Saturday, May 8, 2021

Nhìn lại cuộc di cư 1954 -1955

                                                                                                 Nguyễn Văn Lc

Một vài chứng từ của những người đã di cư vào miền Nam

H
ình: Kiều Chinh


  “Là con út trong ba anh chị em, tôi được bố thương nhất. Suốt thời niên thiếu, tôi chi biết có bố. Bố tôi quyết định vào Nam. Nhưng đêm trước ngày ra đi, anh tôi bỏ nhà trốn ra khu theo phong trào thanh niên cứu quốc. Anh Lân là con trai duy nhất của bố, năm đó mới 20 tuổi. Sáng hôm sau, chỉ còn hai bố con ra phi trường Bạch Mai, Hà Nội. Hàng ngàn người già trẻ lớn bé nằm ngồi la liệt dưới nắng cháy, chờ đợi đển được lên máy bay di cư vào Nam. Mãi tới cuối ngày mới tới lượt bố con tôi. Bố đẩy tôi lên máy bay rồi bất ngờ nói: con vào Nam trước, bố ở lại tìm anh Lân rồi sẽ vào sau. Tôi la khóc cố nhào ra với bố, nhưng bị đám đông xô lấn đẩy lui. Cửa máy bay đóng xập xuống. Đó là lần cuối, tôi được nhìn thấy bố. Lần đầu xa bố, lần đầu xa nhà, lần đầu đi máy bay. Tôi ngồi co rúm trên sàn máy bay vận tải nhà binh Pháp, suốt chuyến bay nôn oẹ khóc sướt mướt giữa đám người chen chúc ngột ngạt... Tôi chờ bố từng giờ. Hy vọng mỏng dần...Tôi đếm từng ngày cho tới buổi phát thanh cuối cùng của đài Pháp Á loan tin thời hạn 300 ngày đã hết...Tôi òa khóc. Bức màn tre đã xập xuống, chia đôi đất nước ngăn cách bố con tôi. Năm mươi năm sau cuộc di cư đã qua. Bố tôi đã chết. Anh tôi đã chết. Nhiều người di cư thời năm mươi năm trước đã ra đi vĩnh viễn.Thế hệ tôi cũng sắp ra đi. 

Thế hệ tôi cũng sắp ra đi. Xin thắp một nén nhang cho những người quá cố. (Trích 50 năm Bắc Kỳ di cư 1954-2004, trang 82-83) 



Nguyễn Duy Chính

“Cho đến giờ phút này tôi vẫn không sao hiểu được tại sao gia đình tôi lại di cư vào miền Nam. Mà nào có phải ra đi một cách thoải mái, dễ dàng gì, trải qua chín chết, một sống, ba bốn đợt mới dắt díu nhau xuống Hải Phòng… hôm đó, cha tôi chở hai anh em trên xe đạp từ làng lên Thạch Thất nói dối là đưa chúng tôi sang làng Nủa ăn giỗ. Mẹ tôi và đứa em út phải ở lại để cho người ta tin rằng chúng tôi không có âm mưu trốn đi. Lên Sơn Tây, chúng tôi lên xe về Hà Nội, có chú tôi chờ sẵn, đợi những đợt sau ra được để thu xếp cho gia đình xuống Hải Dương. Đầu năm 1955, một ít ngày trước khi thời hạn di cư chấm dứt thì mẹ tôi ôm đứa em trai đi thoát. Gia đình tôi phải đi làm nhiều đợt nên mới lâu như thế.

Chúng tôi lại bồng bế nhau xuống tầu há mồm đưa ra tầu lớn đậu xa xa ngoài khơi. Chiếc tầu đó là của nhà binh Pháp đi từ bến Hải Phòng đến bến Sài Gòn mất cả thảy 3 ngày, hai đêm, sau đó có xe cam nhông chở vào trại di cư Phú Thọ cạnh trường đua, xế trường Bách Khoa ngày nay…

Quả thực những người như gia đình tôi không đủ trí tuệ và kiến thức để bảo rằng ra đi nhằm mục đích tìm tư do, hay chọn lựa một chính nghĩa theo lằn ranh Quốc Cộng. Chúng tôi quyết định hoàn toàn do bản năng, theo linh tính như những con thú đánh hơi thấy hiểm nguy, đằng trước là sự sống, đằng sau là sự chết. Hình ảnh đó tôi lại thấy trên khuôn mặt những người dân hoảng hốt di tản năm 1975. (Trích 50 năm Bắc Kỳ di cư, trang 69-70)

Đời tỵ nạn của N.N.T
 Cha tôi bị Việt Minh giết. Vâng, bị Việt Minh giết. Anh tôi, vì là người phòng vệ Giám mục Phạm Ngọc Chi nên tính mạng luôn bị đe dọa. Thời gian đình chiến, Việt Minh công khai hoạt động. Chúng lùng bắt người quốc gia gán cho tội theo Tây theo Pháp hay theo Ki tô giáo. Chúng gọi những thành phần này là phản động. Có những lần chúng đem theo giáo mác, súng ống, gậy gộc, xiên nhọn, đi từng nhà lùng bắt, chúng lục lạo từ nhà trên nhà dưới, bụi tre, đống rơm để tìm kiếm. Vào một buổi chiều, đại gia đình tôi gồm 9 người chuẩn bị rời nhà. Từ nhà đến địa điểm của thuyền chờ đợi cách xa chừng bốn cây số. Không ai nói với ai, cứ đi theo người đi trước mình... Thuyền được rời bến ngay sau đó. Chừng hơn 30 thuyền lênh đênh trên sông Hồng. Người thuyền trưởng cho biết đọan đường nguy hiểm đã qua. Nghe thế, mọi nguời trên thuyền đều mừng rỡ. Xa xa, có nhiều ánh sáng như thiên đàng chờ đón ngươòi tỵ nạn chúng tôi. Càng chạy tới thì ánh sáng càng tỏ hiện. Nhiều tầu chiến, nhiều tầu há mồm, ánh sáng tỏa ra như một thành phố trước mặt. Đối với tôi, đó là một thiên đường… (Trích Đời Tỵ nạn, trong 50 năm Bắc Kỳ di cư, trang 64)
 
Ghi lại một vài chứng từ đối với những người còn ở lại miền Bắc 
Phải xin thú thực với lòng mình rằng khi viết về cuộc di cư 1954-1955, tôi chỉ nghĩ đến những kẻ ra đi, đến những người di cư đã rời bỏ miền Bắc vào miền Nam. Nghĩ đến tâm trạng của họ, đến nỗi lo âu khốn khổ cũng như gương can đảm và lòng quyết tâm của họ.
Có nghĩa là coi vấn đề di cư chỉ trực tiếp liên hệ đến kẻ ra đi mà không liên quan gì đến kẻ ở lại.
Sách vở viết về cuộc di cư cũng chỉ viết về kẻ đã ra đi. Không một ai nghĩ đến kẻ ở lại nghĩ gì, sống ra sao, có hệ lụy gì?
Đấy là một thiếu sót cần được bổ khuyết. Nhưng mặt khác, người di cư bỏ miền Bắc ra đi không thể nghĩ hay viết thay cho người ở lại. Vì thế, người viết xin ghi lại một vài tâm tình của một vài người bạn đã ở lại miền Bắc sau 1954.

Chứng từ thứ nhất
“Sau thời hạn 300 ngày, gia đình tôi đã quyết định ở lại Hà Nội. Đúng ra là gia đình tôi có người ở lại, có người ra đi. Phần không nhỏ đã di cư. Chẳng hạn, ông anh tôi là thiếu uý, sĩ quan, cùng khoá 4, Thủ Đức với ông Thiệu nên đã theo quân đội đi vào miền Nam. Sau này lên Trung tá và hiện nay đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Trong gia đình có kẻ đi người ở nên đưa đến cảnh chia lìa Nam Bắc trong mấy chục năm trời.

Đó cũng là bất hạnh của nhiều gia đình.

Mẹ tôi hồi đó 54 tuổi, Bố tôi 56, thấy mình đã già. Vì thế quyết định ở lại. Quyết định ở lại của gia đình tôi không phải vì lý do chính trị gì cả, chỉ là lý do gia đình.
Ông bố tôi thì nghĩ rằng, gia đình mình là dân lao động, chắc ở lại cũng không sao, họ để yên, không làm gì nên ở lại.
Phần cá nhân tôi thì tôi cũng muốn đi vào miền Nam một chuyến, muốn đi để thay đổi vì tò mò muốn biết miền Nam như thế nào. Tôi có người bạn là anh Nguyễn Ngọc Bội, anh và gia đình quyết định đi vào Nam và có rủ tôi đi theo. Nhưng tôi đã quyết định ở lại theo gia đình. Mặc dầu tôi có đủ điều kiện để đi. Lúc đó tôi 15 tuổi rưỡi.

Mặc dầu không đi vào Nam, nhưng như mọi người lúc bấy giờ, chúng tôi rất hoang mang. Trăn trở gữa đi hay ở. Mỗi gia đình lại mỗi trường hợp. Người quyết định ra đi thì lo bán tống, bán táng thứ gì có thể bán được. Chợ trời mọc ra ở nhiều nơi, kẻ buôn, người bán. 

Riêng trường hợp tôi còn mê mấy ông Bộ đội thấy họ lý tưởng quá, mời về nhà đãi đằng cơm nước, làm tội bà cụ phải hầu hạ cơm nước. Nhưng đần đần thì bộ mặt cộng sản của họ cũng đã lộ ra.
Các ông bắt đầu đặt loa phóng thanh ở mỗi góc phố. Đó là nỗi phiền và nỗi bực mình cho chúng tôi. Mỗi sáng các loa phóng thanh đó cứ rót vào tai, bắt phải nghe. Đó là lối tuyên truyền của họ, không nghe cũng phải nghe.
Bắt đầu mệt rồi, công an nay có thể xông vào nhà khám xét bất cứ lúc nào. Nhất là sau giai đọạn Tập Trung cải tạo và Hợp tác hóa với chế độ tem phiếu. Họ bắt đầu siết chặt rồi. Người dân cảm thấy mình bị kẹt, bị sa vào cái lưới thiên la địa võng. Nhưng trễ quá rồi. Muốn trốn đi, nhưng không được nữa rồi.

Nghĩ tới thân phận mình và số phận của những người di cư, tôi thấy người di cư là những người may mắn quá. Và chúng tôi thì không được cái may mắn như họ.Tôi ước gì được rơi vào số phận như họ. Tự nhiên là có sự so sánh giữa họ và tôi. So sánh để thấy họ có cơ may mà mình không có được. Từ đó, không khỏi rơi vào tâm trạng tiếc nuối. Cũng chẳng phải chỉ có mình tôi có tâm trạng đó, nhất là ông bà cụ tôi. Ông cụ tôi đau khổ, vò đầu bứt tai vì đã không chịu di cư vào miền Nam.Trong bữa cơm, không ai được nói xa gần đến quyết định sai lầm đã ở lại, đến truyện xưa. Một quyết định làm ông ân hận cả đời, nhất là giết hại cả cuộc đời tuổi trẻ của tôi.

Chẳng phải chỉ có gia đình tôi hoặc ông cụ tôi nuối tiếc.Tôi nghĩ bạn bè tôi hoặc người dân Hà Nội nói chung, họ cũng có tâm trạng như chúng tôi, nhưng không tiện nói ra. Mọi người đều vô cùng đau khổ, nhưng biết trách ai bây giờ. Người ta so sánh và tiếc cái thời tây như một thiên đường. Nghĩ tới đời sống thoải mái, no đủ, mặc dù có làm bồi cho Tây cũng sướng hơn.
Trong khi đó, miền Nam thì xa vời như một thế giới chỉ có trong trí tưởng ttượng. Báo chí Hà Nội hay đài chỉ đưa tin nói cầu Thị Nghè bị xập, chết người vô số. Giáo phái đánh nhau với quân chính phủ của ông Ngô Đình Diệm. Tình hình trong đó rối loạn. Người di cư bị phỉnh gạt, vào đó phải sống khốn khổ. Thanh niên thì bị đưa đi đến các đồn điền cao su lao động, bị bóc lột.
Nhưng trước tình hình mỗi ngày mỗi bị bóp nghẹt, đời sống khó khăn. Nhiều người bàn tính đến chuyện chốn vào miền Nam? Nhưng không dễ gì trốn được. Nói hở ra một tý là bị bắt liền.
Chẳng may, năm 1961, tôi bị đi tù. Trong nhà tù, tôi thấy người ta bị bắt đông lắm, không tưởng tượng nổi là có cả ngàn người, nhất là giới thanh niên bị bắt vì muốn trốn vào miền Nam. Chỉ cần bàn bạc cũng đủ để vào tù và bị ghép vào tội: trốn theo địch.

           H
ình: Cải cách ruộng đất, đấu tố

Nhẹ nhất cũng bị 5 năm tù. Nặng có thể tử hình.
Như trường hợp ông Trần Văn Tửu, ông cướp thuyền để trốn vào miền Nam, nên ông bị lôi ra xử bắn. Và đó là trường hợp mê vào Sài Gòn nên có câu: Sài Gòn ơi, ta chết vì người. 
Nhiều lúc ngồi trong tù, tôi nghĩ thà có bị chặt một tay, bị tàn tật mà đi được cũng đi. Chán quá rồi. Cho nên, dù có bị tàn tật vẫn còn là một may mắn hơn là phải ở lại với cộng sản.
Viết ra những điều này, tôi mong mỏi đồng bào mình hiểu rằng, dù may mắn di cư vào được miền Nam hay dù phải ở lại miền Bắc thì tâm trạng của cả hai miền cũng không khác gì nhau. Ai cũng chán ghét cộng sản. Ai đi được thì mừng cho họ. Ai không đi được thì buồn cho họ. Hơn phân nửa cuộc đời tôi đã phải sống dưới chế độ ấy, nay còn lại phần cuối đời, tôi mong mỏi Việt Nam mình thoát khỏi cảnh bạo tàn cộng sản để cho dân chúng hai miền hưởng được tư do, dân chủ. Đời mình đã không đạt được. Hy vọng thế hệ sau, thế hệ con cháu mình có cơ hội hưởng cuộc đời tự do hạnh phúc.

Chứng từ thứ hai
 Cuộc Di Cư 54-55 đã ghi dấu ấn trong lịch sử VN không thể phai nhoà. Nó khẳng định ranh giới giữa cộng sản VN với những người Việt quốc gia, để hình thành một nền đệ nhất cộng hoà non trẻ dân chủ, tự do, nhân ái, nhưng cũng còn đầy rẫy nhưng gian lao, hệ lụy ở phiá Nam. Còn ở miền Bắc tôi ở, nhà cầm quyền cộng sản đã tự xé bức màn chiêu bài dân tộc, lột trần bản chất độc tài, khát máu, chuyên chính vô sản theo cộng sản Tàu. Họ phát huy tối đa cao trào cải cách ruộng đất đẫm máu, tàn ác, bất nhân. Đã phá vỡ kiến trúc xã hội ngàn năm từ văn hoá, tôn giáo, tôn ti trật tự khắp nông thôn đến thị thành.

Cuộc di cư vào Nam hồi 54-55 của những người miến Bắc là một sự lưạ chon đúng đắn và dũng cảm. Họ đã đứt ruột rời bỏ quê hương, nơi tổ tiên họ đã bao đời sinh sống. Nơi từng nắm đất, ngọn cỏ, bụi cây cũng chứa đầy máu, nước mắt, mồ hôi của những thế hệ ông cha. Họ ra đi như một khẳng định dứt khoát và quyết liệt. Không thể sống chung với cộng sản. Dẫu trước mắt, có thể còn đầy rẫy khó khăn, chập chững bước đầu nơi đất khách, lập quê hương mới. Nhưng nơi đó, họ được có tự do, hạnh phúc và nhất là nhân thân họ được tôn trọng.
Người đi đã thế. Những thân nhân còn ở lại chịu khổ ải bội phần. Họ bỗng dưng thành những công dân loại hai. Rất nhiều người bị nhà cầm quyền kéo ra đấu tố, tù đày chẳng kém gì những thành phần cường hào đìạ chủ. Tuy họ không giàu, cũng không có chức tước gì trong thôn xã. Nhưng họ bị tội là có thân nhân ruột thịt di cư vào Nam theo giặc.
Những gia đình có thân nhân di cư vào Nam thường không được vào đảng… Không được nâng đỡ, thăng tiến trong công tác. Nhất là sau khi có tin tức về những vụ bắt gián điệp, biệt kích từ trong Nam gửi ra. Thì những gia đình có thân ruột thịt di cư như ngồi trên đống lửa. Vì lúc nào họ cũng bị theo dõi nghi ngờ với những tin đồn có cánh.
Họ sống trong nơm nớp sợ hãi, bất an và nghi kỵ... không kém chi những thành phần địa chủ, cường hào.

Đọc bài Di Cư anh viết, tôi thấy người đi đã vậy mà người ở lại cũng lãnh bao nhiêu hệ lụy. Những hệ lụy dai dẳng suốt mấy chục năm kéo theo bao những cảnh đời cùng khổ. Mà chẳng giấy bút nào viết hết.
Không biết những người ra đi có hiểu cho người ở lại không?
Và như vậy bài Di Cư không đề cập đến hệ lụy của người ở lại là chưa đầy đủ. Phải không anh?

Nhân đây tôi cũng chép lại bài thơ về người con gái có chồng theo giặc vào Nam (Bài thơ khá được phổ biến, ngân ngợi, hò, vè). Thời đó rất nhiều người thuộc.

Sông Tam Bạc (Hải Phòng)
Nguồn: imageshack.us


 CÔ LÁI ĐÒ
Khoan khoan cô lái đò ơi,
Có còn rộng chỗ cho tôi sang nhờ.
Khách đông, thuyền đã rời bờ,
Nể lòng cô gái quay đò, tôi sang.
Nắng thu như dải luạ vàng,
Trên sông Tam Bạc (1) nhịp nhàng chảy xuôi.
Môi cô luôn nở nụ cười
Tay cô thoăn thoắt đưa đôi mái chèo.
Mạn thuyền tiếng sóng êm reo,
Có dòng nước bạc chảy theo con đò.
Thuyền sang tới bến bao giờ,
Bỗng dưng tôi thấy ngẩn ngơ, bàng hoàng.
Ước gì có chuyến đò ngang,
Dài bằng cả một thời gian mười ngày...
Thu qua, rồi đến xuân nay,
Tình cờ qua bến sông này năm xưa.
Vẫn còn nhớ lại trong mơ,
Vẫn sông, vẫn bến đôi bờ xôn xao.
Vẫn con đò của độ nào,
Vẫn cô gái nhỏ, má đào chưa phai.
Nhưng sao cô khẽ thở dài,
Thẫn thờ nhìn khách ngồi hai mạn thuyền.
Nụ cười tươi thắm, hồn nhiên,
Năm xưa, chẳng thấy nở trên môi hồng.
Hỏi dò mấy bạn sang sông,
Biết thêm cô đã lấy chồng thu qua.
Đời đang tươi đẹp như hoa,
Chồng cô theo giặc, bỏ nhà vào Nam.
Đêm thu dưới anh trăng vàng,
Dừng chèo trên bến, đò ngang đợi chờ.
Nước non ngăn cách đôi bờ,
Hờn căm đế quốc bao giờ cho nguôi...

 Bài này viết theo thể lục bát. Từ ngữ bình dị mà vần điệu nhuần nhuyễn.
Tôi không biết tên tác giả nhưng thuộc lòng từ thuở lên mười.

Vân Hải 
 
Phần Kết luận
Bài viết này đã đi được một đoạn đường dài, rảo qua tất cả những đoạn đầy cam go và thử thách của cuộc di cư năm 1954-1955. Chắc chắn còn rất nhiều điều chưa nói hết và chưa nói đủ. Kinh nghiệm khổ đau của hàng trăm ngàn người, bút nào tả cho cùng?

Bỏ ra ngoài những uẩn khúc, những tỵ hiềm, những chuyện cá nhân giữa người với người, ngay cả những mánh mung vặt vãnh hay có tổ chức cũng không tài nào tránh được trong các tổ chức trại tỵ nạn. Rồi khi có nhiều va chạm giữa những kẻ mới tới và dân chúng địa phương. So sánh có, tỵ hiềm có, đố kỵ có, khinh khi có, tránh né nhau cũng có, thù hằn nhau cũng có. Tất cả những điều đó đều có thể.
 Cũng bỏ ra ngoài chuyện ăn chặn tiền cứu trợ, hoặc có những người di cư khai báo đến hai ba lần để nhận tiền cứu trợ. Những điều như thế chắc không cần viết ra đây làm gì.
Không kể biết bao trở ngại, khó khăn để người tỵ nạn có thể an cư lạc nghiệp. Chẳng hạn, như ở Cái Sắn, người di cư không phải chỉ trông vào ba mẫu tây đất là có thể ngồi đó rung đùi hút thuốc lào. Phải xoay sở, phải chật vật làm thêm đủ thứ để có thêm thu nhập gia đình như trồng rau, hoa mầu, lưới cá, nuôi gà vịt, heo và trăm thứ khác.

H
ình: Cuộc di cư 1954-1955 là cơ hội để con người có cơ may làm người: Rạch Bắp
Nguồn: National Geographic Số tháng 6, 1955

Và đó mới là cuộc sống thực, sống đích đáng và đúng nghĩa.

Tôi cũng đã nghĩ tới những thành công về mặt chính trị trong thế đối đầu với cộng sản mà cuộc di cư này như cái tát trái vào mặt người cộng sản. Số lượng người di cư khổng lồ như thế làm thế giới kinh ngạc và nể phục đồng thời tác động mạnh mẽ đến thất bại tinh thần của chủ nghĩa cộng Sản.
Người di cư, những 80% dân nghèo đã bỏ mà đi (nhấn mạnh của DCVOnline.net), và bài học đó cần phải nhớ.
Về ảnh hưởng của người di cư trên mảnh đất mới cho thấy ở thành thị, chỉ từ 10% đến 20% chất sám, chất sám miền Bắc đã làm nên chuyện lớn.
Nhưng 70% dân nghèo mà 60% là nông dân, 10% là dân thuyền chài đều là những dân làm ăn cần cù, chăm chỉ (hard-working persons) với một nếp sống giản dị thu vén, liệu cơm gắp mắm nên ăn ít mà làm nhiều.
Chả mấy lúc mà khá giả và góp phần vào sự thịnh vượng của mảnh đất này... Và về mặt xã hội, nó là hiện tượng kích cầu thúc đẩy những thành phần khác trong xã hội cố gắng vươn lên theo.

Nhưng tôi nghĩ đến, từ kinh nghiệm cá nhân những gì tôi đã trải qua để thấy báu vật vô vàn của đời dành cho người di cư: Đó là từ nay, họ có thể sống cuộc đời của họ, tự do tôn giáo của họ, kinh nguyện của họ, bài tụng của họ, nhà chùa của họ, nhà thờ của họ.
Một điều xem ra tầm thường mà những người còn ở lại bên kia bức màn tre không bao giờ có được. Họ có được những điều mà những người còn ở lại vô phúc không có được.
Điều tôi muốn được bày tỏ ở đây, tôi muốn nói cho rõ để thế hệ mai sau thấy rằng cha mẹ, tổ tiên của họ đã có cơ may ngàn vàng có được cơ hội “đổi đời” từ miền đất khô cằn phải lao lực, phải đổ mồ hôi nước mắt mới có hạt cơm vào mồm. 
Đời sống dân cư miền Bắc, miền Trung là vô vàn khốn khổ. Thời của tôi, nhiều người chưa bao giờ có cơ hội ngồi trên chiếc xe hàng chạy bằng hơi nước, chưa bao giờ biết miếng bánh mì, chưa bao giờ biết ăn một cái kẹo tây, chưa bao giờ biết đánh răng bằng bàn chải, chưa bao giờ biết xỏ chân vào một đôi dép, chưa bao giờ biết cắt tóc, chưa bao giờ biết xà phòng, chưa bao giờ biết đến xe đạp. Có khi bánh xe đạp là bánh đặc. Chưa bao giờ thong thả, ngồi nghe vọng cổ, chưa bao giờ biết cờ bạc... 

Nhiều cái chưa bao giờ lắm. Cả làng chỉ có một trường tiểu học trình độ biết đọc, biết viết. Cả tổng chưa có trường trung học, cả huyện cũng thế, may ra ở tỉnh thì có một trường. Các khu vực theo Thiên chúa giáo có thể khá hơn. Cả làng có thể mù chữ, trừ vài người. Có được vài sào ruộng đã lấy làm tự an ủi. Có dăm ba mẫu ruộng đã nên ông nên bà. Cơm trắng là điều xa xỉ. Ngủ giường là điều không thể xảy ra. Quần áo vá chằng vá đụp như một cái mền rách.

Tôi nghe kể rằng, ngay ở Sài Gòn sau này, có trường hợp sư bà Đàm Hướng ở đường Phan Đình Phùng chăm sóc trẻ mồ côi. Người Mỹ có phân phát cho mỗi em một tube thuốc đánh răng. Nhiều em tưởng ăn được, mút ăn ngon lành. Sinh đau bụng. Phải gọi cấp cứu bác sĩ Mỹ đến.
Hóa ra chỉ vì những tube kem đánh răng, mùi thơm, hơi ngọt nên trẻ con tưởng ăn được

Đời sống người dân quê có được hai ba sào ruộng đã là quý. Nhà ở là túp lều tranh vách đất, trống trước trống sau. Còn nếu không có nổi vài ba sào thì đi cấy rẽ, cấy thuê, hoặc làm thuê làm mướn. Tôi đã thấy những bữa ăn của thợ cấy, thợ cầy. Chỉ có vài quả cà. Khá lắm có chút rau muống luộc thì lấy nước rau muống chan để và vội bát cơm. Cả năm không biết có mấy lần ăn được một miếng thịt. Đi ăn cỗ thường 6 người/một cỗ. Họ bảo nhau ăn vài miếng, thường sau đó chia nhau ăn hết món nấu, rồi cả mâm chia phần còn lại làm sáu phần lấy lá chuối gói về cho vợ con.

Vào trong Nam, tại trại định cư Cái Sắn, mỗi người được chia đến ba mẫu ruộng. Nhà cửa khang trang. Cầy cấy thì có trâu thay cho người. Cấy lúa sạ làm chơi mà ăn thật khỏi phải chân lấm tay bùn, quần quật từ sáng tới tối.
Vào Cái Sắn người di cư phút chốc lên làm người. Kể từ nay, không còn vất vả quần quật nữa.
Tại nơi đây, một sức sống mới đang vươn dạy theo tinh thần Tự lực cánh sinh và dần dần được địa phương hóa.

Trên tờ Nữu Ước thời báo ra ngày 16/02/1956 đã viết như sau về trại định cư này:
“Trên địa hạt con người, đối với những người tỵ nạn, đây có nghĩa là một đời sống sung sướng và có nghĩa lý hơn, vì họ sẽ không cần những sự trợ giúp có tính cách làm phúc nữa. Trên địa hạt kinh tế, điều này có nghĩa là trong một ngày gần đây, Nam Việt sẽ có thể xuất cảng một triệu năm trăm ngàn tấn gạo, cũng như hồi tiền chiến”.
Chưa kể đủ thứ bệnh. Chết lúc nào không hay. Các bệnh như toét mắt, ghẻ lở, bệnh cứt trâu, bệnh tiêu chảy chỉ là bệnh ngoài da, bệnh thông thường. Bệnh nặng thì đành chịu.
Chưa kể lúc chết không có miếng đất để chôn, phải chôn nhờ.
Cho nên cuộc di cư 1954-1955 đối với nhiều người là một sinh lộ giải thoát con người ra khỏi tối tăm và cơ cực.

Cuộc di cư 1954-1955, phải chăng là cơ hội để con người có cơ may làm người?





Sáu mươi năm tìm lại: “Chiến dịch vượt đến tự Do” - 1954
(“OPERATION  PASSAGE  TO  FREEDOM” - 1954)

Người lính Mũ Nâu Đỗ Như Quyên


“Bài viết này để kính tưởng niệm hàng triệu đồng bào đã chết vì cộng sản.
Cũng để ghi nhớ và tỏ lòng biết ơn với những người đã mang tâm sức của mình, giúp đỡ người dân Việt Nam vượt thoát cộng sản trong cuộc di cư 1954 - 1955”




Nguyên Nhân Có Cuộc Di Cư 1954.


Suốt 60 năm qua, hầu như ai trong chúng ta cũng tin rằng: .. ”Sở dĩ có cuộc di cư năm 1954 là vì đất nước bị chia hai bởi Hiệp Định Đình Chiến Geneva, một cách gián tiếp hơn, vì Pháp “thua” cộng sản Việt Minh tại chiến trường Điện Biên Phủ, sau đó họ bỏ cuộc, bỏ luôn sự thống trị bằng cái ách thực dân gần một trăm năm ở một nơi luôn chống lại họ”. Đại khái là như vậy, chúng ta ai cũng nghĩ như thế.

Thật ra điều đó chỉ đúng một phần nhỏ. Phần lớn sự thật là do chính phủ Mỹ, họ muốn Pháp phải tránh ra. Họ cần có một vùng địa lý như Việt Nam chia làm hai phần họ mới có thể đặt chân đến một nửa của vùng lãnh thổ này. Họ đã từng muốn và được làm thêm nhiều chuyện tiếp sau đó, tới năm 1975 thì họ chẳng muốn nữa.

Không phải đợi đến ngày 21/ 7/ 1954 vấn đề di chuyển người di cư mới được nói tới trong bản hiệp định, phiá Mỹ đã tính tới chuyện này từ lâu, trước khi có trận Điện Biên Phủ, trước lúc có hội họp tại Geneva Thụy Sĩ thì Mỹ đã sắp đặt nước cờ của họ rồi.

Trong một cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ở thủ đô Liên Bang Mỹ cuối tháng 1/ 1954, có sự hiện diện của Tổng Thống Dwight D. Eisenhower; Chủ Tịch Tham Mưu Liên Quân Đô Đốc Arthur W. Radford, vấn đề di tản người miền Bắc vào miền Nam - Việt Nam đã được vị đô đốc nêu trên nói tới. Đô Đốc Arthur W. Radford là người mà từ thời còn là Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương trước đó vài năm, đã từng bàn chuyện di tản người Việt miền Bắc vô Nam với Đại Tướng Jean J. M. G. de Lattre de Tassigny, Tư Lịnh Lực Lượng Viễn Chinh kiêm Cao Ủy Toàn Quyền của “Tây” ở vùng Đông Dương thuộc Pháp (sẽ được ghi tắt là vùng Đông Pháp, nơi có ba nước Cam Bốt; Lào; Việt Nam bị Pháp chiếm, không phải toàn Đông Dương nơi có tới 6 nước (Miến Điện; Thái Lan; Mã Lai Á) như nhiều người Mỹ cũng như Việt đã ghi lầm, xin đọc thêm nơi bài Đông Dương và Đông Pháp của Đỗ Tấn Thọ trên trang nhà BĐQ). Sau khi nghe ông đô đốc Mỹ nói về chuyện di tản người Việt từ Bắc vô Nam, ông tướng Pháp trả lời tóm tắt rằng: .. “cho dù trước khi một hoạt động (di tản) nào được hoàn tất, đoàn người cuối cùng chờ di tản sẽ bị (Việt Minh) tàn sát”... Tuy vậy, sau cuộc gặp gỡ của hai vị tướng nêu trên, phía Mỹ vẫn phác họa một kế hoạch di tản người ờ miền Bắc Việt Nam (tới đầu năm 1952 mới soạn xong). Trong phần phân tích và ước tính chung của bản kế hoạch cho thấy: cuộc di tản sẽ là một chiến dịch quy mô về Thuỷ - Bộ để chuyển vận hơn 80.000 lính Pháp; 40.000 lính quân đội quốc gia và 10.000 người dân. Ngày 7/ 5/ 1954, khi nghe tin Điện Biên Phủ thất thủ nhưng quân đội Pháp vẫn bảo vệ vững vàng vùng châu thổ sông Hồng, kế hoạch nói trên trở thành cuộc thảo luận sôi nổi ngay tại buổi họp giữa bộ Tham Mưu Liên Quân và Bộ Quốc Phòng (họp trong ngày 7/ 5).

Trong tháng 2/ 1954, Quốc Trưởng Bảo Đại tiếp một đại diện cao cấp của Tổng Thống Dwight D. Eisenhower tại Pháp. Trong buổi tìếp kiến này, quốc trưởng Quốc Gia Việt Nam đã nói như sau: “nếu chuyển được 4 triệu người dân đến các tỉnh miền Trung và Cao Nguyên (Nam) Trung Phần, lực lượng quân sự sẽ được nhẹ tay hơn để đối phó với cộng sản ở miền Bắc” ... Quốc Trưởng Bảo Đại sau đó còn bàn chuyện này với Đại Sứ Mỹ Donald Heath, nhưng phiá Mỹ vẫn im lặng. Ngày 28/ 6/ 1954, sau hai ngày về đến Sài Gòn, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tiếp ông Robert McClintock, Xử Lý Thường Vụ Toà Đại Sứ Mỹ, (ông Donald Heath đang về Mỹ), vị thủ tướng Việt Nam cũng đem chuyện này ra thảo luận và còn tin rằng: ... “việc di tản người là cần thiết, dân chúng sẽ thoát được các hiểm họa từ cộng sản”..., nhưng phiá Mỹ vẫn giữ im lặng. Ngày 28/ 7/ 1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam chính thức yêu cầu Mỹ giúp cho 2.000 căn lều vải dành cho người tỵ nạn, Mỹ vẫn làm thinh (tới ngày 5/ 8/ 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chính thức nhân danh cá nhân gởi thơ yêu cầu Mỹ giúp chuyển vận người di cư, lúc này Mỹ mới hành động).

Cuối tháng 6/ 1954, (chưa tới ngày 21/ 7 bà con ạ), các hồ sơ về vấn đề di tản người tỵ nạn cộng sản ở Việt Nam được thẩm định lại bởi Cục Tình Báo Trung Ương - CIA. Nơi này ”xét” xong còn thêm vô: ..”chưa tính phương tiện đưa người ra đi, chỉ riêng phần quân cụ của Pháp và Việt Nam ở Hà Nội phải cần tới 600 chuyến bay mới chở hết. Nhân viên quân sự Việt -  Pháp phải vào Nam có khoảng 83.000 đến 150.000 người với 65 tiểu đoàn dã chiến, 19 tiểu đoàn khinh chiến. Có thể cộng sản Việt Minh sẽ thả khoảng 9.600 tù binh”. Bên hải quân cũng phỏng đoán sẽ chuyển hơn 110.000 thường dân, 83.000 quân nhân, 10.000 xe cơ giới các loại và khoảng 382 súng pháo binh lớn, nhỏ.

Nhưng chúng tôi sẽ không ghi thêm nữa, vì đây là một bản văn tìm lại các dữ kiện lịch sử trong biến cố ”Di Cư 1954 - 1955”.  Sâu xa hơn, chúng tôi muốn tưỏng nhớ và ghi nhận công ơn của tất cả những ân nhân, không phân biệt quốc tịch đã từng có lòng nhân, mở rộng vòng tay giúp nhiều đồng bào Việt Nam chúng tôi thoát khỏi sự khống chế toàn diện một dân tộc bởi cộng sản. Nhờ đó, những người vượt thoát đã cùng đồng bào miền Nam tiếp tục chiến đấu với cộng sản thêm 20 năm, kịp tạo nên một thế hệ kế thưà hiểu rõ hơn về cộng sản kể từ sau năm 1975. Qua hai biến cố bi thảm nêu trên trong lịch sử cận đại của giống nòi Việt Nam, tổ quốc chúng tôi dù bị cộng sản cướp đoạt nhưng những thế hệ kế tục sẽ không mất niềm tin là cộng sản ở Việt Nam sẽ vĩnh viễn tồn tại, cũng như các đế quốc Hy Lạp; La Mã; Hán; Tống; Nguyên; Minh; Thanh v.v đã từng tan rã. Vì vậy chúng tôi vẫn còn chiến đấu và trận Điện Biên Phủ đã nói lên điều đó, tuy máu xương của những chiến sĩ nằm xuống nơi đây đã từng bị cộng sản lợi dụng như một vũ khí chính trị để chia phần với kẻ gian vẫn còn đang giấu mặt.

