Wednesday, September 6, 2017

 

TÔI ĐI THỤ HUẤN KHÓA 3/66 TỔNG ĐOÀN TRƯNG VƯƠNG
TTHL.CB/Xây Dựng Nông Thôn/TƯ VŨNG TÀU


Hương Quế

hiepdinhparis1973

Ngày 26 tháng 1 năm 1966, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tức Nội Các Chiến Tranh ban hành Nghị Định số 137/NĐ/XDNT chính thức thành lập và ấn định qui chế ngành Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn. Cơ quan quản trị và điều hành tại Trung Ương là Nha Cán Bộ trực thuộc Tổng Bộ Xây Dựng, người lãnh đạo tối cao của ngành là Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng lúc bấy giờ là Tổng Ủy Viên Tổng Bộ Xây Dựng kiêm Tổng Thư Ký Hội Đồng Xây Dựng Nông Thôn Trung Ương.

Về nhân sự ngành Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn được hình thành từ các nguồn: Cán Bộ tân tuyển, Cán Bộ cải tuyển từ các ngành, các bộ phận mà môi trường hoạt động là địa bàn Nông Thôn như:

- Biệt Chính Nhân Dân,
- Biệt Chính Tiền Phong,
- Cán Bộ Hành Chánh Lưu Động,
- Cán Bộ Ấp Tân Sinh v.v…

Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn là thành phần nồng cốt để thực hiện chương trình Xây Dựng Nông Thôn của Chính Phủ VNCH nhằm cải thiện đời sống nông dân: cải tổ hành chánh Xã Ấp, thực thi dân chủ pháp trị́, canh tân đời sống nông thôn, xây dựng “Ấp Đời Mới” thanh bình, thạnh trị cho nông thôn Việt Nam trong tinh thần tự quản, tự phòng và tự vê, thời gian xây dựng một Ấp Đời Mới là sáu tháng tháng.

hiepdinhparis1973

Sau khi Nghị Định số137/NĐ/XDNT ban hành, các Tỉnh Đoàn CB/XDNT trên toàn quốc ra thông báo tuyển mộ CB/XDNT tại địa phương. Cán Bộ tân tuyển đều phải trải qua bốn tuần lễ thử thách trong một số Đoàn Cán Bộ XDNT thuộc Tỉnh, sau đó được gửi đi Trung Tâm Huấn Luyện CB/XDNT/TƯ Vũng Tàu để thụ huấn khóa sơ cấp ba tháng. Khi tốt nghiệp trở về đơn vị Tỉnh, các tân Cán Bộ phải dự một tuần huấn luyện bổ túc tại Trung Tâm Tu Nghiệp công chức Tỉnh do đại điện các Ty, Sở, Phòng có liên quan tới chương trình XDNT hướng dẫn, trước khi điều động đến công tác tại các Đoàn CB/XDNT trong Tỉnh và Cán Bộ cải tuyển mới bắt đầu lên đường thụ huấn các khóa kế tiếp.
Năm 1966 TT/HL CB/XDNT/Trung Ương Vũng Tàu đã đào tạo được ba khóa:
1/66,
2/66 và
3/66.
Khóa 3/66 cuối năm, có khóa sinh nữ về thụ huấn đông nhất.

Là nữ Cán Bộ HCLĐ/THC Tỉnh, cải tuyển qua chương trình Xây Dựng Nông Thôn, tôi phải thụ huấn khóa 3/66 vào tháng 10/66 vi khóa này tập trung khoảng 400 nữ. Đến ghi danh tại Trại Lam Sơn TTHL CB/XDNT/TƯ Vũng Tàu, tôi được “cán bộ dẫn đạo” đón tiếp, đi nhận vật dụng cá nhân để dùng trong thời gian thụ huấn 12 tuần lễ rồi đưa đến phòng nghỉ ngơi và ở luôn tại đó. Cũng xin nhắc thêm: Trại Lam Sơn nằm trên QL15 từ Bà-Rịa đi Vũng Tàu, trước kia là nơi đào tạo Cán Bộ Biệt Chính, CHT là Th/Tá Lê Xuân Mai K.8 Võ Bị Đà Lạt. Sau bàn giao lại Trung Tâm Huấn Luyện CB/XDNT/TƯ.

