọng nầy.

Rất nhiều tài liệu cho biết là sau sự công kích thất bại năm 1968, toàn bộ lính chính qui và chủ lực của CSVN đã bị tiêu diệt hơn nữa trận Lam Sơn 719 đường 9 Nam Lào năm 1971, các căn cứ chiến lược của CSVN tại Trường Sơn cũng đã bị tiêu diệt hoàn toàn kể cả Cục R của họ thì không thể nào còn quân để thắng được quân đội hùng mạnh và thiện chiến của VNCH trong năm 1975 được. Đây là điều mà đứa trẻ con cũng hiểu, điều khó là chúng ta phải cùng nhau viết lại lịch sử nầy. Rất may là cho tới ngày nay chúng ta có ông Ted Gunderson từng là nhân viên cao cấp của ngành nội an Hoa Kỳ cho biết sự kiện đáng kể nêu trên.

Thu Hiền: Cám ơn anh Hoàng Việt về những sự kiện mà người Việt Nam cần nên biết

..







 

 

HCM có làm tay sai cho ngoại bang không?

Chứng minh dưới đây bằng những văn kiện chính thức của đảng CSVN và bằng sách vở báo chí tài liệu lưu trữ:

- Tờ Người Cùng Khổ (Le Paria) của Nguyễn Ái Quốc năm 1931 viết:

Tổ quốc không nhất thiết phải bao gồm những người cùng một màu da hoặc cùng một ngôn ngữ. Tổ quốc là sức mạnh chính trị của giai cấp. Vô sản Đông Dương không có tổ quốc.

Như thế HCM tự xác nhận mình là người vô tổ quốc.

Một người không có tổ quốc mà bảo rằng hắn tranh đấu cho độc lập của dân tộc là nói láo, hoàn toàn láo.

- Sau đây là một đoạn trích trong lá thư xin việc của HCM viết ngày 6-6-1938, sau gần 7 năm không được Quốc Tế Cộng Sản giao công tác (HCM Toàn Tập- Tập 3 trang 90):

Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng.

Tôi sẽ rất biết ơn đồng chí, thưa đồng chí thân mến, cho phép tôi được hội kiến. Tôi tin rằng như vậy sẽ tốt hơn. Đã từ lâu rồi đồng chí không gặp tôi.

Một người đi xin việc với một chính quyền ngoại bang thì rõ ràng là công bộc của ngoại bang chứ còn là gì nữa. Nói khó nghe một tí là đầy tớ hay là tay sai của ngoại bang thì cũng thế thôi.

- Tờ báo cáo dưới đây (trích trong HCM Toàn tập- Tập 2) HCM gởi cho ban Phương Đông, Quốc Tế Cộng Sản yêu cầu gởi tiền cho hắn hoạt động để thực hiện các công tác bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á. Hồ đã được điện Cẩm Linh trả lương để thực hiện ý đồ xâm lược VN của Liên Xô:

BÁO CÁO GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG QUỐC TẾ CỘNG SẢN (6-1927)

1) Từ tháng 11-1924, tôi được Ban phương Đông và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương.

Tôi tiếp tục đi Mátxcơva để trình bày yêu cầu của tôi.

4) Yêu cầu của tôi : Ngay bây giờ tôi không thể lập một dự trù ngân sách chi tiết cho công tác của tôi ở Đông Dương (đi qua Xiêm). Vì vậy, tôi chỉ có thể lập dự trù theo cách áng chừng với những con số phù hợp với hoàn cảnh. Biết sự khó khăn về liên lạc từ Đông Dương đi Mátxcơva, và định thời gian cư trú ở thuộc địa này khoảng chừng 2 năm, tôi trình bày với các đồng chí một yêu cầu về ngân sách tính theo Mỹ kim như sau:

Lương tháng 150 đôla trong 2 năm

(cho tôi và những người giúp việc) 3.600 $

Quỹ để công tác trong 2 năm

(mỗi tháng 200 đôla) 4.800 $

Tiền chi bất thường 1.100 $

Tổng cộng 9.500 $

Tất nhiên, ở đây tiền lương chỉ là tượng trưng vì ngoài phần trợ giúp tối cần thiết cho chúng tôi, phần còn lại sẽ chuyển sang quỹ công tác. Và nếu các đồng chí vui lòng chấp thuận thì ngân sách này chỉ được thực hiện từ ngày tôi đến Băng Cốc.

