Monday, January 21, 2019

Tìm Lại Chính Mình





Tìm Lại Chính Mình

Tôi là người lính bộ binh. Người lính với đầy đủ tư chất và tác phong của một người cầm súng chiến đấu nơi những tuyến lửa đầu gian khổ và hiểm nguy. Bởi yêu đời lính nên tôi đã rời ghế nhà trường tòng quân khi tuổi thanh xuân chưa hưởng được một ngày trọn vui cho đúng ý nghĩa của nó. Mà trong hàng triệu thanh niên thời bấy giờ có mấy ai vui trọn vẹn khi đất nước đang chịu cảnh khói lửa lầm than; khi đồng bào từ thành thị đến thôn quê miền Nam hàng ngày đêm đối diện với bom rơi đạn lạc, với khủng bố điên cuồng của bọn cộng quân. Mười tám tuổi, tôi trốn mẹ tìm cách tham gia quân ngũ. Cơm sấy nhà binh khô sặc quanh năm thay cho những thức ăn ngon ngọt mẹ tự tay đi chợ mua nấu cho vừa ý con. Giường nhà binh võng đu đưa giữa rừng mưa dầm nắng cháy thay cho chiếc giường êm đêm đêm mẹ kê gối giăng mùng. Ra đi bỏ mẹ già nơi một thị xã nhỏ miền Trung để tìm an bình cho mẹ quê hương. Tôi đã quá mê những bài thơ đầy hùng khí của Nguyễn Công Trứ, khích động chí trai tang bồng hồ thỉ. Tôi cũng tâm đắc bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm mà lời thơ vừa bi hùng, vừa tráng lệ.

“Ly khách, ly khách con đường nhỏ, Chí lớn chưa về bàn tay không. Thì không bao giờ nói trở lại, Ba năm mẹ già cũng đừng trông.”

UserPostedImage

Ấy thế là chàng trai hai mươi tuổi tròn vừa mới giã từ quân trường Ðà Lạt sương mờ để nhập mình vào cuộc chiến mà ngày về thì mong manh cũng như sương khói miền cao. Một sáng tháng năm ba mươi năm[1] về trước, tôi thấy mình cùng hai bạn đồng khoá lắc lư trên chiếc xe GMC tiếp tế từ hậu cứ Trung đoàn 8 Bộ binh ra đáo nhận đơn vị. Ba chàng tân sĩ quan áo quần còn thẳng nếp, giày saut[2] bóng loáng bám chặt vào thành xe nhìn ra xa hai bên con đường bụi mù đất đỏ miền Ðông. Con đường thì gập gềnh, lỗ chổ những hố bom. Hàng chục năm hình như chỉ có xe nhà binh qua lại. Hai bên, thuốc khai quang đã mở rừng ra một khoảng trống dễ đến trăm mét. Cây chồi đã mọc lên chen chúc với các cành cây gẩy gục do bom đạn chém nát. Nơi đây những năm giữa thập niên 60, Cộng quân đã mở những trận đánh đẫm máu; để lại trong quân sử những địa danh Hố Bò, Bời Lời, Chánh Lưu, Nhà Ðỏ. Ði xa thêm về hướng Bắc là Ðồng Xoài, Bù Na, Bù Ðốp.. Cứ nghe đến là đã rợn người. Thảo nào thanh niên Sài Gòn đi lính xa đâu thì xa, chứ về Sư Ðoàn 5 là ngại lắm. Chẳng phải họ nhát sợ cái chết binh đao. Vì quân nhân thì dù đơn vị tác chiến nào cũng ngày đêm đối diện với hiểm nguy. Chẳng qua cái đơn vị mang phù hiệu ngôi sao trắng trên nền xanh lá cây rừng gánh chịu một chiến trường nặng nề nhất miền Nam, chỉ sau Trị Thiên của sư đoàn 1 bộ binh mà thôi. Chiến Khu D chạy xuyên qua gần hết lãnh thổ sư đoàn là con đường chiến lược của Cộng quân, là sào huyệt của bọn côn đồ Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Vì thế, người lính sư đoàn 5 chạm địch gần như thường ngày; mà toàn là những trận long trời lỡ đất; những trận mà tổn thất lên đến hàng trăm người một lúc.

UserPostedImage

Năm tôi về Sư đoàn, là lúc đơn vị đang được vực lên nhờ những cấp chỉ huy can trường và đảm lược. Sư đoàn đã được 6 lần tuyên dương công trạng trước quân đội. Người lính hãnh diện mang trên vai dây biểu chương màu Bảo Quốc Huân Chương (màu đỏ) thấm bao máu đồng đội anh hùng.

Ða số các cấp tiểu đoàn trưởng ngày đó thuộc các khoá 18, 19 Võ Bị Đà Lạt. Vũ Huy Thiều lên Ðại úy sau chiến thắng Phước Quả, nắm tiểu đoàn 4 nơi tôi bắt đầu thực hành chiến sự. Tiểu đoàn đang dừng quân ở Chánh Lưu. Tôi được phân bổ về Ðại đội 16 đi cà nhỏng theo các trung đội một thời gian cho quen mặt lính. Mấy tay chuẩn uý trung đội trưởng cùng lưá tuổi tôi nên chúng tôi mau chóng thân thiết. Ngày đó các đại đội đã có sẵn các đại đội phó. Chúng tôi trở thành dư thừa trong đơn vị. Chẳng có quân, thì chẳng có quyền, chẳng thể có uy. Nhưng chiến trường không để cho chúng tôi thất vọng lâu. Sau trận ác chiến giải vây cho đơn vị bạn bị phục kích trên chặng đường từ Bù Na đi Phước Bình, Ðại Uý Thiều[3] đã gửi gấm chúng tôi lại cho hai vị Tiểu đoàn trưởng mới (Thiếu Tá Nguyễn Nhơn, Đại Úy Trần Quốc Dõng) với nhiều lời khích lệ. Khi tôi từ Tổng Y viện Cộng Hoà trở về tái nhậm, Tiểu đoàn đang do Đại Úy Nguyễn Chí Hiền[4] chỉ huy. Dương Quang Bồi[5] đã coi Đại Đội 16. Tôi theo Trung Uý Nguyễn Hữu Ðát học nghề một vài tháng sau cũng nắm luôn Đại Đội 15. Nhơn được cho về coi Đại Đội Chỉ Huy. Chỉ còn 14 dành cho Ðèo Chính Tường khoá 24 Thủ Ðức. Bốn chúng tôi thân thương nhau như anh em ruột thịt. Ba đưá kia chưa vợ con, bồ bịch rãi rác khắp hang cùng ngõ hẹp từ Bến Cát, An Lộc, Lộc Ninh, Bình Dương, Sài Gòn. Nhưng hành quân về là dồn nhau lên một chiếc xe jeep kiếm chỗ nhậu nhẹt một chầu lúy tuý mới chịu cho tách riêng hú hí với tình nhân. Ngày đó có chị Hai chủ một tiệm cà phê lịch sự ở ngay sát chợ Bình Dương rất thương chúng tôi. Lần nào kéo nhau về chị cũng đãi cho một bữa ăn ngon. Chúng tôi coi chị như chị ruột, và cư xử tự nhiên như các em út trong gia đình. Ngày đó có quán Tam Nương gồm ba chị em xinh xắn mà biết làm đồ nhậu trứ danh. Ðến đó lúc nào cũng gặp đủ giang hồ hào kiệt của Sư đoàn; từ các quan to ở Bộ Tư Lệnh xuống đến các anh em Trinh Sát ngang tàng. Ðời lính bộ binh tuy vậy không thiếu chất thơ. Những chiều dừng quân góc rừng xa vắng, vặn nhỏ chiếc radio bỏ túi nghe nhạc hậu phương, thứ nhạc nào cũng hay, ca sĩ nào cũng mến. Dù rằng khi còn thời học sinh, rất kén nhạc, kén ca sĩ; chỉ mê được giọng ca Thái Thanh, Châu Hà, Kim Tước, Quỳnh Dao... Rừng miền Ðông không có hoa cài thép súng thi vị như lời nhạc của Lam Phương, mà chỉ có chập chùng bóng đêm đe dọa; chỉ có mìn bẫy giăng đầy, hố bom sâu hun hút với những xác thú vật, xác người đã thối rữa. Ôi những con người “Sinh Bắc Tử Nam”, những người cũng trẻ tuổi như chúng tôi, cũng để lại trên miền Bắc nghèo nàn người mẹ già, đàn em nhỏ hay người vợ trẻ quê mùa để ra đi và bỏ xác trên chiến trường miền Nam xa xôi. Chắc chắn họ gian khổ hơn chúng tôi; và cũng chắc chắn họ chết uất ức và đau đớn hơn chúng tôi, vì họ đã chết cho những tham vọng ngông cuồng của những người lừa bịp họ.

Đã nói đến bộ binh, thì không phải anh hùng chỉ là những anh sĩ quan chỉ huy. Tôi thương những lính khinh binh. Họ là những người luôn luôn đi đầu trong hành quân. Họ là người đầu tiên đón nhận viên đạn rình mò từ góc bụi nào đó, hay cũng là người đầu tiên đạp lên chiếc mìn để rồi tung xác lên và chỉ còn nắm thịt vụn. Họ là những người mỗi đêm phải mở mắt, chong súng canh gác hàng giờ cho đồng đội. Họ chỉ ăn cơm sấy và khô sặc ngày hai lần, hoặc nướng hoặc xé ra nấu canh chua lá vang. Họ là những người chia nhau từng ngụm nước lấy từ hố bom còn tanh mùi thịt rữa. Họ mang nặng trên lưng hành trang, vũ khí hàng chục kí lô, lặn lội mỗi ngày hàng chục cây số đường rừng, để khi dừng quân là khom lưng đào hào, đắp hố. Tôi có những người lính nông dân miền Tây chân chất và ít học. Có anh em cả năm chưa gặp gia đình một lần, có anh chết chưa hề thấy mặt đứa con mới đầu mới sanh, có anh vợ cưới chưa nồng hương lửa đã vĩnh viễn ra đi. Nhiều anh trở về với tấm thân tàn phế, được sống là điều may mắn nhưng chưa hẳn hạnh phúc. Nếu may ra gặp người vợ thủy chung nuôi nấng thì cũng suốt đời mang mặc cảm phế nhân làm gánh nặng cho gia đình.

Chúng tôi đánh nhau quanh năm. Trận này chưa hồi sức thì lại tham gia vào trận mới. Tuy tổn thất coi là nhẹ so với tổn thất của địch, nhưng mỗi cái chết đều mang lại những cảm xúc khó lường. Lính cũ một ngày một vơi, những khuôn mặt mới xuất hiện, lại phải hướng dẫn, kềm cặp cho dạn chiến trường.

Trận Trapeang Lak bên xứ Chùa Tháp xa xôi nuốt trọn quân số gần trăm người của Tiểu đoàn sau hơn một tuần giao tranh khốc liệt. Tiểu đoàn bị đánh bất ngờ, không kịp trở tay; phải tan tác sau hơn một giờ cầm cự. Trong vòng vây kín của quân thù, Tường, Nhơn, Tòng, Mâu cùng vài quân sĩ nằm trong hố chiến đấu kẹt lại giữa hàng hàng lũ lũ của bọn lính trung đoàn 174, Công trường 7. Bọn quạ đỏ đi lùng xục khắp chiến địa còn ngổn ngang xác chết, súng đạn để kết liễu cuộc sống của những người lính miền Nam bị thương không thoát ra kịp. Chúng tôi đã tập hợp lại hàng ngũ. Sống chết cũng trở lại giải vây cho các bạn. Bồi bị thương, giải ngũ. Tòng về vùng 4. Tôi về Không quân. Mâu bỏ xác đất Snuol.

Hai năm sau, có dịp từ căn cứ Không Quân Phan Rang về Sai Gòn công tác, tôi mua mấy chai rượu quá giang trực thăng tải thương ra tận chiến trường thăm các bạn. Tường, Nhơn đều làm Tiểu đoàn trưởng. Uống với nhau hàn huyên trọn một đêm giữa rừng; xung quanh là quân thù dày đặc. Thế mà chỉ vài tháng sau, lần lượt nghe tin Tường, rồi Nhơn đều hy sinh. Ðúng là cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Ngay cả dàn đại đội phó, trung đội trưởng của chúng tôi ngày trước, cũng chẳng mấy ai còn sống sót.

Tôi kể chuyện bộ binh, mà không quên rằng những anh em đồng đội các binh chủng khác cũng chiến đấu hào hùng gian nan có khi còn gấp bội. Họ là những người lính Dù, Biệt Ðộng, Thủy Quân Lục Chiến hay Lực Lượng Ðặc biệt, mà binh nghiệp đã là sự lựa chọn dứt khoát. Họ quả cảm và thiện chiến hơn người lính bộ binh. Tôi cũng không quên những người lính Ðiạ Phương, Nghĩa Quân âm thầm nơi các làng mạc xa. Họ cũng chết cái chết anh dũng, họ cũng nhận lãnh những vết thương cắt đứt phần thân thể dấu yêu. Nói chung người lính miền Nam đã rất anh hùng và rất xứng đáng với các tượng đài ghi công; xứng đáng với tất cả những lời khen tặng của hậu phương. Dù cuộc chiến đã kết thúc mà phần thua thiệt về phía chúng ta, ngày nay không ai có thể phủ nhận cái lý tưởng mà chúng ta đã hy sinh là cao quý. Lý tưởng đó đã thắng thế trên gần nữa địa cầu chôn vùi chủ nghĩa Cộng sản phi nhân. Lý tưởng đó cũng đang được thắp sáng tại đất nước thân yêu, chờ ngày chôn vùi bọn cầm quyền ngoan cố.

May mắn sống còn qua cuộc chiến, mỗi lần đi qua nghĩa trang quân đội trên đường Sài Gòn Biên Hoà, nhìn bức tượng Tiếc Thương mà lòng se lại. Hình ảnh ngườI lính ngồi, cây súng kê ngang đùi, khuôn mặt trầm buồn, u uẩn. Như phảng phất đâu đây hương hồn của các anh em chúng ta, những chàng trai tuổi đời vừa chớm đã hy sinh cả cuộc sống cho sự tồn vong của miền Nam tự do. Cả thế hệ thanh niên chúng tôi dã lên đường, chiến đấu hào hùng như thế đó. Ðã gian khổ, hy sinh như thế đó. Ðã để cho những kẻ hèn nhát trốn tránh hưởng lợi và bán rẻ miền Nam qua các hành vi lũng đoạn, tham nhũng, đấu tranh nối giáo cho giặc. Rồi cũng chúng tôi lũ lượt kéo nhau vào các trại tù cải tạo chịu thêm hàng chục năm khổ nhục đọa đày. Ngày ra tù, mấy ai còn giữ lại được phong thái hào hùng, lanh lẹ ngày xưa!

Cộng sản đã kéo đổ bức tượng Tiếc Thương. Cộng sản đã san bằng khu mộ chiến sĩ anh hùng. Cộng sản đã lùa hàng trăm ngàn thương phế binh miền Nam ra đường. Anh em ta phải lê tấm thân tàn phế đi xin ăn, mong chờ lòng thương xót của đồng bào mà ngày xưa họ đã đổ máu để bảo vệ.

Những người may mắn ra đi, vượt thoát qua bên này bờ đại dương còn lại bao nhiêu người đang tiếp tục chiến đấu? Bao nhiêu người nhìn nhận chính mình, chứ không phải bọn Bắc Bộ Phủ, là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến tranh vĩ đại mang màu sắc ý thức hệ của thế kỷ 20. Một ngày không xa, chỉ trong thế hệ chúng ta, những bức tượng anh hùng Cộng sản sẽ bị kéo xuống, xẻ nát ra lấy đồng đúc làm công cụ phục vụ sản xuất. Và sẽ thế vào đó những bức tượng người lính Cộng Hoà đã oan ức bị khai tử bởi quyền lợi của siêu cường.

Dù phải chờ đợi thời gian để tái dựng bức tượng Tiếc Thương, thì tôi cũng không thể nào quên một bức tượng vô hình mà trong tận cùng trái tim người miền Nam luôn luôn nuôi dưỡng. Ðó là một tình cảm gắn bó, cảm phục, tiếc thương đối với chúng ta. Bức tượng đó cũng chính là cái nhìn đã thay đổi của nhiều cán bộ và nhân dân miền Bắc đối với chúng ta sau những năm dài chiêm nghiệm sự bất lực, ngu dốt của bọn lãnh đạo Cộng sản.

Hơn 70 năm sau, người Nga lưu vong đã trở về quê hương mình, làm sống lại lá cờ[6] tưởng đã bị chôn vùi vĩnh viễn. Con đại bàng[7] lại hiên ngang ngự trị trên tháp khải hoàn thành phố Berlin. Tại sao không phải là hình ảnh Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ trên thành phố Sài Gòn sau năm 2000 nhỉ?

Nhưng trước hết sẽ là bức tượng được dựng lên tại thủ đô tị nạn quận Cam mà các giới chức Hoa Kỳ đã chấp thuận dự án với kinh phí lớn lao hơn năm trăm ngàn Mỹ kim. Chúng ta chắc rất muốn nhìn lại hình ảnh chính mình bên cạnh người lính đồng minh, mà lịch sử Hoa Kỳ cũng đã có thời quay lưng đem lại cho họ nhiều tủi nhục. Họ đang được phục hồi trong con mắt, tầm suy nghĩ của quần chúng. Tuy muộn còn hơn không. Chúng ta cũng có quyền lên tiếng đòi hỏi được trả lại vị trí xứng đáng khỏi những thiên kiến do chính cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đã tạo ra những năm chiến tranh.

Chúng ta hãy nhìn lại chính mình, không mặc cảm tự ti hay tự tôn. Hãy ôn lại quá khứ anh hùng để đứng vững trong giây phút cuối của cuộc chiến cho nhân quyền, tự do. Hãy hãnh diện đã là người lính Cộng hoà dù ở phương vị nào, dù ở chiến trường nào hay dù đã từng phục vụ trong các nghành hậu cứ. Bởi vì chúng ta đứng trong hàng ngũ những người chân chính đối diện với đoàn quân hung ác mà ngày nay đã hoàn toàn lộ diện chân tướng.

Rồi có ngày ta về lại đường phố Sài Gòn, đắp lại nắm đất nơi phần mộ các đồng đội ngày xưa. Rồi có ngày ta bù đắp cho anh em thương phế binh một cuộc sống có nhân phẩm trong những ngày cuối đời của họ. Rồi sẽ có ngày chúng ta hân hoan gắn lên các góc đường phố thành thị miền Nam tên các anh hùng nghĩa sĩ từ Châu Minh Kiến, Nguyễn Văn Ðương, Phạm Phú Quốc, đến Lê Văn Hưng,Nguyễn Huy Ánh, Truơng Bá Ân, Phạm Văn Phú...

Trích michaelpdo.com.

[1] Bài này viết vào năm 1999. [2] Combat boots (giày da), để phân biệt với jungle boots là giày vải đi rừng. Quân sử Không Quân VNCH ghi: (trang 198)



'Ngay trong đêm đó (28 tháng 4), tại Sàigòn, cuộc chiến đãu của KQ VNCH tiếp diễn với các AC 119G của Phi đoàn 819 Hắc Long và AC-119K của Phi đoàn 821 Tinh Long ở Tân sơn Nhất; các khu trục cơ A-1 của 2 Phi đoàn 514 Phượng Hoàng và 518 Phi Long, bay lên từ Cần Thơ.

Khoảng 7 giờ sáng ngày 29 tháng 4, Tinh Long 7, chiếc AC-119K cuối cùng, đang tiêu diệt VC ở vòng đai phi trường Tân Sơn Nhât, bị trúng hỏa tiễn SA-7 bốc cháy và nổ tung trên bầu trời, phi hành đoàn hy sinh Cùng thời gian, chiếc A-1 Skyraider của Thiếu tá Trương Phùng, danh hiệu Phi Long 2, thuộc Phi đoàn 518, từ Bình Thủy bay lên, chặn địch ở Phú Lâm cũng bị phòng không của địch bắn hạ. Tinh Long-7 và Phi Long-2 được ghi nhận là những nhân viên phi hành cuối cùng của KQ VNCH hy sinh trong lúc chiến đãu..'

Tác giả Robert Mikesh trong Flying Dragons: The South Vietnamese Air Force (trang 146) viết:

'..khoảng thời gian quá nửa đêm 28, rãng 29, CQ đã dùng các đại bác 130 pháo kích phi trường TSN, phá hủy một số phi cơ..Cuộc chiến đấu của Không quân VN hầu như kết thúc, ngoại trừ phi hành đoàn của một phi cơ AC-119 vẫn tiếp tục tuần tiễu suốt đêm trên không phận quanh phi trường TSN. Phi cơ đáp xuống, đổ xăng, tái trang bị và sau đó tiếp tục bay lên lại chiến đãu..khi trời mờ sáng. Nhiều người đang chờ di tản đã theo dõi trong lo âu, chiếc hỏa long đang rải đạn ngăn chận CQ nơi vòng đai phía Đông phi trường..và khoảng 7 giờ sáng, phi cơ bị trúng hỏa tiễn SA-7 để cắm đầu rơi xuống đất trong lửa cháy..Một Skyraider A-1 cũng bị chung số phận vài giờ sau đó..'

Tác giả Bernard C. Nalty trong 'Air War over South Viêt Nam 1968-1975 (trang 421-422) ghi lại:

...Một số phi công và phi hành đoàn dũng cảm của KQVN, bất chấp hỏa lực phòng không và hỏa tiễn SA-7 của CQ, tiếp tục những cố gắng ngăn chặn quân CS tiến vào Sài gòn..một A-1 và một C-119 đã bị bắn ha...' và ở trang 424: ' ngay sáng 30/4 khi Dương văn Minh ra lệnh buống súng, vẫn còn những phi công A-37 tiếp tục chận đánh các xe tăng T-54 VC đang tiến vào SàiGòn..'

Tác giả Wayne Mutza trong 'The A-1 Skyraider in Viêt Nam, The Spad's last war' (trang 144) cũng ghi lại sự kiện của 2 phi cơ C-119K và A-1 bị hạ trên không phận Sài Gòn và kết luận: Skyraider là phi cơ đã chiến đãu..cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam' Các phi vu. Tinh Long: KQ VNCH có 3 phi đoàn Vận tải võ trang (Gunship): Phi đoàn 817 Hỏa Long, thành lập vào tháng 2/1969, trang bị bằng các AC 47 Phi đoàn 819 Hắc Long, thành lập vào tháng 9 năm 1971, trang bị càc phi cơ AC-119 G. Phi đoàn Tinh Long 821 được thành lập vào tháng 12 năm 1972, trang bị các AC-119 K, có khả năng yểm trợ hỏa lực và chiến đấu ban đêm Cả 3 Phi đoàn đều được đặt tại Căn cứ Tân Sơn Nhất Trên kh6ng phận Sàigòn trong đêm 28 rạng 29 tháng 4 có các phi vu. Tinh Long mang danh hiệu: Tinh Long 6 Phi vu. Tinh Long 6, do Trung Úy Trần văn Bảo làm trưởng phi cơ, hoa tiêu phụ là Tr/u Trần văn Hiền, đã bao vùng trong đêm 28, rạng 29 trên không phận Sài Gòn, đồng thời chỉ điểm các vị trí đặt súng pháo kích của CSBV để các A-1 Skyraider oanh kích..Tinh Long 6 rời vùng về đáp tại TSN sau khi được Tinh Long 7 thay thế vào khoảng 5 giờ 30 sáng 29/4.

Tinh Long 7:

Phi vu. Tinh Long 7, trên AC-119 K, do Trung Úy Trang văn Thành làm trưởng phi cơ, hoa tiêu phó lá Tr/Ú Tào Thuận đã cất cánh từ TSN lúc 5 giờ sáng ngày 29 tháng 4 và thay thế cho Tinh Long 6. (Robert Mikesh đã nhầm khi cho rằng chiếc C-119 trên không phận Sàigòn đã đáp xuống, đổ xăng và bay lên lại, trên thực tế đây là 2 phi vụ nối tiếp nhau và bằng 2 phi cơ khác nhau)

Trong khi hướng dẫn các phi vu. A-1 tấn c6ng các vị trí pháo và thả hỏa châu soi sáng khu vực trách nhiệm, Tinh Long 7 đã bị trúng hỏa tiễn phòng không SA-7 của CQ..

