Monday, October 16, 2017

Điểm sách: Khi Đồng Minh Tháo Chạy (phần 2) Nguyễn Kỳ Phong Ở trang 58 KĐMTC, tác giả viết, "Tháng Năm 1968, Cyrus Vance đại diện Hoa Kỳ đến họp tại Paris để thảo luận về chi tiết những cuộc hòa đàm về chiến tranh Việt Nam." Chi tiết này sai lạc—dù rất nhỏ—người đại diện là Averel Harriman, Cyrus Vance chỉ là phó đoàn (đọc Kissinger, Ending the Vietnam War, trang 75; Seymour Hersh, sđd, trang 17). Chương Hai là chương quan trọng, một chương cần viết kỹ để đọc giả thấy được tinh thần lừa dối và mánh khóe của Kissinger. Nhưng trong chương này, tác giả không trích tác phẩm nào mới về Kissinger, hay những hồ sơ đã được giải mật từ 20 năm qua, nói về những hành vi của Kissinger trong những năm Kissinger giữ chức cố vấn an ninh quốc gia và tổng trưởng ngoại giaọ Những tác phẩm quan trọng gần đây dựa vào tài liệu giải mật như của Larry Berman (No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and the Betrayal in VietNam; bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Mạnh Hùng, Không Hòa Bình, Chẳng Danh Dự: Nixon, Kissinger và Sự Phản Bội Ở Việt Nam) hay Jeffrey Kimball (The Vietnam War File: Uncovering the Secret History of Nixon-Era Strategy; va,ợ Nixonõs Vietnam War); hay quan trọng hơn, quyển hồi ký của H.R. Haldeman (The Diaries of Haldeman: Inside the Nixon White House). Haldeman là tham mưu trưởng tòa Bạch Cung của Nixon. Hồi ký của Halderman quan trọng đến độ sử gia Stephen Ẹ Ambrose nói nhiều quyển sách sử khác phải được viết lại sau khi đọc quyển nàỵ Đọc Chương Ba, người điểm sách có câu hỏi về lối chú và xử dụng sử liệu rất đặc biệt của tác giả. Sử liệu có hai loại: primary và secondary documents (tài liệu chánh và tài liệu phụ). Hồi ký, văn kiện chính thức, lời phỏng vấn từ nhân chứng, được xếp vào loại tài liệu chánh. Trích dẫn, nghe nói lại, hay sách biên khảo của người thứ ba, là tài liệu phu.. Hai loại tài liệu đó đều được công nhận khi dùng làm sử liệu viết sách. Nhưng, nếu tác giả đã liệt kê primary document trong thư mục, thì tác giả phải chú từ tài liệu đó chứ không nên dùng tài liệu phu.. Thí dụ: tác giả liệt kê hồi ký của bà Chennault khi nói đến cuộc bầu cử năm 1968, nhưng lại chú theo sách của Seymour Hersh. Khi độc giả vào sách Hersh, thì Hersh lại chú sách bà Chennault (chú thích 11, trang 38, KĐMTC). Một trường hợp khác, trang 391-392 KĐMTC; và The Palace File trang 332, tác giả tả cảnh ra đi của ông Thiệụ Thay vì chú thẳng từ primary source là nhân viên CIA Frank Snepp, vì anh ta là tài xế đưa ông Thiệu ra phi trường, tác giả lại chú theo lời phỏng vấn từ Polgar (người tiễn phái đoàn ông Khiêm và ông Thiệu đi), và sách của David Butler (The Fall of Saigon). Nhưng nếu độc giả tìm đọc sách của Butler, thì tác giả này viết hoàn toàn ngược lại những gì tác giả KĐMTC đã viết. Ở trang 298-299 KĐMTC, tác giả trích câu nói chua xót của tướng Murray khi so sánh thế lực quân sự giữa VNCH và CSBV sau ngày ngưng bắn ... và cho chú thích 19. Chú thích 19 ở trang 680 KĐMTC cho độc giả nguồn tài liệu đến từ chính quyển The Palace File của tác giả. Và nếu độc giả còn kiên nhẩn tìm The Palace File (trang 358) thì trong sách đó hướng dẫn độc giả về trang 143 của Peter Braetrup, Vietnam as History: Ten Years After the Paris Accord! Đến đây thì câu hỏi không thể tránh được của độc giả là, tại sao tác giả không trích thẳng luôn mà lại trích lòng vòng khi đã liệt kê sử liệu đó trong thư mục? Thông thường, chúng ta chỉ trích tài liệu phụ khi không có tài liệu chánh; khi đã liệt kê tài liệu chánh rồi, mà lại trích tài liệu phụ thì trái với phương pháp sử học. Lý do người điểm sách đề cập đến vấn đề này vì trong Chương Ba, trang 83-83, khi so sánh về tình hình quân sự của VNCH và của CSBV sau ngày ngưng bắn, tác giả chú theo tài liệu của thiếu tướng Charles Timmes. Tướng Timmes gần như là một định chế của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam. Không một sĩ quan cao cấp, thâm niên nào của quân đội VNCH mà không biết tướng Timmes. Tác giả viết, "Tướng Charles Timmes, tư lệnh đầu tiên của ỏBộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự cho Việt Namõ (Military Assistance Command, Vietnam hay MACV)." Chi tiết này hoàn toàn saị Timmes chưa bao giờ là một tư lệnh đầu tiên, và nhất là tư lệnh MACV. Tướng Timmes, ngày 1 tháng 7-1962 được cử làm tư lệnh tạm thời cho bộ tư lệnh MAAG (Military Assistance Advisory Group, Vietnam) trong khi chờ đợi bộ tư lệnh MACV thiết lập một bộ tư lệnh khác để thay vào chổ của MAAG, vì tháng Hai năm đó, Kennedy đã cử đại tướng