Người lính Mũ Nâu Đỗ Như Quyên

-------------------------------------------------------

Sáu Mươi Năm Nhìn Lại

Chiến Dịch Vượt Đến Tự Do *

Đỗ Như Quyên



«Bài viết này để tưởng nhớ hàng triệu đồng bào đã chết vì Cộng Sản, cũng để ghi nhớ và tỏ lòng tri ân với những người đã mang tâm sức cuả mình, giúp đỡ người dân Việt Nam trốn khỏi CS, trong cuộc di cư 1954 – 1955 từ Bắc vào Nam Việt Nam»
BĐQ Đỗ Như Quyên
o O o
«Năm Đánh Một Không Chột Cũng Què».
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, sau 55 ngày đêm bị bao vây, bị đủ thứ đạn pháo vùi dập, rồi liên tiếp bị VC dùng chiến thuật biển người, cuối cùng căn cứ Điện Biên Phủ cuả quân đội Pháp phải chịu thất thủ. Lính Pháp tuy chịu thua nhưng họ không treo cờ trắng đầu hàng. Những kẻ chỉ huy trực tiếp trận đánh này không phải là cán bộ cộng sản gốc Việt, mà là các tướng cuả Trung Cộng như:
Vi Quốc Thanh, Trần Canh, Mai Gia Sinh, Mã Tây Phu, Đặng Nhất Phấn... do Lã Quý Ba -Đặc Sứ cuả Mao Trạch Đông cạnh đảng CSVN, Trưởng Đoàn Cố Vấn «Chí Nguyện Quân» kiêm Tư Lệnh Mặt Trận Điện Biên Phủ- làm trưởng đoàn
Ngoài ra, còn có khoảng 6.000 «Chí Nguyện Quân» khác cuả Trung Cộng trực tiếp hay gián tiếp tham dự vào trận đánh này. Họ giữ các vai trò trọng yếu về chính trị, quân sự ở cấp tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn cuả Cộng Sản Việt Nam, trong lãnh vực chuyên môn như pháo binh, truyền tin, quân y hoặc là tài xế. Họ có mặt trong các đoàn xe vận tải từ biên giới chở đạn dược, thực phẩm tới thẳng chiến trường Điện Biên Phủ.
Nói tóm lại, cái gọi là «chiến thắng» Điện Biên Phủ thật ra chỉ là lối đánh giặc «lấy thịt đè người», mà cán bộ của Trung Cộng và Việt Cộng dùng xác người Việt Nam đè bẹp người Pháp một cách không thương xót. Còn các  người như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, v.v là những con cờ bung xung nhận lệnh và chạy vòng ngoài. Họ chỉ có bổn phận đôn đốc tinh thần binh sĩ ở các đơn vị người Việt mà thôi! 
Nước Việt Chia Hai - Tây Đi Về Pháp.Lên tàu vào Nam
Một ngày sau biến cố Điện Biên Phủ, một hội nghị quốc tế về vùng Đông Dương thuộc Pháp, nơi có ba nước Việt -Cambodge -Lào, được tổ chức ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Phái đoàn đại diện các nước đến tham dự có:
(1) Quốc Gia Việt Nam, do Tổng Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Quốc Định dẫn đầu (sau dó là ông Nguyễn Trung Vinh. Tới ngày 7/7/1954, ông Trần Văn Đỗ thay làm trưởng đoàn).
(2) Ngoài phái đoàn của CSBV còn có đại diện của 7 nước, như sau: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Lào, Cam Bốt, Nga Sô, Trung Cộng.
Hai đại diện Anh và Nga làm đồng chủ tịch hội nghị. 
(Hội Nghị Quốc Tế về vấn đề Đại Hàn và vùng Đông Pháp thật ra đã mở màn ở Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 26/4/1954 với đại diện năm nước tham dự: Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Trung Cộng. Chương trình nghị sự là một ngày luận về Đại Hàn, một ngày bàn về vùng Đông Pháp. Nhưng vì vấn đề Đại Hàn dù sao cũng có «lệnh ngưng bắn» (cho tới lúc đó vẫn còn) đã tạm giải quyết, người ta mới đem vấn đề Đông Pháp ra thảo luận thường xuyên hơn. Lúc đó hội nghị mới quyết định mời thêm đại diện cuả Quốc Gia và Cộng Sản Việt Nam, đại diện Lào và Cam Bốt cùng tham dự chính thức. Hội Nghị Quốc Tế về Đông Pháp bắt đầu từ ngày 8/5 nhưng tới ngày 20/ 6/1954 thì bị đình trệ. Ngày 10/7 mới họp lại và kết thúc lúc 1 giờ sáng ngày 21/7/1954).
Sau hơn hai tháng họp hành, vài lần tưởng như bế tắc vì sự đòi hỏi, lấn lướt quá đáng cuả Nga Sô, Cộng Sản Bắc Việt, Trung Cộng, cuối cùng thì bản “Hiệp Định Đình Chiến» ở Đông Pháp cũng vẫn bị ký dù đại diện Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ phản đối. Tổng Trưỏng Ngoại Giao Trần Văn Đỗ tuyên bố chính phủ ông không đồng ý trước những áp đặt cuả các cường quốc trong hội nghị. Người dân Việt Nam sẽ không chấp nhận chuyện đất nước bị cắt chia.)
Trong bản «Hiệp Định Đình Chiến» có những quy định, như sau:
1. Việt Nam bị chia làm hai phần lãnh thổ tại vĩ tuyến 17. Hướng Nam thuộc Quốc Gia Việt Nam, phiá Bắc vỹ tuyến là cuả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Việt Cộng).
Sông Bến Hải (nơi có vị trí gần nhất từ vỹ tuyến 17) tỉnh Quảng Trị được chọn làm ranh giới giữa hai miền. Kể từ ngày 14/8/1954, các hoạt động quân sự dọc theo con sông này, tính từ cửa sông lên tới làng B›ohosu ở biên giới Việt – Lào, đều bị cấm. Khu “phi quân sự” là khu vực từ Bắc xuống Nam cách sông Bến Hải 5 km về mỗi bên. Quốc Lộ 1 Nam - Bắc đến ngay giữa cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải sẽ được sơn một vạch trắng nằm ngang cầu (1*).
2. Thời gian ngưng bắn toàn miền Bắc là 8 giờ sáng ngày 27/7/1954, miền Trung 8 giờ sáng 1/8/1954, và miền Nam lúc 8 giờ sáng ngày 11/8/1954.
3. Dân chúng có 300 ngày được «tự do di chuyển», được quyền chọn lựa nơi cư trú mà không bị cấm cản, hạn chót là ngày 18/5/1955. 
4. Những đơn vị quân sự, hành chánh cuả các bên có từ 80 đến 300 ngày phải triệt thoái và tập trung ở từng địa điểm đã được thoả thuận.
5. Riêng khu vực Hà Nội và vùng phụ cận chỉ có 80 ngày được «tự do di chuyển». Thời hạn chót ở Hà Nội là ngày 9/10/1954; Hải Dương 100 ngày; Đồng Tháp Mười 100 ngày; Cà Mau 200 ngày; Hải Phòng và miền Trung 300 ngày.
6. Một Ủy Ban Quốc Tế về Giám Sát và Kiểm Soát (ICSC) đình chỉ chiến sự ở Đông Pháp được thành lập với 3 ủy viên là Ấn Độ, Ba Lan, và Canada (năm 1973, Ấn Độ tuyên bố bản «Hiệp Định Đình Chiến» Geneva 1954 chỉ là mớ giấy lộn nên họ rút ra khỏi ủy ban ICSC, vì thế Nam Dương được đưa vô thay thế).
Ngày 5/8/1954, phiá Pháp bắt đầu tổ chức đưa người vào Nam bằng đường hàng không ở Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, bằng đường biển tại Hải Phòng, Uông Bí v.v. Số người được đưa đi vào lúc này phần đông là những nhân viên hành chánh người Việt, người Pháp và thân nhân cuả họ, hoặc những gia đình giàu có ở Hà Nội.
(Tới ngày 20/9. phiá Pháp đã huy động hầu hết máy bay vận tải quân sự mà họ có ở Đông Pháp. Đồng thời, họ cũng trưng dụng các máy bay hàng không dân sự vào việc chuyển người. Tuy nhiên, dù cố hết sức mình, phiá Pháp vẫn không đủ khả năng đáp ứng vai trò chuyển vận vì số người muốn vào miền Nam mỗi lúc thêm đông, vì thế Pháp phải nhờ phiá Mỹ giúp sức)
Con Thuyền Quốc Gia Giữa Cơn Bão Và Người Thuyền Trưởng Xuất Chúng. 
Trong khi hội nghị Geneva đang diễn ra, ngày 18/6/1954 ông Bảo Đại, Quốc Trưởng, chỉ định ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, thế ông Nguyễn Phúc Bửu Lộc (Sắc Lệnh 038/SL/QT). Ông Ngô Đình Diệm về đến Sài Gòn ngày 26/6. Chỉ năm ngày sau khi về đến Saigon ngày 26/6, ông Diệm ra Hà Nội vì muốn đích thân quan sát và tìm hiểu tình hình thực tế ở miền Bắc, nhất là vấn đề người di cư. Ông trở về Sài Gòn để tìm người cho nội các mới, rồi tuyên bố thành lập chính phủ vào ngày 5/7/1954.
Đúng lúc này, chính phủ mới cuả Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải đối diện với những bất lợi trước mắt như vấn đề giáo phái, sự lộng hành cuả lực lượng Bình Xuyên, do Pháp cố tình tạo ra những mầm mống chống đối. Điển hình là vụ tướng Nguyễn Văn Hinh bất tuân lệnh chính phủ, trong khi hàng trăm ngàn người ở miền Bắc đang chờ đợi được di cư vào miền Nam v.v. 
Ngày 5/8/1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, đã gởi đến Tổng Thống Mỹ Dwight D. Eisenhower một bức thư qua trung gian Đại Sứ Donald R. Heath và Trung Tướng John «Iron Mike» O›Daniel, Tư Lệnh Đoàn Cố Vấn Yểm Trợ Quân Sự - Đông Dương, MAAG - I (2*), sẽ ghi tắt là MAAG. Trong thư, ông Diệm khẩn thiết yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ và quốc tế giúp Việt Nam phương tiện vận chuyển người di cư, cũng như viện trợ nhân đạo cho những người mới vào Nam. Bức thư này cuả Thủ Tướng Ngô Đình Diệm được tổng thống và chính phủ Mỹ đáp ứng nhanh chóng và rất tận tình.
Ngày 9/8/1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam cho thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư - Tỵ Nạn (Nghị Định số NĐ/111/TTP/- VP) với ba nha đại diện ở ba miền.
Ngày 7/8/1954, Đô Đốc Robert B. Carney, Tham Mưu Trưởng Hành Quân/ Hải Quân Hoa Kỳ chỉ thị đến Tổng Tư Lệnh Thái Bình Dương kiêm Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, Đô Đốc Felix B. Stump’s, chuẩn bị lực lượng cho một hoạt động quy mô trên biển để vận chuyển người từ miền Bắc Việt Nam.
Ngày 12/8/1954, Phó Đô Đốc Alfred M. Pride, Tư Lệnh Hạm Đội 7 cho phổ biến Lệnh Hành Quân cuả “Chiến Dịch Vượt Đến Tự Do” cùng với sự thành lập Lực Lượng Hải Quân Đặc Nhiệm 90 do Đề Đốc Lorenzo S. Sabin làm Tư Lệnh (TF 90).
Ngoài Ban Tham Mưu cuả Lực Lượng TF 90, còn có Tư Lệnh Lực Lượng Hải Quân Mỹ ở Phi Luật Tân, Phó Đô Đốc Hugh H. Goodwin chịu trách nhiệm về yểm trợ và tiếp liệu.
«Chiến Dịch Vượt Đến Tự Do» bắt đầu ngày 18/8/1954 và kết thúc ngày 20/5/1955, với sự tham dự trực tiếp hay gián tiếp bởi của hơn 15.000 quân nhân các cấp của hải quân, không quân, và bộ binh, được coi là cuộc vận chuyển dân sự trên mặt biển lớn nhất trong lịch sử hải quân cuả Hoa Kỳ. Chiến dịch này được tổ chức quy mô và chu đáo; được tính toán, sắp đặt, chuẩn bị thật hoàn hảo và được theo dõi, giám sát bởi bộ Quốc Phòng, chính phủ cũng như dân chúng Mỹ.Trên tất cả, sự hoạt động hữu hiệu cuả Lực Lượng TF 90 được sự yểm trợ tận lực cuả bốn cơ cấu quan trọng trong quân đội Mỹ:
a. Công Tác Kỹ Thuật Đặc Biệt và Kinh Tế.
b. Quản Trị các Chiến Dịch Ngoài Lãnh Thổ.
c. Cục Vận Tải Quân Sự Đường Biển.
d. Công Tác Hải Ngoại - Liên Bang.
Để chuẩn bị cho chiến dịch, Đề Đốc Lorenzo S. Sabin yêu cầu Hạm Đội Thái Bình Dương tăng cường cho ông thêm một tàu chỉ huy thuỷ bộ (loại AGC), 8 tàu vận tải tác chiến (APA), 4 tàu vận tải xung kích (AKA), 4 tàu đổ bộ hạng trung (LSD), 4 tàu vận tải cao tốc (APD), 12 tàu đổ bộ chở quân cụ (LCU)...
Bộ Tư Lệnh cuả chiến dịch đặt trên Soái Hạm USS Estes, sẽ thả neo trong Vịnh Hạ Long. «Bộ Chỉ Huy - Tập Trung và Phân Phối» quân nhu, thực phẩm, dược phẩm, nhiên liệu, thư tín, trạm truyền tin liên lạc v.v thì đặt trong Vịnh Đà Nẵng cùng với bản doanh cuả Lực Lượng Yểm Trợ Tiếp Liệu - Tây Thái Bình Dương.Cập bến tàu Saigon
Đề Đốc Lorenzo S. Sabin còn ra lệnh chở từ căn cứ hải quân cuả Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản đến Vịnh Hạ Long 85.000 áo phao cấp cứu cá nhân, 85.000 chiếc chiếu, 700.000 đôi đũa, 40.000 chiếc xô đựng nước loại 10 lít, 15.000 tấn gạo (trong tổng số 150.000 tấn sau này cho toàn chiến dịch), 12.000 tấn cá khô, 600 kg muối, chở khẩn cấp từ Okinawa (đảo Xung Thằng) tới Vịnh Hạ Long 600 và Sài Gòn 200 cái lều vải dã chiến quân đội (mỗi chiếc chứa được 120 người).
Cùng với sự giúp đỡ cuả hải quân Mỹ, quân đội Pháp, chính phủ Quốc Gia Việt Nam cũng ráo riết chuẩn bị theo khả năng của mình. Ngoài Phủ Tổng Ủy Di Cư - Tỵ Nạn, Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư (tư nhân) v.v thì ở Hải Phòng có «Ủy Ban Di Tản Người Việt Nam Tỵ Nạn”.
Các Đội Y Tế Công Cộng cũng lần lượt lập ra, chuẩn bị phối hợp hoạt động ở các khu trại lều sẽ được dựng lên ngoại ô Hải Phòng, dọc theo Quốc Lộ 10 trên đường đi Hà Nội, trại xa nhất được dự trù cách Hải Phòng khoảng 20 km. Bộ Tư Lệnh MAAG cũng cử đến Hà Nội, Hải Phòng các sĩ quan liên lạc. Việc điều hành các trại sẽ do khoảng 20 quân nhân Mỹ các cấp và những ban đại diện ngưòi Việt cùng phối hợp hoạt động. Ngoài ra việc tiếp đón, hướng dẫn người mới đến sẽ được giúp sức bởi các cá nhân làm việc thiện nguyện từ những hiệp hội tư ở Việt Nam và quốc tế, thanh niên - học sinh, các vị đạo sư, linh mục, ni cô, sơ v.v.
Chính phủ quốc gia cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ cho người di cư. Những nước nhận lời trợ giúp bước đầu có Anh, Tây Đức, Ba Lan, Ý Đại Lợi, Đại Hàn, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc đại Lợi, Tân Tây Lan v.v. Các tổ chức nhân đạo quốc tế cùng những hiệp hội tư nhân nhận lời đến Việt Nam góp một bàn tay có Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF, Hồng Thập Tự Quốc Tế...
Ngày 18/8/1954, chiếc Soái Hạm Estes chở Ban Tham Mưu cuả Đề Đốc Lorenzo S. Sabin cùng 9 tàu (vận tải) theo sau hộ tống đến thả neo trong Vịnh Hạ Long, cách Hải Phòng khoảng 20 km về hướng chính Đông. Trước đó ngày 15/8 đã có năm tàu vận tải loại dương vận hạm đến trước thả neo trong vịnh, mục đích để thăm dò mức độ an ninh trong,và chờ lệnh.
Những tàu hiện diện trong vịnh gồm có chiếc USS: Bay Field, Montague, Menard, Hickman County, Marine Adder, Cock, Bass, Begor, Balduck, Askari, Montrose, Diachenko, Skagit,  v.v.
Sau bốn ngày tập trung thêm tàu thuyền và các nhu cầu cần thiết, ngày 22/8/1954 Lực Lượng TF 90 cho đổ bộ một trung đội công binh hải quân Ong Biển Seabees (3*) tại bán đảo Đồ Sơn, ở Đông Nam thành phố Hải Phòng khoảng 21 km. Họ lên bờ như một tiền trạm lập đầu cầu, có nhiệm vụ ráp nối một bến đậu cho mấy chiếc loại nhỏ như LCPR; LCM.
Lúc những chú «Ong Biển» cuả hải quân Mỹ đang cặm cụi làm thì một ông Tây «Gà Gô» dắt hiến binh tới ngăn cản công việc. Ông yêu cầu họ dọn vật dụng và lên tàu rời bờ ngay, vì họ đang vi phạm vào bản Hiệp Định Đình Chiến! Sĩ quan liên lạc cuả Lực Lượng TF 90 ở Hải Phòng phân trần với phiá Pháp rằng họ “đến để chuẩn bị đón người di cư theo yêu cầu từ phiá Việt Nam”. Các viên chức Pháp rất lịch sự giải thích “rằng thì là”... trong bản hiệp định Geneva có ghi:.... «Cấm sự gia tăng lực lượng quân sự hoặc nhân viên quân sự cuả các bên hay sự có mặt cuả một quân đội ngoại quốc».... 
Trong lúc này, thành phố Hải Phòng đã có gần 150.000 người sống tạm bợ khắp nơi để chờ được lên tàu. Khi biết tin sự cản trở quá nguyên tắc cuả người Pháp, MAAG ở Sài Gòn trực tiếp gởi khuyến cáo tới Lực Lượng TF 90 là nên điều động đơn vị nêu trên tạm thời di chuyển đến ngoại ô hướng Tây Nam Hải Phòng. Tại đây họ sẽ khởi sự thiết lập một khu trại lều cho 15.000 người tạm trú. Toán công binh Ong Biển sau đó nhận lệnh từ Soái Hạm là chất đồ lên xe, trực chỉ hướng Tây Nam Hải Phòng. (Thật ra các viên chức Pháp không thể làm gì được người Mỹ tại một bờ biển cách Hải Phòng 21 cây số!)
Sau khi đoàn xe cuả Ong Biển tới được phiá Nam Quốc Lộ 10, ngay ngoại ô Hải Phòng, phiá Pháp đã gởi lời phàn nàn đến đại diện MAAG ở Hải Phòng. Ngày hôm sau, 23/8, toán Ong Biển bắt đầu khai quang (những thuở ruộng đã được gặt) dành ra một bãi đậu xe, một khu vực chưá hàng, và dựng lên được 6 căn lều dã chiến. Ngày hôm sau nữa, mới sáng sớm thì toán Ong Biển nhận được lệnh bỏ đồ để đó, tới bến cảng có tàu đón về đơn vị ở ngoài... vịnh Hạ Long. Về tới tàu họ mới biết có sự khiếu nại cuả người Pháp với đại  diện ICSC tại Hải Phòng rằng:... «có sự xuất hiện cuả một đội quân nước ngoài cùng quân cụ cuả họ tại vùng lãnh thổ bị cấm, dựa theo bản hiệp định»... Thế rồi các bên đều giữ im lặng, ai cũng... «biết rồi... khổ lắm... nói mãi» với giấy và tờ. Đại diện ICSC thì khó giải thích với Pháp trong khi Ủy Ban Di Tản Người Việt Nam Tỵ Nạn có tiếng nói không đủ mạnh, và lỡ có bên nào đó cố «bới bèo ra bọ» thì quả thật phiá Mỹ «hình như» đã vi phạm vào quy định cuả bản hiệp định. Đây là chuyện tế nhị trong phạm trù nhân đạo cấp quốc tế, cả thế giới đang nhìn vô nên bên nào cũng làm thinh và chờ một giải pháp khôn khéo. 
Thấy được sự lúng túng, chờ đợi cuả phiá Pháp và đại diện ICSC ở Hải Phòng, ngày 26/8/1954 Lực Lượng TF 90 lần thứ hai cho đưa... Ong Biển đổ... đồ nghề lên bán đảo Đồ Sơn. Lần này là một đơn vị cấp đại đội cùng với... xe ủi đất, xe xúc, xe ben, xe khoan giếng, xe vận tải GMC v.v rầm rộ rời tàu lên bờ. Tất cả «bình yên vô sự» trước những viên chức người Pháp và đại diện ICSC, nhờ biết che hoặc sơn lấp mấy chữ như U.S NAVY , các hình phù hiệu, số hiệu đơn vị v.v. Nói chung là giấu hết tất cả những “dấu vết” quân sự nơi các phương tiện quân cụ. Riêng quân nhân cũng tháo những huy hiệu, phù hiệu v.v đơn vị trên áo quần và không có vũ khí. Với cách ăn mặc như vậy, họ trông giống như công nhân dân sự hơn là hình dáng cuả người lính.
Trong vòng năm ngày tiếp theo, Ong Biển ACB 1 đã hoàn tất việc thiết lập trại tiếp cư thứ nhất ở Hải Phòng, giúp 15.000 người có nơi nương náu. Với 149 căn lều nằm theo từng lô và ngay hàng thẳng lối, nhìn rất yên bình, trại này được đặt tên là «Trại Tỵ Nạn Cái Đình» («Refugee Camp de la Pagode», lạ ở chỗ quanh khu vực trại chẳng có cái đình hay cái chuà nào cả). Từ đây, các trại lều tiếp đón và tạm trú, dành cho những người trốn khỏi cộng sản lần lượt được dựng lên dọc theo Quốc Lộ 10 Hà Nội - Hải Phòng, với những cái tên: Camp Shell; Camp Lạch Tray; Camp Cement; Camp Jardin des Enfants v.v.
Bến Đi Và Bờ Đến Trên Đường Tìm Tự Do.
Đầu tháng 9/1954, lúc các trại tiếp đón lần lượt được dựng lên và bắt đầu lo cho khoảng 90.000 ngưòi vừa mới đến, cũng là lúc các nguồn tiếp tế nhân đạo từ khắp nơi trên thế giới được gởi đến Việt Nam. Từ Châu Âu, Bắc Mỹ, Ấn Độ, Úc và Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Úc và Tân Tây Lan, Đài Loan, Okinawa, Yokosuka, Hawaii v.v..., các loại hàng cứu trợ được các ân nhân gởi đến nhiều nhất là gạo, thịt hộp, cá hộp,... Hãng thuốc tây Pfizer Company tại Brooklyn New York hiến tặng đợt đầu 50.000 vỉ thuốc viên Terramycin. Các đợt sau hãng này gởi tặng thêm hàng trăm ngàn viên thuốc các loại như Penicilin; Streptomycin; Magnamycin, v.v... Các phái đoàn cuả nhiều quốc gia cũng cử người đến quan sát cuộc sống ở trại để tìm hiểu thêm các nhu cầu. Những phái đoàn cuả chính phủ Việt Nam, Mỹ cũng thường xuyên lui tới thăm viếng, kể cả Đại Tướng Joseph Lawton Collins, Đặc Sứ Liên Bang Mỹ ở Việt Nam; Tư Lệnh MAAG Trung Tướng John O›Daniel v.v. Hải Phòng lúc này tràn ngập người tỵ nạn nhưng không còn ai sống vất vưởng ngoài lề dường như trước đó.
Lúc đến trại, mỗi người dù lớn hay nhỏ tuổi cũng được phát 600grams gạo cho mỗi ngày cùng với nhiều loại thực phẩm kèm theo. Việc nấu nướng thì tự túc vì hầu như gia đình nào lúc ra đi cũng mang theo soong nồi, riêng than, củi hoặc dầu lửa cũng được cấp mỗi ngày.
Kể từ tháng 11/1954, người đến trại không ai ở lâu quá 3 tuần lễ sau khi đã được khám sức khoẻ, điền phiếu thủ tục hành chánh, lãnh quần áo, chăn mền, cắt tóc v.v. Mỗi trại có ký hiệu mẫu tự riêng, từng căn lều có số thứ tự và người ở trại ai cũng có thẻ ghi tên họ và nguyên quán cuả mình v.v. Tuỳ theo địa thế cuả các trại, có nơi được đào giếng để lấy nước, có nơi dùng máy bơm từ suối lên bồn chứa. Công binh Ong Biển cho dựng lên cao nhiều bồn cao su lớn, có thể chưá được 3.000 gallons nước. Nước trong các bồn sẽ được lọc, sát trùng rồi mới phân phối xử dụng. Trung bình mỗi ngày, có tới 12.000 gallons nước được cung cấp cho việc nấu ăn, uống, tắm ở mỗi trại. Riêng những căn lều cuả y tế thì đặc biệt khá lớn, có thể chưá được từ 300 tới 500 bệnh nhân nằm điều trị ngắn hạn. Nếu có người mang bệnh nan y hoặc quá trầm trọng, bệnh nhân sẽ được ưu tiên đưa đến bệnh viện Hải Phòng hay những bệnh viện hạm ngoài Vịnh Hạ Long. Các bệnh phổ biến nhất trong lớp người đến trại là sốt rét, đậu muà, thương hàn, cảm ho, lở mắt, ghẻ nhọt ngoài da v.v. 
Ở mỗi trại trung bình một ngày có gần 2.000 người xin khám bệnh. Hải quân Pháp ở Hải Phòng, được sự chấp thuận cuả Đô Đốc Jean Marie Querville, Tư Lệnh Hải Quân - Đông Pháp, đã nhường hẳn cho hải quân Mỹ dùng một trung tâm thí nghiệm khá lớn để tập trung phân tích, tìm bệnh từ các mẫu máu cuả người đến trại. Ngay cả phu nhân cuả vị đô đốc nêu trên, bà Querville cũng sốt sắng tham gia làm thiện nguyện ở bệnh viện Hải Phòng và thăm viếng các trại. 
Một vị phụ nữ đáng kính khác cũng âm thầm làm việc nhân đức là bà Vũ Thị Ngãi, được mọi người ưu ái gọi là Madame Ngãi. Bà là người đích thân lặn lội đi tìm và nuôi dưỡng hàng trăm trẻ em bất hạnh ở Thanh Hoá, Nam Định, Hải Phòng,... rồi vô tới Sài Gòn sau này. Các em bà cưu mang hầu hết là trẻ mồ côi, lạc gia đình vì chiến cuộc, bị bỏ rơi vì tật nguyền v.v. Việc quản trị về y tế cho người di cư ở Hải Phòng và các trại thì do Trung Tá Hải Quân, bác sĩ James Grindell đảm trách. Những bác sĩ hải quân thường trực ở các trại có Đại Úy Julius Amberson; Đại Úy William Cox›s; Đại Úy Sidney Britten,...
Trong hai tháng đầu hoạt động, trung bình mỗi ngày từng trại có từ 400 tới 600 người tìm đến. Về sau lên tới con số ngàn rồi chục ngàn. Có lúc nguyên cả một làng hàng ngàn người cũng tìm tới trại. Các trại đón tiếp vào khoảng tháng 10 về sau, mỗi nơi đông từ 12.000 đến 15.000 người.
Chuyến tàu thứ nhất, chiếc USS Menard (vận tải hạm), cuả hải quân Mỹ chở người di cư rời Vịnh Hạ Long ngày 17/8/1954, tàu này chở vào Sài Gòn 1924 người. Chuyến thứ hai ngày kế tiếp, chiếc USS Montrose mang theo được 2.100 người. Và còn nữa, .. còn rất nhiều người đến, và cũng còn rất nhiều tàu sẵn sàng chờ đưa những người không chấp nhận cộng sản vượt đến bến bờ tự do. Dọc theo thềm bờ biển Việt Nam vào cuối năm 1954, có tới hàng trăm con tàu trực chỉ hai miền Nam - Bắc suốt ngày và đêm. Tàu ngược xuôi như những con thoi trên mặt nưóc. Trong vòng hai tuần đầu tháng 9 sau trận bão, các tàu Mỹ đã chuyển vận vào Nam được 47.000 người! Từ giai đoạn này trở đi, số người di cư được chuyển dồn dập tới Sài Gòn, ngày nào cũng có vài chiếc cập bến. Người đông tới mức làm các tổ chức lo đón tiếp làm việc không xuể, họ buộc phải báo cáo lên Phủ Tổng Ủy Di Cư - Tỵ Nạn về vấn đề này. Chính phủ Việt Nam sau đó thông báo với phiá Mỹ, yêu cầu họ chỉ nên cho những tàu nào chở dưới 2.500 người mới được ghé Vũng Tàu hoặc Sài Gòn. Yêu cầu nêu trên chỉ tạm thời cho tới sau ngày 25/9/1954.
Ngày 9/10/1954, Pháp làm lễ hạ cờ tại Hà Nội, tập trung về Hải Phòng để rút toàn bộ khỏi miền Bắc Việt Nam. Ngày 12/ 12/ 1954, Mỹ đóng cửa Toà Lãnh Sự ở Hà Nội.
Lúc đến được các trại tạm cư ở Đà Nẵng, Sài Gòn, v.v, đồng bào di cư được cấp 12 đồng cho mỗi ngày đối với người lớn, trẻ em được 6 đồng, kèm theo thực phẩm cứu trợ và vật dụng cần thiết. Tới ngày 11/3/1955, cứ mỗi người mới đến, không phân biệt lứa tuổi sẽ được cấp một lần số tiền 800 đồng. Lúc tới nơi định cư chính thức, mỗi người sẽ được cấp một lần 3.000 đồng để tự túc làm nhà, không tính vào vật liệu được cung cấp, dụng cụ làm nông, các loại hạt giống, phân bón, giường, tủ, bàn ghế, chăn màn và thực phẩm cứu trợ được cung cấp đều đặn đến khi cuộc sống được ổn định.Lên máy bay tại phi trường Cát Bi, Hải Phòng
Ở thành phố Đà Nẵng có những trại định cư như Thanh Bồ; Đức Lợi; Tam Toà, xa hơn một chút thì Hội An v.v. Riêng ở thủ đô Sài Gòn và vùng phụ cận có khoảng 10 trại tiếp cư tạm thời được thiết lập ở Phú Thọ; Bình Đông 1; Bình Đông 2; Bình Đông 3; Bình Trị Đông; Bình Thới, khu vực cầu Nhị Thiên Đường; Bảo Hưng Thái; Rạch Dưà; Xuân Trường (Thủ Đức); Biên Hoà v.v. Đó là chưa tính nhiều địa điểm tiếp cư nhỏ hơn ở các trường học nội đô Sài Gòn, hoặc tại Gò Vấp; Thủ Dầu Một, khuôn viên Toà Hành Chánh tỉnh Gia Định, Hoà Khánh (Chợ Lớn), khuôn viên Sở Cứu Hoả Đô Thành trên đường Trần Hưng Đạo v.v. Từ những nơi tạm cư sau những ngày đầu di tản khỏi nanh vuốt cộng sản, đồng bào di cư sẽ đưọc đưa đến lập nghiệp dài lâu trong 156 Khu Định Cư ở miền Nam; 65 khu ở miền Trung và 34 khu ở Cao Nguyên Trung Phần.
Đến cuối tháng 3/1955, các trại lều tạm trú ở Hải Phòng lần lượt tháo gỡ, số người tìm tới trại cũng giảm dần. Sang đầu tháng 4/1955, chỉ còn lại ba khu trại và khoảng 30.000 người đang chờ xuống tàu. Đến ngày 10/5/1955, tất cả các trại lều đều được tháo gỡ, người chờ xuống tàu còn khoảng 4.000. Số người này được đưa vào thành phố Hải Phòng tạm trú trong những khu vực do Pháp và Mỹ kiểm soát. Cùng lúc đó phiá người Pháp ở Hải Phòng cũng giảm xuống còn khoảng 300 người. Những ngưòi này được lệnh gấp rút tháo gỡ và đem xuống tàu tất cả những gì hữu dụng, từ máy móc cho tới bàn ghế, tủ, giường. Nói tóm lại là dọn sạch. Người Pháp quyết không chừa một thứ gì có giá trị lọt vào tay cộng sản.
Chuyến tàu chót cuả Lực Lượng TF 90, chiếc USS General A.W. Brewster, rời vịnh Hạ Long ngày 15/5/1955 cùng với 1.300 người. Chuyến tàu chở người di cư sau cùng cuả hải quân Pháp, chiếc Gascogne, rời Hải Phòng ngày 26/5/1955 với 888 người.
Tổng kết:
Trong Chiến Dịch Vượt Đến Tự Do, Lực Lượng Hải Quân Đặc Nhiệm 90 cuả Mỹ đã huy động được 114 tàu các loại, thực hiện được 109 chuyến xuôi Nam, chở được 310. 848 người, 68.757 tấn hàng các loại và 8.000 xe quân sự lẫn dân sự. Có 54 người qua đời trên tàu và được thuỷ táng. Có 184 em bé chào đời trên các chuyến tàu vào Nam.
Từ năm 1955 đến 1956, chính phủ Mỹ viện trợ Việt Nam 93 triệu Mỹ Kim để giúp chính phủ lo việc tái định cư cho đồng bào. Riêng công chúng Mỹ và các trường học, cũng tổ chức quyên góp được 11 triệu MK giúp đồng bào di cư.  
Về phiá Pháp: Không lâu sau ngày ký «Hiệp Định Đình Chiến», từ ngày 5/8/1954 người Pháp đã làm hết sức để vận chuyển vô Nam không những các nhân viên quân sự, hành chánh, công dân cuả họ, mà còn giúp đưa người dân miền Bắc thoát khỏi tay cộng sản, bằng máy bay và bằng tàu thuỷ. Lúc tàu hải quân Mỹ đến Vịnh Hạ Long thì hải quân Pháp cũng đã vận chuyển được nhiều ngàn người.
Phiá Pháp, đã phối hợp với hải quân Mỹ, xử dụng tối đa các loại tàu nhỏ đưa người di cư từ Hải Phòng ra chuyển lên tàu lớn cuả Mỹ, đồng thời cũng dùng tàu vận tải đưa người thẳng vào Nam. Dù trong thực tế, lực lượng hải quân cuả họ ở vùng Đông Pháp không có nhiều tàu loại lớn như Mỹ, nhưng họ vẫn cố gắng làm hết sức mình để giúp người di cư. Tàu cuả Pháp thực hiện được 388 chuyến xuôi Nam, vận chuyển được hơn 240.000 người. Máy bay Pháp ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng tính chung đã chở được khoảng 213.000 ngưòi với 4.280 chuyến bay, trong đó có 40.000 công dân Pháp, 4.000 người là các nhân viên hành chánh.
Về sự giúp đỡ chuyển vận người bằng đường biển, các nước sau đây cũng có góp phần: Anh giúp được 2 chuyến, Cộng Hoà Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) được 2 chuyến, và tàu Ba Lan được 4 chuyến.
Năm 1957, chính phủ Việt Nam Công Hoà công bố có khoảng 928.152 người di cư vào miền Nam. Riêng số người được đưa vô bằng tàu thuỷ và máy bay có khoảng hơn 555.000. Những người tự túc tìm phương tiện ra đi có khoảng 110.000 người. Người Việt gốc Hoa ở các thành phố miền Bắc bỏ vào Nam khoảng hơn 15.000 người.
Ngược lại, toàn miền Nam chỉ có 4.358 người xin trở về miền Bắc. Phần đông số người này vào lập nghiệp ở miền Nam lúc Pháp tuyển mộ phu đồn điền hoặc cạo mủ cao su. Những con số dẫn trên thuộc về dân sự.
Về quân sự: Lính Quân Đội Quốc Gia hoặc trong quân đội Pháp (kể cả tù binh mới trao trả) vào được miền Nam 190.000 người, 33.000 người khác đi theo là gia đình hay thân nhân cuả số quân nhân vừa kể. Có khoảng 25.000 quân nhân và thân nhân đồng bào Nùng, Thái, Mèo v.v được vận chuyển vào Nam.

Kỳ 2:


Tổng kết: Trong Chiến Dịch Vượt Đến Tự Do, Lực Lượng Hải Quân Đặc Nhiệm 90 của Mỹ đã huy động được 114 tàu các loại, thực hiện được 109 chuyến xuôi Nam, chở được 310. 848 người, 68.757 tấn hàng các loại và 8.000 xe quân sự lẫn dân sự. Có 54 người qua đời trên tàu và được thuỷ táng. Có 184 em bé chào đời trên các chuyến tàu vào Nam.

Từ năm 1955 đến 1956, chính phủ Mỹ viện trợ Việt Nam 93 triệu mỹ kim để giúp chính phủ lo việc tái định cư cho đồng bào. Riêng công chúng Mỹ và các trường học, cũng tổ chức quyên góp được 11 triệu mỹ kim giúp đồng bào di cư. Chi phiếu hiến tặng này được đại diện Mỹ trao tận tay Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ngày 1/ 7/ 1955.