KQ Thái Ngùng ghi lại sự kiện như sau (Quân sử KQ trang 320-321): '..Khoảng 7 giờ sáng, trên không phận phi trường TSN, có một chiếc phi cơ bay lượn rất thấp, tôi ươc lượng không quá 5 ngàn bộ. Đứng ở tầng trên của dãy nhà cư xá độc thân nhìn về hương phi đạo, không bị một vật gì cao cản trở tầm mắt, tôi đã nhận dạng được đó là chiếc AC-119 K của phi đoàn tôi (lúc đó cũng có hai chiếc A-1 đang dội bom xuống mục tiêu). Chiếc phi cơ từ hướng Hốc Môn bay dọc theo phi đạo hướng về phia Tổng Y viện Cộng Hòa rồi lại vòng lại. Từ trên phi cơ những khẩu đại liên 6 nòng và cây đại bác 20 ly khạc ra những làn đạn đỏ rực, liên tục băn vào đầu địch quân đang tấn công vào vòng đai phi trường TSN...' Máy bay bay vẩn vòng đi vòng lại trên không. Đạn từ trong phi cơ bắn ra, được trả lại bằng hỏa tiễn tầm nhiệt địa không SA-7 từ dưới đất bắn lên..'..'Phi cơ trúng hỏa tiễn: con tàu phát hỏa, chao đảo cố gắng gượng lấy lại thăng bằng nhưng rổi nổ tung và gãy làm đôi. Tôi thấy có một người nhảy dù ra, nhưng không biết vì lý do gì lại rơi thật nhanh. Đầu thân và một phần đuôi (C-119 có hai đuôi) cùng rơi nhanh, riêng một phần đuôi còn lại vì nhẹ hơn nên lơ lửng,lượn qua lượn lại rơi xuống như một chiếc lá cuối mùa..'

Phi hành đoàn của Tinh Long 7 gồm các Tr/úy phi công Trang văn Thành, Tào Thuận và các điều hành viên Trương Ngọc Anh, Phạm Tấn Đức, Phan Quốc Tuấn, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn văn Tần và Nguyễn Tiến Cường (8 người hy sinh), riêng xạ thủ Nguyễn văn Chinh, nhảy dù được, tuy sông sót nhưng bị thương nặng. Phi cơ bị rơi trong vòng rào của Phi trường TSN. Hài cốt của Phi hành đoàn đã được bốc và cải táng đầu tháng 8 năm 2010 do sự cố gắng tìm kiếm và yểm trợ tài chánh của các thân hữu KQVN. (Lý Tưởng Úc châu, số Xuân Tân Mão 2011)

Ngoài ra, còn một AC-119 cũng bị rơi trong ngày 29/4 tại đường Ngô Quyền Chợ Lớn. Đây là chiếc phi cơ di tản không rõ vì bị trúng đạn hay vì trục trặc kỹ thuật. Chiếc phi cơ này do Đ/úy Huỳnh Đình Chiến điều khiển..

Các phi vụ Phi Long và Phượng Hoàng:

