Monday, October 23, 2017

Bách Việt sử: Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử


LUOCSUTOCVIET

1. Bách Việt Sử: Những lớp bụi mờ của lịch sử (1)
Khảo cứu Bách Việt Sử: Những Lớp bụi mờ của lịch sử…
Hàng hàng lớp lớp bụi mờ phủ lên trên bề dầy lịch sử Bách Việt… Người Việt Nam ngày nay khi viết chữ Việt với vần A B C thì người ta gọi là chữ Việt, khi người ta gặp chữ tượng hình 越 (Việt) thì đa số người ta nói là chữ Tàu! Người Quảng Đông ngày nay khi viết hai chữ 越 南 (Việt Nam) thì họ đọc là “Duyệt – Nàm”, và khi phát âm đọc lên hai chữ đó theo giọng nói địa phương Quảng Đông thì họ gọi tiếng của họ là Việt Ngữ…; Xin kể một Chuyện xảy ra hiện nay tại một trường Đại học ở California – USA:

Một sinh viên người Việt Nam biết chút ít tiếng Quảng Đông, Tự giới thiệu mình với một sinh viên đến từ Tỉnh Quảng đông – Trung Quốc rằng:

-- “Ngọ hầy Duyệt – Nàm dành” (Tôi là người Việt Nam).

Người Sinh Viên kia cũng tự giới Thiệu:

-- “Ngọ hầy Duyệt dành” (Tôi là người Việt).

Thế là người sinh viên Việt Nam ngớ ngẩn!

-- Hả?… Ủa? sao kỳ Vậy?


Tuổi trẻ ngày nay ít biết được lịch sử Bách Việt,… nhiều người lớn tuổi mà còn không biết! vì không muốn biết, vì không được biết v v… thì nói chi đến lứa tuổi sinh viên hiện giờ! vì sao??? -- Đó là vì có sự Ngộ Nhận giữa “Hoa – Hạ” – “Hán” và “Việt”…

Từ khi nào thì có Chuyện người ta tự xưng là “Hoa – Hạ” hay “Hán” tộc?

– Điều nầy khá phức tạp, nếu như thiếu dẫn chứng hoặc trình bày quá “đơn sơ” thì khó thuyết phục!

Hôm nay tôi tìm cách trình bày những trường thiên dài lê thê của mấy ngàn năm bằng cách ngắn gọn, nhưng, cũng phải kể ra những chi tiết quan trọng theo tuần tự – những chi tiết sẽ được trình bài rõ ràng theo từng bài khảo cứu tiếp theo sau nầy; rất mong quí vị… cũng như tôi sẽ cố gắng để khảo cứu thêm chi tiết và viết thành nhiều bài để công bố online… một cách khoa học và nghiêm túc.

Khảo Cứu: Những chi tiết quan trọng… thời Cổ Sử và Cận Đại

– Cổ thư được gọi là “Việt Tuyệt Ký” hay “Việt Tuyệt Thư” (*thời Xuân – Thu chiến quốc: trước Sử Ký của Tư Mã Thiên), trong đó ghi chép Vua Việt là con cháu của vua Vũ thuộc Triều Nhà Hạ; Việt Tuyệt thư viết bằng chữ tượng hình như “Việt cổ Văn” và “Trung Văn”, ngày nay, sách phải dùng bằng bản phiên dịch qua Trung – Văn bởi những học giả Việt Học xưa nay, vì cổ Việt văn có một số từ ngữ của Cổ ngữ mà ngày nay người ta sẽ khó hay không hiểu khi đọc… Ví dụ chữ “Cuấy” hay “Cuây” là “Hội”, “kây” là “kế”; “cuấy kây” chính là “hội – Kế”, “Cuấy – kây”… mà viết theo chữ tượng hình xưa thì mấy ai biết được bây giờ? Đa số sẽ đọc là “Hội – kế”, (Lại có một giọng Cối – kê = Cuấy Kây = Hội – Kê… là Hàn–Châu ngày nay), chữ 會計(Hội – Kế) là: 會稽 ngày xưa, Chữ “Hội” với chữ “kế” nhưng lại đọc là Cuấy – kây với dần “C – hay K” đó là nét đặc biệt của vùng Giang Đông và Phiên Ngung (bên bờ biển đông – Thái Bình Dương); nhờ Việt Tuyệt Thư mà sau nầy “Sử Ký” (Của TƯ MÃ THIÊN) và nhiều sách sử khác có tài liệu về nguồn gốc Bách Việt bên cạnh những truyền Thuyết…

Truyền Thuyết… ***Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn, Đế Thuấn truyền ngôi cho Vua Vũ, Vua Vũ lên ngôi rồi truyền ngôi cho con là “Khải”: lập nên Triều “HẠ”, Triều Hạ là của Việt tộc: VIỆT TUYỆT THƯ chép rằng bởi vì “Vua Vũ được chôn cất ở Mao Sơn ̣(Cuấy kây – Hội kê), con cháu trong Nhà phải có người theo ở đó để giữ đất mộ của Vũ gia cho tròn đạo hiếu, và rồi lập ra Việt Quốc.”; vậy, theo VIỆT TUYỆT cổ thư: Hạ và Việt là một Nhà, đã là một Nhà thì “Hạ” ngữ hay “Việt” ngữ là một, có ai cần tranh luận điều nầy không?

* Chú ý: Nghiêu, Thuấn, Hạ là Truyền Thuyết… nhưng “Việt Tuyệt thư” là cổ thư thời Xuân Thu – Chiến Quốc được lưu lại cho đến ngày nay mà nội dung được ghi chép thật rõ ràng, cổ thư nầy mang tên “Việt Chép” và chép lại sử Việt; sau nầy “Hoa” văn không có chữ “chép” nên dùng chữ “Choẻ, choé: 絕jue” / đọc theo Hán – Việt ngày nay là “Tuyệt”… có phát âm na ná để thay chữ “chép”; Xin đón đọc: sẽ nói rõ về VIỆT TUYỆT THƯ ở những bài khảo cứu tiếp theo sau nầy; Việt Tuyệt Thư và những chữ viết được khắc trên xương (Giáp cốt văn) và những đỉnh bằng kim loại đồ đồng (Chung Đỉnh Văn) thời Nhà Thương và Chu mà khảo cổ học phát hiện đã bổ sung và minh chứng cho truyền Thuyết, và vì vậy Việt Tuyệt thư càng thêm giá trị.

*Triều Hạ bị lật đổ bởi Triều Thương, Thương là con cháu của Đế Nghiêu, lấy họ Chử, người Việt không xa lạ với dòng họ Chử qua câu Chuyện “Chử Đồng Tử”… Thương không phải là Việt tộc??? hay là Việt tộc??? (Xin xem bài tiếp theo) – Đọc giả sẽ tự có câu trả lời: Vì Đế Nghiêu truyền ngôi cho đế Thuấn, Đế Thuấn truyền ngôi cho vua Đại Vũ của Nhà Hạ;… Sau nầy Nhà Thương của họ Chử (子 – đọc là Chử khi là họ, chứ không đọc là Tử.) lớn mạnh và lật đổ Triều Hạ, và chữ viết và văn hóa của Thương đều là kế tục của Nhà Hạ: Những chữ viết trong Chung Đỉnh Văn và Giáp cốt văn của Khảo cổ học chứng minh được điều nầy… Nhà Thương thôn tính và đồng hóa Người Siberia da trắng là “Trung Sơn Quốc”: gọi là “Bạch – Địch”.

Nói chung, Nhà Thương bao gồm Việt tộc và những ngoại tộc bị Việt tộc đồng hóa, ngay cả tên của Trụ Vương… cũng được ghi chép lại là Đế Tân theo văn phạm Việt… chứ không phải là Tân Đế!

*Triều Nhà Chu cũng bị Việt tộc đồng Hóa. Tộc Chu là Tộc Khương đã liên kết với những tộc khác tiêu diệt Nhà Thương, trước khi lật đổ Nhà Thương, thì trên bước đường đông tiến từ cao nguyên phía tây tiến về Trung Nguyên là họ đã bị Việt Đồng Hóa rồi, và họ đổi tên, xưng là: Chu 周, Chu: có nghĩa là Điền 田 – Khẩu 口, Ráp chữ Điền để phía trên và Khẩu Chung sẽ thành chữ 周 – Chu,… Chu là khẩu sống nhờ Điền – (ruộng lúa) – và Triều Chu tự xưng là con cháu đích tôn của vua Vũ Nhà Hạ để được “chính Danh”; Chu Tự xưng là “Hạ” hay là “Hoa” – vì lẩn lộn phát âm giữa chữ Hoa và Hạ của tiếng Việt. Tiếng Khương của dân tộc Khương vẫn tồn tại cho đến ngày nay, cho nên khi đối chiếu tiếng Khương với cổ sử và Tứ Thư, Ngũ Kinh v. v… thì sẽ thấy rõ Chu đã Bị văn hóa Việt của Nhà Hạ và Nhà Thương đồng Hóa…: Bởi vì Triều Chu đã không còn dùng tiếng Khương như người dân tộc Khương hiện nay vẫn tồn tại và nói tiếng Khương, – và ngay cả việc Nhà Chu phải nhận thầy và học hỏi từ nước Sở cũng được ghi rõ ràng trong chính sử. (điều nầy ghi rõ trong Sử Ký của Tư Mã Thiên).

*** Nhà Hạ được xem là chính danh, là Hoa = hoa nghĩa là “hoa lệ”, là “quí phái”, là tiến bộ – là quí tộc, là thống lĩnh, là chính thống ở Trung Nguyên. Cho nên khi mà Chu muốn gồm thâu Thiên hạ qui phục với Chu thì phải tự xưng là “Hoa – Hạ”, ngay cái tên “hoa – Hạ” đã tự bộc lộ là bị Đồng Hóa rồi… Vì lẫn lộn “Hoa” Và “Hạ” bởi Vì là bị đồng hóa mà vẫn khó phân biệt phát âm của một ngôn ngữ “mới” đối với họ, cho nên họ không phân biệt được “Hạ” là tên gọi Hoàng Triều, và “Hoa” là tên gọi của quí Tộc theo lối phát âm tiếng Viêt, cho nên mới có việc tự xưng vừa Hoa lại vừa Hạ… trong khi lẽ ra chỉ cần xưng là HOA, hoặc chỉ xưng là Hạ… là được rồi! (Hoa = 華, Hạ=夏)

– 華 – 夏 Tiếng Việt cổ đại Hoa Và Hạ đọc rất là giống nhau…

_ 華 – 夏 Tiếng Việt ở Việt Nam ngày nay: đọc “ Hoa” – “Hạ”… Phát âm rất giống nhau, chỉ vì dùng cố định dấu nặng trong chữ Hạ theo qui định ngày nay của Phiên âm a, b, c, theo Latin mà tạo nên khác biệt hơi nhiều.

– 華 – 夏Tiếng Việt ở Quảng Đông nay: Đọc: “Hòa” – “Hà”… Phát âm rất giống nhau.

_華 – 夏Tiếng Mân – Việt Triều / Phước Kiến: đọc: “Hoe” – “he”… Phát âm rất giống nhau.

….. Mãi cho đến Sau nầy qua nhiều triều đại sau Nhà Chu nữa, khi nhiều dân tộc khác tiếp tục bị người Việt đồng hóa nữa thì dần dần mới có sự “lai căng” văn hóa khác mà đổi phát âm chữ “Hạ” đọc thành “seaé” hay “Xié”, và phiên âm theo tiếng Anh / English ngày nay 夏 là “Xia”; Ngày nay tiếng Bắc kinh đọc 華 – 夏 là “Hỏa – Xié” / (là “HUA – Xia “khi dùng English Phiên âm).

… Chính vì vậy mà có từ ngữ Hoa – Hạ 華 – 夏 đọc thành “Hỏa – xié” theo tiếng “Quan Thoại” ngày nay để tự cho rằng: ta là “truyền nhân” đích tôn của của Nhà Hạ!!!

… Việt Tộc thống lĩnh Trung Nguyên từ xa xưa, mà nổi bật là Nhà Hạ, Việt, Bách Việt…

_Ngày nay xét kỹ thấy rằng: các ngôn ngữ của người da trắng vùng SIBERIA đã lập ra “TRUNG SƠN Quốc” rồi bị Nhà Thương thôn tính, rồi Chu thôn tính Thương; Rồi loạn Hung Nô thời Tấn v. v… Xét kỹ ngôn ngữ Siberi, Turky, Khương, Mông Cổ v. v… vẫn tồn tại đến bây giờ, để người ta có thể đối chiếu và thấy khác với các tiếng nói phương ngôn Việt và tiếng Quan Thoại – phổ thông: Đó chính là một bằng chứng người Siberi thời Nhà Thương và luôn cả Nhà Chu đã bị Việt đồng hóa: vì họ đã không còn sử dụng những ngôn ngữ “hung Nô” nêu trên…

_Vì đã bị Việt Đồng Hóa, mà họ tự xưng là dân tộc “Hoa – Hạ” 華 夏!!! là con cháu của Nhà “Hạ夏” …!

– – – Vì Văn Hóa và ngôn ngữ Việt đã đồng hóa Thương, Chu, và Yến, Ngụy (Người Siberi Thời xuân thu – chiến quốc) v. v… cho nên tiếng Việt có thêm “một nhánh mới phía bắc” mà ngày nay người ta gọi là tiếng Bắc – Kinh hay Mandarin, khi có thêm tiếng phía bắc thì hai tiếng việt Nam Bắc khác giọng và biến âm khó thông với nhau nên người ta chọn tiếng Việt phía nam là tiếng xưa – “có sẵn từ trước” và là tiếng” tiêu Chuẩn” để làm tiếng “phổ thông” dùng cho thời đó! – và tiếng Việt để “phổ thông” thời đó đã được gọi là “Nhã ngữ 雅 語”: thời Xuân – Thu Chiến Quốc đã gọi Việt Ngữ là Nhã Ngữ. Nho Giáo thời đó đã phát triển mạnh, lịch sử đã được ghi lại khá hoàn chỉnh, cho nên người ta có thể kiểm chứng rõ ràng 100 % chuyện nầy.

_ “Nhã ngữ雅語” Mặc nhiên trở thành tiếng để dùng Chung “phổ thông” phổ cập vào thời xuân thu – chiến quốc, và được gọi là “Nhã ngữ” vì nghĩa là: – Nhã: là Đẹp, văn nhã…; Khổng Tử Dạy học cũng là dùng “nhã Ngữ” (雅語).

– Nhã ngữ là Việt Ngữ 粵 語 (粵 hay 越 hoàn toàn giống nhau, xưa dùng Chung cả hai chữ nầy là “Việt”) tồn tại cho đến ngày nay ở Tỉnh Quảng Đông và nước Việt Nam.
… Nhưng tiếng Việt Nam lại mang giọng nam nhiều hơn vùng Phiên – Ngung / Quảng Châu và sau nầy laị biến giọng khi tiếp xúc nhiều với tiếng Mường, rồi lại biến âm nhiều khi dùng A, B, C để Phiên âm.
… Tiếng Quảng Đông chỉ biến gịọng rất ít dù và vì bởi tiếng Bắc – kinh ngày càng phát triển mạnh nhưng vì không dùng Latin a, b,c để Phiên âm, không có “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng “cố định” cho nên giữ được nhiều âm thanh cổ… điều nầy có thể kiễm chứng được khi so sánh với phương cách Thuyết Văn giải tự của thời Hán đã được Hứa Thận biên sọan trong sách “Thuyết – Văn”.

