“BẪY NỢ”
- Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Của Tàu Cộng
Khác với Chủ nghĩa thực dân cũ, Chủ nghĩa thực dân mới không dùng lực lượng vũ trang trực tiếp tiến hành xâm lược, mà chỉ tiến hành gián tiếp thông qua chính phủ bù nhìn bản xứ làm tay sai mà nó dựng nên và cũng không cần chính thức sát nhập nước thuộc địa vào lãnh thổ chính quốc. Chính phủ bù nhìn có nhiệm vụ giúp mẫu quốc kiểm soát, khống chế lãnh thổ và khai thác tài nguyên như dầu mỏ, gỗ, hải sản..trên danh nghĩa “Hợp tác khai thác đôi bên cùng có lợi”.
CHIẾN LƯỢC “THỰC DÂN MỚI” CỦA TC TIẾN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
BƯỚC 1: Bắc Kinh sẽ tuyên bố là không can thiệp vào nội bộ của nước đó, bất kể nước đó mang màu sắc chính trị nào độc tài hay dân chủ. Sau đó dùng tiền bạc mua chuộc giới lãnh đạo để tạo ra một chính quyền tham nhũng thân Tàu Cộng và do đó các cấp lãnh đạo tham nhũng nầy sẽ bị gián tiếp điều khiển bởi Trung Nam Hải.
BƯỚC 2: Bắc Kinh sẽ giới thiệu mô hình mẫu: kinh tế độc tài lãnh đạo với mục đích khuyến khích các quốc gia độc tài thân Tàu Cộng, tiếp tục duy trỉ thể chế độc tài để phát triển kinh tế và như vậy Bắc Kinh dễ dàng thực hiện chủ nghĩa dân mới hơn. Các cấp lãnh đạo độc tài tham nhũng sẽ đóng vai trò như các “thái thú” của Tàu Cộng.
BƯỚC 3: Sau đó, Bắc Kinh thực hiện chiến lược “ngoại giao bẫy nợ”, cung cấp các khoản tín dụng “hỗ trợ” các nước này xây dựng hạ tầng cơ sở và các công ty TC bắt đầu ồ ạt đổ vào thị trường nước này. Hàng hóa “Made in China” tràn ngập và nước này nhanh chóng trở thành một thị trường béo bở của họ cùng với lực lượng đông đảo công nhân, theo sau các dự án của họ, làm xong các hợp đồng, đám công nhân Tàu sẽ tìm cách ở lại bằng cách lấy vợ người bản xứ.
BƯỚC 4: Các doanh nghiệp TC với sự đở đầu của chính phủ Bắc Kinh sẽ mua các mỏ quặng và tài nguyên với giá rẻ mạt do thông đồng với giới cầm quyền tham nhũng, thối nát được hưởng nhiều quyền lợi từ mối quan hệ bất chánh với Bắc Kinh, ngược lại TC tha hồ khia thác tài nguyên của các quốc gia này và biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa thặng dư của TC. Các nước độc tài này nghiễm nhiên trở thành chư hầu của Bắc Kinh, ủng hộ Tàu Cộng trên các mặt trận ngoại giao quốc tế như Campuchia.
oOo
Một báo cáo do hai học giả Sam Parker & Gabrielle Chefitz, Đại học Havard, soạn thảo đã được trình lên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chính phủ Bắc Kinh đang sử dụng các khoản nợ hàng tỷ USD để mở rộng ảnh hưởng chính trị lên nhiều nước trên khắp châu Á & Thái Bình dương. Trong một số trường hợp, các khoản nợ lớn đến mức ngoài khả năng trả, từ đó giúp Bắc Kinh dùng những khoản nợ để giành được các tài sản chiến lược hoặc ảnh hưởng chính trị ở các nước vay nợ của họ.
Theo đó, ngoại giao bẫy nợ là cung cấp các khoản cho vay phục vụ cho các hạ tầng cơ sở rẻ, nhưng bi kịch vỡ nợ chực chờ nếu nền kinh tế èo uột của các quốc gia nghèo không thể tạo ra đủ tiền trả lãi mẹ đẻ lãi con. Gánh nặng nợ nần trên vai các nuớc nhỏ càng chồng chất thì ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các nước này càng lớn mạnh. Bắc Kinh đang sử dụng các món nợ này để gây áp lực, buộc phải thi hành theo yêu cầu của họ.
