Saturday, April 28, 2018



Chuyến hải hành cuối cùng của Hạm đội Hải quân VNCH

November 28, 2017

dongsongxua

HUY HIEU BO TU LENH HAM DOI

Lời giới thiệu: Những bài viết này do niên trưởng Nguyễn Xuân Sơn trực tiếp chuyển và được NT cho phép phổ biến rộng rãi để giải tỏa những khúc mắc và hiểu lầm trong việc rời chức vụ Tư Lệnh Ham đội của niên trưởng trước Ngày Ra Khơi Cuối Cùng.- HoangsaParacels.

HQ Dai ta Nguyen Xuan Son va De doc James B Wilson.

Lời Giới Thiệu: Trước 30.4.1975, tôi quen biết Đại Tá Phạm Hậu qua chức Giám Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội và sau này qua các chức vụ quan trọng hơn như Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã, Tổng Giám Đốc Hệ Thống Truyền Thanh Việt Nam và đặc biệt tôi quen biết ông qua bút hiệu Nhất Tuấn, nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ với thi phẩm bất hủ “Chuyện Chúng Mình”…

Tôi có đọc qua bản thảo bài viết của Đại Tá Phạm Hậu cách đây chừng hơn 2 tháng nhân ông hứa sẽ viết 1 bài để đăng vào đặc san của Khóa 12 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam – Đà Lạt và khóa này đã đào tạo Đại Tá Phạm Hậu và nhiều sĩ quan ưu tú khác dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu và sau này là Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa thời Đệ Nhị Cộng Hòa.

Đại Tá Phạm Hậu và tôi cùng có quan điểm chung là nên viết chuyện thật người thật dù không nhiều thì ít cũng gặp sự phê bình, chỉ trích khắc khe hay dưới một góc nhìn của người khác không cùng mình nhìn về một hướng. Vì vậy, Cựu Đại Tá Phạm Hậu – nhà thơ Nhất Tuấn chỉ muốn dùng bài viết: Xin Bình An Cho Những Người Đã Chết đăng trong đặc san của Khóa 12 Đà Lạt, nhưng tôi nghĩ đây là một bài viết có tính lịch sử, có cái nhìn của một người học trò trông nhìn vào thần tượng ông thầy của mình và những tâm tình của cựu Đại Tá Phạm Hậu viết về cựu Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt và cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, một bài viết có giá trị về nhiều mặt.

Với tư cách là người đồng tuế với cựu Đại Tá Phạm Hậu, sinh năm 1935, với cấp bậc trong Quân Đội tôi kém hơn hai mai bạc và cũng là người bạn thân của bào đệ ông là cựu Thiếu Tá Phạm Huấn, cùng ám số chuyên nghiệp quân sự 470.0 – sĩ quan thông tin báo chí. Tôi xin mạo muội gởi bài viết này để xin bình an cho những người đã chết cho quốc gia dân tộc. Cựu Thiếu Tá Trần Văn Ngà, Khóa 13 Thủ Đức, cựu Sĩ Quan Thông Tin Báo Chí QLVNCH.

* * *

 

XIN BÌNH AN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT Kính truy tặng cố Trung Tá CHT, Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu


Phạm Hậu, K12/VBĐL

1. Những năm tháng đau buồn ấy


Được mời bất ngờ, cùng các bạn Đài Phát Thanh QĐ và Báo Diều Hâu & Phòng Báo Chí Cục Tâm Lý Chiến dự bữa cơm tối tại hoa viên Dinh Độc Lập với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, rồi khoảng hai tháng sau tôi bàn giao đài Phát thanh Quân Đội cho anh Văn Quang để theo học Khóa 7 Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp (CHTM/CC). Mãn khóa, 1/1971, về lại TC/CTCT và sau đó tôi qua Bộ Thông Tin, quản trị Nha Vô Tuyến Truyền Thanh (VTTT).


Việc đề cử tôi về VTTT khi tôi còn đang học lớp CHTM/CC trên Đàl Lạt là do ông Hoàng Đức Nhã, khi đó là Bí Thư Tổng Thống kiêm Tham Vụ Báo Chí Phủ Tổng Thống, và được sự chấp thuận của TT Nguyễn Văn Thiệu.


Hơn 30 năm sau, ông Nhã kể lại khi trình hồ sơ với những lý do tại sao chọn tôi trong danh sách ứng viên do nhiều cơ quan, yếu nhân, đoàn thể đề nghị, Tổng Thống Thiệu coi hồ sơ, và thấy tên tôi, tốt nghiệp VBĐL/K12, ông mỉm cười nói với ông Nhã:


– Còn nhớ anh chàng này !

Từ ngày tôi về điều hành VTTT (20/07/1971), sau đổi là Hệ Thống Truyền Thanh VN (HTTT/VN) thuộc Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi (BDVCH), tiếp theo qua đảm trách Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã, (trực thuộc Bộ DV & CH) tôi và hai cơ quan truyền thông trọng yếu này đã hòa nhập ngay vào “guồng máy quốc gia” cùng Đệ Nhị Cộng Hòa và toàn dân Miền Nam, nổi trôi theo Mệnh Nước, qua Mùa Hè Đỏ Lửa cùng Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng Trị Thiên Vùng Dậy …


Và rồi… Tháng Tư Đen 30/4/1975, như một trận Bão Thần kinh hoàng ập tới, kéo sụp Miền Nam của chúng ta.

Nhớ tới những tháng ngày kinh khủng và cuộc đổi đời đó, tôi cũng viết vài bài đề cập tới giờ phút chót thoát khỏi VN (1), và “Những Kỷ Niệm với Ngành Phát Thanh” (2)


Nhân dịp phát hành “Kỷ Yếu Khóa 12”, vào tuổi “cổ lai hy” tôi muốn viết ít cảm nghĩ về “ Trung Tá Thiệu, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu” để các bạn Khóa 12 rõ; và nếu cuốn kỷ yếu này tới tay các độc giả bên ngoài, xin quý vị tùy nghi tìm hiểu thêm những năm tháng đau buồn ấy của Miền Nam thân yêu.


2. Hoàn cảnh VN thời Đệ Nhị Cộng Hòa


Khác xa với Đệ Nhất Cộng Hòa thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, khi Ông Thiệu làm Tổng thống thì Hoa Kỳ đã áp đặt được nền Dân Chủ kiểu Mỹ mà họ rất hãnh diện, để chỉ bảo cho các quốc gia nhược tiểu chậm tiến trông vào Mỹ mà bắt chước.


Thấy vậy nhưng không phải vậy, vì trên thực tế, Việt Nam bị những áp chế lấn luớt dưới đây của anh bạn Đồng Minh kiêu căng:


a. Cùng một lúc họ cử 2, 3 Đại Sứ, Phó Đại sứ tới thường trực tại VN; về phía quân sự, họ đưa qua cả chục tướng lãnh sao đầy trên vai, trên cổ áo. Thêm vào đó, tại Miền Nam VN còn có hơn nửa triệu quân của Mỹ, và quân của đồng minh (Đại Hàn, Thái Lan, Phi, Tân Tây Lan, Úc…)


b. Các cố vấn Hoa Kỳ thì lan xuống tới cấp Tiểu Đoàn, Chi khu.

c. Mỹ có các Đài Phát Thanh riêng, có các Đơn Vị Dân Sự Chiến Đấu và tiêu tiền dollars riêng. Đại Hàn cũng có đài phát thanh riêng tại VN cho quân đội của họ.

Quân đội Mỹ tràn vào VN đúng vào thời gian nội các quý ông Phan Huy Quát & Bùi Diễm (nhóm Đại Việt) cùng kỹ sư Phan Khắc Sửu điều khiển guồng máy quốc gia và quý vị lãnh đạo này, tiếc thay, không ai dám phản đối quyết liệt.

Thương quá anh em Tổng Thống Ngô đình Diệm của Đệ Nhất Cộng Hòa trước đó đã bị thảm sát vì chống đối không chịu để Mỹ trực tiếp tham chiến tại miền Nam. Anh em ông Diệm, Nhu, Cẩn… họ không muốn cuộc chiến đấu chống Cộng mất hết chính nghĩa qua sự hiện diện của quân ngoại quốc tại Miền Nam.


Gần đây, cuốn sách Triumph Forsaken: the Viet Nam War,1954-1965, của Tiến sĩ Mark Moyar, hiện là giảng viên tại đại học Thủy Quân lục Chiến của Hoa Kỳ ở Quantico, tiểu bang Virginia, “đã phản bác phương cách giải thích thông thường về vai trò của HK trong cuộc chiến. Sự đóng góp lớn của ông Moyar là đã cho thấy rằng quyết định của HK bỏ rơi ông Diệm và giúp lật đổ ông ta là lỗi lầm lớn nhất trong cuộc chiến” (3).


3. Thuợng tôn Pháp Luật


Sau nhiều cuộc chỉnh lý, đảo chính… những ngôi sao mọc nhanh hơn nấm, đủ loại tướng. Nhưng có một số nhỏ tướng bất tài, vô kỷ luật cũng như vài chính trị gia không đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên và còn làm bậy, làm hại cho tinh thần chiến đấu chống Cộng của quân dân Miền Nam, xét theo luật, ông Thiệu trừng trị họ thẳng tay.


Ông Thiệu nổi tiếng là rất kỹ khi ban tặng các huy chương, nhất là Bảo Quốc Huân Chương với nhành dương liễu; và khi các cơ quan Tư Pháp trình lên, những vụ nhũng lạm, phạm pháp, nếu có đầy đủ chứng cớ, Ông cũng đã xử phạt nhiều tướng lãnh khá nghiêm ngặt bất ngờ.


Trong số này nhiều vị đã là sỹ quan cấp tá, Tư Lệnh Liên Đoàn BB ở ngoài Bắc trước 1954 khi ông Thiệu còn ở cấp đại uý, cũng như nhiều vị là cựu bộ trưởng, đương kim tư lệnh sư đoàn do chính ông bổ nhiệm, hay có vị đã từng đảm nhận chức Tư lệnh Sư Đoàn, Tư lệnh Binh Chủng trước ông ngay từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, bị phạm kỷ luật nặng có chứng cớ thật rõ ràng thì cũng không khoan nhượng.

3. Truy tố, tống giam hay quản thúc trong khi chờ Tòa xét xử.


Ô. Nguyễn tấn Đời, Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Dân Biểu Trần Ngọc Châu, Nghị sĩ Nguyễn văn Chức ….

4. Cho ký giả ngoại quốc … biết phép nước

Từ cuối thập niên (19)60, VN là nơi rất đông ký giả ngoại quốc tới thuờng xuyên. Một số, nhất là ký giả Hoa Kỳ, lộng hành làm trời làm đất, coi dân Việt, cảnh sát và giới chức thông tin của ta … bằng nửa con mắt.

Khi ông Nhã, em họ Tổng thống Thiệu, giữ chức vụ Bí Thư Tổng Thống (1968), tiếp kiêm Tham vụ báo chí Phủ TT (1969), và sau coi Bộ Bộ Dân Vận & Chiêu Hồi, ngay từ đầu đã chỉ thị Trung Tâm Báo Chí (TTBC) theo dõi thật sát để giữ đám ký giả ngông nghênh này trong khuôn phép.

Những chuyên viên của TTBC đa số đều tốt nghiệp Cử Nhân, Cao Học tại ngoại quốc. Họ tình nguyện về phục vụ Đất Nước với quyền lợi lương bổng bằng ½ nhiều khi bằng 1/5 so với các hãng ở Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nhật trả cho họ.

Ví dụ ông Cục Phó Cục Thông Tin Quốc Ngoại, trong đó có Trung Tâm Báo Chí (TTBC) mà ông trông coi. Ông Trần Khánh Vân này có bằng kỹ sư hầm mỏ tại trường University of Missouri, School of Mines. Ông đậu Thủ Khoa, nhưng đặc biệt, điểm tốt nghiệp của ông cao nhất trong lịch sử từ khi ngôi trường rất danh tiếng này được thành lập.

Phối hợp trước vói cơ quan An Ninh, nhiều phóng viên ngoại quốc (đa số là Hoa Kỳ) gây rối loạn nơi công cộng, uống rượu say lái xe, đánh nhau giành gái bị “các em” khiếu nại… và xe Cảnh Sát… rất tình cờ… tới lúc đó, để nhân viên công lực còng tay ngay trên phố đông, hay nơi khách sạn, giữa tiệm ăn… rồi đẩy kẻ phạm pháp lên xe về bót nằm ít giờ hay 1, 2 ngày. Văn phòng ông Vân là cứu tinh của họ trong các trường hợp này, và lẽ dĩ nhiên tùy “lý lịch riêng” của mỗi người, Ông Vân sẽ giúp họ khác nhau.


Có người 1,2 giờ ngồi cho muỗi đốt. Có người… phải chờ vài ngày, nằm ép rệp, ngửi mùi nước tiểu khai nồng, thèm thuốc điên người.


Trường hợp “đặc biệt” 3, 4 phóng viên bị trục xuất khỏi VNCH, trong đó có trưởng phòng đại diện của báo New York Times, dù đại sứ Bunker đích thân can thiệp với Ông Nhã, nhưng cuối cùng hắn vẫn bị đuổi về Mỹ!


Đây là thành tích ngoạn mục nhất, ông Vân theo lệnh ông Nhã, cho ký giả ngoại quốc ở VN “biết phép nước”… mà các trào truớc, thời cụ Diệm, thời quý ông Phan Huy Quát, Bùi Diễm, Phan Khắc Sửu, thời tướng Kỳ… chưa có trường hợp tương tự.


5. Rất thương quân sĩ và vô cùng can đảm


Ông Thiệu là một trong những sỹ quan có bằng nhẩy dù tuy không bắt buộc vì ông không ở binh chủng này. Trước đó khi là sĩ quan cấp úy, ông đã phục vụ tại Đệ Tam quân Khu Bắc Việt cùng các sỹ quan cấp úy cấp tá như: Trần Thiện Khiêm, Phạm văn Đỗng, Dương Quý Phan, Nguyễn Bảo Trị, Tôn Thất Đính, Trần Văn Cường, Đỗ ngọc Nhuận, Đỗ Mậu. v.v...


Khi biết chuyện Quỹ Tiết kiệm Quân Đội có sự mờ ám và bọn đầu nậu lon to lấy tiền lính góp hàng tháng để đầu tư riêng cho phe cánh tài phiệt của họ, ông cho lệnh điều tra ngay. Có chứng cớ rõ ràng, ông bãi bỏ quỹ này, trả lại tiền cho lính cùng nghiêm phạt các giới chức liên hệ .

Mùa Hè Đỏ Lửa, tháng 5/1972, ông Thiệu ra thanh sát chiến trường Trị Thiên. Đoàn xe 6 chiếc Jeep quân đội mui trần. Ông ngồi xe đầu bên cạnh tướng Trưởng, Tư Lệnh QK1.

Xe thứ 2 là Lữ Đoàn trưởng Thiết Kỵ và Bộ Tham Mưu Quân Đoàn.

Xe thứ 3 có tướng Đặng Văn Quang, ông Hoàng Đức Nhã và vài sỹ quan tham mưu.

Các toán truyền tin, cận vệ chất trên những chiếc Jeep sau.

Suốt lúc đi cũng như khi về, pháo và hỏa tiễn địch rơi dọc hai bên đường khi xa lúc gần ở cả phía trước và phía sau đoàn xe.

Lúc đó thì bom đạn tránh người và bà gọi ai người ấy thưa! Biết đâu mà né trốn?

Đó là Chiến Trường Trị Thiện Vùng Dậy.

Rồi ngày 7/7/72, Tổng Thổng Thiệu và Đại Tướng Viên với 2 trực thăng bất chợt nhào vào Bình Long Anh Dũng thăm chiến sĩ mặt trận An Lộc khi tiểu khu này còn đang mịt mù khói lửa.

 

Xin trích 1 đoạn bài viết của CÙI 12 TBX: viết trên đặc san trường VBĐL:


“TT Thiệu tới trước Đài Chiến Sĩ Trận Vong của Biệt kích 81 quỳ xuống tưởng niệm. Khi đứng dậy, ông rút khăn mùi-xoa lau mắt đỏ hoe.

Ông chỉ thị cho Đại Tướng Cao Văn Viên: – Bộ TTM xét trình thăng thưởng đặc cách mỗi người 1 cấp và thiết lập loại huy chương đặc biệt, đặt tên là “Bình Long Anh Dũng”, ân thưởng cho những quân nhân đã dự chiến trường tại An Lộc.

Trọng pháo vẫn nổ ì ầm, khi xa lúc gần. Nhưng khi ông Thiệu vừa dứt tiếng, bỗng pháo địch rơi ào ạt quanh khu Bắc An-Lộc, có trái rớt cách phái đoàn vài trăm thước đất cát tung mờ mịt. Từ TT Thiệu, tới các tướng tá và cả ông Bí Thư dân sự Nhã không một ai hoảng sợ nằm xuống hay chạy nấp sau các bao cát.

Trái lại mấy người cùng cười vang khi TT Thiệu quay qua nói với tướng Pháp Vanuxem:

– Nó lại pháo nữa như mọi ngày, cả hơn 3 tháng rồi. Chắc nó biết tôi đến hôm nay nên nó đón chào tôi đấy!”

Tại chỗ Vòm Chợ, có một số đồng bào và anh em quân sĩ đứng ngồi rải rác xung quanh chờ đợi. TT Thiệu tới, đứng trên chiến xa giữa cả đống chiến xa địch đã bị bắn cháy. Ông nói rất hay, hùng hồn lưu loát. Ông khen quân dân An Lộc không chịu khuất phục bọn CS ác ôn. An Lộc rất xứng đáng là Bình Long Anh Dũng cũng như Kon Tum Kiêu Hùng. Đặc biệt ông khen các đơn vị Địa Phương Quân cũng như Nghĩa Quân của Tiểu Khu Bình Long không tiếc lời vì họ chiến đấu dũng cảm không thua sút đơn vị chính quy.

Cùng với đơn vị phòng thủ, ĐPQ/NQ cũng bắn hạ các chiến xa đủ loại của địch, từ thiết vận xa PT76, chiến xa phòng không ZSU 57/2 và ngay cả chiến xa số 1 của Nga viện trợ cho CSBV, chiếc T 54 nổi tiếng khắp thế giới, cũng bị anh em ĐPQ bắn cháy !

Ông còn nói thêm: – Đồng bào đừng quên, tướng Hưng và Đại Tá Nhựt cùng các chiến sĩ giữ vững An lộc tới giờ phút này là nhờ toàn dân hậu thuẫn, sát cánh với các chiến sĩ. Vậy đây là thành tích chung của Quân Dân An Lôc.

Chỉ ít ngày sau chuyến vào An lộc của TT Thiệu, 1 trực thăng HK, thả tướng Tallman và phái đoàn rồi vút lên rất nhanh. Bắc Quân vẫn còn phục sẵn ở Đồi Gió, dùng súng không giật 75 ly bắn vào bãi đáp. Trực thăng thoát, nhưng tướng Tallman và một số sĩ quan Mỹ chết tại chỗ.” (4).

6. Quyết liệt bảo vệ Đất Nước

Miền Nam mất đã hơn 30 năm. Đọc các lời tuyên bố, bài báo và hồi ký của yếu nhân Mỹ: Ô Nixon, Kissinger, Johnson, Ford, hay những bài viết trung thực mới đây của tiến sỹ Lewis Sorley (5), họ đều có nhận xét ông Thiệu đã quyết liệt tranh đấu tới phút cuối cùng cho quyền lợi của VNCH trong vụ Hòa Đàm Ba Lê.

Quân Dân Miền Nam, dưới sự lãnh đạo của ông đã tin tưởng và đánh thắng CSBV nhiều trận rất oai hùng (TCK/Mậu Thân, Hạ Lào, Mùa Hè Đỏ Lửa..)

Dịch bài của Sorley xong, những giòng kết luận, cựu Trung Tá Không Quân Trần Đỗ Cung, người dịch, đã viết:

“Trong phần dành cho Thiệu tôi thấy thương ông ta khổ tâm nhiều trong thời kỳ mười năm nắm vận mệnh quốc gia, đương đầu với Mỹ, với đe dọa đảo chính và với tình hình đa đoan của nước nhà.

Được đọc bài phỏng vấn cựu Phụ Tá thân cận Nguyễn Văn Ngân của Trần Phong Vũ tôi càng nhìn rõ sự cô đơn của một lãnh tụ, thông minh, mưu trí nhưng sinh bất phùng thời. Và tôi càng thông cảm nỗi bất hạnh của ông để đặt câu hỏi “một người khác nắm quyền có khá hơn không hay là chúng ta lại phải trải qua một bất hạnh lớn hơn ?

Ngoài ra chúng ta có thể tìm đọc thêm những tài liệu vừa đựơc Hoa kỳ cho giải mật, ví dụ cuộc thảo luận giữa Chu Ân Lai và Kissinger ngày 20/6/1972, đề cập tới sự sắp xếp của các đại cường Tư Bản và Cộng Sản quốc tế mà Mỹ & Trung Cộng, gạt Nga ra ngoài, để Mỹ và Trung Cộng giữ vai trò then chốt (6). Nhưng có một câu hỏi tới nay chưa ai trả lời rõ ràng được:

Vụ rút quân khỏi Vùng 2 và Vùng 1 Chiến Thuật?

Còn nhớ, tháng 7/2000, nhân dịp đám cưới con gái Lôi Hổ (LH) Đoàn Hữu Đ. ở VA., một số đông anh em LH quanh vùng mà 1/3 là tù cải tạo vừa qua Mỹ đoàn tụ nghe tin Ông Bà Thiệu đến, họ tự động tới nơi tổ chức tiệc cưới; phần để chung vui với LH Đ. phần để âm thầm bảo vệ Ông bà Thiệu như khi ông Thiệu còn là Tổng thống VNCH của họ năm xưa.

Bàn ông Thiệu trong tiệc cưới có nhiều tướng lãnh ngồi chung, nhưng không có Tướng Trưởng.

Một trung tá, học trò Ông Thiệu, người đã thăng cấp đại úy trước tướng Trưởng 3 năm, từ Seattle qua VA mừng gia đình bạn đồng nghiệp ở bộ Dân Vận & Chiêu Hồi ngày nào nhân dịp cháu Hải V., trưởng nữ của bạn vu quy, nghe LH Đ. nói, có ÔB Thiệu ngồi bàn gần đó nên vội dẫn vợ con lại chào và thấy ông vẫn còn khỏe mạnh vui vẻ.

Ai ngờ, năm sau vào ngày đám cưới Hải N., thứ nữ của LH Đ., tuy đã nhận lời, nhưng ÔB Thiệu không thể tới dự vì đúng ngày 29/9/2001, Ông Thiệu mất do biến chứng của bệnh xuất huyết trên não.

7. Tin Đồn và … có những câu hỏi !

Ngày 7/2/2007 tôi đọc 2 bài báo. Bài mới của Nguyễn kỳ Phong (NKP), và bài cũ cho đăng lại của Phạm Kim (PK). Vào cuối tháng 1/2007, tướng Trưởng tạ thế, nên dịp này họ viết nhiều về ông.

Phạm Kim thuật lại khá chi tiết lúc tướng Trưởng, mặc quần áo xám của lính Hải Quân, không có cấp bậc, ngồi trên bãi bể chờ Hải Quân cứu.

Ông bị bắt ngay khi về tới Saigon.

Lại thêm nhiều bí mật hé lộ.

Bí mật và tin đồn thì nhiều lắm lắm. Phe Ông Kỳ dọa đảo chánh liên miên. Một ông Tướng mà ông Thiệu vừa đeo sao và bổ nhậm làm Tư Lệnh 1 đại đơn vị, sau này viết trên báo ở Hải Ngoại, tiết lộ … đã nói với ông Trưởng – bạn cùng khóa – để ông đem đơn vị đang tăng phái tại V1, về đập tan Dinh Độc Lập, nhưng ông Trưởng không thuận.

Xin bình yên cho những người đã chết

Bài của Phạm Kim đã đăng trên nhật báo NVCali và Quán Văn từ 4/2005, và Phạm Kim nói với người viết ngày 12/2/07, Đô Đốc Chung Tấn Cang xác nhận là PK viết đúng sự thực mặc dù vị tướng HQ này là một người tu xuất bên đạo CG và rất ít nói.

Nhiều quân nhân VNCH bị chết thảm vì phi cơ của ta oanh kích “lầm” (?) trên chiến hạm HQ 404 – nơi mà Saigon biết … như là có tướng Trưởng ở trên tầu này.

Một trong những người chết là Trung Úy Nguyễn Độ, người Bắc, bạn của Phạm Kim. Phạm Kim, cựu SQ Báo Chí của Hải Quân trước 1975, một ký giả chuyên nghiệp yêu nghề và rất thành đạt trong báo giới, cũng là người hơn 15 năm trước giới thiệu nhà thơ trẻ Trần Mộng Tú, và đúng như sự kỳ vọng của anh, Trần Mộng Tú là một nữ thi sĩ nổi danh khắp thế giới sau đó, và có đông độc giả ở VN hiện nay.

Phạm Kim còn nhấn mạnh, chính vị Tư Lệnh HQ cuối cùng do Đại tướng Dương Văn Minh chỉ định, Đại Tá Nguyễn VănTấn, 1 trong những người tù lâu năm nhất trong Trại Cải Tạo của CS, cũng xác nhận bài viết của PK trung thực.

Lại xin bình an cho những người đã chết

Lịch sử sau này sẽ có nhiều việc, rất nhiều viêc phải làm cho rõ trắng đen. Cấp chỉ huy nào đã ra lệnh cho chuẩn tướng Chức để ông dám sẵng giọng hỏi trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân ĐOÀN I:

– Ai cho anh về? (7) Tướng Trần Văn Đôn tân Tổng Trưởng Quốc Phòng, hay ông Thiệu?

Nhưng trong bài mới nhất viết về tướng Trưởng, ông đã trả lời sau khi Nguyễn Kỳ Phong, gặng hỏi ông nhiều lần, v/v rút quân khỏi V1:

“Tướng bại trận thì không thể nói mình anh dũng. Bậc trí sĩ, đại phu, khi để mất nước không thể nói mình có mưu lược.”(8)

Có thể qua câu nói này, với tuổi đời ngày một già, và đọc thêm nhiều tài liệu đã giải mật, ông Trưởng phần nào hiểu được tại sao có vụ thảm bại Tháng Tư Đen.

Và đặt địa vị ông vào chỗ ông Thiệu, ông sẽ làm như thế nào?

Có khá hơn chăng?

Có giữ được Miền Nam chăng, dù rút hay không rút khỏi 2 VCT (I và II)?

Gác bỏ ra ngoài mọi nghi vấn, tôi vẫn nghĩ: ông Trưởng là một dũng tướng rất đáng kính phục của binh chủng Dù chúng tôi.

Hơn nữa, ông là vị tướng thanh liêm, ăn ở tròn trịa. Cùng 3 sao, nhưng Tư Lệnh Quân Khu Ngô Quang Trưởng vẫn ra tận sân bay nghiêm chỉnh chào đón Tư lệnh Sư đoàn Dù, xếp cũ của mình, mỗi lần Trung tướng Dư Quốc Đống tới Vùng 1/CT.

Hơn nữa tình hình đâu đã quá bi đát ??

Cổ Thành Quảng Trị còn lấy lại được, huống hồ giữ Huế dù gay cấn cho lắm thì cũng chỉ như hồi Mậu Thân 1968 là cùng!

Nhưng lệnh từ Dinh Độc Lập, rồi từ Tổng Tham Mưu … nhiều lệnh và cấp bách quá. Chuyện quốc gia, người nào cũng rối như tơ vò và mấy ai hiểu cho lòng tướng biên thùy lúc này ?

“…Lệnh sáng: giữ, lệnh chiều: bỏ Huế
Bao chiến công cũng thế mà thôi
Tro thiêu rải bốn phương trời
Hạt tro nào …dạt vào nơi Cổ Thành”
(nhất tuấn /TCM)

Và … nơi quê người, mặc dù tướng Trưởng bị TT Thiệu phạt, ông vẫn đích thân lên Boston dự lễ an táng của TT Thiệu, khác với nhiều tướng lãnh, tổng trưởng, đại sứ … trước đây nhận ngập ơn mưa móc; nay nghĩa tử là nghĩa tận, lại viện cớ không tới dù ở cách thành phố Boston chẳng bao xa.

Mấy ông tai to mặt lớn này thua tướng Trưởng, và các anh Mạch Văn T., Lưu Vĩnh L. K12 chúng tôi rất xa!

Nhiều lần ông Nhã tâm sự với người viết, những ngày hòa đàm Hiệp Định Ba Lê, đôi khi thật tột cùng cô đơn, vì với bao nhiêu tướng lãnh bộ trưởng trong phòng họp ở Dinh Độc lập, nhìn quanh … không còn một ai là dám cãi lại Đồng Minh dù thấy rõ là họ đang ép mình tới nghẹt thở, và nước sắp mất tới nơi.

Chỉ có TT Thiệu và ông Bí Thư Nhã, hai người dân Phan Rang, nhất định chống kỳ cùng để “còn nước còn tát’, chịu chung trách nhiệm với quân dân đang ngày đêm chống giặc thù từ tuyến đầu lửa đạn.

Khi tính mạng bị đe dọa sỗ sàng kín, hở, ông Nhã đã nói thẳng với viên đại tướng da trắng tóc hung đó:

– Các ông ám sát chúng tôi là cùng chứ gì! (9).

Trong một buổi chiều trung tuần tháng 10/1972, khi ông Kissinger sang Saigòn để ép TT Thiệu ký hiệp định Ba Lê mà ông ta (Kissinger) đã kết thúc với Bắc Việt trước đó vài ngày, nhưng Đại sứ Bunker và phái đoàn của Kissinger phải ngồi chờ hơn nửa giờ mới được DĐL tiếp, tiếp một cách rất miễn cưỡng, và Kissinger về tay trắng, bẽ bàng vì không giữ được lời hứa trước chắc chắn hòa đàm Ba Lê sẽ được ký ngày đó … tháng đó …

Và ngay lập tức HTTT/VN chúng tôi … mấy ngày liên tiếp … đã đả kích đích danh “cố vấn” Kissinger cùng Thượng nghị sĩ McGovern (ứng cử viên TT của đảng DC, vua phản chiến và gọi Saigon/VN là ổ điếm) và nói thẳng, giải pháp của Mỹ trong hòa đàm ở Ba Lê đã ép VNCH và làm lợi cho CSBV quá nhiều.

Mới đây, các nhà viết sử đã nghiên cứu viết lại cho thật chính xác về: Lê Ngọa Triều, về «Ngụy Tây Sơn», về «Việt Gian theo Pháp Nguyễn Thân» khi tiểu loạn Cần Vương, đào mả cụ Phan Đình Phùng, thiêu ra tro, trộn với thuốc súng bắn khắp 4 phương (10).

8. Lịch Sử sẽ xét lại hết

Xin hãy để lịch sử xét công và tội của TT Nguyễn Văn Thiệu.

Khi ông chết, các Sĩ Quan K12 trên Miền Tây Bắc Hoa Kỳ chúng tôi vẫn tổ chức lễ truy điệu ông rất trang trọng, do Thượng Tọa Trụ Trì Chùa Phật Giáo VN chủ lễ, dù có sự chống đối đả kích ở địa phương.

Là khóa đầu tiên của nền Cộng Hòa, chúng tôi có nhiều người khi ra trường được tuyển chọn làm Sỹ quan tùy viên của TT Ngô đình Diệm, như các anh Lê công Hoàn, Nguyễn Cửu Đắc, Đỗ Thọ.

