Saturday, November 26, 2016

 




    Tiếng Việt và Chữ Vẹm
    Hay là Chữ Nghĩa Việt Cộng    




Chữ Vẹm cũng là chữ Việt, nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LUẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm.

Tiếng Việt ta không biết có từ bao giờ. Có thể là bốn ngàn (4000) năm tức là kể từ khi chúng ta có văn hiến hay hơn nữa. Nhưng chữ Việt(1) thì chắc chỉ mới có khoảng hơn trăm (100) năm nay nghĩa là từ khi nước ta bị người Pháp đô hộ hoặc hơn một chút, từ khi có những ông Cố Đạo tới nước ta để truyền bá đạo Thiên Chúa.

Với trên một ngàn năm bị người Tầu đô hộ, dĩ nhiên văn hóa của chúng ta, nói chung, tiếng Việt của chúng ta, nói riêng, không thể không bị ảnh hưởng, mà trái lại còn bị ảnh hưởng rất sâu xa và nặng nề của chữ Hán. Ông Văn Tấn Trường trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự” đã viết: “Tiếng Hán Việt(2) chiếm 60 - 70 % trong ngôn ngữ Việt Nam, loại trừ tiếng Hán Việt để làm trong sáng tiếng Việt thì quả thật là một "mission impossible".

Tôi không tin tiếng Hán Việt nhiều đến thế, nhưng nếu có ai nhờ tôi viết một bài văn hay làm giùm một bài luận hoàn toàn bằng tiếng Việt thì quả thật tôi chịu thua. Tôi không thể làm nổi vì nhiều chữ, quả thật tôi không biết đó là chữ Hán, chữ Hán Việt, hay chữ Nôm.(3) Mà dù có biết chăng nữa, nhiều chữ nếu chuyển sang chữ Việt nó cũng ngô nghê, tức cười, nhiều khi còn khó hiển hơn là dùng chữ Hán Việt.

Trước năm 1975, hầu như không có tranh cãi gì nhiều về tiếng Việt, chữ Việt, ngoại trừ một vài tranh cãi nhỏ về chữ I và Y (Thanh Thúy hay Thanh Thúi, lí do hay lý do, quý vị hay quí vị v.v…) hoặc có G hay không có G (sáng lạng hay xán lạn). Nhưng từ khi bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm được miền Nam, thì tiếng Việt, Chữ Việt đã bị Ngụy Quyền Cộng Sản Việt Nam thay đổi rất nhiều.

Thực ra thì chữ Việt đã được thay đổi từ lâu, ngay từ khi thời bọn Cộng Sản còn ẩn núp dưới hai chữ Việt Minh tức là từ ngày 19/8/1945, ngày bọn chúng cướp được chính quyền từ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Chính vì thế mới có chữ Vẹm và tiếng Vẹm. Nhưng dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chúng, không ai dám lên tiếng sợ bị chụp mũ là phản động. Mãi tới khi người Việt tỵ nạn ở hải ngoại bắt đầu bắt đầu xuất bản sách báo và nhất là khi các quân nhân và công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa phải đi “học tập cải tạo” được trở về và được ra đi định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình HO, vô tình mang theo một số tiếng Vẹm, thì vấn đề sử dụng tiếng Vẹm, chữ Vẹm đã được nêu lên và bàn luận rất nhiều.

Thế nào là Tiếng VẸM? Thế nào là chữ VẸM?

Thực ra thi tiếng Vẹm cũng là tiếng Việt, nhưng vì dùng chữ của Vẹm đặt ra để nói, nên được gọi là tiếng Vẹm. Cũng như tiếng Bắc, tiếng Trung, tiếng Nam cũng là tiếng Việt mà thôi. Nếu dùng chữ của miền Bắc mà nói thì ta bảo là nói tiếng Bắc, nếu dùng chữ của miền Trung để mà nói, thì ta bảo là nói tiếng Trung và nếu dùng chữ của miền Nam mà nói thì ta bảo là nói tiếng Nam. Thí dụ, ta hỏi: Đi mô? Chữ “mô” là chữ người miền Trung dùng. Ta nói “Đi mô” tức là ta đã nói tiếng Trung. Hoặc ta nói: “Tía nó chết rồi. Chữ “tía” là chữ miền Nam. Ta dùng chữ “tía” để nói, tức là ta đã nói tiếng Nam.

Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LUẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm.

Cũng trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự”, ông Văn Tấn Trường cho rằng “Có một dạo ở đầu thập niên 80, nghe nói chính phủ Việt Nam (ý nói Cộng Sản Việt Nam) đưa ra phong trào làm trong sáng tiếng Việt bằng cách thoát ly tiếng Hán Việt”. Nếu quả thật đã có phong trào này và phong trào này đã được đưa ra thì chắc phải nhiều người biết. Vậy mà chẳng thấy ai nói tới. Không biết ông Trường nghe tin này ở đâu. Thiển nghĩ, một khi bọn chúng muốn đưa ra một phong trào nào, một chính sách gì, bao giờ chúng cũng có chủ trương, có mục đích. Phong trào này, nếu có, thì chủ trương, mục đích của chúng là gì? Với chủ trương để “Thoát ly tiếng Hán Việt”? Với mục đích để bài Trung Quốc? Nếu đúng như vậy thì dân tộc ta đã khá, nước ta đã không bị bọn chúng đem đất, đem biển dâng cho Tầu.

Trong bài “Nỗi Buồn Tiếng Việt…”, ông XYZ cũng nghĩ rằng “Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn Cộng Sản (Việt Nam) nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức, trở thành thô tục như “xưởng đẻ” dùng cho “nhà bảo sanh”, “nhà ỉa” dùng cho nhà “vệ sinh”, hay “lính thủy đánh bộ” dùng cho “thủy quân lục chiến” v.v… và đặt ra nhiều chữ sai hẳn với nguyên nghĩa”.

Theo thiển ý, bọn Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra một số chữ khác thường mà ta gọi là chữ Vẹm vì những lý do sau:

1- Muốn tiêu hủy tất cả những gì mà chúng gọi là “tàn dư của Mỹ Ngụy”

Thực vậy, ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên mà chúng làm là bắt dân chúng phải tiêu hủy tất cả các văn hóa phẩm của miền Nam như sách báo, phim ảnh, băng nhạc v. v… Do đó, một số chữ của người Việt quốc gia dùng, dù hay ho, lịch sự tới đâu, chúng cũng muốn xóa bỏ. Thí dụ nơi để chúng ta bài tiết ra ngoài (tiểu tiện hoặc đại tiện), xưa ngưới Bắc gọi là nhà xí, người Nam gọi là nhà cầu. Hai tiếng này nghe không được lịch sự cho lắm nên đã được chúng ta đổi là nhà vệ sinh. Ấy vậy mà chỉ vì muốn khác người, bọn Cán ngố đã bỏ đi và thay thế bằng hai chữ nhà ỉa. Phải chăng đà tiến hóa theo chủ nghĩa xã hội của bọn Cộng Sản Việt Nam là như vậy? Chẳng trách dân Việt Nam được bọn chúng cai trị, được bọn chúng “giải phóng” đã mỗi ngày một khổ cực, mỗi ngày một ngu si, dốt nát.

2- Để dễ khám phá ra những thành phần mà chúng coi là “phản động hay đối nghịch”.

Bọn Cộng Sản Việt Nam, chúng chỉ muốn chữ chúng dùng phải khác người, hay nói cho đúng hơn, là khác chữ của người Việt quốc gia dùng mà thôi chứ không phải chúng muốn “thoát ly tiếng Hán Việt” như ông Văn Tấn Trường nói, hay “muốn nôm na hóa tiếng Việt” như ông XYZ đã nhận định. Điều này đối với bọn chúng rất quan trọng, nhất là trong thời chiến, vì giúp cho chúng dễ phân biệt người đang sống tại vùng chúng đang kiểm soát với những người đang sống ngoài vùng chúng kiểm soát để chúng dễ khám phá ra những thành phần mà chúng cho là đối nghịch, phản động.

Vì vậy, chữ chúng đặt ra hay dịch ra, chúng không cần biết là Hán hay Nôm, thanh hay tục, trong sáng hay tối tăm, xuôi hay ngược, đúng hay sai. Có chữ đang là chữ Hán Việt, chúng đổi sang chữ Nôm. Có chữ đang là chữ Nôm, chúng đổi sang chữ Hán Việt. Chúng chẳng theo một nguyên tắc hay quy luật nào cả. Thí dụ:

Chúng ta nói là “phát ngôn viên” thì chúng nói là: “người phát ngôn”.

Chúng ta nói là “thăm viếng” thì chúng nói là “tham quan”.

Chúng ta nói là “ghi danh” thì chúng nói là “đăng ký”.

Chúng ta nói là “đá bóng” thì chúng nói là “bóng đá”.

Chúng ta nói là “yếu điểm” thì chúng nói là “điểm yếu”.

Chúng ta nói là “trở ngại” thì chúng nói là “sự cố”.

Chúng ta nói là “xuất cảng” thì chúng nói là “xuất khẩu”.

Chúng ta nói là “liên lạc” thì chúng nói là “liên hệ”.

Chúng ta nói là “hiểu rõ” thì chúng nói là quán triệt”.

Chúng ta nói là “viên chức” thì chúng nói là “quan chức”.

Chúng ta nói là “chuyển âm” thi chúng nói là “lồng tiếng”.

Chúng ta nói là “dẫn giải” thì chúng nói là “thuyết minh”.

v.v…

Vì ngu dốt, nên khi chúng đảo ngược hay thay thế bằng một chữ khác mà chúng chẳng biết và cũng chẳng cần biết là đúng hay sai nữa hoặc lẫn lộn ý nghĩa của chữ này với ý nghĩa của chữ kia chúng cũng không rõ.

❖ Thí dụ 1:

Chữ “đơn giản” mà chúng đọc ngược lại là “giản đơn” hay “vui buồn” chúng cho đọc ngược lại là “buồn vui” tuy nghe có hơi lạ tai một chút, nhưng còn có thể chấp nhận được vì nghĩa của nó không khác nhau. Nhưng chữ “yếu điểm” mà sửa lại là “điểm yếu” thì không thể chấp nhận được vì nghĩa nó khác hẳn. Nhưng vì dốt nát, bọn chúng vẫn hiểu “điểm yếu” là “yếu điểm” và dùng chữ “điểm yếu” để thay thế cho chữ “yếu điểm”.

Chúng ta biết, về văn phạm, chữ Hán giống chữ Anh ở một điểm là tĩnh từ luôn luôn đứng trước danh từ, nên con ngựa trắng, người Anh gọi là white horse và người Tầu gọi là bạch mã. Chữ yếu điểm cũng vậy, yếutĩnh từ và có nghĩa là quan trọng; "yếu điểm" là chữ Hán Việt, có nghĩa là điểm quan trọng. Nhưng vì ngu dốt, bọn Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn nói khác với chúng ta nên nói ngược lại là "điểm yếu" và tưởng rằng chúng đã nôm hóa được chữ "yếu điểm" là chữ Hán Việt; hoặc "tối ưu" chẳng lẽ đổi thành "ưu tối"? Nên chúng thêm chữ "nhất" thành "tối ưu nhất". Thật lạ lùng! Đã "tối ưu" rồi đâu cần phải thêm chữ "nhất" vào làm gì?

Thế còn nhược điểm thì sao? Nếu nói ngược lại thì điểm nhược là điểm gì? Đúng là đã ngu lại hay nói chữ. Vậy mà ngày nay, nhiều nhà giáo Việt Cộng vẫn hiểu yếu điểm điểm yếu và dậy học trò như vậy.

❖ Thí dụ 2:

Chúng ta nói: “Xin các bạn cố gắng nhanh lên một chút vì tình trạng gấp rút/cấp bách lắm rồi”; thì chúng lại nói là “Xin các đồng chí tranh thủ/khẩn trương vì tình trạng khẩn trương rồi”.
Chúng ta dùng chữ cố gắng cho mệnh đề thứ nhất và chữ gấp rút cho mệnh đề thứ hai vì hai chữ này có ý nghĩa khác nhau. Nhưng đối với chúng thì ‘cố gắng’ cũng là ‘khẩn trương’ ‘gấp rút’ cũng là ‘khẩn trương’.


❖ Thí dụ 3:

Sau khi tham dự một buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, nếu là chúng ta, chúng ta sẽ hỏi người tham dự:
“Xin anh cho biết cảm tưởng/cảm nghĩ của anh sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”.

Nhưng nếu người hỏi là một tên Việt Cộng, thì chắc chắn hắn sẽ hỏi người tham dự:
“Xin đồng chí cho biết cảm giác của đồng chí sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”.

Trời đất! Đây chỉ là buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, đâu có phải là một buổi đấu tố ghê gớm gì mà hỏi cảm giác?

Nhiều khi chúng ghép hai ba chữ kép làm một khiến người đọc chẳng hiểu mô tê gì cả, như:

hùng vĩ hiểm trở, chúng ghép thành hùng hiểm

tương đươngthích hợp ghép thành tương thích

sinh viên du học ghép thành du sinh

quyết định sách lược thành quyết sách.

Thực ra thì không phải trong chế độ Cộng Sản Việt Nam không có người khá, người giỏi. Nhưng hầu hết những người này lại chẳng có quyền hành gì, trong khi đó thì hầu hết bọn lãnh đạo lại ngu dốt, độc tài và ngoan cố, nên chúng muốn nói ngang, nói dọc gì, ai cũng phải nghe theo, chẳng ai dại gì mà phê phán hay cải sửa để mà mang họa vào thân. Bởi vì:

"AK mã tấu kẻ kè,
Nói quấy nói quá, chúng (dân chúng) nghe rầm rầm".


3/ Để dễ ăn cướp tài sản của nhân dân và bao che cho người của bọn chúng có tội.
Thí dụ, người của bọn chúng “đi đêm”, “móc ngoặc” với gian thương, nhà thầu bất chính để ăn hối lộ, chúng nói là có quan hệ xấu hoặc làm lơ cho những bọn này làm điều phi pháp để được lợi lộc, chúng gọi là có hành vi tiêu cựcđể dễ giảm hoặc tha tội.

Không những chúng thay đổi CHỮ, chúng còn thay đổi cả NGHĨA. Thí dụ:

— Để cướp đất đai của các điền chủ, chúng gọi là cải cách ruộng đất

— Muốn cướp tài sản của các thương gia, chúng gọi là đánh tư sản mại bản.

— Muốn cấm người dân buôn bán, chúng gọi là cải tạo thương nghiệp.

— Muốn bỏ tù quân nhân, công chức của chế độ cũ (Việt Nam Cộng Hòa) chúng gọi là cải tạo.

— Muốn bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, chúng gọi là phản động.(4)


— Mít tinh, biểu tình đả đảo bọn Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam để biểu lộ lòng yêu nước chúng nói là “có sai phạm về tư tưởng và nhận thức chính trị”, hoặc là “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, là gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước anh em'’.


— Ra trát đòi một người nào đó để điều tra và có thể tống giam, chúng gọi là giấy mời.

Tóm lại, ngôn ngữ là phương cách để con người giao tiếp với nhau, thông tin cho nhau hay, hoặc diễn đạt tư tưởng của mình cho người khác biết. Ngôn ngữ gồm có tiếng nói và chữ viết. Ngôn ngữ cũng là một phần của văn hóa, là linh hồn của dân tộc.

Trải qua thời gian và không gian, ngôn ngữ không nhiều thì ít, đã thay đổi để cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và đà tiến hóa của xã hội. Vì vậy, việc thay đổi chữ cũ vì thô tục, vì không trong sáng hay tạo lập những chữ mới để thay thế những chữ cũ không còn hợp thời hay không có, không những là một việc nên làm mà còn là một việc phải làm. Nhưng nếu chỉ vì mục đích chính trị hay tự cao, tự đại hơn người hoặc vì tự ty mặc cảm ngu dốt hay để bao che cho nhau hoặc để bỏ tù người vô tội mà thay đổi một cách nhố nhăng, vô tội vạ làm cho chữ Việt trở nên thô tục, kỳ cục hoặc tối tăm, sai lạc ý nghĩa, thì đó không những là một điều sai lầm mà còn có tội ác đối với dân tộc.

Để tưởng niệm ngày 30/4/75
________________
Chú thích:

(1) Xưa kia, tổ tiên ta cũng có một loại văn tự riêng để dùng gọi là chữ Khoa Đẩu, gồm các ký hiệu và các hình tượng tạo nên. Nhưng loại chữ này chưa được phát triển và phổ biến thì nước ta đã bị người Tầu đô hộ một thời gian quá dài (một ngàn năm); hơn nữa, người Tầu lại muốn đồng hóa người Việt nên bắt người Việt phải học chữ Hán và dùng chữ Hán mỗi khi giao tiếp với họ, làm cho chữ cổ xưa của ta mai một và biến mất.

(2) Tiếng Hán Việt là tiếng Hán đọc theo âm Việt. Chữ Hán Việt là chữ Hán viết theo chữ Việt.

Thí dụ bốn câu thơ dưới đây là tiếng Hán được viết bằng chữ Việt:

Quân tại Tương giang đầu,
Thiếp tại Tương giang vỹ.
Tương tư bất tương kiến,
Đồng ẩm Tương giang thủy.

Nếu chuyển bốn câu thơ trên sang tiếng Việt thuần túy thì được viết như sau:

Chàng ở đầu sông Tương,
Thiếp ở cuối sông Tương.
Nhớ nhau mà chẳng thấy,
Cùng uống nước sông Tương.

(3) Tiếng Nôm là tiếng Việt chỉ khác nhau ở cách viết. Chữ Việt thì dùng mẫu tự Latin, còn chữ Nôm thì dùng chữ Hán, tức viết theo kiểu hình tượng, nhưng có thêm thắt đôi chút để khi đọc lên thì âm là âm Việt chứ không phải là âm Hán.

Thí dụ:
Chữ TAM, chữ Hán viết như sau: 三 và đọc là XÁM,
chữ Nôm thêm phần chữ, viết thành và đọc là BA.

Chữ THIÊN, chữ Hán viết như sau: 天,
chữ Nôm có thêm chữ ở dưới chữ THIÊN, viết như sau và đọc là TRỜI.

(4)Xin xem bài “Bây giờ chúng tôi đã hiểu thế nào là bọn phản động” của Nguyễn Tiến Nam, một sinh viên trong nước, đăng trong Đặc San Chu Văn An Bắc Cali năm 2008, trang 241.


Lê Duy Sang

Source: Phố Núi Pleiku



 

 

Đọc thêm

 photo doubledot-5.jpg Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

 

 photo doubledot-5.jpg Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
<

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Tiếng Việt và Tiếng Vẹm


Ở đâu cũng vậy, mọi ngôn ngữ đang được dùng đều là sinh ngữ. Là sinh ngữ, nó sẽ phát triển và thay đổi. Nhưng nó sẽ phát triển và thay đổi theo chiều hướng chính xác hơn, đơn giản hơn, và nhất là hợp lý hơn (vì con người là sinh vật có trí khôn, tuyệt đối không phải chỉ là động vật hai chân thuộc giống vượn người) chứ không phải phát triển hay thay đổi theo kiểu bạ đâu dùng đấy, vay mượn vô tội vạ. Một điều đáng lo hơn là đáng buồn cho tương lai dân tộc.

