Tuesday, April 24, 2018

THÁNG TƯ ĐEN



Văn Thành MŨ ĐỎ (song kiếm trấn ải )


Kính thưa tất cả Quý vị Quân Dân Cán Chính của VNCH

Thấm thoát thế mà đã 37 năm… Môt thời gian quá dài để dân tộc Việt nam chịu đựng… Nhưng nó cũng quá ngắn để chúng ta những người còn sống phải nhìn lại và suy gẩm để tưởng nhớ thời khắc đau thương của một dân tộc.

Nhân sắp đến ngày tang tóc của Miền Nam Việt Nam 30-4-1975 - 30-4-2012 ( xin được một lần nhắc lại trong nghẹn ngào bị hận ) Kính gởi đến tất cả Quý vị Quân Dân Cán Chính của VNCH những bài viết nói về những ngày đau thương tang tóc đó bắt đầu từ ngày đầu tháng 3/1975 tại chiến trường QK 2 , mà cụ thể là Ban mê Thuột … Dẫn đến kết quả là chúng ta mất Ban Mê Thuột vào ngày 11/3/1975 mở đầu cho 52 ngày cuối cùng đem đến tang thương thống khổ cho VNCH … chúng ta mất NƯỚC.

Cũng với ý trên xin được kính tưởng niệm đến 300.000 Tử sĩ VNCH đã đền nợ nước , 500.000 Thương phế binh đã hy sinh một phần thân thể cho Quê hương dân tộc. và hàng trăm ngàn người dân đã mất đi trong cuộc chiến kéo dài 20 năm… đặc biệt trong 52 ngày cuối cùng chúng ta đã mất đi một cách vô cùng đau đơn và phi lý cả hằng chục ngàn chiến sĩ trong những cuộc triệt thoái đầy máu và nước mắt… cuối cùng sau ngày đen tối đó chúng ta lại mất thêm 100.000 Cán bộ Sĩ Quan, binh sĩ bị thủ tiêu, 100.000 bị trả thù bắt đi học tập cải tạo và chết rũ trong ngục tù cũng như tại rừng thiêng núi độc và 100.000 ngàn đồng bào vợ con và thân nhân của Quân dân Cán Chính VNCH bị đày ải trên vùng kinh tế mới và chết tại những nơi nầy và cuối cùng trên 500.000 người mất tích trên biển đông …

Xin một lần nữa được thắp lên những nén hương lòng để nguyện cầu cho tất cả những người đã mất đi trong cuộc chiến Chính Nghĩa nầy được yên nghĩ , được hưỡng phúc lành trên Thiên Đàng cũng như trên cõi Vĩnh hằng.

Xin được phép chia sẽ với tất cả Quý Vị những ngày tháng thống khổ trong trong suốt chẳng đường 52 ngày…

Bắt đầu vào ngày đầu tháng 3 năm 1975
Văn Thành tháng 3 năm 2012


Kính thưa Quý vị , Tôi xin được phép đưa lên những trang nhật ký của những tháng ngày đau thương tang tóc của VNCH trong suốt chặng đường 52 ngày đêm chiến đấu đầy máu và nước mắt , những sự bi hùng hy sinh gian khổ và mất mát , để rồi ... cuối cùng chúng ta MẤT QUÊ HƯƠNG, MẤT TỰ DO, MẤT TẤT CẢ'


NGÀY THỨ 1 – TRẬN CHIẾN BAN MÊ THUỘT - 10-3-1975.
NGÀY THỨ 2 – BAN MÊ THUỘT THẤT THỦ - 11-3-1975.
NGÀY THỨ 3 – QUÂN ĐOÀN 2 CHUẨN BỊ TÁI CHIẾM BAN MÊ THUỘT – 12-3-1975.
NGÀY THỨ 4 – DI TẢN MIỀN TRUNG – 13-3-1975.
NGÀY THỨ 5 – DI TẢN CAO NGUYÊN – 14-3-1875.
NGÀY THỨ 6 – TỬ CHIẾN Ở QUẢNG NAM – 15-3-1975.
NGÀY THỨ 7 – QUÂN ĐOÀN 2 TRIỆT THOÁI – 16-3-1975.
NGAY THỨ 8 – TRẬN CHIẾN QUẢNG TÍN – 17-3-1975.
NGÀY THỨ 9 –
NGÀY THỨ 10 –
NGÀY THỨ 11 –
NGÀY THỨ 12 –
NGÀY THỨ 13 –
NGÀY THỨ 14 –
NGÀY THỨ 15 –
NGÀY THỨ 16 – QUÂN ĐOÀN 1 RÚT KHỎI HUẾ - 25-3-1975.
NGÀY THỨ 16 – TRẬN CHIẾN QUÂN KHU 2 – 25-3-1975.
NGÀY THỨ 17 – KỊCH CHIẾN TẠI PHÚ THỨ - QUÂN KHU 2 – 26-3-1975.
NGÀY THỨ 18 – TRẬN CHIẾN Ở BÌNH ĐỊNH – 27-3-1975.
NGÀY THỨ 19 –
NGÀY THỨ 20 – TUYÊN ĐỨC - LÂM ĐỒNG – THẤT THỦ - 29-3-1975.
NGÀY THỨ 21 – TRẬN CHIẾN TẠI QUY NHƠN – 30-3-1975.
NGÀY THỨ 22 – BÌNH ĐỊNH THẤT THỦ - 31-3-1975.
NGÀY THỨ 23 – TRẬN CHIẾN TẠI KHÁNH DƯƠNG – QUÂN KHU 2 – 1-4-1975.
NGÀY THỨ 24 – NGÀY CUỐI CÙNG CỦA QUÂN ĐOÀN 2 – NHA TRANG THẤT THỦ - 2-4-1975.
NGÀY THỨ 25 – PHAN RANG HỔN LOẠN – 3-4-1975.
NGÀY THỨ 26 – TRẬN CHIẾN TẠI NINH THUẬN – 4-4-1975.
NGÀY THỨ 27 – THỦ TƯỚNG TRẬN THIỆN KHIÊM TỪ CHỨC – 5-4-1975.
NGÀY THỨ 28 – TRẬN CHIẾN TẠI BÌNH THUẬN – 6-4-1975.
NGÀY THỨ 29 – TRẬN CHIẾN TẠI MIỀN ĐÔNG – 7-4-1975.
NGÀY THỨ 30 – TRẬN CHIẾN QUỐC LỘ 20 – 8-4-1975.
NGÀY THỨ 31 – LONG KHÁNH BÙNG NỔ - 9-4-1975.
NGÀY THỨ 31 – TRẬN CHIẾN TẠI THỊ XÃ TÂN AN – 9-4-1975.
NGÀY THỨ 32 – TRẬN CHIẾN THỊ XÃ XUÂN LỘC – 10-4-1975.
NGÀY THỨ 33 – TRẬN CHIẾN TẠI DẦU GIÂY – 11-4-1975.
NGÀY THỨ 34 – KỊCH CHIỆN TẠI XUÂN LỘC – 12-4-1975.
NGÀY THỨ 35 – TRẬN CHIẾN TẠI BẢO ĐỊNH – 13-4-1975.
NGÀY THỨ 36 – NỘI CÁC MỚI TRÌNH DIỆN – TẠI SÀI GÒN – 14-4-1975.
NGÀY THỨ 37 – TRẬN XUÂN LỘC – DẦU GIÂY THẤT THỦ - 15-4-1975.
NGÀY THỨ 38 – TẠI PHÒNG TUYẾN PHAN RANG – PHAN RANG THẤT THỦ - 16-4-1975.
NGÀY THỨ 39 – TRẬN CHIẾN TẠI XUÂN LỘC – 17-4-1975.
NGÀY THỨ 40 – TRẬN CHIẾN TẠI BÌNH THUẬN – 18-4-1975.
NGÀY THỨ 41 – CUỘC DI TẢN CỦA TIỂU KHU BÌNH THUẬN - 19-4-1975.
NGÀY THỨ 41 – TRẬN CHIẾN TẠI ĐỊNH QUÁN – 19-4-1975.
NGÀY THỨ 42 – KỊCH CHIẾN TẠI XUÂN LỘC – 20-4-1975.
NGÀY THỨ 42 – NGÀY CHÚA NHẬT - 20-4-1975 – TẠI SÀI GÒN.
NGÀY THỨ 43 – TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU TỪ CHỨC – 21-4-1975.
NGÀY THỨ 44 – TRẬN CHIẾN TẠI TÂY NINH – 22-4-1975.
NGÀY THỨ 44– TRẬN CHIẾN TẠI TRẢNG BOM – 22-4-1975.
NGÀY THỨ 44 – NGÀY THỨ BA 22-4-1975 – TẠI SÀI GÒN.
NGÀY THỨ 45 – DÀN XẾP TÌNH HÌNH VNCH – 23-4-1975.
NGÀY THỨ 45 – THỦ TƯỚNG NGUYỄN BÁ CẦN TỪ CHỨC – 23-4-1975.
NGÀY THỨ 45 – THỨ TƯ NGÀY 23-4-1975.
NGÀY THỨ 46 – THỨ NĂM NGÀY 24-4-1975.
NGÀY THỨ 47 – TRẬN CHIẾN TẠI BÌNH DƯƠNG – 25-4-1975.
NGÀY THỨ 47 – THỨ SÁU NGÀY 25-4-1975.
NGÀY THỨ 48 – TRẬN CHIẾN TẠI BÀ RỊA – 26-3-1975.
NGÀY THỨ 48 – THỨ BẢY NGÀY 26-3-1975.
NGÀY THỨ 49 – BẦU TỔNG THỐNG MỚI – 27-4-1975.
NGÀY THỨ 49 – SƯ ĐOÀN 3 BB GIỬ BÀ RỊA – 27-4-1975.
NGÀY THỨ 49 – TRẬN CHIẾN TẠI TÂN CẢNG CẦU SÀI GÒN – 27-4-1975.
NGÀY THỨ 49 – CHÚA NHẬT NGÀY 27-4-1975.
NGÀY THỨ 50 – THỨ HAI NGÀY 28-4-1975 - ÔNG MINH NHẬM CHỨC.
NGÀY THỨ 50 – THỨ HAI NGÀY 28-4-1975 – SƯ ĐOÀN 5BB TỬ CHIẾN.
NGÀY THỨ 50 – THỨ HAI NGÀY 28-4-1975.
NGÀY THỨ 51 – BỘ TỔNG THAM MƯU – 29-4-1975.
NGÀY THỨ 51 – THỨ BA NGÀY 29-4-1975.
NGÀY THỨ 52 – THỨ TƯ NGÀY 30-4-1975.
NGÀY THỨ 52 – NGÀY DÀI NHẤT CỦA DƯƠNG VĂN MINH – 30-4-1975.
NGÀY THỨ 52 – THỨ TƯ NGÀY 30-4-1975 TIẾNG KHÓC HỜN AI OÁN CỦA QUÂN DÂN VNCH.


Và cũng xin được phép đưa lên những giòng nhật ký và các bài viết liên quan ghi lại những giai đoạn lịch sử vào giờ phút đau thương thống khổ của một DÂN TỘC ANH HÙNG ... xin được mượn những giòng chửa nầy để TẠ LỖI với QUÊ HƯƠNG DÂN TỘC và tạ lỗi với CÁC ANH HÙNG TỬ SĨ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA...
Xin được theo từng ngày đưa lên một số bài viết của một số tác giả CHỨNG NHÂN CỦA LỊCH SỬ để cho con cháu chúng ta nhìn lại được sự thật của lịch sử chứ không phải học lịch sử giả tạo của bọn cộng sản.




NGÀY 11/3/1975 MẤT BAN MÊ THUỘT

Trận Ban Mê Thuột 3/1975 – Khúc quanh lịch sử


Tác giả/Nhân vật: Trọng Đạt


Cuộc chiến tranh lớn nào cũng có một mặt trận kết thúc cho toàn bộ:

Ngày 2-2-1943 Quân Ðức đầu hàng Nga tại Stalingrad, Hitler mất nguyên lộ quân số 6 trên 300 ngàn người gồm những lực lượng tinh nhuệ nhất, gió đã đổi chiều cho Hitler, Satlingrad là khởi đầu cho sự bại trận của Ðức Quốc Xã. Ngày 4-6-1942 ngoài khơi Midway, trận hải chiến kinh hoàng Mỹ- Nhật diễn ra, trong một ngày Nhật bị mất 4 hàng không mẫu hạm, hơn 300 máy bay, khoảng 3000 thủy thủ.. rồi dần dần thua luôn cuộc chiến Thái Bình Dương. Tại Bắc Việt ngày 7-5-1954 Pháp bại trận Ðiện Biên Phủ, thua luôn cuộc chiến tranh Ðông Dương. Ngày 10-3-1975 Bắc Việt tấn công ồ ạt chiếm Ban Mê Thuột, Sau khi bị Đồng Minh Hoa Kỳ phản bội bán đứng VNCH cho Việt Cộng và liên minh Cộng sản Trung Cộng Và Nga Sô ký ép buộc VNCH ký kết Hiệp định PARI.Tổng Thống Thiệu cho rút quân theo đường số 7B đưa tới cuộc thảm bại lớn nhất trong cuộc chiến tranh tại miền Nam nước Việt và sự sụp đổ Quân đoàn 2, từ đó đưa tới sụp đổ Quân đoàn 1 và rồi đưa tới Sài Gòn thất thủ ngày 30-4-1975, kết thúc trong bi thảm cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ. Ban Mê Thuột được coi như trận đánh quyết định vận mạng của Việt Nam Cộng Hòa.

Từ sau ngày ký Hiệp Ðịnh Ba Lê đến tháng 10-1973 tình hình tương đối yên tĩnh. Tháng 6-1973 Quốc hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự tại Ðông Dương Việt Miên Lào. Ðầu tháng 7-1973 TT. Nixon ký đạo luật áp dụng từ giữa tháng 8-1973 cấm hoạt động quân sự trên toàn cõi Ðông Dương. Tháng 10-1973 Quốc Hội HK ra đạo luật hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh, Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến.

Thấy thời cơ đã tới Cộng Sản Bắc Việt được sự hậu thuận và viện trợ tôi đa súng đạn của Nga Sô và Trung Cộng bèn thay đổi đường lối đấu tranh từ chính trị sang quân sự bạo lực. Ðại Hội 21 của Bộ Chính Trị tại Hà Nội trong tháng 10 quyết định đấu tranh quân sự, trước hết tiến đánh các đồn bót lẻ tẻ, phát triển tuyến đường xa lộ Ðông Trường Sơn, tại Quân khu 1, một số căn cứ của Việt Nam Cộng Hòa bị Bắc Việt tiến chiếm, tháng 9, tháng 10 một số đơn vị QLVNCH thuộc tỉnh Thừa Thiên phải di tản. Năm 1973 Bắc Việt vẫn chưa phục hồi sau trận Mùa Hè 1972, chưa thể tổ chức được cuộc tấn công qui mô lớn.



Sau khi ký Hiệp định Paris, Bắc Việt cho khởi công xây tuyến đường xa lộ Ðông Trường Sơn hay hành lang 613, song song với đường mòn Hồ Chí Minh nhưng nằm trong địa phận Việt Nam Cộng Hòa từ Ðồng Hới cho tới Lộc Ninh, đến đầu 1975 thì công trình hoàn thành dài 1,200 km. Dọc theo Ðông Trường Sơn là hệ thống dẫn dầu Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh. Bắc Việt huy động hàng nghìn xe máy ủi, hàng vạn bộ đội, công nhân, thanh niên xung phong, dân công .. ngày đêm phá núi san đèo, xây cống, lắp đường, dựng cầu.. đường rộng 8 m.. xe vận tải cỡ lớn chạy hai chiều được, ngày đêm chở hàng trăm nghìn tấn đạn dược quân nhu cho chiến trường. Bắc Việt đã xử dụng 16,000 xe vận tải để chuyên chở binh khí, kỹ thuật, đạn dược, lương thực chuẩn bị cho chiến trường miền Nam trong hai năm 1973 và 1974. Chiều dài toàn bộ hệ thống chiến lược Trường Sơn tới 1975 là 16,000 km gồm 5 hệ thống đường trục dài 5,500 km, 21 đường trục ngang dài 1,020 km, một đường hệ thống dẫn dầu dài 5000 km.

Ngày 22-5-1974 Hạ Viện Mỹ phủ quyết đề nghị gia tăng quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa. Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện đề nghị 1 tỷ 4, tới 23-9-1974 Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ đồng thanh chấp thuận Quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa là 700 triệu như vậy từ 1-7-1974 VNCH chỉ nhận được một nửa số quân viện cần thiết, trong số 700 triệu này thì 300 triệu đã được dùng để trả lương cho nhân viên cơ quan tùy viện quân sự DAO của Hoa Kỳ.

Tướng Nga Kulikov, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng tới Hà Nội xúi giục Bắc Việt tấn công xâm chiếm Miền Nam và hứa giúp thêm vũ khí đạn dược. Cuối tháng 10-1974 Bộ Chính Trị Bắc Việt quyết định kế hoạch tác chiến năm 1975.

“Quyết tâm chiến lược của Bộ chính trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: Năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam”

(Văn Tiến Dũng , Ðại Thắng Mùa Xuân trang 29).

Trong khi ấy vì tin tức tình báo của ta yếu kém, Tổng Thống Thiệu không có một nhận định nào rõ ràng về lực lượng cũng như kế hoạch sắp tới của địch. Ngày 9 và 10 tháng 12 năm 1974, vài hôm trước khi Việt Cộng tấn công Phước Long, tại dinh Ðộc Lập trong một phiên họp Hội đồng Tướng lãnh và các vị Tư lệnh quân khu, TT Thiệu cho biết trong năm 1975 Việt Cộng có thể đánh với qui mô lớn nhưng không bằng năm 1968 và 1972, Việt Cộng chưa có đủ khả năng đánh vào các thị xã lớn, dù đánh cũng không giữ được !!! chỉ đánh các thị xã nhỏ như Phước Long, Gia Nghĩa. TT Thiệu cho biết sẽ tăng cường phòng thủ đồng bằng sông Cửu Long và không chú trọng vào Cao Nguyên Quân khu 2. Trong phiên họp này Bắc Việt đã gài được gián điệp nằm vùng (Ðại Thắng Mùa Xuân) để rồi sau đó chúng tăng cường lực lượng chuẩn bị cho cuộc tấn công Quân khu 2 của ta.

Từ tháng 10 năm 1974 Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt đã trình bày kế hoạch tác chiến lên Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương, chúng đã chọn chiến trường Cao Nguyên làm chủ yếu.

“ Khi thảo luận kế hoạch tác chiến chiến lược năm 1975, một vấn đề rất quan trọng nữa cũng được đặt ra là chọn chiến trường chủ yếu ở đâu ? Trên toàn chiến trường miền Nam, địch bố trí lực lượng theo thế ‘mạnh ở hai đầu’. Cụ thể là ở Quân khu 1 tiếp giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, địch có năm sư đoàn chủ lực, ở quân khu 3, trong đó có tuyến phòng thủ ngoài bảo vệ Sài Gòn, địch có 3 sư đoàn chủ lực, nhưng chúng còn có thể sẵn sàng cơ động 1-2 sư đoàn chủ lực trong số 3 sư đoàn ở quân khu 4 về. Còn ở quân khu 2, trong đó có Tây Nguyên, địch chỉ có 2 sư đoàn chủ lực, lại phải rải ra vừa giữ các tỉnh Tây Nguyên, vừa phải bảo vệ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ từ Bình Ðịnh đến Bình Thuận. Nhưng Tây Nguyên là một chiến trường hết sức cơ động, có nhiều thế lợi để phát triển về phía Nam theo theo đường số 14 hoặc xuống phía Ðông theo các đường số 19, 21. Ðịa hình ở đây là cao nguyên, độ cao chênh lệch không đáng kể, tiện việc làm đường, các binh khí kỹ thuật cơ động thuận tiện, phát huy được hết sức mạnh. Tóm lại, đứng về mặt chiến lược đây là một địa bàn hết sức quan trọng.

Hội nghị nhất trí thông qua phương án của Bộ Tổng tham mưu, chọn chiến trường Tây nguyên làm hướng chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và rộng khắp năm 1975”

(ÐTMX trang 24)

Ðại tá Phạm Bá Hoa nói hồi ông học tại trường Ðại Học Quân Sự năm 1960 có được đọc một tài liệu nói “Trong chiến tranh Việt Nam, ai chiếm được cao nguyên miền Trung thì người đó sẽ nắm phần chiến thắng”, Cộng Sản cũng nói ai làm chủ Tây Nguyên thì làm chủ chiến trường. Theo Văn Tiến Dũng, TT Thiệu đã bố trí sai lực lượng, mạnh ở hai đầu (tức Quân khu 3 và Quân khu 1) nghĩa là yếu ở Quân khu 2 nên Bắc Việt chủ trương tấn công Quân khu 2 trước, vả lại nơi đây là vị trí yết hầu. Nhưng cũng một phần vì ông ta không chủ trương giữ Quân khu 2, một vùng cao nguyên cẵn cỗi mà trong thâm tâm đã có ý tưởng bỏ vùng núi rừng miền Trung rút quân về vùng đất mầu mỡ Quân khu 3 và 4 nên đã không tăng cường phòng thủ Quân khu 2.

Sau khi lựa chọn chiến trường Tây Nguyên, Bắc Việt lựa chọn địa điểm tấn công, dưới đây là buổi họp của Quân Uỷ Trung Ương Bắc Việt ngày 9-11-1974.“Ðến cuộc họp của Thường Trực Quân Uỷ, ý định đánh Buôn Ma Thuột mới thật sự rõ nét. Mọi người đều thấy ý nghĩa quan trọng của trận đánh vào thị xã này, nhưng cách đánh để thắng cho nhanh thì còn phải nghiên cứu thực tế tại chỗ mới đi tới quyết định được.


Như thế Bắc Việt đã chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột từ bốn tháng trước ngày tấn công trong khi ta không có một nhận định hoặc tin tức tình báo nào rõ rệt.

Một tháng sau vào ngày 13-12-1974 Bắc Việt đưa ba sư đoàn tấn công Phước Long, đến ngày 7-1 tỉnh này hoàn toàn lọt vào tay địch. Tổng số 4500 binh sĩ, sĩ quan VNCH chỉ còn 850 người sống sót. Tỉnh trưởng Phước Long. Quận trưởng Phước Bình mất tích, 3000 trong số 30,000 dân trốn thoát, một số viên chức hành chánh bị Việt Cộng hành quyết, thất bại tại Phước Long là đương nhiên vì một tiểu đoàn bộ binh và 5 tiểu đoàn địa phương quân không thể chống lại 3 sư đoàn Việt Cộng. Chính phủ VNCH không tăng viện cho Phước Long vì không đủ khả năng thực hiện tiếp tế, cứu viện bằng trực thăng vận từ Biên Hòa. Phước Long nói về kinh tế chính trị kém quan trọng hơn Tây Ninh, Pleiku, Huế… Sự thực chính phủ Thiệu cũng cố tình bỏ rơi Phước Long để chờ Phản ứng của Mỹ. Việt Cộng đánh thăm dò Phước Long xem phản ứng Mỹ, khi thấy Mỹ chỉ phản đối suông thì chúng làm tới.


Sau trận Phước Long ta biết chắc Cộng Sản sẽ đánh lớn tại Cao Nguyên đầu năm 1975 nhưng chưa biết chắc chỗ nào vì chúng nghi binh tối đa, ta không đoán được ý định của địch, theo Tướng Hoàng Lạc trước khi Văn Tiến Dũng vào Nam, Giáp đã dặn dò Dũng phải nghi binh thật nhiều để đánh lạc hướng ta.

Tình hình chính trị quân sự Việt Nam Cộng Hòa 1975 rất là bi đát. Năm 1967 quân phí tại Việt Nam là 20 tỷ Mỹ Kim, năm 1968 lên 26 tỷ, năm 1969 lên 29 tỷ, hai năm 1970, 71 rút xuống còn 12 tỷ mỗi năm Mỹ vì đang rút quân. Khi Mỹ đã rút gần hết chỉ còn 24,200 người trong năm 1972 thì Việt Nam phải một mình gánh vác chiến trường với tiền viện trợ ngày một bị cắt giảm. Năm 1973 viện trợ quân sự là 2,1 tỷ, năm 1974 chỉ còn 1,4 tỷ, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu trong đó 300 triệu để trả lương cho nhân viên DAO của Mỹ. Ðảng Dân chủ nắm đa số tại Quốc Hội Mỹ chủ trương rút quân bỏ Việt Nam không cần đếm xỉa gì tới bạn đồng minh cũng như danh dự cho nước Mỹ. Về tiền nong và thực lực Dân Chủ yếu kém so với Cộng Hòa nên họ chỉ tìm sơ hở của Cộng Hòa để phá phách kiếm phiếu, Dân Chủ thường o bế dân nghèo, giới bình dân khố rách áo ôm, đám trốn quân dịch, phản chiến.. để lấy lòng, họ thắng lợi đúng lúc người dân chống đối chiến tranh Việt Nam dữ dội. Ðảng nọ phá đảng kia, miền Nam Việt Nam chết oan vì bị nằm giữa cái thế trâu bò húc nhau giữa Cộng Hòa, Dân Chủ của nước Mỹ.

Hậu quả của của việc cắt giảm quân viện khiến chúng ta lâm vào tình trạng thiếu hụt, năm 1972 một số lớn xăng dầu đạn dược đã được dốc vào mùa hè đỏ lửa 1972. Việc cắt giảm đưa tới tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của Bộ Tổng tham mưu hậu quả là không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm số giờ bay yểm trợ, huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm 70% . Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 tầu chiến thuyền các loại nằm ụ. Ðạn dược chỉ còn đủ đánh tới tháng 5, tháng 6 -1975, hỏa lực giảm 60%, năm 1972 ta xử dụng 66 ngàn tấn đạn một tháng từ tháng 7-1974 đến tháng 3-1975 ta chỉ còn xử dụng 18 ngàn tấn một tháng, thiếu thuốc men, số tử thương tăng cao, tinh thần xuống thấp. Ngày 9-8-1974 TT Nixon từ chức mang theo những lời hứa hẹn với Tướng Thiệu xuống tuyền đài.

Việt Nam Cộng Hòa nay đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, thù trong giặc ngoài. Ðồng Minh thì phản bội, lãnh đạo đa nghi các phe phái thế lực trong nước thì tha hồ lũng đoạn gây rối làm lợi cho Cộng Sán kẻ thù thừa cơ nước đục thả câu xua đại binh tấn công như vũ bão.

Trước khi vào trận đọ sức quyết liệt chúng tôi xin so sánh lực lượng hai bên.

Quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 có hơn một triệu quân trong đó 40% là chủ lực quân chính qui, 50% là địa phương quân, còn lại là không quân, hải quân, cảnh sát. Lính nhà nghề chỉ có 13 sư đoàn chủ lực và 15 liên đoàn Biệt động quân (tương đương khoảng hơn 2 sư đoàn, trên thực tế một liên đoàn có vào khoảng từ 1000 đến 2000 người). Tổng cộng ta có vào khoảng 15 sư đoàn chính qui (nếu kể cả Biệt động quân). Lực lượng được bố trí toàn quốc như sau.

Quân khu Một: 5 sư đoàn ( 1, 2, 3, Nhẩy Dù, Thuỷ quân lục chiến), 4 liên đoàn Biệt động quân, hơn 400 đại bác, 450 xe tăng thiết giáp, 96 máy bay chiến đấu.

Quân khu Hai: 2 sư đoàn (22, 23), 7 liên đoàn Biệt động quân, 380 đại bác, 470 xe tăng thiết giáp, 138 máy bay chiến đấu.

Quân khu Ba: 3 sư đoàn (5, 18, 25), 4 liên đoàn Biệt động quân, 376 đại bác, 655 xe tăng, 250 máy bay chiến đấu.

Quân khu Bốn: 3 sư đoàn (7, 9, 21) 380 khẩu pháo, 490 xe tăng, 72 máy bay chiến đấu, 580 tầu xuồng các loại.

Tổng cộng ta có 15 sư đoàn chủ lực nếu đem chia cho 44 tỉnh toàn quốc thì trung bình mỗi tỉnh chỉ có một trung đoàn chính qui bảo vệ trong khi địch có khả năng tập trung hằng chục trung đoàn để tấn công một địa điểm vì chúng không phải trải quân giữ đất như ta.

Lực lương chính qui Bắc Việt năm 1975 gồm 4 quân đoàn và đoàn 232 (tương đương một quân đoàn).

Quân đoàn Một: 3 sư đoàn bộ binh 308, 312, 320B, sư đoàn phòng không 327 và các lữ đoàn xe tăng 203, lữ đoàn pháo binh, công binh…

Quân đoàn Hai: 3 sư đoàn bộ binh 304, 324, 325, sư đoàn phòng không 327, và các lữ đoàn xe tăng, pháo binh, công binh…

Quân đoàn Ba:3 sư đoàn bộ binh 10, 316, 320, 2 trung đoàn pháo binh, 2 trung đoàn phòng không, trung đoàn xe tăng, công binh…

Quân đoàn Bốn: 3 sư đoàn bộ binh 6, 7, 341 và các trung đoàn xe tăng, pháo, phòng không…

Ðoàn 232 gồm: 3 sư đoàn bộ binh 3, 5, 9 và sư đoàn đặc công 27. Tổng cộng 16 sư đoàn. Ngoài ra Bắc Việt còn có vào khoảng 15 trung đoàn độc lập tương đương với 4, hoặc 5 sư đoàn, toàn bộ chủ lực quân chính qui của địch vào khoảng 20 hoặc 21 sư đoàn bộ binh gần 300 ngàn người chưa kể khoảng 20 trung đoàn pháo binh, thiết giáp và phòng không, công binh. Năm 1974 Bắc Việt có vào khoảng từ 500 ngàn cho tới 570 ngàn quân, Bắc Việt có thể huy động 1 triệu 600 ngàn du kích để phòng thủ bờ biển, phòng không…

Hơn 80% bộ binh chính qui Bắc Việt đã có mặt tại miền Nam đầu năm 1975, chúng để lại 3 sư đoàn của Quân đoàn 1 tại miền Bắc làm lực lượng tổng trừ bị sau khi Quân khu 2 và 1 của ta sụp đổ, Bắc Việt đưa hết cả 3 sư đoàn vào Nam. Năm 1976 báo Quân đội nhân dân Cộng Sản tiết lộ vũ khí đạn dược của địch năm 1975 gấp 3 lần năm 1972, có lẽ Việt Cộng phóng đại lên, chắc chỉ bằng 2 năm 1972 thôi. Về Pháo binh và thiết giáp người ta ước lượng không chính xác Bắc Việt đưa vào Nam khoảng 500 khẩu trọng pháo và 500 xe tăng. Về xe tăng và pháo binh, ta trội hơn địch về số lượng nhưng về mặt phẩm thì ta không bằng, thiết giáp của ta gồm M-113, M-41 và M-48, chỉ có M-48 mới tương đương với chiến xa T 54 của địch. Ðại bác 130 ly của Việt Cộng có tầm viễn xạ tối đa 27 cây số trong khi đại bác 105 ly và 155 ly của ta chỉ bắn tối đa được 11 và 15 cây số.

So sánh với tình hình năm 1972 ta thấy năm 1975 quả là bi đát, năm 1972 lực lượng địch chỉ có 10 sư đoàn, ta có đầy đủ tiếp liệu đạn dược, lại được Mỹ yểm trợ B52 trải thảm tối đa, nhưng đến năm 1975 đạn dược nhiên liệu thiếu hụt, lực lượng địch tăng lên gấp đôi khoảng 20 sư đoàn, ta lại không được B52 yểm trợ oanh tạc. Về chiến thuật chiến lược cả hai bên vẫn y như cũ, Cộng quân vẫn là tiền pháo hậu sung, công đồn đả viện, lấy thịt đè người… nói chung không có gì mới lạ, chúng có ưu thế hơn ta trong sự lựa chọn chiến trường, luôn luôn ở thế tấn công đúng theo nguyên tắc quân sự Lenine, chủ động tiến công tiêu diệt địch, phòng ngự là con đường chết của vũ trang khởi nghĩa. Phía ta vẫn là trãi quân giữ đất, vẫn theo chính sách đóng đồn cũ rích có từ thời ông Ðờ Lát năm 1950.

Quân khu 2 gồm 12 tỉnh, diện tích rộng lớn nhất bằng gần một nửa Việt Nam Cộng Hòa mà chỉ có 2 sư đoàn bộ binh và 7 liên đoàn Biệt động quân, toàn bộ tương đương với hơn ba sư đoàn, khoảng hơn 10 trung đoàn, tính trung bình một tỉnh chưa được một trung đoàn chủ lực bảo vệ, là nơi yếu thế nhất đã được Việt Cộng chiếu cố tấn công. Quân khu 2 dân số trên 3 triệu gồm các tỉnh Cao nguyên Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Lâm Ðồng, Quảng Ðức, Phú Bổn, Tuyên Ðức, phía Ðông là các tỉnh duyên hải gồm Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận… có 3 thành phố chính là Nha Trang, Qui Nhơn, Tuy Hòa, dân số tại đây thưa thớt hơn các quân khu khác.

Tư lệnh quân đoàn Thiếu tướng Phạm văn Phú, Tư lệnh phó Chuẩn tướng Trần văn Cẩm, Chuẩn tướng Lê Văn Thân Tham mưu trưởng. Tại Ban Mê Thuột chủ lực quân của ta chỉ có 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 53 đóng tại phi trường Phụng Dực, theo một tài liệu Mỹ lực lượng ta tại Ban Mê Thuột gồm 4,000 người nhưng trong đó phần nhiều là địa phương quân, cảnh sát.


Bản đồ Thị xả Ban Mê Thuột

Lực lượng Cộng quân tại Quân khu 2 gồm 3 sư đoàn 10, 320, 968 phụ trách Cao Nguyên, sư đoàn 3 phụ trách Vùng duyên hải, cuối tháng 12 -1974 Bắc Việt cho tăng cường sư đoàn 316 từ Nghệ An vào để đánh Ban Mê Thuột, ngoài ra còn 15 trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh. .. tổng cộng từ 75 cho tới 80 ngàn người. Bắc Việt đã được Nga viện trợ cho nhiều vũ khí tối tân, xe tăng T55, T59, T54, ngoài ra Việt Cộng còn được trang bị nhiều hỏa tiễn tầm nhiệt hiện đại để chống máy bay. Vì Việt Cộng tập trung lực lượng tại khu vực chủ yếu nên bộ binh địch trội hơn ta gấp 5 lần, xe tăng coi như ngang nhau, pháo binh gấp 2 ta. Tư lệnh mặt trận Trung Tướng Hoàng Minh Thảo, chính ủy Ðại tá Nguyễn Hiệp, Tư lệnh phó Thiếu tướng Vũ Lăng.

Ngày 5-2-1975 Văn Tiến Dũng từ phi trường Gia Lâm đáp máy bay xuống Ðồng Hới rồi vào Quảng Trị, tới sông Bến Hải, hắn đi xuồng máy tới Bộ chỉ huy chiến dịch tại phía Tây Gio Linh để điều động toàn bộ chiến dịch.

Tại Ban Mê thuột chủ lực quân của Việt Cộng theo một tài liệu Mỹ là 25 ngàn người gấp 6 lần phía ta. Ban Mê Thuột là tỉnh lỵ của Darlac, dân số 250 ngàn người gồm Kinh, thượng, Tầu và các chủ đồn điền Pháp và Ý. Bắc Việt đưa kế hoạch tấn công bất ngờ và đông đảo, nghi binh tối đa, chúng vờ đánh Pleiku để nhử ta lên giải tỏa rồi cắt các đường dẫn đến Ban Mê Thuột, chiếm phi trường sau cùng ba mặt giáp công. Bắc Việt dùng các trung đoàn, sư đoàn cắt các đường giao thông 19, 14, 21 nghi binh thu hút quân đội VNCH về phía Bắc để tấn công Ban mê Thuột. Chúng không để sẵn ở vị trí xuất phát tấn công mà tập kết từ xa vận động đến, bỏ qua vòng ngoài bất ngờ thọc sâu vào thị xã phối hợp với lực lượng đặc công đã có sẵn trong thị xã, rồi từ đó đánh ra ngoài, chúng không đánh theo lối bóc vỏ.

Ngày 1-3-1975 sư đoàn 968 Bắc Việt chiếm đồn bót gần Thanh An, pháo kích phi trường Cù Hanh, Pleiku. Ngày 3-3 trung đoàn 95 Việt Cộng và sư đoàn 3 ngăn chận quốc lộ 19 tại An Khê. Ngày 5-3 trung đoàn 25 Việt Cộng cắt Quốc Lộ 21 giữa Phước An và Khánh Dương, cắt đường Nha Trang – Ban Mê Thuột. Tướng Phú cho tăng cường trung đoàn 45 tại Thanh An và cho 2 tiểu đoàn Biệt động quân và thiết giáp giải tỏa quốc lộ 19. Ngày 7-3 sư đoàn 320 Việt Cộng chiếm Thuần Mẫn, ngày 9-3 sư đoàn 10 tấn công Ðức Lập, Quảng Ðức, căn cứ núi lửa và 23 bị tràn ngập, như thế Việt Cộng cô lập Ban Mê Thuột cả Bắc và Nam mà Tướng Phú vẫn cho là địch sẽ đánh Pleiku, ông lại nghĩ chúng nghi binh vờ đánh Ban Mê Thuột. Tuy nhiên theo đề nghị của Bộ tư lệnh Quân đoàn ông đã cho trực thăng vận 2 tiểu đoàn Biệt đông quân thuộc liên đoàn 21 từ Kontum đến Buôn Hô cách 30 km ở phía Bắc Ban Mê Thuột.

Sự sai lầm của tướng Phú đã được Việt Cộng khai thác triệt để.

“Từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 9 tháng 3 năm 1975, trước khi tiến công vào Buôn Ma Thuột, ta triển khai thế chiến dịch, thu hút sự chú ý của địch về hướng Công tum, Plây cu, cắt các đường, cô lập mục tiêu chủ yếu. Cho nên đến lúc ta sắp nổ súng đánh vào Buôn Ma Thuột, địch mới biết. Chúng báo động và muốn tăng cường lực lượng nhưng không kịp nữa rồi, lực lượng đã bị căng giữ ở các nơi khác”

(ÐTMX trang 90)

Hai giờ sáng ngày 10-3 đặc công Việt cộng trong thị xã đột nhập phi trường phá huỷ một máy bay, 3 sư đoàn 316, 10, 320 gồm ba mũi tấn công Ban Mê Thuột phối hợp với đặc công đã nằm trong thị xã. Chúng pháo kích ầm ầm như phong ba bão táp vào các vị trí của ta rồi đưa xe tăng, xe kéo pháo, phòng không, quân xa.. ồ ạt tiến về thị xã từ xa, lần đầu tiên Việt Cộng đánh trận bằng xe hơi. Trong một đêm chúng đã đưa được một lực lượng đông đảo 12 trung đoàn gồm 9 trung đoàn bộ binh và các trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không..vào trận địa đúng thời gian. Ðịch bỏ qua các đồn bót dọc đường, tiến về thị xã, bắc phà cho cả đoàn xe vượt sông Sê Rê Pốc, các mũi tiến công đã tiến vào đúng thời gian. Chúng chia làm 3 mũi tấn công, mũi thứ nhất đánh trại Mai Hắc Ðế, cánh thứ hai đánh phi trường Phụng Dực (có 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 53), 4 xe tăng bị bắn cháy, 200 Việt Cộng bị hạ, cánh thứ ba đánh phi trường L19, khi tiến vào thị xã 11 xe tăng đã bị lính địa phương quân Tiểu Khu DakLak của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật bắn cháy.


Vào buổi chiều Việt Cộng chiếm được một nửa thành phố, địa phương quân nghĩa quân và cảnh sát vẫn chiến đấu anh dũng tại nhiều nơi. Tướng Phú cho trực thăng vận Liên đoàn 21 Biệt động quân vào Buôn Hô hành quân vào thị xã tiến chiếm tiểu khu Ban Mê Thuột nhưng liên đoàn không đạt được mục tiêu vì sự điều quân vị kỷ của Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh sư đoàn 23, ông điều động Liên đoàn rút về phi trường L19 để bảo vệ gia đình mình đang kẹt tại sân bay để ông đưa trực thăng xuống bốc đi.

Sáng 11-3 không quân oanh tạc lầm vào Bộ Chỉ Huy của Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột, đứt liên lạc với quân đoàn 2. Bắc Việt cho tăng cường sư đoàn 320 tiếp tục tấn công phi trường Phụng Dực, Trung đoàn 53 cầm cự đến ngày 17 -3 thì chấm dứt, Phạm Huấn cho biết họ chiến đấu anh dũng tới người cuối cùng, nhưng cũng có tài liệu cho biết một số ít thoát ra khỏi vòng vây chạy vào rừng thoát thân. Quân đội trú phòng chiến đấu rất anh dũng nhưng không thể nào chống lại lực lượng quá đông đảo của địch.

Ngày 11-3 Bộ Tư Lệnh sư đoàn 23 lập kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột.

- Trung đoàn 45 được trực thăng vận từ đèo Tử Sĩ đến quận Phước An để tiến vào hướng đông thị xã.

- Liên đoàn 7 Biệt động quân được không vận từ Sài Gòn ra thay trung đoàn 44, trung đoàn này sẽ được trực thăng vận tới Phước An.

Ngày 13-3 Trung đoàn 45 tiến về Ban Mê Thuột bị chận đánh cầm chân tại vòng đai thị xã, Liên đoàn 21 Biệt động quân bị đánh bật ra khỏi phi trường L19, cuộc trực thăng vận Trung đoàn 44 bị hủy bỏ, pháo binh chỉ còn hai khẩu 105 ở Phước An, không quân gặp nhiều khó khăn vì Việt Cộng xài hỏa tiễn tầm nhiệt S-7, đến ngày 15-3 Tổng thống Thiệu hủy bỏ kế hoạch tái chiếm và cho lệnh rút khỏi Phước An. Trung đoàn trưởng trung đoàn 44 thất vọng nói “không có một hy vọng nào giải cứu Ban Mê Thuột”. Cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột thất bại vì ta không đủ lực lượng vả lại các đường dẫn vào Ban Mê Thuột đã bị địch cắt hết.

Việt Cộng cho biết đã chiếm được 24 xe tăng, 355 xe cộ các loại, phá huỷ gần 400 xe cộ, chiếm được 3,200 tấn đạn dược, hàng triệu lít nhiên liệu, phá hủy bắn rơi 50 phi cơ, chiếm được 3200 súng các loại, 42 khẩu pháo và súng cối.

Việt Cộng lấy được nhiều chiến lợi phẩm của ta, chúng nói

“Các đơn vị của ta còn sung sức, lực lượng hậu cần tiêu hao rất ít mà lại còn được bổ sung bằng phần lấy của địch”

( ÐTMX trang 80)

Cục trưởng hậu cần Ðinh đức Thiện khoe khoang.

“Khi bàn đến tình hình lương thực, đạn dược, đồng chí Ðinh Ðức Thiện xoè hai bàn tay ra rồi vui vẻ nói.

- Bỏ một vốn không phải bốn lời mà đến 10 lời rồi đó. Ta còn đủ, còn nhiều, không những đủ dùng cho đến mùa mưa mà còn đủ cho cả mùa khô năm sau. Xe của ta, đạn của ta cũng còn nhiều mà xe, đạn của địch trong kho Mai Hắc Ðế ở Buôn Ma Thuột cũng lấy được nhiều”

(Ð TMX trang 80)

Hậu quả của trận Ban Mê Thuột không thể lường trước được.

Một ngày sau khi Việt Cộng tấn công Ban Mê Thuột, Tổng Thống Thịêu mở phiên họp tại Dinh Ðộc Lập ngày 11-3 gồm Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Ðặng Quang, phụ tá an ninh Quốc Gia. Nội dung nói về kế hoạch di tản Quân khu 1 và 2 về giữ Quân khu 3 và 4 và chỉ giữ một phần duyên hải vùng 2 vì không đủ lực lượng. Ngày 14-3 trong một phiên họp tại Cam Ranh với Hội đồng tướng lãnh (Phạm Huấn gọi là Tập đoàn tướng lãnh) quyết định di tản toàn bộ chủ lực quân quân đ#273;oàn 2 về duyên hải qua tỉnh lộ 7B.

Trận Ban Mê thuột mở màn cho giai đoạn chót của cuộc chiến tranh Việt Nam. Việt Cộng có yếu tố bất ngờ, bảo mật. Ban mê Thuột không thuận lợi cho phòng thủ. Từ tháng 2-1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã báo cáo tin tức cho thấy Việt Cộng chuẩn bị đánh Ban Mê thuột do tù binh, hồi chánh viên khai báo kế hoạch của địch. Khi Tổng thống Thiệu đến ăn Tết với Trung đoàn 44, Trung tá trưởng phòng 2 sư đoàn 23 đã trình lên Tổng Thống, ông bèn lệnh cho Tướng Phú điều sư đoàn 23 trở lại Ban Mê Thuột, Tướng Phú tin Việt Cộng đánh Pleiku, chúng giả vờ nghi binh tại Ban Mê Thuột. chúng ta không bị bất ngờ khi Việt Cộng tấn công Ban mê Thuột, ông Cao văn Viên đã được thông báo cho biết kế hoạch đánh Ban Mê thuột, Tướng Viên đã bàn với Tướng Thiệu, Phú về kế hoạch phòng thủ Ban Mê thuột. Tướng Phú cứ nhất quyết ông nắm vững tình hình, địch sẽ đánh Pleiku, sự thực ông đã mắc kế nghi binh của Việt Cộng.

“Ðịch vẫn chú ý phòng thủ Bắc Tây nguyên hiều hơn. Ta lại tăng cường hoạt động nghi binh: huy động nhân dân vùng giải phóng ở Công tum và Plây cu rầm rập kéo đi làm đường, chữa đường….

Ngày 1 tháng 3, sư đoàn 968 diệt hai đồn trên đường số 19… Ðịch lại càng khẳng định ta chuẩn bị địa bàn để đánh Plây cu. Chúng vội điều trung đoàn 45 từ Thuần Mẫn lên Thanh An ngày 3 tháng 3. Thấy địch đã ‘mắc câu’, tôi nhắc đồng chí Hoàng Minh Thảo chỉ thị cho sư đoàn 968 đánh mạnh hơn nữa, tăng thêm đạn lớn cho sư đoàn bắn vào sân bay Cù Hanh và dặn đồng chí Thanh Sơn, sư đoàn trưởng, là phải thực hiện ‘đánh một la mười’.

….Phạm văn Phú càng cố sống cố chết tăng cường phòng thủ Bắc Tây nguyên, chủ yếu là Plây cu. Hắn tung các liên đoàn Biệt động quân 4 và 6 thọc ra phía Tây Bắc Công tum và Tây bắc Plây cu để tìm sư đoàn 10 và sư đoàn 320…

( ÐTMX trang 59).

Như thế ta thấy Việt Cộng cười Tướng Phú vì ông mắc mưu kế nghi binh của chúng!

