Saturday, September 23, 2017

 

Điểm Đứng



Năm Kỷ Sửu, 2009, mùa xuân thứ ba mươi bốn lại trở về. Năm tháng qua mau, những người Việt tỵ nạn chúng ta nhìn lại những gì đã xảy ra cho đời mình; để đến nỗi phải gạt nước mắt rời bỏ quê hương yêu dấu để tỵ nạn, lưu lạc xứ người! Dĩ nhiên mỗi người đều mang trong mình những vết thương; những vết thương có thể đã lành ngoài da, có thể còn để lại vết sẹo... Nhưng vết sẹo trong tâm hồn, vết thương đau đớn ngày đó vẫn còn rỉ máu!



photo

Mùa xuân lại về, hôm trước đây, tôi đi dự một buổi ra mắt sách của một thân hữu ở Little Saigon. Tình cờ gặp lại người bạn cùng trại tù với tôi từ Nam ra đến miền Bắc. Trong lúc vui chuyện cũ, anh ta nhắc đến một cái Tết đầu tiên trong "trại tập trung Long Giao". Lúc đó chúng tôi đã ở trong trại tù gần bảy tháng (kể từ tháng 5-1975). Trong đợt "học tập" chính sách và đường lối của "cách mạng" thì cũng trùng vào dịp Tết. Anh bạn cười hỏi tôi có nhớ "bài học" đầu tiên và những ngày xuân năm đó không, tôi trả lời đã quên hết rồi! Anh trách tôi là người hời hợt và mau quên, rồi nhắc lại bài học kéo dài một tuần lễ trùng với Tết là bài "Điểm Đứng"! Rồi anh ta vừa nhả khói thuốc vừa nheo mắt, nhắc lại cảm tưởng của anh lúc cùng nhau ngồi thảo luận mấy ngày, liền kèm với mấy câu chửi thề.



"Điểm Đứng"! trong nội dung bài giảng, người ta nói quanh co về quan điểm thế nào là điểm đứng. Chủ yếu "Cán Bộ Giáo Dục" muốn "đối tượng" phải ý thức là mình đang đứng ở đâu để đánh giá tội lỗi của mình trong suốt quá trình phục vụ cho bọn "Mỹ-Ngụy và giai cấp bóc lột".

Chỉ có một điểm đứng duy nhất là phải ở trong hàng ngũ công nhân và nông dân, đó là giai cấp vô sản để nhìn và đánh giá giai cấp tư bản bóc lột (?). Điểm đứng, mà "cán bộ giáo dục" cộng sản đưa ra, xác quyết, bắt buộc người "cải tạo" phải xác định vị trí đúng của mình "trong lòng dân tộc". Có nghĩa là phải đứng hẳn vào điểm đứng với giai cấp vô sản (?) để đánh giá sự tàn bạo, vô nhân đạo, dã man, người bóc lột người của chủ nghĩa tư bản bóc lột, từ đó mới thấy được tội lỗi của mình. Trong giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng, đấu tranh giai cấp, lật đổ chủ nghĩa Tư Bản, để thành lập chủ nghĩa Cộng Sản trên toàn thế giới, chỉ có lý luận Mác-Lê là toàn hảo (!).

Sau một ngày "lên lớp", người ta chia "Ngụy" ra từng nhóm nhỏ để "đào sâu và thảo luận". Mỗi nhóm có thể là 10 hay 12, có một Bộ Đội Quản Giáo ngồi chủ tọa. Suốt một tuần lễ, chỉ có đề tài đã học được đem ra mổ xẻ và nghe ý kiến phát biểu của từng cá nhân. Sau khi bày tỏ nhận thức của mình về cái "điểm đứng" được xác định, mỗi cá nhân liên hệ tội lỗi của mình trong thời gian "theo địch, theo đế quốc Mỹ". Từ đó thấy được mình là tội đồ của dân tộc, chống lại "cách mạng", chống lại nhân dân. Mà chống lại "nhân dân" có nghĩa là chống lại Đảng Cộng Sản Việt Nam (?).

- Thế nào là đứng vào hàng ngũ "nhân dân"?
- Thế nào là phải xác định vị trí đứng của mình trong lòng dân tộc?
- Thế nào là từ vị trí ấy nhìn kẻ thù tư bản và Đế Quốc Mỹ cũng như bọn phản động "Ngụy Quân Ngụy Quyền Sài Gòn"?
Để từ đó thấy được tội của mình lớn như thế nào với Cách Mạng.