Khóa 12 cũng có nhiều người đảm trách các chức vụ dân cử, công cử, tiểu khu trưởng. Chúng tôi cũng có nhiều anh mang cấp đại tá; có vị lên tướng, như anh hùng An-Lộc, Chuẩn tướng Mạch Văn Trường, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB.

Ra trường tôi không làm việc trực tiếp dưới quyền ông Thiệu.

Mang cấp đại úy từ 10/1960, cấp bậc Thiếu tá do Niên Trưởng Vũ Đức V. (K1 VBNĐ) đề nghị vì thấy tôi đeo 3 mai vàng cùng với ông, nay ông đeo 2 mai bạc là Tổng Giám Đốc Cục VTTT, tôi coi đài PT Nha Trang vẫn còn ở cấp đại úy.

Còn thăng cấp Trung Tá đầu năm 1972 không phải do Bộ Thông Tin đề nghị mà theo danh sách thăng thưởng thường niên tự động nếu đủ tiêu chuẩn của BTTM/TQT.

Tuy chỉ là một cấp chỉ huy điều hành các cơ quan thừa hành trong chính phủ, nhưng hàng ngày nghe tường thuật của các phóng viên khi họ ra tiền tuyến làm phóng sự chiến trường hoặc theo cấp lãnh đạo vào Trị thiên, Kontum, An Lộc (11); và trên hết, vì được làm gần cấp lãnh đạo trong giờ phút nghiêm trọng của Đất Nước, tôi mới cảm nhận thấy hết được sự phẫn hận đau đớn tủi nhục tột cùng của nguời dân một nước VN nhược tiểu.

Cũng vì thế tôi càng thêm kính phục Tổng Thống Thiệu cùng ông Nhã về tinh thần yêu nước của hai người. Họ không sợ đảo chánh, ám sát, dù rất cô đơn mà vẫn quyết một lòng tranh đấu cho Quê Hương.

Còn ai làm hơn họ lúc đó?

Dù bài viết này có thể không vừa ý nhiều người, nhưng tôi không thể ngậm tăm mãi!!

Tôi muốn nói rõ ra sự can đảm của những cấp chỉ huy đáng kính của tôi vì tôi biết họ chịu muôn áp lực từng giờ phút, mà vẫn xả thân lo việc nước...

Cá nhân tôi, tới bây giờ vẫn kính trọng vị cựu Chỉ Huy Trưởng, Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu, như thời gian tôi và các bạn K12, khóa đầu tiên của nền Cộng Hòa (12), khi mái tóc còn xanh, mộng đời còn đầy ắp, hăm hở xin nhập học trường VBLQĐL hơn nửa thế kỷ trước.

Ngay cuối thập niên (19)49 và giữa thập niên (19)50 ông Thiệu đã được cử du học ở Pháp (khóa Sỹ Quan BB) và Hoa Kỳ, khóa dành cho sỹ quan cao cấp, học về nghệ thuật quân sự và phương cách lãnh đạo chỉ huy cấp sư đoàn cùng sự điều động cấp quân đoàn trong các cuộc hành quân phối hợp. Đặc biệt tại Fort Leavenworth, Kansas, Khóa dậy Nghệ Thuật Chỉ Huy và Lãnh Đạo, chính các sĩ quan Khóa Sinh Mỹ than là lớp học rất khó, có nhiều người phải tự tử.

Niên Truởng Thiếu tướng Trần Quang K., khóa 6/VBDL, là khóa sinh của trường này, cũng xác nhận với tôi đó là sự thật qua lá thư của Tổng thống Eishenhower cựu khóa sinh, đã than phiền «khóa học hết sức căng thẳng, thời gian quá dài»…

Lá thư này hiện nay còn đóng khung treo tại Nhà trường.

Là con người, hẳn ông Thiệu cũng có nhiều lỗi lầm trong binh nghiệp cũng như nơi chính trường. Có nhiều câu hỏi như trên tôi đã viết, lịch sử cần phải làm cho sáng tỏ.

Và thêm vài điều như:

– Năm 1972-1974, mình đánh bao nhiêu trận hào hùng, tinh thần Dân Quân Cán Chính lên như diều dù lúc đó Bắc Quân đã vượt Bến Hải đánh khắp mọi nơi vô cùng nguy ngập mà vẫn giữ được nước.

Qua năm 1975 chưa đánh trận nào đã mất ½ lãnh thổ và 2 Quân Đoàn (13); và “tại sao Miền Nam VN với một quân đội được trang bị đầy đủ và thiện chiến như vậy, chỉ trong 40 ngày đã biến mất?” (14)

– Tại sao những dũng tướng của QL/VNCH, ngoài tướng Trưởng, ví dụ 1 ông tướng trước khi về đảm nhận trách vụ tư lệnh 1 đại đơn vị, đã từng nổi danh là Tư lệnh Lữ đoàn Ưu Tú nhất trong tứ trụ: Lịch, Nam, Lưỡng, Trưởng, rất dạn dầy chinh chiến của SĐ Nhẩy Dù; nếu bỏ tù ông vì liên hệ tới các vụ buôn lậu, tại sao một vị trung tướng khác và “mấy bà lớn nổi tiếng với những áp phe kinh người” mà dư luận chú ý tới nhiều hơn … vẫn bình chân như vại?

Cả việc bắt giữ BS Trần Kim Tuyến và LS Nguyễn văn Chức cũng có nhiều dị nghị.

Hẳn có nhiều uẩn khúc phức tạp mà chỉ có giới chức Tư Pháp cao cấp mới có thể hiểu rõ được!

Và cũng quan trọng hơn hết, thực sự công tội ông ra sao? Ông tháu cáy với Mỹ??

Tuy không là sử gia, nhưng tôi có thể nói ngay điều này: chắc chắn chính Tổng Thống Thiệu là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất vì để mất Miền Nam!

Nhưng tôi tin ông không bán nước cầu vinh. Và tôi cũng không tin ông thấy Miền Nam Tự Do sắp mất, mà sợ hãi, lo giữ lấy thân, cắm đầu nhắm mắt tuân theo lệnh ngoại bang; hoặc diễn trò ma giáo “nhận dollars của Mỹ còn chống Mỹ giả vờ !” như luận điệu của các phần tử chống đối ông đã ác ý xuyên tạc.

Chê trách thì nhiều lắm lắm và ai cũng nói được; nhưng, như GS Nguyễn Ngọc Linh trong bài gần đây nhất, sau khi thống trách các nhà lãnh đạo Đệ II VNCH về thảm nạn Tháng Tư Đen:

– người ra lệnh vội rút quân rồi chạy thoát thân;

– người không biết xoay sở nên đã lấy quyết định bất hợp pháp;

– kẻ chưa bao giờ được dân cử dù là chức xã trưởng, mà lúc đó cũng tranh đòi điều khiển quốc gia…

cuối cùng tác giả Râu Cáo dịu giọng:

– “Trách là trách đấy thôi, chứ đến 10 ông Thiệu, ông Hương, ông Minh cũng không làm sao cứu vãn được tình thế một khi Mỹ đã nhất quyết cắt hết viện trợ quân sự khiến vào những ngày cuối cùng của chiến tranh, mỗi người lính chỉ còn được phát mỗi ngày có mấy viên đạn và một trái lựu đạn mà thôi.” (15)

Và thành thật mà nói, trong hoàn cảnh này, liệu ai có phép thần thông để giữ được Miền Nam? Hay “một người khác nắm quyền có khá hơn không hay là chúng ta lại phải trải qua một bất hạnh lớn hơn ”? như dịch giả Trần Đỗ Cung đã viết ở trên.

Các vị này đã có lý khi nêu những nhận xét khách quan trên, vì trong cùng số báo Ngày Nay 594, mục thường xuyên, cũng có bài bác sĩ Việt Nguyên viết căn cứ theo cuốn sách “Nixon and Mao“ của bà Magaret Macmillan, một sử gia Gia Nã Đại, cho thấy những bí mật tình báo bất ngờ tới nay mới được khám phá:

“Chánh phủ Trung Quốc đã trợ giúp cho Bắc Việt lên đến 20 tỷ Mỹ kim từ năm 1950 tới 1975 khi Saigon sụp đổ. Trung quốc gửi hàng trăm ngàn súng đạn, quân cụ, quân trang, quân dụng, mùng chống muỗi; tổng cộng 320,000 quân vào cuối thập niên 1960. Trung quốc xây cầu đường nhưng đồng thời xử dụng điều khiển đại pháo chống phi cơ và hỏa tiễn phòng không.

Sự hiện diện của lính Trung Cộng giúp Bắc Việt rảnh tay đánh lại VNCH và Hoa Kỳ” (16)

Ngay từ 1955, không phải lệnh nào của Mỹ cũng phải tuân theo vì Trung Tá Nguyễn văn Thiệu đã bênh vực tôi khi xảy ra sự lộn xộn giữa tôi và viên giáo sư Mỹ, dậy Anh Ngữ trong trường rồi ông này vu cáo tôi, đòi đeo súng cũng như phải có người theo bảo vệ mỗi khi tới trường VBDL vì nếu không SVSQ Phạm Hậu sẽ giết ông ta.

Gần đây, Niên Trưởng Ngô văn N., học trước tôi nhiều lớp ở Chu Văn An Hanoi, cựu y sĩ Liên Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam, đã khen ông Thiệu, khi nhớ lại lúc bên Hành Pháp mời 10 người, trong đó có Ông N. vào dự dạ tiệc tại Dinh Độc lập.

Số người này thuộc bên Lập Pháp (Quốc Hội Lập Hiến) dù đã nhiều lần được phía quân đội khéo léo dò hỏi rồi thuyết phục, họ vẫn không dứt khoát thuộc phe Thuận hay Không Thuận trong số phiếu quyết định cuối cùng để cho liên danh Thiệu Kỳ đắc cử hợp pháp.

Trái với dự đoán của mọi người, không có vụ đe dọa, hay mua chuộc bằng chức vụ, cho các ghế đại sứ, bộ trưởng ….

Vào điểm chính, sau bữa ăn, khi gần tiễn khách, ông Thiệu nói với mọi người, đại ý:

– Việc Nước là việc Chung. Thế cờ đã như thế, các anh OK thì cùng làm, bằng không thì chúng ta xóa bài làm lại!

Từ truớc 1970 cho tới nay, lời dặn dò của TT Thiệu đôi khi như văng vẳng bên tai: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm!”.

Tới bây giờ câu nói này vẫn còn rất đúng!!

Và ngay đầu năm 1974, dù biết Đồng Minh không yểm trợ chúng ta, nhưng trong trận hải chiến Hoàng Sa ,TT Thiệu đã chỉ thị rõ ràng cho HQVN: “Chúng ta không để mất một tấc đất nào cả! ” (17)

9. Cái Quan Định Luận

Làm người thật khó. Người lãnh đạo một nước còn khó hơn gấp bội!!

Đọc Sử VN cận đại, anh hùng Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh, chết rồi còn bị quật mồ, phân thây, đầu lâu là bình nước tiểu mỗi ngày cho người thắng trận.

Cận thần nam nữ danh tướng của mình thì bị voi dầy ngựa xé và mấy trăm năm sau chính sử nhà Nguyễn vẫn gọi triều đại Tây Sơn là Ngụy Tây.

Tổng thống một cường quốc bên kia Thái Bình Dương của VN, hai anh em lần lượt cùng bị bắn chết trong mùa tranh cử.

Người chết có thể lờ mờ đoán được ai là kẻ thù, nhưng chính hung thủ còn sống cũng không sao hiểu được, phút chót lệnh tới, họ phải bấm cò nhả những viên đạn oan nghiêt vào mặt vào ngực những người rất đáng kính trọng này.

Còn TT Ngô đình Diệm?

Phe CS chôn sống anh và cháu ông năm 1945. Gần 20 năm sau, tới luợt ba anh em ông bị đâm, bắn trên Thiết vận xa, bị xử bắn bởi lệnh các tướng lãnh của VNCH, quốc gia Miền Nam Tự Do mà chính ông thành lập nên gần 10 năm trước đó!

Và TT Nguyễn Văn Thiệu?

Không bị giết chết, nhưng cũng quá tệ!! Lính đập phá mồ mả, đốt nhà cửa xóm làng ông, viết trên mộ trên tường những lời chửi bới tàn độc. Rồi suốt bao năm nơi viễn xứ lưu đầy, ông nhận chịu bao nguyền rủa, thù hận của thuyền nhân, của tù cải tạo, của cô nhi tử sĩ … qua các cơ quan truyền thông, trút hết cho ông chỉ vì 4 chữ «TỘI QUY VU TRƯỞNG ».

Tám năm làm Tổng Thống, chẳng biết quyền rơm vạ đá ra sao, chỉ thấy ông phải chịu hơn 30 năm ngậm hờn cho tới lúc chết.

Tôi chưa từng nghe 1 bạn nào cùng Khóa 12 nặng lời chê trách Ông Thiệu bao giờ.

Họ chỉ nói ông giỏi tham mưu, rất kỹ trong công việc khi ra lệnh thì kiểm soát việc thi hành lệnh từng chi tiết, và nhớ dai để… quên đeo sao cho ông này ông nọ (các đạị tá Đỗ Ngọc N., Nguyễn Quốc Q, Trần Văn C. v.v ….), phòng xa tránh hậu hoạn, nhưng không đuổi tận diệt tuyệt, và người có khả năng vẫn cho làm việc tương xứng.

Với tôi và rất đông các bạn K12, ông Thiệu là một vị tướng lãnh tài giỏi, can đảm; vị Tổng Thống Yêu Nước Thương Dân Thương Lính và cũng như vị tiền nhiệm của ông, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã tận lực bảo vệ Miền Nam thân yêu của chúng ta.

Tiếc thay việc lớn không thành!!

Từ ngàn xưa mấy ai đem thành bại luận anh hùng???

Lần cuối, lại “Xin Bình Yên cho những người đã chết. (XBYCNN ĐC)

Phạm Hậu

(1). Một lời cám ơn rất muộn , Phạm Hậu Nguyệt San Khởi Hành số 42, tháng 4/2000

(2). Những kỷ niệm với ngành Phát Thanh, Phạm Hậu – Đặc San Truyền Thông Quốc Gia (TTQG) 2005.

(3). Này Kia Kia Nọ, Râu Cáo – Ngày Nay số 590, tháng 2/2007.

Râu Cáo là bút hiệu của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, cựu Giám Đốc Nha VTTT, Tổng Giám Đốc Tổng Nha Thông Tin, và TG Đ Việt Tấn Xã. Cũng trong bài báo, GS Linh đã tóm tắt một trong những điểm chính của cuốn sách này: “cuộc đảo chính lật đổ ông Diệm vào ngày 1/11/1963, do ông Cabot Lodge đề xướng mà không có sự thỏa thuận của TT Kennedy, theo ông Moyar, là một nhầm lẫn đưa đến thất bại của Mỹ và làm mất Miền Nam VN vào tay Cộng Sản một cách lãng nhách.”

Có thể đọc thêm sách của TS Mark Moyar: “Phoenix and the birds of Preys”: The CIA ‘s Secret Campaing to Destroy the Viet Cong, 11/1997

(4). Ông Bush đi Bagdah, ông Thiệu vào An-Lộc, Cùi 12 TBX – Đặc San Đa Hiệu, 2001

(5). Xác định giá trị QLVNCH, TS. Lewis Sorley – Đặc San Không Quân Bắc Cali, Xuân 2007, dịch bởi Trung tá Không Quân Trần Đỗ Cung (cựu Tổng Cục Trưởng TC Tiếp Tế) và xin đọc chi tiết đầy đủ trong website http://www.kbchaingoai.net/XacDinhGiaTriQLVNCH.html.

(6). Sự Thực Về Cái Gọi Là “Đại -Thắng Mùa Xuân”, Trần Bá Hợi, 2007.

Phần mở đầu bài dịch tài liệu của Tòa Bạch Ốc, Ông Hợi, cựu sĩ quan cao cấp của KQVN đã viết như sau: “Kể cả cái gọi là Đại Thắng Mùa Xuân mà tướng Dũng huyênh hoang cũng không đáng được coi là một chiến thắng vẻ vang. Đó thực ra chỉ là một kết quả tất nhiên khi Hoa Kỳ, đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa, thay đổi chính sách đối ngoại. Để tái lập bang giao với Trung Cộng hầu khai thác thị trường to lớn trong lục địa, ngoài việc không muốn tiêu diệt hoặc đánh bại cộng sản Bắc Việt, Hoa Kỳ còn rút quân và bỏ ngỏ Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó Hoa Kỳ cắt quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa trong khi cộng sản Bắc Việt được Nga và Tầu Cộng tiếp tục yểm trợ tối đa để cưỡng chiếm miền Nam. Trong hoàn cảnh thiếu thốn tận cùng về vũ khí và nhiên liệu, không riêng gì Việt Nam Cộng Hòa mà bất cứ quân lực của một quốc gia nào vào hoàn cảnh tương tự cũng phải chịu bó tay. Tương quan hỏa lực và phương tiện giữa hai phe lâm chiến quá chênh lệch.”

(http://vietnameseamericanvets.com/page-freedom)

(7) – Di Tản về Miền Tây, Phạm Kim – NgườiViệtCali 4/2005 và NVTayBac Online, 2/2007.

Trung Úy Phạm Kim, Sĩ Quan Báo Chí Hải Quân, khi đó đứng sau TLHQ Chung Tấn Cang, lúc tướng Trưởng từ HQ 404 đáp vào Bến Bạch Đằng, trước mặt BTL/HQ , đã nghe được câu hỏi này và tới nay (13/02/2007), PK xác nhận với người viết là vẫn còn nhớ rõ.

Nhưng ngày 18/05/07 Pham Kim lại gửi thêm một email xin sửa hai chi tiết nhỏ:

a. Trung tướng Trưởng mặc đồ lục quân ngồi ở bãi biển chờ tầu HQ đón. Trên tầu ông được “biếu” một bộ đồ xám và ngủ giường đôi (crew bunker) của đoàn viên.

b. Nhiều quân nhân bị chết thảm vì phi cơ của ta (?) oanh kích “lầm” (?) trên chiến hạm HQ 404, xin sửa và thêm là:

“chẳng lẽ là HQ 404(!) –mà có thể là một hộ tống hạm mà trên máy vô tuyến lúc báo cáo là chiến hạm loại 400.

Nhưng theo Đô Đốc HVKỳThoại cho biết lúc bấy giờ quá hỗn loạn không còn là vấn đề có thể là “Hộ Tống Hạm Vạn Kiếp”- Bị trúng đạn máy bay trong giờ phút hỗn loạn không còn báo cáo được nữa”

http://www.nguoiviet-taybac.com/btl-haiquan30-4-1975.html

(8) – Nguyễn Kỳ Phong coi web site: http://www.tqlcvn.org/tqlc/tl-tuongniem-tuong-ngt.htm

(9) – Có bạn như vậy, ai cần kẻ thù? Hoàng đức Nhã – Đặc San Không Quân Bắc Cali, Xuân 2005

(10) – Diên-Lộc Quận Công Nguyễn Thân, Nguyễn Đức Cung – Nhà xuất bản Nhật Lệ, 2002 , Kearny, NJ 0703

(11) -Nhật Ký Phóng Viên, Năm 72 ở VTVN, Nguyễn Mạnh Tiến Đặc San Truyền Thông Quốc Gia, 2005.

(12) -Trong lễ mãn khóa (12/1956) , Trung tá Nguyễn văn Thiệu, CHT/VBLQDL, xin vị chủ tọa đặt tên khóa cho các sĩ quan vừa tốt nghiệp đang quỳ dưới Vũ Đình Trường, và được TT Ngô Đình Diệm đặt tên Khóa 12 là Khóa Cộng Hòa.

(13) – Các bài rải rác trên báo Việt Ngữ ở Hải Ngoại -1976-1986- của trung tá Nguyễn Đạt Thịnh, cựu Chủ Nhiệm Tuần báo Diều Hâu và Trưởng Phòng Báo Chí Cục Tâm Lý Chiến TC/CTCT trướcc 1975 (email nguyendatthinh@aol.com)

(14) – Viết Mà Chơi, “Can trường trong chiến bại”, Tú Gàn – Tuần san SàiGònNhỏ số 537, ngày 30/3/2007

(15) -Này Kia Kia Nọ, Râu Cáo. Ngày Nay số 594, ngày 15/04/2007. Râu Cáo là bút hiệu của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, cựu Giám Đốc Nha VTTT, Tổng Giám Đốc Tổng Nha Thông Tin, và TGĐ Việt Tấn Xã .

(16) -Từ Bàn Viết Houston, Việt Nguyên Ngày Nay số 594, ngày 15/04/2007

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=58487&z=100

(17) Can Trường Trong Chiến Bại, tái bản, 2007, Hồ Văn Kỳ Thoại, 252 N. Washington St., Suite 103, Falls Church, VA 22046

Email: http://thoai.hovanky@gmail.com
Điện thoại: (703) 802-0999

XBACNNĐC đã viết xong từ cuối tháng 4/2007, nhưng vì Kỷ Yếu Võ Bị Đà Lạt (KYVBĐL) K12- 2007 không ấn hành như dự định; do đó ..bài này phải đăng phần lớn trên tờ báo SaiGon Nhỏ và trên 2 websites .

a. (Anh Ngữ) do Niên Trưởng Trần Đỗ Cung dịch posted trên website của cựu KQVN Thiếu Tá Trần Bá Hợi chủ trương:

http://www.vietamericanvets.com/Page-PointOfViewrequiescat_in_pace.htm

b. (tiếng Việt) Viet Kieu Ai Lao NET

Nhân dịp (KYVB ĐL Khóa 12 – 2009 có thể phát hành chúng tôi một lần nữa … hy vọng sẽ có bài XBYCNNĐC này trên đó.

Vì thế, 31/3/2009, chúng tôi ghi thêm những tài liệu đặc biệt sau đây và sẵn sàng đăng lời đính chính của bất cứ cơ quan Mỹ Việt nào liên hệ tới các sự việc ghi trong sách, để rộng đường dư luận.