Từ ngữ sử dụng bừa bãi thì hệ lụy sẽ là thanh niên phát âm lộn xộn. Ý nghĩa ngôn từ đã trở nên mờ nhạt và tiếp theo sẽ là ngọng cả lũ. Đó là hiện tượng thoái hóa của sinh ngữ, nó sẽ không trở nên tử ngữ như chữ Latin, nhưng nó sẽ trở thành "tiếng Mọi".


Tiếng Việt và tiếng Vẹm

Con rắn Hổ Đất và Hổ Hành giống nhau về hình dạng, màu sắc, nhưng khác là Hổ Hành có mùi thơm như hành hương, thịt mềm hơn nên dân nhậu rượu đế vùng quê miền Nam thích đánh chén; nhưng cũng phải cẩn thận với loại rắn Hổ Lông cũng giống y như Hổ Đất và Hổ Hành, phải tinh ý và có kinh nghiệm miệt vườn, khi nhìn thấy những lông đen mọc xen kẽ những vẫy ở đầu là không nên ăn, nếu không biết, ăn vào bị trúng độc, lăn đùng ra chết không kịp ngáp, ở vùng nông thôn, có một số gia đình bị chết cả nhà chỉ vì ăn phải thịt nó. Con Trăn và Nưa giống nhau như “hai giọt nước”, nhưng Nưa cắn chết và Trăn thì không có nọc độc, một số người không biết, bắt con Nưa về nuôi, có khi bị chết vì nó.

Người tỵ nạn chính trị và kinh tế giống nhau: “đều bỏ nước ra đi” nhưng:

- Người tỵ nạn chính trị (Political refugee) với những lý do như xung đột tư tưởng, bất đồng chánh kiến, tôn giáo... bị bắt buộc phải ra đi, nếu không thì tánh mạng nguy hiểm, và sau khi ra đi, không thể trở về, do nhà cầm quyền vẫn còn cai trị, có thể bắt bớ, tù đày, ám hại bất cứ lúc nào.

- Người tỵ nạn kinh tế (Asylum seeker) là muốn ra đi ở nơi khác, như câu của Hồng Y Phạm Minh Mẫn thấy một số người Việt hải ngoại trở về mà quơ đũa cả nắm: “tha hương cầu thực”, những người nầy mong có được đời sống khá hơn và họ có thể quay về nơi mà mình bỏ đi mà không hề hấn gì.

- Chính những kẻ tỵ nạn kinh tế nầy đã làm tổn hại trường kỳ đến hàng ngũ những người tỵ nạn chính trị. Trong chiến tranh chống giặc Cộng thì họ không có mặt nhưng khi vượt biển là họ đi trước, khi Việt Cộng mở cửa, họ là những người tiên phong đóng vai áo gấm về làng về trước, nên sau nầy chính phủ các nước Dân Chủ không còn chào đón, khi đến nước họ đều bị nhốt trong các trại tạm giam, bị coi là tỵ nạn kinh tế, cá mè một lứa, sau chờ thanh lọc mới biết thật giả...

- Thành phần tỵ nạn kinh tế đã trở mặt, buôn bán, làm ăn với Việt Cộng, trở về theo diện TAM DU: “du lịch, du dâm, và du hý” và cũng chính họ đã và đang mang những “hạt giống đỏ” sang theo diện bảo lãnh hôn phối, ăn tiền, nên đây là những kẻ: “rước giặc Cộng vào nhà”, ăn cơm tự do, đội mo Cộng Sản, núp bóng tỵ nạn kết bạn với Cộng Sản.

Chùa Phật, Tiệm Phật hay Nhà Thờ và Cửa Hàng Chúa đều giống nhau về hình thức, cũng có tượng Phật, Chúa, đọc kinh, tu sĩ... nhưng khác nhau là những người hành đạo, khiến cho nhiều tín đồ Tam Tạng thời đại, con chiên mù quáng đến đóng góp, nuôi dưỡng nhũng kẻ “mượn đạo tạo tiền” làm hại uy tín đạo không nhỏ.

Tiếng Việt và tiếng Vẹm cũng giống nhau là có cùng mẫu tự La Tinh, 24 chữ cái, ghép vần, phát âm... nhưng khác nhau, nếu không phân biệt rõ ràng thì lầm tiếng Vẹm là tiếng Việt.

Tiếng Việt trở thành quốc ngữ là do một linh mục Công Giáo, Alexander Rhode, trong lúc sang truyền bá đạo giáo, phiên âm từ tiếng Nôm thành vần, viết theo mẫu tự La Tinh để cho các tín đồ hiểu thánh kinh và từ đó phổ biến trong dân chúng, do lối viết dễ, học.

Nếu không có sự đóng góp nầy, thì dù Hàn Thuyên có chữ viết khác với Trung Hoa, với bài thơ nôm “thần kỳ” đuổi được cá sấu ở sông Hồng, nhưng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng nét viết, tượng hình rập khuôn theo chữ viết của giặc Tàu xâm lăng đô hộ, mang sang với mục đích đồng hóa...

Tiếng Việt là nét độc đáo của dân Việt, thế mà Trường Chinh, tên Cộng Sản dã man, đã muốn cho dân Việt bỏ tiếng quốc ngữ, và dùng tiếng Tàu làm ngôn ngữ, đúng là tên vong bản. Nhờ những người khai phá tiếng Việt như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Hoàng Ðạo, Nhất Linh, Khái Hưng... nên tiếng Việt càng phong phú.

Tại miền Nam sau 1954, với chính quyền quốc gia, tiếng Việt được phát triển như những loài hoa được trồng nơi phong thổ thích hợp, phân, nước đầy đủ với các trường đại học văn khoa ở Sài Gòn, Huế, Cần Thơ... nhiều giáo sư đại học có kiến thức, khả năng, những bộ tự điển tiếng Việt, làm cho nền văn hóa càng thăng tiến; tiếng Việt trở thành linh hồn của dân tộc, là tiếng được bập bẹ ngay trên đầu môi trẻ thơ, trong trường từ mẫu giáo đến đại học và ngày nay, dù cho đất nước bị giặc Cộng “cướp chính quyền”, nhưng người Việt tha hương vẫn cố gắng duy trì tiếng nói, viết ở các quốc gia tạm dung.

Trái lại ở miền Bắc sau 1954, dưới chế độ cai trị tàn độc của băng đảng siêu cướp Cộng Sản Việt Nam, do tên đại Việt gian Hồ Chí Minh lãnh đạo, áp dụng nền văn hóa ngoại lai, chế độ cai trị rập khuôn quan thầy Nga Tàu, nên chữ nghĩa cũng bị thay đổi từ ý nghĩa đến cách dùng chữ, trong chế độ Cộng Sản, cái gì cũng phải gắng liền với cái đuôi khỉ “xã hội chủ nghĩa” nên tiếng nói cũng phải phù hợp với chế độ, cũng giống như phụ tùng xe từng loại được lấp ráp, nếu không đúng, thì xe bị trở ngại máy móc, và các thứ khác. Ngoài Bắc, tiếng Việt thuần túy, văn hóa, văn chương.... bị thay thế dần bởi tiếng Vẹm, là ngôn ngữ dành riêng cho chế độ Cộng Sản, do đảng Cộng Sản đưa vào.
Cũng giống như các ngành, nghề chuyên môn, mỗi giới thợ thầy đều có những ngôn từ chuyên môn để gọi, viết, nên mới có những quyển tự điển như “khoa học, kỹ thuật, y khoa...”

Ngay cả trong giới anh chị giang hồ, xã hội đen, cũng có ngôn từ riêng, để đồng bọn dùng trong những việc bất chánh, đó là tiếng lóng, hay mã tự.... đảng Cộng Sản là băng đảng cướp, cướp có chính sách, có bài bản, có hệ thống, có luận lý dạy ăn cướp , nên bọn bất lương nầy cũng có tiếng nói riêng, hệ thống hóa thành thứ ngôn ngữ Cộng Sản.

Khi ngôn ngữ của giới ăn cướp quốc tế Cộng Sản có chính sách chiêu bài chuyền sang Việt Nam, trở thành tiếng Vẹm, được dựa theo trong kinh điển vô thần của Karl Marx, trích ra từ ba bộ “tà kinh”: Duy vật biện chứng, duy vật sử quan và tư bản luận.

Những ngôn từ Vẹm được áp dụng trong mục đích yêu cầu là làm cách nào để cướp của, giết người có bài bản: “cướp nhanh, giết mạnh, vét sạch, quơ hết...” nên đây là thứ “ngôn từ khủng bố” của băng đảng cướp, lũ bất lương, mà những kẻ dốt nát nát hay ít học, sau khi được nhồi sọ nằm lòng, rồi phát ra thành tiếng, không cần phải hiểu ý nghĩa, được đảng Cộng Sản chỉ đạo, thêm quyền hành, quyền lợi, trở thành “robot” giết người, cướp của hàng loạt, giống như những môn sinh phái võ “thần quyền”, bình thường không biết võ, nhưng sau khi đọc thần chú, thì bỗng biến thành “cao thủ võ lâm”, múa quyền y như võ sư vậy.

Những tiếng Vẹm được rút ra từ kinh điển Karl Marx như: cách mạng, vô sản chuyên chính, giai cấp tiên tiến, giai cấp tiến bộ, cao trào cách mạng, thoái trào cách mạng, hạ tầng cơ sở, thượng tầng kiến trúc, trung ương đảng, bộ chính trị, tổng bí thư, nhà nước, đấu tranh giai cấp, nhà nước vô sản chuyên chính, xã hội chủ nghĩa, thiên đàng Cộng Sản... được “bổ sung” (bổ túc) với những từ ngữ có “nghiệp chuyên” (chuyên nghiệp) dùng để kích động hận thù giữa con người trong xã hội, đấu tố, tịch thu tài sản, bắt dân làm nô lệ; những chữ mà Vẹm được nhồi nhét từ học đường, xã hội, trong tổ chức bộ đội, công an, xí nghiệp quốc doanh, nông trường, lâm trường... đâu đâu cũng có những “học tập chính trị”, phổ biến chính sách, thảo luận theo kiểu Cộng Sản với lý luận một chiều thường trực, bằng tiếng Vẹm, lối cấu trúc câu của vẹm và ý nghĩa cũng theo chính sách Vẹm, là cách mà đảng Cộng Sản Việt Nam thực thi đúng theo lời sư phụ Lenin: “tuyên truyền là nói láo, nói láo và tiếp tục nói dối”; khác với truyền thông trung thực: “nói thật, nói hết và nói có sách mách có chứng” nên các cơ quan truyền thông Tây Phương thường được tín nhiệm.

Do đó, người dân sống dưới chế độ Cộng Sản, hay những người có tiếp xúc, liên quan tới người Cộng Sản, về du lịch, gia đình có thân nhân, du học, bị ảnh hưởng tới, tiêm nhiễm thứ tiếng Vẹm phổ biến như: động viên, xử lý, chế độ, thời thượng, tình huống, phát hiện, sự cố, cơ sở, cơ bản, cự ly, phản động, phản cách mạng, dân chủ nhân dân, dân chủ tập trung, tư bản phản động, tư duy, chất lượng*... nói đúng hơn là tiếng Vẹm, chữ Vẹm, cách dùng câu nói của Vẹm, ý nghĩa chữ Vẹm... là thứ làm “ô nhiễm tiếng Việt”, không khác gì loại khí độc “Dioxine” làm dơ bầu khí quyển, mà các nhà bảo vệ môi sinh lưu tâm đặc biệt trong việc bảo vệ khí thải nhà kính, nhằm ngăn chận trái đất bị hâm nóng dần; nên việc bảo vệ tiếng Việt, chống lại ô nhiễm do tiếng Vẹm, là công tác hàng đầu của tất cả những người Việt Nam nào còn tấm lòng: “tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời...”

Người Cộng Sản vốn là băng đảng cướp, nên tiếng Vẹm được coi là “chất xúc tác” mở đường cho những hành vi bạo ác, gian manh; từ ngữ chính là “lực lượng đặc công văn hóa” mở đường cho những chính sách tuyên truyền của đảng Cộng Sản nhắm vào các đối tượng trong và ngoài nước, được coi là mục tiêu phải lôi cuốn, thuyết phục, hù dọa, khủng bố. Khi những nông dân dốt, bọn đầu trộm đuôi cướp thất học, được học thuộc lòng ngôn ngữ Vẹm, trở thành những con vẹt, nói năng ào ào mà không hiểu gì cả, rồi từ đó, ra tay giết người, cướp của, không chừa một ai kể cả gia đình, cha mẹ... tác động từ tiếng Vẹm thật kinh hoàng.

A.K, mã tấu kè kè.

Nói quấy nói quá, chúng nghe hà rầm.

Người Cộng Sản tự hào ngôn ngữ đặc thù của băng đảng, họ cho tiếng Việt mà dân Việt đang dùng, nhất là ở hải ngoại, lếu láo là “tiếng Việt cổ, tiếng Việt chết”, còn tiếng của đảng cướp là hiện đại, phổ biến, ăn nói ngược ngạo là bản chất của người Cộng Sản.

Tiếng Vẹm là ngôn từ riêng của những kẻ bất lương sử dụng với mục đích bất chánh.

Và còn tiếng Việt thể hiện nền văn hóa, phục vụ con người, nhân bản, là chất xúc tác văn học, khoa học, đưa đất nước tiến lên. Tuy nhiên, tiếng Vẹm núp bóng tiếng Việt, cũng như đảng cướp Cộng Sản núp bóng Việt Minh, các nhà “Phật giáo, Thiên Chúa Giáo” từ các tiệm Phật, cửa hàng Chúa, núp bóng chùa, nhà thờ để làm giàu, thu tiền, phục vụ cho bè cánh, nhất là các công an, cán bộ đội lớp tu sĩ nhiều đẳng cay của các tôn giáo ngày nay. Tiếng Vẹm núp bóng từ tiếng Việt mà lại muốn khống chế, biến tiếng Việt thành công cụ, phục vụ tiếng Vẹm, quả là tai hại lâu dài cho ngôn ngữ quốc gia.

Tiếng Vẹm du nhập từ tà kinh Cộng Sản và ảnh hưởng các nước Cộng Sản đàn anh nên mục đích của thứ ngôn ngữ Vẹm cũng nhằm phục vụ cho một băng đảng, đây không phải là thứ ngôn ngữ phục vụ con người, dân tộc, văn hóa.

Tại Việt Nam, sau khi Mao Trạch Ðông giúp, chỉ đạo cho Cộng Sản Việt Nam đánh thắng trận Ðiện Biên Phủ, thì tình hữu nghị ban đầu trở nên khắng khít như “răng với môi”, nên Hồ Chí Minh và đồng bọn cộng sản không ngần ngại dùng tiếng Vẹm được phiên dịch từ tiếng Tàu, để làm dịu tình hình, đổi tên Ải Nam Quan thành Hữu Nghị Quan, do đó ngay cả y phục, phổ biến là bộ đồ “đại cán” của bọn đểu cán Trung Cộng, thế là từ Hồ Chủ tặc đến trung ương, hạ tầng cơ sở, cán ngố, cán dốt... thi đua may mặc loại y phục “đặc trưng” của loài vượn thành người; ngày nay bộ trang phục "đại cán" vẫn còn được cán ngố, cán ngáo, cán đần, cán ác... yêu chuộng.

Tiếng Vẹm cũng phải “chuyên chở tình hữu nghị răng môi” mới “đời đời bền vững”. Rồi vì thấy quan thầy Liên Xô hùng mạnh, nên Hồ lơ là với Trung Cộng, từ tình “hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững, môi hở ranh lạnh” được kinh qua sang thời kỳ “quá độ”: “tình hữu nghị Việt Trung như dùi đục chấm nuớc mắm”. Hồ Chí Minh ra lịnh toàn đảng học tập sáng tạo ra tiếng Vẹm “đặc thù” của bọn “đặc đầu bùn”, nhằm tạo cho đảng cướp tiếng nói riêng. Thời đó xuất hiện những tiếng lạ như: Bộ đội trai, bộ đôi gái, kịch nói, múa rối...

Tuy nhiên tiếng Vẹm chưa phát huy đúng mức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nên chưa gọi “lính đực, lính cái” là rất hợp với “duy vật biện chứng” của tổ sư Karl Marx.

- Thủy Quân Lục Chiến là tiếng của “phản động” được đổi thành “NÍNH Thủy đánh bộ”
- Máy bay trực thăng
“Máy bay NÊN thẳng”,
- Hàng không mẫu hạm
thành “TÀU MẸ CHỞ TÀU CON” hoặc "tàu sân bay"
- Cà phê phin
thì gọi là CÁI NỒI NGỒI TRÊN CÁI CỐC
- Nghệ sĩ
thành nghệ nhân
- Văn sĩ
thành nhà văn
- Thi sĩ
thành nhà thơ
-
còn Họa sĩ chưa có "chế độ thay đổi" thành “nhà vẽ” cũng là thiếu sót lớn.
- Ca sĩ chưa được Vẹm hóa thành NGƯỜI HÁT
- Nhạc sĩ
NGƯỜI VIẾT NHẠC, NGƯỜI ÐỜN...

Trong tiến trình xây dựng và phát triển tiếng Vẹm “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Hồ Chí Minh chỉ thị cho gã môi vẩu Phạm Văn Ðồng, là “thủ tướng không người lái”, nặn óc khỉ viết ra quyển sách tựa đề: “Hãy giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt”; đúng ra là tiếng Vẹm, vì tên Ðồng Vẩu muốn núp bóng tiếng Việt để làm bình phong “giải phóng” tiếng Việt thành tiếng Vẹm, mượn tiếng Việt để phát triển tiếng Vẹm, song hành với việc tiêu diệt tiếng Việt, thật là thâm độc; không khác gì đảng vô thần đã và đang sử dụng đám tu sĩ quốc doanh, tiếm danh, về nguồn qua việc thành lập các giáo hội thân nhà nước để tiêu diệt các tôn giáo trong và ngoài nước.

Nhưng chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì đảng Cộng Sản Việt Nam chưa Vẹm hóa rập khuôn theo tiếng Tàu là: “ngụy quân thật là bậy bạ, không theo đúng chính sách nhất là “tư tưởng Hồ Chí Minh dạy đĩ”.

Ngay cả tên gian ác như Hồ Chí Minh, khi nhắc đến quân lực VNCH là rét, kính trọng, không dám kêu “ngụy quân”, chính hắn nói với đàn em, cùng các đồng chí cật ruột rằng: “Mỹ thua về Mỹ, anh em binh sĩ về đâu?”, chớ nào dám kêu ngụy như đám đàn em, đệ tử sau nầy.

Thế mà sau nầy, khi cướp chính quyền miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, đàn em của Hồ lại hỗn láo, dám kêu là “ngụy quân”, tức là không “nàm theo nời Bác dạy”, vậy mà còn lếu láo hô hào học tập cái gọi là: “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ngày nay, đảng Cộng Sản cử một số lính mọp gốc công an, sang các cộng đồng Công Giáo hải ngoại để thu tiền bằng các chiêu bài như: từ thiện, xây nhà thờ, dựng thánh giá, làm tượng Chúa... đã bị bể mánh khi gọi những con chiên đóng tiền là “Ngụy”, như vậy là các lính mọp nầy chưa “quán triệt tư tưởng và lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh” để làm công tác tôn giáo vận.
Dù một số từ ngữ “bành trướng Bắc Kinh” được Vẹm hóa, nhưng các “đỉnh cao trí tệ nòi người” vẫn còn giữ một số tinh hoa của quan thầy:
Người Việt nói cái nhà, thì tiếng Vẹm gọi là HỘ, CĂN HỘ, từ đó có HỘ KHẨU là lý do mà công an, cán bộ địa phương vin vào đó để đòi vàng, tiền, nếu muốn có hộ khẩu hợp lệ; khi sinh đẻ gọi là HỘ SẢN, nhưng bịnh viện bảo sanh gọi là XƯỞNG ÐẺ, khi ai muốn đi ra nước ngoài có hộ chiếu...

