Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng Hải Quân VNCH
CÁO PHÓ
Chúng tôi vô cùng đau đớn báo tin cùng thân bằng quyến thuộc và bạn hữu gần xa
Chồng, Cha, và Ông của chúng tôi là:
Ônh Đinh Mạnh Hùng
Cựu Phó Đề Đốc Hải Quân VNCH
Pháp Danh: Nguyên Tuế
Vừa thất lộc vào ngày 22 tháng 11 năm 2018
(nhằm ngày 15 tháng 10 năm Mậu-Tuất)
tại Fairfax, Virginia
Hưởng thọ 87 tuổi
Linh cửu được quàn tại
Fairfax Memorial Funeral Home –- 703-425-9702
9902 Braddock Road, Fairfax, Virginia 22032
Tang gia đồng kính báo
Vợ: Bà quả phụ Đinh Mạnh Hùng, nhủ danh Phan Thị Kim-Yến
Trưởng Nữ: Đinh Thị Kim-Dung, chồng Vũ Đức Pháp (Maryland)
Cháu Alexander và Christine
Thứ Nữ: Đinh Thị Quỳnh-Liên, chồng Trần Nguyên Tuấn (Virginia)
Cháu Khải (Aaron) và Lộc (Michael)
Trưởng Nam: Đinh Quang Minh, vợ Nguyễn Diễm Hương (Maryland)
Cháu Caroline, Viviane và Audrey
Thứ Nữ: Đinh Thị Quỳnh-Hương, chồng Jason Ellis (New York)
Cháu Anya và Julian
Gia đình bà Phan Thị Kim-Yến, các con:
Lê Nguyên Quang, vợ Michelle và các con
Lê Nguyên Minh, vợ Angela và các con
Lê Nguyên Chính, vợ Venice và con
Lê Nguyên Tường-Vi, chồng Gilbert và con
Cáo phó này thay thế thiệp tang – Xin miễn phúng điếu
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Fairfax Memorial Funeral Home –- 703-425-9702
9902 Braddock Road, Fairfax, Virginia 22032
Thứ Bảy, ngày 1 tháng 12 năm 2018
10:00AM –8:00PM
Lễ Phát Tang
Gia đình và thân hữu thăm viếng
Nghi lễ cầu nguyện
Chủ Nhật, ngày 2 tháng 12 năm 2018
10:00AM –3:00PM
Gia đình và thân hữu thăm viếng
10:30AM - Nghi lễ truy điệu Hải Quân VNCH
11:30PM - Gia đình và thân hữu nói lời tiễn biệt
2:00PM - Lễ Cầu Siêu
Lễ di quan và hỏa táng
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiểu sử Phó Đề đốc Đinh Mạnh Hùng: https://vi.wikipedia.org/w…/%C4%90inh_M%E1%BA%A1nh_H%C3%B9ng
Phỏng vấn Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng: https://dongsongcu.wordpress.com/…/phong-va…/comment-page-1/
Hải Quân VNCH Di Tản Năm 1975 (Đinh Mạnh Hùng): https://baovecovang2012.wordpress.com/…/hai-quan-vnch-di-t…/
Phát Biểu của Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng tại lễ ra mắt UBVD Hậu Duệ VNCH Hải Ngoại: https://www.youtube.com/watch?v=xnNFZ_tHKFY
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng
Ông Đinh Mạnh Hùng sinh năm 1932 tại Hà Nội; tốt nghiệp thủ khoa khóa 2 sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Chức vụ đã đảm nhận:
Sĩ quan đệ tam Trục Lôi Hạm Geranium.
Hạm Phó HQ 330.
Hạm Trưởng HQ 225.
Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 115.
Hạm Trưởng HQ 405.
Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 25 Xung Phong.
Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
Quyền Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang
Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ.
Tư Lệnh Hành QuânLưu Động Sông.
Tu nghiệp:
U.S. Naval Postgraduate school, California.
U.S. Naval War College, Newport, Rhode Island.
Trường Cao Đẳng Quốc Phòng.
Khóa Quản Trị Quốc Phòng, Hoa Kỳ.
Ân Thưởng:
Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
01 Hải Quân Huân Chương
05 Anh Dũng Bội Tinh.
01 Hải Vụ Bội Tinh.
Thành tích:
Chỉ huy Hải Quân tham dự các chiến dịch: Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu, Sóng Tình Thương để bình định Năm Căn, Cà Mau.
Hành quân bình định Miền Tây.
Chỉ huy các cuộc hành quân Trần Trần Hưng Đạo trên sông ngòi
Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng (1932), nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Hải quân do Quân đội Quốc gia thành lập tại Duyên hải miền Trung Việt Nam trên cơ sở cũ của Hải quân Pháp. Thời gian tại ngũ, ông đã phục vụ trong Quân chủng Hải quân của Quân đội Quốc gia, tiếp đến là Quân đội Việt Nam Cộng hòa và sau cùng là Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho đến cuối tháng 4 năm 1975.
Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1958, ông được thăng cấp Hải quân Đại úy tại nhiệm và được giao nhiệm vụ nhận lãnh Trục lôi hạm Chương Dương II HQ-115 do Hải quân Hoa Kỳ chuyển giao lại cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Cuối tháng 10 năm 1961, ông được thăng cấp Hải quân Thiếu tá giữ chức vụ Quyền Tham mưu trưởng tại Bộ tư lệnh Hải quân. Giữa năm 1962, ông được chỉ định làm Chỉ huy trưởng Hải Lực.
Đầu tháng 1 năm 1963, ông được cử làm Tham mưu trưởng cuộc Hành quân Sóng Tình Thương tái chiếm và bình định khu vực Năm Căn, Cà Mau do Hải quân Đại tá Hồ Tấn Quyền đương nhiệm Tư lệnh Hải quân làm Chỉ huy trưởng.
Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1965, ông được thăng cấp Hải quân Trung tá và được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu tại trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ ở Newport, Rhode Island. Tháng 7 năm 1966, mãn khóa Hải chiến trở về nước ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang thay thế Hải quân Thiếu tá Bùi Hữu Thư.
Đầu tháng 3 năm 1969, nhận lệnh bàn giao chức Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện lại cho Hải quân Trung tá Khương Hữu Bá. Ngay sau đó ông được thăng cấp Hải quân Đại tá giữ chức phụ tá Tư lệnh Hải quân đặc trách Hành quân Lưu động sông.
Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng, được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Hành quân Lưu động sông. Đầu năm 1974, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Lực lượng Hành quân Lưu động sông.
