Friday, January 4, 2019

 

A1 - H SKYRAIDER

 

blue corner.jpg



A1 - H SKYRAIDER
A1 - H SKYRAIDER



Skyraiders A-1 (hình)


Tarin65

Viết về F-8F Bearcat, chúng ta thấy rằng việc thay thế nó là điều nhất định phải làm, chẳng những ở Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát, mà còn ở Bộ Tư Lệnh Không Quân và Phái Bộ Cố Vấn (MAAG).

Sôi nổi nhất là ở phi đoàn. Phải nói rằng Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức và tôi thật sự nóng nảy, chớp mọi thời cơ, gây mọi áp lực cần thiết, nói lý, dùng cảm tình, làm mọi cách để cho có một loại phản lực cơ thay thế chiếc Bearcat. Có người cho rằng vì chúng tôi đã được qua các trường lớp huấn luyện trên phản lực cơ nên chúng tôi tranh đấu để có phản lực cơ trong Không Quân Việt Nam, và từ đó dễ bước lên một nấc thang danh vọng nào đó. Danh vọng thì có biết sống được bao lâu mà màn tới, đâu có phải như Nhảy Dù một cái là biết đánh nhau như lính Dù, và lãnh đạo dù là lãnh đạo tất cả. Muốn lãnh đạo, chỉ cần bay đại khái một chuyến L-19A như ông KHA từng muốn làm để có cơ hội lãnh đạo Không Quân Việt Nam.

Chúng tôi muốn Không Quân Việt Nam có một "bước nhảy vọt" so với Không Quân các nước tân tiến.

Photo:
Chúng tôi muốn Không Quân Việt Nam có một "bước nhảy vọt" so với Không Quân các nước tân tiến. Bây giờ, chúng tôi mới biết là chúng tôi đã không tự lượng sức mình, vì đất nước ta còn nghèo, mọi thứ đều nhờ ngoại bang chi viện. Nhưng ở đây mình nói cho sướng miệng thôi, vì lúc đó, chúng tôi vẫn còn trẻ lắm. Năm 1958, anh Vịnh mới lên 25, Đức 24, chúng tôi máu còn sôi sụt, chưa biết sợ là gì, mà cũng vì vậy mà không biết có Trời cao Đất rộng, chỉ có lý tưởng bay bổng, chỉ có "A la chasse, bordel". Và chúng tôi đã chọn A-4E Skyhawk, một chiếc vừa thon nhỏ, không kén phi trường, lại chở nhiều bom đạn (4 x 6 bom 500 lbs)... lại có đại bác 20 ly tha hồ mà bắn. Nên nhớ là sau tháng 6-1957, Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát bắt đầu có Cố Vấn Mỹ thay Cố Vấn Pháp.

Các ông cố vấn Mỹ này không có cảm tình với pilote trẻ chúng tôi, và chắc với các anh lớn như các ông Hiền, ông Khánh, ông Hùng, thì các cố vấn cũng không thích nói chuyện cho lắm, vì phần lớn chúng tôi, nếu không bị câm thì bị điếc. Nhưng chúng tôi hiểu được các ông không muốn chúng tôi chỉ thích máy bay của NAVY. Chẳng biết vì sao. Có lẽ vì các ông cũng chẳng biết gì máy bay của NAVY để cố vấn chúng tôi. Vậy Không Quân Argentine dùng A-4E thì sao? Nếu từ chối chiếc A-4E, bảo rằng không thích hợp cho chiến trường Việt Nam thì tại sao sau này người Mỹ đẩy chúng tôi ra để xen vào cuộc chiến thì dùng toàn Jet, như F-100, F-104, F-105, F-4 trong Không Quân, và bên NAVY thì có lẽ chiếc A-4E dành nhiều chiến tích nhứt, ít nhứt về số lần xuất trận.

Chúng tôi đã chọn A-4E Skyhawk, một chiếc vừa thon nhỏ, không kén phi trường, lại chở nhiều bom đạn (4 x 6 bom 500 lbs)... lại có đại bác 20 ly tha hồ mà bắn. Khi chưa "tự lực cánh sinh" được, thì coi như lý tưởng phải dẹp qua một bên. Sau nầy, cho Không Quân Việt Nam chúng ta bay F-5 và A-37, toàn là máy bay huấn luyện biến cải. Máy bay gì mà không có súng để bắn mà gọi là Khu Trục cái nỗi gì!
Tôi đã có dịp xuống hàng không mẫu hạm của Mỹ và nhìn máy bay lên xuống, thấy thèm làm sao. Cái tiện ở Việt Nam ta khi dùng may bay của US NAVY là nó đáp ngắn lắm, bay được xa, chở bom đạn nhiều.

Sau một thời gian bàn cải với cố vấn Mỹ tại phi đoàn, chúng tôi chờ đợi một thời gian khá lâu. Một ngày nào đó, chúng tôi được giới thiệu với một tập hồ sơ, có handbook, có hình ảnh của chiếc AD-6. Thoạt đầu, phải nói lên sự thất vọng của chúng tôi, khi nghe cố vấn giải thích tại sao chiếc AD-6 có lợi hơn chiếc A-4E. Thật là không còn gì để nói, đối với chúng tôi. Chúng tôi biết chỉ có một điều là thất vọng tràn trề, không có jet để bay thì chiếc nào chẳng được. Mình bắt đầu làm quen với sự việc "coi lý tưởng như dẹp qua một bên" khi mình chưa phải "tự lực cánh sinh". Viết như vậy để cho các em sau nầy, nhiều khi cũng nóng tính như các anh hồi còn trẻ, có lý tưởng thì sao? Phục vụ là phục vụ thôi.

Như sau nầy, cho Không Quân Việt Nam chúng ta bay F-5 và A-37, toàn là máy bay huấn luyện biến cải. Máy bay gì mà không có súng để bắn mà gọi là khu trục cái nỗi gì. Tôi nhớ đến cái vụ dùng A-37 kè một chiếc máy bay chuyên xịt thuốc trừ sâu và phân bón của nhà nông của Tân Tây Lan, lạc đường lãng vãng trên vùng Cà Mau, để bắt về đáp tại sân bay Bình Thủy, hoa tiêu phi tuần trưởng phải bay lại gần máy bay lạ, lấy tay chỉ chỏ bảo phải đáp xuống, và khi anh ta muốn dọa đối phương, bèn rút súng Colt.45 ra chỉ vào anh pilote kia. Buồn cười không?

Nói dài dòng để cho biết "Mình là ai?" thôi, chứ không có ý chê khen cá nhân nào trong chúng ta cả. Việc bàn tán và chọn lựa máy bay thay chiếc F-8F Bearcat bằng chiếc AD-6 Skyraider bắt đầu từ năm 1958 mà tận đến năm 1961 chúng ta mới thấy mặt nó tại Biên Hòa, home of the fighters.

Năm 1960, chúng tôi là một trong số 6 người đầu tiên sang Corpus Christi, Texas để tập lái AD-6. Đọc cho lẹ một tí thì cũng lấy le được vậy. Ai hỏi ta bay gì, ta bèn nhanh miệng AD-6 thì thoáng nghe như Eighty Six. Chúng tôi là Nguyễn Quan Huy, Tô Minh Chánh, Phạm Phú Quốc, Nguyễn Ngọc Biện, Nguyễn Văn Long, và người viết bài này. Các cụ thấy không, tại sao tôi lại còn sống mà họ đi đâu cả rồi. Đó là những người bạn chết sống với nhau, những người không biết Trời cao bao nhiêu và Đất rộng bao nhiêu. Bay là cái gì cũng bay. Chữ nghĩa thì chẳng bao nhiêu. Nhớ anh huấn luyện viên của chúng tôi là Lt. Morenville, tên có vẻ Tây lắm, chắc phải chọn người biết tiếng Lang Sa, vì chúng tôi nói ít tiếng Anh. Đại khái như Left là Trái, Right là Phải. Nhớ lại khi thi ESL, anh Huy với tôi ăn ý nhau về mật mã, đầu nhọn bút chì chỉ xuống là (a), chỉ lên là (b), chỉ qua Trái là (c), chỉ qua Phải là (d)… Người cao điểm trắc nghiệm Anh ngữ nhất là anh Nguyễn Văn Long (em của anh Nguyễn Tấn Trào), vì anh Long có theo học Hội Việt Mỹ.

Chúng tôi đã có một số giờ trên F-8F Bearcat, tối thiểu 200 giờ, trừ anh Quốc có nhiều giờ F-8F hơn cả, lại có bằng Phi Tuần Phó nữa. Nhưng nhai cái Technical Order bằng Anh ngữ thì thật là khổ sở. Đêm nào tôi cũng dịch ra nhờ quyển Tự Điển bỏ túi của tôi (Tout Petit Dictionaire Larousse). Có điều là trợ huấn cụ của NAVY tại trường căn bản Corpus Christi phải nói là ngon lành, nhứt là cả cái động cơ được cắt ra, còn cho đúng màu, hệ thống xăng, hệ thống nhớt, hệ thống thủy điều, tôi khen Mỹ lắm, thấy Tây thua xa (vì Tây nghèo hơn Mỹ). Đại khái là chúng tôi làm quen với AD-6. Chúng tôi được chở trên AD-5 một chuyến. Thật sự không học hỏi gì nhiều. Có điều là lần đầu tiên leo lên chiếc Skyraider, tôi thấy nó cao làm sao ấy, có lẽ không thua khi ngồi trên C-47 đâu. Nhìn xéo từ 8 giờ hay 4 giờ thì nó giống như một ống kem đánh răng.

Như các cụ thấy qua cái tên của nó AD-6, A là Attack (loại dùng vũ khí mang bên ngoài để tấn công, khác với chữ B là chở bom trong bụng), D là hãng chế tạo Douglas, sau này bị Boeing merge rồi, còn 6 là serie. Sẵn đây, cho biết sau này tất cả máy bay của quân đội Mỹ đều phải theo một lối đặt tên duy nhứt, không phân biệt Hải Lục Không Quân, nên AD-6 trở thành A-1H, và AD-5 trở thành A-1E, là hai chiếc Không Quân Việt Nam đã dùng.

Sau này tất cả máy bay của quân đội Mỹ đều phải theo một lối đặt tên duy nhứt, không phân biệt Hải Lục Không Quân, nên AD-6 trở thành A-1H, và AD-5 trở thành A-1E, là hai chiếc Không Quân Việt Nam đã dùng.

Tại trường Corpus Christi, chúng tôi ghi nhận ba sự kiện tôi nhớ mãi. Sự kiện thứ nhứt là khi tác xạ ở xạ trường, thay vì quẹo phải để tác xạ vào mục tiêu của chúng tôi ngày hôm đó, thì anh Long quẹo trái tác xạ trên mục tiêu dành cho F-11 Cougar. Trong lúc Cougar tập thả bom nguyên tử nên chỉ trúng gần nhất là 300 feet, thì anh Long nhà ta chỉ thả bulls eye. Chiều đó, huấn luyện viên của chúng tôi nhận báo cáo của xạ trường, bảo đuổi cách gì anh Long cũng không đi chỗ khác, mà quả nào cũng trúng đích. May mà không bị đụng nhau trên không.

Sự kiện thứ nhì: Bay thực tập tác xạ thì huấn luyện viên chắp chúng tôi 30 feet average về bom (pratice bomb nhẹ lắm, gió 25 gút lận, khó thả vào vòng 100 feet). Thế mà anh ba Huy luôn luôn giúp chúng tôi uống beer free mỗi ngày. Học trò giỏi thì thầy cũng được khen, nên anh Morenville vui vẻ trả tiền beer.

Điều thứ ba - bay hợp đoàn, mà tôi nhớ mãi là nhân ngày lễ thành lập trung tâm huấn luyện Corpus Christi, hằng năm có đội biểu diễn Blue Angels đến. Nhưng năm 1960, đội Blue Angels vừa lãnh thẹo, một tai nạn chết người, nên miễn đến. Hôm đó lại trùng hợp máy bay của Morenville bị hỏng, phải về đáp trước. Thường khi thì Morenville dẫn bốn chiếc đáp trước, theo sau là Quốc dẫn ba chiếc. Chúng tôi liền lợi dụng cơ hội, bảo Quốc dẫn phi tuần sáu chiếc về đáp một lượt. Sáu chiếc bay hợp đoàn sát cánh hàng dọc bên phải, cứ tách đúng ba giây về hạ cánh an toàn và kỷ luật. Vào parking thì ôi thôi, mấy thằng học trò Mỹ chạy lại bắt tay khen, chưa thấy có ai bay hợp đoàn đẹp thế.

Rời Corpus Christi sau một tháng rưỡi, chúng tôi sang San Diego bay với đơn vị VA-122 tại Coronado, North Island. Vui nhất là tác xạ bom đạn thật tại Camp Pendleton, không biết viết như vậy có đúng không, nhưng đó cũng là chỗ sau này cho đồng bào ta ở tạm khi mới vào đất Mỹ. Tất cả mục tiêu là xe tank, chòi dưới hốc núi, mục tiêu gì cũng bị bọn VNAF (Vietnam Air Force) này tiêu hủy cả. Họ than phiền là tốn tiền tái tạo mục tiêu thật, nghĩa là - trước kia báo cáo tổn phí nhưng khỏi phải làm, vì có ai bắn trúng đâu.
Còn xạ trường Yuma thì thật là cực hình. Thời tiết quá nóng, chỉ hoạt động từ 4 giờ sáng đến 11 giờ trưa, mà chỉ nổ máy một lần, sau đó, thay hoa tiêu thì phải để chèn bánh và để máy chạy, vì tắt máy, quay máy lại sẽ bị back fire vì hòa khí quá non khi trời nóng bức. Trưa ở trong BOQ (Bachelor Officer Quarters) nhìn ra hồ tấm, thấy nước xanh mà không có bóng người. Chỉ mặc quần lót trong phòng lạnh mới chịu nổi.

KQVNCH thao diễn thả bom trên bãi biển Nha Trang xưa trước 1975.
http://youtu.be/RamGop6NMH0

Sau ba tháng huấn luyện, chúng tôi về nước. Và vài tháng sau, chúng tôi nhận phi cơ A-1H đầu tiên, mỗi đợt sáu chiếc. KQVN (Không Quân Việt Nam) tiếp tục gửi theo học khóa xuyên huấn như chúng tôi vừa kể, cũng được bốn hay năm đợt gì đó. Tuy vậy, khi nhận máy bay, chúng tôi đã thả tại Biên Hòa hoặc Tân Sơn Nhứt khi di chuyển để làm phi đạo mới (27-09) tại Biên Hòa. Phi Đoàn lúc đó thật là nhiêu khê. Theo bản cấp số thì còn 25 chiếc F-8F Bearcat, rồi thêm chín chiếc T-6G để huấn luyện khu trục cho các khóa sinh vừa tốt nghiệp khóa 58A (khóa Trần Duy Kỷ) trên L-19 mà sau này gọi là O-1A. Rồi thêm 12 chiếc A-1H, nhưng nhân viên của Phi Đoàn vừa hành quân vừa huấn luyện đâu có gì thay đổi. Nhiệm vụ tăng, nhân viên thiếu so với bản cấp số căn bản của phi đoàn, nên nhớ lại phát ớn. Khi Phi Đoàn đổi tên thành Phi Đoàn 514, tất cả nhân viên các Phòng Hành Quân cơ hữu chỉ có 20 hoa tiêu kể cả chỉ huy trưởng và chỉ huy phó, mà số sĩ quan học viên vừa trên T-6G vừa trên A-1H khoảng 30 người. Phòng Vật Liệu là phòng đông đảo nhân viên nhất do anh Dương Xuân Nhơn điều hành thật tốt, lúc đó có trên dưới 400 người. Phòng Hành Chánh thì nhỏ nhất, nhưng cũng bận rộn không kém các nơi khác. Tôi không biết quản lý một nhân số phức tạp như vậy, sau này tính ngang hàng với đơn vị như thế nào đây.

Chiếc A-1H Skyraider được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Cao Ly (1950-53). Sau đó, Mỹ có bán cho Pháp một số AD-4 để trang bị cho bốn phi đoàn. Nếu tôi nhớ không lầm, một phi đoàn Pháp hồi đó có 25 máy bay, như vậy có thể nói Mỹ bán cho Pháp 100 chiếc AD-4. Việc nầy có tầm quan trọng về ngoại giao đáng kể sau này. Vì khi De Gaulle bất mãn với Mỹ, qua Nam Vang chỏ mõ qua Việt Nam mà tuyên bố: "Vùng Đông Nam Á phải được trung lập hóa". Và khi Mỹ đòi mua lại Skyraider từ tay Pháp để viện trợ cho VNCH thì Pháp đã từ chối, trong khi đó, trong kho dự trữ của Mỹ không còn phi cơ hay phụ tùng gì thuộc A-1H nữa. Đó là một dấu ngoặc lịch sử của Skyraider.

KQVNCH -- A1 Skyraider Danh Tiếng Muôn Đời
http://youtu.be/1V6P7W9VuLs
Ai đã bay A-1H rồi thì phải công nhận nó thật thích hợp cho chiến trường Việt Nam trong giai đoạn VC (Việt cộng) sử dụng Du Kích Chiến và chưa được trang bị SA-7. Với động cơ Wright 3,300, có thể chở đến gần 8,000 lbs vũ khí đạn dược, hoặc thời gian bao vùng lâu nhứt làm cho quân bạn dưới đất thích nó hơn chiếc nào khác. Chỉ có mệt cho hoa tiêu, người phải ngồi chịu trận cả năm tiếng đồng hồ, phải kéo G cho đến thân em mềm nhũn ra, về nhà còn bị các chị hành hạ thêm nữa. Nghĩ lại mà tội nghiệp cho các cánh chim như Phượng Hoàng, như Phi Hổ…

Theo cấu trúc của chiếc A-1H thì dù động cơ mạnh hơn của F-8F, chong chóng cũng có thể to hơn, nhưng người ta làm cho cái đòn dài ra nên chỗ ngồi của hoa tiêu thoải mái hơn và nhìn rõ bên ngoài. Sở dĩ có thể quan niệm như vậy vì đây chỉ là một phi cơ loại Attack, đánh những mục tiêu dưới đất mà thôi, như yểm trợ tiếp cận (close support), như đánh phá hậu tuyến của địch (interdiction), mà không dự vào không chiến. Tuy vậy mà trong các cuộc hành quân Bắc Tiến, một A-1E của Hải Quân Mỹ đã hạ một chiếc MIG trong phi vụ yểm trợ cấp cứu hoa tiêu lâm nạn trên vùng mục tiêu, có lẽ vì anh lái MIG đó đang dỡ trò "tắt máy phục kích trên không", chẳng may lại đưa lưng cho bốn khẩu đại bác 20 ly bắn rụng. Do chế tạo để đánh các mục tiêu dưới đất, nên sở trường của nó là thả bom với nhiều độ chúi khác nhau: 70 độ, 45 độ, hay 30 độ chúi. Máy bay khi chúi sẽ đầm hơn chiếc F-8F, nhưng cũng đòi hỏi phải có cao độ sơ khởi khá cao, vì nó leo lên chậm lắm, và dễ mất cao độ khi xuống đánh. Cao độ tối thiểu mà tôi kinh nghiệm là 4,500 bộ khi bắt đầu.

Nếu bắt đầu từ cao độ thấp hơn thì sau khi đánh sẽ không trồi lên lại được tới cao độ sơ khởi, và cứ thế mất dần cao độ, làm cho các kỳ xuống đánh tiếp theo càng lúc càng nguy hiểm, nhứt là cho phi tuần viên số 2. Nếu một phi tuần bốn chiếc, ta có thì giờ chờ đợi và lên cao độ, nhưng khi chỉ có hai chiếc thì người số 2 muốn làm tròn nhiệm vụ bảo vệ cho số 1 phải giữ vòng bay sát nhau, do đó, anh số 2 vừa không được số 1 bào vệ khi anh xuống đánh, vừa không đủ cao độ để đánh chính xác và an toàn.

Photo:

Dive bombing là một trò vui mà cũng hao sức với A-1H. Bắt đầu từ 10,000 bộ, ra dive brake, chúi xuống 70 độ (sự thật, ta thấy thân mình nằm trên giây cột an toàn tòn ten khi chúi như vậy), thả bom ở cao độ 3,000 bộ, vào dive brake và kéo lên đúng 4.5G. Làm chừng 5 cái thấy "học xì dầu", vì ít khi tôi kéo 4.5G mà thường là 7.5G, do đó, các bạn có thể nói tất cả máy bay mau hư là vì tôi đó. Với độ chúi 45 độ thì ít vấn đề. Đại khái là khi chúi, và nhắm bắn, chúng ta lúc đầu chưa quen, hay sửa cho tâm điểm trên máy nhấm nằm trên mục tiêu, thì kết quả lại phải sửa ngược lại khi tốc độ tăng cao, vì nhà chế tạo canh ngẫu lực chong chóng làm cho đuôi có độ lệch khá lớn đối với trục dọc máy bay, làm máy bay lãnh hậu quả không đồng đều khi tốc độ thay đổi quá nhiều trong đà chúi của chúng ta. Một tật nữa rất nguy hiểm cho hoa tiêu là "sink rate" khá cao, vì thân nó quá nặng nề.

Thường thường, những vụ mang ngọn tre về đáp, hay tệ hơn nữa là cày dưới ruộng, đó là hậu quả của mất nhiều cao độ khi ta múc lên. Mũi máy bay thì đã nằm trên chân trời, nhưng máy bay còn tiếp tục trằn xuống theo quỷ đạo chúi của nó trước kia một lúc lâu rồi mới ngóc đầu lên thật sự. Đó là vì quán tính của ly tâm. Ở đây không nói nhiều về cơ học được. Chỉ đưa ra một so sánh để các cụ đọc chơi.

Bây giờ là lúc trời đang có tuyết và phần lớn các nơi đó có đường đóng băng trơn trợt. Lái xe trên đường như vậy, bạn thử nhích tay lái một chút là xe bắt đầu quẹo. Nếu cứ giữ tay lái như vậy thì các bạn sẽ trợt (glisser, glide). Nếu thấy trợt va vào gốc cây mà tăng thêm vòng quẹo thì sẽ trợt nhiều hơn nữa, chứ không phải là tránh được gốc cây đâu, mà trái lại sẽ đụng mạnh hơn, vì bạn đã tăng lực ly tâm khi bẻ tay lái quẹo gắt hơn. Tại các xạ trường, nhứt là tập tác xạ ban đêm, ta mất nhiều thì giờ để nhắm hơn. Cố sửa cho tâm điểm của máy nhấm nằm trên mục tiêu, sửa mãi mà không ngờ cao độ giải tỏa đã tới từ lâu rồi.

