Sunday, October 29, 2017

 




Văn-Lang và Bách Việt

Dù nhiều lớp bụi mờ đã phủ lên cổ sử: Thử tìm hiểu thêm về Văn-Lang và Bách Việt.


Văn-Lang là "Van-Lang-Sang" là Vạn-Tượng


Tôi đọc qua bài viết giải thích tên Văn-Lang với cách diễn giải Văn là "Văn
紋" là Xâm mình, vì chữ Hán có chữ Văn 紋 là xâm, và người Việt có phong tục xâm mình khi xưa, đã được ghi trong cổ Sử, và Lang là "Lang 郎" có nghĩa là "người" hay là anh chàng, (ví dụ như Tân lang, tình lang v. v...).

Khảo cứu chỉ là khảo cứu, biết đâu Văn-Lang lại là Vạn-người
Vạn Lang.

Nhớ khi xưa học Anh Văn, trong một lớp có học sinh thuc nhiều dân tộc khác nhau, thầy giáo "da trắng" hỏi, có ai biết phát âm "lang-sang" ở Lào, hay bắc Việt Nam có nghĩa là gì không? Một học sinh người Lào trả lời: có nghĩa là
"Many elephants"- ("nhiều Voi"), và cho biết có đến mấy ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác biết và Dùng "Lang-Sang" là "Nhiều Voi"

- Ngoài ra, Người Triều Châu có hát "Voan-xiang" là "Vạn-tiên
萬仙", Núi Vạn Tiên ở Thái Hành Sơn 太行山, nhưng không! Chưa nghe qua tích gì liên quan đến Vạn-Tiên Sơn, mà chỉ biết rằng "Voan-Xieng 萬象" có phát âm như là Vạn-Tượng 萬象. Và người Triều Châu có tục hát cúng cổ nhạc "Voan-Xiang" sau mùng một tết.

Ngày nay thì tiếng Quảng Đông gọi Voi là "Choèng", tiếng Bắc Kinh là "Xiang", Cổ âm "Voan-Xiang" không ai hiểu nghĩa và tạm dịch là "Vạn-Tiên" hay "Vạn Xuân"!


Có phải đó là "Vạn-Tượng
萬象" Tức là "Van-sang" mà có nơi gọi là "Văn-Lang"? "Sang" hay "Xiang" hay "Voi_Tượng"...

Bởi vì tên gọi hai bà Trưng bên tiếng Triều Châu ('Chen' "Chek") và ('Chen' "Dịa") là hiểu liền! "Chek" và "Dịa". Đó là số đếm của một, hai của người Triều Châu vẫn dùng ngày nay, không khó hiểu như tiếng Việt Nam là "Trắc" và "Nhị"- Trong khi tiếng đếm bây giờ là Nhất, Nhị.


---Tiếng Việt Nam thì gọi hai bà là:


"Trưng Trắc
徵側" với "Trưng Nhị 徵貳".

-"Trắc" hay "Chắc" là chữ "Chiếc" của ngày nay.


Chiếc là một, đơn "Chiếc" là đơn côi một mình, tiếng Quảng Đông ngày nay thì "Trắc" hay "Chắc" biến thành "Dách" (1,2,3,4... là Dách, dì, xám, xi...).


- Tiếng Triều Châu thì "Chắc" là "Chék" (1,2,3,4 ...là Chék, dịa, sa, siá...), biết nhiều phương ngôn rất vui.


Chữ
單一 là Đơn-Nhất còn là "Đơn Chiếc".

Và "tanśh ié" (Bắc Kinh), "Tanśh dách" (Quảng Đông), "Toa chék" (Triêù châu).


- Lý Nam Đế - Lý Bôn
李賁 là hậu duệ họ Lý, có nguồn gốc tổ tiên từ Hoa-Nam, lập ra Vạn-Xuân quốc 萬春國... chưa chắc có nghĩa là một vạn mùa Xuân!

Vì phát âm "Vạn-Xuân" lại là gợi nhớ Voan-Xiang - "Vạn-Tượng
萬象".

Cái bóng của "Voan-Xiang" là "Vạn-tượng" và "Văn-Lang" rất to lớn và bao trùm một phạm vi rộng mênh mông trong Cổ sử.


Voi Nam Á cao quý trong cổ sử, từ Ấn-Độ kéo dài đến biển đông, gồm Ấn, Miến-Điện, Thái, Lào, Việt Nam và vùng Hoa Nam thì quý tộc và Vua đều quý trọng voi.


Dùng Voi trong việc uy phong, tế lễ, chứng tỏ quyền uy, làm biểu tượng và cũng làm cống phẩm, quà tặng cho nhau giữa các vua chúa và quốc gia.


Và nên nghĩ như thế nào về tên gọi ca hai bà Trưng bên tiếng Triều Châu không cần giải thích... mà hiểu liền là một và hai?


Và lại có tục hát cúng "Voan-Xiang", điều đó có thể cho thấy thời hai Bà Trưng thì người Triều Châu còn là Việt, chưa bị đổi tên gọi là Mân Việt.