A. Các tài liệu mới được Hoa Kỳ giải mật (09/15/2008). Tài Liệu của Tòa Bạch Ốc về Cuộc Chiến VN chấm dứt sau 30 năm (Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ giải mật).

~~~~~~~~

THE NATIONAL SECURITY ARCHIVE

http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB121/index.htm (1)
http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB195/index.htm(2)

B. Bộ Tổng Tham MưuQLVNCH đã trình Tổng Thống Thiệu kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa năm 1974, nhưng…

Xin đọc bài của cựu trung tá pháo binh Nguyễn Văn Tý, Khóa 5 Thủ Đức trên đặc san Pháo Binh 2009. Có thể liên lạc với Ban Biên Tập

Mr. Lê Văn Trang:

9200 Westminster Ave. # SPC 35
Westminster, CA 92683-4775
Đ T : (714) 899-8190

C. và cuốn sách của Trung Tá Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, Daniel Marvin (đặc biệt trang 292). EXPENDABLE ELITE – USA, 2003 cùng bài báo của cựu Thiếu Tá Trần Văn Ngà phổ biến ngày 22/12/2008.

Ông Ngà, căn cứ vào báo chí Hải Ngoại và sách của ông Daniel Marvin, về vụ CIA, cùng báo chí Hoa Kỳ bịa đặt tướng Đặng Văn Quang buôn lậu ma túy.

Thực ra lý do chính chỉ vì ông Quang chống không cho quân đội Đồng Minh tràn vào Miền Tây của Quân Đoàn IV, và chút xíu nữa thì CIA đã thành công trong việc xử dụng một Trung Đoàn Bộ Binh của QLVNCH đánh vào Khu Vực Hòa Hảo Miền Tây.

Và mặc dù bị áp lực rất mạnh, TT Thiệu vẫn bảo vệ ông Quang vì vừa là bạn cùng Khóa 1 VBDL, vừa biết thành tích chiến đấu sáng chói của vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV này.

Cần kiểm chứng, hay muốn hỏi thêm hoặc muốn có bài đọc này… xin liên lạc: Trần Văn Ngà (cựu Thiếu Tá – Khóa 13 Thủ Đức) Cựu Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí QĐ4 & V4CT. Email: tranvannga@hotmail.com. điện thoại: (nhà) 916.427.) 6638 (Cell): 916.519.8961

D. Quyển sách của John Perkins: Confessions of an Economic Hit Man, 2004, USA (Lời Thú Tội Của Một Sát Thủ Kinh Tế) http://www.johnperkins.org/

Qua quyển sách này, độc giả thấy từ mấy chục năm qua, nhiều cơ quan của Hoa Kỳ đã lũng đoạn các quốc gia đồng minh một cách quỷ quyệt thần sầu. Họ viện trợ đấy mà thật ra là cho vay nợ lãi cắt cổ… để người vay nợ không bao giờ có thể trả hết nợ và luôn luôn là kẻ chịu ơn.

Với sự khuynh loát của tài phiệt Hoa Kỳ (gốc Do Thái), ngay cả những quốc gia đồng minh nào muốn tự lực sinh tồn, phát triển họ cũng ngăn chặn tối đa.

Đó là trường hợp Kế Hoạch Khu Trù Mật, Ấp Chiến Lược thời Đệ Nhất VNCH và Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội thời Đệ Nhị VNCH.

Cố vấn Ngô Đình Nhu chết oan, tướng Nguyễn Văn Vỹ, tổng trưởng Quốc Phòng bị giải nhiệm tai tiếng dù các cộng sự viên ở Bộ Quốc Phòng đều biết ông là vị tướng lãnh rất thanh liêm và tận lực làm việc cho Quân Đội, cho Quốc Gia.

Hai quyển sách của John Perkins và Daniel Marvin đều có thể mượn rất dễ dàng ngay tại các thư viện công cộng ở thành phố.

http://vinhdanhquanlucvietnamconghoa.blogspot.com.au/2009/04/xin-binh-cho-nhung-nguoi-chet-pham-hau.html
data-medium-file=”” data-large-file

oOo

Anh Phước thân,

Tôi nhận được thư Anh, đọc từ đầu đến cuối một hơi, rồi đọc lại lần nữa để hiểu rõ hơn “điều bận lòng” của Anh, rồi so sánh với “điều bận lòng” của tôi. Thì ra hai điều ấy giống nhau cách kỳ thú trên căn bản; giống ở điểm tâm tư bị u uẩn bởi những việc đã xảy ra cho mình 38 năm về trước mà mãi đến hôm nay vẫn chưa có giải đáp hợp lý.

Tôi “bị” thuyên chuyển mà không biết lý do. Anh “phải” vào sông rạch công tác mà cũng không biết lý do. Người có thể cho tôi biết lý do là ĐĐ [Đô đốc] Cang thì nay không còn nữa. Người có thể đã ban hành lệnh cho tàu Anh vào sông rạch là ĐĐ Chí thì nay cũng không còn nữa. Như vậy là hai anh em mình có chung tâm trạng mà không ai có thể giải bài lý do căn bản được, dù chỉ để phân tách rồi cười xòa trước một sự đã rồi.

Trong chức vụ TMT/HhQ [Hành quân] Biển chỉ vài ngày, nếu tôi có trách nhiệm gì trong sự ban hành lệnh cho tàu Anh vô trong sông thì quả thật tôi không còn nhớ rõ lý do và hoàn cảnh. Trí nhớ của tôi chỉ còn lại chừng 50-60%, không thể ôn lại được những gì dẫn đến quyết định nói trên, nếu tôi có trách nhiệm. Mong Anh thông cảm.

TDH Tien Moi HQ601..jpg Quái Điểu (MX)

Nghe tin ông Dương Văn Minh đầu hàng, như lưỡi dao sắc lẻm, chặt đứt hết mọi hy vọng mong manh còn sót lại trong chúng tôi. Lúc đó, tôi và gia đình đang tạm trú ở trong một căn lều tạm được dựng lên ở ngoài ấp chiến lược khu Minh Đức, nay là khu Suối Tiên, Thủ Đức, ngang Trường Đại học Nông nghiệp. Cách Căn cứ Sóng Thần của TQLC chừng 5 cây số.

Nhìn ra xa lộ, xe tăng VC đang chạy vào Sài Gòn. Pháo binh VNCH kéo pháo chạy trong đoàn xe tăng! Khi nhận ra mình đi lạc trong đội hình địch. Mấy anh pháo binh tách vội khỏi đoàn, cho xe chạy kéo pháo vào khu làng đại học hạ càng súng, tiếp tục chiến đấu bắn vào đoàn xe tăng. Dân đông quá, mấy xạ thủ chỉ chơi đạn nổ chụp thật chính xác, nhưng không hiệu quả. Không kẹt dân chúng, mấy anh chơi trực xạ khối cua T 54 phải đổ kềnh ngổn ngang trên xa lộ là cái chắc.

Vậy là cùng đường! Chúng tôi ngao ngán dọn đồ để chuẩn bị trở về nhà. Ra đường, đám bộ đội mặt xanh bủng, non choẹt, quần áo lính khác lạ, đầu đội nón cối, đã vượt qua Sông Đồng Nai, đang hàng một, súng gườm gườm tiến về Sài Gòn. Thế là hết, cuộc chiến gần như chấm dứt!

Chẳng riêng gì chúng tôi, mà hầu như mọi người dân Miền Nam thảy đều thất vọng. Đoàn quân cướp xâm lược hùng hổ đến mà lại khoác lên mình danh hiệu đoàn quân giải phóng. “Giải phóng” cái tên nghe nó đểu đểu làm sao! Cứ như hồi nhỏ mình đang đứng vững vàng ở đâu đó, bị một thằng đến xô cho một cái chúi nhủi, xong nó lại giữ mình lại miệng nhoẻn cười nói: “không có tao mày ngã nhá.”

Buồn rũ rượi, nhưng tự an ủi, thôi cũng xong, chiến tranh hết và hoà bình trở lại, dù gì cũng là người Việt Nam cả. Đúng vậy, họ đúng là người Việt Nam, cũng máu đỏ da vàng, nhưng tất cả đã lầm! Phải mãi sau này mới biết, mới hiểu, thì đã muộn! Những người Việt Nam ấy không còn máu Việt Nam, vì họ được gột rửa và nhồi nhét chất cộng sản mà họ tự hào là mang tính đảng!

Trên đường về, trời hâm hâm nóng, dù chiều hôm trước có một trận mưa lớn. Không gian như vương vấn khói lửa và mùi thuốc súng cuả cuộc chiến vẫn còn, lác đác những tràng súng, những tiếng nổ cuả những người lính không chịu đầu hàng, họ vẫn chiến đấu. Trên Cầu Đồng Nai những bánh TNT cột vào nhau ngang cầu xô dạt, Những chiếc M 113 gài ngang chắn đường không cho VC tiến qua cầu đả bị kéo ra một lối nhỏ đủ chỗ cho xe đi lại. Xác những chiến sĩ thiết giáp anh dũng hy sinh còn nằm bên cạnh, trông thật tội nghiệp! Đường xa lộ thưa thớt đến điêu tàn! Phải hơn 1 giờ sau, chúng tôi mới đưa được gia đình trở lại căn nhà cũ. Đến nhà, một cảnh tượng buồn hơn hiện ra, lưả cuả những trái B 40 được quân giải phóng bắn bậy, đã giải phóng sạch cả khu xóm tôi ở, đen thui bình điạ! Heo gà chúng tôi không mang hay bán kịp cũng đã hy sinh vì sự nghiệp “giải phóng.”

Đang là lính, buông súng rã ngũ, chúng tôi bị coi còn tệ hơn dân thường, mặc dù dân thường bây giờ cũng chẳng thể được coi là công dân của một đất nước vừa mới có hoà bình. Quân chiến thắng huyênh hoang đi giải phóng, nhưng họ lo lắng thấy rõ. Đi đâu cũng súng ống gườm gườm, giương đôi mắt cú vọ soi mói, nghi ngờ! Họ mua bán bất cứ thứ gì thì ghi chép tên từng người bán, bán thứ gì, từ bó rau, đồng muối, con cá, miếng thịt, nhất nhất đều phải ghi rõ, chỉ sợ những người mang ơn giải phóng lại đầu độc, giết hại mình, hại đoàn quân giải phóng!

Sau khi ổn định tình hình, những cán bộ xã ấp hình thành với sự trợ lực của đám bộ đội và đặt trong tình trạng quân quản, họ bắt đầu tìm cách quản lý chúng tôi. Sau khi kêu gọi mọi người đăng ký, trình diện, các sĩ quan thì đi tập trung, còn lại binh sĩ và HSQ cải tạo tại chỗ. Hàng ngày, mọi người cứ sáng đến sân nhà thờ ngồi nghe quản giáo thuyết giảng, nghe mà tức như bò đá vì họ nói ngược, nói bắt phải nghe, rồi cùng bắt chúng tôi tìm kiếm để kể tội ác cuả Mỹ Nguỵ có nghiã là tội ác cuả chính mình! Chiều chiều, thì lại phải rủ nhau đi họp do cán bộ xã ấp chủ trì, về nhà thì trời đã khuya.

Những việc họ làm lúc đó, mình cứ nghĩ là đi họp để được cho biết về chủ trương đường lối chính sách cuả chính quyền mới, nhưng thực ra là phải đến để họ kiểm soát những hoạt động cuả mình, ai ở nhà với lý do gì hoặc có ý đồ chống đối lại chính quyền cách mạng. Những cuộc họp, sinh hoạt buổi tối cứ tổ chức liên tục từ ngày này tiếp ngày khác mà chẳng có cuộc họp nào mới hơn cuộc họp trước. Cũng chỉ ê a như vẹt, cái “đểu” là nó sợ chúng tôi không hiểu.

Khi mọi việc mà họ tạm gọi là nắm hết lý lịch mọi người xong, chúng tôi phải đi lao động cho cuộc sống gia đình. Trước khi là lính, chúng tôi là những thanh niên lao động, làm đủ thứ nghề để kiếm tiền mưu sinh. Khi vào lính, chúng tôi có một số được học nghề chuyên môn, còn lại hầu hết là những người lính chiến, nay quay về với ruộng vườn, những việc thật quen thuộc khi xưa, nhưng nay phải lao động theo lối khác, vì ruộng vườn không còn được máy móc hổ trợ.

Trâu không có, bò cũng hiếm, vì trước kia đã quen với máy móc trợ giúp. Giờ với chính quyền mới, máy móc cũng đã được cải tạo để giác ngộ cách mạng và đã bị tập trung, mà các chủ máy cũng không ai muốn đầu tư thêm vào ngành nghề cuả họ để phát triển thêm. Chưa nói, ai cũng muốn rút bớt vốn đầu tư để giảm những rủi ro vì bị nhà nước chú ý quản lý! Do đó, máy móc hư hỏng dần vì không được tu bổ và kể cả bị phá cho hư. Nên cũng công việc làm ruộng trồng luá như xưa, thì nay chúng tôi phải bỏ công sức ra mà hăng say lao động. Hình ảnh những con người kéo cầy bưà thay trâu bò cuả thời xa xưa mà chúng tôi chỉ được biết qua sách vở, giờ lại thấy xuất hiện nhìn thấy rõ ràng trên những cánh đồng quê hương “giải phóng.” Lao động sản xuất với cái bụng đói, vì lúa không phân bón và các loại thuốc trừ sâu giả!

Những chuyện vui và tiếng lóng: chà đồ nhôm (chôm đồ nhà), bảng đỏ sao vàng (bỏ đảng sang giầu), bán đồ ăn (mang đồ nhà đi bán để ăn), những câu chuyện tiếu lâm mới về người dân Miền Nam như lời cầu nguyện cuả một người, cầu Chuá thì Chuá chỉ ngón tay lên, nhìn lên thấy nhà mình lợp tôn, ý Chuá mách bảo rỡ tôn bán mà ăn, loanh quanh đến lúc chẳng còn gì và cuối cùng ra Bến Bạch Đằng cầu Đức Trần Hưng Đạo, sau khi khấn xong, ngước mắt lên, thấy tay ngài chỉ xuống sông, mới ngộ ra là ngài bảo ra sông mà vượt biên. Những chuyện vui tiếu lâm như vậy được dân Miền Nam kể cho nhau nghe lén rồi cười với câu tục ngữ mới: “Con nuôi má, hay con nuôi cá. Còn con bị bắt thì má nuôi con!” Để chỉ những người vượt biên, vượt biển.

Là những người lính, lúc đó chúng tôi mong được các vị lãnh đạo trong quân đội mà mình đã một thời được vinh dự đứng trong hàng ngũ xưa tổ chức đứng ra tập họp chúng tôi về dưới cờ để tiếp tục chiến đấu. Nhưng tất cả chỉ là ảo mộng. Lợi dụng lòng mong ước đó, VC lợi dụng tổ chức ra những tổ chức ma để tóm gọn những người lính với hào khí còn đầy, nhiều mẻ lưới chúng giăng sẵn để bắt anh em. Chúng còn lợi dụng tình huynh đệ chi binh cuả người lính quốc gia đưa những tên cò mồi ra làm bẫy.

Ai ở Hố Nai mà không biết tên Khởi. Trước làm trong ban 2 Chi khu Đức Tu. Tay này đã nhẫn tâm bán đứng anh em chỉ để được chúng ban cho cái chức quản lý chợ (coi chợ)! Khởi đã giăng bẫy đưa rất nhiều anh em trong ban 2 cũ cuả Chi khu Đức Tu vào tù CS! Tưởng với thành tích đó, mà chúng cho Khởi làm việc dưới quyền chúng mãi. Nhưng không, chỉ điếu đón được vài năm, Khởi không còn làm cò mồi được nưã, chúng cho lô đất ở bên xa lộ về ngồi bán cơm, không biết Khởi còn được giao công tác gì nưã không! Khởi chỉ là 1 trong nhiều trường hợp điển hình ở Miền Nam sau 30 Tháng 4 Năm 1975.

Khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà còn hùng mạnh. Chắc ai có ý tưởng huấn luyện cho người lính VNCH cách chiến đấu khi thua trận là một ý tưởng điên rồ. Chúng ta là một quốc gia với chính nghiã sáng ngời. Chuyện thua một vài trận nhỏ thì có, chứ nghĩ đến ngày tang thương như Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975 chắc chưa bao giờ có ai nghĩ tới! Vì thế, khi điều đấy sẩy đến, toàn thể mọi người đều bất ngờ đến sững sờ! Sau đó, phải sống trong lòng địch, chúng ta đã chẳng thể làm gì hơn. Để chúng gọi một tiếng đau hơn là “Nguỵ”! Một sự phân biệt đối xử với quyền lợi thì không, mà trách nhiệm thì nặng. Có công tác gì như đào mương, đắp đập vv. thì chúng ưu tiên gọi đi làm. Khi cần phải đóng góp gì như đóng góp lương thực, góp quỹ này nọ, thì chúng luôn luôn nhớ tới! Ngược lại, khi phân phối nhu yếu phẩm thì chúng lờ đi. Lòng đau như cắt, khi bị đối xử bất công, vì ăn còn thiếu mà chúng còn bắt nộp! Nếu những hy sinh cuả người lính cũ như chúng tôi mà làm cho xã hội tốt đẹp hơn thì cũng đáng, nhưng điều trớ trêu là chúng chỉ làm cho đất nước ngày càng lụn bại! Nhớ tới cấp chỉ huy oai dũng năm xưa thì tất cả đã bị chúng luà vào tù!

Anh em cùng binh chủng cũ gặp nhau chỉ còn biết ngồi thở than, nuối tiếc lại thời oanh liệt cũ. Nhiều khi gặp bọn cắc ké kỳ nhông, bọn theo voi ăn bã miá mà dân chúng gọi là bọn 30 Tháng 4. Chúng làm nhiều chuyện bất nhân, thất đức cũng nổi máu muốn cho chúng một trận, để dậy cho chúng một bài học làm người. Không thiếu gì anh em đã săn tay áo chỉ vào mặt ba thằng nhãi ranh, bất chấp hiểm nguy cho bản thân và gia đình mà nói. Đ. M mày coi tay bố mà đây này TQLC Sát Cộng. Cỡ oắt con như mày, bố chỉ vặn cổ một cái là chết tươi nhe con.

Mãi sau này, khi kinh tế ổn định, chúng tôi lại gặp nhau để ôn chuyện cũ. Nay qua nước người, nhờ tự do, được đọc các hồi ký cuả những đàn anh trong binh chủng. Thấy chúng hèn hạ trả thù các anh bằng nhiều cách. Riêng chúng tôi ở ngoài cũng chẳng sung sướng gì hơn. Kiếm miếng ăn cũng vô cùng khó khăn, với sự dàn dựng trả thù tinh vi với mọi người dân Miền Nam, bằng mọi thủ đoạn như ngăn sông cấm chợ, tự túc lương thực, chính sách công an trị, sưu cao thuế nặng vv. Chỉ hơn các đàn anh là còn có thể tìm đường vượt nhà tù lớn ra biển, vượt biên giới đi tìm tự do đích thực.

Sắp qua 35 năm kể từ biến cố đau thương đó. Người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà nói chung và những chiến binh Thuỷ Quân Lục chiến Việt Nam nói riêng, đã phải sống qua một thời kỳ đen tối nhất cuả lịch sử! Chúng ta cùng đồng hành theo Dân tộc Việt Nam nên vẫn còn phải chịu sống trong nền cai trị hà khắc cuả nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, và liệu chúng còn cai trị dân tộc ta cho đến bao giờ?

MX. Quái Điểu.

Mel. Tháng 02 Năm 2010.

http://hung-viet.org/blog1/2015/09/03/nguoi-linh-vnch-sau-30-thang-tu/

data-medium-file=”” data-large-file=”

Sau đây, tôi muốn chia sẻ với Anh vài chi tiết V/v ĐĐ Cang và ĐĐ Thủy quá giang HQ601.

Khi tôi và Anh Chánh rời tư dinh ĐĐ Chơn về đến tàu thì tôi thấy hai ông ĐĐ Cang và ĐĐ Thủy đã có mặt trong phòng ăn sĩ quan. Tôi rất ngạc nhiên vì tại quân cảng còn vài ba chiếc tàu lớn hơn mà hai ông không đi mà lại lên chiếc tàu nhỏ hơn để di tản. Trước đó, trong lúc thảo luận hành quân, tôi đều đã nói rõ lý do tôi chọn PGM HQ601 này làm “tàu con thoi”. Trên tàu đã rất đông người, ngoại trừ thủy thủ đoàn, mọi người đều là khách quá giang. ĐĐ Cang, ĐĐ Thủy và cá nhân tôi cũng là khách quá giang. Tôi quá giang có chuẩn bị. Hai Ô. Cang và Thủy thì quá giang đột biến. Nói cho ra lẽ, hai vị niên trưởng đến quá giang “tàu con thoi” này vào giờ phút đó cũng bởi tin tưởng nơi tôi. Tôi cảm kích chuyện này.

V/v Chuẩn bị Sẵn sàng cho HmĐ [Hạm Đội]/HQVN Hành động trong Mọi Tình Huống.

Tôi nghĩ Anh cũng đoán hiểu được suy tính khẩn trương của tôi lúc bấy giờ cho Kế hoạch Hành quân của HmĐ. Tôi muốn đem tàu ra biển trước khi Sài Gòn bị động, và đối đế khi Sài Gòn đã bị động thì HmĐ cũng đã chuẩn bị phải hành xử ra sao. Điểm mấu chốt là Toàn thể lực lượng HmĐ cần an toàn và giữ tinh thần chiến đấu cao. Đem gia đình thủy thủ đoàn ra Côn Sơn rồi “hạ hồi phân giải” là một đường lối hành động phụ của ý niệm HhQ trên, để từ Côn Sơn, chiến hạm có thể tiếp tục hoạt động tùy theo tình hình chiến sự và chính trị quốc gia quốc tế. Nhưng trước hết phải đặt ưu tiên cho an toàn nhân sự và kiện toàn chiến cụ vào lúc cuối cùng này. Việc bảo toàn lực lượng là trách nhiệm của tôi. Dự tính đem tàu về miền Tây vì ước đoán chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu trong miền Tây là của ĐĐ Cang, TL/HQ. Trong lịch sử hải chiến quốc tế, qua thời Pháp, rồi suốt hai nền Cộng Hòa, tàu của HQ luôn là lực lượng yểm trợ trọng pháo cho quân bạn, chuyên chở các đơn vị bạn đến và rời khỏi chiến trường. Trong sông, HQVNCH chúng ta có các loại chiến đỉnh hỏa lực cận chiến rất mạnh, nhưng các chiến hạm tuần dương của HmĐ không là chọn lựa hợp lý cho cả chiến lược lẫn chiến thuật. Nếu vào thế biến, phải tòng quyền, dùng lực lượng tàu biển kềnh càng khó di chuyển để đánh đấm trong sông cũng được đi, nhưng cần định cư gia đình thủy thủ đoàn trước đã.

ĐĐ Cang và tôi lấn cấn trong khác biệt quan niệm hành quân căn bản đó. Và từ đó tôi lấy quyết đinh hành xử Nhiệm vụ Bảo toàn HmĐ – tinh thần và vật chất – theo trách nhiệm và liêm sỉ của một TL/HmĐ thời đột biến, mà không tham khảo hoặc chờ lệnh từ cấp chỉ huy cao hơn. Thuần nhất Chuẩn bị cho “HmĐ Sẵn Sàng Tác Chiến trong Mọi Tình Huống” là điều tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, trong khả năng giới hạn. Anh em cứ tưởng tượng, các chiến hạm mình mà vào sông rạch thì còn mục tiêu nào tốt hơn cho địch cận chiến không? Chắc ai cũng nhớ thành tích của Nguyễn Trung Trực trong lịch sử nước nhà.

Nhớ lại vào thời điểm những ngày cuối tháng 4/1975, tôi nghĩ rằng mọi cấp chỉ huy đều có một mối lo âu chung: đó là di tản gia đình. Như anh đã biết, có người đi thu xếp với mấy chiếc thương thuyền, có người mướn hoặc mua ghe máy và thu xếp cho gia đình (rồi bị lạc rồi kêu thống thiết nhờ mọi người tìm kiếm). Nhưng không ai có đủ bản lãnh đi tìm cấp chỉ huy mình để thưa rằng thì là: Thưa Đại ca, đàn em lo cho gia đình di tản và đàn em có kế hoạch thế này, thế nọ… Xin chỉ thị của Đại ca. Không có ai làm việc đó hết bởi lẽ đơn giản là tòa án quân sự sẽ là hậu quả và cũng không có Đại ca nào dám ra lệnh “chuẩn bị di tản” vào thời điểm đó. Do đó mà ta thấy có quan lớn, quan bé lẳng lặng leo lên máy bay HK đi mất, từ nhiều ngày trước, để lại đàn em và quân sĩ ngơ ngác. Thời điểm đó, tôi không mong gì TL/HQ sẽ cho tôi chỉ thị “chuẩn bị di tản” nên tôi phải thu xếp cho anh em HmĐ lo liệu cho gia đình.

Ngoài ra, vụ Ô. Armitage cũng làm cho tôi ưu tư nhiều. Thời đó, tôi biết anh ta khi anh ta làm cố vấn cho Duyên Đoàn 34/37 là hai đơn vị thuộc quyền chỉ huy của tôi. Sau đó thì tôi biết anh ta làm Sĩ Quan liên lạc. Anh ta không có liên lạc với tôi trong thời gian tôi tại chức. Vừa rồi, tôi tra cứu Vikipedia thì đọc được vài dữ kiện đáng chú ý về hành vi tội phạm (criminal) của anh ta. Theo Vikipedia thì anh ta là người tiết lộ tông tích của nữ gián điệp Valerie Plame. Con người Armitage ngày nay như vậy mà trước đây HQVN tin theo thì tôi nghĩ đó là một lỗi lầm to.

Vài hàng tôi cám ơn anh đã viết cho tôi và tâm sự với anh em cho khỏa lòng trắc ẩn.

Thân tình

Nguyễn Xuân Sơn

oOo

Kính Gởi Đại tá Nguyễn Xuân Sơn
Nguyên Tư Lệnh Hạm Đội/HQ/VNCH

Kính thưa Đại tá,

Đọc bài nói chuyện của commandant với anh em HQ ở San Jose, tôi xúc động quá, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu hình ảnh dồn dập gợi nhớ trong tâm trí tôi. Cmdt đã tâm tình, giải tỏa những ẩn ức của riêng mình và tôi thấy tôi cũng cần thố lộ những nỗi niềm, những suy nghĩ của riêng tôi.

Trước tiên, đúng thủ tục Hải Quân, tôi đứng nghiêm chào Cmdt và báo cáo số quân: Hải Quân Nguyễn văn Phước, khóa 15, số quân 63A701608, phục vụ trên tàu HQ231. Và tôi cũng xin phép dùng danh xưng Cmdt thay vì kêu Đại tá, có tính cách ước lệ quá. Tôi cũng minh định tình cảm của tôi dành cho Cmdt. Tôi thường hay nói với bạn bè cùng khóa: Trong cuộc đời quân ngũ, tôi chỉ kính mến hai người, thứ nhất là Đại tá Nguyễn xuân Sơn, TL/HĐ và thứ nhì là Đại tá Phan Phi Phụng, CHT/Hải Đội 1. Các bạn tôi cũng đồng ý với tôi như thế. Có thể có nhiều vị chỉ huy tài ba và đức độ khác mà tôi không biết, xin thứ lỗi. Vì vậy đây là nhận định của một thuộc cấp (xin Cmdt cho phép tôi nhận định) và tâm tình của người lính biển muốn gỡ bỏ những hào nhoáng ở bên ngoài để thấy cốt lõi bên trong.

Tôi đọc rất nhiều tài liệu về Chuyến Hải Hành Cuối Cùng: của bà Điệp Mỹ Linh trong cuốn HQVNCH ra khơi, các bài nói chuyện của Đại tá Đỗ Kiểm, bài của Thiếu tá Phan Lạc Tiếp phỏng vấn Đô Đốc Cang, bài của Đại tá Nguyễn bá Trang nói về những quyết định khó khăn ray rức của Đô Đốc Cang trong những giờ phút cuối cùng, bài Chuyến Hải Hành Sau Cùng của tác giả Trần Lý và cuối cùng là bài nói chuyện của Cmdt. Phải nói là trước khi đọc bài nói chuyện của Cmdt, tôi có nhận định của riêng tôi. Làm gì có chuyện một sĩ quan Hải Quân Mỹ tên Việt là Phú nào đó, đâm sầm vào chỗ không đúng chỗ, dẫu sau này ông ta là Richard Armitage, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ, ông ta phải biết cách làm việc là đi thẳng lên Tư Lệnh Hải Quân chớ, thay vì liên lạc với người ít quyền hạn. Trên nguyên tắc làm việc trong quân đội Mỹ hay Việt Nam, cần việc gì người ta liên lạc với đơn vị trưởng. Đơn vị phó hay sĩ quan tham mưu chỉ là người thi hành lệnh của đơn vị trưởng. Rồi cho là người đó có lập kế hoạch đi, làm sao mà thi hành nếu không có vị Tư Lệnh Hạm Đội. Đọc bài nói chuyện của Cmdt thì thấy rất rõ. Nhưng trước hết, tôi muốn bàn với Cmdt danh xưng của CHHCC, dùng như vậy rất hay thay vì hai chữ lui quân. Không có binh pháp nào nói đem gia đình theo là để lui quân, mà nói thẳng ra là để bỏ chạy. Có một lần tôi xem trên TV, tôi nhớ rõ mồn một, một vị Đại úy Biệt Động Quân, tên Minh, gọi lên đài hỏi một vị Thiếu tá Hải Quân: tại sao Hải Quân bỏ chạy trước trong khi các quân binh chủng khác tan hàng sáng ngày 30? Tiếc rằng vị Thiếu tá đó không biết trả lời. Như vậy Cmdt thấy là mình muốn nói gì thì cứ nói mà thiên hạ cứ nghĩ theo ý của họ. Nhưng dẫu sao, tôi vẫn cho chuyện đưa hạm đội ra biển là một nước cờ tuyệt vời. Kẻ thù vào tới nơi rồi, thua là cái chắc. Bỏ lại chiến hạm cho bọn chúng dùng à, còn khuya. Tôi có quyền ra đi, tôi mang gia đình theo, đồng bào, ai muốn đi, cứ đi theo tôi. Kết quả Hạm Đội đã đưa 30 ngàn người đến bến bờ tự do. Thật là tuyệt vời, thật là nhân bản. Người quyết định cho chiến hạm rời bến, tối ngày 29, phải là Đô Đốc Tư Lệnh. Nếu không có lệnh của ông, đố vị hạm trưởng nào dám lái tàu đi. Cũng có người tổ chức đi riêng chạy thẳng qua Guam, trường hợp này quá đặc biệt để vị nào biết rõ trình bày. Trong khi các vị Tư Lệnh quân, binh chủng khác lặng lẽ ra đi thì Đô Đốc Cang ở tới giờ phút chót, tiếp xúc với Đại tướng Minh thường xuyên để nhận lệnh hành động hợp pháp. Có vị đi quá sớm, có vị đợi lệnh đầu hàng rồi mới lên đường để khỏi mang tiếng. Bây giờ mình thấy nó bình thường nhưng vào lúc đó, tự đặt vị trí mình vào vị trí của ông mới thấy quyết định đó là tuyệt diệu. Không đi quá sớm mà cũng không quá trễ. Cần nói thêm là có vị không tin vào kế hoạch của mình, mua ghe cho gia đình đi trước để rồi sau đó lạc nhau, kêu ầm ĩ trên máy vô tuyến nhờ chiến hạm Mỹ cứu giúp. Đô đốc Cang là vị tướng giỏi, nhìn xa. Ông lập ra Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 dưới quyền Đại tá Lê Hữu Dõng để giữ an ninh sông Lòng Tào. Tại sao nói tới CHHCC mà không nhắc tới ông? Để rồi khi trên HQ601, gặp ĐĐ Cang và ĐĐ Thủy, Cmdt cho rằng: Hai ông đến như khách quá giang. Cmdt ơi, vì đâu nên nỗi? Có lẽ là vì “qua sông đổi ngựa” mặc dù là trên “hình thức” chăng? Chiến hạm là tài sản của quốc gia, quân đội giao quyền cho Hải Quân xử dụng và TL/HQ là người được ủy nhiệm. Vậy thì ai là người quá giang? Ở đây tôi cần nói thêm về Đại úy Chánh. Ông là một thân hữu của tôi. Nhận xét của tôi, ông là một sĩ quan đứng đắn và có khả năng, nên để ông tự bươn chải, đứng trên hai chân của mình hơn là nhờ quyền lực của thân phụ và sự giúp sức của Hạm Đội. Cmdt đã tham gia các cuộc rút quân ở vùng 1 rồi vùng 2. Sự hỗn loạn, sự bỏ chạy một cách vô lý, in ấn trong lòng Cmdt. Tôi biết chắc là Cmdt có những sự suy nghĩ và quyết định về cuộc chiến này. Cộng thêm việc tiếp xúc với Đô Đốc Holloway vì vậy việc di tản đã hình thành trong đầu óc của Cmdt. Việc di tản mang gia đình đi là hợp lý, cần gì nói tránh tiếng là lui quân. Cái hay ở chỗ là Cmdt lo cho Hạm Đội và lo cho thuộc cấp. Tôi biết nhiều đơn vị trưởng, cấp đại đơn vị, lặng lẽ bỏ chạy một mình, đơn vị phó không biết, nói chi là cấp dưới. Cmdt sáng nghĩ ra việc cấp giấy phép cho gia đình thủy thủ quá giang, một bước đột phá, tôi cho là tuyệt chiêu. Ai dám làm như Cmdt? Nhưng Cmdt ơi, việc này quá quyền hạn Cmdt rồi. Việc đổi ngựa giữa dòng là hệ quả. Đáng tiếc là Đô Đốc Cang không giải thích, làm buồn tủi vị Tư Lệnh một Đại đơn vị. Một bên không báo cáo, một bên không giải thích, ai buồn hơn ai? Dẫu sao thì việc đáng làm, để đời, có mất chức cũng xứng đáng. Một việc nữa, tôi cũng đồng ý với Cmdt, dẫu nài cũ bị đổi đi rồi, ngựa vẫn theo đường cũ. Xin lỗi Cmdt, ngựa vẫn theo nài cũ. Cau B BTLHQ ngay 30 thang 4 1975 Jane Fonda, một trong những cựu phản chiến của Mỹ vào thập niên 1970 đã phải viết sách xin lổi các cựu chiến binh Mỹ tham gia cuộc chiến VN. Sao giờ đây chúng ta lại còn đề cập tới việc phải chấp nhận sự sai trái về những hình ảnh của phong trào về cuộc chiến vừa qua tại VN? Xin mời những ai có lòng với sự hy sinh đời trai và sự khổ cực của các chiến sĩ VNCH trong việc bảo quốc an dân cho người miền nam VN trước năm 1975 hãy cùng với chúng tôi, những người trẻ hậu duệ VNCH tìm hiểu mặt thực của các góc khuất của chiến tranh VN để trả lại danh dự đích thực cho người chiến sĩ VNCH. Sau đây là một số nét và hình ảnh về các góc khuất của những ngày cuối cuộc chiến 20 năm, từ năm 1955 cho đến ngày 30.4.1975. Xin tất cã những cựu QNQLVNCH đang còn lưu tâm với đoạn phim cuối của VNCH trong tháng tư đen 1975 hãy tìm hiểu và tham khảo thêm để biết rõ về tình hình biến động bất lợi của miền nam VN, từ đó đừng tiếp tay với bọn phản chiến Mỹ Việt ngày nay, phổ biến những bài viết và hình ảnh bất lợi cho những người đã hy sinh thời trai trẻ trong lý tưởng Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm. Trả lại danh dự cho QL.VNCH là một trong những việc làm của hậu duệ VNCH để viết lại lịch sử cho các anh hùng trong QL.VNCH. Đừng nên bắt tuổi trẽ VN phải biết thêm về các việc làm của bọn gọi là phản chiến Mỹ-Việt đã làm trong quá khứ như cựu phản chiến Mỹ Jane Fonda trong thập niên 1970. Cựu phản chiến Mỹ –Jane Fonda Trang mạng báo Independent của Anh, tường thuật rằng, nữ diễn viên từng đoạt Giải Oscar Jane Fonda nói nỗi đau đối với các cựu chiến binh Mỹ mà bà cảm nhận được do quyết định chụp tấm ảnh đó của bà gây ra, sẽ ám ảnh bà cho tới cuối đời. Nguồn tin này trích lời bà Fonda phát biểu tại một trung tâm nghệ thuật ở bang Maryland mới đây rằng “bất cứ lúc nào có dịp ngồi xuống trò chuyện với các cụu chiến binh, bà cảm thấy buồn vì thấu hiểu được nỗi đau của các cựu chiến binh. Tôi đã phạm một lỗi lầm lớn khiến cho nhiều người nghĩ tôi chống đối binh sĩ Mỹ.” Tờ Telegraph của Anh nói rằng phản ứng trước phát biểu này, một số cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam dương biểu ngữ: “Tha thứ à, có thể. Nhưng quên thì chúng tôi sẽ không bao giờ quên”

 