Tiếng Vẹm ngoài những” đỉnh cao trí tệ” ngôn từ, còn có lối diễn đạt ý nghĩa, đúng như bản chất của thứ tiếng dành riêng cho bọn cướp:

- Đi ăn chực gọi là ÐOÀN KẾT

- Tịch thu tài sản người dân gọi là HIẾN


- Giết người cướp đất gọi là CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT


- Ăn cướp gọi là làm CÁCH MẠNG


-Người giàu gọi là TƯ SẢN, nên từ đó mới có chiến dịch ăn cướp ở thành thị, gọi là ÐÁNH TƯ SẢN


- Nhà tù gọi là CẢI TẠO


- Biểu tình gọi là PHẢN ÐỐI TẬP THỂ


- Phạm tội tham ô bị đưa làm vật tế thần để bao che gọi là VI PHẠM HÀNH CHÁNH, LỢI DỤNG CHỨC VỤ (như vụ chìm xuồng PUM18 và mới đây vụ PCI)


- Cướp tiền gọi là XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


- Kích động hận thù trong xã hội cho là ÐẤU TRANH GIAI CẤP


- Đi ăn cắp là CẢI HOẠT


- Chôm chỉa là CẢI THIỆN


- Tham nhũng gọi là QUAN HỆ XẤU...

Còn rất nhiều tiếng Vẹm khác, như:
radio là ÐÀI, cái bao đựng Radio là VÕ ÐÀI (từng làm nhiều người dân miền Nam không hiểu khi những cán ngố mới từ rừng núi vào). Ở các trại tù, cán ngố quản giáo lần đầu vào Nam làm việc, khi nhìn thấy tù thăm nuôi, có lạp xưởng, thì “nấy nàm lạ nắm” hỏi: “con gì đỏ choét, không đầu không đuôi?”.

Khi nhìn thấy phim tình cảm có màn “thương nhau lắm, cắn lưỡi nhau lâu”, được những nhà “văn hóa tiếng Vẹm” gọi là “BÚ MỒM” cũng giống như trẻ bú vú, heo bò con bú vú mẹ...

Ngày nay, tiếng Vẹm đang bước sang giai đoạn “tạp nhạp 80, tức là những nhà “đỉnh cao cháy rụi” văn hóa, thuộc hàng: “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” trong đội ngũ “tiến sĩ Cầu Muối” hay là “khoa bảng bến xe, kỹ thuật chuyên gia bến tàu” và các “nhà báo tiên tiến của hơn 600 tờ báo” với công thức: “nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo, nói láo để lập công”, đã và đang biến chế thành Vẹm từ mới. Như động thái, đặc tình, đạo cụ, lao cải, giao hợp, điều kinh, điều phối, cơ chế... khiến cho tiếng Vẹm càng khó hiểu, nên những người từng học tiếng Việt, khi nghe tiếng Vẹm, cũng cần phải có “thông ngôn” kế bên để nắm vững; chớ tiếng Vẹm có nhiều “cạm bẫy” nên cũng gạt được nhiều người ngây thơ.

Tiếng Vẹm là “đỉnh cao trí tệ” nên chỉ có giới bất lương, đầu trộm đuôi cướp xài, dần dà lan ra dân chúng, làm “ung thối” một số tiếng Việt.

Một số người tỵ nạn, tình cờ hay cố ý (gián tiếp) mang theo hành trang tha hương những thứ tiếng Vẹm và một số cơ quan truyền thông do người Việt tỵ nạn chủ trương, cũng quảng bá tiếng Vẹm một cách rộng rãi trong các bài báo, đài phát thanh, truyền hình... ngay trong sinh hoạt, những người về du lịch, du học sinh, gia đình thăm viếng... đã và đang nói tiếng Vẹm, là thứ nọc độc cần phải bỏ càng sớm càng tốt, để tiếng Việt được bảo tồn.

Gần mực thì đen, nói tiếng Vẹm dễ bị ảnh hưởng thành “con vật” (animal), nên các cơ quan truyền thông nên bỏ loại ngôn từ có “nghiệp chuyên” (chuyên nghiệp) lừa đảo, khủng bố, hầu cho tiếng Việt được sạch sẽ, để mai nầy mang về rửa loại tiếng Vẹm, làm cho xã hội rối loạn, ung thối nền tảng đạo lý.

Phạm Quỳnh nói một câu chí lý: “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn”, thi ngày nay: “đảng cướp Việt Cộng còn là còn tiếng Vẹm”.

Nguyễn Văn Vĩnh cho là: “An Nam ta cái gì cũng cười, hay cũng hì, dở cũng hì...” và tiếng Vẹm cũng có sự kiện: “Tiếng Vẹm cái gì cũng CHẾ ÐỘ, chính trị cũng chế độ, ăn uống cũng chế độ, giá biểu hàng hóa cũng chế độ...” đây là thứ CHẾ ÐỘ lạm phát trong một chế độ phi nhân.

Tiếng Vẹm là thứ ngôn ngữ của băng đảng bất lương, có “nghiệp chuyên” cướp của, giết người, kích động thù hận, chém giết nhau... nên tốt nhất là đừng nên đọc bất cứ sách báo nào xuất bản tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nghe, xem truyền hình Việt Cộng và các cơ quan truyền thông tỵ nạn hãy cố gắng gạn lọc những “cặn bã” của tiếng Vẹm trước khi phổ biến với quần chúng, là một trong những cách để bảo tồn văn hóa dân tộc, ngăn chận nọc độc ngôn ngữ Vẹm.

Nếu các cơ quan nào vẫn cố tình dùng tiếng Vẹm thay tiếng Vẹm trong công tác truyền thông, thì rõ ràng đây là “cơ sở” của Vẹm được cài sang hải ngoại để làm công tác đầu độc ngôn ngữ, hầu dọn đường cho tiếng Vẹm nhuộm đỏ cộng đồng, làm hư tiếng Việt trong sáng truyền thống.

Từ ngữ là chất xúc tác, đưa đường dẫn lối cho các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế... nói tóm lại, ngôn ngữ chính là cái chìa khóa mở cửa cho nền văn minh nhân loại.

Băng đảng cướp Cộng Sản có thứ tiếng riêng, là “núp bóng” các ngôn ngữ, nơi mà họ “cướp chính quyền” và dần đà biến ngôn ngữ đó thành tiếng Cộng Sản. Nên tiếng Việt đã và đang bị Tiếng Vẹm làm ô nhiễm bằng những “áng mây mù từ ngữ”, lan tràn sang hải ngoại, là điều làm cho nhiều người quan tâm và lo ngại, sợ tiếng Vẹm làm hư tiếng Việt nếu không biết ngăn chận và thanh lọc “ô nhiễm ngôn ngữ Vẹm” ra khỏi tiếng Việt.

CÁI HỘ khẩu bày, CỐ HẠI dân.
HỘ KHẨU từ nay HẬU KHỔ dần.
HỠI HỒ chủ tặc, khi HỒ HỞI.
ÐỘNG CƠ bốc lột ÐỢ CÔNG nhân.
CÁN MẠCH nhân quyền, nào CÁCH MẠNG.
CHỈ TRÙ dân tộc, CHỦ TRÌ bàn.
THƯỢNG THỜI bán nước, ngay THỜI THƯỢNG.
CHẤT LƯỢNG bạo quyền, CHƯỚNG LẬT gian.

==================

Và đây, mình mới vừa đọc được một câu:

"Chúc các bạn một tuần thật hoành tráng nhá!"

Nếu không bảo là bừa bãi vô tội vạ thì bảo là gì. Từ "hoành tráng" vốn chỉ đi với không gian và phối trí nay đã bỏ "chồng" để đánh đĩ với thời gian và sự kiện rồi sao?

Ghi chú: Cộng Sản Việt Nam là hiện thân của Việt Minh. Việt Minh là một mặt trận liên minh được Hồ Chí Minh và đàn em, được thành lập với ý đồ lừa đảo để tước đoạt sức mạnh của các phong trào và mặt trận kháng Pháp thời trước. Việt Minh được viết tắt là VM đọc là Vê Em, vê em vem (cũng như vờ em vem) thêm dấu vào, dấu nặng là hay nhất, thành "Vẹm".

Hồng Đức
California, 2008


 

 

Đọc thêm

 photo doubledot-5.jpg Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html

 

http://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.htmlnoreply@blogger.com (Thanh)0tag:blogger.com,1999:blog-6323486108513169739.post-5245410258782336311Sat, 12 Nov 2016 10:47:00 +00002016-11-23T16:56:33.487-08:00Tiếng ViệtVNCH

 




Đánh

Dấu

Tiếng

Việt

trước

1975



sau

1975






Cách bỏ dấu truyền thống: “hóa, xòe, khỏe, súy, thủy, Thụy Sĩ, ủy mị...”

Sau 1975 Việt cộng cho thay đổi để khác đi của VNCH chứ không cần đúng hay sai, hay hoặc dở gì. Họ muốn phá tất cả những gì của VNCH và trước đó. Cách đánh dấu của Việt cộng:
hoá , xoè , khoẻ , suý , thuỷ , Thuỵ Sĩ, uỷ mị ...”

Thí dụ:
- Việt Nam Cộng Hoà là sai.
mà phải viết:
- Việt Nam Cộng Hòa.
Thuỷ Quân Lục Chiến là sai,
mà phải là
- Thủy Quân Lục Chiến.

Hãy trở lại truyền thống, không thể chơi ngông, làm ngu như Vẹm được.






 

**

 





    Tử sĩ hay Liệt sĩ?   




Tử sĩ và Liệt sĩ là những chữ đều được miền Nam dùng nhưng với hai nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Tử sĩ là người chiến sĩ chết vì Tổ quốc (vị quốc vong thân) nói chung, như chết trận, chết trong lúc thi hành nhiệm vụ bình thường như mọi người trong lúc chiến tranh.

Liệt sĩ là người chiến sĩ chết vì Tổ Quốc một cách oanh liệt rất đặc biệt nổi bật mà không phải ai cũng làm được.

Những người đánh trận chết hoặc bị giặc sát hại, cái chết mình không biết trước chắc chắn thì gọi chung là Tử Sĩ.

(Những) người vì một mục đích, một nhiệm vụ cao cả, quyết liều thân cho Tổ quốc sinh tồn, dám làm chuyện mà nhiều người không dám làm, biết chắc chắn mình sẽ chết, việc làm vô cùng oanh liệt thì gọi là Liệt sĩ. Thí dụ như Lê Lai đã chịu chết để cứu Lê Lợi, chúa (vua) và cứu luôn cả dân tộc.

Việt cộng dùng chữ "liệt sĩ" để chỉ người chết trận là sai, phải dùng chữ "tử sĩ" mới đúng. Như chiêu hồn tử sĩ, hay chiêu hồn các tử sĩ chứ ít ai nói chiêu hồn các liệt sĩ, vì rất hi hữu mới có một liệt sĩ.



 

*

 




Ngày 25 tháng 12 Năm 2011

Tên Người và Địa Danh

Tên người, danh từ riêng hay tên của một địa danh không đem ra dịch, vì như thế thì vừa ngốc nghếch, vừa lẩm cẩm, thí dụ: Moscow mà dịch là Mát Cơ Va thì nghe thật kỳ quặc.

Nếu là tên mới có của một quốc gia hay địa danh mới có, thì ta nên dùng bản tiếng Anh của tên đó kèm thêm phiên âm bằng tiếng Việt cho lần đầu tiên. Bản tiếng Việt thường dùng thì vẫn dùng nhưng kèm theo bản tiếng Anh:

Sau đây là tên của những địa danh, danh từ riêng và tên người:

- Ngũ Giác Đài (The Pentagon)
- Tòa Bạch Ốc (The White House)
- Mạc Tư Khoa (Moscow)
- Do Thái (Israel)
- Bắc Kinh (Beijing)
- Thụy Điển (Sweden)
- Sông Cửu Long (Mekong River)
- Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan)
- Á Căn Đình (Argentina)
- Ba Tây (Brazil)
- Ba Lan (Poland)
- Mễ Tây Cơ (Mexico)
- Ba Tư (Iran)
- Hy Lạp (Greece)
- Chí Lợi (Chile)
- Ai Cập (Egypt)
- Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)
- Na Uy (Norway)
- Phần Lan (Finland)
- Hòa Lan (The Netherlands)
- Nam Dương (Indonesia)
- Tân Gia Ba (Singapore)
- Bỉ (Belgium)
- Lục Xâm Bảo (Luxembourg)
- Ái Nhĩ Lan (Ireland)
- Tô Cách Lan (Scotsland)
- Bồ Đào Nha (Portugal)
- Spain (Tây Ban Nha)
- Hung Gia Lợi (Hungary)
- Bảo Gia Lợi (Bulgaria)
- Địa Trung Hải (The Mediterranean Sea)
- A Lịch Sơn (Alexander)
- Hốt Tất Liệt (Kublai Khan)
- Tây Tạng (Tibet)
- Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya)
- Vạn Lý Trường Thành (The Great Wall)
- Thượng Hải (Shanghai)
- Mãn Châu (Manchuria)
- Quảng Đông (Canton)
- Miến Điện (Burma, Myamar)
- Ngưỡng Quang (Rangoon)
- Tân Tây Lan (New Zealand)
- Đài Bắc (Taipei)
- Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat)
- Biển Hồ (Tonle Sap)
- Vạn Tượng (Vientiane)
- Nam Vang (Phnom Penh)


 

 





Chữ Của vẹm...



Trong khi cộng sản có khuynh hướng Việt hóa các chữ Hán Việt (Lính thủy đánh bộ, tàu sân bay, xe bọc thép...), thì cũng chính họ lại có khuynh hướng sính dùng chữ Hán Việt trong khi các chữ Việt thuần túy nghe êm tai hơn.

Chúng tôi xin đưa ra vài thì dụ trong hàng trăm, hàng ngàn cách sử dụng sai trái của Việt Cộng.

Chắc quý vị còn nhớ các bảng hiệu “xưởng đẻ”, “nhà đái nam”, “cửa hàng thịt Thanh Niên” trong những năm sau 1975? Nghe mà tởm lợm, dựng tóc gáy.


Các chữ Hán Việt như “cự li” (khoảng cách = distance), “cách ly” (cô lập = isolate), “tiếp cận” (đến gần = approach) ngày trước chúng ta vẫn dùng; nhưng tùy theo từng trường hợp.

Cự li dùng trong quân sự, chữ thường là 'khoảng cách'.

Tiếp cận dùng trong toán học, chữ thường là 'tiếp xúc'.

Khi nói về những chuyện thông thường, người ta nói:

— “Khoảng cách giữa các xe...”.

— “Anh B. bị bạn bè cô lập....”.

— “Việt Nam tiếp xúc với nền văn minh Tây phương”.

— “Anh A. đến gần cô B.”

Nghe nhẹ nhàng dễ hiểu hơn nhiều.

Khi nói đến “chùm” (cluster, bunch), chúng ta hình dung đến chùm nho, chùm cau, chùm lông (hay túm lông), như người ta nói:

Một tập thơ.
Một xấp ảnh.
Một hợp ca (tam ca, tứ ca, hay đồng ca).

Thật là khó chấp nhận khi nghe hay đọc các chữ như: chùm thơ, chùm ảnh, tốp ca...

Chùm hay bó, hoặc cụm là những chữ cụ thể. Cụ thể là vất có thể sờ nắm lấy như: bong bóng, thì dùng chữ: chùm bong bóng.
Còn chữ "chùm thơ" là sai, vì thơ là chữ trừu tượng.
Chữ để chỉ triều tượng là chữ không thể nắm, sờ... cũng như dùng chữ "cụm chữ", chữ thuộc về phầ triều tượng, không thể nắm bắt hay đo, đong, đếm... nên không thể nói là 'cụm chữ', 'chùm thơ được, mà phải nói là "những bài thơ" và "câu (văn), câu (nói).

Chữ "cụm" dùng cho: "cụm mây" hay đám mây.
Thí dụ:
— Cụm mây tụ lại, báo hiệu thời tiết..".
— Cụm khói đang bốc lên được dẹp tắt."


Trong các bản tin do báo hải ngoại trích từ báo của Việt Cộng chúng tôi đã đọc:

— “Cái bánh chưng vĩ đại (được vào sách Kỷ Lục) này do bà Nguyễn Thị X. ‘thể hiện’”.

Ðúng ra, phải dùng chữ “thực hiện” hay đơn giản hơn dùng chữ “làm”, 'vĩ đại' thuộc về triều tượng (sự hy sinh cao cả và vĩ đại), bánh Chưng là chữ cụ thể, phải dùng chữ "khổng lồ" hoặc "to lớn, to tướng" khác thường... 'Thể hiện' có nghĩa là biểu lộ (express). Người ta nói “thể hiện sự ưu ái, thể hiện lòng ái quốc... Chính tự điển của Việt cộng cũng định nghĩa đúng thế.


— “Ca sĩ X ăn mặc 'ấn tượng'”. Ấn tượng là danh từ (impression). Phải nói cách ăn mặc của ca sĩ X. gây một ấn tượng tốt.


— Ðiểm nhấn: Trong cách ăn mặc, chiếc cà vạt là ‘điểm nhấn’. Ý tác giả muốn nói đến điểm nổi bật gây chú ý nhất (focus).

— Nổi cộm. Đề tài nổi cộm, vấn đề nổi cộm, Eo ôi! Tại sao không dùng chữ "nổi bật"?

— Bức xúc. Tiếng Việt có các chữ bứt rứt, ray rứt (worry) hoặc lo lắng. Chính trong tự điển Việt cộng cũng không có chữ 'bức xúc' này. Nhưng nhiều nhà hoạt động của người Việt hải ngoại vẫn cứ dùng chữ bức xúc một cách ngô nghê vô tội vạ.

— "Thống nhất ý kiến". Một vị bác sĩ đã có tuổi, sống hơn nửa đời mình ở miền Nam và có nhiều bài viết trên rất nhiều báo hải ngoại đã viết: sau khi hội ý, các bác sĩ đã thống nhất ý kiến. Tại sao không viết Sau khi bàn bạc, các bác sĩ đã cùng đồng ý?...

Những chữ do Việt cộng dùng để che giấu việc làm, ý đồ, hoặc đánh tráo chữ nghĩa, ý niệm, hoặc tư tưởng bất chính, vi hiến... của chúng như: Giải phóng, hòa hợp hòa giải, hiệp đồng, thống nhất, cách mạng, Mỹ Ngụy, bên thắng cuộc bên thua... Chúng ta phải phán đoán cho công bình và giành lại những chữ đúng đắn sự thật và đầy chính nghĩa về cho chúng ta, thí dụ như: Ngày 30 tháng tư là ngày Việt cộng cưỡng chiếm miền nam, mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, thay vì nói theo Việt cộng là QLVNCH thua trận vì sự thật ta không thua mà bị bắt phải buông súng, đó là bức tử.