Văn-Lang là tên gọi quốc gia của người Việt ở Vit Nam trong cổ sử.


Liên hệ mt thiết với cây Tân-Lang là cây Cau, nếu "Van-Tân-Lang" rút gọn là Van-Lang, là "Vạn -Lang " (Vạn cây Cau) rồi đọc thành ngắn gọn, thì trở thành Văn-Lang!

- Mộc
ghép với chữ Lang là thành chữ Lang của cây tân - Lang

Trầu_Cau lại là "Sơ
_ Tân - Lang " mà phát âm nhanh rút gọn lại là "Sang" (疋檳榔 = 疋木木=楚) Hay "Shan", Lang có nghĩa Tân Lang là Cây Cau như ở nước Sở? Hay nghĩa Lang-sang là nhiều Voi?

Văn-Lang ở Việt Nam nghĩa là "Vạn Tượng" hay "Vạn Tân Lang"?

Theo một chữ Shan Sở thôi thì đủ kết luận Văn-Lang của người Việt là "Vạn-Tân-Lang"!

Nhưng Biểu tượng Voi của vua chúa toàn vùng Đông nam Á và Sự tích Hai Bà Trưng thì "Văn-Lang" lại có ý nghĩa là "
Văn-Lang-Sang"---> là "Vạn-Tượng"!

Và nhất là sau nầy khi mang tên là "Tượng quận" trong thời kỳ bắc thuộc thì càng thấy rõ đất quận "Voi" ngày xưa là nước "Văn-Lang-Sang
萬象 Vạn Tượng"<---> "Văn-Lang".

- Chắc chắn có một nước "Văn-Lang" phía nam rồi tiến dần lên hướng Bắc thời cổ sử.

Và bây giờ theo ngữ âm khi đọc thì ngôn ngữ ở Vùng Hoa Nam "Voan" còn dễ hiểu và rõ nghĩa là "Vạn" hơn tiếng Việt Nam là "Văn" làm cho người ta hiểu lầm là "xâm".

- "
Vạn-Tân-Lang" thì đúng nghĩa ở nơi nhiều cây Cau, "Van-Lang-Sang" - "Vạn-Tượng" thì đúng nghĩa ở nơi nhiều Voi.

Nhưng... càng lên cao về hướng Bắc thì không còn có cây Cau mà cũng không có Voi; vậy mà có nước Sở tên là *Shan
, và Triều Thương cũng tên là Shan .

Đó cho thấy bằng chứng Văn-Lang là một đại quốc có nguồn gốc từ phương nam tiến lên bắc.


Nếu khảo cứu kỹ lưỡng trong lịch sử thì sẽ thấy:


- Văn-Lang bắc tiến từ phía nam đi lên, đến vùng Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, và một phần của Hồ Nam, Hồ Bắc thì tiếng địa phương gọi là "Dạ-Lang". Bởi vậy trong cổ sử có nước Dạ-Lang
夜郎 ở vùng nầy. Mà hiện giờ dân tộc Bố-Y có ngôn ngữ nửa giống như tiếng Bắc kinh và phân nửa giống tiếng Việt là đại diện tiêu biểu của "người Dạ-Lang".

- Văn-Lang tiến đến một Phần của
湖南 Hồ Nam、湖北Hồ Bắc、重庆Trùng Khánh、河南Hà Nam、安徽An Huy、江苏Giang Tô、江西Giang Tây v. v... thì tiếng địa phương gọi là Shan rồi bị đổi ra gọi là Sở, có lẽ cách đọc phải thay đổi vì có một "Shan" khác thường được tiếng Việt gọi là Triều "Thương" và viết là Shan đã bị mất vào tay nhà Chu nên húy kỵ chăng?

(Có thể so sánh với trường hợp chữ "Lợi" ở Việt Nam ngày xưa đọc là "Lị", nhưng đến khi có vua Lê Lị
黎利 thì kỵ gọi trúng tên vua nên đã đổi "Lị " trở thành "Lợi ", và lâu dần không còn ai nhớ và đọc đúng chữ "Lị" nữa, và chỉ đọc là "lợi" mà thôi).

Hoặc, đây là dấu tích lịch sử đã bị tráo trở ngay ở chỗ nầy!


Trong sử có nước Sở
viết bằng chữ Shan là "Sơ-Tân-Lang" (*: 疋木木) ở vùng nầy, mà ngày nay tiếng nói Sở và người Giang Tây, Trường Sa là đại diện của người SỞ - (: 疋木木) - Sơ-Tân-Lang.*

*(
湖北常自称荆楚湖南自称湘楚. Hồ-Bắc thường tự xưng Kinh Sở, Hồ-Nam tự xưng Tương Sở, Tương lại có phát âm như là "Tượng").