Phi Long và Phượng Hoàng là danh hiệu của các phi vụ do Skyraiders thực hiện. Phi đoàn 518 đã từ Biên Hòa di tản về Sài gòn từ 28 tháng 4.. - Phi Long 51: Khoảng 4 giờ sáng ngày 29 tháng 4, trong khi VC đang pháo kich mạnh vào phi trường, Phòng Hành quân PĐ 518 nhận lệnh hành quân khẩn cấp gửi một phi tuần lên để oanh kich cac vị trí đặt pháo của CQ. Phi tuần gồm 2 chiếc Skyraider: một do Đại úy Trần văn Phúc điều khiển, bay ở vị trí phi tuần trưởng (lead), chiếc thứ 2, do Thiếu tá Trương Phùng, tình nguyện, bay ở vị trí thứ nhì (wingman).. Đ/úy Phúc cất cánh trước, sử dụng phi đạo 07R tương đối ngắn để tránh đường đạn pháo kích (nếu dùng phi đạo 25). Phi cơ cất cánh bằng 'kỹ thuật ép máy hết mức' vào khoảng 4 giờ 25 phút sáng.. Phi cơ của Th/Tá Phùng trục trặc bình điện nên đành cất cánh sau..(Quân sử KQ đã nhầm khi viêt Phi Long 51 bay từ Bình Thủy, Cần Thơ lên). UserPostedImage Phi cơ của Đ/u Phúc trang bị 10 quả bom 250 pound, loại MK-81 và dưới sự điều khiển, chỉ điểm mục tiêu của Tinh Long 6 dang bao vùng trên cao 5000 ft, thả hỏa châu yểm trơ... Chiếc AH-1 của Đ/u Phúc bay ở cao độ 4000 feet và được phép tự chọn mục tiêu cần đánh (random attack). Đ/u Phúc kể lại: 'Tinh Long 6 hướng dẫn mục tiêu cho biết vị trí pháo 122 l của CQ tập trung tại Phú Lâm, cách TSN khoảng 7-8 miles.. và cách đài radar Phú Lâm chừng 600 m về phía Tây-Nam..Tôi đã thả 2 quả bom vào hai mục tiêu có khói trắng bay lên. Sau dó tôi ngưng lại và tiếp tục bao vùng và thấy vài trực thăng đang quây quần ở hướng Đông..và hướng Bắc Phú Lâm.. Khoảng vài phút sau, tôi nhận được lệnh từ hệ thống vô tuyến: Phi Long 51, thả hết bom xuống mục tiêu và hẹn gặp tại nhà tôi, tối naỵ.Tôi trả lời: Đây Phi Long 51, giới chức nào vừa ra lệnh cho tôi..xin cho biết danh xưng..Đây là Thần Phong 01, Tướng Kỳ..Tôi trả lời cho biết tôi cất cánh đơn độc với 10 bom MK-81 và sẽ đánh từng mục tiêu.. tôi sẽ tiếp tục bao vùng trong 3 giờ.. Khoảng 15 phút sau, VC cho rằng tôi.. hết bom nên pháo kích trờ lại với nhiều dàn pháo, mỗi dàn 4 quả..tập trung trong một khu vườn xoài..Đạn pháo phóng lên như pháo bông hướng về TSN.. Tôi tập trung và nhào xuống mục tiêu, đánh từng quả bom..bay lên lại cao độ 4000 ft và thay đỗi trục nhào xuống đánh tiếp để tránh đạn phòng không. Sau khi thả quả bom thứ 6 vào mục tiêu, tôi được Tinh Long 6 thông báo là có thêm một A-1 nữa đang tiếp tay với tôi.. đó là chiếc phi cơ của Th/ tá Phùng do trục trặc vô tuyến nên đã không liên lạc được với tôi.. Sau khi đánh trái bom sau cùng, quan sát mục tiêu đã bị thanh toán, tôi cho Tinh Long 6 biết sẽ để dành 800 viên đạn đại bác 20 Tôi bay về TSN vào khoảng 5 giờ 25 phút, bay quanh trên cao độ 500 ft, qua hệ thống vô tuyến, được biết một AC-119 khác là Tinh Long 7 đã lên vùng để thay thế cho Tinh Long 6.. Ngoài ra cũng qua tần số của đài Kiểm báo Paris, tôi nghe Th/tá Hồ ngọc Ẩn, PĐ 514/ Biệt đội Cần Thơ thông báo cùng Tinh Long 7 là phi tuần Phượng Hoàng 11 gồm 2 A-1 cât cánh từ Cần Thơ đang trên đường bay vào không phận Sài gòn để góp sức chống pháo kích.. Chiếc A-1 thư nhì do Đ/u Nguyển Tiến Thụy điều khiển (tuy nhiên theo Đ/u Thụy thì chiếc bay số 1 lead là do Thiếu tá Đinh văn Sơn)... Khoảng 6 giờ 25, từ Tinh Long 7, Tr/u Thành cho biết có một toán đặc công CS đang xâm nhập, cắt kẽm gai hàng rào phòng thủ phi trường TS ở hướng Bắc, gần khu vực An nhơn, khoảng 1 mile về phía Bắc của Đài kiểm soát không lưu và Tr/u Thành yêu cầu Phượng Hoàng 11 oanh kich khu vực này..Biết chắc là Phượng Hoàng 11 còn ở xa, chưa thể vào vùng, tôi đã xà xuống cao độ 2000 ft, quan sát và định dùng đại bác với số đạn còn lại để thanh toán mục tiêu..nhưng bất ngờ tôi thấy một quả bom được thả ngay vào mục tiêu do Tinh Long 7 chỉ điểm và sau đó Tr/u Thành yêu cầu thả thêm một quả bom vào một mục tiêu khác cách xa hơn khoảng 100 ft, nhưng lần này bom rơi xa hơn, đến khoảng 200 ft..Tinh Long 7 gọi Phượng Hoàng 11 để thông báo bom rơi xa hơn mục tiêu co thể vào khu vực dân cự.Nhưng Th/tá Ẩn cho biết là lúc này Phượng Hoàng 11 đang ở vùng Bến Lức.. Tôi cho Thành biết, chiếc A-1 vửa thả bom là Phi Long 52 do Th/t Phùng bay, do vô tuyến trục trặc nên không thể liên lạc..Tôi cũng cho Tinh Long biết là chúng tôi đã hết bom nên sẽ rời vùng. Ngay lúc đó, tôi liên lạc được với Th/t Phùng, ông cho biết đã cất cánh sau tôi và bay cùng nhưng chỉ nghe được các trao đổi vô tuyến..mà không..nói được.Chúng tôi cùng về đáp tại TSN, vì vô tuyến của Th/t Phùng bất thường nên tôi nhường Anh đáp trước, nhưng trước khi chạm bánh, anh đã đột nhiên tống ga bay lên lại và bảo tôi đáp trước rồi chờ anh.Tôi đáp xuông phi đạo lúc 6.55 phút..Khoảng 5-7 phút sau, tôi còn đứng ngoài phi đạo và theo dõi chiếc Tinh Long 7 đang bắn phá dọc vòng đai phia Bắc..thình lình đuôi phải phi cơ bị gẫy, kế đó cánh phải đứt lìa, phi cơ cắm đầu quay như con vụ và rơi xuông.. Chờ thêm không thấy Th/t Phùng về đáp, tôi thầm nghĩ anh đã bay về Cần Thơ? (Những lời kể lại của Đ/úy Phúc được trích dẫn từ Lý Tưởng Úc châu Xuân Canh Dần 2010 và từ The last flying combat mission in Saigon trên vnafmamn.com) Th/tá Phùng đã bay vòng trỡ lại khu vực ông vừa oanh kích để quan sát và phi cơ đã bị trúng đạn phòng không. Th/t Phùng cố đem phi cơ về ngoài QL 4, nhưng không kịp và phải đáp khẩn cấp gần cầu Bình Điền. Ông thoát được khỏi phi cơ và sau đó bị dân quân CS của Huyện đội Bình Chánh bắt dẫn đi. Ông đã bị hành quyết ngay trong đêm 29 và vùi xác trong vườn nhà dân.. (Ngày 2 tháng 12 năm 2008, qua những cố gắng của đồng đội và sự giúp đỡ của những nhà ngoại cảm, hài cốt của Th/tá Phùng đã được tìm thấy, và được cải táng đưa về với gia đình - Lý Tưởng số 1-2009) Về Phi vụ Phượng Hoàng 11: Phi công a1driver514 viết:'Sáng ngày 29 tháng 4, 1975 Tinh Long 7 đã làm việc với nhiều phi tuần A-1 trên không phận vòng đai Sài gòn-Tân sơn Nhất, nhưng phi tuần A-1 đang làm việc với Tinh Long 7 khi chiếc AC-119 K này bi. SA-7 bắn rơi ở hướng cuối phi đạo 07 của phi trường TSN vào sang hôm đó thuộc phi đoàn 514/Biệt đội Cần Thợ Phi tuần A-1 này cất cánh từ Cần Thơ (Bình Thủy), số 1 là Thiếu tá Đinh văn Sơn, và tôi bay số 2. Khi đến vùng thì Tinh Long đang bay ở cao độ cao hơn phi tuần của chúng tôi, để hướng dẫn mục tiêu oanh kich vì lúc đó không có FAC, phi tuần của chúng tôi vừa đánh được pass bomb thứ nhất, chuẩn bị cho pass kế tiếp thì chiếc AC-119 K bị trúng SA-7..' (Có lẽ Đ/úy đã lầm khi gọi phi vụ này là Phượng Hoàng 61?). Các phi vụ A-37 sau cùng: Sau khi hầu như toàn bộ các phi cơ A-37 tại TSN bị hủy diệt do đạn pháo kích của CQ (một lệnh bí ẩn cho kéo hết các A-37 trang bị bom đạn sẵn sàng ra khỏi các vòm trú để xếp hàng? -Xem Ngày chim vỡ tổ) các phi vụ sau cùng của A-37 trên không phận Sài Gòn đều do PĐ 520 từ Cần Thơ bay lên thực hiện: Phi công Đinh Tiến Đạo ghi lại:' Sáng ngày 30 tháng 4, tôi có trong danh sách trong phi tuần đầu tiên. Phi tuần tôi được lệnh cất cánh bay về Sàigòn để yểm trợ cho quân bạn đang giao tranh với địch quân ở vùng ngoại ô của Thủ độ.Khi chiếc A-37 vừa vào vòng đai Sàigòn, tôi chuyển tần số để liên lạc với Paris, danh hiệu của Trung tâm liên lạc hành quân chiến cuộc, xin chi tiết để yểm trơ...thì chỉ nghe tiếng rè rè mà không một ai trả lời..Không một chiếc máy bay quan sát nào hướng dẫn chúng tôi?. Chúng tôi được lệnh bay trở về Trà Nóc..và trên đường bay nghe được lệnh buông súng của DV Minh...' Một phi vụ khác, thực hiện trong khoảng 9-10 sáng ngày 30 tháng 4 (trước giờ DV Minh ra lệnh buông súng) do một phi tuần A-37 của PĐ 526, từ Bình Thủy (Cần Thơ) bay lên vơi nhiệm vụ yểm trợ diệt chiến xa CQ tại khu vực Hoàng hoa Thám, Bảy Hiền. Phi vụ có Tr/úy Nguyễn Mạnh Dũng làm phi tuần trưởng, Th/ú Đông phi tuần viên. Phi tuần được hướng dẫn bỡi phi cơ quan sát thuộc PĐ 122, cất cánh từ Căn cứ Đồng Tâm (Mỹ Tho) do Đ/ú Mai Tri Dũng bay cùng Th/ú Biện (Quân sử KQ trang 350). Trần Lý TIỂU SỬ TRƯỜNG BỘ-BINH THỦ-ÐỨC UserPostedImage Việc huấn luyện đơn vị và đào tạo cán bộ cho Quân lực Việt Nam đặt thuộc lãnh vực yễm trợ cũa các Quân trừơng Liên Hiệp Pháp. Tuy nhiên, kễ từ năm 1946, các Quân trừơng riêng biệt cũa Quân đội Việt Nam đựơc dần dần thành lập để mỡ rộng sự phát triển Quân lực. Tính theo thứ tự thời gian tới khi ngưng chiến, có nhiều Quân trừòng đã đựơc thành lập và một trong những Quân trừơng nầy là Trừơng Sỉ quan Trừ bị Thủ Ðức. Theo quá trình thành hình cũa các Quân trừơng, khóa Liên Quân Viển Ðông là một khóa huấn luyện cũa Quân đội Pháp, có khỏang 10 khóa sinh Sỉ quan ngừơi Việt, đựơc mỡ với mục đích tăng thêm sĩ số ngừơi Việt trong Quân đội Pháp, chứ ngừơi Pháp chưa có ý định tạo dựng một Quân đội Việt Nam riêng biệt. M ãi tới cuối năm 1948, Pháp mới thực sự mỡ Trừơng Sỉ Quan cho Quân đội Việt Nam. Ðó là Trừơng Sỉ Quan Huế, nhưng trừơng nầy lại đựơc khai sanh do sáng kiến cũa ông Phan Van Giáo, đương kim Tỗng Trấn Trung Phần, một phần tử rất đựơc Quốc Trửơng Bão Ðại tin cây, cho mang hàm Trung Tứơng đễ lập Quân đội Quốc gia,, và tạm thời lạnh đạo lực lựơng Việt Binh Ðòan. Lúc đó ông Giáo còn có triển vọng đựơc Quốc Trửơng bỗ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Quốc gia do ông thành lập, với những sáng kiến riêng biệt. Khi lập ra Trừơng Si quan Huế, ông muốn tạo Trừơng nầy làm nơi rèn luyện các cấp chỉ huy cho Quân đội cũa ông. Nhưng ý kiến cũa ông không đựơc ngừơi Pháp chiều theo, họ chỉ muốn Trừơng nầy là nơi đào tạo chung cho cả Quân đội, với nhiệm vụ vừa đào tạo các Sỉ quan Trung đội trửơng cho các đơn vị chiến đấu, vừa đào tạo một số huấn luyện viên cho những khóa sau nầy. Mùa Thu 1950, nhầm có những Quân Trừơng đào tạo cán bộ hạ sỉ quan, tại mỗi Quân khu đựơc phép mỡ một Trừơng võ bị địa phương. Trừơng hạ sỉ quan Trung Chánh đào tạo đa số cán bộ cấp nhỏ cho ngành vệ binh Nam Việt. Trừơng hạ sỉ quan Huế khi mỡ, thì Trừơng sỉ quan Huế chuyển về Ðà Lạt cải thành Trừơng Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt, khai mỡ khóa thứ ba ngày 1-10-1950. Trừơng này đựơc mang về Ðà Lạt là do ý kiến cũa Quốc Trửơng Bảo Ðại. Lúc đó Quốc Trửơng đang ở Ðà Lạt nên muốn Quân Trừơng chính nầy đựơc dời về đây, để ông tiện coi sóc. Trừơng Sỉ quan hiện dịch khi ỏ Huế đồn trú tại Ðạp Ðá và Trừơg Vỏ Bi địa phươg nhận doanh trại nầy khi thành lập. Nhưng thực ra hai trừơng nầy khác nhau. Trừơng Vỏ Bị địa phương có lúc phải dời ra Van Thanh để sửa chửa ngoi Trừơng ở Ðạp Ðá rồi sau lại di trở về. T rừơng Vỏ Bị Nam Ðịnh đã có vinh dự đào tạo khóa 1 Nam Ðịnh vào cuối năm 1951, khi Trừơng Sỉ quan Trừ bị xây trên đồi Tăng Nhơn Phú quận Thủ Ðức chưa hoàn tất. Tuy nhiên, khóa 1 Thủ Ðức cũng diển ra tại đây, trong những căn nhà lá đựơc dùng tạm thời làm chổ cho khóa sinh lưu trú. Bởi vậy, khóa 1 trừ bị đã diển ra tại 2 nơi vào cùng ngày 1-10-1951. Các Trừơng Vỏ Bị địa phương khi mới thành lập vì còn bị ảnh hửơng bởi Trừơng Sỉ Quan Huế trứơc đây nên còn đựơc phép đào tạo cấp Chuẩn úy, nhưng chỉ có 2 khóa đầu, về sau chỉ đựoc đào tạo Hạ Sỉ quan cấp trung đội trửơng và cấp chuyên môn mà thôi. Năm 1951, đánh đấu việc động viên, không những động viên các thành phần Sỉ quan vào các tư nhân, công tư chức, học sinh, sinh viên; có cấp bằng văn hóa từ trung học đệ nhất cấp hoặc cấp tương đương trở lên, mà còn động viên các thành phần hạ Sỉ quan và binh sỉ không có căn bản văn hóa như trên, hay có văn hóa nhưng liệt vào lọai không có sức khỏe chiến đấu. Việc kêu gọi động viên những thành phần Hạ Sỉ quan và binh sỉ đựơc dự trù tới 60.000 ngừơi và đựơc chia gọi thành 4 đợt, mỗi đợt 15.000 ngừơi : Bắc: 6.000, Trung: 3.000 và Nam: 6.000. Ðể thâu nhận những phần tử động viên nầy, tại Bắc Việt trung tâm huấn luyện Bắc Ninh đựơc mỡ nhưng sau trung tâm nầy phải bãi bỏ vì không thuận tiện lợi về mặt an ninh. Tại Trung tâm Nam Việt, việc huấn luyện những tân binh động viên đã diển ra ở thành Mang Cá và Cây Ðiệp. Vấn đề động viên binh sỉ lúc đó chỉ là 1 nhu cầu chính trị, bởi vậy sau 2 tháng thụ huấn, các học viên đựơc thong thả trở về nhà đợi lệnh. Nhưng việc động viên Sỉ quan lại không thế, những phần tử tốt nghiệp Sỉ quan đựơc bổ nhậm ngay tới các đơn vị Liên Hiệp Pháp vừa đựơc Việt hóa, để dần thay thế các cán bộ Pháp. Việc động viên Sỉ quan đã gây nên một vài vụ rắc rối, đó là vụ bải khóa tại khóa 1 Nam Ðịnh, đựơc cầm dầu bởi 1 số khóa sinh là sinh viên và học sinh phản đói việc nhập ngũ mà họ coi là vô nghĩa. Một số khóa sinh trong đám đó bị bắt giử nhưng sau lại đựơc đưa vào theo học khóa 1 Thủ Ðức, một số khác đựơc phép thi vào khóa 6 Ðà Lạt. Một vụ rắc rối khác xẩy ra tại khóa 2 Thủ Ðức nhưng đã bị dập tắt ngay. Trừơng Sỉ quan trừ bị lúc ấy góp sức vào việc đào tạo các sỉ quan chuyển môn như Pháo Binh, Trọng Phao, Thiết Giáp, Xa Binh, Truyền Tin, Quân Cụ, Công Binh v…v…Thời gian thụ huấn chia làm 2 giai đọan : Giai đọan bộ binh căn bản và giai đọan chuyên môn. Những khóa sinh nào đựơc chọn theo ngành, sau khi học xong giai đọan bộ binh, sẽ theo giai đọan chuyên môn, và khi đã tốt nghiệp sỉ quan tại Thù Ðức, đựơc gửi đi học tiếp ở các quân trừơng chuyên môn Liên Hiệp Pháp. Còn những si quan tốt nghiệp thuần túy bộ binh đựơc gởi ngay tới các đơn vị để phục vụ. Ðể đáp ứng cho nhu cầu Việt hóa cuộc chiến tranh, tới cuối năm 1953, việc đào tạo các cán bộ sỉ quan có phần gấp rút, và đăc biệt đã đăt trọng tâm vào trừơng Thủ Ðức. Trừơng nầy đang từ sự thu nạp thông thừơng 500 khóa sinh mõi khóa, đã phải tăng lên 1.000 cho mỗi khóa. Với sự gia tăng số lựơng khóa sinh nầy, giừơng bố đã phải thay bằng giừơng tăng, các khóa sinh thụ huấn đã phải sống trong một hòan cảnh chật chội quá đáng. Thế nhưng sự gia tăng nầy vẩn chưa đũ, do đó nhửng khóa si quan trừ bị phụ đựơc mỡ thêm T ại trừơng Vỏ Bị Liên Quân Ðà Lạt, để kịp thời cung cấp cán bộ cần thiết cho quân đội. Ðo nhu cầu nầy mà ngày nay các sỉ quan trừ bị đã nắm giử những mấu chốt quan trọng hầu hết các ngành họat động quân đội, bởi vì khối lựơng sỉ quan trừ bị đông hơn sỉ quan hiện dịch, khối lựơng nầy lại có nhiều khả năng, và đã sợ vì cuộc chiến kéo dài nên đã phục vụ vĩnh viễn cho binh nghiệp. Việc đào tạo qua ngã động viên đã 1 phần nào làm thay đổi bản chất cũa quân đội, đang từ tính cách than binh sang tính cách quốc gia, bởi vì các thành phần động viên có mặt trong quân đội tiêu biểu cho mọi giới quân chủng cũa quốc gia. Ðầu năm 1955 quân đội chỉ còn có những quân trừơng chính mà Trừơng Sỉ Quan Trừ Bị Thủ Ðức là một trong những quân trừơng nầy. Trong thời gian nầy trừơng sỉ quan trừ bị Thủ Ðức phải tạm thời đãm nhiệm các chuyên khoa : Bộ binh, Thiết giáp, Pháo binh, Công binh, Truyền tin, Quân cụ, Thông vận binh ( tức là xa binh ) và Quân chinh, nền vào năm 1957 cải thành Liên Trừơng Vỏ Khoa Thủ Ðức. Sau nầy các trừơng chuyên môn trong Liên trừơng Vỏ Khoa Thủ Ðức lại tách riêng ra và di chuyển đến các địa đỉêm khác và trừơng Thủ Ðức lại đựơc cải danh thành Trừơng Bộ Binh và chỉ thuần túy đào tạo các sỉ quan bộ binh. Ngoài ra trừơng Bộ Binh còn đặc trách huấn luyện các khóa Ðại Ðội Trửơng và Tiểu Ðòan Trửơng. Ðến đầu năm 1974 thì Trừơng Bộ Binh đựơc dời lên Long Thành,(Trại cũa Quân Ðội Thái Lan củ) cho đến đầu tháng 4 năm 1975 thì di tảng trở lại Thủ Ðức và ở đây cho đến ngày mất nứơc 30 thang 4 nam 1975. Khóa cuối cùng cũa Trừơng Bộ Binh Thủ Ðức là khóa 3/75. ( Sach tham Khao : QUÂN SU 4 CUA QUÂN LUC VIÊT NAM CÔNG HOA) UserPostedImage TRƯỜNG SỈ QUAN TRỪ BỊ THỦ ÐỨC Ngày 5-6-1948, do Hiệp Ứơc Vịnh Hạ Long, Tòan quyền Pháp Bollaert đã cử Cựu Hòang Bảo Ðại làm Quốc Trửơng và thừa nhận Việt Nam là một Quốc gia Ðộc lập trong khối Liên Hiệp Pháp. Một năm sau, vào ngày 8-3-1949, Quốc Trửơng Bảo Ðại ký Hiệp Ứơc Elysee với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Theo hiệp ứơc đó, Pháp sẽ xây dựng cho Việt Nam một Quân đội Quốc Gia. Do đó, ngày 8-3-1949 là khởi điểm cho việc thành lập Quân Ðội Quóc Gia và các trừơng đào tạo Sỉ Quan, các trung tâm huấn luyện Hạ Sỉ Quan, binh sỉ cho Quân Ðội Quốc Gia. Trừơng đào tạo Sỉ Quan Vỏ Bị Huế dành cho các HSQ đã phục vụ trong quân đội Pháp, khai giảng đầu tiên vào năm 1949 và đã đào tạo ra các sỉ quan như các tứơng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Ðặng Văn Quang…….là những ngừơi đã góp phần lãnh đạo nứơc Việt Nam trong nhiều thập niên. N gày 23-12-1950, Việt Nam, Pháp và Hoa Kỳ ký hiệp định hổ tương, phòng thủ và viện trợ. Cùng ngày đó, Nghị Ðịnh thành lập Trừơng Sỉ Quan Trừ Bị Thủ Ðức ở miền Nam, và trừơng Sỉ Quan Nam Ðịnh ở miền Bắc đựơc ban hành. Trừơng Sỉ Quan Trừ Bị Nam Ðỉnh chỉ đào tạo đựơc 1 khóa rồi đóng cữa. Riêng Trừơng SQTB Thủ Ðức khai giảng khóa đầu tiên năm 1951 và kéo dài đến ngày 30-4-1975. Trong thời gian 25 năm đó, trừơng đã đào tạo hơn 55.000 SQ cho Quân Ðội Quốc Gia thuộc đủ mọi Quân chũng như Bộ Binh, Hải Quân, Không Quân và thuộc đũ mọi Binh chũng như Pháo Binh, Quân Cụ, Truyền Tin……..Theo hiệp định hổ tương, phòng thủ và viện trợ, năm 1950 đến 1954, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Việt Nam một ngân khỏan 2 tỉ Mỹ kim để trang bị vũ khí và huấn luyện cho Quân Ðội Quốc Gia. Cùng trong thời gian từ 1951 đến 1954, trừơng đã đựơc chĩ huy bởi các SQ và Huấn Luyện Viên ngừơi Pháp. Bắt đầu từ năm 1955, trừơng đã đựơc chỉ huy bởi các SQ và các HLV đều là Sỉ quan Việt Nam. Suốt 25 năm có mặt, trừơng Thủ Ðức đã đào tạo hơn 55 ngàn Sỉ Quan, thì giai đọan III ( nhất là sau lệnh Tổng Ðộng Viên ) đã chiếm đến gần 50 ngàn SQ để có đũ số Sỉ Quan cần thiết cung ứng việc chỉ huy cho 1 triệu quân…. Và tính đến ngày mất nứơc, đã có khỏang 5.000 Sỉ Quan đã hy sinh vì tổ quốc trên các chiến trừơng. Theo truyền thuyết nghe đựơc ở trừơng Bộ Binh Thủ Ðức, thì những đứa con thân yêu ấy đã trở về với Mẹ, trên mặt tựơng cũa Trung Nghĩa Ðài có hiện thêm một đừơng kẻ nứt ! Hồi ký của cán bộ xây dựng nông thôn vùng xôi đậu Ghi ơn và tưởng nhớ chiến sĩ Áo Ðen đã nằm xuống trên khắp nẻo đường đất nước Thắm thoát đã 16 năm, rời quê hương theo chương trình nhận đạo H.O., chúng tôi có chung kỷ niệm vui buồn với ngày tháng cũ “khoác áo màu đen xây dựng nông thôn.” Lìa xa đất tổ trên cùng một chuyến bay, gạt lệ nhìn lại quê hương lần cuối khuất dần rồi mất hút... cho tới hôm nay, sau những tháng ngày vất vả để hội nhập vào nước Mỹ, chúng tôi mới có dịp nhớ lại những lần đụng độ với VC của Liên Ðoàn 2, cán bộ XDNT tỉnh Phước Tuy từ năm 1967 đến năm 1970. Về chính sách và đường lối Xây Dựng Nông Thôn của Việt Nam Cộng Hòa, Gia đình CB/XDNT Bắc California có những bài viết và phổ biến trên Web Site: www.langchai.com. Dù thời gian đã qua lâu lắm rồi, hôm nay chúng tôi xin mạo muội tường thuật lại vài trận chạm trán với VC tại các xã “vùng xôi đậu” quận Ðất Ðỏ-Phước Tuy. 1. Tháng 4, 1967: Nguồn tin từ mật báo viên cho biết tối nay, VC sẽ về thu thuế và khủng bố dân làng tại ấp Hội Bài, xã Hội Mỹ. Quận Ðất Ðỏ. Phối kiểm được nguồn tin đó, anh liên đoàn trưởng (LÐT) LÐ2, họp với BCH Ðoàn PT/3, trú đóng cạnh Ủy Ban Hành Chánh Xã Hội Mỹ. Ngay sau đó, Ðoàn trưởng (ÐT) Nguyễn Văn Ký, Ðoàn phó (ÐP) Trần Văn Hiền võ trang cho một toán cán bộ đến phục kích tại Lò Nước Mắm cách BCH Ðoàn khoảng 300 mét. Ðúng như mật báo viên đưa tin, vào lúc 8 giờ 30 tối, một toán VC võ trang đột nhập vào ấp, đi trên đường từ mật khu Minh Ðạm, băng qua ruộng lên lộ 44, cách toán phục kích của ta độ 30 mét. ÐT Nguyễn Văn Ký phát lệnh bấm nút khai hỏa 2 trái mìn claymore, nổ súng và ném lựu đạn vào những bóng đen đang lù lù tiến tới. Chúng bị rơi vào toán phục kích của ta, bất ngờ và trở tay không kịp, chúng cố gắng bắn trả dữ dội trong vòng 10 phút rồi rút lụi Anh em cán bộ đi lục soát, thấy có nhiều vết máu, tịch thâu được 2 võng nylon, một ống loa làm bằng thiếc, một số than cục và một biểu ngữ có nội dung: “Giết một tên cán bộ XDNT bằng 3 tên xâm lược Mỹ.” Ngày hôm sau, mật báo viên của ta cho biết lực lượng của VC về đêm qua, chạm súng với CB/XDNT, đó là lực lượng cơ động của xã Long Phước Hội (tức là 3 xã Long Mỹ, Phước Hải và Hội Mỹ), chúng chết 2, bị thương 6. Tại sao chúng tôi biết rõ như vậy? Vì trong đêm đó bọn VC bắt anh Ba C. dân trong ấp, khiêng bị thương vào mật khu Minh Ðạm (xã Hội Mỹ, quận Ðất Ðỏ giáp ranh với xã Tam Phước, quận Long Ðiền). Cũng xin nói thêm, thành tích này là của 2 cán bộ lãnh đạo Ðoàn PT/3: -ÐT Nguyễn Văn Ký, sau năm 1975 đi tù CS về, đau nặng qua đời tại VN. -ÐP Trần Văn Hiền, sau năm 1975 đi tù CS về, qua Mỹ theo chương trình nhân đạo H.O, ba năm sau bị trọng bệnh mất tại Hoa Kỳ. 2. Tết Mậu Thân, 1968: Nguồn tin từ trung ương đến tỉnh, quận cho biết Tết năm nay có hưu chiến mà Tỉnh Ðoàn lại đều động quân số cán bộ từ chỗ này tăng cường chỗ khác cho phù hợp với tình hình chung. Thế là anh em cán bộ nhận nhiệm vụ lên đường công tác cũng như một số anh em đi phép theo thứ tự phân chia, trong những ngày áp Tết mà tiền lương chưa có. Chúng tôi còn nhớ một anh cán bộ thuộc Ðoàn PT/I Phước Hải có sáng tác đoạn thơ chua (xin kể lại cho vui): Tết nhất năm nay thấy phát eo Tiền lương chưa có mua thèo lèo Cho đàn em nhỏ ba ngày Tết Bụng đói chân run dạ phát teo Cán bộ lên đường nhăn nhó mặt Văn phòng bó gối buồn chèo queo! Bọn đầu sỏ CS Hà Nội vi phạm thỏa ước hưu chiến, tung các Sư đoàn thiện chiến với vũ khí cơ giới tối tân do Nga Tàu cung cấp, mở chiến dịch tổng công kích trên toàn lãnh thổ Việt Nam cộng Hòa từ Quảng Trị đến Cà Mau, các tỉnh, quận và thành phố lớn của ta trong dịp hưu chiến 48 giờ mà hai bên đã ký kết. Ðoàn PT1/ CB/XDNT đóng tại miễu ông chủ xã Phước Hải quận Ðất Ðỏ, tỉnh Phước Tuy. Xã này nằm sát mật khu Minh Ðạm, rừng núi hiểm trở giáp ranh với Nước Ngọt, xã Long Hải, quận Long Ðiền về hướng tậy Phước Hải là xã lớn nhứt, nhì trên 23 xã trong toàn tỉnh. Xã có 4: ấp Hải Lạc, Hải Trung, Hải An và Lộc An, dân số 9,830 người với 2,107 nóc gia. Phân loại: 187 gia đình có con em theo CS, 195 tên thuộc các loại du kích xã, chủ lực huyện, cơ động tỉnh. Về phía Quốc gia: Chủ lực quân và Ðịa phương quân 14 người, Nghĩa quân 63 người, Hành chánh xã, ấp 45 người, CB/XDNT 15 người (tài liệu kiểm tra tháng 11, 1967), dân trong xã đa số sống bằng nghề chài lưới: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong gió nhẹ áng mây hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá... (Tế Hanh) Xã Phước Hải, vùng cát, nóng gió mà Ðoàn PT/I bị VC bao vây trong vòng 2 tuần lễ, không liên lạc được với đồng bào, với người thân. Cũng may, BCH Liên đoàn 2 đến sinh hoạt với Ðoàn PT/1 và ở lại luôn cùng sống chết với anh em. Ðoàn có chuẩn bị lương khô, nước có sẵn giếng tại hậu cứ đoàn, hệ thống phòng thủ khá, vũ khí thì VC không rõ Ðoàn PT/I có loại gì? Chúng chỉ biết CB/XDNT có Carbine M1, garand M1, M.3A1 và 2 trung liên B.A.R. (đầu bạc). Thêm vào đó xin được đơn vị bạn là Tr/Úy CTÐ, đại đội thuộc TÐ2/SÐ18 BB đóng tại ngã ba Phước Hải tặng 15 quả mìn claymore và 7 khẩu M-72, chừng đó đủ đánh với VC ở cấp xã, huyện. Trong những ngày dầu sôi lửa bỏng đó, Ðoàn PT/I đêm nào cũng nghe VC phát loa kêu gọi đầu hàng, không theo giặc Mỹ v.v... và thỉnh thoảng có vài tên bò sát hàng rào phòng thủ, bi cán bộ phát hiện, nổ súng và bắn phóng lựu vào chỗ ẩn núp là chúng im re (đồng bào ban đêm đều ngủ dưới hầm). BCH Liên Ðoàn và Ðoàn Phó Trần S. thức trắng đêm lo tuần tiễu canh gác chung quanh hậu cứ để kịp thời ứng chiến. Có một điểm nổi bật mà chúng tôi không bao giờ quên, là một nữ cán bộ trẻ tên LB, hát hay, đờn giỏi, thông minh, lanh lợi, biết tháo vát, biết tính toán mọi việc. Nàng tình nguyện về Ðoàn PT/I, cùng chung kham khổ, sống chết với anh em, mỗi lần sinh hoạt nàng đàn cho anh em hát bài Nông Thôn Quật Khởi: ... Cán bộ với dân tuy hai mà một Cán bộ với dân góp một thành hai Dân tin yêu mến thương cán bộ Vui bên nhau vững lòng tranh đấu Cùng đấp xây Việt Nam... Cuộc tổng công kích của Cộng Sản Bắc Việt vào Tết Mậu Thân 1968 phá vỡ thỏa hiệp ngưng bắn vào những ngày Tết linh thiêng của dân tộc, đã thất bại hoàn toàn trên các mặt trận, do sự chiến đấu anh dũng của quân, dân miền Nam, và cuối cùng đã phải rút về ẩn trốn trong những núi rừng Trường Sơn trùng trùng điệp điệp... CS đã thể hiện cho đồng bào Miền Nam thấy rõ bộ mặt tráo trở, lật lọng của chúng, như lời Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng nói: “Ðừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm.” . Tháng 9, 1969: Ấp Hội Cửu, xã Hội Mỹ, quận Ðất Ðỏ, nằm ngay trên trục lộ 44, Ðông giáp ruộng và rừng chồi sát biển; Tây giáp ruộng rừng, đến mật khu Minh Ðạm; Nam giáp đồi cát có đồn Lò Gốm (Trung đội Ðịa phương quân trú đóng) đến xã Phước Hải; Bắc giáp cánh đồng ruộng xã Phước Lợi (Gò Tre). Ấp này là một trục lộ chiến lược, vì VC thường xuyên từ mật khu Minh Ðạm di quân qua mật khu Mây Tào và ngược lại, là một con đường giao liên, tiếp tế trọng yếu của địch. Ấp có 67 nóc gia với dân số khoảng 750 người, 