Hoảng hốt kéo lên mạnh chừng nào thì lực ly tâm càng trằn máy bay xuống đất chừng nấy. Khi điều tra tai nạn, chỉ cần xem phần nào của máy bay chạm đất trước thì đủ biết nguyên nhân tai nạn là gì. Các anh đi học Mỹ về thường dùng chữ Target Fixation. Cũng đúng, đó là nguyên nhân đầu tiên. Mãi nhấm đến khi quá gần đất rồi thì kéo mạnh. Ta sẽ thấy khi chạm đất, phần đuôi chạm trước, rồi xác máy bay rải dài theo trục bay của máy bay. Nếu lúc ta thấy kéo mà không lên thì ta ngưng kéo, hoặc dằn tay lái xuống thì nó sẽ ngưng trằn xuống lập tức. Giống như khi lái xe trên đường lộ, ta quẹo trái thấy cứ lọt qua lane phải thì ngưng đừng cố quẹo gắt nữa thì nó sẽ nằm yên. Phải quẹo gắt mà ngưng lại thì hiệu quả mới đúng như đã nói, chứ quẹo chưa đủ mà ngưng thì là vấn đề khác rồi.

Vì đòn dài và nặng nề nên đánh nhau giữa hai loại máy bay thì không thích hợp. Đừng nói chi đấu với F-8H thì thua quá xa rồi, đấu với T-28 cũng không lại. Vì thế, không nên bắt mèo ăn cứt.

Về không hành (navigation) thì tương đối thoải mái hơn F-8F. Có thể bay xa hơn, như bay qua Phi Luật Tân chẳng hạn thì dễ như chơi. Tuy trang bị cũng xoàng thôi, nhưng cũng đủ để bay đêm rất tốt. Và Phi Đoàn 514 đã có khả năng đó. Nhất là khi trời trên mục tiêu tốt mà từ phi trường xuất phát lại xấu, ta bắt buộc phải cất cánh hợp đoàn, ngày hay đêm không thành vấn đề, rồi nhờ radar hướng dẫn đến mục tiêu, tha hồ mà đánh. Xong rồi về hạ cánh, trời xấu thì hợp đoàn từng hai chiếc mà xuyên mây hạ cánh cũng tốt. Tôi còn nhớ có lần, chúng tôi hành quân đặc biệt ban đêm, oanh tạc theo chỉ điểm của Lực Lượng Đặc Biệt, bay hợp đoàn sát cánh ba chiếc, tắt cả đèn mà chỉ nhìn ánh lửa từ ống thoát ra mà bay ở cao độ thấp cho đến khi đến mục tiêu, chúng tôi lấy đội hình oanh kích, làm mỗi người một passe salvo bomb, đã thật. Kết quả phối kiểm có hình ảnh, rất tốt.

Phạm Phú Quốc khi thành lập Phi Đoàn 518 đã được huấn luyện vượt biên bằng đường biển ở cao độ thấp (50 feet) cho đến vùng mục tiêu mới làm vòng tác xạ thường lệ. Như vậy mới khai thác tận dụng khả năng của A-1H.

Về trang bị vũ khí, A-1H có thể nói là số một trong những chiếc mà tôi được bay. Thêm nữa, được KQVN ta sử dụng, chiếc A-1H mới thêm rạng rỡ, nổi tiếng hơn bao giờ hết. Thành thật mà nói, có bay cùng chiếc máy bay này ở đơn vị VA-122 của USNAVY, mới thấy KQVN bỏ xa mút tí tè. Chẳng những về bảo trì phi động cơ, mà nói về vũ khí thì phải nói là KQVN vô địch. Súng họ bắn ở Yuma, tôi hỏi anh Biện xem tôi bắn ở mấy giờ mà xạ trường báo "zero hit" trên bia điện tử. Biện thường bay ở gió xuôi khi tôi tác xạ, nên mấy vòng anh mới thấy được ở "một mile 6 giờ". Trong khi đó, đi hành quân trên vùng Hồng Ngự Cái Cái mà bắn xuồng ba lá bằng đại bác 20 ly thì chỉ cần một tràn ở mũi xuồng là xuồng bị toét ra thành ba mảnh. Ai dại gì bắn giữa xuồng, chỉ đục lỗ xuyên qua, VC lại lấy đất trét lên và bơi như thường. Vì súng của ta có anh Phan Đàm Liệu điều chỉnh trước Fire-in-but ở 300m xa, ai mà bắn trật thì người đó không phải hoa tiêu của PĐ-514. Bởi vậy, VC khó mà thoát khi bị PĐ-514 bao vây. Như kỳ Ấp Bắc chẳng hạn, ai làm bậy đâu không, làm những thành tích của Phi Đoàn - 514 tiêu ra ma.

Chính mắt tôi thấy mấy trái chuối của Hoa Kỳ (H-21) bị Ground Resonance lật ngửa ngay trên vùng, không có ai đánh hết, mình tự té nhào ra, hết chiếc nầy đến chiếc kia, tổng cộng 5 chiếc, rồi bảo VNCH chúng ta không biết hành quân, không biết bảo vệ cho trực thăng đổ bộ. Rồi sau đó, lại thấy cái cảnh Pháo Binh rượt lính Bảo An chạy có cờ. Toàn là mình chơi mình không thôi. Tiểu Đoàn 514 của Tiền Giang Việt cộng (trận Ấp Bắc 12-9-1962) có mặt ở đó, nhưng nó bị chúng tôi phát giác khi còn xa vùng mục tiêu. Chính ba Huy và anh Biện bao vây chúng trên mặt ruộng, chờ Bảo An lại tóm gọn. Chắc các anh cho tôi nói láo cho vui chớ gì. Rõ ràng là như vậy. Bị chúng tôi 'dí' thì không làm sao thoát khỏi. Ở Mỹ này, có anh phi tuần viên đã từng bay chung với tôi là anh Nguyễn Quốc Thành, hỏi anh ấy thì biết, gặp chúng tôi vây thì chỉ có chết mà thôi. Vì vậy, Việt Cộng phải xin viện trợ cho được SA-7, nếu không chúng bị KQVN diệt hết. Chúng tôi dùng Đại Bác 20 ly một cách say mê, tiết kiệm từng viên đạn, có khi gỡ bớt circuit breaker súng để chỉ bắn một lần hai cây mà thôi. Có nhiều phi tuần viên muốn về sớm cho đỡ mệt, không thích làm như vậy. Có anh lại phí đạn quá sớm. Làm phi tuần trưởng cụt hứng, phải kéo nhau đi về. Đó là chúng tôi áp dụng đúng mức nguyên tắc chiến tranh vào việc sử dụng hỏa lực.

Nhớ lại kỳ thả bom đó, tới nay tôi còn thấy tiếc, tại sao mình đã không bỏ salvo một pass mà thôi, như vậy, mình không cần trúng đích cũng làm cho địch vỡ màng nhĩ mà chết (lúc thả bom để tiêu diệt Tướng Đôn của Việt Cộng đang nằm trong chân núi).
Công dụng tốt nhất của Napalm là diệt những Việt cộng trốn dưới hầm bí mật.
Bom thì A-1H là vua chở bom. Trọng lượng chưa trang bị là 9,000 lbs. Trang bị tối đa là 17,000 lbs. Lần hành quân Lam Sơn 1 ở Đà Nẵng với Trung Tướng Trần Văn Đôn, thả bom để tiêu diệt Tướng Đôn của Việt Cộng đang nằm trong chân núi, chúng tôi trang bị tối đa bom:
- Hai quả 1,000 lbs ở inboard racks,
- 8 quả 500 lbs ở outboard racks, và
- Thêm ít quả 100 lbs ở các kẽ hở và ngoài đầu cánh.

Khi cất cánh, bắt buộc phải dùng full flaps. Khi có tốc độ sau khi vào chân đáp rồi mới giảm xuống ¼ flaps để bay lên. Tới cao độ 10,000 bộ mới bình phi và vào flaps trọn vẹn. Nếu ai không nghe briefing kỹ thì dễ chết lắm, hay ít ra cũng hết hồn, như có người thấy không lên nỗi bèn ra biển thả hết bom để về đáp cho sớm. Chúng tôi hiểu, chúng ta là con người mà, có lúc phải "teo" một tí. Nhưng nếu chịu khó khai thác TOC, và chịu khó nghe briefing thì đâu có khó gì đâu. Không lẽ những người làm được là những người chỉ biết liều mạng? Nhớ lại kỳ thả bom đó, tới nay tôi còn thấy tiếc, tại sao mình đã không bỏ salvo một pass mà thôi, như vậy, mình không cần trúng đích cũng làm cho thiên hạ vỡ màng nhĩ mà chết. Chứ dựa vào phóng ảnh mà thả bom thì có thấy gì cụ thể đâu! Nhưng sau khi giải tỏa hết bom rồi, thấy sao mình nhẹ phơi phới, khó tả.

Hỏa tiễn không có công dụng tốt trong chiến tranh du kích, vì chúng chưa dùng đến chiến xa, và không có công sự kiện cố như đồn bót chúng ta. Trừ khi chúng đã chiếm đóng trong các vị trí của chúng ta mà thôi. Trái lại, bom napalm có nhiều công dụng tốt hơn.

Mười hai dàn bên ngoài cánh còn có thể dùng phóng hỏa tiền đủ loại, nhưng thú thật với các bạn, hỏa tiễn không có công dụng tốt trong chiến tranh du kích đâu, vì Việt cộng lúc đó chúng chưa dùng đến chiến xa, và không có công sự kiện cố như đồn bót chúng ta. Trừ khi chúng đã chiếm đóng trong các vị trí của chúng ta mà thôi. Trái lại, bom napalm có nhiều công dụng tốt hơn, và A-1H có công dụng chở được đến ba quả ở inboard racks, và sáu quả nữa ở outboard racks, nếu có loại 500 lbs như bom của Nhật Bản để lại thì tốt, hay loại dùng trên T-28 sau này.
Kinh nghiệm cho thấy, không nên trộn lẫn Napalm với bom nổ hay hỏa tiễn; pha trộn như vậy thường do các yêu cầu của những giới chức có thẩm quyền nhưng không hiểu biết về ngành hỏa lực, vì rất nguy hiểm cho hoa tiêu. Chỉ cần bấm lộn nút trong khi xuống thấp 50 bộ để thả napalm mà thả lầm bom nổ thì quá nguy, bắn hỏa tiễn ở cao độ thấp làm sao giải tỏa khỏi kịp, nếu cố gắng quá có thể bị déclenché (snap roll?). Công dụng tốt nhất của Napalm là diệt những Việt cộng trốn dưới hầm bí mật.

Khi ta thả từng cặp một cách nhau một giây thì sẽ có sức cháy phủ trùm lên nhau. Nhiệt độ cháy của Napalm là 1,500 độ C. Nếu có sức cháy phủ trùm lên nhau thì sẽ đốt hết oxy trên mặt đất, và từ các lỗ thông hơi đốt cả oxy dưới hầm trú ẩn, Việt cộng sẽ bị chết khô dưới hầm, chứ không phải bị chết cháy. Người phi tuần trưởng có nhiệm vụ điều khiển cho thả napalm chồng lên nhau thì kết quả bảo đảm hơn. Thường thì anh em dùng napalm để đốt nhà. Đâu cần như vậy. Chỉ dùng đại bác 20 ly của A-1H, bắn vào vách nhà sau thường để bếp, hoặc trúng phải lò dầu, hoặc làm tung củi đang cháy vào vách, hoặc chính băng đạn có đạn lửa của chúng ta cũng đủ đốt nhà lá rồi. Napalm còn một loại mục tiêu khác là diệt súng phòng không của địch, nhưng không nên dùng A-1H vì quá chậm, mà phài dùng F-5 mới tốt. Vì sức nóng cháy của napalm làm cong nòng súng, không làm sao sửa chữa được. Một loại vũ khí khác để diệt phòng không là CBU, không phải để tiêu hủy súng mà là giết chết xạ thủ. Những người nầy phải được tập luyện khó khăn, khó được thay thế nhanh chóng.

Nói thêm một ưu điểm nữa của A-1H mà nhiều người đã biết, nhưng ít dùng đến trong các kế hoạch dài hạn. Nó đáp rất ngắn. Với trang bị nhẹ, có thể lên xuống với phi đạo dài 750 mét. Cụ thể, chúng tôi đã sử dụng phi trường Cù Hanh ở Pleiku, do công của Hà Xuân Vịnh thám sát phi trường ở vùng cao nguyên. Lúc đó, phi trường được lót bằng vĩ sắt (PSP) loại đen nhỏ bảng. Chúng tôi đáp lên giốc, cất cánh xuống giốc, trên dưới 1,000 mét. Có lần tôi chờ các anh thay thế, ngồi ngoài phi đạo nhìn các anh cất cánh. Tôi giật mình khi thấy chiếc A-1H sụp vào một lỗ giữa phi đạo, vĩ sắt thụn xuống, cây cọc sắt dài độ bốn tấc tây lòi lên, và sau khi bánh lăn qua rồi thì vĩ sắt trở lên như cũ, nên ta không thấy cọc sắt đâu cả. Tôi chạy ra ngay tại chỗ có vũng nước màu đỏ của Pleiku, gọi hai ba anh cơ khí gần đó chạy xe dodge 4x4 lại đè lên vĩ sắt thì rõ ràng có cây cọc lòi lên.

Có lần, một anh không cảnh giác bị lạc tay lái khi sụp lỗ nên anh bị tạt khỏi trục phi đạo, chạy băng ra hàng rào kẽm gai có cọc bê tong, và anh tiếp tục hốt lên với cái cọc bê tông ấy, vất nó xuống cách hàng rào cả chục thước. Điều nầy cho thấy chân đáp của A-1H rất chắc. Một sân ngắn nữa chúng tôi đã dùng là sân Sóc Trăng, dài 1,000 mét, nhưng lúc đó có một cái lỗ to ở khoảng ¾ phi đạo, nghĩa là còn lại 750 mét. Do đó, anh Nguyễn Thành Long (Long Chà) đã làm hư một chiếc A-1H vì đáp quá ngắn, đúng chỗ có bùn trơn trợt ngoài đầu phi đạo, nên anh bị lạc hướng chạy qua trái 60 độ, vượt khỏi rào kẽm gai, ra ngoài ruộng còn cán chết tại chỗ một chị người nhà của một anh lính pháo binh cùng đóng tại phi trường. Đó là trong chiến dịch Bình Tây do Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm làm tư lệnh chiến dịch. Một lần khác, tôi hành quân tại phi trường Nha Trang trong lúc phi trường đang được sửa chữa. Chỉ còn một nửa chiều rộng, và một nửa chiều dài, chúng tôi đã trang bị khoảng hai tấn rưỡi bom đạn cũng hành quân tốt. Nói cách khác, chỗ nào C-47 lên xuống được, chúng tôi đều hành quân được.

Cái nạn SA-7 làm cho phe A-1H phải cụt hứng, vì nó quá dễ bị tiêu diệt. Tính chung về sự đóng góp cho chiến tranh tại Việt Nam của các loại máy bay, phải nói A-1H là số một.
Chúng tôi nhận thấy chỉ có thể viết về chiếc A-1H như thế thôi. Lẽ tất nhiên, có nhiều phi đoàn đã xử dụng nó, càng lúc càng hay hơn. Nhưng mà rủi cho các anh phải bay trong giai đoạn sau cùng của nó, vì nó cũng đã quá nhão nhề rồi. Tôi nhớ người Mỹ cứ khen thưởng Không Quân Việt Nam bảo trì giỏi. Để chi? Để tăng thêm giờ hoạt động trước khi mang về Mỹ để làm đại tu.
Chỉ cần o bế với anh Tech Rep của hãng Wright để báo cáo và đề nghị, thì bên kia, Nhà Nước Mỹ cũng nói cho hãng Wright biết -- nên chấp thuận cho tăng giờ bay thì phải đỡ tiền viện trợ không… Cứ thế, ta xài mãi mà không thấy hư. Tài thật! Có gì thì pilote Việt Nam chịu, có phải pilote Mỹ đâu mà họ lo. Còn phe ta mà được khen thì chỉ có một bằng tưởng lục là xong, chỉ tốn có mấy trang in roneo mà thôi.

Sau cùng, cái nạn SA-7 làm cho phe A-1H phải cụt hứng, vì nó quá dễ bị tiêu diệt. Tính chung về sự đóng góp cho chiến tranh tại Việt Nam của các loại máy bay, phải nói A-1H là số một. Đây không phải là vì tôi bay nó mà nó hay đâu. Đừng chê cười.

Tarin65




 