Chúng tôi vô cùng đau đớn báo tin cùng thân bằng quyến thuộc và bạn hữu gần xa
Chồng, Cha, và Ông của chúng tôi là:
Ônh Đinh Mạnh Hùng
Cựu Phó Đề Đốc Hải Quân VNCH
Pháp Danh: Nguyên Tuế
Vừa thất lộc vào ngày 22 tháng 11 năm 2018
(nhằm ngày 15 tháng 10 năm Mậu-Tuất)
tại Fairfax, Virginia
Hưởng thọ 87 tuổi
Linh cửu được quàn tại
Fairfax Memorial Funeral Home –- 703-425-9702
9902 Braddock Road, Fairfax, Virginia 22032
Tang gia đồng kính báo
Vợ: Bà quả phụ Đinh Mạnh Hùng, nhủ danh Phan Thị Kim-Yến
Trưởng Nữ: Đinh Thị Kim-Dung, chồng Vũ Đức Pháp (Maryland)
Cháu Alexander và Christine
Thứ Nữ: Đinh Thị Quỳnh-Liên, chồng Trần Nguyên Tuấn (Virginia)
Cháu Khải (Aaron) và Lộc (Michael)
Trưởng Nam: Đinh Quang Minh, vợ Nguyễn Diễm Hương (Maryland)
Cháu Caroline, Viviane và Audrey
Thứ Nữ: Đinh Thị Quỳnh-Hương, chồng Jason Ellis (New York)
Cháu Anya và Julian
Gia đình bà Phan Thị Kim-Yến, các con:
Lê Nguyên Quang, vợ Michelle và các con
Lê Nguyên Minh, vợ Angela và các con
Lê Nguyên Chính, vợ Venice và con
Lê Nguyên Tường-Vi, chồng Gilbert và con
Cáo phó này thay thế thiệp tang – Xin miễn phúng điếu
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Fairfax Memorial Funeral Home –- 703-425-9702
9902 Braddock Road, Fairfax, Virginia 22032
Thứ Bảy, ngày 1 tháng 12 năm 2018
10:00AM –8:00PM
Lễ Phát Tang
Gia đình và thân hữu thăm viếng
Nghi lễ cầu nguyện
Chủ Nhật, ngày 2 tháng 12 năm 2018
10:00AM –3:00PM
Gia đình và thân hữu thăm viếng
10:30AM - Nghi lễ truy điệu Hải Quân VNCH
11:30PM - Gia đình và thân hữu nói lời tiễn biệt
2:00PM - Lễ Cầu Siêu
Lễ di quan và hỏa táng
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiểu sử Phó Đề đốc Đinh Mạnh Hùng: https://vi.wikipedia.org/w…/%C4%90inh_M%E1%BA%A1nh_H%C3%B9ng
Phỏng vấn Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng: https://dongsongcu.wordpress.com/…/phong-va…/comment-page-1/
Hải Quân VNCH Di Tản Năm 1975 (Đinh Mạnh Hùng): https://baovecovang2012.wordpress.com/…/hai-quan-vnch-di-t…/
Phát Biểu của Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng tại lễ ra mắt UBVD Hậu Duệ VNCH Hải Ngoại: https://www.youtube.com/watch?v=xnNFZ_tHKFY
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng
Ông Đinh Mạnh Hùng sinh năm 1932 tại Hà Nội; tốt nghiệp thủ khoa khóa 2 sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Chức vụ đã đảm nhận:
Sĩ quan đệ tam Trục Lôi Hạm Geranium.
Hạm Phó HQ 330.
Hạm Trưởng HQ 225.
Nhận lãnh tại Hoa Kỳ và trở thành Hạm Trưởng HQ 115.
Hạm Trưởng HQ 405.
Chỉ Huy Trưởng Hải Đoàn 25 Xung Phong.
Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
Quyền Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hải Lực.
Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang
Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ.
Tư Lệnh Hành QuânLưu Động Sông.
Tu nghiệp:
U.S. Naval Postgraduate school, California.
U.S. Naval War College, Newport, Rhode Island.
Trường Cao Đẳng Quốc Phòng.
Khóa Quản Trị Quốc Phòng, Hoa Kỳ.
Ân Thưởng:
Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
01 Hải Quân Huân Chương
05 Anh Dũng Bội Tinh.
01 Hải Vụ Bội Tinh.
Thành tích:
Chỉ huy Hải Quân tham dự các chiến dịch: Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu, Sóng Tình Thương để bình định Năm Căn, Cà Mau.
Hành quân bình định Miền Tây.
Chỉ huy các cuộc hành quân Trần Trần Hưng Đạo trên sông ngòi
Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng (1932), nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Hải quân do Quân đội Quốc gia thành lập tại Duyên hải miền Trung Việt Nam trên cơ sở cũ của Hải quân Pháp. Thời gian tại ngũ, ông đã phục vụ trong Quân chủng Hải quân của Quân đội Quốc gia, tiếp đến là Quân đội Việt Nam Cộng hòa và sau cùng là Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho đến cuối tháng 4 năm 1975.
Tiểu sử & Binh nghiệp
Ông sinh vào tháng 11 năm 1932 trong một gia đình khá giả tại Hà Nội. Tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Giữa năm 1952, ông thi vào học và tốt nghiệp ở trường Hàng hải Thương thuyền (École Marine Marchande) của Pháp tại Sài Gòn.Quân đội Quốc gia Việt Nam
Cuối tháng 10 năm 1952, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia và được chuyển thẳng từ ngành Hàng hải Thương thuyền sang Lực lượng Hải quân, mang số quân: 52/700.005. Theo học khóa 2 tại trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, khai giảng ngày 1 tháng 11 năm 1952. Tháng 5 năm 1953 mãn khóa tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Hải quân Thiếu úy thuộc ngành chỉ huy. Ra trường, ông được điều đến phục vụ tại Hải đoàn 24 Xung phong ở Nam Định.Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Đầu năm 1955, ông được cử làm Hạm phó Giang pháo hạm Hải quân. Cũng trong năm này, sau khi nền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa ra đời và Quân đội Quốc gia được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Hải quân Trung úy và giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Giang đoàn 25 Xung phong đầu tiên khi Hải quân Pháp chuyển giao lại cho Hải quân Việt Nam. Ở chức vụ này ông đã trực tiếp cùng đơn vị tham dự chiến dịch Đinh Tiên Hoàng do Đại tá Dương Văn Đức làm Chỉ huy trưởng. Kế tiếp, tham dự chiến dịch Hoàng Diệu do Đại tá Dương Văn Minh làm Chỉ huy trưởng. Chiến dịch kết thúc vào tháng 10 cùng năm. Tháng 12 cuối năm, ông được lệnh bàn giao Giang đoàn 25 lại cho Hải quân Đại úy Lê Thanh Truyền.Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1958, ông được thăng cấp Hải quân Đại úy tại nhiệm và được giao nhiệm vụ nhận lãnh Trục lôi hạm Chương Dương II HQ-115 do Hải quân Hoa Kỳ chuyển giao lại cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Cuối tháng 10 năm 1961, ông được thăng cấp Hải quân Thiếu tá giữ chức vụ Quyền Tham mưu trưởng tại Bộ tư lệnh Hải quân. Giữa năm 1962, ông được chỉ định làm Chỉ huy trưởng Hải Lực.
