Trần Văn Giang
Để bắt đầu, không có gì thuận lý hơn là phải kể “Nhạc Vàng” trước, vì qua thời gian và không gian, nhạc Vàng vẫn luôn luôn là loại nhạc của bên thực sự thắng cuộc trên mặt trận văn hóa. Tôi sẽ chứng minh điều này ở các dòng sau.
Riêng hai chữ “Nhạc Vàng” được dùng lần đầu tiên vào những năm cuối của thập niên 60 ở miền Nam Việt Nam khi Ban “Nhạc Vàng” của nhạc sĩ Phó Quốc Lân ra mắt và trình tấu định kỳ trên đài truyền hình Sài Gòn. Sau đó, nhiều hãng phát hành băng nhạc, đĩa nhạc như hãng Hương Giang, Dạ Lan, Shotguns… cũng có ra những sản phẩm âm nhạc với danh hiệu “Nhạc Vàng.” Tuy vậy, đối với ngay cả những người sống ở miền Nam trước năm 1975 (như tôi) cũng không bao giờ để ý đến hai chữ “nhạc Vàng” cho đến khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975.
Nhạc Vàng thật ra bao gồm rất nhiều thể loại nhạc khác nhau. Được đại chúng (không phải mấy bố cảnh sát, công an cộng sản) hiểu rộng rãi với nhiều tên gọi khác nhau như: Nhạc tiền chiến, nhạc lãng mạn, nhạc tình, nhạc êm dịu… và gần đây tôi thấy có thêm hai chữ nữa là “nhạc Nhẹ?” (có nhạc “Nặng” đâu hà?). Nhạc Vàng có tình quê hương, tình yêu lứa đôi, hoặc chỉ là nỗi niềm riêng tư, cá nhân về thiên nhiên, cuộc sống và cuộc chiến…
Riêng hai chữ “Nhạc Vàng” được dùng lần đầu tiên vào những năm cuối của thập niên 60 ở miền Nam Việt Nam khi Ban “Nhạc Vàng” của nhạc sĩ Phó Quốc Lân ra mắt và trình tấu định kỳ trên đài truyền hình Sài Gòn. Sau đó, nhiều hãng phát hành băng nhạc, đĩa nhạc như hãng Hương Giang, Dạ Lan, Shotguns… cũng có ra những sản phẩm âm nhạc với danh hiệu “Nhạc Vàng.” Tuy vậy, đối với ngay cả những người sống ở miền Nam trước năm 1975 (như tôi) cũng không bao giờ để ý đến hai chữ “nhạc Vàng” cho đến khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975.
Nhạc Vàng thật ra bao gồm rất nhiều thể loại nhạc khác nhau. Được đại chúng (không phải mấy bố cảnh sát, công an cộng sản) hiểu rộng rãi với nhiều tên gọi khác nhau như: Nhạc tiền chiến, nhạc lãng mạn, nhạc tình, nhạc êm dịu… và gần đây tôi thấy có thêm hai chữ nữa là “nhạc Nhẹ?” (có nhạc “Nặng” đâu hà?). Nhạc Vàng có tình quê hương, tình yêu lứa đôi, hoặc chỉ là nỗi niềm riêng tư, cá nhân về thiên nhiên, cuộc sống và cuộc chiến…
Mặc dầu còn có rất nhiều tranh cãi về ai là nhạc sĩ đầu tiên? Bài hát nào là bài hát đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam?... nhưng cho tới nay hầu hết những nhà phê bình âm nhạc đã công nhận nền tân nhạc Việt Nam chỉ thực sự thành hình vào khoảng năm 1938. Năm này được đánh dấu bởi buổi trình diễn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên ở Hà Nội. Ông trình bày chính tác phẩm, những bài hát đầu tiên của ông khi đó qua ba bài “Kiếp Hoa,” “Bông Cúc Vàng,” và “Anh Hùng Ca.”; rất tiếc, những bài hát này chưa có giá trị nghệ thuật cao cho nên đã dễ bị đi vào quên lãng…
Nhạc Tiền Chiến (1938-45)/Nhạc Tình Lãng Mạn (? ~ 1954)
Ngay sau thời kỳ phát khởi, nền âm nhạc Việt đã phát triển ở mức cao độ. Ở thời kỳ ban đầu (từ cuối thập niên 30 cho đến chiến tranh Việt Pháp bùng nổ - 1945), hầu hết các ca khúc đều là các bài mang tính chất lãng mạn trữ tình, giàu màu sắc văn học, trở thành bất hủ… có ảnh hưởng sâu đậm đến các sáng tác của nhiều nhạc sĩ của các thế hệ sau này. Các bài tiêu biểu là: Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu, (Đặng Thế Phong); Thiên Thai, Trương Chi (Văn Cao); Biệt Ly (Doãn Mẫn); Khúc Yêu Đương (Thẩm Oánh); Bóng Ai Qua Thềm (Văn Chung); Lá Thư (Đoàn Chuẩn);Trường Ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương – Trường ca gồm ba bài được Lê Thương sáng tác trong nhiều năm khác nhau).
Dòng nhạc gọi là “Tiền chiến” không kết thúc vào năm 1945. Nó còn bao gồm cả những bài nhạc sáng tác sau 1945 (Tôi không biết có nên gọi nhạc sau 1945 là nhạc “Hậu chiến?” hay nhạc “Hội tề?” – tức là thời kỳ Việt Minh đang hoạt động mạnh?) như: Dư Âm (Nguyễn Văn Tý); Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn); Trăng Mờ Bên Suối (Lê Mộng Nguyên); Làng Tôi (Chung Quân), Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay (Đoàn Chuẩn); Ngày Về (Hoàng Giác)…
Nhạc Tiền Chiến (1938-45)/Nhạc Tình Lãng Mạn (? ~ 1954)
Ngay sau thời kỳ phát khởi, nền âm nhạc Việt đã phát triển ở mức cao độ. Ở thời kỳ ban đầu (từ cuối thập niên 30 cho đến chiến tranh Việt Pháp bùng nổ - 1945), hầu hết các ca khúc đều là các bài mang tính chất lãng mạn trữ tình, giàu màu sắc văn học, trở thành bất hủ… có ảnh hưởng sâu đậm đến các sáng tác của nhiều nhạc sĩ của các thế hệ sau này. Các bài tiêu biểu là: Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu, (Đặng Thế Phong); Thiên Thai, Trương Chi (Văn Cao); Biệt Ly (Doãn Mẫn); Khúc Yêu Đương (Thẩm Oánh); Bóng Ai Qua Thềm (Văn Chung); Lá Thư (Đoàn Chuẩn);Trường Ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương – Trường ca gồm ba bài được Lê Thương sáng tác trong nhiều năm khác nhau).
Dòng nhạc gọi là “Tiền chiến” không kết thúc vào năm 1945. Nó còn bao gồm cả những bài nhạc sáng tác sau 1945 (Tôi không biết có nên gọi nhạc sau 1945 là nhạc “Hậu chiến?” hay nhạc “Hội tề?” – tức là thời kỳ Việt Minh đang hoạt động mạnh?) như: Dư Âm (Nguyễn Văn Tý); Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn); Trăng Mờ Bên Suối (Lê Mộng Nguyên); Làng Tôi (Chung Quân), Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay (Đoàn Chuẩn); Ngày Về (Hoàng Giác)…
Xa Vắng (Y Vân)_Thien Kim
http://youtu.be/DFgp5Sg8IJ8
http://youtu.be/DFgp5Sg8IJ8
No comments:
Post a Comment