Tuesday, January 22, 2019

Cuộc phản phục kích của tiểu đoàn 1/14 gần Ấp Bắc

 

Photo: 2
tan

 photo artillery-gun-silhouette-152-231912_zpsfy9pfwky.png  photo explode_zps1srvxrl4.gif
Cuộc phản phục kích của tiểu đoàn 1/14 gần Ấp Bắc
︻╦╤─  photo explode_zps1srvxrl4.gif                                   




- Uyên Sơn


Theo thông lệ, mỗi lần nhận được “overlay” cho cuộc hành quân ngày hôm sau, tối đó tôi đặt phóng đồ lên bản đồ, xem xét địa thế và chấm các hỏa tập dự trù, cho làm yếu tố và ghi vô sổ tác xạ để khi cần thiết xử dụng ngay. Thường bản đồ để xử dụng trong các cuộc hành quân có tỷ lệ 1/50.000. Riêng xạ bản của Pháo binh vì phải được chính xác nên có tỷ lệ lớn là 1/25.000. Ngoài ra các đơn vị Pháo binh còn được cung cấp thêm các không ảnh của vùng đang hoạt động cũng có cùng tỷ lệ 1/25.000 để dễ dàng nhận diện ngoài địa thế khi tác xạ yểm trợ. Đôi lúc còn lấy không ảnh làm giấy kẻ ô vuông để tính yếu tố tác xạ.

Chiều nay tôi nhận được phóng đồ hành quân ngày mai của Tiểu Đoàn 1/14. Đúng ra chỉ là cuộc hoạt động lục soát trong kế hoạch bình định vùng mật khu Ấp Bắc phía Bắc Long Định, chứ không phải là cuộc hành quân quy mô. Tiểu Đoàn 1/14 đã hoạt động quanh quẩn trong vùng này đã mấy ngày rồi, Tiểu đoàn do Thiếu tá Châu Ngọc Sanh làm Tiểu đoàn trưởng. Sanh sau tôi một khóa, chúng tôi biết nhau khi Sanh còn làm Trung đội trưởng trong Đại đội Trinh sát của Trung đoàn 14, lúc đó tôi đang đi “délo” cho các Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 14. Sanh người gốc Vĩnh Bình, chững chạc ít nói, nhưng đánh giặc thì gan lì nổi tiếng, từng là con cưng của nhiều thời Trung đoàn trưởng như Trung Tá Quý, Đại Tá Lãm, Đại Tá Năm, Đại Tá Thẩm… tôi không chơi thân với Sanh lắm vì tánh nghiêm nghị ít nói đó, chỉ gặp gỡ bàn bạc trong những buổi họp hành quân bên trung đoàn thôi.

Hướng Tây Bắc của khu quân sự Long Định theo đường chim bay khoảng sáu bảy cây số là một khu cây cối sầm uất hoang vu với kinh rạch thiên nhiên chằng chịt. Càng ăn thông sâu vô Đồng Tháp Mười địa thế càng trở nên hoang dã với những cụm rừng tràm chỗ thưa chỗ dầy. Mùa nước nổi tháng 7 tháng 8 đến tháng 11 ngập nước mênh mông, đến mùa nước rút thì lại có thêm những chòm cây mới xuất hiện tạo nên một vùng vô cùng hiểm trở. Đồn bót rất khó xây dựng vì không có đường sá liên lạc tiếp tế kể cả đường thủy vì kinh rạch thiên nhiên cây cối um tùm không lưu thông được.

 

 

1
wheat

 photo artillery-gun-silhouette-152-231912_zpsfy9pfwky.png  photo explode_zps1srvxrl4.gif
Cuộc phản phục kích của tiểu đoàn 1/14 gần Ấp Bắc
︻╦╤─  photo explode_zps1srvxrl4.gif                                   




- Uyên Sơn


Theo thông lệ, mỗi lần nhận được “overlay” cho cuộc hành quân ngày hôm sau, tối đó tôi đặt phóng đồ lên bản đồ, xem xét địa thế và chấm các hỏa tập dự trù, cho làm yếu tố và ghi vô sổ tác xạ để khi cần thiết xử dụng ngay. Thường bản đồ để xử dụng trong các cuộc hành quân có tỷ lệ 1/50.000. Riêng xạ bản của Pháo binh vì phải được chính xác nên có tỷ lệ lớn là 1/25.000. Ngoài ra các đơn vị Pháo binh còn được cung cấp thêm các không ảnh của vùng đang hoạt động cũng có cùng tỷ lệ 1/25.000 để dễ dàng nhận diện ngoài địa thế khi tác xạ yểm trợ. Đôi lúc còn lấy không ảnh làm giấy kẻ ô vuông để tính yếu tố tác xạ.

Chiều nay tôi nhận được phóng đồ hành quân ngày mai của Tiểu Đoàn 1/14. Đúng ra chỉ là cuộc hoạt động lục soát trong kế hoạch bình định vùng mật khu Ấp Bắc phía Bắc Long Định, chứ không phải là cuộc hành quân quy mô. Tiểu Đoàn 1/14 đã hoạt động quanh quẩn trong vùng này đã mấy ngày rồi, Tiểu đoàn do Thiếu tá Châu Ngọc Sanh làm Tiểu đoàn trưởng. Sanh sau tôi một khóa, chúng tôi biết nhau khi Sanh còn làm Trung đội trưởng trong Đại đội Trinh sát của Trung đoàn 14, lúc đó tôi đang đi “délo” cho các Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 14. Sanh người gốc Vĩnh Bình, chững chạc ít nói, nhưng đánh giặc thì gan lì nổi tiếng, từng là con cưng của nhiều thời Trung đoàn trưởng như Trung Tá Quý, Đại Tá Lãm, Đại Tá Năm, Đại Tá Thẩm… tôi không chơi thân với Sanh lắm vì tánh nghiêm nghị ít nói đó, chỉ gặp gỡ bàn bạc trong những buổi họp hành quân bên trung đoàn thôi.

Hướng Tây Bắc của khu quân sự Long Định theo đường chim bay khoảng sáu bảy cây số là một khu cây cối sầm uất hoang vu với kinh rạch thiên nhiên chằng chịt. Càng ăn thông sâu vô Đồng Tháp Mười địa thế càng trở nên hoang dã với những cụm rừng tràm chỗ thưa chỗ dầy. Mùa nước nổi tháng 7 tháng 8 đến tháng 11 ngập nước mênh mông, đến mùa nước rút thì lại có thêm những chòm cây mới xuất hiện tạo nên một vùng vô cùng hiểm trở. Đồn bót rất khó xây dựng vì không có đường sá liên lạc tiếp tế kể cả đường thủy vì kinh rạch thiên nhiên cây cối um tùm không lưu thông được.

 

 

2
tan

 photo artillery-gun-silhouette-152-231912_zpsfy9pfwky.png  photo explode_zps1srvxrl4.gif
Cuộc phản phục kích của tiểu đoàn 1/14 gần Ấp Bắc
︻╦╤─  photo explode_zps1srvxrl4.gif                                   




- Uyên Sơn


Theo thông lệ, mỗi lần nhận được “overlay” cho cuộc hành quân ngày hôm sau, tối đó tôi đặt phóng đồ lên bản đồ, xem xét địa thế và chấm các hỏa tập dự trù, cho làm yếu tố và ghi vô sổ tác xạ để khi cần thiết xử dụng ngay. Thường bản đồ để xử dụng trong các cuộc hành quân có tỷ lệ 1/50.000. Riêng xạ bản của Pháo binh vì phải được chính xác nên có tỷ lệ lớn là 1/25.000. Ngoài ra các đơn vị Pháo binh còn được cung cấp thêm các không ảnh của vùng đang hoạt động cũng có cùng tỷ lệ 1/25.000 để dễ dàng nhận diện ngoài địa thế khi tác xạ yểm trợ. Đôi lúc còn lấy không ảnh làm giấy kẻ ô vuông để tính yếu tố tác xạ.

Chiều nay tôi nhận được phóng đồ hành quân ngày mai của Tiểu Đoàn 1/14. Đúng ra chỉ là cuộc hoạt động lục soát trong kế hoạch bình định vùng mật khu Ấp Bắc phía Bắc Long Định, chứ không phải là cuộc hành quân quy mô. Tiểu Đoàn 1/14 đã hoạt động quanh quẩn trong vùng này đã mấy ngày rồi, Tiểu đoàn do Thiếu tá Châu Ngọc Sanh làm Tiểu đoàn trưởng. Sanh sau tôi một khóa, chúng tôi biết nhau khi Sanh còn làm Trung đội trưởng trong Đại đội Trinh sát của Trung đoàn 14, lúc đó tôi đang đi “délo” cho các Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 14. Sanh người gốc Vĩnh Bình, chững chạc ít nói, nhưng đánh giặc thì gan lì nổi tiếng, từng là con cưng của nhiều thời Trung đoàn trưởng như Trung Tá Quý, Đại Tá Lãm, Đại Tá Năm, Đại Tá Thẩm… tôi không chơi thân với Sanh lắm vì tánh nghiêm nghị ít nói đó, chỉ gặp gỡ bàn bạc trong những buổi họp hành quân bên trung đoàn thôi.

Hướng Tây Bắc của khu quân sự Long Định theo đường chim bay khoảng sáu bảy cây số là một khu cây cối sầm uất hoang vu với kinh rạch thiên nhiên chằng chịt. Càng ăn thông sâu vô Đồng Tháp Mười địa thế càng trở nên hoang dã với những cụm rừng tràm chỗ thưa chỗ dầy. Mùa nước nổi tháng 7 tháng 8 đến tháng 11 ngập nước mênh mông, đến mùa nước rút thì lại có thêm những chòm cây mới xuất hiện tạo nên một vùng vô cùng hiểm trở. Đồn bót rất khó xây dựng vì không có đường sá liên lạc tiếp tế kể cả đường thủy vì kinh rạch thiên nhiên cây cối um tùm không lưu thông được.

 

 

Monday, January 21, 2019

Phi Đoàn Tác Chiến bị bỏ quên một cách tàn nhẫn

3 phi đoàn 213, 219, 233 thuộc LĐ.51.TC bị bỏ quên 1 cách tàn nhẩn.

Phải minh bạch TRẬN CHIẾN LAM SƠN 719 vì bị bóp méo từ mọi phía (tiếp theo) 

Làm sao trả lại tính trung thực cho quân sử Việt Nam?

Tôi tìm kiếm khắp tài liệu trên Internet, Youtube, kể cả sách vở không có nói một tí gì về VNAF, tham chiến trong cuộc Hành Quân Lam Sơn 719, kể cả bài viết do Bonesmen đặt hàng từ tướng lãnh VNCH, tướng Nguyễn Văn Hinh viết về HQLS/719 trong internet? Nhưng có mấy ai đến được Hoa Thạnh Đốn để thăm viếng Viện Bảo Tàng Báo Chí (Newseum - Official Site www.newseum.org ) mà thấy trên bản đồng có tên phi hành đoàn 213 hy sinh tại Hạ Lào 1971. Và cũng có ai viếng thăm nghĩa địa Arlington để chứng kiến phi hành đoàn 219 đang an nghĩ dưới hàng thông reo ru ngủ các anh. Đó là những anh hùng đại diện cho QLVNCH nói chung và Không Quân Việt Nam nói riêng, nhưng hảy cho tác giả được ngữi sái là người đơn vị trưởng của các chiến sĩ oai hùng nầy.

