Tại sao Ông Vann chỉ trích.. chê bai và to tiếng nhục mạ một số quân nhân Việt?
Có thể là vì.. sự đánh mất cảnh giác trong chiến thuật bình định và bảo vệ lãnh thổ trong tầm an ninh cho vùng đất quốc gia cai trị
Sự kiện khác biệt, hiềm khích đi đến khinh khi của Mr Vann..
Nếu bình tĩnh mà suy nghĩ thì cũng thấy ra vài điểm lý thú trong cái gọi là chiến lược... Thật vậy;
1/ nguyên gốc gác của ông Vann là chuyên về Dân Sự Vụ không hẳn chỉ là giúp đỡ và tổ chức xóm làng.. mà còn đem sự tin tưởng của dân địa phương đặt vô chính quyền cai trị.
Bây giờ cái gốc bám vào dân bị Việt cộng đánh bật... hậu quả VNCH không nghe, không biết địch tình.. than ôi!! cả một sự tiếc nuối.....
2/ ông Vann chỉ trích.. chê bai và to tiếng nhục mạ một số quân nhân Việt có thể là vì.. sự đánh mất cảnh giác trong chiến thuật bình định của VNCH và bảo vệ lãnh thổ trong tầm an ninh cho vùng đất quốc gia cai trị.. vì Chính quyền đã xóa bỏ lực lượng địa phương người của các sắc tộc thiểu số mà lại cho các sắc tộc thiểu số này sáp nhập vô làm Biệt Động Biên Phòng, cho võ trang, quân phục... mà không nhìn đến sinh hoạt của dân Thượng.. đó là
- Đồng bào Thượng họ sống và bám lấy đất, đánh nhau bằng cung nỏ và tên nhọn.. mác, dao pha đi rừng.. họ đâu có cần súng ống đùng đoàng..
Việc cho dồng bào Thượng làm Biệt Động Biên Phòng, cho võ trang, quân phục cho người thượng là ta đánh mất đám dân Thượng này. Mất đám dân Thượng ở ngay vùng biên giới Cao Nguyên thì coi như là chính quyền VNCH mất đi cái tai và đôi mắt hàng giờ, hàng ngày, đang nghe.. đang nhìn rõ cho ta tất cả những cái gì đang xảy ra ngay trước mắt của họ nghĩa là.. họ - đồng bào Thượng làm tai.. làm mắt để gọi về báo cáo cho quận lỵ hay biết rằng có quân địch đi qua đi lại hoặc quân địch đang dòm ngó đến vùng đất này... Nay VNCH xóa bỏ thay thế Biệt Động Biên Phòng... làm lộ hình tích của dân thượng bằng hình thức khi mặc quần áo lính, vác súng ống... trong vùng xôi đậu. Nghĩa là, dân Thượng vừa mới dắt nhau đi ra rẫy thì phe bên Việt cộng kia đã biết ngay.. vì lộ hình tích.. thế là địch đổi hướng... hay tính cách khác...).
Nếu như còn đám dân Thượng làm tai mắt cho ta thì có lẽ sẽ không bị tổn thất nặng nề... Đó là cái đáng tiếc, rất đáng tiếc vì hậu quả không biết dùng người.
Du kích hay du kích địa phương của địch cũng là một hình thức "bám lấy dân" làm tai, mắt vậy thôi...
Sau này có lực lượng Bình Định nông thôn, thế nhưng kết quả không được như ý cho lắm, vì vấn đề là phải đồng hóa sống như dân và hóa trang ăn mặc sống chung cùng như dân thì mới tránh được các kẻ rình mò, ẩn nấp, trá hình (dormant cells) của địch hay với địch và địch vận...
Tướng Nguyễn Đức Thắng cũng đã cố tâm gây dựng... nhưng phần nào không được như ý vì một số tướng bất tài bao quanh nịnh bợ ve vuốt một ông tổng thống, và chỉ muốn ông tổng thống này làm thêm vài kỳ nữa... thì làm sao đám tướng này còn nghĩ đến đất nước tồn vong!