Một đồng bào di cư qua đời trên tàu và được thuỷ táng

Về phiá Pháp: Không lâu sau ngày ký “Hiệp Định Đình Chiến”, từ ngày 5/ 8/ 1954 người Pháp đã làm hết sức để vận chuyển vô Nam không những các nhân viên quân sự, hành chánh, công dân của họ mà còn giúp đưa người dân miền Bắc thoát khỏi tay cộng sản, bằng máy bay và bằng tàu thuỷ. Lúc tàu hải quân Mỹ đến Vịnh Hạ Long thì hải quân Pháp cũng đã vận chuyển được nhiều ngàn người.


Tàu hải quân LSM hạng trung của Pháp giúp đưa người từ bờ ra tàu lớn của Mỹ, 9/ 1954


Phiá Pháp đã phối hợp với hải quân Mỹ, họ xử dụng tối đa các loại tàu nhỏ đưa người di cư từ Hải Phòng ra chuyển lên tàu lớn của Mỹ, đồng thời cũng dùng tàu vận tải đưa người thẳng vào Nam. Dù trong thực tế, lực lưọng hải quân của họ ở vùng Đông Pháp không có nhiều tàu loại lớn như hải quân Mỹ, nhưng họ vẫn cố gắng làm hết sức mình để giúp người di cư. Tàu của Pháp thực hiện được 388 chuyến xuôi Nam, vận chuyển được hơn 240.000 người. Máy bay Pháp ở Hà Nội; Nam Định; Hải Phòng tính chung đã chở được khoảng 213.000 ngưòi với 4.280 chuyến bay, trong đó có 40.000 công dân Pháp, 4.000 người là các nhân viên hành chánh. Ngoài việc giúp đưa người đi, phiá Pháp cũng hợp tác với Việt Nam và Mỹ làm việc ở các khu trại, lập các toán an ninh tuần tra quanh khu vực Hải Phòng và giữ được trật tự trong thành phố. Pháp cũng lập ra các toán máy bay loại nhỏ, các con tàu chạy gần bờ để tìm kiếm và cứu những người trôi dạt trên biển. Điển hình như Đại Úy Gerald Cauvin, người chỉ huy một đội thuỷ phi cơ và tàu nhỏ ở Hải Phòng mà trách nhiệm là đi tìm người gặp nạn. Có lần ông đã cứu được một lúc hơn 1.000 người đã kiệt sức, sắp chết đói trên 14 chiếc ghe đánh cá đang thả trôi trên biển, cách xa bờ hơn 10 cây số. Tàu cấp cứu của Pháp được ông hướng dẫn đã tới cứu số người này và đưa về Hải Phòng. Họ là giáo dân ở Cửa Lò Nghệ An, một giáo xứ nằm cách xa phiá Nam - Hải Phòng hơn 300 km.

Về sự giúp đỡ chuyển vận người bằng đường biển, các nước sau đây cũng có góp phần: Tàu Anh giúp được 2 chuyến; Cộng Hoà Trung Hoa Dân Quốc (đài Loan) được 2 chuyến và tàu Ba Lan được 4 chuyến.

Năm 1957, chính phủ Việt Nam Công Hoà công bố có khoảng 928.152 người di cư vào miền Nam. Riêng số người được đưa vô bằng tàu thuỷ và máy bay có khoảng hơn 555.000. Những người tự túc tìm phương tiện ra đi có khoảng 110.000 người. Người Việt gốc Hoa ở các thành phố miền Bắc bỏ vào Nam khoảng hơn 15.000 người. Ngược lại, toàn miền Nam chỉ có 4.358 người xin trở về miền Bắc. Phần đông số người này vào lập nghiệp ở miền Nam lúc Pháp tuyển mộ phu đồn điền hoặc cạo mủ cao su. Những con số dẫn trên là thuộc dân sự.

Về quân sự: Lính Quân Đội Quốc Gia hoặc trong quân đội Pháp (kể cả tù binh mới trao trả) vào được miền Nam 190.000 người, 33.000 người khác đi theo là gia đình hay thân nhân của số quân nhân vừa kể. Có khoảng 25.000 quân nhân và thân nhân đồng bào Nùng, Thái, Mèo v.v được vận chuyển vào Nam.

Cuối năm 1955, Phủ Tổng Ủy Di Cư - Tỵ Nạn có đưa ra một con số ước tính: Trong tổng số người di cư, có 676.348 người theo công giáo, (76.3%); 209.132 người theo phật giáo (23.5%); 1.041 người theo tin lành (0.2%).

Sứ Vụ Quân Sự Sài Gòn: “Chiến Dịch Huynh Đệ “ và Đại Đội Tự Do, 1954 - 1955.

(Saigon Military Mission (SMM): ”Operation Brotherhood” and Freedom Company, 1954 - 1955).

Trong lúc chiến trường Điện Biên Phủ còn mịt mù trong lửa đạn, Mỹ đưa tới Sài Gòn một sĩ quan Không Quân, được tuyển dụng bởi CIA (Central Intelligence Agency, Cục Tình Báo Trung Ương) giúp chính phủ Quốc Gia Việt Nam vấn đề chống du kích, chống phản loạn của cộng sản.

Ngày 1/ 6/ 1954, Đại Tá Edward Gear Lansdale đến Sài Gòn trên một chiếc thuỷ phi cơ của Phi Đoàn 31 Hàng Không Cứu Cấp - Biển (31st Air Rescue - Sea Squadron) tại căn cứ không quân Clark ở Phi Luật Tân, cách Sài Gòn khoảng 1.600 km. Hành lý ông ta mang theo chỉ có một thùng nhỏ đựng hồ sơ, vài bộ áo quần và một máy đánh chữ mượn của người quen. Đây là lần thứ hai Đại Tá Eward G. Lansdale đến Việt Nam, lần đầu vào năm 1953, ông đến với vai trò cố vấn cho quân đội Pháp các kinh nghiệm chống du kích. Lần này thì khác, ông cần phải giữ bí mật các việc ông sẽ làm.

Để che đậy sự chú ý của “người ngoài”, Tư Lệnh MAAG - I ở Sài Gòn Trung Tướng John W. O'Daniel sắp đặt cho ông ta giữ chức “Phụ Tá Tùy Viên Không Quân” tại Toà Đại Sứ Mỹ (lúc ấy do ông Robert McClintock Xử Lý Thường Vụ, đại sứ chính thức là ông Donald Heath đã về Mỹ từ tháng 1/ 1954). Khi đưa Đại Tá E. G. Lansdale tới Sài Gòn, ở thành phố này đã có một trạm CIA do ông Emmett McCathay chỉ huy (sau được thế bởi ông John Anderton). Hoạt động của trạm CIA này chủ yếu theo dõi, thu thập tin tức v.v từ những điệp viên của Nga Sô; Trung Cộng đang có mặt tại vùng Đông Pháp, được coi thuộc phạm vi tình báo dân sự và họ phải thường xuyên gởi các báo cáo về văn phòng trung ương ở Mỹ. Nhưng trạm CIA thứ hai của Đại Tá E. G. Lansdale thì khác, nó sẽ có những hoạt động bán quân sự như tuyên truyền và phản tuyên truyền, chống khủng bố, và gài người hoạt động v.v...ngay trong lãnh thổ do cộng sản Việt Minh đang kiểm soát. Trạm của ông Lansdale không lệ thuộc vào hệ thống hàng dọc nào, hơn nữa ông ta có toàn quyền hành động và chỉ báo cáo trực tiếp với ba người là giám đốc văn phòng trung ương ở Mỹ, viên đại sứ và tư lệnh MAAG tại Việt Nam mà thôi. Ông ta được đưa đến Sài Gòn để giúp chính phủ Quốc Gia Việt Nam những kế sách, phương thức chống du kích, chống khủng bố, phá hoại v.v của cộng sản mà chính ông đã làm và thành công khi giúp Tổng Thống Ramon F. Magsaysay ở Phi Luật Tân đánh bại phe cộng sản Hukbalahap.

Ngay sau khi tới Sài Gòn, Đại Tá Lansdale đã bắt đầu thiết lập một cơ cấu tình báo nấp dưới tên: Saigon Military Mission (Sứ Vụ Quân Sự Sài Gòn, sẽ ghi tắt là Quân Vụ Sài Gòn hoặc SMM). Bước đầu các thông tin cần thiết nhất về tình hình Việt Nam đương thời sẽ được cung cấp từ Bộ Tư Lệnh MAAG, từ văn phòng Cơ Quan Thông Tin Liên Bang (United States Informaion Services - USIS) ở Sài Gòn, do ông George Hellyen làm Trưởng Phòng (ông này nói tiếng Việt rất giỏi). Giữa tháng 6/ 1954, qua trung gian của Trung Tá William Rosson bên MAAG, một cuộc họp đã được sắp đặt cho Đại Tá Lansdale; Đại Tá Carbonel của MAAG; Đại Tá Nguyễn Văn Vỹ, Chỉ Huy Trưởng Ngự Lâm Quân Việt Nam (?- tháng 6/ 1954 chưa lên tướng). Cuối tháng 6, Đại Tá Nguyễn Văn Vỹ giới thiệu ông Lansdale làm cố vấn cho Đại Úy Phạm Xuân Giai thuộc Phòng 5, Bộ Tổng Tham Mưu/ Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Kể từ giai đoạn này, ông Lansdale bắt đầu phối hợp với quân đội quốc gia, chuyên viên đặc biệt Đài Loan; Phi Luật Tân cùng hợp tác cho một kế hoạch chung được đặt tên Chiến Dịch Huynh Đệ (Operation Brotherhood), một đơn vị bí mật là Đại Đội Tự Do (Freedom Company) sẽ thành lập trong tháng 9/ 1954.

Lúc bấy giờ ở Sài Gòn đã có nhiều phóng viên báo chí quốc tế, đại diện những hãng thông tấn v.v lập văn phòng thường trực để theo sát các diễn biến thời cuộc tại Việt Nam. Ông Lansdale thường phải nghe những câu hỏi, thắc mắc của giới này, đã nhiều lần phủ nhận điều họ nghi ngờ ông làm việc cho CIA và xác nhận mình làm việc ở Toà Đại Sứ với một vai trò khiêm nhường. Để chứng tỏ mình không có gì để che giấu, ông ta công khai thuê một căn nhà để sống ở số 51 đường Duy Tân, Sài Gòn.
   

 Ngày 27/ 6/ 1954, Đại Tá Edward G. Lansdale đến thăm Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. 


Colonel Edward Lansdale, chief of the CIA's Saigon Military Mission, meets with Ngo Dinh Diem after the CIA entered Vietnam in 1954 to help the Vietnamese wage political-psychological warfare. (Douglas Pike Photo Collection, The Vietnam Archive, Texas Tech Univ.)

Ngày 1/ 7/ 1954, CIA tăng cường cho Quân Vụ Sài Gòn (SMM) một người nữa là Thiếu Tá Lucien E. Conein, giấy tờ ghi là quân nhân cơ hữu của MAAG. Ông này đã từng hoạt động bí mật trên đất Pháp lúc Đức còn chiếm đóng. Đã tổ chức những toán kháng chiến người Pháp hoạt động sau lưng địch, rất giỏi trong lãnh vực phản tuyên truyền, phá hoại, gây rối loạn, hoang mang về tâm lý cho đối phương.

Thiếu Tá Lucien E. Conein

Chạy Đua Giữa Thời Và Thế.

Ngay sau khi Điện Biên Phủ thất thủ vào ngày 5/ 7, hội nghị về Đông Pháp đang xúc tiến thì Quân Vụ Sài Gòn gấp rút làm việc tối đa. Trước khi bản hiệp định được các bên ký kết, SMM phải chuẩn bị xong mọi việc có lợi cho chính phủ quốc gia và cả phiá Mỹ nữa. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất mà Quân Vụ Sài Gòn rất lo lắng là thiếu nhân sự. Các kế hoạch dự trù để hoạt động đã có sẵn, vậy mà họ không đủ người cho những vị trí cần thiết như kế hoạch đòi hỏi. Ngày 25/ 7/, Đại Tá Lansdale cầu cứu với Bộ Tư Lệnh MAAG ở Sài Gòn, ông cho biết nếu tình trạng này kéo dài thì các kế hoạch sẽ vô dụng vì bản hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 11/ 8/ 1954. Trung Tướng John W. O'Daniel ngay lập tức gởi về Bộ Quốc Phòng một công điện khẩn, trong đó ông yêu cầu nơi đây và các cơ quan liên đới phải đáp ứng và nên quan tâm nhiều hơn về SMM ở Sài Gòn. Kết quả Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương đã gởi đi những thông báo nội bộ, chỉ thị để các đơn vị trực thuộc tìm những sĩ quan ưu tú nhất đang có mặt trong vùng Thái Bình Dương, kêu gọi họ tình nguyện đến làm việc ở Việt Nam. Những người được chọn cần phải có kinh nghiệm chuyên môn, phải am tường và hiểu biết tổng quát về lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ v.v của các nước vùng Đông Nam Á. Ngoài ra họ cũng phải có kinh nghiệm đối phó với cộng sản về chiến tranh tâm lý và tình báo. Đầu tháng 8/ 1954, sau các cuộc tìm kíếm, phỏng vấn v.v ờ Hawaii; Phi Luật Tân; Đài Loan; Đại Hàn; Okinawa thì CIA tuyển được 17 người, sau đó tất cả được gởi đến Sài Gòn trình diện Bộ Tư Lệnh MAAG theo giấy tờ “chính thức”. Số sĩ quan tăng cưòng cho Quân Vụ Sài Gòn gồm có: Trung Tá Gordon Jorgenson (bộ binh); Trung Tá Raymond Wittmayer (BB); Thiếu Tá Fred Allen (BB); Trung Úy Edward Williams (BB); Trung Úy J. Phillip (BB); Đại Úy Richard Smith (TQLC); Đại Úy Arthur Arundel (TQLC); Trung Úy L. Andrews (hải quân); Trung Úy Edward Bain (HQ); Đại Úy Bernard Yoh (BB)- (danh tính những người còn lại đã bị che trong hồ sơ giải mật).

Việc yểm trợ cho Quân Vụ Sài Gòn, vấn đề vận chuyển bằng đường không cho kế hoạch sẽ do máy bay của ”hãng”  Civil Air Transport (CAT) đảm nhận (CAT thực ra là của CIA, về sau được đổi tên thành Air American). Để ngụy trang cho các hoạt động của mình ở Việt Nam, CIA đặt tên cho hồ sơ của địa bàn này là Combined Area Studies (CAS), hồ sơ về văn phòng CIA tại Sài Gòn được ngụy trang dưới tên Office of Special Assistance (OSA), hồ sơ bảo mật danh tính cho nhân viên hoạt động ở Viêt Nam thì mang tên Controlled American Source (CAS2).

Giữa tháng 8/ 1954, lần thứ nhất hàng loạt truyền đơn được tung ra ở miền Bắc với tin: “nguyên một trung đoàn lính Trung Cộng hãm hiếp tất cả phụ nữ ở một ngôi làng gần biên giới”, tại miền Nam truyền đơn tung tin: “ tất cả cán bộ Việt Minh tập kết đều được chở qua Trung Cộng làm lao công đường rầy xe lưả” !

Trong khi thúc đẩy những hoạt động của Quân Vụ Sài Gòn, Đại Tá Lansdale cũng thường lo lắng nghĩ đến vấn đề bảo vệ an ninh cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Vì thế ông qua Manila, bí mật thoả hiệp riêng với Tổng Thống Ramon Magsaysay để hỗ trợ chuyện này. Vị lãnh đạo nước Phi Luật Tân sau đó cử qua Sài Gòn Đại Tá Napoleon D. Valeriano và ba sĩ quan thân tín, những người này đã giúp Phủ thủ tướng lập được một đơn vị bảo vệ an ninh cấp tiểu đoàn (tiền thân của Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống).

Tính đến cuối tháng 8/ 1954, cơ cấu Quân Vụ Sài Gòn đã tạo được một quyền hạn riêng biệt đối với MAAG, lập được một uy tín đầy tin cậy với chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của nó nối kết nhiều nơi tại Á Châu, thiết lập đường dây “nóng” về thủ đô Liên Bang Mỹ và các thủ đô ở vùng Thái Bình Dương (ngoài MAAG - I ở Việt Nam, Mỹ cũng lập MAAG - Đại Hàn; MAAG - Đài Loan; MAAG- Thái Lan; Lào; Cam Bốt; Phi Luật Tân, riêng Vương Quốc Anh cũng có ở Sài Gòn: “Sứ Vụ Cố Vấn Anh tại Nam - Việt Nam” do ông Robert Thompson làm Trưởng Đoàn (British Advisory Mission to South - Vietnam , BRIAM - SVN).

Đại Đội Tự Do (Freedom Company).

Đầu tháng 9/ 1954, Thiếu Tá Lucien E. Conein ra Hà Nội lập một Bộ Chỉ Huy SMM cho khu vực miền Bắc, một trạm liên lạc ở thành phố Hải Phòng. Nhờ sự giúp sức của Phòng 2 Bộ TTM, phiá Mỹ đã tuyển được 13 người tình nguyện ở lại hoạt động, nhóm này được đặt tên là Toán Bình (hầu hết những người đựợc tuyển chọn đều nằm trong số người chờ di cư ở Hải Phòng, hoặc ngay tại Sài Gòn lúc họ vưà mới vào Nam, phần đông thuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng và đều có gốc Bắc). Toán Bình sau đó được Trung Úy Andrews hướng dẫn tập trung đến bến cảng rồi biến mất dưới các tàu vận tải thuộc Lực Lượng Hải Quân Đặc Nhiệm 90, tiếp đó họ được chuyển tới một căn nhà bí mật ở Vũng Tàu để được huấn luyện. Toán Bình học kỹ thuật in ấn thủ công và những cách rải truyền đơn, phương pháp tạo tin đồn và tung tin đồn, cách ngụy trang hình dáng, làm thế nào để di chuyển cùng với vũ khí, thuốc nổ được an toàn đến địa điểm ấn định v.v. Cuối tháng 9, Toán Bình được chở về Hải Phòng, họ bắt đầu tỏa ra và biến mất trong đám đông người chờ di cư. Toán Bình được chỉ huy bởi một người mang bí danh Đinh Triệu, người liên lạc và yểm trợ là Đại Úy Arundel. Kể từ đầu tháng 10/ 1954, Toán Bình bắt đầu tung ra truyền đơn và đủ thứ tin đồn. Trong các loại truyền đơn cũng có thứ được làm giả y hệt của cộng sản Việt Minh với các tin như: “sau khi tiếp thu toàn miền Bắc, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà có luật mới về tài sản của tư nhân”, “sẽ có những thay đổi về tiền tệ theo quy định của nhà nước”, “chuyện buôn bán riêng lẻ sẽ có nhiều cải cách” v.v. Quả thật các thứ tin loại này đã làm dân chúng ở Hà Nội; Hải Dương; Nam Định v.v xôn xao bàn tán. Nó gây hoang mang trong dư luận miền Bắc, tới mức một đài phát thanh của Việt Minh đặt gần biên giới phải lên tiếng đính chính. Nhưng dân chúng vẫn không tin, họ còn cho rằng đài đó là của Pháp vì Việt Minh làm gì có đài phát thanh ! Phiá Mỹ cũng mua chuộc được một số các thầy bói, chiêm tinh gia tham dự việc tạo tin đồn. Các “thầy” này rỉ tai truyền nhau là sau nhiều lần bói bài, coi quẻ, bấm độn, nhìn sao v.v thì chỉ thấy toàn các quẻ bất lợi cho Việt Minh, chỗ nào Việt Minh tới nơi đó sẽ ngập máu, Việt Minh chắc chắn sẽ sụp đổ vì Trung Cộng sẽ đưa quân qua trấn đóng khắp miền Bắc v.v. Ngoài các việc nêu trên, Toán Bình cũng có nhiệm vụ tìm cách phá hoại những nơi chưá nhiên liệu, đạn dược, đốt phá nhà ga, nhà máy điện, đường ray v.v. Họ đã được một toán chuyên viên người Đài Loan do CIA mướn đến Hải Phòng hướng dẫn.

Cùng lúc đó ở Sài Gòn, trong tháng 9/ 1954 nhân viên an ninh của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Vỹ phối hợp với Trung Tá Raymond Wittmayer tuyển được 21 người.  Nhóm này do Thiếu Tá Fred Allen; Trung Úy Edward Williams chỉ huy và được đặt tên là Toán Hoà. Ở Sài gòn họ được chia ra thành những tổ hoạt động riêng lẻ, có nhiệm vụ trà trộn đến các địa điểm tập kết của cộng sản Việt Minh để tung ra những tin đồn gây tâm lý bất an cho người muốn ra Bắc. Ngày 23/11/1954, Toán Hoà cùng hai đầu bếp giả dạng làm phu khuân vác ở bến tàu, họ lẫn lộn trong đám đông rồi biến mất dưới các hầm tàu mới chở người di cư cập bến. Từng người trong họ được Thiếu Tá Allen cho biết trước tên con tàu mình phải xuống, tìm nơi ẩn nấp và chờ người đến liên lạc. Khi những chiếc tàu này ra khơi, Toán Hoà sẽ được gom lại và chuyển qua tàu hải quân chở tới phi trường quân sự Clark ở Phi Luật Tân. Tại đây cả toán được đưa đến một khu vực biệt lập nằm trong môt thung lũng vắng vẻ, chương trình huấn luyện cho họ sẽ do hai Thiếu Tá Bohanan và John Wachtel của SMM chịu trách nhiệm.

Trong thời gian Toán Hoà được huấn luyện, những thứ cần thiết cho hoạt động của họ sau này cũng bắt đầu đưa tới Sài Gòn trong những kiện hàng, thùng giấy có bề ngoài nhìn rất “dân sự”, việc vận chuyển do Không Đoàn 581 ở phi trường Clark đảm trách. Mỗi khi hàng tới, bộ chỉ huy Quân Vụ Sài Gòn cử các sĩ quan của họ đích thân ra phi trường ký nhận, chính những sĩ quan này cũng tự mình đem hàng xuống, ngưòi lạ không được phép đến gần khu vực. Đôi khi họ phải làm cật lực suốt đêm mới chuyển hết hàng tấn hàng đến nơi an toàn trước khi trời sáng.

Những Anh Hùng Vô Danh Đi Vào Nơi Bóng Tối.

Bắt đầu từ ngày 31/1/1955, các trang bị dành cho Đại Đội Tự Do lần lượt được chở ra Hải Phòng bằng máy bay của ”hãng” Civil Air Transport (CAT). Để chuẩn bị việc phân tán số hàng nói trên, Thiếu Tá L. Conein đã triệu tập một cuộc họp với Toán Bình ở Hải Phòng. Cả toán được cho biết họ có trách nhiệm bí mật phân tán một số vật dụng đến nhiều địa điểm khác nhau. Ngoài ra, Toán Bình cũng được cho biết trước vài điểm hẹn bên bờ sông Hồng, sẽ có tàu loại nhỏ của hải quân Mỹ giả làm tàu tuần, xuất phát từ Hải Phòng đi ngược dòng sông chở hàng đến trao cho họ tại những tọa độ đã giao ước. Họ phải sống và xử sự như những người dân bình thường, tuỳ theo từng nơi hoạt động sẽ được cung cấp các loại giấy tờ hợp lệ của cộng sản Việt Minh để tiện cho việc di chuyển. Toán Bình có 30 ngày để hoàn tất công tác phân tán những vật dụng trang bị đang có ở Hải Phòng.

Ngày 16/4/1955, sau khi học xong chương trình huấn luyện, Toán Hoà được tàu hải quân chở đến Hải Phòng. Họ lên bờ với quần áo như những người dân khác rồi biến mất trong đám đông để tìm tới các địa điểm đã ghi nhớ trong đầu. Ngày 16/5/1955, lúc Việt Minh đến tiếp nhận thành phố Hải Phòng thì cả hai toán Hoà - Bình không còn để lại tông tích nào trên đất Bắc.

Tổng số lượng quân dụng trang bị cho Đại Đội Tự Do nặng khoảng 8 tấn rưỡi với 300 súng Carbine; 50 súng ngắn; 14 máy vô tuyến cá nhân; 90.000 viên đạn Carbine; 10.000 viên đạn súng ngắn; 200 kg thuốc nổ v.v. Hơn 2 tấn rưỡi được chuyển ra khỏi Hải Phòng bằng đường bộ,  gần 6 tấn còn lại do tàu tuần của Mỹ đưa đến các điểm hẹn đã báo trước. Phần lớn số vũ khí trang bị nêu trên được chôn giấu trong các quan tài rồi chôn tại nhiều nghĩa địa khác nhau.

Cuối năm 1956 Đại Tá Edward G. Lansdale rời Việt Nam, Saigon Military Mission được giải tán. Tháng 4/ 1960 ông được thăng cấp Thiếu Tướng, giữ chức Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng đặc trách  Hành Quân Đặc Biệt và về hưu năm 1968 (Ông Edward G. Lansdale sinh ngày 6/2/1908, qua đời ngày 23/2/1987. Ông là tác giả cuốn In The Midst Of Wars - An Americans Mission to Southeast Asia, do Harper & Row, San Fransisco xuất bản năm 1972).


NHỮNG TẤM LÒNG NHÂN ÁI.

Bà Vũ Thị Ngãi (Madame Ngãi).

Madame Ngãi đang chăm sóc một em bị ghẻ lở.

Bà Vũ Thị Ngãi sinh năm 1905 trong một gia đình giàu có ờ tỉnh Thanh Hoá. Năm 1946, cộng sản phát động khủng bố sát hại nhiều người ở khắp tỉnh, chồng bà cũng bị cộng sản giết chết vào lúc này. Sau khi gởi hai người con đi lánh nạn bên Pháp, bà Vũ Thị Ngãi ở lại và bắt đầu làm việc từ thiện, cứu giúp những trẻ em bất hạnh bị bỏ rơi vì loạn lạc. Bà đích thân hoặc nhờ người đi tìm đem về căn nhà rộng lớn của mình nuôi những trẻ em mồ côi cha mẹ, bị thất lạc người thân vì chiến cuộc, các em sống lang thang xin ăn ở bến xe, chợ buá, những em bị bỏ rơi bên lề đường vì tật nguyền v.v. Tính đến cuối năm 1947, bà đã đem về nhà nuôi gần 600 em có hoàn cảnh nêu trên. Năm 1948, thị xã Thanh Hoá trở thành nơi nhiều nguy hiểm vì cộng sản Việt Nam thường xuyên khủng bố, giết hại dân lành khắp nơi. Bà Vũ Thị Ngãi buộc phải bán hết nhà cửa, tư trang tìm đến thị xã  Nam  Định mua một căn nhà khác để tiếp tục việc làm từ thiện của mình. Năm 1949, cộng sản đánh phá Nam Định, bà phải mang hơn 1.000 em nhỏ dọn tới Hải Phòng. Hơn một nửa trong số này là những em bị mù, bị bại liệt, bị gù lưng, bị câm, điếc hoặc ghẻ lở v.v. Tại Hải Phòng bà được ông thị trưởng tạm cấp một căn nhà ở An Lạc, được giúp một phần lương thực cứu tế, thuốc men, điện và nước được cung cấp miễn phí. Năm 1954, khi chiến trường Điện Biên Phủ diễn ra, người Pháp đã đến chiếm căn nhà với lý do họ cần nơi điều trị cho quân nhân bị thương đưa về từ chiến trường. Lúc này số trẻ em mà bà cưu mang đã lên tới gần 1.200. Một lần nữa bà Vũ Thị Ngãi phải vất vả đi tìm một căn nhà nhỏ hơn để các em có nơi nương náu.

Sau ngày các đơn vị thuộc Lực Lượng Hải Quân Đặc Nhiệm 90 của Mỹ đến Hải Phòng, những trại lều  được dựng lên thì bà Vũ Thị Ngãi cũng lặn lội đến các trại, vưà làm việc thiện nguyện vưà tìm kiếm các em bé bất hạnh không có ai để nương tựa trong lớp lớp sóng người chờ di cư. Ở đây, bà cũng được sự giúp đỡ của những vị như bác sĩ Phạm Văn Huyến, bác sĩ Phạm Hữu Chương, ông Mai Văn Hàm, ông Bùi Văn Lương, ông Ngô Ngọc Đối v.v...

Qua nhiều lần tới lui giữa các trại lều, bà gặp được một Trung Úy Quân Y Hải Quân, bác sĩ Thomas A. Dooley và mời ông này tới viếng thăm “cô nhi viện” của mình ở An Lạc. Vị bác sĩ này rất xúc động và cảm phục lúc biết việc làm đầy tình người của bà Vũ Thị Ngãi, ông viết thư kể rõ sự tình và gởi đến trường đại học University of Notre Dame ở tiểu bang Indiana. Các giáo sư và sinh viên tại trường sau khi đọc thơ, họ mới biết ở Hải Phòng Việt Nam đang có một “viện mồ côi lưu động” trong loạn lạc như thế. Bà Erma Konya làm đại diện cho trường đứng ra tổ chức các cuộc lạc quyên vì nhân đạo, sau đó họ gởi tặng “viện mồ côi” của bà Vũ Thị Ngãi khoảng 40 thùng quà gồm có áo quần trẻ em, âu dược, giày vớ, kẹo bánh, sách vở thiếu nhi và cả các thứ đồ chơi cho trẻ con v.v. Cũng trong lúc đó, những thuỷ thủ Mỹ ở Hải Phòng đã giúp thêm cho “viện mồ côi” này bánh mì, sữa bột, thịt đóng hộp, xà phòng và 400 mỹ kim do thuỷ thủ quyên góp.

Đầu tháng 3/ 1955, đại diện của Mỹ và Pháp ở Hải Phòng vài lần đến thúc hối bà Vũ Thị Ngãi nên đưa các em xuống tàu vào Nam, nhưng bà vẵn chưa chịu ra đi. Bà cho biết mình cần ở lại vì muốn tìm cho hết những em bị bỏ quên đâu đó trong các trại lều. Mãi tới giữa tháng 4/ 1955, khi có tin cộng sản sẽ vào Hải Phòng trong tháng 5, bà Vũ Thị Ngãi mới chịu đưa đàn con mình xuống tàu. Chiếc tàu USS General Brewster rời Vịnh Hạ Long và chở gần 1.500 người, trong đó có “viện mồ côi” của bà Vũ Thị Ngãi đến được bến bờ tự do ở miền Nam - Việt Nam. Tại Sài Gòn, “phái đoàn mồ côi” của bà Vũ Thị Ngãi được đại diện chính phủ và các hội từ thiện đón tiếp trang trọng. Với sự trợ giúp của Phủ Tổng Ủy Di Cư - Tỵ Nạn, các hội từ thiện và sự bảo trợ từ cơ quan USOM, bà Vũ Thị Ngãi và các em mồ côi được tạm cấp một căn nhà, nơi đây sẽ trở thành Viện Mồ Côi An Lạc do bà sáng lập.

Vào năm 1961, có một phụ nữ người Mỹ là bà Betty Mohl Tisdale (sinh năm 1923), sau khi được đọc các câu chuyện viết về bà Vũ Thị Ngãi ở Việt Nam và các trẻ mồ côi, bà đã đến Sài Gòn tìm thăm viện mồ côi này. Khi thấy được các hình ảnh thực tế về ”Viện Mồ Côi An Lạc” với quá nhiều thiếu thốn, bà Betty M. Tisdale trở về Mỹ, chính thức bỏ nghề nghiệp của mình tại tiểu bang George và đứng ra vận động công chúng cứu giúp cho trẻ mồ côi của bà Vũ Thị Ngãi. Từ đó bà Betty M. Tisdale thường qua Sài Gòn làm việc thiện nguyện ở Viện Mồ Côi An Lạc. Chính ở nơi đây bà đã gặp một Đại Uý Quân Y, bác sĩ Patrick Tisdale, một trong số những quân nhân Mỹ hay đến giúp khám bệnh cho các em mồ côi. Hai người trở thành vợ chồng và cũng trở thành hai vị bảo trợ đáng kính của Viện Mồ Côi An Lạc (suốt thời gian làm thiện nguyện nơi đây, vợ chồng ông bà đã quyên góp được hơn 350.000 mỹ kim cho Viện Mồ Côi An Lạc, ông Patrick Tisdale về hưu với cấp bậc Đại Tá).

Ngày 10/4/1975, trước sự đe dọa của ngọn sóng đỏ cộng sản, bà Betty M. Tisdale cố gắng liên lạc và vận  động Toà Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn giúp phương tiện di tản các trẻ em mồ côi của bà Vũ Thị Ngãi. Ngày 12/4/1975, tờ nhật báo Columbus Enquirer - Ledger ở Columbus tiểu bang George đăng một bản tin về một chuyến bay chở trẻ em mồ côi từ Sài Gòn sẽ tới Columbus trong ngày hôm đó. Cũng trong ngày 12/4/1975, chuyến bay nói trên đáp xuống phi trưòng Los Angeles tiểu bang California cùng với 219 em nhỏ của Viện Mồ Côi An Lạc. Trong cuộc hành trình từ Sài Gòn đến Mỹ, có một em qua đời vì bệnh nặng. Máy bay sau đó tiếp tục cất cách chở các em đến George, một số trong đó vì quá yếu sức nên được gởi lại bệnh viện trường đại học UCLA để điều trị. Riêng bà Vũ Thị Ngãi vẫn ở lại Sài Gòn dù biết tính mạng mình sẽ gặp nguy hiểm bởi cộng sản. Cuối cùng nhờ sự vận động của bà Betty M. Tisdale với Toà Đại Sứ, bà Vũ Thị Ngãi được đưa ra khỏi Sài Gòn đến đảo Guam trong ngày 20/4. Bà được vợ chồng ông bà Betty và Patrick Tisdale bảo lãnh vào Mỹ và đến Columbus, George đúng vào ngày 30/4/1975. Vợ chồng ân nhân bảo trợ đã xây riêng cho bà Vũ Thị Ngãi một căn nhà nhỏ xinh xắn ngay trong ngôi vườn của mình. Bà sống ở đây được ba năm và qua đời năm 1978, hưởng thọ 73 tuổi. 

Bà Vũ Thị Ngãi (giữa) và một người cháu cùng bà Betty M. Tisdale ở phi trường Tân Sơn Nhất lúc tiễn 219 em mồ côi lên máy bay ngày 12/4/1975.

--------------------X-------------------

Trung Úy Quân Y Hải Quân, Bác Sĩ Thomas A. Dooley.


Bác sĩ Thomas A. Dooley ở Hải Phòng, 10/ 1954

Lúc “Chiến Dịch Vượt Đến Tự Do” bắt đầu được khai triển thì Trung Úy Thomas A. Dooley đang tòng sự tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản. Tháng 8/ 1954, cùng với một số sĩ quan quân y khác ở Hawaii; Phi Luật Tân; Okinawa ông được điều động tới Hải Phòng để làm việc trên vận tải hạm USS Montague trong Vịnh Hạ Long. Nhiệm vụ của ông là khám sơ quát cho những người di cư sắp được chuyển ra tàu lớn, khi trở về tàu thì ông vẫn khám tiếp cho những ai muốn xin được khám bệnh. Nhờ nói được tiếng Tây khá lưu loát, ông lại nhận thêm trách nhiệm làm thông dịch viên Anh - Pháp cho các đội tàu nhỏ chuyển người từ bờ ra tàu lớn. Ông rất sốt sắng trong công việc, gần gũi với mọi người, không ngại ngùng khi tiếp xúc với người tỵ nạn mà không ít người trong số họ áo quần bẩn thỉu, hôi hám sau những ngày đêm lặn lội tìm đến Hải Phòng với đôi chân lở loét. Cuối tháng 9/1954, ông được chỉ định làm bác sĩ thường trực trong đội Quân Y Hải Quân - Bờ. Đêm xuống thì về ngủ trong khu vực quân sự ở cảng Hải Phòng, trời sáng thì cùng những bác sĩ khác toả ra làm phận sự tại các lều y tế đã được dựng lên ở ngoại ô thành phố. Kể từ tháng 11/1954, ông trở thành vị sĩ quan chỉ huy của đội quân y hoạt động ở các trại lều.

Tình Nhân Đạo Không Có Biên Cương.