Chúng ta không gọi Việt cộng chúng là quân 'giải phóng', vì rành rành chúng cướp chính quyền vi phạm luật ngưng bắn, vi hiến xâm chiếm lãnh thổ của ta, ta không gọi ngày 30 tháng Tư là ngày "giải phóng hay thống nhất" được. Việt cộng ngụy biện là việc của chúng, vì chính Việt cộng ký chia đôi đất nước với Tàu và Pháp, Quốc Gia Việt Nam không ký. Đừng nói theo chúng, hãy công bình mà dùng chữ cho đúng sự thật.


Sự dùng sai, vay mượn chữ do Việt cộng sử dụng bừa bãi của những người viết, của báo chí hải ngoại do thiếu ý thức hay nhân lực đã vô tình đi sai chức năng cao quý vị hướng dẫn quần chúng của báo chí truyền thông. Ngày trước, báo giới Việt Nam Cộng Hòa rất thận trọng. Họ làm báo như một nghề chính thức. Vì thế, các báo Việt Nam có cả một tòa soạn, ban trị sự, ban biên tập, người sửa bài. Họ duyệt bài tương đối kỹ, vừa về quan điểm vừa về văn phạm, lỗi hỏi ngã. Và nhất là họ không làm việc cắt dán, cóp py bài vở từ báo khác. Ngày nay, báo chí tại hải ngoại nở rộ. Có báo chỉ cần một người, một máy điện toán là đủ tạo nên một tòa soạn, ban biên tập. Bài vở thì phần lớn cắt và dán từ các trang web mà không hề đọc lại thật kỹ. Chính vì sự đói bài vở này, mà những bài viết từ Việt cộng có cơ hội xâm nhập ồ ạt vào sinh hoạt truyền thông hải ngoại, làm một công cụ tuyên truyền không công cho Việt Cộng.

Nếu chịu khó làm công việc vạch lá tìm sâu thì chúng ta sẽ thấy đã có nhiều cây viết hải ngoại cũng có ít hoặc nhiều lần, xài chữ sai từ phía Việt cộng.

Ðỗ Văn Phúc

http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=136303


 

Bài trên, tựa đề được thay đổi, và cho vào vài chữ sai nhưng hay dùng, và chỉ lấy phần quan trọng trong toàn bài viết của tác giả. Xin nhấn đường nối để đọc toàn bài và bài gốc của tác giả.

 

 

 

 

Đọc thêm:

 photo doubledot-5.jpg Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html

 

+++++++++++++++++ Pháo Binh

 

 

Binh Chủng Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

 

 

 

 

 

 photo explode_zps1srvxrl4.gif


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 photo explode_zps1srvxrl4.gif

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 photo explode_zps1srvxrl4.gif

 

 

 photo 137834bd-6d80-4bfe-8b24-11ac5bd1f37a_zpscgjc1res.jpg

 


 

 photo Suacuteng i baacutec_zps2aznibb8.jpg

 

 photo phaacuteo binh_zpsjtv9ln5e.jpg Tôi đứng bên này sông, bên kia vùng lửa khói,
Làng tôi đây, bao năm dài chinh chiến,
Từng lũy tre muộn phiền.
...........................................

Này anh lính chiến, người bạn pháo binh,
Mẹ tôi tóc sương từng đêm nghe đạn pháo rơi thật buồn...
Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi.
Nhà tôi ở cuối chân đồi,
Có giàn thiên lý, có người tôi thương.


 photo explode_zps1srvxrl4.gif
 photo explode_zps1srvxrl4.gif
 photo explode_zps1srvxrl4.gif

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 photo explode_zps1srvxrl4.gif
 photo artillery-gun-silhouette-152-231912_zpsfy9pfwky.png
 photo explode_zps1srvxrl4.gif

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 photo explode_zps1srvxrl4.gif

 

 

