Monday, September 4, 2017

 



Tiếng Việt Trong Nước Hiện Nay Sai

Kính Thưa quý vị,

Một lần nữa, tôi minh xác rằng tôi chống từ ngữ cộng sản không phải vì tôi quá khích, nhưng vì loại từ ngữ nầy SAI (sai văn phạm hoặc dùng sai chỗ) hoặc vô nghĩa, hoặc không trong sáng.


Trước kia, ngôn ngữ Việt Nam rất trong sáng. Dùng sai nghĩa hoặc sai văn phạm là điều cần phải được bài bác và sửa chữa. Đối với những tiếng đúng, trong sáng và có sẵn, ta phải dùng và tuyệt đối bài trừ những tiếng SAI, ngây ngô và quái gở mà sau này Việt cộng dùng thay cho những chữ trong sáng này.

Tôi tin tưởng rằng ngôn ngữ cần được sáng tạo, bồi đắp, du nhập theo nhu cầu phát triển, tiến hóa một cách tự nhiên trong mọi lãnh vực: khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội v. v... Tuy nhiên, từ ngữ của Việt cộng không có tính cách bồi đắp, sáng tạo theo nhu cầu tiến hóa về mọi mặt, mà là những chế biến vô nghĩa hoặc dịch chữ ngoại ngữ một cách sai, bậy, và dễ dãi thiếu căn bản kiến thức. Thật vậy, sau đây là những thí dụ điển hình:

(1) Sai văn phạm:

* "Tôi kỷ luật anh": SAI - vì "kỷ luật" là danh từ chứ không phải là động từ.
Nói cho đúng, ta phải nói: "Tôi phạt anh".
* "Anh Ba liên hệ chị Tư": SAI - vì "liên hệ" là tĩnh từ chứ không phải là động từ.
Nói cho đúng, ta phải nói: "Anh Ba liên lạc chị Tư".

(2) Dùng SAI chỗ:

* "Chiều nay tôi sẽ giải phóng con chó của tôi", thay vì "chiều nay tôi làm thịt (giết) con chó của tôi".
* "Tôi nhất trí với anh" thay vì "tôi đồng ý với anh".
* "Hàng cao cấp" thay vì 'hàng hạng nhất' hoặc 'hàng thượng hạng'.
"Cao cấp" chỉ dùng cho chức vụ như sĩ quan cao cấp.

(3) Dùng chữ vô nghĩa:

* "Thu nhập bình quân" thay vì "lợi tức trung bình": (SAI là bởi vì "quân bình" có nghĩa là cân bằng; theo danh từ kinh tế thì "điểm quân bình" = Equilibrium point, điểm mà "khúc tuyến cung cắt khúc tuyến cầu". Trong khi đó, số trung bình là ("the sum of X divided by n, where X is a variable and n is the number of observations, Sum(X)/n) = Tổng số chia cho số người (số trái, số lần...). Chữ "quân bình" bị Việt cộng cho đảo ngược thành "bình quân".
* "Mô hình vĩ mô": SAI - phải nói là: "Mô hình đại tượng" (macro model), chữ "vĩ mô" SAI bởi vì nó không có nghĩa gì cả, có lẽ Việt cộng sản nghĩ "macro model" là "mô hình vĩ đại" rồi viết ngắn lại là "mô hình vĩ mô"?
Viết ngắn lại, viểt rút câu = Như câu "sinh viên du học" thì nói rút ngắn lại là "du sinh", tương tợ như "du đảng", "du c6n", "du thử, du thực"... Than ôi!

(4) Ghép ráp chữ không đúng - nửa Nôm, nửa Nho.

* "Siêu sao" thay vì "minh tinh" (tài tử), SAI ở chỗ là "Siêu" là chữ Nho, "Sao" là chữ nôm.
* Quái gở hơn nữa là "siêu súng", "siêu cướp", siêu xe, siêu trăng...

