Lê Văn Ngôn và Tống Lê Chân trở thành một biểu tượng, đã hòa nhập với nhau như bóng với hình, tạo nên một thành tích lẫy lừng, tô đậm thêm trang sử, mà vốn dĩ đã quá lẫy lừng của binh chủng BĐQ nói riêng về lòng can đảm, sức chịu đựng và tinh thần kỷ luật trong chiến đấu.
Lê Văn Ngôn tốt nghiệp ngày 26/11/1966 với cấp bậc thiếu úy hiện dịch và Anh chọn Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt để phục vụ. Do nhu cầu phát triển của Quân Lực, vài năm sau đó, binh chủng này bị giải tán và được sát nhập vào Biệt Động Quân. Ngôn được bổ nhiệm giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trại Lực Lượng Đặc Biệt Biên Phòng Tống Lê Chân vào năm 1972, rồi đơn vị này được cải danh thành Tiểu Đoàn 92 BĐQ và Ngôn trở thành vị Tiểu Đoàn Trưởng.
các chiến hữu mũ nâu, Tiểu Đoàn 92 BĐQ đã anh dũng chiến đấu trong những điều kiện vô cùng nghiệt ngã và đơn độc. Thật vậy, những chiến sĩ này và Lê Văn Ngôn đã lập nên một kỳ công về lòng can đảm và sức đựng! Ngôn, vị trung tá trẻ (29 tuổi) của QLVNCH, dường như đã cột chặt tên anh và rực sáng lên cùng với địa danh này. Trong nỗi gian nguy được tính theo từng giây phút, trong cận kề cái chết, vị chỉ huy trẻ ấy đã mưu lược, dũng cảm và âm thầm lèo lái đơn vị, luôn luôn sát cánh với thuộc cấp để giữ vững tinh thần, giữ lửa chiến đấu cho nhau, cùng nhau ghì chặt tay súng trước một chiến trường vô cùng khốc liệt!
Đúng vậy, một cuộc chiến đấu thật oanh liệt của các chiến sĩ mũ nâu, trong một hoàn cảnh bất cân xứng về tương quan lực lượng đối đầu giữa hai bên! Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân với vỏn vẹn chỉ có 275 người, đã cùng nhau vượt lên trên giới hạn tột cùng của sự gian nguy bằng chính tinh thần trách nhiệm, danh dự và ý chí chiến đấu của mỗi người lính VNCH.
ngày 8 tháng 3 năm 1996, chị quả phụ Lê Văn Ngôn cùng hai người con đã lặn lội đến tận Yên Bái để mang xương cốt của người chồng yêu quí về lại nơi chôn nhau cắt rốn, để được ấm áp bên mộ Cha, mộ Mẹ, bên mộ Ông Bà, Tổ Tiên!
ngày 8 tháng 3 năm 1996, chị quả phụ Lê Văn Ngôn cùng hai người con đã lặn lội đến tận Yên Bái để mang xương cốt của người chồng yêu quí về lại nơi chôn nhau cắt rốn, để được ấm áp bên mộ Cha, mộ Mẹ, bên mộ Ông Bà, Tổ Tiên! Vợ chồng của Ngôn đã hội ngộ trong một hoàn cảnh như thế đó! Quả là xé lòng qua cái thảm trạng tử biệt sinh ly này! Trên đường ôm cốt chồng trở về, một bất hạnh khác lại ập xuống gia đình của chị, đứa con út bị một tai nạn ngay tại Hà Nội và hiện đang sống vất vưởng với mảnh đời tàn phế!
người chị ruột của Ngôn đã làm đơn bảo lãnh cho vợ con của Ngôn theo chương trình H.O. Nhưng khi được phái đoàn Mỹ phỏng vấn tại Sài Gòn, thì gia đình này bị từ chối chỉ vì có sự khác biệt về ngày khai tử qua lời khai giữa người chị và vợ của Ngôn. Quả thật tội nghiệp, đúng là họa vô đơn chí!