Tại vì VNAF tham dự một đơn vị quá nhỏ so với Mỹ !? Nhưng nó lại cán đán đảm đương trong chiến trận các phi vụ hóc búa nhứt: Thí dụ Mỹ thẳng thừng từ chối đáp xuống các CCHL đã bị quân BV chấm toạ độ tiền tác xạ cố định để chịu đựng trong bảo lửa trận điạ pháo; tản thương tiếp đạn nhỏ cho các đơn vị bị xé nhỏ bị bao vây? Tiêu diệt các sơn pháo phòng không 100 và 85 ly (AAA air defense M-1939-52-K), mà 1954 quân đội Pháp đã bị pháo trực xạ made in China từ trên sườn núi bắn thẳng xuống, Lần nầy lính BV có thượng phong hơn bằng súng sơn pháo Liên Sô 100, 85 ly nhẹ hơn vác lên núi cũng dễ, cơ hành nhanh hơn với nhịp độ tác xạ 10 cho đến 12 viên một phút, tầm xuyên phá cực mạnh trực xạ 10.500 thước. Gunship 213 Song Chùy còn dành hoả lực khi xong phi vụ, giải toả hoả lực xuống các “xe đạp thồ” chở đạn sơn pháo nầy trên đường ẩn khuất dưới lùm Tre gai từ tuyến đường xe Molotova đến chân núi của các sườn có súng 100, 85 ly phòng không. Các xe đạp thồ nầy rất lợi hại cho việc khống chế quân bạn muốn thoát khỏi vòng vây trong khi chờ đợi các trung đoàn BV chạy đến vây hãm để bắt sống quân ta như hồi ĐBP theo đúng ý tham mưu trưởng Donald Rumsfeld chỉ định 2 binh chủng tổng trừ bị thiện chiến tốc chiến tốc thắng phải đóng chốt trên các óc đảo căn cứ hoả lực cho hàng chục trung đoàn BV vây bắt bằng tiền pháo hậu xung để bắt cho được chỉ tiêu như trận ĐBP/1954 thoả mản cả 2: CIA Mỹ rút 60.000 quân; KGB bắt được gần 10.000 POW/QLVNCH chở ra bắc bằng xe Molotova do liên công ty Mỹ/Sô sản xuất. Nhưng KGB không được thoả mản (Đọc bài trong HQPD cả tiếng Anh/Việt)

Tuy nhiên dù trong Youtube có hình H-34 của Phi đoàn 219 tham dự các cuộc tải thương hào hùng cho quân Dù tại CCHL-Đồi-30 và Đồi-31, nhưng lại mờ ảo với chi có những chiếc hình khô khan, không có một lời nào ghi chú cho biết là của VNAF, nhưng qua đó chúng tôi tìm thấy thành quả những chiếc xe đạp thồ đạn phòng không và diện địa bị trúng hoả lực của gunship chúng tôi nổ banh xác còn lại những mảnh vụn trên các nhánh nhỏ trên đường mòn HCM. (Hình trong 2 tác phẫm “The New Legion”, Videos Lam Son-719 bên Cánh Thép, mục đời lính: [Oct, 07, 2011, 5:41] [Oct 10, 2011, 15:13] [ Oct 17, 2011, 15:21] [March 12, 2012, 20:29])

Tất cả Không Quân và quân lực VNCH là nhân chứng sống mà có nói lên gì được cho quân sử về cuộc chiến VN, hay cứ để nó chìm lần trong quên lãng (xem Cánh Thép “Trận Hạ Lào và Trực Thăng vùng Hoả Tuyến thì rỏ) Vì sự thiệt hại quá khiêm tốn, làm nhục lòng các đơn-vị hùng hậu của sư-đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ, nên họ không muốn cơ quan Việt/Mỹ nhắc đến để lưu vào hồ sơ Văn Khố Mỹ? Đây là chuyện thật 100%, không phải là huyền thoại hay hoang tưởng, nhưng vẩn bị Secret Society đặt hàng dấu nhẹm là sao?

Vì nghĩ đến các chiến hữu đã hy sinh “đi không ai tìm xác rơi” trong chiến trận nầy và cũng cám ơn thời buổi vi tính siêu việt với những chứng cớ rành rành ra đó, tôi mới dám đứng ra vạch rõ những đường bay oai dũng của anh em mình cho hậu sanh nên biết để đỡ phần nào sự buồn tủi của các phi hành đoàn đã nằm yên nơi vùng núi non giá lạnh nầy.

Đây cũng là bài phân tích chiến thuật về ba trận chiến Điện Biên Phủ, ‘Siege’ Khe Sanh, và Lam Sơn 719 với âm mưu thâm độc sau bức tường Skull and Bones 322 conspiracy, là dành cho trung úy phản chiến Kerry giúp tướng Võ Nguyên Giáp lập lại sự tóm bắt gọn quân lực VNCH làm tù binh như hồi Pháp-1954, để trả ơn cho công cụ gián tiếp nầy (tướng Giáp) đã cố gắng hết mình giúp Mỹ hoàn thành Counter Insurgency Plan (axiom-1) thế chiến lược Eurasia-1, bằng sự điều hợp giữa tướng Alexander Haig, Pentagon và tướng Giáp thành viên OSS-1945, còn phía Mỹ, ‘Siege’ Khe Sanh chỉ để thao dượt thực tập tác chiến mà thôi, với hoả lực cường tập áp chế đối phương mà không cần dùng đến vũ-khí nguyên tử chiến thuật, trong khi đó Hoa Kỳ ra-rã hằng ngày trên truyền thông khắp thế giới, hỏi quân BV có ở vùng núi Khe Sanh không? Thì Hà Nội cho là không có, chỉ có quân dân miền nam nổi lên đánh Mỹ mà thôi. Thế là quân BV chịu một sự thiệt hại bằng vũ khí Bacteria weaponry (đây là chất độc thứ thiệt mà Secret Society lại ồn ào rêu rao chất độc màu Da Cam để đánh lạc hướng chạy tội với LHQ) tác giả có miệng mà nói chẳng ra lời; Truyền thông Hoa Kỳ còn ra-rả tuyên bố 6.000 TQLC Mỹ sẽ làm tù binh tái diễn cảnh ĐBP-2, làm sao Hà Nội nói được gì quanh vùng rừng núi Khe Sanh chỉ có Khỉ và Vượn chết mà thôi?

Cái cơn uất của quân lực VNCH là âm mưu sau bức tường Bonesmen nầy, đã muốn dành cho lực lượng Hà Nội tái diễn cái trò bắt quân Pháp làm tù binh để xuống thang cuộc chiến song hành với việc tiếp tục rút quân của Mỹ trong thế chủ động. Và cứ như thế mà tuần tự tóm bắt tù binh từ LZ North, LZ South, Đồi -31, -30, Aluối, Alpha, Bravo, Hồng Hà-2 ...

Phân tích chiến thuật giữa 3 trận đánh Điện Biên Phủ, Siege’ Khe Sanh, và Lam Sơn 719:

(1)   -Điện Biên Phủ 1954

Việt Minh: Tham chiến 48.000 quân và nhân công khuân vác 15.000

Pháp: 10.800

-Pháp chết 2292 bị bắt 8290

VM chết 4020, MIA 792

Mỹ 2 chết, James Mc Govern và Wallace Buford là phi công CIA, C-119 Fly-Boxcar bị bắn rớt May, 1954

(2)   -Siege’ Khe Sanh 1968

BV 30.000 quân, Mỹ 6.000 TQLC

BV chết 13.000 đến 16.000, bị bắt 69, (không nói gì tới TĐ/37 BĐQ)

Mỹ chết 730, MIA 7

(3) -   Lam Sơn 719, 1971

-ARVN, 17.000 - chết 1764, MIA 689 (không nói gì VNAF/LĐ.51.TC)

Mỹ 10.000 support, chết 215, MIA 42

-BV 60.000 - chết 13.000 đến 16.000,

            Trở lại trận ĐBP, bắt đầu Ngày 13/March/1954, Việt Minh mở cuộc tổng tấn công vào tiền đồn Beatrice. Pháo binh hùng hậu của TQ giao hết viện trợ cho VM dồn dập trận địa pháo khiếp đãm ngay BCH phòng thủ kiên cố của Pháp đã chìm trong biển lửa làm tan rã BCH đầu não, vào lúc 6:15. Một tạc đạn đã rơi trúng hầm chỉ huy giết ngay vị thiếu tá chi huy Paul Pegot và tiêu diệt hết các nhân viên tham mưu. Chỉ vài phút sau trung tá Jules Gaucher, chỉ huy khu vực phía Bắc cũng bị mưa pháo VM tiêu diệt.

Liền tức thì, sư đoàn 312 xung phong vào bằng đặc công phá trước các chướng ngại vật trên đường tiến sát. Quân phòng thủ tiền đồn Beatrice thất thủ hoàn toàn vào nửa đêm hôm đó sau khi quân BV tràn ngập, để lại tại tiền đồn nầy hơn 500 xác chết, còn quân VM hy sinh trên 600 quân chết và trên 1200 bị thương

Quân Pháp quyết tái chiếm lại Beatrice vào hừng sáng, nhưng lại bị sự cuồng sát khiếp đảm bởi trận địa pháo dồn dập chận đứng bước tiến. Dù rằng quân VM quyết dùng chiến thuật biển người, nhưng chiến thắng Beatrice đã nung đúc tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân VM.

Quân Pháp đã vô cùng ngạc nhiên, VM đã vận dụng cách tháo ráp các bộ phận rời pháo binh do TQ cố vấn, đem đến gần cạnh sườn núi như tình báo Mỹ đã cho phóng đồ vị trí hành quân của Pháp cho Mao trước (cái cảnh nầy CIA sẽ lập lại đưa QLVNCH vào các CCHL nhứt định cho cuộc HQ/LS-719 mà do tướng Haig gài sẵn cho quân BV dập 67.000 tấn trận địa pháo ngay sau khi trung úy phản chiến John F Kerry đưa phóng đồ hành quân cho phía Hà Nội, để CIA luôn luôn chủ động cuộc chiến như người chủ cái chia bài gian lận, muốn thằng nào thua là thằng đó phải thua thôi, mà lần nầy là tiêu diệt hết hai quân chủ lực tài giỏi nhứt ở lò nướng 604, mà theo Secret Society là kết thúc chiến tranh sớm hơn, bàn giao Saigon cho Hà Nội không tắm máu và không là một đống gạch vụn như cổ thành Đinh Công Tráng, Quảng Trị, so-sánh như 2 trái Bom nguyên tử thả ở Nhựt để rút ngắn cuộc chiến).

Thế nên VM ở vị thế thượng phong như BV tại mặt trận LS/719 dùng pháo binh bắn trực xạ từ lưng chừng núi bắn phủ đầu xuống những pháo đội Pháp đang lây quây bắn đạn cầu vòng theo nguyên tắc lý thuyết. CIA đã biết trước thế trận đồ vì chính CIA dụ dỗ Pháp đem cục đường dụ kiếng bu lại rồi dùng búa tạ B-29… nên làm bộ giúp Pháp dùng phi hành đoàn dân sự do CIA mướn thả bằng C-119 các thùng xăng cột lại thả hoả-công trên các sườn đồi giả dạng cho đồng minh Pháp hiểu rằng Mỹ cũng là đồng minh giúp Pháp cũng như giúp VNCH tận tình nhưng thực ra là vô cùng ranh mảnh và tàn ác, được tướng cò-mồi do CIA móc nối, Trần Độ khen ngợi phía Mỹ giúp đỡ Pháp có hiệu quả. Cái dã man của CIA làm thịt luôn Trần Độ sau nầy vì tội biết quá nhiều mưu mô của Xiạ.

Thế là các pháo đội của Pháp bị cột chặt dưới mưa đạn bắn thẳng của pháo binh VM, (còn LS/719 thì QLVNCH bị cầm chưn trên ốc đảo để đội 67 ngàn tấn đạn đủ loại) đành nằm úp mặt chờ chết, trong khi làm sao các xạ thủ Pháp liên lạc để nhận toạ độ oanh tạc yểm trợ, trong khi VM chỉ nhìn thấy và tha hồ bắn thẳng thao túng khống chế chiến địa không cần phải học hỏi tại các quân trường pháo binh cho mất thì giờ và khỏi cần liên lạc điều hợp tác xạ. Còn LS/719 thì Kerry để nghị theo phóng đồ mà đào hầm xung quanh CCHL điều chỉnh trước chỉ cần pháo kích với số lượng càng nhiều càng tốt vì đã có tiền điều chỉnh. Nhưng chỉ dành cho VNAF còn Mỹ thì Pentagon cấm vì cho rằng đã có tiền điều chỉnh nên không được đáp.

Tướng Navarre thú thật: Khá khen sự cố vấn của TQ đã dạy cho VM cách ứng dụng thực tiễn trong trận chiến hơn trong lý thuyết, đôi khi bi hạn chế và gò bó không cần thiết. Cái đặc điểm là tháo ra các bộ phận rời và di chuyển bằng sức sáng tạo của con người lên các cao điểm và đào sâu trong ngách núi để tác xạ khi cần và giấu pháo khi phi cơ chiến thuật đến tìm kích, phương thức nầy tướng Giáp lập lại triệt để khi trung úy phản-chiến John F Kerry, (thành viên Yale/Skull and Bones/322) giao phóng đồ hành quân Lam Sơn 719 cho Hà Nội, đó là những gì các chiến sĩ VNCH phải chịu đội lên đầu cả ngàn tạc đạn đại pháo đủ cở? cầm chưn quân bạn chờ cho các trung đoàn tiền pháo hậu xung bắt sống bằng “hàng sống chống chết” làm chiến lợi phẫm chở về bắc nhưng “tại sao trời sanh KGB mà còn sanh Queenbee-1 làm chi”

      Người chỉ huy pháo binh Pháp, đại tá Charles Piroth đã không làm gì hơn khi bị pháo trực xạ bắn phủ đầu, Piroth không thấy gì pháo của VM ở đâu, đã ngụy trang quá khéo léo như tàng hình, nên ông đành tự sát bằng lựu đạn và chôn tại chổ bí mật kín đáo để giữ tinh thần binh sĩ. Còn Lam Sơn 719 dù sơn pháo nhẹ, cơ hành nhanh hơn, dễ di chuyển nhưng cũng không làm gì được QLVNCH là nhờ các gunship Song Chùy thề không cho phép những con rắn lục dựa vào thành núi đá đứng thẳng rong rêu mà không chế quân bạn. Những con chim lửa bìm bịp Song Chùy không tha mạng cho bất cứ con rắn Lục nào sống sót từ tuyến đường cuối của xe Molotova thồ về chưa đến chân núi đã bị chúng tôi bắn rockets tan xác là cái tội thắp đuốt sớm quá trước khi màn đêm buông xuống như ông chim lửa ơi chúng tôi đang giởn mặt ở dưới bụi Tre gai. (xem hình một đoàn xe đạp thồ tan sát dưới bụi Tre Gai) 

(còn tiếp)

  QUEENBEE-1

 

 

http://canhthep.blogspot.com/2016/10/3-phi-oan-213-219-233-thuoc-l51tc-bi-bo.html

Song Chùy – T/hoang – 213

 

 

Tháng 2/71, chiến tranh VN lại bước vào một khúc quanh lịch sử mới, với cuộc HQ Lam Sơn 719. Tôi vừa mãn khóa từ trường bay Hunter AAF, về phi đoàn 213/KĐ41CT được hơn bẩy tháng, bay copil/gunship cùng với các pilot đàn anh của phi đoàn Song Chùy lao vào chiến trường Hạ Lào để trau dồi thêm kinh nghiệm tác chiến cho cuộc đời phi công tương lai của mình sau này.