Yếu tố bất ngờ của Ban Mê Thuột cũng như Tết Mậu Thân ở chỗ không ai tiên đoán được tầm mức rộng lớn của nó, Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 không thể ngờ được Bắc Việt đã tung vào chiến dịch đến 5 sư đoàn, điều này cũng chứng tỏ tin tức tình báo của ta thật là yếu kém, đã không đánh giá đúng mức lực lượng địch và quá khinh địch. Yếu tố địa hình Ban Mê Thuột không có chướng ngại thiên nhiên như Kontum để trì hoãn sự tiến quân của Việt Cộng, diện tích rộng hơn Kontum Pleiku nhiều, Ban Mê Thuột trên thực tế không có vòng đai phòng thủ liên tục, quá nhiều đồn điền san sát nhau,Việt Cộng có thế lợi dụng ngụy trang. Những cánh rừng già phía Tây Bắc đã được công binh Việt Cộng chuẩn bị sẵn.

Tai Ban mê Thuột tấn công bằng chiến xa rất khó, Pleiku với những đồi thoai thoải dễ hơn nhưng Cộng Sản đã cho công binh dọn đường trước, chúng cưa 2 phần 3 các gốc cây lớn, cây không đổ, máy bay thám thính ở trên cao nhìn xuống không thấy dấu hiệu gì, Việt Cộng có tài ngụy trang rất khéo ngay từ thời chiến tranh Việt Pháp 1947-1954 cũng vậy. Khi mặt trời lặn chiến xa cứ việc ủi sập cây mà tiến vào thị xã dễ dàng. Hai giờ sáng Việt Cộng pháo ầm ầm vào thị xã như vũ bão để che lấp tiếng động cơ xe chạy, đến 7 giờ xe tăng Việt Cộng đã vào trong thành phố.

Tướng Phú mới lên tư lệnh quân đoàn có vài tháng nên không nắm vững tình hình cho lắm, không có uy tín với Bộ Tổng tham mưu. Tướng Phú nhậm chức Tư lệnh quân khu ngày 5-11-1974 do Phó Tổng Thống Trần văn Hương đề nghị thay thế Tướng Nguyễn Văn Toàn bị kết án cáo tham nhũng, ông không do Tổng tham mưu trưởng đề nghị nên trước khi ra đơn vị, lên trình diện Bộ Tổng tham mưu đã không được Tướng Cao văn Viên tiếp. Theo Phạm Huấn Quân đoàn 2 lủng củng nội bộ, nhiều sĩ quan cao cấp tại Quân đoàn vô kỷ luật, bất mãn không hợp tác với tướng Phú, ông mới nhậm chức chưa đủ thời gian nắm vững tình hình. Ngoài ra 2 tháng trước khi xẩy ra trận Ban Mê Thuột, quân số Quân đoàn 2 không tới 70%, Tham mưu trưởng với Bộ tham mưu bất hợp tác, hai tướng phó tư lệnh hữu danh vô thực, các đơn vị chỉ phòng ngự mà không có một cuộc hành quân thăm dò nào để tìm diệt địch.

Nhiều người qui trách nhiệm cho Tướng Phú đã để mất Ban Mê Thuột, Phạm Huấn cho rằng ông không đủ khả năng nắm giữ một quân đoàn. Mặc dù đã có tin tức tình báo cho hay Việt Cộng sẽ đánh Ban Mê Thuột, ngay cả Ðại tướng Viên và ông Thiệu đã nhắc nhở Tướng Phú coi chừng Việt Cộng tấn công Ban mê Thuột nhưng ông vẫn nói mình nắm rất vững tình hình, vẫn một mực tin rằng chúng sẽ đánh Pleiku, không ai cản được ông vì đã hoàn toàn mắc lừa kế nghi binh của địch.

Tuy nhiên trách nhiệm của Tướng Phú chỉ có một phần nào thôi, đó cũng chỉ là sai lầm về chiến thuật. Như chúng tôi đã trình bầy ở trên tại Quân khu 2 lực lượng địch quá mạnh, chúng đã tung vào chiến dịch Tây nguyên tới 5 sư đoàn trong khi ta chỉ để 2 sư đoàn chủ lực và 7 liên đoàn Biệt động quân. Dù biết trước Ban mê Thuột bị tấn công mà tăng cường yểm trợ cũng vẫn thua vì ta chỉ có thể tăng cường cho mặt trận tối đa một, hai trung đoàn và một vài liên đoàn biệt động quân, không đủ sức chống lại 12 trung đoàn của địch vả lại chúng có khả năng tung thêm vào mặt trận một sư đoàn nữa nâng tổng số lực lượng lên tới 15 trung đoàn, một lực lượng khủng khiếp.

Văn Tiến Dũng nói

“Nếu địch đã tăng cường thêm được lực lượng và đề phòng rồi thì ta sẽ đánh theo phương án thứ hai. Như vậy, có thể có khó khăn hơn nhưng nhất định cũng phải thắng”

(ÐTMX trang 53)

Bắc Việt tung vào trận địa 3 sư đoàn chủ lực toàn bộ lực lượng vào khoảng 25 ngàn người, gấp 6 lần lực lượng trú phòng (khoảng 4000). Chủ lực quân ta chỉ có hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn 53 còn lại là địa phương quân, cảnh sát, lực lượng đã quá chênh lệch địch lại đánh lén, đánh trộm thì chúng phải dành chắc phần thắng trong tay. Sự thất thủ của Ban Mê Thuột là chuyện đương nhiên dù biết trước phòng thủ cũng vẫn thua, nhưng nếu biết trước và tăng cường yểm trợ để gây tổn thất nặng nề cho địch thì có thể chúng ta sẽ có một kết cục tươi sáng hơn và giảm bớt áp lực địch tại các mặt trận khác hy vọng không đưa tới tình trạng hốt hoảng hỗn loạn dây chuyền đưa tới sụp đổ tan tành.

Tuy nhiên sai lầm của Tướng Phú chỉ là phương diện chiến thuật, Ban Mê Thuột mất vì tại Quân khu 2 ta không đủ lực lượng chống lại áp lực địch, ta không đủ lực lượng vì cấp lãnh đạo của ta đã sai lầm về chiến lược, đã bố trí sai lực lượng như Tướng Việt Cộng Văn Tiến Dũng đã nói ở trên.

“Thế địch đã suy yếu, chúng lại phạm sai lầm lớn về chiến lược trong việc đánh giá ta, dẫn tới những những kế hoạch bố trí lực lượng sai và chủ trương tác chiến sai, báo hiệu một thất bại lớn đang đến với chúng”

(ÐTMX trang 42).

Ta bố trí sai ở chỗ mạnh hai đầu, có nghĩa là để Quân khu 1 và Quân khu 3 mạnh, Quân khu 2 ở giữa yếu là nơi địch chủ trương tấn công toàn diện. Sự bố trí các quân khu đã có từ mấy năm trước cho đến 1975 ta vẫn chưa thay đổi việc bố phòng cho phù hợp với tình hình mới. Quân khu 1 ta để 5 sư đoàn chủ lực, 4 liên đoàn Biệt động quân, hơn 400 đại bác, 450 xe tăng, 96 máy bay chiến đấu, Quân khu 3 ta để 3 sư đoàn chủ lực, 4 liên đoàn Biệt động quân, 370 đại bác, 655 xe tăng và 250 máy bay chiến đấu, trong khi đó Quân khu 2 ta chỉ để 2 sư đoàn bộ binh, 7 liên đoàn Biệt động quân 380 đại bác, 480 xe tăng, 138 máy bay chiến đấu. Người chịu trách nhiệm nhiều nhất là Tổng Tư Lệnh quân đội Nguyễn văn Thiệu và kế đó Tổng tham mưu trưởng Cao văn Viên, vì bố trí sai lực lượng nên quân Khu 2 đã không đủ sức chống lại áp lực địch đưa tới sự thất thủ Ban MêThuột nhanh chóng, chỉ trong một ngày trời địch đã làm chủ tình hình tại một thị xã rộng lớn.

Suốt ba trận Tổng công kích lớn từ Mậu thân 1968, đến mùa hè đỏ lửa 1972 và Trận chiến quyết định 1975, Quân khu 4 là nơi cường độ tấn công của Việt Cộng được coi là nhẹ nhất, lực lượng địch tại đây được ước lượng vào khoảng hơn 6 trung đoàn, so với các Quân khu khác chúng không có nhiều vũ khí tối tân như xe tăng , đại bác, phòng không… tại đây Việt cộng có nhiệm vụ đánh quấy phá cầm chân chủ lực quân của ta để dễ bề tung hoành tại chiến trường miền Trung. Ðịa phương quân của ta tại Quân khu 4 với tổng số trên 200 ngàn người là lực lượng địa phương đông đảo nhất, chiếm 40% tổng số địa phương quân toàn quốc, đã thế ta lại bố trí thêm 3 sư đoàn chủ lực ( sư đoàn 7, 9, 21), có thể nói đó là một sự phí phạm nhân lực trong khi tại các Quân khu 1 và 2 chiến trường thật sôi động đang rất cần sự tăng cường lực lượng.

Trong khi Quân khu 2 và 1 bị Việt Cộng vây hãm, tấn công tơi bời, mà ta vẫn không chịu rút bớt quân từ Vùng 4 để yểm trợ cho chiến trường sôi động, đúng là “cám treo heo nhịn đói”. Thậm chí cho tới khi Sài Gòn sắp chết đến tận cổ rồi ta vẫn không chịu đưa quân từ Vùng 4 lên tiếp ứng cứu nguy, vẫn “giữ khư khư như từ giữ oản” cả 3 sư đoàn, lúc Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng thì Quân khu 4 với 3 sư đoàn chính qui, 200 ngàn địa phương quân… vẫn còn nguyên vẹn, cho tới nay vẫn không thấy Bộ Tổng tham mưu hoặc giới hữu trách có một lời giải thích nào nghe được.

Ngoài ra, trong phiên họp với các tướng lãnh ngày 9 và 10 tháng 12 -1974 tại dinh Ðộc lập, TT Thiệu cho biết sẽ tăng cường bảo vệ Quân khu 4 chứ không yểm trợ quân khu 2, Bắc Việt đã gài gián điệp lấy được tin quan trọng này và đã tăng cường cho mặt trận Tây nguyên, một phần Ban Mê Thuột thất thủ vì tình báo gián điệp. Ta phải công nhận tin tình báo của ta yếu kém nên không nhận định rõ lực lượng địch, ông Thiệu đã tỏ ra khinh địch khi cho rằng Bắc Việt không đủ khả năng tấn công vào các thành phố lớn như năm 1972. Trong chiến tranh, tin tình báo là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, ta thiếu tin tình báo nên đã đưa tới đưa tới thảm bại trong cuộc chiến một mất một còn này.



Chúng ta có thể kết luận Ban Mê Thuột thất thủ vì những nguyên nhân chính sau đây.

- Sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ

- Sai lầm về chiến lược, ta bố trí sai lực lượng, người chịu trách nhiệm nhiều nhất là Tổng tư lệnh Nguyễn văn Thiệu và Tổng tham mưu trưởng Cao văn Viên.

- Tin tức tình báo của ta yếu kém, khinh địch và đánh giá sai thực lực đối phương.

- Sự sai lầm của Tướng Phú khi cho rằng Bắc Việt tấn công Pleiku trước, ông đã hoàn toàn mắc lừa kế nghi binh của địch.

Những sai lầm, những yếu kém của ta không phải đã được tạo lên một sớm một chiều mà thực ra lãnh đạo của ta đã không có một kế hoạch nào đáng kể khả dĩ ngăn chặn, đương đầu với âm mưu thâm độc của đối phương từ những năm trước khi xẩy ra trận đọ sức quyết liệt này. Ta đã quá ỷ lại vào sự can thiệp của Mỹ, quá ỷ lại và tin tưởng vào người bạn Ðồng Minh để rồi khi họ đã trắng trợn phản bội, phủi tay ra đi, ta đã trở thành người chết đuối không còn một mãnh ván, mảnh thuyền nào để mà bám víu.

Trận Ban Mê Thuột đã đưa tới sụp đổ Quân đoàn 2 và những sụp đổ kế tiếp lớn lao hơn thế, đó là một khúc quành trong cuộc chiến tranh dài nhất của Thế Kỷ.

Trọng Ðạt

Tài Liệu tham khảo.
Nguyễn Ðức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Nguyễn Ðức Phương: Những Trận Ðánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Ðại Nam.

Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.

Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Toà Bạch Ốc, (Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975) Tiếng Quê Hương 2006.

Nguyễn Tiến Hưng: Khi Ðồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản, 2005.

Văn Tiến Dũng: Ðại thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HàNội 2005.

Dương Ðình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005.

Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990.

Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing.

The Word Almanac Of The Viet Nam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1958.

Stanley Karnow: Viet Nam, A History, A Penguin Books 1991.

Marilyn B. Yuong, John J. Fitzgerald, A. Tom Grunfeld: The Viet Nam War, A history in documents, Oxford University Press 2002.

Trần Việt Ðại Hưng: Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam 1975, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2002.

Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Ðỏ, Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas số 7-10-2005.

Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam: Người Việt Dallas 21-6-2006 (vô danh)

Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Trần Ðỗ Cung dịch, Người Việt Dallas số 26-4-2006.

Trần Gia Lương: Một Cái Nhìn Về Tướng Phạm Văn Phú, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2004

Tú Gàn: Trở Lại Trận Ban Mê Thuột, Sài Gòn Nhỏ Dallas Tháng 4-2005.

Trung Tướng Lữ Lan: Cuộc Chiến Ba Mươi Năm Nhìn Lại Từ Ðầu, Sài Gòn nhỏ Dallas 28-4-2006
NGÀY THỨ 1 (TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM 1975 MẤT NƯỚC)

NGÀY 10-3-1975 - Ban Mê Thuột – Ngày đầu cuộc chiến

Tác giả/Nhân vật: Nguyễn Định

Phần I

Cho đến hôm nay tôi vẫn chưa sao quên được Ban Mê Thuột và bao kỷ niệm yêu dấu của tuổi ấu thơ trên thành phố nhỏ bé này, mà đặc biệt là Ban Mê Thuột với nỗi kinh hoàng của đêm ngày 9 tháng 3/1975, đêm đen hãi hùng của chiến tranh và lửa đạn.

“Ai chiếm được Ban Mê Thuột, kẻ đó làm chủ chiến trường.” Tôi không còn nhớ ai đã nói câu này, nhưng Ban Mê Thuột quả thật có một vị trí chiến lược vô cùng trọng yếu đối với miền cao nguyên, vì lãnh thổ của tỉnh Darlac, mà Ban Mê Thuột là thị xã, nằm trên Quốc Lộ 14, chạy dài từ phía Nam là tỉnh Quảng Đức, nối tiếp với Vùng 3 Chiến Thuật. Phía Bắc là tỉnh Phú Bổn chạy dài đến Pleiku. Phía Tây là một dãy rừng già tiếp giáp với biên giới của các nước láng giềng (ngã 3 biên giới). Từ khu vực phía tây, một nhánh sông Serepok bắt nguồn từ Cam Bốt chạy xuyên Ban Mê Thuột cắt Quốc Lộ 14 ở phía Nam thị xã 14 km (cầu 14).

Tất cả những điểm đặc biệt của địa hình này đã tạo nên một ưu thế cho chiến tranh du kích. Hơn thế nữa, Đông Bắc thị xã Ban Mê Thuột là Quận Phước An, quận cuối cùng của tỉnh Darlac, mà cũng là gạch nối giữa vùng cao nguyên và miền duyên hải qua cửa ngỏ Khánh Dương, Nha Trang bằng Quốc Lộ 21. Cho nên, nếu nói Ban Mê Thuột là cái rún của vùng cao nguyên qủa thật không phải là quá đáng.



Tửu gia Mỹ Hương

Ban Mê Thuột cũng là cái nôi kinh tế của miền đất đỏ. Nếu nói tới cây thông Đà Lạt, hay trà ở B’lao, thì nhất định phải nói tới cà phê Ban Mê Thuột và những dãy đồn điền cao su hàng chục ngàn mẩu. Rừng là tài nguyên vô cùng quý của quốc gia. Ban Mê Thuột là nơi tàng trữ và sản xuất các loại cây, gổ quý như cẩm lai, cà te, gụ, lim, sên sên, cây dầu, cà chích, bằng lăng… nên đã trở thành trung tâm khai thác lâm sản bậc nhất trên toàn quốc, và đã nuôi sống không biết bao nhiêu ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân thời bấy giờ.

Với bốn quận gồm Lạc Thiện (nằm ở hướng Đông), Phước An (hướng Đông Bắc), Buôn Hô (Bắc) và Ban Mê Thuột là quận châu thành, và dân số toàn tỉnh có khoảng 150 ngàn, mà thị xã Ban Mê Thuột chiếm 60 ngàn, gồm cả Kinh lẫn Thượng. Người Thượng với nhiều sắc dân như Ê Đê, Bana, H’mong… và với 15 trường trung học và tiểu học như Bồ Đề, La San, Hưng Đức, Vinh Sơn, Bán Công (sau này đổi lại thành trường Tỉnh Hạt), Trung Học Tổng Hợp (công lập), Trung Học Nông Lâm Súc, Trung Học Sư Phạm Cao Nguyên… Tám mươi phần trăm dân số sống bằng nghề trồng ngũ cốc và cây kỹ nghệ cà phê, cao su, tiêu, ca cao. Người Thượng theo tập tục Cúng Dàng, người Kinh là tín đồ của các tôn giáo như Phật, Thiên Chúa, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo và cũng như thờ cúng Ông Bà.

Điểm đặc biệt của thị xã này là những thắng cảnh rất nổi tiếng và nên thơ như Vườn Ương, với dãy rừng Trắc Bá chạy dài theo con lộ từ phi trường dân sự Phụng Dực tới cây số 5, “Thung Lũng Tình Yêu,” “Rừng Chim Chích,” Suối Hẹn Hò,” “Đồi Cỏ Vàng,” “Vườn Mộng,” “Thung Lũng Hồng,” “Thác DraylingŢ để những chiều nhàn rỗi, các đôi tình nhân đem nhau đến vườn mộng ngắm cỏ úa của mùa thu, hay mỗi Hè về, nhìn hoa Phuợng nở trên khuôn viên trường Tổng Hợp, hoặc là đi thăm khu kỹ nghệ cây số 7 để ngâm mình trong suối đá xanh mà ngắm hoa Bằng Lăng, trắng, đỏ, tím, hồng, nở rộ trên những đồi hoang.

Nhưng tất cả những cảnh vật đó, sinh hoạt đó, đã bị vùi chôn và hủy diệt bằng các trận mưa pháo của đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly, chiến xa T-54, và 3 sư đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt vào mùa xuân năm Ất Mão, ngày 10 tháng 3/1975. Ban Mê Thuột, hay “Bụi Mù Trời” đã tan tác hết, phần đất bé nhỏ của quê hương yêu dấu tôi yêu.

NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN CUỘC

Có lẽ không phải chỉ riêng tôi, mà hầu hết những người dân của thị xã đã không linh cảm nỗi quê hương thơ mộng này lại rơi vào biển lửa của chiến tranh. Mặc dầu vào mùa Thu năm 1974, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật về nhận chức tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Tiểu Khu Darlac, ông đã cho thực hiện một dãy chiến hào bao quanh thị xã để phòng xe tăng T-54 của Cộng quân. Tinh thần quyết chiến-đấu và bảo vệ Ban Mê Thuột của từng người lính và các cơ quan đơn vị, từ cấp Xã đến Quận đã rõ rệt và sẵn sàng từ đó.

Những cuộc hành quân truy lùng tin tức địch đã được thực hiện liên tục. Cục hành quân Phượng Hoàng của hai đơn vị Nghĩa Quân (NQ) và Cảnh Sát Quốc Gia (Cảnh Sát Quốc Gia) giữa liên xã Thọ Thành và Cư Jút vào sau khu vực phía Nam, cách nhiệm sở của hai đơn vị này khoảng 15 km về hướng Nam Tây-Nam, và 42 km Tây-Nam thị xã vào cuối tháng 2 năm 1975, đã phát giác dấu xích xe tăng T-54 của địch.

Cuộc hành quân của đơn vị Nghĩa Quân và Cảnh Sát Quốc Gia thuộc xã Cư Ming, Bandon, phía Tây thị xã Ban Mê Thuột chừng 48 km cũng đã cung cấp cho Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia quận Ban Mê Thuột và F đặc biệt về sự di chuyển của quân Cộng Sản Bắc Việt trong khu vực Bandon.

Các tin tình báo của những tình báo viên,TBND, trong Mạng Lưới Tình Báo do Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh trong những tháng 2 và 3/1975, khi đi khai thác lâm sản ở khu vực phía tây thị xã (Bandon) và Tây Nam thị xã 62 km cũng đả báo cáo cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Darlac tin tức về các đường dây điện thoại, ống dẫn dầu và dấu xích chiến xa T-54 của cộng quân.

Ngày 14 tháng 2/1975, 7 chiếc xe be khai thác lâm sản, trong lúc làm cây ở khu vực Nam Tây-Nam thị xã Ban Mê Thuột 82 km đã bị Cộng quân cưỡng chiếm, các nạn nhân cũng đã khai trình Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh và Phòng 2 Tiểu Khu những tin tức về lực lượng cộng quân.

Tháng 2/1975, một nữ cán binh thuộc Trung Đoàn 25 Địa Phương của Cộng quân ra hồi chánh với một đơn vị thuộc tiểu khu Darlac đã cung cấp tin tức về sư đoàn F10 của Cộng quân đang di chuyển về khu vực Nam thị xã Ban Mê Thuột, đồng thời cho biết Trung Đoàn 25 Địa Phương sẽ mở chiến dịch tại khu vực Khánh Dương, nằm trên Quốc Lộ 21, ranh giới gữa Khánh Dương – Nha Trang và Phước An – Ban Mê Thuột.

Đặc biệt là cuộc hành quân ngày 7 tháng 3/1975 (ba ngày trước khi Cộng quân tấn công Ban Mê Thuột), của một đơn vị thuộc tiểu khu Darlac, đã bắt được một tù binh Cộng Sản, quân hàm thiếu úy, trong lúc y đang giăng dây điện thoại ở khu vực Buôn La Sup, thuộc xã Cư Ming, Bandon, Quận Ban Mê Thuột.

Nhưng tất cả những tin tức này đều chỉ được ghi nhận. Lực bất tùng tâm, Quân Đoàn 2 với hai sư đoàn gồm Sư Đoàn 22 Bộ Binh (BB) lo trấn giữ các tỉnh miền duyên hải, và Sư Đoàn 23 Bộ Binh 23 trấn thủ các tỉnh cao nguyên với những dãy núi rừng trùng trùng điệp điệp, đã không đủ quân số để chống giữ Ban Mê Thuột với sự ồ ạt tấn công của hàng chục ngàn bộ đội Bắc Việt với đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly và chiến xa T-54 yểm trợ đã vùi chôn Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân của thị xã này trong biển lửa.

Nhưng trong thâm tâm mỗi người dân Ban Mê Thuột, hình ảnh những vị anh hùng của Tiểu khu Darlac, những chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Sư Đoàn 23 Bộ Binh mãi mãi là những thần linh bất tử, đặc biệt là Trung Đoàn 53 Bộ Binh trấn giữ phi trường Phụng Dực, đã anh dũng chiến đấu và bảo vệ những phần đất Ban Mê Thuột trong suốt 7 ngày đêm dưới chiến thuật biển người và mưa đạn của kẻ thù cho đến phút lâm chung. Xin cám ơn đấng tố cao đã cho chúng tôi những người con trung hiếu lưỡng toàn này.

NHỮNG TRẬN ĐÁNH MỞ ĐẦU

Để chuẩn bị cho cuộc tấn công Ban Mê Thuột, Cộng quân đã mở 3 mặt trận lớn, cắt đứt mọi liên lạc và tiếp vận với Ban Mê Thuột. Mặt trận đầu tiên là đánh chiếm quận Thuận Mẩn, thuộc tỉnh Phú Bổn, nằm trên Quốc Lộ 14, giáp ranh với quận Buôn Hô, tỉnh Darlac, cách quận lỵ Buôn Hô 45 km về phía Bắc vào ngày 4 tháng 3/1975.

Đêm ngày 6 tháng 3/1975, Cộng quân mở mặt trận tại khu vực quận Khánh Dương, Nha Trang, nằm trên Quốc Lộ 21, giáp ranh quận Phước An tỉnh Darlac, cách thị xã Ban Mê Thuột 75 km về phía Đông Bắc.

Đêm ngày 8 tháng 3/1975, Cộng quân tấn công quận Đức Lập, tỉnh Quảng Đức, nằm trên Quốc Lộ 14,cách thị xã Ban Mê Thuột 60 km về phía Nam. Đến 9 giờ 30 ngày Chủ Nhật, 9 tháng 3/1975, tin Cộng quân tràn ngập Chi Khu Đức Lập chính thức nhận được qua Trung Tâm Hành Quân Tiểu khu Darlac.

Như vậy, thị xã Ban Mê Thuột đã hòan toàn bị cô lập. Phía Nam Ban Mê Thuột là quận Đức Lập đã bị Cộng quân chiếm đóng. Phía Bắc liên lạc với Phú Bổn và Pleiku qua Quốc Lộ 14, đã bị Cộng quân cắt tại quận Thuận Mẩn. Đông Bắc là Quốc Lộ 21 nối với miền duyên hải qua cửa ngỏ Nha Trang đã bị Cộng quân trấn giữ bằng mặt trận Khánh Dương.

TÌNH HÌNH BAN MÊ THUỘT, CHỦ NHẬT 9 THÁNG 3/1975

Với những tin nhận được, tình hình Ban Mê Thuột quả thật có biến động. Những gia đình giàu có, những người có thể, đều tìm cách ra khỏi Ban Mê Thuột để về Nha Trang hay Saigon. Một vé máy bay đi Saigon lên đến 50 ngàn đồng thời bấy giờ, nhưng cũng không còn chỗ. Đi Nha Trang 20 ngàn, nhưng cũng không cách nào đặt được vé.

Trưa ngày 9 tháng 3/1975, một cuộc họp khẩn cấp được triệu tập tại Tòa Hành Chánh, do Đại Tá Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng chủ trì, gồm các ty sở trưởng, đơn vị trưởng và ban ngành chuyên môn trực thuộc tiểu khu. Lệnh báo động đỏ được ban hành cùng với lệnh cấm trại một trăm phần trăm các đơn vị.

Một đặc lệnh truyền tin được chuyển đến các đơn vị, đặc biệt là trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia, với những chỉ dẫn cần thiết kèm theo đặc lệnh này, mà những nhân viên thừa hành không thể được phép mở, ngọai trừ khi có lệnh của đơn vị trưởng trực tiếp. Lệnh giới nghiêm được ban hành trên toàn thị xã, từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Một số gia đình có thân nhân ở ngoại ô thị xã như cây số 5, đã di tản gia đình ra khỏi thị xã tối ngày 9 tháng 3/1975.


Phần II

Nhưng định mệnh đã an bài, không phải vì triều đại của chúng ta thiếu nhân lực hay bất tài, cũng không phải vì chúng ta tất trách, chưa làm hết bổn phận của mình, mà ngược lại, chúng ta đã tận sức, đặc biệt là những người lính, những chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia.

Thực sự xã hội miền Nam từ giữa thập niên 1960 đã có những biến chuyển lớn trong sinh hoạt chính trị gây ảnh hưởng sâu rộng cho nền trị an xã hội, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Một số các tổ chức đã chỉ biết yêu cầu và đòi hỏi mà quên đi những nguyên tắc căn bản của một thực tế xã hội mà mọi sinh hoạt còn ở mức khởi đầu. Một người làm chính trị giỏi thì cả nước yên, cả nước làm chính trị thì xã hội loạn. Khuynh hướng đòi tự do dân chủ được lồng vào các cuộc bạo hành, xuống đường phản đối chính phủ ở vào những giai đoạn không hợp thời, không đúng lúc, của một số tổ chức, đã thực sự đe dọa nền an ninh quốc gia, và trở thành những hành động khủng bố tính mạng của tổ quốc.



Đường Y-Ju’t ( nhìn ra hướng Sân vận động )
Người ta nhân danh tự do, để làm chính trị, nói chính trị, mà không thấu triệt đạo đức và nguyên lý chính trị căn bản. Người ta đòi tự do, hô hào tự do mà xã hội còn ở mức căn bản, nên vô tình hay hữu ý, những kẻ đó đã tiếp tay, hoặc tạo cho kẻ thù cơ hội lũng đoạn và khuynh đảo các cơ cấu, tổ chức chính quyền, thao túng trật tự xã hội dưới nhiều hình thức và chiêu bài. Trong khi đó, ở ngoài chiến trường, những người lính của chúng ta còn giành nhau từng tấc đất với kẻ thù, và sinh mạng những người dân ở vùng chiến tranh, hoặc từng phần lảnh thỗ của miền Nam chỉ là ngàn cân treo sợi tóc.

Mặt khác, chúng ta lại không may gặp phải một đồng minh khác biệt với nền đạo đức cổ truyền, không đặt nặng lòng nhân, không xử chữ nghĩa, chúng ta như một con cờ trong ván cờ chính trị toàn cầu của đồng minh anh em, trong khi nền Cộng Hòa của chúng ta vừa qua giai đoạn phôi thai, đang ở chặng đường phát triển. Nền công nghiệp nặng còn khiếm khuyết, kỹ nghệ quốc phòng chưa mở mang, nền kinh tế quốc dân tuy có ổn định, nhưng cán cân cung cầu chưa đồng đều, mậu dịch chưa hoàn toàn cân đối.

Dầu rằng nền Cộng Hòa của chúng ta đã có được một cơ cấu chính quyền có tổ chức và hoàn bị, dựa trên Hiến Pháp, nhưng được toàn thế giới công nhận, có ứng cử và bầu cử tự do từ cấp xã, quận, tỉnh đến trung ương. Một Học viện Quốc gia hành chánh để đào tạo các chuyên viên hành chánh điều hoà hệ thống này. Một Quốc Hội lưỡng viện, một Giám Sát Viện để đàn hạch việc làm của Tổng Thống. Một Tối Cao Pháp Viện để kiểm sóat hệ thống tòa án là ngành Tư Pháp của chúng ta.

Chúng ta lại có một hệ thống tài chánh, ngân hàng hết sức ổn định và tiên tiến, không thua gì các quốc gia mở mang. Hệ thống giáo dục của chúng ta thưc sự đã hoàn hảo, hàng năm, các viện đại học Sàigòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Vạn Hạnh, Minh Đức, đã đào tạo và cung cấp không biết bao nhiêu chuyên viên và nhân tài phục vụ xã hội. Ngành y tế của chúng ta phải nói là tân tiến, với một đội ngũ bác sĩ đầy nhiệt huyết và lương tâm.

Quân đội của chúng ta cũng được đào tạo và huấn luyện với những kỹ thuật tiên tiến, tinh vi, và hữu hiệu. Chúng ta có hai trường sĩ quan: Trường Võ Bị Đà Lạt, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, một trường Hạ Sĩ Quan là trường Đồng đế ở Nha Trang, nhiều trung tâm huấn luyện và những trường chuyên môn như Công Binh, Pháo Binh, Trường Sĩ Quan Không Quân và Hải Quân, trường Quân Nhu, Quân Cụ, vân vân và vân vân…

Và ngành Cảnh Sát Quốc Gia, chúng ta có một Học Viện Cảnh Sát ở Thủ Đức, huấn luyện và đào tạo các sĩ quan ưu tú, để hành xử luật pháp thật công minh, Trung Tâm Huấn Luyện Dốc Dừa, Trường Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến, và nhiều Trung tâm huấn luyện khác đã đào tạo các chiến sĩ cảnh sát xuất sắc để hoàn thành nhiệm vụ TRỪ BẠO, AN DÂN, CÔNG MINH, LIÊM CHÍNH.

Về mặt kinh tế quốc dân, các ngành sản xuất đang trên đà phát triển, các nhà máy giấy, xi măng, xưởng dệt, lắp ráp nông cơ, xe hơi, xe gắn máy, xe đạp, xà phòng… các ngành xuất, nhập, khẩu tăng trưởng cực mạnh, số lượng gạo, cà phê xuất cảng đứng hang nhất-nhì trong khu vực Đông Nam Á. Các mặt hàng tiêu dùng như vải, sợi… tràn ngập trên thị trường, không cần đến nhập cảng . Hai mươi sáu triệu dân miền Nam thực sự đủ ăn, đủ mặc, được học hành và chăm sóc chu đáo.

Xã hội chúng ta thực sự đã tổ chức hoàn bị, dựa trên căn bản của luật pháp, bình đẳng và tự do. Người ta tha hồ phê bình tổng thống và các vị lãnh đạo ở mọi cấp bậc của quốc gia. Quyền tự do cư trú, tự do đi lại, tự do lập hội, tự do ngôn luận, báo chí, và các đảng phái tuyệt đối được tôn trọng. Và đó là tất cả những gì mà nền Cộng Hòa của chúng ta đã làm được và đang cố gắng phát triển và thăng tiến.

Tuy nhiên, một điều mà chúng ta phải thừa nhận, đó là quốc gia của chúng ta còn là một nước phát triển, chúng ta chưa có kỹ nghệ sản xuất vũ khí. Quân đội của chúng ta, trong ngành tình báo kỹ thuật, trang bị còn rất hạn chế, vì phải nhờ vã ở đồng minh.

Chúng ta không có xe tăng M-48 bắn bằng tia hồng ngọai tuyến, hay điều khiển bằng máy vi tính, vũ khí chống chiến xa T-54 là súng M-72, dài gần một mét, nặng gần 12 pound. Mổi khẩu M-72 chỉ xử dụng đúng một lần, bắn xong một phát là vất bỏ khẩu súng. Thử hỏi mỗi người lính khi đi hành quân phải mang đầy quân trang quân dụng thì còn mang theo được bao nhiêu khẩu M-72. Bom không đủ dùng, bom không có ngòi nổ. Cấp số đạn cho vũ khí cá nhân thực sự hạn chế, phương tiện truyền thông liên lạc còn rất thô sơ, nhiên liệu hoàn toàn bị lệ thuộc, mà đặc biệt là quân số của chúng ta chưa đủ để phân phối vì bị ràng buộc bởi luật động viên.

Và cái phải đến đã đến, chúng ta đã không ngăn chận được biển người của kẻ địch tràn ngập thành phố này, Ban Mê Thuột đã mất, mất hết cả ước mơ, hoài bảo và tương lai.

PHỐI TRÍ VÀ TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG

Lực lượng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tại thị xã Ban Mê Thuột lúc bấy giờ không quá một ngàn người, gồm hậu cứ của Bộ Tư Lệnh (BTL) Sư Đoàn 23 Bộ Binh, hậu cứ Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn 8 (quân số chủ lực của các đơn vị này đã được điều động về Pleiku và Kontum từ trước Tết mà chưa được trả về như chỉ thị của Tổng Thống lúc kinh lý Pleiku trong dịp Tết Ất Mảo 1975). Ban Mê Thuột thực sự chỉ là một thành phố hoang không lực lượng bảo vệ, nói theo một nghĩa nào đó. Do vậy, vấn đề phân nhiệm tuy có kế hoạch chu tường nhưng chỉ là một màng nhện.

Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và các phòng cùng các ban trực thuộc, chịu trách nhiệm phòng thủ phía Nam thị xã. Hậu cứ Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn 8 chịu trách nhiệm phía Tây, khu vực nặng nề nhất. Kho đạn (trại Mai hắc Đế) bảo vệ một mặt phía Tây-Nam cùng với Trung Tâm Yểm trợ tiếp vận (đại đội hành-chánh tài-chánh, tức là Ban Lương Bổng). Phía Đông do Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 23 Bộ Binh đảm trách. Xa hơn là Chi Khu Ban Mê Thuột và Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia quận Ban Mê Thuột sẽ phối hợp với nhau để chịu trách nhiệm vấn đề phòng thủ. Mặt Bắc thị xã là Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac cùng với một đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến. Nội vi thị xã và các chốt điểm trọng yếu đều do lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đảm trách, và được bố trí như sau:

Hai chốt cảnh sát đặt tại Trường Trung Học Tỉnh Hạt và cuối đường Phan Chu Trinh là các chốt ở cửa Bắc. Cuối đường Tự Do, Bến Xe Cây Số 3, được giao cho Cục Cảnh Sát Quốc Gia Cư Kplong và một tiểu đội Cảnh Sát Dã Chiến. Cửa ngỏ phía Nam có Cục Cảnh Sát Quốc Gia Cư Ê Bư và một đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm. Cửa Tây thị xã giao cho Cục Cảnh Sát Quốc Gia thị xã Cục Lạc chịu trách nhiệm. Các cao ốc trong toàn thị xã và các khách sạn, như khách sạn Anh Đào, Hồng Kông, đều được Cảnh Sát Quốc Gia đóng chốt.

Các đơn vị trừ bị gồm có một tiểu đoàn của Trung Đoàn 53 Bộ Binh đóng tại phi trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột 7 km, có trung đội pháo binh 105 ly. Nhưng tiếc thay, pháo binh của Cộng quân lại là loại 130 ly, và hỏa tiển 122 ly, tầm xa và sức công phá hoàn toàn cách biệt.

Phần III

Lực lượng Cộng quân có một trung đoàn địa phương là Trung Đoàn 25, ba sư đoàn quân chính quy Bắc việt gồm các Sư Đoàn 320 (tiền danh là Nông Trường 3 Sao Vàng), Sư Đoàn 316, và Sư Đoàn F10. Thêm vào đó, Cộng quân có hàng trăm chiến xa T-54, các đại bác 130 ly, hỏa tiễn 122 ly, BKZ 82 (bích-kích pháo không-giật dùng để phá hủy các công sự phòng thủ).



Tiệm Bán và sửa HonDa Kim-Môn (nằm trên đường Ama Trang Long và Y-Ju’t)

Với những đơn vị tham chiến có mặt này, quân số của Cộng quân đã lên đến hằng chục lần hơn so với quân số của Việt Nam Cộng Hòa. Và nếu cộng thêm đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Nghĩa Quân và lực lượng Nhân Dân Tự Vệ xã Lạc Giao, quân số của ta cũng không vượt quá 2,000 người. Nhưng thực sự thì bảy ngày sau Cộng quân mới hoàn toàn làm chủ Ban Mê Thuột. Đó chính là nhờ lòng dũng cảm, tinh thần quyết chiến-đấu của từng người lính, và cấp chỉ huy của mỗi đơn vị trong suốt những giờ đầu chiến cuộc.



BAN MÊ THUỘT
các đường phố chính và các mũi tấn công của địch



MỞ ĐẦU TRẬN ĐÁNH. Từ 1giờ 20 đến 2 giờ 15 sáng ngày 10 tháng 3/1975, các chốt điểm Cảnh Sát Dã Chiến ở cửa Bắc và cửa Tây thị xã đã phát giác các tổ trinh sát tiền phong của Cộng quân và liên tiếp báo về Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac.

Hai giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu thực hiện trận mưa pháo theo chiến thuật tiền pháo hậu xung bằng đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự như Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, kho đạn Mai Hắc Đế và phi trường L19.

Tiếng rít của hỏa tiển và đạn đạo 130 ly khủng khiếp như xé cả không gian mà người ta thực sự chưa từng nghe thấy một lần trong đời. Những tiếng nổ đó cứ liên tục như những dây pháo đại không ngừng, làm vỡ tung hết các cửa kiếng và rung chuyển cả thành phố như cảnh tượng động đất được thấy trên các màn bạc. Các nhà cao tầng bị rung chuyển cực mạnh. Và màng nhĩ của con người chỉ còn ghi nhận tiếng “oŠoŢ mà không còn nghe được một âm thanh nào khác.

Thành phố đã như con tàu chao nghiêng trong bão tố. Một số các nhà xây thô sơ quanh các khu vực quân sự đã bị sụp đổ, và trận mưa pháo liên tiếp không ngừng đổ xuống các cứ điểm quân sự của ta cho đến 6 giờ sáng.

Bốn giờ sáng cùng ngày, chiến xa T-54 và bộ đội Cộng Sản chia làm nhiều mũi tấn công vào phi trường L19, kho đạn Mai Hắc Đế với chiến thuật biển người.

Sáu giờ 15 sáng, xe phóng thanh của Ty Thông Tin đậu tại Ngã 6 thị xã phát lời kêu gọi của đại tá tỉnh trưởng yêu cầu đồng bào bình tỉnh, ai ở nhà nấy, tình hình an ninh tại thị xã vẩn còn yên tỉnh.

Sáu giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, một góc phía Bắc của phi trường L19 bị Cộng quân tràn ngập.

Bảy giờ 15 các chốt cảnh sát xin lệnh rút khỏi vị trí phòng thủ vì áp lực địch quá mạnh. Cũng lúc này, dân chúng từ khu vực Buôn A-Lê B, Tân Mai, cửa Nam thị xã lũ lượt chạy vào trung tâm thànhphố.

Tám giờ 30 cùng ngày, Kho đạn Mai Hắc Đế thất thủ. Viên đại úy chỉ huy trưởng bị trọng thương.

Chín giờ 20, chiến xa T-54 và bộ đội Cộng quân chia làm nhiều mũi tấn công vào thị xã. Một mũi từ cuối đường Phan Chu Trinh (cửa Bắc ) tràn chiếm khu vực nhà thờ Chính Tòa, ngã Sáu thị xã, cách Bộ Chỉ HuyTiểu Khu 800 mét. Mũi phía Nam, từ khu vực Buôn A-Lê B, đồi Trung Học La San, theo đại lộ Thống Nhất tiến đánh khu vực tư dinh Tỉnh Trưởng, Ty Ngân Khố. Một mũi khác, từ hướng chùa Khải Đoan, đánh chiếm ngã tư Nguyễn Tri Phương Phan Bội Châu, và mặt Tây thị xã đã bị Cộng quân tấn chiếm.

Khu phố Nguyễn Trãi Nguyễn Tri Phương, dân chúng bồng bế nhau chạy về chùa Khải Đoan và Trường Bồ Đề dưới mưa đạn AK và đại bác của kẻ thù. Tiếng khóc của trẻ con, tiếng kêu mẹ, gọi chồng hòa lẩn tiếng đạn rít nghe thê lương hải hùng không nỗi nào tả xiết. Dãy phố Quang Trung, Lý thường Kiệt, từ nhà hàng Hoàng Vinh đến tiệm may Hoàng Yến, đối diện Ngân hàng Đại Á bốc cháy dữ dội. Khu phố Hai Bà Trưng, Quang Trung, từ khách sạn Hồng Kông chạy dài đến Ama Trang Long đã thành một biển lửa. Quả thật cuộc sống của thành phố này đang bị hủy diệt. Những cụm lửa cuộn theo tàn hòa trong khói đục tiếp tục bay cao để đốt cháy nốt những khu phố lân cận.

MẶT TRẬN TIỂU KHU DARLAC

Từ 9 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 3/1975, các mũi tiến quân của Cộng quân từ hướng bắc và hướng Tây bắc đã hoàn toàn tràn ngập trung tâm thành phố và tập trung nổ lực tấn công Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu nằm trên đại lộ Thống Nhất. Bộ đội và chiến xa T-54 của Cộng quân từ khuôn viên nhà thờ chính tòa tràn qua ngã Sáu, chiếm Câu Lạc Bộ Biên Thùy, khu cư xá sĩ quan, nằm trên Ngã Ba đại lộ Thống Nhất và đường Lê Lợi, nhưng không tràn qua được khu vườn hoang của Bác Sĩ Tôn Thất Niệm, nằm sát hệ thống công sự phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu.

Lực lượng phòng vệ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu phản công quyết liệt. Một chiếc T-54 của Cộng quân bị bắn cháy. Dù với chiến thuật biển người và với BKZ 82 ly cùng đại bác 100 ly trang bị cho T-54 bắn trực xạ không ngừng vào hệ thống công sự phòng thủ của tiểu khu, Cộng quân vẫn chưa tiến sát được vào hệ thống công sự phòng thủ này. Tinh thần chiến đấu và lòng dũng cảm của những chiến sĩ thuộc Tiểu Khu quả thật không thể tưởng tượng. Cứ mỗi đợt tiến công của Cộng quân là những tràng đại liên, M-79 (súng phóng lựu) và M-16 từ các công sự phòng thủ xối xả phản kích làm cho bước tiến quân của Cộng quân đã phải ngừng lại.

Cộng quân lui về cố thủ khu vực cư xá sĩ quan và Câu Lạc Bộ Biên Thùy, đồng thời chia quân tràn qua đại lộ Thống Nhất đánh chiếm Tòa Án, bưu điện, tòa nhà Đại Biểu Chính Phủ, và tiếp tục thực hiện trận mưa pháo bằng đại bác 100 ly từ các chiến xa T-54 và đại bác130 ly cùng hỏa tiễn 122 ly từ hướng Tây thị xã (khu vực Bandon) đổ vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu.

Mười một giờ 20, một chiếc T-54 của Cộng quân tiến vào cổng trước Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu trên đường Thống Nhất đã bị bắn hạ. Tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Tiểu Khu càng lên cao.

Mười một giờ 45, hai chiếc Commando Car (thiết giáp với bốn bánh cao su, không xích sắt) của Thiết Đoàn 8 từ hướng chùa Khải Đoan theo đường Quang Trung qua Tôn Thất Thuyết để tiến về đánh bọc hậu lực lượng của Cộng quân đang công hãm Tiểu Khu. Nhưng khi đến ngã Ba Ama Trang Long Tôn Thất Thuyết, các chiến sĩ Thiết Đoàn 8 bị lực lượng của Cộng quân từ ngã Sáu tràn xuống chận đánh. Hai chiếc Commando Car bị Cộng quân bắn cháy trước Bar Quốc Tế. Nhưng các chiến sĩ của Thiết Đoàn 8 đã len theo khu phố Ama Trang Long để tiến về hướng Tiểu Khu.

Cũng giờ này, khu chợ Ban Mê Thuột, từ đường Quang Trung chạy dọc theo đường Y Jút đến Ama Trang Long bị trúng đạn và bốc cháy dữ dội. Nhà hàng Thanh Thế mới khai trương, cũng tân kỳ không thua gì nhà hàng Thanh Thế ở đại lộ Lê Lợi Saigon, giờ đây đang là một biển lửa. Dãy phố bên kia đường Ama Trang Long, đối diện với nhà hàng Thanh Thế như tiệm Rồng Vàng, nằm mặt sau của Ty Cảnh Sát cũ đã là một bãi gạch vụn. Khu phố nằm trên đường Y Jút, đối diện với chợ Ban Mê Thuột như nhà của Bác Sĩ Tôn Thất Hối đã bị sập.

Phần IV

Cho đến giờ này, 11 giờ 45 ngày 10 tháng 3/1975, các chiến sĩ của Tiểu Khu Darlac vẫn cố thủ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, và lực lượng của Cộng quân từ 2 mặt, phía Bắc, tức là khu cư xá sĩ quan và mặt tiền Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, tức là từ Bưu Điện, tòa nhà Đại Biểu Chính Phủ đã bám sát hệ thống công sự phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Những trận đánh xáp lá cà đẫm máu đã xảy ra dọc theo hệ thống công sự phòng thủ.



Rạp Lô Đô, ngã tư Y Jút - Quang Trung

Một giờ 15 trưa ngày 10 tháng 3/1975, Trung Tâm Hành Quân của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu bị trúng pháo, mọi liên lạc truyền tin bị phá hủy.

Mười bốn giờ 20 ngày thứ Hai, 10 tháng 3/1975, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Tỉnh Darlac thất thủ, sau hơn 7 tiếng đồng hồ giao tranh với lực lượng biển người của Cộng quân có chiến xa T-54, và các loại đại pháo yểm trợ, mà không có được một đơn vị bạn nào tiếp cứu.