Paul Harkins thiết lập bộ tư lệnh MACV ở saigon rồị Trước đó, đầu tháng 9-1960, trung tướng Lionel C. McGarr sang thay trung tướng tư lệnh MAAG là Samuel T. (Hanging Sam) William ở bộ tư lệnh MAAG. Tư lệnh phó cho McGarr là thiếu tướng Timmes. Khi McGarr về nước, Timmes thay McGarr cho đến tháng 3 năm 1964 khi bộ tư lệnh MAAG bị giải nhiệm. Chi tiết này những sĩ quan đương thời như trung tá Lữ Lan, chuẩn tướng Phạm Xuân Chiểu, thiếu tá Đồng Văn Khuyên, thiếu tá Nguyễn Vĩnh Nghi, làm việc trong MAAG đều biết. Sau khi giải ngũ, Timmes được CIA dùng như một người trung gian dể dàn xếp, liên lạc với các tướng lãnh Việt Nam. Tuy biết rành về quân đội và quân sự VNCH, tướng Timmes không phải là một primary source để chúng ta trích dẫn tài liệu hay chi tiết về quân sư.. Chi tiết quân sự do tướng Timmes cung cấp hoàn toàn chính xác. Nhưng những chi tiết đó đến từ hai primary sources khác là tài liệu của đại tá William Le Gro, và thiếu tướng John Murray mà tác giả đã liệt kê ở phần thư mục. Murray là chỉ huy trưởng DAO (Defense Attache Office); Le Gro là chỉ huy trưởng phòng tình báo dưới quyền của Murray (đọc, William Ẹ Le Gro, Vietnam From Cease-Fire to Capitulation, trang 29. Bài viết của Timmes, mà tác giả trích lại, lấy từ tài liệu đó). Tác giả liệt kê sách của Le Gro ở thư mục nhưng tác giả đọc không kỹ. Vì nếu đọc kỹ thì tác giả đã không viết sai về chi tiết trận đánh ở Thường Đức vào mùa Thu năm 1974. Trang 212 trong KĐMTC, tác giả viết, "Ngoài chiến trường thì ở Vùng I, từ cuối hè, hai sư đoàn chính quy của Bắc Việt, SĐ 304 và SĐ 2, đã hoạt động ở vùng đồi núi hai quận Đức Dục và Thường Đức ... tháng 9 sư đoàn 324 lại tăng viện chiếm trọn quận Thường Đức. ... Tướng Ngô Quang Trưởng cho sư đoàn 1 với sự tăng cường của Biệt Động Quân, phản công lấy lại đất đai bị chiếm." Chi tiết này chỉ đúng phân nửạ Đúng hơn phải là: Sau khi các đơn vị Biệt Động Quân và sư đoàn 1 không áp đảo nổi các trung đoàn CSBV đang chiếm ngự các đỉnh núi cao, tướng Trưởng yêu cầu sư đoàn Nhảy Dù đến "giải quyết vấn đề!" Với tổn thất 500 chết, 2000 bị thương trong bốn tháng trời đánh nhau, lữ đoàn 1 Dù và hai tiểu đoàn khác ở lữ đoàn 2 và 3, Nhảy Dù đã triệt tiêu hai trung đoàn CSBV, chiếm lại đồi 1062 của trận Thường Đức (đọc, Le Gro, sđd, trang 117, 121-122). Trong khi đó, ở một vài đoạn tác giả chú thẳng từ sách Le Gro nhưng ghi chú là tài liệu dựa vào những phỏng vấn với tướng Murray, và độc giả sẽ ngạc nhiên về sự tương tự của lời phỏng vấn và những trang sách của Le Gro. Trong các trang 206, 209-210 của KĐMTC, tác giả viết về chuyện Hoa Kỳ đã không giao phản lực cơ F-5E như đã hứạ Tác giả không chú một tài liệu nào về những chi tiết này, chỉ kể lại theo trị nhớ của tác giả. Tác giả "nhớ" là Hoa kỳ vẫn còn thiếu 75 chiếc F-5E trong ngân khoảng năm trước. Với tất cả những tài liệu quân sự có thể tìm được về chi tiết này, độc giả thấy trí nhớ của tác giả hơi xa sự thật. Trước tháng 12-1972, không quân VNCH có tương đương 2 phi đoàn chiến đấu cơ F-5. Từ cuối năm 1972, qua hai chương trình viện trợ ENHANCE và ENHACE PLUS, không quân lập ra thêm 3 phi đoàn F-5 nữa (đọc, Nguyễn Duy Hinh, Vietnamization and the Cease-Fire, trang 44-45). Trong ngân khoản quân viện của ENHANCE PLUS, Hoa Kỳ hứa cung cấp cho VNCH 3 phi đoàn F-5E, một loại F-5 mới, tối tân hơn. Tuy nhiên đến tháng 9-1974, không quân mới nhận được tổng cộng 35 chiếc F-5Ẹ Theo Robert C. Mikesh, tác giả quyển Flying Dragon: The South Vietnamese Air Force (trang 122, 138, 210, 216), đến tháng 9-1974, không quân có 5 phi đoàn F-5 với tổng cộng 131 chiến đấu cơ F-5 loại A/B/E/RF (RF-5A là loại F-5 dùng vào các phi vụ thám thính, không ảnh. Phi Đoàn 716 có vài chiếc này). Vào ngày VNCH thất thủ, không quân còn lại 122 F-5, trong số đó có 72 F-5A; 6 F-5B; 9 RF-5A; và 35 F-5E (con số này tương đối chính xác, vì trong khoảng 1973-1975, 7 hay 8 chiếc F-5 bị hỏa tiển tầm nhiệt SA-2 của cộng sản bắn rơi). Ở trang 211 trong KĐMTC, tác giả viết, nhờ tác giả thương lượng với giám đốc hãng máy bay Northrop, đến cuối năm 1974 hãng này mới gởi cho VNCH một số F-5Ẹ Thật ra, sau khi Phi Đoàn 536 được thành lập ở Biên Hòa vào tháng 12-1972, đến tháng 6-1974 thì phi đoàn này đã nhận được những chiếc F-5E đầu tiên rồị Ở trang 210 tác giả viết ông chủ hãng máy bay Northrop nói, "Cả Đài Loan và Iran đều xin F-5Ẹ Họ có thể được ưu tiên hơn Việt Nam Cộng Hòạ" Chuyện này khác với những gì trong sách nói: ngay trong cuốn sách tác giả liệt kê và chú thích, tác giả Le Gro ghi lại tờ tường trình của tướng Murray