Ngày 17/11/2018, tại hội nghị APEC ở Papua New Guinea, Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không nhấn chìm các đối tác của chúng tôi trong “biển nợ”. Chúng tôi không ép buộc, hối lộ hay gây tổn hại cho sự độc lập của các bạn. Mỹ thỏa thuận một cách công khai và công bằng, chúng tôi không đề xuất một vành đai hay một con đường một chiều”.
Theo Bloomberg, phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence là đòn công kích trực tiếp tới sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình. Trong lúc đó, Tập Cận Bình cũng đang có mặt tại Papua New Guinea. Phó TT Pence không ngần ngại chỉ trích Bắc Kinh về những khoản cho vay phát triển cơ sở hạ tầng “không minh bạch” và có nguy cơ đẩy các nước tiếp nhận những khoản vay này vào “bẫy nợ”.
NHỮNG QUỐC GIA ĐÃ RƠI VÀO “BẪY NỢ” CỦA TÀU CỘNG:
Trong gần thập kỷ vừa qua, với nguồn tài chính dồi dào tích lũy được bằng những mưu ma chước quỷ, gian lận, lừa đảo trong tổ chức WTO, Bắc Kinh tung tiền ra mua chuộc các chính phủ tham nhũng để thao túng quyền lực các nước này từ châu Âu tới châu Phi, khi các quốc gia này sập “bẫy nợ”, rồi sau đó buộc các nước này cắt đất để cho TC thuê lập căn cứ quân sự trong dài hạn 99 năm. Chiến lược này đã thành công ra sao? Dưới đây là những quốc gia điển hình đã sập “bẫy nợ” của Bắc Kinh:
[1] SRI LANKA: Năm 2010, Sri Lanka vay TC 1,5 tỷ USD để xây một cảng cỡ lớn tại thị trấn Hambatota. Sau khi hoàn thành, cảng này gần như không có tàu bè neo đậu và vận chuyển hàng hóa. Do giá trị kinh tế của cảng biển này quá thấp và không sinh lời, Sri Lanka không có tiền để trả nợ cho TC, vì thế họ bị TC làm áp lực, gây sức ép lên chính phủ nước này ký hợp đồng cho Bắc Kinh thuê trong vòng 99 năm. Công ty China Merchants Port Holdings có 70% cổ phần chi phối tại cảng Hambatota. “Với thỏa thuận này. Chúng ta đã bắt đầu trả được nợ”, Thủ tướng Sri Lanka nói với Quốc hội và cho biết chính phủ sẽ có thêm tiền để phát triển kinh tế và du lịch.
Một số nhà phê bình coi thỏa thuận này là tiền lệ để Bắc Kinh chiếm chủ quyền trong thời gian dài ở các quốc gia sập bẫy nợ, những lãnh thổ mà mục đích cuối cùng của TC là dùng cho mục đích quân sự. “Có lo ngại cho rằng, TC sẽ biến cảng Hambatota tại Sri Lanka mà họ đã thuê 99 năm thành một căn cứ hải quân, theo đúng phương pháp bẫy nợ mà người TC đã sử dụng ở Djibouti”.
Với một căn cứ quân sự tại Hambatota sẽ là quá gần tới mức gây khó chịu cho địch thủ Ấn Độ. Đây có thể là lý do tại sao Ấn Độ có thể phải mong muốn cân nhắc một thỏa thuận với Sri Lanka để tự bỏ tiền ra điều hành “sân bay trống trải nhất thế giới”. Sân bay quốc tế Mattala Rajpaksa, một vị trí khá gần với cảng Hambatota. Chính phủ Sri Lanka lợi dụng sự mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Tàu Cộng để thuyết phục Ấn Độ chi tiền ra bù lỗ cho mình. Tuy nhiên, Ấn Độ có vẻ không hài lòng với kế hoạch này cho lắm.
[2] PAKISTAN: Pakistan cũng là một quốc gia có vị trí gần Ấn Độ đã rơi vào bẫy nợ của TC. Hiệp ước song phương “Hành lang kinh tế Tàu Cộng - Pakistan” (CPEC) có số kinh phí được loan báo là lên đến hơn 40 tỷ USD, vốn là một phần quan trọng trong dự án “Một vành đai - Một con đường”. Sau các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, Pakistan đã nợ TC hơn 6 tỷ USD. Số nợ này cho phép TC thực hiện một số tham vọng của mình. Trước hết, Bắc Kinh đã hoàn tất thương vụ thuê cảng nước sâu chiến lược GWADAR trong vòng 40 năm, sau khi Pakistan không thể trả nợ.