Đầu tháng 1 năm 1963, ông được cử làm Tham mưu trưởng cuộc Hành quân Sóng Tình Thương tái chiếm và bình định khu vực Năm Căn, Cà Mau do Hải quân Đại tá Hồ Tấn Quyền đương nhiệm Tư lệnh Hải quân làm Chỉ huy trưởng.
Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1965, ông được thăng cấp Hải quân Trung tá và được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu tại trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ ở Newport, Rhode Island. Tháng 7 năm 1966, mãn khóa Hải chiến trở về nước ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang thay thế Hải quân Thiếu tá Bùi Hữu Thư.
Đầu tháng 3 năm 1969, nhận lệnh bàn giao chức Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện lại cho Hải quân Trung tá Khương Hữu Bá. Ngay sau đó ông được thăng cấp Hải quân Đại tá giữ chức phụ tá Tư lệnh Hải quân đặc trách Hành quân Lưu động sông.
Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng, được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Hành quân Lưu động sông. Đầu năm 1974, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Lực lượng Hành quân Lưu động sông.
1975
Đêm 29 tháng 4, ông di tản ra khơi rời khỏi Việt Nam trên Tuần dương hạm Trần Nhật Duật HQ-3 do Hải quân Trung tá Nguyễn Kim Triệu làm Hạm trưởng. Sau đó ông sang Hoa Kỳ định cư tại Fairfax thuộc Tiểu bang Virginia.
Gần
đây, Dân Sinh Media phát hành một DVD kể lại câu chuyện di tản của Hạm
đội Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, đi từ đảo Côn Sơn sang vịnh Subic, Phi
Luật Tân. Cuốn DVD “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng” (CHHCC) đã đưa lên khung cảnh hỗn loạn tại Việt Nam vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975.
Qua
các phỏng vấn và hình ảnh, DVD cũng đã cho ta thấy tình trạng lo lắng,
hoang mang, bất an của thủy thủ đoàn và “tình hình trên các chiến hạm
căng thẳng như thùng thuốc súng sắp nổ tung”. Riêng câu hỏi “ai đã khéo
chỉ huy, lèo lái tình hình, hướng dẫn đoàn tàu ra đi trong trật tự và
bình yên” thì có lẽ chưa thấy được giải đáp thỏa đáng.
Về
câu hỏi này, là một thành phần trong bộ tham mưu di tản, người viết xin
đóng góp một số nhận xét như một chứng nhân của cuộc hành trình lịch sử
này. Tất cả những gì trình bày sau đây cũng đã được tóm lược trong cuốn
Hải Sử Tuyển Tập do Tổng Hội Hải Quân VNCH phát hành năm 2004, từ trang
523 đến trang 530.
Các nhận xét về chuyến đi này được chia làm hai phần:
Phần 1: Diễn tiến cuộc di tản
Phần 2: Các nhân vật điều động
Phần 1 – Diến tiến cuộc di tản
Khởi
hành từ Sài Gòn lúc 7:00 giờ tối ngày 29 tháng 4 năm 75, các chiến hạm
Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tập trung tại Côn Sơn từ chiều ngày 30 tháng
4. Hạm đội khởi hành đi Subic Bay, Phi Luật Tân trưa ngày 1 tháng 5 và
đến Phi Luật Tân vào chiều ngày 7 tháng 5.
Các diến tiến sau đây bắt đầu từ lúc hạm đội hình thành tại Côn Sơn và được phân thành các tiểu đoạn như sau:
1.1 Bộ tham mưu
1.2 Vấn đề truyền tin
1.3 Đi hay ở lại
1.4 Hành trình
– Làm gì bây giờ?
– Đi đâu?
– Ngày giờ khởi hành
– Hải hành
1.5 Đến bến
– Chuẩn bị vào bến
– Đến bến
1.1 Bộ tham mưu
Năm 2001, Ban Hải sử Tổng hội Hải quân Việt Nam Cộng Hòa có hỏi tôi một số câu hỏi, trong đó có câu sau: “Xin
Đề đốc cho biết, khi rời Sài Gòn, Bộ Tư Lệnh nổi trên đường di tản được
tổ chức ra sao? Một cách cụ thể, bên dưới Đô Đốc Cang, các giới chức
Hải quân trên HQ 3 đã được phân nhiệm như thế nào?” Tôi đã trả lời như sau: “Bây
giờ thì gọi là Bộ Tham Mưu chứ trên thực tế lúc đó thì tùy cơ ứng biến.
Có việc gì thì họp nhau cùng bàn, sau khi có sự đồng ý của Đô đốc Cang
thì chia nhau mà làm, miễn sao có kết quả êm đẹp”.
Thực
tế đã diễn ra đúng như vậy. Trên HQ 3 – Tuần dương hạm Trần Nhật Duật –
mà Hạm trưởng là HQ Trung tá Nguyễn Kim Triệu, ngoài thủy thủ đoàn,
thành phần BTL/HQ gồm có, theo thứ tự thâm niên: Phó Đô đốc Chung Tấn
Cang, Phó Đề đốc Đinh Mạnh Hùng, Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy, Phó Đề đốc
Hoàng Cơ Minh và HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn. Về sau, có Phó Đề đốc Đặng
Cao Thăng đến từ Vùng 4 Sông ngòi, Phó Đề đốc Nghiêm Văn Phú từ Lực
lượng Tuần thám.
Bây
giờ nghĩ lại, thấy có vẻ khôi hài. Người thì ít mà toàn là tướng không,
vậy ai làm lính. Cũng may là công việc làm không dùng đến cơ bắp, chỉ
cần có cái miệng, nhưng lại phải trực phiên 24 tiếng đồng hồ, ăn ngủ tại
chỗ, cũng khá mệt nhọc. Chắc có người thắc mắc nhân viên đâu cả? Xin
thưa: họ cùng với gia đình ở rải rác trên các chiến hạm khác. Đây cũng
chứng tỏ sự linh động và nhân hậu của cấp lãnh đạo.
Sau
buổi họp tham mưu cao cấp trên HQ 3 chiều ngày 30 tháng 4, khi giải
tán, các giới chức đến họp đã trở về chiến hạm chở gia đình họ. Như vậy
mặc nhiên ngầm có sự đồng ý để các nhân viên ở gần gia đình họ. Biết
rằng hầu hết các sĩ quan đều mang theo gia đình họ nên không ai có ý
nghĩ gọi họ lại nhiêm sở. Tôi nghĩ rằng, nếu không vì gia đình, chắc
chắn mọi người sẽ tự động trở về nhiệm sở của mình.