Hình ảnh Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không của quân đội Bắc Việt trong chuyến đi thăm Hà Nội năm 1972, khẩu súng có thể đã được dùng để bắn hạ các phi cơ Mỹ, và những hoạt động phản chiến của bà, đã khiến nữ diễn viên này trở thành mục tiêu của những lời đả kích nặng nề trong giới các cựu chiến binh Việt Nam, mà mãi cho tới bây giờ vẫn chưa nguôi phẫn nộ. Jane Fonda và cuộc Chiến tranh Việt Nam https://chieuanhquan.wordpress.com/2015/06/05/jane-fonda-va-cuoc-chien-tranh-viet-nam-2/ Jane Fonda, ngày nay đã bước vào tuổi 76 nhưng vẫn còn đủ sức khuấy động giới truyền thông quốc tế với tin bà sẽ được vinh danh là một trong “100 người Đàn bà của Thế kỷ”. Chỉ riêng trong đầu tháng 5/2013 đã 3 lần Jane Fonda nói về cuốn cuốn sách của bà, Jane Fonda: My Life So Far. Năm 2005 Jane Fonda đã viết một cuốn hồi ký dài hơn 600 trang trong đó bày tỏ sự “hối hận” đã đến Hà Nội trong 2 tuần lễ vào tháng 7/1972 khi cuộc chiến leo thang với các cuộc oanh kích của không lực Mỹ ngay tại miền Bắc. Đó là lần đầu tiên Jane Fonda chính thức xin lỗi người Mỹ và nước Mỹ về những bức ảnh chụp bên các khẩu cao xạ của Bắc Việt.http://www.voatiengviet.com/content/jane-fonda-thua-nhan-sai-lam-xin-loi-cac-cuu-chien-binh-my/2608958.html Báo chí lại còn lùm xùm về vụ Jane Fonda đóng vai Nancy Reagan, vợ Tổng thống Ronald Reagan, trong phim The Butler (Người quản gia) năm 2012. Một chiến dịch tẩy chay phim này đã khuấy động dân cư mạng, nhất là những cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Họ không tán thành việc “kẻ phản bội tổ quốc” lại thủ vai đệ nhất phu nhân của Tổng thống Hoa Kỳ. Gần đây nhất, một lần nữa Jane Fonda lại lên tiếng xin lỗi về những hoạt động phản chiến trong chuyến đi Hà Nội năm 1972. Bức ảnh bà chụp chung với bộ đội phòng không Bắc Việt trên mâm pháo đã được nhiều cựu binh Mỹ đặt một cái tên mỉa mai là “Hanoi Jane”.

 

Jane Fonda đang trên đỉnh cao của sự nổi tiếng khi bà tới thăm Việt Nam vào năm 1972.


JANE FONDA LÀ AI??

Jane Fonda: (tên khai sinh Lady Jayne Seymour Fonda hay còn được biết đến với cái tên sau này là “Jane Hà Nội”) sinh ngày 21/12/1937 là một nữ diễn viên điện ảnh, kiêm nhà văn, nhà hoạt động xã hội, người mẫu thời trang và vận động viên thể dục thẩm mỹ.

Jane Fonda khi còn trẻ

Jane Fonda là một trong những diễn viên Mỹ tiên phong trong phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam. Khi Hoa Kỳ phát động chiến dịch ném bom miền Bắc, Jane Fonda đã một mình đến Việt Nam và lưu trú tại khách sạn Thống Nhất (nay là khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội). Hai tuần ở Việt Nam, Jane Fonde đã đi thăm Bệnh viện Bạch Mai, khu Trương Định, nhà trẻ 20/10, một số trận địa pháo của Bắc Việt.

Bà từng hai lần giành giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1979 với phim ComingHOME và 1972 với phim Klute trên tổng số 7 lần được đề cử. Các tạp chí Empire, Premiere và Entertainment Weekly đều đưa Jane Fonda vào danh sách 100 ngôi sao điện ảnh vĩ đại nhất mọi thời đại.

Phim “ComingHOME” mang lại cho Jane Fonda 1 giải Oscar

Jane Fonda có một cuộc sống riêng tư khá biến động với 3 đời chồng. Lần đầu với đạo diễn người Pháp Roger Vadim, lần thứ hai với chính trị gia người Mỹ Tom Hayden và lần ba với ông trùm truyền thông Ted Turner.

CUỘC CHIẾN VN VỚI NHIỀU NƯỚC MẮT

Về phía phản chiến Mỹ đã hối hận vì đã lầm lẩn về cuộc chiến VN, thì chúng ta, những người trong hàng ngũ các chiến sĩ và hậu duệ VNCH không thể lần lẩn về những tin tức bất lợi cho phía VNCH mà bọn phản chiến VN đã tung ra từ mấy thập niên qua. Nếu chưa nhận định rõ ràng về mặt trái và phải của cuộc chiến, xin các bạn trẻ đừng nên tiếp tay phổ biến các hình ảnh bất lợi cho ” Chính Nghĩa của người quốc gia và Ql.VNCH”. Muốn biết thêm về cuộc chiến nầy, xin mời các bạn tham khảo thêm nơi đây hai Clip Video nói về những cuối của tháng tư đen 1975, để biết thêm về vấn nạn tan hàng của QL.VNCH.

Bốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn người thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh. Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?

Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.

Trước áp lực từ nhiều phía, ngày 21/4/1975 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định từ chức và rời khỏi Việt Nam hai ngày sau đó.

“Thưa đồng bào, anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo Hiến pháp, Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức vụ Tổng thống…”

Khi nhà giáo Trần Văn Hương trở thành vị Tổng thống thứ ba của chế độ VNCH, thì cũng là lúc mặt trận Xuân Lộc, tuyến phòng thủ cuối cùng của Saigon đã vỡ, các lực lượng của VNCH can trường chịu thiệt hại nặng và giữ vững được 12 ngày đêm.

Lời kết:
Bốn thập niên sau ngày sụp đổ của Miền Nam Tự do dưới danh xưng Việt Nam Cộng Hòa, nhiều tài liệu lịch sử đã được bạch hóa cho thấy Hoa Kỳ chỉ mong muốn việc rút quân của họ được an toàn trong một khoảng thời gian nhất định và thích hợp; tương lai của VNCH hầu như đã được quyết định trong Hiệp định Paris 27/1/1973.

Nam Việt Nam rơi vào số phận nghiệt ngã vì bị đồng minh bỏ rơi, những mật ước của Tổng thống Nixon với TT Thiệu đã đi vào quên lãng. Hoa Kỳ đã không can thiệp quân sự khi phía Cộng sản vi phạm Hiệp định Paris lấn chiếm lãnh thổ với những cuộc tấn công qui mô. Đây là một sự thật phũ phàng của lịch sữ khi kẻ ác lên ngôi!!

Đảng Cướp Chính Quyền (Thơ Phan Huy) Cái đảng vẹm quả trần gian có một Giành chính quyền bằng cách cướp ngang xương Không tranh cử cũng chẳng dân bầu bán Cướp được rồi bám chặt chẳng hề buông. Mùa thu ấy một ngày trong tháng tám Lũ vượn người hang Bắc Pó chui ra Theo bước của con đầu đàn quỉ ám Vừa trở về từ xứ Mạc tư Khoa. Tuân mệnh lệnh Lê nin, trùm quốc tế Chúng âm thầm huậy phá đoạt thời cơ Của đất nước trong thời kỳ chuyển tiếp Chính phủ bơ vơ, dân chúng dại khờ. Còn bọn chúng là những tay chuyên nghiệp Từ trong lò huấn luyện tại Nga Hoa Nhất là tên chúa đảng cướp họ Hồ Nguyên Sứ giả Đông phương phường vô sản. Thật nham nhở cho cái ngày “cách mạng” Loài bọ sâu nhầy nhụa cướp vườn hoa Giống sài lang rừng rú chiếm sơn hà Cả đất nước rơi vào trong hổn loạn… Chúng sau đó hiện nguyên hình Cộng sản Cắm búa liềm vào giữa đất quê hương Thờ Mác Lê trên bàn thờ tổ quốc Ru ngủ dân bằng chủ nghĩa hoang đường. Bảy mươi năm trôi qua từ ngày đó Tổ quốc chìm trong đảng trị thê lương Dân tộc Việt vừa choàng cơn ngái ngủ Gót giặc Tàu đã giẫm khắp quê hương.


Lý Bích Thuỷ, 17/10/2015

 

” data-medium-file=”” data-large-file=”” /> Vì vậy trên hàng ghế tuyên dương, Cmdt có một chỗ ngồi xứng đáng sau lưng Đô Đốc Cang. Trong bài phỏng vấn Đô Đốc Cang của Thiếu tá Phan Lạc Tiếp, Đô Đốc nhấn mạnh về Đề Đốc Đinh mạnh Hùng. Quả thật tình tôi không biết tới những hoạt động thầm lặng của Đề Đốc, nhưng Đô Đốc Cang xác nhận, là chắc chắn phải có. Đô Đốc có nhắc tới Đề Đốc Chí, Đại tá Kiểm, Đại tá Luân và Đại tá Khuê. Các ghế đều có chữ sau lưng hết, không có ai nhảy vào, xí ghế bảo ghế này là của tôi. Ngoài ra có hai người có công rất lớn trong CHHCC mà ít người nhắc tới, đó là Đề Đốc Hoàng cơ Minh và Đại tá Phan Phi Phụng. Trong cuộc hải trình từ Côn Sơn qua Subic, nếu nói ngồi 24/24 trên đài chỉ huy là nói phét, tôi thường trực trên đài chỉ huy từ 6 giờ sáng đến 12 giờ khuya, lúc nào cũng nghe ra rả giọng nói của hai ông. Có lúc giọng hai ông khàn tiếng, chứng tỏ tinh thần phục vụ quá cao. Mấy ngày cuối cùng của cuộc chiến, tôi ở xa, không biết việc gì xảy ra ở Sài Gòn. Anh bạn cùng khóa, Nguyễn trường Yên, Hạm trưởng HQ8 mới biết nhiều. Tôi chỉ biết có một chuyện thôi, mà cứ ấm ức mãi. Năm 1984, tôi gặp Trung tá Nguyễn địch Hùng, Hạm Trưởng chiếc HQ1, ở trại giam Xuân Lộc, phân trại A. Trường hợp gặp ông cũng hi hữu, tâm tình ông là ốc đảo, sống một mình, thế mà ông lại đích thân đi tìm tôi, mặc dù ông và tôi chưa từng gặp nhau. Câu chuyện dài dòng, tôi xin ngắt ngang tại đây. Nếu có dịp tôi sẽ kể, rất hay, chuyện tình người lính biển. Tôi ngạc nhiên quá, hỏi ông: Chiếc HQ1 đi rồi, sao Cmdt ở đây. Ông trả lời, gương mặt rất bình thản: Tôi cho lệnh, nhân viên đem gia đình lên chiến hạm, ấn định cuối cùng là 8 giờ, nhưng mấy ông bảo đi sớm, tôi không chịu, thế là mấy ông lái tàu đi. Giờ giấc tôi không nhớ chính xác, nhưng câu trả lời của ông là như thế. Qua Mỹ, tôi đọc được một tài liệu nói Hạm Trưởng HQ1 bị kẹt khi về nhà đón gia đình. Tôi đặt câu hỏi liền, trong trường hợp nào đi nữa, ai có quyền lái chiếc HQ1 đi. Chỉ có TL/HQ mới có quyền cách chức Hạm Trưởng, mà phải hợp pháp. Trong khi đó Đô Đốc Cang đâu có khởi hành từ Sài Gòn bằng HQ1. Tại sao Hạm trưởng bị kẹt, không cho người đón, việc làm không ngoài tầm tay của mình. Trong khi quân chủng bạn có khẩu hiệu: “Không bỏ bạn bè” thì mình lại thực hiện: đạp bạn bè mà đi tìm… vinh quang. Những người lái chiếc HQ1 ra đi, ĐƯỢC ghép vào danh xưng gì, tôi không dùng chữ tội danh, Cmdt kết luận dùm tôi. Tro chien ham Nguyen Duc Bong HQ231 Nói chuyện người rồi bây giờ quay sang chuyện của mình. Cái tôi đáng ghét. Nhưng phải nói. Tôi tự hỏi tại sao người ta làm như vậy được? Thời gian trôi qua lâu lắm rồi, lương tâm họ có xao xuyến một chút xíu nào không? Sau trận đánh dữ dội ở Cà Ná, bị HQ11 và HQ231 bắn phá suốt đêm, quân xa của địch cháy lổn ngổn trên Quốc lộ 1, đà tiến của Bắc quân giảm hẳn. HQ11 dưới tài điều khiển quả cảm của Hạm Trưởng Phạm đình San, bị bắn trúng pháo tháp, vài ba thủy thủ hy sinh. Chiếc HQ231 may mắn, không bị thương tích gì. Rồi như con cọp còn sung sức, chiến hạm tiếp tục tham gia mặt trận Phan Thiết. Tiếng gầm rú suốt đêm của đại bác 76 ly 2 rót vào đỉnh núi Tà Cú, mùi khét lẹt của thuốc súng chưa tan hẳn thì được lệnh về Vũng Tàu, nhận thêm đạn dược và thực phẩm. Tôi không được hưởng kế hoạch của Cmdt như lời kể: “Chiến hạm nào đi biển lâu ngày nhất, được gọi về bến để nhận hiểu chỉ thị, tiếp tế dầu nước, thực phẩm và đạn dược ở mức tối đa, liên lạc thân nhân lập kế hoạch cho gia đình”. Tinh thần thủy thủ đoàn HQ231 tiếp tục vững mạnh, tôi cũng sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn khác. Giả dụ HQ231 được lệnh yểm trợ một đơn vị nào đó đang bị địch tấn công, rồi tan hàng cố gắng khi Đại tướng Minh tuyên bố đầu hàng. Tôi không tiếc nuối mà còn hãnh diện vì đã làm tròn bổn phận tới giờ phút cuối cùng. Nhưng HQ231 bị đẩy vào vùng đồng bằng sông Cửu Long, an bình không một tiếng súng. Rồi lại còn bị đưa đi ém quân ở tại cù lao An Long (Long Xuyên). Như con cọp bị nhốt vào chuồng. Thiếu tá Nguyễn Thìn, Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn tại đó, ngạc nhiên khi gặp tôi: Ở đây yên lắm, không hiểu tại sao họ đưa ông xuống đây. Nôn nóng vì lo sợ Căn Cứ Hải Quân Đồng Tâm bị tấn công, suốt đêm 29 trên đài chỉ huy lúc tàu di chuyển, tâm hồn người lính biển trẻ luôn sôi sục nhiệt huyết với nhiệm vụ, còn nước còn tát, lúc nào cũng nghĩ như vậy. Sáng ngày 30, tôi mới vỡ lẽ. Nhờ may mắn, một Trung úy ở trong bờ cho biết, nếu không thì HQ231 bị một Thiếu tá trở cờ giải giáp một cách nhục nhã ở Căn Cứ Hải Quân Đồng Tâm. Nhờ “pho giáo hóa ưu hạng” của Cmdt, nhờ sự minh bạch, sòng phẳng và may mắn có một thủy thủ đoàn lương hảo, mà có lẽ tôi thoát được cảnh ngộ của anh bạn tôi, anh Ngô minh Dương, Hạm Trưởng HQ602. Hoặc rời tàu một cách nhục nhã ở Căn Cứ Đồng Tâm, hoặc thân xác trôi lềnh bềnh ở Biển Đông, hoặc làm tài công đưa một số người đi tìm vinh quang. Số phận nghiệt ngã không xảy ra như vậy. Vì sao tôi được chỉ định vào vùng đồng bằng sông Cửu Long và với mục đích gì? Vì sao và vì sao? Câu hỏi này tôi biết Cmdt trả lời được vì từ Hạm Đội rồi qua Hành Quân Biển. Nếu Cmdt không trả lời, tôi vẫn biết và mọi người vẫn biết. Và như vậy là NÍN THỞ QUA SÔNG chớ không phải đổi ngựa qua sông. Có thể Cmdt bảo: Chú em đa sự quá, chuyện cũ rồi nói làm gì. Thưa Cmdt, cần phải nói để cho lịch sử được chính xác và trong sáng. Tôi viết bức thơ này thật cẩn trọng. Nhiều lúc muốn bỏ đi rồi cuối cùng quyết định gởi. Tôi biết một vài đoạn làm Cmdt nhăn mặt. Tôi vẫn nghĩ Cmdt là người khoan hòa, độ lượng và với “pho giáo hóa ưu hạng”, Cmdt sẽ xem xét nó đúng hay sai. Còn nhiều việc để nói, nhưng tôi chỉ trình bày với Cmdt một vài điểm. Những chuyện khác không dám bàn vì cho là đa sự. Tự lừa dối mình với những ảo ảnh không có thật không phải là bản chất của tôi. Có thể có những điều tôi nói không làm Cmdt ưng ý. Xin Cmdt lượng thứ. Tôi lúc nào cũng dành cho Cmdt những tình cảm kính mến nhất. Kính, HQ Nguyễn văn Phước TB: Tôi mạn phép Cmdt gởi bức thơ này với tính cách phổ biến. Không có gì đố kỵ để che giấu. oOo Nói chuyện với anh em HQ tại San Jose Kính thưa ĐĐ Trần Văn Chơn, Vị Tư Lệnh tại chức lâu nhất của HQVNCH, Thưa quý bạn, quý anh chị em, Niềm hoan hỉ đang dâng tràn trong tim óc để chúng ta cùng ghi nhận sự hiện diện đông vui của quý anh chị em hải quân và những người mến thích hải quân đã từ khắp nơi tụ về đây, tay bắt mặt mừng chia sẻ những hiểu biết và tâm tình còn ấp ủ. Cám ơn BTC dành cho tôi cơ hội nói chuyện này. Sau hơn 38 năm mọc rễ tản mát ở nhiều nơi trên thế giới tự do, nay chúng ta có dịp gặp lại nhau cho thắm thêm tình đồng đội. Sáu từ ngữ HQVNCH nghe sao thân mến quá. Niềm tôn quý màu áo trắng không hề suy giảm theo thời gian. Nhìn lại đời quân ngũ, tôi thấy mình may mắn hạnh ngộ các bạn tốt và tài năng để cùng chung phục vụ dưới lá cờ quốc gia chính nghĩa. Chân thành nhớ lại một phần lịch sử trong sáng của HQVNCH làm tâm trí chúng mình trẻ lại cái thời vui tươi “HQVN hiên ngang lướt sóng”. Nhân dịp này, tôi xin ghi ơn HQVN đã nung đúc cho tôi một pho giáo hóa ưu hạng. Với giáo hóa đó, tôi đã phục vụ dưới cờ trong suốt 20 năm trường đúng tôn chỉ Tổ Qốc, Danh dự, Trách Nhiệm. Tuổi đời của anh em mình chồng chất theo luật tạo hóa; trí nhớ sa sút phần nào trong cuộc sống 38 năm “hậu quân ngũ”. Lòng muốn viết chút ít hồi ký, tôi sẽ cố tìm soi ký ức để hôm nay có dịp kể một câu chuyện xưa. Tôi không kỳ vọng kể trọn sinh hoạt của HmĐ HQVN, cũng ngại tiêu tốn thời giờ quý báu này để nói cho hết cái hay của HQVNCH đã có một khởi đầu hào hùng, mà chỉ xin nói đến một kết thúc vinh dự. Quả thực tôi được duyên may can dự nhiều đến nhiệm vụ của Hạm Đội HQVNCH. Chức vụ và trách nhiệm đã được giao phó trên vai tôi, qua lòng tín nhiệm và lệnh chỉ định nhiệm sở bởi vị ĐĐ Tư Lệnh đang có mặt hôm nay. Vâng, chính Ô đã tin tưởng ủy nhiệm tôi ở nhiệm sở TL/HmĐ trong những năm sau cùng của cuộc chiến cho đến vài ngày trước khi HmĐ vĩnh viễn rời quân cảng Sài Gòn. Với lòng hăng say, với sự trợ tá đắc lực của các chiến hữu, tôi chuyên cần tổ chức và điều hành HmĐ chặt chẽ, theo cương mục và thể chế của BTL/HQVNCH đặt ra. HmĐ đã đạt được tinh thần kỷ luật đáng ca ngợi cho nên dẫu xảy ra chuyện “qua sông đổi ngựa trên hình thức” vào giờ thứ 25 của tôi, HmĐ vẫn nghiêm túc răm rắp thi triển Lệnh Hành Quân khiến Cuộc Lui Quân cuối cùng của HmĐ thành tựu ngoạn mục theo truyền thống hào hùng. Với ba từ ngữ “trên hình thức”, tôi muốn bày tỏ sự quý mến, tin cậy và thông cảm đồng đội giữa tôi và anh bạn đồng môn đồng khóa của tôi, Đại tá Phạm Mạnh Khuê. Chúng tôi đã trao đổi ý kiến để đối phó với diễn biến bất thường trong thời gian “ngựa qua sông, đổi nài” này. Chuẩn bị đi Côn Sơn là giai đoạn đầu của CHHCC đó. HmĐ chọn Côn Sơn làm điểm tựa thay vì chọn miền sông rạch hay Phú Quốc. Chúng tôi cũng bàn đến việc thành lập một trại gia binh tại Côn Sơn, để cho gia đình binh sĩ có nơi ở an toàn và những cơ sở dã chiến để yểm trợ cho các chiến hạm có thể tiếp tục hành quân theo lệnh trên. Cuộc Lui quân của HmĐ đêm 29 tháng 4, 1975 đã được thành tựu nhờ Tham mưu Tuyệt vời của các Sĩ quan quanh tôi gồm TLP HmĐ, Trung tá Nguyễn Tam và ba vị CHT/Hải Đội, Trung tá Lê Thành Uyển, Trung tá Lê Thuần Phong và Trung tá Võ Văn Huệ, những người trực tiếp điều hành công việc của HmĐ. Đặc biệt, chúng tôi may mắn có bộ óc tham mưu của một SQ thân tín giúp tôi làm những việc tế nhị và đặc biệt là Trung tá Trịnh Tiến Hùng. Nhân đây, tôi xin ngỏ lời cám ơn chân thành của tôi với quý anh đã giúp tôi điều khiển con tàu HmĐ HQVNCH trong thời gian tôi tại chức. Chuẩn bị cho HmĐ di tản là một đòi hỏi của trách nhiệm trong hoàn cảnh của biến cố dây chuyền từ Vùng I, II cho đến Vùng III Chiến Thuật. Từ kinh nghiệm tại mặt trận, BTL/HmĐ nhận định phải gấp rút lập Kế hoạch Bảo Toàn Lực Lượng, hầu thích ứng kịp thời và áp dụng hiệu quả cho từng hoàn cảnh chiến trường. Sự thật rõ ràng là HmĐ phải tuyệt đối tự giữ vững Tinh Thần Cao để một tiếng hô ngàn lời ứng. Chiến hạm là phương tiện khả dụng nhất cho các chiến sĩ HQVN chiến đấu và gia quyến thoát hiểm. Nói khác đi HmĐ phải làm cách nào bảo vệ được vợ con các chiến hữu để họ sát cánh với chồng con trong cuộc cận chiến nếu phải xảy ra ngay tại Quân cảng hay ở bất cứ nơi nào trên đường thoát hiểm. Ghi nhận ưu khuyết điểm từ cuộc Lui Binh từ Đà Nẵng, HmĐ nhìn rõ hơn hoàn cảnh lúc đó cho cuộc chuẩn bị vô tiền khoáng hậu của HQVNCH. Để dẫn ý, tôi xin kể qua những gì có liên hệ đến HmĐ trong chuyến triệt thối từ Vùng I và Vùng II Chiến Thuật. Từ Đà Nẵng Trong chuyến lui quân tại Đà Nẵng, có CHT Hải Đội II, Trung tá Phong và CHT Hải Đội III, Trung tá Uyển cùng tham dự với hơn 20 chiến hạm công tác tại vùng hành quân. Hai bạn Phong và Uyển cùng tôi điều hành tất cả chiến hạm của HmĐ hiện diện tại vùng hành quân ven biển gồm luôn các Duyên đoàn và Căn cứ HQ. Để nắm vững tình hình đang thay đổi mau, chúng tôi di động không ngừng, từ chiến hạm này sang chiến hạm khác để sát cánh với anh em tại những nơi nóng bỏng nhất. Trong đêm di tản khỏi CCHQ/ĐN tôi có làm việc với những cấp chỉ huy của QK I, trong đó có ĐĐ Hồ V Kỳ Thoại, Trung tướng Ngô quang Trưởng, Trung tướng Lâm quang Thi trong hầm hành quân, nơi đang bị địch mưa pháo nặng nề. Trong tác phẩm “Can trường trong chiến bại” ĐĐ Thoại có nói đến sự kiện này. Tôi đang đeo máy phụ thính đây để nhớ “món quà pháo kích” của Việt Cộng năm xưa. Trong hầm hành quân, tôi nhận thấy Trung tướng Trưởng thay đổi sắc mặt rõ rệt sau khi dứt cuộc điện đàm với đầu giây kia. Sau khi đi đến quyết định rời bỏ CCHQ/ĐN, Trung tướng Trưởng ra lệnh cho Trung tướng Thi và tôi phải thoát ra chiến hạm cấp tốc để tiếp tục điều động các đơn vị trên bờ và trên biển. Trong những tiếng nổ ầm ĩ của trận pháo kích, Trung tướng Thi và tôi dùng trực thăng thoát ra được rồi đáp trên một chiếc LST. Trong lúc vội vã, tôi không kịp lấy theo mớ quần áo. Trong hải trình xuôi Nam bằng HQ5, tôi được Hạm Trưởng Quỳnh cho mượn quân phục. Cám ơn bạn Quỳnh. Hải trình từ miền Trung về. Tại mặt trận Cam Ranh, tôi trở thành phụ tá cho ĐĐ Hoàng Cơ Minh; Ô được Tổng Thống chỉ định làm Tư Lệnh Chiến trường vùng II Chiến Thuật. Thời gian hành xử chức vụ này ngắn ngủi, chỉ đôi ba ngày rồi lực lượng trên bờ tan rã. Trong hải trình suốt từ Vùng I và II xuôi Nam, các bạn đồng hành và tôi chứng kiến nhiều cảnh bất thường, hỗn độn, tàn nhẫn, trái ngược văn hóa đời thường và truyền thống QLVNCH. Tang thương gây ra bởi những quân nhân hoảng loạn, bất mãn, thất vọng của đơn vị bạn đã rã ngũ dọc theo duyên hải. Kể sao cho xiết những cảnh bi thương của quá nhiều đơn vị bạn và dân chúng trên đường di tản này. Niềm thương cảm bất nhẫn trong lòng phải kể là “rất bi đát, rất đau lòng”. Bài học lui binh đó khiến tôi lo âu thêm cho chính HmĐ HQVN. Trước ngày di tản từ Sài Gòn Cuối tháng 3 tôi về đến Sài Gòn. Hội họp với các cấp chỉ huy HmĐ, chúng tôi bàn về những biện pháp phải làm để tránh cảnh hỗn độn xảy ra trong mọi tình huống có thể xảy ra. Thực tế là HmĐ nằm trong phạm vi của BTL/HQ. Thế nhưng, âu lo mấu chốt của tôi là “làm sao cho toàn lực của HmĐ và HQ tại Sài Gòn thoát hiểm”. Chuẩn bị kỹ thuật HmĐ dốc tâm chuẩn bị cho các chiến hạm đạt đến tình trạng tác chiến cao độ, tiếp nhận đầy đủ về đạn dược, tiếp liệu, thực phẩm và dự trữ tối đa gạo và thức ăn khô. Cá nhân tôi đôn đốc sửa chữa các chiến hạm qua vị Trưởng Ty Kế Hoạch Trù Liệu là Đại tá Lê Kim Sa, bạn cùng khóa, nên mọi việc sửa chữa được thông suốt khả quan. Đã từng chứng kiến sự tan rã thê thảm của đơn vị bạn khi họ thiếu các cấp chỉ huy, BTL/HmĐ bàn luận nhiều đến tinh thần nhân viên, và đồng quan điểm là yếu tố gia đình là yếu tố nhân bản quan trọng bậc nhất. Chuẩn bị tinh thần Sau khi cân nhắc những đường lối khác nhau để giữ vững tinh thần nhân viên HmĐ, tôi nghĩ rằng kỷ luật quân đội lúc này có thể không còn đủ hấp lực để giữ sự toàn vẹn đơn vị. Với tình yêu và gia đình bên cạnh, các chiến sĩ HmĐ sẽ tác chiến với tinh thần cao hơn để bảo vệ thân nhân và nhờ đó đơn vị sẽ được bảo vệ hữu hiệu hơn. Từ suy tư đó, tôi quyết định ban hành lệnh cho nhân viên được đem gia đình theo chiến hạm. Đó là một tác động đột phá. Nghe nói trong các anh em đây, có người còn lưu giữ được giấy phép của HmĐ cho gia đình quá giang chiến hạm. Sự kiện khác thường đó là mấu chốt phối hợp được Toàn Quân với Toàn Dân trong HmĐ, khác thường so với quy chế chuyển vận của BTL/HQ. Coi đó là một tài liệu lịch sử quan trọng làm chứng tích cho lẽ thật “Phải vượt qua Điều lệ Quản trị Hành chánh thường lệ trong thời kỳ biến loạn”, tôi đã chọn bài học liêm sỉ từ pho giáo hóa của HQVN để đi ra ngòài thường lệ, cốt sao giữ vững giềng mối lớn lao hơn, đó là HmĐ sẽ bảo an cho HQVN đến mức tối đa. Kế tiếp là kế hoạch luân hoán chiến hạm của 3 Hải đội với chu kỳ ngắn hạn. Chiến hạm nào đi biển lâu ngày nhất được gọi về bến để nhận hiểu chỉ thị, tiếp tế dầu nước thực phẩm và đạn dược ở mức tối đa, liên lạc với thân nhân lập kế hoạch cho gia đình. Xong việc, đơn vị lại ra khơi ngay để chiếc khác về bến. Hai quyết định nhân bản này của HmĐ đã trở thành giọt nước làm tràn cái ly vốn đã đầy ắp niềm lo âu trước “thời cuộc nóng” của mọi cấp trong HQVNCH khi đó. Bàn giao chức vụ TL/HmĐ Vào khoảng chiều ngày 26/4/75, tôi nhận được công điện lệnh bàn giao chức vụ TL/HmĐ trong vòng 24 giờ. Lệnh đến thật bất ngờ. Mọi người chung quanh tôi sửng sốt. Tôi nghiêm túc thi hành Lệnh. Hai bạn cùng khóa trao tay nhau chức vụ trong cuộc bàn giao buồn tẻ vắng lạnh tại BTL/HmĐ. Vỏn vẹn có Đại tá Phạm Mạnh Khuê và tôi, không có giới chức cấp cao nào đến chứng kiến buổi lễ bàn giao này. Hơn hai chục nhân viên nội bộ là chứng nhân, ủ dột như cảnh về chiều. Nhiệm sở mới của tôi là TMT Bộ Tư Lệnh Hành quân Biển. Trước và sau vụ thuyên chuyển, cho tới mãi sau này TL/HQ chưa bao giờ nói cho tôi biết lý do thuyên chuyển. Tôi cũng chẳng hỏi làm gì. Nghĩ cho cùng thì với chức vụ mới, tôi cũng còn liên hệ đến việc sắp xếp công tác cho các chiến hạm. Không là nài ngựa lội qua sông, tôi lại trở thành người ngồi sau chiếc xe lội nước. Ở phương vị đó tôi được nhìn các vị đương nhiệm chơi tiếp ván cờ đã được tôi sắp sẵn, tôi thấy lòng thoải mái nhưng tâm trí không khỏi u uẩn trong khi tình huống sơn hà chưa ngã ngũ, chưa an toàn. Trong cái xấu có cái đẹp. Trong cảnh éo le, có điều tốt nảy sinh. Rảnh tay không còn trách nhiệm trực tiếp điều quân, tôi có cơ hội lo liệu những việc ngoại vi cho bạn bè, cấp cao cấp thấp. Trong ngày 29 tháng 4, tôi đã đưa một số gia đình thân hữu lên tàu. Tôi đã đưa gia đình của Đại tá Nguyễn Văn Ánh lên tàu; Đại tá Ánh là Thứ Trưởng Bộ Kế Hoạch trong Chính Phủ. Rồi tôi đưa gia đình của Đại úy Thái T. Huệ lên tàu. Đặc biệt nhất là tôi biết bạn mình bận rộn, và