Đây là một quan niệm về từ ngữ "điểm đứng", nó giống như ta đứng từ bờ biển nhìn mặt trời bình minh. Điểm ta đứng, không gian ta nhìn tạo một góc, mà trong khoảng không gian đó mắt ta có thể nhìn thấy. "Cách mạng" dạy rằng: Hãy đứng hẳn vào góc nhìn từ giai cấp vô sản để đánh giá đối tượng là chủ nghĩa Tư Bản, từ đó ta mới có thể thấy được chủ nghĩa Tư Bản xấu xa (?).

Đảng Cộng Sản thoát thai từ giai cấp vô sản Việt Nam, do nhân dân "Việt Nam tin yêu trao phó". Chống lại Đảng chính là chống lại nhân dân! Rồi cứ lặp đi lặp lại một cách cố ý, giống như nhồi sọ theo thuyết Ba-Lốp về con chó tiết dịch vị với cái chuông.

Trong suốt một tuần lễ "thảo luận", tất cả những thành viên "học tập" đều răm rắp chèo xuôi mát mái, đều "hồ hởi phấn khởi" đứng trong lòng dân tộc để phê phán chủ nghĩa Đế Quốc, suy ra chế độ "Ngụy" miền Nam, từ đó xác định được những tội lỗi to lớn cần phải gội rửa cho sạch mới mong trở nên con người tốt trong Xã Hội Chủ Nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, vì mỗi người bắt buộc phải nói về bài học và nói về mình, nên cũng đã, hầu hết "được" cán bộ chủ tọa ghi vào sổ đen. Chẳng hạn như tôi, khi phát biểu, tôi nói, khi ta đứng trước một căn nhà, ta thấy căn nhà ấy khác với dáng hình của nó khi ta ở phía bên hông hay phía sau nhà. Còn nếu ta vào phía bên trong thì hình dáng căn nhà không còn nữa, nó sẽ cho ta một không gian khác và cảm tưởng khác. Như thế, muốn cho trung thực, ta không thể chỉ đơn giản đứng một góc nhìn. Vì như vậy là phiếm diện, là không trung thực. Ngay lúc tôi phát biểu xong thì Quản Giáo liền sửa sai và bắt tôi phải xác định lại tư tưởng. Nhưng tối đến thì một nhóm bốn ông quản giáo không biết từ đâu đến gọi tôi lên "làm việc" (tra vấn) suốt 5 giờ liền để đả thông cái đầu "ngu dốt" của tôi về góc nhìn, về điểm đứng mà tôi đã không theo ý bài học. Từ đó tôi là đối tượng cần theo dõi... Tôi phải làm một bản kiểm điểm và phải nghiêm khắc tự phê bình chính mình để có thể "theo kịp" lớp học và chóng được "đoàn tụ" với gia đình.

Ngày nay, hầu hết những bài viết hay lời nói của những người trong nước đề cập đến người Việt tỵ nạn hải ngoại; họ thường quen cung cách "điểm đứng". Cho nên họ thường lộn tổ quốc, nhân dân, dân tộc với đảng cộng sản. Họ thường nói người Việt hải ngoại tại sao lại quên tổ quốc, chống lại dân tộc, chống lại người dân? Trong những lời khuyên họ thường đề cập: Sao có thể quay lưng với đất nước, sao không về với dân tộc... Chính họ đứng vào một chỗ mà đảng đã nhồi sọ mấy chục năm trời, cho nên họ đã lẫn lộn Tổ Quốc, dân tộc Việt Nam đồng nghĩa với đảng cộng sản và yêu tổ quốc thì đồng nghĩa với phải yêu Chủ Nghĩa Xã Hội.

Chính vì thế mà xã hội Việt Nam ngày nay đã bị băng hoại, bị đắm chìm vào cơn mê ngủ không thể nào vực dậy được về tư tưởng và lý tưởng tự do hay ý thức dân chủ một cách dễ dàng được.
Con nít mới đến trường, học a b c thì đã bị nhồi sọ theo kiểu cộng sản, nó cũng giống như các trường Hồi Giáo dạy con nít, nhồi sọ theo ý tưởng một chiều; để khi mới lớn lên là làm cảm tử, ôm bom cảm tử vì đạo như ta đã thấy.

Nếu có ai đó muốn làm một thống kê hay tìm hiểu dân tình về ý thức tự do, dân chủ: đi từ Nam ra Bắc của Việt Nam; họ sẽ lấy làm đau đớn mà có thể khóc để tâm sự rằng: Nếu chế độ cộng sản mà sụp đổ ngay ngày hôm nay thì phải mất khoảng 30 năm giáo dục những ba, bốn thế hệ, chưa chắc đã rửa sạch, quét hết được những thối tha đen tối, mà chủ nghĩa cộng sản đã rãi lên quê hương Việt Nam trong những năm họ cầm quyền; mà chỉ nói về mặt tư tưởng thôi đấy!