_ Người ta có thể phục chế ngôn ngữ bằng cách nắm vững quy luật biến hóa của ngôn ngữ, người ta nghiên cứu một vùng “Việt” ngày xưa bị “hung nô” xâm chiếm rồi biến âm và trở thành sử dụng ngôn ngữ mới… khác âm như thế nào, rồi lại đối chiếu với ngôn ngữ của những nhóm Việt chạy xa… xuống phương nam, người ta lại tổng hợp, rồi phân tích một từ ngữ đã biến thành nhiều âm của các phương ngôn khác nhau: để tìm ra một từ gốc gác căn bản nhất đã biến hóa thành nhiều phương ngôn mà lại rất giống nhau vì cùng một gốc…

… Nhưng tiếc thay… nhóm nghiên cứu phục chế ngôn ngữ còn ít… và lại rất “bí Mật”, và không được Công Bố để phổ biến!!!…

Trong thế giới Của Blogger tiếng Hoa ngày nay – thông tin gần như là duy nhất và được rò rỉ một cách vô tình hay cố ý của nhóm phục chế CỔ Hán NGỮ thì từ ngữ:
-“Thén Thỉnh” Của Tiếng Bắc Kinh,
- “Thín thìn” của Tiếng Quảng Đông,
- “Thenn thénn” của tiếng Triều Châu…
là: Với kết quả của “phục chế Cổ Hán Ngữ” thì những chữ đó ngày xưa có phát âm là “THIÊN_ĐÌNH – 天庭”: nếu như có hàng trăm hay hàng ngàn nhóm nghiên cứu “phục chế Cổ Hán Ngữ” thì kết quả sẽ to lớn và hùng tráng hơn nhiều, và cũng sẽ… không còn gì là “bí mật” hay lạ lùng nữa!

– – Khi Tần Thủy Hoàng thống Nhất “thiên hạ” thì tiếng Việt – Nhã Ngữ được Triều đình “qui định” để dùng thống nhất hóa về chữ viết và tiếng nói…;
Nhà Tần ra qui địnḥ thống nhất về chữ viết, đơn vị đo lường… nhưng tồn tại chĩ có 15 năm thì bị người Việt của vùng Sở và vùng Việt Giang Đông liên kết lật đổ… rồi lập nên Triều Hán.

– – – Sách “Thuyết văn” (説文) của Hứa Thận – 許 慎 biên soạn và viết ra thời Hán: phần đánh vần của Thuyết văn phải đọc bằng tiếng Việt… (nếu như ai đọc sách đó mà đọc theo giọng “ Quan Thoại – Bắc kinh – Mandarin” thì sẽ không đánh vần được rất nhiều chữ); Đó là tiếng Việt cổ đại thời Hán và thời Tần và trở về trước nữa…; Bởi hoàn cảnh và điều kiện lịch sử: Tiếng Việt Cổ là tiếng còn lưu lại được ở Quảng Đông và Việt Nam ngày nay, thời Nam Việt Vương Triệu Đà thì Quảng Đông – Việt Nam ngày nay là Chung 1 nước và ngôn ngữ rất là tương đồng giữa các vùng bắc và nam, đông và tây dù có khác giọng Âu, Lạc, Mân…; Còn tiếng Việt gần biển đông Thái Bình Dương ở phía bắc là Sơn Đông, Tô Châu, Thượng hải sau nầy bị ảnh hưởng mạnh của giọng Bắc – kinh nên trở thành một nhánh riêng được gọi là Ngô – Việt Ngữ; Phía nam Ngô – Việt ngữ là vùng Phước kiến, Triều Châu lại bị ảnh hưởng của gịọng nói Ngô Việt mà trở thành một nhánh riêng gọi là Mân Việt Ngữ; lại có riêng một nhánh của người Bộc Việt ở Trung Nguyên thời xa xưa qua bao lần loạn lạc vì chiến tranh mà di cư khắp nơi, nhưng vẫn giữ được phần cơ bản ngôn ngữ của bộ tộc họ, mà lại trộn lẫn ảnh hưởng các phương ngữ khắp nơi trên đường di cư nên hình thành tiếng Hẹ / khách – Gia – Hakka ngày nay. và Mân Việt Ngữ trên Đảo Hải – Nam thì có quá nhiều dân của bộ tộc Lê /” Cửu – Lê” _Lê – Việt ngày xưa nên hình thành tiếng Hải Nam, và Việt – Nam thì độc lập và tách riêng trở thành tiếng Việt Việt – Nam; Những Vùng Ngô, Sở và phía bắc thì ngày nay đã bị phát âm Bắc – Kinh / Quan thoại /Mandarin ảnh hưởng gần như là toàn diện bởi lịch sử xâm chiếm của “ hung Nô” và vì đa số Triều đình của các Triều đại đều đặt tại những vùng đất “ Trung Nguyên “ nầy trong mấy ngàn năm lịch sử, nên việc sử dụng quan thoại trở thành Chuyện đương nhiên.

– – – Toàn bộ văn hoá Hạ, Thương, Chu, xuân thu – chiến quốc, Ngô, Việt, Sở,Văn Lang, Mân, Âu, Lạc Việt, Tần, Hán… là văn Hoá Việt; Tại sao gọi là văn hoá Việt? vì quốc hồn, quốc túy đã mang tên Việt! Việt đã là tên của truyền thống dân tộc cho nên các vương Triều mới có tên là Việt chiếm đa số như: Sở,Tần, HÁN, NGÔ VIỆT, MÂN VIỆT, ĐÔNG VIỆT, DƯƠNG VIỆT, NAM VIỆT, ÂU VIỆT, LẠC VIỆT v v…, Triết học và địa danh của sử xưa từ xa xưa đã được định hình và lưu lại cho đến ngày nay… chữ viết đã lưu lại là Đế Đoan Hạn, Đế Cảo, Đế Nghiêu, Đế Thuấn… chứ không phải là Thuấn Đế, Nghiêu Đế v. v…, và địa danh là Sơn Đông chứ không phải Đông Sơn, Hà Nam chứ không phải Nam Hà, Thượng Hải chứ không phải Hải Thượng, Quảng Đông chứ không phải Đông Quảng và đảo Hải Nam chứ không phải Nam hải V. v…..

– – – Chỉ đến khi Nhà Hán mất, Thời Nhà Tấn có nhiều bộ tộc phương bắc tràn xuống chiếm cứ cái nôi văn Hoá Việt vùng Hoàng Hà, Thái Sơn, sông Hoài, sông Lạc, sông Phần v v… thì văn Hóa Việt cổ ở Trung Nguyên mới bị biến đổi và chỉ có phương nam là còn giữ lại được văn hóa Việt gần nguyên vẹn,… ở phía nam là vùng: sông Trường Giang và Ngũ lĩnh, phương nam…

– – – Từ thời xa xưa đã có người da trắng di cư xuống nam và lập ra Yến Quốc, đến khi thái tử Yên Đan dùng Kinh Kha mưu Sát Tần Thủy Hoàng là Yến Đã bị Việt Hoá lâu rồi, ngành Khảo Cổ ở bán Đảo Sơn Đông cũng đào được mộ của người da trắng; Loạn thời Tấn cũng là 1 lần nữa làm xảy ra việc văn Hoá Việt Đồng Hoá thêm một số nhiều – rất nhiều – người Turky và và nhiều tộc Hung Nô – Siberi, nhưng, vẫn chính là vì vậy mà văn hoá và ngôn ngữ phía Bắc đã đổi khác thật nhiều với sự lai căng mạnh mẽ bởi tiếng Thổ nhĩ Kỳ, siberia, Hung nô – Chitan / Khiết Đan v v… do đó mà có tiếng “ phổ thông – quan thoại” ngày nay khác xa về văn phạm với Việt ngữ bằng cách Đảo ngược văn phạm Việt, nhưng phát âm thì lại tương đương Việt… ví dụ: Hoa trở thành Hỏa, “Diệt” trở thành “yué”, “to” lớn trở thành “ta” hay là chỉ đọc giọng cao hơn là “TáTó” v v… – – – Sau khi Nhà Tấn mất phân nửa đất phía bắc, thì phía bắc có quá nhiều chủng tộc và ngôn ngữ khác nhau, những chủng tộc của người mới xâm chiếm trung nguyên thành lập nhiều quốc gia với tình trạng đa chủng tộc và đa ngôn ngữ, thì bắt buộc phải chọn và bị đồng hoá bởi tiếng “phổ thông”, chứ mạnh ai nấy giữ tiếng Turky, mông Cổ, Nga, Tạng v. v... thì sẽ quá nhiều khó khăn khi giao tiếp…, và sau nhiều đời thì đã bị đồng hóa bởi văn hóa Việt, Vì Văn hoá Việt nầy thời đó đã mang danh là Nhà “Hán” và “Tiền Hán”, thì khi đã bị đồng hóa rồi thì họ cũng xưng là “Hán”…

– – – Sau nầy, Khi Dân số phát Triển và cùng Với Sự phức tạp của giọng Việt ở các miền khác nhau như vùng Thái Sơn, Sông Hoài, Sở, Dạ Lang, Mân, Lạc, Âu, An Huy, Hà nam, Tô Châu, Hàn châu, Phiên Ngung, Giao Châu V v… đã bắt buộc mỗi một triều đại các Triều đình các đời sau luôn luôn phải dùng và bổ túc cách nói và cách viết Chung “phổ thông” ở Triều đình, đó là “ tiếng Phổ thông” chung cho bá quan văn võ mọi miền… bao gồm luôn những người mới đã bị đồng hoá: cho nên đã định hình và phát Triển thành tiếng “Quan Thoại”, là tiếng nói “mới của Chung của những người cũ và mới – đã bị đồng hóa… để “phổ thông”, để dễ dùng chung cho tất cả các chủng tộc cũ và mới của Trung nguyên…,vì vậy: cho nên đã – hoàn chỉnh dần dần – và – chính thức – sinh ra tiếng “quan thoại” – “phổ thông”; do đó: Cần chú ý điều nầy: Những cổ văn từ Hán, Tần… trở về trước thì không phải là “Quan Thoại” hay “Phổ Thông” mà là Việt Ngữ – Nhã Ngữ; dù “quan – thoại” đã được hình thành dần dần, nhưng chỉ đến đời Nhà Tùy và Đường thì tiếng Phổ Thông mới được đầy mạnh và phát triển mạnh thêm một lần nữa, bởi vì Tùy và Đường đều là gốc Hung Nô ở Siberia, tuy vậy, thời đó tiếng phổ thông chưa đủ để thay thế nổi cho Việt Ngữ, nên Đường Thi là đa số phải đọc theo Việt ngữ… thì mới đúng theo vần đã gieo trong Đường Thi (Chú ý: Thơ văn từ Tống Đường trở về trước là Việt, phải đọc theo giọng Việt, nhưng cũng có một số ít dùng theo tiếng “Phổ thông – Quan Thoại” do những người “mới” đã viết ra… mà truy nguyên ra sẽ thấy Họ là họ Nhà làm quan cha truyền con nối nên đã chỉ rành và chỉ biết “quan thoại” hoặc họ chính là dòng người Hung – Nô, Siberi… ví dụ như điển hình là nhà thơ Lý Bạch / lý Bạch gốc Hung Nô – Siberia).

– – – Sau Nhà Đường là Nhà Tống…, Tống – Từ và Đường Thi điều phải đọc theo giọng Việt… Bởi vì tiếng việt “xưa” tiếp tục vẫn còn mạnh; Nhưng rồi Nhà Tống bị mất bởi Nhà Nguyên của tộc Mông Cổ… làm thay đổi lớn, Tiếng Bắc – kinh / phổ thông lại lớn – và mạnh thêm…

– – – Văn chương xa xưa từ trước là Nhà Hán, Tần v v… thì văn phạm Việt rõ ràng:
Ví dụ…, Người Mân Việt là người Triều châu từ xưa đến nay vẫn dùng từ “CÔI – BÓ 雞 母” (Gà mẹ) cho đến ngày nay,

– “Côi” là “kê” của tiếng Việt cổ đại mà bên đạo Phật ở Việt Nam ngày nay vẫn còn nhiều người biết…, ”côi 雞 ” là Kê/Gà,

”Bó 母 ” là ”Po”, là “a – phò”, là “bà”, “ bà mẹ”, “ mẹ”, – “ Côi bó” là “gà mẹ”; Đối chiếu “Côi bó” hay “gà mẹ” với văn chương tiền Tần – Hán thì thấy rõ văn phạm và phát âm bị gọi là “cổ Hán ngữ” đúng là như vậy và chính là Việt ngữ, và xa xưa thì sách thời tiền Hán đúng là dùng là: 雞 母.

– Côi Bó雞 母= Gà mẹ; chữ Gà là “kê” 雞 – viết trước -: Văn Phạm tiếng “Việt”.

– ngày nay tiếng Bắc kinh dùng là “ Mẩu – kê 母雞 “ với chữ Gà là “Kê” 雞 viết sau: văn phạm Bắc kinh/ Phổ – Thông hiện giờ.

=> rõ ràng thời Tần, Hán và trở về trước thì ngôn ngữ toàn là Việt.

– xưa: tra cổ thư thấy viết là “bộ hành 步行”: nghĩa là Bước Đi (chữ Hành 行 là “Đi”… phải viết phía sau), chứ không phải “hành lộ 行路” như hiện giờ (Chữ Hành 行 là “Đi” … viết phía trước).

– Xưa viết là “Mắt” 目 chứ không viết là “nhãn tinh” – 眼睛 như bây giờ v. v…

=>Quá nhiều bằng chứng và quá rõ ràng là trước đây là Hán, Tần, xuân thu – chiến quốc, Chu, Thương, Hạ, Ngũ Đế, Tam Hoàng v v… xa xưa là văn hóa và ngôn ngữ là Việt.

– – – Đến khi Mông Cổ thôn tính trung nguyên và lập ra Nhà Nguyên quá lâu, thì tiếng Phổ Thông chiếm thượng phong.
Nhà Minh lật đổ Nhà Nguyên, cố khôi phục lại ngôn ngữ, nhưng khi dời thủ đô từ phía nam lên vùng Bắc – Kinh thì quan và Triều đình lại phải dùng “quan – Thoại”, nhưng… và rồi lại đến một nhánh Hung Nô khác là tộc Nữ Chân – của vùng Mãn Châu lập nên Nhà Thanh, tiếng Phổ Thông – Bắc kinh tiếp tục “lên ngôi” và đồng hóa người tộc Mãn/ Kim, triều đình Mãn Thanh bắt buộc Thi cử tuyển “Trạng nguyên”, “ tiến – Sĩ” V V… là phải Thi tuyển bằng tiếng Phổ – Thông / Quan Thoại….., vùng Lưỡng Quảng là Quảng Đông và Quảng – Tây chống đối, vẫn chỉ Thi bằng tiếng Việt, Vùng Mân Việt là Phước – Kiến, Triều Châu thì dung hòa Thi bằng song ngữ Quan – Thoại và Mân Việt Ngữ…..; Nếu gộp Chung lại là “Thương” – Bị ảnh hưởng bởi Bạch Địch Siberia, “Chu”, “ yến”, Ngụy”, “kim”, “liêu”, “Tây Hạ” v. v… thêm vào Nhà “Nguyên” và “Mãn Thanh” tính chung, cộng lại hàng ngàn năm bắc thuộc “Hung Nô” làm cho vùng Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông – Trung Nguyên đã bị… trở thành “Văn hóa Việt đồng hóa ngoại tộc” : Trở thành văn hoá “ phổ thông” – mà thành phần mới nầy lại rất là mạnh và xưng… là dòng dõi của “Hạ” , “Hán”, xưng… là “Hoa Hạ” tộc… xưng là “Hán” tộc với tiếng nói là tiếng Phổ Thông – Quan Thoại! – Và sau nầy còn có tên là tiếng “Bắc Kinh” hay là “Madarin” – (Mandarin là Do Phiên âm từ chữ Mãn Đại của Triều Mãn – Thanh bởi người Tây Phương”…..;Mãn – Thanh đọc chữ Hạ夏 là “ Xia”… TRONG KHI SỬ SÁCH CỦA “ HẠ 夏” LÀ VIỆT TỘC VỚI VĂN PHẠM Và NGÔN NGỮ RÕ RÀNG… đọc là “Hạ”.