tôi biết “quan trên trông xuống, người ta trông vào”, tôi đón gia đình của Đại tá Khuê đưa lên tàu khoảng 3-4 giờ chiều 29/4/75. Lúc đó chưa có tin Đại tướng Minh ra lệnh đầu hàng; HQVN cũng chưa có cớ “di tản tránh pháo kích”. Đại tá Khuê là TL/HmĐ đương quyền lúc đó. Chưa có lệnh “di tản tránh pháo kích” mà ông TL/HmĐ đưa gia đình lên tàu thì rõ là sự tiết lộ bí mật quân sự. Không cần giấy tờ, tôi hành động, miễn sao giúp cho bạn mình tránh bị dị nghị. Tôi xin kể vài mẩu chuyện bên lề. Chuyện quan trọng là Mật khẩu truyền tin với một người bạn Mỹ. Trung tuần tháng Tư/75, ĐĐ Holloway đến thăm tôi tại BTL/HmĐ. Ô là TL lực lượng 77.1 của HmĐ 7 Hoa Kỳ. Câu chuyện trao đổi bình thường về tình trạng kỹ thuật, tình hình tiếp liệu, v.v. Trước khi ra về, Ô kín đáo trao cho tôi danh thiếp của Ô, viết tay thêm tần số và danh hiệu của Ô với lời dặn dò cặn kẽ: “Có cần gì, cứ gọi trực tiếp cho tôi”. Tôi cất tấm danh thiếp đó trong người khi từ giã Sài Gòn. Tôi nhận biết hậu ý của ĐĐ Holloway. Ngoài tôi ra, không biết ĐĐ này còn cho ai trong HQVN một tài liệu tương tợ hay không. Trong khi tại chức, tôi có dịp gặp Ô Holloway đôi ba lần, chỉ lần này, Ô có đề cập đến vấn đề các chiến hạm là tài sản của Hoa Kỳ cho VNCH mượn để xử dụng trong chiến tranh, nếu VN không xử dụng nữa thì hoàn trả lại cho Hoa Kỳ. Chuyện kế tiếp là Mời ĐĐ Chơn di tản: Chiều ngày 29/4 tôi thân hành đến tư dinh mời ĐĐ Chơn di tản. Ông từ chối, tỏ ý e ngại gia đình ông đông con đi ra nước ngoài không lo liệu nổi cho con cháu. Biết không thể thuyết phục được ĐĐ Chơn, tôi có xin ĐĐ Chơn cho Đại úy Chánh đưa tôi ra biển. ĐĐ Chơn nói: “Nó còn thuộc quyền của anh, anh ra lệnh cho nó.” HQ-601 Tien Moi. Jane Fonda, một trong những cựu phản chiến của Mỹ vào thập niên 1970 đã phải viết sách xin lổi các cựu chiến binh Mỹ tham gia cuộc chiến VN. Sao giờ đây chúng ta lại còn đề cập tới việc phải chấp nhận sự sai trái về những hình ảnh của phong trào về cuộc chiến vừa qua tại VN? Xin mời những ai có lòng với sự hy sinh đời trai và sự khổ cực của các chiến sĩ VNCH trong việc bảo quốc an dân cho người miền nam VN trước năm 1975 hãy cùng với chúng tôi, những người trẻ hậu duệ VNCH tìm hiểu mặt thực của các góc khuất của chiến tranh VN để trả lại danh dự đích thực cho người chiến sĩ VNCH. Sau đây là một số nét và hình ảnh về các góc khuất của những ngày cuối cuộc chiến 20 năm, từ năm 1955 cho đến ngày 30.4.1975. Xin tất cã những cựu QNQLVNCH đang còn lưu tâm với đoạn phim cuối của VNCH trong tháng tư đen 1975 hãy tìm hiểu và tham khảo thêm để biết rõ về tình hình biến động bất lợi của miền nam VN, từ đó đừng tiếp tay với bọn phản chiến Mỹ Việt ngày nay, phổ biến những bài viết và hình ảnh bất lợi cho những người đã hy sinh thời trai trẻ trong lý tưởng Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm. Trả lại danh dự cho QL.VNCH là một trong những việc làm của hậu duệ VNCH để viết lại lịch sử cho các anh hùng trong QL.VNCH. Đừng nên bắt tuổi trẽ VN phải biết thêm về các việc làm của bọn gọi là phản chiến Mỹ-Việt đã làm trong quá khứ như cựu phản chiến Mỹ Jane Fonda trong thập niên 1970. Cựu phản chiến Mỹ –Jane Fonda Trang mạng báo Independent của Anh, tường thuật rằng, nữ diễn viên từng đoạt Giải Oscar Jane Fonda nói nỗi đau đối với các cựu chiến binh Mỹ mà bà cảm nhận được do quyết định chụp tấm ảnh đó của bà gây ra, sẽ ám ảnh bà cho tới cuối đời. Nguồn tin này trích lời bà Fonda phát biểu tại một trung tâm nghệ thuật ở bang Maryland mới đây rằng “bất cứ lúc nào có dịp ngồi xuống trò chuyện với các cụu chiến binh, bà cảm thấy buồn vì thấu hiểu được nỗi đau của các cựu chiến binh. Tôi đã phạm một lỗi lầm lớn khiến cho nhiều người nghĩ tôi chống đối binh sĩ Mỹ.” Tờ Telegraph của Anh nói rằng phản ứng trước phát biểu này, một số cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam dương biểu ngữ: “Tha thứ à, có thể. Nhưng quên thì chúng tôi sẽ không bao giờ quên”

 

Hình ảnh Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không của quân đội Bắc Việt trong chuyến đi thăm Hà Nội năm 1972, khẩu súng có thể đã được dùng để bắn hạ các phi cơ Mỹ, và những hoạt động phản chiến của bà, đã khiến nữ diễn viên này trở thành mục tiêu của những lời đả kích nặng nề trong giới các cựu chiến binh Việt Nam, mà mãi cho tới bây giờ vẫn chưa nguôi phẫn nộ. Jane Fonda và cuộc Chiến tranh Việt Nam https://chieuanhquan.wordpress.com/2015/06/05/jane-fonda-va-cuoc-chien-tranh-viet-nam-2/ Jane Fonda, ngày nay đã bước vào tuổi 76 nhưng vẫn còn đủ sức khuấy động giới truyền thông quốc tế với tin bà sẽ được vinh danh là một trong “100 người Đàn bà của Thế kỷ”. Chỉ riêng trong đầu tháng 5/2013 đã 3 lần Jane Fonda nói về cuốn cuốn sách của bà, Jane Fonda: My Life So Far. Năm 2005 Jane Fonda đã viết một cuốn hồi ký dài hơn 600 trang trong đó bày tỏ sự “hối hận” đã đến Hà Nội trong 2 tuần lễ vào tháng 7/1972 khi cuộc chiến leo thang với các cuộc oanh kích của không lực Mỹ ngay tại miền Bắc. Đó là lần đầu tiên Jane Fonda chính thức xin lỗi người Mỹ và nước Mỹ về những bức ảnh chụp bên các khẩu cao xạ của Bắc Việt.http://www.voatiengviet.com/content/jane-fonda-thua-nhan-sai-lam-xin-loi-cac-cuu-chien-binh-my/2608958.html Báo chí lại còn lùm xùm về vụ Jane Fonda đóng vai Nancy Reagan, vợ Tổng thống Ronald Reagan, trong phim The Butler (Người quản gia) năm 2012. Một chiến dịch tẩy chay phim này đã khuấy động dân cư mạng, nhất là những cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Họ không tán thành việc “kẻ phản bội tổ quốc” lại thủ vai đệ nhất phu nhân của Tổng thống Hoa Kỳ. Gần đây nhất, một lần nữa Jane Fonda lại lên tiếng xin lỗi về những hoạt động phản chiến trong chuyến đi Hà Nội năm 1972. Bức ảnh bà chụp chung với bộ đội phòng không Bắc Việt trên mâm pháo đã được nhiều cựu binh Mỹ đặt một cái tên mỉa mai là “Hanoi Jane”. Jane Fonda đang trên đỉnh cao của sự nổi tiếng khi bà tới thăm Việt Nam vào năm 1972.


JANE FONDA LÀ AI??

Jane Fonda: (tên khai sinh Lady Jayne Seymour Fonda hay còn được biết đến với cái tên sau này là “Jane Hà Nội”) sinh ngày 21/12/1937 là một nữ diễn viên điện ảnh, kiêm nhà văn, nhà hoạt động xã hội, người mẫu thời trang và vận động viên thể dục thẩm mỹ.

Jane Fonda khi còn trẻ

Jane Fonda là một trong những diễn viên Mỹ tiên phong trong phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam. Khi Hoa Kỳ phát động chiến dịch ném bom miền Bắc, Jane Fonda đã một mình đến Việt Nam và lưu trú tại khách sạn Thống Nhất (nay là khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội). Hai tuần ở Việt Nam, Jane Fonde đã đi thăm Bệnh viện Bạch Mai, khu Trương Định, nhà trẻ 20/10, một số trận địa pháo của Bắc Việt.

Bà từng hai lần giành giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1979 với phim ComingHOME và 1972 với phim Klute trên tổng số 7 lần được đề cử. Các tạp chí Empire, Premiere và Entertainment Weekly đều đưa Jane Fonda vào danh sách 100 ngôi sao điện ảnh vĩ đại nhất mọi thời đại.

Phim “ComingHOME” mang lại cho Jane Fonda 1 giải Oscar

Jane Fonda có một cuộc sống riêng tư khá biến động với 3 đời chồng. Lần đầu với đạo diễn người Pháp Roger Vadim, lần thứ hai với chính trị gia người Mỹ Tom Hayden và lần ba với ông trùm truyền thông Ted Turner.

CUỘC CHIẾN VN VỚI NHIỀU NƯỚC MẮT

Về phía phản chiến Mỹ đã hối hận vì đã lầm lẩn về cuộc chiến VN, thì chúng ta, những người trong hàng ngũ các chiến sĩ và hậu duệ VNCH không thể lần lẩn về những tin tức bất lợi cho phía VNCH mà bọn phản chiến VN đã tung ra từ mấy thập niên qua. Nếu chưa nhận định rõ ràng về mặt trái và phải của cuộc chiến, xin các bạn trẻ đừng nên tiếp tay phổ biến các hình ảnh bất lợi cho ” Chính Nghĩa của người quốc gia và Ql.VNCH”. Muốn biết thêm về cuộc chiến nầy, xin mời các bạn tham khảo thêm nơi đây hai Clip Video nói về những cuối của tháng tư đen 1975, để biết thêm về vấn nạn tan hàng của QL.VNCH.

Bốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn người thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh. Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?


Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.


Trước áp lực từ nhiều phía, ngày 21/4/1975 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định từ chức và rời khỏi Việt Nam hai ngày sau đó.


“Thưa đồng bào, anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo Hiến pháp, Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức vụ Tổng thống…”


Khi nhà giáo Trần Văn Hương trở thành vị Tổng thống thứ ba của chính thể VNCH, thì cũng là lúc mặt trận Xuân Lộc, tuyến phòng thủ cuối cùng của Saigon đã vỡ, các lực lượng của VNCH can trường chịu thiệt hại nặng và giữ vững được 12 ngày đêm.



Lời kết:
Bốn thập niên sau ngày sụp đổ của Miền Nam Tự do dưới danh xưng Việt Nam Cộng Hòa, nhiều tài liệu lịch sử đã được bạch hóa cho thấy Hoa Kỳ chỉ mong muốn việc rút quân của họ được an toàn trong một khoảng thời gian nhất định và thích hợp; tương lai của VNCH hầu như đã được quyết định trong Hiệp định Paris 27/1/1973.

Nam Việt Nam rơi vào số phận nghiệt ngã vì bị đồng minh bỏ rơi, những mật ước của Tổng thống Nixon với TT Thiệu đã đi vào quên lãng. Hoa Kỳ đã không can thiệp quân sự khi phía Cộng sản vi phạm Hiệp định Paris lấn chiếm lãnh thổ với những cuộc tấn công qui mô. Đây là một sự thật phũ phàng của lịch sữ khi kẻ ác lên ngôi!!

Đảng Cướp Chính Quyền
(Thơ Phan Huy)

Cái đảng vẹm quả trần gian có một
Giành chính quyền bằng cách cướp ngang xương
Không tranh cử cũng chẳng dân bầu bán
Cướp được rồi bám chặt chẳng hề buông.

Mùa thu ấy một ngày trong tháng tám
Lũ vượn người hang Bắc Pó chui ra
Theo bước của con đầu đàn quỉ ám
Vừa trở về từ xứ Mạc tư Khoa.

Tuân mệnh lệnh Lê nin, trùm quốc tế
Chúng âm thầm huậy phá đoạt thời cơ
Của đất nước trong thời kỳ chuyển tiếp
Chính phủ bơ vơ, dân chúng dại khờ.

Còn bọn chúng là những tay chuyên nghiệp
Từ trong lò huấn luyện tại Nga Hoa
Nhất là tên chúa đảng cướp họ Hồ
Nguyên Sứ giả Đông phương phường vô sản.

Thật nham nhở cho cái ngày “cách mạng”
Loài bọ sâu nhầy nhụa cướp vườn hoa
Giống sài lang rừng rú chiếm sơn hà
Cả đất nước rơi vào trong hổn loạn…

Chúng sau đó hiện nguyên hình Cộng sản
Cắm búa liềm vào giữa đất quê hương
Thờ Mác Lê trên bàn thờ tổ quốc
Ru ngủ dân bằng chủ nghĩa hoang đường.

Bảy mươi năm trôi qua từ ngày đó
Tổ quốc chìm trong đảng trị thê lương
Dân tộc Việt vừa choàng cơn ngái ngủ
Gót giặc Tàu đã giẫm khắp quê hương.

Lý Bích Thủy, 17/10/2015


http://kimanhl.blogspot.com.au

 

 

data-medium-file=”” data-large-file

Từ giã nhau xong, tôi và HmTr [Hạm trưởng] Chánh về tàu. Đến nơi, chúng tôi thấy ĐĐ Cang và ĐĐ Thủy đã hiện diện trên HQ601. Hai ông đến như khách quá giang. Chào hỏi qua loa xong, chúng tôi lên đài chỉ huy gấp cho tàu tách bến liền, xuôi dòng ra biển. Tôi hẹn gặp HQ3 ngoài khơi Vũng tàu rồi lên HQ3 đúng như dự định. Đại úy Chánh và tôi bịn rịn giã từ nhau. Chánh ôm tôi tại cầu thang nói: “Chúc TL đi bình an. Chắc lâu lắm tôi mới gặp lại TL.” Quả nhiên, sau 38 năm, chúng tôi mới gặp lại nhau vào tháng Ba năm nay, 2013.

Chuyện kế đó là Câu chuyện HQ601:

Đại úy Chánh là con cả của ĐĐ Chơn. Trước khi Chánh nhận quyền chỉ huy chiến hạm HQ601, ĐĐ Chơn có trao trách nhiệm cho tôi huấn luyện anh. Tiếp cận, tôi hiểu rõ Đại úy Chánh hơn gồm luôn khả năng vận chuyển trong sông của tàu loại PGM. Tôi chọn tàu này để thi hành những công tác, đặc biệt trong tình tình bất ổn. Trong những ngày cuối tháng Tư, với chức vụ TMT BTL HhQ Biển, tôi thu xếp để giữ tàu này công tác gần Sài Gòn. Ví dụ như trong ngày 29 tháng Tư, tàu này được biệt phái cho Tiểu khu Gia Định để yểm trợ cho mặt trận Cầu Tân cảng và cầu Xa lộ.

Mới đây, tôi có nhận được tin anh HmTr Chánh vừa bị đột quy. Tôi cầu xin Thượng Đế cho anh sớm bình phục.

Chuyện kế nữa là những gì xảy ra trên biển trong chặng đường di tản.

Trên đoạn đường từ Vũng Tàu đến Côn Sơn, tôi không có dịp gặp vị TL/HQ cuối cùng, mặc dù chúng tôi cùng quá giang trên tàu con thoi HQ601 để lên HQ3. Trên tàu đông người lắm. Tôi lánh mặt trong phòng kho giây cáp rà mìn cũ của HQ3. Đến Côn Sơn, TL/HQ chuyển sang một chiến hạm khác, nơi có các buổi họp của TL/HQ. Tôi không đi tham dự.

Sau khi TT DVMinh ban hành lệnh đầu hàng TL/HQ có sắp xếp cho một chiến hạm chở những anh em nào không muốn đi theo đoàn tàu trở về Sài Gòn rồi ra lệnh cho những chiến hạm còn lại khởi hành trực chỉ Subic Bay. Chúng tôi đếm được 43 chiếc.

Chẳng bao lâu, các chiến hạm khởi sự có sự giao động tinh thần, lâm dần vào tình trạng rối beng. Trên hệ thống âm thoại của HmĐ, có HmTr nói bạch văn đại ý là “không còn biết ai là cấp chỉ huy của mình nữa”. HmTr này muốn đi Singapore, HmTr kia muốn đi Australia… Đoàn tàu có triệu chứng tán loạn, thiếu kỷ luật, dùng bạch văn nói chuyện ồn ào.

Cac chien ham hai quan VNCH tren duong di tan den Subic Bay

Lời Giới Thiệu: Trước 30.4.1975, tôi quen biết Đại Tá Phạm Hậu qua chức Giám Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội và sau này qua các chức vụ quan trọng hơn như Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã, Tổng Giám Đốc Hệ Thống Truyền Thanh Việt Nam và đặc biệt tôi quen biết ông qua bút hiệu Nhất Tuấn, nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ với thi phẩm bất hủ “Chuyện Chúng Mình”…

Tôi có đọc qua bản thảo bài viết của Đại Tá Phạm Hậu cách đây chừng hơn 2 tháng nhân ông hứa sẽ viết 1 bài để đăng vào đặc san của Khóa 12 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam – Đà Lạt và khóa này đã đào tạo Đại Tá Phạm Hậu và nhiều sĩ quan ưu tú khác dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu và sau này là Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa thời Đệ Nhị Cộng Hòa.

Đại Tá Phạm Hậu và tôi cùng có quan điểm chung là nên viết chuyện thật người thật dù không nhiều thì ít cũng gặp sự phê bình, chỉ trích khắc khe hay dưới một góc nhìn của người khác không cùng mình nhìn về một hướng. Vì vậy, Cựu Đại Tá Phạm Hậu – nhà thơ Nhất Tuấn chỉ muốn dùng bài viết: Xin Bình An Cho Những Người Đã Chết đăng trong đặc san của Khóa 12 Đà Lạt, nhưng tôi nghĩ đây là một bài viết có tính lịch sử, có cái nhìn của một người học trò trông nhìn vào thần tượng ông thầy của mình và những tâm tình của cựu Đại Tá Phạm Hậu viết về cựu Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt và cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, một bài viết có giá trị về nhiều mặt.

Với tư cách là người đồng tuế với cựu Đại Tá Phạm Hậu, sinh năm 1935, với cấp bậc trong Quân Đội tôi kém hơn hai mai bạc và cũng là người bạn thân của bào đệ ông là cựu Thiếu Tá Phạm Huấn, cùng ám số chuyên nghiệp quân sự 470.0 – sĩ quan thông tin báo chí. Tôi xin mạo muội gởi bài viết này để xin bình an cho những người đã chết cho quốc gia dân tộc. Cựu Thiếu Tá Trần Văn Ngà, Khóa 13 Thủ Đức, cựu Sĩ Quan Thông Tin Báo Chí QLVNCH.

* * *

 

XIN BÌNH AN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT Kính truy tặng cố Trung Tá CHT, Cố Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu

Phạm Hậu, K12/VBĐL

1. Những năm tháng đau buồn ấy



Được mời bất ngờ, cùng các bạn Đài Phát Thanh QĐ và Báo Diều Hâu & Phòng Báo Chí Cục Tâm Lý Chiến dự bữa cơm tối tại hoa viên Dinh Độc Lập với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, rồi khoảng 2 tháng sau tôi bàn giao đài Phát thanh Quân Đội cho anh Văn Quang để theo học Khóa 7 Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp (CHTM/CC). Mãn khóa, 1/1971, về lại TC/CTCT và sau đó tôi qua Bộ Thông Tin, quản trị Nha Vô Tuyến Truyền Thanh (VTTT).

Việc đề cử tôi về VTTT khi tôi còn đang học lớp CHTM/CC trên Đàl Lạt là do ông Hoàng Đức Nhã, khi đó là Bí Thư Tổng Thống kiêm Tham Vụ Báo Chí Phủ Tổng Thống, và được sự chấp thuận của TT Nguyễn văn Thiệu.

Hơn 30 năm sau, ông Nhã kể lại khi trình hồ sơ với những lý do tại sao chọn tôi trong danh sách ứng viên do nhiều cơ quan, yếu nhân, đoàn thể đề nghị, Tổng Thống Thiệu coi hồ sơ, và thấy tên tôi, tốt nghiệp VBĐL/K12, ông mỉm cười nói với ông Nhã:

– Còn nhớ anh chàng này !

Từ ngày tôi về điều hành VTTT (20/07/1971), sau đổi là Hệ Thống Truyền Thanh VN (HTTT/VN) thuộc Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi (BDVCH), tiếp theo qua đảm trách Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã, (trực thuộc Bộ DV & CH) tôi và hai cơ quan truyền thông trọng yếu này đã hòa nhập ngay vào “guồng máy quốc gia” cùng Đệ Nhị Cộng Hòa và toàn dân Miền Nam, nổi trôi theo Mệnh Nước, qua Mùa Hè Đỏ Lửa cùng Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng Trị Thiên Vùng Dậy …

Và rồi … Tháng Tư Đen 30/4/1975, như một trận Bão Thần kinh hoàng ập tới, kéo sụp Miền Nam của chúng ta.

Nhớ tới những tháng ngày kinh khủng và cuộc đổi đời đó, tôi cũng viết vài bài đề cập tới giờ phút chót thoát khỏi VN (1), và “Những Kỷ Niệm với Ngành Phát Thanh” (2)

Nhân dịp phát hành “Kỷ Yếu Khóa 12”, vào tuổi “cổ lai hy” tôi muốn viết ít cảm nghĩ về “ Trung Tá Thiệu, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu” để các bạn Khóa 12 rõ ; và nếu cuốn kỷ yếu này tới tay các độc giả bên ngoài, xin quý vị tùy nghi tìm hiểu thêm những năm tháng đau buồn ấy của Miền Nam thân yêu.

2. Hoàn cảnh VN thời Đệ Nhị Cộng Hòa

Khác xa với Đệ Nhất Cộng Hòa thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, khi Ông Thiệu làm Tổng thống thì Hoa Kỳ đã áp đặt được nền Dân Chủ kiểu Mỹ mà họ rất hãnh diện, để chỉ bảo cho các quốc gia nhược tiểu chậm tiến trông vào Mỹ mà bắt chước.

Thấy vậy nhưng không phải vậy, vì trên thực tế, Việt Nam bị những áp chế lấn luớt dưới đây của anh bạn Đồng Minh kiêu căng:

a. Cùng một lúc họ cử 2, 3 Đại Sứ, Phó Đại sứ tới thường trực tại VN; về phía quân sự, họ đưa qua cả chục tướng lãnh sao đầy trên vai, trên cổ áo. Thêm vào đó, tại Miền Nam VN còn có hơn nửa triệu quân của Mỹ, và quân của đồng minh (Đại Hàn, Thái Lan, Phi, Tân Tây Lan, Úc …)

b. Các cố vấn Hoa Kỳ thì lan xuống tới cấp Tiểu Đoàn, Chi khu.

c. Mỹ có các Đài Phát Thanh riêng, có các Đơn Vị Dân Sự Chiến Đấu và tiêu tiền dollars riêng. Đại Hàn cũng có đài phát thanh riêng tại VN cho quân đội của họ.

Quân đội Mỹ tràn vào VN đúng vào thời gian nội các quý ông Phan Huy Quát & Bùi Diễm (nhóm Đại Việt) cùng kỹ sư Phan Khắc Sửu điều khiển guồng máy quốc gia và quý vị lãnh đạo này, tiếc thay, không ai dám phản đối quyết liệt.

Thương quá anh em Tổng Thống Ngô đình Diệm của Đệ Nhất Cộng Hòa trước đó đã bị thảm sát vì chống đối không chịu để Mỹ trực tiếp tham chiến tại miền Nam. Anh em ông Diệm, Nhu, Cẩn … họ không muốn cuộc chiến đấu chống Cộng mất hết chính nghĩa qua sự hiện diện của quân ngoại quốc tại Miền Nam.

Gần đây, cuốn sách Triumph Forsaken: the Viet Nam War,1954-1965, của Tiến sĩ Mark Moyar, hiện là giảng viên tại đại học Thủy Quân lục Chiến của Hoa Kỳ ở Quantico, tiểu bang Virginia, “đã phản bác phương cách giải thích thông thường về vai trò của HK trong cuộc chiến. Sự đóng góp lớn của ông Moyar là đã cho thấy rằng quyết định của HK bỏ rơi ông Diệm và giúp lật đổ ông ta là lỗi lầm lớn nhất trong cuộc chiến” (3).

3. Thuợng tôn Pháp Luật

Sau nhiều cuộc chỉnh lý, đảo chính … những ngôi sao mọc nhanh hơn nấm, đủ loại tướng. Nhưng có một số nhỏ tướng bất tài, vô kỷ luật cũng như vài chính trị gia không đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên và còn làm bậy, làm hại cho tinh thần chiến đấu chống Cộng của quân dân Miền Nam, xét theo luật, ông Thiệu trừng trị họ thẳng tay.

Ông Thiệu nổi tiếng là rất kỹ khi ban tặng các huy chương, nhất là Bảo Quốc Huân Chương với nhành dương liễu; và khi các cơ quan Tư Pháp trình lên, những vụ nhũng lạm, phạm pháp, nếu có đầy đủ chứng cớ, Ông cũng đã xử phạt nhiều tướng lãnh khá nghiêm ngặt bất ngờ.

Trong số này nhiều vị đã là sỹ quan cấp tá, Tư Lệnh Liên Đoàn BB ở ngoài Bắc trước 1954 khi ông Thiệu còn ở cấp đại uý, cũng như nhiều vị là cựu bộ trưởng, đương kim tư lệnh sư đoàn do chính ông bổ nhiệm, hay có vị đã từng đảm nhận chức Tư lệnh Sư Đoàn, Tư lệnh Binh Chủng trước ông ngay từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, bị phạm kỷ luật nặng có chứng cớ thật rõ ràng thì cũng không khoan nhượng.

3. Truy tố, tống giam hay quản thúc trong khi chờ Tòa xét xử

Ô. Nguyễn tấn Đời, Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Dân Biểu Trần Ngọc Châu, Nghị sĩ Nguyễn văn Chức ….

4. Cho ký giả ngoại quốc … biết phép nước

Từ cuối thập niên (19)60, VN là nơi rất đông ký giả ngoại quốc tới thuờng xuyên. Một số, nhất là ký giả Hoa Kỳ, lộng hành làm trời làm đất, coi dân Việt, cảnh sát và giới chức thông tin của ta … bằng nửa con mắt.

Khi ông Nhã, em họ Tổng thống Thiệu, giữ chức vụ Bí Thư Tổng Thống (1968), tiếp kiêm Tham vụ báo chí Phủ TT (1969), và sau coi Bộ Bộ Dân Vận & Chiêu Hồi, ngay từ đầu đã chỉ thị Trung Tâm Báo Chí (TTBC) theo dõi thật sát để giữ đám ký giả ngông nghênh này trong khuôn phép.

Những chuyên viên của TTBC đa số đều tốt nghiệp Cử Nhân, Cao Học tại ngoại quốc. Họ tình nguyện về phục vụ Đất Nước với quyền lợi lương bổng bằng ½ nhiều khi bằng 1/5 so với các hãng ở Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nhật trả cho họ.

Ví dụ ông Cục Phó Cục Thông Tin Quốc Ngoại, trong đó có Trung Tâm Báo Chí (TTBC) mà ông trông coi. Ông Trần Khánh Vân này có bằng kỹ sư hầm mỏ tại trường University of Missouri, School of Mines. Ông đậu Thủ Khoa, nhưng đặc biệt, điểm tốt nghiệp của ông cao nhất trong lịch sử từ khi ngôi trường rất danh tiếng này được thành lập.

Phối hợp trước vói cơ quan An Ninh, nhiều phóng viên ngoại quốc (đa số là Hoa Kỳ) gây rối loạn nơi công cộng, uống rượu say lái xe, đánh nhau dành gái bị “các em” khiếu nại … và xe Cảnh Sát … rất tình cờ … tới lúc đó, để nhân viên công lực còng tay ngay trên phố đông, hay nơi khách sạn, giữa tiệm ăn … rồi đẩy kẻ phạm pháp lên xe về bót nằm ít giờ hay 1, 2 ngày. Văn phòng ông Vân là cứu tinh của họ trong các trường hợp này, và lẽ dĩ nhiên tùy “lý lịch riêng” của mỗi người, Ông Vân sẽ giúp họ khác nhau.

Có người 1,2 giờ ngồi cho muỗi đốt. Có người … phải chờ vài ngày, nằm ép rệp, ngửi mùi nước tiểu khai nồng, thèm thuốc điên người.

Trường hợp “đặc biệt” 3, 4 phóng viên bị trục xuất khỏi VNCH, trong đó có trưởng phòng đại diện của báo New York Times, dù đại sứ Bunker đích thân can thiệp với Ông Nhã, nhưng cuối cùng hắn vẫn bị đuổi về Mỹ!

Đây là thành tích ngoạn mục nhất, ông Vân theo lệnh ông Nhã, cho ký giả ngoại quốc ở VN “biết phép nước”… mà các trào truớc, thời cụ Diệm, thời quý ông Phan Huy Quát, Bùi Diễm, Phan Khắc Sửu, thời tướng Kỳ … chưa có trường hợp tương tự.

5. Rất thương quân sĩ và vô cùng can đảm

Ông Thiệu là một trong những sỹ quan có bằng nhẩy dù tuy không bắt buộc vì ông không ở binh chủng này. Trước đó khi là sĩ quan cấp úy, ông đã phục vụ tại Đệ Tam quân Khu Bắc Việt cùng các sỹ quan cấp úy cấp tá như: Trần Thiện Khiêm, Phạm văn Đỗng, Dương Quý Phan, Nguyễn BảoTrị, Tôn Thất Đính, Trần Văn Cường, Đỗ ngọc Nhuận, Đỗ Mậu.v ..v..

Khi biết chuyện Quỹ Tiết kiệm Quân Đội có sự mờ ám và bọn đầu nậu lon to lấy tiền lính góp hàng tháng để đầu tư riêng cho phe cánh tài phiệt của họ, ông cho lệnh điều tra ngay. Có chứng cớ rõ ràng, ông bãi bỏ quỹ này, trả lại tiền cho lính cùng nghiêm phạt các giới chức liên hệ .

Mùa Hè Đỏ Lửa, tháng 5/1972, ông Thiệu ra thanh sát chiến trường Trị Thiên. Đoàn xe 6 chiếc Jeep quân đội mui trần. Ông ngồi xe đầu bên cạnh tướng Trưởng, Tư Lệnh QK1.

Xe thứ 2 là Lữ Đoàn trưởng Thiết Kỵ và Bộ Tham Mưu Quân Đoàn.

Xe thứ 3 có tướng Đặng Văn Quang, ông Hoàng Đức Nhã và vài sỹ quan tham mưu.

Các toán truyền tin, cận vệ chất trên những chiếc Jeep sau.

Suốt lúc đi cũng như khi về, pháo và hỏa tiễn địch rơi dọc hai bên đường khi xa lúc gần ở cả phía trước và phía sau đoàn xe.

Lúc đó thì bom đạn tránh người và bà gọi ai người ấy thưa! Biết đâu mà né trốn?

Đó là Chiến Trường Trị Thiện Vùng Dậy.

Rồi ngày 7/7/72, Tổng Thổng Thiệu và Đại Tướng Viên với 2 trực thăng bất chợt nhào vào Bình Long Anh Dũng thăm chiến sĩ mặt trận An Lộc khi tiểu khu này còn đang mịt mù khói lửa.

Xin trích 1 đoạn bài viết của CÙI 12 TBX: viết trên đặc san trường VBĐL:


“TT Thiệu tới trước Đài Chiến Sĩ Trận Vong của Biệt kích 81 quỳ xuống tưởng niệm. Khi đứng dậy, ông rút khăn mùi-xoa lau mắt đỏ hoe.

Ông chỉ thị cho Đại Tướng Cao Văn Viên: – Bộ TTM xét trình thăng thưởng đặc cách mỗi người 1 cấp và thiết lập loại huy chương đặc biệt, đặt tên là “Bình Long Anh Dũng”, ân thưởng cho những quân nhân đã dự chiến trường tại An Lộc.

Trọng pháo vẫn nổ ì ầm, khi xa lúc gần. Nhưng khi ông Thiệu vừa dứt tiếng, bỗng pháo địch rơi ào ạt quanh khu Bắc An-Lộc, có trái rớt cách phái đoàn vài trăm thước đất cát tung mờ mịt. Từ TT Thiệu, tới các tướng tá và cả ông Bí Thư dân sự Nhã không một ai hoảng sợ nằm xuống hay chạy nấp sau các bao cát.

Trái lại mấy người cùng cười vang khi TT Thiệu quay qua nói với tướng Pháp Vanuxem:

– Nó lại pháo nữa như mọi ngày, cả hơn 3 tháng rồi. Chắc nó biết tôi đến hôm nay nên nó đón chào tôi đấy!”

Tại chỗ Vòm Chợ, có một số đồng bào và anh em quân sĩ đứng ngồi rải rác xung quanh chờ đợi. TT Thiệu tới, đứng trên chiến xa giữa cả đống chiến xa địch đã bị bắn cháy. Ông nói rất hay, hùng hồn lưu loát. Ông khen quân dân An Lộc không chịu khuất phục bọn CS ác ôn. An Lộc rất xứng đáng là Bình Long Anh Dũng cũng như Kon Tum Kiêu Hùng. Đặc biệt ông khen các đơn vị Địa Phương Quân cũng như Nghĩa Quân của Tiểu Khu Bình Long không tiếc lời vì họ chiến đấu dũng cảm không thua sút đơn vị chính quy.