1.2 Vấn đề truyền tin
Kể
từ lúc Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố hạ súng vào sáng ngày 30 tháng
4 thì hệ thống truyền tin như một cái chợ vỡ. Đủ mọi chuyện được đem ra
trao đổi hỏi han, nhất là các đề tài sau: bàn về tình hình, hỏi han tin
tức gia đình, bàn chuyện di tản hay không, than van về tình cảnh cá
nhân v.vv…, chứng tỏ một tình trạng lo lắng hoang mang cực độ của các
thủy thủ đoàn. Tình trạng này nếu tiếp tục thì thật là nguy hiểm vì có
thể đem lại sự phân hóa trong hạm đội. Mặt khác nếu ngăn chặn thông tin
thì làm sao hiểu được tình hình mà trù liệu công việc. Đó là chưa kể các
mối lo khác như bị xâm nhập và phá rối, khuyến dụ của Việt cộng.
Để
giải quyết tình hình này, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh được chỉ định đảm
trách điều hành hệ thống liên lạc, chỉ huy và là người độc nhất được sử
dụng hệ thống truyền tin để tránh khỏi bị cướp phá. Tóm lại, Phó Đề đốc
Minh thường trực đích thân theo dõi hệ thống truyền tin để: bảo đảm an
ninh truyền tin, theo dõi tình hình, giải quyết các vấn đề có thể giải
quyết ngay, nêu lên các vấn đề cần giải quyết, chuyển các quyết định của
BTL cho các đơn vị và theo dõi thi hành.
Trong
thư trả lời ban Hải sử, tôi đã tóm tắt vấn đề như sau: “Chỉ huy chiến
thuật đòi hỏi 4 điều kiện khi liên lạc: An toàn chính xác về truyền tin,
nắm vững tình hình, tiếng nói của thẩm quyền. Trong khi triệt thoái,
binh sĩ hoang mang dao động, các điều kiện trên lại càng quan trọng. Phó
Đề đốc Minh đã có nhiều kinh nghiệm điều quân trong sông nên ông rất
hữu hiệu trong trách vụ liên lạc chỉ huy…” Đúng vậy, Phó Đề đốc Minh đã
hoàn thành nhiệm vụ này một cách tối hảo. Tiếng nói của ông vang vang
trên hệ thống truyền tin suốt ngày đêm cũng như sự duy trì được kỷ luật
và an ninh truyền tin trong suốt cuộc hành trình là một kỳ tích ít người
làm được. Và là một đóng góp quyết định vào sự hoàn thành tốt đẹp của
cuộc di tản. “Ngoài việc bảo đảm được sự vận hành của hệ thống truyền
tin, các đóng góp của Phó Đề đốc Minh vào sự giải quyết các công việc
khác cũng đáng được ca ngợi” (Hải sử Tuyển tập trang 527).
1.3 Đi hay ở lại?
Đối
với hầu hết các thủy thủ đoàn, khi các chiến hạm thi hành lệnh tập
trung tại Côn Sơn thì việc đi hay ở lại chưa thành một vấn đề. Nhưng từ
lúc Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố buông súng thì tình hình trở nên
sôi động. Chuyến đi này trở thành chuyển đi sau cùng và một chiều của
hạm đội. Sẽ không có ngày trở lại. Trong suốt đêm 30 tháng 4, giải quyết
vấn đề đi hay ở lại là công việc chính của bộ tham mưu. Vấn đề này bao
gồm hai mặt: mặt cá nhân và mặt chiến hạm.
Về
mặt cá nhân tương đối dễ giải quyết. Từ chập tối 30 tháng 4, đã có
những cá nhân tỏ ý không muốn rời Việt Nam và muốn trở lại Sài Gòn. Đến
trưa hôm sau thì số người muốn trở về Sài Gòn mỗi lúc một đông, trở
thành một vấn đề cần phải được giải quyết. Để trấn an mọi người, quyết
định cung cấp phương tiện cho những ai muốn về lại Sài Gòn được ban hành
và thông báo ngay đến toàn thể chiến hạm. Một hỏa vận hạm được chọn và
đến từng tàu bốc người muốn trở về. Ngoài chiếc hỏa vận hạm, một số tuần
duyên đỉnh (PCF) cũng xin về theo… Kể đến lúc Hạm đội khởi hành đi
Subic Bay, tất cả những ai không muốn di tản đã được thỏa mãn nguyện
vọng và được chuyển vận trở về Vũng Tàu.
Về
mặt chiến hạm, vấn đề không còn là cá nhân mà trở thành tập thể. Vì
chiến hạm gồm thủy thủ đoàn sẽ không di tản, mà ở lại Việt Nam. Giải
quyết các trường hợp này thì dễ hay khó tùy thuộc vào mức độ phân vân
của đơn vị liên hệ. Đa số trường hợp được giải quyết thỏa đáng qua thảo
luận trên hệ thống truyền tin giữa đơn vị trưởng và Phó Đề đốc Minh hoặc
đại tá Sơn. Điển hình là trường hợp HQ Thiếu tá Vương Thế Tuấn, Hạm
trưởng HQ 229 (DVD CHHCC).
Tôi
chỉ biết một trường hợp khó khăn, được giải quyết vào giờ phút cuối
cùng, trước khi hạm đội lên đường. Sáng ngày 1 tháng 5, trong khi chuẩn
bị khởi hành, thì có một chiến hạm báo cáo không muốn di tản và thủy thủ
đoàn không muốn rời Việt Nam. Trên chiến hạm chỉ huy, Phó Đô đốc Cang
nhìn chúng tôi dò hỏi. Đại tá Sơn đề nghị cho tàu đó cặp vào HQ 3 và để
ông đi qua giải quyết. Rất lâu không thấy ông trở về. Đô đốc Cang sốt
ruột và lo lắng ra mặt. Tôi lên tiếng đề nghị cho tôi sang đó xem xét
tình hình. Sau một lúc ngần ngừ, Phó Đô đốc Cang bảo để ông cho cận vệ
đi cùng tôi. Tôi suy nghĩ thật nhanh, là có cận vệ với tình hình này
chưa chắc đã an toàn hơn nên từ chối và rời đài chỉ huy.