97% sống về nghề ruộng, rừng. Ban ngày từ quận Ðất Ðỏ muốn đến xã Hội Mỹ, chi khu trưởng phải cho lệnh Th/Tá H. đưa Ðịa phương An ninh và mở đường mới đến nơi an toàn. Thế mà, sau phiên họp tại tỉnh, chủ tịch hội đồng XDNT (Tr/Tá HBS), và tỉnh đoàn trưởng CB/ XDNT (Ð/Úy DND), đã quyết định đưa đến đây một Ðoàn CB/XDNT 30 người vào ngày 3 tháng 9, 1969. Vừa đến nơi, ÐT Ðặng Hướng và ÐP TTM đôn đốc anh em tranh tối tranh sáng lo xây vọng gác bằng bao cát, đào giao thông hào phòng thủ và hàng rào cản concertina có gài mìn, lựu đạn vào ban đêm (mới vừa kéo được một lớp kẽm gai). Biết vị trí đóng quân của Ðoàn PT/9 rất quan trọng và nguy hiểm, nên chiều ngày 5 tháng 9, 1969, BCH Liên Ðoàn 2 đến sinh hoạt và ở lại đêm với đoàn. Chúng tôi còn nhớ rất rõ, khoảng 5 giờ chiều, anh LÐT gọi anh Hướng, anh M. cùng 2 anh toán trưởng dân quân và xây dựng họp ngay, kế đó, cho cán bộ nghiên cứu tình hình chung quanh, bắn thử trái khói trắng vào mục tiêu khả nghi có thể VC ẩn nấp tấn công đoàn, anh em chọn lầm (thay vì trái khói màu trắng ra trái khói màu) nên quận hỏi thăm có chuyện gì? Anh liên đoàn trưởng không phải mê tín dị đoan, nhưng anh tối kỵ nhất là tiếng te te kêu và thấy ban chiều anh em chọn lầm trái khói đỏ, nên trong dạ cứ bồn chồn, linh tính như báo trước điềm gì, anh nghi là đêm nay hoặc đêm mai VC có thể về đây để đánh ta (tin từ mật báo viên xã Phước Hải cho biết). Thế là tất cả chuẩn bị lau chùi súng đạn, hỏa lực cá nhân mang tối đa, súng phóng lựu Grand M1, trung liên BAR (Browning Automatic Rifle), mìn claymore đặt đúng vị trí, cán bộ phụ trách bấm nút khi có tín hiệu, cũng như các phần vụ khác... Ngoài ra, BCH Liên Ðoàn đã chấm tọa độ ở những nơi trọng yếu, nhứt là gò mả vôi của người Trung Hoa, trình về tỉnh, quận để xin yểm trợ pháo binh khi cần thiết. Lúc 10 giờ 45 phút, đêm 5 rạng 6 tháng 9, 1969, bên ngoài bỗng trở gió mạnh, mây đen bao phủ trên vòm trời, cảnh vật chung quanh thấy rợn người. Trong tíc tắc, Cộng quân bắt đầu pháo kích vào hậu cứ đoàn, bằng các loại súng B40, B41 và súng cối 61 với 35 trái đạn đủ loại, còn tiếp tục bắn trung liên, tiểu liên đồng thời hô to “xung phong” có thổi kèn tiến quân từ 3 mặt giáp công. Chúng bám sát càng lúc càng gần, cán bộ An gác cổng chính tử thương, chúng tôi còn nghe rõ băng carbine anh An bắn trả lại VC, cùng lúc anh Huỳnh Muội thủ cây trung liên ở vọng gác số 2 cũng tử thương, lúc này VC đã đến sát hàng rào kẽm gai, bọn chúng bị anh em cán bộ bắn trả lại, bấm mìn claymore, ném lựu đạn... trong đêm tối cát bay mù mịt, mùi thuốc súng bốc len khét nghẹt, địch áp dụng chiến thuật “tiền pháo hậu xung,” tấn công chớp nhoáng, BCH Liên đoàn 2, trực tiếp ở hầm truyền tin gọi pháo binh yểm trợ. Khoảng 5 phút sau, pháo binh 105 ly từ Chi Khu Ðất Ðỏ rót đạn xuống đúng mục tiêu, địch im dần tiếng súng... Bầu trời lúc bấy giờ vẫn tối đen như mực, chúng tôi nghe anh LÐT bảo anh đoàn trưởng và đoàn phó bò ra giao thông hào kiểm tra xem tình hình chung như thế nào và trở lại báo cáo ngay để có biện pháp thích ứng. Trong vòng 10 phút, hai anh vào cho biết: - 2 cán bộ An và Muội tử thương. - 6 cán bộ bị thương đang băng bó. Một cuộc họp chớp nhoáng được diễn ra tại chỗ: - Phân bổ cán bộ đều khắp trạm gác và giao thông hào. - Còn lại 2 thùng lựu đạn chia đều cho anh em. - Chỉ chơi lựu đạn với VC, vì súng bị cát vào nòng không sử dụng được - Liên lạc tỉnh, quận xin trực thăng để tải thương khi tình hình cho phép. Quả như tiên liệu, đúng 11 giờ 30, VC trở lại lần nữa, thổi kèn và phát loa kêu gọi “hàng sống, chống chết” vừa dứt tiếng loa, tiếp theo là một phóng lựu VC bắn vào hậu cứ Ðoàn và hô to “xung phong,” ÐT Ðặng Hướng đang kiểm soát tình hình bên ngoài thì bị trúng thương nặng. Lúc bấy giờ anh LÐT gọi pháo binh của Tr/Úy S. bắn yểm trợ tiếp tục và đạn pháo binh rơi xuống thật chính xác, nên chúng câm họng rút lui và tình hình trở nên yên tĩnh. Trong khi chờ sáng, anh em CB/XDNT ngơ ngẩn nhìn nhau xót xa, trước mắt là 3 xác đồng đội máu me lai láng còn nằm đó, cán bộ bị thương được y tá đoàn băng bó nằm ở hầm truyền tin chờ đợi tải thương, đất cát tung tóe, miểng đạn nằm ngổn ngang, vách tường chùa kế bên đoàn bị sập, quang cảnh trông thật tang thương! Ðúng 6 giờ sáng ngày 6 tháng 9, 1969, như thường lệ CB/XDNT phải khai thông lộ 44, nhưng hôm nay khác thường một chút, là đồng bào xôn xao bàn tán tình hình đêm qua Ðoàn CB/XDNT bị VC cấp tiểu đoàn bao vây và tấn công. Anh LÐT bảo anh em kéo concertina cho xe đò qua lại, rồi cùng nhau đi kiểm soát chung quanh hậu cứ. Trung Tâm Hành Quân tỉnh Phước Tuy, do Tr/Tá Tỉnh Trưởng HBS, Ð/Uy DND, TÐT/ CB/ XDNT và Tiểu Khu băng qua cánh đồng ruộng khô, đến với Ðoàn PT/9, cũng như Chi Khu Trưởng Ðất Ðỏ cũng có mặt an ủi và ủy lạo anh em cán bộ đã trải qua trận đụng độ hãi hùng mà vẫn thủ được thành! Kết quả tại hiện trường như sau: Về phía địch: Tại gò mả vôi cách vọng gác số 3 của Ðoàn PT/9 chừng 18 m, VC bỏ lại: - 1 xác tại chỗ, lấy giấy tờ trong túi ra xem, tên là Trần Hồng, Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ. D-45 tỉnh Bà Long (Ba Rịa-Long Khánh). - 1 cây cờ hiệu vải đỏ. - 1 K-54 với 6 gắp đạn. - 1 võng nylon và 600 đồng tiền VNCH. - nhiều vết máu trên mặt đất, VC lơi dụng đêm tối tải thương đi nên không nắm vững số thương vong chính xác của địch. - 3 quả mìn DH-10 Trung Cộng (như cái nón lá nhỏ) gài trước cổng chính hậu cứ Ðoàn.Về phía ta: - 3 cán bộ tử thương: ÐT Ðặng Hướng, CB Huỳnh Văn An và Huỳnh Muội. - 6 cán bộ bị thương, được trực thăng tải thương về bệnh viện Vũng Tàu điều trị. Ðoàn CB/XDNT 30 người vừa nhận vị trí mới, vỏn vẹn có 2 ngày, công sự phòng thủ rất sơ sài, giao thông hào đang đào dở dang thế mà phải lấy “trứng chọi đá “ đương đầu với một Tiểu Ðoàn VC tấn công “tiền pháo hậu xung” chớp nhoáng như vây. Kinh nghiệm của anh L.Ð.Trưởng đang có mặt tại chỗ làm tăng thêm tinh thần và ý chí chiến đâu của anh em khiến địch không thể tràn vào bắt sống hoặc xóa sổ Ðoàn PT9/ CB/XDNT. Quan tài 3 cán bộ tử thương, được quàn tại Hội trường Tỉnh và sau đó thân nhân đưa về an táng tại nơi sinh sống. Số cán bộ Ðoàn PT/9 còn lại, nhận sự đãi ngộ xứng đáng (mục tiêu chót trong 11 Mục Tiêu CB/ XDNT) của Ðại Tá Nguyễn Bé CHT. TTHL/ CB/ XDNT đưa về an dưỡng, tuyên dương tại Vũng Tàu và ba ngày sau trở về tỉnh Phước Tuy tiếp tục công tác. Trận đánh này cũng là đề tài nóng bỏng mà anh LÐT/ LÐ2 được mời tường trình lại cho khóa sinh đang thụ huấn tại trung tâm. Trung ương, tỉnh, quận đều có văn thư khen ngợi Ðoàn PT/9 Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Phước Tuy, chiến đấu một cách hào hùng với cấp số địch áp đảo. Ðoàn CB/XDNT- VNCH âm thầm đi vào “vùng xôi đậu” bằng công tác thu phục nhân tâm, đem ánh sáng niềm tin chính nghĩa, đem tự do và phúc lợi cho nhân dân. Họ đâu có ngờ công tác của họ bị VC treo giá quá đắt “giết một cán bộ XDNT bằng 3 tên xâm lược Mỹ,” nên Ðoàn CB/XDNT bị VC rình rập, bám sát ngày đêm để triệt hạ bằng mọi giá hầu “dành dân chiếm đất - lấy nông thôn bao vậy thành thị - dùng rừng núi khống chế đồng bằng.” Trên ba mươi năm lạnh lùng trôi qua, giờ đây chúng tôi đã ngoài lục tuần, trên hình thức XDNT tuy không còn nữa, nhưng hình ảnh của màu áo đen lam lũ, của đồng đội thân thương “vì dân chiến đấu - vì nước vong thân,” đã gục ngã trong lòng đất mẹ Việt Nam, là kỷ niệm muôn đời khắc ghi trong tim não. Xin một lần viết và nhắc đến tên các anh: Phạm Công Ngọc Hải, Bùi Thiện Thọ, Ðặng Hướng, Huỳnh Văn An, Huỳnh Muội... Bài Ca Truy Ðiệu này chúng tôi, những người CB/XDNT còn lại, đồng kính cẩn nghiêng mình, chiêu hồn tử sĩ trở về với nhũng “Ðêm Suy Tư” dưới ánh đuốc bập bùng giữa núi đồi Chí Linh-Lam Sơn-Hồng Lĩnh: Hồn thiêng ngút cao trên mây ngàn đời Kết hoa tinh anh một nền hòa bình Giờ đây phút giây trang nghiêm nhìn về Lớp sau xin dâng trọn đời vì dân Hồn ơi dù thác có linh thiêng Mồ kia đã kết nắm trong tim Gian nguy chẳng sờn chúng tôi xin dâng Lời thề nguyện dựng xây quê hương... Hương Quế - Hoàng Vũ Gia Ðình Cán Bộ XDNT Bắc California Viên Đạn Cuối Cùng UserPostedImage Tháng 8-1974, một trận đánh lớn xẩy ra tại Thường Đức giữa hai Lữ đoàn Nhẩy Dù của Quân lực VNCH và 3 Sư Đoàn quân Bắc Việt, trận chiến rất khốc liệt, sau 3 tháng quần thảo, số tổn thất của hai bên rất to lớn. Trận chiến đã trôi qua 37 năm, nhưng những người lính Nhẩy Dù năm xưa vẫn không quên âm vang của trận đánh và những đồng đội đã nằm xuống. Xin mời đọc câu chuyện của một người Đại Đội Trưởng Nhẩy Dù tham dự trong trận đánh này tại Thường Đức. ********* Tâm Anh bước những bước nhẹ trên hè đường Tự Do, cơn gió lạnh cuối năm khiến nàng khoanh hai tay lại suýt xoa. Những chiếc lá me khô lăn tròn như điệu nhạc luân vũ dưới chân nàng. Sài gòn năm nay được hưởng một cái lạnh khác thường, gần Noel rồi còn gì. Ngang qua Brodard, nhiều cặp mắt trong đó nhìn nàng, còn anh trong đó nữa đâu? Vậy là anh vĩnh viễn xa em rồi… Phải chi anh đừng mê đời lính, phải chi anh đừng mê súng đạn thì giờ này em đâu có cô đơn như thế này. Tâm Anh nhớ lại, cũng là Broadard này một ngày nào đó, ngày hai người còn quấn quýt bên nhau, khi đang ngồi uống nước, ngắm thiên hạ qua lại, bất chợt Chương nắm tay nàng: - Em, anh đã suy nghĩ kỹ rồi, anh sẽ nhập ngũ, vào Võ Bị Đà Lạt. Cái ống hút rời khỏi đôi môi xinh xắn, nàng không ngạc nhiên nhưng có bàng hoàng. Tâm Anh chờ đợi ngày này sẽ đến và bây giờ nó đến, vậy mà vẫn không tránh được. Nàng hiểu tính Chương, thời gian gần đây, Chương luôn than phiền về một cái gì đó, không rõ ràng, có lúc Chương bảo sao chàng thấy thành phố này ngột ngạt quá, chỉ muốn xa khỏi đây, có lúc Chương đứng sững nhìn một người lính phía bên kia đường, lẩm bẩm: ”Vậy mà Trung nó chết cũng được nửa năm rồi” -Trung là một trong ba người bạn thân của chàng, cùng đang học Đại học, rồi cả ba bỏ đi lính. Khi mãn khóa, Trung chọn binh chủng Nhẩy dù, hai người kia chọn bộ binh và đổi đi xa, chỉ có Trung thỉnh thoảng về phép, rủ Chương và nàng đi chơi như ngày xưa, ngày mấy người còn vui chơi với nhau chung một nhóm. Trung đen hơn nhưng rắn rỏi, mỗi lần về, Trung say sưa kể về một trận đánh nào đó mà anh tham dự, nàng bắt gặp ánh mắt Chương rực sáng khi nghe Trung nói chuyện. Thế rồi Trung không còn dịp về nữa để kể chuyện chiến trường cho Chương nghe, anh đã hy sinh trong một trận đánh ở đâu đó, nàng không nghĩ Chương lại nối gót theo mấy người kia sớm tới như thế. Nàng bất chợt hỏi Chương: - Anh bỏ đi như vậy, còn tình yêu chúng mình, còn em thì sao? - Thì tình yêu mình cũng vẫn còn đấy chứ em, biết đâu sự xa cách này chẳng là một thử thách cho đôi ta, nếu mình vẫn giữ vững được, nếu mình vẫn chỉ nghĩ đến nhau thì cuộc hôn nhân mới thực bền vững Cuối năm 1972, chiến trường đã qua đi những trận đánh lớn, tháng giêng 1973, Hiệp định Paris được ký kết đúng với sự mong đợi của Hoa Kỳ và VC. Về phía Hoa Kỳ, có người bảo nhiệm vụ của họ đã xong, tức chiến lược toàn cầu của họ đã hoàn tất, giờ Mỹ có thể rút hết quân về nước, để hai bên VN giải quyết với nhau, đúng ra phải nói là để miền Bắc giải quyết miền Nam vì Mỹ không giữ lời cam kết là sẽ yểm trợ chính phủ VNCH. Trong khi miền Nam đơn độc chiến đấu thiếu cả về vũ khí lẫn viện trợ kinh tế thì CS Bắc Việt lại được sự yểm trợ to tát của toàn khối CS. Về phía Bắc Việt, ký kết Hiệp định Paris là cơ hội để họ xâm chiếm miền Nam, khi người Mỹ bắt đầu rút quân thì cũng là lúc CS đem quân ồ ạt vượt qua vĩ tuyến 17, chúng hoàn thành con đường đông Trường Sơn để chuyển quân và vũ khí được nhanh hơn, xe cộ và bộ đội rầm rộ chuyển vào như chỗ không người, trước đây chúng không dám ngang nhiên như vậy vì sợ B52 và quân ta phục kích. Hiệp ước Paris qui định ai ở đâu thì yên đó nhưng với VC, có khi nào ta tin được chúng. Kinh nghiệm cái Tết Mậu thân còn đó. Tuy quân VC gia tăng nỗ lực chuẩn bị cho cuộc chiến nhưng chúng vẫn chưa nắm vững không biết người Mỹ có quay trở lại hay không nếu chúng mở các cuộc tấn công lớn. Qua nhiều cuộc lấn chiếm thăm dò, Mỹ vẫn giữ thái độ im lặng, chúng quyết định mở một cuộc tấn công và nơi chúng lựa chọn cho cuộc thử thách này là Thường Đức, nếu chúng thắng cuộc chiến ở đây, chúng sẽ đưa quân thẳng ra biển, chia cắt miền Nam làm hai và sự sụp đổ của VNCH chỉ đếm từng ngày. Thường Đức là một quận nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam, được tách ra từ Quận Đức Dục, nằm phía Tây Đà Nẵng trên liên tỉnh lộ 4, cách Quốc lộ 1 khoảng 40 cây số. Đây là một điểm chiến lược quan trọng, coi như tiền đồn của của Đà Nẵng. Thường Đức trước kia là một trại LLĐB Mỹ, xây dựng kiên cố với những hầm ngầm bê tông cốt sắt. UserPostedImage Quân trú phòng tại Thường Đức có 2 ĐĐ Địa phương quân, 14 Trung đội Nghĩa quân, tháng 6, 1974, tin tức tình báo cho biết VC đang chuẩn bị lực lượng có thể tấn công Thường Đức. Tiểu Đoàn 79 BĐQ được tăng cường thêm cho Chi khu này, gọi là Chi khu nhưng nó có tính cách chiến lược hơn là yếu tố kinh tế, dân thì toàn là gia đình của binh sĩ trú đóng tại đây, đất đai khô cằn sỏi đá, ba hướng bao quanh là núi cao dốc đứng, chỉ có hướng Đông để ra QL1 là bằng phẳng. VC tấn công Thường Đức với SĐ 304 (SĐ Điện Biên), SĐ 324 và nhiều Trung Đoàn tăng cường cùng các đơn vị Pháo và xe tăng. Quân trú phòng chống cự mãnh liệt, TĐ 79 BĐQ chiến đấu dũng cảm, gây thiệt hại to lớn cho quân tấn công; phía trú phòng cũng bị thiệt hại, Trung Tá Quân Trưởng bị thương nặng, Th/T TĐT /79 BĐQ cũng bị thương và gọi pháo bắn ngay trên đầu. Sau gần 10 ngày chống cự, với quân số địch quá đông và các họng pháo ở những ngọn đồi chung quanh bắn trực xạ vào Thường Đức, Quận bị thất thủ. Lo sợ cho Đà Nẵng, Tướng Trưởng xin Bộ TTM cho SĐ Dù tham chiến, Lữ đoàn 1 gồm 3 TĐ: 1,7 và 9 được không vận từ SG bằng C130 xuống Đại Lộc. Trung Úy Nguyễn thanh Chương, khóa 25 VB Đà Lạt lúc này là ĐĐT của TĐ 1 Nhẩy Dù tham dự cuộc hành quân tái chiếm Thường Đức, Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù cũng chuẩn bị vào vùng từ Huế. Đường vào Thường Đức rất bất lợi cho quân giải tỏa, chỉ có một con đường độc đạo là liên tỉnh lộ 4 từ ngoài Đại Lộc tới Thường Đức mà hai bên đường có nhiều ngọn đồi mà VC đã chiếm, thiết lập công sự phòng thủ kiên cố trong vách đá, trong đó có ngọn đồi 1062, từ đây chúng có thể kiểm soát mọi sự di chuyển trên LTL4. VC đã chiếm ngọn núi này trước khi chúng tấn công Thường Đức vì chúng biết thế nào phía ta cũng đem quân giải cứu Quận lỵ này. Lữ đoàn 1 dàn quân xuất phát mà ưu tiên phải chiếm được ngọn đồi 1062, họ biết là quân VC đã sẵn sàng đợi họ ở đây. Tiểu Đoàn 1 của Chương được chỉ định chiếm ngọn đồi này, đường tiến quân rất khó khăn vất vả, phải băng qua những khoảng trống mà pháo của chúng đã có tọa độ sẵn, rồi các đồi đá phải vượt qua, bứng những chốt Cộng quân cài chung quanh để cầm chân bước tiến của quân Dù. Khi gần tới được gần 1062, TĐ1 đã bị một số tổn thất nhưng nhiệm vụ trước mắt vẫn là làm sao phải chiếm cho được ngọn đồi này để kiểm soát con đường nằm phía dưới dẫn vào Thường Đức. TĐ1 dàn quân dưới chân đồi 1062, một cái lưng yên ngựa phải vượt qua trước khi tới sát được dưới chân đồi, địch từ trên cao có lợi thế hơn và hầm hố chúng xây dựng trong hốc đá kiên cố với nhưng cây cổ thụ to được chúng cưa làm nóc hầm. Cả hai Đại Đội Dù được pháo binh yểm trợ xung phong chiếm mục tiêu nhưng gặp sức kháng cự mãnh liệt của địch, cối 120 ly và hỏa tiễn 122 ly được địch bắn xối xả vào vị trí quân Dù. Những mục tiêu tác xạ chúng đã tiên liệu trước và tiền sát của chúng từ những ngọn đồi chung quanh gọi pháo chính xác, suốt một ngày, Dù bị cầm chân. Đại Đội Chương mất một Th/U Trung đội trưởng và 5 binh sĩ cùng khoảng một chục bị thương. Lệnh từ TĐ cho ĐĐ Chương lùi lại, bố trí tuyến phòng thủ đêm lấy sức cho cuộc tấn công ngày hôm sau. Rạng sáng, ĐĐ Chương, bọc qua hướng khác, nơi có nhiều dốc đá thẳng đứng, hướng này địch có lơ là vì không nghĩ Dù sẽ chọn để tấn công. Pháo ta dồn dập đổ xuống đỉnh đồi, địch co cụm trong hầm hố tránh pháo, lính Dù bám từng hốc đá âm thầm leo lên ,khi gần tới đỉnh đồi, họ đồng loạt khai hỏa xung phong. Dù dùng lựu đạn ném xuống hầm, bị bất ngờ, chúng hốt hoảng bung hầm chạy. ĐĐ Chương chiếm được đồi 1062 nhưng ngay lập tức, địch pháo kích dữ dội với đủ loại pháo từ những ngọn đồi chung quanh. Lính Dù nhờ có hầm hố kiên cố sẵn của bọn chúng, tránh được nhiều thiệt hại. ĐĐ Chương được lệnh bố trí giữ ngọn đồi, sáng hôm sau sẽ có một ĐĐ bạn lên tăng cường nhưng tối đó, Chương không thể giữ được ngọn đồi mà suốt ngày hôm nay đã đổ bao xương máu mới chiếm được. Mới chập tối, địch pháo tàn sát ngọn đồi rồi cho nguyên một Trung đoàn xung phong tái chiếm. Ở tuyến phòng thủ phía Tây, Th/U Thành, một Trung đội trưởng xuất sắc của Chương gọi máy cho biết địch rất đông, đang tràn ngập mục tiêu, Thành xin pháo binh bắn ngay trên đầu. TĐ cho lệnh Chương rút xuống, Chương gọi máy cho lệnh, không có tiếng Thành trả lời, tuyến của Thành bị tràn ngập. Thành bị nguyên một băng AK nát hết người. Khi lính của ĐĐ rút hết, Chương xuống sau cùng, chàng gọi pháo dập xuống đỉnh 1062. Lúc Chương đang lao xuống gần chân đồi, một trái pháo nổ ngay cạnh Chương, không biết của ta hay của địch, Chương thấy tối tăm mặt mũi và rồi không biết gì nữa. Ngày hôm sau, một ĐĐ khác được lệnh tấn công tái chiếm ngọn đồi, họ gặp Chương nằm trên vũng máu, người lính mang máy và cận vệ của anh nằm chết bên cạnh. Chương bị thương rất nặng, pháo cắt đứt một chân anh, mặt phủ đầy máu, Chương được tải thương ngay lập tức. Suốt mấy ngày ở bệnh viện, Chương ở trong biên giới giữa cái sống và cái chế Cuối cùng, người ta đã cứu được Chương thoát lưỡi hái của tử thần nhưng không cứu được cái chân của anh, và khuôn mặt, một mảnh pháo chém sạt một bên má. Khi tỉnh lại, Chương biết mình bị thương nặng lắm, cái đầu cuốn trong băng trắng xóa và đau nhức khủng khiếp. Chương cũng biết mình mất mất một chân. Các Bác Sĩ khi thấy Chương đã đủ khỏe, họ cho anh biết sự thực về khuôn mặt, họ nói sẽ cố gắng đắp vá cho anh nhưng không thể nào có được hình hài như xưa. TĐ cho một người lính thân cận của Chương ở hẳn Bệnh viện để chăm sóc anh cùng với chiếc xe jeep. Đầy, người Hạ sĩ theo Chương từ ngày Chương gia nhập Nhẩy Dù. Đầy là người lo cho anh từ cái ăn, cái ngủ như người mẹ hiền, giờ vẫn cạnh ông thầy. Khi ông thầy bị thương quá nặng, vẫn chăm sóc anh từng li, từng tí. Chương không cho Đầy báo gì Tâm Anh biết, cho đến một ngày, Chương dặn dò Đầy đến cho Tâm Anh biết tin nhưng là một cái tin Đầy thấy khó khăn để nói. Gần hai tháng nay, Tâm Anh không nhận được thư từ hay tin tức gì của Chương cả, nàng có nghe về những trận đánh xẩy ra với đơn vị Nhẩy Dù ở đâu đó. Một buổi trưa, một cái xe jeep đỗ xịch trước cửa nhà, nàng thấy Đầy bước xuống, Tâm Anh chạy vội ra: - Chú Đầy, Trung Úy không về hả, có thư không vậy chú? Đầy không nói gì cả, anh bước vào trong nhà, tay cầm chiếc mũ béret đỏ xoay xoay trong tay. Nhìn cử chỉ khác thường của Đầy, Tâm Anh biến sắc, nàng đưa tay lên ngực: gì thế này, có chuyện gì xẩy ra cho Chương rồi sao, đừng nói gì không may nghe chú Đầy, sao mặt chú lại buồn thế kia, đừng, chắc không có gì đâu, có gì nói đi, nói đi chú Đầy. Sau một chút ngập ngừng, Đầy lên tiếng: - Xin cô bình tĩnh, mời cô ngồi xuống, Trung Úy Chương đã hy sinh, ở mặt trận Thường Đức, quân địch tràn ngập mục tiêu, chúng tôi không lấy được xác Trung Úy, Trung Úy đã chiến đấu dũng cảm nhưng địch đông quá. Tâm Anh choáng váng mặt mày, nàng buông rơi mình trên ghế, không còn nghe những gì Đầy đang nói tiếp. Thế đấy anh ơi, sao giản dị quá: Trung Úy đã hy sinh. Câu nói thật đơn giản mà như đất trời sụp đổ, bao nhiêu người đã được nghe những câu đơn giản như thế này, bao nhiêu cõi đời tan nát? Hạ sĩ Đầy đã hoàn thành nhiệm vụ được Chương trao phó, một nhiệm vụ khác thường trong bao nhiêu việc Chương đã bảo anh làm trước đây. Công việc chút nữa đã không hoàn thành khi Đầy nhìn thấy sự đau khổ tột cùng trên gương mặt Tâm Anh. Nhờ là một người lính tác chiến sắt đá nên đã kềm chế được mình vì anh hiểu những gì ông thầy mình muốn cho quãng đời còn lại của ông ấy và nhất là cho Tâm Anh. Đầy cũng thương ông Trung Úy của mình không kém gì Tâm Anh, có điều hai tình thương khác nhau; với Đầy, Chương là một cấp chỉ huy gương mẫu, can đảm và thương yêu binh sĩ hơn cả tình đồng đội, những ngày ở Bệnh viện, đã bao lần Đầy ngăn nước mắt khi nhìn Chương trong hình hài không còn nguyên vẹn. Tâm Anh bỏ ngang việc học, nàng không còn tâm trí để nghĩ đến sách vở, nàng đi hát để tìm quên. Nhờ làn hơi thiên phú, chỉ trong thời gian ngắn, tiếng ca nàng vút cao trong nền ca nhạc ở Sài Gòn, nhiều nơi săn đón mời nàng hát cho phòng trà của mình, Tâm Anh chọn chỉ hát độc quyền cho Tự Do, một phòng trà mà lúc còn sống Chương rất thích. Ở đây, nàng như thấy Chương của một ngày mà Hey Jude, don’t let me down, ngày hai người quấn quýt bên nhau với tiếng hát của Billy Shane, của Strawberry Four. Nàng cũng thuộc lòng câu thơ Chương làm cho nàng trong một lần lên Đà Lạt thăm Chương về: Anh cứ sợ rồi mình sẽ quên nhau Như con đường nơi đó Như ngày nao trên thềm phố chợ Sáng Chủ Nhật em chờ anh... Vẫn trên cao là những nhánh thông xanh Và dưới thấp là mặt hồ yên lặng Có phải mùa Thu làm mắt em xa vắng Rồi mình sẽ quên nhau... Tâm Anh rưng rưng nước mắt, đấy, anh ơi, đang yêu nhau mà anh cứ nghĩ đến chuyện cách chia, giờ ta xa nhau thật rồi, xa nhau vĩnh viễn, em giờ đây như rừng thu. Anh đang yên nằm ở đâu, sao người ta không đem anh về cho em? Tâm Anh vẫn buốt lòng mỗi khi nghĩ tới Chương. Chương ở trên một căn gác nhỏ, có Đầy lo cho mọi chuyện, thời gian đầu khi còn phải tới lui bệnh viện cho các Bác sĩ tái tạo lại khuôn mặt, Đầy vẫn lái xe chở Chương trên cái xe jeep mà TĐ cung cấp, khuôn mặt chỉ làm đỡ được phần nào trong sự tàn phá của trái pháo, khi soi gương, Chương cũng không nhận ra mình, chiến tranh ghê gớm quá. Cứ mỗi tối, đúng 10 giờ, Tâm Anh xuất hiện trên sân khấu Tự Do, sau lời giới thiệu, nàng bước ra trong chiếc áo dài lộng lẫy, Tâm Anh cúi chào khán giả, mái tóc ngang vai xõa xuống che khuôn mặt u buồn, nàng hất mái tóc ra phía sau, giọng hát cất lên, nàng hát như gửi hồn vào một thời nào đó, có lúc nức nở như gửi tiếc thương cho một ai ở nơi xa xôi. Xong bài hát, người bồi mang lại mảnh giấy nhỏ đưa cho Tâm Anh, nàng liếc nhanh: ”Người đi qua đời tôi, cám ơn.” Quái lạ, mấy tuần nay, cứ đúng thứ bẩy, nàng lại nhận được mảnh giấy yêu cầu bài hát Người đi qua đời tôi, chắc vẫn là người khách này. Tiếng hát cất lên: “Người đi qua đời tôi, trong những chiều đông sầu…” Giọng Tâm Anh như nức nở “Anh đi qua đời em, có nhớ gì không anh?