Cái "điểm đứng" tai hại do người cộng sản cấy vào đầu người dân Việt Nam đã làm cho mọi thứ đều đảo lộn: Văn hóa, đời sống, kinh tế, tư tưởng, tình yêu....

Nếu cứ áp dụng cái "điểm đứng" của cộng sản thì mọi sự trên đời như một con đường cho con ngựa có hai miếng che mắt, lộc cộc gõ đều, để chở trên xe nó kéo phía sau một tập đoàn tội phạm - nhân danh tổ quốc, nhân danh quê hương dân tộc - để biến cả một dân tộc đó thành nô lệ tự nguyện!


Riêng chúng ta, những người đã từng sống qua nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước, chứng kiến biết bao nỗi khổ đau của dân tộc, trong đó ta cũng là nạn nhân.
Mùa xuân Kỷ Sửu lại về, có khi nào ta đang ở vị thế một "điểm đứng" thiên lệch nào, mà cái nhìn từ ta không còn là ta nữa?

Chúc nhau và mừng xuân mới, nhìn về quê hương sau ba mươi bốn năm lưu lạc bằng một "góc nhìn" nào để ta còn là ta, chứ không phải ra người hai mặt.

Lê Tâm Anh

 

5 videos in 1

 



 



Không như các nước độc tài, quân phiệt, tài phiệt, Hồi Giáo độc đoán, phát xít... người dân bị trói tay, bịt miệng. Ở các nước cộng sản người dân không những bị trói tay, bịt miệng mà còn bị tẩy não nữa, nên cộng sản bị liệt vào hàng nguy hiểm, độc địa hơn các chế độ độc tài, tài phiệt, phát xít.

Nếu phải diệt Cộng, thì phải diệt ngay trước hết là cán bộ Tuyên Giáo vì bọn Tuyên Giáo này rất nguy hiểm, thâm độc, chúng đứng lẩn khuất trong dân và biến những cái đầu trong Bộ Chính Trị thành đúng nghĩa của hai chữ "cộng sản”. Bọn Tuyên giáo tận lực "Đào gốc, trốc rễ" chặt đầu công an, bộ đội, dân phòng, cảnh sát, bộ chính trị và người dân... tất cả - suốt đời bị sai khiến, phải bị sống đời thực vật.

Để hiểu rõ bản chất cộng sản, và cái tàn độc của nó, ai là người thi hành những vụ "chặt đầu" này, và công việc của họ là những gì xin đọc thêm "Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam".

(Hy Vọng)

 

Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam


Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (trước đây được gọi là, Ban Tư Tưởng - Văn Hóa Trung Ương, Ban Khoa Giáo Trung Ương) là cơ quan tham mưu của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn - công vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng.