Một hôm, tướng Ng. cao Kỳ, trong chức vụ phó TTVNCH, tới thăm Bộ Chỉ Huy Hành Quân/Tiền Phương ở căn cứ Khe Sanh. Chiếc trực thăng VIP của ông vừa đáp xuống bãi đáp dã chiến trên một ngọn đồi đất đỏ khá rộng, cũng là nơi tạm nghỉ của các phi hành đoàn 213 & 233 trong lúc vừa ăn trưa, vừa chờ phi vụ… Đám cận vệ của ông Kỳ mặc toàn đồng phục màu đen như những tên Japanese ninja hung dữ, lẹ làng phóng xuống từ hai bên cửa trực thăng. Thân mình chằng chịt những giây đạn bóng loáng, hai tay ôm chặt lấy khẩu tiểu liên ngắn nòng, thủ thế như sẵn sàng nhả đạn. Chúng dàn thành một vòng đai bảo vệ chung quanh bãi đáp. Mũi súng lăm le chĩa thẳng vào mặt các PHĐ đang ăn bữa trưa. Chúng tôi không kịp phản ứng ra sao; chỉ tạm ngưng miếng cơm dở dang, cố gắng lặng thinh, che giấu sự nhục nhã bức xúc trong lòng. Sau đó ông Kỳ mới bệ vệ từ từ bước xuống khỏi trực thăng. Ông không thèm để ý đến chúng tôi, mà tiến thẳng tới mấy chiếc xe jeep đang chờ đón ông về BCH/Tiền Phương. Với cặp kiếng đen và bộ râu kẽm trong bộ đồ lãnh tụ màu trắng toát, may theo mode của Chu ân Lai/China, trông ông rất nổi giữa đám bùn lầy đất đỏ của vùng đồn điền [ coffee plantation ] còn đang khai quang dở dang. Tôi không cảm nhận được sự oai phong đáng kính mà chỉ thấy một hình ảnh khôi hài như lãnh tụ Idi Amin Dada của xứ Uganda bên Phi Châu.

Tại sao ông phải giắt theo đám cận vệ ấy? Trông chúng như một đám băng đảng có lẽ thích hợp hơn. Chung quanh ông ở Khe Sanh chỉ toàn là lính VNCH, từ KQ, ND đến TQLC, TG, BB … Không lẽ ông sợ đám đàn em của mình hơn sợ cả bọn Việt cộng hay sao? Bao nhiêu tướng lãnh đang chỉ huy cuộc hành quân, có tướng lãnh nào phải cần sự bảo vệ của cận vệ nơi chiến trường? Từ đó về sau, mỗi lần nhìn thấy ông [NCK], tôi lại nhớ đến bộ mặt vênh váo tự cao tự đắc, khinh khi đàn em [KQ] của ông, làm tôi tự nhiên mất đi sự kính phục, cũng như không còn thiện cảm lắm với những phi vụ VIP, chỉ sợ sẽ bắt gặp lại những cảnh tượng tương tự như ông. Trong số các tướng lãnh sau này, có tướng Phan H. Hiệp [lai] khi còn là Tr/tá chỉ huy trưởng đơn vị thiết giáp ở căn cứ Tuần Dưỡng/Chu Lai cũng đã hay dùng gậy chỉ huy để gõ lên nón helmet của pilot mỗi khi cần ra lệnh, ai cũng bực bội khó chịu. Sau này ông trở thành tư lệnh SĐ2BB trước thời tướng Trần V. Nhựt. Mặc dù có vài dịp trực kiến với ông trong những phi vụ lead hành quân ở vùng Quế Sơn; nhưng cũng may, tôi không có dịp nào bay VIP cho ông.

*****

Nói chung, ngày xưa, những pilots trực thăng nào có số may lắm mới được chỉ định bay VIP tức là làm pilot riêng cho các vị tư lệnh quân đoàn hoặc sư đoàn. Ít nhất cũng được kể như là một đặc ân rất lớn cho gia đình và vợ con. Vào những ngày chiến trường xôi động, chồng bay, vợ ở nhà nơm nớp bập bồng lo sợ. Sợ nhất là những tiếng gõ cửa bất thình lình trong đêm khuya thanh vắng nơi các khu cư xá SQ gia đình và gia binh trong các phi trường. Những tiếng gõ cửa bất hạnh và những tiếng khóc than não nề ai oán của những người vợ lính trong chiến tranh…

Sau Hiệp Định Paris 27/01/73, song song với việc rút quân của Hoa Kỳ và Đồng Minh, bộ TTM/QLVNCH bắt đầu cắt giảm tối đa các hoạt động quân sự trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật để tiết kiệm nhiên liệu và đạn dược. Các phi vụ hành quân trực thăng bị cắt giảm tới mức tối thiểu . Nhưng ngược lại , các tướng lãnh cấp Tư lệnh quân đoàn và sư đoàn lại được ưu đãi hơn. Mỗi vị Tư Lệnh QĐ & SĐT đều được biệt phái riêng cho một phi hành đoàn và một trực thăng UH-1 gọi là phi cơ VIP. Phi cơ vừa mới lại có gắn “ngôi sao” tướng lãnh và huy hiệu đơn vị rất oai phong.

Sinh hoạt phi hành ở mỗi phi đoàn trong những năm ngưng chiến càng ngày càng trở nên buồn chán. Mỗi ngày, lẻ tẻ chỉ vài phi hành đoàn có mặt với danh nghĩa ” túc trực HQ “. Anh em xúm lại trong khu phòng trực HQ của phi đoàn, hết binh xập xám lại chơi dominoes. Hết chơi rồi lại ngủ, rồi chơi… Lê thê mải cũng không giết hết thời giờ! Tinh thần tác chiến sa sút! Anh em nuối tiếc những ngày hành quân náo nhiệt trong chiến tranh. Đi bay trở thành một cái thú! Không bay thì nhớ! Hễ có phi vụ hay cơ hội biệt phái, mọi người từ pilots tới cp/xt đều hăng hái tình nguyện đi bay. Phi đoàn 213 thường có hai toán biệt phái, một ở vùng Trong, nằm tại phi trường Chu Lai và một toán ở vùng Ngoài tức phía Bắc đèo Hải Vân. Toán biệt phái vùng Ngoài đôi khi nằm ở phi trường Phú Bài, bên cạnh biệt đội L-19 của PĐ 110; có khi lại ở căn cứ Dạ Lê [Camp Eagle] BTL/SĐIBB, hoặc ở trong thành Mang Cá, bản doanh BTL/QĐI/Tiền Phương.

Phi cơ VIP thường là chiếc phi cơ mới nhất và tốt nhất của phi đoàn. Hằng ngày, các phi hành đoàn VIP, ngoài nhiệm vụ bay, phải thêm bổn phận chăm sóc và gìn giữ phi cơ cho sạch sẽ. Phi hành đoàn ngoài yếu tố an ninh cần thiết và tác phong, tóc tai, quân phục, quân kỷ, tất cả phải rất nghiêm túc. Tôi hay tránh né những hành vi đòi hỏi tác phong và kỷ luật nên ít khi thích bay VIP, ngoại trừ trường hợp bất đắc dĩ. Không hiểu vì sao các vị Tư Lệnh của sư đoàn KQ và HQ bị xếp vào trường hợp ngoại lệ nên không chính thức được cấp trực thăng riêng. Tướng Ng. Đ. Khánh, tư lệnh SĐIKQ và tư lệnh HQ/VIDH – tướng H. V. Kỳ Thoại – khi cần trực thăng thì có Đ/tá Phước [KĐT51] hoặc Tr/tá Khôi [PĐT 213] sẽ lái cho các Ông. Tất cả số trực thăng còn lại đều được dành ưu tiên cho các nhu cầu hành quân của chiến trường.

*****

Một hôm, không biết có vào dịp lễ gì quan trọng hay vì tôi quá ham chơi, lại không phải biệt phái, nên trốn bay mấy bữa … Tôi gặp Bùi minh Kim, PĐ 233, pilot VIP, bay cho tướng Ng. Q. Trưởng, tư lệnh QĐI. Hai đứa rủ nhau ghé sòng xì-phé ở nhà Th/tá Đàng [Kiến Tạo SĐIKQ], có cả Đ/úy Thưởng [SQ/ANKQ]. Tôi say mê quá độ! Sau này, rất ân hận, lần đầu tiên mới dám xả láng quên cả bổn phận và trách nhiệm ở phi đoàn! Mấy ngày đêm liền ở nhà anh Đàng, chỉ thức không ngủ, 24/24 giờ sống dưới ánh đèn neon, không còn phân biệt được thời gian. Mấy hôm sau, khi rời nhà Th/tá Đàng bước ra ngoài, tôi không nhận thức nổi là vào buổi sáng hay buổi chiều và là ngày thứ mấy trong tuần? Nhìn quanh, thấy sinh hoạt ngoài đường và nơi các khu cư xá vẫn nhộn nhịp bình thường. Ngoài phi đạo, phi cơ lên xuống nhộn nhịp, ầm ỹ như mọi ngày. Tôi từ từ tỉnh táo lại, vội vã chạy lên phi đoàn trước. Thấy trên bảng phi lệnh còn trống phi vụ bay qua BTL/Hải Quân, tôi ghi danh đi liền!

Sau khi bay qua căn cứ Tiên Sa, đáp trước sân BTL/HQ/VIDH nằm trên ngọn đồi đầy những cây bông sứ hoa trắng xen lẫn với những dàn bông giấy đỏ thắm, ngay bên cạnh con sông Hàn mát mẻ, phong cảnh rất đẹp. Phía bên kia bờ sông là thành phố Đà Nẵng ngạo nghễ với con đường Bạch Đằng và những hàng phượng vĩ thẳng lối, xinh xắn. Bản doanh BTL/HQ là một villa cũ từ thời Pháp còn lại, tất cả sơn màu trắng toát như bộ quân phục của HQVN. Tiên Sa có lẽ phải kể là một căn cứ quân sự đẹp nhất của QLVNCH. Đã hơn 39 năm, tôi chưa bao giờ về VN nên cũng chưa có dịp thăm lại Đà Nẵng.

Bốc tướng H. V. Kỳ Thoại xong, bay lên… Nắng chói, bầu trời lấp lóe như đom đóm trong mắt tôi vì mấy ngày đêm mất ngủ. Tôi cố gắng tỉnh táo đưa tướng Thoại xuống một tiền đồn HQ gần khu cửa Đại ở Hội An. Lợi dụng lúc ông tướng vô thị sát đơn vị, tôi tìm đỡ giấc ngủ vội vàng, trên sàn tàu mát mẻ, cát bụi phủ đầy mặt, để lấy lại sức. Cuối cùng phi vụ cũng hoàn tất mỹ mãn đưa ông tướng trở về BCH/HQ ở Tiên Sa, không ai biết những gì đã xẩy ra với tôi hôm ấy. Có lẽ tướng Thoại cũng không biết tôi vừa ngủ gật vừa bay!

*****

Phi đoàn 213 có một phi hành đoàn VIP chính thức do Tr/úy Nguyễn Hữu Hạnh Phước làm trưởng phi cơ, biệt phái cho Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư Lệnh SĐ/3/BB. Ngoài ra PĐ 213 còn có thêm một phi công VIP khác nổi tiếng hơn, được biệt phái về bay ở Phủ Thủ Tướng, đó là Đ/úy Trương Văn Nam. Anh Nam mới qua đời năm ngoái ở California. Hình như cả hai anh Nam và Phước đều cùng một khóa bay, từ trường bay Ft.Rucker. Anh Nam và Phước tính tình rất hiền lành dễ thương đối với bạn bè cũng như các đàn em trong phi đoàn. Anh Phước có vóc dáng mảnh khảnh, đen và ốm ốm cao cao, ai cũng quý mến và ông tướng SĐ3BB cũng rất thích anh bay. Trước đó, trong một phi vụ vào mùa bão lụt ở Huế năm 1971, anh Phước và copilot là Th/úy Ng.Ngọc Dinh bị tai nạn trên sông Hương, gần cầu Trường Tiền. Phi hành đoàn trở về an toàn, nhưng anh Phước bị thương tích nhẹ ở chân. Sau này, phi đoàn dành ưu tiên cho anh bay chiếc VIP với những phi vụ tương đối nhẹ nhàng, ít nguy hiểm, giúp anh có cơ hội nghỉ ngơi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Bộ tư lệnh/Sư Đoàn3/BB tọa lạc trên một ngọn đồi không cao lắm, trong vùng đồi núi Phước Tường, ở phía Tây phi trường Đà Nẵng, thuộc quận Hòa Vang, tiểu khu Quảng Nam, chỉ cách phi trường chừng năm phút bay nên phi hành đoàn VIP không cần phải biệt phái ở lại đêm sau mỗi phi vụ hằng ngày như các phi hành đoàn của các phi đoàn khác.