…” Hết phần trình diễn của mình, Tâm Anh ra về, nàng ngập ngừng trước cửa: vị khách kia chắc có một tâm sự buồn lắm, cùng tâm trạng như mình. Nàng đưa tay nhìn đồng hồ, để hôm nào mình phải gặp vị khách đó để thăm hỏi xem sao. Một lúc sau, một chiếc xe jeep chạy tới, đậu gần nơi cửa, Đầy xuống xe bước vào phòng trà. Cũng sắp hết giờ, anh tiến lại phía chiếc cột khuất trong bóng tối, nghiêng xuống nói với một người ngồi ở đấy: “Trung Úy để em đỡ ra xe”. Chương chống tay xuống bàn, đứng dậy. Đầy dìu ông thầy ra xe, gió đêm thổi làm Chương thấy bớt ngột ngạt. Sáu tháng sau, Tâm Anh lấy chồng, cũng một người trong Quân đội. Trong căn gác nhỏ, Chương nghĩ thôi thế cũng xong, mình đã chẳng từng cầu mong Tâm Anh được hạnh phúc hay sao, ngày rồi cũng lụi tàn, mình coi như đã chết trong Tâm Anh và nàng coi như đã xa khỏi đời mình. Chương bật cười – như cái chân nó cũng xa khỏi đời mình. Chương nhớ đồng đội khôn tả, nhớ những lúc băng mình trong lửa đạn, nhớ tiếng reo hò xung phong chiếm mục tiêu. Rồi tình hình chiến sự trong những ngày kế tiếp hết sức khẩn trương, Ban mê Thuột có thể thất thủ, Chương theo dõi báo chí và tin tức trên đài phát thanh. Đầy chạy đi chạy về hậu cứ Tiểu Đoàn cho Chương biết TĐ hiện đang ở đâu, làm gì. Tình hình càng ngày càng xấu đi, Lữ Đoàn đang chống giữ tại Khánh Dương, rồi đang đánh nhau ở Long Khánh… Chương giật mình, Long Khánh à, vậy là gần quá rồi, sao mà lại nhanh như vậy, mới đây thôi, mình còn làm cho chúng tan hoang ở Thường Đức mà. 29 tháng Tư, Đầy chạy vội lên căn gác: - Ông thầy, Tiểu Đoàn mình đang giữ cầu xa lộ, VC với xe tăng đang tiến từ Biên Hòa xuống, chắc sẽ đụng lớn ở đây. Chương nhỏm dậy, với tay lấy bộ quần áo hoa dù mặc vào người, dắt theo khẩu colt hấp tấp hỏi Đầy: - Có đúng Tiểu đoàn đang ở cầu xa lộ không? - Đúng ông thầy, em mới gặp thằng Tư Đen nó nói vậy. - Chú lái xe đưa tôi ra đó ngay, đi, nhanh lên. Chiếc xe Đầy lái chạy như bay qua ngã ba Hàng Xanh, quẹo theo hướng xa lộ, dọc đường, Chương thấy dân chúng nhốn nháo, có người sách cả đồ đạc như chạy loạn, chiếc xe chạy tới giữa cầu thì ngừng lại, lính Dù bố trí dọc theo hai bên thành cầu, có pháo rớt chung quanh. Chương chống nạng tới chỗ có mấy cái cần ăng ten, Trung Tá TĐT Tiểu đoàn Dù mà Chương phục vụ trước đây đang nói chuyện trên máy. Chương bước tới đứng nghiêm chào vị TĐT, người cách đây mấy tháng đã cùng anh xông pha trong lửa đạn ở Thường Đức. - Trời ơi Chương, cậu tới đây làm gì, lui xuống dưới kia, tụi nó sắp tới, có cả tăng nữa, lui xuống. - Không đích thân, đích thân cho tôi được chiến đấu với anh em lần cuối, Nhẩy Dù cố gắng mà đích thân. Vị Tiểu Đoàn Trưởng Dù nhìn Chương trừng trừng, môi ông run run, một người vào sinh ra tử cả bao nhiêu trận, bỗng dưng thấy lòng chùng xuống, ông chào Chương, một thượng cấp chào thuộc cấp, chưa bao giờ Chương gặp trường hợp như vậy… Chàng lọc cọc chống nạng bước đi, cúi nhặt khẩu M16 của ai vứt cạnh đó cùng sợi dây ba chạc. Có tiếng Đầy: - Ông thầy chờ em, em đi cùng với ông thầy. Hai thầy trò xách 2 cây súng, ngồi dựa vào thành cầu, những người lính Dù đang nhắm súng vào hướng địch, có tiếng súng nổ từ hướng bên kia đầu cầu, tiếng đạn AK mà cả hai đã từng nghe quen, Chương lẩm bẩm: bài hát sao mà đúng thế, tai nghe quen đạn thù, chàng cao giọng: - Nhẩy Dù cố gắng nghe Đầy. - Dạ, Nhẩy Dù cố gắng ông thầy. Tiểu Đoàn Dù đã thiết lập được hai lô cốt tạm ở đầu cầu hướng về phía nhà máy xi măng Hà Tiên, bộ binh địch bắt đầu xông lên nhưng chạm phải Dù bắn trả, chúng lùi lại rồi xốc tới, một lần rồi hai lần, chúng bị chặn lại. Chưa bao giờ đánh nhau mà không được một sự yểm trợ nào cả như lần này, từ pháo binh tới phi cơ, Chương và Đầy nhắm vào toán VC gần chân cầu, lâu rồi Chương mới cầm khẩu M16 mà bắn như vậy, không còn lệnh lạc, không còn chỉ huy, chỉ còn nhắm quân thù mà bắn. Buổi tối, địch thôi tấn công, đêm yên lặng, thỉnh thoảng nghe tiếng pháo kích hướng Tân sơn Nhất và những tràng đạn nổ ở đâu xa nghe như pháo tết. Đầy kiếm được bịch gạo sấy và hộp thịt ba lát, Chương không ăn, hai thầy trò nằm cạnh nhau, trời trong và đẹp, những vì sao trên cao không sáng bằng sao ở Thường Đức. Đầy kể cho Chương nghe về những người người lính trong Đại Đội đã hy sinh ở đấy, về những người bạn ĐĐT và Trung đội Trưởng đã nằm xuống, Chương nhớ vô cùng những người lính trong ĐĐ trước đây, mỗi lần nói chuyện với họ, Chương luôn thấy ấm áp và một sự khoan khoái trong lòng, những người mà mới chuyện trò với họ hôm qua, hôm nay đã hy sinh, chịu đựng gian khổ và hiểm nguy, để được gì ngoài tình yêu quê hương. Đêm mấy tháng trước ở đó đâu có yên lặng như thế này, mà chắc cũng không yên được lâu đâu, chúng đang chuẩn bị đấy, khi chúng im lặng là chúng đang chuẩn bị cho cuộc tấn công tiếp theo. Không biết cả hai thiếp đi được bao lâu, có tiếng súng nổ ran từ phía đầu cầu. Trời mờ sáng, địch bắt đầu tấn công. Chương và Đầy gom mấy dây đạn lại. Chúng xuất hiện ngay dưới chân cầu, những người lính Dù chuyển đổi vị trí ẩn nấp. Có tiếng ì ì từ xa, xe tăng địch tới. Chẳng còn gì ở đây cả, chỉ còn ít cây M72, mấy ngày nay, Dù vừa di tản vừa phải chiến đấu, đạn dược, lương thực đã cạn, chưa được tiếp tế. Hai chiếc xe tăng địch đi đầu khai hỏa, địa thế trống trải, chúng bắn dọc theo cầu, pháo tăng nổ cấp tập trên mặt cầu, quân Dù rút dần về phía đầu bên này, một viên đạn pháo xe tăng nổ ngay chỗ Đầy nằm cách Chương mấy thước, Chương bò tới, Đầy bị trái pháo nát bấy người, nhìn thấy Chương, anh chỉ kịp thều thào “Trung Úy…” rồi ra đi. Chương nắm tay Đầy, vuốt mắt cho người lính thương yêu, người đã sống chết với anh bao lâu nay nơi chiến trường và săn sóc Chương trong những ngày đau đớn. Chiến tranh chưa ngưng, còn tàn hại tới giây phút cuối cùng, chàng nắm cây M16 nghiến răng bắn một loạt về phía mấy tên VC đi đầu. Tiếng tăng mỗi lúc mỗi gần, Chương tuyệt vọng, mấy tháng trước mình đã không chết ở Thường Đức, giờ mình chết ở đây, cũng không sao, Chương rút khẩu colt, lên đạn. Tiếng xe tăng nghe càng rõ dần, nhìn Đầy nằm bên cạnh, anh thì thầm: “Thầy trò mình có nhau, Đầy a!ỉ”. Một tiếng vang lên, không phải Chương đang lao xuống từ ngọn đồi 1062, anh đang lao xuống một vực sâu, sâu lắm. Trưa 30 tháng Tư, sau khi Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, dân chúng xuôi ngược trên cầu xa lộ nhìn thấy xác hai người lính Nhẩy Dù, trong đó có một người cụt mất một chân và tay họ nắm chặt lấy nhau. UserPostedImage VIẾT THÊM CHO LỜI KẾT – Trận Thường Đức có thể nói là trận đánh lớn nhất của SĐ Nhẩy Dù, hơn 3 tháng quần thảo với hai SĐ cộng quân là SĐ 304 và 324, thêm nhiều Trung đoàn tăng cuờng cùng các Trung đoàn pháo, Cộng quân rút khỏi Thường Đức, ngọn đồi 1062 trước xanh tươi, giờ trơ trụi cây cối, được chiếm đi chiếm lại nhiều lần của hai bên, số thiệt hại như sau : - Sư Đoàn Dù có 2 Lữ Đoàn 1 và 3 tham dự với 7 TĐ thay phiên nhau xa luân chiến, 500 tử thương , khoảng hơn 2000 bị thương, số tổn thất bằng 50% quân số. - Cộng quân, ba Trung đoàn 24, 26, 66 coi như xóa sổ, hơn 2000 bị chết, 5000 bị thương. Trong số những người hy sinh của SĐ Dù, có nhiều ĐĐT và Trung đội trưởng, Đại Úy Ngụy văn Đàng, một ĐĐT của TĐ 3 Dù đã phải gọi pháo binh và phi cơ dội ngay trên đầu mình vì địch quá đông, tràn ngập điên cuồng trong chiến thuật biển người. Khi tìm được xác anh, ĐU Đàng chết trong thế ngồi, mắt mở trừng trừng, người đầy vết đạn, anh chết mà chúng vẫn tiếp tục bắn vào anh. Người bạn thân cùng khóa 25 Võ Bị với Chương là Đại Úy Võ Thiện Thư, Đại Đội trưởng ĐĐ34 cùng Trung Úy Tô văn Nhị khóa 26 lên tiếp cứu cho Đàng cũng đã chiến đấu dũng mãnh. Địch xử dụng 1 Trung đoàn, cuồn cuộn biển người, cuối cùng, cũng như Đàng, Thư đã gọi pháo binh bắn ngay lên đầu khi bị địch tràn ngập, cả hai hy sinh. Khóa 26 VB về Nhẩy Dù 10 Sĩ Quan thì nội trong trận Thường Đức cũng đã hy sinh 5 người. Các Sĩ quan tốt nghiệp Trường Võ Bị Đà Lạt phải trải qua một hành trình 12 năm ở Tiểu học và Trung học, 4 năm tại Trường Võ Bị, tổng cộng 16 năm, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy, những người sẽ là rường cột của Quân Đội sau này, nhưng chỉ cần một viên đạn, ngay trận đánh đầu tiên, đã hy sinh, có uổng phí không? Không, người Sĩ Quan Hiện dịch là như vậy, cần được tôi luyện trong khói lửa. Hơn 5 tháng sau trận đánh tàn khốc này, miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Một sự thật đau lòng bởi sự phản bội của người Mỹ, cả một Quân đội hùng mạnh bị trói chân, trói tay trong cuộc chiến tuyệt vọng. Ở Thường Đức, Nhẩy Dù đã anh hùng chiến đấu giữ vững được bờ cõi, những năm tháng trước đó, ở Quảng Trị, Bình Long, Kontum, Qưân lực VNCH đã chiến đấu dũng cảm, rồi bao trận đánh oai hùng năm xưa. Khi người Mỹ đã xong công việc, họ gọi là cuộc rút quân trong danh dự, thật ra đây là cuộc rút quân nhục nhã, cuộc rút quân phản bội, chỉ tội nghiệp, ta đã hy sinh uổng phí, mấy trăm ngàn người chết để đổi lấy một kết cuộc bi thảm. Bây giờ bỗng dưng nổi lên có những người mà năm xưa khi khói lửa chiến tranh, họ còn nhỏ, chưa phải cầm cây súng, chưa biết thế nào là chết chóc, chưa có cảm giác khi đồng đội ngã xuống bởi đạn thù, tóm lại, họ chẳng phải hy sinh gì hết, giờ họ lớn tiếng hỏi các Tướng lãnh (Quân Đội) đã xin lỗi nhân dân chưa? Câu hỏi thật lạ, chính họ phải xin lỗi những người đã nằm xuống vì đất nước, vì sự an toàn cho họ, họ phải xin lỗi vì sự nhởn nhơ ngoài vòng chiến mà bao người khác đã chết thay cho họ, những Don Quichotte thời đại cầm kiếm múa may, họ nghĩ rằng Quân Đội phải chịu trách nhiệm trong việc miền Nam bị mất mà họ thì không chăng? Một Don Quichotte khác lớn tiếng thóa mạ các Tướng Lãnh hèn nhát, làm mất nước, lạ một điều, những người này chưa hề cầm súng chống lại quân thù trong cuộc chiến vừa qua, những người này khi đất nước chìm trong lửa đạn, họ vắt mũi chưa sạch, nhưng giờ họ làm như thể nếu họ chỉ huy thì ta sẽ không thua. Các Tướng có hèn nhát không? Tướng Nguyễn viết Thanh, Tướng Đỗ cao Trí, Trương quang Ân đã hy sinh tại mặt trận, 5 vị Tướng đã tuẫn tiết không đầu hàng giặc, còn bao nhiêu Sĩ Quan khác nữa mà họ là những anh hùng trong bóng tối, họ có hèn không? Chương, cho đến khi dành viên đạn cuối cùng cho mình, nằm xuống mà vẫn không hiểu tại sao miền Nam lại mất, bao nhiêu bạn bè, đồng đội anh cũng đã nằm xuống mà không biết mình bị phản bội, giá biết được, liệu họ có liều hy sinh cho một điều vô lý như thế? Họ là những người lính, mà người lính lúc nào cũng nghĩ tới nhiệm vụ và thi hành lệnh. Xin kính chào những người lính Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã nằm xuống cho quê hương. Trần Như Xuyên Nguồn:Buonvuidoilinh Sư Đoàn 23 Bộ Binh và cuộc quyết chiến Ban Mê Thuột tháng 3.1975. UserPostedImage *Tình hình Tây Nguyên những tháng đầu năm 1975 Hai năm sau ngày ký Hiệp Định Ba Lê 27.1.1973, Cộng Sản Hà Nội đã trắng trợn vi phạm hiệp định lên đến con số nhiều ngàn lần. Thực chất ý nghĩa hiệp định mà phía Hoa Kỳ và Bắc Việt cùng tay sai của nó là Mặt trận Giải phóng Miền Nam (Việt Cộng) ký với nhau bất chấp nguyện vọng của dân chúng Miền Nam, là hợp thức hóa sự hiện diện của binh đội Bắc Việt trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa và nâng Mặt trận Giải phóng lên thành một thực thể tại Miền Nam. Như vậy Việt Nam Cộng Hòa cùng một lúc phải đương đầu với hai lực lượng võ trang và chính trị của Cộng Sản, mặc dù trên thực tế chúng chỉ là một và đều cùng là một loại thổ phỉ như nhau. Trong lúc lính Mỹ còn đang lục tục lên phi cơ rút lui ra khỏi Việt Nam theo qui định trong vòng 60 ngày, thì trước, ngay và sau giờ hiệu lực của hiệp định là 8 giờ sáng ngày 28.1.1973, Cộng quân đã mở nhiều cuộc vi phạm, mà lớn nhất là việc tấn chiếm xã Sa Huỳnh, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Với sự trợ lực rất lộ liễu của phái đoàn Ba Lan và Hung Gia Lợi trong Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Ngừng Bắn như làm lơ không cứu xét khiếu nại của Việt Nam Cộng Hòa, chụp hình những căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hòa và lén lút gửi cho các “đồng chí” Hà Nội của chúng, binh đội Bắc Việt và quân Việt Cộng ngang nhiên mở những cuộc xâm nhập, tấn công, phục kích, làm đường giao thông, giành dân lấn đất và những hình thái chiến tranh xâm lược khác hoàn toàn giống hệt và dữ dội hơn trước khi ký hiệp định nữa. Phía Việt Nam Cộng Hòa nhẫn nại tuân thủ những điều khoản ngừng bắn, thậm chí tháng 6.1973 chính phủ của chúng ta ra thông tư đề nghị phía Cộng Sản cùng ngồi xuống bàn thương nghị để thảo luận những chi tiết cho cuộc tổng tuyển cử dự trù tổ chức trong tháng 12.1973, dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Dĩ nhiên phía Bắc Việt làm bộ phớt lờ, giả câm, giả điếc, không nghe, không thấy gì hết. Nghe nói đến có sự giám sát của quốc tế là bọn chúng sợ và co vòi lại tức khắc. Những người thường vỗ ngực xưng là “đánh Mỹ cứu nước” và “giải phóng” cho dân tộc, là “chính nghĩa” đầy mình mà lại sợ hãi một cuộc tổng tuyển cử chân chính? Điều này hoàn toàn đúng, vì Cộng Sản rất ngán ngại trực diện với sự thật. Chúng biết chắc nếu nhận cùng tổ chức tổng tuyển cử hai Miền để bầu lên một chính phủ duy nhất với những con mắt “cú vọ” rất nghiêm nhặt của quốc tế, chẳng những dân Miền Nam sẽ bầu cho những chiến sĩ Quốc Gia mà cả dân Miền Bắc sẽ nhân thời cơ này tẩy chay thẳng thừng bọn giết người khát máu Cộng Sản. Một điều có lợi cho Cộng Sản là dân số Miền Bắc nhiều hơn của Miền Nam, vậy chúng còn sợ. Vậy con đường duy nhất mà Hà Nội chỉ có thể chọn lựa, là tiếp tục xua thanh niên Miền Bắc tràn xuống Miền Nam, nhồi nhét đủ mọi thứ căm thù vào đầu óc mà họ đã bị đầu độc từ lúc cắp sách đến trường, để gây nên thành cảnh núi xương biển máu, trong tiếng kêu khóc hãi hùng và thảm thiết của nhân dân hai miền. Sau khi chiếm được Phước Long trong những ngày 30.12 đến 7.1.1975, để trắc nghiệm khả năng chống trả của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đo lường phản ứng của Hoa Kỳ, Bắc Việt quyết định mở rộng chiến trường và tái phát động một cuộc chiến tranh tổng lực mới, mà sử gia thế giới gọi là Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Ba 1973-1975 (Lần thứ nhất: 1945-1954, lần thứ nhì: 1954-1973). Mục tiêu kế tiếp của chúng sẽ là một tỉnh nào đó nằm trên cao nguyên thuộc Quân Khu II của Việt Nam Cộng Hòa. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, vùng cao nguyên luôn luôn là cánh cửa quan trọng bậc nhất mà phía Cộng muốn mở toang để ào xuống đồng bằng Miền Nam, phía Việt Nam Cộng Hòa cố khóa chặt nó bằng bất cứ giá nào. Cho nên các vị Tư Lệnh Quân Khu II đều coi trọng hai tỉnh Kontum và Pleiku, là hai vị trí tiền đồn ngăn chống cơn bão đỏ Cộng Sản bảo vệ toàn lãnh thổ phía sau lưng. Khi Thiếu Tướng Phạm Văn Phú nhận nhiệm vụ lên Quân Khu II cuối năm 1974, bản thân ông đã gặp khó khăn đầu tiên, khi ông không được quyền chọn lựa nhân sự cho Bộ Tham Mưu Quân Đoàn II mà ông biết chắc chắn là những sĩ quan mẫn cán và tài ba cùng làm việc với ông, điều mà những vị Tư Lệnh các Quân Khu khác đã chưa từng gặp phải. Ông phải chấp nhận Bộ Tham Mưu do Bộ Tổng Tham Mưu bố trí sẵn hay thành phần sĩ quan của Bộ Tham Mưu cũ. Ông sẽ phải tìm cách thuyết phục Bộ Tham Mưu đang chờ đón ông trên Thành Pleime, tức bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, cùng hợp tác với ông tìm được phương cách làm việc chung và hữu hiệu trong tình chiến hữu để bảo vệ Quân Khu II. Nhân đây cũng xin được nhắc lại danh xưng Quân Khu và Vùng Chiến Thuật. Trước năm 1970, trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được sắp xếp lại thành bốn Vùng Chiến Thuật, cải danh từ danh xưng Quân Khu dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Theo đà lớn mạnh và cải tổ quân đội từ năm 1967 trở đi, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định nâng cao vai trò chiến lược của bốn Vùng Chiến Thuật. Tháng 10-1970, Tổng Thống Thiệu ký sắc lệnh cải danh bốn Vùng Chiến Thuật thành bốn Quân Khu và danh xưng này giữ đến ngày 30.4.1975. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú dù lên cao nguyên rất muộn trong những tháng cuối của năm 1974, đã nhanh chóng thiết trí một trận liệt phòng thủ cao nguyên rất chặt chẽ, dựa trên cái cột xương sống là Sư Đoàn 23 Bộ Binh, với sự tăng cường hùng mạnh của năm Liên Đoàn Biệt Động Quân: 21, 22, 23, 24 và 25, cộng với Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, Thiết Đoàn 21 Chiến Xa và Pháo Binh. Với trận thế cứng như thép đó, Hà Nội nhận thấy không thể đánh thủng nổi như thời mùa hè 1972. Chúng họp bàn tìm một cái kẻ hở, chỗ yếu nhất của quân ta để thọc mũi nhọn vào, từ đó xé toang ra và mở rộng cường độ chiến tranh. Rà tới rà lui, chúng tìm thấy tỉnh Darlac và Quảng Đức. Nhưng quân Cộng đã thất bại nhiều trận lớn trên chiến trường Quảng Đức, mà ở đó có Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân đã đánh chúng thua xiểng liểng trong những tháng cuối năm 1973. Tỉnh Darlac và thành phố tỉnh lỵ Ban Mê Thuột được chọn làm mục tiêu tấn công của chiến dịch mà Bộ Chính trị Hà Nội mệnh danh là Chiến dịch 275, danh xưng ghép từ số 2 của tháng 2 và số 75 của năm 1975. Bước sang tháng 4.1975, nhận thấy chiều hướng chiến tranh đã nghiêng hẳn về phía chúng, Hà Nội cải danh Chiến dịch 275 thành Chiến dịch Hồ chí Minh. Tướng Văn tiến Dũng sẽ là Tư lệnh của chiến dịch này và đã dự trù nó sẽ kéo dài trong hai năm 1975 và 1976. Có nghĩa là Tướng Dũng chỉ hy vọng đánh tiêu hao lực lượng QLVNCH, chứ Dũng chưa dám mơ tưởng đến một chiến thắng chung cuộc. Phòng thủ Ban Mê Thuột chỉ vỏn vẹn có Tiểu Đoàn 2 của Trung Đoàn 53 Bộ Binh và một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 45 Bộ Binh, thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh, với trách nhiệm bảo vệ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn do Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn chỉ huy. Nằm chệch về hướng Tây Nam thành phố vài cây số là Phi Trường Phụng Dực do Tiểu Đoàn 3/ Trung Đoàn 53 trấn giữ. Đồng thời, Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn của Trung Tá Võ Ân cũng nằm trong chu vi phi trường. Tiểu Đoàn 1 của Trung Đoàn 53 đang hành quân đánh địch tại mặt trận Daksong của tỉnh Quảng Đức. Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Darlac có trong tay 6 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân và một số Trung Đội Nghĩa Quân đóng rải rác khắp tỉnh Darlac, nhưng ông chỉ có thể cho di chuyển hai Tiểu Đoàn về phòng thủ thành phố. Quân số của lực lượng phòng giữ Ban Mê Thuột lúc nổ ra cuộc ác chiến tương đương bốn Tiểu Đoàn. Phía Cộng quân có ba Sư đoàn hùng hậu 320, 316 và 10, cùng nhiều đơn vị chiến xa, phòng không, pháo binh, đặc công. Quân số ít ỏi của Ban Mê Thuột không quá 3.000 tay súng, mà phải chống chỏi một sức nặng bốn Sư đoàn địch, với quân số tương đương 40.000 người. Có nghĩa là mỗi chiến sĩ Ban Mê Thuột phải chiến đấu với trên 10 tên lính Cộng Sản. Trước khi chiến trường Ban Mê Thuột khởi diễn, binh đội Cộng Sản Bắc Việt đã có nhiều cuộc giao tranh với chiến sĩ cao nguyên từ những ngày đầu năm. Cấp chỉ huy chiến trường B3 địch, tức Mặt trận Tây Nguyên theo danh xưng của Cộng quân do Thượng tướng Hoàng minh Thảo làm Tư lệnh, đã dấy động chiến cuộc khắp nơi để tạo hỏa mù và đánh lạc hướng phán đoán của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II hầu che dấu chuyển động của những Sư đoàn sắp tham dự trận đánh Ban Mê Thuột. Những ngày tháng Giêng năm 1975, các phi cơ oanh tạc của Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 6 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã rất bận rộn oanh kích nhiều đoàn xe tiếp vận của giặc ở phía Bắc Kontum và đã hủy diệt được 17 xe vận tải Molotova. Nhiều toán thám kích Lôi Hổ của Nha Kỹ Thuật đã được thả sâu xuống vùng địch và đã phá hủy được nhiều đường ống dẫn dầu của địch. Những chiến sĩ Lôi Hổ, những bóng ma trong rừng sâu và trên đường biên giới đã chiến đấu và chết trong âm thầm để đưa được những tin tức quí báu về Bộ Tư Lệnh. Trong một cuộc chạm súng và bị truy đuổi ác liệt, một toán Lôi Hổ tình cờ ngồi nghỉ trên một vật tròn dài và lành lạnh. Nhìn kỹ, thì nó chính là một cái ống dẫn dầu. Trước khi rút, quân ta cho nó nổ tung lên trên trời. Những mảng lửa bùng lên thành những chiếc nấm khói đen cuồn cuộn che kín một khoảng trời. Nhưng những chiến công đó không ngăn nỗi đoàn quân Bắc Việt đêm ngày rùng rùng tuôn xuống phương Nam. Đặc công địch hoạt động rất mạnh và gây nhiều tổn thất cho quân ta. Ngày 9.1.1975 kho dầu chứa một triệu rưỡi lít nhiên liệu bị đặc công địch đột nhập đặt chất nổ phá hủy hoàn toàn. Sư Đoàn 23 Bộ Binh phối hợp với Biệt Động Quân mở những cuộc hành quân càn quét khu vực phía Bắc tỉnh Kontum trong tháng 1.1975 đã gặp sự kháng cự dữ dội của các đơn vị địch. Dự định tiến lên Căn Cứ Võ Định cũ hồi mùa hè 1972 của Sư Đoàn 23 đã không thành công. Thời điểm này, người hùng Kontum 1972, Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá đã rời cao nguyên về Sài Gòn giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp Binh, thay thế ông là Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, rồi đến Chuẩn Tướng Lê Trung Tường. Ngược lại tại mặt trận Pleiku trên Quốc Lộ 19, Cộng quân tràn ngập các cứ điểm của Tiểu Đoàn 233 Địa Phương Quân cách Căn Cứ Lệ Trung 19 cây số về hướng Đông. Chuẩn Tướng Tường lập tức đưa Trung Đoàn 45 Bộ Binh đến giải tỏa và tái chiếm được. Trong khi đó thì Trung Đoàn 271 Cộng quân rời bỏ chiến trường Quảng Đức để xuống tham dự mặt trận Phước Long, nên Thiếu Tướng Phú lệnh cho Trung Đoàn 53 Bộ Binh trở về bản doanh Sư Đoàn ở thành phố Ban Mê Thuột mà cũng là bản doanh của Trung Đoàn. Trong lúc quân ta di chuyển tái phối trí, thì Sư đoàn 968 Bắc Việt từ Lào xâm nhập vào lãnh thổ Kontum và Pleiku. Sư đoàn 968 Bắc Việt đóng quân trong đất Lào đã hai năm, nay nhận lệnh đến thay thế Sư đoàn 320 được điều xuống mặt trận Ban Mê Thuột, đồng thời với chiến xa. Cuối tháng Giêng, Không Quân Việt Nam phá hủy được 3 chiếc T54 ở phía Bắc Ban Mê Thuột. Thiếu Tướng Phú điều động Trung Đoàn 53 và Trung Đoàn 45 hành quân tìm kiếm dấu vết Sư đoàn 320, nhưng chỉ gặp sự kháng cự yếu ớt. Đây là mưu đồ đánh lừa cấp chỉ huy Quân Đoàn II, để Thiếu Tướng Phú cho rằng Sư đoàn 320 chỉ mở “Diện” (diversion) để che dấu chiến trường “Điểm” chính mà ông cho là sẽ nổ lớn tại Kontum và Pleiku. Trong khi đó thì các chiến sĩ Trung Đoàn 45 Bộ Binh tiếp nhận một Cán binh hồi chánh, anh này đã cho biết rằng những đơn vị trinh sát của Sư đoàn 320 và 10 của Cộng quân đã có mặt tại Darlac và Quảng Đức. Càng đi gần đến những ngày cuối tháng Hai, có nhiều dấu hiệu nguy hiểm cho thấy có một cái gì đó rất không bình thường sắp diễn ra tại Darlac, hay chính xác hơn, tại thành phố tỉnh lỵ Ban Mê Thuột, rất giống những gì đã xảy ra tại Phước Long hồi cuối tháng 1.1975. Một đoàn công voa của Quân Đoàn II chạy trên Quốc Lộ 21 từ Nha Trang lên hướng Ban Mê Thuột bị quân Cộng phục kích gây thiệt hại nặng. Cùng lúc đó, một đơn vị Việt Nam Cộng Hòa phục kích một đơn vị trinh sát giặc chỉ cách Ban Mê Thuột 12 cây số về hướng Bắc, đồng thời các chiến sĩ Sư Đoàn 23 Bộ Binh chỉ vài ngày trước ngày mặt trận Ban Mê Thuột nổ ra là ngày 10.3.1975 đã bắt được một Thiếu úy Truyền tin Bắc Việt đang thiết trí đường dây gần Quốc Lộ 21. Tất cả những dấu hiệu lạ thường đó đã khiến cho Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Đoàn II, cùng các cộng sự viên của ông giải đoán, rằng một chiến trường Phước Long thứ hai sắp sửa tái diễn tại Ban Mê Thuột. Phòng 2 Quân Đoàn trình kết luận của mình lên Bộ Tư Lệnh, Thiếu Tướng Phú đồng ý hành động. Ngày 4.3.1975, Thiếu Tướng Phú lệnh cho Quân Vận chuyển Trung Đoàn 45 đang bảo vệ Pleiku xuống Ban Mê Thuột. Nhưng để làm cho tình hình cao nguyên thêm phức tạp, Cộng quân pháo kích dữ dội vào thành phố Kontum và Pleiku ngay trong ngày 4.3.1975, song song đó Trung Đoàn 44 Bộ Binh của Sư Đoàn 23 và Liên Đoàn 25 Biệt Động Quân tại vòng đai bảo vệ thành phố Pleiku bị bộ binh Bắc Việt mở những cuộc tấn công lớn. Thiếu Tướng Phú đã thay đổi kế hoạch điều quân bằng cách cho hủy bỏ cuộc di chuyển của Trung Đoàn 45 về Ban Mê Thuột, đồng thời báo cho Chuẩn Tướng Phan Đình Niệm, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh, chuẩn bị gửi Trung Đoàn 42 từ vùng duyên hải lên Pleiku. Ngày 4.3.1975, đánh dấu ngày thứ nhất Chiến dịch 275 của Hà Nội khởi diễn trong mưu toan tấn công cao nguyên và có thể đi xa hơn nếu tình hình cho phép. Trước nhất, Đèo Mang Yang trên Quốc Lộ 19 từ Pleiku đổ xuống Bình Định, và Đèo An Khê từ Bình Định đi lên Pleiku bị quân Cộng chiếm lấy. Con lộ tiếp vận cực quan trọng từ duyên hải lên cao nguyên bị chận nghẹt tại hai cao điểm thật hiểm trở. Bằng giá nào quân ta cũng phải khai thông quốc lộ, nên Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân vừa từ Quân Khu IV ra tăng viện đã nhận lệnh cùng Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh xuất phát từ Pleiku tiến quân giải tỏa chốt địch. Cuộc tiến quân này làm chúng ta nhớ lại những ngày đánh chốt đẫm máu tại Đèo Chu Pao trên Quốc Lộ 14 mùa hè 1972, cũng với Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh và Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai. Lần giải tỏa này thật khó khăn quá đỗi, vì hỏa lực yểm trợ cho bộ binh từ phi cơ và pháo binh đã bị giảm sút rất nhiều. Chiến sĩ Mũ Nâu và Mũ Đen chỉ có thể lấy xương thịt và lòng quyết chiến của mình ra để lấp đầy những thiếu vắng ấy, và để đương đầu với những loại hỏa lực giết người đã quá mạnh của địch. Như các loại súng phóng hỏa tiễn B40, B41, SA7, AT3, đại liên 12 ly 7, 12 ly 8, 13 ly 8, đại bác phòng không 37 ly, đại bác tầm xa 130 ly, 152 ly, 122 ly, hỏa tiễn 122 ly, súng không giật 85 ly, 75 ly. Những thứ vũ khí tối tân nhất của khối Cộng mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không có vũ khí tương đương. Cộng thêm với chiến thuật thí quân biển người của bọn tướng tá Cộng Sản, người lính Việt Nam Cộng Hòa không còn sự chọn lựa nào khác, ngoài việc tận lực chiến đấu đến viên đạn và giọt máu cuối cùng. Trên Quốc Lộ 21 nối liền Ban Mê Thuột với tỉnh Khánh Hòa và thành phố tỉnh lỵ Nha Trang, Cộng quân tràn ngập một căn cứ của Địa Phương Quân và hoàn toàn cắt đứt giao thông từ duyên hải lên cao nguyên. Như vậy hai con lộ huyết mạch đem người và vật lực lên cao nguyên đã bị bóp nghẽn. Thế trận bao vây và cô lập cao nguyên của Tướng Văn tiến Dũng đã hình thành. Tuy nhiên, với những lợi thế rõ ràng như vậy mà Tướng Dũng vẫn còn ngán ngại sức chiến đấu dũng cảm đến phi thường của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nên ông ta đã chưa lấy quyết định ngày đánh Ban Mê Thuột là ngày nào gần nhất. Nếu không có chuyện một sĩ quan Truyền tin Bắc Việt bị quân ta bắt được trên con đường 21 mà chắc chắn sẽ tiết lộ binh tình của địch chung quanh thành phố Ban Mê Thuột, thì có lẽ Tướng Dũng cũng chưa dám liều ra lệnh đánh.

