á n h D ấ u T i ế n g V i ệ t T r ư ớ c 1 9 7 5 V à S a u 1 9 7 5 |
|
**
Tử sĩ hay Liệt sĩ?
Tử sĩ và Liệt sĩ là những chữ đều được miền Nam dùng nhưng với hai nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Tử sĩ là người chiến sĩ chết vì Tổ quốc (vị quốc vong thân) nói chung, như chết trận, chết trong lúc thi hành nhiệm vụ bình thường như mọi người trong lúc chiến tranh.
Liệt sĩ là người chiến sĩ chết vì Tổ Quốc một cách oanh liệt rất đặc biệt nổi bật mà không phải ai cũng làm được.
Những người đánh trận chết hoặc bị giặc sát hại, cái chết mình không biết trước chắc chắn thì gọi chung là Tử Sĩ.
(Những) người vì một mục đích, một nhiệm vụ cao cả, quyết liều thân cho Tổ quốc sinh tồn, dám làm chuyện mà nhiều người không dám làm, biết chắc chắn mình sẽ chết, việc làm vô cùng oanh liệt thì gọi là Liệt sĩ. Thí dụ như Lê Lai đã chịu chết để cứu Lê Lợi, chúa (vua) và cứu luôn cả dân tộc.
Việt cộng dùng chữ "liệt sĩ" để chỉ người chết trận là sai, phải dùng chữ "tử sĩ" mới đúng. Như chiêu hồn tử sĩ, hay chiêu hồn các tử sĩ chứ ít ai nói chiêu hồn các liệt sĩ, vì rất hi hữu mới có một liệt sĩ.
*
|
Chữ Của vẹm...
Trong khi cộng sản có khuynh hướng Việt hóa các chữ Hán Việt (Lính thủy đánh bộ, tàu sân bay, xe bọc thép...), thì cũng chính họ lại có khuynh hướng sính dùng chữ Hán Việt trong khi các chữ Việt thuần túy nghe êm tai hơn.
Chắc quý vị còn nhớ các bảng hiệu “xưởng đẻ”, “nhà đái nam”, “cửa hàng thịt Thanh Niên” trong những năm sau 1975? Nghe mà tởm lợm, dựng tóc gáy.
Các chữ Hán Việt như “cự li” (khoảng cách = distance), “cách ly” (cô lập = isolate), “tiếp cận” (đến gần = approach) ngày trước chúng ta vẫn dùng; nhưng tùy theo từng trường hợp.
Khi nói đến “chùm” (cluster, bunch), chúng ta hình dung đến chùm nho, chùm cau, chùm lông (hay túm lông), như người ta nói:
Trong các bản tin do báo hải ngoại trích từ báo của Việt Cộng chúng tôi đã đọc:
— “Cái bánh chưng vĩ đại (được vào sách Kỷ Lục) này do bà Nguyễn Thị X. ‘thể hiện’”.
— Ðiểm nhấn: Trong cách ăn mặc, chiếc cà vạt là ‘điểm nhấn’. Ý tác giả muốn nói đến điểm nổi bật gây chú ý nhất (focus).
— Nổi cộm. Đề tài nổi cộm, vấn đề nổi cộm, Eo ôi! Tại sao không dùng chữ "nổi bật"?
— Bức xúc. Tiếng Việt có các chữ bứt rứt, ray rứt (worry) hoặc lo lắng. Chính trong tự điển Việt cộng cũng không có chữ 'bức xúc' này. Nhưng nhiều nhà hoạt động của người Việt hải ngoại vẫn cứ dùng chữ bức xúc một cách ngô nghê vô tội vạ.
— "Thống nhất ý kiến". Một vị bác sĩ đã có tuổi, sống hơn nửa đời mình ở miền Nam và có nhiều bài viết trên rất nhiều báo hải ngoại đã viết: sau khi hội ý, các bác sĩ đã thống nhất ý kiến. Tại sao không viết Sau khi bàn bạc, các bác sĩ đã cùng đồng ý?...
Những chữ do Việt cộng dùng để che giấu việc làm, ý đồ, hoặc đánh tráo chữ nghĩa, ý niệm, hoặc tư tưởng bất chính, vi hiến... của chúng như: Giải phóng, hòa hợp hòa giải, hiệp đồng, thống nhất, cách mạng, Mỹ Ngụy, bên thắng cuộc bên thua... Chúng ta phải phán đoán cho công bình và giành lại những chữ đúng đắn sự thật và đầy chính nghĩa về cho chúng ta, thí dụ như: Ngày 30 tháng tư là ngày Việt cộng cưỡng chiếm miền nam, mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, thay vì nói theo Việt cộng là QLVNCH
Sự dùng sai, vay mượn chữ do Việt cộng sử dụng bừa bãi của những người viết, của báo chí hải ngoại do thiếu ý thức hay nhân lực đã vô tình đi sai chức năng cao quý vị hướng dẫn quần chúng của báo chí truyền thông. Ngày trước, báo giới Việt Nam Cộng Hòa rất thận trọng. Họ làm báo như một nghề chính thức. Vì thế, các báo Việt Nam có cả một tòa soạn, ban trị sự, ban biên tập, người sửa bài. Họ duyệt bài tương đối kỹ, vừa về quan điểm vừa về văn phạm, lỗi hỏi ngã. Và nhất là họ không làm việc cắt dán, cóp py bài vở từ báo khác. Ngày nay, báo chí tại hải ngoại nở rộ. Có báo chỉ cần một người, một máy điện toán là đủ tạo nên một tòa soạn, ban biên tập. Bài vở thì phần lớn cắt và dán từ các trang web mà không hề đọc lại thật kỹ. Chính vì sự đói bài vở này, mà những bài viết từ Việt cộng có cơ hội xâm nhập ồ ạt vào sinh hoạt truyền thông hải ngoại, làm một công cụ tuyên truyền không công cho Việt Cộng.
|
Bài trên, tựa đề được thay đổi, và cho vào vài chữ sai nhưng hay dùng, và chỉ lấy phần quan trọng trong toàn bài viết của tác giả. Xin nhấn đường nối để đọc toàn bài và bài gốc của tác giả.
Bảo tồn tiếng Việt - không dùng chữ Việt Cộng |
Đọc thêm
Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời Cộng Sản
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs12082015vi.html
Chữ Nghĩa Việt Cộng
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/chu-nghia-viet-cong.html
Tiếng Việt và Tiếng Vẹm
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/tieng-viet-va-tieng-vem-tieng-viet-va.html
Đánh Dấu Tiếng Việt trước và sau 1975
https://caybut2.blogspot.com/2016/11/anh-dau-tieng-viet.html
Đánh Dấu Tiếng Việt Trước và Sau 1975
No comments:
Post a Comment