http://www.hungsuviet.us/sitebuilder/images/Ly_thuong_Kiet_moi2-449x352.jpg
www.hungsuviet.us/lichsu/NgocThuNamQuocSonHa.html
Kính tặng Chuẩn Tướng Trần quang Khôi, Đại tá Nguyễn văn Đương, Đại tá Phạm văn Phúc, Trung tá Ngô minh Hồng, Trung tá Nguyễn văn Đồng và các Chiến hữu thuộc lực lượng xung kíck Quân Đoàn III trong cuộc hành quân Toàn Thắng 1/71.
Một nén hương tưỡng niệm các niên trưởng Phan văn Sành, Hoàng Trác, Vỏ mộng Thuý, Nguyễn văn Ron.
Nguyễn văn Nam ( ĐĐT/ĐĐTS/LĐ5BĐQ )
Cuối năm 1970 BTL/QĐIII xử dụng ba Sư đoàn cơ hữu là 5,18, 25 và 2 Liên đoàn 3 và 5BĐQ thay phiên nhau mở cuộc hành quân sang lãnh thổ Kampuchia, phá tan hậu cần VC dọc theo biên giới: mật khu Ba Thu, Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu. Đồng thời đi sâu vào các tỉnh Svay Rieng, Kompong Trach, Prey Vieng, cứu đồng bào VN thoát khỏi cảnh nạn kiều, đưa trở về VN định cư. Gần Tết các đơn vị được rút về VN ăn Tết, đồng thời chuẩn bị cho cuộc hành quân quy mô Toàn Thắng 1/71 trên lãnh thổ Kampuchia.
Lực lượng xung kích Quân đoàn III được thành lập gồm 3 Chiến đoàn tinh nhuệ, tổ chức như sau:
Sáng ngày mồng 4 Tết, các lực lượng này đã ào ạt xuất phát tiến quân theo trục lộ Thiện Ngôn, Xa Mát, vượt biên giới Kampuchia, sang ngã ba Krek, cặp theo quốc lộ 7, trực chỉ Kompong Cham. Mục tiêu là đồn điền Chup, theo tin tình báo nơi đây là bản doanh của Trung ương cục Miền Nam, tức là cục R. Ba Sư đoàn Bộ binh 5,18 và 25 thay phiên nhau giữ đường về từ Thiện Ngôn sang đến ngã ba Krek, dọc theo quốc lộ . Khi lực lượng của ta tiến đến thành phố Suong, một quận lỵ trù phú của tỉnh Kompong Cham thì chạm súng ác liệt với VC. Trung tướng Đỗ cao Trí Tư lệnh Quân đoàn III đã có mặt ngay từ phút đầu chạm súng trên bầu trời măït trận . Sau vài vòng lượn trên đầu quan sát mặt trận, ông đáp xuống và chỉ thị cho 3 Chiến đoàn trưởng: mục tiêu nầy khó ăn, nhưng các đơn vị cố gắng thanh toán để tiến nhanh đến mục tiêu chính là đồn điều Chup, nếu chậm trể cục R sẽ chạy mất. Chiến đoàn 3 bọc lên phía bắc, Chiến đoàn 5 bọc xuống phiá nam, Chiến đoàn 333 tấn công chính diện. Ông quay sang chỉ thị cho đại úy Tuấn là sĩ quan tuỳ viên , bảo gọi về Trung tâm hành quân Quân đoàn có bao nhiêu máy bay đưa sang hết cho Đại tá Phúc (CĐT/CĐ333), rồi giao trực thăng cho các đơn vị trưởng bay lên quan sát trận địa. Lực lượng xung kích QĐIII đã nhanh chóng thanh toán địch tại thành phố Suong và tiến như chẻ tre về đồn điền Chup, với những cuộc chạm súng không đáng kể. Chiến đoàn 3 bọc sâu lên làm rào cản, án ngữ ngang phía bắc đồn điền Chup. Chiến đoàn 333 càn quét rìa phía tây Chup dọc theo sông Cữu Long. Chiến đoàn 5 chia làm hai cánh, tiến quân theo như lệnh hành quân của QĐIII đã phổ biến.
1- TĐ 38BĐQ với 2 đại đội của TĐ33BĐQ làm lực lượng xung kích tiến quân xuyên qua đồn điền Chup từ hướng nam lên hướng bắc,đoạn đường dài 14 Km. 2- Chiến đoàn 5 ( – ) càn quét rìa phiá đông đồn điền Chup.