Thời gian làm việc ở các trại, ông Thomas A. Dooley mới cảm nhận được, mới thấm thiá sâu xa về sự khổ đau tận cùng của dân tộc một đất nước vừa bị thực dân bóc lột tàn tệ, vưà bị cộng sản man rợ gây ra nhiều thảm cảnh đau thương. Ông đã chứng kiến, đã nghe người chạy nạn kể lại những hành động tàn ác của cộng sản mỗi khi chúng bắt được ai cố tình muốn vào Nam. Nếu nạn nhân là người theo đạo công giáo thì họ phải chịu sự hành hạ đau đớn nhiều hơn như cắt bàn chân, xẻo tai, đâm mù mắt, chọc thủng lỗ tai, treo hỏng mặt đất v.v bất kể đó là người lớn hay trẻ em. Bên cạnh các cách tra tấn tàn bạo đó, cộng sản còn cho cán bộ đi tuyên truyền láo khoét khắp nơi. Nào là người Mỹ hút máu người và ăn sống trẻ con, Mỹ lén bỏ thuốc độc vào nước uống ở các trại làm nhiều người bị bệnh, cố tình xịt thuốc độc lên người đến trại làm họ bị phỏng và lở loét, Mỹ và Pháp cố tình bắt cóc người cưỡng bức di cư xuống tàu, ai ở trên tàu say sóng sẽ bị ném xuống biển, Mỹ là nước tư bản nên cần người qua đó làm cu li, thanh niên khoẻ mạnh sẽ bị đưa đi cạo mủ cao su v.v và v.v...

Chính những bác sĩ Mỹ và ngay cả bản thân ông Thomas A. Dooley cũng vài lần thành nạn nhân về sự tuyên truyền của cộng sản. Có một lần, sau khi chích Penicillin cho một em nhỏ bị ghẻ lở khắp mình thì em bị co giật và khóc thét. Bà mẹ em gào lên, chụp một khúc củi đánh tới tấp làm ông bị bầm mắt. Sáng hôm sau bà mẹ này đầm đià nước mắt, quỳ xuống trước mặt ông Thomas Dolley xin nhận lỗi vì đã hiểu lầm. Bác sĩ Gleason một lần vác bình thuốc DDT đi xịt quanh trại, có mấy đưá nhỏ chạy theo đuà giỡn, thấy vui ông đưa cần phun thuốc về phiá các em. Ông này bị một lúc mấy bà mẹ rượt đánh vì tưởng ông xịt thuốc độc lên con họ! Chuyện này xảy ra thường xuyên trong vài tháng đầu vì ngày nào cũng có hàng ngàn người từ xa mới đến, chưa được hướng dẫn đầy đủ. Các quân nhân Mỹ phải mỉm cười thông cảm, họ chịu đựng và giữ hoà nhã để làm điều thiện. Những chuyện hiểu lầm “bá láp” như vậy rồi cũng không còn nữa. Ban đại diện trại lập ra nhiều tổ nhỏ đi giải thích cho người mới đến các điều cần biết trong lúc sống tạm ở trại lều.


Trung Úy Thomas A. Doolley cùng các bác sĩ, y tá trong toán quân y và những quân nhân khác của Mỹ phục vụ ở Hải Phòng, từ bến tàu vận chuyển cho đến các trại lều, tất cả đã tận tâm, tận lực đem hết khả năng để giúp người tỵ nạn vơi bớt những khổ đau, hết lo lắng, tự tin hơn ở tương lai sau nhiều ngày đêm trốn tránh các hiểm nguy mà cộng sản đã dành cho họ trên đường vượt thoát. Ngày12/ 5/ 1955, bác sĩ Thomas A. Doolley cùng toán quân y rời Hải Phòng ra tàu lớn, ngày đầu lên bờ ông cân nặng 180 pounds, ngày rời miền Bắc Việt Nam ông chỉ còn 120 pounds. Từng người trong họ ai cũng mang nét mặt buồn thảm, lắc đầu thở dài vì biết chắc vẫn còn rất nhiều người muốn ra đi nhưng thời hạn ”tự do di chuyển” thì quá ngắn. Cũng trong ngày hôm đó ở Sài Gòn, phủ thủ tướng có quyết định trao tặng huy chương cho nhiều quân nhân thuộc Lực Lượng Hải Quân Đặc Nhiệm 90. Riêng Trung Úy Quân Y Hải Quân Thomas A. Doolley, chính đích thân Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ân tặng Chương Mỹ Bội Tinh cho ông trong một buổi lễ tại Sài Gòn. 

Việc ghi thêm về hoạt động của Mỹ ở Hải Phòng từ tháng 8/1954 đến tháng 5/1955, chúng tôi thấy không cần thiết vì chẳng thể nói hết được công việc mà những ân nhân ấy đã làm. Sáu mươi năm đã trôi qua trong lịch sử kể từ năm 1954. Những người xưa của Lực Lượng TF 90 nay đã ngoài 80 tuổi trở lên. Dù ai vẫn còn, hoặc người đã về nơi khuất bóng thì những gì đã ghi ra nơi đây, được xem như lời tri ân chung kính gởi đến quí ân nhân, những người có một thời đã san sẻ một phần khổ đau của đồng bào Việt Nam chúng tôi.

Riêng Trung Úy Thomas A. Doolley, sau ngày về Mỹ đã viết một cuốn sách kể lại những gì ông mắt thấy tai nghe tại Hải Phòng. Cuốn: “Deliver Us From Evil” - Đem Chúng Tôi Ra Khỏi Sự Dữ (Berkley Publishing Corp, 1956) đã làm công chúng Mỹ nói riêng, công luận khắp thế giới nói chung, hiểu biết thêm về sự tàn độc vô nhân tính của cộng sản Việt Nam. Cuộc đời ông Thomas A. Doolley về sau rất ly kỳ. Vì một nguyên nhân rất tế nhị, ông hợp tác với CIA qua sắp đặt của Đại Tá Edward G. Lansdale, đến vùng rừng núi Nam Tha ở Lào lập một bệnh xá giáp biên giới với Trung Cộng. Năm 1959 ông phải trở về Mỹ vì mắc bệnh ung thư. Bác sĩ Thomas Anthony Doolley sinh ngày 17/1/1927, qua đời ngày 18/1/1961, hưởng dương 34 tuổi. Ngày ông qua đời, cũng là ngày cộng sản tràn ngập bệnh xá của ông ở Nam Tha.


Những Bàn Tay Độc Ác.

Hình chụp quả tang cộng sản bắt giữ, hành hạ đồng bào VN muốn đến với Tự Do, tháng 10/1954.

Giáo phận Phát Diệm thuộc huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, nằm về hướng Nam - Hà Nội và Hải Phòng khoảng hơn 100 km.

Từ ngày 30/ 6/ 1954, Giám Mục Lê Hữu Từ đã cho giáo dân di cư vào Nam. Bản thân ông cùng với 10 linh mục, khoảng 15 chủng sinh và 183 nữ tu xuống tàu nhỏ đi trước ở cầu Trì Chính, theo đường sông ra biển để lên tàu lớn. Tính tới ngày 11/7, Phát Diệm đã có khoảng 60.000 giáo dân, 124 linh mục đã vô được miền Nam. Sau ngày này, giáo dân vẫn còn tiếp tục ra đi, vừa bằng ghe nhỏ đi ra Hải Phòng hoặc bằng đường bộ về hướng Hà Nội.

Nhưng đến ngày 20/ 10/ 1954, Ủy Ban Di Tản Người Việt Nam Tỵ Nạn ở Hải Phòng nhận được tin báo: Ở Phát Diệm vẫn còn hơn 20.000 người muốn ra đi nhưng không được. Bộ đội cộng sản đã lập nhiều trạm gác quanh vùng này và không cho ai được rời Phát Diệm, Quốc Lộ 10 đi Hà Nội cũng bị cộng sản cấm lưu thông”. Một cuộc họp giữa các đại diện Việt; Pháp; Mỹ đựợc tổ chức tại Hải Phòng, sau đó đề ra cách giải thoát người ở Phát Diệm. Những bức điện tố cáo sự vi phạm của công sản Việt Minh được gởi đi các nơi để báo động dư luận, kể cả gởi cho đại diện ICSC ở Hải Phòng; Hà Nội và Sài Gòn. Cùng lúc đó, vài giáo dân tín cẩn được phái tới Phát Diệm bằng đường biển để báo một tin mật: “Kể từ ngày 1/11, mọi người hãy tập trung quanh khu vực nhà thờ chánh toà, sẽ có đại diện ICSC tới đưa đi. Dù phái đoàn có đến trễ vài ngày, mọi người phải kiên nhẫn chờ đợi, không nên giải tán”.

Ngày 2/11, cộng sản ở khu vực Phát Diệm cảm thấy có điều gì đó không bình thường. Giáo dân sau khi dự lễ không về nhà như thường lệ, lần này họ ở lại ăn ngủ tại chỗ và số người tụ tập mỗi ngày càng đông dần. Cộng sản ra lệnh báo động trong toàn tỉnh Ninh Bình, họ đưa thêm nhiều đơn vị đến khu vực, lập thêm nhiều trạm gác và còn ra lệnh các làng lân cận không được đem thức ăn, nước uống vào khu vực nhà thờ Phát Diệm. Mục đích của cộng sản là làm cho mọi người vì thiếu thực phẩm, nước uống sẽ tự động giải tán. Trong khi đó ở Hải Phòng, tổ ICSC vẫn không đi được vì ủy viên Ba Lan cứ thoái thác với lý do không có phương tiện! Ngày 8/11, Bộ Tư Lệnh MAAG ở Sài Gòn báo ra Hải Phòng cho phép được xử dụng hai chiếc trực thăng chở đại diện ICSC tới Phát Diệm, một chiếc của Đề Đốc Lorenzo Sabin và một chiếc của Đô Đốc Jean Marie Querville (thời đó trực thăng còn rất hiếm).

Ngày 10/11, trực thăng chở mọi người đáp xuống cách nhà thờ Phát Diệm không xa, phái đoàn tận mắt chứng kiến cảnh gần 20.000 người chen chúc nằm ngồi la liệt cả một vùng rộng lớn quanh nhà thờ chính toà, họ kêu gào khóc than vì gần 10 ngày qua không có đủ nước uống và thực phẩm vì bị cộng sản bao vây. Đại diện Việt Nam, ISCS liền gởi thông tin về Hải Phòng cũng như gởi thẳng tới ông HCM tại Hà Nội để phản đối việc làm đó. Vì bị bắt quả tang nên cộng sản không thể chối cãi được. Họ ra lệnh cho viên chỉ huy quân sự ở Ninh Bình rút bỏ các trạm gác ngăn chặn người quanh khu vực. Tuy nhiên, bản chất gian manh của cộng sản muôn đời vẫn không thay đổi, họ chấp nhận rút quân không bao vây nữa thì họ lập ra ngay sân nhà thờ cái gọi là “ủy ban Việt Minh giúp người di chuyển”. Họ còn “hưá sẽ cung cấp xe (Molotova của Trung Cộng) giúp chở người đi Hà Nội. Ủy ban này sẽ cấp “giấy di chuyển” cho ai muốn đi Hải Phòng qua ngã Hà Nội và mỗi người phải đóng 8.000 đồng tiền Việt Minh, cộng sản giải thích số tiền đó để ”bồi dưỡng” cán bộ làm việc, tài xế lái xe, tổn phí giấy, mực, xăng dầu và cả bánh xe bị mòn ! Nhưng sau khi đóng tiền, lên xe với tờ “giấy di chuyển” có thời hạn 15 ngày, đoàn xe của cộng sản lại lần lượt thay nhau “chết máy”, nằm rải rác trên đường lộ. Người dân khốn khổ buộc phải xuống gánh gồng đi tiếp bằng đôi chân, họ không thể chậm trễ vì chưa tới Hải Phòng mà “giấy đi đường” hết hạn họ sẽ bị cộng sản chận bắt lại, lúc đó không những mất tiền mà còn mất luôn mạng sống nếu lọt vào tay cộng sản. Phiá đại diện ICSC lại lên tiếng phản đối, cộng sản lần này huy động hàng trăm ghe thuyền chở người theo đường sông lên Hà Nội, tại đây nếu “giấy đi đường” còn thời hạn thì họ lên xe lửa đi tiếp ra Hải Phòng. Nhưng trong thực tế thì không có bao nhiêu người đến kịp Hải Phòng trước thời hạn. Với hơn 20.000 người ở Phát Diệm muốn ra đi trong sự kiện ngày 1/11/1954, chỉ có hơn 5.000 người may mắn thoát khỏi tay cộng sản.

Giáo phận Bùi Chu thuộc tỉnh Nam Định, nằm về hướng Nam - Hà Nội và Hải Phòng khoảng hơn 70 km. Ngày 20/ 11/ 1954, đại diện Việt Nam; Mỹ; Pháp ở Hải Phòng nhận được tin tại Bùi Chu vẫn còn hơn 20.000 người bị kẹt lại, họ không thể đến Hải Phòng bằng đường bộ vì cộng sản không cho đi. Một cuộc họp khẩn cấp được triệu tập (không có ICSC) và một kế hoạch cứu người được chuẩn bị chu đáo. Hai giáo dân được trao trách nhiệm đi đường biển tới Bùi Chu báo tin: “Mọi người có 10 ngày, phải tìm các cách để tiến về bờ biển nơi có làng đánh cá Vạn Lý. Phải cố gắng đến đó tập trung trước ngày 30/11. Đúng 10 giờ tối ngày 30/11, mọi người dùng bất cứ phương tiện gì có thể bơi ra xa bờ vài trăm thước sẽ có tàu đón”.

Ngày 29/11/1954, chiếc tàu công xưởng hạm Jules Verne của hải quân Pháp đến thả neo cách làng đánh cá Vạn Lý khoảng 4 km, sau đó thấy xuất hiện 4 chiếc tàu loại LSM của hải quân Mỹ chạy tới cập vô hai bên làm như đang sửa tàu. Chiều ngày 30/ 11, chiếc vận tải hạm General Brewster sau khi chở người di cư vô Nam, quay đầu chạy ra Bắc với khoang tàu trống trơn đến bỏ neo kế chiếc Jules Verne. Đúng 10 giờ tối ngày 30/11, dưới ánh trăng vằng vặc và dưới sự chỉ huy của các linh mục, hàng trăm ghe nhỏ, bè tre, thúng đánh cá, chuối cây cột chùm v.v lặng lẽ cỡi sóng tiến ra khơi. Ngay lúc này mấy chiếc LSM thong thả chạy vô vớt người đầy tàu rồi lui ra chuyển qua tàu lớn. Cứ như thế suốt đêm, hàng hàng lớp lớp bóng cứ người âm thầm tiến ra biển. Lúc trời sáng tỏ, chiếc General Brewster đã kịp làm bốn chuyến khứ hồi, đưa hơn 6.000 người về Hải Phòng. Tới trưa ngày 1/ 12, nhận thấy cộng sản Việt Minh vẫn chưa hay biết gì, Lực Lựợng TF 90 ra lệnh cho tiếp tục vớt người. Lần này tàu Mỹ, tàu Pháp làm việc liên tiếp hai ngày hai đêm cho tới lúc trên bờ chẳng còn ai bơi ra nữa. Số người vớt được ở Bùi Chu đợt thứ hai là 19.000 người.

Hai trường hợp nêu trên tại Phát Diệm; Bùi Chu chỉ là hai trường hợp may mắn rất hiếm hoi trong biến cố di cư 1954. Kể từ sau tháng 9, khi thấy số người bỏ đi vào miền Nam quá lớn, cộng sản Việt Nam của ông HCM bắt đầu tìm cách ngăn cản với đủ trò mưu ma chước quỷ. Không chỉ riêng người theo đạo công giáo, mà bất cứ ai muốn bỏ đi dù là phật giáo, đạo thờ cúng ông bà v.v công sản đều ngăn cản, hăm dọa. Cản  không  được  thì  ám sát, thủ tiêu không kể già trẻ lớn bé. Phần lớn các cuộc vượt thoát đều trải qua những chặng đường cam go, bi thảm, phập phồng trong lo sợ vì bóng dáng cộng sản Việt Minh chập chờn ấn hiện khắp nơi. Tới nay vẫn chưa có một con số chính thức về những nạn nhân bị sát hại, nhưng các nhà nghiên cứu ước tính có  khoảng 40.000 người bị cộng sản giết chết vì muốn vào Nam. Ngoài ra cũng có khoảng 1 triệu rưỡi người khác không đi được vì cộng sản cản trở. Những vụ người muốn ra đi bị giết lẻ tẻ một lần vài trăm, trên một ngàn thì xảy ra rất nhiều. Nhưng vẫn không nhiều và tàn ác bằng vụ thảm sát mà cộng sản đã làm ở Thanh Hoá.

Ba Làng là một xứ đạo lớn nằm bên bờ biển xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá. Ngày 28/12/1954, có gần 20.000 người tập trung biểu tình ở nhà thờ Ba Làng để phản đối cộng sản không cho họ được di cư. Phiá cộng sản cử đến một toán bộ đội chửi bới và hăm dọa, sau đó hai bên xảy ra xô xát làm 4 người bị bắn chết, 6 người bị thương. Phiá bộ đội cộng sản sau đó bỏ chạy, họ có vài người bị thương do dân đánh lại. Nhưng cộng sản tháo chạy không xa, họ bao vây toàn khu vực và đánh điện ra Hà Nội báo tin. Ngày 29/12, Hà Nội cử vô một viên thượng tá ở Cục Chính Trị tên Nguyễn Hữu Vũ, bí danh Nguyễn Sĩ Đồng. Ngày 6/1/1955, Thượng Tá Nguyễn Sĩ Đồng vô tới Bái Thượng Thanh Hoá, nơi có Sư Đoàn 330 cộng sản ở miền Nam mới tập kết ra đóng ở Sầm Sơn, thì họp với tư lệnh sư đoàn nói trên là Đại Tá Đồng Văn Cống.

Ngày 8/1/1955, dưới sự chỉ huy của Thượng Tá Nguyễn Sĩ Đồng, hơn 5.000 bộ đội có vũ trang tiến vào bao vây khu vực Ba Làng, họ bắn không thương tiếc những ai cố chạy thoát ra ngoài. Ngày hôm đó cộng sản bắn chết hơn 200 người, bắt trói đem đi biệt tích khoảng 2.000 người.

Tin tức về vụ tàn sát ở Ba Làng làm chấn động Sài Gòn và Hải Phòng. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam đã lên tiếng tố cáo tội ác cộng sản ở Ba Làng trước dư luận quốc tế, đồng thời yêu cầu ICSC phải điều tra làm sáng tỏ chuyện này.

Khi biết có phái đoàn ICSC sẽ tới Ba Làng điều tra, Thượng Tá Nguyễn Sĩ Đồng cho lập ra hai toán đi đón phái đoàn uỷ hội quốc tế. Vài ngày sau, khi chiếc xe chở phái đoàn ICSC vừa vào ranh giới tỉnh Thanh Hoá chưa xa đã bị một toán cướp hung dữ chận đường. Đám cướp lột hết tư trang của các ủy viên, lúc chúng sắp ra tay giết bọn họ thì từ xa bỗng xuất hiện một toán bộ đội làm bọn cướp bỏ chạy mất. Sau khi được cứu và được đám bộ đội “cam đoan” sẽ hộ tống đi tiếp tới Ba Làng, nhưng các ủy viên ICSC vẫn nhất quyết quay đầu xe chạy về Hà Nội.

Những ngày tiếp theo, cộng sản cho lập “toà án nhân dân” ở Ba Làng để kết án nhũng người muốn vào Nam. Cộng sản xử bắn 40 người, 2 người chung thân khổ sai, 22 người bị 12 năm khổ sai, 4 người bị 20 năm tù, 60 người khác bị đem đi biệt tích vì cộng sản cho là những kẻ nguy hiếm nhất.

Biến cố thảm sát ở Ba Làng sau đó lan truyền rất nhanh ra miền Bắc, dân chúng xôn xao bàn tán cùng với những lời oán than uất hận. Đầu não cộng sản ở Hà Nội tìm cách đánh lưà dư luận, họ gọi Thượng Tá Nguyễn Sĩ Đồng về, cho lên đại tá và đổi tên thành Đồng Sĩ Nguyên, không cho người này giữ một chức vụ nào ngoài công khai với hy vọng thời gian sẽ làm quên mọi chuyện. Nhưng tội ác đó không thể nào làm người dân quên được, trái lại dân chúng đã truyền tụng một bài thơ tựa như bài “văn tế” sống dành cho kẻ sát nhân đó như sau: “Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Sĩ Đồng. Theo Hồ ngươi giết con chiên Ba Làng. Tội ác ngươi nhất thế gian. Trẻ thơ cũng bắn già làng cũng đâm. Cỏ cây cũng phải khóc thầm. Núi sông cũng phải một lần phong ba. Đảng ngươi đảng lũ Tàu Nga. Cộng người cộng máu cộng hoà thịt xương. Các ngươi một lũ bất lương. Cùng quân ăn cướp cùng phường lưu manh. Đảng ngươi tội ác rành rành. Chứng nhân còn đó sử xanh ngất trời. Lũ ngươi đền tội đời đời”... (Khuyết Danh).

Bài “văn tế” sống nêu trên, chúng tôi cũng xin được lấy nó để gởi đến đảng cộng hôm nay ở Việt Nam, vì dù có bao nhiêu năm nữa trôi qua, thì bản chất độc ác, bạo tàn vô nhân tính của người cộng sản vẫn không thay đổi.

Sáu Mươi Năm Tìm Lại, 1954 - 2014.
BĐQ Đỗ Như Quyên.

-----------------------------------------------------------

Nguồn tham khảo từ: “Cửu Long Cạn Dòng - Biển Đông Dậy Sóng”, Ngô Thế Vinh, Văn Nghệ 2000. “Deliver Us From Evil”, Thomas A. Doolley, Signet Book 1956. “Encyclopedia of the Vietnam War”, Spencer C. Tucker 2011. “Hiệp Định Geneva (20/ 7/ 1954)”, Trần Gia Phụng. “Hiệp Định Geneva 1954”, Nguyễn Anh Tuấn, Sài Gòn 1964. “History of the USS Hickman County”, Mobile Riverine Force Association/ MRFA@BellSouth.net. “Hồi Ký Lã Quý Ba”, google online. “In The Midst Of War - An Americans Mission to Southeast Asia”, Edward G. Lansdale, Harper & Row, San Francisco 1972. “Nhìn Lại Cuộc Di Cư 1954 - 1955”, Nguyễn Văn Lục. “Number Games: How Many Vietnamese Fled South in 1954 ?”, John Prados. The VVA Veteran (Vietnam Veteran of America, Jan/Feb 2005. “Operation Passage to Freedom: the United States Navy in Vietnam, 1954 - 1955”, Ronald Bruce Frankum, Texas Tech University Press 2007. “Passing the Torch”, Vietnam Experience, Boston Publishing Company 1981. “the Pentagon Papers”, Bantam Book/ New York Times 1971. “Seabees and Operation Passage to Freedom”, Seabeesmagazine, 02/2013. “the Two Vietnams: A Political and Military Analysis”, Bernard B. Fall, Westview Press (04/1985). “Việt Nam 1945 - 1995”, Lê Xuân Khoa, Chương 6: Di Tản và Định Cư Tỵ Nạn 1954.    

Một số vấn đề của người Thiên Chúa giáo trước và sau khi di cư vào miền Nam  (I)

Nguyễn Văn Lục

Trình bày một số vấn đề của người Thiên Chúa giáo trước khi di cư và sau khi di cư vào miền Nam

Hội nghị Geneva về Đông Dương ngày 20 tháng bảy năm 1954 có điều khoản quan trong nhất là quy định phần ranh giới tạm thời giữa Nam và Bắc. Phía Bắc thuộc phe cộng sản lấy ranh giới cuối cùng là vĩ tuyến 17 và từ 17 trở vào trong Nam là phe chính quyền Quốc gia.

Chính sự phân vùng địa lý Bắc-Nam và chính trị giữa một bên là cộng sản, một bên quốc gia là nguyên do chính yếu đưa đến cuộc di cư của gần một triệu người miền Bắc.

Người ta sẽ không quên được sau Hiệp Đinh Geneva, Pháp và Việt Minh đã có một Hội Nghị ở Trung Giá, ở phía Bắc Hà Nội để bàn giao quyền hành chánh và chính trị của Pháp cho Việt Minh.

Quyết định bàn giao là một thể thức chính thức trao miền Bắc vào tay Việt Minh và từ đó đưa đến quyết định đi hay ở của dân miền Bắc. Cuộc di cư xảy ra chủ yếu vì lý do chính trị, vì người di cư không chấp nhận sống dưới chế độ cộng sản.
 
Di cư hay là chết
Nguồn: ussskagit.org

Người Thiên Chúa giáo, người Phật tử, người theo “đạo” ông bà, ngay cả những người dân miền Thượng với tín ngưỡng địa phương cũng quyết định di cư vào miền Nam.

Cho nên cuộc di cư này dù có một số khá đông người theo đạo Thiên Chúa giáo theo tỷ lệ dân số với nhiều số liệu khác nhau đi nữa, tôi vẫn khẳng định đây là một cuộc di cư chính trị và gián tiếp phủ nhận những ai cho rằng cuộc di cư ấy gắn liền với người Thiên Chúa giáo đến nỗi biểu tượng Di cư và Thiên Chúa giáo chỉ là một.

Tôi chống lại cái biểu tượng sai lầm trên dù do thiện ý hay ác ý trên đồng thời gián tiếp chống lại ý đồ của người cộng sản cũng muốn gán ghép như thế. Bởi vì biểu tượng đó chứa đựng tính tuyên truyền của một phía, đồng thời nó cũng cho thấy sự “nhận vơ” dễ dãi không kiểm chứng tài liệu của phía kia. Sự thật đã không phải là như thế. Cuộc di tản năm 1975 sau này càng củng cố lý luận trên.

Chính vì cộng sản và chỉ vì nghĩ phải sống chung với cộng sản mà người ta liều mình ra đi. Ra đi năm 1954 hay 1975 thì đều cùng có một ý nghĩa giống nhau dù hoàn cảnh có khác nhau. Đến nỗi phải nói rằng có cộng sản là có trốn chạy cộng sản. Ngay đến những người cả đời phục vụ đảng như gián điệp nhị trùng Phạm Xuân Ẩn khi chết vẫn có ước vọng là không phải chôn chung cùng chỗ với người cộng sản. Tôi ít thấy một trường hợp nào - ngay cả đối với những cán bộ cộng sản lâu năm - qua hồi ký, họ đã nói tốt cho đảng cộng sản Việt Nam.

Vì thế, nói đến di cư trước nạn cộng sản, không còn ai có thể phân biệt Bắc hay Nam, nghèo hay giầu, trí thức hay nông dân hay thợ thuyền, ngay cả người dân thuyền chài, nghèo túng cả hai miền đều “ra khơi”. Ra khơi là biểu tượng cho tự do. Mọi thành phần xã hội, nếu có phương tiện đều quyết tâm ra đi cả.
(Chú thích: người viết bài này đã bác bỏ tất cả những con số thổi phồng về số người Thiên Chúa giáo di cư trong một bài viết, Cuộc di cư năm 1954-1955 và đề nghị một con số có thể chấp nhận được là có khoảng trên trên dưới 300.000 người di cư thuộc khối Thiên Chúa giáo.)

Trong bài viết này, người viết nhìn lại một số vấn đề và đặt ra một số câu hỏi riêng như tại sao người Thiên Chúa giáo lại quyết định di cư vào Nam? Vai trò và số phận các giáo phận, linh mục và giáo dân còn bị kẹt ở lại? Những ai đã quyết định đi Nam. Và những vấn đề hội nhập vào các giáo phận trong Nam.
Những lý do nào đưa đến quyết định di cư vào Nam
Khi nghe tin có hiệp định Geneva chia đôi đất nước thì câu hỏi cửa miệng của nhiều người miền Bắc là: Đi hay ở? Câu hỏi này thật ra chỉ phản ảnh một phần sự thật ở các người dân ở thành phố lớn, ở giai cấp tiểu tư sản trí thức thành thị như Hà nội. Những thành phần dân chúng này có nhiều chọn lựa. Và họ suy tính hơn thiệt vấn đề đi hay ở.

Nhưng phần đông dân di cư ở thôn quê ở các tỉnh phía Nam như Bùi Chu, Phát Diệm thì sự chọn lựa di cư là một quyết định sinh tử, quyết định sống hay là chết. Nói một cách không che đậy, không dấu diếm thì việc ra đi nằm trong bản năng sinh tồn của con người mà không cần một lời giải thích nào. Ở lại là chết, ra đi thì còn có cơ may, còn có hy vọng.

Tá giả Nguyễn Duy Chính cũng có chung một ý nghĩ khi ông viết:
Quả thực những người như gia đình tôi không đủ trí tuệ và kiến thức để bảo rằng ra đi nhằm mục đích tìm tự do hay chọn một chính nghĩa theo lằn ranh Quốc Cộng. Chúng tôi quyết định hoàn toàn do bản năng, theo linh tính như những con thú đánh hơi thấy hiểm nguy, đằng trước là sự sống và sau lưng là sự chết. Hình ảnh đó tôi lại thấy trên khuôn mặt những người dân hoảng hốt di tản năm 1975 ở miền Trung.
            (Trích bài “Di cư”, Nguyễn Duy Chính, trong tập: 50 năm Bắc Kỳ di cư, 1954-2004, trang 70).
Đó là một chọn lựa không còn chọn lựa nào khác và một câu hỏi tại sao ra đi đôi khi đi trở thành câu hỏi thừa. Khi thấy một người đàn ông oằn người đẩy một xe bò, đằng trước “vợ cúi rạp cầm lái kéo xe bò”, trên xe bò chất đầy thúng mủng, nồi niêu - những đồ dùng vô giá trị. Hay thấy một người què cả hai chân lết bết “tự mình” lên tầu há mồm không cần thủy thủ Mỹ bế lên.
Một người què cả hai chân, vô sản tận gốc rễ, có gì ép buộc người thanh niên đó phải ra đi? Có gì để hai vợ chồng nghèo khổ cùng nhau quyết chí lên đường vào Nam mang theo số đồ đạc ít ỏi đó?
Và nhất là thấy hình ảnh một gia đình lênh đênh trên một cái mảng ở ngoài khơi đêm tối mịt mù - mà mạng sống cả gia đình như chỉ mành treo chuông- những khuôn mặt hốc hác, những đôi mắt hoảng sợ thất thần, có cần có một câu hỏi lý do nào họ ra đi hay không?

Sự kiện đó, các hình ảnh đó tự nó có ý nghĩa mà không cần một lời giải thích hay một câu hỏi, và cũng không nhất thiết cần một câu trả lời. Và đến khi cả một một đại gia đình anh em dòng họ, già trẻ lớn bé hay nhiều nơi cả một làng quyết định ra đi thì thì chọn lựa cá nhân là không cần đặt ra. Và vì thế đôi khi câu hỏi đặt ra cho những loại người ở trên trở thành câu hỏi lố bịch và vô nghĩa.

Từ đó bắt buộc phải nhìn nhận có một động lực sâu kín, một ý chí mãnh liệt, một thứ bản năng vô thức tập thể về sự sống còn, một sự sợ hãi in vào tim óc, một kinh nghiệm bản thân sâu xa về sự tàn ác của cộng sản đã tạo thành một làn sóng di cư chưa từng xảy ra dưới bất cứ thời đại nào của lịch sử Việt Nam.

Người di cư miền Bắc sợ Cộng Sản hơn sợ Tàu, hơn sợ cướp, hơn sợ thực dân Pháp. Họ sợ hơn bất cứ nỗi sợ nào về một viễn ảnh mất tự do, bị đe dọa, bị tù đầy, bị đói nghèo và sống một kiếp sống tủi nhục.

Riêng người Thiên Chúa giáo thì ngoài những nỗi sợ trên còn cộng thêm nỗi lo lắng về mất đạo, mất đức tin như quan điểm của Piero Gheddo cho rằng:
 “Họ ra đi là để bảo vệ đức tin của họ”. Không còn được giữ đạo đã là những yếu tố quyết định buộc họ phải ra đi. Phải thấm nhuần trong đạo giáo mới hiểu được điều này. Phải thấy hình ảnh những người nông dân cầm cỗ tràng hạt trong tay, lâm râm cầu nguyên, trong niềm tin sắt đá khấn nguyện mới hiểu được trong cõi sâu thẳm họ biết họ phải làm gì. Đó cũng là quyết định của phần đông số dân làng theo Thiên Chúa giáo, nhất là trong các vùng Bùi Chu và Phát Diệm mà tỉ lệ số giáo dân rời bỏ đi Nam là 71,7% ở Bùi Chu và 72,7% ở Phát Diệm trên tổng số giáo dân.

Niềm tin ấy sắt đá bao nhiêu thì sự quyết tâm ra đi mạnh bấy nhiêu và không có thế lực nào có thể ngăn cản được họ khi hoàn cảnh cho phép. Vì thế, phải nhìn nhận thêm những quyết định ấy có thể bắt nguồn từ những vị lãnh đạo như cha xứ, giám mục cai quản đã ra đi như GM Trương Cao Đại, Hải PhòngHoàng Văn ĐoànBắc Ninh, Santos Ubiema, OPPhạm Ngọc ChiBùi Chu, Lê Hữu TừPhát Diệm. Trong số báo Missi, 1956, số 2, trang 40 trong bài “Église vivante” cho thấy có 5 giám mục và 618 linh mục chọn đi vào Nam và số ở lại là 375.

Mỗi linh mục này đã kéo theo bao nhiêu con chiên của mình đi theo?
Cha xứ đi thì giáo dân đi theo chỉ là lý lẽ thường tình.

Nhưng quyết định ra đi vẫn là quyết định riêng rẽ của từng hoàn cảnh của vị giám mục, của từng cha xứ. Có thể họ được biết kinh nghiệm xương máu truyền lại qua kinh nghiệm các giáo hữu bên Tàu khi Mao Trạch Đông chiếm được toàn thể Hoa Lục năm 1949. Hoặc giả những kinh nghiệm đắt gía của các nước Đông Âu khi bị Nga Xô “nhuộm đỏ”.

Chẳng hạn, trường hợp các giám mục Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, ai có thể bảo đảm được họ sẽ không bị ngược đãi, tù đầy đến chết nếu họ không ra đi? Ai có thể quyết định thay cho họ trong trường hợp này?

Bằng chứng là những người ở lại như Lm Hân, địa phận Bùi Chu bị chính quyền bắt đưa ra tòa xử với án tử hình. Nhưng sau này không ai biết xử tử ở đâu và không ai nhận được xác chết chôn ở chỗ nào? Đó là cái chết bạc bẽo dành cho Lm Lương Huy Hân, Bùi Chu vì đã quyết định ở lại. Đó cũng là số phận dành cho một linh mục trẻ, Lm Hậu thuộc giáo phận Phát Diệm cũng chết rũ tù năm 1955.

Địa phận Hà Nội thì gánh chịu nhiều hy sinh mất mát nhất - mất vì những người chọn lựa ra đi đã đành - đó là cái mất lớn lao nhất.
Ngoài ra, Hà Nội còn mất những linh mục ưu tú hàng đầu của giáo phận. Họ bị tù đầy, quản chế như Lm Nguyễn Văn Vinh, chết trên trại Cổng Trời, thầy Marcel Văn, thuộc dòng Chúa Cứu thế cũng bị chết trong tù, Lm Nguyễn Văn Thông, bị giam tù trên trại Cổng Trời và quản chế, tổng cộng hơn 20 năm tù. Các Lm Phạm Hân Quynh, Nguyễn Ngọc Óanh bị quản chế mỗi người trên 20 năm. Con số 20 năm mỗi lần nghĩ đến thấy rùng cả mình.

Theo GM Trọng, linh mục Nguyễn Văn Thông khi được thả ra, không còn tính người nữa.

Phần GM Khuê bị giam lỏng tại Nhà Chung Hà Nội, không ra khỏi khu vực Nhà Chung trong suốt cuộc đời làm tổng giám mục rồi Hồng y.

Và nhất là bản thân họ, những người Thiên Chúa giáo sống trong các vùng Thanh, Nghệ Tĩnh vốn dưới quyền kiểm soát của Việt Minh đối với họ là những bài học quá đắt giá mà họ đã phải trả bằng máu, bằng những năm tháng tù đầy từ những thập niên 1930 đến nay.

Đây không phải lần đầu tiên những người theo đạo này phải bỏ làng, bỏ nước ra đi cầu thực. Những năm đầu thế kỷ 20, để tránh nạn đàn áp tôn giáo của triều đình Huế, những người Thiên Chúa giáo tại Vinh, Thanh Hóa, Ngệ An đã một lần dùng thuyền bè chạy trốn vô Nam Kỳ và được sự cứu giúp của giám mục Mossard, địa phận Sài gòn.

Và từ nơi đây, họ đã khai khẩn đất hoang và lập nghiệp và chẳng bao lâu sau đồng hóa thành dân Nam Kỳ chính hiệu. Đó là quê hương thứ hai của những người như tổ tiên ông Huỳnh Văn Lang vốn gốc gác miền Trung di dân vào Nam lập nghiệp.
Chưa kể vào những năm 1920, 1940, nhiều người dân các vùng Bùi Chu đã vào Nam lên vùng cao nguyên hay làm việc phu cạo mủ cao su tại các đồn điền cao su để đối phó với nạn đói hay trốn chạy Việt Minh.