- Văn-Lang vượt qua phía Bắc của Shan
Sở, thì tiếng địa phương gọi là Shan mà tiếng Việt còn gọi là triều Thương . (… và chỉ riêng phần đất phía Triều Thương nầy, bị mất vào tay nhà Chu, là biến thành nhiều nước nhỏ trong thời gian gọi là Đông Chu Liệt Quốc).

Bởi vậy trong Sử có Triều Shan
Thương ở vùng đất nầy. (Vùng nầy khi Shan Thương bắc tiến đã gặp phải người da trắng đến từ Siberia, Hung-Nô, Nga, Turkey v. v....

Shan
Thương chinh phục và đồng hóa người da trắng. Các triều đại sau nầy thì lại càng có nhiều người da trắng xâm chiếm và di cư đến vùng nầy rồi lại bị đồng hóa trở thành "Hoa" hay "Hán" nhưng mà da rất trắng và thân cao to... điển hình là các cô gái phía bắc của vùng Sơn Đông hiện giờ cao 1 thước 70 là chuyện thường... chỉ xét riêng Triều Hán thì đã có cả chục triệu người "tây phương", "hung nô" đã qui phục và trở thành dân Hán, đến thời nhà Tấn, thì toàn thể vùng nầy bị người tây phương da trắng tràn ngập và lập ra nhiều quốc gia nhỏ mà sử gọi là thời kỳ Nam-Bắc Triu, ngày nay đại diện cho vùng nầy là người và tiếng Bắc kinh).

- Văn-Lang của người Việt Nam rộng qua đến Lào thì tiếng địa phương gọi là Lang-Sang (còn vùng tên Lạng-sơn, và Thủ đô Viên-Chăng của Lào là dấu tích - Mà ngày nay biến âm qua Viên_chăng rồi bị giải thích là "Thành phố Trăng").


- Văn-Lang Việt Nam ngày nay thì dù ở trong nước hay khắp nơi trên thế giới, người Việt Nam đều thường hay lấy tên Văn-Lang đặt tên cho trường học, và người Việt vẫn giữ phong tục có Trầu-Cau cho lễ thành hôn.


Phải là cùng chung một quốc gia thì tên gọi mới giống nhau được!


Văn Lang tiến từ Nam lên Bắc trong quá trình hàng ngàn năm mới có bờ cõi mênh mông, chắc chắn là đầy bi hùng cho nên chữ Việt mới có đến hai cách viết là Việt
và Việt .

Và chữ "Việt
với bTẩu và cái Qua" rõ ràng có ý nghĩa là cầm vũ khí mà "Vượt" lên...

Tên gọi từng vùng của Văn-Lang khác nhau về phát âm vì yếu tố ngôn ngữ đã "địa phương hóa" bởi vì địa bàn quá rộng thì chắc chắn có nhiều dân tộc khác bị Văn-Lang chinh phục và đồng hóa nhau, nhưng không thoát khỏi âm chính là đất nước của hàng
Vạn Voi, hàng Vạn Cây Cau...

"
Van-Lang-Sang". Văn-lang quá rng lớn, nên mỗi nơi đều có vua chúa của mình, có thể gọi đó là một liên bang to lớn cho nên tính chất địa phương đã làm chủ từng vùng, và cũng từ đó mà diễn biến trở thành Bách Việt.

- Sử của Văn Lang bắt đầu từ bao giờ?


Ai mà chứng minh vẹn toàn được?
Đến bây giờ là năm ngàn năm văn hiến?

Có thể ít hơn! Có thể nhiều hơn gấp đôi thì sao?


Những con số không kiểm chứng được dù có viết ra thì cũng chỉ là tượng trưng mà thôi!


Nhưng cũng chỉ có lịch sử Văn-Lang là mới phù hợp và giải thích được tại sao Nhóm Việt-
--Yue lại có mặt trên một địa bàn quá rộng trong cổ sử.

- Nhưng rồi Văn-Lang ở Phía Bắc trở thành nhập nhằng Hoa và Việt khi bắt đầu có nhà Chu
xưng là Hoa, rồi đến Xuân Thu-Chiến quốc..

Nếu Shan
là Thương không mất vào tay Chu thì thời Xuân Thu-Chiến Quốc với các nước nhỏ là Ngụy - Hàn - Triệu - Yến - Lỗ- Tề - Tần vẫn là một phần của Văn-Lang là Shan Thương, nhưng vì mất Triều Thương và có Triều "CHU" nên vùng đó trở thành:

1/- Chữ viết không thay đổi, - nhưng đổi tên là Hoa-Hạ tộc, dễ gây ngộ nhận chữ Hoa không phải là chữ Việt.


2/- Ngôn ngữ có biến âm dần dần, - và sau nầy thay đổi nhiều hơn và gọi Hoa, dễ bị lầm lẫn là ngôn ngữ khác.


3/- Văn phạm thì đảo ngược dần dần,- hơn 2.000 năm sau thì trở thành gọi là Hoa ngữ, (biến âm và biến văn phạm).