là Hoa Kỳ không thay thế những chiếc F-5 hư và phế thải được vì họ còn phải trả lại hai quốc gia này những chiếc F-5 họ đã mượn trước để cung cấp cho VNCH trong kế hoạch viện trợ ENHANCE năm 1972 (đọc, Le Gro, sđd, trang 81; Mikesh, sđd, trang 123-124). Ở Chương Mười Một, tác giả nói nhiều về tổng trưởng quốc phòng James Schlesinger. Schlesinger, cũng như Warren Nutter, là thầy cũ của tác giả khi họ còn dạy ở University of Vrginiạ Sau khi tác giả nói tới lui sự thiếu hiểu biết của Schlesinger về những biến chuyển quân sự quan trọng vào những ngày cuối của VNCH, ở trang 287, tác giả chú một lời tuyên bố lịch sử của Schlesinger trên đài truyền hình toàn quốc vào ngày 6 tháng 4-1975. Lời tuyên bố đại khái là tình hình quân sự VNCH vẫn không có gì nguy hiểm lắm; cộng sản có đánh, nhưng chỉ là một ngoại lệ nhỏ. Khi Schlesinger tuyên bố những câu đó thì CSBV đã chiếm Phước Long và Ban Mê Thuột; Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng đã bỏ ngỏ; và Binh Đoàn Duyên Hải của Lê Trọng Tấn đang trên đường tiến về Phan Rang, Phan Thiết, Vũng Tàu và Xuân Lộc. Nhưng đến trang 287, tác giả lại viết là, ngày 7 tháng 4, sau khi người bạn của tác giả là Von Marbod cho Schlesinger coi những bức thư trao đổi giữa Nixon và tổng thống Thiệu, thì Schlesinger "giác ngộ," (trong nghĩa ông tổng trưởng quốc phòng nhờ đọc những gì tác giả gởi thì mới hiểu được hoàn cảnh và tình hình Việt Nam lúc đó). Ở trang 298 kế tiếp, tác giả viết thêm về Schlesinger, "Ngày tôi ra sách, cuốn The Palace File, ông Schlesinger đã có mặt. Đứng cạnh bên một người bạn của tôi là anh Chu Xuân Viên, cựu tùy viên Lục Quân [sic] VNCH, Washington, ông phàn nàn: ỏGía như tôi có những tài liệu này năm 1973 thì chắc tình hình viện trợ đã khác rồị" Đọc đoạn này độc giả không khỏi xúc động về tấm lòng của ông tổng trưởng đối với Việt Nam, và cũng thấÔy hãnh diện về lòng tự tin của ông tổng trưởng. Nhưng những độc giả quen thuộc về sử liệu và về các nhân vật chính trị ở Hoa Thịnh Đốn thì đều biết Schlesinger là một người chống lại Việt Nam và sẽ là người cuối cùng "giác ngộ" về tình hình Việt Nam—nếu ông ta có lòng giác ngô.. Tham gia chính phủ từ khi Nixon nhậm chức vào năm 1969 với chức vụ giám đốc Phòng Ngân Sách lo về quân quỹ. Năm 1971 Nixon bổ nhiệm Schlesinger làm chủ tiỳch Ủy Ban Năng Lượng Nguyên Tử. Tháng 2-1973 Nixon dời Schlesinger về CIA để Schlessinger thanh toán những nhân viên đã không "hợp tác" với Nixon trong vụ Watergate (chúng ta còn nhớ, khi cảnh sát địa phương và FBI đang điều tra các thủ phạm bị bắt ở Watergate, Nixon muốn CIA nhảy vào can thiệp bằng cách nói (dối) với FBI những thủ phạm đó đang hoạt động một điệp vụ cho CIẠ CIA từ chối tham dự và giám đốc Richard Helms bị Nixon giải nhiệm). Với tánh tình kiêu ngạo, tư cách tự tôn và quan liêu, Schlesinger là giám đốc đáng ghét nhất trong 25 năm lịch sử của CIẠ Làm giám đốc chưa đầy năm tháng, Nixon phải đưa Schlesinger về bộ quốc phòng vì tư cách ông bị quá nhiều chỉ trích (đọc, John Ranelagh, The Rise and Fall of the CIA: From Wild Bill Donovan to William Casey, trang 546-548). Khi về bộ quốc phòng, Schlesinger cũng không được mọi người yêu mến. Cũng như tác giả đã tả đúng về thái độ của Schlesinger trong trận chiến Yom Kippur giũa khối Ả Rập và Do Thái năm 1967: lừng khừng và kháng cự lại những đề nghị của tổng thống Nixon và ngoại trưởng Kissinger. Theo hồi ký của đại tướng Alexander Haig (người đề nghị Nixon đem Schlessinger từ CIA về Pentagon, lúc Haig là tham mưu trưởng tòa Bạch Ốc), Inner Circle: How America Change the World, khi thấy Kissinger và Schlesinger cãi nhau qua lại về kế hoạch tiếp viện cho Do Thái, Nixon gọi hai người vào và xài sể cho một trận và có vẻ không thích Schlesinger từ đó; cũng theo Haig, Nixon dùng nhưng không bao giờ coi Schlesinger quan tro.ng. Trong bảy năm Nixon làm tổng thống, trừ những lần hội họp vì chức vụ, Schlessinger chỉ được mời vào tòa Bạch Ốc một lần, và lần đó chỉ để gặp Haldeman chứ không phải gặp Nixon. Khi Nixon từ chức, Ford lên thay, liên hệ giữa Schlesinger và tổng thống Ford đã gặp khó khăn ngay từ đầụ Sau vài lần lời qua tiếng lại, hơn một năm sau, Ford giải nhiệm Schlesinger (đọc, Haig, sđd, trang 411-412; 429-430). Chúng ta có nhiều sử liệu để chứng minh câu nói của Schlesinger trước mặt trung tá Chu Xuân Viên và tác giả Nguyễn Tiến Hưng là một câu nói làm vui và an ủi người ba.n/ho.c trò cũ, hơn là nói thật, hay cho thấy Schlesinger có khả năng thay đổi tình thế như ông nóị Chúng ta đã đoán được Kissinger và Ford coi Schlesinger