<p align="center">&nbsp;</p> <table align="center" border="2" bordercolor="lightgreen" cellpadding="15" cellspacing="0" width="735"> <tbody><tr><td> <div style="border:2px dotted #90EE90;padding-left: 25px;padding-right: 23px;background-color:lightyellow;"><br><br> <div style="border: 3px solid #90EE90;"></div> <div style="background-color: teal;" class="replybodytext"></div><div style="background-color: teal;" class="replybodytext"><br> <font style="font-weight: bold;font-size: 24pt;color: springgreen;font-family: Arial;">&nbsp;&nbsp;&nbsp; Tiếng Việt và Chữ Vẹm <br> <font style="font-weight: bold;font-size: 14pt;color: honeydew;font-family: Arial;">&nbsp;&nbsp;&nbsp; Hay là <font style="font-weight: bold;font-size: 32pt;color: lime;font-family: Arial;">Chữ Nghĩa Việt Cộng</font> <span style="font-family: Arial;font-size: 14pt;"></span> &nbsp;&nbsp;&nbsp;<table style="width: 185pt;" class="MsoNormalTable" align="middle" border="0" cellpadding="0" width="300"> <tbody> <tr style=""> <td style="border: medium none rgb(236, 233, 216);padding: 0.95pt;background: none repeat scroll 0% 0% rgb(102, 204, 0);"></td></tr></tbody></table> <div style="background-color: teal;" class="replybodytext"></div> <span style="font-family: Arial;font-size: 14pt;"></span> <table style="width: 200;" class="MsoNormalTable" align="middle" border="0" cellpadding="0" width="360"> <tbody> <tr style=""> <td style="border: medium none rgb(236, 233, 216);padding: 0.99pt;background: none repeat scroll 0% 0% rgb(102, 204, 0);"></td></tr></tbody></table><div style="background-color: teal;" class="replybodytext"></div> <span style="font-family: Arial;font-size: 14pt;"></span> <table style="width: 150;" class="MsoNormalTable" align="middle" border="0" cellpadding="0" width="460"> <tbody> <tr style=""> <td style="border: medium none rgb(236, 233, 216);padding: 0.95pt;background: none repeat scroll 0% 0% rgb(102, 204, 0);"></td></tr></tbody></table><br> <div style="border:3px solid #90EE90;"></div> <div style="background-color: teal;" class="replybodytext"></div></font></font></div><br><br><br> <font style="color: rgb(0, 102, 0); size="5"><span style="font-family: times,times new roman,serif;font-weight: bold;"></span><font size="6"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chữ Vẹm cũng là chữ Việt, nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LUẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm. </span><br><br><span style="font-family: arial,helvetica;"> Tiếng Việt ta không biết có từ bao giờ. Có thể là bốn ngàn (4000) năm tức là kể từ khi chúng ta có văn hiến hay hơn nữa. Nhưng chữ Việt<span style="color:rgb(255, 153, 102);"><sup>(1)</sup> </span> thì chắc chỉ mới có khoảng hơn trăm (100) năm nay nghĩa là từ khi nước ta bị người Pháp đô hộ hoặc hơn một chút, từ khi có những ông Cố Đạo tới nước ta để truyền bá đạo Thiên Chúa. </span> <br><br><span style="font-family: arial,helvetica;">Với trên một ngàn năm bị người Tầu đô hộ, dĩ nhiên văn hóa của chúng ta, nói chung, tiếng Việt của chúng ta, nói riêng, không thể không bị ảnh hưởng, mà trái lại còn bị ảnh hưởng rất sâu xa và nặng nề của chữ Hán. Ông Văn Tấn Trường trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự” đã viết: “Tiếng Hán Việt<span style="color:rgb(255, 153, 0);"><sup>(2)</sup> </span> chiếm 60 - 70 % trong ngôn ngữ Việt Nam, loại trừ tiếng Hán Việt để làm trong sáng tiếng Việt thì quả thật là một "mission impossible". </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"> <br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;"> Tôi không tin tiếng Hán Việt nhiều đến thế, nhưng nếu có ai nhờ tôi viết một bài văn hay làm giùm một bài luận hoàn toàn bằng tiếng Việt thì quả thật tôi chịu thua. Tôi không thể làm nổi vì nhiều chữ, quả thật tôi không biết đó là chữ Hán, chữ Hán Việt, hay chữ Nôm.<span style="color:rgb(255, 153, 0);"><sup>(3)</sup></span> Mà dù có biết chăng nữa, nhiều chữ nếu chuyển sang chữ Việt nó cũng ngô nghê, tức cười, nhiều khi còn khó hiển hơn là dùng chữ Hán Việt. </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;"> Trước năm 1975, hầu như không có tranh cãi gì nhiều về tiếng Việt, chữ Việt, ngoại trừ một vài tranh cãi nhỏ về chữ I và Y (Thanh Thúy hay Thanh Thúi, lí do hay lý do, quý vị hay quí vị v.v…) hoặc có G hay không có G (sáng lạng hay xán lạn). Nhưng từ khi bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm được miền Nam, thì tiếng Việt, Chữ Việt đã bị Ngụy Quyền Cộng Sản Việt Nam thay đổi rất nhiều. </span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;"> Thực ra thì chữ Việt đã được thay đổi từ lâu, ngay từ khi thời bọn Cộng Sản còn ẩn núp dưới hai chữ Việt Minh tức là từ ngày 19/8/1945, ngày bọn chúng cướp được chính quyền từ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Chính vì thế mới có chữ Vẹm và tiếng Vẹm. Nhưng dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chúng, không ai dám lên tiếng sợ bị chụp mũ là phản động. Mãi tới khi người Việt tỵ nạn ở hải ngoại bắt đầu bắt đầu xuất bản sách báo và nhất là khi các quân nhân và công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa phải đi “học tập cải tạo” được trở về và được ra đi định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình HO, vô tình mang theo một số tiếng Vẹm, thì vấn đề sử dụng tiếng Vẹm, chữ Vẹm đã được nêu lên và bàn luận rất nhiều. </span> <br><br><span style="font-family: arial,helvetica;font-weight: bold;"><span style="border-bottom:3px double rgb(0, 102, 0);">Thế nào là Tiếng VẸM? Thế nào là chữ VẸM?</span> </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Thực ra thi tiếng Vẹm cũng là tiếng Việt, nhưng vì dùng chữ của Vẹm đặt ra để nói, nên được gọi là tiếng Vẹm. Cũng như tiếng Bắc, tiếng Trung, tiếng Nam cũng là tiếng Việt mà thôi. Nếu dùng chữ của miền Bắc mà nói thì ta bảo là nói tiếng Bắc, nếu dùng chữ của miền Trung để mà nói, thì ta bảo là nói tiếng Trung và nếu dùng chữ của miền Nam mà nói thì ta bảo là nói tiếng Nam. Thí dụ, ta hỏi: Đi mô? Chữ “mô” là chữ người miền Trung dùng. Ta nói “Đi mô” tức là ta đã nói tiếng Trung. Hoặc ta nói: “Tía nó chết rồi. Chữ “tía” là chữ miền Nam. Ta dùng chữ “tía” để nói, tức là ta đã nói tiếng Nam. </span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"> <span style="font-family: arial,helvetica;"> Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LUẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm. </span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;"> Cũng trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự”, ông Văn Tấn Trường cho rằng “Có một dạo ở đầu thập niên 80, nghe nói chính phủ Việt Nam (ý nói Cộng Sản Việt Nam) đưa ra phong trào làm trong sáng tiếng Việt bằng cách thoát ly tiếng Hán Việt”. Nếu quả thật đã có phong trào này và phong trào này đã được đưa ra thì chắc phải nhiều người biết. Vậy mà chẳng thấy ai nói tới. Không biết ông Trường nghe tin này ở đâu. Thiển nghĩ, một khi bọn chúng muốn đưa ra một phong trào nào, một chính sách gì, bao giờ chúng cũng có chủ trương, có mục đích. Phong trào này, nếu có, thì chủ trương, mục đích của chúng là gì? Với chủ trương để “Thoát ly tiếng Hán Việt”? Với mục đích để bài Trung Quốc? Nếu đúng như vậy thì dân tộc ta đã khá, nước ta đã không bị bọn chúng đem đất, đem biển dâng cho Tầu. </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;"> Trong bài “Nỗi Buồn Tiếng Việt…”, ông XYZ cũng nghĩ rằng “Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn Cộng Sản (Việt Nam) nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức, trở thành thô tục như “xưởng đẻ” dùng cho “nhà bảo sanh”, “nhà ỉa” dùng cho nhà “vệ sinh”, hay “lính thủy đánh bộ” dùng cho “thủy quân lục chiến” v.v… và đặt ra nhiều chữ sai hẳn với nguyên nghĩa”. </span><br style="font-family: arial,helvetica;"> <br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;"> Theo thiển ý, bọn Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra một số chữ khác thường mà ta gọi là chữ Vẹm vì những lý do sau: </span><br style="font-family: arial,helvetica;"> <br><span style="font-family: arial,helvetica;font-weight:normal;"><b><span style="background-color:yellow;">1- Muốn tiêu hủy tất cả những gì mà chúng gọi là “tàn dư của Mỹ Ngụy”</span></b></span> <br><br ><span style="font-family: arial,helvetica;"> Thực vậy, ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên mà chúng làm là bắt dân chúng phải tiêu hủy tất cả các văn hóa phẩm của miền Nam như sách báo, phim ảnh, băng nhạc v. v… Do đó, một số chữ của người Việt quốc gia dùng, dù hay ho, lịch sự tới đâu, chúng cũng muốn xóa bỏ. Thí dụ nơi để chúng ta bài tiết ra ngoài (tiểu tiện hoặc đại tiện), xưa ngưới Bắc gọi là nhà xí, người Nam gọi là nhà cầu. Hai tiếng này nghe không được lịch sự cho lắm nên đã được chúng ta đổi là nhà vệ sinh. Ấy vậy mà chỉ vì muốn khác người, bọn Cán ngố đã bỏ đi và thay thế bằng hai chữ nhà ỉa. Phải chăng đà tiến hóa theo chủ nghĩa xã hội của bọn Cộng Sản Việt Nam là như vậy? Chẳng trách dân Việt Nam được bọn chúng cai trị, được bọn chúng “giải phóng” đã mỗi ngày một khổ cực, mỗi ngày một ngu si, dốt nát. </span> <br><br> <span style="font-family: arial,helvetica;font-weight:normal;"><b><span style="background-color:yellow;">2- Để dễ khám phá ra những thành phần mà chúng coi là “phản động hay đối nghịch”. </span></b></span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Bọn Cộng Sản Việt Nam, chúng chỉ muốn chữ chúng dùng phải khác người, hay nói cho đúng hơn, là khác chữ của người Việt quốc gia dùng mà thôi chứ không phải chúng muốn “thoát ly tiếng Hán Việt” như ông Văn Tấn Trường nói, hay “muốn nôm na hóa tiếng Việt” như ông XYZ đã nhận định. Điều này đối với bọn chúng rất quan trọng, nhất là trong thời chiến, vì giúp cho chúng dễ phân biệt người đang sống tại vùng chúng đang kiểm soát với những người đang sống ngoài vùng chúng kiểm soát để chúng dễ khám phá ra những thành phần mà chúng cho là đối nghịch, phản động. </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Vì vậy, chữ chúng đặt ra hay dịch ra, chúng không cần biết là Hán hay Nôm, thanh hay tục, trong sáng hay tối tăm, xuôi hay ngược, đúng hay sai. Có chữ đang là chữ Hán Việt, chúng đổi sang chữ Nôm. Có chữ đang là chữ Nôm, chúng đổi sang chữ Hán Việt. Chúng chẳng theo một nguyên tắc hay quy luật nào cả. Thí dụ: </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"> <br style="font-family: arial,helvetica;"> <span style="font-family: arial,helvetica;"> Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“phát ngôn viên</span>” thì chúng nói là: <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>“người phát ngôn”</s></span>.</span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;"> Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“thăm viếng”</span> thì chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>“tham quan”</s></span>.</span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“ghi danh”</span> thì chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"> <s>“đăng ký”</s></span>.</span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“đá bóng”</span> thì chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>“bóng đá”</s></span>.</span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“yếu điểm”</span> thì chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>“điểm yếu”</s></span>.</span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“trở ngại”</span> thì chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>“sự cố”</s></span>.</span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“xuất cảng”</span> thì chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>“xuất khẩu”</s></span>.</span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“liên lạc”</span> thì chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>“liên hệ”</s></span>.</span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“hiểu rõ”</span> thì chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>quán triệt”</s></span>.</span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“viên chức”</span> thì chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>“quan chức”.</s></span></span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“chuyển âm”</span> thi chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>“lồng tiếng”</s></span>.</span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chúng ta nói là <span style="font-weight: bold;">“dẫn giải”</span> thì chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>“thuyết minh”</s></span>.</span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">v.v… </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Vì ngu dốt, nên khi chúng đảo ngược hay thay thế bằng một chữ khác mà chúng chẳng biết và cũng chẳng cần biết là đúng hay sai nữa hoặc lẫn lộn ý nghĩa của chữ này với ý nghĩa của chữ kia chúng cũng không rõ. </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;font-weight: bold;font-style: italic;"> ❖ Thí dụ 1: </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chữ <span style="font-weight: bold;">“đơn giản”</span> mà chúng đọc ngược lại là <span style="font-weight: bold;"><span style="font-style: italic;">“giản đơn”</span> </span> hay <span style="font-weight: bold;">“vui buồn”</span> chúng cho đọc ngược lại là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">“buồn vui”</span> tuy nghe có hơi lạ tai một chút, nhưng còn có thể chấp nhận được vì nghĩa của nó không khác nhau. Nhưng chữ <span style="font-weight: bold;"> “yếu điểm”</span> mà sửa lại là <span style="font-weight: bold;"><span style="font-style: italic;">“điểm yếu”</span></span> thì không thể chấp nhận được vì nghĩa nó khác hẳn. Nhưng vì dốt nát, bọn chúng vẫn hiểu “điểm yếu” là “yếu điểm” và dùng chữ “điểm yếu” để thay thế cho chữ “yếu điểm”. </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"> <br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Chúng ta biết, về văn phạm, chữ Hán giống chữ Anh ở một điểm là tĩnh từ luôn luôn đứng trước danh từ, nên <span style="font-weight: bold;">con ngựa trắng</span>, người Anh gọi là <span style="font-weight: bold;">white horse</span> và người Tầu gọi là <span style="font-weight: bold;">bạch mã.</span> Chữ <span style="font-weight: bold;text-decoration: underline;">yếu điểm</span> cũng vậy, <span style="font-weight: bold;text-decoration: underline;">yếu</span> là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">tĩnh từ</span><span style="font-weight: bold;"> </span>và có nghĩa là <span style="font-style: italic;">quan trọng</span>; <span style="font-weight: bold;background-color: rgb(255, 255, 204);">"yếu điểm"</span> là chữ Hán Việt, có nghĩa là <span style="font-weight: bold;background-color: rgb(255, 255, 204);">điểm quan trọng</span><span style="background-color: rgb(255, 255, 204);font-style: italic;">.</span> Nhưng vì ngu dốt, bọn Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn nói khác với chúng ta nên nói ngược lại là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">"điểm yếu</span>" và tưởng rằng chúng đã nôm hóa được chữ "yếu điểm" là chữ Hán Việt; hoặc <span style="font-weight: bold;">"tối ưu"</span> chẳng lẽ đổi thành "ưu tối"? Nên chúng thêm chữ "nhất" thành <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">"tối ưu nhất".</span> Thật lạ lùng! Đã "tối ưu" rồi đâu cần phải thêm chữ "nhất" vào làm gì? </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;">Thế còn <span style="font-weight: bold;">nhược điểm</span> thì sao? Nếu nói ngược lại thì <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">điểm nhược</span> là điểm gì? Đúng là đã ngu lại hay nói chữ. Vậy mà ngày nay, nhiều nhà giáo Việt Cộng vẫn hiểu <span style="font-weight: bold;">yếu điểm </span>là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">điểm yếu</span> và dậy học trò như vậy. </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;font-weight: bold;font-style: italic;"> ❖ Thí dụ 2: </span><br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;"> Chúng ta nói: “Xin các bạn <span style="font-weight: bold;">cố gắng</span> nhanh lên một chút vì tình trạng <span style="font-weight: bold;">gấp rút</span>/cấp bách lắm rồi”; thì chúng lại nói là “Xin các đồng chí <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">tranh thủ</span>/khẩn trương vì tình trạng <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">khẩn trương</span> rồi”. <br>Chúng ta dùng chữ <span style="font-weight: bold;">cố gắng</span> cho mệnh đề thứ nhất và chữ <span style="font-weight: bold;">gấp rút</span> cho mệnh đề thứ hai vì hai chữ này có ý nghĩa khác nhau. Nhưng đối với chúng thì <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">‘cố gắng’ </span>cũng là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">‘khẩn trương’ </span>và <span style="font-weight: bold;">‘gấp rút’</span> cũng là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">‘khẩn trương’. </span></span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;font-weight: bold;font-style: italic;">❖ Thí dụ 3: </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;"> Sau khi tham dự một buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, nếu là chúng ta, chúng ta sẽ hỏi người tham dự: </span><br style="font-family: arial,helvetica;"><span style="font-family: arial,helvetica;font-weight: bold;"> “Xin anh cho biết cảm tưởng/cảm nghĩ của anh sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”. </span><br><br> <span style="font-family: arial,helvetica;"> Nhưng nếu người hỏi là một tên Việt Cộng, thì chắc chắn hắn sẽ hỏi người tham dự: </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"> <span style="font-family: arial,helvetica;font-weight: bold;font-style: italic;"> “Xin đồng chí cho biết <s>cảm giác</s> của đồng chí sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”. </span><br><br><span style="font-family: arial,helvetica;"> Trời đất! Đây chỉ là buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, đâu có phải là một buổi đấu tố ghê gớm gì mà hỏi cảm giác? </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"> <span style="font-family: arial,helvetica;">Nhiều khi chúng ghép hai ba chữ kép làm một khiến người đọc chẳng hiểu mô tê gì cả, như: </span> <br style="font-family: arial,helvetica;"><br style="font-family: arial,helvetica;"></font></font> <div style="text-align: center;color: rgb(0, 102, 0);font-family: arial,helvetica;"><div style="text-align: left;"> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"> — <span style="font-weight: bold;">hùng vĩ </span>và <span style="font-weight: bold;">hiểm trở</span>, chúng ghép thành <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"> <s>hùng hiểm</s></span></font> <font size="6"> <br style="color: rgb(51, 102, 102);"></font><br><font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"> — <span style="font-weight: bold;">tương đương</span> và <span style="font-weight: bold;">thích hợp </span>ghép thành <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>tương thích</s></span></font><br> <font size="6"><br style="color: rgb(51, 102, 102);"></font> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"> — <span style="font-weight: bold;"> sinh viên du học</span> ghép thành <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>du sinh</s></span></font> <br><font size="6"><br style="color: rgb(51, 102, 102);"></font> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6">— <span style="font-weight: bold;">quyết định sách lược</span> thành <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>quyết sách.