Một hôm, anh Ng. H. H. Phước được nghỉ phép một tuần, vừa là dịp về khám sức khỏe định kỳ ở Trung Tâm Y Khoa/TSN; tôi bất đắc dĩ phải bay cho tướng Hinh, TL/SĐ3BB, để thay thế anh. Dịp ấy, bất ngờ chiếc tàu VIP của ông tướng cũng bị trục trặc kỹ thuật nên phi đạo 213 cho “ground tàu” để sửa chữa. Lợi dụng tình trạng ấy nên tôi cũng không yêu cầu tìm tàu thay thế. Bay chiếc tàu VIP vừa phải gìn giữ sạch sẽ, lên xuống lại phải xếp hàng chào hỏi, việc gì cũng từ tốn nhẹ nhàng câu nệ là điều tối kỵ tôi không bao giờ thích. Tôi bay chiếc trực thăng hành quân cũ kỷ thường lệ, qua đáp bên sân VIP/BTL trên đỉnh ngọn đồi ngó xuống khu tư dinh của ông Tướng ở bên dưới. Buổi sáng, từ đỉnh đồi nhìn xuống, tôi đã có thể cảm nhận ngay được khuôn mặt đang bực bội khó chịu của ông, qua cử chỉ hai tay ông chắp sau lưng với những bước chân nặng nề, đi tới đi lui trên mặt sàn gỗ [deck] ngoài hành lang phía sau văn phòng BTL. Thỉnh thoảng ông Tướng lại ngước mắt nhìn lên chiếc phi cơ và PHĐ ở trên đồi. Hình như ông đã nghi ngờ đoán biết có sự bất bình thường nào đó nên lưỡng lự không muốn đi. Thú thực tôi cũng muốn thử xem thái độ và phản ứng của ông ra sao đối với PHĐ của chúng tôi?

Suốt buổi sáng hôm ấy, tôi chở ông đi quan sát các tiền đồn trong vùng núi phía Tây Đà Nẵng, thuộc các quận Đại Lộc, Nông Sơn, Đức Dục … Rồi bay ra vùng Trà Kiệu, Duy Xuyên và bay xuống hướng Baldy, Quế Sơn. Đó là tất cả vùng lãnh thổ của Biệt Khu Quảng Đà và cũng là vùng trách nhiệm hành quân của SĐ3BB. Trong suốt phi trình, bay cao, bay thấp, quẹo trái, quẹo phải, quẹo gắt … Cái gì ông cũng phàn nàn, qua sự liên lạc của vị SQ tùy viên. Sự bực bội của ông có lẽ cũng không hơn nỗi bức súc đã có sẵn trong lòng tôi! Tôi rất ghét đi bay mà bị chỉ trỏ tùm lum!

Ngày còn học TH-55 ở trường bay Ft.Wolters, TX, có một bữa Thầy của tôi là Tom Mc Laughling bận chuyện gì đó nên nhờ ông thầy của Vĩnh Hiếu dạy giùm. Gặp thầy lạ còn hay nói nhiều làm tôi rất khó chịu. Từ bãi tập cất cánh lên, tôi nhắm ngay một cây cổ thụ ở phía trước mà đâm tới không hề sợ hãi nhưng ông thầy thì hoảng hồn, lẹ tay ” takes over control!”. Hôm sau, ông méc lại thầy của tôi. Tôi nói “Vì ông ấy nói nhiều quá tôi chịu không nổi!”. Sau đó mọi chuyện cũng êm đẹp và thầy tôi thì luôn biết tính tôi. Có lẽ số Trời luôn xếp đặt như vậy! Tội nghiệp Ông Thầy tôi rất hiền lành và rất thương tôi. Nguyễn như Phác [Cò lác] và tôi cùng chung một thầy. Phác cao ráo nên bay rất nhuyễn, thầy không cần quan tâm nhiều cho Hắn. Những thằng lùn như tôi thường gặp khó khăn lúc mới bắt đầu trên chiếc TH-55. Ngày ấy tôi luôn thầm mơ ước có được cặp cẳng dài như bộ chân con cò của thằng bạn tôi!

Sau khi quan sát mấy tiền đồn vùng Đại Lộc, trở ra Duy Xuyên, bay xuống Baldy … Như thường lệ, tôi giữ bên lề phải đường QL-1 cho an toàn để tránh né các phi cơ bay ngược chiều. Ông tướng ra lệnh bảo tôi giữ bên trái quốc lộ cho ông quan sát xe cộ phía dưới, có lẽ cho bớt ” boring ” mà thôi. Được dịp, tôi nói lại với tà-lọc ” Mời thiếu tướng, nếu thích coi xe, vui lòng đổi qua ghế trái cho tiện, vì lý do an toàn tôi không thể bay theo lề trái “. Có lẽ quá bất ngờ trước sự bất phục tùng của tôi, tuy khó chịu nhưng ông cũng đành yên lặng bỏ qua, cho phi vụ được êm đẹp. Sau khi trở lại sân BTL/Sư Đoàn, ông bảo sĩ quan tùy viên cho tôi bay về phi đoàn, không cần trực thêm nữa … Tôi báo cho sĩ quan tùy viên biết tôi sẽ còn bay thế anh Phước thêm vài ngày cho đến khi anh trở về.

Ngày nào tôi cũng lấy lý do kỹ thuật ” Tàu VIP chưa sửa chữa xong “, rồi vẫn lấy chiếc tàu hành quân cũ kỹ bay qua, làm cho ông càng thêm bực bội, nhất định từ sau đó Ông không chịu đi bay với tôi thêm nữa. Mỗi sáng, Ông lại dậm chân đi tới lui trên tấm sàn gỗ [deck] đằng sau BTL, liếc nhìn lên sân đậu [helipad] trên đỉnh đồi, nếu thấy phi hành đoàn và tôi cùng chiếc tàu cũ kỹ, ông lại cho tà – lọc liên lạc bảo tôi bay về DNG nằm chờ [ standby ]. Sau này, Bùi Minh Kim có kể cho tôi biết: ” Tướng Hinh phàn nàn, báo cáo sự việc lại cho tướng Trưởng hay!” . Rất may, hồi ấy Trung tướng Ngô Q. Trưởng đã rành bay, Ông có thể tự lái chiếc trực thăng VIP riêng của mình, nên đã thông cảm và bênh vực cho tôi. Sau này, đa số các vị Tư Lệnh sư đoàn/BB đều được các pilot riêng training cho bay, có đủ khả năng tự lái – Bay, đáp, cất cánh – Lên xuống những bãi đáp thông thường trong các phi vụ liên lạc đi thăm các đơn vị trực thuộc.

*****

Một hôm khác, có lẽ vào dịp gần cuối năm 72 [?]. Hôm ấy tiết Trời đã bắt đầu lành lạnh, gió lớn và biền động mạnh. Tuy không biệt phái nhưng tôi có phi vụ bay ra Mang Cá để túc trực HQ tại BTL/Tiền Phương/QĐI.

Vừa qua khỏi đèo Hải Vân, nhìn xuống bên kia chân cầu Lăng Cô, tôi thấy rất nhiều xe đò đậu dài dài hai bên lề đường. Hành khách và dân chúng thì lúc nhúc dưới bãi biển như những đàn vịt. Tôi cũng tò mò xuống thấp coi thử mới biết họ đang hối hả vớt gạo từ dưới biển lên … Tôi đảo một vòng rồi cũng tìm chỗ trống cho phi cơ đáp xuống trên bãi biển gần đó, để Cp/Xt ở đàng sau nhảy xuống, vớt mấy bao, anh em tha hồ tiêu xài trưa nay. Thời kỳ ấy, Tổng Thống Nixon đang có lệnh phong tỏa hải cảng Hải Phòng và các hải cảng lớn ở miền Bắc VN. Có lẽ tàu Hải Quân của Trung Cộng đã thả những tấn gạo viện trợ xuống vùng vịnh Bắc Việt, hy vọng nhờ sóng biển có thể trôi được vào bờ biển miền Bắc. Mỗi tạ gạo lớn được bọc kỹ càng bằng lớp bao nylon dầy cộm ở bên ngoài để khỏi bị thấm nước. Tuy nhiên một số khá lớn đã không may bị sóng đưa đẩy xuống tận vùng bờ biển miền Trung gần Đà Nẵng, trôi lềnh bềnh kín khu chân đèo Hải Vân phía Lăng Cô.

Vô tình, hôm ấy Th/úy Vân [ngố] – copilot – có dẫn theo một cô bạn sinh viên, mới quen, xin quá giang ra Huế ghi danh học. Sau khi đáp xuống Mang Cá, thấy chưa có phi vụ nên tưởng sẽ rảnh rỗi. Tôi liên lạc mượn chiếc xe Jeep của anh Ng. Viết Bình, Th/tá, TPHQ/CC/Không Trợ I, một người bạn thân quen ở cùng trong khu cư xá Bắc Phạt/SDIKQ/Đà Nẵng. Tôi cho Th/úy Vân và cả hai cơ phi xạ thủ lái xe chở mấy bao gạo ra phố đổi lấy tiền để dẫn bạn gái đi ăn cho thoải mái, còn lại mình tôi ngồi trên trực thăng đọc truyện, coi phi cơ, chờ phi vụ … Bất thình lình, trong lúc phi hành đoàn vẫn chưa trở về, thì phòng HQ/KT/I liên lạc cho phi vụ: ” Chở một Trung Tướng Không Quân Mỹ [US Air Forces] về Đà Nẵng gấp! “.

Bí quá, không biết làm sao từ chối. Tôi liều yên lặng nhận phi vụ như bình thường, không dám báo cáo trở ngại cho phòng Không Trợ biết. Con tàu hành quân cũ kỹ, vừa dơ vừa không có ghế VIP, chỉ có một băng ghế dài ở đằng sau sát với buồng máy. Quan trọng nhất là không có co-pilot và cả cơ phi xạ thủ! Sau khi coi sơ lại chỗ ngồi và súng đạn phía sau, tôi vội vàng quay máy sẵn như đang trong thế chờ stanby … Mục đích để ông tướng Mỹ không có thời giờ để ý đến sự thiếu sót của phi hành đoàn. Hể ông tướng tới là đi liền, để khỏi bị hạch hỏi nghi ngờ lôi thôi.

Quả thực! Thấy phi cơ đang nổ máy , từ trên xe jeep xuống, Ông lẹ làng phóng lên băng ghế sau trực thăng chẳng chút nề hà, tự cột lấy seatbelt, ngồi thoải mái, cũng chẳng hỏi han gì. Rất may ông đi có một mình không có SQ tùy viên theo. Phần tôi, cũng làm bộ tỉnh bơ như không có chuyện gì. Vẫn giữ nguyên nón bay trên đầu, tôi quay đầu lại, đưa tay lên chào Ông, vừa mỉm cười thân thiện nhưng không dám nhìn lâu nên chẳng đọc được tên Ông và cũng không để ý xem ông bay loại gì? Chỉ nhìn thấy ba ngôi sao Bạc [3 silver stars] sáng chói trên chiếc nón Ca-Lô màu xanh KQ đã đủ làm tôi kinh hồn khiếp đảm, lo lắng về những rắc rối sắp gặp phải.

Tôi cố giữ bình tĩnh, lặng lẽ cất cánh rời Mang Cá lấy hướng bay về Đà Nẵng, mặc kệ ở đằng sau chỉ có mình Ông Tướng Mỹ với hai thùng đạn và hai khẩu Đại Liên M-60 lủng lẳng. Trong lòng hồi hộp, không biết giờ này Ông đã phát giác thấy thiếu phi hành đoàn không có ai ngoài tôi? Qua khỏi căn cứ Dạ Lê rồi phi trường Phú Bài. Tôi bay theo con đường QL1 nhưng vẫn thấy được vẻ đẹp hài hòa khéo léo, sơn thủy hữu tình của núi non miền Trung. Từ Phú Bài vào Đà Nẵng ngoài núi và biển còn có rất nhiều cảnh đèo ngoạn mục và những đầm nước thênh thang như biển hồ, nước xanh xanh màu dương quyến rũ. Chiếc trực thăng hành quân nên không có gắn hai cửa sau, gió thổi phành phạch vào thân tàu mát mẻ. Tôi cố gắng cầm tay lái cho êm ái để ông Tướng Mỹ được yên tâm ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng. Có lẽ Ông cũng tìm thấy chút cảm giác thú vị nào đó khi được ngồi trên chiếc trực thăng hành quân trống trải, lại bay thấp, tà tà uốn lượn ngoằn ngoèo theo con đường quốc lộ bé nhỏ ở bên dưới, vừa lên xuống nhịp nhàng theo với độ cao của núi đồi. Ông vẫn bình tĩnh lặng thinh nên tôi cứ yên trí bay theo ý mình. Thầm hy vọng ông được thích thú thì nhờ vậy ông sẽ quên đi những thiếu sót của phi vụ ngày hôm nay. Băng qua đèo Phú Lộc một lát thì tới đầm Lăng Cô, tôi bắt đầu lấy thêm cao độ để bay qua đèo Hải Vân. Về tới Đà Nẵng, Trời đã dịu nắng, tôi gọi Danang Control, nhẹ nhàng vào thẳng phi đạo 170, đáp xuống khu sân VIP gần hai phi đoàn 213 và PĐ 219 cũ. Có hai chiếc xe Jeep và toán MP Mỹ đã dàn chào chờ sẵn đón ông. Một sĩ quan USAF cấp tá ra tận phi cơ để đón. Ông Tướng KQ Mỹ vẫn tự mình nhảy xuống, vừa quay lại nói với tôi lời ” Thank You “, vừa vẫy tay từ giã …Tôi cũng gật đầu đáp lễ, chào Goodbye Sir! Có lẽ Ông chẳng nghe thấy gì nhưng dù sao tâm hồn tôi tự nhiên thấy nhẹ nhõm hơn, mừng như vừa thoát được một tai nạn ghê gớm.