Sáu mươi ngàn dân thị xã Ban Mê Thuột mãi mãi ghi nhớ chiến công, lòng dũng cảm và tinh thần kỷ luật của các chiến sĩ Tiểu Khu Darlac trong những giờ phút lâm nguy đã cố gắng và hy sinh để làm tròn bổn phận cho đến hết sức mình. Xin gởi tấm chân tình sâu xa nhất của chúng tôi đến Trung Tá Vĩnh Hy, người trực tiếp chỉ huy mặt trận, với những trận tấn công và đánh xáp lá cà cùng lực lượng biển người của quân thù, và để đến giờ phút cuối đành di tản Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu để bảo toàn lực lượng.

Xin anh linh của những chiến sĩ đã sống hùng thác thiêng, phù trợ cho thành phố này và những đồng đội của mình trên những chặng đường di tản. Các vị mãi mãi là những anh hùng và thần linh của thành phố này.


MẶT TRẬN PHÍA BẮC THỊ XÃ
Những Trận Đánh Oanh Liệt của Các Chiến Sĩ Cảnh Sát Quốc Gia
Thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac




Trong kế hoạch phòng thủ thị xã Ban Mê Thuột, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac là một trong những đơn vị chịu trách nhiệm về một khu vực phòng thủ nặng nề nhất, từ nội vi thị xã đến cả một mặt Bắc, bao gồm phi trường trực thăng và phi trường L19. Phòng thủ phi trường L19 là đơn vị Thám Sát Tỉnh (PRU), trực thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh.

Với những tin tức nhận được của mạng lưới tình báo cơ hữu và của các đơn vị bạn, vị chỉ huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, Trung Tá Trần Quang Vĩnh đã sẵn sàng kế hoạch phòng thủ và phản công cho đơn vị hằng tháng trước. Ông đã bổ nhiệm Đại Úy Nguyễn Ngọc Tuấn, Đại Đội Trưởng đại đội Cảnh sát Dã Chiến 206 làm phụ tá chỉ huy trưởng đặc trách hành quân.

Mười một giờ trưa ngày 9 tháng 3/1975, sau khi dự phiên họp tại Tiểu Khu, có sự tham dự của Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2, ông trở về Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Tỉnh cùng với vị phụ tá hành quân triệu tập một phiên họp tham mưu với các cấp chỉ huy, nhắc lại lệnh cấm trại một trăm phần trâm và lệnh báo động đỏ cho toàn thể các đơn vị trực thuộc. Ông cũng cho lệnh di tản gia đình nhân viên ra khỏi thị xã để sẳn sàng chiến đấu. Đồng thời Đại Tá Vĩnh chuyển đến các Cục Cảnh Sát Quốc Gia Xã Đặc Lệnh Truyền Tin, Khóa KCD và ra lệnh được phép tiêu hủy hồ sơ đơn vị nếu cần thiết.

Phân công trách nhiệm phòng thủ Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát mới cho Thiếu Tá Chỉ Huy Phó và sĩ quan phụ tá hành quân, với Đại Đội 206 Cảnh Sát Dã Chiến. Ty cảnh Sát cũ, nằm ở khu vực sân vận động trên đường Ama Trang Long Tôn Thất Thuyết, gồm 2 phòng Truyền Tin và Kỷ Thuật do chỉ huy trưởng đảm trách.

Mười hai giờ 30 cùng ngày, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac nhận được tin một đơn vị của Cộng quân đã tiến vào khu vực Buôn Ea H’Neh, cách thị xã Ban Mê Thuột khoảng 6 km về phía Tây. Viên chỉ huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh đã tức thời trình Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu và Đại Tá Nguyễn Trọng Luật. Đồng thời ông cũng báo cáo về Bộ Chỉ Huy Cảnh sát Quốc Gia Khu 2 (Nha Trang ) và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2/Quân Khu 2. Nhưng tiếc thay, Bộ Chỉ Huy Khu và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đã không có biện pháp ngăn chận.

Hai giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu tấn công phi trường L19, (khu vực phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, do Đại Đội Thám Sát chịu trách nhiệm), bằng đại bác 130 ly và hỏa tiễn 122 ly.

Đến 4 giờ sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu dùng lực lượng bộ binh với chiến thuật biển người và xe tăng T-54 tấn công phi trường L19. Đơn vị Thám Sát Tỉnh chống trả quyết liệt và báo cáo về Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia. Đại Úy Nguyễn Ngọc Tuấn liền liên lạc với Tiểu Khu xin Đại Đội 1/224 tiếp viện. Nhưng Đại Đội 1/224 đã không thể chọc thủng vòng vây của Cộng quân ở mặt Bắc Phi trường L19.

Sáu giờ 20, một đoạn vòng đai ở khu vực phía Bắc phi trường bị chọc thủng. Lực lượng Cộng quân tràn ngập khu vực này, và đơn vị Thám Sát Tỉnh đã phải lui về phòng tuyến phòng thủ phía sau. Tổn thất về nhân sự nặng nề nhất trong mặt trận Ban Mê Thuột, phải kể hàng đầu là đại đội Thám Sát của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac. Những hy sinh mất mát đó người dân thị xã thực sự không bao giờ quên lãng.

Sau khi tràn ngập các chốt điểm tiền tiêu, 9 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, lực lượng Cộng quân từ mặt Bắc thị xã, tức là khu vực phía Bắc phi truờng L19 và bến xe Cây Số 3 bắt đầu tấn công Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac,nằm trên đường Tự Do để xâm nhập trung tâm thành phố.

Lợi dụng hệ thống công sự phòng thủ và các dãy hàng rào kẽm gai bảo vệ phi trường L19 nằm bên kia đườngTự Do, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã chận đứng các mũi tiến quân của Cộng quân. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia dù chỉ được trang bị M-16, M-79 và lựu đạn nhưng đã anh dũng phản công quyết liệt trước những đợt tấn công của Cộng quân, không cho địch tiến sát vào hệ thống công sự phòng thủ.

Một con đường an toàn duy nhất trong lúc này, chính là con đường Tự Do, chạy dài từ bến xe Cây Số 3, dọc theo sườn Đông của phi trường L19 đến tư dinh của vị tư lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Không phải chỉ những chiến sĩ thuộc các binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mới có kỷ thuật và kinh nghiệm chiến đấu, mà thực sự những người Cảnh Sát Quốc Gia thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac, trong mặt trận Ban Mê Thuột, đã thể hiện hoàn toàn lòng trách nhiệm và tinh thần Trừ Bạo An Dân.

Chính nhờ lòng dũng cảm chiến đấu, kỷ thuật tác chiến, và hệ thống chỉ huy chặt chẽ này, mà một mặt phía Đông thị xã Ban Mê Thuột, từ khu đường Tự Do, chạy dài xuống Bà Triệu, Hùng Vương, Trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột, chưa có bóng dáng của Cộng quân. Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã trấn giữ một khu vực an toàn mà có lẽ họ không thể nào ngờ được, đó là con đường di tản duy nhất sau này cho các đơn vị phải rút lui vào phút cuối.

Xin mượn những giòng nước mắt, và nỗi xúc động sâu xa trong tâm hồn để bày tỏ sự cảm phục trước lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm và anh dũng chiến đấu của những chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã cương quyết bảo vệ thành phố nhỏ bé này cho đến phút lâm chung. Xin anh linh của những vị đả khuất phù trợ cho thành phố này và những đồng đội của mình giữ được lòng trung kiên với tổ quốc và tinh thần vì dân trừ bạo bất diệt.

Mười lăm giờ 40 ngày thứ hai, 10 tháng 3/1975, với áp lực của địch, và để bảo toàn đơn vị, Thiếu tá Hàn Văn Thành, chỉ huy phó Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã ra lệnh mở đường máu đem đơn vị ra khỏi thị xã về Cây Số 5, phối hợp với các đơn vị trực thuộc và Chi Khu Ban Mê Thuột để tiếp tục phản công quân thù.

Mười sáu giờ ngày thứ Hai, 10 tháng 3/1975, Cộng quân hoàn toàn làm chủ tình hình thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh còn được trấn giữ.

Trong thành phố, tiếng súng nhỏ đã im, nhưng cảnh tan hoang của thị xã thật không cách nào tả xiết. Những khu phố bị cháy không ai dập tắt, đóm lửa, tro tàn, và bụi khói bao phủ khung trời thị xã như một màn sương đục. Mặt đường lổ loang những dấu đạn cày. Bên cạnh những đóng tro tàn, từng nhóm người co ro sợ hãi cúi mặt không dám khóc. Những trẻ em mất cha, lạc mẹ kêu van đã khàn tiếng.

Rải rác trên các khu phố, những vũng máu và thây người, kẻ bị thương, bị chết không ai săn sóc. Thị xã không hẳn là một bãi tha ma, không gọn gàn sạch sẽ như nghĩa trang người chết, mà là hổn độn của một thế giới nửa sống, nửa chết. Vợ ôm xác chồng không dám khóc, mẹ nhìn thây con giá lạnh không dám đem về. Người ta vẫn sợ một Mậu Thân thứ hai, năm 1968, ở Huế. Bóng dáng của Cộng quân như tử thần dến chiêu hồn kẻ sống đe dọa mọi người.


Phần V

Sáu giờ chiều thứ Hai, ngày 10 tháng 3/1975, bộ đội Cộng Sản lại chia thành từng toán, đi lục soát khắp cùng thị xã, và thanh lọc dân chúng ở các tụ điểm của người chạy nạn như chùa Khải đoan, Trường Bồ đề, Trường Tàu ở đường Y Jút, và bắt đi những thanh niên nam, nữ.



Khu phố nằm trên đương Quang Trung (góc Lý Thường Kiệt)

Người dân thị xã không còn điểm tựa, không còn chỗ kêu cứu. Người ta theo lệnh của những khẩu AK chỉa vào họ như một cái máy, không cảm xúc, nỗi kinh hoàng đã cướp đi mọi cảm giác của con người. Và cũng chính giờ phút này, người ta hiểu thế nào là đường ranh của cõi chết.

Nhưng niềm tin và lòng hy vọng của muôn người lại trở về trong bản năng và tâm linh của họ. vì trên bầu trời thị xã, hai chiếc L-19 đang lượn vòng trên đầu Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, mà từ sáng, nỗi hãi hùng đã làm người ta quên mất. Những tia khói đục như một màng luới từ dưới đất tung lên, tạo thành những chiếc dù tí hon bao quanh hai chiếc L-19, Đó là đạn phòng không 37 ly và 12 ly 7 của Cộng quân, nhưng không một chiếc L-19 nào bị trúng đạn.

Phật Xá Lợi vẫn còn tại thế, Chúa Giê Su về trời vẫn lập phép Thánh Thể để nuôi người thế gian, Bộ Tư Lệnh Sư Đòan 23 Bộ Binh vẫn còn đó, nghĩa là linh hồn và niềm tin của người dân thị xã vẫn chưa bị hủy diệt. Mọi người như thầm xin “Những Con Ó của Sư Đoàn 23 ơi, xin hãy vì 60 ngàn dân và thành phố thân yêu này mà chiến đấu.”

BAN MÊ THUỘT GIÂY PHÚT LÂM CHUNG

Cuộc tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột lúc 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975 của 3 sư đoàn Bộ Binh Bắc Việt cùng với chiến xa T-54 và các loại trọng pháo cho đến lúc này đã hầu như lắng đọng trong nội vi thị xã (16 giờ 10 ngày 10 tháng 3/1975). Và các cứ điểm quân sự quan trọng đã bị Cộng quân tràn ngập.

Sáu giờ 20 ngày 10 tháng 3/1975, phi trường trực thăng và L19, đài kiểm báo, đơn vị phòng thủ phi trường, nằm ở phía Bắc thị xã, cuối đường Phan chu Trinh và Tự Do, đã bị tê liệt.

Tám giờ 20 cùng ngày, kho đạn Mai Hắc Đế, phía nam Tây-Nam thị xã bị thất thủ

Mười một giờ 50, hậu cứ Thiết Đoàn 8 Thiết Giáp ở cửa Tây thị xã di tản.

Mười hai giờ trưa, Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia Xã Lạc Giao, nằm trên đường Quang Trung Tôn thất Thuyết, cạnh chợ Ban Mê Thuột tan hàng.

Mười bốn giờ 20 chiều ngày 10 tháng 3/1975 Bộ Chỉ huy Tiểu khu Darlac thất thủ.

Mười lăm giờ 40 cùng ngày, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac rút khỏi thị xã.

Trong gần suốt 14 giờ đồng hồ, các đơn vị quân đội, Cảnh Sát, Nghĩa Quân, Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Tỉnh,và Nhân Dân Tự Vệ toàn thị xã đã tận hết sức mình để chống trả với lực lượng biển người, chiến xa và đại bác của Cộng quân mà không có được một đơn vị bạn nào tiép cứu.

Và giữa những giờ phút quyết liệt này, người ta nhận được tin vào lúc 10 giờ 15 sáng ngày 10 tháng 3/1975, một đơn vị Biệt Động quân từ cửa Bắc thị xã (bến xe Cây Số 3) đã xâm nhặp trung tâm thành phố. Tin tức này được loan truyền đến hầu hết các đơn vị đang chiến đấu trên khắp các cửa ngõ thị xã, và mỗi người lính, từ cấp chỉ huy cho đến binh sĩ đều vui mừng nắm chắc phần quyết định chiến trường.

Nhưng cho đến một giờ chiều, tin tức về Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân vẫn im hơi lặng tiếng, mà chiến trường mỗi lúc càng quyết liệt hơn, cho đến khi người ta biết rằng đơn vị Biệt Động Quân tiến vào thị xã sáng nay là chỉ để giải cứu gia đình của vị Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã.

Tin này quả thật là một tác động tâm lý, không những làm cho các đơn vị tham chiến mà cả toàn thị xã có cảm nghĩ Ban Mê Thuột đã bị bỏ rơi. Tuy nhiên với tinh thần và trách nhiệm của một người lính, các đơn vị có mặt tại thị xã vẫn anh dũng chiến đấu với niềm tin lực lượng tổng trừ bị, và đặc biệt là hai Trung Đoàn 44 và 45 Bộ Binh nhất định sẽ được gởi đến.

Nhưng 1 giờ 15 ngày 10 tháng 3/1975, trung tâm hành quân của Tiểu Khu, đầu não của mọi hệ thống chỉ huy và liên lạc cho chiến trường Ban Mê Thuột bị đại bác của Cộng quân pháo sập, tiểu khu thất thủ, rồi Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh di tản và thị xã Ban Mê Thuột đã lọt vào tay Cộng quân.

Một số các tổ trinh sát, các đơn vị an ninh vòng đai thị xã mất liên lạc với đơn vị. Những sĩ quan chỉ huy và binh sĩ của các đơn vị này đã lẫn vào các đoàn người chạy loạn, hoặc tự tái lập các tổ chiến đấu, lẫn tránh vào các khu rẫy cà phê mặt Bắc, phía sau Tòa Giám Mục.

Trong nội vi thị xã, cho đến 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3/1975, trận chiến được coi như kết thúc. Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn, gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người.

ĐÊM KINH HOÀNG

Từ 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3/1975, bộ đội Cộng quân bắt đầu chia thành từng toán nhỏ lục soát khắp cùng các khu phố và những điểm tập trung của người chạy loạn như chùa Khải Đoan, trường Bồ Đề, trường Tàu ở đường Y Jút. Họ thanh lọc dân chúng, bắt đi những thanh niên nam nữ, và truy lùng các viên chức chánh phủ, sĩ quan và binh lính.

Khắp cùng các ngõ phố, bọn đặc công và du côn, thi nhau lập công, đập phá các cửa tiệm, dinh thự, tư gia, những nơi mà họ cho là có kẻ thù ẩn trốn, là Việt gian, phản động, làm việc cho Mỹ Ngụy, hoặc có nợ máu với nhân dân. Chúng thi nhau lục soát các trường học, nhà thờ, bức tượng ở nhà thờ quân đội, cạnh trường Hưng Đức cũng bị chúng đập nát, đồng thời lùng bắt những người có thù hằn với chúng, và lôi đốt hết các loại sách báo, giắo khoa, tự điển, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, đặc biệt là những ấn phẩm viết bằng tiếng ngoại quốc như Anh văn, Pháp văn.

Một lần nữa, ngọn lửa tượng trưng cho sự hủy diệt lại bùng lên khắp cùng thị xã. Cảnh hôi của, hôi người, trả thù cá nhân lan tràn khắp nơi. Thành phố bây giờ là một xã hội không tổ chức, không luật pháp, và tai họa thảm khốc đã diễn ra khắp cùng các ngõ phố. Những hình phạt dã man thời tiền sử đã được đem ra thực hiện. Hình ảnh của chết chóc và khủng bố đang bao trùm lên thị xã nhỏ bé này và đè nặng xuống tâm hồn mỗi dân đinh của toàn thành phố. Ở cuối đường Hoàng Diệu, Nguyễn Trãi, Khách sạn Darlac, ba nghiệp chủ khai thác lâm sản đã bị đánh đập đến tàn khuyết, một số viên chức chính phũ, binh sĩ và cảnh sát bị hành hung rất dã man, nhưng các nạn nhân đều không có thuốc men cứu chữa và không được phép cứu chữa.

Sự ngu dốt của kẻ chiến thắng, hay sự dã man và thiếu trình độ của cấp lảnh đạo chính là tai họa và thảm trạng tàn khốc cho một xã hội. Xã hội miền Nam, và dân trí của nền Cộng Hòa miền Nam đã có một trình độ văn hóa và kỷ thuật cách xa gấp bội so với miền Bắc, nên bộ đội Cộng quân, sau khi đã kiểm soát toàn thị xã, lập tức đi dò tìm những ”đài địch,” và đã dùng súng B-40, B-41, hoặc đại bác 100 ly trang bị trên chiến xa T-54 bắn vào các tư gia có trụ ăng ten trên nóc nhà, vì họ cho rằng đó là vị trí đặt các máy truyền tin của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà các trụ ăng ten TV là những ”đài địch ” ấy đã có khắp trong toàn thị xã. Thảm thương thay cho thành phố Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân của thị xã này.

Trong đêm này, không biết có bao nhiêu gia đình tan hoang, bao nhiều người bị chết oan, đánh đập, hoặc bị đấu tố mang thương tích hay tàn khuyết, mà vợ con, thân nhân, bạn bè chỉ đứng nhìn mà không dám kêu van. Máu và lệ đã đổ, nhưng không chảy ra từ khoé mắt, mà lại tuôn ngược vào lòng. Trời ở quá cao mà Phật cũng rất xa, nên con người đã là chủ của con người trong đêm nay, với đầy đủ quyền uy và hung dữ. Đêm kinh hoàng, đêm của địa ngục và Sa Tăng.

Nhưng bộ đội Cộng Sản đã không cần biết tới, mà còn tiếp tay, kích động, cùng với đám côn đồ nằm vùng, truy lùng và tận diệt những kẻ mà chúng thù hằn, hoặc chúng cho là có nợ máu với cách mạng. Và cũng đêm nay, lần đầu tiên, người dân thành phố nhìn được bộ mặt thực của bộ đội Cộng Sản.

Cái quan trọng đối với kẻ chiến thắng trong cuộc chiến 20 chọi 1 này là vơ vét tất cả những gì họ có thể vơ vét: Kho dự trữ lương thực trung ương, trực thuộc Phủ Thủ Tướng nằm trên đường Tự Do, cạnh F Đặc Biệt, Kho Quân Nhu, Quân Cụ, dụng cụ y khoa và dược phẩm, thuốc men của các bệnh viện như Quân Y Viện, Dân Y Viện, Trạm xá, nhà hộ sinh, các cửa tiệm thuốc Tây, các đại lý gạo, cửa hàng bách hóa của tư nhân trong toàn thành phố.

Suốt đêm, người ta nhìn thấy những đoàn Molotova chở đầy hàng hóa vật dụng của thành phố đi về hướng Bandon, phía Tây thị xã.

Trong khi đó, những sĩ quan, binh lính và viên chức chính phủ bị kẹt lại trong thành phố, đang tìm cách lẩn trốn ra khỏi thị xã, hoặc ẩn núp trên các nóc nhà, giữa mái tôn và trần nhà, để tránh bị bắt hoặc bị trả thù cá nhân. Cái lạnh về đêm của mùa Xuân cao nguyên, hoặc cái nóng kinh người của những ngày nắng tháng 3 ở thành phố Ban Mê Thuột đã mấy ai hiểu được, ngoại trừ những người lẫn trốn Cộng quân và bọn côn đồ nằm vùng. Tuy nhiên, nỗi đau đớn của thể xác trong lúc này đã không làm con người cảm nhận được bằng sự kinh hoàng và tuyệt vọng đang dìm tâm trí họ xuống đáy vực mênh mông.

Phần VI

Đêm nay, ở một góc vòng đai thị xã, tôi nhìn rõ đêm đen phủ xuống bãi tro tàn và gạch vụn của khu phố, ngửi mùi khét của tử thi và gia súc trong trận lửa sáng nay mà nghe lòng mình như tan nát, rã rời. Tôi ngậm ngùi thương xót cho những gì vừa mất, những cuộc đời bình dị của từng con người và mỗi gia đình trên thành phố này, mà thời gian chỉ là tối Chủ Nhật hôm qua, mồng 9 tháng 3, và chỉ chưa tròn 24 tiếng đồng hồ mà tất cả đã không còn nữa. Tất cả đã trở thành kỷ niệm, như một giấc mơ, đầy hãi hùng và kinh đãm.



Thị Xã Banmêthuột - Những đường phố chính - Và các hướng tấn công của cộng quân

Trong nỗi xúc động không cùng đó, tôi chợt nhớ về quảng đời đã qua, những tháng ngày ấu thơ trên thàng phố ”Buồn Muôn Thuở” mà những học trò đệ-thất vẫn quen gọi tên Ban Mê Thuột một thời, giờ đây tôi càng nghe tên gọi đó êm ái lạ thường.

Ban Mê Thuột, quê hương ấu thơ ngày đó, cũng như phố thị êm đềm bình dị của hôm qua đã là một bãi gạch vụn. Nhưng những kỷ niệm yêu dấu của Ban Mê Thuột mãi mãi không phai mờ trong tâm hồn của riêng tôi và của 60 ngàn dân đinh sinh trưởng ở nơi này.

Tôi không hiểu được tại sao trong lúc này tôi lại nhớ về ngày cũ, chuỗi thời gian êm ái của thời niên thiếu trên khuôn viên trường Tổng Hợp. Những ngày tháng rong chơi trong các buôn, làng của khu vực Xã Cữ Êbư có đầy hoa Bằng Lăng màu tím nở rộ mỗi Hè về trên những đồi hoang. Con đường vào Buôn Dung xuyên qua khu suối Bà Hoàng có cỏ vàng và hoa Lan dại. Khu thác Drayling với bờ cỏ đá bám đầy trên những gốc cây dầu già như những cành liễu rũ xuống của mùa Thu Đà Lạt. Và đẹp hơn, là những cành Phong Lan như những chiếc nơ thắt trên bím tóc thiếu nử thuở nào.

Không hiểu tôi đã thương con đường Hai Bà Trưng hay khu cư xá Lam Sơn êm ả buổi chiều về, hoặc là dãy phố Y Jút Quang Trung, nơi thị tứ có Ciné Lo Do và Nguyễn Huệ mà hằng đêm không hề thiếu ánh đèn màu. Khói thơm của tô bún bò rau chuối, hay mùi cay của khói thuốc Lào trong dãy phố chợ dọc Ama Trang Long. Hoặc là cái hun hút của con đường Phan Chu Trinh chạy dài từ Toà Giám Mục đến nhà thờ cha Ngoạn, nối liền với đại lộ Thống Nhất cho tới Buôn Alê A, cửa Nam của thành phố. Hoặc giả là nỗi nhọc nhằn của người bộ hành từ khu đồi dóc Châu Sơn theo ngỏ Hàm Nghi về khu Chợ Nhỏ ở đường Hoàng Diệu nối dài vào mỗi sáng Chủ Nhật. Tất cả đã hiện về trong trí óc tôi như một khúc phim thơ mộng của thời vàng son vừa mất hôm qua.

Tôi vẫn nhớ rõ chiều hôm qua, mồng 9 tháng 3/1975, từng dãy xe nhà đậu nối đuôi nhau trên con đường Quang Trung, cạnh phòng mạch Nha Sĩ Ba, và một góc của đường Quang Trung Hai Bà Trưng, bên cạnh khách sạn Tường Hiệp đến khách sạn Hồng Kông, để chờ ăn một tô hủ tíu Nam Vang của Phú Lâm, và món canh cải chua nấu đầu cá của nhà hàng Hoàng Vinh, đối diện với Ngân Hàng Đại Á. Và cũng chiều hôm qua, tôi và Thạnh còn lang thang trên con đường này, vừa muốn ghé vào tiệm kem Chi Cao, mà cũng muốn ăn một chén Thạch Chè của Tân Ka, nhưng rồi cuối cùng đã vào Blanc de Neige ở Lý Thường Kiệt.

Không phải tôi chỉ nhớ có bấy nhiêu, và nếu chỉ bấy nhiêu thôi, thật chưa đủ để nói về Ban Mê Thuột của tôi, vì danh lam thắng cảnh và cái thơ mộng của thành phố này còn chất đầy trong tâm trí mỗi con người. Từ cái sầm uất của một thành phố kỷ nghệ, Cây Số 7, khu khai thác và chế biến lâm sản, phía Nam thị xã 7 km. Ban Mê Thuột, ”Kinh đô Cẩm Lai và Cà Phê” mà những doanh gia khai thác lâm sản đã đặt tên. Những dãy đồn điền cà phê và cao su rộng hàng chục ngàn mẫu, cho đến những khu giải trí ở ngoại ô, như Vườn Thực Nghiệm, Hồ Trung Tâm… Và trong thành phố, những nơi ăn uống thành danh như Tân Cao Nguyên ở đường Hoàng Diệu, nhà hàng Vĩnh Thuận ở cuối Quang Trung, Cà Phê Thiên Hương ở Lý Thường Kiệt, Vui Sống ở Phan Chu Trinh, Mây Hồng ở khu trường Tổng Hợp… Rồi những dẫy phố xá tấp nập người qua lại như Phúc An, Dân Thiên Đường, Minh Sơn, Trúc Lâm, Rồng Vàng, Thanh Thế… Vân vân và vân vân…

Nhưng tất cả những thơ mộng đó, giờ đây đã bị hủy diệt. Mồ hôi và nước mắt của bao người đã không ngừng đổ ra trong suốt bao nhiêu triều đại để xây dựng nên Ban Mê Thuột với kỳ vọng của họ và con cháu họ mai sau, giờ đây chỉ còn một đóng tro tàn, mà hương khói gần như cũng nhạt nhòa tan đi trong một vài giây phút nữa. Ban Mê Thuột thực sự đã mất rồi, nhưng trong tâm trí những người còn lại, Ban Mê Thuột mãi mãi là máu thịt của châu thân mình.

BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH VÀ TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG

Bây giờ là 4 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 3/1975, khu suối Đóc Học với những vườn rau tàn tạ đầy dấu dép râu và dấu xích chiến xa. Khu xóm nghèo của một ngoại ô tỉnh nhỏ càng tàn tạ tẻ lạnh hơn lúc nào. Nhìn về khu vực Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Dân Y Viện Ban Mê Thuột, chỉ còn thấy được ngọn đèn Signal chơ vơ trên trụ truyền tin. Những đóm màu đỏ của hỏa châu càng nhỏ hơn, như ánh mắt của loài thú hoang trong rừng đêm.

Cái lặng lẽ của đêm trường và cái yên tĩnh của chiến trường càng làm cho người ta liên tưởng tới một cái gì khủng khiếp sắp xảy ra. Lâu lâu một tràng đại liên hoặc những loạt súng nhỏ không phân biệt được AK-47 hay M-16 bắn ra. Và như vậy là đã hơn 24 giờ đồng hồ, từ lúc 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, đợt tấn công đầu tiên của Cộng quân vào hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, nghĩa là lực lượng phòng thủ hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh đã chống trả không ngừng trong suốt 24 giờ, và không hiểu sẽ còn cầm cự được bao lâu nữa.

Qua hệ thống truyền tin, người ta nhận được tín hiệu của Chi Khu Ban Mê Thuột, và Đại Tá Dậu, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân còn ở ngoài vòng đai thị xã, ở mặt Bắc, mà chưa chọc thủng được phòng tuyến của Cộng quân để tiến vào thị xã. Hy vọng duy nhất trong lúc này, là hai chiếc L-19 đang bay trên đầu Bộ Tư Lệnh, dầu rằng màng lưới phòng không với đại liên 37 ly của Cộng quân vẫn không ngừng tấn công.

Và chính trong hòan cảnh này, tôi mới hiểu rõ tinh thần Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm của những chiến sĩ Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Những con ó vùng Cao nguyên đã làm cỏ Sư Đoàn 320 Sao Vàng của Cộng quân vùng Dakto, Tân cảnh, Bến Het một thời nào, giờ đây, những con ó đó vẫn vẫy cánh tung hoành giữa rừng quân địch không một chút e sợ.

Năm giờ 55 sáng ngày 11 tháng 3/1975, chiến trường vẫn còn yên tĩnh, buổi sáng tháng Ba ở vùng cao nguyên thường có sương mù che phủ, nhưng hôm nay, sương mù đã được thay bằng bụi khói, và không khí trong lành của những sáng mùa Xuân năm xưa đã bay mất để nhường chổ cho mùi khét của thuốc súng.

Ở cửa Nam thị xã, lực lượng phòng thủ tư dinh tỉnh trưởng, nằm trên đại lộ Thống Nhất vẫn còn cầm cự. Tư dinh này là một biệt thự khá kiên cố, nửa phần tường phía dưới được xây bằng đá, và hệ thống công sự cũng là những lô cốt đá. Nhờ vậy trung đội phòng vệ tư dinh đã không di tản theo Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Mặt khác, tư dinh này tương đối gần hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh hơn Tiểu Khu. Vả lại, với một phạm vi nhỏ, trung đội phòng vệ dễ dàng bố trí hỏa lực hơn ở một vòng đai rộng lớn như Tiểu Khu. Đo đó, trung đội trưởng là Trung Úy Hoành đã cương quyết không di tản. Sự hiện diện của đơn vị này đã trở thành một chướng ngại và nghi điểm trong chiến thuật đối với lực lượng Cộng quân trong lúc này.

Sáu giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3/1975, từ khuôn viên trường tiểu học Nguyễn Du, sau lưng Sở Học Chánh Ban Mê Thuột, người ta nhìn rỏ những chiếc T-54 của Cộng quân, và lực lượng bộ binh đang thực hiện một cuộc chuyển quân bao vây hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Vòng vây này đang được thắt chặt, như một màng lưới dày đặc chung quanh vòng đai phòng thủ Bộ Tư Lệnh. Và 6 chiếc T-54, nhìn được từ hướng Tây-Nam, đang dàn hàng ngang tiến sát và hệ thống công sự phòng thủ Bộ Tư Lệnh. Với kinh nghiệm của những người lính, ai cũng hiểu Bộ Tư Lệnh khó lòng cầm cự được trong vòng vài ba giờ đồng hồ tới.

Trong khi đó, những tiếng súng nhỏ, và đại bác 100 ly, cùng lúc gầm lên như những giây pháo nổ không ngừng, làm rung chuyển cả một vùng trời. Cộng quân bắt đầu nổ lực tấn công hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Và tại cửa Nam thị xã, bộ binh và chiến xa T-54 cũng ráo riết tấn công lực lượng phòng thủ tư dinh tỉnh trưởng. Nhưng chỉ là một trung đội Địa Phương Quân, đơn vị phòng thủ tư dinh làm sao có thể chống trả được với lực lượng biển người và chiến xa T-54 của Cộng quân.

Phần VII

Tám giờ 15 sáng ngày 11 tháng 3/1975, tư dinh tỉnh trưởng bị T-54 ủi sập các bức tường vòng đai, và pháo sập các tầng lầu. Trung úy trung đội trưởng bị trọng thương. Trong máy PRC-25, người ta nghe được tiếng kêu cứu rồi xin lệnh di tản của Trung Úy Hoành, vị sĩ quan Địa Phương Quân vừa ngoài 30 tuổi, nhưng lòng can đảm và kinh nghiệm chiến trường của ông đã vượt xa quá tuổi đời. Ông đúng là một sĩ quan ưu tú của quân đội.


Nhà thờ Chính Tòa Ban mêthuột 1970 – (ngã 6 thị xã Banmêthuột) Quen gọi là nhà thờ Cha già Ngoạn

Tư dinh tỉnh trưởng đã thất thủ, chốt điểm cuối cùng ở cửa Nam thị xã đã bị Cộng quân tràn ngập, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh bây giờ như người hùng cô đơn vẫy vùng dưới trời mưa đạn của quân thù.

NHỮNG PHÚT CUỐI CÙNG CỦA BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH

Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh gồm hai đại đội và một số các phòng ban chuyên môn, trong đó có một đại đội là đơn vị tổng hành dinh, chuyên trách về hành chánh và ẩm thực. Lực lượng chủ chốt là các Trung Đoàn 44 và 45 đang hành quân vùng Pleiku. Trung Đoàn 53 chỉ có hai tiểu đoàn ở Ban Mê Thuột, và một trung đội Pháo Binh 105 ly, nhưng một tiểu đoàn lại đã điều động lên giải tỏa Quận Đức Lập, một quận vừa bị Cộng quân tràn ngập vào sáng Chủ Nhật ngày 9 tháng 3/1975. Tiểu đoàn còn lại phòng thủ Phi trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột về phía Đông Đông-Bắc 7 km.

Lịch sử của Sư Đoàn 23 Bộ Binh hiển hách không phải vì những chiến công hay lòng dũng cảm của các vị tư lệnh sư đoàn từ thời Đại Tá Võ Văn Cảnh, Trương Quang Ân để lại, mà chính là những chiến thắng vẻ vang, oanh liệt mà sư đoàn đã mang về cho quân lực, từ những chiến dịch Bình Tây 1 và 2… Những trận đánh kinh thiên lẫy lừng, làm vang dội các địa danh chưa có người biết tới, như Dakto, Bến Het, Tân Cảnh, KOM TUM. Lịch sử vẻ vang của một đơn vị quân lực kiêu hùng không dễ tự nhiên mà có, nhưng hôm nay, Sư Đoàn 23 Bộ Binh, lần đầu tiên trong lịch sử đơn vị, và trong quân sử của một quân đội kiêu hùng đang đi vào ngỏ rẽ.

Cho đến 8 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 3/1975, đơn vị quân lực còn có mặt tại thị xã Ban Mê Thuột chỉ là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Cộng quân biết rõ điều này, và càng hiểu rằng Trung Đoàn 44 và 45 Bộ Binh nhất định sẽ trở về chiếm lại giang sơn của họ. Và đặc biệt là Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đang có mặt ngoài vòng đai thị xã ở cửa Bắc, một đơn vị mà các đơn vị chủ lực quân Bắc Việt không bao giờ dám đụng đầu trên chiến trường Cao Nguyên trong suốt nhiều năm qua, từ các mặt trận vùng Tây Bắc Kontum, PleiKu, Bến Het… cho đến chiến dịch càn quét Cục R, cơ quan đầu não tổng chỉ huy các lực lượng của Cộng quân tại miền Nam, đặt ngoài lảnh thỗ quốc gia.

Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân được đổ xuống Buôn Hô, một quận cách thị xã Ban Mê Thuột 35 km về hướng Bắc lúc 4 giờ 30 chiều ngày 10 tháng 3/1975. Đến 9 giờ tối cùng ngày đã tiến sát vào vòng đai thị xã, nhưng chưa chọc thủng được vòng vây của Cộng quân. Tiểu Khu Darlac lúc bấy giờ đã rút ra khỏi thị xã. Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 cố thủ trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh, nên không có được một đơn vị nào làm đầu cầu cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân tiến vào thị xã.

Điểm đáng tiếc là 10 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, đơn vị tiền sát của liên đoàn đã đột nhập thị xã, di tản gia đình vị tư lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã, nhưng lại không được lệnh ở lại làm điểm tựa cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đến giải cứu thị xã sau này. Thực sự, nếu Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân có mặt tại thị xã, thì nhất định Ban Mê Thuột đã không thất thủ mà còn đánh tan được 3 sư đoàn quân chủ lực Bắc Việt, và bẻ gãy toàn bộ mọi mưu đồ của Cộng quân.

Từ 6 giờ 45 sáng ngày 11 tháng 3/1975, Cộng quân đã bố trí xong lực lượng thắt chặt vòng văy hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và thực hiện trận mưa pháo bằng đại bác 100 ly trang bị trên chiến xa T-54, bắn trực xạ, đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly từ hướng Bandon dồn dập đổ xuống Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn. Đồng thời, chiến xa và bộ đội Cộng quân dàn hàng ngang tấn công bốn mặt vòng đai Bộ Tư Lệnh. Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh đã chống trả quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công, và đánh cận chiến với quân thù. Nhìn lên khung trời Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 bây giờ chỉ còn thấy được những cuộn khói dày đặc mịt mù. Điều đáng tiếc là mấy chiếc thiết vận xa M-113 còn lại của Sư Đoàn 23 trong lúc này lại lại BẤT KHIỂN DỤNG.

Mười giờ 10 phút, một phi vụ A-37 của Không Quân thả bom nhầm vào Trung Tâm Hành Quân của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23. Mọi liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Bộ Tổng Tham Mưu hoàn toàn bị phá hủy.

Mười giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3/1975, một đoạn hệ thống công sự ở mặt Tây và phía Nam Bộ Tư Lệnh đã bị chọc thủng. Bộ đội và chiến xa của Cộng quân tràn vào hậu cứ Sư Đoàn 23 Bộ Binh như nước vỡ bờ. Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Darlac, mở đường máu đem đơn vị thoát khỏi hậu cứ, bỏ lại Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân đinh trong một tình huống vô cùng bi thảm. Ban Mê Thuột lâm chung. Sáu mươi ngàn dân như một đàn gà con mất mẹ. Đêm đen phủ xuống thành phố này cùng với nổi hải hùng và tuyệt vọng mênh mong.

MẶT TRẬN PHI TRƯỜNG PHỤC DỤC VÀ TRUNG ĐOÀN 53 BỘ BINH

Thị xã Ban Mê Thuột đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng quân từ chiều hôm qua, ngày 10 tháng 3/1975, và đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh rút khỏi thị xã này lúc 10 giờ 38 phút ngày 11 tháng 3/1975. Nhưng Trung Đoàn 53 Bộ Binh, phòng thủ Phi Trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột 7 km về hướng Đông Bắc vẫn cố thủ phi trường và cương quyết chống lại lực lượng biển người và chiến xa T-54 của Cộng quân.

Cùng lúc tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân đã không bỏ sót Trung Đoàn 53. Chiến xa và bộ đội của Cộng quân, với đại bác 130 ly, và hỏa tiển 122 ly yểm trợ đã không ngừng luân phiên tấn công Trung Đoàn 53. Và sau khi đơn vị quân lực Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng rời bỏ Ban Mê Thuột, Cộng quân càng tập trung lực lượng tấn công Trung Đoàn 53 ác liệt hơn.

Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 Bộ Binh là Trung Tá Ân. Biết rõ ý đồ của Cộng quân, nhưng ông cũng hiểu rằng Phi Trường Phụng Dực là điểm tiếp liệu, tiếp vận duy nhất cho lực lượng tổng trừ bị là sư đoàn Nhảy Dù đến giải cứu Ban Mê Thuột sau này, đồng thời đơn vị của ông là lực lượng đầu cầu và liên lạc duy nhất cho các đơn vị bạn về sau. Do vậy, ông đã ra lệnh cố thủ và chỉ thị cho các binh sĩ tiết kiệm đạn dược và mọi phương tiện quân y, dược cụ, cố gắng chiếm dụng vũ khí của địch để chống lại kẻ địch, và phải nhất dịnh bắn trúng mục tiêu.

Trong suốt thời gian 6 ngày đêm, Trung Đoàn 53 Bộ Binh không những đã đánh tan nhiều đợt tấn công của Cộng quân, mà còn tị#7883;ch thu nhiều loại vũ khí cá nhân cũng như súng cộng đồng để tiêu diệt T-54 và hàng trăm xác quân thù bỏ lại chiến trường. Sự tổn thất nặng nề nhất của Cộng quân trong mặt trận Ban Mê Thuột, hơn 200 nhân mạng, không biết được con số bị thương, và hàng chục T-54 bị phá hủy bằng chính B-40, B-41 của Cộng quân do Trung Đoàn 53 tịch thu tại mặt trận Phi trường Phụng Dực.

Phần VIII

Từ sáng sớm ngày 10 tháng 3/1975 cho đến hết ngày 15 tháng 3/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh chỉ với một tiểu đoàn Bộ Binh, và trung đội Pháo Binh 105 ly đã anh dũng chiến đấu với một lượng Cộng quân nhiều gấp bội, có chiến xa và đại bác đủ loại, mà không cần biết đến Ban Mê Thuột đã thất thủ và đài BBC trong bản tin phát đi vào đêm 14 tháng 3/1975, đã loan tin Sư Đoàn 23 Bộ Binh bị xóa tên trong quân sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


Nhà thờ Giáo xứ Hà Lan, thuộc Quận Buôn Hô, Cách Banmêthuột 32 km về phía Bắc


Giờ tan Lễ tại Giáo xứ Hà Lan

Ngày 15 tháng 3/1975, một phi vụ yểm trợ tiếp liệu cuối cùng cho Trung Đoàn 53 đã không rơi đúng điểm ấn định mà lại rơi xuống khu vực Vườn Ương ở Hồ thực nghiệm.

Ngày 16 tháng 3/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh hoàn toàn mất liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Hết đạn dược và thuốc men, Trung Tá Trung Đoàn Trưởng đành phải ra lệnh rút khỏi phi trường Phụng Dực. Điểm liên lạc, tiếp vận duy nhất cho Ban Mê Thuột đã lọt vào tay Cộng quân. Nhưng Trung Tá Ân, đúng là người hùng của quân lực, và Trung Đoàn 53 Bộ Binh anh dũng là những người con yêu của Tổ Quốc, đã làm khiếp đảm quân thù, và đem vinh quang về cho một quân đội kiêu hùng của nền Cộng Hòa miền Nam.

Với lịch sử của Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và thực tế của mặt trận Ban Mê Thuột, nếu thị xã Ban Mê Thuột được Trung Đoàn 44 hoặc 45 Bộ Binh phòng thủ, thì cho dầu Cộng Sản Bắc Việt có quân số nhiều hơn vài ngàn người trong cuộc tấn công này, Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân đã không rơi vào biển đêm của lịch sử dân tộc. Và Sư Đoàn 23 Bộ Binh vĩnh viễn là một đơn vị kiêu hùng của một quân lực kiêu hùng bất diệt.

Suốt đêm nay, tôi vẫn mơ màng tự hỏi tại sao Ban Mê Thuột có thể thất thủ dễ dàng và nhanh chóng như vậy? Chỉ với một tiểu đoàn Bộ Binh của Trung Đoàn 53, đã cầm cự với lực lượng Cộng quân hơn suốt 6 ngày đêm.

Qua tin tức các hoạt động của địch được ghi nhận ở những ngày đầu chiến cuộc, và đặc biệt là trong các buổi họp tham mưu, Đại Tá Luật đã nhiều lần nhắc nhở các đơn vị về những hoạt động của Cộng quân, những đơn vị chủ lực quân Bắc Việt đã ghi nhận có mặt quanh vòng đai lãnh thổ, hoặc nghi ngờ đang di chuyển về lảnh thổ Darlac. Và điểm đặc biệt là Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật của Tiểu Khu, một đơn vị mới thành lập đã được đặt trong tình trạng báo động.

Tất cả những sự kiện đó, chứng minh rằng, các giới chức thẩm quyền ở địa phương đều biết trước, Ban Mê Thuột sẽ bị tấn công, nhưng tại sao Trung Đoàn 44 hoặc 45 Bộ Binh lại không được trả về Ban Mê Thuột? Tại sao Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân lại bị mất đi cơ hội xâm nhập thị xã để gải cứu Ban Mê Thuột? Những câu hỏi này, ai có trách nhiệm trả lời, và đến bao giờ mới trả lời được.

MẶT TRẬN PHÍA TÂY BẮC THỊ XÃ VÀ TRẠI ĐỊNH CƯ CHÂU SƠN

Sau khi hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh rút khỏi thị xã lúc 10giờ 38 phút sáng ngày 11 tháng 3/1975), Ban Mê Thuột đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng quân. Một số binh sĩ thuộc Tiểu Khu, Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Thiết Đoàn 8 Thiết Giáp, đơn vị hành chánh tiếp vận… đã thất lạc đơn vị và chạy vào xã Châu sơn, cách thị xã 3 km về hướng Tây Tây-Bắc.

Xã Châu Sơn là tên của một trại định cư có khoảng 5,000 người, từ miền Bắc di cư vào Nam sau hiệp định Geneve năm 1954, được cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập vào khoảng năm 1956, cùng với các trại định cư khác trong toàn lãnh thổ tỉnh Darlac.

Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã nhận định Ban Mê Thuột có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, không những có thể kiểm soát toàn miền cao nguyên mà còn là giao điểm nối liền cao nguyên với duyên hải, đồng thời từ Ban Mê Thuột còn có thể kiểm soát được vùng Tam Biên Việt Nam, Lào, và Cam Bốt. Vì vậy, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã thiết lập một vòng đai an toàn bảo vệ cho thị xã Ban Mê Thuột bằng một hệ thống gồm các trại định cư sau đây:

Trại định cư Châu Sơn ở mặt Tây tây Bắc thị xã Ban Mê Thuột 3 km. Phía Nam dọc theo Quốc Lộ 14, cách thị xã 5 km là trại Chi Lăng, với dân số khoảng 3,000 người, và xa hơn là Thọ Thành. Phía Đông-Nam cách thị xã 3 km có trại định cư Trần Hưng Đạo gần 2,000 người. Phía Đông khoảng 9 km có Hòa Bình, là quận lỵ của quận Ban Mê Thuột. Cũng về mặt Đông, cách Ban Mê Thuột 15 km, có trại định cư Trung Hòa với dân số 5,000 người. Xa hơn, doc theo Tỉnh Lộ số 5, đường đi Quận Lạc Thiện, có hai trại Kim Châu, Kim Phát, với dân số khoảng 6,000. Phía Bắc Ban Mê Thuột, dọc theo Quốc Lộ 14, cách thị xã 32 km, có 3 trại định cư, chiếm tỉ lệ dân số người Kinh cao nhất trong toàn tỉnh, hơn 10 ngàn người, đó là các trại định cư Hà Lan A và Hà Lan B, Vĩnh Phước, thuộc Quận Buôn Hô, đã nổi tiếng trong trận đánh đầu Xuân năm 1972 với hai trung đoàn Cộng Sản Bắc Việt trong suốt 10 ngày đêm mà chỉ với 7 trung đội Nghĩa Quân và lực lượng Nhân Dân Tự Vệ Xã.

Thị xã Ban Mê Thuột mất, xã Châu Sơn tự họ quyết định số phận của mình, cưong quyết chống lại Cộng Sản, theo tinh thần của cuc khởi nghĩa Quỳnh Lưu, Nghệ An giữa thập niên 1950 và 1960 khi người dân nổi lên chống lại xe tăng và bộ đội Cộng Sản Bắc Việt năm xưa.