– – – Sau khi Nhà Thanh bị Mất bởi Tôn Dật Tiên làm cách mạng, nước “Trung – Hoa” mới được thành lập, Việt ngữ phương nam đã được cân nhắc làm tiếng phổ thông để dùng thống nhất, nhưng vì trong hàng ngũ tướng lãnh có quá nhiều người phương bắc sử dụng tiếng Phổ Thông, nên vì đại cuộc mà một lần nữa tiếng Phổ thông – Quan Thoại – Mandarin lại được chọn làm tiếng “Phổ – Thông”.
_Và điều đó tiếp tục ảnh hưởng trở thành hiện trạng ngày nay…

***** Khi HỨA THẬN Biên soạn “ TỰ ĐIỂN” THUYẾT VĂN Thời HÁN Thì chữ ”HẠ” Vẫn là được ghi Phiên âm là: 胡 雅 切= Hồ Nhã Thiết “ , hồ nhã Thiết…,nghĩa là… Hồ a ha. Hạ 夏 “ , đó là tiếng Việt: Khác xa với “ phổ thông là “ Xia 夏 “ . Chú Ý: Xin đón xem bài bài khảo cứu “ Thuyết Văn “ …

Theo Tôi thấy:

….. =>Chỉ khi nào có việc sách THUYẾT VĂN… để giải tự của Hứa Thận thời Nhà Hán mà lại đánh vần chữ “ HẠ” là “ x – i – a – xie =xié “ ,và toàn bộ những chữ khác trong Thuyết văn phải đọc theo giọng “ Phổ thông – Bắc kinh” thì người ta mới tin được là có 1 nền văn Hoá gọi là “ Hoa – Hạ” hay “ Hán” có trước văn hoá Việt.

… =>Chỉ khi nào có việc Triều Hán không nói tiếng Việt mà lại có riêng 1 thứ tiếng “ Hán!” thì người ta mới nên nghĩ tới những lập luận: Hán ngữ, Hán tộc, Hán hoá những dân tộc khác, v v…..; Nhưng chĩ riêng 1 quyển “ tự điển” / “ Thuyết Văn” của Triều đại mang tên Hán 漢 do Hứa Thận biên soạn cũng đủ chứng minh tất cả Hán là Việt: 越 / 粵… bởi phát âm của từ điển, của ngôn ngữ là Việt 越; Vậy thật ra là Việt Hoá 越 化… các tộc khác.

… => – Và đặc biệt là nên phải nhấn mạnh và lập lại điều nầy: tất cả NHỮNG CHỮ KHÁC trong TOÀN BỘ SÁCH “ THUYẾT VĂN” của Hứa Thận thời Nhà Hán PHẢI ĐỌC THEO TIẾNG VIỆT ̣( đã biến thành mấy phương ngôn Việt ngày nay) … / Nếu như đọc theo tiếng “ Mandarin – Quan Thoại” thì: thứ nhất là đánh vần sẽ sai, thứ hai là đọc được 1 ít chữ trùng hợp thôi, và thứ ba là có chữ sẽ không đánh vần Phiên âm được: Điều nầy có thể kiểm chứng dễ dàng bằng cách mở sách “ Thuyết Văn” của Thời Hán ra mà Đọc thử…

– =>Và ĐƯỜNG THI Với TỐNG TỪ PHẢI ĐỌC THEO CÁC PHƯƠNG NGÔN VIỆT… mới đúng vần, mới hay…

– … =>Và KHỔNG TỬ DẠY HỌC BẰNG NHÃ NGỮ tiếng VIỆṬ̣( 雅語), NHÀ CHU VÀ NHỮNG NƯỚC THỜI XUÂN THU – CHIẾN QUỐC PHẢI DÙNG NHÃ NGỮ VIỆT ĐỂ LÀM TIẾNG “ PHỔ THÔNG” KHI GIAO THIỆP… LIÊN LẠC, tất cả những điều nầy được ghi trong nhiều cổ thư, bằng chứng vẫn còn đó và quá nhiều bằng chứng…

*Tất cả sách diễn giải sử của từng thời đại đều khó thoát khỏi “ tư tưởng sử” của THẾ LỰC Chính Trị của mỗi một thời đại! Nhưng hãy dùng khoa học nghiên cứu về NGÔN NGỮ, PHONG TỤC, khảo cổ, di truyền, tôn giáo,Thiên văn, địa lý, toán học v. v… để lý giải bằng tinh thần Chân, Thiện, Mỷ thì lịch sử sẽ ̣được sáng tỏ…; Chúng ta không có máy thu âm thời cổ sử để lưu lại tiếng Việt thời xưa: Nhưng đã có VIỆT TUYỆT THƯ, và có thể tham khảo Chiến Quốc Sách, Ngô Việt – Xuân Thu, Tứ Thư – Ngũ Kinh, Thuỷ kinh chú,Tiền Hán Ký, Hán Thư, Sử Ký, Tống Sử, Minh Sử, Thanh Sử – Tứ Khố Toàn Thư, Quảng Châu Ký v v… và bên cạnh sách sử của nước Việt – Nam; Về văn hoá dân giang còn có những bài Đường Thi, Tống Từ, còn Việt Kịch của Giang – Tô, Chiết Giang, những văn hoá, và phong tục dân giang… và đặc biệt là có sách “ Thuyết Văn “ với ghi chú cách đánh vần Việt rõ ràng ở thời Nhà Hán của Hứa Thận, cộng thêm có nhiều ngôn ngữ Bách Việt còn tồn tại cho đến ngày nay như Bộc Việt,Ngô Việt, Mân Việt, Lê Việt ̣(tiếng của người dân sống trên đảo Hải Nam),Lạc Việt, Việt v v…, Tất cả chi tiết trên đã là bằng chứng sống động cho thấy Văn Hóa người Việt đã trải rộng và đồng hóa biết bao dân tộc khác ở Trung Quốc từ ngàn xưa cho đến hiện thời…; Những sự ngộ nhận và diễn giải sai lầm ý nghĩa Chung quanh chữ Hoa và Việt bởi các thế lực chính trị để tranh dành vai trò “ chính Thống” và “quyền lực” đã làm gây ra phân ly và chiến tranh và đau khổ cho biết bao muôn dân của đại gia đình Bách Việt.

Có 1 Thuyết cho rằng nước Việt của vua Câu Tiễn không phải là con cháu của vua Vũ Nhà Hạ như Việt Tuyệt thư đã ghi chép, vì vua Việt mang họ Mị, sau đổi họ Lạc, trong khi Nhà Hạ mang họ 姒 – Tự, lập luận nầy rất quan trọng và cần chú ý, Xưa hay đổi họ do được phong Quan và Đất v v… Các đời tổ tiên trước của Vua Vũ cũng thay đổi Họ nhiều lần, Thuyết trên không đủ bằng chứng Thuyết phục để bải bỏ những gì đã được ghi chép trong Việt Tuyệt thư, bởi vì Việt thư ghi chép quá rõ ràng; muốn phủ nhận Việt thư không phải là dễ.

Có Thuyết cho rằng người Việt là Thổ dân lâu đời ở 1 vùng rộng lớn, lập ra nhiều nước Việt nhỏ và trong đó có nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, Thuyết nầy được các Nhà nghiên cứu sử “ tin Cậy” hơn, bởi vì khảo cứu theo thực tế lịch sử thì nhóm Việt cư trú trên địa bàn quá rộng.

Tại sao người ta không nhập 2 Thuyết làm 1? Và Còn Chuyện đổi họ vẫn đầy vẫy trong lịch sử xa xưa cũng như sau nầy, họ Mi, họ Lạc cũng đổi làm họ ÂU và Âu_Dương ở vùng Âu giang của Âu Việt, Họ Mi cũng đổi thành Họ Sở…, Họ Lạc khi chạy loạn cũng đổi thành họ LA, Họ Lai để giữ an toàn…; Và từ cổ xưa cũng thế thôi, ở đâu thì gọi theo tên đó lâu ngày thành họ mới, đất Trịnh, đất Triệu, đất Ngụy v v… đều tạo ra họ mới; xưa có họ Cơ là vì sống ở sông Cơ, lâu ngày thì được gọi là Cơ, Họ Khương là vì ở sông Khương V v…..; nên nghĩ đến là nhóm Việt trải rộng trên 1 địa bàn bao la bởi vì giỏi dùng ghe thuyền, cho nên theo bờ biển và theo dòng sông di Chuyển, di cư rất dễ dàng? Dù không phải là du mục, nhưng còn phương pháp du canh đốt rừng làm rẫy, để tỉa lúa khô, trồng kê, bắp, đậu, khoai trên cạn… cũng đòi hỏi phải di Chuyển hoài để đốt rẫy mới là có thu hoạch tốt hơn cho mùa trồng tỉa kế tiếp, như hiện nay chúng ta vẫn hiểu và thấy rõ qua lối du canh, du cư,… Câu “ khoai đất lạ, mạ đất Nhà “ cũng là 1 lý do để phải “ di cư “ …, hiện nay thì việc trồng lúa và nuôi heo đã được xác định là của Việt tộc biết làm sớm nhất…, gia đình, dòng họ, gia phả, xả hội, đời sống và thực phẩm phong phú, ở đâu có người Việt là ở đó có trái bầu và rau quả v v…, văn minh nông nghiệp cũng tạo ra âm lịch và quang sát thời tiết, bầu trời, Thiên văn – địa lý, sau nầy còn có đoàn quân Hổ và Voi ra trận xông pha chiến trường của Mạnh Hoạch và của Hai bà Trưng, đời sống thực tế của người Việt mới thật là lạ và hay cho những sáng kiến và ứng dụng, Thuyết nhất nguyên Thái cực sinh lưỡng nghi của vùng đất Sở thật là cao thâm khó lường, vẽ bùa và thần chú của vùng Mao – Sơn (Cối – kê), yêu tinh hay thần thánh nhập xác người dùng cây nhọn xuyên gò má, xuyên lưỡi, cắt lưỡi lấy máu làm bùa vùng Phước kiến – Triều châu thật lạ lùng đặt biệt, gọi hồn, xem phong thủy địa lý, tử vi, bói toán thuật số, thư – trấn – yếm bùa đối với người và công trình xây dựng thật là huyền bí, nghiên cứu vỏ công, thế trận – binh thư, nhạc cụ, Thi ca, tiên Tri, khoa học v v…, chế tạo thuốc pháo, giấy, xe, ghe, Nhà sàn, thành quách – cung đình, đền thờ – lăng tẩm, vũ khí, mỹ phẩm, y dược v v…; những người khảo cứu lịch sử Bách – Việt còn hay nhắc lại những phát hiện người Việt giỏi dùng ghe, thuyền di chuyển trên sông biển và trồng lúa, cắt tóc ngắn để dễ làm việc đồng áng ở ruộng lúa nước…? có tục xâm mình, vẽ mặt, đội lông chim (điều nầy cũng thấy rõ ở Thổ dân Châu Úc và Châu Mỹ La – tinh), quan niệm sống là “ Thiên” và “ Nhân” hợp nhất, khi làm lễ cúng tế thì ca hát và nhãy muá, những từ ngữ “ chìa khoá” của tiếng Việt có liên hệ với nhóm ngữ hệ nam đảo Thái Bình Dương v v…; người ta ước tính rằng ngày xưa 1 chiếc thuyền buồm (không có máy móc cơ khí như hiện nay) nếu xuất phát từ vùng Cối – kê / Hàn Châu thì chỉ trong vòng 1 tuần lễ là đến nước Nhật hiện giờ…

Tiếng Việt thời tiền sử là đa âm, rồi biến dần thành đơn âm, tôi không dám lạm bàn nhiều hơn, không dám đụng đến “ Chuyên khoa” ngôn ngữ học với mớ kiến thức Lơ – tơ – mơ của mình,” lang – thang “ và “ lênh – đênh” trên 1 biển tài liệu cổ sử Bách Việt, khảo cứu và đối chiếu với thực tế là sở thích của tôi để tìm cội nguồn tổ tiên, Chuyện nầy rất là bình thường đối với tôi và với biết bao người khác, bài khảo cứu của tôi sẽ chẳng mang lại lợi lộc vật chất gì! sẽ chẳng có danh hay lợi gì để bóp méo sự thật, chỉ là những lời tâm tình và chia sẻ công khai để mong những người có tâm huyết nghiên cứu sẽ đưa ra những bằng chứng mà phê phán cho tôi biết là tôi hiểu đúng hay là Sai…???

Khi quí vị đọc bài viết nầy: xin phép cho tôi nhắc lại Ca dao Việt… để thấy người Việt Ngày xưa với tiếng Việt đã từng sống ở đâu…

_Gió Động Đình mẹ ru con ngủ,
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh.
… Bống bồng bông, bống bồng bông,
Võng Đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên.


… Và

_Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chãy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

(Động Đình Hồ là hồ nước lớn chính giữa 2 tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam; Thái Sơn là ngọn núi hùng vĩ ở bán đảo Sơn Đông).

Và…

Nước đóng băng khi thời tiết băng giá, khi băng tan rồi thì băng lại là nước…, với thành tựu khoa học và văn hoá khiêm tốn của nhân loại ngày nay cũng đã bắc đầu vén được bức màn bí mật của DNA và của lịch sử; trong tương lai thì lịch sử Việt hoá, và lịch sử Việt tiến hoá như thế nào từ xưa cho đến nay… cùng với những trang sử bị cải biên hay bị ngộ nhận chắc chắn sẽ được làm sáng tỏ rõ ràng. _Một ngày nào đó… tất cả tiếng Việt: gồm Hoa ngữ – Phổ Thông – Bắc Kinh của phương bắc,Bộc Việt – Hakka,Ngô Việt – Tô Châu, Thượng Hải, Dương Việt – Vùng Kinh Sở và Dương Châu, Giang Tây, Mân Việt – Phước kiến, Triều Châu, Lôi Châu, Lê Việt – Hải Nam, Việt – Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam,_một ngày nào đó _Vì lý do “ Toàn cầu hoá” , hay vì khoa học vi tính và “ bàn phím đánh máy hoá” mà tất cả các tiếng Việt nêu trên được đánh vần Chung 1 phương cách và bằng cùng 1 loại mẫu tự La – tinh A B C… thì tât́ cả Việt ngữ nêu trên sẽ lại quay về 1 gốc Việt thống nhất;Và đó cũng là cách học và hiểu các Việt Ngữ khác biệt nhau hiện nay của tôi là cứ việc Phiên âm tất cả trở thành tiếng Việt A B C… thì sẽ thấy được sự tương đồng hay tương đương với tiếng Việt gốc của cá nhân gia đình mình đang dùng – thì sẽ dễ học và dễ hiếu lắm!

Nhạn Nam Phi ( Thanh Đỗ).

Kính bút: Cùng quí vị đọc giả…

– Đề tài “đồng hóa” rất dễ trở thành đụng chạm đến tinh thần “ tự ái dân tộc”, với tinh thần cầu và xin tìm được sự thật khi khảo cứu lịch sử…, xin trân trọng gửi lời chào quí mến – không phân biệt chủng tộc, vì sự thật khoa học – đến quí vị nào đã lưu tâm và đọc hết bài nầy; tất cả mọi ý kiến đóng góp thêm hay phê bình hoặc phản biện đều rất đáng quí…

_Kính chào quí vị và xin bổ túc thêm những chi tiết và ý khác ở những bài khảo cứu sau.

2.Bách Việt Sử: Những lớp bụi mờ của lịch sử ̣

Sở楚 LÀ VIỆT越… là Văn – Lang.

_Sở có phải là Việt Không?

_ Phải. Sử Ký Tư Mã Thiên ghi rõ Sở và Việt đồng tông đồng tộc, ngày xưa là ngôn ngữ giống nhau, sau nầy thì còn giống nhau 1/2, ngày nay tiếng Quan – thoại đã chiếm lĩnh vùng đất Sở, nhưng vẫn còn nhiều từ cổ Việt được dùng, và đối chiếu với tiếng Việt bên Ngô – Việt và Mân Việt là giống nhau, và dĩ nhiên có từ cũng giống như tiếng Việt – Nam.

Văn Hóa Sở có thời xưng mình là Shan 商 – Thương, Ân Thương殷商 Âu – Nhân 甌 人 (Âu – Nhân chỉ là Phiên âm, Âu – Nhân 甌 人= Ân, tức là Ân Thương) rồi xưng là Sở 楚. Sở là 1 quốc gia rộng lớn, văn hoá và ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ và văn minh Sở tiến bộ rất sớm, đã tồn tại và ảnh hưởng bao trùm nhiều nơi, “ Sử Ký” chép rằng Vua Sở Chúc Hùng 楚鬻熊 là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương của Nhà CHU.