BS Hoàng Ðình Bảng là Trại trưởng kiêm trưởng Bệnh xá Lam Sơn Trung Tâm Huấn Luyện CB/XDNT/TƯ Vũng Tàu, Tổng Ðoàn 8 Trưng Vương có BCH và 9 đoàn khóa sinh: 811, 812, 813 – 821, 822, 823 – 831, 832, 833, mỗi đoàn có khoảng 40 người do một “cán bộ dẫn đạo” phụ trách và một đại diện khóa sinh. BCH Tổng đoàn 8 đã ổn định nơi ăn, ở cho khóa sinh và đề cử tôi làm đại diện đoàn 831 kiêm Trung đội cơ bản thao diển do HLV Đào Khắc Tỵ TQLC hướng dẫn để chuẩn bị cho ngày lễ mãn khóa 3/66.

hiepdinhparis1973 Hình: Trung Đội Căn Bản Thao Diễn Nữ khóa 3/66 – Tổng Đoàn 8 – Trưng Vương xếp đội hình chữ T.V.

http://lyric.tkaraoke.com/19197/Dem_Me_Linh.html

Một buổi sáng thứ hai ngày đầu tuầ̀n, BCH Tổng Ðoàn 8 hướng dẫn khóa sinh, tập trung trước sân cờ Trại Lam Sơn, làm lễ chào cờ và ra mắt 9 đoàn khóa sinh nữ có sự hiện diện Bộ chỉ huy TTHL. CB/XDNT/TƯ VũngTàu,Tr/Tá CHT Nguyễn Bé chào mừng khóa sinh đến thu huấn và ban huấn thị cho BS trưởng Trại Lam Sơn cùng BCH Tổng Ðoàn 8 Trưng Vương. Sau đó, khóa sinh đi vào Hội Trường Lam Sơn để bắt đầu ngày nhập học Khóa 3/66 CB/XDNT.

Các tổng đoàn khóa sinh nam sinh hoạt, học tập, ăn ở trại Chí Linh - Rạch Dừa, và khóa sinh nữ trại Lam Sơn - Cát Lở. Chương trình học tập là ba tháng:
Sáu tuầ̀n lễ học tập về quân sự, sáu tuần lễ học tập về chính trị lồng vào các bài học chuyên môn: Văn hóa, Y tế, Nông hội, Cải cách điền địa v. v... …để đạt được mục tiêu tối hậu của chương trình này là tiến hành lập Ấp Đời Mới tại nông thôn Việt Nam, thời điểm bấy giờ trên toàn lãnh thổ VNCH có 12 ngàn “Ấp Đời Mới” và có khoảng 700 Ðoàn Cán Bộ XDNT 59 người.

Để giúp cho khóa sinh nữ yên tâm học tập đạt kết quả tốt, TĐ Trưng Vương có một thời khóa biểu rất nghiêm túc và chuyên nghiệp: buổi sáng thức giấc, tập thể dục, ăn sáng xong, lên hội trường học tập …giải lao… ăn cơm trưa xong, trở lại học đến chiều. Sau một ngày học tập, khóa sinh về phòng nghỉ ngơi, ăn cơm chiều xong, tập trung trước sân cờ sinh hoạt tối, văn nghệ hoặc các tiết mục khác.
Đêm về đặt lưng xuống giường ngủ, thì đứa nào đứa nấy cũng nằm chiêm bao! Tôi thường ngủ mê, mớ lung tung TĐ1, TĐ2, TĐ3, TĐ4 chú ý: thao diễn nghỉ …nghiêm!… chị A bên trái làm chuẩn, so hàng …nghiêm!… đàng trước bước: một, hai, ba, bốn. Cái loa phóng thanh vang vang trổi lên “Bài Ca Sớm Mai” báo thức, trời sáng rồi!

Các môn học giảng dạy cho khóa sinh nữ tại hội trường Lam Sơn TĐ8, do Cán Bộ giảng huấn chính trị và quân sự của Trung Tâm Huấn Luyện thuyết trình:

Về chính trị: Hội trường trại Lam Sơn rộng rãi và mát mẻ, gần Quốc lộ 15 thuận lợi cho việc ra vào cổng trại, nên giảng viên từ Rừng Chí Linh sang thuyết trình các môn chính trị đặc biệt về công tác xây dựng đoàn thể, dân vận-chiêu hồi v.v… dù khô khan đến đâu cũng thoải mái và khóa sinh không cảm thấy buồn ngủ!