Tập hợp lại những binh sĩ tản lạc chạy vào xã, Ban Chỉ Huy Liên Trung Đội Nghĩa Quân đã hô hào đồng bào đào chiến hào dọc theo hàng rào ấp chiến lược, lập tổ tam tam, 3 người một, yểm trợ lẫn nhau, để chống lại quân Cộng sản. Phụ lão và thiếu niên lo phần tiếp tế cơm ăn, nước uống và cứu thương. Thanh niên nam nữ túc trực ở giao thông hào phòng thủ. Suốt 11 ngày đêm, lực lượng Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ và toàn dân xã Châu Sơn đã đánh trả không ngừng với lực lượng Cộng quân.

Cuối cùng Cộng quân phải dùng chiến xa T-54 dàn hàng ngang ủi sập hệ thống giao thông hào và hàng rào phòng thủ. Nhiều trung đội trưởng và liên trung đội trưởng Nghĩa Quân bị thương và bị bắt. Xã Châu Sơn đầu hàng. Riêng liên trung đội trưởng nghĩa quân Nguyễn Văn Tiến bị xử án chung thân. Sau hơn 20 năm những người dân xã Châu Sơn một lần nữa, lại bị nô thuộc dưới chế độ Cộng Sản. Nhưng tinh thần chống Cộng và gương anh dũng chiến đấu của họ nhất định mãi mãi lưu truyền cho thế hệ mai sau.

QUẬN PHƯỚC AN: CỨ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ CUỐI CÙNG

Ban Mê Thuột thất thủ, quận hành chánh và các chi khu di tản về quận Phước An để thành lập một tuyến phòng thủ chiến lược nhằm tái chiếm Ban Mê Thuột. Chi khu và Quận Hành Chánh Phước An nằm trên một ngọn đồi trọc phía đông bắc thị xã Ban Mê Thuột 42 km, trên Quốc Lộ 21, giáp ranh với quận Khánh Dương, tỉnh Khánh Hoà, Nha Trang là giao điểm giữa Ban Mê Thuột và Nha Trang, hay là trục nối giữa vùng cao nguyên với miền duyên hải trung phần.


Cầu 14 ( nằm giữa 2 xã Thọ -Thành và Cữ-Ju’t, Cách thị xã Ban mê thuột 14 km về phía Nam

Chín mươi phần trăm dân số Phước An là ngưòi thượng sống rãi rác trong các buôn làng. Trước năm 1960, hầu hết người Thượng ở quân này đều sống bằng nghề làm rẫy, trồng cây ngũ cốc, như bắp và lúa. Nhưng từ sau năm 1960, những di dân từ các miền đến lập nghiệp ở vùng này, đã khám phá ra vùng đất màu mỡ của Phước An rất thích hợp để trồng các loại cây kỹ nghệ như cà phê, cao su, tiêu, ca cao, và từ đó, những dãy đồn điền cà phê mọc lên như nấm nằm dọc hai bên Quốc Lộ 21, từ cây số 5 cách thị xã Ban Mê Thuột về hướng Đông-Bắc cho đến cây số 42 Quốc Lộ 21 và chạy sâu vào hàng chục cây số, đã làm cho Phước An trở nên một vùng trù phú bậc nhất của tỉnh Darlac.

Ngoài cà phê, Phước an còn là khu vực lâm sản quan trọng. Cây Gõ (Cà te) là mối lợi lớn nhất mà các nhà lâm sản thời bấy giờ hằng mơ ước. Quận Phước An có một trường trung học công lập, và hầu như mỗi buôn làng đều có một trường tiểu học cộng đồng, nên dân trí và sinh hoạt của quận này rất cao.

Từ khi Ban Mê Thuột thất thủ, Bộ Chỉ Huy Tiẻu Khu Darlac, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, các đơn vị đồn trú tại thị xã, các quận hành chánh và chi khu của các quận đều di tản về Phước An để lập một tuyến phòng thủ và chuẩn bị tái chiếm Ban Mê Thuột.

Bốn giờ 40 chiều ngày 13 tháng 3/1975, hai Trung Đoàn Bộ Binh 44 và 45 thuộc Sư Đoàn 23 được đổ xuống quận Phước An, Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng Nhì Quân Đoàn 2 được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Darlac, lo phối trí lực lượng tái chiếm Ban Mê Thuột.

Từ 13 tháng 3/1975 đến 16 tháng 3/1975, phòng tuyến Phước An được thành lập với lực lượng của ba chi khu và hai Trung Đoàn Bộ Binh 44 và 45 trong một khí thế hết sức thuận lợi. Kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột được coi là hoàn tất ở giai đoạn đầu, chỉ còn đợi lệnh và chờ phối hợp với lực lượng tổng trừ bị của Bộ Tổng tham Mưu tăng viện.

Nhưng cho đến ngày 17 tháng 3/1975, lực lượng tổng trừ bị vẫn chưa được gởi đến. Trong khi đó, bộ binh và chiến xa của Cộng quân đã từ thị xã Ban Mê Thuột đổ về tấn công ráo riết phòng tuyến Phước An không một phút nào ngừng. Chiều ngày 17 tháng 3/1975, phòng tuyến Phước An bị Cộng quân chọc thủng, cứ điểm chiến lược cuối cùng của Ban Mê Thuột bị tan rã.

Ban Mê Thuột, tỉnh Darlac gồm bốn quận hành chánh và bốn chi khu cùng với 150 ngàn dân rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Tỉnh Darlac, một trong 42 tỉnh của Việt Nam Cộng Hoà bị xóa tên trên bản đồ hành chánh của nền Cộng Hòa từ ngày hôm nay.

Tôi lịm chết giữa điệu buồn chất ngất
Thả hồn xuôi theo kỷ niệm xa mờ
Phút vị vong thắp lại nén hương thừa
Mà tưởng nhớ một thời xưa đã sống

(Thời Gian)

Nguyễn Ðịnh
Và cũng xin được phép đưa lên những giòng nhật ký ghi lại những giai đoạn và giây phút đầy đau thương thống khổ của một DÂN TỘC ANH HÙNG ... xin được mượn những giòng chử nầy để tạ lỗi với DÂN TỘC và vối CÁC ANH HÙNG TỬ SĨ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ...
Và xin được theo từng ngày sắp đến được đưa lên một số bài viết của một số tác giả chứng nhân của lịch sử để cho con cháu chúng ta nhìn lại sự thật của lịch sử chứng không phải lịch sử giả tạo của bọn CỘNG SẢN.


Xin được cùng với Dân Tộc Vn Trong suốt những ngày tháng nầy tưởng niệm tất cả những ANH HÙNG TỮ SĨ QLVNCH và tất cả các nạm nhân đã mất đi trong những ngày tháng đau thương nầy. NGÀY THỨ 2 (TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM 1975 MẤT NƯỚC)

NGÀY 11.3.1975, Ban Mê Thuột Thất Thủ

Diễn biến chiến sự tại Ban Mê Thuột trong ngày 11-3-1975

-Vào 7 giờ sáng ngày 11/3/1975, Cộng quân bắt đầu nả pháo binh vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 BB, một số quân xa đậu ở gần Trung tâm hành quân bị trúng pháo nổ tung ra. Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac, đi thẳng ra cửa bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh và lên 1 chiếc M 113 để quan sát, ông thấy cách đó 300 mét, hàng chục chiếc T 54 của CQ đang bao vây bộ Tư lệnh. Cùng lúc đó, CQ đang tấn công và bắn trực xạ vào lầu tư dinh Tỉnh trưởng. Trung đội phòng thủ đã bắn cháy 2 chiến xa địch ngay trước cổng bằng súng M 72. Ngay sau đó, Trung đội này ra khỏi tư dinh.

-Khoảng 10 giờ sáng, pháo binh CQ ngưng tác xạ. Đại tá Luật nhảy lên pháo tháp của chiến xa M113 quan sát và thấy chiến xa CQ đang chuyển bánh. Ông nhảy vào xe và la lớn: "Sẵn sàng ứng chiến". Chiến xa đầu của CQ chầm chậm tiến thẳng vào chiếc thiết vận xa M 113.Khi chiến xa địch còn cách 100 mét, Đại tá Luật ra lệnh cho xạ thủ đại bác 106 ly không giựt đặt trên xe khai hỏa. Ông hét lớn"bắn". Thay vì nghe một tiếng nổ lớn của viên đạn ra khỏi nòng nhưng chỉ có một tiếng "cóc" phát ra. Binh sĩ xạ thủ báo cho ông biết súng bị trở ngại tác xạ. Sau một phút bàng hoàng,Đại tá Luật đã nghĩ ngay đến các phản lực cơ A 37. Ông liên lạc với phi tuần L 19 quan sát và yêu cầu A 37 dội bom ngay vào các chiến xa của CQ đang tiến vào bộ Tư lệnh, ông nói với quan sát viên L 19 là chấp nhận nguy hiểm vì chỉ có cách đó thì mới chận đứng được cuộc tấn công của CQ.

-Hơn 10 giờ sáng ngày 11/3/1975, thình lình mọi người nghe một tiếng nổ ầm thật kinh hoàng. Trung tâm Hành quân Sư đoàn 23 Bộ binh đã bị Không quân ném nhầm. Trung tâm hành quân bị sập và các hệ thống liên lạc đều bị hư hại toàn bộ. Một số lớn sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ chết và bị thương. Trước tình thế đó, Đại tá Luật bàn với Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 BB, kiêm Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột, nên rút khỏi bộ Tư lệnh Sư đoàn ngay để bảo toàn lực lượng. Đại tá Vũ Thế Quang đồng ý và ra lệnh rút quân.Lực lượng trú phòng lúc bấy giờ khoảng 100 người mở đường máu ra khỏi hàng rào và hướng về phía Tây tức là suối Bà Hoàng, cách BộTư lệnh Sư đoàn 250 mét.

- 11 giờ 50 : Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 mất liên lạc với Đại tá Quang và Đại tá Luật.

POSTED BY SQTB K10B/72 THSQ-QLVNCH AT 7:11 PM



Lực lượng phòng thủ Ban Mê Thuột :


Do những nhận định sai lầm và quyết định chủ quan cũa Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tư lệnh QĐ 2 , toàn bộ Sư đoàn 23 Bộ binh được đưa về hoạt động phòng ngự quanh Pleiku, việc phòng thủ Ban Mê Thuột ủy nhiệm cho Liên Đoàn 21 Biệt động quân, Địa phương quân, Nghĩa quân tỉnh và Cảnh Sát. Vào đầu tháng 3/1975 khi có báo động về Sư đoàn 320 CSBV chuyển đến Ban Mê Thuột, Quân đoàn 2 chỉ đưa một phần Trung đoàn 53 (chỉ có 2 Tiểu Đoàn) trở lại Ban Mê Thuột. Trung đoàn này lúc bấy giờ được giao nhiệm vụ hành quân quanh khu vực phía Nam phi trường Phụng Dực, còn lực lượng Biệt Động Quân thì trấn giữ tại khu vực Buôn Hô chừng 32 km về hướng Đông Bắc. Các toán thám sát của Sư đoàn 23 BB và Nha Kỹ Thuật QL.VNCH được tung ra chung quanh trại Bản Đôn để theo dõi các hoạt động của sư đoàn 320 CSBV nhưng chỉ phát giác được một số đơn vị nhỏ cấp đại đội CQ địa phương.
Như vậy, lực lương quốc gia phòng thủ Ban Mê Thuộc tổng cộng khoảng 4,000 người gồm những quân
nhân hậu cứ của Bộ Tư Lệnh (BTL) Sư Đoàn 23 Bộ Binh, hậu cứ Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn 8 (quân số chủ lực của các đơn vị này đã được điều động về Pleiku và Kontum từ trước Tết ).
Ban Mê Thuột thực sự là một thành phố bỏ ngỏ không lực lượng bảo vệ. Do vậy, vấn đề phân nhiệm phòng thủ tuy có kế hoạch nhưng chẳng thắm vào đâu so với lực lượng tấn công thiện chiến và đông đảo gấp 20 lần của đối phương .
- Lực lượng phòng thủ phía Nam là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh gồm các phòng các ban các sở trực thuộc.
- Lực lượng phòng thủ phía Tây, khu vực trọng yếu và nguy hiểm nhất, gồm các đơn vị hậu cứ của Thiết đoàn 8 kỵ binh và kho đạn (trại Mai hắc Đế) cùng với Trung Tâm Yểm Trợ tiếp vận (đại đội hành-chánh tài-chánh ).
- Lực lượng phòng thủ phía Đông do Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 23 Bộ Binh đảm trách. Xa hơn là Chi Khu Ban Mê Thuột và Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia quận Ban Mê Thuột phối hợp với nhau để chịu trách nhiệm vấn đề phòng thủ mặt nầy.
- Lực lượng phòng thủ mặt Bắc thị xã là Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac cùng với một đơn vị 206 Cảnh Sát Dã Chiến.
- Nội vi thị xã và các chốt điểm trọng yếu đều do lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đảm trách, và được bố trí như sau:
* Hai chốt cảnh sát đặt tại Trường Trung Học và cuối đường Phan Chu Trinh là các chốt ở cửa Bắc.
* Cuối đường Tự Do được giao cho Cục Cảnh Sát Cư Kplong và một tiểu đội Cảnh Sát Dã Chiến.
* Cửa ngỏ phía Nam có Cục Cảnh Sát Cư Ê Bư và một đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm.
* Cửa Tây thị xã giao cho Cục Cảnh Sát thị xã Cục Lạc chịu trách nhiệm. Các cao ốc trong toàn thị xã và các khách sạn đều được Cảnh Sát Quốc Gia đóng chốt.
* Các đơn vị trừ bị gồm có một tiểu đoàn của Trung Đoàn 53 Bộ Binh đóng tại phi trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột 7 km, có một pháo đội 105 ly, trong khi pháo binh của Cộng quân lại là loại 130 ly, và hỏa tiển 122 ly, tầm xa và sức công phá hoàn toàn cách biệt.
* Ngoài ra, doanh trại các tiểu đoàn Pháo binh, Công binh, Truyền tin, Tiếp vận thống thuộc Sư đoàn 23 bộ binh đóng gần thị xã đều tận dụng quân số tại hàng để tổ chức phòng ngự trong phạm vi trách nhiệm.
Riêng về trách nhiệm của tiểu khu Darlac, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật đã cho điều động tiểu đoàn 204 Địa phương quân đang đóng tại Ban Don về thị xã.


Cô lập Ban Mê Thuột :



Các trận đánh nhằm nghi binh & cô lập Ban Mê Thuộc trước ngày 10/3/1975

Bắc Việt đưa kế hoạch tấn công bất ngờ và đông đảo, nghi binh tối đa, chúng vờ đánh Pleiku để nhử ta lên giải tỏa rồi cắt các đường dẫn đến Ban Mê Thuột, chiếm phi trường sau cùng ba mặt giáp công.
Bắc Việt dùng các Trung Đoàn, Sư Đoàn cắt các đường giao thông 19, 14, 21 nghi binh thu hút quân đội VNCH về phía Bắc để bất thần tấn công Ban Mê Thuột. Chúng không để sẵn quân ở vị trí xuất phát tấn công mà tập kết từ xa vận động đến, bỏ qua vòng ngoài, bất ngờ thọc sâu vào thị xã phối hợp với lực lượng đặc công đã len lỏi sẵn trong thị xã, rồi từ đó đánh ra ngoài.
Ngày 1-3-1975 sư đoàn 968 Bắc Việt tấn chiếm các đồn bót gần Thanh An, pháo kích phi trường Cù Hanh, Pleiku.
Ngày 4/3/1975 Trung Đoàn 95B Việt Cộng và Sư đoàn 3 Sao Vàng tấn công ngăn chận quốc lộ 19 tại An Khê như muốn tấn công Pleiku, cắt đường giao thông Pleiku và Nha Trang.
Ngày 5/3/1975 Trung Đoàn 25 Việt Cộng cắt Quốc Lộ 21 giữa Phước An và Khánh Dương, cắt đường Nha Trang - Ban Mê Thuột. Tướng Phú cho tăng cường trung đoàn 45 tại Thanh An và cho 2 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân và Thiết Giáp giải tỏa quốc lộ 19 nhưng không thành công .
Ngày 7/3/1975 sư đoàn 320 Việt Cộng chiếm quận lỵ Thuần Mẫn trên Quốc lộ 14 nằm giữa đường Pleiku đi Ban Mê Thuột.
Ngày 9-3 hôm nay Sư đoàn F10 Cộng sản Bắc Việt nhất định san bằng quận Đức Lập để tiến quân về Ban Mê Thuột. Chi khu bị tấn công từ 6 giờ sáng, VC đã dùng pháo binh 130 ly và SKZ 82 ly bắn vào Chi khu và Chi đoàn Chiến xạ, địch đã làm tê liệt các chiến xa của ta ngay từ phút đầu và sau đó quân chính qui Cộng sản Bắc Việt mở "trận địa chiến" đánh ban ngày, các công sự phòng thủ trên mặt đất sập hết. Tình hình Đức Lập vô cùng nguy ngập. Các đồn phụ đã bị "bứt". Tiểu đoàn Địa phương quân đóng tại Núi Lửa cách Đức Lập 9 cây số bị địch tràn ngập sau một trận đánh đẫm máu. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng và một số cấp chỉ huy khác bị Việt cộng sát hại.
Tương Phú bốc máy liên hợp liên lạc thẳng với Trung tá Nguyễn Cao Vực, Quận trưởng quận Đức Lập. Ông được báo cáo Trung tá Quận trưởng đã bị thương, hiện ở ngoài chỉ huy và điều khiển những khẩu đại bác 105 ly bắn trực xạ vào Cộng quân. Chi khu cầm cự cho đến sáng, khi mặt trời bắt đầu lên. Đúng 10 giờ 30 phút quận Đức Lập biến thành biển lửa.
Như thế Việt Cộng đã cô lập Ban Mê Thuột cả Bắc và Nam mà Tướng Phú vẫn cho là địch sẽ đánh Pleiku, ông lại nghĩ chúng nghi binh vờ đánh Ban Mê Thuột. Tuy nhiên theo đề nghị của Bộ tư lệnh Quân Đoàn ông đã cho trực thăng vận 2 tiểu đoàn Biệt đông quân thuộc Liên Đoàn 21 từ Kontum đến Buôn Hô cách 30 km ở phía Bắc Ban Mê Thuột.
Sự sai lầm của tướng Phú đã được Việt Cộng khai thác triệt để: “Từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 9 tháng 3 năm 1975, trước khi tiến công vào Buôn Ma Thuột, ta triển khai thế chiến dịch, thu hút sự chú ý của địch về hướng Công tum, Plây cu, cắt các đường, cô lập mục tiêu chủ yếu. Cho nên đến lúc ta sắp nổ súng đánh vào Buôn Ma Thuột, địch mới biết. Chúng báo động và muốn tăng cường lực lượng nhưng không kịp nữa rồi, lực lượng đã bị căng giữ ở các nơi khác” (ÐTMX trang 90)


Mặt Trận Ban Mê Thuột

Ngày 9/3/1975 Thiếu Tướng Phú bay lên BMT thị sát kế hoạch phòng thủ, ứng chiến của thành phố ra lệnh cấp phát hỏa tiển chống chiến xa M72 và hỏa tiển TOW cho các đơn vị. Từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều ngày 9/3/1975, Tướng Phú họp với Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, các Tiểu khu trưởng Ban Mê Thuột và Quảng Đức để duyệt xét tình hình các mặt trận.
Sau khi chấp nhận những đề nghị của các giới chức liên hệ và cho những chỉ thị cần thiết, ông ra lệnh cho Đại tá Nghìn, Tỉnh trưởng Quảng Đức bay về trước. Tại Ban Mê Thuột, để cho có sự thống nhất chỉ huy, Tương Phú bổ nhiệm Đại tá Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 làm Tư lệnh chiến trường Ban Mê Thuột.
Các Tư lệnh mặt trận phải ra lệnh đôn đốc các đơn vị chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu trong 2, 3 tháng liên tiếp; tổ chức những cuộc hành quân xa ngoài thị xã và vị trí phòng thủ.
Kho xăng, kho đạn phải được phân tán, đề phòng đặc công Cộng sản Bắc Việt đánh phá. Lệnh thiết quân luật mỗi nơi được ủy nhiệm cho các Tư lệnh mặt trận toàn quyền định đoạt.
Đến 10.00 giờ đêm, thành phố Ban Mê Thuộc được lệnh báo động đỏ, tập họp tất cả binh sỉ chuẩn bị tác chiến.
Ngày 10/3/1975, từ 1giờ 20 đến 2 giờ 15 sáng, các chốt điểm Cảnh Sát Dã Chiến ở cửa Bắc và cửa Tây thị xã đã phát giác các tổ trinh sát tiền phong của Cộng quân và liên tiếp báo về Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac.
2 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu thực hiện trận mưa pháo theo chiến thuật tiền pháo hậu xung bằng đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự như Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, kho đạn Mai Hắc Đế và phi trường L19.
Những tiếng nổ của hỏa tiển 122 ly và đại pháo 130 ly khủng khiếp làm vỡ tung hết các cửa kiếng và rung chuyển cả thành phố như cảnh tượng động đất. Các nhà cao tầng bị rung chuyển cực mạnh. Thành phố đã như con tàu chao nghiêng trong bão tố. Một số các nhà xây thô sơ quanh các khu vực quân sự đã bị sụp đổ, và trận mưa pháo liên tiếp không ngừng đổ xuống các cứ điểm quân sự cho đến 6 giờ sáng.
Bốn giờ sáng, chiến xa T-54 và bộ đội Cộng Sản chia làm nhiều mũi tấn công vào phi trường L19, kho đạn Mai Hắc Đế , Tiểu Khu Darlac, Tòa Hành Chánh Tỉnh, BTL Sư Đoàn 23 BB, Hậu cứ Trung Đoàn 53 BB sát phi trường Phụng Dực với chiến thuật biển người.
Trận đánh quyết định giữa Nam-Bắc đã diển ra. Nhưng lực lượng giữa hai bên quá ư chênh lệch, như trứng chọi với đá nếu so sánh cả về quân số, vũ khí, chiến cụ. Địch đã ở thế thượng phong ngay từ lúc đầu !
6 giờ 15 sáng, xe phóng thanh của Ty Thông Tin đậu tại Ngã 6 thị xã phát lời kêu gọi của Đại Tá Tỉnh Trưởng yêu cầu đồng bào bình tỉnh, ai ở nhà nấy, tình hình an ninh tại thị xã vẩn còn yên tỉnh.
6 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, một góc phía Bắc của phi trường L19 bị Cộng quân tràn ngập.7 giờ 15 các chốt cảnh sát xin lệnh rút khỏi vị trí phòng thủ vì áp lực địch quá mạnh, dân chúng từ khu vực Buôn A-Lê B, Tân Mai, cửa Nam thị xã lũ lượt chạy vào trung tâm thành phố.
8 giờ 30 , Kho đạn Mai Hắc Đế thất thủ. Viên Đại Úy chỉ huy trưởng bị tử thương.
9 giờ 20, chiến xa T-54 và bộ đội cộng quân chia làm nhiều mũi tấn công vào thị xã. Một mũi từ cuối đường Phan Chu Trinh (cửa Bắc ) tràn chiếm khu vực nhà thờ Chính Tòa, ngã Sáu thị xã, cách Bộ Chỉ HuyTiểu Khu 800 mét. Mũi phía Nam, từ khu vực Buôn A-Lê B, đồi La San, theo đại lộ Thống Nhất tiến đánh khu vực tư dinh Tỉnh Trưởng, Ty Ngân Khố. Một mũi khác, từ hướng chùa Khải Đoan, đánh chiếm ngã tư Nguyễn Tri Phương Phan Bội Châu, và mặt Tây thị xã cũng đã bị Cộng quân tấn chiếm.
Ngoài mặt trận chính Ban Mê Thuột, Cộng quân tấn công khắp nơi. Các trận bắc Kontum, nam Pleiku, bắc Bình Định, Quảng Đức và trên 2 quốc lộ 19, 21 đều bị áp lực nặng nề.



Mặt trận Ban Mê Thuột ngày 10/3/1975



MẶT TRẬN TIỂU KHU DARLAC

Từ 9 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 3/1975, các mũi tiến quân của Cộng quân từ hướng Bắc và hướng Tây Bắc đã hoàn toàn tràn ngập trung tâm thành phố và tập trung nổ lực tấn công Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu nằm trên đại lộ Thống Nhất. Bộ đội và chiến xa T-54 của Cộng quân từ khuôn viên nhà thờ chính tòa tràn qua ngã Sáu, chiếm Câu Lạc Bộ Biên Thùy, khu cư xá sĩ quan, nằm trên Ngã Ba đại lộ Thống Nhất và đường Lê Lợi.
Lực lượng phòng vệ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu phản công quyết liệt. Một chiếc T-54 của Cộng quân bị bắn cháy. Dù với chiến thuật biển người và đại bác 100 ly trang bị cho T-54 bắn trực xạ không ngừng nhưng Cộng quân vẫn chưa tiến sát được vào hệ thống công sự phòng thủ này. Tinh thần chiến đấu và lòng dũng cảm của những chiến sĩ thuộc Tiểu Khu quả thật không thể tưởng tượng. Cứ mỗi đợt tiến công của Cộng quân là những tràng đại liên, M-79 (súng phóng lựu) và M-16 từ các công sự phòng thủ xối xả phản kích làm cho bước tiến quân của Cộng quân đã phải ngừng lại.



Cộng quân lui về cố thủ khu vực cư xá sĩ quan và Câu Lạc Bộ Biên Thùy, đồng thời chia quân tràn qua đại lộ Thống Nhất đánh chiếm Tòa Án, bưu điện, tòa nhà Đại Biểu Chính Phủ, và tiếp tục thực hiện trận mưa pháo bằng đại bác 100 ly từ các chiến xa T-54 và đại bác130 ly cùng hỏa tiễn 122 ly từ hướng Tây thị xã (khu vực Bandon) đổ vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu.
11giờ 20, một chiếc T-54 của Cộng quân tiến vào cổng trước Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu trên đường Thống Nhất đã bị bắn hạ. Tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Tiểu Khu càng lên cao.
11 giờ 45, hai chiếc Commando Car (thiết giáp với bốn bánh cao su, không xích sắt) của Thiết Đoàn 8 từ hướng chùa Khải Đoan theo đường Quang Trung qua Tôn Thất Thuyết để tiến về đánh bọc hậu lực lượng của Cộng quân đang công hãm Tiểu Khu. Nhưng khi đến ngã Ba Ama Trang Long Tôn Thất Thuyết, các chiến sĩ Thiết Đoàn 8 bị lực lượng của Cộng quân từ ngã Sáu tràn xuống chận đánh. Hai chiếc Commando Car bị Cộng quân bắn cháy trước Bar Quốc Tế. Nhưng các chiến sĩ của Thiết Đoàn 8 đã len theo khu phố Ama Trang Long để tiến về hướng Tiểu Khu.
Khu chợ Ban Mê Thuột, từ đường Quang Trung chạy dọc theo đường Y Jút đến Ama Trang Long bị trúng đạn pháo và bốc cháy dữ dội. Nhà hàng Thanh Thế mới khai trương, cũng tân kỳ không thua gì nhà hàng Thanh Thế ở đại lộ Lê Lợi Saigon, giờ đây đang là một biển lửa. Dãy phố bên kia đường Ama Trang Long, đối diện với nhà hàng Thanh Thế như tiệm Rồng Vàng, nằm mặt sau của Ty Cảnh Sát cũ đã là một bãi gạch vụn. Khu phố nằm trên đường Y Jút, đối diện với chợ Ban Mê Thuột như nhà của Bác Sĩ Tôn Thất Hối đã bị sập.
Lực lượng Biệt Ðộng Quân tại Buôn Hô được điều động về tiếp cứu Ban Mê Thuộc nhưng gập hỏa lực mạnh mẻ của các chốt kháng cự trên đường đi. Một lực lượng Thiết Giáp và ÐPQ đang hành quân tại Budrang cũng được lệnh trở lại nhưng bị cầm chân ở một cây cầu phía Nam tỉnh lỵ khoảng 10 km.
Đến 11 giờ 45 các chiến sĩ của Tiểu Khu Darlac vẫn cố thủ. Lực lượng của cộng quân từ 2 mặt, phía Bắc và mặt tiền Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu đã bám sát hệ thống công sự phòng thủ của Tiểu Khu. Những trận đánh xáp lá cà đẫm máu đã xảy ra dọc theo hệ thống công sự phòng thủ nầy.
13 giờ 15 trưa ,Trung Tâm Hành Quân của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu bị trúng pháo, mọi liên lạc truyền tin bị phá hủy.
14 giờ 20 Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Tỉnh Darlac thất thủ, sau hơn 7 tiếng đồng hồ giao tranh với lực lượng biển người của Cộng quân có chiến xa T-54, và các loại đại pháo yểm trợ, mà không có được một đơn vị bạn nào tiếp cứu. BCH Tiểu Khu phải di tản và sát nhập với BTL tiền phương của SĐ23BB.
Sáu mươi ngàn dân thị xã Ban Mê Thuột mãi mãi ghi nhớ chiến công, lòng dũng cảm và tinh thần kỷ luật của các chiến sĩ Tiểu Khu Darlac. Trong những giờ phút lâm nguy đã cố gắng và hy sinh để làm tròn bổn phận cho đến hết sức mình với những trận tấn công và đánh xáp lá cà cùng lực lượng biển người của quân thù, đến giờ phút cuối đành di tản Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu để bảo toàn lực lượng.


MẶT TRẬN PHÍA BẮC THỊ XÃ

Những Trận Đánh Oanh Liệt của Các Chiến Sĩ Cảnh Sát Quốc Gia Thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac
Trong kế hoạch phòng thủ thị xã Ban Mê Thuột, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac là một trong những đơn vị chịu trách nhiệm về một khu vực phòng thủ nặng nề nhất, từ nội vi thị xã đến cả một mặt Bắc, bao gồm phi trường trực thăng và phi trường L19. Phòng thủ phi trường L19 là đơn vị Thám Sát Tỉnh (PRU), trực thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Tỉnh.
Với những tin tức nhận được của mạng lưới tình báo cơ hữu và của các đơn vị bạn, vị chỉ huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, Trung Tá Trần Quang Vĩnh đã sẵn sàng kế hoạch phòng thủ và phản công cho đơn vị hằng tháng trước. Ông đã bổ nhiệm Đại Úy Nguyễn Ngọc Tuấn, Đại Đội Trưởng đại đội Cảnh sát Dã Chiến 206 làm phụ tá đặc trách hành quân.
2 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu tấn công phi trường L19, (khu vực phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, do Đại Đội Thám Sát chịu trách nhiệm), bằng đại bác 130 ly và hỏa tiễn 122 ly.
Đến 4 giờ sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu dùng lực lượng bộ binh với chiến thuật biển người và xe tăng T-54 tấn công phi trường L19. Đơn vị Thám Sát Tỉnh chống trả quyết liệt và báo cáo về Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia. Đại Úy Nguyễn Ngọc Tuấn liền liên lạc với Tiểu Khu xin Đại Đội 1/224 tiếp viện. Nhưng Đại Đội 1/224 đã không thể chọc thủng vòng vây của Cộng quân ở mặt Bắc Phi trường L19.
6 giờ 20, một đoạn vòng đai ở khu vực phía Bắc phi trường bị chọc thủng. Lực lượng Cộng quân tràn ngập khu vực này, và đơn vị Thám Sát Tỉnh đã phải lui về phòng tuyến phòng thủ phía sau với những tổn thất nặng nề về nhân sự .
Sau khi tràn ngập các vị trí phòng thủ, 9 giờ 20, lực lượng Cộng quân từ mặt Bắc thị xã, tức là khu vực phía Bắc phi truờng L19 bắt đầu tấn công Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac, nằm trên đường Tự Do để xâm nhập trung tâm thành phố.
Lợi dụng hệ thống công sự phòng thủ và các dãy hàng rào kẽm gai bảo vệ phi trường L19 nằm bên kia đườngTự Do, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã chận đứng các mũi tiến quân của Cộng quân. Các chiến sĩ Cảnh Sát dù chỉ được trang bị M-16, M-79 và lựu đạn nhưng đã anh dũng phản công quyết liệt trước những đợt tấn công của Cộng quân, không cho địch tiến sát vào hệ thống công sự phòng thủ.
Chính nhờ lòng dũng cảm chiến đấu, kỷ thuật tác chiến, và hệ thống chỉ huy chặt chẽ , mà một mặt phía Đông thị xã Ban Mê Thuột, từ khu đường Tự Do, chạy dài xuống Bà Triệu, Hùng Vương, Trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột, chưa có bóng dáng của Cộng quân. Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã trấn giữ một khu vực an toàn mà có lẽ họ không thể nào ngờ được, đó là con đường di tản duy nhất sau này cho các đơn vị phải rút lui vào phút cuối.
15 giờ 40 với áp lực của địch, và để bảo toàn đơn vị, Thiếu tá Hàn Văn Thành, chỉ huy phó Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã ra lệnh mở đường máu đem đơn vị ra khỏi thị xã về Cây Số 5, phối hợp với các đơn vị trực thuộc và Chi Khu Ban Mê Thuột để tiếp tục phản công quân thù.
16 giờ Cộng quân hoàn toàn làm chủ tình hình thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh vẫn còn kháng cự.
Trong thành phố, tiếng súng nhỏ đã im, nhưng cảnh tan hoang của thị xã thật không cách nào tả xiết. Rải rác trên các khu phố, những vũng máu và thây người, kẻ bị thương, bị chết không ai săn sóc. Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Bóng dáng của Cộng quân như tử thần đến chiêu hồn những kẻ còn sống và đe dọa mọi người.
Trong gần suốt 14 giờ đồng hồ, các đơn vị quân đội, Cảnh Sát, Nghĩa Quân, Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Tỉnh và Nhân Dân Tự Vệ toàn thị xã đã tận hết sức mình để chống trả với lực lượng biển người, chiến xa và đại bác của Cộng quân mà không có được một đơn vị bạn nào tiép cứu.
Và giữa những giờ phút quyết liệt này, người ta nhận được tin vào lúc 10 giờ 15 sáng ngày 10 tháng 3/1975, một đơn vị Biệt Động quân từ cửa Bắc thị xã (bến xe Cây Số 3) đã xâm nhập trung tâm thành phố. Tin tức này được loan truyền đến hầu hết các đơn vị đang chiến đấu trên khắp các cửa ngõ thị xã, và mỗi người lính, từ cấp chỉ huy cho đến binh sĩ đều vui mừng hy vọng chiến trường sẽ xoay hướng.
Nhưng cho đến một giờ chiều, tin tức về Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân vẫn im hơi lặng tiếng, mà chiến trường mỗi lúc càng quyết liệt hơn, cho đến khi người ta biết rằng đơn vị Biệt Động Quân tiến vào thị xã sáng nay là chỉ để giải cứu gia đình vợ con của Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã.
Tin này quả thật là một tác động tâm lý, không những làm cho các đơn vị tham chiến mà cả toàn thị xã có cảm nghĩ Ban Mê Thuột đã bị bỏ rơi. Tuy nhiên với tinh thần và trách nhiệm của một người lính, các đơn vị có mặt tại thị xã vẫn anh dũng chiến đấu với niềm tin lực lượng tổng trừ bị, và đặc biệt là hai Trung Đoàn 44 và 45 Bộ Binh nhất định sẽ được gởi đến.


ĐÊM KINH HOÀNG

Từ 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3/1975, bộ đội Cộng quân bắt đầu chia thành từng toán nhỏ lục soát khắp cùng các khu phố và những điểm tập trung của người chạy loạn như chùa Khải Đoan, trường Bồ Đề, trường Tàu ở đường Y Jút. Họ thanh lọc dân chúng, bắt đi những thanh niên nam nữ, và truy lùng các viên chức chánh phủ, sĩ quan và binh lính.
Khắp cùng các ngõ phố, bọn đặc công và du côn, thi nhau lập công, đập phá các cửa tiệm, dinh thự, tư gia, những nơi mà họ cho là có kẻ thù ẩn trốn, là Việt gian, phản động, làm việc cho Mỹ Ngụy, hoặc có nợ máu với nhân dân. Chúng thi nhau lục soát các trường học, nhà thờ, bức tượng ở nhà thờ quân đội, cạnh trường Hưng Đức cũng bị chúng đập nát, đồng thời lùng bắt những người có thù hằn với chúng, và lôi đốt hết các loại sách báo, giáo khoa, tự điển, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, đặc biệt là những ấn phẩm viết bằng tiếng ngoại quốc như Anh văn, Pháp văn.
Một lần nữa, ngọn lửa tượng trưng cho sự hủy diệt lại bùng lên khắp cùng thị xã. Cảnh hôi của, hôi người, trả thù cá nhân lan tràn khắp nơi. Thành phố bây giờ là một xã hội không tổ chức, không luật pháp, và tai họa thảm khốc đã diễn ra khắp cùng các ngõ phố. Những hình phạt dã man thời tiền sử đã được đem ra thực hiện. Hình ảnh của chết chóc và khủng bố đang bao trùm lên thị xã nhỏ bé này và đè nặng xuống tâm hồn mỗi dân đinh của toàn thành phố.
Sự ngu dốt của kẻ chiến thắng, hay sự dã man và thiếu trình độ của cấp lảnh đạo chính là tai họa và thảm trạng tàn khốc cho một xã hội. Xã hội miền Nam, và dân trí của nền Cộng Hòa miền Nam đã có một trình độ văn hóa và kỷ thuật cách xa gấp bội so với miền Bắc, nên bộ đội Cộng quân, sau khi đã kiểm soát toàn thị xã, lập tức đi dò tìm những ''đài địch,'' và đã dùng súng B-40, B-41, hoặc đại bác 100 ly trang bị trên chiến xa T-54 bắn vào các tư gia có trụ ăng ten trên nóc nhà, vì họ cho rằng đó là vị trí đặt các máy truyền tin của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà các trụ ăng ten TV là những ''đài địch '' ấy đã có khắp trong toàn thị xã. Thảm thương thay cho thành phố Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân của thị xã này.
Trong đêm này, không biết có bao nhiêu gia đình tan hoang, bao nhiều người bị chết oan, đánh đập, hoặc bị đấu tố mang thương tích hay tàn khuyết, mà vợ con, thân nhân, bạn bè chỉ đứng nhìn mà không dám kêu van. Máu và lệ đã đổ, nhưng không chảy ra từ khoé mắt, mà lại tuôn ngược vào lòng. Trời ở quá cao mà Phật cũng rất xa, nên con người đã là chủ của con người trong đêm nay, với đầy đủ quyền uy và hung dữ. Đêm kinh hoàng, đêm của địa ngục và Sa Tăng.
Nhưng cái quan trọng của những kẻ chiến thắng không phải là những thứ đó, Cái quan trọng đối với kẻ chiến thắng trong cuộc chiến 20 chọi 1 này là vơ vét tất cả những gì họ có thể vơ vét: Kho dự trữ lương thực trung ương, nằm trên đường Tự Do, Kho Quân Nhu, Quân Cụ, dụng cụ y khoa và dược phẩm, thuốc men của các bệnh viện như Quân Y Viện, Dân Y Viện, Trạm xá, nhà hộ sinh, các cửa tiệm thuốc Tây, các đại lý gạo, cửa hàng bách hóa của tư nhân trong toàn thành phố ….
Suốt đêm, người ta nhìn thấy những đoàn Molotova chở đầy hàng hóa vật dụng của thành phố đi về hướng Bandon, phía Tây thị xã.


BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH VÀ TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG

Bây giờ là 4 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 3/1975, khu suối Đốc Học với những vườn rau tàn tạ đầy dấu dép râu và dấu xích chiến xa, khu vực Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Dân Y Viện Ban Mê Thuột, chỉ còn thấy được ngọn đèn Signal chơ vơ trên trụ truyền tin. Những đóm màu đỏ của hỏa châu càng nhỏ hơn, như ánh mắt của loài thú hoang trong rừng đêm.
Cái lặng lẽ của đêm trường và cái yên tĩnh của chiến trường càng làm cho người ta liên tưởng tới một cái gì khủng khiếp sắp xảy ra. Lâu lâu một tràng đại liên hoặc những loạt súng nhỏ không phân biệt được AK-47 hay M-16 bắn ra. Và như vậy là đã hơn 24 giờ đồng hồ, từ lúc 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, lực lượng phòng thủ hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh đã chống trả không ngừng trong suốt 24 giờ, và không hiểu sẽ còn cầm cự được bao lâu nữa.
Qua hệ thống truyền tin, người ta nhận được tín hiệu của Chi Khu Ban Mê Thuột, và Đại Tá Dậu, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân còn ở ngoài vòng đai thị xã, ở mặt Bắc, mà chưa chọc thủng được phòng tuyến của Cộng quân để tiến vào thị xã. Hy vọng duy nhất trong lúc này, là hai chiếc L-19 đang bay trên đầu Bộ Tư Lệnh, dầu rằng màng lưới phòng không với đại liên 37 ly của Cộng quân vẫn không ngừng tấn công.
5 giờ 55 sáng ngày 11 tháng 3/1975, chiến trường vẫn còn yên tĩnh, Ở cửa Nam thị xã, lực lượng phòng thủ tư dinh tỉnh trưởng, nằm trên đại lộ Thống Nhất vẫn còn cầm cự.
6 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3/1975, từ khuôn viên trường tiểu học Nguyễn Du, sau lưng Sở Học Chánh Ban Mê Thuột, những chiếc T-54 của Cộng quân, và lực lượng bộ binh tùng thiết đang thực hiện một cuộc chuyển quân bao vây hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Vòng vây này đang được thắt chặt, như một màng lưới dày đặc chung quanh vòng đai phòng thủ Bộ Tư Lệnh. Và 6 chiếc T-54, nhìn được từ hướng Tây-Nam, đang dàn hàng ngang tiến sát vào hệ thống công sự phòng thủ Bộ Tư Lệnh. Với kinh nghiệm của những người lính, ai cũng hiểu Bộ Tư Lệnh khó lòng cầm cự được trong vòng vài ba giờ đồng hồ tới.
Trong khi đó, những tiếng súng nhỏ, và đại bác 100 ly, cùng lúc gầm lên như những giây pháo nổ không ngừng, làm rung chuyển cả một vùng trời. Cộng quân bắt đầu nổ lực tấn công hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Và tại cửa Nam thị xã, bộ binh và chiến xa T-54 cũng ráo riết tấn công lực lượng phòng thủ tư dinh tỉnh trưởng.
8 giờ 15 sáng ngày 11 tháng 3/1975, tư dinh tỉnh trưởng bị T-54 ủi sập các bức tường vòng đai, và pháo sập các tầng lầu. Trung úy Trung đội trưởng bị trọng thương. Tư dinh tỉnh trưởng đã thất thủ, chốt điểm cuối cùng ở cửa Nam thị xã đã bị Cộng quân tràn ngập, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh bây giờ như người hùng cô đơn vẫy vùng dưới trời mưa đạn của quân thù.