Nhưng theo đề nghị của Trung tá Ngô minh Hồng, 2 đại đội của TĐ38BĐQ được thay thế bởi đại đội 5 Trinh sát. Tờ mờ sáng cánh quân xung kích đã bắt đầu vượt tuyến xuất phát. Đại đội 5 Trinh sát cùng với đại đội 1/TĐ38BĐQ ( Đ/uý Hoàng văn Trác ĐĐT) tiến song song mở đường cho cánh quân. Đồn điền Chup với những cây cao su lâu đời to lớn, như một khu rừng già, nhìn không thấy ánh mặt trời, đã làm trở ngại không ít cho việc liên lạc bằng vô tuyến. Công nhân ở đây sống trong những làng cách nhau thật xa. Cánh quân tiến được khoảng 9 Km thì bắt đầu chạm địch. Đây là một trung tâm huấn luyện tân binh mà địch chưa kịp di tản. Quân ta đã nhanh chóng đẩy lùi địch và phá hủy toàn bộ trung tâm huấn luyện này. Tiến thêm vài trăm mét nữa thì phát giác ra những hệ thống giây điện thoại chằng chịt, binh sĩ cắt bỏ chưa xong thì địch đã ào ạt tấn công, trận chiến xảy ra thật ác liệt. Có lẽ đây là đơn vị bảo vệ cục R, nên chúng được huấn luyện kỹ về kỷ thuật tác chiến trong rừng cao su, chúng nhanh nhẹn nhảy từ gốc cao su nầy sang gốc cao su khác như những con sóc, thuộc lòng địa thế và điều quân theo tên của từng lô cao su. Lúc bấy giờ liên lạc vô tuyến tương đối còn tốt, pháo binh rồi trực thăng võ trang yễm trợ hữu hiệu, anh em binh sĩ chống trả dũng mãnh đã đẩy lùi cuộc tấn công của địch. Đơn vị bung rộng ra lục soát tịch thu được gần trăm vũ khí đủ loại. Tìm được bãi trống nhỏ, chúng tôi nhanh chóng lo việc tải thương và tiếp tế đạn dược. Tiếp tục tiến quân được vài trăm mét thì địch đã vận động từ xa tới bao vây tấn công tứ phía. Liên lạc vô tuyến lúc nầy bị tắc nghẽn, không gọi được yễm trợ, phải tự túc tác chiến. Mặc dầu vậy, địch vẫn không chọc thủng được phòng tuyến của hai đại đội đi đầu. Trời tối dần, cánh quân phải co lại để phòng thủ qua đêm. Đại đội Trinh sát và đại đội 1/TĐ38BĐQ lập phòng tuyến phía trước, TĐ38BĐQ (- ĐĐ1) đâu lưng phòng thủ phía sau. Binh sĩ được lệnh nằm im không phản ứng khi bị địch quấy phá, địch quân mò mẫm suốt đêm vẫn không tìm ra được vị trí đóng quân của đơn vị.
Sáng hôm sau địch tấn công liên tục, càng lúc càng dữ dội hơn. Tôi ra lệnh cho anh em trinh sát chỉ nổ súng khi VC cách khoảng 10mét, mặc cho chúng thổi kèn và hò hét xung phong từ ngoài xa. Tôi tìm mọi cách liên lạc với Liên đoàn để báo cáo tình hình và xin yễm trợ đều vô hiệu. Áp lực địch ngày càng nặng hơn. Tôi mở sang hệ thống không lực và nghe được văng vẳng tiếng liên lạc của L19, tôi thử máy và tạm liên lạc được nhưng không rỏ lắm, tôi báo cáo cho họ biết chúng tôi là cánh quân của Chiến đoàn 5 đang ở trong đồn điền cao su Chup và mất liên lạc với Chiến đoàn từ tối hôm qua, đang chạm địch nặng và nhờ họ yễm trợ. Anh em L19 cho biết là họ có nhiệm vụ yểm trợ cho một đơn vị khác nhưng chưa liên lạc được. Nếu trong vòng 5 phút nữa họ vẫn không liên lạc được thì họ sẽ đến yễm trợ cho chúng tôi. Vài phút sau đó L19 cho biết sẽ đến yễm trợ cho tôi, tôi cho toạ độ và phải