Nhưng lần di cư này mang một ý nghĩa khác hẳn. Việc chạy trốn này giống như cái điều mà người Bắc Hàn đã từng trải nghiệm khi di cư từ Bắc Hàn sang Nam Hàn, năm 1950. Và cũng một thể thức như thế, khi các nước Đông Âu bị cộng sản xâm chiếm, dân chúng Đông Âu chạy sang các nước Tây Âu. Và biểu tượng gây ấn tượng nhiều nhất là dân Đông Đức chạy trốn sang Tây Đức bằng cách vượt bức tường “ô nhục”.

Hơn nữa, nhiều người Thiên Chúa giáo được học hỏi và hiểu thấu đáo Việt Minh qua các vị lãnh đạo tôn giáo. Nhất là vào ngày 9 tháng 11, năm 1951, các giám mục Việt Nam và Pháp 
[12 người, trong đó có 5 chữ ký của giám mục Việt Nam là Ngô Đình Thục, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Văn Đoàn và Trịnh Như Khuê] họp tại Hà Nội trong một thư chung nhan đề: Lettre commune des ordinaires réunis à Hanoi đã đưa ra nhận định như sau về Việt Minh cộng sản:
Vì tinh thần trách nhiệm quan trọng trước Thiên Chúa, vì mối tình tha thiết yêu quý anh em, chúng tôi thấy mình có nhiệm vụ quan hệ phải loan báo cho anh em biết đề phòng nạn cộng sản vô thần duy vật, một nguy cơ trầm trọng nhất thời nay. Chủ nghĩa cộng sản bác bỏ Thiên Chúa, bác bỏ mọi tôn giáo, bác bỏ thuyết linh hồn hằng sống, bác bỏ tất cả quyền lợi của Nhân vị và gia đình. Chủ nghĩa cộng sản xung khắc tuyệt đối với công giáo đến nỗi Đức Thánh Cha đã tuyên bố rằng: Không bao giờ có thể vừa theo cộng sản vừa theo công giáo được, và người công giáo nào gia nhập đảng cộng sản thì lập tức bị khai trừ khỏi giáo hội. Chẳng những không được gia nhập đảng cộng sản, mà lại anh em không thể cộng tác bất kỳ dưới hình thức nào, có thể giúp đỡ họ nắm chính quyền.”
Trích bản dịch nguyên bản tiếng Pháp của Trần Ngọc Báu trong bài Ba Mươi năm sống phúc âm giữa lòng dân tộc, trong tuyển tập “Ba mươi năm công giáo Việt Nam dưới chế độ cộng sản, 1975-2005”, trang 31-32.

Bản dịch này là căn bản lý luận và lập trường dứt khoát của giáo hội Thiên Chúa giáo đối với cộng sản. Tinh thần thư chung này là hướng chỉ đạo cho giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam ít lắm là cho đến 1975.
Tinh thần thư chung đó cũng chỉ là tiếp nối tinh thần của giáo hội Thiên Chúa giáo nói chung qua Vatican. Thánh bộ truyền giáo vào ngày 1 tháng 7, năm 1949 tuyên bố rằng: 
“Những người cộng sản đương nhiên bị vạ tuyệt thông tức khắc, rằng tất cả nhữn ai hợp tác với đảng cộng sản, hoặc bỏ phiếu cho cộng sản, hoặc đọc, xuất bản, phân phối báo chí cộng sản, hoaặc giúp đỡ bất kỳ cách nào cho đảng cộng sản, đều bị khai trừ khỏi các phép bí tích.”
(Chú thích: Không biết dựa trên bằng cớ nào, tác giả Trần Tam Tĩnh trong “Thập giá và lưỡi gươm” cho rằng tướng De Lattre de Tassigny và khâm sứ Dooley đã làm áp lực ép buộc các giám mục phải ra Thư chung như vừa kể. Ông TTT viết, “Dưới sức ép của Đơ Lát và của đức cha Đu lây[Dooley] người Ái Nhĩ Lan được chỉ địn làm khâm sứ năm 1950, các giám mục Việt Nam họp tại Hà Nội đã đưa ra những lời tuyên bố sấm sét trong Thư Chung mục vụ ngày 9 tháng 11 năm 1951.” (Trích Thập giá và lưỡi gươm, Trần Tam Tỉnh, trang 92-93. Bản tiếng Pháp Dieu et César, TTT, trang 85).

Phần nội dung dịch Thư Chung của tác giả TTT, không hiểu tại sao ông Trần Tam Tỉnh lại thêm bớt, cắt xén tùy tiện so với bản dịch của Trần Ngọc Báu?)
Cộng sản Hà Nội giải thích những lý do mà đồng bào miền Bắc bỏ đi vào Nam?
Cộng sản Hà Nội đã cho xuất bản một cuốn sách nhằm bôi nhọ ý nghĩa cuộc di cư của đồng bào miền Bắc nhan đề:
Sự thật về vấn đề di cư ở Việt Nam.

Trong cuốn sách này, họ đã dựa trên một vài tờ truyền đơn của đại tá Lansdale và CIA trong những hoạt động tâm lý chiến của nhóm này vào thời gian trước cuộc di cư. Nhóm tình báo chiến lược đã in và rải một số truyền đơn nhằm gây không khí hoảng sợ nơi một số giáo dân. Họ rải truyền đơn từ máy bay kêu gọi dân chúng Thiên Chúa giáo phải di cư vào Nam để khỏi bị cộng sản trù dập. Những khẩu hiệu đại loại rất “rẻ tiền và ấu trĩ” như Chúa Kitô đã đi vào Nam, Đức mẹ đã rời bỏ Bắc Việt hoặc những tin đồn quân đội Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc...

Thực sự thì những truyền đơn này chẳng gây được tác động gì trong những quyết định của người di cư. Ngược lại sau này nó có có tác dụng ngược. Cộng sản đã lợi dụng những khẩu hiệu trên để bôi bác việc di cư của giáo dân miền Bắc. Thêm vào đó, một số tác giả Tây Phương đã “ngộ nhận” coi đây là lý do chính đưa đến việc người Thiên Chúa giáo di cư ồ ạt vào miền Nam. Sự hiểu biết và nhận thức như thế chứng tỏ sự hời hợt và nông cạn.

Tác giả Trần Tam Tỉnh đã viết hẳn một cuốn sách: Thập giá và lưỡi gươm hùa theo những luận điểm của Hà Nội. Ông viết:
Người ta đồn rằng Đức Mẹ hiện ra ở Thanh Hóa để ra lệnh cho giáo dân đi vào Nam … Những khẩu hiệu phi lý đó làm cho người Ki Tô hữu phương Tây phải cười, nhưng lại có tác dụng rất lớn nơi một cộng đồng Ki Tô hữu đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong một kiểu tin đạo nói được là thời Trung cổ.
(Trích Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm, trang 103-104)
Cung cách viết và nhận xét của tác giả Trần Tam Tỉnh quá cao ngạo và tự phụ (với cái hời hợt và nông cạn của mình.)
Tác giả Peter Hansen trong một bài viết, do Hiếu Tân dịch đã phản bác lại luận điệu của cộng sản trong bài: Bắc di cư: Dân công giáo tị nạn từ miền Bắc Việt Nam và vai trò của họ tại cộng hòa miền Nam, 1954-1959 đã cho rằng
“khẳng định như thế dựa trên một giả định khá trịch thượng rằng Bắc di cư ra đi là vì họ mê tín và dễ bị lừa bởi những mánh khóe và mưu mô đơn giản đến vậy - một giả định dường như đã xuyên tạc rất nhiều những báo cáo ban đầu về cuộc di cư.”
(Trích bài trong Talawas, số 2 mùa xuân 2010)

Nhưng thật là khó chịu khi tác giả tỏ ra khinh miệt những giáo hữu với một ngôn từ ngạo mạn như sau 
“đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong một kiểu tin đạo thời Trung Cổ.” Tác giả TTT có phải là một tu sĩ Việt Nam hay không?
Luận điểm của Trần Tam Tỉnh rất khó được chấp thuận. Và một lần nữa, nhóm Giao Điểm, ở hải ngoại đã lợi dụng, dùng cuốn sách của Trần Tam Tỉnh để chống báng giáo hội Thiên Chúa giáo.

Theo lời kể lại của GM Phao lồ Lê Đắc Trọng, ông Trần Tam Tỉnh khi được về thăm đất Bắc ở Nam Định, năm 1967 đã tuyên bố, “
Tín ngưỡng ở miền Bắc XHCN được bảo đảm nhất thế giới.” Đây không còn là lời tuyên bố hời hợt nữa mà là xuẩn động. Một người có kiến thức (cultivé) không ai nói như thế - nói một thứ ngôn ngữ chỉ dành cho loại cán bộ cấp dưới.

Tôi vẫn mong đợi một sự “xét lại” quan điểm của tác giả TTT và coi những điều ông viết như “một lỗi lầm thời tuổi trẻ” như sự mong đợi của một số người khác khi nhận xét về cuốn sách của ông.

Để phản bác luận điểm của chính quyền cộng sản Hà Nội, xin trích dẫn quan điểm của một nhà báo Pháp, 
“Cuộc di cư này tuy rất bi thảm, nhưng không phải là cuộc di cư do sự hoảng sợ gây nên. Đây là hành động đầy đủ ý thức của những người bình tĩnh đi tìm những nơi mà bản ngã và cá tính không bị một bộ máy khổng lồ nghiến ngấu. Đây là một định hướng Tự Do của một dân tộc lành mạnh.” (Trích bài Kỷ niệm 50 năm di cư, Nguyễn Văn Minh, trong tập 50 năm Bắc Kỳ di cư 1954-2004.)

Đằng khác nếu cho rằng những người Thiên Chúa giáo khoảng hơn 300.000 người di cư vì bị tuyên truyền, bị ép buộc, bị lôi kéo bởi cha xứ thì sẽ phải cắt nghĩa thế nào về con số gần 500.000 người không theo tôn giáo nào hoặc theo đạo Phật, đạo ông bà đã di cư vào Nam?
Tuyên truyền tâm lý chiến của Lansdale

Mỉa mai là những tuyên truyền của Lansdale và CIA sau này trở thành “võ khí” cho cộng sản Việt Nam hô hoán lên rằng, 
“Đồng bào bị cưỡng ép và dụ dỗ”. “Sự cưỡng ép ép này là do đế quốc Mỹ và bè lũ Ngô Đình Diệm thực hiện”.(Trích: Tội ác của đế quốc Mỹ, phái thực dân Pháp phản Hiệp Định Geneva và bè lũ Ngô Đình Diệm trong âm mưu cưỡng ép và dụ dỗ đồng bào di cư ở Việt Nam. Hà Nội, Bộ Tuyên Truyền, 1955. Trích lại trong Peter Hansen, như trên.)

Sau này, chính đại tá Lansdale tự nghi ngờ về những cái được gọi là thắng lợi tuyên truyền mà người ta đã gán cho ông. Vì thế, trong cuộc phỏng vấn truyền hình của Stanley Karnow trong chương trình: Viet Nam, a History, Viet Nam thiên sử truyền hình, New York: Viking Press, 1984. Lansdale đã trả lời như sau:
Người ta không đơn giản nhổ rễ bản thân mình đi trồng ở chỗ khác chỉ vì những khẩu hiệu. Họ thật sự sợ những gì có thể xảy đến cho họ, và những tình cảm ấy đủ mạnh để vượt qua sự gắn bó với đất đai, nhà cửa, mồ mả tổ tiên của họ. Như vậy, thế chủ động phần lớn là của họ, và chúng tôi chủ yếu chỉ làm cho cuộc chuyển vận trở nên có thể thực hiện được”.
Phần Currey khi đánh giá về những thành quả tuyên truyền của Lansdale thì cuối cùng cũng đã nhìn nhận rằng:
Phần lớn người Bắc không cần đến tin đồn, hay tuyên truyền lừa phỉnh để đi Nam.” Xem Currey, Edward Lansdale, 159.

Theo Peter Hansen, ông đã phỏng vấn rất nhiều người di cư và không một ai cho biết việc quyết định di cư là do đọc được các tài liệu tuyên truyền của Lansdale và nhóm CIA. Họ khẳng định rằng việc ra đi khỏi miền Bắc không bị lệ thuộc và ảnh hưởng gì đến những lời tuyên truyền kể trên.

Theo GM Trọng kể lại một trường hợp tương tự: 
"Người ta vu cho đức cha Tần ở Thanh Hoá câu chuyện thế này: Ông Tần cho nhốt một đứa trẻ vào trong cái hòm. Ai muốn hỏi ý kiến có muốn đi Nam hay không? Cứ gõ vào cái hòm ba tiếng, rồi hỏi: Đi Nam! Để giảm số người đi Nam, người ta đặt ra kế hoạch đó để đánh vào những người mà họ bảo là "dụ dỗ đi Nam. Cụ thể là Đức Cha Tần”. (Trích GM Trọng như trên, trang 353.)

Kế hoạch tuyên truyền của Việt Minh ấu trĩ đến như thế ít ra cũng dụ dỗ được một người tự nhận có học: giáo sư Trần Tam Tỉnh. Trong sách Thập giá và lưỡi gươm, ông cũng đã đưa ra những loại tin đồn ấu trĩ trên như một bằng cớ xác thực.
“Việc hiện ra hình như đã được dàn dựng tài tình bởi một linh mục, ông đã mặc áo Đức Mẹ cho một thiếu niên và đã cho em đứng vào sau bàn thờ Đức Mẹ Fatima. Trước mấy cây nến tung ánh lung linh, nột vài nhà “đạo đức” coi đó là Đức Mẹ hiện ra, nói với họ một giọng dịu dàng nhưng minh bạch rằng, phải từ bỏ đất cộng sản bất cứ với giá nào, mà tìm lánh sang vùng đất tự do, Đức Mẹ sắp bỏ miền Bắc.
(Trích TTT, như trên, trang 103).

Ông TTT trích dẫn thêm nhận xét của Bernard Fall trong Les deux Viet Nam: 
“Tout le monde doit reconnaitre que cet exode massif est essentiellement le résultat d’une opération de guerre psychologique américaine (et aussi de l’armée francaise). (Trích Dieu et César, TTT, trang 105)
Tạm dịch: Cả thế giới đều nhìn nhận rằng cuộc di cư lớn lao hàng loạt như trên chủ yếu là
 do một cuộc tuyên truyền chiến tranh tâm lý của Mỹ (và cũng của quân đội Pháp).

Và cũng chẳng mấy ai biết gì về vai trò của ông Ngô Đình Diệm trong việc tổ chức cuộc di cư này.
Tôi hy vọng rằng những dòng lý luận trích dẫn trên sẽ cho nhóm Giao Điểm thấy rằng họ đang làm một trò lố bịch.
Ai đi, ai ở và số phận của những tu sĩ và giáo dân chọn ở lại

Một nhà văn gốc Bắc, anh NTL, có đọc bài “Cuộc di cư 1954-1955” và đưa ra nhận xét, 
Anh viết về cuộc di cư 1954 mà chỉ viết về những người di cư mà không nhắc gì tới số phận những người ở lại thì đó là một thiếu xót.”

Quả thực là một thiếu xót vì những người ở lại cũng là nạn nhân cộng sản. Chính những người ở lại mới phải âm thầm chịu đựng sự kìm kẹp của chính quyền Hà Nội trong suốt 20 năm. Họ mới đích thực là nạn nhân của chính quyền cộng sản.

Riêng phần này của bài nói về hàng giáo phẩm, tu sĩ và giáo dân còn ở lại và thường được gọi là: 
giáo hội thầm lặng.

Thật sự thì không có một chỉ thị hoặc một chính sách chung cho các giáo phận miền Bắc về vấn đề đi hay ở. Mặc dầu trên thực tế, khâm sứ tòa thánh là GM. John Dooley cũng như GM Trịnh Như Khuê, Hà Nội đã có quyết định ở lại và phần đông các linh mục thừa sai ngoại quốc cũng quyết định ở lại theo. Việc ra đi hay ở lại dưới mắt người viết bài này là một quyết định cá nhân cần được tôn trọng như nói ở trên. Nhưng nếu trân trọng quyết định ra đi của các vị giám mục Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi và các linh mục di cư thì ngược lại người viết cũng kính phục quyết định việc ở lại của giám mục Hà Nội Trịnh Như Khuê và các linh mục tu sĩ khác.

Phải nhìn nhận có hai thứ lòng can đảm. Can đảm do sự quyết tâm của kẻ ra đi, có tầm nhìn tương lai của giáo hội muốn cứu vãn số phận đạo của mình - được bao nhiêu hay bấy nhiêu 
(như việc gửi toàn bộ các tu sinh chủng viện và đại chủng viện của các giáo phận vào Nam).

Nhưng cũng có thứ can đảm của kẻ ở lại, kẻ dám đương đầu với thử thách trước mặt.
Phần Khâm sứ Dooley, ông chỉ khuyên các giám mục và linh mục nên ở lại giáo xứ của mình.
Số phận các thừa sai ngoại quốc ở lại miền Bắc

Kể từ năm 1958, chính quyền cộng sản siết chặt lại. Họ tỏ ra cứng rắn đối với các vị thừa sai ngoại quốc như hạn chế đi lại, không được đi ra khỏi nhà xứ nơi cư ngụ, ngoại trừ việc hành lễ mỗi buổi sáng bất chấp sự can thiệp nhiều lần của tòa đại sứ Pháp. Đến tháng 10 năm 1958, 21 vị thừa sai tại Hà Nội đã bị trục xuất ra khỏi Việt Nam cùng với các bà sơ người ngoại quốc.

Phần vị đại diện tòa thánh - người mà chính quyền cộng sản muốn nhỗ rễ - họ đã vận động xin chữ ký giáo dân để có cớ trục xuất khâm sứ. Việc xin chữ ký này đã không thực hiện được, vì giáo dân Hà Nội đã từ chối.

Việc từ chối và bất hợp tác với chính quyền Hà Nội của GM Trịnh Như Khuê và giáo dân Hà Nội là một thái độ thích hợp và có lý lẽ của nó. Vì thế, họ đã không chấp nhận việc trục xuất thừa sai ngoại quốc. Nó khác hẳn với thái độ về hùa sau 1975 của một số tu sĩ trí thức trong việc trục xuất khâm sứ và o ép tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận cũng như “quyết định về hùa” của HĐGMVN hiện nay.

Tấm gương của giáo dân Hà Nội phải chăng vẫn là tấm gương sáng ngời soi lúc ấy và nhất là soi cho lúc này.
Họ đã không chấp nhận thái độ “về hùa”.

Lúc ấy chẳng may khâm sứ Dooley bệnh nặng và phải được chuyển đến một bệnh viện của Pháp tại Cambốt. Đấy là lý do tốt nhất để đuổi ông ra khỏi Hà Nội. Tòa khâm sứ bỏ trống và chỉ còn vị thư ký tòa thánh là Lm Odriscoll. Nhưng chỉ ba tuần sau, Lm Odriscoll nhận được giấy trục xuất ra khỏi Việt Nam và được dẫn giải qua biên giới Trung Quốc và bị kết tội có “hoạt động khuynh đảo” nhà nước Việt Nam.
 (Xem thêm chứng từ của cha T.O Driscoll, Eight years in Viet Nam, trong The Far East, tháng 2, 1960, trang 7-9.)

Kể từ đây chấm dứt vai trò của các thừa sai ngoại quốc hiện diện từ nhiều năm ở ngoài Bắc. Việc trục xuất này nhằm xóa bỏ “tai mắt" của các thừa sai ngoại quốc- như kỳ đà- vì họ có thể liên lạc với thế giới bên ngoài và cản trở những công việc làm của Hà Nội đối với giáo hội Thiên Chúa giáo.

Tấn tuồng này đã diễn ra năm 1975 một cách nhanh chóng. Chỉ vài tuần sau khi chiếm được miền Nam năm 1975 .,.Tất cả khâm sứ đến các thừa sai đều bị trục xuất.

Kể từ nay, giáo hội miền Bắc bị cô lập với thế giới bên ngoài và được gọi là giáo hội thầm lặng hay “giáo hội sau bức màn tre”.

Cho mãi đến tháng sáu, năm 1967, giám mục Huessler, giám đốc Caritas của Tây Đức được phép ra Hà Nội và ông kể lại rằng: 
“Buổi sáng sớm, ông đã đến nhà thờ lớn Hà Nôi và được gặp giám mục Trịnh Như Khuê. Nhưng giám mục Khuê từ chối không tiếp cho đến khi giám mục Huessler tự xưng danh là được giáo hoàng gửi đến với chứng từ. Giám Mục Trịnh Như Khuê chỉ nói vắn tắt là kính nhờ chuyển lời cám ơn đến Giáo Hoàng và xin Ngài cầu nguyện cho. (Trích Catholiques et Bouddhistes au Viet Nam, Piero Gheddo, trang 133.)

Dù sao cũng phải nhìn nhận giáo hội Miền Bắc vẫn có cơ hội sống còn khác với giáo hội bên Trung Hoa gần như bị xóa sổ. Cắt nghĩa về điều này, người ta có thể nghĩ rằng cộng sản chưa thể triệt tiêu giáo hội miền Bắc, vì phía nam vĩ tuyến 17, còn có giáo hội miền Nam đứng đó như một người quan sát.

Việc đối xử với thừa sai Pháp, cùng lắm, chính quyền Hà Nội chỉ có thể trục xuất được họ.

Nhưng không thể vô cớ bắt giam tù đầy như số phận dành cho các ông Trùm, ông Quản và các linh mục trong các địa phận. Số phận các tu sĩ, linh mục còn ở lại hẳn là đã gặp muôn vàn khó khăn.

Phần sau đây, xin trích dẫn tóm lược chứng từ của GM Phao Lồ Lê Đắc Trọng như nhân chứng sống của giáo hội miền Bắc.
Một số vấn đề của người Thiên Chúa giáo
trước và sau khi di cư vào miền Nam
Nguyễn Văn Lục
(Kết)

Số phận giáo hội miền Bắc và các giáo phận

Xin ghi lại tóm tắt một số chứng từ của giám mục Phao Lô Lê Đắc Trọng.
 
 Địa phận Hải Phòng: Tình hình các giáo phận như Hải Phòng thì các linh mục đi gần hết. Hầu như chỉ còn vài người. Sau này, GM Trịnh Như Khuê phải gửi linh mục Phạm Hân Quynh về giúp cho địa phận Hải Phòng. Nhưng sau đó. cha Quynh bị quản chế suốt hơn 20 năm.

• Địa phận Bùi Chu các cha cũng đi gần hết, GM Phạm Ngọc Chi đã để lại linh mục Phạm Năng Tĩnh, thư ký tòa giám mục trở thành cha chính địa phận và sau này được phong giám mục.

• Địa phận Thái Bình: Việc cai quản địa phận được trao cho cha Đinh Đức Trụ. Để được truyền chức giám mục, Cha Trụ phải giả làm phu xích lô, đạp xe lên Hà Nội trên một khoảng đường dài 100 cây số. GM Trịnh Như Khuê tấn phong lén cho ngài ở nhà nguyện riêng, cạnh phòng ngủ. Chỉ có chủ phong và được người được tấn phong. Hoàn toàn bí mật. Lễ tấn phong xong, hai bố con lại thay nhau đạp xe trong đêm khuya về tới Thái Bình lúc còn tối. Đúng là hành xử theo cung cách Giáo Hội nhầm trú. Được tấn phong rồi, ngài lập lại cung cách tấn phong bí mật cho cha chính Bùi Chu Đôminicô Phạm Năng Tinh. Nhưng lần này không phải ở tòa giám mục mà là trên con thuyền bấp bềnh trên giòng sông. Con thuyền chính là biểu hiệu Giáo Hội trên mặt biển trần gian.
Cả xứ Thái Bình nay chỉ còn độ hơn trăm giáo dân. Các linh mục trong địa phận chỉ được truyền chức chui. Không có những vụ truyền chức như thế, thì trong địa phận đâu còn linh mục làm việc.

• Địa phận Phát Diệm: Sau khi đức cha và cha Hoàng Quỳnh rút đi, Phát Diệm trở nên một chỗ trống lớn ít ai dám bén mảng tới, và người ta cũng bố trí người canh gác cẩn thận để không ai lọt vào khu nhà chung. Cha Bùi Chu Tạo thể chất yếu ớt hơn cả, được chọn làm cha chính, sau đó ít lâu được bổ nhiệm giám mục.
Phát Diệm từ đó khép kín hoàn toàn, không một ai ra vào tòa giám mục, kể cả người Phát Diệm. Giáo dân đi lễ thật đông, hết lễ về ngay.

• Địa phận Hà Nội: Lúc nào nhà Chung Hà Nội cũng có độ 90 cha trú ngụ để đi Nam. Cha trong địa phận, cha ngoài địa phận.
Các cha Hà Nội chống Đức cha Khuê, đây là các cha thuộc địa phận Hà Nội. Đức cha yết thị các buồng “
cấm các cha không được đi Nam”. Các cha lấy dao rạch đi, đem treo vào của nhà đức cha. Sáng ra, Đức cha trông thấy, gọi cha Cương bảo: “Cha xem, láo hơn là cộng sản!” Họ vẫn cứ đi.
Sau này, khi có lệnh toà thánh, mỗi cha phải gia nhập vào một địa phận, không ở lung tung.

Kết luận về giai đoạn này, GM Lê Đắc Trọng viết: 
“Như vậy chỉ trong mấy tháng mà các tòa giám mục địa phận miền Bắc, các xứ vắng bóng cha xứ, các cơ sở tôn giáo không người lãnh đạo.
Lợi hay hại? Hiển nhiên là bất lợi! Là tai họa! Không một cơn bách hại nào trong lịch sử giáo hội mà trong một thời gian, một miền rộng lớn như miền Bắc Việt Nam lại bị quét sạch, bị trống trơn như thế.”
(Trích tóm tắt từ cuốn: Chứng từ của một giám mục, Những câu chuyện về một thời. Lê Đắc Trọng, từ trang 188-254.)

Người viết muốn đào sâu thêm tâm trạng người ở lại đối với những người ra đi nơi hàng linh mục như thế nào. Qua chứng từ của GM Trọng, ông không bày tỏ trực tiếp và sỗ sang; nhưng qua cách trình bày của ông cho thấy sự cay đắng khi nghĩ tới những người đã bỏ đi. Ông viết:
“Sau một năm rút ở Hànội và hai năm rút ở Hải Phòng. Địa phận Hà Nội xác xơ, các điạ phận khác: Hải Phòng, Bắc Ninh xác xơ. Bùi Chu một số lớn giáo dân đi Nam.”

Chỗ khác, ông viết:”
Hơn một triệu người di chuyển từ Bắc vào Nam. Nếu sắp hàng đôi mà đi, thì phải dài chừng 250 cây số, tạm cho là từ Hà Nội đến Vinh, cứ từ từ tiến vào trong Nam trong vòng 200 ngày ..
(...) Nhưng cảnh làm cho cảm thấy thành phố trống rỗng hơn cả, xơ xác hơn cả: Đó là sự đi Nam của các giới tín đồ, đặc biệt là giới công giáo. (...) Trong các xứ, bao nhiêu người đạo đức thì đi hết . Có nơi đi một nửa, nơi khác đi một phần ba.
Địa phận Hà Nội còn độ 60 cha. Khi đi dự cuộc tĩnh tâm, nhìn đàng sau các hàng linh mục quỳ ở nhà nguyện hầu hết đầu bạc phơ. Trông thảm hại!
Kinh nghiệm các nơi cho thấy nữ tu sĩ trẻ bị chính quyền công an tìm cách trục xuất ra khỏi dòng. Còn số người già, cứ để cho sống leo lét, một ít lâu rồi chết là hết.”
(Trích Lê Đắc Trọng như trên, các trang 356-358.)
Tình cảnh trên đã hẳn không tránh được các vị linh mục ở lại cảm thấy bị cô đơn và cô lập, không thể không so sánh với số “linh mục may mắn” đã ra đi. Tình cảnh ấy nếu không có những oán trách cũng là một điều lạ rồi.

Giáo hội địa phương - mà tiêu biểu nhất là Hà Nội - đã trở thành mục tiêu đánh phá, tiêu diệt của chính quyền Hà Nội. Nhưng mặt khác theo như lời GM Phao Lồ Lê ĐắcTrọng, địa phận Hà Nội vẫn là hạt nhân cho việc phục hồi giáo hội miền Bắc.

Nói theo Piero Gheddo, 
Một giáo hội không còn bất cứ tiếp xúc nào với bên ngoài, nhưng giáo hội ấy vẫn tiếp tục sống trong thầm lặng và trong đau khổ. Nhưng những người làm chứng tá là những người Thiên Chúa giáo ấy, một ngày nào đó, sẽ đem lại kết quả.”
(Trích Piero Gheddo sách như trên, trang 135.)

Trong tờ Le Monde, số ra ngày 27-12-1966 mô tả một buổi lễ Noel, tại Nhà thờ lớn Hà Nội mà số giáo dân phải đứng ngoài không có chỗ lên đến gần 1000 người. Nhưng cái “bề ngoài đông đảo” ấy có đủ cho người ta đi đến một kết luận lạc quan về giáo hội không?

Giám Mục Trọng là người từng trải kinh nghiệm sống với cộng sản đã nhận xét chí lý và sâu sắc: 
“Một chính sách phá đạo: tô điểm, cổ động các hình thức bên ngoài, rút cái ruột thâm sâu bên trong. Các nước cộng sản nhất là Liên Xô cũng cổ động mừng lễ rất trọng thể.”
(Trích Chứng từ của một giám mục, Lê Đắc Trong, như trên trang 369.)

Nhưng hình như chính quyền càng gay gắt với tôn giáo thì một trào lưu tinh thần và thiêng liêng càng cắm rễ sâu vào một số thành phần dân Chúa, bên cạnh một số đã bỏ đạo.

Thật vậy, mặc dầu có sự ngăn cấm các tu sĩ không được đi Nam - ai đi thì bị vạ treo chén 
(suspensio a divinis)- chỉ trừ các cha giáo sư chủng viện là được đi theo chủng sinh đi Nam. Tuy nhiên cũng có khoảng 100 linh mục thuộc địa phận Hà Nội đi Nam. Số còn lại khoảng 60 người, phần lớn là lớn tuổi, trừ một số linh mục trẻ du học ngoại quốc về tình nguyện ở lại như các cha Đinh Lưu Nhân, Nguyễn Văn Vinh, Phạm Hân Quynh Nguyễn Ngọc Óanh và Nguyễn Văn Thông.Tình hình các linh mục di cư vào miền Nam

Nếu cộng chung tất cả số linh mục từ các tỉnh miền Bắc di cư vào miền Nam thì có cả thảy hơn 600 người, chiếm gần 2/3 tổng số linh mục miền Bắc. Từ đó gây ra một khủng hoảng Thiếu-Thừa trong giáo hội hai miền. Nay miền Bắc rơi vào tình trạng khiếm hụt linh mục trầm trọng, có hàng chục giáo xứ mới có một linh mục. Phần đông lại già nua, tuổi tác. Nhiều nhà thờ kể như bỏ hoang.

Việc ra đi của một số linh mục một cách gián tiếp làm “một cuộc quét sạch tự nhiên” ảnh hưởng của tôn giáo theo đúng chính sách của cộng sản. Họ chỉ muốn nhà thờ bỏ trống, giáo dân bỏ đạo. Tình trạng tiêu điều trong sinh hoạt tôn giáo là mục tiêu mà người cộng sản nhắm tới.

Trong khi đó, miền Nam rơi vào khủng hoảng thừa. 
Các cha di cư coi sóc các trại định cư

Nay thử tìm hiểu tâm trạng của các linh mục đi vào Nam như thế nào. Họ có cảm thấy “không an tâm” khi bỏ nhà xứ, bỏ lại con chiên mà đi chăng?

Tờ báo Đức Mẹ Hằng Cứu giúp, một tờ bảo rất được nhiều giáo dân ưa chuộng tại miền Nam sau 1955, trong một số báo vào tháng tư,1955 đã đưa ra câu hỏi: Tại sao các linh mục vào Nam?
Câu trả lời như một lời biện hộ mạnh mẽ cho những ai đã bỏ đi vào Nam như sau:
“Chịu chết vì Chúa là một vinh dự cao quý (và như vậy là) điều đáng mong ước, nếu nhìn từ quan điểm các linh mục cá thể, nhưng nếu nhìn từ quan điểm đời sống cộng đồng của giáo hội Việt Nam, thì việc này là [một nguồn gốc của] tai hại to lớn.

Phải cần đến 12 năm trường dòng sơ hoặc cao cấp mới trở thành linh mục, rồi linh mục đó có thể giúp được cho bao nhiêu người? Nhưng nếu họ rơi vào tay Việt Minh cộng sản, những người sẽ lấy đi tự do (của các linh mục). Đối với các linh mục, như vậy là không khôn ngoan, đối với giáo hội, nó là hết sức phá hoại. Ai sẽ chăm nom những con chiên lang thang? Ai sẽ gánh vác công việc đem lại đức hạnh cho Bắc Việt Nam khi hòa bình trở lại, khi nhân dân có thể lại cung kính thờ phượng Chúa?

Nhưng chúng ta rút lui để làm gì? Chúng ta rút lui về miền Nam không phải để kiếm cái ăn, cái mặc, không phải để có nhà cao cửa rộng, không phải để giành quyền cao chức trọng. Chúng ta vào Nam để bảo vệ lối sống của chúng ta, để chuẩn bị cho tương lai, để đến một ngày không xa, trên đường thắng lợi, chúng ta sẽ quay trở lại miền Bắc, để đặt Chúa lên bàn thờ, để tạo tình yêu và niềm tin nơi những đồng bào không theo đạo của chúng ta, để xây dựng độc lập và thống nhất trong hạnh phúc và hòa bình cho toàn thể nhân dân.”
(Trích lại trong bài viết của Peter Hansen, bản dịch của Hiếu Tân, Talawas, số 2 mùa xuân 2010.)

Việc biện hộ cho việc di cư của các linh mục còn có thể viện dẫn lịch sử đạo Thiên Chúa trong những thời kỳ bị bắt đạo. Các vị linh mục cũng đã từng trốn chạy như thế phù hợp với truyền thống “ tìm cơ hội để giữ đạo” đi tìm nơi ổn định dẫn dắt giáo dân đến một “miền đất hứa” như Moi sen thời xưa dẫn dắt dân Israel trong 40 năm qua sa mạc.

Nhiều linh mục cũng mang cái tâm tình đó một cách tự nhiên. Và nhất là giáo dân cũng chia sẻ cái tình tự đó trong quá trình tạm cư, tái định cư bên cạnh có các linh mục của họ. Giám mục Phạm Ngọc Chi là người được chính quyền chỉ định “quản trị” công cuộc tái định cư này mà mục tiêu là trong mỗi làng di cư sẽ có một nhà thờ, một trường học, một giếng nước và một mạng lưới điện. Tháng 8 năm 1954, chính quyền đã cắt một miếng đất 25 ngàn mẫu vuông trong các vùng Biên Hòa, Xuân Lộc để lập 40 làng và trong mỗi làng có 2500 dân.

Khi các trại di cư này được dựng lên, một số tác giả như Jean Lacouture trong “Viet Nam: Between Two Truces”kết luận vội vã là 
ông Ngô Đình Diệm có chương trình dùng người di cư như hàng rào người để ngăn chặn cộng sản.  Đó là những “vành đai thép” bảo vệ Sài Gòn. Nhiều người dân miền Nam cũng tin như vậy.

Nhưng trên thực tế thì việc chọn những vùng định cư như Gia Định, Gò Vấp, Tân Bình lên đến Thủ Đức lan ra đến Biên Hòa chỉ là một chọn lựa thực tế vì những vùng đó còn thưa dân, gần Sài Gòn do GM Phạm Ngọc Chi và những cộng sự viên của ông đã quyết định.

Ông Ngô Đình Diệm thường chỉ quyết định và chú tâm về kế hoạch phát triển các khu dinh điền hay khu trù mật tại các vùng cao nguyên, nơi mà cộng sản coi như cửa ngõ vào Nam.

Phần quyết định chung quanh Sài Gòn là do các chính quyền địa phương thỏa thuận cắt đất cho người di cư hơn là từ phía ông Ngô Đình Diệm.

Nói chung, hầu như tất cả các trại định cư có người theo đạo Thiên Chúa trên toàn miền Nam thì đều do các linh mục Bắc di cư đảm nhận. Đó là giải pháp tối ưu lợi cả về mặt tôn giáo, xã hội, văn hoá, tâm lý, tinh thần và cả về mặt kinh tế, tài chính và quản trị. Giáo dân tin tưởng vào các linh mục và đã không có mấy vụ kiện tụng trước pháp luật về tiền bạc thâm lạm.
Mỗi trại định cư ngoài phần lo chia lô, cấp đất, cấp nhà, tiền trợ cấp, phẩm vật cứu trợ đều có uỷ ban điều hành phân phối. Mỗi trại thì đều có nhà thờ, trường học, chợ búa, chẩn y viện và cả nghĩa địa nữa. Sống ở đấy và chết ở đấy được lo chu đáo.
Không có các linh mục, chuyện đó khó được như vậy.