Bây
giờ hồi tưởng lại lúc đó, tôi cũng thấy là lạ. Bước qua hạm kiều, ngoài
mấy thủy thủ đứng gác, chiến hạm thật vắng lặng, có lẽ tất cả thủy thủ
đoàn đang hội họp với đại tá Sơn. Càng lạ hơn là không thấy dân chúng
hiện diện. Có thể tàu này đang công tác ngoài biển và được lệnh đến
thẳng đây. Sau khi chào hỏi, một thủy thủ đưa tôi xuống phòng ăn đoàn
viên. Bước vào, không khí thật kỳ lạ. Đại tá Sơn ngồi bàn chủ tọa, thủy
thủ đoàn ngồi đối diện. Không ai nói năng gì. Một sự im lặng hoàn toàn.
Trước tình hình đó, tôi chỉ biết nhìn thủy thủ đoàn rồi quay sang đại tá
Sơn nói: “Đã đến giờ khởi hành, phải về tàu”. Nói xong tôi rời phòng
hội, trở về HQ 3. Ít lâu sau đại tá Sơn cũng về tàu chỉ huy. Hạm đội lên
đường đúng giờ ấn định.
Đến
nay thì tôi vẫn không biết chuyện gì xảy ra trên chiến hạm đó. Qua đây,
tôi có vài dịp gặp lại đại tá Sơn mà quên hỏi. Sự việc này đã được tôi
trình bày ngắn gọn trong tập Hải Sử đề cập trên.
1.4 Hành trình
Làm gì bây giờ?
Kể
từ lúc đại tướng Minh ra lệnh đơn phương ngừng bắn thì công cuộc di tản
đã trở thành rõ rệt. Đây là chuyến đi một chiều của Hải quân VNCH,
không có ngày quay trở lại. Nhưng làm gì tiếp thì chưa biết, ngoại trừ
một nguyên tắc đã được Phó Đô đốc Cang đề ra trong khi chuẩn bị:“Nếu có làm gì thì cũng làm như một tập thể”.
Chiều
ngày 30 tháng 4, ngay sau khi đến Côn Sơn, một buổi hội đã được triệu
tập trên HQ 3 gồm các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp có mặt tại điểm tập
trung. Buổi hội tương đối ngắn và không có gì phải thảo luận và bàn cãi
nhiều. Sau khi xem xét tình hình chính trị và tình trạng hạm đội, mọi
người đồng ý là phải liên lạc ngay với Hoa Kỳ. Đến đây gặp khó khăn là
không ai có tần số hay hay biết cách liên lạc với Hoa Kỳ. Trong khi mọi
người đang suy nghĩ thì đại tá Sơn lên tiếng than phiền mình bị cách
chức Tư Lệnh Hạm Đội một cách bất công. (Uẩn ức này kéo dài đến ngày nay
và tôi sẽ trở lại vấn đề này sau). Không đợi Phó Đô đốc Cang giải
thích, đại tá Sơn cho biết luôn là ông có tần số liên lạc với Hoa Kỳ.
Trở ngại được giải quyết và buổi họp chấm dứt. Các giới chức trở về
chiến hạm có chở theo gia đình mình….
Đi đâu?
Sáng
sớm ngày 1 tháng 5, ông Armitage đại diện Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đến HQ
3. Ông ngỏ lời là Hoa Kỳ đồng ý tiếp nhận hạm đội Việt Nam và đề nghị
hạm đội di chuyển đến Căn cứ Hải quân Hoa Kỳ tại đảo Guam. Khi duyệt lại
tình trạng hạm đội, thấy rằng nếu đi Guam xa gần 2 ngàn 500 hải lý thì
nhất định sẽ gặp một số trở ngại quan trọng, đáng kể là tình trạng kỹ
thuật của một số chiến hạm không được khả quan và hạm đội phải đi theo
vận tốc của chiến hạm có tình trạng máy tệ nhất là là khoảng 5 gút (hải
lý/giờ), thời gian hải hành quá lâu. Thêm nữa các chiến hạm chở quá đông
dân chúng di tản, ước lượng khoảng 30 ngàn người, chắc chắn là sẽ gặp
nhiều khó khăn về ăn uống. Do đó Bộ tham mưu đề nghị đưa hạm đội đến
Subic Bay xa chỉ khoảng trên 900 hải lý. Mặc dù ông Armitage luôn luôn
nhấn mạnh đến mong muốn của Hoa Kỳ là phải đi Guam, Phó Đô đốc Cang vẫn
nhất định đi Phi Luật Tân…
Ngày giờ khởi hành
Sau khi cân nhắc tình hình chung, Phó
Đô đốc Cang cho lệnh khởi hành di tản ngay sáng ngày 1 tháng 5. Có
nhiều lý do đưa đến quyết định này. Một là để mọi người có việc làm,
chấm dứt bàn tán, từ đó những hoang mang dao động sẽ tan dần, tinh thần
trở nên ổn định. Hai là nếu ai còn do dự chuyện đi hay ở, sẽ đương nhiên
chấm dứt và trở lại sinh hoạt bình thường. Ba là Côn Sơn trở nên không
còn an toàn dưới áp lực tù cộng sản được giải thoát, chính quyền mới có
thể gây khó khăn cho hạm đội (Hải Sử trang 527-528). Quyết định khởi
hành sớm này dù đã không thỏa mãn được yêu cầu của một số cá nhân, như
trường hợp đại tá Đỗ Kiểm còn thất lạc gia đình và dù phải bỏ lại một
vài đơn vị như Vùng 5 Duyên Hải, nhưng cho thấy là một quyết định đúng,
đem lại sự an toàn và thành công của chuyến di tản.
Hải hành
Nhờ
thời tiết thật tốt, sóng yên biển lặng, nên chuyến di tản thuận buồm
xuôi gió. Hạm đội sắp thành đội hình hai hàng dọc, tốc độ trung bình 5
gút.
Trên
phương diện tiếp vận, các tàu đã được cung cấp đầy dầu nước và thực
phẩm trước khi rời Sài Gòn. Tuy vậy, vì số dân di tản quá đông nên vấn
đề ăn uống cũng gặp một số trở ngại. Nhờ óc sáng tạo và tinh thần kỷ
luật cao của các thủy thủ đoàn, mỗi chiến hạm đã tự giải quyết các khó
khăn. Hải quân Hoa Kỳ trợ giúp phần thực phẩm và y tế trong trường hợp
thật cần thiết…
Nhìn
chung, đối với tập thể thì các trắc trở không có là bao. Sau vài ngày
hải hành, không tuần Hoa Kỳ cho biết là hạm đôi không còn giữ được đội
hình hai hàng dọc, các chiến hạm cũng không giữ khoảng cách đều nhau. Để
chấn chỉnh, Phó Đô đốc Cang chia hạm đội thành 2 phân đội và Đề đôc Lâm
Ngươn Tánh đi trên HQ 1 được chỉ định chỉ huy phân đội 2. Từ đó đội
hình hải hành được duy trì tốt đẹp. Vài biến cố nhỏ xảy ra trên chính
chiếc soái hạm HQ 3. Một đám cháy trên sân thượng và cả hai máy chánh
bất ngờ đều hư hỏng khi đến gần lảnh hải Phi nên phải cần đến tàu kéo
của Hoa Kỳ.