(5) Dịch SAI ngoại ngữ:

* "debt ceiling", Việt cộng dịch là "nợ trần" (Có thể làm độc giả nghĩ là "nợ trần ai", "nợ đời". Phải dịch là "mức nợ tối đa" hoặc "mức giới hạn của nợ".
* "Software"; Việt cộng dịch là "phần mềm". Đây là danh từ khoa học, cần có Hàn Lâm Viện để sáng tạo danh từ khoa học nầy. Software dịch là "phần mềm" theo nghĩa đen thì thật là mù mờ không rõ nghĩa và ngu ngơ. Chữ "software" nên dịch là "nhu liệu".
* "Nhà Trắng" (White House) dịch một cách ngu ngơ, làm giảm "uy tín" của dinh Tổng Thống Hoa Kỳ. White House được Việt Nam ngày trước gọi là "Tòa Bạch Ốc", vừa ngoại giao vừa lịch sự. Cộng sản hay dùng từ ngữ ngu ngơ quái dị để làm giảm uy tín của địch như "giặc lái", "lính thủy đánh bộ"....

Nói tóm lại, ngôn ngữ Việt Nam rất trong sáng. Dùng sai nghĩa hoặc sai văn phạm là điều cần phải được bài bác và sửa chữa. Tôi đồng ý là ta cần phải phát triển ngôn ngữ theo đà tiến hóa của nhân loại. Tuy nhiên, đối với những tiếng đúng, trong sáng và có sẵn, ta phải dùng và tuyệt đối bài trừ những tiếng SAI, ngây ngô và quái gở mà Việt cộng đã cho thay đổi những chữ trong sáng này.


    Nếu sau nầy tiếng Việt trong sáng bị mai một thì đó là do cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại bất lực trước chính sách ngu dân của Việt cộng vì ta đã bị khuất phục trong tư tưởng.

Tại sao ta để cho tiếng Việt trong sáng phải mai một và phải viết và nói cái ngôn ngữ tuyên truyền vô nghĩa và sai lệch của cộng sản? Đây là một nhược điểm của MỘT SỐ người quốc gia. Những người từng sống trong xã hội tự do và "yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời" qua mấy chục năm. Chỉ đi tù cộng sản hoặc sống trong xã hội cộng sản một vài năm mà lại thâm nhiễm từ ngữ cộng sản không thể xóa bỏ. Thậm chí có vài người sau khi "đi học tập cải tạo" ít năm mà ngày nay còn nói "phía ngụy mình"! hay "sau ngày giải phóng"! hoặc "sau ngày thống nhất"!
Thật đau thương cho Mẹ Việt Nam!

Có người cho rằng ta phải dùng từ ngữ Việt cộng để cho người trong nước hiểu. Tuy nhiên, nếu dùng từ ngữ Việt Nam (truyền thống) trong sáng mà người trong nước không hiểu thì chắc chúng ta phải sửa lại thơ KIỀU hoặc thơ của Bà Huyện Thanh Quan hoặc Nguyễn Công Trứ, hoặc sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra từ ngữ cộng sản để cho học sinh trong nước học sao?

Nếu sau nầy tiếng Việt trong sáng bị mai một thì đó là do cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại bất lực trước chính sách ngu dân của cộng sản. Nếu ta bị khuất phục trong tư tưởng thì nói chi chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc?

Tôi chân thành và long trọng mời gọi người Việt quốc gia hãy họp tác cùng nhau trong mặt trận bảo vệ Tiếng Nước Ta.
Kính,


 

 


Tiếng Việt Trong Nước Hiện Nay Sai

Kính Thưa quý vị,

Một lần nữa, tôi minh xác rằng tôi chống từ ngữ cộng sản không phải vì tôi quá khích, nhưng vì loại từ ngữ nầy SAI (sai văn phạm hoặc dùng sai chỗ) hoặc vô nghĩa, hoặc không trong sáng.