NHỮNG PHÚT CUỐI CÙNG CỦA BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH


[SIZE=]Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh gồm hai đại đội và một số các phòng ban chuyên môn, trong đó có đại đội tổng hành dinh, chuyên trách về hành chánh và ẩm thực. Lực lượng chủ chốt là các Trung Đoàn 44 và 45 đang hành quân vùng Pleiku. Trung Đoàn 53 chỉ có hai tiểu đoàn ở Ban Mê Thuột, và một trung đội Pháo Binh 105 ly, nhưng một tiểu đoàn lại đã điều động lên giải tỏa Quận Đức Lập, một quận vừa bị Cộng quân tràn ngập vào sáng Chủ Nhật ngày 9 tháng 3/1975. Tiểu đoàn còn lại phòng thủ Phi trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột về phía Đông Đông-Bắc 7 km.
Cho đến 8 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 3/1975, đơn vị quân lực còn có mặt tại thị xã Ban Mê Thuột chỉ là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Cộng quân biết rõ điều này, và càng hiểu rằng Trung Đoàn 44 và 45 Bộ Binh nhất định sẽ trở về chiếm lại giang sơn của họ. Và đặc biệt là Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đang có mặt ngoài vòng đai thị xã ở cửa Bắc,
Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân được đổ xuống Buôn Hô, một quận cách thị xã Ban Mê Thuột 35 km về hướng Bắc lúc 4 giờ 30 chiều ngày 10 tháng 3/1975. Đến 9 giờ tối cùng ngày đã tiến sát vào vòng đai thị xã, nhưng chưa chọc thủng được vòng vây của Cộng quân. Tiểu Khu Darlac lúc bấy giờ đã rút ra khỏi thị xã. Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 cố thủ trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh, nên không có được một đơn vị nào làm đầu cầu cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân tiến vào thị xã.
Điểm đáng tiếc là 10 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, đơn vị tiền sát của liên đoàn đã đột nhập thị xã, di tản gia đình vị tư lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã, nhưng lại không được lệnh ở lại làm điểm tựa cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đến giải cứu thị xã sau này.
Từ 6 giờ 45 sáng ngày 11 tháng 3/1975, Cộng quân đã bố trí xong lực lượng thắt chặt vòng văy hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và thực hiện trận mưa pháo bằng đại bác 100 ly trang bị trên chiến xa T-54, bắn trực xạ, đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly từ hướng Bandon dồn dập đổ xuống Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn. Đồng thời, chiến xa và bộ đội Cộng quân dàn hàng ngang tấn công bốn mặt vòng đai Bộ Tư Lệnh. Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh đã chống trả quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công, và đánh cận chiến với quân thù.
10 giờ 10 phút, một phi vụ A-37 của Không Quân thả bom nhầm vào Trung Tâm Hành Quân của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23. Mọi liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Bộ Tổng Tham Mưu hoàn toàn bị phá hủy.
10 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3/1975, một đoạn hệ thống công sự ở mặt Tây và phía Nam Bộ Tư Lệnh đã bị chọc thủng. Bộ đội và chiến xa của Cộng quân tràn vào hậu cứ Sư Đoàn 23 Bộ Binh như nước vỡ bờ. Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Darlac, mở đường máu đem đơn vị thoát khỏi hậu cứ, bỏ lại Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân đinh trong một tình huống vô cùng bi thảm. Ban Mê Thuột lâm chung. Sáu mươi ngàn dân như một đàn gà con mất mẹ. Đêm đen phủ xuống thành phố này cùng với nổi hải hùng và tuyệt vọng mênh mong.
[/SIZE]

MẶT TRẬN PHI TRƯỜNG PHỤNG DỤC VÀ TRUNG ĐOÀN 53 BỘ BINH


[SIZE=]Thị xã Ban Mê Thuột đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng quân từ chiều hôm qua, ngày 10 tháng 3/1975, và đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh rút khỏi thị xã này lúc 10 giờ 38 phút ngày 11 tháng 3/1975. Nhưng Trung Đoàn 53 Bộ Binh, phòng thủ Phi Trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột 7 km về hướng Đông Bắc vẫn cố thủ và cương quyết chống lại lực lượng biển người và chiến xa T-54 của Cộng quân.
Cùng lúc tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân đã không bỏ sót Trung Đoàn 53. Chiến xa và bộ đội của Cộng quân, với đại bác 130 ly, và hỏa tiển 122 ly yểm trợ đã không ngừng luân phiên tấn công Trung Đoàn 53. Và sau khi đơn vị quân lực Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng rời bỏ Ban Mê Thuột, Cộng quân càng tập trung lực lượng tấn công Trung Đoàn 53 ác liệt hơn.
Trận đánh thư hùng giữa Trung đoàn 53 Bộ binh và một lực lương quân chính qui CS Bắc Việt đã được tăng cường thêm đông hơn gấp 10 lần xảy ra lúc 5 giờ sáng. Đó cũng là lần xuất trận đầu tiên của Sư đoàn 316, sư đoàn tổng trừ bị của Bắc Việt tại mặt trận phi trường Phụng Dực trên chiến trường Cao nguyên.
Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 Bộ Binh là Trung Tá Võ Ân. Biết rõ ý đồ của Cộng quân, nhưng ông cũng hiểu rằng Phi Trường Phụng Dực là điểm tiếp liệu, tiếp vận duy nhất cho lực lượng tổng trừ bị là sư đoàn Nhảy Dù sẽ đến giải cứu Ban Mê Thuột sau này, đồng thời đơn vị của ông là lực lượng đầu cầu và liên lạc duy nhất cho các đơn vị bạn về sau. Do vậy, ông đã ra lệnh cố thủ và chỉ thị cho các binh sĩ tiết kiệm đạn dược và mọi phương tiện quân y, dược cụ, cố gắng chiếm dụng vũ khí của địch để chống lại kẻ địch, và phải nhất định bắn trúng mục tiêu.
Trong suốt thời gian 6 ngày đêm, Trung Đoàn 53 Bộ Binh không những đã đánh tan nhiều đợt tấn công biển người của Cộng quân, mà còn tịch thu nhiều loại vũ khí cá nhân cũng như súng cộng đồng để tiêu diệt T-54 và hàng trăm xác quân thù bỏ lại chiến trường. Sự tổn thất nặng nề nhất của Cộng quân trong mặt trận Ban Mê Thuột, hơn 200 nhân mạng, không biết được con số bị thương, và hàng chục T-54 bị phá hủy bằng chính B-40, B-41 của Cộng quân do Trung Đoàn 53 tịch thu tại mặt trận Phi trường Phụng Dực.
Góp phần đáng kể vào việc kéo dài trận chiến là một đại đội chừng 70 binh sĩ tinh nhuệ, gan lì, được huấn luyện đặc biệt và quyết tâm chiến đấu đến cùng. Tham gia trận chiến Ban Mê Thuột ngay từ ngày đầu, và là đơn vị sau chót rút khỏi đấy là Đại Đội Thám Báo mà Thiếu Uý Nguyển Công Phúc là một trung đội trưởng.
Đại đội đã chiến đấu trong hoàn cảnh cô đơn, cam go, căng thẳng và thiếu thốn súng đạn, lương thực. Họ đã gây tổn thương nặng cho một tiểu đoàn địch, giúp Trung Đoàn 53 của bạn chống trả lại những đợt tấn công mãnh liệt của đối phương, đồng thời chấm tọa độ hướng dẫn pháo binh bạn bắn vào những vị trí địch.
Một trong những yếu tố để đại đội đạt được thành tích trên và tồn tại mà chiến đấu bền bỉ nhất ở Ban Mê Thuột là Cộng quân không biết vị trí đóng quân kín đáo và bất ngờ của đại đội. Cộng quân khi tấn công Trung Đoàn 53 đã bị thúc mạnh vào cạnh sườn vì không biết có đại đội thám báo nằm quanh những ụ đất dùng để che chở cho máy bay ở phi trường và gần rừng cao su phía ngoài căn cứ của trung đoàn. Đại đội mới nhận vị trí đóng quân ở đấy vào buổi chiều. Chỗ đóng quân lại không phải là doanh trại. Quanh phi trường lại có những bãi trống, địch tiến quân dễ bị phát hiện.
Trong những giờ đầu của cuộc tấn công, Phúc theo dõi tình hình mặt trận qua máy truyền tin. Được trang bị hệ thống truyền tin tối tân hơn những đơn vị bộ binh thông thường khác, đại đội thám báo có thể liên lạc với những đợn vị bạn theo hàng dọc, mà cả với mấy đơn vị theo hàng ngang như quân đoàn, sư đoàn và không đoàn ở Nha Trang. Nhờ vậy Phúc biết thêm một số diễn tiến ở trận chiến.
Từ sáng sớm ngày 10 tháng 3/1975 cho đến hết ngày 15 tháng 3/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh chỉ với một tiểu đoàn Bộ Binh, và Pháo đội 105 ly đã anh dũng chiến đấu với một lực lượng Cộng quân nhiều gấp bội, có chiến xa và đại bác đủ loại, mà không cần biết đến Ban Mê Thuột đã thất thủ và đài BBC trong bản tin phát đi vào đêm 14 tháng 3/1975, đã loan tin Sư Đoàn 23 Bộ Binh bị xóa tên trong quân sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 15 tháng 3/1975, một phi vụ yểm trợ tiếp liệu cuối cùng cho Trung Đoàn 53 đã không rơi đúng điểm ấn định mà lại rơi xuống khu vực Vườn Ương ở Hồ thực nghiệm.
Ngày 16 tháng 3/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh hoàn toàn mất liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Hết đạn dược và thuốc men, Trung Tá Trung Đoàn Trưởng Võ Ân đành phải ra lệnh rút khỏi phi trường Phụng Dực. Điểm liên lạc, tiếp vận duy nhất cho Ban Mê Thuột đã lọt vào tay Cộng quân. Nhưng Trung Tá Ân, đúng là người hùng của quân lực, và Trung Đoàn 53 Bộ Binh anh dũng là những người con yêu của Tổ Quốc, đã làm khiếp đảm quân thù, và đem vinh quang về cho một quân đội kiêu hùng của nền Cộng Hòa miền Nam.
Với lịch sử của Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và thực tế của mặt trận Ban Mê Thuột, nếu thị xã Ban Mê Thuột được Trung Đoàn 44 hoặc 45 Bộ Binh phòng thủ, thì cho dầu Cộng Sản Bắc Việt có quân số nhiều hơn vài ngàn người trong cuộc tấn công này, Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân đã không rơi vào biển đêm của lịch sử dân tộc. Và Sư Đoàn 23 Bộ Binh vĩnh viễn sẽ là một đơn vị kiêu hùng của một quân lực kiêu hùng bất diệt.
[/SIZE]

Tài liệu tham khảo :

- Những Ngày Cuối Của VNCH , của Cao Văn Viên Bản dịch Việt Ngữ của Nguyễn Kỳ Phong, nhà xuất bản Vietnambliography 2003.
- Ban Mê Thuột, ngày đầu cuộc chiến của Nguyễn Định trên trang Web History of the Viet NamWar.
- Mặt Trận Ban Mê Thuột ngày 10/3/1975 của Vương Hồng Anh đăng trên Việt Báo từ 3/2000.
- Những Trận đánh lịch sử trong chiến tranh VN 1963-1975 của Nguyễn Đức Phương, Đại Nam xuất bản 1993.
- Trận Ban Mê Thuột 3/1975, Khúc quanh lịch sử của Trọng Đạt trên trang nhà Quốc Gia Hành Chánh 2007
- Mặt Trận Ban Mê Thuột của Phạm Huấn trên trang nhà http://doanket.orgfree.com
- Ðại thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng trên trang web: http://vnthuquan.net
- Nhìn lại trận đánh BAN MÊ THUỘT 1975 của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật trên http://doanket.orgfree.com

Đại Úy Võ Trung Tín
Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-545-0105
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót vì vấn đề thời gian đã trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Điện Thoại: 714-545-0105 email:
NGÀY THỨ 3 (TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM 1975 MẤT NƯỚC)


NGÀY 12.3.1975: Quân Đoàn 2 Tiếp Cứu


[/SIZE]-Ngày 12 tháng 3/1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2, quyết định tổ chức cuộc đổ quân tăng viện để tái chiếm Ban Mê Thuột. Theo kế hoạch của bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, lực lượng chính của cuộc phản công là Trung đoàn 45 Bộ binh (BB) và 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 BB đang phòng ngự tại Pleiku. Về phía Không quân VNCH tham gia cuộc đổ quân, ngoài các phi đoàn của Sư đoàn 6 Không quân mà bộ tư lệnh đặt tại Pleiku, còn có các phi đoàn trực thăng của Sư đoàn 1 Không quân (Đà Nẵng) và Sư đoàn 4 Không quân (Cần Thơ), với hơn 100 trực thăng đủ loại kể cả các loại Chinook.

-Theo lịch trình đổ quân, hai tiểu đoàn của Trung đoàn 45 BB và đại đội Trinh sát Sư đoàn 23 BB được trực thăng vận trước tiên. Tiếp đến, các Chinook móc theo các khẩu đại bác 105 thả xuống khu vực đổ quân của lực lượng đặc nhiệm tại quận lỵ Phước An.
-1 giờ 10 trưa ngày 12 tháng 3/1975, Thiếu tướng Phú rời bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đến Ban Mê Thuột trên một chiếc phi cơ nhỏ để trực tiếp điều quân. Tới Ban Mê Thuột vào khoảng 2 giờ chiều, Tướng Phú đã liên lạc với đơn vị trưởng của các đơn vị đang chiến đấu ở quanh Ban Mê Thuột như trung đoàn 53 BB ở phi trường Phụng Dực, Liên đoàn 21 Biệt Động Quân, các tiểu đoàn Địa phương quân Darlac. Cùng nhảy theo cánh quân cứu viện còn có Đại tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 Quân đoàn 2, được Tướng Phú chỉ định giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac thay thế Đại tá Nguyễn Trọng Luật được ghi nhận là mất tích. Cùng đi theo Đại tá Tiếu, còn có bộ chỉ huy lưu động của Tiểu khu Darlac vừa thành lập.

-Chiều 12/3, sau khi hoàn tất việc điều động đợt đổ quân đầu tiên, Thiếu tướng Phú giao trách nhiệm chỉ huy trực tiếp các cánh quân tái chiếm Ban Mê Thuột cho Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 BB, rồi ông trở lại Pleiku.

Cũng trong chiều ngày 12 tháng 3/1975, cùng lúc gia tăng áp lực tại chiến trường Ban Mê Thuột, thì tại -Pleiku, từ những đỉnh cao phía Tây Bắc của thị xã này, Cộng quân đã pháo kích bằng hỏa tiễn vào phi trường quân sự Cù Hanh và bộ Tư lệnh Quân đoàn 2. Một binh sĩ tài xế đang ở gần cột cờ Bộ Tư lệnh đã trúng đạn pháo kích và bị tử thương.

POSTED BY SQTB K10B/72 THSQ-QLVNCH AT 7:14 PM


QĐ2 Tiếp cứu BMT :

Ban Mê Thuộc lọt vào tay CS, khởi đầu cho việc sụp đổ của Miến Nam Tự Do. Buổi sáng khi 2 trái bom 500 cân Anh của Không quân đánh sập một đầu hầm Trung tâm Hành quân của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, một số sĩ quan trong bộ tham mưu đã thoát lên được. Đại tá Quang ra lịnh rút quân vọt ra khỏi hàng rào và hướng về phía Tây tức là “Suối Bà Hoàng” - cách BTL Sư đoàn 250m.
Cũng may mùa này là mùa khô nên suối cạn. Đáy suối lại thấp hơn mặt đất tới 15m nên rất dễ cho việc ẩn nấp. Anh em binh sĩ đi theo rất đông, chừng 100 người. Xa xa tiếng phát thanh tuyên truyền của địch quân gần Chùa của Tỉnh hội Phật giáo Ban Mê Thuột kêu gọi các binh sĩ ta đầu hàng. Cộng quân lúc này đầy khắp các ngả đường trong thành phố cùng với những đoàn xe tăng của chúng
Sau cùng Đại tá Quang quyết định mọi người phải phân tán mỏng để tránh sư phát giác của địch quân. Đại tá Quang, Vị Tư lịnh chiến trường Ban Mê Thuột sẽ đi về hướng Nam, đến gần cầu khoảng cách 14km và tìm đường về Nha Trang. Còn Đại tá Nguyễn Trọng Luật cùng với Phó Tỉnh trưởng Hành chánh Nguyễn Ngọc Vỵ đi về hướng Tây, nhằm về khu cà phê của Trung tướng Hoàng và chờ trời tối sẽ bọc lên phía Bắc Ban Mê Thuột và từ đó tìm về Nha Trang. Riêng các binh sỉ thì phân tán mỏng và tìm cách trở về Nha Trang. Hy vọng lúc đó sẽ tập họp lại để tiếp tục chiến đấu..

Cũng thời gian này trên Quốc lộ 14, từ Đức Lập về Ban Mê Thuột, bộ Chỉ huy Hành quân nhẹ của Trung đoàn 53 Bộ binh cùng với một tiểu đoàn, được lệnh rút từ vùng hành quân phía đông bắc quận Đức Lập về tiếp cứu Ban Mê Thuột, cũng bị Việt cộng phục kích chận đánh. Trung tá Trung đoàn Phó Trung đoàn 53 và hầu hết các sĩ quan đều bị tử trận hoặc bị địch bắt. Cánh quân này coi như bị tan rã trước khi tới được trận địa Ban Mê Thuột.

Đến xế trưa ngày 11 tháng 3, bên cạnh Đại tá Quang chỉ còn có người Thiếu úy, Sĩ quan Tùy viên và một người lính. Không thể đi tới được phi trường Phụng Dực và cũng không còn phương tiện truyền tin để liên lạc, ba người đã lẩn tránh trong một vườn cà phê mấy tiếng đồng hồ, đợi đêm tối nhắm hướng nam đi về phía Quảng Đức.
Khoảng 2 giờ sáng ngày 12 tháng 3, Đại Tá Quang và tùy tùng trốn khỏi Trung Tâm Hành Quân, đi được khoảng 6 cây số đường rừng, ngay khi vừa tới sát một làng Thương, thì bị Việt cộng nổ súng, xông ra vây bắt. Đại tá Quang vẫn còn mang cấp bậc trên cổ áo và xưng danh là Tư lệnh Phó Sư đoàn 23 Bộ binh, chúng đã trói lại, lột giầy và liệng xuống hố. Chừng một giờ sau, chúng được lệnh dẫn Đại tá Quang đi suốt đêm. Tới chiều hôm sau, ngày 13 tháng 3, được cởi trói, cho đi giầy vào và chở đi bằng xe Molotova sang Cam Bốt để khai thác.

Riêng cánh Đại Tá Nguyễn Trọng Luật khi chạy đến vườn cà phê của Trung Tướng Thái Hoang Hoàng,tất cả cũng bị Cộng quân dàn quân chận bắt hết.Riêng Đại Tá Luật bị chúng bắt lên một xe thiết giáp chở đi mất.

Những cơ sở đầu não ở Ban Mê Thuột bị VC đánh chiếm trong hai ngày đầu. Mấy ngày sau Sài Gòn chưa nhìn nhận Ban Mê Thuột thất thủ vì chiến trận còn tiếp diễn ở Trung Đoàn 53 khu vực gần phi trường nằm phía ngoài thị xã.

Ngày 12 tháng 3/1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức cuộc đổ quân tăng viện để tái chiếm Ban Mê Thuột. Lực lượng chính của cuộc phản công là Trung đoàn 45 Bộ binh (BB) và 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 BB đang phòng ngự tại Pleiku. Về phía Không quân VNCH tham gia cuộc đổ quân, ngoài các phi đoàn của Sư đoàn 6 Không quân, BTL đặt tại Pleiku, còn có các phi đoàn trực thăng của Sư đoàn 1 Không quân (Đà Nẵng) và Sư đoàn 4 Không quân (Cần Thơ), với hơn 100 trực thăng đủ loại kể cả các loại Chinook.

-Theo lịch trình đổ quân, hai tiểu đoàn của Trung đoàn 45 BB và đại đội Trinh sát Sư đoàn 23 BB được trực thăng vận trước tiên. Tiếp đến, các Chinook móc theo các khẩu đại bác 105 thả xuống khu vực đổ quân của lực lượng đặc nhiệm tại quận lỵ Phước An.

-1 giờ 10 trưa ngày 12 tháng 3/1975, Thiếu tướng Phú từ bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 bay đến Ban Mê Thuột trên một chiếc phi cơ nhỏ để trực tiếp điều quân. Tới Ban Mê Thuột vào khoảng 2 giờ chiều, Tướng Phú đã liên lạc với đơn vị trưởng của các đơn vị đang chiến đấu ở quanh Ban Mê Thuột như trung đoàn 53 BB ở phi trường Phụng Dực, Liên đoàn 21 Biệt Động Quân, các tiểu đoàn Địa phương quân Darlac. Cùng đi theo cánh quân cứu viện còn có Đại tá Trịnh Tiếu, Trưởng phòng 2 Quân đoàn 2, được Tướng Phú chỉ định giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac thay thế Đại tá Nguyễn Trọng Luật được ghi nhận là mất tích. Cùng đi theo Đại tá Tiếu, còn có bộ chỉ huy lưu động của Tiểu khu Darlac vừa thành lập.

Tuy nhiên, sự phản công và kế hoạch giải vây của quân ta đã không hữu hiệu, các Trung Đoàn 44 và 45 được đổ xuống Phước An dùng làm bàn đạp để tiến về thành phố Bàn Mê Thuột. Nhưng Phước An vào lúc đó trở thành một trung tâm tản cư của những người dân chạy thoát ra từ Ban Mê Thuộc. Ở đây nhiều binh sỉ gặp lại gia đình tự động lẫn vào đám đông bỏ ngũ. Một số các binh sỉ khác tự động rời hàng ngũ đi tìm thân nhân mất tích. Một đạo quân giải vây trong tình trạng như thế chắc chắn không thể hoạt động được. Bốn ngày sau, SĐF10 của CSBV tiến chiếm Phước An. Hy vọng giải vây BMT bị tan vở.

Chiều ngày 12 tháng 3/1975, cùng lúc tấn chiếm tại chiến trường Ban Mê Thuột, thì tại Pleiku,Cộng quân cũng đã pháo kích bằng hỏa tiễn vào phi trường quân sự Cù Hanh và bộ Tư lệnh Quân đoàn 2.
Trưa ngày 14 tháng 3, 1975, trong khi Sư đoàn 23 BB đang khai triển các cánh quân để tiến về giải cứu Ban Mê Thuột, thì tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, phụ tá An ninh Quân sự của Tổng thống, đã họp mật với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2-Quân khu 2.Tại cuộc họp kéo dài gần 2 giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 2/Quân khu 2 khỏi Cao nguyên, di chuyển về các tỉnh duyên hải miền Trung thuộc lãnh thổ Quân khu 2.

Thay lời kết :

Bắc Việt tung vào trận địa tấn công Ban Mê Thuột 3 sư đoàn chủ lực, toàn bộ lực lượng vào khoảng 30 ngàn người, gấp 7 lần lực lượng trú phòng (khoảng 4000). Chủ lực quân ta chỉ có hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn 53 còn lại là Địa Phương Quân, Sảnh Sát, lực lượng đã quá chênh lệch địch lại đánh lén, đánh trộm thì chúng phải dành chắc phần thắng trong tay. Sự thất thủ của Ban Mê Thuột là chuyện đương nhiên; dù biết trước phòng thủ cũng vẫn thua. Nhưng nếu biết trước và tăng cường yểm trợ để gây tổn thất nặng nề cho địch thì có thể giảm bớt áp lực địch tại các mặt trận khác hy vọng không đưa tới tình trạng hốt hoảng hỗn loạn dây chuyền đưa tới sụp đổ tan tành mau chóng.




BAN MÊ THUỘT, NHỮNG NGÀY ÐẦU NGÀY ÐẦU TRONG TAY CỘNG QUÂN

Nguyễn Định
________________________________________
Đã hơn một phần tư thế kỷ, thời gian trôi đi với biết bao vật đổi sao dời, nhưng trong tâm hồn mỗi người dân thành phố "Buồn Muôn Thủa", kỷ niệm xưa vẫn còn đó, thành phố quen thân của 26 năm về trước vẫn còn in sâu trong ký ức của mỗi con người. Như đại lộ Thống Nhất, chạy dài từ trung tâm thành phố ở Ngã 6 cho tới Buôn A Lê A, qua Hội đồng Tỉnh, Câu Lạc Bô Biên Thùy, Bưu Điện, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, Công viên, Ty Ngân Khố, Trường Trung học Hưng Đức, là cửa ngỏ phía Nam của thành phố. Đường Lê Lợi, nối từ đại lộ Thống Nhất, bọc theo Câu Lạc Bộ Biên Thùy, khu cư xá Sĩ quan, cho đến trường Trung Học Tổng Hợp. Đại lộ Hùng Vương, nối từ Quân Y viện, ngang qua doanh trại đại dội 206 Cảnh sát Dã Chiến cho đến khuôn viên nhà thờ Chính Tòa, ở ngã 6 - Con đường Phan Chu Trinh, từ Ngã 6, ngang qua Trừơng Nử Trung Học Vinh Sơn cho đến Tòa Giám Mục. Đại lộ Tự Do, nối ngả 6, trung tâm thị xã với bến xe Cây Số 3, cửa Bắc thị xã, ngang qua biết bao Ty, Sở, và Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, mà bên kia là Phi Trừơng L.19. Con đừơng Hàm Nghi dài hun hút, nối Phan Chu Trinh chạy dài cho đến ngỏ vào Xã Châu Sơn. Đường Phan Bội Châu, cũng từ Phan Chu Trinh, cắt Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Y Jút, Nguyễn Thái Học, Tôn Thất Thuyết chạy dài cho đến Chùa Khải Đoan, trường Trung Học Bồ Đề và doanh trại Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh, cửa ngỏ của phía Tây Thị Xã.
Với bao tấp nập của phố phường, lộng lẩy như Khách sạn Anh Đào, Hồng Kông, Hoàng Gia, Khu Quang Trung - Hai Bà Trưng và ciné Nguyển Huệ, Khu chợ Y Jut với ciné Lo Do, Ngân Hàng Đại Á, Sàigòn Tín Dụng, và nhà hàng Thanh Thế lẩy lừng trên Ama Trang Long. Những tiệm buôn khang trang như Trúc Lâm, Minh Sơn, Thăng Long, Dân Thiên Đường ...và biết bao thực đơn nổi tiếng của Vĩnh Thuận, Hoàng Vinh, Tân Cao Nguyên, và Le Blanc de Neige....
Những cảnh vật và sinh hoạt đó không dễ gì phôi pha được trong tâm trí những người dân Banmêthuột, và còn biết bao nhiêu nữa, những phồn hoa của phố thị thủa nào, mà mỗi người, một đời đả sinh ra và lớn lên ở nơi này, hay hoặc gỉa đã 1 thời được sinh hoạt của phố phường này cưu mang và nuôi dưỡng, nhất định không thể nào quên được Banmêthuột với kỷ niệm của đời mình. Banmêthuột, đã 26 năm qua, những tang thương dâu bể đã biến dời, phố phường tấp nập xưa chỉ còn lại trong ký ức mà thôi, và 60 ngàn dân bây gìơ đang phiêu bạt khắp 4 phương trời, ai còn, ai mất, nào ai đã biết, nhưng trong tim, trong óc của mỗi dân đinh, Banmêthuột mãi mãi và bất diệt.

________________________________________

BAN MÊ THUỘT, THÀNH PHỐ BỎ NGỎ

Thứ Hai, ngày 10 tháng 3 năm 1975

Khi đem ra cuốn nhật ký viết về trận tấn công Banmêthuột cuả Cộng quân, và tình hình thị xã Banmêthuột từ giây phút đầu tiên 2g 20 sáng ngày 10 tháng 3, năm 1975, tôi hoàn toàn chỉ muốn làm 1 người kể chuyện, không thêm bớt và bày tỏ quan điểm của cá nhân để đánh giá hoặc nhận định, những điều này nếu có chỉ là vì sự kiện bắt buộc bởi tính khách quan, phần phê phán, nếu có, hoàn toàn là quan điểm của người đọc. Tôi cũng muốn bày tỏ 1 điều, là những chi tiết đọc thấy trên những trang giấy này, sau hơn 26 năm, chỉ là nhật ký, được ghi lại trong cái nhìn về tình hình thị xã 1 cách khách quan, trên toàn thể khung cảnh và sự kiện ở thành phố Banmêthuột vào những ngày khốc liệt và khủng khiếp đó.

Tuy nhiên cái nhìn của tôi nhất định có phần khiếm khuyết, vì từ trận pháo kích mở màn, 2 giờ 20 phút sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, khi những chi tiết tin tức từ các chốt an ninh vòng đai thị xã gởi về cho các trung tâm Hành Quân, cho đến ngày tôi phải rời bỏ Banmêthuột, vẫn còn 1 vài khu phố tôi không có cơ hội đi qua vì tình hình an ninh vào những ngày đó. Nhưng những sự việc xảy ra trong khu vực tôi nhìn được, là toàn thể khu phố thị tứ, sầm uất nhất của thị xã này.

Tôi cũng ao ước có ai đó kể cho tôi đoạn đường di tản mà Tiểu Khu và Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia phải đi qua, từ mặt sau Tiểu Khu hay từ Quân Y viện đến trung tâm Huấn Luyện Tân Binh của Sư Đòa 23 B Binh ở Trung đoàn 45 BB, dầu thực sự tôi cũng biết rõ cái nguy hiểm và nỗi gian truân trên đoạn đường đó. Và với bằng ấy sự tình, trong tôi chỉ có nỗi cảm xúc mãi mãi không nguôi và mãi mãi không vơi.

* 2 giờ 20 sáng: Bắt đầu trận pháo kích, kéo dài liên tục cho đến 6 giờ sáng, bằng các loại đại bác: 130 ly, Hoả tiển 122 ly, đại bác 100 ly gắn trên xe tăng T.54

* 4 giờ sáng: Bộ binh và chiến xa T54 của Cộng quân tấn công mặt Bắc Phi trường L19 với chiến thuật biển người, tiền pháo, hậu xung. Lực lượng phòng thủ phi trường là đại đội Thám Sát Tỉnh, (PRU), trực thuộc Bộ chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Tỉnh, quân sồ 40 người.

* 5 giờ sáng : Đơn vị phòng thủ Phi trường L19 xin Tiểu Khu tiếp viện, Tiểu Khu chỉ thị Đại dội 1/224 Ðịa phương Quân, Đại Úy Hải là đại đội trưởng, nhưng đại đội 224 ĐPQ đã không thể tiến vào Phi Trường L19 được để tiếp cứu đại đội Thám Sát Tỉnh, vì biển người của Cộng quân.

* 6 giờ 20: Phi trường L19 thất thủ, Đại đội Thám sát Tỉnh tan hàng.
* 6 giờ 55: Cộng quân làm chủ mặt Bắc thị xã.

Cộng quân từ mặt Bắc tiến vào thị xã theo đường Phan Chu Trinh và ven vòng đai Phi trưòng L 19, khu xóm đạo, đến đường Phan Bội Châu, khu Trường Nữ Trung Học Vinh Sơn nằm giữa 2 con đường Phan Chu Trinh và đường Tự Do, mà bên kia đường Tự Do là dinh Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và bố quân tại đó.

Mặt Tây thị xã

* 7 giờ 5 phút: Cộng quân xâm nhập khu vực suối Bà Hoàng, và cuối đường Hàm Nghi, ngõ vào xã Châu-Sơn.
* 7 giờ 15: Một mủi tiến quân khác của Cộng quân tràn chiếm khu vực cuối đường Hoàng Diệu, (đường đi Bandon, Khu trung tâm xã hội, do linh mục Trương Trọng Tài, mới thành lập để nuôi người gìa tàn tật và trẻ mồ côi.

Mặt Nam thị xã

- 7 giờ 30: Cộng quân chiếm khu giáo xứ Tân Mai, Buôn AlêA, nằm trên đường Thống Nhất, nối liền Quốc L 14 tại Trạm kiểm soát cửa Nam, thuộc Cục Cảnh sát Quốc Gia. Dân chúng từ mặt Nam thị xã, đổ xô nhau chạy vào khu Dân Y Viện Banmêthuột và Trường Tiểu Học Nguyễn Du tránh đạn.

Cũng vào thời gian này, dân chúng từ cửa Bắc thị xã, khu xóm đạo, bồng bế nhau chạy vào trung tâm thành phố, ở khu Ly Thường Kiệt - Ama Trang Long, chen chúc nhau ở khu vực tiệm Bida Thanh Sơn, tiệm gạo, nhà sách Văn, trên đường Lý thường Kiệt, đối diện Khách sạn Hoà Bình và tiệm chụp hình Hưng Ký. Ở mặt Tây, dân chúng đổ xô nhau chạy về khu trường Tàu nằm trên đường Y - Jut, đối diện Hội Dục Anh. Tình hình tại Trung Tâm thị xã, Từ khu vực Ngả 6, nhà thờ chính tòa (nhà thờ cha Ngoạn), Khu Quang Trung, Ciné Nguyễn Huệ, Ama Trang Long, Hai Bà Trung, Lý Thường Kiệt, Y - Jut, Ciné Lo Do, Tôn Thất Thuyết, đến khách sạn Hoàng Gia, vẫn còn yên tĩnh, chưa có bóng dáng của Cộng quân.

Cũng thời gian này, các chốt an ninh vòng đai thị xã hoàn toàn tan vở. Nhưng tin tức về các mủi tiến quân của Cộng quân, các trung tâm hành quân của Tiểu Khu, Trung tâm hành quân Cảnh Lực của Cảnh sát đã nhận rất đầy đủ.

Từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30 thứ 2, ngày 10 tháng 3 năm 1975, lực lượng Cộng quân đã hoàn toàn làm chủ tình hình các mặt Bắc, Tây và Nam thị xã, vành đai an toàn cho thị xã đã bị phá vở, và các chốt điểm quan yếu như Phi trưòng L19, bến xe cây số 3 ở phía Bắc, Trạm kiểm soát phía Nam và kho đạn Mai Hắc Đế đã lọt vào tay Cộng quân.

* 8 giờ 45: Lực lượng Cộng quân từ khu vực đường Phan Bội Châu và Trường Nữ Trung Học Vinh Sơn chiếm khuôn viên nhà thờ Chính Toà (trung tâm thành phố).
Một cánh quân khác của Cộng quân từ cuối đường Phan Bội Châu, có T54 cũng đang theo đường Phan Bội Châu tiến về khu vực nhà thờ Chính Toà.

* 9 giờ: Lực lượng Cộng quân dùng B40, B41 và cối 60 ly bắn phá khu trung tâm thành phố trên đường Hai Bà Trưng, đoạn từ Quang Trung đến Ama Trang Long (Khu bến xe Lam cũ, cạnh khách sạn Hồng Kông, thiêu huỷ hoàn toàn khu phố này và khu phố dọc theo Quang Trung, từ Hai Bà Trưng đến Lý thường Kiệt, đối diện Khách sạn Tường Hiệp, và Ngân Hàng Đại Á cũng thành 1 biển lửa.
Khu phố trung tâm bị bắn cháy, những cư dân ở đây và dân chúng từ ngoại ô thành phố chạy về tá túc ở khu vực Lý thường Kiệt, trong các tiệm bida Thanh sơn, tiệm gạo, nhà sách Văn ... đã xô nhau chạy băng qua đường Lý thường Kiệt, theo Ama Trang Long và Quang Trung chạy xuống khu chợ, nhà hàng Vĩnh Thuận, đối diện cục Cảnh sát Quốc Gia xã Lạc Giao đễ ẩn núp.

* 9 giờ 20 sáng ngày thứ 2, 10 tháng 3 năm 1975, một đơn vị Biệt Động Quân, quân lực VNCH đầu tiên xâm nhập được thị xã, qua cửa ngỏ phía bắc, rải quân ở khu vực Trường Trung Học Tổng Hợp Banmêthuột, ngã 4 đường Bà Triệu và đường Hùng Vương.

* 9 giờ 25: Lực lượng Cộng quân từ khuôn viên nhà thờ chính toà vượt ngả 6, tiến chiếm Câu Lạc Bộ Biên Thùy, khu cư xá sĩ quan, Hội đồng Tỉnh, nằm ở ngã 3 Lê Lợi và Thống nhất, đối diện khu vườn hoang của bác sĩ Tôn Thất Niệm.
Tuy nhiên, mủi quân phía Nam của công quân, sau khi chiếm khu vực xứ Tân Mai và Buôn Alê A, đã không vượt được tư dinh tỉnh Trưởng, án ngữ trên đường Thống Nhất, đã bố quân dọc theo đại lộ Thống Nhất, bắn phá khu vực Ty Ngân khố và khu Dân Y viện Banmêthuột. Tư dinh Tỉnh Trưởng là tiền đồn kiên cố nhất đối với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu lúc bấy giờ, vì tư dinh được bao quanh bằng 1 hệ thống tường xây, và phần dưới của biệt thự này là tường bằng đá tảng. Tư dinh được 1 trung đội Địa Phương Quân trấn thủ, do Trung Úy Hoành chỉ huy.

* 9 giờ 30 phút sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, bộ binh và chiến xa T54 của Cộng quân từ khu cư xá Sĩ quan, Hội đồng Tỉnh và Câu lạc bộ Biên Thuỳ, tràn qua khu vườn hoang của bác sĩ Tôn thất Niệm tấn công Bộ chỉ Huy Tiểu Khu Darlắc ( Banmêthuột).

* 10 giờ 15: Đơn vị Biệt động Quân đưa gia đình Tư Lệnh Sư đoàn 23 BB ra khỏi thị xã để đến doanh trại Trung đoàn 45 BB (ở cây số 5).

* 10 giờ 20: T54 của Cộng quân chiếm Sân vận động và khuôn viên Toà Sơ Thẩm Banmêthuột.
* 11 giờ 20: 1 chiếc T54 của công quân bị bắn cháy trước cổng chính B chỉ Huy Tiểu Khu, đối diện Bưu Điện Banmêthuột.
* 11 giờ 30: Cộng quân chiếm hoàn toàn khu trung tâm thành phố. Suốt từ Ngã 6,đường Phan chu Trinh, chạy dài theo Quang Trung và Ama Trang Long đến Tôn Thất Thuyết... bắn phá các dãy phố dọc theo AmaTrang Long, Y -Jut và bắn cháy khu chợ Banmêthuột.
* 11 giờ 45: Cộng quân bắn cháy 2 chiếc Commando Car của Thiết Đoàn 8 Thiết Giáp tại ngả 3 Tôn Thất Thuyết - Ama Trang Long, trước Bar Quốc Tế và tiệm gN#7841;o Thanh Bình.

Tình hình dân chúng ở khu Trung Tâm thành phố

Trung tâm thành phố và khu chợ bị cháy, dân chúng đổ xô nhau chạy tán loạn, nhóm chạy băng qua đường Tôn thất Thuyết, xuống suối Đốc Học, để đến Trường Tiểu Học Nguyễn Du, đối diện Dân Y Viện Banmêthuột, mong thoát khỏi thị xã bằng ngã cửa Nam thành phố, (nếu họ có thể vượt được vòng vây của Cộng quân đang bắn phá khu tư dinh tỉnh trưởng và Ty Ngân Khố). Nhóm khác, băng qua đường Quang Trung, chạy bọc sau Ciné Lo Do và dãy phố đồ gổ trên đường Y Jut để đến đường Phan bội Châu, lần về hưóng Trường Trung học Tỉnh Hạt (trường Bán công củ). Tại đường Phan bội Châu, 4 chiếc T54 đang án ngữ khu vực từ ngả 4 Phan Bội Châu
- Nguyễn tri Phương đến nhà sách Văn Hoa trên đường Phan bội Châu. Thực sự lúc đó người ta không biết được T54 hay M113 của Thiết doàn 8, nhưng trong những người chạy loạn, có những sĩ quan lạc ngủ, đã hướng dẫn dân chúng chạy theo lối họ nhìn. Đòan người theo Phan bội Châu chạy đến Tôn Thất Thuyết, rồi theo Tôn thất Thuyết chạy đến đường Hòang Diệu Nguyễn thái Học. Từ ngã 4 Hoàng Diệu - Tôn thất Thuyết chạy dài đến Hoàng Diệu Nguyễn tri Phương, dân chúng tụ tập 2 bên đường nhìn về hướng Bộ Tư Lệnh Sư doàn 23 B binh như trông chờ 1 điều gì, trên bầu trời bộ tư lệnh, 2 chiếc máy bay trinh sát L19 vẫn quần quanh trên đầu Bộ Tư Lệnh, và đạn phòng không 37 ly hoặc 12 ly 7 của Cộng quân từ hướng Bandon (hướng tây thị xã) bắn lên đan chéo quanh 2 chiếc L19 như những bông dù làm thành 1 võng lưới, nhưng không 1 chiếc L19 nào trúng đạn.

* 11 giờ 50 thứ 2 ngày 10 tháng 3 năm 1975, Hậu cứ Thiết đoàn 8 di tản.

* 12 giờ Cuc Cảnh Sát Quốc Gia Xã Lạc Giao (Cuc Cảnh Sát thị xã) tan hàng.

* 13 giờ 15: 1 tiếng nổ lớn, rồi 1 cột khói bốc cao che khuất cả khu vực Tiểu Khu, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu trúng hỏa tiển 122 ly của Cộng quân, Trung tâm hành quân bị sập

* 2 giờ 20: 1 đám dân chúng chạy hớt hãi từ khu nhà Công chánh trên đường Hai Bà Trưng, cạnh Bảo Sanh Viện Bác Ái, đổ xô xuống ngã 4 Hoàng Diệu - Nguyễn thái Học, và 1 người nào đó la lớn: " Tiểu Khu mất rồi!", nhưng vì tiếng nói bị ngắt quảng, mãi khi họ đến gần, người ta mới hiểu được Tiểu Khu đã thất thủ!
- Còn Bộ Tư Lệnh Sư doàn mà,
- Không thể nào, sáng nay lúc mười giờ mấy, tôi còn thấy Biệt động Quân đang đánh ở khu bến xe củ (bên kia đường Hùng Vương, đối diện Tư dinh Tư Lệnh Sư doàn 23).
- Chỉ cứu gia đình ông Chuẩn Tường Tường thôi, Đ. mẹ! (không rỏ trong đám đông, ai đã nói câu này.)
- Mãy "chã" đang tới kìa! Cả đám người cùng nhau nhìn về hướng Nguyễn tri Phương - Hoàng Diệu, một đám đông dân chúng chạy trước, theo sau là bộ binh và T54 của Cộng quân.
Đoàn ngừơi bỏ ngã 4 Hoàng Diệu Nguyễn thái Học chạy về hướng Hàm Nghi.

Bây giò là 3 giờ chiều thứ hai, ngày 10 tháng 3 năm 1975, Cộng quân đã hoàn toàn kiểm soát thành phố.
Tuy nhiên ở mặt Bắc thị xã vẫn còn Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, nhưng không hiểu Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát còn cầm cự được bao lâu khi Tiểu Khu đã di tản. Người ta nghe được tiếng súng lớn nhỏ vọng liên hồi ở khu vực đó.

* 4 giờ chiều: tin tức xôn xao cho biết Bộ Chỉ Huy Cảnh sát đã rút lúc 3 giờ 40 vì không chịu nổi mưa pháo và biển người của Cộng quân. Ở các khu tập trung đông dân chúng, người ta đang bàn tán xôn xao về tin tức tại trường Tàu ở đường Y Jut, nơi tập trung rất nhiều người chạy nạn, Cộng quân đang thanh lọc dân chúng, tìm bắt các viên chức chính phủ, quân nhân, cảnh sát.

* 6 giờ 30 chiều: một toán bộ binh và 2 chiếc T54 của Cộng quân từ cuối đường Hàm Nghi đang tiến về hướng Phan Chu Trinh, chạy trước họ vẫn là đám đàn bà, trẻ con và người gìa.

* 7 giờ 15 tối, Cộng quân chia thành nhiều toán, lục soát từng gia đình trên các khu phố: Phạm Phú Quốc, võ Tánh, Hàm Nghi, khu cư xá Lam Sơn của Sư doàn 23 B Binh. Thanh niên trai tráng đã lẫn trốn từ vườn sau nhà này sang nhà khác, hoạc trốn trên trần nhà, hầm cầu, hầm tránh pháo kích.

* 8 giờ 30, chủ chiếc xe cần câu làm cây (xe Be) thoát khỏi thị xã, lúc 2 giờ chiều qua ngã Phan Chu Trinh, xuyên qua nghĩa trang công giáo, phía sau Tòa Giám Mục, bị bắt ở Cây Số 3, xe bị tịch thu, và bị đuổi ngược về thị xã với vợ và 2 đứa con, đã chạy vào khu Võ Tánh Nguyễn thái Học, anh cho biết đã nhìn thấy rất nhiều Biệt động quân đang tiến về hướng thị xã, Biệt Động Quân đã tiến vào khoảng giữa Xã Ðạt Lý và vườn cao-su ở Cây Số 3. (Xã Đạt Lý cách thị xã 6 Km về hướng Bắc, nằm trên Quốc L 14, đường đi Quận Buôn Hô).

* 9 giờ 45, người ta nhận được tin Chi Khu Banmêthuột, (cách thị xã khoảng 7 Km) đã liên lạc được với Trung Tá Dậu, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 21 Biệt động Quân. Những tin này được truyền tai nhau khắp các khu phố, và mọi người, ai cũng tin rằng sẽ có đánh lớn, chắc Biệt động quân còn chờ Nhảy Dù và Thuỷ Quân Lục Chiến đến!
Suốt đêm ngày 10 tháng 3 năm 1975, người ta nhìn thấy từng đoàn xe Molotova chất đầy hàng hoá, và gạo mà Cộng quân lấy của thành phố chở vào hướng Bandon (phía Tây Thị Xã).

Thứ Ba, ngày 11 thang 3 năm 1975

* 6 giờ sáng: dân chúng đã đổ dồ về khu vực các ngã 4 đường Hoàng Diệu - Y Jut và Hoàng Diệu - Nguyễn thái Học, chạy dài cho đến đường Hàm Nghi, tất cả các loại xe, xe Lam 3 bánh, xe nhà, xe vận tải, xe cần câu... chở đầy những người, và đông đảo người đi bộ mang đầy bao, bị, nối đuôi theo xe để chạy ra khỏi thị xã, nhưng xe chỉ lăn bánh được vài chục mét là bị đuổi trở lại, và bộ đội Cộng quân mặc thường phục lẫn trong đám đông đã rút AK 47, K54 thi nhau bắn chỉ thiên từng loạt để uy hiếp và ngăn chặn. Lệnh ban ra "không ai được chạy loạn, ai về nhà nấy".
Cũng thời gian này, những người chạy xuống khu suối Đốc Học từ chiều hôm qua, 10 tháng 3 năm 1975, vẫn còn chen chúc nhau ở trường Tiểu học Nguyễn Du. Cảnh màn trời, chiếu đất, ngủ đứng, ngủ ngồi lần đầu tiên dân thành phố phải chịu trong suốt mấy mươi năm qua. Tội nghiệp nhất là trẻ em và cụ già, họ vẫn chưa thoát khỏi thị xã bằng ngã phía Nam của thành phố. Vì bộ binh và T54 của Cộng quân đang bủa vây tư dinh Tỉnh trưởng, và 1 cánh quân khác đang hướng về Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 BB.

* 6 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3 năm 1975 ,tiếng súng lớn nhỏ của Cộng quân nổ vang di nhắm vào tư dinh Tỉnh trưởng, sau 1 đêm tương đối yên tĩnh. Và cùng lúc, Cộng quân tấn công Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh.

* 8 giờ sáng ngày 11/3/1975, tư dinh Tỉnh trưởng thất thủ.
- Có lẽ Đại Tá Tỉnh Trưởng đã tử thương, ai đó đang cất tiếng hỏi đám đông,
- Từ sáng sớm ngày 10 tháng 3/1975, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh đến tìm Tiểu Khu Trưởng, thì ông ta đã chạy qua Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 rồi !

* 10 giờ 10, Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 BB bị trúng Bom của máy bay A37.

* 10 giờ 38 phút, Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 bộ binh tan vở.

* 4 giờ chiều ngày 11 tháng 3 năm 1975, Cộng quân dùng xe phóng thanh và đến gỏ cửa từng nhà phát lời kêu gọi Quân nhân, viên chức chính phủ và cảnh sát Quốc gia ra đầu thú.

Thứ Tư, ngày 12 tháng 3 năm 1975

Sau khi Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 BB di tản, dân chúng đã không còn tụ tập nhiều ở các ngã 4 và đường phố như mấy ngày qua. Banmêthuột thực sự đã lọt vào tay Cộng quân, dầu rằng 4 chi khu (4 Quận), Banmêthuột, Lạc Thiện,Phước An và Buôn Hô vẫn còn nguyên vẹn và người ta vẫn biết Liên đoàn 21 Biệt động Quân vẫn còn ngoài vòng đai thị xã, nhưng thực sự người ta đã tuyệt vọng, và người ta đang cầu nguyện và chỉ còn cầu nguyện mà thôi.

Hôm nay những gia dình chạy khỏi trung tâm thành phố, được trở lại nhìn xem cảnh củ mấy hôm qua, Khu chợ Banmêthuột chỉ còn là 1 bãi tro tàn, những hàng quán chỉ còn chơ vơ mấy cây cột chưa cháy hết. Khu phố Quang Trung, từ ciné Nguyễn Huệ đến Lo Do, từ tiệm kem Chi Cao đến Dân Thiên Đường,Trúc Lâm, Minh Sơn tan hoang đổ nát. Và trên đường Y Jut, đối diện với khu chợ cháy, chạy qua Ama trang Long đến Tôn thất Thuyết, phố xá đều bị đâp phá, cạy cửa, cháy đổ, mặt đường còn nguyên dấu đạn cày và nám cháy, mùi khét vẫn còn xông lên nồng nặc.
Ở đâu cũng có người thanh toán nhau, cũng có nằm vùng chỉ điểm, cũng sát phạt hận thù.

* 11 giờ trưa, Cộng quân lại lục soát khu phố ở trường Bồ Đề.

* 12 giờ, 1 toán khác lại lục soát khu phố Lê văn Duyệt, Hàm Nghi, khu Tịnh thất Cao Đài ở Nguyễn tri Phương, Khu Hàm Nghi, Phạm Phú Quốc, Khu cư xá Lam sơn. Các viên chức, quân nhân, thanh niên bị săn đuổi chạy trốn từ khu phố này đến khu phố khác từ chiều tối hôm 10 tháng 3 đến nay, không lúc nào mà không bị căng thẳng, lo âu.
Trong những đêm vừa qua cũng có 1 số người chạy thoát khỏi thị xã, nhưng trong một vài nơi tụ tập dân chúng, người ta vẫn còn nhìn ra được 1 vài Ty Sở Trưởng và sĩ quan cùng viên chức cảnh sát.