xử dụng đến súng bắn hỏa châu họ mới tìm ra được vị trí. Tôi và Trung tá Ngô minh Hồng nhờ đó đập tan được cuộc tấn công của địch, nhưng vẫn còn dè dặt không bung rộng ra lục soát như ngày trước, vì áp lực địch vẫn còn nặng nề. Chúng tôi chuẩn bị đóng quân qua đêm. Từ chập tối địch quấy phá liên tục nhưng vẫn không tìm ra được vị trí đóng quân cuả chúng tôi. Đến khuya thì chúng tìm ra được vị trí của TĐ38BĐQ và tấn công dữ dội. Trong đêm tối không soi sáng một đại đội của TĐ38 bị rối loạn, tôi cấp tốc đưa trung đội 2 trinh sát của Thiếu uý Bùi mạnh Dũng sang bảo vệ BCH/TĐ giúp TĐ rãnh tay điều động phản công và ổn định lại vị trí. Sáng ngày hôm sau binh sĩ đã bắt đầu không chịu đựng nổi với cơn khát (trong rừng cao su không tìm đâu ra nước), có người đã định nếm thử nước tiểu của mình. Tôi chợt nghĩ ra là Chiến đoàn 3 đang án ngữ phía bắc, cách chúng tôi khoảng 4 Km, và TĐ 30BĐQ của Thiếu tá Phan văn Sành Khóa 17 TVBQG đang tăng phái cho Chiến đoàn 3. Mặc dầu đã rời TĐ30BĐQ khá lâu, nhưng Thiếu tá Sành và tôi vẫn thường xuyên giữ tần số nội bộ của nhau để liên lạc khi cần. Tôi vào tần số nội bộ của TĐ30BĐQ và bắt đâu liên lạc:
– 25 đây Hoàng Sa gọi, nghe được tôi không trả lời.
– Hoàng Sa đây 25 nghe 4 trên 5. Mầy đang làm gì, ở đâu, có gì không trả lời.
– Tôi đang bị kẹt trong Chup cách 25 khoảng 4km. Từ hai ngày nay không liên lạc được với ai, trả lời.
– Tao biết rồi, đang theo dõi, nhưng làm gì có mầy trong đó, trong lệnh hành quân chỉ có TĐ 38BĐQ và hai Đại đội của TĐ33BĐQ thôi, tại sao có mầy, trả lời.
– Giờ chót tôi thay hai đại đội của TĐ33BĐQ, đang kẹt lắm, 25 có thể trình đại tá Khôi vào tiếp chúng tôi được không, trả lời .
– Được rồi, yên chí tao trình liền với đại tá Khôi sẽ cho mầy biết kết quả ngay, chờ máy. Chỉ vài phút sau anh cho biết đại tá Khôi đã chấp thuận, TĐ30BĐQ cùng với một Chi đoàn M113 của Thiếu tá Nguyễn văn Ron đang tăng phái cho TĐ30BĐQ, sẽ lên đường vào tiếp cứu chúng tôi ngay. Tôi cho anh tọa độ của chúng tôi đang ở và dặn anh nhớ mang theo thật nhiều nước vì chúng tôi đang cần. Anh dặn tôi bao giờ nghe được tiếng thiết giáp thì bắn một tràng đại liên M60 về hướng anh và hướng dẫn anh đến cho nhanh. Tôi muốn để Trung tá Ngô minh Hồng ngạc nhiên nên chưa báo tin nầy, khoảng một giờ sau khi nghe tiếng thiết giáp và TĐ30BĐQ sắp mang nước tới, ông mừng rở và rủa tôi ngay: thằng quỷ sứ sao không báo cho tao biết. VC đa dạt ra bên ngoài bàn mưu tính kế, để yên cho chúng tôi chuyền những can nước và bidon cho nhau. Chúng tôi họp chớp nhoáng với nhau, mình không đánh VC, bằng mọi gía phải ra khỏi chổ nầy trước khi trời tối. TĐ30BĐQ và Chi đoàn M113 đi trước mở đường, TĐ38BĐQ đi giữa và Trinh sát đoạn hậu. Lúc bấy giờ vào khoảng 4 giờ chiều. Thiếu tá Sành mưu trí lanh lợi, dương đông kích tây, bọn VC không biết đường nào để trở tay hay chận đầu. Chúng tôi ra khỏi dồn điền Chup vào khoảng 8 giờ tối và cho đóng quân đêm. Sáng hôm sau, Trung tướng Đỗ cao Trí đáp xuống mặt trận khen thưởng, trong lúc gằn huy chương cho trung tá Hồng và tôi ông nói:
-Tôi gắn trước cho hai anh mỗi người một ngôi sao vàng trong quyền hạn của tôi, nhưng cục R đã chạy mất về Kratié rồi, chúng ta sẽ tiếp tục truy kích chúng, trong chiến dịch nầy các anh ráng lấy thêm vài huy chương nữa Tôi tạm chia tay với TĐ38BĐQ trở về lại với BCH/LĐ5, các chiến đoàn tiếp tục tiến về phía bắc. Chiến trường vẫn tiếp diễn, chuyện tử biệt sanh ly xảy ra hằng ngày. Chỉ hai ngày sau, vào lúc giữa khuya, chúng tôi nhận được hung tin Thiếu tá Phan văn Sành đã tử trận. Đại tá Nguyễn văn Đương LĐT/LĐ5BĐQ đích thân xuống Đại đội Trinh sát báo tin, lúc đó tôi đang ngồi thừ người như khúc gổ. Ông thấu hiểu thân tình giữa tôi và Thiếu tá Sành nên đã đến bên tôi chia buồn, an ủi, lúc đó tôi không làm sao cầm được nước mắt. Anh Sành cũng là một TĐT mà ông mến trọng nhất trong Liên đoàn. Tiếp đến chúng tôi lại nhận được tin Thiếu tá Nguyễn văn Ron Chi đoàn trưởng M113 cũng hy sinh trên chiến trường. Thế là chỉ vỏn vẹn có vài ngày mà hai đơn vị trưởng vào tiếp cứu chúng tôi trong đồn điền Chup đã tử trận. Kế hoạch truy kích cục R vẫn tiếp diễn. Chiến đoàn 333 thiết lập căn cứ hỏa lực tại phía nam đồn điền Dambe, nơi hai anh Sành và Ron đã hy sinh, căn cứ này còn có nhiệm vụ giữ mặt hậu. TĐ30BĐQ có chỉ huy trưởng mới là đại uý Võ mộng Thuy, Khóa 19 TVBQG đến thay thế. Chiến đoàn 3 xuất phái TĐ30BĐQ trở về với chiến đoàn 5 và được thay thế bằng một tiểu đoàn của Sư đoàn 25, đồng thời được tăng phái thêm một thiết đoàn, một pháo đội từ chiến đoàn 5 cộng thêm một Tiểu đoàn Công binh chiến đấu có một đại đội cầu nỗi , tiếp tục tiến quân dọc theo tỉnh lộ 7B, trực chỉ quận Chlong của tỉnh Kratié. Toàn bộ LĐ5BĐQ được trực thăng vận đổ xuống Chlong, để lập đầu cầu. Khi LĐ vừa mới đổ quân được hai đại đội của TĐ33BĐQ thì được lệnh của Trung tướng Đỗ cao Trí cho tạm ngưng, để đổ đại đội trinh sát xuống trước. Khi đại đội trinh sát của tôi vừa xuống xong thì được lệnh của ông cho bung rộng ra giữ an ninh vị trí và thả trái khói đánh dấu vị trí, sau đó ông đáp xuống ngay đại đội tôi và giao trực thăng cho LĐT LĐ5BĐQ xữ dụng, để tiếp tục đổ quân xuống Chlong. Ông cùng đại úy Tuấn ( K19 cùng đại đội B với tôi lúc còn trong trường Vỏ Bị ) là sĩ quan tùy viên ngồi lại hỏi thăm và trò chuyện cùng chúng tôi suốt buổi chiều hôm đó. Hôm sau đã nghe tin ông tử nạn, khi trực thăng vừa cất cánh từ Tây Ninh. Ông chết đi QLVNCH mất một thiên tài quân sự và để lại một lỗ hổng to tướng trên chiến trường. Trung tướng Nguyễn văn Minh tư lệnh Biệt khu Thủ Đô lên thay thế, đã lúng túng cả tuần lễ, rồi quyết định triệt thoái trở lại không tiếp tục theo kế hoạch hành quân mà Trung tướng Trí đã vạch sẳn, khiến cho đoàn quân thiện chiến của QĐIII bị thiệt hại tại Dambe . Theo tôi được biết, kế hoạch của Trung tướng Trí là sau khi Chiến đoàn 3 bắt tay được với Chiến