_Sở Còn có nhiều tên gọi của Đất Sở, nước Sở, Người Sở, do Cách Phiên âm khác nhau của từ “ Sở” thành ra nhiều chữ sở. Phiên âm là 1 hình thức dùng chữ đã có rồi để diễn đạt chữ chưa có của tiếng nói, ví dụ cụ thể là cho đến ngày nay thì rất nhiều tiếng Việt vùng Quảng – Đông và 20% tiếng Mân Việt / Triều châu còn chưa có chữ viết!

Sở Còn Gọi là Kinh, Kinh Sơ, Cửu Khuẩn, Kinh Man, và 1 số tên khác cũng trong phạm vi SỞ.

_Còn Gọi là Si – Vưu, là Triều – Ca, Thương Ngô, Cứ Âu.

_Còn gọi là Phù Dung Quốc, Dương Việt.

_Còn Gọi là Cộng Nhân, Quỉ Phương, Cổ Muội.

_Gọi là Việt – Khu.

_ Phạm Vi của Sở gồm phần đất ngày nay thuộc: Các tỉnh 湖南Hồ Nam、湖北Hồ Bắc、重庆Trùng Khánh、河南Hà Nam、安徽An Huy、江苏Giang Tô、江西Giang Tây v v… và các bộ tộc “ Cửu – Lê九黎” .

***Giải mã Bí mật cổ sử Sở bằng tiếng Việt ***
_Sở 楚: Chữ xưa là tượng hình, chữ Sở gồm hai cây (Chữ Lâm 林 phía trên gồm hai chữ mộc 木) và phía dưới là dây leo quấn hai chân cây 疋 = Sơ (chữ Sơ 疋 bộ tẩu) phát âm theo Tiếng Madarin là chsùa, tiếng Mân Việt là chsó, tiếng Việt – Quảng – Châu, Phiên Ngung là chsỏ, Đúng ra thì phải đọc phát âm là “ Sở “ theo chiếc tự của Sơ – Lâm, nhưng lại có 1 cách đọc phát âm là: “ Trầu” , và dấu tích của âm đọc là Trầu còn lưu lại quá nhiều… Chữ Si – vưu chính là Phiên âm của chữ Trầu: Si – Vưu=蚩尤, Bởi vì Si – Vưu vô nghĩa, Si – Vưu chỉ là Phiên âm, và đánh vần Phiên âm là ra chữ Trầu mới là “ có nghĩa” và “Đúng nghĩa” với chữ tượng hình đã thể hiện, nếu như Phiên âm đánh vần là “ Sưu” hoặc “ Sừu” thì lại vô nghĩa, nhưng, dân vùng Phiên Ngung ở Quảng Châu ngày nay vẫn đọc 蚩尤 là Chsia – Dầu, Chsia – ầu – Chsầu, tức là thật ra là “ Trầu “ ( Đọc theo tiếng Việt Chuẩn là giọng nói của Miền Bắc thì TR phát âm như là CH, “ Trầu” là “ Chầu” ) và đã có 1 âm Sơ – Lâm là Sở thì mới đúng Chữ 楚 đã vẽ hình dây Trầu quấn trên cây, bởi vì xét về thực vật: dây trầu quấn cây Cau là Đúng nhất cho chữ Sở, và khi cổ sử nói về Si – Vưu / Chsia – Dầu là luôn nói về Si – Vưu ở vùng đất Sở. CHƯA CÓ AI PHÂN TÍCH THEO KIỂU NẦY! VÌ: theo tài liệu Sử thì Sở là Việt, cho nên tôi thử dùng các “ phương ngôn:” Việt” để giải mã những điều khó hiểu, và đây là 1 lối suy luận hữu lý, chứ không có tài liệu sử sách để dẫn chứng, đúng hay sai? thời gian và sự tiến bộ trong việc tập trung tài liệu của nhiều người nghiên cứu sẽ kiểm chứng lập luận của tôi và có câu trả lời…

_Vậy Si – vưu theo cổ Việt – nhã ngữ là Chsén – Dầu, đó là Phiên âm Chs – ầu.

=>chsầu=Trầu; Si – Vưu=蚩尤=Trầu. tương tợ Chsầu, chsỏ, chsó,chsùa, tsù… viết là: 楚

… Sở là Việt, mà lại dính líu với chữ “ Trầu” ? đúng vậy! Người Việt Nam và người Đài Loan ngày nay vẫn còn rất nhiều người ăn Trầu, và là 1 đặc điểm hiếm hoi của nhân loại.

( Ngoài ra: Người Mèo 苗 tôn Si – Vưu là thần “ Thái tổ” , và gọi là “ txiv – yawg “ … đọc nhanh cũng đúng là 1 dạng của âm chữ TRẦU… Đây là 1 đặc tính Bách Việt mà ngày nay người ta còn chưa hiểu hết; Nghĩa là ngày xưa Sở hay Việt – Trầu đã thống lãnh hàng trăm bộ tộc “ Bách – Việt) .

_Theo Khảo cứu của tôi thì Si – Vưu Ở nước Sở và chính là Sở, vì bản thân chữ Si – Vưu đã là “ Trầu” là “ Sở” như phân tích… nhưng có quá nhiều Thuyết,… nhiều đến mức kinh – hoàng cho những người khảo cứu đầy đủ, có Thuyết tôn Si – Vưu và Viêm Đế là 1, có Thuyết: Si – Vưu và Viêm Đế là 2 đế khác nhau, có Thuyết Si – Vưu là Quan dưới quyền Viêm Đế v v…

_Xin Trích 1 đoạn chữ Cổ – Việt / Hoa nói về Si – Vưu có liên quang đến Cửu Lê:….. 蚩尤為首的九黎族=Si vưu vi thủ đích Cửu Lê tộc…, có quá nhiều truyền Thuyết nói về Si – Vưu, có Thuyết nói Si – Vưu ở tây, có Thuyết nói ở đông, có Thuyết nói ở nam với người Mèo / Hmong, có thyết nói ở Bắc như người Korea có quyển sách 《Hằng Đàn Cổ ký桓檀古記》 – (환단고기)nói rằng Si – Vưu là Vua ở Bán Đảo Triều Tiên; nhưng, chú ý: Si – Vưu được tôn làm “ Chiến Thần “ nên nhiều người tranh dành… cũng phải!!! và quí vị thích nghiên cứu sử cần chú ý điều nầy: Phiên – âm chữ “ Cửu – lê” sẽ ra chữ “ kỳ “ , Phiên âm chữ “ Giao – Chỉ “ hay “ cao – Chỳ “ sẽ ra chữ “ kỳ” ,và đặc biệt là Cửu – Lê lại rất giống… gần như 100 phần trăm với “ Cao – Lệ – 高麗 – Korea” , và cũng có tài liệu Korea liên quan đến Bách Việt, ngày nay các bạn trẻ người Việt khi học tiếng Hàn Quốc – Korea sẽ không lạ gì các từ “ Han kok” là Hàn Quốc, “ huynhdai” là Hiện Đại, “ yu Hạc senh” là Du học sinh, tên gọi “ Kim Yang” là Kim – Anh, “ Dong kun” là Đông Quân v v…

_Vì theo những khảo cứu vừa được nêu trên thì chữ viết trong sử “Si – Vưu”: chẳng qua chỉ là Phiên âm chữ “Trầu”, mà người ta đã lầm, không dùng tiếng Việt, phủ nhận gốc Việt, không biết hay không đọc là Trầu mà lại đi đọc là Si – Vưu cho nên vô nghĩa, và từ cái vô nghĩa, cái không hiểu nghĩa đã sinh ra ngộ nhận và cho là “ HánTự – chữ Tàu”, rồi thêu dệt truyền Thuyết! truyền Thuyết đã thêu dệt “Ông” Si – Vưu là lãnh tụ rất Thiện chiến, khi ra trận biết phun lửa, chặt đầu nầy lại có đầu khác… rõ ràng đó là sự diễn tả Si – Vưu là một tập thể Thiện chiến, giỏi trận pháp, dương đông kích tây, du kíck chiến, mai phục v v… và biết dùng hỏa công chứ không phải là một người; chẳng qua vì sự ngộ nhận của các đời sau phủ nhận gốc Việt hay không hiểu tiếng Việt mà người ta dựng ra 1 nhân vật như thần tiên vậy! Ở Trung – Quốc Từ xưa và cho đến nay vì… người ta đã tôn thờ “ông” Si – Vưu là “chiến – Thần”, nên trước khi ra trận đánh giặc là làm lễ cúng bái “Chiến thần” là ông Si – Vưu! thật ra… “Chiến Thần” đó phải là nước Trầu và lại là lãnh đạo, là “Vua” của các bộ tộc Cửu – Lê 九黎 – Cửu lê lại vô nghĩa!!! theo truyền Thuyết thì liên quang đến Cửu lê có đến hàng 100 bộ tộc, Thuyết nói 9 bộ tộc là căn cứ theo chữ “ CỬU 九.

Thuyết chánh yếu mà nhiều người tin và trích dẫn nói là có đến 81 bộ tộc – 81 lại là cách dùng 9 x 9…, 81 hay hàng 100 bộ tộc thì không thể là “CỬU九” ! “ Cửu – Lê 九黎” chỉ là Phiên âm để chỉ hàng trăm bộ tộc ở phía nam có tên gọi là “Kỳ”, Sở trong Hoa sử có đất KINH, mà lại có “ Trầu” lãnh đạo 九黎Cửu – Lê là Kỳ! Sử Việt thì gọi đất Việt là Đất Kinh và Đất Kỳ! nghiên cứu mới cho thấy rõ đường Thiên di của nhân loại là từ Đông nam Á tiến lên phía bắc v v…, nếu đánh vần theo giọng Việt Quảng Đông, thì Cửu – lê là “ Cao – chìa” sẽ ra chữ “ kỳ” … còn đọc theo “ Cữu – lê” sẽ ra âm “ kê” hay “ kề” , đọc CỬU – LI sẽ ra âm “ KY” hay “ KỲ” , tiếng Phổ thông cũng đọc “ li” chứ không đọc “ lê”, về sau thì xuất hiện chữ “ giao Chỉ “ mà nếu đánh vần Phiên âm cũng là “ kỳ” , dân thành phố Phiên Ngung ngày nay ở tỉnh Quảng Đông vẫn đọc Giao Chỉ là “Cao – Chĩa/ cao chìa”, đối chiếu lại thì thấy rõ ràng “ cửu Lê “ và “ giao Chỉ “ chỉ là một tên có phát âm là “ kỳ” , và GIAO – CHỈ hay CỬU – LÊ là vô nghĩa, cho đến thế kỷ 21 mà khi tra cứu tự điển Bách Khoa và cổ thư v v… thì thấy giải thích sở dĩ gọi là “ Giao Chỉ” vì dân vùng đó có hai ngón cái của 2 bàn chân chìa ra, khi đứng thì giao nhau, nên gọi là Giao Chỉ!!! và lại có cách giải thích khác là dân vùng đó… khi ngủ thì 2 chân để chéo chữ thập, hai chân giao nhau nên gọi là giao chỉ!!! Cách giải thích như viết truyện thần thoại hay… làm Phim “khoa học tưởng tượng” như vậy mà đã tồn tại trong lịch sử mấy ngàn năm… thì rõ ràng là những người có tâm huyết ở thế kỷ 21 nầy nên phải bỏ công ra để viết lại lịch sử là một điều bắt buộc phải nên làm!!!

Âm Quảng Đông của “ CỬU – Lê” lại có 1 phát âm là “Cẩu – lỳ”, Có lẽ chính vì âm “ Cẩu” không tốt khi ĐỌC và NGHE, cho nên mới được người ta tránh mà sau nầy không còn dùng “ Cửu – Lê” nữa, chỉ còn có âm Cao – Chỳ, Giao – Chỉ xuất hiện mà thôi, những tên xưa thường hay được dính líu và kéo dài để dùng đến tận ngày nay, Vùng Lạng – sơn có sông Kỳ – Cùng và Phố Kỳ – Lừa là 1 thí dụ thú vị; chữ viết ngày xưa khác nhau từng vùng vì giao thông đâu có thuận tiện và tính thống nhất đâu có mạnh như bây giờ, cho nên sau nầy Tần Thủy Hoàng mới ra lịnh thống nhất chữ viết;_ Hàng 100 bộ tộc Cửu – lê/ kỳ có lãnh đạo là si – Vưu /Trầu nhập lại… tính ra hẳn là bờ cõi phải mêng mông lắm và cổ thư còn ghi lại gọi là “ Liệt – San thị”: thật ra “Liệt – San” đó chính là Phiên âm chữ “ Lang – sang” tức là Lang! “Lang” là khi ngôn ngữ đó đã được đơn âm hóa, và “Lang – sang” hay “ Van” “Lang – Sang” hay người Hoa Viết Sử gọi vắng tắt là Shan商 “ có nghĩa là “Vạn Tượng” chính là nước “VĂN – LANG”…; quí vị nào hiểu nghĩa tiếng Thái, Lào, Choang ngày nay sẽ hiểu nghĩa nầy, “Van” là “Vạn” của một vạn, “Lang” là “lang – sang” là “Liệt – San” hay Shan商, hay “Văn Lang”, Văn – Lang của người Việt cũng chỉ là một quốc gia duy nhất mà người ta đã viết và đọc theo nhiều cách, quí vị chú ý chữ Shan商 dịch theo chữ Hán – Việt là “Thương” hoàn toàn trùng hợp với tiếng Việt là “Tượng” tức là “Voi”, “Tượng” ngày xưa đọc là “Tương” là lẽ thường tình! Bởi vì cổ Việt ngữ đâu có A B C và dấu Nặng! vùng “Sở”, “Trầu”.

“Văn lang” phải là rất rộng như truyền Thuyết nước Văn – Lang bắc giáp Động – Đình Hồ, Đông Giáp biển và Nam giáp nước Hồ – Tôn, Hồ – Tôn là giọng Mân Việt Ô – sinh >Ying, giọng Quảng – Đông là Wùa hay Huà – siń >wìng, âm Wìng, hay Ying̃ / yin đều là chữ Vin / Vân của Vân – Nam là tỉnh Vân Nam bây giờ; còn âm của chữ viết là Liệt – San, yue – Lang, Văn Lang đều phát âm giống nhau, nghĩa là nước “ VanLangshan” của người Việt, “Văn – Lang” quá rộng thì các bộ tộc quá nhiều và có “ đánh nhau” cũng là Chuyện thường, đều đó càng làm cho Bách Việt Sử rối mù bởi “ Tinh thần địa phương”, truyền Thuyết Phù – Đổng Thiên vương chống giặc “ Ân Thương” nếu xét cho kỹ lưỡng biết đâu là Chuyện nội bộ??? truyện Trụ – Vương mê Đắc – kỹ, sa đọa và phung phí ở Cung Đình nên phải thu thuế tô địa nhiều, bắt lao công v v… nên nhiều dân địa phương phải chống lại và tự lập lãnh địa “ quốc” riêng là đúng thôi!… Ai chứng Minh được Trụ Vương là Du Mục hay là Hung – Nô??? Chữ viết lưu lại là Trụ Vương tên Đế Tân, chữ Trụ chẳng qua là Chữ “Trư” là “Con heo” của tiếng Việt, “ Đắc – Kỳ”, “Na – tra”, “Khương Tử – Nha” “Cơ Phát” “Cơ Xương” đều là tiếng Việt, một số những tên tiếng Việt Đa âm còn sót lại trong câu truyện tự nó sẽ làm rõ nguồn gốc Việt! những ai hiểu Hoa văn 100 phần trăm ngày nay có thể nào giải thích cho tôi nghe “Trụ” vương và “ Đắc – Kỷ” nghĩa là gì??? nỗi oán hận của người dân thời đó theo tiếng Việt đã chửi “ Đế Tân” là “Heo” vì dâm dục mê gái cho nên gọi là vua Heo – “Trư” , “ Đắc – Kỷ” là dấu tích tiếng Việt Đa âm, đa âm “ Đắc – Kỷ” là “ Đĩ” , khi biến thành đơn âm, chỉ có tiếng Việt và người Việt mới hiểu nổi chứ còn ai vào đây được? theo tôi thì khi “Trụ” Vương tỏ tình với “Đắc – Kỷ” thì nói là “ Anh yêu em” chứ không phải là giọng “ Wò ái nìa” của Hung – Nô! Ngày nay chúng ta vẫn còn dùng từ đa âm nhiều quá nhiều, ví dụ như: lang – thang, lôi – thôi, thẩn – thờ, lác – đác, ngoe – ngoẩy, kẻo – kẹt, lệch – lạc, lung – tung, liếng – thoắn, bạc – bẽo, tiu – ngỉu, mênh – mông, lung – linh, dịu – dàng, v v… nhiều kinh khủng lắm.