quan trọng như thế nào khi họ không cho Schlesinger tham dự những buổi họp về chuyện Việt Nam trong hai tháng cuối cùng. Schlesinger không được mời tham dự trong buổi họp ngày 25 tháng 3 khi Ford gởi đại tướng Weyand sang Việt Nam để thẩm định tình hình. Ngày trở về, Kissinger ra lệnh cho Weyand tường trình riêng (bằng miệng) cho Kissinger và Ford ở Palm Springs, California (mà tác giả hai lần viết là ở Nevadạ Ford thích đánh golf, nên khi nghĩ là bay về Palm Springs, California, vì ở đó có nhiều sân golf nổi tiếng) trước khi Weyand bay về Washington. Về đến Washington, Weyand gởi tờ tường trình đầy đủ cho Ford, và chỉ gởi bản sao cho Schlesinger chứ không gặp trực tiếp Schlesinger như Kissinger đã ra lệnh (đọc, Frank Snepp, Decent Interval, trang 235, 238, 308). Weyand biết Kissinger và Ford không thích Schlesinger, dù dưới quyền của Schlesinger nhưng ông phải hành xử như vậy vì không còn chọn lựa nào hơn. Kissinger và Ford có lý do để đối xử với Schlesinger như vậỵ Schlesinger là người phá hoại VNCH hơn là giúp đỡ. Nhìn lại thái độ của Schlesinger từ lúc lên làm tổng trưởng, tất cả những gì ông làm đều đi ngược lại quyền lợi cho quân miền Nam. Theo sử liệu chánh thức của bộ quốc phòng về lịch sử của các tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Schlesinger tuyên bố ông sẽ trã đũa CSBV nếu họ vi phạm hiệp định Paris 1973, khi ông trả lời các câu hỏi của Ủy Ban Quốc Phòng lúc được đề cử vào chức vu.. (theo Bộ Quốc Phòng, trong http://www.defenselink.mil/specials/secdef_histories/bios/schlesinger.htm). Những có lẽ, đó chỉ là một lời tuyên bố để cho ký giả có chuyện đăng lên báọ Ngày 7 tháng 1-1975, sau khi CSBV chiếm Phước Long, Kissinger và hội đồng an ninh quốc gia muốn cảnh cáo CSBV là đừng đi quá xa với những vi phạm, vìợ quân đội Hoa Kỳ vẫn còn hiện diện. Với sự đồng ý của Ford, Kissinger đề bộ quốc phòng tuyên bố một hạm đội Hoa Kỳ, vừa rời căn cứ hải quân Subic Bay ở Phi Luật Tân, sẽ có mặt ở Vịnh Bắc Việt và ngoài khơi hải phận Việt Nam để canh chừng những hoạt động của CSBV. Nhưng vì một lý do nào đó, hải quân không nhận được lệnh này từ Schlesinger và đã băng qua eo biển Malacca trên đường về Ấn Độ Dương. Theo Snepp, Kissinger đã cuồng nộ vì sự lơ đễnh chết người này của Schlesinger (đọc, Snepp, sđd, trang 142-143; Kissinger, 16 năm sau, cũng viết lại vụ này trong Ending the Vietnam War, trang 506-507). Chính Schlesinger đã phản đối số tiền quân viện 722 triệu theo lời đề nghị của phái đoàn Weyand. Chính Schlesinger là người nằn nặc tuyên bố VNCH chỉ cần 322 triệu là đủ; nhiều hơn chỉ thừa và phí tiền vì miền Nam đã thất trận rồị Thái độ và ý nghĩ của Schlesinger đi ngược lại đướng lối của Ford và Kissinger đến độ Ford ra lệnh Schlesinger phải công khai lên tiếng ủng hộ ngân khoản viện trợ cho VNCH dù Schlesinger thích hay không (Snepp, sđd, trang 308). Một ngày trước khi tổng thống Ford ra quốc hội xin 722 triệu, Ford nói trước mặt Schlesinger trong phòng họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, "Tôi sẽ xin [quốc hội] 722 triệu vì chúng ta có lý do chánh đáng cho món tiền đó. ... Jim [Schlesinger], tôi đoán tổng trưởng đã có nhiều do dự về chuyện nàỵ Nhưng đây là quyết đi.nh." (Kissinger, sđd, trang 538). Tác giả nói Schlesinger chỉ tỉnh ngộ sau khi đọc những gì được trao qua tay Von Marbod. Chuyện này vô lý trước những bằng chứng chúng ta có: Ngày 5 tháng 4, Schlessinger đã đọc tường trình về Việt Nam của tướng Weyand rồị Trong bản báo cáo đề ngày 5 tháng 4, một phụ tá trong hội đồng an ninh quốc gia thông báo cho tướng Brent Scowcroft (phó cố vấn an ninh quốc gia; 15-11-1975, thay Kissinger làm cố vấn cho Ford) là Schlesinger đã nhận một bản sao phúc trình của Weyand rồị Dĩ nhiên Schlesinger phải đọc, vì chuyến đi của phái đoàn Weyand được báo chí lên tiếng rầm rộ, và mặc dù là tổng trưởng quốc phòng nhưng ông không được mời tham dự hay cho ý kiến (độc giả muốn thấy bản sao của tờ tường trình này, và nhiều hồ sơ giải mật từ thư viện tổng thống Ford mà tác giả lấy ra để trích trong KĐMTC, xin vào website http://www.ford.utexas.edu/library/exhibits/vietnam/750405a.htm. Trong đó cũng có chi tiết về ngày tháng đại sứ Martin bị mất những tài liệu mật, khác với ngày tháng tác giả ghi ở trang 351 KĐMTC). Biết tình hình Việt Nam nguy ngập như vậy nhưng Schlesinger, với tư cách tổng trưởng quốc phòng, vẫn tuyên bố "mặt trận Miền Nam vẫn yên tỉnh." Làm sao Schlesinger không biết được tình hình đang nguy ngập ở Việt Nam, khi ngày 27 tháng 3-1975, CIA đã trao cho Schlesinger bản phúc