</s></span></font> <font size="6"></font></div><font size="5"><br></font></div><font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"><span style="font-family: times,times new roman,serif;font-weight: bold;"></span> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"><span style="font-family: arial,helvetica;">Thực ra thì không phải trong chế độ Cộng Sản Việt Nam không có người khá, người giỏi. Nhưng hầu hết những người này lại chẳng có quyền hành gì, trong khi đó thì hầu hết bọn lãnh đạo lại ngu dốt, độc tài và ngoan cố, nên chúng muốn nói ngang, nói dọc gì, ai cũng phải nghe theo, chẳng ai dại gì mà phê phán hay cải sửa để mà mang họa vào thân. Bởi vì: <br><br> <font style="color: teal;" size="6"><span style="font-family: times,times new roman,serif;font-weight: bold;"></span></font><font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"><span style="font-family: arial,helvetica;"><i>"AK mã tấu kẻ kè, <br>Nói quấy nói quá, chúng (dân chúng) nghe rầm rầm". </i></span></font> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"><span style="font-family: times,times new roman,serif;font-weight: bold;"></span><br><br> </font> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"><span style="font-family: arial,helvetica;"> 3/ Để dễ ăn cướp tài sản của nhân dân và bao che cho người của bọn chúng có tội. </span><br style="font-family: arial,helvetica;color: rgb(0, 102, 0);"></font><font style="color: teal;" size="6"><span style="font-family: times,times new roman,serif;font-weight: bold;"></span></font> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"> <span style="font-family: arial,helvetica;">Thí dụ, người của bọn chúng <span style="font-weight: bold;">“đi đêm”</span>, <span style="font-weight: bold;">“móc ngoặc”</span> với gian thương, nhà thầu bất chính để ăn hối lộ, chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"> <s>có quan hệ xấu</s> </span>hoặc làm lơ cho những bọn này <span style="font-weight: bold;">làm</span> <span style="font-weight: bold;">điều phi pháp</span> để được lợi lộc, chúng gọi là có <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"><s>hành vi tiêu cực</s></span>để dễ giảm hoặc tha tội. </span><br><br></font> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"><span style="font-family: times,times new roman,serif;font-weight: bold;"></span></font> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"> <span style="font-family: arial,helvetica;">Không những chúng thay đổi CHỮ, chúng còn thay đổi cả NGHĨA. Thí dụ: </span> <br style="font-family: arial,helvetica;color: rgb(0, 102, 0);"> <br style="font-family: arial,helvetica;color: rgb(0, 102, 0);"><span style="font-family: arial,helvetica;color: rgb(0, 102, 0);"> — Để cướp đất đai của các điền chủ, chúng gọi là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"> cải cách ruộng đất</span><br> <br style="font-family: arial,helvetica;color: rgb(0, 102, 0);"> — Muốn cướp tài sản của các thương gia, chúng gọi là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"> đánh tư sản mại bản. </span> <br><br> — Muốn cấm người dân buôn bán, chúng gọi là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"> cải tạo thương nghiệp</span>. <br><br> — Muốn bỏ tù quân nhân, công chức của chế độ cũ (Việt Nam Cộng Hòa) chúng gọi là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"> cải tạo. </span> <br><br> — Muốn bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, chúng gọi là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;">phản động.</span><span style="color:rgb(255, 153, 0);"><sup>(4)</sup></span></span><br> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"><br style="font-family: arial,helvetica;color: rgb(0, 102, 0);"> — Mít tinh, biểu tình đả đảo bọn Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam để biểu lộ lòng yêu nước chúng nói là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"> “có sai phạm về tư tưởng và nhận thức chính trị”</span>, hoặc là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"> “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, là gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước anh em'’. </span></font></span> <br><br style="font-family: arial,helvetica;color: rgb(0, 102, 0);"><span style="font-family: arial,helvetica;color: rgb(0, 102, 0);"> — Ra trát đòi một người nào đó để điều tra và có thể tống giam, chúng gọi là <span style="font-weight: bold;font-style: italic;"> giấy mời. </span> <font style="color: teal;" size="5"><span style="font-family: times,times new roman,serif;font-weight: bold;"></span><br><br></font> <font size="6"><span style="font-family: arial,helvetica;">Tóm lại, ngôn ngữ là phương cách để con người giao tiếp với nhau, thông tin cho nhau hay, hoặc diễn đạt tư tưởng của mình cho người khác biết. Ngôn ngữ gồm có tiếng nói và chữ viết. Ngôn ngữ cũng là một phần của văn hóa, là linh hồn của dân tộc. </span></font> <font style="color: teal;" size="6"><span style="font-family: times,times new roman,serif;font-weight: bold;"></span><br><br></font> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"> <span style="font-family: arial,helvetica;">Trải qua thời gian và không gian, ngôn ngữ không nhiều thì ít, đã thay đổi để cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và đà tiến hóa của xã hội. Vì vậy, việc thay đổi chữ cũ vì thô tục, vì không trong sáng hay tạo lập những chữ mới để thay thế những chữ cũ không còn hợp thời hay không có, không những là một việc nên làm mà còn là một việc phải làm. Nhưng nếu chỉ vì mục đích chính trị hay tự cao, tự đại hơn người hoặc vì tự ty mặc cảm ngu dốt hay để bao che cho nhau hoặc để bỏ tù người vô tội mà thay đổi một cách nhố nhăng, vô tội vạ làm cho chữ Việt trở nên thô tục, kỳ cục hoặc tối tăm, sai lạc ý nghĩa, thì đó không những là một điều sai lầm mà còn có tội ác đối với dân tộc. </span> <br><br> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"><span style="font-family: times,times new roman,serif;font-weight: bold;"></span><font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"><span style="font-family: arial,helvetica;"><b>Để tưởng niệm ngày 30/4/75</b><br> </span> <span style="font-family: arial,helvetica;color: rgb(0, 102, 0);">________________</span> <br><font style="color: rgb(0, 102, 0);font-family: arial,helvetica;" size="5">Chú thích: <br> <br> <span style="color: rgb(255, 153, 0);"><sup>(1)</sup></span> Xưa kia, tổ tiên ta cũng có một loại văn tự riêng để dùng gọi là chữ Khoa Đẩu, gồm các ký hiệu và các hình tượng tạo nên. Nhưng loại chữ này chưa được phát triển và phổ biến thì nước ta đã bị người Tầu đô hộ một thời gian quá dài (một ngàn năm); hơn nữa, người Tầu lại muốn đồng hóa người Việt nên bắt người Việt phải học chữ Hán và dùng chữ Hán mỗi khi giao tiếp với họ, làm cho chữ cổ xưa của ta mai một và biến mất. <br><br> <span style="color: rgb(255, 153, 0);"><sup>(2)</sup></span> Tiếng Hán Việt là tiếng Hán đọc theo âm Việt. Chữ Hán Việt là chữ Hán viết theo chữ Việt. <br><br>Thí dụ bốn câu thơ dưới đây là tiếng Hán được viết bằng chữ Việt: <br><br> <span style="font-style: italic;">Quân tại Tương giang đầu, </span><br> <span style="font-style: italic;">Thiếp tại Tương giang vỹ.</span><br> <span style="font-style: italic;">Tương tư bất tương kiến,</span><br> <span style="font-style: italic;">Đồng ẩm Tương giang thủy.</span><br><br> Nếu chuyển bốn câu thơ trên sang tiếng Việt thuần túy thì được viết như sau: <br><br> <span style="font-style: italic;">Chàng ở đầu sông Tương, </span><br> <span style="font-style: italic;">Thiếp ở cuối sông Tương.</span><br> <span style="font-style: italic;">Nhớ nhau mà chẳng thấy,</span> <br><span style="font-style: italic;">Cùng uống nước sông Tương.</span><br><br> <span style="color: rgb(255, 153, 102);"><Sup>(3)</sup> </span>Tiếng Nôm là tiếng Việt chỉ khác nhau ở cách viết. Chữ Việt thì dùng mẫu tự Latin, còn chữ Nôm thì dùng chữ Hán, <span style="font-weight: bold;">tức viết theo kiểu hình tượng, nhưng có thêm thắt đôi chút để khi đọc lên thì âm là âm Việt chứ không phải là âm Hán. </span><br><br> Thí dụ: <br>Chữ TAM, chữ Hán viết như sau: 三 và đọc là XÁM, <br> chữ Nôm thêm phần chữ<span style="font-weight: bold;"> 巴</span>, viết thành và đọc là <span style="font-weight: bold;">BA</span>. <br><br> Chữ THIÊN, chữ Hán viết như sau: 天, <br> chữ Nôm có thêm chữ <span style="font-weight: bold;">上 </span>ở dưới chữ THIÊN, viết như sau và đọc là <span style="font-weight: bold;">TRỜI</span>. <br><br> <span style="color: rgb(255, 153, 102);"> <sup>(4)</sup></span>Xin xem bài <span style="font-weight: bold;">“Bây giờ chúng tôi đã hiểu thế nào là bọn phản động”</span> của Nguyễn Tiến Nam, một sinh viên trong nước, đăng trong Đặc San Chu Văn An Bắc Cali năm 2008, trang 241. </font><br><br><font style="color: teal;" size="5"><span style="font-family: times,times new roman,serif;font-weight: bold;"></span> <font style="color: rgb(0, 102, 0);" size="6"><span style="font-family: times,times new roman,serif;font-weight: bold;">Lê Duy Sang<br><br></span></font></font> <font size="6"><span style="font-family: arial,helvetica;"><b>Source: Phố Núi Pleiku </b></span></font><br><br> <br><br> </font></font></font></span></font></font></div> </td></tr></tbody></table></div> <p align="center">&nbsp;</p> <p align="center">&nbsp;</p>Đọc thêm <br><br><img src="https://i626.photobucket.com/albums/tt346/Quynh494/doubledot-5.jpg" border="0" alt=" photo doubledot-5.jpg"> <font color="brown" size="4"><b>Tiếng Việt và Tiếng Vẹm </b></font><br><a href=" https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html "rel="nofollow"target="_blank"><font color="chocolate" size="4"><b>https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html </b></a></font><p align="center">&nbsp;</p> <img src="https://i626.photobucket.com/albums/tt346/Quynh494/doubledot-5.jpg" border="0" alt=" photo doubledot-5.jpg"> <font color="deeppink" size="4"><b> Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975 </b></font><br>< <p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p> <center><table background="http://i767.photobucket.com/albums/xx312/nguyenus90/photo-495_zpsf7d79b7b.jpg" width="850"><tbody><tr><td bgcolor="mintcream" width="850"> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"></p><p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><br><br> </p><center><font color="navy" face="Book Antiqua" size="7"> <b>Tiếng Việt và Tiếng Vẹm </b> </font></center><br><br><p></p><p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Ở đâu cũng vậy, mọi ngôn ngữ đang được dùng đều là sinh ngữ. Là sinh ngữ, nó sẽ phát triển và thay đổi. Nhưng nó sẽ phát triển và thay đổi theo chiều hướng chính xác hơn, đơn giản hơn, và nhất là hợp lý hơn (vì con người là sinh vật có trí khôn, tuyệt đối không phải chỉ là động vật hai chân thuộc giống vượn người) chứ không phải phát triển hay thay đổi theo kiểu bạ đâu dùng đấy, vay mượn vô tội vạ. Một điều đáng lo hơn là đáng buồn cho tương lai dân tộc. </font></p> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Từ ngữ sử dụng bừa bãi thì hệ lụy sẽ là thanh niên phát âm lộn xộn. Ý nghĩa ngôn từ đã trở nên mờ nhạt và tiếp theo sẽ là ngọng cả lũ. Đó là hiện tượng thoái hóa của sinh ngữ, nó sẽ không trở nên tử ngữ như chữ Latin, nhưng nó sẽ trở thành "tiếng Mọi". </font></p><br><p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> <b>Tiếng Việt và tiếng Vẹm</b> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Con rắn Hổ Đất và Hổ Hành giống nhau về hình dạng, màu sắc, nhưng khác là Hổ Hành có mùi thơm như hành hương, thịt mềm hơn nên dân nhậu rượu đế vùng quê miền Nam thích đánh chén; nhưng cũng phải cẩn thận với loại rắn Hổ Lông cũng giống y như Hổ Đất và Hổ Hành, phải tinh ý và có kinh nghiệm miệt vườn, khi nhìn thấy những lông đen mọc xen kẽ những vẫy ở đầu là không nên ăn, nếu không biết, ăn vào bị trúng độc, lăn đùng ra chết không kịp ngáp, ở vùng nông thôn, có một số gia đình bị chết cả nhà chỉ vì ăn phải thịt nó. Con Trăn và Nưa giống nhau như &#8220;hai giọt nước&#8221;, nhưng Nưa cắn chết và Trăn thì không có nọc độc, một số người không biết, bắt con Nưa về nuôi, có khi bị chết vì nó. </font></p> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Người tỵ nạn chính trị và kinh tế giống nhau: &#8220;đều bỏ nước ra đi&#8221; nhưng: <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> <span style="font-weight: bold;"> - Người tỵ nạn chính trị (Political refugee)</span> với những lý do như xung đột tư tưởng, bất đồng chánh kiến, tôn giáo... bị bắt buộc phải ra đi, nếu không thì tánh mạng nguy hiểm, và sau khi ra đi, không thể trở về, do nhà cầm quyền vẫn còn cai trị, có thể bắt bớ, tù đày, ám hại bất cứ lúc nào. <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> <span style="background-color: rgb(255, 255, 255);">- <span style="background-color: rgb(255, 255, 204);">Người tỵ nạn kinh tế (Asylum seeker)</span></span></span> là muốn ra đi ở nơi khác, như câu của Hồng Y Phạm Minh Mẫn thấy một số người Việt hải ngoại trở về mà quơ đũa cả nắm: &#8220;tha hương cầu thực&#8221;, những người nầy mong có được đời sống khá hơn và họ có thể quay về nơi mà mình bỏ đi mà không hề hấn gì. <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> - Chính những kẻ tỵ nạn kinh tế nầy đã làm tổn hại trường kỳ đến hàng ngũ những người tỵ nạn chính trị. Trong chiến tranh chống giặc Cộng thì họ không có mặt nhưng khi vượt biển là họ đi trước, khi Việt Cộng mở cửa, họ là những người tiên phong đóng vai áo gấm về làng về trước, nên sau nầy chính phủ các nước Dân Chủ không còn chào đón, khi đến nước họ đều bị nhốt trong các trại tạm giam, bị coi là tỵ nạn kinh tế, cá mè một lứa, sau chờ thanh lọc mới biết thật giả... <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> <span style="background-color: rgb(255, 255, 204);"> - Thành phần tỵ nạn kinh tế đã trở mặt, buôn bán, làm ăn với Việt Cộng, trở về theo diện TAM DU: <span style="font-weight: bold;">&#8220;du lịch, du dâm, và du hý&#8221;</span> và cũng chính họ đã và đang mang những &#8220;hạt giống đỏ&#8221; sang theo diện bảo lãnh hôn phối, ăn tiền, nên đây là những kẻ: &#8220;rước giặc Cộng vào nhà&#8221;, </span><span style="font-weight: bold;background-color: rgb(255, 255, 204);">ăn cơm tự do, đội mo Cộng Sản</span><span style="background-color: rgb(255, 255, 204);">, núp bóng tỵ nạn kết bạn với Cộng Sản.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Chùa Phật, Tiệm Phật hay Nhà Thờ và Cửa Hàng Chúa đều giống nhau về hình thức, cũng có tượng Phật, Chúa, đọc kinh, tu sĩ... nhưng khác nhau là những người hành đạo, khiến cho nhiều tín đồ Tam Tạng thời đại, con chiên mù quáng đến đóng góp, nuôi dưỡng nhũng kẻ &#8220;mượn đạo tạo tiền&#8221; làm hại uy tín đạo không nhỏ. <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Tiếng Việt và tiếng Vẹm cũng giống nhau là có cùng mẫu tự La Tinh, 24 chữ cái, ghép vần, phát âm... nhưng khác nhau, nếu không phân biệt rõ ràng thì lầm tiếng Vẹm là tiếng Việt. <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> <span style="font-weight: bold;">Tiếng Việt trở thành quốc ngữ </span>là do một linh mục Công Giáo, Alexander Rhode, trong lúc sang truyền bá đạo giáo, phiên âm từ tiếng Nôm thành vần, viết theo mẫu tự La Tinh để cho các tín đồ hiểu thánh kinh và từ đó phổ biến trong dân chúng, do lối viết dễ, học.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Nếu không có sự đóng góp nầy, thì dù Hàn Thuyên có chữ viết khác với Trung Hoa, với bài thơ nôm &#8220;thần kỳ&#8221; đuổi được cá sấu ở sông Hồng, nhưng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng nét viết, tượng hình rập khuôn theo chữ viết của giặc Tàu xâm lăng đô hộ, mang sang với mục đích đồng hóa... <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"><span style="background-color: rgb(255, 255, 153);">Tiếng Việt là nét độc đáo của dân Việt, thế mà Trường Chinh, tên Cộng Sản dã man, đã muốn cho dân Việt bỏ tiếng quốc ngữ, và dùng tiếng Tàu làm ngôn ngữ, đúng là tên vong bản.</span> Nhờ những người khai phá tiếng Việt như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Hoàng Ðạo, Nhất Linh, Khái Hưng... nên tiếng Việt càng phong phú.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Tại miền Nam sau 1954, với chính quyền quốc gia, tiếng Việt được phát triển như những loài hoa được trồng nơi phong thổ thích hợp, phân, nước đầy đủ với các trường đại học văn khoa ở Sài Gòn, Huế, Cần Thơ... nhiều giáo sư đại học có kiến thức, khả năng, những bộ tự điển tiếng Việt, làm cho nền văn hóa càng thăng tiến; tiếng Việt trở thành linh hồn của dân tộc, là tiếng được bập bẹ ngay trên đầu môi trẻ thơ, trong trường từ mẫu giáo đến đại học và ngày nay, dù cho đất nước bị giặc Cộng &#8220;cướp chính quyền&#8221;, nhưng người Việt tha hương vẫn cố gắng duy trì tiếng nói, viết ở các quốc gia tạm dung. <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Trái lại ở miền Bắc sau 1954, dưới chế độ cai trị tàn độc của băng đảng siêu cướp Cộng Sản Việt Nam, do tên đại Việt gian Hồ Chí Minh lãnh đạo, áp dụng nền văn hóa ngoại lai, chế độ cai trị rập khuôn quan thầy Nga Tàu, nên chữ nghĩa cũng bị thay đổi từ ý nghĩa đến cách dùng chữ, trong chế độ Cộng Sản, cái gì cũng phải gắng liền với cái đuôi khỉ &#8220;xã hội chủ nghĩa&#8221; nên tiếng nói cũng phải phù hợp với chế độ, cũng giống như phụ tùng xe từng loại được lấp ráp, nếu không đúng, thì xe bị trở ngại máy móc, và các thứ khác. <span style="font-weight: bold;background-color: rgb(255, 255, 204);">Ngoài Bắc, tiếng Việt thuần túy, văn hóa, văn chương.... bị thay thế dần bởi tiếng Vẹm, là ngôn ngữ dành riêng cho chế độ Cộng Sản, do đảng Cộng Sản đưa vào.</span> <span style="background-color: rgb(255, 255, 204);"> </span><br>Cũng giống như các ngành, nghề chuyên môn, mỗi giới thợ thầy đều có những ngôn từ chuyên môn để gọi, viết, nên mới có những quyển tự điển như &#8220;khoa học, kỹ thuật, y khoa...&#8221;</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Ngay cả trong giới anh chị giang hồ, xã hội đen, cũng có ngôn từ riêng, để đồng bọn dùng trong những việc bất chánh, đó là tiếng lóng, hay mã tự....<span style="font-weight: bold;"><span style="color: rgb(51, 51, 255);"> <span style="background-color: rgb(255, 255, 204);">đảng Cộng Sản là băng đảng cướp, cướp có chính sách, có bài bản, có hệ thống, có luận lý dạy ăn cướp</span> <span style="background-color: rgb(255, 255, 204);">, nên bọn bất lương nầy cũng có tiếng nói riêng, hệ thống hóa thành thứ ngôn ngữ Cộng Sản.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> <span style="background-color: rgb(255, 255, 255);">Khi ngôn ngữ của giới ăn cướp quốc tế Cộng Sản có chính sách chiêu bài chuyền sang Việt Nam, trở thành tiếng Vẹm, được dựa theo trong kinh điển vô thần của Karl Marx, trích ra từ ba bộ &#8220;tà kinh&#8221;: Duy vật biện chứng, duy vật sử quan và tư bản luận.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Những ngôn từ Vẹm được áp dụng trong mục đích yêu cầu là làm cách nào để cướp của, giết người có bài bản: &#8220;cướp nhanh, giết mạnh, vét sạch, quơ hết...&#8221; nên đây là thứ &#8220;ngôn từ khủng bố&#8221; của băng đảng cướp, lũ bất lương, mà những kẻ dốt nát nát hay ít học, sau khi được nhồi sọ nằm lòng, rồi phát ra thành tiếng, không cần phải hiểu ý nghĩa, được đảng Cộng Sản chỉ đạo, thêm quyền hành, quyền lợi, trở thành &#8220;robot&#8221; giết người, cướp của hàng loạt, giống như những môn sinh phái võ &#8220;thần quyền&#8221;, bình thường không biết võ, nhưng sau khi đọc thần chú, thì bỗng biến thành &#8220;cao thủ võ lâm&#8221;, múa quyền y như võ sư vậy. <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Những tiếng Vẹm được rút ra từ kinh điển Karl Marx như: cách mạng, vô sản chuyên chính, giai cấp tiên tiến, giai cấp tiến bộ, cao trào cách mạng, thoái trào cách mạng, hạ tầng cơ sở, thượng tầng kiến trúc, trung ương đảng, bộ chính trị, tổng bí thư, nhà nước, đấu tranh giai cấp, nhà nước vô sản chuyên chính, xã hội chủ nghĩa, thiên đàng Cộng Sản... được &#8220;bổ sung&#8221; (bổ túc) với những từ ngữ có &#8220;nghiệp chuyên&#8221; (chuyên nghiệp) dùng để kích động hận thù giữa con người trong xã hội, đấu tố, tịch thu tài sản, bắt dân làm nô lệ; những chữ mà Vẹm được nhồi nhét từ học đường, xã hội, trong tổ chức bộ đội, công an, xí nghiệp quốc doanh, nông trường, lâm trường... đâu đâu cũng có những &#8220;học tập chính trị&#8221;, phổ biến chính sách, thảo luận theo kiểu Cộng Sản với lý luận một chiều thường trực, bằng tiếng Vẹm, lối cấu trúc câu của vẹm và ý nghĩa cũng theo chính sách Vẹm, là cách mà đảng <span style="text-decoration: underline;">Cộng Sản Việt Nam thực thi đúng theo lời sư phụ Lenin: &#8220;tuyên truyền là nói láo, nói láo và tiếp tục nói dối&#8221;</span>; khác với truyền thông trung thực: &#8220;nói thật, nói hết và nói có sách mách có chứng&#8221; nên các cơ quan truyền thông Tây Phương thường được tín nhiệm.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Do đó, người dân sống dưới chế độ Cộng Sản, hay những người có tiếp xúc, liên quan tới người Cộng Sản, về du lịch, gia đình có thân nhân, du học, bị ảnh hưởng tới, tiêm nhiễm thứ tiếng Vẹm phổ biến như: <span style="font-weight: bold;">động viên, xử lý, chế độ, thời thượng, tình huống, phát hiện, sự cố, cơ sở, cơ bản, cự ly, phản động, phản cách mạng, dân chủ nhân dân, dân chủ tập trung, tư bản phản động, tư duy, chất lượng*...</span> nói đúng hơn là <span style="background-color: rgb(204, 255, 255);"><span style="font-weight: bold;">tiếng Vẹm, chữ Vẹm, cách dùng câu nói của Vẹm, ý nghĩa chữ Vẹm... là thứ làm &#8220;ô nhiễm tiếng Việt&#8221;</span></span><span style="font-weight: bold;">,</span> không khác gì loại khí độc &#8220;Dioxine&#8221; làm dơ bầu khí quyển, mà các nhà bảo vệ môi sinh lưu tâm đặc biệt trong việc bảo vệ khí thải nhà kính, nhằm ngăn chận trái đất bị hâm nóng dần; nên việc bảo vệ tiếng Việt, chống lại ô nhiễm do tiếng Vẹm, là công tác hàng đầu của tất cả những người Việt Nam nào còn tấm lòng: &#8220;tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời...&#8221;</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Người Cộng Sản vốn là băng đảng cướp, nên tiếng Vẹm được coi là &#8220;chất xúc tác&#8221; mở đường cho những hành vi bạo ác, gian manh; từ ngữ chính là &#8220;lực lượng đặc công văn hóa&#8221; mở đường cho những chính sách tuyên truyền của đảng Cộng Sản nhắm vào các đối tượng trong và ngoài nước, được coi là mục tiêu phải lôi cuốn, thuyết phục, hù dọa, khủng bố. Khi những nông dân dốt, bọn đầu trộm đuôi cướp thất học, được học thuộc lòng ngôn ngữ Vẹm, trở thành những con vẹt, nói năng ào ào mà không hiểu gì cả, rồi từ đó, ra tay giết người, cướp của, không chừa một ai kể cả gia đình, cha mẹ... tác động từ tiếng Vẹm thật kinh hoàng. <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"><span style="font-weight: bold;"> A.K, mã tấu kè kè. </span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> <span style="font-weight: bold;"> Nói quấy nói quá, chúng nghe hà rầm.