Đối
với từng cá nhân thì chuyến đi vất vả đau buồn. Có người gặp phải hoàn
cảnh nan giải thương tâm. Cũng có người phải gánh chịu những hoàn cảnh
đau xót riêng tư cần sự trợ giúp của đồng đội. Một số các trường hợp
này- trường hợp Dương vận hạm HQ 502, Hải vận hạm HQ 402, Giang pháo hạm
HQ 329 – đã được nhắc đến trong tập Hải Sử…
1.5 Đến bến
Chuẩn bị vào bến.
Khi
sắp gần đến Phi Luật Tân thì nhận được tin là chính phủ này không chấp
thuận cho hạm đội VNCH vào vịnh Subic. Bộ tham mưu họp bàn tìm giải
pháp. Quả là một trường hợp ngoại giao phức tạp, không dễ dàng giải
quyết. Giải pháp đưa hạm đội đi Guam được đề cập, cân nhắc. Hoa Kỳ lãnh
trách nhiệm đưa 30 ngàn đồng bào đến Guam bằng các tàu dân sự để hạm đội
dễ điều động cho một hải trình tiếp tục dài này. Trong lúc còn đang thu
xếp thì Phó Đô đốc Cang đưa ý kiến là với tình hình hiện tại, Hạm đội
của Hải quân VNCH nên được trao trả cho Hải quân Hoa Kỳ vì trên danh
nghĩa đó, các chiến hạm Hoa Kỳ sẽ vào căn cứ Hải quân Subic của mình.
Ý kiến này được chuyển đến giới chức Hoa Kỳ. Một vài giờ sau, hạm đội được thông báo là giải pháp được chấp thuận với điều kiện:
– Tất cả đạn dược phải được ném xuống biển.
– Cờ VNCH phải được
thay bằng cờ Hoa Kỳ. Để thi hành điều kiện này, mỗi chiến hạm sẽ tiếp
nhận một toán sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ và thực hiện lễ hạ quốc kỳ VNCH và
trương quốc kỳ Hoa Kỳ. Lễ hạ cờ VNCH được cử hành cùng một lúc trên tất
cả chiến hạm vào đúng 12 giờ trưa ngày 7 tháng 5 năm 1975. Buổi lễ hạ
cờ lịch sử trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động, đã được kể lại
trong nhiều bài viết trong mấy chục năm qua…
– Xóa bỏ danh hiệu và
danh số Việt Nam. Để thực hiện công việc này, trong lúc thủy thủ đoàn
Việt Nam vận chuyển con tàu theo khẩu lệnh của sĩ quan hải hành Hoa Kỳ,
các tiểu đỉnh Hoa Kỳ chạy cặp sát sườn chiến hạm để sơn lấp bỏ các danh
số và danh hiệu VN dọc hai bên hông.
Đến bến
Chiều
ngày 7 tháng 5, hạm đội VNCH vào thả neo trong vịnh Subic. Chuyến di
tản an toàn, bình yên và đầy đủ. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Sau khi
tàu bỏ neo thì việc điều hành lên bờ thuộc phía Hoa Kỳ. Vị sĩ quan liên
lạc yêu cầu các sĩ quan cấp tướng rời tàu trước vì lý do an ninh. Theo
kinh nghiệm, trong trường hợp triệt thoái như thế này có thể có những
binh sĩ uất ức, gây gổ với giới lãnh đạo, làm mất trật tự. Dĩ nhiên ta
phải nghe theo nhưng để thủy thủ đoàn đỡ xôn xao thắc mắc, hai Phó Đề
đốc Nghiêm Văn Phú và Hoàng Cơ Minh tự nguyện ở lại.
Đồng
bào được các viên chức Hoa Kỳ thu xếp và hướng dẫn sang các thương
thuyền để chuyển sang đảo Guam. Họ làm việc có tổ chức cao, lớp lang,
khoa học và thực tế. Vì vậy công tác di chuyển rất tốt đẹp. Hai vị Phó
Đề đốc cùng với đồng bào sang tận Guam và chỉ trở lại cùng gia đình khi
mọi người được tiếp nhận.
Phần 2 – Các nhân vật điều động cuộc di tản
Trong
bất cứ hoạch định nào, luôn có hai nhân vật trọng yếu quyết định sự
thành bại của công cuộc. Đó là người lãnh đạo và người chấp hành. Nếu
người lãnh đạo suy tính sáng suốt và đưa ra các quyết định hợp lý thì
triển vọng thành công đã được một nửa. Phần còn lại tùy năng lực của
người chấp hành. Nhưng thường, người chấp hành có xuất sắc lắm thì mức
thành công cũng chỉ đạt được 80% của triển vọng.
Trong
chuyến di tản của hạm đội VNCH, Hải quân may mắn có được hai nhân vật
xuất sắc nắm giữ hai vai trò này. Đó là Phó Đô đốc Cang trong cương vị
chỉ huy và Phó Đề đốc Minh trong cương vị điều hành. Và Phó Đề đốc Minh
điều hành tận tụy đến nỗi mọi người đều nghĩ ông chính là người chỉ huy
toàn bộ cuộc di tản. Sẽ là một bất công đối với Phó Đô đốc Cang nếu sự
ngộ nhận tiếp tục kéo dài. Người viết xin nêu lên sự phân công rõ rệt…
2.1 Phó Đô đốc Chung Tấn Cang
Phó
Đô đốc Cang mới trở lại chức vụ Tư lệnh Hải quân một thời gian ngắn
trước ngày 30 tháng 4. Ngoài công tác yểm trợ cho việc triệt thoái miền
Trung, phần nhiệm cuối cùng của vị này là lo duy trì hải lực trong thời
kỳ suy yếu của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Quan trọng hơn cả là sự trù
liệu cho hạm đội di tản khỏi Sài Gòn khi thành phố bị cộng quân đe dọa.
Trong việc này, có hai quan niệm khác nhau đưa đến việc cách chức Tư lệnh Hạm Đội của Hải quân Đại tá Nguyễn Xuân Sơn.
Theo
nhãn quan của một số sĩ quan trong đó có thể lấy đại tá Sơn và đại tá
Kiểm làm thí dụ điển hình. Theo sự trình bày công khai quan điểm của hai
ông trong cuốn DVD “CHHCC”, thì:
1. Tình hình quân sự tại miền Nam là vô vọng, sự sụp đổ của VNCH là tất yếu.
2. Hoa Kỳ đã sẵn sàng
giúp Hải quân triệt thoái khỏi Việt Nam. (Ông Armitage đề nghị với đại
tá Kiểm và Đề đốc Holloway gián tiếp đề nghị với đại tá Sơn).