trình Phỏng Định Đặc Biệt Tình Báo Quốc Gia (Special National Intelligence Estimate) về Việt Nam (tài liệu này được lư trữ ở website http://www.cia.gov/nic; hay trong, Estimate Products on Vietnam: 1948-1975, trang 647-650) Theo Frank Snepp (Decent Interval, trang 135), chính lời tuyên bố của Schlesinger ngày 6 tháng 4 trên truyền hình đã làm cho CSBV phấn khởi và bạo dạn hơn trong kế hoạch tấn công của ho.. Họ đã đánh chiếm hơn phân nửa miền Nam, mà ông tổng trưởng quốc phòng Mỹ vẫn tuyên bố trước công chúng là "chưa có gì xảy ra, quân đội VNCH chỉ suy sụp một chút thôi ..." Văn Tiến Dũng suy luận trong hồi ký, nếu các thẩm quyền Mỹ nghĩ như Schlesinger thì CSBV không có gì phải sợ (sợ Hoa Kỳ can thiệp và trả đũa). Cùng chương, trang 288, tác giả viết, sau khi Schlesinger đọc xong những lá thư mật, ông liền tìm đưa cho nghị sĩ Jackson để ... cầu cứụ Nhưng nhờ Henry "Scoop" Jackson cứu Việt Nam cũng giống như nhờ anh chàng Sở Khanh đi cứu nàng Kiều! Theo đại sứ Bùi Diễm, nghị sĩ đảng dân chủ Henry Jacson, trong quá khứ là người ủng hộ nhiệt tình kế hoạch của Johnson ở Việt Nam. Nhưng sau cuộc tấn công Mậu Thân 1968, Jackson trở mặt (Bùi Diễm, sđd, trang 223). Rồi trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống thuộc đảng cộng hòa, Jackson hoàn toàn chống lại mọi kế hoạch của đảng đang cầm quyền—và Việt Nam Cộng Hòạ Trong những năm tháng cuối của VNCH, tác giả không chú dẫn cho độc giả thấy thái độ của Jackson đối với vấn đề quân viện. Năm 1971 Jackson hăm dọa ông sẽ cắt ngân khoản viện trợ cho VNCH nếu tổng thống Thiệu không cho phép những ứng cử viên thuộc thành phần thứ ba ra tranh cử. Ở trang 203-205 KĐMTC, tác giả nói thượng nghị sĩ đảng dân chủ Kennedy đưa ra một tu chính và đề nghị cắt 50% ngân khoản viện trợ ... nhưng tác giả quên viết thêm nghị sĩ Jackson là người trong ủy ban bỏ phiếu cho thẩm quyền quốc hội đó. Tác giả cũng quên chú thêm (vì tác giả có liệt kê trong thư mục) ngày 26 tháng 1-1975, Jackson tuyên bố ở quốc hội, "Năm rồi tôi đã bỏ phiếu cắt 300 triệu [ngân quỹ viện trợ] và năm nay tôi sẽ không bỏ phiếu phục hồi ngân khoản đó. Phải có một giới hạn. ... [Cho] thêm 300 triệu tiền đạn nữa sẽ không giải quyết được những khó khăn ở Đông Nam Á." (Kissinger, sđd, trang 510) Đó là Jackson, người tác giả nghĩ sẽ giúp đỡ khuếch đại tiếng cầu cứu đau thương của VNCH vào những ngày hấp hốị Sau này, sau khi VNCH đã nằm trong hỏa ngục cộng sản, sau khi gông cùm của cộng sản đã trồng lên đầu người dân miền Nam và xác của những chiến sĩ tuẫn tiết VNCH đã mục rữa, Jackson có ra trước quốc hội đặc câu hỏi về trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với những hứa hẹn của Nixon và VNCH. ... Nhưng như mọi chúng ta đều biết, đó chỉ là kịch cảnh thừa của một vở kịch đã vãn: Jackson chỉ muốn được công chúng nhận diện (publicity) cho cuộc vận động tranh cử tổng thống trong tương lai (Jackson đã tranh cử tổng thống một lần vào năm 1972, về hạng ba trong cuộc bầu sơ tuyển ứng cử viên tổng thống trong đảng Dân Chủ (đọc, Richard Nixon, RN: The Memoirs of Richard Nixon, trang 544). Xem tiếp phần chót Điểm sách: Khi Đồng Minh Tháo Chạy (phần chót) Nguyễn Kỳ Phong Trong KĐMTC tác giả dựa khá nhiều vào những cuộc phỏng vấn để ghi lại những chi tiết cho tác phẩm. Chuyện đó hoàn toàn chấp nhận trên phương diện phương pháp sử. Tuy nhiên, nếu có những cuộc đối thoại nào mà chi tiết đi ngược lại nội dung của những gì đã được xuất bản, được nói đến rồi, với vai trò một người viết sử, tác giả phải có trách nhiệm trình bày luôn để độc giả thấy được hai mặt trái phải của một sự kiện. KĐMTC, trang 391-392, tác giả nói về đêm tổng thống Thiệu ra đi. Tác giả tả sơ là tổng thống Trần Văn Hương ký một nghị định chính thức đề cử ông Thiệu làm đặc sứ VNCH, cho phép ông đi Đài Loan để phúng điếu cố tổng thống Tưởng Giới Thạch chết cách đó một tháng. Trong chuyến xe đi ra phi trường, tác giả tả ông Thiệu ngồi giữa băng sau, ngồi hai bên là xếp CIA Pogar và tướng Timmes. Chi tiết này tác giả dựa vào phỏng vấn với Polgar và sử liệu của Frank Snepp (chú thích 34, 35, 36 trong KĐMTC). Nhưng nếu độc giả đọc lại The Palace File (trang 332), thì thấy tác giả viết và chú khác đi. Frank Snepp trong Decent Interval, thuật lại câu chuyện hoàn toàn khác. Snepp—lúc đó là tài xế—nói ông Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và một cận vệ, chớ không phải giữa Timmes và Polgar (Snepp, trang 434-437). Lời của anh nhân chứng tài xế này có lý: Vì như đã nói, Polgar và Timmes được lệnh đi kèm hai ông Thiệu và Khiêm ra phi