Trung tá Lê Văn Ngôn vào đầu năm 1971 khi mới từ Lực Lượng Đặc Biệt chuyển sang Biệt Động Quân, lúc 24 tuổi mang quân hàm Đại úy. Trung tá Ngôn sau đó lên Tống Lê Chân để nhận bàn giao căn cứ này từ Thiếu tá Đặng Hưng Long. Gần hai năm trời tử thủ (1972 - 1974) chống lại những đợt tấn công dồn dập của QGPMN chịu đựng những cơn mưa pháo, nhưng ông vẫn chỉ huy đơn vị giữ vững căn cứ. Ông được vinh thăng trung tá khi mới 27 tuổi và qua đời trong lao tù cải tạo ở tuổi 30. Trung Tá Lê Văn Ngôn đã nổi lên như một người hùng. Anh sinh năm 1941 tại thị xã Vĩnh Long, trong một gia đình nho giáo, cha và người anh cả của Ngôn đều chọn nghề dạy học và rất được sự kính trọng của phụ huynh lẫn học sinh trong vùng. Như bao thanh niên khác cùng thế hệ, Ngôn đành phải xếp bút nghiên, giã từ giảng đường đại học, nơi mà tuổi trẻ luôn miệt mài đầu tư cho tương lai tươi sáng của mình. Vì Anh ý thức được bổn phận và trách nhiệm của người trai trong thời Quốc biến, cho nên, cuối năm 1964, Anh tình nguyên gia nhập khóa 21 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, như là một sự dấn thân để phục vụ lúc Tổ Quốc lúc đang cần. Sau 30-4-75, chịu chung số phận của dân chúng Miền Nam, giống như trăm ngàn người của chính quyền cũ, Tr/Tá Ngôn đã bị đưa đi tù “cải tạo” tại miền Bắc. Bị bạc đãi, hành hạ tinh thần, ông vẫn bình tĩnh giữ đúng tư cách của một quân nhân dù đã bị bại trận, vẫn duy trì được niềm tin vào chính nghĩa. Nhưng ông đã không chống chọi nổi với cơn bệnh hiểm nghèo trong điều kiện khốn cùng, thiếu thốn thuốc men và dinh dưỡng. Cuối cùng, ông đã lặng lẽ giã từ cõi đời.
Trong khung trời ảm đạm của một ngày mùa Đông buốt giá vào cuối năm 1977, tại trại 1, Liên trại 1, Đoàn 776 thuộc vùng Yên Bái và sau hơn hai tháng chịu đựng từ căn bệnh ung thư gan quái ác kia, thế mà Ngôn chỉ được điều trị bằng thuốc “thần dược trị bá bệnh xuyên tâm liên”. Vào ngày 19/1/1978, Ngôn đã vĩnh biệt cõi đời từ nơi ngục tù Yên Bái ấy, lạnh lùng, âm thầm đi vào lòng đất Mẹ, chẳng có một chiến hữu tiễn đưa, không có môt nén nhang để sưởi ấm Hương Linh!
Sau biến cố đau thương của cả Dân Tộc vào tháng Tư đen, cùng với những sĩ quan khác, Ngôn cũng bị tống vào địa ngục của trần gian này và thêm một lần nữa để họ trả thù. Ngôn bị đọa đày cho đến hơi tàn lực kiệt! Trong khung trời ảm đạm của một ngày mùa Đông buốt giá vào cuối năm 1977, tại trại 1, Liên trại 1, Đoàn 776 thuộc vùng Yên Bái và sau hơn hai tháng chịu đựng từ căn bệnh ung thư gan quái ác kia, thế mà Ngôn chỉ được điều trị bằng thuốc “thần dược trị bá bệnh xuyên tâm liên”. Vào ngày 19/1/1978, Ngôn đã vĩnh biệt cõi đời từ nơi ngục tù Yên Bái ấy, lạnh lùng, âm thầm đi vào lòng đất Mẹ,
Thương thay cho thân phận của những ai đã trót làm vợ của người lính VNCH, nhất là trong một thời loạn ly, lại phải sống tại một xã hội mà bọn quỷ đỏ đã có cả một chính sách, chủ trương để reo rắc và cổ võ cho sự hận thù. Sự bất hạnh đâu có dừng lại tại đó!
Được biết người chị ruột của Ngôn đã làm đơn bảo lãnh cho vợ con của Ngôn theo chương trình H.O. Nhưng khi được phái đoàn Mỹ phỏng vấn tại Sài Gòn, thì gia đình này bị từ chối chỉ vì có sự khác biệt về ngày khai tử qua lời khai giữa người chị và vợ của Ngôn. Quả thật tội nghiệp, đúng là họa vô đơn chí!
No comments:
Post a Comment