đoàn 5 tại Chlong, sẽ xữ dụng công binh bắt cầu nỗi, vượt sông tiến quân về Kratié truy lùng cục R. Sau đó đoàn quân sẽ chuyển hướng về Snoul, cùng lúc ông sẽ điều động Sư đoàn 5 Bộ binh từ Lai Khê lên và hai cánh quân sẽ bắt tay nhau tại đây. Cuối cùng đại tá Trần quang Khôi, tư lệnh chiến trường, một sĩ quan tài ba của quân lực VNCH, cánh tay mặt của trung tướng Đỗ cao Trí, sau hai ngày thi hành theo kế hoạch của Quân đoàn không kết quả, dù ông đã xữ dụng TĐ52BĐQ và một Chi đoàn M113 để mở đường. Ông đã có quyết định sáng suốt và cương quyết, xin cho ông được toàn quyền hành động. Ông họp bàn cùng đại tá Nguyễn văn Đương là Liên đoàn trưởng Liên đoàn 5 BĐQ, kiêm Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 5, cho biết là không thể kéo dài tình trạng nầy được, vì 3 sư đoàn VC sẽ xiết chặt vòng vây và gây thiệt nặng cho mình. Thiết giáp của chiến đoàn 3 sẽ cỏng hết chiến đoàn 5 và bằng mọi giá chúng ta phải mở đường thoát khỏi vòng vây của địch. Vấn đề quyết định là chúng ta phải phá được vòng vây, thiết lập đầu cầu, giữ vững vị trí nầy để đoàn quân thoát ra tiến lên tấn công tràn qua vị trí địch.
Thiết đoàn 15KB do trung tá Nguyễn văn Đồng chỉ huy và đại đội 5 Trinh sát được giao cho nhiệm vụ nầy. Từ sáng sớm ông đã cho một đơn vị đánh cầm chừng vào vị trí củ như hai ngày qua, theo kế hoạch của quân đoàn. Ngay sau khi box B52 vừa trải thảm xong, đại đội 5 Trinh sát cùng với một Chi đoàn M113 của Thiết đoàn 15KB, mở đường sang phía đông ào ạt tiến lên xông vào ổ kiến lữa, chọc thủng phòng tuyến địch đang dàn quân cố thủ tại chổ. Cứ 3 binh sĩ BĐQ làm một tổ, 2 tác chiến 1 trợ thủ ,sẳn sàng tung lựu đạn khi cần thiết. Thiết giáp dàn phía sau yễm trợ tối đa hỏa lực qua đầu quân bạn ngăn chặn làn sóng tấn công của địch quân. Thiết đoàn 15KB tiến lên như vũ bảo, cày nát vị trí địch và tiến theo thế chân vạc. Bộ tư lệnh lực lượng xung kích điều khiển phi cơ oanh kích liên tục vào các vị trí tập trung của địch. Bị uống thuốc kích thích, hàng đàn VC ào ào lao lên như những con thiêu thân mang theo ảo vọng ngông cuồng “đốt xe giấy, bắt lính con mèo”, ở đây, trong giờ phút nầy, sự sống chết hoàn toàn bị quên lãng. Mọi người bị cuốn hút vào trong một trận đánh tàn bạo đẫm máu. Đại đội trinh sát Liên đoàn 5BĐQ và Chi đoàn M113 của Thiết đoàn 15KB đã sát cánh bên nhau chiến đấu thật anh dũng, can trường, giữ vững trận địa và bảo vệ đoạn hậu cho lực lượng xung kích QĐIII thoát khỏi vòng vây của 3 Sư đoàn VC tại Dambe, nhiệm vụ được hoàn thành tốt đẹp trong một tình huống cực kỳ khó khăn .
Một tuần lễ sau trận chiến, tai tôi vẫn còn bị ù, vì đã hứng chịu hàng ngàn tiếng nổ long trời lở đất của đủ loại vũ khí tác xạ cùng một lúc, kể cả hỏa tiễn cùng phi pháo của cả đôi bên lâm chiến.
Đức Quốc tháng 10/2004
Hoàng Sa Nguyễn văn Nam
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso14.htm
BÀI THƠ “NAM QUỐC SƠN HÀ” CÓ TỪ BAO GIỜ?
No comments:
Post a Comment