Nếp sống đạo, lề lối cũ, lễ nghi tập tục hầu như được giữ nguyên vẹn. Phải nhìn lại vùng Cái Sắn hiện nay để thấy rằng nếp sống xã hội ở đấy vẫn “cao hơn” các vùng cư dân bên cạnh. Tôi có hỏi các cha ở đấy có nạn “gái vị thanh niên ở Cái Sắn đi làm gái mãi dâm” ở bên Campuchia không? Câu trả lời khẳng định là không nghe biết gì.

Cho nên, các trại di cư của những người Thiên Chúa giáo phản ánh cái hình ảnh tiêu biểu của các làng xã mà họ còn giữ được và mang theo.

Nó là bản nháp xã hội miền Bắc mà sự khác biệt duy nhất nơi họ là tình trạng địa lý mới ở miền Nam. Nhưng cũng vì vậy mà các trại di cư vẫn là những cộng đồng tương đối khép kín và nơi đó có một sự nghi ngờ sâu sắc về những giá trị, về lối sống, về tập tục, về ngôn ngữ hay con người nơi địa phương.
Phần các linh mục di cư cảm thấy hăng say trong nhiệm vụ mới, cảm thấy cuộc sống đậm đà ý nghĩa, không thấy bị bỏ rơi, cảm thấy gắn bó với người giáo dân, lớn lên cùng với cơ ngơi được xây dựng cho một cuộc sống mới.

Nhưng đây cũng là lần đầu tiên, các linh mục trở thành những nhà quản trị, nắm giữ những số tiền to lớn. Từ đó có những tiếng đồn, có thâm lạm tiền bạc, hoặc xử lý tiền bạc quanh co. Chẳng hạn tiền của dân di cư thì cha xứ họp bàn với ban quản trị giữ một phần - và phần giữ đó cũng để lo cho việc chung như xây trường học, mở các lớp học, đôi khi ngay cả trường trung học cho các gia đình con cái dân địa phương có chỗ học, khỏi phải đi học xa ở tỉnh.

Một thí dụ cụ thể là viện trợ Mỹ phát quá nhiều sữa bột, hoặc bơ, hoặc phó mát. Dân di cư không quen ăn nên trở thành thừa thãi. Các cha thường kêu thương buôn đến mua và bán lại cho dân chúng. Phần linh mục chủ trì giáo xứ dùng số tiền đó vào các việc công ích khác. Nhưng cũng từ đó xảy ra nhiều tiếng đồn không tốt.

Một xứ định cư tóm lại là có sự tự quản, tự lo liệu lấy mọi chuyện; từ sự học hành cho trẻ nhỏ, chuyện ốm đau bệnh tật, chuyện công ăn việc làm sau một năm được trợ cấp, chuyện tang ma tự túc tìm đất mà chôn.
Hầu như chưa có ai viết đầy đủ về công lao và vai trò của các linh mục trông coi các trại định cư một cách công bằng. Nhìn lại các trại định cư sau một năm với đầy đủ cơ ngơi - khởi đi từ các căn nhà bạt nhà lều, đến các nhà tranh vách đất hoặc mái tôn, sau này thành các căn nhà gạch xây nhiều tầng - nhà cửa mọc san sát, ngay hàng thẳng lối, có vệ sinh, có nếp sống lành mạnh, có tình làng xóm, có tổ chức hành chánh, xã hội - để thấy sự đóng góp của các linh mục di cư cho chính quyền quả thực không phải là nhỏ.
Tiền bạc nào, công trạng nào, dịp nào chính quyền vinh danh các linh mục ấy? Ngay cả ông TT Ngô Đình Diệm cũng không nhìn thấy công trạng đóng góp của các linh mục di cư?
Nhưng những dư luận xấu thì hẳn là không thiếu!

Và phải chấp nhận thôi. Làm sao tránh được có thể có một vài linh mục tham lam bớt xén tiền của dân di cư cho những phúc lợi riêng tư?

Nhắc lại trước đây, vào ngày 10/5/1984, tuần báo Figaro Magazine có đăng một phóng sự điều tra, Giám mục là ai?

Tờ báo phỏng vấn một số giám mục, Tổng giám mục và Hồng y về tiền bạc. Tổng gíám mục Rennes khi được hỏi về tiền bạc, liền rút sổ tay ra tính: tiền lương được 4142 quan, trừ tiền nhà, đóng góp xã hội, trừ tiền ăn còn lại là 1035 quan để may mặc sửa xe, mua sách báo. Đến lượt hồng y Etchegaray mà giáo dân VN không mấy xa lạ với ông, ông trả lời, tiền lương mỗi tháng 3800 quan, tiệm tặn đủ sống là may rồi.
(Giá trị 1 French Franc, 1984-05-01, 8.4435 đô-la Mỹ;
1971-01-01, 5.5192 đô-la Mỹ;
1954, Quan Pháp cũ = 0.02 Euros 2007.

Câu chuyện phỏng vấn các giám mục của tuần báo Figaro Magazine có thể đúng ở nước Pháp và cũng có thể đúng ở thời điểm các linh mục di cư. Nhưng nếu nay dùng để phỏng vấn các linh mục, giám mục đương đại liệu câu trả lời của các vị ấy sẽ như thế nào?
Tình trạng tập trung một số lớn linh mục chung quanh giáo phận Sài Gòn

Có sự tập trung không đồng đều của linh mục di cư trong giáo phận Sài Gòn. Đó là một phân phối “khó” cho giáo phận Sàigòn và gây tình trạng “buồn” nơi một số linh mục di cư.

Họ cảm thấy không có chỗ đứng. Ngay các giám mục Phạm Ngọc Chi, Lê Hữu Từ, Hoàng Văn Đoàn cũng không có nhiệm sở, không biết được chỉ định đi đâu mấy năm đầu! Những mong muốn của giám mục Lê Hữu Từ muốn thiết lập một mẫu hình nào đó rập khuôn một “Phát Diệm thứ hai” thật sự rất khó thực hiện. Phải chăng nhiệt tình của môt người quốc gia cực đoan như GM Lê Hữu Từ không thích hợp trong cái nhìn và chính sách của TT Ngô Đình Diệm?

Ngoài các GM, một số linh mục di cư thuộc thành phần trí thức như các giáo sư chủng viện, đại chủng viện thì số phận của họ có phần long đong và kém may mắn hơn các linh mục đi coi xứ di cư. 80% các vị linh mục này từ ngoại quốc về sau 1954 trở thành những người di cư bất đắc dĩ! Không có chỗ cho các linh mục giáo sư di cư từ Bắc vào Nam như Lê Văn Lý thì làm sao có chỗ cho những người từ ngoại quốc trở về như Thanh Lãng?

Trước hết, phải nói cái khôn ngoan của giáo hội miền Bắc là các giám mục giáo phận ngoài Bắc đã gửi tất cả các chủng viện, đại chủng viện vào Nam.

Ngay từ năm 1952, khi thấy tình hình có phần nguy ngập, khi chưa ai nghĩ tới cuộc di cư 1954, GM miền Bắc đã nghĩ đến việc gửi các tu sinh sang Phi Luật Tân hay Australia để bảo đảm tương lai cho giáo hội.
Việc đào luyện chủng sinh là lẽ sống còn của giáo hội. Nhưng xem ra một số giám mục trong Nam, tiêu biểu là Sàigòn dưới thời GM Nguyễn Văn Hiền đã tỏ ra không quan tâm và còn đố kỵ.

Những nạn nhân của sự đố kỵ này, có một lá thư viết bằng tiếng Pháp dài nhiều trang đánh máy do các cựu chủng sinh di cư gửi khâm sứ tòa thánh tại Sài Gòn với những lời lẽ cực kỳ xúc phạm và táo bạo nhan đề: Debout! Peuple Vietnamien! Debout! Trong đó nội dung hài tội GM Hiền trong quá khứ và hiện tại. Đặc biệt GM Hiền đố kỵ và thù ghét các linh mục di cư, coi thường các GM di cư và họ yêu cầu lật đổ GM Hiền về thái độ quá thiên về các thừa sai ngoại quốc.

Đây là những phản ứng quá độ của một số tu sĩ trẻ cảm thấy bị bỏ rơi và phải chăng cũng là lý do ra đi của GM Nguyễn Văn Hiền lên Đà Lạt? Và được GM Nguyễn Văn Bình, GM Cần Thơ, tương đối ôn hòa hơn thay thế.
(Trích một vài tài liệu riêng người viết bài.)

Giải pháp dẹp dần các tiểu chủng viện hay đại chủng viện là một kết luận hẹp hòi và vội vã.
Phản ứng mạnh mẽ thứ hai của việc giải tán các đại chủng viện là lá thư của các linh mục giáo sư thuộc đại chủng viện thánh Thomas, thuộc Bùi Chu gửi cho khâm sứ tòa thánh lúc bấy giờ. Nội dung lá thư là yêu cầu xét lại việc sát nhập đại chủng viện và giao cho các thừa sai ngoại quốc phụ trách làm tại Gia Định ngày 11-4-1960 do một số giáo sư đại chủng viện đứng ký tên.

Lá thư này phản đối ở mức độ có thể chấp nhận được trong một tình trạng kể như tuyệt vọng về một giải pháp triển hạn các đại chủng viện! Sau đó, một số giáo sư linh mục di cư và bất đắc dĩ di cư đã chọn việc dạy đại học và trung học ở bên ngoài giáo hội. Một sứt mẻ không bao giờ hàn gắn được.

Cũng trong một tình thế chẳng đặng đừng, có một vài vị đã cởi áo nhà tu và hoàn tục. Họ đã chính thức lập gia đình như trường hợp các giáo sư Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm. Những điều được biết về hai người là suốt quãng đời còn lại của họ bị đeo đuổi và bị ám ảnh về những quyết định mà họ đã chọn. Một quyết định không dễ dàng và họ chịu những sự dị nghị, cô đơn, đau khổ, mặc cảm và chết trong im lặng ít được ai chia sẻ. Nhất là trường hợp giáo sư Lê Tôn Nghiêm.

Còn lại là trường hợp có 400 thày đại chủng viện di cư sau khi giải thể các đại chủng viện. Họ đi đâu, về đâu? Nhiều vị cho là những biện pháp giải thể quá bạo tàn và việc xin gia nhập các địa phận thì các giám mục đều “khóa sổ” không muốn nhận.

Nhưng theo chỗ tôi được biết thì các đại chủng sinh này nếu ai muốn tiếp nối con đường tu trì thì đã hẳn vẫn có chỗ cho họ.
Biện pháp nào trong cái nhìn của giáo hội thì cũng có thể có những “nạn nhân bất đắc dĩ”.
 
Chủng sinh và giáo sư khoá Ngôn sứ 15, GHHV
Nguồn: ghhv.quetroi.net/

Kẻ được chọn thì vẫn có chỗ xứng đáng của mình mặc dầu trải qua những thử thách về cơ cấu tổ chức, điều hành của giáo hội. Chẳng hạn, dưới mắt của người viết bài này thì việc trao Giáo Hoàng Học viện Piô X Đà Lạt cho các thừa sai dòng tên, người ngoại quốc - nếu nhìn lại vẫn có những kết quả tốt đẹp của nó không thể phủ nhận.

Hằng vài trăm linh mục trí thức đã xuất thân ở đó. Và hơn 10 giám mục hiện hành, chiếm hơn 1/3 tỉ lệ Hội đồng GM là những vị linh mục đã đi qua những năm đào tạo khắt khe tại Giáo Hoàng học viện.

Tôi vẫn vui mừng và chia sẻ khi gặp linh mục Tổng linh huấn của học viện giáo hoàng Piô X Đà Lạt trước đây mỗi khi gặp Ngài. Năm nay chắc ông đã 92 tuổi - một linh mục “giáo hoàng” giữa các giám mục môn sinh của ông mỗi khi ông quay trở lại VN.

Chắc ngài đã truyền lại cho những môn sinh của mình sự thông thái đi đối với sự khiêm tốn, sự lạc quan và tinh thần tin cậy trước những thử thách mà giáo hội đang gặp phải!

Sau khi giải thể, các linh mục giáo sư xin gia nhập địa phận thì nhiều khi các GM e ngại tính cách “cấp tiến” của các linh mục này mà tìm cách từ chối.
 
Ký tên, Ngô Đình Thục, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Trương Cao Đại, v.v.. (25/01/1957)
Nguồn: Kỷ yếu 2008 GHHV

Tình trạng từ chối đó là có thật. Vì thế có một số vị linh mục sống khơi khơi ở Sài Gòn, đi ở trọ hoặc quanh quẩn nhà bà con, nhưng không nhà xứ, không giáo dân. Nhưng vì không thuộc địa phận nên GM chẳng có quyền hành gì trên vị linh mục đó. Và linh mục đó, oái ăm thay, chỉ “vâng lời” một người duy nhất là cha “đại diện” cho địa phận gốc của mình như Thanh Hóa, Phát Diệm mà thực tế làm gì còn bề trên Thanh Hóa hay Phát Diệm?

Trước tình trạng “tuyệt vọng” sống như những cư dân bất hợp pháp, theo nghĩa không thuộc giáo phận Sài Gòn hay không được chấp nhận nhập địa phận. Họ lang thang tìm lối thoát. Họ tìm những lối thoát như cùng nhau tụ họp lại mở trường tư dạy học, làm giáo sư các trường công hay tư, làm giáo sư đại học hoặc làm báo viết báo.

Nhưng khi đi dạy ở bên ngoài, các linh mục này bị coi là “bất xứng” trong vai trò linh mục. Linh mục có nhiệm vụ coi sóc linh hồn đâu có nmhiệm vụ đi dạy, kiếm tiền cho riêng mình?

Trong khi ở Pháp việc đi dạy học của một số linh mục giáo sư được coi là tốt. Giám mục Viện trưởng Institut Catholique de Paris cho rằng: “
Một linh mục làm giáo sư không phải là bỏ thiếu đi một linh mục mà là tăng thêm một linh mục.”
Tình trạng mở trường tư thục trở thành như một phong trào. Giáo phận nào cũng cố gắng mở một trường. Tiêu biểu như các trường Lê Bảo Tịnh, Nguyễn Bá Tòng, Khiết Tâm, Cứu Thế. Giáo xứ nào có điều kiện cũng mở trường đáp ứng nhu cầu học hành của con em di cư hoặc con cái dân địa phương.

Việc mở trường như thế thường không có phép của bộ giáo dục, hiệu trưởng, giáo sư đều không đủ điều kiện bằng cấp.

Lấy một trường hợp cụ thể như trại di cư Củ Chi. Các linh mục xây một trường tiểu học. Điều đó có thể có giáo viên đáp ứng nhu cầu. Nhưng lại mở thêm các lớp trung học! Lấy đâu ra giáo sư ở một trại định cư dạy toán, dạy Pháp Văn, dạy anh văn? Tình trạng thày đang học tú tài dạy đệ tứ là chuyện không thiếu.
Tình trạng xô bồ, không giấy phép, mở trường tự phát một cách tuỳ tiện, hiệu trưởng không đủ bằng cấp, giáo sư nhập nhèm thiếu chuyên môn khá phổ biến. Khi cần cấp chứng chỉ học trình thì không đủ tiêu chuẩn bằng cấp.
 
Tu sĩ giảng dạy tại Trung học Nguyễn Bá Tòng (1973)
Nguồn: hdgmvietnam.org

Tiêu biểu là trường Nguyễn Bá Tòng mà Hiệu trưởng lúc ban đầu là linh mục Nguyễn Quang Lãm, sau ra làm báo Xây Dựng và giám học là Nguyễn Đình Đầu mà trình độ, dù có đi Pháp, cũng chỉ để học các cours về Xã Hội.

Tiếp đến hai trường trung học công lập Hồ Ngọc Cẩn và Trần Lục lại do hai linh mục di cư làm hiệu trưởng. Các vị ấy cho rằng hai trường ấy di cư vào Nam, trường Hồ Ngọc Cẩn thuộc địa phận Bùi Chu còn Trần Lục thuộc Phát Diệm là công lao của hai địa phận ấy gầy dựng nên. Đồng ý.

Nhưng không lẽ cứ duy trì hai trường công mà giáo sư là công chức chính phủ ăn lương nhà nước với hai vị hiệu trưởng là hai linh mục, liệu tình trạng ấy có ổn thỏa và có thể kéo dài mãi được không?

Sau 3 năm tạm thời để các trường ấy tiếp tục hoạt động và để điều chỉnh lại tình trạng trường tư thục liên quan đến cả các chủng viện, chính phủ Ngô Đình Diệm ra luật Dụ 57/4 nhằm thể chế hóa trường tư theo sát tinh thần Hiến Pháp VNCH.

Chính quyền sẽ nắm các trường tư về điều lệ mở trường, về chương trình, về thành phần ban giảng huấn, về bằng cấp
 (điều 17), về các giờ dạy về tôn giáo trong đó bao gồm các tiểu chủng viện (điều 3) cũng như quyền kiểm soát các tư thục (điều 19).

Tinh thần của Dụ số 57/4 của chính phủ Ngô Đình Diệm là đúng và cần phải làm. Vấn đề là trong chừng mực nào? Và làm sao tránh khỏi đụng chạm?

Chỉ tiếc rằng những điều lệ ấy vượt quá mức thực tế của các trường tư thục. Nó trở thành quá khắt khe đi đến chỗ một số trường tư thục phải đóng cửa.

Quyền lợi bị đụng chạm. Nồi cơm có thể bị vỡ đã nổ ra những phản đối chính phủ đồng loạt của các giám mục trong một thư phản đối đề ngày 8-1-1957. Trong đó có chữ ký của hầu hết các giám mục di cư và giám mục địa phương như GM Nguyễn Văn Hiền, SaigònMarcel PiquetQuy NhơnJ. UrritiaHuếT. SeitzKontumLê Hữu TừPhát DiệmPhạm Ngọc ChiBùi ChuTrương Cao ĐạiHải Phòng. Và các linh mục bề trên các giáo phận như Cao Xuân Túc, Nguyễn Văn Bảo, Trương Cao Khẩn, Đỗ Đức Hân, Phạm Ngọc Oanh, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Huy Mai. 

Trong danh sách vừa kể trên, chỉ thiếu tên GM Ngô Đình Thục. Một cái thiếu mang nhiều ý nghĩa.

Đây cũng là khởi điểm cho những bất đồng, chia rẽ giữa hàng GM với nhau và với chính phủ. Nhiều người lầm tưởng rằng giáo hội Thiên Chúa giáo, nhất là nhóm di cư sẽ hết lòng ủng hộ chế độ TT. Ngô Đình Diệm.

Điều đó chỉ đúng một nửa.

Phần đông người Thiên Chúa giáo di cư vẫn coi ông Diệm là ân nhân của họ. Và họ đã không quên. Nhưng giới lãnh đạo Thiên Chúa giáo như các GM thì không có gì bảo đảm là họ đứng về phía ông Diệm cả. Đôi vị trong hàng GM còn đi đến chỗ hiềm khích là đằng khác.

Và để trấn an trước những phản ứng ác liệt của dân chúng, những truyền đơn chống chính phủ. Các giám mục cho rằng một mình các hàng giáo phẩm đủ để can thiệp với những cơ quan hữu trách chính phủ. Sự rạn nứt giữa chính quyền và Thiên Chúa giáo nói chung, đặc biệt hàng lãnh đạo giáo phẩm di cư cho thấy ló diện ngay từ 1957.

Đó là nốt nhạc sai nhịp nhất giữa chính quyền TT Ngô Đình Diệm và các lãnh đạo Thiên Chúa giáo. Thật là đáng tiếc cho những thiện chí của cả đôi bên.