<p align="center">&nbsp;</p><center><font style="font-size: 48pt;color: white;text-shadow:2px 4px deepskyblue"><b>A1 - H SKYRAIDER</b></font></center> <p align="center">&nbsp;</p> <table style="border-collapse: collapse;" background="https://lh3.googleusercontent.com/hR6sDI1U6NJz_ZL36d__5H_4FLtJtUbG3ihclPSjo2aJKPLcBDJxIkZb_3ZRxsEBEOsOkjb9zK2TElAreqv6hwxByBPHcnQfLaRH7jk=w1280-h1024-rw-no" border="0" cellpadding="0" width="140%" style="box-shadow:10px 10px 10px deepskyblue"> <tbody><tr><td width=""><img src="https://lh3.googleusercontent.com/X8NR1F55JJgN1E1xObBXWE6b2JLDZ8lwjxp2DpQuzc5QPHAER0i2esIlHrZ63EAXoWZ_f70twIdlzSE4FIGQ7h3oDEN5NXLSPSw=s180-rw-no" width="130" style="box-shadow: 4px 8px deepskyblue" align="left" border="0" alt="blue corner.jpg"><br><br><div style="text-align: justify; line-height:36pt;margin: 0pt 20pt 0pt 32pt;"><br><br> <center><font style="font-color:powderblue;font-size: 48pt; text-shadow:2px 4px deepskyblue"><b>A1 - H SKYRAIDER</b></center></font> <center><font style="font-size: 48pt;color: white;text-shadow:2px 4px deepskyblue"><b>A1 - H SKYRAIDER</b></font></center> <br><br><center><font style="color:powderblue; font-size:20pt;"><a href="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh07KUQg8up0I-QOL_1aX9O8XLS2MlYwsJeaxGE_cBBfz8hhJunh_GnZdmXJkJJBgVOlsWPOAhNkaKHgSpp6RI6ooSbhazZUT_LKXZ_328cVBVH4ob8PrDdG2pdmMxFpfoEmvtmAtSEtGsc/s1600/1+A+A+A+KQ+2.jpg" imageanchor="1" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;"><img border="0" src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh07KUQg8up0I-QOL_1aX9O8XLS2MlYwsJeaxGE_cBBfz8hhJunh_GnZdmXJkJJBgVOlsWPOAhNkaKHgSpp6RI6ooSbhazZUT_LKXZ_328cVBVH4ob8PrDdG2pdmMxFpfoEmvtmAtSEtGsc/s1600/1+A+A+A+KQ+2.jpg" height="448" width="620" ></a><br>Skyraiders A-1 (hình) </font></center> <br><br><font style="color:powderblue; font-size:26pt;">Tarin65 <br><br> Viết về F-8F Bearcat, chúng ta thấy rằng việc thay thế nó là điều nhất định phải làm, chẳng những ở Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát, mà còn ở Bộ Tư Lệnh Không Quân và Phái Bộ Cố Vấn (MAAG). <br><br> Sôi nổi nhất là ở phi đoàn. Phải nói rằng Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức và tôi thật sự nóng nảy, chớp mọi thời cơ, gây mọi áp lực cần thiết, nói lý, dùng cảm tình, làm mọi cách để cho có một loại phản lực cơ thay thế chiếc Bearcat. Có người cho rằng vì chúng tôi đã được qua các trường lớp huấn luyện trên phản lực cơ nên chúng tôi tranh đấu để có phản lực cơ trong Không Quân Việt Nam, và từ đó dễ bước lên một nấc thang danh vọng nào đó. Danh vọng thì có biết sống được bao lâu mà màn tới, đâu có phải như Nhảy Dù một cái là biết đánh nhau như lính Dù, và lãnh đạo dù là lãnh đạo tất cả. Muốn lãnh đạo, chỉ cần bay đại khái một chuyến L-19A như ông KHA từng muốn làm để có cơ hội lãnh đạo Không Quân Việt Nam. <br><br> <div class="e_articleSmallBox" style="margin: 15px 20px 10px; line-height:24pt;padding: 15px; float: right; width: 280px; border: 0px solid powderblue; background: -webkit-linear-gradient(left, Azure, powderblue 15%, seashell); box-shadow:15px 15px 15px skyblue;text-align: justify; font-family:Cambria !important;font-size: 24px;"> <font color="navy";><i><b>Chúng tôi muốn Không Quân Việt Nam có một "bước nhảy vọt" so với Không Quân các nước tân tiến.</b></i></font><center><br><img src="https://lh3.googleusercontent.com/MWAI3Kxxzy5CxiHoi1B6hPPWuqZazUm-bsmThUf19gp_GjNO0DgCMMwJnX9DzFyPFGapaf-kARY-6Dfley_KK8y5kkzuXFWFGvxZrHc=w500-h616-rw-no" width="200" alt="Photo: "/></center><b></b></div> Chúng tôi muốn Không Quân Việt Nam có một "bước nhảy vọt" so với Không Quân các nước tân tiến. Bây giờ, chúng tôi mới biết là chúng tôi đã không tự lượng sức mình, vì đất nước ta còn nghèo, mọi thứ đều nhờ ngoại bang chi viện. Nhưng ở đây mình nói cho sướng miệng thôi, vì lúc đó, chúng tôi vẫn còn trẻ lắm. Năm 1958, anh Vịnh mới lên 25, Đức 24, chúng tôi máu còn sôi sụt, chưa biết sợ là gì, mà cũng vì vậy mà không biết có Trời cao Đất rộng, chỉ có lý tưởng bay bổng, chỉ có "A la chasse, bordel". Và chúng tôi đã chọn A-4E Skyhawk, một chiếc vừa thon nhỏ, không kén phi trường, lại chở nhiều bom đạn (4 x 6 bom 500 lbs)... lại có đại bác 20 ly tha hồ mà bắn. Nên nhớ là sau tháng 6-1957, Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát bắt đầu có Cố Vấn Mỹ thay Cố Vấn Pháp. <br><br> Các ông cố vấn Mỹ này không có cảm tình với pilote trẻ chúng tôi, và chắc với các anh lớn như các ông Hiền, ông Khánh, ông Hùng, thì các cố vấn cũng không thích nói chuyện cho lắm, vì phần lớn chúng tôi, nếu không bị câm thì bị điếc. Nhưng chúng tôi hiểu được các ông không muốn chúng tôi chỉ thích máy bay của NAVY. Chẳng biết vì sao. Có lẽ vì các ông cũng chẳng biết gì máy bay của NAVY để cố vấn chúng tôi. Vậy Không Quân Argentine dùng A-4E thì sao? Nếu từ chối chiếc A-4E, bảo rằng không thích hợp cho chiến trường Việt Nam thì tại sao sau này người Mỹ đẩy chúng tôi ra để xen vào cuộc chiến thì dùng toàn Jet, như F-100, F-104, F-105, F-4 trong Không Quân, và bên NAVY thì có lẽ chiếc A-4E dành nhiều chiến tích nhứt, ít nhứt về số lần xuất trận. <br><br> <div class="e_articleSmallBox" style="margin: 15px 20px 4px;line-height: 24pt; padding: 15px; float: right; width: 280px; border: 0px solid powderblue; background: -webkit-linear-gradient(left, Azure, powderblue 15%, seashell); box-shadow:15px 15px 15px skyblue;text-align: justify; font-family:Cambria !important;font-size: 24px;"> <font color="navy";><i>Chúng tôi đã chọn A-4E Skyhawk, một chiếc vừa thon nhỏ, không kén phi trường, lại chở nhiều bom đạn (4 x 6 bom 500 lbs)... lại có đại bác 20 ly tha hồ mà bắn. Khi chưa "tự lực cánh sinh" được, thì coi như lý tưởng phải dẹp qua một bên. Sau nầy, cho Không Quân Việt Nam chúng ta bay F-5 và A-37, toàn là máy bay huấn luyện biến cải. Máy bay gì mà không có súng để bắn mà gọi là Khu Trục cái nỗi gì! </i></font><b></b></div> Tôi đã có dịp xuống hàng không mẫu hạm của Mỹ và nhìn máy bay lên xuống, thấy thèm làm sao. Cái tiện ở Việt Nam ta khi dùng may bay của US NAVY là nó đáp ngắn lắm, bay được xa, chở bom đạn nhiều. <br><br> Sau một thời gian bàn cải với cố vấn Mỹ tại phi đoàn, chúng tôi chờ đợi một thời gian khá lâu. Một ngày nào đó, chúng tôi được giới thiệu với một tập hồ sơ, có handbook, có hình ảnh của chiếc AD-6. Thoạt đầu, phải nói lên sự thất vọng của chúng tôi, khi nghe cố vấn giải thích tại sao chiếc AD-6 có lợi hơn chiếc A-4E. Thật là không còn gì để nói, đối với chúng tôi. Chúng tôi biết chỉ có một điều là thất vọng tràn trề, không có jet để bay thì chiếc nào chẳng được. Mình bắt đầu làm quen với sự việc "coi lý tưởng như dẹp qua một bên" khi mình chưa phải "tự lực cánh sinh". Viết như vậy để cho các em sau nầy, nhiều khi cũng nóng tính như các anh hồi còn trẻ, có lý tưởng thì sao? Phục vụ là phục vụ thôi. <br><br> Như sau nầy, cho Không Quân Việt Nam chúng ta bay F-5 và A-37, toàn là máy bay huấn luyện biến cải. Máy bay gì mà không có súng để bắn mà gọi là khu trục cái nỗi gì. Tôi nhớ đến cái vụ dùng A-37 kè một chiếc máy bay chuyên xịt thuốc trừ sâu và phân bón của nhà nông của Tân Tây Lan, lạc đường lãng vãng trên vùng Cà Mau, để bắt về đáp tại sân bay Bình Thủy, hoa tiêu phi tuần trưởng phải bay lại gần máy bay lạ, lấy tay chỉ chỏ bảo phải đáp xuống, và khi anh ta muốn dọa đối phương, bèn rút súng Colt.45 ra chỉ vào anh pilote kia. Buồn cười không? <br><br> Nói dài dòng để cho biết "Mình là ai?" thôi, chứ không có ý chê khen cá nhân nào trong chúng ta cả. Việc bàn tán và chọn lựa máy bay thay chiếc F-8F Bearcat bằng chiếc AD-6 Skyraider bắt đầu từ năm 1958 mà tận đến năm 1961 chúng ta mới thấy mặt nó tại Biên Hòa, home of the fighters. <br><br> Năm 1960, chúng tôi là một trong số 6 người đầu tiên sang Corpus Christi, Texas để tập lái AD-6. Đọc cho lẹ một tí thì cũng lấy le được vậy. Ai hỏi ta bay gì, ta bèn nhanh miệng AD-6 thì thoáng nghe như Eighty Six. Chúng tôi là Nguyễn Quan Huy, Tô Minh Chánh, Phạm Phú Quốc, Nguyễn Ngọc Biện, Nguyễn Văn Long, và người viết bài này. Các cụ thấy không, tại sao tôi lại còn sống mà họ đi đâu cả rồi. Đó là những người bạn chết sống với nhau, những người không biết Trời cao bao nhiêu và Đất rộng bao nhiêu. Bay là cái gì cũng bay. Chữ nghĩa thì chẳng bao nhiêu. Nhớ anh huấn luyện viên của chúng tôi là Lt. Morenville, tên có vẻ Tây lắm, chắc phải chọn người biết tiếng Lang Sa, vì chúng tôi nói ít tiếng Anh. Đại khái như Left là Trái, Right là Phải. Nhớ lại khi thi ESL, anh Huy với tôi ăn ý nhau về mật mã, đầu nhọn bút chì chỉ xuống là (a), chỉ lên là (b), chỉ qua Trái là (c), chỉ qua Phải là (d)… Người cao điểm trắc nghiệm Anh ngữ nhất là anh Nguyễn Văn Long (em của anh Nguyễn Tấn Trào), vì anh Long có theo học Hội Việt Mỹ. <br><br> Chúng tôi đã có một số giờ trên F-8F Bearcat, tối thiểu 200 giờ, trừ anh Quốc có nhiều giờ F-8F hơn cả, lại có bằng Phi Tuần Phó nữa. Nhưng nhai cái Technical Order bằng Anh ngữ thì thật là khổ sở. Đêm nào tôi cũng dịch ra nhờ quyển Tự Điển bỏ túi của tôi (Tout Petit Dictionaire Larousse). Có điều là trợ huấn cụ của NAVY tại trường căn bản Corpus Christi phải nói là ngon lành, nhứt là cả cái động cơ được cắt ra, còn cho đúng màu, hệ thống xăng, hệ thống nhớt, hệ thống thủy điều, tôi khen Mỹ lắm, thấy Tây thua xa (vì Tây nghèo hơn Mỹ). Đại khái là chúng tôi làm quen với AD-6. Chúng tôi được chở trên AD-5 một chuyến. Thật sự không học hỏi gì nhiều. Có điều là lần đầu tiên leo lên chiếc Skyraider, tôi thấy nó cao làm sao ấy, có lẽ không thua khi ngồi trên C-47 đâu. Nhìn xéo từ 8 giờ hay 4 giờ thì nó giống như một ống kem đánh răng. <br><br> Như các cụ thấy qua cái tên của nó AD-6, A là Attack (loại dùng vũ khí mang bên ngoài để tấn công, khác với chữ B là chở bom trong bụng), D là hãng chế tạo Douglas, sau này bị Boeing merge rồi, còn 6 là serie. Sẵn đây, cho biết sau này tất cả máy bay của quân đội Mỹ đều phải theo một lối đặt tên duy nhứt, không phân biệt Hải Lục Không Quân, nên AD-6 trở thành A-1H, và AD-5 trở thành A-1E, là hai chiếc Không Quân Việt Nam đã dùng. <br><br> <div class="e_articleSmallBox" style="margin: 15px 20px 4px;line-height: 24pt; padding: 15px; float: right; width: 280px; border: 0px solid powderblue; background: -webkit-linear-gradient(left, Azure, powderblue 15%, seashell); box-shadow:15px 15px 15px skyblue;text-align: justify; font-family:Cambria !important;font-size: 24px;"> <font color="navy";><i>Sau này tất cả máy bay của quân đội Mỹ đều phải theo một lối đặt tên duy nhứt, không phân biệt Hải Lục Không Quân, nên AD-6 trở thành A-1H, và AD-5 trở thành A-1E, là hai chiếc Không Quân Việt Nam đã dùng. </i></font><br><br><b></b></div> Tại trường Corpus Christi, chúng tôi ghi nhận ba sự kiện tôi nhớ mãi. Sự kiện thứ nhứt là khi tác xạ ở xạ trường, thay vì quẹo phải để tác xạ vào mục tiêu của chúng tôi ngày hôm đó, thì anh Long quẹo trái tác xạ trên mục tiêu dành cho F-11 Cougar. Trong lúc Cougar tập thả bom nguyên tử nên chỉ trúng gần nhất là 300 feet, thì anh Long nhà ta chỉ thả bulls eye. Chiều đó, huấn luyện viên của chúng tôi nhận báo cáo của xạ trường, bảo đuổi cách gì anh Long cũng không đi chỗ khác, mà quả nào cũng trúng đích. May mà không bị đụng nhau trên không. <br><br>Sự kiện thứ nhì: Bay thực tập tác xạ thì huấn luyện viên chắp chúng tôi 30 feet average về bom (pratice bomb nhẹ lắm, gió 25 gút lận, khó thả vào vòng 100 feet). Thế mà anh ba Huy luôn luôn giúp chúng tôi uống beer free mỗi ngày. Học trò giỏi thì thầy cũng được khen, nên anh Morenville vui vẻ trả tiền beer. <br><br> Điều thứ ba - bay hợp đoàn, mà tôi nhớ mãi là nhân ngày lễ thành lập trung tâm huấn luyện Corpus Christi, hằng năm có đội biểu diễn Blue Angels đến. Nhưng năm 1960, đội Blue Angels vừa lãnh thẹo, một tai nạn chết người, nên miễn đến. Hôm đó lại trùng hợp máy bay của Morenville bị hỏng, phải về đáp trước. Thường khi thì Morenville dẫn bốn chiếc đáp trước, theo sau là Quốc dẫn ba chiếc. Chúng tôi liền lợi dụng cơ hội, bảo Quốc dẫn phi tuần sáu chiếc về đáp một lượt. Sáu chiếc bay hợp đoàn sát cánh hàng dọc bên phải, cứ tách đúng ba giây về hạ cánh an toàn và kỷ luật. Vào parking thì ôi thôi, mấy thằng học trò Mỹ chạy lại bắt tay khen, chưa thấy có ai bay hợp đoàn đẹp thế. <br><br> Rời Corpus Christi sau một tháng rưỡi, chúng tôi sang San Diego bay với đơn vị VA-122 tại Coronado, North Island. Vui nhất là tác xạ bom đạn thật tại Camp Pendleton, không biết viết như vậy có đúng không, nhưng đó cũng là chỗ sau này cho đồng bào ta ở tạm khi mới vào đất Mỹ. Tất cả mục tiêu là xe tank, chòi dưới hốc núi, mục tiêu gì cũng bị bọn VNAF (Vietnam Air Force) này tiêu hủy cả. Họ than phiền là tốn tiền tái tạo mục tiêu thật, nghĩa là - trước kia báo cáo tổn phí nhưng khỏi phải làm, vì có ai bắn trúng đâu. <br>Còn xạ trường Yuma thì thật là cực hình. Thời tiết quá nóng, chỉ hoạt động từ 4 giờ sáng đến 11 giờ trưa, mà chỉ nổ máy một lần, sau đó, thay hoa tiêu thì phải để chèn bánh và để máy chạy, vì tắt máy, quay máy lại sẽ bị back fire vì hòa khí quá non khi trời nóng bức. Trưa ở trong BOQ (Bachelor Officer Quarters) nhìn ra hồ tấm, thấy nước xanh mà không có bóng người. Chỉ mặc quần lót trong phòng lạnh mới chịu nổi. <br><br> <table class="tr-caption-container" style="float: left; margin-right:8pt; text-align: left;" align="center" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr><td style="text-align: center;border-width: 5px;border-style: solid;border-radius: 10px 10px 10px 10px;border-color:teal;text-align: justify; width="10%"> <div style="margin: 0pt 0pt 0pt 0pt;"><div class="article-header-photo" style="float:center; padding-right: 0px;padding-left: 0px;"><embed src="https://www.youtube.com/v/RamGop6NMH0?version=2&amp;hl=ko_KR&amp;=1&amp;=1;color1%3D008eb6&amp;color2=008eb6&amp;border=0" style="background-color:4141414;color: white;" type="application/x-shockwave-flash" wmode="transparent" allowscriptaccess="never" height="440" width="500"></div><div class="aef-image-infos" style="font-size: 18px;color: cyan;width: 400px;"><div class="aef-image-infos-credits" style="font-size: 16px;line-height:16pt;padding-left: 10px;"><b>KQVNCH thao diễn thả bom trên bãi biển Nha Trang xưa trước 1975. <br>http://youtu.be/RamGop6NMH0</b></div></div><br></div></td></tr></tbody></table> Sau ba tháng huấn luyện, chúng tôi về nước. Và vài tháng sau, chúng tôi nhận phi cơ A-1H đầu tiên, mỗi đợt sáu chiếc. KQVN (Không Quân Việt Nam) tiếp tục gửi theo học khóa xuyên huấn như chúng tôi vừa kể, cũng được bốn hay năm đợt gì đó. Tuy vậy, khi nhận máy bay, chúng tôi đã thả tại Biên Hòa hoặc Tân Sơn Nhứt khi di chuyển để làm phi đạo mới (27-09) tại Biên Hòa. Phi Đoàn lúc đó thật là nhiêu khê. Theo bản cấp số thì còn 25 chiếc F-8F Bearcat, rồi thêm chín chiếc T-6G để huấn luyện khu trục cho các khóa sinh vừa tốt nghiệp khóa 58A (khóa Trần Duy Kỷ) trên L-19 mà sau này gọi là O-1A. Rồi thêm 12 chiếc A-1H, nhưng nhân viên của Phi Đoàn vừa hành quân vừa huấn luyện đâu có gì thay đổi. Nhiệm vụ tăng, nhân viên thiếu so với bản cấp số căn bản của phi đoàn, nên nhớ lại phát ớn. Khi Phi Đoàn đổi tên thành Phi Đoàn 514, tất cả nhân viên các Phòng Hành Quân cơ hữu chỉ có 20 hoa tiêu kể cả chỉ huy trưởng và chỉ huy phó, mà số sĩ quan học viên vừa trên T-6G vừa trên A-1H khoảng 30 người. Phòng Vật Liệu là phòng đông đảo nhân viên nhất do anh Dương Xuân Nhơn điều hành thật tốt, lúc đó có trên dưới 400 người. Phòng Hành Chánh thì nhỏ nhất, nhưng cũng bận rộn không kém các nơi khác. Tôi không biết quản lý một nhân số phức tạp như vậy, sau này tính ngang hàng với đơn vị như thế nào đây. <br><br> Chiếc A-1H Skyraider được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Cao Ly (1950-53). Sau đó, Mỹ có bán cho Pháp một số AD-4 để trang bị cho bốn phi đoàn. Nếu tôi nhớ không lầm, một phi đoàn Pháp hồi đó có 25 máy bay, như vậy có thể nói Mỹ bán cho Pháp 100 chiếc AD-4. Việc nầy có tầm quan trọng về ngoại giao đáng kể sau này. Vì khi De Gaulle bất mãn với Mỹ, qua Nam Vang chỏ mõ qua Việt Nam mà tuyên bố: <i>"Vùng Đông Nam Á phải được trung lập hóa"</i>. Và khi Mỹ đòi mua lại Skyraider từ tay Pháp để viện trợ cho VNCH thì Pháp đã từ chối, trong khi đó, trong kho dự trữ của Mỹ không còn phi cơ hay phụ tùng gì thuộc A-1H nữa. Đó là một dấu ngoặc lịch sử của Skyraider. <br><br> <table class="tr-caption-container" style="float: right; margin-right:0pt; text-align: left;" align="center" cellpadding="0" cellspacing="10"><tbody><tr><td style="text-align: center;border-width: 5px;border-style: solid;border-radius: 10px 10px 10px 10px;border-color:teal;text-align: justify; width="10%"> <embed src="https://www.youtube.com/v/1V6P7W9VuLs?version=3&amp;hl=ko_KR&amp;=++loop%3D1;color1%3DC073BB&amp;amp;color2=+C073BB&amp;amp;border=1" style="background-color: 4141414; color: transparent;" type="application/x-shockwave-flash" wmode="opaque" allowscriptaccess="never" align="right" border="0" height="460" width="515"></td></tr><tr><td class="tr-caption" style="text-align: justify;line-height:20pt"><span style="font-size: medium;"><span style="color: cyan"><b>KQVNCH -- A1 Skyraider Danh Tiếng Muôn Đời <br>http://youtu.be/1V6P7W9VuLs </b></span></span></td></tr></tbody></table> Ai đã bay A-1H rồi thì phải công nhận nó thật thích hợp cho chiến trường Việt Nam trong giai đoạn VC (Việt cộng) sử dụng Du Kích Chiến và chưa được trang bị SA-7. Với động cơ Wright 3,300, có thể chở đến gần 8,000 lbs vũ khí đạn dược, hoặc thời gian bao vùng lâu nhứt làm cho quân bạn dưới đất thích nó hơn chiếc nào khác. Chỉ có mệt cho hoa tiêu, người phải ngồi chịu trận cả năm tiếng đồng hồ, phải kéo G cho đến thân em mềm nhũn ra, về nhà còn bị các chị hành hạ thêm nữa. Nghĩ lại mà tội nghiệp cho các cánh chim như Phượng Hoàng, như Phi Hổ… <br><br> Theo cấu trúc của chiếc A-1H thì dù động cơ mạnh hơn của F-8F, chong chóng cũng có thể to hơn, nhưng người ta làm cho cái đòn dài ra nên chỗ ngồi của hoa tiêu thoải mái hơn và nhìn rõ bên ngoài. Sở dĩ có thể quan niệm như vậy vì đây chỉ là một phi cơ loại Attack, đánh những mục tiêu dưới đất mà thôi, như yểm trợ tiếp cận (close support), như đánh phá hậu tuyến của địch (interdiction), mà không dự vào không chiến. Tuy vậy mà trong các cuộc hành quân Bắc Tiến, một A-1E của Hải Quân Mỹ đã hạ một chiếc MIG trong phi vụ yểm trợ cấp cứu hoa tiêu lâm nạn trên vùng mục tiêu, có lẽ vì anh lái MIG đó đang dỡ trò "tắt máy phục kích trên không", chẳng may lại đưa lưng cho bốn khẩu đại bác 20 ly bắn rụng. Do chế tạo để đánh các mục tiêu dưới đất, nên sở trường của nó là thả bom với nhiều độ chúi khác nhau: 70 độ, 45 độ, hay 30 độ chúi. Máy bay khi chúi sẽ đầm hơn chiếc F-8F, nhưng cũng đòi hỏi phải có cao độ sơ khởi khá cao, vì nó leo lên chậm lắm, và dễ mất cao độ khi xuống đánh. Cao độ tối thiểu mà tôi kinh nghiệm là 4,500 bộ khi bắt đầu. <br><br> Nếu bắt đầu từ cao độ thấp hơn thì sau khi đánh sẽ không trồi lên lại được tới cao độ sơ khởi, và cứ thế mất dần cao độ, làm cho các kỳ xuống đánh tiếp theo càng lúc càng nguy hiểm, nhứt là cho phi tuần viên số 2. Nếu một phi tuần bốn chiếc, ta có thì giờ chờ đợi và lên cao độ, nhưng khi chỉ có hai chiếc thì người số 2 muốn làm tròn nhiệm vụ bảo vệ cho số 1 phải giữ vòng bay sát nhau, do đó, anh số 2 vừa không được số 1 bào vệ khi anh xuống đánh, vừa không đủ cao độ để đánh chính xác và an toàn. <br><br> <img src="https://lh3.googleusercontent.com/5VbUsJ1yIfJHnL9npekvNv4UnBK4R1TXkUcQ1XC4ddrNxnY0ml0bzW2C77sxICYy6qaORrYO36eDoNiWIWrwipfiYT_5OPMjKaJQ8sE=w672-h255-rw-no" alt="Photo: "/> <br><br> Dive bombing là một trò vui mà cũng hao sức với A-1H. Bắt đầu từ 10,000 bộ, ra dive brake, chúi xuống 70 độ (sự thật, ta thấy thân mình nằm trên giây cột an toàn tòn ten khi chúi như vậy), thả bom ở cao độ 3,000 bộ, vào dive brake và kéo lên đúng 4.5G. Làm chừng 5 cái thấy "học xì dầu", vì ít khi tôi kéo 4.5G mà thường là 7.5G, do đó, các bạn có thể nói tất cả máy bay mau hư là vì tôi đó. Với độ chúi 45 độ thì ít vấn đề. Đại khái là khi chúi, và nhắm bắn, chúng ta lúc đầu chưa quen, hay sửa cho tâm điểm trên máy nhấm nằm trên mục tiêu, thì kết quả lại phải sửa ngược lại khi tốc độ tăng cao, vì nhà chế tạo canh ngẫu lực chong chóng làm cho đuôi có độ lệch khá lớn đối với trục dọc máy bay, làm máy bay lãnh hậu quả không đồng đều khi tốc độ thay đổi quá nhiều trong đà chúi của chúng ta. Một tật nữa rất nguy hiểm cho hoa tiêu là "sink rate" khá cao, vì thân nó quá nặng nề. <br><br> Thường thường, những vụ mang ngọn tre về đáp, hay tệ hơn nữa là cày dưới ruộng, đó là hậu quả của mất nhiều cao độ khi ta múc lên. Mũi máy bay thì đã nằm trên chân trời, nhưng máy bay còn tiếp tục trằn xuống theo quỷ đạo chúi của nó trước kia một lúc lâu rồi mới ngóc đầu lên thật sự. Đó là vì quán tính của ly tâm. Ở đây không nói nhiều về cơ học được. Chỉ đưa ra một so sánh để các cụ đọc chơi. <br><br> Bây giờ là lúc trời đang có tuyết và phần lớn các nơi đó có đường đóng băng trơn trợt. Lái xe trên đường như vậy, bạn thử nhích tay lái một chút là xe bắt đầu quẹo. Nếu cứ giữ tay lái như vậy thì các bạn sẽ trợt (glisser, glide). Nếu thấy trợt va vào gốc cây mà tăng thêm vòng quẹo thì sẽ trợt nhiều hơn nữa, chứ không phải là tránh được gốc cây đâu, mà trái lại sẽ đụng mạnh hơn, vì bạn đã tăng lực ly tâm khi bẻ tay lái quẹo gắt hơn. Tại các xạ trường, nhứt là tập tác xạ ban đêm, ta mất nhiều thì giờ để nhắm hơn. Cố sửa cho tâm điểm của máy nhấm nằm trên mục tiêu, sửa mãi mà không ngờ cao độ giải tỏa đã tới từ lâu rồi. <br><br> Hoảng hốt kéo lên mạnh chừng nào thì lực ly tâm càng trằn máy bay xuống đất chừng nấy. Khi điều tra tai nạn, chỉ cần xem phần nào của máy bay chạm đất trước thì đủ biết nguyên nhân tai nạn là gì. Các anh đi học Mỹ về thường dùng chữ Target Fixation. Cũng đúng, đó là nguyên nhân đầu tiên. Mãi nhấm đến khi quá gần đất rồi thì kéo mạnh. Ta sẽ thấy khi chạm đất, phần đuôi chạm trước, rồi xác máy bay rải dài theo trục bay của máy bay. Nếu lúc ta thấy kéo mà không lên thì ta ngưng kéo, hoặc dằn tay lái xuống thì nó sẽ ngưng trằn xuống lập tức. Giống như khi lái xe trên đường lộ, ta quẹo trái thấy cứ lọt qua lane phải thì ngưng đừng cố quẹo gắt nữa thì nó sẽ nằm yên. Phải quẹo gắt mà ngưng lại thì hiệu quả mới đúng như đã nói, chứ quẹo chưa đủ mà ngưng thì là vấn đề khác rồi. <br><br> Vì đòn dài và nặng nề nên đánh nhau giữa hai loại máy bay thì không thích hợp. Đừng nói chi đấu với F-8H thì thua quá xa rồi, đấu với T-28 cũng không lại. Vì thế, không nên bắt mèo ăn cứt. <br><br> Về không hành (navigation) thì tương đối thoải mái hơn F-8F. Có thể bay xa hơn, như bay qua Phi Luật Tân chẳng hạn thì dễ như chơi. Tuy trang bị cũng xoàng thôi, nhưng cũng đủ để bay đêm rất tốt. Và Phi Đoàn 514 đã có khả năng đó. Nhất là khi trời trên mục tiêu tốt mà từ phi trường xuất phát lại xấu, ta bắt buộc phải cất cánh hợp đoàn, ngày hay đêm không thành vấn đề, rồi nhờ radar hướng dẫn đến mục tiêu, tha hồ mà đánh. Xong rồi về hạ cánh, trời xấu thì hợp đoàn từng hai chiếc mà xuyên mây hạ cánh cũng tốt. Tôi còn nhớ có lần, chúng tôi hành quân đặc biệt ban đêm, oanh tạc theo chỉ điểm của Lực Lượng Đặc Biệt, bay hợp đoàn sát cánh ba chiếc, tắt cả đèn mà chỉ nhìn ánh lửa từ ống thoát ra mà bay ở cao độ thấp cho đến khi đến mục tiêu, chúng tôi lấy đội hình oanh kích, làm mỗi người một passe salvo bomb, đã thật. Kết quả phối kiểm có hình ảnh, rất tốt. <br><br> Phạm Phú Quốc khi thành lập Phi Đoàn 518 đã được huấn luyện vượt biên bằng đường biển ở cao độ thấp (50 feet) cho đến vùng mục tiêu mới làm vòng tác xạ thường lệ. Như vậy mới khai thác tận dụng khả năng của A-1H. <br><br> Về trang bị vũ khí, A-1H có thể nói là số một trong những chiếc mà tôi được bay. Thêm nữa, được KQVN ta sử dụng, chiếc A-1H mới thêm rạng rỡ, nổi tiếng hơn bao giờ hết. Thành thật mà nói, có bay cùng chiếc máy bay này ở đơn vị VA-122 của USNAVY, mới thấy KQVN bỏ xa mút tí tè. Chẳng những về bảo trì phi động cơ, mà nói về vũ khí thì phải nói là KQVN vô địch. Súng họ bắn ở Yuma, tôi hỏi anh Biện xem tôi bắn ở mấy giờ mà xạ trường báo "zero hit" trên bia điện tử. Biện thường bay ở gió xuôi khi tôi tác xạ, nên mấy vòng anh mới thấy được ở "một mile 6 giờ". Trong khi đó, đi hành quân trên vùng Hồng Ngự Cái Cái mà bắn xuồng ba lá bằng đại bác 20 ly thì chỉ cần một tràn ở mũi xuồng là xuồng bị toét ra thành ba mảnh. Ai dại gì bắn giữa xuồng, chỉ đục lỗ xuyên qua, VC lại lấy đất trét lên và bơi như thường. Vì súng của ta có anh Phan Đàm Liệu điều chỉnh trước Fire-in-but ở 300m xa, ai mà bắn trật thì người đó không phải hoa tiêu của PĐ-514. Bởi vậy, VC khó mà thoát khi bị PĐ-514 bao vây. Như kỳ Ấp Bắc chẳng hạn, ai làm bậy đâu không, làm những thành tích của Phi Đoàn - 514 tiêu ra ma. <br><br> Chính mắt tôi thấy mấy trái chuối của Hoa Kỳ (H-21) bị Ground Resonance lật ngửa ngay trên vùng, không có ai đánh hết, mình tự té nhào ra, hết chiếc nầy đến chiếc kia, tổng cộng 5 chiếc, rồi bảo VNCH chúng ta không biết hành quân, không biết bảo vệ cho trực thăng đổ bộ. Rồi sau đó, lại thấy cái cảnh Pháo Binh rượt lính Bảo An chạy có cờ. Toàn là mình chơi mình không thôi. Tiểu Đoàn 514 của Tiền Giang Việt cộng (trận Ấp Bắc 12-9-1962) có mặt ở đó, nhưng nó bị chúng tôi phát giác khi còn xa vùng mục tiêu. Chính ba Huy và anh Biện bao vây chúng trên mặt ruộng, chờ Bảo An lại tóm gọn. Chắc các anh cho tôi nói láo cho vui chớ gì. Rõ ràng là như vậy. Bị chúng tôi 'dí' thì không làm sao thoát khỏi. Ở Mỹ này, có anh phi tuần viên đã từng bay chung với tôi là anh Nguyễn Quốc Thành, hỏi anh ấy thì biết, gặp chúng tôi vây thì chỉ có chết mà thôi. Vì vậy, Việt Cộng phải xin viện trợ cho được SA-7, nếu không chúng bị KQVN diệt hết. Chúng tôi dùng Đại Bác 20 ly một cách say mê, tiết kiệm từng viên đạn, có khi gỡ bớt circuit breaker súng để chỉ bắn một lần hai cây mà thôi. Có nhiều phi tuần viên muốn về sớm cho đỡ mệt, không thích làm như vậy. Có anh lại phí đạn quá sớm. Làm phi tuần trưởng cụt hứng, phải kéo nhau đi về. Đó là chúng tôi áp dụng đúng mức nguyên tắc chiến tranh vào việc sử dụng hỏa lực. <br><br> <table style="margin: auto 5.85pt;width: 200.65pt;border-collapse: collapse;" class="MsoNormalTable" id="table3" align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="652"> <tbody><tr> <td style="border-bottom: medium none rgb(212, 208, 200);padding: 0cm;background-color: transparent;width:263.65pt;border-top: medium none rgb(212, 208, 200);border-right: medium none rgb(212, 208, 200);" valign="top" width="652"> <p style="margin-top: 0pt;margin-bottom: 0pt;" align="center"> <b></b></font></p> <font color="cyan" face="Times New Roman" size="3"> <img alt="" src="https://lh3.googleusercontent.com/UP7LyP3N7cU_zB6L_uMKlLeJLZ7asfxXcW67RlWUvUPIVYHFvRqusUBjpsEyzraAZHMWP_sbtMZT5EcKlbeBgZIoSa8K9kLfP_WKQRo=w1029-h683-rw-no" width="550" border="1" hspace="3"> <div style="text-align:justify;margin-top: 0pt;margin-bottom: 0pt;line-height: 20pt" align="left"> <font color="cyan" face="Times New Roman" size="5"><b>Nhớ lại kỳ thả bom đó, tới nay tôi còn thấy tiếc, tại sao mình đã không bỏ salvo một pass mà thôi, như vậy, mình không cần trúng đích cũng làm cho địch vỡ màng nhĩ mà chết (lúc thả bom để tiêu diệt Tướng Đôn của Việt Cộng đang nằm trong chân núi).<br>Công dụng tốt nhất của Napalm là diệt những Việt cộng trốn dưới hầm bí mật. </b></font></div></td></tr></tbody></table> Bom thì A-1H là vua chở bom. Trọng lượng chưa trang bị là 9,000 lbs. Trang bị tối đa là 17,000 lbs. Lần hành quân Lam Sơn 1 ở Đà Nẵng với Trung Tướng Trần Văn Đôn, thả bom để tiêu diệt Tướng Đôn của Việt Cộng đang nằm trong chân núi, chúng tôi trang bị tối đa bom: <br>- Hai quả 1,000 lbs ở inboard racks, <br>- 8 quả 500 lbs ở outboard racks, và <br>- Thêm ít quả 100 lbs ở các kẽ hở và ngoài đầu cánh. <br><br> Khi cất cánh, bắt buộc phải dùng full flaps. Khi có tốc độ sau khi vào chân đáp rồi mới giảm xuống ¼ flaps để bay lên. Tới cao độ 10,000 bộ mới bình phi và vào flaps trọn vẹn. Nếu ai không nghe briefing kỹ thì dễ chết lắm, hay ít ra cũng hết hồn, như có người thấy không lên nỗi bèn ra biển thả hết bom để về đáp cho sớm. Chúng tôi hiểu, chúng ta là con người mà, có lúc phải "teo" một tí. Nhưng nếu chịu khó khai thác TOC, và chịu khó nghe briefing thì đâu có khó gì đâu. Không lẽ những người làm được là những người chỉ biết liều mạng? Nhớ lại kỳ thả bom đó, tới nay tôi còn thấy tiếc, tại sao mình đã không bỏ salvo một pass mà thôi, như vậy, mình không cần trúng đích cũng làm cho thiên hạ vỡ màng nhĩ mà chết. Chứ dựa vào phóng ảnh mà thả bom thì có thấy gì cụ thể đâu! Nhưng sau khi giải tỏa hết bom rồi, thấy sao mình nhẹ phơi phới, khó tả. <br><br> <div class="e_articleSmallBox" style="margin: 15px 20px 4px;line-height: 24pt; padding: 15px; float: right; width: 280px; border: 0px solid powderblue; background: -webkit-linear-gradient(left, Azure, powderblue 15%, seashell); box-shadow:15px 15px 15px skyblue;text-align: justify; font-family:Cambria !important;font-size: 24px;"> <font color="navy";><i>Hỏa tiễn không có công dụng tốt trong chiến tranh du kích, vì chúng chưa dùng đến chiến xa, và không có công sự kiện cố như đồn bót chúng ta. Trừ khi chúng đã chiếm đóng trong các vị trí của chúng ta mà thôi. Trái lại, bom napalm có nhiều công dụng tốt hơn. </i></font><br><br><b></b></div> Mười hai dàn bên ngoài cánh còn có thể dùng phóng hỏa tiền đủ loại, nhưng thú thật với các bạn, hỏa tiễn không có công dụng tốt trong chiến tranh du kích đâu, vì Việt cộng lúc đó chúng chưa dùng đến chiến xa, và không có công sự kiện cố như đồn bót chúng ta. Trừ khi chúng đã chiếm đóng trong các vị trí của chúng ta mà thôi. Trái lại, bom napalm có nhiều công dụng tốt hơn, và A-1H có công dụng chở được đến ba quả ở inboard racks, và sáu quả nữa ở outboard racks, nếu có loại 500 lbs như bom của Nhật Bản để lại thì tốt, hay loại dùng trên T-28 sau này. <br>Kinh nghiệm cho thấy, không nên trộn lẫn Napalm với bom nổ hay hỏa tiễn; pha trộn như vậy thường do các yêu cầu của những giới chức có thẩm quyền nhưng không hiểu biết về ngành hỏa lực, vì rất nguy hiểm cho hoa tiêu. Chỉ cần bấm lộn nút trong khi xuống thấp 50 bộ để thả napalm mà thả lầm bom nổ thì quá nguy, bắn hỏa tiễn ở cao độ thấp làm sao giải tỏa khỏi kịp, nếu cố gắng quá có thể bị déclenché (snap roll?). Công dụng tốt nhất của Napalm là diệt những Việt cộng trốn dưới hầm bí mật. <br><br> Khi ta thả từng cặp một cách nhau một giây thì sẽ có sức cháy phủ trùm lên nhau. Nhiệt độ cháy của Napalm là 1,500 độ C. Nếu có sức cháy phủ trùm lên nhau thì sẽ đốt hết oxy trên mặt đất, và từ các lỗ thông hơi đốt cả oxy dưới hầm trú ẩn, Việt cộng sẽ bị chết khô dưới hầm, chứ không phải bị chết cháy. Người phi tuần trưởng có nhiệm vụ điều khiển cho thả napalm chồng lên nhau thì kết quả bảo đảm hơn. Thường thì anh em dùng napalm để đốt nhà. Đâu cần như vậy. Chỉ dùng đại bác 20 ly của A-1H, bắn vào vách nhà sau thường để bếp, hoặc trúng phải lò dầu, hoặc làm tung củi đang cháy vào vách, hoặc chính băng đạn có đạn lửa của chúng ta cũng đủ đốt nhà lá rồi. Napalm còn một loại mục tiêu khác là diệt súng phòng không của địch, nhưng không nên dùng A-1H vì quá chậm, mà phài dùng F-5 mới tốt. Vì sức nóng cháy của napalm làm cong nòng súng, không làm sao sửa chữa được. Một loại vũ khí khác để diệt phòng không là CBU, không phải để tiêu hủy súng mà là giết chết xạ thủ. Những người nầy phải được tập luyện khó khăn, khó được thay thế nhanh chóng. <br><br> Nói thêm một ưu điểm nữa của A-1H mà nhiều người đã biết, nhưng ít dùng đến trong các kế hoạch dài hạn. Nó đáp rất ngắn. Với trang bị nhẹ, có thể lên xuống với phi đạo dài 750 mét. Cụ thể, chúng tôi đã sử dụng phi trường Cù Hanh ở Pleiku, do công của Hà Xuân Vịnh thám sát phi trường ở vùng cao nguyên. Lúc đó, phi trường được lót bằng vĩ sắt (PSP) loại đen nhỏ bảng. Chúng tôi đáp lên giốc, cất cánh xuống giốc, trên dưới 1,000 mét. Có lần tôi chờ các anh thay thế, ngồi ngoài phi đạo nhìn các anh cất cánh. Tôi giật mình khi thấy chiếc A-1H sụp vào một lỗ giữa phi đạo, vĩ sắt thụn xuống, cây cọc sắt dài độ bốn tấc tây lòi lên, và sau khi bánh lăn qua rồi thì vĩ sắt trở lên như cũ, nên ta không thấy cọc sắt đâu cả. Tôi chạy ra ngay tại chỗ có vũng nước màu đỏ của Pleiku, gọi hai ba anh cơ khí gần đó chạy xe dodge 4x4 lại đè lên vĩ sắt thì rõ ràng có cây cọc lòi lên. <br><br> Có lần, một anh không cảnh giác bị lạc tay lái khi sụp lỗ nên anh bị tạt khỏi trục phi đạo, chạy băng ra hàng rào kẽm gai có cọc bê tong, và anh tiếp tục hốt lên với cái cọc bê tông ấy, vất nó xuống cách hàng rào cả chục thước. Điều nầy cho thấy chân đáp của A-1H rất chắc. Một sân ngắn nữa chúng tôi đã dùng là sân Sóc Trăng, dài 1,000 mét, nhưng lúc đó có một cái lỗ to ở khoảng ¾ phi đạo, nghĩa là còn lại 750 mét. Do đó, anh Nguyễn Thành Long (Long Chà) đã làm hư một chiếc A-1H vì đáp quá ngắn, đúng chỗ có bùn trơn trợt ngoài đầu phi đạo, nên anh bị lạc hướng chạy qua trái 60 độ, vượt khỏi rào kẽm gai, ra ngoài ruộng còn cán chết tại chỗ một chị người nhà của một anh lính pháo binh cùng đóng tại phi trường. Đó là trong chiến dịch Bình Tây do Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm làm tư lệnh chiến dịch. Một lần khác, tôi hành quân tại phi trường Nha Trang trong lúc phi trường đang được sửa chữa. Chỉ còn một nửa chiều rộng, và một nửa chiều dài, chúng tôi đã trang bị khoảng hai tấn rưỡi bom đạn cũng hành quân tốt. Nói cách khác, chỗ nào C-47 lên xuống được, chúng tôi đều hành quân được. <br><br> <div class="e_articleSmallBox" style="margin: 15px 20px 4px; padding: 15px; line-height: 24pt;float: left; width: 180px; border: 0px solid Powderblue; background: -webkit-linear-gradient(left,Azure, powderblue 15%, Azure); box-shadow:-15px 15px 15px skyblue;text-align: justify; font-family:Cambria !important;font-size: 22px !important;"><font color="navy";><i>Cái nạn SA-7 làm cho phe A-1H phải cụt hứng, vì nó quá dễ bị tiêu diệt. Tính chung về sự đóng góp cho chiến tranh tại Việt Nam của các loại máy bay, phải nói A-1H là số một. </i></font><b></b></div> Chúng tôi nhận thấy chỉ có thể viết về chiếc A-1H như thế thôi. Lẽ tất nhiên, có nhiều phi đoàn đã xử dụng nó, càng lúc càng hay hơn. Nhưng mà rủi cho các anh phải bay trong giai đoạn sau cùng của nó, vì nó cũng đã quá nhão nhề rồi. Tôi nhớ người Mỹ cứ khen thưởng Không Quân Việt Nam bảo trì giỏi. Để chi? Để tăng thêm giờ hoạt động trước khi mang về Mỹ để làm đại tu. <br>Chỉ cần o bế với anh Tech Rep của hãng Wright để báo cáo và đề nghị, thì bên kia, Nhà Nước Mỹ cũng nói cho hãng Wright biết -- nên chấp thuận cho tăng giờ bay thì phải đỡ tiền viện trợ không… Cứ thế, ta xài mãi mà không thấy hư. Tài thật! Có gì thì pilote Việt Nam chịu, có phải pilote Mỹ đâu mà họ lo. Còn phe ta mà được khen thì chỉ có một bằng tưởng lục là xong, chỉ tốn có mấy trang in roneo mà thôi. <br><br> Sau cùng, cái nạn SA-7 làm cho phe A-1H phải cụt hứng, vì nó quá dễ bị tiêu diệt. Tính chung về sự đóng góp cho chiến tranh tại Việt Nam của các loại máy bay, phải nói A-1H là số một. Đây không phải là vì tôi bay nó mà nó hay đâu. Đừng chê cười. <br><br> Tarin65 </font></p> <br><br><br></div> </td></tr></tbody></table> <p align="center">&nbsp;</p>