Có lẽ chính phủ Pakistan không muốn tiếp tục dấn sâu vào con đường nợ nần với TC. Tháng 11/2017, Pakistan loan báo, họ sẽ không “tìm kiếm nguồn tài chính từ Bắc Kinh” cho một dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn mới. Pakistan nói rằng, các điều kiện của TC để cho vay dự án đập thủy điện Diamer - Basha trên sông Indus chi phí 14 tỷ USD là bất khả thi và đi ngược với lợi ích của Pakistan.
Đây cũng là lý do Quân dội Giải phóng Balochistan (BLA) đã tấn công Lãnh sự quán TC vào lúc 9 giờ 30 phút sáng 23/11/2018. Trước đó ngày 8/11/2018, BLA đã tấn công nhằm vào chiếc xe buýt chở các kỹ sư TC tại Dalbandin, cách thủ phủ Baclochistan là Quetta 340km. BLA là một trong những nhóm phiến quân thành lập vào giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, với thành viên chủ yếu là người dân tộc Baloch vốn sinh sống rải rác ở Pakistan, Iran và Afghanistan. Trong thông báo gửi tới Hãng thông tấn AFP (Pháp) sau vụ tấn công ngày 23/11, BLA đã gọi bọn Tàu Cộng là “kẻ áp bức”.
[3] MONTENEGRO: là một quốc gia nhỏ bé nằm ở Đông Âu là một quốc gia duy nhất không có đường cao tốc. Bắc Kinh nhìn thấy điểm này và đã đề nghị xây cho Montenegro một con đường cao tốc. Chính phủ Montenegro lập tức đồng ý và gọi đây là “công trình thế kỷ và con đường dẫn tới thế giới hiện đại”. Đây là một con đường cao tốc dài 100 dặm (160km), với nhiều cây cầu lớn và xuyên qua các thung lũng và núi đồi. Nhưng, dân số Montenegro chi có khoảng 630.000 người mà họ định chi tới 950 triệu USD lên một con đường cao tốc, sẽ không có đủ lượng giao thông đáng để đầu tư một số tiền khổng lồ như vậy.
Nhưng với sự giúp đở của nguồn tiền vay dễ dàng từ Bắc Kinh, việc xây dựng đã bắt đầu. Nhưng, không có nhiều người dân bản địa được hưởng lợi. Hơn 70% công nhân xây dựng là người Tàu Hoa Lục. Một quan chức châu Âu nói rằng, vì nó mà Montenegro hết tiền. “Không gian tài chánh của họ đã bị co lại rất nhiều. Họ đã tự bóp cổ mình. Và trong khi đó, con đường cao tốc này lại chẳng dẫn tới đâu”. Tệ hơn nữa, con đường chỉ mới hoàn thành một phần. Do bị đội vốn, nước này cần thêm 1,2 tỷ USD để hoàn thành nó. IMF nói rằng, Montenegro không có khả năng vay chừng ấy tiền.
Tỷ lệ nợ công của quốc gia nhỏ bé này đã chuẩn bị tăng vọt lên mức 80%, chính phủ Montenegro đã phải tăng thuế và cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, Thủ tướng Dusko Markovic đã thề sẽ hoàn thành con đường này bằng mọi giá và cam kết tăng cường hợp tác với TC trong các lĩnh vực khác, trong đó có thủy điện và du lịch”. Đây chính là điều mà Bắc Kinh muốn Montenegro sập “bẫy nợ” mà họ đã giăng ra.
[4] MALDIVES: Thiên đường nghỉ mát nhiệt đới Maldives đã không thoát số phận trở thành một con nợ của Tàu Cộng, một phần do chính phủ nước này nổi tiếng là tham nhũng và quan liêu. Một cây cầu hữu nghị TC - Maldives với chi phí 225 triệu USD, đi vay nợ từ TC đã được xây dựng. Với việc vay tiền xây cầu, tỷ lệ nợ công trên GDP của nước này lên mức 100%. Điều đáng lo ngại là nếu mất khả năng trả nợ, Maldives sẽ sớm phải theo chân Pakistan “gán đất trả nợ” và TC có thể lập một căn cứ quân sự mới ở đây, một vị trí trọng yếu gần Ấn Độ nữa.