4/- Ngụy tạo lịch sử và bôi nhọ Đế Tân của Văn-Lang phía bắc là Shan
là TRƯ (Trụ Vương) là mê Đĩ ("Đắc-Kỷ" hay "Đán-Kỷ"... chỉ là phiên âm)

Chu kể ti "Trụ" Vương có sáu ti, sau nầy dần dần... thành nhiều tội hơn… để m dân làm cho dân ghét vua cũ và không muốn phục quốc, - không viết đúng lịch sử.


Tách Shan
ra khỏi gốc của Shan Sở và đại thể Văn-Lang trở thành một nhóm, rồi xưng là Chu - Hoa ... trong khi Giáp Cốt Văn và Kim Văn của Shan Thương + shan sở mà Chu - Hoa sử dụng lại là được khai quật lên từ ở đất của Shan Sở và phù hợp với cách viết và cách đọc ở phía nam, so với các ngôn ngữ phía bắc là tiếng Nga, Mông-Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Tibet/Tây tạng, Mãn Châu v. v... là hoàn toàn khác biệt.

5/- Chu
đã dùng danh Từ "Hoa " là quý tộc thời xưa, nhập chung với chữ "Hạ" để cho là chính thống theo tổ tiên thời nhà Hạ , - Và giành độc quyền ta là "Hoa", Ta là "Hạ".

Trong khi Hạ là triều đại xưa trước Shan, và Hoa là giai cấp quý tộc xa xưa của thời vua Nghiêu, Thuấn, Hạ; cách diễn giải lịch sử độc quyền của Chu đ gạt hẳn văn hóa có sẵn của Văn-lang hay Shan
qua một bên, đưa tất cả gốc gác văn hóa trung nguyên theo thuyết bắt nguồn từ văn minh phía tây là của Tibet (và cho đến nay thì tiếng "Hoa" ở Trung-Hoa được gọi là Hán-Tạng ngữ.

Nghĩa là bắc nguồn từ Ti
, tức là Tibet hay còn gọi là Tây-Tạng)... trong khi đa số dân chúng và văn hóa của Chu là Dân chúng và văn hóa Shan / Van-Lang-Sang mà họ mới giành được!!!

... Vì sao phải nói vậy khi khảo cứu lịch Sử?


... Bởi vì có một dòng lịch sử viết theo cách dèm pha "Trụ" Vương lạ lùng đến đỗi người ta phải bỏ thời giờ ra nghiên cứu!


... Có lẽ cái bóng của "Trụ" và Shan
- Văn Lang quá lớn. Anh Hùng của dân tộc nầy lại là kẻ thù của dân tộc kia ở bên đối phương.

Nếu Không có Shan - "Trụ" Vương đánh Đông Di thì sau nầy dễ gì có nước Việt của Việt Vương Câu-Tiễn và nước Ngô, nếu không có Shan - "Trụ" Vương lại Bắc Tiến thì dễ gì có Ngụy - Hàn -Triệu -Yến - Lỗ- Tề - Tần v. v... để mà nhà Chu phong hầu phong tước cho họ?


... Có lẽ quân và dân mệt mỏi và đau khổ vì chiến tranh, nên theo sử liệu thì khi quân Chu tiến Vào Triều-Ca là kinh đô của nhà Thương mà quân số chỉ bằng một phần 10 của quân lính bên "Trụ" Vương, nhưng quân ở Triều-Ca khi đó đã quay giáo rước giặc là nhà Chu vào Thành...


Có lẽ đó là trận chiến tranh Tâm Lý Chiến tuyên truyền đã thành công kinh hồn nhất trong lịch sử cổ đại, "đã khiến Trụ Vương phải tự tử cho dân... sáng con mắt sau nầy!"


- Câu nầy là... của tôi.


Để diễn giải nhà Chu bước vài thời kỳ Đông Chu liệt quốc, chia làm thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc... dân chúng... tha hồ đau khổ cho sáng mắt ra vì ngày xưa đã rước Chu
về.

Shan
Thương của "Trụ" vương trong khi Bắc tiến đã chiến thắng và đồng hóa người da trắng mà cổ thư gọi là Bạch-Địch hay Trung-Sơn Quốc.

Chữ "địch
" tiếng Việt ngày nay là phiên dịch từ chữ "Ti -" trong khi Ti 狄 lại là tiếng Việt ngày xưa phiên âm để gọi người TiBet da trắng.

Sau nầy thì chính là nhóm Tibet đã bị đồng hóa nầy lại tài tình liên kết với Chu
sử dụng tâm lý chiến là "Vua Trụ mê Đắc-Kỷ và ác dâm" diệt nhà Thương lập nên nhà Chu và xưng là "Hoa-Hạ tộc".

Đọc Sử đã bị "cải biên" cứ ngỡ Shan
của triều Thương là không dính líu người Việt hay Văn-Lang vì gọi là "Thương".

Xin chú ý tài liệu xưa thì Chu và Thương khác "tộc" với nhau, và chữ viết để lại thì các tiên đế của triều Thương chỉ đơn giản có tên là ông
Giáp , Ất , Bính , Đinh v. v...