3. Như vậy phải chuẩn
bị Hạm đội để di tản và mang theo tối đa dân chúng. Chính từ quan điểm
này đã dẫn đến việc đại tá Sơn ra công điện chính thức cho gia đình thủy
thủ đoàn đi theo tàu khi đi công tác để tránh trở ngại trường hợp có
lệnh di tản. Quan niệm này được các sĩ quan cấp dưới tán thành vì hữu lý
và cảm thông.
Tuy
nhiên trên cương vị cấp lãnh đạo, Phó Đô đốc Chung Tấn Cang nhìn vấn đề
không hoàn toàn thuần quân sự mà qua nhiều yếu tố trong đó quan trọng
nhất là yếu tố chính trị quốc tế và một giải pháp chính trị dung hòa có
thể được hình thành. Tình thế này đã được trình bày trong Hải sử Tuyển
tập, trang 525: “…Trong buổi họp này, các công việc chuẩn bị đã được
thảo luận và quyết định. Tôi không nghĩ là đã có một kế hoạch viết về dự
trù di tản này. Vấn đề di tản dân chúng cũng không thấy được đặt ra.
Chỉ nêu việc di tản hạm đội. Bao giờ di tản thì tùy tình hình quân sự
quyết định. Còn làm gì tiếp sau thì tùy nhiều yếu tố chính trị phức tạp.
Một số tình huống có thể xảy ra: Rút về Vùng 4 Chiến thuật và tiếp tục
chiến đấu. Hoặc chia cắt đất hoặc lập chính phủ liên hiệp, chính quyền
tan rã. Lúc bấy giờ không ai nghĩ đến việc đại tướng Dương Văn Minh ra
lệnh buông súng!”
Theo
Đề đốc Trần Văn Chơn thì ông không di tản vì “còn nước còn tát”. Các
tướng lãnh đều tán thành quan niệm này. Nhưng sáng 29 tháng 4, Phó Đô
đốc Cang được Đại tướng Minh cho biết là: “Nước đã cạn rồi, đi đi…” Cho
tới lúc này, quan niệm của Bộ Tư Lệnh Hải quân vẫn là di tản khỏi Sài
Gòn để bảo toàn lực lượng chớ không phải để tỵ nạn ngoại quốc. Vì vậy
mọi hành động bất thường đưa đến suy diễn có ý định đào thoát đều không
được chấp nhận. Những hành động bất thường này có thể dẫn đến tình trạng
hoảng loạn trong các đơn vị. Ngay cả các sĩ quan cao cấp trong Bộ tư
lệnh cũng rất thận trọng khi di chuyển gia đình xuống tàu vào giờ chót.
Trong
tình huống chưa ngã ngũ, việc đại tá Sơn chính thức gửi công điện cho
phép thủy thủ đoàn đưa gia đình xuống tàu là một hành động tự tiện, vô
nguyên tắc. Việc cho phép thân nhân xuống tàu sẽ kéo theo việc cho phép
thân nhân vào các căn cứ trên bờ, và như thế sẽ tạo cơ hội cho Việt cộng
trà trộn, xâm nhập toàn bộ các đơn vị Hải Quân. Vì vậy sự việc ông bị
cách chức Tư lệnh Ham Đội là điều dễ hiểu. Quyết định dứt khoát, cứng
rắn của Phó Đô đốc Cang có thể đã giúp ngăn ngừa được các hành động dẫn
đến rối loạn, thiếu an toàn trong vòng đai Hải quân.
Quan
trọng nhất là việc cách chức cũng là để phòng ngừa trường hợp Tư lệnh
Hạm Đội bất tuân lệnh Bộ Tư Lệnh Hải Quân, tự mình dẫn Hạm đội rời Sài
Gòn khi tình hình chính trị chưa ngã ngũ.
Tôi
mong Đại tá Sơn đọc được những dòng này mà thông cảm với Phó Đô đốc
Cang và bớt nỗi bực dọc ở trong lòng. Cũng chính nhờ bộ óc nhạy bén của
Phó Đô đốc Cang đưa ra các quyết định đứng lúc kịp thời mà chuyến di tản
được an toàn đến bến bờ tự do…
2.2 Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh
Tôi
đã có dịp ghi trong Hải Sử Tuyển Tập: “Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh là một
tướng lãnh giỏi, lanh lẹ, tháo vát, lại có sức bền bĩ không mệt mõi nên
ông đã đóng góp nhiều trong chuyện di tản. Nhờ ông mà hệ thống truyền
tin không bị phá rối, các chỉ thị chuyển đi được kịp thời, các tin tức
thu nhận được đầy đủ giúp việc đánh giá đúng mức. Tiếng nói của ông đủ
thẩm quyền để đem lại sự tin tưởng và an tâm cho mọi người. Ngoài ra,
bất kể lúc nào, khi có đơn vị nào cần ông có mặt tại chỗ là ông lấy tiểu
đỉnh đến tận nơi tìm hiểu giải quyết.
Tóm
lược, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh đã hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ được giao
phó trong chuyến di tản là duy trì an ninh truyền tin, trật tự đội hình
và giải quyết khó khăn trở ngại cho hạm đội và cá nhân.
Lấy
trường hợp HQ Thiếu tá Vương Thế Tuấn, Hạm trưởng HQ 229; HQ Thiếu tá
Nguyễn Văn Phước, Hạm trưởng HQ 231 (như trong DVD) làm thí dụ. Cả hai
Hạm trưởng đều ở trạng thái hoang mang bất định và muốn trở về Sài Gòn.
Chính
Phó Đề đốc Minh đã can gián, khuyên giải nên họ đồng ý di tản. Đây chỉ
là hai trường hợp điển hình. Còn vô số rắc rối từ cá nhân thủy thủ đoàn…
Nhờ kiến thức sâu rộng, nhờ tài năng ăn nói của mình, Phó Đề đốc Minh
đã duy trì được kỷ luật và trật tự giúp cuộc hành trình êm xuôi… Cũng
nhờ khả năng thu thập và phân tích tình hình, ông đã giúp Phó Đô đốc
Cang đưa ra các quyết định nhanh chóng, hữu hiệu…
Sau
nữa, nhưng không phải là sau cùng là vấn đề oai quyền của người ra
lệnh. Bình thường người quân nhân được huấn luyện để tuân hành mệnh
lệnh. Tuy nhiên mức độ tuân hành cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh. Trong
trường hợp nguy biến cấp bách, cấp bậc của người ra lệnh càng cao thì
mệnh lệnh càng có uy lực và dễ được tuân phục. Ta gọi đó là “lấy lon đè
người”. Đấy là lý do tại sao Phó Đề đốc Minh được chỉ định phụ trách hệ
thống liên lạc mà không phải là đại tá Sơn.