 

A1 - H SKYRAIDER

 

blue corner.jpg



A1 - H SKYRAIDER
A1 - H SKYRAIDER



Skyraiders A-1 (hình)


Tarin65

Viết về F-8F Bearcat, chúng ta thấy rằng việc thay thế nó là điều nhất định phải làm, chẳng những ở Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát, mà còn ở Bộ Tư Lệnh Không Quân và Phái Bộ Cố Vấn (MAAG).

Sôi nổi nhất là ở phi đoàn. Phải nói rằng Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức và tôi thật sự nóng nảy, chớp mọi thời cơ, gây mọi áp lực cần thiết, nói lý, dùng cảm tình, làm mọi cách để cho có một loại phản lực cơ thay thế chiếc Bearcat. Có người cho rằng vì chúng tôi đã được qua các trường lớp huấn luyện trên phản lực cơ nên chúng tôi tranh đấu để có phản lực cơ trong Không Quân Việt Nam, và từ đó dễ bước lên một nấc thang danh vọng nào đó. Danh vọng thì có biết sống được bao lâu mà màn tới, đâu có phải như Nhảy Dù một cái là biết đánh nhau như lính Dù, và lãnh đạo dù là lãnh đạo tất cả. Muốn lãnh đạo, chỉ cần bay đại khái một chuyến L-19A như ông KHA từng muốn làm để có cơ hội lãnh đạo Không Quân Việt Nam.

Chúng tôi muốn Không Quân Việt Nam có một "bước nhảy vọt" so với Không Quân các nước tân tiến.

Photo:
Chúng tôi muốn Không Quân Việt Nam có một "bước nhảy vọt" so với Không Quân các nước tân tiến. Bây giờ, chúng tôi mới biết là chúng tôi đã không tự lượng sức mình, vì đất nước ta còn nghèo, mọi thứ đều nhờ ngoại bang chi viện. Nhưng ở đây mình nói cho sướng miệng thôi, vì lúc đó, chúng tôi vẫn còn trẻ lắm. Năm 1958, anh Vịnh mới lên 25, Đức 24, chúng tôi máu còn sôi sụt, chưa biết sợ là gì, mà cũng vì vậy mà không biết có Trời cao Đất rộng, chỉ có lý tưởng bay bổng, chỉ có "A la chasse, bordel". Và chúng tôi đã chọn A-4E Skyhawk, một chiếc vừa thon nhỏ, không kén phi trường, lại chở nhiều bom đạn (4 x 6 bom 500 lbs)... lại có đại bác 20 ly tha hồ mà bắn. Nên nhớ là sau tháng 6-1957, Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát bắt đầu có Cố Vấn Mỹ thay Cố Vấn Pháp.

Các ông cố vấn Mỹ này không có cảm tình với pilote trẻ chúng tôi, và chắc với các anh lớn như các ông Hiền, ông Khánh, ông Hùng, thì các cố vấn cũng không thích nói chuyện cho lắm, vì phần lớn chúng tôi, nếu không bị câm thì bị điếc. Nhưng chúng tôi hiểu được các ông không muốn chúng tôi chỉ thích máy bay của NAVY. Chẳng biết vì sao. Có lẽ vì các ông cũng chẳng biết gì máy bay của NAVY để cố vấn chúng tôi. Vậy Không Quân Argentine dùng A-4E thì sao? Nếu từ chối chiếc A-4E, bảo rằng không thích hợp cho chiến trường Việt Nam thì tại sao sau này người Mỹ đẩy chúng tôi ra để xen vào cuộc chiến thì dùng toàn Jet, như F-100, F-104, F-105, F-4 trong Không Quân, và bên NAVY thì có lẽ chiếc A-4E dành nhiều chiến tích nhứt, ít nhứt về số lần xuất trận.

Chúng tôi đã chọn A-4E Skyhawk, một chiếc vừa thon nhỏ, không kén phi trường, lại chở nhiều bom đạn (4 x 6 bom 500 lbs)... lại có đại bác 20 ly tha hồ mà bắn. Khi chưa "tự lực cánh sinh" được, thì coi như lý tưởng phải dẹp qua một bên. Sau nầy, cho Không Quân Việt Nam chúng ta bay F-5 và A-37, toàn là máy bay huấn luyện biến cải. Máy bay gì mà không có súng để bắn mà gọi là Khu Trục cái nỗi gì!
Tôi đã có dịp xuống hàng không mẫu hạm của Mỹ và nhìn máy bay lên xuống, thấy thèm làm sao. Cái tiện ở Việt Nam ta khi dùng may bay của US NAVY là nó đáp ngắn lắm, bay được xa, chở bom đạn nhiều.

Sau một thời gian bàn cải với cố vấn Mỹ tại phi đoàn, chúng tôi chờ đợi một thời gian khá lâu. Một ngày nào đó, chúng tôi được giới thiệu với một tập hồ sơ, có handbook, có hình ảnh của chiếc AD-6. Thoạt đầu, phải nói lên sự thất vọng của chúng tôi, khi nghe cố vấn giải thích tại sao chiếc AD-6 có lợi hơn chiếc A-4E. Thật là không còn gì để nói, đối với chúng tôi. Chúng tôi biết chỉ có một điều là thất vọng tràn trề, không có jet để bay thì chiếc nào chẳng được. Mình bắt đầu làm quen với sự việc "coi lý tưởng như dẹp qua một bên" khi mình chưa phải "tự lực cánh sinh". Viết như vậy để cho các em sau nầy, nhiều khi cũng nóng tính như các anh hồi còn trẻ, có lý tưởng thì sao? Phục vụ là phục vụ thôi.