Khi thất bại trong chương trình bình định Nông Thôn này thì ít ai biết thấy tâm thành và công lao của Tướng Nguyễn Đức Thắng, có khi còn quay lại chê bai ông nữa.
=======================================
Nhật, Đức nó ác bao nhiêu nó cũng không có cái máu chuột nhắt, hèn hạ, núp vào bóng dân... vào nhà dân để đánh dân, khủng bố dân.
Khi nói cộng sản chiến thắng, thì phải cho người ta biết chúng chiến thắng bằng con đường nào... vinh hay là nhục.
============================
Hai Lần Xâm Nhập Mật Khu Đỗ Xá
Trước cuộc Hành Quân Quyết Thắng 202 đánh vào mật khu Đỗ Xá năm 1964 do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II phát động dưới quyền chỉ huy của Tướng Đỗ Cao Trí, QLVNCH cũng đã tổ chức hai cuộc xâm nhập vào mật khu này: lần thứ nhất năm 1962 dưới thời Tướng Trần Văn Đôn làm Tư Lệnh Quân Đoàn I; và lần thứ hai năm 1963 dưới thời Tướng Nguyễn Khánh làm Tư Lệnh Quân Đoàn II.
Hành Quân Đỗ Xá Năm 1962
Chiến công đáng ghi nhớ thứ hai của Đại Tá Trần Khắc Kính là cuộc Hành Quân Lam Sơn 1 vào Mật Khu Đỗ Xá của Việt Cộng ở Quảng Ngãi.
Đại Tá Lê Câu, chỉ huy Quân Báo miền Nam của Hà Nội, bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt của Dương Văn Hiếu bắt được. Sau khi khai thác, Đoàn biết được bộ chỉ huy Liên Khu 5 của Cộng Quân đang đóng tại Mật Khu Đỗ Xá ở Quảng Ngãi. Đây là một cứ điểm được phòng thủ rất kiên cố. Tổng Thống Ngô Đình Diệm liền ra lệnh cho Tướng Trần Văn Đôn tổ chức hành quân phá tan mật khu này. Nhưng theo Đại Tá Kính, những gì Tướng Trần Văn Đôn đã khoe khoang trong hồi ký của ông không hoàn toàn đúng với sự thật. Đại Tá Trần Khắc Kính cho biết như sau:
“Mùa thu năm 1962, mưa lũ ở biên giới, tôi rút đa số các Toán về Trại Hòa Cầm để tái trang bị! Trung Tướng Đôn nhờ tôi thực hiện một cuộc thâm nhập vào Mật Khu Đỗ Xá (vùng căn cứ, Bộ Chỉ huy đầu não của Liên Khu 5 Việt Cộng), lúc này đang do tên Tướng Việt Cộng Nguyễn Đôn làm Tư Lệnh. Các Toán đã đột nhập Mật Khu gây tổn thất nghiêm trọng cho Địch.”
Đại Tá Kính cho biết ông được Tướng Đôn giao cho lập kế hoạch Hành Quân Lam Sơn 1. Vì đây là một mật khu được phòng thủ kiên cố với hỏa lực rất mạnh, nên rất khó xâm nhập được. Ông nghĩ ra một cách là cho làm một đại đội nhảy dù bằng hình nộm đưa lên máy bay. Sau khi cho pháo binh dập và không quân oanh tạc ở phía bắc mật khu, ông cho thả đại đội hình nộm này xuống. Cộng quân tưởng ta đang mở cuộc tấn công vào hướng này nên tập trung quân và hỏa lực vào đó. Ông liền cho các Toán Lôi Vũ tiến vào các hướng khác và phá tan Mật Khu Đỗ Xá.