[5] DJIBOUTI: Đây là một quốc gia nhỏ ở châu Phi. Đây cũng là nơi đầu tiên TC xây dựng được căn cứ quân sự ở nước ngoài thông qua chiến lược “bẫy nợ”, cho vay - cắt đất trả nợ. Djibouti là một mắt xích nằm trong “Một vành đai - Một con đường” của TC.
Tờ Washington Post đã lên tiếng báo động: “Liệu chính quyền TT Trump có thể ngăn chận được Bắc Kinh chiếm lĩnh cảng biển quan trọng ở châu Phi hay không?”. Đó là cảng biển mà họ đề cập tới là Doraleh Container tại Djibouti có vị trí chiến lược ở cạnh Biển Đỏ và vịnh Aden. Tháng 2/2018, chính phủ Djibouti đang thỏa thuận với một công ty TC để cùng điều hành cảng này. Các chiến lược gia Mỹ nhận định: “Nếu Bắc kinh chiếm được cảng Doraleh, lợi ích của Hoa Kỳ sẽ gặp nguy hiểm”. Trong khi đó, chính phủ Djibouti ngày càng lún sâu nợ nần với TC.
[6] SIERRA LEONE: Cảnh giác “bẫy nợ”, Sierra Leone hủy việc xây dựng sân bay. Bắc Kinh vô cùng kinh ngạc khi nước này tuyên bố hủy các kế hoạch xây dựng một sân bay mới trị giá lên tới 318 triệu USD, do một nhà thầu TC thực hiện bằng vốn vay từ TC. Hành động của Sierra Leone là nước đầu tiên ở châu Phi rút lại một thỏa thuận đã ký với TC với nội dung: “Sau khi xem xét một cách thận trọng và nghiêm túc, quan điểm của chính phủ Sierra Leone là việc xúc tiến quá trình xây sân bay mới không kinh tế, khi sân bay Mamamah ở thị trấn Lungi, ngoại ô thủ đô freetowm, hiện có tầm nhìn chung vẫn còn đang sử dụng được”.
[7] VANUATU: Cộng hòa Vanuatu là đảo quốc nhỏ nằm ở phía tây - nam Thái Bình Dương, phía đông - bắc Australia, với tổng diện tích chỉ khoảng 12 ngàn km2, nhưng là một trong những vị trí chiến lược nhất ở khu vực Thái Bình Dương, kiểm soát tuyến lưu thông hàng không - hàng hải giữa Mỹ và Australia. Nhiều năm qua, Bắc Kinh đã đổ vào nước này hàng trăm triệu USD với chỉ có khoảng 270.000 dân, trên danh nghĩa hổ trợ phát triển hạ tầng. Ngoài dự án đáng chú ý nhất là cầu cảng Luganville, TC cũng đang giúp Vanuatu nâng cấp một sân bay quốc tế cách đó không xa.
Malcolm Davis, Viện Chính sách Chiến lược Australia, nhận định: “Cầu cảng Luganville này đủ lớn để làm bãi neo đậu cho các tàu khu trục tên lửa hoặc tàu tuần dương hạm cỡ lớn,” ông nói. “Đây là chính sách ngoại giao “bẫy nợ” của Bắc Kinh, bằng cách cho các nước nghèo vay nợ dưới danh nghĩa hỗ trợ phát triển. Bắc Kinh đang dùng ảnh hưởng kinh tế, thương mại và cuối cùng là sự hiện điện quân sự”. Gần đây, giới chuyên gia quân sự Australia bày tỏ sự lo ngại về ảnh hưởng gia tăng của TC tạo đảo quốc Vanuatu ở ngay sát nách Australia. Với vị trí chiến lược của Vanuatu, điều này có nghĩa hệ thống chiến lược trên mặt biển tại Thái Bình Dương có thể bị gián đoạn.
[8] TURKMENISTAN: Quốc gia này đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, lạm phát 300%. Doanh thu từ xuất cảng khí tự nhiên sụt giảm. Từ năm 2009, Turkmenistan đã xích lại gần Bắc Kinh sau khi sử dụng khoản 8 tỷ USD tiền vay nợ của TC để xây dựng các dự án hạ tầng và phát triển mỏ khí đốt. Giờ thì họ bị nợ ngập đầu, chật vật để trả các khoản vay và thậm chí đối mặt với nguy cơ phải “gán nợ” bằng các mỏ khí.