Trước kia, ngôn ngữ Việt Nam rất trong sáng. Dùng sai nghĩa hoặc sai văn phạm là điều cần phải được bài bác và sửa chữa. Đối với những tiếng đúng, trong sáng và có sẵn, ta phải dùng và tuyệt đối bài trừ những tiếng SAI, ngây ngô và quái gở mà sau này Việt cộng dùng thay cho những chữ trong sáng này.

Tôi tin tưởng rằng ngôn ngữ cần được sáng tạo, bồi đắp, du nhập theo nhu cầu phát triển, tiến hóa một cách tự nhiên trong mọi lãnh vực: khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội v. v... Tuy nhiên, từ ngữ của Việt cộng không có tính cách bồi đắp, sáng tạo theo nhu cầu tiến hóa về mọi mặt, mà là những chế biến vô nghĩa hoặc dịch chữ ngoại ngữ một cách sai, bậy, và dễ dãi thiếu căn bản kiến thức. Thật vậy, sau đây là những thí dụ điển hình:

(1) Sai văn phạm:

* "Tôi kỷ luật anh": SAI - vì "kỷ luật" là danh từ chứ không phải là động từ.
Nói cho đúng, ta phải nói: "Tôi phạt anh".
* "Anh Ba liên hệ chị Tư": SAI - vì "liên hệ" là tĩnh từ chứ không phải là động từ.
Nói cho đúng, ta phải nói: "Anh Ba liên lạc chị Tư".

(2) Dùng SAI chỗ:

* "Chiều nay tôi sẽ giải phóng con chó của tôi", thay vì "chiều nay tôi làm thịt (giết) con chó của tôi".
* "Tôi nhất trí với anh" thay vì "tôi đồng ý với anh".
* "Hàng cao cấp" thay vì 'hàng hạng nhất' hoặc 'hàng thượng hạng'.
"Cao cấp" chỉ dùng cho chức vụ như sĩ quan cao cấp.

(3) Dùng chữ vô nghĩa:

* "Thu nhập bình quân" thay vì "lợi tức trung bình": (SAI là bởi vì "quân bình" có nghĩa là cân bằng; theo danh từ kinh tế thì "điểm quân bình" = Equilibrium point, điểm mà "khúc tuyến cung cắt khúc tuyến cầu". Trong khi đó, số trung bình là ("the sum of X divided by n, where X is a variable and n is the number of observations, Sum(X)/n) = Tổng số chia cho số người (số trái, số lần...). Chữ "quân bình" bị VC cho đảo ngược thành "bình quân".
* "Mô hình vĩ mô": SAI - phải nói là: "Mô hình đại tượng" (macro model), chữ "vĩ mô" SAI bởi vì nó không có nghĩa gì cả, có lẽ Việt cộng sản nghĩ "macro model" là "mô hình vĩ đại" rồi viết ngắn lại là "mô hình vĩ mô"?
Viết ngắn lại, viểt rút câu = Như câu "sinh viên du học" thì nói rút ngắn lại là "du sinh", tương tợ như "du đảng", "du c6n", "du thử, du thực"... Than ôi!

(4) Ghép ráp chữ không đúng - nửa Nôm, nửa Nho.

* "Siêu sao" thay vì "minh tinh" (tài tử), SAI ở chỗ là "Siêu" là chữ Nho, "Sao" là chữ nôm.
* Quái gở hơn nữa là "siêu súng", "siêu cướp", siêu xe, siêu trăng...