trường. Nếu hai người này ngồi trong xe với ông Thiệu thì ai ngồi với ông Khiêm xe kia? Trong The Palace File tác giả chú thêm tài liệu của David Butler (mà tác giả không chú trong HSMDĐL), nhưng đọc Butler thì thấy Butler tả khác những gì được tả trong KĐMTC: chiếc xe đi trước có ông Khiêm và Polgar; xe sau có ông Thiệu và tướng Timmes (đọc, Butler, The Fall of Saigon, trang 351-353). Tác giả đã chú nhiều chi tiết theo tác phẩm của Frank Snepp, trừ chi tiết đó. Đọc cùng trang đã dẫn trên trong sách của ông Hưng và Snepp, chúng ta cũng thấy được sự khác biệt về những lời trao đổi cuối cùng giữa ông Thiệu và đại sứ Martin. Về chuyện tổng thống Hương ký công hàm cho ông Thiệu rời khỏi nước: Trong sách The Palace File, cùng trang đã dẫn trên, tác giả cho ta thấy không những tổng thống Hương mà cả Polgar đã cung cấp giấy xuất ngoại cho ông Thiệu (một chi tiết mà tác giả không nói đến trong KĐMTC). Nhưng theo Snepp, ông Hương không có cấp giấy, và Polgar thì quên cấp giấy cho ông Thiệu như đại sứ Martin đã yêu cầu. Snepp nói chính Martin thuật lại chuyện đó cho ông nghe (Snepp; op. cit., ibid.). Một nhân chứng khác, trung tướng Trần Văn Đôn, trong Việt Nam Nhân Chứng, trang 467, nói sáng thứ Sáu, 25 tháng 4, ông Thiệu gọi ông lúc 8 giờ 30 sáng, muốn ông đến dinh Độc Lập gặp ông Thiệu. Trong khi gặp, ông Thiệu nhờ ông Đôn lấy dùm cho bạn ông Thiệu một giấy chiếu khán để đi ngoại quốc (trong thời gian đó, ông Đôn là xử lý thường vụ chức tổng trưởng quốc phòng; xử lý thường vụ là vì ông Đôn là tổng trưởng quốc phòng trong nội các Nguyễn Bá Cẩn, nhưng nội các ông Cẩn vừa từ chức vài ngày trước). Những sự thiếu sót về sử liệu này có thể gây ra sự hiểu lầm là tác giả chỉ trưng bày sử liệu một chiều. *** Ở phần trên, chúng ta so sánh những sử liệu tác giả dùng; sự chính xác khi dùng; và phương pháp xử dụng sử liệu của tác giả. Phần này, chúng ta nói đến lối viết của tác giả và một số sơ sót nhỏ vì lỗi của ấn công, hay sự bất cẩn của tác giả, hay cả hai. Văn phong trong KĐMTC lủng củng vì có rất nhiều đoạn tác giả dịch từ tác phẩm khác... rồi thay đổi, rồi thêm vào ý của tác giả ... và sự tiếp tục đó không làm cho văn phong tác giả liên tục. Đôi khi tác giả dịch sai—hay cố ý dịch sai và không chú thích—và làm độc giả mất tin tưởng với tác giả. Một vài chi tiết người điểm sách thấy: Trang 174-175 KĐMTC, tác giả nói về những kế hoạch tiết giảm năng lượng tiêu thụ để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lương năm 1973. Trong hồi ký (Nixon, sđd, trang 984-985), tổng thống Nixon viết rõ là ông đề nghị giảm tốc độ xe di chuyển xuống 50 miles/hour để tiết kiệm xăng. Nhưng khi đề nghị đưa ra quốc hội, quốc hội chỉ hạ xuống 55 miles/hour. Trong sách, không hiểu sao tác giả lại nói Nixon đề nghị 55 miles/hour, dù câu văn nguyên tác đã rõ ràng. Trang 193 và trang 474, tác giả phàn nàn về hoàn cảnh đã đưa Gerald Ford lên làm tổng thống. Tác giả viết, “Phó tổng thống Ford lên kế vị. Thế là từ một dân biểu ở Hạ Nghị Viện, vừa mới được Nixon đưa lên làm Phó Tổng Thống thay ông Spiro Agnew (phải từ chức vì bị tố cáo tham nhũng) vài tháng trước, bây giờ nhảy ngay lên ghế tổng thống, không có bầu bán gì cả.” Viết như vậy thì quên đi nguyên tắc thay phó tổng thống viết trong hiến pháp Hoa Kỳ. Phụ Hiến thứ 25 của hiến pháp cho quyền tổng thống đề cử người thay vào chổ trống chức phó tổng thống, với sự đồng ý của lưỡng viện quốc hội. Quốc hội Hoa Kỳ, tháng 11 năm 1973 ưng thuận cho Ford làm phó tổng thống với số phiếu thuận 93-3 ở thượng viện, và 387-35 ở hạ viện. Và Ford cũng không phải là một dân biểu tầm thường như tác giả viết: đã làm dân biểu 25 năm, Ford là chủ tịch khối thiểu số (Cộng Hòa) ở hạ viện từ 1965 đến 1973. Chủ tịch một đảng trong quốc hội thường là nhân vật quan trọng hàng thứ nhì, hay thứ ba của đảng. Ford là một ứng cử viên có uy tín nhất mà Nixon có thể tìm được trong thời gian đó. Còn chuyện Ford thay Nixon khi Nixon từ chức: đó cũng cũng là một quy tắc trong Hiến Pháp Hoa Kỳ mà thôi. Trang 347, đoạn viết về tiểu sử của đại sứ Martin được tác giả trích theo Frank Snepp (Snepp, sđd, trang 67), nhưng trong đoạn văn nguyên thủy, Snepp không viết gì về chuyện mỗi lần ông Martin uống rượu ông đều thú thật với cha ông. Tác giả không nhất thiết phải thêm vào đoạn này mà không có chứng cớ. Cùng trang, tác giả viết (khi còn ở Saigon) mỗi lần gặp đại sứ Martin ông thường trao đổi với ông đại sứ về những trận đấu bóng giữa đại học Wake Forest College, nơi Martin theo học, và trường University of Virginia của tác