“BẪY NỢ”: CHỦ NGHĨA TÂN THỰC DÂN CỦA TẬP CẬN BÌNH:
Qua các sự kiện kể trên, cho thấy chiêu bài của Tập Cận Bình đã khá rõ ràng. Nhưng quyết định của nhiều nước đang phát triển chấp nhận các khoản vay của Bắc Kinh là có thể hiểu được vì họ không tìm được nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Thế nên khi TC xuất hiện, hứa hẹn các khoản đầu tư hào phóng với tín dụng dễ dàng, tất cả đều nhận lời. Chỉ một thời gian sau thì mọi thứ mới trở nên rõ ràng hơn, mục đích thực sự của Bắc Kinh chính là thâm nhập thương mại và gây ảnh hưởng chiến lược bành trướng lãnh thổ ra nước ngoài thì mọi chuyện đã quá muộn và các quốc nghèo này bị sa vào “bẫy nợ” của Bắc Kinh.
Một khi các nước này sập bẫy nợ, Bắc Kinh đang thúc đẩy mục tiêu thực sự là tạo nên các mắc xích của chiến lược bành trướng bá quyền về kinh tế - thương mại, giao thông và các hải cảng chiến lược… Nếu các nước này vì vậy mà nợ ngập đầu thì các vấn đề tài chánh của họ chỉ hỗ trợ thêm cho mưu đồ “Thực dân mới” của Bắc Kinh. Các nước hiện vẫn chưa rơi vào bẫy nợ của TC, nên thức tỉnh và làm bất cứ điều gì có thể để tránh sập bẫy nợ do Bắc Kinh giăng ra và phải khôn ngoan như Malaysia.
Tháng 9/2018, tại Bắc Kinh. Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad tuyên bố rằng, Malaysia đã hủy bỏ 2 dự án trị giá hàng tỷ USD vì Malaysia không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, theo John Pomfret, nhà lãnh đạo Malaysia 93 tuổi này đã nêu ra một điểm quan trọng, đó là liệu TC có trở thành một kiểu quyền lực “Tân đế quốc” không?
Trước đó vào tháng 8/2018, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng TC Lý Khắc Cường hôm thứ Hai 20/8, Thủ tướng 93 tuổi Malaysia, Mahathir Mohamad đã nói thẳng, ông không muốn nhìn thấy một “phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân”. Tiến sĩ Mahathir Mohamad nói: “Các bạn không muốn một tình huống trong đó xuất hiện phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân, bởi vì các nước nghèo không thế cạnh tranh với các nước giàu về mặt thương mại tự do, cỡi mở. Đầu tiên phải là thương mại công bằng. Sau đó, tôi ủng hộ thương mại tự do cùng với ngài Lý Khắc Cường, bởi vì tôi nghĩ rằng đây là con đường chung cho cả thế giới,” ông nói. “Chúng tôi không chống lại các công ty TQ, nhưng chúng tôi chống lại việc vay tiền vô tội vạ từ bên ngoài và chống lại các dự án đầu tư không cần thiết mà rất tốn kém.”
Rõ ràng, Bắc Kinh đã không còn che giấu mộng bành trướng - bá quyền, tham vọng đó đã biểu lộ rõ như sáng kiến “Một vành đai - Một con đường” là một trong những công cụ đang tạo nên cái bẫy nợ cho nhiều quốc gia “sập bẫy” bởi các khoản vay để phát triển hạ tầng như đường cao tôc, đường xe lửa, nâng cấp sân bay, bến cảng…Tiền Bắc Kinh cho vay thường đi kèm điều kiện là các công ty TC phải được tham dự vào các dự án trong quá trình xây dựng và nhân công phải là người Tàu Hoa Lục đưa vào. Phần lớn những đầu tư này sẽ kết thúc bằng những khoản nợ TC mà các nước nghèo không thể trả được.