Nhiệm vụ của Ban Tuyên Giáo Trung Ương

  1. Nghiên cứu, đề xướng:
    • Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tham mưu về chủ trương, quan điểm, chính sách và giải pháp của Đảng thuộc lĩnh vực tuyên truyền và giáo dục. Tham gia chuẩn bị dự thảo nghị quyết Đại Hội Đảng; các nghị quyết, chỉ thị và quyết định của Ban Chấp Hành Trung Ương, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư thuộc lĩnh vực tuyên giáo.
    • Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, cụ thể hóa cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị của Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo; tham mưu về nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị, tổ chức tổng kết thực tiễn, nghiên cứu một số dự án thuộc lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục. Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hóa và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo.
    • Nghiên cứu tình hình tư tưởng trong Đảng và trong xã hội, đề xướng phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng.
    • Nghiên cứu và tham gia đào tạo, tu bồi kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên giáo các cấp, các ngành, các đoàn thể.
    • Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, nhà nước, chế độ cộng sản Việt Nam của các thế lực thù nghịch, kịp thời đề xướng đối sách và biện pháp chống các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch.
  2. Thẩm định:
    • Thẩm định các dự án, văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực tuyên giáo của các cơ quan Đảng, Nhà Nước, Mặt Trận, tổ chức đoàn thể và các địa phương trước khi trình Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư.
  3. Hướng dẫn, kiểm soát:
    • Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm soát việc tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng đối với các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung Ương.
    • Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, kiểm soát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng được Bộ Chính trị, Ban Bí Thư phân công.
    • Hướng dẫn, kiểm soát các tỉnh ủy thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương về nội dung đào tạo, tu bồi lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng ngoài đối tượng thuộc hệ thống trường chính trị - hành chính của Trung Ương, của các tỉnh ủy, thành ủy; kiểm tra về phương hướng chính trị, tư tưởng trong giảng dạy lý luận chính trị, khoa học xã hội – nhân văn trong hệ thống trường chính trị - hành chính, hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống các trường ngành, đoàn thể.
    • Hướng dẫn, kiểm soát, định hướng nội dung tuyên truyền và tu bồi nghiệp vụ hoạt động cho hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên, hệ thống cộng tác viên dư luận xã hội từ Trung Ương đến cơ sở.
    • Hướng dẫn, kiểm soát, định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, các cơ quan thông tin, tuyên truyền đối ngoại ở Trung ương và địa phương. Khi cần thiết chủ trì hoặc phối hợp kiểm soát về mặt quan điểm chính trị, tư tưởng các công trình nghiên cứu khoa học; các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản...
    • Hướng dẫn, kiểm soát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, môi trường, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao...
    • Tổ chức biên soạn, phối hợp phát hành các tài liệu nội bộ phục vụ học tập nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng và tài liệu phổ biến kiến thức về giáo dục lý luận chính trị...
  4. Tham gia công tác xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo:
    • Phối hợp với ban tổ chức Trung Ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cho ban tuyên giáo các cấp.
    • Tham gia với các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương về phương hướng công tác xây dựng Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo; về tổ chức bộ máy, về quy hoạch, đào tạo, tu bồi, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực tuyên giáo theo danh mục phân cấp quản lý của Trung Ương.
  5. Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế:
    • Mở rộng tuyên truyền thông tin đối ngoại.
    • Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực tuyên giáo đối với các đảng cộng sản, đảng công nhân và một số đảng cầm quyền trên thế giới.
  6. Thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư ủy quyền:
    • Chủ trì, phối hợp đề xướng chủ trương, kế hoạch nghiên cứu, chỉ đạo, quản lý công tác nghiên cứu lý luận và giáo dục, lý luận chính trị. Chủ trì, phối hợp chỉ đạo nội dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống trường chính trị - hành chính, hệ thống trường của các ngành, đoàn thể và các trung tâm tu bồi chính trị cấp quận, huyện.
    • Chủ trì chỉ đạo định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, các cơ quan thông tin, tuyên truyền đối ngoại, các hội văn học - nghệ thuật, Hội báo chí, Hội xuất bản, liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật. Phối hợp với ban tổ chức Trung Ương trong công tác tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ của các cơ quan, đơn vị trên.
    • Nghiên cứu và tham gia xây dựng chủ trương, chính sách phát hiện, đào tạo, tu bồi, sử dụng, quản lý và đãi ngộ nhân tài.
    • Xây dựng kế hoạch và quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của các ban Đảng Trung Ương.
    • Được Bộ Chính trị, Ban Bí Thư phân công thường trực và tham gia một số ban chỉ đạo Trung ương.
    • Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư giao.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của ban gồm các vụ và đơn vị sau đây:

  1. Vụ Lý luận chính trị
  2. Vụ Tuyên truyền
  3. Vụ Báo chí - Xuất bản
  4. Vụ Văn hóa - Văn nghệ
  5. Vụ Khoa học và kỹ thuật - Môi trường
  6. Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề
  7. Vụ Các vấn đề xã hội
    • Vụ trưởng: GS.TS Đào Văn Dũng
    • Phó Vụ trưởng:
      1. Lê Duy Sớm
      2. Nguyễn Đình Thuyên
      3. Phan Thanh Cẩm
      4. Nguyễn Quốc Trung
  8. Vụ Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế
  9. Vụ Tổng hợp
  10. Vụ tổ chức và cán bộ
    • Vụ trưởng: Trương Anh Tuấn
  11. Viện Nghiên cứu dư luận xã hội
  12. Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo
  13. Trung tâm Nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ và tài liệu
  14. Tạp chí Tuyên giáo
    • Tổng Biên tập: Nguyễn Tiến Dũng
  15. Cơ quan thường trực tại Thành Phố Hồ Chí Minh
  16. Cơ quan thường trực tại thành phố Đà Nẵng
  17. Văn phòng
  18. Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
  19. Tạp chí Thông tin Đối ngoại.
  20. Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung Uơng.

Nhân sự hiện nay

Trưởng ban
Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung Uơng Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung Ương.
Phó Trưởng ban
  1. Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương Đảng - Phó trưởng ban thường trực
  2. Nguyễn Thế Kỷ
  3. Phạm Văn Linh
  4. Bùi Thế Đức
  5. Trương Minh Tuấn
  6. Lâm Phương Thanh
  7. Nguyễn Văn Nên:Ủy Viên Trung Ương Đảng,Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh.

  8. Nguồn

No comments:

Post a Comment