Chờ cho đoàn xe đón Ông tướng Mỹ đi rồi, tôi mới gọi báo cáo DNG đài để cất cánh trở lại Mang Cá đón Th/úy Vân và phi hành đoàn còn lại. Tôi không nghe ai liên lạc thêm nên cứ yên trí tà tà bay trở ra Huế … Khi phi cơ ngang qua không phận phi trường Phú Bài, tới khúc gần cuối đường phi đạo ở góc Đông Bắc phi trường, trên những thửa ruộng ô vuông xinh xắn; bất chợt con tàu bị giật mạnh vì tiếng động ở đàng sau làm phi cơ rung chuyển. Hoảng hồn nhưng không rõ vì lý do gì? Coi lại các đồng hồ phi cụ vẫn chỉ “normal” nên tôi cứ tiếp tục bay, chờ ra tới Mang Cá rồi mới check lại tàu. Sau khi đáp, tôi phát giác bị rớt mất một thùng đạn Đại Liên ở đằng sau, nhưng hai khẩu đại liên M-60 vẫn còn nguyên vẹn. Số tôi còn rất may mắn vì nếu mất hai khẩu súng, sẽ bị dính líu tới an ninh, không làm sao giải thích nổi. Nếu không bị tù thì lon lá cũng chẳng còn. Tôi hú hồn! Thầm cám ơn Trời phù hộ. Thùng đạn có lẽ đã rớt xuống một trong những thửa ruộng trống cạnh phi trường Phú Bài, nên cũng không gây thương tích cho ai, và sau này không thấy có khiếu nại gì thêm. Đến chiều, Tr/tá Lê Bá Hoạt, Chỉ Huy Trưởng/Không Trợ SĐIKQ, xếp của anh Bình, liên lạc trên tần số bảo tôi sau khi chấm dứt mọi phi vụ phải đáp lại Mang Cá trình diện ông. Cuối cùng Ông Tướng/Không Quân Mỹ đã cho SQ tùy viên biết nên mới báo cáo lại với Tr/tá Hoạt. Biết sẽ gặp phải rắc rối rất phiền phức, nên tôi chờ khi bay về gần tới gần đèo Hải Vân mới bắt đầu liên lạc báo cho Tr/tá Hoạt trên tần số. Lấy cớ ” Phi vụ HQ chưa hoàn tất, lại còn phải trở về Đà Nẵng kẻo Trời tối “. Nhờ vậy ông mới thông cảm nên bỏ qua mọi sự việc, không truy cứu thêm nữa … Sau này cả Không Đoàn và Phi Đoàn cũng không hề hay biết.

Vừa mừng, vừa mơ màng với tiếng nhạc du dương trên Radio; đang bay tà tà theo dòng sông Hàn đẹp mát ở bên dưới, để sửa soạn vô đáp phi trường. Đài cho biết hướng gió đổi chiều đáp phi đạo 350 … Bất ngờ, cơ phi xạ thủ ở đằng sau liên lạc qua intercom, báo cáo có một trực thăng không biết của ai, cứ bám sát bên hông trái. Bực mình, tôi cắm mũi bay tới trước, rồi múc xuống một đường ngoạn mục để luồn ngược trở lại phía sau đuôi quan sát. Chưa đầy mười lăm phút sau, tôi đã nghe oang oang trên tần số, tiếng Đại tá /KĐT/51/CT, từ phòng Hành Quân Chiến Cuộc Không Đoàn gọi lên: ” Chiếc nào mang số … ? Đã chở đàn bà con gái! Mà còn dám múc Tao! Đáp xong vô trình diện gấp!…”. Sau khi đáp, cho phi cơ vào ụ parking xong, và cho PHĐ trở về phi đoàn trước. Tôi hồi hộp đi thẳng lên phòng HQCC/KĐ. Vừa bước qua ngưỡng cửa, chưa kịp dơ tay lên chào … Mới thấy mặt, Đ/tá KĐT đã lớn tiếng: ” Đm …Lại mày nữa ! …”. Tôi chào ông, rồi kiếm lý do để phân trần: ” Vì không biết Đ/tá lái, tôi lo sợ lỡ bị phi cơ địch bám sát, nên phải đề phòng! Như những trường hợpTr/tá Châu Trưởng phòng Kế Hoạch/KĐ mới thuyết trình … “. Ông nhau mày hơi bực bội nhưng rồi cũng tin … Thế là Ông lại bỏ qua, tha cho, không trách móc gì thêm. Biết tính ông luôn độ lượng với đàn em như người cha già thương con nhiều hơn ghét. Tôi cám ơn, chào Ông, rồi rút lui về phi đoàn cho lẹ … Trong Không Đoàn, Ông luôn đối xử với tất cả các đàn em như thế … Chỉ vài câu chửi thề làm oai, với giọng miền Nam hiền hòa… Anh em đã quen nên ai ai cũng quý mến Ông. Hình như, cả Không Đoàn 51, chưa pilot nào bị Ông thực sự phạt trọng cấm bao giờ.

Từ ngày qua Mỹ, những năm còn lại, trong kiếp sống tỵ nạn ở vùng Little Saigon – California, Ông sống rất vui vẻ, đầm ấm, gần gũi, bên cạnh các anh em cựu phi hành trong Không Đoàn 51 như một đại gia đình năm xưa. Còn Ông, không đoàn 51CT như không bao giờ bị tan rã. Hình bóng Ông, tuy già nua, nhưng vẫn cười vui là cột trụ cần thiết để gắn bó anh em lại với nhau. Từ ngày mất Ông, anh em ai cũng buồn, các sinh hoạt họp mặt KĐ càng ngày càng trở nên rời rạc tẻ nhạt hơn.

Cho đến bây giờ tôi vẫn tiếc vì đã không để ý tên của ông Tướng phi công Mỹ hôm ấy, để xem ông sẽ diễn tả lại cái kinh nghiệm ngày ấy như thế nào trong Hồi Ký của ông sau này. Có lẽ, với Ông, phi vụ ấy là một kinh nghiệm có một không hai. Nếu trong hoàn cảnh chiến tranh thời nay, không biết chuyện gì có thể xẩy ra? Tôi phục Ông đã rất can đảm và bình tĩnh. dám ngồi lên một chiếc phi cơ trực thăng KQVN mà phi hành đoàn chỉ có một người lái, không co-pilot, không cơ phi/xạ thủ … Ông cũng không hề thắc mắc hay nghi ngờ tôi có thể là pilot thật hay giả? Sau này tôi quên hỏi Th/tá Nguyễn viết Bình, nguyên Trưởng Phòng HQCC/Không Trợ/SĐIKQ, là người đã ký phi vụ lệnh cho tôi, anh phải biết tên Ông tướng. Hôm ấy anh cho tôi mượn chiếc Jeep của anh để Th/úy Vân Ngố lái đưa cô em nữ sinh ra phố. Niên trưởng Ng. V. Bình lúc trước có sống ở tiểu bang Texas. Gần 39 năm, chúng tôi chưa có dịp gặp lại nhau hàn huyên. Tôi cũng mất địa chỉ liên lạc với anh. Hy vọng anh vẫn còn nhớ thằng em nghịch ngợm ở Đà Nẵng năm xưa và nếu anh còn nhớ được tên vị tướng Mỹ ấy giùm tôi thì quý hóa dường bao!

*****

Cái số phải bay những phi vụ VIP bất đắc dĩ nó vẫn theo tôi dù không cố ý. Một lần khác cũng lại đang túc trực hành quân ở Bộ tư lệnh/Tiền Phương/Quân Đoàn I ở Mang Cá. Suốt buổi sáng rảnh rỗi, chờ phi vụ, lại ngồi đọc truyện giết thời giờ … Sau đó, tôi cho copilot và cơ phi ra phố ăn trưa trước, thì có phi vụ phải đưa tướng Hoàng Văn Lạc, Tư Lệnh Phó/HQ/Quân Đoàn I, ra họp ở Quận Hương Điền với các tướng Bùi thế Lân [TL/TQLC] và tướng Lê quang Lưỡng [TL/SĐ Nhảy Dù]. Phi hành đoàn chỉ còn lại có tôi và xạ thủ Ng. Văn Hết, một xạ thủ gunship kỳ cựu của PĐ 213. Tôi nhận phi vụ như không có chuyện gì xảy ra để anh em Không Trợ khỏi lo lắng.

Ngó lại chiếc phi cơ hành quân cũng không có ghế VIP, chỉ có một băng ghế dựa lưng vào khu động cơ dính đầy dầu mỡ ở sau lưng, giây seatbelt thì một bên còn một bên đứt mất. Không biết nói gì hơn, tôi liên lạc bảo Tr/sĩ Hết bước xuống nghiêm chỉnh chào ông Tướng rồi trèo vô buồng lái liền, giả làm copilot. Tôi đội helmet lên, sẵn sàng nổ máy, trong khi Tr/s Hết còn làm bộ chùi sơ sơ cho bớt bụi bặm ở băng ghế sau và cột lại hai thùng đạn với hai khẩu đại liên M-60 cho an toàn gọn gàng, xong mới trèo lên ghế phải, ngồi bên cạnh tôi. Mọi chuyện cứ tự nhiên như một Copilot chính cống, chỉ thiếu hai cơ phi xạ thủ ở phía sau. Cả Tướng Lạc và vị sĩ quan tùy viên tuy ngỡ ngàng với con tàu dơ dáy không mấy thiện cảm nhưng ông vẫn giữ thái độ thông cảm mỉm cười, tự tìm giây seat belt bị thiếu rồi hỏi: ” Bộ phi cơ các anh cột an toàn bằng giây chuối hay sao mà không thấy có seat belt? “. Tôi chỉ còn biết cười trừ, ú ớ phân trần cho qua chuyện, rồi cho máy tăng RPM, mau chóng cất cánh trực chỉ quận Hương Điền ở hướng Đông Bắc.

Con tầu lộng gió mát mẻ, dễ chịu, mọi ưu phiền cũng loãng theo mây gió. Bay được một lát, Tướng Lạc hình như bây giờ mới bắt đầu để ý thấy thiếu hai cơ phi xạ thủ ở đằng sau nên ngó láo liên làm Tr/sĩ Hết hoảng sợ. Anh nói nhỏ với tôi qua intercom: ” Anh có thể để tôi cầm tay lái một lát được không, hình như ông Tướng đang nghi ngờ mình, có lẽ Ông biết tôi không phải copilot !”. Tôi trấn an Tr/s Hết, rồi từ từ rút chiếc nón Ca lô với mấy bông mai vàng sáng chói trong túi áo, bỏ trên “dash board” và nhè nhẹ đẩy qua cho Hết … Bầy kế cho anh làm bộ nắn nót vuốt ve một chút trước khi nhét vào túi mình, nhưng cố để lộ mấy bông mai vàng, như một sĩ quan thứ thiệt, cho ông Tướng thấy. Sau khi con tàu đã bình phi, tôi để cho Tr/sĩ Hết cầm tay lái, bay tới gần quận Hương Điền [ BTL/TQLC ], tới lúc sắp đáp mới đổi tay bay. Không biết Tướng Lạc có đoán ra mưu kế của hai đứa chúng tôi hay không, nhưng cuối cùng, chúng tôi cũng đã hoàn tất phi vụ đưa ông đi và về lại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương ở Mang Cá, không bị rắc rối gì. Ông không thắc mắc thêm và cũng không báo cáo lại cho BCH/Không Trợ. Cám ơn Ông đã thông cảm.

Những ai đã từng bay ở PĐ 213, có lẽ đều nhớ người x/t gunship tên Ng. V. Hết. Sau này anh được biệt phái lên làm xạ thủ và cận vệ riêng của Đại tá KĐT/51/CT. Nhưng sau đó, không biết có phải do sự sắp đặt từ trên Không Đoàn mà thỉnh thoảng anh hay trở về bay chung với phi đoàn 213. Vài lần, anh được cắt bay slicks theo tôi, trong khi chỉ số chính của anh vẫn là một xạ thủ gunship. Anh là một trong những xạ thủ phi hành lâu đời nhất của phi đoàn 213 Song Chùy, từ thời phi đoàn còn bay H-34. Anh và Tr/s Ng. V. Để như một cặp bài trùng trong giới cơ phi xạ thủ. Sau này, có lẽ vì mối tư thù nào đó với bạn bè trong khu cư xá HSQ độc thân nên anh đã bị chúng bạn lừa dịp say rồi đánh anh chết luôn. Xác kéo lên bỏ ở trước khu Bệnh Xá sư đoàn. An ninh SĐIKQ cũng không tìm ra manh mối. Một cái chết rất lãng xẹt cho số phận của một xạ thủ phi hành rất gan lỳ. Anh đã từng sống sót qua bao chiến trường cam go từ Hạ Lào, Bình Long tới Kampuchea. Lúc còn ở phi đội gunship, tôi có nhiều dịp bay chung với anh. Với PĐ 213, các anh em trong phi hành đoàn luôn rất gần gũi, thương mến lẫn nhau trong tình huynh đệ chi binh. Anh mất đi trong sự thương tiếc của tất cả bạn bè 213.