giả. Chuyện này thì có thể bàn cãi được: Wake Forest College—bây giờ là Wake Forest Univirsity—trước khi dọn về Winston-Salem, North Carolina, là một trường đại học nhỏ ở ngoại ô của thành phố Durham, North Carolina. Năm 1965, trường dọn về Winston-Salem và đổi tên trở thành một đại học chính thức. Wake Forest College nơi Martin ra trường năm 1932 và University of Virginia nơi tác giả xuất thân năm 1963 không có liên hệ gì với nhau về phương diện thể thao—ít ra là trong thời khoảng đó. Và nói về sự chính xác: ở trang kế tiếp, 349, tác giả viết, “Khi Martin nhậm chức vào hè 1973, tình hình bang giao Việt-Mỹ rất căng thẳng. Ông Kissinger lại mới kiêm chức Ngoại Trưởng.” Martin tuyên thệ nhiệm chức đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vào 24 tháng 6, 1973; Kissinger nhận chức tổng trưởng ngoại giao 22 tháng 8, 1973. Trang 405 tác giả tả đêm đại sứ Martin lên phi cơ rời Việt Nam. Đoạn văn này đến từ sách của David Butler (Butler, sđd, trang 462-464) nhưng tác giả lại chú đến từ cuộc phỏng vấn với thiếu tướng John Murray. Đoạn văn của Butler có tả một thiếu tá TQLC Mỹ to lớn vạm vỡ; đoạn văn của tác giả tả anh chàng phi công to lớn vạm vỡ. Butler tả một chiếc C-130 bay cao trên trời, đánh ra một diện tín chung cho tất cả trực thăng đang di tản, và những cơ quan nào còn nhận được điện tín viễn liên: Chỉ còn 21 phi vụ di tản nữa là chấm dứt. Lệnh của tổng thống Hoa Kỳ là bất cứ phi cơ trực thăng nào liên lạc được với đại sứ Martin, thì thông báo với ông ta phải di tản ngay trên chuyến bay đó theo lệnh của tổng thống. Trong KĐMTC tác giả viết anh chàng phi công to con, bước xuống phi cơ, trao cho đại sứ Martin một tờ giấy ... nói đây là chuyến bay cuối cùng ... và Martin bơ phờ ôm lá cờ Hoa Kỳ trên tay leo lên phi cơ. Đoạn văn tác giả trích theo không viết như vậy. Một chi tiết khác, rất kỹ thuật, nhưng tác giả quên. Trang 359, tác giả viết, “Vào lúc bốn giờ năm phút sáng thứ Ba, ngày 29 tháng Tư (4:05 chiều 28/4 giờ Washington).” Đúng ra là 5:05 chiều ngày 28 tháng 4 tại Washington. Tháng 4 là tháng đổi giờ ở Mỹ. Ngày đổi giờ là hai giờ sáng ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng Tư. Ngày 27 tháng 4 là ngày Chủ Nhật cuối của tháng. Từ ngày thứ Hai, 28 tháng 4, giờ Saigon và Washington chỉ cách nhau 11 tiếng thay vì 12 (tháng 4 dến tháng 10 cách nhau 11 tiếng; tháng 11 đến tháng 4 cách nhau 12 tiếng). Một vài chi tiết bất cẩn khác: Trang 100, 101, và 105, ba chú thích này lộn nhau: chú thích 20 là chú thích đúng cho chú thích 19 của trang 100; chú thích 20 của trang 101 là chú thích 20 của trang 105 (chú thích 19 trích theo The Pentagon Papers. Nội dung The Pentagon Papers chấm dứt vào cuối năm 1967. Nixon chưa xuất hiện (liên hệ về chiến tranh Việt Nam) cho đến hết năm đó. Trang 325-326 KĐMTC cho ghi chú số 5, là trang 436 trong sách của David Landau. Độc giả sẽ không bao giờ tìm được ghi chú này, vì quyển The Uses of Powers của Landau chỉ có 270 trang! Thật ra, trang mà tác giả nói, nằm trong trang 180 của Landau. Landau chỉ là một anh học trò cử nhân ở đại học Harvard, viết một tiểu luận về Kissinger, chứ không phải là một nhà nghiên cứu chiến lược như tác giả nói. Trang giới thiệu về sách của Landau đã đề như vậy. Trang 217, ngày tháng đúng là, 7 tháng 8, 1974; trang 136, ngày tháng đúng là tháng 3, 1972 (tháng 3-1975 làm gì còn một bộ tư lệnh quân sự Hoa Kỳ nào ở Đà Nẵng). Trang 334, Kissinger nói chuyện với Hiệp Hội Nhật Bản ngày 18 tháng 6, chứ không phải 16 tháng 8 như tác giả viết (đọc lại câu văn tác giả, và đọc, Guenter Lewy, America in Vietnam, trang 517, phụ chú 54). Trang 290, ngày đúng là 9 tháng 8-1974. Trang 114 viết phó tổng thống Spiro Agnew sang thăm Saigon ngày 30 tháng 3, 1973. Ngày đúng là 30 tháng 1, 1973. Trang 369, “... ngày 8 tháng 3, 1965. Hai sư đoàn TQLC Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng.” đúng hơn, chỉ có hai tiểu đoàn đổ bộ (Battalion Landing Team) ngày hôm đó, với số quân khoảng 3.500 người. Battalion Landing Team là loại tiểu đoàn đổ bộ, tự chiến đấu nên rất đông quân và trang bị đầy đủ. (đọc, The U.S. Marines in Vietnam: The Landing and the Buildup, 1965, trang 9-12). Trang 162-164, tác giả nói về cuộc chiến Trung Đông giữa khối Ả Rập và Do Thái vào ngày 6 tháng 10-1973... và viết, “Nixon đang bối rối nhưng đằng sau ông đã có Tổng Trưởng Ngoại Giao Kiêm Cố Vấn An Ninh rất tỉnh táo và vững mạnh. Ông Kissinger này lại vừa được giải thưởng Nobel Hòa Bình.” Cuộc chiến Yum Kippur mãnh liệt nhưng rất ngắn. Bùng nổ ngày 6 tháng mười và kết thúc 