Cùng với đơn vị phòng thủ, ĐPQ/NQ cũng bắn hạ các chiến xa đủ loại của địch, từ thiết vận xa PT76, chiến xa phòng không ZSU 57/2 và ngay cả chiến xa số 1 của Nga viện trợ cho CSBV, chiếc T 54 nổi tiếng khắp thế giới, cũng bị anh em ĐPQ bắn cháy !

Ông còn nói thêm: – Đồng bào đừng quên, tướng Hưng và Đại Tá Nhựt cùng các chiến sĩ giữ vững An lộc tới giờ phút này là nhờ toàn dân hậu thuẫn, sát cánh với các chiến sĩ. Vậy đây là thành tích chung của Quân Dân An Lôc.

Chỉ ít ngày sau chuyến vào An lộc của TT Thiệu, 1 trực thăng HK, thả tướng Tallman và phái đoàn rồi vút lên rất nhanh. Bắc Quân vẫn còn phục sẵn ở Đồi Gió, dùng súng không giật 75 ly bắn vào bãi đáp. Trực thăng thoát, nhưng tướng Tallman và một số sĩ quan Mỹ chết tại chỗ.” (4).

6. Quyết liệt bảo vệ Đất Nước

Miền Nam mất đã hơn 30 năm. Đọc các lời tuyên bố, bài báo và hồi ký của yếu nhân Mỹ: Ô Nixon, Kissinger, Johnson, Ford, hay những bài viết trung thực mới đây của tiến sỹ Lewis Sorley (5), họ đều có nhận xét ông Thiệu đã quyết liệt tranh đấu tới phút cuối cùng cho quyền lợi của VNCH trong vụ Hòa Đàm Ba Lê.

Quân Dân Miền Nam, dưới sự lãnh đạo của ông đã tin tưởng và đánh thắng CSBV nhiều trận rất oai hùng (TCK/Mậu Thân, Hạ Lào, Mùa Hè Đỏ Lửa..)

Dịch bài của Sorley xong, những giòng kết luận, cựu Trung Tá Không Quân Trần Đỗ Cung, người dịch, đã viết:

“Trong phần dành cho Thiệu tôi thấy thương ông ta khổ tâm nhiều trong thời kỳ mười năm nắm vận mệnh quốc gia, đương đầu với Mỹ, với đe dọa đảo chính và với tình hình đa đoan của nước nhà.

Được đọc bài phỏng vấn cựu Phụ Tá thân cận Nguyễn Văn Ngân của Trần Phong Vũ tôi càng nhìn rõ sự cô đơn của một lãnh tụ, thông minh, mưu trí nhưng sinh bất phùng thời. Và tôi càng thông cảm nỗi bất hạnh của ông để đặt câu hỏi “một người khác nắm quyền có khá hơn không hay là chúng ta lại phải trải qua một bất hạnh lớn hơn?


Ngoài ra chúng ta có thể tìm đọc thêm những tài liệu vừa đựơc Hoa kỳ cho giải mật, ví dụ cuộc thảo luận giữa Chu Ân Lai và Kissinger ngày 20/6/1972, đề cập tới sự sắp xếp của các đại cường Tư Bản và Cộng Sản quốc tế mà Mỹ & Trung Cộng, gạt Nga ra ngoài, để Mỹ và Trung Cộng giữ vai trò then chốt (6). Nhưng có một câu hỏi tới nay chưa ai trả lời rõ ràng được:

Vụ rút quân khỏi Vùng 2 và Vùng 1 Chiến Thuật?

Còn nhớ, tháng 7/2000, nhân dịp đám cưới con gái Lôi Hổ (LH) Đoàn Hữu Đ. ở VA., một số đông anh em LH quanh vùng mà 1/3 là tù cải tạo vừa qua Mỹ đoàn tụ nghe tin Ông Bà Thiệu đến, họ tự động tới nơi tổ chức tiệc cưới; phần để chung vui với LH Đ. phần để âm thầm bảo vệ Ông bà Thiệu như khi ông Thiệu còn là Tổng thống VNCH của họ năm xưa.

Bàn ông Thiệu trong tiệc cưới có nhiều tướng lãnh ngồi chung, nhưng không có Tướng Trưởng.

Một trung tá, học trò Ông Thiệu, người đã thăng cấp đại úy trước tướng Trưởng 3 năm, từ Seattle qua VA mừng gia đình bạn đồng nghiệp ở bộ Dân Vận & Chiêu Hồi ngày nào nhân dịp cháu Hải V., trưởng nữ của bạn vu quy, nghe LH Đ. nói, có ÔB Thiệu ngồi bàn gần đó nên vội dẫn vợ con lại chào và thấy ông vẫn còn khỏe mạnh vui vẻ.

Ai ngờ, năm sau vào ngày đám cưới Hải N., thứ nữ của LH Đ., tuy đã nhận lời, nhưng ÔB Thiệu không thể tới dự vì đúng ngày 29/9/2001, Ông Thiệu mất do biến chứng của bệnh xuất huyết trên não.


7. Tin Đồn và… có những câu hỏi!


Ngày 7/2/2007 tôi đọc 2 bài báo. Bài mới của Nguyễn Kỳ Phong (NKP), và bài cũ cho đăng lại của Phạm Kim (PK). Vào cuối tháng 1/2007, tướng Trưởng tạ thế, nên dịp này họ viết nhiều về ông.

Phạm Kim thuật lại khá chi tiết lúc tướng Trưởng, mặc quần áo xám của lính Hải Quân, không có cấp bậc, ngồi trên bãi bể chờ Hải Quân cứu.

Ông bị bắt ngay khi về tới Saigon.

Lại thêm nhiều bí mật hé lộ.

Bí mật và tin đồn thì nhiều lắm lắm. Phe Ông Kỳ dọa đảo chánh liên miên. Một ông Tướng mà ông Thiệu vừa đeo sao và bổ nhậm làm Tư Lệnh 1 đại đơn vị, sau này viết trên báo ở Hải Ngoại, tiết lộ… đã nói với ông Trưởng – bạn cùng khóa – để ông đem đơn vị đang tăng phái tại V1, về đập tan Dinh Độc Lập, nhưng ông Trưởng không thuận.

Xin bình yên cho những người đã chết

Bài của Phạm Kim đã đăng trên nhật báo NVCali và Quán Văn từ 4/2005, và Phạm Kim nói với người viết ngày 12/2/07, Đô Đốc Chung Tấn Cang xác nhận là PK viết đúng sự thực mặc dù vị tướng HQ này là một người tu xuất bên đạo CG và rất ít nói.

Nhiều quân nhân VNCH bị chết thảm vì phi cơ của ta oanh kích “lầm” (?) trên chiến hạm HQ 404 – nơi mà Saigon biết … như là có tướng Trưởng ở trên tầu này.

Một trong những người chết là Trung Úy Nguyễn Độ, người Bắc, bạn của Phạm Kim. Phạm Kim, cựu SQ Báo Chí của Hải Quân trước 1975, một ký giả chuyên nghiệp yêu nghề và rất thành đạt trong báo giới, cũng là người hơn 15 năm trước giới thiệu nhà thơ trẻ Trần Mộng Tú, và đúng như sự kỳ vọng của anh, Trần Mộng Tú là một nữ thi sĩ nổi danh khắp thế giới sau đó, và có đông độc giả ở VN hiện nay.

Phạm Kim còn nhấn mạnh, chính vị Tư Lệnh HQ cuối cùng do Đại tướng Dương Văn Minh chỉ định, Đại Tá Nguyễn VănTấn, 1 trong những người tù lâu năm nhất trong Trại Cải Tạo của CS, cũng xác nhận bài viết của PK trung thực.

Lại xin bình an cho những người đã chết


Lịch sử sau này sẽ có nhiều việc, rất nhiều viêc phải làm cho rõ trắng đen. Cấp chỉ huy nào đã ra lệnh cho chuẩn tướng Chức để ông dám sẵng giọng hỏi trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân ĐOÀN I:


– Ai cho anh về? (7) Tướng Trần Văn Đôn tân Tổng Trưởng Quốc Phòng, hay ông Thiệu?


Nhưng trong bài mới nhất viết về tướng Trưởng, ông đã trả lời sau khi Nguyễn Kỳ Phong, gặng hỏi ông nhiều lần, v/v rút quân khỏi V1:


“Tướng bại trận thì không thể nói mình anh dũng. Bậc trí sĩ, đại phu, khi để mất nước không thể nói mình có mưu lược.”(8)


Có thể qua câu nói này, với tuổi đời ngày một già, và đọc thêm nhiều tài liệu đã giải mật, ông Trưởng phần nào hiểu được tại sao có vụ thảm bại Tháng Tư Đen.


Và đặt địa vị ông vào chỗ ông Thiệu, ông sẽ làm như thế nào?


Có khá hơn chăng?


Có giữ được Miền Nam chăng, dù rút hay không rút khỏi 2 VCT (I và II)?


Gác bỏ ra ngoài mọi nghi vấn, tôi vẫn nghĩ: ông Trưởng là một dũng tướng rất đáng kính phục của binh chủng Dù chúng tôi.

Hơn nữa, ông là vị tướng thanh liêm, ăn ở tròn trịa. Cùng 3 sao, nhưng Tư Lệnh Quân Khu Ngô Quang Trưởng vẫn ra tận sân bay nghiêm chỉnh chào đón Tư lệnh Sư đoàn Dù, xếp cũ của mình, mỗi lần Trung tướng Dư Quốc Đống tới Vùng 1/CT.

Hơn nữa tình hình đâu đã quá bi đát??

Cổ Thành Quảng Trị còn lấy lại được, huống hồ giữ Huế dù gay cấn cho lắm thì cũng chỉ như hồi Mậu Thân 1968 là cùng!

Nhưng lệnh từ Dinh Độc Lập, rồi từ Tổng Tham Mưu… nhiều lệnh và cấp bách quá. Chuyện quốc gia, người nào cũng rối như tơ vò và mấy ai hiểu cho lòng tướng biên thùy lúc này?


“…Lệnh sáng: giữ, lệnh chiều: bỏ Huế,
Bao chiến công cũng thế mà thôi.
Tro thiêu rải bốn phương trời,
Hạt tro nào… dạt vào nơi Cổ Thành.”
(nhất tuấn /TCM)


Và… nơi quê người, mặc dù tướng Trưởng bị TT Thiệu phạt, ông vẫn đích thân lên Boston dự lễ an táng của TT Thiệu, khác với nhiều tướng lãnh, tổng trưởng, đại sứ… trước đây nhận ngập ơn mưa móc; nay nghĩa tử là nghĩa tận, lại viện cớ không tới dù ở cách thành phố Boston chẳng bao xa.

Mấy ông tai to mặt lớn này thua tướng Trưởng, và các anh Mạch Văn T., Lưu Vĩnh L. K12 chúng tôi rất xa!

Nhiều lần ông Nhã tâm sự với người viết, những ngày hòa đàm Hiệp Định Ba Lê, đôi khi thật tột cùng cô đơn, vì với bao nhiêu tướng lãnh bộ trưởng trong phòng họp ở Dinh Độc lập, nhìn quanh… không còn một ai là dám cãi lại Đồng Minh dù thấy rõ là họ đang ép mình tới nghẹt thở, và nước sắp mất tới nơi.

Chỉ có TT Thiệu và ông Bí Thư Nhã, hai người dân Phan Rang, nhất định chống kỳ cùng để “còn nước còn tát’, chịu chung trách nhiệm với quân dân đang ngày đêm chống giặc thù từ tuyến đầu lửa đạn.

Khi tính mạng bị đe dọa sỗ sàng kín, hở, ông Nhã đã nói thẳng với viên đại tướng da trắng tóc hung đó:

– Các ông ám sát chúng tôi là cùng chứ gì! (9).

Trong một buổi chiều trung tuần tháng 10/1972, khi ông Kissinger sang Saigòn để ép TT Thiệu ký hiệp định Ba Lê mà ông ta (Kissinger) đã kết thúc với Bắc Việt trước đó vài ngày, nhưng Đại sứ Bunker và phái đoàn của Kissinger phải ngồi chờ hơn nửa giờ mới được DĐL tiếp, tiếp một cách rất miễn cưỡng, và Kissinger về tay trắng, bẽ bàng vì không giữ được lời hứa trước chắc chắn hòa đàm Ba Lê sẽ được ký ngày đó… tháng đó…

Và ngay lập tức HTTT/VN chúng tôi… mấy ngày liên tiếp … đã đả kích đích danh “cố vấn” Kissinger cùng Thượng nghị sĩ McGovern (ứng cử viên TT của đảng DC, vua phản chiến và gọi Saigon/VN là ổ điếm) và nói thẳng, giải pháp của Mỹ trong hòa đàm ở Ba Lê đã ép VNCH và làm lợi cho CSBV quá nhiều.

Mới đây, các nhà viết sử đã nghiên cứu viết lại cho thật chính xác về: Lê Ngọa Triều, về «Ngụy Tây Sơn», về «Việt Gian theo Pháp Nguyễn Thân» khi tiểu loạn Cần Vương, đào mả cụ Phan Đình Phùng, thiêu ra tro, trộn với thuốc súng bắn khắp bốn phương (10).

8. Lịch Sử sẽ xét lại hết

Xin hãy để lịch sử xét công và tội của TT Nguyễn Văn Thiệu.

Khi ông chết, các Sĩ Quan K12 trên Miền Tây Bắc Hoa Kỳ chúng tôi vẫn tổ chức lễ truy điệu ông rất trang trọng, do Thượng Tọa Trụ Trì Chùa Phật Giáo Việt Nam chủ lễ, dù có sự chống đối đả kích ở địa phương.

Là khóa đầu tiên của nền Cộng Hòa, chúng tôi có nhiều người khi ra trường được tuyển chọn làm Sĩ quan tùy viên của TT Ngô đình Diệm, như các anh Lê công Hoàn, Nguyễn Cửu Đắc, Đỗ Thọ.

Khóa 12 cũng có nhiều người đảm trách các chức vụ dân cử, công cử, tiểu khu trưởng. Chúng tôi cũng có nhiều anh mang cấp đại tá; có vị lên tướng, như anh hùng An-Lộc, Chuẩn tướng Mạch Văn Trường, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB.

Ra trường tôi không làm việc trực tiếp dưới quyền ông Thiệu.

Mang cấp đại úy từ 10/1960, cấp bậc Thiếu tá do Niên Trưởng Vũ Đức V. (K1 VBNĐ) đề nghị vì thấy tôi đeo ba mai vàng cùng với ông, nay ông đeo hai mai bạc là Tổng Giám Đốc Cục VTTT, tôi coi đài PT Nha Trang vẫn còn ở cấp đại úy.

Còn thăng cấp Trung Tá đầu năm 1972 không phải do Bộ Thông Tin đề nghị mà theo danh sách thăng thưởng thường niên tự động nếu đủ tiêu chuẩn của BTTM/TQT.

Tuy chỉ là một cấp chỉ huy điều hành các cơ quan thừa hành trong chính phủ, nhưng hàng ngày nghe tường thuật của các phóng viên khi họ ra tiền tuyến làm phóng sự chiến trường hoặc theo cấp lãnh đạo vào Trị thiên, Kontum, An Lộc (11); và trên hết, vì được làm gần cấp lãnh đạo trong giờ phút nghiêm trọng của Đất Nước, tôi mới cảm nhận thấy hết được sự phẫn hận đau đớn tủi nhục tột cùng của nguời dân một nước VN nhược tiểu.

Cũng vì thế tôi càng thêm kính phục Tổng Thống Thiệu cùng ông Nhã về tinh thần yêu nước của hai người. Họ không sợ đảo chánh, ám sát, dù rất cô đơn mà vẫn quyết một lòng tranh đấu cho Quê Hương.

Còn ai làm hơn họ lúc đó?

Dù bài viết này có thể không vừa ý nhiều người, nhưng tôi không thể ngậm tăm mãi!!

Tôi muốn nói rõ ra sự can đảm của những cấp chỉ huy đáng kính của tôi vì tôi biết họ chịu muôn áp lực từng giờ phút, mà vẫn xả thân lo việc nước...

Cá nhân tôi, tới bây giờ vẫn kính trọng vị cựu Chỉ Huy Trưởng, Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu, như thời gian tôi và các bạn K12, khóa đầu tiên của nền Cộng Hòa (12), khi mái tóc còn xanh, mộng đời còn đầy ắp, hăm hở xin nhập học trường VBLQĐL hơn nửa thế kỷ trước.

Ngay cuối thập niên (19)49 và giữa thập niên (19)50 ông Thiệu đã được cử du học ở Pháp (khóa Sĩ Quan BB) và Hoa Kỳ, khóa dành cho sỹ quan cao cấp, học về nghệ thuật quân sự và phương cách lãnh đạo chỉ huy cấp sư đoàn cùng sự điều động cấp quân đoàn trong các cuộc hành quân phối hợp. Đặc biệt tại Fort Leavenworth, Kansas, Khóa dậy Nghệ Thuật Chỉ Huy và Lãnh Đạo, chính các sỹ quan Khóa Sinh Mỹ than là lớp học rất khó, có nhiều người phải tự tử.

Niên Truởng Thiếu tướng Trần Quang K., khóa 6/VBDL, là khóa sinh của trường này, cũng xác nhận với tôi đó là sự thật qua lá thư của Tổng thống Eishenhower cựu khóa sinh, đã than phiền «khóa học hết sức căng thẳng, thời gian quá dài»…

Lá thư này hiện nay còn đóng khung treo tại Nhà trường.

Là con người, hẳn ông Thiệu cũng có nhiều lỗi lầm trong binh nghiệp cũng như nơi chính trường. Có nhiều câu hỏi như trên tôi đã viết, lịch sử cần phải làm cho sáng tỏ.

Và thêm vài điều như:

– Năm 1972-1974, mình đánh bao nhiêu trận hào hùng, tinh thần Dân Quân Cán Chính lên như diều dù lúc đó Bắc Quân đã vượt Bến Hải đánh khắp mọi nơi vô cùng nguy ngập mà vẫn giữ được nước.

Qua năm 1975 chưa đánh trận nào đã mất ½ lãnh thổ và 2 Quân Đoàn (13); và “tại sao Miền Nam VN với một quân đội được trang bị đầy đủ và thiện chiến như vậy, chỉ trong 40 ngày đã biến mất?” (14)

– Tại sao những dũng tướng của QL/VNCH, ngoài tướng Trưởng, ví dụ 1 ông tướng trước khi về đảm nhận trách vụ tư lệnh 1 đại đơn vị, đã từng nổi danh là Tư lệnh Lữ đoàn Ưu Tú nhất trong tứ trụ: Lịch, Nam, Lưỡng, Trưởng, rất dạn dầy chinh chiến của SĐ Nhẩy Dù; nếu bỏ tù ông vì liên hệ tới các vụ buôn lậu, tại sao một vị trung tướng khác và “mấy bà lớn nổi tiếng với những áp phe kinh người” mà dư luận chú ý tới nhiều hơn … vẫn bình chân như vại?

Cả việc bắt giữ BS Trần Kim Tuyến và LS Nguyễn Văn Chức cũng có nhiều dị nghị.

Hẳn có nhiều uẩn khúc phức tạp mà chỉ có giới chức Tư Pháp cao cấp mới có thể hiểu rõ được!

Và cũng quan trọng hơn hết, thực sự công tội ông ra sao? Ông tháu cáy với Mỹ??

Tuy không là sử gia, nhưng tôi có thể nói ngay điều này: chắc chắn chính Tổng Thống Thiệu là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất vì để mất Miền Nam!

Nhưng tôi tin ông không bán nước cầu vinh. Và tôi cũng không tin ông thấy Miền Nam Tự Do sắp mất, mà sợ hãi, lo giữ lấy thân, cắm đầu nhắm mắt tuân theo lệnh ngoại bang; hoặc diễn trò ma giáo “nhận dollars của Mỹ còn chống Mỹ giả vờ!” như luận điệu của các phần tử chống đối ông đã ác ý xuyên tạc.

Chê trách thì nhiều lắm lắm và ai cũng nói được; nhưng, như GS Nguyễn Ngọc Linh trong bài gần đây nhất, sau khi thống trách các nhà lãnh đạo Đệ II VNCH về thảm nạn Tháng Tư Đen:

– người ra lệnh vội rút quân rồi chạy thoát thân;

– người không biết xoay sở nên đã lấy quyết định bất hợp pháp;

– kẻ chưa bao giờ được dân cử dù là chức xã trưởng, mà lúc đó cũng tranh đòi điều khiển quốc gia…

cuối cùng tác giả Râu Cáo dịu giọng:

– “Trách là trách đấy thôi, chứ đến 10 ông Thiệu, ông Hương, ông Minh cũng không làm sao cứu vãn được tình thế một khi Mỹ đã nhất quyết cắt hết viện trợ quân sự khiến vào những ngày cuối cùng của chiến tranh, mỗi người lính chỉ còn được phát mỗi ngày có mấy viên đạn và một trái lựu đạn mà thôi.” (15)

Và thành thật mà nói, trong hoàn cảnh này, liệu ai có phép thần thông để giữ được Miền Nam? Hay “một người khác nắm quyền có khá hơn không hay là chúng ta lại phải trải qua một bất hạnh lớn hơn ”? như dịch giả Trần Đỗ Cung đã viết ở trên.

Các vị này đã có lý khi nêu những nhận xét khách quan trên, vì trong cùng số báo Ngày Nay 594, mục thường xuyên, cũng có bài bác sĩ Việt Nguyên viết căn cứ theo cuốn sách “Nixon and Mao“ của bà Magaret Macmillan, một sử gia Gia Nã Đại, cho thấy những bí mật tình báo bất ngờ tới nay mới được khám phá:

“Chánh phủ Trung Quốc đã trợ giúp cho Bắc Việt lên đến 20 tỷ Mỹ kim từ năm 1950 tới 1975 khi Saigon sụp đổ. Trung quốc gửi hàng trăm ngàn súng đạn, quân cụ, quân trang, quân dụng, mùng chống muỗi; tổng cộng 320,000 quân vào cuối thập niên 1960. Trung quốc xây cầu đường nhưng đồng thời xử dụng điều khiển đại pháo chống phi cơ và hỏa tiễn phòng không.

Sự hiện diện của lính Trung Cộng giúp Bắc Việt rảnh tay đánh lại VNCH và Hoa Kỳ” (16)

Ngay từ 1955, không phải lệnh nào của Mỹ cũng phải tuân theo vì Trung Tá Nguyễn văn Thiệu đã bênh vực tôi khi xảy ra sự lộn xộn giữa tôi và viên giáo sư Mỹ, dậy Anh Ngữ trong trường rồi ông này vu cáo tôi, đòi đeo súng cũng như phải có người theo bảo vệ mỗi khi tới trường VBDL vì nếu không SVSQ Phạm Hậu sẽ giết ông ta.

Gần đây, Niên Trưởng Ngô văn N., học trước tôi nhiều lớp ở Chu Văn An Hanoi, cựu y sĩ Liên Đoàn Nhẩy Dù VN, đã khen ông Thiệu, khi nhớ lại lúc bên Hành Pháp mời 10 người, trong đó có Ông N. vào dự dạ tiệc tại Dinh Độc lập.

Số người này thuộc bên Lập Pháp (Quốc Hội Lập Hiến) dù đã nhiều lần được phía quân đội khéo léo dò hỏi rồi thuyết phục, họ vẫn không dứt khoát thuộc phe Thuận hay Không Thuận trong số phiếu quyết định cuối cùng để cho liên danh Thiệu Kỳ đắc cử hợp pháp.

Trái với dự đoán của mọi người, không có vụ đe dọa, hay mua chuộc bằng chức vụ, cho các ghế đại sứ, bộ trưởng ….

Vào điểm chính, sau bữa ăn, khi gần tiễn khách, ông Thiệu nói với mọi người, đại ý:

– Việc Nước là việc Chung. Thế cờ đã như thế, các anh OK thì cùng làm, bằng không thì chúng ta xóa bài làm lại!

Từ truớc 1970 cho tới nay, lời dặn dò của TT Thiệu đôi khi như văng vẳng bên tai: “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm!”.

Tới bây giờ câu nói này vẫn còn rất đúng!!

Và ngay đầu năm 1974, dù biết Đồng Minh không yểm trợ chúng ta, nhưng trong trận hải chiến Hoàng Sa, TT Thiệu đã chỉ thị rõ ràng cho HQVN: “Chúng ta không để mất một tấc đất nào cả!” (17)

9. Cái Quan Định Luận


Làm người thật khó. Người lãnh đạo một nước còn khó hơn gấp bội!!


Đọc Sử VN cận đại, anh hùng Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh, chết rồi còn bị quật mồ, phân thây, đầu lâu là bình nước tiểu mỗi ngày cho người thắng trận.


Cận thần nam nữ danh tướng của mình thì bị voi dầy ngựa xé và mấy trăm năm sau chính sử nhà Nguyễn vẫn gọi triều đại Tây Sơn là Ngụy Tây.

Tổng thống một cường quốc bên kia Thái Bình Dương của VN, hai anh em lần lượt cùng bị bắn chết trong mùa tranh cử.

Người chết có thể lờ mờ đoán được ai là kẻ thù, nhưng chính hung thủ còn sống cũng không sao hiểu được, phút chót lệnh tới, họ phải bấm cò nhả những viên đạn oan nghiêt vào mặt vào ngực những người rất đáng kính trọng này.

Còn TT Ngô đình Diệm?

Phe CS chôn sống anh và cháu ông năm 1945. Gần 20 năm sau, tới luợt 3 anh em ông bị đâm, bắn trên Thiết vận xa, bị xử bắn bởi lệnh các tướng lãnh của VNCH, quốc gia Miền Nam Tự Do mà chính ông thành lập nên gần 10 năm trước đó!

Và TT Nguyễn Văn Thiệu?

Không bị giết chết, nhưng cũng quá tệ!! Lính đập phá mồ mả, đốt nhà cửa xóm làng ông, viết trên mộ trên tường những lời chửi bới tàn độc. Rồi suốt bao năm nơi viễn xứ lưu đầy, ông nhận chịu bao nguyền rủa, thù hận của thuyền nhân, của tù cải tạo, của cô nhi tử sĩ … qua các cơ quan truyền thông, trút hết cho ông chỉ vì 4 chữ «TỘI QUY VU TRƯỞNG».

Tám năm làm Tổng Thống, chẳng biết quyền rơm vạ đá ra sao, chỉ thấy ông phải chịu hơn 30 năm ngậm hờn cho tới lúc chết.

Tôi chưa từng nghe một bạn nào cùng Khóa 12 nặng lời chê trách Ông Thiệu bao giờ.

Họ chỉ nói ông giỏi tham mưu, rất kỹ trong công việc khi ra lệnh thì kiểm soát việc thi hành lệnh từng chi tiết, và nhớ dai để … quên đeo sao cho ông này ông nọ (các đạị tá Đỗ Ngọc N., Nguyễn Quốc Q, Trần Văn C. vv ….), phòng xa tránh hậu hoạn, nhưng không đuổi tận diệt tuyệt, và người có khả năng vẫn cho làm việc tương xứng.

Với tôi và rất đông các bạn K12, ông Thiệu là một vị tướng lãnh tài giỏi, can đảm; vị Tổng Thống Yêu Nước Thương Dân Thương Lính và cũng như vị tiền nhiệm của ông, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã tận lực bảo vệ Miền Nam thân yêu của chúng ta.

Tiếc thay việc lớn không thành!!

Từ ngàn xưa mấy ai đem thành bại luận anh hùng???

Lần cuối, lại “Xin Bình Yên cho những người đã chết. (XBYCNN ĐC)

Phạm Hậu

(1). Một lời cám ơn rất muộn , Phạm Hậu Nguyệt San Khởi Hành số 42, tháng 4/2000

(2). Những kỷ niệm với ngành Phát Thanh, Phạm Hậu – Đặc San Truyền Thông Quốc Gia (TTQG) 2005.

(3). Này Kia Kia Nọ, Râu Cáo – Ngày Nay số 590, tháng 2/2007.

Râu Cáo là bút hiệu của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, cựu Giám Đốc Nha VTTT, Tổng Giám Đốc Tổng Nha Thông Tin, và TG Đ Việt Tấn Xã. Cũng trong bài báo, GS Linh đã tóm tắt một trong những điểm chính của cuốn sách này: “cuộc đảo chính lật đổ ông Diệm vào ngày 1/11/1963, do ông Cabot Lodge đề xướng mà không có sự thỏa thuận của TT Kennedy, theo ông Moyar, là một nhầm lẫn đưa đến thất bại của Mỹ và làm mất Miền Nam VN vào tay Cộng Sản một cách lãng nhách.”

Có thể đọc thêm sách của TS Mark Moyar: “Phoenix and the birds of Preys”: The CIA ‘s Secret Campaing to Destroy the Viet Cong, 11/1997

(4). Ông Bush đi Bagdah, ông Thiệu vào An-Lộc, Cùi 12 TBX – Đặc San Đa Hiệu, 2001

(5). Xác định giá trị QLVNCH, TS. Lewis Sorley – Đặc San Không Quân Bắc Cali, Xuân 2007, dịch bởi Trung tá Không Quân Trần Đỗ Cung (cựu Tổng Cục Trưởng TC Tiếp Tế) và xin đọc chi tiết đầy đủ trong website http://www.kbchaingoai.net/XacDinhGiaTriQLVNCH.html.

(6). Sự Thực Về Cái Gọi Là “Đại -Thắng Mùa Xuân”, Trần Bá Hợi, 2007.

Phần mở đầu bài dịch tài liệu của Tòa Bạch Ốc, Ông Hợi, cựu sỹ quan cao cấp của KQVN đã viết như sau: ” Kể cả cái gọi là Đại Thắng Mùa Xuân mà tướng Dũng huyênh hoang cũng không đáng được coi là một chiến thắng vẻ vang. Đó thực ra chỉ là một kết quả tất nhiên khi Hoa Kỳ, đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa, thay đổi chính sách đối ngoại. Để tái lập bang giao với Trung Cộng hầu khai thác thị trường to lớn trong lục địa, ngoài việc không muốn tiêu diệt hoặc đánh bại cộng sản Bắc Việt, Hoa Kỳ còn rút quân và bỏ ngỏ Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó Hoa Kỳ cắt quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa trong khi cộng sản Bắc Việt được Nga và Tầu Cộng tiếp tục yểm trợ tối đa để cưỡng chiếm miền Nam. Trong hoàn cảnh thiếu thốn tận cùng về vũ khí và nhiên liệu, không riêng gì Việt Nam Cộng Hòa mà bất cứ quân lực của một quốc gia nào vào hoàn cảnh tương tự cũng phải chịu bó tay. Tương quan hỏa lực và phương tiện giữa hai phe lâm chiến quá chênh lệch.”


(http://vietnameseamericanvets.com/page-freedom)


(7) – Di Tản về Miền Tây, Phạm Kim – NgườiViệtCali 4/2005 va NVTayBac Online , 2/2007.

Trung uý Pham Kim, SQ Báo Chí Hải Quân, khi đó đứng sau TLHQ Chung Tấn Cang, lúc tướng Trưởng từ HQ 404 đáp vào Bến Bạch Đằng, trước mặt BTL/HQ , đã nghe được câu hỏi này và tới nay (13/02/2007), PK xác nhận với người viết là vẫn còn nhớ rõ.

Nhưng ngày 18/05/07 Pham Kim lại gửi thêm 1 email xin sửa 2 chi tiết nhỏ:

a. Trung tướng Trưởng mặc đồ lục quân ngồi ở bãi biển chờ tầu HQ đón. Trên tầu ông được “biếu” 1 bộ đồ xám và ngủ giường đôi (crew bunker) của đoàn viên.

b. Nhiều quân nhân bị chết thảm vì phi cơ của ta (?) oanh kích “lầm” (?) trên chiến hạm HQ 404, xin sửa và thêm là:

“chẳng lẽ là HQ 404(!) – mà có thể là một hộ tống hạm mà trên máy vô tuyến lúc báo cáo là chiến hạm loại 400.

Nhưng theo Đô Đốc HVKỳThoại cho biết lúc bấy giờ quá hỗn loạn không còn là vấn đề có thể là “Hộ Tống Hạm Vạn Kiếp”- Bị trúng đạn máy bay trong giờ phút hỗn loạn không còn báo cáo được nữa”

http://www.nguoiviet-taybac.com/btl-haiquan30-4-1975.html

(8) – Nguyễn Kỳ Phong coi web site: http://www.tqlcvn.org/tqlc/tl-tuongniem-tuong-ngt.htm

(9) – Có bạn như vậy, ai cần kẻ thù? Hoàng đức Nhã – Đặc San Không Quân Bắc Cali, Xuân 2005

(10) – Diên-Lộc Quận Công Nguyễn Thân, Nguyễn Đức Cung – Nhà xuất bản Nhật Lệ, 2002 , Kearny, NJ 0703

(11) -Nhật Ký Phóng Viên, Năm 72 ở VTVN, Nguyễn Mạnh Tiến Đặc San Truyền Thông Quốc Gia, 2005.

(12) -Trong lễ mãn khóa (12/1956) , Trung tá Nguyễn văn Thiệu, CHT/VBLQDL, xin vị chủ tọa đặt tên khóa cho các sỹ quan vừa tốt nghiệp đang quỳ dưới Vũ Đình Trường, và được TT Ngô Đình Diệm đặt tên Khóa 12 là Khóa Cộng Hòa.

(13) – Các bài rải rác trên báo Việt Ngữ ở Hải Ngoại -1976-1986- của trung tá Nguyễn Đạt Thịnh, cựu Chủ Nhiệm Tuần báo Diều Hâu và Trưởng Phòng Báo Chí Cục Tâm Lý Chiến TC/CTCT trướcc 1975 (email nguyendatthinh@aol.com)

(14) – Viết Mà Chơi, “Can trường trong chiến bại”, Tú Gàn – Tuần san SàiGònNhỏ số 537, ngày 30/3/2007

(15) -Này Kia Kia Nọ, Râu Cáo. Ngày Nay số 594, ngày 15/04/2007. Râu Cáo là bút hiệu của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, cựu Giám Đốc Nha VTTT, Tổng Giám Đốc Tổng Nha Thông Tin, và TGĐ Việt Tấn Xã .

(16) -Từ Bàn Viết Houston, Việt Nguyên Ngày Nay số 594, ngày 15/04/2007

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=58487&z=100

(17) Can Trường Trong Chiến Bại, tái bản, 2007, Hồ Văn Kỳ Thoại, 252 N. Washington St., Suite 103, Falls Church, VA 22046

Email: http://thoai.hovanky@gmail.com
Điện thoại : (703) 802-0999

XBACNNĐC đã viết xong từ cuối tháng 4/2007, nhưng vì Kỷ Yếu Võ Bị Đà Lạt (KYVBĐL) K12- 2007 không ấn hành như dự định; do đó ..bài này phải đăng phần lớn trên tờ báo SaiGon Nhỏ và trên 2 websites .

a. (Anh Ngữ) do Niên Trưởng Trần Đỗ Cung dịch posted trên website của cựu KQVN Thiếu Tá Trần Bá Hợi chủ trương:

b. (tiếng Việt) Viet Kieu Ai Lao NET

Nhân dịp (KYVB ĐL Khóa 12 – 2009 có thể phát hành chúng tôi một lần nữa … hy vọng sẽ có bài XBYCNNĐC này trên đó.

Vì thế, 31/3/2009, chúng tôi ghi thêm những tài liệu đặc biệt sau đây và sẵn sàng đăng lời đính chính của bất cứ cơ quan Mỹ Việt nào liên hệ tới các sự việc ghi trong sách, để rộng đường dư luận.

A. Các tài liệu mới được Hoa Kỳ giải mật (09/15/2008). Tài Liệu của Tòa Bạch Ốc về Cuộc Chiến VN chấm dứt sau 30 năm (Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ giải mật)
~~~~~~~~