Ngày D ấn định là buổi rạng sáng ngày 10.3. 1975. Sự liều lĩnh rất trái với thông lệ thận trọng của tướng lãnh Cộng quân đã khiến cho những đơn vị binh đội Bắc Việt tấn công Ban Mê Thuột đã trả một cái giá đắt. Những cán binh non choẹt được huấn luyện qua loa rồi bị thảy vào lò lửa Miền Nam đã là những nạn nhân thiêu thân oan khiên của cuồng vọng cướp bóc từ Hà Nội.



* Cuộc ác chiến Ban Mê Thuột.

Ngày 8.1.1975, hai ngày sau khi Phước Long của Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, Bộ Chính trị Cộng Sản Bắc Việt mở cuộc họp bàn thảo mục tiêu tấn chiếm kế tiếp. Ban Mê Thuột được chọn làm mặt trận mở đầu cho Chiến dịch 275. Nếu chiếm được Ban Mê Thuột rồi, binh đội Cộng Sản sẽ lấn sâu xuống vùng đồng bằng duyên hải và hy vọng khuấy động được một cuộc “tổng nổi dậy” của nhân dân Miền Nam. Chiến dịch này Hà Nội cẩn thận dự trù sẽ kéo dài sang năm 1976 mới có thể đạt được một chiến thắng toàn thể. Như vậy, ngay từ khởi đầu, Cộng Sản Hà Nội vẫn rất ngán ngại sức kháng cự quyết liệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Tuy rằng Phước Long bị lọt vào tay giặc, nhưng một Tiểu Đoàn của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Địa Phương Quân, hai Đại Đội của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù cùng các Đại Đội Trinh Sát 5, 18 và 25 đã anh dũng kháng cự, đã mở những cuộc đánh cận chiến hạ nhiều xe tăng địch. Trong trận đánh đẫm máu không cân sức ấy, Sư đoàn 7 Cộng Sản Bắc Việt đã bị quân ta gây thiệt hại nặng. Những chiến xa T54, T59 của giặc được gắn thêm hai tấm bửng sắt dầy hai bên hông xe để chống hỏa tiễn M 72 của quân ta, bình xăng chỉ được đổ một dung tích vừa đủ chạy trong ngày. Điều đó cho thấy phía địch quân rất sợ sức chiến đấu của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đại tướng Văn tiến Dũng, người nhận trách nhiệm chỉ huy toàn chiến dịch cũng đã để ra gần hai tháng dài nghiên cứu chiến trường mới dám đi đến quyết định tấn công Ban Mê Thuột. Các Sư đoàn 320, 316 và 10 được đặt thống thuộc chiến dịch.

Ngày 8.3.1975, Trung đoàn 9 của Sư đoàn 320 Cộng quân mở đầu chiến dịch đánh cao nguyên khi chúng tấn công Chi Khu Thuần Mẫn thuộc tỉnh Phú Bổn, cách Ban Mê Thuột 60 cây số về hướng Bắc, nằm gần ngã ba Quốc Lộ 14 và Tỉnh Lộ 487. Đại Đội 23 Trinh Sát của Sư Đoàn 23 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa nằm giữ Thuần Mẫn với quân số không quá 150 chiến sĩ bị sức ép quá nặng của Trung đoàn 9 Cộng Sản, sau nhiều giờ giao tranh buộc phải rút ra khỏi Chi Khu. Đoàn chiến binh này đã dắt díu nhau về được đến khu vực phi trường Phụng Dực vài ngày sau đó và đã được Trung Tá Võ Ân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 Bộ Binh, giao cho trấn giữ một góc phi trường.

Một đơn vị của Trung Đoàn 45 Bộ Binh cũng chạm súng lớn với các thành phần của Sư đoàn 320 Bắc Việt và bị cầm chân trên Quốc Lộ 14. Kể từ lúc đó, đoạn QL14 phía Bắc Ban Mê Thuột đi lên Pleiku và Phú Bổn đã bị quân Cộng cắt đứt. Ngày 9.3.1975 đến lượt Sư đoàn 10 Bắc Việt mở những cuộc tấn công vào Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân đang trấn giữ Kiến Đức và Địa Phương Quân ở Đức Lập đều thuộc tỉnh Quảng Đức, nhưng đều bị quân ta đánh tháo lui.

Cuộc chiến tại Đức Lập diễn ra ác liệt, quân địch cố đánh, quân ta cố giữ. Các chiến sĩ Địa Phương Quân cầm cự được đến rạng sáng ngày 10.3.1975. Trung Tá Nguyễn Cao Vực, Quận Trưởng Quận Đức Lập, có mặt cùng với chiến sĩ diện địa đối đầu với quân giặc. Quân Cộng đã dùng đại pháo 130 ly, súng không giật 82 ly bắn dữ dội vào Chi Khu Đức Lập và một Chi Đoàn Kỵ Binh phòng thủ bên trong. Tất cả các xe thiết giáp đều bị bắn cháy ngay từ giờ đầu giao tranh không còn sử dụng được. Quân ta còn chịu một thất bại nữa khi Tiểu Đoàn 1 của Trung Đoàn 53 Bộ Binh bị địch tràn ngập tại khu vực Daksong vào lúc ban trưa cùng ngày. Những thành phần còn lại của Tiểu Đoàn hỗ trợ cho nhau rút lên Darlac và tìm đường về Ban Mê Thuột. Như vậy trong hai ngày khởi diễn chiến dịch cao nguyên 275 quân Cộng đã hình thành thế trận gọng kìm bao vây Ban Mê Thuột từ hướng Bắc và hướng Nam. Về phía Đông, Quốc Lộ 21 nối liền Ban Mê Thuột và Nha Trang cũng bị các đơn vị Cộng quân chốt giữ. Hướng Tây còn bỏ ngỏ và im lặng một cách lạ thường, cho thấy cơn giông bão chiến tranh sẽ dậy lên dữ dội từ đó.

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II & Quân Khu II đến lúc này biết chắc tất cả những chiến cuộc rối bời ở Kontum, Pleiku, Quảng Đức trong tháng 2 và đầu tháng 3.1975 chỉ là chiến trường phụ, Ban Mê Thuột mới là mặt trận chánh. Trong lúc tình hình cao nguyên thật khẩn trương, Thiếu Tướng Phú bay xuống Ban Mê Thuột vào Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 23 Bộ Binh nghe Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, và Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng Darlac thuyết trình trận liệt phòng thủ với sự có mặt của Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Đoàn và Đại Tá Phạm Văn Nghìn, Tỉnh Trưởng Quảng Đức. Đại Tá Quang đã trình Thiếu Tướng Phú trận thế bố trí của ông như sau:

- Phía Bắc có Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 23 Bộ Binh. - Phía Nam là Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 23 Bộ Binh và một Tiểu Đoàn bộ binh. - Phía Đông có Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Darlac và Chi Khu Ban Mê Thuột. - Phía Tây, vùng nguy hiểm nhất, có hậu cứ Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh và Kho Đạn Mai Hắc Đế. - Trung Đoàn 53 thiếu, chỉ có một Tiểu Đoàn đang trấn giữ phi trường Phụng Dực về phía Đông thành phố.

Buổi họp kéo dài đến trưa, Đại Tá Luật cho dọn cơm mời mọi người. Bữa cơm thời chiến rất đạm bạc. Tất cả đều dùng cơm dĩa, thức uống có nước ngọt hay bia. Thiếu Tướng Phú ăn rất nhanh để còn kịp trở về Quân Đoàn theo dõi tình hình chung. Đại Tá Luật không có thể ngờ rằng, đây là bữa ăn cuối cùng giữa ông và người Tư Lệnh mà sẽ vĩnh viễn đi vào lịch sử một tháng sau. Trọng trách một Quân Khu với rừng núi mênh mông và dãy Trường Sơn hùng vĩ bạt ngàn đang đè nặng lên đôi vai gầy nhỏ của vị Tướng có vóc đáng mảnh khảnh. Nhưng nào ai biết được đàng sau khuôn mặt xương xương và khắc khổ đó, là cả một quyết tâm giữ vững từng tấc một của tổ quốc, là một khối óc cứng như thép và một trái tim nồng nàn tình đất nước. Đại Tá Vũ Thế Quang, người sĩ quan Nhảy Dù cùng binh chủng cũ với Thiếu Tướng Phú, đứng nghiêm chào vị Tư Lệnh Quân Đoàn II & Quân Khu II trước khi chia tay với lời thề tử thủ Ban Mê Thuột: ”Tôi sẽ giữ vững Ban Mê Thuột và tôi sẽ chết ở đó.” Vẫn chưa được an tâm lắm, về đến Pleiku, Thiếu Tướng Phú điện xin Bộ Tổng Tham Mưu gửi cho một Liên Đoàn Biệt Động Quân. Nhưng Bộ Tổng Tham Mưu đã từ chối, viện cớ không còn một lực lượng trừ bị nào nữa, ngoài Liên Đoàn 7 Mũ Nâu đang rất bận rộn hành quân trong lãnh thỗ Quân Khu III (nhưng đột nhiên ngày 14.3.1975, Liên Đoàn 7 Mũ Nâu lại được không vận ra Pleiku, trong lúc Quân Đoàn II đang rất bận rộn với kế hoạch rút quân). Thiếu Tướng Phú buộc phải xử dụng lực lượng ông có trong tay để đương đầu với trận thế của giặc.

Tiểu Đoàn 72 và 96 Biệt Động Quân thuộc Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân của Trung Tá Lê Quý Dậu đang trấn đóng trên vùng Đèo Chu Pao QL14 và phòng giữ thành phố Kontum được cấp tốc không vận xuống Buôn Hồ, một làng Thượng cách Ban Mê Thuột 35 km về hướng Bắc. Từ Buôn Hồ, Liên Đoàn 21 Mũ Nâu được dự trù vận chuyển đường bộ xuống Ban Mê Thuột. Song song với cuộc chuyển quân này, Đại Đội 45 Trinh Sát của Trung Đoàn 45 Bộ Binh VNCH đang hành quân ở Ban Don nhận lệnh gấp rút trở về thành phố. Đại Tá Luật gọi Tiểu Đoàn 204 Địa Phương có mặt ở Ban Don nhanh chóng rút về thành phố. Nhưng thời gian đã không còn thuộc về quân ta nữa rồi.