Như sau nầy, cho Không Quân Việt Nam chúng ta bay F-5 và A-37, toàn là máy bay huấn luyện biến cải. Máy bay gì mà không có súng để bắn mà gọi là khu trục cái nỗi gì. Tôi nhớ đến cái vụ dùng A-37 kè một chiếc máy bay chuyên xịt thuốc trừ sâu và phân bón của nhà nông của Tân Tây Lan, lạc đường lãng vãng trên vùng Cà Mau, để bắt về đáp tại sân bay Bình Thủy, hoa tiêu phi tuần trưởng phải bay lại gần máy bay lạ, lấy tay chỉ chỏ bảo phải đáp xuống, và khi anh ta muốn dọa đối phương, bèn rút súng Colt.45 ra chỉ vào anh pilote kia. Buồn cười không?

Nói dài dòng để cho biết "Mình là ai?" thôi, chứ không có ý chê khen cá nhân nào trong chúng ta cả. Việc bàn tán và chọn lựa máy bay thay chiếc F-8F Bearcat bằng chiếc AD-6 Skyraider bắt đầu từ năm 1958 mà tận đến năm 1961 chúng ta mới thấy mặt nó tại Biên Hòa, home of the fighters.

Năm 1960, chúng tôi là một trong số 6 người đầu tiên sang Corpus Christi, Texas để tập lái AD-6. Đọc cho lẹ một tí thì cũng lấy le được vậy. Ai hỏi ta bay gì, ta bèn nhanh miệng AD-6 thì thoáng nghe như Eighty Six. Chúng tôi là Nguyễn Quan Huy, Tô Minh Chánh, Phạm Phú Quốc, Nguyễn Ngọc Biện, Nguyễn Văn Long, và người viết bài này. Các cụ thấy không, tại sao tôi lại còn sống mà họ đi đâu cả rồi. Đó là những người bạn chết sống với nhau, những người không biết Trời cao bao nhiêu và Đất rộng bao nhiêu. Bay là cái gì cũng bay. Chữ nghĩa thì chẳng bao nhiêu. Nhớ anh huấn luyện viên của chúng tôi là Lt. Morenville, tên có vẻ Tây lắm, chắc phải chọn người biết tiếng Lang Sa, vì chúng tôi nói ít tiếng Anh. Đại khái như Left là Trái, Right là Phải. Nhớ lại khi thi ESL, anh Huy với tôi ăn ý nhau về mật mã, đầu nhọn bút chì chỉ xuống là (a), chỉ lên là (b), chỉ qua Trái là (c), chỉ qua Phải là (d)… Người cao điểm trắc nghiệm Anh ngữ nhất là anh Nguyễn Văn Long (em của anh Nguyễn Tấn Trào), vì anh Long có theo học Hội Việt Mỹ.

Chúng tôi đã có một số giờ trên F-8F Bearcat, tối thiểu 200 giờ, trừ anh Quốc có nhiều giờ F-8F hơn cả, lại có bằng Phi Tuần Phó nữa. Nhưng nhai cái Technical Order bằng Anh ngữ thì thật là khổ sở. Đêm nào tôi cũng dịch ra nhờ quyển Tự Điển bỏ túi của tôi (Tout Petit Dictionaire Larousse). Có điều là trợ huấn cụ của NAVY tại trường căn bản Corpus Christi phải nói là ngon lành, nhứt là cả cái động cơ được cắt ra, còn cho đúng màu, hệ thống xăng, hệ thống nhớt, hệ thống thủy điều, tôi khen Mỹ lắm, thấy Tây thua xa (vì Tây nghèo hơn Mỹ). Đại khái là chúng tôi làm quen với AD-6. Chúng tôi được chở trên AD-5 một chuyến. Thật sự không học hỏi gì nhiều. Có điều là lần đầu tiên leo lên chiếc Skyraider, tôi thấy nó cao làm sao ấy, có lẽ không thua khi ngồi trên C-47 đâu. Nhìn xéo từ 8 giờ hay 4 giờ thì nó giống như một ống kem đánh răng.

Như các cụ thấy qua cái tên của nó AD-6, A là Attack (loại dùng vũ khí mang bên ngoài để tấn công, khác với chữ B là chở bom trong bụng), D là hãng chế tạo Douglas, sau này bị Boeing merge rồi, còn 6 là serie. Sẵn đây, cho biết sau này tất cả máy bay của quân đội Mỹ đều phải theo một lối đặt tên duy nhứt, không phân biệt Hải Lục Không Quân, nên AD-6 trở thành A-1H, và AD-5 trở thành A-1E, là hai chiếc Không Quân Việt Nam đã dùng.

Sau này tất cả máy bay của quân đội Mỹ đều phải theo một lối đặt tên duy nhứt, không phân biệt Hải Lục Không Quân, nên AD-6 trở thành A-1H, và AD-5 trở thành A-1E, là hai chiếc Không Quân Việt Nam đã dùng.

Tại trường Corpus Christi, chúng tôi ghi nhận ba sự kiện tôi nhớ mãi. Sự kiện thứ nhứt là khi tác xạ ở xạ trường, thay vì quẹo phải để tác xạ vào mục tiêu của chúng tôi ngày hôm đó, thì anh Long quẹo trái tác xạ trên mục tiêu dành cho F-11 Cougar. Trong lúc Cougar tập thả bom nguyên tử nên chỉ trúng gần nhất là 300 feet, thì anh Long nhà ta chỉ thả bulls eye. Chiều đó, huấn luyện viên của chúng tôi nhận báo cáo của xạ trường, bảo đuổi cách gì anh Long cũng không đi chỗ khác, mà quả nào cũng trúng đích. May mà không bị đụng nhau trên không.

Sự kiện thứ nhì: Bay thực tập tác xạ thì huấn luyện viên chắp chúng tôi 30 feet average về bom (pratice bomb nhẹ lắm, gió 25 gút lận, khó thả vào vòng 100 feet). Thế mà anh ba Huy luôn luôn giúp chúng tôi uống beer free mỗi ngày. Học trò giỏi thì thầy cũng được khen, nên anh Morenville vui vẻ trả tiền beer.

Điều thứ ba - bay hợp đoàn, mà tôi nhớ mãi là nhân ngày lễ thành lập trung tâm huấn luyện Corpus Christi, hằng năm có đội biểu diễn Blue Angels đến. Nhưng năm 1960, đội Blue Angels vừa lãnh thẹo, một tai nạn chết người, nên miễn đến. Hôm đó lại trùng hợp máy bay của Morenville bị hỏng, phải về đáp trước. Thường khi thì Morenville dẫn bốn chiếc đáp trước, theo sau là Quốc dẫn ba chiếc. Chúng tôi liền lợi dụng cơ hội, bảo Quốc dẫn phi tuần sáu chiếc về đáp một lượt. Sáu chiếc bay hợp đoàn sát cánh hàng dọc bên phải, cứ tách đúng ba giây về hạ cánh an toàn và kỷ luật. Vào parking thì ôi thôi, mấy thằng học trò Mỹ chạy lại bắt tay khen, chưa thấy có ai bay hợp đoàn đẹp thế.

Rời Corpus Christi sau một tháng rưỡi, chúng tôi sang San Diego bay với đơn vị VA-122 tại Coronado, North Island. Vui nhất là tác xạ bom đạn thật tại Camp Pendleton, không biết viết như vậy có đúng không, nhưng đó cũng là chỗ sau này cho đồng bào ta ở tạm khi mới vào đất Mỹ. Tất cả mục tiêu là xe tank, chòi dưới hốc núi, mục tiêu gì cũng bị bọn VNAF (Vietnam Air Force) này tiêu hủy cả. Họ than phiền là tốn tiền tái tạo mục tiêu thật, nghĩa là - trước kia báo cáo tổn phí nhưng khỏi phải làm, vì có ai bắn trúng đâu.
Còn xạ trường Yuma thì thật là cực hình. Thời tiết quá nóng, chỉ hoạt động từ 4 giờ sáng đến 11 giờ trưa, mà chỉ nổ máy một lần, sau đó, thay hoa tiêu thì phải để chèn bánh và để máy chạy, vì tắt máy, quay máy lại sẽ bị back fire vì hòa khí quá non khi trời nóng bức. Trưa ở trong BOQ (Bachelor Officer Quarters) nhìn ra hồ tấm, thấy nước xanh mà không có bóng người. Chỉ mặc quần lót trong phòng lạnh mới chịu nổi.

KQVNCH thao diễn thả bom trên bãi biển Nha Trang xưa trước 1975.
http://youtu.be/RamGop6NMH0

Sau ba tháng huấn luyện, chúng tôi về nước. Và vài tháng sau, chúng tôi nhận phi cơ A-1H đầu tiên, mỗi đợt sáu chiếc. KQVN (Không Quân Việt Nam) tiếp tục gửi theo học khóa xuyên huấn như chúng tôi vừa kể, cũng được bốn hay năm đợt gì đó. Tuy vậy, khi nhận máy bay, chúng tôi đã thả tại Biên Hòa hoặc Tân Sơn Nhứt khi di chuyển để làm phi đạo mới (27-09) tại Biên Hòa. Phi Đoàn lúc đó thật là nhiêu khê. Theo bản cấp số thì còn 25 chiếc F-8F Bearcat, rồi thêm chín chiếc T-6G để huấn luyện khu trục cho các khóa sinh vừa tốt nghiệp khóa 58A (khóa Trần Duy Kỷ) trên L-19 mà sau này gọi là O-1A. Rồi thêm 12 chiếc A-1H, nhưng nhân viên của Phi Đoàn vừa hành quân vừa huấn luyện đâu có gì thay đổi. Nhiệm vụ tăng, nhân viên thiếu so với bản cấp số căn bản của phi đoàn, nên nhớ lại phát ớn. Khi Phi Đoàn đổi tên thành Phi Đoàn 514, tất cả nhân viên các Phòng Hành Quân cơ hữu chỉ có 20 hoa tiêu kể cả chỉ huy trưởng và chỉ huy phó, mà số sĩ quan học viên vừa trên T-6G vừa trên A-1H khoảng 30 người. Phòng Vật Liệu là phòng đông đảo nhân viên nhất do anh Dương Xuân Nhơn điều hành thật tốt, lúc đó có trên dưới 400 người. Phòng Hành Chánh thì nhỏ nhất, nhưng cũng bận rộn không kém các nơi khác. Tôi không biết quản lý một nhân số phức tạp như vậy, sau này tính ngang hàng với đơn vị như thế nào đây.

Chiếc A-1H Skyraider được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Cao Ly (1950-53). Sau đó, Mỹ có bán cho Pháp một số AD-4 để trang bị cho bốn phi đoàn. Nếu tôi nhớ không lầm, một phi đoàn Pháp hồi đó có 25 máy bay, như vậy có thể nói Mỹ bán cho Pháp 100 chiếc AD-4. Việc nầy có tầm quan trọng về ngoại giao đáng kể sau này. Vì khi De Gaulle bất mãn với Mỹ, qua Nam Vang chỏ mõ qua Việt Nam mà tuyên bố: "Vùng Đông Nam Á phải được trung lập hóa". Và khi Mỹ đòi mua lại Skyraider từ tay Pháp để viện trợ cho VNCH thì Pháp đã từ chối, trong khi đó, trong kho dự trữ của Mỹ không còn phi cơ hay phụ tùng gì thuộc A-1H nữa. Đó là một dấu ngoặc lịch sử của Skyraider.

KQVNCH -- A1 Skyraider Danh Tiếng Muôn Đời
http://youtu.be/1V6P7W9VuLs
Ai đã bay A-1H rồi thì phải công nhận nó thật thích hợp cho chiến trường Việt Nam trong giai đoạn VC (Việt cộng) sử dụng Du Kích Chiến và chưa được trang bị SA-7. Với động cơ Wright 3,300, có thể chở đến gần 8,000 lbs vũ khí đạn dược, hoặc thời gian bao vùng lâu nhứt làm cho quân bạn dưới đất thích nó hơn chiếc nào khác. Chỉ có mệt cho hoa tiêu, người phải ngồi chịu trận cả năm tiếng đồng hồ, phải kéo G cho đến thân em mềm nhũn ra, về nhà còn bị các chị hành hạ thêm nữa. Nghĩ lại mà tội nghiệp cho các cánh chim như Phượng Hoàng, như Phi Hổ…

Theo cấu trúc của chiếc A-1H thì dù động cơ mạnh hơn của F-8F, chong chóng cũng có thể to hơn, nhưng người ta làm cho cái đòn dài ra nên chỗ ngồi của hoa tiêu thoải mái hơn và nhìn rõ bên ngoài. Sở dĩ có thể quan niệm như vậy vì đây chỉ là một phi cơ loại Attack, đánh những mục tiêu dưới đất mà thôi, như yểm trợ tiếp cận (close support), như đánh phá hậu tuyến của địch (interdiction), mà không dự vào không chiến. Tuy vậy mà trong các cuộc hành quân Bắc Tiến, một A-1E của Hải Quân Mỹ đã hạ một chiếc MIG trong phi vụ yểm trợ cấp cứu hoa tiêu lâm nạn trên vùng mục tiêu, có lẽ vì anh lái MIG đó đang dỡ trò "tắt máy phục kích trên không", chẳng may lại đưa lưng cho bốn khẩu đại bác 20 ly bắn rụng. Do chế tạo để đánh các mục tiêu dưới đất, nên sở trường của nó là thả bom với nhiều độ chúi khác nhau: 70 độ, 45 độ, hay 30 độ chúi. Máy bay khi chúi sẽ đầm hơn chiếc F-8F, nhưng cũng đòi hỏi phải có cao độ sơ khởi khá cao, vì nó leo lên chậm lắm, và dễ mất cao độ khi xuống đánh. Cao độ tối thiểu mà tôi kinh nghiệm là 4,500 bộ khi bắt đầu.

Nếu bắt đầu từ cao độ thấp hơn thì sau khi đánh sẽ không trồi lên lại được tới cao độ sơ khởi, và cứ thế mất dần cao độ, làm cho các kỳ xuống đánh tiếp theo càng lúc càng nguy hiểm, nhứt là cho phi tuần viên số 2. Nếu một phi tuần bốn chiếc, ta có thì giờ chờ đợi và lên cao độ, nhưng khi chỉ có hai chiếc thì người số 2 muốn làm tròn nhiệm vụ bảo vệ cho số 1 phải giữ vòng bay sát nhau, do đó, anh số 2 vừa không được số 1 bào vệ khi anh xuống đánh, vừa không đủ cao độ để đánh chính xác và an toàn.

Photo:

Dive bombing là một trò vui mà cũng hao sức với A-1H. Bắt đầu từ 10,000 bộ, ra dive brake, chúi xuống 70 độ (sự thật, ta thấy thân mình nằm trên giây cột an toàn tòn ten khi chúi như vậy), thả bom ở cao độ 3,000 bộ, vào dive brake và kéo lên đúng 4.5G. Làm chừng 5 cái thấy "học xì dầu", vì ít khi tôi kéo 4.5G mà thường là 7.5G, do đó, các bạn có thể nói tất cả máy bay mau hư là vì tôi đó. Với độ chúi 45 độ thì ít vấn đề. Đại khái là khi chúi, và nhắm bắn, chúng ta lúc đầu chưa quen, hay sửa cho tâm điểm trên máy nhấm nằm trên mục tiêu, thì kết quả lại phải sửa ngược lại khi tốc độ tăng cao, vì nhà chế tạo canh ngẫu lực chong chóng làm cho đuôi có độ lệch khá lớn đối với trục dọc máy bay, làm máy bay lãnh hậu quả không đồng đều khi tốc độ thay đổi quá nhiều trong đà chúi của chúng ta. Một tật nữa rất nguy hiểm cho hoa tiêu là "sink rate" khá cao, vì thân nó quá nặng nề.

Thường thường, những vụ mang ngọn tre về đáp, hay tệ hơn nữa là cày dưới ruộng, đó là hậu quả của mất nhiều cao độ khi ta múc lên. Mũi máy bay thì đã nằm trên chân trời, nhưng máy bay còn tiếp tục trằn xuống theo quỷ đạo chúi của nó trước kia một lúc lâu rồi mới ngóc đầu lên thật sự. Đó là vì quán tính của ly tâm. Ở đây không nói nhiều về cơ học được. Chỉ đưa ra một so sánh để các cụ đọc chơi.

Bây giờ là lúc trời đang có tuyết và phần lớn các nơi đó có đường đóng băng trơn trợt. Lái xe trên đường như vậy, bạn thử nhích tay lái một chút là xe bắt đầu quẹo. Nếu cứ giữ tay lái như vậy thì các bạn sẽ trợt (glisser, glide). Nếu thấy trợt va vào gốc cây mà tăng thêm vòng quẹo thì sẽ trợt nhiều hơn nữa, chứ không phải là tránh được gốc cây đâu, mà trái lại sẽ đụng mạnh hơn, vì bạn đã tăng lực ly tâm khi bẻ tay lái quẹo gắt hơn. Tại các xạ trường, nhứt là tập tác xạ ban đêm, ta mất nhiều thì giờ để nhắm hơn. Cố sửa cho tâm điểm của máy nhấm nằm trên mục tiêu, sửa mãi mà không ngờ cao độ giải tỏa đã tới từ lâu rồi.

Hoảng hốt kéo lên mạnh chừng nào thì lực ly tâm càng trằn máy bay xuống đất chừng nấy. Khi điều tra tai nạn, chỉ cần xem phần nào của máy bay chạm đất trước thì đủ biết nguyên nhân tai nạn là gì. Các anh đi học Mỹ về thường dùng chữ Target Fixation. Cũng đúng, đó là nguyên nhân đầu tiên. Mãi nhấm đến khi quá gần đất rồi thì kéo mạnh. Ta sẽ thấy khi chạm đất, phần đuôi chạm trước, rồi xác máy bay rải dài theo trục bay của máy bay. Nếu lúc ta thấy kéo mà không lên thì ta ngưng kéo, hoặc dằn tay lái xuống thì nó sẽ ngưng trằn xuống lập tức. Giống như khi lái xe trên đường lộ, ta quẹo trái thấy cứ lọt qua lane phải thì ngưng đừng cố quẹo gắt nữa thì nó sẽ nằm yên. Phải quẹo gắt mà ngưng lại thì hiệu quả mới đúng như đã nói, chứ quẹo chưa đủ mà ngưng thì là vấn đề khác rồi.

Vì đòn dài và nặng nề nên đánh nhau giữa hai loại máy bay thì không thích hợp. Đừng nói chi đấu với F-8H thì thua quá xa rồi, đấu với T-28 cũng không lại. Vì thế, không nên bắt mèo ăn cứt.

Về không hành (navigation) thì tương đối thoải mái hơn F-8F. Có thể bay xa hơn, như bay qua Phi Luật Tân chẳng hạn thì dễ như chơi. Tuy trang bị cũng xoàng thôi, nhưng cũng đủ để bay đêm rất tốt. Và Phi Đoàn 514 đã có khả năng đó. Nhất là khi trời trên mục tiêu tốt mà từ phi trường xuất phát lại xấu, ta bắt buộc phải cất cánh hợp đoàn, ngày hay đêm không thành vấn đề, rồi nhờ radar hướng dẫn đến mục tiêu, tha hồ mà đánh. Xong rồi về hạ cánh, trời xấu thì hợp đoàn từng hai chiếc mà xuyên mây hạ cánh cũng tốt. Tôi còn nhớ có lần, chúng tôi hành quân đặc biệt ban đêm, oanh tạc theo chỉ điểm của Lực Lượng Đặc Biệt, bay hợp đoàn sát cánh ba chiếc, tắt cả đèn mà chỉ nhìn ánh lửa từ ống thoát ra mà bay ở cao độ thấp cho đến khi đến mục tiêu, chúng tôi lấy đội hình oanh kích, làm mỗi người một passe salvo bomb, đã thật. Kết quả phối kiểm có hình ảnh, rất tốt.

Phạm Phú Quốc khi thành lập Phi Đoàn 518 đã được huấn luyện vượt biên bằng đường biển ở cao độ thấp (50 feet) cho đến vùng mục tiêu mới làm vòng tác xạ thường lệ. Như vậy mới khai thác tận dụng khả năng của A-1H.

Về trang bị vũ khí, A-1H có thể nói là số một trong những chiếc mà tôi được bay. Thêm nữa, được KQVN ta sử dụng, chiếc A-1H mới thêm rạng rỡ, nổi tiếng hơn bao giờ hết. Thành thật mà nói, có bay cùng chiếc máy bay này ở đơn vị VA-122 của USNAVY, mới thấy KQVN bỏ xa mút tí tè. Chẳng những về bảo trì phi động cơ, mà nói về vũ khí thì phải nói là KQVN vô địch. Súng họ bắn ở Yuma, tôi hỏi anh Biện xem tôi bắn ở mấy giờ mà xạ trường báo "zero hit" trên bia điện tử. Biện thường bay ở gió xuôi khi tôi tác xạ, nên mấy vòng anh mới thấy được ở "một mile 6 giờ". Trong khi đó, đi hành quân trên vùng Hồng Ngự Cái Cái mà bắn xuồng ba lá bằng đại bác 20 ly thì chỉ cần một tràn ở mũi xuồng là xuồng bị toét ra thành ba mảnh. Ai dại gì bắn giữa xuồng, chỉ đục lỗ xuyên qua, VC lại lấy đất trét lên và bơi như thường. Vì súng của ta có anh Phan Đàm Liệu điều chỉnh trước Fire-in-but ở 300m xa, ai mà bắn trật thì người đó không phải hoa tiêu của PĐ-514. Bởi vậy, VC khó mà thoát khi bị PĐ-514 bao vây. Như kỳ Ấp Bắc chẳng hạn, ai làm bậy đâu không, làm những thành tích của Phi Đoàn - 514 tiêu ra ma.