Chiến lược này được gọi là “ngoại giao bẫy nợ”. Nhìn tổng quát, chiến lược này đe dọa chủ quyền các nước đang phát triển, đem lại lợi ích rất lớn cho TC, tạo thành lợi thế về kinh tế, quân sự cho Bắc Kinh bành trướng ra toàn cầu. Tất cả các cảng chiến lược tại các quốc gia nghèo như Pakistan, Djibouti, Sri Lanka…đều lọt vào tầm nhắm của Bắc Kinh. Họ dùng chiến lược ngoại giao bẫy nợ, để chờ các con mồi sập bẫy, không trả tiền vay nợ thì phải đem các tài sản này ra thế chấp, dưới hình thức cho TC thuê tới…99 năm.
Tóm lại, sáng kiến “Một vành đai - Một con đường” của Tập Cận Bình nhằm vào 2 mục đích chính:
- Về kinh tế là đẩy mạnh hàng tồn kho và lực lượng lao động dư thừa ra khỏi biên giới theo các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nước ngoài như xây dựng đường cao tốc, bến cảng, phi trường…
- Về mặt quân sự là kiểm soát các vị trí chiến lược bên ngoài lãnh thổ Tàu Cộng thông qua các dự án này.
Rõ ràng, trong bối cảnh này, sáng kiến “Một vành đai - Một con đường” chính là một hình thức của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của thế kỷ thứ XXI. Một cuộc xâm lăng không khói súng, biến con nợ của các quốc gia nghèo thành lãnh thổ của Đại Hán.
CHỦ NGHĨA “THỰC DÂN MỚI” TẠI CHÂU PHI:
Chính phủ Bắc Kinh dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, hiểu rằng châu Phi đang thể hiện một cơ hội vĩ đại cho sự phát triển và một thị trường béo bở mới. Họ Tập đồng thời cũng hiểu rõ rằng, châu Phi có phần lớn lãnh thổ bị phương Tây bỏ qua không mấy chú ý tới và do vậy Bắc Kinh đã chủ động trong việc khai thác khoảng trống để lại bởi phương Tây và Mỹ.
Theo quan điểm của nhà báo Howard W. French, tác giả cuốn: “China’s Second Continent” (Lục địa thứ hai của Tàu Cộng), Bắc Kinh đã đạt sự ổn định chính trị tương đối và có thể coi là có diện tích đất trồng trọt được lớn nhất thế giới và nguồn cung cấp đặc biệt đồi dào các tài nguyên thiên nhiên, bao gồm đồng, vàng, kim cương và các khoáng sản khác. Tập Cận Bình khuyến khích người Tàu Hoa Lục di cư đến châu Phi để giải quyết nạn nhân mãn và môi trường sống tại Hoa Lục quá ô nhiễm.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngay khi nhậm chức vào năm 2013, Thủ tướng TC Lý Khắc Cường đã có chuyến công du 4 nước châu Phi gồm Ethiopia, Nigria, Angola và Kenya từ ngày 4 - 11/5/2013, Lý Khắc Cường đã ký hàng loạt thỏa thuận hợp tác với các nước châu Phi trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, nâng cấp phi trường, cảng biển…Hiện nay đã có trên 2500 công ty TC đang hoạt động tại Châu Phi. Các công ty TC ồ ạt đưa lao động Tàu sang làm việc cho các dự án lớn, còn lao động địa phương chỉ sử dụng làm những chuyện lặt vặt. Ở Zambia, Angola và Congo đã xảy ra một số bạo động do mâu thuẫn giữa cư dân bản địa và “dòng thác” người người lao dộng Tàu nhập cư. Tại Zambia, có nhiều mỏ đồng do các công ty TC đầu tư hơn 1 tỷ USD ngày càng có nhiều bất mãn của công nhân bản xứ đã cáo buộc các công ty của TC bạc đãi và bốc lột họ thậm tệ.
Các mỏ quặng và khoáng sản khổng lồ của châu Phi bị cày xới khắp nơi. Rừng nguyên sinh đang bị hủy hoại do lấy gỗ chở về Hoa Lục chiếm đến 70% gỗ sản xuất từ châu Phi. Các công nhân Tàu khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như thị trường tiêu thụ tiềm năng ở châu Phi. Nhà báo kỳ cựu Andrew Malone, người Anh cảnh báo: “Việc TC đầu tư vào châu Phi gợi lên hình ảnh của thực dân phương Tây trong thế kỷ 18 &19 nhưng trên một quy mô kịch tính và quyết đoán hơn nhiều”. Hiện nay, có khoảng 2 triệu người Tàu Hoa Lục đã tới châu Phi, chuẩn bị mở đường cho khoảng 300 triệu người nữa theo dự kiến của chính phủ Bắc Kinh. Đến lúc đó châu Phi sẽ trở thành “lục địa thứ hai của Tàu Cộng” (China’s second continent).