Xin quí vị đọc bài khảo cứu trước của tôi – là tiếng Việt sinh ra Hoa ngữ và Hoa Ngữ chỉ là những tộc khác học được một phần của tiếng Việt mà thôi! và cũng chính vì vậy mà Hoa ngữ không thể Phiên dịch được hết Việt ngữ, còn Việt ngữ có thể Phiên dịch được hết Hoa ngữ một cách dễ dàng, có những sách và những người lập luận rằng Từ ngữ Hán – Việt được du Nhập từ Trung Hoa sang Việt Nam vào thời Nhà Đường! Xin Chân thành cảm ơn những sách và những người đó!… Lập luận đó tự thân nó đã khẳng định là từ xưa cho đến đời Nhà Đường là bên Trung Hoa vẫn còn dùng tiếng Việt; Cómột bài “Việt nhân Ca” cổ đại đã hơn hai ngàn mấy trăm năm và nổi tiếng toàn thế giới, tiếng Hoa, tiếng Anh và tiếng Pháp v. v… đều đã “Phiên dịch” bài nầy một cách… sai bét!!! Tiếng Việt Phiên dịch lại từ bản “hoa_Văn” nên cũng sai luôn!!! Vì người ta không hiểu tiếng Việt… và người “Hoa” đã dùng bài nầy để chứng minh cổ sử của Trung quốc là “ Hoa” chứ không phải Việt! Với lập luận vì là “hoa” nên không hiểu được tiếng Việt của “Việt nhân Ca”, và Chuyện bài hát “Việt Nhân Ca” nầy xảy ra ở nước Sở, xin quí đọc giả đón đọc những bài khảo cứu sau thì tôi sẽ trình bài rõ ràng chung quanh bài “Việt Nhân Ca” ở nước Sở ngày xưa chính là một bằng chứng Sở là Việt! Điều nầy là rất quan trọng: Có thể nói rằng đây là tâm điểm của sự nhập nhằng Việt và Hoa, bởi vì ông Lưu Bang và Ông Hạng Võ đều là Người Sở, và Lưu Bang đã lập nên Nhà Hán, Có thể nói rằng Chứng minh được Sở là Hoa thì nghĩa là Hoa đồng hoá Việt!!! và chứng minh được rằng Sở là Việt thì nghĩa là Việt đồng Hoá Hung – Nô thành Việt mà đổi tên là Hoa. Bài nầy đã chứng minh rõ ràng Sở là Việt để làm mất đi lớp bụi mờ của lịch sử; Tuy nhiên, để cho rõ ràng và chi tiết thêm thì tôi sẽ viết thêm bài “Tự điển Thuyết Văn của Hứa Thận thời Nhà Hán” và “Việt nhân Ca”.

Xin trở lại chủ đề:

_đánh vần cổ ngữ “ Liệt – San” > tức là Li(ệt) – (S) an =>Lan = Lang.

_Viêm Đế / Si – Vưu / Trầu / Kỳ / Văn Lang là thị tộc Việt “ Hùng “ , chữ viết trong sử là “ Hửu hùng Thị “: đọc là “ Dồ Hùng”, đó là một âm của Diệt Hùng, tức là Việt Hùng ( xin xem bài khảo cứu Bách Việt Sử khác sấp đưa ra online) và Con Cháu các đời vua sau luôn xưng là Hùng Vương như Hùng Tao 熊蚤, Hùng LỆ 熊麗, HÙNG CUỒNG 熊狂, HÙNG Dịch 熊繹, HÙNG NGẢI熊艾, HÙNG ĐÃN 熊䵣, HÙNG THẮNG 熊勝, Hủng Dương 熊楊, Hùng cừ 熊渠, Hùng Chí 熊摯, Hùng Diên 熊延, Hùng Dũng 熊勇, Hùng Nghiêm 熊嚴, Hùng Tương 熊霜, Hùng Tuân 熊徇, Hùng Ngạc 熊咢, Hùng Nghi 熊儀, Hùng Khảm 熊坎, Hùng Thông 熊通, Hùng Chất 熊貲, Hùng Giang 熊艱, Hùng Uẩn 熊惲, Hùng Thương – Thần 熊商臣, Hùng Lử 熊侶, Hùng Thẩm 熊審, Hùng Chiêu 熊招, Hùng Viên 熊員Hùng Vi, v v…

Theo Truyền Thuyết: Hoàng Đế 黄帝Có 1 người con là Xương Ý昌意… – Xương Ý昌意 là 1 trong 25 người con của Hoàng đế黄帝, Xương – Ý cưới vợ là người của Thuc̣ sơn thị 蜀山氏tên là Xương Bộc 昌僕 có được 1 người con là Đoan – Hạn 颛顼. Hậu duệ của Đoan Hạn sinh ra Cổn 鯀, Cổn Sinh Ra Vũ禹 (… Con Của Vũ Là Khải lập ra Triều Hạ).

– Đế Đoan – Hạn颛顼 là Con Của Xương – Ý.

– Ngô Hồi 吳回 là Cháu đời thứ 5 của đế Đoan Hạn颛顼.

_Lục – Tung 陸終, hay Lộc – Tục do cách đọc khác nhau, là con của NGô Hồi 吳回.

_Quí Liên 季連, về Sau gọi là Chúc Hùng là con của của “ Lộc Tung” hay Lộc Tục: có 6 người con, con út là Quí – Liên.

_Chúc Hùng là Cha của Hùng Tao, Hùng Tao là Cha của Hùng lệ, Hùng lệ là cha của Hùng Cuồng.

– Sở Hùng Dịch楚熊繹 là con của Hùng Cuồng, là cháu chít của Quí Liên/Chúc Hùng và là Thầy của Châu Văn Vương Của Nhà Chu… và Sau đây là phần tên Vua được đưa vào Sách Sử… viết bằng cổ văn.

***Bảng tên hiệu Sở: Hùng Vương / Tên Họ / năm lên ngôi / năm thoái vị… bằng Cổ Việt Văn: gồm Tên Các vua…

君主 國君名称 上任時間 退位時間

在位年数 楚熊蚤 熊蚤(芈蚤)芈=Mi 楚熊麗 熊麗(芈麗) 楚熊狂 熊狂(芈狂) 楚熊繹 熊繹(芈繹) 楚熊艾 熊艾(芈艾) 楚熊䵣 熊䵣(芈䵣) 楚熊勝 熊勝(芈勝) 楚熊楊 熊楊(芈楊) 前(Tiền: trước công nguyên) 楚熊渠 熊渠(芈渠) 年:Năm 楚熊摯 熊摯(芈摯) 楚熊延 熊延(芈延) 前848年 楚熊勇 熊勇(芈勇) 前847年 前838年 10年 楚熊嚴 熊嚴(芈嚴) 前837年 前828年 10年 楚熊霜 熊霜(芈霜) 前827年 前822年 6年 楚熊徇 熊徇(芈徇) 前821年 前800年 22年 楚熊咢 熊咢(芈咢) 前799年 前791年 9年 楚若敖 熊儀(芈儀) 前790年 前764年 27年 楚霄敖 熊坎(芈坎) 前763年 前758年 6年 楚蚡冒 熊眴(芈眴) 前757年 前741年 17年 楚武王 熊通(芈通) 前740年 前690年三月 51年 楚文王 熊貲(芈貲) 前689年 前675年六月庚申 15年 楚堵敖 熊艱(芈艱) 前674年 前672年 3年 楚成王 熊惲(芈惲) 前671年 前626年冬季十月 46年 楚穆王 熊商臣(芈商臣) 前625年 前614年 12年 楚莊王 熊侶(芈侶) 前613年 前591年秋季 23年 楚共王 熊審(芈審) 前590年 前560年 31年 楚康王 熊招(芈招) 前559年 前545年九月以後 15年 楚郏敖 熊員(芈員) 前544年 前541年冬季 4年 楚靈王 熊圍(芈圍) 前540年 前529年五月 12年 楚王比 熊比(芈比) 前529年春季 前529年五月 未改元 楚平王 熊居(芈居) 前528年 前516年九月 13年 楚昭王 熊珍(芈珍) 前515年 前489年秋季七月以後 27年 楚惠王 熊章(芈章) 前488年 前432年 57年 楚簡王 熊中(芈中) 前431年 前408年 24年 楚声王 熊当(芈当) 前407年 前402年 6年 楚悼王 熊疑(芈疑) 前401年 前381年 21年 楚肅王 熊臧(芈臧) 前380年 前370年 11年 楚宣王 熊良夫(芈良夫) 前369年 前340年 30年 楚威王 熊商(芈商) 前339年 前329年 11年 楚懷王 熊槐(芈槐) 前328年 前299年 30年 楚頃襄王 熊横(芈横) 前298年 前263年秋季 36年 楚考烈王 熊元(芈元) 前262年 前238年 25年 楚幽王 熊悍(芈悍) 前237年 前228年正月 10年 楚哀王 熊猶(芈猶) 前228年正月 前228年三月 未改元 楚王負芻 熊負芻(芈負芻) 前227年 前223年 5年 昌平君   前223年 前223年 楚隠王(張楚隱王) 陳勝 前210年 前209年 楚假王 景駒 前209年 前209年 楚義帝 熊心(芈心) 前209年 前207年 楚霸王(西楚霸王) 項羽 Hạng Võ 前206年 前202年

Sở Bá Vương 楚霸王_Hạng Võ 項羽 là con cháu đích tôn của Hùng Triều họ Mi 米 ( Mi hay Mị,Mì, Mễ) vì tổ tiên được phong đất cho ở Đất Hạn, cho nên lập Tổ dòng họ Hạn; ( cũng như Khuất Nguyên vậy, thời phong kiến thì dòng họ vua thường hay được phong cho Đất để lập ấp, lập quốc nhỏ làm Chúa nơi địa phương nhỏ và thường hay đổi họ theo đất mình được làm Chúa nơi đó) … Sở Bá vương Hạng Võ và Lưu Bang lãnh đạo dân Quân Sở – Việt lật đổ Nhà Tần…

***Khảo cứu Một số phong tục vùng Sở – (Trầu / Kỳ / Liệt San – yue Lang – Văn Lang – Việt Lang mà ngày xưa gọi là “Sở” ) và ngay nay quí vị có thể tìm hiểu và tham khảo dễ dàng trên các web của các bloger hay trên trang web của tỉnh Hồ Nam hay Hồ Bắc của Tân Hoa Xã:

_Khách đến Nhà khi đã mời ngồi rồi thì kỵ lau bàn hay quét Nhà, vì như vậy là có ý đuổi khách.

_Khi mời khách ăn trứng gà thì không được đãi ăn số trứng lẻ 1 hay 3, nhưng kỵ nhất là đãi khách ăn 2 trứng, Vì “ ăn hai” giống như tiếng chửi… “ ăn hại” của tiếng Sở.

_Trước khi ăn, không được dùng đũa gõ chén, vì chỉ có ăn mày mới gõ chén ăn xin.

_Sau khi ăn, không được gác đũa lên chén, vì gác đũa lên chén là cúng cơm cho vong linh.

_Đầu của phái nam, và vùng eo của phái nữ là chỉ được nhìn, không được rờ…, nếu bị tùy ý đụng chạm thì coi như là một điều bị sỉ nhục.

_Phải phơi quần áo phụ nữ nơi kín đáo, không được cầm sào phơi quần áo phụ nữ băng qua đường; đồ lót của phụ nữ khi phơi phải tìm ở chổ người ta không nhìn thấy; khi phụ nữ có thai thì không được tham gia tiệc đám cưới; phụ nữ đang có kinh kỳ thì không được vào chùa, miếu; phụ nữ không được tham gia việc xây bếp hay dựng kèo cột trong xây cất.

_Kỵ những từ ngữ hung hiểm, ví dụ: không nói “ Chết” mà nói “ Đi” rồi, hay “ không còn nữa” , Quan tài thì nói “ thọ tài “ , “ thọ mộc “ ; ngày tết không được nói “ thấy bà” ,” thấy qủy” , “ đồ… qủy sứ” … nói Chung là kỵ từ ngữ hung hiểm hay xui xẻo.

_ Cha mẹ qua đời thì con trai không cắt tóc trong thời gian 7 Thất (Tuần) để tỏ lòng hiếu thảo khi để tang.

_ Kêu Chuột bằng “ ông” , Chuột rất khôn lanh, nên sợ Chuột cắn phá quần áo v v… nên tỏ ra tôn kính mà gọi là “ ông” Tí.

_Con một của gia đình thì thường gọi là “ Chó con” , “ Bé “ , “ Nữ” , “ Nố” ,” Náo “ … Vì sợ ma quỉ xâm hại, sợ khó nuôi.

Ngày Nay thì Văn Hoá Sở đã biến thành đã biến thành văn hoá của tiếng Phổ thông / Quan Thoại, nhưng những nghiên cứu về từ ngữ cổ của lịch Sử còn sót lại mà người ta còn dùng và được biết ở các vùng thuộc Sở lại làm cho tôi giật mình:

– Dù đã bị tiếng phổ thông – quan – thoại thay đổi, nhưng Nhiều vùng “ sở” ngày nay vẫn gọi con của mình là phái nam bằng “ trai “ như tiếng Việt, đó là vùng: Nam Xương 南昌/ đọc là “ ʦai” như “ Chai “ Hay “ Trai” 、đó là các vùng Đô Xương 都昌、An Nghĩa安義、Tu Thuỷ修水、Bình Giang 平江、Dương Tân陽新、Tuyên Phong宜豐、Tân DU 新喻 、v v… vẫn gọi con trai là “ TSai” .

và…..

– 2 chân giang rộng ra gọi là: “ Mở” và Viết là chữ 摸 /Mạc – nhưng đọc là “ mở” .

– Con ngỗng gọi là Ngang, ngo.

– Lớn, gọi là “ Đại “ , viết là 軚/ đọc là Đại.

– Cái Rổ làm bằng bằng tre: gọi là Rổ, viết là 蘿 / đọc là Rổ; có nơi nay đọc lô hay lo, loa, loá…

_” Hiểu” , vùng Kiến – Ninh 建寧 ngày nay vẫn đọc “ Hiểu” 曉 như tiếng Việt.

– “ Phan” , vất đồ vật gọi là Phan, viết là 拌 / đọc là “ Phan” .

– Bất kể, bất cần mạng sống gọi là “ Bán mạng” , những vùng còn nói là “ bán mạng” là: ( phát âm có khác nhau 1 chút giữa các vùng): Nam xương 南昌 / pʰɔn miaŋ、An Nghĩa 安義 / pʰɔn miaŋ、Cao An 高安 / pʰɛn miaŋ、Tân Du 新喻 / pʰɔn miaŋ、Bình Hương 萍鄉 / pʰɔ̃ mĩa、Lễ Lăng 醴陵 / pʰõŋ miaŋ、Kiến Nnh 建寧 / pʰɔn miaŋ、Thiệu Vũ 邵武 / pʰon miaŋ。

_cái lá cây Trúc gọi là Lá, viết là 箬 / đọc là “ lá” .

_thấy, viết là 睇 đọc là “ Thấy” .

_vùng nước Sâu gọi là “ thầm” hay “ Than” , nghĩa là “ Đầm” so với tiếng Việt.