Lúc 2 giờ sáng rạng ngày 10.3.1975, những trái đạn pháo 130 ly đầu tiên dội xuống thành phố đã mở màn cho trận đánh Ban Mê Thuột. Phố xá còn đang say ngủ giữa đêm trường, bỗng choàng tỉnh vì những tiếng nổ ùng oàng đinh tai nhức óc của đạn pháo địch. Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Darlac báo cáo bị pháo địch dội trúng. Đại Tá Luật từ lầu hai tư dinh Tỉnh Trưởng chạy xuống hầm chỉ huy mà những vị Tỉnh Trưởng tiền nhiệm đã xây cất bằng bê tông cốt sắt rất kiên cố. Hầm có thể chống được đạn pháo, trong hầm có trang bị đầy đủ máy móc truyền tin để liên lạc với những đơn vị trực thuộc cũng như với cấp trên, hay tận trung ương rất dễ dàng. Từ hướng Tây, các loại đạn đại pháo Cộng quân tới tấp nã vào Tiểu Khu, Đài Truyền Tin ở sân bay L19 và Kho Đạn Mai Hắc Đế. Pháo Binh Tiểu Khu và Pháo Binh Sư Đoàn 23 phản pháo mãnh liệt. Tiếng nổ của đôi bên rền trời, những mảng lửa khói của đạn pháo địch nổ bùng lên trên nhà cửa và đường phố Ban Mê Thuột, không khác mấy cuộc đại chiến tại An Lộc hay Kontum hồi Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Cuộc pháo kích kéo dài hai tiếng đồng hồ. Khi màn đạn pháo của địch có vẻ thưa dần, chiến sĩ phòng thủ thành phố biết chắc cuộc xung phong bộ binh của địch sẽ tiếp theo trong vài giây phút ngắn ngủi nữa. Quân ta ghìm súng dưới chiến hào bình tĩnh chờ đợi. Những họng đại liên M60 sẵn sàng bắn vào bất cứ cái gì di động trước mặt. Súng bắn tăng M72 được kéo ra trong tư thế sẵn sàng kích hỏa vào những khối thép T54 của lực lượng thiết giáp địch. Lựu đạn chuẩn bị cho những cuộc cận chiến mà chắc chắn sẽ rất đẫm máu. Những đợt sóng xung phong hung hãn của giặc ngay từ những phút đầu đã bị khựng lại thê thảm trước màn lưới hỏa lực rất kiên quyết của quân ta. Quân địch điều động chiến xa rổn rảng lăn bánh xích xông vào. Sau những trận đại bại mùa hè 1972, lần này bộ binh và xe tăng địch phối hợp nhịp nhàng hơn. Văn tiến Dũng rất sở trường lối tấn kích tung thâm, hay còn gọi là “Hoa Nở”. Nhiều mũi dùi sẽ thọc rất mạnh và rất sâu vào tận trung tâm kháng cự của quân ta, quậy nát bộ chỉ huy, rồi từ đó đánh bung rộng trở ra mọi hướng, giống như đóa hoa nở. Nhưng cũng chính lối đánh này đã nướng rất nhiều chiến xa địch, vì chúng vào quá sâu. Quân ta lại rất sở trường lối đánh nghênh cản và triệt hạ. Bộ binh địch bị quân ta tập trung hỏa lực tiêu diệt không cho chúng bám vào xe tăng, trong khi đó những toán diệt tăng dùng “Bà Già M72” làm thịt chiến xa của chúng. Toàn thành phố Ban Mê Thuột sau những ngày yên bình bỗng đã chìm trong cơn bão lữa kinh hồn. Tiếng kêu gào xung phong của giặc nghe rền rền ghê rợn như tiếng của đoàn âm binh từ dưới địa ngục, tiếng đạn nổ ầm ầm khắp mọi hướng, tiếng la hét cận chiến của hai bên vang vọng hãi hùng giữa đêm khuya. Tại phi trường L19, Đài Truyền Tin đã lọt vào tay giặc. Trong vòng nửa tiếng đồng hồ, Cộng quân tiến sát vào căn cứ dùng lựu đạn tung vào hầm phòng phủ làm một số sĩ quan, binh sĩ tử thương và bị thương. Đặc công Bắc Việt tấn công dữ dội vào Kho Đạn Mai Hắc Đế, song chiến sĩ ở đây can cường đẩy lui nhiều đợt xung phong của chúng. Nhưng đến gần 5 giờ sáng thì vị Đại Úy Chỉ Huy Trưởng Kho Đạn trúng đạn bị thương rất nặng không còn chỉ huy được nữa. Nửa giờ sau Kho Đạn thất thủ. Như vậy hướng Bắc và hướng Tây coi như đã bị bỏ ngỏ, địch đã mở được hai mũi dùi tiến vào. Khoảng 7 giờ sáng, các đơn vị của Sư đoàn 320 Bắc Việt đã có mặt trong thành phố, chiến xa địch cũng lăn bánh xích ì ầm tràn vào. Bảo vệ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Tiểu Đoàn 2/53 chiến đấu anh dũng đánh bung tất cả đợt tấn công của binh đội Cộng Sản. Chiến sĩ Địa Phương Quân bố trí chung quanh dinh Tỉnh Trưởng làm thành một bức tường vững chãi. Những chiếc xe tăng địch chạy lầng quầng trên đường phố rất giống cảnh tượng trong lòng thị xã An Lộc và Kontum năm 1972, chẳng mấy chốc mà 5 chiếc T54 đã bị những ống phóng M72 từ Tiểu Đoàn 2/53 Bộ Binh và từ lực lượng Địa Phương Quân bắn hạ. Để thuận tiện phối hợp tác chiến, Đại Tá Luật gọi điện xin Quân Đoàn cho phép ông được di chuyển Bộ Chỉ Huy qua cùng với Bộ Tư Lệnh của Đại Tá Quang. Thiếu Tướng Phú chấp thuận yêu cầu. Những chiếc quan sát cơ L19 của Quân Đoàn II gửi tới chỉ điểm mục tiêu cho Pháo Binh và phi cơ oanh tạc đã đẩy tinh thần chiến đấu của quân cán chính Ban Mê Thuột lên rất cao. * Chiến thắng ở Phi Trường Phụng Dực . Tin chiến thắng từ Phi Trường Phụng Dực dồn dập gửi về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 và Quân Đoàn II. Trung Tá Võ Ân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 báo cáo các chiến sĩ Tiểu Đoàn 3/53 bắn hạ hai chiếc chiến xa địch và tịch thu rất nhiều súng ống. Trung Tá Ân đang cho con cái đem chiến lợi phẩm vào phòng khách phi trường. Tại khu vực trách nhiệm của Đại Đội 23 Trinh Sát quân Cộng không đánh thủng nổi. Nhưng lực lượng Không Quân trong phi trường đã phải cam chịu tổn thất 1 trực thăng vận tải CH 47, 1 quan sát cơ O.1 và 6 chiếc UH1, đều thuộc Sư Đoàn 6 Không Quân. Bảy chiếc UH1 của Sư Đoàn 2 Không Quân bị trúng đạn, nhưng các phi công đã cố gắng lái 3 chiếc bay ra khỏi chiến trường. Tiểu Đoàn 3/53 bắt được 2 tù binh Cộng Sản. Chúng khai là cán binh thuộc Trung đoàn 25 Độc lập và Tiểu đoàn 401 Đặc công. Nhưng ngược lại Cộng quân cũng bắt được những nhân viên thuộc ICCS (Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Ngừng Bắn) gồm một người Iran và một Nam Dương (Indonesia) cùng với ông Paul Struharic, Đại Diện Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Ban Mê Thuột, cùng với 8 dân sự và giáo đạo ngoại quốc đem về trại giam thiết lập gần Đức Cơ, Pleiku. Tất cả đều được phóng thích về sau này. Đến 9 giờ sáng, Đại Tá Quang và Đại Tá Luật hân hoan nhận được tin quân ta vừa bắn hạ thêm hai xe tăng địch nữa trước Câu Lạc Bộ Sĩ Quan trên đường Thống Nhất. Một sĩ quan thuộc Đại Đội 23 Trinh Sát sau này gặp lại Đại Tá Luật trong một trại tù ngoài Miền Bắc, kể cho ông biết rằng chính anh đã dẫn binh sĩ đi thám sát dọc theo đường Thống Nhất và đã đếm được đến 10 chiếc đã bị quân ta rang muối trên đường phố. Sau chiến thắng Phước Long, thiết giáp Cộng Sản đã nghênh ngang tiến vào Ban Mê Thuột và tưởng rằng quân ta sẽ thoái lui nhanh chóng. Mặc dù sự chênh lệch lực lượng giữa quân ta và quân địch quá rõ, Địa Phương Quân trang bị nhẹ phải đối đầu với những Sư đoàn nặng của Cộng Sản, với sự yểm trợ hùng hậu của đại pháo và chiến xa, nhưng quân ta vẫn không nao núng. Những tổ M72 nhỏ bé của quân ta phóng những mảng lửa màu cam chết chóc bắn lên những chiếc pháo tháp tròn đen xám làm chúng nằm bất động giữa đường phố. Cuộc chiến đấu càng kéo dài thiệt hại đôi bên càng lên cao. Đến giữa trưa, lúc 12 giờ 45, Thiếu Tá Hy, Trưởng Phòng Ba Tiểu Khu Darlac, báo cáo về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh rằng Tiểu Khu đã trúng pháo địch rất nặng, hầm TOC (Tactical Operation Center: Trung Tâm Hành Quân) của Tiểu Khu, gây tử thương và làm trọng thương nhiều binh sĩ, trong đó Trung Úy Năm, Trưởng Phòng 5 Tiểu Khu Darlac, đã đền nợ nước. Thiếu Tá Hy xin phép được di tản ra khỏi Tiểu Khu. Đại Tá Luật chấp thuận. Một tiếng đồng hồ sau, Thiếu Tá Hy báo cáo địch đã tập trung pháo binh bắn vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Chỉ trong vài giây phút ngắn ngủi sau đó chiến xa và bộ binh địch tràn ngập hệ thống chiến đấu của Thiếu Tá Hy. Đại Tá Luật mất liên lạc với Thiếu Tá Hy, người sĩ quan hành quân mẫn cán và tận tụy của ông. Tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thiếu Tướng Phú âu lo theo dõi tình hình Ban Mê Thuột, một mặt liên lạc với cánh quân Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân của Trung Tá Lê Quý Dậu vẫn còn dậm chân tại Buôn Hồ. Đoàn quân xa từ Pleiku không xuống Chi Khu Buôn Hồ được vì chốt chận của Sư đoàn 10 Bắc Việt tại Thuần Mẫn, các chiến sĩ Mũ Nâu buộc phải hành quân bộ nhanh chóng tiến vào Ban Mê Thuột tiếp cứu. Cuộc hành quân bắt đầu từ 6 giờ chiều ngày 10.3.1975, Sư đoàn 10 tổ chức chận đánh Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân liên miên trên suốt quãng đường Quốc Lộ 14 dẫn vào thành phố. Vừa tiến vừa đánh chốt, đến gần nửa khuya, Trung Tá Lê Quý Dậu liên lạc với Bộ Tư Lệnh của Đại Tá Quang báo cáo những toán tiền sát của Mũ Nâu đã chạm chân lên khu vực ven thị xã và đang ở gần khu vực Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Thiếu Tướng Phú lệnh Trung Tá Dậu bất cứ giá nào cũng phải tái chiếm Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu ngay trong đêm. Giữa đêm đen rạng ngày 11.3.1975, quân địch và quân ta đều hiện diện trong thành phố. Bộ đội và chiến xa Sư đoàn 320 đang bám chặt khu trung tâm, trong khi đó chiến sĩ phòng thủ Ban Mê Thuột giữ chắc khu vực phía Đông, Nam, và Tây. Tiểu Đoàn 225 Địa Phương Quân vẫn trấn giữ vững vàng Đồi 559. Tiểu Đoàn 242 Địa Phương Quân bảo vệ chặt chẽ kho đạn Sư Đoàn, trong khi Tiểu Đoàn 243 Địa Phương Quân vẫn ghìm súng chống ngăn quân giặc trên Đồi 491 ở phía Nam. Trong khu vườn cà phê phía Tây Ban Mê Thuột, Tiểu Đoàn 1/53 Bộ Binh từ chiến trường Quảng Đức trở về mấy ngày trước cùng Chi Đoàn 3 của Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh thiết lập chiến tuyến bảo vệ Bộ Tư Lệnh Mặt Trận của Đại Tá Quang. Lúc 1 giờ khuya, Đại Tá Luật đọc bài phát thanh, do Phó Tỉnh Trưởng Nguyễn Ngọc Vỵ và Trung Úy Chiến Tranh Chính Trị Dzi thảo, trên Đài Ban Mê Thuột kêu gọi dân chúng bình tĩnh và an tâm, ông thông báo các lực lượng tăng viện của Quân Đoàn II sẽ chiếm lại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Darlac. Tuy nhiên lời trấn an này đã không được chứng thực, vì các chốt chận của giặc đang chận đánh dữ dội Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân. Cuộc chiến đấu giữa hai bên tạm lắng đọng đôi chút trong đêm, để đến 7 giờ sáng hôm 11.3.1975 pháo địch tiếp tục ồ ạt dội xuống Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Đại Tá Vũ Thế Quang. Chiếc xe Jeep của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật bị trúng một trái đạn nổ tung. Là một chiến binh Nhảy Dù từng xông pha trăm trận, Đại Tá Quang vẫn ung dung điều động tất cả đơn vị chống trả hữu hiệu mọi cuộc tấn công của quân Cộng. Những Sư đoàn gọi là thiện chiến của Hà Nội như Sư đoàn 320 mệnh danh là Sư đoàn Điện Biên, giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính nó. Đã hội được đầy đủ yếu tố bất ngờ mà binh đội và chiến xa của chúng vẫn không làm chủ nổi tình hình trong ngày đầu cuộc chiến. Giả sử nếu Trung Đoàn 45 Bộ Binh không bị đình hoãn ở Pleiku và vẫn tiếp tục di chuyển xuống Ban Mê Thuột, thì số phận của Sư Đoàn 320 trong thành phố càng tệ hại hơn. Tại khu vực phi trường Phụng Dực, Sư đoàn 316 Cộng quân vẫn không tiến qua nổi chiến tuyến rất cứng của Tiểu Đoàn 3/53 Bộ Binh và Đại Đội 23 Trinh Sát. Cuộc ác chiến Ban Mê Thuột tiếp diễn với cường độ đã dần dần tăng lên mức nóng đỏ khốc liệt. Hàng hàng bộ đội mới toanh và non choẹt của Cộng quân ào ạt xông lên làm những cái cây thịt sống trước họng súng của quân Nam. Có tất cả trên 400 cán binh Bắc Cộng nằm phơi xác khắp thành phố và 13 chiếc tăng bị bắn gục nằm cháy đen rải rác. Trung Tá Võ Ân báo cáo quân Sư Đoàn 316 đang dùng đến cả súng phun lửa quyết tâm thiêu cháy con cái của ông. Những loại súng sát thương rùng rợn nhất dội ầm ầm lên mọi kháng tuyến của quân phòng thủ. Liên Đoàn 21 Mũ Nâu vẫn còn bị cầm chân ngoài ngoại ô không vào thành phố được. Trung Tá Lê Quý Dậu dẫn hai Tiểu Đoàn 72 và 96 Biệt Động Quân dạt về phía Phi Trường Phụng Dực, với hy vọng bắt tay được với Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 53 của Trung Tá Võ Ân, rồi từ đó mở một mũi đột phá vào.

Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 chỉ còn có mỗi một chiếc thiết vận xa M 113 còn nguyên vẹn. Là một chiến sĩ Mũ Đen từng xông pha bên Hạ Lào và trên chiến trường Quảng Trị, Đại Tá Luật đã ngồi trên chiếc thiết giáp nhỏ nhắn mà thân thiết này cùng với một xạ thủ điều khiển cây đại bác không giật 106 ly để đương đầu với hàng hàng lớp lớp chiến xa địch. Trong lúc đó thì Trung Úy Hoành chỉ huy một Trung Đội Địa Phương Quân bảo vệ tư dinh Tỉnh Trưởng báo cáo quân ta bắn hạ hai chiến xa T54 mà trước đó chúng dùng đại bác 100 ly bắn trực xạ vào dinh làm lầu hai bị sụp xuống. Hai trong ba đứa con nhỏ của Đại Tá Luật may mắn thoát chết, nhưng em bé con trai út bị chấn động mạnh ở ngực và tử thương. Trung Úy Hoành xin phép dẫn Trung Đội và tất cả binh lính trong dinh cùng mấy em bé rút ra khỏi dinh Tỉnh Trưởng. Từ giây phút đó Đại Tá Luật không còn gặp lại những đứa con của mình nữa cho đến khi ông từ trại tù Cộng Sản trở về hơn mười năm sau. Thanh toán xong dinh Tỉnh Trưởng, chiến xa giặc dồn toàn lực bao vây và tấn công Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Đại Tá Luật và người chiến sĩ Mũ Đen trưởng xa kiêm xạ thủ chỉ còn có thể trông cậy vào khẩu đại bác 106 ly cuối cùng trên chiếc M113. Chưa bao giờ một cựu Tư Lệnh Lữ Đoàn Kỵ Binh với những chiếc xe tăng M48 từng bắn hạ nhiều T54 giặc mà giờ đây ông phải đối đầu với chúng bằng một chiếc M113 nhỏ bé. Một tương phản thật quá chênh lệch và hoàn toàn điên rồ. Rất giống tình trạng một chú bé cầm gậy đánh nhau với một tướng cướp có cây mã tấu sáng loáng. Khoảng 10 giờ sáng, nhiều chiếc T54 đã rầm gú tiến về Bộ Tư Lệnh. Chiếc M113 ẩn trong chòm cây rậm rất kín đáo, bọn giặc không nhìn thấy, nên chúng cứ lù lù tiến tới. Tiếng máy xe tăng và tiếng bánh xích kêu ầm ầm buốt óc. Những khối sắt phụt khói đen nghịt, chầm chậm tiến tới phía cổng cách hơn 250 mét, rồi 200 mét… Những giây phút chờ đợi thật quá căng thẳng. Hai thầy trò kiên nhẫn chờ cho chiếc xe tăng dẫn đầu tiến đến khoảng cách 100 thước, Đại Tá Luật ra lệnh bắn. Thay vì là tiếng nổ lớn chát chúa quen thuộc của đại bác 106 ly, thì nó chỉ dội lên một tiếng “cóc” khô khan. Trong khi mọi người đứng tim dán mắt vào đoàn quái vật vẫn lừ lừ lăn bánh xích, Đại Tá Luật gào lên:

- Gì thế? Xạ thủ trả lời: - Trở ngại tác xạ, Đại Tá! - Mở “culasse” ra xem? - Trình Đại Tá, “percuteur” gãy! - Có “percuteur” thay thế không? - Thưa… không!

Câu trả lời làm người Đại Tá Kỵ Binh toát mồ hôi, vì khẩu đại bác 106 ly là hy vọng cuối cùng, dù mỏng manh, để chờ viện binh tới. Khẩu 106 ly không giật là phương tiện duy nhất chống trả với T54 địch. Những loại súng khác chỉ là trò đùa với chúng. Những khẩu hỏa tiễn M72 diệt tăng đã cạn dần, cạn dần theo cùng với số chiến xa địch bị bắn hạ. Không 106 ly, không M72, người lính Ban Mê Thuột không thể hình dung những ngày sắp tới sẽ phải làm gì với đoàn chiến xa hung bạo của giặc..

* Thảm họa không mong muốn .

Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Đại Tá Quang vẫn còn một hy vọng chót vào những oanh tạc cơ phản lực A37 mà Quân Đoàn II đang gửi đến giải tỏa chiến trường, ít nhất cũng làm chậm tốc độ tấn công của địch. Chiếc quan sát cơ L19 bay vòng vòng trên bầu trời thành phố liên lạc với Bộ Tư Lệnh xin mục tiêu oanh kích. Đại Tá Quang cho ngay yếu tố: “Dội cách Bộ Tư Lệnh một trăm thước.” Trong tác chiến, hàng ngàn lần chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu pháo binh bắn giải cứu trong khoảng cách sát thương 50 thước, thậm chí có lúc 20 thước, nhưng với chuyện bỏ bom, khoảng cách 100 mét là một sự mạo hiểm chết chóc.

Trong vòng vây thắt ngặt của giặc, Đại Tá Quang không còn giải pháp nào khác. Nếu những trái bom ném xuống chính xác, thì ông còn có thêm được một ít thời gian quí báu kéo dài cuộc kháng cự. Còn cơ hội, còn súng còn đạn và còn lòng kiên quyết thì quân ta còn đánh, và đánh rất dũng cảm. Chiếc L19 bắn trái khói màu xuống khu vực quân Cộng. Một chiếc A37 gan dạ xà xuống trong bức màn lửa cháy bỏng của phòng không địch. Trái bom chúi đầu xuống theo một đường cong quán tính. Thật quá không may cho số phận của Ban Mê Thuột, nó lạnh lùng rơi đúng lên nắp hầm Bộ Tư Lệnh Mặt Trận của Đại Tá Quang. Những người trong hầm thình lình nghe một tiếng nổ “ầm” thật khủng khiếp. Mặt đất bị chấn động runh rinh như ngày tận thế. Cát, đá, bụi đất tung lên cao hàng trăm thước. Bộ chỉ huy đầu não của cuộc kháng cự đã bị dội bom trúng. Trong một khoảng cách 100 thước, người chiến sĩ bộ binh chấp nhận rủi ro và không có gì để oán trách người bạn Không Quân Việt Nam. Chỉ có sự đau xót cay cực mà số mệnh đã quá tàn nhẫn dành cho người lính chúng ta vậy thôi. Trung Tâm Hành Quân bị phá hủy gần như hoàn toàn. Những máy móc truyền tin liên lạc đều tiêu tán theo mây khói. Một số lớn sĩ quan và binh sĩ trong Trung Tâm hy sinh và bị thương. Đại Tá Quang may mắn chỉ bị thương nhẹ. Liên lạc với các đơn vị và thế giới bên ngoài hoàn toàn bị cắt đứt. Người chết đạn hết, Đại Tá Quang buộc phải tìm cách tháo thân ra ngoài. Ông cùng Đại Tá Luật và những chiến sĩ sống sót dìu dắt nhau rút về hướng Suối Bà Hoàng phía Tây thành phố, cách Bộ Tư Lệnh chừng 250 thước. Tuy rằng trái bom dội trúng Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, nhưng nó cũng có tác dụng ngăn chận đoàn chiến xa địch đang hùng hổ tiến tới. Khoảng 100 chiến sĩ kéo nhau di tản, vọng theo mỗi bước đi của các anh có tiếng loa phát thanh của Cộng Sản từ phía chùa Tỉnh Hội Phật Giáo Ban Mê Thuột kêu gọi đầu hàng.

Đoàn quân quá đông rất dễ bị giặc truy đuổi và phát giác, nên hai vị Đại Tá đồng ý tách rời nhau, mỗi người đi về một hướng. Đại Tá Quang sẽ lần mò đi về hướng Nam tìm cây cầu ở cây số 14, từ đó xuôi hướng Đông Nam xuống Nha Trang. Nhưng Đại Tá Quang không thể đi thoát, vì Quốc Lộ 21 dẫn về Nha Trang đã bị giặc kiểm soát, nên trong cuộc hành trình về phương Nam ông đã sa vào tay quân địch, chấm dứt đoạn đường chiến đấu hai mươi năm của một người lính. Đại Tá Luật chọn đi về hướng Tây tìm vào ẩn trú trong khu vườn cà phê của cựu Trung Tướng Thái Quang Hoàng thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chờ đêm xuống sẽ tìm đường bọc lên hướng Bắc rồi bẻ sang hướng Đông về Nha Trang. Có khoảng 20 chiến sĩ và ông Phó Tỉnh Trưởng Nguyễn Ngọc Vỵ theo cùng. Nhưng khi bò ngang một khoảnh đất trống dẫn đến khu vườn cà phê, thì đoàn di tản rơi vào ổ phục kích của một đơn vị giặc. Người chỉ huy cao cấp thứ hai của mặt trận Ban Mê Thuột cũng đã lọt vào tay quân Cộng. Khoảng 4 giờ chiều Cộng Sản điều động một chiếc xe tăng đến chở Đại Tá Luật đi về hướng Tây. Thật oái oăm làm sao. Một chiến binh Mũ Đen từng vùng vẫy khắp chiến trường với đoàn kỵ binh dũng mãnh, giờ đây số phận đưa đẩy ông ngồi trong lòng một con ngựa sắt, mà là của kẻ thù và với tư cách của một người tù binh.

Chưa hay biết tin vị Tư Lệnh chiến trường đã bị bắt, Trung Tá Võ Ân và Trung Đoàn 53 vẫn kháng cự quyết liệt tại Phi Trường Phụng Dực sang đến ngày 12.3. 1975. Tinh thần chiến đấu của quân ta vẫn lên cao, Sư đoàn 316 Bắc Việt đánh không thủng nổi chiến tuyến Phụng Dực. Trung Tá Võ Ân gọi điện về xin gửi thêm đạn dược và viện binh, nhưng ông không bao giờ còn có thể bắt liên lạc được với Đại Tá Quang nữa.

Phía mặt trận của Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân, chiến sĩ Mũ Nâu đang đối đầu với các thành phần của Sư đoàn 320 Bắc Việt đang rùng rùng chuyển quân xuống, sau khi đã làm chủ tỉnh lỵ Ban Mê Thuột. Trước tình hình nguy ngập đó, Bộ Tổng Tham Mưu buộc phải ném vào chiến trường cao nguyên Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân, để thay chân Trung Đoàn 44 Bộ Binh trấn giữ Pleiku. Các Sư Đoàn Không Quân Quân Khu II cung cấp nhiều trực thăng vận tải CH 47 Chinook, nhưng số lượng phi cơ thiếu hụt quá nhiều cho những mặt trận, chỉ có một Tiểu Đoàn và Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 44 Bộ Binh được chuyển đến Chi Khu Phước An ở phía Đông Nam và cách Ban Mê Thuột chừng 30 cây số. Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Chuẩn Tướng Lê Trung Tường cũng được thiết lập tại đây để trực tiếp chỉ huy cuộc giải tỏa. Chuẩn Tướng Tường kết hợp một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 45, một của Trung Đoàn 44 và một của Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân thành một Chiến Đoàn Đặc Nhiệm tiến quân dọc theo Quốc Lộ 21 về hướng Tây để bắt tay với Trung Đoàn 53 tại Phi Trường Phụng Dực. Tập trung tại chiến tuyến Phung Dực, dưới quyền của Trung Tá Võ Ân còn có Tiểu Đoàn 1/53 vừa rút từ vườn cà phê về, Tiểu Đoàn 3/53 và Đại Đội 23 Trinh Sát của Sư Đoàn (số phận Tiểu Đoàn 2/53, Đại Đội 45 Trinh Sát và hai Tiểu Đoàn Địa Phương Quân trong thành phố không rõ),. Để bảo đảm phía hậu tuyến cho Chiến Đoàn, năm Tiểu Đoàn Địa Phương Quân của Khánh Hòa có nhiệm vụ hành quân khai thông và bảo vệ đoạn Quốc Lộ 21 từ Nha Trang lên đến Đèo Khánh Dương.