</span><p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Người Cộng Sản tự hào ngôn ngữ đặc thù của băng đảng, họ cho tiếng Việt mà dân Việt đang dùng, nhất là ở hải ngoại, lếu láo là &#8220;tiếng Việt cổ, tiếng Việt chết&#8221;, còn tiếng của đảng cướp là hiện đại, phổ biến, ăn nói ngược ngạo là bản chất của người Cộng Sản. <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> <span style="font-weight: bold;">Tiếng Vẹm là ngôn từ riêng của những kẻ bất lương sử dụng với mục đích bất chánh.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"><span style="font-weight: bold;">Và còn <span style="text-decoration: underline;">tiếng Việt thể hiện nền văn hóa, phục vụ con người, nhân bản, là chất xúc tác văn học, khoa học, đưa đất nước tiến lên.</span> </span>Tuy nhiên, <span style="background-color: rgb(255, 255, 204);"> <span style="background-color: rgb(255, 255, 153);">tiếng Vẹm núp bóng tiếng Việt</span>, cũng như đảng cướp Cộng Sản núp bóng Việt Minh, các nhà &#8220;Phật giáo, Thiên Chúa Giáo&#8221; từ các tiệm Phật, cửa hàng Chúa, núp bóng chùa, nhà thờ để làm giàu, thu tiền, phục vụ cho bè cánh, </span>nhất là các công an, cán bộ đội lớp tu sĩ nhiều đẳng cay của các tôn giáo ngày nay. Tiếng Vẹm núp bóng từ tiếng Việt mà lại muốn khống chế, biến tiếng Việt thành công cụ, phục vụ tiếng Vẹm, quả là tai hại lâu dài cho ngôn ngữ quốc gia.</span> <br></font></p><p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Arial" size="6"> Tiếng Vẹm du nhập từ tà kinh Cộng Sản và ảnh hưởng các nước Cộng Sản đàn anh nên mục đích của thứ ngôn ngữ Vẹm cũng nhằm phục vụ cho một băng đảng, đây không phải là thứ ngôn ngữ phục vụ con người, dân tộc, văn hóa. <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Tại Việt Nam, sau khi Mao Trạch Ðông giúp, chỉ đạo cho Cộng Sản Việt Nam đánh thắng trận Ðiện Biên Phủ, thì tình hữu nghị ban đầu trở nên khắng khít như &#8220;răng với môi&#8221;, nên <span style="font-weight: bold;">Hồ Chí Minh và đồng bọn cộng sản không ngần ngại dùng tiếng Vẹm được phiên dịch từ tiếng Tàu, để làm dịu tình hình, đổi tên <span style="text-decoration: underline;">Ải Nam Quan</span> thành <span style="text-decoration: underline;">Hữu Nghị Quan,</span> do đó ngay cả y phục, phổ biến là bộ đồ &#8220;đại cán&#8221; của bọn đểu cán Trung Cộng, </span>thế là từ Hồ Chủ tặc đến trung ương, hạ tầng cơ sở, cán ngố, cán dốt... thi đua may mặc loại y phục &#8220;đặc trưng&#8221; của loài vượn thành người; ngày nay bộ trang phục "đại cán" vẫn còn được cán ngố, cán ngáo, cán đần, cán ác... yêu chuộng.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Tiếng Vẹm cũng phải &#8220;chuyên chở tình hữu nghị răng môi&#8221; mới &#8220;đời đời bền vững&#8221;. Rồi vì thấy quan thầy Liên Xô hùng mạnh, nên Hồ lơ là với Trung Cộng, từ tình &#8220;hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững, môi hở ranh lạnh&#8221; được kinh qua sang thời kỳ &#8220;quá độ&#8221;: &#8220;tình hữu nghị Việt Trung như dùi đục chấm nuớc mắm&#8221;. Hồ Chí Minh ra lịnh toàn đảng học tập sáng tạo ra tiếng Vẹm &#8220;đặc thù&#8221; của bọn &#8220;đặc đầu bùn&#8221;, nhằm tạo cho đảng cướp tiếng nói riêng. Thời đó xuất hiện những tiếng lạ như: Bộ đội trai, bộ đôi gái, kịch nói, múa rối... <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Tuy nhiên tiếng Vẹm chưa phát huy đúng mức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nên chưa gọi &#8220;lính đực, lính cái&#8221; là rất hợp với &#8220;duy vật biện chứng&#8221; của tổ sư Karl Marx. <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 30pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> <span style="font-weight: bold;"><span style="color: rgb(51, 51, 255);background-color: rgb(51, 0, 51);"><span style="background-color: rgb(255, 255, 255);"> - Thủy Quân Lục Chiến </span> </span> là tiếng của &#8220;phản động&#8221; được đổi thành <span style="font-weight: bold;"><span style="color: rgb(51, 0, 51);">&#8220;NÍNH Thủy đánh bộ&#8221; </span> </span> <br><span style="color: rgb(51, 51, 255);"> - Máy bay trực thăng</span> </span>là<span style="font-weight: bold;"> <span style="color: rgb(51, 0, 51);"> &#8220;Máy bay NÊN thẳng&#8221;</span>, <span style="color: rgb(51, 51, 255);"><br> - Hàng không mẫu hạm</span> </span>thành <span style="font-weight: bold;"><span style="color: rgb(51, 0, 51);">&#8220;TÀU MẸ CHỞ TÀU CON&#8221; hoặc </span> </span> <span style="font-weight: bold;"><span style="color: rgb(51, 0, 51);"> <span style="font-weight: bold;">"tàu sân bay" </span> </span><br> <span style="color: rgb(51, 51, 255);">- Cà phê phin</span> </span>thì gọi là <span style="font-weight: bold;">CÁI NỒI NGỒI TRÊN CÁI CỐC <br> <span style="color: rgb(51, 51, 255);"> - Nghệ sĩ </span></span><span style="color: rgb(51, 51, 255);"><span style="color: rgb(0, 0, 0);">thành </span></span><span style="font-weight: bold;"><span style="color: rgb(51, 51, 255);"><span style="color: rgb(0, 0, 0);"> nghệ nhân </span><br> - Văn sĩ</span> </span> thành<span style="font-weight: bold;"> nhà văn <br><span style="color: rgb(51, 51, 255);">- Thi sĩ</span> </span>thành <span style="font-weight: bold;">nhà thơ <br> - </span>còn <span style="font-weight: bold;"> <span style="color: rgb(51, 51, 255);">Họa sĩ</span></span> chưa có "chế độ thay đổi"<span style="font-weight: bold;"> thành &#8220;nhà vẽ&#8221; cũng là thiếu sót lớn. <br> - <span style="color: rgb(51, 51, 255);"> Ca sĩ</span> chưa được Vẹm hóa thành NGƯỜI HÁT <br> - <span style="color: rgb(51, 102, 255);">Nhạc sĩ</span> </span> là <span style="font-weight: bold;">NGƯỜI VIẾT NHẠC, NGƯỜI ÐỜN... </span></span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Trong tiến trình xây dựng và phát triển tiếng Vẹm &#8220;theo định hướng xã hội chủ nghĩa&#8221;, Hồ Chí Minh chỉ thị cho gã môi vẩu Phạm Văn Ðồng, là &#8220;thủ tướng không người lái&#8221;, <span style="background-color: rgb(255, 255, 204);">nặn óc khỉ viết ra quyển sách tựa đề: &#8220;Hãy giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt&#8221;</span>; đúng ra là tiếng Vẹm, vì tên <span style="font-weight: bold;">Ðồng Vẩu muốn núp bóng tiếng Việt để làm bình phong &#8220;giải phóng&#8221; tiếng Việt thành tiếng Vẹm, mượn tiếng Việt để phát triển tiếng Vẹm, song hành với việc tiêu diệt tiếng Việt, thật là thâm độc;</span> không khác gì đảng vô thần đã và đang sử dụng đám tu sĩ quốc doanh, tiếm danh, về nguồn qua việc thành lập các giáo hội thân nhà nước để tiêu diệt các tôn giáo trong và ngoài nước.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Nhưng chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì đảng Cộng Sản Việt Nam chưa Vẹm hóa rập khuôn theo tiếng Tàu là: &#8220;ngụy quân <font size="6"><span style="font-family: times,times new roman,serif;"> thật là bậy bạ, không theo đúng chính sách nhất là &#8220;tư tưởng Hồ Chí Minh dạy đĩ&#8221;. </span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Ngay cả tên gian ác như Hồ Chí Minh, khi nhắc đến quân lực VNCH là rét, kính trọng, không dám kêu &#8220;ngụy quân&#8221;, chính hắn nói với đàn em, cùng các đồng chí cật ruột rằng: &#8220;Mỹ thua về Mỹ, anh em binh sĩ về đâu?&#8221;, chớ nào dám kêu ngụy như đám đàn em, đệ tử sau nầy. </span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Thế mà sau nầy, khi cướp chính quyền miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, đàn em của Hồ lại hỗn láo, dám kêu là &#8220;ngụy quân&#8221;, tức là không &#8220;nàm theo nời Bác dạy&#8221;, vậy mà còn lếu láo hô hào học tập cái gọi là: &#8220;tư tưởng Hồ Chí Minh&#8221;. Ngày nay, đảng Cộng Sản cử một số lính mọp gốc công an, sang các cộng đồng Công Giáo hải ngoại để thu tiền bằng các chiêu bài như: từ thiện, xây nhà thờ, dựng thánh giá, làm tượng Chúa... đã bị bể mánh khi gọi những con chiên đóng tiền là &#8220;Ngụy&#8221;, như vậy là các lính mọp nầy chưa &#8220;quán triệt tư tưởng và lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh&#8221; để làm công tác tôn giáo vận. <br> Dù một số từ ngữ &#8220;bành trướng Bắc Kinh&#8221; được Vẹm hóa, nhưng các &#8220;đỉnh cao trí tệ nòi người&#8221; vẫn còn giữ một số tinh hoa của quan thầy: <br> <span style="background-color: rgb(255, 255, 204);"> Người Việt nói </span><span style="font-weight: bold;background-color: rgb(255, 255, 204);">cái nhà</span>, <span style="background-color: rgb(204, 255, 255);">thì tiếng Vẹm gọi là HỘ, CĂN HỘ, từ đó có HỘ KHẨU là lý do mà công an, cán bộ địa phương vin vào đó để đòi vàng, tiền, nếu muốn có hộ khẩu hợp lệ</span>; khi sinh đẻ gọi là HỘ SẢN, nhưng bịnh viện bảo sanh gọi là XƯỞNG ÐẺ, khi ai muốn đi ra nước ngoài có hộ chiếu...</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Tiếng Vẹm ngoài những&#8221; đỉnh cao trí tệ&#8221; ngôn từ, còn có lối diễn đạt ý nghĩa, đúng như bản chất của thứ tiếng dành riêng cho bọn cướp:</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> <span style="font-weight: bold;">- <span style="color: rgb(51, 51, 255);"> Đi ăn chực</span> gọi là ÐOÀN KẾT </span></span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br> - <span style="color: rgb(51, 51, 255);">Tịch thu tài sản người dân</span> gọi là HIẾN </span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br> - <span style="color: rgb(51, 51, 255);">Giết người cướp đất</span> gọi là CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT </span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br> - <span style="color: rgb(51, 51, 255);">Ăn cướp </span>gọi là làm CÁCH MẠNG </span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br> -<span style="color: rgb(51, 51, 255);">Người giàu</span> gọi là TƯ SẢN, nên từ đó mới có chiến dịch ăn cướp ở thành thị, gọi là ÐÁNH TƯ SẢN </span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br> - <span style="color: rgb(51, 51, 255);">Nhà tù</span> gọi là CẢI TẠO</span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br> - <span style="color: rgb(51, 51, 255);">Biểu tình </span> gọi là PHẢN ÐỐI TẬP THỂ </span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br>- <span style="color: rgb(51, 51, 255);"> Phạm tội tham ô bị đưa làm vật tế thần để bao che</span> gọi là VI PHẠM HÀNH CHÁNH, LỢI DỤNG CHỨC VỤ (như vụ chìm xuồng PUM18 và mới đây vụ PCI)</span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br> - <span style="color: rgb(51, 51, 255);">Cướp tiền</span> gọi là XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA</span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br> - <span style="color: rgb(51, 51, 255);">Kích động hận thù trong xã hội </span>cho là ÐẤU TRANH GIAI CẤP </span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br> - <span style="color: rgb(51, 51, 255);">Đi ăn cắp </span>là CẢI HOẠT </span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br> - <span style="background-color: rgb(255, 255, 255);"><span style="color: rgb(51, 51, 255);">Chôm chỉa</span> </span>là CẢI THIỆN</span><br style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-weight: bold;font-family: times,times new roman,serif;"><br> - <span style="color: rgb(51, 51, 255);">Tham nhũng </span>gọi là QUAN HỆ XẤU...</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Còn rất nhiều tiếng Vẹm khác, như: <br>radio là ÐÀI, cái bao đựng Radio là VÕ ÐÀI (từng làm nhiều người dân miền Nam không hiểu khi những cán ngố mới từ rừng núi vào). Ở các trại tù, cán ngố quản giáo lần đầu vào Nam làm việc, khi nhìn thấy tù thăm nuôi, có lạp xưởng, thì &#8220;nấy nàm lạ nắm&#8221; hỏi: &#8220;con gì đỏ choét, không đầu không đuôi?&#8221;. </span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Khi nhìn thấy phim tình cảm có màn &#8220;thương nhau lắm, cắn lưỡi nhau lâu&#8221;, được những nhà &#8220;văn hóa tiếng Vẹm&#8221; gọi là &#8220;BÚ MỒM&#8221; cũng giống như trẻ bú vú, heo bò con bú vú mẹ...</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Ngày nay, tiếng Vẹm đang bước sang giai đoạn &#8220;tạp nhạp 80, tức là những nhà &#8220;đỉnh cao cháy rụi&#8221; văn hóa, thuộc hàng: &#8220;dốt như chuyên tu, ngu như tại chức&#8221; trong đội ngũ &#8220;tiến sĩ Cầu Muối&#8221; hay là &#8220;khoa bảng bến xe, kỹ thuật chuyên gia bến tàu&#8221; và các &#8220;nhà báo tiên tiến của hơn 600 tờ báo&#8221; với công thức: &#8220;nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo, nói láo để lập công&#8221;, đã và đang biến chế thành Vẹm từ mới. Như động thái, đặc tình, đạo cụ, lao cải, giao hợp, điều kinh, điều phối, cơ chế... khiến cho tiếng Vẹm càng khó hiểu, nên những người từng học tiếng Việt, khi nghe tiếng Vẹm, cũng cần phải có &#8220;thông ngôn&#8221; kế bên để nắm vững; chớ tiếng Vẹm có nhiều &#8220;cạm bẫy&#8221; nên cũng gạt được nhiều người ngây thơ.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Tiếng Vẹm là &#8220;đỉnh cao trí tệ&#8221; nên chỉ có giới bất lương, đầu trộm đuôi cướp xài, dần dà lan ra dân chúng, làm &#8220;ung thối&#8221; một số tiếng Việt.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> <span style="font-family: times,times new roman,serif;background-color: rgb(255, 255, 204);"><span style="color: rgb(51, 0, 51);"><span style="font-weight: bold;">Một số người tỵ nạn, tình cờ hay cố ý (gián tiếp) mang theo hành trang tha hương những thứ tiếng Vẹm và một số cơ quan truyền thông do người Việt tỵ nạn chủ trương, cũng quảng bá tiếng Vẹm một cách rộng rãi trong các bài báo, đài phát thanh, truyền hình...</span> </span> ngay trong sinh hoạt, những người về du lịch, du học sinh, gia đình thăm viếng... đã và đang nói tiếng Vẹm, là thứ nọc độc cần phải bỏ càng sớm càng tốt, để tiếng Việt được bảo tồn.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Gần mực thì đen, nói tiếng Vẹm dễ bị ảnh hưởng thành &#8220;con vật&#8221; (animal), nên các cơ quan truyền thông nên bỏ loại ngôn từ có &#8220;nghiệp chuyên&#8221; (chuyên nghiệp) lừa đảo, khủng bố, hầu cho tiếng Việt được sạch sẽ, để mai nầy mang về rửa loại tiếng Vẹm, làm cho xã hội rối loạn, ung thối nền tảng đạo lý.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Phạm Quỳnh nói một câu chí lý: &#8220;Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn&#8221;, thi ngày nay: &#8220;đảng cướp Việt Cộng còn là còn tiếng Vẹm&#8221;.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Nguyễn Văn Vĩnh cho là: &#8220;An Nam ta cái gì cũng cười, hay cũng hì, dở cũng hì...&#8221; và tiếng Vẹm cũng có sự kiện: <span style="background-color: rgb(255, 255, 204);">&#8220;Tiếng Vẹm cái gì cũng CHẾ ÐỘ, chính trị cũng chế độ, ăn uống cũng chế độ, giá biểu hàng hóa cũng chế độ...&#8221;</span> đây là thứ CHẾ ÐỘ lạm phát trong một chế độ phi nhân.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Tiếng Vẹm là thứ ngôn ngữ của băng đảng bất lương, có &#8220;nghiệp chuyên&#8221; cướp của, giết người, kích động thù hận, chém giết nhau... nên tốt nhất là đừng nên đọc bất cứ sách báo nào xuất bản tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nghe, xem truyền hình Việt Cộng và các cơ quan truyền thông tỵ nạn hãy cố gắng gạn lọc những &#8220;cặn bã&#8221; của tiếng Vẹm trước khi phổ biến với quần chúng, là một trong những cách để bảo tồn văn hóa dân tộc, ngăn chận nọc độc ngôn ngữ Vẹm.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Nếu các cơ quan nào vẫn cố tình dùng tiếng Vẹm thay tiếng Vẹm trong công tác truyền thông, thì rõ ràng đây là &#8220;cơ sở&#8221; của Vẹm được cài sang hải ngoại để làm công tác đầu độc ngôn ngữ, hầu dọn đường cho tiếng Vẹm nhuộm đỏ cộng đồng, làm hư tiếng Việt trong sáng truyền thống.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Từ ngữ là chất xúc tác, đưa đường dẫn lối cho các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế... nói tóm lại, <span style="font-weight: bold;">ngôn ngữ chính là cái chìa khóa mở cửa cho nền văn minh nhân loại. </span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Băng đảng cướp Cộng Sản có thứ tiếng riêng, là &#8220;núp bóng&#8221; các ngôn ngữ, nơi mà họ &#8220;cướp chính quyền&#8221; và dần đà biến ngôn ngữ đó thành tiếng Cộng Sản. Nên tiếng Việt đã và đang bị Tiếng Vẹm làm ô nhiễm bằng những &#8220;áng mây mù từ ngữ&#8221;, lan tràn sang hải ngoại, là điều làm cho <span style="background-color: rgb(255, 255, 204);">nhiều người quan tâm và lo ngại, sợ tiếng Vẹm làm hư tiếng Việt nếu không biết ngăn chận và thanh lọc &#8220;ô nhiễm ngôn ngữ Vẹm&#8221; ra khỏi tiếng Việt.</span></span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> CÁI HỘ khẩu bày, CỐ HẠI dân.</span><br style="font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-family: times,times new roman,serif;">HỘ KHẨU từ nay HẬU KHỔ dần.</span><br style="font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-family: times,times new roman,serif;">HỠI HỒ chủ tặc, khi HỒ HỞI.</span><br style="font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-family: times,times new roman,serif;">ÐỘNG CƠ bốc lột ÐỢ CÔNG nhân.</span><br style="font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-family: times,times new roman,serif;">CÁN MẠCH nhân quyền, nào CÁCH MẠNG.</span><br style="font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-family: times,times new roman,serif;">CHỈ TRÙ dân tộc, CHỦ TRÌ bàn.</span><br style="font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-family: times,times new roman,serif;">THƯỢNG THỜI bán nước, ngay THỜI THƯỢNG.</span><br style="font-family: times,times new roman,serif;"><span style="font-family: times,times new roman,serif;">CHẤT LƯỢNG bạo quyền, CHƯỚNG LẬT gian.</span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> ==================</span><p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Và đây, mình mới vừa đọc được một câu: </span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> "Chúc các bạn một tuần thật hoành tráng nhá!" </span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height: 34pt;"><font color="navy" face="Cambria" size="6"> Nếu không bảo là bừa bãi vô tội vạ thì bảo là gì. Từ "hoành tráng" vốn chỉ đi với không gian và phối trí nay đã bỏ "chồng" để đánh đĩ với thời gian và sự kiện rồi sao? </span><br><br> <font size="6"><span style="font-weight: bold;">Ghi chú:</span> Cộng Sản Việt Nam là hiện thân của Việt Minh. Việt Minh là một mặt trận liên minh được Hồ Chí Minh và đàn em, được thành lập với <span style="font-weight: bold;">ý đồ lừa đảo để tước đoạt</span> sức mạnh của các phong trào và mặt trận kháng Pháp thời trước. Việt Minh được viết tắt là <span style="font-weight: bold;">VM</span> đọc là <span style="font-weight: bold;">Vê Em</span>, vê em vem (cũng như vờ em vem) thêm dấu vào, dấu nặng là hay nhất, thành "Vẹm". <br><br> <b>Hồng Đức</b> <br> California, 2008 </font></font><br><br></p><p></p></td></tr></tbody></table></center><p align="center">&nbsp;</p> <p align="center">&nbsp;</p>Đọc thêm <br><br><img src="https://i626.photobucket.com/albums/tt346/Quynh494/doubledot-5.jpg" border="0" alt=" photo doubledot-5.jpg"> <font color="deeppink" size="4"><b> Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975 </b></font><br><a href=" https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html "rel="nofollow"target="_blank"><font color="darkviolet" size="4"><b>https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html </b></a></font><p align="center">&nbsp;</p>http://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.htmlnoreply@blogger.com (Thanh)0tag:blogger.com,1999:blog-6323486108513169739.post-5245410258782336311Sat, 12 Nov 2016 10:47:00 +00002016-11-23T16:56:33.487-08:00Tiếng ViệtVNCHĐánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975<p align="center">&nbsp;</p> <table align="center" border="0" cellpadding="8" cellspacing="3" style="width: 650px;" wmode="transparent"><tbody><tr valign="top"><td fieldset="fieldset" style="background-image: url(https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/red%20dia_zpsarcntu2n.jpg); border-radius: 25px 25px 25px 25px; border: 0px solid pink;box-shadow: -5px -9px gray;" width="65";> <br /><span style="color: gold; font-family: Book Antiqua; font-size: 20pt; font-weight: normal;"></span><center><span style="color: pink; font-family: Book Antiqua; font-size: 20pt; font-weight: normal;"><br><br><b>Đánh <br><br> Dấu <br><br> Tiếng <br><br> Việt <br><br> trước <br><br> 1975<br> <br> và <br> <br>sau<br> <br> 1975</b></span></center><span style="color: gold; font-family: Book Antiqua; font-size: 18pt; font-weight: normal;"><br /></span><br /><br /></td> <td style="background-image: url(https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/red%20dia_zpsarcntu2n.jpg); background-repeat: repeat; border-radius: 0px 0px 0px 0px; padding-left: 0px; padding-right: 0px; box-shadow: 8px -8px gray;"> <br><div style="margin-left: 12px; margin-right: 12px;"> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width: 550px;" wmode="transparent"><tbody><tr valign="top"><td></td> <td fieldset="fieldset" style="background: none repeat scroll 0% 0% none; border-radius: 20px 20px 20px 20px; border: 1px solid pink; color: gold; font-size: 36px; line-height: 44pt;"><br><br> <div style="margin: 12pt 14pt 0pt;">Cách bỏ dấu truyền thống: <b>“hóa, xòe, khỏe, súy, thủy, Thụy Sĩ, ủy mị...”