Sau cuộc hành quân này, ba tướng Nguyễn Khánh, Trần Văn Đôn và Tôn Thất Đính đã đề cao ông quá mức với Tổng Thống Diệm. Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng, đã ra Quảng Ngãi chủ tọa lễ gắn huy chương. Quân Đoàn 1 đã cấp cho các đơn vị Lôi Vũ 50 huy chương Bạc và Đồng. Độc nhất chỉ có một huy chương sao vàng dành cho ông.
(Trích “Một nhân chứng lịch sử nữa ra đi”, Tú Gàn, Saigon Nhỏ ngày 16.9.2005)
Hành Quân Đỗ Xá Năm 1963
1. Dưới Mắt TQLCVN
Tháng 4/1963, một cuộc hành quân qui mô, tham dự gồm có cả 2 Quân Đoàn I và Quân Đoàn II ở vùng ranh giới của 2 Quân Đoàn. Đó là mật khu Đỗ Xá nằm giữa ranh giới giữa 3 tỉnh: Kontum, Quảng Nam và Quảng Tín.
Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến gồm có: Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 4, 1 Pháo đội A 75 cùng với các đơn vị yểm trợ, do Trung tá Lê Nguyên Khang làm Tư lệnh, Thiếu tá Nguyễn Bá Liên làm Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng (2 vị này vừa được vinh thăng ngày 1/4/1963):
- Tiểu đoàn 2 do Đại úy Nguyễn Thành Yên, Tiểu đoàn trưởng.
- Tiểu đoàn 4 do Đại úy Bùi Thế Lân, Tiểu đoàn trưởng.
- Tiểu đoàn Pháo binh do Đại úy Nguyễn Văn Trước, Tiểu đoàn trưởng.
- Pháo đội A 75 do Trung úy Đoàn Trọng Cảo, Pháo đội trưởng.
Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến di chuyển bằng đường hàng không quân sự Hoa kỳ loại C 123 từ Saigon ra Quảng Ngãi, từ Quảng Ngãi di chuyển bằng quân xa vào phi trường Trà Hi thuộc tỉnh Quảng tín. Từ Trà Hi, cả Lữ đoàn được trực thăng vận đến mật khu Đỗ Xá. Đầu tiên dùng loại trực thăng của Lục Quân Hoa Kỳ H 21, loại này chuyên chở ở đồng bằng thì được, nhưng ở vùng núi cao ở đây không chở được bao nhiêu, có chuyến chỉ chở được 5 binh sĩ, về sau được loại H 34 của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vào thay thế. Mật khu Đỗ Xá là nơi tiếp nhận các đoàn quân và tiếp liệu từ Bắc xâm nhập qua Hạ Lào vào. Thủy Quân Lục Chiến đã tàn phá các ruộng, rẫy trồng lúa, khoai mì... Các kho tàng gồm có thực phẩm khô của Trung Quốc, đạn dược, thuốc nổ, quân trang, vũ khí, một bệnh viện lớn (bắt sống 1 y sĩ và 4 nữ y tá), phá hủy một trung tâm truyền tin và điện đài, mấy chục nhà, trại cho quân đội trú ngụ.
Hoàn thành nhiệm vụ, Thủy Quân Lục Chiến được đưa về Sông Cầu, phía Nam đèo Cù Mông nghỉ dưỡng quân để chuẩn bị cuộc hành quân phía Tây Qui Nhơn giữa Pleiku và Qui Nhơn.