Chính mắt tôi thấy mấy trái chuối của Hoa Kỳ (H-21) bị Ground Resonance lật ngửa ngay trên vùng, không có ai đánh hết, mình tự té nhào ra, hết chiếc nầy đến chiếc kia, tổng cộng 5 chiếc, rồi bảo VNCH chúng ta không biết hành quân, không biết bảo vệ cho trực thăng đổ bộ. Rồi sau đó, lại thấy cái cảnh Pháo Binh rượt lính Bảo An chạy có cờ. Toàn là mình chơi mình không thôi. Tiểu Đoàn 514 của Tiền Giang Việt cộng (trận Ấp Bắc 12-9-1962) có mặt ở đó, nhưng nó bị chúng tôi phát giác khi còn xa vùng mục tiêu. Chính ba Huy và anh Biện bao vây chúng trên mặt ruộng, chờ Bảo An lại tóm gọn. Chắc các anh cho tôi nói láo cho vui chớ gì. Rõ ràng là như vậy. Bị chúng tôi 'dí' thì không làm sao thoát khỏi. Ở Mỹ này, có anh phi tuần viên đã từng bay chung với tôi là anh Nguyễn Quốc Thành, hỏi anh ấy thì biết, gặp chúng tôi vây thì chỉ có chết mà thôi. Vì vậy, Việt Cộng phải xin viện trợ cho được SA-7, nếu không chúng bị KQVN diệt hết. Chúng tôi dùng Đại Bác 20 ly một cách say mê, tiết kiệm từng viên đạn, có khi gỡ bớt circuit breaker súng để chỉ bắn một lần hai cây mà thôi. Có nhiều phi tuần viên muốn về sớm cho đỡ mệt, không thích làm như vậy. Có anh lại phí đạn quá sớm. Làm phi tuần trưởng cụt hứng, phải kéo nhau đi về. Đó là chúng tôi áp dụng đúng mức nguyên tắc chiến tranh vào việc sử dụng hỏa lực.

Nhớ lại kỳ thả bom đó, tới nay tôi còn thấy tiếc, tại sao mình đã không bỏ salvo một pass mà thôi, như vậy, mình không cần trúng đích cũng làm cho địch vỡ màng nhĩ mà chết (lúc thả bom để tiêu diệt Tướng Đôn của Việt Cộng đang nằm trong chân núi).
Công dụng tốt nhất của Napalm là diệt những Việt cộng trốn dưới hầm bí mật.
Bom thì A-1H là vua chở bom. Trọng lượng chưa trang bị là 9,000 lbs. Trang bị tối đa là 17,000 lbs. Lần hành quân Lam Sơn 1 ở Đà Nẵng với Trung Tướng Trần Văn Đôn, thả bom để tiêu diệt Tướng Đôn của Việt Cộng đang nằm trong chân núi, chúng tôi trang bị tối đa bom:
- Hai quả 1,000 lbs ở inboard racks,
- 8 quả 500 lbs ở outboard racks, và
- Thêm ít quả 100 lbs ở các kẽ hở và ngoài đầu cánh.

Khi cất cánh, bắt buộc phải dùng full flaps. Khi có tốc độ sau khi vào chân đáp rồi mới giảm xuống ¼ flaps để bay lên. Tới cao độ 10,000 bộ mới bình phi và vào flaps trọn vẹn. Nếu ai không nghe briefing kỹ thì dễ chết lắm, hay ít ra cũng hết hồn, như có người thấy không lên nỗi bèn ra biển thả hết bom để về đáp cho sớm. Chúng tôi hiểu, chúng ta là con người mà, có lúc phải "teo" một tí. Nhưng nếu chịu khó khai thác TOC, và chịu khó nghe briefing thì đâu có khó gì đâu. Không lẽ những người làm được là những người chỉ biết liều mạng? Nhớ lại kỳ thả bom đó, tới nay tôi còn thấy tiếc, tại sao mình đã không bỏ salvo một pass mà thôi, như vậy, mình không cần trúng đích cũng làm cho thiên hạ vỡ màng nhĩ mà chết. Chứ dựa vào phóng ảnh mà thả bom thì có thấy gì cụ thể đâu! Nhưng sau khi giải tỏa hết bom rồi, thấy sao mình nhẹ phơi phới, khó tả.

Hỏa tiễn không có công dụng tốt trong chiến tranh du kích, vì chúng chưa dùng đến chiến xa, và không có công sự kiện cố như đồn bót chúng ta. Trừ khi chúng đã chiếm đóng trong các vị trí của chúng ta mà thôi. Trái lại, bom napalm có nhiều công dụng tốt hơn.

Mười hai dàn bên ngoài cánh còn có thể dùng phóng hỏa tiền đủ loại, nhưng thú thật với các bạn, hỏa tiễn không có công dụng tốt trong chiến tranh du kích đâu, vì Việt cộng lúc đó chúng chưa dùng đến chiến xa, và không có công sự kiện cố như đồn bót chúng ta. Trừ khi chúng đã chiếm đóng trong các vị trí của chúng ta mà thôi. Trái lại, bom napalm có nhiều công dụng tốt hơn, và A-1H có công dụng chở được đến ba quả ở inboard racks, và sáu quả nữa ở outboard racks, nếu có loại 500 lbs như bom của Nhật Bản để lại thì tốt, hay loại dùng trên T-28 sau này.
Kinh nghiệm cho thấy, không nên trộn lẫn Napalm với bom nổ hay hỏa tiễn; pha trộn như vậy thường do các yêu cầu của những giới chức có thẩm quyền nhưng không hiểu biết về ngành hỏa lực, vì rất nguy hiểm cho hoa tiêu. Chỉ cần bấm lộn nút trong khi xuống thấp 50 bộ để thả napalm mà thả lầm bom nổ thì quá nguy, bắn hỏa tiễn ở cao độ thấp làm sao giải tỏa khỏi kịp, nếu cố gắng quá có thể bị déclenché (snap roll?). Công dụng tốt nhất của Napalm là diệt những Việt cộng trốn dưới hầm bí mật.

Khi ta thả từng cặp một cách nhau một giây thì sẽ có sức cháy phủ trùm lên nhau. Nhiệt độ cháy của Napalm là 1,500 độ C. Nếu có sức cháy phủ trùm lên nhau thì sẽ đốt hết oxy trên mặt đất, và từ các lỗ thông hơi đốt cả oxy dưới hầm trú ẩn, Việt cộng sẽ bị chết khô dưới hầm, chứ không phải bị chết cháy. Người phi tuần trưởng có nhiệm vụ điều khiển cho thả napalm chồng lên nhau thì kết quả bảo đảm hơn. Thường thì anh em dùng napalm để đốt nhà. Đâu cần như vậy. Chỉ dùng đại bác 20 ly của A-1H, bắn vào vách nhà sau thường để bếp, hoặc trúng phải lò dầu, hoặc làm tung củi đang cháy vào vách, hoặc chính băng đạn có đạn lửa của chúng ta cũng đủ đốt nhà lá rồi. Napalm còn một loại mục tiêu khác là diệt súng phòng không của địch, nhưng không nên dùng A-1H vì quá chậm, mà phài dùng F-5 mới tốt. Vì sức nóng cháy của napalm làm cong nòng súng, không làm sao sửa chữa được. Một loại vũ khí khác để diệt phòng không là CBU, không phải để tiêu hủy súng mà là giết chết xạ thủ. Những người nầy phải được tập luyện khó khăn, khó được thay thế nhanh chóng.

Nói thêm một ưu điểm nữa của A-1H mà nhiều người đã biết, nhưng ít dùng đến trong các kế hoạch dài hạn. Nó đáp rất ngắn. Với trang bị nhẹ, có thể lên xuống với phi đạo dài 750 mét. Cụ thể, chúng tôi đã sử dụng phi trường Cù Hanh ở Pleiku, do công của Hà Xuân Vịnh thám sát phi trường ở vùng cao nguyên. Lúc đó, phi trường được lót bằng vĩ sắt (PSP) loại đen nhỏ bảng. Chúng tôi đáp lên giốc, cất cánh xuống giốc, trên dưới 1,000 mét. Có lần tôi chờ các anh thay thế, ngồi ngoài phi đạo nhìn các anh cất cánh. Tôi giật mình khi thấy chiếc A-1H sụp vào một lỗ giữa phi đạo, vĩ sắt thụn xuống, cây cọc sắt dài độ bốn tấc tây lòi lên, và sau khi bánh lăn qua rồi thì vĩ sắt trở lên như cũ, nên ta không thấy cọc sắt đâu cả. Tôi chạy ra ngay tại chỗ có vũng nước màu đỏ của Pleiku, gọi hai ba anh cơ khí gần đó chạy xe dodge 4x4 lại đè lên vĩ sắt thì rõ ràng có cây cọc lòi lên.

Có lần, một anh không cảnh giác bị lạc tay lái khi sụp lỗ nên anh bị tạt khỏi trục phi đạo, chạy băng ra hàng rào kẽm gai có cọc bê tong, và anh tiếp tục hốt lên với cái cọc bê tông ấy, vất nó xuống cách hàng rào cả chục thước. Điều nầy cho thấy chân đáp của A-1H rất chắc. Một sân ngắn nữa chúng tôi đã dùng là sân Sóc Trăng, dài 1,000 mét, nhưng lúc đó có một cái lỗ to ở khoảng ¾ phi đạo, nghĩa là còn lại 750 mét. Do đó, anh Nguyễn Thành Long (Long Chà) đã làm hư một chiếc A-1H vì đáp quá ngắn, đúng chỗ có bùn trơn trợt ngoài đầu phi đạo, nên anh bị lạc hướng chạy qua trái 60 độ, vượt khỏi rào kẽm gai, ra ngoài ruộng còn cán chết tại chỗ một chị người nhà của một anh lính pháo binh cùng đóng tại phi trường. Đó là trong chiến dịch Bình Tây do Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm làm tư lệnh chiến dịch. Một lần khác, tôi hành quân tại phi trường Nha Trang trong lúc phi trường đang được sửa chữa. Chỉ còn một nửa chiều rộng, và một nửa chiều dài, chúng tôi đã trang bị khoảng hai tấn rưỡi bom đạn cũng hành quân tốt. Nói cách khác, chỗ nào C-47 lên xuống được, chúng tôi đều hành quân được.

Cái nạn SA-7 làm cho phe A-1H phải cụt hứng, vì nó quá dễ bị tiêu diệt. Tính chung về sự đóng góp cho chiến tranh tại Việt Nam của các loại máy bay, phải nói A-1H là số một.
Chúng tôi nhận thấy chỉ có thể viết về chiếc A-1H như thế thôi. Lẽ tất nhiên, có nhiều phi đoàn đã xử dụng nó, càng lúc càng hay hơn. Nhưng mà rủi cho các anh phải bay trong giai đoạn sau cùng của nó, vì nó cũng đã quá nhão nhề rồi. Tôi nhớ người Mỹ cứ khen thưởng Không Quân Việt Nam bảo trì giỏi. Để chi? Để tăng thêm giờ hoạt động trước khi mang về Mỹ để làm đại tu.
Chỉ cần o bế với anh Tech Rep của hãng Wright để báo cáo và đề nghị, thì bên kia, Nhà Nước Mỹ cũng nói cho hãng Wright biết -- nên chấp thuận cho tăng giờ bay thì phải đỡ tiền viện trợ không… Cứ thế, ta xài mãi mà không thấy hư. Tài thật! Có gì thì pilote Việt Nam chịu, có phải pilote Mỹ đâu mà họ lo. Còn phe ta mà được khen thì chỉ có một bằng tưởng lục là xong, chỉ tốn có mấy trang in roneo mà thôi.

Sau cùng, cái nạn SA-7 làm cho phe A-1H phải cụt hứng, vì nó quá dễ bị tiêu diệt. Tính chung về sự đóng góp cho chiến tranh tại Việt Nam của các loại máy bay, phải nói A-1H là số một. Đây không phải là vì tôi bay nó mà nó hay đâu. Đừng chê cười.

Tarin65




 

==================================

 



Khúc Ruột Ngàn Dặm Đã Bắt Đầu Cạn

Tác giả: Tâm Việt


flag "Năm 2010, với 8 tỉ 26 đô-la đổ về, Việt-Nam là nước nhận được nhiều ngoại-tệ từ nước ngoài gởi về đứng thứ 9 trong các nền kinh tế đang phát triển nhận được loại tiền đó.

"Năm 2011, Việt-Nam nhận được 9 tỉ đô-la ở ngoài nước gởi về, giúp bù đắp đến 92% cán cân thương mại bị thâm hụt.

"Tiền gửi từ nước ngoài về bao giờ cũng đóng một vai trò rất quan-trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Những con số thống-kê sơ-khởi cho thấy là ít nhất 4 tỉ 7 đã đi vào thị-trường địa-ốc ở trong nước.

"Tuy-nhiên, số tiền do người Việt hải-ngoại gởi về trong sáu tháng đầu năm 2012 đã hạ xuống đáng kể tới 23%, đánh dấu một "mùa tiền ngoại tệ gởi về khá bết" cho toàn năm 2012."

Nói không được

Trên đây là phần mở đầu của một bài báo mới đây ở trong nước viết bằng tiếng Anh trên mạng VietNamNet Bridge (ngày 5 tháng 9, 2012).

Như chúng ta đều biết, tiền người Việt hải-ngoại gởi về là tiền "rất ngon" đối với ở trong nước. Vì sao? Vì không phải làm gì mà tiền cứ như trên trời rớt xuống. Người nhà nhận được tiền đã vui, nhà câm quyền cộng sản Việt Nam lại còn vui hơn nữa bởi tiền thì trước sau gì cũng phải chuyển thành tiền Việt Nam không mấy giá trị trong khi đô-la gởi về thì chính phủ thu vào ngân-hàng nếu chưa đi vào túi tham của các đảng viên cộng sản. Do đó nên quan dân đều rất "hồ hởi," dân nhắc gia-đình bạn bè ngoài này gởi về, đảng viên ung-dung đút túi. Mà đâu phải chuyện nhỏ, bạc tỉ đấy các bạn!

Muốn thấy sự thành công của chính-sách nhà cầm quyền Việt cộng "rút ruột... mấy khúc ruột xa ngàn dặm" này, ta chỉ cần nhìn vào mấy con số: Nếu trong những năm của thập niên 1990 thì chỉ có vài chục triệu mỗi năm thì sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận (1994) rồi tái-lập bang-giao (1995), con số đó đã nhảy vọt lên đến:

1 tỉ 34 đô năm 2000
2 tỉ năm 2001
2 tỉ 7 mỗi năm trong hai năm 2002 và 2003
3 tỉ 2 năm 2004
4 tỉ năm 2005
4 tỉ 8 năm 2006
7 tỉ 2 năm 2008
6 tỉ 8 năm 2009 (có xuống một chút)
8 tỉ 26 năm 2010
9 tỉ năm 2011


Nghĩa là nhân lên gấp gần 7 lần trong 12 năm (2000-2011).

Như vậy, ta có thể thấy là chính-sách của một số hội-đoàn, tổ-chức ngoài này kêu gọi bà con "không gửi tiền về, không đi du-lịch về Việt Nam" v. v... là gần như thất bại hoàn-toàn. Dù như ai cũng biết là nếu ta tắt cái vòi nước đô-la chuyển về đó chỉ cần vài tháng là cộng sản ngất ngư.

Tương-đương với cái gì?

Muốn biết tầm quan-trọng của số tiền đồng-bào hải-ngoại gởi về thì ta thử đem so sánh với một vài món tiền khác xem sao. Theo một nghiên cứu của tổ-chức MPI (Migration Policy Institute) thì 9 tỉ do đồng-bào gởi về trong năm 2011 tương-đương với:

* Gần gấp đôi (= 183%) số tiền chính-thức các nước (tất cả các nước trên thế-giới) viện-trợ cho Việt Nam để phát triển (ODA, Official Development Assistance).

* Hơn (= 121%) số xuất cảng dịch-vụ thương mại (Commercial Services Exports).

* Bằng 90% số tiền ngoại-quốc đầu tư thẳng vào Việt Nam (Foreign Direct Investment).

* Bằng 12% tổng-số hàng xuất cảng trong năm, và

* Bằng 7% tổng-sản-lượng quốc gia (GDP, Gross Domestic Product).

Tóm lại, số tiền "chùa" mà 3 triệu bà con ngoài này gởi về một năm bằng số tiền làm quần quật của hơn 6 triệu người (7% dân-số) làm đầu tắt mặt tối ở trong nước. Thế thì làm gì cộng sản Việt Nam chẳng khoái? Nhất là khi đồng-bào gởi về là gởi đô-la hay Euro hay tiền Nhật, tiền Đại-Hàn... toàn thứ tiền cứng chứ không phải tiền Hồ mà không ai chịu nhận nếu đem ra khỏi nước.

Không trách nhiều người bực mình hay đau xót với ý-thức chính-trị còn thấp kém của đa số người Việt hải-ngoại gởi về nhiều khi vô tội vạ để cho người trong nước phè phỡn ăn chơi (chớ không phải để giúp gia-đình hay bạn bè cho những việc thực-sự cần thiết)!

Sự thực, đồng-bào cũng có phần ý-thức.

Sự thực, đồng-bào cũng có phần ý-thức chứ không phải không. Bằng-chứng là cộng sản Việt Nam đã có luật đầu tư từ nước ngoài từ năm 1987 nhưng nếu ta thấy là ngoại-quốc đã bỏ vào hàng trăm tỉ đầu tư trong mọi lãnh-vực ở trong nước thì đồng-bào ta ở ngoài này đã dè dặt hơn nhiều. Học được bài học cộng sản chỉ thích ăn cướp của dân (như qua mấy lần đổi tiền hay vụ đánh tư-sản mại-bản), đồng-bào hải-ngoại đã rất e dè khi đầu tư vào trong nước. Chẳng thế mà trong 25 năm (từ 1987 đến giờ), người Việt hải-ngoại vẫn chưa đầu tư đến 2 tỉ bạc vào các dự-án làm ăn với chính-quyền cộng sản ở trong nước--nghĩa là chưa bằng 1/4 số tiền tươi họ gửi về trong nước trong một năm (2011).

Thế tiền họ gởi về đi đâu, các bạn có thể hỏi. Không lẽ người ở trong nước lại có thể ngồi đó mà "ăn" hết số tiền bà con ngoài này gởi về, dù như người ta có câu "ăn không thì đến núi cũng lở."

Không, người Việt ngoài này cũng hiểu là ta ở xa, khó lòng mà "ăn có" với những tên cộng sản lưu manh có quyền có thế ở quê nhà. Những gương tầy liếp như anh em Nguyễn Gia Thiều (ở Pháp về) hay Trịnh Vĩnh Bình (ở Hòa-Lan về) còn sờ sờ ra đó: nó để cho mình ăn một lúc rồi nó cướp mình trắng tay.

Do đó nên nhiều người cho rằng mình khôn thì mình không về, chỉ cần gởi tiền về cho người nhà đi đầu tư vào những món hời là tốt rồi. Người nhà ở tại chỗ, quen lối làm ăn chụp giựt của cộng sản rồi, quen biết những chỗ phải bôi trơn, hối lộ thì chắc sẽ thành thạo hơn, không sợ bị "tiền mất tật mang. "Nói cách khác, nếu người Việt không trực-tiếp đầu tư thì lại gián-tiếp đầu tư trong nền kinh tế đó qua trung-gian của người nhà, người quen.

Đã tưởng thế là khôn nhưng chính ra vẫn còn dại. Bởi người nhà thì cũng không qua mặt được những cái cú cáo, móc nối, phe phẩy của bọn "bán trời không văn-tự." Bỏ tiền vào thị-trường chứng-khoán ư? Nhất là khi tiền lãi nhiều khi nghe chóng mặt! Chẳng cần làm nhiều, chỉ cần bỏ vào nhà băng là cũng có tiền lời 15-16% rồi. Ai mà không ham?

Rồi nếu còn tham hơn nữa thì bỏ vào địa-ốc với giá nhà, giá đất lên vùn vụt (có chỗ ở trung-tâm Hà-Nội, một thước vuông có thể đắt gấp mấy lần đất ở Tokyo) làm sao mà lỗ vốn được? Đó là lối suy nghĩ "ăn xổi ở thì" mà nhiều người cho là khôn ngoan, ăn chắc.

Bong bóng địa-ốc bể

Đó là thảm-trạng của không biết bao nhiêu người "ốm dở, khóc dở" ngày hôm nay, cả ở Trung-Quốc lẫn ở Việt-Nam.

Khi giá nhà lên thì người ta đổ xô vào xây nhà, mua nhà, đầu tư vào địa-ốc. Nhưng đến khi kinh tế chậm lại (như ở Trung-quốc là tỷ-lệ tăng trưởng đang ở mức 10-11% bỗng xuống 9% hay thấp hơn nữa, còn ở Việt Nam thì đang ở 6-7% thụt xuống còn có 4%) thì tiền trả nhà băng kiếm cũng không ra, vay thì giá quá đắt (tiền lãi lên đến hơn 20%, có khi đến 23-24%), thế là vỡ nợ, bỏ của chạy lấy người. Và những vụ như vậy thường có hiệu-quả dây chuyền, đỡ không nổi.

Chẳng thế mà cũng bài báo nói trên mách cho ta thấy là "ít ra 4 tỉ 7 đô-la," nghĩa là hơn một nửa số tiền 9 tỉ đồng-bào gởi về, đã "đổ vào thị-trường địa-ốc." Và 4 tỉ 7 này thì chẳng mấy lúc ra mây ra khói khi cái bong bóng địa-ốc bị bể gần như khắp nước, không chỉ ở Hà-Nội, Sài-Gòn mà còn ở cả Cần-Thơ, Đà-Nẵng, v.v...

Có người ác miệng thì bảo "đáng kiếp!" Lúc bảo thì không nghe, đến khi tiền thành mây khói rồi thì ngồi đó mà khóc!

Thì ra Đức Phật sáng suốt biết bao, có nhân thì có quả, có tham sân si thì có ngã, có vấp! Ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Những "đại-gia" hôm nay có thể ăn ngập miệng, tiền vất ra ngoài cửa sổ, nhưng có lẽ cũng không lâu sẽ phải trả giá cho những sung sướng đó bằng tù tội, bằng chết chóc, không thể lường được.

Ở trên ta đã thấy là tiền hải-ngoại gởi về đã xuống gần 1/4 trong sáu tháng đầu năm nay. Riêng ở Thành-phố HCM tức Sài-Gòn, tiền bà con gởi về đã sụt nửa tỉ (= 500 triệu) trong sáu tháng đầu năm đang là một mối lo khắc khoải mà nhà cầm quyền đang chưa biết cách nào chống đỡ hay bù đắp.

Có lẽ người ở ngoài này cũng đã học được bài học khi bị bỏng tay. nhà cầm quyền cộng sản đang nghĩ cách bù đắp bằng cách kêu gọi tăng-cường số người du-lịch vào Việt-Nam. Khổ nỗi, nếu tiền tươi bà con gởi về lên đến 9 tỉ trong năm 2011 thì cùng năm, ngành du-lịch chỉ mang về có 5 tỉ 1 thôi. Trong khi mọi nơi đều đi xuống thì không hiểu làm sao mà có thể mong du-lịch mang về chỗ thiếu hụt khi đồng-bào đã hết tin tưởng và không còn muốn đầu tư lối dốt nát như trước đây?

01/20/2013


 

 

 photo Noacuten Phi cocircng_zpsnzj1s8lq.jpg

 

Viết từ một người Lính Không Quân VNCH.