Chữ Giáp Ất:
- thì người Việt ngày nay ít có ai hiểu được!

Vì cứ cho nó là Chữ "Tàu", thường hay ghét "Tàu" không thích học chữ "Tàu"!


Trong khi người "Tàu" thì làm sao hiểu và thân thiết với Giáp, Ất
, bằng người Việt được!

Vì
, là "Cả, Út".

"Cả - Út" đi một vòng biến âm qua "Ca-ék" (Triêù Châu), "Kap-ià" (Quảng Đông), "Jiẽ-uyã" (Bắc Kinh)... trở thành
Giáp-Ất, rồi người Việt lại nghĩ rằng Giáp Ất là Hán-Việt, là "Tàu", hết biết Giáp Ất là Cả và Út!...

Hàng ngàn năm với nhiều triệu anh
Cả và anh Út người Việt đã chửi "Giặc" Ân-Thương_Giặc Tàu... và đề cao một "Phù Đổng Thiên Vương" thần thoại mà nhiều sắc tộc thiểu số khác cũng có câu chuyện nầy để chửi Vương Triều Shan Thương với các Vua có tên là ông Cả, ông Út.

Những "Cả" và "Út" sau chửi "Cả" và"Út" trước... không biết thì không có tội?
Tàn nhẫn quá!

Tôi thích khảo cứu sự thật và chia sẻ sự thật, nhưng cũng đã từng bị vu khống khi thử chia sẻ ý kiến, cho nên đến nay tôi mới quyết định mạnh dạn công bố những phát hiện của mình.


(
Cám ơn "Nhóm đàn anh" của tôi, đã ủng hộ tinh thần để tôi công bố những bài khảo cứu).

Khi viết bài nghiên cứu về lịch sử thì thường hay phải dẫn chứng bằng cổ thư và sách sử. Nhưng cổ thư và sách sử nói sai sự thật thì dần dần cái sai đó có thể biến thành "sự thật" và "Chân lý", thế nên mới nói là trên đời nầy không có gì là tuyt đối cả.

Chuyện Trụ Vương và Đắc-Kỹ là một ví dụ điển hình. Các học giả hàng ngàn năm trước đã phải ngao ngán, vì khi kiểm chứng lại thì sách sau kể tội Trụ Vương nhiều ti hơn sách trước! Dù Trụ vương đã chết mà vẫn có tài năng gây thêm tội để sách sau và đời sau thêm vào thì mới là kỳ lạ!!!


Bây giờ là thế kỷ 21, nếu "dẫn chứng" bằng sử ký của Tư Mã Thiên kể rằng:

Nhà Chu diệt nhà Thương, vua "Trụ" tự tử trên lâu đài rực lửa v, v...
và: Sở là một nước ở phương nam man, còn gọi là Kinh Sở, Kinh Man v. v... và ... các vua Việt tên Câu-Tiễn, Vô Dư, vô Cương v. v...

Có thể nói là trật lất hết. Nhưng lại được dẫn chứng khi "đụng" tới sử!
Và ai kiểm chứng được?

Nếu thật sự cố gắng kiểm chứng, sẽ phát giác rất nhiều cái sai trong Sử ký của
Tư Mã Thiên và trong Chính Sử.

Tư Mã Thiên có tài viết sử, nhưng không phải là nhà thông thái đễ hiểu hết mọi nơi, thu thập tin tức và tài liệu để viết Sử thì lại bị lệ thuộc tài liệu là bắt buộc bị phải như vậy rồi!


Thời nhà Chu đâu có báo chí, điện thoại, tòa án, máy bay, tàu hỏa, phim ảnh và Internet v. v... để kiểm chứng như hiện giờ thì dễ sai, đã có sử "nhập nhằng-giả dối" cho nên các nhà nghiên cứu sử thuc các nước tây phương chung tinh thần khoa học đã không tin được những dữ kin từ khi là "có" một triều đại "Tây Chu" trong chính sử trở về trước.


Chuyện Chu tiêu diệt nhà Thương còn mập mờ không rõ ràng.
Triều Chu diễn biến thành thời Xuân-Thu và Chiến Quốc là thời kỳ "nở rộ" của Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, mà cũng nở rộ luôn những cải biên và thêm thắt vào lịch sử.

Sau khi TầnThủy Hoàng lập nhà Tần chấm dứt thời chiến quốc thì đã đốt sách chôn nho một phần cũng là vì sợ cái "Nho" "cải biên" của thời đó quá rồi...


Và "bạo chúa -Tần Thủy Hoàng" xây nối liền Trường-Thành đ tách biệt hẳn với dân du mục Hung-Nô mà vẫn bị cho là du mục và Hung-nô/ Tàu... cũng là một đề tài cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn...