(Trích “Chiến Dịch Đỗ Xá”, Trung tá Đoàn Trọng Cảo, www.tqlcvn.org)
2. Dưới Mắt TQLCHK
Bạch Phượng XI
Vào cuối tháng 4 năm 1963, Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Trung Tá Khang thành lập một lữ đoàn tạm thời gồm hai tiểu đoàn bộ binh và một đơn vị pháo binh để thi hành một công tác khẩn cấp tại Quân Đoàn II. Tại đó, Thủy Quân Lục Chiến VN liên kết với các đơn vị của Sư Đoàn 2 và 25 QLVNCH để thọc sâu vào vùng núi hiểm trở ngay phía nam ranh giới của Quân Đoàn I và II với một lực lượng gồm nhiều trung đoàn. Cuộc hành quân này mang danh xưng Bạch Phượng XI và tấn công sâu vào Đỗ Xá, một căn cứ Việt Cộng trước nay các lực lượng chính phủ chưa từng xâm nhập được. Tập trung tại phần đất của dãy núi Trường Sơn nơi ranh giới của ba tỉnh Quảng Tín, Quảng Ngãi và Kontum tiếp giáp nhau, Đỗ Xá nằm trong sự kiểm soát của Cộng Sản từ thời kỳ Chiến Tranh Đông Dương-Pháp. Trong vùng núi hẻo lánh và không lối vào này, Việt Cộng đã tác tạo một địa điểm chuyển quân rộng lớn cùng các căn cứ huấn luyện. Các cuộc hỏi cung tù binh thu thập được trong những năm 1960 tiết lộ là nhiều quân lính Bắc Việt tiến vào các tỉnh phía bắc của miền Nam đã xâm nhập Đỗ Xá trước khi di chuyển vào các phần đất đông dân cư vùng duyên hải của tỉnh Quảng Tín và tỉnh Quang Ngãi. Hơn nữa, vùng này còn được cho là chứa đựng bản doanh Liên Khu 5 Việt Cộng.
Sau khi đặt các Tiểu Đoàn 2 và 4, một dàn đại bác howitzer, một trung đội trinh sát và một đơn vị bộ chỉ huy trong tìng trạng báo động, Trung Tá Khang cùng Trung Tá Moody bay tới Pleiku để bàn định kế hoạch với Thiếu Tướng Nguyễn Khánh và ban tham mưu Quân Đoàn II. Khái niệm của Bạch Phượng XI, Khang và Moody được cho biết, thu xếp cho các trực thăng của TQLC và Lục Quân HK chuyên chở các đơn vị bộ binh và pháo binh QLVNCH tới các vị trí thiết lập một vòng tròn nới lỏng xung quanh trung tâm của căn cứ Đỗ Xá. Các đơn vị QLVCNH sẽ thắt chặt từ từ vòng tròn này theo từng giai đoạn, rồi lữ đoàn TQLCVN sẽ được trực thăng vận vào ngay trung tâm của Đỗ Xá để truy lùng các trại của Cộng Quân. Để kiểm soát toàn bộ cuộc hành quân, Tướng Khánh sẽ đặt một bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn tại Bình Địa Gi, một làng Thượng nằm tại ven biên phía nam của khu vực hành quân, khoảng 25 dậm đông bắc Kontum.
Ngày 1 tháng 5, các phi cơ vận tải C-123 KLHK chở Khang và 2.000 chiến binh của lữ đoàn TQLCVN từ thủ đô tới Quảng Ngãi. Cả Trung Tá Moody và Thiếu Tá Croft, Phụ Tá Cố Vấn Trưởng và cố vấn pháo binh TQLCVN tháp tùng lực lượng TQLCVN. Ngày hôm sau, một đoàn xe vận tải QLVNCH chở các TQLCVN từ Quảng Ngãi khoảng 40 dậm phía bắc tới Tam Kỳ, một thị trấn bên lề đường được dùng như là thủ phủ của Tỉnh Quảng Tín. Tiểu Đoàn 2, do Đại Úy Taylor cố vấn, xuống xe và tập trung tại phi đạo Tam Kỳ trong khi đoàn xe còn lại quay bánh về hướng tây đi vào một con đường đất hẹp uốn quanh chân đồi núi và đâm sâu vào dãy Trường Sơn rừng rậm. Trong khi đó, các trực thăng H-21 của Lục Quân HK từ Pleiku đáp xuống Tam Kỳ, bốc lên các đơn vị tấn kích của Tiểu Đoàn 2 và bắt đầu trực thăng vận các đơn vị này tới bãi đáp c
Nhật, Đức nó ác bao nhiêu nó cũng không có cái máu chuột nhắt, hèn hạ, núp vàp bóng dân... vào nhà dân để đánh dân, khủng bố dân.