(5) Dịch SAI ngoại ngữ:

* "debt ceiling", Việt cộng dịch là "nợ trần" (Có thể làm độc giả nghĩ là "nợ trần ai", "nợ đời". Phải dịch là "mức nợ tối đa" hoặc "mức giới hạn của nợ".
* "Software"; Việt cộng dịch là "phần mềm". Đây là danh từ khoa học, cần có Hàn Lâm Viện để sáng tạo danh từ khoa học nầy. Software dịch là "phần mềm" theo nghĩa đen thì thật là mù mờ không rõ nghĩa và ngu ngơ. Chữ "software" nên dịch là "nhu liệu".
* "Nhà Trắng" (White House) dịch một cách ngu ngơ, làm giảm "uy tín" của dinh Tổng Thống Hoa Kỳ. White House được Việt Nam ngày trước gọi là "Tòa Bạch Ốc", vừa ngoại giao vừa lịch sự. Cộng sản hay dùng từ ngữ ngu ngơ quái dị để làm giảm uy tín của địch như "giặc lái", "lính thủy đánh bộ"....

Nói tóm lại, ngôn ngữ Việt Nam rất trong sáng. Dùng sai nghĩa hoặc sai văn phạm là điều cần phải được bài bác và sửa chữa. Tôi đồng ý là ta cần phải phát triển ngôn ngữ theo đà tiến hóa của nhân loại. Tuy nhiên, đối với những tiếng đúng, trong sáng và có sẵn, ta phải dùng và tuyệt đối bài trừ những tiếng SAI, ngây ngô và quái gở mà Việt cộng đã cho thay đổi những chữ trong sáng này.


    Nếu sau nầy tiếng Việt trong sáng bị mai một thì đó là do cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại bất lực trước chính sách ngu dân của Việt cộng vì ta đã bị khuất phục trong tư tưởng.

Tại sao ta để cho tiếng Việt trong sáng phải mai một và phải viết và nói cái ngôn ngữ tuyên truyền vô nghĩa và sai lệch của cộng sản? Đây là một nhược điểm của MỘT SỐ người quốc gia. Những người từng sống trong xã hội tự do và "yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời" qua mấy chục năm. Chỉ đi tù cộng sản hoặc sống trong xã hội cộng sản một vài năm mà lại thâm nhiễm từ ngữ cộng sản không thể xóa bỏ. Thậm chí có vài người sau khi "đi học tập cải tạo" ít năm mà ngày nay còn nói "phía ngụy mình"! hay "sau ngày giải phóng"! hoặc "sau ngày thống nhất"!
Thật đau thương cho Mẹ Việt Nam!

Có người cho rằng ta phải dùng từ ngữ Việt cộng để cho người trong nước hiểu. Tuy nhiên, nếu dùng từ ngữ Việt Nam (truyền thống) trong sáng mà người trong nước không hiểu thì chắc chúng ta phải sửa thơ KIỀU hoặc thơ của Bà Huyện Thanh Quan hoặc Nguyễn Công Trứ, hoặc sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra từ ngữ cộng sản để cho học sinh trong nước học sao?

Nếu sau nầy tiếng Việt trong sáng bị mai một thì đó là do cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại bất lực trước chính sách ngu dân của cộng sản. Nếu ta bị khuất phục trong tư tưởng thì nói chi chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc?

Tôi chân thành và long trọng mời gọi người Việt quốc gia hãy họp tác cùng nhau trong mặt trận bảo vệ Tiếng Nước Ta.
Kính,


 

3 - Chữ "Từ"

 


Chữ "Từ"

Chữ "từ" được dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ 'từ' một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.
Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:
1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.
2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ.
3. Trong văn phạm chữ "từ" là giới từ, phải đi với một chữ khác.
Ngoài ra tất cả chữ "từ" phải đi với một chữ khác, như: danh từ, tĩnh từ, động từ, từ ngữ, từ tốn, từ từ, từ đâu, từ đầu v. v... vì chữ "TỪ" là tiếng Hán-Việt nên phải đi theo với chữ khác, chứ không đúng một mình, và ta phải theo đúng quy luật của nó.
Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ.
Ngày trước, khi chưa bị thay đổi chính thể cộng sản trong nam, không ai dùng chữ "TỪ" để thay thế cho chữ "CHỮ" bao giờ.
Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, tới 150 .v. v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".
Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.
Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ đơn giản gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.
Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
Việt cộng thay thế chữ “chữ” là chữ “từ” - là sai vì chữ 'từ' không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa gì cả, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:
- làm từ từ
- từ đâu
- từ ngữ
- từ chuyện nầy sang chuyện khác...
- từ khi, từ khi nào...
- trở lại từ đầu .v. v...
Nguồn:

http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75

 