 

 

 photo camera.png




Ông Nguyễn Thành Trung,


Thật sự, tôi không muốn viết những dòng này, viết về sự thực của câu chuyện cũ, câu chuyện này được ông kể lại theo cách bịa đặt của ông, nhiều tưởng tượng, có phần cổ xúy cho cá nhân ông, che lấp đi cái thực của ông mà tôi và nhiều người, trải qua một thời gian dài không muốn nói đến nữa, đó là sự phản bội, vong ân cái quá khứ mà ít nhiều gì cái quá khứ này đã nuôi dưỡng, dạy dỗ ông, trong hoàn cảnh côi cút, không nơi nương tựa thuở ấu thơ của ông.

 photo camera.png Bài viết này, không nhằm gửi đến riêng ông, cũng không để đính chính với Mark về những điều lệch lạc, thiếu trung thực của ông đã nói với Mark. Tôi chỉ viết cho đồng đội của tôi, cho đồng bào tôi đọc, riêng cá nhân ông, với luận điệu thiếu trung thực, thêm thắt bịa đặt của ông, trong cuộc nói chuyện với Mark, bài viết này không muốn những con người khoác loác, dối trá với chính mình như ông được đọc nó.

Vào khoảng tháng 04 năm 2000, qua một cuộc phỏng vấn của Mark McDonald, một ký giả Hoa Kỳ đã đến Sài Gòn phỏng vấn ông. Sau khi qua trở lại bên Hoa Kỳ, bài phỏng vấn này đã được đăng rộng rãi trên khắp Hoa Kỳ, cả trên mạng lưới thông tin điện toán toàn cầu. Nội dung bài, phản ảnh đầy đủ tất cả những gì ông đã nói, không thêm bớt sửa chữa (tôi tin điều này bởi ký giả ở các xứ tự do rất ít khi thêm thắt, bịa đặt). Tôi và đồng đội của tôi, đồng bào của tôi, tất cả đều đã xem bài tường thuật này. Không ai thèm trả lời Mark, không ai thèm viết để đính chính với công luận ở đây, hoặc ở Việt Nam, hay bất cứ chỗ nào trên toàn thế giới này, về những điều ông nói thông qua Mark. Chúng tôi và mọi người đều cảm thấy vô bổ, mất thì giờ khi phải tranh luận, hay giải thích bất cứ điều gì với ông và các đồng chí của ông, bởi thật mất công khi phải làm những điều này với những con người không còn biết sự thật, những con người hầu như cả cuộc đời chìm đắm trong u mê tưởng tượng, sống còn và thăng tiến bằng việc ăn gian nói dối, lừa phỉnh với đồng bào, cả với các đồng chí, và với chính bản thân của họ.

Đi thẳng vào bài phỏng vấn được viết lại dưới dạng một loại tự thuật, nhân vật chính là ông. Toàn thể bài tự thuật này có thể tóm gọn lại bằng câu kết luận sau cùng của ông: "Tôi mến các đồng đội của tôi lắm, nhưng tôi không quan tâm gì về những điều họ nghĩ về tôi, việc tôi làm vào những ngày cuối tháng 04 năm 1975 duy nhất chỉ nhằm kết thúc cuộc chiến thê lương nhất của Việt Nam, nhiều sinh mạng hy sinh oan uổng, tôi có bổn phận phải kết thúc cuộc chiến này trong khả năng của mình, đem lại thanh bình cho đồng bào tôi, cũng là một việc làm báo thù cho cái chết của cha tôi bị chính quyền miền Nam sát hại."

Bỏ ra ngoài tất cả những đoạn viết trong bài được trinh thám hóa bằng cuộc đời mai ẩn của ông trong giới học sinh, sinh viên Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi, được ăn học bằng sự nuôi dưỡng của chính quyền VNCH, rồi trà trộn vào hàng ngũ Không Quân VNCH chúng tôi, cuối cùng thi hành những mệnh lệnh của Việt cộng, phản bội lại tất cả những gì được thụ ơn, chịu nghĩa...

Tất cả các đoạn này kể lại không lớp lang thứ tự, nhiều chỗ mang tính cường điệu, anh hùng cá nhân, thậm chí khi kể về công việc chuyên môn của một người lái máy bay, nó cũng sai và thêm thắt, bịa đặt, hoàn toàn không phù hợp với những hiểu biết bình thường của một người biết lái máy bay.

Như đã nói ở trên, tôi chỉ tóm gọn bài tự thuật này bằng phần kết thúc bài nói chuyện của ông với ký giả Mark McDonald, và tôi chia phần này thành hai vế:

Vế thứ nhất: Mục đích của việc ông oanh kích vào Dinh Độc Lập và dẫn dắt những nhân viên phi hành của Việt cộng về không tập Phi Trường Tân Sơn Nhất, theo ông nói là nhằm kết thúc cuộc chiến thê lương nhất của Việt Nam.

Sự thật, như ông và tất cả mọi người đều biết, cuộc chiến ở Việt Nam chẳng kết thúc sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, Việt cộng đã lôi cuốn toàn dân Việt Nam vào một cuộc chiến khác, cuộc chiến mà hậu quả và di hại không kém cuộc chiến ý thức hệ trước đấy. Nhiều trăm ngàn thanh niên Việt Nam, thế hệ đàn em, cả những thế hệ con, cháu chúng ta, tiếp tục bị xô đẩy vào cuộc chiến thê lương, tàn nhẫn này. Đó là cuộc chiến ở các chiến trường Căm Bốt, Lào và cả phần biên thùy phía Bắc, tiếp giáp với Trung cộng. Chứng tích và hậu quả của cuộc chiến tranh này còn rõ rệt đến hôm nay với nhiều nghĩa địa, bạt ngàn bia mộ ở một số huyện lỵ của tỉnh Tây Ninh, Cao Bằng, Hà Tuyên, v. v... nơi chôn cất thi hài của những thế hệ sau chúng ta đã mạng vong oan uổng. Cả nước đã nhìn ra sự thực của câu nói: "Chiến thắng giặc Mỹ xong, ta sẽ xây dựng đất nước bằng năm, bằng mười ngày nay..." của ai đó, đã lừa phỉnh hoặc trí trá với nhân dân mình, trong đó có cá nhân ông đấy ông Trung ạ!

Hậu quả này còn kéo dài theo từng đoàn thương phế binh của cuộc chiến sau 30 tháng 04 năm 1975, xuất hiện nhan nhản khắp nẻo đường các thành phố lớn, chưa hết! dân Việt Nam chúng tôi còn gánh thêm cái món nợ tiền tệ, khí tài mà Việt cộng đã vay mượn các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em, để tiến hành giấc mộng bá chủ bán đảo Đông Dương, như Lê Duẩn và bè lũ thường huênh hoang khi còn sống. Cho đến tận hôm nay, hơn 25 năm, sau cuộc chiến quốc - cộng Việt Nam, nhiều chục ngàn thanh niên Việt Nam còn ngủ bờ, ngủ bụi bên Vương quốc Lào, nhiều trăm ngàn thanh niên khác phải gác bỏ chuyện học hành, chuyện phụng dưỡng cha mẹ già, dạy dỗ các em thơ để sung vào bộ đội, tiếp tục cuộc chiến do Việt cộng đang ôm ấp, chờ đợi khởi phát.

Kết luận, những điều trình bày ở vế này là: Chiến tranh ở Việt Nam chưa hề chấm dứt kể từ sau tháng 04, 1975. Ông đã nói láo với Mark, nói không đúng với sự thật của Việt Nam, bóp méo đi sự thực mà ông biết rất rõ.

Việc ông nói láo do tính chủ quan hay khách quan, do chính ông hay do chế độ Việt cộng ra lệnh cho ông, tôi không bàn ở đây.

Vế thứ hai: Trong câu kết luận trong cuộc trao đổi giữa ông với Mark là ông oanh kích vào dinh Độc Lập, và dẫn dắt Việt cộng về oanh kích vào phi trường Tân Sơn Nhất cũng để trả thù cho cái chết của thân phụ ông.

Thân phụ của ông, theo như lời ông giới thiệu khi mở đầu cuộc nói chuyện với Mark, là một du kích Việt cộng. Ông còn khoe là có đâu đó vài người anh trai cũng là du kích Việt cộng. Ở vế này, tôi phải dài dòng về thân phụ của ông trong vai trò du kích quân Việt cộng.

Trước đây, nhân dân Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi biết rõ và cũng từng chứng kiến những vụ ám sát, thủ tiêu, khủng bố đẫm máu, của du kích Việt cộng nhắm và hàng ngũ viên chức chính phủ, quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa, và cả những người dân lành vô tội. Đó là các vụ đặt chất nổ trong thành phố, gài mìn trên quốc lộ, đánh phá các Ấp Chiến Lược, và cao điểm của các hành động khát máu này là việc du kích Việt cộng tấn công vào rất nhiều bệnh viện ở các làng xã xa xôi, cướp bóc thuốc men, y cụ, đốt phá nhà thờ, chùa chiền....

Sau này, quy mô tàn sát của Việt cộng to lớn và tàn ác hơn qua những hố chôn người tập thể ở Huế vào Tết Mậu Thân, pháo kích vào các thành phố, pháo kích cả vào các trường tiểu học, v. v... Còn nhiều vụ việc nữa nhưng vì khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này, tôi không thể kể hết ra được. Tất cả những hành động tàn ác này, Việt cộng và cụ thể là các tầng lớp du kích, nằm vùng, sớm đầu, tối đánh như thân phụ của ông, đã gây ra trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi.

Trước những hành động khát máu, mang tính phá hoại sự an ninh và thanh bình của Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi, không cần phải là một thanh niên, dẫu chỉ là một người bình thường nào nhất trong một đất nước đang xây dựng và phát triển, ai cũng cảm thấy cần phải làm một cái gì để ngăn chặn những hành động sát nhân, phá hoại man rợ, thiếu tính người này, đồng thời để bảo vệ an ninh tối thiểu cho đồng bào, lương dân vô tội, bảo vệ các thành quả y tế, giáo dục, kinh tế, v. v... của đất nước có luật pháp và hiến pháp mà mình đang sống.

Do vậy, việc thân phụ ông phải đền tội do các tội ác mà ông ấy gây ra, như lời ông thuật lại, công bình mà xét, không có gì là quá đáng.

Tuy nhiên, ông có nói thêm, thân phụ ông bị xử bắn ngay trước mặt thân mẫu và chị em gì đó của ông, sau đấy những người xử bắn còn kéo lê xác của thân phụ ông trên những con đường mòn của tỉnh Bến Tre... Tôi e rằng ông cường điệu và thêm thắt tình tiết việc này.

Dẫu sao, việc xử bắn những người gây tội ác vớI lương dân vô tội, phá rối trị an của Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi là việc cần làm trong một quốc gia có luật pháp và hiến pháp, điều này không cần bàn cãi thêm, cũng ví như dưới chế độ Việt cộng hiện nay, nhiều người bị xử bắn vì vi phạm những điều quy định do đảng Việt cộng ban hành.

Việc cần xem xét và phân tích để xác định những điều ông thêm thắt, tăng cường tính chất tàn ác của những người xử bắn thân phụ ông, mà thâm ý của ông muốn gán ghép cho cả chế độ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi trước công luận, thông qua một anh ký giả nước ngoài. Chúng ta cùng xem xét và luận bàn việc này.

Ông từng được ăn học dưới chế độ của chúng tôi, ông khoe với Mark, ông từng là sinh viên Đại Học Khoa Học Sài Gòn, thiết tưởng ít nhiều gì, ông cũng biết chút ít về pháp luật và hiến pháp của VNCH chúng tôi. Việc xử bắn một tội phạm nguy hiểm nào đấy, luôn luôn được thi hành theo luật pháp và hiến pháp đương thời, tiểu đội hành quyết, sau khi thi hành xong bản án, họ thường thông báo cho thân nhân của tội phạm đến để nhận thi hài của tội phạm về an táng. Trong trường hợp, không ai thừa nhận thi hài của tội phạm (cụ thể là trường hợp của thân phụ ông đấy), chính quyền sẽ tiến hành mai táng theo thủ tục bình thường, một phần vì luật pháp đã quy định, một phần để bảo đảm vệ sinh môi trường chung quanh. Những công việc này, thật sự được chu tất bởi tính pháp trị của một đất nước có hiến pháp và luật pháp.

Không một cá nhân, tổ chức nào được quyền xâm phạm vào thi thể của tội phạm, cho dẫu kẻ tội phạm ấy khi còn sống, gây ra nhiều tội ác man rợ, gây nợ máu vớI nhiều người, như thân phụ của ông. Việc ông mô tả là ai đấy, đã lôi kéo xác của cha ông trên các con đường đất ở tỉnh Kiến Hòa năm xưa, xem ra không mang tính trung thực.

Nếu có ai đó, vì căm hơn thân phụ của ông, lúc sinh thờI từng hãm hiếp vợ con của họ, ám sát thủ tiêu thân nhân của họ, gài mìn các chuyến xe đò, đặt chất nổ ở chợ búa, gây tử thương cho thân nhân đồng bào của họ, họ cũng chỉ oán hận cho đến khi pháp luật xử bắn cha ông là xong, chẳng ai có thì giờ để làm thêm cái việc vô ích, mất v sinh là lôi kéo cái xác bị bắn kia lê thê trên đường đất đâu đó. Hơn nữa, cơ quan pháp luật, nơi ban hành bản án tử hình cha ông, chắc chắn sẽ không dung tha cho những người làm các việc này đâu. Không phải vì họ thương xót gì thân phận của một gã du kích hèn nhát, khát máu kia đâu, duy nhất bởi luật pháp không cho phép ai được làm như vậy.

Còn việc ông cứ khư khư, cùng luận điệu như các đồng chí của ông, phủ nhận hiến pháp và luật pháp của Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi, gán ghép các việc làm không có kia cho chế độ và chính quyền chúng tôi, thì quả ông và các đồng chí của ông có lệch lạc tư tưởng, mất lập trường khi nói lên điều đó.

Tại sao để có thể kết luận cái lập trường chao đảo của ông và các đồng chí của ông qua việc các ông phủ nhận hiến pháp và luật pháp của VNCH chúng tôi? Đơn giản thôi, vì thật sự một đất nước vô hiến pháp, vô luật pháp, muốn bắn ai thì bắn, bắn xong muốn lôi kéo xác tội phạm đi đâu, làm gì thì làm, thì thật sự đó là một đất nước hỗn loạn, vô trật tự, vô tổ chức. Một đất nước như vậy, quân đội Việt cộng phải hy sinh trên một triệu sinh mạng, mất một thời gian trên 20 năm, vay mượn các nước "Xã Hội Chủ Nghĩa anh em" tiền tỉ tỉ để mua vũ khí và quân dụng, mới triệt hạ được thì e rằng cái quân đội Việt cộng kia quả bạc nhược và cái chiến thắng mà chúng có được là do cơ may, hên xui, chứ làm gì còn quân đội anh hùng, chiến thắng nghiêng trời lở đất như Bộ Chính Trị của ông thường rêu rao.

Trong thời gian chúng tôi bị cầm giữ ở các trại tù cải tạo, có một vài đồng đội tôi vì không kham nổi sự cơ cực, đói rét, họ vượt ngục; công an, bộ đội truy lùng, đuổi theo và bắt lại được, trước khi sát hại anh em đồng đội chúng tôi, lũ người này đánh đấm, làm tất cả những gì có thể nói là tận cùng của sự dã man.

Sau khi bắn đồng đội chúng tôi xong, họ không chôn cất như chúng tôi đã làm với thân phụ của ông, chúng tôi tự nhặt nhạnh thi thể của đồng đội, bó vào trong các bao bố bằng ny lông, dùng để đựng phân bón, chúng tôi cáng thi thể đồng đội chúng tôi trên một cái ky dùng để khiêng đất hàng ngày, đi chôn.

Chúng tôi chẳng cần phải kể với Mark, hoặc kể lại với thân nhân, vợ con của đồng đội chúng tôi về những hành động này của người Việt cộng các ông, bởi chúng tôi chấp nhận sự trả thù tán tận lương tâm này của chúng, và tự xem cái chết của cá nhân mình, của đồng đội mình là sự hy sinh cần có cho chính thể và đồng bào Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi.

Cứ bình tâm mà suy xét, ngay chính bản thân của ông, khi dẫn dắt Việt cộng vào oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất, thù ấy kể như đã trả xong, nhưng Việt cộng thì không dừng lại ở đấy, việc đày đọa các Quân Cán chính của VNCH trong các trại tập trung, cứ xem như để trả thêm mối thù cho cái chết của thân phụ ông, thế còn việc nhiều đồng bào vô tội khác, quanh năm họ chỉ buôn bán, làm việc bình thường như bao người bình thường khác trên thế giới, phút chốc mất nghiệp, mất nhà cửa, ruộng đất, công ăn việc làm, mất tất cả những gì của cuộc sống bình thường mà trước đấy, chúng tôI chiến đấu bảo vệ cho họ. Nhiều thanh thiếu niên khác của miền Nam Việt Nam chúng tôi, phút chốc họ bị lôi ra khỏi gia đình, học đường, lôi khỏi tuổi Xuân, để bị xô đẩy vào các lò lửa chiến cuộc do Việt cộng chủ xướng... Chẳng lẽ cũng vì cái chết của thân phụ ông mà Việt cộng ưu ái trả thù cho ông chăng?

Ngay lúc này, khi những dòng này đang viết, Tổ Chức Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc có đưa ra các báo cáo trước công luận thế giới về mức độ lợi dụng trẻ em tuổi vị thành niên trong lao động và sản xuất của Việt Nam, và còn phải kể đến việc không ít các em trở thành phương tiện mua dâm của những con dã thú đến từ Hương Cảng, Mã Lai, và nhiều nước khác nữa khi đến Việt Nam du lịch, hẳn các em bé ngây thơ vô tội này cũng đón nhận mối thù của ông thanh toán cho cái chết của thân phụ ông? Rộng lớn hơn, hẳn tất cả đồng bào Việt Nam từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau đang đói rét, lầm than, tha phương cầu thực ngay trên chính quê hương xứ sở của mình, bị các tầng lớp công an, viên chức Việt cộng hà hiếp, đàn áp, bóc lột, họ bị như vậy vì cái mối thù của ông hẳn?

Chúng tôi, những người vì lý do này hay vì lý do khác, tất cả đều phải bỏ Việt Nam ra đi, chúng tôi có những mối thâm thù với Việt cộng, hầu hết những người Việt Nam ở hải ngoại hiện nay, đều có người thân bị tử vong vì sự trả thù cuồng dại của Việt cộng, nếu không thì cũng phải tiêu gia, bại sản vì bè lũ tay sai, cướp bóc, tịch thu tài sản, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn... và rất nhiều anh em chúng tôi tự các trại tập trung trở về với gia đình, xã hội, chúng tôi ghi nhớ mối thâm thù này đến chết. Nhưng, khi đất nước bị thiên tai, lũ lụt, đồng bào lâm cảnh màn trời chiếu đất, chúng tôi không nghĩ đến mối thâm thù này, chúng tôi tự quyên góp, vận động để gửi về Việt Nam những đồng tiền có được bằng mồ hôi, nước mắt trên đất khách, quê người, để mong xoa dịu phần nào nỗi thống khổ đã triền miên nhiều đời trên dân tôi, nước tôi.

Chúng tôi biết, và biết rất rõ, trong những bàn tay ngửa ra nhận những ân tình của chúng tôi chuyển về, có cả những bàn tay của những kẻ năm xưa đã thẳng tay sát hại cha mẹ, anh em, thân nhân, đồng đội chúng tôi, có cả những bàn tay đã từng cướp sạch tiền của, nhà đất, ruộng nương, cùng công ăn việc làm thường nhật của chúng tôi... Chúng tôi cũng biết thật rõ, không ít người trong hàng ngũ đồng chí của ông sẽ ăn chặn, bớt xén những đồng tiền mồ hôi nước mắt của chúng tôi gửi cho đồng bào các vùng thiên tai, bão lụt, và chúng tôi cũng biết thật rõ những đồng chí các ông hiện nay, bây giờ, ăn nhậu, tiệc tùng sang trọng hơn chúng tôi rất xa, có những đồng chí của ông hiện đang có con em theo đuổi các Đại Học đắt tiền trên Hoa Kỳ mà chính bản thân con em chúng tôi đang ở Hoa Kỳ, hàng mơ ước, mong đợi...

Chúng tôi biết rất rõ, nhưng chúng tôi vẫn phải làm, vẫn phải dè sẻn mức chi dụng để thi hành cái bổn phận, cái tính người kia.

Cái tính người này, chúng tôi được học hành và dạy dỗ tự bé ở VNCH ông Trung ạ. Dẫu ly tông xa tổ, chúng tôI vẫn gìn giữ, bởi chúng tôi ý thức một điều, đánh mất cái này, tức là trở thành thú vật, là trâu, chó, là heo, ngựa, v. v.. Ông cũng từng được hấp thụ nền giáo dục này của Việit Nam Cộng Hòa chúng tôi, trong vòng tay bảo vệ của chúng tôi năm xưa, ông không phải gọi kẻ xa lạ nào đấy bằng Bác khi còn tấm bé, ông cũng không phải quên công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy để ghi nhớ cho cái công ơn bố láo của Đảng gì đó, của Bác gì gì đó, cho đến ngày ông phản bội chúng tôi.

Ngay cả đến phút cuối, khi ông mờ mắt vì những hứa hẹn hão huyền của Việt cộng, để làm cái chuyện nông nỗi năm xưa, hẳn ông vẫn chưa quên? Lúc ấy, ông đã bỏ vợ, bỏ con lại trong vòng tay của chúng tôi, thi hành cái mệnh lệnh của Việt cộng mà như ông đã nói với Mark là đã được bàn thảo, kế hoạch rất kỹ trước đấy. Ông dẫn dắt Việt cộng trở về oanh kích nơi đang cưu mang vợ con ông. Giả dụ, một quả bom oan nghiệt nào đấy vô tình giết hại vợ con ông trong vòng tay của chúng tôi, hẳn ông sẽ có thêm chuyện bịa đặt, thêm thắt nữa về những cái tính người của chúng tôi cư xử với kẻ phản bội, kẻ phản quốc, tên tội phạm nghiêm trọng?

Nhiều năm trôi qua, ông có nghĩ đến việc này không? Suốt 25 năm qua, có lúc nào ông tự hỏi - tại sao khi ông liều mình thi hành mệnh lệnh của Việt cộng, để Việt cộng lại có thể nhẫn tâm, bỏ vợ con lại trong vòng tay của chúng tôi không? Việt cộng và hàng ngũ nằm vùng, du kích không ít trong lãnh thổ của chúng tôi, tại sao chúng không đem vợ con ông ra mật khu trước, để ông được yên tâm thi hành cái việc làm do chúng chỉ thị? Thử một lúc bình tâm nào đó, suy nghĩ chín chắn về điều nay theo cái nhìn trung thực nhất của người bình thường xem sao?

Rất là vô ích khi kể lể điều này với ông, nhưng vẫn phải nhắc đến, viết lại, vì đây là cái tính người, bình thường như bao tính người khác mà ông và các đồng chí của ông chưa từng biết, chưa từng làm được, chưa từng ao ước vươn đến.