Về quân sự: Khóa sinh nữ học phần lý thuyết tại hội trường Lam Sơn: tháo ráp súng Garant, carbine M1 và khi thực tập phải ra xạ trường trại Chí Linh với thế bắn nằm thủ thế, đường nhắm từ lổ chiếu môn đến đỉnh đầu ruồi, bắn trái khói màu để báo động v.v…

Photo: Chiến sĩ Áo Đen (phần 2)
Bộ Xây Dựng Nông Thôn và Nhân Dân Tự Vệ Hình: Khóa sinh nữ tại Trung Tâm Huấn luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn tại Vũng Tàu với khóa quân sự, thực tập tác xạ.

Về y tế: do một Y tá của Bệnh xá Lam Sơn hướng dẫn: cách phát thuốc, bảo quản, vệ sinh, băng bó và cứu thương. Mỗi lần thực tập “tải thương” tôi phải chọn bạn nào gầy mới cõng đi nổi. Tôi rất thích anh y tá này, bởi vì anh là nhân viên trực thuộc BS Trưởng bệnh xá, mà Trung Đội căn Bản thao diễn là con cưng Trại trưởng. Lúc tập dượt, các bạn mệt mõi, đứa nào cũng đói meo, BS bảo anh vào đem lạp xưởng ra ngoài trời nướng, bồi dưỡng cho chúng tôi ăn đỡ đói. Tôi rất thích anh nhưng khi tôi về TTHL thì anh đã nhập ngũ Trường Võ Khoa Thủ Đức

Về văn nghệ: thỉnh thoảng tổng đoàn khóa sinh Nam được sinh hoạt chung với khóa sinh Nữ tại Hội trường trại Lam Sơn, có một anh cán bộ thuộc Tỉnh đoàn CB/XDNT Long An trình bày bản nhạc: “Người Em Mong Đợi” của NS Hoàng Thi Thơ, anh vừa đờn vừa hát (tôi chỉ nhớ lời một it):

Ngày nào em đến, nón em cầm tay,
Nón em màu mây, nón em sao thẹn thùng,
Kề tai để nói, cùng anh một câu chuyện lòng.

Có bao giờ, xóa nhòa, tà áo trắng,
Hình dáng, người em, mong ngóng chờ.
Một bài thơ, đẹp thêm, tình duyên trên nón em,

Rồi từ hôm ấy, nón em làm thơ,
Nón em dệt mơ, đã ghi trong cuộc đời,
Hinh bóng người em, mà anh ngàn năm đợi chờ.

NS Hoàng Thi Thơ

Về tinh thần: Tổng đoàn khóa sinh nữ thường xuyên qua trại Chí Linh dự “Đêm Suy Tư” với khóa sinh Nam tại Vũ đình trường, sau vài phút sinh hoạt đề tài chung cho cả nam lẫn nữ, tất cả mọi người đều ngồi xuống đất im lặng để dự …Đêm Suy Tư” xa xa vài cụm rừng chồi lơ lửng bóng đèn mờ ảo trên những cành cây về đêm yên tĩnh… vọng ra những lời nhạc trầm buồn, ai oán, thở than, như tiếng gọi của hồn thiêng sông núi… lúc đó tôi thấy ai nấy đều rơi nước mắt!

Về căn bản thao diễn: TTHL CBXDNT/TƯ Vũng Tàu muốn có Trung Đội Căn Bản Thao Diễn Nữ trong ngày mãn khóa 3/66 vì chỉ khóa này có đông khóa sinh nữ đi thụ huấn. Khóa sinh thì có nhiều, nhưng chọn cho được người điều khiển có kinh nghiệm về bán quân sự thì hơi khó, mà đa số quan khách tham dự lễ là quân đội. Bác Sĩ Hoàng Ðình Bảng, Trưởng trại Lam Sơn muốn Trung Đội Căn Bản Thao Diễn được hướng dẫn của HLV Đào Khắc Tỵ TQLC và đại diện Đoàn 831 TĐ8 Trưng Vương. TĐ Trưởng TĐ8 chọn 48 khóa sinh có sức khỏe tốt chia làm bốn Tiểu Đội, mỗi Tiểu Đội 12 người, là có ngay một Trung Đội Căn Bản Thao Diễn. Những ngày chúa nhật hoặc xen kẻ vào buổi chiều vừa nghỉ học, chúng tôi tập dượt ráo riết để hoàn thành xuất sắc trong ngày mãn khóa.