THE NATIONAL SECURITY ARCHIVE

http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB121/index.htm
http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB195/index.htm

B. Bộ Tổng Tham MưuQLVNCH đã trình Tổng Thống Thiệu kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa năm 1974, nhưng…

Xin đọc bài của cựu trung tá pháo binh Nguyễn Văn Tý, Khóa 5 Thủ Đức trên đặc san Pháo Binh 2009. Có thể liên lạc với Ban Biên Tập

Mr. Lê Văn Trang:

9200 Westminster Ave. # SPC 35
Westminster, CA 92683-4775
Đ T: (714) 899-8190

C. và cuốn sách của Trung Tá Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, Daniel Marvin (đặc biệt trang 292). EXPENDABLE ELITE – USA, 2003 cùng bài báo của cựu Thiếu Tá Trần Văn Ngà phổ biến ngày 22/12/2008.

Ông Ngà, căn cứ vào báo chí Hải Ngoại và sách của ông Daniel Marvin, về vụ CIA, cùng báo chí Hoa Kỳ bịa đặt tướng Đặng Văn Quang buôn lậu ma túy.

Thực ra lý do chính chỉ vì ông Quang chống không cho quân đội Đồng Minh tràn vào Miền Tây của Quân Đoàn IV, và chút xíu CIA đã thành công trong việc xử dụng một Trung Đoàn BB của QLVNCH đánh vào Khu Vực Hòa Hảo Miền Tây .

Và mặc dù bị áp lực rất mạnh, TT Thiệu vẫn bảo vệ ông Quang vì vừa là bạn cùng Khóa 1 VBDL, vừa biết thành tích chiến đấu sáng chói của vị Tư Lệnh Q Đ IV này.


Cần kiểm chứng, hay muốn hỏi thêm hoặc muốn có bài đọc này… xin liên lạc: Trần Văn Ngà (cựu Thiếu Tá – Khóa 13 Thủ Đức) Cựu Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí QĐ4 & V4CT. Email: tranvannga@hotmail.com. điện thoại: (nhà) 916.427.) 6638 (Cell): 916.519.8961



D. Quyển sách của John Perkins: Confessions of an Economic Hit Man, 2004, USA (Lời Thú Tội Của Một Sát Thủ Kinh Tế) http://www.johnperkins.org/


Qua quyển sách này, độc giả thấy từ mấy chục năm qua, nhiều cơ quan của Hoa Kỳ đã lũng đoạn các quốc gia đồng minh một cách quỷ quyệt thần sầu. Họ viện trợ đấy mà thật ra là cho vay nợ lãi cắt cổ … để người vay nợ không bao giờ có thể trả hết nợ và luôn luôn là kẻ chịu ơn.


Với sự khuynh loát của tài phiệt Hoa Kỳ, ngay cả những quốc gia đồng minh nào muốn tự lực sinh tồn, phát triển họ cũng ngăn chặn tối đa.


Đó là trường hợp Kế Hoạch Khu Trù Mật, Ấp Chiến Lược thời Đệ Nhất VNCH và Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội thời Đệ Nhị VNCH.


Cố vấn Ngô Đình Nhu chết oan, tướng Nguyễn Văn Vỹ, tổng trưởng Quốc Phòng bị giải nhiệm tai tiếng dù các cộng sự viên ở Bộ Quốc Phòng đều biết ông là vị tướng lãnh rất thanh liêm và tận lực làm việc cho Quân Đội, cho Quốc Gia.


Hai quyển sách của John Perkins và Daniel Marvin đều có thể mượn rất dễ dàng ngay tại các thư viện công cộng ở thành phố.



http://vinhdanhquanlucvietnamconghoa.blogspot.com.au/2009/04/xin-binh-cho-nhung-nguoi-chet-pham-hau.html


“data-medium-file=” data-large-file=

Chuyện tôi Trở lại đài chỉ huy:

Các Đại tá Phạm Văn Liễu, Nguyễn Văn Ánh và Châu Văn Tiên cùng nhau tìm đến tôi nói cho biết tình hình. Đại ý của các vị là yêu cầu tôi trở lại điều khiển đoàn tàu, “bỏ qua vụ truất chức vụ TLHmĐ, mà chú ý đến sự an nguy của HmĐ”. Tôi vốn kính nể ba vị này. Ô Ánh là bạn cùng khóa, thủ khoa – á khoa với tôi. Ô Liễu là vị sỹ quan đầu tiên thành lập LĐ/TQLC là bạn quần vợt. Ô Tiên là Tỉnh trưởng Gia Định cũng là anh rể của tôi. Khi nói chuyện với ba vị này, tôi hồi nhớ lại cuốn phim in trong trí về cảnh di tản kinh hoàng từ miền Trung về miền Nam, tôi nhận ra lẽ cần thiết của kỷ luật an ninh trên biển, mỗi chiến hạm đều chật ních người. Lên đài chỉ huy, tôi khẳng khái dùng âm thoại nói bạch văn với các anh em HmTr:

Các chiến hạm đã trở lại đội ngũ một cách nhanh chóng:

Giờ phút đó, uy quyền không còn chỗ đứng thích hợp nữa. Tôi nghĩ là mình may mắn có được tình đồng đội với anh em trong những ngày tháng còn tại chức. Nhờ ân tình đó tôi mới có thể điều khiển lại được đoàn tàu.

Chuyện Liên lạc với ĐĐ Holloway:

Sau đó tôi liên lạc được với Ô. Holloway và cho Ô biết tình hình HmĐ đang trực chỉ Subic Bay. Tôi mừng rỡ có được Ô bạn HQ Hoa Kỳ cao cấp này sẵn sàng ra tay giúp đỡ. Chiến hạm HK USS Kirk được gửi đến liên lạc với HmĐ HQVN, tiếp tế thực phẩm, nước uống, và đủ các nhu cầu, kể cả sữa cho trẻ em và “ice cream”. HQVNCH một lần nữa thành thạo thực hành những cuộc tiếp tế ngoài khơi ngoạn mục trước mắt dân sự trên tầu. Lần đầu tiên họ thấy “HQVN sao hay quá!”. Từ giờ phút đó, tôi không còn là anh chàng quá giang nữa, đã trở lại là một thành viên hữu ích cho đoàn tàu di tản.

Tôn trọng hệ thống chỉ huy, sau khi đã thiết lập được liên lạc với HmĐ7 HK, tôi chuyển đường âm thoại qua cho TL/HQ đang ở trên một chiếc tàu khác. Mọi sự sắp xếp sau đó đều do Bộ Tham Mưu của TL/HQ điều hành trực tiếp với Hoa Kỳ.

Hồi tưởng ngày mình đến Philippines:

Khi đoàn tàu đến hải phận Philippines thì như mọi người đều biết, Hm/Đ cử hành lễ hạ quốc kỳ VN. Nhiều nước mắt đã tuôn rơi trong quang cảnh hạ xuống từ từ của quốc kỳ VN. Đó là cái giá tinh thần mà anh em chúng mình phải trả để đổi lấy Tự Do. Đó cũng là niềm an ủi của anh em mình khi biết chính anh em chúng ta đã chuyên chở khoảng trên 30,000 người, bao gồm thủy thủ đoàn, gia đình và dân chính đến bến bờ Tự Do. 30,000 người đó là nhân tố quan trọng như bột nổi kích thích những đợt di tản vượt biên kế tiếp. Cho đến hôm nay thì con số đó đã lên hơn triệu rưỡi người hoặc nhiều hơn nữa. Quý bạn rành tin tức hơn tôi.

Thưa quý vị, quý anh chị em,

Từ ngày đó và bây giờ, tôi cảm tạ Thượng Đế đã ban cho tôi được vinh hạnh đứng giữa các anh em đồng đội của mình, những người đầy tình nghĩa. Chúng ta đã vượt qua chặng dốc khó khăn nhất để chấm dứt cuộc đời binh nghiệp, và chúng ta đã tự giải ngũ sau một cuộc lui quân ngoạn mục nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng. Chúng ta có thể ngẩng cao đầu lên bảo nhau rằng “HQVNCH chưa từng rã ngũ. Chúng ta chỉ tự ý giải ngũ, mỗi người tùy thích đã chọn một miếng đất tự do trên khắp hoàn cầu, xây nên căn nhà dân chủ và luôn giữ trọn vẹn tình bạn HQVNCH trong suốt bao năm qua”. Anh em chúng mình còn ngồi chung với nhau hôm nay cũng vì tình đồng đội đó.

Nghĩ đến quá khứ binh nghiệp, tôi thấy rất hài lòng về CHHCC này. Chung quy, giáo hóa của HQVN đã hiển nhiên biến đổi chúng tôi thành những phục vụ viên cho quý anh em HQVN và quý thân hữu của HQVN.

Hôm nay, trước một cử tọa đông đủ có tầm vóc truyền thông rộng lớn, lần đầu tiên tôi trình bày trọn vẹn những gì đã xảy ra do phần tôi đã kinh nghiệm, điều hành và được hỗ trợ cuộc CHHCC vào cuối tháng TƯ của 38 năm xưa. Tôi tin rằng Dư âm của cuộc trao đổi tin tức về CHHCC này sẽ tồn tại dài lâu, sẽ đi vào Hải sử và Việt sử cách trung thực và trong sáng. Các thế hệ về sau chắc sẽ có nhu cầu tìm hiểu các chi tiết xác thực để kết nối sự thật và ghi nhận chuyến Ra Khơi Cuối Cùng của HQVNCH là cần thiết cho sự tồn vong vinh hiển rất cần thiết của Dân Tộc Lạc Hồng. Lịch sử cần ghi lại sự kiện chính xác! Đó là cần thiết. Đó là bổn phận của mỗi chúng ta. Và hôm nay, tôi xin góp phần vào công cuộc đó.

Thử nhìn về tương lai. Ai trong chúng ta lại không thấy dòng giõi lưu lạc của họ Lý tại Hàn quốc là đáng quý mến. Vốn là vị chỉ huy một Hải đội ngoài khơi, một hoàng tử nhà Lý đã chạy thoát khỏi bàn tay tàn sát của ông Trần Thủ Độ để sang Cao Ly định cư. Họ hạ sanh được hậu duệ Lý Thừa Vãn làm tổng thống nước Đại hàn. Tôi tin tưởng rằng Ba Chục ngàn người mà HQVN đã đem sang HK cũng sẽ hạ sinh ra được một Lý Thừa Vãn mới cho Hoa Kỳ.

Trí nhớ của tôi không còn tỉ mỉ chi tiết như vài chục năm xưa. Câu chuyện tôi kể đây xin chỉ cung cấp thêm một số tình tiết chính xác hầu giúp người viết sử dễ dàng hơn khi ráp nối các khúc phim của một đoàn thể năng động là HQVNCH.

Các Tuan duong ham WHEC va Hai van Ham LSM tha neo tai Subic Bay, ben canh là 2 ho tong ham PC va 1 Giang phao ham LSIL cua Hai quan Cam Bot.jpgNguyễn Văn Phán

Từ Cai Lậy về Sài Gòn, nhập ngay vào đánh giải toả trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới, Gia Định xong xuôi, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) “Quái Điểu” di chuyển về nằm dọc đường Ngô Tùng Châu. Mười hai giờ khuya, tiểu đoàn họp. Hai giờ sáng, tiểu đoàn có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất. Bốn giờ sáng lên máy bay đi. Đi đâu không biết. Đồ khô và tái trang bị không lãnh kịp. Cứ lên phi trường rồi hay.

Đó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu lủng lẳng trên bầu trời. Tôi để lại đàng sau một Sài Gòn mang nặng bộ mặt chiến tranh. Những chiếc máy bay C-130 khổng lồ nuốt gọn 800 binh sĩ Quái Điểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.

– Đi đâu vậy bây?

– “Nha Trang, tao nghe Nha Trang đang có đánh nặng.” Lượm, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 trả lời.

Tôn, đại đội trưởng Đại Đội 2 cãi:

– Đà Lạt!

Phán “Phu Nhân” [1] nói:

– Đi đâu cũng được, đổi vùng là khoái rồi.

– Máy bay chi bay mãi ri bây?

Thời tiết thật xấu, và rồi bánh xe phi cơ cũng chạm đất, những cặp mắt đổ dồn ra khung cửa sổ máy bay. Phú Bài! Cơn gió cắt da, bãi cát trắng trải dài, mưa nặng hột. Thiếu áo lạnh, tất cả đều cuốn Poncho đứng nhìn đoàn người gánh gồng xuôi ngược, hấp tấp và lo sợ, một số về Truồi, một số lên Gia Lê, An Cựu.

Phú Bài đó, Tịnh Tâm đó, Cầu Kho đó. Mạ, dì, chị và em mình ở đó mà không liên lạc được. Tình hình không biết sao, ruột như lửa đốt. Trách nhiệm nặng nề. Tôi nằm trằn trọc suy nghĩ thật nhiều để chờ sáng mai. Kỷ niệm thời đi học về trong trí tôi, đẹp quá, nhẹ nhàng quá, vụng dại quá.




Mậu Thân: một góc phố tại Huế, 1968.
(HÌNH ẢNH: sưu tầm)

Mười giờ sáng, đoàn xe GMC đưa chúng tôi về Huế. Qua Gia Lệ, đồng bào hỗn loạn, nét lo âu hiện rõ trên nét mặt. Tới An Cựu, dân chúng thưa thớt, nhà hai bên đường đóng kín cửa. Dọc Quốc Lộ 1 từ Huế về Phú Bài, các binh sĩ Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) từng toán dìu nhau âm thầm đếm bước. Những cái nhìn như nhắn gửi, như lo sợ giùm chúng tôi.

Mạnh, Đại Úy Nhảy Dù cùng khoá cho tôi biết:

– Huế tang thương và điêu tàn lắm Phán ơi. Thừa (bạn cùng khoá) chết. Phạm Như Đà Lạt thì bị thương.

Mạnh khắp người băng bó đang được hai đệ tử dìu bộ về phi trường Phú Bài. Mạnh nói tiếp:

– Phán, mày cẩn thận. Không có yểm trợ, không thực phẩm, không tiếp liệu, thời tiết quá xấu. Tụi nó chiếm hết thành phố, Đại Nội, Gia Hội. Tụi nó giữ chốt rất kỹ, chỉ còn cái lõm nhỏ ở Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 tại Mang Cá mà thôi.

Đoàn xe dừng lại bên hông Trường Đại Học Văn Khoa, cách con đường là trường Kiểu Mẫu mới xây, đối diện là đài phát thanh Huế. Và trước mặt là cầu Trường Tiền, chiếc cầu tượng trưng cho xứ sở Huế, chiếc cầu đã hàng ngàn, hàng vạn lần qua lại, đầy ắp kỷ niệm.

Nhìn qua chợ Đông Ba và phố Trần Hưng Đạo mà lòng quặn thắt. Một mái chợ đã sập. Những cột khói ngút trời cách khoảng. Từ đầu đường Trần Hưng Đạo đến cuối đường không một bóng người. Nhìn bên phải là cầu Gia Hội vắng tanh. Những cột khói khác vươn lên. Cả thành phố đã chết. Huế tôi tang thương đến thế sao. Một nhịp cầu đã sập, tôi nghĩ vành khăn trắng đã cuốn lấy Huế.

Xuống tàu tại chân cầu Trường Tiền, xuôi dòng sông Hương xanh biếc qua Gia Hội, quẹo trái sông Hang Bè. Cầu Đông Ba đó, nơi có tiệm La Ngu mà ngày xưa chúng tôi thường mua dụng cụ học trò. Tiếp tục xuống ngang tiệm gạo Mụ Đội, ở nơi này có người con gái đẹp não nùng tên Xuân mà con trai Huế lứa tuổi tôi đều hơn một lần đi qua đó để nhìn người con gái trời cho đẹp. Qua trường Bình Minh, nơi tôi học năm đệ tam với nhiều kỷ niệm đẹp. Đến Bao Vinh, dân chúng nhớn nháo khi thấy một đơn vị lớn đang đổ bộ tại bến đò.

Tôi hướng dẫn đơn vị vào Mang Cá Nhỏ để tới bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Việt Cộng chào đón bằng hàng loạt hỏa tiễn 107-ly và 122-ly. Tất cả nằm sát bờ tường để tránh pháo và tìm chỗ phòng thủ. Tôi ra lện cho Sự, Trung Úy Đại Đội Phó kiểm soát con cái và chuẩn bị cơm chiều. Trung Úy Sự là sĩ quan trẻ, có tài và đầy nhiệt huyết, xuất thân Khóa 19 Võ Bị Đà Lạt, lại là thủ môn hội tuyển Nha Trang. Đúng là đa năng đa hiệu.

Tôi dự buổi họp tiểu đoàn khẩn cấp và quan trọng. Sĩ quan tiểu đoàn trưởng ra lệnh:

– Phu Nhân rành địa thế, dẫn đầu. Tám giờ sáng mai xuất phát. Kế tiếp là Tôn với Đại Đội 1, Lượm với Đại Đội 2. Tiếp theo là Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn cùng Đại Đội Chỉ Huy. Sau cùng là Tòng với Đại Đội 4. Mục tiêu Phu Nhân phải chiếm là trường tiểu học Trần Cao Vân. Trước trường có thành Quân Cụ, vào khoảng một đại đội ta đóng tại đó, không biết còn hay mất.

Phán hỏi:

– Còn phi trường Thành Nội thì sao? Tình hình trong Đại Nội? Thiếu tá có nắm vững không?

– Không rõ. Tụi Việt Cộng chiếm hết, đóng chốt rất kỹ. Tất cả các cửa Thành Nội tụi nó đều kiền và chốt rất chặt. Cửa Hữu, cửa Chánh Tây, cửa Sập, cửa An Hòa, cửa Đông Ba, Kỳ Đài Phú Văn Lâu tụi nó đều chiếm hết.

Lúc ấy, trong óc tôi một bản đồ chi tiết hiện ra rất rõ cho một cuộc hành quân mà tình hình tôi nắm không được vững. Tôi cố tìm con đường ngắn và an toàn nhất cho đơn vị để tới mục tiêu. Có rất nhiều đường đưa tới trường Trần Cao Vân, nơi từ 9 đến 19 tuổi tôi đã bao nhiêu lần đi lại. Con đường nào cũng đầy hoa và mộng. Nay tôi đang tìm một con đường không có máu để cho anh em chúng tôi đi.

Tám giờ sáng, tất cả gọn gàng, sẵn sàng di chuyển. Ba trăm thước đường từ Mang Cá đến nhà tôi sao quá dài. Bồn chồn, nóng ruột vì nơi đó có mạ tôi, dì tôi, chị tôi và em trai út của tôi đang trông ngóng. Không biết có bị gì không?

Thiếu Úy Duật, Trung Đội Trưởng Trung Đội 2 dẫn đầu. Duật xuất thân Khóa 21 Đà Lạt, hăng say, gan, thích xóc dĩa và gái đẹp, uống rượu rất ít, chỉ phá mồi. Phán và Bộ Chỉ Huy kế tiếp. Thiếu Úy Nghênh, Trung Đội Trưởng Trung Đội 1 tiếp theo. Nghênh kinh nghiệm, gan lỳ, thích đánh phé nhưng đánh nhỏ, rượu rất ít và không thích gái. Kế đến là Thượng Sĩ Nhất Mã Khện, Trung Đội Trưởng Trung Đội 3, rất gan lỳ, ít nói, mê rượu, không mê gái. Và sau cùng là Thượng Sĩ Nhất Hải, Trung Đội Trưởng Trung Đội Súng Nặng. Hải người Nùng, lỳ lợm già dặn chiến trường, không rượu, không gái, không thuốc lá.

Hai bên đường dân chúng đứng chen chúc, vẻ mặt hớn hở thật tội nghiệp cho họ. Lần lần những khuôn mặt quen thuộc hiện ra, những cánh tay vẫy chào. Nào mụ Đội Dậu, mụ Ba, ông Sung, ông Dung, anh Thiên chủ bàn Ping Pong. Những tiếng nói đó đây: “Anh Phán đó tề! Anh Phán…” Tiếng gọi lớn và lan dài suốt con đường tôi đi.

Con hẻm sát hồ Tịnh Tâm là đường vào nhà tôi. Mạ tôi đó, dì, chị và em tôi đó. Xao xuyến quá! Tôi đi nhanh đến ôm Mạ tôi, dì và chị tôi khóc như mưa. Thằng em luống cuống chạy quanh, bị Mạ tôi nạt: “Mi chạy mau vô nhà lấy khúc cá kho khô và đòn bánh tét gói lại đem ra đây bới cho anh mi!” Mạ tôi dụi vào tay tôi chai dầu Nhị Thiên Đường: “Con xức cho khỏi gió.” Lính đi ngang hỏi nhau: “Mạ Đại Úy sao đầu trọc lóc vậy bâỷ” “Bà ấy đi tu để phước cho con, tụi mình cũng được hưởng ké đấy.” Phán và âm-thoại viên vẫn còn dừng lại.

– Nhà mình có răng không Mạ? Bà con thân thuộc có ai bị chi không?

– Nhà ông Quế chủ quán Chiêu bị trúng hai trái nhưng người thì không răng. Nhà mình bị ngói đổ một góc, cây đào bị gãy ngọn. Còn thằng Chỉ không biết đi mô.”

Chỉ là bạn tôi xuất thân Khóa 17 Võ Bị Đà Lạt. Tôi xót xa đắng miệng:

– Thôi con đi, Mạ và gia đình đừng lo cho con…

Mạ tôi khóc òa, tôi thật não lòng. Những tiếng gọi anh Phán, anh Phán tiếp tục vang lên cho đến giữa hồ Tịnh Tâm. Tiếng gọi, giọt nước mắt và những cánh tay chào vẫy, phải chăng nhắc nhở trách nhiệm của tôi. Bây giờ là lúc đền đáp ơn sâu nghĩa nặng. Vinh dự này thật khổ. Máu nóng sôi trong người, tôi và hai âm-thoại viên vượt lên đi với trung đội đầu.

Cuối hồ Tịnh Tâm là đường Tịnh Tâm, tôi cho lệnh quẹo tay mặt theo đường lên nhà ông Ngư Đạt. Như vậy bên hông mặt của con cái tôi lúc nào cũng có bức thành và cái hồ che chở. Cuối đường Tịnh Tâm quẹo trái là trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, nhưng tôi không đi con đường này. Tiếp tục thẳng qua một con hẻm nhỏ, con đường đã bao lần đi lại, nào ăn cắp me, nào trộm sấu, nào hái soài, nào đào sen, nào học thi, nào thăm người yêu. Con đường nào cũng nhắc tôi bao kỷ niệm yêu dấu khôn quên.

Đến Canh Nông, chưa thấy phản ứng nào của Việt Cộng, gần sân bay Thành Nội dân chúng thưa thớt và kinh hãi. Tôi cho dừng quân bên này đường, một ông già mách:

– Con đường ni bị bắn rất rát, từ trong cửa Hoà Bình ở Đại Nội bắn ra.

– Còn sân bay Thành Nội ra sao ôn, có ai không?

– Đánh nhau mấy ngày ni dữ lắm, mà tui không biết răng, không biết mình hơn hay thua nữa.

Tôi chỉ con đường và hướng dẫn Duật:

– Băng qua khỏi con đường này, đến một xóm nhà, qua một cái cống thì bên trái là thành Quân Cụ. Nghênh và Mã Khện yểm trợ hông bên mặt cho Duật, và sau đó băng qua đường theo tôi.

Con đường chỉ có 5 thước mà hơn một giờ mới vượt qua với sáu thằng em rớt rụng trên mặt đất. Lần mò theo mép đường tới sát ống cống, tôi cho dừng lại, phi trường vắng tanh. Tôi bảo Duật:

– Mày cho một thằng con nhỏ qua trước làm đầu cầu bên kia ống cống, sau đó cho tất cả con cái mày qua rờ vào thành Quân Cụ, chờ tao lên.

Thành Quân Cụ cao khỏi đầu người, không liên lạc được với bên trong. Tất cả con cái nằm sát thành để tôi và đám cận vệ bò tới cổng chính. Loáng thoáng thấy nón sắt, field jacket, giây ba chạc. Không phải tụi nó đâu, chắc chắn là bạn rồi. Thằng đệ tử tôi gọi lớn:

– Ê, Thủy Quân Lục Chiến đây!

Một loạt đạn bay qua khỏi đầu một cách rùng rợn. Bò lết vào tới trong đồn, ông trưởng đồn nói tiếng Huế đặc sệt, ông là Trung Úy Cát, thủ môn nổi tiếng của Huế:

– Đại Úy ơi, bảy ngày không ra vào nổi, nó bao hết. Trường Trần Cao Vân, Đại Nội, xóm nhà bảo sanh sau lưng trường cách một cái hồ tụi nó cũng chiếm luôn. Dân chúng chạy hết rồi, không còn ai cả. Tụi nó pháo liên miên, không cho ngóc đầu được. Đủ loại pháo: 61, 82, hỏa tiễn 107, 122. Tôi ráng cố thủ đây được ngày mô hay ngày nấy, còn ngoài nớ tôi không liên lạc được nên không biết tình hình các nơi khác ra răng.

Tôi trở ra báo cáo về tiểu đoàn. Lệnh của tiểu đoàn trưởng:

– Phu nhân chiếm cho bằng được trường Trần Cao Vân, dọn sạch chung quanh. Tiểu đoàn trưởng và Bộ Chỉ Huy sẽ lên ở trại Quân Cụ.

Một nhịp cầu bị đánh sập tại Huế, 1968. (HÌNH ẢNH: Bill Cook)

Quan sát địa thế thêm một lần nữa, trước mặt trường là cái am lên đồng, bên cạnh là quán hớt tóc lợp tranh chỉ có một ghế ngồi. Sát đó là ngã ba đường chạy lên cửa Sập, một chạy về trường Đào Duy Từ và một chạy đến trường Trần Cao Vân. Có bốn năm cái đầu lố nhố bên trong trường.

Duật phải chiếm am trước, trong trường bắn ra mãnh liệt, Việt Cộng có cả B-40. Tôi ra lệnh Nghênh và Mã Khện cầm chân hỏa lực trong trường học. Sau đó, Duật chiếm xong am không một tổn thất. Tôi gọi Thượng Sĩ Hải đem hai súng đại liên và một khẩu đại bác 57-ly không-giật lên tăng cường cho Duật để Duật yểm trợ cho Mã Khện vào trường.

Sau 45 phút dùng mưu kế cùng với hỏa lực, gan dạ, và kinh nghiệm, Mã Khện chiếm được một căn lớp trong trường. Nghênh tràn vào cùng với Mã Khện lục soát và làm sạch sẽ. Hỏa lực từ góc Thành Nội đổ dồn về phía trường học, không sao, đã có thành của các lớp học che chở. Tôi kêu Sự:

– Pháo binh có chưa? Kêu về Ðại Bàng Thanh Hóa cứ bắn vào góc thành cho tao.

Đến chiều vẫn không có một trái pháo bắn. Anh em tôi đã có 7 chết lót đường cho mục tiêu và 3 bị thương nặng. Tôi lên sát Duật và bảo đem cây 57 đến:

– Nhắm ngay vào góc thành, tụi nó bắn rát quá. Cứ phơ cho tao. Trật trúng gì không cần, chỉ cần tiếng nổ.

Qua một vạt đất trống, trong một ngôi nhà gạch có bóng người lấp ló. Duật quay 57 nhắm thẳng:

– Nhột quá! Cho em bung cái nhà này đi.

Bỗng thấy có bóng đàn bà ở trong nhà, tôi la lớn:

– Khoan bắn! Nhà thày Tiềm!