17 tháng 10. Hàn Lâm Viện Thụy Điển thông báo cho Kissinger giải thưởng Nobel vào ngày 16 tháng 10-1973. Trang 45, khi nói về ngày ông Thiệu đọc diễn văn ở Lưỡng Viện Quốc Hội nhân ngày Quốc Khánh 1968, tác giả viết, “Sáng thứ Bảy, mồng một tháng 11, một buổi sáng êm ả ở Saigon ...” Mồng một tháng 11, 1968 là ngày thứ Sáu, chứ không phải thứ Bảy (coi lịch, hoặc đọc KĐMTC trang 47, khi tác giả trích Theodore White, trong đó có đoạn, “... người ta thấy rằng vụ ngưng ném bom bắt đầu sáng thứ Sáu [1-11-68]). *** Những ý nghĩ sau cùng của người điểm sách về Khi Đồng Minh Tháo Chạy. Tương tự như tác phẩm The Palace File/HSMDĐL, Khi Đồng Minh Tháo Chạy được viết theo lối sử kể truyện (narative history). Sử kể truyện hấp dẫn và dễ đọc hơn sử biên niên (chronological history). Một vài thí dụ về những tuyệt tác của sách loại sử kể truyện là, Hell in a Very Small Place: the Seige of Dien Bien Phu của Bernard Fall; The Best and the Brightest của David Halberstam; hay, American Caesar: Douglas MacArthur 1880-1964 của William Manchester. Sử kể truyện cho người đọc nhiều hứng thú và lôi cuốn người đọc, nhưng rất khó viết. Người viết loại sách này cần có một văn phong lưu loát, trí nhớ chính xác, và một sự phong phú về sử liệu. The Palace File có được vài yếu tố này; nhưng HSMDĐL thì hoàn toàn không. Hai tác phẩm gần như là một về phương diện sử liệu, nhưng KĐMTC không có văn phong lưu loát như The Palace File. Ở những đoạn văn đầu mỗi chương trong KĐMTC, tác giả cố gắng viết theo lối sử kể truyện nhưng không thành công. Độc giả có thể thấy điều đó ở đoạn văn đầu của các Chương Một, Hai, Ba, Sáu, Chín. Ở Chương Sáu, tác giả giới thiệu những sự biến động của thế giới vào mùa Thu năm 1973 bằng bốn câu thơ bài Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư là một phản đề không hiểu được. Ở một vài nơi, tác giả sử dụng sử liệu một chiều: chỉ xài chi tiết trong sử liệu để biện minh cho lý thuyết của mình, mà không thông báo cho độc giả những chi tiết khác ngược lại, để độc giả có thể so sánh. Người ghi lại lịch sử vô tư và không thành kiến là người trình bày hai mặt của sử liệu, chi tiết, sự kiện, rồi tự quyết định một kết luận—nhưng đồng thời cũng cho độc giả kết luận riêng của họ với tất cả sử liệu tác giả đã trình bày. Như đã nói ở đầu bài viết, Khi Đồng Minh Tháo Chạy là một tác phẩm hữu ích cho giới độc giả — vì một lý do nào đó — không cập nhật với sử liệu, hay không rành về liên hệ Hoa Kỳ-Việt Nam vì giới hạn ngôn ngữ. Đa số độc giả sẽ tìm thấy nhiều giải đáp, câu trả lời, về những bí ẩn trong liên hệ Hoa Kỳ-Việt Nam xảy ra trong cuộc chiến. Tuy nhiên, đối với một số độc giả đã quen thuộc với sử liệu và tương đối am tường về những chi tiết của cuộc chiến Việt Nam — nhất là những độc giả đã thưởng ngoạn The Palace File — có lẽ họ phải chờ một tác phẩm khác của Nguyễn Tiến Hưng, một tác phẩm khác hơn là Khi Đồng Minh Tháo Chạy. http://www.tqlcvn.org/tqlc/ts-ds-dm-thaochay03.htm Ông Diệm là một biểu tượng của lòng yêu nước, tính trong sạch và sự tận tụy, cần mẫn. Còn ông Nhu là một thủ lĩnh, một nhà chính trị sắc bén và cao thủ. Ông là nhân tài có thể nói đất nước ta vài trăm năm mới sản sinh ra một người đạt tầm cỡ như vậy. Chính vì điều đó Mỹ mới ra tay trừ khử hai ông. Bọn Mỹ vốn nuôi cộng sản VN từ đầu. Giáp tặc và Hồ tặc cướp công của các Đảng phái khác năm 45, và thanh trừng các phần tử đối lập cũng là do đám OSS (tiền thân của CIA) dạy cho. Và chính người Mỹ cũng không muốn nước Việt thống nhất, để trở thành một "Đế quốc Đại Việt" đe dọa họ. Những điều đó đã được Mỹ tính toán từ những ngày đầu khi phản bội Pháp và bỏ rơi họ tại trận Điện Biên Phủ (hầm Điện Biên là cứ điểm chống bom, vốn để dụ quân Giáp tặc vô đó để dội bom banh xác), Mỹ hất cẳng người Pháp để nhảy vào Việt Nam. Hiệp Định Paris 72 tới Tháng Tư Đen 75 thì rõ ràng là giao nước Việt cho Cộng Sản. Mậu Thân 68 thì mới chỉ mới loáng thoáng có mùi, hạ sát ông Diệm năm 63 thì Mỹ đổ thừa cho VC quậy. Nhưng nhìn theo dòng thời gian, sẽ giật mình khi thấy Mỹ dường như tính toán và sắp xếp kết cục đó ngay từ những ngày đầu. Hay ít ra đó cũng là một trong các plan/kế hoạch khả dĩ. Cứ cho là lật đổ ông Diệm, hạ sát ông Nhu chỉ là để tìm người dễ bảo mà sai khiến, nhưng mắc mớ gì lại cho dẹp Ấp Chiến Lược vốn đang hiệu quả lúc bấy giờ? Tại sao lại thủ tiêu nhóm tình báo miền Trung của ông Cẩn vốn đang diệt Cộng rất hiệu quả? linh cảm cho thấy, không thể tin tưởng vào Mỹ, cũng như không thể trông chờ để làm chỗ dựa cho Tân VN sau này.

No comments:

Post a Comment