Sau nầy mới có khởi nghĩa của Hạng Võ và Lưu Bang. Lưu Bang lập nên nhà Hán trước công nguyên 202 năm, và sau đó hơn 50 hay 60 năm sau thì Tư Mã Thiên mới ra đời, rồi thu thập "tài liệu" của cái thời hỗn lon Xuân-Thu của Chu mà viết nên sử ký!


Sử ký của Tư Mã Thiên là thường được dùng để dẫn chứng nhiều nhất khi viết về Sử, và thậm chí là dùng làm "chuẩn"... nhưng cho đến nay... người ta vẫn chưa biết rõ được Tư Mã Thiên Sinh năm nào...
Nghĩa là xin hãy ghi năm sinh của Tư Mã Thiên là "trước công nguyên khoảng chừng 145 hay là 135 năm".

Đó là sự thật của lịch sử!


Các truyền thuyết Ông "Bàn-Cổ", "Phục Hy" và "Nữ-Oa", "Ngu Công dời núi", "Vua Vũ trị Thủy", "Lạc Long Quân lấy bà Âu-Cơ", "Vương Tử Cầu Tiên", "Lão Tử cỡi Trâu Xanh về tây Thiên làm Thái Thượng Lão quân" v. v... nhiều lắm, đều là "sản phẩm" hay là thêm mắm muối cho ngon của thời Xuân Thu-Chiến Quốc đời Chu!


Khi nhà Chu từ phía tây di chuyển về hướng đông vào Trung Nguyên và xưng ta là "Hoa" là con cháu của "Hạ" là đã mở màn cho vic có hai dòng sử để nói về một quốc gia:
Một là của những người mới đến Trung Nguyên, hai là của người cũ ở Trung nguyên.

Nếu triều Thương là Shan không bị mất bởi Chu thì đâu có chuyện các quốc gia nhỏ thời Đông Chu liệt quốc và đâu có chuyện bôi nhọ "Trụ Vương" một cách khôi hài thành chuyn thần tiên và tìm cách diễn giải lịch sử sao cho người ta thấy mình là chính thống và là "thế thiên hành đạo"?

Càng về sau thì càng có nhiều người mới và hai dòng sử nhập chung làm một vì bản thân nó là một, nhưng đã bị những cải biên, ngộ nhận, và sai lầm đến đỗi ngày nay trở thành…


Nếu muốn biết cổ sử và nguồn gốc tổ tiên thì:

- Nếu quí vị là người Hoa, thì quý vị sẽ không hiểu hết sử Hoa khi không biết tiếng Vit vì sẽ không hiểu nghĩa của nhiều danh từ tên người và tên đất v. v…

Và nếu quý vị là người Việt, thì quý vị sẽ không hiểu hết sử Việt khi không biết tiếng đã được gọi tên là tiếng Hoa và chữ Hoa vì đó là Cổ Việt Văn!


ví dụ...


- Bàn-Cổ
盤古 là Bầu hay Bồ, Bùa là "Bàn-Cổ" chỉ là phiên âm của ngôn ngữ xưa còn là đa-âm. "Hỗn độn chi sơ, Bàn-cổ thủ xuất" nghĩa là diễn giải của con người về thuở ban sơ của vũ trụ khi tạo thiên lập địa là "Thời kỳ ban đầu, bầu trời xuất hiện..." Vậy thôi!

Bản thân câu văn không có nói đến Bàn-cổ là một ông hay một đấng tối cao nào cả!


Thêm một vài thí dụ cụ thể:


- Vua " Phù Sai
夫差 " là tên "Phái", là con của ông vua tên "Quí", Vì "闔閭 Hạp Lư- hay-Khạp Lư- Hay Cạp lũy là "Quý".

- Vua có tên Câu-Tiễn
勾踐 là vua Kiên hay Kiện.

- Tây thi... là người đẹp ở "Trữ-La
薴蘿" thôn, hay là "Tử-La" thôn, chỉ là cách nói đa-âm của tiếng Việt ngày xưa, chính là người đẹp ở thôn Tả ("Tả''= Tử-la<--> 'Tả' Lư) (Tử La) hay là Thôn "trái", chắc chắn là kế bên thôn "trữ-la" còn có một thôn gọi là thôn "hữu" hay thôn bên "phải", cho nên mới có thôn "Trữ-La",

... Có một nàng Đông Thi để so sánh với Tây Thi càng rõ ràng có thôn Hữu và Tả, Tây Thi... tên là Thi Di-quan
施夷光?

Không! Giọng đọc Việt cổ sẽ giống như Mân Việt ngày nay thì Di-Quan
夷光 đọc là ia-quang chỉ là chữ đánh vần chữ "Oanh" thì mới có nghĩa, nghĩa là người đẹp Thi Oanh ở bên thôn "Tả", "trái" hay ''Trả''-Trữ-la 薴蘿 - là phát âm xưa", vậy thôi!

Không đọc được cái chữ gọi là Hán Tự mà thật ra là chữ Cổ Việt trước khi dùng A, B, C thì không hiểu, mà đọc được Hán Tự hay Trung Văn mà không hiểu Việt ngữ theo tiếng Việt thì cũng phải chịu thua vì sẽ không hiểu được ý nghĩa là gì!