Mặt
khác, ngoài uy quyền của một tướng lãnh, cá tính của Phó Đề đốc Minh
cũng rất đặc biệt và dễ ảnh hưởng mạnh mẽ đến người đối thoại. Trong mọi
hoàn cảnh, ông rất bình tĩnh, tự tin, lưu loát và thuyết phục mà không
có tính cách ép buộc hay áp chế. Hơn nữa, Phó Đề đốc Minh rất dai sức,
bền bĩ. Ông có thể làm việc ngày đêm không nghỉ mà vẫn minh mẫn, không
tỏ vẻ mệt nhọc. Trong suốt cuộc hành trình, Phó Đề đốc Minh luôn luôn
hiện diện tại nhiệm sở. Đêm như ngày, tiếng nói của ông vang vang trên
hệ thống chỉ huy đã mang lại cảm giác bình an cho mọi người. Với một cá
tính như vậy, dù không là một tướng lãnh, Phó Đề đốc Minh vẫn có thể
hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hoàn hảo. Nhưng có lẽ cũng chính
nhờ vậy mà ông được thăng lên hàng tướng lãnh một cách nhanh chóng,
trước các bạn đồng khóa….
2.3 Đại tá Nguyễn Xuân Sơn
Trong
DVD “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng”, Đại tá Nguyễn Xuân Sơn tỏ ra không nhớ
lại những gì ông đã làm trong chuyến di tản. Hoặc giả ông đã chóng
quên, hoặc giả ông coi những gì ông làm trong khi di tản chỉ là công
việc bình thường của người quân nhân nên không đáng ghi nhớ.
Điều
động một hạm đội triệt thoái không phải giản dị mà rất phức tạp. Nếu
không nắm vững tình hình hạm đội về khả năng từng chiến hạm, tình trạng
kỹ thuật, mức độ khiển dụng sẵn sàng, tình trạng nhân viên, tính tình
cấp chỉ huy… thì rất dễ đưa ra các quyết định khiếm khuyết gây khó khăn
cho sự điều hành và ảnh hưởng đến sự hoàn tất của công việc.
Vì
nguyên là Tư lệnh Hạm Đội, đại tá Sơn là người độc nhất trong Bộ tham
mưu hiểu thấu đáo tình hình Hạm đội và đã thực sự có những đóng góp đáng
ghi nhận vào cuộc di tản.
Như ở phần tiểu đoạn Làm gì bây giờ,
tôi đã kể đại tá Sơn là người duy nhất biết cách và đã liên lạc ngay
với Hoa Kỳ. Nếu không nhờ ông, do tình hình biến chuyển mau lẹ, kết quả
việc di tản không biết ra sao. Nên ghi nhận là vào ngày 29 tháng 4 đã có
chiến hạm tự động cho tan hàng mà không về điểm tập trung. Hai chiến
hạm đã bỏ ý định này để gia nhập hạm đội di tản.
Trong sự hoạch định công việc, các ý kiến của đại tá Sơn đều được lưu ý và tôn trọng như khi:
– Cứu xét tình trạng hạm đội để đưa đến quyết định đi Subic Bay thay vì đi Guam.
– Chọn lựa các chiến hạm đi trợ giúp các chiến hạm gặp khó khăn hay đi cứu vớt đồng bào tỵ nạn.
– Ấn định đội hình, vận tốc và lộ trình hải hành di tản.
– Sau hết, không nhớ
rõ là trong những trường hợp nào, quá một lần người viết vẫn hình dung
thấy bóng đại tá Sơn đi tới với câu nói” xong rồi” như khi vừa hoàn tất
một công việc.
Kết
Gần
40 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, bây giờ hồi tưởng lại chuyện
cũ, chỉ là những hình bóng lờ mờ trong tâm trí; kể lại những gì đã qua
như trong một giấc mơ, đúng sai không chắc. Nếu có gì sai sót không
đúng, in độc giả cứ tự nhiên lên tiếng, không cần tham khảo với người
viết.
Xin đa tạ.
Đinh Mạnh Hùng
|
Takes just a couple seconds.
There are two ways to do this, depending upon your preferences. Both require that you delete what remains of the original image code. Then insert the images again and make the following changes in Edit HTML mode: | |
For the first method just delete both "span" tags. Instead of span - a - img - /a - /span you need to make it a - img - /a like below. If you aren't comfortable with deleting any code use the second method. <a href="URL of large photo"> <img border="0" class="alignmiddleb" src="URL and properties of small photo shown in blog"> </a> This method also removes the image from the blog description in the Blogs itembox on your homepage and also from table view if you use that setting on your Blogs page. |
Or, change the order of the "a" and "span" tags so the tag sequence is a - span - img - /span - /a like below. < a href="URL of large photo"> <span class="insertedphoto">> <img border="0" class="alignmiddleb" src="URL and properties of small photo shown in blog"> </span> </a> This method should leave the image in the blog description in the Blogs itembox on your homepage and also in table view if you use that setting on your Blogs page. |
This method leads to the following image
=======================================
|
``````````````````````````````````````````````````
|
000000000000000000000000000000000000000000000000000000000
[td colspan="2" align="center"]
Chú Ba vẫn còn sống ở Việt Nam, những lời chú tâm sự là từ đáy lòng bởi tin tưởng nhau hơn hai chục năm | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. | |
Ngày nay phố xá | thành phố ngày xưa |
xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. | |
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang |
Anh em coi vậy chớ rất hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. |
#################################################
[td colspan="2" align="center"]
tụi nó được chính huấn coi mỗi thứ trước đầu súng là kẻ thù, cần phải giết hết. Thương binh của nó mà nó còn giết phi tang, huống hồ gì lính mình. | ||
Ngày nay phố xá | mình thua nó vì phía bên mình còn nhân đạo quámình thua nó vì phía bên mình còn nhân đạo quá | |
Dân Saigon thứ thiệt thì hoặc là ở nước ngoài hoặc là chết tù chết biển hết. Còn dân “Saigon” bây giờ đa số toàn tụi Ba Ke 75. | ||
thành phố Vũng Tàu | thành phố Nha Trang | |
Dạo này có nhiều cuộc biểu tình về môi trường mà lượng người tham gia không đông | ||
mất người thân đến nỗi không có cái xác mà chôn | Cả triệu gia đình ngoài kia | |
nếu phải chiến đấu để lấy lại đất nước VNCH từ bất cứ ai, chết tôi cũng chịu chú à. Súng không nổi thì cầm dao, bất cứ cái gì… |
No comments:
Post a Comment