Thứ Năm, ngày 13 tháng 3 năm 1975

Tình hình thị xã gần như đã dịu lại, nhưng cái căng thẳng và sự khủng bố vẫn còn quanh quẩn đâu đó. Dân chúng đã từ từ về nhà cũ của mình.
Tại khu cư xá sĩ quan nằm trên đường Lê Lợi, sau lưng Câu lạc bộ Biên Thùy, chạy dài đến ngả 3 Bà Triệu - Lê Lợi, Cộng quân đã đặt nhiều trạm gác, ụ phòng không, và dọc theo 2 vệ đường, các hố cá nhân đã được đào và ngụy trang, rất nhiều T54 đã đậu rải rác trên suốt con đường này.
Vũ Trường Biên Thùy hay Câu Lạc Bộ Biên Thùy, nằm trên ngã 3 Lê Lợi - Thống Nhất, đối diện Hội Đồng Tỉnh, nơi hàng đêm vang vọng tiếng hát oanh vàng 1 thời, với bóng dáng bao giai nhân ẩn hiện dưới đèn màu, giờ đây là 1 căn nhà hoang, 4 vách đổ nát, nối tiếp vũ trường là khu cư xá sĩ quan, cửa ngỏ tan tành, tủ, ghế, đồ gia dụng và giấy tờ bay bừa bải ngoài sân... nhìn cảnh tan hoang đó thật không khỏi ngậm ngùi mà thương tiếc thủa vàng son vừa qua, chỉ trong vòng 3 ngày trước. Những hoa khôi vũ trường bây giờ biết lưu lạc ra sao, rồi những khách hào hoa đa tình, những sĩ quan đọc thân, đêm đêm tìm lảng quên hay trút bỏ nỗi niềm qua men rượu hay màu mắt giai nhân để tạm quên hoài bảo 1 đời trong phút chốc, giờ đây đã là dĩ vãng, dĩ vãng qua rồi biết bao giờ trở lại!

Tại Ngã 6, khu nhà thờ Chính tòa, đường Hùng Vương chạy dài đến Quân Y Viện, đường Tự Do từ Ngâ 6 chạy dài ra Cây số 3, các hố cá nhân và ụ phòng không đã được thiết lập. Khách sạn Anh Đào, khang trang và thanh lịch nhất thành phố, chỉ mới khánh thành chưa tròn tuổi cũng đổ nát một vài nơi. Con đường Phan Chu Trinh từ Ngã 6 đến Phan bội Châu, cũng rất nhiều hố cá nhân và súng phòng không. Cuối đường Phan bội Châu, Hàm Nghi, Vỏ Tánh, Cộng quân cũng đã thành lập các trạm gác, có T54 yểm trợ. Đặc biệt là cuối đường Hoàng Diệu, ngỏ vào BanDon, những hố cá nhân và ụ phòng không, cùng 1 hệ thống giao thông hào đã đào xong. Cộng quân đã chăng lưới 4 mặt thành phố.
Những sự việc này báo cho người dân thành phố biết: chiến tranh đang xảy đến, nhưng qủa thật trong lòng mọi người không một không ai lo sợ cuộc chiến tranh này.

Thứ Sáu, ngày 14 tháng 3 năm1975

Hôm nay Cộng quân bắt đầu thiết lập các tổ chức hành chánh tại thành phố này, lấy danh gọi là Ủy ban nhân dân cách mạng, Thị, Tỉnh, Phường, Khu phố và Tổ dân phố, và các chức vụ Chủ tịch Phường, Khu phố và Tổ trưởng tổ dân phố. Phường 2 đặt tại ngã 3 Phan Chu Trinh - Hàm Nghi, Chủ tịch là Trâm, chủ 1 xưởng cưa tại xã Thọ Thành cầu 14, Các chức vụ chủ tịch hay tổ trưởng là các cán b Cộng sản nằm vùng, hoạt đng trong thành phố, do đó, những viên chức, sĩ quan, quân nhân, cảnh sát đều được những người này nhận diện, đặc biệt là các chức vụ an ninh, như Phó chủ tịch an ninh phường, Tổ phó an ninh tổ dân phố...
Một Ủy ban Quân quản được thành lập gọi là Ủy Ban Quân quản Thị, do Việt Châu (bí danh) cầm đầu, đặt tai Khách sạn Darlắc của ông bà Lý trần Lý, ở số 9 Hai bà Trưng, là văn phòng Phối Trí Viên Cảnh sát Đặc Biệt củ, đồng thời lấy Trường Trung học Bồ Đề, Hội Đồng Tỉnh làm nơi ra đầu thú cho các viên chức, quân nhân, cảnh sát làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng nơi tiếp nhận các sĩ quan, viên chức cao cấp lại đặt riêng ở số 9 đường Hai bà Trưng.

Những người đến trình diện đều được cấp giấy chứng nhận đã đến trình diện và cho phép trở về quê làm an sinh sống, nhưng nếu là viên chức cao cấp, sĩ quan quân đi hay sĩ quan cảnh sát thì lập tức bị bắt giữ và dẫn vào khu vực Bandon.
Tất cả các trụ sở Ủy ban nhân dân Phường, Khu phố, nơi tiếp nhận người ra đầu thú đều treo cờ Mặt trận giải phóng miền nam.

* 11 giờ 30 ngày 14 tháng 3 năm 1975: một phi vụ F105 đã oanh tạc vào các điểm treo cờ của Cộng quân, nhưng lại thả lạc vào khu suối Đốc học, rất may là không 1 người dân nào bị thương vong. Đây là lần đầu tiên trong 4 ngày qua, 1 phi vụ không nhắm vào khu vực quân sự, nhưng thực ra, khu quân sự đã không còn nữa, kể từ khi Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Doàn 23 b binh di tản.
Kể từ lúc có phi vụ oanh tạc này, tinh thần dân chúng thành phố đã lên rất cao. Người ta không nghĩ đến chết chóc, mà chỉ nghĩ đến chiến thắng. Những tin đồn về lực lượng Nhảy dù đã được đổ xuống khu nhà dòng Thiên An trên quốc lộ 21, Thuỷ Quân Lục Chiến đã mở đường khu Cư-Cúc, trên đường tới Quận Phước An, Liên đoàn 7 Biệt động Quân đã đổ bộ khu vực xã Đạt Lý, được truyền đi khắp thành phố, người ta gặp nhau ngoài đường đều đưa tay chào nhau theo kiểu nhà binh mà không hề úy kỵ.

Thứ Bảy - Lễ dọn Phục Sinh, 15 tháng 3 năm 1975

* 10 giờ 25 phút ngày 15 tháng 3 năm 1975, một phi vụ thứ 2 nhằm vào các điểm treo cờ của Cộng quân, phi vụ được coi là chính xác, trái bom thứ nhất đúng vào mục tiêu là văn phòng Xã Lạc Giao, phá huỷ trụ sở xã và cuc Cảnh sát Thị xã, trái thứ 2 rơi sau lưng trụ sở Phường 2, khu xóm đạo, làm tử thương 1 chủ xe be làm cây, ông Nguyễn Ơn, trái thứ 3 rơi đối diện trụ sở này, bên kia đường Phan Chu Trinh, lạc vào quán Café Vui Sống của Ông Bà Trung, làm tử thương 3 người con gái, trong đó có bà Lài, là vợ Trung Úy Kỳ, và trọng thương 2 người khác.

Sau phi vụ oanh tạc này, Cộng quân đã hạ hết cờ ở các trụ sở và ra lệnh cho toàn thị xã, mỗi nhà phải đào hầm tránh bom trước cửa nhà. Đồng thời, người ta truyền miệng nhau Không Quân đã thả truyền đơn yêu cầu đồng bào di tản khỏi thị xã, 1 số gia đình đã di chuyển ra cây số 5, tạm ẩn trong khu nhà thờ cha Diệu, Xứ Phú Long, và Chùa Dược Sư. Tuy nhiên, ai cũng nhìn được nỗi vui mừng hiện lên khuôn mặt từng người dân thị xã.

Chủ Nhật Lễ Phục Sinh 16 tháng 3 năm 1975

Sáng sớm hôm nay, dân thành phố nhìn thấy các đường phố chính đều đầy dẫy những hố tránh bom cá nhân mà Cộng quân đã đào trong đêm qua, đặc biệt là các con đường chạy ra ngoại ô thị xã như cuối đường Phan chu Trinh, cuối Hàm Nghi và Võ Tánh, suốt dọc Đaị lộ Thống nhất và Tự Do, đường Hùng Vương và cuối đường Hoàng Diệu, tại mỗi điểm cuối đường này, đều đặt súng phòng không và T 54 trấn giữ.

Nỗi lo lắng của người dân thành phố trong lúc này chính là thực phẩm, gạo, mắm, muối. Tất cả những tiệm gạo tư nhân, kể cả kho gạo dự trữ cuả Phủ Thủ Tướng trên đường Tự Do, cạnh F đặc biệt (Sở Cảnh sát Đặc biệt cũ), cũng đã bị Cộng quân chở vào hướng Bandon trong suốt mấy đêm qua. Các nhà thuốc Tây tư nhân, thuốc của Bệnh viện, cũng đã bị công quân lấy hết, bi đát nhất là những gia đình công chức, quân nhân, cảnh sát, trước đây những gia đình này sống nhờ vào đồng lương, nay đã không còn nữa, nhiều gia đình phải ăn cháo, hoặc chạy vào rẫy kiếm một thứ gì đó ăn trừ bữa, thật là thảm hoạ đối với thành phố trong lúc này.

Thứ Hai, ngày 17 tháng 3 năm 1975

Hôm nay, mọi nỗi lo lắng của người dân thành phố hầu như đã bị vất bỏ hết, người ta lo lắng đến tuyệt vọng, nhiều người đã khóc ra tiếng vì 2 tin tức họ nhận được sau đây:

- 2 Trung đoàn bộ binh thuộc Sư doàn 23 được đổ xuống Phước An đã bỏ Banmêthuột về Nha Trang
- Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 2 đã rút khỏi Plei Ku.
Không ai bảo ai, mỏi ngườ lại tụ họp với nhau để bàn luận.
- Không thể nào quân đoàn 2 lại di tản, Quân đoàn 2 mất là toàn thể lảnh thổ Quân Khu 2 sẽ thuộc vào tay Cộng quân, mà trước nhất là các tỉnh KonTum, Pleiku, Phú Bổn, Quảng Đức và kế đến là các tỉnh đồng bằng Phú Yên, Bình Định mất nốt. Cộng quân sẽ tiến chiếm Cao nguyên Nam Trung phần: Đà Lạt, Lâm Đồng, uy hiếp miền Đông Nam phần, mà bước đầu là chiếm Long Khánh, để đánh Saìgòn.

Mặt khác, Nha Trang, Phan Rang khó lòng giữ được, Phan Thiết sẽ mất, như vậy làm sao có thể giữ được Sàigòn. Không có 1 chiến lược, chiến thuật nào lại sơ đẳng kiểu này.

Đặc biệt là trong khi đó, các đơn vị chủ lực cuả ta chưa hề đụng đầu với Cộng quân, như Trung đòan 44, 45 B Binh, Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân, Lực lượng Tổng Từ bị, Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến, Các sư đoàn không Quân, Thiết Giáp chưa hề thương tổn .
Bỏ Cao Nguyên ??? Không thể nào, Plei ku tuy không phải là 1 thành phố kinh tế hay kỷ nghệ, nhưng so với Banmêthuột, Plei ku rất lớn, và là huyết mạch của Quân đoàn 2. Thành phố này phồn thịnh nhờ những đơn vị Quân Lực đồn trú tại đây: Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, Tiểu đoàn 69 Pháo binh, Pháo Binh 175 ly, Liên đoàn 6 Truyền Tin, Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân, Liên đoàn 72 Quân Y, Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị, Sở 2 An Ninh Quân Đội, Tiểu đoàn Quân Cảnh, Quân Nhu, Quân cụ, Quân vận, vân vân ân và vân vân... Thành phố Plei ku, từ khu Diệp Kính cho đến khu chợ Mới, thật là sầm uất. Hai con đường dài nhất có lẽ là đường Hoàng Diệu, chạy dài từ Trà Bá cho đến Tòa Án Mới, xuyên qua nhiều phố xá, khách sạn (Bồng Lai), Trường Trung Tiểu Học (Thánh Phao Lồ, Trung Học công lập Pleiku ..., Con đường thứ 2 là đường Phan Đình Phùng, chạy dài từ Cầu sồ 3 (đường vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2) cho đến nhà thờ Quân đi ở Khu Chợ Mới. Với những Câu Lạc bộ và khách sạn nổi tiếng như Thanh Lịch, Câu Lạc bộ Phượng Hoàng, Café Dinh Điền, Bún Nhà Xác, bên hẻm Dân Y Viện... mà ai nở để rơi vào tay Cộng quân.

NHỮNG CHUYỆN KHÔI HÀI

Sau khi Cộng quân làm chủ thành phố Banmêthuột, nhiều rất nhiều những chuyện thật khôi hài, nhưng lại rất thật đã xày ra trên thành phố này. Không hiểu sau này, khi con, cháu, em út tôi lớn lên, đọc lại những điều tôi viết ở đây, chúng có tin không hay không, vì bây giờ đã là năm 1975, chỉ còn 25 năm nữa là hết thế kỷ thứ 20, thế giới loài người đang ở vào giai đoạn mà khoa học kỷ thuật đang tiến bộ cực thịnh, con người đã lên tận mặt trăng, và những cán bộ Cộng sản vẫn huyênh hoang vổ ngực "Xã hội chủ nghĩa là ưu việt, là đỉnh cao trí tuệ của loài người, là lương tâm của thời đại". Tôi cũng mong mỏi trong thế hệ trẻ mai sau, những người mà xã hội miền Bắc ưu đãi, có cơ hội, hoặc đã từng được du học, hay sẽ được du học ở các nước Cộng sản khác, nhìn lại xã hội miền Bắc từ 1954 đến 1975, tình trạng sinh hoạt và dân trí của miền Bắc, so sánh với xã hội của các nước mà họ đã, đang được du học, cũng như so sánh với xã hội miền Nam, dầu là với thành phố Banmêthuột nhỏ bé này, đễ thực sự nhìn rõ trình độ, dân trí của xã hội miền Bắc và hiểu rõ cái khốn khổ của những người dân Bắc.

(1) Mất trộm

Sau khi Banmêthuột thất thủ, một số dân thành phố chạy thoát khỏi thị xã, bộ đội Cộng sản đã chiếm dụng những căn nhà này cấp cho sĩ quan hoặc cán bộ. Banmêthuột tuy là 1 thành phố nhỏ so với các thành phố khác như Nha Trang, Đà Lạt, hay Đà Nặng ... nhưng nhà cửa phố xá được xây dựng trong khoảng thập niên 60, với những điều kiện căn bản của lối kiến trúc tân thời như nhà tắm, nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ rất tiện nghi và khang trang, mà những người lính hay sĩ quan, cán bộ Bắc Việt chưa có dịp nhìn thấy ở ngoài Bắc.

Một ngày, có 2 bộ đôi chiếm dụng 1 căn nhà trên đường Hai bà Trưng, ra chợ mua 4 con cá lóc (do bạn hàng từ Quận Lạc Thiện mang ra chợ Banmêthuột bán) đem về nhốt trong hầm cầu (toilet bowl), ngày hôm sau, cá biến mất, 2 vị bộ đi khả ái đã gọi những nhà lân cận ra đòi xử bắn vì tôi ăn trộm cá của lảnh đạo, hàng xóm hết cả hồn vía.
- Ai đã vào nhà ăn trộm cá, phải thành thật khai để được khoan hồng, nếu ngoan cố, dấu diếm, tất cả đều bị xử bắn.
Hàng xóm sợ quá đành đứng chịu trận để cho cán bộ thóa mạ, mãi 1 lúc khá lâu, có bác H. đã ngoài 60 tuổi, lấy hết can đảm để hỏi cán bộ:
- Thưa cán bộ nhốt cá ở đâu mà bị mất trộm?
- Đây, vào đây tao chỉ cho, cán bộ cách mạng không bao giờ nói láo
Ông cụ theo cán bộ vào nhà mới hay rằng cán bộ đã nhốt cá trong bồn cầu (Toilet Bowl), Cán bộ lại còn khen, nước trong thùng này mát lắm. Cụ H dở khóc dở cười và đã cố gắng gỉai thích cho cán bộ cái công dụng của bồn.
Chao ôi, qủa thật là khôi hài.

(2) Đài địch

Ai đã từng sinh sống tại Banmêthuột, hay có dịp ghé thăm, chắc cũng hiểu rằng phố xá, nhà cửa ở Banmêthuột được xây cất theo lối kiến trúc Âu - Á lẫn lộn, đặc biệt là những căn nhà 2, 3 tầng lầu.
Là vùng cao nguyên, nên về mùa gío, các tần số gặp rất nhiều nhiễu âm, gây khó khăn cho các máy thu thanh, thu hình, do vậy để nghe đài Phát thanh Sàigon, đài BBC hay đài VOA, đặc biệt là đài Truyền Thanh Truyền hình Nha Trang, người ta phải dùng anten trời nhiều nhánh, dựng trên nóc nhà.
Những toán Cộng quân khi đi lùng xét, nhìn thấy những căn nhà có anten trời nhiều nhánh, đã gọi về bộ chỉ huy: "báo cáo ở khu này có rất nhiều đài địch" ,và lập tức bắn B40, B41 vào tiêu hủy đài địch. Đau khổ thay cho những đài địch của thành phố chúng tôi.
Sự việc xảy ra, làm cho người dân thành phố thật hốt hoảng, họ đi tìm hiểu nguyên nhân, mới hay rằng, tại miền Bắc, cho đến năm 1975, mỗi Xã chỉ có được 1 cái "đài" (Radio), đặt tại văn phòng Xã, rồi nối dây loa ra khu xóm gần nhất, và dân chúng chỉ nghe được đài phát thanh Hà nội, là công cụ tuyên truyền của nhà Nước, cho nên chiếm được Banmêthuột rồi, bộ đội mới biết cái gì là máy Radio, máy truyền hình, đồng hồ "2 cửa sổ, không người lái" (đồng hồ có lịch thứ và ngày tự động, không phải lên dây thiều). Có người dân thành phố cắc cớ hỏi, "thưa cán bộ, ở ngoài Bắc có Ti-Vi (TV) không ạ". Cán bộ đã mạnh dạn trả lời "có chứ, Ti vi thiếu gì, ngoài Hà Nội Ti-vi chạy đầy đường".
Chao ôi, chuyện thật là khôi hài.

(3) Thâm tình

Trong thời gian 1 năm đầu, thân nhân của những người tù cải tạo không được phép đi thăm nuôi, và tù cải tạo hoàn toàn mất hết liên lạc với thế giới bên ngoài, họ không thể biết được những gì đã đang xảy ra trên đất nước, cho phố phường hay là cho chính gia đình họ.
Một năm sau, tù cải tạo được gia đình đến thăm, và thân nhân đã kể cho họ nghe những gì đã đang xãy ra cho gia đình và thân nhân họ. Trong muôn ngàn chuyện nghe được, như là con gái miền nam 2 mông có gân, cái nồi ngồi trên cái cốc,..., tôi muốn viết ra đây câu chuyện thâm tình này.
Năm 1954, sau Hiệp định Genève 20 tháng 7, gần một triệu người miền Bắc đã chạy trốn Cộng sản vào Nam, gia đình, anh em cũng phân ly từ đó. Những người vào Nam thì may mắn hơn, có điều kiện học hành để trở thành Luật sư, Bác sĩ, như Luật sư Đ. đã thành danh, thành nghiệp, căn biệt thự của ông tại TMG Sàigòn có vòng tường xây vây quanh, cửa sắt đóng kín tối ngày. Trái lại, chị của ông thì vẫn ở lại miền Bắc, sống trong hoàn cảnh của xã hội này. Miền Nam lọt vào tay Cộng quân, bà chị ông xin phép chính quyền Huyện đi thăm ông và các cháu, nhờ địa chỉ bà cất giữ ở những tấm thiệp liên lạc vào thời gian 1957 - 1958, khi mà chính quyền miền Bắc còn cho phép thân nhân 2 miền viết thiệp thăm hỏi nhau. Tìm đến địa chỉ rồi, bà bần thần lo sợ không dám kêu cửa, nhà to qúa như dinh Tổng đốc, bà nghĩ vậy thôi, nhưng thực ra bà cũng chẳng biết dinh Tổng đốc to đến thế nào. Chờ một hồi lâu, rồi bà manh dạn kêu cửa, chẳng ai trả lời, bà đập vào cánh cổng sắt, cũng im hơi lặng tiếng. Bà xuống xe lửa lúc 7 giờ 30 sáng, hỏi thăm đường đi tới đây chờ cho đến giờ này, mệt quá, bà ngồi ngủ thiếp đi trước cổng nhà. Vào năm Sài gòn mới mất, dân Sàigòn ai ở nhà nấy, họ không dám ra đường vì sợ công an để ý, theo dõi, vì thế, gia đình ông Đ ngoại trừ ông ra vào thường xuyên, vợ con ông cũng hiếm khi ra khỏi nhà, và bà chị ông gặp phải cái thời không may là vậy.
Hơn 11 giờ trưa, ông Đ lái chiếc Peugot 505 về nhà, thấy 1 bà nhà quê còn ngủ trước cổng, Ông xuống xe, e ngại nhìn bà và khách sáo hỏi "cụ tìm ai?" - "Tôi tìm nhà em tôi là K.N.Đ, nhưng thưa quan có lẽ tôi lầm". Luật sư Đ mới rỏ lẻ thì ra chị ruột ông. Ông mời bà chị vào nhà, trước bụng bà là 1 bao vải, sau lưng mang thêm 1 bao tải khác, Luật sư Đ muốn mang hộ chị, nhưng bà không cho. Nhìn thấy căn nhà qúa to, nền nhà lót gạch bông, bà không dám bước vào, cúi xuống cởi đôi dép bố cao su ra cầm tay, Luật sư Đ nhìn chị thương hại. Chị ông đã 63 tuổi rồi.
- Chị ngồi chơi, em gọi nhà em và các cháu ra chào chị.
- Anh để mặc chị.
Ông vào nhà gọi vợ, con ra, chào bà, bà vẫn đứng khép nép không dám ngồi xuống bộ ghế Cẩm lai láng bóng.
- Đây là chị ruột của tôi, chị cả, hai con hãy chào bác cả đi.
- Vâng ạ
- Chị ạ, đây là cháu Loan thứ 3, cháu 18 tuổi, cháu Trân 15, Em còn 2 cháu trai, 1 đã đi xa,(đi Mỹ), 1 đã từ trần. Ông lấy mấy tấm hình chỉ cho bà 2 người con trai vắng mặt của ông, trong đó, người con trưởng là Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến đã tử trận năm 1972.
Suốt thời gian ở tại nhà em, bà không bao giờ rời xa cái bao tải bà mang, lúc nào bà cũng ngắm chừng dưới gầm giường. Bà vợ của Luật sư Đ thấy vậy, đã dọn 1 cái tủ trống, giao cho chị chồng chìa khóa tủ, bảo bà hãy cất đồ qúy gía trong bao vào tủ và khóa lại, nhưng bà vẫn không chịu.
Một buổi sáng, vợ chồng ông Đ dẫn bà đi chợ, coi cảnh tàn tạ của Sàigòn, nhưng bà nói "đẹp như thiên đàng"! Hai người con gái của ông bà Đ ở nhà, nhưng trong lòng 2 chị em Loan, Trân vẫn ấm ức về cái bao tải của cô cả, hai chị em lôi bao tải ra, mở tung các thứ, thì ra trong bao tải chỉ là áo, quần, và chén:
- 4 cái quần dài, vải nhum nâu còn hôi mùi vải.
- 4 cái áo không còn mới, có cái đã sờn chỉ may.
- 8 cái chén sành, sờ vào hơi nhám, gói trong áo quần.
- 2 đôi dép bố cao su còn mới tinh.
Về đến nhà, bà cả trước hết là coi lại túi vải, trong khi 2 cô con gái kéo bà Đ vô phòng tường thuật cho mẹ nghe gói đồ qúi gía của bác cả. Và đến lúc này, bà chị của Luật sư Đ mới kể rõ sự tình,
- Tôi nghe người ta bảo, ở miền Nam, dân chúng khổ lắm, cơm ăn không no, áo quần không có, Mỹ, Ngụy bắt làm việc nhiều, mà tiền của làm ra thì bị bọn Mỹ lấy mang về Mỹ hết, cho nên miền Bắc phải thắt lưng buộc bụng, hạt gạo xẻ làm đôi, một nửa nuôi chiến trưòng là bộ đội để họ đi giải phóng cho miền Nam, một nửa thì gởi cho đồng bào miền Nam ruột thịt. Biết bao nhiêu đồng bào miền Nam vì không có ăn đã chết đói, thậm chí chén, bát, áo quần cũng không có đủ dùng. Vì vậy khi được phép vào Nam thăm em, tôi đã bán trộm Hợp Tác Xã 2 con heo, để mua áo quần, chén bát cho em và các cháu. Tôi đâu có ngờ sự thể ra là vậy.
Nghe xong câu chuyện, cả nhà, chị em, bác cháu ôm nhau mà khóc . Em gái ruột của bà Đ lả vợ của Thiếu tá LVM, đi thăm chồng ở tù cải tạo đã kể câu chuyện về bà chị cả của ông Đ.
Câu chuyện này qủa là trùng hợp với câu chuyện tù binh Cộng sản bị bắt trong mặt trận Hạ Lào, các tù binh kể lại, họ được chính ủy trung đoàn cũng như chính trị viên tiểu đoàn cho biết, xe tăng của Việt Nam Cộng Hòa làm bằng giấy carton, cứ xung phong dùng lưởi lê mà đâm. Thật là khôi hài thay cho thế hệ chúng ta.
Đảng Cộng sản đã lường gạt dân miền Bắc thế nào, bây giờ vào miền Nam rồi dân miền Bắc đã rõ. Câu chuyện ở xã hội miền Bắc là vậy, nhưng xã hội miền Nam thì sao ?
Tôi cũng muốn nhân đây nói ra 1 chút khôi hài mà những người lính Việt Nam Cộng Hòa như tôi hôm nay (cuối tháng 3/1975) nghĩ về bối cảnh của miền Nam vào những ngày tháng mất Banmêthuột - mất Quân đoàn 2, lảnh thổ đã chôn vùi thân thể, thấm máu, mồ hôi và nước mắt của chúng tôi và đồng đi.

(3) Phong trào tố tham nhũng của linh mục Trần hữu Thanh

Trong khoảng thời gian giữa năm 1973 và suốt năm 1974, nghĩa là sau Hiệp định Balê 27/3/1973, và đặc biệt là trước khi Banmêthuột và Quân đoàn 2 rơi vào tay Cộng quân, tại Sài gòn, đã có nhiều tổ chức và phong trào nổi lên phá rối đe dọa nền trật tự trị an xã hội 1 cách nghiêm trọng, trong đó phải kể đến 3 phong trào được thành lập có qui mô và có tổ chức, đó là :
_ Phong trào tố tham nhũng do Ông Trần Hữu Thanh, 1 linh mục thuộc nhà dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn cầm đầu .
_ Phong trào đòi tự do tôn giáo của Ni sư Huynh Liên .
_ Phong trào đòi tự do báo chí của 1 số ký gỉa, tổ chức 10 ngày xuống đường đi ăn mày và tuyệt thực, và còn rất nhiều những tuyên bố vung vít làm tổn hại quốc gia, hoặc hoàn toàn bất lợi cho nền Cộng hòa, làm lợi cho Cộng sản của nhiều người tự xưng là yêu nước, như các ông Linh mục Chân Tín, Nguyễn ngọc Lan, Phan KhắcTừ , Nguyễn Phương...
Ông tố tham nhũng, chống tham nhũng, được 1 vài tờ báo tiếp tay, đã tố cáo những viên chức cao cấp của chính phủ, 1 vài sĩ quan cao cấp, và đủ mọi thành phần trong mọi ngạch trật của quốc gia đều bị ông điễm mặt.
Mục đích của ông là trong sạch hoá xã hội (?), nhưng tiếc thay, xã hôi lại là những con người, không phải là thánh nhân. Con người thì vốn là có tội, từ sinh ra thì đã mắc tội tổ tông, như giáo lý ông đã học nằm lòng. Con người vốn là tham, sâm, si, có thất tình lục dục như giáo lý đức Phật đã dạy, cần phải diệt.
Chủ trương và hậu qủa của việc ông làm là ly tán nhân tâm, hủy diệt lòng tin của quân đội và đồng bào đối với càc vị lảnh đạo quốc gia, làm tan rã tinh thần chiến đấu của những người lính trên chiến trường, ngoài mặt trận, để Cộng sản chiến thắngtrên từng mặt trận, dọn đường cho Cộng sản đánh chiếm miền Nam.
Đồng bộ với việc ông linh mục Trần Hưũ Thanh làm, là 1 số ký gỉa đòi quyền tự do báo chí, tổ chức tuần lễ tuyệt thực và xuống đường đi ăn mày.
Song song với các hành động trên đây là Ni sư huỳnh Liên xuống đường biểu tình, đòi tự do cho tôn giáo.
Đám chính trị gia xôi thịt, trí thức nửa mùa, yêu nước gỉa hiệu này không cần biết, hay không đủ trình độ nhận biết hiện tình đất nước sau Hiệp định Balê ra sao, Quốc gia miền Nam đã bị ép đến đường cùng:
- Quân phí hết sạch, ngày 14 tháng 4 năm 1974, Tổng Thống từ Mỹ về đã cho biết ngân khoản quân phí 300 triệu được chính phủ Hoa Kỳ hứa viện trợ trước đây, nay đã bị Quốc Hội Mỹ cắt bỏ.
- Nhiên liệu bị cắt giảm 50 %,
- Vũ khí cá nhân: cấp số đạn đi hành quân bị hạn chế.
- Bom đã bị rút hết ngòi nổ, nhiều phi vụ không quân yểm trợ bộ binh chỉ là xăng bột bõ vào thùng phi 200lít.
- Mặt khác, họ cũng đâu cần biết M16, không thể so sánh với AK47 - Đại bác 155 ly hay 175 ly làm sao chọi với đại bác 130 ly Hõa tiển 122 ly - Thiết vận xa M113 hay M48 càng không thể đối đầu với T54, và đặc biệt là B40, B41 càng ăn đứt M72 chống tăng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi đó, vào cuối thập niên 60, đầu 70, 1 yếu nhân của VNCH đã từng tuyên bố cho ký gỉa trong và ngoài nước: "Khi tiếng súng AK của Cộng quân nổ tràn ngập trên chiến trường miền Nam thì người Mỹ mới bắt đầu viện trợ nhỏ giọt AR 16 cho chúng ta".
- Mục đích của cái gọi là Hiệp định Balê chỉ là người Mỹ muốn miền Nam chấm dứt chiến tranh, buông tay chịu chết.
Nhưng xót xa thay, những nhà chính trị này, những trí thức này, những kẻ yêu nước này, lại chưa bao giờ có mặt trên chiến trường để hiểu chiến trường là gì. Họ bỏ mặc sinh mạng của miền Nam như ngàn cân treo sợi tóc. Họ mặc xác những người lính phơi thây ngoài trận địa. Họ không cần biết đến những nguy hiểm mà người lính phải đương đầu từng giây từng phút chiến đấu để bảo vệ cho họ ở Sàigòn tha hồ biểu tình. Họ ngang nhiên không cần đếm xỉa tới việc người lính đang giành từng tấc đất của lảnh thổ với Cộng quân ngoài mặt trận. Họ cũng bỏ mặc những dân lành vô tội, những phụ nữ mang thai, những trẻ em và cụ già trong những vùng tranh chấp, chiến tranh.
Còn 1 số trí gỉa khác của miền Nam, lại bỏ mặc, tiêu dao tự tại, hoặc chủ quan... rồi chuyển ra chủ bại. Than ôi, chỉ tội cho người lính, bỏ đi 1 cánh tay, mất đi 1 bàn chân, tặng tổ quốc 1 con mắt, hiến dâng cho trí giã 1 đời người, họ có tội tình gì để phải trả cái nợ oan khiên này cho đám người vô dụng kia chứ ? Họ chỉ nhiệt thành, đem lòng ra đi trả nợ núi sông sao bắt họ trả luôn cái nợ oan nghiệt này. Rồi những dân lành chất phác của 12 tỉnh vùng 2, của Banmêthuột hay toàn vùng cao nguyên, họ đâu có làm ra tội tình nào. Giờ đây có lẽ 1 số các vị dân cử đang mặc áo vest (vestment) và thắt cà-vạt ( Necktie), ngồi chểm chệ trong căn nhà dân cử, đang đưa tay phản đối sắc lệnh này, đạo luật nọ, hoặc đang đọc những bài diễn thuyết hùng hồn, từ ngữ thì phong phú mà ý nghĩa thì dân lính không tài nào hiểu được. Than ôi, thật là tiếu lâm thay !!!
Mất Banmêthuột trách nhiệm về ai, mất toàn vùng cao nguyên ai chịu trách nhiệm, mà biết đâu còn mất cả quốc gia ? Ai đây ? Ai đây ??? Đúng là đám người lũng đoạn hậu phương dưới bất cứ hình thức nào, phải là tội đồ thiên cổ. Nhưng oan trái thay, những kẻ phải gánh lấy cái nợ nghiệp chướng này chỉ có những người lính, lại là lính, vì họ là lính. Nhưng nước là của mọi người, mỗi người đều có bổn phận phải bảo vệ, của 26 triệu dân miền Nam, chứ có phải của 1 triệu 200 ngàn binh lính, và cảnh sát đâu.
Than ôi thật là những chuyện khôi hài mà dân lính đành chịu !

(5)Tấm Giấy ra trại hay là cơ chế Hành chánh của chế độ

Khoảng thời gian mà tôi cầm Tấm Giấy Ra Trại, mọi phương tiện giao thông trên toàn Việt Nam gần như kiệt quệ , Phương tiện di chuyển từ Bắc vào Nam thịnh hành vẫn là xe đò, hoặc xe lửa, nhưng xe gì cũng phải mua chợ đen, giá tăng gấp đôi, những người không tiền, phải ra bến xe xếp hàng từ 1, 2 ngày trước .
Phương tiện di chuyển liên tỉnh chỉ có xe đò, ngày chỉ có 1 chuyến xe, 40 chổ, nhưng mấy bác tài xế có thể nhét thêm 10 người nữa, cộng thêm hàng hoá, xách tay, qủa là rất vất vả cho hành khách, cho nên ít ai đi lại đó đây. Hơn nữa, người dân muốn đi từ Nam ra Bắc phải xin giấy Thông Hành của Thành phố hay Tỉnh cấp, phải làm đơn xin phép trước 1 hay 2 tuần, đi lại trong phạm vi những tỉnh trong miền Nam, thì xin giấy Đi đường của cấp Quận hay Huyện. Không có Giấy đi đường, không thể mua được vé xe, không thể xin tạm trú ở nơi đến.

Đặc biệt đối những người xin phép đi thăm tù cải tạo, những người đã từng làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, việc xin Giấy Thông Hành không khác gì trước năm 1975 xin đi xuất ngoại du học.

Một đêm trước ngày tôi được tha, bạn bè đã dặn trước là coi chừng bị ăn cắp, nhất định phải ngủ lại ở bến xe ít nhất vài ngày, từ trại tù cải tạo tôi ra đến bến xe đã 5 giờ 30 chiều, nhìn 4 hàng người ngồi la liệt trước phòng vé đã có hơn vài trăm, tôi thầm nghĩ đến phiên tôi chắc là phải vài ba hôm sau nữa mới mong mua được vé. Bỏ ba-lô xuống hàng thứ 4 sau cùng, tôi ngồi xuống, có gì dơ đâu mà sợ, chiếc ba lô nhà binh, bộ quần áo tù, ai nhìn tôi cũng hiểu thân phận rồi, nhưng lạ thay, hầu như ai cũng nhìn tôi rất thân thiện, không giống như những điều tôi hàng ngày vẫn nghe cán bộ nói "không phải Đảng và nhà Nước không muốn tha các anh, mà chỉ tại các anh là những người có nợ máu, kẻ thù của nhân dân, tha các anh về, chỉ sợ chưa đến nhà, các anh đã bị nhân dân đánh chết ngoài đường". Một số các hành khách lớn tuổi, còn hỏi thăm tôi về đâu, có khỏe không, gia đình có biết được tha chưa..., trong lúc tôi đang lo trả lòi các câu thăm hỏi, thì 2 cô, chú Bảo vệ đến cạnh tôi hỏi:
- Chú đi học tập được tha phải không?
- Chú mua vé về đâu ?
Tôi chưa kịp trả lời thì cô Bảo Vệ hỏi tôi giấy ra trại. Qủa thạt tôi có 1 chút lo, vì từ trong traị cải tạo, chúng tôi đã nghe danh đám công an, cán bộ 30, chuyên môn hà hiếp người, nhất là đối với những sĩ quan đi học tập cải tạo trở về. Tôi đưa tấm giấy ra trại cho cô Bảo Vệ, chừng 10 phút sau cô trở lại trả cho tôi tấm giấy ra trại và vé xe 6 giờ 30 sáng mai về Sàigòn, ghế số 2 với giá qui định. Chú Bảo vệ dặn tôi: "chú đừng lo, các cháu đã nói với tài xế xếp chổ cho chú, chú không phải trả tiền cước Ba-lô đâu, chú vào quán trọ số 5 ngủ tạm đêm nay, 6 giờ sáng, chú ra đây là được rồi, chúc mừng chú đoàn tụ với gia đình". Tôi cám ơn hai người bảo vệ mà lòng đầy xúc động. Những hành khách đang xếp hàng cũng chúc mừng tôi, tôi đã gặp lại tình người, tình của những người dân đối với lính.
6 giờ 30 sáng hôm sau, xe bắt đầu lăn bánh và chạy cho đến 12 giờ trưa thì ghé vào ăn trưa ở 1 quán bên đường, hành khách xuống xe để ăn uống. Người tài xế ngồi lại chờ cho hành khách xuống hết, rồi xuống xe sau cùng với tôi,
- Chừng 6 giờ h#417;n mình sẽ đến Sàigòn, người tài xế nói với tôi.
- Hơn 12 tiếng đồng hồ, tôi hỏi ?
- Vâng, đưòng xá bây giờ tệ lắm, mấy ổng đâu có sửa sang gì, chỉ là lấy của dân thôi, mai mốt về Sàigòn rồi ông sẽ thấy.
- Xe này là của ông hay của nhà nước ?
- Xe của tôi, nhưng nhà nước quản lý, hư hỏng thì tôi sửa, tiền là tiền lương, vì vậy buộc lòng chúng tôi phải lấy tiền cước hàng hoá của hành khách để tu sửa xe. Ông biết mà, để được cầm lái chiếc xe này, nói thật là tôi phải làm đơn lạy họ, mới được gia nhập Công đoàn xe khách, nếu không thì họ đã lấy mất xe rồi. Còn nhiêu chuyện lắm, bây giờ thì ai cũng biết cả, nhưng rồi làm sao. Hôm nay, chúng tôi mời ông ăn cơm trưa với chúng tôi, tôi hay là các xe khác đều cũng vậy, hễ có sĩ quan tù cải tạo về là chúng tôi mời ăn cơm ở dọc đường, ông cũng hiểu rồi, bây giờ thì chúng tôi chỉ có thể làm được như vậy đối với người mình.
Hành khách đã xuống hết, ông và tôi vào quán, ngồi xuống 1 bàn đã dọn sẳn, người lơ xe đứng dậy kéo ghế cho tôi,
- Bác ở trong đó lâu không ?
- Cho đến hôm qua.
- Ba cháu và anh cháu cũng chưa về.
- Ba cậu ở đâu ?
- Trại Ðưng, Thanh hóa.
Lâu lắm rồi, tôi không trông thấy canh cá lóc, không nhìn thấy thịt sườn, nên bữa cơm hôm nay là bữa cơm ngon nhất trong đời tôi. Trong khi chúng tôi đang ăn thì bà chủ quán đến nói với tài xế:
- Anh Tám này, đây là chút tình, bà vừa nó, vừa nhìn tôi.
- Cám ơn chị Sáu, rồi ông đưa cho tôi 1 bao thuồc lá trong đó có 73 đồng, ông nói: "như thường lệ, là quán nào cũng vậy, xe nào cũng vậy, đều có quà cho những tù cải tạo trở về, nếu họ đi trên đường này, và bất cứ là cấp bậc gì, xin ông đừng ngại".
Tôi đứng lên cám ơn bà chủ quán và người tài xế, nhưng không nói ra lời, 1 bác hành khách ngồi bàn bên cạnh quay lai vổ vai tôi như thông cảm tâm tình tôi lúc đó.
- Đây là tâm ý của chủ xe, chủ quán và hành khách trong xe, ông đừng ngại.
Trong khi đó một em bé bán kính đến mời chào mọi người trong quán:
- Cháu có đủ kinh râm, kính mát, kính lão, kính cận thị, mời ông bà mua giùm.
- Giải phóng mấy năm rồi, mắt bác đã sáng, đâu cần mang kính nữa, cả quán cùng cười. Tôi quay lại nhìn về hướng đó, 1 người đàn ông ngoài 50 đang nhìn em bé bán kính và cười.
Thật là 1 câu khôi hài và ý vị.

(6)Cơ chế hành chánh của chế độ mới

Khi xe về đến Long Khánh thì dừng lại đổ nước, những người bán trái cái cây, bánh kẹo, chạy đến mời hành khách mua, những người khách chờ xe về Sàigòn cũng chen nhau bước lên xe, tôi hỏi ông tài xế:
- Chở nhiều như vậy không sợ bị phạt sao?
- Có gì đâu, cho nó 20 đồng là hết, tôi chở thêm 10 người, bớt đi 20 đồng của 1 người thì cũng còn lời chán, bây giờ xe nào cũng vậy.
Nghe người tài xế nói, tôi chợt nhớ đến 1 án lệ ở nước ngoài đại ý là "Nếu những chiếc xe chỡ hành khách, chở qúa số người ấn dịnh, đã đi qua trạm kiểm soát, mà cảnh sát không ngăn chận, thì nếu bất cứ 1 người hành khách nào trên xe bị tổn hại, do việc chở khách vượt qúa ấn định, số lượng khách ấn định là số ghế trang bị cố định trên xe) thì toà án sẽ truy cứu trách nhiệm cho cảnh sát, mà không phải tài xế, người tài xế chỉ bị truy cứu về trách nhiệm dân sự mà thôi". Các toà án của Việt Nam Cộng Hòa cũng trích dẫn án lệ này.
Tôi về đến Sàigòn thì đã tối, việc đầu tiên phải làm là trình diện công an Phường, nhưng đã hết giờ, đành đi tìm công an khu vực, không gặp được công an khu vực thì tìm tổ Trưởng Dân Phố, hàng xóm của tôi đã chỉ tôi điều này.
Sáng hôm sau tôi ra Công an phường trình diện.
- Về hồi nào? 1 công an mang cấp bậc Trung úy,(sau này tôi mới biết là Trưởng Công an Phường), hỏi tôi.
- Thưa chiều hôm qua,
- Mày ngồi xuống, mày phải biết là nếu 2 bàn tay mày không đầy máu thì Mỹ, Ngụy không gắn cho mày cái cấp bậc đó trên vai. Đem đơn này lên Quận xin với Quận, nếu Công An quận, Quản Huấn Quận đồng ý thì mang về đây.
Tôi lên công an Quận, công an chỉ qua Ban Quản Huấn, đến Ban quản Huấn chờ 2 tiếng đồng hồ nữa, hết buổi sáng, tôi nghĩ. Người nữ công an mang giấy ra trại và đơn xin tạm trú trả lại cho tôi. Anh phải lên Thành phố xin.
- Xin cán bộ cho biết địa chỉ
- Lên công an thành phố mà hỏi!
Tôi về nhà, tìm hỏi những người bạn về trước, họ cũng chẳng rõ ràng "Tụi nó thay đổi như chong chóng, chẳng biết đâu mà mò, hãy lên thử đường Phan Thanh Giản ( Điện Biên Phủ), thôi để tôi dẫn anh đi."
Gần hết giờ làm việc tôi mới xin được tạm trú từ Ban Quản Huấn Thành Phố, với lời ghi "Đồng ý cho tạm trú tại thành phố Hồ chí Minh 1 tháng, chờ làm thủ tục hồi hương đi Kinh Tế Mới".
Tôi mang sự chấp thuận tạm trú 1 tháng của Ban Quản Huấn Thành phố về trình công an Phường:
- Được, anh mang về nhà bảo vợ anh viết thêm vào cuối đơn thế nầy:
"Tôi tên là .......
Thường trú tai số........
Đường ........ Phường ......
Là vợ chính của ...............
Bằng lòng cho chồng tôi được tạm trú tại nhà của tôi 1 tháng và đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của địa phương"
Những tờ đơn xin tạm trú này tôi vẫn giữ mãi bên mình, như kỷ niệm khôi hài mà tôi đã gặp trong đời mình.