Khi nói cộng sản chiến thắng, thì phải cho người ta biết chúng chiến thắng bằng con đường nào... vinh hay là nhục.
Trump for President of the United States!
http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=1510846&page=58
Chiến tranh VN còn gọi là chiến tranh Quốc - Cộng.
Đây là chiến tranh không phải là chống ngoại xâm như trong lịch sử thời xa xưa trước, mà cũng không phải là chiến tranh cuộc nội chiến giữa hai miền giành quyền nhau như vua chúa như thuở xưa.
Chiến tranh Việt Nam hay chiến tranh Quốc - Cộng Việt Nam là chiến tranh lạnh của thế giới. Thắng thua không phải là người trong cuộc làm nên hay quyết định mà là do nhóm người đứng phía sau hai bên. Người trong cuộc cung cấp sân chơi và máu xương, người trong cuộc chỉ là con cờ thí của nhóm đứng phía sau cung cấp vũ khí.
Sau Thế Chiến Thứ Hai, hay sau Đệ Nhị Thế Chiến, thì cục diện thế giới thay đổi khác thường vì người ta đã chế tạo vũ khí khá tân tiến như bom nguyên tử, máy bay thả bom và thế giới chia hai bên:
- Một bên là chủ nghĩa cộng sản, tập trung kinh tế, quyền lực.
- Một bên là tư bản, dân có quyền giữ tài sản riêng, và chính thể dân chủ dân bầu người đại diện và có quyền truất phế người đại diện nếu không xứng đáng.
Nhưng thế giới cộng sản đã dùng ông Hồ làm chủ tịch và ông Hồ cùng đồng bọn đem chủ nghĩa cộng sản vào với danh hiệu được *trí trá và dàn dựng* "đánh đuổi ngoại xâm". Sau này, họ lại *trí trá, dàn dựng* với khẩu hiệu "thống nhất và giải phóng" với mục tiêu: để đánh chiếm cướp đất nước và bành trưóng chủ nghĩa cộng sản, khẩu hiệu được thay đổi cho thích hợp với từng giai đoạn, từng mục tiêu khác nhau, để tới đích cũng là *cướp nước*.
Vì thế, tuy là người Việt; đánh nguời Việt nhưng không phải cho người Việt mà là phía sau cho hai phe cộng sản độc tài và dân chủ tự do. Và bên cộng sản đã không theo luật chúng đã ký kết, và chúng dùng chính sách "chiến tranh nhân dân" đánh tráo, lừa đảo ý tưởng với lối đánh "du kích chiến" thời thực dân Pháp, để lôi kéo trẻ con, phụ nữ, người già vào cuộc chiến như một người línhthực thụ với vũ khí nhưng không mặc quân phục để dễ trà trộn cho mục tiêu:đánh lén, đánh núp, và núp bóng. Chính sách này của Mao quá tàn độc vì sẽ làm tiệt chủng dân tộc. Chính sách này chưa hề có trong chiến tranh ngày xưa, mà cũng chưa có quốc gia đánh giặc theo kiểu "chiến tranh nhân dân" theo cách tiệt chủng và diệt chủng này.
----------------------------------------------------
Phước Khánh
Ảnh số 1: Cô gái Phước Khánh.
Cô gái Phước Khánh một chút gợi nhớ lại văn hóa địa phương Nam Việt Nam, mà kẻ tha phương nầy đã từng trải qua, kể lại cho bạn hiền một chút gì để nhớ.