Tất cả những phần khảo cứu tiếng nói và phong tục Sở nêu trên là vào trang Nhà trên Internet của tỉnh Hồ Bắc thuộc Tân Hoa Xã là sẽ đọc thấy (trong hiện tại) .

… Từ những chứng cứ nêu trên, có thể thấy ngày xưa vùng Sở vừa Đúng là “ Trầu” , vừa đúng là Nước Việt / Văn Lang rộng lớn với hàng trăm bộ tộc “ kỳ – Cửu Lê” nói tiếng Việt, Nếu vậy thì nên đọc địa danh và tên người của cổ Sử theo tiếng Việt…

_ khảo cứu 1 số tên Sở theo hướng “ việt – Ngữ” thì thấy là, Ví Dụ:

1/ CAN TƯƠNG: Phiên âm Can – Tương > “ Cương” hay “ Cường” / vì chẳng có ai tên là Can – Tương, nếu Can – Tương đúng là tên 1 người thì trước đây đã có người dùng, sau nầy phải có người dùng, và bây giờ cũng phải có người dùng; suy ra, Can – Tương là “ Cường” .

2/ MẠC TÀ:… chưa thấy có ai trong sử sách có tên là “ Mà” “ Tà” hay “ Mạ” “ tà” , Phiên âm nầy chỉ theo Mân Việt ngữ mới có nghĩa, đọc là “ Bạc – ghé” > “ Bé” , còn 1 cách đọc khác là “ mo – ghé” ra âm “ Moẽ” – ( Moẽ là bé gái), ở đâu có người Triều – Châu và tiếng Mân Việt thì có người gọi con gái là “ Moẽ” , ở đâu có người Việt là ở đó có người gọi con gái là “ Bé” *** ghi chú: tiếng Mân Việt là Phước Kiến và Triều Châu giữ được rất nhiều Việt Cổ Ngữ, khi phục chế ngôn ngữ Sở hay đối chiếu để rõ nghĩa thì các học giả bên Trung Quốc hay so sánh với Mân Ngữ mà tìm đáp số; Ngày nay chúng ta đọc là Mạc – tà, nhưng theo phân tích kỹ lưỡng của tôi thì “ bạc – chsé” > tức là “ Bé” là tên đúng nhất của người vợ của Can – tương >Cường.

3/CỬU KHUẨN:… Vần Phiên âm “ Cữu – khuân” >là “ Quân” nầy độc đáo, dù đọc theo giọng Quảng Đông / Triều Châu / Phước Kiến hay Việt Nam đều có kết quả là “ Quân” , Đất “ Quân” ( Đất Quân hay Quan, Âm thanh gần nhau là tên 1 vùng đất nơi… được gọi là: Sở, Vậy… không thể nào là “ cữu – khuẩn “ vì nó hoàn toàn vô nghĩa…

4/TRIỀU CA: kinh đô của Triều Thương / Trụ Vương là Triều Ca, Phiên âm giọng Việt Quảng Đông là Chsiều – Co >Chso / chsò, chính là vùng đất “ Trầu” hay “ Sở” , Vậy không có “ Triều – Ca “ chỉ có “ Trà” là Phiên âm của Triều Ca và phát âm rất giống âm “ Trầu” ,… chỉ có chso, chsò, Trầu, Sở… bởi vậy cho nên không có ai tìm ra được kinh đô “ Triều Ca “ của Trụ Vương ở Đâu!!! này nay người ta cho rằng Triều – Ca ở huyện Kỳ của tỉnh Hà Nam… và đó cũng là lý do tôi tin rằng Trụ Vương / Nhà Thương là người Việt vì kinh đô Mang tên “ Triều – ca” thì chính là Sở, và vua Nhà Thương họ Chữ, là con cháu đế Nghiêu,và có chứng cứ tài liệu là họ biết nuôi Voi thì càng đúng là “ VanLangshan” tức là Văn – Lang, thần thánh “ phong phú như truyện “ phong Thần” là sản phẩm của văn minh nông nghiệp lúa nước đã định cư thì mới có được truyện như vậy v v… Và người Việt Nam không xa lạ với họ Chử… qua truyện “ Chử Đồng Tử” ; Triều – Ca là 楚 sở.

5/ THƯƠNG NGÔ: đọc theo Phiên âm Quảng Đông là “ CHSén – ngùa “ > CHsùa =楚sở.

6/ CỨ ÂU: đọc theo Phiên âm Quảng Đông “ Chsìa – Ngâu” > Chsầu =楚sở.

7/CỘNG NHÂN: Cộng – nhân> Cân; Cong – nan> Can, Cúng – dành> Cánh; Can, cân, cánh, đều là gịong việt, mân, Quảng Đông để gọi đất “ cống” (đất “ Quang” ) là Vùng Sở.

8/ QỦI PHƯƠNG: Quỉ – Hoang > Quang là giọng Mân Việt, Đất “ Quang “ là 1 tên khác của Đất sở, Có thể giọng “ Quang” là Chính Thức vì rất phù hợp với tiếng Việt; và cũng chính là “ Quang” là chủ ngữ đã sinh ra quá nhiều tên gọi theo sau: Cân / Can / Cánh, Cung, Cúng và Trở thành Cống ngày nay.

19/ CỔ MUỘI: giọng phổ thông Cuà – Mi >ky hay “ Kỳ “ .

10/ 昌意Xương – Ý: giọng Việt Phiên – Ngung còn đọc là Chsen – ìa > tức là Phiên âm của Chsìa 其, “ Chsìa” hay “ Khỳ” hay “ Kỳ” ?… “ khỳ” hay “ Kỳ” là tùy giọng nói của từng địa phương.

11/陸終Lộc tục hay Lộc tung đều có Phiên âm là >Lùn ( tiếng Quảng Đông “ Lùn” là Rồng), Long.

….. Qua Những khảo cứu và đối chiếu phía trên đã đủ cho ta thấy “ Bí Mật” sé được dần dần sáng tỏ. Sở là Việt như Tư Mã Thiên đã Viết trong Sử Ký là “ Sở Việt đồng tông đông̀ tộc” , và cũng thấy được Nhà “ thương” – “ trụ Vương “ cũng là Sở ngày trước, và còn biết được “ Can – Tương” và “ mạc – Tà” tên thật là gì v v…; và người Sở là Hạng Võ và Lưu Bang lật đổ Nhà tần rồi lập nên Nhà Hán chính là người Sở và nói tiếng Sở và đó chính là “ Sở” “ văn – Lang” với “ Cửu – Lê / Kỳ “ và ngôn ngữ chính là Việt Ngữ; Sách “ Thuyết Văn” thời Hán là đọc theo Việt Ngữ lại là 1 minh chứng thêm…; Sở Là Việt, là Văn Lang, người Việt làm sao quên được Văn – Lang? Hoa Sử viết rằng Triều Shan (Nhà Thương) quá nhiều lần dời thủ đô, mà không nghiên Cứu hoặc chối bỏ là Shan từ đâu đến! Văn – Lang đã bắc tiến từ nam… Đâu dễ gì có 1 ngọn núi là “ Lạng Sơn” mà lại trở thành tên của 1 tỉnh? Lạng Sơn hay Lạng – San, hay Lang – Shan, chính là tên của nước “ Vănlangshan” còn sót lại khi những vùng đất kia của nước Văn – Lang đá bị đổi tên thành các vương Triều và quốc gia khác nhau theo dòng lịch sử…

Vì có những ngộ nhận hay gian trá và hàng hàng lớp lớp bụi mờ phủ lên bề dầy lịch sử Bách Việt… cho nên bài khảo cứu nầy được suy xét rất thận trọng. Để làm sáng tỏ…

Sở là Việt là Văn – Lang trải dài từ phương nam lên Động Đình Hồ với nhiều đời vua với phong hiệu là Hùng Vương.

Nhạn Nam Phi/ Thanh Đỗ

*Ghi chú: Can – Tương và Mạc – Tà là tên kiếm và cũng là tên của Vợ chồng nổi danh đúc kiếm.

– Bài nầy có tham khảo 1 số web site dưới đây.

http://zh. wikipedia. org/zh – tw/%E6%A5%9A%E5%9C%8B
http://zh. wikipedia. org/w/index. php?… edit&redlink=1
http://zh. wikipedia. org/zh – tw/%E8%B4… B8%80%E8%A6%BD
http://zh. wikipedia. org/zh – tw/%E8%B4… B8%80%E8%A6%BD
3. Bách Việt Sử: Những lớp bụi mờ của lịch sử

Văn – Lang và Bách Việt

Dù nhiều lớp bụi mờ đã phủ lên cổ sử: Thử tìm hiểu thêm về Văn – Lang và Bách Việt.

Văn – Lang là “ Van – Lang – Sang” là Vạn – Tượng.

Tôi đọc qua bài viết giải thích tên Văn – Lang với cách diễn giải Văn là “ Văn紋” là Xâm mình, vì chữ Hán có chữ Văn紋 là xâm, và người Việt có phong tục xâm mình khi xưa, đã được ghi trong cổ Sử, và Lang là “ Lang郎” có nghĩa là “ người” hay là anh chàng, (ví dụ như Tân lang, tình lang v v…) . Khảo cứu chỉ là khảo cứu, biết đâu Văn – Lang lại là Vạn – người 萬Vạn郎Lang.

Nhớ khi xưa học Anh Văn, trong 1 lớp có học sinh thuộc nhiều dân tộc khác nhau, Thầy giáo “ Da trắng” hỏi, có ai biết phát âm “ lang – sang” ở Lào, hay bắc Việt Nam có nghĩa là gì không? 1 học sinh người Lào trả lời: có nghĩa là “ Many elephant” – (“ nhiều Voi” ), và cho biết có đến mấy ngôn ngữ dân tộc Thiểu số khác biết và Dùng “Lang – Sang” là “ Nhiều Voi”

– Ngoài ra, Người Triều Châu có hát “ Voan – xiang” là “ Vạn – tiên萬仙” , Núi Vạn Tiên ở Thái Hành Sơn太行山, nhưng không! chưa nghe qua tích gì liên quan đến Vạn – Tiên Sơn, mà chỉ biết rằng “ Voan – Xieng 萬象” có phát âm như là Vạn – Tượng 萬象. và người Triều Châu có tục hát cúng cổ nhạc “ Voan – Xiang” sau mùng 1 tết; ngày nay thì tiếng Quảng Đông gọi Voi là “ Choèng” , tiếng Bắc Kinh là “ Xiang” , Cổ âm “ Voan – Xiang” không ai hiểu nghĩa và tạm dịch là “ Vạn – Tiên” hay “ Vạn Xuân” ! có phải đó là “ Vạn – Tượng萬象” Tức là “ Van – sang” mà có nơi gọi là “ Văn – Lang” ? “ Sang” hay “ Xiang” hay “ Voi_Tượng” … Bởi vì tên gọi 2 bà Trưng bên tiếng Triều Châu (‘Chen’ “Chek” ) và (‘Chen’ “Dịa” ) là hiểu liền! “ Chek” và “ Dịa” , Đó là số đếm của 1, 2 của người Triều Châu vẫn dùng ngày nay, không khó hiểu như tiếng Việt Nam là “Trắc” và “Nhị” – trong khi tiếng đếm bây giờ là Nhất Nhị.

– – – Tiếng Việt Nam thì gọi 2 bà là: “ Trưng Trắc徵側” với “ Trưng Nhị 徵貳” .

– “Trắc” Hay “Chắc” là chữ “Chiếc” của ngày nay, Chiếc là một, đơn “Chiếc” là đơn côi một mình, tiếng Quảng Đông ngày nay thì “Trắc” hay “Chắc” biến thành “Dách” (1234… là Dách, dì, xám, xi…), – tiếng Triều Châu thì “Chắc” là “Chék” (1234… là Chék, dịa, sa, siá…), biết nhiều phương ngôn rất vui, Chữ 單一 là Đơn – Nhất còn là “Đơn Chiếc”. và “tanśh ié” (Bắc Kinh), “Tanśh dách” (Quảng Đông), “Toa chék” (Triều châu).

– Lý Nam Đế – Lý Bôn 李賁 là hậu duệ họ Lý, có nguồn gốc tổ tiên từ Hoa – Nam, lập ra Vạn – Xuân quốc萬春國… chưa chắc có nghĩa là một vạn mùa Xuân! Vì phát âm “Vạn – Xuân” lại là gợi nhớ Voan – Xiang – “Vạn – Tượng 萬象”, cái Bóng của “Voan – Xiang” là “Vạn – tượng” và “Văn – Lang” rất to lớn và bao trùm 1 phạm vi rộng mênh mông trong Cổ sử. Voi Nam Á cao quí trong cổ sử, Từ Ấn – Độ kéo dài đến biển đông, gồm Ấn, Miến – Điện, Thái, Lào, Việt Nam và vùng Hoa Nam thì quí tộc và Vua đều quí trọng Voi, Dùng Voi trong việc uy phong, tế lễ, chứng tỏ quyền uy, làm biểu tượng và cũng làm cống phẩm, quà tặng cho nhau giữa các vua Chúa và quốc gia. Và Nên nghĩ như thế nào về Tên gọi của hai bà Trưng bên Tiếng Triều Châu không cần giải thích… mà hiểu liền là 1 và 2? Và lại có tục hát cúng “Voan – Xiang”.... đều đó có thể cho thấy thời hai Bà Trưng thì người Triều Châu còn là Việt, chưa bị đổi tên gọi là Mân Việt.

Văn – Lang là tên gọi quốc gia của người Việt ở Việt Nam trong cổ sử. liên hệ mật Thiết với cây Tân – Lang là cây Cau, nếu “ Van – Tân – Lang” rút gọn là Van – Lang, là “Vạn萬 – Lang榔” (Vạn cây Cau) rồi đọc thành ngắn gọn, thì trở thành Văn – Lang! – mộc木 Ghép với chữ Lang郎 là thành chữ Lang 榔 của cây tân檳 – Lang榔,Trầu_Cau lại là “ Sơ疋_Tân檳 – Lang榔” mà phát âm nhanh rút gọn lại là “ Sang” (疋檳榔=疋木木=楚) Hay “ Shan” , Lang có nghĩa Tân Lang là Cây Cau như ở nước Sở?, hay nghĩa Lang – sang là nhiều Voi? Văn – Lang ở Việt Nam nghĩa là “ Vạn Tượng” hay “ Vạn Tân Lang”??? theo 1 chữ Shan楚sở thôi thì đủ kết luận Văn – Lang của người Việt là “ Vạn – Tân – Lang” ! Nhưng Biểu tượng Voi của vua Chúa toàn vùng Đông nam Á và Sự tích Hai Bà Trưng thì “ Văn – Lang” lại có ý nghĩa là “ Văn – Lang – Sang” – – – > là “ Vạn – Tượng” ! Và nhất là Sau nầy khi mang tên là “ Tượng quận” trong thời kỳ bắc thuộc thì càng thấy rõ đất quận “ Voi” ngày xưa là nước “ Văn – Lang – Sang萬象Vạn Tượng” < – – – >“ Văn – Lang” .

– Chắc chắn có một nước “ Văn – Lang” phía nam rồi tiến dần lên hướng Bắc thời cổ sử. và bây giờ theo ngữ âm khi đọc thì ngôn ngữ ở Vùng Hoa Nam “ Voan” còn dễ hiểu và rõ nghĩa là “Vạn” hơn tiếng Việt Nam là “Văn” làm cho người ta hiểu lầm là “xâm”.

– “Vạn – Tân – Lang” thì đúng nghĩa Ở nơi nhiều cây Cau, “Van – Lang – Sang” – “Vạn – Tượng” thì đúng nghĩa ở nơi nhiều Voi. Nhưng… càng lên cao về hướng Bắc thì không còn có cây Cau mà cũng không có Voi, vậy mà có nước Sở tên là *Shan 楚, và Triều Thương cũng tên là Shan 商, Đó: là bằng chứng Văn – Lan là một đại quốc có nguồn gốc từ phương nam tiến lên bắc.