 


4


Chữ "Từ"

Chữ "từ" được dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ 'từ' một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.
Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:
1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.
2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ.
3. Trong văn phạm chữ "từ" là giới từ, phải đi với một chữ khác.
Ngoài ra tất cả chữ "từ" phải đi với một chữ khác, như: danh từ, tĩnh từ, động từ, từ ngữ, từ tốn, từ từ, từ đâu, từ đầu v. v... vì chữ "TỪ" là tiếng Hán-Việt nên phải đi theo với chữ khác, chứ không đúng một mình, và ta phải theo đúng quy luật của nó.
Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ.
Ngày trước, khi chưa bị thay đổi chính thể cộng sản trong nam, không ai dùng chữ "TỪ" để thay thế cho chữ "CHỮ" bao giờ.
Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, tới 150 .v. v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".
Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.
Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ đơn giản gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.
Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
Việt cộng thay thế chữ “chữ” là chữ “từ” - là sai vì chữ 'từ' không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa gì cả, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:
- làm từ từ
- từ đâu
- từ ngữ
- từ chuyện nầy sang chuyện khác...
- từ khi, từ khi nào...
- trở lại từ đầu .v. v...
Nguồn:

http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75

 

Chữ "Từ"

 




    Chữ "Từ"


    Chữ "từ" đưọc dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ 'từ' một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.

    Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:

    1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.

    2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ.

    3. Trong văn phạm từ là giới từ.

    Ngoài ra tất cả chữ "từ" phải đi với một chữ khác, như: danh từ, tĩnh từ, động từ, từ ngữ, từ tốn, từ từ, từ đâu, từ đầu v. v... vì chữ "TỪ" là tiếng Hán-Việt nên phải đi theo với chữ khác, chứ không đúng một mình, và ta phải theo đúng quy luật của nó.

    Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ.
    Ngày trước, khi chưa bị thay đổi chính thể cộng sản trong nam, không ai dùng chữ "TỪ" để thay thế cho chữ "CHỮ" bao giờ.
    Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, 150 .v. v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".

    Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
    Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.

    Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ đơn giản gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.

    Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
    Việt cộng thay thế chữ “chữ” là chữ “từ” - là sai vì chữ 'từ' không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa gì cả, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:

    - làm từ từ
    - từ đâu
    - từ ngữ
    - từ chuyện nầy sang chuyện khác...
    - từ khi, từ khi nào...
    - trở lại từ đầu .v. v...

    Nguồn:
    http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75


 

 



Thần Giao Cách Cảm




Trước 75 chưa hề nghe chữ “ngoại cảm” bao giờ! Chỉ biết hồi đó họ gọi chung những người này là “đồng bóng”, hay gọi thành “cô đồng”, “cậu bóng”, có thể đó là chữ “ngoại cảm” được Việt cộng dịch bừa ra từ chữ “extra sensory” chăng?

Thần giao cách cảm = Telepathy và "ngoại cảm" = giác quan thứ sáu = sixth sense là hai phạm trù khác nhau.