Phước Khánh là một làng sống nửa nông nghiệp từ sau Tháng 4 -5 âm lịch cho đến tháng 11 -12 Âm lịch (Tùy theo mùa mưa sớm hay muộn)
Phước Khánh có một nhà thờ nhỏ của di dân 1954 và người dân cùng khổ đến đó phá rừng để lập nghiệp
Phước Khánh nằm đối diện với mủi Nhà Bè trên bờ sông Nhà Bè -
Bình Khánh cũng nằm đối diện mủi Nhà Bè , nhưng nằm bên bờ sông Soi Rạp , dân đánh cá địa phương gọi là Soài Rạp
Ảnh Số 2: Cô Gái Mương Chuối.
Mương Chuối và Bờ Băng là hai làng nhỏ nằm bên bờ sông Mương Chuối có người còn gọi là sông Phước Long, vì con sông nầy đổ vào sông Soi Rạp và thượng nguồn có điểm xuất phát từ cánh đồng ngập mặn vùng Phước Long, Tân Qui Đông, ăn thông ra cầu:
Rạch Đĩa, Rạch Nò, Rạch Chiếc, Rạch Ông nối liền vô Kinh Nước Mặn, Sông Rạch Cát.
Đây cũng là Đặc Khu Rừng Sác đã được bình định an ninh vào thuở 1950 dẩn đến 1975. Trên sông có một cây cầu sắt tên là cầu Mương Chuối cho xe trọng tải dưới 15 tấn qua lại.
Dân ở đây đa số sống nghề đánh cá ven sông và làm lúa vào mùa mưa, con gái nước da đen ngâm bánh mật, nói năng hơi ngắn để người phương xa dể ngộ nhận xem như đanh đá.
Một số ít làm công nhân cho các kho xăng dầu Nhà Bè như bốc vát các Phuy Nhớt, xúc rửa bồn Xăng Dầu, cũng như một số khác làm công nhân xúc cát đổ vô bao các cho các căn cứ quân sự vùng mủi NHÀ BÈ, các tàu hàng, xa lan chuyên di chuyễn trên sông Lòng Tàu, Soi Rạp.
Vùng nầy là vùng "Xôi - Đậu" giống hệt như làng Phước Khánh.
Bọn đặc công đánh phá kho xăng dầu Nhà Bè đều có gốc gác từ hai vùng nầy.
Ảnh số 3, 4 , 5 : Cô gái ở làng Long Phước..
Long Phước là một làng cổ vùng Long Thành - Tuy Hạ
họ sống nhờ vườn trái cây và nông nghiệp, đa số là tín đồ Cao Đài.
Long Phước thuộc tỉnh Biên Hòa.
Ảnh số 6: Chị Gái ở Phú Túc..
Phú túc là một xã nhỏ sống nhờ vườn trái cây và nông nghiệp.
- Phú Túc nằm trên bờ tả ngạn sông Cái Mơn, nơi nổi tiếng Sầu Riêng ngon nhất Miền Nam.
Từ căn cứ Đồng Tâm ở Mỹ Tho nhìn về hương mặt trời lặn, phía bên kia bờ sông Cửu Long (đoạn Mỹ Tho) đó là xã Phú Túc.
Tóm lại từ bờ rào căn cứ Đồng Tâm ngó thẳng qua bên kia sông Tiền Giang cách 3,5 Km là xã Phú Túc.
sông Cái Mơn là con sông nhỏ nằm đầu nguồn của con sông Ba Lai phía bên kia bờ Hàm Luông.
Ảnh Số 7 là Chị gái vùng Ngũ Hiệp:
Ngũ Hiệp là vùng dân địa phương gọi vùng 5 Thôn. (Cù Lao Năm Thôn)
Ngũ Hiệp nằm phía Bắc của Cai Lậy dẩn đến Nam Cái Bè.