*****

Và sau cùng là một phi vụ VIP có tính cách phi quân sự, để chở phái đoàn các Nữ Bác Sĩ người Đức của tàu bệnh Viện HOPE [ Hospital Ship ], một tàu bệnh viện từ thiện đang hoạt động ở ngoài khơi Vùng I Chiến Thuật. Chúng tôi chở phái đoàn đi thăm viếng và chụp hình lưu niệm các danh lam thắng cảnh quanh vùng Đà Nẵng/Quảng Nam, trước khi Họ sắp từ giã Vietnam trở về Germany. Hôm ấy Th/uy Phù Chí Thuận bay copilot. Tôi, Thuận, Lê V. Tân, Ng. Chiến, và Trần V. Hòa là những bạn cũ cùng Đại Đội 52/Đinh Tiên Hoàng ở TTHL/Quang Trung, sau lại may mắn cùng chung phi đoàn 213. Tuy cùng phi đoàn nhưng Phù Chí Thuận học bay sau chúng tôi mấy khóa nên phải bay hoa tiêu phụ một thời gian. Sau tháng 3/75, số phận của Thuận ra sao không mấy ai biết tới. Cầu mong bạn vẫn bình yên.

Chúng tôi đáp trên sân thượng một bệnh viện ở ngoài phố, có lẽ là bệnh viện Nam Việt [?] trên đường Hùng Vương, Đà Nẵng, để đón phái đoàn. Hôm ấy, nhóm các nữ Bác Sĩ & Y Tá Đức [ Germany ], tất cả đều mặc uniforms trắng, quần áo bó sát, lại ăn uống đầy đủ nên thân hình Cô nào cũng căng phồng, trông rất hấp dẫn. Không may, khi trèo lên trực thăng khó khăn, một Nàng bị bung fermerture, rách toạc cả phần che phía trước …. Vô tình ” show up ” hết cả một ” đùm ” trống tênh, nõn nà quyến rủ, bên dưới lớp vải satin mỏng dính, mịn màng … Chúng tôi, cả PHĐ như bị rơi vào mê hồn trận! Tâm thần bấn loạn, quay cuồng choáng váng như trạng thái “vertigo”. Copilot Phù Chí Thuận và hai cp/xt mê mẩn ngó cho thỏa mãn con mắt rồi Thuận mới đổi tay lái cho tôi. Tôi vừa quay lại, cũng dán hai con mắt thèm thuồng vào ” chỗ ấy “. Làm cô nàng mắc cở, lượm ngay chiếc nón Calo màu xanh của tôi trên dash board, tạm thời che kín lại ” Cái của Quý! ” … Tôi đành chịu trận cho hết phi vụ mới lấy lại được cái nón tội nghiệp. Báo hại tôi, sau phi vụ ấy, bị xui xẻo suốt một tháng ….Cờ bạc đánh đâu thua đó! Thua xiểng liểng, từ trên phi đoàn xuống đến khu cư xá. Cuối cùng dù nuối tiếc, tôi đành phải đốt cái nón Calo còn mới, để xả xui. Mọi chuyện sau đó mới trở lại bình thường, nhưng cũng đã quá trễ. Tháng 3-75, trước khi mất Đà Nẵng, tôi vẫn nghèo rách tả tơi đến độ không có chiếc xe để lên xuống phi đoàn, phải mượn chiếc xe đạp mini của đứa em vợ, đạp ì ạch mỗi ngày … Tuy nhiên mỗi ngày năm xưa vẫn là những ngày lưu luyến mãi mãi không bao giờ quên.

Có lẽ tôi không có số và cũng không có duyên bay VIP nên mọi sự việc đều xẩy ra ngoài ý muốn, một cách bất đắc dĩ. Đó cũng là những kỷ niệm của một thời lính trẻ, ngang tàng nghịch ngợm, thích tìm vui trong chiến tranh cho bớt đi những âu lo, ám ảnh của tử thần. Dù sao bây giờ mới còn xót lại trong ký ức những kỷ niệm thân thương của một thời dĩ vãng xa xăm mà tôi hằng ôm ấp!!! Xin ghi lại với niềm vui để tưởng nhớ về những người bạn cùng phi đoàn Song Chùy 213 đã một thời cùng tôi chia xẻ mọi gian nan vui buồn trong đời binh nghiệp.

Song Chùy – T/hoang – 213

http://hoiquanphidung.com/showthread.php?16221

 

0000000000000000000000000000000000000000000000000000000

 

CHUYẾN CÔNG TÁC ĐẶC BIỆT

Những ngày chinh chiến đáng ghi nhớ,viết lại cho các bạn cùng đọc.

NGÀY 23 THÁNG CHẠP

Cứ mỗi năm gần đến Tết âm lịch lòng tôi lại bồi hồi nhớ đến chuyện đã xảy ra trong cuộc đời lính chiến của mình,nhớ những người bạn đã mất nhớ những người bạn thân và những đứa em tuổi học trò thường hay đi theo khi tôi về phố dạo chơi với người anh ‘thần tượng’ của chúng nó.

Tháng 12 âm lịch năm 1974 cũng nằm trong tháng 2 dương lịch của năm 1975, tôi không nhớ chính xác ngày Tây là ngày mấy vì lâu quá rồi nhưng ngày ta thì tôi chẳng bao giờ quên bởi nó là một ngày mà ai cũng biết và đối với tôi ngày ấy là một ngày đặc biệt và nhớ suốt đời vì tôi nhận được lệnh đi công tác (gọi là “đi nhảy”) vào đúng cái ngày “đưa ông Táo về Trời”, bình thường thì mỗi lần hành quân (nhảy toán) chỉ có 10 ngày thôi nhưng kỳ này lại phải đi đến 20 ngày, khi được chọn để đi công tác thường thì các Toán thay nhau hay đến phiên mới phải đi, lần này thì ngoại lệ vì tôi mới vừa xong một chuyến công tác về có ba ngày lại được chọn đi tiếp cùng với 11 người khác mà số người ‘được chọn’ hầu hết là nằm trong sổ “bìa đen” của đơn vị, tôi cũng nằm trong số đó (ba gai).
Bạn hãy tưởng tượng mỗi người phải mang theo 20 ngày lương thực và hai lần cấp số đạn, vật dụng cá nhân, súng, lựu đạn, nước uống (bao gồm cả nước để làm cơm) riêng tôi phải đem theo hai loại đạn cho hai loại súng trong cùng một khẩu súng (M 18 và M 79), tính ra có lẽ nó nặng tròm trèm một tạ chứ chẳng chơi vì còn máy truyền tin, pin (cho máy Truyền Tin), mìn claymore và mìn chống chiến xa nữa. Cách thức để mang cho hết là: 10 ngày vác trên lưng còn 10 ngày kia bỏ trong thùng nhựa miệng rộng có nắp tròn đậy kín, khi đến gần mục tiêu chúng tôi phải đào lỗ chôn cái thùng nhựa, sau 10 ngày sẽ trở lại lấy để đi tiếp vì mục tiêu khá xa và chuyện tiếp tế cũng khó mà thực hiện khi đang hoạt động trong lòng đất địch.

Mục tiêu mà chúng tôi phải đến có tên là Nông Trường Nam Đông(còn gọi là mật khu Nam Đông) ,theo tin tức Tình Báo cho biết là có thể có kho xăng dầu,ống dẫn dầu,bệnh viện và một đơn vị Công Binh của V.C đang mở đường (Trường Sơn)nằm trong khu vực đó và có thể có cả trại giam giữ Tù Binh nữa,nếu thấy thì tùy tình hình Toán sẽ tìm cách để giải thoát Tù Binh luôn thể.

Nhiệm vụ của chúng tôi là xác nhận những chi tiết của Không Ảnh cộng với lời khai của những tù binh V.C khai ra,thời đó Không Ảnh chưa được tối tân như bây giờ cho nên phần nào bị mây che hay mục tiêu nằm dưới rừng cây thì không ai có thể đoán được những gì trong vùng đó cùng với lời khai của Tù Binh thì ai mà tin được cho nên mới phải đi kiểm chứng lại.

Lần này được gọi là chuyến “Công Tác Đặc Biệt” cho nên chỉ có những người trong cùng đơn vị biết mà thôi, khi có lệnh chuẩn bị (được lệnh trước một ngày) tôi không thể về thành phố Đà Nẵng để từ giã người thân, bạn bè trước lúc ra đi, chỉ âm thầm sửa soạn mọi thứ rồi chờ đến lúc lên đường, tôi xuống khu gia binh nhờ các bà vợ lính làm thức ăn khô chứ không thể nào mang nổi 8 cái thùng Ration C trên lưng và hầu như ai cũng phải làm như vậy.
Giờ N đã đến, đó là buổi trưa ngày 23 tháng Chạp, ngày đưa ông Táo về Trời, một đoàn Trực Thăng năm chiếc lần lượt đáp xuống bãi đáp trực thăng trên núi ngay phía sau lưng doanh trại của đơn vị, hai chiếc xe Jeep vội vã chạy lên chở các Phi Công xuống để được thuyết trình Hành Quân về chuyến công tác đặc biệt này.

Chúng tôi được Sĩ Quan Ban 3 thuyết trình về mục tiêu, về bãi trực thăng sẽ thả xuống, tình hình chung quanh khu vực và những điều cần thiết cho chuyến công tác, Ban Truyền Tin cung cấp Đặc Lệnh Truyền Tin trong đó có những chi tiết về tên mật hiệu của Toán, mật hiệu của đơn vị của Phi Đoàn Trực Thăng sẽ phụ trách thả cùng nhiều chi tiết quan trọng khác về an toàn hay nguy hiểm mà tùy hoàn cảnh của Toán để mọi đơn vị liên quan cần biết, sau đó đến lượt các Pilot của Phi Đoàn 215 Thần Tượng (được tăng phái từ Nha Trang ra vì nhu cầu chiến trường) thuyết trình riêng với các Toán Trưởng và Toán Phó với những chi tiết khác với lần thuyết trình cho hai toá vì họ chỉ được cho biết những gì liên quan tới nhiệm vụ của họ mà thôi cùng với tình hình của nơi sẽ thả các Toán xuống.

Hôm ấy trời nắng thật đẹp, cái nắng rực rỡ của mùa Xuân làm cho tôi cảm thấy bồi hồi vì chỉ một lát nữa thôi, chúng tôi sẽ đến một nơi chưa từng biết, sẽ không hưởng được cái Tết của miền Trung, từ lúc ra trường cho tới lúc này chưa lần nào tôi được ăn Tết ở thành phố hay ở nhà, tôi chạnh nhớ tới nồi bánh tét của nhà tôi hay nấu mỗi năm, nhớ nồi thịt kho tàu của mẹ tôi, nhớ dưa hành củ kiệu, và nhớ nhất là những cô hàng cà phê xinh đẹp đã có cảm tình với tôi nhưng chẳng cô nào dám lấy một anh sống chết chả biết ngày nào như tôi cho dù tôi có “đợp chai” đến mấy đi nữa em cũng “chả dám hay là hỏng dém” còn có cô thì nói “em sờ lặm anh ơi” vì có biết ngày nào em sẽ là góa phụ và phải hát bài “ngày mai đi nhận xác chồng” (Tưởng như còn người yêu)? ôi sao mà nó buồn đến vậy? Nhưng thôi, đời Lính mà... Mà lại là cái thứ khó nuốt này nữa, biết làm sao hơn!!

Chúng tôi được cho biết bãi thả cách xa mục tiêu hơn 3 cây số cho nên tương đối an toàn,từ đó sẽ lội rừng đến mục tiêu nhờ vậy tôi cảm thấy yên tâm hơn,xe GMC chở 2 Toán đi công tác và một toán ứng chiến lên sân bay,chúng tôi vẫn vui đùa ca hát trong lúc xe đang leo núi,có anh nào đó cất tiếng hát bài “xuân này con không về” rồi cả đám hát theo:

- Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm,mái tranh nghèo không người sửa sang….

Với chúng tôi Sinh Tử coi như chuyện bình thường chẳng có gì phải lo lắng cả vì cũng đã quá quen rồi,với tôi đây là chuyến đi nhảy lần thứ 9,coi vậy mà cũng “thọ” dữ chứ hả,vậy mà cũng chưa “lạnh cẳng” đâu nhe,mỗi khi được lệnh đi công tác thì chỉ buồn chút thôi chứ chưa hề biết sợ,sợ thằng tây nào chứ?