</b> <br><br><span style="color: oldlace; font-size: 36px; line-height: 44pt; font-weight: normal;">Sau 1975 Việt cộng cho thay đổi để khác đi của VNCH chứ không cần đúng hay sai, hay hoặc dở gì. Họ muốn phá tất cả những gì của VNCH và trước đó. Cách đánh dấu của Việt cộng: <span style="color: yellow; font-size: 36px; line-height: 44pt; font-weight: normal;"><br> “<s> hoá </s>, <s> xoè </s>, <s> khoẻ </s>, <s> suý </s>, <s> thuỷ </s>, <s> Thuỵ Sĩ,</s> <s>uỷ mị </s>...” <br><br> <span style="color: oldlace; font-size: 36px; line-height: 44pt; font-weight: normal;">Thí dụ: <br> - Việt Nam Cộng <s>Hoà</s> là sai. <br> mà phải viết: <br> <span style="color: gold; font-size: 36px; line-height: 44pt; font-weight: normal;">- Việt Nam Cộng <span style="background-color:red;"> Hòa. </span> <br></span><s>Thuỷ</s> Quân Lục Chiến là sai, <br> mà phải là <br><span style="color: gold; font-size: 36px; line-height: 44pt; font-weight: normal;">- <span style="background-color:red;">Thủy </span> Quân Lục Chiến.<br><br></span> Hãy trở lại truyền thống, không thể chơi ngông, làm ngu như Vẹm được. </span></span></span></span></div><br><br> </td></tr></tbody></table></div><br /></td> </tr></tbody></table><div align="center"><br></div><div align="center"><br></div><div align="center"><br></div><p align="center">&nbsp;</p> ** <p align="center">&nbsp;</p> <div style="border: 1px solid rgb(144, 238, 144);padding-left: 25px;padding-right: 23px;background-color: honeydew;"><br><br><br> <div style="background-color: teal;" class="replybodytext"><br> <font style="font-weight: bold;font-size: 26pt;color: honeydew;font-family: Arial;"> &nbsp;&nbsp;&nbsp; Tử sĩ hay Liệt sĩ?</font> &nbsp;&nbsp; <div style="border: 1px solid rgb(144, 238, 144);"> </div><br></div> <br><br><br> <font style="font-weight: normal;color: darkgreen;font-size: 22pt;font-family: Arial;"> Tử sĩ và Liệt sĩ là những chữ đều được miền Nam dùng nhưng với hai nghĩa hoàn toàn khác nhau.<br><br> <b><u>Tử sĩ</u> là người chiến sĩ chết vì Tổ quốc (vị quốc vong thân)</b> nói chung, như chết trận, chết trong lúc thi hành nhiệm vụ bình thường như mọi người trong lúc chiến tranh.<br><br> <b><u>Liệt sĩ</u> là người chiến sĩ chết vì Tổ Quốc một cách oanh liệt rất đặc biệt nổi bật mà không phải ai cũng làm được.</b><br><br> Những người đánh trận chết hoặc bị giặc sát hại, cái chết mình không biết trước chắc chắn thì gọi chung là Tử Sĩ.<br><br> (Những) người vì một mục đích, một nhiệm vụ cao cả, quyết liều thân cho Tổ quốc sinh tồn, dám làm chuyện mà nhiều người không dám làm, biết chắc chắn mình sẽ chết, việc làm vô cùng oanh liệt thì gọi là Liệt sĩ. Thí dụ như Lê Lai đã chịu chết để cứu Lê Lợi, chúa (vua) và cứu luôn cả dân tộc. <br><br> Việt cộng dùng chữ "liệt sĩ" để chỉ người chết trận là sai, phải dùng chữ "tử sĩ" mới đúng. Như chiêu hồn tử sĩ, hay chiêu hồn các tử sĩ chứ ít ai nói chiêu hồn các liệt sĩ, vì rất hi hữu mới có một liệt sĩ. <br><br><br><br> </font></div> <p align="center">&nbsp;</p> * <p align="center">&nbsp;</p> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center" width="640"><tbody><tr><td style="BACKGROUND: url(https://i767.photobucket.com/albums/xx312/nguyenus90/photo-686_zps099fd035.jpg) repeat-y;" width="59"></td><td> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" background="http://i870.photobucket.com/albums/ab261/mayman11/airbackgroud_1.jpg" width="120%"> <tbody> <tr> <td> <br><br><br><p align="right"> Ngày 25 tháng 12 Năm 2011</p> <p class="MsoNormal" style="margin: 44pt 32pt 0pt;text-align: justify;"><b><span style="color: lime;font-family: Arial;"><font size="7"><b> Tên Người và Địa Danh</b> <span style="color: yellow;font-family: Arial;"><font size="6"> <br><br> Tên người, danh từ riêng hay tên của một địa danh không đem ra dịch, vì như thế thì vừa ngốc nghếch, vừa lẩm cẩm, thí dụ: Moscow mà dịch là Mát Cơ Va thì nghe thật kỳ quặc. <br><br> Nếu là tên mới có của một quốc gia hay địa danh mới có, thì ta nên dùng bản tiếng Anh của tên đó kèm thêm phiên âm bằng tiếng Việt cho lần đầu tiên. Bản tiếng Việt thường dùng thì vẫn dùng nhưng kèm theo bản tiếng Anh:<br><br> Sau đây là tên của những địa danh, danh từ riêng và tên người: <br><br> - Ngũ Giác Đài (The Pentagon)<br> - Tòa Bạch Ốc (The White House)<br> - Mạc Tư Khoa (Moscow)<br> - Do Thái (Israel)<br> - Bắc Kinh (Beijing)<br> - Thụy Điển (Sweden)<br> - Sông Cửu Long (Mekong River)<br> - Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan)<br> - Á Căn Đình (Argentina)<br> - Ba Tây (Brazil)<br> - Ba Lan (Poland)<br> - Mễ Tây Cơ (Mexico)<br> - Ba Tư (Iran)<br> - Hy Lạp (Greece)<br> - Chí Lợi (Chile)<br> - Ai Cập (Egypt)<br> - Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)<br> - Na Uy (Norway)<br> - Phần Lan (Finland)<br> - Hòa Lan (The Netherlands)<br> - Nam Dương (Indonesia)<br> - Tân Gia Ba (Singapore)<br> - Bỉ (Belgium)<br> - Lục Xâm Bảo (Luxembourg)<br> - Ái Nhĩ Lan (Ireland)<br> - Tô Cách Lan (Scotsland)<br> - Bồ Đào Nha (Portugal)<br> - Spain (Tây Ban Nha)<br> - Hung Gia Lợi (Hungary)<br> - Bảo Gia Lợi (Bulgaria)<br> - Địa Trung Hải (The Mediterranean Sea)<br> - A Lịch Sơn (Alexander)<br> - Hốt Tất Liệt (Kublai Khan)<br> - Tây Tạng (Tibet)<br> - Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya)<br> - Vạn Lý Trường Thành (The Great Wall)<br> - Thượng Hải (Shanghai)<br> - Mãn Châu (Manchuria)<br> - Quảng Đông (Canton)<br> - Miến Điện (Burma, Myamar)<br> - Ngưỡng Quang (Rangoon)<br> - Tân Tây Lan (New Zealand)<br> - Đài Bắc (Taipei)<br> - Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat)<br> - Biển Hồ (Tonle Sap)<br> - Vạn Tượng (Vientiane)<br> - Nam Vang (Phnom Penh) <br><br><br> </font> </td><td style="background-color: powderblue;" width="2"> </td></tr></tbody></table></td></tr></tbody></table> <p align="center">&nbsp;</p> <p align="center">&nbsp;</p> <TABLE STYLE="WIDTH: 732PX; BORDER: 6PX dashed LIGHTSALMON; BOX-SHADOW: 13PX 13PX firebrick; MARGIN-CENTER: 150PX;" CELLPADDING="0" CELLSPACING="0"> <tbody> <tr> <TD STYLE="PADDING: 0PX; bgcolor:blue"> <div style="PADDING: 10PX; BACKGROUND-color:oldlace"><br><br> <br><br> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:30pt"><font color="navy" size="7"> Chữ Của vẹm... </font></p><br><br> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:30pt"> <font color="navy" size="6">Trong khi cộng sản có khuynh hướng Việt hóa các chữ Hán Việt (Lính thủy đánh bộ, tàu sân bay, xe bọc thép...), thì cũng chính họ lại có khuynh hướng sính dùng chữ Hán Việt trong khi các chữ Việt thuần túy nghe êm tai hơn.<br><br> Chúng tôi xin đưa ra vài thì dụ trong hàng trăm, hàng ngàn cách sử dụng sai trái của Việt Cộng.</font><br><span style="navy;"> </span> <font style="color: navy" size="6"><p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:30pt"> Chắc quý vị còn nhớ các bảng hiệu “xưởng đẻ”, “nhà đái nam”, “cửa hàng thịt Thanh Niên” trong những năm sau 1975? Nghe mà tởm lợm, dựng tóc gáy.</font> <span style="silver"> </span> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:30pt"><font style="color: navy;" size="6"><br> Các chữ Hán Việt như “cự li” (khoảng cách = distance), “cách ly” (cô lập = isolate), “tiếp cận” (đến gần = approach) ngày trước chúng ta vẫn dùng; nhưng tùy theo từng trường hợp.<br><br> — <b>Cự li</b> dùng trong quân sự, chữ thường là 'khoảng cách'. <br><br> — <b>Tiếp cận</b> dùng trong toán học, chữ thường là 'tiếp xúc'. <br><br> Khi nói về những chuyện thông thường, người ta nói: <br><br> — “Khoảng cách giữa các xe...”. <br><br> — “Anh B. bị bạn bè cô lập....”. <br><br> — “Việt Nam tiếp xúc với nền văn minh Tây phương”. <br><br> — “Anh A. đến gần cô B.” <br><br> Nghe nhẹ nhàng dễ hiểu hơn nhiều.</font><br> <span style="color: navy"> </span> <font style="color: navy;" size="6"><p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:30pt"> Khi nói đến “chùm” (cluster, bunch), chúng ta hình dung đến chùm nho, chùm cau, chùm lông (hay túm lông), như người ta nói:<br><br> — <b>Một tập thơ.</b> <br>— <b>Một xấp ảnh.</b><br>— <b>Một hợp ca (tam ca, tứ ca, hay đồng ca).</b> <br><br> Thật là khó chấp nhận khi nghe hay đọc các chữ như: chùm thơ, chùm ảnh, tốp ca...<br><br> Chùm hay bó, hoặc cụm là những chữ cụ thể. Cụ thể là vất có thể sờ nắm lấy như: bong bóng, thì dùng chữ: chùm bong bóng. <br> Còn chữ "chùm thơ" là sai, vì thơ là chữ trừu tượng.<br>Chữ để chỉ triều tượng là chữ không thể nắm, sờ... cũng như dùng chữ "cụm chữ", chữ thuộc về phầ triều tượng, không thể nắm bắt hay đo, đong, đếm... nên không thể nói là 'cụm chữ', 'chùm thơ được, mà phải nói là "những bài thơ" và "câu (văn), câu (nói). <br><br> Chữ "cụm" dùng cho: "cụm mây" hay đám mây.<br> Thí dụ: <br>— Cụm mây tụ lại, báo hiệu thời tiết..". <br> — Cụm khói đang bốc lên được dẹp tắt." </font> <span style="color: silver;"> </span> <font style="color: navy;" size="6"><br><br> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:30pt"> Trong các bản tin do báo hải ngoại trích từ báo của Việt Cộng chúng tôi đã đọc:</font> <span style="color: navy"> </span> <font style="color: navy;" size="6"><br> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:30pt"> — “Cái bánh chưng vĩ đại (được vào sách Kỷ Lục) này do bà Nguyễn Thị X. ‘thể hiện’”.<br><br> Ðúng ra, phải dùng chữ <b> “thực hiện”</b> hay đơn giản hơn dùng chữ <b> “làm”, 'vĩ đại' thuộc về triều tượng (sự hy sinh cao cả và vĩ đại), bánh Chưng là chữ cụ thể, phải dùng chữ "khổng lồ" hoặc "to lớn, to tướng" khác thường...</b> 'Thể hiện' có nghĩa là biểu lộ (express). Người ta nói “thể hiện sự ưu ái, thể hiện lòng ái quốc... Chính tự điển của Việt cộng cũng định nghĩa đúng thế.</font> <span style="color: navy;"> </span> <font style="color: navy;" size="6"><br><br> — “Ca sĩ X ăn mặc 'ấn tượng'”. Ấn tượng là danh từ (impression). Phải nói <b>cách ăn mặc của ca sĩ X. gây một ấn tượng tốt.</b></font><span style="color: silver"> </span> <font style="color: navy" size="6"><br><br> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:30pt"> — Ðiểm nhấn: Trong cách ăn mặc, chiếc cà vạt là ‘điểm nhấn’. Ý tác giả muốn nói đến <b>điểm nổi bật</b> gây chú ý nhất (focus).</font><br><br> <span style="color: silver"> </span> <font style="color:navy" size="6"><p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:30pt"> — Nổi cộm. Đề tài nổi cộm, vấn đề nổi cộm, Eo ôi! Tại sao không dùng chữ "nổi bật"? <br><br> <span style="color: silver"> </span> <font style="color: navy" size="6"> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:30pt"> — Bức xúc. Tiếng Việt có các chữ bứt rứt, ray rứt (worry) hoặc lo lắng. Chính trong tự điển Việt cộng cũng không có chữ 'bức xúc' này. Nhưng nhiều nhà hoạt động của người Việt hải ngoại vẫn cứ dùng chữ bức xúc một cách ngô nghê vô tội vạ. </font> <span style="color:navy;"> </span> <font style="color:navy" size="6"><br><br> <p style="margin: 12pt 14pt 0pt;line-height:30pt">— "Thống nhất ý kiến". Một vị bác sĩ đã có tuổi, sống hơn nửa đời mình ở miền Nam và có nhiều bài viết trên rất nhiều báo hải ngoại đã viết: sau khi hội ý, các bác sĩ đã thống nhất ý kiến. Tại sao không viết <b>Sau khi bàn bạc, các bác sĩ đã cùng đồng ý?...</b></font> <span style="color:silver;"> </span> <font style="color: navy;" size="6"><br><br> <p style="margin: 5pt 20pt 0pt;line-height:30pt"> Những chữ do Việt cộng dùng để che giấu việc làm, ý đồ, hoặc đánh tráo chữ nghĩa, ý niệm, hoặc tư tưởng bất chính, vi hiến... của chúng như: Giải phóng, hòa hợp hòa giải, hiệp đồng, thống nhất, cách mạng, Mỹ Ngụy, bên thắng cuộc bên thua... Chúng ta phải phán đoán cho công bình và giành lại những chữ đúng đắn sự thật và đầy chính nghĩa về cho chúng ta, thí dụ như: Ngày 30 tháng tư là ngày Việt cộng cưỡng chiếm miền nam, mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị <span style="background-color:yellow;"><span style="border-bottom:4px dotted darkviolet;"> bức tử, </span></span> thay vì nói theo Việt cộng là QLVNCH <span style="background-color:lightyellow;"><s>thua trận</s></span> vì sự thật ta không thua mà <b>bị bắt phải buông súng</b>, đó là <span style="background-color:yellow;">bức tử.</span> <br><br> Chúng ta không gọi Việt cộng chúng là quân 'giải phóng', vì rành rành chúng cướp chính quyền vi phạm luật ngưng bắn, vi hiến xâm chiếm lãnh thổ của ta, ta <span style="background-color:yellow;"> <span style="border-bottom:8px double darkviolet;">không gọi ngày 30 tháng Tư là ngày "giải phóng hay thống nhất" được.</span></span> Việt cộng ngụy biện là việc của chúng, vì chính Việt cộng ký chia đôi đất nước với Tàu và Pháp, Quốc Gia Việt Nam không ký. Đừng nói theo chúng, hãy công bình mà dùng chữ cho đúng sự thật.</font><span style="color: silver;"> </span> <font style="color:navy;" size="6"><br><br> <p style="margin: 5pt 20pt 0pt;line-height:30pt"> Sự dùng sai, vay mượn chữ do Việt cộng sử dụng bừa bãi của những người viết, của báo chí hải ngoại do thiếu ý thức hay nhân lực đã vô tình đi sai chức năng cao quý vị hướng dẫn quần chúng của báo chí truyền thông. Ngày trước, báo giới Việt Nam Cộng Hòa rất thận trọng. Họ làm báo như một nghề chính thức. Vì thế, các báo Việt Nam có cả một tòa soạn, ban trị sự, ban biên tập, người sửa bài. Họ duyệt bài tương đối kỹ, vừa về quan điểm vừa về văn phạm, lỗi hỏi ngã. Và nhất là họ không làm việc cắt dán, cóp py bài vở từ báo khác. Ngày nay, báo chí tại hải ngoại nở rộ. Có báo chỉ cần một người, một máy điện toán là đủ tạo nên một tòa soạn, ban biên tập. <b>Bài vở thì phần lớn cắt và dán từ các trang web mà không hề đọc lại thật kỹ. Chính vì sự đói bài vở này, mà những bài viết từ Việt cộng có cơ hội xâm nhập ồ ạt vào sinh hoạt truyền thông hải ngoại, làm một công cụ tuyên truyền không công cho Việt Cộng.</b> <br><br>Nếu chịu khó làm công việc vạch lá tìm sâu thì chúng ta sẽ thấy đã có nhiều cây viết hải ngoại cũng có ít hoặc nhiều lần, xài chữ sai từ phía Việt cộng.<br><br> <span style="color: navy;"> </span></span> <font style="color: navy;" size="6"><b>Ðỗ Văn Phúc</b> <font style="color: navy;" size="3"><br><br><a rel="nofollow" href="http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=136303">http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=136303</a></font> <br><br></font></p></td><td style="" </font></p> </td></tr> </tbody></table> <p align="center">&nbsp;</p> Bài trên, tựa đề được thay đổi, và cho vào vài chữ sai nhưng hay dùng, và chỉ lấy phần quan trọng trong toàn bài viết của tác giả. Xin nhấn đường nối để đọc toàn bài và bài gốc của tác giả. <p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p> <p align="center">&nbsp;</p>Đọc thêm: <br><br><img src="https://i626.photobucket.com/albums/tt346/Quynh494/doubledot-5.jpg" border="0" alt=" photo doubledot-5.jpg"> <font color="limegreen" size="4"><b>Tiếng Việt và Tiếng Vẹm </b></font><br><a href=" https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html "rel="nofollow"target="_blank"><font color="darkviolet" size="4"><b>https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html </b></a></font><p align="center">&nbsp;</p> http://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.htmlnoreply@blogger.com (Thanh)0tag:blogger.com,1999:blog-6323486108513169739.post-5486392265746365542Sat, 12 Nov 2016 08:26:00 +00002016-11-12T12:39:22.012-08:00Pháo Binh <p align="center">&nbsp;</p> <p align="center">&nbsp;</p> <html><head><style>div.background { background: url(https://i870.photobucket.com/albums/ab261/mayman11/105howieL_tn_150x92%201.jpg) repeat; border: 4px solid black; } div.transbox { margin: 30px; background-color: #ffffff; border: 1px solid black; opacity: 0.6; filter: alpha(opacity=60); /* For IE8 and earlier */ } div.transbox p { margin: 5%; font-weight: bold; color: #000000; } </style></head><body> <div class="background"> <div class="transbox"> <p><font size="6" font color="green"><b>Binh Chủng Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa</b></font></p> </div></div> </body></html><p align="center">&nbsp;</p> </body></html> <p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p> <div style="position: absolute; :3px; right: 121px; width: 249px; height: 115px; z-index: 0;" id="element2"><img alt="" src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/explode_zps1srvxrl4.gif" border="0" alt=" photo explode_zps1srvxrl4.gif" height="115" width="249" border="0"></div> <br><br><img src="https://i870.photobucket.com/albums/ab261/mayman11/105howieL_tn_150x92%201.jpg" align="right" width="" height=""><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p> <div style="position: absolute; :3px; right: 121px; width: 249px; height: 115px; z-index: 0;" id="element2"><img alt="" src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/explode_zps1srvxrl4.gif" border="0" alt=" photo explode_zps1srvxrl4.gif" height="115" width="249" border="0"></div> <div style="position: absolute; : 33px; left: 0px; width: 150px; height: 92px; z-index: 1;" id="element5"><img alt="" src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/artillery-gun-silhouette-152-231912_zpsfy9pfwky.png" height="260" width="200"></div> <p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p> <div style="position: absolute; :3px; right: 218px; width: 249px; height: 115px; z-index: 2;" id="element2"><img alt="" src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/explode_zps1srvxrl4.gif" border="0" alt=" photo explode_zps1srvxrl4.gif" height="115" width="249" border="0"></div><p align="center">&nbsp;</p> <p align="center">&nbsp;</p> <img src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/137834bd-6d80-4bfe-8b24-11ac5bd1f37a_zpscgjc1res.jpg" border="0" alt=" photo 137834bd-6d80-4bfe-8b24-11ac5bd1f37a_zpscgjc1res.jpg"><p align="center"> &nbsp;</p><br><p align="center">&nbsp;</p> <img src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/Suacuteng%20i%20baacutec_zps2aznibb8.jpg" border="0" alt=" photo Suacuteng i baacutec_zps2aznibb8.jpg"> <p align="center">&nbsp;</p> <img src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/phaacuteo%20binh_zpsjtv9ln5e.jpg" border="0" alt=" photo phaacuteo binh_zpsjtv9ln5e.jpg"> <font size="5" color="darkviolet"> Tôi đứng bên này sông, bên kia vùng lửa khói,<br>Làng tôi đây, bao năm dài chinh chiến,<br>Từng lũy tre muộn phiền.<br>...........................................<br><br>Này anh lính chiến, người bạn pháo binh,<br>Mẹ tôi tóc sương từng đêm nghe đạn pháo rơi thật buồn...<br><b>Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi</b>.<br>Nhà tôi ở cuối chân đồi,<br>Có giàn thiên lý, có người tôi thương.<br></font> <br><br> <div style="position: absolute; :1px; right: 219px; width: 249px; height: 115px; z-index: 1;" id="element2"><img alt="" src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/explode_zps1srvxrl4.gif" border="0" alt=" photo explode_zps1srvxrl4.gif" height="115" width="349" border="0"></div><div style="position: absolute; :1px; center: 219px; width: 249px; height: 115px; z-index: 1;" id="element2"><img alt="" src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/explode_zps1srvxrl4.gif" border="0" alt=" photo explode_zps1srvxrl4.gif" height="115" width="349" border="0"></div> <div style="position: ; :1px;: 219px; width: 249px; height: 115px; z-index: 1;" id="element2"><img alt="" src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/explode_zps1srvxrl4.gif" border="0" alt=" photo explode_zps1srvxrl4.gif" height="115" width="349" border="0"> <div style="position: absolute; : 33px; : 0px; width: 150px; height: 52px; z-index: 1;" id="element5"><img alt="" src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/Suacuteng%20i%20baacutec_zps2aznibb8.jpg" height="260" width="200"></div> </div> <p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p> <div style="position: absolute; top: 85px; right:48px; width:300px; height:490px; z-index:1;" id="1"><img src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/explode_zps1srvxrl4.gif" border="0" alt=" photo explode_zps1srvxrl4.gif"></div> <div style="position: absolute; top: 118px; right: 178px; width: 300px; height: 300px; z-index: 2;" id="element2"><img src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/artillery-gun-silhouette-152-231912_zpsfy9pfwky.png" border="0" alt=" photo artillery-gun-silhouette-152-231912_zpsfy9pfwky.png"> </div> <div style="position: absolute; :3px; right: 131px; width: 249px; height: 115px; z-index: 0;" id="element2"><img alt="" src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/explode_zps1srvxrl4.gif" border="0" alt=" photo explode_zps1srvxrl4.gif" height="115" width="249" border="0"></div> <div style="position: absolute; : 33px; left: 0px; width: 150px; height: 92px; z-index: 1;" id="element5"><img alt="" src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/artillery-gun-silhouette-152-231912_zpsfy9pfwky.png" height="260" width="200"></div> <p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p> </div> <p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p> <p align="center">&nbsp;</p><div style="position: absolute; : 1px; center: 51px; width: 249px; height: 115px; z-index: 0;" id="element2"><img alt="" src="https://i682.photobucket.com/albums/vv190/doublenguyennguyen/explode_zps1srvxrl4.gif" border="0" alt=" photo explode_zps1srvxrl4.gif" height="115" width="749" border="0"></div> <p align="center">&nbsp;</p><p align="center">&nbsp;</p><img src="

No comments:

Post a Comment