Vùng nổi tiếng có dân NGU rước giặc vô vườn, để thôn làng tan nát vì Bom Đạn, và xác người luôn trôi sông bởi bọn Việt Công Khũng Bố luôn chủ trương thà:
"Giết oan hơn để sót"
Vùng Ngũ Hiệp nầy. Ấp Ba Dừa là nhà Ông -Bà của Ca Sĩ Hoàng Oanh (ca hát từ 1960 - đến nay)
Dân ở đây người không cao ,không thấp nhưng dáng người hơi lạ ở chổ bắp thịt cánh tay.
Cánh tay có hai bắp thịt từ vai đến khuỹu chỏ, và từ Khuỹu chỏ đến cườm bàn tay có phần nhỏ rất ngắn phần trên phình ra như cánh LỤC BÌNH trôi nổi trên sông, họ gọi là Quý Tướng. (ca sĩ Hoàng Oanh cũng giống thế vì cả vùng đa số giống như vậy).
Cô tư của Bố cô ca sĩ Hoang Oanh là bà Nguyễn Thị Nhiên cánh tay và bắp chân đều như thế, Bà ấy là chủ rạp hát Long Phụng ở số 234 đường Gia Long và chủ hiệu buôn NTC (Ngô Tấn Chiếu) 198 Lê thánh Tôn.-Sài Gòn 1
Chuyên độc quyền buôn bán xe đạp hiệu Peugeot xường bằng nhôm có tấm plaque huy hiệu (brand name seal) hình ông già TÂY đội nón cồi.
Đồng thời cũng là chủ Khách sạn Long Vân ở 156 Trần quý Cáp Phường Đài Chiến Sĩ - Quận 3 Sài Gòn.
Căn biệt thự (Khu Nhà Tây -Quận 3) sữa lại làm khách sạn Long Vân, trước 1972 cho hãng Philco Ford của Mỹ mướn, Hãng nầy chuyên phục vụ - chăm sóc cho nghành điện lạnh cho các căn cứ, cư xá của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Khi Mỹ về nước 1971, căn khách sạn nầy cho hãng thầu xây dựng HAGAMA GUMI của Nhật mướn ở.
Hãng nầy đã ở đây và xây dựng nên Bệnh Viện Chợ Rẩy và nhà máy Nhiệt Điện Trà Nóc ở ngay đầu cầu Trà Nóc -Cần Thơ.
00000000000000000000000000000000000000000
Cao nguyên Trung phần vốn là vùng đất nguyên thủy của các nhóm sắc tộc bản địa như Ba Na, Jarai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông. Trong số các nhóm sắc tộc đó, người Ê Đê, hay còn gọi là Rađê, phần lớn sinh sống tại Ban Mê Thuột.
‘Người Thượng’ là danh từ gọi chung những nhóm sắc tộc bản địa sinh sống trên cao nguyên miền Trung Việt Nam. Tiếng Pháp gọi là ‘Montagnard’ vốn có nghĩa là ‘người miền núi’, trong khi đó ‘Degar’ là cách gọi có nguồn gốc dân bản địa.
Xưa kia, người ta còn dùng chữ ‘Mọi’ một cách miệt thị để chỉ những dân tộc bán khai miền sơn cước. Ngay từ năm 1621, giáo sĩ Borri gọi chung những nhóm người Thượng bằng cái tên ‘Kemoy’ có nghĩa là ‘Kẻ Mọi’ và cũng kể từ đó trong tiếng Việt có tên ‘Mọi’ để chỉ người Thượng. Sau này lại có thêm một cái tên miệt thị là “Mọi cà răng, căng tai”.
‘Thượng’ có nghĩa là ở trên, người Thượng là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống tại Miền Thượng, sau này được gọi là Tây Nguyên. Thế cho nênNgười Thượng theo nghĩa rộng cũng có thể đề cập đến tất cả các dân tộc thiểu số ở miền Cao Nguyên trung phần nói chung.