Qui tắc nầy rất đơn giản, nhưng nếu không chấp nhận sự thật, thì ngay cả những sử gia lừng lẫy cũng vẫn sẽ đi vào bế tắc mà diễn giải sai cổ sử của Bách Việt và "Việt" - "Hoa".


SỬ nhà Chu 周 không rõ ràng!


Chỗ thì nói Chúc Hùng, Vương của Sở (
楚鬻熊) là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương của Nhà Chu, nơi khác lại nói ngày xưa Lịnh Doãn 令尹 (Lịnh Doãn: tương tự cách gọi là tể tướng - thủ tướng) của Nước Sở là Tử Văn 子文 vào yết kiến nơi triều đình Chu, mà khi đó không ai hiểu tiếng Sở!

Sử ghi là Chu là tiêu diệt nước Shan
của Trụ Vương mà lp nên nhà Chu, trong khi ở kề bên nước Chu vẫn còn một nước Shan khác bị gọi tên là Sở.

Dù phát âm như thế nào đi nữa thì tất cả mọi người sẽ dư sức hiểu đưc rằng chữ Sở
còn một âm đọc chính là Shan.

Chuyện dây trầu trồng quấn lên cây Tân-Lang... là nhìn vào chữ Sở là thấy liền!
ghép chữ sơ 疋 với lâmlà hai chữ mộc đại diện cho cây Tân-Lang, nghĩa là Sơ-Tân-Lang là Shan.

Vậy mà Cổ sử và truyền thống đã chỉ đọc chữ Shan
nầy mới đọc là Shan.

Còn Chữ Shan
với Sơ-Tân-Lang đúng nghĩa và đúng chữ 100% dây Trầu quấn hai cây thì bị đọc là Sở mà thôi - không đọc "Shan".

Cái gì đã được đa số nói, hay đã nói hàng ngàn năm nó ghê gớm và ảnh hưởng vô cùng...


Chu Diệt Shan?


"Trụ???" Vương chết rồi mà cứ có thêm ti hoài để người đời sau ngán ngẫm khi nghiên cứu sử!...


Bằng thực tế phân tích và suy xét, sẽ thấy rằng
Shan vẫn tồn tại, và bị gọi là Sở! Còn một Shan khác đã bị Chu lấy đất chỉ là một phần của Shan, và sợ rằng Shan còn tồn tại sẽ đòi đất, và cũng sợ dân chúng của Shan đã mất sẽ phục quốc cho nên phải thêu dệt tội ác cho vua tên "Trụ " còn gọi là Đế Tân - 帝辛.. trở thành một ông vua dâm ô ác độc, và kết quả là... cứ lâu lâu thêm một thời gian thì "Trụ" vương lại có thêm một hình thức dâm ô ác đc để dân gian kể cho nhau nghe chơi... và lâu dần thì đủ để thành một truyện "Phong Thần" rất hấp dẫn trong dân gian...

Ngày nay chúng ta còn bị mê hoặc, nghe kể chuyện và xem phim "Phong Thần-Trụ Vương say mê chồn tinh Đắc-Kỹ"!!!


Xem phim hay đọc truyện Phong Thần và chuyện Sở bá Vương Hạng Võ với Ngu Cơ, thì thấy là hai vị anh hùng đó đều bị diễn giải trở thành ác độc và mê gái.


Trong khi họ là anh hùng Văn Võ song toàn của Shan-Văn-Lang từng có chiến công lừng lẫy.


Khi nước Shan
mất, thì nước Shan (Sở) vẫn còn, và từng xưng bá Trung Nguyên trên cả quyền lực của vua Chu.

Sau nầy Tần Thủy Hoàng Diệt luôn Shan
(Sở) và thống nhất Trung Nguyên lập nên nhà Tần.

Sau đó đến đời nhà Hán thì có sứ giả Hán Triều là Đường Mông 唐蒙 đến nước "Dạ Lang 夜郎" mà Vua Dạ Lang hỏi sứ giả rằng "Nước Hán Lớn hay Nước Dạ-Lang lớn?" Bởi vì riêng "Dạ-Lang" đã quá lớn và Văn-Lang lại còn quá lớn hơn.

- Hãy nhìn xem tên Đông Đức và Tây Đức, Nam- Bắc Triều Tiên, Đông và Tây Hồi, và Trung Hoa ngày nay một nước ở lục địa và một nước ở đảo Đài Loan đều cùng có tên Trung-Hoa.

Các quốc gia trong Cổ Sử gồm Văn-Lang, Lang-Sang, Dạ-Lang, Shan , và Shan tuy phát âm khác nhau do tùy theo địa phương và lại có địa lý nối liền nhau mà cùng mang một tên chung là "Van-Lang-Sang" hay là "Văn-Lang" thì nếu không phải là chung một quốc gia thì đâu có chuyện "hi hữu" mang chung tên như vậy xảy ra?