Di tản và Định cư Tị nạn 1954
GS Lê Xuân Khoa
Ngày 23 tháng Bảy 1954, hai ngày sau khi bản thỏa hiệp đình chiến được ký kết tại Genève, Thủ tướng Pháp Mendès France ra trước Quốc Hội để báo cáo về kết quả hội nghị. Khi nhắc đến một điều khoản trong bản thỏa hiệp cho phép dân chúng ở Việt Nam được tự do lựa chọn nơi cư trú của mình giữa hai miền Nam, Bắc, ông nói:
… Nếu chúng tôi không đòi được những đảm bảo đầy đủ cho điểm thỏa thuận này thì những cuộc thương thuyết ắt đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi đã đòi rằng bất cứ người nào ở vùng bên này hay bên kia tin rằng mình sẽ gặp nguy hiểm tại nơi cư trú hiện thời phải được phép di chuyển sang bên mà người đó nghĩ rằng mình sẽ được an toàn hơn.
Đây là lần đầu tiên một điều khoản về di chuyển như vậy —điều quan trọng trong một nước bị phân chia thành nhiều chủng tộc và tôn giáo và là nơi đáng lo ngại sẽ có những vụ trả thù— đã được chấp thuận bởi một nhà nước cộng sản.1
Ở chương Bốn, chúng ta đã thấy Mendès France là một chính khách có biệt tài và là nhà thương thuyết thành công nhất tại hội nghị Genève vì đã đạt được gần như hoàn toàn những điều mong muốn của nước Pháp trước một tình thế tuyệt vọng về quân sự ở Việt Nam. Nhưng qua lời tuyên bố trên đây, chúng ta thấy ông vẫn còn quá lạc quan khi tỏ vẻ hãnh diện và tin tưởng đối với những điều lần đầu tiên được thỏa thuận bởi những người cộng sản. Mendès France quả đã thành công khi đạt được điều thỏa thuận này nhưng thay vì ngủ yên trên thành quả ấy, đáng lẽ ông đã phải kèm theo một cơ chế đảm bảo cho việc tôn trọng bản thỏa thuận với những biện pháp đối phó mau chóng và cụ thể của quốc tế trong những trường hợp vi phạm việc người dân Việt Nam được tự do chọn lựa nơi cư trú. Mặc dù cơ chế đảm bảo này chưa chắc đã có hiệu lực trong việc tôn trọng các thỏa thuận, ít ra nó cũng có khả năng ngăn ngừa được một số trường hợp vi phạm.
Điều kiện đòi hỏi của Mendès France chính là để thỏa mãn một điểm trong bản thông cáo chung bảy điểm của Eisenhower và Churchill tại Washington DC ngày 29.06.1954 đã được nói đến trong chương Bốn trên đây. Hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Anh quốc đã tiên liệu sẽ có một cuộc di cư lịch sử ở Việt Nam như một hậu quả tất nhiên của việc chia đôi đất nước. Do đó, điểm số 6 trong bản thông cáo chung đã ấn định một trong những điều kiện để Pháp có thể thỏa hiệp tại hội nghị Genève là “cho phép tất cả những người muốn dời đổi nơi cư trú từ một vùng này sang một vùng khác ở Việt Nam được di chuyển trong những điều kiện bình an và nhân đạo dưới sự kiểm soát của quốc tế.”
Điều kiện này được xác nhận bởi Điều 14 (d) trong bản thỏa hiệp đình chiến ký ngày 21 tháng Bảy với lời lẽ như sau:
“Kể từ ngày bản Thỏa hiệp này có hiệu lực cho đến khi cuộc chuyển quân được hoàn tất, bất cứ những người dân nào ở trong một khu vực do một bên này kiểm soát muốn dời sang sống trong khu vực đã được chỉ định cho bên kia thì chính quyền sở tại phải cho phép và giúp đỡ họ di chuyển.”
Điều kiện này được nhắc lại một lần nữa trong bản Tuyên cáo chung của những nước đã ký tên trên thỏa hiệp Genève, nhấn mạnh rằng những điều thỏa thuận “phải được triệt để thi hành”.
Thời hạn hoàn tất cuộc chuyển quân, được ấn định bởi Điều 2 trong bản Thỏa hiệp đình chiến, là 300 ngày. Ở miền Bắc, Pháp sẽ tập trung quân tại ba địa điểm và lịch rút quân được ấn định như sau: ngày rút hết quân ra khỏi Hà Nội là 11 tháng Mười, Hải Dương là 31.10 và Hải Phòng, địa điểm cuối cùng, là 19.05.1955. Trên nguyên tắc, chính quyền ở các nơi có nhiệm vụ thông báo cho dân chúng địa phương biết tất cả những tin tức này và phải giúp đỡ mọi sự dễ dàng cho những người quyết định dọn tới hay rời khỏi nơi đó. Khi nói “bất cứ người nào” cũng được tự do di chuyển trong thời hạn ấn định, bản thỏa hiệp đã dự liệu bảo vệ sự an toàn cho những người có thể bị trả thù vì lý do chính trị. Bởi thế, Điều 14 (c) đã ghi rõ việc đôi bên phải “cam kết không hành động trả thù hay đối xử phân biệt đối với bất cứ những người hay tổ chức nào căn cứ vào những hoạt động của họ trong lúc chiến tranh.”
Thật ra, trong những năm chiến tranh đã có những cuộc tản cư của dân chúng từ Hà Nội và một số thành phố về miền quê để tránh các cuộc xung đột giữa quân Pháp với dân quân tự vệ và bộ đội Việt Minh trước khi những lực lượng này rút ra khỏi thành phố. Mấy tháng sau, vì chiến tranh lan tới các vùng quê và Pháp cho phi cơ đi oanh kích những nơi tình nghi có quân kháng chiến trong khi đời sống ở các thành phố do Pháp kiểm soát đã được bình thường, dân chúng bắt đầu trở về thành để lo việc làm ăn. Từ giữa năm 1948, sau khi Pháp công nhận Việt Nam độc lập và Quốc Gia Việt Nam được thành lập do Bảo Đại cầm đầu thì số dân hồi cư về thành càng ngày càng đông. Một số dân ở vùng kháng chiến cũng chạy về vùng quốc gia để lánh nạn. Còn ở lại kháng chiến là những thanh niên, sinh viên và những người yêu nước không đảng phái, đáp lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh từ lúc đầu, đã gia nhập bộ đội chiến đấu hoặc phục vụ trong các cơ quan hành chính, hay tham gia công tác thông tin văn nghệ vận động quần chúng chống Pháp. Một số người này sau trở thành đảng viên có điều kiện thăng tiến, một số bất mãn với các biện pháp cách mạng cộng sản nên tìm cách bỏ về thành, một số khác mắc kẹt luôn với chính phủ kháng chiến cho đến ngày toàn thắng và đất nước chia đôi.
Như vậy từ những năm trước hội nghị Genève đã có dân tị nạn từ vùng Việt Minh về vùng quốc gia. (Theo thuật ngữ của Liên Hiệp Quốc, họ là dân “di tản nội địa” với tiềm năng là “tị nạn” như được định nghĩa dưới đây). Khu vực từ Hà Nội đi ra biển với ba địa điểm chính là Hà Nội, Hải Dương và Hải Phòng được gọi là “hành lang tự do”. Khi hội nghị còn đang họp thì ở miền Bắc lại xảy ra một biến cố quan trọng ở vùng Bùi Chu, Phát Diệm là khu vực tự trị của dân công giáo. Vùng này từ lâu vẫn được quân đội Pháp bảo vệ bỗng nhiên bị tướng Navarre bỏ rơi bằng quyết định rút quân về củng cố vòng đai thủ đô. Lập tức bộ đội Việt Minh kéo tới chiếm đóng, nhiều lần đụng độ với các đoàn tự vệ công giáo khiến cho dân chúng phải bỏ chạy. Để dễ tổ chức di tản tập thể, họ tập trung tại một số địa điểm trong vùng, nhờ vậy hàng ngàn người đã tới được “hành lang tự do”. Chẳng bao lâu những địa điểm tập trung này bị Việt Minh phong tỏa, nhiều người bỏ trốn bị bắt, giam cầm và hành hạ. Mặc dầu vậy, nhiều người vẫn tìm được cách vượt thoát. Trước ngày ký hiệp định Genève, con số tị nạn từ các nơi kéo về được phỏng định là 25,000 người ở Hà Nội, 15,000 ở Hải Phòng và 5,000 trong vùng Kiến An-Hải Dương. Dọc đường, người tị nạn choán hết các nhà ga, bến xe, bến tàu và dựng lều ngủ ở giữa đồng, ở Hà Nội, Nhà Hát Lớn Thành Phố và Nhà Dòng Chúa Cứu Thế ở Hà Nội cũng đầy người tị nạn, tràn ngập cả lối đi.
Tị Nạn hay Di tản nội địa?
Trước khi tìm hiểu quá trình tị nạn và định cư của gần một triệu người từ Bắc vào Nam năm 1954-1955, có một vấn đề chính danh cần được xem xét. Khi còn hoạt động về tị nạn, trong một buổi họp mặt với một số đồng nghiệp thuộc các tổ chức ngoài chính phủ (NGOs) và đại diện Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, tôi có nhắc đến cuộc tị nạn 1954 ở Việt Nam. Một người trong nhóm lập tức nhận xét là tôi đã dùng sai từ ngữ và đính chính rằng những người Bắc di cư đó không phải là refugees (tị nạn) mà là internally displaced people(tạm dịch là “di tản nội địa”, thường được gọi tắt là IDPs.) Tôi giải thích tại sao tôi dùng đúng từ ngữ “tị nạn” và đã thuyết phục được các đồng nghiệp hiện diện.
Nói một cách đơn giản, theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, chỉ những người đã ra khỏi biên giới của nước mình để tị nạn ở một nước khác thì mới được gọi là tị nạn, nếu chỉ đi lánh nạn từ nơi này sang nơi khác ở trong nước thì được gọi là di tản nội địa. Căn cứ vào những định nghĩa tổng quát ấy và nhìn vào bề ngoài của cuộc di cư 1954 ở Việt Nam thì những người dân từ Bắc vào Nam lánh nạn sau thỏa hiệp đình chiến Genève không phải là người tị nạn.
Hãy so sánh hai định nghĩa chuyên môn và chính thức của Liên Hiệp Quốc để thấy rõ hơn sự phân biệt giữa “tị nạn” và “di tản nội địa”:
Tị nạn là “người nào, do nỗi lo sợ có cơ sở vững chắc là bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội hay chính kiến đặc biệt, ở ngoài xứ sở quốc tịch của mình và không thể hoặc, vì nỗi lo sợ như vậy, không muốn sử dụng quyền được bảo vệ bởi xứ sở đó; hoặc người nào, vì không có quốc tịch và đang ở bên ngoài xứ sở thường trú trước kia của người đó, không thể hoặc, vì nỗi lo sợ như vậy, không muốn trở về xứ sở đó.”2
Di tản nội địa là “những người hay những nhóm người bị bắt buộc phải bỏ chạy hay phải rời khỏi gia cư hay địa điểm thường trú của họ do hậu quả của, hay đặc biệt vì muốn tránh, những tác hại của xung đột vũ trang, những tình trạng bạo động đã lan rộng, những vụ vi phạm nhân quyền hay những tai họa do tự nhiên hay do loài người gây ra, và chưa vượt qua một biên giới được quốc tế công nhận.”3
Căn cứ vào hai định nghĩa này, dân di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 chính là người tị nạn vì họ có ít nhất là một lý do vững chắc để lo sợ bị ngược đãi (trong nhiều trường hợp, đã bị ngược đãi), và vì nỗi lo sợ đó không muốn đặt mình dưới sự bảo vệ của chính quyền cộng sản, và cũng vì nỗi lo sợ đó, không thể trở về nơi cư trú cũ của họ. Ngoài ra, nước Việt Nam đã bị chia làm hai vùng lãnh thổ có đường biên giới cấm vượt qua, được quyết định bởi một hội nghị quốc tế. Thực tế là có hai nước Việt Nam với hai chính quyền và hai chính thể chống đối nhau. Sau hết, những dân di cư tị nạn này không phải là di tản nội địa vì họ không di tản tạm thời trong lúc đang có chiến tranh mà dời đổi nơi cư trú sau khi chiến tranh chấm dứt.
Mặc dầu đã có từ lâu, dân di tản nội địa (IDPs) được nói đến nhiều nhất từ sau Chiến tranh Lạnh, thường do những cuộc tranh chấp về tôn giáo, chủng tộc và vi phạm nhân quyền mộí cách có hệ thống, mạnh mẽ nhất vào những năm đầu thập kỷ 1990. Chẳng hạn như vụ dân Hutus tàn sát người Tutsis ở Rwanda (500,000 người bị giết chỉ trong vòng vài tháng) hay những vụ “thanh tẩy chủng tộc” (ethnic cleansing) ở Bosnia-Hercegovina với tổng số trên 200,000 người thiệt mạng. Riêng hai cuộc chiến này vào những lúc cao điểm đã gây ra trên 4 triệu dân di tản. Sự phân biệt về định nghĩa giữa dân “tị nạn” và “di tản nội địa” là một vấn đề tranh cãi gay go giữa các chính trị gia và những người tranh đấu cho nhân quyền. Đối tượng của cả hai định nghĩa đều là nạn nhân của bạo loạn hay tai họa và đều có những nhu cầu giống nhau cần được đáp ứng một cách nhân đạo. Điểm tranh cãi là vấn đề trách nhiệm bảo vệ các nạn nhân, thuộc quốc gia có chủ quyền hay thuộc cộng đồng quốc tế? Nếu chính nhà cầm quyền của một nước là nguyên nhân của những vụ tàn sát và vi phạm nhân quyền thì họ thường từ chối sự giúp đỡ từ bên ngoài, và quốc tế khó có thể bảo vệ dân chúng ở quốc gia đó. Có chính phủ lại đổ trách nhiệm cho những nhóm chống đối ở trong nước và kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế với ý đồ chiếm đoạt hay giành lấy phần lớn sự giúp đỡ ấy cho bè phái của mình.
Nghĩ cho kỹ, sự phân biệt “tị nạn” và “di tản nội địa” có một lý do rất thực tế là các quốc gia phát triển không muốn và cũng không thể thâu nhận nhiều người tị nạn. Khuynh hướng chung của các nước trong vài thập kỷ gần đây là hạn chế di dân và tị nạn đến mức tối đa. Nói như Janie Hampton, vào thời điểm cuối thập kỷ 1990, “nếu tính tất cả mọi người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn vì bất cứ lý do gì thì con số dân di tản trên thế giới lên đến trên 100 triệu người”4 trong khi còn có khoảng 20 triệu người tị nạn ở nhiều nơi mà tình trạng chưa được giải quyết. Bởi thế, ngoài việc chống lại chính sách hạn chế dân tị nạn, phải có những giải pháp thích hợp cho từng trường hợp có biến động gây nên tình trạng tị nạn hay di tản nội địa.
Trong trường hợp Việt Nam, hai cuộc chiến tranh 1945-1954 và 1956-1975 đã thường xuyên gây ra những vụ dân chúng phải rời bỏ nhà cửa ruộng nương của mình đi nơi khác để tránh bom đạn và khủng bố. Riêng trong cuộc chiến ở miền Nam trong cuộc chiến tranh lần thứ hai, Guenter Lewey ghi nhận số dân di tản nội địa (mà ông gọi là tị nạn) trong khoảng từ 1964 đến 1969 lên tới 3 triệu rưởi, tức là hơn 20 phần trăm dân số miền Nam hồi đó.5 Tiếp theo cuộc triệt thoái cao nguyên rất hỗn loạn hồi tháng Ba 1975, hơn một tháng trước khi Saigon sụp đổ, số dân di tản nội địa lại lên cao hơn nữa.
Như đã thấy, trường hợp ngót một triệu dân di cư từ Bắc vào Nam sau thỏa hiệp đình chiến Genève 1954 không nằm trong định nghĩa của Liên Hiệp Quốc về dân di tản nội địa như tất cả những truờng hợp biến động kể trên. Những người Việt Nam bỏ chạy chính thể cộng sản ở miền Bắc trong thời hạn 300 ngày của 1954- 1955 để làm lại cuộc đời dưới chính thể quốc gia ở miền Nam đích thực là những người tị nạn theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc. Vì thế, lịch sử tị nạn Việt Nam ở thế kỷ XX không thể bỏ sót trường hợp tị nạn 1954.
Trong thời điểm 1954-1955, vấn đề thông tin giữa các thành phố và các tỉnh nhỏ hay miền quê còn rất chậm chạp và khó khăn. Hệ thống điện thoại, phát thanh và ngay cả báo chí chưa về đến các làng xã hay miền núi. Đường xá và các phương tiện giao thông vận tải còn rất khó khăn vì sau những trận ném bom của máy bay Mỹ từ thời Thế Chiến II, các trục lộ giao thông lại tiếp tục bị tàn phá thêm do xe tăng của Pháp và những hoạt động phá cầu cắt đường trong lúc kháng chiến. Ngoài ra, chính quyền VNDCCH chỉ phổ biến những tin tức thích hợp với mục đích tuyên truyền có lợi cho chính phủ, Những tin tức về việc xứ sở bị chia đôi và quyền di tản của người dân thường không được nhắc đến, hoặc mỗi khi cần phải loan báo đều luôn luôn đi kèm với những lời bình luận theo quan điểm của nhà nước. Đến tháng Chín, những tấm bích chương và tờ bướm thông tin về vấn đề tự do di tản mới in xong, được ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến trao cho chính quyền ở cả hai bên để phổ biến cho dân chúng nhưng không được chính quyền VNDCCH sử dụng.6 Trong khi đó chính quyền Pháp và QGVN không có điều kiện đưa tin về những vùng do Việt Minh kiểm soát ngoài việc rải một số truyền đơn bằng máy bay của Pháp, một phương tiện không mấy hiệu nghiệm vì dễ bị phản tuyên truyền về mặt tâm lý và chính trị. Hầu hết dân tị nạn từ những nơi khác nhau tới được các địa điểm tạm trú trước khi vào Nam là nhờ hệ thống thông tin truyền miệng lan tràn nhanh chóng trong dân chúng.
Hiệu lực nhất là công tác thông tin trong cộng đồng công giáo nhờ có hệ thống liên lạc chặt chẽ trong nội bộ đã có sẵn từ trước. Hai phần ba dân công giáo miền Bắc lại tập trang ở những tỉnh lân cận với “hành lang tự do” nên nhận được tin tức đầy đủ và mau chóng hơn dân chúng ở những nơi khác. Đó là lý do thực tế cho thấy tại sao đa số dân di cư là người công giáo, bên cạnh bản chất chống cộng kịch liệt của tôn giáo này ở Việt Nam. Những dân di cư không phải người công giáo là những người thuộc các đảng phái hay khuynh hướng chính trị chống cộng sản, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, hoặc đã có ít nhiều kinh nghiệm trực tiếp hay gián tiếp với chế độ Việt Minh trong thời kháng chiến, thành phần tư sản và tiểu tư sản thành thị, những gia đình ở nông thôn lo sợ sắp trở thành nạn nhân của chính sách cải cách ruộng đất và một số nông dân nghèo phải đóng thuế cao hoặc bị thúc đẩy làm dân công kháng chiến. Đặc biệt là có một số người dân tộc thiểu số theo quân đội Pháp chống Việt Minh đã cùng với gia đình được đưa vào Nam định cư. Những gia đình sắc tộc này gồm có khoảng 45,000 người Nùng từ Móng Cái và hơn 2,000 người Thái, Mèo (nay gọi là Hmong) từ Sơn La và Điện Biên Phủ.
Thực tình mà nói, việc VNDCCH bất mãn vì phải chấp thuận những điều khoản trái với ý muốn của mình là phe đang thắng thế, nhất là điều 14 (d) của thỏa hiệp Genève, là chuyện có thể hiểu được. Nhưng từ đó đi đến chỗ vi phạm thỏa hiệp một cách trắng trợn kể cả việc sử dụng bạo lực thì không thể không chỉ trích được. Như ta đã thấy, điều 14 (d) của thỏa hiệp không những cho phép dân chúng được tự do chọn lựa nơi cư trú trong thời hạn ấn định mà còn nói rõ rằng các nhà chức trách địa phương phải giúp đỡ cho họ di chuyển được dễ dàng. Trong thực tế, để ngăn chặn làn sóng người “bỏ phiếu bằng chân”, chính quyền VNDCCH đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, từ thuyết phục đến cản trở, đe dọa hay bạo lực. Nhiều quan sát viên và phóng viên ngoại quốc đã tường thuật vô số chuyện vi phạm thỏa hiệp rất ngang nhiên và tàn nhẫn đồng thời cho thấy sự bất lực và thái độ thiếu trách nhiệm của Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến (UHQT).
Trước khi nói đến những vụ vi phạm điều 14 (d) của hiệp định Genève, cần phải nhắc lại đầy đủ hai điều khoản khác, 14 (c) và 21, liên quan trực tiếp đến trường hợp “bất cứ người dân nào” muốn di tản “thì chính quyền đia phương cũng phải cho phép và giúp đỡ di chuyển”:
Điều 14 (c): Mỗi bên cam kết không hành động trả thù hay đối xử phân biệt đối với bất cứ những ngưới hay tổ chức nào căn cứ vào những hoạt động của họ trong lúc chiến tranh, đồng thời cũng cam kết bảo đảm mọi quyền tự do dân chủ của họ.
Điều 21: Việc phóng thích và hồi hương tất cả những tù binh và thường dân bị giam giữ của mỗi bên vào lúc Thoả hiệp này có hiệu lực phải được thi hành theo các điều kiện sau đây:
(a)Tất cả những tù binh và thường dân người Việt Nam, Pháp hay quốc tịch khác bị bắt giữ từ những ngày đầu cuộc chiến trong khi hành quân hay trong bất cứ trường hợp chiến tranh nào khác, và ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam, đều phải được thả tự do trong vòng 30 ngày sau ngày đình chiến có hiệu lực ở mỗi bên.
(b) Từ ngữ “thường dân bị giam giữ” có nghĩa là tất cả những người đã tham gia vào cuộc đấu tranh chính trị hay vũ khí giữa đôi bên, dưới bất cứ hình thức nào, và vì thế đã bị bắt và giam giữ bởi mỗi bên trong thời gian chiến tranh.
(c) Tất cả những tù binh và thường dân bị mỗi bên giam giữ phải được trao trả cho nhà chức trách thích hợp của mỗi bên, và những giới hữu trách này phải giúp họ bằng mọi cách có thể được để cho họ trở về nguyên quán, về trú sở quen thuộc của họ, hay đi tới vùng mà họ lựa chọn.
Theo các giới quan sát, cả hai điều 14 (c) và 21 trên đây đều không được phía VNDCCH thi hành đốì với một số tù binh người Việt Nam và rất nhiều thường dân người Việt Nam hay ngoại quốc. Một bản tin của Linh mục Patrick O’Connor từ Hà Nội điện về cho tổ chức National Catholic Welfare Conference ở Washington, DC, ngày 5 tháng Mười, 1954 thuật lại: “Hai điều vi phạm hiển nhiên của Việt Minh mà ai cũng biết là: giữ lại những người bị bắt giam mà họ đã thỏa thuận thả ra trong vòng 30 ngày (tức là đến 20.8), và ngăn chặn sự ra đi của những người Việt Nam muốn ra khỏi vùng Việt Minh kiểm soát… Thật ra, mãi đến tuần lễ thứ nhì của tháng Chín, Việt Minh mới thả một số tù binh. Những thường dân Việt Nam đầu tiên được thả vào ngày 15 tháng Chín, vẫn còn vào khoảng 30,000 người chưa được biết rõ số phận. Tới ngày 1 tháng Mười, Việt Minh vẫn chưa thả Đức Ông Jean Amaud, chánh xứ Thakhek và ba linh mục Pháp cùng bị bắt với Ngài…”7 ở đây không cần nói nhiều đến chuyện vi phạm những điều 14 (c) và 21 mà chỉ cần nhắc đến một số nhân chứng khác trong mấy tháng đầu thi hành hiệp định Genève như: Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield đi quan sát ba xứ Đông Dương trong tháng Mười 1954, các ký giả Robert Martin (U.S. News & World Report), Yves Desjacques (Le Figaro), những bài tường thuật trong các báo Christian Science Monitor, Journal d’Extrême-Orient, New York Herald Tribune, New York Times, Osservatore Romano và những bản tin của Junior Chamber of Commerce từ Manila, U.S.I.S. và Vietnam Press từ Sài gòn.
Trở lại điều 14 (d), có quá nhiều tin tức về những vi phạm trầm trọng và bi thảm mà ở đây cũng chỉ cần kể lại một số hành động điển hình:
  • Gây hoang mang lo sợ trong đầu óc những người muốn di cư vào Nam bằng cách phao các tin đồn như : Pháp bắt dân vào làm phu đồn điền cao su, đàn bà bị hãm hiếp, trẻ con bị đem đi bán, giặc Pháp và Mỹ hung ác trả thù Việt Nam bằng cách đổ người xuống biển khi tàu ra tới ngoài khơi, v.v… Đối tượng của việc tuyên truyền này là dân nghèo và ít học.
  • Không cấp hoặc trì hoãn việc cấp giấy phép di chuyển cho những người ở trong vùng do Việt Minh kiểm soát.
  • Ngăn cấm hoặc làm khó dễ việc bán nhà cửa, ruộng nương của những người chuẩn bị ra đi.
  • Dọa sẽ bắt giữ hay ngược đãi thân nhân còn kẹt lại của những người ra đi.
  • Không cung cấp phương tiện chuyển vận và gây cản trở cho việc di chuyển của dân di cư trên đường bộ cũng như đường thủy. Hành hung người ra đi ở các bến xe, nhà ga hay bến tàu.
  • Kiếm cớ bắt giữ chủ gia đình để điều tra hay bắt cóc trẻ em trong gia đình khiến cả nhà phải ở lại.
  • Giật mìn hay nổ súng vào các xe cộ, bắn phá hoặc đánh chìm những tàu thuyền chở người tị nạn.
Trong một điện văn gửi cho Bộ trưởng các Quốc gia Liên kết ngày 29.10.1954, Cao ủy Pháp ở Saigon cho biết một số chi tiết đặc biệt của tình hình giáo dân tị nạn và những vụ vi phạm của nhà cầm quyền cộng sản:
Từ đầu tuần vừa qua, các phi cơ thám sát của hải quân đã thấy trên những bãi cát dọc theo bờ biển có nhiều nhóm dân đánh cá ra dấu hiệu. Hải quân được tin đã cho tàu tuần tiễu tới cứu giúp. Khi tới gần duyên hải Bùi Chu và Phát Diệm, hải quân đã thấy hiện ra trên mặt biển đầy rẫy các thuyền bè đủ loại.
Các giới thạo tin ở Hải Phòng cho hay là Việt Minh đã ngăn cấm thuyền đánh cá ra khỏi hải phận, tức là ba hải lý. Hơn nữa, tại hàng trăm địa điểm miền duyên hải, nhà cầm quyền cộng sản đã bắt dân chúng phải di cư lui vào nội địa nhiều cây số… Từ cuối tháng Bảy, hơn 20,000 dân tỉnh Thái Bình đã tới được vùng tự do mặc dù bị công an kiểm soát gắt gao.
Dân chúng trong những vùng này đã đệ đơn lên UHQT ở Hà Nội xin được di tản theo như thỏa hiệp Genève. Một trong những lý do của cuộc ra đi thê thảm này dường như là thái độ của Việt Minh đối với dân công giáo trong những tỉnh bị chiếm đóng từ bốn tháng nay. Ngay khi mới tới Phát Diệm, bộ đội chính qui và địa phương đã chiếm đoạt nhà dòng công giáo, tịch thu tài sản ruộng đất của các tu viện và họ đạo. Những linh mục còn ở lại bị bắt buộc phải mặc quần áo nông dân miền đồng bằng và phải canh tác đất đai trong chiến dịch tăng gia sản xuất.
…Trong tỉnh Thái Bình, nhiều vụ đụng chạm đã xảy ra giữa dân công giáo và nhà cầm quyền. Một thứ thuế kỳ cục được ra đời: thuế đánh vào những “bùa chú” tức là những miếng mề-đay thiêng liêng8 mà giáo dân phải trả mới được đeo trên cổ áo. Linh mục được quyền làm lễ, nhưng mỗi người vào nhà thờ dự lễ phải trả 1,000 đồng tiền thuế… Ban tuyên truyền của cộng sản còn phát hành những cuốn sách nhỏ gọi là Kinh Thánh Mới do những linh mục theo nhà nước sửa đổi lại, trong đó có những câu như: “Chúa Giê-Su là một người lao động tranh đấu cho công cuộc giải phóng anh em của Người là các công nhân.”
… Nhiều vụ xô xát xảy ra giữa dân công giáo và bộ đội địa phương. Nhiều người bị chết và bị thương, dân công giáo Việt Nam sẽ có nhiều người tử đạo… Một linh mục đã nói với tôi: “Tôi nhớ lời dạy của Thánh Phao-lồ: Chúng ta chiến đấu chống lại tất cả các thế lực đen tối.”9
Một tài liệu của “Sở Bảo vệ Pháp kiều và Quân đội Viễn chinh ở Bắc Việt” cho biết một số chi tiết về một vụ di cư từ Phát Diệm và việc làm tắc trách của UHQT trong việc thị sát dân tị nạn và can thiệp cho họ được tự do di tản:
Trước hết, các đại diện Việt Minh dứt khoát phủ nhận sự hiện hữu của những địa điểm tập trung này. Sau đó họ bác bỏ thẩm quyền của UHQT về vấn đề thị sát và đòi hỏi rằng công việc điều tra phải do một Ủy ban Hỗn hợp thực hiện. Sau cùng, họ trì hoãn các chuyến đi, lấy cớ vì lý do an ninh, có những kế sách động, v.v…
Chuyến đi thăm đầu tiên của UHQT là ở Nam Định. Chuyến này hoàn toàn thất bại vì đoàn chỉ thâu lượm được những lời ca ngợi Việt Minh và những kiến nghị tố cáo các hành động tàn ác của người Pháp.
Rốt cuộc, ngày 1 tháng Mười Một, Toán Lưu động đầu tiên của UHQT cũng tới được Phát Diệm và thấy có hàng ngàn dân tị nạn ở trong các nhà thờ đang tìm đường di tản. Một toán lưu động điển hình gồm có một viên chức Ấn độ, một viên chức Canada, một viên chức Balan có thông dịch viên sang tiếng Pháp (thường là một cựu nhân viên hầm mỏ ở miền Bắc nước Pháp), kèm theo là một viên chức Việt Minh và một viên chức người Pháp, mỗi người đều có thông dịch viên chính thức. Cả thảy là 8 người. Nên biết rằng những đại diện Việt Minh và Pháp đều không có quyền điều tra nhưng có thể đặt câu hỏi cho những thành viên của UHQT…
Ngày 11.11 có thêm “Ủy ban Tự do” đến thăm, Ủy ban này cũng gồm có một đại diện của mỗi nước thành viên trong Ủy hội, kèm theo một thông dịch viên người Balan… cả ba người trong đoàn đều có chức quyền của cố vấn Đại sứ quán. Đó là các ông: Nair, người Ấn độ tốt nghiệp Oxford; Crepault, người Canada, cựu sĩ quan hải quân; Bibrowski, đại tá Balan có căn bản văn hoá Pháp, Ủy ban Tự do có mục đích hỗ trợ cho những Toán Lưu động với khá đủ quyền lực, đặc biệt nhấn mạnh vào các phương tiện chuyên chở. (Việt Minh có tiếng nói quan trọng sau cùng, nại cớ là không có phương tiện và từ chối việc người khác cung cấp phương tiện)…
Việt Minh muốn cho người tị nạn nói rằng họ bị thúc dục bởi những linh mục từ bên ngoài, rằng họ bị đe dọa nếu không ra đi thì sẽ bị thả bom nguyên tử…
Tôi không thấy là những người tị nạn ra đi vì bị ép buộc. Trong số 1,000 người đầu tiên tới Nam Định chỉ có 16 người rút lui, trong đó có gia đình của một trẻ em bị chết ở dọc đường (điềm gở) và một người Pháp (?) không biết rõ lý lịch.
Dù cố gắng đến đâu cũng không thể được Việt Minh cung cấp danh sách có tên người. Họ chỉ cho biết các con số để có thể thay thế người được dễ dàng. Việc tiếp đón ở Nam Định rất hoàn hảo do Hồng thập tự Việt Minh và các trợ tá xã hội phụ trách. Đài phát thanh công khai tuyên truyền dân chúng đề cao cảnh giác chống lại mọi thủ đoạn của bè lũ Ngô Đình Diệm.
Những Toán Lưu động của UHQT gặp phải nhiều trở ngại mà việc thiếu thông tin đích xác về những địa điểm tập trung người tị nạn là một trở ngại quan trọng. Khả năng can thiệp của UHQT cũng bị giới hạn. Một phụ nữ có người chồng bị bắt đến gặp Ủy hội xin can thiệp cho quyền tự do lựa chọn của mọi người. Toán Lưu động đến trại giam, được xác nhận về việc chồng người đó bị bắt giữ nhưng không được giải thích lý do. Các viên chức UHQT cũng không đòi phải giải thích.
Ngoài ra, người ta còn thấy cứ mỗi khi UHQT đề nghị một thủ tục nào để thi hành thì Việt Minh lại cố tình đưa ra một phản đề nghị…
Sau hết, có một chuyện nhỏ cho thấy thái độ của Việt Minh đối với vấn đề tự do tín ngưỡng: viên chức Canada là người theo đạo công giáo, muốn cùng hai viên chức người Pháp đi lễ nhà thờ ngày Chúa nhật. Việt Minh cho biết đó là một hình thức vi phạm tính chất trung lập mà họ có nhiệm vụ tôn trọng, thế là họ phải thôi đi lễ.10
Một vụ cứu người tị nạn trên biển được thuật lại trên nhật báo Journal d’Extrême-Orient ngày 25 tháng Mười 1954 làm cho người ta không khỏi nhớ đến những vụ cứu vớt thuyền nhân Việt Nam mấy chục năm về sau bởi những con tàu nhân đạo quốc tế trên hải trình đi Thái lan, Mã Lai hay Nam Dương. Mặc dù câu chuyện năm 1954 là một vụ cứu dân tị nạn công giáo trong một trường hợp không hoàn toàn bất ngờ nhưng cảnh tượng vượt biển và cứu vớt không kém phần bi thảm:
Với những lá cờ vàng và trắng của Vatican phấp phới trong gió, cả ngàn chiếc thuyền đánh cá, bè mảng và thuyền buồm, quá tải người tị nạn, đã ra đi vào ban đêm phó mặc cho số phận tiến về phía những chiến hạm nhỏ của Pháp ở ngoài khơi Vạn Lý bên kia vùng hải phận của Việt Minh. Không may có nhiều thuyền bè đóng vội vàng đã bị sóng biển lật úp hay đánh vỡ làm thiệt hại rất nhiều sinh mạng và hàng hóa. Hàng trăm người tị nạn đã chết như vậy.
Tuy nhiên, giữa 6 và 8 giờ sáng hôm qua, chiếc tàu Jules Vernes là một con tàu cũ dùng để tiếp tế cho tàu ngầm đã riêng một mình nó vớt được 3,000 dân tị nạn; trong khi tàu Commandant de Pimodam, vớt khoảng 600, và hai chiếc LSM11 từ Hải Phòng tới tăng cường mỗi chiếc vớt được khoảng 1,000 người.
Những thuyền bè đó lại lập tức quay trở về để lấy thêm những nhóm người khác. Thủy thủ đoàn người Pháp làm việc hết sức mình để chuyển người lên tàu, nhất là phải kéo lên những trẻ sơ sinh, người già hay người có tật bệnh. Có những chiếc bè luôn luôn tràn ngập sóng đã chở cả những con trâu mà những người chạy trốn chế độ Hồ Chí Minh vội vã đem theo.
Ở Hải Phòng, Đô đốc Jean-Marie Querville tới hải cảng để đón nhận dân tị nạn và khen ngợi thủy thủ đoàn, trước sự hiện diện của các thành viên người Ấn độ, Ba-lan và Canada trong Ủy hội Quốc tế.
Tất cả những người tị nạn đều cho hay rằng còn hàng ngàn người khác sẽ tìm cách vuợt biển bằng thuyền đánh cá và đang phải trả mỗi người 5,000 quan để được đưa tới những con tàu của Pháp ở ngoài khơi…
Trong một trường hợp khác, tàu Pháp xông vào tận bờ để cứu khoảng 6,000 người tị nạn đã liều mạng kéo nhau ra biển vào ban đêm và nhiều người đã bị nước thủy triều cuốn đi. Đây là vụ Trà Lý thường được báo chí hồi đó nhắc đến như một trong những thảm kịch của người tị nạn. Trà Lý là một hòn đảo nhỏ chỉ cách tỉnh Thái Bình có mấy dặm. Thuyền bè đã bị Việt Minh tịch thu và đường bộ thì bị ngăn chặn. Bởi thế, những người quyết tâm tìm tự do chỉ còn lại một cách là lội bộ ra bãi biển Trà Lý khi thủy triều rút xuống với hi vọng được tàu Pháp đến cứu. Đô Đốc Jean Marie Querville ra lệnh cho các tàu nhỏ tiến vào Trà Lý, chiếu đèn pha lên bờ để cho thủy thủ xuống cứu người tị nạn. Cuộc cứu vớt rất nguy hiểm vì sóng triều dâng lên cuồn cuộn. Sau ba đêm liền, khoảng 5,000 người được đem lên tàu đưa ra Hải Phòng tạm trú. UHQT khi được báo tin muốn dùng tàu hoặc trực thăng của Pháp tới Trà Lý để điều tra. Việt Minh chỉ cho phép Toán lưu động của UHQT tới nơi bằng đường bộ khiến chuyến đi bị trễ 24 tiếng đồng hồ và hầu hết các bằng chứng vi phạm điều 14 (d) của hiệp định Genève đã không còn.
Bác sĩ quân y Thomas Dooley, một cứu tinh của dân tị nạn 1954, phục vụ trên chiếc tàu Montague của hải quân Hoa Kỳ, tham dự một chuyến cứu người vượt biển ở Vịnh Hạ Long trên một chiếc LSM của Pháp do Đại úy Gerald Cauvin chỉ huy. Nhờ sự hướng dẫn của máy bay quan sát, chiếc tàu đã tiến đến vị trí của 14 chiếc thuyền buồm đang vật vã ở ngoài khơi. Đoàn thuyền này chở hơn 1,000 dân làng cửa Lò, tỉnh Nghệ An, đã phấn đấu với sóng biển và đói khát trong năm ngày năm đêm mới tới được cửa biển Hải Phòng. Dân tị nạn kể cho Dooley biết rằng họ phải liều mạng ra đi vì không chịu được chính sách cải cách ruộng đất và những biện pháp cưỡng bách tinh thần và vật chất của Việt Minh. Họ đã phải bí mật chuẩn bị rất nhiều ngày trước khi đi trốn vào một đêm không có trăng. Do âm mưu sắp đặt trước, một em nhỏ tên Mai Văn Thịnh chịu hi sinh ở lại đã đốt nhà ở đầu làng và hô hoán cho lính gác kéo đến chữa cháy. Trong khi đó hơn một ngàn người kéo nhau xuống thuyền ra biển. Không ai biết được số phận của Mai Văn Thịnh ra sao nhưng chắc chắn không thoát khỏi sự trừng phạt nặng nề của giới chức địa phương. “Cha mẹ của Thịnh đều đã chết vì chiến tranh. Người anh duy nhất của Thịnh là Châm bị thiêu sống vì cầm đầu một phong trào thanh niên Công giáo. Ngày 16 tháng Giêng 1953 Châm bị trói vào một thân cây, bị đánh đập tàn nhẫn bằng gậy gộc rồi bị tưới dầu xăng và châm lửa đốt cho đến chết.”12
Ngoài những vụ vượt thoát nguy hiểm nêu trên, còn có những vụ xung đột đẫm máu giữa dân chúng và lực lượng công an, quân đội ở một số nơi khác, nhất là vụ 5,000 bộ đội Việt Minh xả súng vào ngót 20,000 thường dân ở Ba Làng (Thanh Hóa) ngày 8 tháng Giêng 1955, và vụ 10,000 bộ đội, dân quân và công an hợp lực đàn áp và bắt giữ 3,000 dân Lưu Mỹ (Nghệ An) ngày 13 tháng Giêng 1955 chỉ vì dân chúng ở hai nơi này đã biểu tình đòi di cư và chống cự bằng giáo mác, gậy gộc khi chính phủ hạ lệnh giải tán và bắt giữ những người lãnh đạo biểu tình.
Trước những vi phạm thỏa hiệp 1954 hiển nhiên của Nhà nước VNDCCH, đặc biệt đối với điều 14 (d) về quyền tự do lựa chọn nơi cư trú của người dân, UHQT đã không chấm dứt được những vụ vi phạm ấy, hoặc vì không có đủ quyền lực hoặc vì thiếu tinh thần trách nhiệm khi thi hành nhiệm vụ.
UHQT được thành lập bởi điều 34 của thỏa hiệp Genève gồm có đại diện của Ấn-độ (Trung lập), Ba-lan (Cộng sản) và Canada (Tây phương), và do Ấn-độ làm chủ tịch. Ấn-độ thời đó chủ trương trung lập nhưng vì là một nước Á châu và một cựu thuộc địa của Anh nên vẫn có thiện cảm đối với cuộc chiến tranh chống đế quốc Tây phương do Việt Minh lãnh đạo. Điều đó dễ nhận thấy nhưng trong nhiều trường hợp Ấn độ cũng cố gắng giữ vai trò khách quan. Trở ngại chính là đại diện Ba Lan, thường nại cớ đau ốm hay bận việc bất thường không thể gia nhập đoàn điều tra khi cần thiết hoặc không chịu nhìn nhận có sự vi phạm của các viên chức Việt Minh. Theo điều 35, UHQT lập ra các toán giám sát cố định và lưu động với số nhân viên bằng nhau của ba nước trong Ủy hội. Những toán giám sát này được quyền tự do đi lại dọc theo đường ranh giới và trong vùng phi quân sự, và các nhà cầm quyền quân sự và dân sự phải dành cho họ mọi sự dễ dàng để thi hành nhiệm vụ. Tuy nhiên, ngoài những khu vực nói trên, việc di chuyển và hoạt động của họ phải được sự chấp thuận của nhà chức trách thuộc bên chính phủ liên quan. Chính vì điều sau cùng này mà những toán giám sát của UHQT đã gặp phải nhiều trở ngại mà họ không thể hoặc không muốn vượt qua. Như trong trường hợp xung đột ở Ba Làng và Lưu Mỹ kể trên, đoàn giám sát của UHQT đã không thể tới điều tra tại chỗ vì nhà chức trách địa phương cho biết họ không thể đảm bảo an ninh cho các phái viên của Ủy hội.
Ngay cả trong trường hợp đã điều tra, theo điều 39, nếu thấy “có vi phạm hoặc có nguy cơ vi phạm trầm trọng” mà không giải quyết được tại chỗ —và thường là như vậy— các toán giám sát phải báo cáo cho trung ương UHQT. Theo điều 43, nếu UHQT không giải quyết được thì vấn đề sẽ được thông báo cho các thành viên của hội nghị Genève. Chuỗi thủ tục hành chánh này đương nhiên không thể kịp thời “chấm dứt sự vi phạm hay loại bỏ nguy cơ vi phạm” như trong các trường hợp cấp bách và bi thảm trên đây.
Ký giả Robert Martin, quan sát “những ngày tự do cuối cùng của Hà Nội”, cho biết dân chúng lũ lượt theo nhau rút ra khỏi thành phố và đã bị nhà cầm quyền cộng sản tăng cường ngăn chặn bằng bạo lực. Nhiều vụ vi phạm như vậy đã được thông báo cho UHQT từ những ngày đầu, nhưng “cho đến ngày 1 tháng Mười, không có một vụ khiếu nại nào được điều tra. Để bào chữa cho thái độ này, một nhân viên của Ủy hội nói: Ông cũng biết rõ như tôi là nêu chúng tôi xuống vùng đồng bằng để điều tra chúng tôi sẽ phải đảm bảo che chở và di tản bất cứ nhân chứng nào chống lại Việt Minh. Chúng tôi không có phương tiện hay thì giờ để làm chuyện đó. Và cũng chưa chắc gì chúng tôi đã có nhân chứng để can thiệp.”13
Ký giả Yves Desjacques đi theo một toán giám sát lưu động của UHQT tới Nam Định để điều tra một vụ ngăn chặn dân di cư. Tới nơi. “đoàn được đón tiếp bởi những cán bộ cộng sản đeo thánh giá và chuỗi hạt ca ngợi chính thể dân chủ cộng hòa.” về một vụ khiếu nại khác của người tị nạn, Desjacques than phiền rằng “Thái độ của UHQT thật là khó hiểu.”14
Tuy nhiên, đôi khi UHQT cũng ghi nhận việc các giới chức VNDCCH gây trở ngại đốì với quyền tự do di cư của dân chúng:
Ở Phát Diệm, Đoàn Lưu Động thấy có khoảng 10,000 người tị nạn tập trung tại đó và không di chuyển được. Đoàn cũng nhận thấy bộ máy cấp giấy phép và phương tiện chuyên chở không đủ đáp ứng với nhu cầu của tình thế… Ủy Hội phái ủy ban Tự do đến tận nơi thảo luận với Phái đoàn Liên lạc VNDCCH, sau đó đề nghị một thủ tục đặc biệt để giải quyết tình trạng bất thường ở Phát Diệm. Ngoài trường hợp này, Ủy Hội còn nhận được một số báo cáo về những người muốn di chuyển từ miền Bắc Việt Nam tới vùng do Pháp kiểm soát. Do đó, Ủy Hội cũng yêu cầu nhà chức trách VNDCCH xúc tiến việc cấp giấy phép và những phương tiện thích hợp khác cho những người muốn di cư để thực hiện những cam kết của họ trong điều 14(d) của hiệp định đình chiến và để tránh xảy ra những trạng huống bất thường như Phát Diệm.