Sau Hiệp định Genève, Tổng thống Diệm hủy bỏ quy chế Hoàng triều Cương thổ, chấm dứt đặc quyền của Quốc trưởng Bảo Đại trên vùng Cao nguyên và biến vùng đất này vào lãnh thổ chung của Quốc gia Việt Nam. Về mặt kinh tế có chính sách mở rộng đất đai canh tác và lập các khu dinh điền, định cư hàng trăm nghìn người Công Giáo từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954.
Một số được đưa lên vùng Cao Nguyên, họ chiếm đất của người Thượng để hình thành các khu dinh điền. Sự xuất hiện đột ngột của người Kinh, cùng với sự kỳ thị chủng tộc, mất đất đai, văn hóa bị xâm phạm, đã để lại vết đau trong tinh thần của người Rađê. Đó là sự lập lại của lịch sử như thời kỳ Nam tiến của các Chúa Nguyễn, chiếm đất của người Chàm, xóa sổ vương quốc Chiêm Thành ở miền Trung.
Năm 1963, sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, tất cả những lãnh tụ phong trào của người Thượng Bajaraka bị nền Đệ nhất Cộng hòa giam giữ đều được trả tự do. Dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, ông Y Bhăm Ênuôl, chủ tịch phong trào Bajaraka, được bổ nhiệm vào chức vụ Phó tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc và ông Paul Nưr, phó chủ tịch Bajaraka, được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Kon Tum.
Tháng 3/1964, được sự ủng hộ của Mỹ, những người lãnh đạo phong trào Bajaraka kết hợp với sắc tộc Thượng khác và người Chàm tại miền Trung thành lập Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (Front de Libération des Hauts Plateaux - FLHP).
Từ năm 1956, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, trong chiến lược chống cộng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, các cố vấn quân sự Mỹ vào tận các buôn làng người Thượng để trang bị vũ khí cho thanh niên, thành lập các đội Dân sự Chiến đấu Thượng (Civilian Indigenous Defense Group, CIDG) phối hợp cùng Lực lượng Đặc biệt (Special Forces) Hoa Kỳ nổi tiếng với chiếc berret xanh.
Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức, còn gọi là FULRO, chữ tắt từ tiếng Pháp“Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées” là một tổ chức liên minh chính trị - quân sự của các sắc tộc Cao nguyên Trung phần gồm các dân tộc thiểu số Chàm, Khmer và Thượng tồn tại từ 1964 đến 1992. Tổ chức này chủ trương đấu tranh cho quyền tự quyết của các sắc tộc trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và kế tiếp là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày nay, còn khoảng 330.000 người Rađê cư trú tại tỉnh Đắc Lắc, phía nam của tỉnh Gia Lai và phía tây của hai tỉnh Khánh Hòa - Phú Yên. Tại một số quốc gia khác trên khắp thế giới, như Campuchia, Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu, cũng có một số người Rađê hiện sống lưu vong sau năm 1975.
Năm 1990, tại Nam Carolina, Hoa Kỳ, Quỹ Người Thượng (Montagnard Foundation, Inc.) được ông Ksor Kok thành lập với mục đích bảo vệ cuộc sống và văn hóa người Thượng ở Cao Nguyên Việt Nam. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận tại hải ngoại nhằm giúp đỡ người Thượng ở trong nước thông qua các hoạt động xã hội.
Tháng 2/2000 hàng ngàn người Thượng tại Cao nguyên lại băng rừng vượt núi sang Campuchia lánh nạn. Họ được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ở Campuchia cấp qui chế tị nạn. Đến tháng 6/2002, Hoa Kỳ cho phép gần 1000 người Thượng về định cư tại các thành phố Raleigh, Charlotte và Greensboro thuộc tiểu bang North Carolina. Đây là đợt định cư nhân đạo lớn nhất trong lịch sử tiếp nhận người tị nạn của North Carolina nói riêng.
Người Thượng theo phong tục mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế và đàn ông sống trong gia đình nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải về với chị em gái mình. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.
No comments:
Post a Comment