Photo: Bộ Xây Dựng Nông Thôn - Trung Tâm Huấn luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn tại Vũng Tàu Photo by Co Rentmeester (August 1967)

Chương trình huấn luyện CB/XDNT được ấn định thời gian ba tháng đã trôi qua, Trung Tá Nguyễn Bé Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện CB/XDNT/TƯ Vũng Tàu cùng Bộ Chỉ Huy tiến hành Lễ mãn khóa 3/66 vào buổi chiều tối, tại Vũ đình trường Rừng Chí Linh. Chủ tọa buổi lễ do cấp Tướng Lãnh trong Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, Nha Cán Bộ, Hội Đồng Xây Dựng Nông Thôn Trung Ương, Tỉnh, Quận và quan khách danh dự trong chính Phủ VNCH, cùng Cán Bộ XDNT trên toàn quốc tham dự thật đông đảo.

hiepdinhparis1973

* Đuốc thiêng được chuyển đến tay đại diện Tân Cán Bộ XDNT đón nhận và tiếp nối…

* Sau đó Tân Cán Bộ đều quỳ xuống nghe đọc 5 Điều Tâm Niệm CB/XDNT với hàng ngàn cánh tay đưa lên: Xin thề!

Photo:

* Trung đội căn bản thao diễn nữ 48 người của TĐ8 Trưng Vương được trang bị carbine M1: bồng súng lên vai, đi đều bước xuất hiện bất ngờ trước khán đài, có một nữ Trung đội trưởng thắt dây đai lưng màu lam, ra lệnh dậm chân tại chỗ… đứng lại… đứng! Bên phải… quay! Tất cả chú ý… nghiêm! súng chào 16 nhịp... bắt! chân phải đá nhẹ báng súng, bồng súng lên vai… đem xuống, đưa trái, đưa phải, đưa ngón trỏ vào cò súng, quay một vòng rồi bắt súng lại, lật đứng cây súng dừng trước ngực, ở nhịp thứ 16 với tư thế chào kính. Kế đến, ra lệnh TĐ1, TÐ3 đàng sau bước: đi đan nhau, rồi ráp lại... ra lệnh Trung đội vừa đi đều bước vừa tách ra làm ba: trái, phải, đàng sau bước… rồi ráp lại! Sau cùng là đi đều bước xếp chữ VN ca bài Việt Nam, Việt Nam và xếp chữ TV hát bài Trưng Nữ Vương:

http://lyric.tkaraoke.com/17285/Trung_Nu_Vuong.html


Tiếng vỗ tay vang lên từng chập, quan khách càng vỗ tay lớn chừng nào tôi càng run chừng đó! Phải chi ngày xưa có CH Phục Hưng thì hay biết mấy, để cho mấy em hậu duệ TQLC biểu diễn thì đâu có run như tôi!

* Ban văn công Chí Linh bắt đầu trình diễn nhạc phẩm: Bài ca lên đường- Đường đi không khó - Hăng say công tác…Trời càng về khuya, vị trí làm Lễ mãn khóa 3/66 chung quanh đèn đuốc lấp lánh như nghìn ánh sao đêm, bên cạnh khán đài một bồn lửa còn đang rực sáng, hàng ngàn CB/XDNT đứng oai nghiêm không thua gì lính đánh giặc. Kinh mời quý vị mở link: Rực Lửa Thiêng Rừng Chí Linh:
http://lyric.tkaraoke.com/17285/Trung_Nu_Vuong.html
http://www.langchai.com/XDNT-Vuonthochilinh.htm

Tổng đoàn Trưng Vương đi tiên phong trình diện Trung đội cơ bản thao diễn trong ngày mãn khóa 3/66 trước Vũ Đình Trường Rừng Chí Linh Vũng Tàu giữa tiếng vỗ̉ tay nồng nhiệt của quan khách, có báo chí trong nước tường thuật và đài truyền hình thủ đô chiếu lại.

Photo:

Điểm nổi bật của khóa 3/66 TĐ8 Trưng Vương có số Cán Bộ cải tuyển nữ đi thụ huấn, đã trải qua các khóa bán quân sự công chức Tỉnh như: đại diện đoàn 831 được chọn điều khiển Trung đội cơ bản thao diễn nữ và Ban văn nghệ Tỉnh có Diệu, Thu Nhi, Hiếu, được chọn vào Ban văn công Chí Linh, trong hai tiết mục đặc biệt này tân Cán Bộ XDNT nữ đã làm vẻ vang TTHL CB/XDNT/TƯ Vũng Tàu trong ngày lễ mãn khóa 3/66 và cũng là niềm hãnh diện cho đơn vị Tỉnh Phước Tuy.