* Cuộc họp quyết định ở Cam Ranh

Ngày 15.4.1975, Sư Đoàn 23 Bộ Binh khởi diễn cuộc phản công giải tỏa Ban Mê Thuột. Nhưng mọi sự đều đã quá muộn, vì những yếu tố quá đỗi bất ngờ và nằm ngoài sự tính toán của các cấp chỉ huy chiến trường. Trong lúc chiến sĩ Chiến Đoàn Đặc Nhiệm đang chuẩn bị xuất quân, thì họ có biết đâu rằng trong cuộc họp mật ngày 14.3.1975 tại Cam Ranh, Tổng Thống Thiệu đã lệnh cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú thi hành kế hoạch tái phối trí lãnh thổ và quân lực của ông.

Trong cuộc họp còn có sự hiện diện của Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng Chính Phủ, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia. Sau khi nghe Thiếu Tướng Phú thuyết trình tình hình khẩn trương của Quân Khu II, đặc biệt tại Ban Mê Thuột và xin trung ương gửi thêm viện binh, Tổng Thống Thiệu đã lệnh cho Thiếu Tướng Phú điều động các đơn vị Quân Đoàn II triệt thoái ra khỏi Kontum và Pleiku.

Tổng Thống Thiệu giải thích rõ rằng cán cân quân sự từ sau khi Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27.1.1973 ngày càng không cho phép Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa căng mỏng quá mức để giữ đất, hiện tại tình hình đòi hỏi Quân Lực phải co lại và chỉ giữ những phần lãnh thổ còn có thể đủ sức giữ được. Hơn nữa nếu có bỏ vùng cao nguyên mà ba phần tư diện tích là rừng núi hoang vu và với đa số là người Thượng sinh sống để bảo vệ miền duyên hải và đồng bằng đông dân cư có nền kinh tế trù phú, là một hành động cần thiết và cấp thiết. Vì những lý lẽ đó, Tổng Thống Thiệu quyết định cho rút các đơn vị Quân Đoàn II và tăng phái ra khỏi cao nguyên. Nhưng vì tỉnh Darlac nằm song song với tỉnh Khánh Hòa và ở phía dưới tỉnh Phú Yên, nên nếu chiếm lại được, thì nó chính là cái tiền đồn trấn giữ vững chắc con đường tiến xuống phương Nam của quân Bắc Cộng từ phía Tây. Thiếu Tướng Phú nhận lệnh phải thực hiện hai cuộc hành quân lớn. Một, rút quân chủ lực ra khỏi Pleiku và Kontum, rồi tập trung lại và tổ chức cuộc tái chiếm Ban Mê Thuột.

Thiếu Tướng Phú đã thẳng thắn đề nghị xin cho ông tiếp tục tử thủ Pleiku và bảo đảm sẽ giữ được cao nguyên. Nhưng tất cả những giới chức trong cuộc họp đều lặng thinh một cách lạ lùng, không ai góp lời hỗ trợ hay tán thành lời khẩn cầu sinh tử ấy. Nếu trong ngày đó, quân ta được bám chặt lấy cao nguyên, thì với Sư Đoàn 23 Bộ Binh từ hướng Quốc Lộ 21phía Đông Nam lên, các Liên Đoàn Biệt Động Quân từ hướng Bắc và Sư Đoàn 22 Bộ Binh từ miền duyên hải Bình Định; ba Sư đoàn 10, 316 và 320 đã bị thiệt hại và rất mệt mỏi của Văn tiến Dũng sẽ bị kẹt trong cái túi lửa Ban Mê Thuột, ít nhất chiến dịch 275 của chúng sẽ bị khóa chặt ở đây trong một thời gian vô hạn định. Trong khi đó thì tại ba quân khu còn lại các lực lượng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa kềm cứng ngắt các đơn vị địch. Dù đang ở thế hạ phong, nhưng trong vòng vài năm nữa, quân Nam vẫn còn cầm chân và làm trì trệ được tất cả những chiến dịch tổng tấn công của Cộng quân. Cái thế được hay thua không một nhà phân tích quân sự nào dám đoan xác rồi sẽ ngã về phía nào.

Ngày N của cuộc hành quân do Thiếu Tướng Phú tùy nghi, nhưng càng sớm càng tốt. Để bảo đảm mặt trận duyên hải vững vàng, Thiếu Tướng Phú đặc phái Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Tư Lệnh Phó Phụ Tá Hành Quân, xuống trông coi chiến trường Bình Định. Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, Tư Lệnh Phó Lãnh Thổ, chịu trách nhiệm Bộ Tư Lệnh Nhẹ Quân Đoàn II tại Phú Yên để điều hợp công tác tái phối trí các đơn vị cao nguyên về đó. Chuẩn Tướng tân thăng Phạm Duy Tất, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu II, làm Tư Lệnh cuộc hành quân triệt thoái trên Liên Tỉnh Lộ 7 B. Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, giữ nhiệm vụ giám sát cuộc hành quân. Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Đoàn được bổ nhiệm làm tân Tỉnh Trưởng Darlac thay thế Đại Tá Nguyễn Trọng Luật mất tích, cho thấy quyết tâm tái chiếm Ban Mê Thuột của Thiếu Tướng Phú.

Nhiều sử gia đã chỉ trích lệnh điều động nhân sự của Thiếu Tướng Phú là không thích đáng, đặc biệt vị Tư Lệnh cuộc hành quân. Tuy nhiên chúng ta nên nhìn lại trận liệt của Quân Đoàn II trong thời điểm đó để có một cái nhìn và một lượng định chính xác hơn. Chuẩn Tướng Lê Trung Tường đang chỉ huy Sư Đoàn 23 Bộ Binh trên Quốc Lộ 21, Chuẩn Tướng Phan Đình Niệm đang chỉ huy Sư Đoàn 22 Bộ Binh đánh địch tại Đèo An Khê trên Quốc Lộ 19 và mặt trận Bình Định. Lực lượng hùng hậu còn chưa tung ra tham chiến hết là các Liên Đoàn Biệt Động Quân 4, 6, 7, 22, 23, và 25 (Liên Đoàn 24 bị cầm chân ở Quảng Đức, Liên Đoàn 21 không rõ tin tức tại Ban Mê Thuột). Như vậy Thiếu Tướng Phú đã hành động hết sức thích đáng khi chỉ định Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu II, chỉ huy lực lượng di tản trên Liên tỉnh Lộ 7B mà thành phần làm nỗ lực chánh là binh chủng Mũ Nâu. Nếu tính theo quân số thì các Liên Đoàn Biệt Động Quân hợp thành tương đương gần hai sư đoàn, Chuẩn Tướng Tất đang hành xử nhiệm vụ của một tư lệnh sư đoàn. Hơn hết, kinh nghiệm điều hợp quân binh chủng hồi mùa hè năm 1972 tại Kontum và Quảng Trị cho thấy tốt hơn cả là bổ nhiệm chính giới chức cao cấp nhất của binh chủng đang làm nỗ lực chánh làm Tư Lệnh chiến trường, là giải pháp chính xác nhất. Chuẩn Tướng Tất đã xuất sắc làm tròn bổn phận được giao phó, cùng với đoàn Mũ Nâu đi sau chót hết của cuộc di tản, ông đã anh dũng sa vào tay giặc ngay trên chiến trường và đã trả giá đắt cho sự kháng cự bất khuất đó bằng mười mấy năm tù cộng sản trên đất Bắc.

Trong khi vị chủ tướng bị giải về Bắc, thì Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân của Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân đã đánh một trận lừng lẫy cuối cùng mà sẽ được trân trọng ghi vào chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Các chiến sĩ Mũ Nâu đã đánh tan hoang các chốt chận trên Liên Tỉnh Lộ 7B từ quận Củng Sơn về tỉnh lỵ Tuy Hòa, nhất là ở đoạn Đập Đồng Cam thuộc Phú Yên, cam chịu thiệt hại rất nặng để khai thông đường sinh lộ cho đồng bào và chiến hữu các quân binh chủng bạn về đến được Phú Yên. Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân rách nát sau nhiều trận giao tranh, nhưng là một trong vài Tiểu Đoàn còn giữ vững tinh thần quyết chiến, nên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, lúc ấy đã di chuyển về Nha Trang, đặc phái Tiểu Đoàn lên trấn giữ Đèo Cả, đoạn đường hiểm trở trên Quốc Lộ 1 ở giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa từ ngày 27.3.1975.

Trên đỉnh Đèo Cả có tảng đá rất lớn mà người bên dưới nhìn lên trông nó rất giống hình dáng một người thiếu phụ đang bồng một đứa trẻ đứng nhìn về phía chân trời, dường như đang trông ngóng người chinh phu còn đang chinh chiến ỡ mãi ngoài chiến trường xa. Nên hòn đá có tên là Hòn Vọng Phu. Người thiếu phụ sẽ còn mãi mãi đứng đó, giữa trời mây lồng lộng gió kêu gào thê thiết, để nhỏ lệ nhìn hàng đoàn xe di tản, trên đó hàng chục ngàn những chiến binh u sầu cúi đầu cầm súng đi mãi về phương Nam. Chuyến đi đó không ai biết đến khi nào sẽ trở lại. Hòn Vọng Phu rồi đây chắc chắn sẽ không còn trông thấy bóng dáng quen thuộc của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngược xuôi trên con đường Đèo Cả này nữa rồi. Nàng sẽ vĩnh viễn bế con đứng đó thổn thức gọi tên những người lính đến ngàn đời. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi nữa, những người chinh nhân Tiểu Đoàn 34 mặc áo rằn ri hoa rừng trấn đóng trên đỉnh đèo cũng sẽ đớn đau từ giã Hòn Vọng Phu để tan biến vào dòng chảy di tản bàng hoàng của đoàn quân dân lũ lượt phía dưới.

UserPostedImage

* Cuộc chiến đấu cuối cùng của Sư Đoàn 23 Bộ Binh trên Đèo Khánh Dương

Để ngăn chận các đơn vị phản công của Sư Đoàn 23 Bộ Binh từ Phước An tiến về Ban Mê Thuột trên Quốc Lộ 21, Tướng Văn tiến Dũng điều động Sư đoàn 10 Bắc Việt từ Quảng Đức lên nghênh chiến. Các chiến sĩ Trung Đoàn 45 Bộ Binh hành quân nhanh chóng, nôn nóng bắt tay với chiến sĩ Trung Đoàn 53 tại Phụng Dực. Các đơn vị tiền quân của Trung Đoàn 45 tiến đến gần con sông Ea Nhiea, chỉ còn cách Phụng Dực 10 cây số, thì Tiểu Đoàn 2/45 chạm súng dữ dội với các thành phần của Sư đoàn 10 Cộng quân. Tiểu Đoàn 2/45 quyết tiến lên, quân giặc quyết chận đứng quân ta tại con sông Ea Nhiea, tiếng súng hai bên nổ vang vọng cả núi rừng. Chuẩn Tường Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh đích thân bay trên một C&C UH 1 quan sát và chỉ huy. Đạn phòng không của địch bắn lên đầy trời, chiếc trực thăng chỉ huy bị trúng nhiều vết đạn, Chuẩn Tướng bị thương nhẹ vào chân và lệnh cho chiếc C&C rời khỏi chiến trường. Từ giây phút đó, Trung Đoàn 45 Bộ Binh tận lực chiến đấu đơn độc, cấp chỉ huy cao nhất chỉ là vị Trung Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn 2/45 bị thiệt hại rất nặng. Nhận được tin Chuẩn Tướng Tường rời khỏi mặt trận và đang điều dưỡng trong Quân Y Viện Nha Trang, Thiếu Tướng Phú bổ nhiệm Đại Tá Nguyễn Văn Đức, Sĩ Quan Tham Mưu Quân Đoàn II quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh.

Đại Tá Đức đảm đang nhiệm vụ nặng nề giải tỏa Ban Mê Thuột, hoặc ít nhất bắt tay được với Trung Đoàn 53 Bộ Binh tại Phụng Dực, trong lúc cán cân lực lượng đã rất nghiêng lệch về phía Cộng quân. Tình hình càng lúc càng bất lợi cho Đại Tá Đức, khi ông nhận được tin Sư đoàn 10 Bắc Việt đã cho một lực lượng đi vòng qua chiến tuyến của Trung Đoàn 45 tiến quân về Đèo Khánh Dương và uy hiếp nặng nề các Tiểu Đoàn Địa Phương Quân của Khánh Hòa. Các chiến sĩ Địa Phương Quân bắt được một số tù binh, mà theo cung từ của họ, Trung đoàn 25 Độc lập Bắc Việt đã có mặt tại mặt trận Khánh Dương. Trung Đoàn 45 bị kẹt giữa hai tuyến lửa, phía trước mặt là các chốt chận dầy đặc của Cộng quân, phía sau lưng có nguy cơ bị cắt đứt đường về.

Tin tức không vui về cuộc di tản đau thương trên Liên Tỉnh Lộ 7B từ ngày 16.3.1975 buộc vị Tân Tư Lệnh quyết định lệnh cho Trung Đoàn 45 kéo trở về lập phòng tuyến chận giặc trên Đèo Khánh Dương. Trung Đoàn 45 lập kế hoạch cho các Tiểu Đoàn yểm trợ nhau lần lượt rút trở về Phước An, tiếp tục rút về hướng núi Chu Kuk gần Đèo Khánh Dương. Quân ta thiết lập công sự chiến đấu trên những cao điểm ghìm súng chờ giặc, cũng như chờ tiếp đón chiến sĩ Biệt Động Quân và Trung Đoàn 53 tại Phụng Dực.

Bắn đến viên đạn cuối cùng, các chiến sĩ Trung Đoàn 53 sau chín ngày anh dũng cầm chân Sư đoàn 316 Bắc Việt tại chiến tuyến Phụng Dực đành phải cắn răng rút bỏ phi trường. Một sự ra đi đau lòng không bao giờ muốn. Nếu còn đầy đủ súng đạn như những ngày hùng mạnh cũ, thì còn lâu, rất lâu, hay sẽ không bao giờ Trung Đoàn 53 Bộ Binh chịu nhường Phụng Dực cho giặc. Chỉ mới chưa quá hai năm, Trung Đoàn 53 và Trung Đoàn 45 đã đánh các đạo quân hùng hậu thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên của quân Cộng thua xiểng liểng tại Quảng Đức thì có lý nào các anh cam chịu thúc thủ tại chính bản doanh của các anh hay sao.

Ngày 18.3.1975, tình hình đã vô cùng tuyệt vọng vì không còn liên lạc được với Sư Đoàn và Quân Đoàn, Trung Tá Võ Ân và em út của ông chỉ có thể nhặt lấy súng ống đạn dược của quân giặc tháo chạy bỏ lại trên chiến trường, cùng dắt díu nhau mở những mũi đột phá ra khỏi vòng vây của Sư đoàn 316 theo Quốc Lộ 21 xuôi hướng Đông Nam tìm về Nha Trang. Đại Đội 23 Trinh Sát trấn giữ một góc phi trường là đơn vị cuối cùng nhất của Sư Đoàn 23 Bộ Binh rời khỏi Phụng Dực, đánh dấu một trang sử bi thiết mở đầu cho cuộc tang thương uất nhục của đất nước.

Ngày 21.3.1975, Trung Tá Võ Ân cùng các chiến sĩ dũng cảm của Trung Đoàn 53 lên đến đỉnh Đèo Khánh Dương, vui mừng bắt tay vị Trung Đoàn Trưởng và chiến sĩ Trung Đoàn 45 Bộ Binh. Có lệnh bốc toàn bộ Trung Đoàn 53 và Trung Đoàn 45 bằng không vận về Cam Ranh, để ở đó Đại Tá Nguyễn Văn Đức cùng các chiến sĩ của ông với quân số khoảng 4.900 tay súng xây dựng lại sức mạnh và tiếp tục chiến đấu. Với chiến công ở Phụng Dực, Trung Tá Võ Ân được đặc cách vinh thăng Đại Tá. Các chiến sĩ Mũ Nâu của Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân được tiếp nhận và đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ để được tái tổ chức. Các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân được di chuyển vào Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Lam Sơn, tái trang bị và sẽ được cải chuyển bổ sung cho các Sư Đoàn Bộ Binh. Mặt trận Khánh Dương trao lại cho Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù của Đại Tá Lê Văn Phát và hai Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 40 thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh.

Ngày 22.3.1975, trong lúc đoàn quân dân di tản đang còn bị ùn tắc bên bờ Bắc con sông Ba gần quận Củng Sơn, Tuy Hòa, thì mặt trận Khánh Dương nổ lớn. Trung Đoàn 40 Bộ Binh nhận nhiệm vụ nặng nề ngăn chận Sư đoàn 10 Bắc Việt phía bên kia Đèo Khánh Dương, trong khi Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù vừa từ Quân Khu I di chuyển bằng tàu về đến Cam Ranh đã được lệnh đổ quân lên cấp tốc thiết lập chiến tuyến trên đèo. Trung Đoàn 40 Bộ Binh giao tranh đơn độc và khốc liệt với các đơn vị của Sư đoàn 10 Cộng quân có xe tăng và đại pháo yểm trợ. Không có hỏa lực hỗ trợ, quân ta lùi dần về đỉnh đèo.

Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 và Chuẩn Tướng Phan Đình Niệm, Tư Lệnh Sư Đoàn, e ngại Sư đoàn 10 Bắc Việt có thể né tránh quân Dù để đi vòng xuống hướng quận Diên Khánh và theo Tỉnh Lộ 420 đánh vào Nha Trang, nên đã điều động Trung Đoàn 40 cấp tốc hành quân xuống Diên Khánh chận địch lần nữa. Sự ra đi của hơn hai ngàn chiến sĩ bộ binh, đã để lại những khoảng trống lớn dọc theo chiến tuyến Khánh Dương, và làm cho gánh nặng của chiến tranh càng thêm quá sức gồng gánh của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù. Nhưng Nhảy Dù là Cố Gắng, nên Nhảy Dù dù ở tình cảnh nào cũng quyết chiến đấu. Các đơn vị Nhảy Dù đào hầm hố trên đỉnh cao gần 1.000 thước có tên là Núi Chu Kroa chờ đợi Trung đoàn 28 Bắc Việt và chiến xa đang ầm ì áp sát càng lúc càng gần. Một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân giữ an toàn mặt Nam cao điểm cho quân Mũ Đỏ. Chịu trách nhiệm mặt trận này là Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, cũng như ông toàn quyền chỉ huy Trung Đoàn 40 Bộ Binh và Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân đang trấn đóng trên Đèo Cả.

Ngày 30.3.1975, mặt trận Khánh Dương bùng nổ lần thứ hai. Trung đoàn 28 và Trung đoàn 66 Bắc Việt được sự yểm trợ của hai Chi đội xe tăng và Trung đoàn 40 Pháo Binh Bắc Việt ồ ạt tấn công lên toàn Lữ Đoàn 3 Dù. Pháo binh địch dội xuống chiến tuyến quân Dù những cơn bão lửa khủng khiếp, với quyết tâm mở cho được con đường xuống Khánh Hòa, lực lượng Kỵ Binh cam chịu thiệt mất 4 trong số 15 chiếc thiết vận xa M113. Thiết Đoàn 21 Chiến Xa M48 của Quân Đoàn II đã bị kẹt trên Liên Tỉnh Lộ 7B và chịu tan rã tại quận Củng Sơn, Tuy Hòa, nên quân ta không còn chiến xa để nghênh cản xe tăng địch. Những chiếc M113 mỏng mảnh xông ra tiền tuyến nghênh chiến với những chiếc T54 to lớn của cộng quân.

Dưới cơn pháo dữ dằn của địch, những khẩu 105 ly ít ỏi còn lại của Lữ Đoàn 3 Dù buộc phải rút về Buôn Ea Thi. Sự di chuyển này đã làm cho các đơn vị tuyến đầu của Lữ Đoàn 3 Dù nằm ngoài tầm yểm trợ của các pháo đội 105 ly. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, một thời lừng lẫy trên chiến trường Quảng Trị năm 1972, hai Đại Đội đã đặt chân lên Cổ Thành Đinh Công Tráng hồi đầu tháng 7.1972, những tưởng đã dựng được ngọn cờ Việt Nam trên dãy tường thành đổ nát, thì một trái bom laser “dội lầm” làm nhiều chiến sĩ Dù bị tử thương, hai Đại Đội dội ngược trở ra.

Giờ đây, cũng Tiểu Đoàn 5 Dù nằm hứng pháo 130 ly địch. Dứt pháo, xe tăng và bộ binh giặc lổn ngổn bò lên đông đặc như những con kiến hung hãn. Tiểu Đoàn 5 Dù đánh trận cuối cùng của mình, nhiều chiến sĩ ngã gục trong chiến hào. Dần dần, con số tay súng còn chiến đấu được đã giảm xuống đến 20% quân số. Thật đớn đau quá đỗi, để bảo vệ đất nước, cứ mười người lính thì đã tử trận và chiến thương hết 8 người. Trong những nỗ lực tột cùng, Tiểu Đoàn 5 Dù bắn cháy được ba chiếc T54, nhưng vẫn không thể ngăn được những con sóng biển người cứ mãi điên cuồng tràn lên. Tiểu Đoàn 6 Dù cũng chịu cùng cuộc chiến đỏ lửa với đồng đội. Còn nhớ những ngày tháng 11.1974 khốc liệt trên những đỉnh cao Thường Đức, đặc biệt đỉnh 1062, Tiểu Đoàn 6 Dù đã giành đi giật lại với quân Sư đoàn 304 Bắc Việt dãy liên cao điểm trong vùng núi Trường Sơn Quảng Nam. Trận đánh kéo dài và đẫm máu ấy giờ đây tái diễn trên cao điểm 1,000 thước. Lần đó gần như toàn Sư Đoàn Dù tham chiến. Còn bây giờ chỉ mỗi Tiểu Đoàn 6 đơn độc, nhưng vẫn Cố Gắng đến tận cùng phía đằng sau nỗi chết chóc và sức chịu đựng của mình. Cho đến khi không còn gì để đánh nữa, toàn Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đành cắn răng nối bước Trung Đoàn 53 Bộ Binh nhặt súng đạn địch lên mở đường máu tìm về phía Nha Trang. Khi về đến được Núi Hòn Sơn ở phía Bắc thành phố Nha Trang, thì Lữ Đoàn 3 Dù chỉ còn một phần tư quân số hiện diện. Quân Dù rút đến đâu, binh đội và xe tăng Cộng quân áp sát theo tới đó.

Ngày 1.4.1975 nhân viên Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ Nha Trang được không vận về Sài Gòn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II & Quân Khu II và Ban Tham Mưu di chuyển vào Cam Ranh. Lữ Đoàn 3 Dù, Trung Đoàn 40 Bộ Binh, Biệt Động Quân và Địa Phương Quân lục tục từng nhóm nhỏ kéo vào theo và tan rã ở đâu đó một cách đau xót. Ngày 2.4.1975, Bộ Tổng Tham Mưu lệnh cho Quân Đoàn II cấp tốc di chuyển vào Quân Khu III bằng hải vận, để sau đó đánh dấu chấm hết hoạt động của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được sáp nhập vào lãnh thổ Quân Khu III. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, vì cuộc di tản cao nguyên kéo theo sự sụp đổ toàn Quân Khu II, bị quản thúc tại gia ở Sài Gòn. Một dũng tướng từng xông pha trên những chiến trường lớn: Hạ Lào 719, Thừa Thiên – Huế Mùa Hè 1972, từng làm tướng lãnh giặc kinh hồn, giờ đây đang đếm từng ngày bước tiến của giặc và từng giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.

Cuộc di tản Cam Ranh ngày 2.4.1975 cũng viết đến những dòng chữ cuối cùng của chương sử Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Đại Tá Đức và chiến binh của ông ngậm ngùi chia tay nhau. Không ai có thể hẹn với nhau ngày tái ngộ trên một vùng đất nào đó ở phương Nam. Không ai biết được cái gì đang chờ đợi họ trên con đường dài thăm thẳm ở phía trước. Những chiến binh của một thời Mùa Hè Kontum 1972 được mệnh danh là những Người Lính Kontum Kiêu Hùng giờ đây cũng tan tác theo vận nước và sẽ nổi trôi theo cùng với định mệnh tang tóc của cả một dân tộc.

Phạm Phong Dinh .

No comments:

Post a Comment