Trước năm 1975 chúng ta gọi là "thần giao cách cảm".
"Telepathy" đúng ra là "thần giao cách cảm."
Thần giao cách cảm là sự tiếp xúc giữa người sống với người sống. Telepathy là một môn học có thể rất nhiều người không tin khoa này, vì họ nghĩ nó như một vấn đề tâm linh, thần bí. Tuy nhiên rất nhiều cuộc điều tra tội phạm trên thế giới đã và đang áp dụng phương pháp này và đã tìm ra tội phạm, mà một trong số những vụ nổi tiếng của sở cảnh sát Anh Scotland Yard cách nay nhiều năm đã dùng phương pháp telepathy. Nạn nhân, một bà cụ bị đập chết bằng búa đã nhập vào viên thanh tra.
Trong một giấc ngủ vùi mệt mỏi vì cuộc truy tìm hung thủ, viên thanh tra đã thấy bà cụ trong giấc mơ nói rõ tên tuổi hung thủ, kể lại từng chi tiết vụ án cùng hung khí đang được vất ở đâu. Với những chứng cứ rành rành và sự tường thuật - cứ như viên thanh tra tận mắt chứng kiến vụ án, hung thủ đã nhận tội tức thì.

Như vậy "thần giao cách cảm" không chỉ "giao hội tâm linh" với người sống mà còn người đã chết. Cũng như đã đề cập ở trên, môn Thần Giao Cách Cảm khi chưa được ánh sáng khoa học rọi tới, chúng ta chỉ biết nó như những trò đồng bóng cô cậu của những tên thầy pháp lừa bịp.  

Còn "ngoại cảm" Việt cộng dùng là chỉ việc người sống "cảm" được thế giới của người chết, tức là một loại "sixth sense", một loại "extra sensory" ability!
Việt cộng dùng chữ "ngoại cảm" như một giác quan thứ sau và có khả năng dùng giác quan thứ sáu. Mgoại cảm của Việt cộng không phải là phương pháp "telepathy" và cũng không phải là "thần giao cách cảm đâu. Chữ thần giao cách cảm ngày xưa người miền nam ta gọi, nhưng có sách thì dùng chữ "viễn cảm".



Cái "ngoại cảm" của Việt cộng dần dần bây giờ ít ai nhắc, vì hình như nó được đặt ra để gạt thiên hạ tìm xương người chết (trong chiến tranh) để lấy tiền thì phải.

 

Đừng TỰ NÔ LỆ vào VĂN HÓA Việt Cộng

 




Đừng TỰ NÔ LỆ vào VĂN HÓA Việt Cộng


Từ khi bọn Việt Cộng cưỡng chiếm được Miền Nam, chúng đã ra sức tiêu hủy tất cả những gì gọi là Văn Hóa của Miền Nam Việt Nam. Chúng đã cấm dùng sách giáo khoa, đốt hết tất cả các sách báo, phim ảnh, tài liệu trong văn khố, và đặt ra những từ ngữ riêng của chúng để bắt chúng ta phải nghe, phải dùng.

Khi chúng ta dùng những danh từ, chữ dùng của cộng sản, chúng ta đã:

- TỰ NÔ LỆ VĂN HÓA VỚI VIỆT CỘNG.

- TỰ GIẾT CHẾT NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM CỘNG HÒA.

- MAI ĐÂY, THẾ HỆ SAU CÓ CÒN AI BIẾT TỚI VIỆT NAM CỘNG HÒA NỮA HAY KHÔNG?

Chúng ta đã chối bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, đã hy sinh mạng sống của mình để vượt biên tìm tự do, chúng ta phải hãnh diện về hành động này, phải luôn luôn tự hào chúng ta là con dân của một chế độ CỘNG HÒA, TỰ DO, DÂN CHỦ, chúng ta có văn hóa riêng và phải có nhiệm vụ gìn giữ nền văn hóa này.

Chúng ta phải có nhiệm vụ giữ gìn lại tất cả những gì còn lại, để chứng tỏ rằng, bọn Việt Cộng không thể tiêu diệt được nền Văn Hóa của chúng ta.
Nếu chúng ta không phản ứng, một ngày nào đó, Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa Sẽ Mất Đi.

Trần Văn Giang

 

Đọc thêm

 

Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html

 

No comments:

Post a Comment