Trong khi chờ đợi quyết định của các đồng chí, xin các đồng chí vui lòng: 1) đưa tôi vào bệnh viện, 2) khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi 3) và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt.

Gửi các đồng chí lời chào cộng sản.

Làm việc do lòng tốt muốn giúp đỡ người khác thì tốt đấy. Nhưng làm việc được trả lương thì lại khác. Đây mới là bằng chứng xác thực nhất HCM là tay sai của Liên Sô.

- Dưới đây nữa là bức thư đề ngày 31-10-1952 của HCM viết cho Stalin để xin chỉ thị về đề án Cải Cách Ruộng Đất phác họa cho Việt Nam :

Đồng chí Stalin kính mến !

Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam . Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của 2 đồng chí Liu Shaoshi và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này.

Kính gởi tới đồng chí lời chào cộng sản.

Chỉ một phần nhỏ trích dẫn trên trong kho tài liệu về HCM cho thấy Hồ là một tên vô tổ quốc (đúng hơn tổ quốc của hắn là Đế Quốc CS Nga), tự nguyện làm đầy tớ cho Liên Sô, lãnh lương của Liên Sô, và nhận chỉ thị của điện Cẩm Linh thi hành các chánh sách của đế quốc Liên Sô về Việt Nam. Như thế tưởng đã đủ để đi đến kết luận rằng HCM là tên Việt gian tay sai của của đế quốc đỏ Liên Sô.

Từ là một tên tay sai ngoại bang cai trị đất nước ta, HCM bán đất nước ta cho ngoại bang là chuyện không có gì là lạ.

Chúng tôi xin nêu ít nhất 2 bằng chứng cụ thể trên giấy trắng mực đen sau đây:

- Thứ nhất, hồi tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm dưới quyền của HCM nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng: theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc.

Saigon – Hanoi – Paracels Islands Dispute – 1974

Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

- Thứ hai, ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm cả Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa.

Mười ngày sau đó tức là ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng, thủ tướng dưới quyền HCM, gởi một công hàm ngoại giao cho Chu Ân Lai ủng hộ lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nguyên văn như sau:

Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Trung Quốc cho xây dựng “Nhà trưng bày Hồ Chí Minh” phân chia ra 2 khu vực.

“Khu vực 1 trưng bày Hồ Chí Minh là người Tàu” là nơi trưng bày hình ảnh, âm thanh, phim tài liệu và các hiện vật chứng tích xác nhận quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh Tàu tại Việt Nam. Nơi này dành cho các cán bộ Trung Quốc đến tham quan và học tập kinh nghiệm của Hồ Tàu.

“Khu vực 2 trưng bày Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Hoa”

Là nơi trưng bày những bằng chứng về tình hữu nghị Trung – Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam và là bằng hữu của Nhân dân Trung Hoa, những ký kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc.

Ngoài văn bản ký kết của Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải của Trung Quốc năm 1958, còn quan trọng nhất là :

Văn kiện Hồ Chí Minh xác nhận Việt Nam chính là 1/2 tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, sẽ được Lê Duẩn kế thừa Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu giao trả dần Bắc phần đến Trung phần cho Trung Quốc kể từ ngày 19/05/2005 ngày kỷ niệm 115 năm sinh nhật Hồ.

Văn kiện này được Hồ Chí Minh Bí mật ký kết tại Quảng Tây, Trung Quốc.

Cái huyền thoại Hồ là người yêu nước, có công thống nhất đất nước, đem lại độc lập cho Tổ Quốc chỉ là một huyền thoại ảo,

Ngược lại Hồ Chí Minh là một tội đồ của Dân Tộc Việt Nam đã đưa đất nước ,dân tộc bế tắc bên bờ vực thẳm,dọn đường cho Trung cộng lập lại trang sử 1000 năm đô hộ quê hương ta hôm nay.!!!


 



https://sites.google.com/site/peterbseelsite/_/rsrc/1468856430959/home/family-history-and-reunions/vietnam-portfolio-1970-1971/vnaf_huey_door_gunner_hosing_hot_lz_1971_rsz.jpg

Photo:


Tháng Ba buồn hiu - Mũ xanh Tiểu Cần
https://youtu.be/23dLr6wCuMI


No comments:

Post a Comment