KẾT LUẬN:
Rõ ràng, trong chiến lược bành trướng của chủ nghĩa “Thực Dân Mới”, Tàu Cộng dùng chiêu “bẫy nợ” để phục vụ cho kế hoạch “Một vành đai - Một con đường” là một cuộc xâm lăng không khói súng…Bắc Kinh vừa khai thác được tài nguyên, khai thác thị trường tiêu thụ hàng hóa thặng dư, vừa biến các nước nghèo “sập bẫy nợ” trở thành lãnh thổ của Tàu Cộng.
Bài học Malaysia quyết định hủy 2 dự án vay nợ của TC để tránh sập bẫy nợ như trường hợp của Sri Lanka phải giao cảng nước sâu cho Bắc Kinh để gán nợ. Còn Việt Nam thì sao? Cho tới nay, những thông tin về việc vay nợ của TC gần như là bí mật quốc gia. Đảng và Nhà nước CSVN đáng lẽ ra phải công bố cho cả nước biết, VN nợ TC là bao nhiêu tiền? Việc vay nợ của TC chỉ để tạo ra điều kiện tham nhũng bằng các dự án “ruồi bu” như: Xây dựng tượng đài mẹ ĐCSVN ở Quảng Nam, xây dựng những tượng đài tên giặc già HCM bán nước, xây dựng nghĩa trang dành cho cán bộ cao cấp của ĐCSVN và dự án xây nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm 1.500 tỷ đồng…
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đã sập bẫy nợ của Bắc Kinh vào khoản 20 tỷ USD, đã và đang giao cho Bắc Kinh hầu hết các vị trí chiến lược của VN rơi vào tay Tàu Cộng khống chế như:
- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Gạc Ma.
- Rừng đầu nguồn.
- Tây Nguyên, cao nguyên Trung phần VN.”. Vũng Áng là vị trí chiến lược cắt đôi VN.
- Vị trí chiến lược Đèo Hải Vân, TC có thể chia cắt VN ở vĩ tuyến 16.
- Formosa Hà Tĩnh, thành lập “Đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng
- Hải cảng chiến lược Chân Mây là một cảng nước sâu nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Cho Tàu Cộng thuê 3 Đặc khu kinh tế 99 năm gồm: Đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và đảo Phú Quốc.
Làm thế nào để tránh mối lo biến Việt Nam trở thành thuộc địa của Bắc Kinh? Câu hỏi này tuy đã quá muộn, nhưng thà muộn còn hơn không. Muốn thế, ĐCSVN phải học bài học kinh nghiệm của Gary Juffa, thống đốc tỉnh ORO thuộc Papua New Guinea (PNG). Ông cảnh báo rằng: “PNG có nguy cơ trở thành thuộc địa của Tàu Cộng và cho là người bản địa không được hưởng lợi gì từ các dự án hạ tầng xây dựng trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai - Con đường” của TC,” ông nói. “Chúng tôi phải nổ lực duy trì chủ quyền. Nếu không làm như vậy, chúng tôi sẽ trở thành thuộc địa của TC. Nếu bạn muốn “độc lập thật sự”, bạn phải sở hữu nền kinh tế.”
Ông Juffa cho rằng: “Papua New Guinea đã học hỏi từ Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad khi nói tới chuyện đối phó với tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của TC. Ông Mahathir đã hủy bỏ các dự án thuộc sáng kiến “Vành đai - Con đường” trị giá 22 tỷ USD hồi tháng 8, ngay sau khi ông trở lại nắm chính quyền.” ông nói. “Chúng tôi cần nhìn vào những gì mà ông Mahathir đang làm. Ông ấy rất lo ngại cho tương lai và chủ quyền của Malaysia, ông ấy không muốn đất nước trở thành thuộc địa của Tàu Cộng. Đó là điều chúng tôi cần ở đây!” Bộ “tam sên” lãnh đạo ĐCSVN nghĩ sao về những nhận định của ông Gary Juffa?
Tổng hợp & Nhận định
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
09/12/2018
No comments:
Post a Comment