Hai toán đi công tác và một toán ứng chiến lên 3 chiếc trực thăng,mỗi chiếc 6 người,nếu hai toán xuống đất đụng độ hoặc bị phục kích hay máy bay bị rớt thì toán ứng chiến sẽ xuống để yểm trợ,còn 2 chiếc kia là trực thăng võ trang sẽ cùng vào vùng để dọn bãi đáp nếu cần và yểm trợ hỏa lực khi có biến,trong lúc đó 1 chiếc phi cơ thám thính loại L19 đã bay ở trong vùng gần mục tiêu để quan sát bãi đáp cũng như để đánh dấu cho trực thăng biết chỗ nào để thả bằng cách bay chúi xuống rồi ‘lắc cánh’(nghiêng cánh qua lại)còn gọi là “Bingo”.

Đoàn trực thăng đồng loạt quay máy ,cánh quạt từ từ tăng vận tốc,cát bụi mù mịt khắp nơi,từng chiếc cất cánh theo thứ tự lên khỏi mặt đất rồi nối đuôi nhau,dẫn đầu bằng 2 chiếc võ trang,kế tiếp là 2 toán và cuối cùng là toán ứng chiến,tất cả các toán đều ngồi dưới sàn 2 bên máy bay đưa chân ra ngoài đong đưa để dễ dàng nhảy ra khỏi máy bay khi đáp xuống cách mặt đất khoảng 1 đến 2 mét.Những chiếc trực thăng hướng về biển Thanh Bình xuống thấp rồi lên cao trực chỉ hướng Tây Bắc của Đà Nẵng ,ngồi trên máy bay chỉ còn nghe tiếng cánh quạt đều đều cùng với gió lạnh trên cao lần lượt bỏ lại sau lưng biển xanh loang loáng ánh mặt trời, đến những xóm làng quê,phố xá thân quen của Đà Nẵng cùng với những nổi buồn xa xôi thoáng qua trong tâm tưởng..

Sau hơn ½ tiếng đồng hồ bay qua rừng núi chập chùng bên dưới hợp đoàn đã tiến vào vùng gần mục tiêu trong lúc chúng tôi được thông báo chuẩn bị mọi thứ mang theo để khi nhảy ra khỏi máy bay là không sót thứ gì vì máy bay chỉ dừng trong vòng 10 đến 15 giây ở độ cao 1,2 m,chiếc L19 đang bay ở trên cao đã bắt đầu chúi mũi xuống nghiêng cánh qua lại “Bingo” rồi bay vút lên cao như cũ, 2 chiếc võ trang bay thấp hơn cũng bay thành hàng 2 chúi xuống chổ chiếc L19 vừa lắc cánh nhưng không bắn vì không thấy động tịnh gì ở dưới đất, hai chiếc thả toán bay thêm một vòng rồi từng chiếc đổi cao độ từ từ đáp xuống ngọn đồi được chỉ điểm bởi chiếc L19,tôi ở chiếc thứ 2 và khi nó xuống còn cách mặt đất khoảng 1 m thì 2 bên cùng nhảy ra khỏi máy bay chỉ trong vòng 5 giây là xong ,thật nhanh chúng tôi mang tất cả đồ đạc súng ống lẫn vào những lùm cây trên ngọn đồi thấp trong đó đã có toán thứ nhất xuống trước để giữ an ninh cho chúng tôi. Sau một hồi quan sát không thấy có gì nguy hiểm chung quanh chúng tôi báo cho hợp đoàn biết là toán được an toàn bằng mật lệnh có sẵn trong lúc đó những tiếng cánh quạt của trực thăng xa dần ,nhỏ dần rồi mất hút ở chân trời trả lại cho núi rừng sự tĩnh mịch êm đềm của nó.

Một lúc sau không lâu lắm 2 toán trưởng và 2 toán phó chấm lại điểm đứng trên bản đồ và thật ngạc nhiên khi so sánh và đối chiếu trên bản đồ thì biết rằng chúng tôi đã được thả vào tận mục tiêu mà trên máy bay không ai nhận ra hoặc biết điều này vì chúng tôi cũng chỉ dựa vào những người đi tìm nơi thả toán an toàn sau một thời gian bay tìm bãi đáp(thường thì từ 1 đến 2 tuần trước khi thả)không biết vì lý do gì mà họ lại thả chúng tôi vào tận mục tiêu(chuyện này đôi khi vẫn xảy ra)lập tức chúng tôi báo về cho trạm liên lạc biết về tình hình Toán và mục tiêu,trạm liên lạc truyền tin này được đặt trên núi cao cách nơi chúng tôi công tác khoảng hơn 20 Km chúng tôi không thể liên lạc trực tiếp với đơn vị vì quá xa,cùng lúc đó chúng tôi chia nhau quan sát chung quanh bằng cách bò ra phía ngoài bìa rừng và quả thật từ trên cao không ai có thể nhìn thấy những căn nhà ẩn dưới những tàn cây lớn và một điều ngạc nhiên nữa là sao chẳng thấy bóng dáng của địch quân đâu cả?nhưng nếu để ý kỹ thì sẽ thấy khu vực này im vắng một cách khác thường vì trong rừng xa xôi như thế này luôn có những tiếng chim chóc hay khỉ vượn kêu hót đằng này thì không!có lẽ lúc máy bay tới đây bọn chúng đã bỏ chạy và ẩn nấp ở đâu đó.

Tôi đang còn suy nghĩ tại sao thì đột nhiên ai đó ở mé trong nói khẽ “Việt Cộng”,chữ cộng vừa dứt thì một tràng súng AK xé nát bầu không khí tĩnh mịch trong khu vực có 2 toán của chúng tôi và tiếng bắn trả của các bạn nổ giòn khắp nơi,tôi lăn người qua một gốc cây nhìn ra phía ngoài chỗ mình vừa mới xuống nhưng chẳng thấy bóng dáng tên nào cả và cũng không thấy được hết chung quanh,thật sự đây là lần đầu tiên trong đời lính tôi bị bao vây tứ phía mà không biết sẽ làm cách nào để thoát ra khỏi nơi này, cứ chống cự đến cùng thôi chứ biết sao bây giờ?
Mùi thuốc súng đã làm cho tôi phấn chấn và bình tĩnh một cách lạ thường mặc dầu trước đó khi nghe loạt đạn đầu tiên tôi có hơi run,Toán Trưởng của tôi đang kêu cứu trên máy truyền tin dưới làn mưa đạn của VC,tôi nghe anh ta nói khá lớn:

- Bắc Đẩu đây Sao Mai nghe rõ trả lời?(Bắc Đẩu là đài Tiếp Vận truyền tin,Sao Mai là tên Toán tôi)Sao Mai gặp nạn xin lệnh triệt xuất ngay lập tức,trả lời?( BĐẩu trả lời).

- Không có đường nào để di tản được hết, bị bao vây tứ phía.(BĐẩu trả lời) Anh ta lết tới bên cạnh tôi rồi nói:

- Ch/Úy Ngọc ra phía ngoài chỗ trống thủ mặt đó dùm tôi, tôi lo mặt trong, Tr/Sĩ Đức nằm gần Ch/Úy Ngọc cách mấy thước phụ mặt đó.

Tôi trườn ra phía ngoài núp ngay một bụi lau cháy dở dang còn cao khoảng một thước để quan sát,chỗ này trống trải và nguy hiểm quá nhưng tôi phải giữ không cho tên nào bén mãng phía trước chỗ máy bay vừa thả toán xuống lúc nãy,thôi cứ nằm đây thấy rõ hơn ở dưới chân đồi, và bất cứ tên nào bò lên là mình sẽ” đưa em vào hạ” ngay ,bên kia con suối nhỏ là những căn nhà núp dưới tàn cây tôi nhắm căn nhà cách chỗ tôi khoảng 150 m nhả đạn M79 vào , rót từng trái một rồi đệm một tràng M18 sau đó từng phát một cho chắc cú ,bóng chúng nó chạy thoát ra khỏi căn nhà đang bốc cháy,có đứa nhào xuống suối và đạn vẫn nổ vang khắp nơi,một toán viên bò ra trợ lực với tôi mang theo lời nhắn của toán trưởng:

- Cố gắng giữ mặt này để một lát khi hợp đoàn vào bốc thì anh chớp mắt(chiếu kiếng) và trải thảm màu an toàn cho họ xuống bốc,toán mình mất 2 người rồi và toán kia cũng mất 2 người, máy bay vừa đổ xăng xong và đang trên đường vào.

Nghe vậy tôi hơi bị khựng lại một tí ,không biết 2 đứa nào của toán tôi ,chết hay mất tích? Mỗi Toán có 6 thằng giờ còn có 4 thôi !làm sao chống cự nổi với ít nhất một Đại Đội của tụi nó đây?

Tuy nhiên tôi cũng mừng vì biết rằng trực thăng sẽ đến cứu,hy vọng là không quá trễ vì chỉ cần một tiếng đồng hồ thôi thời tiết trong núi có thể thay đổi,mây hoặc sương mù mà kéo đến thì không cách nào máy bay có thể xuống cứu Toán. Tôi và Trung Sĩ Đức núp cách nhau khỏang mấy thước vẫn lo mặt trống không có tên nào bò lên tôi cảm thấy đỡ lo hơn nhưng mặt trong và phía sau vẫn chống cự quyết liệt,bỗng nhiên có tiếng xé gió trên đầu rồi tiếp theo là tiếng nổ lớn như đạn súng cối từ đâu bắn tới cách chúng tôi khoảng 10 m ở phía ngoài làm tung bụi tro than và mảnh đạn văng tứ tung,tôi nghĩ thôi chết thật rồi làm sao tránh được đạn pháo kích đây khi mình không có gì che thân cho vững chắc? trên đầu thì không có anh nào có nón sắt mà chỉ cột cái khăn xếp hình tam giác thôi,cũng chẳng có hầm hố hay tảng đá nào để núp cho an toàn mà chỉ toàn là lau sậy chúng mới đốt để trồng trọt con mẹ gì đây hỏng biết nữa?cũng may là đạn pháo cứ rớt rải rác chung quanh nhưng không trúng chỗ Toán đang nằm, phía mặt trong cũng vậy còn có được cây cối nhưng phần nhiều không lớn lắm.

Thời gian như trôi qua thật chậm,từ lúc xuống đến giờ chỉ hơn 1 tiếng đồng hồ mà sao nó lâu như thiên thu bất tận!Lần đầu tiên trong đời tôi thầm kêu than với Chúa,tôi ngước mắt lên trời và cầu nguyện:

- Hôm nay trời quá đẹp Chúa ơi,nắng vàng trời xanh như thế này nhưng sao Chúa lại để con chết nơi đây hả Chúa !?, xin Chúa cứu con.

Phía sau lưng tôi là núi cao trước mặt là khoảng trống không,hai bên là rừng cây mà chẳng biết nó ra sao vì lúc xuống tới nơi phải chui vào bụi rậm chưa kịp quan sát chung quanh thì chả có ngõ nào để rút lui cả,tất cả nằm đây chịu trận và cố thủ cho đến viên đạn cuối cùng.

Trong đầu tôi lúc ấy chỉ nghĩ đến cái chết ở núi rừng xa lạ này,những hình ảnh của gia đình ,bạn bè người thân hiện ra trong tâm trí và rồi cứ nghĩ không biết lúc chết có được toàn thây hay sẽ tan xác vì đạn pháo kích?nếu mà nó bắt được thì cũng coi như tiêu vì chúng sẽ cắt lưỡi hoăc tùng xẻo như chúng đã làm với những người bị bắt ở những chỗ khác!? Đường nào cũng tới La Mã cho nên sợ đếch gì?tuy rằng đang nghĩ đến những chuyện không hên nhưng mắt thì vẫn quan sát phía trước.Tiếng súng,tiếng lựu đạn ,tiếng đạn pháo vẫn nổ khắp nơi,phía bên trong có tiếng la lớn:

- Tụi nó đang bò lên đó,bắn chết mẹ nó đi,giữ cho kỹ,đừng để tụi nó lên là tiêu à nghe.

Một trái B40 từ đâu bắn vào chỗ 2 toán đang cố thủ làm cho cây cối gãy đổ lung tung, thêm một trái nữa cũng trúng vào một thân cây lớn làm nó toác ra một nhánh lớn đè lên đám cây nhỏ nhưng không ảnh hưởng gì tới toán. Tiếng pháo kích chợt ngưng trong giây lát thay vào đó những tiếng hò hét của VC:

- Tiến lên bắt sống chúng nó,bọn nó sắp hết đạn rồi,đầu hàng đi, hàng sống chống chết.

Không phải dễ dàng dzậy đâu mấy em,làm gì có chuyện đầu hàng hả mấy em?có ngon thì nhào dzô coi ai chết cho biết. Th/Úy Toán trưởng tiếp tục gào lên:

- Sao mà lâu dzậy mấy cha,gần tiêu hết trơn rồi đây nè.