Còn nếu, ông xem việc bỏ vợ con lại cho chúng tôi để tích cực thi hành nhiệm vụ. Việt cộng giao cho ông, là chuyện chuyên chính vô sản, thì quả là ông cũng đạt đến được cái đích vô gia đình của Việt cộng trước khi quay đầu về với chúng. Riêng cá nhân tôi, tôi nghĩ, trong thâm tâm của ông, lúc ông quyết định thực hiện cáI ý đồ riêng tư nọ, ông đã chắc ăn là quân chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi biết tôn trọng, luật pháp và hiến pháp của đất nước mình, chúng tôi hành xử công việc theo tinh thần thượng tôn luật pháp, không bao giờ tiểu nhân, trả thù ông bằng cách đày đọa vợ con ông, bắt vợ con ông đi vùng kinh tế mới để cưỡng đoạt nhà cửa, ruộng vườn, tư liệu sản xuất, nhà máy, công ăn việc làm, như Việt cộng từng làm với vợ con chúng tôi, do vậy, do chắc ăn như vậy, ông mới dám để vợ con lại thủ đô Sài Gòn an toàn hơn là cưu mang về vùng giải phóng của các đồng chí của ông...

Kết luận cho đoạn viết dài dòng này, điều ông tường thuật với Mark về cái chết của thân phụ ông cũng thiếu trung thực, thêm thắt, chính xác hơn là tuyên truyền, ngụy biện cho hành động của ông đã làm vào những ngày tháng 04 năm 1975.

Hôm nay, khi viết những dòng này, tôi vẫn còn uất hận, nhiều đồng bào tôi, đồng đội tôi không thể quên kẻ thù và những tội ác của chúng, nhưng chúng tôi phải nén nỗi uất hận này trước hoàn cảnh tang thương tang tóc của nhiều đồng bào chúng tôi đang màn trời, chiếu đất, đang vô vọng trước cảnh đói rét chưa từng trong đời, chúng tôi tạm nguôi nỗi uất hận, sự căm thù để nghĩ về đồng bào chúng tôi.

Chúng tôi thừa biết ông và các đồng chí của ông đang mỉm cười đắc chí vì đạt được những mưu đồ đã sắp đặt, và nhiều đồng chí của ông, đôi khi cả chính bản thân ông đang ký sinh vào những ân tình của chúng tôi gửi về cho các đồng bào khốn khổ này!

Chúng tôi vẫn phải làm!

Bởi như đã nói, chúng tôi không thể mất đi cái tính người mà chúng tôi được nuôi dạy từ trong nước. Bài viết này muộn màng so với thời điểm mà ông trình bày quan điểm lập trường của ông với một phóng viên Mỹ. Nhưng tôi vẫn viết, không để tranh luận hơn thua với những điều ông nói với Mark, lại chẳng cần phải thanh minh gì với công luận về những điều này, duy chỉ trình bày một điều thực, việc thực, con người thực từ những những chuyện thực, thuộc thiên niên kỷ trước.

Tôi cũng không e ngại việc ông và các đồng chí của ông sẽ bóp méo lịch sử Việt Nam như nhiều người thường lo ngại, bởi tôi tin một điều, những con người trí trá, gian dối, lừa thầy phản bạn, những kẻ này thường hay sợ sự thực, sợ đối diện với sự thực, mà lịch sử luôn luôn là sự thực, việc thực, người thực, do vậy, ông và các đồng chí của ông làm sao có thể bóp méo được lịch sử.

Ông cũng đừng lo là về sau này, nếu chúng tôi có giành lại được chính quyền ở Việt Nam, chúng tôi sẽ không bắt ông đi trình diện, để sau đó gửi ông vào một trại tập trung xa xôi hẻo lánh nào đó, nơi đó ông sẽ bị bỏ đói, bị lao động khổ sai, chết dần, chết mòn như Việt cộng đã làm với tôi, với anh em đồng đội chúng tôI khi chúng cướp được, VNCH chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm như Việt cộng đã làm, để trả thù việc ông phản bội chúng tôi đâu. Chúng tôi không quan tâm gì mấy về cái việc nông nỗi, trí trá của ông đâu, vì bởi như tôi đã nói, chúng tôi phải bảo vệ cái tính người sẵn có của chúng tôi.

Còn một điểm nhỏ, tôi cần nói thêm với ông, trong đoạn cuối của bài tường thuật với Mark, ông gọi chúng tôi là đồng đội! Tôi e rằng ông đi hơi xa và quá hấp tấp để dùng chữ đồng đội này. Nhắc ông nhớ một điều, hai chữ ‘đồng đội’ và ‘đồng chí’ khác nhau xa lắm ông Trung ạ! Ông từng có thời gian đứng trong hàng ngũ chúng tôi, chắc ông ắt hiểu cái ý nghĩa cao quý của chữ đồng đội. Nhiều anh em chúng tôi từng hiên ngang bước tới, nhận lãnh cái oan nghiệt của chiến tranh thay cho chúng tôi, vì cái ý nghĩa đồng đội này. Cho mãi đến hôm nay, chúng tôi vẫn gọi nhau là đồng đội, dẫu chúng tôi bước ra khỏi cái tử sinh của chinh chiến, vì chúng tôi nặng nợ với nhau, thật sự là đồng đội của nhau, cùng nhau nhìn về một hướng, cùng phong cách khi còn sống, thật sự thương xót, đau đớn khi nhìn đồng đội mình còn bị giặc cầm giữ, hành hạ, thảm sát. Chúng tôi biết nhục nhã, hổ thẹn khi vì bất cứ lý do gì, quay lưng đi trước sự đau khổ của đồng đội, phản bội lại đồng đội. Giữa chúng tôi, chưa hề có đồng đội nào chạy sang phía Việt cộng, dẫn dắt, chỉ bảo Việt cộng cách thức, đường lối để đày đọa, tàn sát đồng đội mình. Chữ đồng đội ý nghĩa như vậy ông Trung ạ! Khác xa lắm cái chữ đồng chí mà ông và một số kẻ khác đang dùng.

Nói như vậy, thật sự cũng không phải tranh luận đúng sai gì với ông, chỉ để ông và tôi cùng nhìn lại, hiểu đúng về một vài ngôn từ Việt Nam. Dầu sao, ông vẫn có thể sử dụng lại cái chữ đồng đội mà ông nói, một khi ông làm được những điều vừa nói trên. Không cần ông phải lấy cắp một chiếc Mig 21 nào đó, vất một hai quả bom vào chỗ làm việc của Trung Ương đảng Việt cộng, chúng tôi cũng không cần ông chỉ bảo cách thức bay Mig 21 để được ông hướng dẫn bay ra phi trường Kép, hay Nội Bài, hoặc Tân Sơn Nhất hiện nay, để oanh kích những mục tiêu này; Ông không cần thiết phải làm những việc này ông Trung ạ! Chỉ hiểu đúng, và thực hiện đúng cái nghĩa đồng đội như tôi dẫn ở trên là đủ.

 photo camera.png Để kết thúc bài viết này, tôi lập lại một lần nữa, bài này dành cho những người trung thực, chỉ biết nói điều thực đọc nó, rất tiếc, ông đã đánh mất cái tính người này kể từ ngày ông phản bội chúng tôi, chạy theo Việt công, do đó ông không còn tư cách gì để đọc nó, dẫu ngay trên đầu bài viết này, đề tên của ông: Nguyễn Thành Trung, tuy nhiên như ông đã nói với Mark, cái tên này cũng không thực là của ông, mà là tên của một thanh thiếu niên nào đó, ông lấy giấy tờ hộ tịch của người này để len lỏi vào hàng ngũ chúng tôi, thực hiện việc riêng tư của ông.

Điều lẩn quẩn này ông cũng không xa lạ gì, vì chính cái tên Hồ Chí Minh mà hiện nay, ông và một số người khác đang ca tụng, sùng bái, thật sự là tên của một lão già Trung Hoa nào đó bị ho lao, chết vô thừa nhận trong một bệnh viện hẻo lánh bên Trung Hoa lục địa lâu lắm rồi, ai đấy đã lấy giấy tờ hộ tịch của lão này sử dụng lại, để làm việc gì đấy, để đến hôm nay, ông và một số kẻ khác tung hô, ngưỡng mộ cái tên Hồ Chí Minh Trung Hoa lục địa này! Cũng như các tên Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Mai Chí Thọ, Đinh Đức Thiện, Đỗ Mười, Tố Hữu, Phạm Hùng, Mai Thị Lựu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Định, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng v. v.. tất cả đều là tên của một kẻ vô danh tiểu tốt nào đó, không hề có lai lịch, gốc gác hộ tịch trong Việt Nam, để hôm nay, có một số người nhắc nhớ, tưởng niệm, suy tôn. Điều tiếu lâm này, những người Không Quân trên toàn thế giới này lấy làm xa lạ, nực cười, trừ ông và các đồng chí của ông ra.

Một người Lính Không Quân VNCH.

http://khaiphong.org/showthread.php?6202-Con-c%26%237911%3Ba-phi-c%F4ng-n%E9m-bom-dinh-%26%23272%3B%26%237897%3Bc-L%26%237853%3Bp-t%26%237921%3B-s%E1t

 photo camera.png






 

*******************************************************************

 

 

 

 photo camera.png
 photo camera.png




      Lời Nguyễn Thành Trung, kẻ ném bom Dinh Độc Lập.


      <... Thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn.
      Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán...>

      Chính kẻ phản bội và đi theo VC đã cho mọi người thấy cách hành xử của VNCH bao dung và nhân đạo thế nào. Cũng chính vì tính nhân bản, đạo đức và bao dung này mà Việt cộng đã lợi dụng và chơi những trò đê hèn nên người quân tử thường bị tiểu nhân đánh lén, hãm hại là vậy.

      Xin xem bài phỏng vẫn sau đây: (Xin đính chính, HL không hoàn toàn đồng ý với tác giả bài viết. HL chỉ tình cờ đọc được và thấy chính lời của một tội đồ đã tin tưởng VNCH sẽ không đối xử tàn nhẫn với vợ con ông ta nên đã cố tình chọn để vợ con ở lại chỗ cũ mà không tìm cách đưa vợ con đi lánh nạn trước khi ném bom dinh Độc Lập) < ...Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán...> (Lời kẻ phản bội).

      VC thì thế nào? Họ đã đối xử với các sĩ quan VNCH sau cuộc chiến ra sao? Tù đày, ăn uống thiếu thốn, lao động khổ sai, cùm chân, biệt giam... Ông nào đi tù VC về cũng chỉ còn da bọc xương. Đáng nói là một số đã chết rục trong tù vì thiếu thốn, bệnh tật. Nguyễn Thành Trung và vợ con ông ta thì sao??

      < ...Cánh an ninh không quân đưa xe đến nhà bắt vợ con tôi. Vợ tôi phản đối vì mình không biết gì về công việc của chồng. Họ từ tốn: “Thưa bà, chúng tôi không bắt bà (nếu bắt chúng tôi đã dùng còng số 8, trói bà chẳng hạn), chúng tôi tới đây mời bà vào phòng an ninh sư đoàn, với trách nhiệm bảo vệ sự an toàn tính mạng của bà và các con bà…>

      < …Nếu bà có tài sản quý giá nào thì bà cứ mang theo”...> (Lời kẻ phản bội)

      < ...họ vẫn điều tra vợ tôi về những gì liên quan đến tôi, nhưng không bị đối xử vô nhân đạo...> (Lời kẻ phản bội).

      < ... đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hóa với người thân của kẻ thù...> (Lời kẻ phản bội).

      VC thì đã đối xử với các sĩ quan VNCH ra sao?
      Vậy mà giờ đây vẫn còn kẻ ca ngợi, bênh vực chính sách của Việt cộng!!!



      Bai viet:
      SỐ PHẬN CỦA MỘT KẺ PHẢN BỘI


      Photo:


      Mai Tú Ân


      VNCH đã đối xử rất nhân đạo với Đinh Khắc Chung tức Nguyễn Thành Trung ngay cả sau khi ông ta ném bom Dinh Độc Lập. Nhưng ông trời thì không nhân đạo như thế. Ông trời đã bắt Trung trả giá bằng luật nhân quả.

      Sau đây trả là phỏng vấn của Nguyễn Thành Trung sau khi ném bom Dinh Độc Lập:

      - "Trước khi ném bom dinh Độc Lập ngày 8.4.1975, lãnh đạo đề nghị đưa vợ con tôi ra vùng 'giải phóng' để tôi yên tâm làm nhiệm vụ. Nhưng lúc đó, tôi bị nghi kỵ nhiều, nguy cơ bị lộ rất cao nên chuyện đó là không thể. An ninh quân đội theo sát gia đình tôi từng giờ, nếu vợ con tôi vắng nhà không rõ lý do thì tôi sẽ bị bắt ngay tức khắc. Cũng có thể trên đường ra vùng giải phóng, vợ con tôi cũng sẽ bị bắt, tình thế đó sẽ nghiêm trọng hơn. Rất lo lắng cho tính mạng vợ con, nhưng việc mà tôi đã tính trước 10 năm đến thời điểm này là không thể dừng. Mặt khác, thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn.

      Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán. Cánh an ninh không quân đưa xe đến nhà bắt vợ con tôi. Vợ tôi phản đối vì mình không biết gì về công việc của chồng. Họ từ tốn: “Thưa bà, chúng tôi không bắt bà (nếu bắt chúng tôi đã dùng còng số 8, trói bà chẳng hạn), chúng tôi tới đây mời bà vào phòng an ninh sư đoàn, với trách nhiệm bảo vệ sự an toàn tính mạng của bà và các con bà. Nếu bà có tài sản quý giá nào thì bà cứ mang theo”. Một tuần sau vợ và con tôi bị đưa từ Biên Hòa về số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sài Gòn cho đến ngày 30.4.1975. Đương nhiên, họ vẫn điều tra vợ tôi về những gì liên quan đến tôi, nhưng không bị đối xử vô nhân đạo. Có thể đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hóa với người thân của kẻ thù. Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trung Tướng Không Quân Trần Văn Minh đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản chiến. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến chuyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ."

      http://www.chinhluanvn.com/…/ai-ta-nguyen-thanh-trung-vo-co…

      Luật Nhân Quả dành cho kẻ phản bội Nguyễn Thành Trung...

      Đã một năm rồi, Nguyễn Thành Danh, sinh năm 1977 con trai của phi công nổi tiếng Nguyễn Thành Trung đã treo cổ tự tử chết vì những lý do không ai biết. Thật đáng tiếc vì anh này cũng là một phi công, vừa lập gia đình và có một con nhỏ.

      "Lá vàng khóc hận lá xanh rời cành".

      Bầu trời trong xanh bỗng như sụp đổ. Đau lòng lắm khi tương lai của Nguyễn Thành Danh cũng sụp đổ. Nhưng tại sao anh lại bị ông Trời kêu tên khi tuổi đời còn quá trẻ.

      Than ôi. Chỉ vì cái tên anh đã gắn với cái tên mà không mấy người Việt Nam không biết. Anh chính là con trai của phi công Nguyễn Thành Trung. Chỉ vì cùng tên tuổi và cùng tình ruột thịt máu mủ với người cha độc ác trên mà ông Trời đã gọi tên? Người thì tin điều này, người thì không nhưng nếu nói về luật nhân quả thì trăm phần trăm đều tin rằng Nguyễn Thành Danh đang trả nợ cho cha anh, Nguyễn Thành Trung. Và việc anh treo cổ, tìm đến cái chết cũng chính là chịu không nổi áp lực khi nhìn thấy đống nợ cha mình để lại nó lớn đến nhường nào.

      Cha của anh, phi công Nguyễn Thành Trung, "Kẻ Phản Bội Thành Đạt" thì chẳng qua là một sĩ quan quân lực VNCH, phản chủ khi thấy con thuyền VNCH sắp đắm. Anh ta có thể lái máy bay bỏ trốn đi nhưng là một tay cơ hội sư tổ, anh ta đã lái máy bay ném bom vào Dinh Độc Lập để lấy điểm rồi bay sang đầu hàng quân miền Bắc. Cũng may mắn cho anh ta là quân đội miền Bắc đang cần một hướng dẫn viên lái máy bay A.37 ở phi trường Phan Rang đã bị chiếm. Rồi anh ta tham gia cuộc chơi của một kẻ phản bội tầm cỡ. Với tầm cỡ như thế thì anh ta xứng đáng được tặng thưởng nhưng không lẽ tặng thưởng anh hùng cho một tên phản chủ. Thế là các nhà tạo tác lịch sử Đảng vào cuộc và biến gia đình anh ta thành một thứ Cách Mạng (VC) ba đời. Còn anh ta thì thành một thứ tình báo chiến lược, cài cắm sang cả Mỹ...

      Nhưng rồi do một sự nhầm lẫn lịch sử, một sự trớ trêu của ông Tạo Hóa sáng nắng chiều mưa, hay một thời ngáo đá của cả họ nhà ông Trời mà Nguyễn Thành Trung đứng vững trước cú phản có một không hai đó và cứ phơi phới đi lên. Trong khi đáng ra anh ta phải chết vài lần, ở tù 1,000 năm và học tập cải tạo 10,000 năm thì mới xứng đáng với những gì anh ta đã làm. Trong thời gian hơn 40 năm thì anh ta đã được phong làm Anh Hùng, rồi lái máy bay chuyên cơ cho thủ tướng lúc đó là ông Phan Văn Khải, rồi tiếp đó là lái máy bay riêng cho tay tỷ phú Đoàn Nguyên Đức, Hoàng Anh Gia Lai mà chẳng hề gặp tai nạn nào như rơi máy bay chẳng hạn. Rồi cứ thế đi lên. Mấy chục năm nay ông ta đã sống sung sướng tột đỉnh như bay mãi trên bầu trời...

      Nhưng không lẽ không còn Trời, Đất hay đạo đức nữa hay sao mà ông ta cứ sống mãi trong một sự nghiệp không phải dành cho một kẻ phản bội được. Và đến tận bây giờ thì Luật pháp của trời đất đã được thực hiện qua cái chết của con trai ông ta. Và mới chỉ bắt đầu.

      Giờ đây thì Trời bắt ông ta phải sống để nhìn thấy tất cả những thứ ông gây dựng sụp đổ. Đầu tiên là đứa con trai yêu quí, và chắc chắn không phải tai họa cuối cùng đến với ông ta. Ông ta phải nhìn, ông phải sống để cho người dân chúng tôi nhìn thấy để biết rằng vẫn có thứ Luật còn cao hơn Luật Pháp. Đó là Luật Nhân Quả.

      Đời Cha ăn mặn đời con khát nước. Chính ông đã gây nên tội ác trong quá khứ thì giờ đây ông phải sống trong sự phán xét, sự khinh bỉ của người dân chúng tôi cho đến muôn đời. Nếu ai đó còn có chút suy nghĩ tích cực về phi công Nguyễn Thành Trung thì hãy nghĩ thêm về những người VNCH đã điêu đứng như thế nào khi bị ông Trung này phản bội. Đó là luật Nhân Quả, rõ ràng và không thể trốn đi đâu được. Người viết bài này (MTA) không liên quan đến VNCH mà cũng đau nhói, uất ức khi cứ vẩn vơ cái suy nghĩ rằng, một quốc gia đang sống chết trong cơn sụp đổ cuối cùng mà lại bị một thành viên ưu tú trong đó đạp đổ cho chết luôn.

      Đừng trách ai đao kiếm vô tình khi mình súc sanh!

      Bởi sự phản bội là không thể tha thứ, muôn đời không tha thứ.
      Mai Tú Ân

      Hoàng Lan






 

 





A1 - H SKYRAIDER
A1 - H SKYRAIDER



Skyraiders A-1 (hình)






Tarin65

Viết về F-8F Bearcat, chúng ta thấy rằng việc thay thế nó là điều nhất định phải làm, chẳng những ở Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát, mà còn ở Bộ Tư Lệnh Không Quân và Phái Bộ Cố Vấn (MAAG).

Sôi nổi nhất là ở phi đoàn. Phải nói rằng Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức và tôi thật sự nóng nảy, chớp mọi thời cơ, gây mọi áp lực cần thiết, nói lý, dùng cảm tình, làm mọi cách để cho có một loại phản lực cơ thay thế chiếc Bearcat. Có người cho rằng vì chúng tôi đã được qua các trường lớp huấn luyện trên phản lực cơ nên chúng tôi tranh đấu để có phản lực cơ trong Không Quân Việt Nam, và từ đó dễ bước lên một nấc thang danh vọng nào đó. Danh vọng thì có biết sống được bao lâu mà màn tới, đâu có phải như Nhảy Dù một cái là biết đánh nhau như lính Dù, và lãnh đạo dù là lãnh đạo tất cả. Muốn lãnh đạo, chỉ cần bay đại khái một chuyến L-19A như ông KHA từng muốn làm để có cơ hội lãnh đạo Không Quân Việt Nam.

Chúng tôi muốn Không Quân Việt Nam có một "bước nhảy vọt" so với Không Quân các nước tân tiến.

Photo:
Chúng tôi muốn Không Quân Việt Nam có một "bước nhảy vọt" so với Không Quân các nước tân tiến. Bây giờ, chúng tôi mới biết là chúng tôi đã không tự lượng sức mình, vì đất nước ta còn nghèo, mọi thứ đều nhờ ngoại bang chi viện. Nhưng ở đây mình nói cho sướng miệng thôi, vì lúc đó, chúng tôi vẫn còn trẻ lắm. Năm 1958, anh Vịnh mới lên 25, Đức 24, chúng tôi máu còn sôi sụt, chưa biết sợ là gì, mà cũng vì vậy mà không biết có Trời cao Đất rộng, chỉ có lý tưởng bay bổng, chỉ có "A la chasse, bordel". Và chúng tôi đã chọn A-4E Skyhawk, một chiếc vừa thon nhỏ, không kén phi trường, lại chở nhiều bom đạn (4 x 6 bom 500 lbs)... lại có đại bác 20 ly tha hồ mà bắn. Nên nhớ là sau tháng 6-1957, Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát bắt đầu có Cố Vấn Mỹ thay Cố Vấn Pháp.

Chẳng những người dân Miền Nam không theo các anh, mà ngược lại họ còn chỉ điểm những nơi các anh ẩn nấp, hướng các anh tháo chạy… đến nỗi các anh đã bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đập cho tan tành khiến cho MTGPMN của các anh bị tiêu diệt đến 80%, hạ tầng cơ sở bị lộ, đầu não của họ phải chạy sang Kampuchea ẩn nấp chờ quân Bắc Việt vào tiếp sức?

Cũng do ở lòng dân như thế mà ngay sau Tết Mậu Thân 1968 đó, VNCH đã giao 3 trăm ngàn khẩu súng cho dân phố để họ góp phần gìn giữ an ninh cho khu xóm của mình, mà không phải lo họ cầm súng nổi dậy như các anh rêu rao...

Miền Bắc giải phóng Miền Nam là chính đáng?

Nếu ngày xưa Miền Nam cũng dùng chiêu bài của Miền Bắc để giải phóng Miền Bắc (khỏi ách nô lệ Cộng Sản Thế Giới) rồi mở cuộc Bắc tiến, thống nhất đất nước thì sao?

No comments:

Post a Comment