Rồi tôi băng qua đám đất trống đến nhà gặp cô và các cháu. Không thấy thày, tôi chào cô và giới thiệu tôi học Sử Địa với thầy ở trường Bồ Đề và khuyên cô về dưới phố. Tôi trở lại vị trí mà lòng nao nao buồn. Giờ này vẫn chưa có pháo, làm sao khóa góc Thành đó lại. Duật bảo con cái đào hầm hố thật kỹ. Tôi dặn:

– Mày cố thủ tại đây cho tiểu đoàn lên.

Rồi tôi cùng đám đệ tử lúp xúp chạy đến tiệm hớt tóc để quan sát ngã ba đường và góc Thành Nội. Tôi chợt nghe tiếng đàn bà rên la quằn quại, sau cùng chỉ còn tiếng rên nho nhỏ. Nơi góc quán tối tăm, một người đàn bà máu me khắp nửa phần thân thể, vừa bị thương nặng lại vừa sanh ra một bào thai lờ mờ tượng hình đứa bé, trông giống như con rắn mối. Xót xa, chịu không nổi, tôi ra lệnh đem chôn đứa bé đã chết ngay và chuyển người mẹ về đồn Quân Cụ cho bác sĩ Tựu giúp. Đến đây 13 người chết và 3 bị thương nặng để trải thảm cho đơn vị.

Tối đó Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn đến trại Quân Cụ. Sáng hôm sau, tiểu đoàn trưởng cho Đại Đội 2 của Tôn và Đại Đội 1 của Lượm, dưới sự chỉ huy của đại ca Đã, tiểu đoàn phó, chiếm nhà bảo sanh. Đoạn đường có 30 thước, cách một hồ nhỏ mà phải trả bằng 50 đứa con thân yêu. Sau 8 tiếng đồng hồ mới chiếm được nhà bảo sanh. Tôn bị thương ngay từ phút đầu. Lộc, đại đội phó lên thay.

Mười ngày tiếp theo, nhìn nhau qua một con đường rộng vừa đủ cho xe chạy mà hai bên đều khựng. Mưa vẫn rơi ray rứt lê thê, thỉnh thoảng cơn gió thật lạnh thổi qua. Có những trận tấn công chớp nhoáng của Việt Cộng vào đại đội của Lượm và Lộc đều bị đánh bật lui.

Ngược lại, bên ta cũng nhiều lần cố tràn qua bên kia nhưng không chiếm được một tấc đất. Hai bên tải thương đều thấy nhau rất rõ. Lượm bị hao hụt nặng. Phu Nhân lên thay. Tôi và con cái bò lên từng toán một, Việt Cộng và ta đã sát nhau, ngóc đầu lên là đạn xuyên qua mũ sắt ngay. Hơn nửa ngày mới trám hết vị trí của Lượm. Lượm và Tòng về phòng thủ cho tiểu đoàn.

Tối đến, pháo địch đủ loại nổ vang trời. Xác chết của anh em nằm trên mặt đường, sình lên mà không lấy được. Phía bên kia, bốn năm xác Việt Cộng vẫn để yên, họ không dám ra lấy về. Cố giữ đất, giữ vị trí và làm vài cuộc tấn công nhỏ vẫn không qua đường được.

Từ căn nhà hai tầng cuối đường nhìn xéo từ nhà bảo sanh, một thượng liên và một trung liên nồi của tụi nó kiểm soát con đường rất kỹ, dưới sự chỉ huy của một đứa con gái mặc áo choàng màu xám, tóc xỏa dài nhưng không thấy rõ mặt. Tay đứa con gái chỉ tới đâu thì đạn nổ dồn về hướng đó. Tôi nhắm bắn hai phát M-16 nhưng hụt, nó trốn nhanh vào sau cửa và mất luôn.Hai mươi ngày nằm chịu pháo và bị bắn sẻ, tối nào hai bên cũng rà máy chửi nhau. Theo dõi máy, đột nhiên tôi bắt được một câu báo cáo: “Bồ câu hết thóc!” và nghĩ ngay địch quân đang thiếu đạn. Nếu cứ nằm thế này, một lúc nào đó địch quân chỉ cần ho thật to mình cũng mất vị trí ngay, chỉ vì áp lực quá nặng nề, tổn thất nhiều, tinh thần anh em quá mệt mỏi. Tôi đi đến kết luận riêng: nếu mình không đánh nó, chắc chắn nó sẽ tấn công mình. Tôi trình với tiểu đoàn trưởng trưởng:

– Thiếu tá cho tôi luôn Đại Đội 2 để tôi tấn công tụi nó. Tôi thấy tinh thần anh em xuống quá và sức khoẻ ngày càng hao hụt.

Tiểu đoàn trưởng không cho, và bắt ráng giữ vị trí. Tôi năn nỉ:

– Nếu không thì cho tôi đột kích, tôi cùng vài toán nhỏ tràn qua đường đánh đột kích rồi về. Mình phải chứng minh cho đối phương thấy mình còn dư sức ăn thua đủ, thời địch không dám tấn công mình.

Tiểu đoàn trưởng nói:

– Làm kế hoạch xong cho tôi hay.

Tại hầm của tôi anh em đang chờ, họ gồm: Lộc (Đại Đội 2), Sự (đại đội phó của tôi), Duật, Nghênh và Mã Khện. Tôi nói:

– Nằm chờ lâu, tao chán quá, chỉ muốn qua đột kích tụi nó rồi rút về.

Tất cả im lặng, tôi tiếp:

– Bốn giờ sáng mai mình đột kích. Nếu giữ được vị trí tao cho tràn luôn. Bây giờ tao chọn bốn toán. Toán 1 với Phán, Điểu, Việt, Can, Dư và Phúc mang máy. Toán 2 với Duật cùng 3 người thật nhanh và gan dạ, Toán 3 với Nghênh và ba người. Toán 4 với Thượng sĩ nhất Hải và 3 ngườị Trang bị thật nhẹ: mỗi người 20 quả lựu đạn và 2 băng đạn cong ráp ngược cho súng M-16. Sự và Lộc dẫn con cái ra sát bờ đường, khi thấy khói xanh thì lùa tất cả tràn qua. Nhưng nếu thấy khói màu vàng thì yểm trợ tối đa cho tụi tao dọt về. Sự và Lộc hãy về lo cho con cái. Đúng 4 giờ sáng sẵn sàng tại vị trí.


Điêu tàn và đổ nát tại Huế, 1968. (HÌNH ẢNH: Koychi Sawada)

Duật, Nghênh và Hải ở lạị Tôi nhìn anh em thật lâu rồi cho biết:

– tao theo dõi tụi Việt Cộng báo cáo qua máy. Hình như tụi nó thiếu đạn. Do đó tao quyết định cuộc đột kích hôm nay. Hai ông Duật và Nghênh do tôi chỉ định phải đi với tôi. Riêng ông Hải, tôi cho ông suy nghĩ lần nữa. Lần này đi khó trở về. Ông con cái đông, muốn ở lại vị trí tôi cho phép và tôi hứa rằng tôi không nghĩ là ông thiếu can đảm.

Suy nghĩ một lát, Thượng Sĩ Hải trả lời:

– Đại Úy cho tôi ở lại vị trí.

Tôi vui vẻ bằng lòng và gọi Mã Khện đến, Mã Khện đồng ý đi và xin đem theo Hạ Sĩ nhất Mười.

Tôi tiếp:

– Bây giờ các ông về chọn người xong lên gặp tôị

Tôi ngồi suy nghĩ miên man, liều, phải liều mới cứu được đơn vị. Chiều hôm đó, lúc 4 giờ, các toán trưởng lên gặp tôi, có thêm Trung Úy Sự. Tôi hỏi lần chót:

– Có ai xin ở lại cho tôi hay.

Không ai trả lời. Tôi căn dặn Sự nhắc Lộc khi thấy khói xanh thì sao và khói vàng thì sao, phải nhớ kỹ. Tôi đưa ba người toán trưởng bò đến hầm trú ẩn của nhóm tiền đồn ở sát ngã tư đường. Tôi chỉ từng căn nhà bên kia đường:

– Cái thứ nhất gần ngã tư là mục tiêu của tao. Cái thứ hai kế tiếp có hàng rào là của Nghênh. Căn thứ 3 cũng có hàng rào và cây nhãn cao là của Mã Khện. Căn thứ 4 có mấy bụi chuối lớn là của Duật. Tất cả hãy quan sát cho kỹ và cố chọn một con đường tiến quân thích hợp. Không cần báo cáo miễn sao thích hợp thôi.

Tôi tiếp tục quan sát mục tiêu của tôi. Căn nhà bằng gạch có nhà trên và nhà dưới. Kế đó là cầu tiêu xây bằng đá lợp tôn, sát đường là cái giếng xây bằng xi măng. Trước sân có hai cây vú sữa cao và sai trái. Tôi biết phải làm gì để chiếm căn nhà đó. Tôi quay lại nói:

– Lần chót tôi hỏi các ông có ý kiến gì không? Đúng bốn giờ sáng mai tôi sẽ chiếm trước, sau đó tùy các ông bằng mọi cách phải hốt cho bằng được các mục tiêu tôi ấn định.”

Trở lại vị trí, tôi dặn dò Điểu, Việt, Can Dư và Phúc mang máy:

– Tối nay miễn gác, ba giờ sáng mai gặp tao ở đây. Sau đó tôi đi gặp tiểu đoàn trưởng để trình bày kế hoạch. Ông nói:

– Nguy hiểm quá, không được, chết cả lũ!

Tôi nói:

– Nếu thiếu tá không làm bây giờ, một vài ngày nữa tụi nó chỉ cần ho là lính mình chạy hết!

Cuối cùng ông chấp thuận:

– Nhớ là có gì thì trở về liền, càng sớm càng tốt.

Tôi dạ nhưng trong đầu tôi nghĩ khác. Trước mắt tôi bây giờ không có gì ngoài đoạn đường từ tiền đồn qua cái giếng, lên cầu tiêu, tới nhà dưới rồi chiếm nhà trên.

Tôi nằm suy nghĩ triền miên cho đến 3 giờ sáng. Trước khi bò ra tuyến xuất phát, tôi nhắc Sự và Lộc một lần nữa cho chắc ăn. Bốn giờ kém 10 sáng, toán tôi có mặt ở tiền đồn. Trời vẫn mưa, mưa xứ Huế có dư âm cái lạnh của ngày Tết. Trời tối không thấy gì, tôi ngại bắn lầm nhau. Gắng chờ một chút nữa. Đến 5 giờ sáng mưa vẫn không tạnh, trời vẫn tối mù. Năm giờ rưỡi, cái giếng đã nhìn thấy được. Chuẩn bị!

Tôi cảm thấy hồi hộp. Chỉ cần bốn cái nhảy vọt là qua bên kia đường nhưng khó như đi lên trời vì con đường này là con đường tử thần làm ranh giới bên ta và địch, là 20 ngày trời không nuốt nổi 5 thước đất. Rách bao nhiêu cũng không qua được. Bây giờ mình cắt băng khánh thành, phải làm để cứu đơn vị, phải hy sinh để cứu đồng đội.

Vừa suy nghĩ xong, tôi phóng vụt qua ôm bờ giếng. Kế tiếp là Điểu, Việt, Can, Dư băng theo. Tất cả ngồi ôm thành giếng, mồ hôi ra như tắm mặc dù trời lạnh như cắt. Điểu và Can chiếm cầu tiêu. Bỗng một loạt đạn thật dòn và thật gần, tôi quay nhìn ra đường. Phúc và cái máy nát mình nằm trên mặt đường nhựa, dưới làn đạn mịt mùng của địch. Tôi hét lớn:

– Dư, Việt chiếm nhà bếp!

Tôi theo sát lên cầu tiêu bên cạnh Điểu và Can. Súng và pháo nổ dồn dập, một quả B-40 nổ ngay trên đầu mái tôn cong, cả ba thày trò đều bị miểng nhỏ đâm đầy mặt, tóc râu và lông mày đều bị cháy. Cầu tiêu nhỏ quá nên tôi cùng Điểu và Can lên nhà bếp. Tôi ra lệnh:

– Điểu và Dư chiếm nhà trên, lục soát thật kỹ.

Để Việt ở lại, tôi và Can cũng lên nhà trên. Điểu và Can giữ cửa chính nhìn ra sân, tôi và Dư giữ cửa sổ nhìn ra vườn có nhiều luống khoai lang.

Trời sáng hẳn, tôi lắng tai chẳng nghe nhà bên cạnh có gì cả bèn bò trở ra bờ giếng và thấy Duật, Nghênh, Mã Khện vẫn còn bên kia đường. Tôi toát mồ hôi. Tôi nhìn thẳng vào mấy ông rất nghiêm và lấy ngón tay ngoắc. Tôi không dám gọi lớn tiếng. Mấy ông kia gật đầu. Tôi bò trở lên nhà trên. Lựu đạn, súng nhỏ, súng lớn nổ khắp nơi và nhất là phía bên tay mặt tôi. Biết rằng con cái tôi đã băng được qua đường, tôi hỏi khẽ:

– Thấy gì không Dư?

Dư lắc đầu. Tôi nghe tiếng thì thào sát vách tường phía ngoài. Tôi đoán bảy tám người đang ở trong một cái hầm. Tôi dùng ngón tay đẩy nhẹ cửa sổ. Một loạt đạn từ phía nhà đối diện xuyên ào ào vào cửa sổ. Bỗng Dư chỉ tay về các luống khoai, tôi đếm đủ 11 người đang bò qua với y phục kaki Nam Định, mang súng AK và B-40 cách vách tường khoảng 20 thước.

Tôi đưa súng lên định bóp cò thì Dư kéo lại và ra dấu đừng bắn dùng lựu đạn. Tôi dựng cây súng xuống thật nhẹ, hai tay rút hai trái lựu đạn miệng cắn chốt. Dư cũng thế, 4 quả lựu đạn ném ra cùng một lúc, tiếng nổ xé trời, rồi 4 trái tiếp theo. Bên ngoài tường, tiếng hét lớn rồi tiếng rên và sau đó im lặng. Những cán binh Việt Cộng còn lại bò sát vào chân tường. Nhìn ra cửa, 5 xác nằm vắt trên luống khoai. Một loạt đạn nổ và tôi nghe:

– Chết em, Đại úy!

Tôi sững sờ nhìn Dư, tay trái ôm ngón út của bàn tay mặt đầy máu, ruột của Dư đổ ra lòng thòng. Dư ngã vật ra chết tại chỗ, nơi Dư đứng có một lỗ hổng nhỏ ở vách tường. Vì mãi nhìn qua cửa sổ mà không để ý ở phía dưới. Nguyên một họng súng AK thọc qua lỗ tường để sát bụng Dư mà nhả đạn.

Tôi bắn một loạt M-16 ra cửa sổ, và cứ thế hết quả này qua quả khác tôi ném tất cả lựu đạn của tôi ra ngoài bờ tường. Hai thằng em đã hy sinh, còn bốn thầy trò phải giữ vững vị trí. Phía bên tay phải của tôi súng vẫn nổ dữ dội.

Đến 10 giờ 30 sáng tôi cho Điểu liên lạc với Nghênh, Duật và Mã Khện. Điểu băng người ra đi, bốn căn nhà cách nhau 10 phút đi bộ mà hơn một tiếng đồng hồ sau Điểu mới về báo cáo là tất cả đã chiếm được mục tiêu. Có đoạn đường nào xa và xấu hơn đoạn đường tôi đang đi! Toán Duật: một chết và một bị thương. Toán Mã Khện: hai chết. Toán Nghênh một chết một bị thương. Tất cả là 6 chết và hai bị thương. Chúng tôi còn 11 người tại tuyến.

Điểu bò ra giếng cố đem qua cho tôi một cái máy. Cột máy vào một đầu dây và quăng đầu dây kia qua cho Điểu kéo. Can mở máy liên lạc với tiểu đoàn:

– Trình đại bàng, tôi sẽ cho tràn ngập vị trí với thằng 2 (Đại Đội 2) của Lộc và thằng 3 của tôi.

Đại bàng hỏi:

– Tại sao từ sáng tới giờ không chịu liên lạc với tôi? Tôi ra lệnh rút về ngay.

Phán nài nỉ:

– Đây là dịp may, tinh thần anh em đang lên, tôi xin đại bàng cho làm luôn!

Đại Bàng người Thanh Hoá nói bằng bạch văn, không ngụy trang:

Nếu anh không rút về, tôi sẽ đưa anh ra toà án quân sự.

Khí giận bừng bừng, tôi tắt máy không trả lời, trên tay vẫn cầm trái khói xanh. Suy nghĩ thật kỹ! Suy nghĩ thật kỹ! Hơn mấy giờ để đánh mục tiêu, bốn căn nhà và một con đường ngập máu. Mưa vẫn lạnh như cắt da và mồ hôi vẫn ra như tắm. Cuối cùng tôi đành bảo Điểu chuyển lệnh cho các toán:

– Rút về ngay, mạnh toán nào rút toán nấy, không chờ đợi. Mang thương binh theo, xác chết bỏ lại.

Năm thước đường đi đã khó, về còn khó hơn. Mỗi bóng người nhúc nhích là đạn nổ hàng loạt, liên hồi, đạn bắn chéo bao phía, đạn lưới thật dầy trên mặt đường và khắp vị trí. Làm sao trở về đây! Con cái bên kia đường đưa mắt theo dõi. Toán tôi bò ra giếng, bỗng mấy bóng đen vụt qua đường như sao xẹt, nhào vào bờ lề và được anh em kéo ra sau. Đạn nổ dòn tan cày nát mặt đường. Đây là mấy đứa bị thương nặng, tưởng là di chuyển không nổi, nhưng khi nghe lệnh rút chúng thu hết tàn lực vùng chạy về, chớp mắt không kịp thấy.

Hỏa lực từ ba phía nổ vùi vào vị trí chúng tôi. Các toán đột kích không còn liên lạc với nhau. Điểu và Can vẫn giữ căn nhà. Việt Cộng kiểm soát con đường bằng mấy cây thượng liên và trung liên, chúng bắn liên miên. Bên kia đường, Sự và Lộc đáp lễ bằng hoả lực cơ hữu của Khăn Tím và của Đại Đội 2.

Tôi lấy chân đạp vào thành giếng phóng người băng qua đường, lăn mình, nhảy, chạy và té ào vô bờ lề. Anh em kéo vội tôi ra sau, tôi dừng lại bảo Lộc và Sự bắn từng loạt một để tụi nó dọt về. Nhìn thấy Việt ngồi thành giếng trố mắt ngó về mà tội nghiệp. Sống và chết cách nhau có một con đường. Tôi hồi hộp xót xa cho mấy thằng em.

Tôi vừa quay mặt hét, “Bắn kềm mấy cây thượng liên!” thì những bóng người bay vọt qua đường. Tim tôi thắt lại, đạn nổ mịt mù. Lần lượt tôi ôm ghì từng đứa, tụi nó còn sống cả. Can và Việt nhào đến ôm tôi một cách dữ dội mà đậm đà trìu mến. Lính với tay sờ người, nắm nhẹ áo tôi: “Đại úy, tóc râu Đại úy cháy hết rồi, mặt bị dăm nhiều chỗ.” Cả đại đội bất chấp đạn địch, đứng dậy nhìn nhau hãnh diện và sung sướng. Tôi báo cáo tiểu đoàn: “Tất cả đã về vị trí.”

Bỗng tôi thấy thiếu một cái gì, tôi nhìn Can và Việt hỏi:

– Thằng Điểu đâu?

Tụi nó nói:

– Lần cuối cùng em thấy nó vừa khóc vừa chạy lung tung tìm xác Đại úy ở bên ấy.

– Thôi chết tao rồi, tao phải cứu nó, hai thằng bay theo tao.

Tôi, Can và Việt bò trở ra đường. Bỗng nhiên một bóng người nhảy qua khỏi hàng rào, nhảy qua khỏi miệng giếng, phóng nhanh qua đường, nhào lăn rào rào vào vị trí và la lớn:

– Ê, tụi bay thấy anh hai đâu không?

Điểu đứng dậy nước mắt đầm đìa, tôi lao đến ôm Điểu:

– Tao định qua kiếm mầy đây!

– Trời anh Hai, tụi nó nói anh Hai chết rồi. Em đi lục hết căn nhà mấy chục lần, chỉ không dám ra ngoài hè mà không thấy xác anh Hai đâu. Hôm trước Mạ có dặn nhỏ với em, phải sát cánh bên anh Hai, nếu có gì cũng phải nhớ đem anh Hai về cho Mạ…”

Hình chụp tại Huế, 1968: Một số thương binh Thủy Quân Lục Chiến VNCH được chăm sóc và di tản khỏi chiến trường. (HÌNH ẢNH: Christian Simonpietry)

Tóc tai mặt mày râu ria Điểu cháy nám, áo quần rách bươm, nó khóc mùi mẫn vì thấy tôi còn sống. Rồi nó lại bẽn lẽn cúi đầu hai hàng nước mắt lã chã giọt xuống đất. Trong một cuộc chiến bạc bẽo lại có chút tình nghĩa trao nhau qua mấy giọt nước mắt nóng hổi.

Sáu giờ chiều, xuống trình diện tiểu đoàn trưởng, ông nói ngay:

– Ông làm những chuyện nguy hiểm quá, lỡ kẹt bên đó thì nói làm sao với lữ đoàn?

Tôi dạ dạ vâng vâng cho qua rồi đề nghị:

Thưa thiếu tá, ngày mai cho tôi tấn công, tôi tin chắc sẽ tràn ngập vị trí tụi nó. Cho tôi thêm thằng 2 của Lộc, để thằng 1 của Lượm đi sau thu dọn chiến lợi phẩm. Chỉ xin thiếu tá cho tôi hai xe tăng kèm hai bên hông của tôi.

Ông hỏi:

– Có chắc ăn không, Phán?

Tôi cương quyết:

– Chắc, và nếu tràn được vị trí thì xin thiếu tá cho phép tôi đánh thẳng lên Kỳ Đài nếu kịp thời gian.

Tôi theo tiểu đoàn trưởng lên trình ông già Hự (Đại Tá Yên). Ông già chấp thuận.

Tôi trở về họp các trung đội trưởng:

– Ngày mai 8 giờ sáng, Đại Đội 3 Khăn Tím bên trái, Đại Đội 2 của Lộc bên phải, dàn hàng ngang lấy con đường lên cửa Sập làm chuẩn tiến song song. Sau khi hai chiếc “tăng” yểm trợ bằng hoả lực xong, cả hai đại đội xung phong tràn ngập vượt qua mỗi chốt thật nhanh, không cần thâu lượm chiến lợi phẩm, để cho Đại Đội 1 đi sau làm chuyện đó. Tất cả ba lô và đồ ăn để lại, trang bị thật nhẹ. Khi tới xóm nhà sát cửa thành thì dừng lại chờ tôi.

Đúng 8 giờ sáng ngày hôm sau, dàn quân. Hai chiến xa Ontos hạng nặng tiến lên. Mỗi chiếc trang bị 6 cây đại bác 106 ly. Tôi chỉ vị trí cho 2 trưởng xa người Mỹ rồi ra lệnh khai hỏa. Hy vọng 12 cây 106-ly này sẽ san bằng mục tiêu trước mặt cho con cái tôi được dễ dàng đôi chút. Nhưng mỗi chiếc Ontos chỉ bắn một phát đạn duy nhất rồi chạy lùi biến mất, không biết chạy về đâu.

Tôi hết hồn, quân đã dàn xong, bắt buộc tôi phải ra lệnh xung phong. Tôi hét thật lớn, hét khản cả cổ:

- XUNG PHONG!

Cả một đoàn quân dàn hàng ngang, không một ai nhúc nhích. Con đường trước mặt, con đường của 21 ngày máu và nước mắt, con đường tráng nhựa đẹp đẽ nhưng băng qua là đi vào cõi chết. Tôi tức giận chửi thề lung tung rồi chụp cây đại liên M-60 của người lính bên cạnh bắn một loạt dài rồi một mình tôi vừa bắn vừa băng qua đường cùng với toán cận vệ: Can, Việt, Điểu và hai thằng mang máy. Qua khỏi đường xông tới trước, tiếng đại liên của tôi nổ dòn.

Đúng lúc ấy cả đoàn quân đồng thanh hô xung phong và ào qua đường. Sau đó, đoàn người vượt nhanh qua mặt tôi và lướt tới trước. Súng nổ vang rền, đoàn quân tiến đều, M-16 bắn vãi vào chốt, lựu đạn ném vào chốt, đạp chốt, bang chốt, lướt qua, cố giữ đội hình. Tiếng nổ inh tai liên tục, đàn áp thật mãnh liệt và chạy tới trước. Đến 3 giờ chiều, chúng tôi đến xóm nhà sát cửa Sập.

Tôi ra lệnh:

– Lộc và Sự mỗi ông cho một toán 10 người băng thật nhanh đến áp sát mặt thành xong ngồi xuống. Toán kế tiếp chạy đến leo lên vai toán thứ nhất để toán này đổ dồn lên thành. Khi bám được mặt thành thì tác xạ tối đa và bằng mọi cách giữ vị trí để làm đầu cầu.

Tiếng đạn lớn nhỏ nổ rền. Hai toán lên thành chiếm xong vị trí. Tôi cho tất cả con cái đem bàn ghế ra chất sát tường và leo lên ngay. Tiếng đạn và pháo địch bay ào ào trên nóc thành, phải khóa lại. Một chặng đường xương máu đã vượt qua, bây giờ mục tiêu chính, mục tiêu của niềm hãnh diện, mục tiêu của ơn sâu và nghĩa nặng: Kỳ Đài Huế.

Đây là nơi tượng trưng cho linh thiêng của dân tộc nói chung và cho Huế nói riêng. Duật và 20 người tiến chiếm 6 cây súng thần công to lớn, từ đó Duật dùng hỏa lực kềm địch ở cửa Ngọ Môn, yểm trợ cho Nghênh và Mã Khện chiếm Kỳ Đài.

Phản ứng của Việt Cộng bắt đầu yếu. Lúc 5 giờ 12 phút chiều, màu áo rằn ri Thủy Quân Lục Chiến đã làm chủ Kỳ Đài. Lá cờ xanh đỏ sao vàng đầy hận thù còn ở trên không. Một thằng lính rút đâu trong người ra một lá cờ vàng ba sọc đỏ thật lớn. Tôi gọi về tiểu đoàn:

– Tất cả đã sạch sẽ, xin hiếu tá cho tôi treo cờ.

Lúc ấy, tôi nhớ rõ lệnh của Trung Tướng Lê Nguyên Khang: “Một người lính Thủy Quân Lục Chiến duy nhất còn sống sót cũng phải dựng lại cho được ngọn cờ vàng tại Phú Văn Lâu.”

Trong niềm vui sướng cùng tột, Hạ Sĩ Hạnh hét lớn:

– Thủy Quân Lục Chiến!

Xong lấy trái hỏa châu đập mạnh định bắn pháo bông lên trời ăn mừng. Trong cơn say chiến thắng, Hạnh xoay ngược đầu hỏa châu vào mình, hỏa châu nổ xuyên bụng. Hạnh cười tươi:

– Em không sao đại úy!

Phán nghĩ thằng em này tỉnh táo quá, chắc nó chết. Và nó chết thật.

Tiểu đoàn trưởng bảo Phu Nhân giữ đầu máy chờ. Sau này tôi được nghe: Khi báo cáo về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh (BB), Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng xin Thủy Quân Lục Chiến dành vinh dự treo cờ cho Sư Ðoàn 1. Sáng hôm sau ngày, 24 tháng 2 Phạm Văn Đính dẫn một đơn vị của Sư Đoàn 1 từ cửa Thượng Tứ lên làm lễ thượng kỳ.

Nhìn lá cờ vàng phất phới trên nền trời màu xám của Huế, tôi hãnh diện thật sự vì một thằng con của Huế đã góp phần dựng lại ngọn cờ này. Trung Úy Sự trình tôi:

– Thằng Hạnh chết, mình còn 67 người.

Đại đội ra đi hơn 170 người, sau 24 ngày và sau bao nhiêu lần bổ sung quân số, chỉ có 3 mục tiêu: con đường, cửa Sập và Kỳ Đài mà bây giờ chỉ còn lại 67 người.

Sáng hôm sau tôi về phối trí đóng quân lục soát ở khu vực cửa Đông Ba, Nhà Thương Nhỏ, chợ Xép, ngã tư Anh Danh. Bộ chỉ huy của tôi đóng tại một tiệm cầm đồ. Tiệm này có Tôn và Lưu cùng học một lớp với tôi hồi nhỏ. Trong nhà không còn ai cả. Chiều hôm đó tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ. Tình hình chưa được an ninh hoàn toàn nhưng đóng ở đây chúng tôi nhẩn nha hơn trước nhiều. Tôi đi kiểm soát các vị trí và cho lệnh lục soát tàn quân địch.

Lính canh bắt giải tới một người đàn ông lớn tuổi, gầy ốm ăn mặc lếch thếch, áo vét nhàu rách, tóc tai rối bù và dơ bẩn, miệng nói lí nhí.

– Lệnh giới nghiêm, đã 11 giờ đêm sao ông này còn lang thang trên hè phố, em nghi quá. Người lính nói.

Tôi sững sờ nhìn người đàn ông:

– Thầy Cao Hữu Triêm! Trời ơi Thầy!

Tôi gọi mấy tiếng lớn mà thầy cũng không nghe, thầy tiếp tục lẩm bẩm rất nhỏ. Tôi cầm tay mời thầy ngồi:

– Con là học trò cũ của thầy đây.”

Một ánh mắt lạc lõng xa vời:

– Ờ, ờ sao con khoẻ không? Thầy mấy ngày ni chưa ăn chi cả.

Lính tôi kiếm cơm trắng và một dĩa gà luộc về mời thầy xơi. Tụi nó còn kiếm được một bình trà nóng mời thầy. Sau một hồi thầy tỉnh táo và cho biết cô và sấp nhỏ vào Đà Nẵng, thằng con lớn bị chết rồi, thầy không muốn về nhà nữa. Rồi thầy khóc, giọt nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo.

Tôi nói:

– Thôi thầy ở đây với con cho yên.

Lính của tôi thay nhau hầu hạ thầy ân cần, đến ngày thứ tư thầy đòi đi, tôi thu xếp để thầy vô Đà Nẵng. Từ đó, tôi mất tin tức của thầy. Cầu mong thầy được bằng an.

[1] Khi vào quân trường, Phán trình diện sơ lược như sau: “Tui chánh quán làng Phú Nhơn, ở gần Hồ Tịnh Tâm, quận Thành Nội, Huế.” Thế là sau đấy, giữa lửa đạn và thịt đổ xương rơi, và qua tiếng thét trong máy truyền tin, cái tên ngụy trang “Phu Nhân” ra đời.

Nguyễn Văn Phán



http://www.quehuongngaymai.com

” data-medium-file=”” data-large-file=” >

Thưa quý vị và anh chị em,

Góc nhìn của tôi về CHHCC vỏn vẹn thế đó. Tầm nhìn nào cũng có tính chất chủ quan. Xin quý vị và quý bạn tha thứ, và đặc biệt xin quý vị và quý bạn bổ túc những gì tôi thiếu sót.

Tôi xin ngừng tại đây. Cám ơn quý vị và quý bạn đã chú ý.

Cựu HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn HQVN.

Photo credit:

Hdnux.com http://ww1.hdnux.com/photos/36/00/71/7868012/3/920x920.jpg


=================================


Hành quân vào Tam Giác Sắt
Phan Lạc Tiếp
https://youtu.be/S_of48lcjnA

No comments:

Post a Comment