Buổi lễ mãn khóa chấm dứt trong niềm vui bất tận, tôi chia tay với CHT Tr/tá Nguyễn Bé, Bác sĩ Hoàng Đính Bảng, HLV Căn Bản Thao Diễn TQLC Đào Khắc Tỵ, HLV Y tá Nguyễn Văn Nhựt, tất cả giảng viên, các chị CB dẫn đạo của Trung Tâm HL và các khóa sinh nữ sau ba tháng thụ huấn K3/66 gian khổ bên nhau để cùng tiếp thu một chương trình rất hữu ích.

Thời gian như bóng qua cửa sổ, thấm thoát đã 48 năm gần nửa thế kỷ, tuổi đời đã qua thất thập cổ lai hy, khi nhớ về dĩ vãng… kỷ niệm xưa nơi mình đã sinh ra, lớn lên và cống hiến cho đời … nhớ Rừng Chí Linh- đất Lam Sơn- đồi Hồng Lĩnh Vũng Tàu đã đào tạo CB/XDNT-VNCH mà tiêu biểu là xây dựng một “Ấp Đời Mới” cho nông thôn Việt Nam thanh bình, thạnh trị như một hình thức “đem dân về với chính nghĩa Quốc Gia mà giảm bớt dùng đến súng đạn”. Một chương trình rất hữu ích mà chính người đã học hỏi, va chạm thực tế vẫn còn mơ về “Ấp Đời Mới” năm xưa đã xây dựng trên một nền tảng đạo đức, một cuộc sống an bình, ấm no thật sự cho nông thôn Việt Nam dù gì chăng nữa, nó sẽ còn được tiếp diễn./.

Hương Quế KBC 6258
GÐ. CB/XDNT Bắc Cali
Ngày 29/9/2013

Hương Quế

http://xdntbaccali.blogspot.com/2016/07/rural-development-cadres-rdc.html

http://www.vnchhiepdinhparis1973.com/SUB_TaiLieuLichSu/TaiLieuLS1310202343.shtml



 

________________________________________________________________

 



South Vietnam - Rural Development Cadre (RDC)




Pacification is the process of establishing or reestablishing effective local self-government within the political framework of the legitimate central government and its constitution. It includes the provision of sustained and credible territorial security and the genuine, voluntary involvement of the people as well as the initiation of self-sustaining and expanding economic and social activity. Some obvious areas where military forces can assist the pacification effort are the opening of roads and waterways and the maintaining of lines of communication, important to both economic and military activity. The objectives of pacification are not difficult to describe but the attainment of those objectives involves cultural and social forces not so easy to understand and certainly not easy to manage.

The Republic of Vietnam relied heavily on the Rural Development Cadre (RDC) to assist in carrying out the local self-development programs. The RDC, formed in 1965 and organized into paramilitary groups, was charged with motivating and organizing the local population to assume their own self-defense and to raise the living standards of the villages. The RD Cadre, the Rural Development Cadre, were young men who were probably better educated than the soldiers and were supposed to be idealistic. They were in platoon-sized units and they were supposed to go out and bring security and development to the people. It was a way they could get out of being in the army.

On several occasions the war in Southeast Asia brought the CIA problems that demonstrated the advantages of collaborative ties between CIA and Congress. From almost the beginning of Richard Helms's term as DCI, Agency officers worried about the demands placed upon CIA resources by several large-scale covert operations in Indochina. In mid-1966, the administration ordered a doubling of the Rural Development Cadre (RDC) program. a key element in the campaign to improve social, medical, and economic conditions in the South Vietnamese countryside.

The counterinsurgency war in South Vietnam was waged against the Communist political leadership, referred to as the Viet Cong Infra-structure, or VCI. In late 1966, the National Police, Special Branch, Rural Development Cadre, PRU, Military Security Service, and Sector and Sub-sector G-2s were all running operations against the VCI, but there was little coordination or cooperation. Besides, delays in reaching province often rendered information totally useless.