Bằng phân tích kỹ lưỡng và hữu lý thì tất cả chi là một nước lớn là "Van-Lang-Sang" và đã từ Nam mà Bắc tiến, nên đã nhiều lần di dời thủ đô như lịch sử đã ghi lại của Shan trong giáp cốt văn, và có nhiều đời Hùng Vương ở Shan mà sau nầy người ta thêm vào chữ Sở trước chữ Hùng Vương.

(Thường hay nói là 18 đời Hùng Vương, nghĩa là "Tất cả vua Hùng", người Xưa hay dùng 18 để chỉ "Tất Cả", ví dụ... tinh thông thp bát môn võ nghệ, nghĩa là thông hầu hết tất cả binh khí của võ nghệ. Nếu nghĩ 18 là chỉ có 18 vua Hùng là trt lất với cách nói của người xưa rồi.).

Diễn biến của Văn-Lang sau nầy trở thành Bách Vit, nên có nhiều quốc gia lấy tên Vit và chữ viết thì giống nhau mà giọng nói đổi qua đổi lại tuy khác nhau nhưng lại cùng một gốc, mà khi hiểu được các ngôn ngữ khác nhau đó thì mới biết được là: À... thì ra là vậy!

Ví dụ như *Thiên Đình 天庭 là: Then thỉn, thiến thìn, then thén, Thiên Đình... tất cả bây giờ đều mang tên khác nhau là tiếng Bắc Kinh, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Việt Nam... và thường là người ta nghe mà không hiểu nhau, đến khi đọc chậm, nghe kỹ, hoặc có người giải thích thì mới thấy là: Ồ, giống nhau.

***

- Bài khảo cứu nầy của tôi chỉ viết với dạng đại ý, nêu lên ý chính, nếu viết thêm chi tiết rõ ràng khi liên quan đến phong tục, nhân chủng, khảo cổ, di tích, thư văn, gia phả v. v... thì trở thành nhiều trang như một quyển sách, chỉ khi có điều kiện đầy đủ thì mới làm như vậy được, cho nên trước mắt là đành viết ngắn gọn theo từng đề mục.

Ba bài viết những lớp bụi mờ của lịch sở (1), (2) và (3) của tôi là nhận xét vô tư và can đảm theo một hướng suy nghĩ mới, viết ra để góp phần tìm hiểu cho đúng những gì mà lịch sử đã bị phai mờ hay ngộ nhận mà hiện giờ ở thế kỷ 21 nầy người ta sẽ có cơ hội để kiểm chứng bằng khoa học phân tích và chứng minh bằng nhiều cách khác...


Văn-Lang Bao gồm: Văn-Lang, Lang-Sang, Dạ-Lang, Shan-Sở, Shan-Thương.

Bài khảo cứu chỉ là khảo cứu! Là đóng góp cho sự tht nên được tìm hiểu, xin đọc giả luôn luôn có cái nhìn bao quát và đa phương din, luôn luôn xét kỹ những ý kiến thuận nghịch.

Xin trân trọng sự tht và mưu tìm hạnh phúc an lành cho tinh thần uống nước nhớ nguồn tìm hiểu sử xưa, vì tất cả mọi người điều nằm trong diễn biến lịch sử...

Nhạn Nam Phi


*Ghi chú:


*(楚:疋木木): Trong bài trước đã phân tích chữ Sở có một âm đọc là "Trầu", chữ tượng hình gồm có sáu cách để thể hiện, và trong đó có cách hài thanh+cách vẽ hình, theo luật của chữ thì Sơ lâm 木木 là hai chữ mộc , thì phải đọc là Sơ-lâm-Sâm, nhưng chữ Sở là vẽ hình dây Trầu quấn cây Cau, cho nên đáng lẽ phải đánh vần là "Sơ-Cau-sau", chữ "cau" ngày nay giọng Bắc và Nam vẫn đọc khác nhau, miền bắc đọc như cây "Câu" nhiều hơn, ngày xưa có thể là "Cơ" cho nên mới có âm "Sơ-cơ-Sở" . Nhưng Cây Cau còn có tên là "Tân - Lang " cho nên có âm" Sơ-Tân-Lang = Sang hay Shan "; Bản thân của chữ Shan (Sở) là câu chuyện sự tích trầu cau rồi.

*Phục chế cổ Hán ngữ ở Trung Quốc có kết qu
ả: 天庭 là Then thỉn, thiến thìn, then thén có nguồn gốc từ âm đọc là "Thiên Đình".

- Đọc và tham khảo những trang khác:

Nhà Thương

Nhà Chu

Đát Kỷ

Hạ Thương Chu đoạn đại công trình

*" "Trụ" Vương-紂王

*
湖北常自称荆楚,湖南自称湘楚
Bách Việt Sử:
Những lớp bụi mờ của lịch sử (3)

Nguồn


  

No comments:

Post a Comment