Nếu Khảo cứu kỹ lưỡng trong lịch sử thì sẽ thấy:

– Văn – Lang Bắc tiến từ phía nam đi lên, đến vùng Vân Nam, Quí Châu, Tứ Xuyên, và một phần của Hồ Nam, Hồ Bắc thì tiếng địa phương gọi là “Dạ – Lang”. Bởi vậy trong cổ sử có nước Dạ – Lang 夜郎 ở vùng nầy. Mà hiện giờ dân tộc Bố – Y có ngôn ngữ nửa giống như tiếng Bắc Kinh và phân nửa giống tiếng Việt là đại diện tiêu biểu của “người Dạ – Lang”.

– Văn – Lang tiến đến một Phần cùa 湖南Hồ Nam、湖北Hồ Bắc、重庆Trùng Khánh、河南Hà Nam、安徽An Huy、江苏Giang Tô、江西Giang Tây v. v… thì tiếng địa phương gọi là Shan 楚 rồi bị đổi ra gọi là Sở, có lẽ cách đọc phải thay đổi vì có một “Shan” khác thường được tiếng Việt gọi là Triều “Thương” và viết là 商 Shan đã bị Mất vào tay Nhà Chu nên húy kỵ chăng? (Có thể so sánh với trường hợp chữ “Lợi” ở Việt Nam ngày Xưa đọc là “Lị”, nhưng đến khi có vua Lê Lị 黎利 thì kỵ gọi trúng tên vua nên đã đổi “Lị 利” trở thành “Lợi 利”, và lâu dần không còn ai nhớ và đọc đúng chữ “Lị” nữa, và chỉ đọc là “lợi” mà Thôi). Hoặc, đây là Dấu tích lịch sử đã bị tráo trở ngay ở chỗ nầy! Bởi vậy trong Sử có nước Sở 楚 viết bằng chữ Shan楚 là “Sơ – Tân – Lang” (*楚:疋木木) ở Vùng nầy, mà ngày nay tiếng nói Sở và người Giang tây, Trường sa là đại diện của người SỞ – (楚:疋木木) – Sơ – Tân – Lang.*

* (湖北常自称荆楚,湖南自称湘楚, Hồ – Bắc thường tự xưng Kinh Sở, Hồ – Nam tự xưng Tương Sở, Tương 湘 lại có phát âm như là “Tượng”).

– Văn – Lang Vượt qua phía Bắc của Shan 楚 Sở, thì tiếng địa phương gọi là Shan 商 mà tiếng Việt còn gọi là Triều Thương商. (và chỉ riêng phần đất phía Triều Thương nầy, bị mất vào tay Nhà Chu, là biến thành nhiều nước nhỏ trong thời gian gọi là Đông Chu liệt quốc) . Bởi vậy trong Sử có Triều Shan 商Thương ở vùng đất nầy. (Vùng nầy khi Shan商Thương bắc tiến đã gặp phải người da trắng đến từ Siberia, Hung – Nô, Nga, Tucky v v… Shan商Thương chinh phục và đồng hoá người da trắng, các Triều đại sau nầy thì lại càng có nhiều người da trắng xâm chiếm và di cư đến vùng nầy rồi lại bị đồng hoá trở thành “ Hoa” hay “ Hán” nhưng mà da rất trắng và thân cao to… điển hình là các cô gái phía bắc của vùng Sơn Đông hiện giờ cao 1 thước 70 là Chuyện thường,… chỉ xét riêng Triều Hán thì đã có cả chục Triệu người “ tây phương” , “ hung nô” đã qui phục và trở thành dân Hán, đến thời Nhà Tấn, thì toàn thể vùng nầy bị người tây phương da trắng tràn ngặp và lập ra nhiều quốc gia nhỏ mà sử gọi là thời kỳ Nam – Bắc Triều, ngày nay đại diện cho vùng nầy là người và tiếng Bắc kinh).

– Văn – Lang của người Việt Nam rộng qua đến Lào thì tiếng địa phương gọi là Lang – Sang (còn vùng tên Lạng – Sơn, và thủ đô Viên – Chăng của Lào là dấu tích – Mà ngày nay Biến âm qua Viên_chăng rồi bị giải thích là “thành phố Trăng”).

– Văn – Lang Ở Việt Nam ngày nay thì dù ở trong nước hay khắp nơi trên thế giới, người Việt Nam đều thường hay lấy tên Văn – Lang đặt tên cho trường học, và Người Việt vẫn giữ phong tục có Trầu – Cau cho lễ thành hôn.

Phải là Cùng Chung một quốc gia thì tên gọi mới giống nhau được! Văn Lang Tiến từ Nam lên Bắc trong quá trình hàng ngàn năm mới có bờ cõi mênh mông, chắc chắn là đầy bi hùng cho nên chữ Việt mới có đến hai cách Viết là Việt 粵 và Việt 越, và chữ “ Việt 越 với bộ Tẩu và cái Qua” rõ ràng có ý nghĩa là Cầm vũ khí mà “ Vượt” lên… Tên gọi từng vùng của Văn – Lang khác nhau về Phát âm vì yếu tố ngôn ngữ đã “địa phương hóa” bởi vì địa bàn quá rộng thì chắc chắn có nhiều dân tộc khác bị Văn – Lang chinh phục và đồng hoá nhau, nhưng không thoát khỏi âm chính là đất nước của hàng vạn Voi, hàng Vạn cây Cau… “ Van – Lang – Sang” ; Văn – lang quá rộng lớn nên mỗi nơi đều có vua Chúa của mình, có thể gọi đó là một liên bang to lớn cho nên tính chất địa phương đã làm chủ từng vùng, và cũng từ đó mà diễn biến trở thành Bách Việt, – Sử của Văn Lang Bắt đầu từ bao giờ? ai mà chứng minh vẹn toàn được? đến bây giờ là 5 ngàn năm văn hiến? Có thể ít hơn! có thể nhiều hơn gấp đôi thì sao? Những con số không kiểm chứng được dù có viết ra thì cũng chỉ là tượng trưng mà thôi, nhưng cũng chỉ có lịch sử Văn – Lang là mới phù hợp và lý giải được tại sao Nhóm Việt – 粵 – 越 – Yue lại có mặt trên một địa bàn quá rộng trong cổ sử.

_Nhưng rồi Văn – Lang ở Phía Bắc trở thành nhập nhằng Hoa và Việt khi bắt đầu có Nhà Chu周 xưng là Hoa, rồi đến Xuân thu – Chiến quốc…,Nếu Shan商 là Thương không mất vào tay Chu 周 thì thời Xuân thu – Chiến Quốc với các nước nhỏ là Ngụy – Hàn – Triệu – Yến – Lỗ – Tề – Tần vẫn là 1 phần của Văn – Lang là Shan 商 Thương, nhưng vì mất Triều Thương và có Triều “CHU” nên vùng đó trở thành:

1/ – Chữ Viết không thay đổi, – nhưng đổi tên là Hoa – Hạ tộc, dễ gây ngộ nhận chữ Hoa không phải là Chữ Việt.

2/ – Ngôn ngữ có biến âm dần dần, – và sau nầy thay đổi nhiều hơn và gọi Hoa, dễ bị lầm lẫn là ngôn ngữ khác.

3/ – Văn phạm thì đảo ngược dần dần, – hơn 2000 năm sau thì trở thành gọi là Hoa ngữ, (biến âm và biến văn phạm).

4/ – Ngụy tạo lịch sử và bôi nhọ Đế Tân của Văn – Lang phía bắc là Shan商 là TRƯ (Trụ Vương) là mê Đĩ (“Đắc – Kỷ” hay “ Đán – Kỹ” … chỉ là Phiên âm) Chu kể tội “Trụ” Vương có 6 tội, sau nầy dần dần… thành nhiều tội hơn! để mỵ dân làm cho dân ghét vua Cũ và không muốn phục quốc, – không viết đúng lịch Sử, Tách Shan 商 ra khỏi gốc của Shan 楚 Sở và đại thể Văn – Lang trở thành một nhóm, rồi xưng là Chu 周 – Hoa 華… trong khi Giáp cốt văn và kim Văn của Shan 商Thương+ shan 楚sở mà Chu周 – Hoa 華 sử dụng lại là được khai quật lên từ ở đất của Shan 楚Sở và phù hợp với cách viết và cách đọc ở phía nam, so với các ngôn ngữ phía bắc là tiếng Nga, Mông – Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Tibet/Tây tạng, Mãn Châu v. v… là hoàn toàn khác biệt.

5/ – Chu 周 đã Dùng danh Từ “Hoa 華” là quí tộc thời xưa, nhập Chung với chữ “Hạ 夏” để cho là chính thống theo tổ tiên thời Nhà Hạ 夏, – Và dành độc quyền ta là “Hoa”, Ta là “Hạ”. Trong khi Hạ là triều đại xưa trước Shan, và Hoa là giai cấp quí tộc xa xưa của thời vua Nghiêu, Thuấn, Hạ; cách diễn giải lịch sử độc quyền của Chu… gạt hẳn văn hóa có sẵn của Văn – lang hay shan商 qua một bên, đưa tất cả gốc gác văn hóa trung nguyên theo Thuyết bắt nguồn từ văn minh phía tây là của Tibet (và cho đến nay thì tiếng “Hoa” ở Trung – Hoa được gọi là Hán – Tạng ngữ. Nghĩa là bắc nguồn từ Ti 狄, tức là Tibet hay còn gọi là Tây – Tạng)… trong khi đa số dân chúng và văn hóa của Chu 周 là dân chúng và văn hóa Shan商/ Van – Lang _sangmà họ mới giành được!

… Vì sao phải nói vậy khi khảo cứu lịch Sử?… Bởi vì có 1 dòng lịch Sử viết theo cách dèm pha “ Trụ” Vương lạ lùng đến đỗi người ta phải bỏ thời giờ ra nghiên cứu!!!… Có lẽ Cái bóng của “ Trụ” và Shan商 – Văn Lang quá lớn, Anh Hùng của Dân tộc nầy lại là kẻ thù của dân tộc kia ở bên đối phương, Nếu Không có Shan – “ Trụ” Vương đánh Đông Di thì sau nầy dễ gì có nước Việt của Việt Vương Câu – Tiễn và nước Ngô, nếu không có Shan – “ Trụ” Vương lại Bắc Tiến thì dễ gì có Ngụy – Hàn – Triệu – Yến – Lỗ – Tề – Tần v v… để mà Nhà Chu phong Hầu phong tước cho họ?… Có lẽ quân và Dân mệt mỏi và đau khổ vì chiến tranh, nên theo Sử liệu thì khi quân Chu tiến Vào Triều – Ca là kinh đô của Nhà Thương mà quân số chỉ bằng 1 phần 10 của quân lính bên “ Trụ” Vương, nhưng quân ở Triều – Ca khi đó đã quay giáo rước Giặc là Nhà Chu vào Thành,… Có lẽ đó là Trận chiến tranh Tâm lý chiến tuyên truyền đã thành công kinh hồn nhất trong lịch sử cổ đại, “ đã khiến Trụ Vương phải tự Tử cho dân… sáng con mắt sau nầy!!!” _Câu nầy là… của tôi!… để diễn giải Nhà Chu bước vài thời kỳ Đông Chu liệt quốc, chia làm thời kỳ Xuân thu – chiến quốc… dân chúng… tha hồ đau khổ cho sáng mắt ra vì ngày xưa đã rước Chu 周về!

Shan 商Thương Của “Trụ” vương trong khi Bắc tiến đã chiến thắng và đồng hoá người Da trắng mà Cổ thư gọi là Bạch – Địch hay Trung – Sơn Quốc, Chữ “ địch狄” tiếng Việt ngày nay là Phiên dịch từ chữ “ Ti – 狄 “ trong khi Ti狄 lại là tiếng Việt ngày xưa Phiên âm để gọi người TiBet da trắng, Sau nầy thì chính là nhóm Tibet đã bị đồng hoá nầy lại tài tình liên kết với Chu周 sử dụng tâm lý chiến là “ Vua Trụ mê Đắc – Kỷ và ác dâm” diệt Nhà Thương lập nên Nhà Chu và xưng là “ Hoa – Hạ tộc” … Đọc Sử đã bị “ cải biên” cứ ngỡ Shan商 của Triều Thương là không dính líu người Việt hay Văn – Lang vì gọi là “ Thương” …!!! xin chú ý tài liệu xưa thì Chu và Thương khác “ tộc” với nhau, và chữ viết để lại thì các tiên đế của Triều Thương chỉ đơn giản có tên là ông Giáp 甲, Ất 乙, Bính丙, Đinh丁 V v…, Chữ Giáp Ất: 甲 – 乙 thì người Việt ngày nay ít có ai hiểu được! Vì Cứ cho nó là Chữ “ Tàu” ,… thường hay ghét “ Tàu” không thích học chữ “ Tàu” ! Trong khi người “ Tàu” thì làm sao hiểu và thân Thiết với Giáp ất 甲乙 bằng người Việt Được! vì 甲,乙 là “ Cả, Út” , “ Cả – út” đi 1 vòng biến âm qua “ Ca – ék” ( Triều Châu), “ Kap – ìa” (Quảng Đông), “ Jiẽ – uyã” (Bắc Kinh) … trở thành Giáp – Ất, rồi người Việt lại nghĩ rằng Giáp ất là Hán Việt, là “ Tàu” , hết biết Giáp Ất là Cả và Út!… Hàng ngàn năm với nhiều Triệu anh Cả và anh Út người Việt đã chửi “ Giặc” ÂN – Thương_Giặc Tàu… và đề cao 1 “ Phù Đổng Thiên Vương” thần thoại mà nhiều dân tộc Thiểu số khác cũng có câu Chuyện nầy để chửi Vương Triều Shan商Thương với các Vua có tên là ông Cả, ông Út…!!! những “ Cả” và “ Út” sau chửi “ Cả” và” Út” trước… không biết thì không có tội? tàn nhẫn quá! tôi thích khảo cứu sự thật và chia xẻ sự thật, nhưng cũng đã từng bị vu khống khi thử chia xẻ ý kiến…, cho nên đến nay tôi mới quyết định mạnh dạn công bố những phát hiện của mình. (Cám ơn “ Nhóm đàn anh” của tôi, đã ủng hộ tinh thần để tôi công bố những bài khảo cứu).

Khi Viết bài nghiên cứu về lịch sử thì thường hay phải dẫn chứng bằng cổ thư và sách sử, Nhưng cổ thư và sách sử nói sai sự thật thì dần dần cái sai đó có thể biến thành “ sự thật” và “ Chân lý”, thế nên mới nói là trên đời nầy không có gì là tuyệt đối cả, Chuyện Trụ Vương và Đắc – Kỷ là một ví dụ điển hình, các học giả hàng ngàn năm trước đã phải ngao ngán! vì khi kiểm chứng lại thì sách sau kể tội Trụ Vương nhiều tội hơn sách trước! Dù Trụ vương đã chết mà vẫn có tài năng gây thêm tội để sách sau và đời sau thêm vào thì mới là Kỳ lạ!

Bây giờ là thế kỷ 21, Nếu “dẫn chứng” bằng Sử ký của Tư Mã Thiên kể rằng: Nhà Chu diệt Nhà Thương, vua “Trụ” tự tử trên lâu đài rực lửa v v… và: Sở là một nước ở phương nam man, còn gọi là Kinh Sở, Kinh Man v. v… và, Các vua Việt tên Câu – Tiễn, Vô Dư, vô Cương v v… Có thể nói là Trật lất hết! Nhưng lại được dẫn chứng khi “đụng” tới sử! và ai kiểm chứng được? Nếu thật sự cố gắng kiểm chứng, sẽ phát giác rất nhiều cái sai trong sử ký của Tư Mã Thiên và trong chính Sử.