(7)Chỉ thị 08/1979 của Thành Ủy Thành phố Hồ chí Minh

Thời gian tôi ra tù thì chỉ thị 08/1979 đã ra đời và vẫn còn hiệu lực, chỉ thị này do ông Võ văn Kiệt là bí thư Thành Ủy thời đó ký. Chỉ Thị dài 7 trang rưởi đánh máy. Nội dung của chỉ thị qui định về việc xử dụng trí thức tại chổ, ở Khoản b - mục 3.
Trí thức tại chổ là những người tốt nghiệp từ Đại học trở lên, không phải do hệ thống Xã hội Chủ Nghĩa đào tạo, mà tốt nghiệp từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, hoặc các đại học tại miền Nam ... và các nước khác trong khối tư bản chủ nghĩa. Khác biệt với trí thức xã hội chủ nghĩa là những thành phần tốt nghiệp ở các đại học miền Bắc hay tại các nước Xã hội chủ nghĩa.
Căn cứ vào Chỉ thị 08, những sĩ quan đi tù cải tạo trở về, nếu tốt nghiệp đại học, phải đến số 43 Nguyễn Thông, Quận 3, (Hội Trí Thức Yêu Nước) để khai báo. (Hội Trí thức yêu nước nằm trong Mặt trận tổ quốc, là 1 bộ phận của Đảng), để được bố trí việc làm.
Cái khôi hài là muốn xin việc làm ở đâu, cơ quan nào trong thành phố cũng phải có Lý Lịch được công an phường nơi cư trú chứng nhận.
Nhưng muốn được công an chứng nhận Lý Lịch, lại phải có Hộ Khẩu thường trú. Vì vậy, khi tôi mang lý lịch ra công an phường xin chứng nhận, công an hỏi tôi:
- Hộ Khẩu thường trú đâu.
- Tôi học tập về.
- Chúng tôi không chứng nhận lý lịch cho những người không có Hộ Khẩu thường trú tại Thành phố.
Tôi mang lý lịch về nhà, Tổ trưởng Dân Phố bảo tôi mang ra Ủy Ban Phường cho ông Thọ là Phó Chủ Tịch An Ninh Phường. Ông Thọ không cần đọc lý lịch của tôi, ông chỉ ghi: "Đương sự có xin tạm trú tại địa phương".
Tôi mang lý lịch đến Hội trí thức yêu nước nạp cho người phụ trách. Một tuần sau, công an phường gọi tôi lên, Trưởng công an hỏi tôi:
- Anh biết ở đây ai quản lý người không, tôi hay anh Thọ ?
Tôi im lặng vì chưa hiểu được sự việc, Trưởng công an lôi trong học bàn ra tờ lý lịch của tôi rồi chỉ con dấu của Ủy Ban Nhân dân phường và chữ ký của ông Nguyễn Thọ.
- "Tôi muốn nhắc nhở anh, tôi mới là người quản lý các anh, Ủy Ban Phường không có quyền gì", và trả cho tôi tờ lý lịch có chứng nhận của công an phường:
"Đương sự là sĩ quan ngụy học tập cải tạo được tha về tại địa phương thuộc diện phải đi Kinh Tế Mới, đang chờ địa phương sắp xếp".
Thật đúng như câu khôi hài mà cô Thư Ký Phường nói với tôi:
- "Công an là quan, Ủy Ban là lính !"
Thật là khôi hài !
Nhìn sự việc, qủa thực, công an có quyền hành rất lớn, vì công an là công cụ bảo vệ và phục vụ chế độ. Tuy nhiên, cơ cấu chính quyền của Cộng sản là 1 mô thức đặc biệt chuyên chế, mà trong đó, không hề có sự phân ranh giữa các cơ quan Lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Hội đồng chính phủ tức là Thủ tướng và nội các của Thủ tướng, hay là các bộ trưởng) và Tư pháp (Tòa án).
Từ Phường (Xã), Quận (Huyện), Thành phố, Tỉnh, lên đến Trung ương, tuân hành 2 hệ thống: chính quyền và đảng. Nhưng lại chấp hành 1 chỉ thị, đó là chỉ thị của Đảng.
Tại Phường (Xã), có đảng bộ Phường, cầm đầu là Bí thư, chỉ thị cho Ủy Ban phường thi hành mọi đường lối chính sách.
Tại Quận (Huyện), có dảng ủy Quận, huyện, có bí thư, phó bí thư, ban thường vụ, ra lệnh cho ủy ban Quận (Huyện) và công an.
Cũng mô thức đó, tại Tỉnh hay Thành phố, cũng rập khuôn như vậy.
Tại Trung ương, có Tổng bí thư, Ban bí thư Trung ương dảng, chỉ thị cho chủ tịch nước, hội dồng chính phủ.
Cái tệ hại là, một người vừa có thể là chánh án, lại vừa là chủ tịch hay phó chủ tịch ủy ban, hoặc là viện trưởng hay phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, mà cũng là đại diện dân cử như quốc hôi, hội đồng nhân dân các cấp, đương nhiệm. cho nên họ có thể tùy nghi dùng quyền hành ở bất cứ chức vụ nào mà họ đang mang trên người..
Vì vậy trong hệ thống xã hội mà Việt Nam đang áp dụng, không hề có sự độc lập giữa Lập Pháp, Hành pháp, hay Tư pháp. Và đảng là tập thể đứng trên luật pháp, ngoài luật pháp và chỉ thị cho luật pháp thi hành theo ý của đảng ! Đảng không những nắm vận của mệnh quốc gia, mà còn nắm luôn sinh mạng của từng người dân trong nước.
Điều này hoàn toàn khác biệt với cơ chế của Việt Nam Cộng Hòa. Luật Pháp VNCH minh thị sự độc lập tuyệt đối giữa Lập pháp, Hành pháp và tư Pháp. Một Tỉnh Trường, 1 chánh án, nếu đắc cử vào chức vụ dân cử, đương nhiên phải từ nhiệm chức vụ củ, nếu là quân nhân, đương nhiên phải giải ngũ. Và đặc biệt là không ai có quyền xen vào công việc xét xử của Tòa án.
Ngày thứ 21 trong thời hạn 30 ngày tạm trú, tôi nhận được giấy "Yêu cầu trình diện nhận việc" của Bộ Đại Học và Trung học chuyên nghiệp, đặt tại số 35 đường Lê Thánh Tôn, Quận 1 Sài gòn (TP Hồ chí Minh).
Làm việc và sinh hoạt trong chế độ, tôi càng thấy rõ chế độ hơn : Hối lộ và tham nhũng, quan liêu và bè phái. Muốn làm chiến sĩ thi đua, đạt tiêu chuẩn tiên tiến trong bình bầu A, B, C mỗi nửa năm ư, đâu cần chăm chỉ, đâu cần tài ba, chỉ cần qùa cáp cho thủ trưởng là đủ rồi.
Mỗi đơn vị, tất cả mọi đơn vị trong cơ chế xã hội chủ nghĩa đều giống nhau, trên đội, dưới đạp. Trí thức tại chổ chỉ có làm việc, không có tiêu chuẩn chế độ, không được đòi hỏi, đề nghị hoặc yêu cầu. Nhưng có 1 điều không phân ranh trí thức tại chổ hay trí thức xã hội chủ nghĩa, đó là "vàng".
Bạn muốn có hộ khẩu tại thành phố ư ? 4 đến 5 lượng vàng là xong (1 lượng vàng tương đương 1 ounce) - Muốn vượt biên, đi chui, 3 lượng/1 người, đi bán chính thức 7 lượng /người - Bị công an bắt, chẳng có gì phải lo, có vàng là xong mọi việc.
Xã hội của xã hội chủ nghĩa như thế đó, nhưng báo chí không bao giờ dám nói đến nửa lời, vì báo Thanh Niên ư ? Chủ nhiệm chủ bút là Bí thư thành đoàn, Báo Saìgòn Giải phóng là của Ban Tuyên huấn, Báo công an là của công an, báo Tuổi Trẻ cũng là Đoàn Thanh Niên Cộng sản thành phố Hồ chí Minh...

Bổng nhiên tôi lại nhớ tới Ông linh mục Trần Hữu Thanh và nhóm ký gỉa đòi tự do báo chí của những năm 1973, 1974. Không hiểu bây giờ ông linh mục Trần hữu Thanh đâu nhỉ, ông nở làm ngơ trước nạn tham nhũng trên khắp cả nước thế này ư ? Nhóm ký gỉa của năm 1974, 1975 đâu, sao không xuống đường tuyệt thực và đi ăn mày để phản đối nữa ? Thật là qủa báo, ngày hôm nay mấy ông ký gỉa đó chăc đang tuyệt thực và đi ăn mày thực sự rồi ! Rồi những vị đạo cao đức trọng như các ông linh mục Chân Tín, Nguyễn ngọc Lan, Nguyễn Phương trốn chui chổ nào. Ngày hôm nay đã chứng minh được rằng, rõ ràng thời đó, các vị chỉ vì cái tôi của qúi vị mà thôi, cũng chỉ vì 1 miếng đỉnh chung mà lòng chưa đạt, vị đời chưa nỡ bỏ. Các vị nhất định phải trả cái nợ nhân qủa mà các vị đã gieo cho toàn dân miền Nam hôm nay. Nghĩ lại, những việc làm của các ông ấy, thật đáng khôi hài !

Tiếc thay, phải chi chế độ Cộng Hòa ở miền Nam có được 1 chút độc tài, 1 tý hạn chế tự do dân chủ, thì có lẽ Miền Nam chưa đến nỗi chết yểu ở cái độ tuổi chưa thành niên. Và 26 triệu dân miền Nam không lâm cái cảnh này, hàng trăm ngàn người không phải bỏ thây trên biển, hàng chục ngàn thanh thiếu nử và phụ nữ không lâm cảnh bị hãm hiếp rồi vất xuống biển sâu.
Mỗi chiều sau giờ làm việc, tôi vẫn tìm theo con đường Nguyễn Du, vòng qua Huyền Trân Công Chúa, rồi theo đường Hồng Thập Tự để ngược về. Nhìn khu vườn Dinh Độc Lập, tôi thật không sao nén được cảm xúc trong lòng:


.......... Vườn xưa tràn ngập vàng rơi
Bao nhiêu lá chết đổi dời thời gian
Tôi hôn âu yếm cánh vàng
Nghe như dao cắt bàng hoàng xót đau! ...........


Mùa Thu của Sài gòn thật ra không có mấy thay đổi so với miền Cao Nguyên đất đỏ như Pleiku hay Banmêthuột, rừng lá thay vàng, cỏ úa báo mùa sang. Cho đến bây giờ tôi thật vẫn không sao quên được những nơi này, nơi đã cho tôi biết bao vui buồn đời lính, bao máu xương của đồng đi hay là bản thân tôi đã đổ ra. Và tất cả đó, mỗi khi nhớ lại, vẫn còn mãi là 1 nỗi sầu lãn quất trong lòng tôi:
Banmêthuột - những gánh sầu

Tôi nhớ hàng cây - mỗi bước đi,
Những mùa Thu đến - mỗi chiều về,
Bằng - Lăng tím đổ trên muôn nẻo
Che lấp đường đi lẫn lối về.
Tôi nhớ đàn em mỗi sớm mai
Tung tăng với những chiếc áo dài
Đem thơ ngây trải trên muôn phố
Mang nét tin yêu phủ xuống đời.
Ai đốt của em tuổi ngây thơ
Trường yêu không giữ nỗi học trò
Bao nhiêu bè bạn, thầy cô đó
Chôn kiến thức rồi mới hết lo !
Tôi nhớ hằng đêm trên phố khuya
Tiếng người bán phở gánh bên lề
Khách quen thường đến con hẻm nhỏ
Ngỏ đường Võ Tánh mỗi lúc khuya.
Bây giờ gánh phở biết về đâu
Thương đàn em nhỏ nỗi cơ cầu
Bao nhiêu hoài bảo đành quên mất !
Cố gánh cùng nhau những gánh sầu !

________________________________________
Nguyễn Ðịnh
NGÀY THỨ 4 - (TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM 1975 MẤT NƯỚC )

NGÀY 13-3-75: Lệnh Di Tản Miền Trung


Những sự kiện chiến sự xảy ra từ ngày 10-3-1975, ngày Cộng quân mở cuộc tấn công cường tập vào Ban Mê Thuột, đến ngày 30 tháng 4/1975, ngày Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử.

* Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu họp Hội đồng An ninh Quốc gia duyệt xét kế hoạch bỏ 6 tỉnh miền Trung, từ Quảng Trị đến Bình Định.

-Ngày 13 tháng Ba năm 1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 được gọi về Sài Gòn để tham dự cuộc họp mật tại Dinh Độc Lập do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa. Cuộc họp hôm ấy có sự hiện diện các nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ gồm có Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng: Đại tướng Trần Thiện Khiêm; Tổng tham mưu trưởng QL.VNCH: Đại tướng Cao Văn Viên; Phụ tá An ninh và Quân sự của Tổng thống: Trung tướng Đặng Văn Quang.

-Tại cuộc họp, Trung tướng Trưởng trình bày trước Hội đồng An Ninh Quốc gia về tình hình tại chiến trường Quân khu 1, sau đó Tổng thống nói chuyện với mọi người bằng một vẻ nghiêm trọng. Tổng thống phân tích tình hình chung và nêu ra những khó khăn mà chính phủ đang gặp phải khi thiếu quân viện. Tổng thống nhìn nhận rằng không hy vọng Không quân Hoa Kỳ sẽ can thiệp trong trường hợp Việt Nam Cộng Hòa bị tổng tấn công. Tổng thống thông cảm với những khó khăn thiếu thốn của các tư lệnh Quân khu. Cho đến giờ phút đó, Tổng thống nhìn nhận rằng dù ông có ra lệnh đi nữa thì lệnh đó khó có thể thi hành được.

-Theo lời kể của Đại tướng Cao Văn Viên, thì trong buổi họp, Tổng thống nói rằng trước tình hình như vậy thì chỉ còn một cách duy nhất là thay đổi chiến lược để giữ vững những nơi hiểm yếu có nhiều tài nguyên quốc gia. Tại Quân khu 1 (có 5 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, 2 thành phố Huế, Đà Nẵng), khu vực trù phú cần phải giữ là Đà Nẵng.

POSTED BY SQTB K10B/72 THSQ-QLVNCH AT 7:14 PM



THÁNG BA .... KHÔNG ĐỀ

(Người viết: Họa Mi 82)


Kính tặng Thái Sơn Vương Mộng Long

Kính tặng thi-sĩ Nhất-Tuấn (Trung-Tá Phạm-Hậu giám-đốc đài phát thanh Quân-Đội Việt-Nam-Cộng-Hòa )


Khi Ban-mê-Thuột thất -thủ ,rất nhiều lần tại trung tâm hành-quân của bộ chỉ-huy liên-đoàn 24 B.Đ.Q tôi đả cầm handset lên rồi lại bỏ xuống ,người hạ-sĩ hiệu thính nhìn tôi ái ngại ,tôi thở dài và lắc đầu rôi lặng lẽ bước rời hầm hành-quân . Những lúc như vậy ,tôi thường hút thuốc và suy nghĩ ,cái điều tôi phân vân là gọi qua máy prc25 ,liên lạc với tiểu đoàn 82 BĐQ , người tôi muốn gặp lúc này là người Tiểu-đoàn-trưởng :Thiếu-tá Vương Mộng-Long có danh hiệu truyền tin mà cả quân khu 2 nghe danh những năm tháng cũ đầy ắp mùi lửa đạn :THÁI-SƠN .

Tôi muốn chia buồn và an ủi ông với tâm tình của một sĩ quan thuộc cấp ,thật sự tôi cũng không dám xưng là đàn em của ông vì ông xuất thân khóa 20 trường võ bị Quốc-Gia Việt-Nam [quen gọi là trường Sĩ-quan Đà-Lạt] quân trường đào tạo những sĩ quan hiện-dịch chuyên nghiệp nổi danh châu Á,còn tôi xuất thân là sĩ quan trừ bị trường Sĩ-quan Đồng-Đế . Tôi cứ phân vân mãi có nên không ? Nếu là sự hỏi thăm "chiếu lệ" thì ông rất ghét bởi tính ông rất cương trực ,không hề "giã lã" trong giao tiếp nhất là với thuộc cấp của mình . Liệu có nên không khi mà mất Ban-Mê-Thuột là gia-đình ông,vợ con ông , hàng trăm gia đình binh sĩ thuộc cấp của ông ,một hậu cứ của tiểu -đoàn , tôi biết lòng ông như sát muối ,tim ông như bị lửa thiêu trong lúc này thì liệu những lời an ủi ,chia sẻ với thầy mình lúc này có hợp không , từ lưỡng lự ấy tôi quyết định : thà để ông nghĩ và trách thằng em vô tâm còn hơn ,vì tình hình này chúng tôi sẽ phải lui binh , mà đơn vị thiện chiến và tinh nhuệ của liên-đoàn là Tiểu-đoàn 82 , và người mà Trung -tá Hoàng-Kim-Thanh tin tưởng và an tâm nhất là Thái-Sơn Vương-Mộng-Long , quả vậy trên đường lui binh khi vị Liên-đoàn-Trưởng bị thương ,phải tản thương ,rồi ông Trung Tá Liên-đoàn phó đào ngũ ngay trên đường lui binh ,thì cả liên đoàn được giao cho ông chỉ huy dù lúc đó có vị Tiểu-đoàn-trưởng 63 là niên trưởng của ông ,tôi nghĩ cấp trên đã "chọn mặt gửi vàng " , ở đây còn quý hơn vàng ,quí hơn tất cả vì đó là sinh mạng của cả ngàn tinh binh ,những người lính mũ nâu dạn dày trận mạc ,những sĩ quan ,hạ sĩ-quan chưa hề biết bại ... họ tin ông ,trao phó sinh mạng mình cho ông ,sẵn sàng chết vinh cho Tổ-Quốc nhưng trước hết là vì ông ,vị chỉ huy mà họ yêu mến ,trong hàng quân này có những người lính theo chân và "bám trụ" với ông từ khi ông còn là viên Thiếu-Úy "mới tinh " vừa rời trường võ bị . Trên vai ông là cái gánh nặng của TRÁCH-NHIỆM,là cái hào quang nó được "mặc-định" cho người chỉ -huy ,cho người "cầm quân".

Trong hồi ký của ông tôi có đọc được câu này : Vinh-quang của một đời người cầm quân là một món nợ , nợ với Tổ-Quốc ,nợ với Đồng-Bào và nợ với thuộc cấp của mình,những người đã hy-sinh cho cái vinh quang mà mình đã nhận được. Là người cầm quân,vinh-quang là cứu cánh,vinh quang là ý nghĩa của cuộc sống (hết câu trích trong hồi hý của Thái-Sơn Vương-Mộng-Long).

Trở lại chuyện ông chỉ-huy Liên-đoàn 24 BĐQ trong cuộc hành quân này :bao khó khăn diễn ra từng ngày như thiếu đạn dược ,lương thực hầu như không tiếp tế được vì tình hình rất xấu ... cho tới ngày có chuyến trực thăng đáp xuống vùng hành quân này với nhiệm vụ duy nhất là "bốc" một mình Thiếu-Tá Vương-Mộng-Long, trong hoàn cảnh này ông có quyền bước lên chuyến bay rất đặc biệt này ,lương tâm ông không hề bị ray rứt bởi gia-đình ông và cả hậu-cứ tiểu-đoàn đang nằm trong tay đối phương , và là một quân nhân ông tuân lệnh thượng cấp là đúng ,thế nhưng trong cõi người còn có những con người mà với riêng tôi từ NGƯỜI phải được viết hoa và trân trọng cho ông ,cho người chỉ-huy ,cho người lãnh-đạo ,cho một sĩ quan cấp Thiếu-Tá đang nhận Trách-Nhiệm Liên-Đoàn-Trưởng , ông đã từ chối lên máy bay ,cái chỗ trên chuyến bay này là để cho ông ,là cái chỗ mà bất cứ ai lúc ấy cũng muốn có được, viên phi-công đã rất kinh ngạc trước một vị Thiếu-Tá Biệt-Động-Quân nên đã tháo sợi đai an toàn phi hành[seatbell] ,nhảy xuống và CHÀO KÍNH trước ông với lòng khâm-phục và sự ngưỡng mộ mà về sau này những trang sử quân-đội rất cần đến những gương sáng ,lòng nhân dũng đã từng có trong cuộc chiến đầy bi tráng ấy .

Một nhà thơ rất nổi tiếng vì ông làm thơ tình tuyệt vời với thi danh mà ai cũng nhớ :Nhất-Tuấn,ông đã từng là giám đốc đài phát thanh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa với tên thật : Phạm-Hậu ,cấp bậc của giờ "đứt phim" là Trung-Tá . Ông cũng cảm khái chuyện này ,sự kiện đặc biệt này về con người cũng quá đặc biệt này nên ông có làm bài thơ tặng Thiếu-tá Vương Mộng Long mà ông rất ngưỡng mộ và cũng rất thân tình gọi ông thầy Long của tôi là Beo chúa 82, bài thơ như sau :

Trực thăng đáp bụi mù tung,
Phi công vẫy dục mời ông lên tàu.
"lên tàu để đi đâu xin hỏi ?
Quân ngàn người kẹt đợi quanh đây.
Đánh vùi với địch bao ngày,
Bốc Liên-đoàn khỏi nơi này được chăng?
"Lệnh rất rõ khó lòng cứu hết"
Tạm một người được phép đưa ra.
Địch kề bên,bạn quá xa,
THÁI-SƠN tôi đón phải là chính ông?
Chính tôi nhưng rời vùng cho gấp,
Bạn trình ngay với cấp thẩm quyền,
Tôi không thể bỏ anh em,
Tuyến đầu sống chết kề bên mỗi giờ.
Người pilot sững sờ khôn tả,
Tháo dây đai vội vã nhảy ra..
Bao phi vụ mấy tuần qua ,
" Thái-Sơn...đáng phục để ta nghiêm chào.
Có lắm kẻ quyền cao chức lớn,
Thấy pháo tăng...tăng dỏm chém vè,
Một người thì đón không về,
Lo cho đơn vị chẳng nề tử sinh ....


Bạn đọc thân quí ,có viết về người thầy cũ của mình nhiều cũng không nói hết được những tâm tình ,và người đọc chắc sẽ có ý nghĩ vì tình cảm riêng tư mà ca ngợi ... tôi xin mượn lời của Thiếu-Tướng Lê-Minh-Đảo có nhận xét về Thiếu tá Vương-Mộng-Long và Tiểu-Đoàn 82 BĐQ. :
" Mỗi khi nhắc tới trận đánh lịch sử này [trận Long-Khánh tháng 04-1975] thì người ta phải nhắc tới Tiểu-Đoàn 82 Biệt-Động-Quân và Thiếu-Tá Vương-Mộng-Long."
Tướng Lê Minh Đảo có điểm riêng là ông không bao giờ khen ngợi thuộc cấp để "mị quân" ,để "lấy lòng ". Ông chỉ khen khi sự việc là đáng cho mọi người noi gương mà chiến đấu.

Thầy Long kính , chắc bây giờ thầy đã hiểu vì sao ngày ấy em đã không một lời chia sẻ,một lời thăm hỏi ... cậu Trung úy ngày nào nay tóc bạc như cước cả rồi ,ba mươi lăm cái tháng ba của chu kỳ nhật nguyệt ,những lời mộc mạc này xin coi như lời tạ lỗi ...Thầy Long ơi...

Posted by kbchaingoai.blogspot.com at 7:40 PM
Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to Facebook
Labels: Trang Chiến Sử



THÁNG BA NĂM XƯA ...

Tháng 3 năm 1975 dưới quyền tôi có Tiểu Đoàn 82/BĐQ và một nửa Tiểu Đoàn 63/BĐQ trấn giữ vùng biên giới Việt Miên, hướng tây của tỉnh Quảng- Đức.

Thời gian này Tướng Phú đã thay Tướng Toàn, và Đại tá Tất đã trở thành Tư Lệnh Mặt Trận Kontum.
Khi biết tin địch sẽ tấn công Ban Mê Thuột, vợ con tôi, cha mẹ, anh em tôi, gia đình binh sĩ dưới quyền tôi, đã không di tản khỏi nơi này, chỉ vì chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sức mạnh của những người bảo vệ thành phố.

Nửa tháng trước ngày Cộng Quân tấn công Ban Mê Thuột, tôi đã đi bằng xe, từ Kiến-Đức lên Kontum, vượt hàng trăm cây số đường bộ, để gặp mặt, và nài nỉ Đại Tá Phạm Duy Tất cho phép Tiểu Đoàn 82/BĐQ về trấn giữ thị xã đó, nhưng Đại Tá Tất đã từ chối.

Tới ngày đầu chiến trận Ban- Mê- Thuột xảy ra, trên máy truyền tin, tôi cũng hết lời cầu khẩn vị Tư Lệnh của tôi ban ơn cho chúng tôi được trở về góp sức với quân bạn, tôi lại bị từ chối.
Ban- Mê- Thuột thất thủ nhanh quá.
Quân Đoàn II cũng tan rã nhanh quá.
Năm Liên Đoàn Biệt Động Quân của Vùng 2 thì bốn Liên Đoàn bị xóa tên.
Riêng Liên Đoàn 24/BĐQ do tôi chỉ huy đã về tới Phan-Thiết an toàn.
Rồi Tiểu Đoàn 82/BĐQ đã góp công không nhỏ trong trận Long- Khánh cản bước tiến của Cộng Quân đang tiến như nước vỡ bờ, để Thủ Đô có thời gian chuẩn bị di tản.
Sau trận Long- Khánh, TĐ 82/BĐQ rút về Long- Bình, sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng.
Những ngày cuối tháng Tư năm 1975, Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất hết bị phạt quản thúc.

Ông lên Long-Bình, chọn vị trí tạm trú quân của TĐ82/BĐQ làm nơi cho ông căng võng qua đêm. Những ngày đó, tôi lại được nghe Tư Lệnh tâm sự, như thời 1973, khi Tư Lệnh còn lao đao, khổ nhục dưới quyền Tướng Toàn. Ngày đó Tư Lệnh đã đối xử với tôi như đối với một người em, một người bạn, và một người tri kỷ, để ông tâm sự và chia sẻ những khó khăn của công vụ, và cuộc đời.

Tháng Ba 1975 vợ con tôi, gia đình thuộc cấp của tôi đã rơi vào tay giặc, mãi tới cuối tháng Tư 1975, Tư Lệnh mới nhớ tới tôi thì đã quá muộn màng.
Tháng Tư 1975, Tư Lệnh đã mất hết binh quyền rồi, đã quá trễ cho chúng ta làm được những điều cần làm cho gia đình và cho quê hương.
Trưa 27 tháng Tư năm 1975 Trung Tá Bùi Văn Sâm đã mời tôi và Chuẩn Tướng Tất ăn cơm thân mật trên một quán nổi bên bờ sông Biên- Hòa.
Bữa cơm này là bữa cơm sau cùng chúng tôi còn đeo lon đội mão.

Hôm đó, tôi đã nói với Chuẩn Tướng Tất rằng,
"Suốt đời lính, tôi chỉ có một điều ân hận là tháng 3 vừa qua Tư Lệnh đã không cho phép tôi và Tiểu Đoàn 82/BĐQ về Ban -Mê-Thuột để cùng gia đình thân thuộc sống chết có nhau.
Ngày mai tôi sẽ vào vùng. Bắt tay nhau lần này có thể là vĩnh biệt. Nếu Tư Lệnh có đi được thì đi đi."

Hôm đó Tướng Tất rầu rầu,
"Các anh còn chiến đấu, thì mặt mũi nào tôi có thể ra đi? Mà qua Mỹ để làm gì? Gặp những người ngày xưa một điều kêu mình 'Sir, Sir...' hai điều kêu mình 'Sir,Sir...' Mình mắc cỡ lắm..."
Hôm sau, tôi đem quân vào vùng. Chỉ có một phần mười quân số của TĐ82/BĐQ còn sống sót sau lần hành quân sau cùng đó.
Từ khi ra khỏi trại tù cải tạo (1988) tôi đã cố tìm cách liên lạc lại những thuộc cấp của đơn vị cũ.
Số người tôi kiếm được, đếm chưa đầy trên mười đầu ngón tay.

Vương Mộng Long
NGÀY THỨ 5 (TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM MẤT NƯỚC 1975)


NGÀY 14.3.1975 : LỆNH DI TẢN CAO NGUYÊN

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Quyết Định Bỏ Cao Nguyên

Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa; hồi ký của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một số bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tài liệu riêng của Việt Báo.

*Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra quân lệnh triệt thoái lực lượng VNCH khỏi Cao nguyên

Sau cuộc họp với Hội đồng An Ninh Quốc gia tại Dinh Độc Lập ngày 13/3/1975 có sự tham dự củaTrung tướng Ngô Quang Trưởng-Tư lệnh Quân đoàn 1- để bàn về kế hoạch tái phối trí lực lượng trong tình hình mới, sáng ngày 14tháng 3/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng Thủ tướng TrầnThiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang,Phụ tá an ninh của Tổng thống đến Cam Ranh để họp với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 & Quân khu 2. Tại cuộc họp kéo dài gần 2 giờ, Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú phải rút toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2 tại hai tỉnh Pleiku và Kontum về khu vực duyên hải miền Trung (Phú Yên và Khánh Hòa) để tái phối trí lực lượng phản công chiếm lại Ban Mê Thuột.

Khi được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hỏi nên rút quân theo trục lộ nào, Tướng Phú đã trình bày với Tổng thống Thiệu rằng các quốc lộ chính nối trong khu vực Cao nguyên đã bị Cộng quân cắt đứt, chỉ còn liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ Quốc lộ 14 rẽ ra phía nam cách thị xã Pleiku chừng 32 km, chạy theo hướng đông nam, xuyên qua Hậu Bổn về Tuy Hòa (tỉnh lỵ Phú Yên). Kế hoạch chọn liên tỉnh lộ 7B đã không được sự đồng ý của Đại tướng Viên vì ông cho rằng đưa một quân đoàn di chuyển trên một đoạn đường dài hơn 250 cây số mà không rõ tình hình an ninh là một việc "quásức liều lĩnh", tuy nhiên cuối cùng Tướng Viên cũng không tìm ra được một con đường nào khác nên kế hoạch của tướng Phú đã được chấp thuận.

Về phần Đại tướng Cao Văn Viên, khi về đến Sài Gòn, ông đã cho mời Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 bộ Tổng Tham Mưu (TTM) và báo cho vị trưởng phòng này về các chi tiết đã được bàn trong buổi họp tại Cam Ranh. Tham mưu trưởng Bộ TTM là trung tướng Đồng Văn Khuyên lúc ấy đang công tác ở ngoại quốc. Cuộc hành quân cũng được giữ bí mật tối đa do chính Tổng thống ra lệnh trực tiếp cho viên tư lệnh chiến trường nên Bộ TTM không được quyền ra lệnh làm gì hết, kể cả việc tái phối trí các đơn vị Không quân và lực lượng tăng phái cho Quân đoàn 2 tại Pleku và Kontum.

Vào thời gian này, tại vùng Kontum và Pleiku chỉ còn 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 BB, 5 Liên đoàn Biệt Động Quân QK 2, Thiết đoàn 21 M 48, hai tiểu đoàn pháo binh 175 mm và các đơn vị yểm trợ như Liên đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu, Liên đoàn 231 Yểm trợ Tiếp Vận, kho đạn của Không quân và Lục quân với khoảng 20 ngàn tấn đạn, kho tồn trữ nhiên liệu với trữ lượng dung trong 45 ngày và nhu yếu phẩm và thực phẩm đủ dùng trong hai tháng. Nhiệm vụ của Tướng Phú là làm sao đưa hết được các đơn vị và tiếp phẩm này về Nha Trang và để từ đó mở cuộc phản công tái chiếm lại Ban Mê Thuột.

* Cuộc họp của Thiếu tướng Phú về kế hoạch rút quân:

Theo lời ban tham mưu của Tướng Phú kể lại, vào lúc 5 giờ 10chiều ngày 14 tháng 3/1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về, Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại chiếc bunker của ông, với thành phần tham dự gồm có: Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân; Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 (gồm 5 liên đoàn Biệt động quân), Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 & Quân khu 2. Mở đầu cuộc họp đặc biệt này, tướng Phú đã thừa lệnh Tổng thống VNCH gắn cấp Chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất. Ngay sau đó, ông trình bày tóm tắt nội dung cuộc họp tại Cam Ranh và chỉ định chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và tân Chuẩn tướng Phạm Duy Tất chỉ huy tổng quát cuộc rút quân khỏi Cao nguyên.

Kế hoạch cuộc chuyển quân được phổ biến vắn tắt: Tướng Phú và Bộ tư lệnh nhẹ sẽ đi Nha Trang trước bằng trực thăng. Chuẩn tướngTất chỉ huy toàn bộ các đơn vị tham gia cuộc triệt thoái từ Kontum và Pleiku về Tuy Hòa theo tỉnh lộ 7 B. Đại tá Lê Khắc Lý được giao trách nhiệm điều động bộ tham mưu quân đoàn và các đơn vị yểm trợ. Toàn bộ cuộc hành quân đặt dưới sự giám sát của chuẩn tướng Trần Văn Cẩm.

Theo kế hoạch do Tướng Phú đề ra, Liên đoàn 20 Công binh chiến đấu sẽ cho một đơn vị đi đầu để làm thành phần tiên phong có nhiệm vụ sửa chữa cầu cống, đường sá khi cần thiết. Các đơn vị thiết giáp được giao nhiệm vụ yểm trợ đoàn xe vận tải. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân trong khu vực đoàn quân đi qua chịu trách nhiệm an ninh trục lộ. Đi cuối cùng là hai Liên đoàn Biệt động quân và 1 đơn vị thiết giáp. Các đơn vị cuối cùng này sẽ rời Pleiku vào ngày 19/3/1975.

Do cuộc chuyển quân rầm rộ với nhiều đơn vị và hàng trăm xe vận tải cùng nhiều quân cụ nặng nên thời gian chuẩn bị phải mất hết 4 ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày 16 tháng 3/1975.

Sau khi họp với các đơn vị trưởng, sáng ngày 15 tháng 3, Thiếutướng Phú cùng với một số sĩ quan được chọn lựa trong ban tham mưu bay về Nha Trang để tái tổ chức lại bộ tư lệnh Quân đoàn ở đây.

Cũng trong ngày này, Chuẩn tướng Cẩm và vài sĩ quan thân cận bay đi Tuy Hòa để chuẩn bị đón đoàn quân di chuyển từ Pleiku về. Cũng trong ngày này, đã có một số quân xa bắt đầu rời Pleiku theo các toán nhỏ. Như đã trình bày ở trên, từ khi có cuộc tái phối trí được nêu ra trong cuộc họp cho đến khi bắt đầu thực hiện, tất cả đều tiến hành một cách bí mật, không một lời nào được tiết lộ, kể cả không cho các tỉnh trưởng của hai tỉnh Kontum và Pleiku biết.

Tỉnh trưởng Pleiku nhờ ở gần bộ Tư lệnh nên được biết trước, còn Tỉnh trưởng Kontum thì đến phút chót mới biết được và ông đã tháp tùng theo đoàn quân, nhưng giữa đường thì bị CQ bắn chết.

Ngày 16 tháng 3, đoàn xe đầu tiên của Quân đoàn 2 khởi hành ra khỏi thị xã Pleiku như đã trù liệu. Nhưng khi chiếc xe cuối cùng vừa rời khỏi bến thì tin này được dân chúng biết. Vậy là mọi người vội vàng bỏ thành phố bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có, ngay cả chạy bộ, và mang theo bất cứ thứ gì có thể mang theo được. Sau đó đoàn người từ Kontum cũng nhập vào thành một đoàn người cả quân lẫn dân kéo dài dọc theo liên tỉnh lộ 7B đầy nguy hiểm. Cuộc chuyển quân của Quân đoàn 2 khỏi Pleiku bắt đầu...

POSTED BY SQTB K10B/72 THSQ-QLVNCH AT 7:17 PM


CŨNG TRONG NGÀY 14-3-1975: Họp Ở Cam Ranh


*Hội đồng An ninh Quốc gia họp tại Cam Ranh

-Trưa ngày 14 tháng 3/ 1975, trong khi Sư đoàn 23 BB đang khai triển các cánh quân để tiến về Ban Mê Thuột, tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang-phụ tá An ninh Quân sự của Tổng thống, đã họp mật với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2-Quân khu 2.

Tại cuộc họp, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 2/Quân khu 2 khỏi Cao nguyên, di chuyển về các tỉnh duyên hải miền Trung thuộc lãnh thổ Quân khu 2. Về lộ trình rút quân, vị Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 đã trình bày với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về tình hình các quốc lộ chính tại Cao nguyên Cao nguyên đã bị Cộng quân kiểm soát, chỉ còn liên tỉnh lộ 7B, con đường đá từ Quốc lộ 14 rẽ ra phía nam cách thị xã Pleiku chừng 32 km, chạy theo hướng Đông Nam, xuyên qua tỉnh Phú Bổn về Phú Yên). Đại tướng Cao Văn Viên không đồng ý kế hoạch chọn liên tỉnh lộ 7B, nhưng cuối cùng Đại tướng Viên cũng không tìm ra một lộ trình nào khác, nên kế hoạch của Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 được chấp thuận.

*Trung tướng Ngô Quang Trưởng tái phối trí l#7921;c lượng bảo vệ Huế

Cũng trong ngày 14/3/1975, sau khi nhận chỉ thị của Tổng thống về kế hoạch tái phối trí quân, dù tình hình quân sự tại Quân khu 1 trở nên rất đáng ngại, thế nhưng Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 vẫn muốn giữ Huế và một số vị trí trọng yếu tại Quân khu 1. Sau khi suy nghĩ và phân tích tình hình, tướng Trưởng đã gọi điện thoại theo đường dây đặc biệt trình bày ý kiến với đại tướng Cao Văn Viên nhờ xin với Tổng thống cho ông được tận dụng mọi cách để giữ Huế và Vùng 1. Cuối cùng Tổng Thống chấp thuận.

Được sự đồng ý của Tổng thống, Trung tướng Trưởng bay ra Huế họp với Trung tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh phó Quân đoàn 1, chỉ huy bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn, về kế hoạch phòng thủ Huế. Tướng Trưởng ra lệnh phải giữ Huế thật vững vàng.
POSTED BY SQTB K10B/72 THSQ-QLVNCH AT 7:16 PM


VÀI BIẾN CỐ ÐÀNG SAU MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN ( BMT ) 1975
[/COLOR]


Trung tá Ngô Văn Xuân
(Nguyên Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 44 Sư Ðoàn 23 Bộ Binh)


LTS. Để tìm hiểu thêm biến cố Ban Mê Thuột, một biến cố đưa đến mất toàn bộ miền Nam VN, chúng tôi đã cố gắng phỏng vấn nhiều nhân vật liên hệ trực tiếp việc chỉ huy mặt trận này. Hôm nay chúng tôi xin đăng lời tường thuật của Trung tá Ngô Văn Xuân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 của Sư đoàn 23 Bộ binh, người được lệnh đưa Trung đoàn 44 về giải cứu Ban Mê Thuột sau khi thị xã này bị VC xâm chiếm.

Trung tá Ngô Văn Xuân xuất thân khóa 17 trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt đã từng giữ chức vụ Đại đội trưởng Trinh sát thuộc Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 Bộ binh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 44 của Sư đoàn 23 Bộ binh, Trưởng phòng Hành quân Sư đoàn 23 và cuối cùng là Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 44 Sư đoàn 23. Trong chiến đấu, ông đã 3 lần bị thương và sau khi VC chiếm miền Nam, ông đã bị đi cải tạo 13 năm. Ông đến Hoa Kỳ theo danh sách HO vào tháng 4/1992 và hiện đang cư ngụ tại vùng Bắc Cali. Theo lời yêu cầu của chúng tôi, ông đã ghi lại một số biến cố mà ông biết liên quan đến mặt trận Ban Mê Thuột năm 1975. Chúng tôi hy vọng rằng bài này sẽ góp phần hữu ích vào việc tìm hiểu lý do đưa đến sự thất thủ Ban Mê Thuột.

* * * * *

Mới dó mà cũng hơn 20 năm trôi qua. Những nắm xương tàn của hàng vạn sinh linh giờ đây cũng đã trở thành cát bụi. Những suối máu của họ cũng đã kiệt khô, tô thêm màu mỡ cho mảnh đất quê hương. Những người đã một thời theo vận thời cuộc, nhảy ra nắm chính quyền hay xưng hùng xưng bá, thực hiện những mưu đồ chính trị, khuynh loát...giờ đây đa số cũng đã lần lượt nằm xuống. Cái khoảnh khắc huy hoàng của họ mà đôi khi họ cứ tưởng như sẽ miên viễn trường tồn, thực chất chỉ là một đốm lửa rơm trong kiếp nhan sinh dằng dặc. Trong lịch sử dân tộc ta, có lẽ không có giai đoạn nào xót xa, đau tủi cho bằng những diễn biến trong ngót nửa thế kỷ vừa qua. Cuộc chiến tranh chống thực dân giành độc lập vừa kết thúc thì lập tức một cuộc chiến khác lại nổ rạ Dưới cặp mắt của các chính trị gia hay các nhà sử học, cuộc chiến thứ hai này được gán cho nhiều cái tên khác nhau, nào là chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh nổi dậy, chiến tranh chống xâm lăng, chiến tranh tự vệ, chiến tranh ý thức hệ... nhưng trong ký ức những người bình thường, hình ảnh chết chóc đau thương của những người nằm xuống đều gây xúc cảm nơi những người liên hệ xa gần như thân nhân ruột thịt, bà con, bạn hữu, làng xóm...hay nói rộng ra, nơi đồng bào của chính họ.

Đã có lúc những người CSVN xưng tụng cuộc chiến ấy như một thành tích lẫy lừng nhất trong lịch sử. Thậm chí còn đem những thành tích đó ra so sánh với cả những chiến công khác của cha ông như chiến công diệt Minh, trừ Nguyên trong lịch sử. Rất may, cơn sốt nhiệt cuồng rồ dại ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Thời gian đã chỉ cho họ những bài học khôn ngoan hơn. Giờ đây, một số người thức tỉnh dần dần nhận ra, hoặc đã nhận ra từ lâu giờ đây mới dám nói, tính chất vô nghĩa của những thành tích đó.

Về phía những người Quốc gia, một số hồi ký, ký sự cũng gợi lại những kỷ niệm của 1 thời binh lửa ngút trời trên quê hương. Cuộc chiến ấy đã được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, trực tiếp có, gián tiếp có, xa có, gần có, thực có, giả có... Hy vọng rằng phương thuốc thời gian sẽ chữa lành cho cả dân tộc ta vết thương đau, nhức nhối đã kéo dài trong tâm thức của mọi con dân VN trong gần nửa thế kỷ qua.

Bài viết này của một chứng nhân trong cuộc chiến tàn khốc vừa qua, chỉ nhằm ghi lại đôi điều mắt thấy tai nghe để làm sáng tỏ thêm một số bí ẩn của lịch sử. Cảm hứng gợi ra cho bài viết này bắt nguồn từ khi đọc những hồi ký là 2 cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng và cuốn
“Tướng Phạm Văn Phú và những trận đánh từ Điện Biên Phủ 1954 đến Ban Mê Thuột 1975” của Phạm Huấn, trong đó có rất nhiều điều cần được hiệu đính hay nói thêm.

1. Thực trạng sau Hiệp định ngưng chiến


Mặt trận Cao nguyên chưa bao giờ ngưng tiếng súng kể từ ngày Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/73 và có hiệu lực ngày 28/2/73. Người viết bài này, lúc đó là Trưởng phòng Hành quân Sư đoàn 23 Bộ binh. Sự khác biệt, nếu có, trước và sau ngày chấm dứt cuộc chiến là chỗ này: Trước Hiệp định, tên của các cuộc hành quân là Biên Trấn 1, 2, 3..., sau khi đình chiến các tên này được đổi thành Hoà Bình 1, 2, 3...

Mức độ ác liệt của chiến tranh có giảm đi đôi chút, nhưng sự thương vong thì chẳng ngày nào không có. Đối diện với tuyến phòng thủ của ta là những cán binh CS. Lúc đầu chúng còn di chuyển lén lút, về sau bớt lén lút dần, thậm chí có khi chúng còn nói với qua xin 1, 2 điếu thuốc hay xin cho nghe một bản nhạc vàng! Những đơn vị địch khác không nằm trên tuyến thì luôn tìm mọi các xâm nhập như đóng chốt trên các trục giao thông, lấn chiếm các khu vực hẻo lánh. Còn các đơn vị trừ bị của ta thì lo phá chốt, tái chiếm các vùng bị địch xâm nhập! Cuộc chiến tranh nửa nạc nửa mỡ này thực sự trở nên khó chịu hơn, khi sự ràng buộc bởi Hiệp định ngày càng trở nên rõ ràng. Ở tiền tuyến, đạn dược và tiếp liệu bị cắt giảm không thương tiếc. Những tính toán theo kiểu con buôn được đem ra áp dụng. Mỗi loại vũ khí đều có “cấp khoản”. Số đạn được phép xử dụng trước biến đổi hàng tháng, sau xuống hàng tuần. Ví dụ mỗi khẩu pháo 105 ly của Tiểu đoàn Pháo binh Sư đoàn sau Hiệp định Paris chỉ có quyền, áp dụng cho cả 2 phía Quốc Cộng, đặc biệt “bắn” 8 quả đạn/ngày, đến giai đọan trước khi các trận đánh Cao nguyên thì giảm xuống còn 3 quả/ngày. Dần dần đến đạn súng nhỏ, xăng, dầu ... Nhìn về hậu phương, những bất ổn về chính trị xảy ra hàng ngày, những cuộc biểu tình của hàng chục đoàn thể, phong trào đòi đủ thứ quyền... Trong bối cảnh như vậy, chẳng cần phải là một chính trị gia có trình độ cao siêu gì, cũng có thể nhìn ra một hậu quả chẳng mấy tốt đẹp cho một tương lai gần.

Tôi còn nhớ tháng 10/1973, một phái đoàn DAO của Tòa Đại sứ Mỹ đến thăm Bộ Tư lịnh Sư đoàn 23 tại Ban Mê Thuột, sau khi nghe thuyết trình về địch tình, về tình hình tiếp liệu của đơn vị, viên Đại tá Trưởng đoàn đã nhắn nhủ:”Quí vị sẽ phải đối đầu với VC trong một tình hình khó khăn hơn về tiếp liệu trong tương lai. Những viện trợ về tiếp liệu sẽ ngày càng giảm nhiều hơn, và vì vậy, chúng tôi yêu cầu quí vị nên nghiên cứu những phương thức điều hành thích hợp để đối phó khi cần, kể cả những lúc chúng tôi không thể chuyên chỡ sang cho quí vị đúng thời hạn!”. Những đề nghị của Sư đoàn chỉ tóm gọn trong vấn đề tiếp liệu, và viên Trưởng phái đoàn cũng chỉ ghi nhận trong tinh thần...rất ngoại giaọ

Kể từ năm 1972 trở đi, mùa hè nào trên Cao nguyên cũng đều là “Mùa hè đỏ lửa” cả! Các cuộc hành quân, đánh phá được ngụy trang dưới những hình thức hay tên gọi khác nhau cho phù hợp với tình hình chính trị mớị Những người lính chiến của QLVNCH thực sự chưa có một ngày nào hít thở không khí hòa bình do các nhà chính trị đã ký kết với nhau sau hơn 4 năm bàn thảo, cãi cọ bàn vuông bàn tròn!

2. TT Thiệu ăn Tết ở Cao nguyên

Tháng 7/1974, tôi rời Phòng 3 Sư đoàn ra đảm nhiệm chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 thay thế Trung tá Nguyễn Hữu Lữ. Như thường lệ, hàng năm mỗi độ xuân về, TT Thiệu lại đi thăm một số đơn vị đang tác chiến và dùng cơm với các đơn vị nàỵ Tết Ất Mão năm ấy, đơn vị của tôi được Quân đoàn chỉ định là đơn vị dón tiếp TT. Trung đoàn của tôi có trách nhiệm phòng thủ trên tuyến vòng đai, các tỉnh lỵ Pleiku khoảng 20 km hướng Tây Bắc. Bộ Chỉ huy đóng tại căn cứ 801. 2 tiểu đoàn tác chiến án ngử trên phòng tuyến, một tiểu đoàn trừ bị cùng với 1 chi đoàn chiến xa M48 tại căn cứ. Các biện pháp an toàn tối đa được hoạch định để tránh các sự rủi ro, nguy hiểm cho bữa cơm đầu năm của đơn vị có TT tới tham dự. Bởi đây là một căn cứ hành quân dã chiến, không có hầm hố kiên cố mà lại luôn nằm trong tầm pháo các loại của địch, nên các tin tức liên quan tới bữa cơm được giữ kín cho tới lúc quan khách đến.