Tuy nhiên, Ủy Hội vẫn tiếp tục nhận được những vụ khiếu nại rằng nhà cầm quyền VNDCCH không chịu làm thủ tục mà thực ra còn ngăn chặn dân chúng di cư… Trong khi nhìn nhận rằng chính quyền VNDCCH có quyền thiết lập thủ tục điều hành việc cấp phát giấy phép và sự ra đi của người tị nạn, Ủy Hội chủ trương rằng các thủ tục hành chính không thể cồng kềnh, phiền phức và chậm chạp đến nỗi vô hiệu hoá mọi dự liệu của Điều 14(d)”15.
Để cho công bằng, UHQT cũng điều tra các hoạt động “vi phạm nhân quyền” của Pháp và Mỹ đối với dân di cư. Chính quyền VNDCCH đã trao cho UHQT 320,000 đơn khiếu nại của thân nhân và bằng hữu của những người đã di cư vào Nam, tố cáo rằng họ đã bị “cưỡng, bách” hay “bắt cóc” ra đi. Những Toán Lưu Động của UHQT đã vào Nam để điều tra ở các trại tạm cư và nhận thấy rằng “không có người nào trong số 25,000 người được tiếp xúc (lúc đó tổng số dân đã vào Nam là 121,000 người) than phiền là đã bị cưỡng bách di cư hoặc bày tỏ ý muốn trở về Bắc.”16 Thực tế là trong cuộc đấu tranh chính trị, chiến dịch tố cáo này đã được phát động để bôi nhọ đối phương và giữ thể diện cho Việt Minh. Tho­mas Dooley kể chuyện trạm y tế của ông trong một trại tạm trú ở Hải Phòng đã bị toán lưu động UHQT đến điều tra mấy lần vì bị tố cáo là làm nhiều chuyện hại cho sức khoẻ của người tị nạn. Một lần, tin đồn đưa ra là có nhiều người trong trại bị Mỹ bỏ thuốc độc vào nước uống. Một lần khác thì lại có tin là Mỹ xịt thuốc vào người tị nạn để làm cho họ mất khả năng sinh sản. Thực ra đây là thuốc sát trùng trị bệnh chấy rận. Bác sĩ Dooley trả lời đoàn điều tra rằng đây quả thực là thuốc làm mất khả năng sinh sản của… loài chấy rận.17
Cuộc ra đi ào ạt của gần một triệu người đã làm suy giảm trầm trọng lực lượng sản xuất ở đồng bằng sông Hồng, nhất là số lượng lúa gạo không đủ cho dân trong năm 1955, khiến cho miền Bắc bị nguy cơ đói kém không thua gì nạn đói năm 1945. Vì không thể kêu gọi chính phủ quốc gia miền Nam tiếp tế lúa gạo, Bắc Việt đã phải cầu cứu Liên Xô và nhờ đó mua được 150,000 tấn gạo của Miến Điện để đáp ứng nhu cầu trước mắt. Tuy nhiên, trong lâu dài, số ruộng đất tịch thu của những người đã ra đi giúp cho chính phủ miền Bắc được nhẹ bớt áp lực về dân số ở nông thôn. Ngoài ra, về mặt chính trị, sự ra đi của số đông người công giáo cũng làm cho chính quyền được yên tâm hơn về những hoạt động của một lực lượng chống đối đáng kể.
T chức di cư và định cư
Công cuộc di chuyển và định cư ngót một triệu dân tị nạn gồm ba công tác chính: chuyên chở, tiếp đón và định cư. Việc chuyên chở do Pháp và Hoa Kỳ phụ trách, còn tiếp đón và định cư là trách nhiệm của QGVN với sự viện trợ tài chánh và vật liệu của Pháp, Hoa Kỳ cùng một số chính phủ và tổ chức tư nhân ngoại quốc. Trước khi tìm hiểu chi tiết của mỗi loại hoạt động, ta cũng nên biết cơ cấu điều hành và phối trí các hoạt động trong suốt quá trình di cư và định cư của dân tị nạn 1954.
Do việc Pháp bỏ rơi Bùi Chu và Phát Diệm vào tháng Sáu 1954 một số linh mục và giáo dân đã bỏ chạy về vùng Hà Nội, Hải Phòng. Chính phủ Ngô Đình Diệm khi đó vừa được thành lập đã Cấp tốc giao cho Bộ Xã hội và Y tế phối hợp với các Bộ Thanh niên, Công chánh, Thông tin, Canh nông và Kinh tế để tổ chức công cuộc di cư và định cư tị nạn. Sở Di Cư thuộc Bộ Xã Hội và Y tế được đặc biệt thành lập để phối hợp các hoạt động tiếp đón, chuyên chở, cổ động cứu trợ, và định cư tị nạn. Chuyến tàu chở dân di cư đầu tiên là chiếc tàu Anna Salen của Thuỵ Điển, rời cửa biển Bắc Việt ngày 17.7.1954, ba ngày trước hiệp định Genève, và cặp bến Sài-gòn ngày 21.7 với trên 2,000 người tị nạn.
Trước tình hình gia tăng lũy tiến số dân tị nạn, ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng ủy Di cư Tị nạn (PTUDCTN), ngang hàng với một Bộ trong Nội các. Thành phần gồm có:
Ngô Ngọc Đối            :           Tổng Ủy trưởng
Nguyễn Ngọc An        :           Đổng lý văn phòng
Nguyễn Lưu Viên       :           Tổng Ủy phó
Nguyễn Thanh Diệu    :           Giám đốc định cư
Lê Văn Trà                  :           Giám đốc tài chánh
Nguyễn Văn Thụ        :           Tổng thanh tra
Hoàng Văn Thận         :           Kỹ sư Công chánh
Đỗ Trọng Chu             :           Công cán Ủy viên
Trần Phước Lộc          :           Chánh sở Tiếp cư
Nguyễn Công Phú      :           Chánh sở Chuyển vận
Đỗ Đức Trí                  :           Thông dịch viên
Trung tá Bùi Văn Hai :           Sỹ quan liên lạc của Quân đội QGVN18
Sau ông Ngô Ngọc Đối còn có hai Tổng Ủy trưởng khác là Bác sĩ Phạm Ngọc Huyến và ông Bùi Văn Lương. Ông Lương là người tại chức lâu hơn cả (từ tháng Chín 1955 đến khi hết nhiệm vụ khoảng cuối năm 1957). Nhiệm vụ của PTUDCTN là phối trí với các cơ quan hữu trách của Pháp và Hoa Kỳ về vấn đề chuyên chở bằng phi cơ và đường thủy, và đảm nhiệm công cuộc tiếp đón, cứu trợ và định cư tị nạn. Bên cạnh PTUDCTN có các văn phòng liên lạc quân sự và tôn giáo, văn phòng an ninh để phối hợp với các cơ quan liên hệ. Trụ sở trung ương PTUDCTN đặt ở miền Nam với các Nha Đại diện tại Bắc phần, Trung phần và Cao Nguyên.
Sau thời hạn di cư chấm dứt ngày 19.5.1955, Nha Đại diện tại Bắc phần đương nhiên chấm dứt nhiệm vụ. Các Sở Chuyển vận và Tiếp cư được sáp nhập vào Nha Định cư để tập trung vào công cuộc kiện toàn định cư ở miền dưới vĩ tuyến 17. Một Ủy ban Định cư cũng được thiết lập tại mỗi tỉnh do Tỉnh trưởng làm chủ tịch với các cơ quan trách nhiệm địa phương.
Vì phần lớn dân tị nạn 1954 là người công giáo (khoảng 70% trên tổng số tị nạn) nên song song với PTUDCTN của chính phủ còn có một tổ chức cứu trợ tư nhân do Giám Mục Phạm Ngọc Chi điều khiển, lấy tên là “Ủy ban Hỗ trợ Định cư” (UBHTĐC), hoạt động từ 1.9.1954. Đáp lời kêu gọi của UBHTĐC, nhiều tổ chức công giáo trên thế giới đã nhiệt thành gửi tiền và phẩm vật cứu trợ.
Nhờ sự giúp đỡ này cùng với sự trợ lực của chính phủ, UBHTĐC đã giúp thiết lập được trên 300 trại định cư, xây cất hàng trăm nhà thờ và trường học, cung câp các dịch vụ cho người tị nạn không phân biệt tôn giáo. Sau hơn hai năm hoạt động, UBHTĐC đã gây được cơ sở vững chãi cho các trại định cư. Ngay cả sau khi Ủy ban đã chính thức giải tán vào cuối năm 1957, các linh mục trưởng trại cùng nhiều cán bộ vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình văn hoá, giáo dục và phát triển xã hội trong các trại.
Như trên đã nói, ngoài Phủ Tổng ủy và UBHTĐC, công cuộc định cư ngót một triệu người tị nạn được thực hiện thành công cũng là nhờ có các cơ quan ngoại viện và tổ chức từ thiện quốc tế, đặc biệt là chính phủ Pháp, Mỹ và Cơ quan Cứu trợ Công giáo Hoa Kỳ.
Công cuộc chuyên chở bằng đường hàng không và đường thủy lúc đầu do chính phủ Pháp đảm nhiệm như đã cam kết tại Hội nghị Genève. Một Ủy ban Chuyển vận Việt-Pháp được thành lập ngày 21 tháng Bảy để phối trí công tác này. cầu hàng không Hà Nội-Sài-gòn bắt. đầu hoạt động mạnh mẽ với sự huy động các phi cơ quân sự và dân sự. Các tàu hải quân Pháp cũng được sử dụng đến mức tối đa. Tuy nhiên, vì số người di cư gia tăng quá nhanh vượt hẳn sự ước lượng và khả năng tiếp nhận của nhà chức trách Pháp, chính phủ Quốc gia Việt Nam phải kêu gọi sự tiếp tay của Hoa Kỳ. Do chỉ thị của Tổng Thống Eisenhower, Đệ thất Hạm đội thành lập đoàn Hải quân Đặc nhiệm 90 (Navy Task Force 90) gồm 41 chiếc tàu đủ loại do thiếu tướng hải quân Lorenzo Sabin chỉ huy để giúp việc chuyên chở người tị nạn Việt Nam. Đoàn tàu đặc nhiệm này có khả năng chở 100,000 người mỗi tháng. Con tàu lớn nhất là tàu Marine Serpent chở được 6,200 người. Chuyến đầu tiên là tàu U.S.S. Menard chở 2,100 người cặp bến Sài-gòn ngày 16.8.1954. Chuyến cuối cùng của đoàn Đặc nhiệm 90 là tàu Gen­eral A.W. Brewster chở 1,900 binh sĩ Liên Hiệp Pháp và 520 người tị nạn tới Sài-gòn ngày 15.5.1955.
Việc chuyên chở vào Sài-gòn bằng đường hàng không được thực hiện từ các phi trường Gia Lâm và Bạch Mai ở Hà Nội hoặc phi trường Cát Bi ở Hải Phòng bắt đầu từ ngày 4 tháng Tám. Cầu không vận dài nhất thế giới (khoảng 1,200 km đường chim bay) hoạt động với sự tham gia của các công ty được thuê mướn hay trưng dụng gồm có: Air-France, Air Vietnam, Aigle Azur, Air Outre- mer, Autrex, CAT, Cosara, và UAT. Hầu hết các máy bay đều được tháo gỡ hết ghế để chở được tối đa số hành khách, trung bình mỗi ngày là 2,000 người. Phi trường Tân Sơn Nhất trong một ngày hoạt động tối đa ghi được con số 4,226 người tới. Cứ mỗi sáu phút lại có một phi cơ hạ cánh, biến sân bay Tân-Sơn-Nhất thành một phi trường bận rộn nhất thế giới hồi đó. Tổng cộng có 4,280 chuyên bay và có một tai nạn đã xảy ra ngày 15 tháng Tám khi chiếc Bristol hai động cơ chở 47 người tị nạn và phi hành đoàn bốn người bị rớt ở Lào cách Sài-gòn 300 km. Chỉ có một phụ nữ với đứa con nhỏ và ba nhân viên phi hành sống sót.
Những người đi bằng đường thủy được đưa xuống Hải Phòng bằng xe lửa và di chuyển vào Nam bằng tàu của hải quân Pháp hay Hoa Kỳ. Đoàn tàu đặc nhiệm 90 của Mỹ thả neo ở cửa sông Hồng để nhận người tị nạn do các tàu nhỏ của Pháp chở tới. Một số ít tàu của Anh, Trung Hoa và Ba-Lan cũng tham dự vào việc chuyên chở người tị nạn. Nhiều ngườị ở các tỉnh xa không thể tới Hà Nội hay Hải Phòng phải di chuyển bằng phương tiện riêng. Vì vào ngày chót của thời hạn di cư (19.5.1955) vẫn còn một số người chưa được chuyên chở, Pháp yêu cầu Hà Nội gia hạn ba tháng và được chấp thuận.
Theo thống kê của PTUDCTN, tổng số dân rời bỏ miền Bắc vào Nam là 875,478 người trong số đó 871,533 đi trước ngày 19 tháng Năm và 3,945  người đi trong thời gian gia hạn. Nếu tính thêm số người vượt tuyến sau khi hết hạn, khoảng 76,000 người đi bằng thuyền hay đường bộ (xuyên rừng qua Lào), tổng số tị nạn lên tới gần 950,000 người.
Trong số 871,533 người đi đúng kỳ hạn có 213,635 người được Pháp chở bằng máy bay (4,280 chuyến), số còn lại gồm có 555,037 người được chở bằng tàu thủy và 102,681 người đi bằng phương tiện riêng.
Số 555,037 người đi bằng đường thủy chia ra như sau:
Pháp    237,000 người (338 chuyến)
Mỹ       316,000 người (109 chuyến
Anh, Trung Hoa và Ba Lan 2,000 người (8 chuyến)
Số 3.945 người đi trong thời kỳ gia hạn cũng được chở bằng đường thủy, trên chín chuyến tàu cuối cùng sau đây:
Djiring             ngày    2.6.55              500 người
Nam Việt        __          6.6.55              70 __
Gascogne        __             8.6.55              818 __
St. Michel        __             16.6.55            700 __
Espérance        __             27.7.55            787 __
Durand                        __             7.8.55              12 __
Phong Châu    __             6.8.55              286 __
Hương Khánh __             16.8.55            310 __
Ville de Haiphong __    19.8.55            462 __
Công cuộc tiếp cư bắt đầu từ việc tiếp nhận dân di cư vào những trại tạm trú ở Hà Nội, Hải Phòng, làm thủ tục di chuyển bằng máy bay hay tàu thủy, cho đến việc thu xếp nơi ăn chốn ở và tiếp tế vật dụng cần thiết cho mỗi gia đình khi mới đặt chân lên Sài-gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang. Những hoạt động này đã diễn ra liên tiếp không kể ngày đêm từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng của thời hạn di cư. Sau khi Hà Nội và Hải Dương được chuyển siao cho Việt Minh vào cuối tháng Mười, trung tâm tiếp cư Hải Phòng càng trở nên đông đúc và bận rộn. Tất cả các trường học và một số lớn công sở được biến thành trại tạm trú cũng không đủ cho người tị nạn tạm trú. Nha Đại diện PTUDC tại Bắc phần phải cho dựng lên hàng ngàn chiếc lều vải ở hai trú khu vùng ngoại ô, mỗi nơi chứa được khoảng 15,000 người, đủ cho các đợt người đến và đi liên tiếp. Ngoài ra còn một trú khu khác chứa được 12,000 người ở cách Hải Phòng bảy cây số do bác sĩ Tom Dooley dựng lên và quản trị hoàn toàn riêng biệt.
Khi tới các sân bay hay bến cảng Sài-gòn hay Vũng Tàu, đồng bào được các nhân viên tiếp cư đưa lên xe đến các trạm tiếp cư hay tạm trú. Trường đua ngựa Phú Thọ, Nhà Hát thành phố và một số trường học trong thời gian nghỉ hè được dùng làm nơi tiếp đón trước khi phân phối người tị nạn tới các trại tạm trú. Tại đây, họ được Sở Tiếp cư cung cấp các phẩm vật cần dùng và tiền tiếp tế cho mỗi người. Có tất cả hai mươi trại tạm trú trong vùng Saì-gòn, Gia-định, và một trại ở Rạch Dừa, Vũng Tàu. Sau ngày cuối thời hạn di cư, các trạm tạm trú còn hoạt động thêm một tháng, tới ngày 17 tháng Chín 1955 mới chấm dứt.
Công Cuộc Định cư
Để tránh tình trạng ứ đọng ở các trại tạm trú, các hoạt động định cư được thực hiện song song với hoạt động tiếp cư. Nhiều người ngay sau khi tới miền Nam hoặc sau một thời gian ngắn ở trại tạm trú đã tự lo liệu việc định cư ở những nơi có thân nhân hay bạn bè hoặc ở những vùng lựa chọn thích hợp với khả năng nghề nghiệp của mình. Con số này gồm khoảng 200,000 người hầu hết là gia đình công chức, thương gia và những người hành nghề tự do. Ngoài ra còn gia đình các quân nhân di cư20 tổng số trên 100,000 người. Những người hoàn toàn trông cậy vào chương trình của chính phủ được xếp vào ba loại nghề nghiệp chính: nông nghiệp, ngư nghiệp hay tiểu công nghệ, sau đó được đưa đi định cư ở những địa điểm thích hợp tại các tỉnh miền Nam, miền Trung hay Cao nguyên Trung phần. Tại những nơi này, Nha Định cư thiết lập các trại định cư, cất nhà cửa, trường học, trạm y tế và đào giếng nước cho dân trong trại. Qua chương trình viện trợ Mỹ, Pháp và các chính phủ trong thế giới tự do cùng các tổ chức quốc tế như UNICEF, Hồng Thập Tự, và các cơ quan thiện nguyện từ khắp nơi trên thế giới, hàng trăm ngàn người làm nghề nông, nghề đánh cá hay tiểu công nghệ được cấp phát các dụng cụ và phương tiện thích hợp (trâu bò, hạt giống, phân bón; thuyền xuồng, lưới chài; nguyên liệu và vật liệu sản xuất.) Ngoài ra, trong thời gian đầu định cư, tất cả mọi gia đình đều được trợ cấp nhu yếu phẩm như gạo, muối, nước mắm, mùng mền, giường tủ… Tại mỗi tỉnh có đồng bào di cư, một Ủy ban Định cư tỉnh được thành lập do Tỉnh trưởng làm chủ tịch gồm đại diện dân chúng và các cơ quan liên hệ.
Chi phí định cư phần lớn do chính phủ Hoa Kỳ viện trợ, tổng cộng là 56 triệu đô-la và khoảng 150 triệu đồng Việt Nam (theo hối suất chính thức hồi đó thì 1 đô-la bằng 35 đồng VN.) Trong số này, ngót 12 triệu đô-la là chi phí chuyên chở của tàu Hải quân Đặc nhiệm 90. Số tiền viện trợ còn lại, khoảng 45 triệu đô-la, được dùng vào việc định cư tị nạn, gồm mọi sự giúp đỡ từ thời gian ở trại tạm trú đến trại định cư. Chi phí trung bình cho việc định cư là khoảng 80 đô-la mỗi đầu người.
Mấy tháng định cư đầu tiên có một số trở ngại do việc lựa chọn địa điểm không thích hợp với khả năng nghề nghiệp của người tị nạn. Chẳng hạn người làm ruộng ở đồng bằng không quen với công việc canh tác và trồng trọt ở miền núi, dân ngư phủ lại đưa đi định cư ở miền đồng ruộng. Nhiều vùng đất bỏ hoang trong tám năm chiến tranh lại nằm trong những khu kháng chiến cũ của Việt Minh. Dân tị nạn gặp không ít khó khăn khi sinh hoạt với dân chúng địa phương có ít nhiều liên hệ với những cán bộ và binh sĩ cộng sản đã ra Bắc tập kết. Ngoài ra còn có trở ngại về an ninh do cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ với lực lượng nổi loạn Bình Xuyên hồi tháng Tư 1955. Kết quả là khoảng 20,000 dân đã bị mất hết nhà cửa tài sản, trong đó một số là người tị nạn. Nhờ sự giúp đỡ tài chánh và huấn luyện kỹ thuật của các cơ quan viện trợ, nhất là các chuyên viên U.S.O.M. và phái đoàn cố vấn của đại học Michigan, các dự án mới được thiết lập nhằm bãi bỏ một số trại định cư và chuyển dân tị nạn đến những nơi thích hợp hơn. Một thí dụ là trại định cư ở Thủ-dầu-một (Bình Dương.) Trại này có 224 gia đình nông dân và ngư dân tổng cộng 1,036 người. Rừng Thủ-dầu-một không thích hợp với nghề làm ruộng, lại càng không thích hợp với nghề đánh cá. Những người này được chuyển tới Ba Ngòi, gần vịnh Cam-Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, 150 gia đình ngư dân được cấp phát phương tiện đóng tàu thuyền và đồ nghề chài lưới và 74 gia đình nông dân được chia đất ở bên trong, được giúp đỡ khẩn hoang và cấp phát phương tiện canh tác. Đây là bước đầu của giai đoạn cuối cùng được gọi là giai đoạn kiện toàn định cư, số dân do chính phủ định cư được phân phối theo tỉ lệ phỏng định 70% về nông nghiệp, 15% ngư nghiệp, 10% tiểu công nghệ và 5% tiểu thương. Tổng cộng có 315 trại định cư với 508,999 dân, phân phối như sau:
NAM PHẦN (14 tỉnh):
Ba Xuyên                    1 trại                780 người
Phong Dinh                 3 __                         10,683 __
Kiên Giang (Cái Sắn)  15                    42,145
An Giang*        
Vĩnh Long                   6 __                   2,803 __
Kiến Hòa            nbsp;         11__                  12,268 __
Định Tường                10 __                 9,036 __
Long An                      9 __                   14,108 __
Phước Tuy (Bà Rịa)    20 __                 26,241 __
Đô thành Sài – Gòn    12 __                 24,925 __
Gia Định                     37 __                 110,339 __
Biên Hòa                     56 __                 107,947 __
Bình Dương                12 __                 16,353 __
Tây Ninh                     14                    15,726
Cộng:                          206 trại            393,354 người
TRUNG PHẦN (9 tỉnh Trung Quyên):
Quảng Trị                    11 trại              9,251 người
Thừa Thiên                  11 __                 5,700 __
Đà Nẵng                      5 __                   7,917 __
Quảng Nam                 4 __                   462 __
Bình Định                   1 __                   275 __
Khánh Hòa                  6 __                   4,608 __
Phú Yên                      2 __                   1,129 __
Ninh Thuận                 1 __                   312 __
Bình Thuận                 18 __                 31,430 __
Cộng:                          59 trại              61,094 người
NAM TRUNG PHẦN (5 tỉnh Cao Nguyên):
Đồng Nai Thượng (Blao)        8 __                   12,796 __
Đà Lạt                                     18 __                 15,456 __
La Ngà I và II                         5 __                   6,770 __
Ban Mê Thuột                         15 __                 14,725 __
Plâyku                                     4 __                   4,801 __
Cộng:                                      50 trại  __          54,551 người __
Số trại và số người định cư ở An Giang không thấy ghi trong nguồn tài liệu của PTUDCTN, Cuộc di cư lịch sử tại Việt nam, tr. 169. Có lẽ các trại này lúc đó đang sát nhập vào trại Cái Sắn ở giữa hai tỉnh An Giang và Kiên Giang.
Ngoài các thành phần kể trên, Nha Định cư còn tổ chức những trại riêng biệt ở một số tỉnh miền Trung và Cao nguyên miền Nam cho đồng bào sắc tộc. Tổng cộng có 14,794 người định cư tại bảy trại, gồm có:
Hai trại người Nùng ở Sông Mao và Phan Rí, tỉnh Bình Thuận. Ba trại người Mường, một trại ở Biên Hòa, và hai trại ở Pleiku. Một trại người Mán ở Ban Mê Thuột.
Một trại người Thổ và người Thái ở Trung Nghĩa, Đà lạt.
Theo bảng phân phối trên đây, số dân định cư đông nhất là ở Nam Phần, và ngoại trừ vùng thủ đô Sài-gòn, Chợ Lớn và Gia Định, tỉnh Biên Hòa có nhiều dân định cư nhất nước với đại đa số là người công giáo. Chỉ trong vòng một năm, dân số tỉnh Biên Hòa tăng lên gần gấp đôi, từ 130,000 lên tới 240,000. Quân đội Pháp và Việt đem máy móc tới làm đường xá và khai quang những vạng đất bỏ hoang để giúp dân chúng cất nhà hay trồng trọt. Có tất cả sáu khu định cư trong tỉnh Biên Hòa gồm Hố Nai, Gia Kiệm, Tân Uyên, Phước Lý, Tân Mai và Bến Cỏ. Khu lớn nhất là Hố Nai gồm bảy làng chia theo thành phần dân di cư từ các tỉnh ở miền Bắc, xếp thứ tự theo số dân từ đông nhất đến ít nhất: Hải Phòng (20,000), Thái Bình (11,050) Bùi Chu (6,000), Bắc Ninh (4,000), Thanh Tâm (3,250), Thanh Hóa (2,858). Với khả năng tổ chức và điều hành của hệ thống công giáo, tinh thần kỷ luật và siêng năng của trên 50,000 giáo dân, Hố Nai đã tận dụng được các chương trình giúp đỡ và sớm vượt qua được những trở ngại lớn lúc ban đầu để trở thành một khu định cư hoàn toàn tự túc với đủ mọi ngành nghề.
Sau việc cất nhà, đào giếng và tổ chức bộ máy hành chánh trong các trại định cư, PTUDCTN bắt đầu cung cấp các phương tiện nghề nghiệp cho dân chúng. Riêng về nông nghiệp, nông dân được cấp phát đất hoang để làm vườn hay làm ruộng. Chỉ trong vòng một năm, 23 trại định cư tại 5 tỉnh miền Nam đã được chính quyền ký nghị định thiết lập thành làng xã địa phương. Cũng chỉ trong năm đầu tiên, công việc khẩn hoang tại các trại đã đạt được kết quả như sau:
Diện tích                     Nam phần                    Trung phần                  Cao nguyên
đã khẩn hoang             30,565 ha                    3,630 ha                      3,999 ha
Diện tích
đã  cấy lúa                   21,057 ha                    1,750 ha                      823 ha
Diện tích
đã trồng tỉa                  7,793 ha                      1,870 ha                      3,100 ha
Trong số các trại định cư, có nhiều trại như Cái Sắn, La Ngà, Ban Mê Thuột, Pleiku đuợc thành lập theo chương trình đặc biệt nhằm tái canh vùng Cái Sắn (Kiên Giang) và khai thác cao nguyên miền Nam. Các Bộ Cải cách Điền địa, Canh nông, Công chánh, Xã hội hợp tác chặt chẽ với PTUDCTN để hoạch định và thực hiện các dự án kiện toàn định cư về kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế và xã hội.
Cái Sắn, được thành lập ngày 21 tháng Mười Hai 1955, là thí điểm kiện toàn định cư lớn nhất, trong vòng hai năm, đã đem lại cho 7,500 gia đình gồm trên 42,000 người một đời sống hoàn toàn tự túc. Nhờ các cơ quan ngoại viện cung cấp vật liệu xây cất và nông cụ cần thiết, trong năm đầu tiên đã có trên 13,000 căn nhà được dựng lên và 12,000 ha (trong số trên 100,000 ha ruộng đất bỏ hoang) được khai khẩn và trở thành những vườn ruộng phì nhiêu. Các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là tổ chức Thanh Thương Hội Quốc tế, giúp đỡ tổ chức và điều hành các trạm y tế, nhà bảo sanh, thành lập các phòng thông tin và trụ sở sinh hoạt cộng đồng.
Công trình quan trọng nhất ở Cái Sắn là việc chính quyền và dân tị nạn với máy móc và dụng cụ viện trợ đã hợp lực đào được 17 con kinh dẫn nước từ sông Tân Hiệp vào các khu tiếp giáp với đồng ruộng và nơi cư trú của dân chúng, mỗi con kinh rộng 8 mét và dài trung bình 12 km, không những cần thiết cho việc trồng trọt mà còn là những tuyến giao thông, thương mại và chuyên chở bằng thuyền bè giữa các địa điểm trong trại với bên ngoài. Nhờ sự sinh hoạt tấp nập trên những con kinh này, Cái Sắn đã thay đổi hẳn đời sống kinh tế địa phương, gia tăng lợi tức và công ăn việc làm. Tỉnh Kiên Giang nhờ đó cũng có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi.
Những trại định cư của gần 15,000 đồng bào sắc tộc tại cao nguyên Nam Trung phần tập trung trong vùng Đà Lạt, Pleiku, Ban- mê-thuột cũng được hưởng chương trình đặc biệt. Cơ quan viện trợ USOM (United States Operations Mission) lập dự án khai khẩn đất đai, làm đường, xây trường học, bệnh xá, cung cấp cho dân định cư vật liệu làm nhà và nông cụ, nông phẩm để trồng trọt. Đến cuối năm 1957 dân chúng đã có thể tự túc nhờ sản xuất nông phẩm cung cấp cho thị trường địa phương. Chỉ riêng một làng đã có khả năng sản xuất mỗi tháng được 24 tấn rau đủ loại.
Một khía cạnh đặc biệt khác của chương trình định cư là vấn đề hội nhập của dân di cư miền Bắc vào xã hội miền Nam. Vấn đề này đặc biệt quan trọng vì nguyên nhân và hệ quả chính trị của nó. Trước hết, đa số dân chúng miền Nam không thể hiểu được phong trào di cư tị nạn cộng sản của ngót một triệu người miền Bắc và không thể tin được những câu chuyện về chính sách thuế má nặng nề và cưỡng bách lao động, nhất là những chuyện khủng khiếp quá sức tưởng tượng về “đấu tố” trong cải cách ruộng đất và chỉnh huấn trí thức. Thêm vào đó là công cuộc tuyên truyền chống đốì người tị nạn của chính quyền miền Bắc và những lực lượng chính trị đối lập, nhất là hành động khủng bố của lực lượng Bình Xuyên, vì người tị nạn thường tổ chức biểu tình ủng hộ chính phủ Ngô Đình Diệm. Ngày 31 tháng bảy 1955, làng tị nạn Phước Lý ở Biên Hoà bị dư đảng Bình Xuyên đốt cháy, phá hủy hoàn toàn 190 căn nhà với 2,400 nạn nhân bị cướp hết của cải và 25 người bị thương do pháo kích. Thêm vào đó là những tin đồn xuyên tạc được tung ra để gây nghi ngờ và ác cảm đối với “dân di cư Bắc Kỳ” trong dân chúng miền Nam. Những tin đồn này lan ra tới ngoài Bắc nhưng chỉ làm giảm đôi chút số người ra đi vào những ngày chót của thời kỳ gia hạn.
Chính sách tị nạn thích hợp vào lúc đó là lập những trại định cư riêng biệt, phát động chiến dịch “tự lực mưu sinh” để người tị nạn mau chóng tiến đến kinh tế tự túc. Ngoài ra còn có chiến dịch “thông cảm Trung Nam Bắc” nhằm xóa bỏ ngộ nhận, thành kiến, nhất là những tin đồn gây chia rẽ địa phương của những phần tử phá hoại. Không bao lâu, do những nỗ lực tăng gia sản xuất biến đất hoang thành ruộng vườn màu mỡ, những sinh hoạt ngư nghiệp nhộn nhịp miền duyên hải và những hoạt động đa dạng trong ngành tiểu công nghệ, người tị nạn đã chứng tỏ sự đóng góp đáng kể vào đời sống kinh tế địa phương. Những trại định cư dần dà không còn mang dấu vết tị nạn và trở thành những thôn xã chính thức. Trong khi đó, qua những hoạt động buôn bán và nghề nghiệp, những cuộc tiếp xúc phi chính trị giữa những người dân bình thường và những sinh hoạt thông tin văn nghệ cộng đồng, cuộc sống hoà hợp giữa người di cư và dân chúng địa phương cũng mau chóng trở thành hiện thực. Mọi người có nhiều cơ hội hiểu biết lẫn nhau hơn khiến cho mọi mưu toan chia rẽ đều phải tan biến đi hoặc trở thành vô hiệu.
Di cư và Tập Kết ra Bắc
Theo hiệp định đình chiến tại Genève, khoảng 140,000 bộ đội cộng sản, cán bộ và gia đình được chính phủ VNDCCH đưa ra tập kết ở miền Bắc bằng phương tiện riêng trong thời hạn 300 ngày. Ngoài ra, số người xin di cư hay hồi cư từ Nam ra Bắc tổng cộng chỉ có 4,358 người, trong đó 1,018 người (599 người lớn, 419 trẻ em) được phi cơ nhà binh của Pháp chuyên chở giúp. Chuyến bay đầu tiên khởi hành ngày 8.4.1955 và chuyến cuối cùng vào ngày 9 tháng Năm. Sau ngày này, số 3,340 người còn lại (1,913 người lớn, 1,427 trẻ em) được Pháp chở bằng tàu thủy, chuyến cuối cùng là ngày 14.7.1955, gần hai tháng sau thời hạn ấn định.
Theo nhận xét của PTUDCTN thì số người xin ra Bắc tuy rất nhỏ so với số người di cư vào Nam, nhưng có nhiều loại và nhiều nguyên nhân:
1. Lao động vào Nam sinh sống đã lâu, nhớ quê hương, nay có dịp được giúp đỡ trở về. Trong số này có 630 người là gia đình phu đồn điền đã mãn hạn giao kèo, gồm 352 người lớn và 278 trẻ em.
2. Một số người di cư chỉ vì chạy theo phong trào, sau đổi ý xin về.
3. Một số người vì kinh tế quẫn bách, lo sợ cho cuộc sống tương lai.
4. Một số cán bộ cộng sản trà trộn với dân di cư vào Nam hoạt động và trở về Bắc khi hết hạn 300 ngày.
5. Một số người nghe tuyên truyền ra Bắc học tập để giải phóng miền Nam.
Trong mọi trường hợp, những người di cư hoặc hồi cư về miền Bắc không gặp trở ngại nào từ phía chính quyền miền Nam. Điều này dễ hiểu vì số người xin ra Bắc quá nhỏ, nhất là vì chính phủ miền Nam mới thành lập còn phải lo việc định cư số dân tị nạn quá đông trong khi phải đối phó với một tình hình chính trị đầy bất ổn.
Cuộc định cư của ngót một triệu dân miền Bắc tại miền Nam năm 1954-1955 được hoàn tất thành công vào cuối năm 1957 là nhờ ở sự hợp lực giữa PYUDCTN, các chương trình viện trợ quốc tế và những cố gắng xây dựng cuộc đời mới của chính người tị nạn. Ngoài ra phải kể đến nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú về đất đai, sông biển ở miền Nam và lòng người rộng rãi cởi mở ở nơi đây khiến cho việc hòa hợp dân tộc được tiến hành tốt đẹp. Trên tổng số dân phía Nam vĩ tuyến 17 năm 1954 vào khoảng 11 triệu người, hơn 850,000 dân di cư miền Bắc chiếm gần 8 phần trăm là một tỉ lệ khá quan trọng. Từ một gánh nặng kinh tế lúc ban đầu, chỉ chưa đầy ba năm, số người này đã trở thành một nguồn nhân lực có khả năng đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa ở miền Nam. Tuy nhiên, trước những nhu cầu cấp bách của làn sóng người tị nạn, mọi yếu tố tài nguyên và nhân sự chỉ là tiềm năng và sẽ không thể trở thành động lực sản xuất nếu không có sự giúp đỡ quan trọng về tài chánh, phương tiện vật chất và kỹ thuật của các chương trình viện trợ quốc tế.
Lịch sử tị nạn 1954 sẽ thiếu sót đáng tiếc nếu không ghi nhận sự giúp đỡ đặc biệt ấy của các chính phủ, các tổ chức từ thiện và tôn siáo trên thế giới. Các quốc gia cung cấp các phương tiện chuyển vận, tài chánh và phẩm vật định cư gồm có: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Tây Đức, Ý, Úc, Tân Tây Lan, Nhật, Phi-líp-pin, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Nam Triều Tiên. Các cơ quan quốc tế, ngoài UNICEF và Hồng Thập Tự, còn có nhiều tổ chức từ thiện và tôn giáo như Catholic Relief Service (CRS), Church World Service (CWS), Mennonite Central Committee (MCC), International Res­cue Committee (IRC), CARE và Thanh Thương Hội Quốc tế (In­ternational Junior Chambers of Commerce, thường gọi tắt là “Jay- cees” và viết tắt là JCI).
Chương trình viện trợ Mỹ, ngoài chi phí chuyên chở bằng đường biển, còn đóng góp nhiều nhất cho công cuộc định cư tị nạn nói chung. Chương trình USOM không những cung cấp tiền trợ cấp và các phương tiện về nông, ngư nghiệp và tiểu công nghệ mà còn thiết lập các dự án kiện toàn định cư với sự hợp tác của đoàn chuyên gia đại học Michigan và phái đoàn Viện trợ kinh tế của Pháp (Mis­sion Franchise d’Aide Economique). Các dự án này là kết quả của những hoạt động nghiên cứu về khả năng nghề nghiệp của người tị nạn và môi trường địa phương, tham khảo với các Bộ liên hệ của Việt Nam trong việc hoạch định nhằm giúp cho người tị nạn sớm tiến đến tự túc và phát triển.
Về phần các tổ chức nhân đạo quốc tế, ngoài việc đáp ứng một số nhu cầu chung của người tị nạn, mỗi tổ chức chú trọng vào một vài chương trình đặc biệt. Chẳng hạn CRS và Catholic Auxil­iary Resettlement Committee giúp xây cất 189 nhà thờ trong các trại định cư công giáo và một trung tâm sinh hoạt văn hóa cho nữ sinh viên ở Đô thành Sài-gòn. CRS cũng được USOM hợp tác để xây cất một bệnh viện lớn ở gần trại định cư Hố Nai. CWS và MCC cung cấp thực phẩm và thuốc bổ, đặc biệt là phân phát 40 tấn gạo cho những trại bị thiếu hụt trầm trọng. CWS còn giúp lập một xưởng đúc chuyên sản xuất lưỡi cuốc và xẻng, sau đó mua những dụng cụ này để phát cho những gia đình làm nghề trồng trọt với giá thấp hơn nhiều so với đồ nhập cảng. CARE được nhớ đến qua việc phân phát những gói quà, những bao gạo và túi đựng quần áo bên ngoài có đóng nhãn hiệu CARE. Tổ chức IRC thì chú trọng việc giúp đỡ sinh viên và trí thức. Trước hết là việc lập căng-tin để cho sinh viên được ăn uống chung với giá rẻ và có thể dành nhiều thì giờ hơn cho việc học hành, sau đó là lập các đội thể thao và ban nhạc sinh viên. IRC còn đặc biệt tài trợ cho việc thành lập và điều hành Hội Văn Hóa Bình Dân với trung tâm sinh hoạt văn hóa và thư viện, nhất là các lớp học buổi tối cho người nghèo và những người phài đi làm ban ngày. IRC cũng đóng góp đáng kể cho Viện Đại học Huế khi mới thành lập. Ngoài ra, IRC còn hợp tác với Thanh Thương Hội Hoa Kỳ mở cuộc lạc quyên về tài chánh và vật dụng cho Operation Brotherhood (Chiến Dịch Huynh Đệ), một trong những chương trình định cư tị nạn nổi tiếng nhất hồi đó.
Operation Brotherhood là một chương trình cứu trợ khẩn cấp về y tế và nhu yếu phẩm cho người tị nạn và nạn nhân chiến tranh do Thanh Thương Hội Quốc Tế (JCI) bảo trợ. Do sự thúc đẩy của chi hội Jaycees Phi-líp-pin, chương trình này được Jaycees Á châu thành lập ở Việt Nam hồi tháng Mười 1954 sau đó được bảo trợ bởi các chi hội từ 57 quốc gia. Ngoài việc cung cấp thuốc men, thực phẩm, quần áo và đồ gia dụng, Operation Brotherhood còn gửi bác sĩ, y tá, cán bộ xã hội và chuyên gia nông nghiệp sang làm việc tình nguyện ở Việt Nam. Chiến dịch Huynh đệ này lập trụ sở tại 16 tỉnh để phối hợp các dự án y tế, vệ sinh và phát triển nông nghiệp, vừa hoạt động tại những địa điểm cố định trong thị xã vừa tổ chức những đoàn lưu động đi phục vụ ở những làng định cư xa xôi miền đồng bằng hay miền núi.
Tất cả những chương trình viện trợ của các chính phủ và tổ chức tư nhân trên đây không những chỉ cứu trợ khẩn cấp và đáp ứng các nhu cầu trước mắt của người tị nạn mà còn tạo cơ sở cho họ xây dựng một đời sống tự túc và có khả năng đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước trong lâu dài. Đây là những kinh nghiệm hữu ích cho công cuộc cứu trợ và định cư tị nạn ở mọi nơi trên thế giới, và một lần nữa cho người tị nạn Việt Nam sau biến cố 1975.
______
Ghi chú:
[1] Nhật báo Le Monde, Paris, France, 26.07.1954.
United Nations Convention Relating to the Status of Refugees, January 1951, và điều sửa đổi trongProtocol Relating to the Status of Refugees of 31 Janu­ary 1967.
Dẫn bởi Janie Hampton, editor, Internally Displaced People: A Global Sur­vey, (London: Earthscan Publications Ltd., 1998), Introduction, XV.
Hampton, ed. “Introduction”, xvi.
Guenter Lewey, America in Vietnam (Oxford, England, 1978). Dẫn bởi Valerie O’Connor Sutter, The Indochinese Refugee Dilemma (Baton Rouge and London: Louisiana State University Press, 1990), tr. 60.
Rev. Patrick O’Connor, “Violations of Article 14 of the Geneva Agree­ment” trong cuốn Terror in VietnamA Record of Another Broken Pledge (Washington, D.C.: National Catholic Welfare Conference, 1955), 9, 12 và 18.
National Catholic Welfare Conference, Terror in Vietnam, op.cit., 17-18.
Người công giáo gọi những miếng mề-đay nhỏ này là “ảnh áo Đức Bà” dùng để choàng vào cổ, đeo ở phía trước ngực.
CAOM, HCI-488.
10 Trích văn thư số 8975/PVN ngày 30.11.1954 của A. Moret, phó giám đốc Sở Bảo vệ Pháp kiều và Quân đội viễn chinh ở Bắc Việt gửi Đại diện Cao ủy Pháp tại Hải Phòng và Giám đốc sở Bảo vệ Pháp kiều và Quân đội viễn chinh ở Đông Dương tại Sài gòn (CAOM, HCI-488).
11 Landing Ship Medium (LSM), thường gọi là “tàu há mồm” dùng để chở quân đổ bộ. Tin đồn lúc đó là “tàu há mồm” hớp dân di cư vào bụng rồi khi ra đến ngoài khơi sẽ mở mồm ra để trút hết mọi người xuống biển
12 Thomas A. Dooley, Deliver Us from Evil: the Story of Vietnam’s Flight to Freedom (New York: Farrar, Straus and Cudahy, 1956), 137.
13 U.S. News and World Report, October 15, 1954.
14 Le Figaro, Paris, 17 Novembre, 1954.
15 First and Second Interim Reports of the I.C.C., Her Majesty’s Stationery Office, London, May 1955, 22-23.
16 14th Interim Report by the I.C.C., Her Majesty’s Stationery Office, Lon­don, 11.
17 Dooley, 126.
18 Danh sách liệt kê theo tài liệu của Cao ủy Pháp ở Đông Dương, CAOM, hộp HCI/488. Theo tài liệu của Phủ Tổng ủy Di Cư Tị Nạn, “ông Ngô Ngọc Đối được cử giữ chức Tổng ủy Trưởng Di cư Tị nạn chính thức nhận việc từ ngày 27-8-54.” Tài liệu này không ghi số Nghị định thành lập và cũng không có danh sách thành phần nhân sự Phủ Tổng ủy, nhưng cho biết Phủ này gồm có 5 Nha: Nha Đổng Lý Văn phòng (Văn phòng, Phòng Bí thư, Sở Hành chánh, Sở Tuyên truyền), Nha Tổng Thanh tra, Nha Tiếp Cư (Sở Chuyển vận, Sở Tiếp cư, Sở y tế Di cư, sở Kiểm tra), Nha Định Cư (Sở Kế hoạch, sở Tiếp liệu, Sở Y tế Xã hội), và Nha Tài chánh sự vụ (Sở Kế toán tổng quát, Sở Tiếp trợ). Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, Cuộc Di cư Lịch sử tại Việt Nam, Saì-gòn, 1957, 68.
19 Những con số này được tính từ số liệu trong cuốn Cuộc Di cư Lịch sử tại Việt Nam, Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn ấn hành, Sài-gòn, 1975, 120 và 136.
20 Binh sĩ trong quân đội Quốc gia Việt Nam vì không bị ràng buộc bởi Hiệp định đình chiến giữa Pháp và Việt Minh (ngoại trừ việc trao đổi tù binh) nên di cư vào Nam như một thành phần dân tị nạn. Hầu hết những binh sĩ này xin tái ngũ và gia nhập các binh chủng ở miền Nam.



No comments:

Post a Comment