Tư Mã Thiên có tài viết sử, nhưng không phải là Nhà thông thái để hiểu hết mọi nơi, thu thập tin tức và tài liệu để viết Sử thì lại bị lệ thuộc tài liệu là bắt buộc bị phải như vậy rồi! Thời Nhà Chu đâu có báo chí, điện thoại, toà án, máy bay, tàu hỏa, Phim ảnh và Internet v v… để kiểm chứng như hiện giờ thì dễ sai…,… đã có Sử “ nhập nhằng – giả dối” cho nên các Nhà nghiên cứu Sử thuộc các nước tây phương Chuộng tinh thần khoa học đã không tin được những Dữ kiện từ khi là “có” 1 Triều đại “Tây Chu” trong chính Sử trở về trước! Chuyện Chu tiêu diệt Nhà Thương còn mập mờ không rõ ràng…, Triều Chu diễn biến thành thời Xuân – thu và Chiến quốc là thời kỳ “ nở rộ” Của Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, mà cũng nở rộ luôn những cải biên và thêm thắt vào lịch sử! Sau khi Tần Thủy Hoàng lập Nhà Tần chấm dứt thời chiến quốc thì đã đốt sách chôn nho một phần cũng là vì Sợ cái “Nho” “ Cải biên” của thời đó quá rồi…, Và “bạo Chúa – Tần Thủy Hoàng” xây nối liền Trường – Thành để tách biệt hẳn với du mục Hung – Nô mà vẫn bị cho là Du mục và Hung – nô/ Tàu… cũng là 1 đề tài cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn… Sau nầy mới có khởi nghĩa của Hạng Võ và lưu Bang, Lưu Bang lập nên Nhà Hán trước công nguyên 202 năm, và sau đó hơn 50 hay 60 năm sau thì Tư Mã Thiên mới ra đời, rồi thu thập “ tài Liệu” của cái thời hỗn lọan Xuân – thu của Chu mà viết nên Sử ký! Sử ký của Tư Mã Thiên là thường được dùng để dẫn chứng nhiều nhất khi viết về Sử! và thậm chí là dùng làm “Chuẩn”, nhưng cho đến nay… người ta vẫn chưa biết rõ được Tư Mã Thiên Sinh năm nào!… Nghĩa là Xin hãy ghi Năm sinh của Tư Mã Thiên là “trước công nguyên khoảng chừng 145 hay là 135 năm”! Đó là sự thật của lịch sử! Các truyền Thuyết Ông “ Bàn – cổ” , “Phục Hy” và “ nữ – Oa” , “Ngu Công dời núi”, “Vua VŨ trị Thủy”, “Lạc Long Quân lấy bà Âu – Cơ” “Vương Tử Cầu Tiên” “Lảo Tử cỡi Trâu Xanh về tây Thiên làm Thái Thượng Lão quân” v v… nhiều lắm, đều là “sản phẩm” hay là thêm mắm muối cho ngon của thời Xuân Thu – chiến Quốc đời Chu! khi Nhà Chu từ phía tây di Chuyển về hướng đông vào Trung Nguyên và Xưng ta là “Hoa” là con cháu của “Hạ” là đã mở mang cho việc có hai dòng Sử để nói về một quốc gia! một là của những người mới đến Trung Nguyên, hai là của người cũ ở Trung nguyên, Nếu Triều Thương là Shan商 không bị mất bởi Chu thì đâu có Chuyện các quốc gia nhỏ thời Đông Chu liệt quốc và đâu có Chuyện bôi nhọ “ Trụ Vương” một cách khôi hài thành Chuyện thần tiên và tìm cách diễn giải lịch sử sao cho người ta thấy mình là chính thống và là “ thế Thiên hành đạo”? Càng về sau thì càng có nhiều người mới và hai dòng sử nhập Chung làm mộ vì bản thân nó là một, nhưng đã bị những cải biên, và ngộ nhận, và sai lầm đến đổi ngày nay trở thành là Nếu muốn biết cổ sử và nguồn gốc tổ tiên thì: – Nếu Quí vị là người Hoa… thì quí vị sẽ không hiểu hết sử Hoa khi không biết tiếng Việt vì sẽ không hiểu nghĩa của nhiều danh từ tên người và tên đất v v! và nếu quí vị là người Việt… thì quí vị sẽ không hiểu hết sử Việt khi không biết tiếng đã được gọi tên là tiếng Hoa và chữ Hoa vì đó là Cổ Việt Văn! ví dụ…

– Bàn – Cổ 盤古là Bầu hay Bồ, Bùa là “Bàn – Cổ” chỉ là Phiên âm của ngôn ngữ xưa còn là đa âm. “ hổn độn chi sơ, Bàn – cổ thủ xuất” nghĩa là… diễn giải của con người về thuở ban sơ của vũ trụ khi tạo Thiên lập địa là “Thời kỳ ban đầu, bầu trời xuất hiện…” … vậy thôi! Bản thân câu văn không có nói đến Bàn – cổ là một ông hay một đấng tối cao nào cả!

Thêm một vài thí dụ cụ thể:

– Vua “Phù Sai夫差” là tên “Phái”, là con của ông vua tên “Quí”, Vì 闔閭 Hạp Lư – hay – Khạp Lư – Hay Cạp lũy” là “Quí”.

– – Vua có tên Câu – tiễn勾踐 là vua Kiên hay Kiện.

– Tây Thi là người đẹp ở “Trử – la 薴蘿” thôn, hay là “Tử – La” thôn, chỉ là cách nói đa – âm của tiếng Việt ngày xưa, chính là người đẹp ở thôn Tả (“Tả”=Tử – la < – – > 'Tả’ Lư) (Tử L a) hay là Thôn “trái”, chắc chắn là kế bên thôn “trử – la” còn có một thôn gọi là thôn “hửu’ hay thôn bên “phải”, cho nên mới có thôn “Trử – La”… có một nàng Đông Thi để so sánh với Tây Thi càng rõ ràng có thôn Hữu và Tả, Tây Thi tên là Thi Di – quan施夷光? Không! Giọng đọc Việt cổ sẽ giống như Mân Việt ngày nay thì Di – Quan 夷光 đọc là ia – quang chỉ là chữ đánh vần chữ “Oanh” thì mới có nghĩa, nghĩa là người đẹp Thi Oanh ở bên thôn “Tả”, “trái” hay “Trả” – Trử – la薴蘿 – là phát âm xưa”, vậy thôi! không đọc được cái chữ gọi là Hán Tự mà thật ra là chữ cổ Việt trước khi dùng A B C thì không hiểu, mà đọc được Hán Tự hay Trung Văn mà không hiểu Việt ngữ theo tiếng Việt thì cũng phải chịu thua vì sẽ không hiểu được ý nghĩa là gì! Qui tắc nầy rất đơn giản, nhưng nếu không chấp nhận sự thật, thì ngay cả những sử gia lừng lẫy cũng vẫn sẽ đi vào bế tắc mà diễn giaĩ sai cổ sử của Bách Việt và “Việt” – “Hoa”.

Sử Nhà Chu 周 không rõ ràng! Chỗ thì nói Chúc Hùng, Vương của Sở (楚鬻熊) là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương của Nhà Chu, Nơi khác lại nói ngày xưa Lịnh doãn 令尹 (Lịnh Doãn: tương tự cách gọi là Tể tướng – thủ tướng) của Nước Sở là Tử Văn 子文 vào yết kiến nơi Triều đình Chu, mà khi đó không ai hiểu tiếng Sở! Sử ghi là Chu là tiêu diệt nước Shan 商 của Trụ Vương mà lập nên Nhà Chu, trong khi ở kề bên nước Chu vẫn còn một nước Shan khác Bị gọi tên là Sở! Dù phát âm như thế nào đi nữa thì tất cả mọi người sẽ dư sức hiểu được rằng chữ Sở 楚 còn một âm đọc chính là Shan. Chuyện dây trầu trồng quấn lên cây Tân – Lang… là nhìn vào chữ Sở 楚 là thấy liền! ghép chữ sơ 疋 với lâm 林 là hai chữ mộc 木 đại diện cho cây Tân – Lang, nghĩa là Sơ – Tân – Lang là Shan; Vậy mà cổ sử và truyền thống đã chỉ đọc chữ Shan 商 nầy mới đọc là Shan! Còn Chữ Shan楚 với Sơ – Tân – Lang đúng nghĩa và đúng chữ 100% dây Trầu quấn hai cây thì bị đọc là Sở mà thôi – không đọc “Shan”! Cái gì đã được đa số nói, hay đã nói hàng ngàn năm nó ghê gớm và ảnh hưởng vô cùng, Chu Diệt Shan? “Trụ Vương chết rồi mà cứ có thêm tội hoài để người đời sau ngán ngẩm khi nghiên cứu sử!… Bằng thực tế phân tích và suy xét, sẽ thấy rằng Shan vẫn tồn tại, và bị gọi là Sở! còn mộ Shan khác đã bị Chu lấy đất chỉ là một phần của Shan, và sợ rằng Shan còn tồn tại sẽ đòi đất, và cũng sợ dân chúng của Shan đã mất sẽ phục quốc cho nên phải phải thêu dệt tội ác cho vua tên “ Thụ 受” còn gọi là Đế Tân. 帝辛… trở thành một ông vua dâm ô ác độc, và kết quả là… cứ lâu lâu thêm một thời gian… thì “ Trụ” vương lại có thêm một hình thức dâm ô ác độc để dân gian kể cho nhau nghe chơi… và lâu dần thì đủ để thành một truyện “phong Thần” rất hấp dẫn trong dân gian… ngày nay chúng ta còn bị mê hoặc, nghe kể chuyện và xem Phim “Phong Thần – Trụ Vương say mê chồn tinh Đắc – Kỷ”! Xem Phim hay đọc truyện phong Thần và Chuyện Sở bá Vương Hạng Võ với Ngu Cơ, thì thấy là hai vị anh hùng đó đều bị diễn giải trở thành ác độc và mê gái! Trong khi họ là anh hùng Văn Võ song toàn của Shan – Văn – Lang từng có chiến công lừng lẫy.

Khi nước Shan 商 mất, Thì nước Shan 楚 (Sở) vẫn còn, và từng xưng bá Trung nguyên trên cả quyền lực của vua Chu, sau nầy Tần Thủy Hoàng Diệt luôn Shan 楚 (Sở) và thống nhất Trung Nguyên lập nên Nhà Tần, sau đó đến đời Nhà Hán thì có sứ giả Hán Triều là Đường Mông 唐蒙 đến nước “Dạ Lang 夜郎” mà Vua Dạ lang Hỏi sứ Giả rằng “Nước Hán Lớn? hay Nước Dạ – Lang lớn?” bởi vì riêng “Dạ – Lang” đã quá lớn và Văn – Lang quá lớn. – Hãy nhìn xem tên đông Đức và Tây Đức, Nam – Bắc Triều tiên, đông và tây Hồi, và Trung Hoa ngày nay một nước ở lục địa và một nước ở đảo Đài Loan đều cùng có tên Trung – Hoa, các quốc gia trong Cổ Sử gồm Văn – Lang, lang – Sang, Dạ – Lang, Shan 楚, và Shan 商 tuy phát âm khác nhau do tùy theo địa phương và lại có địa lý nối liền nhau mà cùng mang một tên Chung là “Van – Lang – Sang” hay là “Văn – Lang” thì nếu không phải là Chung một quốc gia thì đâu có Chuyện “hi hữu” mang Chung tên như vậy xảy ra? Bằng phân tích kỹ lưỡng và hữu lý thì tất cả chỉ là một nước lớn là “Van – Lang – Sang” và đã từ nam mà Bắc tiến, nên đã nhiều lần di dời thủ đô như lịch sử đã ghi lại của Shan 商 trong giáp cốt văn, và có nhiều đời Hùng Vương ở Shan 楚 mà sau nầy người ta thêm vào chữ Sở trước chữ Hùng Vương (Thường hay nói là 18 đời Hùng Vương, nghĩa là “Tất cả vua Hùng”, người Xưa hay dùng 18 để chỉ “Tất Cả”, ví dụ… tinh thông thập bát môn võ nghệ, nghĩa là thông hầu hết tất cả binh khí của võ nghệ, nếu nghĩ 18 là chỉ có 18 vua Hùng là Trật lất với cách nói của người xưa rồi.).

Diến biến Của Văn – Lang sau nầy trở thành Bách Việt, nên có nhiều quốc gia lấy tên Việt và chữ viết thì giống nhau mà giọng nói đổi qua đổi lại tuy khác nhau nhưng lại cùng một gốc, mà khi hiểu được các ngôn ngữ khác nhau đó thì mới biết được là: à! thì ra là vậy, ví dụ như *Thiên Đình 天庭 là Then thỉn, Thiến thìn, then thén, Thiên Đình… tất cả bây giờ đều mang tên khác nhau là Tiếng Bắc kinh, tiếng Quảng Đông, Tiếng Triều Châu, Tiếng Việt Nam… và thường là người ta nghe mà không hiểu nhau, đến khi đọc chậm, nghe kỹ, hoặc có người giải thích thì mới thấy là: Ồ, giống nhau.

_Bài khảo cứu nầy của tôi chỉ viết với dạng đại ý, nêu lên ý chính, nếu viết thêm chi tiết rõ ràng khi liên quan đến phong tục, nhân chủng, khảo cổ, di tích, thư văn, gia phả v. v… thì trở thành nhiều trang như một quyển sách, chỉ khi có điều kiện đầy đủ thì mới làm như vậy được, cho nên trước mắt là đành viết ngắn gọn theo từng đề mục. Ba bài viết những lớp bụi mờ của lịch sở (1), (2) và (3) của tôi là nhận xét vô tư và can đảm theo một hướng suy nghĩ mới, viết ra để góp phần tìm hiểu cho đúng những gì mà lịch sử đã bị phai mờ hay ngộ nhận mà hiện giờ ở thế kỹ 21 nầy người ta sẽ có cơ hội để kiểm chứng bằng khoa học phân tích và chứng minh bằng nhiều cách khác…

Văn – Lang Bao gồm: Văn – Lang, Lang – Sang, Dạ – Lang, Shan – Sở, Shan – Thương.

Bài khảo cứu chỉ là khảo cứu! là đóng góp cho sự thật nên được tìm hiểu, xin đọc giả luôn luôn có cái nhìn bao quát và đa phương diện, luôn luôn xét kỹ những ý kiến thuận nghịch… Xin trân trọng sự thật và mưu tìm hạnh phúc an lành cho tinh thần uống nước nhớ nguồn tìm hiểu sử xưa, vì tất cả mọi người điều nằm trong diễn biến lịch sử…

Nhạn Nam Phi.

............................................................

*Ghi chú:

_ *(楚:疋木木): Trong bài trước đã phân tích chữ Sở 楚 có một âm đọc là “Trầu”, chữ tượng hình gồm có sáu cách để thực hiện, và trong đó có cách hài thanh+cách vẽ hình, theo luật của chữ thì Sơ 疋 lâm 木木 là hai chữ mộc 木, thì phải đọc là Sơ – lâm – Sâm, nhưng chữ Sở là Vẽ hình dây Trầu quấn cây Cau, cho nên đáng lẽ phải đánh vần là “Sơ – Cau – sau”, chữ “cau” ngày nay giọng Bắc và Nam vẫn đọc khác nhau, miền bắc đọc như cây “Câu” nhiều hơn, ngày xưa có thể là “Cơ” cho nên mợi có âm “Sơ – cơ – Sở”, nhưng Cây Cau còn có tên là “Tân檳 – Lang榔” cho nên có âm “ Sơ – Tân – Lang = Sang 楚 hay Shan 楚”; Bản thân của chữ Shan 楚 (Sở) là câu Chuyện sự tích trầu cau rồi.

_*Phục chế cổ Hán ngữ ở Trung Quốc có kết quả: 天 庭 là Then thỉn, Thiến thìn, then thén có nguồn gốc từ âm đọc là “Thiên Đình”.

_Đọc và tham khảo những trang khác:
http://vi. wikipedia. org/wiki/Nh%C3%A0_Th%C6%B0%C6%A1ng
http://vi. wikipedia. org/wiki/Nh%C3%A0_Chu
http://vi. wikipedia. org/wiki/%C4%90%C3%A1t_K%E1%BB%B7
http://vi. wikipedia. org/wiki/H%E1%BA… 4ng_tr%C3%ACnh

Nhạn Nam Phi (Thanh Đỗ)
THÁNG NĂM 4, 2017 ~
https://luocsutocviet.wordpress.com/2017/05/04/028-bach-viet-su-nhung-lop-bui-mo-cua-lich-su/


No comments:

Post a Comment