Không biết đơn vị trả lời như thế nào mà ổng biểu tui chuẩn bị chớp mắt,mẹ tổ có thấy gì đâu mà chớp cha nội,tôi ráng chống mắt về phía chân trời xa kia xem những chiếc trực thăng cứu tinh kia đã đến đâu rồi nhưng chỉ thấy một vài cụm mây trên bầu trời xanh thẳm mà thôi,hoàn toàn không có tia hy vọng nào trong cơn nguy biến,sau một hồi lâu cố nhìn cho kỹ ở phía chân trời hướng Đông- Nam tôi thấy một chấm đen như con ruồi,một rồi hai,ba ,bốn…tới 7 chiếc,mèn ơi mình có nằm mơ hông dzậy?chắc mắt bị lé cho nên đếm dư 2 chiếc?rồi tiếng cánh quạt chặt gió bùm bụp thoang thoảng từ xa vọng lại,chẳng cần phải đợi hợp đoàn tới gần tôi đã lấy “kiếng thần”ra nhắm tâm điểm vào đám ruồi,nghiêng cái kiếng qua hướng mặt trời lắc tới lắc lui cho chắc ăn vì ông mặt trời ở chếch về hướng Tây,chắc mấy ổng bị chói mắt cho nên ông Toán trưởng phải kêu lên:

- Mày lắc gì lắc dữ dzậy?tụi nó nói thấy rồi, một lát tụi nó đui mắt là khỏi dìa nghe em, trải thảm cam ra đội trên đầu cho tới khi nó gần xuống.

Tôi đáp trả:

- Mụ nội ông chớ đội lên đầu cho lâu VC thấy rõ nó bắn bể gáo tui sao cha?

Nói thì nói vậy chứ tôi vẫn phải tìm cách làm thế nào để mình không là cái bia mà trên cao vẫn thấy được,tôi đợi cho nó đến gần tôi mới nằm ngữa ra trải tấm pano trên ngực cho tới lúc nó báo là thấy rồi mới thôi.

Chỉ trong vòng mấy phút mà thần kinh căng thẳng giống như cả tháng vậy đó!hai chiếc Gun Ship đã thấy điểm đứng của Toán bắt đầu nhào xuống hai bên trên đầu của chúng tôi rót những tràng đại liên như bò rống làm tôi cảm thấy xung hơn.Bọn VC chỉ có nước độn thổ may ra còn được toàn thây hoặc chạy thục mạng còn có cơ hội ăn cám chứ đứng đó mà bắn thì tám ông tổ cũng hỏng cứu nổi, hai chiếc lên cao vòng trở lại bắn tiếp mà lần này nó cắt chỗ của Toán thành cái hình vuông,coi như 4 bên được trải đều những tràng đạn đại liên M60,những căn nhà phía bên kia đồi cũng bị banh chành vì những trái rocket phóng như điện xẹt,bọn VC chạy khỏi ngọn đồi cho nên áp lực đã giảm bớt rất nhiều và nhờ vậy toán thứ nhất có cơ hội kéo trang bị ra bãi đáp,lỉnh kỉnh thùng bọng máy móc,tôi vẫn tiếp tục bám vị trí bụi lau cháy chờ đến chiếc thứ 2.

Công nhận mấy ông Phi Công này cũng liều mạng chẳng thua mình chút nào cả,tụi nó ở dưới bắn lên như mưa mà mấy ổng cũng nhào xuống tỉnh rụi,2 cây đại liên hai bên cũng bắn trả quyết liệt,chiếc bốc toán 1 đáp thật nhanh chạm mặt đất,4 người quăng đồ đạc lên trước rồi mới leo lên trong lúc bọn VC lại tiếp tục pháo kích từ xa,chiếc trực thăng từ từ bốc lên khỏi mặt đất , lấy trớn bay lên cao,chiếc thứ 2 nãy giờ bay vòng trên cao từ từ xuống thấp rồi cũng nhào xuống bắn phủ đầu rồi đáp hơi lơ lững, cũng có lúc chạm đất rồi lại nẩy lên, bên kia 2 toán viên đưa đồ đạc với sự phụ giúp của một Sĩ Quan trong đơn vị và leo vào ngồi trong máy bay còn tôi với Toán trưởng cũng được kéo lên ngay sau đó,máy bay bốc lên khỏi mặt đất rồi cứ thế lên thẳng luôn chứ không lấy đà bay lên,thật may mắn khi nó đã lên hơn 100 thước thì bên dưới ngay chỗ chúng tôi vừa đứng một đám khói bụi nổ bung lên, chỗ đó vừa nhận một trái đạn súng cối,nếu chậm hơn khoảng 30 giây thì chắc số phận chúng tôi và chiếc trực thăng cũng đã tiêu tùng luôn không có đường về ,đúng là trời còn thương! phía dưới chung quanh đó những tiếng súng vẫn còn bắn lên theo máy bay,mấy chiếc gun ship lại tiếp tục ra tay nghĩa hiệp cho bọn chó câm họng. Đoàn trực thăng nối tiếp nhau bay lên cao hơn để tránh đạn và hướng về phía Đông Nam của khu vực mục tiêu,niềm xúc cảm khoái lạc vì được trở về làm cho tôi bớt căng thẳng đôi chút,định bụng sẽ đốt một điếu thuốc lấy lại bình tĩnh đột nhiên tôi thấy hợp đoàn chuyển hướng bay,lúc nãy trên trực thăng bốc toán của tôi có viên Sĩ Quan của đơn vị đi theo để phụ giúp và nhận diện các toán,thấy tôi có vẻ thắc mắc anh ta kề tai tôi nói”chuẩn bị xuống bãi khác”,anh ta cầm máy liên lạc với ai đó mà lệnh là toán phải nhảy xuống bãi khác để tiếp tục công tác,nghe vậy tôi giận điếng cả người không chịu đựng được nữa,tôi giật phắt ống nghe của ông Sĩ Quan nọ và hét lên thật lớn vào combine:

””C O N C A A C””

Lúc đó tôi không cần biết ông nào ở đầu bên kia vừa mới ra cái lệnh chết tiệt đó nữa,mẹ bà nó tới đâu thì tới,về nhà rồi tính,cùng lắm là phạt ‘ký củ’ hay nhốt vài bữa là cùng,tay này tái cả mặt mày chồm tới hỏi:

- Tại sao mày dám chửi con c..c với Chỉ Huy Trưởng?

À thì ra là lệnh của Chỉ Huy Trưởng đấy, tôi chẳng thèm nói mà chỉ ra dấu bằng hai tay lật qua lật lại vừa chỉ vào băng đạn của cây súng hắn mới hiểu ra là:

- Hết đạn.

Thử hỏi xuống bãi khác với vài viên đạn để tụi VC tế sống mình à?mất 4 đứa chưa đủ hay sao mà còn bảo xuống chỗ khác mấy cha?Tay SQ cầm ống nói kể lại cho xếp,không biết họ nói gì mà hắn ta nhìn tôi rồi chỉ ngón tay cái ra phía sau lưng của hắn,qua cái nhép miệng tôi biết là hắn nói:

- Đi về.

Lúc ấy tôi mới thật sự yên lòng nhắm mắt lấy lại bình tĩnh chứ không phải xuôi tay đâu nhe… rồi cả đoàn lại đổi hướng một lần nữa để trở về, tôi thò tay vào túi lấy gói thuốc Captain ra mồi một điếu rít một hơi thật dài để quên đi những giờ phút căng thẳng vừa qua mà tôi cứ tưởng như một giấc mơ hãi hùng,mới vừa đó thôi mà 4 bạn của mình đã mất tích (nghe nói họ chạy tìm chỗ núp rồi thất lạc luôn) đúng là “vào sanh,ra tử”mà!!
Hợp đoàn đã về đến sân đáp trực thăng của đơn vị,lần lượt đáp từng chiếc,tất cả là 7 chiếc,có một chiếc cứu thương và một chiếc chở Chỉ Huy Trưởng Sở Công Tác,CHT của đơn vị tôi và viên SQ Tùy viên của Đại Tá CHT Sở,lúc nãy tôi không đếm lộn đâu các bạn. Các quan lớn xuống trước và đang chờ các toán ở văn phòng CHT, khi chúng tôi xuống đến nơi Đại Tá CHT Sở Công Tác đến bắt tay từng người an ủi về sự mất mát, dặn dò đôi điều như: - Đừng cho ai biết về những gì đã xảy ra, ăn uống rồi về nghỉ ngơi đi. Mà thật ra ở đơn vị đã biết hết trơn rồi, ông ta mời tất cả vào Câu Lạc Bộ của đơn vị ăn uống qua loa rồi mạnh ai nấy về phòng mình.

Buồn quá tôi về tắm rửa ,thay đồ xong ra ngoài đón xe quá giang ra Sơn Chà để đón xe đò về Đà Nẵng.Trời về chiều nhưng vẫn còn chút nắng,bước lên xe đò mà người vẫn còn như say sóng,tai vẫn còn vang vang vì đủ thứ âm thanh của chuyện vừa rồi và lòng thì luôn nghĩ tới những gì đã xảy ra thật bất ngờ,lạ lùng,kỳ diệu,sao mình gan quá vậy?sao mình liều lĩnh thế?tại sao mình lại đi chọn cái thứ lính này?ngay từ lúc đầu người vào tuyển mộ trong Quân Trường đã nói trước rồi mà!không có gì sung sướng cả,chỉ có phiêu lưu,mạo hiểm ,chết chóc vậy mà có cả trăm đứa tình nguyện trong khi họ chỉ nhận có hơn 20,mình ở trong số được nhận hãnh diện lắm chứ,oai hùng lắm chứ,về nhà còn dối Mẹ:

-Con được về Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu nè Má.

- Má đâu có chạy chọt gì đâu mà sao con được về chỗ sướng quá vậy?

Mẹ tôi rất vui mừng vì nghĩ rằng con mình sẽ ở nơi an toàn khó mà chết chứ Mẹ đâu có biết đó chỉ là cái tên vỏ bọc mà thực chất nó là loại lính nguy hiểm nhất trong tất cả các sắc lính khác.Miên man với những suy nghĩ mà mình đã về đến nơi lúc nào chẳng hay,chân bước như người không hồn đi một mạch đến thẳng quán cà phê mình thường ngồi:quán Thiên Nga.

Vừa mở cửa bước vô tự nhiên nguyên một đám bạn ngồi đâu chẳng biết(vì ở ngoài bước vào hơi tối chưa quen mắt với những ánh đèn trong quán) đứng lên chạy ra ôm chầm lấy mình,có cả chủ quán ,bồi bàn cả cô Cashier nữa làm mình chẳng hiểu chuyện gì xảy ra? mọi người cười có khóc có làm tôi càng bối rối hơn,

- Chuyện gì vậy, tôi hỏi?

- Vậy mà họ nói anh bị mất tích hồi chiều nay khi vừa mới xuống tới nơi đó, đứa em học trò nói.

Thì ra là có ai đó ở đơn vị nghe tin từ lúc chúng tôi báo về mất 4 người mà ai cũng đoán tôi là một trong 4 người đó cho nên họ báo cho bạn thân của tôi biết rồi bạn tôi đi kêu mấy đứa em học sinh thường hay theo tôi uống cà phê làm một buổi “tưởng nhớ”nho nhỏ để nhớ đến tôi, trong lúc họ còn buồn bã đang nhắc lại những kỷ niệm cũ thì tôi mở cửa bước vào, có đứa em còn nghĩ tôi là ma trở về, thật là một chuyện bực mình vì ai đó đã tung tin thất thiệt làm mọi người cứ tưởng thật mà nghĩ lại thì cũng vui vì nhờ đó mà mình mới biết tình cảm của mọi người đối với mình như thế nào, đến cả chủ quán trước giờ chẳng khi nào vui vẻ với tôi (vì có tôi trong quán thì khách sợ không dám đến) mà hôm nay thì mừng đến khóc,cô Cashier cũng vậy ghét tôi còn hơn ghét c.. vì tôi hay chọc ghẹo trước mặt bạn trai của cô ta, hôm nay cô chạy đến ôm tôi mừng rỡ như gặp lại người xưa và cũng khóc đỏ cả mắt thật là tội nghiệp,mấy đứa học sinh cũng khóc như mưa(nghe bạn tôi kể lại khi tụi nó nghe tin tôi mất tích) thấy thương tụi nó quá!sau đó ông bà (anh Hoàng và chị Nga)chủ quán nói với mọi người rằng:

- Hôm nay anh chị sẽ đãi tất cả mọi người một bữa tiệc nhỏ,cũng gần đến Tết rồi ,có gì ăn nấy,có sẵn bánh tét và thịt kho ở dưới nhà nữa để mừng Chú Ngọc trở về bình an.

Trong vòng tay thương yêu của mọi người lòng tôi cảm thấy bồi hồi xúc động,không ngờ ai cũng thương yêu mình hết lòng,lo lắng buồn khóc khi nghe tin mình mất tích và cũng chính lúc đó tôi thấy cay trong mắt cùng những giọt lệ lăn dài trên má….

Tháng 2 năm 2015.

Để nhớ tới các bạn đã mất, các bạn và các em thân thương của tôi cùng anh Hoàng, chị Nga.

Chung Tử

https://vi-vn.facebook.com/SaiGon.ngayxua/posts/c%C3%B3-nh%E1%BB%AFng-h%E1%BB%93i-%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%9Di-l%C3%ADnh-chi%E1%BA%BFn-%C4%91%C3%A3-t%E1%BB%ABng-t%E1%BB%93n-t%E1%BA%A1i-trong-mi%E1%BB%81n-k%C3%BD-%E1%BB%A9cd%C3%B9-40-n%C4%83m-tr%C3%B4i-qu/847843531924696/