Đúng 12 giờ trưa, sau khi rời Bộ Tư lịnh Quân khu 2, chiếc trực thăng chở quan khách đáp tại căn cứ của chúng tôị Tướng Lê Trung Tường, Tư lịnh Sư đoàn 23, và tôi ra đón. Thành phần phái đoàn gồm TT, các Tướng Trung, Khang, Phú, các tùy viên và cận vệ. Tôi đưa các vị quan khách vào phòng họp hành quân của Trung đoàn. Mở đầu là phần thuyết trình của Trung tá Điều Ngọc Chuy, Trưởng Phòng 2 Sư đoàn 23 về tình hình chung của các khu vực có trách nhiệm đang do Sư đoàn trấn giữ. Đặc biệt trong cuộc thuyết trình này, Trung tá Chuy có nhấn mạnh đến chi tiết về cung từ của một tù binh CS thuộc Sư đoàn 320 do Trung đoàn 45 bắt được. Tù binh này nguyên là một hạ sĩ quan truyền tin, tên là Sính, khi ra đầu thú đã khai là sĩ quan. Thực sự quân hàm của anh ta chỉ là Thượng Sĩ. Có điều đặc biệt là với chức vụ truyền tin, anh ta biết khá nhiều về các kế hoạch hành quân của đơn vị anh và một số đơn vị phối hợp. Anh ta xác quyết Mặt trận B3 sẽ tấn công Ban Mê Thuột ! Kế hoạch hành quân bao gồm 4 sư đoàn bộ binh mà anh ta biết chắc 3 đó là Sư đoàn F10 và Sư đoàn 968 chính thống thuộc Mặt trận B3, Sư đoàn 320 và 1 Sư đoàn từ Lào kéo sang không biết rõ phiên hiệu (sau này ta mới biết đó là Sư đoàn 316 CSBV). Hợp đồng tác chiến còn có 1 Trung đoàn chiến xa, 2 Trung đoàn pháo, 1 Trung đoàn Đặc công. Thậm chí đến cả kế hoạch tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột anh cũng phác họa ra khá chính xác, từ hướng tấn công đến các mục tiêu ưu tiên phải tấn chiếm, v.v...
Đến phần thuyết trình của tôi, tôi cũng nêu bậc sự kiện điều quân hiện đang diễn ra giữa 2 Sư đoàn 320 và Công trường 9 từ chiến trường Phước Long kéo lên. Tôi cò nhớ rất rõ nét đăm chiêu của TT Thiệu và đại lược những chỉ thị của ông. Ông quay lại hỏi ý kiến Tướng Phú thì Tướng Phú nhận định rằng có thể VC đưa ra một kế trá hàng nhằm đánh lạc hướng chú ý của ta, theo ông, Pleiku là điểm, ban Mê Thuột chỉ là diện, bởi vì Pleiku có cơ sở đầu não là Bô Tư lịnh Quân đoàn 2. Nếu địch tiêu diệt được cứ điểm này chúng dễ dàng làm chủ được toàn bộ khu vực cao nguyên hoặc tỏa xuống khu vực duyên hải, nối liền với 2 vùng biên giới, để tạo cho việc tiếp liệu dễ dàng từ miền Bắc. TT Thiệu suy nghĩ trong giây lát, rồi ra lệnh cho Tướng Phú lúc đó đứng kế bên

- Anh Phú cho toàn bộ Sư đoàn 23 trở về Ban Mê Thuột, tăng cường cho anh Tường một chi đoàn M48. Dù sao, địa thế Pleiku cũng là khu vực trống trải, bao gồm nhiều đồi thấp và trọc, có tầm quan sát rộng, bây giờ lại là mùa khô, anh có thể sử dụng tối đa phi pháo và chiến xa để đánh chiến xa và bộ binh địch, nếu chúng dám đưa quân ra đương đầu với anh trên khoảng trống! Ngoài ra, tôi sẽ tăng cường cho anh thêm 1 Liên đoàn Biệt động quân để làm lực lượng trừ bị.

Tướng Phú trả lời :
- Vâng, tôi sẽ thi hành theo kế hoạch của TT chỉ thị.
Sau đó TT Thiệu quay qua Tướng Tường và nói :
- Khi anh trở về Ban Mê Thuột, phải tổ chức ngay lại hệ thống phòng thủ vòng đai thị xã và lập kế hoạch chống xe tăng địch. Ngoài ra, anh cũng phải tổ chức các cuộc hành quân vùng sát biên giới thuộc Quận Đức Lập. Để tránh các rắc rối về ngoại giao với Cam-bốt, chỉ nên tung các toán hoạt động viễn thám qua vùng biên giới mà thôị Nếu phát hiện địch thì dùng phi pháo mà tiêu diệt.
Sau phần thuyết trình, tôi hướng dẫn phái đoàn lên tham dự bữa cơm thân mật được tổ chức ngoài trời, gồm khoảng gần 100 binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan thuộc 2 đơn vị Tiểu doàn 3/44 và chi đoàn 2 chiến xa M48. Trong bữa cơm, TT có phàn nàn về các cuộc biểu tình đánh phá của các đoàn thể chính trị hiện đang diễn ra hàng ngày tại Saigon. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến phong trào tố tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh đang làm suy giảm uy tín của các cấp lãnh đạo đất nước. Tôi còn nhớ ông nói ông ao ước giá mà có được những vị linh mục chống cộng cương quyết kiểu như cha sở khu Hải Yến và một vị cha sở nào đó ở Tây Ninh mà tôi quên tên, thì đỡ biết mấy ! Sau bữa cơm, ông đi thăm 1 vòng chu vi phòng thủ, nói chuyện thân mật với các binh sĩ trong các hầm hố cá nhân. Phái đoàn lên trực thăng rời khỏi khu vực trách nhiệm của chúng tôi vào lúc 2 giờ chiều cùng ngàỵ Hôm đó là ngày mồng 1 Tết Âm Lịch, nhằm ngày 1/2/1975.

3. Chuẩn bị trở về

Khi chiếc trực thăng chở TT đi rồi, Tướng Tường, Tư lịnh Sư đoàn còn ở lại họp cùng Bộ Chỉ huy Trung đoàn 44 để chuẩn bị kế hoạch thay quân và rút quân khỏi khu vực trách nhiệm của Trung đoàn. Tưởng cũng nên nhắc lại việc phối trí lực lượng của Sư đoàn 23 lúc đó như sau :
- Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Hành quân đóng ở Hàm Rồng.
- Trung đoàn 44 đóng tại căn cứ 801, cách tây Bắc Pleiku 20 m.
- Trung đoàn 45 hành quân khu vực đèo Tử Sĩ nằm giữa Buôn Hô và Hàm Rồng, dọc theo 2 bên quốc lộ 14.
- Trung đoàn 53 có 1 tiểu đoàn đang hành quân vùng Đức Lập, trong vùng tiếp giáp giữa tỉnh Quảng Đức và tỉnh Đắc Lắc. Bộ Chỉ huy Trung đoàn này và 2 tiểu đoàn còn lại đóng tại phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột, là lực lượng trừ bị của Sư đoàn.
Tin trở về lại Ban Mê Thuột thực ra không gây nên những phấn khởi lớn đối với các quân nhân thuộc Trung đoàn 44, bởi vì đa số binh sĩ của Trung đoàn có gia đình và thân nhân ở Phan Thiết. Những tin này chắc chắn là nỗi vui mừng lớn cho Trung đoàn 45, một đơn vị thường trú từ ngày thành lập ở Ban Mê Thuột. Những cuộc hành quân liên tục trong suốt thời gian từ năm 1972 đến hôm đó trên lãnh thổ các tỉnh Pleiku, Phú Bổn và Kontum đã làm cho nỗi nhớ nhà của các binh sĩ Trung đoàn này thêm khắc khoải, nhất là vào thời gian này, khi cái hương vị Tết vẫn còn thoang thoảng baỵ Nhưng mãi tới ngày 17/2/75, tôi mới có lệnh về họp tại Bộ Tư lịnh (BTL) Sư đoàn để nhận chi tiết kế hoạch di chuyển. Theo kế hoạch này, BTL Sư đoàn sẽ đi bằng xe từ Hàm Rồng, khi ngang qua đèo Tử Sĩ, Trung đoàn 45 sẽ tháp tùng theọ Trung đoàn tôi sẽ được 1 Liên đoàn Biệt động quân thay thế. Theo ước tính, Liên đoàn này sẽ đến khoảng 3 ngày saụ Sau khi bàn giao khu vực trách nhiệm, Trung đoàn tôi cũng sẽ tiếp tục trở về Ban Mê Thuột cùng với một chi đoàn chiến xa M48 của Thiết đoàn 20.
Cuộc họp hành quân kéo dài không lâụ Khi rời phòng họp, tôi chợt nhìn thấy những sự tất bật, rộn ràng của mọi người trong khuôn viên BTL. Thấy những khuôn mặt rực rỡ niềm vui về cuộc trở về sắp tới, những câu nói đùa bỡn, những nụ cườị..tôi cũng cảm thấy lòng mình rộn ràng. Gia dình tôi, vợ tôi và 4 cháu cũng đang ở Ban Mê Thuột. Hơn 1 năm rồi, tôi có ghé về thăm nhà đôi lần, mỗi lần không quá 1 tiếng đồng hồ. Kể từ 6 giờ sáng ngày 18/2/75, đơn vị tôi được đặt trở lại dưới hệ thống chỉ huy trực tiếp của BTL Quân đoàn 2. Cũng từ lúc ấy, BTL Sư đoàn 23 tháo gỡ hệ thống truyền tin.
Tám giờ sáng ngày 18, đoàn xe vận chuyển đã có măt đầy đủ tại doanh trại Hàm Rồng. Công việc chất hàng khá gọn lẹ. Đến 10 giờ sáng, qua hệ thống truyền tin vô tuyến, tôi được biết đoàn xe đã sẵn sàng di chuyển.

Tướng Tường lên trực thăng chỉ huy, bay vào Trung Đoàn tôi để dặn dò các chi tiết cuối trước khi lên đường, lúc đó là 10 giờ 15. Chúng tôi đang ngồi họp tại Trung Tâm Hành Quân của Trung đoàn thì có điện thoại của Tướng Phú yêu cầu Tướng Tường trở về gặp ông gấp tại Bộ Tư Lịnh (BTL) Quân đoàn 2. Tôi đưa Tướng Tường ra trực thăng giã từ.

11 giờ đoàn xe vẫn không nhúc nhích.
11 giờ 15, Trung Tâm Hành Quân của Quân đoàn ra lịnh Trung đoàn 44 trở về hệ thống chỉ huy trực tiếp của Sư đoàn 23. Tôi quay điện thoại gặp Thiếu tá Phạm Văn Cẩm, Trưởng phòng 3 Sư đoàn. Tiếng Cẩm càu nhàu :”Lệnh di chuyển hủy bỏ rồi, niên trưởng ơi ! Ai trở về nhà nấy, làm ăn như thường lệ!”. Bất giác tôi buông một câu chửi thề và tự hỏi : Thế là thế nào?
12 giờ trưa, Tướng Tường gọi điện thoại cho tôi biết, Tướng Phú giữ nguyên lập luận của mình, cho rằng Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện. Sự tái phối trí lực lượng do vậy là không cần thiết.
Nói cho ngay, mỗi vị Tư lịnh có những phán đoán riêng tư của mình. Khi có đươc những dữ kiện tình báo chính xác, vị chỉ huy có thể đề ra những đối pháp khẳng định không do dự. Ở đây, những tin tức thu lượm được giá trị không cao bao nhiêu, nếu như không muốn nói là còn cần phải kiểm tra và phối kiểm từ nhiều nguồn khác nhau, nên vấn đề xây dựng các quyết định lại càng khó khăn hơn. Lại nữa, Tướng Phú mới tới nhậm chức chưa bao lâu, thời gian chưa đủ để ông có thể cảm nhận tình hình một cách sắc bén hơn. Nếu cho tôi quyền nhận xét, tôi thấy Tướng Toàn có nhiều quyền biến hơn. Về phương diện thuần túy quân sự, Tướng Toàn đảm lược, cơ mưu và có những quyết định táo bạo hơn. Tôi vẫn tin là nếu Tướng Toàn còn ở lại chức vụ Tư lịnh Quân đoàn 2, những chỉ thi của TT Thiệu sẽ được thực thi một cách đúng đắn. Dĩ nhiên trận đánh Ban Mê Thuột sẽ vẫn xảy ra, nhưng trận Ban Mê Thuột không phải là trận đánh bất ngờ như Tướng Hoàng Minh Thảo đã tưởng tượng, những hoảng loạn sẽ không xảy ra, và biết đâu, kế hoạch rút quân tự sát theo liên tỉnh lộ 7 sẽ không còn cần thiết nữa ?

4. Một chuyến đi tuyệt vọng

Bốn giờ sáng ngày 10/3/75 trận đánh Ban Mê Thuột mở màn. Thiếu tá Cẩm điện thoại cho tôi biết ngay sau đó. Không bao lâu, mọi đường dây liên lạc với Ban Mê Thuột không còn. Nửa đêm về sáng, trên Cao nguyên thời tiết thường se lạnh, sương trắng bao phủ đầy trờị Tôi ngồi trong hầm chỉ huy, chăm chú nhìn các chi tiết địch tình ghi trên bản đồ. Chú em cận vệ bưng ra 1 ly cà phệ Ban Mê Thuột sẽ mất, tôi tự nghĩ như thế. Điều suy nghĩ này bắt nguồn từ những dữ kiện tôi có được sau hơn 1 năm làm Trưởng Phòng 3 Sư đoàn 23, mà tỉnh Đắc Lắc nằm trong lãnh thổ kiểm soát và hành quân của Sư đoàn. Những đơn vị Địa phương quân hầu như đa phần là ngươi Thượng, khả năng tác chiến rất kém vì thiếu huấn luyện. Họ được trang bị thô sơ và có ý thức kỷ luật quân đội rất kém. Về địa thế, Ban Mê Thuột khác hẳn Kontum. Ban Mê Thuột không có những chướng ngại thiên nhiên để dựa vào, hạn chế bớt khả năng xâm nhập của chiến xa hoặc bộ binh địch. Ngoài ra, với hàng trăm đồn điền cà phê tươi tốt, địch có che dấu, ngụy trang cho cả quân đoàn của họ một cách an toàn. Rõ ràng nơi đây là nơi lý tưởng cho các cuộc tiến quân áp sát của địch. Với 1 lãnh thổ rộng hơn tỉnh Kontum rất nhiều, lại do các đồn bót của Địa phương quân nằm rải rác trấn giữ, quân số thực tế của các đơn vị này luôn thấp hơn nhiều so với tên trên số lương. Ban Mê Thuột trở thành một căn cứ không còn vòng đai phòng thủ theo đúng nghĩa quân sự. Thành ra, việc thất thủ Ban Mê Thuột không phải là điều đáng hãnh diện như những lời tự mãn khoe khoang của các tướng lãnh VC qua các hồi ký của họ.

Sự chờ đợi bao giờ cũng làm thời gian trôi chậm lại. Mãi gần 7 giờ sáng mặt trời mới thật sự xua tan được mây mù. Tôi gọi điện thoại cho Thiếu tá Cẩm để tìm hiểu thêm tình hình. Chẳng có gì khả quan hơn. Cẩm nói với tôi phải chờ thời tiết khá hơn rồi sẽ cùng Tướng Tường bay lên quan sát tình hình. Gần 9 giờ sáng, chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Tường mới cất cánh được. Hình như tôi đã uống tới ly cà phê thứ 3 hay thứ 4 gì đó.

Suốt ngày hôm đó, trực thăng chỉ huy của Tướng Tường bay trên vùng trời Ban Mê Thuột. Mãi tới 7 giờ tối tôi mới nói chuyện được với Thiếu tá Cẩm qua điện thoạị Tiếng Cẩm xúc động :”Ban Mê Thuột bị tràn ngập rồi, không còn liên lạc được gì với Đại tá Quang, Tư lịnh phó nữa. Tướng Tường đang ở BTL Quân đoàn 2, họp bàn về lệnh lập kế hoạch giải tỏa”.

Ngay trong thời điểm ấy, tôi không tin là có thể làm gì hơn cho kế hoạch nàỵ Nguyên tắc quân sự cơ bản :”Phòng thủ 1 chống 3, tấn công 3 chọi 1”. Vậy cứ cho là đang có 2 sư đoàn địch chiếm cứ trận địa, làm sao kiếm ra tối thiểu 5 sư đoàn để tái chiếm? Ưu thế hỏa lực không còn, các đơn vị tổng trừ bị hầu như bị cầm chân gần hết tại chiến trường hỏa tuyến, lực lượng nào để tiếp cứu đây?
Sáng ngay 11, tôi được trực thăng đón ra BTL Sư đoàn họp hành quân. Kế hoạch hành quân do Thiếu tá Cẩm, Trưởng Phòng 3 Sư đoàn trình bày gồm 2 giai đoạn :
- Giai đoạn 1: Ngày 12, Trung đoàn 45 được trực thăng bốc đi từ đèo Tử Sĩ, đổ xuống Quận Phước An, di chuyển về thị xã từ hướng đông, đến chạm tuyến chờ lệnh.
- Giai đoạn 2 : Buổi sáng cùng ngày, Liên đoàn 7 Biệt động quân được không vận từ Saigon sẽ đến thay thế Trung đoàn 44 ra tập trung tại căn cứ Hàm Rồng và sẵn sàng di chuyển về Ban Mê Thuột bằng trực thăng.
Sáng ngày 13, Trung đoàn 44 sẽ được không vận xuống Phước An, lần theo quốc lộ 21, song song với Trung đoàn 45, tiến vào thị xã.
Họp hành xong, tôi trở về ngay căn cứ 801 để chờ đơn vị bạn. Mãi tới gần 3 giờ chiều, đoàn xe chở Liên đoàn 7 Biệt động quân mới tới nơị Người bước vào căn cứ đầu tiên là Đại tá Nguyễn Kim Tây. Cuộc bàn giao vị trí cũng kéo dài tới gần 5 giờ chiều mới hoàn tất. Trung đoàn 44 lên xe trực chỉ hướng Hàm Rồng.
Trung đoàn 44 sẵn sàng tại bãi đáp lúc 7 giờ sáng ngày 13/3/75. Số lượng trực thăng dự trù để di chuyển toàn bộ Trung đoàn gồm khoảng 50 chiếc đủ loại, trong đó có 8 chiếc Chinook, 30 chiếc HUID và phần còn lại là trực thăng vũ trang. Kế hoạch dự trù di chuyển làm 2 đợt. Đợt đầu gồm Tiểu đoàn 3/44 do Đại úy Trần Hữu Lưu làm Tiểu đoàn trưởng, Đại đội 44 trinh sát của Đại úy Mạnh, BCH (Bộ chỉ huy) Trung đoàn 44. Quân số tổng cộng khoảng gần 600 ngườị Đợt thứ 2 gồm 2 Tiểu đoàn 1/44 của Thiếu tá Nguyễn Xuân Hoè, và Tiểu đoàn 2/44 của Đại úy Nguyễn Văn Pho, BCH nhẹ do Trung tá Vũ Mạnh Cường, Trung đoàn phó chỉ huy.
Chuyến không vận đầu tiên cất cánh lúc 9 giờ, đáp xuống khu vực rừng trống trước cửa Chi khu Phước An lúc 10 giờ 15. Tôi vào găp Tướng Tường tại BCH Khu nhận lệnh. Tôi ra lệnh cho Đại úy Lưu đưa tiểu đoàn đi theo hướng bắc quốc lộ 21 tiến lên ngang tuyến của Trung đoàn 45 thì dừng lại chờ đợị Đại đội 44 Trinh sát được giữ lại để bảo vệ BTL Sư đoàn. Đoàn trực thăng cất cánh trở lại Hàm Rồng để chở tiếp đợt còn lại.
Đến 2 giờ chiều, vẫn không có tin tức gì của đợt không vận thứ 2. Tôi trở vào Chi khu, nơi BTL Sư đoàn đang tạm đặt tại đây, để hỏi tin tức. Trung Tâm Hành Quân của Sư đoàn cũng chẳng biết gì hơn! 4 giờ chiều, Trung Tâm hành Quân của Sư đoàn cho biết cuộc không vận bị hủy bỏ, số trực thăng ấy đã được sử dụng để chuyên chở các nhân viên BTL Quân đoàn trở về Nha Trang ! 2 tiểu đoàn của tôi sẽ nhận lệnh trực tiếp của Quân đoàn. Sau này tôi mới được biết 2 tiểu đoàn còn lại của tôi đã đi theo đoàn quân triệt thoái theo liên tỉnh lộ 7 và bị tan rã hoàn toàn. Trung tá Trung đoàn phó Vũ Mạnh Cường bị bắt làm tù binh, sau này bị đem về nhốt và chết cháy trong conex tại trại giam Hàm Tân, Đại úy Pho, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/44, tự sát trước khi bị bắt.

Ngày 14/3/75, chúng tôi kiểm điểm lại và thấy như sau :

Liên đoàn 21 Biệt động quân, sau khi vào được thị xã Ban Mê Thuột, tiến đến khu vực phi trường L.19 trong thị xã, sau khi giải cứu cho gia đìng Tướng Tường ( theo lệnh của Tướng Tường ) đã rút ra ngoài vòng đai, và không lập được đầu cầu để quay trở vào Trung Tân Thị xã BMT được hiện đang bị vây hãm tại Đạt Lý.
Bô Chỉ huy Trung đoàn 45 và Tiểu đoàn 3/44 đang bị cầm chân ngoài vòng đai thị xã.
Lực lượng pháo binh yểm trợ trực tiếp (và duy nhất) là trung đội pháo binh diện địa đang đặt tại Chi khu Phước An chỉ có 2 khẩu đại bác 105 ly.

Lực lượng không quân yểm trợ, đánh phá các căn cứ tập trung của địch, trong và ngoài vòng đai thị xã đang bị khốn đốn vì hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA7 của CS do Nga chế tạo, lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Tây Nguyên.

Buổi sáng ngày 14/3/75, trong chuyến bay từ Khánh Dương lên Phước An, máy bay trực thăng của Tướng Tường bị trúng đạn phòng không 12.8 ly của CS. Tướng Tường và viên co-pilot bị thương nhẹ, phải vào bịnh viện Nha Trang điều trị.

Sáng ngày 15/3/75, Đại tá Phùng Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung doàn 45 và tôi, được tin Sư đoàn có vị Tư lịnh mới, đó là Đại tá Lê Hữu Đức. Cùng ngày, Đại tá Đức ra lịnh 2 chúng tôi cho đơn vị di chuyển lui về hướng đồi Chư Cúc lập tuyến phòng thủ tại đâỵ 5 giờ chiều cùng ngày, trong khi chờ đợi trực thăng của vị tân Tư lịnh đáp xuống đỉnh Chư Cúc để họp thì đoàn chiến xa CS tràn tới dưới chân đòi. Tiếng Đại úy Mạnh, Đại đội trưởng Đại đội 44 Trinh sát, reo lên trong máy:”Báo cáo Bá Hòa, chúng tôi đã thiêu sống 1 con cua”. Những tiếng súng nỗ ròn rã cách xa hướng chân đồi non cây số, quện trong khói đen và trắng của chiếc xe thiết giáp địch bốc cháy thực sự không còn gây cho tôi một ấn tượng hứng khởi nào nữa. Tiếng Đại tá tân Tư lịnh nói trong máy cho biết không thể đáp xuống được và yêu cầu Đại tá Quang cùng tôi phối hợp phòng thủ chờ lịnh ! Tôi còn nhớ hình như Đại tá Quang có buông một tiếng chữi thề và leo lên xe Jeep chạy nhanh xuống chân đồi trở về đơn vị.
Tôi và Đại úy Phan Công Minh, sĩ quan hành quân của Trung đoàn, lặng lẽ đi bộ theo saụ Vừa ra khỏi khúc quanh trên đỉnh đồi, chúng tôi nghe tiếng xích sắt của xe thiết giáp địch xình xịt bên taị cả 2 anh em không có chọn lựa nào khác là chui qua vòng rào kẽm gai giăng quanh căn cứ, trượt theo sườn giốc xuống chân đồi, nơi có cắm đầy những tấm bảng gỗ ngổn ngang, trên có hàng chữ :”Khu tử địa cấm vào !!!”.

Dưới chân đồi là môt lạch nước nhỏ, hai bên có trồng chuối. Tôi và Minh ngồi im lặng dưới tầu lá chuối, ngâm chân vào giòng nước lạnh. Trong suốt 15 năm quân ngũ, chưa bao giờ tôi thấy tuyệt vọng như thế, kể cả khi còn là môt Đại úy Tiểu đoàn phó Tiểu doàn 2/11 Sư đoàn 7, khi bị vây hãm 3 ngày 2 đêm ở khu vực bến xe Mỹ Tho, đơn vị chỉ gồm hơn 50 người, trong đó có tới hơn phân nửa là chết và bị thương, đạn dược cạn kiệt và đói khát. Lúc đó, tôi vẫn thấy địch sẽ thất bại và chúng tôi sẽ được giải cứu. Bây giờ đây thì không. Tôi không nhìn thấy một cơ may nào để có thể giải cứu Ban Mê Thuột. Ngày 16/3/75 tôi và Minh tìm lại được đơn vị, được trực thăng bốc về Khánh Dương.

5. Một vài cảm nghĩ về kế hoạch tái chiếm

Tôi được lịnh đưa đơn vị trở về Vũng Tàu qua điện thoại từ Trung tâm Hành quân Bộ Tổng tham mưu. Khi đơn vị gom lại được tại Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, Vũng Tàu, tổn thất nhân mạng hầu như không bao nhiêu, nhưng số binh sĩ bỏ ngũ thì khá nhiềụ Phần lớn số binh sĩ này là người sinh trưởng tại các tỉnh duyên hải, thành ra lợi dụng trong lúc di chuyển bằng đủ mọi thứ phương tiện, họ đã di theo đoàn người di tản để trở về gia đình. Cuộc chiến tranh nhập nhằng đã vắt kiệt sức chịu đựng của người lính chiến VN.

Kể từ ngày VC rêu rao cái gọi là chiến dịch Đồng Khởi năm 1960 tại Bến Tre cho đến năm 1975, trong 15 năm ấy những ngươi lính VN có giờ phút nào được hưởng giây phút tạm gọi là thanh bình? Cuộc chiến không có hậu phương, ngay cả trong thời gian nghỉ phép ngắn ngủi, họ cũng vẫn có thể bị bắt cóc trên các chuyến xe đò trở về nhà, hoặc trúng mìn trên đường đi chuyển từ tiền phương trở về hậu cứ lấy giấy phép, và sau cùng, họ cũng vẫn có thể trúng đạn pháo kích khi đang ngủ trên giường cùng vợ con ! Cái chết như là điều gì rất thường trực, lúc nào cũng có thể xuất hiện và mang họ đi, thậm chí mang luôn cả thân nhân ruột thịt của chính họ. Trong khi ngoài chiến trường xương rơi, máu đổ thì nhìn về phía sau lưng, những trò chính trị nhố nhăng cùng một số chính khách hoạt đầu, tứ thời sống bằng cái miệng hò hét hoan hô đả đảo, bôi nhọ, tranh chấp nhau, những luận điệu phản chiến vô trách nhiệm... Rồi bà nọ ông kia mua quan bán chức, sống phè phỡn trên nỗi thống khổ và sự hy sinh vô bờ bến của những người cầm súng. Giờ đây, trên radio, trên báo chí, trên những tin tức tác động tâm lý của địch, họ đã thấy gì? Họ thấy sự đổ vỡ của các mặt giới tuyến, thấy sự rút chạy (mà phát ngôn viên quân sự đặt cho nó một cái tên mới là “di tản chiến thuật”) tán loạn từ khắp mọi nơi. Trong tình thế như vây mà đòi hỏi nơi binh sĩ một tinh thần vì nước quên mình, có lẽ chỉ những cấp chỉ huy có đầu óc hài hước cỡ Charlot mới dám làm.

Những ngày trong lao tù CS, tôi có dịp gặp hầu hết những cấp chỉ huy có liên hệ ít nhiều tới chiến trường Tây nguyên năm 1975, như Đại tá Vũ Thế Quang (Tư lịnh phó Sư đoàn 23), Đại tá Phùng Văn Quang (Trung đoàn trưởng Trung đoàn 45), Đại tá Võ Ân (Trung đoàn trưởng Trung đoàn 53), Trung tá Lê Quí Dậu (Liên đoàn trưởng Liên đoàn 21 Biệt động quân), Đại úy Xuân (Trưởng phòng 2 Tiểu khu Daklac),... Qua các câu chuyện trao đổi, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai tin tưởng vào một cơ quan có thể tái chiếm Ban Mê Thuột với những kế hoạch đã được đưa ra thi hành vào lúc ấy.

6. Câu chuyện bên lề

Trước khi chấm dứt bài viết này, tôi xin kể lại 1 câu chuyện thực 100% có liên quan đến mặt trận Ban Mê Thuột mà có thể nói hầu hết những nhân viên tham mưu thuộc Phòng 2 và Phòng 3 Sư đoàn 23 Bộ binh ai cũng từng nghe và từng biết.
Tháng 10/1972, vết thương ở đầu gối của tôi trở nên trầm trọng, có nguy cơ bị hoại thư, Tướng Trần Văn Cẩm, tân Tư lịnh của Sư đoàn, đồng ý cho tôi đi dưỡng thương ở Quân y viện Đoàn Mạnh Hoạch ở Phan Thiết. Tôi bàn giao Trung đoàn 44 lại cho Đại tá Võ Hữu Hạnh. Đầu năm 1973, tôi trở về đơn vị, lúc bấy giờ vẫn còn hành quân tại Kontum để đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng 3 Sư đoàn 23 Bộ binh. Không bao lâu, Hiệp dịnh đình chiến Paris được ký kết, cục diện quân sự trở nên trớ trêu, khó chịụ Trước ngày 28/2/73, cả hai phía đều tung ra các cuộc hành quân lấn đất giành dân bằng các cuộc tấn kích trải đều trên lãnh thổ trách nhiệm, ngõ hầu có thể cắm được nhiều cờ chứng tỏ vùng đất đó là do quân ta chiếm giữ (hiểu ngầm là bên địch phải chấp nhận, tôn trọng không dám bước vào!). Nhưng thực tế không đơn giản như vậỵ Sư đoàn F10 CS của Mặt trận B3 tràn vào khu dân cư Trung Nghĩa, nằm ở hướng tây Kontum, còn Sư đoàn 23 Bộ binh tung các toán trinh sát và viễn thám lên tới gần trại Benhet (Bạch Hổ) rải rác xuống tới Võ Định. Nhưng rồi cả hai bên chẳng bên nào giữ được miếng đất có cắm lá cờ của mình cả. 2 Trung đoàn 24 và 26 của Sư đoàn 10 CSBV bị đánh te tua, cũng đành bỏ của chạy lấy người sau gần 1 tháng (sau Hiệp định) cố thủ và kiện cáo với Ủy Ban 4 Bên Kiểm soát Đình chiến. Về phía ta, các toán viễn thám cũng bị săn đuổi ác liệt không kém nên ít lâu sau cũng phải bỏ vị trí trở về.
Các hoạt động quân sự, kể từ đó không còn các cuộc hành quân thế công, mà thu gọn vào các hình thái phòng thủ tuyến. Ta và địch đối diện nhau, nói chuyện qua lại ! Lâu lâu bộ đội của địch thấy buồn buồn, gọi qua xin ta điếu thuốc Ruby Queen hút cho phê”. Bộ đội địch chẳng có gì để cho lại ta Nhưng đằng sau cái vẻ mặt hòa bình giả tạo đó, địch vẫn không ngừng xâm nhập để thăm dò, thậm chí lâu lâu pháo vài trái súng cối hoặc hỏa tiển để nhắc nhở rằng cuộc chiến tranh thực sự vẫn còn nguyên. Phe ta tuy không còn các cuộc hành quân thế công quy mô, nhưng các hoạt động viễn thám để dò tìm tin tức địch và phát hiện kịp thời các hoạt động của địch thì vẫn như khi chưa có Hiệp định. Thêm vào đó, khi tin tức tình báo tốt, hoặc địch tập trung, hoặc di chuyển với qui mô lớn thì ta cũng sẵn sàng phi pháo để...cảnh cáọ
Ở mặt trận Kontum lúc đó, các toán viễn thám của Đại đội 23 Trinh sát Sư đoàn là chủ chốt trong các hoạt động quân sự nàỵ Tưởng cũng cần nói rõ về tổ chức và thành phần của một toán viễn thám như sau :
- Một Trưởng toán thường là 1 sĩ quan hoặc 1 hạ sĩ quan thâm niên.
- 1 Phó Trưởng toán.
- 1 Hiệu thính viên (trang bị máy truyền tin PRC/15).
- 4 Binh sĩ.
Tất cả đều là những người tình nguyện, thành ra có thể nói, tinh thần tác chiến khá caọ Đại đội 23 Trinh sát có 6 Toán Viễn thám như vậỵ
Trưởng Phòng 2 Sư đoàn 23 là Trung tá Điều Ngọc Chuy, tốt nghiệp khóa 16 Đà Lạt. Sĩ quan tình báo đặc trách các hoạt động viễn thám này là Đại úy Miêng. Đề ra kế hoạch, chỉ định khu vực hành quân và cung cấp phương tiện trực thăng là do Phòng 3. Thành ra sự phối hợp hàng ngang giữa 3 chúng tôi khá mật thiết.
Thời gian xảy ra câu chuyện vào khoảng tháng 4/74. Số là sau khi thả xong 2 toán viễn thám ở khu vực tây Võ Định, cách Kontm chừng 20 km về hướng Tây Bắc, sau 2 ngày hoạt động, thì toán di chuyển tới 1 vị trí quan sát chỉ định thì bị địch phát hiện và vây lùng. Miêng quyết định cho toán lợi dụng đêm tối di chuyển về hướng Nam rồi sáng hôm sau sẽ dùng trực thăng võ trang yểm trợ bốc toán trở về. Đến nửa đêm, sĩ quan trưởng báo cáo anh ta và chú em hiệu thính viên bị thương, các toán viên bắt buộc phải phân tán mỏng để chạy thoát thân. Cũng từ đó, Trung tâm hành quân Sư đoàn mất liên lạc với toán. Sáng hôm sau, Trung tá Chuy, Miêng và tôi bay lên vùng đó khá sớm cùng với 2 trực thăng võ trang, một chuyên chở và một trực thăng chỉ huỵ Chúng tôi bay trên vùng gần 2 tiếng đồng hồ mà tuyệt nhiên không thấy có dấu vết hay dấu hiệu gì. Trở lại Kontum đổ xăng, tôi và Chuy trở về lại BTL Sư đoàn, còn Miêng tiếp tục lên bao vùng, liên lạc Đến mãi gần trưa, Miêng mới phát hiện ra có tín hiệu kiếng chiếu từ 1 chân đòi có cây thưạ Miêng cố gắng gọi trên vô tuyến, nhưng không có trả lờị Miêng không dám vòng lại nhiều lần vì có thể làm 1 vị trí của những toán viên bị phát hiện, thành ra anh ghi nhanh vị trí này trên bản đồ và trở về. Vị trí do Miêng phát hiện nằm cách quốc lộ 14 chừng 2km, cách Kontum gần 15km. Chúng tôi ước định, đây có thể là 1 vài toán viên thoát hiểm, đang có khuynh hướng bám theo quốc lộ vượt thoát.
Hậu cứ của Đại đội 23 Trinh sát đóng tại Ban Mê Thuột. Một vài binh sĩ của Đại đội, bị thương trong tình trạng mất khả năng tác chiến được lưu giữ tại trại để canh gác và làm tạp dịch. Trong đó có 1 hạ sĩ tên Tân có biết nghề thợ maỵ Đại đội mua cho Tân 1 chiếc máy may để sửa chữa quần áo cho đơn vị. Trước cổng vào của Đại đội có 1 chiếc Bàn Thiên, hàng ngày Tân thường ra nhan khói cầu nguyện. Khi tin từ Kontum gọi về cho biết toán viễn thám bị vây bắt và mất liên lạc thì cả hậu cứ Đại đội xôn xaọ Các thân nhân của các anh em trong toán, từ khu gia binh kế cận kéo sang hỏi thăm tin tức.
Tân vốn bản tính ưa làm việc thiện và có đức tin. Buổi chiều hôm đó, Tân cũng sắm sửa ít thẻ nhang, nhánh chuối bày vào đĩa dâng lên Bàn Thiêng cầu nguyện ơn trên cho đồng đội của mình bình an trở về. Sau khi thắp ngang khấn vái xong, thì một chuyện lạ xảy ra, chuyện này chưa từng có ở hậu cứ nàỵ Tân bỗng dưng mặt đỏ tai tía, 2 mắt nhắm chặt, miệng phun phì phì, tay đấm ngực thùm thụp, rồi ngồi ngay xuống trước sân lấy tay vẽ lung tung trên mặt đất.
Mọi người hiện diện lúc ấy đều hốt hoảng không biết việc gì đã xảy ra, cứ nghĩ là anh ta bị trúng gió thành ra một hai người chạy lại định đỡ Tân vào trong nhà. Nhưng vô hiệu, anh rất khoẻ, xô đẩy không cho ai tiến lại gần, miệng cứ tiếp tục phun phì phì và một tay đấm ngực, còn một tay vẽ vòng vèo trên mặt đất. Lúc đó có 1 anh Thượng sĩ già từ trong nhà bước ra, sau khi quan sát, đã nói to :”Cốt nhập rồi ! Mau vẽ bàn cơ ra đây xem các ngài dạy gì !”. Tân gật đầu tỏ vẻ hài lòng. Một binh sĩ đứng gần, nhanh tay mang 1 tờ giấy khổ đôi đưa cho viên Thượng sĩ, anh này ngồi xuống, dùng bút bi viết lên các mẫu tự, rồi đặt trước đồng tử (medium). Đồng tử tiếp tục ra hiệu lấy 1 khăn vải, bắt chịt chặt hai mắt trước khi ngồi vào ngay ngắn trước tấm giấỵ
Khi viên Thượng sĩ xin cốt cho biết tên họ, thì đồng tử ráp chữ trên giấy xưng danh là Quốc Thánh, và cho biết vì có cảm tình với đơn vị nên giáng cơ chỉ bảọ Nhân tiện có câu chuyện toán viễn thám đang bị mất tích, viên Thượng sĩ chỉ huy hậu cứ liền hỏi luôn tình trạng của họ ra saọ Quốc Thánh trả lời :”Chúng nó đang gặp nạn, có 3 đứa bị thương, nhưng ta sẽ đưa chúng nó trở về bình an nội trong 2 ngày tới”. Tin vui bất ngờ này làm cho mọi người thở ra nhẹ nhõm nên không ai có ý muốn hỏi gì thêm. Quốc Thánh cũng thăng. Chú em đồng tử trở về trạng thái bình thường, thậm chí khi hỏi chú vừa làm gì, chú ta cũng không biết.
Ngay trong đêm đó, Miêng là người nhận được cú điện thoại đầu tiên kể lại câu chuyện xảy rạ Sáng hôm sau, sau buổi họp tham mưu thường lệ, Miêng kêu tôi và Chuy ra một góc phòng và kể lại toàn bộ câu chuyện ly kỳ nàỵ Tôi vốn dĩ là người ít tin những chuyện dị đoan, nên góp vào một lời bàn ngang :”Thì cứ để ngày mai xem sao, còn mình vẫn tiếp tục xin cho cậu một chiếc C&C và 2 gunships để đi tìm các đệ tử của cậu”. Miêng gật đầu đồng tình, rồi bước ra khỏi phòng họp.
Ngày hôm ấy, suốt cả ngày, Miêng, Chuy và tôi luân phiên nhau lên vùng tìm kiếm, nhưng vẫn không có tin tức gì. Buổi chiều, khi trả hợp đoàn trực thăng trở lại Pleiku, cả 3 chúng tôi đều cảm thấy buồn. Tôi suy nghĩ miên man : Hòa bình rồi đó, ở những cao ốc, biệt thự, giờ này các chính trị gia chắc đang họp bàn âm mưu, tính kế tranh ngôi đoạt vị, các con buôn chiến tranh đang phè phỡn ăn chơi trác táng, trong khi các chiến sĩ trong QLVNCH vẫn âm thầm hy sinh. Tôi lo lắng về số phận của toán viễn thám. Trưa hôm sau, trong lúc Chuy đang bay đi tìm thì Trung tâm Hành quân Sư đoàn nhận được điện thoại của Trung tâm Hành quân của Tiểu khu Kontum báo cáo có 4 quân nhân Sư đoàn 23 trở về, hiện đang ở xã Trung Nghĩa, trong đó có Chuẩn úy Trưởng toán bị thương ở bả vaị Khoảng 2 giờ chiều, toán tiền đồn của Trung đàn 53 báo cáo có 3 binh sĩ thuộc Đại đội 23 Trinh sát trở về, trong đó có 1 người bị thương!
Có điều đặc biệt là Quốc Thánh chỉ ứng cơ với các sự kiện có liên quan đến Đại đội 23 Trinh sát mà thôị Dĩ nhiên Quốc Thánh còn ứng cơ trong một vài trường hợp nữa nhưng cũng vẫn chỉ liên quan đến các hoạt động của các toán viễn thám, và cũng vẫn khá chính xác mà tôi không muốn nêu ra đâỵ Câu chuyện ứng cơ này được nhiều người biết tới, và đã có nhiều lời bàn tán cho rằng Quốc Thánh chính là anh hồn của Tướng Trương Quang Ân, nguyên Tư lịnh Sư đoàn 23 Bộ binh chứ không ai khác. Người ta dẫn ra rằng khi còn sống, ông là vị Tư lịnh có thiện cảm với đại đội trinh sát hơn bất cứ vị Tư lịnh nàọ Ông và phu nhân (nguyên là 1 nữ quân nhân) bị mất trong 1 tai nạn máy bay khi đang chỉ huy hành quân trong một cuộc hành quân tại Quảng Đức.
Tháng 7/74, khi rời chức vụ Trưởng Phòng 3, trở lại với Trung đoàn 44, với nhiệm vụ mới, tôi không còn theo dõi câu chuyện ly kỳ này nữạ Mãi cho tới khoảng tháng 1/75, sau buổi họp hành quân tại BTL Sư đoàn ở Hàm Rồng, Đại úy Miêng kêu tôi ra nói chuyện riêng. Anh hỏi tôi :
- Ông còn nhớ chuyện ngài Quốc Thánh không?
- Nhớ chứ! Tôi trả lời.
Miêng nói :
- Có chuyện nầy lạ lắm, để tôi kể ông nghẹ Rồi Miêng tiếp :
- Chắc ông còn nhớ vụ mình thả viễn thám ở Kontum chứ gì ? Từ sau thời gian Sư đoàn kéo về hành quân ở Quảng Đức, rồi trở về Ban Mê Thuột, Quốc Thánh nhập cơ một hai lần gì đó, rồi bẵng đi gần 3 tháng. Mới đây, hôm thứ 6 tuần trước, Quốc Thánh lại nhập cơ và báo cho biết VC đang kéo về hướng Ban Mê Thuột rất đông. Khi được hỏi từ hướng nào, ngài bảo hướng Tây và hướng Bắc. Ngài còn bảo :”Tụi nó có ý muốn đánh Ban Mê Thuột”.
Tôi cười :
- Thế sao theo tin tức tình báo ông vừa thuyết trình thì VC đang tập trung thay quân giữa Công Trường 9 kéo từ Bình Long lên với Sư đoàn 320, có thể kéo trở ra Bắc để tái bổ sung và tái huấn luyện ?

Cùng lúc ấy Trung tá Chuy đi tới, tôi quay lại hỏi Miêng :
- Chuy biết việc này chưa ?
Miêng bảo :
- Tôi có kể cho Chuy nghe rồị
Tôi hỏi Chuy :
- Ông nghĩ thế nào về vụ VC có thể đánh Ban Mê Thuộ t?
Chuy nói :
- Tin tức từ Quân đoàn và Tiểu khu Đắc Lắc cho biết có nhiều dấu hiệu địch tập trung quân đông lắm, có thể chúng sẽ mở cuộc tấn công qui mô như kiểu năm 1972. Đó là điều có thể xảy ra lắm chứ.

Chúng tôi nói vài câu chuyện vãn rồi chia taỵ Tôi lên máy bay trực thăng trở về BCH Hành quân của tôị

Khoảng 1 tuần lễ sau, Trung đoàn 45 bắt được 1 tù binh CSBV tên Sính, anh ta đã khai toàn bộ kế hoạch đánh chiếm Ban Mê Thuột, như tôi đã kể ở phần đầụ Trung tá Chuy và Đại úy Miêng đã đích than thẩm vấn và ghi chép đầy đủ bản cung từ của Sính. Có điều lạ là kế hoạch tấn kích của VC gần như rất trùnh hợp với kế hoạch chúng đã tấn công vào đây năm 1968 (Tết Mậu Thân). Chỉ có sự khác biệt là lần này, theo lời Sính cung khai, chúng có sử dụng xe tăng trong mũi tấn công từ hướng Đông Bắc. Dĩ nhiên, tin tức mật này được báo cáo đầy đủ lên BTL Quân đoàn.
Về vụ Quốc Thánh, ông có nhập cơ lần cuối cùng vào khoảng nửa đêm, bây giờ ông không nhắc về chuyện thời sự nữạ Ông nói với viên Thượng sĩ già chỉ huy hậu cứ rằng tình hình đã muộn rồi, không còn cứu vãn được nữa, ông sẽ không còn ở lại với đơn vị trinh sát, ông sẽ đi vào một ngôi chùa nào đó.

24 tiếng đồng hồ sau thì cuộc tấn công vào Ban Mê Thuột mở màn. Cũng từ đó, tôi không còn được nghe kể về Quốc Thánh nữạ Quả thật, trong đời sống thường nhật có biết bao điều kỳ bí mà không ai có thể giải thích được, người ta chỉ có thể tiếp nhận bằng đức tin. Dấu hiệu về biến cố Ban Mê Thuột đã được thông báo trước đến những người chỉ huy Quân đoàn 2 bằng cả tin tức tình báo và tiếng nói huyền bí, nhưng không hiểu tại sao thành phố này đã không được phòng thủ một cách chu đáo, bị thất thủ 1 tới giai đoạn xoay vần. Chúng ta chỉ còn biết dừng lại ít phút để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã hy sinh một cách oan uổng và cầu cho vong linh họ được siêu thoát.

Ngô Văn Xuân

* Lá thư người lính chiến

Mẹ ơi, lời tâm thư gói trọn tình con viết từ chiến trường
Mẹ ơi, sầu lo chi tóc già bạc phơ sót xa lòng con
Mẹ ơi, đàn em thơ vắng người anh trai có còn khóc hoài
Mẹ ơi, vợ hiền con có còn chăm lo luống khoai tháng ngày
Đời lính thân con nề chi
Sót mẹ già chiều quê gió đông sầu
Và nhớ thương thương người em
Cưới nhau về chồng đi lính miền xa
Mẹ ơi, cầu xin cho xóm làng quê hương xóa mờ chiến trường
Đồng bào ta cùng thương nhau xóa hận thù đi lấp đi đường ranh giới
Mẹ ơi, và con trai của mẹ ngày mai sẽ về, sẽ về...
Mẹ ơi, mẹ hiền ơi chớ buồn vì con nước non chưa tròn...


NGÀY THỨ 6 (TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊN 1975 MẤT NƯỚC )

NGÀY 15-3-1975: Tử Chiến Ở Quảng Nam

*Cộng quân tấn công nhiều khu vực tại phiá Tây tỉnh Quảng Nam

-Ngày 15-3-1975, Cộng quân mở các cuộc tấn công vào một số vị trí đóng quân của lực lượng Địa phương quân, Nghiã quân trên địa bàn các quận Duy Xuyên, Quế Sơn, Đức Dục, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam. Kịch chiến đã diễn ra tại khu vực Gò Nổi, cầu Bà Rén và Nam Phước. Tại Gò Nổi, lực lượng Địa phương quân đã đẩy lùi cuộc tấn công của Cộng quân.

-Cũng trong ngày 15/3/1975, Liên đoàn 915 Địa phương quân Quảng Nam với sự yểm trợ của 1 chi đoàn thiết giáp thuộc Thiết đoàn 11 Kỵ binh/Sư đoàn 3 Bộ binh, đã giải tỏa áp lực của Cộng quân tại Bà Rén, và một đoạn của Quốc lộ 1 ở phía Nam tỉnh Quảng Nam.

* Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 dời về Nha Trang

-Sáng ngày 15- 3-1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 cùng với một số sĩ quan trưởng phòng và sĩ quan tham mưu của đã bay về Nha Trang để tái tổ chức Bộ Tư lệnh Quân đoàn2/Quân khu 2 tại đây.

-Cũng trong ngày 15-3-1975, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá hành quân Tư lệnh Quân đoàn 2 và vài sĩ quan tham mưu bay đi Tuy Hòa(tỉnh lỵ tỉnh Phú Yên) để chuẩn bị đón đoàn quân của Quân đoàn 2 di chuyển từ Pleiku về.

No comments:

Post a Comment