On 21 and 22 September 1966. Helms discussed with the Senate CIA subcommittees the difficulties this expansion would create for the Agency. Russell, observing that these political action teams had little connection to CIA'S intelligence functions but represented a large drain on the Agency's budget, voiced his hope that Helms could disengage the Agency from such operations. The DCI made it clear that this matched his own preferences. Russell's admonitions reflected a conviction held by most members of the four Congressional subcommittees that the CIA budget should be as small as possible in order to avoid attracting unwanted attention.

Helms met with the director of the Bureau of the Budget on 4 October 1966, in an unsuccessful effort to convince him that some other government agency might better carry out the RDC program. Instead, Helms got new White House orders not only to maintain the current level of activities, but also to request a supplementary $38 million from Congress to expand Agency RDC operations.

Although with Senator Russell's permission CIA provided some residual support for 15 months after the 01 April 1968 funding cutoff, firm Congressional backing allowed the Agency to escape a burden that threatened its ability to perform other more important missions. Moreover, it managed this in spite of administration wishes that the Agency continue running the RDC program.


Logistic support of the Rural Development Cadre was generally funded through the U.S. Agency for International Development system in accordance with the Agency for International Development and Department of Defense Realignment Program. Except for ammunition, petroleum, oils, and lubricants and maintenance support which was provided by the South Vietnamese Army, support was generally provided through provincial warehouses operated by the Agency for International Development. However, at times U.S. Army Vietnam provided requested support on a reimbursable basis.

On 9 May 1967, National Security Action Memorandum 362, "Responsibility for U.S. Role in Pacification (Revolutionary Development)," established Civil Operations and Revolutionary Development Support, or CORDS. Almost all pacification programs eventually came under CORDS. From USAID, CORDS took control of "new life development" (the catch-all term for an attempt to improve government responsiveness to villagers' needs), refugees, national Police, and the Chieu Hoi program (the "Open arms" campaign to encourage Communist personnel in south Vietnam to defect).

The CIA's Rural Development Cadre, MACV's civic action and civil affairs, and the Joint U.S. Public Affairs Office's field psychological operations also fell under the CORDS aegis. CORDS assumed responsibility for reports, evaluations, and field inspections from all agencies.


The Government placed control of Rural Development Cadre under the village government in 1969. The RD Cadre in prior years had been used, with some effectiveness, as a substitute for local government. Placing them under village government prevented a conflict of control at the village and hamlet level and gave village councils additional manpower to carry out new programs delegated to the councils.

With the improved security in the rural areas attained by 1971, the Republic of Vietnam reorganized the RDC into smaller groups of ten persons and decreed that 50 percent of all the villages of South Vietnam would have such groups. Under the guidance of the village chief, these smaller groups assisted in local administration and development projects.
Members of the Rural Development Cadre, near Qui Nhon,1969.

            The Rural Development Cadre (RDC) was formed in 1965 as a civilian auxiliary for the Republic of Vietnam. Over time, the scope of the activities of the RDC came to include tasks ranging from civic development projects (such as irrigation canal and housing construction) to conducting public education campaigns (including health awareness and political instruction) to auxiliary security operations in support of the Popular and Regional Forces as well as regular military.
Rural Development Cadre patch, printed, RVNHS Archive.
 
Rural Development Cadre uniform, complete with scarf and insignia, RVNHS Archive.

                            The personnel of the RDC were mainly young men and women who worked for the RDC in rural areas. Some were from these areas, others were from larger cities and towns. At times, the RDC was also known as the "Revolutionary Development Cadre" - as opposed to "Rural" - as the actions and ideology of the RDC were often aimed at progressive development and education in the countryside.
English and Vietnamese language book on the "Revolutionary" Development Cadre,
written by Nguyen Be, 1969, RVNHS Archive.
 
             Most functions of the RDC were civic in nature. Young members of the group assisted in providing health services to poor rural families, the improvement of village life through the construction of communal facilities, and literacy as well as vocational training. Many members of the RDC were educated, and often served with the RDC prior to entering the military, civilian professions, or continuing higher education. From 1965 onward, tens of thousands of young Vietnamese would serve in the RDC. However, in time the effectiveness of the RDC as a counter to enemy activities in the countryside was appreciated by the Republic of Vietnam government, and the RDC came to take on a more prominent security role. This included the collection of intelligence, psychological operations, and also weapons training and providing service as military auxiliaries when needed.

Members of the Rural Development Cadre armed as military auxiliaries
alongside soldiers, 1960s.

No comments:

Post a Comment